85
MỤC LỤC: MỞ ĐẦU:................................................... 2 1. THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO:...................4 1.1. Các cơ chế hợp tác song phương:................................4 1.2. Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam – Lào:....7 1.3. Tình hình hợp tác của hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay trong thời gian qua:...................................................10 1.4. Đánh giá về hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua:...............................................................15 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THÀNH LẬP KHU HTKTBG HÀ TĨNH – BOLYKHAMXAY:......................16 2.1. Cơ sở pháp lý:...................................................16 2.2. Sự cần thiết:....................................................17 2.3. Quan điểm thành lập KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:........20 2.4. Mục tiêu thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới:.........20 3. KINH NGHIỆM HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI :....21 3.1. Tình hình nghiên cứu chung:...................................21 3.2. Kinh nghiệm hợp tác kinh tế biên giới của các nước trên thế giới:............................................................. 22 3.3. Các mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới:..................24 4. KHU HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI HÀ TĨNH - BOLYKHAMXAY:....29 4.1. Lựa chọn mô hình:............................................... 29 4.2. Về ranh giới địa lý, đặc điểm tự nhiên:.....................29 4.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội:..........................30 4.4. Chức năng Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:................32 4.5. Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát:...............................32 4.6. Các chính sách áp dụng chung cho KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:.....................................................33 4.7. Định hướng cơ cấu kinh tế, quy hoạch các ngành nghề cho KHTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:................................38 4.8. Phân kỳ đầu tư:..................................................41 4.9. Dự kiến thu hút đầu tư và đào tạo lao động:................43

MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU:...........................................................................................................................2

1. THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO:...................................................41.1. Các cơ chế hợp tác song phương:............................................................................................................................41.2. Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam – Lào:........................................................................71.3. Tình hình hợp tác của hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay trong thời gian qua:.....................10

1.4. Đánh giá về hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua:....................................................15

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THÀNH LẬP KHU HTKTBG HÀ TĨNH – BOLYKHAMXAY:..............................................................16

2.1. Cơ sở pháp lý:..................................................................................................................................................................... 16

2.2. Sự cần thiết:.......................................................................................................................................................................... 17

2.3. Quan điểm thành lập KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:.............................................................20

2.4. Mục tiêu thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới:.....................................................................................20

3. KINH NGHIỆM HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI :........................213.1. Tình hình nghiên cứu chung:....................................................................................................................................21

3.2. Kinh nghiệm hợp tác kinh tế biên giới của các nước trên thế giới:................................................22

3.3. Các mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới:...................................................................................................24

4. KHU HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI HÀ TĨNH - BOLYKHAMXAY:...................294.1. Lựa chọn mô hình:...........................................................................................................................................................29

4.2. Về ranh giới địa lý, đặc điểm tự nhiên:.............................................................................................................29

4.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội:.......................................................................................................................30

4.4. Chức năng Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:..............................................................................32

4.5. Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát:.............................................................................................................................32

4.6. Các chính sách áp dụng chung cho KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:.............................33

4.7. Định hướng cơ cấu kinh tế, quy hoạch các ngành nghề cho KHTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:.....................................................................................................................................................................38

4.8. Phân kỳ đầu tư:.................................................................................................................................................................. 41

4.9. Dự kiến thu hút đầu tư và đào tạo lao động:..................................................................................................43

5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI KHU HTKTBG HÀ TĨNH –BOLYKHAMXAY.........................................................................................................44

5.1. Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư...........................................................................................................................44

5.2. Cơ chế, chính sách:........................................................................................................................................................46

5.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý điều hành ...............................................................................................46

5.4. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp....................................................................................................................47

5.5. Các giải pháp khác.........................................................................................................................................................49

6. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KHU HTKTBG HÀ TĨNH - BOLYKHAMXAY..................................................................................................49

6.1. Tính khả thi của dự án:...............................................................................................................................................49

6.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: .................................................................................................................54

Page 2: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

2

Page 3: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

MỞ ĐẦU:

Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, từ thập kỷ XX của thế kỷ trước, nhiều quốc gia có chung đường biên giới đang có xu hướng hợp tác phát triển khu vực biên giới thông qua các mô hình hợp tác kinh tế biên giới. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã hình thành và phát triển 28 khu kinh tế cửa khẩu ở 21/25 tỉnh biên giới. Các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu qua KKTCK đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu chung của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các KKTCK cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung các dự án đầu tư vào KKTCK còn tập trung chủ yếu tại một số KKTCK lớn trên 3 tuyến biên giới với Trung Quốc (Móng Cái, Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai), Lào (Lao Bảo, Cầu Treo), Campuchia (Mộc Bài, An Giang)... Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi động dẫn đến tổng thu ngân sách nhà nước qua các khu kinh tế cửa khẩu năm 2010 đạt khoảng 4800 tỷ đồng. Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt. Và cũng thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng, đặc biệt là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới.Khu hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có chung biên giới là khu kinh tế mở về không gian và thể chế kinh tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập. Mô hình hợp tác kinh tế khu vực biên giới đã có ở nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vẫn còn mới đối với Việt Nam. Việc hình thành các Khu hợp tác kinh tế biên giới là một bước tiến mới trong việc nâng cao hoạt động các Khu kinh tế theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là hành động nhằm phát triển các hành lang kinh tế, mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và kết nối tiểu vùng với các thị trường chính, là một phần quan trọng trong Chương trình Hợp tác Kinh tế của Tiểu vùng sống Mêkông mở rộng GMS. Hành lang kinh tế Bắc-Nam và hành lang kinh tế Đông – Tây, kết nối các đầu mối phát triển kinh tế ở miền bắc và miền trung của tiểu vùng

Page 4: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

GMS, là một chương trình tiên phong trong phương pháp tiếp cận hành lang kinh tế. Những năm gần đây, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng thí điểm các Khu hợp tác kinh tế ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc như: Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây); Khu hợp tác biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây); Khu hợp tác kinh tế Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam) nhưng hiện nay vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi, chưa có Khu hợp tác kinh tế nào chính thức được hình thành. Đối với Lào, là nước có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, có chung 2.067 km đường biên giới qua 10 tỉnh từ Điện Biên đến Kon Tum, dài nhất trên đường biên giới đất liền, nhưng đến nay vẫn chưa có chủ trương xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới nào. Dọc biên giới với Việt Nam, Chính phủ Lào cũng mới chỉ thành lập Khu Kinh tế - Thương mại Densavan, tỉnh Savannakhet từ năm 2002, giáp Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, hai Khu kinh tế này lại có nhiều chính sách khác nhau nên chưa tận dụng được tài nguyên và thị trường của nhau một cách có hiệu quả trong hợp tác phát triển kinh tế, mặc dù cả hai Khu kinh tế này đều có lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây đã thông tuyến từ cuối năm 2006. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh – Bolykhamxay (sau đây viết tắt là “Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay”). Với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với Lào và các nước láng giềng thông qua việc khai thác tiềm năng, lợi thế lẫn nhau để phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; Khu hợp tác kinh tế biên giới này có ý nghĩa lớn lao về mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam, Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới.

4

Page 5: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

1. THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO:

1.1. Các cơ chế hợp tác song phương:Trong các kỳ gặp mặt hàng năm, những vấn đề hợp tác song phương đều được thủ tướng hai nước Lào và Việt Nam quan tâm trao đổi, quyết định. Đồng thời chương trình phối hợp chung được xây dựng cho các Bộ ngành, các địa phương hai nước, và giữa trung ương và địa phương của mỗi nước. Do đặc thù phát triển của Lào và Việt Nam về quản lý kinh tế, sự phối hợp của các Bộ ngành trung ương đóng một vai trò quan trọng. Cho đến nay, sự phối hợp đã hình thành theo cơ chế song phương, hàng năm đều có các cuộc họp của các Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào. Trong giai đoạn khởi đầu, khi các dự án hợp tác chuẩn bị triển khai chưa nhiều, sự phối hợp mang tính song phương trên có thể giải quyết được các vấn đề mà hai bên quan tâm. Trong tầm dài hạn, trong khuôn khổ hợp tác sẽ có những dự án mà cả hai bên cùng quan tâm, hoặc chỉ cả hai bên hợp tác mới giải quyết được và phát huy hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy các cuộc gặp cấp Bộ trưởng (định kỳ hàng năm) có thể giải quyết được những vấn đề mang tính nguyên tắc mà cấp chuyên viên hoặc cấp địa phương không đủ thẩm quyền quyết định. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến lĩnh vực ngoại giao, ngoại thương, đối tác, nguồn vốn cho các dựa án, cơ chế đặc biệt, an ninh, quốc phòng...Theo thoả thuận bước đầu giữa các bên, mỗi nước đã hình thành một nhóm Công tác, bao gồm chuyên viên các Bộ ngành quan trọng. Phía Việt Nam lấy Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nòng cốt, trong khi đó phía Lào là Bộ Ngoại giao. Nhiệm vụ trước tiên của các nhóm công tác chuẩn bị nội dung hợp tác cho cuộc gặp Thủ tướng Lào và Việt Nam hàng năm. Trong thời gian trước mắt khi các dự án hợp tác còn ít với qui mô nhỏ, nhóm Công tác mang tính “liên ngành” hiện nay còn đáp ứng được và điều phối được các hoạt động hợp tác trong Vùng. Trong tương lai, khi gặp các dự án đòi hỏi mức độ chuyên sâu nhiều hơn, hoặc số lượng các dự án hợp tác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực nhiều hơn, đối với những ngành quan trọng, được ưu tiên, cần có một nhóm công tác chuyên ngành. Trước mắt cần thiết có những nhóm Công tác cho các lĩnh vực sau: Giao thông vận tải, Thuỷ điện và mạng lưới điện, Thương mại, Du lịch, Nông nghiệp và Công nghiệp chế biến, Nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, Công nghệ và Môi trường.Giữa Việt Nam và Lào đã có những thoả thuận về cơ chế, chính sách hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, những cơ chế chính sách này ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các bên, tiến tới hội nhập khu vực. Thông qua các cuộc gặp cấp chuyên viên của ba nước và cuộc gặp cấp tỉnh cho thấy nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách đã thống nhất ở cấp trung ương song khi thực hiện vẫn gặp khó khăn ở các địa phương do thông tin không kịp thời, do nhiều cách hiểu khác nhau giữa trung ương và địa phương, do sự phân cấp chưa rõ ràng.

5

Page 6: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

1.1.1. Một số chính sách quan trọng đã được thoả thuận song phương giữa hai nước bao gồm:- Phối hợp kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của hai nước để hỗ trợ trực tiếp

và gián tiếp cho các hoạt động kinh tế then chốt trong khu vực; áp dụng những điểm ưu đãi nhất của luật về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài của mỗi nước. Có cơ chế khuyến khích nhất để kêu gọi đầu tư cho các công trình lớn, then chốt: như xây dựng đường giao thông và các công trình hạ tầng khác cho khu vực này,…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá, con người và vốn đầu tư của hai nước thông qua việc phối kết hợp chặt chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh. Áp dụng cơ chế thuận lợi nhất cho người qua lại và cư trú của tất cả các địa phương hai nước, cho phép người lao động được cư trú theo chương trình và thời hạn của các dự án đầu tư; tạo điều kiện để sử dụng lao động qua ngày ở những khu kinh tế cửa khẩu…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại: xem xét cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ được hài hoà, một hệ thống phân loại hàng hoá nhất quán; xem xét lộ trình cắt giảm giảm thuế, phá bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện sớm các quy định của AFTA tại khu vực; tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đối với nông sản. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu xem xét việc hình thành các khu công nghiệp tạm nhập-chế biến-tái xuất nhằm tận dụng lợi thế về lao động, vùng nguyên liệu, thuế suất ưu tiên hàng xuất khẩu cho những nước nghèo của WTO.

- Hai Chính phủ có cơ chế, chính sách tài chính (ưu tiên cao nhất về thuế, hỗ trợ vốn, ưu đãi tín dụng…) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Có chính sách tín dụng ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư tại hai nước.

1.1.2. Các văn kiện đã ký: - Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt-Lào 18/7/1977. - Hiệp ước hoạch định biên giới 1977. - Hiệp định lãnh sự 1985. - Hiệp định về quy chế biên giới 1990. - Hiệp định hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học kỹ thuật 1992-1995, 02/1992 - Hiệp định về kiều dân 01/4/1993. - Hiệp định quá cảnh hàng hóa 23/4/1994. - Hiệp định hợp tác lao động 29/6/1995.- Hiệp định hợp tác KT-VH-KHKT 1996-2000, 14/01/1996 - Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 14/01/1996. - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 14/01/1996.

6

Page 7: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Hiệp định Vận tải đường bộ 26/02/1996. - Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện 01/4/1996. - Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông thôn năm 1997 và giai

đoạn 1998-2000, 12/8/1997. - Hiệp định bổ sung và sửa đổi quy chế biên giới 8/1997 - Hiệp định hợp tác Thương mại và du lịch 3/98 - Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn

viện trợ không hoàn lại của CP Việt Nam dành cho CP Lào 3/98 - Hiệp định tương trợ tư pháp 6/7/98 - Hiệp định hợp tác chống ma túy 6/7/98 - Hiệp định hợp tác về năng lượng-điện 6/7/98 - Bản thoả thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa

hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2010 (6/02/2001) - Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ

Việt Nam- Lào thời kỳ 2001-2005 (6/02/2001) - Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ

Việt Nam - Lào trong năm 2001 (6/02/2001) - Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (tháng 7/2001) - Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng

(tháng 7/2001) - Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày

24/02/1996 (tháng 7/2001) - Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (tháng 7/2001) - Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm 2002

(01/2002) - Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa 2 nước (01/2002) - Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính

phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (01/2002) - Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm 2003

(01/2003) Ngoài ra hai bên đã ký một số hiệp định hợp tác về du lịch, hàng không; Cơ chế chung về hợp tác kinh tế văn hóa KHKT; Cơ chế thanh toán; Cơ chế đào tạo cán bộ; Cơ chế quản lý về thương mại, du lịch; Thỏa thuận về hợp tác chuyên gia; Thỏa thuận về quản lý thuế quan đối với hàng hóa và phương tiện quá cảnh và phối hợp chống buôn lậu ở biên giới hai nước; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào và Tổng cục hải quan Việt Nam.

7

Page 8: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

1.2. Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam – Lào:1.2.1. Tổng quan về Kinh tế của Lào:

Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân kể tư năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độc tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 1988 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng hơn 27.8% tổng số GDP và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%). Trong nửa cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu đo la tiền viện trợ. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Nhờ có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những bước tiến đang kể. Lào đã đạt được bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm 2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa.

