4

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_49/JC2.pdf · Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinh Huỳnh Hoàng Mi Tiếp cận trầm

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_49/JC2.pdf · Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinh Huỳnh Hoàng Mi Tiếp cận trầm
Page 2: MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_49/JC2.pdf · Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinh Huỳnh Hoàng Mi Tiếp cận trầm

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49MÃN KINH

Hệ thống thuật ngữ về vấn đề sức khỏe mãn kinhPhạm Nguyễn Hoa Hạ, Hê Thanh Nhã Yến

Sử dụng estrogen qua da trong liệu pháp nội tiết thời kỳ mãn kinh Lê Quang Thanh

Sự đồng thuận của ACOG về vai trò của siêu âmtrong các trường hợp xuất huyết âm đạo sau mãn kinhPhạm Thị Phương Anh

Mãn kinh sớmNguyễn Thị Thủy

Giảm ham muốn tình dục trong thời kỳ mãn kinhNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Vai trò tập cơ sàn chậu trong cải thiện chất lượng tình dục tuổi mãn kinh Hê Thanh Nhã Yến

Hội chứng niệu sinh dục (GSM)Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinhHuỳnh Hoàng Mi

Tiếp cận trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinhVõ Thị Thành, Hê Thanh Nhã Yến

Ung thư vú ở tuổi mãn kinh – mối nguy cần quan tâm và chiến lược tầm soát cơ bảnNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Phụ nữ mãn kinh xin noãn: những điều lưu ýLê Long Hồ

Ung thư nội mạc tử cung: quan điểm về nạo hạch trong phẫu thuật Lê Thị Thu Hà

Progesterone và dọa sẩy thaiLê Thị Hà Xuyên, Lê Khắc Tiến

Chẩn đoán và điều trị hội chứng kháng phospholipidTrần Thị Minh Châu

Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳTrần Viết Thắng

Tiền sản giật nặng khởi phát sớm: khi nào tiếp tục duy trìthai kỳ? Nguyễn Thanh Hưng, Võ Minh Tuấn

Tương tác tim phổi trẻ sơ sinh sau sinhNguyễn Khôi

Ứng dụng lâm sàng của kỹ thuậttrưởng thành noãn trong ống nghiệmMai Đức Tiến

Cải tiến liên tục thông qua các công cụ leanVõ Thị Hà

JOURNAL CLUBAcid folic liều cao không dự phòng tiền sản giậtEstradiol qua da và progesterone vi hạt trong phòng ngừa triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh Bổ sung L-Carnitine cải thiện kết quả mang thaiHiệu quả của esomeprazole trong điều trị tiền sản giật khởi phát sớm: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứngTóm tắt hướng dẫn lâm sàng về xét nghiệm độ phân mảnh DNA tinh trùng trong vô sinh namXét nghiệm máu dự đoán sinh non và có thể tính chính xáctuổi thai

TIN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC HOSREM

‹‹

‹‹

06

11

16

20

24

29

31

35

38

42

45

49

52

56

60

66

70

76

8081

8283

84

87

89

Mời viết bài Y học sinh sảnChuyên đề tập 51

BIẾN CHỨNG HUYẾT KHỐI VÀ THUYÊN TẮCTRONG SẢN PHỤ KHOA

Tập 51 sẽ xuất bản vào tháng 9/2019.Hạn gửi bài cho tập 51 là 20/5/2018.

Chuyên đề tập 52LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG

Tập 52 sẽ xuất bản vào tháng 12/2019.Hạn gửi bài cho tập 52 là 20/8/2019.

Tập sách sẽ ưu tiên đăng tải các bài viết thuộc chủ đề như đã nêu ra ở từng tập. Ngoài ra, các bài viết khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản có nội dung hay, hấp dẫn và mang tính cập nhật thông tin - kiến thức cũng sẽ được lựa chọn. Quy cách: 2.000 − 3.000 từ, font Times New Roman/Arial, bảng biểu rõ ràng, hình ảnh rõ và chất lượng cao, phần tài liệu tham khảo chính ở cuối bài vui lòng chỉ chọn 5 − 7 tài liệu tham khảo chính (quan trọng hoặc được trích dẫn nhiều nhất). Journal Club là chuyên mục nhằm giới thiệu đến độc giả các bài báo, đề tài quan trọng xuất hiện trên y văn trong thời gian gần, mang tính cập nhật cao. Quy cách bài cho mục Journal Club: 500 − 1.000 từ, bảng biểu rõ ràng và đính kèm y văn gốc.Để gửi bài duyệt đăng, vui lòng liên hệ: BS. Huỳnh Thị Tuyết ([email protected]), văn phòng HOSREM ([email protected]).Để gửi trang quảng cáo, vui lòng liên hệ: Anh Bá Đức ([email protected], 0934.024.906).

