18
Kenan Institute Asia 2010 Mt nghiên cu hot đng cng đng đoàn thti Vit Nam gia các thành viên ca Mạng lưới Hiệp Ước Toàn Cu ti Vit Nam Mạng lưới Hiệp Ước Toàn Cu Vi t Nam đưa Trách nhiêm xã hi doanh nghi p vào Vi t Nam thông qua nghiên cu, đào tạo và phát tri ển chương trình gi ng dy.

Một nghiên cứu hoạt động cộng đồng t ữ ủa Mạng lưới Hiệp ... · PDF file... Toàn Cầu tại Việt Nam và để sử dung cho việc xây dựng chương

Embed Size (px)

Citation preview

i

Kenan Institute Asia 2010

Một nghiên cứu hoạt động cộng đồng đoàn thể tại Việt Nam giữa các thành viên của Mạng lưới

Hiệp Ước Toàn Cầu tại Việt Nam

Mạng lưới Hiệp Ước Toàn Cầu Việt Nam đưa Trách nhiêm xã hội doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua nghiên cứu, đào tạo và phát triển chương

trình giảng dạy.

ii

LỜI CẢM ƠN Bài báo cáo này có thể hoàn thành nhờ vào sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhóm Mạng lưới Hiệp Ước Toàn cầu tại Việt Nam (GCNV), và chương trình Liên Hiệp Quốc về phát triển (UNDP). Báo cáo này là một phần của dự án GCNV cấu thành ‘Sự gắn kết Trách nhiệm xã hội đòan thể tại Việt Nam quaNghiên cứu, đào tạo và sự phát triển chương trình giảng dạy’ hay “Sự gắn kêt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp’’, được mở đầu bởi Kenan Institute Asia, chuyên viên dự án.

Hiệp ước Toàn cầu Liên Hiệp Quốc (GC) là sáng kiến nằm trong khuôn khổ đoàn thể lớn nhất thế giới. Khi một sáng kiến về sự lãnh đạo được chứng nhận bởi chuyên viên cấp cao, sẽ nhằm vào hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ở mọi nơi với 10 quy tắc toàn cầu được chấp nhận trong ranh giới đạo đức, nỗ lực, môi trường và phòng chống tham nhũng. Hiêp Ước này được khởi xướng vào năm 2000 bởi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nhằm kết nối khu vực tư trong việc định vị thách thức diễn tiến.

Mạng lưới Hiệp Ước toàn cầu tại Việt Nam được khai mạc vào ngày 26 tháng 9 năm 2007 tại TP. Hồ Chí Minh. GCNV giúp Doanh nghiệp Việt Nam cải thiện trách nhiệm xã hội và môi trường của họ. Hiệp ước này được quản lý bởi Phòng Thương mại và công nghiệp Hà Nội với sự tài trợ của UNDP. Mục tiêu của GCNV là trở thành trung tâm trách nhiệm xã hội đoàn thể quốc gia vượt trội; nhận dạng, dự đoán, phổ biến sức ép giữa doanh nghiệp và cộng đồng, doanh nghiệp và môi trường, doanh nghiệp và chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, lãnh đạo những doanh nghiệp uy tín trong môt xã hội phồn vinh.

Sáng kiến gắn CRS vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học Việt Nam nhằm mục đích củng cố giáo dục cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

Nhóm K.I.Asia tiến hành khảo sát và viết báo cáo bao gồm: Richard Bernhard, John DaSilva, Pham Lam Thuy Quynh, Kamonphorn Kanchana, Chaba Srisuno, Peeranun Panyavaranant, and Paul Wedel.

iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .......................................................... iError! Bookmark not defined.

Mục lục.................................................................Error! Bookmark not defined.

Các giả thiết ....................................................... Error! Bookmark not defined.v

Tóm tắt .................................................................Error! Bookmark not defined.

I. Cơ sở lý luận của nghiên cứu...............................Error! Bookmark not defined.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................3

II. Tài liệu tham khảo ...............................................................................................3

1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)...................................................3

2. Hoạt động cộng đồng (CCI)......................................................................4

3.Cách tiếp cận CCI chiến lược ....................................................................6

III. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7

1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................7

2. Tập hợp.....................................................................................................7

3. Thu thập dữ liệu ........................................................................................7

4. Phân tích dữ liệu .......................................................................................8

IV. Nguồn dữ liệu......................................................................................................8

Dữ liệu từ khảo sát thứ cấp ...........................................................................8

Dữ liệu từ khảo sát bằng bảng câu hỏi ..........................................................9

V. Thảo luận ........................................................................................................ 133

VI. Kết luận tổng thể ............................................................................................. 144

iv

DANH SÁCH GIẢ THIẾT

Giả thiết 1: Tỷ lệ doanh nghiệp với chiến lược hoạt động cộng đồng đoàn thể ............................……..9

Giả thiết 2:Tỷ lệ doanh nghệp với dự án phát triển cộng đồng............................................................ 9

Giả thiết 3: Tỷ lệ doanh nghiệp đào tạo nhân viên chịu trách nhiệm cộng đồng ................................100

Giả thiết 4: Tỷ lệ doanh nghiệp có đội ngũ chuyên môn chịu trách nhiệm Quan hệ cộng đồng..........100

