9

MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous
Page 2: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 01(86).2015

KHOA HỌC KỸ THUẬT

Ảnh hưởng của vận tốc đá dẫn và góc cao tâm của chi tiết đến độ nhám và độ không tròn của chi tiết khi mài vô tâm chạy dao hướng kính Influence of control wheel velocity and center height angle of workpiece on roughness and roundness error in plunge centerless

grinding

Ngô Cường, Phan Bui Khôi, Đỗ Đức Trung 1

Một số đặc điểm hóa sinh của nguyên liệu phục vụ chế biến dầu gan mực Biochemical characteristics of raw material used for processing squid liver oil

Bui Xuân Đông, Đặng Đức Long, Phạm Trần Vĩnh Phú, Tạ Ngọc Ly, Đoàn Thị Hoài Nam, Lê Lý Thùy Trâm, Võ Công Tuấn 5

Nghiên cứu ứng dụng máy lạnh ghép tầng trong kỹ thuật bảo quản máu và các chế phẩm từ máu Study of cascade refrigeration applications to technology of preserving blood and blood products

Hoàng Ngọc Đồng, Nguyễn Thành Văn, Lê Minh Trí 8

Tính chất và khả năng bảo vệ kim loại của màng polypyrrole pha tạp bằng anion hexafluorotitanate TiF62- Properties and corrosion protection for metal of polypyrrole film doped with hexafluorotitanate TiF62- anion

Lê Minh Đức, Nguyễn Thị Hường 12

Thực trạng cấp nước cho nhà cao tầng ở Đà Nẵng Water supply for high buildings in Danang and proposals for appropriate water supply

Mai Thị Thuy Dương 16

Phân tích biến thiên áp suất trong động cơ dual fuel biogas-diesel cho bởi mô phỏng và thực nghiệm In cylinder pressure analysis in biogas-diesel dual fuel engine by simulation and experiment

Bui Văn Ga, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Văn Anh, Võ Anh Vũ, Bui Văn Hung 24

Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử để điều khiển hệ thống gương mặt trời Research and application of hedge algebra to control the solar mirror system

Trần Hữu Châu Giang, Lê Thành Bắc 30

Nghiên cứu khả năng giảm phát thải khí CO2 thông qua áp dụng chương trình hành động sinh thái (eco action 21) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng A study of evaluating CO2 emissions reduction by applying eco action 21 program at small & medium enterprises in Danang city

Hoàng Hải 35

So sánh sự đóng rắn ẩm ở nhiệt độ thường của các polysilazane bằng quang phổ hồng ngoại phản xạ - hấp thụ Moisture-curing comparison of different polysilazanes at room temperature by infrared reflectionabsorption spectroscopy

Nguyễn Thị Diệu Hằng, Nguyễn Đình Lâm 39

Mở rộng khả năng tạo mẫu nhanh trên máy phay CNC ba trục Expanding the capability of the 3-axis CNC milling machine for rapid prototyping

Bùi Minh Hiển, Phạm Văn Hiền 44

Mô phỏng thiết kế bộ điều khiển mờ cho robot di động Design and simulation of fuzzy control for mobile robot

Lưu Trọng Hiếu, Lê Hồng Lâm, Nguyễn Hữu Hiếu 48

Nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng thứ cấp đến giá trị nội lực của kết cấu cầu cong bằng bê tông cốt thép Study on the effect of the secondary load to the instrinsic value of the curved bridge structure with reinforced concrete

Hoàng Phương Hoa 52

Nghiên cứu tận dụng nhiệt thải từ lò tráng bánh để sấy bánh tráng Research on recycling waste heat from rice paper stove for rice paper drying

Mã Phước Hoàng 58

Khảo sát sự tác động của tải trọng ngang đến ứng suất cắt - trượt trong kết cấu áo đường mềm Study of the effects of horizontal load on shear stress in flexible pavement structures

Phạm Kiên 62

Phạm vi sử dụng tín hiệu đèn tại nút giao thông vòng đảo ở thành phố Đà Nẵng Applicability of traffic signals at roundabouts in Danang city

Vũ Quý Lộc, Phan Cao Thọ, Trần Thị Phương Anh 66

Diode cộng hưởng đường hầm làm từ vật liệu lớp nguyên tử MoS2 Resonant tunneling diode made up of atomic-layered MoS2 materials

Nguyễn Linh Nam 70

Page 3: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous stirred tank reactor) Building control model for continuous stirred tank reactor

Mai Thị Đoan Thanh, Đoàn Quang Vinh 74

Một phương pháp mô phỏng ứng xử của kết cấu sử dụng mô hình response surface meta-model A method for structural behaviour simulation

