32
i TÓM TT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RI RO CA ĐẬU TƯƠNG KHÁNG SÂU BCÁNH VY ĐỐI VI SC KHE CON NGƯỜI VT NUÔI SKIN MON 87751 THÁNG 10 NĂM 2016 Tchc đăng ký: Công ty TNHH Dekalb Vit Nam 72-74 Nguyn ThMinh Khai Phường 6, Qun 3, Thành phHChí Minh

MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

i

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO

CỦA ĐẬU TƯƠNG KHÁNG SÂU BỘ CÁNH VẢY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

SỰ KIỆN MON 87751

THÁNG 10 NĂM 2016

Tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Dekalb Việt Nam

72-74 Nguyễn Thị Minh Khai

Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Page 2: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

ii

© Bản quyền thuộc về Tập đoàn Monsanto, năm 2016 Tài liệu này được bảo vệ theo luật và các điều khoản của luật bản quyền quốc gia và quốc tế. Các tổ chức, cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành có quyền sử dụng tài liệu này. Ngoài ra, mọi hình thức sử dụng, sao chép, lưu hành hoặc đăng tải thông tin trong tài liệu này và bất kỳ tài liệu nào kèm theo nếu không có sự đồng ý trước của Tập đoàn Monsanto và các chi nhánh của Tập đoàn đều bị nghiêm cấm.

Page 3: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

i

MỤC LỤC

I. THÔNG TIN CHUNG .................................................................................................. 1

1. Tổ chức đăng ký cấp Giấy xác nhận ........................................................................... 1

2. Tên sự kiện chuyển gen đăng ký cấp Giấy xác nhận .................................................. 1

II. THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN ................................................................. 2

1. Tên cây chủ nhận gen .................................................................................................. 2

2. Thông tin về lịch sử canh tác, phát triển giống và khả năng có thể gây tác động

bất lợi đến sức khỏe con người và vật nuôi ................................................................. 2

3. Thông tin về sự an toàn của cây nhận gen, vấn đề về độc tính và tính dị ứng ............ 4

4. Thông tin về lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi .................. 4

III. THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN .................................................................. 8

1. Tên sinh vật cho gen .................................................................................................... 8

2. Lịch sử tự nhiên liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

của sinh vật cho gen .................................................................................................... 8

3. Thông tin về việc tìm thấy trong tự nhiên các chất chống dinh dưỡng, độc tố và

chất gây dị ứng .......................................................................................................... 10

4. Thông tin về việc sử dụng trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và con

đường phơi nhiễm khác ngoài sử dụng có chủ đích .................................................. 10

IV. THÔNG TIN VỀ SỰ KIỆN MON 87751 KHÁNG SÂU BỘ CÁNH VẢY ........... 12

A. Thông tin về đoạn gen chèn vào ............................................................................... 12

1. Thông tin chung ......................................................................................................... 12

2. Quá trình chuyển gen ................................................................................................. 17

B. Thông tin về sự kiện chuyển gen MON 87751 ......................................................... 19

1. Thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sự kiện MON 87751 ........................... 19

2. Thông tin về đoạn gen chèn vào tạo sự kiện MON 87751 ........................................ 19

4. Hiện trạng cấp phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của sự kiện

MON 87751 ............................................................................................................... 21

Page 4: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

ii

V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN MON 87751 ĐỐI VỚI

SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI .................................................................. 22

1. So sánh sự khác biệt về thành phần hợp chất và giá trị dinh dưỡng sự kiện

MON 87751 và thực vật nhận gen ............................................................................ 22

2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất

biểu hiện mới của gen chèn vào khi sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi ...... 23

3. Đánh giá khả năng gây độc, gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện

của gen chèn vào khi sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ............................ 24

VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA SỰ KIỆN

MON 87751 ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI ............................ 25

VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 27

1. Kết luận...................................................................................................................... 27

2. Đề nghị ...................................................................................................................... 28

Page 5: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

1

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA SỰ KIỆN MON 87751

ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

(Theo Phụ lục 03 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổ chức đăng ký cấp Giấy xác nhận

- Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Dekalb Việt Nam

- Người đại diện của tổ chức: TS. Aruna Rachakonda, Tổng Giám đốc

- Đầu mối liên lạc của tổ chức: TS. Nguyễn Thúy Hà, Giám đốc Pháp chế

- Địa chỉ: Phòng 1602, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai,

Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Điện thoại: +848 3823 3474/+84 972 330 816 Fax: +848 3823 3473

- Email: [email protected]

2. Tên sự kiện chuyển gen đăng ký cấp Giấy xác nhận

- Tên thông thường: Cây Đậu tương

- Tên khoa học: Glycine max (L.) Merr.

- Tên thương mại: Đậu tương kháng sâu bộ Cánh vảy

- Sự kiện chuyển gen: Sự kiện MON 87751, Đậu tương kháng sâu bộ Cánh vảy.

- Sự kiện MON 87751 với sự biểu hiện của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2

mang đặc tính kháng đối với sâu bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

- Mã nhận diện duy nhất: MON-87751-7

- Tên tổ chức tạo giống: Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ

Page 6: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

2

II. THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN

1. Tên cây chủ nhận gen

Tên thông thường: Cây Đậu tương

Tên khoa học: Glycine max (L) Merr.

Vị trí phân loại: Cây đậu tương thuộc loài Glycine max (L) Merr., phân chi

Soja (Moench) F.J. Herm, chi Glycine Willd, tông Phaseoleae, phân họ

Papilionoideae, họ Fabaceae.

2. Thông tin về lịch sử canh tác, phát triển giống và khả năng có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe con người và vật nuôi

Quá trình thuần hóa cây đậu tương được biết đến là đã diễn ra tại Trung

Quốc trong thời kỳ triều đại nhà Thương (khoảng thời gian từ 1500 tới 1027 trước

công nguyên) hoặc sớm hơn (Hymowitz, 1970). Tuy nhiên, bằng chứng lịch sử và

địa lý cũng chỉ ra cây đậu tương đã được thuần dưỡng và canh tác sử dụng ở vùng

Đông Bắc Trung Quốc trong thời kỳ triều đại nhà Chu (khoảng thời gian từ 1027 tới

221 trước công nguyên). Cho đến thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cây đậu tương

đã có mặt tại vùng miền Trung và miền Nam của Trung Quốc và bán đảo Triều

Tiên. Sự phát triển cây đậu tương được xem như có liên quan đến sự phát triển,

thống nhất các vùng lãnh thổ và sự sụp đổ của các triều đại Trung Hoa (Hymowitz

và Newell, 1981).

Từ thế kỷ thứ nhất đến khoảng thế kỷ 15 và 16, cây đậu tương được đưa vào

một số quốc gia và cuối cùng phát triển ở Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Việt

Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Nepal và Bắc Ấn. Sự lan truyền của cây đậu

tương trong suốt giai đoạn này là do việc thành lập các tuyến đường thương mại

trên bộ và đường biển, sự di cư của một số bộ lạc từ Trung Quốc và sự chấp nhận

nhanh chóng sử dụng đậu tương làm nguồn thực phẩm chính ở các nền văn hóa

khác (Hymowitz và Newell, 1981).

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 và trong suốt thế kỷ 17, đậu tương đã được người

dân Châu Âu sử dụng và trong thế kỷ 17 nước tương là một mặt hàng thương mại

phổ biến từ miền Đông đến miền Tây (Hymowitz và Newell, 1981).

Đậu tương được di nhập vào Bắc Mỹ trong thế kỷ 18. Vào năm 1851, đậu

tương đã được đưa vào bang Illinois và khu vực vành đai ngô (Corn belt) của Hoa

Page 7: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

3

Kỳ. Vào năm 1853, hạt giống đậu tương được bảo quản tại Hiệp hội Nông nghiệp

bang New York, Hiệp hội làmvườn Massachusetts và các Ủy viên Hội đồng Bằng

sáng chế. Từ các đơn vị này hạt giống đậu tương đã được chuyển đến cho hàng

chục nông dân trên khắp nước Mỹ. Cây đậu tương sau đó đã được trồng rộng rãi và

được cải thiện về năng suất, chất lượng nhờ quá trình lai giống truyền thống và trở

thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại

Hoa Kỳ (Singh và Hymowitz, 1999).

Cải thiện năng suất đậu tương là một trong những mục tiêu quan trọng đối

với các nhà tạo giống. Trong những năm qua, sự gia tăng năng suất đậu tương một

phần là nhờ vào sự cải tiến các đặc tính di truyền thông qua lai truyền thống. Các

nhà tạo giống tiến hành lai chéo các cây mang những đặc tính di truyền khác nhau

và chọn lọc các tính trạng cho sản lượng cao hơn, cải thiện thành phần hợp chất và

có các tính trạng sản xuất mong muốn. Hướng tiếp cận bằng công nghệ sinh học hỗ

trợ đắc lực cho kỹ thuật lai truyền thống khi tập trung vào cải thiện các đặc tính chủ

yếu về năng suất, chất lượng cũng như mục tiêu trong lai truyền thống.

