275
1 MỤC LỤC CHƯƠNG 5 THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO CHÚNG “THẤT BẠI”? .................................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 6 CHÍNH QUYỀN THẤT BẠI TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO? .................................................................................................................................. 20 CHƯƠNG 7 CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH ................................................... 33 CHƯƠNG 8 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN TÂM VỀ THIÊN NHIÊN ....................................... 51 CHƯƠNG 9 ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN ................................................ 77 CHƯƠNG 10 SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................. 91 CHƯƠNG 11 THU LỆ PHÍ CHO VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG ................................ 108 CHƯƠNG 12 THUẾ XANH.............................................................................................. 118 CHƯƠNG 13 MUA BÁN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .................................................. 136 CHƯƠNG 14 ẤN ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ......................................... 147 CHƯƠNG 15 TÀI NGUYÊN CÓ THỂ TÁI SINH ............................................................ 160 CHƯƠNG 16 TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI SINH ............................................................ 177 CHƯƠNG 17 KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 191 CHƯƠNG 18 QUẢN LÝ CHẤT THẢI ............................................................................. 208 CHƯƠNG 19 SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................................... 218 CHƯƠNG 20 KINH TẾ HỌC VÀ TẦNG OZONE ........................................................... 232 CHƯƠNG 21 BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC ....................................................... 242 CHƯƠNG 22 CHÍNH SÁNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ: MƯA AXIT ............................ 254 CHƯƠNG 23 MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI ĐANG PHÁT TRIỂN ........................ 265

MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 5 THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO CHÚNG “THẤT

BẠI”? .................................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 6 CHÍNH QUYỀN THẤT BẠI TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ

NÀO? .................................................................................................................................. 20

CHƯƠNG 7 CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH ................................................... 33

CHƯƠNG 8 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN TÂM VỀ THIÊN NHIÊN ....................................... 51

CHƯƠNG 9 ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN ................................................ 77

CHƯƠNG 10 SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................. 91

CHƯƠNG 11 THU LỆ PHÍ CHO VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG ................................ 108

CHƯƠNG 12 THUẾ XANH.............................................................................................. 118

CHƯƠNG 13 MUA BÁN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .................................................. 136

CHƯƠNG 14 ẤN ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ......................................... 147

CHƯƠNG 15 TÀI NGUYÊN CÓ THỂ TÁI SINH ............................................................ 160

CHƯƠNG 16 TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI SINH ............................................................ 177

CHƯƠNG 17 KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 191

CHƯƠNG 18 QUẢN LÝ CHẤT THẢI ............................................................................. 208

CHƯƠNG 19 SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................................... 218

CHƯƠNG 20 KINH TẾ HỌC VÀ TẦNG OZONE ........................................................... 232

CHƯƠNG 21 BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC ....................................................... 242

CHƯƠNG 22 CHÍNH SÁNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ: MƯA AXIT ............................ 254

CHƯƠNG 23 MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI ĐANG PHÁT TRIỂN ........................ 265

Page 2: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

2

CHƯƠNG 5

THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO CHÚNG “THẤT BẠI”

Sự quan trọng của thị trường và hiệu quả của thị trường

Các nền kinh tế trên thế giới có thể phân loại làm hai loại ở 2 thái cực: Kinh tế

thị trường nơi mà nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho người tiêu thụ hàng hóa

gì, và nền kinh tế kế hoạch tập trung trong đó là nhà nước là người quyết định ai sẽ sản

xuất ra cái gì và sản xuất bao nhiêu? Nhiều nền kinh tế trong thực tế là những hệ thống

hỗn hợp của 2 loại này. Loại kinh tế thị trường luôn phổ biến hơn kinh tế kế hoạch tập

trung, xu hướng này càng được cũng cố bởi sự tan vỡ mới đây của của các hệ thống kế

hoạch tập trung tại Đông Âu và các nước Liên Xô cũ. Chính vì thế mà phần lớn những

nguồn tài nguyên trên thế giới đang được sử dụng bới các nền kinh tế theo kiểu thị

trường, và cũng vì vậy mà các nền kinh tế thị trường này chịu trách nhiệm về một tỷ lệ

lớn sự ô nhiễm của thế giới. Do đó, điều quan trọng là chúng ta nên hiểu biết về tiến

trình trong đó các lực lượng thì trường xác định số lượng của một loại tài nguyên mà

nhà sản xuất sẽ sử dụng trong quá trình chế biến và tương tự là tại sao các hoạt động

của thị trường lại ảnh hưởng đến loại và số lượng ô nhiễm tạo ra. Hiểu biết cách thức

hoạt động của thị trường và các loại tín hiệu mà nó báo cho nhà sản xuất sẽ giúp chúng

ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các

nhà sản xuất không khai thác quá mức các tài nguyên môi trường khan hiếm và tạo

cho họ các động cơ kinh tế để giảm bớt số ô nhiễm do họ tạo ra.

Mục tiêu của nhà sản xuất – lợi nhuận

Tại sao các nhà sản xuất lại sản xuất? Sản xuất hàng hóa không phải là mục tiêu

cuối cùng của chính nó, mà là điều kiện để nhà sản xuất có thể trao đổi hàng hóa để

lấy tiền và do đó mà tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất ra một vật phẩm không phải

là một việc làm không có chi phí, nhà sản xuất phải mua một số tài nguyên (nguyên

liệu, lao động,…) Do đó nhà sản xuất phải đảm bảo rằng số tiền nhận được từ món

hàng sản xuất ra (doanh thu của xí nghiệp) phải cao hơn các chi phí sản xuất để có thể

tạo ra một lợi nhuận (sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí) và xí nghiệp có thể tiếp

tục kinh doanh. Rõ rànglà luôn luôn có một động cơ mạnh mẽ để các xí nghiệm giảm

Page 3: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

3

chi phí và do đó mà tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù xí nghiệp có thể có những mục tiêu

khác, nhưng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính.

Doanh thu và chi phí

Bây giờ chúng ta có thể xem xét các thành phần riêng rẽ của doanh thu và chi

phí, là 2 yếu tố cùng quyết định lợi nhuận. Hãy lấy ví dụ về một nhà máy sản xuất hộp

giấy. Số doanh thu mà nhà máy đạt được do bán một hộp giấy là do giá cả thị trường

của hộp giấy quyết định. Cái giá này, đến lược nó lại được xác định bởi nhu cầu về

giấy của người tiêu thụ và mức cung của những nhà sản xuất xét chung (nghĩa là tất cả

các nhà máy giấy); những yếu tố này thường là ngoài sự kiểm soát của một xí nghiệp

riêng rẻ. Điều này được phản ứng trong khung 1.4, rằng người ta luôn mong muốn gia

tăng số lượng tiêu thụ của một hàng hóa khi giá nó giảm, và sẽ giảm số lượng khi gí

tăng, nghĩa là có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và số lượng được yêu cầu của

một loại hàng hóa. Do đó mà chúng ta có đường “cầu về giấy” có độ dốc đi xuống như

đường D trong hình (a) của khung 5.1. Ở mặt cung của thị trường, nếu giá của một

hàng hóa giảm, các xí nghiệp sẽ giảm số lượng sản xuất ra nó, còn nếu giá tăng họ sẽ

tăng số cung cấp của hàng hóa đó, nghĩa là có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả và

số lượng mà các nhà sản xuất sẽ cung cấp của một loại hàng hóa. Do đó, chúng ta có

đường “cung của giấy” với độ dốc đứng lên như đường S trong phần (a) của khung

5.1. Như đã nói trước đây, chỉ có một giá duy nhất (Pe, tức giá cân bằng ở điểm thị

trường) mà tại đó số lượng giấy người sản xuất muốn cung cấp bằng với số lượng giấy

người tiêu dùng muốn mua (số lượng trong khung 5.1). Vì vậy, với bất cứ giá nào của

giấy khác với giá Pe thì tác động của thị trường sẽ là cho giá dịch chuyển về Pe. nghĩa

là hệ thống tự cân bằng.

Giá trị biên tế là một khái niệm chính trong kinh tế, do đó việc hiểu rõ khái

niệm này rất quan trọng. Một giá biên tế đi liền với đơn vị sản phẩm mà thôi; vì vậy,

doanh thu biên tế là số lượng doanh thu (hay số tiền trả) mà một xí nghiệp nhận được

từ việc bán một đơn vị sản phẩm. Dĩ nhiên, điều này có thể xảy ra cho toàn bộ các đơn

vị sản phẩm, nghĩa là doanh thu biên tế của chiếc khung giấy thứ nhất cũng bằng

doanh thu biên tế của chiếc hộp thứ 10.000 được bán ra. Nhưng điều này không phải

luôn luôn xảy ra cho tổng các số lượng biên tế. Ví dụ, chi phí sản xuất đợn vị sản

phẩm đầu tiên (tức là chi phí biên tế của hộp giấy đầu tiên) có thể sẽ không giống với

Page 4: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

4

chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 10.000 (chí phí biên tế của đơn vị thứ 10.000).

Điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giá trị biên tế với giá trị tổng cộng. Ví dụ,

trong khi doanh thu biên tế (doanh thu tăng thêm do bán được thêm một đơn vị sản

phẩm) là không đổi khi sản xuất tăng, thì tổng doanh thu (tức tổng số tiền xí nghiệp

nhận được từ toàn bộ sản phẩm) rõ ràng gia tăng khi sản xuất tăng.

Bởi vì nhà sản xuất của chúng ta nhận cùng một số tiền cho hộp giấy thứ nhất

cũng như hộp giấy thứ một trăm hay thứ một triệu bán ra nên chúng ta nói rằng nhà

sản xuất có một doanh thu biên tế cố định MR. Đường MR là một đường thẳng trong

hình (b) của khung 5.1. Tổng doanh thu do nhà sản xuất nhận được có thể tính được

chỉ bằng cách nhân số doanh thu biên tế (trên một hộp với tổng số hộp bán ra).

Page 5: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

5

Phần phân tích này xác định số tiền mà nhà sản xuất giấy nhận được do bán sản phẩm.

Tuy nhiên, để xác định được số lợi nhuận cho mỗi hộp giấy sản xuất ra, xí nghiệp phải

xem xét chi phí để sản xuất mỗi hộp nghĩa là chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hay chi

phí biên tế. Chi phí có thể chia làm hai loại: chi phí cố định (định phí) và chi phí biến

đối (biến phí). Chi phí cố định liên quan đến những khoản mục mà xí nghiệp phải trả

ngay cả trước khi sản xuất ra một hộp giấy nhưng chi phí này không thay đổi sau đó.

Lấy ví dụ, chi phí nhà xưởng và đất đai tạo ra cơ sở vật chất cho xí nghiệp giấy sẽ

không thay đổi cho dù một hay rất nhiều hộp giấy được sản xuất ra. Chi phí cố định

không đổi khi số lượng hộp giấy thay đổi. Ngược lại, biến phí liên quan đến những

khoản mục cần phải được mua ngay khi một đợt giấy sản xuất, nghĩa là để gia tăng số

lượng giấy sản xuất, xí nghiệp phải gia tăng việc mua bột giấy và thuê thêm công

nhân, tức là biến phí xí nghiệp gia tăng. Để đơn giản hóa sự phân tích, chúng ta hãy

Q Số lượng (số hộp giấy)

Giá mộ đơn vị (£)

Pe

D

S

Hình (a) Thị trường. Tương tác giữa cung và cầu xác định giá cân bằng thị trường (Pe) của một hàng hóa

A Số lượng (số hộp giấy)

Giá mộ đơn vị (£)

Pe MR

Doanh thu biên từ hộp

A

Hình (b) Một xí nghiệp đơn lẻ. Giá thị trường lại xác định số tiền mà xí nghiệp nhận được từ việc bán một đơn vị sản phẩm, nghĩa là doanh thu biên tê (MR)

Doanh thu biên từ hộp

B

B

a b

Đường thẳng ngang biểu thị doanh thu biên tế nói lên rằng dù cho nhà sản

xuất có bán số lượng nhiều đến đâu, giá cả họ nhận được vẫn không thay đổi. Điều

này, thực ra không phải luôn luôn đúng; ví dụ nếu nhà sản xuất bán tràn ngập trên thị

trường một loại sản phẩm giá cả có thể bắt đầu giảm. Nếu nhà sản xuất không có một

đối thủ cạnh tranh nào cả (như là trường hợp độc quyền) thì nhà độc quyền có thể

giới hạn số lượng cung cấp để tăng giá lên. Đây là những vấn đề nghiêm trọng trong

thực tế nhưng vì mục đích của phần giới thiệu này chúng tôi sẽ bỏ qua vấn đề ấy.

Page 6: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

6

tạm gác qua chi phí cố định trên cơ sở là những chi phí này phải trả mà không liên

quan gì tới số lượng xí nghiệp sẽ chọn để sản xuất. Thay vào đó, chúng ta hãy tập

trung vào biến phí của mỗi đơn vị được sản xuất ra tức là biến phí biên tế.

Khác với doanh thu biên tế, biến phí biên tế của việc sản xuất bất kỳ một loại

hàng hóa nào cũng khó có thể cố định bất kể đến số lượng sản xuất. Đó là do sư thay

đổi trong năng suất. Năng suất chủ yếu là một sự đo lường xem xí nghiệp có thể sản

xuất ra một đơn vị sản phẩm rẽ đến chừng nào. Trong trường hợp của nhà máy giấy, số

đo đơn giản của năng suất có thể được tính bằng cách xem số lượng nhân công thuê

được thêm để gia tăng mức sản xuất từng đợt giấy. Nếu chủ nhà máy chỉ thuê một

công nhân thì người này phải làm mọi việc của nhà máy như di chuyển giấy thô từ

máy này sang máy khác. Trong một trường hợp không hiệu quả như thế, người công

nhân độc nhất chỉ có thể sản xuất giả định như 10 hộp giấy một ngày. Tuy nhiên, nếu

người công nhân thứ hai được thuê, họ sẽ có thể phân công công việc với nhau bằng

một cách hiệu quả ví dụ một người điều khiển máy còn người kia di chuyển giấy thô

giữa các máy. Sự phân công lao động này khuyến khích nâng cao năng lực chuyên

môn hóa, do đó, rất có thể hai người làm việc với nhau có thể sản xuất ra nhiều hơn

gấp hai lần số lượng mà một người làm ví dụ như 30 hộp giấy trong một ngày. Chúng

ta gọi đây là sự gia tăng năng suất, hay gia tăng hiệu quả. Bây giờ hãy chú ý rằng khi

chúng tat hay đổi, một công nhân sang hai công nhân, biến phí (tiền lương công nhân)

tăng gấp đôi nhưng số lượng giấy sản xuất tăng gấp 3. Do đó, chi phí trên một hộp

giấy (biến phí biên tế) giảm xuống. Như vậy, khi sản phẩm gia tăng do năng suất gia

tăng thì biến phí biên tế giảm.

Xu hướng tăng năng suất (giảm biến phí biên tế MVC) thường xảy ra khi các xí

nghiệp vừa mở rộng sản xuất, xem khung 5.2. Tuy nhiên, hãy xét xem điều gì đã xảy

ra nếu chúng ta tiếp tục gia tăng sản phẩm và cứ tiếp tục thuê ngày càng nhiều nhân

công. Sự gia tăng năng suất (tức giảm biến phí biên tế MVC) tiếp tục cho đến một

điểm (ví dụ, ở điểm mà mọi máy móc đều có người điều hành và có công nhân để

chuyển sản phẩm sang máy khác) rồi sẽ giảm xuống sau điểm đó. Tiếp tục thuê nhân

công sẽ tăng chí tiền lương mà không làm tăng nhiều số lượng sản phẩm khi năng suất

công nhân bắt đầu giảm, thì chi phí sẽ bắt đầu tăng nhanh hơn số lượng sản phẩm sản

Page 7: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

7

xuất, nghĩa là chi phí để sản xuất ra thêm một hộp giấy tăng (biến phí biên tế MVC

tăng).

Chi phí mỗi hộp sản xuất £

Năng suất tăng làm biến phí biên tế giảm

Năng suất giảm làm biến phí biên tế tăng

Số lượng sản xuất (hộp giấy)

Khung 5.2 Đường biểu diễn biến phí biên tế

Nhà máy giấy có thể tăng sản phẩm bằng cách thuê thêm nhân công. Số lượng công

nhân đầu tiên có rất nhiều việc làm và do đó dẫn tới một sự gia tăng lớn về sản phẩm, nghĩa là

chi phí của một hộp giấy giảm (biến phí biên tế MVC giảm). Tuy nhiên, khi toàn bộ máy móc

đã đủ công nhân sử dụng thì những công nhân thuê thêm nữa chỉ dẫn đến một sự gia tăng rất

nhỏ về sản phẩm, gnhĩa là chi phí một hộp giấy bắt đầu tăng (biến phí biên tế MVC tăng).

Dạng của đường biểu diễn biến phí biên tế có thể áp dụng cho đa số các loại chi phí (nhập liệu).

Ví dụ, nhà máy có thể tăng sản phẩm bằng cách tăng nhiệt độ của các bể chức bột giấy, nghĩa

là tăng số lượng nhiên liệu. Thoạt đầu một sự gia tăng nhỏ về nhiệt độ (tức gia tăng một ít biến

phí) dẫn đến một sự gia tăng lớn về sản lượng giấy tức là chi phí trên một đơn vị sản phẩm

(biến phí biên tế MVC) giảm. Tuy nhiên, cuối cùng khi tiến trình này đã đạt gần đến ngưỡng

thì một lượng rất lớn nhiệt độ (tức là một sự gia tăng rất lớn biến phí) chỉ tạo ra một sự gia tăng

nhỏ về số lượng giấy, tức là chi phí trên một đơnvị sản phẩm (biến phí biên tế MVC) tăng.

Page 8: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

8

Hiện tượng năng suất giảm xuống ở giai đọn cuối rất phổ biến và xuất hiện

không chỉ cho yếu tố lao động mà cho phần lớn các tài nguyên khác mà xí nghiệp sử

dụng. Hãy lấy ví dụ về loại nguyên liệu cơ bản nhất là năng lượng. Giả thiết là quá

trình chế biến giấy cần đung nóng các bể hóa chất để phân giải các sợi gỗ để tạo ra

giấy. Bắt đầu từ nhiệt độ của bể là 0oC, nếu xí nghiệp tăng nhiệt độ lên 100oC, sản

lượng giấy sẽ tăng gấp đôi. Nếu gia tăng nhiệt độ lên đến 200oC có thể tưang sản phẩm

lên gấp 10 lần, nghĩa tăng năng suất (giảm MVC của năng lượng). Tuy nhiên, tăng

nhiệt độ lên đến 300oC có thể chị tăng sản phẩm lên 200oC và năng suất sẽ giảm sau

đó. Điều quan trọng là tất cả các tài nguyên đều có cùng một tính chất về MVC như

thế, nên khi ta xem xét toàn bộ biến phí, ta sẽ có một đường biểu diễn đi xuống ở giai

đoạn đầu và sẽ đi lên sau đó.

Tối ưu hóa lợi nhuận: Mức sản lượng tối ưu cho thị trường

Số lợi nhuận mà xí nghiệp sản xuất giấy có được từ một hộp giấy (lợi nhuận

biên tế - MC) chỉ là sự chênh lệch giữa số tiền bán một hộp (doanh thu biên tế - MR)

và số tiền để sản xuất ra một hộp giấy (biến phí biên tế - MVC). Trong khi doanh thu

biên tế như nhau cho mỗi chiếc hộp, thì chúng ta đã biết rằng chi phí biên tế của nó lại

thay đổi khi xí nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất. Do đó khi tính đến lợi nhuận cho

từng chiếc hộp ta phải khấu trừ phần biến phí biên tế của hộp ấy trong doanh thu biên

tế - như minh hoạ trong khung 5.3.

Khi xí nghiệp tăng mức sản xuất, năng suất thoạt đầu tăng lên, biến phí biên tế

giảm và lợi nhuận biên tế tăng. Khi năng suất bắt đầu giảm, biến phí biên tế tăng và lợi

nhuận biên tế giảm. Tuy nhiên, xí nghiệp sẽ chỉ sản xuất ra những hộp giấy nào mà tối

thiểu còn có một mức lợi nhuận biên tế nào đó. Tại điểm mà mức sản phẩm là tối ưu

cho thị trường, tổng lợi nhuận của xí nghiệp (tức tổng các lợi nhuận biên tế) sẽ là tối

đa. Nếu như xí nghiệp tiếp tục tăng sản phẩm, dù chỉ một hộp giấy nữa thôi thì biến

phí biên tế của chiếc hộp sau cùng này sẽ cao hơn doanh thu biên tế, nghĩa là xí nghiệp

sẽ chịu lỗ cho chiếc hộp đó. Vậy động cơ lợi nhuận của thị trường tự do sẽ chi phối

hoạt động của cac xí nghiệp trên thị trường, dẫn đến một sự mở rộng sản xuất tới điểm

biến phí biên tế bằng với doanh thu biên tế vì điểm này trùng với năng lực mà xí

nghiệp đạt đến mức lợi nhuận tối đa có thể.

Page 9: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

9

Bây giờ chúng ta có thể quay lại xét các chi phí cố định (nhà, đất,…) những chi

phí này phải được trừ ra khỏi con số lợi nhuận. Rõ ràng nếu nếu tổng lợi nhuận không

cao hơn tổng chi phí cố định thì con số lợi nhuận thuần là con số âm và xí nghiệp có

nguy cơ phá sản và đóng cửa.

Vì một xí nghiệp luôn luôn ấn định mức sản xuất ở vùng mà biến phí biên tế gia

tăng, các nhà kinh tế thường đơn giản các hình vẽ của họ về đường MVC bằng cách bỏ

qua phần đầu có độ dốc đi xuống và thay vào đó là một đường thẳng dốc lên đơn giản.

Vì đây là một qui ước chung, chúng tôi bây giờ cũng sẽ đổi sang cách này – xem

khung 5.4. Tuy nhiên, cũng hữu ích khi biết rằng trên thực tế năng suất hầu như luôn

tăng trước khi giảm, tức là MVC trên thực tế giảm trước khi tăng.

Ở đây ta chồng nhập đường biểu diễn của doanh thu biên tế MR (Khung 5.1) với đường

biến phí biên tế MVC (Khung 5.2). Bây giờ ta có thể lấy lợi nhuận trên chiếc hộp giấy đầu tiên là sự chênh lệch giữa doanh thu biên tế MR (khoảng cách 1a trên trục tung) và chi phí biên tế của hộp giấy đó (khoảng cách 1b trên trục tung), tức là lợi nhuận biên tế khi sản xuất chiếc hộp giấy đầu tiên là số lượng ab trên trục tung. Tương tự lợi nhuận biên tế khi sản xuất chiếc hộp thứ 2 là sự chênh lệch giữa MR và MVC, tức là khoảng cách cd. Như vậy, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm (lợi nhuận biên tế) được biểu thị bằng đoạn thẳng liên tục có hai đầu mũi tên. Xí nghiệp sản xuất ra từng đơn vị sản phẩm khi nào mà doanh thu biên tế còn cao hơn hơn biến phí biên tế để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đó. Cuối cùng thí xí nghiệp sẽ sản xuất ra toàn bộ các đơn vị sản phẩm cho tới Qm. Đây là mức đơn vị sản phẩm tối ưu cho thị trường. Để có thể duy trì việc kinh doanh về lâu dài, tổng lợi nhuận ở điểm Qm. Đây là mức sản phẩm tối ưu cho thị trường. Để có thể duy trì việc kinh doanh về lâu dài, tổng lợi nhuận ở điểm Qm ít nhất phải bằng những khoản chi phí cố định như chi phí nhà xưởng, tiền thuê đất,…

a c

b d

Tiền MR hay MVC

f e - Số tiền lợi nhuận

trên mỗ hộp giấy cho tới điểm Qm (lợi nhuận biên tế. - Số tiền lỗ của mỗi hộp giấy khi qua điểm Qm

MR

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

Khung 5.3 Mức sản lượng tối ưu cho thị trường

Page 10: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

10

Cách thức thị trường sử dụng tài nguyên có giá và không có giá

(Tài nguyên môi trường)

Chúng ta đã thấy rằng một thị trường tự do, có hai yếu tố mà các xí nghiệp

xem xét đến khi họ quyết định sản xuất:

1. Giá một đơn vị sản phẩm mà họ có thể bán được

2. Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Page 11: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

11

Xí nghiệp sẽ dừng sản xuất khi biến phí biên tế MVC gia tăng, nghĩa là đường MVC giản lược là một đường có độ dốc lên. Sự chêng lệch giữa MR và MVC tạo cho nhà sản xuất đường lợi ích biên tế thuần của tư nhân MNPB (mà trước đây gọi là lợi nhuận biên tế). Xí nghiệp sẽ sản xuất tất cả đơn vị sản phẩm có khả năng sinh ra lợi ích thuần biên tế tư nhân, nghĩa là MR>MVC, kết quả là số lượng sản phẩm được cố định tai Qm.

Pe

Tiền MR hay MVC

MR

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

MVC

(Hộp giấy)

TiềnMNPB

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

MNPB Pe

(Hộp giấy)

Ghi chú: lợi nhuận thu được trên mỗi hộp giấy (Lợi ích thuần biên tế của tư nhân MNPB)

Khung 5.4 Đường MVC giản lược và đường lợi ích biên tế MNPB của tư nhân

Page 12: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

12

Ta cũng đã biết rằng chi phí sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm (biến phí biến tế

MVC) cuối cùng sẽ tăng lên khi xí nghiệp gia tăng số sản phẩm. Hơn nữa khi MVC

bằng với giá bán (tức doanh thu biên tế MR) thì xí nghiệp ngừng sản xuất và ấn định

tổng sản lượng sản xuất ở đó. Điều này có hàm ý gì đối với xí nghiệp sử dụng nguồn

tài nguyên? Hãy nhớ lại trong ví dụ về xí nghiệp sản xuất giấy. MVC để sản xuất ra

thêm một hộp giấy bao gồm các khoản như chi phí thuê nhân công, chi phí mua thêm

bột giấy và chi phí năng lượng tăng thêm để làm nóng bể làm giấy. Sự phân tích thị

trường chỉ ra rằng xí nghiệp chỉ gia tăng sản lượng khi mà giá bán một sản phẩm tăng

thêm cao hơn chi phí để sản xuất ra nó. Có nghĩa là xí nghiệp sẽ rất thận trọng chứ

không hoang phí các nguồn tài nguyên mà xí nghiệp phải trả tiền mua chúng.

Điều này đưa chúng ta đến một kết luận quan trọng, là thị trường tự do tạo ra

một động lực mạnh mẽ để các xí nghiệp phải duy trì hơn là khai thác quá mức các

nguồn tài nguyên mà xí nghiệp phải bỏ tiền mua. Xí nghiệp sẽ chỉ sử dụng các nguồn

tài nguyên này tới điểm mà chi phí sản xuất bằng với số thu và xí nghiệp sẽ không lạm

dụng nguồn tài nguyên vượt quá điểm này. Tuy nhiên, kết luân này trở nên kém hiệu

lực khi chúng ta xét tới những tài nguyên do môi trường cung cấp miễn phí.

Chúng ta hãy xét giả thiết tiềm ẩn trong lời phát biểu rằng thị trường chỉ sử

dụng tài nguyên khi mà giá trị của tài nguyên thấp hơn giá trị thành phẩm làm bằng tài

nguyên đó. Lời phát biểu này cho rằng chi phí của tài nguyên là cái thước đo chính xác

giá trị của tài nguyên ấy. Nhưng hãy xem ký lại năng lượng mà xí nghiệp giấy sử dụng

để tăng mức sản xuất. Năng lượng này chắc chắn là chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng

các chất hóa thạch (than, khí đốt, dầu…) hay năng lượng hạt nhân. Trong ví dụ này, xí

nghiệp giấy sử dụng điện trở để đốt nóng bể giấy và năng lượng này được tọa ra bởi

việc đốt than (việc sử dụng các nguồn năng lượng khác cũng đưa đến kết quả tương

tự). Chi phí năng lượng đối với xí nghiệp đơn giản là hóa đơn tiền điên. Nhưng tờ hóa

đơn này chỉ phản ánh số tiền mà công ty điện phải trả cho việc mua than, thuê nhân

công, duy trì các đường ống,…và số tiền công ty trả cho các cổ đông. Cái mà tờ hóa

đơn tiền điện không phản ánh là sự tổn hại tới môi trường do sản xuất điện theo kiểu

này.

Page 13: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

13

Đốt than để tạo ra chất Nitrous Oxide và Sulphur dioxide (hai chất này gây

bệnh hô hấp, hại mùa màng cây trồng, làm các đường nước bị axit hóa). Và thải ra

cacbonic (là chất chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi thời tiết). Khi không

có những qui định của nhà nước, thì không xí nghiệp nào tạo ra chất thải này phải đền

bù cho những tổn hại mà chất thải ấy gây ra, và do đó, chi phí tổn hại ấy không được

tính đến trong hóa đơn tiền điện của xí nghiệp giấy. Vì thế, chi phí mà xí nghiệp giấy

phải trả cho việc gia tăng sử dụng năng lượng sẽ không phản ánh những tổn hại tăng

thêm về môi trường. Nhưng thay vào đó, những chi phí này xã hội lại phải gánh trả

theo các khoản bênh tật và suy thoái môi trường.

Khi một số giá cả thị trường như giá điện có thể chỉ là sự phản ảnh một phần

của chi phí thực sự cho việc sử dụng nguồn tài nguyên, thì một vấn đề khác không

kém quan trọng được đặt ra là những sự phục vụ của môi trường mà các công ty sử

dụng một cách trực tiếp và chúng rất cần thiết cho quá trình sản xuất thì lại không có

một giá cả nào trên thị trường.

Giả sử xí nghiệp có thể tăng sản lượng hoặc bằng cách tăng nhiệt độ trong

những bể bột giấy hoặc bằng cách gia tăng tỏng việc sử dụng nước vào trong bể và

thải chất lỏng này vào một hồ gần đó. Phương án thứ 2 (sử dụng thêm nước và sau đó

sử dụng năng lực hấp thu hóa giải chất lỏng của sông) sẽ chỉ làm tăng thêm chi phí của

xí nghiệp tới mức độ là phải trả thêm chi phí cho tiền nước mà thôi (và thường là giá

nước này thấp). Rõ ràng là nếu mục tiêu của xí nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì xí

nghiệp sẽ thích chọn phương án 2.

Một chiến thuật sử dụng tài nguyên như thế rõ ràng là có lợi cho xí nghiệp tư

nhân, song nó lại rất tốn kém cho môi trường và cho xã hội. Một lần nữa ta thấy khi

không có những qui định của nhà nước, xí nghiệp xả nước bị ô nhiễm vào sông nhưng

không trả tiền cho dịch vụ hấp thu hóa giải chất lỏng của dòng nước mặc dù là nước bị

ô nhiễm do hành động này có thể làm tổn hại môi trường bằng muôn vàn cách. Ví dụ,

do sự ô nhiễm này một số loài cá ở sông sẽ bị giết hại ngư dân sẽ mất đi một nguồn tài

nguyên giá trị. Tương tự các nhà máy nước phải lắp đặt công cụ lọc lắng để đảm bảo

chất lượng nước có thể uống được cho dân chúng. Sự tổn hại do suy thoái môi trường

không ảnh hưởng đến công ty tư nhân gây ô nhiễm kia (nghĩa là chi phí tổn hại không

là một chi phí nội sinh được phản ánh trong biến phí biên tế của xí nghiệp). nhưng lại

Page 14: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

14

ảnh hưởng đến toàn xã hôi. Những tổn hại như thế được gọi là chi phí ngoại tác, Ghi

nhớ rằng bất kỳ một sự tổn hại môi trường nào mà không được điều chỉnh bởi người

gây ô nhiễm sẽ tạo ra chi phí ngoại tác cho dù xã hội có trả tiền trực tiếp (như là gắn

công cụ lọc nước) cho sự tổn hại ấy hay không (như sự hủy diệt các loài cá).

Thực ra xí nghiệp đang sử dụng các tài nguyên không có giá cả ấy cùng một

cách thức như bất kỳ một tài nguyên có giá nào khác. Xí nghiệp sẽ luôn luôn gia tăng

việc sử dụng tài nguyên khi mà chi phí của sự gia tăng ấy thấp hơn doanh thu của mỗi

một sản phẩm sản xuất ra. Tai hại thay, chi phí để xí nghiệp sử dụng các nguồn tài

nguyên không có giá này là con số không do đó xí nghiệp gia tăng việc sử dụng các tài

nguyên ấy cho đến khi một sản phẩm nào đó còn có thể tạo ra từ nguồn tài nguyên ấy

được nữa.

Sản lượng ô nhiễm và các chi phí ngoại tác (sản lượng tối ưu cho xã hội)

Mặc dù hệ thống thị trường tỏ ra có hiệu lực khi sử dụng các tài nguyên có giá

cả, song nó không đủ năng lực để hướng dẫn các xí nghiệp một cách đúng đắn trong

việc sử dụng có hiệu quả những tài nguyên môi trường không có giá. Sự thất bại của

thị trường này xảy ra bởi vì các xí nghiệp chỉ quan tâm tới giá thị trường của một loại

tài nguyên khi quyết định số lượng tài nguyên cần được sử dụng. Khi một xí nghiệp sử

dụng và làm thoái hóa một tài nguyên (như khả năng hấp thu hóa giải chất thải của

nước) thì điều này không tạo ra một chi phí nội sinh cho xí nghiệp (nghĩa là đường

MVC của xí nghiệp không tăng) nhưng nó lại tao ra một chi phí ngoại tác cho xã hội.

Khung 5.5 cho thấy cách thức mà việc sản xuất ra sản phẩm dẫn tới ô nhiễm và

do đó tạo ra chi phí ngoại tác. Chỉ khi nào các chi phí ngoại tác này được quan tâm đến

(nghĩa là biến thành chi phí nội sinh cho người gây ô nhiễm), thì chúng ta mới chuyển

từ điểm số lượng tối ưu cho thị trường do động lực lợi nhuận tạo ra sang tới điểm số

lượng tối ưu cho xã hội.

Bây giờ chúng ta đưa những chi phí ngoại tác vào khi quyết định xem có nên

sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nào đó không. Qui luật quyết định thị trường của

một xí nghiệp tư nhân có liên quan đến câu hỏi này sẽ cho rằng tất cả các đơn vị sản

phẩm tạo ra lợi ích thuần biên tế tư nhân MNPB là một số dương (nghĩa là MR>MVC)

Page 15: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

15

đều nên được sản xuất, cho đến điểm mà MR=MVC thì sản lượng tại đó là sản lượng

tối ưu cho thị trường. Và bây giờ, ta có thể phát biểu vềqui luật quyết định xã hội là

các chi phí ngoại tác phải được xét đến, nghĩa là những người gây ô nhiễm phải bị

buộc trả tiền cho ô nhiễm ho gây là (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền).

Chúng ta sẽ khảo sát sâu hơn về nguyên tắc này ở chương 10.

Hình (a) Số lượng chất thải do xí nghiệp giấy tạo ra khi gia tăng sản lượng và được hấp thụ (A) bới môi trường. Nếu sản lượng vượt khỏi điểm QA, khả năng hóa giải của môi trường bị vượt quá và chi phí ngoại tác phát sinh mà xã hội phải gánh chịu

Số lượng chất ô nhiễm thải ra được hấp thụ

Ô nhiễm thải ra:tổng số ô nhiễm sản sinh (ví dụ: số lít nước bị clo hóa)

Khả năng hóa giải

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra

QA

A

Khung 5.5 Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu cho xã hội

Page 16: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

16

Hình (b) Chi phí ngaọi tác do ô nhiễm, ví dụ giá trị của trữ lượng cá bị mất. Đường chi phí ngoại tác biên tế MEC cho thấy rằng ô nhiễm tích lũy lại khiến cho việc tăng gấp đôi sản lượng giấy sẽ làm tăng hơn gấp đôi lượng cá bị giết hại nghĩa là chi phí ngoại tác biên tế gia tăng trên mỗi đơn vị hộp giấy sản xuất. Hình (c) Sản lượng tối ưu cho xã hội Qs. Điểm này được xác định bằng cách trừ chi phí ngoại tác MEC vào lợi nhuận thuần biên tế tư nhân MNPB của doanh nghiệp. Ở đây, một đơn vị sản phẩm chỉ nên được sản xuất nếu MNPB > MEC, tức là sản lượng cần phải giảm từ Qm tới Qs.

Chi phí ngoại tác biên tế

Chi phí ngoại tác biên tế MEC

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra

QA

Khung 5.5 Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu cho xã hội

Tiền MNPB hay MEC

MEC

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra

QA QS Qm

Page 17: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

17

Không cạnh tranh trong tiêu thụ

Độc quyền không dễ dàng hay không thực tế

Khung 5.6 Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân

Thất bại thị trường liên quan đến điều kiện (c) cho trong khung 1.4

CÁC LOẠI HÀNG HÓA

Hàng hóa tư nhân thuần túy

Hàng hóa gần như công cộng

Hàng hóa công cộng

Hàng hóa hầu như tư nhân

Độc quyền Phân chia được

Không độc quyền Phân chia được

Không độc quyền Chỉ phân chia được

một phần

Không độc quyền Không thể phân chia

Cạnh tranh trong tiêu thụ Độc quyền dễ

dàng

Trả tiền thường xuyên hàng năm để có hàng hầu như công cộng

Hàng hóa bị đông nghẹt được như bãi biển, trở thành hàng hóa gần như tư nhân

khi hết khả năng dung nạp thêm

Tốt ít Không có thị trường

Vài phương pháp gián tiếp do các nhà kinh tế đặt ra để thay thế cho việc thiếu những giá

trị thị trường

Tốt Hàng hóa tư nhân mua và bán trên thị trường

Ít tốt nhất Các phương pháp đánh giá thay thế thị trường gặp những cưỡng chế

khó khăn

HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

TRIỂN VỌNG ĐÁNH GIÁ BẰNG TIỀN

ĐẶC TÍNH

Page 18: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

18

Hàng hóa công cộng Thị trường hoạt động tất nhất khi phân bổ hàng hóa tư nhân, những thứ hàng

hóa mang tính độc quyền (tức không ai muốn trả với giá thị trường cho hàng hóa tư

nhân thì không được quyền sử dụng) và cạnh tranh trong tiêu thụ (đôi khi gọi là khả

năng phân chia). Đặc tính thứ nhì đảm bảo rằng một tài nguyên có thể được phân chia

để mỗi cá nhân muốn trả giá cho phần đó có thể loại trừ không cho những người (cạnh

tranh) khác được hưởng lợi ích nó. Hàng hóa môi trường có khuynh hướng là loại

không độc quyền và phân chia được (những đàn cá di trú và những mạch nước ngầm),

loại độc quyền và không thể phân chia (như những khu vực bảo tồn thiên nhiên và

những bãi biển tư nhân có một mức sử dụng tối đa) hay loại không độc quyền và

không thể phân chia (như những cảnh đẹp và nước và không khí sạch), xem khung 5.6

Kết luận

Thị trường tự do tính đến giá cả của tài nguyên khi quyết định sử dụng bao

nhiêu tài nguyên đó trong việc sản xuất hàng hóa. Khi những giá cả đó phản ánh chính

xác giá trị thực của tài nguyên, thị trường tự do khuyến khích tiết kiệm và bảo tồn tài

nguyên. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng giá cả của nhiều loại tài nguyên thường không

phản ánh đầy đủ các chi phí liên quan đến việc sử dụng chúng (giá điện không phản

ánh thiệt hại môi trường khi sản xuất ra điện). Hơn nữa, chúng ta biết rằng nhiều tài

nguyên môi trường vô cùng giá trị thường không được tính giá khi sử dụng chúng

(như khả năng hấp thu chất chải của môi trường). Việc sử dụng tài nguyên môi trường

và việc ô nhiễm môi trường liên quan có thể bị các xí nghiệp đánh giá không đúng (tức

là đánh giá thấp). Tuy nhiên chúng gây ra chi phí cho toàn xã hội. Do đó, tình trạng

thất bại thị trường xảy ra khi xí nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mang lại lợi nhuận

tư nhân nhưng gây nên chi phí ngoại tác cho xã hội. Chỉ khi những chi phí ngoại tác

này được xét đến (chẳng hạn như buộc xí nghiệp phải trả cho các chi phí ngoại tác mà

họ gây ra theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả) xí nghiệp sẽ xử sự để tránh thất

bại thị trường xảy ra và chuyển từ mức sản xuất tối ưu thị trường sang mức tối ưu xã

Page 19: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

19

hội. Chúng ta cũng biết thêm rằng nhiều hàng hóa nhiều hàng hóa môi trường không

có tính chất như hàng hóa trên thị trường: chúng là hàng hóa mang tính chất công cộng

hơn là tư nhân. Tính công cộng là một trong những lý do mà thị trường không tiến

triển một cách tự nhiên đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường.

Page 20: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

20

CHƯƠNG 6

CHÍNH QUYỀN THẤT BẠI TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Tại sao chính quyền can thiệp

Chương 5 cho thấy rằng không thể dựa vào thị trường tự do để bảo vệ môi

trường. Thị trường thất bại vì chúng thường không thiết lập được thị trường cho dịch

vụ và hàng hóa môi trường. Hiện tượng ngoại tác là một lý do chủ yếu của việc này:

hoạt động của một cá nhân hay của một xí nghiệp ảnh hưởng đến phúc lợi của người

khác, nhưng thường không có động lực nào để người gây ra ảnh hưởng này lại cân

nhắc đến việc đó trong các quyết định của mình. Như thế tình trạng này cần có sự can

thiệp của chính quyền vào thị trường để bảo vệ những nạn nhân của tác động ngoại tác

này. Đó chính là những gì chính quyền thường làm trong nhiều trường hợp. Ví dụ như

chính quyền có thể đặt ra những qui định về tiếng ồn của phi cơ bởi vì các hãng hàng

không không tự nguyện làm giảm tiếng ồn cho các hộ ngụ trong vùng lân cận phi

trường. Chính quyền có thể đặt ra tiêu chuẩn cho chất lượng nước sông bởi vì người sử

dụng con sông ở đầu nguồn có thể không quan tâm đến những thiệt hại do ô nhiễm mà

người sử dụng ở cuối nguồn phải hứng chịu. Chính quyền cũng can thiệp khi các hoạt

động mang tính chất quốc gia. Ví dụ, các công dân ở Âu Châu lục địa có thể không tự

nguyện làm giảm lượng ô nhiễm gây mưa axit ở Scandinavia. Các chính quyền cần

phải cùng hoạt động với nhau.

Một lý do quan trọng khác cho sự can thiệp của chính quyền, mà nó quan trọng

đăck biệt đến vấn đề môi trường, là khi có những thiệt hại xảy ra vì không ai thực sự

là chủ của tài nguyên đó cả. Nếu chúng ta cho rằng khí quyển cũng là một loại tài

nguyên – bởi vì nó hoạt động như một bể chứa các chất thải khí như chất carbonic,

metan, v.v.- thì rõ ràng rằng tài nguyên này không thuộc sở hữu của bất kỳ ai cả. Ta

gọi đó là loại tài nguyên tự do tiếp cận. Song bởi vì không ai sở hữu riêng nó, nên

không có cá nhân nào có động lực để làm giảm ô nhiễm thải vào không khí. Mỗi một

cá nhân tiếp tục hưởng lợi theo quan điểm ích kỷ và không hạn chế thải chất ô nhiễm.

Song chừng nào mà mọi người suy nghĩ như vậy, thì nguồn tài nguyên sẽ còn có nguy

cơ lạm dụng. Chính cũng vì lý do này mà hiện tượng bầu khí quyển toàn cầu nóng lên

Page 21: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

21

sắp xảy ra và đó chính là một ví dụ cho điều được biết đến – một cách không chính xác

lắm - như là “bi kịch của chung”. (Nói là không chính xác lắm bởi vì “những của

chung” liên quan tới những tài nguyên tài sản chung do một nhóm cá nhân khá xác

định nắm giữ quyền sở hữu, trong khi bi kịch thực sự của sự lạm dụng lại có khả năng

xảy ra nhiều hơn đối với các tài nguyên mà không ai sở hữu cả: những tài nguyên tự

do tiếp cận - xem Chương 15). Trong các trường hợp như thế, chính quyền cần can

thiệp và quản lý nguồn tài nguyên. Chính quyền sẽ can thiệp bằng cách đặt ra những

quy định không cho phép thải các chất gây ô nhiễm vượt quá một mức giới hạn nào

đó.

Tại sao chính quyền thất bại

Mặc dù có nhiều lý do chính đáng để chính quyền can thiệp, song rủi thay việc

quản lý các tài nguyên tự nhiên của chính quyền thường cũng không hơn gì sự quản lý

ấy của thị trường tự do. Việc này có nhiều lý do, một số lý do sẽ được trình bày sau

đây.

Trước hết chúng ta là những người công dân vẫn có xu hướng cho rằng, nhiệm vụ

và mục đích của chính quyền là hoạt động vì quyền lợi chúng ta với tư cách là một

cộng đồng hơn là các cá nhân. Vì thế mà chúng ta có luật pháp, có lực lượng công an,

có bộ máy tư pháp, có các quy định về y tế công cộng…song, các hình ảnh về những

chính quyền hoạt động từ thiện có lẽ không đúng. Ở một thái cực, các chính quyền có

thể chuyên chế và chỉ quan tâm đến quyền lợi của một nhóm người trong cộng đồng

hơn là của toàn thể cộng đồng. Ngay cả trong các quốc gia dân chủ, chính quyền vẫn

có thể chỉ hành động để làm hài lòng một nhóm có áp lực nào đó chứ không phải cho

toàn xã hội. Điều này có nghĩa là chính quyền có thể không hoạt động tốt để bảo vệ

môi trường, đặc biệt nếu họ cho là bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí của thành

viên trong các nhóm áp lực có thế mạnh. Bởi vì pháp luật môi trường có xu hướng áp

đặt thêm chi phí cho công nghiệp và nông nghiệp và cho các công dân, nên nó thường

bị nhiều nhóm người quan tâm phản đối.

Thứ hai, chính quyền có thể không đủ khả năng để thu thập các thông tin đúng để

cho phép họ theo dõi toàn bộ hậu quả của một hoạt động nào đó. Ngay cả khi một

DUYLIEM
Highlight
DUYLIEM
Highlight
Page 22: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

22

chính quyền có chủ tâm tốt, thì chủ tâm tốt đó có thể không thực hiện được bởi vì quá

trình nhận thông tin diễn ra hết sức phức tạp. Như chúng ta sẽ thấy, điều này rất quan

trọng đối với vấn đề môi trường bởi vì các chính trị gia thường không thấy được

những hoạt động mà bề ngoài không liên quan gì đến môi trường, lại sẽ có tác động

đến môi trường. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường mà chúng ta đã nhấn mạnh ở

Chương 1 có thể gây sự bất lợi cho môi trường, đơn giản vì các chính trị gia có xu

hướng “phân lập hóa” vấn đề. Chúng ta không thể có “một chính sách môi trường”

tách biệt với chính sách năng lượng, hay chính sách phát triển vùng, v.v…Chúng luôn

gắn bó hữu cơ với nhau.

Thứ ba là, chính quyền, dưới hình thức của những chính trị gia, có thể có những ý

định tốt và hình thành ra luật môi trường về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên nó cần phải

được chuyển thành hành động và điều này cần những chuyên gia làm trong bộ máy

chính quyền. Những quan chức này rất quan trọng và có thể ảnh hưởng dễ dàng đến

tính chất của các quy định trong thực tế. Vì các quan chức này thường không phải là

những người được bầu và cũng không giống như công nhân, họ không nhận tiwwnf

lương theo kết quả công việc, do đó họ có rất ít động cơ rõ rệt để hành động vì quyền

lợi của cộng đồng, trừ phi vấn đề được các chính trị gia xem xét kỹ lưỡng, và điều này

cũng rất khó.

Minh họa sự thất bại của chính quyền

Chúng ta có thể minh họa sự thất bại của chính quyền bằng một số ví dụ

Chính sách nông nghiệp chung

Trong Cộng Đồng Âu Châu, ngành nông nghiệp chịu chi phối của Chính Sách

Nông Nghiệp Chung (CAP) được thiết lập năm 1958. Mục tiêu của CAP là để tăng thu

nhập của giới nông dân, ổn định thị trường nông nghiệp, đảm bảo việc cung cấp lương

thực, ngăn ngừa sự đe dọa của việc ngừng cung cấp từ quốc tế và để bảo đảm giá hợp

lý cho người tiêu dùng. Thực tế chính sách này ảnh hưởng quyền thế của nhóm vận

động cho nông nghiệp mà kể từ Thế Chiến Thứ Hai, họ đã đạt được rất nhiều sự bảo

vệ ở mức quốc gia từ các chính quyền. Khung 6.1 trình bày một cách tổng quát CAP

đã hoạt động như thế nào. Thay vì để cho các lực lượng cung cầu trên thị trường lương

DUYLIEM
Highlight
Page 23: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

23

thực tự do hoạt động “giá can thiệp” lại được đặt ra, cao hơn giá thị trường mà lẽ ra đã

là giá phổ biến. Giá thị trường - nếu được phổ biến - sẽ được xác định bởi “giá thế

giới” và với giá này lương thực nhập khẩu có thể vào Cộng Đồng Âu Châu (EC). Thế

nhưng các lương thực nhập khẩu, phải chịu đóng thuế nhập khẩu, thuế này bằng với

mức chênh lệch giữa giá thế giới và giá can thiệp. Ảnh hưởng của gia can thiệp do đó

là để hạn chế các hàng hóa nhập khẩu rẽ hơn, và để đảm bảo giá cho các sản phẩm của

người nông dân.

CAP là một ví dụ về “sự thất bại cảu chính quyền” bởi vì nó chỉ bảo vệ cho một

nhóm người - nhóm nông dân - với các giá phải trả bởi một nhóm lớn hơn - gồm người

tiêu thụ và người trả thuế - như là một phí tổn ròng đối với toàn xã hội. Người tiêu thụ

rốt cuộc phải trả một giá cao hơn chi phí mà lẽ ra họ sẽ trả nếu có thị trường tự do. Do

đó họ bị thiệt thòi hơn. Người nộp thuế cũng phải trả một số chi phí vì những việc

khác, như là hạn ngạch sản xuất, là những phương tiện được dùng để bảo vệ nền nông

nghiệp của EC. Cho dẫu có lý luận rằng cần bảo vệ thu nhập của nông dân bằng sư

giảm bớt thu nhập của người khác, thì hình thức bảo vệ này cũng rất đắc tiền: người

tiêu thụ và người trả thuế phải hy sinh nhiều hơn một bảng Anh để trả cho nông dân

một bảng Anh. Chi phí phải trả do CAP riêng ở Vương Quốc Anh đã chiếm 1,7 tỷ

bảng Anh năm 1990/1991.

CAP đã gắn với tổn thất môi trường như thế nào? Khung 6.1 cho thấy một ảnh

hưởng của CAP là kích thước sản xuất thừa quá mức. Động cơ sản xuất thừa quá mức

phát sinh bởi vì nông dân có thể mua bán sản phẩm họ sản xuất ra ở giá can thiệp (trừ

phi có hạn ngạch sản xuất như trong vài trường hợp). Sản xuất gia tăng theo hai cách:

bằng cách mở rộng diện tích và bằng biện pháp thâm canh.

Một trong những cách mở rộng diện tích canh tác ở các nước không có đất thừa

là dẹp bỏ những hàng cây phòng hộ. Khung 6.1 cho thấy rằng việc dẹp bỏ bờ rào đã

tăng nhanh ở Đức và Anh trong giai đoạn mà CAP bắt đầu được áp dụng.

Một cách khác để gia tăng sản lượng là tăng cường thâm canh. Việc này có

khuynh hướng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều hơn, và một trong những lý do

khuyến khích việc lạm dụng này là sự tồn tại giá bảo đảm cho sản phẩm. Khung 6.1

cho thấy một số bằng chứng về hậu quả của CAP là mức sử dụng phân bón ở các nước

EC cao hơn các quốc gia khác.

Page 24: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

24

Khung 6.1 Sản xuất quá mức do CAP và ảnh hưởng của nó đến môi trường

Hình (a) và (b) – Cung và cầu của sản phẩm nông nghiệp trong Cộng Đồng Âu Châu

Hình (a) và (b) biểu diễn đường cung và cầu của sản phẩm nông nghiệp trong

Cộng Đồng Âu Châu. Có hai trường hợp được phân biệt. Ở hình (a) đường cầu thực

phẩm của Cộng Đồng Âu Châu được biểu thị bằng DEC và số lượng mà nông dân sẵn

lòng cung cấp được biểu diễn bằng SEC ; nhưng các nước trên thế giới lại sản xuất thực

phẩm rẽ hơn nhiều và đường cung của họ là Pw . Nếu như thị trường tự do chi phối thì

đường cung thực tế là đường ZABD và Cộng Đồng Âu Châu sẽ tiêu thụ ở mức D.

Thặng dư

Page 25: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

25

Nông dân Âu Châu sẽ cung cấp ở mức oa và các nước khác sản xuất ở mức ac (nên

nhớ rằng đường cung tổng cộng bị “gãy” bởi vì, trên mức oa các nước khác sản xuất rẽ

hơn Cộng Đồng Âu Châu). Nhưng Cộng Đồng Âu Châu không cho phép điều này. Họ

không chỉ đặt ra “giá can thiệp” (Pi) cho nông dân, mà còn bảo vệ nông dân bằng cách

đưa ra hàng rào thuế quan, t, trên hàng nhập khẩu từ thế giới bên ngoài làm cho hàng

nhập có giá ngang bằng với giá can thiệp. Kết quả là họ khuyến khích nông dân sản

xuất ra lượng ob, và lượng nhập khẩu là bc, nhu cầu là oc. Tuy nhiên số sản lượng ab

là lượng sản xuất không hiệu quả (bởi vì thế giới có thể sản xuất với giá rẽ hơn).

Hình (b) trình bày một tình thế khác, trong đó tất cả hàng nhập khẩu đều bị loại

hết và nông dân EC có thể sản xuất quá nhiều đến nỗi thị trường không thể tiêu thu

hết. Trong trường hợp này giá can thiệp được nâng cao đến mức nông dân sản xuất

không những thảo mãn mức nhu cầu về lương thực (điểm B) mà còn sản xuất thừa

(điểm C). Mức độ sản xuất không hiệu quả đã mở rộng ra hơn so với hình (a) và lượng

thặng dư cần phải được dự trữ (như “những hồ rượu”, “những núi bơ”) hay phải được

xuất khẩu. Nhưng, nếu xuất khẩu, lượng sản phẩm này sẽ chỉ có thể bán được ở giá thế

giới Pw là giá thấp hơn giá mà nông dân được bảo đảm. Như vậy, sự chênh lệch này là

sự trưoj giá xuất khẩu (được gọi là “tiền bồi thường”). Lưu ý là trong trường hợp này

không có nhập khẩu. Trong thực tế, thị trường có thể chuyển tư tình huống (a) sang (b)

tùy vào lượng cung cấp nội địa và điều kiện thị trường thế giới. Nhập khẩu và cung

thặng dư vẫn có thể tồn tại đồng thời trong trường hợp có sự phân biệt giá cả để dung

nạp những khác biệt về chất lượng sản phẩm và điều kiện không hoàn hảo của thị

trường.

Với chính sách nông nghiệp chung CAP, môi trường của các nước EC chịu thiệt

hại vì sản xuất ở mức không hiệu quả. Sản lượng cao hơn đạt được bằng cách mở rộng

diện tích trồng (phá bỏ hàng cây phòng hộ và thiết lập nền độc canh cơ giới hóa), bằng

việc sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu - dẫn tới việc thải nhiều hơn vào

các dòng sông và các mạch nước ngầm - và bằng việc gia tăng đàn gia súc, làm các

đồng cỏ bị ăn gặm quá mức và tạo nên những đám sình lầy đầy phân gia súc có thể

làm ô nhiễm sông.

Hậu quả trên những hàng cây phòng hộ

Page 26: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

26

Hình (c) cho thấy chiều dài của hàng cây phòng hộ ở (Tây) Đức, Anh và xứ

Wales trên mỗi mẫu đất nông nghiệp.Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp chung

CAP có thể nhận thấy được dù số liệu rất ít. Ở Đức, Anh và xứ Wales, việc giảm sút

nhanh nhất về chiều dài xảy ra từ đầu đến giữa những năm 1960 (đường biểu diễn của

Đức cho thấy việc giảm sút này xuất hiện sớm hơn do số lượng quan sát giới hạn giữa

1950 và 1960)

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào số liệu của bộ Môi Trường.Digest ò

Environmental Protection and Water Statistics 1990 và Vụ Bảo Vệ Môi Trường Hoa

Kỳ (1990).

Hình (c) – Chiều dài của hàng cây phòng hộ ở Anh, xứ Wales và Đức

Sử dụng phân bón

Vì việc mở rộng đât nông nghiệp ở các nước phát triển có xu hướng bị hạn chế,

nên cách chính để tăng sản lượng là bằng con đường thâm canh - tức sử dụng thêm

phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón có xu thế tăng ở tất cả

Page 27: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

27

các nước, không chỉ ở EC. Nhưng điều quan trọng là vào năm 1988, và so với mức sử

dụng trung bình của OECD, phân đạm được sử dụng nhiều nhất ở các nước EC.Do đó,

so với mức trung bình là 5,7 tấn/km2, thì mức sử dụng phân ở Châu Âu được trình bày

trong Bảng 1 như sau:

Bảng 1- Sử dụng phân bón ở Âu Châu (các nước trong dấu ngoặc không phải là thành

viên của EC)

Vượt hơn 10 tấn/ km2

so với mức trung bình của OECD

Từ 5 – 10 tấn/ km2

so với mức trung bình của OECD

Bỉ

(Nhật)

Đức

Đan mạch

Anh

Pháp

(Thụy sĩ)

(Na uy)

Nguồn: OECD (1991)

Thất bại của chính quyền ở các nước đang phát triển

Ở thế giới thứ ba, thị trường tự do thường không được phép hoạt động. Chính

quyền can thiệp và kiểm soát giá, nhưng không giống trường hợp EC, chính quyền oqr

đây thường giữ giá thấp hơn giá cân bằng của thị trường. Họ làm như vậy thường là do

những động cơ tốt. Ví dụ, họ muốn giữ giá lương thực thấp để có thể trợ giá lương

thực cho người nghèo, hay họ muốn thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và điều này

dẫn họ đến chỗ giữ giá năng lượng thấp. Rủi thay, những can thiệp ấy thường tạo ra

nhiều vấn đề hơn. Các ảnh hưởng không tốt là:

* Chính quyền sử dụng hết các nguồn thu quan trọng từ thuế và các thu nhập khác

cho những trợ cấp để kiểm soát giá, mặc dù nguồn thu của chính quyền là cao do nhu

cầu sử dụng những nguồn thu này để phát triển kinh tế.

Page 28: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

28

* Việc trợ cấp khuyến khích lạm dụng các nguồn tài nguyên được trợ giá. Dù chúng

ta thường nghĩ rằng các nước nghèo sẽ sử dụng tài nguyên hiếm một cách khôn ngoan

thì ảnh hưởng của việc giữ giá thấp lại khuyến khích sự sử dụng phung phí.

* Trợ giá khiến cho các hoạt động kinh tế có liên quan trở nên hấp dẫn một cách giả

tạo. Nó có xu hướng hấp dẫn nhiều nhân lực hơn vào trong các kỹ nghệ hay các ngành

được trợ giá vì lý do lợi nhuận, hay “mức tô” cao. Nó tách nguồn tài nguyên ra khỏi

những hoạt động quan trọng của nền kinh tế.

Tác động đối với môi trường có thể minh họa bằng vấn đề giá nước tưới và giá

năng lượng.

Nước tưới

Ở nhiều quốc gia, giá phải trả cho nước dùng trong tưới cây trồng thường thấp

hơn chi phí cung cấp, và thường thiếu những khuyến khích để tiết kiệm nước. Ví dụ,

giá phí nước thường được xác định trên cơ sở của diện tích được tưới mà không tính

đến số lượng nước thực tế được sử dụng. Một trong những ảnh hưởng của giá thấp là

việc tưới quá mức làm cho đất được tưới bị úng. Sử dụng nước tưới thường vượt quá

mức cần thiết gấp ba lần. Ở Ấn Độ, 10 triệu mẫu đất không dùng vào trồng trọt được

nữa do bị úng và 25 triệu mẫu bị đe dọa nhiễm mặn. Ở Pakistan, khoảng 12 triệu mẫu

thuộc hệ thống kênh đào vùng Indus bị úng và 40% bị nhiễm mặn. Trên toàn thế giới,

khoảng 40% hệ thống tưới bị nhiễm mặn. Ngăn sông làm thủy lợi dẫn tới những ảnh

hưởng môi trường khác. Các đập lớn gây ra ô nhiễm ở cuối nguồn và sự bồi lắng ở đầu

nguồn bởi vì những khu rừng ở những vùng quanh hồ chứa nước bị đốn. Dân bản xứ

bị di chuyển khỏi quê hương lâu đời của họ khi vùng này chìm trong hồ chứa. Rõ ràng,

không phải tất cả tổn hại của thủy lợi là do giá thấp, hay bằng cách nào đi nữa, những

chi phí môi trường của các đập cũng không thể qui cho việc định giá không hiều quả.

Nhưng có mối quan hệ giữa việc định giá sai và sự tổn hại môi trường. Do giá quá

thấp, nhu cầu về nước tăng hơn mức cần thiết, làm tăng quá mức nhu cầu về hệ thống

thủy lợi lớn như đập nước và các hệ thống khác. Cho dù hệ thống này là cần đi nữa, số

lượng nước được sử dụng có khuynh hướng vượt mức do giá của tài nguyên không sát

với chi phí cung cấp thực tế.

Page 29: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

29

Khung 6.2 cho thấy tỉ lệ của số thu thực tế từ hệ thống thủy lợi được chọn với chi

phí hoạt động, bảo trì và với tổng số ước tính khiêm tốn của chi phí đầu tư cộng với

chi phí hoạt động và bảo trì. Trong khi một số quốc gia thành công trong công việc

hoàn lại phần lớn hay tất cả các chi phí điều hành, duy trì, thì mức hoàn vốn cao nhất

của tổng chi phí chỉ khoảng 20% mà thôi.

Khung 6.2 - Mức hoàn vốn của hệ thống thủy lợi (phần trăm)

Sự hạ thấp khuyến khích độ lãng phí vì thế mà các hệ thống thủy lợi vẫn trong

tình trạng sửa chữa tệ hơn. Hệ thống thủy lợi không hiệu quả ảnh hưởng không tốt đế

sản xuất nông nghiệp. Vì khi chi phí thủy lợi thấp, tình trạng cầu thặng dư làm lợi cho

những ai có thể được bảo đảm quyền lấy nước, chẳng hạn như được xếp hàng đầu

trong việc nhận nước. Điều này xảy ra khi hệ thống thủy lợi tưới một số mảnh đất nào

đó trước, và để laị cho nông dân nghèo phần còn thừa khi đã sử dụng nước trước một

cách lãng phí. Hơn nữa, nước được phân phối theo diện tích, chứ không theo nhu cầu

của cây trồng. Điều này dẫn đến hiện tượng đòi hỏi tiền tô: quyền lợi trong việc nắm

quyền kiểm soát hệ thống phân phối. Số tiền tô cao được lấy trong giá trị đất cao hơn,

khiến cho động cơ cạnh tranh giành sự phân phối nước trở nên mãnh liệt hơn. Nhưng

sự cạnh tranh này lại không diễn ra ở thị trường. Nó thể hiện như là hối lộ viên chức

Thực thu Thực thu Quốc gia Phí hoạt động và bảo trì Vốn đầu tư + phí hoạt động và bảo trì Indonesia 78 14 Hàn quốc 91 18 Nepal 57 7 Philippines 120 22 Thái Lan 28 5 Băngladesh 18 Không đáng kể

Ghi chú: Chi phí vốn được ước tính 1 cách vừa phải Nguồn: R.Rêptto (1986) tr.5.

Page 30: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

30

nhà nước, tham nhũng, chi phí vận động hành lang, các đóng góp chính trị,v.v.. Những

người nắm quyền phân phối bành trướng bộ máy quan liêu của họ và nắm chắc lợi ích

cho mình. Việc đòi tiền hối lộ này rõ ràng chỉ có lợi cho người giàu và có thế lực, và đi

ngược lại lợi ích của người nghèo và không có tổ chức. Và vì nó khuyến khích việc sử

dụng lãng phí nguồn tài nguyên, việc đòi tiền tô làm hại môi trường, tăng thêm chi phí

xã hội của sự thất bại chính sách trong việc định giá.

Năng lượng

Năng lượng thương mại - than đá, xăng dầu, khí đốt, điện - được trợ giá rộng rãi

ở các nước đang phát triển. Cũng giống như nước thủy lợi, ảnh hưởng của trợ giá là

khuyến khích sự sử dụng lãng phí năng lượng, do đó, về mặt môi trường, nó làm tăng

ô nhiễm không khí và tăng những vấn đề về chất thải. Tác dụng kinh tế của trợ giá lại

càng bi thảm, bỏi vì nó hút hết nguồn thu của nhà nước và do đó chuyển các tài

nguyên giá trị ra khỏi những khu vực sản xuất hiêu quả, chóng làm giảm xuất khẩu các

nguồn năng lượng bản xứ, do đó làm tăng thêm nợ nước ngoài, và khuyến khích các

ngành sử dụng nhiều năng lượng trong khi phải hy sinh các ngành công nghiệp có

hiệu quả hơn.

Có hai cách tính chi phí về trợ giá. Cách tính về mặt tài chính cho thấy sự chênh

lệch giữa các giá phải trả và chi phí sản xuất. Cách tính về mặt kinh tế cho thấy sự

chênh lệch giữa các giá trị của tài nguyên năng lượng trong cách sử dụng hiệu quả nhất

(giá trị chi phí cơ hội) với giá thực của nó. Một cách tính tiện lợi về giá trị chi phí cơ

hội, hay “ giá mờ” là:

a) Hoặc là giá mà nhiên liệu sẽ có nếu nó được xuất khẩu, hay là giá mà người ta

phải trả nếu nó được ngập khẩu (giá thế giới).

b) Hoặc là chi phí biên tế dài hạn của cung nếu nhiên liệu là hàng phi ngoại

thương (như phần lớn lượng điện). Chi phí biên tế dài hạn của cung là chi phí

cung cấp thêm một đơn vị về dài hạn. Trị giá tài chính của trợ giá là khoản chi

phí tài chánh trực tiếp mà quốc gia phải chịu để trợ giá cho năng lượng, nhưng

trị giá kinh tế thì mới thích hợp hơn để biểu thị của “ chi phí thực” của việc trợ

giá, bởi vì nó tính được những gì mà quốc gia có thể đạt được nếu như sử dụng

phương pháp tính giá đầy đủ.

Page 31: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

31

Khung 6.3 cho thấy mức độ trợ giá kinh tế ở một số nước xuất khẩu dầu. Ở đây

sự trợ giá có thêm biến dạng thị trường khi nguồn năng lượng có tiềm năng xuất khẩu

được chuyển qua sử dụng nội địa, vì vậy nó làm tăng thêm khó khăn cho cân bằng

thanh toán và do đó tăng nợ nước ngoài. Mức độ biến dạng có thể tổng hợp bằng cách

xem các trợ giá như một tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu năng lượng và phần trăm của

tổng xuất khẩu. Lấy ví dụ ở Ai Cập, mức trợ giá bằng với 88% của tổng xuất khẩu và

gấp đôi giá trị của xuất khẩu dầu.

Khung 6.3 - Trợ giá kinh tế cho năng lượng ở một số quốc gia

Kết luận

Chính quyền thường chính là nguyên nhân của sự suy thoái môi trường. Trong

khi chúng ta thường quen với ý kiến là chính quyền phải sửa lại mọi việc cho đúng,

chúng ta ít quen với ý kiến rằng các chính sách nhà nước mà bề ngoài có vẻ không liên

can gì đến môi trường, có thể thường hay gây tổn hại cho môi trường. Đó chính là “sự

Trợ giá (tỷ lệ phần trăm)

Mức trợ giá tổng xuất khẩu Năng lượng xuất khẩu (triệu đô la) Bolivia 224 29 68 Trung quốc 5400 20 82 Ai cập 4000 88 200 Ecuador 370 12 19 Indonesia 600 5 7 Mexico 5000 23 33 Nigeria 5000 21 23 Peru 301 15 73 Tunisia 70 4 10 Venezuela 1900 14 15 Nguồn: M. Kosmo (1989)

Page 32: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

32

thất bại của chính quyền”. Rõ ràng, vì thị trường cũng thất bại, vấn đề chính sách là

phải tìm ra sự cân bằng thích hợp giữa thị trường và sự can thiệp của chính quyền.

Điều này sẽ đươc nói đến ở phần IV.

Page 33: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

33

CHƯƠNG 7

CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH

Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích

Thỏa mãn ý thích của cá nhân

Mọi người thường lập các quyết định dựa trên cơ sở của sự cân bằng về lợi ích

đạt được và thiệt hại phải chịum thuận lợi và bất lợi. Tư tưởng đằng sau sự cân nhắc

đó là chúng ta chỉ làm những việc dẫn đến phần tăng lợi ích ròng và do đó khi chúng ta

phải lựa chọn giữa các khả năng khác nhau thì chúng ta sẽ chọn khả năng nào sẽ đem

lại phần tăng lợi nhuận ròng lớn nhất. Thay vì nói phần tăng lợi chúng ta gọi đó là lợi

ích và thay vì nói thiệt hại chúng ta gọi đó là chi phí. Đó là nền tảng đơn giản của việc

phân tích chi phí – lợi ích ( hoặc ở Mỹ gọi là phân tích lợi ích – chi phí). Tuy nhiên,

phân tích chi phí – lợi ích (CBA cost benefit analysis) định nghĩa chi phí và lợi ích

theo một cách đặc biệt và đi xa hơn ý tưởng cân bằng chi phí và lợi ích của cá nhân mà

đề cập đến chi phí và lợi ích của xã hội.

Chi phí và lợi ích được định nghĩa dựa trên việc thỏa mãn các ước muốn, hoặc

ý thích. Nếu một việc gì đó thỏa mãn ước muốn thì đó là lợi ích. Nói rõ hơn, lợi ích là

gia tăng sự thỏa mãn nhu cầu của con người, và việc gì làm giảm sự thỏa mãn của con

người thì đó là chi phí. Đối với nhà kinh tế, muốn biết sự thỏa mãn có gia tăng hay

không, chú ý vào ý thích của con người. Nếu con người thích tình trạng A hơn điều

kiện hiện tại thì lợi ích ròng khi chuyển sang A đối với người đó phải dương. Tại sao

thích tình trạng A không phải là mối quan tâm quan tâm bây giờ, mặc dù nếu nó liên

quan các hoạt động thiếu đạo đức hoặc trái pháp luật thì không ai lại lập luận rằng

người đó phải được phép chọn tình trạng A. Với những cân nhắc rộng hơn về “đạo

đức” của việc cho con người những gì họ ước muốn, phân tích lợi ích chi phí CBA

hoạt động trên cơ sở rằng một sự phân bổ “tốt hơn” các tài nguyên là sự phân bổ đáp

ứng các ý thích, các ước muốn của con người. Ví dụ, đối với con người thứ i chúng ta

có thể viết rằng i nên chấp nhận để chuyển sang tình trạng A nếu:

0CB AA (7.1)

Page 34: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

34

Trong đó B là lợi ích và C là chi phí, và chi phí và lợi ích được đo lường trên cơ sở

phúc lợi của con người.

Tìm quy tắc quyết định của xã hội

Để làm cho việc chấp nhận một người chuyển đổi sang một tình trạng khác trở

thành một nguyên tắc quyết định của xã hội chúng ta cần phải biết mọi người ưa thích

cái gì. Nếu mọi người thích chuyển sang tình trạng A thì không có vấn đề gì cả. Nếu

nhiều người thích chuyển và những người còn lại không bận tâm đến việc đó ( họ bàng

quan, không phân biệt giữa hai tình trạng) thì cũng không có vấn đề gì cả. Trong

trường hợp này, những người thích chuyển là những người được lợi (theo định nghĩa)

và những người bàng quan thì cũng chẳng lợi hơn mà cũng chẳng hại hơn. Nhưng việc

gì sẽ xyar ra nếu gặp tình trạng một số người được lợi hơn (họ thích chuyển) và một số

người khác bị thiệt hại (họ thích giữ nguyên tình trạng cũ)? Để xác định cả xã hội nói

chung được lợi hơn hay bị hại hơn, chúng ta phải so sánh lợi ích và thiệt hại của tất cả

mọi các nhân. Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc này không thể làm được. Họ nói rằng

không thể so sánh sự thỏa mãn của từng người (theo biệt ngữ, họ nói rằng so sánh giữa

con người với nhau về thỏa dụng của họ là việc không thể thực hiện được - thỏa dụng

được dùng ở đây đồng nghĩa với sự thỏa mãn). Nhưng trong thực tế chúng ta thực hiện

sư so sánh đó cũng thường xuyên. Chúng ta cũng thường phán đoán xem người khác

cảm giác như thế nào – bằng cách xem họ có vẻ thế nào và ứng xủa ra sao và họ nói gì.

Chúng tôi nói thêm rằng tất cả những quyết dịnh về chính sách thường bao gồm những

so sánh như thế bởi vì không thể nào tìm thấy một chính sách mà tất cả mọi người đều

có lợi – một số người luôn luôn bất lợi. Nếu những so sánh như thế có thể thực hiện,

thì chúng ta có thể đề ra một số nguyên tắc nhằm so sánh sự thay đổi mức thỏa mãn

của từng người sẽ như thế nào khi một chính sách mới được đưa ra.

Page 35: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

35

Giá sẵn lòng trả (WTP)

Nhằm mục đích theo đuổi ý tưởng tônngr hợp các ý thích cá nhân, trước tiên

chúng ta nên đặt câu hỏi là làm thế nào đo lường những phần lợi thêm và thiệt mất về

sự thỏa mãn. Một cách để làm việc này có thể là dựa vào sự lựa chọn của dân chúng

trong một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng điều này cũng không cho chúng ta biết về

cường độ ưa thích hoặc không thích một việc gì đó. Một cách khác là dựa vào mức sẵn

lòng trả của họ đối với một thứ gì đó. Mức đo lường ý thích của một cá nhân về một

mặt hàng trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lòng trả (WTP) của họ đối với

mặt hàng đó. Một cách khác ít quen thuộc hơn là dựa vào mức sẵn lòng trả của họ để

tránh một điều gì đó mà họ không thích, hoặc dựa vào mức sẵn lòng nhận (WTA) sự

đền bù để chịu đựng những điều mà họ không thích. Chương 8 sẽ đi vào các khái niệm

này rõ hơn: Bây giờ chỉ cần có một khái niệm trực giác về mối liên hệ giữa WTP và sự

thỏa mãn của con người.

Bằng cách xem xét mức mà người ta sẵn lòng trả cho một mối lợi, hoặc sẵn lòng

nhận để chịu một tổn hại, chúng ta đã tìm được cách đo lường cường độ ý thích của

con người. Khung 7.1 nghiên cứu một cách chi tiết hơn về khái niệm của mức giá sẵn

lòng trả (WTP). Khái niệm WTP là điều chúng ta cần để giải quyết vấn đề tổng hợp

giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạng A như đã nêu ở trên và một số

người khác không thích. Chẳng hạn một hoàn cảnh có thể như sau đây:

Người thứ 1: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10 tỷ đồng

Người thứ 2: WTP để chuyển sang tình trạng A = 8 tỷ đồng

Người thứ 3: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A = 6 tỷ đồng

Người thứ 4: WTP để chịu đựng việc chuyển sang tình trạng A = 5 tỷ đồng

Người thứ nhất và người thứ hai là những người được lợi trong khi người thứ ba

và người thứ tư là những người bị thiệt. Toàn thể xã hội được lợi hay bị hại khi chuyển

sang tình trạng A? Chúng ta có thể sự dụng nguyên tắc như sau:

(WTP1 + WTP2) – (WTA3 + WTA4) > 0 (7.2)

thay thế các số ở trên vào công thức (7.2) ta được: (10+8) –( 6+5) = +7

kết quả là 7 lớn hơn 0, do đó việc chuyển sang tình trạng A sẽ lợi xét trên toàn xã hội.

Khung 7.1 – Mức giá sẵn lòng trả (WTP)

Page 36: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

36

Hình (a) Đường cầu

Hình (a) cho thấy đường cầu của một sản phẩm. Đây có thể là một sản phẩm bán

ở thị trường (một mặt hàng thị trường) hoặc có thể là một mặt hàng không có thị

trường (một mặt hàng phi thị trường). Trong trường hợp thứ hai, cần phải tìm đường

cầu bằng phương pháp đặc biệt (sẽ đề cập trong chương 8).

Giả sử rằng giá đang ở mức OA. Đường cầu sẽ là OD. Chúng ta có thể xem

đường cầu là “đường mức sẵn lòng trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng trả cho một sản

phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng trả biên tế. Số tiền mà các cá nhân chi trả

thật sự ở ngoài thị trường (hoặc số tiền mà họ sẽ trả nếu có thị trường) cho bởi tổng chi

OACD. Nhưng có WTP giá cao hơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn

vị đầu tiên, và giảm xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng. Do đó WTP cao hơn phần

chi trả thực sự. Nếu chúng ta cộng phần dôi ra của WTP ở phía trên OA (giá thực sự

trả) của mỗi đơn vị sản phẩm, chúng ta sẽ có hình tam giác ABC. Phần này được gọi là

phần thặng dưu của người tiêu thụ: đó là lợi ích có được trên số tiền mà họ thật sự trả.

WTP gộp là OACD = ABC = OBCD, và phần này được tạo nên bởi phần thật sự chi

trả và phần thặng dư của người tiêu thụ. Nói cách khác, chúng ta gọi OBCD và WTP

gộp và ABC là WTP ròng. Khái niệm quan trọng ở đây là WTP ròng, bởi vì nó đo

lường phần lợi ròng mà người tiêu thụ nhận được.

D Số lượng

Giá

A

B

C

O

Page 37: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

37

Đền bù giả định

Dùng nguyên tắc này để tuyên bố rằng việc chuyển sang A sẽ làm cho xã hội tốt

hơn có thể có vẻ kỳ quặc. Rốt cuộc hai người được lợi và hai người bị thiệt hại. Điều

này khó có thể xem là một tiêu chuẩn tốt để nói rằng mọi việc đã được cải thiện trên

đại thể. Nhưng để thấy được rằng có sự gia tăng lợi ích ròng cho xã hội, ta giả định

rằng người thứ nhất và người thứ hai được yêu cầu phải đền bù những thiệt hại cho

người thứ ba và người thứ tư. Do đó người thứ nhất phải bỏ ra 8 đồng cho người thứ

ba và anh ta còn lại 3 đồng. Người thứ nhất được lợi hơn khi chuyển sang A và người

thứ ba không còn bị thiệt nữa khi được đền bù. Người thứ hai có thể đền bù cho người

thứ tư và tình trạng tương tự xảy ra. Bây giờ người thứ ba và người thứ tư không còn

bị thiệt hại nữa, và người thứ nhất và người thứ hai có lợi hơn. Điều này được gọi là sự

cải thiện Pareto. Hoặc ít nhất đó là một sự cải thiện thật sự nếu việc đền bù đươc trả

thật sự, và là một sự cải thiện tiềm năng nếu việc đền bù chỉ được trả trên giả định.

Qui luật chi phí – lợi ích xã hội được biểu hiện bằng phương trình (7.2) là cơ sở

cho phân tích lợi ích – chi phí. Thay vì WTP chúng ta có thể dùng chữ B để thể hiện

lợi ích, và thay cho WTA là C để thể hiện chi phí. Phương trình (7.2) sẽ gần giống như

phương trình (7.1), nhưng được dùng để tổng hợp chi phí và lợi ích của tất cả mọi

người trong xã hội chứ không phải chỉ cho một người. Do đó (7.2) có thể được viết lại

như sau:

i[Bi –Ci] >0 (7.3)

trong đó có nghĩa là “tổng của”, và chỉ số ở phía dưới biểu thị cho từng người. Bây giờ,

chúng ta cần phải cải tiến qui luật này để đưa yếu tố thời gian vào.

Giới thiệu thời gian

Tính chiết khấu

Phương trình (7.1) không chú ý đến đặc điểm thời gian. Phương trình này không

chỉ rõ khoảng thời gian mà chi phí và lợi ích được cộng lại. Nhưng như chúng ta đã

biết chuyển đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác sẽ làm cho chi phí và lợi ích xảy

Page 38: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

38

ra trong một thời gian dài, hoặc xảy ra tức thời rồi chấm dứt, hoặc xyar ra sau đó một

thời gian. Chúng ta cần cộng lại các lợi ích trong mỗi khoảng thời gian. Cách đơn giản

nhất để hiểu việc này là có thể nói rằng lợi ích 1 đồng của một người trong năm 1 được

cộng với lợi ích 1 đồng trong năm 2, và tiếp tục như thế. Điều này có thể đúng nếu

người ấy không quan tâm đến khi nào lợi ích và chi phí xảy ra. Nhưng thực tế người ta

chú ý đến điều này. Người ta thích có được lợi ích ngay lúc này hơn là sau đó và thích

trả chi phí sau hơn là trả ngay lúc này. Đặc điểm này được gọi là ý thích ưu tiên về

thời gian. Vì cơ sở lý luận của CBA là ý thích ưu tiên, do đó cần phải tính đến ý thích

ưu tiên về thời gian theo cùng cách thức như chúng ta đã làm để đo lường WTA và

WTP. Điều này dẫn chúng ta đến hiện tượng chiết khấu.