Hội viên liên kết Bạch kim 2019

Hội viên liên kết Vàng 2019

Page 3: MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_49/JC2.pdf · Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinh Huỳnh Hoàng Mi Tiếp cận trầm

81Y HỌC SINH SẢN 49

Giai đoạn quanh mãn kinh (perimenopause), hay tiền mãn kinh (premenopause), còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh (menopause transition). Đặc trưng của giai đoạn này là sự dao động thất thường nồng độ estrogen, khiến cơ thể người phụ nữ trở nên dễ nhạy cảm hơn và dễ bị bất ổn tâm trạng hơn. Người ta quan sát thấy rằng thời kỳ đầu của giai đoạn chuyển tiếp và đầu giai đoạn hậu mãn kinh là những thời điểm mà người phụ nữ bị tăng nguy cơ trầm cảm lâm sàng gấp 2 đến 4 lần so với thời kỳ sau của giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn sau của hậu mãn kinh. Mặc dù một vài nghiên cứu đã chứng minh liệu pháp nội tiết (estrogen kèm hoặc không kèm progesterone) có thể điều trị một cách hiệu quả các triệu chứng trầm cảm trong khoảng thời gian này, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát liệu việc sử dụng nội tiết có giúp phòng ngừa được sự xuất hiện các triệu chứng trầm cảm vào đầu giai đoạn chuyển tiếp và đầu giai đoạn hậu mãn kinh hay không.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí JAMA Psychiatry do các nhà khoa học tại đại học North Carolina thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 02/2016 đã cố gắng trả lời cho câu hỏi này. Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi, đối chứng với giả dược thực hiện trên phụ nữ trong cộng đồng từ 45 đến 60 tuổi. Họ được chia thành 2 nhóm hoặc sử dụng giả dược hoặc sử dụng estradiol qua da (0,1 mg/ngày) kết hợp progesterone vi hạt uống ngắt quãng (200 mg/ngày trong 12 ngày, mỗi 2 đến 3 tháng), gọi tắt là phác đồ TE+IMP (transdermal

estradiol + intermittent micronized progesterone). Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định hiệu quả phòng ngừa các triệu chứng trầm cảm lâm sàng của nhóm phụ nữ đầu giai đoạn chuyển tiếp và đầu giai đoạn hậu mãn kinh. Mục tiêu phụ là nhằm xác định các yếu tố nền của bệnh nhân có thể dự đoán hiệu quả điều trị của liệu pháp nội tiết.

Thang điểm trầm cảm CES-D (Center for Epidemiological Studies-Depression Scale) được đánh giá vào các thời điểm: bắt đầu nghiên cứu, tháng 1, 2, 4, 6, 8, 10 và 12 sau phân bố ngẫu nhiên. Chẩn đoán có triệu chứng trầm cảm có ý nghĩa lâm sàng khi CES-D từ 16 điểm trở lên.

Trong 172 đối tượng nghiên cứu, 130 phụ nữ là da trắng (chiếm 76%) và 70 phụ nữ là người Mỹ gốc Phi (19%), với thu nhập trung bình của gia đình là 50.000$ đến 79.999$. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 51 tuổi. Có 43 phụ nữ bị các triệu chứng trầm cảm thể hiện đáng kể trên lâm sàng. So với nhóm sử dụng TE+IMP, những phụ nữ trong nhóm sử dụng giả dược có khả năng cao hơn đạt ít nhất 16 điểm trên thang điểm CES-D trong ít nhất một lần đánh giá (32,3% so với 17,3%; OR 2,5; KTC 95%, 1,1 – 5,7; p = 0,03) và có điểm CES-D trung bình cao hơn trong suốt quá trình can thiệp (p = 0,03). Giai đoạn mãn kinh khi tham gia nghiên cứu (giai đoạn chuyển tiếp sớm, giai đoạn chuyển tiếp muộn, giai đoạn sớm của hậu mãn kinh) có ảnh hưởng đến hiệu quả của điều trị, trong đó hiệu quả tác động tốt lên tâm trạng của TE+IMP so với giả dược rất rõ ràng trong nhóm phụ nữ đang trong giai

