11
BN TIN THƯ VIN - CÔNG NGHTHÔNG TIN THÁNG 3/2007 51 1. HI THƯ VIN CHÍNH THC THÀNH LP Ngày 22/10/2006 ti Hà Ni, Hi Thư vin Vit Nam đã chính thc ra mt, đánh du mt bước ngot mi ca ngành Thư vin Vit Nam. Đại hi thành lp tchc nghnghip thng nht toàn quc ca nhng người làm thư vin Vit Nam đã din ra trang trng ti Thư vin Quc gia vi stham dca hơn 300 đại biu đại din cho các thư vin trong cnước. Ti dĐại hi có: Ông Đỗ Quý Doãn – Bí thư Đảng y, Thtrưởng BVHTT. Ông Nguyn Phúc Thnh - y viên Ban cán sĐảng – Vtrưởng VTchc cán bBVHTT. Ông Nguyn Viết Chc – Phó chnhim y ban văn hóa giáo dc Thanh Thiếu niên và nhi đồng Quc hi. Ông Nguyn Ngc Lâm – Vtrưởng VTchc Phi chính ph- BNi V. Ông Đinh Xuân Dũng – Vtrưởng Vxut bn – Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương. Vphía các vkhách Quc tế có: Giáo sư – Tiến sĩ Patricia Oyler – Trường Đại hc Simmon, Boston, Hoa K– Nguyên y biên Ban chp hành Hi Thư vin Hoa KBà Linda Parco – GĐ TT thông tin tư liu Đại squán Hoa Kti Thái Lan. Ngoài ra còn có đại din ca lãnh ca các đơn v, các Cc V, Cc chc năng ca Ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương, Văn phòng Chính Ph, BNi V, BVăn Hóa – Thông tin, BGiáo dc và đào to, BBưu chính Vin Thông, Blao động thương binh và xã hi, Tng cc Chính trQuân đội nhân dân Vit Nam; Lãnh đạo ca các Hi nghnghip; Hi Di Sn Vit Nam, Hi Xut Bn, Hi Qung cáo Vit Nam, Hi Thông tin tư liu và Khoa hc công nghVit Nam và Lãnh đạo các SVHTT, Giám đốc ca 64 Thư vin tnh thành phtrong cnước, đại biu ca các thư vin qun huyn và cơ sKết quca Đại hi đã bu ra được Ban chp hành gm có 31 đồng chí trong đó đồng chí Nguyn ThNgc Thun – VTrưởng VThư vin được bu làm chtch hi. MƯỜI SKIN THÔNG TIN - THƯ VIN VIT NAM NI BT TRONG NĂM 2006 Mng Thông tin - Thư vin Vit Nam http://www.thuvientre.com đã công b10 skin Thông tin - Thư vin Vit Nam ni bt trong năm 2006 nhm đim li nhng mc phát trin quan trng ca ngành trong năm qua.

MƯỜI SỰ KIỆN THÔNG TIN - THƯ VIỆN VIỆT NAM NỔI BẬT … · Khoa học công nghệ Việt Nam và Lãnh đạo các Sở VHTT, Giám đốc của 64 Thư viện tỉnh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

51

1. HỘI THƯ VIỆN CHÍNH THỨC THÀNH LẬP

Ngày 22/10/2006 tại Hà Nội, Hội

Thư viện Việt Nam đã chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt mới của ngành Thư viện Việt Nam. Đại hội thành lập tổ chức nghề nghiệp thống nhất toàn quốc của những người làm thư viện Việt Nam đã diễn ra trang trọng tại Thư viện Quốc gia với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện cho các thư viện trong cả nước.

Tới dự Đại hội có: • Ông Đỗ Quý Doãn – Bí thư Đảng

Ủy, Thứ trưởng Bộ VHTT. • Ông Nguyễn Phúc Thảnh - Ủy viên

Ban cán sự Đảng – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ VHTT.

• Ông Nguyễn Viết Chức – Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục Thanh Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội.

• Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Phi chính phủ- Bộ Nội Vụ.

• Ông Đinh Xuân Dũng – Vụ trưởng Vụ xuất bản – Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương.

