25
1 MĐẦU 1. Tính cp thiết ca lun án Voc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) là mt trong 25 loài linh trưởng đang bđe da tuyt chng cao nht trên thế gii. Đây là loài thú đặc hu ca Vit Nam, chphân bstnh phía Bc như Bc Kn, Hang Giang và Tuyên Quang. Do tình trng săn bn quá mc và phá hoi sinh cnh trong nhiu thp kqua, Voc mũi hếch (VMH) đang đứng trước nguy cơ btuyt chng. Theo Nadler et al. (2003) và Mittermeier et al. (2009) hin nay loài này chcòn 3 qun thnhvi slượng không quá 300 cá th. Đó là các qun thKhu bo tn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang, tnh Tuyên Quang vi khong 130 cá th(Boonratana et al. 1998); khu vc Chm Chu, tnh Tuyên Quang vi khong 70 cá th(Nadler at al. 2003) và khu vc Khau Ca vi khong 100 cá th(Đồng Thanh Hi 2007). Tuy nhiên, hai qun thKBTTN Na Hang và khu vc Chm Chu đang bđe da nghiêm trng bi các hot động ca con người. Các cuc điu tra gn đây cho thy các qun thnày đã bsuy gim nghiêm trng (Covert et al. 2008). Qun thVMH khu vc núi Khau Ca thuc vùng đệm KBTTN Du Già, tnh Hà Giang, được các nhà khoa hc ca Tchc Bo tn Động Thc vt Quc tế (FFI) phát hin năm 2002 (Le Khac Quyet et al. 2002). Tiếp theo đó là vic thành lp Khu bo tn loài và sinh cnh Voc mũi hếch Khau Ca (KBT Khau Ca) theo Quyết định s3115/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2009 ca y ban nhân dân tnh Hà Giang. KBT Khau Ca có din tích 2.024 ha, trong đó khu vc bo vnghiêm ngt là 1.000 ha nm trên địa bàn 3 xã gm: xã Tùng Bá, huyn VXuyên; xã Yên Định và xã Minh Sơn, huyn Bc Mê, tnh Hà Giang (Chi cc Kim lâm Hà Giang, 2009). Theo đánh giá gn đây ca tchc FFI, qun thVMH KBT Khau Ca đang được bo vkhá tt và có slượng cá thn định, năm 2013 ghi nhn 108 - 113 cá th(Thông cáo báo chí ngày 10/12/2013 ca FFI). Tuy nhiên, vic bo tn lâu dài qun thnày cũng đang gp nhng trngi đáng knhư: din tích Khu bo tn PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án tat du thao LATS... · tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của quần thể Voọc mũi hếch Rhinopithecus

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) là một trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Đây là loài

thú đặc hữu của Việt Nam, chỉ phân bố ở số tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Hang Giang và Tuyên Quang. Do tình trạng săn bắn quá mức và phá hoại

sinh cảnh trong nhiều thập kỷ qua, Voọc mũi hếch (VMH) đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo Nadler et al. (2003) và Mittermeier et al. (2009) hiện nay loài này chỉ còn 3 quần thể nhỏ với số lượng không quá 300 cá thể.

Đó là các quần thể ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang, tỉnh Tuyên Quang với khoảng 130 cá thể (Boonratana et al. 1998); ở khu vực Chạm Chu,

tỉnh Tuyên Quang với khoảng 70 cá thể (Nadler at al. 2003) và ở khu vực Khau Ca với khoảng 100 cá thể (Đồng Thanh Hải 2007). Tuy nhiên, hai quần

thể ở KBTTN Na Hang và khu vực Chạm Chu đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy các quần thể này đã bị suy giảm nghiêm trọng (Covert et al. 2008).

Quần thể VMH ở khu vực núi Khau Ca thuộc vùng đệm KBTTN Du Già, tỉnh Hà Giang, được các nhà khoa học của Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế (FFI) phát hiện năm 2002 (Le Khac Quyet et al. 2002). Tiếp theo đó là việc thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca (KBT Khau Ca) theo Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. KBT Khau Ca có diện tích 2.024 ha, trong đó khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 1.000 ha nằm trên địa bàn 3 xã gồm: xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; xã Yên Định và xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, 2009). Theo đánh giá gần đây của tổ chức FFI, quần thể VMH ở KBT Khau Ca đang được bảo vệ khá tốt và có số lượng cá thể ổn định, năm 2013 ghi nhận 108 - 113 cá thể (Thông cáo báo chí ngày 10/12/2013 của FFI). Tuy nhiên, việc bảo tồn lâu dài quần thể này cũng đang gặp những trở ngại đáng kể như: diện tích Khu bảo tồn

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

2

quá nhỏ (2.024 ha), sinh cảnh rừng ít bị tác động phù hợp cho hoạt động sinh sống của VMH chỉ còn gần 1.000, tình trạng khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ vẫn thường xảy ra trong Khu bảo tồn tiếp tục làm suy thoái sinh cảnh rừng. Thêm vào đó, những hiểu biết hạn chế về các yêu cầu sinh thái của loài cũng đang là trở ngại đáng kể cho công tác bảo tồn VMH ở Việt Nam nói chung và ở KBT Khau Ca nói riêng.

Mặc dù, bảo tồn VMH là rất cấp thiết và đang được các nhà khoa học và bảo tồn trong nước và trên thế giới hết sức quan tâm, nhưng các yêu cầu về sinh thái dinh dưỡng của VMH còn rất ít được nghiên cứu. Hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn thức ăn trong thiên nhiên của VMH là rất cần thiết cho công tác quản lý sinh cảnh và bảo tồn quần thể VMH ở KBT Khau Ca. Vì vậy, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của quần thể Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) ở khu vực khau Ca, tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp bảo tồn”. Luận án bao gồm 3 mục tiêu và 7 nội dung nghiên cứu chính sau:

1. Mục tiêu nghiên cưu

1. Xác định thành phần các loài cây thức ăn chính của VMH ở KBT Khau Ca, các bộ phận thực vật VMH chọn ăn và tính chọn lọc thức ăn của VMH.

2. Xác định ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng cơ bản và các chất hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng đến sự lựa chọn thức ăn của VMH.

3. Xác định các đặc điểm sinh cảnh, tính phù hợp của sinh cảnh cho hoạt động kiếm ăn của VMH, những bất cập trong quản lý sinh cảnh VMH và đề xuất các giải pháp quản lý sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca.

2. Nội dung nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: 1. Xác định thành phần các loài cây thức ăn chính của VMH ở KBT Khau Ca và các bộ phận thực vật VMH chọn ăn.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

3

2. Phân tích đánh giá tính chọn lọc thức ăn của VMH ở KBT Khau Ca

trên cơ sở kết quả điều tra thành phần các loài cây thức ăn và các loài thực vật bậc cao ở KBT Khau Ca. 3. Phân tích sự khác biệt về hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất

kháng dinh dưỡng trong các mẫu vật thực vật là thức ăn và không phải thức ăn của VMH để xác định ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng và chất kháng

dinh dưỡng đến sự lựa chọn thức ăn của VMH 4. Phân tích so sánh tỷ lệ hàm lượng protein / chất xơ trong các bộ phận VMH ăn và không ăn để kiểm nghiệm giả thuyết về mô hình lựa chọn thức

ăn có tỷ lệ protein / chất xơ cao ở thú linh trưởng đối với VMH 5. Xác định các đặc điểm địa hình, thủy văn và cấu trúc thảm thực vật ở

KBT Khau Ca 6. Xác định các sinh cảnh phù hợp cho VMH hiện nay ở KBT Khau

Ca, đánh giá các chỉ tiêu sinh thái dinh dưỡng của các sinh cảnh phù hợp (tỷ lệ cây thức ăn, tỷ lệ sinh khối lá,...) 7. Xác định những bất cập trong quản lý sinh cảnh VMH ở KBT Khau

Ca và đề xuất các giải pháp quản lý sinh cảnh nhằm đảm bảo cho quần thể VMH ở đây có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quần thể VMH và các hoạt động kiếm ăn của chúng ở

KBT Khau Ca; Các loài cây thức ăn và các bộ phận thực vật VMH ăn ở KBT Khau Ca; Các dạng sinh cảnh nơi sinh sống và kiếm ăn của VMH ở KBT Khau Ca.