Lê Khánh Toàn 79

Tiện nghi nhiệt trong một số giảng đường thông gió tự nhiên Thermal comfort in some naturally-ventilated lecture halls

Nguyễn Anh Tuấn, Lê Thị Kim Dung 85

Chẩn đoán mạch từ và các cuộn dây của máy biến áp lực bằng kỹ thuật phân tích đáp ứng tần số quét Diagnosis of power transformer magnetic core and windings failure by sweep frequency response analysis

Đinh Thành Việt, Lê Hoài Sơn 90

Đánh giá các phương pháp điều khiển biến tần ba pha và sử dụng FPGA trong điều chế vector không gian Evaluation of the method of three-fhase inverter control and FPGA use in space vector modulation

Đoàn Quang Vinh, Nguyễn Hữu Việt Siêu 95

Định vị sự cố trên đường dây truyền tải sử dụng số liệu đo lường từ hai đầu đường dây không sử dụng thông số và chiều dài đường dây Fault location on transmission lines using measurement signals from two-ends, not length of line and parameters

Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đức Huy 101

KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Xây dựng phân hệ xếp lịch thi và tích hợp vào hệ thống moodle tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Developing the exam time table plugin and integrating it into moodle at The University of Danang, University of Economics

Vũ Hà Tuấn Anh 104

Đánh giá rủi ro kim loại nặng trong trầm tích mặt ở hạ lưu sông Cu Đê bằng chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (PERI) Ecological risk assessment of some heavy metals in surface sediments of Cude river downstream based on potential ecological risk

index (PERI)

Đoạn Chí Cường, Võ Văn Minh, Trần Ngọc Sơn 109

Xây dựng kho dữ liệu phục vụ hệ thống phát hiện sao chép Building a data warehouse for duplicate detection system

Châu Thuy Dương, Võ Trung Hung, Hồ Phan Hiếu 114

Nghiên cứu thiết kế giao thức xuyên lớp PHY, MAC, network nâng cao hiệu năng mạng ad-hoc đa chặng Research on the PHY, MAC, network cross-layer protocol design to improve the performance of multi-hop ad-hoc networks

Nguyễn Quang Khánh, Nguyễn Văn Đức 119

Xác định selenium trong mẫu địa chất bằng phương pháp trùng phùng gamma - gamma Determination of selenium in geology sample by gamma – gamma coincidence menthod

Trương Văn Minh, Phạm Đình Khang, Nguyễn Xuân Hải, Hồ Hữu Thắng, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Giằng 124

Đa dạng thành phần loài rắn ở khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, thành phố Đà Nẵng Diversity of snake composition of species from Ba Na – Nui Chua nature reserve in Danang city

Phạm Hồng Thái, Đinh Thị Phương Anh, Lê Nguyên Ngật 127

Tổng hợp phức lantan glutamat và thử nghiệm hoạt tính sinh học đến sự sinh trưởng và phát triển cây dưa leo Synthesis of glutamate lanthanum complex and surveying the biological activity on the growth and development of the cucumber

Nguyễn Minh Thông, Lê Thị Thu Trang, Phạm Thị Thùy Trang, Quách Xuân Quỳnh, Bùi Thị Ngọc Hân 130

Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của giống dưa trời T3291 (Trichosanthes anguina l.) Trồng ở vụ xuân hè tại Đà Nẵng A study of the growth, development, productivity and quality of the trichosanthes T3291 planted in ecological conditions of the spring

- summer crop in Danang Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Tấn Lê 135

Page 4: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

24 Bùi Văn Ga, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Văn Anh, Võ Anh Vũ, Bùi Văn Hùng

PHÂN TÍCH BIẾN THIÊN ÁP SUẤT TRONG ĐỘNG CƠ DUAL FUEL

BIOGAS-DIESEL CHO BỞI MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM

IN CYLINDER PRESSURE ANALYSIS IN BIOGAS-DIESEL

DUAL FUEL ENGINE BY SIMULATION AND EXPERIMENT

Bùi Văn Ga1, Nguyễn Việt Hải2, Nguyễn Văn Anh3, Võ Anh Vũ2, Bùi Văn Hùng2 1Bộ Giáo dục và Đào tạo; Email: [email protected]

2Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng 3Trường Cao đẳng Công nghiệp Thừa Thiên Huế

Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả phân tích biến thiên áp suất trong xi lanh động cơ cho bởi mô phỏng và thực nghiệm trên động cơ dual fuel biogas-diesel được cải tạo từ động cơ diesel Vikyno EV2600-NB. Mô phỏng được thực hiện nhờ phần mềm FLUENT. Thực nghiệm được tiến hành trên băng thử động cơ AVL. Kết quả cho thấy công chỉ thị chu trình của động cơ cho bởi mô phỏng lớn hơn công chỉ thị chu trình thực nghiệm khoảng 8% trong phạm vi tốc độ động cơ từ 1000 vòng/phút đến 2000 vòng/phút. Công chỉ thị chu trình của động cơ cho bởi mô phỏng đạt giá trị cực đại khi

=1 trong khi đó công chỉ thị chu trình cho bởi thực nghiệm đạt giá

trị cực đại khi =1,1. Ở tốc độ định mức, công suất có ích của động cơ dual fuel thấp hơn công suất có ích của động cơ diesel nguyên thủy 12% khi chạy bằng biogas chứa 80% CH4 và 25% khi chạy bằng biogas chứa 60% CH4.

Abstract - The paper presents the results of analysis of pressure variation given by simulation and experiment in cylinder of biogas-diesel dual engine converted from Vikyno EV2600-NB diesel engine. Simulation was performed by the CFD software FLUENT. Experiment was conducted on the AVL engine dynamometer. The results showed that the indicated engine cycle work given by simulation is about 8% higher than that given by experiment in engine speed range from 1,000rpm to 2000rpm. The peak of

indicated engine cycle work given by simulation is found at =1.1

whereas that given by experiment is found at =1. At rated speed, brake power of dual fuel engine is less than that of original diesel engine about 12 % and 25% as engine fueled with biogas containing 80% CH4 and 60% CH4 respectively.

Từ khóa - động cơ biogas; động cơ dual-fuel; năng lượng tái tạo; áp suất buồng cháy; CFD.

Key words - biogas engine; dual-fuel engine, renewable energy, in cylinder pressure; CFD.

Ký hiệu:

n: Tốc độ động cơ (vòng/phút);

pi: Áp suất chỉ thị (bar);

Pe: Công suất có ích của động cơ (kW);

Wi: Công chỉ thị chu trình (J/chu trình);

: Hệ số tương đương của hỗn hợp biogas-không khí;

: Góc quay trục khuỷu ();

s: Góc phun sớm ();

m: Hiệu suất cơ giới.

1. Giới thiệu

Mô phỏng quá trình cháy động cơ dual fuel biogas

diesel được cải tạo từ động cơ diesel Vikyno EV2600-NB

đã được giới thiệu trong các công trình trước đây [1], [2].

Khác với động cơ đánh lửa cưỡng bức, động cơ dual fuel

biogas-diesel đánh lửa bằng tia phun mồi diesel, do đó

màng lửa xuất phát từ mũi tia phun nằm trong buồng cháy

omega chứ không phải nằm trên đỉnh buồng cháy. Sau khi

bén lửa, tia phun cháy nhanh tạo thành một đuốc lửa với

năng lượng lớn khiến cho hỗn hợp biogas-không khí được

chuẩn bị trước bốc cháy nhanh chóng. Điều này làm cho

đồ thị biến thiên áp suất của động cơ dual fuel khác với đồ

thị biến thiên áp suất của động cơ diesel.

Hình 1 giới thiệu một kết quả tính toán mô phỏng tiêu

biểu về nồng độ CH4, nhiệt độ và tốc độ trong buồng cháy

động cơ khi chạy ở tốc độ 1000 vòng/phút và 2000

vòng/phút với biogas chứa 60% CH4 ở vị trí góc quay trục

khuỷu 5 trước ĐCT. Phun mồi được thực hiện tại vị trí 25

trước ĐCT. Chúng ta thấy tại cùng một vị trí góc quay trục

khuỷu, khi tốc độ động cơ càng thấp thì màng lửa di chuyển

càng xa trục buồng cháy. Mặc dù khi tốc độ động cơ tăng

thì vận động xoáy lốc của hỗn hợp tăng làm tăng tốc độ

cháy nhưng yếu tố này không bù trừ được mức độ giảm

thời gian ứng với mỗi độ góc quay trục khuỷu.

Hình 1. Trường nồng độ CH4, trường nhiệt độ và trường tốc độ

của môi chất trong buồng cháy động cơ dual fuel biogas-diesel

khi chạy bằng biogas chứa 60% CH4 ở tốc độ 1000 vòng/phút và

2000 vòng/phút, góc phun sớm 25

Những kết quả tính toán mô phỏng cần được kiểm

chứng bằng thực nghiệm để đánh giá mức độ chính xác.