Ở Việt Nam, cây đậu tương được trồng trên diện tích trên 100.000 Ha với

tổng sản lượng khoảng hơn 170.000 tấn trong năm 2012. Theo thống kê, đậu tương

được trồng tại 25 tỉnh thành trên cả nước, với khoảng 65% thị phần ở miền Bắc và

35% ở miền Nam. Tuy nhiên, sản lượng đậu tương trong nước không đủ để cung

ứng nhu cầu ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng nhập khẩu với số lượng lớn nông

sản này. Chỉ tính riêng năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu đạt lượng đậu tương kỷ

lục 1,39 triệu tấn hạt (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).

Đầu năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo

đó, diện tích đất quy hoạch chuyên canh đậu tương khoảng 100.000 Ha, tận dụng

tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350.000 Ha, sản lượng

700.000 tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía

bắc và Tây nguyên. Các nhà khoa học trong nước cũng đang tiếp tục nghiên cứu để

cho ra giống đậu tương công nghệ sinh học có sản lượng cao hơn và chi phí sản

xuất thấp hơn tại một số khu vực.

Thông tin liên quan đến khả năng gây tác động bất lợi đến sức khỏe con

người và vật nuôi của các tính trạng đưa vào được phân tích chi tiết trong mục V.

Page 8: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

4

3. Thông tin về sự an toàn của cây nhận gen, vấn đề về độc tính và tính dị ứng

Trong báo cáo của mình, Cordle (2004) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu

về mức độ dị ứng với thức ăn của các loại thực phẩm khác nhau, trong đó có đậu

tương. Theo đó, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) đã phát hiện

ra trường hợp dị ứng đầu tiên với đậu tương là vào năm 1934. Tuy nhiên, theo kết

quả điều tra của FAO thì đậu tương chỉ là một trong tám loại thực phẩm gây dị ứng

cùng với sữa, trứng, cá, động vật giáp xác, lúa mì, hạt đậu phụng và quả hạt. Tám

loại thực phẩm gây dị ứng trên là nguyên nhân gây ra khoảng 90% trường hợp dị

ứng thực phẩm (Cordle, 2004), trong đó đậu tương ít gây dị ứng hơn cả và hậu quả

cũng thường không nghiêm trọng, không đe dọa mạng sống (Cordle, 2004). Đậu

tương có quá trình thuần dưỡng và lịch sử sử dụng lâu dài làm thực phẩm trên toàn

thế giới (Liu, 2004a). Hạt đậu tương có chứa một số nhân tố chống dinh dưỡng gồm

có các chất ức chế trypsin, lectin, isoflavones (daidzein, genistein và glycitein),

stachyose, raffinose và axit phytic (OECD, 2001). Ảnh hưởng của các chất chống

dinh dưỡng này đối với sức khỏe con người và vật nuôi giảm đáng kể qua quá trình

chế biến thích hợp (OECD, 2001). Tỷ lệ trẻ em bị dị ứng với đậu tương cao hơn ở

người trưởng thành và thường chỉ xảy ra trong giai đoạn trẻ sơ sinh hoặc thiếu niên

(Sicherer và cộng sự, 2000). Trẻ em bị dị ứng với đậu tương thường nằm trong

nhóm trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, trong số đó khoảng 6-8% là trẻ sơ sinh. Sau 5 tuổi, do hệ

miễn dịch được hoàn thiện, 80% trẻ sơ sinh này không còn có triệu chứng dị ứng

với đậu tương (Sampson, 1999; Wood, 2003).

4. Thông tin về lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Đậu tương là cây lấy dầu được trồng phổ biến nhất trên toàn cầu với sản

lượng ước tính đạt 258 triệu tấn trong năm 2011, tương đương khoảng 66% tổng

sản lượng cây lấy dầu ở Hoa Kỳ (ASA, 2012). Đậu tương cũng được canh tác rộng

khắp trên 35 quốc gia khác nhau. Các quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương bao

gồm Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn độ, Paraguay và Canada chiếm

95% tổng sản lượng đậu tương toàn cầu năm 2011 (ASA, 2012). Xấp xỉ 33% tổng

sản lượng đậu tương thế giới trong năm 2011 được sản xuất tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ

cũng xuất khẩu 34,7 triệu tấn đậu tương trong năm 2011, chiếm 37% thị trường xuất

khẩu thế giới. Tại Hoa Kỳ trong năm 2011, khoảng 44 triệu tấn hạt đậu tương được

nghiền để sử dụng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hay thực phẩm để lấy

dầu và protein đậu tương (ASA, 2012).

Page 9: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

5

Đậu tương là nguồn cung cấp protein thực vật chủ yếu cho người và vật nuôi

và cũng là nguồn cung cấp dầu thực vật lớn nhất so với các cây lấy dầu khác trên

thế giới. Ngoài việc sử dụng chủ yếu làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, đậu

tương còn được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng công nghiệp bao gồm xà

phòng, mực, sơn, thuốc khử trùng và nhiên liệu sinh học (Cahoon, 2003; ASA,

2012). Mặc dù việc sử dụng đậu tương cho mục đích công nghiệp mang lại lợi ích

kinh tế quan trọng nhưng nó cũng chỉ sử dụng 20% tổng sản lượng đậu tương sản

xuất tại Hoa Kỳ (ASA, 2012). Do đó đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu

tương vẫn chủ yếu được dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Hoa Kỳ cũng

như trên toàn cầu.

Tài liệu OECD về thành phần hợp chất trong đậu tương (OECD, 2001) cung

cấp thông tin tổng quan về việc sử dụng đậu tương nguyên hạt và hạt nghiền trong

ngành thực phẩm. Lịch sử cũng như việc sử dụng đậu tương làm thực phẩm và thức

ăn chăn nuôi cũng được trình bày bên dưới.

Lịch sử và sự phát triển của đậu tương đã được trình bày ở mục II.2 chỉ ra

rằng nguồn gốc phát sinh của đậu tương là từ Trung Quốc. Trong quá trình thuần

dưỡng cây đậu tương, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng loại thực vật để chế

biến các loại thực phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, bột nhão đậu

tương và giá đỗ (Liu, 2004b). Khi đậu tương được di nhập vào quốc gia láng giềng

qua con đường di cư hay thương mại đường bộ hay đường biển, các sản phẩm thực

phẩm đậu tương và phương pháp chế biến sản phẩm này cũng được lan truyền sang

Hàn Quốc, Nhật Bản và các khu vực khác thuộc Châu Á (Hymowitz và cộng sự,

1990). Kết quả là, các sản phẩm khác chế biến từ đậu tương như tempeh và natto

cũng được phát triển ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc (Nout và Kiers, 2004).

Lịch sử sử dụng đậu tương làm thực phẩm

Trên cùng một diện tích canh tác, đậu tương cung cấp nhiều protein hơn bất

kì cây trồng nào khác được biết đến (Liu, 2004a). Tính trung bình, đậu tương khô

có chứa khoảng 40% protein và 20% dầu (Liu, 2004a). Đậu tương đứng đầu về

thành phần protein trong số các loại ngũ cốc và các loài cây họ đậu và đứng thứ hai

về hàm lượng dầu trong số các loại thực phẩm từ cây họ đậu (Liu, 2004a). Đậu

tương có nhiều tác dụng và được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm

khác nhau. Nói chung, thực phẩm từ đậu tương có thể được chia thành sáu nhóm

chính sau đây (Liu, 2004b):

Page 10: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

6

1. Dầu đậu nành: Dầu đậu nành chiếm khoảng 66% lượng tiêu thụ chất béo và dầu

ăn ở Hoa Kỳ (ASA, 2012), và là nguồn cung cấp dầu thực vật lớn thứ 2 trên thế

giới (Soyatech, 2010). Dầu đậu nành đã được tinh chế, tẩy màu và khử mùi có

thể chế biến tiếp để sản xuất dầu ăn, mỡ, bơ thực vật, xốt mayonnaise, nước xốt

salad, và một loạt các sản phẩm sản xuất hoàn toàn từ chất béo và dầu hoặc

chứa thành phần chính là chất béo hoặc dầu.

2. Thực phẩm đậu tương truyền thống: Các thực phẩm đậu tương truyền thống

chủ yếu làm từ đậu tương nguyên hạt. Sản phẩm không lên men gồm có sữa

đậu nành, đậu phụ, giá đỗ, váng đậu (yuba), hạt đậu nành, đậu tương rau xanh

(ví dụ: edamame) và thực phẩm đậu tương lên men bao gồm bột gia vị (miso),

nước tương, natto và tempeh.

