20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnh Trang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-13 : Xuất nhập khẩu Trang 14-17 : Sản xuất kinh doanh Trang 17-18 : Tin thế giới Trang 19-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 03 T02-2016 Bính Thaân 2016 Möøng Xuaân Möøng Xuaân

Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-05 : Tin trong tỉnh

Trang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 09-13 : Xuất nhập khẩu

Trang 14-17 : Sản xuất kinh doanh

Trang 17-18 : Tin thế giới

Trang 19-20 : Doanh nghiệp cần biết

SOÁ 03T02-2016

Bính Thaân2016

Möøng XuaânMöøng Xuaân

Page 2: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động ngành Công

Thương đầu năm 2016Khởi đầu cho năm 2016,

ngành Công Thương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết, xây dựng kế hoạch dự trữ đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Kết quả hoạt động ngành Công Thương trong tháng 01/2016 nhìn chung các chỉ tiêu tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ năm 2015, cụ thể:

Chỉ số sản xuất công nghiệp dự kiến tăng 9,2% so cùng kỳ; Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh 2010) ước đạt 504,26 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng ổn định sản xuất, tăng trưởng nhưng tăng chậm lại so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thương mại: Tình hình giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng có xu hướng giảm;

chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2016 giảm 0,11% so tháng 12/2015 và tăng 1,07% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: chỉ số giá ở một số nhóm hàng hóa tăng như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,32%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,37%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,7%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,32%; bên cạnh đó, một số nhóm hàng hóa giảm như: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,48%; giao thông giảm 2,87%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,4%.

Tình hình lưu thông hàng hóa: Sở đã triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2015 và tết Nguyên đán. Đến nay hàng hóa trên thị trường rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã chất lượng được đảm bảo với giá cả hợp lý nên đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 01/2016 ước đạt 1.339,77 tỷ đồng, tăng khá cao (14,5%) so cùng kỳ.

Về hoạt động xuất-nhập khẩu: Xuất khẩu ước đạt 4,275 triệu USD tăng 16,83% so cùng kỳ; chủ yếu với 2 mặt hàng xuất khẩu: Nhân điều và hàng thủy sản. Nhập khẩu ước đạt 0,333 triệu USD, giảm 84,3% so cùng kỳ; chủ yếu nhập khẩu mặt hàng rượu.

Công tác quản lý thị trường được chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc chấp hành đăng ký doanh nghiệp, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu, đồng thời tăng cường kiểm tra việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, nhất là mặt hàng pháo nổ, súng, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực,…; phối hợp với BQL các chợ kiểm tra, giám sát các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong dịp tết Nguyên đán 2016. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác chống thuốc lá nhập lậu; tổ chức kiểm tra giám sát các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong các đợt điều chỉnh giá bán lẻ;... Kết quả: trong tháng, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý được 91 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 110 triệu đồng./.

PHÒNG QLCN

Page 3: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

Hình ảnh Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2016

Một số hình ảnh hoạt động ngành Công Thương đầu năm 2016

Page 4: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

NGÀNH CÔNG THƯƠNG NINH THUẬN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2016

Chiều ngày 20/01/2016, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành Công Thương. Đến dự Hội nghị có đồng chí Phạm Văn Hậu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; cùng tham dự có lãnh đạo các Sở, ngành: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, huyện Thuận Bắc,cùng Đại diện Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện; Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; các Phòng, ban và đơn vị trực thuộc Sở Công Thương; Báo Ninh Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đến dự và đưa tin.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương đã thông qua báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành Công Thương. Trong đó, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong năm 2015 như: triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhất

là giá dầu thô giảm mạnh và hệ quả của việc phá giá đồng nhân dân tệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế cả nước nói chung, kinh tế của tỉnh nói riêng. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh tình hình nắng hạn kéo dài trên diện rộng đã tác động ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp;…Tuy nhiên, với sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Công Thương, sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương có liên quan đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh triển khai đảm bảo tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh tăng 7,5%; trong đó, đóng góp ngành Công Thương khá lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và nâng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, với sự nỗ lực quyết tâm của doanh nghiệp hoạt động ngành Công Thương đã phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức trong sản xuất kinh doanh và đầu tư đã tạo kết quả đáng phấn khởi cho ngành Công Thương với các chỉ tiêu tăng trưởng khá so với cùng kỳ và tăng trưởng cao so với bình quân của cả nước. Cụ thể: Chỉ số sản

xuất công nghiệp tăng 14% so cùng kỳ (giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,1%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13,9%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 33,8% so cùng kỳ.

Để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong năm 2016, đây là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020, là tiền đề quan trọngcho những năm tiếp theo. Đồng chí Phạm Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của ngành Công Thương trong thời gian qua; đồng thời, đề nghị trong thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cần cụ thể và xác định những nhiệm vụ của ngành cần giải quyết để đẩy nhanh thu hút đầu tư; tăng cường gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh nhất là chợ nông thôn để thúc đẩy phát triển hoạt độnggiao thương giữa các vùng miền; chú trọng công tác hỗ trợ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; nâng cao năng lực cạnh

Page 5: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

tranh các sản phẩm; công tác quản lý thị trường cần triển khai quyết liệt, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Trong không khí chuẩn bị đón mừng Xuân Bính Thân năm 2016, thay mặt lãnh

đạo UBND tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh gửi lời chúc đến toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, công nhân và người lao động ngành Công Thương năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành đạt; hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển, thành công hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh./. PHÒNG QLCN

Đồng chí Phạm Văn Hậu Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2016

Page 6: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá dưa hấu giảm mạnhThời điểm này đang là cao

điểm thu hoạch dưa hấu bán Tết Nguyên đán nhưng nông dân trồng dưa hấu ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) lại đang lo lắng vì giá dưa Tết năm nay có xu hướng giảm mạnh, nhiều ruộng dưa đến lúc thu hoạch mà vẫn không có thương lái đến mua.

Hiện giá dưa dài (còn gọi là dưa Hắc Mỹ Nhân) tại ruộng có giá từ 1.800 - 2.000 đồng/kg, giảm gần 3.000 đồng/kg so với đầu vụ. Thời điểm này năm ngoái, giá dưa dài có giá trung bình 5.000 đồng/kg, có lúc lên tới 10.000 đồng/kg.