Trên cơ sở đó chúng ta có thể dùng mô phỏng để dự báo

tính năng công tác của động cơ dual fuel biogas-diesel mà

không cần phải làm thí nghiệm tốn kém.

Trong nghiên cứu này, thực nghiệm được tiến hành ở

Phòng Thí nghiệm Động cơ đốt trong thuộc Trường Đại

học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng. Đây là phòng thí nghiệm

được trang bị thiết bị đồng bộ của Hãng AVL. Hình 2 giới

thiệu hệ thống thí nghiệm. Băng thử APA 204 được điều

khiển và thu nhận dữ liệu qua hệ thống Puma. Lưu lượng

không khí được đo bằng lưu lượng kế ABB vận hành theo

nguyên lý sợi nóng. Lưu lượng biogas được đo bằng lưu

lượng kế điện tử kiểu chênh áp qua màng. Thiết bị Indiset

620 gắn kết với các cảm biến đo các thông số trong buồng

Page 5: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 01(86).2015 25

cháy động cơ: áp suất buồng cháy, tín hiệu kích nổ, góc

đánh lửa hay góc phun sớm, độ nhấc kim phun đối với động

cơ diesel, xác định vị trí TDC. Encoder 364C được sử dụng

để chuyển đổi tốc độ góc của trục khuỷu động cơ sang tín

hiệu số. Nguồn dữ liệu trong thực nghiệm được phân tích

đánh giá và kết xuất bằng phần mềm chuyên dụng

Concerto. Áp suất trong buồng cháy được ghi nhận nhờ

cảm biến áp suất GU12P được lắp trực tiếp trong buồng

cháy động cơ. Tín hiệu của cảm biến được khuếch đại bởi

bộ khuếch đại tín hiệu điện áp 3067A01 Piezo Amplifier.

Dữ liệu thí nghiệm được ghi nhận, xử lý và truy suất nhờ

phần mềm IndiWin Software. Tín hiệu của các cảm biến

được chuyển vào máy tính thông qua bộ chuyển đổi AVL

620 Indiset.

Hình 2. Băng thử công suất APA 204 và động cơ dual fuel

biogas-diesel thử nghiệm Vikyno EV2600-NB

Thí nghiệm được tiến hành trước tiên bằng việc đo

lượng phun diesel cực đại và lượng diesel phun mồi. Khi

chạy bằng biogas, lượng diesel phun mồi được điều chỉnh

bằng 10% lượng phun cực đại nhờ vít hạn chế bơm cao áp.

Nhiên liệu biogas được lọc H2S và CO2 bằng NaOH trước

khi nén vào bình áp lực ở áp suất 100 bar. Trước khi làm

thí nghiệm, biogas được nạp vào túi chứa khí và được pha

trộn với CO2 để đảm bảo thành phần biogas theo yêu cầu.

Thành phần biogas được xác định bằng máy phân tích

biogas chuyên dụng GFM435.

Trong sử dụng người ta quan tâm nhiều đến công suất

động cơ dual fuel biogas-diesel so với công suất động cơ

diesel nguyên thủy. Thực tế cho thấy ta có thể thay đổi

lượng phun để điều chỉnh công suất động cơ theo yêu cầu

tải bên ngoài khi động cơ làm việc với biogas nghèo [3]

nhưng điều này làm giảm tính kinh tế của động cơ biogas

[4]. Do vậy trong vận hành động cơ, chúng ta duy trì lượng

phun diesel tối thiểu để đánh lửa và làm mát vòi phun.

Tippayawong và cộng sự [5] cho rằng công suất của động

cơ dual fuel biogas-diesel có thể đạt giá trị tương đương

công suất động cơ diesel nguyên thủy trong khi Mitzlaff và

cộng sự [6] chỉ ra rằng công suất động cơ dual fuel biogas-

diesel có thể cao hơn công suất động cơ diesel. Trong công

trình này chúng ta sẽ nghiên cứu cả thực nghiệm và mô

hình hóa biến thiên áp suất trong xi lanh động cơ để xác

định mức chênh lệch giữa công suất động cơ dual fuel so

với công suất động cơ diesel nguyên thủy.