Giả thiết 5: Tỷ lệ doanh nghiệp có đo lường hoạt động CCI .............................................................111

Giả thiết 6: Dạng hoạt độngcộng đồng đối ngoại được tiến hành bởi doanh nghiệp Việt Nam ........111

Giả thiết 7: Những khía cạnh cũa hoạt động cộng đồng mà doang nghiệp tiến hành với cộng đồng địa phương ........................................................................................................................122

Giả thiết 8: Người ra quyết định chính cho chương trình hoạt động cộng đồng ở doanh nghiệp Việt Nam .............................................................................................................................122

Giả thiết 9: Những vấn đề và trở ngại trong việc thực hiện hoạt động cộng đồng .............................133

1

MỘT NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM

Tóm tắt Trang này trình bày kết quả của khảo sát Hoạt động cộng đồng đoàn thể ở Việt được thực hiện năm 2010. Mục tiêu là để khám phá việc thực hiện CCI hiện tại trong số các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu- thành viên của Mạng lưới Hiệp ước Toàn Cầu tại Việt Nam và để sử dung cho việc xây dựng chương trình giảng dạy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng phần lớn các doanh nghiệp được nghiên cứu có chiến lược và kế hoạch phát triển cái mà xác định vấn đề cộng đồng chính, đặc biệt tài trợ cho đào tạo nghề cho cộng đồng. Những phát hiện này cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp Viêt Nam được khảo sát đã tiến hành các dự án cộng đồng để tái cấu trúc xã hội. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp huấn luyện nhân viên chịu trách nhiệm cộng đồng hay đo lường đầu vào, hiệu suất và kết quả CCI một cách có hệ thống. Thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy hạn chế lớn nhất trong việc thi hành CCI là sự tài trợ không tương xứng và thiếu sự hỗ trợ của đội nhóm trong các dự án phát triển cộng đồng.

I. Cơ sở lý luận của nghiên cứu

CCI đang lớn mạnh và đầy quan trọng ở Việt Nam với sự quyền lực ngày càng tăng của cộng đồng địa phương và các tổ chức đòan thể. Khả năng gia tăng để ảnh hưởng các quyết định nghĩa là cái gọi là “giấy phép hoạt động” không còn là phần duy nhất với chính phủ. Giấy phép hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp phải kèm theo “sự cho phép của xã hội để hoạt động” để có thể giành được từ cộng đồng những vùng lân cận cấu thành hay các tổ chức.1 Không giống với giấy phép hoạt động, giấy phép xã hội để hoạt động có thể “có nhiều đòi hỏi khắt khe và bắt buộc hơn thông qua các đe dọa của sự công khai thù địch hoặc lời than phiền tới người điều hành”.2 Vì thế, cộng đồng địa phương phải được xác định như 1 thành phần có liên quan thiết yếu.3

Ngay từ đầu, các chiến lược đoàn thể lên quan tới cộng đồng được dùng để củng cố cho việc lấy giấy phép hoạt động ban đầu. còn nữa, vai trò của chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra vật chất và sự dự phòng dịch vụ xã hội đang suy yếu, các tổ chức phải đối đầu với những mong đợi từ xã hội cao hơn về cả vật chất và dịch vụ.4 Các hoạt động CCI không chỉ 1 Burke, M.E., 1999. Quan hệ cộng đồng đoàn thể : The Principles of the Neighbor of Choice. Quorum Books, London. 2 Thornton, D., Kagan, A.R., Gunningham, N., 2003. Source of Corporate Environmental Performance. California Management Review, 127-141. 3 Carroll, A.B. and Buchholtz, A.K.. 2003. Business & Society. Ethics and Stakeholder Management, Thomson South-Western, USA. 4 Kooiman, J., 1999. Sự cai trị chính trị- xã hội: Sự khái quát, sự phản ánh, và phác thảo. Quản trị công chúng, 67-91.

2

là 1 trong những khía cạnh hữu hình, mà còn là thành phần chủ đạo tạo nên thành công của CSR. CCI quy cho hoạt động kinh doanh trong sáng kiến xã hội để cung cấp sự hỗ trợ bằng hiện vật hay tài chính, phân bổ về thời gian và chuyên gia (các tình nguyện viên) và sự trợ giúp thông qua các hội, tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận. Thỉnh thoảng nó viện đến “phúc thiện chiến lược” hay “đầu tư cộng đồng đoàn thể”. Ngoài lợi nhuận trực tiếp cho cộng đồng, CCI còn làm lợi cho doanh nghiệp vì nó khởi tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, thông tin đi trong lợi thế cạnh tranh, sự tiến bộ đạo đức của người lao động, hình ảnh thương hiệu mang tính tích cực và tất nhiên là được phép hoạt động.

Bởi vì có lợi thế lý thuyết trong kinh doanh, CCI đã đạt được tính đại chúng toàn cầu và đã tạo ra phúc thiện đoàn thể (bằng tiền hoặc không bằng tiền [chủ yếu là các hình thức nổi trội]) từ những hình thức phức tạp hơn của hoạt động CCI trong xã hội trên diện rộng. Trong hầu hết các xí nghiệp đa quốc gia, các hoạt động CCI tích hợp một cách có chiến lược với kế hoạch kinh doanh và năng lực cốt lõi. Tuổi đời và quy mô của tập đoàn cũng quan trọng có thể thay đổi thực tiễn CSR, đặc biệt là hoạt động CCI.