Về phía các vị khách Quốc tế có:

• Giáo sư – Tiến sĩ Patricia Oyler – Trường Đại học Simmon, Boston, Hoa Kỳ – Nguyên Ủy biên Ban chấp hành Hội Thư viện Hoa Kỳ

• Bà Linda Parco – GĐ TT thông tin tư liệu Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan.

Ngoài ra còn có đại diện của lãnh của các đơn vị, các Cục Vụ, Cục chức năng của Ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương, Văn phòng Chính Phủ, Bộ Nội Vụ, Bộ Văn Hóa – Thông tin, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Bộ lao động thương binh và xã hội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Lãnh đạo của các Hội nghề nghiệp; Hội Di Sản Việt Nam, Hội Xuất Bản, Hội Quảng cáo Việt Nam, Hội Thông tin tư liệu và Khoa học công nghệ Việt Nam và Lãnh đạo các Sở VHTT, Giám đốc của 64 Thư viện tỉnh thành phố trong cả nước, đại biểu của các thư viện quận huyện và cơ sở…

Kết quả của Đại hội đã bầu ra được Ban chấp hành gồm có 31 đồng chí trong đó đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Thuần – Vụ Trưởng Vụ Thư viện được bầu làm chủ tịch hội.

MƯỜI SỰ KIỆN THÔNG TIN - THƯ VIỆN VIỆT NAM NỔI BẬT TRONG NĂM 2006

Mạng Thông tin - Thư viện Việt Nam http://www.thuvientre.com đã công bố 10 sự kiện Thông tin - Thư viện Việt Nam nổi bật trong năm 2006 nhằm điểm lại những mốc phát triển quan trọng của ngành trong năm qua.

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

52

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH KHÓA 1 HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2006 - 2010

stt HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH TRONG BCH

HỘI

CHỨC VỤ CƠ QUAN CÔNG TÁC

1 Nguyễn Thị Ngọc Thuần Chủ tịch Hội Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTT

2 Phạm Thế Khang Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký GĐ Thư viện Quốc gia Việt Nam

3 Tạ Bá Hưng Phó Chủ tịch Giám đốc Trung tâm thông tin KHCN Quốc gia

4 Nguyễn Thị Bắc Phó Chủ tịch GĐ Thư viện KHTH TP. HCM 5 Đỗ Gia Nam Phó Chủ tịch GĐ Thư viện Quân đội

6 Nguyễn Huy Chương Phó Chủ tịch Chủ tịch Liên hiệp thư viện các trường đại học phía Bắc

7 Lê Văn Viết Ủy viên Phó GĐ Thư viện Quốc gia

8 Tạ Minh Hà Ủy viên Phó GĐ Thư viện và Mạng thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

9 Nguyễn Minh Hiệp Ủy viên Chủ tịch Liên hiệp thư viện các trường đại học phía Nam

10 Nguyễn Thanh Minh Ủy viên GĐ Thư viện ĐH Ngân hàng TP. HCM

11 Lê Quỳnh Chi Ủy viên GĐ Thư viện ĐH Sư phạm TP. HCM

12 Huỳnh Đình Chiến Ủy viên GĐ Trung tâm học liệu ĐH Huế

13 Đặng Thị Thanh Hà Ủy viên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội

14 Đinh Minh Chiến Ủy viên GĐ Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự

15 Đào Văn Thạch Ủy viên GĐ Thư viện Quốc hội

16 Nguyễn Thế Đức Ủy viên Nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam

17 Trần Thị Thúy Hương Ủy viên Phó Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ VHTT

18 Nguyễn Hữu Giới Ủy viên Chuyên viên chính Vụ Thư viện, Bộ VHTT

19 Lê Thị Chinh Ủy viên Phó phòng Kế hoạch In-Phát hành-Thư viện trường học, Nhà xuất bản Giáo dục

20 Nguyễn Thị Lan Thanh Ủy viên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

53

21 Ngô Ngọc Chi Ủy viên Chủ nhiệm khoa Thư viện-Thông tin Trường ĐH KHXH và Nhân văn ĐHQG TP. HCM

22 Trần Thị Quý Ủy viên Trưởng Khoa Thông tin-Thư viện Trường ĐH KHXH và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

23 Chu Ngọc Lâm Ủy viên GĐ. Thư viện Thành phố Hà Nội 24 Dương Thái Nhơn Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Phú Yên 25 Nguyễn Thị Giang Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Hà Giang 26 Bùi Minh Tiến Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc

