31
Môn Đồ Hóa Kinh Nghiệm Đức Chúa Trời trong Cuộc Sống Hằng Ngày LỚP 201 Kinh Nghiệm Gia Đình Đức Chúa Trời Palmer Becker HỘI THẢO VỀ NẾP SỐNG VÀ PHỤC VỤ CƠ ĐỐC

Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

Môn Đồ Hóa Kinh Nghiệm Đức Chúa Trời trong Cuộc Sống Hằng Ngày

LỚP 201

Kinh Nghiệm Gia Đình Đức Chúa Trời

Palmer Becker

HỘI THẢO VỀ NẾP SỐNG VÀ PHỤC VỤ CƠ ĐỐC

Page 2: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

202

Page 3: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

203

Nội Dung Chào Mừng! …………………………………………………………204 Buổi Học Một: Chúng ta Thuộc về Gia đình Đức Chúa Trời! ……………… 205 Buổi Học Hai: Khẳng Định Nhân Thân Chúng ta …………………………… 209 Buổi Học Ba: Khải Tượng của Chúng ta cho Hội thánh…………………… 219 Buổi Học Bốn: Lời Mời Tham Gia Thành Viên …………………………… 225

Page 4: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

204

Chào Mừng!

Lớp 201: Kinh nghiệm Gia đình Đức Chúa Trời là lớp thứ nhì trong những lớp căn bản của chúng ta. Lớp này dựa vào tài liệu mang tên Discovery Church Membership [Khám phá Vai trò Thành Viên trong Hội thánh] do Rick Warren viết. Lớp này sẽ giúp bạn kinh nghiệm Đức Chúa Trời, trở nên giống như Đấng Christ, và giúp bạn làm con nuôi trong gia đình Đức Chúa Trời. Lớp này khẳng định bạn đã được định trước làm một phần tử trong gia đình hội thánh, và chính xác đó là điều chúng ta nhắm tới – gia đình của bạn! Mục đích của Lớp học: Bạn là thành viên Trong chính gia đình Đức Chúa Trời của bạn…. Và bạn thuộc về nhà của Đức Chúa Trời cùng với mọi Cơ Đốc nhân khác Ê-phê-sô 2:19 (LB) Nội Dung của Lớp Học: Niềm tin Cơ đốc là sự kết hợp của lòng tin, sự gắn bó và ứng xử. Trong lớp này, chúng ta sẽ thảo luận điều mình tin và khám phá ra ý nghĩa của việc thuộc về gia đình Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ dùng Kinh Thánh làm chỉ nam. Nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau đã được sử dụng để khuyến khích cách nhìn mới, về các lẽ thật hoặc nhấn mạnh các lẽ thật theo cách riêng. Tuy hoàn toàn không bắt buộc, nhưng cuối các buổi học này, bạn sẽ có cơ hội làm thành viên trong gia đình này.

Lớp 201 Kinh nghiệm Gia đình Đức Chúa Trời

Page 5: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

205

Buổi Học Một

Chúng Ta Thuộc Về Gia Đình Đức Chúa Trời! “Ta đã đến để chiên được sự sống, và được sự sống phong phú hơn.” Giăng 10:10

(NKJV)

Chúng tôi háo hức về gia đình hội thánh chúng tôi. Đó thật sự là gia đình của Đức Chúa Trời và chúng tôi muốn bạn dự phần trong đó. Chúng ta hãy hình dung hội thánh theo năm cách khác nhau.

1. Hội thánh là một cộng đồng.

“Trước kia anh em không phải là một dân, nhưng bây giờ là dân Đức Chúa Trời. Trước kia không được thương xót, mà bây giờ được thương xót.” 1 Phi-e-rơ 2:10

Hội thánh không chỉ là tòa nhà được trang hoàng. Không chỉ là một xí nghiệp

kinh doanh, một cậu lạc bộ hoặc là sự trình diễn hằng tuần. Hội thánh là một cộng đồng dân sự tập chú vào Đấng Christ, đã tiếp nhận Giê-xu làm Chúa, Cứu Chúa, và giáo sư. Dù chúng ta có thể rất khác nhau về văn hóa, kinh tế hoặc cá tính, nhưng chúng ta tỏ ra nhân từ đối với nhau và tìm kiếm hạnh phúc cao nhất cho nhau. Chăm sóc nhau trong bối cảnh cộng đồng hướng về Đấng Christ, là trọng tâm của cuộc sống chúng ta!

Một số người nói chúng ta gắn bó với nhau giống như chúng ta gắn bó với Đấng

Christ. Khi trung thành với Đấng Christ, chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh và có lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc bộ nào khác của con người, nhưng khi chúng ta mở rộng cuộc sống mình theo sự dẫn dắt của Linh trong Chúa Giê-xu, chúng ta trở thành một loại cộng đồng mới. Chúa Giê-xu phán:

“Nơi nào có hai ba người nhơn danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa họ.” Ma-thi-ơ 18:20. Ngài cũng phán, “Ta là gốc nho; các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta trong họ, thì sinh ra lắm trái. Vì ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được.” Giăng 15:5.

2. Hội thánh là gia đình.

“Anh em phải giống như một đại gia đình hạnh phúc, đầy thông cảm đối với nhau, lấy lòng mềm mại và khiêm nhường mà yêu thương nhau.” 1 Phi-e-rơ 3:8 (LB)

Hội thánh chúng ta không giống như gia đình. Hội thánh là gia đình! Trong một

thế giới rạn nứt, nơi mà sự cô đơn thường là bịnh tình nghiêm trọng nhất, mà được nhận làm con nuôi trong một gia đình quan tâm chăm sóc và kinh nghiệm được ý nghĩa sâu xa của sự gắn bó, thì đó là cả một đặc ân tuyệt vời. Nơi mà bạn sẽ kinh nghiệm nhiều nhất hội thánh như “gia đình” chính là trong một nhóm nhỏ thi hành sứ mạng. Khi mẹ Chúa Giê-xu cùng anh em tới thăm Ngài, Ngài liền chỉ vào các môn đồ, phán rằng:

“Hễ ai làm theo ý muốn Cha Ta trên trời, người ấy chính là anh chị em và

Page 6: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

206

là mẹ của Ta.” Ma-thi-ơ 12:50. (NRSV) Trong gia đình, chúng ta sinh hoạt trên nền tảng mối liên hệ, chớ không theo luật

lệ. Các thành viên yêu thương nhau như anh chị em được tự do đưa ra và tiếp nhận ý kiến. Người lớn tuổi hoặc tín nhân lâu năm hơn, được xem như cha mẹ thuộc linh.

“Hãy xem thành viên cao tuổi trong hội thánh như cha. Cư xử với thanh niên như anh em và xem các bà cao tuổi như mẹ. Hãy đối xử với thiếu nữ như chị em.” 1 Ti-mô-thê 5:1-2 (Ph)

Tín nhân mà không có hội thánh như gia đình, là trẻ mồ côi. Người ấy giống như

nhạc sĩ vĩ cầm không có dàn nhạc, hoặc như cầu thủ bóng đá không có đội. Vai trò thành viên trong hội thánh tạo cảm giác gắn bó bền chặt. Chúng tôi muốn bạn cảm thấy thoải mái như ở nhà với chúng tôi!

“Anh em không còn là người xa lạ hoặc người tạm trú nữa, mà là người đồng hương với dân sự Đức Chúa Trời.” Ê-phê-sô 2:19.

Sau đây là câu chuyện hội thánh chúng tôi. (Mỗi hội thánh cần kể lại chuyện tích

về lý do và cách thành lập hội thánh của mình. Cứ thoải mái vui vẻ và nhiệt tình thuật lại câu chuyện!)

Hội thánh mẹ của chúng tôi phát triển thật nhanh. Năm 1791, hội thánh mơ ước mở thêm hội thánh nhánh trong vùng này của thành phố và đã mua cơ sở hiện tại. Đồng thời, thành viên của Prince of Peace Church đang mơ ước một loại hội thánh mới. Một nhóm nòng cốt 35 người bắt đầu nhóm lại và chọn một mục sư cùng với chín trưởng lão để triển khai và hướng dẫn hội thánh. Mỗi trưởng lão hướng dẫn một nhóm nhỏ, giống như gia đình. Các thành viên tương lai hỏi: “Chúng ta muốn có một hội thánh như thế nào đây?” và chia sẻ những câu chuyện đức tin cho nhau để chuẩn bị cho lễ nhóm lập giao ước. Ngày 15 tháng Mười, 1980, 135 người đã hứa nguyện làm thành viên trong gia đình mới chào đời này!