- Phạm vi: Xác định các loài thực vật bậc cao và các bộ phận thực vật được VMH ăn. Phân tích đánh giá thành phần hóa học, giá trị năng lượng

trong các bộ phận thực vật VMH ăn và không ăn để tìm hiểu vai trò của chúng đối với việc lựa chọn thức ăn của VMH và kiểm nghiệm xem mục tiêu

dinh dưỡng của VMH phù hợp với các mô hình sinh thái dinh dưỡng nào, đặc biệt là kiểm nghiệm mô hình lựa chọn lá cây có tỷ lệ protein/ chất xơ cao vì

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

4

mô hình này có ý nghĩa bảo tồn rất lớn. Xác định các đặc điểm sinh cảnh phù

hợp cho hoạt động kiếm ăn của VMH nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá sinh cảnh và quản lý sinh cảnh VMH một cách phù hợp.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 1) Luận án cung cấp dẫn liệu mới và đầy đủ nhất từ trước đến nay về đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của VMH làm cơ sở khoa học cho việc quản

lý và bảo tồn quần thể VMH ở KBT Khau Ca, tỉnh Hà Giang. 2) Tư liệu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đánh giá sinh cảnh và quản lý sinh cảnh VMH một cách phù hợp.

5. Các đóng góp của luận án - Xác định được danh sách 38 loài cây thức ăn của VMH, thuộc 29 chi và

23 họ thực vật bậc cao. Trong đó, có 3 loài gồm Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nhọc lá nhỏ (Polyalthia thorelii) và Sâng (Pometia pinnata) có tầm quan trọng đặc biệt về cung cấp thức ăn cho VMH ở KBT Khau Ca. Xác định được các bộ phận thực vật VMH chọn ăn (lá non, cuống lá, hoa và quả) và sự biến động độ phong

phú của các bộ phận này theo các tháng trong năm. - Lần đầu tiên phân tích so sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng (protein,

lipid, carbohydrate, chất khoáng, acid ascorbic) và các chất hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng (phenol tổng số, Tannin) trong các bộ phận thực vật

VMH ăn và không ăn. Qua đó đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đến sự lựa chọn thức ăn của VMH và xác định được sự lựa chọn thức ăn ở VMH tuân theo mô hình sinh thái dinh dưỡng "Tìm kiếm thức ăn tối ưu" - chọn các loại thức ăn có tỷ lệ hàm lượng protein thô /chất xơ cao và hàm lượng các chất hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng thấp.

- Lần đầu tiên đánh giá định lượng khả năng cung cấp thức ăn cho VMH của các dạng sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca. Trên cơ sở đó xác định

được diện tích hạn hẹp của các sinh cảnh còn lại phù hợp cho VMH ở KBT Khau Ca (dưới 1.000 ha) và xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

5

phù hợp sinh thái dinh dưỡng của các sinh cảnh rừng: a) có nhiều cây gỗ

lớn với tỷ lệ protein thô / chất xơ (CP/ADF) trong lá cao và hàm lượng các hợp chất thứ sinh thấp; b) các cây thức ăn có tỷ lệ độ phủ lớn (≥ 37%) và tỷ lệ sinh khối lá lớn ( ≥ 36%); c) có nguồn thức ăn phong phú trong tất cả

các tháng trong năm. - Xác định được những hạn chế về điều kiện sinh cảnh, các đe dọa làm suy

thoái sinh cảnh, những bất cập trong quản lý và bảo vệ sinh cảnh ở KBT Khau Ca và đề xuất 4 nhóm giải pháp chính để bảo tồn và quản lý bền vững sinh cảnh VMH ở KBT Khau Ca.

6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 138 trang, chia thành 3 chương với 19 bảng, 25 hình, 172

tài liệu tham khảo. Phần phụ lục gồm 04 Phụ lục, cung cấp thêm các số liệu bổ sung và hình ảnh nghiên cứu.

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC VẤN ĐỀ SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA THÚ LINH TRƯỞNG

1.1.1 Các mô hình sinh thái dinh dưỡng của thú linh trưởng

Sinh thái dinh dưỡng thú linh trưởng (Primate Nutritional Ecology) là một lĩnh vực nghiên cứu mới được phát triển trong những năm gần đây.

Nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng giúp làm sáng tỏ nhiều phương diện của tập tính học và sinh thái học và là công cụ rất có giá trị trong bảo tồn thú linh trưởng (Haitao Zhao et al. 2013).

Vấn đề xuyên suốt của Sinh thái học dinh dưỡng là tìm hiểu những yêu cầu gì (điều kiện gì) cần phải có để các cá thể linh trưởng có thể thu

thập được một lượng thích hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng từ các sinh cảnh của chúng. Các yêu cầu này không giống nhau giữa các loài

hoặc giữa các cá thể, mà thay đổi tùy thuộc vào các nhân tố khác nhau như: kích thước cơ thể, nhu cầu trao đổi chất, lối sống và đặc điểm của hệ tiêu

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

6

hóa (Parra 1978; Milton 1993). Các loài khác nhau có thể có sự lựa chọn

khối lượng và chủng loại thức ăn khác nhau dựa trên chiến lược ưu tiên lựa chọn chất dinh dưỡng nào của loài đó. Có nhiều mô hình dinh dưỡng khác nhau đã được mô tả ở các loài động vật, mỗi mô hình gắn với một chiến

lược lựa chọn thức ăn của loài. Đối với các loài linh trưởng, đa số các nhà khoa học xác định có năm mô hình dinh dưỡng chính, liên quan đến 5 chiến

lược lựa chọn thức ăn khác nhau của các loài: 1) Mô hình tối đa hóa năng lượng, 2) Mô hình tối đa hóa protein, 3) Mô hình hạn chế thu nạp các hợp chất chuyển hóa thứ sinh trong thực vật, 4) Mô hình hạn chế thu nạp chất xơ

và 5) Mô hình cân bằng chất dinh dưỡng. Ý nghĩa của tỷ lệ protein / chất xơ (Protein-to-fiber ratio): Nhiệm vụ

rất quan trọng của sinh thái học thú linh trưởng là tìm ra các yếu tố điều

chỉnh mật độ quần thể thú linh trưởng. Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố

này là rất khó khăn. Một giả thuyết đang được nhiều tác giả quan tâm là giả

thuyết của Milton (1979) cho rằng tỷ lệ protein / chất xơ là một chỉ thị tốt cho

sự lựa chọn thức ăn ở thú linh trưởng và do vậy nó là một dự báo tốt cho sinh

khối (hay độ phong phú) của thú linh trưởng trong sinh cảnh tự nhiên. Thông

qua xác định tỷ lệ protein / chất xơ trong các lá trưởng thành được thú linh

trưởng ăn, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự tương quan dương giữa sinh

khối của quần thể voọc với chỉ số này là trên phạm vi khu vực nhỏ cũng như

trên phạm vi vùng rộng lớn (Chapman et al. 2002, Ganzhorn 2002, Waterman

et al. 1988, Chapman et al 2004),...). Cơ chế sinh lý về vai trò quan trọng của

tỷ lệ protein / chất xơ đối với việc điều tiết mật độ quần thể linh trưởng

(Colobus) cũng đã được Milton (1979, 1980, 1998) đề xuất.