Việt Nam được xem là 1 trong 13 nền kinh tế nhiều tiềm năng với “tiềm năng phát triển trọng yếu nhanh hơn các quốc gia nằm trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế”5. Dưới chính sách “Đổi Mới”, chính phủ Việt Nam đã trút bỏ chủ nghĩa xã hội truyền thống và nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là chấp nhận vai trò lớn hơn của các dạng xí nghiệp tư nhân tư nhân. Thêm vào đó cùng với sự đầu tư trực tiếp ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cả về số lượng, quy mô và cả vốn đầu tư, sản xuất và năng lực. Nhiều doanh nghiệp khi hoạt động ở Việt Nam chú trọng nhiều đến tương tác giữa doanh nghiệp và các bên hữu quan. Điều này dẫn đến nghi vấn về khoảng cách trong việc tiếp cận CCI chiến lược giữa doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài và bản xứ. Theo những nghiên cứu mới nhất của nhóm Kenan Institute Asia (K.I.Asia) dựa trên tình trạng thực hiện CSR tại Việt Nam, có 1 dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mặc dù các doanh nghiệp lưu tâm đếm mối tương quan với các bên hữu quan, nhưng một vài doanh nghiệp (13%) vẫn tập trung vào mối quan hệ cộng đồng địa phương. Sự thiếu tập trung vào CCI có thể cho thấy sự thiển cận, như nghiên cứu hành vi và thái độ của người tiêu dùng Việt Nam chứng tỏ rằng người tiêu dùng mong muốn doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CCI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 78% người tiêu dùng coi CCI như 1 yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến ý định mua hàng của họ.6

Mặc dù CCI là thành phần chủ chốt của CSR, nhưng chưa từng có một nghiên cứu CCI nào được tiến hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, có 1 điều đáng chú ý đang lớn dần về CCI và CSR giữa các doanh nghiệp Việt Nam, được chứng minh bởi toàn thể hội viên của Hội Mạng lưới Hiệp ước tòan cầu Việt Nam. Thành viên của GCNV đã tán thành 10 quy tắc chủ đạo từ bảo hộ quyền lợi con người tới trách nhiệm bảo vệ môi trường và phòng chống tham nhũng.

5 PricewaterhouseCoopers International Limited (PWCIL), 2008. Vietnam may be fastest growing emerging economy. 6 Kenan Institute Asia, 2010. Thái độ và hành vi người tiêu dùng hướng đối với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam.

3

Mặc dù những nguyên tắc này không bao gồm 1 văn bản rõ ràng liên quan đến CCI nhưng trong bộ quy tắc đã hàm chứa những ý đó. Vì thế, nghiên cứu này khám phá việc thực hiện CCI hiện tại trong các thành viên GCNV nhằm quyết định có thể tiến hành CCI không và tiến hành như thế nào. Thông tin này có thể hữu dụng cho sự phát triển chương trình giảng dạy CSR. Nghiên cứu này là 1 thành phần của dự án CSR được tài trợ bởi chương trình Liên Hiệp Quốc về Phát triển (UNDP) và Phòng Thương mai công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong cùng hội với GCNV được biết đến như “Gắn kết Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua Nghiên cứu, đào tạo và phát tiển chương trình giảng dạy” hay “Đưa CSR vào Việt Nam”

Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời những câu hỏi sau:

1. Mô hình của Hoạt động Cộng Đồng Đoàn thể (CCI) giữa các doanh nghiệp thành viên của Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu tại Việt Nam là gì?

2. Những trở ngại và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến hành CCI ở Việt Nam?

II. Tài liệu tham khảo Mục này phác thảo những xét duyệt khung lý thuyết của CCI từ các tài liệu uyên thâm trong và làm nổi bật các khám phá quan trọng từ các nghiên cứu gần nhất. Khảo sát sơ bộ cho thấy không có nghiên cứu tương tự nào cho CCI Việt Nam và những thách thức trong việc thực hiện chương trình CCI hiện nay. Tuy nhiên, đã có nhiều xu hướng đang xem xét và những mô hình CCI đã thực hiện tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, các nước châu Âu, Úc, và New Zealand. Trong bối cảnh của các nước đang phát triển, CCI chỉ được nghiên cứu ở Philippin, Dubai, và cũng chỉ có nghiên cứu ở Dubai là thích hợp với nghiên cứu này. Những trang này sẽ là nền tảng cho khung lý thuyết của nghiên cứu này.