Vụ dưa hấu phục vụ Tết Bính Thân, toàn huyện Đức Linh có hơn 200ha tập trung chủ yếu ở các xã Mê Pu, Võ Xu, Sùng Nhơn… Vì vụ dưa Tết năm 2015 tiêu thụ mạnh nên năm nay phần lớn diện tích bà con đều trồng giống dưa này, giống dưa tròn (còn gọi là dưa Mai An Tiêm) và dưa vàng chiếm số lượng ít. Những năm trước, nông dân Đức Linh thường trồng 2 vụ dưa liền kề. Một vụ được xuống giống trong tháng 9 để thu hoạch đúng vào dịp Noel và một vụ thu hoạch trong dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, đa phần người trồng dưa chỉ trồng một vụ vào dịp Tết.

Theo một thương lái, năm nay dưa hấu không xuất khẩu

được, phần lớn tiêu thụ trong nước. Lượng dưa hấu thu mua chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường từ Hải Dương trở vào nên khó có thể tiêu thụ hết.

Tại đồng dưa Gia An, Bắc Ruộng (huyện Tánh Linh), nhiều hộ dân cũng đang lo lắng vì giá dưa sụt giảm. Giá dưa tại đây dao động từ 1.700 - 2.000 đồng/kg, nhiều ruộng dưa vẫn đang nằm chờ thương lái. Toàn huyện Tánh Linh hiện có 150 ha trồng dưa hấu Tết (tăng gấp đôi diện tích so với năm 2015).

Lúa Đông Xuân sớm được mùa, được giá

Với giá lúa được các thương lái thu mua tận ruộng đạt 4.800 đồng/kg như giống lúa OM4900, cao hơn vụ Hè Thu gần 500 đồng/kg thì vụ này thu lãi cao. Vụ sản xuất năm nay, dù gặp bất lợi do mưa dứt hạt sớm và nước mặn xâm nhập nhanh nên cũng làm giảm năng suất của nông dân, nhưng bù lại, giá lúa vụ này tăng cao hơn đã giúp nông dân trên địa bàn đảm bảo được lợi nhuận.

Trên các cánh đồng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, nhiều hộ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân sớm cũng có được tâm trạng phấn khởi về giá và năng suất. Anh Kim Sà Mươn ở phường 5, thành phố Sóc Trăng chia sẻ, năm nay thời tiết

có hơi bất lợi cho người trồng lúa, nhưng nhờ sự chủ động trong sản xuất nên năng suất vụ này vẫn cao hơn vụ trước trên 100kg/công, sản lượng đạt trung bình 800kg/công. Giá mua của thương lái cũng cao hơn vụ trước nhiều nên đảm bảo được lợi nhuận của nông dân luôn ở mức trên 30%.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, trong vụ Đông Xuân, toàn tỉnh đã xuống giống được trên 100.000 ha lúa. Hiện, các địa phương như huyện Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị… nông dân đã bắt đầu thu hoạch các diện tích lúa sớm với sự thành công cả về năng suất và giá bán trên thị trường.

Tuy nhiên, các diện tích lúa đang bước vào giai đoạn sắp thu hoạch tại các địa phương còn lại như: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Ngã Năm… nông dân cũng cần thường xuyên thăm đồng và theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn theo hướng dẫn của ngành chức năng để chủ động giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của xâm nhập mặn đang diễn biến hết sức gay gắt, đảm bảo được vụ mùa Đông Xuân thành công.

Gà Đông Tảo đắt hàng Từ năm 2013 đến nay, nhu

cầu gà Đông Tảo ở khu vực

Page 7: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Đông Nam bộ tăng mạnh. Trước đây, người dân chỉ mua gà Đông Tảo về cúng dịp giỗ, Tết, nay tất cả các ngày trong năm, trại gà đều có khách đến mua.

Dù nhu cầu tăng cao. Mỗi kg gà trống có giá 350.000 đồng, gà mái giá 300.000 đồng. Riêng những con gà đẹp (chân to, dáng bắt mắt), trọng lượng lớn (từ 4,5 kg/con – hơn 5 kg/con) có giá trên dưới 5 triệu đồng/con.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, nuôi gà Đông Tảo hiện vẫn là mô hình mới ở Đồng Nai. Dịp Tết Nguyên đán, gà Đông Tảo dễ tiêu thụ, song phần lớn thời gian còn lại trong năm ít người mua loại gia cầm này. Đồng Nai phù hợp để chăn nuôi gia súc, gia cầm vì có khí hậu ôn hòa, nguồn thức ăn dồi dào song gà Đông Tảo có những điểm yếu, người dân cần nghiên cứu kỹ trước khi nuôi với số lượng lớn.

Xoài cát Hòa Lộc thu hoạch sớm giá cao

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Tiền Giang đang bước vào vụ thu hoạch sớm với giá bán cao do khan hiếm hàng. Đây là cây trồng đặc sản mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng.

Xoài cát Hòa Lộc loại I thu mua tại vườn có giá khoảng 75.000-80.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm này năm trước. Theo ông Khoa, từ giữa tháng 8 âm lịch nhà vườn trồng xoài bắt đầu xử lý để có trái bán

vào dịp Tết, nhằm thu được giá cao. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến bất thường nên xoài trái vụ năm nay đa số nhà vườn xử lý đều không đạt, nên sản lượng cung cấp cho thị trường hạn chế.

Theo nhà vườn, từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, giá xoài cát Hòa Lộc sẽ còn tăng cao, do nhu cầu mua xoài chưng Tết của người dân tăng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có trên 6.600 ha xoài, chủ yếu là xoài cát Hòa Lộc, tập trung ở hai huyện đầu nguồn sông Tiền là Cái Bè và Cai Lậy. Gần đây, các nhà vườn địa phương áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân kết hợp với phun thuốc và xiết nước để cho cây ra hoa trái vụ. Với phương pháp này khi thu hoạch, giá xoài bán ra thị trường tăng gấp 2 lần so với chính vụ.

Xoài Úc cháy hàng trước Tết

Mặc dù còn hơn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nhưng các chủ vườn xoài Úc trái vụ phục vụ Tết ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã bán hết loại quả đặc sản này với giá rất cao.

Vụ Tết này, xã Cam Hiệp Bắc chỉ có khoảng 5 ha; trong đó, tỷ lệ cây sai quả rất ít. Xoài Úc loại I, có màu đẹp, mỗi quả trọng lượng từ 0,5 kg trở lên bán tại vườn giá 130.000 đồng/kg, cao hơn 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Võ Đỡ, chủ vườn xoài Úc ở thôn Trung Hiệp I, xã Cam Hiệp Bắc cho biết, xoài Úc vụ Tết năm nay giá rất cao nhưng không có nhiều để bán. Nguyên nhân là do khi xoài đang ở thời kỳ ra hoa trái vụ thì gặp mưa lớn vào đầu tháng 11/2015, sau đó thời tiết lại khô hạn khiến xoài cho rất ít quả.