27 Hoàng Thị Giang Ủy viên GĐ. Thư viện Thành phố Hải Phòng

28 Nguyễn Xuân Thanh Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Thanh Hóa 29 Đinh Văn Sáu Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Đắc Lắc

30 Phạm Diêm Ủy viên GĐ. Thư viện tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu

31 Nguyễn Phi Nhạn Ủy viên GĐ. Thư viện Thành phố Cần Thơ

2. THƯ VIỆN QUỐC GIA CHÍNH THỨC CÔNG BỐ ẤN BẢN TIẾNG

VIỆT DDC 14 Ngày 16/8/2006, Thư viện Quốc gia

Việt Nam đã chính thức công bố Ấn bản Tiếng Việt Khung phân loại thập phân Dewey rút gọn 14 (DDC 14) và tổ chức Hội thảo "Áp dụng DDC trong các thư viện Việt Nam". Tới dự lễ công bố có Đại

sứ Australia tại Việt Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, đại diện Quỹ Atlantic Philanthropies, Phó Tổng Biên tập DDC Julianne Beall (OCLC), GS Patricia Oyler (ĐH Simmons), Vụ trưởng Vụ Thư viện

Quang cảnh Đại hội Thành lập Hội Thư viện Việt Nam

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

54

Nguyễn Thị Ngọc Thuần cùng đại diện của các thư viện, trung tâm thông tin và cơ sở đào tạo thư viện lớn trong cả nước.

Các bài phát biểu tại lễ công bố đều đánh giá cao chất lượng của Ấn bản Tiếng Việt DDC rút gọn 14 cả về tính chính xác của bản dịch, trình bày và in ấn. Thay mặt cho OCLC, nơi giữ bản quyền của Khung phân loại thập phân Dewey, bà Julliane Beall khẳng định: "Chúng tôi rất tự hào về chất lượng của ấn phẩm này. Tất cả những ai đã góp phần tạo nên ấn phẩm đó đều có quyền tự hào về nó".

Ấn bản Tiếng Việt Khung phân loại thập phân Dewey (DDC) rút gọn 14 là ấn bản dịch DDC đầy đủ và hợp pháp đầu tiên ở Việt Nam. Ấn bản này là sản phẩm của một dự án quốc tế kéo dài 3 năm do Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện. Đây là một dự án do Quỹ Atlantic Philanthropies - một tổ chức từ thiện quốc tế - tài trợ, Trường Đại học Quốc tế RMIT điều phối và quản trị tài chính. Mục đích của dự án là xuất bản DDC bằng Tiếng Việt và hỗ trợ việc áp dụng khung phân loại này trong các thư viện trên toàn quốc

nhằm nâng cao hơn chất lượng tổ chức vốn tài liệu ở các thư viện Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn tin, biểu ghi thư mục và hội nhập quốc tế.

Hội thảo "Áp dụng khung phân loại thập phân Dewey ở các thư viện Việt Nam" diễn ra ngay sau lễ công bố tập trung điểm lại những mục tiêu và kết quả của dự án, ý nghĩa của DDC đối với các thư viện Việt Nam, đào tạo DDC cho các thư viện Việt Nam, mở rộng DDC phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tương lai của DDC tại Việt Nam.

Cũng tại hội thảo này, website chính thức của Văn phòng Dự án dịch DDC tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức được khai trương tại địa chỉ http://www.ddcvietnam.org/. Theo ông Lê Thùy Dương, Thư ký VP Dự án, web site này sẽ là một công cụ để cập nhật cho ấn bản DDC Tiếng Việt và Tiếng Anh, hỗ trợ các thư viện trong đào tạo và áp dụng DDC và là một diễn đàn để thảo luận về khung phân loại này trong cộng đồng thư viện Việt Nam.