1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Nói chung, CRS nghĩa là cách mà doanh nghiệp hòa hợp xã hội và các mối quan tâm về môi trường và kinh tế vào các giá trị, văn hóa, việc thực hiện quyết định, chiến lược và sự điều hành trong thể thức rõ ràng và có thể tính toán được của nó và bằng cách ấy, thiết lập những thực tiễn tốt hơn cho doanh nghiệp, tạo ra của cải và cải thiện xã hội. CSR là sự tiếp cận mang tính chiến lược thiết yếu để doanh nghiệp có thể lường trước và định vị lượng phát hành liên kết với sự tương tác của nó và những thành phần khác, và thông qua những sự tương tác này, để thành công với nỗ lực kinh doanh trong dài hạn. Porter and Kramer (2002) chỉ ra rằng sáng kiến CSR không phải được thực hiện để tạo “cảm giác lý lẽ thuyết phục” hay hành động phòng thủ để tránh tai tiếng, mà là để họ có thể hợp nhất với chiến

4

lược cạnh tranh của tổ chức.7 Các doanh nghiệp cần phải chắc chắn CSR phân bổ vào hiệu suất và thành công của tổ chức như thế nào. Trung tâm Ashbridge về Thương mại và Xã hội phân loại hoạt động CSR như sau:

Sự lãnh đạo, tầm nhìn và các giá trị Hoạt động thị trường Hoạt động của lực lượng lao động Họat động chuỗi cung ứng Hoạt động hữu quan Hoạt động cộng đồng Hoạt động môi trường8

Những hoạt động này rõ ràng là sự bao hàm cá hoạt động cộng đồng được nối kết với các khía cạnh khác của CSR và cấu thành các cơ chế quan trọng cho các doanh nghiệp để xây dựng lòng tin và làm mạnh hôn danh tiếng với các thành phần lên quan.

2. Hoạt động cộng đồng đoàn thể (CCI) Theo mục đích của nghiên cứu, CCI được định nghĩa như 1 chức năng đoàn thể chứa đựng các thực tiễn doanh nghiệp tiêu biểu- cho phép các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng từ hoạt động (hoặc thiết lập hoạt động từ các mối quan hệ), và với các cấp bậc “xã hội” (địa phương, khu vực, quốc gia và toàn cầu).9

Bằng việc thu hút chính họ với cộng đồng địa phương hay xã hội mở, các doanh nghiệp cũng có nhiều lợi ích. Có một sự nhất trí cao giữa viện sĩ và các nhà kinh doanh về sự kết nối giữa CSR và thành công của doanh nghiệp, và vai trò quan trọng của CSR trong sự phát triển bền vững. Vì thế, các doanh nghiệp có thể quan sát xem nhu cầu cộng đồng như cơ hội phát huy ý tưởng và chứng minh công nghệ thương mại, để tìm kiếm và phục vụ thị trường mới, và giải quyết những vấn đề xã hội (kinh doanh) lâu đời.10

Trong thực tế, CCI là sự hỗ trợ cho các tổ chức và sự nghiệp trong một phạm vi rộng như: trường học, tổ chức văn hóa, nhóm môi trường, giải trí thích hợp, các câu lạc bộ thể thao, và các tổ chức cộng đồng khác. Tổ chức kiểm chuẩn London (LBG) phân loại việc thực hiện CCI như sau:

7 Porter, M.E.; Kramer, Mark R (December, 2002). Lợi thế cạnh tranh của Phúc thiện doanh nghiệp. Luận điểm Harvard Business (pp. 5-16). 8 Trung tâm kinh doanh và xã hội, 2005. Bảng liệt kê các hoạt động CSR: Một khái quát rõ ràng. Rút ra từ http://www.ashridge.org.uk/website/IC.nsf/wFARATT/Catalogue%20of% 20CSR%20Activities:%20A%20broad%20overview/$file/CSRActivities.pdf 9 Waddock, Sandra, 2004. Parallel Universes: các doanh nghiệp, viện sĩ, và sự tiến bộ của quyền công dân. Phê bình về doanh nghiệp và xã hội, 109: 5–42. 10 Kanter, Rosabeth, 1999. From Spare Change to Real Change: Khu vực xã hội như Sự đổi mới kinh doanh ở vị trí B. Harvard Business Review, 122-132.

5

Hỗ trợ từ thiện. Những quà tặng bằng tiền hay không phải tiền đến những lời kêu gọi bởi tổ chức cộng đồng và từ thiện.

Cam kết đầu tư xã hội của các công ty. Các doanh nghiệp chọn việc tham gia vào các tổ chức cộng đồng và từ thiện để dễ dàng trong việc giải quyết những vấn đề xã hội một cách cẩn thận và bảo đảm cho sự quan tâm và danh tiếng trong dài hạn.

Ứng dụng sáng kiến thương mại. Các hoạt động hỗ trợ cho thành công của các doanh nghiệp về mặt kinh doanh, nâng cao thương hiệu trong hội với những tổ chức được hỗ trợ .11

Bên cạnh đó, để chuyển giao CCI hiệu quả, các doanh nghiệp nên có lĩnh vực hệ thống nội bộ và những cấu trúc như minh họa;12

Vì thế, CCI nên được thực hiện như những chức năng quản trị cốt lõi khác. Tuy nhiên, đây là quan điểm được hình thành trong thời gian dài tại các quốc gia đang phát triển, như 1 bằng chứng cho sự tiến triển quan trọng của CCI trên thế giới phát triển- bắt nguồn của những hiện thực phức tạp và sự quản trị được thiết kế để đạt được giao tiếp với những tác