Hiện nay, tại những vườn xoài Úc ở các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, thị trấn Cam Đức, chủ vựa đang khẩn trương thu hoạch rồi vận chuyển đến điểm tập kết, phân loại, bảo quản và đưa đi tiêu thụ. Ngoài thị trường trong nước, xoài Úc ở Cam Lâm còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác.

Theo ông Nguyễn Ta, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, xoài Úc vụ Tết năm nay huyện chỉ có vài chục hécta cho quả do thời tiết không thuận lợi, sản lượng thấp hơn nhiều so với những năm trước nhưng lại bán được giá cao.

Huyện Cam Lâm hiện có gần 4.000 ha xoài các loại; trong đó, xoài Úc mới du nhập những năm gần đây đã chiếm gần 50% tổng diện tích và trở thành đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2014, nhãn hiệu “Xoài Cam Lâm” đã được xây dựng với 3 loại gồm xoài Úc, xoài Cát Hòa Lộc và xoài Canh Nông.

Hoa ly tăng giáSau gần một tuần rớt giá

thê thảm do hoa ly ở Hà Nội nở sớm, nhưng mấy hôm nay trời bắt đầu trở lạnh giá hoa

Page 8: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

ly ở các vườn hoa Tây Tựu bắt đầu tăng mạnh, tuy nhiên người trồng hoa ly vẫn bị thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính là do thời tiết thất thường, nhiệt độ trung bình năm nay cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo dài liên tục cả tuần, khiến hoa nở rộ làm người dân không kịp trở tay.

Mấy ngày gần đây không khí lạnh tràn về, giá hoa ly Tây Tựu tăng mạnh. Hiện tại, mỗi bó ly đỏ 3 tai có giá từ 13.000 – 15.000 đồng/cành và ly đỏ 5 tai có giá từ 16.000 – 20.000 đồng/cành, tăng gấp đôi, gấp ba so với tuần trước. Tuy nhiên, với mức giá này, người dân vẫn không đủ để bù vào số vốn đã bỏ ra đầu tư và chăm sóc suốt gần 4 tháng qua.

Hoa ly là giống hoa mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Không như các loại hoa khác, nông dân Tây Tựu phải nhập giống hoa ly từ Hà Lan với mức giá ngày càng tăng. Công nghệ trồng và chăm sóc được học hỏi theo các chuyên gia Nhật Bản và áp dụng vào thực tế tại địa phương. UBND phường Tây Tựu đã nhiều lần phối hợp với Trạm Bảo vệ Thực vật và Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn để bà con áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa.

Cà phê nhân giảm giáHiện nay, giá cà phê nhân

(cà phê nguyên liệu) ở Tây Nguyên giảm chỉ còn 30.700 đồng đến 31.000 đồng/

kg, giảm 1.000 đồng/kg so với tuần trước và giảm trên 10.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc cà phê nhân giảm sâu không những gây khó khăn cho các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê ở Tây Nguyên mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng hạn chế mua vào, bán ra để tránh thiệt hại do biến động giá.

Tại Đắk Lắk, vùng trọng điểm cà phê của cả nước mặc dù mới thu hoạch sản lượng gần 450.000 tấn cà phê nhân nhưng phần lớn các nông hộ không vui vì giá càng ngày càng giảm, đồng bào hạn chế bán ra.

Theo tính toán của các nông hộ, với giá như hiện nay, nếu đầu tư thâm canh mỗi hécta chỉ đạt 2,5 tấn cà phê nhân thì hoà hoặc lỗ vốn nên các nông hộ đành găm hàng chờ giá lên mới bán hoặc bán ra rất ít.

Trước tình hình cà phê nhân xuống thấp, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp không nên bán hàng giao theo thời hạn quá xa khi không có dự trữ hàng thực trong kho để tránh biến động về giá.

Cùng với đó, tỉnh Đắk Lắk cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong, ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê.

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 573.400 ha; trong đó diện tích cà phê đưa vào kinh doanh cho thu hoạch 532.499 ha, với sản lượng từ 1,2 triệu tấn cà phê nhân trong mỗi niên vụ trở lên.

Rét hại, giá rau xanh ở Hà Nội tăng 30-40%

Do thời tiết khắc nghiệt, giá rau xanh tại các chợ tăng khoảng 30 – 40% so với ngày thường. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm như thịt các loại, cá… giá vẫn ổn định.

Giá nhập vào các loại rau cải tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/mớ. Cải cúc ở mức 8.000 đồng/mớ, cải xoong 7.000 đồng/mớ. Rau cần tăng từ 5.000 đồng lên 8.000 đồng/mớ. Riêng súp lơ nhập vào rất đắt nên không bán theo cân mà tính 15.000 đồng/cây.

Tại các siêu thị do nguồn cung ổn định nên giá rau xanh cũng như các mặt hàng thực phẩm khác được bình ổn giá, không có nhiều biến động. Khảo sát tại siêu thị Fivimart, giá niêm yết của khoai sọ là 31.000 đồng/kg, mướp đắng 24.000 đồng/kg, bắp cải giá 16.000 đồng/kg…

Trong khi đó, các mặt hàng khác như thịt lợn, thịt bò, hải sản… tại các chợ dân sinh vẫn được tiêu thụ mạnh. Giá cả vẫn ổn định và nguồ n cung dồi dào. Thịt lợn ở mức 90.000 – 95.000 đồng/kg, thịt bò có giá 250.000 – 300.000 đồng/kg, sườn có giá 90.000 – 100.000 đồng/kg.

Page 9: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 11 tháng năm 2015Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2015, kim

ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 4,56 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,71 tỷ USD, giảm 27,4%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 1,85 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất siêu khoảng 860 triệu USD sang Úc.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm chủ yếu là do dầu thô giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 69,2% (giảm hơn 1,22 tỷ USD) và lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô của Việt Nam chỉ đứng thứ hai trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc. Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng ½ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm. Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô vẫn tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu của Việt Nam sang ÚcSố liệu xuất khẩu hàng hóa sang Úc trong 11 tháng từ đầu 2015Đơn vị: USDNguồn: Tổng cục Hải quan

Mặt hàng XK 11T/2014 XK 11T/2015 Tăng/giảm (%)Tổng kim ngạch XK 3,728,889,676 2,707,900,813 -27.4

Điện thoại các loại và linh kiện 403,456,942 549,574,479 36.2

Dầu thô 1,768,336,159 543,808,325 -69.2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 124,116,449 203,441,891 63.9