Quá trình chiết khấu có thể được hiểu bằng cách nhìn vào cơ chế lãi kép. Nếu

chúng ta đầu tư 1 đồng ở mức lãi suất 5% hàng năm, thì số tiền này sẽ trở thành 1,63

đồng sau 10 năm. Ngược lại, nếu chúng ta đầu tư 0,61 đồng trong năm nay, với mức

lãi suất như trên thì số tiền sẽ trở thành 1 đồng sau 10 năm. Chúng ta có thể nói rằng

0,61 đồng là hệ số giá trị hiện tại hay hệ số hiện giá của thời hạn 10 năm khi suất chiết

khấu là 5 %. Với mối liên hệ trực tiếp giữa cách tính chiết khấu và lãi suất kép, rõ ràng

là suất chiết khấu càng cao thì hệ số hiện giá càng thấp, và khi khoảng thời gian kéo

dài thì hệ số hiện giá sẽ giảm xuống. từ nhận định này, chúng ta có thể thấy rằng tính

chiết khấu thật sự chỉ là tính lãi kép từ sau ra trước. Nếu 1 đồng năm nay có giá trị:

1Đ (1+r)5

Ở thời điểm 5 năm sau với lãi suất r phần trăm. Ngược lại 1 đồng ở thời điểm 5 năm

sau sẽ có giá trị tại thời điểm hiện tại là:

r)5(1

1

Đ

Đây là giá trị hiện tại hay hiện giá của 1 đồng vào 5 năm sau. Nếu chúng ta đầu

tư số lượng này ở mức lãi suất r phần trăm cho 5 năm thì giá trị của nó sẽ là:

rr1Ð = 1Đ

Khung 7.2 cung cấp các dịch vụ tính toán hiện giá. Tổng quát hơn, Hiện giá của

1Đ trong năm thứ t là:

Page 39: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

39

r)t(1

Việc tính chiết khấu xảy ra bởi vì người ta xem nhẹ lợi ích và chi phí trong tương

lai so với lợi ích và chi phí trong hiện tại. Việc thiếu kiện nhẫn hoặc “ưu tiên về thời

gian” là lý do tại sao hiện tại được ưa thích hơnn tương lai. Lý do thứ hai là, bởi vì tiền

vốn có khả năng sản xuất, giá trị của 1 đồng tài nguyên trong hiện tại sẽ làm ra giá trị

sản phẩm và dịch vụ lớn hơn 1 đồng trong tương lai. Do đó một nhà sản xuất bằng

lòng chi nhiều hơn 1 đồng trong tương lai để lấy 1 đồng giá trị trong hiện tại. Lập luận

này của chiết khấu còn được gọi là “lập luận năng suất biên tế của vốn”, từ “biên tế”

được sử dụng nhằm nói đến năng suất của một đồng tiền vôn thêm vào.

Khung 7.2 Tính toán hiện giá

Công thức căn bản để tính hiện giá là:

r)t(1Bt

trong đó Bt là lợi ích trong năm thứ t và r là suất chiết khấu. Công thức tương tự cũng

được dùng cho chi phí – chỉ cần thay đổi B bằng C. Công thức chung cho việc tính

toán giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí xảy ra theo thời gian, được gọi là hiện giá

ròng hay hiện giá lợi ích ròng (NPV) là:

r)t(1Ct -Bt

Do đó áp dụng nguyên tắc phân tích chi phí lợi ích CBA thì mọi chính sách hoặc

dự án muốn được chấp nhận phải có NPV dương.

Để thể hiện qui tắc trên ta xét ví dụ dự án dẫn tới một chuỗi chi phí và lợi ích như

sau:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí -30 -10 0 0 0

Lợi ích 0 5 15 15 15

Lợi ích ròng -30 -5 15 15 15

Page 40: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

40

Lưu ý rằng chi phí xuất hiện với dấu trừ và lợi ích với dấu cộng. Giả sử suất chiết

khấu, r, là 10% (được viết là 0,1). Việc tính toán được thực hiện như sau:

-30/1,1 -5/(1,1)2 + 15/(1,1)3 +15/(11)4 + 15/(1,1)5

Thông thường việc tính toán này được thực hiện bằng máy vi tính với chương trình

phần mềm về ngân lưu chiết khấu nhưng trong trường hợp này, việc tính toán chỉ đơn

gian như sau:

-27,3 -4,1 +11,3 +10,3 +9,3 = -0,5

Ta có kết quả là NPV âm và do đó dự án không đáng giá. Lưu ý rằng nếu không

tính chiết khấu vào thì lợi ích 45 mang lại cao hơn chi phí 35. Tính chiết khấu có thể

dẫn tới dự khác biệt rất lớn trong việc quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ một dự án.

Sự chọn lựa của người ra quyết định có thể đơn giản như “chấp nhận hoặc bác bỏ”

như ví dụ ở trên, nhưng cũng có thể là một quyết định chọn lựa giữa các phương án

cạnh tranh thay thế nhau, ví dụ như nhà máy thủy điện hoặc nhà máy nhiệt điện than

đá hoặc nhà máy điện nguyên tử. Nếu mỗi phương án lựa chọn đều có NPV dương, sự

quyết định sẽ dựa trên cơ sở chọn NPV cao nhất. Một vấn đề khác nảy sinh trong việc

quyết định là một số đề án có thể lựa chọn nhưng khả năng tài chính bị hạn chế. Lúc

đó nguyên tắc sẽ là xếp hạng các dự án dựa vào tỉ lệ hiện giá của lợi ích trên hiện giá

của chi phí (gọi là “tỉ lệ lợi ích –chi phí”) xếp hạng các dự án đó cho đến khi chi phí

vượt khỏi ngân sách.

Thời gian và quy luật chi phí – lợi ích

Bây giờ chúng ta có thể sửa đổi quy luật CBA trong phương trình (7.3). Với thời

gian được đưa vào phương trình, như chúng ta đã biện luận trước đây, bất cứ việc

chuyển đổi tình trạng có tiềm năng lợi ích nếu:

t(Bt – Ct) (1+r)-t >0 (7.4)

trong đó số mũ t chỉ thời gian và chúng ta xem là đương nhiên rằng B và C được tổng

hợp cho nhiều cá nhân. Nhằm mục đích nhấn mạnh đến môi trường, chúng ta cần nhớ

rằng cả B và C trong phương trình (7.4) bao gồm chi phí và lợi ích của môi trường. Có

nghĩa là nếu có sự thay đổi chất lượng môi trường làm cho con người thích ( mức ưa

thích của họ đối với sự thay đổi là dương) thì chúng ta cần phải tìm WTP của họ cho

sự thay đổi này. WTP này sẽ xuất hiện như một phần của lợi ích của mọi chính sách

Page 41: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

41

bao gồm sự thay đổi chất lượng môi trường. Tương tự, nếu sựu thay đổi làm cho môi

trường xấu đi thì chúng ta tìm WTP để tránh sự thay đổi đó, hoặc WTA để chịu đựng

sự thay đổi đó. Giá trị này sẽ xuất hiện trong số hạng C của phương trình (7.4)

Môi trường và qui luật chi phí lợi ích

Để nhấn mạnh chi phí và lợi ích của môi trường, chúng ta sẽ tách phần môi

trường ra thành số hạng E. Lúc đó phương trình (7.4) trở thành:

t(Bt – Ct Et )(1+r)-t >0 (7.5)

Phương trình (7.5) là phương trình cơ bản của phân tích chi phí lợi ích: Nó chỉ ra

rằng để một dự án, chính sách mang đến hiệu quả thì lợi ích không thuộc môi trường

(B) trừ đi chi phí không thuộc môi trường (C) cộng hoặc trừ giá trị thay đổi của môi

trường (E), tất cả chuyển về giá trị hiện tại phải dương.

Khung 7.3 Chi phí – lợi ích trong thực tế: Nghiên cứu trường hợp về chì trong xăng

dầu

Trong Sắc Lệnh 12291 ban hành năm 1981 ở Hoa Kỳ, các công ty nhà nước buộc

phải dùng Phương Pháp Phân Tích Ảnh Hưởng của Qui Định về Môi trường

(Regulatory Impact Analysis – RIA) và áp dụng tiến trình qui định về môi trường để

tối đa hóa “lợi ích ròng của xã hội”. Sắc lệnh nhằm trước tiên xác định mục đích lợi

ích ròng là tiêu chuẩn để áp dụng tiến trình qui định về môi trường, mặc dù việc áp

dụng nó bị hạn chế bởi các luật lệ hiện hành liên quan đến các mục tiêu khác.

Phân tích chi phí – lợi ích đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng những qui

định liên quan đến chì trong xăng dầu. Hàm lượng chì được cho là có liên hệ đến các

hậu quả y tế rất nghiêm trọng như bệnh chậm phát triển, bệnh thận và kể cả tử vong.

Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) thực hiện một cuộc điều tra nghiên cứu về lợi ích –

chi phí với kết quả nêu trong bảng 1.

Qui định nhằm làm giảm lượng chì trong xăng từ 1,1 gram/galoon (g.p.g) xuống

0,1 g.p.g. Chi phí của luật lệ này thể hiện trong “tổng chi phí tinh chế”. Chi phí gia

tăng bởi vì chì thường được dùng để tăng mức octane trong xăng dầu, và những biện

pháp khác phải được tìm ra để thực hiện việc này. Lợi ích bao gồm:

Page 42: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

42

a) Cải thiện sưc khỏe tre em;

b) Cải thiện huyết áp người lớn;

c) Giảm thiệt hại do việc thải hydrocarbon, Nox và Co của xe cộ; và

d) ảnh hưởng đến bảo trì và tiết kiệm nhiên liệu.

Sức khỏe trẻ em

Nghiên cứu của EPA tìm thấy rằng hàm lượng chì trong máu cóa liên hệ chặc chẽ

đến hàm lượng chì trong xăng. Chi phí thuốc men cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em

sẽ giảm bằng cách giảm hàm lượng chì, và do đó giảm nhu cầu giáo dục bồi thường

cho số trẻ em bị chỉ số IQ thấp. Những tiết kiệm này được nêu trong bảng 1 ở mục ảnh

hưởng sức khỏe của trẻ em.

Huyết áp của người lớn

Hàm lượng chì trong máu được cho là có ảnh hưởng đến huyết áp và sự tăng

huyết áp. Chi phí thuốc men sẽ giảm nếu các bệnh này giảm. Hơn nữa bệnh nhồi máu

cơ tim và trụy tim mạch sẽ được tránh khỏi. Giá trị của” thống kê cuộc sống” là 1 triệu

Đôla được dùng cho trường hợp sau. Giá trị của kết quả này được nêu trong hàng

“huyết áp của người lớn” của bảng 1. Giá trị này khá cao bởi vì nó bao gồm lợi ích do

giảm tử vong.

Các chất ô nhiễm khác

Giảm lượng chì trong xăng cũng làm giảm các chất ô nhiễm khác. Bởi vì làm

giảm lượng chì trong xăng đến mức tiêu chuẩn sẽ giảm được rủi ro do việc sử dụng

nhiên liệu không đúng, nghĩa là dùng xăng có chì cho các xe cộ được thiết kế cho xăng

không có chì. Cơ chế nhằm giảm việc sử dụng không đúng nhiên liệu là tính giá cao

cho nhiên liệu có chì ở nồng độ thấp với qui định.Việc này sẽ hạn chế các tài xế mua

xăng có chì. Giảm việc sử dụng nhiên liệu không đúng sẽ làm giảm mức phóng thích

HC, Nox, CO. Các thiệt hại gây ra do những chất ô nhiễm này được ước tính trong các

nghiên cứu về sự thiệt hại đối với tầng ozone (do việc phóng thích HC và CO), nhưng

các ước lượng cũng được tính bằng giá trị của các thiết bị bị phá hủy bởi việc sử dụng

Page 43: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

43

nhiên liệu không đúng. Các số liệu xuất hiện trong hàng “các chất ô nhiễm thông

thường” trong bảng 1 được tính từ số trung bình của hai phương pháp.

Bảng 1: Chi phí và lợi ích hàng năm được tính thành tiền của qui định cuối cùng, giả

thiết sử dụng xăng không đúng một phần (triệu dollar của năm 1983)

1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992

Lợi ích được tính thành tiền

Ảnh hưởng sức khỏe trẻ em 223 600 547 502 453 414 369 358

Áp suất máu của người lớn 1724 5897 5675 5447 5187 4966 4628 4691

Các ô nhiễm thông thường 0 222 222 224 226 230 239 248

Bảo trì 102 914 859 818 788 767 754 749

Tiết kiệm nhiên liệu 35 187 170 113 134 139 172 164

Tổng lợi ích tính thành tiền 2084 7821 7474 7105 6788 6517 6216 6211

Tổng chi phí lọc 96 608 228 532 504 471 444 441

Lợi ích ròng 1988 7213 6916 6573 6284 6045 5772 5770

Lợi ích ròng không kể áp 264 1316 1241 1125 1096 1079 1090 1079

suất máu

Bảo trì và tiết kiệm nhiên liệu

Chi phí bảo trì xe cộ giảm do giảm ảnh hưởng ăn mòn của chì và bám bẩn của

nó trên động cơ và hệ thống thoát khí. Máy móc ít cần điều chỉnh hơn và ít cần phải

thông thoát khí. Máy móc ít cần điều chỉnh hơn và ít cần phải thay dầu nhờn hơn, hệ

thống thải khí được sử dụng lâu bền hơn. Tiết kiệm nhiên liệu được ước tính sẽ tăng

khi các công nghệ mới tănng mức độ octane trở lại như trước cũng làm tăng mức năng

lượng của nhiên liệu. Các bộ phận cảm biến oxy cũng giảm bị hư hỏng. Lợi ích do

giảm chi phí bảo trì vượt quá lợi ích do tiết kiệm nhiên liệu vào khoảng 6 trên 1.

Lợi ích ròng do việc giảm lượng chì trong xăng có vẻ rất đáng kể ngay cả khi

loại bỏ lợi ích liên quan huyết áp (có ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung). Hơn nữa, bảng

trên cho thấy rằng qui định đó vẫn đáng thực hiện ngay cả khi tất cả lợi ích cho sức

Page 44: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

44

khỏe được loại ra. Trong trường hợp này, các lợi ích về huyết áp được loại ra khỏi

quyết định cuối cùng bởi vì việc nghiên cứu mối liên hệ này được xét đoán rất gần đây

nên không thể cho phép xem xét lại thật đầy đủ. Qui định về chì cũng rất hấp dẫn bởi

vì việc giới thiệu “hệ thống giấy phép chì” để giảm gánh nặng tài chính cho công

nghiệp lọc dầu. Chủ yếu là việc này cho phép “hạn ngạch về chì” được trao đổi mua

bán giữa các nhà máy lọc dầu. Nhà máy nào có khả năng đạt được mức độ chì dưới

mức giới hạn sẽ được cho phép bán chỉ tiêu còn lại của họ cho những nnhaf máy cảm

thấy tốn kém khi thực hiện mức octane mong muốn mà không có chì. Đặc điểm cụ thể

của việc nghiên cứu chi phí – lợi ích chì trong xăng mà đã thành một công cụ mạnh mẽ

cho việc đưa ra các quyết định là tính chất dứt khoát của lợi ích ròng ngay cả khi đã

xét đến sự không chắc chắn về các lợi ích.

Tính chiết khấu và môi trường

Bởi vì phép tính chiết khấu gắn một tỷ trọng thấp hơn cho lợi ích và chi phí

trong tương lai, nó tạo một số ảnh hưởng không may khi có liên quan đến môi trường.

Khung 7.4 nêu ra điều mà đôi khi được gọi là “sự tàn bạo” của phép chiết khấu.

Những ví dụ về việc chiết khấu ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của các thế hệ tương

lai được thấy trong các trường hợp sau:

a. Khi mà môi trường bị tàn phá bởi các dự án rất xa trong tương lai, phép chiết

khấu sẽ làm cho hiện giá của những thiệt hại như thế được xem như nhỏ hơn

mức tàn phá thật sự. Ví dụ như sự tàn phá do việc tồn trữ chất thải hạt nhân và

những bụi ô nhiễm cực nhỏ kéo dài dai dẵng như các kim loại nặng.

b. Khi dự án mang đến lợi ích trong khoảng thời gian dài, 50 hoặc 100 năm thì

phép chiết khấu sẽ làm giảm thấp giá trị của những lợi ích như thế và tạo ra khó

khăn trong việc biện minh cho dự án hoặc chính sách. Ví dụ như việc trồng cây

tái tạo rừng, đặc biệt là các cây gỗ cứng phát triển chậm ở khí hậu ôn đới.

c. Khi các quyết định khai thác triệt để nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi suất

chiết khấu. Chương 16 sẽ cho thấy các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt có

khuynh hướng được sử dụng cang nhanh khi suất chiết khấu càng cao, để lại ít

tài nguyên hơn cho các thế hệ mai sau.

Page 45: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

45

Khung 7.4 “Sự tàn bạo” của chiết khấu

Ví dụ đơn giản cho thấy phép chiết khấu có thể chuyển các chi phí nặng nề cho

thế hệ tương lai. Hãy tưởng tượng một chỗ chứa chất thải hạt nhân, ở đây sự an toàn

phải được đặt lên hàng đầu. Một số chất thải phóng xạ vẫn còn tiếp tục thải ra các tia

phóng xạ hàng trăm năm sau. Như nhiều chất thải được bỏ ra trong nhiều năm trước,

xã hội thường “quên” nơi bỏ chất thải này hoặc phớt lờ việc kiểm soát. Nếu đieuf này

xảy ra đối với những nơi chứa chất thải phóng xạ, thì có thể dẫn tới rủi ro rất lớn cho

các thế hệ tương lai do sự rò rỉ phóng xạ. Tưởng tượng với giả định rằng chi phí của sự

rò rỉ này là 1 tỷ bảng Anh (1000 triệu) trong thời gian 100 năm. Nếu suất chiết khấu là

8% thì giá trị hiện tại của sự tàn phá do việc rò rỉ trong 100 năm tính từ hôm nay là:

1000 triệu x (1.08)100

1 = 1000 triệu/2200 = 0,45 triệu =450.000

Mức thiệt hại 1 tỷ bảng Anh được ghi nhận trong phân tích chi phí lợ ích chỉ bằng

450.000 bảng.

Bởi vì việc này gây bất lợi cho tương lai rất rõ ràng, do đó các nhà môi trường

học thường chống lại bản thân chiết khấu.

Trong thực tế không có mối liên hệ duy nhất giữa suất chiết khấu cao với suy

thoái môi trường. Suất chiết khấu cao có thể dịch chuyển gánh nặng chi phí cho thế hệ

tương lai vì những lý do trên, nhưng suất chiết khấu tăng sẽ làm cho mức đầu tư chung

giảm, do đó sẽ làm chậm bước phát triển kinh tế nói chung. Vì tài nguyên đươc dùng

cho đầu tư nên nhu cầu về tài nguyên sẽ thấp khi suất chiết khấu tăng. Suất chiết khấu

cao cũng cản trở sự phát triển của các dự án cạnh tranh với việc sử dụng các tài

nguyên tốt hiện có của môi trường. Ví dụ, việc phát triển lưu vực đối nghịch với việc

sử dụng vùng hoang dã hiện hữu. Một cách chính xác, việc chọn suất chiết khấu ảnh

hưởng đến tình trạng chung của tài nguyên tự nhiên và việc sử dụng môi trường như

thế nào còn là điều mơ hồ.Điều này quan trọng vì nó cho thấy sự vô giá trị của việc

tổng quát hóa một cách đơn giản rằng các suất chiết khấu phải được hạ xuống để cho

phù hợp với những cân nhắc về môi trường.

Page 46: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

46

Một phương pháp để xác định suất chiết khấu là sử dụng công thức dưới đây:

s = p + u.c

trong đó s là mức ưa thích ưu tiên về thời gian của xã hội ( suất chiết khấu xã hội); p là

“mức đọ ưa thích về thời gian thuần túy”, nghĩa là suất chiết khấu xảy rachir vì người

ta thích hiện tại hơn tương lai (“không kiên nhẫn”); c là tốc độ tăng gia của sự tiêu thụ

thật sự của mỗi người và u đo lường mức độ giảm thõa mãn (hoặc “thỏa dụng”) do tiêu

thụ khi tiêu thụ gia tăng ( nói theo thuật ngữ chuyên môn thì u được xem như là độ co

giãn của thỏa dụng biên tế của tiêu thụ). Giỏa sử, để đơn giản, rằng u = 1. Thì:

s= p + c

Nhiều người cho rằng chiết khấu tương lai là sai lầm vì thế hệ ngày nay “không

kiên nhẫn”. Nếu chúng ta loại bỏ mức độ ảnh hưởng của thời gian thuần túy trong

công thức thì chúng ta còn lại:

s = c

nghĩa là suất chiết khấu của xã hội bằng với mức độ tăng trưởng kinh tế ( được đo

lường bằng sự gia tăng mức tiêu thụ trên mỗi đầu người).

Các nhà môi trường chú ý đến trị số được tin tưởng là dương của c trong công

thức mức ưa thích về thời gian của xã hội. Trước tiên họ lập luận rằng có những giới

hạn ngấm ngầm đối với tiến trình tăng trưởng (xem chương 3). Chúng ta không thể hy

vọng một tốc độ tăng trưởng dương, chẳng hạn 2 đến 3 phần trăm cho một thời gian

dài trong tương lai bởi vì những cưỡng chế của tài nguyên thiên nhiên hoặc các giới

hạn về khả năng của môi trường thiên nhiên hoạt động từ những “vực” chứa các chất

thải. Điểm quan tâm thứ hai làm nổi bật những vấn đề của các vùng cụ thể. Chương 3

cho thấy trong một số quốc gia có mức thu nhập thấp, mức tiêu thụ trên đầu người

thực tế đã giảm trong những năm 1980. Tức là âm. Điều này có nghĩa là suất chiết xã

hội có thể âm hay không? Có thể lập luận rằng suất chiết khấu này phải âm, mặc dù

tốc độ tăng trưởng âm trong quá khứ có thể không liên quan đến suất chiết khấu căn cứ

trên tốc độ tăng trưởng hy vọng xảy ra trong tương lai. Điều có ý nghĩa đặc biệt hơn

nửa là có thể lập luận rằng thành phần ưa thích về thời gian thuần túy của suất chiết

khấu xã hội là rất cao. Các mức lãi vay thực tế ở các nền kinh tế còn nghèo thường vào

khoảng 10 – 15% và chúng cung cấp một mức phỏng đoán đầu tiên về các mức ưa

Page 47: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

47

thích ưu tiên về thời gian của cá nhân. Như thế phương pháp được mô tả trên đây để

tìm suất chiết khấu xã hội không dẫn đến kết luận dứt khoát.

Một phương pháp khác xem xét chi phí cơ hội của vốn. Chi phí này được tính

bằng cách xét tỉ lệ sinh lợi của một dự án đầu tư tốt nhất ở mức rủi ro tương tự, vốn

đầu tư này đã bị sử dụng cho việc thực hiện dự án cụ thể được chọn. Thật là hợp lý khi

đòi hỏi dự án đầu tư được thực hiện phải có mức sinh lợi ít nhất là cao bằng mức sinh

lợi có được nếu số vốn được sử dụng cách khác. Ví dụ, nếu hoạt động kinh doanh của

tư nhân có thể đạt tỉ lệ sinh lợi là 10 %, thì các chính quyền phải đạt ít nhất cũng bằng

số đó, nếu không thì nên phân bổ tiền cho khu vực tư nhân. Đây là biện minh cơ bản

cho suất chiết khấu chi phí cơ hội.

Trong các tài liệu về môi trường, đã có vài nổ lực chỉ trích việc chiết khấu vì

các lý do chi phí cơ hội. Vì những sự phê phán này khá phức tạp nên không được bàn

ở đây (xem Markandya và Pearce. 1991). Những cảm tưởng chung là các lập luận về

chi phí cơ hội dẫn đến các suất chiết khấu “quá cao” và suất chiết khấu đó sẽ ảnh

hưởng xấu đến môi trường.

Điều được chấp nhận rộng rãi là một lợi ích và chi phí phải được định giá càng

thấp nếu độ không chắc chắn (hay bất trắc) về lợi ích hay chi phí đó càng cao. Rút

cuộc, nếu cho bạn 1 đồng bây giờ một cách chắc chắn hoặc 1 đồng trong năm tới với

phần nào không chắc chắn là bạn sẽ thật sự nhận được phần đồng đó hay không, thì

hầu như là bạn thích 1 đồng bây giờ hơn. Các loại tình trạng không chắc chắn thường

được xem là liên quan đến việc chiết khấu là:

a) Sự không chắc chắn về việc một cá nhân có còn sống vào một ngày nào đó

trong tương lai không (lập luận về “rủi ro bị chết”)

b) Sự không chắc chắn về các ý thức của cá nhân trong tương lai; và

c) Sự không chắc chắn về quy mô của lợi ích hoặc chi phí

Lập luận rủi ro bị chết thường được dùng làm cơ sở hợp lý cho bản thân nguyên

tắc không kiên nhẫn, lập luận này cho rằng người ta thích tiêu thụ ngay bây giờ hơn là

kiềm chế chờ đến tương lai một phần căn cứ vào sự thật là người ta có thể không còn

sống trong tương lai để mà hưởng thụ những lợi ích của việc kiềm chế đó. Lập luận

phản bác lại lập luận nói trên là mặc dù một cá nhân có thể qua đời, nhưng “xã hội” thì

Page 48: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

48

không, và như thế các quyết định của xã hội không được dẫn hướng bởi cùng một việc

cân nhắc như cá nhân.

Thứ hai, sự không chắc chắn về ý thích liên quan đến một số hàng hóa nào đó

và có lẽ của một số khía cạnh nhất định của việc bảo vệ môi trường. Các nhà kinh tế

thường chấp nhận rằng cách thức để tính cả sự không chắc chắn về ý thích là đưa giá

trị lựa chọn vào trong tính toán về lợi ích hoặc chi phí (xem chương 8)

Sự không chắc chắn thứ ba là xác đáng, nhưng khó khăn là ở việc tính đến sự

không chắc chắn này bằng các điều chỉnh suất chiết khấu. Những điều chỉnh như thế

giả thiết rằng quy mô của các rủi ro tăng lên theo cấp số mũ lũy thừa với thời gian. Bởi

vì không có lý do gì để tin rằng yếu tố rủi ro có dạng đặc biệt này. Cho nên thật là

không hợp lý nếu điều chỉnh các rủi ro bằng cách tăng suất chiết khấu. Trên thực tế,

lập luận này được các nhà kinh tế chấp nhận rộng rãi nhưng thực tiễn sử dụng các suất

chiết khấu được điều chỉnh theo rủi ro vẫn còn thông dụng trong số các nhà quyết định

chính sách.

Mức độ các lợi ích của các thế hệ tương lai được bảo vệ khi sử dụng các suất

chiết khấu dương là vấn đề tranh cải. Ví dụ các thế hệ “gối lên nhau” – cha mẹ, con cái

và cháu chắt đồng thời tồn tại. Mỗi thế hệ đều có “chủ nghĩa vị tha”. Chủ nghĩa vị tha

được cho là hiện hữu khi phúc lợi của thế hệ hiện tại chịu ảnh hưởng không những chỉ

bởi sự tiêu thụ của chính họ mà còn bởi sự thỏa dụng của các thế hệ tương lai. Điều

này dựa trên giả thiết rằng phúc lợi của thế hệ hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi phúc lợi

của thế hệ thứ hai và thứ ba. Vì thế cho nên suất chiết khấu của mỗi thế hệ hầu như

phải tính đến lợi ích của thế hệ kế tiếp. Cách tiếp cận này phần nào giải quyết các vấn

đề của thế hệ tương lai. Nhưng theo một cách thức khá cụ thể. Lưu ý rằng điều đang

được đánh giá ở đây là sự phán đoán của thế hệ hiện tại về những gì các thế hệ tương

lai sẽ cho là quan trọng. Vì thế phương pháp này không cho một suất chiết khấu phản

ánh một nguyên tắc rộng hơn nào đó về quyền của các thế hệ tương lai. Sự phân biệt

quan trọng, là giữa việc phán xét của thế hệ thứ nhất về những gì các thế hệ kế tiếp

mong muốn ( chủ nghĩa vị tha ích kỉ) và việc sử dụng tài nguyên của thế hệ thứ nhất,

thế nào để giữ lại cho các thế hệ kế tiếp một mức tối đa để chọn lựa những gì họ muốn

( chủ nghĩa vị tha vô tư)

Page 49: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

49

Kết luận về chiết khấu

Chúng ta đã dành một ít thời gian cho vấn đề chiết khấu, dù vậy chúng ta khó

thể hiện đầy đủ nhiều lập luận thường là phức tạp đã được tranh cải về vấn đề này.

Chúng ta không có được những kết luận chắc chắn. Chúng ta phải nhớ rằng mục đích

của suất chiết khấu là để phân biệt đối xử với tương lai nhằm phản ánh sự phán đoán

giá trị làm nền tảng cho sự phân tích lợi ích và chi phí, tức là phải tính đến các ý thức

của cá nhân. Hầu hết các luận điểm phê phán chiết khấu khước từ lí lẽ làm nền tảng

cho chiết khấu và giới thiệu một mục tiêu riêng biệt và mâu thuẫn, ấy là sự công bằng

với tương lai. Vì thế cho nên, không nên quá ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta không

thể tìm thấy được một nguyên tắc phù hợp để điều chỉnh suất chiết khấu nhằm phản

ánh các mục tiêu mâu thuẫn này.

Phương pháp khả năng bền vững

Chương 4 đã giới thiệu ý tưởng mọi hình thức tư bản phải được duy trì nguyên

vẹn theo một ý nghĩa nào đó, hoặc thậm chí phải nâng lên. Và chương này đã giới

thiệu một ý tưởng nghiêm ngặt hơn nhiều, đó là dự trữ tư bản tự nhiên phải được giữ

nguyên vẹn. Có thể đưa các ý tưởng này vào phân tích lợi ích chi phí không? Đòi hỏi

không một dự án hay chính sách nào được góp phần làm môi trường thoái hóa là một

điều vô lý. Nhưng đòi hỏi rằng toàn bộ danh mục các dự án không được góp phần làm

thoái hóa môi trường là điều không vô lý. Một cách để đáp ứng điều kiện về khả năng

bền vững là đòi hỏi rằng bất kỳ thiệt hại nào về môi trường đều được bù đắp bằng các

dự án được thiết kế đặc biệt để cải thiện môi trường. Như thế, hãy tưởng tượng một cơ

quan có 10 dự án xây dựng đường xá, mỗi dự án gây thiệt hại nào đó cho môi trường.

Ý tưởng sẽ là, trên cơ sở đảm bảo rằng sự thiệt hại môi trường đã được tối thiểu hóa

trong mỗi dự án, sự thiệt hại về môi trường tích lũy sẽ được đền bù bằng một dự án

đặc biệt nhằm mục đích cải thiện môi trường. Điều này rất có thể có ý nghĩa là chín dự

án được thực hiện còn dự án thứ 10 sẽ bị loại bỏ để thực hiện dự án về môi trường.

Kết luận

Phương pháp khả năng bền vững có một số gợi ý thú vị đối với việc thẩm định

dự án. Một trong những gợi ý này là vấn đề khó khăn trong việc chọn lựa các suất

chiết khấu gần như biến mất. Mục đích của việc điều chỉnh các suất chiết khấu để nắm

bắt các ảnh hưởng về môi trường được đáp ứng tốt hơn bởi điều kiện khả năng bền

Page 50: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

50

vững. Nếu điều này đúng thì điều kiện khả năng bền vững đáng được nghiên cứu kỹ

hơn. Mặc dù có thể có những gợi ý hoàn toàn cấp tiến, phương pháp khả năng bền

vững đưa ra triển vọng tránh được sự công kích đối với “sự tàn bạo của chiết khấu” và

đòi hỏi rằng mọi mối quan tâm về môi trường và đạo đức đều được tính đến bằng cách

điều chỉnh suất chiết khấu.

Chú thích

1. Vilfredo Pareto (1848 – 1923) một kinh tế gia người Ý đã hình thành nhiều

nguyên tắc về vấn đề khi nào có thể nói xã hội là tốt hơn hay xấu đi xét về mặc

phúc lợi (sự thỏa mãn). Công trình của ông đã đặt nền tảng cho ngành kinh tế

học phúc lợi hiện đại.

2. Một biến thể của nguyên tắc Pareto, trong đó con người được đền bù giả định,

được biết đến như là nguyên tắc Kaldor – Hicks lấy tên của Nicholas Kaldor và

John Hicks.

Page 51: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

51

CHƯƠNG 8

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN TÂM VỀ THIÊN NHIÊN

Đánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường

Trên thị trường, mỗi cá nhân đều có những thông tin khá rõ rang (tùy thuộc vào

mức độ mà quảng cáo cung cấp thông tin hơn là lời thuyết phục), để dùng làm cơ sở

cho sự đánh giá và chọn lựa của họ. Sản phẩm có khuynh hướng khả kiến, các đặc tính

của nó nói chung được nhận biết, và nếu có giá trị trường. Mỗi cá nhân, trên cơ sở các

thông tin sẵn có, sẽ cân nhắc đánh giá số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm

được chào bán. Nhưng, như chúng ta đã biết trong chương 1 và 5, hàng hóa và dịch vụ

môi trường thường không có giá thị trường và khó lòng xác định rõ giá trị đích thực và

tầm quan trọng của chúng. Nhiều tài sản môi trường là tài sản công cộng và đây là một

đặc tính gây khó khăn cho việc vận dụng thị trường để đánh giá các tài sản đó.

Trong đời sống thực tế, các cá nhân tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách

phải có những quyết định lựa chọn, và điều quan trọng là phải biết lựa chọn những cái

gì đổi lấy những cái gì. Chúng ta không thể biết được điều này nếu không có một vài

khái niệm về giá trị kinh tế của tài sản môi trường. Để thực hiện việc so sánh với các

hàng hóa và dịch vụ không có giá, chúng ta cần phải qui ra một trị giá. Các ngành kinh

tế học đã phát triển được những kỹ thuật để qui ra các giá trị này.

Như chúng ta đã thấy trong chương 1 và chương 7, trên thị trường, các cá nhân

tiến hành chọn lựa bằng cách so sánh giá sẵn lòng trả của họ với giá cả của hàng hóa.

Việc xác định giá trị liên quan đến việc tìn kiếm một giá sẵn lòng trả trong trường hợp

không thể hiện được thông tin này. Chúng ta cũng đã lưu ý trong chương 2 rằng các

giá trị được kể đến thuộc về những người thực sự hành sử việc lựa chọn: những người

thuộc thế hệ hiện nay. Nhưng có một điều đặc biệt về chi phí và lợi ích môi trường là

chúng thường tích lũy cho các thế hệ mai sau (tác động liên thế hệ của các chi phí và

lợi ích môi trường). Việc chỉ kể đến ý thích của thế hệ hiện nay làm cho việc chọn lựa

thiên lệch một cách bất lợi cho các thế hệ mai sau, ngoại trừ khi nào có một cơ chế đã

hình thành bảo đảm rằng các thế hệ hiện nay lựa chọn với tư cách đại diện cho quyền

lợi của các thế hệ tương lai và có quan tâm đến lợi ích của các thế hệ đó. Chúng ta đã

Page 52: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

52

xem xét những luận điểm đạo lý khác nhau về sự công bằng của các thế hệ trong

chương 2, và sự thiên lệch bất lợi thêm nữa cho các thế hệ tương lai có thể hiện diện

trong quyết định kinh tế do việc áp dụng chiết khấu trong chương 7. Trong chương này

chúng ta sẽ tập trung vào những vấn đề mà các nhà kinh tế học gặp phải khi họ cố

gắng qui ra giá trị cho các tài sản môi trường phi thị trường. Vấn đề trung tâm của

chúng ta trong chương này là:

Việc xác định giá trị kinh tế (tiền tệ) của các tài sản môi trường phi thị trường

có thể gần như không hoàn hão đối với một tài sản nhất định cùng với bối cảnh đánh

giá và môi trường của nó; nhưng luôn luôn, một giá trị rõ ràng nào đó được đưa ra cho

các nhà hoạch định chính sách và công chúng giám định, vẫn tốt hơn là không có, bởi

vì không có một giá trị nào có thể có nghĩa là một đánh giá ngấm ngầm nào đó mà

tránh khỏi giám định của công chúng.

Chúng ta cũng cần phải có một lưu ý sau cùng trước khi tiến hành phân tích

khái niệm tổng giá trị kinh tế (TEV –total economic value) và các phương pháp đánh

giá đã được phát triển để ước tính TEV của các tài sản môi trường.

Lưu ý này liên quan đến ý niệm về giá trị nội tại về bản chất (intrinsic value in

nature) mà chúng ta đã xem xét trong chương 2. Giá trị TEV mà chúng ta quan tâm

liên quan liên quan đến việc đánh giá của các sự lựa chọn của con người (giá trị

phương tiện và giá trị chỉ cho con người) và không bao gồm bất kỳ giá trị nào có thể

tồn tại thực sự “bên trong” tài sản môi trường.

Trong khung 8.1 chúng ta sẽ xem xét một ví dụ giả thiết và đã được đơn giản

hóaveef tài nguyên đất rừng và ngoài các thứ khác, nó còn là một nơi để con người có

thể vui chơi giải trí. Dịch vụ vui chơi giải trí này ban đầu là dịch vụ môi trường không

có giá cả, nhưng chúng ta có thể quan sát vài hành vi của người tiêu thụ, những hành

vi này sẽ cho ta biết đôi chút về nhu cầu giải trí của họ, tức là số lần tham quan khu

rừng này mà một cá nhân trung bình thực hiện trong một năm. Chúng ta có thể thiết

lập một đường cầu bằng cách thay đổi “giá cả” cho một cuộc tham quan và xem có bao

nhiêu cuộc tham quan quan của một du khách trung bình. Làm thế nào để chúng ta qui

ra hay mô phỏng được biến số giá cả? Trong thực hành, chúng ta có thể áp dụng một

vài phương pháp, một số sẽ được xem xét sau trong chương này, còn bây giờ chúng ta

Page 53: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

53

bắt đầu bằng một phương pháp đơn giản và giả thiết thu lệ phí vào cửa của khu thắng

cảnh.

Giả sử chúng ta nhận thấy rằng khi lệ phí vào cửa vượt quá 15 bảng Anh (£) thì

một cá nhân sẽ không muốn đến tham quan nữa. Tuy nhiên, nếu lệ phí 15 bảng Anh thì

cá nhân này chỉ muốn đến tham quan 1 lần trong năm mà thôi, tức là WTP tối đa cho

cuộc tham quan đầu tiên là 15 bảng Anh. Bây giờ giả sử rằng lệ phí vào cửa tối đa mà

người ta đồng ý chi trả cho lần tham quan thứ nhì là 8,5 bảng Anh. Giá sẵn lòng trả tối

đa cho lần tham quan sau đó tương tự sẽ giảm dần, ví dụ như 4 bảng Anh cho lần thứ

ba, 2 bảng Anh cho lần thứ tư và chỉ 0,5 bảng Anh cho lần tham quan thứ năm. Thực

vậy, chúng ta giả thiết rằng cá nhân chỉ sẽ đến tham quan lần thứ sáu khi không phải

mất tiền lệ phí, tức là WTP của người ấy cho lần tham quan thứ sáu là 0 bảng Anh.

Như vậy, trong thực tế nếu không thu lệ phí vào cửa để đi dạo trong khu thắng cảnh thì

mỗi cá nhân trung bình sẽ đi tham quan sáu lần trong một năm (có nghĩa là tất cả các

cuộc tham quan khi WTP bằng hoặc vượt quá giá vé (ở đây là không) của một lần

tham quan.

Biểu diễn trên đồ thị các kết hợp giá cả số lần tham quan, chúng ta sẽ thu được

đường cầu D của hoạt động vui chơi giải trí trong hình (b) của khung 8.1. Bây giờ

chúng ta có thể tính toán tổng giá trị của các cuộc tham quan bằng tổng số tiền mà cá

nhân đồng ý chi trả cho mỗi lần tham quan lần lượt, tức là:

15£ + 8,5£ + 4£ + 2£ + 0,5£ + 0£ = 30£

Bây giờ, bởi vì trên thực tế mọi người được vào tham quan tự do không phải

mất tiền lệ phí (không có ràng buộc về cung), nên giá thực tế mà người tiêu thụ phải

trả là bằng không. Chúng ta có thể tính tổng thặng dư giá tiêu thụ là sự khác biệt giữa

tổng giá trị và giá thực phải trả: 30£ - 0£ = 30£

Khung 8.1 – Đường cầu số lần đến vui chơi giải trí tại khu thắng cảnh

Page 54: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

54

Bảng 1: WTP, giá sẵn lòng trả và thặng dư giá trị tiêu thụ của một lần tham quan

Số lần tham quan (1) WTP (£) (2) Giá phải trả (£) (3) Thặng dư giá trị tiêu thụ

(£) (4)

1

2

3

4

5

6

Tổng cộng (£)

15

8,5

4

2

0,5

0

30

0

0

0

0

0

0

0

15

8,5

4

2

0,5

0

30

Tổng giá trị (Tổng = Tổng giá phải trả + Tổng thặng dư giá trị tiêu thụ WTP

Lệ phí thực tế phải trả là bằng 0. Ở đây đường cầu biểu thị số tiền tối đa mà

khách tham quan đồng ý chi trả cho mỗi lần thưởng ngoạn phong cảnh (cột 2 trong

Giá một lần tham quan (£)

Số lần tham quan 0

4

8

12

16

20

24

1 2 3 4 5 60

Page 55: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

55

bảng 1). Cộng tất cả các số hạng này ta được tổng giá trị của tất cả các lần tham quan

(vùng OBA). Ở đây trong thực tế, không có giá cho 1 lần tham quan, tức là vào tham

quan tự do (hoặc ta hãy tưởng tượng như đường cung chạy dọc theo trục hoành, nghĩa

là tại điểm giá bằng 0, có thể cung cấp bất kỳ bao nhiêu lần tham quan cũng được).

Như vậy tổng giá phải trả là bằng 0 (đường biểu diễn giá cũng là một đường nằm

ngang chạy dọc theo trục hoành) và tổng giá trị bằng với tổng thặng dư giá trị tiêu thụ.

Ở đây chúng ta có thể thấy rằng, đối với các hàng hóa không có giá, tổng thặng

dư giá tiêu thụ bằng với tổng giá trị của hàng hóa đó. Đây chính là trường hợp thường

có của các hàng hóa môi trường. Do đó trong hình (b), tổng giá trị (luôn luôn) được

biểu diễn bằng diện tích nằm dưới đường cầu (OAB), khi đó, chỉ đối với các hàng hóa

không có giá, tổng giá trị này cũng bằng với tổng thặng dư giá trị tiêu thụ do hàng hóa

đó cung cấp.

Tổng giá trị kinh tế

Các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rât nhiều khi phân loại giá trị kinh

tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên. Vấn đề thuật ngữ vẫn chưa

được thống nhất hoàn toàn, nhưng phương pháp của họ đặt cơ sở trên cách giải thích

truyền thống về sự hình thành của giá trị (tức là dựa trên cơ sở sự tương tác giữa chủ

thể con người, người định ra giá trị và khách thể - vật được đánh giá). Các cá nhân có

một số giá trị đã hình thành, điều này dẫn đến việc các khách thể sẽ bị gán cho một số

giá trị khác nhau. Trên nguyên tắc, để đo lường tổng giá trị kinh tế, các nhà kinh tế học

bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.

Khung 8.2 minh họa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng của một tài sản

môi trường có nhiều thuộc tính như khu đất rừng chẳng hạn. Theo định nghĩa, giá trị

sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng đến môi trường. Vấn đề trở nên hơi phức

tạp hơn khi chúng ta đề cập đến giá trị thể hiện bằng việc chọn lựa các cách sử dụng

môi trường trong tương lai (các giá trị nhiệm ý). Thực ra chúng là cách thể hiện ý thích

(giá sẵn lòng chi trả) đối với việc bảo vệ hệ thống môi trường hoặc các thành phần của

hệ thống dựa trên xác suất là vào một ngày nào đó sau này cá nhân sẽ sử dụng chúng.

Giả sử, tính mơ hồ của việc sử dụng môi trường trong tương lai liên quan đến “cung”

của môi trường, thì lý thuyết kinh tế cho thấy rằng giá trị nhiệm ý đó có khả năng là

Page 56: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

56

dương. Một dạng khác của giá trị là giá trị kế thừa, tức là giá sẵn lòng trả để bảo tồn

môi trường vì lợi ích của các thế hệ sau. Nó không có giá trị sử dụng đối với một cá

nhân trong hiện tại, nhưng nó có giá trị tiềm năng sử dụng hoặc không sử dụng trong

tương lai đối với con cháu họ.

Giá trị không sử dụng có nhiều vấn đề hơn. Nó thể hiện các giá trị phi phương

tiện nằm trong bản chất thật của sự vật, nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng

thực tế, hoặc thậm chí việc chọn lựa sử dụng sự vật này. Thay vào đó các giá trị này

được coi như những yếu tố phản ảnh sự lựa chọn của con người, những sự lựa chọn

này có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm và trân trọng đối với quyền lợi hoặc phúc lợi

của các sinh vật không phải là con người. Các giá trị này vẫn con tập trung chú trọng

nhiều đến con người nhưng nó có thể bao hàm cả nhận thức về các giá trị tồn tại của

các giống loài khác nữa hoặc của cả quần thể hệ sinh thái. Như vậy, tổng giá trị kinh tế

được hình thành từ giá trị sử dụng thực tế cộng với giá trị nhiệm ý cộng với giá trị tồn

tại.

Trong suốt những năm 1980 việc sử dụng rộng rãi các phương pháp xác định

giá trị tiền tệ đã được kết hợp với cải tiến kỹ thuật. Kết quả là đã có rất nhiều tài liệu

chứa đựng những nghiên cứu trường hợp hết sức đa dạng về việc xác định giá trị.

Khung 8.2 – Tổng giá trị kinh tế của khu rừng

Page 57: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

57

Tổng lợi ích bảo tồn

Như là lợi tức từ gỗ

Tổng lợi ích phát triển

Giá trị sử dụng trực tiếp

Tài nguyên rừng

Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng

Giá trị tồn tại

Như bảo tồn tính đa dạng sinh học

Như là thắng cảnh thuộc cá nhân trong tương lai

Giá trị nhiệm ý Giá trị lưu

truyền

Như là thắng cảnh cho các thế hệ tương lai hoặc ý muốn bảo tồn thiên nhiên

Giá trị sử dụng gián tiếp

Như là khu thắng cảnh xác định carbon

Từ sự phát triển

Từ sự bảo tồn

Page 58: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

58

Một vài nhà khoa học tranh cãi rằng sự đóng góp đầy đủ của các giống loài và

các quá trình vào dịch vụ hỗ trợ sự sống cung cấp bởi hệ sinh thái đã không được đưa

vào trong giá trị kinh tế. Có lẽ cũng có lý khi nói rằng các nhà khoa học đã đúng khi

phê bình cách đánh giá về kinh tế là mang tính thiên vị, không phải trong mối tương

quan với các giống loài và quá trình riêng lẻ mà là đối với giá trị trên hết của tổng cấu

trúc hệ sinh thái và khả năng hỗ trợ sự sống của nó. Như vậy, có thể nói rằng tổng hệ

sinh thái có giá trị nguyên thủy. Sự tồn tại trên hết của một hệ sinh thái “lành mạnh” là

cần thiết trước khi giá trị sử dụng và không sử dụng, có liên quan đến cấu trúc và chức

năng của hệ sinh thái, có thể được con người đem ra dùng (xem khung 8.2 hệ sinh thái

rừng). Do đó chúng ta có thể gọi tất cả các giá trị sử dụng và không sử dụng là giá trị

thứ cấp. Đó là các thành phần khác nhau của tổng giá trị thứ cấp và nó được bao gồm

trong tổng giá trị kinh tế (TEV). Nhưng giá trị nguyên thủy của tổng hệ thống thì

không bao hàm trong TEV.

Người ta cũng nhận thấy rằng TEV có thể không thể hiện được đầy đủ tổng giá

trị thứ cấp (ước tính thấp trị giá TEV “thực sự”). Đó là vì việc phân tích khoa học cũng

như định giá trị tiền tệ của một vài quá trình và chức năng hệ sinh thái thường gặp phải

khó khăn. Giá trị sử dụng gián tiếp của hệ sinh thái (xem khung 8.2) thường bị bao phủ

tính mơ hồ, và việc phân biệt giữa các giá trị này với các giá trị không sử dụng còn

không được rõ ràng, một khi chúng ta nhận ra rằng các môi trường thiên nhiên trong

thực tế phức tạp và có liên quan lẫn nhau như thế nào. Điều này mới đây đã dẫn các

nhà kinh tế học đến việc đặt ra một từ mới, thay thế giá trị không sử dụng bằng giá trị

sử dụng thụ động. Từ mới này xem ra thể hiện được rõ ràng hơn tính mơ hồ và rối rắm

chung quanh việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.

Các phương pháp đánh giá

Khung 8.3 minh họa một cách (trong các tài liệu hiện có nhiều cách khác nhau)

phân loại các cách tiếp cận và các phương pháp khác nhau nhằm xác định giá trị tiền tệ

cho các tài nguyên môi trường. Chúng ta phân biệt hai phương pháp căn bản: phương

pháp đánh giá một hàng hóa thông qua đường cầu (cách của Marshall hoặc Hicks), và

phương pháp đánh giá hàng hóa không thông qua đường cầu và do đó, nó không thể

cung câp những thông tin đánh giá và các đo lường về phúc lợi “thực”. Tuy nhiên,

Page 59: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

59

phương pháp sau còn là một công cụ tìm tòi hữu ích để thẩm định chi phí lợi ích của

các dự án, các chính sách hoặc phương hướng hành động.

Phương pháp liều lượng – đáp ứng đòi hỏi các số liệu kết hợp các phản ứng

sinh lý của con người, thực vật và động vật đối với áp lực của ô nhiễm. Ví dụ như, nếu

có một mức ô nhiễm nào đó làm thay đổi sản lượng, thì thông thường sản lượng có thể

đánh giá bằng giá thị trường hoặc giá ẩn (giá điều chỉnh hay phỏng theo thị trường)

(như sự thiệt hại sản lượng của mùa màng do ô nhiễm không khí). Nhưng đối với

những tình huống có liên quan đến sức khỏe con người, chúng ta phải đối diện với

những câu hỏi liên quan đến giá trị tính mạng con người (một cách chính xác, các nhà

phân tích tìm cách đánh giá mức rủi ro gia tăng của bệnh tật hoặc tử vong).

Page 60: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

60

Khung 8.3 – Các phương pháp xác định giá trị tiền tệ của môi trường

Đo lường phúc lợi thặng dư giá trị tiêu dùng

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Đường cầu đền bù thu nhập (Hicks)

Phương pháp phát biểu ý thích

Các phương pháp đánh giá bằng tiền tệ

Phương pháp đường cầu Phương pháp không qua đường cầu

Phương pháp hành vi xoa dịu

Phương pháp chi phí cơ hội

Không thể lập được đường cầu

Phương pháp đáp ứng theo liều lượng

Phương pháp chi phí thay thế

Không đo lường được phúc lợi thực tế

Phương pháp bộc lộ ý thích

Phương pháp chi phí du hành

Phương pháp đánh giá hưởng thụ

Đường cầu không đền bù (Marshall)

Đo lường phúc lợi Những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách

Page 61: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

61

Phương pháp chi phí thay thế xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi

những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích

của việc phục hồi (ví dụ chi phí để làm sạch các tòa nhà bị ô nhiễm không khí làm dơ

bẩn). Nhưng việc áp dụng kỹ thuật này đòi hỏi phải suy nghĩ cặn kẽ. Đây là một

phương pháp có giá trị trong những tình huống mà người ta có thể lập luận rằng công

việc phục hồi sử chữa phải tiến hành vì có một cưỡng chế nào đó. Ví dụ như ở nơi nào

có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nước, thì chi phí để đạt tiêu chuẩn đó là gần với

lợi ích của việc đạt được tiêu chuẩn.

Một tình huống khác mà phương pháp chi phí thay thế có giá trị là khi có một

cưỡng chế chung (một cưỡng chế “bền vững”) không cho phép suy giảm chất lượng

môi trường. Ví dụ như, hệ sinh thái đất ngập nước đã bị suy kiệt nghiêm trọng trên

toàn cầu và hiện nay đã được “bảo vệ” bằng một hiệp ước quốc tế là hiệp ước Ramsar.

Trong trường hợp này, chi phí thay thế (có thể là chi phí phục hồi, tái tạo, hoặc qui

hoạch lại khu đất ngập nước) có thể bằng với ước tính lợi ích của việc bảo tồn vùng

đất ngập nước trong tương lai, hoặc việc mất nó. Phương pháp được gọi là dự án ẩn

hay dự án thay thế là dựa vào các cưỡng chế như vậy. Nó được lập luận rằng chi phí

cho bất cứ một dự án nào được phát thảo để phục hồi môi trường có một cưỡng chế

bền vững sẽ là giá trị tối thiểu của thiệt hại gây ra (xem chương 7).

Đôi khi người ta cũng quan sát thấy hành vi cắt giảm (dưới dạng những chỉ tiêu

để ngăn tránh ô nhiễm) trong những trường hợp ô nhiễm. Các hộ gia đình có thể mua

thiết bị cách âm để “bảo vệ” gia đình họ khỏi ô nhiễm do tiếng ồn, xem như là một

biện thay thế cho việc giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn gốc.

Trong phương pháp chi phí cơ hội, không có những nổ lực trực tiếp để đánh

giá trị lợi ích môi trường. Thay vào đó, người ta ước tính lợi ích của những hoạt động

làm suy thoái môi trường – ví dụ như thoát nước 1 vùng đất ngập úng để thâm canh

tăng vụ. Để thiết lập 1 điểm mốc nhằm định xem mức lợi ích môi trường sẽ phải là bao

nhiêu để việc phát triển (nông nghiệp) trở nên không đáng làm. Phương pháp này

không phải là một kỹ thuật xác định giá trị, nhưng nó tỏ ra rất hữu ích đối với những

người quyết định. Ví dụ, trong thời gian gần đây, việc mất đi những vùng đất ngập

nước ở Châu Âu do việc thi hành Chính Sách Nông Nghiệp Chung tỏ ra không hiệu

quả về mặt xã hội bởi vì nhà nước đã trợ cấp rất nhiều cho các công trình đầu tư thoát

Page 62: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

62

nước để biến vùng đất ngập nước thành đất trồng trọt mùa màng. Mọi hoạt động

chuyển đổi như thế, nay đều đã ngưng lại hết vì các khoản trợ cấp đã bị rút lại hoặc

giảm bớt. Khung 8.3 cho thấy có 2 cách căn bản để xác định giá trị đường cầu: thứ

nhất, có thể đo lường nhu cầu bằng cách xem xét sự lựa chọn mà mỗi cá nhân nói ra về

hàng hóa môi trường (thu được bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến): thứ hai, nhu cầu có

thể được khám phá qua xem xét việc mua sắm hàng hóa có giá thị trường của cá nhân,

mà các hàng hóa này cần thiết để hưởng thụ các hàng hóa môi trường đi kèm.

Phương pháp chi phí du hành (TCM), là một phương pháp về sự lựa chọn

ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, và từ đó,

đánh giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cở bản của phương pháp TCM rất đơn

giản đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó (ví dụ như chi phí nhiên liệu)

phần nào phản ánh được giá trị giải trí nơi đó. Chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan

xem họ từ đâu đến. Từ những câu trả lời của khách tham quan, chúng ta có thể tính

toán chi phí du hành của họ và liên kết đến số lần tham quan trong 1 năm. Không có gì

đáng ngạc nhiên khi mối quan hệ này phản ánh một đường cầu dốc xuống điển hình,

thể hiện quan hệ giữa chi phí của một lần tham quan và số lần tham quan, có nghĩa là

những người sống ở xa khu du lịch này thì sẽ có số lần tham quan ít hơn (chịu chi phí

du hành cao hơn), còn những người sống ở gần khu du lịch này sẽ có khuynh hướng đi

tham quan thường xuyên hơn (chi phí du hành thấp).

Lẽ đương nhiên, các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể ảnh hưởng

đến mức độ thường xuyên mà người ta đi tham quan một địa điểm. Ví dụ, khi so sánh

giữa 2 cá nhân, một giàu và một nghèo sống cùng một khoảng cách với khu thắng

cảnh (chi phí du hành là như nhau), chúng ta không ngạc nhiên khi thấy người giàu đi

tham quan nhiều hơn người nghèo. Vì thế, các nhà phân tích thường xem mức thu

nhập của du khách như 1 nhân tố ảnh hưởng đến số lần tham quan trong một năm. Các

yếu tố khác có thể giải thích được điều này bao gồm số lượng các khu du lịch khác

nhau để chọn lựa, sở thích riêng của mỗi người về từng loại hình khu thắng cảnh v.v..

Tuy nhiên, một khi các điều chỉnh này đã được thực hiện, các nhà phân tích có thể tìm

được mối quan hệ đường cầu giữa giá một lần tham quan (tức chi phí du hành) và số

lần tham quan được thực hiện.

Page 63: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

63

Khung 8.4 trình bày một một biểu đồ kết quả điển hình thu được từ phương

pháp thăm dò TCM, mỗi điểm thể hiện chi phí du hành cho một lần tham quan và số

lần tham quan trong năm của một du khách du lịch (một cuộc nghiên cứu thực sự sẽ

phỏng vấn vài trăm khách du lịch). Từ các thông tin này, kỹ thuật thống kê có thể ước

tính “đường cầu” của khu thắng cảnh, tức là mối quan hệ tiêu biểu giữa giá một lần

tham quan (chi phí du hành) và số lần đi tham quan. Đối với một khách tham quan

điển hình, đường cầu này sẽ minh họa số lần đi tham quan tương ứng với một mức giá

nhất định nào đó. Như vậy, từ đường cầu, có thể có được giá trị giải trí của khu du

lịch. Chúng ta có thể nhân con số này với tổng số lần tham quan được thực hiện trong

một năm, để có một ước lượng về tổng giá trị giải trí mỗi năm của khu thắng cảnh.

Khung 8.4 – Xác định giá trị giải trí của rừng bằng phương pháp TCM.

Một bảng câu hỏi tại chỗ được sử dụng ở cổng rừng hoặc chỗ đậu xe để ghi lại số lần

du khách tham quan rừng, chi phí của họ cho một lần tham quan, thu nhập của họ là

bao nhiêu, v.v.. Bằng cách điều chỉnh các yếu tố như thu nhập chúng ta có thể xác định

được mối tương quan giữa chi phí tham quan và số lần tham quan trong năm như được

minh họa trong hình (a).

Đường cầu D biểu diễn toàn bộ tương quan giữa chi phí tham quan và số lần tham

quan của các du khách được phỏng vấn. Sử dụng những thông tin này chung ta có thể

ước lượng giá trị giải trí trung bình của du khách đối với địa điểm này. Nhân nó với số

lượng du khách hàng năm cho phép chúng ta ước lượng tổng giá trị giải trí hàng năm

của khu rừng.

Page 64: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

64

Hình (a) – Mối tương quan giữa số lần tham quan và chi phí tham quan

Một nghiên cứu TCM qui mô lớn về việc giải trí ở rừng ở Anh quốc đã được tiến hành

vào cuối những năm 80. Bảng 1 tổng kết những kết quả từ nghiên cứu này, trình bày

giá trị giải trí trung bình của một lần tham quan ở các khu rừng khác nhau, số lượng

thăm viếng hàng năm ở các khu vực này và (bằng cách nhân chúng với nhau) tổng giá

trị hàng năm ước lượng của các khu rừng đang nghiên cứu.

Bảng 1 Các ước tính giá trị giải trí rừng từ phương pháp chi phí du hành (TCM)

Địa điểm Giá trị giải trí trung

bình/lần (£)

Số lượng du lịch

hàng năm

Tổng giá trị giải trí

hàng năm (£)

Cheshire

Ruthin

Brecon

New Forest

Loch Awe

Lorne

Newton

Buchan

Aberfoyle*

1,91

2,52

2,60

1,43

3,31

1,44

1,61

2,26

2,57

225 000

48 000

41 000

68 000

3 000

10 000

70 000

84 000

145 000

429 750

120 960

106 600

97 240

9 930

14 400

112 700

189 840

372 650

Số lần tham quan mỗi năm

0

D

Giá của một lần tham quan (chi phí du hành)

Page 65: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

65

Chú thích: Tất cả là giá năm 1988 trừ * là của năm 1987

Nguồn: Phỏng theo Benson và Willis (1990)

Thoạt nhiên, phương pháp TCM có vẻ như là một kỹ thuật tương đối đơn giản

dựa trên cơ sở một giả thiết hợp lý rằng giá trị giải trí phải liên quan đến chi phí du

hành. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều vấn đề nảy sinh đối với kỹ thuật này mà

chúng ta sẽ nêu lên một vài vấn đề trong số đó.

1. Chi phí thời gian: Giả thiết cơ bản của phương pháp TCM là chi phí du hành

phản ánh giá trị giải trí của một khu thắng cảnh. Một TCM đơn giản có thể giả

thiết rằng chi phí du hành chỉ liên quan duy nhất đến phí tổn nhiên liệu, tuy nhiên

yếu tố thời gian cũng có giá trị, bời vì khoảng cách thời gian dài người ngồi trên

chuyến xe đi du lịch không thể dùng vào công việc khác. Do đó, chúng ta phải

tính thêm giá trị thời gian (“chi phí thời gian”) vào chi phí du hành để phản ánh

giá trị giải trí thực tế mà một khách du lịch có được khi đi thưởng ngoạn phong

cảnh. Như vậy, nói chung người ta tin rằng việc bỏ qua chi phí thời gian sẽ dẫn

đến việc ước tính rất thấp giá trị giải trí mà người ta có được khi đi du lịch. Tuy

nhiên, giá trị thời gian là gì? Có thể tính được giá trị một giờ đồng hồ ngồi trên xe

không? Đã có nhiểu nổ lực được thực hiện nhằm ước lượng giá trị của thời gian.

Ví dụ như, người ta so sánh thời gian du hành của các phương tiện đi làm khác

nhau với chi phí của những cách đo lường sự khác nhau này. Một vấn đề phức

tạp nữa là chi phí, mà là lợi ích. Khi đó chi phí du hành phải trừ bớt đi lợi ích thời

gian, có nghĩa là các phương pháp TCM đơn giản (trên cở sở chi phí du hành)

bây giờ lại đánh giá quá cao giá trị giải trí của cảnh quan trong các trường hợp

như thế.

2. Một hành trình cho nhiều nơi tham quan. Nếu một cá nhân tham quan một vài

cảnh quan trong cùng một hành trình trong ngày, nhưng lại được phỏng vấn theo

phương pháp TCM tại một trong những cảnh quan đó thôi, vậy thì các nhà phân

tích sẽ phân bổ chi phí du hành của cá nhân này như thế nào? Trong suốt một

ngày, người du khách có thể có chi phí du hành cao, nhưng chỉ một phần trong

chi phí đó là phản ánh chi phí cho cảnh quan được phỏng vấn mà thôi. Theo qui

ước, các nhà phân tích đã cố gắng dùng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí du

Page 66: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

66

hành trong ngày, đôi khi họ hỏi khách du lịch để biết tỷ lệ này. Tuy nhiên,

khoảng sai xót trong trường hợp này là không chắc chắn.

3. Các cảnh quan thay thế. Một du khách du lịch có thể phải vượt qua 20 dặm

đường để đến tham quan một phong cảnh mà họ đặc biệt ưa thích, trong khi cũng

có một người khác tương đối không ưa thích phong cảnh này lắm nhưng có thể đi

qua cùng một quãng đường từ một hướng khác để tham quan chỉ đơn giản là vì

chẳng còn một cảnh quan nào khác ở gần nhà họ. Việc dùng phương pháp TCM

đơn giản có thể mang lại kết quả là cả 2 khách đều có cùng 1 giá trị giải trí như

nhau về cảnh quan này, điều này rõ ràng là không đúng. Một vài nhà phân tích cố

gắng cho phép tính cả điều này bằng cách hỏi khách du lịch cho biết tên các cảnh

quan thay thế. Tuy nhiên việc này vừa phức tạp về mặt thống kê, lại vừa dẫn đến

sai sót.

4. Quyết định mua nhà. Cũng rất có thể là những người đánh giá cao thuộc tính

giải trí của những địa điểm khác nhau sẽ lựa chọn để mua nhà gần những địa

điểm này. Trong những trường hợp này, họ sẽ tốn chi phí tương đối thấp để tham

quan những chổ mà họ đánh giá cao, nghĩa là chi phí du hành sẽ thấp hơn ước

lượng của giá trị giải trí. Thú vị là mặc dù vấn đề này được biết đến từ nhiều năm

nay, rất gần đây nó mới được các nhà phân tích cố gắng đem yếu tố này vào bảng

câu hỏi của họ.

5. Các du khách không tốn chi phí. Các nghiên cứu TCM thường bỏ đi những du

khách không tốn chi phí du hành, nghĩa là những người đi bộ đến từ các nhà gần

đó. Tuy nhiên nhóm này có thể đánh giá rất cao vể điểm cảnh quan.

Tóm lại, TCM được xây dựng trên giả thiết đơn giản và khó có căn cứ rằng chi

phí du hành phản ánh giá trị giải trí. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vấn đề áp

dụng cần phải được giải quyết trước khi chúng ta có thể chấp nhận cách đánh giá

bằng tiền của kỹ thuật này.

Page 67: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

67

Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM)

Phương pháp đánh giá hưởng thụ cố gắng đánh giá các dịch vụ môi trường mà

sự hiện diện của nó trực tiếp ảnh hưởng đến một số giá thị trường nào đó. Trong thực

tế, ứng dụng thường thấy nhất của HPM là trong thị trường bất động sản. Giá nhà bị

ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: số phòng, kích thước khu vườn, đường đi đến nơi làm

việc, v.v.. Một yếu tố rất quan trọng là chất lượng môi trường địa phương. Nếu chúng

ta có thể kiểm soát đối với các yếu tố phi môi trường, ví dụ như khi xem xét các ngôi

nhà có cùng số phòng, kich thước khu vườn như nhau, việc đi lại như nhau, v.v.. thì sự

khác biệt còn lại về giá nhà có thể giải thích là do sự khác nhau về môi trường. Ví dụ,

trong một cuộc nghiên cứu mới đây ở Gloucestershire, tính trung bình thì hiện diện

của nước lộ thiên gần nhà đã làm cho giá nhà tăng 5% (Garrod và Willis, 1991). Tuy

nhiên nói chung phương pháp HPM được sử dụng để đánh giá chi phí môi trường hơn

là lợi ích. Ví dụ, cũng giống như việc các nguồn nước đã làm tăng giá trị của nhà ở

khu vực, thì tiếng ồn từ phi trường cũng có thể làm giảm giá nhà địa phương. Khung

8.5 minh họa một nghiên cứu HPM được áp dụng để đánh giá tiếng ồn xe cộ lưu

thông.

Để áp dụng phương pháp HPM, các nhà phân tích trước tiên phải thu nhập

thông tin lien quan đến các yếu tố góp phần xác định giá nhà. Đây có thể là công việc

lâu dài và khó khăn, ví dụ như đo lường khoảng cách từ mỗi nhà đến các cơ sở tiện ích

địa phương như cửa hàng, chỗ làm việc, v.v.. Mãi tới gần đây, việc đo lường này

thường được tính toán bằng tay bằng bản đồ. Tuy nhiên các nhà phân tích có thể đây

nhanh hoạt động này bằng cách sử dụng hệ thống Thông Tin Địa Lý (GIS) nó lưu giữ

những bản đồ mã hóa từ đó việc tính toán khoảng cách như thế được thực hiện bằng

máy tính. Những chương trình máy tính GIS còn có một ứng dụng đặc biệt khi chúng

ta cố gắng sử dụng HPM để đánh giá cho giá trị thắng cảnh; hiện nay phần lớn các

nghiên cứu HPM sử dụng khoảng cách tới các thắng cảnh của địa phương để đánh giá

xem chúng có tác động đến giá nhà hay không. Tuy nhiên, những bản đồ GIS có thể

bao gồm cả các đường ranh của đồi hoặc thung lũng để máy tính có thể tính chính xác

tác động của từng môi trường cụ thể đến từng nhà riêng biệt, như là xem một ngôi nhà

có trực tiếp hứng chịu tiếng ồn của con đường lớn gần đó không hoặc là nó có được

Page 68: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

68

che chắn bởi các nhà khác không. Việc sử dụng rộng rãi hơn kỹ thuật đổi mới này có

thể làm gia tăng đáng kể sự chính xác của các nghiên cứu HPM. Mặc dù phương pháp

HPM quả là có vể khá vững vàng, nó cũng còn vài trở ngại.

1. Không được người sử dụng ưa thích. Việc ước tính mối tương quan giữa giá

nhà và chất lượng môi trường đòi hỏi một kỹ năng cao về thống kê để tách riêng

ra những ảnh hưởng khác lên giá nhà như là kích thước nhà, việc thuận tiện đi lại,

v.v..

2. Thị trường bất động sản. Phương pháp này dựa trên giả thiết là người ta có cơ

hội lựa chọn một sự kết hợp các yếu tố nhà ở (kích thước, việc đi lại, chất lượng

môi trường) điều mà họ thích nhất trong giới hạn thu nhập của họ.

Khung 8.5 – Đánh giá tiếng ồn đường phố bằng cách sử dụng phương pháp HPM

Phương pháp HPM dựa trên giả thiết là, trong số các yếu tố khác (số

phòng, đường đi đến cửa hàng, chỗ làm việc, v.v..), chất lượng môi trường địa

phương (hay thiếu nó) sẽ quyết định giá nhà nghĩa là:

Giá nhà = f (phòng, việc đi lại, môi trường)

Phương trình này có nghĩa là giá nhà sẽ là một hàm của số phòng trong căn

nhà đó (phòng), khoảng cách đi từ nhà đến các cơ sở tiện ích địa phương (việc đi

lại) và mức chất lượng môi trường địa phương (môi trường). Giả sử chúng ta

quan tâm đến việc đánh giá tác động của tiếng ồn giao thông ở địa phương đến

môi trường, thì chúng ta sẽ đo bằng số decibel của tiếng ồn giao thông bên trong

căn nhà đang xem xét.

Page 69: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

69

Bảng 1 – Tác động của tiếng ồn lên giá nhà

Khu vực ở Hoa Kỳ % giảm giá nhà do việc gia tăng 1 đơn vị tiếng ồn

North Virginia

TideWater

North Springfield

Towson

Washington DC

Kingsgate

North King County

Spokane

Chicago

0,15

0,14

0,18 – 0,50

0,54

0,88

0,48

0,40

0,08

0,65

Chú thích: Tiếng ồn giao thông được đo bằng mức độ âm thanh liên tục tương đương

(tính bằng decibel) mà có cùng âm lượng âm thanh trong khoảng thời gian nhất định

như mức độ âm thanh giao động thực tế đo được tại những nhà đang nghiên cứu.

Nguồn: Nelson (1992)

Tuy nhiên thị trường nhà ở thường có thể bị tác động bởi những ảnh hưởng bên

ngoài, ví dụ như, chính phủ có thể có ảnh hưởng lớn đối với giá nhà do việc thay đổi

chế độ miễn giảm thuế hay lãi suất, v.v.. Tương tự, nếu phương pháp HPM được áp

dụng cho một khu vực rộng lớn (ví dụ từ trung tâm thành thị đến nông thôn hẻo lánh)

thì có một lằn ranh chia cắt mà người được tuyển dụng ở thành phố không thể dọn nhà

đi ra xa hơn về vùng nông thôn. Thậm chí có thể có những nhận thức khác nhau về

cảnh quan trong vùng nông thôn đó. Thực tế, đường cầu đối với những căn nhà có đặc

tính môi trường khác nhau có thể bị khống chế đáng kể bởi đường cung làm cho thị

trường không hoạt động một cách tự do được. Trong những trường hợp như thế cả

đường cầu lẫn đường cung về nhà ở phải được xem xét và làm cho việc phân tích trở

nên rất phức tạp.

Sau đó chúng ta cần đo lường từng khoản mục của giá nhà, phòng, việc đi lại và

môi trường cho nhiều căn nhà để chúng ta có thể bắt đầu thấy, giá nhà thay đổi như thế

nào (tính bình quân) khi mỗi yếu tố tác động thay đổi. Chúng ta dự đoán giá nhà sẽ

tăng khi số phòng tăng, giá nhà sẽ giảm khi khoảng cách đi tới các điểm dịch vụ tăng,

Page 70: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

70

và cuối cùng, giá nhà sẽ giảm khi tiếng ồn giao thông gia tăng, nghĩa là một mối quan

hệ đường cầu điển hình. Thực vậy, đó là kết quả thu được từ một nghiên cứu ở Hoa Kỳ

về tiếng ồn đường phố. Bảng 1 trình bày mức giảm trung bình % của giá nhà tương

ứng với một đơn vị gia tăng tiếng ồn ở một số khu vực ở Hoa Kỳ.Vì thế nếu một kế

hoạch làm đường mới có khả năng làm gia tăng tiếng ồn giao thông khoảng 1 đơn vị,

ví dụ ở Washington DC, thì giá trị tính bằng tiền do sự ô nhiễm tiếng ồn giao thông gia

tăng này có thể thấy khoảng 0,88% giá nhà bình quân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Phương pháp đánh giá theo ý thích cho biết:

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Trong cách nào đó, cả 2 phương pháp TCM và HPM đều dựa vào những đánh

giá cá nhân đối với hàng hóa môi trường, như được thấy qua việc họ mua các hàng hóa

có giá thị trường (xăng dầu, nhà cửa, v.v..) những cái có liên quan đến việc tiêu thụ

những hàng hóa môi trường này (giải trí, sự thanh bình và yên tĩnh, v.v..). Phương

pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường bằng cách

hỏi thẳng từng cá nhân một cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường. Mặc dù có

nhiều biến tố của kỹ thuật này, phương cách thường được áp dụng nhất là phỏng vấn

các gia đình tại địa điểm môi trường, hoặc tại nhà họ, và hỏi cái giá sẵn lòng trả

(WTP) của họ cho việc bảo vệ môi trường. Sau đó các nhà phân tích có thể tính toán

giá trị WTP trung bình của những người trả lời phỏng vấn và nhân nó với tổng số

người thụ hưởng địa điểm hay tài sản môi trường đang xem xét, để có được tổng giá trị

ước tính của tài sản đó. Khung 8.6 thảo luận về một cuộc nghiên cứu CVM ước lượng

giá trị của việc cải thiện chất lượng nước của một con sông ở Pennsylvania.

Khung 8.6 – Đánh giá việc cải thiện nước sông bằng phương pháp đánh giá ngẫu

nhiên (CVM)

Sông Monongabela là con sông chính chảy qua Pennsylvania, Hoa Kỳ. Các nhà

phân tích đã hỏi một số hộ tiêu biểu ở khu vực này là họ sẵn lòng trả thêm bao nhiêu

thuế để duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước của con sông. Các nhà phân tích đã

thực hiện nhiều biến thể cho khảo sát CVM. Trong một biến thể các hộ được đưa ba

tình huống chất lượng nước sông và được hỏi đơn giản là họ sẵn lòng trả bao nhiêu

cho mỗi trường hợp.

Page 71: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

71

Tình huống 1: Giữ nguyên chất lượng nước sông (đủ thích hợp cho việc bơi

thuyền) hơn là để nó giảm tới mức không thích hợp cho việc bơi thuyền.

Tình huống 2: Nâng cao chất lượng nước sông từ mức có thể bơi thuyền được tới

mức có thể câu cá được.

Tình huống 3: Nâng cao chất lượng nước hơn nữa từ mức có thể bơi thuyền tới có

thể tắm được.

Trong số những hộ được khảo sát vài hộ sử dụng con sông để giải trí, trong khi

những hộ khác thì không. Vì thế các nhà phân tích xem xét xem người sử dụng có sẵn

lòng trả bao nhiêu so với người không sử dụng. Kết quả cho toàn bộ số hộ được phỏng

vấn cũng được tính toán. Bảng 1 trình bày số tiền sẵn lòng trả của người sử dụng,

người không sử dụng , và toàn bộ mẫu cho mỗi tình huống thay đổi chất lượng cuộc

sống.

Bảng 1: Giá sẵn lòng trả ( WTB) cho các tình huống chất lượng nước sông.

Chất lượng nước WTB trung bình WTB trung bình WTB trung bình

toàn thể mẫu của nhóm sử dụng của nhóm không

sử dụng

($) ($ ) ($)

Giữ nguyên chất lượng có thể

bơi thuyền 24,5 45,5 14,2

Nâng chất lượng từ có thể bơi

thuyền đến có thể câu cá 17,6 31,3 10,8

Nâng chất lượng từ câu cá

đến bơi được 12,4 20,2 8,5

Page 72: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

72

Hình a- đường cầu cho chất lượng nước

20

10

Nhiều kết luận rất thú vị rút được từ những kết quả này. Xem các kết quả của

toàn mẫu, chúng ta có thể thấy rằng số tiền sẵn lòng trả đã vẽ ra đường cầu thông

thường cho chất lượng nước sông, nghĩa là người ta sẵn lòng trả một số tiền tương đối

cáo cho mức chất lượng cơ bản ban đầu. Tuy nhiên, tiếp đến họ sẵn lòng trả thêm ít

hơn cho các mưc chất lượng cao hơn của nước sông. Hình (a) vẽ ra đường cầu cho biết

kết quả của khảo sát tổng thể, nghĩa là cho trung bình một hộ.

Từ đường cầu này chúng ta có thể tính toán tổng giá trị chất lượng môi

trường tại con sông. Quan trọng hơn chúng ta có thể tìm được giá trị lợi ích gia tăng

mà mỗi hộ bình quân nhận được khi chất lượng nước sông được cải thiện. Tổng giá trị

lợi ích của một việc cải thiện cụ thể có thể được ước tính bằng cách nhân giá tri trung

bình của mỗi hộ với số hộ được cho là có ảnh hưởng bởi sự cải thiện này. Lợi ích này

có thể đem so sánh với chi phí thực hiện việc cải thiện chất lượng nước đến mức như

vậy để xem nó có đáng giá hay không.

Chất lượng nước

Giá $ (giá sẵn lòng trả)

x

x

x (24,5)

(17,6)

(12,4)

1 2 3

Page 73: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

73

Quay lại các kết quả đối với nhóm sử dụng và không sử dụng, chúng ta có thể

thấy rằng cả hai đều có dạng đường cầu cong xuống như thường lệ. Hơn nữa ở mọi

mức chất lượng thì WTP của nhóm sử dụng đều vượt hơn cả nhóm không sử dụng.

Cuối cùng, chú ý rằng WTP của nhóm không sử dụng bằng 0. Điều này là do các hộ

này, dù không phải bản thân họ muốn tham qua giải trí ở con sông, họ cũng sẵn lòng

trả giá cho nó tiếp tục tồn tại và thậm chí được nâng cấp để cho người khác có thể

hưởng lợi ích của nó. Giá trị tồn tại mà không sử dụng này suất phát từ “ý thích cá

nhân” của con người, như đã được chứng minh bởi giá thị trường đối với các hàng hóa

trên thị trường, không phải luôn luôn thể hiện được hoàn toàn các giá trị mà người ta

có đối với sự việc.

Nguồn : Desvousges et al (1987)

Một ưu điểm thú vị của phương pháp CVM là trên lí thuyết nó có thể được sử

dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta

đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả. Một ví dụ về một

tài sản như ở nam cực nơi mà người ta sẵn sàng trả cho việc bảo vệ, nói chung là

không bao giờ muốn đến thăm cả. Một ví dụ khác gần hơn về những giá trị không sử

dụng này là việc một công ty Lâm nghiệp của Anh đã thông báo dự định của họ về

việc thoát nước và trồng cây ở vùng Flow Country, một môi trường sinh thái các sinh

thái các sinh vật hoang dã quan trọng và khu vực ngập nước ở miền bắc Scotland. Mặc

dù thự tế có rất ít người đến thăm khu vực này, cuộc nghiên cứu CVM (Lần này được

khảo sát các hộ gia đình qua bưu điện) cho thấy rằng các cá nhân sẵn lòng trả một số

tiền cao hơn nhiều để bảo quản khu vực này so với nguồn lợi do trồng gỗ mang lại.

So với các phương pháp được thảo luận trước đây, Phương pháp CVM có vẻ

tương đối rõ ràng, tuy nhiên có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân tích thiếu

thận trọng mà chúng ta sẽ thảo luận ở đây.