11 Trường Đại học kinh doanh Nottingham về CAF (Tổ chức từ thiện), 2006. Đánh giá sự đầu tư vào cộng đồng ở UK: Phát triển hiện tại, thách thức tương lai. 12 Tâm điểm của ảnh hưởng xã hội (CSI). Hoạt động cộng đồng và đoàn thể trong các doanh nghiệp h2ng đầu tại Australia & New Zealand. www.csi.edu.au/uploads/31642/ufiles/CSI%20Issues%20Paper%20No%20%2010%20-%20Corporate%20Community%20Involvement%20among%20Leading%20Companies.pdf

6

động CCI lớn hơn. Như đã ghi chú bởi Hess et al (2002), thời gian đã thay đổi và cách tiếp cận CSR và CCI trong kinh doanh đã mang tính chiến lược và chuyên nghiệp hơn.13

3. Phương pháp CCI mang tính chiến lược Sự nhất trí chung về CCI ngày nay cho rằng việc tiếp cận CCI chiến lược là cách tốt nhất để đạt được những mối quan hệ cộng đồng hiệu quả và đầy ý nghĩa. Những phát hiện từ nghiên cứu của Trung tâm hiệp ước xã hội về CCI tiến hành với các doanh nghiệp hàng đầu ở Australia và New Zealand củng cố luận điểm này. Theo nghiên cứu này, CCI chiến lược có thể đã bị chia thành 5 mặt chính;

1. Việc chấp nhận một cách tiếp cận CCI chuyên nghiệp thông qua những kế hoạch, mục tiêu, chính sách, mục đích và các thủ tục được làm thành văn bản.

2. Sự hợp nhất của CCI với mục tiêu kinh doanh cốt lõi: các hoạt động xã hội gắn kết hơn là cốt lõi kinh doanh của doanh nghiệp, cơ hội lớn hơn để làm đòn bẩy các nguồn lực và khả năng của hãng, cung cấp lợi ích tới cộng đồng cũng như doanh nghiệp.

3. Tổ chức phúc thiện cho các công ty: đặc trưng thứ 3 của sự tiếp cận CCI chiến lược là tránh các hoạt động từ thiện truyền thống như: quyên góp tiền mặt- thường bị ăn chặn, phản ứng ngược, và không nhận được sự phối hợp- để phát triển dài hạn, các hội đa lĩnh vực với các tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận. Trong khi các hội doanh nghiệp- cộng đồng vẫn chứa đựng các hoạt động vì con người truyền thống, như quyên góp tiền hay hiện vật, học có thể thay đổi sâu, rộng về bản chất, liên quan đến sự trao đổi phi tài chính, các chuyên gia và cố vấn dày kinh nghiệm. Những thay đổi về chiều rộng đó sẽ dẫn đến kết quả xã hội tốt hơn và cải thiện việc chuyển giao dịch vụ tại cấp địa phương.

4. Đánh giá và đo lường CCI: cũng giống như những chức năng kinh doanh khác đòi hỏi doanh nghiệp làm rõ mục tiêu đo lường và theo đuổi kết quả tới cùng.

5. Tính trong sáng và đo đếm được: Cuối cùng, với sự thừa nhận của các bên hữu quan (bao gồm các cổ đông) về CCI đã đi đến yêu cầu cao về tính trong sáng và tính đo đếm được của những nguồn lực được phân bổ cho các sáng liến cộng đồng. Các doanh nghiệp đang thực hiện cách tiếp cận chiến lược tới CCI được mong đợi công khai các hoạt động và kết quả CCI cho tất cả các bên hữu quan và tự nguyện cung cấp 1 quy trình đảm bảo độc lập cho các hoạt động cộng đồng và các kết quả đã đạt được.14

Quan điểm ngày nay giữ vững rằng CSR là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thành công và trở nên mạnh mẽ. Để thu được nhiều lợi ích từ CSR, nhiều doanh nghiệp làm CSR như các làm tất cả các hoạt động kinh doanh cốt lõi khác. CCI, 1 thành phần chủ yếu của CSR,

13 Hess D., N. Rogovsky and T. W. Dunfee. 2002. “Đợt sóng mới của các hoạt động cộng đồng đoàn thể: Những sáng kiến đoàn thể xã hội”. Xem Sự Quản trị ở California 44(2):110–125. 14 Zappalà, Gianni, và Denni, Arli, 2010. Các hoạt động cộng đồng trong các công ty hàng đầu ở Australia và New Zealand: Những chiến lược, cấu trúc và sự đo lường.

7

phải được chịu trách nhiệm tương tự như hoạt động sản xuất, marketing, nhân sự hay hoạt động thu mua. Vì thế, các hoạt động CCI của 1 công ty phải chuyên nghiệp, phải được xếp vá mục tiêu kinh doanh cốt lõi, phải được chịu trách nhiệm đo lường và đánh giá, phải minh bạch và có thể đo lường được.