3. Protein đậu tương: Protein đậu tương chủ yếu được làm từ bột đậu tương khử

béo bao gồm bột đậu tương, protein cô đặc và protein tinh chế. Bột đậu tương

chứa khoảng 50% hàm lượng protein và được sử dụng chủ yếu trong ngành

công nghiệp nướng bánh. Protein đậu tương cô đặc chứa khoảng 70% hàm

lượng protein và được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến thịt

nhằm liên kết nước, nhũ hóa chất béo hay làm thành phần chính của các sản

phẩm chay. Protein tinh chế chứa 90% hàm lượng protein, có nhiều chức năng

sử dụng như làm keo gelatin và chất nhũ hóa do đó được sử dụng rộng rãi trong

chế biến thực phẩm như thịt chế biến, thực phẩm chay, súp và nước xốt, bánh

dinh dưỡng, đồ uống dinh dưỡng, sữa bột trẻ em và thực phẩm thay thế sữa.

Protein đậu tương cũng có thể được chế biến thành dạng chất xơ sử dụng trong

thành phần thịt chay;

4. Thực phẩm đậu tương hiện đại: Đậu tương cũng được chế biến để phù hợp với

khẩu vị phương Tây như thực phẩm chay thay thế thịt và sữa, ví dụ kem đậu

nành, sữa chua đậu nành, phomát đậu nành, bánh kẹp đậu nành và thịt viên

chay;

5. Thực phẩm bổ sung đậu tương: Thực phẩm bổ sung đậu tương tương tự như

thực phẩm đậu tương hiện đại, tuy nhiên đậu tương không phải là thành phần

chính. Một loạt các thực phẩm có thể được bổ sung đậu tương là bánh mỳ, bột

nhão và ngũ cốc đậu tương;

Page 11: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

7

6. Thực phẩm chức năng: Đậu tương là nguồn cung cấp dồi dào của một số thành

phần hóa học nguồn gốc thực vật như lecithin và isoflavones. Kỹ thuật chế biến

hiện đại có thể tách riêng các thành phần này ra và sử dụng trong thực phẩm

chức năng.

Lịch sử sử dụng đậu tương làm thức ăn chăn nuôi

Khô dầu đậu tương là thành phần có giá trị nhất thu được qua quá trình chế

biến đậu tương, chiếm khoảng 50-75% tổng giá trị thực tế (USDA-ERS, 2005). Khô

dầu đậu tương được sản xuất bằng cách tách chiết đậu tương đã tách vỏ trong dung

môi (thường là hexane) để lấy dầu, sau đó sấy để loại hexan trong hơi nước. Quá

trình này cũng giúp vô hiệu hóa một số protein ức chế khả năng tiêu hóa và làm

giảm giá trị dinh dưỡng của khô dầu như các chất ức chế trypsin và lectin. Khô dầu

sau đó được sấy khô đến độ ẩm 13-14%, sàng và nghiền thành bột mịn để sử dụng.

Bột thành phẩm chứa ít hơn 1,5% chất béo thô, khoảng 48% protein và là sản phẩm

có hàm lượng protein cao (SMIC, 2006).

Khô dầu đậu tương chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất

thức ăn chăn nuôi, là nguồn cung cấp protein và axit amin chất lượng cao, hiệu quả

kinh tế, bổ sung cho lượng axit amin hạn chế trong các thức ăn chăn nuôi chế biến

từ ngô (Kerley và Allee, 2003). Tại Hoa Kỳ, hầu hết sản phẩm khô dầu đậu tương

được sử dụng trong thành phần thức ăn chăn nuôi gia cầm và heo, trong đó gia cầm

tiêu thụ 48%, heo tiêu thụ 26%, bò 12%, các sản phẩm từ sữa 9%, thức ăn vật nuôi

trong nhà 2% và mục đích khác 3% (ASA, 2012). Nhìn chung, khô dầu đậu tương

cung cấp khoảng 2/3 tổng lượng bột protein được tiêu thụ, phần còn lại lấy từ hạt

cải dầu, hạt bông, hướng dương, lạc và những cây trồng khác (ASA, 2012).

Các nhà chăn nuôi còn tận dụng thân lá đậu tương làm thức ăn cho gia súc và

bò sữa. Đây là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, có sẵn, chất lượng cao, giàu protein,

sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết mùa hè trong khi các cây họ đậu khác hạn

chế sinh trưởng (USDA-ARS, 2005). Thân lá đậu tương có thể được sử dụng dưới

dạng cỏ khô hoặc làm thức ăn ủ chua (MAFRI, 2004).

Đậu tương không tách dầu còn được sử dụng để chăn nuôi bò sữa và heo, tuy

nhiên hạn chế sử dụng cho heo vì có hàm lượng dầu cao hơn so với yêu cầu tối đa

20% chất béo trong chế độ ăn của heo (Yacentiuk, 2008).

Page 12: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

8

III. THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN

1. Tên sinh vật cho gen

Tên thông thường: Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

Tên khoa học: Bacillus thuringiensis

Vị trí phân loại: Vi khuẩn Bacillus thuringiensis thuộc chi Bacillus, họ

Bacillaceae, bộ Bacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes, giới Bacteria.

2. Lịch sử tự nhiên liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của sinh vật cho gen

Vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis (Bt) là vi khuẩn Gram dương hình que,

có khả năng sinh nội bào tử và thời gian tồn tại lâu dài. Vi khuẩn này phân bố rộng

rãi trong môi trường và rất đa dạng về khả năng sản sinh các protein có hoạt tính

diệt sâu khác nhau về cơ chế tác động, tính đặc hiệu và cơ chế biểu hiện. Các

protein có tính độc chọn lọc đối với một hoặc một số bộ hoặc loài sâu hại được

phân lập từ vi khuẩn B. thuringiensis bao gồm β-exotoxins có tác dụng kháng nấm

và δ-endotoxins bao gồm hai dạng là protein tinh thể (Cry) và các protein thể vùi

(Cyt) (Hofte và Whiteley, 1989; Schnepf và cs., 1998; OECD, 2007).

Các chế phẩm từ vi khuẩn Bt được cấp phép và sử dụng rộng rãi như một

loại thuốc trừ sâu sinh học trong hơn 50 năm qua. Ở Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực

phẩm và Dược phẩm (FDA) đã ban hành việc miễn trừ đánh giá tồn dư của chế

phẩm vi sinh Bt đầu tiên vào năm 1960 sau khi thực hiện chương trình đánh giá độc

tính và khả năng lây nhiễm của chế phẩm Bt này. Chương trình đánh giá bao gồm

các phép thử độc tính, tiền mãn tính và mãn tính như đánh giá đối với các thuốc bảo

vệ thực vật thông thường. Cũng trong năm này, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

cũng cấp phép đăng ký cho sản phẩm này. Vào năm 1971, Cục Bảo vệ Môi trường

Hoa Kỳ (U.S. EPA) chịu trách nhiệm cho các miễn trừ đánh giá tồn dư đối với tất

cả các sản phẩm thuốc trừ sâu. Kể từ năm đó, hàng loạt các chế phẩm vi sinh Bt có

nguồn gốc tự nhiên hoặc hình thành do biến đổi di truyền được đăng ký và cấp phép

dựa trên điều khoản miễn trừ đánh giá tồn dư này. U.S. EPA đã tiến hành các

nghiên cứu tiến hành đánh giá độc tính của các sản phẩm từ vi khuẩn Bt và kết luận

rằng các sản phẩm này không độc hại hoặc gây bệnh cho con người (McClintock và

cs., 1995; (US EPA, 1996; US EPA,1997; EPA-a,b, 1988; US EPA, 2001).

Page 13: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

9

Hai protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 biểu hiện trong sự kiện MON 87751

được phân lập từ vi khuẩn B. thuringiensis. Hai protein này có trình tự axit amin

tương tự như 2 protein cùng loại biểu hiện trong sự kiện ngô MON 89034 đã được

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam cấp chứng nhận an toàn thực

phẩm và thức ăn chăn nuôi năm 2014 và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

giấy chứng nhận an toàn sinh học, cho phép phóng thích trồng trọt ra môi trường

năm 2015.