1.2. SỰ THÍCH NGHI TIÊU HÓA THỨC ĂN THỰC VẬT CỦA KHỈ

ĂN LÁ (COLOBINE)

Các loài voọc (Colobine) tiến hóa theo hướng thích nghi chuyên hóa

với thức ăn lá cây. Các đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

7

của voọc đều thể hiện sự thích nghi này, rõ nét nhất là các đặc điểm của hệ

tiêu hóa. Dạ dày của voọc phân ra 4 ngăn, mỗi ngăn đảm nhiệm các chức

năng khác nhau. Răng có mấu cao và sắc để cắt thức ăn cứng tốt hơn. Ngoài

ra, tứ chi và đuôi voọc rất dài, thuận lợi cho leo trèo tìm kiếm thức ăn và với

lấy thức ăn trên cành cây.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI VMH Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) được Dollman mô tả đầu

tiên năm 1912 và là loài đặc hữu của Việt Nam. Cho đến nay, các nghiên cứu về sinh học sinh thái của loài này còn rất hạn chế. Công trình "Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1" của Lê Hiền Hào (1973) có thể xem là công trình đầu tiên cung cấp các thông tin tư liệu về sinh học, sinh thái của VMH. Theo công trình này, VMH phân bố ở Chiêm Hóa và Na Hang (Tuyên Quang), Chợ Rã, Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông (Bắc Kạn), Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), Ngòi Hút (Yên Bái). Voọc mũi hếch cũng sống ở vùng đất thấp và rừng núi cao ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn trong quá khứ, nhưng có khả năng là Voọc mũi hếch đang rất hiếm hoặc tuyệt chủng trong các khu vực này. VMH ăn nhiều loại lá, hoa và quả cây rừng.

Năm 1985, Đào Văn Tiến trong công trình "Khảo sát thú ở Bắc Việt Nam " đã thống kê các địa điểm đã thu được mẫu vật các loài thú ở miền Bắc, Việt Nam. Mẫu vật VMH chỉ thu được ở tỉnh Tuyên Quang.

Trong các năm 1988 - 1989, Hà Đình Đức và MacKinnon tiến hành khảo sát linh trưởng ở các xã Phong Huân và Đại Xao/Sao, Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã ghi nhận một quần thể 30-40 cá thể VMH ở đây. Năm 1992, Ratajszczak, Đặng Ngọc Cần và Phạm Nhật tiến hành khảo sát VMH tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa và Chạm Chu (Tuyên Quang) và Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc); đã ước tính số cá thể VMH còn sinh sống ở Tuyên Quang khi đó là 190 - 250 cá thể và khoảng 100 cá thể khác ở tỉnh Bắc Thái (nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên). Không có bằng chứng về Voọc mũi hếch ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

8

Trong các năm 1993 - 1994, Boonratana và Lê Xuân Cảnh lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu dài ngày tập tính sinh thái học của VMH tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Boonratana, R., Le Xuan Canh 1998).

Năm 2002, Lê Khắc Quyết trong khuôn dự án của Tổ chức FFI đã tiến hành các cuộc khảo sát thực địa tại Hà Giang và phát hiện một đàn VMH khoảng 40 cá thể ở khu vực rừng Khau Ca, tỉnh Hà Giang (Le Khac Quyet 2002). Phát hiện này đã dẫn đến việc thành lập Khu bảo tồn loài sinh cảnh VMH Khau Ca vào năm 2008. Năm 2006, Nguyễn Anh Đức và cs. (2006) bước đầu khảo sát đánh giá thảm thực vật ở KBT Khau Ca, ghi nhận gần 400 loài thực vật bậc cao. Lê Khắc Quyết (2006, 2007) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của VMH (cấu trúc quần thể, sinh thái dinh dưỡng, các kiểu tư thế vận động). Đồng Thanh Hải và cs (2011) nghiên cứu tập tính, sinh thái của VMH tại KBTTN Na Hang (Tuyên Quang) và KBT Khau Ca (Hà Giang). Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2007, 2008, 2011, 2012, 2013) nghiên cứu một số đặc điểm sinh hóa trong một số loài thực vật là thức ăn chủ đạo của VMH ở KBT Khau Ca.

Mặc dù đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu, nhưng các kết quả nghiên cứu về sinh học sinh thái của VMH còn rất hạn chế, đặc biệt, nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng của VMH chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây và chưa có nhiều tư liệu khoa học được công bố.

Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU VIẾT LUẬN ÁN

2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca (KBT Khau Ca), tỉnh Hà Giang. KBT Khau Ca nằm trong địa giới hành chính của 3 xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Minh Sơn và Yên Định (huyện Bắc Mê), với tổng diện tích là 2.024,2 ha, tọa độ địa lý: 22o49’38” – 22o51’52” Bắc và 105o05’55” – 105o09’12” Đông.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

9

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/ 2010 đến tháng 10/ 2013 với nhiều đợt khảo sát trên hiện trưởng và các nghiên cứu phân tích mẫu vật, sinh hóa và xử lý số liệu tại phòng thí nghiệm. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp xác định thành phần cây thức ăn và bộ phận là thức

ăn của VMH Các cây thức ăn của VMH được xác định dựa trên các quan sát trực

tiếp các đàn VMH kiếm ăn trong Khu bảo tồn và qua phỏng vấn các nhân

viên của Ban quản lý KBT Khau Ca. Tên khoa học của các cây VMH chọn

ăn được Tiến sĩ Hà Văn Tuế - chuyên gia phân loại thực vật của Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật - định danh trực tiếp trên hiện trường hoặc qua

các mẫu thực vật thu thập mang về cơ quan.

2.2.2 Phương pháp mô tả đặc điểm sinh cảnh của Voọc mũi hếch Xây dựng bản đồ thảm thực vật trên cơ sở sử dụng bản đồ địa hình tọa

độ VN 2000, ảnh vệ tinh SPOT 5 độ phân giải cao (2m) thu chụp năm 2013

và kết quả khảo sát thực địa tại KBT Khau Ca. Mô tả cấu trúc thảm thực vật

theo quan điểm của Rollet (1974) và của UNESCO (1979). Thu thập tư liệu

ngoài thực địa theo phương pháp khảo sát theo tuyến và theo ô tiêu chuẩn.

Tính sinh khối tầng cây gỗ trong các sinh cảnh theo Yamakura (1986):

a) Sinh khối thân: Weight stem = 0.02909*(DBH2*H)0.9813

Trong đó: DBH - đường kính ngang ngực, H - chiều cao cây

b) Sinh khối cành: Weight branch = 0.1192*(weight stem)1.059

c) Sinh khối lá: Weight leaves = 0.09146*(weight stem + weight

branch)0.7266

d) Sinh khối tổng số: ln(AGB)est = ln (weights stem + branch + leaves)

Theo dõi biến động thức ăn của VMH theo các tháng trong năm theo

phương pháp vật hậu học của Silver et al. (1998).