3. Hội thánh là một thân. “Anh em là thân của Đấng Christ, và mỗi cá nhân là một chi thể.” 1 Cô- rinh-tô 12:27 (NCV) Đức Chúa Trời giáng thế trong thân thể Chúa Giê-xu. Trong thân xác bụi đất, Chúa Giê-xu đã dạy dỗ, chữa lành và là nguồn cảm hứng cho nhiều người, bao gồm những môn đồ chủ chốt của Ngài. Về sau, những người theo Ngài được đầy dẫy Thánh Linh và trở thành thân thể mới của Đấng Christ, không còn bị hạn chế mỗi lúc một chỗ nữa. Ngày nay có trên 200 triệu hội thánh hoặc thân Đấng Christ đang tiếp tục làm công việc Chúa Giê-xu đã khởi đầu. Hội thánh chúng ta là một trong các thân đó. Chúa Giê-xu phán, “Sự thật là hễ ai tin ta, thì cũng sẽ làm những việc ta làm, và sẽ làm những việc lớn hơn nữa, vì ta đi về với Cha.” Giăng 14:12

Chúng ta nhìn xem Chúa Giê-xu như đầu của hội thánh chúng ta. Dưới sự điều khiển của Ngài, mục sư cùng các trưởng lão điều hành tổng quát như những người quản lý phục vụ. Còn hội chúng là người phục vụ trong thân Đấng Christ.

Page 7: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

207

“(Đức Chúa Trời) …ban cho …một số người làm mục sư và giáo sư, để chuẩn bị dân sự Đức Chúa Trời cho những công tác phục vụ, hầu cho thân Đấng Christ được gây dựng” Ê-phê-sô 4:11-12 (NIC)

4. Hội thánh là một loại xã hội Dù hội thánh rất khác với những vương quốc của đời này, nhưng thực sự hội thánh là một vương quốc. Vào một thời điểm chiến lược, Chúa Giê-xu tới Phi-líp Sê-sa-rê, một trung tâm quyền lực của La Mã và công bố Ngài sẽ lập hội thánh và cho hội thánh quyền bất thường mở cửa và chiến thắng mọi vấn đề.

“Ta sẽ xây dựng hội thánh ta trên đá này (tức lời xưng nhận Giê-xu là Đấng Mết-si-a) và mọi quyền lực của hỏa ngục sẽ không thắng được hội đó. Và ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa của Vương quốc Thiên đàng. Bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất, cũng sẽ bị buộc ở trên trời, và bất cứ điều gì ngươi mở dưới đất cũng sẽ được mở trên trời.” Ma-thi-ơ 16:18-19 (TLT)

Lúc còn ở trên đất, Chúa Giê-xu được công nhận là vua và bị đóng đinh như một vị

vua. Là Cơ Đốc nhân, trước hết, chúng ta là công dân trong vương quốc của Đấng Christ, và sau là công dân trong quốc gia chính trị. Chúa Giê-xu phán,

“Vương quốc của Ta không thuộc về thế gian này. Nếu vương quốc của Ta thuộc về thế gian này, thì những người theo Ta đã chiến đấu, không để Ta bị nộp vào tay người Do Thái.” Giăng 18:36.

Trong vương quốc Đức Chúa Trời, Giê-xu là Chúa; chúng ta là tôi tớ của nhau và của

thế gian. Chúng ta không được “hống hách” với người khác. “Các ngươi biết các nhà cầm quyền của dân Ngoại, thống trị dân, còn quan chức cao cấp thì

dùng quyền lực mà cai trị. Giữa các ngươi thì không phải vậy; mà hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì phải làm đầy tớ, còn ai muốn đứng đầu, thì phải làm nô lệ cho các ngươi; giống như Con Người đã đến, không phải để được người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ người ta và phó mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Ma-thi-ơ 20:25-28.

Tư cách thành viên trong hội thánh không hạn chế nhóm người, giai cấp hoặc quốc

tịch. Nếu yêu Chúa Giê-xu, bạn là ứng viên trong thực tại chính trị và xã hội mới này. “Không còn phân biệt người Do Thái hay người Hi Lạp, nô lệ hay tự do, nam giới hay nữ

giới. Vì tất cả anh em đều là Cơ Đốc nhân – anh em là một trong Christ Giê-xu.” Ga-la-ti 3:28.

5. Hội thánh là hi vọng của thế gian! “Thánh Linh của Chúa ngự trên ta, vì Ngài đã xức dầu cho ta để truyền giảng Tin Mừng cho kẻ nghèo. Ngài đã sai ta để công bố người bị giam cầm được phóng thích, người mù được sáng mắt, người bị áp bức được tự do, và công bố năm ân huệ của Chúa đã tới.” Lu-ca 4:18- 19. Chúa Giê-xu biết nếu chỉ ban hành thêm luật lệ, lựa chọn chính trị gia khác, hoặc học cao hơn, cũng sẽ không giải quyết được vấn đề của thế giới. Giống như Ngài đã đến để mang lại tâm linh mới, thì giờ đây Ngài ban quyền năng cho chúng ta qua Thánh Linh để chúng ta yêu thương và tha thứ nhau, nuôi kẻ đói và dấn thân vào những hoạt động sáng tạo bất bạo động trong thế gian.

Page 8: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

208

Những hội thánh nhận được quyền năng Thánh Linh của Chúa Giê-xu, là nguồn tốt nhất, để giúp người bối rối tìm ra sự sống mới và mở một khởi đầu mới. Điều hữu ích nhất, chúng ta có thể làm cho người bịnh, bối rối hoặc nghèo túng, ấy là mời họ làm thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời. Qua việc chia sẻ kiến thức, quà tặng và nguồn cứu giúp, chúng ta có thể bày tỏ lòng nhân từ có thể thi hành công lý.

“Mọi tín nhân không ngừng họp lại với nhau và chia sẻ mọi thứ họ có. Họ bán tài sản để chia tiền thu được cho người thiếu thốn.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:44-45.

Khắp toàn cầu, với trên một tỉ thành viên, hội thánh là thực thể duy nhất đủ rộng lớn

và có đủ năng lực đạo đức để mang lại hi vọng và cung ứng nguồn giải quyết những vấn đề toàn cầu như nghèo đói, mù chữ, bịnh tật và trống rỗng tâm linh. Nhu cầu của tòan thế giới bao gồm:

Nghèo đói….hàng triệu người sống chưa tới 1 đô mỗi ngày. Mù chữ…trong vài nước, chưa tới phân nửa dân biết đọc. Bịnh tật…hàng triệu người chết mỗi năm vì những chứng bịnh có thể ngăn ngừa được. Trống vắng tâm linh…tiền bạc, danh vọng và quyền lực không thể lấp đầy nhu cầu bên trong của con người. Lãnh đạo tham nhũng…cấp lãnh đạo độc đoán, ích kỷ đang gây khó khăn cho hàng triệu người. Chiến tranh….Trong thế kỷ qua, trên 100 triệu người chết vì chiến tranh và bạo lực. “(Chúng ta có) hi vọng sự sống đời đời, mà Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta từ trước lúc thời gian bắt đầu.” Tít 1:2 (NCV) Trong cộng đồng, gia đình, và xã hội loại này, chúng ta tìm được: • Tình thông công trong chỗ cô đơn. • Sự tha thứ trong chỗ tội lỗi và hổ thẹn. • Ý nghĩa cho cuộc sống trong chỗ trống vắng. • Hi vọng và an ninh trong chỗ sợ hãi và tuyệt vọng.

Làm chứng

Một hoặc hai học viên sẽ được mời chia sẻ kinh nghiệm về gia đình hội thánh. Thảo luận Bạn có những thắc mắc gì về hội thánh là gia đình?

Page 9: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

209

Buổi Học Hai

Khẳng Định Nhân Thân Chúng Ta (Mỗi hội thánh cần viết ra lời khẳng định )

“Tất cả anh em hãy thực sự hòa thuận với nhau để sẽ không có chia rẽ trong hội thánh. Tôi khuyên tất cả anh em hãy hiệp nhất với nhau trong tâm trí và mục đích.” 1 Cô-rinh-tô 1:10.

Chúng ta là một nhóm đa dạng, tìm cách làm một hội thánh của mọi sắc dân. Dù đến từ bối cảnh nào, với niềm tin nào trước đây, hoặc tình trạng kinh tế ra sao, bạn cũng được hoan nghênh tại hội thánh này! Tuy nhiên, nhằm duy trì sự hòa thuận bên trong sự đa dạng, chúng tôi thấy cần sự hiệp nhất trong ba lãnh vực chính. Chúng tôi yêu cầu thành viên đồng ý với nhau về: • Mục đích – Tại sao chúng ta hiện hữu. • Niềm Tin – Điều chúng ta tin. • Kế Hoạch – Cách chúng ta phục vụ • Cách Sống – Cách chúng ta sống.

Khẳng định Mục đích

Mỗi hội thánh đều có động lực riêng. Cho dù không nói ra hoặc không biết, mọi khía cạnh trong nếp sống hội chúng đều chịu ảnh hưởng của những nguyên tắc cơ bản tiềm ẩn bên dưới.

• Một số hội thánh sống theo Truyền thống.

Câu nói được ưa chuộng trong hội thánh lấy truyền thống làm động lực ấy là “chúng ta chưa bao giờ làm theo cách đó trước đây.”

• Một số hội thánh sống theo Cá tính. Trong hội thánh sống theo cá tính, câu hỏi quan trọng nhất là “Người lãnh đạo muốn gì?

• Một số hội thánh sống theo Tài chánh. Câu hỏi trong tâm trí mọi người thuộc hội thánh này là “Sẽ tốn bao nhiêu?”

• Một số hội thánh sống theo Chương trình. Năng lực tập trung vào việc duy trì những chương trình hiện có của hội thánh hoặc vào việc giới thiệu những chương trình mới. Hội thánh thường bận rộn lấp đầy vị trí.