1. Nói ít đi WTP: Giả thiết chính của kĩ thuật CVM là tổng số WTP được những

người trả lời phát biểu tương ứng với sự đánh giá của họ về tài sản đang xem

xét. Các nhà phê bình đang nghi ngờ tính hiệu lực của một giả thiết như vậy,

cho rằng bản chất giả thiết của phương pháp CVM làm cho câu trả lời của các

cá nhân không đúng với giá trị thực. Tuy nhiên, trong một loạt các thí nghiệm

Page 74: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

74

mà các câu hỏi giả định về WTB được tiếp theo bằng việc thực sự yêu cầu họ

trả tiền, người ta thấy rằng số tiền mà họ nói là họ sẵn lòng trả chỉ khoảng 70 –

90 % số tiền mà cuối cùng họ thực sự đã trả. Nó cho thấy rằng người ta “ăn

chùa”, tức có xu hướng nói bớt đi cái giá mà người ta sẽ thực sự trả để cố gắng

làm giảm bớt số tiền thực sự trả sau này. Tuy vậy, do phần nói bớt đi này tương

đối nhỏ, nên đây có thể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

2. WTP với WTA. Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra hoặc

là như thường lệ: “Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được tài sản môi

trường này?” hoặc là dưới dạng ít gặp hơn “Bạn sẵn lòng nhận bao nhiêu

(WTA) để bồi thường cho việc từ bỏ tài sản môi trường này?”. Khi đem so sánh

2 dạng câu trên các nhà phê bình cho là làm mất hiệu lực của phương pháp

CVM, và cho thấy rằng khi trả lời các câu hỏi như thế các cá nhân muốn nói lên

điều mà họ muốn nó xảy ra hơn là những đánh giá thực. Tuy nhiên, nghiên cứu

gần đây đã chứng minh rằng có những nguyên do về tâm lý và kinh tế chỉ ra

rằng các cá nhân cảm nhận mạnh mẽ “chi phí của việc mất mát” (dạng bồi

thường WTA) hơn là “lợi ích của việc đạt được” (dạng WTP). Nếu đúng như

vậy, thì sự khác biệt mà người ta tìm thấy giữa WTA/WTP thực sự hỗ trợ cho

tính hiệu lực của CVM. Tuy nhiên, cũng đúng nếu nói rằng những người trả lơi

tương đối ít quen thuộc với khái niệm nhận bồi cho việc mất đi cái gì đó hơn là

khái niệm phải trả tiền cho cái gì đó, một khái niệm chúng ta thường gặp hằng

ngày. Điều này có thể sẽ gây ra nhiều điều không chắc chắn và đặc biệt khi trả

lời những câu hỏi WTA hơn là nó xảy ra với những câu hỏi WTP. Vì thế nên

tránh sử dụng dạng đầu mà nên sử dụng dạng sau. Điều này đến lượt nó lại có

những hậu quả đối với khả năng áp dụng của CVM vào những hoàn cảnh nhất

định. Chúng ta có thể hỏi họ một cách rõ rang về WTP của họ đối với một lợi

ích môi trường (ví dụ như xây dựng một công viên mới), nhưng trong trường

hợp có tổn thất môi trường chúng ta phải hỏi về WTP của họ để ngăn ngừa xảy

ra thiệt hại (ví dụ tài trợ cho việc chống lũ lụt để bảo vệ vùng đầm lầy không bị

ngập lụt do nước biển). Tuy nhiên có thể lượng WTP thu được không phản ảnh

cái mà người ta coi là bồi thường đủ cho việc mất đi tài sản môi trường này;

Page 75: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

75

thực ra lượng WTP có thể nói ít đi đáng kể so với lượng bồi thường WTA thực

sự. Vấn đề này sẽ là trọng tâm cho nghiên cứu sắp tới.

3. Thiên lệch một phần-toàn phần. Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý

rằng nếu người ta lần đầu tiên được hỏi WTP của họ cho một phần tài sản môi

trường (như một con sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi

đánh giá cho toàn bộ tài sản (nghĩa là toàn bộ hệ thống các con sông) thì số tiền

được phát biểu là như nhau. Tại sao như vậy? Câu trả lời hình như nằm trong

cách phân bố thông thường việc chi tiêu của họ; đầu tiên là chia thu nhập khả

dụng của họ thành nhiều khoản ngân sách (như nhà ở, thực phẩm, xe hơi, giải

trí) sau đó chia tiếp vào những khoản mục thực sự phải mua. Vì thế đối với việc

giải trí, bước đầu là xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí

và sau đó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn

viếng. Một phương pháp giải quyết vấn đề này là đầu tiên hỏi họ để biết tổng

ngân sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường

đang xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn của họ và rằng số tiền

mà họ dành cho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác. Một phương pháp

thứ hai là giới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của

hàng hóa môi trường (toàn bộ hơn là từng phần), nếu cần nên nhắc nhở họ lần

nữa về ngân sách giải trí có hạn của họ. Việc giới hạn này, nếu cần, sẽ hạn chế

đáng kể việc áp dụng CVM ở qui mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra những

trở ngại nhiều hơn đối với khả năng của người trả lời để hiểu nhóm lớn hàng

hóa như vậy.

4. Thiên lệch theo phương tiện. Khi hỏi một câu hỏi về WTP các nhà phân tích

phải xác đinh việc đóng góp theo con đường nào đó (phương tiện đóng góp).

Những người được hỏi có thể thay đổi WTP của họ tùy theo phương tiện đóng

góp được chọn. Ví dụ như, trong một thí nghiệm gần đây đối với WTP cho việc

giải trí ở Norfork Broads, WTP thông qua tổ chức từ thiện thì thấp hơn đáng kể

so với WTP thông quan thuế. Trong trường hợp này, những người được hỏi

nghi ngờ khả năng của các quĩ từ thiện để bảo vệ môi trường và mặc dù họ

không thích đóng thuế, họ vẫn cảm thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc

bảo vệ môi trường. Nó còn bắt buộc nhiều người đóng góp hơn là nếu việc

Page 76: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

76

đóng góp thông qua việc nguyên góp từ thiện. Những kết quả như vậy rõ ràng

cho chúng ta biết có lẻ cả về phương tiện đóng góp cũng như về giá trị của tài

sản đang xem xét. Một giải pháp cho các trở ngại như thế là sử dụng phương

tiện đóng góp nào thường được sử dụng nhất trong thực tế.

5. Thiên lệch điểm khởi đầu. Nhiều nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những

người trả lời bằng cách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm

đi số tiền này dựa theo người trả lời đồng ý hay từ chối trả số tiền đó. Tuy

nhiên, người ta thấy rằng sự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền

WTP sau cùng của người trả lời. Như một phần phụ của việc nghiên cứu chất

lượng nước sông được thảo luận ở khung 8.5, một nhóm riêng biệt những người

trả lời đã được đề nghị mức khởi đầu là $25 cho tình huống chất lượng đầu, thu

được mức trung bình của nhóm này là $27,5. Tuy nhiên, khi một nhóm khác

được đề nghị mức khởi đầu là $125 cho tình huống tương tự họ đã đưa ra mức

trung bình cuối cùng là $94,7, nghĩa là mức tiền khởi đầu tác động đáng kể đến

mức tiền cuối cùng. Nhờ có những thu nhập như vậy, những nghiên cứu gần

đây hơn đã bỏ việc sử dụng mức khởi đầu.

Chương này đã kiểm tra nhiều phương pháp mà đã cố gắng mở rộng những đánh

giá CBA bằng cách phản ánh bằng đơn vị tiền tệ giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi

trường phi thương mại. Mặc dù nhiều phương pháp trong số này thể hiện cải tiến đáng

kể dựa trên thực nghiệm trước đây, chúng tôi đã cố gắng chỉ ra rằng không có cái nào

trong chúng là thuốc trị bách bệnh cả và mỗi phương pháp có những hạn chế của nó.

Không có câu trả lời đơn giản cho những vấn đề này và chúng vẫn là mục tiêu của các

nghiên cứu đang tiếp diễn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho rằng các phương pháp đánh

giá như vậy cũng đóng góp một vai trò quan trọng và, nếu được áp dụng cẩn thận,

cũng cho ta những ước lượng tin cậy và giá trị. Việc đánh giá hiển hiện được ưa thích

hơn việc đánh giá tiềm ẩn khi mà mối liên kết các cá nhân và các ý thích của họ là

không rõ ràng hoặc không tồn tại.

Page 77: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

77

CHƯƠNG 9

ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN

Giới thiệu

Rủi ro và không chắc chắn là những sự thực của cuộc sống, và không có ở đâu

điều này lại trở nên hiện thực hơn trong lĩnh vực môi trường. Sự thực là chúng ta

thường không biết các hậu quả về mặt môi trường của việc thực hiện một chính sách

hay một dự án nào đó. Phần lớn điều không chắc chắn xảy ra do chúng ta không hiểu

rõ hệ sinh thái hoạt động như thế nào, và do chúng ta không biết những chất nhân tạo –

hoặc số lượng những chất “ thiên nhiên” ngày càng tăng – sẽ tác động đến môi trường

như thế nào. Nếu như chúng ta biết thì chlorofluocarbons (CFCS) có lẽ đã chẳng được

chế tạo và sử dụng. Bây giờ thì chúng ta đã biết rằng CFCS hủy hoại tầng ozone, và

tầng ozone có chức năng bảo vệ an toàn cho trái đất (xem chương 20). Những điều mơ

hồ thuộc loại này đầy dẫy khắp nơi. Chẳng hạn như, chúng ta không thể biết chắc chắn

chuyện gì đang xảy ra với việc thải ra những chất ô nhiễm vi lượng vào môi trường

ngày một gia tăng. Đôi khi hậu quả của những hành động mà không biết chắc chuyện

gì sẽ xảy ra, là chúng ta có thể tạo ra những hậu quả không thể đảo ngược được, như

là cho hủy diệt một chủng loại. Một khi điều này đã xảy ra, chúng ta không thể sáng

tạo lại được chúng. Đến lược chúng ta cũng không thể biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra

nếu việc tiếp tục hủy diệt các giống loài cứ tiếp diễn. Điều đó có thể chẳng có vấn đề

gì (trên quan điểm của con người) nếu các loài bị mất đi, nhưng chúng ta cũng chẳng

thể biết chắc được. Qui mô xảy ra có thể lớn hay nhỏ. Vì thế, nội dung của chính sách

môi trường có các đặc tính sau:

Mơ hồ, không chắc chắc về hậu quả

Bất khả hồi hoán của một vài hậu quả

Mơ hồ về quy mô của hậu quả.

Vậy thì, vấn đề là chúng ta đối phó với những điều mơ hồ, không chắc chắn như thế

nào? Hóa ra câu trả lời không phải là dễ dàng. Sau đây, chúng tôi muốn lưu ý độc giả

rằng thuật ngữ rủi ro và mơ hồ và cách tiếp cận chúng cũng chưa được đồng ý rộng

Page 78: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

78

rãi. Chúng ta cố gắng cung cấp một cơ sở để có thể hiểu được một khối lượng tài liệu

rất lớn và thường rất rối rắm.

Rủi ro và mơ hồ

Thuật ngữ “rủi ro” và “mơ hồ” thường được sử dụng lẫn lộn. Đó chỉ là sự lựa

chọn thôi, nhưng thông thường chúng ta phân biệt rủi ro và mơ hồ theo cách sau. Rủi

ro liên quan đến một tình huống mà ít ra khi đó chúng ta cũng có một vài ý niệm về

xác suất của hậu quả sẽ xảy ra. Ví dụ như, chúng ta có thể biết rằng sẽ có 1/10.000 cơ

hội xảy ra tai nạn khi chúng ta băng qua đường. 1/10.000 đó chính là xác suất.

Thường thì chúng ta hoàn toàn chẳng biết chút gì về xác suất cả. Đó chính là sự mơ hồ

thật sự. Chương 19 sẽ xem xét sự thay đổi khí hậu trong hoàn cảnh mơ hồ như thế -

chúng ta cũng không thể (dù sao đi nữa) xác định xác suất xảy ra những hậu quả đặc

biệt nào đó của việc thay đổi khí hậu. Sự phân biệt cơ bản giữa rủi ro và mơ hồ là : với

rủi ro, chúng ta có một vài ý niệm về xác suất xảy ra hậu quả, còn mơ hồ thì không.

Quản lí rủi ro

Dĩ nhiên là đã có nhiều nghiên cứu để tìm ra xác suất xảy ra các hậu quả bất lợi.

Quá trình đánh giá rủi ro này nhằm để xác định mối tương quan giữa, ví dụ như, nồng

độ của một chất ô nhiễm trong môi trường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con

người. Do đó, chúng ta có thể xem như việc đánh giá rủi ro liên quan đến việc phân

tích “liều lượng” (mức độ ô nhiễm) và “phản ứng”( ảnh hưởng đến sức khỏe của con

người ). Bằng cách này, việc đánh giá rủi ro chuyển từ một nội dung mơ hồ thành ra

một nội dung rủi ro. Một khi việch đánh giá rủi ro đã hoàn tất , bước kế tiếp sẽ là quản

lí rủi ro, đó là toàn bộ quá trình vânh dụng những lí thuyết khác nhau để đưa ra hai

quyết định:

(a) Rủi ro bao nhiêu là chấp nhận được

(b) Những rủi ro không chấp nhận được thì nên giảm bằng cách nào.

Các thuật ngữ “đánh giá rủi ro” và “quản lí rủi ro” có khuynh hướng bao gồm cả sự

mơ hồ. Tức là, ngay cả khi chúng ta không thể chuyển đổi mơ hồ sang các kết quả có

Page 79: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

79

tính xác suất, thì chúng ta cũng áp dụng một tiến trình đánh giá liều lượng phản ứng,

và xác định khả năng chấp nhận cũng như quản lí.

Khung 9.1 nêu một ví dụ về đánh giá rủi ro theo mối quan hệ giữa số người tử

vong ở Hoa Kì do các rủi ro môi trường cụ thể. Tiến trình này bao gồm bước đầu tiên

là đánh giá rủi ro của một hành động mạo hiểm nào đó, được tính bằng số tử vong. Để

chuẩn hóa việc đánh giá, số tử vong được nêu lên theo đơn vị là “trên 1 triệu người”,

tiêu chuẩn này được xem như là một xác suất xảy ra của rủi ro.Như vậy, một việc có

mức rủi ro 63.000 trong một triệu người cũng có nghĩa là nó có một xác suất xảy ra là

0.0063 (63.000/1000.000). Khung 9.1 cũng cho thấy chi phí lập pháp nhằm giảm bớt

các rủi ro này chia cho số người được cứu sống, kết quả là ta có “chi phí cho một sinh

mạng”, hoặc “chi phí để tránh một ca tử vong”. Ở đây, một số đã bắt đầu thấy ấy náy

khi liên hệ chi phí với mạng người được cứu. Nó có vẻ như chúng ta quan niệm mạng

sống con người như một món hàng, có thể mua bán trên thị trường. Nhưng hãy bỏ qua

phản ứng cảm tính nhất thời đó trong một lúc, chúng ta thấy rằng Khung 9.1 nêu lên

một vài kết quả thú vị . Chẳng hạn như, nó cho thấy rằng, Hoa Kì có thể cứu sống

người với chi phí bỏ ra là 200.000 đô la mỗi sinh mạng bằng cách giảm bớt lượng

trihalomethane trong nước uống, so với chi phí 19 tỷ đô la để cứu mỗi sinh mạng bằng

cách cải thiện chất lượng của vùng đất đổ phế thải. Nếu như luật lệ về cảnh quan

không tồn tại, chúng ta sẽ không phải tốn chi phí cho nó, và đã có thể sử dụng chi phí

đó cho luật lệ về nước uống và có thể cứu sống nhiều sinh mạng hơn trong quá trình

này. Đây là một ví dụ về phân tích hiệu quả kinh tế của chi phí. Không phải hạ thấp

“ giá trị mạng người, cách phân tích hiệu quả chi phí cho thấy cách làm sao để chúng

ta cứu được tối đa số sinh mạng con người với cùng ngân sách đã cho. Chúng ta biết

rằng ngân sách cho môi trường không phải là vô hạn, mà không thể bao giờ là vô hạn

cả. Cho nên xem xét chi phí để cứu mỗi mạng người là hết sức hợp lí. Thực vậy,

không làm được việc đó cũng giống như nhìn nhận rằng không phải việc cứu sống

mạng người là quan trọng mà là một mục tiêu cảm tính không rõ ràng nào đó. Tuy

nhiên, các yếu tố phức tạp khác liên quan đến cách công chúng nhận thức về rủi ro, đó

là vấn đề của chúng ta sẽ bàn đến dưới đây.

Page 80: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

80

Khung 9.1 Rủi ro tử vong ở Hoa Kì: các nguy cơ môi trường và chi phí để giảm

chúng

Số tử vong trên 1

triệu người tiếp

xúc với rủi ro

Chi phí để tránh

một ca tử vong

(triệu đô la)

Trihalomethane trong nước uống

Phóng xạ hạt nhân trong quặng uranium

Phóng thải nhất thời chất benzene

Tiếp xúc benzene trong nghề nghiệp

Tiếp xúc asbesto trong nghề nghiệp

Tiếp xúc arsenic/ đồng

Tiếp xúc acrylonitrile trong nghề nghiệp

Tiếp xúc lò than cốc trong nghề nghiệp

Thải chất độc hại trên đất

Tiêu chuẩn vùng đất đổ phế thải rắn đô

thị

Chất bảo quản gỗ là loại thải độc hại

420

6.300

1.470

39.600

3.015

63.000

42.300

7.200

2

1

< 1

0,2

3,4

3,4

8,9

8,3

23,0

51,5

63,5

4.190,2

19.107,0

5.700.000

Các rủi ro nêu trên liên quan đến số tử vong trong số dân tiếp xúc với chất thải

độc hại tương ứng. Tất cả các nguy hiểm nêu trên là chủ đề của luật lệ môi trường ở

Hoa Kì, vì thế, chẳng hạn, một rủi ro chịu ảnh hưởng của luật lệ này có một trị số

được nêu lên ở đây. Lưu ý rằng việc thể hiện rủi ro theo đơn vị “ trên 1 triệu người”

làm cho một vài trị số có vẻ khá hơn. Rủi ro lớn nhất, tiếp xúc arsenic/ đồng, bằng

0,063 khi viết dưới dạng số thập phân, hay là 63/1.000 hay chỉ trên 6/100 một chút.

Cách thể hiện rủi ro thường ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của con người trước

các rủi ro đó.

Luật lệ thì tốn kém. Cột bên phải cho ta thấy trị giá khi ta chia chi phí này cho

số người có thể được cứu sống nhờ luật lệ đó. Như vậy, chúng ta so sánh được chi

phí và “hiệu quả” ( mạng sống được bảo tồn) – xem trong bài.

Page 81: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

81

Không may thay, đối với nhiều rủi ro thì loại thông tin như trong khung 9.1 khó

mà thu được. Các chính quyền ít khi nào lưu trữ các thống kê theo một kiểu có thể cho

phép chúng ta thực hiện việc phân tích hiệu quả kinh tế của chi phí. Thường thì đơn

giản là chúng ta không được biết gì về chi phí cho một chính sách, trong khi các chức

năng “phản ứng theo liều lượng” có khuynh hướng được biết đến một cách không đầy

đủ, hoặc đôi khi, hoàn toàn không được biết đến.

Rủi ro và nhận thức rủi ro

Việc phân tích ở Khung 9.1 có vẻ thuyết phục, nhưng nó che dấu nhiều vấn đề.

Các dữ liệu đã cho về rủi ro có tính khách quan theo nghĩa là số tử vong trên 1 triệu

người hoặc là dựa trên số liệu có thật trong quá khứ, hoặc là dựa trên sự tính toán của

các chuyên gia về các rủi ro trong tương lai. Nhưng công chúng lại nhận thức rủi ro

một cách rất khác với các chuyên gia. Sự khác biệt giữa cách đánh giá rủi ro của công

chúng và của các chuyên gia là hết sức căn bản trong vấn đề đối phó với rủi ro và mơ

hồ. Chúng ta hãy nhớ lại rằng cách suy nghĩ lợi ích – chi phí liên quan đến quá trình

ghi nhận sự ưa thích của cá nhân dành cho hoặc không dành cho một thay đổi nào đó.

Chúng ta có khuynh hướng không tìm hiểu xem sự ưa thích đó xuất phát từ đâu, và nó

là “tốt hay xấu” (điều này phụ thuộc vào luật pháp). Đó là vì phương pháp lợi ích – chi

phí cố gắng trở nên “dân chủ” bằng cách sử dụng sự ưa thích cá nhân hơn là quan

điểm của chuyên gia. Nếu không thì phương pháp này mở rộng ngõ cho quyền

“chuyên chế của các chuyên gia” khi mà các trị giá của các chuyên gia sẽ áp đặt lên

người khác. Yêu cầu duy nhất ở đây là phương pháp lợi ích – chi phí cố gắng đo lường

cường độ của sự ưa thích, cũng như là bản thân sự ưa thích.

Tuy nhiên, đến lúc đánh giá rủi ro, chúng ta lại có một vấn đề. Giả sử như theo

đánh giá của các chuyên gia là một biến cố đáng sợ nào đó, ví dụ như việc chảy lỏng

phần tâm của một nhà máy điện hạt nhân, có thể chỉ xảy ra với khả năng là một phần

triệu năm hoạt động của lò phản ứng. Có nghĩa là, một tai nạn thuộc loại này chỉ xảy

ra một lần trong một triệu năm hoạt động sản xuất điện của một lò phản ứng hạt nhân,

hoặc 1 lần trong 1000 năm nếu ta có 100 lò phản ứng. Đây là một khả năng cực kì nhở.

Và đó là xác suất ta thường áp dụng khi thiết kế lò hạt nhân ở các nước phát triển.

Page 82: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

82

Phần lớn người ta thường đồng ý rằng một rủi ro nhỏ bé như thế thì có đáng gì để mà

phải bận tâm. Tuy nhiên, mối lo sợ về tai nạn hạt nhân lại lớn đến nỗi Hoa Kì không

có một trạm năng lượng hạt nhân nào đáng kể được thực hiện trong vòng 20 năm qua.

Ở Anh Quốc bất kì một quyết định xây dựng lò hạt nhân nào cũng được chào đón bằng

sự phản đối kiên quyết công khai của các nhà môi trường học, dẫn đến việc điều tra

lâu dài và tốn kém. Rõ ràng là có sự khác biệt giữa những mối bận tâm của công

chúng và những gì mà chuyên gia cho là quan trọng. Và sự khác biệt này ảnh hưởng

lớn đến sự phát triển các nguồn năng lượng nhất định và việc chọn vị trí cho các nhà

máy được coi là nguy hiểm. Thật ra, nó tạo ra một hội chứng “NIMBY” (not in my

back yard = không được ở trong sân sau của tôi) từ đó người ta phản đối sự tồn tại của

những thứ như là địa điểm bỏ rác phế thải, lò đốt chất thải, và các nhà máy điện trong

khu vực của họ. Họ cứ phản đối mặc dù các chuyên gia đã chứng minh rằng rủi ro đối

với sức khỏe do những phương tiện gây ra là rất nhỏ.

Page 83: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

83

Khung 9.2 – So sánh sự nhận thức rủi ro: các chuyên gia đối chiếu với công

chúng

Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ

Hội Đồng Cố Vấn Khoa Học

(Không xếp theo thứ tự ưu tiên)

Cuộc thăm dò ý kiến ở

Mỹ tháng 3 năm 1990

% nói rất nghiêm trọng

Cuộc thăm dò ý kiến ở

Anh tháng 5 năm 1989

% nói rất đáng lo ngại

Các rủi ro về sinh thái

Thay đổi khí hậu

Tầng Ozone

Thay đổi môi trường sống

Mất tích đa dạng sinh vật

Các rủi ro về sức khỏe

Các chất ô nhiễm tiêu chuẩn

Các chất ô nhiễm không khí độc

Radon

Ô nhiễm không khí trong nhà

Nước uống

Thuốc trừ sâu

48

60

42

Không có số liệu

56

50

17

22

46

52

44

56

45

45

34-40

33

Không có số liệu

Không có số liệu

41

46

Các vấn đề công chúng cho rằng quan trọng nhưng các chuyên gia cho rằng không:

Tràn dầu

Địa điểm để bỏ chất thải độc hại

Ô nhiễm nước công nghiệp

Tai nạn hạt nhân

Tai nạn do ô nhiễm công nghiệp

Chất thải phóng xạ hạt nhân

Rò rỉ các bồn dự trữ ngầm

Nước tắm bị nhiễm bẩn

60

66

63

60

58

58

54

Không có số liệu

53

Không có số liệu

Không có số liệu

Không có số liệu

64

58

Không có số liệu

59

Nguồn: Bộ Môi Trường Anh Quốc (1991); Tạp chí Science (1990)

Khung 9.2 nêu lên sự tương phản giữa ý kiến các chuyên gia và công chúng.

Thông tin của các chuyên gia là dành cho Hoa Kì, còn ý kiến của công chúng được thu

nhận từ các cuộc điều tra ở Hoa Kì và Anh Quốc. Chúng ta có thể thẩy rằng mối quan

tâm của công chúng là tương tự nhau ở 2 quốc gia, và phần lớn các ngoại lệ có thể dễ

Page 84: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

84

dàng được giải thích. Ví dụ như, Hoa Kì tranh cãi rủi ro của việc tiếp xúc với radon (

hoạt tính phóng xạ xảy ra tự nhiên) trong nhà trong một thời gia nào đó và nó là một

đặc tính thông thường của các chương trình truyền hình. Mối quan tâm này còn tương

đối mới ở Anh và vì thế nó không được nêu lên cụ thể trong cuộc thăm dò ý kiến vào

năm 1989. Cũng đã có những cuộc điều tra tương tự về ô nhiễm không khí tổng quát

trong nhà ở Hoa Kì, nhưng ở Anh, người ta hầu như không đề cập đến vấn đề này. Có

lẽ vấn đề đáng lưu tâm nhiều hơn là các vấn đề mà các chuyên gia Hoa Kì có ý cho là

không có hại bao nhiều , nhưng công chúng nghĩ là có hại. Những vấn đề này thường

một nhóm chung của “ các tai nạn” liên quan đến hạt nhân, công nghiệp, tràn dầu, các

bồn dự trữ ngầm ở Hoa Kì và các vấn đề của chu trình nhiên liệu hạt nhân. Ngoại lệ

duy nhất là vấn đề nước tắm ở Anh là vì có một chỉ thị từ Cộng Động Âu Châu về vấn

đề này. Vậy thì, công chúng nhận thức về các loại tai nạn này như thế nào?

Mọi người đều đã quá quen với các mục tin tức về tai nạn giao thông đường bộ

có nhiều xe cùng liên can và số tử vong là vài người hay nhiều người. Đó là một hiện

tượng “tai nạn tập thể”. Điều đó phần nào lí giải được tại sao các tai nạn máy bay, đắm

tàu nổ khí đốt, tai nạn hạt nhân và các thiên tai như bão tổ, lốc xoáy thường được đưa

tin. Tuy nhiên, số tử vong trong các biến cố đó thường không vượt quá 25 người và

bản thân những tai nạn đó cũng không phải là rất phổ biến. Hãy so sánh với con số hơn

5000 người chết hàng năm do tai nạn giao thông ở Anh. Điều này nói lên rằng cá nhân

nhận thức về những tai nạn tập thể khác với những tai nạn trong đó chỉ có 1 người

chết. Hay nói cách khác, nếu như có 10 người chết trong một tai nạn thì dường như

vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với trường hợp từng người một chết trong 10 tai nạn

riêng lẻ. Đó chính là khái niệm về mối ác cảm với tai họa. Khi đánh giá các rủi ro

môi trường, việc kể đến mối ác cảm với tai họa là hoàn toàn hợp lí nếu như có yêu cầu

phải tính đến ưa thích cá nhân. Hơn nữa, mối ác cảm với tai họa cũng phù hợp với lí

thuyết kinh tế về mối ác cảm với rủi ro. Để thấy rõ tại sao, chúng ta sẽ xem xét một

cách ngắn gọn về bản chất lí thuyết này. Nhưng chúng ta sẽ nhận thấy rằng các khía

cạnh khác của hành vi con người đối với rủi ro lại không phù hợp với lí thuyết này.

Page 85: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

85

Thỏa dụng kì vọng

Phần lớn lí thuyết ác cảm với rủi ro trong kinh tế học dựa trên điều gọi lí thuyết

“thỏa dụng kì vọng”. Khái niệm này rất đơn giản. Vấn đề là một rủi ro mà chúng ta giả

thiết là chúng ta biết xác suất của các hậu quả. Hãy xem xét một dự án đầu tư mà lợi

ích được biết phụ thuộc vào các xác suất nhất định. Giả sử như có 20% cơ hội bị lỗ âm

5 ( vào lúc này, đơn vị không quan trọng), 50% cơ hội có lời dương 1; và 30% cơ hội

có lời dương 20. Chúng ta có thể tính được giá trị kì vọng của lợi ích là:

(0,2 x [-5]) + (0,5 x 15) + (0,3 x 20) = 12.5

Chúng ta có thể so sánh giá trị kì vọng này với chi phí bỏ ra để thực hiện dự án

này. Nếu nó nhỏ hơn 12.5 thì dự án này xem ra cũng đáng thực hiện. Tuy nhiên, hãy

chú ý rằng việc đầu tư có thể được thực hiện và việc bị lỗ 5 cũng có thể sẽ xảy ra. Khi

đó, chúng ta đã đầu tư tiền mà chẳng được lợi lộc gì. Một cách nào đó, giá trị kì vọng

có vẻ như không thể hiện được hết các mối quan tâm liên quan đến các kết quả của dự

án. Nhất là, giá trị kì vọng dường như không nói lên được các mối bận tâm của chúng

ta về các trường hợp cực đoan của những kết quả. Người ta có khuynh hướng ác cảm

với các kết quả xấu như là việc bị lỗ 5 trong ví dụ trên. Phương pháp giá trị kì vọng

không thể hiện được mối ác cảm với rủi ro này.

Điều có khả năng xảy ra hơn có lẽ là người ta sẽ gán cho các kết quả có thể xảy

ra những trị số về mức độ quan trọng khác nhau. Kết quả là phương pháp thỏa dụng

kì vọng ưu thế hơn phương pháp giá trị kì vọng. Thuật ngữ “thỏa dụng’’ có thể được

hiểu theo nghĩa “phúc lợi”. Khi đó thỏa dụng kì vọng sẽ có một công thức tương tự

như giá trị kì vọng nhưng lần này trị số thỏa dụng sẽ được thay thế cho giá trị. Như

vậy, nếu chúng ta rất ghét chuyện thua lỗ, chúng ta có thể gán cho nó một trị số quan

trọng hơn, ví dụ như là 5. ( Tương tự như vậy, việc lời 20 có thể không phải chỉ tốt

hơn việc lời 15 là 20/15 lần, nhưng để đơn giản, chúng ta không xét đến khía cạnh đó).

Bây giờ phép toán sẽ là:

(0.2 x [-5] x 5) + (0.5 x 15) + (0.3 x 20) = 8.5

Đáp số sẽ làm dự án kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước.

Phương pháp thỏa dụng kì vọng dường như có thể xử lí được vấn đề của các tai

họa như đã đề cập đến trước đây, bởi vì vấn đề là chúng ta sẽ gán cho một giá trị thỏa

dụng lớn ( hoặc giá trị “bất thỏa dụng” nếu nó là một sự thiệt hại) cho các kết quả mà

Page 86: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

86

chúng ta thích hay không thích. Một vài nỗ lực đã được thực hiện để ước tính “ác cảm

với tai họa”.

Khung 9.3 cho thấy một vài quy tắc được đề nghị để quyết định các dự án đầu tư an

toàn.

Khung 9.3 – Ác cảm với tai họa

Bảng 1 nêu lên những quy tắc có thể dùng quyết định “trị giá” của một tai họa. Giả

sử, chúng ta biết rằng “trị giá của một mạng sống về mặt thống kê” (V) là 2 triệu

bảng Anh, tức là xã hội đồng ý chi trả 2 triệu bảng Anh để cứu sống một sinh mạng

trong các tai nạn giao thông, các chương trình sức khỏe… Giả sử tai nạn đang xét

đến có cơ hội xảy ra là 1 phần triệu ( f = tần suất của biến cố) và nó có thể liên quan

đến 100, 500 hoặc 1000 người chết (N = 100, 500, 1000). Như vậy, “trị giá của một

tai nạn” tùy thuộc vào việc người ta xem biến cố tai nạn tập thể như thế nào. Người

ta đề nghị, và một vài cơ quan lập pháp cũng sử dụng quy tắc này, là một tai nạn

liên quan đến 100 người thì được xem như là tương đương với 100 x 100 người chết

trong các tai nạn cá nhân (“quy tắc bình phương”). Những người khác lại đề nghị

rằng nó tương đương với 300 lần số người chết thực sự , và cứ thế. Quy tắc nào

được chọn sẽ rất quan trọng. Trong bảng 1, chúng ta thấy rằng một người chỉ tốn

4000 bảng Anh để tránh một phần triệu cơ hội của 1000 người chết chỉ trong một tai

nạn nếu các yếu tố ác cảm không có, nhưng sẽ tốn đến 4 triệu bảng Anh, nếu sử

dụng quy tắc bình phương.

Bảng 1: Trị giá của tai họa

f = 1/1.000.000

N = 100

fN = 0.0001

fN2 = 0.01

300fN = 0.03

vfN = 400 ₤

vfN2 = 40.000₤

v300fN = 120.000₤

N = 500

fN = 0.0005

fN2 = 0.25

300fN = 0.15

vfN = 2.000₤

vfN2 = 1.000.000 ₤

v300fN = 600.000₤

N = 1.000

fN = 0.001

fN2 = 1.0

300fN = 0.3

vfN = 4.000₤

vfN2 = 4.000.000₤

v300fN = 1.200.000₤

Page 87: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

87

Tại sao thuyết thỏa dụng kì vọng không được áp dụng

Mô hình thỏa dụng kì vọng thì hấp dẫn, nhưng các nghiên cứu sâu rộng cho

thấy rằng nó không mô tả được hành vi thực tế của con người như thế nào. Nhắc lại

rằng, nếu tính đến sự ưa thích của cá nhân, thì hành vi thực tế phải được nghiên cứu để

xem người ta thực sự quan tâm đến vấn đề gì và tại sao con người lại xử sự như thế.

Điều này có thể được đối chiếu với quan điểm bỏ qua hành vi thực tế của con người và

chỉ xây dựng một phương pháp dựa trên vấn đề con người sẽ phải ứng xử như thế nào

nếu họ được xem là có lí trí hay nhất quán trong suy nghĩ. Thật không phải lúc nào

cũng dễ dàng ghi nhớ sự khác biệt này. Dù sao đi nữa thì mục đích chính yếu của việc

phân tích các quyết định là làm cho chúng trở nên tốt hơn. Các quyết định tốt hơn sẽ là

các quyết định luôn luôn tuân theo một định đề là cái mà người ta muốn là cái tốt nhất.

Nhưng chúng ta biết rằng xã hội luôn luôn bãi bỏ một vài quyền tự chủ của cá nhân để

giao cho nhà nước nhằm mục đích phủ quyết các ưa thích cá nhân.

Trong thực tế, các nhà tâm lí học và các nhà kinh tế học đã khám phá ra đủ loại

hành vi không nhất quán với thuyết thỏa dụng kì vọng như sau:

1. Người ta thường nhầm lẫn giữa xác suất xảy ra với khả năng có thể xảy ra.

Người ta càng nghĩ rằng nó có thể xảy ra (“ nó có vẻ hợp lí”) thì xác suất xảy ra

mà họ gán cho nó càng cao. Ảo tưởng liên kết này đặc biệt quan trọng nếu biến

cố đang xem xét được mô tả với một vài chi tiết, ví dụ như các ảnh hưởng của

một vụ tai nạn hạt nhân, một hòn đảo bị biến mất dưới mực nước biển… Điều

này thường xảy ra với các biến cố dễ tưởng tượng (các vụ nổ, lụt lội), trong khi

các biến cố khó tưởng tượng thì thường có khuynh hướng được gán cho các xác

suất chủ quan rất thấp. (Vấn đề khả năng có sẵn)

2. Mọi người đều biết về hội chứng “nó không thể xảy ra với tôi’’. Bởi vì nó

chưa từng xảy ra nên họ nghĩ rằng sẽ không xảy ra. Và ai cũng là một tài xế

giỏi hơn là một tài xế trung bình! Đây là một ảo tưởng lạc quan.

3. Thực nghiệm cho thấy rằng người ta thường nhận thức không đúng đắn về các

xác suất thấp. Nhiều người thường coi như chúng không có, và họ phụ thuộc rất

nhiều vào cách thức mô tả các rủi ro ( Xem khung 9.2). Trong nhiều trường hợp

khác, người ta lại phóng đại các xác suất thấp, và tin rằng một số tai nạn sẽ có

Page 88: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

88

nhiều khả năng xảy ra hơn, chẳng hạn các rủi ro chết người của một vụ tai nạn

giao thông. Đây là vấn đề xem nhẹ, hoặc coi trọng các xác suất thấp.

4. Người ta dường như bị neo vào thời điểm mà họ được yêu cầu quyết định. Đây

là điểm “tham chiếu” của họ, và họ đánh giá rủi ro với tham chiếu đó theo điểm

đó hơn là theo một cách trừu tượng như phương pháp thỏa dụng kì vọng giả

thiết. Trên quan điểm của điểm tham chiếu này, họ cũng đánh giá các thiệt hại

cao hơn các lợi ích tương đương ( hiện tượng “ác cảm với thiệt hại”), trong khi

kinh tế học trước nay vẫn dạy rằng ít có sự khác nhau giữa các giá trị này. Điều

này giúp giải thích sự khác nhau giữa giá sẵn lòng trả và giá sẵn lòng nhận

trong việc xác định giá trị kinh tế (xem chương 8). Người ta cũng thường có

khuynh hướng làm cho các rủi ro trở nên đơn giản hơn thực tế như thể người ta

không thể đối phó với một vấn đề phức tạp hơn. Những đặc tính này của việc

quyết định, cùng với các nhận thức sai lệch về các xác suất thấp , tạo nên lí

thuyết viễn cảnh. Lí thuyết viễn cảnh tìm cách giải thích hành vi của các cá

nhân đối với rủi ro khi mà lí thuyết thỏa dụng kì vọng rõ ràng không thể giải

thích được hành vi đó.

5. Lí thuyết viễn cảnh cũng đề nghị rằng người ta đặt ra những nội dung đánh giá

rủi ro khác nhau vào những chiếc hộp tinh thần riêng biệt, hay “các tài khoản

tinh thần”. Khi đó họ sẽ không thấy khó khăn trong việc cân nhắc giữa chi phí

và lợi ích của mỗi tài khoản, nhưng họ lại thấy khó khăn khi so sánh giữa các

tài khoản tinh thần với nhau. Nếu thật như thế, chúng ta có thể giải thích được

việc làm thế nào để người ta có thể dường như cùng một lúc có những ý kiến

trái ngược nhau. Ví dụ như, lợi ích có thể nằm trong tài khoản này nhưng lại là

chi phí đối với tài khoản khác! Điều này không làm vô hiệu khái niệm lợi ích –

chi phí bởi vì, như Chương 7 đã nêu, ý tưởng lợi ích - chi phí là để hướng dẫn

hành động. Nhưng nó khơi dậy một vấn đề rắc rối là khi nào thì các hành động

cá nhân được xem như là hợp lí và khi nào không.

6. Phần lớn cũng phải phụ thuộc vào nội dung của “rủi ro”. Một rủi ro bị thương

hoặc bị bệnh được xem như rất khác nhau nếu nó bị mắc phải ngoài ý muốn

hoặc ngược lại là tự nguyện. Như vậy, rủi ro bị chết vì ung thư phổi do thuốc lá

( một quá trình tự nguyện) thì được xem là ít hơn so với rủi ro bị ung thư do

Page 89: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

89

phóng xạ hạt nhân ( ngoài ý muốn), dù cho rủi ro do ung thư vì thuốc lá lớn hơn

nhiều so với trường hợp sau. Vấn đề nội dung của rủi ro rất phức tạp. Rủi ro

trong tương lai thường được xem là ít quan trọng hơn nhiều so với rủi ro ở hiện

tại ( hiện tượng chiết khấu), nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng người

ta thường có khuynh hướng đánh giá các rủi ro tương lai cao hơn so với rủi ro

hiện tại, vầ các lợi ích tương lai cao hơn các lợi ích hiện tại. Đó là vì đôi khi

người ta thích “để dành cái tốt nhất sau cùng” ( trong trường hợp lợi ích) hoặc

là họ sợ mình dễ bị tổn thương hơn khi về già và có lẽ ít có khả năng tự chăm

sóc mình ( trong trường hợp rủi ro)

Kết luận

Nói chung, vấn đề con người thực sự ứng xử như thế nào khi có rủi ro và mơ hồ

hóa ra lại phức tạp. Dường như chúng ta đã thấy rõ ràng là cả giá trị kì vọng cũng như

thỏa dụng đều có thể lí giải nhiều vấn đề, như là mối ác cảm với tai họa. Các lí thuyết

khác về chấp nhận rủi ro – như lí thuyết viễn cảnh – đã phát triển để bổ sung cho sự

thiếu sót của lí thuyết thỏa dụng kì vọng. Các lí thuyết này có khuynh hướng cho rằng

nội dung của rủi ro là quan trọng, và chúng ta không thể theo quy tắc một quy tắc duy

nhất để xử lí tất cả các nội dung rủi ro và mơ hồ. Hiện tượng ác cảm với thiệt hại là

quan trọng đối với kinh tế học môi trường bởi vì chúng ta thường xử lí với các thiệt

hại về môi trường hơn là các mối lợi. Mối ác cảm với thiệt hại có nghĩa là các thiệt hại

này có thể được xã hội đánh giá rất cao. Vấn đề nội dung của rủi ro có nghĩa là chúng

ta không thể phân tích được các biến cố gây thiệt hại cao, xác suất thấp theo cùng một

cách như chúng ta đánh giá các rủi ro hàng ngày. Bất luận thế nào, chúng ta cũng phải

tính đến sự nhận thức về các biến cố xác suất thấp. Cuối cùng, các lí thuyết mới về sự

mơ hồ đề nghị đủ các phương pháp khuyến khích người ta đối phó với các rủi ro. Chỉ

kể ở đây một ví dụ thôi, ở một vài quốc gia, người ta thường được bồi thường nếu như

dự án tọa lạc trong vùng họ cư trú được xem là rủi ro. Dự án này có thể được xem như

là một nhà máy điện hạt nhân hoặc có thể là một bãi rác. Việc bồi thường có thể được

sử dụng như là một phương tiện để có được một sự đánh giá “hợp lí” hơn về rủi ro,

không phải chỉ chịu đựng rủi ro nên được bồi thường mà vì việc bồi thường đó tạo nên

một nội dung mới chia sẽ rủi ro với trường hợp không được đền bù, khi đó chủ nhân

của bãi rác hay nhà máy điện hạt nhân được coi là “áp đặt” phương tiện đó.

Page 90: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

90

Chú thích

1. Thật thế, chỉ tiêu giá trị kì vọng ám chí tính trung lập rủi ro. Hãy so sánh việc

chắc chắn được 50 bảng Anh với một trò đánh bạc có 0.5 cơ hội có được 100

bảng Anh. Nếu bạn thấy không gì khác nhau giữa việc chắc chắn được 50 bảng

Anh, bạn có ác cảm với rủi ro. Còn nếu bạn thích trò chơi đánh bạc đó thì bạn

là một “ người yêu thích rủi ro”

2. Ví dụ này được làm cho cực kì đơn giản bởi vì tính thỏa dụng kì vọng liên quan

đến việc chuyển đổi mỗi kết quả thành một giá trị thỏa dụng dựa trên cái gọi là

“ chức năng thỏa dụng”

Page 91: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

91

CHƯƠNG 10

SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chúng tôi đã nêu ra trong chương 3 và 5 rằng công dụng chính của cơ chế giá

cả thị trường là nó báo hiệu cho những người tiêu thụ về chi phí của việc sản xuất một

sản phẩm nào đó là bao nhiêu, và nó báo hiệu cho những người sản xuất về sự đánh

giá tương ứng của người tiêu thụ là bao nhiêu (căn cứ vào giá sẵn lòng trả WTP -

willingness to pay). “Tóm gọn lại, đây là tính cách và công cụ của các thị trường tự do

mà những nhà kinh tế đã thấy (một cách tổng quát) là rất hấp dẫn kể từ thời Adam

Smith” (Pearce et al., 1989).

Mặt khác, chúng tôi cũng đã chứng minh rằng một cơ chế giá cả tự do sẽ sử

dụng quá nhiều các hàng hóa và dịch vụ môi trường ( do giá cả bằng không). Vấn đề

còn được gộp thêm với các đặc tính “công cộng” của nhiều hàng hóa và dịch vụ môi

trường. Bởi vì giá cả của hàng hóa và dịch vu không phản ánh giá trị thực của toàn thể

các nguồn tài nguyên được sử dụng để sản xuất ra chúng, các thị trường tự do thất bại

trong việc phân bố tài nguyên một cách hiệu quả. Có một sự tách biệt giữa chi phí tư

nhân và chi phí xã hội.

Tuy nhiên, tất cả điều này không phải là để chứng minh rằng các thị trường

hoạt động một cách tự do “không bị trói buộc” không thể thực hiện những cải thiện về

chất lượng môi trường. nếu người tiêu thụ thay đổi thị hiếu bằng cách thích các sản

phẩm ít gây ô nhiễm (như đã cho thấy, ít ra là trên nguyên tắc, bàng việc dán nhãn sinh

thái), sức mạnh thị trường sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong “nội dung ô nhiễm” của

sản phẩm và dịch vụ cuối cùng (xem Chương 17). Chủ nghĩa tiêu thụ nhanh có thể làm

thay đổi được ít những quá trình sản xuất vì người tiêu thụ nói chung cũng không biết

rõ về bản chất chính xác của những quá trình đó, và trong bất cứ trường hợp nào cũng

ít có khả năng để làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn những quá trình đó. Những

sự thay đổi quá trình sẽ xảy ra nếu như công nghệ cũng trở nên có ý thức về môi

trường, và/hoặc chí phí báo hiệu cho ngành công nghiệp thay đổi quá trình sản xuất.

Có hai cách mà thị trường có thể được tái cơ cấu sao cho các dịch vụ môi

trường đi vào hệ thống thị trường có hiệu quả hơn. Trước hết, chúng ta có thể tạo ra thị

trường cho những dịch vụ miễn phí trước đây. Điều này sẽ đòi hỏi hạn chế sự tiếp cận

Page 92: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

92

các dịch vụ tài nguyên như thế bằng cách đặt ra lệ phí vào cửa và/hoặc thay đổi quyền

sở hữu, ví dụ như thiết lập các khu vực kinh tế độc quyền mở rộng ở các vùng ven

biển. Chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn về phương án này vào phần cuối của chương này và

trong các chương 15 và 23, nhưng trước hết chúng tôi tập trung vào phương án thứ hai.

Điều này sẽ là “cải tiến” thị trường bằng việc quyết định từ trung ương giá trị của các

dịch vụ môi trường và bảo đảm rằng các giá trị đó đều được đưa vào giá cả hàng hóa

và dịch vụ. Loại phương pháp điều tiết này được biết đến như là phương pháp khuyến

khích dựa vào thị trường. Nó sẽ được biết đến vói một phương pháp quy định trực tiếp

(“mệnh lệnh và kiểm soát”), phương pháp bao gồm việc đề ra những tiêu chuẩn về môi

trường (ví dụ tiêu chuẩn đối với không khí và nước) và sẽ được thực thi bằng những

điều lệ mà không có sự trợ giúp của những khuyến khích dựa trên cơ sở thị trường.

Các nhà kinh tế đã có thời gian dài lập luận rằng phương pháp dựa vào thị

trường là có hiệu quả hơn phương pháp “mệnh lệnh và kiểm soát” (CAC- command

and control). Tuy nhiên, các hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện nay đang

hoạt động ở các nước công nghiệp hóa đã bị thống trị bởi cách kiểm soát trực tiếp bằng

luật lệ. Các chương 11, 12 và 13 khảo sát chi tiết hơn các công cụ chính sách có thể

triển khai trong phương pháp khuyến khích dựa vào cơ sở thị trường để kiểm soát ô

nhiễm. Chương 14 đề cập đến hệ thống quy định mà cho đến nay được các cơ quan

kiểm soát ưa thích.

Có 2 lý do tổng quát gây ra sự bất hiệu quả trong phương pháp CAC:

1. CAC đòi hỏi người đặt quy định phải sử dụng các khả năng để thu thập thông tin mà

những người gây ô nhiễm đã có được. Ví dụ, những người gây ô nhiễm biết rất rõ hơn

chính quyền về chi phí để làm giảm hay làm sạch chất thải ô nhiễm. Như vây, theo

phương pháp CAC thì chính quyền phải thu thập đủ hai loại thông tin này.

2. Những người gây ô nhiễm thay đổi cách xử lý tương ứng với phương tiện mà họ sẽ

dùng để chống ô nhiễm. Nói cách khác chi phí kiểm soát của họ khác nhau. Dưới hệ

thống CAC mỗi người gây ô nhiễm phải đạt tới một tiêu chuẩn được xác định, thường

có xét đến loại công nghệ sử dụng và chi phí “quá đáng”. Những tiêu chuẩn dựa vào

công nghệ như thế này được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng tôi

khảo sát những tiêu chuẩn như “công nghệ kiểm soát tốt nhất có thể có được” (BACT

– Best Available Control Technology) và “công nghệ kiểm soát tốt nhất có thể có

Page 93: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

93

được mà không phải chịu chi phí quá đáng” (BATNEEC) trong chương 14. Nhưng đặc

điểm chủ yếu của phương pháp CAC là kiểm soát thì không được tập trung ở những

nơi mà người ta thấy rằng chi phí chống ô nhiễm là rẻ nhất. Thế nhưng, một quá trình

tập trung như thế sẽ giúp hạ thấp đến mức tối thiểu các chi phí cần thiết để tuân thủ

tiêu chuẩn đề ra.

Như vậy, các lệ phí/thuế sẽ giúp một người gây ô nhiễm lựa chọn cách làm thế

nào để điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Những người

gây ô nhiễm với chi phí gây ô nhiễm cao sẽ lựa chọn cách trả lệ phí. Những người gây

ô nhiễm với chi phí chống ô nhiễm thấp sẽ thích trang bị thiết bị chống ô nhiễm. Bằng

cách làm cho việc chống ô nhiễm hấp dẫn hơn cho những người gây ô nhiễm với “chi

phí thấp” hơn là những người có “chi phí cao”, các lệ phí có xu hướng cắt giảm tổng

chi phí để tuân thủ theo các tiêu chuẩn về môi trường.

Rõ ràng khi xã hội đòi hòi gia tăng nghiêm ngặt việc kiểm soát ô nhiễm, các chi

phí và sự can thiệp bằng luật lệ được thiết lập đã leo thang đáng kể. Vì vậy đối với các

nhà kinh tế, cán cân tranh luận sẽ nghiêng đáng kể về phía khai thác các cơ chế thị

trường để tìm ra được các thông tin, so với các chi phí quá đáng gắn với một chiến

lược chỉ dựa vào các sự kiểm soát bằng luật lệ. Các chính quyền sẽ buộc phải tìm kiếm

các phương pháp tối thiểu hóa chi phí để giảm gánh nặng chi phí dự phòng của chính

sách môi trường môi trường trong tương lai. Những biện pháp kích thích kinh tế mang

theo nó một sự hứa hẹn về lợi ích của hiệu quả kinh tế như thế.

Tình hình ô nhiễm nghiêm trọng và phổ biến gia tăng trong các nền kinh tế

công nghiệp đã dẫn đến việc tổ chức OECD (Tổ chức Hợp tác Kinh Tế và Phát triển),

một nhóm hai mươi bốc nước công nghiệp cộng với Ủy Ban của cộng Đồng Châu Âu

và Nam Tư trước đây (nước này có tư cách đặc biệt), soạn thảo và chấp nhận năm

1972 “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả” (PPP –polluter pays principle) như là

một nguyên tắc kinh tế căn bản cho chính sách môi trường. Hãy nhớ lại về các định

luật nhiệt động lực học ở Chương 1 nêu ra rằng các hoạt động sản xuất và tiêu thụ dẫn

đến kết quả là việc phát ra một loạt các chất thải đủ loại vào môi trường (không khí,

nước và đất). Các chất thải loại ra có gây nên tình trạng ô nhiễn hay không phụ thuộc

vào hoàn cảnh môi trường cụ thể, nhưng nó cũng tùy thuộc vào cách người ta định

nghĩa về ô nhiễm.

Page 94: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

94

Định nghĩa kinh tế vế ô nhiễm phụ thuộc vào một số tác động vật chất của chất

thải đến môi trường và cả phản ứng của con người đối với ảnh hưởng vật chất đó,

nghĩa là sự tổn thất về phúc lợi gây ra bởi một chi phí ngoại tác mà con người phải

gánh chịu. Như vậy sự có mặt về khía cạnh vật chất của ô nhiễm không có nghĩa là ô

nhiễm “kinh tế” hiện hữu. Hơn nữa, ngay cả nếu ô nhiễm “kinh tế” hiện hữu đi nữa, thì

cũng không hẵn là luôn luôn phải được hoàn toàn loại trừ.

Nguyên lý căn bản của PPP (nguyên tắc người gây ô nhiễm phài trả) là giá cả

của một hàng hoá hay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào tổng chi phí sản xuất

của nó, bao gồm cả chi phí của tất cả các tài nguyên đuợc sử dụng. Vậy việc sử dụng

không khí, nước hay đất cho việc loại chất thải hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng

các tài nguyên giống như lao động hay các nhập lượng làm nguyên liệu cho sản xuất.

Tình trạng thiếu các giá cả đúng mức cho tài nguyên môi trường, và đặc tính ai cũng

sử dụng được đối với nhiều tài nguyên môi trường có nghĩa rằng đang có một nguy cơ

nghiêm trọng về việc khai thác quá mức và tất sẽ dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn

nguồn tài nguyên đó. Nguyên tắc PPP tìm cách để sửa đổi tình trạng thất bại của thị

trường này bằng việc làm cho những người gây ô nhiễm “nội hoá” các chi phí sử dụng

hoặc làm xuống cấp tài nguyên môi trường. Mục tiêu là nhằm kết hợp việc sử dụng

môi trường (bao gồm khả năng hấp thụ chất thải của nó) vào tính toán kinh tế thong

qua việc sử dụng những dấu hiệu về giá cả và việc sử dụng các công cụ kinh tế như

thuế ô nhiễm, lệ phí và giấy phép (xem Chương 11, 12 và 13). Tuy vậy, việc sử dụng

luật lệ để nội hoá những tác động ngoại tác cũng phù hợp với nguyên tắc người gây ô

nhiễm phải trả tiền.

Muốn sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trên qui mô quốc tế

cho có hiệu quả đòi hỏi cần có sự phối hợp vì những luật lệ về môi trường có thể trở

thành nguồn gốc của sự biến dạng trong mậu dịch nếu một vài quốc gia thực hiện việc

trợ cấp cho đầu tư tư nhân trong kiểm soát ô nhiễm trong khi những nước khác lại

không làm như vậy. Để khuyến khích áp dụng đồng nhất nguyên tắc người gây ô

nhiễm phải trả tiền, Hội đồng OECD qui định rằng nguyên tắc này phải trở thành một

nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô nhiễm trong các quốc gia thành viên vào năm

1972 (thực hiện vào năm 1974). Trên qui mô quốc tế, nguyên tắc người gây ô nhiễm

phải trả tiền đã trở thành một nguyên tắc của việc không trợ cấp cho những người gây

Page 95: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

95

ô nhiễm. Tuy nhiên, một số chính quyền các quốc gia thành viên đã lấy lý lẽ để bảo vệ

tích cực cho việc đẩy mạnh các chương trình quốc gia về nhựng biện pháp làm giảm ô

nhiễm. Điều này dẫn đến sự chấp nhận một số ngoại lệ đối với nguyên tắc cứng nhắc

về người gây ô nhiễm phải trả tiền. Sư trợ giúp tài chánh có thể được thực hiện đối với

một khu vực ô nhiễm nếu như khu vực đó đã phải gánh chịu những khó khăn kinh tế

đáng kể. Nhưng sự trợ giúp đó chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với

một chương trình có hoạch định rõ ràng và pảhi tránh sự biến dạng trong mậu dịch

quốc tế.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả (PPP) cũng đã được Cộng Đồng Châu

Âu phê duyệt trong Khuyến Cáo 1975 trong đó có đính kèm những điều kiện áp dụng

tương tự như đối với tổ chức OECD và đã được đưa vào trong đạo luật Singe

European. Vào năm 1989 OECD đã làm theo một Khuyến Cáo về sự áp dụng nguyên

tắc PPP đối với trường hợp ô nhiễm ngoài dự kiến. Điều này liên kết nguyên tắc pháp

lý đối với việc đền bù thiệt hại.

Lý thuyết hiệu quả kinh tế đề nghị người gây ô nhiễm (xí nghiệp, cá nhân hay

chính quyền) phải trả hoàn toàn chi phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ

gây ra. Điều này sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá hoại đó, ít ra cũng ở mức mà

chi phí biên tế của việc giảm ô nhiễm bằng với chi phí biên tế của sự tổn hại gây ra bởi

ô nhiễm đó. Khung 10.2 sử dụng ví dụ về nhà sản xuất hộp giấy ở chương 5 để trình

bày cách tìm ra mức ô nhiễm tối ưu theo một cách chính thức hơn.

Cách tính theo thực nghiệm của những tác động của tổn hại và quy ra số tiền

tương đương (chi phí thiệt hại do ô nhiễm) có khoảng cách xa với phương pháp chính

xác và vì thế một chính sách thực sự kiểm soát ô nhiễm trên thế giới hoạt động trên cơ

sở các mức ô nhiễm mà “xã hội chấp nhận được” xác định từ bên ngoài (và các trạng

thái chất lượng xung quanh có liên quan). Về nguyên tắc, làm cho tất cả những người

xả chất thải trả cùng giá tiền cho mỗi đơn vị chất thải hoặc thông qua các giấy phép ô

nhiễm chuyển nhưỡng mà những giấy phép này biểu thị quyền xả ra một lượng chất

thải định trước) sẽ đạt đến một sự phân bố hiệu quả kinh tế của chi phí kiểm soát chất

thải. Nó sẽ đưa đến kết quả là bất cứ một tổng lương chất thải nào của tất cả các xí

nghiệp cũng được thực hiện với tổng chi phí chất thải thấp nhất có thể được (Pezzey,

1988). Các nhà kinh tế thường cho rằng những luật lệ (tương phản với các công cụ

Page 96: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

96

kinh tế như lệ phí và giầy phép) sẽ đưa đến kết quả là tổng chi phí kiểm soát cao hơn

để đạt tới cùng một mục tiêu về tổng số chất thải. Nhưng hãy chú ý là cách phân tích

này ngầm giả thiết rằng các chất ô nhiễm có tính chất không tồn tại lâu dài đều được

xả ra và rằng hành vi của người gây ô nhiễm phù hợp với các giả thiết của lý thuyết

kinh tế về con người kinh tế có suy luận.

Trong mô hình ô nhiễm đơn giản này (nghĩa là một chất liệu ô nhiễm môi

trường có thể bị trung hòa bởi các quá trình tự nhiên, vật lý và sinh học, và do đó mà

nó không tồn tại dai dẳng và được lưu giữ lại một cách không độc hại trong khu vực

chứa của môi trường), hoạt động của xí nghiệp ở mức Q với mức độ chất thải tương

ứng là W được thể hiện trên trục hoành. Người ta cũng giả thiết rằng ở bất cứ hoạt

động nào dưới mức Qa thì khối lượng chất thải sinh ra có thể được hấp thụ bởi môi

trường, nếu có đủ thời gian, và do đó bất cứ ngoại tác nào cũng chỉ là tạm thời (nghĩa

là có chất gây o nhiễm nhưng không phải là ô nhiễm thường xuyên).

MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ

việc thay đổi mức độ hoạt động của nó bằng một đơn vị (nghĩa là chi phí tư nhân biến

tế của sản xuất trừ thu nhập biến tế nhận được).

Lợi ích chi phí

Mức độ hoạt động kinh tế Q

Mức độ ô nhiễm 0

Qa

Wa

Q

W

Qn

Wn

MNPB

MEC

Điểm tối ưu kinh tế của ô nhiễm nước Q*

Page 97: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

97

MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên

quan tới một đơn vị hoạt động tăng thêm.

Kết quả chính của việc phân tích này là mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được

xác định bởi giao điểm của đường MNPB và MEC tại X (nơi mà MNPB = MEC, với

mức hoạt động Q và số lượng chất thải W). Lưu ý rằng đây là mức ô nhiễm không

bằng không.

Một số điều lưu ý quan trọng áp dụng cho mô hình đơn giản này:

Nó không dúng đối với nhiều chất ô nhiễm độc hại, không phân hủy theo quá trình

sinh học và tồn tại dai dẳng (ví dụ các loại cặn bã tồn tại lâu dài như các chất PCB và

những chất nguy hiểm khác tích lũy thao thời gian và không thể hấp thụ một cách an

toàn được).

Mô hình này giả thiết rằng một chất ô nhiễm đơn nhất được thải ra mà thôi, trong

thực tế người ta thấy nhiều chất ô nhiễm thường được trôn lẫn với nhau và làm tăng

trầm trọng tác động của sự thiệt hại.

Nó giả thiết rằng tác hại của ô nhiễm chỉ xuất hiện khi các cá nhân nhận biết ra

một sự mất mát về phúc lợi; ô nhiễm với liều lượng thấp trong suốt những thời kì dài

có thể không đưa đến những tác động dễ dàng nhận ra được như những kết quả về mặt

sức khỏe cho tới khi nó trở thành quá muộn để trị liệu một cách thích đáng.

Tuy nhiên, mô hình đơn giản thực sự giúp làm nổi bật hàm ý quan trọng về mặt

kinh tế. ô nhiễm bằng không như là một mục tiêu về mặt chính sách xét về mặt kĩ thuật

thực sự là không khả thi, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chấp nhận

vì quá tốn kém xét về cả hai phương diện đầu tư về thiết bị và các quy trình làm giảm

chất thải cũng như trong việc mất mát các lợi ích sinh ra từ việc sản xuất các sản phẩm

đó.

Khung 10.2 Sản lượng và ô nhiễm

Trong trường hợp thị trường cạnh tranh nơi mà các xí nghiệp bị buộc phải trả

cho các chi phí ô nhiễm ngoại tác do họ sinh ra, thì những xí nghiệp đó sẽ sản xuất ra

tất cả sản phẩm ở nơi mà MR vượt qua MVC (chỉ các chi phí nội tác thôi), tức là họ

mở rộng chi phí sản xuất tới mức Qm trong hình (a).

Page 98: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

98

Khi sản lượng tăng lên thì tổng số lượng chất phát thải tăng lên (xem hình (c)). Các

chất thải vượt qua khả năng hấp thụ khi sản lượng vượt quá QA. Khi sản lượng ở dưới

mức QA, tất cả chất thải đều được môi trường hấp thụ an toàn như minh họa ở hình (d).

Những đơn vị ô nhiễm ban đầu vượt quá QA gây ra tương đối ít tác hại so với những

đơn vị tiếp theo đó (vì tác động của tổng mức ô nhiễm tích lũy lại). Điều này có nghĩa

là cứ mỗi đơn vị ô nhiễm tăng lên thì gây ra tác hại nhiều hơn là đơn vị trước đó, nghĩa

là chúng ta có đường MEC dốc lên hinh (e). Chú ý là với sản lượng dưới QA chúng ta

có MEC=0.

Từ hình (b) chúng ta có thể thấy la MEC vượt quá MNEC cho tất cả đơn vị sản

xuất từ QS đến QM trong hình (f), tức là sản lượng nên giảm xuống QS (bằng cách buộc

những người gây ô nhiễm trả chi phí (nội tác và ngoại tác). Vì thế QS là mức sản lượng

tối ưu xã hội và mức ô nhiễm tương ứng là mức ô nhiễm tối ưu.

Lưu ý rằng chúng ta có thể dò theo tác động của việc giảm sản lượng từ QM đến

QS từ (f) lên đến hình (c) để tháy rằng điều này ngụ ý một sự cắt giảm tổng chất thải từ

EM xuống ES.

(a) Thu nhập và chi phí cho mỗi hộp giấy. (£)

MVC

MR

Qm Xuất lượng (hộp giấy)

(b) Lợi ích tư nhân ròng biên tế cho mỗi hộp giấy. (£)

MNPB

Qm Xuất lượng (hộp giấy)

Page 99: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

99

(c) Ô nhiễm được thải ra/hấp thụ (của nước bị Clo hóa). (£) Số lượng ô nhiễm

Khả năng hấp thụ

Qm Xuất lượng (hộp giấy) Qs Qa

A

Es Em

(d) Chi phí tác hại. (£) Tổng chi phí phát thải của ô nhiễm

Qm Xuất lượng (hộp giấy) Qs Qa

Cm

Cs

(e) Chi phí ngoại tác biên tế (chi phí ô nhiễm cho mỗi hộp giấy). (£)

Chi phí ngoại tác biên tế (của tác hại ô nhiễm)

Qm Xuất lượng (hộp giấy) Qs Qa

Page 100: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

100

Hãy xem xét cái hộp giấy đặc biệt được đánh dấu bằng chữ X trong hình (f).Khi

sản xuất hộp giấy X (số lượng XB), xí nghiệp thu được lượng MNPB rõ ràng là nhỏ

hơn chi phí ô nhiễm ngoại tác gây ra do sản xuất hộp này (số lượng XC). Vì vậy, trong

khi đối với nhà máy giấy thf việc sản xuất hộp giấy này là có lợi thì đối với xã hội thì

lại không có lợi (tổng chi phí nội tác và ngoại tác vượt quá giá tị giấy tiêu thụ được).

Các nhà kinh tế cho rằng đây là sự “bất hiệu quả xã hội” để sản xuất số lượng X hộp.

Làm thế nào để ta có thể tránh được bất hiệu quả xã hội này? Một phương pháp

là buộc các xí nghiệp cho tác hại ô nhiễm do họ gây ra, tức là bắt họ trả chi phí ngoại

tác của sản xuất của họ. Nếu xí nghiệp bị buộc trả chi phí ô nhiễm thì MNPB của họ

khi sản xuất X hộp (tức là XB) sẽ thấp hơn chi phí ô nhiễm (tức XC).Thật vậy điều

này sẽ la trường hợp của tất cả hộp giấy giữa mức QS và QM.

Do đó cách giải thích chuẩn của PPP đòi hỏi những người gây ô nhiễm trả tiền

cho việc kiểm soát làm giảm chất thải xuống một mức chấp nhận được, chứ không

phải cho sự tổn hại môi trường gây ra bởi lượng chất thải chấp nhận được đó. Vì vậy,

nguyên tắc chuẩn về người gây ô nhiễm phải trả tiền cho phép những người gây ô

nhiễm một cái quyền tồn tại thực sự để xả ra một lượng chất thải ở mức chấp nhận

được mà không phải trả lệ phí ô nhiễm. Một lời giải thích mở rộng hơn về PPP sẽ ngụ

ý rằng những người gây ô nhiễm phải trả chi phí làm tổn hại cũng như chi phí kiểm

soát. Cách giải thích này sẽ cho phép tính lệ phí khuyến khích giảm ô nhiễm, làm cho

những người gây ô nhiễm trả tiền cho chất thải xả ra ở mức chấp nhận được. Công cụ

tính lệ phí khuyến khích giảm ô nhiễm có ưu điểm là nó có thể khuyến khích các hành

(f) MNPB và MEC. (£)

Chi phí ngoại tác biên tế (của tác hại ô nhiễm)

Qm Xuất lượng (hộp giấy) Qs Qa

C

B

MNPB

X

Page 101: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

101

vi thích hợp (tìm kiếm những công nghệ ít gây ô nhiễm và có hiệu quả kinh tế) của

người gây ô nhiễm trong dài hạn (xem Chương 12).

Mặc dù lệ phí ô nhiễm sử dụng rộng rải ở Châu Âu, nhưng thực ra công cụ này

được thiết lập ra khởi thủy như là một nguồn thu nhập và đã không được kiểm định

trước để đạt tói những mục tiêu chất lượng môi trường cụ thể. Thực tế và nguyên tắc

kinh tế rõ ràng là chênh lệch nhau đáng kể nhưng điều này chẳng có gì là đáng ngạc

nhiên khi người ta nhận ra rằng chính sách kiểm soát môi trường cố nhiên có những

hàm ý mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế, chính trị và đạo đức, tất cả những điều này

phải được quản lý dưới một tấm màng khoa học không chắc chắn (Lave và Males,

1989).

Các lợi ích vật chất của hệ thống kinh tế hiện đại không thể có được với mức

rủi ro về môi trường bằng không dựa trên cơ sở là không có ô nhiễm về môi trường.

Cần có một quá trình cân bằng chi phí và/ hoặc lợi ích rủi ro nào đó mà trong đó các

lựa chọn hoán đổi “chấp nhận được” giữa các mức độ rủi ro và chi phí ô nhiễm được

giải quyết. Sự lựa chọn hoán đổi được thực hiện ngầm hay công khai phụ thuộc vào

phương pháp chính sách. Hai loại hình chung về phương pháp chính sách hướng đến

việc nội hoá các ngoại tác ô nhiễm có thể được phân biệt – phương pháp lợi ích chi phí

và phương pháp cảnh giác (peare et al, 1992).

Một định nghĩa về nguyên tắc cảnh giác nói rằng những sự không chắc chắn cho

nên cần phải thận trọng khi thiết lập các tiêu chuẩn về phát thải, và cần phải nhấn

mạnh vào việc ngăn ngừa ô nhiễm thông qua các biện pháp làm giảm ô nhiễm từ gốc

(có nghĩa là thay đổi, cải tiến các quá trình sản xuất hoặc sản phẩm) hơn là chỉ dựa vào

các cách xử lý ở đoạn cuối đường ống (tức là các màng lọc ở cuối đường ống và các

phương tiện làm sạch khói ở đường ống và các phương tiện làm sạch khí ở ống khói).

Có sự rủi ro là khả năng hấp thụ của bản thân môi trường có thể bị thương/huỷ hoại,

đặc biệt trong những trường hợp khi có những chất ô nhiễm bền bỉ được tích luỹ trong

môi trường. Với mức độ tối ưu cụ thể về mặt kinh tế của ô nhiễm khác với không và

mức độ không chắc chắn về các tác động cụ thể của việc tích luỹ một số chất liệu nào

đó trong môi trường trong một thời gian dài, thì có khả năng (nhưng không chắc chắn)

là một cái gọi là vấn đề ngoại tác động học có thể xảy ra (Pearce, 1976). Chính cái rủi

ro đáng kể của tác hại do ô nhiễm lâu dài này mà phương pháp cảnh giác tìm cách làm

Page 102: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

102

giảm nhẹ đi. Chúng ta sẽ khảo sát chi tiết hơn nguyên tắc cảnh giác trong chương 14 vì

nó hoạt động qua cơ chế luật lệ. Khung 10.3 khảo sàt ngững mặt ô nhiễm con kênh

Love Canal ở Hoa Kỳ để làm nổi bật đến những rủi ro và chí phí hại có thể xảy ra nếu

cái lợi ngắn hạn trước mắt lại chiếm ưu thế hơn là 1 kế hoạch dài hạn đối với những

vấn đề về kiểm soát ô nhiễm.

Khung 10.3 Khi rác ô nhiễm vượt quá khả năng hấp thụ: trường hợp của Love

Canal, Hoa Kỳ

Để thấy được những vấn đề và hậu quả của việc chấp nhận một cách loại thải

ô nhiễm chỉ cung cấp một giải pháp trong ngắn hạn, chúng tôi có thể xem xét một

trường hợp đáng buồn về con kênh đào Love Canal ở bang New York, Hoa Kỳ.Bắt

đầu vào những năm 1890, Love Canal được đề xuất như là một tuyến đường tắt xuyên

qua một khúc quanh của sông Niagara chảy qua thành phố Niagara Falls. Tuy nhiên,

do tình hình kinh tế trì trệ tiếp sau đó, con kênh này đã không bao giờ được hoàn thành

và vào những năm 1940 con kênh đào làm được mọtt phần này đã rơi vào tay của

Công ty Hoá Chất Điện Tử Hooker, một nhà chế tạo hoá chất lớn nhất đã mua con

kênh đào để đổ những chất thải hoá học cực kỳ độc hại của họ.

Trong suốt những năm 1942-1952 công ty Hooker đã đổ vào mương này

khoảng 21.000 tấn chất thải (Levine, 1982), một giải pháp ngắn hạn đối với chi phí

ngoại tác của việc phát thải ô nhiễm. Tuy nhiên, độc hại củ các chất thải ô nhiễm đổ

vào con kênh Love Canal đã vượt quá khả năng hấp thụ một cách an toàn của môi

trường địa phương. Việc tích luỹ các chất thải không hấp thụ được đã bắt đầu làm

nhiễm độc mặt đất và gây quá tải cho môi trường. Điều này đã ngăn chặn được mùi

hôi và khi không còn sự phàn nàn nữa, thì nhà cửa và thậm chí cả một trường học đã

được xây dựng tại hiện trường này. Tuy nhiên, lượng hoá chất quá tải khó tan biến mà

vùng này phải gánh chịu đã làm cho môi trường địa phương hoàn toàn mất hết khả

năng hấp thụ chất thải một cách an toàn và vào giữa nhưng năm 1970 người ta đã ghi

nhận là những luồng nước dưới lòng đất đã đẩy ra những chất độc đậm đặc cao. Vào

năm 1978 trên 200 nhà trong vùng đã được chính quyền mua lại. Thêm 700 gia đình

được di tản khỏi vùng vào năm 1979. Người ta thấy các cư dân địa phương đã mắc

phải một số bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm kể cả những vấn đề nghiêm trọng về

mang thai/sinh nở (những phụ nữ mang thai bị nhiễm độc có tỷ lệ khoảng 47% có vấn

Page 103: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

103

đề sinh đẻ rắc rối). Tiếp theo đó là Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ đã phát đơn

kiện công ty Hooker buộc họ bbồi thường $125 triệu trong khi đó những cuộc kiện cáo

của các cá nhân tốn tổng cộng đến 14 tỷ đôla.Trường hợp con kênh Love Canal đã là

công cụ đề ra chương trình “Quỹ đặc biệt” của Hoa Kỳ, quỹ này được lập ra để nhằm

làm sạch những bãi chất thải nguy hại không kiểm soát được. Cho đến ngày nay,

chương trình này đã đề xuất khoảng 1,3 tỉ đôla cho việc làm sạch môi trường (Clay,

1991).

Vậy lẽ ra công ty Hooker đã phải làm gì và những chính sách về ô nhiễm môi

trường phải đề ra những mục tiêu gì để đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững? Để

đạt được sự phát triển bền vững về lâu dài thì số lượng ô nhiễm chất thải vào môi

trường phải không được vượt quá khả năng hấp thụ của nó.Công ty đã không đánh giá

được khả năng hấp thụ an toàn của con kênh Love Canal đối với các chất thải độc hại

cao thải ra tại đó. Một mức ô nhiễm tối ưu bền vững lẽ ra phải được tính toán và đầu

tư vào các kỹ thuật sản xuất mới (ví dụ tái sinh các chất thải hoá học) phải được tiến

hành sao cho đạt được mục tiêu này. Dĩ nhiên họ đã phải tốn kém hơn là chỉ việc đổ

bừa bãi vàp con kênh Love Canal, nhưng những hậu quả trong dài hạn đối với xã hội

(và trong trường hợp của công ty Hooker này) của việc không chịu giải quyết một cách

căn bản các chi phi của việc loại thải chất ô nhiễm một cách an toàn trong lâu dài rõ

ràng là lớn hơn. Nếu những cách lựa chọn như vậy không khả thi về mặt tài chính cho

công ty thì giải pháp bền vững duy nhất là chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất ra chất

thải đó.

Trường hợp này làm nổi bật ngững vấn đề hoạt động của thị trường tự do xét về mặt

chi phí ô nhiễm ngoại tác. Những áp lực làm sao kiếm được lợi nhuận tối đa củ công

ty Hooker, vào thời gian đổ chất thải, thực sự là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết

định của họ.

Các phương pháp về quyền sở hữu

Trong phần cuối này chúng ta xem xét một trường phái tư tưởng kinh tế gắn với

Coase (1960), trường phái này nhấn mạnh vào sự quan trọng của các quyền sở hữu tài

sản và mặc cả giữa những người gây ô nhiễm và những người bị thiệt hại.Trường phái

Page 104: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

104

Coase bác bỏ sự can thiệp của chính quyền (thông qua thuế, trợ cấp hoặc quy định tiêu

chuẩn) và cổ vũ cho biện pháp mặc cả trên thị trường được hỗ trợ bằng các quyền sơ

hữư tài sản thích đáng để đạt đến mức ô nhiễm tối ưu xã hội. Giả thiết có một hệ thống

quyền sở hữu tài sản thích đáng (bảo đảm quyền sở hữu giữa các tài nguyên thông qua

sức mạnh của luật pháp) và một số giả thiết khác, Coase lập luận rằng nên để cho

người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại (do ô nhiễm) ở trong một tình trạng không có

qui định gì cả. Một quá trình mặc cả sau đó sẽ được phát triển treen cơ sỡ tự động (với

tiền hối lộ hay bồi thường đổi bên tuỳ thuộc vào bên nào-người gây ô nhiễm hay người

bị thiệt hại-nắm giữ quyền sơ hữu tài sản). Định lý Coase được trình bày trong khung

10.4.

Khung 10.4 Định lý Coase

Hình (a) Giải pháp mặc cả cho vấn đề ô nhiễm

Hình (a) mô tả rằng nếu cứ để mặc không có qui định, thì người gây ô nhiễm sẽ

cố gắng hoạt động ở mức Q╥, là nơi thuận lợi được tối đa hoá. Nhưng điểm tối ưu xã

hội là Q*. Như vậy các điểm tối ưu xã hội và cá nhân xem ra không thích ứng với

nhau. Tuy nhiên đưa quyền sỡ hữu tài sản vào có thể thay đổi tình hình này. Nếu

người bị thiệt hại của ô nhiễm có quyền sỡ hữu tài sản,thì người gây ô nhiễm sẽ có lợi

nếu họ trả tiền đền bù cho người thiệt hại (cho đến mức hoạt động Q*). Trên mức Q*

Lợi ích chi phí Lợi ích tư nhân

ròng biên tế Chi phí ngoại tác biên tế

0 Mức độ hoạt động kinh tế Q*

Page 105: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

105

thì thực hiện bồi thường như vậy không khả thi vì lợi ích của người gây oo nhiễm trở

thành ít hơn khoản chi phí củ người thiệt hại .Vì thế khởi đầu ở điểm 0 và cho người bị

thiệt hại có quyền sở hữu tài sản thì xu hướng tự nhiên là di chuyển về điểm tối ưu xã

hội, là Q*.

Nếu quyền sở hữu tài sản được trao cho người gây ô nhiễm thì việc phân tích ở

trong hình bắt đầu tại Q , với người chịu thiệt hại vì ô nhiễm có cơ hội đền bù cho

người gây ô nhiễm cho đến khi đạt tới mức hoạt động Q*.

“Định lý Coase” trình bày rằng bất kể ai là người nắm quyền sở hữu tài sản, vẫn có

một khuynh hướng tự động tiến đến điểm tối ưu xã hội thông qua việc mặc cả. Nếu

cách phân tích này là đúng, thì luật lệ của chính quyền về ngoại tác là thừa, thị trường

tự lo liệu lấy, với việc mặc cả thể hiện một quá trình hiệu quả.

Về sau, nhiều tài liệu đã trình bày một số chỉ trích và những vấn đề phức tạp của

định lý Coase, chúng bao gồm sự hiện hữu của cạnh tranh không hoàn hảo, chi phí

giao dịch cao, khó khăn trong việc xác định người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại và

hành vi đe doạ. Pearce và Turner (1990) đã kết luận rằng định lý Coase là quan trọng

trong việc thúc đẩy những người ủng hộ cho sự can thiệp về mặt môi trường xác định

những điều kiện của họ và chứng minh cho họ những lập luận của họ một cách thận

trọng hơn trước đây. Nhưng có nhiều lý do tại sao các cuộc mặc cả lại không và không

thể xảy ra.

Hơn nữa, có thực là đúng không khi cho rằng vì không có sự khác biệt gì về vấn

đề hiệu quả dù bên nào cóp quyền sỡ hữu tài sản, nên chẳng lợi lộc gì bao nhiêu để

làm thay đổi những quyền sỡ hữu tài sản đó? Trong thực tế thì chắc chắn việc bên nào

sở hữu tài sản sẽ rất quan trọng và phần lớn chính sách quan trọng (bao gồm cả chính

sách môi trường) chung qui cũng là để giải quyết những đấu tranh về việc bên nào có

thể kéo chính quyền về phía họ. Bromley và Hodge (1990) đã khảo sát một số hậu quả

của việc xem xét lại cơ cấu các quyền sở hữu tài sản hiện có ở các nước công nghiệp.

Họ tập trung sụ chú ý vào các quyền sở hữu các nhân đối với đất đai và khu vực nông

nghiệp. Chính sách nông nghiệp hiện thời trong những nước này dựa trên cơ sở hệ

thống quyền sở hữu tài sản này.

Như chúng tôi đã nếu trong Chương 6 về Chính sách Nông nghiệp Chung ở châu

Âu, vấn đề thâm canh nông nghiệp trong tất cả các nước công nghiệp đã dẫn đến hàng

Page 106: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

106

loạt những vấn đề ngoại tác môi trường tiêu cực (ví dụ như ô nhiễm, mất đi những

cảnh quan đẹp đẽ thú vị, khu nghỉ mát giải trí bị huỷ hoại,v.v.). Khi chính quyền can

thiệp để sửa chữa sự thất bại về mặt chính sách thì khu nông nghiệp (nông dân và giới

kinh doanh nông nghiệp) chống lại với những nổ lực làm thay đổi tình trạng quyền sở

hữu tài sản hiện hành. Một cuộc đấu tranh diễn ra giữa cái được coi là “quyền” của chủ

đất và “quyền” của các thành viên khác trong xã hội nhằm tránh khỏi những tác động

tiêu cực do hoạt động nông nghiệp gây ra. Chính quyền can thiệp để giảm bớt những

chi phi ngoại tác ở một phạm vi nào đó thông qua các luật lệ qui định hoặc thông qua

những khuyến khích về tài chính cho nông dân. Bromley và Hodge kết luận rằng “bất

cứ sự thay đổi nào về hiện trạng sản xuất của nông dân nhất định phải được chính

quyền mua lại qua hình thức hối lộ, trợ cấp, hay cho hưởng những ân huệ đặc biệt ở

các nơi khác trong phạm vi chính sách” (1990, tr.199).

