23
69 Chương 4 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG 4.1. Thành tựu của Đại học ĐàNẵng ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các cơ sở đào tạo Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố ĐàNẵng. Đại học ĐàNẵng hiện có 8 trường thành viên và đơnvị trực thuộc, 61.000 sinh viên các hệ, 1800 cán bộ giảng dạy và cán bộ công chức.Nếu tính trên tỉ lệ cán bộ giản dạy đại học, Đại học ĐàNẵng hiện có 65% cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ, 25% cán bgiảng dạy có trình độ tiến sĩ. Những ngành mũi nhọn, tỉ lệ Thạc sĩ đạt trên 85% và Tiến sĩ đạt trên 50% trên số cán bộ giảng dạy chuyên ngành Hai lĩnh vực mạnh nhất của Đại học ĐàNẵng là khoa học công nghệ và quản lý kinh tế. Là Đại học duy nhất ở Miền Trung-Tây Nguyên đào tạo kỹ sưđa ngành. Hiện Đại học ĐàNẵng có 123 chuyên ngành đào tạo khác nhau ở tất cả các hệ. Tốc độ phát triển đào tạo sau đại học tăng bình quân trên 20%/năm. Hơn 30 năm qua, Đihọc ĐàNẵng đã đào tạo hàng vạn cán bộ cho khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.Cựu sinh viên Đại học ĐàNẵng hiện giữ vai trò trọng yếu trong các cơ quan đơnvvà doanh nghiệp ở khu vực. Uy tín của Đại học ĐàNẵng ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Đại bộ phân sinh viên của Đại học ĐàNẵng tìm được việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách Khoa hầu hết tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Có những lớp được doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt hàng ngay từ những năm cuối. Đại học ĐàNẵng có quan hệ chặc chẽ với Thành phố ĐàNẵng và các địa phương trong khu vực trong đào tạo nguồn lực, nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất. Chương trình đào tạo gắn chặt với nhu cầu xãhội tại địa phương. ĐàNẵng và Miền Trung-y Nguyên cần có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, tầm nhìn chiến lược, các tổng công trình sư, cán bộ đầu ngành phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàcạnh tranh hội nhập. Sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và quản lý giỏi đã làm ảnh hưởng đến tiến độ công nghiệp hóa và thu hút đầu tư ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Do nhu cầu đội ngũ nhân lực, nhiều trường Đại học, Cao đẳng ở Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên sẽ hình thành để đào tạo đội ngũ tác nghiệp. Đại học ĐàNẵng cần

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG · Để thực hiện được sứ mạng nêu trên, Đại học Đà Nẵng chủ trương phát triển theo

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

69

Chương 4

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

4.1. Thành tựu của Đại học Đà Nẵng

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 04 tháng 4

năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các cơ sở đào tạo Đại học, Cao Đẳng và

Trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Đại học Đà Nẵng hiện có 8 trường thành viên và đơn vị trực thuộc, 61.000 sinh

viên các hệ, 1800 cán bộ giảng dạy và cán bộ công chức. Nếu tính trên tỉ lệ cán bộ giản

dạy đại học, Đại học Đà Nẵng hiện có 65% cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ, 25% cán

bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ. Những ngành mũi nhọn, tỉ lệ Thạc sĩ đạt trên 85% và

Tiến sĩ đạt trên 50% trên số cán bộ giảng dạy chuyên ngành

Hai lĩnh vực mạnh nhất của Đại học Đà Nẵng là khoa học công nghệ và quản lý

kinh tế. Là Đại học duy nhất ở Miền Trung-Tây Nguyên đào tạo kỹ sư đa ngành. Hiện

Đại học Đà Nẵng có 123 chuyên ngành đào tạo khác nhau ở tất cả các hệ. Tốc độ phát

triển đào tạo sau đại học tăng bình quân trên 20%/năm.

Hơn 30 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã đào tạo hàng vạn cán bộ cho khu vực Miền

Trung-Tây Nguyên. Cựu sinh viên Đại học Đà Nẵng hiện giữ vai trò trọng yếu trong các

cơ quan đơn vị và doanh nghiệp ở khu vực. Uy tín của Đại học Đà Nẵng ngày càng được

nâng cao trong nước và quốc tế. Đại bộ phân sinh viên của Đại học Đà Nẵng tìm được

việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách Khoa hầu hết tìm

được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Có những lớp được doanh nghiệp trong và ngoài

nước đặt hàng ngay từ những năm cuối.

Đại học Đà Nẵng có quan hệ chặc chẽ với Thành phố Đà Nẵng và các địa phương

trong khu vực trong đào tạo nguồn lực, nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất. Chương

trình đào tạo gắn chặt với nhu cầu xã hội tại địa phương. Đà Nẵng và Miền Trung-Tây

Nguyên cần có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, tầm nhìn chiến lược, các tổng công trình

sư, cán bộ đầu ngành phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cạnh tranh

hội nhập. Sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và quản lý giỏi đã làm ảnh

hưởng đến tiến độ công nghiệp hóa và thu hút đầu tư ở khu vực Miền Trung-Tây

Nguyên.

Do nhu cầu đội ngũ nhân lực, nhiều trường Đại học, Cao đẳng ở Khu vực Miền

Trung-Tây Nguyên sẽ hình thành để đào tạo đội ngũ tác nghiệp. Đại học Đà Nẵng cần

70

được phát triển thành đại học nghiên cứu để đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao để đảm

bảo sự hài hòa cơ cấu nguồn nhân lực của khu vực.

4.2. Chiến lược phát triển của Đại học Đà Nẵng

Là một Đại học vùng trọng điểm Quốc gia, đa ngành, đa cấp, Đại học Đà Nẵng

đóng vai trò trọng yếu trong đào tạo đội ngũ nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ

cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng và

cho cả nước nói chung với sứ mạng:

Đào tạo lực lượng cán bộ ưu tú đa ngành, có trình độ chuyên môn cao và tư

duy hiện đại, có tinh thần yêu nước và cống hiến trí tuệ cho sự phát triển của nhân

loại.

Để thực hiện được sứ mạng nêu trên, Đại học Đà Nẵng chủ trương phát triển theo

định hướng đại học nghiên cứu ứng dụng có uy tín, được kiểm định chất lượng đào tạo và

được xếp hạng trong hệ thống đại học khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Các bước đi cụ thể:

1. Giữ ổn định qui mô và nâng cao chất lượng bậc đại học, phát triển qui mô bậc

sau đại học kết hợp với nghiên cứu khoa học; Kiểm định chất lượng các

chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế;

2. Nhân rộng mô hình các nhóm giảng dạy-nghiên cứu (TRT), phát triển cơ sở

vật chất đồng bộ với việc tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao

tiến tới thành lập Trường đại học nghiên cứu vận hành theo mô hình mới trực

thuộc Đà Nẵng;

3. Từng bước thực hiện liên thông chương trình đào tạo với các trường đại học có

uy tín trên thế giới; Tăng cường hợp tác quốc tế, đóng vai trò trung tâm giao

lưu, trao đổi văn hóa, khoa học công nghệ với thế giới ở khu vực Miền Trung-

Tây Nguyên.