1.2.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào: 1.2.2.1. Hợp tác thương mại

NămViệt Nam

xuất (USD)Việt Nam

nhập (USD)Tổng KN

(USD)Mức tăng

XNKXK VN chiếm

2008 149,774,568 273,082,039 422,856,607 35.3%

2009 169,314,362 248,511,194 417,825,556 -1.9% 40.5%

2010 198,432,242 291,747,486 490,179,728 17% 40.4%

2011 274,104,015 460,015,232 734,119,247 49% 37.3%

8

Page 9: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

1.2.2.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính năm 2011 (USD)

VN XK đi Lào Giá trị (USD) VN NK từ Lào Giá trị (USD)

Xăng dầu các loại 65,506,620 Gỗ và sản phẩm gỗ 313,654,342

Sắt thép các loại 50,855,530 Kim loại thường 84,429,611

Phương tiện vận tải và phụ tùng 19,795,455 Ngô 5,433,510

Sản phẩm từ sắt thép 14,058,745

Máy móc, Thiết bị, dụng cụ phụ tùng 8,716,592

1.2.2.3. Về viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho Lào Thoả thuận được ký kết tại kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Lào (diễn ra các ngày 14-15/1/2012 tại Viêng Chăn). Việt Nam sẽ viện trợ không hoàn lại 105 tỷ đồng cho Lào trong năm nay, tập trung vào các dự án giáo dục - đào tạo, nông - lâm nghiệp, thủy lợi và y tế.

1.2.2.4. Về đầu tư của ta sang Lào: Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang mở rộng đầu tư sang Lào. FDI của ta sang Lào tăng mạnh cả về số lượng dự án cũng như tổng giá trị đầu tư. Tính đến hết năm 2011, FDI của Việt nam vào Lào đạt trên 3.4 tỉ USD. Riêng năm 2011 là 480 triệu USD. Các khu vực Trung và Nam của Lào thu hút tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của ta đầu tư sang Lào.

1.2.2.5. Một số các dự án đầu tư lớn của Việt Nam sang Lào: - Nhà máy chế biến mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Nhà máy có công suất 24.000 tấn mủ mỗi năm; vùng nguyên liệu trên 10.000ha caosu, trong đó 1.642ha đã cho khai thác, tạo việc làm thường xuyên cho 3.000 lao động tại tỉnh Champasak, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Đài chuyển tiếp phát thanh-phát hình khu vực Paksong. Đây là công trình do Đài Truyền hình Việt Nam là chủ dự án bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đến với các vùng sâu vùng xa, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh Nam Lào.

- Những lĩnh vực có nhiều triển vọng hợp tác là sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, thuốc chữa bệnh, trồng trọt và một số hàng tiêu dùng khác.

9

Page 10: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư tại Lào: Thuận lợi:

- Hai nước có quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt. Do đó Chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào.

- Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa 2 nước rất thuận lợi.

- Đất nước Lào có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư như: thủy điện, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm sản...

- Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam rải rác ở các miền của Lào, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Khó khăn:- Nhìn chung, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong

quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.

1.2.2.6. FDI Lào vào VN: Tính đến năm 2011, Lào có 9 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 67 triệu USD. Xếp thứ 47 trong hơn 90 quốc gia và vùng Lãnh thổ có đầu tư vào VN, và xếp thứ 7 trong số các nước ASEAN. Trong đó năm 2011, Lào có 1 Dự án mới đầu tư tại Việt Nam với số vốn 0.75 triệu USD.

1.2.3. Triển vọng phát triển kinh tế - thương mại Việt Nam - Lào trong những năm tới: Ngày càng khởi sắc và có hiệu quả hơn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào năm 2011 đạt hơn 734 triệu USD. Hai bên phấn đấu đến năm 2015 đạt 2 tỷ USD, năm 2020 đạt 5 tỷ USD. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thoả thuận về ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào năm 2009; tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ 0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước. Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Đầu tư của Việt Nam tại Lào thông qua nhiều

10

Page 11: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đầu tư vào mỏ, năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75%.

1.3. Tình hình hợp tác của hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay trong thời gian qua:

1.3.1. Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh:Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Tĩnh đạt 11,7 %, GDP bình quân đầu người đạt 16,367 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, tăng 18 % so với năm 2010; thu ngân sách nội địa năm 2011 đạt 2.209 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010; thu XNK năm 2011 đath 750 tỷ đồng, tăng 378% so với năm 2010. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng từ 25,56% tăng lên 33,57%; thương mại - dịch vụ tăng từ 31,29% lên 32,73%; nông - lâm - ngư nghiệp từ 43,15% giảm xuống còn 33,07%. Trong đó, riêng tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh do tác động tích cực của hoạt động kinh tế cửa khẩu. Cụ thể:- Tốc độ tăng trưởng bình quân (tính theo giá trị gia tăng) đạt bình quân

16,7%/năm, thu nhập bình quân đầu người trong Khu kinh tế đạt 17,7 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Thu ngân sách giai đoạn 2007 - 2011 tăng nhanh, bình quân đạt trên 70 tỷ đồng/năm.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh, đặc biệt là khu vực dịch vụ, năm 2011 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23%; thương mại, dịch vụ chiếm 40%. Sự phát triển của khu vực dịch vụ có sự đóng góp lớn của các hoạt động thương mại, chủ yếu là các hoạt động trao đổi thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào.

Hà Tĩnh là địa phương có nhiều dự án trọng điểm quốc gia, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong khu vực và quốc tế. Những năm gần đây, mặc dù đã có những bước phát triển nhanh chóng nhưng Hà Tĩnh vẫn là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn khó khăn, thu chưa đủ chi, chi ngân sách chủ yếu vẫn nhờ bổ sung từ ngân sách Trung ương.

1.3.2. Kinh tế - Xã hội Của BolykhamxayBolykhamxay, một tỉnh miền núi ở Trung Lào, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 180 km về phía Nam, nằm trên một dải đất hẹp, có đường biên giới phía Đông dài 160 km giáp hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam và có chung biên giới với Thái Lan dài gần 200 km ở phía Tây, với sông Mê Công là ranh giới tự nhiên. Tỉnh lỵ là thị xã Pakxane trên quốc lộ 13. Diện tích: 15.977 km2, dân số vào khoảng 415 nghìn người; có 7 huyện và 01 thị xã. Bolykhamxay được thành lập năm 1983 từ một phần của tỉnh Viêng Chăn và Khammuon.

11

Page 12: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Trong hơn 25 năm (1986-2012) thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra, chính quyền tỉnh Bolykhămxay tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đạt được một số thành tựu đáng kể, nhất là ở thị trấn Laksao, một khu vực thí điểm phát triển nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm 2010 - 2011 của tỉnh Bolykhamxay đạt 8,5% (giai đoạn 2006-2010); Thu nhập bình quân đầu người đạt 1034 USD/năm. Trong đó, riêng tại huyện KhamKot, tỉnh Bolykhamxay, trong các năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 9,1%/năm; Thu nhập bình quân đầu người: 950USD/năm;

1.3.3. Biên giới và cửa khẩu biên giới Hà Tĩnh – Bolikhamxay:1.3.3.1. Lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam - Lào

Thời Pháp thuộc, biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghị định năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916). Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương.Sau năm 1975, hai nước nỗ lực đàm phán về biên giới lãnh thổ (02/1976) thống nhất nguyên tắc lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào không có bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vài năm. Ngày 18/07/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký tại Thủ đô Viêng Chăn. Việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một thắng lợi to lớn của hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng biên giới Việt Nam - Lào trở thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng Sả Lỳ, Luổng Pha Bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Văn Na Khệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và A Ta Pư.Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2.700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên: phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hoá trở vào là dãy Trường Sơn. Một

12

Page 13: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.Dân cư sống hai bên biên giới đa phần là nhân dân các dân tộc ít người, sống thưa thớt tại các làng bản rất xa nhau và xa đường biên giới. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số đồng bào các dân tộc của hai bên còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Giao thông đi lại giữa hai bên và trong khu vực biên giới của từng bên rất khó khăn, hầu như chưa có đường giao thông cơ giới (trừ một vài khu vực cửa khẩu; đông dân cư; một số đường có từ thời chiến tranh; hoặc có đường lâm nghiệp mới mở theo thời vụ đã xuống cấp nhiều…).Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

1.3.3.2. Biên giới và cửa khẩu biên giới Hà Tĩnh – BolikhamxayHà Tĩnh có đường biên giới chung với 2 tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxay có độ dài 145km, qua 8 xã biên giới của 3 huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê. Cụ thể:

Đường biên giới Hà Tĩnh – Bolykhamxay dài 56km đi qua các xã Sơn Kim1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng (huyện Hương Sơn) và xã Hương Quang (huyện Vũ Quang); phía Lào đi qua các cụm bản: Na Hương, Na Hạt, Na Pê, Thông Pẹ, Na Mương, Na Kha Doc, Na Thong (huyện Khamkot) và Phôn Pằn, Xốc Tơng, Văng Ban, Nậm On, Khôn Mặn, Nậm Phăn (huyện Xay Chăm Pon).

Đường biên giới Hà Tĩnh - Khăm Muộn, dài 89km đi qua các xã Hòa Hải, Phú Giang, Hương Vĩnh, Hương Lâm (huyện Hương Khê) và các cụm bản Tha Mương, Na Hảo, Xỏng Khun, Na Vang, Cá Chinh, Bản Mạy, Phăng Đen Nựa, Phăng Đen Tạy, Thông Xạc, Vàng Chăn, Xinh Thong, Maka 1, Maka 2, Maka 3 (huyện Nakai);

Trong đó, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (sau đây viết tắt là “Khu KTCK quốc tế Cầu Treo”) giáp 41km biên giới với huyện Khamkot, tỉnh Bolykhamxay.Địa hình phần lớn là rừng già được chia cắt bởi nhiều khe suối lớn, nhỏ. Tuyến biên giới có Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và 3 Cửa khẩu phụ là Sơn Hồng - Nậm Sắc, Kim Quang – Nacađốc, Bản Giàng – Mácca. Về tuyến đường giao thông thì có Quốc lộ 8 chạy qua và một số đường tiểu mạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại, buôn bán, thăm thân, cải thiện đời sống…giữa hai nước cũng như các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan.

1.3.3.3. Tình hình hợp tác giữa hai tỉnh hà Tĩnh và Bolykhamxay trong thời gian qua:Địa phương vừa là chủ thể chính của sự hợp tác, vừa là nơi thụ hưởng những kết quả hợp tác. Do vậy kết quả của sự hợp tác rất phụ thuộc vào sự năng động, tích cực của chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp ở đây. Nhận

13

Page 14: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

thức được vấn đề nêu trên, trong những Hà Tĩnh và Bolykhamxay thường xuyên tổ chức những cuộc gặp cấp tỉnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với nhau, bàn bạc trao đổi về phương hướng và những dự án cụ thể, những vướng mắc cần tháo gỡ. Một số kết quả hợp tác giữa Hà Tĩnh và Bolykhamxay trong những năm gần đây như sau:- Về kết quả hợp tác năm 2010: Tỉnh Bôlykhămxay, Hà Tĩnh đã tập trung

lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hợp tác trên các lĩnh vực: Đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới, tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, công tác tìm kiếm, qui tập, cất bốc hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh Bôlykhămxay…

- Về chương trình hợp tác năm 2011 và 2012: Hai bên thảo luận và thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác về công tác biên giới, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế, thương mại và du lịch, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao và du lịch, hoạt động tình nghĩa và một số hoạt động khác (kèm theo văn bản thỏa thuận hợp tác đã ký). Trong đó chú trọng: Về kinh tế, thương mại: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nhân, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và kinh doanh trên địa bàn mỗi tỉnh; tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, giao lưu hàng hóa, đặc biệt là việc đầu tư sản xuất kinh doanh, vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phao, các chợ vùng biên của hai bên phù hợp với các hiệp định, thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước. Thống nhất báo cáo Chính phủ hai nước về quy hoạch nâng cấp, mở rộng khu vực giữa hai cửa khẩu Cầu Treo - NậmPhao, ủy quyền cho tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay thống nhất nội dung, phê duyệt quy hoạch và bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt; trước mắt đề nghị cho phép Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư để triển khai xây dựng mở rộng đoạn đường nối giữa hai cửa khẩu Cầu Treo - NậmPhao trong năm 2012, riêng phần khối lượng xây dựng trên đất Lào đề nghị bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Lào trong kế hoạch năm 2013. Thống nhất báo cáo Chính phủ hai nước thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay trên cơ sở Bolykhamxay thành lập Khu kinh tế đối xứng với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, có chung một số chính sách tại thành “một khu vực, hai quốc gia, một chính sách”. Thống nhất đưa tuyến đường Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 (Việt Nam) và Quốc lộ 13 (Lào) vào tham gia Hiệp định vận tải xuyên biên giới (GMS-CBTA) và tiến tới chuyển các hành lang giao thông này thành hành lang kinh tế.

14

Page 15: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Kim ngạch XNK qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Nậm Phao (Bolykhamxay) trong những năm gần đây:

NămTổng kim ngạch XNK (triệu USD) Thu ngân sách

(tỷ đồng)Tổng XK NK2007 45,72 17,02 28,70 47,35

2008 56,17 25,82 30,35 50,53

2009 96,77 30,73 66,04 57,55

2010 133,58 46,17 87,41 64,51

2011 128,31 59,32 68,99 71,64

Về nông nghiệp: Tỉnh Bôlykhămxay tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thủ tục cấp phép để các doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh khảo sát, lựa chọn, đầu tư trồng và phát triển cây cao su, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung, xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương;

Về khoa học kỹ thuật: Tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ Bolykhamxay một số giống lúa năng suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật, vật tư nông nghiệp cần thiết để tiến hành trồng thử nghiệm; thiết bị kiểm định công tơ điện; tổ chức các lớp tập huấn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho cán bộ khoa học và công nghệ của hai tỉnh bạn.

Về giáo dục: Hai bên tiếp tục hợp tác đào tạo tiếng Việt, tiếng Lào và các chuyên ngành thuộc hệ trung cấp, cao đẳng và đại học cho cán bộ, học viên hai Bên. Hà Tĩnh hỗ trợ cho tỉnh Bôlykhămxay 1,00 tỷ đồng để xây dựng trường học.

Về y tế: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp cung cấp thông tin về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân. Hà Tĩnh giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao một số chuyên ngành cần thiết cho cán bộ ý tế các huyện, bản của tỉnh Bôlykhămxay, tỉnh Khămmuộn; hỗ trợ thiết bị, kỹ thuật, tập huấn về kiểm soát dịch bệnh; khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân các tỉnh.

Về văn hóa: Hà Tĩnh thống nhất chủ trương và nội dung Biên bản Hội nghị cấp cao lần thứ XIV giữa các tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12 về việc xây dựng Trung tâm Văn hóa chung tại thị trấn Lạc Xao, huyện KhamKot.

15

Page 16: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Hai Bên tiếp tục hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, cất bốc, qui tập hài cốt tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đưa về nước.

