15
71 anh vì đức tính cht phác, biết gichtín trong giao dch mua bán. Mãi cho đến bây gi, trong các ao tri, anh luôn luôn có sn trên dưới 200.000 cá Hng kim đủ csn sàng giao cho mi. Nếu trong ao có cá bnh thì thà anh mt thu nhp ngày hôm đó chkhông giao cá không khe. Theo li anh k: để được thành công ngày hôm nay, anh và Bác Ba đã phi hc ngh4 – 5 năm và cái giá phi trcho nghhc được cũng không r, đó là 4 – 5 năm ròng tht bi. Mãi đến khong 1997 – 1998, anh mi nm được nhng kthut và kinh nghim cn thiết để đạt được thành qubây gi. Mc dù tri cá ca Bác được li thế tdòng nước sông Đồng Nai (gn như không bô nhim và cht lượng n định), nhưng nếu không có tính cn cù, lam lũ ca Bác Ba cùng vi skiên trì, nhn ni và ý chí ca anh Hoàng thì tri cá cũng sgp bế tc như nhiu nơi khác. Đến thăm tri và tiếp xúc vi anh, tôi tht tình thán phc và hiu được vì sao anh thành công ctrong sn xut và giao dch thương mi. MÔ HÌNH VAC TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM (H: Trn Văn Khon – Xã Trung Lp H, H. CChi) Anh Trn Văn Khon sinh năm 1961; trước là quân nhân đến năm 1997 anh phc viên trvlàm kinh 72 tế quê nhà (min Bc). Vi bn tính cn cù vn có cng vi khi óc biết tính toán làm ăn nên năm sau anh quyết định đưa vcon vào min Nam sinh sng và mnh đất anh chn làm quê hương thhai ca mình ta lc ti p Xóm Mi, xã Trung Lp H, huyn CChi, đin thoi: 01698616878 Vi svn ban đầu ít i cng vi khon vay tbn bè và người thân anh mnh dn đầu tư mua 13.000 m 2 đất, trong đó có 3.000 m 2 đất gò cao trng được hoa màu và làm nhà , 10.000 m 2 còn li là vùng đất ly hoang hóa và bnhim phèn nng, mi năm chsn xut được 1 vlúa nhưng năng sut rt thp. Lúc đầu còn khó khăn, anh trng rau nuôi heo cho vbán hàng ngày để nuôi sng cgia đình và lo

MÔ HÌNH VAC TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM - …khuyennongtphcm.com/uploads/MHSXHQ/MHHQ.pdf · từ những ao cá này gia đình anh thu được trên 20 tấn cá ... bà con nông

  • Upload
    vukhue

  • View
    222

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

71

anh vì đức tính chất phác, biết giữ chữ tín trong giao dịch mua bán. Mãi cho đến bây giờ, trong các ao ở trại, anh luôn luôn có sẵn trên dưới 200.000 cá Hồng kim đủ cỡ sẵn sàng giao cho mối. Nếu trong ao có cá bệnh thì thà anh mất thu nhập ngày hôm đó chứ không giao cá không khỏe. Theo lời anh kể: để có được thành công ngày hôm nay, anh và Bác Ba đã phải học nghề 4 – 5 năm và cái giá phải trả cho nghề học được cũng không rẻ, đó là 4 – 5 năm ròng thất bại. Mãi đến khoảng 1997 – 1998, anh mới nắm được những kỹ thuật và kinh nghiệm cần thiết để đạt được thành quả bây giờ.

Mặc dù trại cá của Bác được lợi thế từ dòng nước sông Đồng Nai (gần như không bị ô nhiễm và chất lượng ổn định), nhưng nếu không có tính cần cù, lam lũ của Bác Ba cùng với sự kiên trì, nhẫn nại và ý chí của anh Hoàng thì trại cá cũng sẽ gặp bế tắc như nhiều nơi khác. Đến thăm trại và tiếp xúc với anh, tôi thật tình thán phục và hiểu được vì sao anh thành công cả trong sản xuất và giao dịch thương mại.