Giày dép các loại 125,761,676 161,882,752 28.7

Hàng thủy sản 213,454,845 158,971,933 -25.5

Gỗ và sản phẩm gỗ 142,245,514 141,244,474 -0.7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 111,300,497 131,258,714 17.9

Hàng dệt, may 120,407,787 128,247,325 6.5

Hạt điều 104,205,099 108,541,114 4.2

Kim loại thường khác và sản phẩm 33,437,559 59,121,086 76.8

Phương tiện vận tải và phụ tùng 91,556,900 42,278,709 -53.8

Sản phẩm từ chất dẻo 36,600,440 39,414,104 7.7

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 26,629,166 37,939,127 42.5

Page 10: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Sản phẩm từ sắt thép 48,692,916 25,408,956 -47.8

Cà phê 26,896,809 24,648,021 -8.4

Sắt thép các loại 35,007,415 24,074,229 -31.2

Giấy và các sản phẩm từ giấy 24,348,016 22,365,501 -8.1

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 15,857,548 19,766,988 24.7

Hàng rau quả 16,104,601 17,229,680 7.0

Hạt tiêu 18,094,024 17,057,565 -5.7

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 12,225,600 16,018,955 31.0

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 17,324,091 15,195,868 -12.3

Clanhke và xi măng 20,273,018 14,759,637 -27.2

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 11,516,072 13,066,019 13.5

Sản phẩm hóa chất 11,368,735 11,197,214 -1.5

Sản phẩm gốm, sứ 10,451,101 10,049,283 -3.8

Sản phẩm từ cao su 12,130,211 9,842,090 -18.9

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 9,820,353 9,132,315 -7.0

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 12,034,345 7,152,703 -40.6

Dây điện và dây cáp điện 8,429,488 6,668,703 -20.9

Gạo 4,826,151 4,951,230 2.6

Chất dẻo nguyên liệu 4,601,657 3,795,805 -17.5

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 855,434 158,666 -81.5

Nhập khẩu của Việt Nam từ ÚcSố liệu nhập khẩu hàng hóa từ Úc trong 11 tháng từ đầu 2015Đơn vị: USDNguồn: Tổng cục Hải quan

Mặt hàng NK 11T/2014 NK 11T/2015 Tăng/giảm (%)

Tổng kim ngạch NK 1,888,836,635 1,855,577,099 -1.8

Kim loại thường khác 345,084,267 350,507,895 1.6

Lúa mì 400,562,692 300,361,829 -25.0

Than đá 68,408,367 106,246,363 55.3

Bông các loại 141,796,699 82,660,127 -41.7

Phế liệu sắt thép 195,616,950 73,088,564 -62.6

Page 11: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHÂP KHẨU

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 44,379,418 68,822,162 55.1

Dược phẩm 42,622,235 53,752,014 26.1

Sữa và sản phẩm sữa 37,152,046 37,932,219 2.1

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 35,803,791 34,599,596 -3.4

Sản phẩm hóa chất 32,225,063 29,908,086 -7.2

Sắt thép các loại 16,213,348 28,868,585 78.1

Quặng và khoáng sản khác 40,532,870 23,662,578 -41.6

Chất dẻo nguyên liệu 8,088,718 22,550,291 178.8

Hàng rau quả 27,707,636 16,713,489 -39.7

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 17,827,349 16,292,911 -8.6

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 14,490,310 12,203,535 -15.8

Sản phẩm khác từ dầu mỏ 14,380,603 12,196,151 -15.2

Khí đốt hóa lỏng 8,709,383 7,402,722 -15.0

Sản phẩm từ sắt thép 7,623,104 5,124,653 -32.8

Chế phẩm thực phẩm khác 4,538,114 4,988,015 9.9

Gỗ và sản phẩm gỗ 8,143,248 3,617,687 -55.6

Dầu mỡ động thực vật 3,692,881 2,838,051 -23.1

Hóa chất 2,819,988 1,660,147 -41.1

Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Saudi Arabi năm 2015Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt

Nam và Saudi Arabi đạt 1,64 tỷ USD, giảm 12,4% so với năm 2014. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Saudi Arabi là 534,1 triệu USD, giảm nhẹ 0,1% và kim ngạch nhập khẩu đạt 1,1 tỷ USD, giảm 17,3%.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Saudi Arabi trong năm 2015 không có nhiều thay đổi so với năm 2014. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường này trong năm 2015 là điện thoại các loại và linh kiện, đạt 192 triệu USD (năm 2014 là máy móc thiết bị) chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao khác bao gồm: hàng thủy sản, hàng dệt may, máy móc thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sắt thép...

Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Saudi ArabiĐơn vị: USD

Mặt hàng Kim ngạch

Điện thoại các loại và linh kiện 192,069,151

Hàng thủy sản 69,445,908

Hàng dệt, may 56,889,554

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 40,019,969

Gỗ và sản phẩm gỗ 26,039,485

Page 12: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Sản phẩm từ sắt thép 16,019,734

Sắt thép các loại 7,322,659

Chè 5,001,835

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2,671,652

Sản phẩm từ cao su 1,748,454

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 608,674

Mặt hàng khác 116,277,834

Tổng 534,114,909Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tiếp tục là mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Saudi Arabi trong năm 2015, đạt gần 970 triệu USD, giảm 17,82% so với năm 2014. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Saudi Arabi trong năm 2015 không có nhiều thay đổi so với năm 2014.

Bảng 2: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam sang Saudi ArabiĐơn vị: USD

Mặt hàng Kim ngạch

Chất dẻo nguyên liệu 969,762,987

Khí đốt hóa lỏng 32,010,456

Sản phẩm hóa chất 22,454,345

Phân bón các loại 12,301,460

Hóa chất 10,138,049

Mặt hàng khác 59,890,194

Tổng 1,106,557,491

Xuất khẩu thủy sản VN năm 2015Tháng 12/2015, giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước đạt 527,26 triệu USD, giảm

16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm XK 6,57 tỷ USD, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2014. Cơ cấu thị trường và các nhóm hàng XK chính như sau:

THỊ TRƯỜNG Tháng 11/2015 (GT)

Tháng 12/2015 (GT)

So với cùng kỳ 2014 (%)

Từ 1/1 – 31/12/2015

(GT)

So với cùng kỳ 2014 (%)

Mỹ 132,560 101,023 -26,4 1.321,884 -24,2

EU 91,996 85,090 -23,3 1.175,287 -17,8

Anh 16,044 18,580 +12,5 202,763 +8,8

Đức 13,673 11,261 -46,5 194,958 -19,4

Hà Lan 13,873 12,691 -9,5 173,129 -21,9

Italy 7,866 7,101 -27,3 116,935 -18,4

Pháp 8,316 10,441 -1,5 112,888 -21,6

Page 13: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Nhật Bản 100,440 78,306 -18,7 1.042,843 -13,9