Protein Cry1A.105 là một protein cải tiến của protein Bt bao gồm các miền

(domain) I và II lấy lần lượt từ protein Cry1Ab và Cry1Ac, miền III từ protein

Cry1F (loài phụ Bt. aizawai), và miền đầu cuối C (C-terminal domain) từ protein

Cry1Ac (loài phụ Bt. kurstaki)). Miền I và II của protein Cry1A.105 có mức độ

tương đồng 100% về trình tự axit amin với miền I và II của các protein Cry1Ab và

Cry1Ac, miền III của protein Cry1A.105 có mức độ tương đồng 99% với miền III

của protein Cry1F và miền đầu cuối C hoàn toàn tương đồng 100% với đầu cuối C

của protein Cry1Ac. Về tổng thể, sự tương đồng về trình tự axit amin của protein

Cry1A.105 so với các protein Cry1Ab, Cry1Ac và Cry1F tương ứng là 90,0%,

93,6% và 76,7%. Các chủng vi khuẩn sản sinh ra các loại protein Cry1Ab, Cry1Ac

và Cry1F đã được biết đến rộng rãi với mục đích sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh

học1 từ nhiều thập kỷ nay. Protein Cry1A.105 trong sự kiện MON 87751 có cấu

trúc và chức năng tương tự như các protein Cry1A sản sinh ra trong cây trồng

chuyển gen (ví dụ, ngô kháng sâu đục thân Yieldgard, bông kháng sâu Bollgard® và

BollgardII®) đã được khẳng định có lịch sử sử dụng an toàn.

Protein thứ 2 biểu hiện trong sự kiện MON 87751 là protein Cry2Ab2 được

phân lập từ loài phụ Bt. kurstaki với sự khác nhau duy nhất 01 axit amin so với loài

tự nhiên. Protein Cry2Ab2 có trình tự axit amin tương đồng 88% so với protein

Cry2Aa là thành phần của các chế phẩm trừ sâu sinh học Dipel® và Crymax® có

lịch sử sử dụng an toàn. Protein Cry2Ab2 sản sinh trong sự kiện MON 87751, ngô

sự kiện MON 89034 và bông BollgardII® có trình tự axit amin tương đồng với

nhau.

1 Protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 là thành phần trong thuốc trừ sâu sinh học Dipel® và hỗn hợp protein Cry1Ac/Cry1F là thành phần của chế phẩm vi sinh Lepinox® (Ecogen Inc.) ® Dipel là sản phẩm của công ty Abbott Inc., Crymax và Lepinox là sản phẩm của công ty Ecogen Inc., Bollgard và Bollgard II là sản phẩm của Tập đoàn Monsanto Technology LLC

Page 14: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

10

3. Thông tin về việc tìm thấy trong tự nhiên các chất chống dinh dưỡng, độc tố và chất gây dị ứng

Các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học phân lập từ vi khuẩn Bt được sử dụng

rộng rãi nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, chiếm 1-2% của thị trường thuốc

trừ sâu toàn cầu trong những năm 1990 (Baum và cs., 1999). Trong suốt thời gian

dài sử dụng rộng rãi, các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học phân lập từ vi khuẩn Bt

cho thấy tính đặc hiệu cao đối với loài côn trùng chủ đích nhưng không gây ảnh

hưởng bất lợi nào đến các sinh vật không chủ đích khác, cũng như đến sức khỏe con

người hoặc môi trường sinh thái (U.S. EPA, 1998a; Mc-Clintock và cs., 1995).

Sản phẩm thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bt được đăng ký sử dụng lần đầu tiên ở

Hoa Kỳ năm 1958, và hiện nay ở Hoa Kỳ có ít nhất 180 sản phẩm từ vi khuẩn này

(U.S. EPA, 1998b) trong đó khoảng 120 sản phẩm được sử dụng ở châu Âu. Những

sản phẩm này đã được sử dụng liên tục từ đó với hàng loạt các ứng dụng trong nông

nghiệp và lâm nghiệp. U.S. EPA đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá độc tính của

các sản phẩm từ vi khuẩn Bt và kết luận rằng các sản phẩm này không độc hại hoặc

gây bệnh cho con người (U.S. EPA, 1998a).

Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong báo cáo đánh giá an toàn của

các sản phẩm từ vi khuẩn Bt đã kết luận rằng: "Sản phẩm từ vi khuẩn Bacillus

thuringiensis không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào của đối với sức khỏe con người

khi có mặt trong thành phần thức ăn" (IPCS, 2000).

Trong chương trình nghiên cứu này, WHO cũng đã tiến hành đánh giá tổng

thể cơ sở dữ liệu về an toàn sinh học của các dạng chế phẩm từ vi khuẩn Bt đã đưa

ra cơ sở và số liệu khoa học khẳng định tính an toàn của protein Cry đối với môi

trường và sức khỏe con người (IPCS, 2000).

4. Thông tin về việc sử dụng trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và con đường phơi nhiễm khác ngoài sử dụng có chủ đích

Như trình bày trong mục III.2 và III.3, các chủng vi khuẩn Bt có lịch sử sử

dụng an toàn và được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học trong suốt hơn 40 năm

qua. Thực tế cho thấy các protein Cry sinh ra từ các chủng vi khuẩn Bt khác nhau

có tính đặc hiệu cao đối với các loài sâu hại chủ đích và không gây ảnh hưởng bất

lợi nào đối với sức khỏe con người, động vật cũng như các loài sâu hại không chủ

đích khác (US EPA, 1998a; IPCS, 2000). U.S. EPA cũng thiết lập các miễn trừ

Page 15: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

11

đánh giá tồn dư cho hàng loạt các protein Cry khác nhau như Cry1Ab, Cry1Ac,

Cry2Ab2, Cry3Bb1 biểu hiện trong các cây trồng biến đổi gen (U.S. EPA, 1996;

U.S. EPA, 1997; U.S. EPA, 2001a). Kết luận chắc chắn không có hại và kết quả là

các miễn trừ đánh giá tồn dư của các hỗn hợp Bt và protein Cry trong thực phẩm

hay thức ăn chăn nuôi là dựa trên kết quả của hàng loạt các nghiên cứu độc lý trên

động vật có vú và không phát hiện ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người trong

suốt thời gian dài sử dụng (U.S. EPA, 1998). Tính an toàn của các protein Cry biểu

hiện trong các cây trồng biến đổi gen cũng được khẳng định (Betz và cs., 2000).

Các nhà khoa học Canada đã sử dụng phương pháp sắc ký khối phổ phân

tích các chất dễ bay hơi có trong thành phần thuốc trừ sâu Foray 48B sản xuất từ vi

khuẩn Bt loài phụ kurstaki dễ bốc hơi vào không khí mà con người và vật nuôi có

thể hít phải. Kết quả phân tích cho thấy chất khí dễ bay hơi này không gây ảnh

hưởng nào đến sức khỏe con người và vật nuôi (Van Netten và cs., 2000).

Các chế phẩm từ vi khuẩn Bt có chứa các thành phần phụ gia có chất kết

dính có thể lưu lại trên thảm thực vật sau khi phun, vì vậy trong một số trường hợp

khi con người hay vật nuôi tiêu thụ rau được phun với thuốc trừ sâu Bt thì có thể đã

hấp thu cả loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy sự hấp thu này

không gây nguy hại đến sức khỏe con người và vật nuôi bởi lẽ dạ dày người và vật

nuôi với tính axit cao đã tiêu diệt vi khuẩn Bt trước khi xảy ra bất kì hiện tượng lây

nhiễm nào. Nội độc tố của vi khuẩn Bt cần có môi trường kiềm mạnh chỉ có trong

ruột của côn trùng mới trở nên có hoạt tính

(http://www.for.gov.bc.ca/hfp/gypsymoth/chr.htm). Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể

có trong các hồ nước và các nguồn nước khác chủ yếu dưới dạng bào tử, do vậy

nguồn nước sinh hoạt đã được khử trùng không gây nguy hại đến sức khỏe con

người và vật nuôi.

Page 16: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

12

IV. THÔNG TIN VỀ SỰ KIỆN MON 87751 KHÁNG SÂU BỘ CÁNH VẢY

A. Thông tin về đoạn gen chèn vào

1. Thông tin chung

Sự kiện MON 87751 kháng sâu bộ Cánh vảy được tạo ra bằng phương pháp

chuyển gen nhờ chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens AB30, sử dụng

plasmid PV-GMIR13196 để chuyển gen vào giống đậu tương truyền thống A3555

tạo sự kiện MON 87751, sơ đồ plasmid trình bày tại Hình 1.