MÔ HÌNH VAC TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM

(Hộ: Trần Văn Khoản – Xã Trung Lập Hạ, H. Củ Chi)

Anh Trần Văn Khoản sinh năm 1961; trước là

quân nhân đến năm 1997 anh phục viên trở về làm kinh

72

tế ở quê nhà (miền Bắc). Với bản tính cần cù vốn có cộng với khối óc biết tính toán làm ăn nên năm sau anh quyết định đưa vợ con vào miền Nam sinh sống và mảnh đất anh chọn làm quê hương thứ hai của mình tọa lạc tại ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, điện thoại: 01698616878

Với số vốn ban đầu ít ỏi cộng với khoản vay từ

bạn bè và người thân anh mạnh dạn đầu tư mua 13.000 m2 đất, trong đó có 3.000 m2 đất gò cao trồng được hoa màu và làm nhà ở, 10.000 m2 còn lại là vùng đất lầy hoang hóa và bị nhiễm phèn nặng, mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ lúa nhưng năng suất rất thấp.

Lúc đầu còn khó khăn, anh trồng rau nuôi heo cho vợ bán hàng ngày để nuôi sống cả gia đình và lo

73

cho hai con ăn học. Sau hơn bốn năm miệt mài làm ăn và tích lũy, sang năm 2001 anh đã có đủ vốn để trang trải các khoản nợ vay mượn trước đây, đồng thời còn có thêm vốn để cải tạo vùng đất trũng 10.000 m2 thành trang trại theo mô hình VAC.

Trong phạm vi trang trại, anh đầu tư xây dựng 4 ao nuôi cá rộng trên 7.000m2, phần còn lại anh xây dựng chuồng trại nuôi heo nái sinh sản, heo thịt và trồng cây ăn trái. Chi phí đầu tư xây dựng ao nuôi và chuồng trại hết gần 200 triệu. Tính đến năm 2007, sau khi trừ đi tất cả chi phí, mỗi năm từ mô hình này gia đình anh Khoản thu lãi ròng khoảng 250 - 300 triệu đồng. Cụ thể :

Từ nuôi heo: 12 heo nái mỗi năm bình quân cho 250 heo con, nuôi lên heo thương phẩm rồi bán. Trung bình 25 tấn heo hơi x 30 triệu đồng/tấn tổng thu từ heo là 750 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn + công chăm sóc + khấu hao chuồng trại anh còn lãi ròng trên 50 triệu đồng.

Từ nuôi cá : Trong 7.000m2 ao của mình anh thả nuôi đủ các loại cá như: Cá Chim, Trê, Tra, Chép, Rô phi, cá Rô đồng…. thường đánh tỉa thả bù để có hiệu quả cao hơn (theo như lời anh Khoản tâm sự). Mỗi năm từ những ao cá này gia đình anh thu được trên 20 tấn cá thịt, với giá bán trung bình 20.000đ/kg cá thương phẩm, doanh thu từ cá trên 400 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn và con giống khoảng 170 triệu đồng anh còn lãi ròng trên 230 triệu đồng.

74

Từ mô hình chuyển đổi hiệu quả này, mỗi năm gia đình anh Khoản có khoản doanh thu trên dưới 1,2 tỷ đồng trong đó lãi ròng xấp xỉ 300 triệu đồng.

Sang năm 2008, anh Khoản đã mạnh dạn đầu tư vốn cải tạo và bê tông hóa toàn bộ bờ ao nuôi cho vững chắc, xây dựng lại chuồng trại, trồng thêm 250 cây Dừa dứa, 4.000 cây Măng tây. Theo anh Khoản, dự kiến đến khi Măng tây và Dừa dứa cho thu hoạch thì mỗi năm tổng giá trị sản xuất từ mô hình đạt khoảng 1,4 tỉ đồng, trong đó lãi ròng trên 400 triệu đồng.

Đây là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả trên địa bàn huyện Củ Chi được nhiều bà con nông dân đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm.

75

76

77 78

79

CHƯƠNG 2

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ TRÊN VÙNG ĐẤT PHÙ SA

HUYỆN BÌNH CHÁNH

80

BẢN ĐỒ HUYỆN BÌNH CHÁNH

81

MÔ HÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT

(Hộ: Phùng Đình Minh - Ấp 1, Xã Tân Kiên - H. Bình Chánh)

Trong sơ kết 3

năm chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Tân Kiên, H. Bình Chánh; báo cáo của Ông Phùng Đình Minh về trồng nấm bào ngư Nhật được nhiều đại biểu và bà con nông dân chú ý.