TQ và HK 52,314 55,781 +17,0 615,207 +3,0

Hồng Kông 12,815 15,786 +21,3 154,122 +2,5

Hàn Quốc 58,571 52,890 -0,4 585,101 -11,7

ASEAN 41,764 44,677 +17,2 499,228 +10,2

Canada 17,694 14,110 -32,7 197,140 -26,5

Australia 15,323 12,898 -19,0 178,952 -25,2

Đài Loan 9,205 8,147 -32,4 119,793 -19,0

Mexico 11,119 8,529 -44,9 109,831 -12,3

Các TT khác 72,648 65,777 -18,6 727,335 -24,1

TỔNG CỘNG 603,633 527,229 -16,2 6.572,600 -16,1

SẢN PHẨM Tháng 11/2015 (GT)

Tháng 12/2015 (GT)

So với cùng kỳ

2014 (%)

Từ 1/1 – 31/12/2015 (GT)

So với cùng kỳ 2014 (%)

Tôm các loại (mã HS 03 và 16)

279,284 214,976 -20,9 2.952,371 -25,3

trong đó: - Tôm chân trắng

172,828 128,850 -17,3 1.742,408 -24,6

- Tôm sú 84,530 65,402 -30,4 963,270 -30,5

Cá tra (mã HS 03 và 16) 129,734 128,536 -21,3 1.565,170 -11,5

Cá ngừ (mã HS 03 và 16) 34,284 30,904 -21,3 454,972 -6,0

trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 18,138 12,873 -28,5 208,850 -10,1

- Cá ngừ mã HS 03 16,146 18,031 -15,1 246,123 -2,3

Mực và bạch tuộc (mã HS 0307 và 16)

38,641 36,325 -19,8 429,194 -11,2

Hải sản khác (mã HS 03 và 16)

121,690 116,489 +6,9 1.170,893 +2,0

TỔNG CỘNG 603,633 527,229 -16,2 6.572,600 -16,1

Trung tâm TTCN&TM

Page 14: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2015Năm 2015 là năm khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của nước ta khi kim ngạch sụt giảm

do các yếu tố cung cầu không còn thuận lợi. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 12/2015 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 11/2015. Tính chung cho cả năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16,0% so với năm 2014.

Hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới, những thị trường chính đóng góp vào kim ngạch chung gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Canada, Đức...

Trong năm 2015, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng thủy sản của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,30 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này, giảm 23,4% so với năm ngoái.

Xếp thứ hai là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm 13,4% so với năm 2014, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hàn Quốc xếp thứ ba về kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2015, xuất khẩu sang thị trường này đạt 571,93 triệu USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 12,2% so với năm trước.

Nhìn chung, trong năm 2015, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường hầu hết đều giảm về kim ngạch so với năm 2014. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường lại đạt mức tăng trưởng so với năm trước như: Séc tăng 22,5%; Ấn Độ tăng 21,2%; Thái Lan tăng 18,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 20,6%...

Năm 2015 là năm khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do các yếu tố cung cầu không còn thuận lợi. Nguồn cung tôm của các nước Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hồi phục, giá nhập khẩu trung bình giảm, áp lực cạnh tranh và đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, khiến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường giảm.

Khó khăn lớn nhất phải kể tới xuất khẩu thủy sản 2015 chính là các rào cản kỹ thuật và thương mại được các nước nhập khẩu đưa ra. Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra tại thị trường Hoa Kỳ tăng gây khó khăn cho người nuôi cá và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Trong năm 2015, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) hai lần đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, cá da trơn Việt Nam còn đối mặt nguy cơ mất thị trường Hoa Kỳ khi cuối tháng 11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá tra nhập khẩu vào thị trường này. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016.

Những yếu tố bất lợi của năm 2015 có thể sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản, ít nhất là trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2016, xuất khẩu thủy sản sẽ được mở rộng cửa hơn nhờ việc Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12 và 12 tháng năm 2015ĐVT:USD

Page 15: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thị trường xuất khẩu T12/2015 So T12/2015 với

T11/2015 (% +/- KN) Năm 2015So năm 2015 với năm 2014 (% +/- KN)

Tổng kim ngạch 590.683.590 -1,7 6.572.600.346 -16,0Hoa Kỳ 112.642.678 -14,7 1.308.679.448 -23,4Nhật Bản 89.150.635 -11,1 1.035.030.665 -13,4Hàn Quốc 57.675.676 -1,2 571.933.896 -12,2Trung Quốc 47.501.136 19,3 450.775.973 -3,2Thái Lan 21.512.697 20,2 216.171.598 18,5Anh 19.365.394 21,2 200.497.512 9,2Canada 14.674.690 -17,2 190.552.170 -27,5Đức 14.151.952 5,4 188.820.139 -20,4Australia 15.042.602 -2,5 171.258.272 -25,1Hà Lan 12.491.252 -8,0 167.373.159 -20,7Hồng Kông 16.020.306 26,0 150.388.116 1,8Đài Loan 8.724.090 -5,2 117.842.345 -17,9Italy 8.767.236 11,5 115.586.521 -15,7Bỉ 10.556.357 14,0 110.623.671 -24,2Mexico 9.540.726 -14,2 109.405.326 -11,3Pháp 11.257.179 37,7 109.372.602 -22,8Singapore 9.870.844 10,8 103.224.744 -3,2Tây Ban Nha 7.233.925 -21,0 91.627.252 -24,0Nga 6.665.834 -20,3 79.391.164 -23,9Brazil 10.859.904 45,3 77.879.408 -37,5Philippines 6.853.053 -17,7 72.512.587 14,3Malaysia 6.054.126 21,5 72.318.606 2,1Ả Rập Xê Út 5.704.208 9,8 69.445.908 5,4Colombia 6.364.886 33,3 64.244.558 -12,7Ai Cập 4.778.699 11,4 64.203.321 -10,5UAE 3.395.037 0,7 53.051.475 -11,7Bồ Đào Nha 3.404.516 -13,4 44.319.222 -18,4Israel 2.744.140 -25,0 39.265.003 -8,6Thụy Sỹ 1.444.507 -45,2 35.767.637 -46,1Đan Mạch 2.889.063 19,6 30.268.601 -25,6Pakistan 5.958.144 33,1 23.082.631 16,7Nea Zealand 1.597.228 -35,7 21.818.138 1,3Ấn Độ 1.677.294 -21,4 19.843.065 21,2Ba Lan 1.118.289 64,0 18.251.680 -36,5Campuchia 1.545.386 43,1 17.464.519 10,4Thụy Điển 1.687.329 88,4 16.993.944 -10,0