1.4. Đánh giá về hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua:

1.4.1. Những kết quả đạt được:Như đã phân tích ở trên, trong những năm qua, hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực đã có những chuyển biến tích cực với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.Các biểu hiện sinh động trong quan hệ hai nước thể hiện trên lĩnh vực kinh tế - thương mại với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 3,5 tỷ USD, đứng thứ 2 trong 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Lào  tăng trưởng cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào năm 2011 đạt hơn 734 triệu USD, dự kiến 2012 cán mốc 1 tỷ USD. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thoả thuận về ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào năm 2009; tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ 0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước. Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Đầu tư của Việt Nam tại Lào thông qua nhiều loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đầu tư vào mỏ, năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75%.Hợp tác về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều hình thức hợp tác, với hơn 5.200 cán bộ, học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, trong đó 37,8% thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ và 40,1% diện học bổng của các địa phương.Các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục có những bước phát triển mới với việc tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương đã mang lại hiểu quả tích cực như tổ chức thành công “Tuần văn hóa Việt Nam tại Lào” với nội dung đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, nhiều dự án trong lĩnh vực văn hóa – thông tin đã được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả như Trường nghệ thuật âm nhạc quốc gia Lào, các Đài phát thanh, truyền hình khu vực tại một số tỉnh như Luang Phrabang và Champasak…Hà Tĩnh và Bolykhamxay vừa là chủ thể chính của sự hợp tác, vừa là nơi thụ hưởng những kết quả hợp tác. Sự năng động, tích cực của chính quyền hai tỉnh và khu vực doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong thời gian qua đã tạo nên một điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về hợp tác song phương giữa Việt Nam và Lào.Tại Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam và Lào, Chủ tịch Phân ban hợp tác hai nước đã nhất trí đánh giá sự hợp tác song phương của hai nước trong thời gian qua trên cơ sở thiết thực, cầu thị, hiệu quả vì sự phát triển mạnh

16

Page 17: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

mẽ của quan hệ hai nước “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” đã đưa lại sự thành công tốt đẹp, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới của mỗi nước.

1.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân1.4.2.1. Tồn tại:

- Kim ngạch xuất nhập khẩu chưa đạt được mục tiêu như hai bên đặt ra;- Một số cơ chế chính sách đã thỏa thuận chưa được phổ biến rộng rãi; nhiều

vấn đề về cơ chế, chính sách đã thống nhất ở cấp trung ương song khi thực hiện vẫn gặp khó khăn ở các địa phương do thông tin không kịp thời, do nhiều cách hiểu khác nhau giữa trung ương và địa phương, do sự phân cấp chưa rõ ràng;

- Thủ tục hành chính thông quan tại cửa khẩu vẫn rườm rà;- Một số  dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào vẫn còn chậm

tiến độ …1.4.2.2. Nguyên nhân:

- Thị trường Lào nhìn chung là khá nhỏ bé; Hạ tầng còn thấp kém; nền sản xuất vẫn đang lạc hậu…

- Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận.

- Sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.

- Hợp tác kinh tế biên giới chưa được quan tâm đúng mức nên nên chưa tận dụng được tài nguyên và thị trường của nhau một cách có hiệu quả trong hợp tác phát triển kinh tế.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THÀNH LẬP KHU HTKTBG HÀ TĨNH – BOLYKHAMXAY:

2.1. Cơ sở pháp lý:- Nghị Quyết 470/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 27/02/2012 Về kết quả giám

sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

17

Page 18: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 07/6/2012 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 470/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 27 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng  và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

- Văn bản số 182/TB-VPCP ngày 21/5/2012 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp về Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay ngày 11 tháng 5 năm 2012.

- Nội dung Biên bản ghi nhớ tại cuộc họp giữa kỳ của Ủy ban liên Chính phủ hai nước tại Luangprabang (lào) ngày 12/8/2012.

2.2. Sự cần thiết:

2.2.1. Góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và LàoViệt – Lào với truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện vốn là tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát triển và truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Hai Đảng và Nhà nước đã nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…; quyết tâm đưa các quan hệ hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015, khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp của hai nước tăng cường các dự án hợp tác thiết thực và thực chất, vì sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội của mỗi nước. Lãnh đạo Việt Nam và Lào cũng khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tiểu vùng Mekong… Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay là hành động cần thiết để tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển và tạo điểm nhấn trong mối quan hệ hợp tác khu vực đúng như chủ trương của hai Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, nhất là phát triển kinh tế.

2.2.2. Thu hút đầu tư vào khu vực biên giớiVới vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, Khu HTKTBG này sẽ trở thành trung tâm cho các mối giao thương liên vùng: Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào, Khu kinh tế Vũng Áng, Cảng Sơn Dương trong Hành lang kinh tế Đông Tây của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Khu HTKTBG sẽ cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và bổ sung lợi thế giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường, góp phần mở

18

Page 19: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Đông Á. Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay cùng với việc đưa các tuyến Đường 8A, Đường 12 (Việt Nam, Lào) và Đường 13 (Lào) tham gia Hiệp định Vận tải xuyên biên giới các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS-CBTA), tiến tới chuyển hành lang giao thông này thành hành lang kinh tế sẽ giúp cho Khu HTKTBG này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn ODA và vốn đầu tư khác để phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức BOT, BT, BTO, PPP, từ đó tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước và FDI một cách mạnh mẽ hơn.

2.2.3. Thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giớiVới lợi thế là đầu mối thông thương ra Biển Ðông của hành lang kinh tế Đông – Tây và cả Tiểu vùng Mekong mở rộng. Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hóa, lịch sử, nhân lực cùng với một số tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình... nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc miền trung của nước ta, có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng Hà Tĩnh mà các địa phương khác của Lào và Đông bắc Thái Lan không có được. Hà Tĩnh có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích. Đồng thời có thể đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế vùng thông qua mở rộng đầu tư, thương mại, du lịch, qua đó thúc đẩy giao lưu của người và hàng hóa qua lại giữa các địa phương thuộc hành lang. Hiện nay, hạ tầng giao thông phát triển đã cho phép kết nối du lịch một cách thuận lợi, ý tưởng “một ngày ăn cơm ba nước” đến nay đã trở thành hiện thực.Vì vậy, Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ là vùng kinh tế quá cảnh cho 9 tỉnh (ba nước) sử dụng chung Quốc lộ 8, là tuyến đường ngắn nhất đến các tỉnh khu vực Trung Lào và Thủ đô Viêng Chăn. Đặc biệt, tháng 11/2011 cầu Hữu Nghị III bắc qua sông Mekong nối liền hai tỉnh Khăm Muộn (Lào) và Nakhon Phanom (Thái Lan) đã tạo cơ hội lớn cho giao thương hàng hóa và du lịch với khu vực Đông - Bắc Thái Lan theo Quốc lộ 8 qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết nối với các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A và Khu kinh tế Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương (khoảng cách từ Đông Bắc Thái Lan đến Khu kinh tế Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương chỉ khoảng 300km so với 800km để đến với các cảng biển ở phía Nam Thái Lan).Khu vực hợp tác kinh tế biên giới này còn là nơi để giới thiệu hình ảnh quốc gia với du khách nước ngoài, tiếp nhận, xuất nhập khẩu và hoàn chỉnh các nhu cầu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và là điểm giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó, việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới sẽ thúc đẩy hợp tác về “hạ tầng mềm” như đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho qua

19

Page 20: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư... và tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới.

2.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội các khu vực biên giới khó khănHà Tĩnh và Bolykhamxay đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng phải nói trong những năm gần đây cả hai tỉnh đã có bước tiến vững chắc và khá nhanh chóng, thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ cũng như địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong khu vực. Ðến nay, về cơ bản hành lang giao thông qua hai tỉnh bước đầu đã thuận lợi để thúc đẩy giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hóa, cho phép tăng cường được hợp tác và phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục nâng cấp hạ tầng cứng như giao  thông, viễn thông, năng lượng và “hạ tầng mềm”, tạo thuận lợi và thông thoáng thủ tục cho người và hàng hóa qua lại biên giới. Thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay chính là việc tăng cường phối hợp chính sách, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư, mở rộng buôn bán và thúc đẩy du lịch, cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống về văn hóa, lịch sử và tích cực giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh sẽ tạo ra sự liên kết kinh tế giữa hai tỉnh và trong khu vực. Ðối với các doanh nghiệp, Khu hợp tá kinh tế này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, khu vực này sẽ cho phép tiếp cận nguồn lực phía các Nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản… không chỉ trong phát triển hạ tầng mà cả về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cho các địa phương này.Như vậy, Khu hợp tác kinh tế này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Nó còn góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Ðông Á. Khu HTKTBG này còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: Kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo. Việc khai thác và phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo sẽ giúp xoá đói giảm nghèo cho không chỉ người dân trong Khu HTKTBG mà còn cho cả hàng triệu người ở khu vực Trung Lào, Đông - Bắc Thái Lan và Bắc Miền Trung Việt Nam, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới.

20

Page 21: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

2.2.5. Hợp tác kinh tế biên giới là một nhu cầu khách quan của sản xuất và lưu thông giữa các địa phương vùng biên giới:Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc hình thành khu hợp tác kinh tế biên giới là một nhu cầu khách quan của sản xuất và lưu thông giữa các địa phương vùng biên giới, và đây cũng sẽ là nơi tác động tới sản xuất, lưu thông trong nước một cách nhanh chóng nhất.Do đó việc thành lập Khu kinh tế đối xứng với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tại Lào có chung chính sách, tạo thành “một khu vực, hai quốc gia, một chính sách” hay còn gọi là “Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh – Bolykhamxay” là hết sức cần thiết.

2.3. Quan điểm thành lập KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:Phát triển Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; thích ứng với môi trường hợp tác và cạnh tranh; phù hợp và gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và vùng Bắc Trung Bộ; Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020; đảm bảo liên kết, hợp tác với mạng lưới các Khu hợp tác kinh tế biên giới, Khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế trong vùng Khăm muộn, Viêng Chăn và các tỉnh lân cận.Xây dựng và phát triển Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay làm đầu mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác hữu nghị trực tiếp giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và tỉnh Bolykhamxay (Lào) với các hoạt động thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư; sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm sản, lắp ráp, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, phát triển du lịch; tạo đầu mối, trung tâm giao lưu để mở rộng khu vực...Phát triển Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay gắn với việc phân bố lại dân cư, lao động động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái và quốc phòng an ninh; củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế.Phát triển Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay đảm bảo tính tương đồng giữa hai nước về quy mô, tổ chức phân khu chức năng và đặc biệt cơ chế chính sách được vận hành trong khu hợp tác.

2.4. Mục tiêu thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới:2.4.1. Mục tiêu tổng quát:

- Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các nước láng giềng.

- Khai thác tiềm năng, lợi thế lẫn nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Trung Lào và Bắc Miền Trung Việt Nam, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của cả hai nước.

21

Page 22: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khai thác tối đa lợi thế sẵn có; phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.

- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.- Xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy

mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bolykhamxay và các tỉnh lận cận.

2.4.2. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay trở thành khu hợp tác kinh tế có tầm vóc quốc tế, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, được quản lý, vận hành và khai thác một cách năng động, hiệu quả cao, xây dựng khu vực này thành khu vực đô thị miền núi khang trang, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; một trung tâm sản xuất nông, lâm nghiệp theo công nghệ tiên tiến, tạo được giá trị hàng hóa cao, có thể kết hợp sản xuất công nghiệp, chế biến hàng hóa xuất khẩu kết hợp với các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch một cách bền vững, có môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế khu vực biên giới gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, trở thành điểm tăng trưởng mới trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, trong các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) và khối ASEAN.

3. KINH NGHIỆM HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI :

3.1. Tình hình nghiên cứu chung:

Khu hợp tác kinh tế biên giới giữa các quốc gia có chung biên giới là khu kinh tế mở về không gian và thể chế kinh tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập. Mô hình hợp tác kinh tế khu vực biên giới đã có ở nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vẫn còn mới đối với Việt Nam và Lào.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương xây dựng thí điểm các Khu hợp tác kinh tế ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc như: Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây); Khu hợp tác biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây); Khu hợp tác kinh tế Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam).

Các Khu hợp tác kinh tế biên giới phía Bắc được Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển châu Á về “Phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam” tài trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động về Hành lang kinh tế Bắc-Nam bằng cách phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới tại Hà Khẩu – Lào Cai và Bằng Tường – Đồng Đăng, dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là tại hai điểm cửa khẩu là Hà Khẩu – Lào Cai và Bằng Tường – Đồng Đăng.

22

Page 23: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Ngoài ra các dự án này cũng được Nhóm công tác liên ngành do Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu, lập Đề án. Nhóm công tác và các tỉnh biên giới phía Bắc (cả Trung Quốc và Việt Nam) cùng Nhà tài trợ ADB đã có một số cuộc hội thảo về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay các Khu hợp tác kinh tế biên giới này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, chưa có Khu hợp tác kinh tế biên giới nào chính thức được hình thành.

3.2. Kinh nghiệm hợp tác kinh tế biên giới của các nước trên thế giới:(Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB):

3.2.1. Châu Âu:Trên cơ sở Công ước khung về hợp tác xuyên biên giới (Công ước Madrid 1980) của 20 nước thành viên thuộc Hội đồng châu Âu, nhiều thỏa ước hợp tác cửa khẩu liên quốc gia và địa phương đã được kí kết. Hoạt động hợp tác cửa khẩu của các quốc gia này ngày càng rộng mở, đặc biệt là sau khi ra đời của Thị trường chung châu Âu năm 1993. Công cụ tài chính quan trọng nhất cho sự hợp tác cửa khẩu của các nước thành viên Liên minh châu Âu và các nước đối tác là Chương trình đối tác và láng giềng châu Âu (ENPI). Chương trình này đưa ra các mục tiêu và thủ tục cho các dự án để tăng tính hiệu quả của các hoạt động cửa khẩu thông qua việc hợp tác và phát triển thể chế. ENPI có một khung pháp lí và một chiến lược (2007-2013) nhằm hỗ trợ cho nhiều dự án cửa khẩu khác nhau với một cấu trúc dự án chung để xây dựng nên các tiêu chuẩn và chương trình đào tạo để tạo thuận lợi cho luồng di chuyển của con người, hàng hóa và thông tin xuyên biến giới của các nước: Latvia, Lithuania và Belarus; Lithuania, Ba Lan và Nga (Chương trình Kaliningrad); khu vực biển Baltic; Chương trình Biển Đen; và sau đó khu vực đông nam Âu cũng có một số dự án trong chương trình xây dựng thể chế cửa khẩu dành cho các nước Croatia, Al-ba-ni, Bosnia và Herzegovina, Macedonia, Kosovo, Montenegro và Serbia.Một số khu vực cửa khẩu biên giới ở Châu Âu có đặc điểm chênh lệch về kinh tế có thể nghiên cứu để áp dụng vào việc phát triển các khu hợp tác kinh tế biên giới ở Việt Nam như: khu cửa khẩu Pháp - Bỉ, bao gồm các vùng đô thị rộng lớn nhất của khối Schengen, còn được gọi là khu vực châu Âu thu nhỏ; Khu cửa khẩu Thụy Điển - Đan Mạch, được gọi là khu Oresund, với những chênh lệch về kinh tế rất đáng tham khảo cho trường hợp của Việt Nam với các nước láng giềng; Khu cửa khẩu phía đông nam Phần Lan và Nga cũng có thể là một định hướng cho việc xây dựng thể chế trong tương lai.