Ban Tư vấn dịch thuật DDC cùng với Bà Julianne Beall trong ngày Công bố Ấn bản DDC Tiếng Việt

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

55

3. HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ THƯ VIỆN “THƯ VIỆN VIỆT NAM: HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN” – Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM 28-30/8/2006

Thư viện Việt Nam nói chung và Thư

viện đại học nói riêng trong những năm gần đây đang được đầu tư để cải tạo, nâng cấp và đặc biệt một số thư viện được đầu tư lớn để xây dựng những cơ sở thư viện rất hiện đại. Thách thức trong mỗi thư viện là vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ để bắt kịp nhịp phát triển của công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cũng như hỗ trợ cho cán bộ giảng dạy và sinh viên sử dụng tài nguyên và trang thiết bị ngày càng hiện đại trong các thư viện; đồng thời ngay bây giờ Thư viện Việt Nam phải tiến hành hợp tác để Phát triển đồng bộ nhằm tiến đến Hội nhập toàn cầu. Trên tinh thần đó, Liên hiệp Thư viện đại học Phía Nam và Liên hiệp Thư viện đại học phía Bắc phối hợp với Phòng Thông tin Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ và Lãnh sự quán TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế “Thư viện Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”.

Hội thảo quy tụ hơn 200 đại biểu là cán bộ thư viện trong các thư viện thành viên của Liên hiệp thư viện đại học Phía Bắc và Liên hiệp thư viện đại học Phía Nam cùng các thư viện tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt hội thảo được hân hạnh đón tiếp Bà

Leslie Burger, Chủ tịch Hội Thư viện Hoa Kỳ, GS. Patricia Oyler, giảng viên Trường ĐH Simmons, Boston, Hoa Kỳ, và GS. Kenneth Schlesinger, giảng viên trường đại học cộng đồng LaGuardia, New York, Hoa Kỳ. Đến dự lễ khai mạc Hội thảo có PGS. TS. Huỳnh Thành Đạt, Phó GĐ ĐHQG TP. HCM và Ông Louis Lantner, Tham tán Đại sứ quán Hoa Kỳ. Những vấn đề về Chuẩn hóa, Hợp tác, Liên thông trong chính sách cũng như công nghệ trong các thư viện, đặc biệt là Quyền sở hữu trí tuệ và Bản quyền đã được thảo luận thật kỹ nhằm xác định hướng đi hay nói cách khác là vạch ra một lộ trình Hội nhập toàn cầu của Thư viện Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội thảo đã đóng góp ý kiến cho Bản Dự thảo Quy chế Hội Thư viện Việt Nam để tiến đến ngày thành lập Hội Thư viện Việt Nam một cách chính thức vào cuối năm 2006. Hội thảo cũng được nghe những bài báo cáo chất lượng của các chuyên gia Hoa Kỳ về Chuẩn hóa thư viện và những thực tiễn tối ưu, Dịch vụ thư viện, Thành lập Hiệp hội thư viện Việt Nam, và Bản quyền quốc tế đối với công tác thư viện.

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

56

Hội thảo kết thúc vào chiều ngày 29/8/2006 tại TP. HCM. Hội thảo được tiếp tục vào ngày 30/8/2006 tại Trung tâm học liệu ĐH Cần Thơ. Cán bộ thư viện hai Liên hiệp thư viện đại học thảo luận về vấn đề hợp nhất và những chương trình hoạt động chung trong năm học mới.

Lần đầu tiên một cuộc hội thảo quốc tế về thông tin thư viện đã được tổ chức khá quy mô và quy tụ một số lượng đại biểu

đông đảo như thế. Hội thảo đã gây một tiếng vang lớn và được đánh giá là thành công tốt đẹp.

Ban Tổ chức đã xây dựng một Bộ Sưu tập kỷ yếu hội thảo Greenstone và đặt vào Cổng thông tin Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM tại địa chỉ: http://gralib.hcmuns.edu.vn

4. ĐẠI HỘI CONSAL 13 KẾT THÚC TỐT ĐẸP TẠI PHILIPPINES,

VIỆT NAM NHẬN ĐĂNG CAI ĐẠI HỘI CONSAL 2009. Ngày 30/3/2006, Đại hội Thư viện

Đông Nam Á lần thứ 13 (13th Congress of Southeast Asian Librarians) đã kết thúc tốt đẹp tại thủ đô Manila của Philippines với sự tham gia của gần 1000 đại biểu từ các nước thành viên Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và châu Đại Dương.