Nhưng tại sao không thiết lập một chế độ quyền sở hữu tài sản theo kiểu khác,

một chế độ mà trong đó xã hội sử dụng nông dân để sản xuất ra loại hàng hoá và dịch

vụ môi trường (Bromley và Hodge gọi chúng là “những thuộc tính của nông thôn và

cộng đồng”, CCA –countryside and community attributes) và cũng để sản xuất ra

lương thực và tơ sợi theo một chất lượng qui định? Trong hệ thống nguyên trạng, sản

xuất lương thực và tơ sợi xuất hiện đầu tiên và CCA xuất hiện như tác động phụ.

Trong hệ thống thay thế, mức độ mong muốn của CCA sẽ được xác định thông qua

hành động tập thể ở phạm vi quốc gia và/hoặc địa phương. Vậy, các quyền sở hữu tài

sản để xác định những thuộc tính sẽ hiện hữu trong phong cảnh nông thôn bây giờ sẽ

không dành cho nông dân mà cho xã hội. Nếu một nông dân nào đó muốn thực hiện

một hình thức sản xuất tách khỏi mức xác định của CCA, thì chính người nông dân

phải sẵn lòng chi trả cho ngân khố quốc gia để có được quyền đi chệch khỏi kế hoạch.

Cho đến đây cuộc thảo luận đã đi theo hai lập trường rất khác hẳn nhau, một là

các quyền sở hữu tài sản toàn thể thuộc về chủ đất, và lập trường khác là tất cả quyền

sở hữu thuộc về chính quyền (hoạt động như đại diện của chúng ta và như là đại diện

cho các thế hệ tương lai). Trong thực tế, mức độ của CCA sẽ được xác định bằng

những hành động tuỳ vào nhiều lọai quyền sở hữu tài sản khác nhau, một số thuộc chủ

đất và một số thuộc chính quyền. Ví dụ hiện nay những người chủ đất không có quyền

đổ những hoá chất nguy hiểm vào luồng nước và không nhận một sự bồi thường nào

Page 107: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

107

cho việc mất quyền này. Chủ đất có quyền lựa chọn mức độ vốn và nhân công theo ý

mình. Ở giữa hai trạng thái này là hàng loạt các trường hợp đang được tranh cãi như –

cho phép để đất bị xói mòn, mất đi những vùng đất ngập nước do xây dựng hệ thống

tưới tiêu, sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, v.v.. Việc ủng hộ một chế độ

quyền sở hữu tài sản khác có thể làm giống đi những ngoại tác và cải thiện sự cung

cấp lương thực của CCA, trong khi đồng thời làm giảm tác động của “cối xay tài

chính” (trợ giá, cấp phát, thanh toán cho những thoả thuận về quản lý, chi trả cho

những vùng nhạy cảm với môi trường, v.v..) mà một chính quyền hiện đại đang vướng

vào.

Kết luận

Trong chương này chúng tôi đã trình bày rằng chính sách bảo vệ môi

trườngcó thể hoạt độnh thông qua phương pháp khuyến khích kinh tế (sử dụng

những công cụ kinh tế như thuế khoá/lệ phí) hoặc thông qua phương pháp mệnh lệnh

và kiểm soát (CCA), và được hỗ trợ bởi nguyên tắc cảnh giác; hoặc thông qua các hệ

thống quyền sở hữu tài sản (tài nguyên). Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn

chế của nó và một phương pháp phối hợp thì tốt hơn. Nói chung,vì môi trường không

nên để phó mặc cho các thị trường tự do (hoặc thi trường được trợ giá cao độ), do đó

cần phải có những qui định luật lệ để làm nền tảng cho phần lớn các hệ thống quyền sở

hữu tài sản và các hệ thống khuyến khích kinh tế.

Page 108: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

108

CHƯƠNG 11

THU LỆ PHÍ CHO VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG

Có một hệ thống các công cụ khuyến khích kinh tế(EI- economic incentive ) có

thể được triển khai ngay để khuyến khích đầu tư và khuyến khích hành vi tích cực đối

với môi trường. Khung 11.1 minh họa các công cụ, mà phần lớn là thu lệ phí dươi

hình thức này hay hình thức khác hiện đang áp dụng tại các nước OECD. Những

khuyến khích kinh tế mà các công cụ này tạo ra có thể có các dạng như sau:

(a) thay đổi trực tiếp các mức giá cả hoặc chi phí;

(b) thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện pháp tài

chính hoặc thuế khóa, ngân sách;

(c) tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường.

Thay đổi trực tiếp mức giá hoặc phí tổn xảy ra, ví dụ như khi lệ phí được đánh

trên sản phẩm sản xuất ra( lệ phí theo sản phẩm) hoặc trên quy trình sản xuất ra những

sản phẩm đó( lệ phí phát thải( xem chương 12), lệ phí nhập lượng, lệ phí nguyên vật

liệu), hay khi các hệ thống ký quỹ- hoàn trả (xem chương 18) được đưa vào hoạt động.

Thay đổi gián tiếp xảy ra, ví dụ như khi trợ cấp trực tiếp, tín dụng ưu đãi hay khuyến

khích tài chính ( như khấu hao nhanh) được áp dụng để khuyến khích các công nghệ

sạch cho môi trường; khuyến khích kinh tế để thực hiện quy định môi trường( như lệ

phí không tuân thủ và tín phiếu thực hiện) cũng có thể xếp vào loại này. Tạo lập thị

trường thường được thực hiện trên cơ sở luật lệ hay quy định được thay đổi, ví dụ như

buôn bán giấy phép phát thải( xem chương 13), đấu giá hạn ngạch nhằm hạn chế mức

phát thải hay mức đánh bắt trong một khu vực nhất định nào đó, các chương trình bảo

hiểm đáp ứng với sự thay đổi luật lệ về phạm vi trách nhiệm,…. Hỗ trợ cho thị trường

xảy ra khi các cơ quan công hay bán công nhận trách nhiệm công tác ổn định giá cả

hay ổn định một số thị trường nhất định( ví dụ đối với nguyên liệu thứ cấp như giấy tái

sinh hay sắt tái sinh), xem Opchool và Vos(1989); Opschool và Turner(1993).

Nếu chúng ta các công cụ khuyến khích kinh tế EI một cách lỏng lẽo, nghĩa là

nếu chúng ta đưa vào cả các công cụ tài chính và thuế khóa ngân sách không nhằm

làm biến đổi hành vi của người gây ô nhiễm và những người sử dụng tài nguyên, thì

có khả năng là sẽ có một danh sách đánh kể các EI thực sự đang được sử dụng.

Page 109: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

109

Opschool và Vos(1989) đã trình bày một bản khảo sát tổng quát về tình hình của sáu

nước( Ý, Thụy Điển, Hoa Kì, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan). Khảo sát những trường

hợp này ta có tổng cộng tám mươi lăm EI, hay mười bốn cho mỗi quốc gia. Khoảng

50 phần trăm số này là lệ phí, chỉ khoảng 30 phần trăm là trợ giá, và số còn lại là loại

khác như ccá hệ thống kí quỹ, hoàn chi và các chương trình chuyển nhượng. Trong

số đó, những EI thành công nhất là lệ phí ô nhiễm nước ở Hà Lan, một số kinh

nghiệm của Hoa Kì trong việc chuyển nhượng giấy phép phát thải, và một số hệ

thống kí quỹ, hoàn chi ở Thụy Điển.

Page 110: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

110

Khung 11.1- Các biện pháp khuyến khích về kinh tế tại các nước OECD

Nước Lệ phí ô nhiễm Lệ phí theo

sử dụng

Lệ phí theo

sản phẩm

Lệ phí hành

chính về cấp

giấy phép và

quản lí

Đánh thuế phân

biệt

Trợ giá( kể cả trợ

cấp,vay ưu

đãi,miễn giảm

thuế)

Hoàn trả tiền

ký thác

Tạo ra thị

trường

Không

khí

Nước Phế

thải

Tiếng

ồn

Mua bán

giấy phép

Can thiệp thị

trường

Australia x x x x

Bỉ x x x

Canada x x x

Đan mạch x x x x x

Phần lan x x x x x x

CHLB Đức x x x x x x x

Ý x x x x

Nhật x x x

Hà lan x x x x x x x x

Nauy x x x x x

Thụy điển x x x x x x

Thụy sĩ x x x

Anh x x x x

Hoa kì x x x x x x

pháp x x x x x x x

Page 111: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

111

Khung 11.2-Các chỉ tiêu lựa chọn cho các công cụ chính sách

Hiệu quả kinh tế

Đòi hỏi thông tin thấp- đòi hỏi thông tin chính xác ở mức tối thiểu và chi phí

cập nhật hóa nó tương đối không quá cao.

Chi phí quản lí- phức tạp, các chương trình có kĩ thuật cao đòi hỏi lượng

thông tin lớn dễ gặp nhiều rủi ro thất bại hoặc có hiệu quả hạn chế.

Công bằng , tránh sử dụng nhữnh chương trình lũy thoái quá gây bất lợi cho

người nghèo.

Độ tin cậy- hiệu quả môi trường của hệ thống càng đáng tin cậy càng tốt

trong điều kiện những sự bấp bênh không chắc chắn là không thể tránh

được.

Tính thích nghi- hệ thống cần phải có khả năng thích nghi trong điều kiện

thay đổi của công nghệ và thời tiết.

Khuyến khích động học- hệ thống tiếp tục thúc đẩy sự cải thiện môi trường

và cải tiến kĩ thuật, vượt cả những mục tiêu chính sách nếu điều này là khả

thi.

Chấp nhận được về mặt chính trị- không khác biệt quá triệt để so với những

tập quán hiện hành cũng như những gì có thể có trong tương lai và những

triết lí nền tảng. Theo nguồn : Young(1992).

Page 112: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

112

Khung 11.3 Đánh giá so sánh các khuôn mẫu quyết định khác nhau

Phương pháp

quy định luật lệ

Hiệu quả

kinh tế

Công

bằng

Đơn giản

trong

quản trị

Có thể

chấp nhận

Giảm

rủi ro

Không rủi ro

(cấm mức thải

bằng không)

PP Rất thấp Rất cao cao Rất cao Rất cao

Có rủi ro (quy

định luật lệ)

thấp cao cao cao cao

Theo công nghệ

(tiêu chuẩn)

Rất thấp thấp Rất cao cao cao

Phân tích lợi ích

rủi ro

CBA cao thấp thấp thấp thấp

Phân tích lợi ích

chi phí (cộng

thêm các khuyến

khích kinh tế)

Rất cao thấp thấp thấp thấp

Ghi chú: PP = nguyên tắc cảnh giác; CBA= phương pháp phân tích lợi ích-chi phí.

Nguồn : theo Lave và Males(1989).

Việc lựa chọn công cụ ( hay một tập hợp các công cụ) phụ thuộc vào nhiều

điều cân nhắc thực dụng(không chỉ là hiệu quả kinh tế) mà nhiều nhàphân tích chính

sách thường bỏ qua. Vấn đề quan trọng ở chỗ là tập hợp các công cụ vừa phải có hiệu

quả vừa có tính công bằng, khả ti về mặt quản lí, tin cây được và cung cấp những

khuyến khích kinh tế năng động và liên tục cho việc cải thiện môi trường(xem khung

11.2). một phương pháp hỗn hợp thường là cần thiết, với mỗi một công cụ tập trung

vào một phần của vấn đề bảo vệ môi trường.

Rõ ràng là bảng liệt kê hoàn chỉnh về các chỉ tiêu trong khung 11.2 biểu hiện

tình trạng lí tưởng và vấn đề thách thức là phác thảo những chương trình quản trị tài

nguyên và kiểm soát ô nhiễm có thể đáp ứng càng nhiều chỉ tiêu càng tốt. Vì vậy việc

Page 113: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

113

lựa chọn hoán đổi ở mức độ nào đó là khong thể tránh được vì một số chỉ tiêu mâu

thuẫn với nhau. Khung 11.3 cho thấy trên cơ sở của một bảng các chỉ tiêu đơn giản

hóa, không một phương pháp tổng quát nào được đánh giá là tốt xét theo cả năm chỉ

tiêu tổng hợp lại. Bây giờ chúng ta xem xét kĩ từng công cụ kinh tế một và hãy lưu ý

đén các chỉ tiêu có thể lựa chọn.

LỆ PHÍ

Những công cụ này cho thấy cách trực tiếp định giá cho việc sử dụng môi

trường.

Khung 11.4 Lệ phí ô nhiễm: lệ phí phát thải.

Mục tiêu căn bản

vàưu đãi

Điều kiện thực hành

tốt nhất

Sự thích hợp với môi

trường

Những hạn chế

Tiết kiệm chi

chi phí tuân thủ

các luật lệ

Tác dụng của

các khuyến khích

năng động.

Tiềm năng tăng

nguồn thu

Hệ thống mềm

dẻo

Ô nhiễm ở địa điểm

cố định

Chi phí biên tế

chống ô nhiễm khác

nhau giữa những

người gây ô nhiễm

Giám sát phát thải

có thể thực hiện được.

Tiềm năng cho

những ngượi gây ô

nhiễm giảm phát thải

và thay đổi hành vi

Tiềm năng cho phát

minh kĩ thuật

Nước – triển vọng tốt

ví dụ lệ phí mặt nước ở

Pháp, Đức và Hà Lan.

Không khí – triển

vọng trung bình, có vấn

đề về giám sát, ví dụ lệ

phí NOX ở Thụy Điển

Chất thải – triển vọng

thấp

Tiến ồn – triển vọng

cao cho máy bay, thấp

cho các loại xe cộ khác,

ví dụ chi phí tiếng ồn

máy bay ở Hà Lan và

Thụy Sĩ

Hạn chế về chất thải

coa thể áp dụng được

Tác dụng về phân

phối thu nhập

Khi nguồn thu tăng

lên được để riêng, cần

một hệ thống phân bổ

chặt chẽ

Lệ phí chất thải

Đây là những lệ phí đánh vào việc thải chất ô nhiễm vào không khí, nước hoặc

vào đất và vào việc gây tiếng ồn. Lệ phí phát thải liên quan với số lượng và chất

lượng của chất gây ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho môi trường ( xem khung 11.4).

Page 114: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

114

Lệ phí sử dụng

Lệ phí sử dụng có hàm số tăng nguồn thu và liên quan đễn chi phí sử lí, chi phí

thu gom và thải bỏ, hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lí tùy vào từng tình huống mà

chúng được áp dụng. Lệ phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến

môi trường

Khung 11.5 : Lệ phí theo sản phẩm

Mục tiêu căn

bản và ưu điểm

Điều kiện thực

hành tốt nhất

Thích hợp với môi trường Những hạn chế

- Giảm sử dụng

sản phẩm hoặc

kích thích thay

thế sản phẩm

- Tác dụng

khuyến khích

- Nguồn thu

tăng lên

- Mềm dẻo

- Tiềm năng có

thể ứng dụng

cho các nguồn

ô nhiễm di

động và phân

tán

- Sản phẩm

được sử dụng

với số lượng

hoặc khối lượng

lớn

- Sản phẩm

nhận dạng được

- Cầu co dãn giá

đối với sản

phẩm được

chọn

- Khả năng thay

thế

- Thích ứng đối

với các hệ

thống quản lí và

tài chánh hiện

hữu

- Nước , triển vọng trung bình, ví

dụ lệ phí đối với phân bón và

thuốc sát trùng đối với Na uy và

Thụy Điển, lệ phí đối với dầu

nhờn ở Phần Lan và Đức

- Không khí – triển vọng cao, đặc

biệt đối với nhiên liệu, ví dụ lệ phí

đối với chất sunphua trong nhiên

liệu ở Pháp, lệ phí đối với xăng

dầu cho xe cộ ở Phần Lan và Thụy

Điển, các loại thuế khác nhau đối

với xăng có chất chì hay không có

chất chì(Pháp, Đức, Nauy, Anh)

- Chất thải – triển vọng cao ví dụ

lệ phí đối với bao bì cho thức uống

không hoàn trả lại ở Phần Lan và

đối với bao plastic ở Ý

- Tiếng ồn – triển vọng trung bình,

ví dụ đối với xe máy chưa có các

hệ thông thực tế

- Không áp dụng

đối với các chất

thải nguy hiểm(

tốt nhất là cấm)

- Hệ số co dãn

thấp và khả năng

thay thế cản trở

mạnh mẽ hiệu lực

của công cụ

- Các liên can về

mậu dịch và tính

cạnh tranh

- Các hạn chế

tiêm năng về

quản lí hành

chánh

Nguồn : Theo OECD(1991)

Page 115: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

115

Lệ phí sản phẩm

Lệ phí này được đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng

trong các quy trình sản xuất, hoặc khi tiêu thụ hay loại thải nó. Mức lệ phí này tùy

thuộc chi phí tác hại đến môi trường có liên quan gắn liền với sản phẩm đó.( Xem

khung 11.6).

Giấy phép mua bán được

Đây là hạn ngạch sử dụng môi trường, tiền trợ cấp hoặc giới hạn trần cho mức

ô nhiễm. Việc phân phối ban đầu của các giấy phép liên quan đến một tiêu chuẩn

mục tiêu nào đó của môi trường chung quanh, nhưng sau đó giấy phép có thể được

đem ra mua bán chuyển nhượng dựa trên một số luật lệ đã định sẵn (xem khung

11.6).

Khung 11.6: Giấy phép mua bán được: Mục tiêu căn bản và

ưu điểm

Điều kiện thực hành

tốt nhất

Mức thích hợp với

môi trường

Những hạn chế

- Tiết kiệm chi phí

tuân thủ

- Có thể bao hàm tác

dụng của tăng trưởng

kinh tế

- Mềm dẻo

- Làm giảm ô nhiễm

trên bình diện quốc tế

- Sự khác biệt trong

cho phí tuân thủ biên

tế

- Mức tập trung tối đa

chất ô nhiễm chung

quanh được quy định

- Số lượng người gây

ô nhiễm đủ nhiều để

thị trường hình thành

và hoạt động

- Ưng dụng tốt đối

với các nguồn ô

nhiễm cố định

- Tiềm năng cho cải

tiến kĩ thuật

- Nước- thấp

- Không khí – cao, ví

dụ các chương trình

gây hụi ô nhiễm và bù

trừ khu vực của Hoa

Kì(xem chương 13)

- Chất thải- thấp

- Tiếng ồn- thấp

- Ưng dụng hạn chế

khi có nhiều hơn một

chất ô nhiễm cùng lúc

- Những điểm nóng ô

nhiễm có thể trầm

trọng thêm

- Sự phân phối ban

đầu các giấy phép đòi

hỏi việc xem xét cẩn

thận

- Quản lí phức tạp

- Chi phí giao dịch

cao nếu có nhiều

người gây ô nhiễm

- Mức độ buôn bán và

giao dịch ngân hàng

giấy phép thấp trong

các hệ thống ở Hoa

Kì.

Page 116: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

116

Các hệ thống kí quỹ hoàn chi

Các hệ thống này bao gồm việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm

năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi quy định

hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, thì tiền ký quỹ sẽ hoàn

trả(xem khung 11.7). cam kết bảo đảm và cam kết thực hiện là những hệ thống tương

tự đòi hỏi một xí nghiệp khai thác mỏ, khai thác gỗ, hoặc xí nghiệp khai thác khác

phải tiền cam kết thực hiện hay quyền kí quỹ bảo đảm an toàn môi trường. Nếu các

hoạt động của các xí nghiệp này không tuân thủ theo những tập tục chấp nhận được

về môi trường(khai hoang đất đai, bảo vệ vùng đất ngập nước…) thì bất cứ các chi

phí làm sạch hoặc phục hồi nào cũng phải được trả từ số tiền kí quỹ/ cam kết.

Khung 11.7 Các hệ thống kí quỹ hoàn chi

Mục tiêu căn bản

và ưu điểm

Điều kiện thực

hành tốt nhất

Mức thích hợp với

môi trường

Những hạn chế

- Sắp xếp việc đổ

chất thải an toàn,

sử dụng lại hoặc

tái sinh sản phẩm

- Mềm dẻo

- Tưởng thưởng

cho hành vi thích

đáng

-Những thành

phần nguy hiểm

hay khó khăn của

dòng chất thải gây

vấn đề cho việc

phế bỏ

- Thị trường hiện

hữu cho vật liệu

có thể tái sinh

- Những sắp xếp

hợp tác giữa người

sản xuất, người

phân phối và

người sử dụng

- Nước- thấp

-Không khí- trung

bình

-Chất thải – cao,ví

dụ thân xe phế

thải ở Na uy và

Thụy điển, bao bì

thức uống ở nhiều

nước

- Tiếng ồn- không

áp dụng

- Chi phí thiết lập

ban đầu,chi phí

phân phối và vô

chai vô thùng lại

- Có khả năng mua

bán

Nguồn : theo OECD(1991)

Page 117: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

117

Kết luận

Điểm qua kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ khuyến khích kinh tế ở

các nước OECD cho thấy rằng giữa lí thuyết và thực tiễn khác nhau rất nhiều

(Opschool and Vos, 1989). Vì vậy mặc dù việc thu lệ phí chiếm phần lớn các công cụ

kinh tế thông dụng, ứng dụng của chúng nói chung là chư tối ưu. Chúng có khuynh

hướng được quy định ở một mức quá thấp và không đạt được các mục tiêu về môi

trường mà các nhà quản trị công quyền đã định sẵn trong đầu. Vì vậy chúng thất bại

trong việc đưa ra một tác dụng là khuyến khích đầy đủ và như vậy chỉ phục vụ cho

việc gia tăng nguồn thu ngân sách. Một vài quốc gia rồi lại tái sử dụng những quỹ

này giúp những người gây ô nhiễm đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Một vài

quốc gia khác phân bổ nguồn thu này cho việc tài trợ những hàng hóa và dịch vụ

công cộng liên quan tới vấn đề môi trường như những phương tiện xử lý tập thể.

Những công cụ khuyến khích kinh tế hiếm khi hoạt động riêng lẽ( hệ thống kí quỹ

hoàn chi là một ví dụ của việc này) và thông thường là sự kết hợp một công cụ kinh

tế(EI) và một quy định trực tiếp. Trong chương 10, chúng ta kết luận rằng trong

tương lai người ta cần suy nghĩ nhiều hơn về những phương pháp kết hợp- những

công cụ kinh tế kết hợp với các luật lệ quy định cùng với những hệ thống về quyền sỡ

hữu tài nguyên. Trong hai chương tiếp chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn về

thuế/ lệ phí ô niễm và những hệ thống giấy phép chuyển nhượng.

Page 118: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

118

CHƯƠNG 12

THUẾ XANH

Trong chương này chúng ta sẽ khảo sát các luận cứ ủng hộ hay chống lại việc

đặt ra thuế ô nhiễm, đó là thuế đánh vào các xí nghiệp đang phát thải chất ô nhiễm

thuế này được tính theo tác hại mà ô nhiễm của xí nghiệp đó gây ra cho môi trường.

Thuế ô nhiễm tối ưu

Ý tưởng về thuế ô nhiễm đầu tiên do Pigou, một kinh tế gia người Anh đưa ra

vào năm 1920, ông đã đề nghị rằng những người gây ô nhiễm phải trả một khoản thuế

căn cứ tác hại ước tính do việc phát thải ô nhiễm của họ gây ra. Vì thế, những lệ phí

như vậy được gọi là thuế Pigou. Để xem thuế Pigou nên được xác định như thế nào,

một lần nữa chúng ta lại xem xét trường hợp của nhà máy giấy sản xuất ra hộp giấy và

phát thải ô nhiễm dưới dạng nước bị Clo hóa, xem khung 12.1.

Một phương pháp để đạt được việc giảm sản lượng (và cũng là giảm phát thải ô

nhiễm) cho đến mức tối ưu xã hội Qs là chính quyền đặt ra một khoản thuế vừa bằng

với chi phí tác hại biên tế của ô nhiễm (MEC) tại Qs. Một khoản thuế Pigou như vậy

được biểu diễn bằng đường t* trong khung 12.1. Giờ đây, cứ mỗi đơn vị ô nhiễm mà

đơn vị sản xuất ra thì họ phải trả một khoản thuế t* cho chính quyền. Khi MEC bằng

với MNPB tại Qs thì nếu xí nghiệp sản xuất ra bất cứ sản phẩm nào vượt quá Qs số

lượng tiền họ thu được do sản xuất hộp giấy tăng thêm (cho bới MNPB) thì thấp hơn

khoản thuế họ phải trả cho những hộp giấy đó (t*). Vì thế, sử dụng phương pháp này

xí nghiệp có một động lực khuyến khích kinh tế mạnh để giảm sản lượng xuống Qs và

do đó giảm ô nhiễm xuống mức ô nhiễm tối ưu là Ws.

Thuế Pigou lý tưởng, trên cơ sở hiệu quả, phải phản ánh chính xác chi phí của ô

nhiễm tại điểm cận biên. Tuy nhiên, đánh giá thuế ô nhiễm một cách chính xác thường

là không thực tế và vì thế một số giải pháp thay thế thường được chấp nhận. Nhưng vì

những lệ phí hoặc những công cụ dựa vào thị trường khác như giấy phép làm cân bằng

mức chi phí làm giảm ô nhiễm biên tế giữa các xí nghiệp, chúng tạo ra khuyến khích

đúng đắn cho tổng số đầu tư có hiệu quả chi phí cao nhất cho việc làm sạch ô nhiễm.

Như vậy so sánh với các tiêu chuẩn đề ra không có thuế, các lệ phí sẽ có xu hướng là

phương pháp có chi phí thấp hơn để đạt tới một tiêu chuẩn qui định – xem khung 12.2.

Page 119: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

119

Thuế ô nhiễm có nhiều ưu điểm khi so sánh với phương pháp qui định luật lệ

truyền thống của Anh là xác định số lượng ô nhiễm tiêu chuẩn đi kèm với phạt tài

chính nếu không làm theo đúng những tiêu chuẩn này. Những ưu điểm này được minh

họa trong khung 12.3. Việc xác định một tiêu chuẩn thường được thực hiện mà không

tham khảo đến giá trị của hàng hóa sản xuất ra (đường MNPB). Vì điều này, tiêu

chuẩn chỉ được ngẫu nhiên xác định tại mức ô nhiễm tối ưu Ws. Nếu tiêu chuẩn đó

được xác định ở trên mức Ws thì nhà máy giấy sẽ vẫn có cơ may để sản xuất ra hộp

giấy có một giá trị (MNPB) nhỏ hơn chi phí ngoại tác mà nó áp đặt lên xã hội, tức là

quá nhiều sản lượng và cho phép gây ô nhiễm.

Xí nghiệp tối đa hóa lợi ích bằng cách sản xuất ra tất cả các đơn vị sản phẩm có MNPB>0,

tức là bằng việc mở rộng sản xuất đến Qm. Tuy nhiên, điểm tối ưu xã hội chỉ đạt được ở mức

MEC>MNPB, tức là bằng việc giới hạn sản phẩm ở Qs. Đặt ra khoản thuế ở mức t* đối với xí

nghiệp làm cho họ ngưng sản xuất khi t*>MNPB, tức xí nghiệp giới hạn sản xuất sản phẩm ở Qs,

mức tối ưu xã hội của sản lượng. Như vậy, việc làm này giảm phát thải ô nhiễm từ Wm đến Ws.

MNPB MEC

t* Mức thuế

Xuất lượng hàng hóa của xí nghiệp Q

Qm Qs 0

Ô nhiễm do xí nghiệp gây ra Wm Ws 0

a

b

c d

Chi phí thuế

Khung 12.1 Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)

Page 120: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

120

Tuy nhiên trong khung 12.3 chúng ta minh họa trường hợp mà tiêu chuẩn cố

định cho chất thải (WF) được xác định dưới mức ô nhiễm tối ưu (Ws). Nếu sau đó nhà

máy giấy giảm sản lượng giấy xuống QF, bỏ đi các sản phẩm giữa QF và Qs với một giá

trị lớn hơn là chi phí ô nhiễm của nó, một lần nữa điều này lại là một tổn thất cho xã

hội. Tuy nhiên, bây giờ giả sử rằng chính quyền xác định tiền phạt vượt quá tiêu chuẩn

đề ra và đây là mức thấp (một đặc điểm chung của phương pháp qui định luật lệ ở

Anh, trình bày trong khung 12.3 bằng đường chấm nằm ngang đánh dấu “phạt”). Đối

với các sản phẩm cho đến mức Qp xí nghiệp sẽ có một lợi ích biên tế vượt quá mức

tiền phạt. Trong khi ở khung 12.1 thuế t* tạo cho xí nghiệp một sự khuyến khích kinh

tế mạnh để giảm sản lượng từ mức thị trường đã được chấp thuận Qm xuống mức tối

ưu Qs (và giảm ô nhiễm xuống mức tối ưu Ws), thì trong khung 12.3 tiêu chuẩn (hay là

tiền phạt gắn với việc ko làm theo qui định) chỉ có một sự khuyến khích tương đối yếu

để giảm sản lượng từ Qm xuống Qp (giảm mức ô nhiễm từ Wm xuống Wp). Đối với

những đơn vị sản phẩm từ QF đến Qp xí nghiệp thu được nhiều tiền hốn với chi phí tiền

phạt và như vậy họ thích trả tiền phạt hơn là giảm sản lượng.

Page 121: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

121

Ba xí nghiệp gây ô nhiễm đang được qui định để đạt một tiêu chuẩn tổng thể tương đương

với mức làm giảm ô nhiễm S2. Ví dụ chính quyền có thể vừa thiết lập một tiêu chuẩn sao cho mỗi

xí nghiệp buộc phải giảm một lượng ô nhiễm OSs hoặc có thể xác lập một mức thuế t* sao cho xí

nghiệp 1 đến điểm X, xí nghiệp 2 đến điểm B và xí nghiệp 3 đến điểm Y trên các đường cong chi

phí làm giảm ô nhiễm biên tế. Tổng chi phí làm giảm ô nhiễm bằng giải pháp xác lập tiêu chuẩn sẽ

cao hơn là giải pháp thuế.

Bằng cách xác lập tiêu chuẩn

Tổng chi phí lầm giảm ô nhiễm = TACst = OAS2 + OBS2 + OCS2

Bằng cách đánh thuế

TACtax = OXS1 + OBS2 + OYS3

TACst – TACtax = S1XAS2 – S2CYS3

Nhưng S1XAS2 > S2CYS3

Do đó TACst > TACtax

Nguồn: Pearce và Turner (1990)

MAC1

MAC2

t*

Giảm ô nhiễm S2

O

X B

A

Y

Chi phí Thuế

Khung 12.2 So sánh thuế với xác lập tiêu chuẩn đồng bộ

S1

MAC3

Page 122: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

122

Đặt ra một tiêu chuẩn phát thải ô nhiễm cố định tại QF làm giảm ô nhiễm tại WF. Tuy nhiên, nếu

việc qui phạm tiêu chuẩn này chỉ dẫn đến một mức tiền phạt tương đối thấp thì xí nghiệp có lẽ chỉ

sẽ giảm bớt số lượng sản xuất khi tiền phạt >MNPB, tức là giảm sản lượng từ Qm xuống Qp (chất

thải giảm xuống từ Wm xuống Wp). Tiền phạt sẽ phải tăng lên đến mức thuế t* trong hiình trược

khi sản lượng và chất thải được giảm xuống các mức tối ưu xã hội.

Nguồn: Pearce và Turner (1990)

MNPB

MEC

t* t*

Xuất lượng hàng hóa của xí nghiệp

Q Qm Qs

0

Ô nhiễm do xí nghiệp gây ra Wm Ws 0

a

b

c d

Giá trị hàng hóa, chi phí ô nhiễm

Khung 12.3 So sánh thuế ô nhiễm với tiêu chuẩn phát thải cố định gắn với phạt tiền

Phạt

QF Qp

WF Wp

Tiêu chuẩn cố định

Page 123: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

123

Người ta cũng có thể kể ra một số các ưu điểm khác của thuế ô nhiễm so với

phương pháp hiện nay của Anh về lượng hóa tiêu chuẩn phát thải với tiền phạt thấp.

Trước hết, vì thuế ô nhiễm sẽ được quản lý thông qua khung thuế hiện hành của chính

quyền nên có ít rủi ro về thất thu hơn khi so sánh với các tiêu chuẩn phát thải cố định

được giám sát thông qua các cuộc kiểm tra bất thường tại hiện trường. Hai là, một khi

tiêu chuẩn ô nhiễm được thiết lập thì xí nghiệp sẽ không có khuyến khích gì để giảm

phát thải xuống dưới mức này. Điều này không đúng đối với thuế o nhiễm vì nó luôn

luôn thúc đẩy các nhà sản xuất giảm nhiều hơn nữa mức phát thải, vì giảm số lượng

phát thải có nghĩa là giảm số lượng thuế mà xí nghiệp phải trả. Đến đây, thì điều này

lại dẫn đến ưu điểm thứ 3; thuế tạo cho xí nghiệp một động lực khuyến khích sử dụnh

quĩ cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới về giảm ô nhiễm hoặc các

phương pháp sản xuất mới ít ô nhiễm hơn. Thứ tư, thuế đánh trên chất thải hiện hành

có thể làm giảm các chất thải phụ kèm theo, ví dụ đánh thuế trên chất thải carbon từ

việc đốt cháy nhiên liệu có thể thúc đẩy nhà sản xuất đổi sang sử dụng nhiên liệu phi

địa khai và do vậy làm giảm việc phát thải SO2 là chất cũng gắn liền với loại nhiên liệu

điạ khai. Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng giảm 20% lượng chất thải carbon thì

cũng có nghĩa là giảm 21% lượng SO2 và 14% lượng NOx (Bye et al, 1989).

Những vấn đề trong việc xác lập thuế

Trong khi các loại thuế ô nhiễm về mặt lý thuyết có vẻ có nhiều thuộc tính hấp

dẫn, xác lập một loại thuế Pigou tối ưu trong thực tế là khó khăn, có lẽ cơ bản nhất là

vì tính không chắc chắn về các chi phí tác hại thực tế gắn liền với bất cứ một chất ô

nhiễm nào. Định nghĩa về MEC là một bước tiến hết sức quan trọng cho việc xác lập

thuế Pigou. Tuy nhiên điều này đòi hỏi dữ liệu cũng như hiểu biết về khoa học và kinh

tế của sáu yếu tố riêng biệt. ( Pearce và Turner, 1990):

1. Sản lượng hóa hàng hóa của xí nghiệp

2. “ Liều lượng” ô nhiễm mà sản lượng này tạo ra

3. Bất cứ sự tích lũy dài hạn nào của chất ô nhiễm

4. Mức tiếp xúc của con người đối với ô nhiễm này

5. Phản ứng tác hại của sự tiếp xúc này

Page 124: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

124

6. Việc đánh giá bằng tiền đối với chi phí tác hại ô nhiễm

Phân tích mối quan hệ “liều lượng - phản ứng” rõ ràng là sẽ phức tạp và dễ dẫn

đến tranh luận giữa các bên quan tâm ( các nhà công nghiệp, các nhóm bảo vệ môi

trường, vv). Tuy nhiên, thêm vào đó còn có một việc phức tạp hơn, đó là để đánh giá

một mức thuế Pigou tối ưu chúng ta cần biết giá trị lợi ích của hàng hóa đang được sản

xuất, tức là một cách lý tưởng chúng ta cần biết đường MNPB sao cho chúng ta có thể

tìm ra giao điểm của nó với MEC. Diều này một lần nữa dẫn đến sự tranh cải các bên

liên quan.

Thế thị trong thực tiễn, việc tính toán một mức thuế ô nhiễm tối ưu chính xác

gần như là một mục tiêu không thực tế. Điều tốt nhất mà ta có thể hy vọng là xác định

một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận được trong điều kiện thông tin không hoàn hảo.

Điều có thể khả thi hơn là tính toán mức độ tương đối giữa thuế đánh vào một chất ô

nhiễm và thuế đánh vào chất ô nhiễm thứ hai bằng cách so sánh mức độ tác hại mà

mỗi loại gây ra. Có thể tìm ra một ví dụ phản ứng tốt trường hợp này là bằng việc khảo

sát các đề xuất về thuế carbon – đó là một loại thuế đánh trên nhiên liệu mà khi cháy

lên thì phát thải ra khí CO2 vào khí quyển từ đó làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính. Đôt

than đá là nguyên nhân chính của sự ô nhiễm đó vì nó chứa một tỷ lệ carbon cao. Mặt

khác, khí tự nhiên chỉ chứa đựng 60% carbon cho cùng một đơn vị nhiệt năng tạo ra so

với than đá. Vì vậy, không nên đưa ra một loại thuế carbon thống nhất như nhau cho

tất cả các loại nhiên liệu mà nên tính thuế thấp hơn đối với loại nhiên liệu có carbon

thấp như khí tự nhiên chẳng hạn, và thuế cao hơn đối với loại nhiên liệu thải nhiều

carbon hơn như than đá chẳng hạn. Tuy nhiên, điều này không giải quyết vấn đề căn

bản của việc xác định một mức thuế tuyệt đối mà từ đó người ta có thể tính được các

loại thuế tương đối này. Nhiều nhà nghiên cứu đang khỏa sát vấn đề căn bản của việc

đánh giá tác hại gây ra bởi sự phát thải carbon, nhưng tuy vậy cho đến nay không có

sự thống nhất ý kiến và giữa các ý kiến vẫn còn khoảng cách xa nhau trong việc đề ra

một mức thuế carbon chính xác ( Barret, 1991).

Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét một trong những câu hỏi gây nhiều tranh

cãi nhất chung quanh việc sử dụng thuế ô nhiễm: ai thật sự phải trả thuế và họ có bổn

phận phải trả không?

Page 125: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

125

Ai trả - và họ có bổn phận phải trả không?

Thuế Pigou là một công cụ để đạt tới “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả

tiền” (PPP – Polluter Pays Princible), nguyên tắc mà ai gây ra ô nhiễm (người sản xuất

và/hoặc người tiêu thụ) phải là những người chịu trách nhiệm trả tiền cho chi phí tác

hại (hơn là như hiện nay xã hôi gánh chịu hầu hết những chi phí tác hại này). Xem trở

lại khung 12.1 chúng ta có thể thấy thuế ô nhiễm tác động như thế nào đối với xí

nghiệp gây ô nhiễm. Trước khi áp dụng loại thuế này xí nghiệp nhận được lợi ích biên

tế ròng (là MNPB trên đồ thị) cho tất cả các đơn vị sản xuất tới mức sản lượng Qm.

Khoản lợi ích này bằng với diện tích (a + b + c + d), tức là toàn bộ diện tích nằm dưới

đường MNPB. Tuy nhiên với việc áp dụng thuế ô nhiễm t* xí nghiệp giảm sản lượng

từ Q m xuống Qs, từ đó mất đi diện tích lợi ích biên tế d do giảm bớt sản lượng và mất

đi các diện tích b+c trong số thuế ô nhiễm trả cho chính quyền, vì thế giảm số lợi ích

còn lại chỉ còn diện tích a. Mặc dù hình dạng của các đường vẻ ở bảng phía trên đơn

thuần để mô tả, khoản mất mát mát lợi ích này có thể rất đáng kể và hãy nhớ phần thảo

luận của chúng ta trong khung 12.3, nó có khả năng vượt quá mức đó nếu theo chế độ

tiêu chuẩn phát thải cố định. Một số người bình luận cho rằng sự khác biệt về lợi ích

này đã khiến ngành công nghiệp gây áp lực với chính quyền để duy trì chế độ tiêu

chuẩn phát thải hơn là chấp nhận phương pháp thuế ô nhiễm (Buchnan và Tullock,

1975 ; Theeuwwes, 1991).

Buộc xí nghiệp gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự tác hại ô nhiễm của họ xem ra

là ý tưởng công bằng. Tuy nhiên, lưu ý rằng mức sản lượng Qs có nghĩa là mức ô

nhiễm bền vững tối ưu Ws, vậy mà xí nghiệp vẫn còn đang bị buộc phải trả thuế cho

tất cả các đơn vị sản phẩm sản xuất ra đến mức này; làm như vậy có đúng hay không?

Vì Ws là mức bền vững vậy thì ở cuối một thời kỳ nào đó, môi trường có thể hấp thụ

an toàn tất cả ô nhiễm gây ra trong thời kỳ này. Do đó không có chi phí ròng nào gây

ra cho xã hội, vậy tại sao xí nghiệp lại phải trả thuế ngay cả cho phần ô nhiễm này? Vì

vậy, khoản thuế thể hiện bởi diện tích b+c xem ra là không công bằng, chúng ta sẽ

chọn một công cụ khác mà nó buộc xí nghiệp giới hạn ô nhiễm đến mức Ws mà không

có khoản lệ phí tăng thêm này. Sự không chắc chắn này về tính công bằng của thuế

Pigou đã được nêu ra như một lý do tại sao những nhà làm chính sách đã không triển

Page 126: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

126

khai thực hiện nó (Pezzey, 1988). Tuy nhiên, hầu hết vấn đề liên quan đến thuế ô

nhiễm chính yếu là tập trung vào tác động đối với người tiêu thụ và đó là điều mà giờ

đây chúng ta sẽ xét đến.

Hình (a) của khung 12.4 cho thấy các đường cung và cầu của giấy do xí nghiệp

giấy giả định của chúng ta sản xuất. Trước khi áp dụng thuế ô nhiễm nhà máy giấy có

đường cung So. Đường cung này cắt đường cầu D tại điểm cân bằng Eo tức là chỉ tại

điểm này thì giá (Po) sẽ trả một mức sao cho số lượng giấy mà người ta muốn mua thì

vừa bằng với số lượng mà xí nghiệp muốn bán (Qo).

Bây giờ giả sử xí nghiệp phải trả một mức thuế ô nhiễm t* cho mỗi hộp giấy

sản xuất và bán ra. Thuế này làm tăng chi phí sản xuất giấy của xí nghiệp một lượng

t*, tức là xí nghiệp sẽ chỉ cung ứng cùng số lượng Qo nếu họ có được một giá bán mới

cao hơn giá cũ (mức giá mới này là Po+t*). Đường cung dịch chuyển sang S1 nơi mà

số lượng cung Qo tương đương với giá Po+t*, tức là đường cung mới S1 là khoảng cách

thẳng đứng t* nằm trên đường cung cũ So.

Phản ứng đầu tiên của xí nghiệp có khả năng là cố gắng và duy trì sản lượng và

lợi ích hiện có bằng cách thử chuyển thế này cho những người tiêu thụ với hình thức

giá bán sản phẩm cao hơn tức là tăng giá từ Po lên Po+t*, trong khi vẫn cung ứng số

lượng Qo (di chuyển từ điểm Eo sang điểm E*). Tuy nhiên, như đường cầu cho thấy, vì

xí nghiệp tăng giá cho nên người ta mua giấy ít hơn. Nếu xí nghiệp tăng giá bán bằng

đúng số tiền thuế lên Po+t* thì sẽ tạo ra một mức giảm trầm trọng về số lượng hàng mà

người tiêu dùng sẽ mua. Một khi thuế buộc xí nghiệp phải dịch chuyển đường cung

sang S1 thì điểm cân bằng duy nhất nơi mà cung bằng cầu sẽ là điểm E1, ở đó giá bán

là P1và kết quả là số lượng sản xuất bán ra giảm từ Qo xuống Q1.

Những sự thay đổi này có ảnh hưởng gì tới những người tiêu dùng (là những

người mua giấy) và những người sản xuất? Trước hết chúng ta xem xét về phía người

sản xuất; mặc dù giá sản phẩm đã tăng lên từ Po đến P1, bây giờ họ phải trả một khoản

thuế t* cho mỗi đơn vị bán ra vì vậy họ thực sự chỉ nhận được giá P1 –t*. Vì vây, giá

này ở dưới giá Po trước đây, kết quả là thu nhập biên tế mà họ nhận được ít đi trên mỗi

đơn vị hộp giấy bởi sự khác biệt giữa Po và P1 –t*. Sự khác biệt này biểu hiện một

phần thuế của khoản thuế ô nhiễm t* mà các nhà sản xuất trả cho mỗi đơn vị bán ra.

Page 127: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

127

Hơn nữa sự gia tăng về giá cả tại cửa hàng (Po lên P1) đã làm giảm số lượng bán từ Qo

xuống Q1 cho nên nhà sản xuất cũng bị mất thu nhập vì doanh số bán thấp hơn.

Bởi vì sự áp dụng của thuế ô nhiễm dẫn đến sự gia tăng về giá cả từ Po

lên P1 mà người tiêu thụ trả nên người tiêu thụ trả phần P1 - Po của khoản thuế

t*. Sự tăng giá này cũng dẫn đến việc giảm về số lượng mua của người tiêu

dùng từ Qo đến Q1. Sự gia tăng về giá sẽ và giảm về tiêu thụ gây ra một khoản

tổn thất phúc lợi cho người tiêu dùng mặc dù khoản tổn thất này ít hơn chi phí

tác hại của ô nhiễm tránh được bằng cách áp dụng thuế, tức là người tiêu thụ có

thể thêm được một khoản phúc lợi ròng do việc áp dụng thuế ô nhiễm (xem

khung 12.1).

Đối với bất kỳ loại thuế nào, tỷ lệ người mà người tiêu thụ trả so với phần

người sản xuất sẽ phụ thuộc vào hình dạng của đường cung và đường cầu hàng hóa

trên. Trong hình (a) của khung 12.4, tỷ lệ giữa người tiêu thụ và sản xuất gần bằng

nhau. Tuy nhiên trong hình (b) - minh họa thuế ô nhiễm áp dụng cho việc mua xăng

dầu. Ở đây, đường cung được vẽ như trước nhưng đường cầu thì dốc hơn, cho nên nếu

giá cả tăng mạnh thì người tiêu thụ cũng chỉ giảm một lượng rất ít (điều này được gọi

là đường cầu không co dãn vì không có một loại hàng hóa nào có thể thay thế xăng

dầu). Giả sử rằng một loại thuế Carbon t* được áp dụng cho xăng dầu làm dịch chuyển

đường cung từ So sang S1. Ở đây giá bán mà người tiêu thụ phải trả tăng mạnh từ Po

lên P1 trong khi thu nhập mà các nàh sản xuất nhận được chỉ giảm từ Po xuống P1-t*.

Vậy trong trường hợp cầu không co dãn thì người tiêu thụ hầu như phải trả phần lớn

bất cứ thuế ô nhiễm nào.

Hình (c) mô tả trường hợp của bột giặt có chất phốt phát. Giả sử một loại thuế ô

nhiễm được áp dụng đối với các loại bột giặt có chứa chất phốt phát. Vì có nhiều loại

bột giặt khác nhau cho nên người tiêu thụ có thể chuyển sang sử dụng các loại bột giặt

khác không có chất phốt phát mà vẫn có cùng chức năng tẩy sạch quần áo. Khả năng

có những sản phẩm thay thế khác nhau làm cho làm cho đường cầu có hình dáng

tương đối phẳng cho thấy nếu giá tăng thì người tiêu thụ sẽ cắt giảm mạnh tiêu dùng

loại bột giặt này. Trong trường hợp này, các nhà sản xuất khó có khả năng đẩy phần

thuế sang người tiêu thụ dưới dạng tăng giá bán và phải chịu trả phần lớn số tiền thuế.

Vì thế, giá người sản xuất nhận được giảm từ Po xuống P1-t*. Trong tất cả các hình (a),

Page 128: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

128

(b) và (c) sử dụng các đường cung giống nhau cho thấy tác động của các đường cầu

khác nhau. Tuy nhiên, những thay đổi tương tự trong việc chịu thuế ô nhiễm (ai trả

thuế) có thể suy ra bằng cách thay đổi độ dốc của các đường cung (có thể kiểm chứng

điều này bằng cách giữ nguyên đường cầu không thay đổi và thay đổi độ dốc các

đường cung).

Chúng ta đã xem xét sự công bằng của việc buộc các nhà sản xuất phải trả thuế

ô nhiễm nhưng điều này có công bằng không khi người tiêu thụ cũng thường xuyên bị

buộc phải trả giá cao hơn do kết quả của việc áp dụng một loại thuế như vậy? Về

nguyên tắc câu trả lời phải là “có”. Để đơn giản hóa một chút, các nhà sản xuất chỉ sản

xuất loại hàng hóa mà người tiêu thụ yêu cầu. Vì thế, người tiêu thụ có thể được xem

như ít ra có một phần trách nhiệm về ô nhiễm mà việc sản xuất đó gây ra. Một trong

những ưu điểm chủ yếu của thuế ô nhiễm là nó phát ra những tín hiệu đúng đắn cho cả

người tiêu thụ và người sản xuất. Bằng cách giảm bớt lợi ích của nhà sản xuất và tăng

giá cả của người tiêu thụ, thuế này cho cả 2 thấy chi phí của tác hại do ô nhiễm gây ra

của những sản phẩm này và thúc đẩy họ chuyển sang sản xuất và tiêu thụ những sản

phẩm ít ô nhiễm hơn.

Page 129: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

129

(Pi - t* ; Po): Phần thuế ô nhiễm do người sản xuất trả (Po ; Pi): Phần thuế ô nhiễm do người tiêu thụ trả

a

Si

Pi

Số lượng (Hộ giấy sản xuất) Qi

O

A

E1 E*

Eo

Giá

Khung 12.4 Ai trả cho khoản thuế ô nhiễm

Po + t*

Qo

So

Hình (a)

t*

t*

D (giấy)

Po Pi - t*

Hình (b)

P1 - t* Po

P1

Eo

E1 t*

S1

S1

D (xăng dầu)

Số lượng xăng dầu

Q1 Qo

Giá xăng dầu

Page 130: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

130

Tuy nhiên, những người chỉ trích lý luận rằng tác dụng của giá bán lẻ cho người

tiêu thụ cao hơn sẽ là sự trừng phạt đối với người nghèo nhiều hơn là đối với người

giàu. Những loại thuế như vậy được gọi là thuế không tiến bộ về phân phối thu nhập vì

người giàu sẽ dễ dàng trả khi tăng so với người nghèo. Khung 12.5 trình bày việc đưa

vào một khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) giả định 15% đối với nhiên liệu nội địa (áp

dụng để cắt giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CO2) sẽ tác động mạnh mẽ

như thế nào đến các thành phần nghèo nhất trong xã hội. Cột 1 chia nước Anh ra làm

10 nhóm bằng nhau từ 10% thấp nhất đến 10% có thu nhập cao nhất. Cột 2 trình bày

phần trăm mà mỗi nhóm thay đổi mức tiêu thụ nhiên liệu của mình khi thuế ô nhiễm

được áp dụng, Như dự kiến, nhóm thu nhập càng thấp thì họ càng giảm tiêu thụ nhiên

liệu, điều này tự bản thân nó là không tiến bộ bởi vì những nhà nghèo nhất cũng là

những nhà thiếu nhiên liệu để sưởi nhất. Cột 3 trình bày một gia đình trung bình trong

mỗi nhóm thu nhập sẽ gia tăng chi tiêu cho nhiên liệu hàng tuần của họ khi có thuế ô

nhiễm. Vì những nhà nghèo đã tiêu thụ ít nhiên liệu hơn những nhà giàu nên những

nhóm thu nhập càng nghèo thì lại trả ít phần thuế tăng thêm. Tuy nhiên, khi chúng ta

tính đến thu nhập thấp hơn của những nhóm này chúng ta sẽ thấy ở cột 4 những nhà

càng nghèo sẽ trả một tỷ lệ cao hơn của tổng chi tiêu của họ cho thuế (1,8%) hơn là

So

Hình (c)

P1 - t*

Po

P1

Eo E1

t*

S1

D (bột giặt)

Số lượng bột giặt

Q1 Qo

Giá bột giặt

Page 131: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

131

những nhà giàu (0,4%). Điều này cho ta một chứng cớ quan trọng là thuế ô nhiễm có

tiềm năng không tiến bộ, có hại cho các thành viên yếu kém về mặt tài chính trong xã

hội.

Khung 12.5 Tác dụng không tiến bộ của thuế Carbon

(1)

Phân bố (nhóm

10%) của tổng thu

nhập

(2)

Thay đổi trong tiêu

thụ nhiên liệu (%)

(3)

Thay đổi của thuế

trả theo tuần (bảng

Anh)

(4)

Thay đổi của thuế

trả theo một tỷ lệ

phần trăm của tổng

chi tiêu

Nghèo nhất -9,6 1,08 1,8

2 -9,5 1,36 1,5

3 -8,3 1,41 1,2

4 -6,8 1,49 0,9

5 -4,8 1,49 0,7

6 -4,1 1,44 0,7

7 -3,4 1,57 0,6

8 -1,9 1,59 0,5

9 -0,1 1,69 0,5

Giàu nhất +1,1 2,05 0,4

Trung bình -4,1 1,52 0,7 a Thuế được giả định là 15% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nhiên liệu nội địa, tác

động được trình bày trên đây đối với các nhóm thu nhập xếp hạng từ nhóm 10% thấp

nhất đến nhóm 10% cai nhất của dân số. b Điều này giả định rằng tất cả các điều chỉnh tiếp theo đối với sự áp dụng thuế này là

hoàn toàn do những người tiêu thụ thực hiện, ví dụ tái xếp thứ tự ưu tiên của các khoản

chi tiêu.

Nguồn: Johnson và các cộng sự (1990) được in lại trong Pearce (1991).

Trong khi thuế ô nhiễm có tiềm năng tạo ra sự phân phối không công bằng,

nhưng lại có lý do đúng để tin rằng vấn đề này có thể khắc phục. Điều này là ví số tiền

tăng thêm thông qua áp dụng thuế không bị mất đi nhưng lại về tay chính quyền. Xem

Page 132: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

132

trở lại hình (a) của khung 12.4 chúng ta có thể thấy rằng chính quyền nhận tổng số

thuế bằng với tiền thuế trên đơn vị t* nhân với số đơn vị được sản xuất và bán có cộng

thuế Q1. Đổi lại chính quyền phải đền bù cho trạng thái thụt lùi không mong muốn của

thuế bằng cách trả tiền lại cho những người bị tác động xấu nhất. Một sự tái phân phối

cho người tiêu thụ như vậy có thể thực hiện hoặc dưới hình thức gia tăng mức thu

nhập được miễn thuế hoặc thông qua việc giảm thuế đối với những hàng hóa căn bản

khác ( cả 2 biện pháp này đều sẽ là những sự trợ giúp lớn đối với đối với người nghèo

hơn là người giàu).

Một nghiên cứu ở Anh (Barker và Lewney, 1990) cho thấy thu nhập đạt được

bằng cách đánh thuế đối với chất thải nhiên liệu có thể giúp bù lại phần cắt giảm đáng

kể trong tỷ lệ thuế giá trị gia tăng hiện hành. Loại hình tái phân phối thuế này cũng có

thể áp dụng cho các xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động của thuế ô nhiễm, ví dụ chính

quyền có thể dùng các quĩ thu được để cấp phát cho việc lắp đặt công nghệ ít ô nhiễm

hoặc có thể được dùng để giảm tỷ lệ thuế doanh nghiệp hiện hành, một biện pháp được

ưa chuộng và giúp đẩy mạnh hoạt động của các xí nghiệp ở Anh.

Thông qua sự tái phân phối của các quĩ thuế, thuế ô nhiễm vì vậy có thể làm

cho trung lập tài chính, đó là, không có tác động ròng đối với thu nhập thuế trong khi

vẫn thúc đẩy cho cả tiêu thụ người sản xuất chuyển hướng đến những sản phẩm ít ô

nhiễm. Một loại thuế ô nhiễm cũng có những phần lợi ích thêm là, trong khi hầu hết

các thứ thuế (thuế thu nhập, thuế đầu tư,…) làm biến dạng nền kinh tế qua việc làm

giảm những họat động thực chất là tốt (như kiếm tiền, đầu tư,…) thuế ô nhiễm cố gắng

sữa chữa thất bại của thị trường bằng việc ngăn chặn một cái gì đó thật sự là “xấu” tức

là ô nhiễm.

Sức mạnh của thuế ô nhiễm

Thuế ô nhiễm sẽ có hiệu quả như thế nào trong việc làm giảm mức độ phát thải

hoặc đúng hơn là, thuế phải được xác lập cao như thế nào để trở thành có hiệu quả?

Như chúng ta đã chỉ ra ở khung 12.4 câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc vào hình

dạng tương đối (độ co dãn) của các đường cung và cầu có liên quan. Nếu cầu của sản

phẩm là rất co dãn đối với giá và người tiêu thụ có thể dễ dàng chuyển sang mua

những sản phẩm thay thế phù hợp thì việc áp dụng thuế ô nhiễm là có hiệu quả. Các ví

Page 133: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

133

dụ về những trường hợp như vậy có thể bao gồm chất nước tẩy rửa trong nhà nhà sản

xuất trong nước có chất kẽm và vì vậy gây ô nhiễm nước. Vì có nhiều loại sản phẩm

tẩy rửa không có chất kẽ được sản xuất cho nên thuế ô nhiễm làm tăng giá của sản

phẩm thì người tiêu thụ sẽ chuyển sang mua các sản phẩm khác không có ô nhiễm.

Hiệu quả của thuế ô nhiễm có thể sẽ thấp hơn nhiều khi cầu không co dãn đối

với những thay đổi của giá cả và/hoặc có ít các sản phẩm thay thế thích hợp. Cho đến

cách đây 10 năm thì ví dụ về xăng dầu được nêu ra ở trên lẽ ra vẫn còn thích hợp ở

đây. Tuy nhiên, công nghệ mới và các sản phẩm mới được đưa ra như xăng dầu không

có kim loại chì tạo cơ hội cho thuế ô nhiễm hoạt động hiệu quả trong trường hợp này

(Opschoor,1991). Nhưng trong trường hợp không có những sản phẩm thay thế thích

hợp, sức mạnh của thuế để giảm ô nhiễm có thê bị giới hạn viẹc người tiêu thụ sẵn

sàng tiếp tục mua số lượng lớn các sản phẩm liên quan ngay cả trong trường hợp giá

cả cao hơn. Các loại thuế carbon đối với nhiên liệu có thể phải đương đầu đối với

những vấn đề như vậy và Barrett (1991) kết luận bài tóm lược của ông bằng cách nêu

ra rằng “để giảm bớt một cách đáng kể sự phát thải CO2 thì cần phải có một loại thuế

carbon cao – chắc chắn là cao hơn các loại thuế đã được thực hiện hoặc đang có những

đề xuất mạnh”.

Những vấn đề quốc tế

Trước khi kết luận chúng ta cần phải nhấn mạnh cái mà các nhà phê bình coi

như một trong những nhược điểm chủ yếu trong việc áp dụng thuế ô nhiễm, ý nghĩa

đối với một quốc gia riêng lẻ nào đó đã đơn phương áp dụng những loại thuế như vậy

đối với nền kinh tế của mình. Nếu một quốc gia đặt ra thuế ô nhiễm đối với ngành

công nghiệp của mình thì những ngành này sẽ bị đặt vào thế bất lợi so với những nhà

sản xuất nước ngoài, cho nên hàng hóa sản xuất trong nước có thể trở thành ít hấp dẫn

đối với người tiêu dùng so với hàng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là, ví dụ một loại

thuế carbon có thể “được đưa vào áp dụng trên một qui mô rộng lớn nếu nó được

nhiều quốc gia cùng đưa vào thực hiện” (Pearce, 1991).

Một hành động hòa điệu như vậy sẽ đòi hỏi một hình thức hiệp ước hay

thỏa ước quốc tế nào đó. Tuy nhiên, một lần nữa ở đây lại có những vấn đề. Trước hết,

bất cứ một quốc gia nào cũng muốn thấy tất cả các nước khác, ngoại trừ quốc gia đó

Page 134: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

134

ký kết một thỏa ước như vậy. Theo cách này, nó thu lợi từ việc giảm sự phát thải trên

toàn cầu mà nó không phải chịu gánh nặng của việc gia tăng chi phí sản xuất, nhờ vậy

mà nó có được một lợi thế cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia bên ngoài mà những

xí nghiệp của họ bây giờ phải trả thuế ô nhiễm. Hậu quả “ăn chùa” này là một động cơ

rất mạnh chống lại những thỏa ước như vậy. Vấn đề thứ 2 là nguyên tắc ngay cả khi

đạt được một thỏa ước như vậy, trong thực tế hiệp ước này sẽ không bình thường ở

chỗ để đảm bảo công bằng, thay vì tất cả các nước tuân theo một luật chung thì luật

của mỗi quốc gia sẽ phải khác nhau. Điều này là vì mỗi quốc gia gây ra một lượng tác

hại khác nhau căn cứ vào qui mô công nghệ của nền kinh tế đó. Hơn nữa, vì những sự

khác biệt về mức độ công nghệ giữa các quốc gia, mỗi nước cũng sẽ đối diện với một

chi phí làm giảm ô nhiễm khác nhau trong quá trình đạt đến các mục tiêu làm giảm ô

nhiêmc riêng biệt. Vì vậy, sẽ rất khó khăn để làm cho tất cả các quốc gia đồng ý với

nhau về một mức thuế ô nhiễm chung trên từng đơn vị phát thải.

Một vấn đề phứ tạp hơn mang tính quốc tế phát sinh do có những quốc gia dứt

khoát không chịu ký vào hiệp ước thuế ô nhiễm quốc tế như vây. Giả sử một lần nữa

chúng ta xem xét thuế carbon đánh vào giá nhiên liệu. Nếu một hiệp ước về thếu

carbon được ký kết thì điều này sẽ có tác dụng làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ở

các quốc gia tham gia ký kết hiệp ước. Nhu cầu nhiên liệu thế giới giảm này sẽ làm

cho các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa giảm gía bán của họ để bảo vệ mức lợi ích đang

sụt giảm. Tuy nhiên, sự sút giảm này sẽ có 2 tác động; một là làm triệt tiêu một số

những tác dụng của thuế trong các quốc gia ký kết hiệp ước cho nên sự giảm sút về

cầu sẽ phần nào được bù lại; hai là các quốc gia không tham gia ký kết sẽ được lợi ích

khi mở rộng nhu cầu đối với nhiên liệu rẻ hơn này. Vì thế những tác động ròng của

một hiệp ước thuế carbon như vậy, xét về mặt giảm phát thải có thể là nhỏ hơn nhiều

so với những gì mà chúng ta có thể mong đợi lúc ban đầu (Barrett, 1991).

Kết luận

Về lý thuyết, thuế ô nhiễm dọn một con đường quan trọng cho việc nội hóa các

chi phí tác hại do ô nhiễm bên ngoài gây ra bởi các công ty và hạn chế sự phát thải ô

nhiễm của họ ở một mức tối ưu bền vững. Thuế ô nhiễm cũng có nhiều tác dụng phụ

tốt ở chỗ nó cũng có thể phát ra những tín hiệu cho người tiêu thụ liên quan đến những

Page 135: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

135

hậu quả ô nhiễm của những hàng hóa họ đã mua sắm. Hơn nữa những tác động thụt lùi

của các loại thuế này đối với những bộ phận nghèo đối trọng xã hội có thể được đền bù

một cách thỏa đáng nhờ một hệ thống tái phân phối thuế. Vì những yếu tố này, thuế

đáng được xem như là một công cụ khuyến khích kinh tế cho việc giảm ô nhiễm. Tuy

nhiên trong thực tế có một số vấn đề quan trọng cần phải lưu ý đến. Xác định chính

xác một mức thuế ô nhiễm thích hợp phụ thuộc vào những thông tin chính xác liên

quan đến chi phí tác hại của sự ô nhiễm đó và những lợi ích của việc sản xuất hàng hóa

đi kèm với ô nhiễm đó. Hơn nữa để cho thuế ô nhiễm có thể được chấp nhận thực hiện

ở qui mô rộng lớn, một mức độ thỏa thuận quốc tế trước đây chưa được biết đến thì

giờ đây được xem ra là cần thiêt. Tính khả thi của một thỏa ước như vậy vẫn còn là

một điều kiện không chắc chắn.

Page 136: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

136

CHƯƠNG 13

MUA BÁN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Phần giới thiệu

Giấy phép mua bán được hay được quyền chuyển nhuợng lad ví duk về những

công cụthị trường để kiểm soát ô nhiểm môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Như chương 10 đã cho thấy,phương pháp công cụ thị trường(MBI_market based

instrument)cuae chính sách môi trường bằng cách điều chính những tín hiệu thị trường

nhằm tạo ra hành vi thân thiện hơn đối với môi trường. phương pháp MBI xem những

quy định trước nay dựa vào “mệnh lệnh và kiểm sóat” là rất quan liêu và không hiệu

quả.

Ý nghĩa cơ bản trong giấy phép được quyền chuyển nhượng rất đơn giản. đầu

tiên,một mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được xác định. Nó có thể được thể hiện qua

một nồng độ cho phép nào đó,ví dụ như chì triong xăng,một mục tiêu sản xuất hay tiêu

thụ hóa chất(ví dụ CFCs),hay môt mức độ phát thải cho phép trong toàn quốc như đối

với cảbonic mà chắc chản sẻ áp dụng trong tương lai. Giấy phép sẻ đựoc cấp ở mức độ

phát thải ..v.v.cho tới mức chấp nhận được. giả sử100 đơn vị ô nhiễm được cho

phép,thì sẻ cấp 100 giấy phép mỗi đơn vị giấy phép có giá trị một đơn vị ô nhiễm. có

nhiều cách để quy định cách cẩp phất ban đầu của giấy phép. Bởi vậy thay đổi cách

phân phối giấy phép có thể dẩn đến rối loạn sản xuất,một cách phân phối ban đầu khá

phố biến là dựa trên mức độ thải chất ô nhiễm từ trứơc đến nay. Cách này thừa nhận

quyền gây ô nhiễm căn cứ theo mức độ thải chất ô nhiễm trong quá khứ. Tuy rằng

trong đó không phải là cách duy nhất để xác định phân bố giấy phép lúc ban đầu,kinh

nghiệm từ trứơc tới nay đối với giấy phép được chuyển nhượng cho thấy việc tìm kiếm

một công thức chấp nhận được cho việc phân phối ban đầu là rất quan trọng,và cách

cho thừa kế quyền gây ô nhiễm quá khứ có vẻ được mọi bên liên quan chấp nhận. rỏ

ràng là thừa kế quyền gây ô nhiễm không đóng góp gìcho việc làm giảm mức ô nhiễm

hay sử dụng hay lãng phí tài nguyên trù phi(a)phan phối ban đầu thấp hơn số lượng

của giấy phép họ có thì họ nhận được môt khoản tín dụng. thí dụ người gây ô nhiễm A

được phép thải ra 10 đơn vị ô nhiễm, nhưng họ chị thải ra 8. khoản dư 2 có thể được

Page 137: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

137

mua bán. Điều này có lợi cho người gây ô nhiễm A nếu việc giảm ô nhiễm rẻ hơn việc

bán giấy phépcho 2 đơn vị đó. Về phương diện kỉ thuật,nên bán giấy phép nếu chỉ xử

lí ô nhiễm biên tế thấp hơn giá trị hiện tại của giấy phép,và nên mua nếu chi phí này

cao hơn chi phí giấy phép

Một khi có được mức phân phối ban đầu thì người gây ô nhiễm đươc tự do mua

bán quyền ô nhiễm. chính khả năng mua bán được này là một bảo đảm phẩm chất cho

hệ thống vì chính đặc tính khả năng mua bán mua bán này giải thích cho sự hấp dẫn

của hệ thống-vai trò của nó trong việc làm giảm các chi phí tuân theo quy định. Về cơ

bản,nột xí nghiệp khác thấy xử lí ô nhiễm là tốn kém. Chủ yếu là nó sẽ bán giấy nếu

nhận được giá cao hơn chi phí mà nó phải tốn để làm giảm ô nhiễm nếu không có giấy

phép. Mặt khác xí nghiệp gây o nhiễm mà tốn chi phí cao để làm giảm ô nhiễm sẽ

thấy có lợi trong việc mua giấy phép nếu giá thấp hơn chi phí đó. Vì thế cả bên tốn chi

phí thấp và bên tốn chi phí cao để làm giảm ô nhiễm đều thấy có lợi và điều này

khuyến khích họ mua bán giấy phép. Ngào ra,việc mua bán giấy phép có xu hứong

tập trung vào những người gây o nhiễm mà thấy rẻ trong việc tự hạn chế ô nhiễm.

việc giữ giấy phép để sử dụng có xu hướng tập trung vào những xí nghiệp thấy việc tự

hạn chế ô nhiễm là quá tổn kém. Tuy nhiên tiêu chuẩn về môi trường tổng thể thì an

toàn bởi vì không có gì thay đổi về số lượng giấy phép toàn thể và các giấy phép này

xác định mức độ ô nhiễm.

Rõ ràng trình bày như thế thì rất đơn giản,nhưng nó chỉ nói lên điều cốt lõi của

hệ thống giấy phép được chuỷên nhượng. một điểm quan trọng cần chú ý là việc

chuyển nhượng không nhất thiết là giữa các người gây ô nhiễm khác nhau(chuyển

nhượng bên ngoài). Nó có thể xảy ra giữa các nguồn thải ô nhiễm khác nhau trong

cùng một xí nghiệp(chuyễn nhượng bên trong). Tuy nhiên,kết quả là như nhau bởi xí

nghiệp sẽ không có lợi do tập trung làm giảm những nguồn ô nhiễm có chi phí thấp và

tập trung giấy phép cho những nguồn có chi phí cao. Khung 13.1 đưa số liệu ví dụ về

giấy phép chuyển nhượng hoạt động như thế nào.

Page 138: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

138

Khung 13.1 –Giấy phép được chuyển nhượng hoạt động như thế nào?

Ta hãy hình dung có hai xí nghiệp A và B thải sulphur oxide vào khí

quyển. mỗi xí nghiệp có chi phí kiểm soát viẹc thải khí khác nhau:chi phí để kiểm

soát khí thải ở xí nghiêp A là 20 bảng anh/tấn,và ở xí nghiệp B là 30 bảng anh

/tấn. những chi phí biên tế này được biểu diễn bằng độ cao của hai khối trên hình

vẽ. giả sử toàn bộ khí thải của mỗi xí nghiệp là 5 tấn. bây giờ giả sử rằng chính

quyền dùng giải pháp ra lệnh và kiểm soát yêu cầu mỗi xí nghiệp giảm lượng thải

một tấn,giảm tổng cộng hai xí nghiệp là hai tấn. chi phí cho A là 20 bảng,cho B là

30 bảng,do đó tổng chi phí thực hiện là 50 bảng. lượng thải bây giờ là 10 tấn trừ đi

phần giảm-nghĩa là 8 tấn.

Thay vì dùng phương pháp CAC, chính quyền cấp giấy phép cho 8 tấn khí thải

sulphur oxide. A và B cùng là những người gây ô nhiễm”bình đẳng”bởi vì mỗi xí

nghiêp thải ra 5 tấn khí ô nhiễm. do đó,chính phủ quyết định phân phối 8 tấn đều

cho cả A và B:mỗi xí nghiệp được giấy phép cho 4 tấn sulphur oxide (giải pháp

thừa kế -xem bài chính). Nhưng chính quyền cho phép mua bán. Điều này có

nghiã là giấy phép phải có giá trị thị trường bởi vì chúng có thể mua và bán. Giả

sử giá thị trường là 24 bảng/tấn sulphur oxide như được trình bày trong hình (a).

Page 139: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

139

Hình (a) –thiết lập giấy phép ô nhiễm

A có thể giảm 1 tấn sulphur với chi phí 20 bảng. vì thế A sẽ có lợi do hạn chế

khí thái thấp hơn mức cho phép. Mặc dù A chỉ cần giảm một tấn(từ 5 xuống 4)nó thu

lợi do giảm nhiều hơn số này,thí dụ xuống còn 3 tấn. nó sẽ tạo ra khoản dư 1 tấn có

thwr đem bán cho B .B sẽ rất vui mừng mua giấy phép này vì giúp B khỏi cắt giảm khi

thải. kết quả cuối cùng là A cắt giảm 2 tấn và B không cắt chút naò cả. đó chính là cái

chính quyền mong muốn-lựong cất giảm tổng cộng 2 tấn. vì thể mức chất lượng moi

Bảng 1 – Lợi ích của việc mua bán giấy phép

Xi nghiệp A Xí nghiệp B

Tổng chi phí để cắt giảm 1 tấn khỉ thải:

không chuyển nhượng 20 30

Chí phí kiểm soát ô nhiễm thực tế

do chuyển nhượng 40 0

Trừ khoản bán giấy phép 24 0

Cộng khoản mua giấy phép 0 24

Chi phí ròng qua mua bán 16 24

Thu lợi qua mua bán 20- 16=4 30-24=6

Lưu ý khoản lợi mua bán 4+6=10,là khoản chênh lệch giữa các chi

phí biên tế

Page 140: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

140

trường vãn tốt như phương pháp CAC. Tuy nhiên, thú vị thay ,cả A và B đều có lợi

qua việc mua bán giấy phép. Các số liệu được trình bày ở bảng 1

Việc mua bán giấy phép trong thự tế :kinh nghiệm của Hoa kỳ

Chúng ta sẽ hi vọng rằnkinh nghiệm thực tế của việc mua bán giấy phép sẽ

không làm giảm tiêu chuẩn môi trường và giảm chi phí do giảm do tuân thủ những quy

định về ô nhiễm khi so sánh với chi phí phải tốn trong hệ thống “mệnh lệnh và kiểm

soát”(CAC). Nói chung đó là kinh nghiệm của hoa kỳ nơi mà hệ thống giấy phép

chuyển nhượng tồn tại như môt phần của Đạo Luật Không Khí Sạch của Hoa Kỳ vào

những năm 1970,và được mở rộng trong Đạo Luật Không Khí Sạch mới năm 1991

Chúng ta cần biêt vài thuật ngữ để hiểu hệ thống của Hoa kỳ. N ối mạng nội

bộ(netting)được giới thiệu năm1974,là phương thức mà xí nghiệp tại ra nguồn thải

mới miễn là nó bù lại việc thải ô nhiễm này bằng ccách cắt giảm chổ nào đó trong

cùng xí nghiệp. nối mạng lưới ô nhiễm luôn luôn liên quan đến việc chuyển nhượng

nội bộ,nghĩa là xí nghiệp không được phép mua giấy phép từ bên ngoài. Bù trừ khu

vực được giới thiệu năm 1976 ở những vùng klhông đạt tiêu chuãn của đạo luật không

khí sạch(vùng không đạt). những quy định nghiêm ngặt được áp dụngcho các nguồn

thải mới khiwns những vung mới này có thể thu hút rất it hay thậm chí không thu hut

nghành công nghiệp mới. tuy nhiên do việc bù trừ nguôn thải mớibằng cách giảm

nhiều hơn các nguồn thải hại tại,các vùng này được phép có nghành công nghiệp mới.

việc bù trừ này có thể thực hiện bằng cách chuyển nhượng nội bộ hay chuyển nhượng

bên nghoài,nghĩa la mua giáy phép trong cùng một xí nghiệp hay từ xí nghiệp khác.

Những giây hụi ô nhiễm (bubbles)có lẽ là phần nối tiếng nhất trong hệ thống giấy phép

được chuyển nhượng ở Hoa Kỳ . chúng được giới thiệu năm 1979. một dây hụi ô

nhiễm là một tổng giới hạn giả định đối với các nguồn ô nhiễm hiện tại(trong khi nối

mạn nội bộvà bù trừ khu vực liên quan đến các nguồn thải mới). trong phạm vi tổng

giới hạn tổng giây hụi ô nhiễm ,xí nghiệp được tự do thay đổi các nguồn ô nhiễm

miễm là không vượt qua giới hạn. dây hụi ô nhiễm được phép vượt qua phạm vi của

một xí nghiệp,nhưng trong thực tế nó có xu hướng áp dụng ở những xí nghiệp riêng lẻ.

Ngân hàng ô nhiễm(banking)được giới thiệu năm 1979 và hoạt động giống như dây

Page 141: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

141

hụi ô nhiễm nhưng theo thời gian,nghĩa là xí nghiệp được mở tín dụng ô nhiễm và sử

dụng chúng ở giai đoạn nào đó trong tương lai.

Khung 13.2 Tổng kết kinh nghiệm của Hoa Kỳ và trình bày những tác động lên

tiết kiệm chi phí và chất lưọng môi trường. khung 13.2 cho biết những điểm sau đây;

1. Gần như tất cả việc chuyển nhượng là nội bộ. chỉ có hệ thống bù trừ khu vực là

dẫn đến mua bán với bên ngoài trong chừng mực nào đó. Trong khi hệ thống

dây hụi cho phép mua bán với bên ngoài,vẫn hiếm có trường hợp xảy ra. Điều

này xem ra là do tốn chi phí cao để nắm thông tin về giá sẵn lòng bán của xí

nghiệp khác,và các chi phí để dược chính quyền chấp thuận việc mua bán

2. khoản chi phi tiết kiệm là rất đáng kể,ít nhất là 1 tỷ đôla và có thể lên đến 13 tỷ.

3. phương pháp ngân hàng ô nhiễm hiếm khi được sử dụng

4. việc sử dụng rộng rãi nội bộ,đã gây ngac nhiên bỡi dây hụi ô nhiễm áp dụng

cho các nguồn ô nhiễm hiện tại trong khi nối mạng nội bộ chỉ áp dụng cho các

nguồn mới hoặc nguồn được tải tạo.

Khung 13.2 kinh nghiệm của Hoa Kỳ với giấy phép có thể mua bán

Dây hụi bù trừ lập mạng.

Ngân hàng

Liên bang. Tiểu bang

Số lượng mua bán 42 89 2000 5000-12000 <120

Tiíet kiệm chi phí 300 135 nhiều 525-12300 ít

(triệu đô la)

Tác động chất lượng

không khí 0 0 0 Không

đáng kể Không đáng kể

Bản chất của mua bán

Nội bộ 40 89 1800 5000-1200

<100

Bên ngoài 2 0 200 0 0 <20

Nguồn:R .Hahn and G.hester(1989),và R.hahn(1987)

Page 142: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

142

Mức độ chuyển nhượng trong hệ thống giay phép ở Hoa Kỳ thấp hơn mức

mong muốn. Cho đến nay,giải thích cho việc này không phải dễ dàng. Những xí

nghiệp như Armco,Dupont,USX và 3M đã mua bán khoản tín dụng giấy phép ô

nhiễm,nhưng mặt khác việc áp dụng còn rất thấp. Các nhà bình luận đã đưa ra 5

nguyên do chính sau đây:

1. Các nguồn mới phải chịu những quy định nghiêm ngặt hơn về chất lượng khỉ

thải. điều này có nghĩa là các xí nghiệp rất muốn chấp nhận bất kì phương án bù

trừ nào khi nguồn thải mới bắt đầu hoạt động. nối mạng nội bộ là phương án

thích hợp nhất trongnhững trường hợpnhư thế và nó giải thích cho việc chiếm

vị trí phổ biến của nối mạng nội bộ trong hệ thông chuyển nhương giấy phép ô

nhiễm của Hoa Kỳ. Ngoài ra các nguồn thải hiện nay đã thừa hướng được

những thiết bị làm ô nhiễm được mua sắm trước khi chính sách dây hụi ô nhiễm

bắt đầu được áp dụng năm 1979,do đó những điều chỉnh theo chính sách mơi sẽ

tốn kém hơn

2. sự không chắc chắn về khoản tin dụng gây ô nhiễm.Có nhiều điều còn mơ hồ về

giá trị của các tín dụng ô nhiễm dưới luật lệ về ngân hàng ô nhiễm.Các xi

nghiệp không luôn luôn chắc chắn về cách chính quyền xác định mức khí thải

cơ bản và khoản tín dụng ô nhiễm.Điều mơ hồ này cao nhất khi khoản tỉn dụng

ô nhiễm của xi nghiệp khác được đem ra mua bán(tức khi liên quan đến sự việc

mua bán bên ngoài).Xí nghiệp Aphải chắc chẳn rằng xí nghiệp B thực sự cắt

giảm chất thải để tạo ra khoản tín dụng ô nhiễm có thể chuyển nhượng

được.ngược lại,mua bán nội bộ chắc ăn hơn bỡi vì xí nghiệp chỉ giao dịch với

chính nó.

3. lấy thông tin về việc chuyển nhượng bên ngoài càng tốn kém hơn bởi vì xí

nghiệp A cần phải biết các xí nghiệp khác đã gửi tín dụng ô nhiẽm những gì,và

giá cả chuyển nhượng là bao nhiêu.Những khó khăn tương tự cũng phát sinh ở

các nước khác,nơi đang có những cố gắng để thành lập các dịch vụ trao đổi

thông tin về chất thải

4. Các xí nghiệp không chuyển nhượng cho xí nghiệp khác bỡi vì triển vọng giá

giấy phép gia tăng.Giấy phép sẽ được dầu cơ tích trữ cho tới khi mức tăng giá

mong muốn lớn hơn chi phí tích trữ,nghĩa là lơn hơn lãi suất

Page 143: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

143

5. Giấy phép được tích trữ có thể dùng như một rào cản việc gia nhập cùng

nghành sản xuất của các xí nghiệp mới

Việc mua bán giấy phép là đặc điểm trung tâm của Đạo Luật Không Khí Sạch

gần đây hơn của Hoa Kỳ với nôi dung kiểm soát mưa axit.Những người đặt ra luât lệ ô

nhiễm cho rằng họ đã học tập từ kinh nghiệm của các hệ thống giấy phép chuyển

nhượng trứoc đây và hầu hết những trở ngại co thể tránh được trong hệ thống mới.