3.2.2. Bắc Mỹ:Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Hoa Kỳ, Canađa, Mexico được ký kết với thoả thuận dỡ bỏ hàng rào phi thuế, giảm hàng rào thuế quan đã tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và các hoạt động liên kết về tài chính, marketing, sản xuất, kinh doanh giữa ba nước. Sau gần 20 năm nhìn lại NAFTA, việc hợp tác này cũng cho thấy những phiền phức như

23

Page 24: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

nạn thất nghiệp, vấn đề an ninh, nhập cư trái phép… nhưng không thể phủ nhận lợi ích lớn lao do nó đưa lại cho cả ba quốc gia. Chính việc thiết lập các thể chế để giải quyết các quan ngại về thương mại và an ninh đã đem lại hiệu quả cho sự hợp tác và trao đổi thông tin ở cửa khẩu, nhờ đó mà tạo nên sự bùng nổ về thương mại và tạo ra những thay đổi to lớn đối với các thành viên trong toàn khối, đặc biệt là đối với các cộng đồng xung quanh khu vực biên giới, thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng như khu vực cửa khẩu, hoạt động kho bãi, các khu công nghiệp và các khu môi giới hải quan. Canada và Mỹ là hai quốc gia có kim ngạch thương mại song phương lớn nhất thế giới với giá trị hàng hóa và dịch vụ giao dịch xuyên biên giới đạt 1,4 tỷ USD/ngày trong năm 2010. Mặc dù chưa thành lập các Khu hợp tác biên giới nhưng đến nay, Mỹ và Canada đã thành lập bộ phận công tác xuyên biên giới hai nước, bao gồm đại diện từ các cơ quan bộ ngành phù hợp của hai chính quyền liên bang, có trách nhiệm soạn thảo thể chế cửa khẩu và các kế hoạch hành động chung để đạt được một số mục tiêu quản lí cửa khẩu chung. Ngoài ra, một Hội đồng hợp tác thể chế Hoa Kỳ - Canada cũng đã được thành lập, bao gồm các quan chức cao cấp về quản lí nhà nước, thương mại và ngoại giao, với nhiệm vụ là tăng cường minh bạch trong quản lí nhà nước và điều phối. Năm 2011, Mỹ và Canada đã có bước tiến hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác kể từ sau Hiệp định NAFTA ký năm 1994, hai bên đã vạch ra các lĩnh vực hợp tác về an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, hợp nhất việc thực thi pháp luật qua biên giới, cải thiện cơ sở hạ tầng và an ninh mạng. Chính phủ Canada cho rằng các thỏa thuận đạt được sẽ giúp du khách và thương nhân hai nước qua lại biên giới thuận tiện hơn và có thể giúp Canada tiết kiệm 16 tỷ đôla/năm.Từ năm 2000, Mexico và Mỹ đã thành lập Ban công tác chung Hoa Kỳ - Mexico với sự tham gia của bộ giao thông, bộ ngoại giao, Cục bảo vệ biên giới và hải quan, cơ quan bảo vệ môi trường của hai nước để lập kế hoạch và tăng cường hiệu quả cho vùng biên giới. Gần đây hai nước này cũng có những thỏa thuận hợp tác bổ sung khá quan trọng như cho phép xe tải của Mexico chạy qua biên giới Mỹ từ tháng 3/2011, chấm dứt một cuộc tranh cãi thương mại kéo dài gần 20 năm giữa hai nước. Việc vận chuyển hàng hóa qua lại tự do có thể giúp người tiêu dùng ở hai nước tiết kiệm được hơn 400 triệu USD chi phí vận chuyển mỗi năm, đẩy giao dịch thương mại giữa Mỹ và Mexico đạt 1 tỷ USD/ngày. Thỏa thuận trên cũng sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội để phát triển giao dịch thương mại biên giới.

3.2.3. Châu Á:Hợp tác biên giới giữa Trung Quốc và Nga: Năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân khu tự trị Nội Mông đã ban hành Quy chế quản lý Khu hợp tác kinh tế cửa khẩu Mãn Châu Lí, trong đó qui định việc thành lập Ban quản lý Khu hợp tác kinh tế cửa khẩu, có quyền tự chủ về hành chính đối với chính quyền tỉnh và thành phố. Các qui định và chỉ dẫn về công nghiệp, thương mại, thuế, giám sát kỹ thuật và chất lượng, an ninh công cộng và sử dụng đất là

24

Page 25: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý. Một nỗ lực chung quan trọng khác là khu vực Mãn Châu Lí và Zabaykalsk đã bắt đầu trao đổi cán bộ Hải quan nhằm giám sát các hoạt động ở khu thương mại.Thứ hai là Khu vực cửa khẩu Trung - Nga tại Suifenhe và Pogranichny: Hắc Long Giang và vùng lãnh thổ Primorsky đã bắt đầu khởi động việc ký kết các thỏa thuận xây dựng một khu kinh tế chung từ năm 1994. Đến năm 2004, một nhà đầu tư Trung Quốc đã cùng một công ty của Nga đã quy hoạch xây dựng Khu Thương mại chung với tổng diện tích là 4,53 km2. Hiện nay, một số hạng mục cơ sở hạ tầng đã được xây dựng ở địa điểm này. Khu vực thương mại này rất phù hợp để thành lập Khu kinh tế biên giới với thị trường thương mại từ hai phía, tuy nhiên, chưa có thỏa thuận cấp chính quyền trung ương nào về việc nâng cấp thành một Khu kinh tế biên giới.Trong hai trường hợp này, sự hình thành một ban quản lý và một khu thương mại đã minh chứng cho tính hiệu quả của giai đoạn triển khai đầu tiên, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, đến việc thu hút các nhà đầu tư cho phát triển thương mại. Sự vận hành thông suốt và tăng trưởng trong thương mại biên giới được quản lý bởi hai tổ chức địa phương này sẽ có ích hơn nữa và là mục tiêu cao hơn của chính phủ trong việc chấp thuận hợp tác chung.

3.3. Các mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới:Mặc dù đã có những thông tin về kinh nghiệm hợp tác kinh tế biên giới của các nước trên thế giới như đã nêu ở mục 5.1 trên đây. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu hay công trình nào nghiên cứu sâu về mô hình hợp tác kinh tế biên giới của giới học giả, chuyên gia trên thế giới để đưa ra các mô hình mẫu có thể áp dụng rộng rãi trong tương lai.Những nghiên cứu gần đây của một số chuyên gia đối với thực tiễn của Việt Nam cũng đã đề xuất một số mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới nhưng chắt lọc lại thì có thể đưa ra hai mô hình như sau:

3.3.1. Mô hình liên kết (hay còn gọi là mô hình “xuyên biên giới”): Mô hình “Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” được hình hành trên cơ sở: - Thỏa thuận giữa chính phủ hai nước; - Là một khu trung tâm có hàng rào, không có dân thường trú; Là khu phi

thuế quan.- Hoạt động của Khu do một Ban điều hành liên quốc gia điều hành, quản lý;- Trong Khu có: Một hoặc hai công ty thuê đất để phát triển hạ tầng, sau đó

cho các doanh nghiệp thuê lại đất để kinh doanh (sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ), việc sử dụng các dịch vụ như điện, nước được đấu thầu hoặc chỉ định cho doanh nghiệp của mỗi bên.

Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước thứ ba có thể thuê đất kinh doanh làm nhà máy lắp ráp, gia công, hoàn chỉnh sản phẩm, hoặc kinh doanh

25

Page 26: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

siêu thị, mở chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm, thuê cửa hàng, làm khu vui chơi giải trí, triển lãm, hội thảo... Toàn bộ việc mua bán trong khu được miễn thuế. Các doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất, phí dịch vụ, chỉ nộp thuế nhập khẩu khi đưa hàng vào nội địa mỗi bên.Khi khu trung tâm mở rộng có xu hướng hình thành một đặc khu kinh tế ảnh hưởng mạnh đến kinh tế trong nội địa mỗi bên.

Khu sản xuất

Đườngbiêngiới;vùngđệmgiữahaicửakhẩu

Khu sản xuất

Các nhà máyKho Hàng

Kho hàng

Các Nhà máy

Cửa kiểm soát hàng hóa Khu hành

chính và dịch vụ tổng hợp

Khu hành chính và dịch vụ tổng hợp

Cửa kiểm soát hàng hóa

Cửa vào, ratự do

Cửa vào, ra tự do

Khu vui chơi giải trí; triển

lãm

Chợ, trung tâm

thương mại, siêu thị;

Chợ, trung tâm

thương mại, siêu thị;

Khu vui chơi giải trí; triển

lãm

Khu thương mại dịch vụ Khu thương mại dịch vụ

Nước A Nước B

Sơ đồ 1: Mô hình liên kết (hay mô hình “xuyên biên giới”)

Mô hình liên kết gồm 4 cửa: Mỗi bên có một cặp cửa gồm Cửa kiểm soát hàng hóa và Cửa vào - ra tự do- Cửa kiểm soát hàng hóa: Thực hiện kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu,

quá cảnh; Kiểm soát hàng hóa từ Nội địa vào Khu và ngược lại. Tại cửa này có cơ quan hải quan của hai nước cùng giám sát theo cơ chế một cửa;Tại đây cũng có bố trí các cơ quan kiểm dịch của nước sở tại.

- Cửa vào - ra tự do đối với người và hàng hóa chỉ phải nộp lệ phí (lệ phí thu một lần gồm: Phí sử dụng các dịch vụ công cộng, phí gửi xe nếu có, phí vào khu công viên... miễn thuế hàng hóa cá nhân xách tay có định mức). Khách đến vào một cửa là đến được vùng lãnh thổ của nước láng giềng; khi có nhu cầu đi sâu vào nội địa nước láng giềng thì phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Khu hành chính;

Mỗi bên có một Khu hành chính và dịch vụ tổng hợp: gồm khối văn phòng, dịch vụ và lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh. Hoạt động kiểm soát xuất nhập cảnh làm việc theo cơ chế một cửa luân phiên.

26

Page 27: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

3.3.2. Mô hình đối xứng:Khu hợp tác kinh tế biên giới hình thành trên cơ sở thỏa thuận mỗi bên xây dựng một khu kinh tế với các phân khu chức năng đối xứng như khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, đô thị, hành chính..., và các cửa kiểm soát; Toàn bộ Khu hợp tác kinh tế biên giới là khu phi thuế quan. Khu trung tâm (giải phân cách – Khu vực giữa hai cửa khẩu) quy ước là không có dân, được ngăn cách bởi Trạm kiểm soát liên hợp để làm thủ tục và bảo vệ an ninh trật tự, vùng bên ngoài được quy định rõ để có chính sách phát triển hạ tầng, ưu đãi riêng...

Nội địa nước A

Cổng kiểm soát nội địa (Cổng B)

Các khu chức năng

(công nghiệp, thương mại, kho hàng, dịch vụ, đô thị, hành chính …)

Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu (Cổng A)

(Quốc Môn)

Khu vực giữa hai cửa khẩu và đường biên giới

(Quốc Môn)

Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu (Cổng A)

Các khu chức năng

(công nghiệp, thương mại, kho hàng, dịch vụ, đô thị, hành chính …)

Cổng kiểm soát nội địa (Cổng B)

Nội địa nước B

Sơ đồ 2: Mô hình đối xứng

Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước thứ ba có thể thuê đất để phát triển hạ tầng và cho thuê lại hoặc thuê đất để kinh doanh làm nhà máy lắp ráp, gia công, hoàn chỉnh sản phẩm, hoặc kinh doanh siêu thị, mở chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm, thuê cửa hàng, làm khu vui chơi giải trí, triển lãm, hội thảo... Các doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất, phí dịch vụ, chỉ nộp thuế nhập khẩu khi đưa hàng vào nội địa mỗi bên.Hoạt động của mỗi bên do Ban quản lý Khu kinh tế của nước đó quản lý. Giám sát việc thực thi chính sách chung của Khu hợp tác kinh tế biên giới do một Hội đồng giám sát liên quốc gia (bao gồm các thành viên từ các Bộ, ngành liên

27

Page 28: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

quan của hai nước và chính quyền địa phương hai bên biên giới) thực hiện. Mọi thay đổi về thể chế chính sách của Khu hợp tác được đề xuất từ dưới lên và Hội đồng này là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.- Hàng hóa vào – ra Khu hợp tác kinh tế biên giới được kiểm soát tại Cổng B

của nước sở tại. Các hoạt động mua bán trong Khu hợp tác kinh tế biên giới được miễn thuế, hàng hóa tự do lưu thông từ khu kinh tế nước này sang khu kinh tế nước kia, chỉ nộp thuế nhập khẩu khi hàng hóa từ Khu kinh tế vào nội địa.

- Tại Cổng A gồm có Ban quản lý hành chính cửa khẩu (trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế của mỗi bên), các lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh, Hải quan, Kiểm dịch. Hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh (từ nội địa nước này sang nội địa nước kia) được kiểm soát theo cơ chế “một điểm dừng, một lần kiểm tra”, luân phiên tại tại Cổng A của hai nước.

- Cư dân biên giới và những người làm việc tại các khu chức năng có đăng ký thường trú trong Khu kinh tế của mỗi bên được cấp “Thẻ thông hành biên giới” và được tự do sang lãnh thổ của nước láng giềng (trong phạm vi Khu hợp tác). Nếu vào sâu nội địa của nước láng giềng thì phải làm thủ tục xuất nhập cảnh (cũng theo cơ chế một cửa).

- Công dân của mỗi nước được tự do ra vào Khu kinh tế của nước đó. Khi sang lãnh thổ của nước láng giềng phải làm thủ tục xuất nhập cảnh (theo cơ chế một cửa).

So sánh hai mô hình:

Mô hình liên kết Mô hình Khu kinh tế đối xứng

Về phát triển hạ tầng

+ Diện tích nhỏ (chỉ cần bắt đầu từ vài trăm hecta và mở rộng dần) nên dễ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng;

+ Vốn đầu tư ban đầu không nhiều, dễ huy động từ khối doanh nghiệp tư nhân;

+ Giá thuê đất và dịch vụ hai bên dẽ đưa về một mặt bằng hơn

+ Địa hình hai bên biên giới phải tương đối bằng phẳng và đủ rộng để xây dựng các khu chức năng có hàng rào bảo vệ.

+ Yêu cầu phát triển hạ tầng hai bên biên giới là phải tương đồng nên sẽ khó khăn nếu khởi đầu hai bên có sự chênh lệch lớn.

+ Không sử dụng được hạ tầng dùng chung với khu dân cư. Mức độ ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của khu vực dân cư biên giới diễn ra chậm.

+ Giới hạn không gian diện tích lớn nên khó tập trung đầu tư phát triển hạ tầng;

+ Vốn đầu tư hạ tầng lớn, phát triển hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước;

+ Không đòi hỏi khắt khe về mặt bằng và địa hình;

+ Khó đưa về cùng mặt bằng giá thuê đất và dịch vụ

+ Hoạt động ban đầu không đòi hỏi tương đồng về hạ tầng;

+ Cho phép dùng chung hạ tầng với khu dân cư và ngược lại. Tác động nhanh đến quá trình đô thị hóa của khu vực dân cư biên giới.