2. Kết quả và bình luận

2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng CH4 trong biogas

Hình 3a, Hình 3b, Hình 3c trình bày so sánh biến thiên

áp suất trong xi lanh động cơ dual fuel biogas-diesel khi

chạy bằng biogas chứa 60%, 70% và 80% CH4 ở tốc độ

2000 vòng/phút. Hệ số tương đương=1 và góc phun sớm

22,25 trước ĐCT. Các hình này cho thấy áp suất trong xi

lanh động cơ cho bởi mô phỏng cao hơn áp suất cho bởi

thực nghiệm trong quá trình cháy và dãn nở. Áp suất cực

đại cho bởi mô phỏng cao hơn áp suất cực đại thực nghiệm

khoảng từ 3% đến 10%. Chênh lệch giữa hai kết quả càng

cao khi hàm lượng CH4 trong biogas càng bé. Sự khác biệt

giá trị áp suất cho bởi mô phỏng và thực nghiệm có thể

được giải thích do những lý do: (1) mô phỏng tốc độ lan

tràn màn lửa theo thành phần biogas trong mô hình cao hơn

thực tế do sự hiện diện CO2 trong hỗn hợp cháy ảnh hưởng

đến tốc độ cháy lớn hơn dự kiến; (2) mô phỏng đánh lửa

(nguồn nhiệt hình trụ) trong mô hình tính toán có sự khác

biệt với thực tế diễn ra trong buồng cháy động cơ dual fuel

(tia phun cháy khuếch tán); (3) truyền nhiệt giữa môi chất

công tác và thành xi lanh trong mô hình chưa tính chi tiết

thành phần bức xạ do quá trình cháy khuếch tán tia phun

mồi.

(a)

(b)

Hình 3. So sánh biến thiên áp suất trong xi lanh động cơ cho

bởi mô phỏng và thực nghiệm trên động cơ dual fuel chạy ở tốc

độ 2000 vòng/phút với biogas chứa 60% CH4 (a), 70% CH4 (b)

và 80% CH4 (c); =1; s=25

Sự khác biệt đường cong áp suất dẫn đến sự biệt về đồ

thị công chu trình giới thiệu trên các Hình 4a, Hình 4b và

Hình 4c tương ứng với biogas chứa 60%, 70% và 80%

CH4. Trong quá trình nén, áp suất mô phỏng cao hơn áp

suất thực nghiệm làm giảm công chỉ thị mô phỏng. Ngược

lại áp suất mô phỏng trên đường dãn nở cao hơn áp suất

thực nghiệm làm tăng công chỉ thị mô phỏng. Hình 5 so

sánh công chỉ thị chu trình cho bởi mô phỏng và thực

nghiệm khi động cơ dual fuel chạy bằng biogas có thành

phần CH4 khác nhau với =1 ở tốc độ 2000 vòng/phút. Kết

quả so sánh này cho thấy sự khác biệt công chỉ thị cho bởi

mô hình và thực nghiệm giảm dần khi thành phần CH4

trong biogas tăng. Công chỉ thị chu trình cho bởi mô phỏng

0

20

40

60

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng

Thực nghiệm

0

20

40

60

80

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng

Thực nghiệm

Page 6: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

26 Bùi Văn Ga, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Văn Anh, Võ Anh Vũ, Bùi Văn Hùng

cao hơn giá trị cho bởi thực nghiệm khoảng 10% với biogas

chứa 60% CH4 và 3% với biogas chứa 80% CH4.

(a)

(b)

Hình 4. So sánh đồ thị công chỉ thị cho bởi mô phỏng và thực

nghiệm trên động cơ dual fuel chạy ở tốc độ 2000 vòng/phút với

biogas chứa 60% CH4 (a), 70% CH4 (b) và 80% CH4 (c); =1;

s=22,25

Hình 5. So sánh công chỉ thị chu trình cho bởi mô phỏng và thực

nghiệm khi động cơ dual fuel chạy bằng biogas có chứa thành

phần CH4 khác nhau

2.2. Ảnh hưởng của hệ số tương đương

Các Hình 6a, Hình 6b và Hình 6c so sánh biến thiên áp

suất trong xi lanh động cơ cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

khi động cơ chạy ở tốc độ 1700 vòng/phút bằng biogas chứa

80% CH4 với hệ số tương đương =0,7, =0,9 và =1,1.

Chênh lệch áp suất giữa mô phỏng và thực nghiệm diễn ra

chủ yếu trên đường nén. Điều này có thể giải thích do trong

mô phỏng tốc độ cháy cao hơn so với thực. Chênh lệch áp

suất trên đường dãn nở cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

càng rõ nét khi hệ số tương đương càng giảm.