III. Phương pháp nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này dự định dùng để hỗ trợ cho sự phát triển của Giáo dục quản trị trách nhiệm hay Giáo dục CSR tại Việt Nam bằng việc cung cấp 1 bức tranh thổng thể về việc CCI được quản lý sơ sài như thế nào tại các doanh nghiệp Việt Nam trong GCNV. Thông tin này sẽ được dùng để hỗ trợ cho việc thiết kế nội dung và chương trình giảng dạy Quản trị trách nhiệm cho các học viện cao học Việt Nam và là tài lệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

2. Tập hợp Tập hợp mục tiêu của nghiên cứu này là các doanh nghiệp Việt Nam- thành viên của Mạng lưới Hiệp Ước Toàn Cầu Việt Nam (GCNV). GCNV hiện tại có 80 thành viên (bao gồm doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam, các trường đại học, dân sinh xã hội) và vẫn đang lớn mạnh. Các thành viên của GCNV được chấp thuận cho đưa bộ quy tắc cốt lõi của GCNV vào hoạt động kinh doanh của họ, như bộ thứ tư của Hiệp Ước Quốc Tế Liên Hiệp Quốc17. GCNV phục vụ cho sáng kiến toàn cầu và phát triển các giải pháp CSR Việt Nam cho các vấn đề Việt Nam như 1 vấn đề địa phương. Các doanh nghiệp thuộc GCNV đã được tuyển lựa cho cuộc nghiên cứu này vì họ có thể thể hiện được CSR và các hoạt động CCI tại Việt Nam. Các nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm tra lại các giả định này chống lại một mẫu gồm những doanh nghiệp không nằm trong GCNV. Vì thời gian và ngân sách có hạn, kết quả khảo sát từ 25 doanh nghiệp đã bao gồm trong nghiên cứu. 25 doanh nghiệp này sẵn sàng tham gia vào khảo sát và cung cấp phản hồi trong thời gian quy định.

3. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được lấy từ bảng câu hỏi khảo sát và tham khảo dữ liệu thứ cấp như tình trạng CSR hiện thời tại Việt Nam và những nghiên cứu khác có liên quan. Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm những thông tin chung cũng như thông tin trong chiến lược hay kế hoạch của doanh nghiệp dành cho hoạt động, đặc điểm của hoạt động CCI hiện tại, xây dựng năng lực nhân viên trong CCI, sự đo lường và đánh giá của các chương trình CCI, việc thực hiện quyết định sáng kiến CCI trong doanh nghiệp, vấn đề và trở ngại mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thi hành hoạt động CCI. Kỹ thuật phỏng vấn qua điện thoại được ứng dụng trong nghiên cứu này để thu thập thông tin hữu hiệu từ người hồi đáp nhằm linh động về thời gian.

8

4. Phân tích dữ liệu Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được sắp xếp và phân tích. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Chương trình thống kê cho các vấn đề Khoa học xã hội (SPSS), đó là một chương trình máy tính để phân tích những dữ liệu định lượng, phân tích bảng câu hỏi khảo sát. Thống kê mô tả tương tự tần số, tỷ lệ và trung bình được sử dụng để mô tả những phát hiện. Kết quả được trình bày dạng bảng, biểu đồ, đồ thị. Thêm vào đó, dữ liệu thứ cấp đã được phân tích thông qua phân tích nội dung bởi nhóm nghiên cứu hướng tới vấn đề và đặc tính chất lượng nổi trội trong việc thực hiện hoat động CCI.

IV. Những phát hiện

Mục này trình bày những khám phá từ những dữ liệu thứ cấp thu tập được từ tình trạng CSR tại Việt Nam và những nghiên cứu có liên quan khác cũng như trong tài liệu về Giải thưởng CSR Việt Nam 2009 và dữ liệu sơ cấp thu thập từ 25 hồi đáp GCNV. Dưới đây là kết quả.

Những phát hiện từ khảo sát dữ liệu thứ cấp Để hiểu được bối cảnh của CCI tại Việt Nam, phần này sử dụng những phát hiện có liên quan từ những nghiên cứu về thực trạng CSR tại Việt Nam và thông tin từ các thành viên của GCNV. Những khám phá tiết lộ rằng hơn một nửa những lời đáp trả nhất quán với 1 chính sách của CSR hoặc 1 điều ràng buộc của các bên hữu quan trong việc kinh doanh. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các doanh nghiệp GCNV quan tâm đến hoạt động của các bên hữu quan. Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghiệp may mặc. Khi nói đến trọng điểm của mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong CSR, phần lớn các phản hồi cho rằng người làm công trong đoàn thể là nhóm chính tham gia vào cuộc đối thoại tương ứng giữa các bên hữu quan, sau đó là khách hàng và cuối cùng là nhà cung cấp và các cổ đông. Kết quả cũng chứng tỏ rằng hầu hết các doanh nghiệp đang thực hiện CSR một cách sơ bộ để đáp ứng quy định của chính phủ, đáp ứng mong đợi của công chúng được xếp thứ hai. Nghiên cứu cho thấy hầu hết doanh nghiệp không có ủy ban đánh giá hay nhóm quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm về CSR. Dựa trên những phát hiện này, thật rõ ràng để thấy khái niệm CSR chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam cần nhiều thời gian và nỗ lực để thích ứng một cách có hệ thống bằng sự quản trị có tổ chức. Ngoài những kỹ thuật này, có lẽ khó để cung ứng sự quản lý CSR về hành chính và làm cho nó không chắc kết quả các hoạt động CSR được giám sát với sự tôn trọng của doanh nghiệp và các bên hữu quan.

9

Phát hiện từ bảng câu hỏi khảo sát Những hồi đáp này nhận từ các công ty Việt Nam là thành viên của GCNV. Họ phản hồi cho một chuỗi những câu hỏi về chính sách và họat động CCI, cũng như những hạn chế và trở ngại gặp phải khi thưc hiện CCI.