28

Page 29: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Về thể chế, chính sách

+ Là khu phi thuế quan có hàng rào cứng;

+ Không bắt buộc phải có chính sách đặc biệt về đầu tư công;

+ Là khu phi thuế quan hàng rào mềm;

+ Đòi hỏi các chính sách đặc biệt về đầu tư công trong việc xây dựng Khu kinh tế, bao gồm cả khả năng giữ lại phần lớn hay toàn bộ số thu từ thuế cho ngân sách địa phương.

Về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Thu hút đầu tư nhanh hơn, kể cả việc huy động tư nhân vào lĩnh vực phát triển hạ tầng;+ Khó phát triển được loại hình hộ kinh doanh cá thể;+ Khó đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh;+ Tương lai có thể mở rộng dần thành đặc khu kinh tế nhưng chậm.

+ Thu hút đầu tư khó khăn hơn, chậm hơn;+ Phát triển nhanh loại hình hộ kinh doanh cá thể;+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh;+ Nhanh chóng trở thành đặc khu kinh tế.

Về quản lý

+ Cho phép thành lập Ban điều hành chung (thành phần gồm các cơ quan địa phương của cả hai bên) để điều hành chung nên thẩm quyền lớn hơn trong việc ra quyết định để quản lý.+ Chồng chéo với công tác quản lý của Khu kinh tế cửa khẩu đã có sẵn+ Quản lý hàng hóa miễn thuế trong Khu dễ dàng do diện tích Khu không lớn và có hàng rào bao quanh.+ Khách vào ra Khu hợp tác kinh tế biên giới trên lãnh thổ của cả hai nước thuận lợi hơn nhưng khó kiểm soát hành động xuất nhập cảnh trái phép.+ Thuận lợi trong việc phát triển “hạ tầng mềm” như kiểm tra một cửa, hài hòa hóa các chứng từ cửa khẩu và thiêt lập một nền trao đổi dữ liệu điện tử. + Việc kiểm soát chung theo cơ chế một cửa là một cải cách quan trọng. Tuy nhiên, luật pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát của mỗi nước cũng có những khác biệt nên sẽ có những khó khăn nhất định. Mặt khác, do yêu cầu kiểm soát chung ở cả hai cửa nên lực lượng kiểm soát cũng phải tăng theo để đáp ứng nhiệm vụ.

+ Không thành lập Ban điều hành chung nhưng việc thực thi và thay đổi chính sách chung của Khu HTKTBG có thể do Hội đồng Giám sát liên quốc gia thực hiện;+ Hoạt động quản lý của mỗi bên chủ động hơn.+ Khó quản lý hàng hóa do mặt bằng rộng, không có hàng rào cứng;

+ Kiểm soát xuất nhập cảnh dễ dàng hơn;

+ Việc phát triển “hạ tầng mềm” như kiểm tra một cửa, hài hòa hóa các chứng từ cửa khẩu và thiêt lập một nền trao đổi dữ liệu điện tử khó khăn hơn do cửa khẩu ở xa trung tâm.+ Việc kiểm soát theo cơ chế một cửa chỉ thực hiện ở cửa khẩu (không thực hiện chung ở Cổng B) nên thuận lợi hơn.

29

Page 30: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4. KHU HỢP TÁC KINH TẾ BIÊN GIỚI HÀ TĨNH - BOLYKHAMXAY:

4.1. Lựa chọn mô hình:

Để đảm bảo giữ vững nguyên tắc không thay đổi chủ quyền lãnh thổ mỗi quốc gia, tôn trọng các quy ước về đường biên giới lãnh thổ, không làm thay đổi các mốc biên giới, bảo đảm cảnh quan, gìn giữ môi trường... Theo phân tích ở mục 4.2 trên đây, do điều kiện địa hình của khu vực hai bên biên giới Hà Tĩnh và Bolykhamxay khá phức tạp, diện tích khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo rất nhỏ, hẹp và dốc, tổng diện tích sử dụng được chỉ khoảng 04ha nên không đủ diện tích để làm theo mô hình xuyên biên. Vì vậy, phương án lựa chọn hợp lý là thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay theo mô hình đối xứng: Mỗi bên xây dựng một Khu kinh tế (phía Việt Nam là Khu KTCK quốc tế Cầu Treo) với các phân khu chức năng đối xứng như khu sản xuất, khu thương mại và dịch vụ, khu đô thị, hành chính và các cửa kiểm soát. Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay chính là giới hạn không gian lãnh thổ của hai Khu kinh tế này.Hai nước thống nhất ký hiệp ước thỏa thuận áp dụng thống nhất một số chính sách chung cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay. Hoạt động của mỗi bên do Ban quản lý Khu kinh tế của nước đó quản lý theo luật pháp của nước sở tại và việc thực thi chính sách chung được giám sát bởi Hội đồng giám sát liên quốc gia Việt - Lào.

4.2. Về ranh giới địa lý, đặc điểm tự nhiên:

Qua khảo sát sơ bộ địa lý cả hai bên, dự kiến ranh giới địa lý của Khu hợp tác kinh tế như sau:- Về phía Việt Nam: Đề nghị lấy nguyên Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo, Hà Tĩnh theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các xã: Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn Hà Tĩnh chạy dọc theo Quốc lộ 8A dài khoảng 43km; diện tích tự nhiên 56.684 ha, chủ yếu là đất rừng núi (80%), dân số khoảng 2,1 vạn người; có chung 41km đường biên giới với huyện Khamkot, tỉnh Bolykhamxay, Lào.

- Về phía Lào: Hiện nay tỉnh Bolykhamxay đã hoàn thành dự thảo Đề án thành lập Khu KTCK quốc tế Nậm Phao với phạm vi ranh giới là khu vực chạy dọc theo đường 8 từ cửa khẩu Nậm Phao đến qua thị trấn Laksao, huyện Khamkot, tỉnh Bolykhamxay, dài khoảng 35km; bao gồm 03 cụm Bản Noọng O, Tha Veng, Laksao; diện tích 53.845ha, dân số 3,1 vạn người. Theo kết quả làm việc gần nhất của Hà Tĩnh với tỉnh Bolykhamxay, dự kiến tỉnh Bolykhamxay sẽ trình các Bộ ngành Trung ương và Chính phủ Lào phê duyệt và thành lập Khu KTCK quốc tế Nậm Phao trong Quý IV/2012 để tiến tới thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay.

30

Page 31: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Sơ đồ ranh giới Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh – Bolykhamxay

Nhìn chung, địa hình, địa lý cả hai bên của Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay tương đối giống nhau, đều có Quốc lộ 8 chạy qua, quanh các đường giao thông chính và các khu vực dân cư được bao bọc bởi các dãy núi cao, dễ dàng cách ly với bên ngoài để tạo thành khu vực độc lập, thuận lợi cho tổ chức quản lý theo mô hình khu phi thuế quan. Diện tích của mỗi bên đều khá lớn (trên 50.000 ha); địa hình đồi núi xen kẽ những thung lũng có dải đất tương đối rộng và bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng các khu thương mại, khu chế xuất, khu trung chuyển hàng hoá, hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị và các khu phụ trợ khác.

4.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội:

Nhìn chung, điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của cả hai bên có tính tương đồng. Sự giao lưu văn hóa và hợp tác kinh tế qua lại giữa nhân dân hai bên biên giới rất thuận lợi và mật thiết

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (giai đoạn 2007 - 2011):

Tốc độ tăng trưởng bình quân (tính theo giá trị gia tăng) đạt bình quân 16,7%/năm, thu nhập bình quân đầu người trong Khu kinh tế đạt 17,7 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Thu ngân sách giai đoạn 2007 - 2011 tăng nhanh, bình quân đạt trên 60 tỷ đồng/năm.

31

Page 32: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh, đặc biệt là khu vực dịch vụ, năm 2011 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23%; thương mại, dịch vụ chiếm 40%. Sự phát triển của khu vực dịch vụ có sự đóng góp lớn của các hoạt động thương mại, chủ yếu là các hoạt động trao đổi thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào.

Văn hoá - xã hội ngày được càng phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm bằng nhiều hình thức. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết, xử lý ngăn chặn kịp thời những phát sinh tại cơ sở, góp phần ổn định biên giới.

Hoạt động của các doanh nghiệp: Có 158 Doanh nghiệp; trên 1.000 hộ kinh doanh cá thể; có 19 dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 3000 tỷ đồng (trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động).

Về chính sách phát triển đang áp dụng: Theo Quyết định 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007, Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh Hà Tĩnh theo quy định của pháp luật.

- Huyện Khamkot, tỉnh Bolykhamxay, Lào (giai đoạn 2007-2011): Laksao là thị trấn, trung tâm huyện lỵ của huyện Khamkot, tỉnh

Bolykhamxay, diện tích 8.406 ha, dân số 1,69 vạn người, có hạ tầng kỹ thuật tương đối khang trang và cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng đủ điều kiện xây dựng và phát triển Khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Bolykhamxay. Hiện nay có 01 Doanh nghiệp Nhà nước; 15 Công ty tư nhân; 250 hộ kinh doanh.

Tốc độ tăng trưởng bình quân: 9,1%/năm; Thu nhập bình quân đầu người: 950USD/năm; Thu ngân sách 2011 đạt 5,941 tỷ kíp.

Các dự án hỗ trợ của ngước ngoài đang triển khai 2012: 63,5 tỷ kíp chủ yếu là làm đường giao thông, trường học và rà phá bom mìn.

Về chính sách phát triển kinh tế xã hội đang áp dụng: Thực hiện theo các Nghị quyết của tỉnh và huyện. Hiện nay phía tỉnh Bolykhamxay đang áp dụng thí điểm Khu thương Mại Viengkham tại Laksao và Khu kinh tế đặc thù NamNgang, tại Bản Thồng Pè, huyện Khamkot để đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi và cửa hàng.

Về cơ sở hạ tầng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có khá hơn khu đối xứng phía Lào nhưng phần diện tích đất dự kiến làm Khu hợp tác kinh tế biên giới phía Lào có thuận lợi là đất đai bằng phẳng và rộng hơn, tài nguyên rừng và khoáng sản dồi dào. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở cả hai khu vực này vẫn đang còn rất kém và đều là khu vực nghèo, đặc biệt khó khăn, nền sản xuất lạc hậu. khó khăn chung của cả hai bên hiện nay là thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nên chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

32

Page 33: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.4. Chức năng Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:

Do đặc điểm là Khu kinh tế cửa khẩu giáp biên giới có người dân sinh sống trong khu vực nên chức năng của Khu hợp tác kinh tế biên giới là tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm nghiệp, phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 25/6/2010. Như vậy, Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay có chức năng vừa là khu mậu dịch tự do, vừa là khu công nghiệp, khu chế xuất (khu gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa,…), khu du lịch, đô thị, trưng bày sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm, trung chuyển hàng hóa...

Ngoài ra, do đặc điểm dễ dàng cách ly với bên ngoài nên toàn bộ giới hạn không gian lãnh thổ của Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay đều là khu phi thuế quan như đang áp dụng đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hiện nay.

4.5. Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát: Tuy là Khu hợp tác kinh tế biên giới có chung chính sách, việc hợp tác về “hạ tầng mềm” như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho qua lại biên giới… được thúc đẩy tối đa nhưng hàng hóa, người và phương tiện qua lại cửa khẩu vẫn đảm bảo các nguyên tắc về kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Việc hợp tác về “hạ tầng mềm” có thể bao gồm:- Áp dụng phương thức kiểm soát tại Cổng A theo phương thức “một lần

dừng, một lần kiểm tra”.- Cải cách hành chính một cách đồng bộ và mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận

lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại cửa khẩu cũng như sản xuất kinh doanh trong Khu hợp tác kinh tế biên giới.

- Triển khai hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư...

Tất cả hàng hóa ra khỏi Khu hợp tác đều phải đi qua các Cổng B có hải quan của nước sở tại; hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh phải qua kiểm tra ở các Cổng A (Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu của mỗi nước), có thể theo phương thức “một lần dừng, một lần kiểm tra”. Quản lý và kiêm soát tại Cổng A gồm có Ban quản lý hành chính cửa khẩu (trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế của mỗi bên), kiểm soát xuất nhập cảnh (biên phòng, công an XNC), Hải quan, Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật). Hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh (từ nội địa nước này sang nội địa nước kia) được kiểm soát theo cơ chế “một điểm dừng, một lần kiểm tra”, luân phiên tại tại Cổng A của hai nước.Không gian khu hợp tác bố trí theo nguyên tắc đảm bảo an ninh biên giới, bố trí liên kết các hoạt động chức năng trong khu, tuân thủ các nguyên tắc về

33

Page 34: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

thương mại và phát huy cao nhất hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại 2 của hai nước.

4.6. Các chính sách áp dụng chung cho KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay:

Khu hợp tác kinh tế biên giới là nơi chấp thuận các phương thức tự do thương mại, đầu tư của cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập, những rào cản từ một hoặc hai bên đều có thể cản trở sự phát triển. Vì vậy, Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ theo hướng có quy chế chung trên một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh và các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong Khu hợp tác kinh tế… trên cơ sở phù hợp với pháp luật của mỗi nước (ví dụ hàng hóa và con người vào khu hợp tác có thể có những chính sách quy định chung nhưng việc nhập khẩu vào nội địa mỗi quốc gia thì có quy định riêng theo luật pháp của mỗi nước; giá thuê đất, giá điện, nước, vận tải, lưu kho bãi, lệ phí đầu tư, danh mục ngành nghề thu hút đầu tư, lệ phí liên quan đến người và hàng hóa… có thể thống nhất để tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh). Sự thống nhất thể chế của Khu hợp tác kinh tế sẽ được thể hiện bằng quy ước hợp tác giữa hai bên theo nguyên tắc tôn trọng các quy định riêng của mỗi bên, tôn trọng độc lập chủ quyền và an ninh lãnh thổ. Thể chế, chính sách cho Khu hợp tác kinh tế phải đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với những thay đổi môi trường đầu tư của quốc gia, quốc tế, khu vực và theo hướng chủ động để hợp tác với các bên thứ ba, khuyến khích các dịch vụ du lịch, tiêu dùng miễn thuế... Khi cần có sự thay đổi chính sách, mỗi bên đều được thông báo kịp thời để sửa đổi quy ước chung của khu hợp tác kinh tế. Hiện nay Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đang hoạt động theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số chính sách chính ở Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hiện nay có thể nghiên cứu, thống nhất giữa hai nước để áp dụng chung cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay như sau:

4.6.1. Nguồn vốn phát triển: - Vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để triển khai các

dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội quan trọng.- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.- Vốn doanh nghiệp và dân cư trong nước thông qua các dự án đầu tư trực

tiếp, các hình thức phát hành trái phiếu công trình hoặc các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng ứng trước một phần vốn và hình thức tín dụng đồng tài trợ.