• Một số hội thánh sống theo Cơ Sở. Winston Churchill nói: “Chúng ta khuôn đúc ra cơ sở của mình, rồi chính cơ sở lại khuôn đúc chúng ta.”

• Một số hội thánh sống theo Người Tìm kiếm.

Page 10: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

210

Hội thánh có thể để cho nhu cầu của người chưa tin trở thành động lực thúc đẩy hành động, trong khi làm ngơ nhu cầu của Cơ Đốc nhân đang tăng trưởng hoặc làm ngơ toàn thân hội thánh.

Ngược lại những lực thúc đẩy này,

• Hội thánh chúng tôi tìm sự hướng dẫn của Mục đích.

Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời có mục đích cho hội thánh chúng ta. Lời Khẳng định Mục đích hướng dẫn chúng ta quyết định việc mình sẽ làm và việc mình không làm. Thay vì cầu xin Đức Chúa Trời giúp, chúng ta làm thành mục đích của mình, chúng ta phải làm thành sự kêu gọi hoặc chức nghiệp Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Chúng ta muốn quan tâm nơi Đức Chúa Trời đang biến cải những cuộc đời cùng những tổ chức của đời, và cùng làm chung công việc đó với Ngài.

“Ngay từ trước khi sáng thế, Đức Chúa Trời đã yêu và chọn chúng ta trong Đấng Christ để chúng ta được thánh hóa và không chỗ chê trách được trước mặt Ngài. Kế hoạch không dời đổi của Ngài vẫn luôn luôn là nhận chúng ta làm con nuôi trong gia đình của Ngài bằng cách đem chúng ta về với Ngài qua Giê-xu Christ. Đây là niềm vui lớn của Ngài.” Ê-phê-sô 1:4-5

Phương châm của Chúng ta

Ngắn gọn, mục đích của chúng ta là: Tiếp tục việc Chúa Giê-xu Đã Bắt đầu. Chúa Giê-xu để lại cho chúng ta khuôn mẫu chúng ta phải hành động.

“Anh em đã được kêu gọi đến điều đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, lưu lại cho anh em một gương để anh em noi dấu chân Ngài.” 1 Phi-e-rơ 2:21

Khẳng định Mục đích của Chúng ta

“Hội thánh chúng ta hiện hữu để tiếp tục việc Chúa Giê-xu đã bắt đầu, qua sự thờ phượng, phục vụ, truyền giáo, thông công và môn đồ hóa.”

Mục đích chính của chúng ta có thể chia thành năm mục đích phụ. Những mục đích

này phát xuất từ Chúa Giê-xu là Đấng ban cho chúng ta Điều Răn Lớn và Đại Mạng Lịnh. Điều Răn Lớn nói: “Hãy hết lòng…linh hồn…và tâm trí mà yêu mến Chúa là Đức

Chúa Trời ngươi. Đây là điều răn thứ nhất và lớn nhất. Còn điều răn thứ hai là: Hãy yêu người lân cận như mình. Tòan bộ Luật pháp và Lời Tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều răn này” Ma-thi-ơ 22:40; 22:36-40.

Đại Mạng Lịnh nói: “Lúc ra đi, các ngươi hãy môn đồ hóa muôn dân, nhơn danh

Cha, Con và Thánh Linh mà làm báp têm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi.” Ma-thi-ơ 28:19-20

Năm mục đích phụ bao gồm: 1. “Hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời.” Đây là thờ phượng. 2. “Yêu người lân cận như mình.” Đây là phục vụ. 3. “Môn đồ hóa.”Đây là truyền giáo. 4. “Làm báp têm....” Đây là đưa vào mối thông công. 5. “Dạy họ mọi điều.” Đây là môn đồ hóa.

Page 11: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

211

Các mục đích này có thể lập theo biểu đồ hình tam giác. Tam giác này tập trung mọi

việc chúng ta làm vào mục đích chính của chúng ta, đó là Tiếp tục Việc Chúa Giê-xu Đã bắt đầu. Sau đó, liệt kê năm mục đích phụ cùng với những chương trình chúng ta có, để hoàn thành những mục đích này.

Hội chúng của bạn có thể muốn xác định mục đích theo cách khác và vẽ một biểu đồ

khác.

Thảo luận

Bạn có những thắc mắc gì về khẳng định mục đích của hội thánh chúng tôi?

Page 12: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

212

Khẳng Định Niềm Tin của Chúng Ta

“Chỉ có một Thân và một Thánh Linh…chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp têm, và một Đức Chúa Trời là Cha của mọi người…” Ê-phê-sô 4:4-6 (NIV)

Chúng ta có sự hiệp một trong những niềm tin cơ bản. Chúng ta được tự do trong những niềm tin không cơ bản. Chúng ta bày tỏ yêu thương trong mọi niềm tin. Bạn có thể thay thế lời khẳng định niềm tin của hội chúng của bạn bằng lời tuyên xưng Đức tin ngắn gọn theo quan điểm Mennonite sau đây.

1. Đức Chúa Trời: Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu và hài lòng với mọi người lấy đức tin đến gần Ngài. Chúng ta thờ phượng một Đức Chúa Trời thánh khiết yêu thương là Cha, Con và Thánh Linh đời đời. Đức Chúa Trời sáng tạo ra muôn loài hữu hình và vô hình, đã mang lại sự cứu rỗi cùng sự sống mới cho nhân loại qua Giê-xu Christ, và tiếp tục nâng đỡ hội thánh cùng mọi sự cho tới tận thế. 2. Giê-xu Christ: Chúng ta tin Giê-xu Christ, là Lời của Đức Chúa Trời đã trở thành thể xác. Ngài là Cứu Chúa của thế gian, Đấng đã giải cứu chúng ta khỏi sự cai trị của tội lỗi và giảng hòa chúng ta với Đức Chúa Trời nhờ sự chết của Ngài trên thập tự giá. Ngài được công bố là Con Đức Chúa Trời qua việc Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài là đầu của hội thánh, là Chúa được tán dương, là Chiên Con đã bị giết, sẽ trở lại để đồng trị với Đức Chúa Trời trong vinh quang. 3. Thánh Linh: Chúng ta tin Thánh Linh, là Thần đời đời của Đức Chúa Trời, Đấng đã ngự trong Giê-xu Christ, là Đấng ban quyền năng cho hội thánh, là nguồn sự sống chúng ta trong Đấng Christ, và Đấng được đổ ra trên những người tin Ngài là của cầm về sự cứu chuộc. 4. Kinh Thánh: Chúng ta tin rằng tòan bộ Kinh Thánh do Đức Chúa Trời cảm hứng qua Thánh Linh, để dạy dỗ trong sự cứu rỗi và đào tạo trong sự công chính. Chúng ta chấp nhận Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và là tiêu chuẩn hoàn toàn đáng tin cậy cho niềm tin và nếp sống Cơ đốc. Được Thánh Linh hướng dẫn trong hội thánh, chúng ta giải thích Kinh Thánh hợp với Chúa Giê-xu Christ. 5. Công cuộc Sáng tạo: Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng trời đất cùng tất cả mọi thứ, và Đức Chúa Trời bảo tồn cũng như làm mới lại những gì Ngài đã tạo nên. Toàn bộ tạo vật đều có nguồn gốc bên ngoài tạo vật, và thuộc về Đấng Tạo Hóa. Toàn thế gian đã được tạo dựng tốt đẹp vì Đức Chúa Trời tòan thiện và Ngài cung ứng mọi thứ cần thiết cho cuộc sống.

6. Sự kêu gọi: Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài. Đức Chúa Trời tạo nên con người từ bụi đất và ban cho họ giá trị đặc biệt trong số mọi công trình sáng tạo của Ngài. Con người được tạo dựng để có mối liên hệ với Đức Chúa Trời, để sống hòa thuận với nhau, và để chăm sóc toàn bộ công cuộc sáng tạo.

7. Tội lỗi: Chúng ta thú nhận rằng, bắt đầu từ A-đam và Ê-va, nhân loại đã bất tuân Đức

Chúa Trời, nhượng bộ kẻ cám dỗ, và tự ý phạm tội. Mọi người đã không làm theo ý định của Đấng Tạo Hóa, phá hỏng hình ảnh ban đầu của Đức Chúa Trời trong con người, làm

Page 13: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

213

xáo trộn trật tự trong thế gian, và hạn chế tình yêu thương đối với người khác. Vì cớ tội lỗi, con người đã bị phó mặc cho những quyền lực tội ác và tử thần đang trói buộc họ.

8. Sự cứu rỗi: Chúng ta tin rằng qua Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời cứu vớt con người khỏi

tội lỗi và ban cho cuộc sống mới. Chúng ta tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời khi ăn năn và tiếp nhận Giê-xu Christ làm Cứu Chúa và Chúa chúng ta. Trong Đấng Christ, chúng ta được giảng hòa với Đức Chúa Trời và được đưa vào một cộng đồng hòa giải. Chúng ta tin rằng nhờ cùng một quyền năng Đức Chúa Trời đã khiến Đấng Christ từ cõi chết sống lại, chúng ta cũng có thể được cứu khỏi tội lỗi để bước theo Đấng Christ và để nếm biết sự cứu rỗi cách trọn vẹn.