Câu 1: Doanh nghiệp của bạn đã thiết lập chiến lược hay kế hoạch cho các hoat động CCI?

Như đã trình bày ở giả thiết 1, có khoảng trên một nửa số phản hồi phat biểu rằng doanh nghiệp của họ đã phát triển chiến lược và kế hoạch cho hoạt động CCI cái mà gửi 1 hay nhiều kết quả cộng đồng quan trọng. Mặc dù doanh nghiệp có thể không có chiến lược trên văn bản nhưng đều này không có nghĩa họ không quan tâm đến CCI.

. Giả thiết 1: Tỷ lệ doanh nghiệp có chiến lược hoạt động cộng đồng đoàn thể

Câu 2: Doanh nghiệp của bạn có dự án phát triển cộng đồng?

Một lượng lớn doanh nghiệp đã tiến hành dự án cộng đồng.

Giả thiết 2: Tỷ lệ doanh nghiệp có dự án phát triển cộng đồng

10

Câu 3: Doanh nghiệp của bạn có đào tạo nhân viên chịu trách nhiệm cộng đồng?

Đã trình bày ở giả thiết 3, kết quả khảo sát chỉ ra rằng chỉ 40% các hãng đào tạo nhân viên chịu trách nhiệm cộng đồng. Đây là kết quả ít gây bất ngờ được đưa ra cho các mẫu là doanh nghiệp thành viên của GCNV và kỳ vọng của các doanh nghiệp này là kết nối nhân viên của họ như những thành phần hữu quan chủ đạo

Giả thiết 3: Tỷ lệ doanh nghiệp đào tạo nhân viên chịu trách nhiệm cộng đồng

Câu 4: Doanh nghiệp của bạn có độ ngũ nhân viên chịu trách nhiệm về các mối quan hệ cộng đồng chưa?

Tại hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển, những công ty lớn khi tiến hành dự án cộng đồng đều có 1 nhóm, 1 quy định hay 1 tổ chịu trách nhiệm xây dựng quan hệ cộng đồng. Theo như trình bày dưới đây, phần lớn những các công ty được khảo sát (72%) đều không có nhóm hay tổ nào được chỉ định làm nhiệm vụ đó.

Giả thiết 4: Tỷ lệ doanh nghiệp có nhóm chuyên biệt hay tổ chịu trách nhiệm cho quan hệ cộng đồng

11

Câu 5: Doanh nghiệp của bạn đã từng đo lường việc thực hiện chương trình CCI chưa?

Để đo lường việc thực hiện chương trình CCI hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có chính sách đo lường, giám sát thực hiện và đánh giá. Tuy nhiên, giả thiết 5 chỉ ra rằng 80% phản hồi cho biết doanh nghiệp của họ chưa có chính sách hướng dẫn đo lường, xem xét lại quá trình CCI. Không có bằng chứng nào cho thấy tính hiệu quả của chương trình CCI, khó để xác định sự tăng lên của ngân sách CSR và CCI. Vì thế, không ngạc nhiên khi ngân quỹ tương thích là ràng buộc chính cho hiệu quả của CCI.

Giả thiết 5: Tỷ lệ các doanh nghiệp đo lường việc thực hiện CCI

Câu 6: Doanh nghiệp của bạn đang thực hiện những hoạt động cộng đồng bên ngoài nào?

Giả thiết cho thấy hấu hết các doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ tài chính cho cộng đồng (68%), theo sau là các tổ chức phi chính phủ (48%). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đã thất bại khi thực hiện khuyến khích nhân viên tình nguyện hay làm trách nhiệm của người bảo trợ cộng đồng (tương ứng với 28% và 20%)

Giả thiết 6: Các dạng hoạt động cộng đồng bên ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

*Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu chọn tất cả để áp dụng cho doanh nghiệp của họ (nhiều đáp án)

12

Câu 7: Trong quá khứ, doanh nghiệp bạn đã thực hiện những hoạt động cộng đồng chính nào cho cộng đồng địa phương?

Giả thiết 7 cho thấy hơn một nửa số người được hỏi trả lời rằng tổ chức của họ điều hành các hoạt động nâng cao huấn luyện nghề nghiệp cho người dân địa phương (60%). Chương trình chăm sóc sức khỏe cũng là lĩnh vực đầu tư của 44% người được hỏi.

Giả thiết 7: Các khía cạnh của việc các hoạt động cộng đồng mà doanh nghiệp cung cấp hay thực hiện cho cộng đồng địa phương

*Ghi chú: Những người trả lời được yêu cầu đánh dấu tất cả những cái đã ứng dụng tại doanh nghiệp của

họ (nhiều đáp án)

Câu 8: Ai là người quyết định chính trong doanh nghiệp của bạn chấp thuận các dự án hoạt động cộng đồng?

16 doanh nghiệp phản hồi rằng người quyết định chính là Tổng Giám đốc (MD), 12 doanh nghiệp tiếp theo trả lời là các Giám đốc điều hành (CEO), chỉ vài người trả lời là Giám đốc quản lý mảng CSR hay những chức danh tương tự có quyền ra quyết định. Điều này thể hiện bản chất giảm dần các chương trình liên quan đến cộng đồng ở Việt Nam.