Ông nói: Càng lớn tuổi, mong muốn có sự nghiệp trong tay, không thể đi làm thuê mãi được, tôi chọn con đường phát triển từ nông nghiệp nhiều năm nay. Thời gian trước đây, tôi có thử nuôi thỏ trên địa bàn ấp 2 của xã, nhưng không mang lại hiệu quả. Sau khi tìm hiểu nhiều mô hình làm kinh tế nông nghiệp, tôi và vài anh em quyết định đầu tư vào nấm bào ngư.

Trồng nấm bào ngư không dễ, cũng không khó. Chủ yếu phải tuân thủ đúng quy trình và các yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, còn phải có vốn ban đầu như đất đai, chi phí xây dựng nhà xưởng, máy phun tưới và phải theo dõi thường xuyên trong quá trình trồng và thu hoạch nấm.

82

Sau 4 tháng trồng, hiện nay ông đã thu hoạch xong đợt nấm đầu tiên với kết quả như sau:

- Vốn đầu tư 2 dãy nhà trồng nấm hơn 250 triệu, đất làm trại 2,2 tỉ, dự trù khấu hao trong 5 năm.

- Mua 16.000 bịch meo giống từ Công ty TNHH Dona cho 1 nhà trồng nấm 300m2; mỗi bịch meo 1 vụ cho 1,2kg nấm, bán cho công ty Dona là 14.000-15.000đ; mỗi vụ thu hơn 250 triệu. Trừ chi phí và khấu hao đất, xây dựng còn được 30% tức 80 triệu đồng/vụ.

- Ông đã xin giấy phép và đang chuẩn bị làm thêm 2 nhà trồng nấm nữa.

Ông cũng xin kiến nghị UBND xã, các đơn vị chức năng giúp đỡ người dân được vay vốn sản xuất trồng nấm bào ngư; để người dân an tâm sản xuất đạt mục tiêu chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố đề ra.

MÔ HÌNH TRỒNG LAN CẮT CÀNH

(Hộ: Kiều Tín Ngưỡng - Xã Tân Kiên - Huyện Bình Chánh)

Ngày trước gia đình ông Kiều Tín Ngưỡng canh

tác 5.000m2 lúa ở ấp 2, xã Tân kiên, H. Bình Chánh (điện thoại: 0946143015) nhưng không hiệu quả, thất mùa nhiều năm liền vì dịch bệnh, nguồn nước ô nhiễm từ khu dân cư, công ty xí nghiệp quanh vùng.

83

Được phổ biến chủ trương của thành phố khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ cây trồng, vật nuôi không có hiệu quả kinh tế sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; ông đã quyết định chọn cây lan cắt cành và làm đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng một phần đất từ trồng lúa sang trồng hoa lan cắt cành, đến nay đã được 4 năm.

Khi được hỏi quá trình xây dựng vườn lan được như ngày hôm nay, ông say mê kể lại: Trước tiên tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông Bình Chánh về hoa lan, cá cảnh, cây kiểng, thiết kế vườn và cùng các hộ nông dân trong câu lạc bộ hoa lan Tân Kiên đi tham quan học tập nhiều nơi; tôi cũng học hỏi thêm kinh nghiệm trồng lan từ các nghệ nhân tại nơi như Ô. Kiều Lương Hồng, Nguyễn Văn Thanh. Trạm Khuyến nông cũng hỗ trợ 55% kinh phí lắp đặt giàn máy tưới phun sương trị giá 36 triệu đồng theo chương trình cơ giới hóa trồng hoa lan. Từ đó những hiểu biết, kinh nghiệm về nghề trồng lan cắt cành được nâng cao dần.

84

Hiện nay, vườn lan và cây kiểng của tôi có khoảng 6.000 cây lan Mokara, và đang mở rộng diện tích trồng lan thêm 800m2. Đến nay đã thu được vốn cho đầu tư cột bê tông, mái che, và xây luống lan. Số cây đang thu hoạch là 4.000 cây; mỗi tuần bình quân thu hoạch được 500 cành, giá 5.000đ/cành, doanh thu khoảng 10 triệu đồng/tháng. 2.000 cây còn nhỏ chưa cho thu hoạch. Ngoài tiền thu từ bán lan cắt cành hàng tuần, tôi còn có thêm tiền bán giống và khi mở rộng diện tích vườn sẽ không tốn tiền mua giống. Giá trị vườn lan hiện nay cao hơn nhiều so với vốn bỏ ra ban đầu. Tiền mua vỏ đậu phộng, tầm vông, lưới che, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động, điện nước chiếm khoảng 40% tổng thu nhập, phần thu còn lại là tiền lời.