Page 16: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

Séc 1.059.045 -13,6 15.456.002 22,5Cô Oét 1.064.358 -5,0 12.567.011 0,3Hy Lạp 1.001.424 -2,3 10.562.878 -20,3Ucraina 2.001.124 73,7 10.432.324 -71,5Iraq 628.856 69,0 8.721.426 18,6Thổ Nhĩ Kỳ 1.435.735 68,7 8.462.853 20,6Rumani 655.621 -16,5 6.488.022 -31,3Indonesia 301.108 223,5 2.805.222 -46,8Brunei 61.882 -29,6 1.291.219 -6,6

Trung Quốc: tiêu thụ thủy sản tăngTiêu thụ thủy sản tăng và giá thủy sản tại thị trường này cũng tăng.Tiêu thụ thủy sản Trung Quốc tăng do nhiều yếu tố khác nhau: thời tiết, chi phí, sản lượng

nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ và nguồn cung ổn định trong suốt năm 2015. Thị trường nhộn nhịp, khối lượng tăng lên đều đặn.

Giá thủy sản tăng, do Trung Quốc thay đổi cơ cấu kinh tế, tác động đến thói quen ăn uống của người dân. Giá đạt mức cao nhất trong 2 tháng đầu năm nhờ vào dịp Tết Nguyên đán. Sang tháng 3, mùa lễ hội kết thúc, nhu cầu giảm xuống. Sang tháng 4, một vài lễ hội cùng với tình hình thời tiết thay đổi thất thường khiến giá thủy sản tăng cao. Đến tháng 5, thời tiết thuận lợi cho thủy sản nuôi, sản lượng thủy sản đánh bắt cũng đạt mức cao nên giá giảm nhẹ. Tháng 6, nguồn cung tôm và các loại cá nước ngọt giảm nên giá giảm. Giá tăng trở lại vào tháng 7 và tháng 8 do tình hình thời tiết và giá thịt ở mức cao. Tết Trung thu rơi vào tháng 9. Đây cũng là tháng có kỳ nghỉ quốc khánh, đáng ra giá phải tăng lên nhưng do nguồn cung ở mức cao nên giá thủy sản giảm. Sau các ngày lễ, doanh thu thủy sản giảm và giá cũng giảm.

Giá tôm giảm do nguồn cung tăng. Giá tôm giảm trung bình 5,53%.Năm 2015, nguồn cung tôm sú giảm 42,4%, nguồn cung tôm càng sông giảm 7,7% so với

cùng kỳ. Trong khi đó, nguồn cung tôm chân trắng tăng 69,6% và nguồn cung tôm nước ngọt loại lớn tăng 49,7%.

Giá tôm càng sông ở mức cao trong suốt 2 năm qua, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, do sản lượng không cao. Tuy giá có giảm trong tháng 3 và tháng 4 nhưng tính theo trung bình cả năm, giá loại tôm này tăng 16% so với cùng kỳ. Việc mở rộng hoạt động nuôi làm sản lượng tôm chân trắng và tôm nước ngọt loại lớn tăng, đồng thời làm giá giảm. Tồn kho tôm vẫn còn, do đó, giá tôm sẽ giảm. Tính trung bình, giá tôm nước ngọt loại lớn giảm 7,4% và giá tôm chân trắng giảm 2,5%.

Do thời tiết thuận lợi, sản lượng cua khai thác khá cao. Tuy nhiên, sản lượng cua cỡ lớn ít, giá mặt hàng này giữ ở mức cao.

Doanh thu từ cua giảm chỉ bằng 1/3 so với năm 2014. Giá các loại thủy sản nhìn chung khá ổn định, trừ giá tôm hùm Australia và Canada.

Khối lượng thủy sản giao dịch tăng lên trong 2 năm qua.Thủy sản Indonesia tăng nhanhNgành thủy sản của Indonesia tăng trưởng nhanh gấp đôi so với kinh tế chung của nước

này. Dự kiến thủy sản của Indonesia sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016.Quý 3/2015, nhờ tăng cường các hoạt động nuôi trồng và khai thác nên thủy sản Indonesia

tăng trưởng 8,37% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước là 4,73%. Khai thác thủy sản của Malaysia trong quý 3/2015 đạt 4,72 triệu tấn, tăng 5,03%. Sản lượng cá nuôi tăng 3,98% lên 10,07 triệu tấn.

Năm 2016, chính phủ Indonesia sẽ dành khoảng 1 tỷ USD trong ngân sách để cải thiện nghề cá. Con số này tăng 31,4% so với năm 2015.

Page 17: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN THẾ GIỚI

Philippines hoãn kế hoạch nhập khẩu gạoChính phủ Philippines đã quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu 400.000 tấn gạo, giao hàng

vào quý II/2016 do nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu, tờ Manila Times dẫn lời Giám đốc Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho biết.

NFA cho biết, Ủy ban An ninh Lương thực đã quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu gạo. Như vậy, NFA có thể không nhập khẩu thêm gạo trong năm nay do lượng gạo dự trữ và sản lượng từ vụ thu hoạch sắp tới đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Hiện tại, với tốc độ phân phối như hiện nay, lượng gạo lưu trữ của NFA đủ dùng trong 29 ngày. Hơn nữa, Ủy ban An Ninh Lương thực có thể nhóm họp để thảo luận việc cho phép nhập khẩu 805.000 tấn gạo theo Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV).

Theo quy định, lượng gạo lưu kho của NFA phải đủ dùng trong ít nhất 15 ngày trong những tháng thông thường và 30 ngày trong những tháng giáp hạt (tháng 7 - tháng 9).

Trước đó, NFA cho biết, Ủy ban An ninh Lương thực có thể thông qua việc nhập khẩu thêm 400.000 tấn gạo ngoài 500.000 tấn gạo đã thông qua nhập khẩu trong quý I/2016.

Chính phủ Philippines ước tính sản lượng lúa của nước này trong năm 2016 đạt 20,69 triệu tấn, cao hơn so với18,15 triệu tấn năm 2015.

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU giảm, Trung Quốc và Hồng Kông tăng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt giá trị 74,75 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2014. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang hầu hết các thị trường đều có xu hướng tăng, tuy nhiên XK sang EU, thị trường chiếm trên 64% tỷ trọng lại đang giảm.