ESTRADIOL QUA DA VÀ PROGESTERONE VI HẠTTRONG PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM

Ở PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP MÃN KINH

Jennifer L. Gordon, David R. Rubinow, Tory A Eisenlohr-Moul, Kai Xia, Peter J. Schmidt, Susan S. Girdler. Efficacy of Transdermal Estradiol and Micronized Progesterone in the Prevention of Depressive Symptoms in the Menopause Transition – A Randomized Clinical Trial. JAMA Psychiatry. doi:10.1001/

jamapsychiatry.2017.3998

Nguyễn Khánh Linh – Bệnh viện Mỹ Đức

Page 4: MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 49hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_49/JC2.pdf · Cách tiếp cận trên phụ nữ mãn kinh Huỳnh Hoàng Mi Tiếp cận trầm

Y HỌC SINH SẢN 4982

Tình trạng vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Một triệu là con số ước tính số cặp vợ chồng vô sinh tại Việt Nam, chiếm khoảng 7,7% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (2017). Khoảng 40 – 50% các trường hợp này vẫn chưa biết rõ nguyên nhân. Nó có thể liên quan đến độc tính từ bên trong tế bào, tác động của sự oxy hóa, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm kim loại nặng hoặc độc tính từ môi trường, mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi hoặc do thừa cân, béo phì.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã tồn tại hơn bốn thập kỷ; tuy nhiên, tỷ lệ thành công vẫn còn tương đối thấp, với tỷ lệ thai sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi khoảng 30%. Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng phôi trong IVF. Trong đó, L-Carnitine (LC) đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện vô sinh nam, chất lượng noãn và phôi. L-Carnitine được biết đến làm giảm các gốc oxy hóa và tăng cường sản xuất ATP, từ đó có thể góp phần vào sự phát triển phôi có chất lượng tốt.

Theo một nghiên cứu của Kim và cộng sự được công bố vào tháng 08/2018, các nhà nghiên cứu

BỔ SUNG L-CARNITINE CẢI THIỆN KẾT QUẢ MANG THAI

Kim MK, Park JK, et al. Effects and pregnancy outcomes of L-carnitine supplementation in culture media for human embryo development from in vitro fertilization. J Obstet

Gynaecol Res. 2018 Aug 1. doi: 10.1111/jog.13763.

Phạm Thanh Liêm - IVFMD Phú Nhuận

đã chứng minh rằng bổ sung L-Carnitine giúp cải thiện chất lượng phôi người và đạt được kết quả mang thai tốt hơn. Bổ sung L-Carnitine trong quá trình trưởng thành noãn in vitro đã cải thiện quá trình trưởng thành nhân và phát triển phôi sau khi thực hiện IVF.

Trong nghiên cứu này, L-Carnitine được bổ sung vào môi trường nuôi cấy được chứng minh là có lợi cho tạo phôi chất lượng tốt cao hơn so với nhóm đối chứng. Số lượng phôi ngày 2, ngày 3 và ngày 5 có chất lượng tốt ở nhóm có sử dụng LC cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (phôi ngày 2: 47,9% so với 36,1%, P = 0,01; phôi ngày 3: 58,3% với 39,8%, P < 0,01; phôi ngày 5: 32,1% so với 20,3%, P = 0,01). Kết cục lâm sàng như tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và thai diễn tiến cũng cao hơn ở nhóm phôi có sử dụng LC.

Như vậy, báo cáo của Kim và cộng sự đã chứng minh vai trò của việc bổ sung LC vào môi trường nuôi cấy, giúp cải thiện chất lượng phôi và đạt được kết quả mang thai tốt hơn. Điều này có ý nghĩa trong việc góp phần tạo ra môi trường nuôi cấy tối ưu, từ đó cải thiện tỷ lệ mang thai của các cặp vợ chồng điều trị vô sinh hiện nay./.

đoạn chuyển tiếp sớm, nhưng không ảnh hưởng đến nhóm trong giai đoạn chuyển tiếp muộn cũng như trong nhóm hậu mãn kinh. Các biến cố trong cuộc đời xảy ra trong 6 tháng đầu trước khi được nhận vào nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của điều trị trên điểm số CES-D trung bình, lợi ích của TE+IMP tăng khi số biến cố tăng. Nồng độ estradiol nền, các triệu chứng vận mạch trước đó, tiền sử trầm cảm và tiền sử bị lạm dụng không làm

giảm hiệu quả điều trị.Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy liệu pháp

nội tiết tố không những có hiệu quả điều trị triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh, mà còn có hiệu quả phòng ngừa sự xuất hiện các triệu chứng trầm cảm trên lâm sàng đối với phụ nữ trong giai đoạn chuyển tiếp sớm của mãn kinh và giai đoạn đầu của hậu mãn kinh./.