Plasmid vector PV-GMIR13196 (Hình 1) là một vector chuyển gen nhị thể

có kích thước khoảng 24,5 kb mang 2 T-DNA riêng biệt được xác định bởi các

vùng Bờ trái và phải. T-DNA thứ nhất, được gọi là T-DNA I, có chứa 2 cấu trúc

biểu hiện gen cry1A.105 và cry2Ab2. Cấu trúc biểu hiện gen cry1A.105 điều khiển

bởi promoter RbcS4, trình tự vận chuyển RbcS4 lấy từ Arabidopsis thaliana và vùng

không dịch mã Pt1 đầu 3’ lấy từ Medicago truncatula. Cấu trúc biểu hiện gen

cry2Ab2 điều khiển bởi promoter Act2, trình tự vận chuyển CTP2 lấy từ

Arabidopsis thaliana và vùng không dịch mã Mt đầu 3’ lấy từ Oryza sativa. T-DNA

thứ hai, được gọi là T-DNA II, chứa cấu trúc biểu hiện gen splA và aadA. Cấu trúc

biểu hiện gen splA được điều khiển bởi promoter Usp có nguồn gốc từ Vicia faba và

vùng không dịch mã nos 3’ của A. tumefaciens. Cấu trúc biểu hiện gen aadA được

điều khiển bởi vùng tăng cường phiên mã FMV của virus khảm huyền sâm,

promoter EF-1α từ A. thaliana, trình tự vận chuyển CTP2 từ A. thaliana, và vùng

không dịch mã đầu 3’ E9 từ Pisum sativum. Gen splA và aadA đóng vai trò chỉ thị

chọn lọc để lựa chọn các cây biến nạp. Gen aadA mã hóa một enzyme biến đổi quy

định tính kháng kháng sinh spectinomycin and streptomycin (Fling và cs. 1985)

giúp chọn lọc các mô biến nạp. Gen splA mã hóa enzyme sucrose phosphorylase

(Piper, và cs. 1999). Trong quá trình phát triển phôi, biểu hiện của splA cản trở sự

chuyển hóa đường saccharose, hình thành kiểu hình hạt riêng biệt do đó đây chính

là công cụ nhận biết trực quan sự tồn tại hay vắng mặt của T-DNA II.

Vùng khung backbone của plasmid vector PV-GMIR13196 nằm bên ngoài

cả 2 T-DNA, mang 2 gốc tái bản ori-pRi và ori-pBR322 giúp cho việc duy trì của

plasmid trong vi khuẩn, một gen chọn lọc vi khuẩn (nptII) và một trình tự mã hóa

protein ức chế mồi (ROP) cần thiết cho việc duy trì số bản sao của plasmid vector

Page 17: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

13

trong Escherichia coli (E. coli). Các nguyên tố di truyền có trong plasmid vector

PV-GMIR13196 được trình bày trong Bảng 1.

Hình 1. Bản đồ plasmid vector PV-GMIR13196

Page 18: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

14

Bảng 1. Tổng hợp các nguyên tố di truyền trên plasmid vector PV-GMIR13196

Nguyên tố di truyền

Vị trí trên Plasmid

Chức năng (Tài liệu tham khảo)

T-DNA I

B -Bờ phải 1-285 Vùng ADN lấy từ vi khuẩn A. tumefaciens chứa vùng trình tự bờ phải dùng để chuyển đoạn T-DNA (Depicker, và cs. 1982; Zambryski, và cs. 1982).

Trình tự chèn 286-337 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN.

P2-Act2 338-1545 Gồm các trình tự, đầu dẫn và intron có nguồn gốc từ gen act2 của A.

thaliana (An, và cs. 1996) điều khiển phiên mã trong tế bào thực vật

Trình tự chèn 1546-1555 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

TS3-CTP2 1556-1783 Trình tự vận chuyển của gen ShkG của A. thaliana mã hóa vùng peptit vận chuyển EPSPS điều khiển vận chuyển protein tới lục lạp (Herrmann 1995; Klee, và cs. 1987)

Trình tự chèn 1784-1792 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

CS4-cry2Ab2 1793-3697 Trình tự mã hoá protein Cry2Ab2 phân lập từ vi khuẩn Bacillus

thuringiensis có tác dụng kháng sâu (Donovan 1991)

Trình tự chèn 3698-3700 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

T5-Mt 3701-4000 Trình tự UTR 3' của gen Mt của O. sativa (lúa gạo) mã hóa protein kim loại dạng metallothionein điều khiển quá trình gắn đuôi polyA vào mARN (Hunt 1994).

Trình tự chèn 4001-4045 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

P-RbcS4 4046-5768 Các trình tự promoter và đầu dẫn lấy từ gen rbcS của A. thaliana mã hóa tiểu đơn vị ats1A (Almeida, và cs. 1989; Krebbers, và cs. 1988) điều khiển phiên mã trong tế bào thực vật

TS-RbcS4 5769-6032 Trình tự vận chuyển lấy từ gen rbcS của A. thaliana mã hóa tiểu đơn vị ats1A (Wong, và cs. 1992) điều khiểu vận chuyển protein tới lục lạp

CS-cry1A.105 6033-9566 Trình tự mã hóa protein Cry1A.105 là protein cải tiến từ các protein Cry1Ab, Cry1F, và Cry1Ac phân lập từ B. thuringiensis có tác dụng kháng sâu (theo tài liệu Monsanto)

Trình tự chèn 9567-9569 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

T-Pt1 9570-9969 Trình tự UTR 3' lấy từ gen PT1 của M. truncatula mã hóa vùng vận chuyển photphat điều khiển gắn đuôi polyA vào mRNA (Liu, và cs. 1998)

Trình tự chèn 9970-10088 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

B-vùng Bờ trái 10089-10530 Vùng ADN phân lập từ A. tumefaciens chứa trình tự bờ trái dùng để chuyển T-DNA (Barker, và cs. 1983)

Khung backbone của plasmid

Trình tự chèn 10531-10739 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

Page 19: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

15

Nguyên tố di truyền

Vị trí trên Plasmid

Chức năng (Tài liệu tham khảo)

CS-nptII 10740-11534 Trình tự mã hóa gen neo phân lập từ nhân tố nhảy Tn5 của E. coli mã hóa neomycin phosphotransferase II (Beck, và cs. 1982) quy định tính kháng neomycin và kanamycin (Fraley, và cs. 1983)

P-rrn 11535-11759 Promoter của ARN ribosom operon của A. tumefaciens (Bautista-Zapanta, và cs. 2002)

Trình tự chèn 11760-11835 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

OR6-ori-pBR322 11836-12424 Gốc tái bản có nguồn gốc từ plasmid pBR322 để duy trì plasmid trong E. coli (Sutcliffe 1979)

Trình tự chèn 12425-12851 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

CS-rop 12852-13043 Trình tự mã hóa protein ức chế mồiphân lập từ plasmid ColE1 để duy trì số bản sao plasmid trong E. coli (Giza và Huang 1989)

Trình tự chèn 13044-13231 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

OR-ori-pRi 13232-17345 Gốc tái bản có nguồn gốc từ plasmid pRi để duy trì plasmid trong Agrobacterium (Ye, và cs. 2011)

Trình tự chèn 17346-17352 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

T-DNA II

B-Vùng bờ trái 17353-17671 Vùng ADN phân lập từ A. tumefaciens chứa trình tự bờ trái dùng để chuyển T-DNA (Barker và cs. 1983)

Trình tự chèn 17672-17703 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

T-nos 17704-17956 Trình tự UTR 3' phân lập từ gen nos nopaline synthase (nos) của pTi A. tumefaciens mã hóa NOS điều khiển gắn đuôi polyA (Bevan, và cs. 1983; Fraley, và cs. 1983)

Trình tự chèn 17957-17972 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

CS-splA 17973-19430 Tring tự mã hóa gen splA của chủng A. tumefaciens C58 mã hóa protein sucrose phosphorylase xúc tác sự chuyển hóa đường saccharo thành fructose và glucose-1-phosphate (Piper và cs. 1999)

Trình tự chèn 19431-19442 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

P-Usp 19443-20621 Đầu dẫn UTR 5', promoter, và trình tự tăng cường từ gen Usp của V.

faba (đậu tằm) mã hóa protein trong hạt điều khiểu quá trình phiên mã trong tế bào thực vật (Bäumlein, và cs. 1991)

Trình tự chèn 20622-20672 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

T-E9 20673-21315 Trình tự UTR 3' từ gen rbcS của P. sativum (đậu Hà lan) mã hóa tiểu đơn vị của protein ribulose bisphosphate carboxylase (Coruzzi, và cs. 1984) điều khiển gắn đuôi polyA cho mRNA

Trình tự chèn 21316-21330 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

Page 20: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

16

Nguyên tố di truyền

Vị trí trên Plasmid

Chức năng (Tài liệu tham khảo)

CS-aadA 21331-22122 Trình tự mã hóa vi khuẩn của enzyme aminoglycoside-biến đổi, 3''(9)-O-nucleotidyltransferase lấy từ nhân tố nhảy Tn7 (Fling và cs. 1985) quy định tính kháng spectinomycin và streptomycin

TS-CTP2 22123-22350 Trình tự vận chuyển lấy từ gen ShkG của A. thaliana mã hóa vùng peptit vận chuyển EPSPS điều khiển vận chuyển protein đến lục lạp (Herrmann 1995; Klee và cs. 1987)