EU là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng đầu từ Việt Nam. 11 tháng đầu năm 2015, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU đạt giá trị 47,95 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU có dấu hiệu giảm từ những tháng

cuối năm 2014, trong đó giảm chủ yếu ở nước NK nhiều nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong khối EU là Bồ Đào Nha.

Nhật Bản là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn thứ 2 sau EU, chiếm 12,1% tỷ trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường có mức tăng trưởng NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cao nhất trong 3 thị trường NK

nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng đầu của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam đạt giá trị 9,06 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn thứ 3, với giá trị đạt 6,58 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong 9 thị trường NK hàng đầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ,

đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang thị trường này trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt giá trị 1,35 triệu USD, tăng 97,1% so với cùng kỳ năm 2014. XK sang thị trường này tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến khoảng gần cuối quý 3, sang đến quý 4 XK lại có xu hướng sụt giảm.

Thị trường lúa gạo thế giới tuần qua: Giá tương đối ôn định trước khi co nhu cầu mới tư Indonesia và Philippines

Tuần qua giá gạo thế giới ít biến động. Ngoại trừ gạo Thái Lan tăng nhẹ (khoảng 5 USD/tấn) và gạo Việt Nam giảm nhẹ (khoảng 5 USD/tấn), giá gạo các nước khác nhìn chung không thay đổi so với tuần trước đó.

Trung tâm TTCN&TM

Page 18: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

TIN THẾ GIỚI

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm phiên 22/1 ở mức khoảng 360 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn so với một tuần trước, tăng khoảng 15 USD/tấn so với một tháng trước, nhưng giảm khoảng 45 USD/tấn so với một năm trước.

Nông dân, các nhà xay xát, các nhà xuất khẩu và thương nhân Thái Lan đều ủng hộ quyết định của Chính phủ nước này là giảm sản lượng lúa năm 2016 xuống khoảng 25 triệu tấn từ mức trung bình khoảng 30-33 triệu tấn của những năm trước.

Giá gạo Việt Nam phiên 22/1 ở mức khoảng 350 USD/tấn, giảm khoảng 5 USD/tấn so với một tuần trước đó, giảm khoảng 20 USD/tấn so với một tháng trước và một năm trước.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định triển vọng xuất khẩu gạo năm 2016 sẽ khả quan hơn so với năm trước, trên cơ sở các hợp đồng đã ký năm ngoái nhưng năm nay mới giao hàng với khối lượng khoảng 1,3 triệu tấn, và nhu cầu mới quay trở lại từ các thị trường lớn và truyền thống.

Giá gạo Campuchia phiên 22/1 ở mức khoảng 430 USD/tấn, không thay đổi so với một tuần cũng như một tháng trước, và giảm khoảng 10 USD/tấn so với một năm trước.

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ phiên 22/1 ở mức 360 USD/tấn, không thay đổi so với một tuần cũng như một tháng trước, và giảm khoảng 40 USD/tấn so với một năm trước.

Trong vụ Đông (vụ rabi – tháng 11 đến tháng 5), tới thời điểm 22/1 đã xuống

giống khoảng 2,228 triệu ha, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gạo 5% tấm của Pakistan phiên 22/1 ở mức khoảng 340 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn so với một tuần trước và một tháng trước, nhưng giảm khoảng 25 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãnh đạo một công ty cung ứng theo chuỗi của châu Âu có trụ sở ở Hmburg, Đức, đã khuyên các nhà xuất khẩu Pakistan nên tập trung đáp ứng những yêu cầu mang tính đặc thù của các nhà nhập khẩu, nhất là các thị trường Mỹ và châu Âu.

Pakistan đã xuất khẩu khoảng 2,05 triệu tấn gạo (bao gồm 189.084 tấn gạo basmati và 1,87 tấn phi-basmati) trong 6 tháng đầu tài khoá 2015/16 (tháng 7-tháng 12), tăng khoảng 15% so với 1,53 triệu tấn cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Pakistan.

Các thị trường khácTrong báo cáo mang tên

Triển vọng Lúa gạo Tháng 1/2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu sẽ giảm khoảng 2% so với năm trước, xuống 470,1 triệu tấn, do diện tích và năng suất lúa đều giảm bởi nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. USDA dự báo diện tích lúa toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ giảm nhẹ so với năm trước, xuống mức 158,9 triẹu ha. Dự báo mậu dịch gạo toàn cầu năm 2016 sẽ đạt khoảng 42,1 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm ngoái.

Cơ quan Hậu cần Quốc gia

Indonesia (Bulog) có kế hoạch thu mua khoảng 3,9 triệu tấn gạo của dân trong năm 2016. Trước tháng 3/2016 Chính phủ sẽ quyết định về việc nhạp khẩu thêm gạo cho năm nay. Quyết định này được hiểu là nhằm giúp cho Bulog quản lý nguồn cung một cách hiệu quả. Một số quan chức chính phủ và chuyên gia nước này lo ngại rằng các số liệu về lúa gạo của Indonesia không đúng sự thật, và sản lượng thực tế thấp hơn nhiều so với dự đoán, có nghĩa là mục tiêu tự cung tự cấp gạo còn xa mới thành hiện thực.

Chính phủ Philippines cần khoảng 800.000 tấn gạo trước khi kết thúc quý II/2016 để giữ giá và nguồn cung ổn định. Chính phủ sẽ lên kế hoạch nhập khẩu chi tiết vào tháng 2. Bộ Nông nghiệp Philippines đã đưa ra một giống gạo mới có khả năng kháng chịu hạn hán và cho năng suất cao (Gạo siêu xanh – Green Super Rice) để ứng phó với các điều kiện khô hạn do El Nino.

Nông dân Lào đang tìm kiếm cơ hội khai thác những thị trường mới, sau khi nước này chính thức nhận được đơn hàng xuất khẩu khoảng 8.000 tấn gạo sang Trung Quốc.

Ngành lúa gạo Myanmar không có nhiều cơ hội hưởng lợi từ việc nhu cầu tăng trên thị trường quốc tế do những rào cản về sản xuất như thiếu vốn, chậm ứng dụng công ghệ, khả năng vận chuyển còn kém và thiếu chuỗi cung ứng, theo báo Myanmar Times dẫn lời Tổng Thư ký Liên đoàn Lúa gạo Myanmar.