Trồng hoa lan rất nhàn, phù hợp với cả những người lớn tuổi; như vợ chồng tôi ngoài 60 tuổi mà vẫn chăm sóc vườn lan rất tốt. Trồng lan đem lại khoảng không gian trong lành, trăm hoa đua nở, giúp gia đình tôi lao động đảm bảo sức khỏe, và là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Ông chân thành cám ơn ban ngành địa phương, anh chị em trong câu lạc bộ hoa lan đã giúp đỡ, hướng dẫn gia đình ông chuyển đổi sang trồng hoa lan cắt cành thành công trong thời gian qua.

85

MÔ HÌNH NUÔI DÊ – CÁ

(Hộ: Võ Thị Nga – Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh)

Những năm gần đây, kinh tế ngoại thành không

ngừng phát triển, nhiều hộ nông dân từ nghèo khó đã vươn lên làm giàu. Nhiều mô hình chuyển đổi phù hợp điều kiện đất đai, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Ngô Văn Hai, nhân viên khuyến nông Trạm Bình Chánh, hiện nay xã Bình Hưng có nhiều mô hình chăn nuôi rất phù hợp, kết quả đạt được rất khả quan. Điển hình như mô hình chăn nuôi dê - cá của gia đình anh Nguyễn Văn Bon, chị Võ Thị Nga ngụ ở B18/21P, ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM (điện thoại 0913856959).

86

Khởi nghiệp chăn nuôi với 10 con dê bách thảo, anh Bon cho biết rất nhiều người không đồng tình với mô hình này, vì cho rằng điều kiện tự nhiên ở xã Bình Hưng không phù hợp để phát triển nghề nuôi dê, nhưng gia đình vẫn kiên định với sự lựa chọn của mình. Với bản tính cần cù, ham học hỏi và chịu khó áp dụng KHKT vào chăn nuôi nên đàn dê sinh sản, phát triển tốt. Đến nay, trang trại dê của gia đình thường xuyên có hơn 200 con dê bách thảo, trong đó gồm 50 – 60 dê bố mẹ, cứ 2 năm đẻ 3 lứa và số dê thịt xuất chuồng mỗi tháng là 100 con, giá dê thịt hiện nay 60.000đ/kg, ước tính hiệu quả kinh tế tương đối cao.

Qua nhiều năm chăn nuôi dê thành đạt, gia đình anh Bon muốn chia sẻ một số kinh nghiệm chăn nuôi dê để bà con tham khảo như sau:

- Chuồng trại: làm bằng tre hoặc gỗ, đảm bảo thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt gió lùa. Chuồng cao 1,0 - 1,2m; rộng 1,2 - 1,4m; dài 1,3 - 1,5m; sàn chuồng cách mặt đất 0,5 - 0,8m và được làm bằng gỗ thẳng, phẳng bản rộng 2 - 3cm, khe hở 1 - 1,5cm để phân lọt xuống dễ dàng. Máng cỏ đặt ở phía trước, ngoài thành chuồng ngang tầm vai, có khoảng trống để dê thò đầu ra lấy thức ăn dễ dàng. Mỗi ô chuồng diện tích 1,5 - 1,8m2, đủ nhốt một con dê giống và đàn con theo mẹ hoặc 2 – 3 con dê thịt.

- Sân chơi: rào bằng lưới B40, có diện tích bằng 3 diện tích chuồng, mặt sân đổ một lớp cát, định kỳ 3

87

tháng thay cát một lần. Trong sân nên trồng cây che bóng mát.

- Thức ăn: chủ yếu là các loại rau, củ, bầu bí, cỏ các loại như cỏ voi, sả, ruzi, stylo, cây keo dậu, bình linh, đậu ma, lá vông, thân lá cây đậu xanh, đậu nành, đậu phộng... và nhiều cây trồng khác như chuối, mít, sung, dâm bụt, tràm bông vàng, keo tai tượng, so đũa...

- Phòng bệnh: thực hiện tốt chương trình 3 sạch “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch”; làm tốt công tác vệ sinh thú y nhằm nâng cao sức đề kháng, chống stress cho dê; nuôi nhốt cách ly trong 2 tuần trước khi nhập đàn để tránh lây lan mầm bệnh.

Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, gia đình còn tận dụng diện tích thiết kế hai ao nuôi cá tra gồm 1 ao 2.000m2 và 1 ao 6.000m2. Ao nuôi được bố trí gần sông để thuận tiện cho việc tháo nước ra - vào, diệt cá tạp, xử lý đáy ao… thức ăn chủ yếu là cá vụn, rửa sạch cho vào máy xay, qua lò sấy khô rồi vo viên, sấy lại và cho cá ăn. Theo anh Bon, cho ăn theo cách này cá có đủ dinh dưỡng để phát triển, nguồn nước không bao giờ bị ô nhiễm nhờ thế đàn cá phát triển tốt, đạt năng suất thu hoạch. Mỗi năm gia đình anh Bon thu hoạch cá được 2 lứa/2 ao, mỗi lứa khoảng 40 - 50 tấn cá, giá bình quân 12.500đ/kg. Như vậy, ước tính tổng lợi nhuận thu được hàng năm cả dê và cá của gia đình khoảng 500 triệu đồng.

88

MÔ HÌNH NUÔI CUA - CÁ - TRỒNG BỒN BỒN

(Hộ: Nguyễn Văn Bổng - Xã Phong Phú, H. Bình Chánh)

Phong Phú

là xã nằm ở phía Nam huyện Bình Chánh, có diện tích mặt nước nuôi thủy sản khoảng 200 ha, có rất nhiều sông rạch. Đời sống của bà con nông dân ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng có thu nhập thấp, bấp bênh. Mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa 01 vụ hoặc mô hình VAC, trồng lúa – mãng cầu kết hợp với chăn nuôi heo, gà vịt và nuôi trồng thủy sản.

Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết phức tạp như hạn hán, nhiễm mặn dẫn đến việc trồng lúa của bà con gặp rất

89

nhiều khó khăn, chỉ làm được một vụ lúa năng suất thấp. Đời sống bà con càng gặp khó khăn hơn khi dịch cúm gia cầm bùng phát vì nhiều hộ gia đình ở đây thu nhập chủ yếu nhờ chăn nuôi gà vịt. Trước bế tắc đó, cùng với các chủ trương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi sản xuất sau dịch cúm gia cầm, đến đầu năm 2004 mô hình nuôi “Cua - Cá - Bồn bồn” bắt đầu phát triển, đem lại hiệu quả rất khả quan cho bà con nông dân nơi đây và phần nào cải thiện cuộc sống nhờ mạnh dạn chuyển đổi sản xuất.

Một trong các nông dân điển hình là ông Nguyễn Văn Bổng, sinh năm 1949, ngụ tại ấp 1. Gia đình ông có 8 nhân khẩu, canh tác trên 2 ha đất trồng lúa. Cuối năm 2003 do dịch cúm gia cầm, gia đình ông cũng như nhiều bà con nông dân nơi đây không còn được nuôi gia cầm nữa mà trồng lúa thì không đủ sống. Từ năm 2004, gia đình ông đã chuyển qua nuôi cua, cá kết hợp trồng bồn bồn. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chuyên cần, chịu khó, được sự giúp đỡ của chính quyền, ban ngành và đặc biệt là Trạm Khuyến nông huyện, cuối cùng ông cũng đã thành công. Mô hình đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện được cuộc sống của gia đình. Từ đó đến nay gia đình ông đã có thu nhập ổn định và khá lên trên chính mảnh đất của mình. Mỗi năm, gia đình ông có được nguồn thu từ mô hình như sau: 100 – 120 triệu đồng từ nuôi cua với sản lượng 1,4 – 1,6 tấn; 60 – 80 triệu đồng từ cá với sản lượng 6 – 8 tấn cá thịt các loại và 3 – 4 triệu

90

đồng từ bồn bồn. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lãi khoảng 120 triệu đồng.

Mô hình nuôi cua - cá - trồng bồn bồn có hiệu quả, giúp bà con nông dân trong vùng còn nhiều khó khăn có cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

91

92

93

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ TRÊN

VÙNG ĐẤT PHÈN NẶNG TÂY NAM

94

MÔ HÌNH ƯƠM, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CẢNH VÀ CÂY XANH

(Hộ: Vũ Đình Tứ - Xã Phạm Văn Hai,

H. Bình Chánh)

Anh Vũ Đình Tứ, ngụ tại 4B8, ấp 4, xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh; có tuyến đường Thanh Niên dài 7 km chạy ngang. Anh là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền, kể cả danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.