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

10

2.2.4 Phương pháp phân tích thành phần hóa học, giá trị năng lượng

trong thức ăn của VMH

Thu mẫu, xử lý mẫu sơ bộ và thu thập thông tin mẫu thực địa theo

phương pháp truyền thống.

Thành phần hóa học của các mẫu VMH ăn và không ăn được phân tích tại Phòng Phân tích thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi (VILAS 053) - Viện Chăn nuôi Quốc gia; Phòng thí nghiệm của Khoa Sinh học, khoa Hóa học -

Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội. Các tiêu chuẩn TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331-2001, TCVN 4329 - 86, TCVN

4327 – 86, TCVN 6427-2-98 theo thứ tự phân tích hàm lượng nước ban đầu, vật chất khô (DM), protein thô (CP), Lipid; KTS (khoáng tổng số) và acid

ascorbic. NDF, ADF, ADL được xác định theo Van Soest (1994). Xác định đường và tinh bột bằng phương pháp Lane – Eynon. Tất cả các kết quả được tính ở dạng % DM. Các KĐL và KVL được xác định bằng phương pháp

Khối phổ Plasma cảm ứng ICP – MS. Tính năng lượng chuyển hóa (ME- Metabolizable Energy) theo Conklin-Brittain et al. (2006). Xử lý số liệu phân tích hóa học: Xác định mô hình lựa chọn thức ăn của VMH bằng cách so sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất

kháng dinh dưỡng trong các bộ phận thực vật VMH chọn ăn và trong các bộ phận thực vật VMH không ăn; Kiểm nghiệm giả thuyết về lựa chọn tỷ lệ

protein/chất xơ bằng cách so sánh tỷ lệ protein/ chất xơ trong các mẫu là thức ăn của VMH và trong các mẫu không phải thức ăn của VMH; Xử lí thống kê

bằng phần mềm Excel 2007 và Minitab 14.

2.2.5 Phương pháp xác định các bất cập trong quản lý sinh cảnh và đề xuất giải pháp quản lý Tham khảo có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác; Phỏng vấn các cán bộ Khu bảo tồn, các cán bộ kiểm lâm địa bàn và người

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

11

dân địa phương; Điều tra khảo sát thực địa. Dựa trên kết quả nghiên của đề

tài để đề xuất các giải pháp quản lý sinh cảnh.

2.3 NGUỒN TƯ LIỆU XÂY DỰNG LUẬN ÁN Luận án được xây dựng trên cơ sở xử lý, phân tích các nguồn tư liệu

khoa học sau: Số liệu khảo sát thực địa để quan sát sinh cảnh và VMH tại KBT Khau Ca gồm sổ nhật ký thực địa và các ảnh chụp (ảnh chụp hoạt động

kiếm ăn của VMH, chụp sinh cảnh và các cây thức ăn của VMH); Số liệu theo dõi vật hậu học của 669 cây gỗ thuộc 40 họ, thực hiện liên tục trong 12 tháng từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2013, mỗi tháng 1 lần quan sát và ghi

vào phiếu điều tra vật hậu học; Số liệu mô tả điều kiện địa hình và thảm thực vật khu vực nghiên cứu trên các tuyến khảo sát có tổng độ dài khoảng 4 km)

và 22 ô tiêu chuẩn với tổng diện tích khoảng 4.6 ha; Số liệu phân tích các mẫu bộ phận thực vật VMH ăn gồm: 106 mẫu vật từ các bộ phận của các loài

cây VMH chọn ăn theo các tháng trong năm, trong đó có 63 mẫu từ các bộ phận VMH ăn (cuống lá, lá non, hoa, quả, hạt) và 43 mẫu từ các bộ phận VMH không ăn (phiến lá, lá trưởng thành) và 10 mẫu lá từ 10 loài thực vật

phổ biến ở Khau Ca nhưng chưa ghi nhận VMH ăn.

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ SỰ LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA VMH Ở KBT KHAU CA 3.1.1 Thành phần loài cây thức ăn và các bộ phận thực vật VMH ăn Nghiên cứu ghi nhận được 32 loài thực vật thuộc 19 chi, 21 họ thực vật

bậc cao có các bộ phận được VMH chọn ăn. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu này và của Le Khac Quyet et al. (2007), cho thấy ở KBT Khau Ca, VMH

chọn ăn các bộ phận của 38 loài thực vật thuộc 29 chi và 23 họ. Với 38 loài cây được chọn ăn cho thấy, VMH có thành phần loài cây

thức ăn khá đa dạng. Trong số 38 loài cây VMH ăn có: 30 loài (78,9%) là

cây gỗ cao 2-30m, còn lại 08 loài dạng dây leo lâu năm và 1 loài cây bì sinh.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

12

Như vậy, các loài cây gỗ chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần cây thức ăn của

VMH, nói cách khác, các loài cây gỗ có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thức ăn cho VMH trong thiên nhiên. Các bộ phận thực vật VMH chọn ăn gồm lá non của 07 loài; cuống lá

của 13 loài; hoa của 02 loài; quả của 15 loài và hạt của 02 loài.

3.1.2 Tính lựa chọn thức ăn của VMH VMH là loài có tính chọn lọc thức ăn cao. Trong số 539 loài thực vật bậc cao thuộc 361 chi, 125 họ đã ghi nhận ở KBT Khau Ca (Vũ Anh Tài và cs. 2012), VMH chỉ chọn ăn các bộ phận của 7% tổng số loài, 8% tổng số chi và 18,4% tổng số họ. Như vậy, VMH có tính chọn lọc thức ăn rất cao ở bậc loài và bậc chi, nhưng không cao ở bậc họ. 3.1.3 So sánh hàm lượng thành phần hóa học và giá trị năng lượng trong lá của 07 loài cây VMH ăn và 10 loài cây VMH không ăn Sử dụng kiểm định Mann-Whitney test thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α = 0.05 về hàm lượng KTS (W = 143.0, P = 0.0046), TP (W = 70.0, P = 0.0091) và Tannin (W = 59.0, P = 0.0006) giữa các lá VMH ăn và các lá VMH không ăn. Hàm lượng TP, Tannin trong lá của 10 loài thực vật VMH không ăn cao hơn nhiều so với hàm lượng của chúng trong lá của 7 loài thực vật VMH ăn (TP: 6.45 ± 1.59 so với 2.03 ± 0.49; Tannin: 13.93 ± 1.25 so với 4.81 ± 0.97). Ngược lại, hàm lượng KTS trong lá các loài cây VMH ăn cao hơn hàm lượng trong lá của các loài cây VMH không ăn (KTS: 10.50 ± 1.75 so với 5.17 ± 0.73).