4.3. Mục tiêu phát triển của Đại học Đà Nẵng

4.3.1. Bối cảnh trong nước và thế giới

Trong nền kinh tế tri thức, tốc độ tư duy, sáng tạo của con người đóng vai trò quan

trọng trong mọi thành công. Do đó, trường đại học ngày nay cần đào tạo cho sinh viên

khả năng tư duy khoa học để nhanh chóng hòa nhập vào môi trường công tác mới. Đó là

lý do vì sao trong xếp hạng chất lượng các trường Đại học thế giới, người ta đặt trọng số

rất cao về thành quả nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy và cựu sinh viên nhà

trường.

Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thị trường lao động trong

nước cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Nếu người lao động không được đào

71

tạo theo chuẩn quốc tế thì sẽ không tìm được việc làm phù hợp. Sự phát triển bền vững

của Trường Đại học dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc tế và vị trí xếp

hạng đẳng cấp thế giới. Các nước đang phát triển luôn mong muốn có một vài trường đại

học của nước mình được lọt vào bảng xếp hạng nên đã có những chính sách đầu tư quyết

liệt cho các trường đại học hàng đầu của họ. Nước ta cũng không đứng ngoài xu thế đó.

Chủ trương xây dựng một trường Đại học đẳng cấp quốc tế (WCU) của Chính phủ ta

trong thời gian gần đây đã thể hiện sự mong muốn này. Để đạt được các tiêu chí về cơ sở

vật chất và đội ngũ của WCU chúng ta cần có sự đầu tư rất lớn mà trong tình hình kinh tế

hiện nay chúng ta rất khó có thể thỏa mãn một cách đại trà. Vì vậy các trường Đại học

cần lựa chọn cho mình con đường phát triển phù hợp dựa trên sự phân tầng chất lượng.

Với tính năng động vốn có, Đại học Đà Nẵng hơn 20 năm qua đã dựa vào các chương

trình hợp tác quốc tế để đi lên. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước phát triển,

Đại học Đà Nẵng đã sớm đổi mới phương pháp giảng dạy, từ phương pháp dạy học vẹt,

học chay sang dạy sinh viên cách tư duy năng động. Điều cốt lõi để thực hiện triết lý giáo

dục đại học mới này là nhà trường đã gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa

học với quan điểm trường đại học phải là nơi gặp gỡ tự do giữa sinh viên và nhà nghiên

cứu. Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet cho phép nhà trường giảm chi phí

đầu tư để đạt cùng chất lượng như trước đây.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ quyết tâm của toàn Đảng,

toàn dân trong việc xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Từ nay

đến năm 2015 trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên sẽ có những bước phát triển lớn về

kinh tế - xã hội. Những năm gần đây Nhà nước ta đã tập trung đầu tư nhiều công trình

trọng điểm ở Miền Trung để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giảm bớt khoảng chênh

lệch so với hai đầu đất nước. Khu công nghiệp Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1 đã đi

vào hoạt động, các dự án đầu tư sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp trung ương và

địa phương kết hợp với tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây sẽ tạo cho khu vực Miền

Trung-Tây Nguyên có một sức bật mới để phát triển kinh tế. Thách thức lớn nhất đối với

khu vực là nguồn nhân lực có trình độ để tiếp nhận các dự án đầu tư.

Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng và với chủ trương xã hội hóa giáo dục của

Nhà Nước, nhiều trường Đại học tư thục ở Miền Trung sẽ ra đời làm nhiệm vụ nâng cao

dân trí và đào tạo nghề nghiệp. Để hài hòa cơ cấu nhân lực trong khu vực, Đại học Đà

Nẵng hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng và trình độ cao với chủ

trương mở rộng qui mô đào tạo sau đại học kết hợp với phát triển nghiên cứu khoa

học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học chính qui và giảm dần qui mô đào tạo các hệ

khác.

Bên cạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, với tư cách là một trung tâm khoa học,

kỹ thuật, công nghệ ở miền Trung, Đại học Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong

72

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên môn... kịp thời giải quyết về

những vấn đề nảy sinh trong sản xuất và đời sống ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Trong điều kiện nguồn từ ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư cơ sở vật chất hạn

chế, nguồn thu học phí cả một thời gian dài không tăng lại phải trích một phần lớn trong

nguồn thu này để bổ sung cho lộ trình tăng lương của Nhà nước, để có được nguồn vốn

phục vụ cho kế hoạch phát triển nêu trên là một thách thức rất lớn đối với Đại học Đà

Nẵng. Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, giáo dục đại

học cũng phải hòa nhập chung vào dòng chảy toàn cầu hóa. Các trường Đại học không

thể trông đợi duy nhất vào nguồn đầu tư của Nhà nước mà phải chủ động chọn cho mình

một lối đi để phát triển, gạt bỏ hoàn toàn tư duy bao cấp vốn có trước đây. Đại học Đà

Nẵng là đại học còn non trẻ lại ở Miền Trung, vùng đất còn nhiều khó khăn so với hai

đầu đất nước nên từ khi Nhà Nước có chính sách mở cửa, nhà trường đã chủ động tìm

kiếm các nguồn đầu tư khác nhau để thực hiện kế hoạch phát triển của mình. Ngoài các

nguồn tài chính từ các dự án đầu tư tập trung của nhà nước, từ các chương trình mục tiêu,

Đại học Đà Nẵng đã xây dựng các dự án xin đầu tư của chính phủ từ nguồn vốn ODA

của các nước phát triển, của Ngân Hàng Thế Giới và đặc biệt trong những năm gần đây,

một nguồn kinh phí đáng kể đến từ các nhà tài trợ nước ngoài, sự hỗ trợ của các địa

phương trong khu vực. Đại học Đà Nẵng đã phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực

mà nhà trường đã được đầu tư.

4.3.2. Mục tiêu lâu dài

Mục tiêu lâu dài là phát triển Đại học Đà Nẵng thành đại học đẳng cấp quốc tế,

được xếp hạng cao trong danh sách các trường đại học hàng đầu của thế giới. Để đạt mục

tiêu này, nhà trường cần có kế hoạch phấn đấu dài hạn, đầu tư con người và cơ sở vật

chất, xây dựng uy tín trong nước và trên thế giới.

4.3.3. Mục tiêu trung hạn

Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học để đưa Đại học Đà Nẵng lọt

vào bảng xếp hạng của các trường Đại học hàng đầu của khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương

4.3.4. Mục tiêu đến năm 2020

Tổ chức lại công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm định chất lượng các

chương trình đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học để thực sự trở thành Đại

học nghiên cứu vào năm 2020.

4.4. Dự kiến lộ trình đạt được các mục tiêu chiến lược

Để đạt được mục tiêu dài hạn đã xác định, Đại học Đà Nẵng cần xác lập các bước

đi cụ thể cho từng giai đoạn. Bảng sau đây trình bày dự kiến các mốc thời gian đạt được

các mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển Đại học Đà Nẵng.