Anh kể lại quá trình từ lúc mới đi lập nghiệp tại vùng đất phèn với bao nỗi khó khăn cho đến nay như sau:

Đây là vùng đất phèn nặng, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất; cây trồng chủ yếu là tràm, một số diện tích trồng mía, khóm nhưng vốn đầu tư để khai hoang lên liếp lớn, hiệu quả kinh tế không cao.

Qua tìm hiểu thực tế, tôi quyết định theo đuổi nghề ươm cây giống lâm nghiệp, và năm 1975 bắt tay vào lập vườn ươm. Những năm đầu gặp nhiều khó khăn do vốn sản xuất không nhiều, lại thiếu kinh nghiệm trong ươm cây giống nên hiệu quả kinh tế không cao.

95

Được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Phạm Văn Hai, tôi được Ngân hàng nông nghiệp huyện cho vay vốn sản xuất, cùng với tích lũy kinh nghiệm sản xuất qua các năm, được đi tham quan các nơi ươm cây lâm nghiệp, việc làm ăn của gia đình ngày càng thuận lợi và phát triển, hiệu quả kinh tế cũng cao dần. Đến năm 2000, với nhu cầu của khách hàng, gia đình mạnh dạn đầu tư mua được xe tải, thu thêm lao động phụ giúp vườn ươm, đến năm 2002 - 2003 thu nhập hàng năm của gia đình, trừ chi phí còn lại khoảng 100-120 triệu đồng/năm.

- Sau đó qua yêu cầu của khách hàng, gia đình mở thêm dịch vụ nhận trồng và chăm sóc rừng hàng năm.

- Các khu công nghiệp được mở ra cần nhiều cây cảnh, cây bóng mát, cây trồng đường phố; gia đình đã bắt tay vào sản xuất các loại cây này và nhận trồng, chăm sóc cây trồng cho các khu công nghiệp trong thành phố và ở các tỉnh.

Qua sản xuất và kinh doanh các dịch vụ, hiện nay gia đình có được vườn ươm cây giống với diện tích 7ha, sản xuất hàng năm được 2 triệu cây lâm nghiệp, cây bóng mát các loại. Thường xuyên có 8 công lao động, và 3 công nhân thời vụ với mức lương từ 1,5 triệu đến 3,5 triệu đồng. Thu nhập của gia đình hàng năm đạt 170 - 200 triệu đồng.

96

MÔ HÌNH TRỒNG MAI NGUYÊN LIỆU

(Hộ: Phan Tiến Đạt – Xã Bình Lợi, H. Bình Chánh)

Anh Phan Tiến Đạt sinh năm 1975, địa chỉ C6/209 ấp 3 xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh là hội viên nông dân Chi hội 3 xã Bình Lợi và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nông dân xã Bình Lợi nhiệm kỳ X (2007 - 2012) và Ủy viên Ban chấp hành Hội Nông dân huyện Bình chánh nhiệm kỳ IX (2007 -2012), được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Kể lại quá trình xây dựng mô hình trồng mai nguyên liệu, anh cho biết: từ sự yêu thích trồng trọt, mong muốn đa dạng hóa kinh tế địa phương và chủ trương của nhà nước về chuyển đổi cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Năm 1997, tôi và gia đình đã đầu tư 1.000 cây cau cảnh giống và chuyển 2.000 m2 đất mía sang trồng cau đồng thời trồng xen thêm 2.000 cây mai vào vườn cau. Trận lũ năm 2.000 đã làm vườn cau của tôi thiệt hại nặng nề; tuy nhiên, 2.000 cây mai thì còn sống; sau đó tôi chăm

97

sóc lại và mở rộng diện tích trồng mai. Trên diện tích trồng mai, tôi cũng trồng xen nhiều loại rau màu như: khoai môn, gừng, mướp, bí… để lấy ngắn nuôi dài. Từ đó đến nay gia đình tôi đã không ngừng mở rộng diện tích đất trồng mai để cung cấp mai nguyên liệu gốc ghép cho các nhà vườn.

Từ nguồn vốn 105 và vốn của gia đình đến nay vườn mai của tôi đã hơn 27.000 cây, thu nhập ước tính khoảng 410 triệu đồng trừ chi phí tôi còn lãi khoảng 260 triệu đồng, đồng thời giải quyết thêm việc làm cho vài lao động địa phương.