Trình tự chèn 22351-22359 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

P-EF-1α 22360-23507 Các trình tự promoter, đầu dẫn và intron lấy từ gen EF-1α của A.

thaliana mã hóa nhân tố kéo dài EF-1α điều khiển quá trình phiên mã trong tế bào thực vật (Axelos, và cs. 1989)

Trình tự chèn 23508-23530 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

E7-FMV 23531-24067 Vùng tăng cường từ ARN 35S của virus khảm huyền sâm (Richins, và cs. 1987) có chức năng tang cường phiên mã trong hầu hết tế bào thực vật (Rogers 2000)

Trình tự chèn 24068-24117 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

B-Vùng bờ phải 24118-24474 Vùng ADN lấy từ A. tumefaciens chứa vùng bờ phải dùng để chuyển T-DNA (Depicker và cs. 1982; Zambryski và cs. 1982)

Vùng khung backbone của plasmid

Trình tự chèn 24475-24489 Trình tự sử dụng trong nhân dòng ADN

1B, Vùng Bờ 2P, Promoter 3TS, Trình tự vận chuyển 4CS, Trình tự mã hóa 5T, Trình tự kết thúc phiên mã

6OR, Gốc tái bản 7E, Vùng tăng cường

Page 21: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

17

2. Quá trình chuyển gen

Sự kiện MON 87751 kháng sâu bộ Cánh vảy được tạo ra bằng phương pháp

chuyển gen nhờ chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens AB30, sử dụng

plasmid PV-GMIR13196 để chuyển gen vào giống đậu tương truyền thống A3555

dựa theo phương pháp mô tả bởi Martinell và cộng sự (2011), theo đó tạo ra thế hệ

cây biến nạp mà không hình thành các mô sần. Các mô phân sinh được cắt từ phôi

hạt nảy mầm, sau khi nuôi cấy đồng thời với Agrobacterium mang các cấu trúc biến

nạp, các mô phân sinh được tiếp tục nuôi cấy trong môi trường chọn lọc chứa

spectinomycin, muối disodium carbenicillin, muối natri cefotaxime và hỗn hợp

muối disodium ticarcillin và kali clavulanate để ức chế sự phát triển của các tế bào

không biến nạp và loại bỏ Agrobacterium dư thừa. Các mô phân sinh sau đó được

chuyển sang môi trường cho phát triển chồi, rồi nhúng qua một môi trường chọn lọc

dạng lỏng và chuyển sang môi trường Jiffy Carefree cho phát triển rễ. Chọn các cây

có rễ phát triển với đặc tính kiểu hình bình thường chuyển sang trồng trong đất để

tiếp tục đánh giá.

Cây R0 thu được từ quá trình biến nạp này được cho tự thụ để thu hạt R1. Sau

đó phân biệt và loại bỏ các hạt có mang T-DNA II nhờ kiểu hình hạt đặc trưng do

biểu hiện của gen splA và bằng phân tích PCR trình tự mã hóa aadA. Các cây R1

đồng hợp tử T-DNA I được cho tiếp tục phát triển, đời con của thế hệ R1 được sử

dụng để phân tích đặc điểm phân tử, hiệu quả kháng sâu và đánh giá kiểu hình.

Trong số hàng trăm cá thể biến nạp thu được trong phòng thí nghiệm, sau khi đánh

giá và lựa chọn cẩn thận trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và trên đồng ruộng, sự

kiện MON 87751 được lựa chọn phát triển thương mại hóa nhờ có các đặc tính

nông học, kiểu hình và đặc tính phân tử ưu việt. Tiếp tục nghiên cứu đặc tính di

truyền của đoạn chèn vào MON 87751, sản phẩm biểu hiện và tiến hành các đánh

giá an toàn về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đánh giá rủi ro môi trường so sánh

với đậu tương truyền thống. Các bước trong quá trình phát triển sự kiện MON

87751 được trình bày tại Hình 4.

Page 22: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

18

Hình 2. Quy trình chuyển gen tạo sự kiện đậu tương MON 87751

Chuyển nạp vào mô phân sinh của giống đậu tương A3555 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens mang vector PV-GMIR13196

Chọn lọc các mô biến nạp và cho phát triển chồi và rễ. Đánh giá các cây biến nạp mang T-DNA, tiếp tục chọn lọc các cây đồng hợp tử T-DNA I bằng kỹ

thuật PCR định tính

Đánh giá các cây biến nạp về tính nguyên vẹn của đoạn chèn vào (thông qua phân tích phân tử), hiệu quả kháng sâu và các đặc tính nông sinh học

Chọn sự kiện MON 87751 dựa trên các đặc tính ưu việt về đặc tính nông sinh học, hồ sơ phân tử và kết quả đánh giá các thế hệ con cháu qua kết quả đánh

giá trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng

Nhân dòng plasmid vector PV-GMIR13196 vào vi khuẩn Agrobacterium và chuyển nạp vào chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens AB30

Page 23: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

19

3. Chức năng mong đợi của gen chèn vào trong cây chuyển gen

Sự kiện MON 87751 với sự biểu hiện của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 mang đặc tính kháng đối với một số loài sâu hại đậu tương thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera).

B. Thông tin về sự kiện chuyển gen MON 87751

1. Thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sự kiện MON 87751

Từ quan điểm đánh giá an toàn, qua phân tích về thành phần các hợp chất có

trong hạt và trong thân cây đậu tương và qua phân tích giá trị dinh dưỡng trong hạt

đậu tương khẳng định việc chuyển gen cry1A.105 và cry2Ab2 tạo sự kiện MON

87751 không làm thay đổi thành phần hợp chất có trong hạt và thân và giá trị dinh

dưỡng trong hạt của sự kiện này so với đậu tương đối chứng truyền thống (phân tích

chi tiết trình bày tại Mục V.1 – V.5).

Trên cơ sở các nguyên tắc về sự tương đương cơ bản của các Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Nông

nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO), kết quả phân tích về thành phần hợp

chất, hàm lượng dinh dưỡng, quá trình chuyển hóa các chất tại Mục V hỗ trợ việc kết

luận rằng sự kiện MON 87751 là an toàn và bổ dưỡng tương tự giống đậu tương

truyền thống.

2. Thông tin về đoạn gen chèn vào tạo sự kiện MON 87751

Phân tích tin sinh học dữ liệu giải trình tự gen mới/phân tích trình tự vùng

kết nối (NGS/JSA: Next-generation sequence/Junction sequence Analysis) và phân

tích giải trình tự PCR được tiến hành để mô tả đặc điểm của T-DNA chèn vào MON

87751. Kết quả phân tích cho thấy sự kiện MON 87751 chỉ chứa duy nhất một đoạn

gen chèn vào (T-DNA I) với 2 cấu trúc biểu hiện gen crylA.105 và cry2Ab2. Đoạn T-

DNA I này được chèn tại vị trí duy nhất trong hệ gen và di truyền ổn định qua nhiều

thế hệ tuân thủ theo định luật di truyền của Mendel. Sự kiện MON 87751 không chứa

khung plasmid PV-GMIR13196.

Các kết luận này được đưa ra dựa vào các bằng chứng sau đây:

• Phân tích tin sinh học của trình tự gen mới (Next Generation Sequencing

Analysis - NGS), phân tích trình tự vùng kết nối (Junction Sequences

Analysis) [sau đây gọi tắt là kỹ thuật giải trình tự NGS/JSA] và phân tích trình

Page 24: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

20

tự toàn bộ hệ gen cho phép đánh giá toàn diện xem các nguyên tố di

truyền/cấu trúc nào của plasmid PV-GMIR13196 có mặt trong sự kiện MON

87751 (Kovalic và cs., 2012; DuBose và cs., 2013). Kết quả cho thấy sự kiện

MON 87751 chỉ chứa 01 đoạn gen chèn vào tại 01 vị trí duy nhất trong hệ

gen. Sự kiện MON 87751 không mang khung plasmid PV-GMIR13196.

• Phân tích trình tự trực tiếp thông qua PCR và giải trình tự ADN đối với sự kiện

MON 87751 để xác định độ dài của đoạn gen chèn vào, trình tự vùng biên,

trình tự vùng kết nối của đoạn gen chèn vào với đầu 5’ và 3’. Phân tích này đã

khẳng định rằng trình tự và cấu trúc của đoạn gen chèn vào trong sự kiện

MON 87751 (sau khi chuyển gen) là hoàn toàn tương tự như trình tự đoạn T-

DNA I trong plasmid PV-GMIR13196 (trước khi chuyển gen). Giống như kết

quả phân tích bằng NGS, các phép phân tích này cũng khẳng định không có

mặt của khung plasmid trong sự kiện MON 87751. Hơn nữa, trình tự các đoạn

gen ở khu vực có đoạn gen chèn vào cũng được phân tích và so sánh với hệ

gen cây đối chứng truyền thống. Kết quả phân tích này cũng cho thấy không

có sự thay đổi nào về trình tự hệ gen tại khu vực có đoạn gen chèn vào.