Như vậy, VMH không chọn ăn lá của các loài thực vật có hàm lượng TP, Tannin cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình sinh thái dinh dưỡng "hạn chế thu nạp các hợp chất chuyển hóa thứ sinh trong thực vật" của Felton et al. 2009. VMH cũng chọn ăn lá của các cây có hàm lượng KTS cao hơn. 3.1.4. So sánh thành phần hóa học và giá trị năng lượng trong cuống lá (VMH ăn) và phiến lá (VMH không ăn) của các cây thức ăn

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

13

Quan sát trong thiên nhiên cho thấy, đối với các cây thức ăn, VMH chỉ chọn ăn phần cuống lá mà không ăn phần phiến lá. Kiểm tra T-student (Paired test) giữa trung bình hàm lượng của cuống lá và phiến lá đối với thành phần hóa học, giá trị năng lượng trong phiến lá và cuống lá cho thấy: có sự khác nhau có ý nghĩa về thống kê (P (two-tail) < α = 0.05) về hàm lượng nước, CP, NFC, KTS, KĐL, TP, NDF, ADF, ADL trong phiến lá và cuống lá. Hàm lượng nước, NFC, KTS, KĐL, ME trong cuống lá cao hơn phiến lá, trong khi đó, hàm lượng CP, NDF, ADF, ADL, TP trong phiến lá cao hơn cuống lá. Như vậy, VMH chọn ăn cuống lá có hàm lượng TP thấp hơn phiến lá là theo mô hình "hạn chế thu nạp các hợp chất chuyển hóa thứ sinh trong thực vật" và hàm lượng chất khoáng cao hơn trong phiến lá. 3.1.5 So sánh hàm lượng thành phần hóa học và giá trị năng lượng trong "phần lá ăn" và "phần lá không ăn" từ các cây thức ăn của VMH Mean và SEM được sử dụng để so sánh thành phần hóa học, giá trị năng lượng trong phần lá ăn và phần lá không ăn và kết quả phân tích cho thấy: nước, lipid, protein, NFC, KTS, ME và KĐL trong phần lá ăn cao hơn

phần lá không ăn và NDF, ADF, ADL, TP và Tannin trong phần lá ăn thấp hơn phần lá không ăn. Như vậy, VMH chọn ăn phần lá có nước, lipid,

protein, NFC, KTS, ME và KĐL cao; chất xơ và TP, Tannin thấp so với phần lá không ăn.

3.1.6 So sánh hàm lượng CP, ADF và tỉ lệ CP/ADF trong các bộ phận thực vật VMH ăn và các bộ phận thực vật VMH không ăn từ các loài cây thức ăn của VMH Để tìm hiểu về ảnh hưởng của protein (CP) và chất xơ (ADF) trong các loài thực vật đến sự lựa chọn cuống lá và lá non của VMH, phân tích so sánh

hàm lượng CP, ADF và tỉ lệ CP/ADF trong phiến lá (VMH không ăn) và cuống lá (VMH ăn) của 13 loài cây thức ăn, và "phần lá ăn" và "phần lá

không ăn" của 7 loài cây thức ăn của VMH. Kết quả thu được như sau:

• Sự lựa chọn cuống lá

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

14

Kiểm tra T-student (Paired test) giữa trung bình của CP, ADF và tỉ lệ

CP/ADF trong phiến lá và cuống lá cho thấy, do giá trị P (two-tail) < α = 0.05 và t Stat > t (one-tail) nên CP, ADF và tỉ lệ CP/ADF của phiến lá và cuống lá khác nhau có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng CP, ADF và tỉ lệ CP/ADF của

phiến lá cao hơn trong cuống lá. Như vậy, sự lựa chọn cuống lá của VMH không phù hợp với thuyết

“tìm kiếm thức ăn tối ưu” của Hume (1989) và giả thuyết của Milton (1979) rằng động vật lựa chọn thức ăn có tỉ lệ CP/ADF cao.

• Sự lựa chọn "phần lá ăn" Vì CP, ADF và tỉ lệ CP/ADF trong "phần lá không ăn" và "phần lá ăn" không có sự khác nhau ý nghĩa về thống kê (P (two-tail) > α = 0.05) nên Mean và SEM được sử dụng để so sánh và cho thấy rằng CP, tỉ lệ CP/ADF ở "phần lá ăn" cao hơn ở "phần lá không ăn" trong khi ADF trong phần lá không ăn cao hơn phần lá ăn. Như vậy, sự lựa chọn "phần lá ăn" của VMH phù hợp với thuyết “tìm kiếm thức ăn tối ưu” của Hume (1989) và thuyết của Milton (1979) về lựa chọn thức ăn có tỉ lệ CP/ADF cao. 3.1.7 Hàm lượng acid ascorbic trong các bộ phận thực vật VMH ăn và không ăn từ các loài cây thức ăn của VMH Trong thí nghiệm này, hàm lượng vitamin C ở các bộ phận thực vật VMH ăn và các bộ phận thực vật không ăn được so sánh để xem liệu vitamin C có ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn của VMH hay không. Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về acid ascorbic trong cuống lá và phiến lá (P (two-tail) < α = 0.05) và vì (t Stat) > t (one-tail) nên có thể kết luận hàm lượng acid ascorbic trong phiến lá cao hơn trong cuống lá. Trong khi đó, ở "phần lá ăn" và "phần lá không ăn" không khác nhau có ý nghĩa thống kê (P (two-tail) > α = 0.05) nên Mean và SEM được sử dụng để so sánh, kết quả là acid ascorbic trong phần lá ăn cao hơn phần lá không ăn. Nghiên cứu này cho thấy VMH không chọn ăn cuống lá và lá có hàm lượng acid ascorbic cao.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

15

3.1.8 Thành phần hóa học nào quyết định sự lựa chọn thức ăn ở VMH; giá trị năng lượng (ME) có ảnh hưởng đến sự lựa chọn này không ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor) và LSD (Giới hạn sai khác nhỏ nhất – Least Significant Difference) được sử dụng để phân tích và so sánh các hàm lượng trong cuống lá, phần lá ăn với phiến lá, phần lá không ăn mà VMH chọn ăn. Kết quả thu được như sau: xét về thành phần hóa học thì nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn cuống lá và phần lá mà VMH ăn, sau đó là NFC và chất xơ. Bên cạnh đó, ME cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn này của VMH.

3.1.9 Các thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng trong các bộ

phận thực vật VMH ăn

3.1.9.1 Chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng trong các bộ

phận thực vật VMH chọn ăn

Quả là nguồn cung cấp protein, đường, tinh bột, lipid quan trọng cho

VMH; hạt cung cấp đường, tinh bột, lipid; hoa, lá cung cấp protein; cuống lá

cung cấp NFC, axít béo dễ bay hơi nhiều nhất. Sự thay đổi theo mùa của hàm

lượng các chất dinh dưỡng này theo xu hướng trong mùa xuân, khi VMH ăn

thêm hoa sẽ cung cấp thêm lượng CP, tinh bột đáng kể bù lại lượng CP, tinh

bột trong quả và cuống lá thấp. Mùa thu và đông là mùa tương đối khan hiếm

thức ăn, hàm lượng đường, tinh bột, lipid trong quả và hạt cao hơn hẳn so với

cuống lá, lá nên VMH có thể vẫn được cung cấp đủ năng lượng từ thức ăn.

Có thể nói rằng, mùa xuân là mùa thức ăn phong phú nhất trong bốn mùa vì

có lượng quả, lá non và hoa là nguồn cung cấp protein tốt cho VMH; quả

cung cấp lượng đường, tinh bột tương đối cao.