73

STT Kết quả đạt đượcMốc thời

gian

1 Hình thành các hạt nhân giảng dạy-nghiên cứu 2010

2Thành lập Trường Đại học nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế vàphát triển các trường thành viên theo định hướng nghiên cứu

2012

3Cơ bản hoàn thành phân tầng đào tạo đại học và phân luồng đào tạo sau đại học

2015

4100% các chương trình đào tạo của Trường Đại học Nghiêncứu được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế

2018

5 Đại học Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn của Đại học nghiên cứu 2020

6Đại học Đà Nẵng được xếp hạng trong top 100 trường Đại học Đông Nam Á

2025

7Đại học Đà Nẵng được xếp hạng trong top 100 trường Đại học Châu Á-Thái Bình Dương

2035

8Đại học Đà Nẵng được xếp hạng trong top 500 trường Đại học thế giới

2050

9Đại học Đà Nẵng được xếp hạng trong top 300 trường Đại học thế giới

2060

Lộ trình đạt mục tiêu dài hạn của Đại học Đà Nẵng được chia ra làm 9 bước:

1. 2010: Hình thành các hạt nhân giảng dạy-nghiên cứu: Đây là bước cơ bản đầu tiên

để đưa công tác nghiên cứu khoa học vào nề nếp. Công tác nghiên cứu khoa học ở

Đại học Đà Nẵng nói riêng và ở các trường đại học Việt Nam nói chung còn rất

yếu. Có nhiều lý do giải thích việc này nhưng việc đầu tư thiết bị không đồng bộ

với sự phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu là một lý do cơ bản. Trong bối cảnh

nguồn lực đầu tư còn hạn chế thì việc phát triển công tác nghiên cứu khoa học

đồng thời tất cả các trường đại học hay tất cả các chuyên ngành của một trường rất

khó thực hiện. Vì vậy các trường cần chọn một số ngành phù hợp để phát triển

trước dưới dạng các nhóm giảng dạy-nghiên cứu (TRT: Teaching-Research

Team). Các nhóm này được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ để

làm hạt nhân phát triển công tác nghiên cứu khoa học tại trường.

2. 2012: Thành lập Trường Đại học nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế và phát triển các

trường thành viên theo định hướng nghiên cứu: Với kinh nghiệm các nhóm giảng

dạy-nghiên cứu đã hình thành, Đại học Đà Nẵng tiến hành các thủ tục cần thiết để

thành lập một trường đại học nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế và từng bước

phát triển các trường thành viên khác theo định hướng nghiên cứu. Điều này đồng

nghĩa với việc phân tầng các bộ phận thành viên của Đại học Đà Nẵng theo hướng

tiinh hoa và hướng phổ cập. Để thực hiện mục tiêu này, đến năm 2012, Đại học

74

Đà Nẵng sẽ có thêm 2 trường thành viên mới: Trường Đại học nghiên cứu và

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.

3. 2015: Cơ bản hoàn thành phân tầng đào tạo đại học và phân luồng đào tạo sau đại

học: Hoàn chỉnh việc phân tầng đào tạo đại học theo hướng tinh hoa và phổ cập và

phân luồng đào tạo sau đại học theo hướng nghiên cứu và hướng chuyên nghiệp.

Số lượng sinh viên tinh hoa và số lượng học viên hướng nghiên cứu ngày càng

tăng: đây là tiêu chí quan trọng để phát triển nhà trường thành đại học nghiên cứu.

4. 2018: 100% các chương trình đào tạo của Trường Đại học Nghiên cứu được kiểm

định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế: Để phát triển giao lưu quốc tế, trao đổi

sinh viên với các nước, tiến tới công nhận bằng cấp lẫn nhau, các chương trình đào

tạo theo hướng nghiên cứu cần được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức uy tín

trên thế giới (ví dụ ABET của Mỹ, CTI của Pháp…). Mở các chương trình dạy

trực tiếp bằng tiếng Anh song song với các chương trình dạy bằng tiếng Việt, đặc

biệt các chương trình sau đại học. Chất lượng đào tạo của trường được công khai

cho toàn xã hội biết.

5. 2020: Đại học Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn của Đại học nghiên cứu: Các bước mở

đường được thực hiện trong giai đoạn 2010-2020 sẽ tạo ra những kết quả vượt bậc

trong nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm thế giới và tạo những bước đột biến

trong nghiên cứu khoa học. Với cơ cấu tổ chức là một đại học đa ngành, Đại học

Đà Nẵng ó nhiều lợi thế trong đa dạng hóa lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công

bố kết quả nghiên cứu. Với những bước phát triển đó, Đại học Đà Nẵng thực sự

trở thành Đại học nghiên cứu vào năm 2020.

6. Đại học Đà Nẵng được xếp hạng vào các trường Đại học đẳng cấp khu vực và thế

giới: Sau năm 2020, Đại học Đà Nẵng đã có một vị thế vững vàng, đội ngũ nhân

lực cũng như cơ sở vật chất được xây dựng một cách đồng bộ và có hệ thống, uy

tín nhà trường được thế giới biết đến, nhà trường sẽ gia tốc sự phát triển của mình

để lần lượt bước vào bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu Đông Nam Á

(năm 2025), 100 trường đại học hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương (năm 2035),

500 trường đại học hàng đầu thế giới (năm 2050) và 300 trường đại học hàng đầu

thế giới (năm 2060).

4.5. Các giai đoạn thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020

4.5.1. Giai đoạn chuẩn bị (2005-2010)

Giai đoạn chuẩn bị được thực hiện trong kế hoạch 2005-2010. Nội dung thực hiện

trong giai đoạn này gồm:

1. Cải cách cơ bản việc giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên

75

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công

nghệ ngày nay, người cán bộ cần có khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh để giao

lưu, cập nhật kiến thức kịp thời và thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường công tác.

Việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên hiện nay vướng phải những bất cập sau:

- Sinh viên trúng tuyển vào trường có trình độ ngoại ngữ không đồng đều

Thí sinh trúng tuyển vào Đại học Đà Nẵng đến từ các địa phương khác nhau có

mức độ chênh lệch về điều kiện học tập khá lớn. Những thí sinh ở các thành phố thì có

điều kiện học tập tốt hơn nhiều so với các thí sinh đến từ vùng sâu vùng xa, đặc biệt là

điều kiện học ngoại ngữ. Kết quả kiểm tra ngoại ngữ đầu vào cho thấy mức độ chênh lệch

rất lớn về trình độ: thí sinh con em đồng bào miền núi hầu như ở trình độ bắt đầu so với

thí sinh thành phố có trình độ ngoại ngữ gần như thông thạo. Bất cập về sự chênh lệch

ngoại ngữ này khiến nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức việc giảng dạy có

hiệu quả.