Các phản đối về giấy phép chuyển nhượng

Các phản đối đươch đưa ra bỡi các ”nhóm quyền lợi”khác nhau:các nhà

môi trường,giới công kỹ nghệ và chính quyền.

ở Hoa Kỳ,các phản đối của các nhà môi trường tập trung vào 2 vấn đề

chính:chất lượng môi trường có bị hi sinh hay không trong hệ thống giấy phép chuyển

nhuợng,và về mậtđọ đức có đúng hay không khi cho phép gây ô nhiễm ngay cả với

một giá nào đó. Khung 13.2 chứng tỏ rằng điều phản đối về chất lượng môi trường là

thiếu hoặc không có cơ sở. phản đố thứ 2 phải được đáp lại bằng quá trình tuyên

truyền giáo dục. Tất cả hệ thống luật lệ”cho phép”ô nhiễm nếu ô nhiễm có nghĩa là

chất thải.Không có quá trình kinh tế nào mà không gây ra chất thải.Vì thế vấn đề ở đây

là liệu hệ thống giấy phép chuyển nhượng có cho phép thải nhiều hơn hệ thống CAC

hay không.Và như chúng ta đã thấy,không có lí do gì cho việc đặt vấn đề này cả.Và

đáng kể là hiện nay nhiều tổ chức môi trường ở Hoa Kỳ giờ đây ủng hộ giấy phép

chuyển nhuợng.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy sự chắc chắn về hệ thống luật lệ được đánh

giá cao. Với hệ thống CAC ,nhìn chung,xí nghiệp rất rõ về bản chất của luật lệ và về

cái gì cho phép và cái gì không cho phép. Điều này cũng đúng cho những hệ thống ít

cứng nhắc hơn,như hệ thống Anh trong đó có dành chỗ đáng kể cho những điều chỉnh

mềm dẻo hơn khi trao đổi với cơ quan kiểm soát ô nhiễm.Tuy nhiên,vì những chỉ thị

của EC đóng vai trò ngày càng quan trọng,có lẽ chúng ta mong muốn ngày càngnhiều

hơn nữa việc đặt ra tiêu chuẩn để thay thế cho hệ thống đàm phán đẻ thực hiện tiêu

chuẩn.

Page 144: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

144

Chính quyền tất nhiên sẽ nhạy cảm với những mối quan tâm lo lắng của các nhà

môi trường cũng như các nhà kỹ nghệ. Tuy nhiên họ cũng xó những mối bận tâm của

riêng họ,chủ yếu phát sinh từ những chi phí của việc xem xét,tính toán và thực hiện bất

kỳ điều gì khác biệt với phương pháp CAC đã được thiết lập. cần ghi nhớ cach nghĩ

CAC đã ăn sâu vào quy định của môi trừơng của hầu hết các nước,nó phản ảnh kinh

nghiệm hơn 100 năm về luật lệ y tế công cộng,nơi làm việc và môi trường. Sự lo lắng

cũng có xu hướng gia tăng khi người ta không biểt nhiều về một hệ thống mới.

Chính quyền và giới công kỹ nghệ cũng có thể quan tâm về chi phí quản lí hành

chính có thể rất cao nếu có nhiều người gây ô nhiễm. Nơi đâu có tương đối ít,thì chi

phí hành chính sẽ thấp,nhưng có một vấn đề mới phát sinh là một hoặc hai cơ sở gây ô

nhiễm có thể ép thị trường giấy phép và không chịu bán chúng ra. Điều này tạo thành

rào cản đói với các xí nghiệp mới và do đó sẽ góp phần vào hành vi canh tranh.

Hạn ngạch đánh cá ở New Zealand

Giấy phép chuyển nhượng còn có thể được sử dụng để kiếm soát việc sử dụng

tài nguyên bừa bãi,như việc đánh bắt cá quả mức.Chương Trình Hạn Ngạch Chuyển

Nhượng Cá Nhân của New Zealand(ITQ) được áp dụng năm 1986. Australia cũng có

hệ thống ITQ chó cá ngừ xanh ở phía nam và đề xuất một hệ thống khác cho nghành

đánh cá ở phía Đông nam và Hoa Kỳ mới đây cũng đưa ra một hệ thống cho các

nghành đánh bẳt nghêu ở Atlantic. Trong hệ thống của New zealand,mức hạn nghạch

ban đầu được cấp theo số lượng đánh bắt trước nay(ngư dân được quyền thắc mắc về

thành tích đánh bắt ghi nhận trước nay của họ).Chính phủ sau đó mua lại một số hạn

nghạch với giá thị trường hiện hành,vì thế sẽ giảm được tổng lượng đánh bắtcho

phép(TAC).Sau đó,một mức cố định bằng 80%giá ban đầu được đề nghị đối với

những ngư dân còn lại. Cuối cùng ,nếu cần giảm thêm để đạt mức TAC thì số lượng

cần giảm này được chia theo tỷ lệ cho các ngư dân còn lại.Các ngư dân có thể bán lại

hạn nghạch cho các ngư dân New Zealand khác.Những ngư dân mới vào đánh bắt sẽ

được phân phối mức hạn nghạch tối thiểu. hạnh nghạch và và lượng đánh bắt thực tế

phải tương ứng với nhau vào cuối mỗi tháng.Các ngư dân cũng phải trả tiền tô cho

Page 145: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

145

chỉnh phủ để có giấy phép hạn ghạch,và tiền này được tính gấp đôi nếu thêu tàu nước

ngoài để đánh bắt,Bỡi vì việc đánh bắt đãc được theo dõi,nên hệ thống ITQ tạo thêm

rất ít gánh nặng về mặt hành chính.

Hệ thống hạn nghạch đã hoạt động tổt,cho dù phải đối phó với những thay đổi

đáng kể vài số lượng TAC khi có thêm được thông tin tốt hơn.Chính quyền đã tránh

việc chi nhiều tiền cho việc mua lại hạn nghạch bằng cách làm cho hạn ngạch là một

phần tỷ lệ của TAC. Việc chuyển nhượng hạn nghạch được thuận tiện nhờ Thị

Trường Mua Bán Hạn Ngạch ,nơi có những người môi giới đóng vai trò trung gian.

Nhưng thực tế,hầu hết các cuộc mua bán đều diễn đều diễn ra một cách riêng tư,tất cả

việc mua bán được báo cáo cho các những người quản lí hạn ngạch. Vài điều kỳ lạ đã

phát sinh. Giá hạn ngạch quan sát được đôi khi có vẻ cao hơn nhiều so với giá trị của

lượng đánh bắt cho phép của chúng.và có sự chênh lệch đáng kể về giá hạn ngạch cho

cùng một lượng đánh bắtViệc phân tích cho thấy rằng những sự kiện này có thể đoán

trước được trong giai đoạn chuyển tiếp từ việc đánh bắt tự do sang chế độ quản

lý,nhưng việc thiếu thông tin và sự ổn định cố hữu ở thị trường thì vẫn tồn tại. Việc

nâng giá nhằm cản trở nhau có thể có thể xảy ra,ở đó các xí nghiệp sẽ nâng giá giá

hạn ngạch để cản trở sự tham gia của các ngư dân mới(một số vấn đề có thể xảy ra đối

với hệ thống giấy phép chuyển nhượng được). ván đề lớn khác là những tranh chấp về

những thay đổi của chỉnh phủ về tiền tô phải trả-và điều này được giải quyết bằng việc

thỏa thuận về những lệ phí cố định trong từng khoảng thời gian năm năm.

Khinh ngiệm New Zealand cho thấy:

a) Phân phối kể thừa là một hệ thống chấp nhận được về mặt chính trị, tiếp theo sau bằng

việc mua lại hay cắt giảm theo tỷ lệ. Nó rất thích hợp cho bất kỳ hệ thống kiểm soát

việc sử dụng tài nguyên nào ở Châu Âu.

b) Tiền tô cần được xác định từ đầu và duy trì để tạo sự yên tâm về hệ thống

c) Việc kiểm soát tương đói dể dàng khi có một hệ thống theo dõi bên trong – về số

lượng đánh bắt.Trong vấn đề ô nhiễm,có một nhu cầu hiển nhiên về việc theo dỏi

chính những chất ô nhiễm,do đó người ta có thể tiên đoán một hệ thống như thế sẽ

hoạt động kém hiệu qủa khi việc theo dõi gặp những sai sót lớn

Page 146: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

146

Kết luận

Giấy phép ô nhiễm và sử dụng tài nguyên đã đưa ra một phương pháp có tính

đổi mới và đầy thách thức cho việc giải quyết các vấn đề về môi trường. bỡi vì chúng

ta cho phép những người gây ô nhiễm được linh động trong cách điều chỉnh thế nào

cho đạt tiêu chuẩn môi trường,chúng làm cho việc chấp hành luật lệ ít tổn kém hơn

trong hệ thống CAC.Chúng không hy sinh chất lượng môi trường bỡi vì mức chất

lượng tổng quát được xá định bởi tổng só lượng giấy phép, và được đặt ra bỡi cơ quan

điều tiết.Chúng có vẻ dể được người sử dụng tài nguyên và người gây ô nhiễm chấp

nhận hơn,ít ra là khi chúng được đưa vào hoạt động một thời gian và thủ tục kiểm soát

hành chính rườm rà được hạn chế ở mức tối thiểu.Tiềm năng của chúng không bị giới

hạn đối với các tác nhân gây ô nhiễm xưa nay.Như chúng ta đã thấy,chúng được thể

nghiệm rất thành công trong việc kiểm soát sự lạm dụng tài nguyên.Chúng cũng có

tiềm năng đáng kể trong việc kiểm soát việc thải khí CO2.Thực thế,có những đề nghị

rộng rãi về việc có nhữung giấy phép chuyển nhượng quốc tế về CO2 .Điều háp dẫn là

các nước thấy tốn kém trong việc cắt giảm thải khí CO2 có thể mua giấy phép,trong

khi các nước thấy dễ cắt giảm thải khí có thể đem bán nó.Cũng có thể có một mức độ

hấp dẫn nào đó trong việc phát giấy phép nhiều hơn cho cac nước nghèo để họ có thể

đem bán lại cho các nước giàu hơn.Chương 19 xem xétvấn đề này chi tiết hơn.

Page 147: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

147

CHƯƠNG 14

ẤN ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

Hiệu quả của CAC, việc đòi tiền tô và sự thông đồng quy định

Ngày nay các chính quyền quốc gia có những trách nhiệm rộng rãi trong việc

bảo vệ sức khỏe, phúc lợi và môi trường của xã hội khỏi bị những rủi ro do ô nhiễm

gây ra. Bất kể lời khuyên của các nhà kinh tế (trên cơ sở phân tích màchúng ta đã

xem lại trong các chương từ 10 đến 13) hầu hết các nhà quản trị hành chính có

khuynh hướng ưa thích các công cụ quy định CAC (command and control ) (đặc biệt

là các tiêu chuẩn và hoặc các mục tiêu môi trường) và giới hạn mức triển khai áp

dụng của các công cụ kinh tế thị trường, cho dù như chúng ta đã xem trong chương

11, các công cụ kinh tế như thế chưa hoàn toàn vắng bóng tại các nước công nghiệp

phát triển.

Theo các nhà kinh tế thì phương pháp CAC có hiệu quả kém hơn so với một

phương pháp đặt cơ sở trên lệ phí/thuế má v.v… nhưng có một câu hỏi liên quan cần

đặt ra là liệu các tiêu chuẩn môi trưòng tự nó có đạt hiệu “nội tại’’ hay không? Tới

một chừng mực mà phương pháp CAC dựa trên cơ sở tiêu chuẩn đạt được thành

công, thì xã hội sẽ có lợi do việc giảm bớt hoặc loại trừ các thiệt hại môi trường.

Nhưng xã hội phải trả giá cho các lợi ích này vì chi phí hàng hoá và dịch vụ đều

tăng. Vì thế chương trình CAC của quốc gia có thể xem là có kết quả khi các lợi ích

từ môi trường tốt hơn/sạch hơn có giá trị cao hơn so với chi phí mà xã hội phải trả để

có chúng (luken và clack 1991). Trong chương này ở phần sau chúng ta sẽ xem xét

một công trình nghiên cứu chi tiết duy nhất đã đặt ra vấn đề đó, trong bối cảnh của

chính sách kiểm soát ô nhiểm nước và không khí của hoa kỳ. Như chúng ta đã thấy

kết quả sẽ không khích lệ lắm cho những người ủng hộ CAC.

Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào việc tại sao các nhà quản trị hành chính lại ưa

thích chương trình CAC và nhân tố chính của chính của phương pháp này là gì. Theo

young (1992) lý do chính khiến CAC được ưa chuộng là nó đòi hỏi ít thông tin để

ban hành các luật lệ; có thể dựa vào chúng để đạt được nhiều mục tiêu chính sách đề

ra; chúng được chấp thuận dễ dàng là do tạo ra được sự hổ trợ hành chính và chính

trị (xem lại khung 11.1) và kiểm tra danh sách lựa chọn công cụ.

Page 148: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

148

Chúng ta cũng có thể hiểu được tại sao ngành công nghiệp có lẽ cũng ưa thích

phương pháp CAC đối với các doanh nghiệp đã có uy tín trong một ngành công

nghiệp được điều tiết, lợi ích tiềm tàn của cái gọi là “thông đồng về quy định” là rất

lớn. Khái niệm “thông đồng” đề cập đến khuynh hướng của những người đặt ra quy

định và những người gây ô nhiểm tìm kiếm một nền tảng chung và sự hợp tác với

nhau. Một khi đã thông đồng, các nhà quản trị hành chính bắt đầu nhận thấy rằng họ

phải bảo vệ những thành viên hiện hữu của ngành công nghiệp và do đó sẽ điều tiết

cho phù hợp. Họ sẽ cho những người mới tham gia các ngành công nghiệp này và do

đó sẽ điều tiết cho phù hợp họ sẽ không cho những người mới tham gia các ngành

công nghiệp này, họ đề nghị các khoảng trợ cấp cho các thành viên hiện hữu và họ trì

hoãn những quyết định khó khăn lại cho đến khi tình hình có triển vọng được cải

thiện.

Khuynh hướng của các doanh nghiệp hiện hữu tìm kiếm sự bảo vệ thông qua

việc điều tiết như là sự thông đồng về tiền tô. Hành vi đòi tiền tô (thuyết phục chính

quyền rằng các khoảng trợ giá v.v… là cần thiết) có khuynh hướng dẫn đến những

thiên lệch trong những quyết định đầu tư, làm mất hiệu quả và làm tăng hơn nữa việc

thông đồng về quy định (young, 1992) do đó CAC không mang lại sự khuyến khích

năng động cho những đổi mới hoặc hoàn thiện nhằm vượt lên trên những chỉ tiêu đã

đặt ra, và nói chung CAC dẫn đến việc sử dụng tài nguyên một cách không hiệu quả.

Các biện pháp quy định luật lệ nên được tăng cường bằng các công cụ khuyến khích

kinh tế khi nào có thể được.

Nguyên tắc đề phòng

Khi có những chất thải liên tục được đưa vào môi trường hoặc khi có nguy cơ

ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ con người hoặc trong trường hợp có nghi ngờ cao

thì sự đề phòng là cần thiết nếu mục đích ngăn ngừa hoàn toàn một chất thải nào đó

hoặc một hành động nào khác thì việc quy định luật lệ rất có thể sẽ có hiệu quả hơn,

tin cậy hơn và dễ được chấp nhận về mặt chính trị hơn so với các công cụ kinh tế

việc bồi tiền đặt cọc có thể đóng một vai trò đặt biệt trong trường hợp này (xem

chương 11)

Page 149: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

149

Nhưng đôi khi các quy định dưới hình thức tiêu chuẩn an toàn tối thiểu SMS

(safe minimum standard) (xem chương 4) và việc phân tích rủi ro lợi ích và việc

đánh đổi là cần thiết. Phương pháp SMS có thể được tăng cường bằng các khoảng

thuế má/lệ phí ô nhiễm và đặc biệt bằng các giấy phép chuyển nhượng (bù trừ). Hãy

nhớ lại công cụ bù trừ sau dựa trên cơ sở một hạn ngạch nào đó về tổng mức thải mà

được liên quan với SMS. Giả sử chúng ta thừa nhận rằng có thể còn rất nhiều mơ hồ

thì vẫn có lý để lập luận rằng khi nào người ta nghi ngờ cường độ sử dụng các nguồn

tài nguyên (tức là hành vi gây ô nhiểm) đã gần đến mức vi phạm ngưỡng sinh thái

(trong trường hợp này là khả năng hấp thu hoá giải chất thải của môi trường tiếp

nhận, không khí đất hay nước) thì biện pháp quy định có lẽ đáng tin cậy hơn so với

thuế hơn nữa về lâu dài biện pháp quy định có nhiều khả năng đảm bảo cho việc sử

dụng các nguồn tài nguyên được duy trì trong mức giới hạn cần thiết để đảm bảo tính

bền vững.

Trong khung 14.1 chúng ta sẽ thấy những cách định nghĩa về nguyên tắc đề

phòng pp (precautionary principle) nó đặt nền tản trên ba nguyên tắc căn bản khi

chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học, chúng ta nên cẩn thận hành động trước khi biết

chắc chắn dựa trên cơ sở là hành động kịp lúc dù không được chính xác lắm và luôn

luôn nghỉ đến những hậu quả của việc ta có thể sai còn hơn là thật chính xác mà quá

trể.

Khi sự nguy hại đến hệ thống sinh thái có nguy cơ gây ra các thiệt hại cho các

dịch vụ và chức năng môi trường có dịch vụ cao (tức là hệ thống hổ trợ sự sống) thì

khả năng chung của các hệ thống đó trong nhiệm vụ che chắn cho môi trường lành

mạnh phải được bảo vệ một cách thích đáng. Điều này có nghĩa là phải có một lớp

đệm thiên nhiên (SMS) trong các trạng thái cân bằng chức năng của các hệ tự nhiên.

Gánh nặng chứng cớ để bảo vệ lớp đệm thiên nhiên bắt đầu rơi vào những

người sẽ gây ô nhiểm hơn sẽ là những người nạn nhân, hoặc các nhóm áp lực những

người tranh đấu cho sự nghiệp bảo vệ cho sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Điều này có

nghĩa là chi phí sửa chữa hoặc đền bù ngày càng biến thành chi phí hoạt động kinh

doanh (O’Riordan, 1992).

Page 150: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

150

Khung 14.1 các thanh phần của phương pháp quy định để kiểm soát ô nhiểm

Hình (a) minh họa các cách định nghĩa của nguyên tắc đề phòng. Ơ phía thái

cực là phần được gọi là nguyên tắc đề phòng nghiêm ngặt SPP (strict precautionary

principle) việc áp dụng một tiêu chuẩn như thế vẫn dựa trên giả thiết là chúng ta

không biết được ảnh hưởng tương lai của các chất thải hiện thới nhưng có thể tương

lai sẻ phải gánh chịu một chi phí thiệt hại nặng nề. Ý nghĩa của phương pháp này là

tất cả các chất đều có tiềm năng nguy hại được xem như là rủi ro không thể chấp

nhận được đối với sự an toàn của môi trường đối với tương lai. Do đó, SPP có mục

tiêu chất thải bằng không, tuy nhiên trong thực tế, mục tiêu chất thải bằng không là

bất khả thi do hạn chế về công nghệ hoặc không thực tế do chi phí tốn kém quá mức.

Tiêu chuẩn chất thải đề phòng theo nguyên tắc đề phòng dựa trên cơ sở chất lượng

chất thải và tình trạng chất lượng môi trường tiếp nhận có ít hoặc không có ảnh

hưởng gì đối với việc xác định các tiêu chuẩn đó.

Mặt khác, khái niệm tải lượng tới hạn CL (critical load) được áp dụng gần đây

như là nền tản cho các cuộc thương lượng quốc tế về giảm bớt chất thải sunful va

nitrogen trong không khí (để khắc phục sự axid hoá eutrophication) rõ ràng lại tính

đến môi trường tiếp nhận. Các tải lượng tới hạn là ngưỡng của nguy hại mà chúng ta

thấy tới mức độ mà chúng ta thấy tới mức độ nào thì giảm bớt chất thải nếu muốn

được chấp nhận về mặt môi trường (tức là không có ảnh hưởng sinh học có hại), chất

thải vượt quá ngưỡng cửa đó bắt buộc phải được giảm xuống. Không còn nghi ngờ

nào nửa CL là một sự cải thiện về hiệu quả chi phí so với phương pháp đơn giản của

việc giảm chất thải theo tỷ lệ đồng đều bởi vì hiệu quả và chi phí của việc giảm ô

nhiễm nhất định thay đổi theo các khu vực. Tuy nhiên, CL vẫn nên được sử dụng với

sự dè dặt nếu muốn tránh trường hợp chính sách môi trường không có hiệu qua.

Trong hình(b), CL hiện hữu tại mức mật độ chung quanh là OC “thiệt hại” xảy ra do

vi phạm vượt khả năng hấp thu hoá giải của môi trường hoặc do chỉ tiêu vượt quá

ngưỡng cửa mức tích luỹ các chất ô nhiểm tồn tại lâu dài không thể hoá giải. Nhung

một mức CL xác định về mặt sinh học không nhất thiết bằng với một mức CL về mặt

kinh tế, CL được định nghĩa theo mức phúc lợi của con người và sự nhận thức và

đánh giá về các thay đổi môi trường.

Page 151: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

151

Trong hình (b) để thuận tiện chúng ta giả thiết rằng hai mức tải lượng giới hạn

là như nhau (C). Nếu chúng ta chỉ xét hai địa điểm 1 va 2, thiệt hại kinh tế của điểm

1 la MD (maginal damage )(thiệt hại biên tế ) và của địa điểm 2 là MD ngay cả khi

hai nơi này là giống hệt nhau về mặt sinh học v.v… Chúng ta có thể khác nhau về

thiệt hại kinh tế (đo lường theo giá sẵn sàng trả để ngăn ngừa thiệt hại) như vậy địa

điểm một thiệt hại là C d C, còn tại địa điểm hai thiệt hại là và ta có vì

thế phương pháp CL có nguy cơ là sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế.

Vì lý do đó các tỉ lượng chỉ tiêu, được thiết lập theo từng quốc gia, cần phải xét

đến không phải chỉ vì tính nhạy cảm của môi trường, mà còn cả khía cạnh kinh tế và

kĩ thuật cũng như nhiều mặt khác. Như vậy phương pháp CL và phương pháp SPP

có thể được sửa đổi bổ sung bằng cách tham khảo các khả năng công nghệ, khi đó

việc gây ra ô nhiễm có thể được kiểm soát bằng công nghệ hiện có tốt nhất (PP+BAT

(Best availabie technology) trong hình (a)) vấn đềtiếp theo là không phải vào bất kỳ

lúc nào cũng luôn có sẳn một công nghệ tốt nhất. Một tầng kiểm soát khác luôn có

thể được bổ sung hoặc là có một công nghệ bản lề đang được thử nghiệm mà hứa hẹn

một sự kiểm soát ô nhiểm có hiệu quả hơn (lave và males, 1989). Ơ hoa kỳ và ở Đức

chính quyền chọn công nghệ tiên tiến nhất, đáng tin cậy nhất hiện có trên thị trường,

0

spp PP+BAT

PP+BAT+NEEC

Mật độ chất thải

Mật độ chung quanh

Tổng chi phí làm ô nhiễm

Nguồn :Theo Ramchandani và Pearce(1992)

Page 152: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

152

có mức độ kiểm soát chấp nhận được và có giá cả hợp lý. Tai Anh quốc, BAT được

giải thích như một kĩ thuật có vẻ có sẵn chỉ khi có thể đạt được và khi được phát

triển (hoặc chứng minh ở một quy mô cho phép thực hiện nó trong một bối cảnh

công nghiệp thích hợp với độ tin cậy kinh doanh).

Giả sử chỉ có trình độ công nghệ và sáng kiến đổi mới như hiện nay thì giải

pháp PP+BAT có thể ban hành những tiêu chuẩn về chất thải tương đối nghiêm ngặt

gần như phương pháp CL mức độ tiêu chuẩn PP+BAT trong thực tế sẽ tùy thuộc vào

tính chất có sẵn và loại hình của các công nghệ hiện hữu, cách giải thích khái niệm

BAT của các cấp có thẩm quyền kiểm soát ô nhiểm mức độ chấp nhận PP tại một số

nơi và một số nước và khả năng hấp thu hoá tải của môi trướng.

Phương pháp PP va BAT thậm chí còn được định hướng một cách thực tế hơn

khi chi phí để đạt được chỉ tiêu ô nhiểm xác định được đưa ra xem xét một cách

thẳng thắng. Việc này dẫn đến kết quả là phương pháp PP+BATNEEC (xem hình a).

Chữ NEEC (Not Entailing Excessive Cost) trong BATNEEC ở đây có nghĩa là giả

thiết ủng hộ BAT có thể được bổ xung sửa đổi bằng hai cách xem xét về “chi phí

kinh tế” tức là liệu chi phí áp dụng BAT có quá mức so với tính chất của ngành công

nghiệp và tình trạng cạnh tranh của nó. Tuy nhiên không có sự nhất quán cao trong

cách chính quyền giải thích thế là quá mức. Đôi khi người ta coi đó là chi phí tài

chính của các doanh nghiệp gây ô nhiểm v.v… và/hoặc sự thiệt hại và cạnh tranh

trên thị trường; và có những lúc khác, nó lại bao gồm các chi phí ô nhiễm ngoại tác

rộng lớn hơn.

Các nhà phê bình phương pháp tiêu chuẩn trên cơ sở công nghệ có xu hướng

tập trung vào tính mơ hồ xét theo các vấn đề như là môi trường được tạo ra sẽ trong

sạch như thế nào, những rủi ro có thể chấp nhận được là gì và một cách chính xác chi

phí vượt qúa là gì (chẳng hạn chúng ta sẽ làm gì với các kết luận về một dự án bị đe

dọa trong những khu vực có tình trạng thấp thiệt cao?). Các câu hỏi khó trả lời về

hiệu quả kinh tế, chính trị, đạo lý lại bị lập lờ thay vì được làm sáng tỏ hơn bởi

phương pháp này, những phán xét về giá trị được thực hiện một cách bóng gió hơn là

thẳng thắn.

Người ta cũng có thể lập luận rằng phương pháp kiểm soát ô nhiểm này có

khuynh hướng chống lại sự thay đổi mới công nghệ (tức là, nó không khuyến khích

Page 153: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

153

người gây ô nhiễm đã được điều tiết vượt quá chỉ tiêu giảm ô nhiễm đã quy định cho

họ). Tuy nhiên, nó còn tỏ ra hấp dẫn đối với các cơ quan xử lý ô nhiểm. Điều này nó

mang lại sự đo lường tính chắc chắn của chất lượng môi trường (miễn là có sự giám

sát và thi hành luật lệ đầy đủ). Quan điểm “tính chắc chắn” này đặc biệt hiện diện khi

có mặt của các chất độc hại tồn tại lâu và có đặc tính tích luỹ sinh học. Nhưng vẫn

còn một vấn đề là trong khi còn các yếu tố lâu bền, độc hại và tính tích luỹ sinh học

là những dấu hiệu quan trọng của mối nguy hiểm mà một chất nào có thể gây ra là

hợp lý, thì chúng cũng không dễ dàng áp dụng trong thực tiễn quản trị môi trường

(Grey et al, 1991).

Chính sách môi trường và chương trình nghị sự về môi trường trong thập niên

90 phần lớn việc đưa ra quyết định môi trường đã tiến hành lắc nhắc nghĩa là chỉ

phối hợp một cách lõng lẻo và cục bộ cho các vấn đề và các trở ngại riêng biệt. Tuy

nhiên mục tiêu chung của tất cả các nước là một quá trình cải tiến về quản trị và kế

hoạch hoá môi trưóng, có chú trọng hơn về dài hạn sự cải tiến nhằm các mục tiêu

như tình trạng chất lượng môi trường chung quanh tốt hơn, giảm các rủi ro cho sức

khoẻ con người và một hệ thống kiểm soát môi trường hiệu quả (hiệu quả về chi phí)

hơn nửa.

Đối với nhiều nhà môi trường đường lối cải tiến dứt khoát sẽ dẫn tới một quá

trình quyết định toàn diện hợp lý và lý tưởng. Nhưng một quá trình toàn diện như

vậy, ngay cả có thể đi (điều này rất đáng ngờ) có lẽ vừa không thực tế vừa không ai

mong muốn. Do đó, ví dụ ở Hoa Kỳ, triết lý “từ nôi đến mộ’’ về quản trị chất thải

đòi hỏi báo cáo quá nhiều và những biện pháp kiểm soát quá tốn kém, mà thành quả

đạt được vẫn khiêm tốn. Mặt khác, các khó khăn của phương pháp hạn chế quá mức

trong quá khứ của Anh đối với việc kiểm soát ô nhiểm là quá rõ và trong nhiều

trường hợp có thể còn trầm trọng hơn trong tương lai. Vì thế những chính sách nào

tìm cách giảm bớt thiệt hại ô nhiểm. Trong một môi trường đơn lẻ và chỉ khuyến

khích các biện pháp làm giảm ô nhiễm ở đầu cuối (ví dụ bộ lọc khí thải v.v…) là

ngược lại các biện pháp cơ bản hơn làm giàu nguồn ô nhiễm (như thay đổi quy trình

và các hệ thống tái sử dụng trong nhà máy v.v…) chỉ có thể có hiệu quả hạn chế.

Do đó, có thể là áp lực “xanh” ở Anh sẽ gia tăng cố gắng không ngừng để cải

thiện chất lượng môi trường chung quanh thông qua một phương pháp thống nhất

Page 154: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

154

hơn với chính sách kiểm soát ô nhiểm. Đạo luật kiểm soát môi trường của Anh đã

dựa trên phương pháp điều tiết, nó sẽ nhấn mạnh vào hai hệ thống kiểm soát mới

“kiểm soát ô nhiễm thống nhất” (IPC –integrated pollution control) buộc cơ quan

thanh tra ô nhiễm hoàng gia (HMIP –Her Majesty’s Inspectorate of pollution) chấp

nhận một phương pháp kiểm soát đa phương diện, có nghĩa là trong trường hợp các

chất được thải vào nhiều hơn một loại môi trường thì người gây ô nhiểm phải lựa

chọn “phương án môi trường thực tế tốt nhất có thể” (BPEO-Best practicable

Environmental Option).

Theo truyền thống chính sách kiểm soát môi trường của Anh đã dựa trên

phương pháp điều tiết các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn chất lượng chung quanh và tiêu

chuẩn phát thải) chính sách mới này vẫn giữ lại phương pháp tiêu chuẩn dựa trên cơ

sở công nghệ sử dụng từ trước đến nay, với những cốt lõi của công nghệ hiện có tốt

nhất không gây chi phí vượt mức (BATNEEC –Best Avaikabal Technology Not

Entailing Excessive Cost) triết lý BATNEEC buộc HMIP làm cho những người gây

ô nhiễm chú ý tới các công nghệ sạch hơn những gì đang có, miễn là chúng không

quá mức tốn kém. Cả IPC và BATNEEC sẽ làm tăng thêm một cách đáng kể chi phí

công nghiệp.

Trên mức độ Châu Âu trung tâm điểm của luật môi trướng, dĩ nhiên đã chuyển

sang Brussels thông qua các chỉ thị về môi trường (xem khung 14.2) chỉ thị về nước

uống cũng đã chứng tỏ quyền lực của Brussels trong việc thực hiện các tiêu chuẩn

gắt gao dẫn đến chi phí đáng kể cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Chỉ thị

về đánh giá tác động môi trường (áp dụng cho một số loại dự án phát triển) đã được

thực hiện năm 1988 và sắp tới là những đề nghị về quản lý chất thải và trách nhiệm

dân sự về quyền tự do tiếp cận của cộng đồng đối với các thông tin về chất thải công

nghiệp; về cấp nhãn hiệu sinh thái và kiểm toán môi trường (dựa trên cái gọi là phân

tích chu kỳ hay vòng đời sản phẩm) đối với các công ty. Các chi phí liên quan trong

mỗi trường hợp thì rất đáng kể.

Trên mức độ toàn cầu, các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục để đạt được những thoả

thuận khung về việc bảo vệ rừng nhiệt đới và sự đa dạng sinh học. Các cuộc thảo

luận của GATT hiện nay bao gồm những tranh cải về tác động đối với môi trường và

các hiệp ước mậu dịch. Điều đáng kể hơn nữa là các nền tảng đang được xây dựng

Page 155: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

155

cho một hiệp ước toàn cầu về việc kiểm soát khí nhà kính để giảm mối đe doạ về bầu

khí quyển nóng dần lên theo sau hiệp ước nghi thức ở Montreal 1987 (được củng cố

năm 1990) mà nó tìm cách kiểm soát việc thải khí chloro-fluorocarbon (CFC) làm

suy yếu tầng ôzôn (xem chương 19 và 20).

Khung 14.2 – Các chỉ thị của EC

Thông điệp chung dường như đã rõ, luật lệ và các áp lực về môi trường tiếp tục

gia tăng ảnh hưởng chung của chúng là chi phí gia tăng một cách đáng kể đối với

ngành công nghiệp trong một thập kỷ tới, và dẫn đến giá tiêu thụ sản phẩm gây ô

nhiễm sẽ cao hơn.

Trong khi nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả PPP [Polluter Pays Principle]

vẫn tiếp tục tiến triển, hiện nay nó đang được củng cố, theo chừng mực nhiều hay ít,

Dựa theo điều khoản 189 của hiệp ước Rome của EEC, một chỉ thị sẽ có

tính chất ràng buộc, đối với kết quả đạt được của mỗi quốc gia thành viên, tuy

nhiên sẽ để cho giới hữu trách của mỗi quốc gia đó lựa chọn hình thức và phương

pháp. Những hoạt động lẻ tẻ nhằm bảo vệ môi trường trước khi có đạo luật Châu

Au duy nhất năm 1987 đã được củng cố bởi đạo luật này và vấn đề bảo vệ môi

trường đã có được một chỗ đứng rõ ràng trong hiệp ước qua các điều khoản

130R, 130S, và 130T. Việc thiết lập thị trường nội bộ kể từ ngày 1/1/1993 sẽ đòi

hỏi sự kết hợp hài hoà các bộ luật của các quốc gia khác nhau, và các biện pháp

môi trường cũng được lưu ý trong bối cảnh này. Mục đích của “những tiêu chuẩn

môi trường tối thiểu đồng nhất” có ưu điểm trong việc ngăn chặn khu vực dung

túng ô nhiễm và cho phép thiết lập “biên an toàn” ở những khu vực có hại cho

sức khoẻ con người và hệ sinh thái là những nơi mà số lượng khoa học còn thiếu,

và sự không chắc chắn lại cao. Mặt khác, “các tiêu chuẩn tối thiểu biến đổi” có

vẻ thực tế hớn trong tình hình hiện có những khác biệt giữa các khu vực của EC

về mặt mật độ dân số và công nghiệp. Người ta cũng có thể tranh cãi rằng các

khu vực gây ô nhiễm nặng xuyên biên giới thì phải bị bắt buộc duy trì những tiêu

chuẩn cao hơn. Một cơ quan môi trường Châu Âu sẽ phải đàm phán những tiêu

chuẩn như thế.

Page 156: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

156

bởi 4 nguyên tắc cơ bản khác, mà tất cả đều góp phần vào việc hướng dẫn để hình

thành các chính sách môi trường trong tương lai. Danh mục đầy đủ các nguyên tắc

như sau:

(a) “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả”, (PPP) bắt buộc những người gây ra ô

nhiễm phải trả các chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường được xã hội chấp

nhận.

(b)“Nguyên tắc ngăn ngừa hay đề phòng”, (PP) thẳng thắn công nhận sự tồn tại của

bất trắc (môi trường và xã hội) và tìm cách tránh những tổn thất bất khả hoán thông

qua việc áp đặt một biên an toàn vào chính sách (các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu) nó

cũng tìm cách ngăn chặn việc phát sinh chất thải tại nguồn, cũng như giữ lại vài

“biện pháp cuối đường ống”

(c)“Nguyên tắc hiệu quả kinh tế”, áp dụng cho cả việc thiết lập những tiêu chuẩn lẫn

thiết kế các phương tiện (công cụ chính sách) để đạt được những tiêu chuẩn đó.

(d) “Nguyên tắc trực thuộc”, giao các quyết định về môi trường và việc thực thi các

quyết định đó cho cấp chính quyền thấp nhất có khả năng giải quyết chúng mà không

có những ngoại tác còn lại đáng kể nào.

(e) “Nguyên tắc hiệu quả luật pháp”, để loại trừ việc đưa ra những quy định mà về

mặt thực tế không thể buộc chấp nhận được.

Các tiêu chuẩn môi trường quốc gia có hiệu quả không?

Cuối cùng chúng ta quay lại câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra ở đầu chương này:

các tiêu chuẩn có hiệu quả “trong nước” không? Vài bằng chứng liên quan đã được

trình bày gần đây trong một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ (Luke và Clark, 1991).

Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA- Environmental Protection Agency) chịu trách

nhiệm quản lý chương trình bảo vệ môi trường ở Hoa Kỳ. EPA thực hiện các quyền

hạn được uỷ nhiệm của mình bằng cách thiết lập và buộc chấp hành các tiêu chuẩn

môi trường quốc gia. EPA có 3 phương pháp điều tiết là chính:

1. Các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ (được uỷ nhiệm bởi đạo luật nước sạch 1972),

nó phản ánh khả năng của các công nghệ kiểm soát ô nhiễm tốt nhất có được

(BACT) các tiêu chuẩn này đòi hỏi người gây ô nhiễm đáp ứng giới hạn phát thải

đồng nhất.

Page 157: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

157

2. Các tiêu chuẩn dựa trên môi trường chung quanh (được uỷ nhiệm bởi đạo luật

không khí sạch 1970) đặt ra để bảo vệ pháp luật và sức khoẻ con người. Những

người gây ô nhiễm công nghiệp được yêu cầu lắp đặt thiết bị kiểm soát ô nhiễm chỉ

tới mức cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường chung quanh.

3. Tiêu chuẩn dựa trên lợi ích cũng được uỷ nhiệm bởi đạo luật không khí sạch 1970

nó đòi hỏi các chi phí để làm giảm rủi ro ô nhiễm phải bù đắp được các rủi ro ô

nhiễm cho xã hội. Do đó những người gây ô nhiễm công nghiệp hiện tại được yêu

cầu lắp đặt thiết bị kiểm soát ô nhiễm chỉ tới mức có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích

của việc giảm ô nhiễm và chi phí của công nghệ kiểm soát ô nhiễm.

Công trình nghiên cứu của Luke và Clark (1991) là một đánh giá đầu tiên có

tính đặc thù địa lý và có hệ thống về hiệu quả của chính sách luật lệ môi trường Hoa

Kỳ (hay của bất kỳ nước nào khác). Đó là một đánh giá những gì đã xảy ra trước đó

và tìm cách đo lợi ích ròng (nếu có) phát sinh từ luật lệ của EPA về ô nhiễm nước và

không khí từ trước đến giờ của ngành công nghiệp bột giấy và giấy từ năm 1973 đến

năm 1984. Những kết quả nghiên cứu đã được tổng kết trong khung 14.3. Tuy nhiên

nỗi bật 2 kết luận chủ yếu sau đây:

1. Tiêu chuẩn dựa trên lợi ích và môi trường chung quanh thì hiệu quả hơn các tiêu

chuẩn dựa trên cơ sở công nghệ, bởi vì tiêu chuẩn sau này không đòi hỏi sự đo lường

nào các kết quả môi trường thực tế.

2. Các chính sách kiểm soat môi trường hiệu quả phải đủ linh hoạt để tính đến các

điều kiện “địa phương”, bao gồm những người hưởng lợi và những người thiệt hại từ

chính sách. Điều này cho thấy rằng các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường tự nó có

thể không hiệu quả.

Page 158: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

158

Khung 14.3 – Lợi ích và chi phí của các tiêu chuẩn quy định ở Hoa Kỳ (1973-1984)

Các kết quả ở bảng 1 chứng tỏ rằng tiêu chuẩn dựa trên công nghệ đối với việc

quản lý ơ nhiểm nước đ thất bại nhưng xét về mặt hiệu quả ,cho toàn bộ lĩnh vực lẫn

cho 57 trong số 68 nhà máy giấy và bột giấy được nghiên cứu . tiêu chuẩn dựa trên

môi trường chung quanh đối với ô nhiễm không khí đ thnh cơng hơn ,tạo ra được lợi

ích rịng tồn bộ v lợi ích rịng địa phương ở 22 trong số 60 nhà máy được điều tra

.nhưng tiêu chuẩn dựa trên lợi ích là phương pháp thnh cơng nhất tạo ra lợi ích rịng

tồn bộ v lợi ích rịng địa phương ở 29 trong số 60 nhà máy được nghiên cứu .

Bảng 1

Loại

Tiêu chuẩn

Số nhà máy phân tích với

lợi ích lớn hơn chi phí

Tổng lợi

ích

Tổng chi

phí

Lợi ích

ròng

Công nghệ

Môi trường

chung quanh

lợi ích

11/68

22/60

29/60

36,6

25,2

86,9

96,6

23,8

55,8

-60

1,4

31,1

Nguồn :Luken và Clack(1991)

Thêm một loạt các tranh cải về đạo đức được đưa ra mới đây để giải thích cho

việc chính quyền thích chọn biện pháp quy định luật lệ. Frey (1992) cho rằng việc sử

dụng các công cụ khuyến khích kinh tế (cái mà ông gọi là định giá) có thể làm loại

trừ bớt một chuẩn mực đạo đức môi trường nào đó đang có trong lĩnh vực mà chính

sách không nhắm tới bởi chính sách kích thích kinh tế, dẫn đến việc làm giảm công

hiệu của mối ràng buộc đạo đức môi trường ở những lĩnh vực này. Kết quả cuối cùng

của việc mất đi ràng buộc đạo đức trong công nghiệp do áp dụng chính sách định giá

có thể (mặc dù không phải lúc nào cũng nhất thiết như vậy) dẫn đến việc gia tăng ô

nhiễm ở những lĩnh vực nhắm tới và cả những việc khác nói chung. Kết quả có thể

xảy ra này là điều mà các nhóm áp lực môi trường ơ nhiều nước đã bày tỏ sự lo ngại.

Hiện nay còn một vấn đề nữa là việc quy định (CAC) cũng có thể gây ra suy

giảm đạo đức môi trường bởi vì những người gây ô nhiễm cảm thấy “qúa chính

đáng” (nghĩa là phải làm nhiều hơn họ phải làm theo tiêu chuẩn môi trường). Tuy

Page 159: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

159

nhiên, Frey (1992) cho rằng điều này ít có khả năng xảy ra bởi vì những quy định

thường đi kèm bởi tín hiệu rõ ràng về việc không chấp thuận cho các hoạt động ô

nhiễm. Việc đánh giá không mang tín hiệu xã hội như vậy. Nói cho cùng, có lẻ trợ

giá (thường không được các nhà kinh tế chấp nhận) có tính chất hỗ trợ cho đạo đức

môi trường hiện có trong công nghiệp và lĩnh vực công cộng. Trợ giá cho phép giữ

lại sự tự xác định của cá nhân và cũng chấp nhận lập luận cho rằng thiên nhiên phải

được bảo tồn trên cơ sở giá trị nội tại (xem chương 2).

Kết luận

Có lẻ cũng công bằng để kết luận rằng những quy định (tiêu chuẩn) về môi

trường thường vừa không hiệu quả tự chúng vừa không hiệu quả trong mối quan hệ

với các công cụ khuyến khích kinh tế. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh không chắc chắn

về thiệt hại môi trường có thể có do ô nhiễm, hay những rủi ro đã biết do chất thải

độc hại, những tiêu chuẩn quy định là phương pháp tốt nhất. Một phương pháp quy

định như vậy thì phù hợp với nguyên tắc đề phòng và có thể mang lại lợi ích về mặt

đạo đức cho một số cá nhân.

Page 160: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

160

CHƯƠNG 15

TÀI NGUYÊN CÓ THỂ TÁI SINH

Giới thiệu

Tài nguyên thiên nhiên thường được phân loại là tài nguyên có thể tái sinh và tài

nguyên có khả năng bị cạn kiệt. Một tài nguyên có thể tái sinh có khả năng tự tái tạo,

chẳng hạn cá và cây cối là những tài nguyên có thể tái sinh. Một tài nguyên có khả

năng cạn kiệt có tổng trữ lượng cố định, do đó sử dụng nó chút naìo trong thời kỳ này

nghĩa là nó sẽ ít đi vào lúc khác. Tuy nhiên, phân biệt như vậy thực ra không hợp lý.

Thứ nhất có rất nhiều tài nguyên có thể tái sinh, vi dụ như cá và cây cối, cũng có khả

năng bị cạn kiệt nếu chúng không được quản lý theo kiểu bền vững. Do đó, một sự

phân biệt đúng hơn có thể là sự phân biệt giữa tài nguyên có thể tái sinh và tài nguyên

không thể tái sinh. Loại thứ nhất sẽ tái tạo bản thân chúng trong chế độ quản lý thích

hợp. Loại kia không có khả năng đó. Thú hai, nhiều tài nguyên là hỗn hợp của những

nhân tố có thể tái sinh và không thể tái sinh: như đất chẳng hạn.

Chương này xem xét các tài nguyên có thể tái sinh và đặt ra vấn đề xem những

tài nguyên đó đang được quản lý như thế nào và chúng cần phải được quản lý như thế

nào. Các câu trả lời cho phép chúng ta hiểu rõ vì sao các tài nguyên có thể tái sinh

thường bị lạm dụng, thậm chí bị hủy diệt.

Hải sản

Một trong những tài nguyên có thể tái sinh được viết đến nhiều nhất là cá. Mỗi

năm chúng ta đánh bắt một số lượng cá, và chừa số còn lại để chúng phát triển, trưởng

thành và sinh sản. Năm sau chúng ta có thể đánh bắt phần tăng thêm của số lượng còn

lại trong năm nay và để lại một lượng như cũ để chúng lại phát triển, và cứ như vậy.

Ví dụ, hãy tưởng tượng có 1000 con cá và mỗi năm tăng thêm 10%, tức là 100. Chúng

ta có thể đánh bắt 100 con và trữ lượng giảm xuống là 1000, sau đó chúng lại tăng

thêm một cách tự nhiên 100, chúng ta đánh băt 100 và cứ tiếp tục như vậy. 100 con cá

đánh bắt hàng năm là sản lượng có tính bền vững. Cần lưu ý rằng bằng việc khai thác

sản lượng bền vững thì trữ lượng cá không thay đổi (1000).

Page 161: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

161

Tuy nhiên, điều đặt biệt là sản lượng đánh bắt sẽ phụ thuộc vào mức độ của trữ

lượng. Nếu thay vì có 1000 con cá, chúng ta bắt đầu với 500, chúng ta không thể giả

thuyết rằng sẽ thu hoạch được 10% tức là 50 con. Thông thường sản lượng đánh bắt

tahy đổi theo những trữ lượng theo những cách khá phức tạp. Có sự khác biệt quan

trọng nếu trữ lượng trở nên rất nhỏ. Nếu chúng ta chỉ có 20 con cá, thì sẽ không thể

cho rằng chúng sẽ tăng thêm 2 con mỗi năm (10%). Một khi trữ lượn giảm xuống một

mức rất thấp chúng htường không sinh tồn được, tức là chúng không thể sinh trưởng

thêm nữa. Do đó có thể co một số lượng tối thiểu mang tính sống còn đối với trữ

lượng. Nếu xuống dưới mức tối thiểu đó, trữ lượng sẽ tuyệt chủng và không sinh

trưởng thêm nữa. Số liệu tối thiểu mang tính sống còn là quan trọng đối với một số

loài động vật như voi chẳng hạn. Nó cũng rất quan trọng đối với nơi cư trú tự nhiên,

tức là khi một vùng quần cư của một số loài nào đó bị giảm xuống một kích thước nào

đó, thì nó sẽ kkhông thể nuôi sống được các loài hoang dã.

Khung 15.1 trình bày sản lượng có thể thay đổi thoe trữ lượng như thế nào. Khi

trữ lượng rất nhỏ, lý luận về số lượng tối thiểu mang tính sống còn có thể áp dụng và

trữ lượng không tăng. Nhưng để cho tiện lợi chúng ta không tính tới khả năng đó ở đây

(chúng ta sẽ trở lại vấn đề này). Như vậy thì khi trữ lượng nhỏ, chúng tăng trưởng

nhanh chóng . Một lý do có thể là thức ăn sẽ dồi dào cho từng cá thể trong trường hợp

trữ lượng nhỏ. Nhưng sự tăng lên về trữ lượng (cũng tức là tăng sản lượng) sẽ có xu

hướng giảm xuống khi phải tranh nhau kiếm thức ăn. Như vậy có một mức sản lượng

tối đa- gọilà mức sản lượng tối đa bền vững (MSY-Maximum Suistainable Yield) sau

đó sản lượng là giảm xuống. Nó sẽ tiếp tục giảm cho đến khi sản lượng bằng không.

Điều này sẽ xả ra khi trữ lượng cá đạt đến mức có thể chịu được của môi trường xung

quanh. Mọi sự gia tăng hơn trữ lượng sẽ dẫ đến một số cá chết do thiếu nguồn thức ăn.

Trữ lượng cá tương quan đến khả năng có thể gánh chịu của môi trường gọi là trữ

lượng cân bằng tự nhiên: đó là số lượng cá sẽ tồn tại nếu chúng hoàn toàn không bị

đánh bắt. Trong sự cân bằng tự nhiên số lượng cá chết đi sẽ cân đối bằng số lượng cá

sinh ra. Nếu vì một vài lý do nào đó, số lượng chết tăng lên, thì nguồn cá có thể xuống

dưới mức có thể gánh chịu của môi trường và quá trình phát triển sẽ tăng nhanh hơn để

đạt mức có thể gánh chịu. Nếu số lượng cá vượt quá mức này, thì tốc độ chết sẽ tăng

nhanh hơn số lượng cá sinh và nguồn cá sẽ trở lại cân bằng.

Page 162: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

162

Khung 15.1 trình bày mối quan hệ giữa sản lượng và trữ lượng theo 2 cách. Nó

cho thấy sản lượng thấy trữ lượng thay đổi theo sản lượng như thế nào và sản lượng

thay đổi theo nổ lực đánh bắt như thế nào. Nổ lực đánh bắt là thời gian và tài nguyên

dành ra để đánh bắt, nên nó có thể được tính bằng giờ làm việc hoặc số lượng thuyền

đánh lưới rà, họac số lượng và kích cỡ của lưới v.v...Chúng ta sẽ thấy là nổ lực thay

đổi tỷ lệ nghịch với trữ lượng. Mối quan hệ đích thực là phức tạp. Điều chúng ta cần là

cảm nhận được rằng nổ lực càng lớn thì trữ lượng càng thấp, và nổ lực càng thấp thì

trữ lượng lớn lên. Khung 15. 1 trình bày làm thế nào đi từ quan hệ trữ lượng - sản

lượng đến mối quan hệ nổ lực- sản lượng và làm thế nào đi từ một biểu đồ sinh học

thuần túy sang biểu đồ diễn tả bằng thu nhập và chi phí. Biểu đồ chi phí – thu nhẩptình

bày một cách rất rõ ràng rằng thực hiện việc khai thác ở mức MSY là không hiệu quả

kinh tế. Tốt hơn là hạn chế việc khai thác bằng cách bỏ ra một mức nổ lực đánh bắt

thấp hơn và tạo ra lợi ích lớn hơn so với nổ lực ở mức khai thác MSY.

Khung 15.1- Phép phân tích đơn giản về cá

Hình (a) diễn tả sản lượng đánh bắt và trữ lượng liên hệ lẫn nhau như thế nào.

Khi mà trữ lượng nhỏ thì sản lượng của cá sẽ cao. Khi sự cạnh tranh các nguồn thức ăn

diễn ra, tốc độ gia tăng của sản lượng (độ dốc của đường cong) bát đầu nhỏ đi và sản

lượng đạt cực đại tại MSY. Tốc độ tâưng trưởng của sản lượng sau đó sẽ trở nên âm (

tức là đường cong bắt đầu nghiêng dốc xuống) cho đến điểm Scc’, nơi mà sản lượng

bằng không, nghĩa là tốc độ sinh đẻ và tốc độ tử vong hoàn toàn bằng nhau. Khi giải

thích hình (a) lưu ý rằng sản lượng là khoảng cách tung độ giữa trục hoành và đường

cong tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng chính là độ dốc của đuờng cong

tăng trưởng đó.

Nếu chúng ta cho rằng nổ lực đánh bắt và quy mô của trữ lượng có quan hệ

nghịch đảo – khi nổ lực tăng lên thì trữ lượng giảm xuống và ngược lại – thì hình (a)

có thể quay ngược lại và có thể đọc được sản lượng và nổ lực đánh bắt, như trìinh bày

trong hình (b).

Bây giờ mỗi tấn cá thu hoạch bán cùng một giá và lượng cá đánh bắt luôn bằng

mức sản lượng. Thế thì đuờng cong sản lượng có thể diên giải lại như là đường cong

thu nhập ( xem hình (c) bởi vì (lượng đánh bắt) x (giá) = thu nhập. Bây giờ chúng ta

bắt đầu giải thích đồ thịi khai thác cá như đồ thị kinh tế học. Để tính được chi phí thì

Page 163: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

163

cũng đơn giản thôi, nổ lực được tính bằng số ngày làm việc và mỗi ngày đều phải chịu

phí tổn như nhau dù co đánh bắt bao nhiêu ngày đi nữa. Như vậy nổ lực đánh bắt càng

lớn chi phí càng cao. Đường cong tổng chi phí sẽ xuất hiện như trong hình (c).

Bây giờ chúng ta có tổng thu nhập và tổng chi phí, và sự chuyển đổi từ một đồ

thị “sinh học” thuần túy sang một đồ thị kinh tế, vậy là hoàn chỉnh. Trong thuật ngữ

chuyên môn của ngành kinh tế, thì đồ tị này là tĩnhvì nó không cho phép đưa vào yếu

tố thời gian. Tiếc thay, ngay khi thời gian được đưa vào thì việc trình bày vấn đề một

cách tương đối đơn giản sẽ trở thành khó khăn (xin xem trong bài để thấy những ý

nghĩa tổng quát của việc đưa vào yếu tố thời gian). Tuy vậy, đồ thị tĩnh vẫn hữu ích.

Thứ nhất, nó cho thấy cái có rằng cái có vẻ như một điểm hợp lý để nhắm đến - sản

lượng tối đa bền vững - lại không phải là điểm lợic ích tối đa theo cách nhìn của ngành

cá. MYS không đề cập gì điểm “hiệu quả”. Tuy vậy, nhiều người vẫn ngĩ một cách sai

lầm rằng khai thác cá ở MYS là phương cách tốt nhất để quản lý nguồn cá. Đồ thị tĩnh

còn có một số sử dụng khác nữa (xem phần thảo luận thêm trong bài).

a)Việc khai thác cá có lợi nhất là tại điểm EPROF. Lưu ý rằng đó là điểm có mức

nổ lực thấp hơn so với mức cần thiết tại MSY.

b)Nếu lợi ích thu hút những người đánh cá mới vào ngành bắt thì ngành này sẽ

mở rộng đến chừng nào vẫn còn có lợi. Giới hạn của nó là tại điểm EOA nơi lợi ích (tức

phần lời ngoài mức thu nhập vừa đủ cho một tàu lưới cá tiếp tục hành nghề) bằng

không.EOA là điểm cân bằng “tự do tiếp cận” hay điểm cân bằng khai thác tự do.

Hình (a) - Số lượng cá chết do đánh bắt (F.y-1)

Hình (b) - Tổng mã lực của tàu thuyền trung bình hàng năm (HP.102)

Hình (c) - Nổ lực đánh bắt tối đa (EMAX) sẽ dẫn đến nguy cơ của việc khai thác

quá mức. Trên đồ thị này không phải là sự tối đa hóa lợi nhuận hoạc sự khai thác tự do

dẫn đến nguy cơ đó. Tuy nhiên, nếu đường tổng chiphí ít dốc hơn thì điểm cân bằng

khác tự do sẽ tiến gần vùng nguy cơ hơn.

Đồ thị cũng cho thấy một số khám phá quan trọng khác. Nếu nghề cá được mở

rộng cho mọi người tham gia, như tình trạng của nhiều ngành cá trên thế giới, thì bất

cứ một mức lợi ích nàocũng sẽ thu hút được những nguời mới miễn là nó cao hơn mức

cần thiết 15.1, phần lợi ích được thể hiện ở khoảng cách giữa đường tổng thu nhập và

tổng chi phí. Miễn là mức lợi ích này là dương, thì sẽ có thêm những htuyền đánh cá

Page 164: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

164

mới gia nhập ngành khai thác - đặc biệt là những thuyền đánh cá nước ngoài, đánh cá

trên vùng biển mà một quốc gai có thể coi là của rieeng họ. Việc “cảnh sát” đánh bắt

cá khó bao nhiêu, thì việc những tàu thuyền nước ngoài thâm nhập lại dễ bấy nhiêu.

Nhưng thậm chí tại những nước có sự canh phòng nghiêm ngặt thì vẫn có thể có quá

nhiều cư dân địa phương. Theo như hình (c) thì việc những ngư dân mới tham gia

đánh bắt sẽ chỉ dừng lại ở điểm EOA, nơi mà lợi ích bằng không. Tất cả những thuyền

đánh bắt chừng đó sẽ chỉ thulại lợi ích vừa đủ để tiếp tục hành nghề và không hơn.

Tuy nhiên, nếu có thêm ngư dân vào nữa thì sẽ lỗ. Vì thế một số sẽ phải bỏ nghề. Vậy

điểm EOA là điểm cân bằng vì mọi số lượng tàu thuyền đánh bắt nhỏ hơn tại điểm EOA

đều tạo ra lợi ích và điều đó sẽ hấp dẫn những ngư dân mới, và một nổ lực cao hơn

điểm EOA sẽ dẫn đến thua lỗ và nổ lực sẽ phải giảm xuống. EOA là giải pháp tự do tiếp

cận hay khai thác tự do cho vấn đề quản lý do có khuynh hướng xuất hiện khi không

có quyền sở hữu hoặc khi quyền sỡ hữu không xác định rõ ràng, có nghĩa là không có

người nào làm chủ nguồn cá, hoặc nếu có sự tuyên bố của họ về quyền sở hữu có thể

dễ dàng bị thách thức hoặc lờ đi. Giải pháp khai thác tự do là không có hiệu quả.

Nguồn cá có thể được sử dụng tố hơn bằng cách hạn hcế tham gia và đặt nguồn cá

dưới một sở hữu duy nhất, có thể là một công ty hoặc một tập đoàn. Như vậy thì điểm

EPROF trở nên thích hợp.

Bi kịch về của chung

Chính kiểu phân tích trên đã dẫn đến nhiều nhà bình luận lý luận rằng không

nên cho phép “tham gia tự do “ vào khia thác các tài nguyên có thể tái sinh như cá.

Không phải chỉ vì điều đó là không có hiệu quả như khung 15.1 cho thấy, mà nó còn

tạo nguy cơ tuyệt chủng tài nguyên. Để thấy được điều này, hã xem điểm EOA là điểm

cân bằng gần nhất với điểm nổ lực tối đa. Trên các đồ thị trước đây, chúng ta thấy nổ

lực tối đa trùng với trữ lượng tối thiểu. Nếu chúng ta có một trữ lượng tối thiểu tới hạn

thì có nguy cơ thực sự là nổ lực đánh bắt tối đa sẽ làm cho

Tài nguyên bị tuyệt chủng . Bởi vì giải pháp tự do là gần EMAX nhất, khai thác

tự do dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất. Hơn nữa đường tổng chi phí càng thấp

bao nhiêu tì nguy cơ càng cao bấy nhiêu. Tổng chi phí thấp tức là đánh bắt sẽ tương

đối dễ dàng. Chính vì vậy mà các nguồn cá gần bờ, hoặc trong những vùng biển dễ

đến càng có nguy cơ cao hơn các khu vực khác. Điều đó cũng lý giải được rằng một

Page 165: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

165

phần vì sao voi Châu Phi càng tiến gần đến nguy cơ tuyệt chủng: những khẩu súng bắn

nhanh và phương tiện chuyên chở cho việc bắn hạ một con voi để lấy ngà trở nên

tương đối dễ dàng. Có thể nói rằng chi phí trên một con voi rất thấp. Chúng ta có thể

nghĩ đến những biện pháp mạnh để ngăn ngừa, chẳng hạn như chính sách “bắn ngay

khi thấy vi phạm” của một số nước, do đó đường chi phí lại tăng. Tuy nhiên, có một số

yếu tố khác khuyến khích mạnh việc bắn voi là giá ngà voi cao hơn so với chi phí bắn

trộm. Điều đó gợi ý đến một biện pháp khác kiển soát sự săn bắn trộm là giảm nhu cầu

ngà để cho giá cùa nó hạ xuống. Đó là logic của việc cấm buôn bán ngà voi.

Những nguy cơ có liên quan đến giải pháp khai thác tự do thường được nói

ngắn gọn là “Bi kịch về của chung”. Cách diễn đạt này không hay lắm vì từ “của

chung” ám chỉ tới những tài sản chung, tức là những tài nguyên được sở hữu bởi cộng

đồng. Trong khi đó khai thác tự do nói đến một tình trạng không ai làm chủ cả. Vậy

thực ra thì phải nói là “Bi kịch của khai thác tự do”. Mặc dù vậy, điều đó chưa chắc đã

dẫ đến trường hợp khai thác tự do và thậm chí là khi đó cũng không nhất thiết là khai

thác tự do sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị tuyệt chủng, nhưng nó còn phụ thuộc vào

chi phí và thu nhập.

Thời gian và chiết khấu

Đồ thị trong khung 15.1 về cơ bản là tĩnh – nó không nói lên điều gì về cách

thức mà thời gian có thề ảnh hưởng đến tình hình. Chương 7 đã giới thiệu đến khái

niệm chiết khấu phản ánh sự kiện lầ chúng ta coi chi phí và lợi ích trong tương lai

không quan trọng bằng chi phí và lợi ích hiện tại. Một đơn vị tiền tệ sau tời gain một

năm có giá trị nhỏ hơn so với một đơn vị tiền tệ hiện tại (loại trừ ảnh hưởng lạm phát).

Chúng ta thường không kiên nhẫn, thích chọn lợi ích hiện tại hơn lợi ích trong tương

lai. Hơn nữa con người trong tương lai có khả năng giàu hơn con người trong hiện tại,

do đó một đồng trong hiện tại có khả năng tạo ra nhiều phúc lợi hơn so vói một đồng ở

thế hệ sau. Cuối cùng còn có vấn đề hiệu suất tư băn: nếu chúng ta đầu tư vào máy

móc thì thời gian nó sẽ tạo ra một chuỗi tiền lãi có giá trị cao hơn chi phí đầu tư. Dù

chúng ta xem xét nó theo quan niệm của việc đánh giá của cá nhân theo thời gian (“lựa

chọn thời gian”), hay nhìn từ góc đồ thị trường vốn (“hiệu suất tư bản”), thì chúng ta

đều chiết khấu tương lai theo một số dương.Suất chiết khấu hết sức quan trọng trong

Page 166: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

166

việc xác định tỷ lệ mà theo đó các tài nguyên có thể tái sinh (và có thể cạn kiệt) được

sử dụng. Không đi sâu vào chi tiết, chúng ta có thể trình bày quy tắc cơ bản như sau:

Tốc độ tăng trưởng sinh học + Tốc độ tăng giá trị vốn = Suất chiết khấu.

Tốc độ tăng trưởng sinh học là tốc độ sinh truởng của cá, tức là sự tăng trọng

lượng của trữ lượng cá. Tốc độ tăng trưởng trong giá trị tư bản là khả năng thu được

lợi ích do việckhông thu hoạch cá. Cái lợi này sẽ xảy ra nếu giá cá tăng lên theo thời

gian, cho nên việc để lại cá dưới biển làm cho giảtị của nó tăng thêm.

Điều mà quy tắc này muốn nói là lượng cá cần phải được thu hoạch như thế nào

để theo đúng quy tắc này. Chúng ta hãy xem xét vài con số giả định nhằm minh họa

cho quy tắc đó. Tưởng tượng rằng suất chiết khấu là 10%, tốc độ tăng truởng sinh học

là 3%, giá tăng 5%. Việc chọ lựa là giữa thu hoạch 100 tấn cá hiện tại với 100 đô

la/tấn, hoặc chờ đợi. Những tính toán tương ứng là:

Thu hoạch hiện tại Chờ ( Thu hoạch sau)

Thu nhập $ 10 000 $ 10 800a

Giá trị chiết khấu $ 10 000 $ 9 818b

a Thực tế $ 10 815 bởi vì trữ lượng tăng 3% tức 103 tấn, chúng được bán với giá

105 $/tấn. b $ 9 828 = $ 10 800/1,1

Chờ đợi là không đáng và việc thu hoạch được tiến hành ngay. Nếu suất chiết

khấu cao hơn tổng cộng của phần tự tăng của sản lượng và của tư bản cộng lại, tài

nguyên sẽ được khai thác sớm tốt hơn là muộn. Nếu suất chiết khấu là 6%, các bài

toán được tính lại để có kết quả sau:

Thu họach cá hiện tại Chờ (Thu hoạch sau)

Thu nhập $ 10 000 $ 10 800

Giá trị chiết khấu $ 10 000 $ 10 189

Page 167: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

167

Bây giờ chờ đợi là có lợi vì suất chiết khấu thấp hơn tăng sinh học và tăng tư

bản cộng lại.

Cuối cùng nếu tốc độ chiết khấu vừa bằng tổng mức tăng trưởng sinh học và

tăng tư bản, giá trị chiết khấu tính cho khai thác hiện atị hay chờ một thời gian sẽ bằng

nhau. Như vậy thì, nếu suất chiết khấu trong ví dụ trên là 8%, giá trị của việc khai thác

thực hiện sau sẽ là $ 10 000, cũng bằng với giá trị chiết khấu của khai thác hiện tại.

Tại sao suất chiết khấu lại quan trọng và nó có liên quan như thế nào đến vấn đề

bảo tồn ? Các ví dụ cho thấy nếu suất chiết khấu của người sử dụng tài nguyên rất cao,

hoặc chỉ đơn giản là cao so với tốc độ tăng trưởng sinh học của cá, thì người ta sẽ co

khuynh hướng khai thác ngay hơn là chờ. Hơn nữa suất chiết khấu cao dẫn tới việc

khai thác quá mức và điều đó tạo ra nguy cơ tuyệt chủng hoặc bên bờ tuyệt chủng,

chúng ta sẽ dễ dàngnhận thấy rằng chúng là loại phát triển chậm, có nghĩa là chúng

không thể sinh sản một cách tự nhiên ở một tốc độ rất nhanh. Voi và cá voi là những ví

dụ tiêu biểu. Nhưng điều đó có nghĩa rằng tốc độ phát triển sinh học của chúng có khả

năng thấp hơn suất chiết khấu và do đó chúng có nguy cơ bị khai thác quá mức.

Một vài ví dụ của việc khai thác quá mức

Nguồn cá ở Đông Nam Á

Việc đánh bắt cá quá mức ở vùng Đông Nam Á ( chủ yếu là các nước Thái Lan,

Singapore, Indonesia, Philippiné, Malaysia và Brunei) có nhiều bằng chứng rõ ràng.

Lượng cá đánh bắt được trên mỗi đơn vị nổ lực đánh bắt có sự suy giảm rõ rệt từ năm

1961, giảm ít nhất 10 lần so với phần lớn các chủng loại. Các cuộc nghiên cứu cho

thấy 60-70% mức suy giảm trọng lượng cá đánh bắt được là do nổ lực khai thác. Hầu

hết việc đánh bắt được thực hiện bởi một số lượng rất lớn các thuyền rà lưới loại nhỏ

với các lưới rà có kích cỡ mắt lưới nhỏ, có nghĩa là chúng ta đã bắt rất nhiều cá đang

còn nhỏ. Khung 15.2 biểu diễn một cách rõ ràng về cách thức trong nổ lực đánh bắt cá

ở ven biển và ngoài khơi Philippines được di chuyển xung quanh đường cong tăng

trưởng như đã giới thiệu ở phần trước. Vượt xa điểm lợi ích kinh tế tối đa và hướng tới

điểm cân bằng khai thác tự do hiệu quả. Kết quả là sự tiêu hao lợi nhuận trong đánh

bắt cá dẫn đến thu nhập trungbình của ngư dân thấp đi. Gia tăng rất lớn về lợi nhuận

có thể được thực hiện bằng việc hạn chế nổ lực đánh bắt như đã xảy ra ở nhiều nước

trên thế giới. Một số cấm đoán cũng có được áp dụng ở một số vùng. Năm 1976 một

Page 168: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

168

lệnh cấm bắt được ban hành ở vùng biển Nam Samar, và ở Indonesia lệnh cấm đánh

lưới rà được ban hành năm 1980.

Hình (a) và (b) môt tả các mức đánh bắt thực tế, thu nhập và chi phí trong ngành

đánh cá biển sâu ở Philippines. Sản lượng đánh bắt thể hiện ở trục tung (tấn) và “nổ

lực đánh bắt” được tính bằng mã lực của đội tàu thuyền. Các điểm trình bày theo

những năm cụ thể, chẳng hạn 1965, 1970...Như vậy, vào năm 1960 sản lượng đánh

bắtlà 300.000 tấn/năm với khoảng 100.000 mã lực. Đến cuối những năm 1970 việc

đánh bắt đã tới vùng MSY - khoảng 500.000 tấn với 300.000 mã lực. Tới năm 1985,

việc đánh bắt đã đạt đến điểm khai thác tự do, sản lượng giảm xuống dưới 500.000 tấn

với 500.000 mã lực (HP) gấp 5 lần nổ lực của năm 1960. Chi phí và thu nhập hầu như

bằng nhau, có nghĩa rằng lợi nhuận bằng không. Sau 19985, nổ lực mở rộng thậm chí

đến dưới mức khai thác tự do, thu nhập thấp hơn chi phí.

Nguồn: D. Pauly và C. Thia-Eng (1988)

Công nghiệp lông hải cẩu ở Bắc Thái Bình Dương

Vào thến kỷ 19 việc săn bắt một số lượng lớn hải cẩ lông dày ở vùng Bắc Thái

Bình Dương xả ra trong thời kỳ di trú của hải cẩu dọc theo bờ biển châu Mỹ dọc theo

eo biển Bering. Tài nguyên trở thành loại khai thác tự do vơi những chiếc tàu đánh cá

từ Hoa Kỳ, Canada, Nhật và Anh. Vào những năm 1980, chúng đã bị săn bắt dữ dội,

và sau đó việc khai thác suy giảm và nhiều công ty phải đóng cửa. Những cố gắng

khác nhau nhằm hạn chế việc đánh bắt đã được thực hiện, kết thúc bằng một hiệp ước

được ký kết năm 1911 quy định mức đánh bắt (Hiệp ước đó còn tồn tại cho đến ngày

nay). Ngành công nghiệp này là một điển hình cho điều gì sẽ xảy ra từ tình trạng khai

thác tự do. Như chúng ta đã thấy, sự khai thác tự do có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt

chủng. Mặt khác, có những động cơ kinh tế trong tình trạng khai thác tự do dẫn đến

một phương hướng đưa ra một sở hữu công cộng bằng cách cùng nhau quy định việc

đánh bắt. Vấn đề đặt ra là, ngành công nghiệp này có thể dẫn đến mức tuyệtchủng tài

nguyên không, hay nó đang hướng tới sự tự điều chỉnh bằng hình thức sở hữư công

cộng.

Một mô hình “kinh tế sinh học” cho ngành công nghiệp này đã được xây dựng

bởi các nhà nghiên cứu (Paterrson và Wilen, 1977) trình bày những điều kiện để một

Page 169: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

169

công ty có thể tham gia hoặc rút khỏi ngành khai thác cá. Về cơ bản, nếu có lợi nhuận

thì người ta sẽ tham gia. Nếu thua lỗ, các công ty sẽ rút lui. Bằng cách đưa vào các dữ

kiện về giá cả và sử dụng số lượng tàu đánh cá để tính đến nổ lực, trữ lượng “ổn định”

của hải cẩu (tức là trữ lượng bền vững lâu dài) được ước lượng khoảng 580.000 con,

với một sản lượng tối đa ổn định là khoảng 75.000 con. Trên thực tế, trữ lượng hải cẩu

vào năm 1867 có trên 1.500.000 con, giảm xuống dưới 400.000 con vào năm 1897 và

sau đó phục hồi đôi chút cho đến năm 1900. Mô hình cho thấy tốc độ đánh bắt thực sự

dao động giữa trữ lượng kinh doanh tối ưu và mức đánh bắt. Nói một cách khác, mặc

dù có một tình trạng khai thác tự do, vấn đề sinh tồn của hải cẩu ở biển Bắc Thái Bình

Dương có thể đã không thành vấn đề. Nhhư khung 15.1 đã dự đoán, có một số tình

trạng khai thác tự do nhưng không dẫn đến kết quả tuyệt chủng. Tuy vậy, mối nguy cơ

là có thực, và ít nhất thì số phận của ngành khai thác này đã tạo ra chia rẽ chính trị sâu

sắc giữa các nước đánh bắt loại cá này. Cuối cùng, Hiệp định về hải cẩu lông dày Bắc

thái bình dương 1911 đã giứoi hạn việc khai thác và thực sự biến Hoa Kỳ là “ông chủ

duy nhất” của nguồn tài nguyên này. Khung 15.1 cho thấy rằng sở hữu chủ duy nhất sẽ

bảo tồn tài nguyên vì nó tạo ra lợi ích, trong khi khai thác tự do laị có nguy cơ tuyệt

chủng. Vậy tại sao các nước khác lại cho phép Hoa Kỳ trở thành ông chủ thực sự? Câu

trả lời vì sở hữu chủ duy nhất có khả năng tạo lợi ích. Hoa Kỳ đã có khả năng bồi

thường và hiện vẫn còn bồi thường cho các nước káhc về việc từ bỏ quyền khai thác

của họ.

Page 170: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

170

Cá voi xanh

Cá voi xanh là động vật lớn nhất thế giới. Chỉ điều này thôi đã giả thích cho

những cố gắng mà người ta đã bỏ ra để bảo vệ nó sau khi có sự sát hại đại trà, đặc biệt

giữa 1928 và 1938 khi mà sản lượng săn bắn ở mức 26.000 con/năm. Bảng sản lượng

săn bắt như sau:

1910-1919 26.819 cho một thập kỷ

1920-1929 61.217

1930-1939 170.427

1940-1949 46.149

1950-1959 35.948

1960-1969 7.434

1970-1979 23

1980-1991 0

Trước khi có sự khai thác của con người có thể đã có 220.000 cá voi xanh ở

Nam bán cầu và 8.000 ở Bắc bán cầu. Những ước lượng hiện nay cho rằng số lượng cá

voi còn lại ở hai vùng nói trên là 11.000 và 3.000. Một số tác giả khác còn cho rằng

sản lượng đánh bắt tối đa ổn định khoảng 9.900 con mỗi năm, một con số mà rõ ràng

là trong thời gian 1930-1939, việc khai thác đã vượt quá, bình quân hàng năm khai

thác khoảng 17.000 cá voi.Sau khi tính toán chi phí săn bắt , và giá trị thương mại của

thịt, đầu.v..v. thì một sản lượng đánh bắt tối ưu (về mặt thương mại) có thể là 9000 con

trong một năm, miễn là trữ lượng cá được cho phép đạt tới mức tối ưu là 67.000 con.

Điều này chỉ có thể làm được bằng cách ngưng đánh bắt hoàn toàn cá voi xanh cho

đến khi đạt đến mức trữ lượng là 67.000. Ta có thể đem so sánh con số 67.000 đó với

số lượng cá voi xanh tồn tại hiện thời là 14.000 hoặc thấp hơn nữa.

Việc phân tích như trên thật là thú vị vì nó cho thấy rằng trên cơ sở thương mại

thuần tuý, thì mức khai thác cá voi xanh đã không tối ưu. Sự đánh bắt có khuynh

hướng thể hiện một giải pháp khai thác tự do hơn là đạt được tình trạng tối đa lợi ích.

Tuy nhiên nếu nhìn nhận giá trị khoa học của cá voi xanh và “giá trị tồn tại của

chúng”, rõ ràng rằng sự phân tích thương mại dù sao cũng đưa ra quy định một mức

trữ lượng quá thấp.

Page 171: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

171

Quyền sở hữu tài sản và việc quản lý các tài nguyên có thể tái sinh

Có những ý kiến rộng rãi cho rắng sự quản lý công cộng các tài nguyên tự nhiên

sẽ thất bại vì nó khuyến khích ăn theo, tức là người ta sẽ cố gắng tạo lợi ích riêng mà

không đóng góp vào việc kiểm soát tập thể nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên việc quản

lý cộng đồng có thể thực hiện được nếu “tập thể” có thể có được có sự bảo đảm, nghĩa

là những người khác sẽ tuân theo những quy tắc quản lý và bảo tồn chung nếu như

chúng ta làm điều đó. Bởi vì sụ khai thác tự do tạo ra nguy cơ của sự tuyệt chủng và sở

hữu công cộng cũng có thể thất bại, có người cho rằng tư nhân hoá là một giải pháp

cho việc sử dụng những tài nguyên không hiệu quả và sự kiểm soát của nhà nước là

giải pháp duy nhất thứ hai có thể thực hiện được.

Khung 15.3 trình bày 4 loại chế độ quản lý tài nguyên dựa trên các đặc tính về

quyền hạn, trách nhiệm và những đặc lợi. Quyền sở hữu tài sản là quyền được hưởng

một số lợi ích, và quyền lợi đó chỉ được bảo đảm khi những người khác làm bổn phận

của họ đối với quyền này. Quyền đó cũng được bảo vệ để khỏi bị nguời khác tranh

chấp, bởi những người này có trách nhiệm phải tôn trọng những quyền đó. Mặt khác,

đặc quyền là được quyền sử dụng mà không có quyền lợi nào đi kèm và có thể thực thi

vì những người khác cũng không có quyền gì: đây là trường hợp khai thác tự do.

Chúng ta hãy khảo sát một cách ngắn gọn những khă năng áp dụng các quyền

sở hữu khác nhau để quản lý

Các tài nguyên có thề tái sinh (và những tài nguyên khác).

Khung 15.3 – Các chế độ quản lý tài nguyên

Sở hữu nhà nước: Mọi người có trách nhiệm tuân theo những quy tắc sử dụng

tài nguyên do cơ quan kiểm soát Nhà nước xác lập. Cơ quan kiểm soát có quyền xác

định các quy tắc.

Sở hữu tư nhân: Cá nhân có quyền sử dụng theo cách mà xã hội chấp nhận và có

trách nhiệm kiềm chế đối với những sử dụng không được chấp nhận. Những người

khác có trách nhiêm tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của mỗi người.

Sở hữu cộng đồng: Một nhóm quản lý có quyền loại trừ những người không

phải là thành viên. Những người không phải thành viên có trách nhiệm tuân theo

những quyết định loại trừ này. Các đồng sở hữu chủ lập thành một nhóm quản lý và có

quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với các việc sử dụng các tài nguyên.

Page 172: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

172

Sự khai thác tự do: Không xác định người sử dụng và người sở hữu. Mỗi người

đếu có đặc quyền, nhưng không có quyền sở hữu trong việc sử dụng tài nguyên.

Cách phân loại trên đây cho thấy những hình thức khác nhau của chế độ quản lý

tài nguyên. Cả việc khai thác tự do (không có sở hữu chủ) lẫn sở hữu cộng đồng đều

có thể có rủi ro trong việc bảo tồn tài nguyên. Nhưng sự khai thác tự do cũng không tất

yếu dẫn đến việc sử dụng quá mức và các chế độ sở hữu cộng đồng có thể rất thành

công trong việc quản lý các tài nguyên có khả năng tái sinh một cách bền vững. Sở

hữu cá nhân có khả năng bảo tồn tài nguyên trừ khi chiết khấu của chủ sở hữu cao

(xem bài).Sở hữu nhà nước có thể bảo tồn tài nguyên - điều này phụ thuộc rất nhiều

vào các động cơ của nhà nước và khả năng của họ trong việc kiểm soát tài nguyên.

Tư hữu hoá

Một biện pháp chính sách thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để giải quyết

vấn đề sử dụng quá mức tài nguyên do việc khai thác tự do và sở hữu cộng đồng là tư

nhân hoá. Biện pháp này có thể có nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là

nhà nước trao giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cùng với việc thực hiện quyền này

bởi các cấp có thẫm quyền. Có quyền sử dụng đất mà không thực thi thì hoàn toàn vô

nghĩa. Quyền sở hữu đất có giấy tờ xác nhận thường cần thiết trong trường hợp sở hữu

chủ có thể bị đe doạ bởi những người ngoài muốn tranh chấp về đất hoặc trường hợp

miếng đất được cải thiện và đưa đến tăng giá trị của đất, điều đó như một thanh nam

châm đối với những kẻ đầu cơ đất. Thiếu sự bảo đảm quyền sở hữu đất có thể dẫn đến

nhiều hình thức không chắc chắn và góp phần làm suy giảm tài nguyên. Thứ nhất, chủ

đất không thấy được giá trị của việc cải tạo đất, do đó sẽ có ít động cơ thúc đẩy họ đầu

tư có tính chất dài hạn vào việc bảo tồn đất, cũng là bảo vệ môi trường. Hai là nếu giá

đất tăng, thì những người có đất không thể cưỡng lại việc bán đất hco những kẻ đầu cơ

đất hoặc những kẻ giàu có, nhiều thế lực hơn. Nhóm người này thậm chí còn ít quan

tâm hơn đến việc bảo vệ đất, có lẽ vì mua đất chỉ để đối phó với việc lạm phát hoặc để

được giảm thuế. Thứ ba là, có quyền sở hữu chắc chắn giúp ngnười chủ sở hữu có thể

vay vốn ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Không có quyền sở hữu chắc

chắn nghĩa là người chủ đất không có gì để thế chấp được với định chế tín dụng.