9. Hội thánh: Chúng ta tin rằng hội thánh là tập thể những người đã tiếp nhận tặng phẩm

cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhờ tin Giê-xu Christ. Đây là một cộng đồng môn đồ mới, được sai vào trong thế gian để rao giảng sự trị vì của Đức Chúa Trời và để giúp mọi người nếm biết trước hi vọng vinh quang của hội thánh. Đây là một xã hội mới, được thiết lập và nâng đỡ bởi Thánh Linh.

10. Truyền giáo: Chúng ta tin rằng sứ mạng của hội thánh là phải rao giảng và phải là dấu

hiệu về vương quốc Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã sai phái hội thánh môn đồ hóa muôn dân, làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều Ngài đã truyền dạy.

11. Phép Báp têm: Chúng ta tin rằng làm báp têm cho tín nhân bằng nước là dấu hiệu tẩy

sạch tội lỗi. Báp têm cũng là lời hứa nguyện trước mặt hội thánh về giao ước giữa họ với Đức Chúa Trời, hứa bước theo con đường của Chúa Giê-xu Christ nhờ quyền năng của Thánh Linh. Nhờ Thánh Linh, nước và huyết, tín nhân được báp têm vào trong Đấng Christ và vào trong thân của Ngài.

12. Tiệc Thánh: Chúng ta tin rằng tiệc Thánh là dấu hiệu qua đó hội thánh nhớ lại giao ước mới với lòng biết ơn, là giao ước do Chúa Giê-xu thiết lập bởi sự chết của Ngài. Trong bữa ăn thông công này, hội thánh nhắc lại giao ước với Đức Chúa Trời và với nhau và cùng dự phần trong sự sống và sự chết của Chúa Giê-xu Christ, cho tới lúc Ngài đến.

13. Rửa Chân: Chúng ta tin rằng khi rửa chân cho môn đồ Ngài, Chúa Giê-xu kêu gọi chúng

ta phục vụ nhau trong tình yêu thương như Ngài đã làm. Qua đó, chúng ta nhìn nhận nhu cầu thường xuyên được tẩy sạch, làm mới lại ý muốn từ bỏ kiêu ngạo cùng quyền lực của đời này, và khiêm cung dâng đời mình để phục vụ và yêu thương trong tinh thần hi sinh.

14. Kỷ luật: Chúng ta thi hành kỷ luật trong hội thánh như là dấu hiệu của việc Đức Chúa

Trời ban ân sủng biến cải. Kỷ luật nhằm giải thoát anh chị em phạm lỗi khỏi tội lỗi đó, và phục hồi họ về lại trong mối liên hệ đúng mức với Đức Chúa Trời và để thông công trong hội thánh. Thực hành kỷ luật giúp hội thánh làm chứng về sự liêm chính với thế gian.

15. Phục vụ: Chúng ta tin rằng phục vụ là tiếp nối công việc của Đấng Christ là Đấng ban ân

tứ qua Thánh Linh, cho mọi tín nhân và ban quyền năng cho họ để phục vụ trong hội thánh và trong thế gian. Chúng ta cũng tin rằng Đức Chúa Trời kêu gọi những cá nhân cụ thể trong hội thánh vào những công tác và chức vụ lãnh đạo đặc biệt. Mọi người phục vụ đều chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời và đối với cộng đồng đức tin.

16. Trật tự trong Hội thánh: Chúng ta tin rằng hội thánh của Chúa Giê-xu Christ là một

thân có nhiều chi thể, sắp xếp theo cách trật tự, hầu cho qua một Thánh Linh, tín nhân có thể được gây dựng thuộc linh chung với nhau, thành nơi cư ngụ cho Đức Chúa Trời.

Page 14: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

214

17. Môn đồ hóa: Chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu Christ kêu gọi chúng ta môn đồ hóa, mang lấy thập tự giá của mình mà theo Ngài. Nhờ tặng phẩm ân sủng cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta nhận được năng lực để làm môn đồ của Chúa Giê-xu, được đầy dẫy Thánh Linh, làm theo lời dạy của Ngài và đi theo con đường khổ đau của Ngài tới cuộc sống mới. Khi trung thành với đường lối Ngài, chúng ta được đồng hóa với Đấng Christ và tách khỏi điều ác trong thế gian.

18. Sự Sống Thuộc linh: Chúng ta tin rằng làm môn đồ của Chúa Giê-xu tức là kinh nghiệm

được sự sống trong Thánh Linh. Khi sự sống, sự chết, và sự sống lại của Giê-xu Christ thành hình trong chúng ta, chúng ta được tăng trưởng theo hình ảnh Đấng Christ và trong mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Thánh Linh hành động trong sự thờ phượng cộng đồng và cá nhân, dẫn chúng ta vào kinh nghiệm sâu sắc hơn với Đức Chúa Trời.

19. Gia đình: Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời muốn cuộc sống loài người bắt đầu trong gia

đình. Hơn nữa, Đức Chúa Trời muốn mọi người dự phần trong hội thánh, tức gia đình của Đức Chúa Trời. Trong khi thành viên độc thân và có gia đình trong hội thánh, cống hiến và tiếp nhận sự nuôi dưỡng và chữa lành, thì mọi gia đình có thể phát triển toàn vẹn như ý Đức Chúa Trời mong muốn. Chúng ta được kêu gọi gìn giữ sự trong trắng và thủy chung yêu thương trong hôn nhân.

20. Thề thốt: Chúng ta cam kết nói thật, đơn giản nói có hoặc không, và tránh thề thốt.

21. Làm quản gia: Chúng ta tin rằng mọi sự đều thuộc về Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi

hội thánh sống trung thành với vai trò quản gia trên mọi điều Đức Chúa Trời giao phó cho mình, và tham gia trong sự yên nghỉ và công lý hiện nay như Đức Chúa Trời đã hứa.

22. Hòa bình: Chúng ta tin rằng hòa bình là ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã

tạo dựng thế giới trong hòa bình, và sự bình an của Đức Chúa Trời được bày tỏ đầy đủ nhất trong Giê-xu Christ, Đấng vốn là sự bình an của chúng ta và là sự bình an của toàn thế gian. Được Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta bước theo Đấng Christ trong đường lối hòa bình, làm điều công chính, mang lại sự giảng hòa, thực hành bất bạo động, ngay cả trong cảnh bạo lực và chiến tranh.

23. Chính phủ: Chúng ta tin rằng hội thánh là dân thánh của Đức Chúa Trời, được kêu gọi

hoàn toàn trung thành với Đấng Christ là đầu, và làm chứng cho muôn dân, từng chính phủ, và từng xã hội về tình yêu cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

24. Sự Trị vì của Đức Chúa Trời: Chúng ta đặt hi vọng trong sự trị vì của Đức Chúa Trời

cùng sự ứng nghiệm trong ngày Đấng Christ tái lâm trong vinh quang để phân xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài sẽ gom hội thánh lại, vốn hiện đang sống dưới quyền cai trị của Ngài. Chúng ta chờ đợi chiến thắng chung cuộc của Đức Chúa Trời, ngày tận thế của cuộc tranh chiến hiện nay, sự sống lại của người chết, và trời mới lẫn đất mới. Nơi đó, dân sự Đức Chúa Trời sẽ đồng trị với Đấng Christ trong công lý, công chính và hòa bình đời đời mãi mãi.

Thảo Luận

Bạn có những thắc mắc nào về Khẳng định Đức tin hội chúng của bạn?

Page 15: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

215

Khẳng định Chiến Lược của Chúng ta

Chiến lược của chúng ta là lời khẳng định cách chúng ta hiểu và cống hiến

sự phục vụ. Sự phục vụ là “sản phẩm” chính để hội thánh chúng ta cung ứng cho thành viên cũng như cho mọi người trong cộng đồng. Thành viên trong hội thánh có thể mong chờ phục vụ và được người khác phục vụ theo năm cách. 1. Nhóm Nhỏ là cấu trúc mục vụ chính của hội thánh chúng ta. “…họ bẻ bánh và dùng bữa cùng nhau với lòng vui vẻ và độ lượng, ca ngợi Đức Chúa Trời và được ơn trước mặt mọi người.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:46-47. Mọi thành viên trong hội thánh đều được khuyến khích hoặc thành lập hoặc gia nhập một nhóm nhỏ với một sứ mạng. Trong nhóm nhỏ, chúng ta kinh nghiệm được: - Sự tăng trưởng thuộc linh - Có động cơ để phục vụ - Vui đùa và thông công - Biết đón tiếp người mới - Sự khích lệ và nâng đỡ - Có trách nhiệm - Sự nhân từ và thương xót - Khám phá ra ân tứ - Xưng tội và tha thứ - Được trang bị để phục vụ 2. Trưởng lão chỉ dẫn tổng quát việc phục vụ và nếp sống thuộc linh của

hội chúng. “Các trưởng lão khéo lãnh đạo hội thánh thì càng phải được kính trọng nhiều hơn, nhất là những người chịu khó nhọc trong việc giảng và dạy.” 1 Ti-mô-thê 5:17 Trưởng lão cố gắng cẩn thận lắng nghe cả thành viên hội thánh lẫn Thánh Linh. Sau đó mới quyết định tập thể, để phục vụ hội thánh hiệu quả nhất.