Đại hội CONSAL được chính thức khai mạc ngày 26/03/2006 tại khách sạn EDSA Sangri-la, thủ đô Manila với chủ đề: "CONSAL trước ngã ba đường - thách thức cho sự tăng cường hợp tác trong khu

vực" (CONSAL at Crossroads: Challenges for Greater Regional Cooperation).

Đây là đại hội có số lượng đại biểu tham dự đông nhất trong lịch sử hoạt động của CONSAL và là lần thứ 3 Philippines đăng cai tổ chức đại hội này.

Tại Đại hội CONSAL XIII, Việt Nam chính thức nhận cờ đăng cai Đại hội CONSAL XIV tại Hà Nội vào năm 2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức Đại hội CONSAL kể từ khi gia nhập tổ chức này vào năm 2000.

Tại TP. Hồ Chí Minh Trên đường đi Cần Thơ

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

57

Phát biểu tại Hội nghị Ban điều hành CONSAL XIII, ông Phạm Thế Khang - Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam - cho biết định hướng của Việt Nam cho CONSAL XIV sẽ là: Chia sẻ, Hợp tác và Hội nhập. Việt Nam mong muốn CONSAL thực sự là tổ chức hợp tác khu vực hiệu quả thông qua chia sẻ kinh nghiệm và những dự án hợp tác thiết thực.

Cũng tại Đại hội XIII, Việt Nam đã đồng ý tiếp nhận Ban Thư ký CONSAL và chức Tổng Thư ký CONSAL. Việt Nam sẽ được phép đề cử một người vào chức Tổng Thư ký CONSAL để Ban điều hành CONSAL XIV quyết định trong phiên họp đầu tiên vào năm 2007.

5. ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM HỌC LIỆU

Ngày 25/04/2005, trường Đại học Cần Thơ đã chính thức khánh thành và khai trương Trung tâm Học liệu (Learning Resource Centre) – một trong những thư viện lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

TTHL ĐH Cần Thơ được xây dựng trong khuôn viên của thư viện ĐH Cần

Thơ nhằm cung cấp một dịch vụ đa năng cho tất cả sinh viên và đội ngũ giảng viên, nhân viên. Dự án trị giá hơn 9 triệu USD. ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án do Tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ.

Việt Nam chính thức nhận cờ đăng cai Đại hội Cán bộ Thư viện Đông Nam Á 2006-2009

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

58

6. THƯ VIỆN QUỐC GIA LẦN ĐẦU TIÊN TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ BẢN QUYỀN THẾ GIỚI

Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hội

đồng Anh tại Hà Nội sẽ phối hợp Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4 (World Book and Copyright Day) do UNESCO phát động với chủ đề: Đọc sách - Niềm vui và Trí tuệ. Đây là lần đầu tiên Thư viện Quốc gia tổ chức sự kiện này với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Ngày 23/4 hàng năm được UNESCO chính thức chọn làm ngày Sách và Bản quyền Thế giới tại Khóa họp lần thứ 28 của tổ chức này năm 1995. Ngày 23/4/1916 là ngày mà cả ba đại văn hào của thế giới Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều qua đời sau khi để lại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thời đại. Ngày 23/4 cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo.

UNESCO mong muốn ngày Sách và Bản quyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới

tôn vinh sách và những người sáng tạo ra chúng - những người đã có những đóng góp không gì thay thế được đối với sự phát triển văn hóa nhân loại; dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách.

Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một phong tục đẹp ở Catalonia, nơi mà vào ngày 23/4 - tức ngày Thánh George, người ta thường tặng một bông hồng cho bất kỳ ai mua một cuốn sách.

Ngày 23/4 năm nay đánh dấu sự nhập cuộc của các thư viện Việt Nam trong việc tổ chức ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa này với sự tham gia của Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện lớn nhất cả nước , và Hội đồng Anh, nơi đã có kinh nghiệm 8 năm tổ chức sự kiện này tại Hà Nội. Đây cũng sẽ là dịp để các thư viện Việt Nam học tập kinh nghiệm tổ chức và mở rộng vào những năm tiếp theo.