- Vốn nước ngoài, bao gồm: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả việc áp dụng các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao (BT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); vốn hợp tác công - tư (PPP); vốn của các tổ chức tín dụng; vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

34

Page 35: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Được sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển.

4.6.2. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ:- Quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa Khu hợp tác kinh tế và thị trường

trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; có tổ chức Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá theo pháp luật hiện hành.

- Thủ tục Hải quan tại Khu hợp tác kinh tế: Hàng hoá, phương tiện vận tải, hành lý và ngoại hối từ nội địa ra, vào

Khu hợp tác kinh tế phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Hàng nông sản do dân cư sản xuất trong Khu hợp tác kinh tế và hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Khu hợp tác kinh tế, nếu không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa được miễn làm thủ tục hải quan.

4.6.3. Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, lưu trú:- Công dân cư trú tại địa bàn Khu hợp tác kinh tế biên giới của mỗi bên được

qua bên kia bằng Chứng minh thư biên giới hoặc Thẻ thông hành biên giới do do cơ quan quản lý XNC tại cửa khẩu của nước sở tại cấp; thời hạn được phép tạm trú tại Khu kinh tế của nước bên kia không quá 15 ngày. Trường hợp muốn vào sâu nội địa nước bên kia thì phải làm thủ tục xuất cảnh theo quy định của mỗi nước, thủ tục cấp phép xuất cảnh được thực hiện ngay tại cửa khẩu.

- Công dân Việt Nam và công dân Lào được tự do ra, vào Khu hợp tác kinh tế biên giới của nước mình. Trường hợp muốn qua Khu hợp tác kinh tế biên giới để xuất cảnh ra nước ngoài thì phải tuân thủ pháp luật của mỗi nước về xuất cảnh, nhập cảnh. Mọi thủ tục cấp phép xuất cảnh người và phương tiện được thực hiện ngay tại cửa khẩu.

- Người nước ngoài, người Lào hoặc Việt Nam định cư ở nước ngoài và các thành viên gia đình họ không thuộc diện miễn thị thực muốn vào tìm hiểu thị trường, làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu hợp tác kinh tế biên giới được miễn thị thực được cấp giấy thông hành biên giới và được lưu trú, tạm trú trong Khu hợp tác kinh tế biên giới với thời hạn không quá 15 ngày.

4.6.4. Quản lý phương tiện: Cho phép phương tiện cơ giới đường bộ kể cả loại có tay lái bên phải ra vào Khu hợp tác kinh tế biên giới để vận chuyển hàng hoá, hành khách; khi các ph-ương tiện loại này đi từ nước này vào nội địa nước kia phải tuân thủ các quy định của nước sở tại hoặc các thoả thuận quốc tế của hai nước.

35

Page 36: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.6.5. Chính sách ưu đãi:- Ưu đãi đầu tư:

Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước được quyền lựa chọn thực hiện các dự án đầu tư tại Khu hợp tác kinh tế (trừ những dự án thuộc danh mục lĩnh vực cấm đầu tư theo quy định của pháp luật của hai nước).

Tất cả các dự án đầu tư vào Khu hợp tác kinh tế được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của các Luật Đầu tư, Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên. Trường hợp đối với cùng một vấn đề mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Các dự án đầu tư vào Khu hợp tác kinh tế được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

- Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân: Những người làm việc tại Khu hợp tác kinh tế là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật được giảm 50% số thuế phải nộp.

- Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu hợp tác kinh tế và hàng

hóa dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu hợp tác kinh tế không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi do doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế khi nhập khẩu vào Khu kinh tế được miễn thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa của mỗi nước đưa vào Khu hợp tác kinh tế hưởng thuế suất giá trị gia tăng là 0%; hàng hoá, dịch vụ từ Khu hợp tác kinh tế đưa vào tiêu thụ trên thị trường nội địa của mỗi nước phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong Khu hợp tác và hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu hợp tác kinh tế không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi nộp thuế theo quy định của pháp luật mỗi nước.

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu hợp tác kinh tế xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

36

Page 37: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu hợp tác kinh tế đưa vào nội địa của mỗi nước phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật nước sở tại.

- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa, dịch vụ có xuất xứ từ nội địa mỗi nước và hàng hóa, dịch vụ

nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu hợp tác kinh tế được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi do doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Khu hợp tác kinh tế nhập khẩu vào Khu hợp tác kinh tế được miễn thuế nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu hợp tác kinh tế khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.

Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu hợp tác kinh tế có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa thì được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; trường hợp không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa thì không phải nộp thuế nhập khẩu.

Hàng hoá từ Khu kinh tế nhập khẩu vào nội địa, nếu có xuất xứ sản xuất tại Lào và Việt Nam, được giảm thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước và trên cơ sở các văn bản điều ước ký kết giữa Chính phủ hai nước.

Khách du lịch trong nước, ngoài nước khi vào Khu hợp tác kinh tế được phép mua hàng nhập khẩu miễn thuế (hàng không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu) đưa vào nội địa với trị giá không quá 500.000 đồng/người/ngày và được áp dụng đến đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Trường hợp trị giá hàng hoá vượt quá 500.000 đồng/người/ngày thì người có hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu phần vượt theo quy định của pháp luật mỗi nước.

- Ưu đãi về tín dụng: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Khu hợp tác kinh tế được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ mỗi nước về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Chuyển các khoản lỗ trong kinh doanh: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động trong Khu hợp tác kinh tế, sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển các khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.

- Ưu đãi về đất: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào Khu hợp tác kinh tế được miễn tiền thuế đất trong 11 năm đầu, kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất

37

Page 38: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

và được hưởng mức giá thuê đất bằng 30% giá thuế đất áp dụng cho các huyện miền núi kể từ năm thứ 12 trở đi.

4.6.6. Các chính sách bổ sung:

Khi xây dựng thể chế cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay, ngoài những chính sách nêu trên đề nghị áp dụng một số chính sách ưu đãi đặc thù hơn nữa trên cơ sở thỏa thuận của hai nước. Cụ thể một số chính sách kiến nghị bổ sung như sau:

Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi do doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Khu hợp tác kinh tế nhập khẩu vào Khu hợp tác kinh tế được miễn thuế nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Tăng mức mua hàng nhập khẩu miễn thuế cho Khách du lịch trong nước, ngoài nước khi vào Khu hợp tác kinh tế lên mức 150 USD/người/ngày và được áp dụng đến đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đề nghị cho phép công dân của nước này sang nước kia lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn Khu HTKTBG. Trong trường hợp đó người lao động cũng được qua biên giới bằng Chứng minh thư biên giới hoặc Thẻ thông hành biên giới do do cơ quan quản lý XNC tại cửa khẩu của nước sở tại cấp như đối với công dân cư trú tại địa bàn Khu hợp tác kinh tế biên giới của mỗi bên.

Để đảm bảo điều kiện phát triển nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong Khu hợp tác kinh tế. Đề nghị Chính phủ hai nước cho phép để lại 100% nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng qua Khu kinh tế cửa khẩu mỗi bên để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong 08 năm (từ năm 2013 đến năm 2020).

Ngân hàng Nhà nước của hai nước thống nhất phương thức thanh toán biên mậu. Ví dụ, khách hàng Lào có tài khoản của Ngân hàng ở Lào sang Khu hợp tác kinh tế biên giới phía Việt Nam hoạt động mua bán hoặc kinh doanh có thể thanh toán thông qua ngân hàng Việt Nam và ngược lại.

Đề nghị cho mở rộng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: các Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa cho 8 năm tiếp theo (đến năm 2020).

38

Page 39: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.7. Định hướng cơ cấu kinh tế, quy hoạch các ngành nghề cho KHTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay:

4.7.1. Xác định tầm nhìn, viễn cảnh phát triển:

Trên cơ sở đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay, viễn cảnh phát triển của toàn khu phải tạo được ấn tượng là: Giao thương quốc tế; Giao thoa văn hóa; Sinh thái - công nghệ tiên tiến; Sinh thái - cảnh quan nông lâm nghiệp hấp dẫn; và Cảnh quan đô thị như được khảm vào thiên nhiên.

Vì vậy, xác định Khu HTKTBG này sẽ là một trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu và giao lưu quốc tế, trung tâm lưu chuyển hàng hóa cho cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương, hoạt động sôi động và hiệu quả; Là trung tâm sản xuất nông lâm nghiệp theo công nghệ tiên tiến tạo được giá trị hàng hóa cao, có thể kết hợp sản xuất công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến, có giá trị cảnh quan sinh thái nông lâm nghiệp, kết hợp bền vững với các hoạt động dịch vụ du lịch.

4.7.2. Định hướng cơ cấu ngành nghề:

Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay với tính chất là:

- Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm nghiệp.

- Cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế trên hành lang kinh tế Đông Tây.

- Trung tâm kinh tế văn hóa, dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bolykhamxay, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hiện đại.

Để phát huy lợi thế của khu vực, định hướng ngành nghề cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay như sau:

4.7.2.1. Công nghiệp:

Dựa vào các chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu hợp tác kinh tế biên giới để phát triển các loại hình công nghiệp lắp ráp, công nghệ cao nhưng cần ít đất, ít nhân công để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

Công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tự nhiên và có thể nuôi, trồng tại khu vực và lân cận, tập trung vào 1 loài cây công nghiệp giá trị cao; Việc trồng rừng nguyên liệu phải gắn với định hướng thu hút đầu tư công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại, hướng tới xuất khẩu.

Các ngành công nghiệp khuyến khích đầu tư:

Công nghiệp lắp ráp xe ô tô, xe điện, điện tử, điện lạnh…

39

Page 40: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Công nghiệp xử lý, chế biến tre và sản phẩm rừng trồng thành vật liệu xây dựng, nội ngoại thất cao cấp.

Công nghiệp chiết xuất sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dược phẩm gốc Azaderachtin từ cây xoan ấn độ, đường năng lượng thấp từ cây cỏ ngọt, các loại bán thành phẩm dược liệu có giá trị cao, các loại hóa mỹ phẩm, nước giải khát...

Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm cao cấp từ nguyên liệu do nông nghiệp trong vùng và quanh vùng cung cấp.

Có thể chấp nhận các cơ sở công nghiệp khác để huy động các nguồn lực khác nhau trong xã hội.

4.7.2.2. Nông, lâm nghiệp và công nghệ phụ trợ:

Lâm nghiệp sinh thái và công nghệ phụ trợ:

- Tập trung vào 1 loài cây công nghiệp giá trị cao, như các loại cây thuốc, biệt dược, Tre trúc, Xoan Ấn độ, cây cỏ ngọt... thu hút đầu tư công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại, hướng tới xuất khẩu, tạo thương hiệu cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay trong và ngoài nước.

- Quy hoạch sao cho bản thân những vùng rừng nguyên liệu trở thành cảnh quan đặc biệt hấp dẫn du khách để gắn với du lịch sinh thái (có giá trị tương tự như những ruộng bậc thang truyền thống).

- Sử dụng vật liệu xây dựng cao cấp địa phương tạo bởi các lâm sản này, phát triển kiến trúc đậm bản sắc địa phương, cũng là một điểm hấp dẫn du khách.

Nông nghịêp sinh thái và công nghệ phụ trợ:

- Tập trung vào 1 lòai thủy cầm, hướng tới chất lượng hàng đầu, dựa trên chăn thả bán tự nhiên và công nghệ cao trong chế độ dinh dưỡng, tạo danh tiếng cho du lịch tham quan mô hình công nghệ và du lịch ẩm thực.

- Cũng có thể tạo thương hiệu bằng sự đa dạng hàng trăm lòai gia cầm/thủy cầm. Cần nhấn mạnh yếu tố sinh thái trong việc chăn nuôi, một thế mạnh của vùng này.

- Sử dụng công nghệ chế biến thực phẩm đạt chất lượng quốc tế. Có thể sử dụng nguyên liệu cả từ những vùng phụ cận.

- Đặc biệt nên tinh lọc, sáng tạo và phát triển những sản phẩm thực phẩm mang bản sắc vùng rừng núi như đồ muối, đồ xông khói, gia vị rừng v.v. và những thực phẩm truyền thống của Lào, Thái Lan được nghiên cứu phù hợp với khẩu vị Việt nam và ngược lại…

40

Page 41: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.7.2.3. Thương mại, dịch vụ, du lịch:Phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ. Xây dựng các khu kho bãi tập kết hàng hóa miễn thuế chờ xuất khẩu, là trung tâm lưu chuyển hàng hóa qua cảng biển nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương và ngược lại.

Sơ đồ kết nối chuỗi du lịch:

Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, sinh thái gắn với các yếu tố: - Đặc trưng của khu vực Cầu Treo, Laksao - Sản phẩm du lịch:- Giao lưu văn hóa Việt – Lào;- Chuỗi du lịch từ biển lên rừng cửa khẩu, sang Lào, Thái Lan, Myanma…;- Khu mua sắm miễn thuế cửa khẩu và phố chợ cửa khẩu kết hợp với dịch vụ

dừng chân tiện nghi, hiện đại giữa vùng rừng núi;- Cảnh quan ngàn núi, ngàn sông, nước khoáng;- Trang trại vùng rừng cảnh quan;- Dịch vụ ẩm thực;- Tham quan mô hình công nghệ chăn nuôi, trồng chọt công nghệ tiên tiến;- Tham quan các cấu trúc đô thị, các hình thức kiến trúc, xây dựng độc đáo

v.v.

41

Page 42: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.8. Phân kỳ đầu tư:4.8.1. Đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo:

Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu KTCK quốc tế Cầu Treo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 961/QĐ-TTg ngày 25/6/2010, Quy hoạch đợt đầu - giai đoạn đến 2015 gồm:

- Quy mô dân số dự kiến khoảng 30.000 người;- Quy mô đất xây dựng các khu chức năng chính khoảng 1.219 ha.Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế đã được phê duyệt, hiện nay Khu kinh tế đã hoàn thành Quy hoạch chi tiết xây dựng các Khu chức năng, hiện nay đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động của Khu kinh tế.Tổng mức đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật dự kiến khoảng 3.013 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư một phần từ ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, vốn góp xây dựng hạ tầng khu dân cư của người dân… Trong đó: - Vốn NSNN là: 1.645 tỷ đồng - Vốn khác là: 1.368 tỷ đồng.