- Lớp học đông sinh viên

Để học ngoại ngữ có hiệu quả lớp học cần được phân nhỏ khoảng dưới 20 sinh

viên. Thực tế hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa đảm bảo, kinh phí

hạn chế nên lớp học ngoại ngữ cũng như các môn học khác đều rất đông sinh viên. Điều

này làm giảm đáng kể hiệu quả giảng dạy và chất lượng tiếp thu của sinh viên

- Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chưa được đổi mới kịp thời

Phần lớn giảng viên dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ vẫn sử dụng

những giáo trình và phương pháp giảng dạy cổ điển, thụ động, chưa tận dụng được các

công cụ hiện đại để nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ. Kết quả là sinh viên tốt

nghiệp có thể nắm vững về ngữ pháp nhưng kỹ năng giao tiếp, nghe nói rất yếu

- Sinh viên ít có dịp giao tiếp với người nước ngoài

Việc trao đổi sinh viên, giảng viên giữa Đại học Đà Nẵng và các trường Đại học

nước ngoài những năm gần đây được phát triển tốt nhưng so với nhu cầu vẫn còn rất hạn

chế. Vì vậy sinh viên, giáo viên ít có dịp trao đổi chuyên môn với sinh viên và giảng viên

nước ngoài trực tiếp bằng ngoại ngữ. Hiện nay trong khuôn khổ các chương trình hợp tác

song phương giữa Đại học Đà Nẵng với các đại học ở các nước phát triển cho phép sinh

viên thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp (twinning program) nhưng do kinh phí

đào tạo nước ngoài còn cao ít có sinh viên Đại học Đà Nẵng có thể tham gia các chương

trình này. Vì vậy rất hiếm sinh viên có trình độ ngoại ngữ thông thạo sau khi ra trường

Nhận thấy những bất cập trên đây, trong những năm qua, Đại học Đà Nẵng đã

giao cho Trường Đại học Ngoại ngữ nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng

dạy ngoại ngữ cho sinh viên. Đột phá đầu tiên là đào tạo lại cán bộ giảng dạy. Thông qua

dự án Giáo dục Đại học II (TRIG), Đại học Đà Nẵng đã cử hơn 30 lượt cán bô giảng dạy

76

tiếng Anh không chuyên ngữ đi thực tập phương pháp giảng dạy tại Mỹ, Úc. Các giảng

viên đi thực tập về bước đầu đầu có những chuyển biến tích cực trong đổi mới phương

pháp giảng dạy theo hướng tích cực hơn. Giải pháp thứ hai là kiểm tra ngoại ngữ đầu vào

cho toàn bộ sinh viên Đại học Đà Nẵng để sắp lớp phù hợp. Những sinh viên đã có trình

độ ngoại ngữ cao được miễn học chương trình ngoại ngữ ở trường để có thể gian học tập

chuyên môn hay học các chương trình ngoại ngữ nâng cao.

Sinh viên các chương trình tiên tiến dành năm đầu tiên để tập trung học tiếng Anh

tại Viện Anh Ngữ. Nhờ học tập trung và đội ngũ giảng viên giỏi, trình độ ngoại ngữ của

sinh viên tiến bộ rất nhanh chóng. Bắt đầu năm thứ hai trở đi, giờ ngoại ngữ giảm dần

thay vào đó là những môn chuyên môn được dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đây là kinh

nghiệm rất tốt cho trường Đại học nghiên cứu tương lai.

Đại học Đà Nẵng đã đàm phán với Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành phố Hồ Chí

Minh và Hội Đồng Anh về việc gửi giảng viên tiếng Anh tình nguyện sang dạy bổ sung

cho sinh viên Đà Nẵng. Các giảng viên này sẽ giúp cho sinh viên cải thiện khả năng nghe

nói trực tiếp bằng tiếng Anh.

2. Tuyển thêm cán bộ mới có năng lực và sức bật để gửi ra nước ngoài đào tạo

Để đáp ứng yêu cầu của đội ngũ cán bộ trong giai đoạn phát triển Đại học Đà

Nẵng thành Đại học nghiên cứu ngay trong giai đoạn này chúng ta cần nhanh chóng

tuyển dụng những cán bộ trẻ xuất sắc, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để

gửi ra nước ngoài đào tạo một cách bài bản. Chủ trương này mang lại nhiều lợi ích thiết

thực:

- Chương trình và phương pháp giảng dạy liên tục được đổi mới. Nhờ học tập ở nước

ngoài, cán bộ trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức mới cũng như phương pháp giảng

dạy mới thuộc lĩnh vực chuyên môn mà họ đang được đào tạo. Khi về nước họ sẽ

truyền đạt những kinh nghiệm này cho đồng nghiệp và sinh viên

- Tiếp cận được hướng nghiên cứu khoa học hiện đại

Trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài, các cán

bộ trẻ được tham gia nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học của các phòng thí

nghiệm của các nước phát triển vì vậy có thể tiếp cận được sự phát triển của lĩnh vực

khoa học công nghệ mà mình quan tâm để khi về nước tiếp tục phát triển hướng nghiên

cứu. Điều này giúp nhà trường mở ra được nhiều hướng nghiên cứu khoa học mới phù

hợp với xu thế phát triển của thế giới.

- Tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế

Nhờ tham gia nghiên cứu khoa học, hợp tác với các nhóm nghiên cứu nước ngoài

nên khi cán bộ trẻ về nước họ tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu đã thiết

77

lập, tạo điều kiện thực hiện các đề tài nghiên cứu chung, tiến tới xây dựng các dự án hợp

tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo.

3. Thực hiện các dự án tăng cường năng lực, tăng cường trang thiết bị thí

nghiệm đồng bộ

Trong tình hình tài chính đại học có nhiều khó khăn như hiện nay, việc đầu tư

bằng nguồn lực tự có rất hạn chế vì vậy chúng ta cần tìm kiếm các nguồn đầu tư khác

nhau thông qua các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, các dự án ODA của

nước ngoài, các chương trình phát triển giáo dục Đại học của Ngân Hàng Thế Giới và

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Giai đoạn đầu tư chắp vá để kịp thời phục vụ nhu cầu đào

tạo không còn phù hợp. Vì vậy chúng ta cần xây dựng các dự án đầu tư một cách đồng bộ

và có hệ thống, cả đầu tư trang thiết bị lẫn đào tạo đội ngũ cán bộ khai thác có hiệu quả

trang thiết bị.

4. Tiến hành các dự án hợp tác quốc tế, mở rộng các chương trình liên kết đào

tạo với nước ngoài

Để nhanh chóng cập nhật chương trình đào tạo theo các đại học tiên tiến trên thế

giới chúng ta cần phát triển mạnh mẽ các dự án hợp tác đào tạo quốc tế dưới hình thức

phối hợp đào tạo, đồng cấp bằng (đối với những ngành nghề chúng ta đã có đủ điều kiện)

hoặc chương trình đào tạo do đại học nước ngoài cấp bằng (đối với những ngành nghề

mới mà chúng ta chưa có đủ điều kiện để mở). Thông qua các chương trình này chúng ta

có thể tiếp nhận được chương trình đào tạo mới, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy để thay thế

dần giảng viên nước ngoài. Cách làm này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đòi hỏi sự

chuẩn bị dự án rất công phu với đối tác nước ngoài.

Hiện tại chúng ta cần duy trì và phát triển các chương trình liên kết với nước ngoài

đã được thiết lập sau đây:

+ Bậc Đại học

- Công nghệ Dầu-Khí (Chương trình Việt-Pháp AUF, đồng cấp bằng, hợp tác với

Đại học Toulon-Var, Pháp)

- Công nghệ thông tin (Chương trình Việt-Pháp AUF, hợp tác với Đại học

Marseille, Pháp)

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp (Chương trình Việt-Nhật, hợp tác với Đại học

Nagaoka, Nhật Bản)

- Quản trị Kinh doanh (Hợp tác với Đại học Sunderland, UK, và Townson, USA)

+ Bậc Sau Đại học

- Logistique (Hợp tác với Đại học Liege, Bỉ)

- Quản trị Truyền thông (Hợp tác với Đại học Stirling, UK)

78

- Marketing sản phẩm và dịch vụ y tế (Hợp tác với Đại học Nantes, Pháp)

- Khoa học máy tính (Hợp tác với Đại học Nice Sophia Antipolis, UNS, Pháp)

- E-Tourisme (UNS)

- MBA (UNS)

- Quản lý nguồn nước (UNS)

- Hệ thống nhúng (UNS)

Những khó khăn của các chương trình liên kết trên đây có thể kể ra như sau :

- Trình độ ngoại ngữ của sinh viên cũng như của học viên sau đại học nói chung là

yếu, không thể theo học trực tiếp chương trình bằng tiếng nước ngoài ngay từ đầu.