Trung tâm TTCN&TM

Page 19: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Xuất khẩu trái cây 2016 nhiều cơ hội

Việc loại bỏ các hàng rào kĩ thuật và sự hội nhập quốc tế nhanh chóng của Việt Nam đang mở ra cơ hội cho xuất khẩu trái cây nhiệt đới. Hiệp hội rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2016 có thể đạt 2 tỷ USD tăng lên so với mức 1.49 tỷ USD năm 2015 nhờ vào sự mở cửa của 3 thị trường khó tính gồm Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ

Trong năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 3 triệu tấn vải, 100 tấn nhãn sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, 1,200 tấn thanh long, 10,6 tấn xoài cũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Úc cho phép nhật khẩu 16 lô vải (28 tấn) từ Việt Nam. New Zealand cũng đang kiểm tra quy trình trồng chôm chôm và xem xét nhập khẩu loại trái cây này.

Cục bảo vệ thực vật cũng cho biết, Cục đang làm những thủ tục cần thiết, giải quyết khó khăn cho việc xuất khẩu vú sữa, nhãn, vải và chôm chôm sang Hàn Quốc và thanh long sang Đài Loan. Việc kiểm dịch đối với trái cây xuất khẩu, đặc biệt là vào các thị trường khó tính, như thanh long, nhãn, chôm chôm và xoài sẽ được nâng cao để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thủ tục kiểm dịch đã được đơn giản hóa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu. Đối với sản phẩm nhập khẩu Cục cũng thiết lập điều kiện cho 13 loại

trái cây nhập từ 7 nước như táo và lê từ Hà Lan; nho, cam, quýt từ Úc và cam, chanh, quýt từ Ai Cập.

Khoảng 40 loại rau quả của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 40 nước/lãnh thổ gồm thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, ngoài ra còn có Malaysia và Thái Lan. Hiện có khoảng 100 nhà máy chế biến rau quả trên khắp cả nước với khả năng chế biến 300,000 tấn mỗi năm.

Xuất khẩu 2016: Mở rộng thị trường gạo cao cấp

Năm 2016, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu (XK) gạo tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường là mục tiêu hàng đầu của ngành hàng này.

Hoàn thành mục tiêu năm 2015

Theo VFA, tình hình XK gạo đầu năm 2015 tương đối ảm đạm. XK gạo 3 quý đầu năm ở mức thấp do thiếu hợp đồng gối đầu từ cuối năm 2014. Hợp đồng ký mới đầu năm 2015 cũng giảm do nhu cầu thị trường châu Á – thị trường trọng điểm của gạo Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường diễn biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2015, nhất là trong quý IV do các doanh nghiệp ký được số lượng lớn hợp đồng từ thị trường tập trung (hơn 1,45 triệu tấn gạo), giúp XK gạo cả năm 2015 hoàn

thành mục tiêu đề ra. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Kim ngạch XK gạo của nước ta đạt khoảng 6,7 triệu tấn trong năm 2015. Lúa gạo hàng hóa trong dân được tiêu thụ hết và giữ giá ổn định, bảo đảm mức lãi định hướng cho nông dân trồng lúa.

Cơ cấu và chủng loại gạo XK đã có sự thay đổi đáng kể khi hầu hết tỷ lệ gạo trắng đều sụt giảm, đặc biệt là gạo trắng cấp thấp. Trong khi đó, gạo thơm và nếp tăng mạnh. Gạo thơm tăng vượt mức từ 3,6% trong năm 2010 lên gần 23% trong năm 2015. Gạo đồ và gạo Japonica cũng đang là loại gạo được thị trường ưa chuộng. Điều này tạo sự đột phá trong cơ cấu chủng loại và chất lượng gạo XK Việt Nam.

Châu Á, châu Phi và châu Mỹ vẫn là 3 khu vực thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam. XK gạo sang châu Á chiếm gần 75% trong năm 2015. Châu Phi là khu vực thị trường lớn thứ 2. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo thơm từ Việt Nam. Điều này phần nào giúp bù đắp cho lượng gạo trắng và gạo chất lượng thấp đang giảm mạnh do sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ và Thái Lan. Châu Mỹ - thị trường lớn thứ 3 tương đối ổn định với Cuba chiếm thị phần lớn nhất. Mỹ, Mexico, Haiti đã có sự phát triển thị phần đáng kể trong những năm gần đây.

Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo

Page 20: Möøng Xuaân Bính Thaân Mục lục 2016 tin 2016/KY 03 2016.pdf · tốt tiến độ đề ra, góp phần tạo năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả

Soá 03 thaùng 02 naêm 2016

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Lê Văn Nguyên: Phó ban

Nguyễn Hoàng Lưu: Phó banPhạm Đăng Thành: Phó ban

* Thành viên: Đinh Thị Tường VânQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc ThôngNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông Nguyễn Bá Đoán

Đạo Văn RớtNguyễn Văn HuấnTrần Minh Khoa

Võ Viết HiếuNơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBTNgày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Nhận định về tình hình XK gạo trong năm 2016, VFA cho rằng, XK gạo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Đơn cử như Thái Lan, do lượng tồn kho gạo cũ lớn buộc phải bán ra và chất lượng giảm nên Thái Lan bán giá rất thấp so với mặt bằng giá chung của thị trường quốc tế và thấp hơn gạo Việt Nam cùng loại khoảng hơn 40 USD/tấn.

Định hướng của ngành lúa gạo trong năm 2016 là duy trì và củng cố phân khúc thị trường gạo trung bình và cấp thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh có sẵn về giá thành sản xuất và cước vận chuyển gần, gồm có thị trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó thiết lập và về lâu dài mở rộng thị trường gạo cao cấp nhằm đa dạng hóa nhu cầu. Đặc biệt, nghiêm túc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng thực hiện tăng cường liên kết và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường gạo cao cấp. Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, giúp hoạt động XK gạo phát triển bền vững trong thời gian tới.

VFA kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái hoặc hàng có chất lượng không bảo đảm quy định, ảnh hưởng đến chất lượng gạo XK.

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa có văn bản thông báo chính thức các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vào danh sách đăng ký với Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS).

Động thái này nhằm hoàn thiện hồ sơ gửi cho Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) trước ngày 1-3 để được đánh giá tương đương theo Chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quy định tại Luật Nông nghiệp 2014.

Nafiqad cho biết, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra được lựa chọn để đưa vào danh sách đăng ký với FSIS là các doanh nghiệp đã có lô hàng cá tra xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2015 và các doanh nghiệp đã ký hợp đồng thương mại có lô hàng cá tra xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã đăng ký và được Cục thanh tra Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp mã số theo Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm Hoa Kỳ.

Đồng thời, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã được kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và xếp hạng 1, hạng 2 theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12-11-2013 của Bộ NN&PTNT.

Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp gửi đăng ký về Cơ quan Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, Trung bộ theo địa bàn trước ngày 23-1.