Page 173: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

173

Vì những lý do trên và cả những lý do khác nữa, một trường phái tư tưởng cho

rằng “tư hữu hoá” là giải pháp thực sự duy nhất đối với những nguy cơ môi trường

gây ra bởi chế độ khai thác tự do và sở hữu cộng đồng. Một số còn đi xa hơn nữa, và

lập luận rằng trong nhừng xã hội mà ấp lực về dân số thâp thì không cần phải cấp độc

quyền cho những vùng đất không bị một áp lực bức bách. Cũng không cần luật về mua

bán đất vì đất đai ở đây trong tình trạng cung cấp dư thừa. Khi dân số gia tăng thì các

áp lực lên các tài nguyên cho đến nay vẫn được kahi thác tự do có thể đưa đến sự tăng

cường những quy định và thoả thuận về sử dụng tài nguyên vầ kết quả là các tài

nguyên khai thác tự do biến thành tài nguyên thuộc quyền sở hữu công cộng , không

chỉ đối với đất hiện tượng đó mới xảy ra. Vì thế giới đã nhận ra mối đe doạ của sự suy

giảm của tầng ozone, nó đòi hỏi tìm cách làm giảm tình trạng đó và sau đó đã cấm

clorofluorocarbones (CFCs), nguyên nhân gây ra suy giảm tần ozone. Chúng ta có thể

nghĩ về trường hợp này như là một trường hợp chuyển đổi một tài nguyên khai thác tự

do sang tài nguyên sở hữu cộng đồng.

Tuy nhiên, tư nhân hoá rất khó làm đối với nhều tài nguyên. Tầng ozone lại là

một ví dụ tốt và bầu khí quyển cũng vậy. Hơn nữa, việc tư nhân hóa có thể dẫn đến

những vấn đề khác ở chỗ chủ nhân có thể chẳng cần biết đến những ảnh hưởng ngoại

tác tác động lên những người khác. Như vậy, khuôn mẫu tư nhân hóa không phải là

một phương cách “tối ưu” nhìn dưới quan điểm xã hội vẫn cần phải đến luật lệ.

Sở hữu nhà nước

Thoạt nhìn, sở hữu nhà nước về đất đai và các tài nguyên thiên nhiên phải “giải

quyết” được “bi kịch chung”. Vì những ảnh hưởng ngoại tác trong việc sử dụng quá

mức những tài nguyên chung được nội hoá sang một người chủ duy nhất, đó là nhà

nước. Nhưng để sở hữu nàh nước hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần có khả năng

giám sát việc dử dụng các tài nguyên, xây dựng những luật lệ về sử dụng có thể chấp

nhận được bởi những cá nhân và cộng đồng thực thi những luật lệ đó. Đặc biệt việcnày

không xảy ra với sở hữu nàh nước. Chương 6 đã giải thích vì sao nhà nước thường bị

tác động bởi những yếu tố khác hơn là lợi ích của quần chúng - chúng ta sẽ không đi

sâu về vấn đề đó trong chương này.

Page 174: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

174

Quản lý cộng đồng

Nhiều người cho rằng cộng đồng địa phương hiểu môi trường sống của họ nhất

vì thế họ có khả năng tốt nhất để quản lý các tài nguyên một cách bền vững. Những

kinh nghiệm thực tế có khuynh hướng ủng hộ cả những người ủng hộ lẫn những nguời

phản đối chế độ quản lý cộng đồng. Những lý do thất bại của mô hình quản lý cộng

đồng rất khác nhau và không tất yếu phát sinh từ “bi kịch của sở hữu cộng đồng”, tức

là từ sự xung đột giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu cộng đồng. Một số nhân tố tác

động đến hoạt động quản lý cộng đồng bao gồm:

(a) Sự gia tăng dân số - việc này đặt sức ép hiển nhiên lên hệ thống cộng đồng

khi số lượng đất đai họên có phải chia coh số lượng người gia tăng. Điều đó cũng xảy

ra cho các tài nguyên khác: khi dân số tăng thì nhu cầu, ví dụ các nguồn năng lượng

dẫn đến tác nhân ô nhiễm gia tăng , chẳn hạn khí CO2. Việc này sẽ làm “cạn

kiệt” khả năng hấp thụ những chất gây ô nhiễm đó của khí quyển. Mặc dù chế độ quản

lý cộng đồng có thể tồn tại, thí dụ thông qua một số hội nghị quốc tế, sự gia tăng dân

số nhanh chóng có thể làm cho các quốc gia rất khó khăn trong việc tực hiện đúng mọi

hiệp ước họ đã ký kết.

(b) Kỹ thuật - việcnày có thể gây ra lạm dụng quá mức, như đối với việc sử

dụng kỹ thuật cưa xích ở rừng Amazone và những khẩu súng bắn nhanh để ăn trộm

voi Phi châu. Nhưng những dữ kiện này cũng không nhất quán.

Tuy vậy, quản lý cộng đồng có thể thành công . Một nghiên cứu ở 41 ngôi làng

ở Nam Ấn độ cho thấy các làng vẫn cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng mà

không có sự quy định nào bên ngoài của nhà nước (Wade, 1986), những người dân tổ

chức quỹ thường xuyên của chính họ, khác với những khoản tiền cảu nàh nước địa

phương, duy trì những người bảo vệ của làng để bảo vệ mùa màng và trả lương cho

những người “thuỷ nông”, những người thực hiện phân phối nước cho những cánh

đồng lúa. Các làng này cũng tổ chức học tập, sữa chửa giếng nước, giải thoát làng khỏi

nạn khỉ v.v...Nbhững con bò đực và trâu để kéo cày, nhưng các làng không có những

khoảng đất chung cho chúng, vì vậy gia súc ăn cỏ gần bên những cánh đồng trong mùa

vụ, và việc cho đàn gia súc ăn được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những nguời bảo vệ

cánh đồng. Một con gia súc bị phát hiện ăn cỏ trên ruộng sẽ “bị bắt” và chủ của nó sẽ

phải nộp phạt để cho nó được thả ra. Cuối vụ thu hoạch, các gốc rạ trở thành tài sản

Page 175: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

175

chung cho sử dụng chăn nuôi. Nhưng việc sử dụng tài sản chung này được diều khiển

bởi thỏa thuận giữa hội đồng xã và người chăn dắt, thậm chí cả việc cắt đặt gia súc vào

từng khu đất vào ban đêm để lấy phân bón. Những gì người chăn nuôi phải trả cho

làng để gia súc của họ được ăn cỏ trong khoảng đất chung sẽ được trả lại bằng tiền

phân bón mà họ cung cấp cho cánh đồng. Có những quyết định chi tiết và rộng rãi đối

với chăn nuôi.

Một hình thức quản lý tương tự áp dụng cho việc tưới tiêu nước, một nguyên

nhân xung đột đáng kể. Các nhà thuỷ lợi của cộng đồng quyết định nước sẽ được phân

phối như thế nào. Mỗi cánh đồng có quyền được “tưới đầy đủ” để cho không có người

sử dụng cuối dòng nào phải chịu bất lợi bởi những nông dân sống ở gần nguồn tưới

tiêu hơn. Động lực trong những vấn đề nói trên về quản lý cộng đồng chặt chẽ là gì?

Động lực chính dường như là mức lợi ích tập thể. Tức là vẫn còn tồn tại một số trường

hợp muốn bỏ, muốn “ăn chùa – ăn theo không trả tiền”, nhưng các viên chức trong

làng dành phần lớn thời gian và sức lực cho thấy rằng số người trở lại với cách quản lý

tập thể là cao hơn nhiều. Hơn nữa một hệ thống phạt vạ việc xé rào được thực hiện từ

trong cộng đồng hơnlà bên ngoài. Công trình nghiên cứu này cho thấy rằng những

người dân làng quản lý tài nguyên vì tài nguyên của họ có nhu cầu rất lớn. Nếu họ

không bảo vệ chúng một cách tập thể họ sẽ thiệt hại lớn.

Kết luận

Các tài nguyên có khả năng tái sinh hầu hết đang ở mức báo động của việc sử

dụng quá mức thậm chí tuyệt chủng trong điều kiện khai thác tự do và không có các

quyền sở hữu. Những điều kiện đó thường được nói đến như là những tình trạng “bi

kịch của chung”. Thuật ngữ này thật không hay bởi từ “chung” nói đến những của cải

chung, tức là các tài nguên được sở hữu bởi một cộng đồng và không để cho mọi

người khai thác tự do. Sự quản lý có hiệu quả ác tài nguyên có thể tái sinh đòi hỏi một

chế độ quản lý dựa trên quyền sở hữu nhà nước về tài nguyên. Cả hai đểu có vấn đề

đối với nhiều tài nguyên môi trường. Điều đó dẫn đến nhiều người cho rằng sự quản lý

cộng đồng các tài nguên là phương thức tốt nhất để có được việc sử dụng bền vững.

Những bằng chứng thực tế của các hệ thống quảnlý tài nguyên theo cộng đồng địa

phương như vậy thường là không nhất quán nhưng không phải là hoàn toàn bât lợi.

Page 176: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

176

Khi nào và nếu mức lợi ích tập thể thu được từ việc quản lý cộng đồng nghiêm ngặt

còn lớn, thì cộng đồng sẽ là sao để bảo vệ quy định sử dụng bền vững còn tuân theo.

Page 177: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

177

CHƯƠNG 16

TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI SINH

Giới thiệu

Trong chương này ta chuyển chú ý đến nguồn tài nguyên không tái sinh. Đặc

tính riêng biệt của nguồn tài nguyên như thế là tổng số trữ lượng cố định và do đó

ngày nay càng khai thác và sử dụng nhiều thì trong tương lai càng ít đi. Khái niệm sản

lượng bền vững không phù hợp với nguồn tài nguyên này, và thay vào đó các câu hỏi

chủ yếu cần được trả lời liên quan đến tốc độ các tài nguyên này cạn kiệt dần và số

lượng tài nguyên nên khai thác. Nhưng trước khi chúng ta xem xét các nguyên tắc kinh

tế của việc sử dụng tài nguyên không tái sinh, chúng ta cần nghiên cứu kỹ khái niệm

khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách đo lường sự khan hiếm đó.

Khả năng có sẵn sự và sự khan hiếm tài nguyên

Trong thuật ngữ kinh tế đơn giản, sự khan hiếm sẽ được phản ánh bằng chi phí

và giá cả. Trong thực tế việc đo lường và dự đoán khả năng có sẵn và sự khan hiếm

của tài nguyên môi trường hiện nay và tương lai thật phức tạp. Việc đó đòi hỏi phải kết

hợp khoa học vật lý, kho học kyư thuật nguyên vật liệu và dữ liệu, phương pháp và kỹ

thuật kinh tế. Đem đối chiếu các trữ lượng tài nguyên tiềm năng của các tìa nguyên

không tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai (gắn với sự gai tăng dân

số, tiến bộ kỷ thuật, khả năng kinh tế và xã hội v.v...) rõ ràng vẫn là một việc làm

không chắc chắn. Do đó việc “tranh luận về sự khan hiếm” sẽ tiếp tục là một phần của

vấn đề ý thứ hệ môi trường (chúng ta đã phác thảo các luận điểm khác nhau của chủ

nghĩa sinh thái trung tâm và công nghệ trung tâm ở chương 2.

Quan điểm “các giới hạn về tăng trưởng” (LTG-limits to growth) mà chúng ta

đã xem xét ở Chương 3 gắn liền gắn liền với điều chúng ta gọi là triển vọng Malthus

(theo tên của Malthus người có bài viết nổi tiếng về sự khan hiếm được xuất bản năm

1798. Từ triển vọng này, sự khan hiếm vật chất tuyệt đối (tức là cạn kiệt nguồn tài

nguyên) được tiên đóan có thể hậu quả xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn.

Một luận điểm của liên hệ của học thuyết tân Malthus nhấn mạnh sự quan trọng của

các giới hạn môi trường đối với các hoạt động khai thác tài nguyên có chất lượng

(phẩm cấp) càng ngày càng thấp hớn sẽ đòi hỏi một số lượng rất lớn của năng lượng

Page 178: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

178

và sẽ tạo một mức độ ô nhiễm không thể chấp nhận được và làm tổ hại đến phong

cảnh và tiện nghi con người.

Với quan điểm đối lập lại của Ricardo (sau khi tác phẩm của Ricardo được xuất

bản năm 1817) một bức tranh lạc quan hơn nhiều về sụkhan hiếm tài nguyên nổi lên.

Các ảnh hưởng của sự cạn kiệt tài nguyên sẽ biểu hiện ở việc tăng chi phí và giá

nguyên vật liệu theo thời gian khi các công ty khai thác buộc phải khai thác các mỏ tài

nguyên phẩm cấp tương đối thấp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này sẽ được bù trừ bởi

những yếu tố khác. Các công ty khai thác sẽ đặt nhiều nổ lực về sự thăm dò và khám

phá những mỏ mới và các tiến bộ công nghệ cho phép sử dụng mỏ như thế (ví dụ các

phương pháp khoan, khai thác hiệu quả hơn là các phương pháp chế biến mới để nâng

cao chất lượng tài nguyên).Ngoài ra, thị trường sẽ phản ứng lại đối với các tín hiệu

tăng chi phí/giá cả bằng cách khuyến khích cho sự thay thế (nguyên vât liệu mới

và/hoặc cách thức mới về sử dụng tài nguyên vật liệu),cách dùng tài nguyên hiệu quả

hơn và tăng các hoạt động tái sử dụng phế liệu.

Với các quan điểm khác nhau này, có bằng chứng những gì liên quan đến sự

khan hiếm tài nguyên?

Một số bằng chứng liên quan sự khan hiếm tài nguyên:

Các chỉ thị khan hiếm vật chất

Những đo lường vật lý của sự khan hiếm có thể tính toán bằng cách kết hợp số

liệu địa lý về trữ lượng các khoáng sản hoặc năng lượng với vài dự đoán nhu cầu cho

những nguồn tài nguyên này. Nhưng các ước tính quy mô của trữ lượng tài nguyên

không tái sinh được điều chỉnh thường xuyên. Cơ Quan Điều Chất Hoa Kỳ đưa ra các

ước tính quốc gia và toàn cầu về trữ lượng và trữ lượng tiềm năng của các khoáng sản.

Hệ thống phân loại 1972 của cơ quan này (được biết như hộp MeKelvey) được chấo

nhận rộng rãi nhất và phân biệt rõ ràng giữa trữ lượng và nguồn tài nguyên. Loại trữ

lượng bao gồm các khoáng sản xác định về mặt địa chất mà có thể khai thác một cách

kinh tế và được phân thành nhóm trữ lượng đã được xác định, trữ lượng có khả năng,

và trữ lượng có thể , trên cơ sở sự chắc chắn về địa chất. Tất cả các mỏ khai thác được

gọi là nguồn tài nguyên, hoặc vì chưa được khám phá hoặc vì sự khai thác không khả

thi (các vấn đề khó khăn về kinh tế và kỷ thuật đang ngăn cản sự khai thác). Loại tài

nguyên này được chia thành các nhóm cận biên tế và dưới biên tế. Nhóm cận biên tế là

Page 179: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

179

nhóm tài nguyên có thể khai thác với giá cao gấp 1,5 lần mức giá hiện hành và nhóm

dưới biên tế là nhóm tài nguyên không thể khai thác ngay cả giá cao hơn này. Năm

1976, một bản phân loại MeKelvey được xuất bản và chúng ta xem xét này ở khung

16.1

Mục đích cơ bản của hệ thống Mekelvey là trợ giúp cho việc hoạch định dài hạn

bằng cách kết hợp các thông tin về khả năng có thể khám phá các kháng sản mới, về

sự phát triển quy trình khai thác kinh tế cho các khoáng sản không thể khai thác hiện

nay và các khoáng sản đã biết có thể khai thác ngay. Như thế các tài nguyên liên tục

được đánh giá lại trên cơ sở kiến thức địa chất mới, tiến bộ khoa học kỷ thuật và sự

thay đổi các điều kiện kinh tế và chính trị. Vì thế cho nên, nguồn tài nguyên đã được

biết, phânlloại trên cơ sở của hai dạng thông tin: các tính chất vế địa địa chất hoạc vật

lý/hoá học (phẩm cấp, chất lượng, trọng tải, độ dày và độ sâu của nguyên vật liệu ở địa

điểm mỏ); và khả năng sinh lợi về mặt tài chính dựa trên chi phí khai thác và tiếp thị ở

một thời điểm nhất định.

Khung 16.1 Biểu đồ dạng hộp Mekelvey: Tài nguyên và các vùng đất mỏ

Đã được xác định Chưa được khám phá

Được chứng minh

Được suy ra

Giả định

(các vùng đã

biết)

Suy đoán

(các vùng

chưa được

khám phá

Được đo lường Đượcc hỉ báo

LƯỢNG TRỮ KINH TẾ

Dưới kinh tế

NGUỒN TÀI

NGUYÊN

Tăng mức độ của tính khả thi về kinh tế (giá cả, chi phí, công nghệ)

Tăng mức độ chắc chắn về mặt địa chất (thành phần hóa học, độ tập trung, định hướng và phạm vi các khoáng sản cộng với các hạn chế)

Page 180: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

180

Nguồn: Bản Điều Tra Địa Chất Hoa Kỳ 1450-A (1976)

- Tài nguyên ban đầu - số lượng của một tài nguyên trước sản xuất.

- Tài nguyên xác định - những tài nguyên mà địa điểm, phẩm cấp, chất lượng và số

lượng cảu chúng được biết hoặc được ước tính từ chứng cứ địa chất cụ thể. Loại này bao

gồm các thành phần: kinh tế và dưới kinh tế có thể được chia nhỏ dựa vào các lý do chắc

chắn về mặt địa chất thành các nhóm đã đo lường (đã chứng minh được), được chỉ báo

(có khả năng cao), được suy ra (có thể có).

- Tài nguyên đã được chứng minh – đã đuợc đo lường cộng với đã được chỉ báo.

- Được đo lường – quy mô, hình dạng, độ sâu và hàm lườngnj khoáng sản các nguồn tài

nguyên được xác lập rõ.

- Được chỉ báo - số lượng địa chất không đầy đủ như số lượng tài nguyên được đo lường

nhưng vẫn có thể đủ tốt để ước tính quy mô, hình dạng, v.v, các đặc tính của khoáng sản.

- Được suy ra – tính liên tục được giả thiết cho số liệu, các ước tính không được hổ trợ

bởi mẫu và đo đạc.

- Cơ sở trữ lượng - bộ phận của nguồn tài nguyên đã được xác định thoả mãn các tiêu

hcuẩn tối thiểu về vật lý và hoá học đã được định trước liên quan đến việc khai thác mỏ

hiện nay và thực tiễn sản xuất, bao gồm những tiêu chuẩn về phẩm cấp, chất lượng độ

dày và chiều sâu. Cơ sở trữ lượng này là nguồn tài nguyên đã được chứng minh ở địa

điểm, trữ lượng được ước tính từ nguồn tài nguyên được chứng minh này. Căn cứ trữ

lượng bao gồm nguồn tài nguyên là trữ lượngkinh tế hiện tại, kinh tế biên tế giới hạn và

một số hiện tại là dưới kinh tế.

- Trữ lượng - bộ phận của cơ sở trữ lượng có thể khai thác hoặc sản xuất một cách kinh

tế ở thời điểm xác định.

- Tài nguyên không được khám phá - sự tồn tại của tài nguyên này chỉ được giả định là

có thật gồm các khoáng sản tách biệt khỏi các tài nguyên đã xác định rõ.

- Tài nguyên giả định – tài nguyên chưa được khám phá tương tự như các khối thể

khoáng sản đã nhận biết và có khả năng tồn tại hợp lý trong cùng khu vực đang sản xuất

hoặc trong vùng cod điều kiện địa chất tương tự.

- Tài nguyên suy đoán - những tài nguyên chưa được khám phá, có thể xảy ra hoặc ở các

loại mỏ được nhận biết trong các lớp địa chất thuận lợi, nơi đây khoáng sản chưa được

khám phá, hoặc ở loại mỏ cho đến ngày nay chưa được nhận biết tiềm năng kinh tế.

Có khả năng mở rộng nữa cuả hộp bằng cách bao gồm thêm nguyên vật liệu thứ

cấp (tái sử dụng). Loại trữ lượng này bao gồm trữ lượng phế liệu tái sử dụng (xem

chương 1 và chương 18) và loại tài nguyên bao gồm chất thải rắn đô thị dạng lớn xác

mà cho đến ngày nay vẫn chưa được sử dụng.

Page 181: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

181

Các nhà bi quan về sự khan hiếm tài nguyên có khuynh hướng dùng các tính

toán được gọi là trữ lượng tĩnh để hổ trợ cho lập luận của họ. Loại tính toán này chỉ

được sử dụng nhữg số liệu về trữ lượng đã được xác minh (ước tính khả năng cung cấp

“thật sự” hoặc nguồn tài nguyên rốt cuộc có thể khai thác) và kết hợp nó với cac ước

tính nhu cầu tài nguyên đã được dự báo tăng cấp số mũ theo nhu cầu thời gian ( tức là

nhu cầu đang tăng rất mạnh mẽ). Kết quả là sự cạn kiệt nhanh chóng của nhiều trữ

lượng tài nguyên quan trọng (khoáng sản và nhiên liệu), một số sẽ cạn kiệt trước khi

kết thúc thế kỷ 20.

Nếu trường hợp này là đúng, tại sao điều này không thành tin tức lớn trong

những năm 1980 hoặc 1990? Câu trả lời là cho dù chúng ta chỉ thay thế một vế tính

toán của các nàh bi quan (vế cung cấp) chúng ta sẽ có kết quả hoàn toàn khác. Căn cứ

trên sự tính toán về trữ lượng được ước tính, không chỉ những thứ đó được xác định

rồi hoặc về các nguồn tài nguyên có thể khôi phục chỉ ra rằng chúng ta sẽ an toàn

không bị cạn kiệt tuyệt đối các trữ lượng khoáng sản quan trọng ít nhất trong 100 năm

tới. Tuy nhiên, những sự tính toán này giả thiết rằng chúng ta không bị bất kỳ khó

khăn nào không thể vượt quá được về công nghệ, về cung cấp năng lượng, hoặc về tồn

tại về môi trường trong khoảng thời gian đó. Ở khung 16.2 chúng tôi trình bày vài ví

dụ về các dự báo bi quan cung như lạc quan hơn về khan hiếm tài nguyên.

Khung 16.2 Các dự báo về khan hiếm tài nguyên

Theo phương pháp “giới hạn đối với tăng trưởng” (LTG), Bảng 1 đề xuất

rằng một số tài nguyên không tái sinh đương đầu với sự cạn kiệt gần kề. Ví dụ

không có các khám phá mới thì vàng bạc, tuỷ ngân “trong lòng đất” đã bị cạn kiệt

hết rổi. Nhưng vì khái niệm trữ lượng thay đổi thường xuyên, vào năm 1980, vài số

ước tính trữ lượng kim loại đã tăng lên rất nhiều hoặc vẫn tương đối không đổi

(Bảng 2). Với luận điểm Ricardo và luận điểm công nghệ trung tâm, có thể chỉ ra sự

ra rằng sự khan hiếm vật chất hầu như không phải là vấn đề khó khăn quan trọng

cho hầu hết nguyên vật liệu đang sử dụng hiện nay. Các dự đoán lạc quan này đã

được ước tính dựa trên cả ước tính dự trữ lượng được xác định lẫn về nguồn tài

nguyên có thể khôi phục (xem Bảng 3). Ở đây cũng giả thiết rằng không có vấn đề

khó khăn quan trọng nào về công nghệ, năng lượng hoặc môi trường gắn liền với sự

khai thác tài nguyên sẽ phải được giải quyết trong 100 năm tới.

Page 182: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

182

Bảng 1 – Các chỉ số cạn kiệt năm 1972 theo số mũ ở các năm (S: trữ lượng toàn cầu đã

biết)

S 5 x S S 5 x S

Nhôm

Crôm

Than

Cô-ban

Đồng

Vàng

Sắt

Chì

Mangan

31

95

111

60

21

19

93

21

46

55

154

150

148

48

29

173

64

94

Molybdenum

Khí tự nhiên

Nicken

Dầu lửa

Platinum

Bạc

Thiếc

Tunsten

Kẽm

34

22

53

20

47

13

15

28

18

45

49

96

50

85

42

61

72

50

Nguồn: Meadow (1972) trang 56 – 60

Bảng 2 – Các ước tính đã được điều chỉnh của trữ lượng toàn cầu:

Các kim loại và khoáng sản chọn lọc

LTC 1972 (106 TẤN)a US BOM 1980 (106 TẤ)b

Đồng 308 505

Nicken 66 64

Chì 91 127

Kẽm 123 162

Page 183: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

183

Bảng 3-Các triển vọng cạn kiệt dựa trên các ước tính tài nguyên có thể khôi phục:

Kim loại và khoáng sản chọn lọc

Nguyên vật liệu Nhu cầu tăng

trưởng mỗi năm

(%)

Trữ lượng đuợc

xác định được

ước tính (tấn)

Cạn kiệt trữ lượng

được ước tính vào

năm 2100 (%)

Krôm

Coban

Mangan

Molyndin

Nicken

Titanium

Tungsten

Kẽm

3,3

2,8

2,7 – 3,3

4,5

4,0

3,8

3,4

2,0

1,1 x 1010

5,4 x 106

2,8 x 109

2,1 x 107

2,1 x 108

7,1 x 108

6,8 x 106

3,3 x108

12

150

120

249

152

102

236

581

36

18

5

35

38

11

37

Nguồn: Goeller và Zucker

Các chỉ tiêu khan hiếm dựa trên chi phí hay giá cả

Trên ba số đo lường kinh tế của sự khan hiếm được dùng trong tài liệu đã đạt

xuất bản:

a.Chi phí thực tiễn của sản xuất (tức là chi phí của các nhập lượng cần để khai

thác và chế biến một đơn vị sản phẩm đầu ra):

b.Giá thực (tức là giá tương đối);

c.Giá mờ (tức là giá đại diện như chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị trữ

lượng đã xác định) cho chi phí người sử dụng không thể quan sát được của tài nguyên

(giá trị bị mất do việc sử dụng một tài nguyên hiện nay hơn là trong tương lai). Chúng

ta sẽ nói nhiều về chi phí người sử dụng trong phần kế củâ chương này.

Kết quả các nghiên cứu áp dụng cách đo lường sự khan hiếm kinh tế này đối với

các số liệu khoáng sản và nhiên liệu đã không đặt biệt thich hợp. Các kết quả được

tổng kết ở khung 16.3. Nhìn chung, chứng cứ như nó hiện có, không hổ trợ cho sự tiên

Page 184: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

184

đoán thê thảm của trường phái LTG. Thế giới không đi đến sự thiếu hụt đột ngột các

khoáng sản và nhiên liệu quan trọng cần thiết cho sụ phát triển kinh tế.

Khai thác tài nguyên không tái sinh: một số nguyên tắc kinh tế cơ bản

Các công ty khai thác phải trải qua một quá trình 3 giai đoạn quan hệ lẫn nhau

và phức tạp (dò tìm, phát triển và khai thác – xem ở khung 16.4) để cung cấp cho thị

trường. Một đặc điểm của công nghiệp khai thác khoáng sản là, không giống hầu hết

các khu vực sản xuất khác, sản xuất trong thời kỳ bất kỳ nào đó không độc lập với sản

xuất trong thời kỳ bất kỳ nào khác. Tốc độ hiện nay của việc khai thác khoáng sản ảnh

hưởng tới lươjng có thể khai thác của khoáng sản đó trong thời kỳ tương lai. Do đó phí

tổn của việc khai thác một đơn vị khoáng sản hôm nay phụ thuộc không chỉ vào mức

độ sử dụng hiện tại các đầu vào sản xuất cần thiết (lao động , năng lượng .v.v.) và giá

của chúng, mà còn vào mức đo sử dụng đầu vào trong quá khứ và sự ảnh hưởng của

việc khai thác hiện nay vào khả năng sinh lợi tương lai của mổ khoáng sản.

Hoạt động khai thác hiện nay có thể ảnh hưởng đến trữ lượng có sẵn để dùng

trong tương lai bằng hai cách ngược nhau. Một sự tăng tỷ lệ khai thác ở giai đoạn hiện

nay có thể làm giảm mức độ trữ lượng của một mỏ cụ thể. Ngược lại, một tỷ lệ khai

thác như thế có thể tăng hoạt động dò tìm và phát triển sẽ dẫn tới sự tăng mức trữ

lượng tương lai.

Công nghiệp khai thác khoáng sản cũng chịu sự can thiệp đáng kể của chính

phủ. Sự can thiệp này do các mục tiêu chính sách như sự kích thích tăng trưởng kinh

tế, sự cần thiết phải đảm bảo sự tự túc cho quốc gia đối với nguyên vật liệu chiến lược,

tăng tính chặt chẽ chính xác cho các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo quản tài

nguyên.

Trong Chương 15 chúng ta chỉ ra rằng suất chiết khấu có tính quan trọng thiết

yếu trong việc xác định tốc độ mà tài nguyên tái sinh và không tái sinh được sử dụng.

Công thức cơ bản cho tài nguyên tái sinh là:

Tốc độ tăng trưởng sinh học + Tăng cường giá trị vốn = Suất chiết khấu

Tài nguyên không tái sinh không có chức năng tăng trưởng và có một quy mô

cố định, vì thế công thức trở thành:

Tăng trưởng giá trị vốn = Suất chiết khấu

Page 185: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

185

Khung 16.3 – Các chỉ báo của sự khan hiếm tài nguyên “kinh tế”

Hai nghiên cứu nổi tiếng ở Mỹ (Banett và Morse, 1964, Barnett, 1979) đã xem xét

xu hướng của chi phí đơn vị của sản xuất cho một loạt nhiên liệu và khoáng sản và không

tìm ra bằng chứng của việc tăng sự khan hiếm theo thời gian. Sự tăng thấy rõ nét trong

những năm 1970 không được xem là phản ánh “thật sự” của sự khan hiếm, mà đúnghơn là

ảnh hưởng (được xem chỉ là tạm thời) của khối dầu hoả OPEC và chính sách leo thang giá

cả của họ.

Nhiều công trình vừa qua của Slade (1982) đã đề xuất rằng lợi ích của việc khai

thác, khả năng thay thế và tiến bộ kỹ thuật hiện nay đã bị áp đảo bởi sự khan hiếm. Mô

hình Slade hình như chỉ ra rằng xu hướng giá cả tương đối của tài nguyên là bậc 2 (tức là

hình chữ U) cho 11 hàng hoá và tăng hoàn toàn nhanh trong suốt các thời gian vừa qua

(xem hình (a)). Nhưng Anderson (1985) xem xét cùng một số liệu giá cả và đi đến một kết

luận ngược lại. Kết quả của ông ấy đã tiết lộ rất ít sự khác nhau giữa các xu hướng giá cả

tương đối bậc 2 tuyến tính (hình (b)). Chúng ta minh họa kết quả của Slade lẫn Anderson

cho nicken ở hình (a) và (b).

Các mức dự phóng tiêu thụ:

A 3% mỗi năm từ năm gốc 1980

B 2 % mỗi năm từ năm gốc 1980

C 1 % mỗi năm từ năm gốc 1980

D 0,5 % mỗi năm từ năm gốc 1980

E Ước tính tuyến tính, dựa trên loạt năm 1970/19980

F Ước tính tuyến tính dựa trên loạt năm 1973/1983

G Ước tính tuyến tính , dựa trên loạt năm 1973/1981

H Dựa trên mô hình hiện nay giả định tăng trưởng kinh tế thế giới

Nguồn: Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Ontario, Thị trường khoáng sản thế giới – Giai

đoạn 2 (10 – 1981); được trích từ Anderson (1985)

Chú ý rằng Anderson đã dùng một loạt thời gian dài hơn, ở cả hai giai đoạn cuối, và

cũng trình bày các số liệu trên trên trục y với tỷ lệ nhỏ hơn. Chúng ta cám ơn đồng nghiệp

của chúng ta Norm Henderson, về việc chỉ ra ví dụ này cho chúng ta.

Nghiên cứu toàn diện nhất tính đến hôm nay (Hall và Hall, 1984) đã kiểm định giả

thiết rằng sự khan hiếm (được đo lường bởi chi phí một đơn vị sản phẩm và giá tương đối)

đã giảm trong trong những năm 1960 nhưng tăng trong những năm 1970 ở Mỹ. Kết quả

được biểu hiện ở Bảng 1 chỉ ra rằng dầu, khí và điện đã trở nên khan hiếm hơn trong những

năm 1970 (và tương tự như thế với gỗ).

Page 186: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

186

Bảng 1: Sự khan hiếm tài nguyên

Tài nguyên Kiểm tra chi phí đơn vị Kiểm tra giá tương đối

Than

Dầu hoả

Khí

Điện

Kim loại không chứa sắt

1960s xuống, 1970s lên

1960s xuống, 1970s lên

1960 s xuống, 1970s lên (?)

1960s lên, 1970s xuống

Không quan trọng

1960s xuống, 1970s lên

1960s ?, 1970s lên

1960s xuống, 1970s lên

1960s xuống, 1970s lên?

Chú ý: “xuống “ có nghĩa sự khan hiếm giảm, “lên” có nghĩa sự khan hiếm

tăng “?” có nghĩa kết quả theo thống kê là không quan trọng hoặc chiều hướng thay

đổi là không xác định được

Nguồn: Hall và Hall (1984) tr.369-70

Khung 16.4 – Mô hfinh kinh tế đơn giản của khai thác tài nguyên

Cung cấp tài ngnuyên không tái sinh là một quá trình 3 giai đoạn quan hệ lẫn

nhau

Hình (a) – Quá trình cung cấp tài nguyên không tái sinh

Các quyết định hiện nay liên quan đến các quyết định trong quá khứ, cũng như

đối với các khả năng giá cả và chiphí ở tương lai. Tốc độ khai thác hiện nay ảnh hưởng

Thăm dò Phát triển Khai thác

Ước tính quy mô và địa điểm vật lý

Xác định mỏ tài nguyên

Chuẩn bị địa điểm khai thác

Chuẩn bị cho phân phối và bán

Page 187: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

187

số lượng có thể khai thác ở tương lai. Do đó, chi phí khai thác một đơn vị sản phẩm

của một vài khoáng sản hôm nay phụ thuộc không chỉ vào mức độ sử dụng khoáng sản

hôm nay và các nhập lượng cần thiết và các giá cả của chúng, mà còn mức độ sử dụng

nhập lượng trong quá khứ, cũng như phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của khai thác hiện

nay trên khả năng sinh lợi của mỏ. Với một bảng kê những địa điểm đã được khám

phá, một quyết định phát triển các địa điểm có chi phí thấp hôm nay sẽ chỉ để lại

những địa điểm có chi phí cao trong tương lai. Việc giảm tổng trữ lượng của các địa

điểm chứa các tài nguyên và khuynh hướng khám phá sớm hơn các địa điểm dễ tiếp

cận và lớn dẫ đến chi phí thăm dò theo thời gian.

Hoạt động của mỗi quá trình cung cấp thoả mãn một nhu cầu nảy sinh cho các

đầu vào đối với giai đoạn sau, ví dụ việc khai thác, khám phá mới là một đầu vào cho

sự thay đổi giá cả của đầu ra cuối cùng và sự thay đổi chi phí cung cấp ảnh hưởng tới

các quyết định thăm dò và phát triển, cũng như các quyết định khai thác. Sự thay đổi

chi phí phát triển rõ ràng ảnh hưởng không những tới hoạt động phát triển, mà còn tới

các nhu cầu phát sinh cho các quyết định khám phá mới và khai thác thông qua sự thay

đổi chi phí thay thế trữ lượng.

Quá trình quyết định phải chịu một mức độ quan trọng của sự không chắc chắn.

Bởi vì các thông tin khai thác thiếu hiểu biết đầy đủ về giá cả và chi phí tương lai, họ

cần dự đoán về giá cả tương lai lẫn những hậu quả không chắc chắn của cac quyết định

hiện nay đối với giá cả tương lai, họ cần phải dự đoán về giá cả tương lẫn các hậu quả

không chắc chắn của các quyết định hiện nay đối với giá cả tương lai.

Quá trình cung cấp cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của các thay đổi lớn về quy

định của chính phủ( đựâc biệt về các chính sách thuế và chính sách bảo vệ môi

trường). Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các cơ cấu thị trường khác nhau, ví dụ các thị

trường độc quyền hay gần như độc quyền.

Người chủ tài nguyên cố gắng tối đa hóa tổng số doanh thu ròng đã chiết khấu

hơn là các lợi nhuận hiện thời. Tuỳ thuộc vào dự đoán của họ về giá cả và chi phí

tương lai, các chủ tài nguyên cố gắng cân đối lựo ích đạt được từ việc tăng khai thác

tuỳ thuộc giá cả (doanh thu), với chi phí của gia tăng khai thác. Các chi phí khai thác

được hình thành từ các chi phí hoạt động gia tăng cộng với chi phí người sử dụng việc

khai thác. Ở biên tế, chi phí biên tế của hoạt động khai thác (tức là mỗi đơn vị của đầu

Page 188: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

188

ra). cộng với chi phí người sử dụng được đem so sánh với giá tài nguyên để xác định

đầu ra tối ưu (hiệu quả kinh tế) theo thời gian, tức là sản lượng, Y1 ở hình (b). Để xác

định đầy đủ chi phí người sử dụng, tất cả chi phí bên ngoài của việc khai thác tài

nguyên phải được tính vào như tổn hại ô nhiễm và các thiệt hại về phong cảnh và tiện

nghi cho con người.

Sự phân tích bắt đầu trong thời gian t, thời gian hiện tại. Công ty khai thác

đương đầu với các chi phí hoạt động cho mỗi đơn vị đầu ra (khai thác) được hco bởi

đường cong MCt (chi phi biên tế ở thời gian t). MC tăng với một khoảng đầu ra thích

hợp. Đường cong chi phí cao nhất MCt + UC bao gồm thành phần chi phí người sử

dụng.

Hình (b) Sự phụ thuộc của sản lượng khai thác vào chi phí giá cả

Nếu chúng ta giả sử rằng công ty không có ảnh hưởng vào giá cả (tức là các

điều kiện thị trường cạnh tranh) như thế giá cả ở thời điểm t, Pt, được biểu diễn như 1

đường thẳng nằm ngang. Bây giờ công ty sẽ tăng tốc độ khai thác của mình miễn là

giá cả công ty nhận được, Pt, lớn hơn chi phí biên tế khai thác (MC). Công ty sẽ không

tăng tốc độ khai thác nếu MC > giá cả. Ở điểm cân bằng P = MC. Nếu chỉ chi phí biên

tế hoạt động khai thác được cân nhắc, công ty sẽ khai thác một số lượng Yt. Ảnh

hưởng của khai thác hiện nay vào chi phí và lợi nhuận tương lai làm giảm đầu ra hiện

nay dưới mức mà đáng lẽ phải đạt nếu không có ảnh hưởng tương lai này.

Nguồn: Phỏng theo Anders et al. (1980)

Nói cách khác, tài nguyên không tái sinh phải bị cạn dần theo cách mà tốc độ

tăng giá của các tài nguyên được khai thác phải bằng suất chiết khấu. Công thức này

được biết như công thức Hotelling đơn giản ( sau bài phân tích của Hotelling được

xuất bản 1931), và nó chỉ ứng dụng cho trường hợp đơn giản nhất, ví dụ, những tình

huống mà các hãng có chi phí của việc khai thác là không.

Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên coi là tài nguyên “trong lòng đất” như vốn

tư bản. Bằng cách để tài nguyên trong đất (bảo tồn chúng), người chủ tài nguyên có

thể chờ đợi thu nhập tư bản vì giá tài nguyên tăng theo thời gian. Người chủ thể sẽ

Page 189: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

189

không quan tâm giữa việc giữ tài nguyên ở mặt đất và khai thác nó nếu suất sinh lợi

thu nhập của vốn bằng các lãi suất ở các tài sản thay thế khác, bởi vì người chủ có thể

khai thác bây giờ và bán để đầu tư doanh thu ở bất kỳ nơi nào khác trong nền kinh tế

(ở một lãi suất dương ).

Miễn là chúng ta duy trì giả thiết không thực tế về sự khai thác không có chi

phí, giá cả tài nguyên trong lòng đất giống như giá cả cảu tài nguyên đã được khai thác

(được hiểu biết như giá nguồn). Tuy nhiên, khi chúng ta bỏ giả thiết này (và bây giờ

chúng ta có các chi phí khác dương), chúng ta có hai giá khác nhau. Giá trong lòng đất

(được hiểu một cách khác nhau như tiền thuê mỏ hoặc tiền tô) bây giờ là nhỏ hơn giá

nguồn (sự khác nhau là ở chiphí khai thác). Với một số lượng cố định của khoáng sản

cho khai thác, chi phí toàn bộ của việc khai thác sẽ bao gồm một số yếu tố bổ sung (

bây giờ được gọi là chi phí người sử dụng). Chi phí người sử dụng phản ánh phí cơ hội

của việc khai thác hiện nay vào lợi nhuận tương lai, bởi vì một đơn vị đầu ra được khai

thác hiện nay không còn được khai thác ở tương lai). Lợi nhuận tương lai “bị mất” gây

ra sự giảm số lượng khoáng sản có sẵn thực sự là một chi phí cho người khai thác

giống như một chi phí đầu vào hiện nay. Vì thế,

Chi phí khai thác = Chi phí người sử dụng + chi phí hoạt động hiện nay; và

Giá tối ưu = chi phí khai thác + chi phí người sử dụng (xem khung 16.4)

Người chủ tài nguyên cố gắng tối đa hóa tổng lợi nhuận (doanh thu – chi phí)

theo trục thời gian nằm ngang và sẽ chọn tốc độ khai thác và vì toàn bộ lượng khoáng

sản nói chung không bị khai thác hết, và chọn mức khai thác để tối đa hóa hiện giá của

dòng lợi nhuận được chiết khấu. Một người chủ có thể thực hiện tối đa hóa lợi nhuận

bằng cách trì hoãn sự khai thác nếu, ví dụ, họ hy vọng rằng giá cả của khoáng sản sẽ

tăng đáng kể trong tương lai (tức là sự tăng chi phí người sử dụng ở khai thác hiện

nay); hoặc nếu chi phí khai thác được cho là hầu như giảm trong tương lai vì một sự

đột phá kỷ thuật trong các phương pháp khai thác/chế biến quặng.

Mặt khác, nếu lãi suất hiện nay đối với đầu tư tài chính tăng thì mức tăng này sẽ

làm tăng tốc độ khai thác khoáng sản hiện nay ở các mỏ được biết đến. Một người chủ

tài nguyên có phương án lựa chọn khai thác mỏ đến mức độ tối đa hiện nay và đầu tư

lợi nhuận cảu ông ta có thể được lãi suất cao. Trên thực tế, lợi nhuận này tạo nên giá

Page 190: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

190

trị lớn hơn so với lợi nhuận tương lai ( theo thuật ngữ kinh tế, người chủ chiết khấu lợi

nhuận tương lai cao hơn).

Sự thay đổi lãi suất cũng có thể ảnh hưởng mức độ các công ty khai thác nổ lực

tăhm dò và phát triển địa điểm mới để khai thác trong tương lai. Sự thay đổi lãi suất

cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư vào thiết bị cơ bản mới ở các mỏ đang hoạt động lẫn ở

các mỏ mới. Sự tăng lãi suất sẽ làm giảm nổ lực khai thác và giảm đầu tư thiết bị mới,

vì thế giảm bớy khuynh hướng tăng tốc độ khai thác ở các mỏ đã biết.

Kết luận

Tóm tắ mô hình kinh tế đơn giản của chúng ta, chúng ta có thể hiêu rằng đối

phó với hai quyết định liên quan và cơ bản:

(i) Tốc độ khai thác tài nguyên, và

(ii) Khoảng thời gian khai thác ( hoặc tổng số dự trữ khai thác)

Tốc độ khai thác kinh tế được xác định bằng cách cân bằng giá bán mong muốn

đã được chiết khấu với chiphí biên tế khai thác đã được chiết khấu, nhớ rằng các chi

phí khai thác bao gồm không chỉ ảnh hưởng cảu khai thác hiện nay vào chi phí mà

còn ảnh hưởng của khai thác hiện nay vào chi phí và lợi nhuận khai thác tương lai (chi

phí người sử dụng).

Tổng số của một trữ lượng có thể khai thác một cách kinh tế phụ thuộc vào giá

tương lai của một tài nguyên được nói đến và ảnh hưởng của việc hiện nay với chi phí

khai thác tương lai.

Nhìn chung, là sự đo lường khan hiếm tài nguyên là công việc không dễ dàng và

các kết quả nghiên cứu sự khan hiếm “kinh tế” khác nhau đã được xuất bản là không

nhất quán, nhưng hầu như thế giới sẽ không đột nhiên thiếu hụt hẳn các khoáng sản và

nhiên liệu mà thế giới cần cho sự phát triển kinh tế tươnglai.

Page 191: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

191

CHƯƠNG 17

KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG

Lời giới thiệu

Phần một đã nói rõ rằng trách nhiệm đối với việc suy thoái môi trường thuộc về

tất cả các thành phần trong cộng đồng của quốc gia và toàn cầu :ngành công nghiệp,

các nông dân các chính quyền cũng như các công dân. nhiều tài liệu môi trường có

khuynh hướng ngụ ý rằng chỉ có nông nghiệp và công nghiệp gây ô nhiễm .nhưng các

công dân bình thường xã rác và tạo ra phần lớn chất thải rắn ở thành thị .với tư cách là

người tiêu thụ , người dân gởi các tín hiệu lên thị trường đến các nhà sản xuất để nói

rằng họ muốn các sản phẩm ở các cửa hàng siêu thị sao cho vệ sinh và thuận tiện

.người tiêu thụ có thể thay đổi các hệ thống sản xuất và phân phối để làm cho các hệ

thống này thân thiện hơn đối với môi trường chung quanh ,như hiện tượng”người tiêu

thụ xanh” đã chứng tỏ . người dân bình thường lái xe ,trong khi họ có thể lựa chọn các

kiểu đi lại khác ít gây ô nhiễm hơn (đi xe lửa ,dùng phương tiện giao thông công cộng

). Như chúng ta đã thấy ở chương 6 ,chính quyền thường hoạt động ngược lại các lợi

ích của môi trường , đôi lúc vì thờ ơ ,nhưng thường là họ không hiểu biết các hành

động của họ ảnh hưởng tới môi trường như thế nào .

tuy nhiên ngành công nghiệp và nông nghiệp vẫn là các người gây ô nhiễm đáng kể

.thế thì các khu kinh doanh hoà nhập như thế nào vào cấu trúc rộng lớn của kinh tế

học môi trường đã dược phát hoạ ở phần trước của cuốn sách này ?trong khi có một số

tài liệu đáng sợ về đề tài kinh doanh và môi trường phần lớn của tài liệu này được

dành cho yêu sách “xanh”bởi chính các cơ sở kinh doanh , đằng sau thái độ dè dặt của

nhiều công ty trong việc tán thành vấn đề môi trường là mối quan tâm lo lắng về

cácchi phí mà chính sách môi trường , ở cả cấp quyền lẫn cấp kinh doanh ,sẽ áp đặt lên

giới kinh doanh các chi phí của chính sách môi trường ngăn chặn hoặc làm giảm đi

thiệt hại môi trương khong phải là không tốn kém. việc cải thiện môi trường có nghĩa

là chi ra .tiêu biểu là các quốc gia OECD chi tiêu khoảng 1,5 đến 2,0%thu nhập quốc

dân của họ cho việc làm giảm ô nhiễm (gồm các chi tiêu của khu vực công cộng và

khu vực tư nhân ). hiện có sự so sánh giữa lợi ích và chi phí quốc gia cho việc kiểm

Page 192: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

192

soát ô nhiễm . ở mỹ năm 1981 ,các lợi ích được tích luỹ từ những quy định để kiểm

soát ô nhiễm không khí và nước là khoảng 37 tỷ USD ,cáckhoảng chi phí cho việc ra

những quy định này năm đó là khoảng 14 tỷ USD , điều này cho thấy có những

khoảng lãi ròng lớn có được từ việc kiểm soát ô nhiễm (porney,1990 ) . hoạt động

phong ngừa ô nhiểm ở mức quốc gia là có lợi nhiều khoảng lợi ích đó đã không được

tích luỹ trực tiếp ở các cơ sở kinh doanh . để có vài ý niệm về tác động của chính sách

môi trường vào khu vực kinh doanh ,chúng ta cần xét xem sự tăng trưởng GDP và

công ăn việc làm bị ảnh hưởng như thế nào . điều này được thực hiện ở khung 17.1

,trong đó tập hợp một số chứng cứ liên quan đến tác động của chính sách môi trường

đối với GDP và việc làm .

Page 193: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

193

Khung 17.1 ảnh hưởng của chính sách môi trường đến sự tăng trưởng kinh tế và việc

làm .

Trong khi ngành công nhiệp lo một cách chính đáng về các chi phí mà chính sách môi trường bắt

họ phải chụi , có ít bằng chứng cho rằng ,nhìn chung ,chính sách môi trường hạn chế sự tăng trưởng

kinh tế ,một phần nguyên nhân là các chi tiêu không đến nổi lớn như thế ,nhưng phần nguyên nhân

kháclà các chi tiêu đó lại là thu nhập đối với thành phần khác của ngành công nghiệp ,tức là các

thành phần làm giảm ô nhiễm . nếu thành phần đó rất mạnh ,có lẽ trường hợp mà các quy định môi

trường được áp dụng cho một số nước ngay tức khắc sẽ thực sự kích thích tăng trưởng kinh tế và

tạo ra việc làm nhờ tạo ra các thị trường xuất khẩu ,các nghiên cứu được tóm tắt dưới đây cho thấy

tác động của chính sách váo sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ,cho tới nay ,là khiêm tốn hoặc

không đáng kể .

Chính sách Ảnh hưởng đến tăng trưởng

kinh tế

Ảnh hưởng đến việc làm

ế ho ạch b Bảo vệ môi trường quốc gia Hà Lan Không đáng kể Không hoặc dương

Tăng khoang gấp đôi chi tiêu môi trường

Thuế cacbon giả định ở Anh;gia tăng chi Không đáng kể Dương

Tiêu để giảm ô nhiễm và làm sạch nước

Thuế cacbon giả định ở Na-uy Không đáng kể

Giảm 0,4% mỗi năm Không đáng kể

Chính sách môi trường ở Mỹ: Giảm 0,2% mỗi năm Không biết được

Nghiên cưú 1

Chính sách môi trường trước đây ở Mỹ: Không đáng kể Không biết được

Nghiên cưú 2

Chính sách môi trường trước đây ở Pháp Không đáng kể Không đáng kể

ức Nguồn D. W.P arce(1991)

Trong khi chứng từ còn đang được thu thập ,phương pháp kinh tế còn cho rằng

(a) thiệt hại môi trường có thể xâm nhập đàn kể vào trong hoạt động kinh tế của một

quốc gia và (b) các chính sách kiểm soát thiệt hại tạo lại lợi ích về mặt kinh tế .

Page 194: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

194

Có nhiều điều báo trước cho cho một kết luận như thế ,nhưng có vẻ như kết luận đó là

đúng đắn , ít là đối với những chính sách về môi trường trong quá khứ . điều này

không có nghĩa là nó sẽ đúng trong tương lai và cũng không có nghĩa là chính sách cũ

có hiệu quả ,các chi phí điều tiết hầu như chắt chắn là sẽ thấp hơn .lơi ích có thể là cao

hơn ,nhưng chính sách trong tương lai có thể tốn kém hơn .

Kết luận này liên quan đến công ty như thế nào ?thứ nhất nó nhấn đến trọng

tâm khác hơn cách thức mà giới kinh doanh đã quen nghĩ về môi trường tức là trở ngại

cho xí ngiệp và hoạt động kinh tế .một cách tổng quát nó cho rằng hoạt đọng kinh tế

không bị xấu đi bởi chất lượng môi trường đã được cải thiện và thậm chí còn có tốt

hơn .

thứ hai nó chỉ ra nhu cầu cần phải có sự đáp ứng tập thể của các doanh nghiệp bất kỳ

xí nghiệp riêng lẻ nào ,rỏ ràng là chẳng làm được bao nhiêu để cải thiện sức khoẻ và

nền kinh tế của một quốc gia bằng cách đơn phương đầu tư vào việc cải thiện môi

trường ,chỉ khi nào giới kinh doanh cùng nhau đầu tư cho sự lành mạnh môi trường

mới có sự cải thiện .dù sao thì ,chỉ ngành công nghiệp chuyển hoá năng lượng thành

sản phẩm , đó chính là sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu thô tạo ô nhiễm .

vài vấn đề môi trường và ý nghĩa của chúng đối với việc kinh doanh

nhiều mối quan tâm về môi trường hiện nay mang tính quốc tế hoặc toàn cầu :mưa a-

xít , ô nhiễm đại dương ,phá rừng nhiệt đới ,tăng nhiệt toàn cầu ,huỷ hoại tầng ô zôn

chúng tôi có thể cho thấy sự liên quan của các vấn đề này với việc kinh doanh .

Mưa a- xít

Chương 22 xem xét một cách chi tiết hơn hiện tượng mưa axít :một thuật ngữ

chung để chỉ cả sự lắng động khô lẫn ướt của các chất ô nhiễm được hình thành chủ

yếu bởi sunphur dioxide và nirtrogen oxide .dường như rõ ràng là mưa a-xit liên can

đến sự thiệt hại gây ra cho cá và các loài khác ở ao hồ , đặc biệt ở phía nam Nauy và

một số vùng của thuỵ điển ,và nhà cầm quyền cũng nghĩ rằng sự rụng lá và sự tăng

trưởng chậm của các cánh rừng là do mưa a-xít gây ra .sự sói mòn dần bề mặt của các

toà nhà lớn cũngcó thể do các chất ô nhiễm này .bằng chứng cho việc làm tổn hại sức

khoẻ một cách liên tục có thể làm hạn chế ,làm sạch mưa acid có nghĩa là sử dụng các

nguyên liệu hoá thạch có sulphur hơn, và lắp đặt thiết bị làm gỉam ô nhiễm ở các nhà

máy điện chạy bằng than và các nhà máy lớn khấc. trong khi sự cân bằng giữa chi phí

Page 195: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

195

và lợi ích có thể còn chưa chắc chắn, có những thoả ứơc quốc tế để giảm bớt sự thải

khí ở các nước OECD. Các bên ký kết bao gồm Anh Quốc. Nghị định thư về ô nhiễm

không khí Xuyên Biên Giới trên 1 vùng lớn có hiệu lực từ năm 1987 dứt khoát sẽ giảm

sunphuf diocide khoảng 30% so với mức phát thải năm 1980. Một hiệp ước nitrogen

oxide của năm 1988có nghĩa là việ thải khí này không được tăng hơn mức của năm

1987, sau đó chúng phẩi giảm xuống.

Tại sao xảy ra mưa acid? Trong các hệ thống kinh tế nhấn mạnh nhiều đến hoạt

động tự do của thị trường thì sẽ không khuyến khích bất kỳ người gây ô nhễm nào

phải tính đến những thiệt hại về môi trường mà hoạt động của họ gây ra, dĩ nhiên trừ

khi quy định của quyền về ô nhiễm buộc họ phải làm như thế. Chương 5 và 6 nói về

hiện tượng ngoại tác. Yếu tố ngoại tác thường là đặc tính của các hệ thống kinh tế dựa

trên các thị trường tự do hoặc hầu như tự do. Nhưng các nạn nhân của ô nhiễm ít ra

cũng có thể vận động quyền “bắt các người gây ra ô nhiễm phải chi trả”, đó chính là

những gì thực sự xảy ra kh luật lệ về môi trường được đưa vào hoạt động. Tất cả các

quy định đều bắt các người gây ô nhiễm phải gánh chịu 1 số chi phí của việc ngăn

chặn, làm giảm hoặc làm sạch ô nhiễm. Một số chi phí có thể chuyển sang ngươiì tiêu

thụ chịu, nhưng người gây ra ô nhiễm vẫn khổ, bởi vì kết quả là giá cả sản phẩm của

họ trên thị trường sẽ cao hơn nên có khuynh hướng làm giảm nhu càu của thị trường.

Khung 17.2 cho thấy làm thế nào giới kinh doanh sẽ không phải gánh chịu tất cả chi

phí của bất kì 1 quy định nào: một số chi phí được chuyển cho người tiêu thụ gánh

chịu.

Page 196: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

196

Khung 17.2 Tai nạn của 1 quy đinh môi trường gây cho ngành công nghiệp và người

tiêu thụ

Khi một qui định được áp đặt lên ngành công nghiệp thì nó làm tăng chi phí của

công ty.Ví dụ, kiểm soát mưa axit có nghĩa là đưa vào thiết bị ống khói giảm khí

sulphur hoặc chuyển sang nhiên liệu đắt tiền hơn,chứa sulphur ít hơn. Điều này được

trình bày dưới đây như một một sư chuyển dịch về hướng trái của đường MC(chi phí

biên tế). Để cho thuận lợi giả sử rằng các công ty định giá cho sản phẩm sao cho giá

bằng chi phí biên tế *(MC). Thế thì giá cả trong thị trường mua bán sẽ tăng từ p1đến

p2. Nhưng thực ra chi phí tăng nhiều hơn P1P2_sự tăng chi phí thật sự là P1C.Do đó

người ta người tiêu thụ gánh chịu một phần chi phí của giá cả thong qua giá cả cao hơn

(P1P2 ). Nhưng hang sản xuất cũng phải chịu một phần nữa của gánh nặng này(P2C).

Trừ phi đường cầu hoàn toàn không đàn hồi(tức là thẳng đứng) người tiêu thụ và

người sản xuất luôn luôn phải chia sẻ gánh nặng tài chính của một qui định.

Tuy nhiên mưa acid liên quan đến 1 khía cạnh khác nữa. Trong khi những nạn

nhân của mưa acid có thể là trong cùng một đất nước đang thải ra ô nhiễm, thực ra

phần lớn những thiệt hại này là do các nước khác gánh chịu . Ví dụ như lục địa Châu

Âu gây ô nhiễm cho bán đảo Scandinavia - xem chương 22. Các lực lượng xưa nay

vận động cho các nạn nhân giờ đây phải được thay thế bằng sự vận động quốc tế nhằm

Page 197: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

197

đạt tới mục tiêu bắt nứoc gây ra ô nhiẽm phải chi trả. Điều này khó khăn hơn, đơn giản

là vì hông có nhà cầm quyền cao hơn cấp quốc gia để xác định ai là người có lỗi, lỗi

như thế nào và phải làm gì? Hai yếu tố này - sự thất bại của thị trường trong việc

chứng minh cho các thiệt hại bên ngoài và sự việc vài chất gây ô nhiễm không khí

vượt qua biên giới quốc gia – góp phân tất nhiên vào việc giải thích hiện tượng mưa

acid.

Ý nghĩa của những vấn đề này đối với việc kinh doanh? thứ nhất là thị trường không

cần phải là kẻ thù của môi trường, điều này làm ngạc nhiên các nhà nghiên cứu môi

trường hơn các nhà kinh doanh. Bằng cách kiềm lại các chi phí nguyên liệu và năng

lượng, các đơn vị kinh doanh giảm xuống tới mức tối thiểu việc sử dụng vật liệu và

năng lượng , và do đó giảm đựơc ô nhiễm trên mỗi đơn vị đầu ra. Tối thiểu hoá chi phí

tối thiểu hoá chất thải, miễn là các công ty cũng quan tâm đến các chi phí năng lượng

và nguyên liệu như đối với chi phí lao động và chi phí tư bản.

Ý nghĩa thứ 2 là thị trường không làm đúng mức. Thị trường không tính đầy đủ các chi

phí môi trường bên trong một quốc gia, và càng thất bại trên quy mô lớn hơn khi các

chi phí môi trường được vượt qua biên giới quốc gia. Thật là không logic khi lập luận

rằng môi trường sẽ an toàn với các thị trường tự do hoàn toàn không ràng buộc. Ít nhà

kinh doanh nào có thể nêu ra 1 điều như vậy nhưng những người khác thì làm được.

Phải có những quy định về môi trường thôi.

Sự phá rừng nhiệt đới

Các cánh rừng nhiệt đới trên thế giới đang biến mất dần ở tỉ lệ khoảng 2% mỗi

năm – chương 23 xem xét tỉ mỉ hơn về vấn đề nay. Cho đến nay vẫn chưa có các hiệp

ước quốc tế để đặt ra các chỉ tiêu làm giảm tỷ lệ này – các cuộc thảo luận bắt đầu ở

những năm cuối thập kỉ 1980 trong một nổ lực để đạt được một hiệp đinh quốc tế về

sử dụng bền vững tất cả các cánh trên thế giới bao gồm rừng nhiệt đới. Sự mất mát

rừng nhiệt đới lien quan đến nhiều loại chi phí kinh tế. Việc đốn gỗ hoặc khai hoang

cho trồng trọt và chăn nuôi thường không phải là cách sử dụng có lợi nhất về mặt tài

chính đối với rừng nhiệt đới. Nó cũng không phải là bền vững bởi vì sau một vài thập

niên đất rừng chỉ có khả năng hạn chế nếu dung fvào việc trồng trọt hay chăn nuôi. Sự

phá huỷ rừng làm chuyển dời chỗ ở của những dân tộc địa phương. Nó gây ô nhiễm

Page 198: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

198

cho sông ngòi, khi đất rừng bị cuốn trôi đi; nó làm mất chức năng bảo vệ của rừng đối

với các dòng nước chảy ở rừng; nó làm giảm đi trữ lượng mức độ đa dạng của hệ sinh

vật, và gây nên nỗi đau xót cho những người muốn nhìn thấy hệ thống sinh thái này

được bảo tồn và được sử dụng một cách bền vững. Tất cả những việc đều tốn các chi

phí kinh tế. Lúc này chúng ta không biết được những chi phí này sẽ lên đến bao nhiêu

nhưng những chứng cứ bắt đàu cho thấy sự phá rừng nhiệt đới đơn giản là không lợi

về mặt kinh tế - xem chương 23.

Tại sao xảy ra sự phá rừng nhiệt đới? Nguyên nhân thì phức tạp và không phải

lúc nào cũng dễ dàng đổ cho sự tăng trưởng dân số và sự nghèo khổ, như các lời giải

thích xưa nay. Cả hai nguyên nhân trên có vai trò của nó khi dân số bùng nổ, áp lực

cần nhiều đất nông nghiệp tăng lên và biên giới bị xâm chiếm bởi dân định cư nông

nghiệp. Nhưng việc xâm chiếm rừng không phải là luôn dễ dàng như vậy – các chương

trình xây dựng đường xá giúp mở ra các vùng đất rừng. Các con đường thường được

xây dựng bởi các công ty lâm sản, rồi các nông dân đi theo sau. Điều thường ít được

tán thành là chính bản than chính quyền đã khuyến khích khai phá rừng - một lần nữa

đó chính là hiện tượng của sự thất bại của chính quyền. Triết lí phổ biến trước giờ

thường xem rừng như một tài nguyên để khai thác chứ không phải để sử dụng bền

vững. Các hình thức miễn thuế và trợ cấp đôi khi được dành cho các chủ trại chăn nuôi

để khai hoang đất (một chính sách gần như được chấm dứt ở vùng Amazon của Brazil

trong năm 1987 khi các chi phí phá rừng trở nên rõ ràng hơn). Quyền sở hữu đất đai

thường nhận được chỉ khi khai hoang đất xong , việc khai hoang được xem như là cách

thức để cấp quyền này. Các quyền hạn của người dân bản xứ rất hay bị lãng quên, nhất

là khi họ không đăng kí hoặc chính thức hoá nơi chốn ở.

Giống như phần lớn các sự suy thoái môi trường, việc phá rừng xảy ra do sự kết hợp

của các yếu tố quan trọng sau:

a) Thị trường và chính quyền có khuynh hướng chỉ thừa nhận giá trị bằng

tiền của rừng, mà không thừa nhận sự quan trọng về mặt kinh tế dưới

dạng những lợi ích không tiếp thị được, như sự bảo vệ các dòng nước.

b) Các quyền sở hữu đất có khuynh hướng bị thiên vị và dành cho dạng thực

dân và nhà kinh doanh hơn là dành cho người dân bản xứ.

Page 199: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

199

c) Có những áp lực cơ bản từ vấn đề tăng dân số nó làm tăng nhu cầu đất

nông nghiệp và củi đốt; và các yếu tố cơ bản mang tính khuyến khích trợ

giúp như xây dựng đường sá vào rừng.

Các cơ sở kinh doanh có đóng vai trò trong việc bảo vệ rừng nhiệt đới trên thế

giới hay không? Có lẽ cũng công bằng khi nói rằng: chỉ khi nào các nước đang làm

chủ các cánh rừng xem xét lại chính sách của họ thì mới tạo ra được những thay đổi

lớn với tỷ lệ phá rừng, cùng với sự thừa nhận về phía các nước giàu có rằng các nước

nghèo cần được trợ giúp các phương sách để bảo vệ rừng của họ. Nhưng kinh doanh

đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Chính các công ty khai thác gỗ trên thế

giới đang mở ra nhiều khu rừng ,nổi bật nhất là vùng Viễn Đông. Chính nhu cầu củi

đốt đã gây nên một số vụ phá rừng ở Châu phi. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng

có hiệu quả không dựa vào cây gỗ có thể phát triển với giá rẻ, một phần của áp lực này

có thể được giải tỏa. Tương tự một số đồn điền trồng củi đốt có thể làm giảm bớt nhu

cầu gỗ rừng tự nhiên. Ở Indonexia và Nam Mỹ, có những sản phẩmtừ rừng tự nhiên có

thể được sản xuất mà không cần phá huỷ rừng. Để giảm bớt nhu cầu dung đất rừng

làm đất nông nghiệp, điều quan trọng là phải tăng năng suất của những vùng đất hiện

đang bị suy thoái. Một khi mà năng suất của những vùng đất thực sự là một hoạt động

cần đên chuyên môn của nghành công nghiệp. Điều mà thoạt nhìn có vẽ như là một

mối quan tâm xa vời vì lạ lẫm đối với thành phần kinh doanh thì thực ra lại không phải

như vậy. Ít nhất thì lần này các tiến trình gây ra sự phá rừng đã được hiểu rõ, nguời ta

sẽ thấy các công ty sẽ đảm trách vai trò thiết yếu trong việc giảm bớt các áp lực gây ra

phá rừng.

Tăng nhiệt toàn cầu

Chương 19 xem xét chi tiết hơn vấn đề trái đất đang nóng lên. Trong khi khoa

học vẫn rất là chưa chắc chắn, ngày càng có them bằng chứng mức thải các chất khí

“hiệu ứng nhà kính” được phóng vào bầu khí quyển đang gây nên một sự tăng nhiệt độ

trung bình của bề mặt trái đất. Các chất khí chính yếu tạo nên hiệu ứng nhà kính tăng

lên là khí CO2 (sinh ra khi đốt các nhiên liệu hoá thạch và khi đốt rừng nhiệt đới);

chlorofluorcarbon (CFSs - đựơc dung cho chất nổ, chất làm lạnh, các dung dịch hoà

Page 200: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

200

tan và các tác nhân thổi bọt, trong nhiều các chất khác); metan (sinh ra từ quặng than,

loài vật nuôi thuộc bộ nhai lại, trấu, rò rỉ khí, và các chất khác); nitrogen oxide (nguồn

sinh ra chưa biết rõ, nhưng liên quan đến phân bón và sự đốt các nhiên liệu hoá thạch).

Rõ ràng, các khí nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ các quy trình công nghiệp, từ việc phát

điện, và từ nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh có lien can nhiều vào việc tạo ra chất

khí thủ phạm gây hại.

Phương trinh chính sách là một phương trình của những chi phí phát sinh hiện

nay để ngăn cản thiệt hại trong tương lai. Một số thiệt hại xem ra khá chắc chắn, một

số chưa rõ ràng. Một số nước đã quyết định rằng vấn đề này là quá quan trọng đến

mức không thể bỏ mặc cho sự may rủi. Họ đã hình thành các mức phấn đấu giảm khí

nhà kính chính yếu - CO2- Hầu hết những việc làm này tập trung vào ý nghĩ đừng để

các sự thải khí tăng trên mức độ ở những năm cuối của thập kỷ 1980. Bởi vì theo thời

gian sự tiêu thụ năng lượng có khả năng tăng lên cùng lúc với áp lực dân số và tăng

trưởng kinh tế, phải cần 1 thời gian để thực hiện mức phấn đấu đó. Các quốc gia cam

kết này đã nói một cách khái quát rằng họ sẽ ổn định hoá sự thải khí CO2 ở mức độ

năm 1990 vào năm 2000 hoặc 2005. Vài nứơc như Đức có thể lâu hơn.

Việc đạt được mộth hiệp ước về tăng nhiệt toàn cầu là khó khăn. Việc cắt giảm

phát thải khí CO2 có thể lúc đầu là rất rẻ - các biện pháp tiết kiệm năng lượng đơn

giản sẽ làm nên một cuộc đột nhập lớn vào việc phát thải khí CO2 và chúng có thể rất

rẻ. Khí tự nhiên có hàm lượng cacbon thấp hơn dầu và than đá – thay thế dầu và than

đá bằng khí tự nhiên sẽ làm giảm mức phát thải CO2. Các biện pháp về sau có thể trở

nên đắt hơn – các hệ thống năng lượng sẽ đắt hơn thay thế cho các nhà máy dùng

nhiên liệu hoá thạch. Nhiều nước không có những lợi ích khuyến khích để “nhập cuộc

chơi” họ sẽ gánh chịu các hci phí mà có thể là không tương ứng với các lợi ích không

chắc chắn. Mỹ đã nhin vấn đề như thế. Một vài nước có thể có cái nhìn không rõ ràng

về các lợi ích nhưng họ cảm thấy không có đủ khả năng tài chính để áp dụng những

biện pháp kiểm tra việc thải khí – ví dụ Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước khác như

Liên xô cũ và Đông Âu có nhiều vấn đề kinh tế cấp bách khác cần phải giải quyết.

Một trong những cách chắc chắn nhất để khuyến khích việc tiết kiệm năng

lượng và sử dụng nhiên liệu có hàm lượng Cacbon thấp là đưa vào một loại thuế nhiên

liệu cacbon. Than đá sẽ thu hút thuế cao nhất, thứ 2 là dầu, khí tự nhiên là thấp nhất

Page 201: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

201

theo hàm lượng cacbon của chúng. Các nguồn năng lượng như gió, sóng, mặt trời và

hạt nhân sẽ được miễn thuế. Sức mạnh của thuế cacbon ở chỗ nó ảnh hưởng trực tiếp

vào giá của năng lượng, và kinh nghiệm tư những năm 1970 và 1980 với giá năng

lượng cho chúng ta thấy rằng có một mối liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ giữa giá năng

lượng và việc tiết kiệm năng lượng (khung 17.3). Nhưng dù cho vấn đề thải khí

cacbon được giải quyết thế nào đi nữa, thì nó vẫn có những ảnh hưởng khá rõ ràng đối

với nghành công nghiệp. Vì thậm chí các mục tiêu giảm CO2 được thực hiện mà

không có thuế thì nghành công nghiệp sẽ phải gánh chịu c ác chi phí ban đầu c ủa c ác

qui định.Hơn nữa vì sự sử dụng nhiên liệu hoá thạch đã thâm nhập vào nền kinh tế

công ngiệp hiện đại quá nhiều,nên ít người sẽ thoát khỏi gánh nặng của việc kiểm soát

phát thải khí CO2.

Khung 17.4 cho thấy các ngành công nghiệp của Anh là những thành phần sử

dụng nhiều năng lượng so với tổng chi phí sản xuất của họ, sử dụng dưới dạng nguyên

vật liệu thô khác nhau ma mua cũng như năng lượng họ tiêu thụ trực tiếp.Nhìn chung

đây là những ngành công nghiêp sẽ chịu đựng những chi phí ban đầu của việc kiểm

soát phát thải khí CO2.Khác với những gì người ta có thể mong đợi,thuế môi trường,ví

dụ như thuế cacbon có thể làm cho ngành công nghiệp có lợi hơn.Không giống như

những loại thuế khác ,thuế môi thường không có mục đích chính là tăng doanh số

thuế.Mục tiêu của nó là để thay đổi hành vi của ngàng công nghiệp.

Thuế này có thể tránh được bằng cách áp dụng công nghệ tiêu trừ ô nhiễm,làm

giảm ô nhiễm xuống và do đó làm giảm tiền trả thuế _như chương 11 đã cho thấy. Có

hai nguyên nhân chính yếu tại sao các loại thuế khuyến khích như thế lại có lợi cho

nghành công nghiệp:

1 – Như chương 11 và 13 đã cho thấy, chi phí của nghành công nghiệp khi tuân

thủ các qui định về môi trường dựa trên cơ sở đánh thuế có thể thực sự là ít hơn chi phí

khi tuân thủ các hình thức khác của qui định về môi trường. Điều mà người ta thường

không nhìn thấy là mọi qui định luật lệ đều áp đặt 1 chi phí cao hơn cần thiết là để đạt

được một chi tiêu chất lượng môi trường định trước.

2 - Nếu thuế môi trường không đặt mục tiêu chính yếu là nâng doanh số thuế

thu, rồi sẽ có trường hợp chính đáng để hoàn trả doanh số thuế đã thực sự thu được trở

lại cho nghành công nghiệp. Trong khi một tay thì thu thuế, tay kia lại hoàn trả cho họ,

Page 202: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

202

có vẻ như là kỳ quái, tuy thế mà vai trò khuyến khích của thuế môi trường vẫn có.

Ngành công nghiệp vẫn có thể tránh thuế bằng cách gây ô nhiễm ít hơn. Việc hoàn trả

thuế có thể mang hình thức của sự giảm thuế doanh nghiệp, như thế lại là thêm một sự

khuyến khích nữa cho xí nghiệp. Điếu này thỉnh thoảng được gọi là đặc tính hưởng lợi

gấp đôi của một thuế khuyến khích.

600

70 65

75 80

85 90

95 100

105

50 51

52

60 65

89

70

80

Giá nhiên liệu thực

Tiêu thụ năng lượng/1000 GDP

Mức tiết kiệm năng lượng có thể đo lường đại khái bằng tỷ lệ năng lượng. Tỷ lệ

này biểu hiện số năng lượng cần để sản xuất 100 bảng Anh giá trị của hoạt động

kinh tế (“GDP”=tổng sản phẩm nội địa) và đ ược đo lường dọc theo trục hoành. Tỷ

lệ này càng thầp ,hiệu quả càng cao Gía của năng lương được đo trên trục tung .

Trong khi có những ảnh hưởng khác vào tiết kiệm năng lượng ,biểu đồ trên cho th

ấy một sự liên kết rõ ràng giữa giá năng lượng sạch và việc tiết kiệm năng lượng.

Khung 17.3 Ảnh hửơng của giá năng lượng vào việc bảo tồn năng lượng ở Anh

Page 203: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

203

Các động cơ khiến ngành công nghiệp tỏ ra sự quan tâm về môi trường.

Có ít nhất 5 lí do tại sao ngành công nghiệp có thể có lợi khi chấp nhận 1 thái độ mạnh

dạn ủng hộ môi trường.

Môi trường và hiệu quả

Bất kì điều gì có thể làm được để giảm lưu lượng nguyên vật liệu và năng lượng

đã qua hệ thống kinh tế sẽ làm giảm gánh nặng ô nhiễm vào môi trường. Nhưng

nguyên vật liệu và năng lượng là những tài nguyên được mua bán trên thị trường.

Chúng có giá cả và do đó vịêc sử dụng chúng sẽ thể hiện như 1 chi phí trong sổ sách

kế tóan của 1 công ty trung bình. Việc cắt giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lưọng

khi ấy làm giảm ô nhiễm.

Kinh nghiệm từ việc kiểm tra và đánh giá môi trường trong kinh doanh cho

thấy rằng nhiều cở sở kinh doanh không quan tâm nhiều đến các chi phí nguyên vật

liệu và năng lượng như đối với các chi phí lao động và vốn. Thông thường các chi phí

nguyên vật liệu và năng lượng là 1 phần nhỏ của tổng chi phí và trong trường hợp

không phải vậy thì ngành công nghiệp thường tỏ ra rất có hiệu quả trong cách nó sư

dụng năng lượng. Nhưng trong khi quy mô chi phí nguyên vật liệu và năng lượng thì

nhỏ so với tổng chi phí hoặc với sản phẩm đầu ra, có thể là 1 sự giải thích cho sự sao

lãng tương đối của hiệu qua nguyên vật liệu và năng lượng ở cơ sở kinh doanh, nó

không phải là 1 sự bào chữa. Mỗi 1 bảng Anh được tiết kiệm trên hoá đơn nguyên vật

liệu mà không phải hy sinh đầu ra là 1 bảng Anh tăng them cho lợi nhuận. Riêng chi

phí của nguyên vật liệu chiếm 15% GNP của Anh quốc. Một số công ty lớn đã nghĩ ra

các khẩu hiệu ngắn gọn để nắm bắt được sự lien kết giữa môi trường và hiệu quả: “

phòng ngừa ô nhiễm thì có lợi” (PPP – pollution prevention pays), “tiến kiệm tiền và

giảm thải chất độc” (SMART – save money reduce toxics) , “tẩy sạch chất thải”

(WOW – wipe out waste), và “giảm thải luôn luôn có lợi” (WRAP – waste reduction

always pays).

Page 204: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

204

Khung 17.4 Cường độ sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp ở Anh vào

thập niên 1980

Ngành công nghiệp Chi phí năng lượng tính theo % của tổng chi phí (gần dung)

Lọc dầu 80+

Sản xuất điện 60

Hoa chất hữu cơ 35

Hàng không 25

Xi măng 22

Khai thác than 20

Hoá chất vô cơ 15+

Đường sắt 15

Gạch 15

Phân bón 15-

Sắt và thép 10

Thuỷ tinh 10

Bột giấy và giấy 10

Page 205: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

205

Môi trường như ý là hình tượng của công ty

Có 1 thái độ tích cực đối với môi trường có thể là tốt cho hình tượng của công

ty và do đó là tốt cho thị phần. Việc đạt được thị phần thong qua việc “làm xanh là

quan trọng”, nếu đó là phong trào người tiêu thụ xanh tiếo tục, hình ảnh của công ty sẽ

chỉ thành công nếu bản than người tiêu thụ nghĩ răng phong trào người tiêu thụ xanh

với 1 sự rối rắm về thong tin môi trường của 1 sản phẩm. Sự hình thành 1 hệ thống dán

nhãn sinh thái nhất quán như những hệ thống được chấp nhận ở các nước Châu Âu

giúp người tiêu thụ phân biệt được cái nào là nói thật, cái nào là giả về môi trường của

sản phẩm. Ví dụ, không có sản phẩm nào có thể là hoàn toàn tốt cho môi trường. Một

khi mà nó dung hết nguyên vật liệu và năng lượng thì nó sẽ tác động đến môi trường

như chương 1 đã chứn tỏ. Tác động lên môi trường của nhiều sản phẩm cũng không

thể biết được 1 cách chính xác – cách đây không lâu CFCs được coi như 1 chất an

toàn, hiệu quả và vô hại.

Một hình ảnh xanh còn quan trọng vì một lẽ ít rõ ràng hơn thị phần. Kiếm được những

người nhân viên giỏi nhất có thể cũng phụ thuộc vào thái độ thật sự ủng hộ môi

trường, một vài cuộc điều tra đã cho thấy rằng những nhân viên tiềm năng nghĩ rằng 1

hình ảnh ủng hộ môi trường, một vài cuộc điều tra đã cho thấy rằng những nhân viên

tiềm năng nghĩ rằng một hình ảnh ủng hộ môi trường là rất quan trọng đối với sự lựa

chọn công ty để làm việc. Thực vậy, nhiều công ty kể đến yếu tố “ nhân viên xanh”

như 1 sức mạnh lớn trong việc đánh giá lại hình ảnh của công ty.

Môi trường và cơ hội thị trường

Các chi tiêu cho môi trường phải tạo nên thu nhập cho một ai đó: nhà sản xuất

thiết bị giảm ô nhiễm, người cung cấp công nghệ ít gây ô nhiễm, người tái chế, ngành

công nghiệp làm sạch. Anh quốc chi ít nhất 6,5 tỉ bảng Anh mỗi năm vào kiểm soát ô

nhiễm. Một báo cáo cho rằng thị trường này sẽ tăng đến cỡ 14 tỉ bảng Anh hàng năm

trong 10 năm tới, với thị trường Châu Âu khoảng 86 tỉ bảng Anh hang năm và thị

trường Mỹ khoảng 100 tỷ bảng Anh hang năm. Đây là những cơ hội thị trường khổng

lồ cho các công nghệ từ các thiết bị khử khí sulphur trong ống khói cho đến các công

cụ lọc nứơc và máy chuyển đổi.