3.1.9.2 Chất dinh dưỡng đa lượng không cung cấp năng lượng trong các

bộ phận thực vật VMH chọn ăn

Lá trong các phần thực vật VMH ăn có hàm lượng chất xơ cao nhất,

nước và KĐL thấp nhất. Trong khi đó cuống lá có hàm lượng KĐL cao nhất,

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

16

có thể cho rằng lượng KĐL khi đi từ cuống lá vào phiến lá đã bị giữ lại đáng

kể ở cuống lá. Sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng không

cung cấp năng lượng như sau: nước trong cuống lá, quả, lá và hạt chiếm ưu

thế vào mùa xuân – hạ và giảm vào mùa thu – đông. Chất xơ (hemicellulose,

cellulose và lignin) của 04 phần thực vật này thay đổi có quy luật theo mùa:

cuống lá cao nhất vào mùa xuân và giảm dần ở mùa thu – đông – hạ, quả

thường cao nhất vào mùa đông và giảm thấp nhất vào mùa hạ; lá thường cao

nhất vào mùa thu và giảm vào mùa hạ; hạt cao vào mùa thu và giảm vào mùa

đông. Cuống lá, quả, lá và hạt có xu hướng giảm Na, Ca vào mùa đông; K có

xu hướng giảm vào mùa thu và đông trong cuống lá, lá trong khi quả giảm

vào mùa xuân và hạt vào mùa đông; P có xu hướng giảm vào mùa thu với cả

04 bộ phận thực vật và chúng giảm Mg vào mùa thu và xuân.

3.1.9.3 Chất dinh dưỡng vi lượng trong các bộ phận thực vật VMH chọn ăn Sự thiếu hụt acid ascorbic và chất khoáng vi lượng này trong phần thực

vật này có thể được bù lại khi VMH ăn phần thực vật khác để đáp ứng đủ nhu cầu cho VMH. Điều này có thể thấy rõ hơn khi so sánh hàm lượng giữa các

mùa với nhau. Hàm lượng acid ascorbic thay đổi khá đa dạng trong các mùa: có xu hướng tăng vào mùa xuân ở lá và cuống lá và giảm vào thu – hạ - đông; mùa thu ở hạt và mùa đông ở quả. Acid ascorbic giảm nhiều nhất ở lá, cuống

lá và hạt vào mùa đông trong khi ở quả lại có nhiều nhất và giảm nhiều nhất vào mùa thu.

Như vậy, cuống lá và lá có cùng chiều hướng tăng giảm acid ascorbic trong khi ở quả ngược lại. Đối với cuống lá, quả, lá, hạt mà VMH ăn thì Cu

có xu hướng giảm vào mùa xuân và mùa đông; Zn, Mn giảm nhiều vào mùa thu và mùa đông và Fe giảm nhiều vào mùa đông. Có thể nói là các chất khoáng vi lượng giảm nhiều vào mùa đông. Điều này chỉ có thể lý giải rằng

do sự vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi cơ thể trong cây giữa các bộ phận

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

17

không đồng đều và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như nhiệt độ,

lượng mưa và độ ẩm.

3.1.9.4 Ước tính giá trị năng lượng chuyển hóa ME (kcal/100g DM) của các bộ phận thực vật VMH ăn Kết quả phân tích cho thấy, trong 05 phần thực vật VMH ăn thì ME trong hạt cao nhất (292.37 kcal/100g); rồi đến quả (284.47 kcal/100g); cuống

lá (263.60 kcal/100g); hoa (262.87 kcal/100g); lá thấp nhất (213.02 kcal/100g). Vì cỡ mẫu của hoa (n=2) và hạt (n=2) nhỏ nên không thể đánh giá được hệ số tương quan. Các hệ số tương quan có giá trị (-) (<0) nên thể

hiện mối tương quan nghịch biến: NDF tăng thì ME giảm và NDF giảm thì ME tăng. Xác suất đối với từng hệ số tương quan (p-value) đều bé hơn 0.05

(α) vì vậy kết luận mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này khác 0. Trong cuống lá, hệ số tương quan của MEL, MEH < 0.7 nên thể hiện mối tương quan không

mạnh. Các hệ số tương quan còn lại > 0.7 thể hiện mối tương quan tuyến tính (tương quan mạnh) giữa NDF và MEo, MEL, MEH. Sau đó xây dựng phương trình hồi quy giữa GTNL (ME) với chất xơ (NDF), kết quả trong bảng:

Bảng 3.11: Phương trình hồi qui ước tính GTNL ở cuống lá, quá và lá

Bộ phận

thực vật

Phương trình R2 (%)

MEo MEL MEH MEo MEL MEH

Cuống lá MEo = 369 - 4.32 NDF

MEL = 369 -

3.77 NDF

MEH = 369 - 2.72 NDF

53.4 46.6 31.2

Quả MEo = 385 - 3.76 NDF

MEL = 385 - 3.22 NDF

MEH = 385 - 2.16 NDF

91.4 88.6 77.8

Lá MEo = 355 - 3.70 NDF

MEL = 355 - 3.16 NDF

MEH = 355 - 2.10 NDF

82.9 78.0 61.0

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

18

Ghi chú: Năng lượng chuyển hóa khi lên men bằng 0 (MEo); Năng lượng chuyển hóa khi lên men thấp (MEL); Năng lượng chuyển hóa khi lên men cao (MEH); R2 (R Square): Hệ số tương quan cho biết % sự biến động của ME là do yếu tố NDF gây nên (Hệ số xác định của phương trình). Kết quả ở bảng trên cho thấy: R2 của các phương trình dao động từ 31.2% đến 91.4% và độ tin cậy của phương trình P < 0.05 đạt tiêu chuẩn để kiểm tra. Có một khuynh hướng chung là R2 của các phương trình giảm dần theo thứ tự MEo > MEL > MEH. Và với GTNL tính được trong bảng 3.7 đối với cuống lá, quả và lá thì ngược lại: MEo < MEL < MH. Như vậy, nguyên nhân là do CP, Lipid, NFC, NDF là yếu tố quan trọng làm tăng hoặc giảm lên men trong dạ cỏ và do đó ảnh hưởng đến ME. 3.1.9.5 Tính hạn chế hấp thu dinh dưỡng (antinutritional factors – ANF) của các hợp chất thứ sinh trong các bộ phận thực vật VMH chọn ăn TP và Tannin được phân tích trong các bộ phận thực vật VMH ăn tính

chung cả năm và được trình bày ở đây là trung bình (Mean) và SEM (Standard Error of Mean) với mức ý nghĩa α = 0.05. Kết quả phân tích cho

thấy hàm lượng Tannin trong các phần thực vật VMH ăn cao hơn so với TP. Cao nhất là trong lá (4.81%) rồi đến quả (4.31%), cuống lá (4.02%), hoa

(2.90) và thấp nhất trong hạt (1.98%). Sự thay đổi TP và Tannin trong cuống lá, quả, lá và hạt không có sự sai khác nhiều theo mùa, nghĩa là nếu TP trong mùa này tăng hoặc giảm sẽ kéo theo sự tăng hoặc giảm tương tự trong mùa

kia. Chỉ có cuống lá và lá có khác biệt về TP và Tannin theo chiều ngược nhau trong mùa thu và đông.