3. Giám quản triển khai và chỉ dẫn các ban phục vụ cụ thể trong hội thánh. “Nếu có người mong được làm giám quản, người đó đã ước ao điều cao đẹp.” 1 Ti-mô-thê 3:1 Giám quản cùng với ban khám phá ân tứ, chọn ra nhân sự cho các ban ngành phục vụ khác nhau. Những người tham gia phục vụ được khuyến khích đưa ra càng nhiều quyết định càng tốt trong lãnh vực công tác của họ.

4. Mục sư trang bị và tạo cảm hứng cho chúng ta phục vụ. Chính Ngài (Đấng Christ) đã ban cho một số người làm sứ đồ, một số người làm tiên

tri, một số làm nhà truyền giảng phúc âm và một số làm mục sư và giáo sư, để chuẩn bị dân sự Đức Chúa Trời cho công tác phục vụ hầu cho thân Đấng Christ được gây dựng. Ê-phê-sô 4:11-12.

Page 16: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

216

Mục sư giám quản việc giảng và chăm sóc mục vụ trong hội thánh. Mục

sư trang bị cho chúng ta phục vụ và đại diện cho hội chúng trong các chức năng công cọng.

5. Thành viên được khích lệ phục vụ cụ thể trong hội thánh theo từng cá nhân.

“Đức Chúa Trời ban cho mỗi người chúng ta khả năng để làm tốt một số việc. Vì thế, nếu Đức Chúa Trời ban cho anh em khả năng nói tiên tri, thì hãy nói khi tin rằng Đức Chúa Trời đang phán qua anh em. Nếu anh em có ơn phục vụ người khác, hãy phục vụ thật tốt. Nếu anh em là nhà giáo, hãy làm tốt việc dạy dỗ. Nếu anh em có ơn khích lệ người khác, hãy làm việc đó! Nếu anh em có tiền, hãy chia sẻ rời rộng. Nếu Đức Chúa Trời ban cho anh em khả năng lãnh đạo, hãy nghiêm túc làm trách nhiệm mình. Và nếu anh em có ơn bày tỏ lòng nhân ái với người khác, hãy vui mà làm.” Rô-ma 12:6-8 Thảo Luận Bạn có những thắc mắc nào về Khẳng định Chiến Lược phục vụ của hội chúng của chúng tôi?

Page 17: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

217

Khẳng Định Cách Sống của Chúng Ta

“Chúng tôi cố gắng sống, không để cho cách hành động của mình gây cản trở cho bất kỳ ai muốn tìm kiếm Chúa.” 2 Cô-rinh-tô 6:3 (NLT)

Làm Cơ Đốc nhân là kết hợp tin, gắn bó và cư xử. Niềm tin phải chuyển thành mẫu mực gắn bó và cư xử, nếu không, thì chẳng có giá trị bao nhiêu. Việc làm của chúng ta phải khớp với niềm tin của mình. Chúng ta yêu cầu bốn điều nơi thành viên chúng ta.

1. Hãy để Đấng Christ làm mẫu mực của bạn.

“Hãy có đồng tâm trí như Chúa Giê-xu Christ đã có.” Phi-líp 2:5 “Anh em đã được kêu gọi đến điều đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho

anh em, lưu lại cho anh em một gương để anh em noi dấu chân Ngài.” 1 Phi-e-rơ 2:21 (NRSV)

2. Luôn luôn nói thật.

“Chỉ nên nói, ‘Vâng, tôi sẽ,’ hoặc ‘Không, tôi không.’ Lời nói của bạn đã đủ rồi. Thề thốt để gia tăng giá trị một lời hứa, chứng tỏ có điều gì đó sai trật.” Ma-thi-ơ 5:37

“Các ngươi sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ giải phóng các ngươi.” Giăng 8:32

3. Ăn mặc nhã nhặn và trong sạch về mặt tính dục. “Hãy trang điểm con người bề trong thầm kín bằng vẻ đẹp không phai tàn

của tinh thần dịu dàng yên lặng, đó là điều quí giá trước mặt Đức Chúa Trời.” 1 Phi-e-rơ 3:4

4. Làm Việc vì Hòa Bình

“Vì chúng tôi dù sống trong thân xác, nhưng không chiến đấu theo cách như thế gian. Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu, không phải là khí giới của đời này. Trái lại, khí giới chúng tôi có quyền năng thiên thượng phá đổ các thành lũy. Chúng tôi đánh hạ các lý luận và mọi sự kiêu căng chống lại sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và chúng tôi buộc mọi ý tưởng phải thuận phục Đấng Christ.” 2 Cô-rinh-tô 10:3-5

Thảo Luận

Bạn có những thắc mắc nào về Khẳng định Cách sống của hội chúng chúng tôi?

Page 18: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

218

Page 19: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

219

Buổi Học Ba

Khải tượng của Chúng ta cho Hội thánh

Khải tượng A-na-Báp-tít

Trong thế kỷ mười sáu, nhiều người rất khó chịu về việc cấp lãnh đạo hội thánh nhà nước truyền thống lạm dụng quyền hành, mua bán sự tha tội và nhấn mạnh công đức của con người để có được sự cứu rỗi. Một số bậc lãnh đạo, kể cả Martin Luther, Ulrich Zwingli, và John Calvin, phản đối những việc làm này và do đó, nổi tiếng là nhà Cải Chánh/Tin Lành. Họ là những nhà cải tổ mở đầu cuộc Cải Chánh Lớn. Lúc đầu, họ có khải tượng về một hội thánh tự nguyện, trong đó thành viên tin vào sự cứu rỗi nhờ ân sủng, gắn bó với nhau trong cộng đồng và cư xử theo cách giống Đấng Christ.

Đáng tiếc, do sự Phản Kháng của Nông dân [Peasant’s Revolt] và những yếu tố

khác, các nhà cải chánh này đã không thực hiện được nhiều khải tượng của họ. Họ quay về với những việc làm cùng khuôn mẫu đã có từ thời Constantine với Augustine như làm báp têm cho hài nhi, giáo hội nhà nước và Thuyết Chiến tranh Công Lý.

Vài nhà nghiên cứu từng bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh với Ulrich Zwingli,

không thỏa lòng với việc chỉ cải tổ hội thánh quay về với cơ cấu của Constantine và Augustine. Các nhà cải chánh triệt để hơn, muốn hội thánh quay về lại hình thức và việc làm của Chúa Giê-xu và thời Tân Ước. Do nhấn mạnh việc chỉ làm báp têm cho người lớn khi xưng nhận đức tin và không công nhận báp têm cho hài nhi, nên các nhà cải chánh triệt để này được gọi là A-na-báp-tít (người làm báp têm lại). Hội chúng của chúng ta dựa trên truyền thống này.

Chúa Giê-xu là trọng tâm của đức tin họ. Họ tiếp nhận Ngài làm Chúa và Cứu

Chúa, và giải thích Kinh Thánh theo quan điểm đạo đức xoay quanh Chúa Giê-xu. Cơ Đốc giáo không chỉ là một kinh nghiệm tâm linh, một tín điều hoặc kinh nghiệm được tha thứ chỉ một lần. Họ tin rằng Cơ Đốc giáo là vai trò làm môn đồ và nỗ lực trong quyền năng của Thánh Linh để theo Chúa Giê-xu trong nếp sống hằng ngày như đã phác họa trong bài Giảng trên Núi.

Cộng đồng tập trung vào Đấng Christ là trọng tâm cuộc sống của họ. Xưng tội và

tha thứ được xem như điều kiện để phục hồi thông công với Đức Chúa Trời và cũng là phương tiện để kinh nghiệm được mối liên hệ cộng đồng.

Giảng hòa được xem như trọng tâm việc làm của họ. Là những con người được

biến cải, họ vừa tích cực trong truyền giáo nơi họ hòa giải con người với Đức Chúa Trời, vừa giải hòa nơi họ đã hòa giải con người với nhau. Họ cố gắng thực hành yêu thương trong mọi mối liên hệ kể cả mối liên hệ với kẻ thù.

Page 20: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

220

Phong trào A-na-báp-tít lan rộng nhanh chóng tại Thụy Sĩ, Miền Nam Nước Đức,

và xứ Netherlands. Menno Simons, một tu sĩ Công giáo ngày trước, nổi bật là nhà giáo hiệu quả và là người xây cầu giúp nhiều hội thánh nhỏ xuất hiện. Thành viên của các hội thánh này trở thành Mennists và về sau là Mennonites.

Do người A-na-báp-tít không làm báp têm cho trẻ em, cấp lãnh đạo của hội thánh

nhà nước gán cho họ nhãn hiệu dị giáo đang liều lĩnh tống con cháu không nhận báp têm, vào hỏa ngục. Hơn nữa, vì người A-na-báp-tít thành lập những hội chúng riêng của những người khẳng định niềm tin cá nhân nơi Đấng Christ, nên giáo hội truyền thống cùng cấp lãnh đạo đã gắt gao bắt bớ nhiều bậc tiền bối của chúng ta. Trên 4000 trong số đó, đã tuận đạo vì niềm tin.

Thảo Luận

Bạn có thắc mắc gì về Khải tượng A-na-báp-tít?