Các Hình 7a, Hình 7b và Hình 7c so sánh biến thiên

công chỉ thị chu trình theo hệ số tương đương khi động cơ

chạy bằng biogas có thành phần CH4 khác nhau ở các chế

độ tốc độ khác nhau. Kết quả so sánh trên các hình này cho

ta những nhận xét chúng: (1) các đường cong biến thiên

theo qui luật chung là có một giá trị mà ở đó công chỉ thị

chu trình đạt giá trị cực đại; (2) đường cong mô phỏng đạt

giá trị cực đại ứng với xấp xỉ 1 trong khi đó đường cong

thực nghiệm đạt giá trị cực đại ứng với xấp xỉ 1,1; (3)

chênh lệch giữa công chỉ thị cho bởi mô phỏng và thực

nghiệm dưới 10% ở tất cả các chế độ vận hành. Kết quả

tính toán công chỉ thị cho thấy khi càng bé thì mức độ

chênh lệch giữa công chỉ thị cho bởi mô phỏng và thực

nghiệm càng lớn. Mức độ chênh lệch 3% khi =1,1 và 10%

khi =0,7.

Các Hình 8a, Hình 8b và Hình 8c so sánh công suất có

ích của động cơ dual fuel cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

khi thành phần CH4 trong biogas cũng như tốc độ động cơ

thay đổi. Công suất có ích mô phỏng được tính toán từ công

chỉ thị chu trình và hiệu suất cơ giới. Kết quả so sánh trên

các Hình 8a, Hình 8b và Hình 8c cho thấy biến thiên công

suất có ích của động cơ dual fuel cho bởi mô phỏng rất phù

hợp với công suất có ích cho bởi thực nghiệm với giá trị

hiệu suất cơ giới m=0,85.

(a)

(b)

(c)

Hình 6. So sánh biến thiên áp suất trong xi lanh động cơ cho

bởi mô phỏng và thực nghiệm trên động cơ dual fuel chạy ở tốc

độ 1700 vòng/phút với biogas chứa 80% CH4, hệ số tương

đương =0,7 (a), =0,9 (b, =1,1 (c); s=22,25

0

20

40

60

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

pi (bar)

V (lít)

Mô phỏng

Thực nghiệm

0

20

40

60

80

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

pi (bar)

V (lít)

Mô phỏng

Thực nghiệm

800

900

1000

1100

1200

1300

60 64 68 72 76 80

Wi (

J/c

hu t

rình

)

% CH4

Mô phỏng

Thực nghiệm

0

20

40

60

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng Thực nghiệm

0

20

40

60

80

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng

Thực nghiệm

0

20

40

60

80

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng

Thực nghiệm

Page 7: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 01(86).2015 27

(a)

(b)

Hình 7. So sánh biến thiên công chỉ thị theo hệ số tương đương

cho bởi mô phỏng và thực nghiệm trên động cơ dual fuel

s=22,25; (a) 60% CH4, n=2200 vòng/phút; (b) 70% CH4,

n=1200 vòng/phút; (c) 80% CH4, n=1300 vòng/phút

(a)

(b)

(c)

Hình 8. So sánh biến thiên công suất có ích của động cơ theo hệ

số tương đương cho bởi mô phỏng và thực nghiệm trên động cơ

dual fuel s=22,25; (a) 60% CH4, n=2200 vòng/phút; (b) 70%

CH4, n=1200 vòng/phút; (c) 80% CH4, n=1300 vòng/phút

2.3. Ảnh hưởng của tốc độ động cơ

Hình 9a và Hình 9b so sánh biến thiên áp suất trong xi

lanh cho bởi mô phỏng và thực nghiệm khi động cơ chạy ở

tốc độ 1200 vòng/phút và 2000 vòng/phút với biogas chứa

70% CH4 và hệ số tương đương =1,1. Kết quả cho thấy

áp suất cho bởi mô phỏng cao hơn áp suất thực nghiệm

nhưng giá trị chênh lệch không lớn và hầu như không phụ

thuộc vào tốc độ động cơ. Các Hình 10a và Hình 10b so

sánh đồ thị công cho bởi mô phỏng và thực nghiệm. Khi

tốc độ động cơ biến thiên từ 1200 vòng/phút đến 2000

vòng/phút, công chỉ thị cho bởi mô phỏng lớn hơn công chỉ

thị cho bởi thực nghiệm khoảng 8%. Do đó trong thực tiễn

chúng ta có thể sử dụng tỉ lệ này để điều chỉnh công chỉ thị

cho bởi mô phỏng để đạt được giá trị thực nghiệm.