Vì vậy phải có thời gian chuẩn bị ngoài ngữ. Điều này làm tăng chi phí cho

chương trình

- Sinh viên vào học chương trình này có đầu vào thấp, thường là những sinh viên thi

rớt đại học công lập và gia đình khá giả. Tình hình này có đỡ hơn đối với học viên

sau đại học

- Kế hoạch học tập khá bị động do chương trình giảng dạy phần lớn phụ thuộc giáo

viên nước ngoài

5. Củng cố các chương trình đào tạo tiên tiến

Để khắc phục những vướng mắc của các chương trình liên kết đào tạo trên đây, Bộ

Giáo dục-Đào tạo đã cho phép các trường tiến hành thí điểm một số chương trình tiên

tiến. Chương trình này cho phép chúng ta chủ động hoàn toàn trong kế hoạch đào tạo,

tuyển chọn được sinh viên giỏi do kinh phí chương trình vẫn còn được Nhà nước bao

cấp. Chương trình tiên tiến là chương trình được “nhập khẩu” từ các nước phát triển. Đây

là các chương trình sử dụng nội lực của chúng ta là chính nên đầu tư rất lớn. Vì vậy

chúng ta cần lựa chọn ngành phù hợp và phát triển từng bước. Hiện tại, Trường Đại học

Bách Khoa đang thực hiện 4 chương trình tiên tiến:

- Hệ thống số (Chương trình tiên tiến, hợp tác với University of Washington, Seatle,

USA)

- Hệ thống nhúng (Chương trình tiên tiến, hợp tác với Porland State University,

Oregan, USA)

- Sản xuất tự động (Chương trình Kỹ sư chất lượng cao, hợp tác với Đại học Bách

Khoa Quốc Gia Grenoble, Pháp)

- Tin học Công nghiệp (Chương trình Kỹ sư chất lượng cao, hợp tác với Đại học

Bách Khoa Quốc Gia Grenoble, Pháp)

79

Kinh nghiệm của các chương trình này có thể được nhân rộng cho những chương

trình khác trong những năm tiếp theo.

6. Xây dựng và củng cố các nhóm giảng dạy-nghiên cứu (TRT)

Các nhóm giảng dạy-nghiên cứu TRT có thể xem như những tế bào của hệ thống

nghiên cứu khoa học tại Đại học Đà Nẵng. Trong 4 năm qua, chúng ta đã tổ chức được

các TRT sau đây:

- DATIC: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- CRePA: Nghiên cứu sản xuất tự động

- EPRC: Nghiên cứu công nghệ môi trường

- CREA: Nghiên cứu phát triển động cơ-ô tô

- GATEC: Nghiên cứu ứng dụng năng lượng thay thế

- NANOTECH: Nghiên cứu công nghệ nano, plasma và vật liệu mới

- NSM: Mô phỏng toán học và mô hình hóa

Các nhóm TRT nêu trên được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ.

Cho tới nay, các nhóm TRT đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học,

nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đào tạo sau đại học. Các công trình nghiên cứu có

giá trị, các bằng phát minh sáng chế được áp dụng trong công nghiệp của Đại học Đà

Nẵng cũng xuất phát từ các công trình nghiên cứu của các nhóm TRT.

Trên cơ sở kinh nghiệm của các nhóm giảng dạy-nghiên cứu đã được hình thành

tại Trường Đại học Bách Khoa, trong giai đoạn này chúng ta sẽ củng cố và tăng cường

thêm các nhóm giảng dạy-nghiên cứu cả về số lượng lẫn chất lượng.

4.5.2. Giai đoạn xây dựng các hạt nhân nghiên cứu (2011-2015)

1. Phát triển các nhóm giảng dạy-nghiên cứu, các chương trình tiến tiến ở tất

cả các trường thành viên

Đại học Đà Nẵng xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là bắt buộc đối với cán

bộ giảng dạy. Do đó tất cả giảng viên đều là chủ nhiệm hoặc tham gia các đề tài nghiên

cứu các cấp. Việc xét duyệt đề tài nghiên cứu hằng năm ưu tiên dựa trên đăng ký của các

tập thể và chú ý đến những đề tài nghiên cứu có tính đa ngành, huy động lực lượng cán

bộ từ nhiều khoa, nhiều trường khác nhau. Những ngành đã thành lập được nhóm giảng

dạy-nghiên cứu thì được phép tổ chức chương trình tiên tiến, đào tạo chất lượng cao.

Những chương trình tiên tiến này đảm bảo các tiêu chí sau đây:

- Ngành đào tạo phải có nhóm giảng dạy-nghiên cứu

- Tỉ lệ sinh viên/giảng viên: 18

80

- Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu: tiếng Anh

- Sinh viên được chọn học thêm ngoại ngữ thứ hai

- Thời gian đào tạo: 5 năm trong đó năm đầu tiên chủ yếu học ngoại ngữ

- Tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ 3

- Thực tập ở nước ngoài ít nhất 6 tháng trong quá trình đào tạo

- 10% chuơng trình đào tạo do các giáo sư có uy tín nước ngoài đảm nhận

- Năm cuối cùng có thể đăng ký học song song chuyên ngành cao học tương ứng

- Học phí xác định trên nguyên tắc lấy thu bù chi

- Công khai tài chính và chất lượng đào tạo cho công chúng biết trước khi tuyển

sinh

Dự kiến tới năm 2015, số lượng các chương trình tiên tiến ở Đại học Đà Nẵng như

sau:

+ Trường Đại học Bách Khoa: 8

+ Trường Đại học Kinh tế: 4

+ Trường Đại học Sư Phạm: 2

+ Trường Đại học Ngoại ngữ: 2

2. Tiến hành xây dựng các cơ sở tại Làng Đại học Đà Nẵng, mở rộng mặt bằng

Trường Đại học Bách Khoa

Diện tích mặt bằng phục vụ đào tạo trên mỗi sinh viên là một trong những tiêu chí

trong kiểm định chất lượng đào tạo. Tổng diện tích xây dựng của Đại học Đà Nẵng hiện

nay chưa đáp ứng được 10% diện tích mặt bằng phục vụ cho việc đào tạo số lượng sinh

viên chính qui hiện có. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu nâng cào chất lượng đào tạo và

thỏa mãn các tiêu chí cần thiết của các hệ thống kiểm định chất lượng, chúng ta phải mở

rộng diện tích mặt bằng cho tất cả các trường thành viên.

Trên thực tế hiện nay các trường Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư

Phạm, Cao Đẳng Công Nghệ, Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin không còn khả năng mở

rộng mặt bằng.

Trường thành viên duy nhất còn có khả năng mở rộng mặt bằng là Trường Đại học

Bách Khoa về phía Đông Bắc.