Khải tượng của Chúng ta về Truyền giáo Thế giới

Hội thánh chúng ta thuộc về một hệ phái giáo hội gọi là Mennonite Church USA. Hệ phái Cơ Đốc này có gần 1000 hội chúng với tổng số 110.000 thành viên.

Chúng ta hưởng được lợi ích từ hệ phái của mình trên nhiều phương diện.

• Hệ phái giúp in ra tài liệu và sách về giáo dục.

• Hệ phái khích lệ và giúp liên kết các trường tiểu học, trung học, và sau đại học. Chúng ta có năm trường cao đẳng bao gồm Bethel, Bluffton, Goshen, Hesston, và Eastern Mennonite University. Chúng ta có hai chủng viện là: Associated Mennonite Biblical Seminary ở Elkhart, Indiana và Eastern Mennonite Seminary ở Harrisonburg, Virginia.

• Hệ phái bảo trợ nhân sự truyền giáo trong 55 nước chuyên lo mở hội thánh và hỗ trợ nhiều ngành phục vụ khác nhau. Chúng ta có khải tượng mọi người sẽ hiệp một trong Đấng Christ và trở thành người thờ phượng Đức Chúa Trời.

• Hệ phái chúng ta cung ứng sự trợ giúp lẫn nhau và các dịch vụ quản gia bao gồm bảo hiểm y tế, quỹ chung và làm từ thiện theo kế hoạch.

• Hệ phái cũng trang bị cấp lãnh đạo hội chúng để phục vụ, mở các hội thảo về chống phân biệt chủng tộc và hỗ trợ các mối liên kết bên trong giáo hội.

Người Mennonite từ nhiều bối cảnh và quan điểm khác nhau, cùng liên kết và làm việc chung, qua Hội Nghị Mennonite Thế Giới [Mennonite World Conference], Ủy ban Mennonite Trung Ương [Mennonite Central Committee], Dịch Vụ Cứu Nạn Mennonite [Mennonite Disaster Service] và Hiệp hội Phát triển Kinh tế Mennonite [Mennonite Development Associates]. Qua công tác y tế, nông nghiệp, giáo dục, tài chánh và ủng hộ của các tổ chức này, chúng ta tìm cách làm vơi bớt khổ đau trên khắp thế giới.

Thảo Luận

Page 21: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

221

Bạn có thắc mắc gì về khải tượng của chúng ta về truyền giáo thế giới?

Khải tượng của Chúng ta về sự Cam Kết Khải tượng của chúng ta về sự phục vụ và truyền giáo có thể được giải thích

qua việc dùng năm vòng tròn chỉ về sự cam kết. Mục tiêu của chúng ta là mời người khác cùng thực hiện năm điều cam kết giúp họ chuyển từ cộng đồng nơi họ không liên kết với ai cả, tới những mối liên hệ ngày càng gần hơn với Đức Chúa Trời và với dân sự của Ngài.

1. Từ Cộng đồng tới Đám Đông: Chúng ta gọi vòng tròn ngoài cùng là Cộng đồng. Cộng đồng là tất cả mọi người bên trong khoảng cách lái xe của chúng ta. Chúng ta tiếp xúc với những người này qua quảng cáo và thăm viếng cá nhân. Chúng ta đặc biệt ghi nhận những người tới thờ phượng hoặc tham gia một sinh hoạt khác. Mục tiêu của chúng ta là mời những người không gắn bó trong Cộng Đồng cam kết với Đấng Christ và trở thành người thường xuyên đi

Nòng Cốt: Tín Nhân Phục vụ

Thành Viên Trưởng thành

Thành Viên

Người Thường Xuyên Đi Nhà Thờ

Người Không Đi & Người Thỉnh thoảng Đi Nhà Thờ

Đám Đông

Gắn Bó

Hội chúng

Cộng đồng

Page 22: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

222

nhà thờ chúng ta. Càng sớm càng tốt, chúng ta mời họ tham gia Lớp 101, Kinh nghiệm Đức Chúa Trời. 2. Từ Đám Đông tới Hội chúng: Vòng tròn thứ nhì tiêu biểu cho người chúng ta gọi là “đám đông.” Họ đến thờ phượng đều đặn và có thể tham gia phục vụ hội thánh. Chúng ta mời họ ghi danh học Lớp 201, Kinh nghiệm Gia đình Đức Chúa Trời, nhận báp têm, và cam kết trở nên thành viên của hội chúng. 3. Từ Hội chúng tới Nhóm Gắn Bó: Chúng ta muốn thành viên trong hội chúng được trưởng thành thuộc linh. Vì vậy chúng ta mời họ ghi danh vào Lớp 301, Kinh nghiệm sự Hiện diện của Đức Chúa Trời nơi họ sẽ được mời cam kết thực hành Đọc Kinh Thánh, Cầu nguyện Hằng Ngày, Dâng Phần Mười, và Là Phần tử trong một nhóm nhỏ với sứ mạng cụ thể. Khi đã thực hiện những cam kết này, họ sẽ được mời gia nhập tập thể thành viên gắn bó trưởng thành. 4. Từ Gắn Bó tới Nòng Cốt: Nòng cốt của hội thánh chúng ta là những người tham gia phục vụ. Họ là cấp lãnh đạo, nhân sự và người phục vụ trong hội chúng, bao gồm giáo viên Trường Chúa nhựt, ban đón khách, ban đàn, ban tiếp tân cùng những người tham gia trong nhiều ngành phục vụ khác nhau trong hội thánh. Lớp 401, Kinh nghiệm Công việc của Đức Chúa Trời, giúp họ khám phá ra ơn tứ và lời chứng của mình. Mỗi thành viên được khích lệ nhận vai trò phục vụ trong hội thánh và nhận một sứ mạng trên thế gian.

Thảo Luận Bạn có thắc mắc gì về khải tượng thực hiện những cam kết để giúp những mối liên hệ được sâu sắc hơn?

Page 23: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

223

Khải tượng về Đào tạo

Bốn lớp mở đường cho chúng ta trở thành môn đồ trung thành và kết quả

cho Chúa Giê-xu Christ. Có thể lập biểu đồ các lớp này theo hình viên kim cương bóng chày.

Trong khi hầu hết các hội thánh chỉ có lớp báp têm hoặc chuẩn bị làm thành

viên, thì hội thánh chúng ta có những lớp giúp thành viên mới tiếp tục đi, chuyển từ thành viên, sang trưởng thành thuộc linh rồi tiếp tục phục vụ trong hội thánh và truyền giáo thế giới. Từng lớp trong năm lớp này kết thúc với việc mời thành viên ký giao ước liên quan với lãnh vực nghiên cứu đó.

Lớp 101: Kinh nghiệm Đức Chúa Trời, giúp chúng ta hiểu ý nghĩa được “tái sanh” hoặc có cơ hội làm lại từ đầu. Lớp này mô tả cách chúng ta có thể được biến đổi thành những con người tin kính và giống Đấng Christ. Lớp 201: Kinh nghiệm Gia đình Đức Chúa Trời là lớp bạn đang tham gia. Lớp này giúp chúng ta hiểu đặc ân kỳ diệu được dự phần trong gia đình Đức

Page 24: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

224

Chúa Trời. Lớp này mô tả bản chất của gia đình này và cách chúng ta có thể gắn bó với gia đình này. Lớp 301: Kinh nghiệm sự Dẫn Dắt Của của Đức Chúa Trời giới thiệu cho chúng ta thói quen đọc Kinh Thánh, cầu nguyện hằng ngày, dâng phần mười, và tham gia trong nhóm nhỏ. Giao ước Tăng trưởng Thuộc linh giúp chúng ta bắt đầu những thói quen này. Lớp 401: Kinh nghiệm Công việc của Đức Chúa Trời tìm cách giúp từng thành viên khám phá ra cách điều hướng ân tứ, đam mê, cá tính cùng kinh nghiệm của mình để làm trọn mục đích của Đức Chúa Trời đối với cuộc đời họ và đối với hội thánh. Giao ước Phục vụ giúp chúng ta cam kết phục vụ có ý nghĩa trong hội thánh và nhận một sứ mạng trên thế gian. Thảo Luận

Bạn có thắc mắc gì về các khải tượng đào tạo và gắn bó phục vụ và truyền giáo?

Page 25: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

225

Buổi Học Bốn

Mời Làm Thành Viên

“Kế hoạch bất biến của Ngài luôn luôn là nhận chúng ta làm con nuôi trong gia đình của Ngài bằng cách đem chúng ta về với Ngài qua Chúa Giê-xu Christ. Và đây là niềm vui lớn của Ngài.” Ê-phê-sô 1:5 (NLT)

Chúng tôi mời bạn làm thành viên với chúng tôi trong gia đình Đức Chúa Trời. Để làm thành viên, bạn cần có mối liên hệ riêng tư với Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ. Nếu chưa có mối liên hệ như vậy, bạn nên ôn lại Lớp 101: Khám phá Đức Chúa Trời.

Giống như Chúa Giê-xu bắt đầu phục vụ bằng cách nhận báp têm, chúng tôi mời bạn bắt đầu cuộc sống và phục vụ trong hội thánh bằng phép báp têm. Báp têm là nghi thức giới thiệu vào gia đình Đức Chúa Trời, tức hội thánh! Buổi học này sẽ giải thích nghi thức này và tập quán Tiệc Thánh.