Hình 11a so sánh biến thiên công chỉ thị chu trình theo

tốc độ động cơ khi chạy bằng biogas chứa 60% và 80%

CH4 cho bởi mô phỏng và thực nghiệm. Hệ số tương đương

của hỗn hợp được giữ cố định =1,1 và góc phun sớm 22,5

trong cả tính toán mô phỏng và thực nghiệm. Theo kết quả

nghiên cứu đồ thị áp suất cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

ở phần trên thì công chỉ thị chu trình cho bởi mô phỏng lớn

hơn công chỉ thị chu trình cho bởi thực nghiệm khoảng 8%.

Hình 11b cho thấy biến thiên công chỉ thị chu trình theo tốc

độ động cơ cho bởi mô phỏng nhân với hệ số 0,92 phù hợp

với công chỉ thị cho bởi thực nghiệm.

Công suất chỉ thị của động cơ tỉ lệ với công chỉ thị chu

trình và tốc độ động cơ. Do công chỉ thị chu trình giảm khi

tốc độ động cơ tăng nên đường đặc tính công suất chỉ thị

theo tốc độ động cơ không tuyến tính. Hình 12 so sánh

đường đặc tính ngoài của động cơ dual fuel khi chạy bằng

biogas chứa 60% CH4 và 80% CH4 cho bởi mô phỏng và

thực nghiệm. Hiệu suất cơ giới của động cơ được chọn

m=0,85. Chúng ta thấy kết quả cho bởi mô phỏng rất phù

hợp với kết quả cho bởi thực nghiệm. So với công suất

động cơ diesel nguyên thủy ở tốc độ định mức 2200

vòng/phút, công suất động cơ dual fuel nhỏ hơn khoảng

12% khi chạy bằng biogas chứa 80% CH4 và nhỏ hơn

khoảng 25% khi chạy bằng biogas chứa 60% CH4. Như vậy

khác với nhận nhận định của Tippayawong [5] và Mitzlaff

[6], công suất của động cơ dual fuel thực tế giảm đáng kể

so với công suất động cơ diesel nguyên thủy. Điều này có

thể giải thích do góc phun sớm của động cơ dual fuel giữ

cố định như góc phun sớm của động cơ diesel. Trong thực

tế góc đánh lửa sớm tối ưu của động cơ biogas lớn hơn

nhiều so với động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền

thống [7]. Do đó để cải thiện công suất động cơ dual fuel,

chúng ta cần thay đổi góc phun sớm của động cơ. Tuy

nhiên điều này có thể gây trở ngại về mặt kỹ thuật khi động

cơ sử dụng lại diesel.

200

400

600

800

1000

1200

0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

Wi (

J/c

hu t

rình

)

Mô phỏng

Thực nghiệm

200

400

600

800

0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

Wi (

J/c

hu t

rình

)

Mô phỏng

Thực nghiệm

2

4

6

8

10

0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Pe (

kW

)

Mô phỏng

Thực nghiệm

2

4

6

8

10

12

0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Pe (

kW

)

Mô phỏng

Thực nghiệm

4

6

8

10

12

0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Pe (

kW)

Mô phỏng

Thực nghiệm

Page 8: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

28 Bùi Văn Ga, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Văn Anh, Võ Anh Vũ, Bùi Văn Hùng

(a)

(b)

Hình 9. So sánh đồ thị áp suất cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

trên động cơ dual fuel =1,1; s=22,25; (a) n=1200 vòng/phút;

(b) n=2000 vòng/phút; Biogas chứa 70% CH4

(a)

(b)

Hình 10. So sánh đồ thị công cho bởi mô phỏng và thực nghiệm

trên động cơ dual fuel =1,1; s=22,25; (a) n=1200

vòng/phút; (b) n=2000 vòng/phút; Biogas chứa 70% CH4

(a)

(b)

Hình 11. So sánh biến thiên công chỉ thị cho bởi mô phỏng và

thực nghiệm trên động cơ dual fuel khi chạy bằng biogas =1,1;

s=22,25; (a) chưa hiệu chỉnh; (b) hiệu chỉnh giảm 8% công chỉ

thị cho bởi mô phỏng

Hình 12. So sánh đường đặc tính ngoài của động dual fuel khi

chạy bằng biogas chứa 60% CH4 () và 80% CH4 (); =1,1;

s=22,25; m=0,85 cho bởi mô phỏng và thực nghiệm và mức

độ chênh lệch giữa đường đặc tính ngoài của động cơ khi chạy

bằng diesel và biogas

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu trên đây cho phép chúng ta rút ra

những kết luận sau:

- Công chỉ thị chu trình của động cơ cho bởi mô phỏng

đạt giá trị cực đại ứng với =1 khi động cơ chạy ở tốc độ

cho trước bằng biogas có thành phần cho trước. Công chỉ

thị chu trình cho bởi thực nghiệm đạt giá trị cực đại ứng

với =1,1.