• Phân tích tính ổn dịnh di truyền thông qua kỹ thuật NGS/JSA qua 5 thế hệ của

sự kiện MON 87751 cho thấy đoạn gen chèn vào trong sự kiện MON 87751

được duy trì ổn định.

• Phân tích sự phân ly qua các thế hệ chứng minh rằng đoạn gen T-DNA I được

chèn vào 01 vị trí duy nhất trên hệ gen và di truyền theo quy luật Mendel.

3. Mô tả đặc điểm kiểu hình của tính trạng mới Về đặc điểm nhận dạng, sự kiện MON 87751 sản sinh ra 2 protein Cry có tính

kháng đối với một số sâu hại chính thuộc bộ Cánh vảy nên có thể nhận thấy sự khác

biệt giữa sự kiện MON 87751 với đậu tương truyền thống nhờ vào khả năng kháng

sâu bộ Cánh vảy trên đồng ruộng hay thông qua phương pháp thử nhanh bằng que

thử Quickstick hoặc thông qua các phương pháp phân tử như PCR, ELISA để phát

hiện protein Cry trong sự kiện MON 87751.

Page 25: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

21

4. Hiện trạng cấp phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của sự kiện MON 87751

Tính đến năm 2016, sự kiện MON 87751 đã được 6 quốc gia phê chuẩn sử

dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và trồng trọt. Hoa Kỳ và Canada là hai quốc

gia đầu tiên cấp phép cho sự kiện MON 87751 được sử dụng là thực phẩm và thức ăn

chăn nuôi; sau đó là các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Mexico và Australia – New

Zealand.

Page 26: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

22

V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN MON 87751 ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

1. So sánh sự khác biệt về thành phần hợp chất và giá trị dinh dưỡng sự kiện MON 87751 và thực vật nhận gen

Các số liệu thu thập và phương pháp đánh giá tuân thủ theo quy trình đánh giá

an toàn của Codex (Codex Alimentarius, 2009) trong đó thành phần hợp chất trong

hạt và vật liệu khác của cây trồng biến đổi gen được so sánh với các cây trồng truyền

thống tương đương có lịch sử sử dụng an toàn. Đánh giá thành phần hợp chất được

thực hiện dựa trên nguyên tắc và phương pháp phân tích theo hướng dẫn của OECD

về thành phần hợp chất của đậu tương (OECD, 2012).

Mẫu hạt và thân lá của đậu tương MON 87751, đậu tương đối chứng truyền

thống và của 19 giống đậu tương thương mại tham khảo khác được thu thập tại ruộng

khảo nghiệm trồng tại 8 địa điểm tại Hoa Kỳ trong năm 2012. Đậu tương thí nghiệm

được trồng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp thông thường trong vùng canh tác

đó.

Các chỉ tiêu đánh giá MON 87751 tuân theo quy trình hướng dẫn đánh giá của

OECD đối với thành phần hợp chất của cây đậu tương (OECD, 2012). Tổng cộng

phân tích đánh giá 66 thành phần hợp chất khác nhau trong hạt và thân lá, bao gồm

59 trong hạt và 7 trong thân lá. Hạt được đánh giá về hàm lượng dinh dưỡng bao gồm

proximates (tro, protein, chất béo tổng số, độ ẩm), carbohydrates theo tính toán, chất

xơ, axit amin, axit béo, vitamins, và khoáng chất; các chất chống dinh dưỡng bao

gồm lectin, chất ức chế trypsin, axit phytic, raffinose và stachyose; ngoài ra trong hạt

còn phân tích cả hàm lượng isoflavones. Mẫu thân lá phân tích các thành phần

proximates (tro, protein, chất béo tổng số, độ ẩm), carbohydrates theo tính toán và

chất xơ. Chỉ tiến hành phân tích thống kê đối với 50 chỉ tiêu phân tích gồm 44 chỉ

tiêu trong hạt và 6 chỉ tiêu trong thân lá do 14 thành phần axit béo trong hạt và 6

trong thân có giá trị hàm lượng của hơn 50% số mẫu nhỏ hơn giới hạn định lượng.

So sánh thống kê giữa các chỉ tiêu phân tích của MON 87751 so với đậu

tương đối chứng truyền thống được tiến hành dựa trên số liệu thống kê gộp điểm của

tất cả các điểm khảo nghiệm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự kiện MON

87751 và đối chứng truyền thống được xác định ở mức 5% (α = 0.05). Các số liệu

thành phần hợp chất của các giống thương mại tham khảo được tổng hợp từ tất cả các

Page 27: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

23

địa điểm khảo nghiệm để tính toán khoảng dung sai 99% của từng thành phần hợp

chất.

Kết quả phân tích so sánh thành phần hợp chất trong hạt của MON 87751 và

đậu tương đối chứng truyền thống cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt

thống kê của 42 thành phần hợp chất của MON 87751 so với đối chứng truyền thống.

Tám thành phần hợp chất có sự khác biệt thống kê (p<0.05) là protein, glycine,

proline, phosphorus, vitamin E, và raffinose trong hạt và chất béo tổng số, chất xơ tẩy

rửa trung tính (NDF) trong thân lá. Tuy nhiên giá trị trung bình của các thành phần

này trong MON 87751 vẫn nằm trong khoảng dung sai 99% tính toán từ các giống

thương mại tham khảo, và nằm trong khoảng biến động của các thành phần này đã

được công bố trong tài liệu tham khảo và công bố trong cơ sở dữ liệu của Viện khoa

học sự sống (ILSI). Do đó có thể kết luận rằng sự sai khác ở tám thành phần hợp chất

trong MON 87751 so với đối chứng truyền thống chỉ là biến động tự nhiên, không có

ý nghĩa về mặt sinh học.

Trong các mẫu thân đậu tương, không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0.05)

giữa hàm lượng các thành phần tro, carbohydrates, protein và chất xơ ADF trong

thân MON 87751 so với đậu tương đối chứng truyền thống. Sự khác biệt có ý nghĩa

(p<0.05) được tìm thấy khi so sánh hàm lượng chất béo tổng số, và chất xơ NDF.

Tuy nhiên cả hai giá trị này đều nằm trong khoảng dung sai 99% của các giống

thương mại tham khảo, và nằm trong khoảng công bố trong các tài liệu tham khảo

cũng như trong cơ sở dữ liệu của ILSI. Như vậy sự sai khác thống kê về hàm lượng

chất béo tổng số, và chất xơ NDF cũng không có ý nghĩa về mặt sinh học và không

làm thay đổi tính an toàn về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của MON 87751 so với

đậu tương truyền thống.

Tóm lại, kết quả phân tích so sánh hàm lượng hợp chất trong hạt và thân lá

đậu tương MON 87751 và đậu tương truyền thống có thể kết luận về tính tương

đương về thành phần hợp chất giữa MON 87751 và đậu tương truyền thống.

2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất biểu hiện mới của gen chèn vào khi sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi

Kết quả phân tích thành phần các hợp chất và giá trị dinh dưỡng có trong hạt

và trong thân sự kiện MON 87751 cho thấy việc chuyển gen cry1A.105 và cry2Ab2

tạo sự kiện MON 87751, ngoài mục đích kháng sâu bộ Cánh vảy, không làm thay đổi

Page 28: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

24

thành phần 66 hợp chất bao gồm chất dinh dưỡng, chất chống dinh dưỡng có trong

hạt, thân và giá trị dinh dưỡng trong hạt. Vì vậy có thể kết luận rằng quá trình trao

đổi chất của sự kiện MON 87751 là tương tự như đậu tương truyền thống và sự kiện

MON 87751 có giá trị dinh dưỡng tương tự với đậu tương truyền thống sử dụng làm

giống nền (chi tiết xem mục V.1).

3. Đánh giá khả năng gây độc, gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chèn vào khi sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Độc tính của protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 đã được đánh giá nguy cơ gây

độc, gây dị ứng theo quy trình tiêu chuẩn của quốc tế về an toàn thực phẩm có nguồn

gốc từ cây trồng biến đổi gen của Codex (2003).