3.2 CƠ SỞ THỨC ĂN CHO VOỌC MŨI HẾCH Ở KBT KHAU CA 3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh của VMH tại KBT Khau Ca 3.2.1.1 Đặc điểm thảm thực vật trong các sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca Dựa trên kết quả giải đoán ảnh vệ tinh SPOT-5 và các cuộc điều tra

thực địa, thảm thực vật ở KBT Khau Ca thuộc quần hệ Rừng rậm thường

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

19

xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp (độ cao từ 500m – 1600m) với 7 kiểu

quần xã thực vật khác nhau. Dựa trên cấu trúc thảm thực vật và kết quả theo dõi hoạt động của VMH có thể chia KBT Khau Ca thành 5 dạng sinh cảnh chính như sau: Sinh cảnh 1 - Rừng thường xanh cây lá rộng nguyên sinh

trên sườn núi đá vôi và lòng chảo caxtơ - Gặp VMH ra hoạt động nhiều nhất; Sinh cảnh 2 - Rừng thường xanh cây lá rộng ít bị tác động trên núi đá

vôi - VMH thường ra hoạt động; Sinh cảnh 3 - Rừng thường xanh trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi - Ít khi gặp VMH hoạt động; Sinh cảnh 4 - Rừng thứ sinh thường xanh cây lá rộng - rất hiếm gặp VMH hoạt động; Sinh cảnh

5 -Trảng cây bụi thứ sinh và trảng cỏ thứ sinh - Không gặp VMH ra hoạt động.

3.2.1.2 Chỉ số phong phú thức ăn của các sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca

Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ số phong phú thức ăn của 3 sinh cảnh phù hợp cho VMH được nêu trong Bảng 3.14. Bảng 3.14. Một số chỉ số phong phú thức ăn của VMH ở 3 sinh cảnh phù

hợp cho VMH ở KBT Khau Ca

Sinh cảnh

VMH ăn hay không

Số loài

(loài)

Số cây

(cây)

Độ trội

(km2)

Sinh khối

lá (kg/ha)

SC 1

N=13

Ăn 19 316 40.062,18 2.622,73

Không ăn 36 312 9.292,24 889,30

Tổng: 55 628 48.817,54 3.461,67

Tỷ lệ Ăn/Tổng 34,55% 50,32% 82,07% 75,77%

SC 2 N=6

Ăn 14 73 11.966,68 899,83

Không ăn 37 207 19.913,28 1.551,08

Tổng: 51 280 31.879,96 2.450,91

Tỷ lệ Ăn/Tổng 27,45% 26,07% 37,54% 36,71%

Ăn 14 34 9.416,95 780,61

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

20

SC 3

N=2 Không ăn 26 69 13.503,56 1.054,97

Tổng: 40 103 22.920,51 1.835,5

Tỷ lệ Ăn/Tổng 35,00% 33,01% 41,09% 42,53%

Ghi chú: SC1- Rừng thường xanh nguyên sinh cây lá rộng trên sườn và lòng chảo caxtơ. SC2 - Rừng thường xanh cây lá rộng ít bị tác động trên núi đá vôi. SC3-Rừng thường xanh trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi

Trong 3 sinh cảnh phù hợp nhất cho hoạt động của VMH ở KBT Khau Ca, Sinh cảnh 1 - rừng thường xanh nguyên sinh cây lá rộng trên sườn và lòng chảo caxtơ - có khả năng cung cấp nguồn thức ăn cao nhất cho VMH, đây cũng là sinh cảnh rừng có diện tích lớn nhất trong số các sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca (khoảng 487,5 ha). Tiếp đến là Sinh cảnh 3 - rừng thường xanh trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi, tuy nhiên, sinh cảnh này có diện tích nhỏ (58 ha) trong Khu bảo tồn. Cuối cùng, là sinh cảnh 2 - rừng rậm thường xanh cây lá rộng ít bị tác động trên núi đá vôi; sinh cảnh này có diện tích khoảng 125 ha.

3.2.1.3 Biến động độ phong phú thức ăn của VMH theo các tháng trong năm

So sánh biểu đồ biến động chỉ số phong phú của các bộ phận lá non, lá trưởng thành, hoa và quả của nhóm 217 cây VMH chọn ăn và 669 cây gỗ theo dõi cho thấy chúng có nhịp độ thay đổi tương tự nhau ở mỗi bộ phận. Cụ thể, lá trưởng thành phong phú ở tất cả các tháng trong năm, nhưng thấp hơn các tháng 3 và tháng 4. Lá non tồn tại hầu như ở tất cả các tháng trong năm nhưng độ phong phú thấp hơn nhiều so lá trưởng thành; đạt trị số lớn hơn từ tháng 2 đến tháng 4, cao nhất vào tháng 3, các tháng khác độ phong phú rất thấp. Hoa chỉ xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5, đạt chỉ số cao đột biến vào tháng 3. Quả xuất hiện rải rác ở các tháng nhưng nhiều từ tháng 6 đến tháng 12 và có chỉ số phong phú thấp. Như vậy, nguồn thức ăn cho VMH gồm lá non và cuống lá luôn sẵn với độ phong phú cao ở tất cả các tháng trong năm;

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

21

hoa chỉ xuất hiện nhiều từ tháng 1 đến tháng 5; quả có ở hầu hết các tháng trong năm nhưng tập trung vào tháng 6 đến tháng 12.

3.2.1.4 Các loài cây thức ăn quan trọng của VMH ở KBT Khau Ca

Việc xác định những loài cây thức ăn quan trọng đối với VMH là rất cần thiết cho việc quản lý sinh cảnh một cách hợp lý. Các nghiên cứu của Chapman et al. (1992) và Kool (1992) cho thấy độ phủ (Coverage) của cây tỷ lệ thuận với sinh khối lá và sinh khối quả là những bộ phận VMH thường ăn. Độ phủ của cây càng lớn thì sinh khối lá và sinh khối quả của cây càng cao, cũng có nghĩa là khả năng cung cấp thức ăn cho VMH của cây càng lớn. Vì vậy, một loài cây được xem là cây thức ăn quan trọng cho VMH phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Đã nhiều lần quan sát được VMH ăn các bộ phận của cây đó. - Có độ phủ lớn hơn đáng kể so với độ phủ của các cây thức ăn khác

trong cùng sinh cảnh Trong các sinh cảnh ở KBT Khau Ca, có 4 loài được xem là loài cây thức ăn quan trọng cho VMH gồm: Nghiến, Trai lý, Nhọc lá nhỏ và Sâng, trong đó, Nghiến là loài có vai trò đặc biệt quan trọng vì có độ phủ lớn nhất.

3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN SINH CẢNH VMH Ở KBT KHAU CA 3.3.1 Những vấn đề tồn tại liên quan đến sinh thái dinh dưỡng của VMH 3.3.1.1 Sự suy thoái sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca Do các tác động khai thác lâm sản và phá rừng để canh tác nông nghiệp quá mức, đến nay, tất cả các vùng núi xung quanh Khau Ca và thậm chí một phần không nhỏ diện tích rừng trên núi Khau Ca đã bị mất hoặc suy thoái, chuyển thành những quần xã rừng thứ sinh đang phục hồi, trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh hoặc các quần xã nhân tác như nương rẫy, đất trồng cây lâu năm, rừng trồng. Mặc dù, các sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca vẫn còn khả năng cung cấp đủ nguồn thức ăn cần thiết cho quần thể

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

22

VMH với khoảng 110 -113 cá thể hiện nay, nhưng do các diện tích quá nhỏ nên có thể sẽ không có khả năng cung cấp đủ nguồn thức ăn cho quần thể VMH tồn tại và phát triển lâu dài với số lượng cá thể tăng lên nhiều hơn trong tương lai.

3.3.1.2 Các đe dọa đối với sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca: Cháy rừng, khai thác gỗ.

3.3.1.3 Vấn đề kết nối sinh cảnh KBT Khau Ca với KBTTN Du Già Chưa có nghiên cứu đánh giá sinh cảnh và khả năng kết nốt. Chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao VMH hầu như không còn ở KBTTN Du Già.