Page 206: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

206

Việc giảm ô nhiễm diễn ra theo 2 cách: bằng các công nghệ “cuối đường ống”

làm giảm ô nhiễm từ quá trình công nghệ và nguyên vật liệu thô đã có, bằng cách

“giảm ở nguồn” , tức là thiết lại sản phẩm từ gốc để nó chứa ít nguyên vật liệu và năng

lượng mà sau này biến thành chất thải. Nhìn chung, chính sách môi trường hiện nay

dựa trên công nghệ cuối đường ống. Trong tương lai, chính việc giảm ô nhiễm ở gốc

mới quan trọng hơn vì ngày nay người ta thừa nhận 1 cách rộng rãi rằng viêc sản phẩm

công nghệ có chất thải thấp thì hiệu quả nhiều hơn so với tìm kiếm các giải pháp về

sau. Thực vậy, đây sẽ là một phần của sự chuyển hướng mới trong chính sách chung

nhằm vào dự đoán và ngăn ngừa hơn là phản ứng đối phó và quét dọn. Các thuật ngữ

như “nguyên tắc cảnh giác thận trọng” trong quản lí môi trường sẽ trở nên phổ biến.

Nếu dự đoán này là đúng, sẽ có 1 phần thưởng lớn cho các thiết kế mới cho xe cộ,

thùng chứa, bao bì đóng gói… Chỉ có giới kinh doanh mới có thể làm được sự chuyển

đổi từ các giải pháp “cuối đường ống” đến các giải pháp “giảm chất thải ở nguồn vào”.

Sự tuân thủ các luật lệ về môi trường

Quan điểm tiêu biểu của ngành công nghiệp đối với các luật lệ về môi trường là

phải tuân theo. Kiểu phản ứng của ngành công nghiệp là: chính quyền ra luật, ngành

công nghiệp đối phó. Như thế không phải là ngành công nghiệp luôn luôn biết hệ

thống luật lệ đó ra sao dù là luật đang có hoặc mới dự định như 1 số cuộc điều tra đã

cho thấy. Không tuân thủ có thể tốn kém, nhưng có thể cũng sẽ tốn kém y như vậy nếu

không đếm xỉa đến những phát triển trong tương lai của chính sách môi trường ở mức

độ quốc gia, Châu Âu và toàn cầu. Điều mà chúng ta gọi là “sự tuân thủ tiên đoán” có

khả năng trở thành một vấn đề sống còn đối với ngành công nghiệp. Có một nhu cầu

phải phân tích các vấn đề môi trường sẽ xảy ra và suy nghĩ xem các chính quyền các tổ

chức quốc tế và thế giới nói chung sẽ phản ứng với những vấn đề này như thế nào.

Quan trọng hơn, như tiên đoán các khuynh hướng này, giới kinh doanh có thể làm

giảm tối đa sự ngưng trệ sản xuất do phải tuân theo các yêu cầu mới về môi trường, có

thể nắm bắt các cơ hội thị trường mà các yêu cầu này có thể tạo ra.

Page 207: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

207

Kết luận

Bốn lợi ích trong kinh doanh do thay đổi về môi trường có một đặc tính

chung - lợi ích cho chính mình. Chính vì lợi ích riêng của ngành công nghiệp mà cắt

giảm chi phí, tăng thị phần, chiếm giữ thị trường mới và tuân thủ các quy định môi

trường. Trong kinh doanh tất cả các trường hợp, đơn vị kinh doanh có thể thoát khỏi

“kiếu đối phó” và đi vào “kiểu tiên đoán” nhưng mọi thứ đều có thể xảy ra mà không

có sự quan tâm thực sự tới môi trường. Dù sao thì, động cơ chính yếu nhất cho sự tồn

tại của giới doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Chúng tôi đã lập luận rằng động cơ này

không nhất thiết là trái với việc cải thiện môi trường. Điều cần là quản lí thận trọng để

làm sao tách việc theo đuổi lợi nhuận một cách chính đáng khỏi tác động của nó vào

môi trường. Thị trường hoạt động tự do sẽ không làm điều đó khi không có sự trợ

giúp. Sự can thiệp chung chung của nhà nứơc hầu như chắc chắn là cũng sẽ không

thực hiện được điều đó: chính quyền có thể có ý định tốt, nhưng họ thường điều hành

các nền kinh tế vào môi trường cũng chẳng hay hơn thị trường tự do.

Có thể thấy được rằng sự theo đuổi lợi ích cho chính mình trong khuôn khổ luật pháp

sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nhưng vẫn còn đó vấn đề đạo đ ức môi trường

và nó biều hi ện thông qua cách mà giới kinh doanh tiếp một cận với môi trường. Nó

biểu hiện như một cam kết-mà chúng ta có thể định nghĩa như một sự quan tâm tới

chính mình đã được bàn cãi trước đây. Thể hiện và đo lường sự cam kết là khó khăn,

có thể không làm được. Nhưng thật không dễ dàng để hiểu một số phương pháp của g

ới kinh doanh đối với môi trường trừ phi có sự cam kết.

Page 208: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

208

CHƯƠNG 18

QUẢN LÝ CHẤT THẢI.

Giới thiệu.

Sự phát và vứt bỏ các chất thỉa rắn đo thị (MSW- munycipal soloid waste) có vẻ

đang trở thành một vấn đề chính sách quam trọng trong tất cả các nền kinh tế công

nghiệp hoá. Theo thống kê chính thức, các quốc gia thuộc OECD (tổ chức hợp tác kinh

tế và phát triển) hàng năm thải ra 240 triệu tấn MSW vào cuổi những năm 1980.

Thành phần cấu tạo chính của các loại chất thải này khác nhau giữa cá nước nhưng hầu

hêt ở các nước, bao bì đang trở thành một thành phần quan trọng (25-50%) trong tổng

số. Việc vứt bỏ chất thâi cũng khác nhau giữa các nước và giữa các vùng trong một

nước. Ngoại trừ một số nước như Nhật Bản, Đan Mạch và Thuỵ Sỹ, phần lớn các nước

công nghiệp hoá vứt bỏ MSW bằng cách chôn vào đất.

các nhà làm chính sách và ở một mức độ cao hơn, toàn xã hội nói chung, ngày

càn chú ý nhiều hơn về MSW, đặc biệt là các vùng thị tứ, vì các vùng chôn rác hiện có

đã đóng cửa hoặc đã hoạt động đến công sức tối đa vì sự chống đối (với các lý do về

khả năng chấp nhận của xã hội) ngày càng tăng đối với việc mở thêm các điểm chôn

rác mới, nghĩa là hội chứng “không ở trong vườn tôi” NIMBY (not in my back yard).

Những trở ngại đối với chính sách quản lý hợp lý chất thải.

mặc dù trong những năm gần đây vấn đề quản lý chất thải, đã được các giới

hoạt động chính trị xã hội quan tâm, việc đưa ra các quyết định hợp lý, nghĩa là việc

tìm thêm một phương pháp rẻ nhất hoặc một nhóm các phương pháp thích hợp để quản

lý MSW trong một cộng đồng nào đó, cũng như đưa ra các quyết định có tính công

bằng (nghĩa là việc tránh các tác động chính sách quá bất lợi cho người nghèo) vẫn

còn bị giới hạn bởi một số các “thất bại” (Turner,1994; turner powell, 1991).

Các cơ sở dữ liệu cơ bản về sự phát sinh và vứt bỏ chất thải thì không đầy đủ

(khó khăn về thông tin). Hầu hết các nước thiếu một cơ sở dữ liệu toàn quốc, toàn diện

và cập nhật, trong khi đó họ có nhiều nguồn dữ liệu về MSW và các dòng lwu chuyển

chất thải khác. Hơn nữa, ít các quốc có các cơ quan chịu trách nhiệm tổng quát toàn hệ

thống để giải quyết vấn đề quy hoạch và quản lý chất thải và sự thiếu hiểu biết về mặt

phân tích chi phí-lợi ích kinh tế cũng thường xảy ra (thất bại về phân tích).

Page 209: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

209

Tuy nhiên, ngay cả khi có thu thập dữ liệu và phân tích, sự quản lý chất thải hữu

hiệu vẫn còn bị trở ngại do thất bại về thị trường. Chính quyền đã thất bại trong việc

định giá dịch vụ thu gom và vứt bỏ MSW. Việc định giá quá thấp các dịch vụ về MSW

(nghĩa là việc không thể thực hiện được toàn bộ chi phí xã hội của việc thu gom và vứt

bỏ chất thải dẫn đến một mức tổng cộng quá lớn về MSW, cúng như sử dụng quá ít

các biện pháp tía chế hoặc giảm thải tại nguồn trong một nền kinh tế thị trường. Các

nguyên nhân của xã hội tiêu thụ kiểu vứt bỏ là từ những khuyến khích lợi ích của thị

trường biến dạng làm ảnh hưởng đến hành vi của cả người tiêu thụ lẫn người sản xuất.

Một số nhà phân tích cho rằng kết quả là việc thiết kế sản phẩm, lựa chọn sản phẩm và

các quyết định về vứt bỏ chất thải đều quá thâm dụng tài nguyên (Menell, 1990). Chất

thải được tạo ra quá nhiều, và hơn nữa tổ hợp sản phẩm không phải là tối ưu. Nó

không phải là tổ hợp các sản phẩm có tác động môi trường với chi phí thấp nhất.

Khung 18.1 mức vứt bỏ chất thỉa tối ưu về mặt kinh tế.

Các công cụ chính sách để quản lý chất thải: Phương pháp “mệnh lệnh và

kiểm soát” so với phương pháp dùng “công cụ kinh tế”

Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát

Chính sách môi trường (bao gồm cả quản lý chất thải) đã từ lâu được thực hiện

thông qua việc sử dụng biện pháp ban hành các tiêu chuẩn định sẵn theo kiểu “mệnh

lệnh và kiểm soát”. Trong phương pháp này, cơ quan điều hành đặt ra tiêu chuẩn môi

trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi những kẻ gây ô nhiễm phải tuân theo tiêu chuẩn nếu không

muốn bị phạt vạ.

Khung 18.2. Các ví dụ về phương pháp chế định đối với sự tái chế chất

thải. Tiêu chuẩn quy định (chỉ tiêu)

Nước này đã thông qua một quy chế định ra các mức độ đóng chai/tái chế cho

chai thuỷ tinh và lon như sau:

Bia: 70% đối với chai bằng thuỷ tinh năm 1992; 90% đối với lon trong năm

1994.

Nước trái cây: 25% đối với chai thuỷ tinh năm 1992; 40% đối với lon năm

1994.

Nước carbonate: 60% đối với chai thuỷ tinh năm 1992; 80% đối với lon năm

1994.

Page 210: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

210

Mức chỉ tiêu là 30% chất thải được tái chế năm 1995; phần còn lại được thiêu

huỷ; chôn vào đất chỉ được dùng như là phương cách giải quyết cuối cùng.

Nghị định nhà nước về bao bì được chấp nhận năm 1990 nhằm vào việc giảm

bao bì 20% trong MSW (kể từ mức của năm 1989) vào năm 1992 và 50% vào năm

2000.

Chỉ tiêu là tái chế 50%, gồm cả tái chế vật liệu hoặc sản xuất năng lượng.

Chỉ tiêu tái chế là 64% vào năm 1995, thiên về tái chế vậtliệu hơn là sản xuất

năng lượng.

Giảm 10% trong tất cả các chỉ tiêu về chất thải; mức tối thiểu là 50% đối với

việc tái sử dụng/ tái chế MSW, 30% chất thải đô thị được dùng cho việc tái sinh năng

lượng

Các công cụ chính sách để quản lý chất thải: Phương pháp “mệnh lệnh và

kiểm soát” so với các phương pháp dùng công cụ “kinh tế”

Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát.

Chính sách môi trường (bao gồm cả quản lý và chất thải) đã từ lâu được thực

hiện thông qua việc sử dụng biện pháp ban hành các tiêu chuẩn định sẵn theo kiểu

“mệnh lệnh và kiểm soát”. Trong phương pháp này , cơ quan điều hành đặt ra tiêu

chuẩn môi trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi những kẻ gây ô nhiễm phải tuân thoe tiêu chuẩn

nếu không muốn bị phạt vạ.

Khung 18.2. Các ví dụ về phương pháp chế định đối với sự tái chế chất thải.

Quốc gia Chỉ tiêu chuẩn qui định (chỉ tiêu)

Áo Nước này đã thông qua một qui chế định ra các mức

độ đóng chai/ tái chế cho chai thuỷ tinh và lon như sau:

Bia: 70% đối với chai bằng thuỷ tinh năm 1992;

90% đối với lon trong năm 1994.

Nước trái cây: 25% đối với chai thuỷ tinh năm

1992; 40% đối với lon năm 1994.

Nước carbonate: 60% đối với chai thuỷ tinh năm 1992; 80%

đối với lon năm 1994.

Page 211: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

211

Bỉ Mức chỉ tiêu là 30% chất thải được tái chế năm 1995;

phần còn lại được thiêu huỷ; chôn vào đất chỉ được dùng

như là phương cách giải quyết cuối cùng.

Canada Nghị định nhà nước về bao bì được chấp nhận năm

1990 nhằm vào việc giảm bao bì 20% trong MSW (kể từ

mức của năm 1989) vào năm 1992 và 50% vào năm 2000.

Pháp Chỉ tiêu là tái chế 50%, gồm cả tái chế vật liệu hoặc

sản xuất năng lượng.

Đức Chỉ tiêu tái chế là 64% vào năm 1995, thiên về tái

chế vật liệu hơn là sản xuất năng lượng.

Hà Lan Giảm 10% trong tất cả các chỉ tiêu về chất thải; mức

tối thiểu là 50% đối với việc tái sử dụng / tái chế MSW,

30% chất thải đô thị được dùng cho việc tái sinh năng

lượng; chôn rác chỉ ở mức tối đa 10% vào năm 2000 ( các

chỉ tiêu trung gian đạt được vào năm 1994.

Ý Luật đã đưa ra chỉ tiêu tái chế 50% đối với cả thuỷ

tinh và lon, đạt được vào năm 1992. Từ tháng 4 năm

1993, các vật chứa không thõa mãn chỉ tiêu này sẽ bị thuế

phạt.

Thuỵ Sỹ Luật quy định rằng lượng bao bì các thức uống đưa

vào rác thải không vượt quá 10% vào cuối năm 1993. Các

chai lọ PVC bị cấm, đối với lonbia bằng lon phải đạt mức

tái chế 50% vào năm 1991.

Anh Quốc Vào năm 2000 sẽ tái chế 50% chất có thể tái chế

được (khoảng 25% của tổng MSW).

Hoa Kỳ Năm 1988, Cơ quan Bảo vệ Môi trường định ra mục

tiêu quốc gia là giảm lượng chất thải 25% vào năm 1992

thông qua việc tái chế và phân loại chất thải từ gốc.

EC Điều luật về bao bì đang được xem xét, những đề

xuất gồm có “nguyên tắc không thay đổi” lượng chất thải

bao bì, dựa vào mức cơ bản của năm 1990, thực hiện

Page 212: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

212

trong vòng 5 năm sau khi luật được áp dụng. Sau 5 năm,

lượng vật chất tái chế phải đến mức 60% lượng thải,

thuhồi năng lượng tối đa 30% và chôn vào đất tối đa 10%

cảu tổng lượng chất thải.

Nguồn tài liệu: Pearce và Tuner (1992)

Khung 18.2 tóm tắt một số tiêu chuẩn vừa mới được chấp nhận hoặc mới được

xem xét về vấn đề tái chế chất thải trong nền kinh tế công nghiệp hóa.

Tiến trình ấn định mục tiêu này rất có ý nghĩa nhưng có thể không luôn đại diện

cho mục tiêu khả thi của chính sách bởi vì sự thiếu thông tin và thiếu một nhận định

:hệ thống đúng đắn”. Ở Hoa Kỳ, Alter (1991) đã kết luận rằng việc phân tích đúng dữ

kiện về MSW có sẵn cho thấy trong tương lai sẽ có sự suy giảm về số lượng các vật có

thể tái chế trong MSW, và do đó tạo ra sự thay đổi về mặt lợi ích kinh tế của việc tái

chế. Ông cũng cho rằng việc phân tích về cường đoọ phát sinh chất thải (tương tự

cường độ vật chất trong cách tính GNP; (Evans và Szekeley, 1985) đã dẫn đến câu hỏi

là liệu mức phát sinh MSW ở Hoa Kỳ có thể gia tăng hay không khi nền kinh tế phát

triển. Ngay cả nếu mức độ tham gia vào kế hoạch tái chế hiệu quả của hệ thống thu

gom được cải thiện, Alter tin rằng các chỉ tiêu tái chế do nhà nước quy định vượt qua

25% lượng MSW là không thể đạt đến được.

Trong mọi trường hợp chúng ta có thể nói rằng sự bỏ quên yếu tố kinh tế trong

quản lý chất có thể dẫn đến sự quy định các chỉ tiêu môi trường mặc dù có tính chất

khả thi vẫn sẽ không giúp giảm thiểu lượng chất thải lưu chuyển tổng cộng.

Trong khung 18.1, giả thiết thải Ws là mục tiêu cần đạt. Sự thay đổi lượng thải

từ W đến Ws có thể liên quan đến sự thiệt hại lợi ích ròng của xã hội.

Menell (1990) đã kết luận rằng mặc dù các chính sách như là sự phân loại bắt

buột đối với các loại chất thải từ các hộ gia đình v cc lệnh cấm sản phẩm đ đạt được

một số kết quả đối với các thể hiện mặt ngoài của vấn đề MSW, nhưng đ thất bại trong

việc giải quyết một cch cĩ hệ thống cc nguyn nhn của vấn đề. Chúng không thể thay

đổi các kích thích sai lệch đ gắn liền với hnh vi của nh sản xuất v người tiêu thụ. Sự

lựa chọn sản phẩm, cũng như quyết định về cách thải xác định chi phí x hội của

MSW: Nếu chỉ ch trọng vo quyết định phân loại chất thải (ví dụ phân loại bắt buột) có

thể sẽ thu được những kết quả trái ngược.

Page 213: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

213

Phương pháp sử dụng các công cụ kinh tế

Phương pháp kinh tế áp dụng cho các chính sách về môi truờng ngày nay được

chấp nhận rộng ri (ít nhất về mặt nguyn tắc) trong hầu hết cc quơc gia cơng nghiệp

hóa. Phương pháp nàcy nhấn mạnh sự ích lợi của công cụ kinh tế (EI- economic

instrument) được dùng thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả. Ý

tưởng cơ bản là các EI có rhể đưa vào nền kinh tế để sửa chữa các sai lầm của thị

trường. EI có thuận lợi hơn nữa là nó thích ứng tốt với các phương pháp chi phí lợi ích

và nguyên lý quản lý. Tuy nhin, cc EI tự chng khơng thể lm giảm nhẹ khĩ khăn về mặt

sai lạc thông tin và địi hỏi sự triển khai cẩn thận, ch ý đến hiệu quả của toàn hệ thống

và nhu cầu quản lý tổng hợp.

Một loại các EI khác nhau có thể được triển khai mạnh mẽ (xem khung 18.3)

gồm có chi phí đánh vào sản phẩm, thuế vứt bỏ chất thải, các hệ thống ký quỹ hồn chi

(thực chất l phối hợp giữa thuế v trợ cấp). Phí quản lý (phí cấp phép quy định chỗ thảo

và các phí khác).Tín dụng tái chế (tiền trả cho các cơ quan có trách nhiệm thu hồi các

thành phần của MSW và bằng với chi phí thải thu được bởi cơ quan có trách nhiệm

gom thải) và thuế nguyên liệu, tất cả đều biểu thị cho những bước đi của phương pháp

dùng các EI. Người ta cũng đưa ra một hệ thống giấy phép có thể bán lại được, dùnh

như là một cơ chế thúc đẩy việc tai chế giấy và bìa bỏ đi (Dinnan, 1990). Các EI hiện

rất được ưa chuộng ở Uỷ Ban Cộng Đồng Châu Âu và chúng ta có thể hy vọng thấy

được áp lực đang tăng dần lên ở Châu Âu địi hỏi sử dụng cc EI một cch rộng ri hơn

trong hệ thống quản lý chất thải tương lai.

Các EI có thể dùng trong hệ thống quản lý chất thải gia tăng mức tài chính và/

hoặc kích thích sự thực hiện một hành vi được định sẵn thông qua các khuyến khích

vật chất. Các chi phí thành tiền (phí đối với người sử dụng ) đã được sử dụng để tạo

thuận lợi cho sự thu gom, chế biến và tồn trữ chất thải, hoặc để phục hồi các vị trí cũ

chứa rác độc hại. Tiền khích lệ có thể được dùng để đạt được nhiều mục tiêu như là

giảm thiểu chất thải, giảm thải ở nguồn và gia tăng sự tái sử dụng/tái chế. Trong

chương nầy chỉ nói đến các EI trực tiếp nhằm vào việc làm giảm và/hoặc tái chế (tái sử

dụng) các MSW. Bởi vậy chúng tôi không đề cập đến việc sử dụng các phí đối với sự

thải khí vào không gian va nước, các loại thuế khai thác tài nguyên và thuế đánh trên

Page 214: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

214

người tiêu thụ, mặc dù chúng phục vụ một cách gián tiếp việc làm giảm toàn diện sự

vứt bỏ chất thải.

Khung 18.3 Các ví dụ về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý chất thải bao bì

Quốc gia

Loại công cụ kinh tếb Cách áp dụng

Đang sử dụng (u)

Đang nghiên cứu/đề xuất (p)

Áo

Ký quỹ - hoàn chi

Các vật chứa thức uống bằng nhựa có thể

dùng lại phải ký quỹ bắt buột 4 đồng Áo

(u)

Phí thu trên sản phẩm

Các vật chứa thức uống không thể thu

hồi laị được phải đóng 0,5-1 đồng Áo

cho mỗi đơn vị sản phẩm

Bỉ

Thu phí xả thải

(Khuyến khích)

MSW (u)

Canada

Ký quỹ - hoàn chi Các vật chứa bia và nước ngọt

Thu phí xả thải Các vật chứa không dùng lại được

Đan Mạch

Ký quỹ - hoàn chi

Các vật chứa dùng lại được của bia và

nước ngọt, các thức uống, các nông dược

loại chai nhỏ (u)

Phí thu trên sản phẩm

Đối với các sản phẩm đóng gói khác

nhau

Phần Lan

Phí thu trên sản phẩm Các vật chứa đồ uống có Carbonate

Ký quỹ - hoàn chi

Các vật chứa đồ uống có carbonate dùng

lại.

Pháp Thu phí xả thải (khuyến khích) MSW (p)

Đức Ký quỹ - hoàn chi Các vật chứa đồ uống bằng nhựa (u) mở

rộng ra các loại bao bì khác.c

Ý Thu phí trên sản phẩm Các bao bì nhựa không phân hủy sinh

học.

Hà Lan Thu phí xả thải (khuyến khích) MSW (p)

Phí thi trên sản phẩm Bao bì không tái chế được (p)

Các sản phẩm PVC có thời gian sử dụng

Page 215: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

215

ngắn. (p)

Ký quỹ - hoàn chi

Các sản phẩm chứa nhôm và PVC có độ

trường tồn cao (p)

Na Uy Phí thu trên sản phẩm Các vật chứa thức uống carbonate có thể

vứt bỏ (u)

Ký quỹ - hoàn chi Các vật chứa thức uống dùng lại được (u)

Bồ Đào Nha Ký quỹ - hoàn chi Các khung kimloại (p)

Thụy Điển Phí thu trên sản phẩm Các vật chứa thức uống (u)

Ký quỹ - hoàn chi Các khung nhôm (u)

Thu phí xả thải (khuyến khích) Không định rõ (p)

Thụy Sĩ Phí thu trên sản phẩm Các vật chứa thức uống có thể thải bỏ

Anh Chứng chỉ tái chế MSW (p)

Mỹ Ký quĩ - tái chế Các vật chứa thức uống (4)

Giấy phép bán được Giấy báo (p)

Thu phí xả thải Các chất thải không phân lập được.

Nguồn tài liệu: Pearce va Turner (1993)

a. Một số công cụ kinh tế chỉ áp dụng ở mức tiểu bang , tỉnh hoặc vùng.

b. Phí tính cho người tiêu dùng để trang trải cho việc thu gom à xử lý MSW được áp dụng

tronghầu hết các quốc gia công nghiệp hóa; thuế đánh trên việc sử dụng các nguyên liệu đã

được thực hiện ở Đan Mạch và đề xuất cho việc khai thác tài nguyên cát và sỏi của Phần

Lan.

c. Một “Hệ Thống Đôi” đã đuợc đề ra vao năm 1991 liên quan đến yêu cầu bắt buộc lấy

bao bì trở lại từ hệ thống cung ứng, hệ thống này chỉ có thê thay thế bởi các công nghiệp đã

hình thành xong câc hệ thống thu gom rác và thu hồi phế phẩm riêng biệt ( ngoài hệ thống

thu rác đô thị thông thường). Hệ Thống Đôi được tài trợ bởi các hệ thống yểm trợ gọi là

“ĐIểm Xanh” căn cứ vào sự lý giải và ủng hộ cho khả năng tái chế các bao bì. Tuỳ vào

kích cỡ, sẽ tính thêm khoản chi (trên người tiêu dùng) 0.22 đồng Đức cho một bao bì để

trang trải chi phí thu gom và phân lập sơ khởi. Thêm một phí ở dạng trợ cấp để tái chế

cũng đang được xem xét.

Page 216: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

216

Tiêu chuẩn để lựa chọn các công cụ kinh tế

Theo bảng hướng dẫn của OECD đôi với việc áp dụng các EI (1991), có thể liệt

kê một số tiêu chuẩn tổng quát, dựa vào đó để đánh giá các EI khác nhau (xem

Chương 11).

a) EI được lựa chọn phải có thể giảm bớt phạm vi ô nhiễm và tác động về mặt sử dụng

tài nguyên đi kèm với việc đsong bao bì . Đâylà nguyên lý hiệu quả về mặt môi

trường.

b) EI nên mang lại sự khích lệ liên tục hầu tìm ssược giải pháp ít chi phí nhất. Đây là

nguyên lý hiệu quả về mặt kinh tế (tĩnh và động).

c) Sự tác động của EI không nên quá mạnh mẽ, ví dụ: không nên đặt một gánh nặng

không cân xứng lên một xã hội khá phồn vinh. Đây là nguyên lý về mặt công bằng .

d) EI nên có chi phí hành chính và chấp hành thấp (ví dụ: các khó khăn thực tế về định

mức, thu nhập, giám sát và kiểm soát cần phải ở mức tối thiểu). Đây là nguyên lý hiêtụ

quả về mặt chi phí quản lý.

e) Các EI đơn giản và dễ hiểu sẽ dễ đưa vào thị trừơng và hệ thống pháp chế hiện hữu.

Đây là nguyên lý về tính chấp nhận được.

Có thêm hai tiêu chuẩn cần được thêm vào:

f) EI được lựa chọn cần phải tương thích với các mục tiêu điều tiết và quy chế hiện

hữu của quốc gia ( trong trường hợp của Cộng đồng Châu Âu). Trong cộng đồng Châu

Âu, EI nên đưa ra những yêu cầu tối thiểu đối với những nước mới bắt đầu áp dụng

chính sách, không vi phạm hiệp ước La Mã và các điều khoản về thị trừơng nội bộ.

Thêm vào đó, EI cần được xem là một thay thế đáng tin cậy hoặc một bổ sung cho qui

chế điều tiết. Đây là nguyên lý phù hợp về mặt pháp chế.

g) Nếu kế hoạch phân rác tại hộ gia đình và tái chế phải chịu một chi phí cao do về

mặt thu gom, cần phải xem xét đến tính chất tích luỹ lợi ích của EI đó.

Các loại công cụ kinh tế

- Thuế nguyên liệu là một ví dụ cho laọi thuế đầu vào và cần phải được đánh

vào các nguyên liệu thô dùng chế tạo bao bì có chiếu cố đúng mức đến các tỷ lệ tái

chế và tái sử dụng hiện hữu. Để đáp ứng đúng tiêu chuẩn hiêu quả về mặt kinh tế và

phù hợp với nguyen tắc Người Gây Ô Nhiễm Phải Trả (PPP) đã được chấp nhận bởi

csc quốc gia thành viên trong khối OECD, mức độ thuế cần phải có liên hệ trực tiếp

Page 217: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

217

với sự thiệt hại môi trừơng gây ra do việc sản xuất và tiêu thụ các loại bao bì cộng với

bất kỳ chi phí về khan hiếm tài nguyên nếu có. Tuy nhiên, trong khi quy chế hiện hữu

đề cập đến tác động môi trường từ các gai đoạn ban đầu của chu kỳ sản phẩm, thuế chỉ

nên phản ánh các chi phí môi trừơng của MSW.

- Phí thu trên sản phẩm

- Phí xả thải (đối với người tiêu dùng)

Đánh giá so sánh các loại thuế, kỹ quĩ hoàn chi và giấy phép

Page 218: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

218

CHƯƠNG 19

SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Phần giới thiệu :Hiệu ứng nhà kính

Nếu trái đất không có khí quyển thì nhiệt độ đóng băng rất nhiều (khoảng-190C).

Một số các chất khí-hơi nước, carbonic (CO2), clorofluorocarbons (CFCS),

mêtan(CH4)và oxitnitơ (N2O)-trong bầu khío quyển hấp thụ bức xạ hồng ngoại (tức

bức xạ sóng dài) và tác động như một tấn phủ giúp giữ lại nhiệt lượng của mặt trời

được hấp thụ qua bầu khí quyển (bởi vì đó là các tia bức xạ sóng ngắn thấy được ) và

phát xạ trở lại khí quyển từ bề mặt của trái đất (dưới dạng bức xạ sóng dài ). Hậu quả

là tổng sản lượng bức xạ đến mặt đất tăng lên, vì vậy nhiệt độ trung bình của mặt đất

gia tăng .

Hoạt động kinh tế (đặc biệt trong vòng vài trăm năm qua ) làm gia tăng tốc độ

thải khí và nồng độ và các loại khí “nhà kính” trong khí quyển. Sự tương “nhà kính”

dược sử dụng bởi vì, giống như kính, hơi nước và CO2 trong khí qyển là trong suốt đối

với ánh sáng thấy được (từ mặt trời )nhưng lại tương đối đục đối với bức xạ hồng

ngoại được phản hồi từ mặt đất. Bởi vậy nhà kính là một cấu trúc kềm giữ bức xạ mặt

trời rất có hiệu quả. Công nghiệp hoá đã dẫn đến sự khai thác mạnh mẽ các nhiên liệu

địa khai (than, khí và dầu) cho việc sản xuất và vận chuyển. Năng lượng địa khai bị

đốt cháy phóng thích CO2 vào trong khí quyển, nồng độ của chúng tăng lên 33% kể từ

năm 1800. Hoạt đông nông nghiệp và công nghiệp sinh ra các khí nhà kính khác như

mêtan, N2O và các CFCS. theo Uỷ Ban Liên Chính Phủ về sự thay đổi khí hậu (IPCC-

intergovernmental Panel on Climate Change ),một cơ quan được thành lập vào năm

1988 để khảo cứu về sự tăng nhiệt toàn cầu, thì sự gia tăng các khí nhà kính trong khí

quyển sẽ tạo nên một sự gia tăng nhiệt độ, tính trung bình, cho bề mặt trái đất.

Trong số các nhà kính thì CO2 có lẽ là quan trọng nhất. Nó chịu trách nhiệm cho

khoảng 60% hiệu ứng nhà kính do con người gây nên. điều không may là hện nay các

nền kinh tế công nghiệp đang đốt các nhiên liệu địa khai để sản xuất năng lượng và

chúng là nguôn khí nhà kính chủ yếu. Hơn nữa, năng lương là vô cùng thiết yếu cho sự

phát triển kinh tế đang rất cần ở các nước đang phát triển. khung 19.1 tốm tắt các phân

tích của IPCC về sự thải khí nhà kính và những đặc điểm của chung. Các loại khí nhà

Page 219: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

219

kính sẵn có trong khí quyển có thể làm nhiệt độ trái đất tăng từ 0,90C đến 2,60C, cho

đến nay thì chỉ mới thấy tăng khoang 0,50C. để so sánh, nhiệt độ châu có lần chỉ giảm

có 10C và kết quả là thời kì tiểu băng giá (từ thế kỉ 14 đến 17).

Mức độ gia tăng trhựic tế của nhiệt độ, tốc độ tăng nhiệt và sự phân bố nhiệt

chung quanh quả đất là những vấn đềg rất không chắc chắn. đó là vì khí hậu của chung

ta bị chi phối bởi hai hệ thống cực kì phức tạp là khí quyển và đại dương, mà chúng ta

có liên hệ qua lại với nhau. Nhưng giờ đây dường như phần lớn các khí hậu học đều

đồng ý với nhau rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt trái đất sẽ tăng thêm từ

20C đến 50C trong vòng 100 năm tới nếu các khí nhà kính dop con người tạo ra tăng

gấp đôi trong thời kì. IPCC(1992) đã là một tổng kết đầy đủ các thông tin gần đây nhất

về vấn đề khí nhà kính. Dường như vấn đề trở nên phức tạp hơn so với người ta tưởng

kúc ban đầu, nhưng các thông tin mới giúp điều chỉnh thấp xuống những con số dự

đoán về mức gia tăng nhiệt độ hiện nay mức tăng nhiệt độ trung bình của trái đát dược

tinh là 2,50C (wigley và raper,1992).các loại tác độnh khác cũng có thể được đanh giá

lại, bởi vậy nay chúng ta cần phải biết hậu quả của sự gia tăng nhiệt độ trái đất sẽ ra

sao.

Hậu quả của sự tăng nhiệt toàn cầu

Sự gia tăng nhiệt độ tiềm tàng hậu quả tai hại và một số lợi íh. IPCC đã không thể

có những kết luận rõ ràng những tác động do những thay đổi tiềm tàng của khí hậu.

các tác động về mặt nông nghiệp có thể đáng kể ở phạm vi từng vùng nhưng các

nghiên cứu chưa xác định dứt khoát rằng, tính trung bình, tiềm năng sản xuất nông

nghiệp toàn cầu bị suy giẩm hay gia tăng tăng các nguồn nước có thể bị thay đổi tương

đối về khí hậu có thể tạo ra những vấn đề lớn về nguồn nước các vùng khô hạn. Các

loại bệnh tật cũng có thể bị thay đổi và sự gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu

kèm với sự tăng nhiệt có thể sẽ sinh ra rủi ro nghiêm trọng đối với vùng duyên hải nếu

mực nước biển tăng đi kềm theo sự gia tăng thường xuyên của bão tố. hàng triệu “gười

di dân môi trường” buộc phải di cư khỏi các vùng dễ bị tai hoạ, sẽ tạo ra các phí tổn

đáng kể về mặt con người và kinh tế.

Tuy nhiên, một tính chất chính yếu của vấn đề thay đổi khí hậu mà trang thái quá

độ mà nó có thể gây ra, là mức độ bấp bênh mơ hồ của nó, đặc biệt là sự không chắc

chắn về tốc độ thay đổi khí hậu. Bởi vì bất kể rằng một thế giới ấm hơn thì tốt hơn

Page 220: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

220

hoặc tồi hơn, sự thay đổi nhanh chóng có thể làm phá vỡ cả xã hội và nền kinh tế cũng

như các hệ thống sinh thái tự nhiên. Khi thành phần của hệ sinh thái thay đổi, một số

chủng loài có thể hưởng lợi nhưng một số khác không thể di trú hoặc thích ứng theo

một tốc độ cần thiết để có thể sông còn được, sẽ bị tuyệt chủng(trong trường hợp của

con người, là sự khốn khó vô cùng và những phế tổn dồn ép). Các tác động tai hai có

thể sẽ nghiêm trọng nhất ở những vùng đã từng bị dồn ép căng thẳng và do đó đặc biệt

dễ bị nguy hại. Chẳng hạn như các vùng hay bị thiên tai mhư ngập lụt và xói mòn bởi

nước biển và sông hạn hán nặng, hoặc những vùng ở các khu vực hay bị bão tố.cơn lốc

Andrew ở mĩ đã là một ví dụ gần đây về sự tàn phá do các biến cố thời tiết quá mức

gây ra. Cơn bão andrew có lẽ đã làm 250 ngàn người mất nhà, phá huỷ 85 ngàn căn

nhà và gây thiệt hại khỏng 10 tỷ đô la.

Khả năng có thể bị huỷ hoại có thể được định nghĩa là một mức độ mà một hệ

thống có thể phản ưng một cách bất lợi khi một tai ương xảy ra như sự gia tăng mức

nmước biển. wireley và raper(1992) đã tính toán rằng ước đoán đúng nhất cho mức gia

tăng nước biển là 48cm vào năm 2100(19cm vào năm 2050). Vậy là giảm 20 đến 30%

so với mức phỏng tính trước đây (66cm vào năm 2100) nhưng nó vẫn ở mức cao

khoảng gấp 4 lần so với mức thực tế xảy ra trong thế kỷ vừa qua. Trái lại tính bền bỉ

trong một hệ thống là một số đo về khả năng hấp thu, thích ứng và phục hồi của hệ

thông đối với sự xuất hiện của các biến cố tai hại. nguy cơ được xác định bởi các yếu

tố “môi trường” “vị trí, loại khí hậu và thực vật, độ cao so với mực nước biển …” và

“kinh tế” “thu nhập và sự giàu có của vùng và quốc gia liên quan và khr năng kỷ thuật

của họ”. Nhưng rõ ràng là nhiều vùng duyên hải, ví dụ kể cả các thành phố lớn, đã đối

diện những khó khăn liên quan tới sự gia tăng mực nước biển. Những khó khăn này là

cực kì lớn ở các nước đang phát triển vì nhiều khó khăn do “thất bại” đã kết hợp với

tác động của sự thay đổi khí hậu. những vấn đề thất bại thị trường (ô nhiễm và cạn kiệt

tài nguyên) kết hợp với các thất bại can thiệp (các chính sách tồi và thiếu sự phối hợp

vơi nhau của chính phủ ở các khu vực duyên hải) đã làm cho vùng dễ bị nguy hại vật

chất trở lầm vào tình thế hết sức rủi ro. Đặc trưng cho vùng rủi ro cao loại này là vùng

châu thổ sông NiLê, miền nam Bangladesh, và hầu hết các quốc nhỏ nằm ở vùng thấp

như Maldives. Đó toàn là những ví dụ rút ra từ nhóm các nước đang phát triển, nhưng

các quốc gia công nghiệp hoá không phải được miễn những rủi ro như thế chẳng hạn

Page 221: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

221

châu thổ sông Mississippi ở mỹ, châu thổ sông Po ở Ý và vùng duyên hải phía đông

của anh quốc. Khung19.2 phác hoạ một số ví dụ điển hình của những vung dễ bi rủi

ro.

Khung 19.2: nghiên cứu trường hợp về tính dễ bị nguy hại.

Châu Thổ Sông NiLe

Vùng này là vùng thực phẩm sống còn của Ai Cập bởi vì nó bao gồm hầu hết các

đất liền sát với bờ biển cung ứng phần lớn cá cho Ai Cập. Các hồ này được những đụn

cát bảo vệ, nhưng những đụn cát có thể bị xâm phạm nếu mực nước biển dâng cao.

Thêm vào đó, vùng châu thổ bị lún dần xuống, quá trình này có thể tăng tốc do áp lực

của việc lấy nước ngầm.

Các ảnh hưởng của những trường gia tăng mực nước biển được tóm tắt ở bảng 1.

Một trường hợp tốt nhất BC giả thiết rằng ở một mức tăng nước biển nước biển tối

thiểu, với sự lún tự nhiên đang được bù đắp lại bằng sự lắng tụ của vùng châu thổ.

Trường hợp xấu nhất WC giả thiết rằng một mức tăng tối đa mực nước biển và sự lún

tự nhiên không bù đắp được kể từ khi sông NiLe bị ngăn dập hoàn toàn. bối cảnh xấu

tuyệt đối của AWS giả thiết rằng các điều kiện xấu nhất cộng với hậu quả của sự thất

bại thị trường, có nghĩa là việc sử dụng quá mức lương nước ngầm dự trữ dẫn đến gia

tăng sự lún đất.

Page 222: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

222

Bảng 1: Các trường hợp tác động do sự gia tăng mực nước biển ở châu thổ sông

Lile, năm 2050 và 2100.

2050 2100

BC WC AWC BC WC AWC

độ tăng mực nước biển (cm) 13 79 79 28 217 217

sự lún đất cục bộ 0 22 65 0 40 115

tổng số 13 101 114 28 257 332

xói mòn vùng bờ biển(km) 0 1 1 0 2 2

%đất cư trú bị mất - 15 19 - 22 26

%dân số bị di chuyển - 14 16 - 19 24

%GDP trong khu vực bị ảnh - 14 17 - 19 24

hưởng(chẳng hạn như thu

nhập và tài sản)

ghi chú: -có nghĩa là không có số liệu

nguồn: Milliman và cộng sự (1989)

Page 223: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

223

Dhaka, Bangladesh

Dhaka, thủ đô của Bangladesh nằ ở trung tâm của một trong số nước các châu thổ duyên hải

lớn nhất thế giới do phù sa của ba sông lớn nhất của thế giới tạo thành, đó là sông Gangges,

Brâhmpủta và Meghna. Sự tương tác giữa các con sông này với thuỷ triều, sóng và bão tố của

vịnh Bengal đã tạo nên một trong số những môi trường vật chất phức tạp và năng động nhất trên

quả đất này.

Bangladesh có một tổng số dân là 108 triệu người, tăng trưởng với tốc độ 2,17% mỗi năm.

Diện tích Bangladesh là 144.000 km2 trong số đó 4.470 km2 là sông ngòi. kết quả là mật độ dân

số nước này cao nhất thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ của dân số nông thôn cũng là một trong những

con số lớn nhất thế giới. Lớp đất châu thổ phì nhiêu và nước ngọt đầy đủ trong suốt thời kì gió

mùa đã tạo ra một chế độ canh tác nông nghiệp và đánh cá cổ truyền rất thích hợp.

Dhaka nằm giữa hai sông Burhiganga và Lakhya khoảng 50km phía bắc của nơi tiếp giáp

các sông Ganges, Brâhmpủta và Meghna. Phần lớn thành phố Dhaka nằm trên vùng cực nam

phần trồi lên của dải đất sét Madhupur thuộc kỷ Pleistocene. Bởi vậy, Dhaka có vị trí cao so với

dòng sông Burhiganga tạo thành vùng biên giữa các vùng đất bậc thang kỷ Pleistocene và tầm

trích phù sa trẻ hơn và thấp hơn của canh đồng ngập nước Ganges-Brâhmputra ở về hướng nam

và hương tây của Dhaka. Thành phố cũ được xây dựng gần sông Burhiganga, một vị trí giúp cho

sự liên lạc giữa sông và biển và vùng nội địa với Âns Độ. Thành phố ngày càng phát triển xa

dòng sông.

Dhaka là một thành phố quan trọng, ít nhất kể từ thế kỷ 15, với dân số gần 1 triệu người vào

giữa thể kỷ 17. Tuy nhiên, quy mô thành phố suy giảm trong suốt thể kỷ 18và 19. trong năm

1891dân số ghi nhận là 100.000. Dân số của thành phố gia tăng đều đặn trong khoảng 1891 và

1961. Dhaka, cũng như nhiều thành phố lớn khác trong thế giới đang phát triển, bành trướng

nhanh chóng trong suốt 30 năm qua đẻ đạt đến một dân số ước tính khoảng 3,8 triệu dân vào

năm 1981.

Dhaka bị lụt nghiêm trọng vào năm 1988 do tác động phối hợp giữa sự tắc nghẽn hộ thống

cống rãnh có từ thời kì trung cổ và sự chảy tràn của nước sông dọc theo vùng ven thành phố. sự

nghậo lụt đã thúc đẩy dự án chông lũ lụt Dhaka xây dựng một loạt các bờ đê, vách ngăn lũ, cửa

cống và trạm bơm bao quanh thành phố trước 1993 với tổng chi phí là 110 triệu đo la. Tuy

nhiên, các nỗ lực xây dựng đã không thành công. Một số đê đã bị hỏng sau khi xây dựng vài

thang, vị trí của chúng bị lệch đi so với kế hoạch ban đầu và để lại cư dân bên ngoài vùng bảo vệ

lũ.

Page 224: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

224

Trong thành phố cũ, bức tường xi măng không liên tục, thường xuyên có các khoảng trống.

không ai rõ là nên bít các khoảng trống này lại hay đẻ trống cho con người và hàng hoá vận

chuyển qua lại.

Hơn nữa, những bức chắn lũ bằng xi măng đã khoá cứng hệ thống tiêu nước và xả thải hiện

có. Vấn đề trở nên phức tạp bởi những chỗ hổng trong tương do cơ quan nhà nước hoặc do cơn

quan nhà nước làm ra. về những hậu quả đối với môi trường và xã hội.

Kết quả là việc nghập nước ở các vùng trở nên tồi tệ hơn bởi hệ thống thoát nước của thành

phố. Phần lớn các khó khăn này là bị quy kết do sự thiếu hợp tác của các bộ, và cứ muốn xây

dựng trước khi có các đánh giá đầy đủ Vùng ven là một trong những mật đọ dân số dày đặc nhất

thế giới với 26 triệu người sống trong một phần tư của đất Bangladesh (36.000 km2 )vùng ven

biển rất quan trọng đối với nền kinh tế của Bangladesh. Vùng này bao gồm một phần ba đất canh

tác của Bagladesh và chiếm khoảng 27% các công nghiệp chế tạo. Các khu vực này cũng là điểm

tập trung của xuất nhập khẩu của Bangladesh. Hơn nữa, nuôi tôm công nghiệp là một công

nghiệp xuất khẩu phát triển nhanh chóng nhất của Bangladesh.

Các hệ sinh thái biển cũng là nguồn tài nguyên giàu có. Rừng đước ven biển mang lại 50%

thu nhập từ lâm nghiệp của Bangladesh, Sundarban, một vùng rừng đước lớn nhất thế giới, chứa

nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng cũng đóng vai trò như nơi sinh sản của

nhiều loài cá thương mại, và đóng vai trò của một hàng rào bảo vệ biển tự nhiên.

Mặc dù vùng ven biển trù phú, vẫn có một số khó khăn diễn ra triền miên. Do đó, hiệu ứng

tăng cao mực nước biển có thể xảy ra trong tương lai và sự thay đổi khí hậu ở các vùng ven biển

không thể tách rời ra khỏi tác động hiện hữu của sự tăng dân số quá nhanh, sự khai thác quá độ

các nguồn tài nguyên, xói mòn, lún đất và xoáy nhiệt đới.các tác động này có thể tiếp tục trong

tương lai, có hoặc không có hiệu ứng nhà kính. Thay vào đó sự gia tăng mực nước biển và thay

đổi khí hậu cần được xem như một yếu tố làm gia tăng các thất bại nghiêm trọng hiện có ở các

vùng ven biển, không nên xem như là một vấn đề riêng rẽ, cô lập.

Nguồn: Turner và cộng sự (1990)

Page 225: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

225

Như vậy tác động tai hại có thể có sự thay đổi khí hậu và các hậu quả ngưng trệ

của sự thay đổi khí hậu nhanh chóng là rất đáng kể. Tuy vậy, các nhà khoa học không

thể nói rằng cho đến nay chúng ta đã nhận được tín hiệu xác định những việc đang xảy

ra sự tăng nhiệt toàn cầu chính sự không chắc chắn là một yếu tố then chốt, khoa học

vẫn chưa thể tìm ra được những sự kiện cụ thể liên quan đến các tác động trong tương

lai. Sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ phù hợp với lý thuyết về thay đổi khí hậu nhưng

không có tính xác định trong việc chứng minh cho lý thuyết này. Tuy nhiên, những

nhà khí hậu học gần như đều đồng ý rằng các khí nhà kính sẽ làm ấm khí quyển. Hoạt

động kinh tế sẽ tiếp tục dẫn đến sự phát thải các loại khí do đốt các nhiên liệu địa

khai…Như vậy câu hỏi đặt ra là, các nhà quyết định chính sách sẽ phải làm thế nào để

đối phó với vấn đề hiệu ứng nhà kính?

Những ứng phó chính sách đối với hiệu ứng nhà kính

Đối với nhiều vấn đề ô nhiễm mà chúng ta đã xem qua trong các chương trước

của sách này thì không có một thời gian cách biệt rất lâu giữa lúc phát thải chất ô

nhiễm với lúc tạo ra các tác động tai hại. Hơn nữa, các vấn đề này đã kích thích một

sự ứng phó mang tính phản ứng của chính sách. Đó cũng là trường hợp mà những

người gây ô nhiễm có đươc-hoặc ít hoặc nhiều- các kỹ thuật “cuối đường ống” vốn có

thể giảm tác động tai hại của ô nhễm.

Trái lại vấn đề tăng nhiệt toàn cầu lại khác, bởi vì:

1. có một thời gian cách biệt lâu dài giữa lúc phát thải và lúc xảy ra tác động.

2. có thể vtiên đoán các hậu quả tai hại, nhưng quy mô và mức độ nghiêm trộng

của chúng thì rất không chắc chắn, bởi vậy sự ứng phó của chính sách có thể phải vừa

có khả năng tiên đoán vừa khả năng ứng phó với “bất ngờ”. Sự thi hành chính sách

hiện nay cũng có tác động đén các thế hệ mai sau. Điều đáng lo ngại là đến khi chúng

ta biết chắc chắn rằng quá trình tăng nhiệt của quả đất đang diễn ra, thì sự việc tạo ra

nó đã xảy ra từ lâu rồi, và diễn bến các tác động trong tương lai có thể đã được ấn

định một cách không thể đảo ngược được.

3. cho đén nay, không có “kỹ thuật đầu cuối cùng” để làm giảm trữ lượng hiện có

của các loại khí nhà kính chủ yếu, phát thải CO2, ra trên một quy mô lớn. Trong một

Page 226: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

226

thời gian ngắn chúng ta không có khả năng để loại bỏ trong một thời gian ngắn (như

hiện đang làm với việc sản xuất CFCS xem chương 20) việc phát thải CO2 trên quy mô

thế giới. Đốt nhiên liệu địa khai là tao ra nguồn năng lượng chính để cung cấp cho các

hoạt động kinh tế ở các nước đã và đang phát triển.

Chúng ta không thể chắc chắn răbgf các tác động của sự thay đổi khí hậu sẽ diễn

ra từ từ và do đó một sự ứng phó chính sách tối thiểu có thể là phương pháp tốt nhất.

Có thể sử dụng ba chính sách lớn để đối phó với vấn đề hiệu ứng nhà kính. Các

biện pháp này có thể áp dụng đơn phương (tức là một quốc gia đơn lẻ nào đó hành

động một mình) hoặc đa phương (tức là một số quốc gia hợp tác hành động). Hành

động đơn phương rất khó có thể ảnh hưởng đáng kể đén sự thiệt hại do việc tăng nhiệt

toàn cầu, nhưng một quốc gia có thể tin tưởng rằng hành động của họ là đáng làm như

là một phaanf của sách lược “chính trị” nhắm đến một thoả ước sau này. Ba chính

sách hành động là:

1. “không là gì cả” và chỉ “chờ xem” việc gì xảy ra. Không cần phải thực hiện một

chính sách nào cả cho đén khi xác định được chắc chắn về khoa học thời biểu, phân

bố và mức nghiêm trọng của sự thay đổi khí hậu diễn ra từ từ thì những cá nhân và

doanh nghiệp có thể sẽ thích ứng mà không cần phải chi pjí cho các chinh sách can

thiệp. Trong bất kì trường hợp nào, nghiên cứu mới có thể tạo ra các giải pháp có hiệu

quả kinh tế hơn để giải quyết một số tác động. mặt bất lợi của lập trường này là mức

tăng nhiệt tạo ra sẽ gia tăng và gánh nặng chi phí tác hại sẽ có thể cao nhơn nhiều do

can thiệp chậm trễ.

2. Thực hiện các biện pháp “không hối tiếc”mà chúng tạo ra ích lợi kinh tế ròng ngay

cả khi không kể đến các lợi ích do khí hậu mang lại. Các biện pháp này có thể tăng

phạm vi thích ứng hoặc giảm việc phat thải các khí nhà kính cũng như mang lại được

các lợi ích khác, ví dụ như các biện pháp tiết kiệm năng lượng và các biện pháp để

chấn chỉnh các thất bại thị trường trong việc định giá nhiên liệu địa khai và loại bỏ các

trợ cấp khác vốn góp phần vào sự phá rừng.

3. Giảm phát thải khí nhà khí nhà kính để tạo sự ổn định khí hậu sao cho nhiệt độ thay

đổi vừa phải và có thể chịu được, nghĩa là dùng các biện pháp cảnh giác. Mục tiêu của

sự ổn định khí hậu phù hợp với các Công Ước về tăng nhiệt toàn cầu mới đượ kí gần

đây (1992), nó nlà một phần trong Hội Nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và tiến

Page 227: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

227

trình phát triển –xem khung 19.3. Một lợi ích khác trông thấy được của sự ổn định của

khí hậu là việc cân bằng lợi ích của những thế hệ hiện nay và mai sau cũng như của

các dân tộc ở các vùng đất khác nhau trên thế giới có lợi cho những nhóm bị nguy cơ

cao, những người nghèo trong thế hệ hiện nay và mai sau.

Cuộc thảo luận quốc tế giữa các tành viên trong nhóm OECD đã có ý tập trung cố

gắng bình ổn mức phát thải ở mức của năm 1990 vào năm 2000 hay 2005. Nếu không

có hành động gì được thực hiện thì một số mô hình tiên đoán được rằng trong một

thập niên tới nhiệt độ sẽ tăng 0,270C. Hành động mà OECD đề xuất cũng chỉ giảm ở

mức tăng nhiệt độ có lẻ xuống mức 0,250C mỗi thập niên. Một số nhà khoa học tin

tưởng rằng giới hạn an toàn sinh thái tương như tiêu chuẩn an toàn tối thiểu hoặc quy

luật vốn tư bản hằng của một quốc gia thì phải thấp khoảng 0,10C cho mỗi thập niên.

Khung 19.3: Công ước về thay đổi khí hậu

Khuôn khổ công ước của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu có mục đích tối hậu

là ổn định các nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển để tránh “sự gây nhiễu nguy

hiểm do con người tạo ra đối với hệ thống khí hậu”. Mặc dù không bị ràng buộc về

các mục tiêu phải đạt về mức xả khí, và bên ký kết đã thống nhất cung cấp thông tin

cho hội nghị quốc tế về những sách lược của họ nhằm giảm phát thải khí do con

người tạo ra và thúc đẩy tiến trình làn giẩm phát thải đến mức của năm 1990 vào năm

2000. Đây không phải là hoạt động không tốn kém cho các quốc gia đã phát triển

hoặc đang phát triển nếu xét đến việc phải trừ bỏ một sự phát triển dựa trên cơ sở sử

dụng các công nghệ thải ra khí nhà kính hoặc các phí tổn thương gặp khác. Sự thiệt

hại ntiềm tàng do thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển là những hiện tượng

được biết rất rõ.

Page 228: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

228

Chẳng hạn tổn hại do gia tăng mực nước biển ở các vùng châu thổ sông Nile và

Bengale là 13 và 14% của dân số Bangladesh và Ai Cập bị di dời ra khỏi nơi sinh

sống hiện tại, và sự mất mát đi theo các tỉ lệ tương tự các vùng đất có thể sinh sống

được ở các quốc gia đó vào năm 2050. Phí tổn do sự thay đổi khí hậu và các hiện

tượng liên quan có tiềm năng là sẽ rất đáng kể trong các kế hoạch phát triển của các

nước đang phát triển.

Cần nhấn mạnh rằng các khu vực có nguy cơ bị thay đổi khí hậu với tốc độ gia

tăng và chịu những tác động của chúng cũng như nguy cơ gặp phải tác hại nặng nề

khác. Tính nguy cơ có că hai mặt là sinh vật lý và kinh tế xã hội, chẳng hạn như chỉ

những vùng thấp mới có thể nguy cơ ngập lụt. Ở các vùng ven biển những khó khăn

hiện hữu trở nên tệ hại hơn do sự xuất hiện của những rối loạn kinh tế, định chế,

thông tin và thị trường có tương tác lẫn nhau cũng như các sách lược kém hiệu quả và

kém phối hợp trong quá khứ đã qua. sự kém chắc chắn về tác động khác biệt tuỳ từng

khu vực đã tăng thêm trọng lượng cho luận cứ về hành động đề phòng. Lúc đó công

ước về thay đổi khí hậu có định ra những quy chế để làm giảm nhẹ các tác động này

hoặc để hiểm trợ các nước đang phát triển trong việc giẩm bớt khí thải nhằm tránh các

hậu quả xấu hay không?

Công ước nêu rõ những tác động tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu trong các hệ

sinh thái đặc trưng, chẳng hạn như các môi trường núi và các quốc gia có đất thấp.

Trong công ước có một sự nhất trí nhằm giảm nhẹ các ảnh hưởng sau:

Các bên thuộc những nước đang phát triển…sẽ yễm trợ các bên thuộc các nước

đang phát triển đặc biệt đang có nguy cơ bị tác động có hại của sự thay đổi khí hậu để

đáp ứng các phí tổn để thích nghi với các tác động xấu đó (điều 2, đoạn 4 trong khuôn

khổ Công Ước của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu,1992)

Các quốc gia được ghi nhận là có nguy cơ đặc biệt bao gồm các đảo quốc nhỏ và

những vùng đất thấp, những quốc gia dễ bị thiên tai, hạn hán và sa mạc hoá, những

quốc gia bị ô nhiễm không khí đô thị:hội nghị của các bên ký kết vào hiệp ước đã

thống nhất một cơ chế yểm trợ. Tuy nhiên theo sự dàn xếp tạm thời thì phương tiện

môi trường toàn cầu của UNDP, UNEP và ngân hàng thế giới vận hành các bộ máy

tài chính cho đến 4 năm, vậy nhóm này sẽ mở rộng để đảm bảo “thể hiện tính công

bằng và cân đối của tất cả các bên trong một hệ thông điều hanh thông suốt” (điều 11,

đoạn2 ).

Page 229: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

229

Khung 19.4: Ước tính chi phí tổn hại do sự thay đổi khí hậu .

Như vậy công ước về thay đổi khí hậu ngầm chấp nhận thiệt hại gây ra bởi sự

tăng nhiệt do hiệu ứng nhà kính - một thiệt hại đã diễn ra là không thể tránh được. Để

đạt được các mục tiêu đã đề ra trong công ước, sự ổn định nồng độ các khí thải trong

không khí nhằm tránh các nhiễu loạn nguy hiểm do con người gây ra cho hệ thống khí

hậu đòi hỏi nhiều tài nguyên to lớn và một sự kiên quyết về mạt chính trị. Công ước

và tiến trình diễn ra khi UNCED đàm phán những cơ chế khác để chuyển giao tài

nguyên, như là hạn nghạch phát thải và các giấy phép liên quan có thể mua bán được,

hoặc những thoả thuận theo đó các quốc gia tuân theo công ước một cách “riêng rẽ

theo nhóm” thông qua sự chuyển giao song phương được đặt ra dự trên mức phát thải

của riêng họ. Sự công bằng và tính khả thi về mặt chính trị của bất kỳ cơ chế nào

cũng tuỳ thuộc vào cách thức đo đạc các mức phát thải, và cách giải quyết trách

nhiệm lịch sử của tùnh trạng hiện nay(có thể xem Brown và Adger,(1992) và Grubb

và cộng sự (1992).

Công trình nghiên cứu chi phí lợi ích của Nordhaus (1991) có thể bị phê phán bởi

vì nó đã ngoại suy các hàm số về thiệt hại và tiêu trừ theo một mô hình của điều kiện

kinh tế Hoa Kì để áp dụng cho phần còn lại của thế giới. Trong nghiên cứu này mức

gia tăng mực nước biển có thể gây tổn thất cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 50 triệu

USD (chi phí để bảo vệ và các thiệt hại ở vùng đất thấp ).

Ayres và Walter (1991) đã lập luận rằng sự phân tích của Nordhaus đã đánh giá

quá thấp các thiệt hại tương lai. Họ sử dụng các giả thiết về trị giá đất đai, sự mất mát

đất đai, chi phí tái định cư và bảo vệ vùng ven biển, tổng chi phí khoảng 18,5-21 ngàn

tỷ đô la. Con số này là 2,1-2,4%của tổng thu nhập thế giới.

Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều cộng thêm các chi phí ước tính để bảo vệ vào

phí tổn của việc mất mát vùng đất này, và trong trường hợp của Ayres và Walter, vào

chi phí của việc tái định cư dân chúng. bảng1 tóm tắt các ước tính về thiêt hại của cả

hai nghên cứu do sự gia tăng mực nước biển. Mặc dù đưa ra mức gia tăng mực nước

biển vào hàm thiệt hại là hợp lý, nhưng điều đó có vẻ không được rõ ràng lắm là tại

sao phải cộng thêm chi phí ngăn ngừa những tác động chính của việc tăng nước biển

vào những phí tổn phải chịu khi xảy ra việc tăng nước biển này.

Page 230: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

230

Bảng1. các ước tính về chi phí gộp trên toàn thế giới của sự gia tăng mực nước

biển do khí hậu gây ra.

Loại tác động do sự gia

tăng mực nước biển Nordhaus(1991) Ayres và Walter(1991)

Bảo vệ vùng bờ biển 20.000 km bờ biển 0,5-1 triệu km (bờ biển

TG)*$ 5 triệu/km

Mất mát tài sản và đất đai 4.000 dặm vuông 500 triệu ha*$30.000/ha

Tái định cư lánh nạn - 100 triệu người lánh

nạn*$1000

Tổng chi phí bằng tiền 405 tỷ đô la 8.500-21.000 tỷ đô la

(nền kinh tế thế giới)

Các công cụ chính sách nhằm đạt các chỉ tiêu về tăng nhiệt toàn cầu.

Trong phần 4 chúng ta đã xem xét hai phương pháp cơ bản đối với việc kiểm soát

ô nhiễm, đó là phương pháp ra lệnh kiểm tra và công cụ kinh tế. Nếu chúng ta áp dụng

cách phân tích này trong bối cảnh theo đó các mục tiêu về môi trường toàn cầu đã

được quốc tế công nhận thì sẽ đạt được cùng một loại kết luận tổng quát. Đây là

những quy chế (ở dạng hiệp định đòi hỏi cùng một mức giảm phát thải cho mọi quốc

gia bất kể sự khác biệt về mặt phí tổn để đạt được mục tiêu.

Vì sự tăng nhiệt toàn cầu không tạo ra hậu quả đồng đều trên thế giới đạt được

thoả hiệp chính trị về những chỉ tiêu và sự phân bố mức giảm phát thải giữa các quốc

gia cũng khó khăn. rồi sẽ nảy sinh vấn đề ăn chùa. nếu sự tăng nhiệt toàn cầu được

giảm bớt tất cả các quốc gia sẽ được hưởng lợi bất kể họ có tham gia trong thoả ước

và gánh chịu phí tổn giảm bớt khí thải hay không. Sự hiện diện tiềm tàng của các kẻ

xé rào có nghĩa rằng bất kể một hiệp ước nào cũng phải chứa đựng những cơ chế

khuyến khích để tao điều kiện cho hợp tác.

Chúng tôi phân tích công cụ thuế carbon trong chương 12, do đó ở đay chúng tôi giới

hạn sự thảo luận vào trường hợp giấy phép. Như đã đề cập ở chương 13 giải pháp giấy

phép giúp cho cơ quan kinh tế một khích lệ để buôn bán với các giấy phép với các cơ

Page 231: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

231

quan khác để bằng cách này có thu nhập ròng mà không vi phạm đến chỉ tiêu phát thải

chung.

Bất kỳ hệ thống giấy phép thực dụng nào cho việc phát thải khí CO2 sẽ phải đề cập

đến các vấn đề sau:

1. Các quốc gia lớn phát thải lương khí lớn và việc mua bán của những quốc gia này

có thể ảnh hưởng đến mức giá cả và làm cho thị trường trở nên ít cạnh trạnh.

2.Phải áp dụng những biện pháp xử phạt nào cho các quốc gia cứ tiếp tục vượt quá

mức phát thải cho phép?

3. giấy phép phải được phân bổ như thế nào ở giai đoạn ban đầu kế hoạch.

Việc cấp giấy phép dựa theo mức phát thải hiện hữu tạo thuận lợi cho các quốc

gia đã công nghiệp hoá và không khích lệ sự hợp tác của các nước đang phát triển. đẻ

tránh tác động khuyến khích sự tăng dân số quá mức chương trình chỉ phân bổ dựa

vào những người trưởng thành mà thôi. dường như các thực tế chính trị chống lại một

sự phân bổ dựa vào dân số, và việc cấp giấy phép một cách nào đó theo hiện trạng

phát thải là cách phân bổ duy nhất mà phần lớn nước công nghiệp chấp nhận dược.

Kết luận

Hậu quả tiềm tàng của sự tăng nhiệt toàn cầu và sự thay đổi khí hậu là đáng kể.

Nhưng như chúng ta nhân thấy, đặc điểm chủ yếu của các vấn đề này là sự kém chắc

chắn. Nhiều vùng trên thế giới đã ở trong tình trạng nguy cơ do sự tổng hợp của điều

kiện vật chất và kinh tế xà hội hiện có. Nếu hậu quả do thay đổi khí hậu xảy ra, nó sẽ

làm trầm trọng hơn tính dễ lâm nguy của các vùng này và cư dân sống trong đó. Đưa

phương pháp cảnh giác vào chính sách, điều mà người ta cần là một phản ứng mang

tính tiên đoán hơn là mang tính đối phó cấp thời.

Cần có các thoả hiệp ước quốc tế để thực hiện phương pháp dự phòng. Tuy nhiên,

vì sự tăng nhiệt toàn cầu không đưa đến những hậu quả đồng đều, một số nước sẽ thu

lợi và một số nước khác sẽ mất mát. việc tiến đến những thoả ước chính trị về các chỉ

tiêu và sự phân bố lượng giảm khí thải giữa các nước sẽ còn gặp khó khăn. thuế

carbon và giấy phép phát thải đã được ủng hộ như là một công cụ chính sách khả dĩ

nhằm đạt được các chỉi tiêu liên quan đến sự tăng nhiệt độ toàn cầu. Tính dễ chấp

nhận về mặt chính trị là tiêu chuẩn khó nhất mà công cụ kể trên phải thoả mãn nếu

chúng sẽ đóng một vai trò quan trong việc làm giảm nhẹ vấn đề thay đổi khí hậu.

Page 232: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

232

CHƯƠNG 20

KINH TẾ HỌC VÀ TẦNG OZONE

“Vấn đề ozone ” có thể khá rắc rối vì ozone hiện diện ở hai mức khác nhau

trong bầu khí quyển: ở tầng bình lưu vào khoảng 15-50km cao hơn mặt đất,và ở tầng

đối lưu – phần dưới của bầu khí quyển cho đến độ cao cách mặt đất khoảng 15km.

Ozone là một loại khí sinh ra một cách tự nhiên ,và ở tầng bình lưu nó tích tụ lại cái

gọi là tầng ozone như một vành đai dày bao quanh trái đất .Sự tích tụ của ozone là một

“điều tốt” vì nó bảo vệ trái đất đối với bức xạ cực tím .Ozone tích tụ ở tầng dưới của

bầu khí quyển,tầng đối lưu ,có thể là “điều tốt”vì nó bảo vệ trái đất đối với bưc xạ cực

tím (UV-ultrviolet)từ mặt trời,loại trừ được 90% số lượng tia cực tím.Ozone tích tụ ở

tầng dưới của bầu khí quyển, tầng đối lưa co thể là “điều xấu” vì nó có hại cho sức

khỏe con người và thực vật, và nó cũng có liên quan tới quá trình chung của việc hình

thành mưa axit – xem chương 22.mặc dù sự hình thành ozone ở tầng đối lưu là tự

nhiên,nó có thể được tăng cường bởi tác động của nitrogen oxide(Nox),oxygen(O) và

những hợp chất hữu cơ dễ bóc hơi(VOC-volatile organic cumpound).Cho nên sự tích

tụ cao ozone ở tẩng bình lưu lại là tốt.Chương trình này sẽ nói về ozone ở tầng bình

lưu.

CFCs (Chlorofluorcarbons) và sự hủy hoại tầng ozone

Đã có những đo đạt thường xuyên đối với tầng ozone .Thí dụ khung 20.1cho thấy

những con số đo được ở Arosa .Thụy sĩ từ năm 1926. Trục tung thể hiện thay đổi độ

dày .Vậylà từ năm 1926 cho đến khoảng năm 1970 không có vấn đề gì xảy ra mức

thay đổi trung bình là 0,do đó tầng ozone không dày thêm và cũng không mỏng

đi.Nhưng biểu đồ cho thấy rằng từ sau năm 1970 đường biểu diễn đi xuống thấy

rõ:tầng ozone đã bắt đầu “mỏng đi”.Sự mỏng đi đó quan trọng vì điều đó có nghĩa

rằng tầng ozone sẽ để cho nhiều tia cực tím lọt qua hơn.Mặc dù sự tăng thêm ánh sáng

mặt trời trên trái đất có vẻ như là tốt, nhưng bức xạ UV tăng thêm lại gây ra đủ vấn

đề,như chúng ta sẽ sớm thấy.(Chính xác thì chỉ có một loại phóng xạ cực tím –UV-B-

là liên quan mà thôi.)

Page 233: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

233

Mãi cho đến đầu những năm 1970 các nhà khoa học mới bắt đầu khảo sát

mối quan hệ giữa một chất hóa học nhất định và sự hủy hoại tầng ozone .Hai nhà khoa

học California,Mario Molina và Sherwood Rojand đã tập trung vào các chất

“Chlorofluorocarbon”,viết tắt làCFCs, như là những thủ phạm đáng ngờ.Thông thường

hầu hết các hóa chất đều bị tiêu hủy hoặc trở nên phân tán khi chúng được thả vào môi

trường,nhưng CFCs lại duy trì sự bền vững hóa học của chúng.Hơn nữa chúng “di

chuyễn” lên phía trên vào trong vùng khí quyển, nơi mà tác động của ánh sáng mặt trời

cũng xẽ phá hủy chúng , nhưng trong quá trình đó một số lượng lớn nhất chlorine lại

đươc phóng ra.Người ta đã biết rằng chất chlorine có khả năng gây ra một phản ứng

dây chuyền có thể hủy diệt những phân tử ozone một cách nhanh chóng.Thêm vào

đó,vì tính bền vững của chúng,CFCs có thể ở trong bầu khí quyển một thời gian

dài,tiếp tục phá huỷ tầng ozone rất lâu sau khi chúng được thả ra khỏi mặt trất.Năm

1986 đã có một báo cáo quan trọng được công bố với sự bảo trợ của Cơ Quan Khí

Tượng Thế giới và Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc.Báo cáo xác nhận quan

điểm rằng CFCs đã tồn tại trong bầu khí quyển và hủy hoại tầng ozone thông qua việc

giải phóng chất chlorine.Báo cáo cũng tiên đoán xu hướng chung của sự hủy hoại tầng

ozone trên phạm vi toàn thế giới ,sự gia tăng theo mùa của việc hủy hoại đó( có nghĩa

là tầng ozone có thể bị hủy hoại nhiều hơn trong những mùa nhất định), và sự hủy hoại

theo những vĩ tuyến nhất định.Một báo cáo cho rằngCFCs cũng có liên can đến tác

động hiệu ứng nhà kính( xem chương 19).Cũng trong cùng khoảng thời gian ấy,các

nhà khoa học Anh cũng đưa ra một khám phá quan trọng ở vùng Nam Cực.Họ ước

tính rằng mức độ ozone giữa tháng Chín và tháng Mười Một phía trên vùng Nam cực

giảm đi 50% trong năm 1986 so với những năm 1960.Kết quả là xuất hiện những “lỗ

hổng”khổng lồ và kích cỡ của nó khoảng bằng diện tích của nước Mỹ.Các lỗ hỗng có

xu hướng tự vá lành lại sau thời kỳ bị hủy hoại này và rồi xuất hiện lại trong những

năm sau.Những khảo sát sau đó cũng cho thấy những lỗ hổng tương tự trên vùng Bắc

Cực và sự mong đi của tầng ozone trên vùng Bán Cầu Bắc,thậm chí ngay cả ở những

vùng nhiệt đới.

Page 234: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

234

Khung 20.1 Sự hủy hoại tầng ozone

CFCs được đưa vào sử dụng vào những năm 1930 như một chất “khí kỳ diệu”.

CFCs có tính bền vững, không dễ cháy, không độc và không ăn mòn. Không ngạc

nhiên khi chúng có nhiều công dụng. Khung 20.2 thể hiện những sử dụng CFCs và ta

sẽ thấy chúng được sử dụng rất nhiều từ việc làm lạnh, nhiên liệu đẩy bình phun, sản

xuất bọt, chất dung môi, v.v… Sản lượng và việc sử dụng CFCs đã giảm xuống từ năm

1986 bởi vì sau phát hiện của các nhà khoa học về mối quan hệ giữa CFCs và sự hủy

hoại tầng ozon, thế giới đã hành động nhanh chóng nhằm kiểm soát việc sử dụng

chúng. Năm 1985Công Ước Vienna về Bảo Vệ Tầng Ozon đã được ký kết, và vào

năm 1987, hai mươi lăm nước đã chấp thuận Nghị Định Thư Montreal về Những Chất

Hủy Hoại Tầng Ozon. Nghị Định Montreal đã có hiệu lực từ mùng một tháng Giêng

Sơ đồ ghi nhận tỷ lệ thay đổi trên tầng Ozon từ năm 1926 đến năm 1988 được thực hiện tại Arosa, Thụy Sĩ. Xu hướng này giữ ở mức ổn định cho đến năm 1970, sau đó mức thay đổi trung bình trở nên âm, do đó đến năm 1988 thì tầng ozon bị mỏng đi 6%. Arosa, Switzerland 1926 to 1988 Đo đạt được

1926 1940 1950 1960 1970 1980 1988

Page 235: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

235

năm 1989. Tuy nhiên khi những hiểu biết khoa học gia tăng thì Nghị Định Thư

Montreal phải nhanh chóng được xem xét lại và được làm cho khắc khe hơn nữa.

Khung 20.3 phát thảo những phát triển chính trong những thỏa ước quốc tế này.

Khung 20.2 Việc sản xuất và sử dụng chlorofluorocarbons

Bảng 1 Sản lượng CFCs toàn thế giới

Sản phẩm 1986 1991 1991

1000 tấn 1000 tấn tỷ lệ % so với năm 1986

CFC-11 415 263 63

CFC-12 441 259 59

CFC-113 241 143 59

CFC-114 18 5 30

CFC-13 13 11 85

Tổng cộng 1128 681 60

Bảng 2 Cơ cấu sử dụng CFCs

Ứng dụng % năm 1986 Mức giảm cho đến năm 1991

Kể từ năm 1986 (%)

Khí đẩy cho bình phun 28 58

Làm sạch 21 41

Thổi bọt 26 35

Lãnh chất (làm lạnh) 23 7

Những ứng dụng khác 2 -

Tổng cộng 100 40

Nguồn: Nghị Định Thư Montreal, theo đánh giá năm 1991

Page 236: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

236

Khung 20.3 Sự phát triển của Nghị Định Thư Montreal

Biện pháp đã Mục tiêu cho thế giới Mục tiêu cho thế giới

Thực hiện phát triển đang phát triển

Nghị Định Thư * Đến năm 1988 phải giảm việc * Cho phép một thời gian ân

Montreal sản xuất và tiêu thụ CFCs xuống huệ là 10 năm trước khi đạt

( (1987 - 1989) 50% so với mức của năm 1986 được chỉ tiêu đề ra cho CFCs

* Sản xuất thiết bị đông lạnh và * Tiềm kiếm trước các kỹ thuật

Tiêu thụ halon ở mức của năm thay thế để bù đắp cho việc

không sử dụng CFCs

Hội nghị London * Đến năm 1995 phải giảm việc

những thành viên sản xuất và tiêu thụ CFCs và

Nghị Định Thư halon 50% so với mức năm 1986

tháng 6 năm 1990 * Đến năm 1997 phải làm việc

sản xuất và tiêu thụ CFCs xuống

50% so với mức năm 1986

* Hoàn toàn lại bỏ việc tiêu thụ

CFCs và halon vào năm 2000

* Cắt giảm việc tiêu thụ cacbon

tetrachloride xuống 85% vào

năm 1995 và loại bỏ hoàn toàn

vào năm 2000

* Cắt giảm việc tiêu thụ

1,1,1 – trichloroethane

30% vào năm 1995, 70% vào

năm 2000 và xóa bỏ hoàn

toàn vào năm 2005

Những hành động * Việc sản xuất CFCs ở Mỹ sẽ

trong năm 1992 chấm dứt vào năm 1995

Page 237: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

237

Sự thiệt hại do hủy hoại tầng Ozone

Tại sao việc gia tăng tia cực tím trở thành vấn đề nghiêm trọng ?

Những tác động đến sức khỏe con người

Sự quan tâm phổ biến nhất là ảnh hưởng của bức xạ tăng thêm đối với sự cháy

nắng và ung thư da. Ung thư da có 2 dạng : carcinoma và melanoma. Những dạng ung

thư melanoma (dạng ung thư của các tế bào sắc tố) có thể gây nên tử vong, và tất cả

các hình thức khác của ung thư da đều tăng. Sự gia tăng này có bao nhiêu là do những

thay đổi trong hành vi cá nhân (mốt có làn da rám nắng) và bao nhiêu là do sự gia tăng

bức xạ tử ngoại thông qua việc hủy hoại tầng ozone thì không chắc lắm, nhưng một

ước tính cho thấy rằng, nếu như không có một hành động nào làm giảm bớt sự hủy

hoại tầng ozone, thì số lượng người chết do ung thư da trong số dân hiện nay hoặc sinh

ra trước năm 2075 ở Mỹ có thể là khoảng 3 triệu người. Cứ tính nhẩm thôi thì sẽ thấy

là cứ 1% ozone giảm xuống sẽ làm tăng 1-2% bức xạ cực tím và bệnh ung thư da loại

không phải là melanoma tăng 3-4%.

Những ảnh hưởng sức khỏe khác cũng ít chắc chắn hơn. Một số bằng chứng cho

thấy bức xạ tử ngoại có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch của con người, làm tăng

những bệnh truyền nhiễm và làm giảm tác dụng của chương trình. Sự lien quan đến

việc tăng bệnh đục nhãn cầu thì trực tiếp hơn và cứ giảm 1% ozone có thể làm tăng lên

thêm 100.000 đến 150.000 trường hợp bệnh đục nhãn cầu trên toàn thế giới.

Những ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Có lẽ còn đáng ngại hơn ảnh hưởng tới sức khỏe – nhiều điều có thể thay đổi

được thông qua sự thay đổi hành vi, chẳng hạn như tăng cường bảo vệ cá nhân chống

lại ánh nắng mặt trời là những ảnh hưởng tiềm tàng tới hệ sinh thái. Một tác động lớn

là đối với một loại tảo đơn bào – phytoplankton – loại sản sinh ra khoảng một nửa

lượng sinh khối của thế giới mỗi năm, và giải quyết (hấp thụ) một tỉ lệ lớn khí CO2

trên thế giới vào trong biển cả. Bức xạ UV ảnh hưởng đến phytoplankton bằng việc

can thiệp vào quá trình quang hợp và nó cũng làm tổn hại AND vì vậy cũng hại đến sự

Page 238: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

238

phát triển và sinh sản của loài tảo này. Loài tảo này bị các loài giáp sát nhỏ ăn và rồi

chúng lại là nguồn thức ăn của các loài sinh vật biển lớn hơn trong đó có cá voi và các

loại cá. Một số nghiên cứu cho thấy, lỗ hỏng ở vùng nam cực đang làm giảm năng suất

của phytoplankton đến 12%. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng một mức giảm 16%

lượng tích tụ ozone thì có thể dẫn đến mức giảm 5% sản lượng sinh khối cơ bản và

giảm 6 – 9% trữ lượng cá. Khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng có những cơ chế tự vệ tự

nhiên, nhờ đó một số phytoplankton loại ra được một phần bức xạ. Những loài này

cuối cùng cũng có thể bành trướng để bù đắp cho sự mất mát của những loài khác,

nhưng những tác động đến những giây chuyền thực phẩm phức tạp vẫn còn không

chắc chắn.

Những ảnh hưởng tiềm năng tương tự cũng tác động lên hệ sinh thái trên đất

liền bởi vì sự gia tăng bức xạ cực tím có mối tương quan với hoạt động quang hợp

kém đi và giảm sự tăng trưởng của thực vật. Do đó tác động đến mùa màng là rất đáng

kể.

Chi phí và lợi ích của việc kiểm soát CFCs

Đứng trước những bằng chứng khoa học đáng ngại đó, các chính phủ trên thế

giới đã hành động nhanh chóng đối với sự hủy hoại tầng ozone. Trong khoảng hơn

mười năm kể từ khi phát hiện ra mối quan hệ giữa CFCs và tầng Ozone, Nghị Định

Thư Montreal đã được đặt ra. Nhưng không nên phóng đại quá mức tốc độ mà bản

thân Nghị Định thư này sẽ ảnh hưởng đến hủy hoại tầng ozone. Khung 20.4 cho thấy

sự tích tụ Chlorine nếu việc thải CFCs được ngưng lại năm 1995, 2000 hoặc 2005. Để

trở lại tích tụ của năm 1975 (khoảng 1,5 đến 2,0 phần tỷ theo dung tích PPb.v) sẽ phải

mất từ nay đến cuối thế kỷ tới. Biểu đồ thể hiện một điểm quan trọng – đôi khi chỉ đơn

giản là “đã quá trễ” để khôi phục tình trạng cũ. Điều này đặc biệt quan trọng ở nơi nào

mà lượng chất độc tích lũy lại, nghĩa là những nơi chúng có thời gian lưu lại lâu dài

trong môi trường như CFCs.