Xét tổng thể về phát triển nhu cầu nguồn nhân lực của cả nước cũng như thế mạnh

của Đại học Đà Nẵng thì khối ngành kỹ thuật cần được lựa chọn làm nền tảng cho tương

lai phát triển lâu dài của Trường Đại học nghiên cứu. Hiện nay đang có xu hướng sinh

viên ưu chuộng các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý hơn. Nhưng đó chỉ là xu thế tức

81

thời. Về lâu về dài, khối ngành kỹ thuật vẫn thu hút sinh viên hơn bởi một điều đơn giản

ai cũng hiểu: phải có sản xuất rồi mới tính đến quản lý!

Vì vậy Đại học Đà Nẵng cần phải tính đến các điều kiện cần thiết để phát triển lâu

dài Trường Đại học Bách Khoa và các khối ngành kỹ thuật.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã đầu tư những dự án khá lớn cho Trường

Đại học Bách Khoa về cơ sở vật chất. Khác với các trường thành viên khác, cơ sở vật

chất của Trường Đại học Bách Khoa khó có thể di dời đi nơi khác. Vì vậy việc mở rộng

mặt bằng của Trường Đại học Bách Khoa để có thể ổn định phát triển lâu dài là điều hết

sức cần thiết.

Trên cơ sở mặt bằng mới, chúng ta sẽ thiết lập qui hoạch tổng thể mặt bằng của

Trường Đại học Bách khoa một cách có hệ thống, tránh tình trạng chắp vá như hiện nay.

Trong khuôn viên mới của nhà trường sẽ có một trung tâm ươm tạo công nghệ ở đó có sự

phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho

doanh nghiệp, các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế.

Các Trường Đại học và Cao đẳng thành viên khác sẽ tiếp tục duy trì việc sử dụng

cơ sở hiện có đồng thời xây dựng cơ sở mới trong Làng Đại học Đà Nẵng tạo Hòa Quý-

Điện Ngọc. Dự kiến đến 2015, tất cả sinh viên hai năm đầu tiên của Đại học Đà Nẵng

được học tại Làng Đại học. Các cơ sở hiện tại của các trường dành cho sinh viên năm thứ

ba trở đi và cho các chương trình tiên tiến, các chương trình chất lượng cao và đào tạo

sau đại học.

Dự án xây dựng phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum được triển khai xây

dựng trên lô đất 83 ha đã được địa phương phê duyệt. Dự kiến đến năm 2015, số sinh

viên chính qui của phân hiệu lên đến 4000. Nếu tính sinh viên của các hệ đào tạo khác,

tổng số sinh viên lên đến 8000. Với diện tích mặt bằng đã được qui hoạch, phân hiệu Đại

học Đà Nẵng tại Kon Tum đủ điều kiện để phát triển lâu dài.

Khoa Y Dược trực thuộc Đại học Đà Nẵng sẽ được phát triển thành Trường Đại

học Y Dược trực thuộc vào năm 2015. Hiện tại Thành phố đã duyệt cấp cho khoa Y

Dược khu đất 5ha ở Quận Ngũ Hành Sơn để xây dựng cơ sở vật chất. Các thủ tục và kinh

phí xây dựng dự án cần được chuẩn bị ngay nhiệm kỳ này để sang đầu nhiệm kỳ tới có

thể tiến hành công tác xây dựng được ngay.

Cơ sở phục vụ đào tạo sau đại học và các chương trình liên kết quốc tế bao gồm

cơ sở hiện nay của Viện Anh Ngữ và tòa nhà 9 tầng sắp được triển khai xây dựng tại khu

D, 41 Lê Duẩn.

Với kế hoạch phát triển qui mô cơ sở vật chất như trên, Đại học Đà Nẵng có thể

thỏa mãn các tiêu chí về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo yêu cầu của các hệ thống

kiểm định chất lượng.

82

3. Xây dựng trường Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin và truyền

thông (Danang College of Information Technology and Communication,

DCITC)

- Điều kiện ra đời

Công nghệ thông tin là lĩnh vực khoa học công nghệ mới, có tương lai phát triển

không giới hạn. Công nghệ thông tin thâm nhập vào hầu hết các ngành, vì vậy để xây

dựng Đại học Đà Nẵng thành đại học nghiên cứu thì lĩnh vực đầu tiên phải quan tâm

củng cố là công nghệ thông tin.

Hiện nay Thành phố Đà Nẵng đã chính thức kêu gọi đầu tư vào khu công nghệ

cao. Các lĩnh vực chủ yếu của khu công nghệ này cũng xoay quanh công nghệ thông tin

và các ứng dụng của nó trong công nghiệp và đời sống. Nhu cầu lực lượng cán bộ thông

tin có chất lượng cao trong tương lai gần là rất lớn.

Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Việt Nam thành một quốc gia mạnh về

công nghệ thông tin. Vì vậy việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ

nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan là đòi hỏi bức bách của công cuộc công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

- Cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là một trường thành viên

của Đại học Đà Nẵng nên nó có cùng mô hình tổ chức và qui chế hoạt động giống như

các trường thành viên khác.

- Qui mô tuyển sinh

Với chủ trương phát triển theo hướng hạt nhân nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng

nên trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông tập trung nâng cao chất lượng

đào tạo và nghiên cứu khoa học vì vậy nhà trường không chủ trương tuyển sinh nhiều

cũng như không chủ trương phát triển các hệ đào tạo không chính qui. Qui mô tuyển sinh

của Trường hằng năm giới hạn khoảng 1000 sinh viên đại học và 500 học viên sau đại

học. Xu hướng tương lai nhà trường đạt tỉ lệ sinh viên đại học trên học viên sau đại học là

1/1. Như vậy tổng số sinh viên các hệ tại trường sau 5 năm hoạt động khoảng 7500.

- Lực lượng cán bộ

Lực lượng cán bộ của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông được

tính toán dựa trên số luợng sinh viên và học viên sau đại học. Tỉ lệ sinh viên trên giảng

viên khoảng 20. Do đó số giảng viên của Trường sau 5 năm khoảng 350 người.

- Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo

Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông tập trung nghiên cứu và đào

tạo theo 3 hướng sau đây:

83

o Công nghệ thông tin truyền thống (công nghệ phần cứng và công

nghệ phần mềm)

o Công nghệ thông tin ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật (tự động

hóa, điều khiển học, hệ thống nhúng…)

o Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực quản lý

- Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là trường thành viên đầu

tiên của Đại học Đà Nẵng thiết lập cơ sở tại Làng Đại học Đà Nẵng ở Hòa Quý-Điện

Ngọc. Do được xây dựng mới hoàn toàn nên trường được qui hoạch, thiết kế hoàn chỉnh

cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, khu thí nghiệm, khu giảng đường, khu hoạt động thể dục thể

thao cho sinh viên…

4. Xây dựng Trường Đại học Nghiên cứu (DROU: Danang Research Oriented

University)

1. Mục tiêu của Trường Đại học nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng

- Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng quốc tế để

đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước

- Gắn kết chặt chẽ với công nghiệp ở các tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung-Tây