Phân kỳ đầu tư các Khu chức năng như sau:- Giai đoạn 1: Từ 2013-2015

Vốn NSNN: 638,5 tỷ đồng Vốn khác: 340 tỷ đồng

- Giai đoạn 2: Từ 2016-2020

Vốn NSNN: 393 tỷ đồng Vốn khác: 410 tỷ đồng

- Giai đoạn 3: Từ 2021-2025

Vốn NSNN: 270 tỷ đồng Vốn khác: 618 tỷ đồng

(Chi tiết xem Bảng phân kỳ đầu tư ở trang sau)

42

Page 43: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO ĐẾN NĂM 2025

TT Phân khu chức năng

Vị trí Chức năng Quy mô

Tổng mức đầu tư

(tỷ đồng)

Vốn đã bố trí

(tỷ đồng)

Phân kỳ đầu tư Đến năm 2015 Đến năm 2020 Đến năm 2025Vốn

NSNNVốn khác

Vốn NSNN

Vốn khác

Vốn NSNN

Vốn khác

1 Khu vực cửa khẩu  Sơn Kim 1

Hành chính, dịch vụ  20ha 385,000 44,000 191,000 20,000 30,000 30,000 20,000 50,000

2 Khu TM, DV, Du lịch Nước Sốt

 Sơn Kim 1

Thương mại, dịch vụ, du lịch, trang trại, SX nước giải khát

 500ha 400,000 2,000 98,000 50,000 50,000 50,000 50,000 100,000

3 Khu công nghiệp Đại Kim

 Sơn Kim 1

 Công nghiệp 30ha   220,000 105,000 60,000 55,000 -   -  

4 Khu Công nghiệp, TM và DV, đô thị Đá Mồng

 Sơn Kim 2

Công nghiệp, Dịch vụ, đô thị, trang trại

 480ha 436,000 2,000 74,000 30,000 50,000 80,000 50,000 150,000

5 Thị trấn Tây Sơn  Tây Sơn

Hành chính, đô thị, dịch vụ, TM

 650ha 280,000 1,500 58,500 20,000 50,000 50,000 50,000 50,000

6 Hạ tầng Khu đô thị Nam sông Ngàn Phố

 Tây Sơn

 Đô thị, dịch vụ  100ha 300,000 1,000 16,000 50,000 83,000 50,000 - 100,000

7 Khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ đô thị Hà Tân

 Sơn Tây

Công nghiệp, Dịch vụ, đô thị, trang trại

 450ha 482,000 30,000 92,000 30,000 80,000 100,000 50,000 100,000

8 Khu vực cổng B  Sơn Tây

Hành chính, thương mại, dịch vụ

 15ha 210,000 156,000 19,000 35,000 -   - -

9 Phát triển đô thị Hà Tân - Tây Sơn

 Sơn Tây

Đô thị, dịch vụ, thương mại

 500ha 300,000 2,000 30,000 50,000 50,000 50,000 50,000 68,000

  TÔNG CÔNG     3,013,000 343,500 638,500 340,000 393,000 410,000 270,000 618,000

Page 44: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

ối với Khu KTCK quốc tế Nậm Phao (Bolykhamxay):Hiện nay Khu kinh tế này đang được trình Chính phủ Lào thành lập nên chưa có Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế.

Các phân khu chức năng và quy mô đầu tư sẽ được xác định trong quá trình lập Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế. Tuy nhiên, một cách tương đối có thể tạm thời nội suy theo phân kỳ đầu tư đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo, với điều kiện thuận lợi hơn về mặt bằn, suất đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật Khu KTCK Nậm Phao chỉ tương đương khoảng 60-70% chi phí xây dựng ở Khu KTCK quốc tế Cầu Treo.

Dự kiến từ nay đến năm 2015, giai đoạn đầu phía Khu KTCK quốc tế Nậm Phao sẽ xây dựng một phần diện tích các khu chức năng chính với quy mô khoảng 100 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 450 tỷ đồng.

4.9. Dự kiến thu hút đầu tư và đào tạo lao động:4.9.1. Đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo:

Theo thống kê, hiện nay dân số ở Khu KTCK quốc tế Cầu Treo khoảng 2,3 vạn người (bao gồm cả dân số cơ học), giải quyết công ăn việc làm cho trên 11.000 lao động.

Hiện nay, Khu kinh tế có 158 doanh nghiệp và trên 1000 hộ kinh doanh cá thể đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Thu hút được 19 dự án đầu tư với số vốn khoảng 3.100 tỷ đồng.

Dự kiến đến năm 2015:

- Dân số tăng lên 2,5 vạn người,- Phát triển thêm trên 60 doanh nghiệp và 500 hộ kinh doanh cá thể- Thu hút được thêm 20 dự án đầu tư- Tạo thêm công ăn việc làm cho 3000 lao động.Dự kiến đến năm 2025 sẽ:

- Dân số tăng lên 5 vạn người- Phát triển thêm 150 doanh nghiệp và 500 hộ kinh doanh cá thể- Thu hút được thêm 100 dự án đầu tư- Tạo thêm công ăn việc làm cho 15.000 lao động.Về đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo.

Page 45: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

4.9.2. Đối với Khu KTCK quốc tế Nậm Phao, tỉnh Bolykhamxay:Dân số ở các cụm bản dự kiến thành lập Khu KTCK Nậm Phao hiện nay khoảng 3,1 vạn người (bao gồm cả dân số cơ học). Số người có công ăn việc làm khoảng 14.000 người. Khu vực này hiện có 16 doanh nghiệp và 250 hộ kinh doanh. Ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh do người dân tự xây dựng, chưa thu hút được các dự án đầu tư nào.Sau khi thành lập Khu KTCK quốc tế Nậm Phao và Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay với các chính sách ưu đãi đặc biệt, trong những năm tới Khu KTCK quốc tế Nậm Phao sẽ phát triển mạnh các loại hình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, thu hút mạnh đầu tư vào Khu kinh tế. Dự kiến đến năm 2015 sẽ:- Dân số tăng lên 3,3 vạn người - Phát triển trên 40 doanh nghiệp và 200 hộ kinh doanh cá thể- Thu hút được 25 dự án đầu tư- Tạo thêm công ăn việc làm cho 4000 lao động.Dự kiến đến năm 2025 sẽ:- Dân số tăng lên 5 vạn người - Phát triển trên 100 doanh nghiệp và 500 hộ kinh doanh cá thể- Thu hút được thêm khoảng 100 dự án đầu tư- Tạo thêm công ăn việc làm cho 15.000 lao động.Về lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Khu kinh tế này, ngoài việc phát triển nguồn nhân lực tại chỗ sẽ thu hút được thêm một số lượng lao động Việt Nam và Thái Lan sang làm ăn sinh sống.

5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI KHU HTKTBG HÀ TĨNH –BOLYKHAMXAY

5.1. Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư

Đặc điểm nổi bật của Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay là sự thiếu hụt về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và thương mại. Tỷ lệ dân số trong vùng sống bằng nông nghiệp cao, nhiều nơi vẫn còn giữ phương thức sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, do vậy nguồn vốn trong dân không đáng kể. Các doanh nghiệp tư nhân hạn chế về số lượng, chủ yếu ở qui mô vừa và nhỏ. Các dự án nước ngoài (ODA và FDI) hạn chế về số lượng và qui mô; ODA chủ yếu cho xoá đói giảm nghèo và một số hoạt động về môi trường; FDI chưa có môi trường thu hút hấp dẫn.Thực tế trên cho thấy, giải pháp vốn đầu tư rất quan trọng, quyết định sự hình thành và và phát triển nhanh hay chậm của Khu hợp tác kinh tế biên giới. Trước mắt cần:

45

Page 46: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Tăng thêm nguồn vốn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là các hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện ký kết hợp đồng với nông dân về tiêu thụ sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng phương thức thống nhất về tổ chức từ sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.

- Khuyến khích các hình thức huy động nguồn vốn trong dân, vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tổ hợp tác, trang trại và quy mô hộ gia đình.

- Huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư hỗ trợ chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng then chốt trong phát triển kinh tế là giao thông, thủy lợi, điện... Lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Đối với sự hoạt động khởi đầu của Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay, nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ hai nước là rất quan trọng, đặc biệt cho việc nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tê-xã hội. Hiện nay, Việt nam đang nâng cấp Quốc lộ 8 nhưng mới chỉ khởi công giai đoạn 1 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Phố Chầu (Hương Sơn), dự kiến 1014 mới hoàn thành, giai đoạn 2 từ Phố Châu đến cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chưa bố trí vốn được để thực hiện. Phía Lào hiện nay Quốc lộ 8 cũng bắt đầu xuống cấp cần sớm được nâng cấp. Ngoài ra tuyến đường 1E nôi Laksao với Thakhec (tỉnh Khăm Muộn) cũng đang được nâng cấp cần sớm đưa vào sử dụng. Đây là những công việc quan trọng nhất, tạo những tuyến giao thông huyết mạch nối các địa phương theo hướng Đông-Tây. Trong quá trình phát triển tiếp theo, nhiều công trình kết cấu hạ tầng khác cần thiết hợp tác phát triển, song phương hoặc đa phương, dựa trên nhu cầu của các bên. Khi kết cấu hạ tầng tạm đủ để các hoạt động sản xuất kinh doanh triển khai có lãi, thông qua việc thu các thuế và phí để tạo nguồn tiếp tục nâng cấp kết cấu hạ tầng.

- Huy động nguồn vốn ODA: Cả hai nước Lào và Việt Nam là đối tượng đang tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc tế và các nhà tại trợ lớn cho phát triển và xoá đói giảm nghèo. Để Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay trở thành địa bàn ưu tiên tiếp nhận các khoản tài trợ này, đề nghị Chính phủ hai nước sớm có hành động đưa tuyến đường quốc lộ 8, quốc lộ 12 (cả phía Việt Nam và Lào), Quốc lộ 13 từ Laksao đi Vientian và Nakhon Phanom (Thái Lan) tham gia Hiệp định vận tải xuyên biên giới (SMS-CBTA) tiến tới chuyển hành lang giao thông này thành hành lang kinh tế.Ngoài ADB, đề nghị hai Chính phủ quan tâm vận động, kêu gọi các Nhà tài trợ ODA khác cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay để phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo.

46

Page 47: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp trong nước: Đối Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay, các doanh nghiệp mới được hình thành, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn không nhiều, lĩnh vực hoạt động hạn chế ở những ngành chế biến nông lâm sản và thương mại là chủ yếu. Để duy trì và phát triển các quan hệ làm ăn của khối doanh nghiệp này, phải tạo điều kiện và cơ chế chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh và có lãi; xoá bỏ các rào cản bất hợp lý. Tạo các quan hệ làm ăn giữa các doanh nghiệp lúc bắt đầu có thể ở qui mô rất nhỏ, như buôn bán trao đổi dọc đường biên, chợ biên giới... Những hoạt động khởi đầu này tạo điều kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp ở qui mô lớn hơn khi điều kiện về hạ tầng (cứng và mềm) được hoàn thiện.Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ hai nước cần có chính sách và kêu gọi các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực này để tạo động lực phát triển Khu hợp tác kinh tế biên giới.Trong thời gian trước mắt Khu hợp tác kinh tế biên giới chưa phải là địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do ở đây chưa hội tụ được những môi trường cần thiết. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là từ Đông Bắc Thái Lan, đã theo trục đường 8 tới khảo sát cửa khẩu Nậm Phao và Cầu Treo và các tuyến đường ra cảng biển của Việt Nam; qua đó cho thấy khi các tuyến đường chính hoàn thành, phải tính đến sự tham gia nhiều hơn các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên một số lĩnh vực như thương mại, du lịch...

5.2. Cơ chế, chính sách:

Việt Nam và Lào đã có những thoả thuận về cơ chế, chính sách hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, những cơ chế chính sách này ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các bên, tiến tới hội nhập khu vực. Từ mục tiêu xây dựng Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay có thể thấy, hình thức hợp tác này có thể coi như bước đầu tiên thử nghiệm cho hợp tác rộng rãi, cho hội nhập khu vực, do vậy những vấn đề đã được thoả thuận song phương giữa các nước vẫn được thực hiện ở đây, song cần bổ những cơ chế chính sách có sự thoả thuận của các bên với độ ưu tiên cao hơn.Ngoài ra, việc hai nước ký hiệp ước áp dụng chung một số chính sách cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ tạo nên tính ổn định về chính sách của khu hợp tác này, khắc phục được tình trạng thiếu nhất quán, chồng chéo, vướng mắc bởi các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn, các văn bản chỉ đạo điều hành hoạt động của các Khu kinh tế như thời gian qua. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hết sức quan tâm, nó sẽ tạo nên niềm tin cho các Nhà đầu tư an tâm đầu tư vào khu vực này.

5.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý điều hành

47

Page 48: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Khu hợp tác kinh tế biên giới của mỗi bên sẽ giao cho Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu bên đó quản lý và sẽ có quy chế phối hợp chung giữa hai bên. Ở cấp Trung ương: Đề nghị thành lập một Hội đồng giám sát liên quốc gia Việt Nam – Lào bao gồm Phân Ban hợp tác Việt Nam và Lào và có thể bổ sung thêm một số thành viên có liên quan từ các Bộ, ngành khác và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chính quyền tỉnh Bolykhamxay để kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và sửa đổi các bất hợp lý.Tuy là Khu hợp tác kinh tế biên giới có chung chính sách, việc hợp tác về “hạ tầng mềm” như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho qua lại biên giới… được thúc đẩy tối đa nhưng hàng hóa, người và phương tiện qua lại cửa khẩu vẫn đảm bảo các nguyên tắc về kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Việc hợp tác về “hạ tầng mềm” có thể bao gồm:- Áp dụng phương thức kiểm soát tại Cổng A theo phương thức “một lần

dừng, một lần kiểm tra”.- Áp dụng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo Quyết định số

48/2011/QĐ-TTg Ngày 31/8/2011 củaThủ tướng Chính phủ;- Cải cách hành chính một cách đồng bộ và mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận

lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại cửa khẩu cũng như sản xuất kinh doanh trong Khu hợp tác kinh tế biên giới.

- Triển khai hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư...

5.4. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp- Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá,

con người và vốn đầu tư trong phạm vi Khu hợp tác kinh tế biên giới thông qua việc phối kết hợp chặt chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh.

- Áp dụng cơ chế thuận lợi nhất cho người qua lại và cư trú của tất cả các địa phương trong Khu hợp tác kinh tế biên giới, cho phép người lao động được cư trú theo chương trình và thời hạn của các dự án đầu tư; tạo điều kiện để sử dụng lao động qua ngày ở những khu kinh tế cửa khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài xin VISA tại các cửa khẩu Khu hợp tác kinh tế biên giới thay vì phải tới tận thủ phủ của các tỉnh hay một trung tâm để giải quyết.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại: xem xét cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các thủ tục thương mại, các loại giấy tờ được hài hoà, một hệ thống phân loại hàng hoá nhất quán; xem xét lộ trình cắt giảm giảm thuế, phá bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện sớm các quy định của AFTA tại khu vực Khu hợp tác kinh tế biên giới; tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đối với nông sản. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu xem xét việc hình thành các khu công nghiệp tạm nhập-chế biến-tái xuất nhằm tận dụng lợi thế về lao động, vùng nguyên liệu, thuế suất ưu tiên hàng xuất khẩu cho những nước nghèo của WTO.

48

Page 49: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Ngoài những giải pháp trên, đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách tài chính (ưu tiên cao nhất về thuế, hỗ trợ vốn, ưu đãi tín dụng…) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách tín dụng ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư làm ăn tại Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay.