7. QUỸ CHÂU Á TÀI TRỢ THÊM 120.000 CUỐN SÁCH CHO CÁC

THƯ VIỆN VIỆT NAM

Ngày 14-12, tại Hà Nội, ông Phạm Thế Khang, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã thay mặt các thư viện Việt Nam ký dự án tiếp tục nhận thêm 120.000 cuốn sách Tiếng Anh do Quỹ châu Á tài trợ. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tài trợ sách cho các thư viện Việt Nam” (Books for Vietnam) của Quỹ châu Á giai đoạn

2005-2008 do Thư viện Quốc gia Việt Nam làm chủ dự án.

Số sách tài trợ này phần lớn là sách giáo trình giảng dạy đại học và nghiên cứu, thuộc nhiều lĩnh vực giáo dục và trình độ khác nhau gồm: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn và nhiều lĩnh vực chuyên môn.

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

59

Sau khi được Thư viện Quốc gia tiếp nhận, số sách này sẽ được phân bổ về các thư viện công cộng, thư viện đại học và một số viện nghiên cứu ở Việt Nam. Số sách trao tặng lần này thuộc giai đoạn 3 của dự án “Tài trợ sách cho các thư viện Việt Nam” đã được Quỹ châu Á bắt đầu thực hiện từ năm 2000. Tới nay, chưa kể số sách mới cam kết, Quỹ châu Á đã tài trợ gần 200.000 cuốn sách cho các thư viện Việt Nam thông qua đầu mối Thư viện Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, Quỹ châu Á cũng đã tài trợ kinh phí xây dựng

phòng đọc sách Tiếng Anh với đầy đủ trang thiết bị tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Hà Tây

Quỹ châu Á (The Asia Foundation) là một tổ chức phi chính phủ lớn của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Sans Francisco, California. Tổ chức này có nhiều hoạt động nhân đạo lớn ở khu vực châu Á trong các lĩnh vực cải cách hành chính, phát triển và văn hóa giáo dục.

8. THƯ VIỆN ĐH. KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP. HCM KHAI TRƯƠNG

CỔNG THÔNG TIN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI NHẤT VIỆT NAM

Thư viện ĐH. Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh vừa mới chính thức khai trương Cổng Thông tin Thư viện tại địa chỉ cũ của Web site Thư viện: http://gralib.hcmuns.edu.vn. Việc ứng dụng giải pháp công nghệ cổng thông tin (Portal) dựa trên nền công nghệ ORACLE PORTAL đã đưa web site của Thư viện ĐH. Khoa học Tự nhiên TP. HCM trở thành web site thư viện hàng đầu Việt Nam.

Đến với cổng thông tin này, bạn sẽ như đang ghé thăm web site của một trường đại học danh tiếng nào đó trên thế giới. Web site được thiết kế đẹp, màu sắc trang nhã, bố trí nội dung thông tin hợp lý. Web site tích hợp những công cụ thiết yếu nhất của

thư viện như

OPAC, các bộ sưu tập và

tài nguyên

thông tin mà người dùng có thể có ngay trên máy tính của mình

chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, Web

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

60

site cung cấp dịch vụ giao tiếp trực tuyến (Chat Reference) và cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản riêng của mình, mặc dù dịch vụ giao tiếp trực tuyến dường như mới ở mức thử nghiệm.

Giải pháp Cổng thông tin Thư viện ĐH. Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh do Công ty Giải pháp Tích hợp Vi tính Viễn thông Việt Nam (IES) cung cấp. Giải pháp này đã được giới thiệu trong bài viết

"Cổng thông tin Thư viện ĐH Khoa học Tư nhiên TP. HCM" của tác giả Nguyễn Ngọc Nam và Nguyễn Thị Thu Hà, đăng trên Bản tin Thư viện - Công nghệ Thông tin số tháng 1/2006. Ngoài ra Phần mềm quản lý thư viện iPorLib tích hợp trong portal này được đánh giá là đạt đúng chuẩn thư tịch và tiên tiến nhất hiện nay ở nước ta.

9. PHÁT HIỆN 1.500 CUỐN SÁCH RỞM TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC SƯ

PHẠM ĐÀ NẴNG Thanh tra Đại học Đà Nẵng vừa mới

phát hiện trên 1.500 cuốn sách rởm được nhập vào Thư viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng từ năm 2002 đến nay. Theo kết quả thanh tra, toàn bộ số sách nói trên có bìa được nhái như sách thật nhưng ruột lại là bản photocopy, trong khi giá bán trên bìa sách lại cao hơn giá sách thật tới 3 lần.