Nguyên, đặc biệt các khu công nghệ cao trong chuyển giao công nghệ, cung cấp

nguồn nhân lực

- Tập trung phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực nghiên cứu mới theo xu thế phát

triển của thế giới và nhu cầu thiết thực của đất nước

- Mở rộng giao lưu quốc tế trong phát triển văn hoá, khoa học công nghệ thông qua

trao đổi sinh viên, giảng viên của DROU với các trường Đại học trên thế giới

- Góp phần đưa Đại học Đà Nẵng lọt vào bảng xếp hạng cao trong hệ thống giáo

dục đại học khu vực và thế giới

2. Cơ chế của Trường Đại học Nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng

- Trong giai đoạn đầu được thành lập và phát triển, DROU là một thành viên đặc

biệt của Đại học Đà Nẵng nhưng có qui chế hoạt động đặc thù đảm bảo quyền tự

chủ cao

- DROU được quyền tự chủ trong hầu hết các mặt hoạt động của trường, cụ thể như

sau:

. Tự chủ trong tổ chức nhân sự

. Tự chủ trong hoạch định chương trình đào tạo, chiến lược phát triển

. Tự chủ trong vấn đề quản lý tài chính

84

. Tự chủ trong việc xây dựng qui chế tuyển sinh các cấp

3. Tổ chức Trường Đại học Nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng

Trường được vận hành theo nguyên tắc tự chủ thể chế, chịu trách nhiệm xã hội về

thể chế và trách nhiệm giải trình theo chuẩn quốc tế và tôn trọng luật pháp hiện hành của

Việt Nam. Đặc biệt, Hội đồng Trường, cơ quan thay mặt cho nhà trường, có các quyền

hạn như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của Đại học Nghiên cứu trực thuộc Đại học Đà Nẵng

- Chiến lược phát triển dài hạn bao gồm các ưu tiên về chiến lược, các cam kết

về tài chính, các cơ cấu tổ chức và các liên kết quốc tế;

- Bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;

- Phê duyệt kinh phí hàng năm và kế hoạch hoạt động- bao gồm học phí;

- Quyết nghị về các vấn đề do Hội đồng Khoa học-Đào tạo hoặc các ban/ tiểu

ban đệ trình;

- Thiết lập các hệ thống kiểm tra, giám sát duy trì chất lượng nhằm đảm bảo

trách nhiệm thể chế, trách nhiệm xã hội, tính minh bạch và công khai;

- Đánh giá hiệu quả công việc của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;

Các Khoa Các Trung tâmnghiên cứu

Hiệu trưởng DROU

Hội đồng Trường DROU

Hội đồng Khoa học

Giám đốc của UD

Hiệu trường của các trường

thành viên UD

Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Các phòngthí nghiệm

Các tổ bộ môn

85

- Quản lý các rủi ro trong nhà trường bao gồm các hoạt động thương mại.

4. Quan hệ giữa Trường Đại học Nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵngvà Đại học Đà Nẵng

Quan hệ giữa DROU và Đại học Đà Nẵng diễn ra ở các khía cạnh sau:

- Chia xẻ nguồn nhân lực: Cán bộ biên chế ở cả hai đại học có thể tham gia

giảng dạy, nghiên cứu chung với nhau thông qua các hợp đồng trách nhiệm.

Trong giai đoạn mới thành lập, chắc chắn lực lượng cán bộ cơ hữu chủ yếu của

DROU là các cán bộ chuyên môn, cán bộ lãnh đạo giỏi của Đại học Đà Nẵng.

Không có lực lượng này, DROU khó có thể đi vào hoạt động được ngay

- Chia xẻ trang thiết bị: Những phòng thí nghiệm, những trung tâm nghiên cứu

được trang bị hiện đại hiện có của Đại học Đà Nẵng có thể được sử dụng trong

đào tạo và nghiên cứu khoa học của DROU

- Tuyển sinh viên giỏi cho DROU thông qua Đại học Đà Nẵng. Những sinh viên

xuất sắc của Đại học Đà Nẵng có thể được tuyển chọn vào học tại DROU

- DROU thừa hưởng lợi thế đa ngành của Đại học Đà Nẵng trong giảng dạy và

nghiên cứu khoa học

- DROU thừa hưởng các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập giữa Đại học Đà

Nẵng và các trường Đại học trên thế giới để tiếp tục phát triển các mối quan hệ

song phương

- Muốn được xếp hạng trong hệ thống đại học quốc tế, cơ sở đào tạo phải đủ lớn

và đa ngành. Là một thành viên cú Đại học Đà Nẵng, DROU thừa hưởng lợi

thế này.

5. Ngành nghề ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu

Khoa học và Công nghệ

- Điện tử & Viễn thông

- Điện

- Cơ điện tử

- Công nghệ thông tin

- Năng lượng và Môi trường

- Công nghệ sinh học

Quản lý

- Quản trị kinh doanh

- Ngân hàng và Tài chính

86

- Kinh tế phát triển

Khoa học cơ bản và Ngôn ngữ

- Khoa học tự nhiên

- Tiếng Anh

6. Chương trình và ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo

- Dựa trên kết cấu chương trình đại học và sau đại học của các nước tiên tiến

- Thời gian đào tạo bậc đại học của DROU dài hơn 1 năm so với thời gian đào

tạo của chương trình nước ngoài đã lựa chọn tương ứng

- Năm đầu tiên cho đào tạo ngoại ngữ và học những môn bắt buộc theo qui định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Kể từ năm thứ hai trở đi cấu trúc chương trình tương thích với chương trình

nước ngoài

- Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy tại DROU là tiếng Anh

7. Đội ngũ giảng viên và những nhà nghiên cứu

Cán bộ giảng dạy được bổ nhiệm dựa trên các tiêu chí cụ thể do Ban Giám hiệu

thông qua. Các tiêu chí này phản ánh sự cam kết của nhà trường đối với việc duy trì chất

lượng học thuật xuất sắc và các tiêu chuẩn của cán bộ giảng dạy theo qui định của Luật

Giáo dục. Hội đồng Trường sẽ qui định chung các điều kiện cần thiết về tiến trình và các

vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ giảng dạy.

Cán bộ giảng dạy được bổ nhiệm dựa trên trình độ chuyên môn và phải đáp ứng

yêu cầu cao về khả năng nghiên cứu thông qua các thước đo theo chuẩn quốc tế nhằm có

thể đáp ứng yêu cầu về giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình

trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Ban Giám hiệu sẽ quyết định việc bổ nhiệm giáo sư hoặc phó giáo sư dựa trên đề

xuất của các Ban Chủ nhiệm Khoa. Các Trưởng Khoa sẽ quyết định bổ nhiệm cán bộ

giảng dạy dựa trên đề xuất của Ban Chủ nhiệm Khoa và Trưởng Bộ môn.

Cán bộ quản lý sẽ được bổ nhiệm dựa trên nhu cầu của nhà trường. Hội đồng

Trường sẽ quyết định các điều kiện chung về công việc của cán bộ quản lý. Hiệu trưởng,

các Trưởng Khoa, Trưởng Đơn vị Phòng ban và Trưởng Bộ môn sẽ bổ nhiệm các cán bộ

quản lý trực thuộc đơn vị mình dựa trên nguồn kinh phí của đơn vị.

Hội đồng Trường sẽ quyết định các điều kiện chung đối với công việc của cán bộ

quản lý.

Trưởng Khoa, Trưởng các Đơn vị Phòng ban và các Trưởng Bộ môn sẽ thường

xuyên đánh giá hiệu quả làm việc của các cán bộ giảng dạy và quản lý trong đơn vị mình.