3.3.1.4 Vấn đề đánh giá sinh cảnh phù hợp cho VMH Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính phù hợp của sinh cảnh cho hoạt động của VMH. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã bước đầu tạo lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá tính phù hợp của một sinh cảnh đối với hoạt động kiếm ăn của VMH.

3.3.2 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn sinh cảnh VMH ở Khau Ca 1) Bảo vệ nghiêm ngặt các sinh cảnh VMH hiện còn ở KBT Khau Ca Cần tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm và cán bộ bảo vệ của Ban quản lý KBT Khau Ca; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm xảy ra. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn VMH, bảo vệ rừng và các quy định pháp lý liên quan của Nhà nước và của Khu bảo tồn. Cần xây dựng hệ thống mốc giới, biển báo ranh giới Khu bảo tồn để mọi người dân dễ dàng nhận biết phạm vi, ranh giới của Khu bảo tồn. 2) Phục hồi và cải tạo các sinh cảnh bị suy thoái trong KBT Khau Ca Cần có các giải pháp phục hồi và cải tạo các sinh cảnh này theo hướng đáp ứng các yêu cầu sinh thái của VMH. Cụ thể, cần bảo vệ tốt để các diện tích rừng đã bị suy thoái có thể tái sinh tự nhiên, tiến hành một số biện pháp lâm sinh để thúc đẩy sử phát triển của các cây gỗ, đặc biệt là các cây thức ăn

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

23

của VMH; cần tiến hành trồng lại rừng với các loài cây bản địa, đặc biệt là các loài cây thức ăn của VMH ở những khu vực không còn rừng. 3) Giám sát hoạt động kiếm ăn của VMH và các cây thức ăn quan trọng của VMH ở KBT Khau Ca

Cần có chương trình thường xuyên giám sát sự phát triển và độ an toàn của các cây thức ăn nói riêng và cây gỗ nói chung trong KBT Khau Ca; đồng thời cũng cần tiến hành giám sát hoạt động kiếm ăn của VMH để theo dõi sự thay đổi vùng hoạt động kiểm ăn của VMH, xác định nguyên nhân của sự thay đổi này để kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục các tác động bất lợi gây ra. 4) Nghiên cứu mở rộng sinh cảnh VMH ra ngoài phạm vi KBT Khau Ca Cần tiến hành nghiên cứu khả thi kết nối sinh cảnh giữa KBT Khau Ca và KBTTN Du Già.

KẾT LUẬN

I. Kết luận

1. VMH ăn lá non, cuống lá, hoa, quả và hạt của nhiều loài cây hoang dã; đến nay, đã ghi nhận được 38 loài cây thức ăn của VMH, thuộc 29 chi và 23 họ thực vật bậc cao; trong đó chủ yếu là các loài cây gỗ lớn (30 loài). Các loài cây thức ăn quan trọng nhất gồm: Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nhọc lá nhỏ (Polyalthia thorelii) và Sâng (Pometia pinnata). 2. VMH có tính lựa chọn thức ăn khá cao và tuân theo mô hình "tìm kiếm thức ăn tối ưu" - chọn các loại thức ăn có tỷ lệ hàm lượng protein thô /chất xơ cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn của VMH bao gồm: nước, carbohydrate hòa tan và ME. 3. Quả là nguồn thức ăn giàu protein, đường, tinh bột và lipid nhất cho VMH, tiếp đến là hạt, hoa và lá non. Hạt và quả là nguồn cung cấp ME cao nhất; cuống lá là nguồn cung cấp chất khoáng tốt nhất, đặc biệt là canxi. Lá

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

24

non là nguồn protein, đường, tinh bột, lipid quan trọng, nhưng có hàm lượng Tannin cao và ME thấp. Lá non và lá trưởng thành có độ phong phú cao trong tất cả các tháng trong năm; hoa chỉ xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5, cao đột biến vào tháng 3. Quả xuất hiện rải rác ở các tháng trong năm, phong phú nhất từ tháng 6 đến tháng 12. Mùa Xuân - Hạ là thời kỳ có lượng thức ăn phong phú, đa dạng nhất (lá trưởng thành, lá non, hoa, quả và hạt) và có chất lượng cao. Mùa Thu - Đông là thời kỳ khan hiếm thức ăn hơn, lá và cuống lá có hàm lượng chất xơ cao, nên VMH chuyển sang chọn ăn các loài quả và hạt. 4. Các sinh cảnh phù hợp cho hoạt động kiếm ăn của VMH ở Khau Ca bao gồm: Sinh cảnh rừng thường xanh cây lá rộng nguyên sinh trên sườn núi đá vôi và lòng chảo caxtơ ở độ cao trên 600 m svmb; Sinh cảnh rừng thường xanh cây lá rộng ít bị tác động trên núi đá vôi ở độ cao trên 600 m svmb và sinh cảnh rừng thường xanh trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi ở độ cao trên 800 m; Sinh cảnh ít phù hợp hơn là rừng thứ sinh thường xanh cây lá rộng ở độ cao dưới 800 m. Các chỉ tiêu sinh thái dinh dưỡng cơ bản của các sinh cảnh VMH gồm: a) có nhiều cây gỗ lớn với tỷ lệ protein thô / chất xơ (CP/ADF) trong lá cao và hàm lượng các hợp chất thứ sinh thấp; b) các cây thức ăn có tỷ lệ độ phủ lớn (≥ 37%) và tỷ lệ sinh khối lá lớn ( ≥ 36%); c) có nguồn thức ăn phong phú trong tất cả các tháng trong năm. 5. Thảm thực vật rừng ở KBT Khau Ca đã bị suy giảm mạnh về diện tích và chất lượng. Rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động chỉ còn lại ở các đai cao trên 600 m svmb, trên các sườn dốc và đỉnh núi hiểm trở, xa dân cư. Các sinh cảnh phù hợp cho VMH chỉ còn gần 1.000 ha, chiếm dưới 50% diện tích Khu bảo tồn và có thể tiếp tục bị suy thoái bởi nguy cơ cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép của người dân địa phương và khai thác khoáng sản. Khả năng kết nối sinh cảnh với KBTTN Du Già chưa được nghiên cứu và ngày càng có nguy cơ khó thực hiện. Để tăng cường hiệu quả quản lý bảo vệ sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca, một số giải pháp cần

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

25

thực hiện ngay bao gồm: 1) Bảo vệ nghiêm ngặt các sinh cảnh VMH hiện còn ở KBT Khau Ca; 2) Phục hồi và cải tạo các sinh cảnh bị suy thoái trong KBT Khau Ca; 3) Giám sát hoạt động kiếm ăn và các cây thức ăn quan trọng của VMH ở KBT Khau Ca và 4) Nghiên cứu mở rộng sinh cảnh VMH ra ngoài phạm vi KBT Khau Ca

II. Kiến nghị

- Đo độ dai của các bộ phận thực vật VMH ăn và không ăn để đánh giá mối tương quan giữa độ dai và chất xơ trong các bộ phận thực vật VMH ăn và không ăn.

- Tiếp tục nghiên cứu về hệ tiêu hóa của VMH để phục vụ cho nhân nuôi VMH trong điều kiện nuôi nhốt.

- Nghiên cứu về sự cạnh tranh nguồn thức ăn giữa VMH và khỉ vàng (Macaca mullata), khỉ mốc (Macaca assamensis), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) tại KBT Khau Ca.

PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com