Theo phóng sự điều tra có tựa đề "1.500 sách ‘dỏm’ tại thư viện Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng" đăng trên VietnamNet ngày 11/1/2006, số sách trên được mua từ khoản ngân sách 200 triệu do Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Đà Nẵng) đầu tư để

mua sách, thiết bị phục vụ nghiên cứu giảng dạy, học tập cho giảng viên và sinh viên. Với khoản tiền đó, ông Nguyễn Đức Hiệp – phụ trách thư viện đã mua và nhập trót lọt 1.613 cuốn sách rởm vào thư viện mà không hề bị phát hiện từ đó cho đến nay.

Báo Điện tử VietnamNet cho rằng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng xảy ra trong ngành thư viện vì nó không chỉ là hành vi lợi dụng để tham ô mà bản thân việc photocopy sách còn vi phạm nghiêm trọng Luật bản quyền và Luật sở hữu trí tuệ mới được thông qua.

10. SIMMONS COLLEGE ĐÀO TẠO THÊM 25 THẠC SĨ CHO CÁC THƯ

VIỆN VIỆT NAM "Nằm trong kế hoạch nâng cao năng

lực tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ thư viện của các Trung tâm Học liệu Việt Nam, Tổ chức Atlantic Philanthropies đã tài trợ 25 học bổng Thạc sĩ chuyên ngành Thông tin Thư viện cho Trung tâm Thông tin - Học

liệu ĐH Đà Nẵng (6), Trung tâm Học liệu ĐH Huế (5), Trung tâm Học liệu Trường ĐH Cần Thơ (5), Trung tâm Học liệu ĐH Thái nguyên (8) và TV Trường Y Tế Cộng đồng (1).

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007

61

Chương trình đào tạo bắt đầu triển khai từ tháng 1/2006 tại Trường Đại học Simmons, Hoa kỳ.Sau khi hoàn tất một học kỳ học lý luận và nghiệp vụ thông tin-thư viện tại Trường ĐH Simmons, các học viên được tham gia khóa huấn luyện kỹ năng tổ chức và quản lý nghiệp vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế Mortenson thuộc Đại học Illinois, Hoa Kỳ.

Trong thời gian 8 tháng tham gia các chương trình đào tạo tại Hoa Kỳ, các học viện đã được bố trí đi thăm gần 30 thư viện đại học và thư viện công cộng tại thành phố Boston thuộc tiểu bang Masachussette, thành phố Spring Field, Urbana-Champaign thuộc tiểu bang Illinois. Các học viên đã có cơ hội đến thăm Thư viện Quốc hội, Thư viện Quốc gia về Nông nghiệp, Thư viện Quốc gia về Y tế tại của Hoa Kỳ tại Thủ đô Washington. Các học viên cũng đã được sắp xếp tham dự chương trình hội thảo của Hiệp hội Thư viện Hoa kỳ (ALA).

Từ tháng 4/2007, các học viên sẽ tiếp tục tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam do các giáo sư của Trường ĐH Simmons, Hoa Kỳ và các giáo sư Trường ĐH Wellington, New Zealand giảng dạy. Chương trình được dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2/2008.

Đây là một chương trình đào tạo có nội dung phong phú do giáo sư Patricia Oyler, Trường ĐH Simmons chủ trì. Chương trình được xây dựng kết hợp đào tạo kiến thức lý luận về khoa học thông tin-thư viện, đồng thời trang bị kỹ năng tổ chức, quản lý nghiệp vụ và hiểu biết thực tế cách tổ chức các dịch vụ tại các thư viện tiên tiến của Hoa kỳ.

Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo đội ngũ nòng cốt chuyên nghiệp cho các Trung tâm Học liệu do Tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ. Đội ngũ nầy sẽ đóng vai trò nòng cốt thúc đẩy việc phát triển hiệu quả các hoạt động của các Trung tâm Học liệu trong thời gian đến."

Tổng hợp thông tin từ các nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam – Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM. – ThS. Lê Thùy Dương (TVQG), và ThS. Hà Lê Hùng (Học viên Simmons)

Học viên cao học đang theo học tại Simmons College, Boston, MA., Hoa Kỳ