87

+ Cơ cấu nhân lực phục vụ giảng dạy, nghiên cứu tại DROU được phân bổ như

sau:

- Giảng viên cơ hữu: 65%

- Giảng viên thỉnh giảng (từ Đại học Đà Nẵng, các trường Đại học đối tác nước

ngoài, giảng viên quốc tế, giảng viên đến từ doanh nghiệp...): 25%

- Cán bộ chuyên nghiên cứu khoa học: 10%

+ Chất lượng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu

- Cán bộ giảng dạy lý thuyết phải có trình độ Tiến sĩ

- Cán bộ thỉnh giảng đến từ doanh nghiệp phải là những người thật sự có kinh

nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn liên quan

- Cán bộ nghiên cứu là những người có năng lực, uy tín khoa học, chuyên làm

công tác nghiên cứu, tham gia báo cáo một số chuyên đề sâu về khoa học, công

nghệ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh

- Cán bộ nghiên cứu có thể là cán bộ của các Viện Nghiên cứu khoa học Việt

Nam, các chuyên gia nước ngoài được DROU mời đến tham gia nghiên cứu

một đề tài, một lĩnh vực cùng quan tâm trong khoảng thời gian xác định

+ Số lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

- Số lượng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu được tính theo số lượng sinh viên,

nghiên cứu sinh theo học tại trường theo tỷ lệ 1 giảng viên/15 sinh viên

8. Qui mô tuyển sinh

Dựa trên đề xuất của Hội đồng Khoa học-Đào tạo, Hội đồng Trường sẽ quyết định

các yêu cầu chung về điều kiện tuyển sinh và các thủ tục liên quan đến việc tuyển chọn

sinh viên vào Trường.

Sinh viên được nhận vào Trường có quyền lợi và nghĩa vụ theo qui định của Luật

Giáo dục. Sinh viên có nghĩa vụ chấp hành các qui định về học tập của Trường, trả học

phí và các loại phí đúng hạn qui định.

Sau khi đi vào hoạt động ổn định (5 năm sau khi được thành lập), qui mô tuyển

sinh của trường khoảng 1000 sinh viên. Tổng số sinh viên của trường là 5000 trong đó

50% là học viên cao học và nghiên cứu sinh.

9. Các phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu

D1. Nghiên cứu về cơ khí micro và nano

D2. Nghiên cứu về y sinh

D3. Nghiên cứu về Plasma và công nghệ nano

88

D4. Nghiên cứu về đốt trong và kiểm soát ô nhiễm

D5. Nghiên cứu về nhiên liệu sinh học và năng lượng mới

D6. Nghiên cứu về Hệ thống nhúng và Rô bốt

D7. Nghiên cứu về tin học và thông minh nhân tạo

D8. Nghiên cứu về An ten và vi sóng

10. Địa điểm qui hoạch triển khai xây dựng dự án

Thành Phố Đà Nẵng đã phê duyệt cấp 50 ha đất trong khu công nghiệp công nghệ

cao Đà Nẵng để xây dựng DROU (hình 4.2, 4.3). Vị trí xây dựng này có nhiều thuận lợi:

- DROU gần gũi các doanh nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện hợp tác nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo

- Phối hợp sử dụng trang thiết bị công nghiệp trong đào tạo thực hành

- Có thêm kinh phí thông qua hợp đồng nghiên cứu, đào tạo để phát triển DROU

Hình 4.2: Vị trí khu công nghệ cao Thành phố Đà Nẵng

11. Đối tác quốc tế

+ Đối tác chiến lược

Đại học Nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵngchủ trương mở rộng hợp tác quốc tế

đa phương với các trường Đại học của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên Đại học Nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵngchọn đối tác chiến lược là

các Trường Đại học Nhật Bản.

89

Hình 4.3: Vị trí xây dựng Trường Đại học nghiên cứu trong khu công nghệ cao

Hình 4.4: Hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng

Các Trường Đại học Nhật Bản đã có quan hệ với Đại học Đà Nẵng trong những

năm gần đây:

- Đại học Osaka

- Đại học Osaka Prefecture

- Đại học Kyoto

- Đại học Nagaoka

- Đại học Oberlin

90

+ Các đối tác quốc tế khác đã và đang hợp tác chặt chẽ trong đào tạo cán bộ và

chuyển giao công nghệ với Đại học Đà Nẵng hiện nay và hợp tác với DROU trong

tương lai được giới thiệu trên hình 4.4

12. Kế hoạch triển khai thực hiện dự án

Stt Hoạt động Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Y7 Y8 Y9 Y10 Y11

1 Xây dựng

2Dạy tiếng Anh vànhững môn bắt buộc

3Chính thức bắt đầu đài tạo khóa 1

4 Khóa 2

5 Khóa 3

6 Khóa 4

7 Khóa 5

8

Sử dụng hoàn toàncơ sở vật chất của các trường thànhviên ĐHĐN

9

Sử dụng một bộ phận cơ sở vật chất của các trường thành viên ĐHĐN

10

DROU có cơ sở vật chất đầy đủ, tiếp tục chia sẻ nguồn lực với các trường thành viênĐHĐN

Hình 4.5: Các giai đoạn triển khai xây dựng Trường Đại học Nghiên cứu

Các giai đoạn triển khai xây dựng và phát triển Trường Đại học nghiên cứu được

trình bày trên hình 4.5. Tuyển sinh khóa đầu tiên của trường có thể bắt đầu một năm sau

khi khởi công xây dựng. Những năm đầu tiên, cơ sở vật chất và đội ngũ của trường dựa

vào nguồn lực hiện có của các trường thành viên Đại học Đà Nẵng. Nhà trường tuyển cán

bộ giảng dạy ngay từ năm đầu tiên và gửi đi đào tạo để sau 5 năm, cán bộ cơ hữu của

trường có thể đảm đương phần lớn khối lượng giảng dạy.

Tất cả các khóa học được bắt đầu bằng năm học ngoại ngữ và các môn bắt buộc.

Kể từ năm thứ hai trở đi, nội dung đào tạo được thực hiện theo chương trình tiên tiến đã

chọn.

91

4.5.3. Giai đoạn gia tốc (2016-2020)

Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị, kể từ năm 2016 Đại học Đà Nẵng sẽ gia tốc

sự phát triển của mình theo định hướng nghiên cứu để thực sự trở thành Đại học nghiên

cứu vào năm 2020. Các tiêu chí trong giai đoạn này như sau:

- Trường Đại học nghiên cứu có trên 50% tổng số sinh viên là học viên sau

đại học

- Các trường thành viên còn lại có 30% tổng số sinh viên là học viên sau đại

học

- Tất cả các chương trình của Trường Đại học nghiên cứu được kiểm định

chất lượng bởi các tổ chức kiểm định quốc tế

- Tất cả các trường thành viên còn lại của Đại học Đà Nẵng được kiểm định

theo tiêu chuẩn quốc gia

- Số bài báo quốc tế hằng năm của trường đại học nghiên cứu chiếm tỉ lệ 0,7

bài/1 giảng viên. Đối với các trường thành viên còn lại tỉ lệ này là 0,3

- Số công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công nghiệp và

được cấp bằng sở hữu trí tuệ hằng năm là 5% trên tổng số giảng viên của

toàn Đại học Đà Nẵng