- Phối hợp lợi thế so sánh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong Khu hợp tác kinh tế biên giới, tuy các doanh nghiệp của địa phương có qui mô nhỏ, song qua một số năm hoạt động các doanh nghiệp này cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và tìm kiếm đối tác. Việc phân bố lao động trong các tỉnh cho thấy khả năng bù trừ sự khan hiếm về lao động có tay nghề từ các tỉnh của Việt Nam cho các tỉnh của nước bạn. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai đầu tư, sản xuất kinh doanh ở Bolykhamxay, do vậy các địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ. Giai đoạn đầu có thể xúc tiến công nghiệp dọc đường biên, ở Khu hợp tác kinh tế biên giới (tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng của tỉnh Hà Tĩnh. Chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Khu hợp tác kinh tế biên giới thông qua các chương trình đào tạo, marketing thị trường xuất khẩu).

- Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực: Từ các nguồn kinh phí của các tổ chức quốc tế, kinh phí xoá đói giảm nghèo, kinh phí hỗ trợ của các Phân ban Lào – Việt Nam... xây dựng dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực xuyên biên giới dành cho nông dân, giáo viên, cán bộ y tế, doanh nhân, cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiểu biết về kỹ thuật và ngoại ngữ...

- Chủ động, năng động trong hợp tác phát triển: Tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào việc phân cấp giữa trung ương và địa phương của các nước và sự chủ động, năng động của các địa phương. Hà Tĩnh và Bolykhamxay cần tận dụng mối quan hệ láng giềng đã có đề ra nội dung hợp tác. Thông qua hoạt động hợp tác sẽ nẩy sinh các vướng mắc về các vấn đề cơ chế, chính sách mà chỉ cấp trung ương mới giải quyết được, khi đó chủ động trao đổi với Hội đồng Giám sát liên quốc gia Việt - Lào hoặc đề đạt lên các cấp có thẩm quyền xem xét.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Hướng phát triển nông lâm nghiệp trọng tâm của khu vực là đảm bảo ổn định sản xuất lương thực và chuyển hướng mạnh mẽ sang sản xuất sản phẩm hàng hoá. Do vậy để tăng nhanh sản lượng lương thực đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao khối lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá cho công nghiệp chế biến xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường, công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là cải tiến khâu giống. Các cơ sở nghiên cứu ở Trung ương và các tỉnh cần tập trung đầu tư cho các dự án phát triển về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mô hình trình diễn để hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhất là đối với đồng bào vùng sâu vùng xa.

49

Page 50: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

- Giải pháp thị trường: Trong khu vực đã có một số mặt hàng nông lâm sản chủ lực xuất khẩu. Do đó ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu cần chú ý đến thị trường của mỗi quốc gia để tranh thủ trao đổi sản phẩm nhằm làm phong phú hàng hoá trên thị trường đáp ứng tiêu dùng cho nhân dân. Hai tỉnh cần xúc tiến mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế của mỗi nước và giữa các tỉnh trong khu vực với nhau. Từng bước xúc tiến nghiên cứu phát triển thị trường ổn định, cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin thị trường để nông dân ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập. Mặt khác triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến công tác tiếp cận thị trường để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

5.5. Các giải pháp khác

Trong những năm gần đây, các tỉnh trong khu vực đã triển khai công tác định canh định cư nhằm ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, hạn chế phá rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên tình trạng du canh du cư và định cư du canh vẫn còn diễn ra chưa chấm dứt được, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần có công tác định canh định cư, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân cần được triển khai đồng bộ với quá trình xây dựng và phát triển Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay.

6. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA KHU HTKTBG HÀ TĨNH - BOLYKHAMXAY

6.1. Tính khả thi của dự án:

6.1.1. Về mặt pháp lý, chính trị và an ninh quốc phòng:Phù hợp với chủ trương của hai Đảng và Nhà nước trong việc hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…; quyết tâm đưa các quan hệ hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015, khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp của hai nước tăng cường các dự án hợp tác thiết thực và thực chất, vì sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội của mỗi nước. Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ tạo nên một điểm nhấn trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Lào.Lãnh đạo Chính phủ hai nước đã thống nhất chủ trương và đưa nội dung này vào Biên bản cuộc họp của Ủy ban liên Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào tổ chức tại Luangprabang ngày 12/8/2012. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo số 182/TB-VPCP ngày 21/5/2012.Lãnh đạo hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay đã thống nhất chủ trương và đưa nội dung thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay vào Biên bản cuộc họp cấp cao Hà Tĩnh – Bolykhamxay. Hiện nay Chính quyền tỉnh

50

Page 51: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Bolykhamxay đã hoàn thành đề án thành lập Khu KTCK quốc tế Nậm Phao trình Chính phủ Lào phê duyệt để làm cơ sở cho việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới.Về mặt quốc phòng, việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới với nhiều chính sách ưu đãi sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam vào đầu tư trên đất Lào. Đồng thời chính sách tạo điều kiện cho người dân của nước này nước sang lao động trên lãnh thổ của nước kia sẽ tạo điều kiện cho người lao động của Việt Nam sang làm ăn sinh sống trên đất Lào. Khu hợp tác kinh tế biên giới này vừa có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội lại vừa có vị trí chiến lược trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng nên cùng với việc hợp tác phát triển kinh tế, thương mại an ninh quốc phòng cũng được củng cố vững chắc thêm.

6.1.2. Về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và mối liên hệ vùng:Địa hình, địa lý cả hai bên của Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay khá tương đồng, đều có Quốc lộ 8 chạy qua, quanh các đường giao thông chính và các khu vực dân cư được bao bọc bởi các dãy núi cao, dễ dàng cách ly với bên ngoài để tạo thành khu vực độc lập, thuận lợi cho tổ chức quản lý theo mô hình khu phi thuế quan. Diện tích của mỗi bên đều khá lớn (trên 50.000 ha); địa hình đồi núi xen kẽ những thung lũng có dải đất tương đối rộng và bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng các khu thương mại, khu chế xuất, khu trung chuyển hàng hoá, hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị và các khu phụ trợ khác. Trục giao thông chính của Khu hợp tác là Quốc lộ 8 giao cắt với Quốc lộ 13 (Lào), Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Đây là tuyến đường ngắn nhất để vùng Đông Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào thông thương ra các nước qua cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương của Hà Tĩnh; Cùng với các nội dung thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng Cảng Vũng Áng và các Hiệp định vận tải đường bộ đã ký kết thì việc xây dựng Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay gắn với việc đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 8A sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc phát triển giao thông và giao thương hàng hóa giữa các nước trong khu vực.Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay là trung điểm của cung đường vận chuyển từ Đông Bắc Thái Lan đến Cảng Vũng Áng (từ Laksao (Cổng B – Khu KTCK Nậm Phao) đến cửa khẩu cầu Hữu Nghị III (nối Thakhec, Khăm Muộn, Lào với Nakhon Phanom, Thái Lan) khoảng 150km tương đương quãng đường từ Cổng B - Khu KTCK quốc tế Cầu Treo về Vũng Áng cũng khoảng 150km);Khoảng cách từ cách thị trấn Laksao đến cặp cửa khẩu quốc tế BanPhaeng (Thái Lan) và Buongkuang (Lào) khoảng 110 km (cặp cửa khẩu này hiện đang được khẩn trương xây dựng nâng cấp, dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012) sẽ tạo thêm một đầu mối hàng hóa lớn cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay khi vào hoạt động.Khu HTKTBG Hà Tĩnh Bolykhamxay còn là trung điểm giữa Hà Nội và Viêng Chăn với cự ly khoảng 400km, cũng là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại và du lịch.

51

Page 52: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

52

Page 53: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

53

Page 54: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

54

Page 55: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

Với vị trí chiến lược như vậy, Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ là vùng kinh tế quá cảnh cho 9 tỉnh của ba nước (Việt Nam, Lào và Thái Lan) sử dụng chung Quốc lộ 8, rất thuận lợi để xây dựng nơi đây thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa của Thái Lan để thông thương ra các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Bắc Mỹ… qua cảng biển nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương của Hà Tĩnh và ngược lại.Thái Lan hiện là thị trường lớn thứ hai trong khối ASEAN về thương mại với Việt Nam. Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Thái Lan năm 2011 trên 9 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch XNK với Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo mới chỉ đạt ở con số khiêm tốn với trên dưới 30 triệu USD. Vì vậy dư địa kim ngạch XNK với Thái Lan đối với Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay là rất lớn. Đặc biệt, từ tháng 11/2011 cầu Hữu Nghị III nối Nakhon Phanom (Thái Lan) với Thakhec, Khăm Muộn (Lào) đã đi vào hoạt động; cặp cửa khẩu Banpaeng (Thái Lan) và Buongkang (Lào) cuối tuyến Quốc lộ 8, cách Laksao 110km cũng chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay tăng kim ngạch thương mại với Thái Lan và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Thái Lan.Mặt khác, với lợi thế về quãng đường và thời gian vận chuyển, Cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương của Hà Tĩnh đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan, nhất là ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay đã có trên 10 đoàn doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp Thái Lan sang làm việc với Hà Tĩnh để tím kiếm cơ hội đầu tư và kết nối các tuyến vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Vũng Áng, tổ chức các tuyến du lịch đường bộ từ Thái Lan sang Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và ngược lại.Như vậy, việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay cón có ý nghĩa thúc đẩy vận chuyển hàng hóa qua cảng Vũng Áng và tăng cường hợp tác phát triển du lịch, dịch vụ. Xây dựng nơi đây thành trung tâm tập kết hàng hóa trung chuyển của Thái Lan, Lào và Việt Nam trước khi thông thương ra các nước, là nơi cung cấp các dịch vụ hậu cần cho các nước, kết nối với cảng biển nước sâu của Hà Tĩnh.

6.1.3. Về khả năng huy động nguồn lực đầu tư phát triển:Theo lộ trình triển khai các dự án cơ sở hạ tầng và phân kỳ đầu tư như đã nêu ở phần trên, lượng vốn để xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật không lớn. Từ nay đến 2015 chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ban đầu phục vụ cho việc thu hút các dự án đầu tư. Mỗi năm nhu cầu về vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 150-250 tỷ đồng.Sau năm 2015, khi đó đã thu hút được một lượng tương đối các dự án đầu tư vào Khu kinh tế. Quá trình hoạt động của Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ được rút kinh nghiệm và điều chỉnh chính sách thích hợp sẽ tạo thêm động lực thu hút các Nhà đầu tư nên ở các giai đoạn sau sẽ dễ dàng huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật

55

Page 56: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

cho thuê, vốn ngân sách Nhà nước sẽ giảm đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và tăng đầu tư vào hạ tầng xã hội.Về giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:- Đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo:

Nếu áp dụng cơ chế cho để lại 100% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng khu hợp tác kinh tế trong 08 năm (từ năm 2013 đến năm 2020) thì hàng năm có thể huy động được bình quân khoảng 70 tỷ đồng.

Số còn thiếu đề ngị bố trí từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu hàng năm cho Khu KTCK quốc tế Cầu Treo

- Đối với Khu KTCK quốc tế Nậm Phao (Bolykhamxay): Vốn từ cơ chế cho để lại 100% nguồn thu qua Khu kinh tế (từ năm 2013

đến năm 2020) thì có thể huy động được bình quân khoản tiền tương đương khoảng 70 tỷ đồng/năm.

Hàng năm đề nghị Chính phủ Việt Nam dành một khoản viện trợ ODA cho Lào khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho Khu KTCK quốc tế Nậm Phao trong 5 năm đầu tiên.

Số còn thiếu đề nghị Ngân sách Lào đầu tư cho Khu kinh tế.

Hàng năm hai tỉnh Hà Tĩnh và bolykhamxay sẽ cân đối ngân sách để đầu tư thêm cho phát triển hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế.Ngoài ra đề nghị Chính phủ hai nước quan tâm thu xếp vốn ODA cho các dự án hạ tầng kỹ thuật và đầu tư vào các lĩnh vực xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo…

6.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:

Hà Tĩnh hiện nay vẫn đang là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chưa cân đối được ngân sách, vẫn phải nhờ vào hỗ trợ của trung ương để đầu tư phát triển. Những năm gần đây Hà Tĩnh đã có những bước tiến vững chắc và khá nhanh chóng, thể hiện quyết tâm và nỗ lực của địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh khác trong khu vực. Kể từ khi chính thức được thành lập năm 2007, đến nay Khu KTCK quốc tế Cầu Treo đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,7%/năm, thu nhập của người dân đạt 17,7 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Thu ngân sách bình quân trên 60 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh, đặc biệt là khu vực dịch vụ, năm 2011 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23%; thương mại, dịch vụ chiếm 40%. Nếu như trước năm 2007 toàn khu kinh tế mới chỉ có gần 30 doanh nghiệp và 4 dự án đầu tư thì đến nay đã có

56

Page 57: MỤC LỤC:qppl.hatinh.gov.vn/vbpq_hatinh.nsf... · Web viewVề đào tạo lao động thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà

158 doanh nghiệp được thành lập và thu hút được thêm 15 dự án nâng tổng số lên 19 dự án đầu tư vào Khu kinh tế với số vốn đầu tư trên 3000 tỷ đồng.

Văn hoá - xã hội ngày được càng phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm bằng nhiều hình thức. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết, xử lý ngăn chặn kịp thời những phát sinh tại cơ sở, góp phần ổn định biên giới.

Tuy nhiên, so với mục tiêu và yêu cầu thì những kết quả đã đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng lợi thế của Khu kinh tế này. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án đầu tư; chính sách ưu đãi của Khu kinh tế còn gặp nhiều vướng mắc và nói chung là thiếu tính ổn định nên chưa tạo được niềm tin đối với các Nhà đầu tư; Hệ thống giao thông đối ngoại, đặc biệt là Quốc lộ 8 chậm được nâng cấp và thi công chậm nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động đi lại và vận chuyển hàng hoá; hợp tác kinh tế biên giới với Lào chưa được quan tâm đúng mức nên chưa khai thác được thị trường tiềm năng như Thái Lan và các nước láng giềng…Hiện nay, các tuyến đường giao thông đối ngoại đã và đang được các Chính phủ quan tâm đầu tư: Cầu Hữu Nghị III đã thông tuyến từ tháng 11/2011, cặp cửa khẩu quốc tế Banpaeng (Thái Lan) và Buongkuang (Lào) dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2012, Tuyến đường 8 đang được cả hai bên đầu tư nâng cấp, Quốc lộ 1E phía Lào dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2013 rút ngắn được 50km khoảng cách từ Laksao đến cầu Hữu Nghị III…, cùng với lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế, có thể nói điều kiện để thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay hiện nay đã chín muồi. Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolkyhamxay sẽ mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp và thương nhân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ cho phép khai thác tiềm năng và bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa..., góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực. Việc khai thác và phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo sẽ giúp xoá đói giảm nghèo cho không chỉ người dân trong Khu hợp tác kinh tế biên giới mà còn cho cả hàng triệu người ở khu vực Trung Lào, Đông - Bắc Thái Lan và Bắc Miền Trung Việt Nam, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới.

57