Báp Têm Biểu tượng của Mối Liên hệ Mới

“Chính Chúa Giê-xu cũng đã chịu báp têm. Lúc Ngài đang cầu nguyện thì trời mở ra, và Thánh Linh ngự xuống trong hình dạng giống như chim bồ câu đậu trên Ngài.Lại có tiếng từ trời phán, “Con là Con yêu dấu của Ta, Ta hoàn toàn hài lòng với con.” Lu-ca 3:21-22

Ai Phải Được Báp Têm?

Mọi người theo Chúa Giê-xu Christ đều phải được báp têm. Mục đích của báp têm là công khai cử hành mối liên hệ giữa bạn với Đức Chúa

Trời qua Chúa Giê-xu và để khẳng định sự gắn bó giữa cá nhân bạn với Ngài. Phép báp têm không biến bạn thành Cơ Đốc nhân, mà chỉ chứng tỏ bạn là Cơ Đốc nhân! Phép báp têm chứng tỏ cho mọi người biết bạn đã cam kết muốn dự phần trong thân Đấng Christ.

Chúa Giê-xu truyền lịnh phải làm báp têm cho môn đồ mới. Ngài phán, “Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân, nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh mà làm báp têm cho

họ…” Ma-thi-ơ 28:19 “Hễ ai xưng Ta ra trước mặt người khác, Ta cũng sẽ xưng người đó trước mặt Cha Ta ở

trên trời; nhưng ai chối Ta trước mặt người khác, thì Ta cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Ta trên thiên đàng.” Ma-thi-ơ 10:32-33 NRSV

Những ai muốn kỷ niệm việc được nhận làm con nuôi trong gia đình Đức Chúa Trời, đều phải làm báp têm.

Phép báp têm không chỉ đánh dấu mối liên hệ giữa bạn với Đấng Christ, mà còn đánh dấu việc bạn được làm con nuôi trong gia đình Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể là một phần của Đấng Christ mà lại không dự phần trong thân của Đấng Christ.

Page 26: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

226

Chúng ta được báp têm “vào thân Đấng Christ.” Gia nhập vào thân Đấng Christ, tức hội thánh, là một sự kiện vui mừng.

“Vì chúng ta dù là người Do Thái hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do, tất cả đều đã chịu báp têm trong một Thánh Linh để trở thành một thân thể; và tất cả đều được uống chung một Thánh Linh.” 1 Cô-rinh-tô 12:13

Những người đã nhận báp têm trước khi tin nhận Giê-xu Christ.

Một số hội thánh làm báp têm cho hài nhi như là dấu hiệu khắc phục nguyên tội và/hoặc chào đón trẻ vào cộng đồng đức tin. Trong nghi thức này, cha mẹ hứa nuôi dạy con trong đức tin và cầu nguyện cho con họ sẽ xác nhận niềm tin khi chúng tới tuổi nhận trách nhiệm.

Thay vì làm báp têm cho hài nhi, hội thánh chúng ta thực hành việc cha mẹ dâng con. Trong nghi hức này, cha mẹ cùng với hội thánh hứa nuôi dạy con trẻ trong đức tin. Chúng ta chờ lúc trẻ tới tuổi chịu trách nhiệm và đủ tuổi để tự xưng nhận đức tin riêng. Báp têm cho người lớn, tạo cơ hội để chúng ta chia sẻ câu chuyện về trường hợp mình tiếp nhận mối liên hệ cá nhân với Chúa Giê-xu và bước vào thân Đấng Christ.

Nếu bạn đã nhận báp têm lúc còn là hài nhi và đã công khai xác nhận niềm tin nơi Giê-xu Christ, thì chúng tôi để bạn tự xét vấn đề báp têm cho người lớn. Nếu bạn chọn báp têm cho người lớn, chúng tôi sẽ chia sẻ cho hội chúng biết câu chuyện quá khứ của bạn, kể cả nơi và lúc bạn công khai xác nhận đức tin của mình.

“Trong đêm ấy vào chính giờ đó, viên Cai Ngục ở Phi-líp đem hai ông ra rửa các vết thương; rồi lập tức ông và cả gia đình đều nhận báp têm.” Công Vụ Các Sứ Đồ 16:33

Nên Nhận Báp Têm Khi Nào?

Ngay sau khi tin nhận.

Ngay khi dứt khoát tiếp nhận Đấng Christ vào cuộc đời mình, bạn được mời chuẩn bị nhận báp têm. Báp têm là công khai tự đồng hóa mình với Đấng Christ. Báp têm nói lên khởi đầu mới của bạn với Ngài và với hội thánh. Đó là bước đầu của bạn trong niềm tin Cơ đốc.

“Nhiều người nghe ông giảng thì tin và nhận báp têm.” Công Vụ Các Sứ Đồ 18:8 NIV

Đừng trì hoãn báp têm, chờ tới lúc bạn “tốt đủ.”

Vì sự cứu rỗi do ân sủng, bạn sẽ không bao giờ “tốt đủ” hoặc “biết đủ.” Khi đã tiếp nhận sự tha thứ vì đi theo ý riêng, và hiểu ý nghĩa thế nào là theo Chúa Giê-xu trong cuộc sống hằng ngày, thì không có lý do gì để bạn trì hoãn báp têm.

“Mọi người đã tin…đều nhận báp têm…trong ngày hôm ấy! Công Vụ Các Sứ Đồ 2:41.

Nếu còn mới mẻ trong niềm tin Cơ đốc, bạn có thể bàn luận với người cố vấn gia nhập một lớp để tìm hiểu kỹ càng hơn về những khẳng định của hội chúng về đức tin và khải tượng.

Bạn Có Thể Mong Đợi Gì Khi Nhận Báp têm?

Mục sư sẽ bắt đầu giới thiệu.

Page 27: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

227

Có thể mục sư sẽ nói vài lời về ý nghĩa của báp têm. Bạn sẽ được giới thiệu là tín

nhân và được khích lệ nhận báp têm. Bạn sẽ được mời trả lời một loạt câu hỏi về sự cam kết theo Đấng Christ. (Hoặc bạn có thể có bài làm chứng cá nhân để trả lời các câu hỏi qua kinh nghiệm và lời riêng của bạn.) Nếu bạn nhận báp têm bằng cách đổ nước: • Bạn sẽ được yêu cầu quì xuống. Đây là dấu hiệu của tinh thần làm đầy tớ và tiếp

nhận Giê-xu làm Chúa của bạn. • Mục sư, trưởng lão hoặc người cố vấn sẽ cầu nguyện cho bạn tiếp tục trung thành. • Mục sư sẽ đổ nước lên đầu như là dấu hiệu tội lỗi bạn đã được tha hoặc rửa sạch. • Mục sư sẽ đặt tay lên đầu bạn để công nhận Thánh Linh đã bước vào cuộc đời bạn

khi bạn tiếp nhận Giê-xu làm Chúa của mình. Đây là biểu tượng tấn phong để phục vụ.

• Bạn sẽ được trao Cánh Tay Hữu Thông Công, mời bạn đứng vững để đồng hành với hội chúng trong cuộc đời mới.

• Bạn sẽ được trao tặng giấy Chứng Nhận Báp têm và chính thức được hoan nghênh làm thành viên của hội thánh.

• Các thành viên trong hội thánh sẽ có cơ hội chào đón bạn khi kết thúc lễ nhóm.

Nếu bạn nhận báp têm bằng cách dìm xuống nước: • Bạn sẽ được trưởng lão hoặc người cố vần dẫn xuống nước. • Bạn sẽ có cơ hội trả lời một loạt câu hỏi về sự cam kết giữa bạn với Đấng Christ

hoặc bạn làm chứng. • Mục sư, trưởng lão hoặc người cố vấn sẽ cầu nguyện xin cho bạn cứ tiếp tục trung

tín • Bạn sẽ được dìm xuống nước thật nhanh, như là biểu tượng chết cuộc sống cũ và

sống lại cuộc đời mới. • Bạn sẽ chính thức được chào đón làm thành viên. • Bạn sẽ nhận chứng chỉ báp têm. • Các thành viên trong hội thánh sẽ có cơ hội hoan nghênh bạn vào cuối lễ nhóm.

Nếu bạn có khuyết tật hoặc nhu cầu cụ thể, cần phải bàn trước với mục sư để có thể sắp xếp trước. Thảo Luận Bạn có thắc mắc nào về biểu tượng của báp têm?

Page 28: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

228

Tiệc Thánh

Biểu Tượng của Mối Thông Công Tiệc Thánh Là Gì?

Tiệc Thánh (thường được gọi là tiệc thông công) là bữa ăn thông công nhẹ. Theo văn hóa Thánh Kinh, ăn chung có nghĩa hòa thuận với nhau. Cùng dự Tiệc

Thánh với nhau là biểu tượng của mối liên hệ được tha thứ, giữa chúng ta với Đức Chúa Trời và giữa chúng ta với nhau. Buổi lễ nhắc chúng ta rằng sự tha thứ này có được là nhờ sự chết và sống lại của Đấng Christ. Trong khi ăn uống với nhau, chúng ta thường kinh nghiệm sự hiện diện đặc biệt của Đấng Christ giữa vòng chúng ta.