Page 239: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

239

Khung 20.4 Việc giảm phát thải CFCs và sự tích tụ chlorine trong khí quyển

Đồ thị diễn tả sự gia tăng tích tụ chlorine trong khí quyển (đường đậm tăng lên)

và ảnh hưởng của việc ngừng hoàn toàn việc phát thải CFCs nếu được thực hiện vào

năm 1995, 2000 và 2005 (đường trên cùng thể hiện cho năm 2005, đường giữa cho

năm 2000 và đường dưới cho năm 2005). Mức tích tụ chlorine 1,5 – 2 phần tỷ theo

dung tích (P.P.b.v) sẽ không thể nào tái lập được cho mãi đến năm 2100 cho dù có

những hành động tức thời và nghiêm ngặt.

Ngoài những bằng chứng rất đáng ngại về sự hủy hoại tầng ozone,còn có

một lý do quan trọng khác đòi hỏi quốc sớm có hành động đối với CFCs.Cơ bản là

thay thế chúng không tốn kém lắm. Chi phí đền bù cho thế giới đang phát triển để

không sử dụngCFCs có thể là 2 tỷ đô-la trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2000,số

tiền đó thực sự không đáng kể so với số tiền viện trợ chính thức hàng năm lên tới 45 tỷ

đô-la.

Tất nhiên, chấp thuận mục tiêu trở lại điểm khởi thủy không phải bằng việc

phân tích chi phí lợi ích (trừ phi tình cờ kết quả là như vậy). Điều này cũng giải thích

tại sao việc chấp nhận một số quy tắc đơn giản về khôi phục môi trường không nhất

thiết phải phù hợp với những phương pháp kinh tế thông thường về vấn đề môi trường.

Mặc dù những quy tắc đó có thể rất phù hợp với quan điểm về “tính bền vững”và “vốn

1980 2000 2020 2040 2060 2080 2100

Page 240: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

240

tư bản không đổi”-xem Chương 4. Như vậy thực hiện được 1,5-2,0 p.p.b.v cho

chlorine thì tương đương với một tiêu chuẩn “bền vững”,nhưng chúng ta không biết

đến điều đó có được chấp thuận hay không khi dùng cách so sánh chi phí và lợi ích.

Thực ra mới chỉ có một sự phân tích chi phí- lợi ích về sự kiểm soátCFCs và nó

được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ soạn thảo dưới cái tên “Phân Tích Tác

Động Điều Tiết”. khung 20.5 đưa ra những phát hiện chủ yếu của cuộc nghiên cứu đó,

nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nó có liên quan tới những đánh giá của Nghị Định

Thư Montreal ban đầu, tức là chưa có tu chỉnh bởi những thõa ước về sau để quy định

việc kiểm soát nghiêm ngặt hơn.Nghiên cứu chi phí lợi ích chứng tỏ rằng đã có những

lợi ích hết sức to lớn cho Hoa Kỳ do việc thực hiện sự kiểm soát quy định bởi Nghị

Định Thư Montrea,ngay cả khi tất cả những lợi ích đó là không thể đo lường được.Cần

nhắc lại rằng có thể tới 3 triệu người chết được cứu thoát nhờ việc kiểm soát CFCs.

Nếu như mọi “sinh mạng theo thống kê”trị giá là 3 triệu đô-la,thì giá trị kinh tế của

riêng những sinh mạng tương lai được cứu sống đã là 9 triệu triệu đô-la hay 9 ngàn tỷ

đô-la. Thậm chỉ khi kể đến ảnh hưởng của “chiết khấu”- theo đó những sinh mạng

tương lai được cứu giả thiết là không có giá trị bằng những sinh mạng hiện tại- ảnh

hưởng nảy làm cho lợi ích tạo ra từ việc kiểm soát CFCs vẫn còn vô cùng to lớn. Điều

đó được thể hiện rõ hơn trong tính toán lợi ích ròng ở khung 20.5.

Khung 20.5 Chi phí và lợi ích của việc kiểm soát CFCs ở Mỹ

Bảng 1 cho thấy chi phí của nước Mỹ cho việc giảm khoảng 80% lượng CFCs thải ra ước

tính là 22 tỷ đô- la Mỹ ,nhưng lợi ích về y tế và môi trường được ước tính với con số sửng sốt là

3500 tỷ đô-la hay 3,5 ngàn tỷ đô la. Việc đánh giá lợi ích về mặt sức khỏe giải thích rằng “giá trị của

một sinh mạng theo thống kê ” (thường bị gọi lầm là giá trị một nhân mạng) là 3 triệu đô-la.

Bảng 1 Chi phí của việc giảm mức thải CFCs ở Mỹ (Tỷ đô-la năm 1985)

1989-2075, chiết khấu 2% Không có kiểm soát 80 % cắt giảm mức thải CFCs

Chi phí 0 22

Lợi ích y tế và môi trường 0 3553

Lợi ích ròng 0 3531

Nguồn: Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (US E viroment Protection Agency), 1988

Page 241: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

241

Kết luận

Phản ánh nhanh nhẹn của các chính phủ trước sự thử thách của vấn đề hủy hoại

tầng ozone và ký kết hiệp ước quốc tế (Nghị Định Thư Montrea) nhằm loại trừ CFCs

có thể coi như một thành công của chuyện chính sách .Tuy nhiên những thỏa ước quốc

tế về ảnh hưởng của những thay đổi toàn cầu đòi hỏi nhiều thương lượng kéo dài hơn.

Sự kiện thành công đối với CFCs trên tùy thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố thuận lợi sau:

1. Có một số lượng lớn những bằng chứng khoa học (“chắc chắn”) về nguyên nhân và

hậu quả của vấn đề .

2. Sự thay thế CFCs tỏ ra tương đối rẻ.

Như chúng ta đã thấy trong việc giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, và như

chúng ta sẽ thấy trong hai chương tiếp theo, nhiều thay đổi môi trường có tính chất

toàn cầu trở thành rắc rối bởi chưa có kết quả chắc chắn của khoa học và lại bao gồm

những gánh nặng chi phí đáng kể không được chia sẽ một cách đồng đều.

Page 242: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

242

CHƯƠNG 21

BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC

Đa dạng sinh học là gì ?

Đa dạng sinh học là một từ tổng quát để chỉ về mức độ đa dạng của các

giao61ng loài khác nhau trong thiên nhiên. Các giống loài này bao gồm các loài thực

vật, các loài động vật, các loài vi sinh vật, và các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái

mà trong trong đó các loài trên dự phần. Lưu ý rằng đa dạng ở đây nói đến giống loài

hơn là số lượng cá thể trpong một loài.

Thực vật, động vật và vi sinh vật co gen di truyền và những thông tin chứa

trong các gen này là nhữnh thông tin di truyền hay sự đa dạng di truyền. số lượng

các loài khác nhau cho ta một số đo về sự đa dạng giống loài. Trạng thái khác nhau

của môi trường cư trú, của cộng đồng sinh vật và quá trình sinh thái được gọi là sự đa

dạng sinh thái, và từ này cũng bao gồm trạng thái muôn màu muôn vẻ trong các hệ

sinh thái và các quá trình sinh thái. Vì thế đa dạng sinh học thường được phân tích về

sự đa dạng di truyền, chủng loài Và hệ sinh thái. Khung 21.1 cho thấy số lượng giống

loài được biết đến. Rất đáng chú ý là mức độ đa dạng chủng loài không được biết và

con số ước đoán là từ 5 đến 50 triệu. Trong số đó, co lẽ chỉ 1,4 triệu được mô tả.

Vì sao đa dạng sinh học quan trọng ?

Lý do đạo đức

Đối với nhiều người, bản thân việc đặt câu hỏi về giá trị của đa dạng sinh học là

sai. Họ lập luận rằng loài người có nghĩa vụ đạo đức là phải bảo tồn đa dạng sinh học,

một nghĩa vụ đi kèm với sự kiện là con người có khả năng phá hủy phần lớn hệ thống

đa dạng sinh học đó. Có quyền lực thì co trách nhiệm. Ý thức nghĩa vụ này thường kết

hợp với quan niệm rằng hệ sinh thái và giống loài có quyền, giống như những quyền

được ban cho một số động vật, ngay cả đôi khi đó chỉ là quyền được chết một cách

nhân đạo ( hãy nghĩ đến những lò sát sinh và pháp luật chung quanh việc giết mỗ thú

lấy thịt làm thực phẩm).Những người khác lấy lý do tôn giáo để bảo vệ quan điểm ấy –

trách nhiệm quản lý nhân danh đấng tối thượng nào đó.

Page 243: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

243

Những quan điểm đạo đức như thế rõ ràng là đang tồn tại và thỉnh thoảng lại

thể hiện trong những qui tắc hành đạo. Một vấn đề đối với quan điểm đạo đức là nó

thường mâu thuẫn với quan điểm đạo đức khác, ví dụ, quyền kiếm sống, quyền cói

được những nhu cầu cơ bản như thực phẩm và nhà ở,v.v.. Nếu bảo tồn đa dạng sinh

học thì mâu thuẫn với các quyền đó, thì một số nguyên tắc “siêu đạo đức” nào đó là

cần thiết để quyết định xem quan điểm nào nên tồn tại. Theo ngôn ngữ của nhà kinh tế,

thì thường hay có một sự đánh đổi. Vì một số quan điểm đạo đức thường có xu hướng

tuyệt đối (một điều gì đó luôn đúng hay luôn sai), chúng giúp xác định những chọn lựa

chỉ khi chúng ta biết chắc là không có những mâu thuẫn trong những quan điểm tuyệt

đối. Sự thật là thường có mâu thuẫn như thế đã góp phần rất lớn trong việc giải thích

vì sao, ví dụ, một số nước đang phát triểnphản đối việc các quốc gia giàu có bảo họ

đừng chặt phá hay đốt rừng. Theo quan điểm của các nước đang phát triển, sự mất

rừng được biện minh bởi cái thường gọi là sự phát triển kinh tế và sự phát triển thì

thường nhằm cho người nghèo trong xã hội là người có “quyền”được hưởng lợi từ sự

phát triển. Cuộc tranh luận “việc làm hay môi trường” cũng thuộc vào loại này. Vì vậy

mà đã có những nỗ lực lớn nhằm tìm kiếm những giá trị khác của việc bảo tồn đa dạng

sinh học, những giá trị nằm trong những lợi ích hướng về con người của việc bảo tồn.

Page 244: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

244

Khung 21.1 – Có bao nhiêu loài tồn tại ?

Con số thực của các giống loài trên quả đất chưa được biết. Một số lớn đượ mô tả dưới

đây đang tồn tại, phần lơn là thuộc rừng nhiêt đới. Bảng dưới đây mô tả những loài đã

xác định. Bao nhiêu loài chưa được xác định thì chưa được biết, song có thể là 10, 30 hay

40 lần nhiều hơn số đã xác định.

Nhóm Số loài đã mô tả

Vi khuẩn và thanh tảo 4.760

Nấm 46.983

Tảo 26.900

Khuyết thực vật (rêu) 17.000

Khỏa thực vật (cây lá kim) 750

Bí tử thực vật (cây cho hoa) 250.000

Nguyên sinh động vật 30.800

Hải miên 5.000

San hô và sứa 9.000

Giun tròn và giun đất 24.000

Gía xác 38.000

Côn trùng 751.000

Những loài chân khớp và động vật không xương nhỏ 132.000

Nhuyển thể 50.000

Sao biển 6.100

Cá 19.056

Lưỡng thê 4.184

Bò sát 6.300

Chim 9.198

Thú (động vật hữu nhủ) 4.170

Tổng số được xác định 1.435.662

Nguồn : J. McNeely et al. (1990)

Page 245: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

245

Lợi ích kinh tế

Bảo tồn đa dạng sinh học co thể diễn ra theo 2 cách chính. Nổ lực nhằm giữ gìn

sự đa dạng sinh học bằng cách đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư

trú. Điều này thường được thực hiện bằng cách tuyên bố nhửng khu vực như “công viên

quốc gia” hay “những khu di tích” và co nhiều cách phân loại các địa điểm như thế trên

thế giới. Một cách khác để bảo tồn đa dạng sinh học là khuyến khích sự sử dụng một

cách bền vững. Điều này co nghĩa là phải xem xét danh sách các tài sản tự nhiên mà một

vùng co thể co và khai thác các tài sản này sao cho trữ lượng của chúng không giảm đi.

Điều này cũng tương tự với ý niệm về năng suất bền vững trong ngành đánh cá hay trong

lâm nghiệp. Do đó, thay vì đốn sạch một khu rừng nhiệt đới, sự sử dụng bền vững có thể

chỉ lấy một số cây rừng, sự sử dụng các phương pháp thu hoạch chọn lọc, và khai thác

rừng lấy các sản phẩm khác như trái cây, hạt, mây, mật ong…

“Những người theo xu hướng bảo tồn” thường không thích cái ý tưởng sử dụng

bền vững bởi vì họ cảm thấy nó đồng nghĩa với việc con người khai thác và mâu thuẫn

với quan điểm đạo đức đã được nói qua ở phần trên. Về thực tế, họ cho rằng bất cứ sự sử

dụng nào rồi cuối cùng cũng dẫn đến sự hủy hoại đa dạng sinh học bởi vì không thể tin

mà giao tài nguyên thiên nhiên cho con người. những nguờ ủng hộ phương pháp sử dụng

bền vững lại nêu lên khả năng hầu như không thể co của việc “vô trung hóa” bất cứ trong

khu vực nào trên thế giới khi mà phải đối diện với sự tăng trưởng dân số và phát triển

kinh tế. quan điểm của họ là chúng ta phải chứng minh rằng bảo tồn đa dang sinh học là

đáng làm về mặt kinh tế, và chung ta phải thiết kế ra những lợi ích khuyến khích để đảm

bảo co được sự bảo tồn ấy.

Chương 8 đã thảo luận khái niệm “tổng giá trị kinh tế” và cho thấy nó bao gồm

các giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. tiếp đến, các giá trị sử dụng bao gồm cac giá

trị “trực tiếp” và “gián tiếp”.

Khung 21.2 đưa một số ví dụ về các giá trị này. Ví dụ, các giá trị sử dụng trực

tiếp của rừng nhiệt đới bao gồm vai trò của chúng trong việc cung cấp cho cả thị trường

thế giới lẫn địa phương những chất liệu di truyền của cây trồng co thể dùng làm thuốc

(các cây thuốc). rừng nhiệt đới hiện cũng là nơi tập trung của “du lịch sinh thái”. Chúng

Page 246: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

246

cung cấp những lâm sản phụ như là các loại hạt trái cây v.v… rừng nhiệt đới cũng tích

trữ chất carbon. Co nghĩa là nếu rừng bị đốt phá và bị đốt, chất carbon sẽ bị phóng thích

thành chất carbonic, góp phần tạo ảnh hưởng nóng lên toàn cầu. do đó cần một số “tin

dụng” cho việc bảo tồn môi trường vì bảo tồn loại trừ việc carbon bị phóng thích và gây

hại. giá trị tồn trữ carbon là một thí dụ về giá trị sử dụng gián tiếp. giá trị của các vùng

đất ẩm ướt là một thí dụ khác: nhiều vùng đất ẩm ướt đóng vai trò như những tác nhân

ngưà dông bão. Nghĩa là các cơn dông sẽ giảm khi chúng đi qua vùng đất ẩm ướt, bảo vệ

vùng đất nội dịa. cac vùng đất ẩm ướt cũng làm trong sạch nguồn nước, và thực sự là tại

một vài nơi trên thế giới. các vùng đất ẩm ướt đuoc5 con người tạo ra như là cơ chế xử lý

nước uống. du lịch sinh thái và cây thuốc là các ví dụ của giá trị sử dụng trực tiếp.

Khung 21.2 – Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học

Bảng 1, 2 và 3 minh họa một số giá trị kinh tế co thể suy ra từ việc sử dụng đa dạng sinh

học như một tài nguyên kinh tế.

Bảng 1: hệ sinh thái rừng nhiệt đới (hiện giá USD/ha, r = 5%, T = 20)

Lợi ích Địa phương Toàn cầu Địa phương + Toàn cầu

Giá trị sử dụng: Trực tiếp

Cây thuốc 250-750 12-250 262-1000

Du lịch 20-1250 20-1250

Sản phẩm phụ >0-7000 >0-700

Giá trị sử dụng: Gián tiếp

Cố định carbon 0? 500-1500 500-1500

Khống chế lũ 23 23

Giá trị không sử dụng + 5 5+

Tổng số >293-9023 517-1755 810-10778

Tổng hợp cũng phiền toái như thế vì giả thiết rằng các giá trị “co thể chuyển

đổi” từ vùng này tới vùng khác.

Xem trong bài về phần thảo luận các mục.

Page 247: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

247

Bảng 2: Hệ sinh thái: Đất ướt (Hiện giá USD/ha, r = 5%, T = 20)

Lợi ích Địa phương Địa phương Toàn cầu Tổng

LDC DC

Giá trị sử dụng: Trực tiếp

Nông nghiệp + cá + nhiên liệu 23

Rừng + cá + nơi nghỉ ngơi 5200-7155 n.a. n.a.

Lông thú 90

Nơi nghỉ ngơi 27-1624

Nước 38000

Giá trị sử dụng: Gián tiếp

Phòng ngừa dông bão 1134

Giá trị không sử dụng 300-350

Tổng số 23-7155 1600-3200 n.a. n.a.

Cho tới 40000

n.a. : không co số liệu

xem trong bài về phần thảo luận các mục

Page 248: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

248

Bảng 3: hệ sinh thái: Đất chăn thả (Hiện giá USD/ha, r = 5%, T = 20)

Lợi ích Quốc gia Lợi ích địa phương

Giá trị sử dụng: Trực tiếp

Sản phẩm hoang dại Zimbabwe 7,5

Vật săn bắn Zimbabwe 1,2

Cảnh quan Kenya <40,0

Chăn nuôi Zimbabwe 2,0

Giá trị sử dụng: Gián tiếp Không co số liệu Không co số liệu

Giá trị không sử dụng

Voi Thái Lan 22,0

Vùng hoang dã Úc 796.800 tới 1.907.600

Nguồn: D. W. Pearce và cộng sự (1992)

Xem trong bài về phần thảo luận các mục.

Để tiện lợi, những giá trị này đã được “bình thường hóa” và “tính trên một ha”.

Điều này không hoàn toàn chính đáng vì nó co thể làm cho người ta tưởng là nếu chúng

ta chỉ co một mẫu (ha) rừng nhiệt đới chẳng hạn, thì sẽ co những giá trị này. Các hệ

thống sinh thái rừng nhiệt đới thường co những kích thước tối thiểu để tồn tại về mặt

sinh thái, cho nên sẽ hơi sai lệch khi biểu thị các giá trị kinh tế trên một mẫu. Nhưng sự

quan trọng của việc biểu thị giá trị theo cách này là nó giúp chung ta một khái niệm nào

đó về cách người ta so sánh bảo tồn đa dạng sinh học, thuần túy về mặt kinh tế, với các

cách sử dụng khác của đất như nông nghiệp hay rừng hay sự phát triển công nghiệp. Các

giá trị đã được biểu thị bằng từ “hiện giá”, sử dụng chiết khấu 5 phần trăm và xem xét

các lợi ích trong khoảng thời gian 20 năm.

Các giá trị không sử dụng cũng có thể ước tính được, dù chúng ta co rất ít kinh

nghiệm trong việc kiếm được những số ước tính đó. Một cách để ước tính là xem xét

Page 249: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

249

cách “đổi nợ lấy thiên nhiên”, hoạt động theo cách sau. Một cơ quan quan tâm đến việc

bảo tồn mua lại hết nợ nước ngoài của một quốc gia đang phát triển. Đây dược gọi là nợ

“thứ cấp” và có thể mua được trên thị trường tiền tệ thế giới. Giá mua thường thấp hơn

giá trị trên giấy tờ của nó. Ví dụ, nếu quốc gia A nợ 1 tỷ đô la, mỗi đô la trên giấy tờ đó

co thể được mua bằng một phần của giá này mà thôi, như 50 xu chẳng hạn. Giá trị thực tế

khác với giá trị trên giấy tờ bởi vìco1 nguy cơ là quốc gia mắc nợ sẽ không hoàn trả được

nợ. Vì vậy nợ thứ cấp thường rất rẻ. Cơ quan bảo tồn sau đó hứa sẽ trừ nợ nếu quốc gia

mắc nợ hứa sẽ chăm sóc một khu bảo tồn nào đó, ví dụ, một công viên quốc gia. Sự đổi

chác thường rất phức tạp và luôn luôn gắn với một loại kế hoạch nào đó và sự hoán đổi

nợ nước ngoài (thường được biểu thị bằng đồng tiền quốc tế) để lấy phiếu nợ bằng đồng

tiền nội địa. cho đến nay đã xảy ra một số trường hợp “đổi nợ lấy thiên nhiên”, từ Bolivia

đến Philippines và Zambia. Tổng số nợ này là khiem nhượng nếu so với tình trạng nợ nần

của các quốc gia đó (mặc dù trong trường hợp Costa Rica là khá lớn) song nó lại thường

giúp bảo tồn những vùng đất rộng lớn. Bằng cách xem xét số tiền cơ quan bảo tồn thực

sự trả và diện tích được bảo tồn, một giá trị “tính trên mỗi mẫu đất” co thể được tính ra.

Đây là một cách mà giá trị không sử dụng ở bảng 1 của khung 21.1.

Giá trị không sử dụng của đất hoang được trình bày ở khung 21.2 cho Thái Lan và

Úc. Những giá trị này đạt được bằng cách “định giá ngẫu nhiên”, nghĩa là, bằng cách hỏi

người ta về sự sẵng lòng chi trả của họ để bảo tồn các vùng này (xem chương 8). Ví dụ

về Thái Lan liên quan việc phỏng vấn người ở Thái và ví dụ về Úc liên quan việc hỏi

người Úc. Những sự khác biệt rất lớn về giá trị này không chỉ làdo sự khác biiệt về thu

nhập, mà còn phản ánh tính độc đáo nhận thấy được ợ ở một vùng ợ Úc vốn là đối

tượngcho một thí nghiệm đánh giá (vùng “Kakadu” ở bắc Úc) và trở thành nổi tiếng

trong một cuốn phim.

Chú ý là các giá trị kinh tế được liệt kê trong khung 21.2 được tách ra thành

những loại “điạ phương và toàn cầu”. Điều này quan trọng vì nhiều cách sử dụng bền

vững môi trường sẽ co lợi cho người dân địa phương, nhưng một số giá trị khác lại co lợi

cho thế giới nói chung – ví dụ cho sự tích trữ carbon co nghĩa là làm giảm sự nóng lên

toàn cầu và co nghĩa là làm lợi cho mọi quốc gia (nói chung). Tương tự, giá trị không sử

Page 250: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

250

dụng, giá trị “tồn tại” thường đổ dồn về các nước giàu. Nhưng một số các giá trị này gắn

với tiền mặt và một số thì không. Các giá trị tồn tại toàn cầu, chẳng hạn, thì không gắn

với tiền mặt. Chẳng hạn không ai trả cho Brazil để họ không đốt rừng của họ. Vì thế một

cách để khuyến khích giảm bớt sự mất mát sự đa dạng sinh học là để cho các quốc gia sở

hữu sự đa dạng sinh học được chiếm hữu các lợi ích mà họ cung cấp cho các nước khác

trên thế giới. điều này không co gì khác hơn việc áp dụng đơn giản khía niệm về lợi ích

ngoại tác. Cũng như ta lập luận rằng người ta tạo ra ô nhiễm phải trả thuế hay chịu phạt

dưới dạng nào đó (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả), thì cũng hợp lý để cho người

tạo ra lợi ích ngoại tác cũng thu được một mức giá nào đó từ những người thụ hưởng.

Chính ý tưởng chiếm hữu lợi ích toàn cầu đó được thảo luận tại “Hội Nghị Cấp

Cao Về Trái Đất” ở Rio năm 1992. Ở đó, người ta nhất trí rằng các nước giàu phải trả cho

các nước nghèo nhiều hơn để khuyến khích họ bảo tồn đa dạng sinh học. Cơ chế cho việc

này là Phương Tiện Môi Trường Thế Giới (Global Environment Facility – GEF), cơ quan

này sẽ chuyển tiền từ nước giàu sang nước nghèo để nước nghèo bảo tồn đa dạng sinh

học, giảm ô nhiễm cho vùng hải phận quốc tế, kiểm soát việc phóng chất carbonic và

phương pháp để chống lại việc phá rừng và sa mạc hóa.

Chi phí cơ hội của bảo tồn đa dạng sinh học

Vì sao đa dạng sinh học đang mất dần?

Những giá trị kinh tế của sự bảo tồn, từ bản thân chúng, không mấy hấp dẫn.

Chúng cần phải được liên hệ với những cách sử dụng đất đai khác co tính chất cạnh tranh

với sự bảo tồn đa dạng sinh học. Ví dụ nếu ta co thể thấy là bảo tồn đa dạng sinh học sẽ

tạo ra X đồng trên một mẫu đất và ngành nông nghiệp chỉ tạo ra 0,5 X thì chúng ta co lý

lẽ mạnh mẽ cho sự bảo tồn. Nó không co nghĩa là sự so sánh sẽ diễn ra – ít khi các quyết

định sử dụng đất lại dựa trên sự so sánh cặn kẽ chi phí và lợi ích của các phương án sử

dụng khác nhau. Nhưng sự so sánh là một phần của lập luận kinh tế để bảo vệ môi

trường nhiều hơn. Vậy thì, qui tắc cơ bản để biện minh về mặt kinh tế cho sự bảo tồn là:

Page 251: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

251

| Bc - Cc | > | Bd – Cd |

Với Bc là lợi ích của sự bảo tồn, Cc là chi phí để bảo tồn, Bd là lợi ích của “phát triển” và

Cd là chi phí của phát triển. Ở đây, từ “phát triển” được sử dụng để mô tả việc sử dụng

không bảo tồn đất, nhưng đúng ra, bảo tồn như được xem là hình thức khác của phát

triển. Biểu thức Bd – Cd là chi phí cơ hội của sự bảo tồn, nghĩa là những lợi ích ròng co

từ việc sử dụng đất mà phải chịu từ bỏ đi nếu sự bảo tồn được thực hiện.

Khung 21.3 trình bày một số ước tinh về giá trị kinh tế của việc sư dụng đất cho

mục đích phát triển. một lần nữa, những con số này chỉ mang tính hướng dẫn mà thôi, vì

giá trị của sự phát triển sẽ biến động từ nước này sang nước khác và từ nơi này đến nơi

khác, song chúng lại cho biết một điều quan trọng. Những gì mà chủ đất hay người sử

dung đất nhận được dưới dạng lợi ích của phát triển co thể liên quan rất ít đến lợi ích mà

sự hát triển đó mang lại cho quốc gia. Nguyên nhân là nhiều chương trình phát triển được

chính quyền trợ giá hay khuyến khích bằng một cách nào đó. Các biện pháp khuyến

khích bao gồm trợ giá sản phẩm, miễn thuế, tín dụng lãi suất thấp, trợ giá máy móc, phân

bón, thủy lợi, v.v… Chúng ta co thể cho là những trợ giá này phản ánh những ưu tiên cho

phát triển của quốc gia mà chung ta đang xem xét. Trong trường hợp như vậy, chúng sẽ

co một số lý do chính đáng về kihn tế. Nhưng trong thực tế, chúng tùy thuộc rất nhiều

đến thế lực vận động chính trị, của các nhóm thụ hưởng lợi ích, dù đó là nông dân hay

công ty khai thác gỗ. Cũng không phải là sự biến dạng kinh tế này chỉ giới hạn ở các

quốc gia đang phát triển – chính sách nông nghiệp chung của châu âu là một ví dụ điển

hình về một mức bảo vệ về mặt tài chính một cách đặt biệt và tốn kém đối với một nhóm

người trong xã hội (nông dân). Trợ giá ở các quốc gia khác thì thậm chí còn ghê gớm

hơn, chẳng hạn như ở Nhật Bản.

Khung 21.3 cho thấy lợi ích kinh tế của phát triển thì cao cho cá nhân chủ đất hơn

là quốc gia (giá trị cho quốc gia được tính sau khi đã trừ đi biến dạng tài chính khác

nhau). Diều naỳ co nghĩa là sự bảo tồn đa dạng sinh học bắt đầu bằng một sự bất lợi. Bảo

tồn thường không được trợ giá nhưng những cách sử dụng đất khác thì thường được trợ

Page 252: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

252

giá. Vì vậy, sự bảo tồn đa dang sinh học phải đối diện với sự cạnh tranh công bằng, và sự

cạnh tranh không công bằng này giải thích mot cách mạnh mẽ tại sao sự đa dạng sinh học

đang mất dần với một mức độ báo động.

Dĩ nhiên, co những lý do khác cho sự biến mất này hay “sự xói mòn tính đa

dạng”. ngoài sự biến dạng kinh tế trong các cách sử dụng đất khác, chúng ta đã thấy giá

trị đa dạng sinh học thường không co thị trường – giá trị bảo vệ nguồn nước của rừng

nhiệt đới, chẳng hạn, hay giá trị làm trong sạch nước của vùng đất ướt. Và ở những nơi

mà lợi ích này co thể ước tính được, thì chúng lại mang tính chất toàn cầu và chỉ co thể

được thực hiện khi co một định chế mới nào đó cho phép các quốc gia liên quan được

chiếm hữ các lợi ích toàn cầu này.

Khung 21.3 Hiện giá của các phương án “phát triển” (USD/ha, r = 5%, T = 20)

Tư nhân Quốc gia

Rừng 200 – 500 (bền vững) không co số liệu

1000-2500 (không bền vững)

Cây trồng

LDC, USA 2700-4630 1660-2320

Nhật, NICs cho tới 100.000 5800

Gia súc lớn từ âm đến nhỏ

Các giá trị “tư nhân” là số thu về tài chính của chủ đất hay người sử dụng đất. Số thu

này khác biệt, thường là lớn, với số thu của quốc gia vì chủ đất thường được nhận nhiều

hing thức trợ giá. Bảng này cho thấy “sự biến dạng” của mức thu lợi kinh tế đối với

ngành nông nghiệp và lâm nghiệp không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển. Bảo

tồn đa dạng sinh học phải cạnh tranh không chỉ với mức thu lợi cua “quốc gia” mà còn

với mức thu lợi tài chính của cá nhân. Cho nên nó không đảm bảo cho điều mà nhà

doanh nghiệp gọi là “một sân chơi công bằng”.

Page 253: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

253

Như thế, kinh tế môi trường đã làm sáng tỏ tại sao đa dạng sinh học đang biến mất dần.

Lý do chính nằm trong tính chất “hàng hóa công cộng” của sự đa dạng sinh học và những

biến dạng kinh tế trên thị trường. Hàng hóa công cộng là hàng hóa khi được cung cấp sẽ

lam lợi cho nhiều người cùng một lúc và lợi ích của một người này không bị ảnh hưởng

bởi lợi ích của một người khác (“cùng tiêu thụ”). Hơn nữa, rất khó mà ngăn cản một

ngượi nào không cho họ thụ hưởng lợi ích một khi nó đã đuợc cung cấp – đây là vấn đề

“chiếm dụng”:

Các phương án sử dụng đất thường được trợ giá một cách công khai hay ngấm

ngầm.

Lợi ích địa phương của sự đa dạng sinh học thường không co thị trường. điều này

đặc biệt đúng cho những giá trị sử dụng gián tiếp như là bảo vệ nguồn nước.

chúng ta nói đó là những hàng hóa công cộng địa phương.

Một số lợi ích của đa dạng sinh học mang tính chất toàn cầu, khiến cho các quốc

gia khó mà chiếm hữu được nó. Chúng ta nói những lợi ích này mang tính chất

hàng hóa công cộng toàn cầu.

Kết luận

Đa dạng sinh học quan trọng cả về lý do đạo đức lẫn kinh tế. Nhưng nếu lý do đạo

đức của sự bảo tồn co thể bị tranh luận, thì lý do kinh tế của bảo tồn lại trở nên ngày càng

mạnh mẽ. Điều này co ý nghĩa là cần phải khảo sát về giá trị kinh tế của sự bảo tồn và

trên hết là, khảo sát các yếu tố kinh tế tạo nên sự xói mòn tính đa dạng.

Page 254: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

254

CHƯƠNG 22

CHÍNH SÁNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ: MƯA AXIT

Phần giới thiệu

Chính sách môi trường ngày càng đi vào khía cạnh quốc tê. Có hai lý do cho điều

này:

A) Nhiều tài nguyên thiên nhiên của thới giơi đang bị đe dọa là những tài nguyên dùng

chung,hoặc “tài sản công “như là đại dương,bầu khí quyển.

B) Vì các hoạt động tại một nơi trên thế giới ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nơi

khác trên giới. điều này có thể do ô nhiễm “di chuyển “và không tôn trọng biên giới

chính trị, hoặc vì phúc lợi tinh thần các cá nhân của một đất nước bị ảnh hưởng bởi sự

mất mát tài sản môi trường ở một nước khác ( ví dụ như sự mất rừng nhiệt đới).

“Tính chất quốc tế” của vấn đề môi trường đặt ra nhiều thách thức đặc biệt cho

kinh tế học môi trường. ví dụ: việc áp dụng một loại thế vào người gây ô nhiễm trong

một nước là một việc, nhưng việc gì sẽ xảy ra khi sự ô nhiễm mang tính quốc tế? có thể

không có được mọt nhà cầm quyền liên quốc gia có quyền lực để đánh thuế. Cũng có

cùng một vấn đề tương tự nếu chúng ta muốn thành lập một hệ thông giấy phép ô nhiễm

mua bán được: có thể là các nước sẽ phải mua bán các giấy phép này với các nước khác

và điều này có nghĩa là phải thành lập các cơ quan chơcs năng liên quốc gia để theo dỏi

sự mua bán và đảm bảo sự tuân thủ. Vì chúng ta không có “chính phủ thế giới” sự áp

dụng bất kỳ biện pháp nào về chính sách môi trường đều trở nên rất phức tạp trong phạm

vi quốc tế.

Mưa axits là một ví dụ về chất gây ô nhiễm quốc tế như thế. Mưa axit là một thuật

ngữ chung chỉ sự lắng động (dưới đạng khô hoặc ẩm,do đó nó mang một cái tên hơi sai

lệch) của chất gây ô nhiểm sulphur dioxide(SO2 ) nitrogen oxide(NOx )và gốc Cloride

(CL ) dưới dạng axit. Sự chuyển đổi thành axit xảy ra trong bầu khí quyển. Mưa axit gây

thiệt hại cho các nhà cửa và các vật liệu khác (qua các đạt tính ãn mòn của chúng),cây cối

(qua tổn hại lá và có thể suy thoái sự tăng trưởng),mùa màng ,nguồn nước qua sự axit hóa

mà giảm khả năng hổ trợi sự sống các loài thủy hải sản của sông ngòi và ao hồ,và cũng

Page 255: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

255

có thể đối với sức khỏe con người. các chất ô nhiểm này “di chuyển “vì chúng được

mang trong khí quyển ở điểm thải ra và có thể lắng động cách nguồn thải vài trăm cây

số. về mặt này ,chúng là chất gây ô nhiểm “xuyên biên giới “ băng qua các biên giới quốc

gia . điều này nói lên tại sao việc kiểm soát mưa axit trở thành một vấn đề quốc tế(xem

khung 20.1)

Hành động quốc tế về mưa axit

Ở mỹ ,đạo luật không khí sạch năm 1990 yêu cầu giảm 10 triệu tấn chất thải

sulphur. Bất kì một chương trình nghiên cứu cặn kẽ tìm thấy rằng tác hại của mưa axit

trong nước Mỹ là tương dối nhỏ (chương trình đánh giá mưa axit quốc gia –NAPAP),các

áp lực chính trị kể cả áp lực từ nước láng giềng Canada, nơi nhận một số axit thải từ Mỹ,

buộc phải có biện pháp với nó. Đạo luật không khí sạch cunhx nổi tiếng vì sữ dụng hệ

thống tín dụng ô nhiển có thể mua bán(xem trương 13) như cơ chế cho việc thực hiện

mục tiêu giảm ô nhiểm một cách hiệu quả.

Các nước châu âu ,kể cả “các nền kinh tế Đông Âu đang trong thời kì chuyển đổi

“và LIÊN XÔ cũ đang đàm phán (1992) một nghi định thư thứ hai về sulphur. Nghị định

thư thứ nhất (sau công ước về ô nhiểm không khí xuyên biên giới trên phạm vi rộng lớn )

yêu cầu tất cả các nước ký kết để giảm khí so2 khoảng 30% vào năm 1993 so với năm

1980. anh và Mỹ không kí nghi định thứ nhất, nhưng tất cả các nước sẽ bị áp lực phải kí

nghị định thứ hai . chỉ tiêu về lâu dài có thể rất gắt gao , vì nó được dẫn dắt bởi “các

ngưỡng gây hại “. Ngưỡng gây hại là một mức lắng động của chất ô nhiễm, dưới mức độ

này không có sự tổn hại nào phải quan tâm. Nói cách khác, đề ra được ngương gây hại có

nghĩa là nhầm tới mục tiêu tổn hại sinh thái bằng không. Để có một khái niệm về ý nghĩa

của điều này trong thực tế , việc thực hiện ngưỡng gây hại ở Châu Âu sẽ đòi hỏi phải

giảm khí thải so2 trên 80% , làm cho nghị định thư thứ nhất trởi nên vừa phải.. khung

22.1 minh họa khái niệmcủa ngưỡng gây hại bằng cho thấy nó liên quan tới khái niệm

kinh tế về tổn hại môi trường như thế nào.

Các ngưỡng gây hại có thể không đạt được vì nó có ít nhất hai lý do. Chúng không

thể thực hiện được về mặt kĩ thuật, tức là chúng có thể yêu cầu giảm thải khí ngoài khả

năng của công nghệ hiện nay . chúng cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế, vì sẽ dặt

Page 256: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

256

ra chi phí qua cao không thể chấp nhận được đối với ngành công nghiệp. vấn đề còn phức

tạp hơn nữa bởi sự kiện rằng các nước Đông Âu và Liên Xô cũ không chịu nổi chi làm

sạch cho chính đất nước họ. các nước còn lại của Châu Âu sẽ phải trả chi phí làm sạch

của chính họ và của các nước Đông Âu. Chính vì lợi ích của họ mà họ làm như thế nào ,

có thể hiểu được bằng cách xem khung 22.2 trong đó cho thấy ma trạn của những người

phát thải và những người nhận thải về axit sulphur ở Châu Âu. Vì sự phát thải từ phái

Đông gây ô nhiểm phía Tây,nên việc giúp đỡ phía Đông làm sạch là có lợi..

Các chi phí này lớn cỡ nào? Không ai biết chắt chắn. các mô hình toán học được

sử dụng để mô phỏng các biện pháp chính sách khác nhau đề xuất”mức giảm ô nhiểm

khả thi tối đa “vào năm 2000 có thể tạo tốn kém tới 30 tỷ Bảng Anh mổi năm. Trong thực

tế , có thể hy vọng những mục tiêu vùa phải hơn . các kế hoạch làm giảm ô nhiểm hiện

nay của các nước dự kiến phải tốn đến 5 tỷ Bảng Anh mổi năm, nhưng các kế hoạch này

sẽ để lại trên 20% của hệ thống sinh thái trên ngưỡng gây hại ,tức là tổn hại vẫn xãy ra.

Hơn nữa, có những nhân tố khác có thể làm cho mục tiêu mức giảm 80% thành

qua đòi hỏi một cách không cần thiết. Vì công nghiệp Đông Âu đang được cơ cáu lại, các

ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ nhường chổ cho những ngành công

nghiệp sử dụng ít năng lượng thì hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ tăng lên, và ô nhiểm

axit sẽ giảm xuống “một cách tự nhiên” . Ngoài ra một số nước,bao gồm cộng đồng Châu

Âu, đang cân nhắc việc đua ra áp dụng thuế carbon , một loại thuế đánh vào hàm lượng

carbon của các nhiên liệu hóa thạch ,để thực hiện mục tiêu cắt giảm mức thải khí co2 vào

năm 2000 như sự cam kết đã khẳng định ở hội nghị RIO. Nhưng các chính sách giảm khí

thải co2 cũng có khuynh hướng làm giảm khí thải sulphur oxide (sox) và nitrogen oxide

(nox). Tiết kiệm năng và thay thế nhiên liệu là những trường hợp điển hình nhất. nếu thuế

cacbon được tiến hành rồi thì việc giảm SOx và NOx bảo đảm sẽ xảy ra một cách đương

nhiên như là “hàng miễn phí”.

Page 257: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

257

Khung 22.1 các ngưỡng gây hại và các khái niệm kinh tế

Biểu đồ biểu diễn tổng số thiệt hại gây ra bởi mưa axit và tổng chi phí của việc

làm giảm thiệt hại đó . đường cong tổng thiệt hại TDC (total damage curve )được đọc

từ trái sang phải : khi ô nhiễm tăng , thiệt hại tăng theo . đường cong tổng chi phí tiêu

trừ TAC(total abatement cóst curve) tăng từ phải sang trái ,điều này là vì chi phí của

việc tiêu trừ ô nhiễm tăng theo tổng số ô nhiễm được giảm . tối ưu kinh tế là khi tổng

cộng của tổng chi phí thiệt hại và tổng chi phí tiêu trừ là tối thiểu (không phải là nơi

các đường cong giao nhau –điều này sẽ đúng nếu chỉ khi các đường cong là thiệt hại

biên tế và chi phí tiêu trừ biên tế ). Tức là mục tiêu là tối thiểu hóa tổng chi phí đói

với xã hội dù là chi phí thiệt hại môi trường hay chi phí bằng tiền đễ làm giảm thiệt

hại. nhưng khái niệm ngưỡng gay hại CL(critical load) liên quan tới một tình huống

mà không có thiệt hại nào xảy ra. Vì thế CL đánh dấu điểm ngưỡng gây hại. rõ ràng là

phương pháp kinh tế và phương pháp ngưỡng gây hại là không nhất quán với nhau.

Chỉ có một cách mà các ngưỡng gây hại và tối ưu kinh tế có thể gần nhau là nếu

đương cong thiệt hại tăng đọ dốc rất cao ngay sau điểm CL, hoặc nếu đương cong

TAC là rất phẳng , tức là rất rẽ để kiểm soát ô nhiễm.

Page 258: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

258

Cuối cùng , việc ước tính chi phí liên quan đên công nghệ “bổ sung “ như thiết bị

giảm khí sulphur trong khí (flue gas desulphurization –FGD). Đây là công nghệ đươc bổ

sung thêm vào , chẳng hạn , một nhà máy nhiệt điện và nó lấy hầu hết khí sulphur trong

ống khói. Trong thực tế nhiều biện pháp rẽ có thể được dùng trước khi những công nghệ

này được đưa vào trong, đặt biệt là biện pháp tiêt kiệm năng lượng. Và thậm chí công

nghệ bổ sung này là cần thiết , trường hợp của mỹ về giấy phép ô nhiễm dưới tiêu chuẩn

đã định đều bảo đảo có được một tín dụng. Tín dụng có thể được bán cho người khác,

như các điều khoảng của đạo luật không khí sạch đã qui định. Điều liên quan ở đây là các

trương trình như thế rất có thể tiết kiệm chi phí tuân thủ so với biện pháp “mệnh lệnh và

kiểm soát” như chương 13 đã cho thấy.

Chi phí lợi ích của việc kiểm soát mưa axit

Việc chi tiền để kiểm soát mưa axit co đáng hay không là tùy thuộc vào lợi ích mà

Châu Âu có thể hy vọng nhận được dưới dạng giảm bớt các tổn hại mùa màng và rừng,

Page 259: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

259

giảm bớt các hư hại nhà cửa , cải thiện sức khỏe và giảm bớt mức độ axit hóa của nước.

Dữ liệu để so sánh lợi ích và chi phí thì có, nhưng chưa có sự phân tích kĩ lưỡng nào để

làm cái việc so sánh đó. Trên cơ sở kinh tế của phân tích chi phí – lợi ích thì thực hiện

ngưỡng gây hại có thể có một lý do mà cũng có thể không . Tuy nhiên sự phân tích trong

khung 22.2 cho thấy rằng tổn hại mưa axit là rất nghiêm trọng để biện minh cho việc thực

hiện các ngưỡng gây hại , ngay cả như là mục tiêu dài hạn. Chúng tôi có thể minh họa

cho thấy một nghiên cứu lợi ích – chi phí có thể được thực hiện như thế nào . Các con số

được dùng ở đây liên quan đến Anh quốc, nhưng chúng là những con số rất thô sơ. Điều

đáng quan tâm là phương pháp chứ không phải kết quả.

Khung 22.2 mưa axit ở châu âu:ai gây ô nhiễm ai (triệu tấn sulphur, s)

Người nhận Người phát thải

Đông

âu

Đông

đức

Liên

xô cũ

Khối

EC

Bán đảo

scandinavia

Nước

khác

Tổng số

Đông âu

Đông đức

Liên xô cũ

Khối EC

Scandivania

Nước khác

Tổng số

2,2

0,1

0,5

0,2

0,1

0,5

3,6

0,5

0,6

0,2

0,2

0,1

0,3

1,9

0,1

0,0

2,2

0,0

0,1

0,3

2,7

0,3

0,1

0,1

2,3

0,1

1,7

4,6

0,0

0,0

0,0

0,0

0,1

0,1

0,2

0,2

0,0

0,5

0,4

0,1

1,5

2,7

3,3

0,8

3,5

3,1

0,6

4,4

15,7

Để đọc ma trận này , chỗ một nước trong hàng đầu tiên, như khối EC. Ma trận này cho

biết đây là nước phát thải. Đọc xuống cột thích hợp và chọn nước hoặc chọn vùng bị ô

nhiễm. Ví dụ , thải khi của khối EC tạo nên 0,1 triệu tấn sulphur đọng ở bán đảo

scandinavia. Chú ý rằng các lượng ô nhiễm lớn là do”tự gây ô nhiễm “ tức là sự thải

trong một vùng có khuynh hướng rơi xuống vùng đó.

Page 260: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

260

Đầu tiên chúng ta có vài khái niệm nào dó về chi phí để lắp đặt thiết bị giãm khí

sulphur của khói. Các chi phí cho các mức độ giảm ô nhiễm khác nhau được cho thấy

trên biểu đồ ở khung 22.3 như đã nói trên, những chi phí này tập trung đã bị thổi phồng

quá đáng so chi phí thật , bởi vì sẽ có nhiều lựa chọn về việc chuyển sang nhiên liệu sạch

hơn (như khí thiên nhiên) và tiết kiệm năng lượng , cả hai đều rẽ hơn việc lắp đặt các

thiết bị bổ sung. Vì thế , chúng tôi nghĩ đường cong chi phí “MAC” (chi phí biên tế tiêu

trừ trên mỗi kg SOx được giảm) như là một loại giới hạn trên đối với đường cong chi phí

thật , mặc dù hình dạng của đường này có thể thay đổi ở đầu dưới vì đây là nơi chuyển

đổi nhiên liệu và tiết kiệm năng lượng sẽ có khung hướng áp dụng.

Page 261: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

261

Khung 23.3 chi phí và lợi ích của việc kiểm soát SO2 ở MỸ

Biểu đồ cho thấy biên tế của việc giảm ô nhiễm dựa trên giả thiết rằng tất cả chi phí kiểm

soát liên quan việc bổ xung thiết bị giảm khí sulphur. Ta đặt trên đường cong này giá trị

lợi ích biên tế 0,375 Bảng Anh cho mổi kg SO2 được suy ra tư trong bài. Nơi lợi ích biên

tế bằng chi phí biên tế là mức tối ưu kinh tế , và điều này nói lên mưc giảm 74%khí SO2

so với mức năm 1980 dựa trên quan điểm rằng Anh Quốc là chỉ quan tam thiệt hại của

chính họ , không có liên quan đến nhuãng thiệt hại mà họ gây ra cho các nước khác qua

việc xuất ra khỏi nước những chất ô nhiễm . điều này rõ rằng là đơn giản quá khi ta đã

biết tính chất quốc tế của mưa axit và các bổn phận phải có đối với các nước khác. Tuy

nhiên , sư phân tích này cũng cho thấy chỉ với một quan điểm “ích kỉ” của Anh Quốc thôi

cũng có vài cơ sở để nghỉ rằng việc kiểm soát mưa axit là đúng dắn về mặt kinh tế.

Page 262: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

262

Hiện có một số ước tính khác nhau về thiệt hại gây ra bởi mưa axit ở Anh Quốc.

Vài kết quả rất sơ bô cho thấy rằng chi phí cho sửa chửa và bảo trì tăng vào khoảng 400

triệu Bảng Anh mổi năm ở Anh Quốc do mưa axit rơi xuống. Hiện nay Anh Quốc nhận

khoảng 1 triệu tấn SO2 mỗi năm do mưa axit. Do dó , mọt cách sơ bộ , tổn hại là vào

khoảng 400 Bảng Anh cho mỗi tấn SO2 hay 0,4 Bảng Anh cho mỗi kg SO2. Chi phí thiệt

hại về sức khỏe từ SO2 được cho là rất thấp có lẽ chỉ ở khoảng 0,007 Bảng Anh cho mỗi

kg SO2. Nhưng tổn hại về sức khỏe từ các chất gây ô nhiễm khác là rất quan trọng , một

vấn đê mà chúng ta sẽ quay trở lại ở phía dưới . Tổn hại đói với rừng có thể lên đến 0,6

Bảng Anh cho mỗi kg, mặc dù có những nguyên nhân nghĩ rằng ước tính này là quá cao

bởi vì nó liên quan đến sự điều chỉnh tùy tiện cho giá trị giải trí cho các khung rừng. Tổn

hại mùa màng được tính khoảng 0,11 Bảng Anh và tổn hại đối với nước chắc chắn là

được. Như thế , cộng dồn tất cả thiệt hại SO2 mà chung ta đã ước tính thì sẽ có được.

Nhà cửa 0,400 Bảng Anh

Sức khỏe 0,007 Bảng Anh

Rừng <0,600 Bảng Anh

Mùa màng 0,110 Bảng Anh

Tức là 1 Bảng Anh tổn hại cho mỗi kg SO2. tất cả những ước tinh này có được

từ”hàm nhiều lượng đáp ứng “ . tuy nhiên , nếu chúng ta đang cân nhắc các chính sách để

tiêu trừ SO2 , những chính sách này cũng tiêu trừ một số chất NOx và vài chất khác (bụi

và khói “). Chúng ta không thể nói chính xác là bao nhiêu , vì việc này liên quan tới sự

phân tích kĩ lưỡng hơn , và tiêu trừ mỗi 1 kg bụi sẽ tạo ra mười Bảng Anh lợi ích. Cũng

sẽ có một lợi ích đi kèm theo từ thực tế rằng cùng những chính sách đó có thể kiweemr

soát khí carbon dioxide, những điều này không đơn giản vì thiết bị để giảm SO2 có thể

thực sự tăng phát thải CO2.

Bao giờ, giá trị của mổi Bảng Anh cho mổi kg SO2 là giả trị cho SO2 đã được lắng

động. nhưng chung ta đã thấy rằng những gì lắng đọng là những gì được thải ra. Anh

Quốc thực tế đã phát thải khoảng 3,8 triệu tấn SO2 hàng năm, trong số lắng đọng của

Anh là chỉ khoảng 1 triệu tấn . Anh Quốc cũng là “nước nhạp khẩu” một số lượng SO2

Page 263: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

263

tương đối nhỏ, vì thế chúng ta có thể chấp nhận một quy tắc đơn giản là cứ mổi tấn SO2

thải ra,thật sự là nchir 25%ở lại bên Anh Quốc và 75%được thải ra các nước ngoài . giả

thiết răng Anh Quốc chủi yếu quan tâm tổn hại bên trong đất nước họ, thì chính sách

kiểm soát phát thải khí SO2 sẽ tạo ra một lợi ở Anh Quốc là khoảng 25% của tổng lợi ích

kinh tế của khoảng một Bảng Anh cho mỗi kg. như thế, phần của Anh Quốc trở thành

0,25 Bảng Anh cho mỗi kg SO2 gây thiệt hại . tương tự , con số NOx phải được giảm nếu

chỉ nhầm tới lợi ích của Anh Quốc mà thôi. Nước này thải khoảng 2,7 triệu tấn NOx mỗi

năm nhưng có lượng tích tụ chỉ khoảng 0,3 triệu tấn. vì thế tổn hại gây ra bởi 1kg của

chất thải NOx được giảm tới một phần mười hoặc 0,08 Bảng Anh. Sự điều chỉnh cuổi

cùng đã tinh đến việc tiêu trừ 1 tấn SO2 sẽ không tiêu trừ 1 tấn của NOx và chất bụi bặm.

ở khu vực sản xuất điện ở Anh Quốc, chẳng hạn, là khu vực tập trung nhiều vào việc

kiểm soát mưa axit, mổi tấn của SO2 được kết hợp với khoảng 0,3 tấn NOx và 0,01 tấn

chất thải bụi bặm. vì thế mỗi tấn của SO2 được tiêu trừ sẽ tạo ra:

Khung 22.3 cho thấy những gì sẽ xãy ra nếu chúng ta chồng nhập lợi ích trung bình

0,37 Bảng Anh mỗi kg trên đường cong chi phí tiêu trừ biên tế . chúng ta thấy rằng con

số ước tinh thấp hơn sẽ biện minh sự ô nhiễm giảm xuống khoảng 74%so với mức 1980.

mặc dù rất sơ sài và đơn giản , phương pháp này cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ đói với

mưa axit sẽ được biện minh. Vào năm 1990 Anh Quốc đã thực hiện mưc giảm phát khí

thải khí SO2 khoảng 25% so với năm 1980 . giảm 50% thêm nửa rõ rằng rất khó khăn.

Kết luận

Cách thức tinh lợi ích- chi phí đánh một vai trò quý giá trong bắt kì đánh giá nào

về kiểm soát ô nhiễm mưa axit. nhưng một số người không tin tưởng rằng so sánh lợi ích

chi phí là rất quan trọng . họ lập luận rằng sự hiểu biết của chúng ta về các hiệu quả của

tổn hại hệ thống sinh thái là quá kém cỏi, và nếu chúng ta không làm được diều gì hoặc

làm quá ít thiof các chi phí của việc làm sai hiện nay là quá đến mức mà việc hành động

được biện minh bằng “nguyên tắt cảnh giác”nguyên tắc cảnh giắc chủ trương rằng ngăn

chặn ô nhiễm là việc làm đánh giá ngay cả trong các trường hợp mà chúng ta khong có

Page 264: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

264

những hiểu biết vững chắc về thiệt hại to lớn sẽ xảy ra.nguyên tắc này phản ánh tình

trạng không chắc chắn về sự hiểu biết của chúng ta về hệ thống sinh thái, nhưng nó cũng

phản ánh áp lực của những người bảo vệ môi trường hoàn toàn đẻ đẩy việc phát thải ô

nhiễm xuống mức độ “thiệt hại bằng không”, tức là theo như ở khung 22.2 xuống tới mức

mà chúng ta gọi là ngưỡng gây hại.

Page 265: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

265

CHƯƠNG 23

MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI ĐANG PHÁT TRIỂN

Giới Thiệu

Kinh tế môi trường có thể đóng vai trò gì trong thế giới đang phát triển? Trong khi

việc ứng dụng kinh tế môi trường đến sau sự phát triển vấn đề này ở thế giới phát triển

khoảng một thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy rằng các vấn đề ở các nước đang phát triển

cunmgx tương tự, và các giải pháp nói chung là như nhau. Khi xem xét một vấn đề môi

trường, một trình tự hữu ích cần nhớ là:

Quy mô

Nguyên Nhân

Những lợi ích khuyến khích

Đề cập đến quy mô, chúng ta muốn nói đến vấn đề môi trường lớn cỡ nào: nó nghiêm

trọng đến mức nào; với nguyên nhân chúng ta muốn nói đến cái điều mà tới nay đã trở

thành quen thuộc, sau khi đã xem những phần trứoc của cuốn sách này, đó là nguyên

nhân của nhiều trường hợp sinh thái môi trường nằm trong những hoạt động của nền kinh

tế. Do đó chúng ta cần xét xem nền kinh tế được quản lý (hay quản lý sai) như thế nào, để

tìm những manh mối của sự suy thoái môi trường. Đề cập đến những lợi ích khuyến

khích là mặt chính của sự phân tích nguyên nhân: nếu chúng ta muốn bảo tồn các tài sản

môi trường thì con người phải được khuyến khích làm việc đó. Kinh tế môi trường cho

rằng con người phải có lọi ích nếu môi trường cần được bảo tồn.

Chúng ta theo đúng trình tự này: quy mô, nguyên nhân và các lợi ích khuyến khích

trong chương trình này và minh họa mỗi vấn đề với một số tư liệu thực tế. Nhưng một

vào nhận xét sơ bộ là cần thiết.

Quyền sở hữu môi trường và phát triển

Nhiều người lập luận rằng môi trường có thể được bảo vệ tôt hơn nếu bộ máy

chính trị được xây dựng trên cơ sở một hình thức này hay hình thức khác về quyền sở hữ.

Quan điểm về sự khai thác tự do đã được xem xét (xem chương 5,6 và 15) và những

Page 266: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

266

chương này đã làm rõ rằng nếu không ai sở hữu một tài nguyên, môi trường thực sự có

khả năng bị nguy cơ. Một số người lập luận rằng tài sản cộng đồng – khi tài nguyên

được sở hữu hoặc có quyền sử dụng bởi một cộng đồng được xác định rõ ràng – cũng vẫn

có nguy cơ suy thoái môi trường. Có những bằng chứng không ủng hộ cách nhìn vơ đũa

cả nắm như vậy: một số chế độ sở hữu cộng đồng “thất bại”, nhưng cũng có nhiều chế độ

thành công. Nguyên nhân của thất bại thường là một số sự kiện bên ngoài tác động đến

những quy định và luật lệ bên trongvề việc sử dụng các tài nguyên và làm cho chúng bị

phá vỡ… Nhà nước trung ương có thể can thiệp, sự gia tăng dân số cũng có thể chỉ làm

tăng áp lực lên hệ thống sở hữu công cộng đến tình trạng bị phá vỡ. Điều này có khuynh

hướng đưa đến những lựa chọn cuối cùng là tài sản tư nhân. Trong đó quyền sở hữu

được trao chomột cá nhân duy nhất hoặc những hộ gia đình hoặc các công ty, và tài sản

nhà nước. Mặc dù không có sự kết hợp tuyệt đối và cần thiêt nào, sở hữu nhà nước

thường được gắn liền với việc điều tiết thị trường. Những hệ thống sở sữu tư nhân có xu

hướng quay về “thị trường tự do” với sự can thiệp của nhà nước ít hơn. Trong thế giới

các nước phát triến, hầu hết các hệ thống sở hữu đều được xây dựng trên cơ sở quyền sở

hữu tư nhân có điều tiết, với mức độ điều tiết khác nhau nhiều. . Trong thế giới các nước

đang phát triến, xu hướng có tính chất lịch sử là quyền sở hữu được trao cho nhà nước và

nó dần dần được “tư nhân hóa”, tiến trình này cho đến nay vẫn tiếp tục. Điều quan trong

cần phải hiểu rằng sở hữu tư nhân lẫn sở hữu nhà nước đều không bảo đảm sự bảo tồn

môi trường. Một số những suy thoái môi trường tồi tệ nhất xẩy ra ở những nước mà sở

hữu nhà nước có tính chất truyền thống và nhà nước thực hiện việc kiểm soát môi trường.

(ví dụ: Liên xô cũ, hay Trung Âu – xem chương 6). Hệ thống thị trường không kiềm chế

cũng có xu hướng làm suy thoái môi trường do sự “thất bại của thị trường”(xem chương

5).

Những xem xét trên là đáng nhắc lại vì có một lối suy nghĩ cám giỗ rằng thế giới

đang phát triến thế sẽ phát triến tốt hơn và bảo vệ môi trường của mình. Nếu như nó theo

đuổi đường lối phát triển khác trên cơ sở một cấu trúc khác về quyền sở hữu so với thế

giới phát triến. Chúng ta không có những bằng chứng cho thấy điều đó đúng, néu như nói

như thế có nghĩa là họ phải theo đuổi những hệ thống thị trường không giới hạn hay nhà

Page 267: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

267

nước kiểm soát. Nhưng nó lại là quan điểm khá hấp dẫn nếu vấn đề tập trung vào hướng

thị trường có điều tiết. Nhừng nhà kinh tế môi trường có xu hướng ủng hộ quan điểm hệ

thống thị trường hỗ trợ bởi những can thiệp được xây dựng trên cơ sở những lợi ích

khuyến khích qua kinh tế thị trườn, đó có thể là phương cách tốt nhất để phát triển. Trong

các nước đang phát triến, quan điểm đó trở nên phức tạp do thường khống có những định

chế quản lý hệ thống điều tiết như vậy – thị trường thường bị kiểm soát và các cơ quan

làm luật thiếu người và thông tin, và thường là không có. Cuộc tranh luận về một phương

cách tốt nhất để phát triển do đó vẫn còn đang tiếp tục.

Các nước đang phát triến có khác không ?

Nghèo đói và môi trường

Có những khía cạnh hiển nhiên cho thấy các nước đang phát triếncó sự khác biệt so với

các nước phát triển. Chẳng hạn, mức phát triển của họ, khi được tính theo thu nhập, là

thấp hơn nhiều. Khung 23.1 cho thấy những chỉ số phát triển con người HDI (Human

Development Index) của một số nước được chọn lựa, một số do sự phát triển trên cở sở

những thành tựu tương đối trong tăng trưởng kinh tế, giáo dục và sức khỏe. Hình ảnh của

chúng ta về các nước đang phát triến thường là một hình ảnh của sự nghèo đói và bệnh

tật, điều đó quả là đúng đối với những nướ nghèo nhất. Nhưng cũng là điều đáng ngạc

nhiên khi chúng ta biết rằng Uruguay chẳng hạn được xếp cao Singapre trong những chỉ

số phát triển con người (vì sự thành công về giáo dục của nó) và Mexico ở Saudia Arabia

(thnhà công về giáo dục và tuổi thọ). Cũng không phải Hoa Kỳ là nước “phát triển nhất”

nếu dựa trên cơ sở đó.

Page 268: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

268

Khung 23.1 Chỉ số phát triển con người Chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) được ấn hành hàng năm bởi Chương

trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP, đóng tại New york). Đó là mức trung bình khá tinh vi về 3

mặt: trình độ giáo dục – được tính bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn trong toàn dân và số năm trung

bình người dân được đi học - mức thu nhập – mà được tính với tỷ trọng thấp hơn cho một Đola thu

nhập tăng thêm đối với một nước giàu so với một nước nghèo – và tuổi thọ trung bình , tượng trưng

tình trạng sức khỏe. Mỗi số đo lại được trình bày như nức độ của “sự mất mát” chẳng hạn nếu ở

Singapore có tuổi thọ trung bình là 70 năm, tuổi thọ trung bình tối đa của một nước nào đó là 78,6 năm

và nếu tuổi thọ tối thiểu ở một nước nào đó là 42 năm, thì trình độ sức khỏe của Singapore tính như

mức độ mất mát là:

(78,6 b- 74,0)/(78,6 – 42,0) = 0,126

Chỉ số mất mát này sẽ càng nhỏ nếu như tuổi thọ trung bình của Songapore càng cao so với mức tuổi

thọ tối đa. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi mức tuổii thọ tối thiểu của các nước khác, nếu tuổi thọ tối thiểu

càng cao thì chỉ số mất mát của Singapore càng cao . biếnđổi từ chỉ số mất mát thành chỉ số thành tựu

(achievenmentindex) chỉ đơn giản là lấy 1 trừ bớt nó , chẳng hạn thành tựu sức khỏe của Singapore sẽ

là 1-0,126.

Một quá trình tương tự được sử dụng đẻ có số do chỉ số mất mát và thành tựu của thu nhập và giáo

dục , sau đó chỉ cần lấy trung bình của 3 con số này. Bảng dưới đây cho thấy 10 nèn kinh tế “ phát

triển nhất” và một số chọn lựa từ 150 nước còn lại đươc sắp hạng theo HDI

Quôc gia HDI Quốc gia HID

1 canada 0,982 29 Uruguay 0,880

3 Phần lan 0,978 33 Liên xô 0,873

4 THụy Sĩ 0,977 40,Singapore 0,848

5 Thụy Điển 0,976 46 Mexico 0,804

6 Hoa kì 0,976 67 Saudia Arabia 0,687

7Uc 0,971 79 Trung Quốc 0,612

8 Pháp 0,969 135 Indonexia 0,491

9 Hà lan 0,968 160 Bangladesh 0,185

10 Anh quốc 0,962 Guinea 0,052

Nguồn:UNDP(1992)

Page 269: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

269

Tuy nhiên, nói chung , những quốc gia nghèo cũng là những quốc gia phát triển

kémnhất.Nhìn trên góc dộ của mot trường , sự khác biệt giàu nghèo có tạo ranhững vấn

đề môi trường khác nhau không. Lập luận có tính trực giác này khá hấp dẫn .

Khung 23.2 Thu nhập và chất lường môi trường

Một quôc gia càng ngèo ,thi càng có ít khuynh hướng lo lắng cho ngày mai ,moi quan

tâm câp thời là lương thực cho hôm nay, Điều đó cho thấy những cộng đồng ngèo sẽ it

quan tâm đến “sự bền vững” và sẽ không thực hiện bảo tồn nhằm ngăn chặn sự xoi mòn

đât hoặc cây trông cây. Đúng là những người ngèo thường bị mắc kẹt trong những tình

huống như vậy.Nhưng cũng không hẳn là họ không lo lắng gì cho tương lai, chính ra là

họ chỉ có khả năng giới hạn để làm một việc gì đó để bảo tồn nêu việc nay lấy bơt đi các

nguồn tài nguyên mà họ cần cho nhu cầu của ngày hôm nay. Qủa thật cũng khong hoàn

toàn đúng khi cho rằng những cộng đồng ngèo nhât thât bại trong việc bảo vệ nguồn tài

nguyên. Nhiều nước đã có những cơ cấu quy định và luật lệ khá tỉ mỉ nhằm mục đích bảo

vệ nguồn tài nguyên.

Khung 23.2 trình bày một số tương quan có thể có giữa thu nhập và sự suy thoái

môi trường. những chỉ sưố này cho thấy một số chỉ số đã được cải thiện khi thu nhập

tăng –dân chúng có đượcnước sạch và các điều kiện vệ sinh và cũng như một số biện

pháp đôi vơi ô nhiễm không khí một khi thu nhập vượt qua một số nước tối thiểu nào đó.

Đường hướng này cũng diễn lại đôi vơi vấn đề phá dừng (không nêu ra ở đây). Nhưng

mốt số chỉ số khác lại trở nên tồi tệ hơn khi thu nhập gia tăng, như với chất thải rắn và

carbon dioxide. Neu như ngèo khó và suy thoái mổi trường luôn có quan hệ vơi nhau,

chúng ta có thể dựđoán tât cả các đường cong sẽ giống như các đường cong về vệ sinh và

nước sạch. Thực chât chúng không như vậy cho thấy rằng không có môi quan hệ đơn

giản giữa ngèo đoi và suy thoái môi trường. Khung 23.3 những nước giàu hơn sử dụng

nhiều hơn các nguồn tài nguyên của thế giới so vơi những nước ngèo. Nhưng như khung

23.2 cho thấy sự thu nhập thường tạo ra những biện pháp để giảm bơt những vân đề môi

trường.

Page 270: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

270

Khung 23.3 Sự tiêu dùng quá mức ở các nước phía Bắc (phát triển)

Sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên tương đối ở Bắc và Nam

Khung 23.4 Phí tổn kinh tế của sự suy thoái môi trường

Qui mô của vấn đề

Bây giờ chúng ta có thể quay trở về vấn đề qui mô. Vấn đề môi trường ở các nước

đang phát triển lớn lao như thế này? Có nhiều cách thức khác nhau để cho thấy mức độ

của vấn đề. Các nhà kinh tế môi trường có xu hướng lựa chọn quan điểm diễn tả qui mô

theo mức độ mất mát phát sinh về mặt kinh tế, Khung 23.4 trình bày một số thiệt hại về

mặt kinh tế do sự suy thoái môi trường và sự hủy hoại nguồn tài nguyên ở các nước khác

nhau trên thế giới. Những ước tính được thực hiện bằng việc xét xem sản xuất kinh tế -

nghĩa là sản lượng mùa màng bị ảnh hưởng như thế nào bởi những chỉ số môi trường như

sự xói mòn đất. Trong một số trường hợp, sự thiệt hại tạo ra bỡi ô nhiễm môi trường cũng

được tính tới. Một lần nữa, các số liệu lại rất không hoàn hảo (điều đó vừa là vấn đề, vừa

là thử thách trong việc ứng dụng kinh tế môi trường tại thế giới đang phát triển), nhưng

có lẽ chúng cho thấy rằng các nước đang phát triển chắc chắn sẽ thiệt hại một tỷ lệ lớn

sản lượng kinh tế của họ do suy thoái môi trường. Nếu đúng như vậy thiư nó làm sáng tỏ

một điều thú vị trong việc tranh cãi về môi trường và phát triển. Vì nhiều ngườn cho rằng

các quốc gia đang phát triển phải hi sinh môi trường để phát triển kinh tế. Dù gì đi nữa thì

thế giới các nước hiện đang giàu có đã phát triển như vậy. Ví dụ như Anh Quốc, đã một

thời là một quốc gia giàu có về rừng vậy mà ngày nay là một nước có một tỷ lệ rất nhỏ

đất đai có cây xanh. Vấn đề có thể trnh cãi là phá rừng đã là một trong những biện pháp

nhờ nó mà Anh Quốc phát triển. Những ước tính trong 23.4 cho thấy một điều, sự suy

thoái môi trường có thể làm tốn tới 10% hoặc hơn trong sản phẩm quốc gia của một nước

(GNP). Nói một cách khác, một quốc gia có giàu lên 10% nếu không có suy thoái môi

trường hơn là có suy thoái môi trường. Nhưng điều này vẫn phù hợp với quan điểm cho

Page 271: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

271

rằng sự suy thoái môi trường là cái gía cần thiết phải trả trong sự phảt triển, vì cũng có

thể GDP bị thấp hơn khi không có thiệt hại về môi trường. Phần sau chúng ta sẽ xét xem

tại sao điều đó lại khó thể xẩy ra.

Những nguyên nhân kinh tế của suy thoái môi trường

Chương 5 và 6 đã cho thấy vì sao suy thoái môi trường lại xẩy ra, và chương 21 đã

thảo luận vấn đề một cách chi tiết hơn trong bối cảnh của sự mất dần tính đa dạng sinh

học. Cả thị trường hoạt động tự do lẫn nhà nước đều “thất bại” trong việc bảo đảm một

mức chất lượng môi trường đúng đắn (tối ưu). Những thị trường không có ràng buộc

thường thất bại trong việc tính toán chi phí đầy đủ của việc sử dụng các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Chính sách công công có thể làm giảm bớt những thất bại đó, bằng việc bảo

đảm rằng thị trường phản ánh nhưng giá trị môi trường. Mặt khác, những chính sách

không thỏa đáng tự bản thân nó có thể tạo ra những vấn đề môi trường. Những định chế

thích hợp và những lợi ích khuyến khích về kinh tế là cần thiết để khuyến khích những

nhà sản xuất và người tiêu dùng, kể cả nhà nước, trở thành những người sử dụng thận

trong các nguồn tài nguyên.

Việc sử dụng không có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là do nhiều

nguyên nhâ, bao gồm:

Khi những tác động ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực do việc sản xuất và tiêu thụ

không được bù đắp, đó là trường hợp phổ biến của thất bại thị trường (xem

chương 5)

Sự mơ hồ và không bảo đảm các quyền sở hữu và quyền sử dụng dẫn đến sự khai

thác quá mức các nguồn tài nguyên. Cơ bản là nếu quyền sở hữu của một cá nhân

đối với mảnh đất hoặc các nguồn tài nguyên tự nhiên càng bảo đảm bao nhiêu thì

người đó càng có nhiều động cơ để chăm sóc chúng hơn. Nếu không bảo đảm

quyền sở hữu, các cá nhân sẽ không đầu tư cho việc bảo tồn bởi vì thành quả của

việc đầu tư sẽ bị mất khi những người khác tìm cách chiếm lấy đấy. Một thất bại

thị trường phổ biến trong các nước đang phát triển là thiếu sự bảo đảm và rõ ràng

về quyền sở hữu các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, chẳng hạn như rừng,

Page 272: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

272

hải sản và đất có thể canh tác. Những cộng đồng dân cư và những nền kinh tế đang

phát triển có nhu cầu cao hơn đối với các nguồn này. Những hệ thống quyền sở

hữu yếu hoặc không xác định rõ dễ dàng bị phá vỡ bởi áp lực đó và dẫn tới việc

khai thác quá mức và sự suy thoái nhanh chóng các nguồn tài nguyên có giá trị. Ví

dụ, một nghiên cứu những nguyên nhân của nạn phá rừng ở Ecuador cho thấy rằng

áp lực dân số chỉ chịu trách một phần. Sự phát quang đất ở vùng “biên giới” nông

nghiệp phản ánh những nỗ lực của nông dân nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế và xác

định quyền sở hữu của họ đối với đất rừng mới khai phá. Tình trạng khai thác tự

do thường diễn ra dưới sự tác động mạnh mẽ của quyền lợi kinh tế to lớn, tạo ra sự

kháng cự vững chắc đối với những hạn chế trong việc sử dụng các nguồn tài

nguyên. Trong những trường hợp khác, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một

cách vô chính phủ có thể được bỏ qua bởi các nhà chức trách như một cách thức

có tính chất ngắn hạn để làm dịu đi tình trạng thất nghiệp và nghèo đói ở nông

thôn.

Chính sách cộng đồng có thể làm dịu đi hoặc làm trầm trọng thêm những thất bại

thị trường về môi trường bằng cách cải thiện những lợi ích khuyến khích có tác động chi

phối việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Hơn nữa những chính sách đề ra để kích thích

phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi xã hội có thể mang lại những tác động tốt hoặc

xấu đối với môi trường. Tác động môi trường của các chính sách kinh tế thường mơ hồ vì

mối quan hệ giữa chúng không trực tiếp hoặc những nguyên nhân gây ra sự suy thoái các

nguồn tài nguyên không được hiểu rõ. Những nghiên cứu về chính sách giá cả phân bón

ở một số nước đang phát triển cho thấy những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ

những bằng chứng từ Indonesia cho thấy rằng những sự trợ giá có khuyến khích việc sử

dụng phân bón quá mức và không có hiệu quả trong những trang trại có vùng đất thấp. Sự

trợ giá cũng không khuyến khích việc bảo tồn đất ở những vùng cao bởi vì nó hạ thấp chi

phí của các tập quán canh tác gây xói mòn đó.

Mặt khác nghiên cứu ở Malawi và Nepal lại cho thấy rằng trợ giá phân bón có thể

mang lại những tác động tích cực, bởi việc này làm giảm đói nghèo trong nông thôn.

Những người nông dân nghèo thường vấp phải cái vòng luẩn quẩn: họ không có những

Page 273: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

273

biện pháp để đầu tư bảo tồn, mặc dầu sự suy thoái các nguồn tài nguyên dẫn tới sự gảm

sút năng suất và thu nhập, và lại càng nghèo thê. Những cắt giảm sự trợ giá nông nghiệp

có thể trở nên phản tác dụng. Thu nhập nông trại thấp hơn sẽ làm giảm sự đầu tư hơn

nữa, và khiến cho nông dân cố gắng một cách tuyệt vọng nhằm bòn rút tối đa lợi tức hiện

tại từ những nguồn tài nguyên hạn chế.

Cải tổ những lợi ích khuyến khích về giá cả cần kết hợp với khuôn khổ định chế

và luật lệ thích hợp. Những người sử dụng nguồn tài nguyên sẽ không đáp ứng lại những

công cụ dựa vào giá cả nếu như họ nhận thấy quyền khai thác các nguồn tài nguyên

không được bảo đảm hoặc những diều tiết đó là không nhất quán. Một ưu tiên hàng đầu,

đặc biệt là ở những nước đang phát triển, là xác định và buộc phải tuân thủ những quyền

rõ ràng về khai thác và sử dụng cho từng cá nhân riêng biệt, công ty hoặc cho cả công

đồng.

Nếu như các chính sách được xây dựng cẩn thận, chúng có thể bảo đảm rằng mỗi

người đều thu được lợi ích từ việc giải quyết những vấn đề môi trường. chẳng hạn ở Mỹ

việc trợ giá nước cho những vùng đất nông nghiệp phải được tưới ở những vùng đất miền

tây khô cằn đã dẫn đến sự phân phối sai và sử dụng không có hiệu quả các nguồn tài

nguyên nước khan hiếm.Các nhà nônh chỉ phải trả dưới 20% chi phí cung cấp nước mà

họ mua. Trong khi những trợ giá đó chắc chắn tạo ra lợi nhuận cao cho nông dân, trong

phần lớn các trường hợp giá trị kinh tế của nước tưới không bù đắp được chi phí để cung

cấp nó. Những người sử dụng nước ở những vùng đô thị và ngoại thành phải trả giá nước

cao hơn nhiều, nhưng những lợi ích của nông dân và nông thô đã chống lại những cố

gắng nhằm phân phối lại quyền lợi về nước để bảo vệ khoản lợi nhuận được trợ cấp của

họ. Một giải pháp có thể làm được là giao quyền sử dụng nước sinh hoạt nông thôn,

nhưng những người nông dân cần phải thực hiện việc mua bán với nhau và với các thành

phố. Cách này sẽ bảo đảm rằng nước đựơc sử dụng có lợi nhất, trong khi vẫn bảo vệ

những lợi ích kinh tế của cộng đồng nông thôn.

Page 274: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

274

Những khuyến khích kinh tế

Sự thảo luận về những nguyên nhân giúp xác định bản chất của các biện pháp kinh

tế đối với những vấn đê môi trường ở các nước đang phát triển. Trước hết, các quyền về

đất và các nguồn tài nguyên phải được xác định rõ ràng. Điều đó có thể được thực hiện

thông qua quá trình đăng ký đất nhờ đó quyền sử dụng đất được ghi nhận và những sự

trao đổi đất được giám sát và điều tiết.Thứhai, các mức giá có cần phải được sửa cho

đúng .Như chương 6 đã trình bày ,việc định giá tưới ,thuốc trừ sâu , phân bón có xu

hướng được kiểm soát ở mức giá của thị trường .Diều đó khuyến khích người ta sử dụng

phí phạm .Việc kiểnm soát giá cả nông sản chỉ làm chop nông dân thu nhập ít hơn ở mức

họ có thể thu được nếu để giá cả cho thị trường qui dịnh và có nghĩa rằng các nguồn

thặng dư ít đi đểm đầutư vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên như xây dựng các con

kênh và các rãnh chống xói mòn ,bảo vệ nước và trồng các vành đai cây bảo vệ . Khung

23.5 trình bày những phân tích đơn giản tại sao sự việc này xảy ra.

Khung 23.5 Sự kiểm soát giá cả nông nghiệp có hại cho môi trường như thế nào

Biểu đồ trình bày một đồ thị cung và cầu đơn giản .Tuy nhiên thay vì mức

giá cả cầu tự nhiên P ,nó lại bị kiểm soát ở Pc thông qua sự diều tiết của nhà nước

.Kết quả lượng cung là Qc , trong khi số lượng mà người tiêu thụ muốn mua là Q d

.Song một điểm quan trọng là ở chỗ sự kiểm soát giá cả rõ ràng là làm giảm thu

nhập của nông dân ,trong trường hợp này người nông dân nhận phần thu nhập là Pc

.Qc thể hiện bởi phần gạch chéo đậm nét ,do đó sự kiểm soát giá cả làm giảm mức

thu của anh ta , cho nên nó cũng làm giảm khả năng để đầu tư bảo tồn dài hạn như

đào rãnh chống xói mòn ,làm đê ,lấy nước và trồng cây.

Page 275: MỤC LỤC - Enjoy GIS · ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai

275

Kết luận

Vậy thì , nói chung việc áp dụng kinh tế môi trường vào những vấn đề của các

nước đanh phát triển cũng thể hiện nhiều vấn đề tương tự xảy ra trong bối cảnh các nước

phát triển .Ở thế giới đang phát triển những nhân tố khácbiệt chủ yếu là :

a) Mức độ quyền hạn của cá nhân về khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường

không được xác định rõ .Trong thế giới đang phát triển ,những quyền đó có xu hướng

được xác định tốt hơn thông qua hệ thống sở hữu tư nhân và hệ thống điều tiết của nhà

nước .

b) Sự yếu kém về mặt định chế :nơi nào có chính sách môi trường ,ví dụ như đối với

những công viên quốc gia ,thì thường chỉ có các nguồn lực giới hạn để giám sát và thi

hành luật lệ .Điều đó giải thích tại sao “tăng cường luật lệ “ là một trong những nét nổi bật

chủ yếu của viện trợ quốc tế ,đặc biệt trong lĩnh vực môi trường

c) Sự can thiệp vào những lĩnh vực của thị trường với hậu quả là sự “thất bại của chính

quyền “.Đăc điểm này không rõ ràng như đối với hai điểm đầu tiên (a) và (b) ,bởi vì các

nền kinh tế đã phát triển cũng có những biến dạng thị trường đáng kể .Dẫu sao nó cũng

quan trọng.