Mặt khác, tôi đã đầu tư trồng thêm 1.200 cây xoài Tứ Quý đây là giống xoài mới cho năng suất cao phù hợp với đất địa phương. Đây có thể là một loại cây chủ lực cho kinh tế xã nhà nếu được bà con quan tâm đầu tư trồng với số lượng lớn và kỹ thuật phù hợp. Đồng thời, cây xoài còn là phương án đề phòng rủi ro cho cây mai vì hiện nay có rất nhiều người đầu tư trồng mai trong khi thị trường đầu ra thì hạn chế.

Từ kinh nghiệm của mình, tôi rút ra kết luận rằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là việc nên làm, nếu làm đúng và tích cực sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, không phải mô hình chuyển đổi nào cũng thành công. Nhất là việc đầu tư chạy theo phong trào sẽ làm cho sản phẩm sẽ dư thừa không nơi tiêu thụ. Vì vậy bà con cần có định hướng đầu ra rõ ràng thì mới đầu tư chuyển đổi.

98

Qua những thực tế trên tôi có những kiến nghị như sau:

* Đối với Nhà nước: - Nhà nước, Thành phố, Cơ quan chức năng, cụ

thể là chính quyền địa phương và các cấp Hội Nông dân cần tuyên truyền định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật và thị trường cho nông dân.

- Tăng cường vốn vay cho chương trình 105. - Đầu tư nâng cấp giao thông nông thôn và thủy

lợi nội đồng. - Công bố quy hoạch sử dụng đất để người dân

yên tâm đầu tư sản xuất. * Đối với bà con nông dân tôi đóng góp một vài

ý kiến sau: - Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng khoa học

kỹ thuật thường xuyên để nắm bắt được những tiến bộ của khoa học và áp dụng có hiệu quả vào trong sản xuất.

- Mạnh dạn chuyển đổi để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

- Đối với các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn cần liên kết với nhau để tạo sản lượng hàng hóa lớn để cung cấp ổn định cho nhà thu mua thì sản xuất mới có hiệu quả cao.

99

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO

(Hộ: Lư Hầu – Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh)

Anh Lư Hầu ngụ tại 2B/11, ấp 2, xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh. Nơi đây là vùng đất phèn nặng, thiếu nước ngọt cho sản xuất, nên các loại cây trồng cho năng suất thấp, hiệu quả không cao.

Qua tìm hiểu thực tế, anh tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo do Trạm Khuyến nông Bình Chánh tổ chức; nhận thấy trên diện tích nhỏ, đất đai không phù hợp cho cây trồng, chỉ có thể phát triển mô hình chăn nuôi là đạt hiệu quả cao. Năm 1991, gia đình tiến hành lập vườn và xây chuồng trại để chăn nuôi heo.

Với bao khó khăn ban đầu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, phòng ngừa và điều trị các bệnh cho heo, lại thiếu vốn cho sản xuất. Anh tích cực tham dự các lớp tập huấn, đi tìm hiểu, học tập từ các hộ chăn nuôi heo giỏi, dần dần anh tiếp cận được kỹ thuật chăn nuôi heo có đầu tư từ xây dựng chuồng trại cho

100

thoáng mát, hợp vệ sinh đến cách chọn giống heo, phương pháp cho heo ăn theo từng lứa tuổi, thu thập kinh nghiệm trong phòng bệnh và điều trị cho heo; những kinh nghiệm học hỏi trên được anh áp dụng ngay cho đàn heo tại gia đình; hiệu quả kinh tế nâng dần qua từng lứa heo nuôi xuất bán. Được sự giúp đỡ của Hội nông dân xã Phạm Văn Hai, anh vay được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển đàn heo.

Đàn heo có 80 heo nái; mỗi năm anh xuất chuồng 10 - 15 tấn heo thịt, với trọng lượng bình quân 95 – 100kg/con và 50-60 heo giống. Nhờ nuôi heo có hiệu quả, cuộc sống gia đình ông ngày càng được cải thiện tốt hơn. Thu nhập của gia đình sau khi trừ chi phí còn lãi 60 - 80 triệu đồng/năm.

Với những nỗ lực vươn lên, không chùn bước; anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền của Huyện và Thành phố.