“Nơi nào có hai ba người nhơn danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa các ngươi” Ma-thi-ơ 18:20

Tiệc Thánh là động tác đơn giản nhắc chúng ta việc Đấng Christ đã làm cho chúng ta.

Chúng ta xem Tiệc Thánh là một “qui định” thay vì là một “thánh lễ.” Đó là một bài học thị cụ, chứng minh việc Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Bánh Tiệc Thánh bẻ ra làm biểu tượng cho thân Đấng Christ, bị vỡ tan vì cớ chúng ta. Chén nhỏ nước nho tượng trưng cho huyết sự sống của Chúa Giê-xu, mang lại niềm vui và tự do cho những tín nhân đầu tiên và cho chúng ta.

Trong đêm Chúa Giê-xu bị phản nộp, Ngài lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra và phán rằng, ‘Này là thân thể Ta bị (nát tan) vì cớ các ngươi. Hãy làm điều này để nhớ đến Ta.’ Cùng một cách ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng, ‘Chén này là giao ước mới trong huyết Ta. Hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ đến Ta.’” 1 Cô-rinh-tô 11:23-25

Chúng ta Nên giữ Tiệc Thánh bao lâu một lần? Dù một số Cơ Đốc nhân giữ Tiệc Thánh mỗi khi nhóm lại, nhưng chúng ta có

nhiều cách giữ lễ khác nhau vào những dịp đặc biệt như: • Mùa vọng Đầu Năm • Đêm Giao Thừa hoặc Chúa nhựt Đầu Năm • Thứ Năm trước Phục sinh hoặc Thứ Sáu Thương Khó • Ngũ Tuần • Chúa nhựt Tái cam Kết • Chúa nhựt Tiệc Thánh Toàn cầu

Mỗi lần dự Tiệc Thánh chúng ta nhớ lại sự cam kết mình đã hứa với Đấng Christ

và nhắc chúng ta tái cam kết. Kinh nghiệm ăn chung hòa thuận trong hội thánh cũng là tiền vị của sự thông công toàn vẹn chúng ta sẽ có với Đức Chúa Trời và với nhau trên thiên đàng.

Page 29: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

229

“…và khi đã tạ ơn Đức Chúa Trời rồi bẻ ra trao cho môn đồ, Ngài phán: ‘Hãy cầm lấy và ăn đi. Này là thân thể Ta, được ban cho các ngươi. Hãy làm điều này để nhớ đến Ta.’” (Câu 24).

Ai Cần Tham dự?

Những người đã cam kết theo Chúa Giê-xu trong nếp sống hằng ngày.

Chúa Giê-xu giữ Tiệc Thánh với các môn đồ Ngài, không phải với các đám đông. Tiệc Thánh giả định chúng ta có mối liên hệ riêng tư với Đấng Christ và với nhau.

“Trong lúc họ đang ăn, Chúa Giê-xu lấy bánh, tạ ơn rồi bẻ ra, và trao cho môn đồ.” Mác 14:22.

Những người đã chuẩn bị chính mình qua việc tự xét mình.

Mỗi lần dự Tiệc Thánh trong hội thánh, chúng ta có thời gian cầu nguyện và tự xét mình, với câu hỏi, “Có điều gì trong đời sống tôi ngăn cách tôi với Chúa và cần xưng ra để được tha thứ không?” Và “Có gì giữa tôi với thành viên nào khác, cần giải quyết không?”

“Nếu ngươi đem lễ vật dâng nơi bàn thờ mà chợt nhớ người anh em mình đang có điều nghịch với mình, hãy để lễ vật trước bàn thờ. Hãy về hòa giải với anh em trước; sau đó mới đến dâng tế lễ.” Ma-thi-ơ 5:23-24

Một số trẻ em đã tin nhưng chưa nhận báp têm, có thể muốn tham dự Tiệc Thánh.

Cha mẹ cần bàn về ý nghĩa của Tiệc Thánh với con cái. Có thể chúng muốn bày tỏ mong ước có được mối liên hệ với Đấng Christ.

“Hãy để con trẻ đến với Ta, đừng ngăn cấm chúng nó!” Ma-thi-ơ 19:14

Thảo Luận Bạn có thắc mắc nào về biểu tượng của Tiệc Thánh?

Page 30: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

230

Ý Nghĩa Làm Thành Viên

Làm thành viên có nghĩa chúng ta là những anh chị em đã được nhận làm con nuôi trong gia đình Đức Chúa Trời và đang cố gắng tiếp tục việc Chúa Giê-xu đã khởi làm. Chúng tôi mời bạn cùng tham gia với chúng tôi.

Trong hội thánh, chúng ta nhận ra nhu cầu làm thành viên chính thức. Sự khác biệt giữa “người tham dự” với “thành viên” có thể tóm lược trong từ gắn bó. Chúng tôi mời bạn cam kết làm thành viên vì bốn lý do.

Lý do Thánh Kinh: Đấng Christ gắn bó với hội thánh. “…Đấng Christ yêu hội thánh và phó mạng sống Ngài vì hội thánh.” Ê-phê-sô 5:25

Hội thánh giới thiệu chúng ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời và đó là chiến lược của Đấng Christ nhằm lo cho nhu cầu của chúng ta và nhu cầu của thế gian. Chúng ta thấy không thể dự phần với Đấng Christ mà lại không dự phần trong thân hoặc gia đình của Ngài.

Lý do Văn hóa: Làm thành viên là cách giải độc cho xã hội chúng ta.

Sống trong thời đại mà ít có ai muốn gắn bó với điều gì, chúng ta mới nhận biết, nhờ gắn bó mà chúng ta mới rèn luyện được cá tính và tạo được những mối liên hệ sâu sắc. Càng tăng trưởng trong nếp sống Cơ đốc, chúng ta càng muốn gắn bó đời mình với Đấng Christ và với nhau.

“…chúng ta biết rằng gian khổ sinh ra kiên trì, kiên trì sinh ra cá tính và cá tính sinh ra hi vọng. Và hi vọng không làm chúng ta thất vọng.” Rô-ma 5:4-5.

Lý do Thực tế: Tư cách thành viên xác định tính đáng tin cậy.

Giống như mỗi đội cần có bảng phân công và mỗi trường cần tuyển sinh, thì hội thánh cũng cần biết người nào muốn gắn bó. Tư cách thành viên nhận diện ra gia đình chúng ta.

H. M. Murray có lần nói: “Trước lúc gắn bó, có sự do dự, có khuynh hướng rút lui. Nhưng ngay phút tôi dứt khoát

gắn bó, thì Đức Chúa Trời cũng hành động, và cả một dòng sự kiện diễn ra. Mọi sự việc, gặp gỡ, con người cùng sự trợ giúp vật chất không thể thấy trước, mà tôi chưa bao giờ mơ tưởng sẽ đến với mình, bắt đầu diễn ra …ngay giây phút tôi thực hiện sự cam kết gắn bó.”

Lý do Cá nhân: Làm thành viên dẫn tới sự tăng trưởng thuộc linh.

Làm thành viên trong hội thánh địa phương tạo điều kiện cho chúng ta giúp đỡ nhau tăng trưởng thuộc linh và có trách nhiệm. Có trên ba mươi mạng lịnh trong Kinh Thánh giống như mạng linh sau đây, mà nếu không dự phần trong gia đình hội thánh địa phương, chúng ta không thể tuân giữ được.

“Hãy yêu thương nhau, Chăm sóc nhau. Chào hỏi nhau. Khích lệ nhau. Cầu nguyện cho nhau. Khuyên bảo nhau. Chia sẻ với nhau. Giúp đỡ nhau.” Hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa Giê-xu Christ chúng ta. Nguyền xin sự vinh hiển thuộc về Ngài từ nay và mãi mãi!” 2 Phi-e-rơ 3:18

Page 31: Môn Đồ Hóa - commonword.ca · lòng thương xót của Chúa Giê-xu. Thiếu thần Linh của Chúa Giê-xu, thì nhóm người này cũng giống như bất kỳ cậu lạc

231

Thảo Luận

Bạn có thắc mắc gì về tầm quan trọng của tư cách thành viên? Giao ước Thành viên Sau đây là giao ước thành viên chúng tôi mời bạn cùng thực hiện với chúng tôi. Tôi khẳng định rằng: • Tôi đã tiếp nhận Giê-xu Christ làm Chúa và Cứu Chúa của tôi. • Tôi công khai tuyên bố đức tin của mình qua phép báp têm. • Tôi đồng ý với khẳng định của hội chúng về niềm tin, mục đích, phục vụ và

cách sống. Tôi hứa rằng: • Tôi sẽ hỗ trợ hội thánh này qua việc nhóm lại, dâng hiến và dự phần đều

đặn. • Tôi sẽ sẵn sàng nêu ra và tiếp nhận lời khuyên trong bối cảnh gia đình này. • Tôi sẽ chia sẻ việc làm chứng và truyền giáo của hội thánh này. ________________________________________ ____________________ Thành viên Ký tên Ngày tháng Bước Kế Tiếp của Bạn Chúc mừng bạn đã học xong LỚP 201! Chúng tôi mời bạn tiếp tục bước đi với Đấng Christ bằng cách tham gia LỚP 301, giúp bạn kinh nghiệm được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. LỚP 301 sẽ bắt đầu ___________________________.