Các protein này có lịch sử sử dụng an toàn, không có sự tương đồng về trình

tự axit amin với các chất gây độc, gây dị ứng có ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe

con người và vật nuôi; Các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 được phân lập từ chủng

vi khuẩn Bt, vi khuẩn đã được thương mại hóa từ năm 1958 để sản xuất các chế

phẩm vi sinh có hoạt tính kháng sâu và là các sản phẩm có lịch sử sử dụng an toàn

hơn 45 năm qua. Phân tích tin sinh học cho thấy các protein này không có sự tương

đồng với các chất gây độc, chất gây dị ứng có ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con

người và vật nuôi.

Kết quả đánh giá gây độc cấp tính trên chuột khẳng định protein Cry1A.105

và Cry2Ab2 không gây độc cấp tính và thậm chí không gây bất kỳ ảnh hưởng nào kể

cả khi sử dụng với hàm lượng cao.

Cuối cùng, các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tương

ứng là 0,0006% và 0,001% trong tổng lượng protein có trong hạt đậu tương MON

87751. Từ kết quả này có thể kết luận rằng các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2

không tồn tại nguy cơ gây độc, gây dị ứng đối với con người và động vật.

Thông tin và số liệu cung cấp về thành phần hợp chất, khả năng gây dị ứng,

ngộ độc trên đây hỗ trợ việc kết luận rằng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn

gốc từ sự kiện MON 87751 là an toàn và có giá trị dinh dưỡng tương tự đậu tương

truyền thống.

Page 29: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

25

VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA SỰ KIỆN MON 87751 ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

Sự kiện đậu tương MON 87751 với sự thay đổi di truyền một cách có chủ đích

hình thành khả năng kháng sâu bộ Cánh vảy so với đậu tương truyền thống và không

làm thay đổi thành phần hợp chất và giá trị dinh dưỡng của sự kiện đậu tương biến

đổi gen này so với đậu tương truyền thống. Mặt khác, các đánh giá về khả năng

chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, khả năng gây độc, khả năng gây dị ứng và

khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác động bất lợi

khác đến sức khỏe con người và vật nuôi khẳng định mức độ an toàn của các sự kiện

đậu tương biến đổi gen này so với đậu tương truyền thống. Vì vậy, sau khi được cấp

Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, việc quản

lý rủi ro của sự kiện đậu tương này được thực hiện tương tự như quản lý đậu tương

truyền thống đang thương mại hóa trên thị trường Việt Nam.

Tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý và thương mại sản

phẩm biến đổi gen, đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe của con

người và vật nuôi, công ty TNHH Dekalb Việt Nam đề xuất chương trình quản lý rủi

ro đối với sự kiện đậu tương biến đổi gen MON 87751 sau khi được đưa vào thị

trường Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Quản lý tuân thủ

Công ty đảm bảo tuân thủ các quy định nhà nước về quản lý và thương mại

sản phẩm biến đổi gen:

- Tuân thủ các quy định trong các thông tư và luật hiện hành:

+ Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT;

+ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học

đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của

sinh vật biến đổi gen; Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30/11

sửa đổi một số điều Nghị định 69/2010/NĐ-CP;

+ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

+ Luật an toàn thực phẩm;

+ Quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam.

Page 30: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

26

2. Giám sát an toàn thực phẩm, xử lý sự cố, và biện pháp khắc phục

Thường xuyên theo dõi thông tin trên thế giới và trong nước về tính an toàn

của sản phẩm đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.

Nếu có bằng chứng khoa học mới liên quan đến an toàn sức khỏe con người

và vật nuôi của các sự kiện ngô biến đổi gen này, công ty kịp thời xử lý như sau:

- Lập tức báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phối hợp, tuân thủ yêu cầu của các đơn vị chức năng liên quan xử lý vấn

đề theo đúng quy định của Chính phủ Việt Nam;

- Lập tức kết hợp với đơn vị chức năng và công ty nhập khẩu truy xuất,

phong tỏa và thu hồi sản phẩm đang có mặt trên thị trường;

- Thông cáo báo chí trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Xác định thiệt hại, trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp

luật Việt Nam cũng như theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành

viên.

3. Báo cáo:

- Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng năm báo cáo bằng văn bản gửi tới Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật tình hình tin tức về an toàn thực phẩm và

thức ăn chăn nuôi của sản phẩm

+ Cập nhật kết quả tin sinh học trên cơ sở dữ liệu về chất độc và chất gây dị

ứng.

+ Cập nhật thông tin khoa học liên quan đến an toàn thực phẩm và thức ăn

chăn nuôi của sản phẩm đậu tương MON 87751

- Báo cáo khẩn cấp: Lập tức báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

nếu có bất cứ bằng chứng khoa học mới liên quan đến an toàn sức khỏe con người và

vật nuôi của các sự kiện ngô biến đổi gen này.

Page 31: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

27

VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Sự kiện MON 87751 là sản phẩm đậu tương chuyển gen có khả năng kháng sâu

bộ Cánh vảy (Lepidotera) do Tập đoàn Monsanto (Hoa Kỳ) tạo ra. Hai protein

Cry1A.105 và Cry2Ab2 sinh ra trong sự kiện MON 87751 được phân lập từ vi khuẩn

Bacillus thuringiensis có lịch sử sử dụng an toàn trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Sự kiện MON 87751 được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen nhờ

Agrobacterium sử dụng plasmid vector PV-GMIR13196 mang 2 đoạn gen chèn vào T-

DNA I và T-DNA II. T-DNA I chứa các cấu trúc biểu hiện gen cry1A.105 và cry2Ab2.

T-DNA II chứa các gen chọn lọc. Trong quá trình chuyển gen, cả 2 T-DNA được chèn

vào trong hệ gen cây chủ. Sau đó, sử dụng phương pháp chọn giống truyền thống để

chọn các cây trồng chỉ mang các cấu trúc biểu hiện của cry1A.105 và cry2Ab2 (T-DNA

I), mà không mang các cấu trúc biểu hiện gen đánh dấu chọn lọc (T-DNA II).

Thông tin và số liệu cung cấp trong hồ sơ này chứng minh rằng thực phẩm và

thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ sự kiện MON 87751 là an toàn và có giá trị dinh

dưỡng tương tự đậu tương truyền thống. Tính an toàn và giá trị dinh dưỡng này được

khẳng định thông qua các chỉ tiêu sau:

1. Cấu trúc và chức năng đoạn gen chèn vào mang 2 cấu trúc biểu hiện gen

cry1A.105 và cry2Ab2 đã được xác định rõ ràng: Hệ gen sự kiện MON 87751 chỉ

chứa duy nhất 1 đoạn gen chèn vào, đoạn gen chèn vào duy nhất này có đầy đủ các

nguyên tố di truyền như thiết kế;

2. Hai protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 sản sinh ra trong sự kiện MON 87751 tương

tự với protein Cry phân lập từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis đã được sử dụng

trong các nghiên cứu đánh giá an toàn trước đó:

• Các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 không có sự tương đồng về trình tự axit

amin với các chất gây độc hoặc chất gây dị ứng đã công bố;

• Các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 bị phân hủy nhanh trong dịch dạ dày mô

phỏng và không gây ảnh hưởng độc cấp tính đối với động vật;

• Các protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 biểu hiện với hàm lượng rất nhỏ, tương

ứng khoảng 0,0006% và 0,001% tổng lượng protein trong hạt đậu tương MON

87751.

Page 32: MON 87751 summary · ư c c i thi n v năng su t, ch t l ư ng nh quá trình lai gi ng truy n th ng và tr ; thành ngu ˇn cung c p dinh d ư!ng ch y u trong th ˘c ph m và th

28

3. Kết quả phân tích 66 thành phần hợp chất trong hạt và trong thân cho thấy sự kiện

MON 87751 có thành phần hợp chất và giá trị dinh dưỡng tương tự với đậu tương

đối chứng;

4. Sự kiện MON 87751 với sự biểu hiện của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 không

là nguy cơ gây độc, gây dị ứng khi sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

khi so sánh với đậu tương đối chứng;

5. Sự kiện MON 87751, ngoài sự biểu hiện của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2

kháng sâu, không làm thay đổi sự chuyển hóa thành phần các chất của sự kiện

MON 87751 so với đậu tương đối chứng;

6. Sự kiện MON 87751 đã được 6 quốc gia trên toàn cầu cấp phép cho sử dụng làm

thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và trồng trọt.

2. Đề nghị

Trên cơ sở kết luận từ những đánh giá an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối

với sự kiện MON 87751 khẳng định mức độ an toàn và giá trị dinh dưỡng của sự kiện

đậu tương này là tương tự đậu tương truyền thống.

Công ty TNHH Dekalb Việt Nam kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn thẩm định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn

chăn nuôi đối với sự kiện đậu tương MON 87751 kháng sâu bộ Cánh vảy.

Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định

hiện hành của Việt Nam về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của thực vật biến

đổi gen, kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phối hợp xử lý khi

phát sinh vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe con người và vật nuôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016