- Có thể sử dụng phương pháp mô phỏng để dự đoán

tính năng công tác của động cơ dual fuel biogas-diesel.

Công chỉ thị chu trình của động cơ cho bởi mô phỏng lớn

hơn công chỉ thị chu trình thực nghiệm khoảng 8% khi

trong phạm vi tốc độ động cơ từ 1000 vòng/phút đến 2000

vòng/phút.

0

20

40

60

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng Thực nghiệm

0

20

40

60

80

180 240 300 360 420 480 540

pi (bar)

()

Mô phỏng Thực nghiệm

pi (bar)

V (lít)

Mô phỏng Thực nghiệm

0

20

40

60

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

0

20

40

60

80

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

pi (bar)

V (lít)

Mô phỏng Thực nghiệm

600

800

1000

1200

1400

800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200

Wi (

J/c

hu t

rình

)

n (vòng/phút)

Mô phỏng

Thực nghiệm

Mô phỏng

Thực nghiệm

600

700

800

900

1000

1100

1200

800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200

Wi (

J/c

hu t

rình

)

n (vòng/phút)

Biogas chứa 80% CH4

Mô phỏng

Thực nghiệm

Mô phỏng

Thực nghiệm Biogas chứa

60% CH4

4

6

8

10

12

14

16

18

800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200

Pe (

kW

)

n (vòng/phút)

Mô phỏng

Thực nghiệm Biogas chứa

60% CH4

Biogas chứa 80% CH4 Mô phỏng

Thực nghiệm

Diesel

Page 9: MỤC L - tailieuso.udn.vntailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7225/1/PhanTichApsuatDualFuel.TV.pdf · Xây dựng mô hình điều khiển cho lò phản ứng liên tục CSTR (continous

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 01(86).2015 29

- Ở điều kiện tốc độ định mức, công suất có ích của

động cơ dual fuel thấp hơn công suất có ích của động cơ

diesel nguyên thủy 12% khi chạy bằng biogas chứa 80%

CH4 và 25% khi chạy bằng biogas chứa 60% CH4. Để cải

thiện công suất có ích của động cơ dual fuel chúng ta cần

tăng góc phun sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Ga, Phan Minh Đức, Nguyễn Văn Anh: Ảnh hưởng của các

yếu tố khác nhau đến quá trình đánh lửa của hỗn hợp biogas-không

khí bằng ngọn lửa mồi Diesel. Hội nghị Cơ học Thủy Khí toàn quốc,

Cửa Lò, 21-23/7/2011, pp.117-124

[2] Trần Thanh Hải Tùng, Bùi Văn Ga, Lê Minh Tiến: Nghiên cứu quá

trình cháy nhiên liệu Biogas được đánh lửa bằng phun mồi Diesel.

Hội nghị Cơ học Thủy Khí toàn quốc, Cửa Lò, 21-23/7/2011, pp.

653-660

[3] Ga Bui Van, Nam Tran Van, Xuan Nguyen Thi Thanh, Dong

Nguyen Van, Thong Nguyen Minh: Utilization of Poor Biogas in

Biogas -Diesel Dual Fuel Engine. Da Nang International Forum on

Green Technology and Management-IFGTM 2011, Danang City on

July 28-29, 2011, pp. 41-50

[4] Bui Van Ga, Tran Thanh Hai Tung, Le Minh Tien, Le Xuan Thach:

Economy analysis of different operation modes of biogas engines

converted from gasoline/diesel engines. National Conference on

Fluid Mechanic, QuiNhon, 22-24/7/2010, pp.185-192

[5] N. Tippayawong, , A. Promwungkwa, P. Rerkkriangkrai: Long-term

operation of a small biogas/diesel dual-fuel engine for on-farm

electricity generation. Biosystems Engineering, Volume 98, Issue 1,

September 2007, Pages 26–32

[6] Klaus von Mitzlaff, Moses H. Mkumbwa: Performance of A Small

Diesel Engine Operating in a Dual Fuel Mode with Biogas. Biogas

Technology, Transfer and Diffusion 1986, pp 343-354

[7] Bùi Văn Ga, Trần Văn Nam, Lê Minh Tiến, Lê Xuân Thạch: Ảnh

hưởng của thành phần CH4, góc đánh lửa sớm và tỉ số nén đến tính

năng động cơ biogas. Tạp chí Giao thông Vận tải, 5-2013, pp. 7-9

và 13.

(BBT nhận bài: 05/01/2014, phản biện xong: 15/01/2014)