Giả thiết 8: Người ra quyết định chính chấp thuận các chương trình hoạt động cộng đồng tại doanh nghiệp Việt Nam

13

Câu 9: Doanh nghiệp bạn phải đối mặt với những vấn đề và trở ngại nào khi thực hiện hoạt động vì cộng đồng?

Theo hình minh họa ở giả thiết 9, trả lời nhiều nhất là ngân sách không tương xứng (68%). Hạn chế thứ hai là thiếu nhóm hỗ trợ cho các dự án phát triển cộng đồng (44%), theo sau là thiếu kiến thức về vấn đề xã hội(36%) và sự tham gia hạn chế vào các chương trình CCI từ các nhân viên đoàn thể (32%).

Giả thiết 9: Những vấn đề và trở ngại nào khi liên kết với cộng đồng

*Ghi chú: Người trả lời được yêu cầu chọn tất cả những hoạt động đã thực hiện tại doanh nghiệp

(nhiều đáp án)

V. Thảo luận

Mục tiêu của nghiên cứu này là đạt được sự hiểu biết tốt hơn về thực tiễn CCI trong các doanh nghiệp thành viên của GCNV. Kết quả từ phân tích dữ liệu thứ cấp và những phát hiện từ khảo sát chỉ ra rằng phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát tại thời điểm đó có các hoạt động CCI, cho đến nay, họ vẫn ở giai đoạn phát triển và chưa tích hợp tốt với thực tiễn công việc kinh doanh của họ.

Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề. Thứ nhất, lưu tâm đến mô hình CCI tại Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng Tổng giám đốc hay CEO là người ra quyết định và chỉ đạo các hoạt động CCI. Các dạng hoạt động bên ngoài liên quan đến cộng đồng cho thấy các doanh nghiệp đã tập trung nhiều vào hoạt động quyên góp tiền mặt, trong khi những hội hay tổ chức phi lợi nhuận đứng thứ hai. Kết quả nghiên cứu gợi ra rằng hầu hết doanh nghiệp tập trung hoạt động CCI của họ vào đẩy mạnh đào tạo nghề cho người dân địa phương và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, các doanh nghiệp được khảo sát đã không làm đủ để liên kết nhân vên của mình trong các hoạt động CCI.

Mặc dù trong giai đoạn đầu của sự phát triển CCI nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã khởi đầu cho 1 số lượng các hội CCI hoạt động như tổ chức phi lợi nhuận, cái mà có thể được đánh giá là liên minh chiến lược để bảo đảm rằng những tiên phong thì đầy ý nghĩa. Khi so sánh những kết quả với nghiên cứu tương tự trên mô hình CCI ở Dubai, nơi mà hầu

14

hất các công ty đều đang trong cùng giai đoạn tích hợp CCI và tiến hành quyên góp tiền mặt hay hiện vật/ dịch vụ, các doanh nghiệp thành viên GCNV bộc lộ đầy chiến lược. Vì số lượng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phi lợi nhuận ở Việt Nam và quyền ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập tổ chức phi lợi nhuận trong việc phát triển mối quan hệ cộng đồng bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi đồng nghiệp của mình trong các tổ chức phi lợi nhuận. Khía cạnh này có thể được coi là vốn quý của CCI Việt Nam.

Những phát hiện cho thấy việc giám sát và đo lường thành công của các hoạt động liên quan đến cộng đồng nhìn chung là chưa có tổ chức. Không theo dõi và đo lường, doanh nghiệp không thể đánh giá chi phí và lợi ích của hoạt động CCI. Điều này chứng tỏ 1 mặt cần cải thiện của thực tiễn CCI hiện tại. Cũng là một bằng chứng từ khảo sát, sự phát triển về tài chính và nhóm hỗ trợ là thách thức chính cho dự phát triển các dự án CCI. Ngoài kết quả để chứng minh cho những thành công của hoạt động CCI trước đây và đang tiến hành, khó có thể biện hộ cho việc tăng lên các nguồn lực công ty cung cấp cho các hoạt động này.

VI. Kết luận tổng thể

Các hoạt động cộng đồng đã trở nên quan trọng hơn với các công ty hoạt động tại Việt Nam. Còn nữa, nhiều sự tiến triển cần thiết cho việc thực hiện và tích hợp các phương pháp CCI chiến lược, đặc biệt trong việc đo lường và sự tình, nguyện của nhân viên. Những phát hiện càng làm tin rằng có nhiều chỗ cho sự lựa chọn rộng hơn việc thực hiện CCI tại Việt Nam, và việc gia nhập các tổ chức phi lợi nhuận là cách thiết thực để đạt được điều này. Rất quan trong để doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng hiểu rằng lợi ích thực sự của CCI không hạn chế năng lực kiếm lợi cao hơn trong ngắn hạn hoặc đạt được tiêu chuẩn về môi trường. Đúng hơn, nó có ý nghĩa xây dựng sự khỏe mạnh, xã hội bền vững để sống, làm việc và duy trì trong dài hạn.

Hơn nữa, việc hiểu được các cách ứng dụng CCI sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp cân nhắc các hoạt động CCI cho phù hợp với nhu cầu của những thành phần có liên quan đến họ, từ đó dễ dàng quản lý danh tiếng trong hoàn cảnh sự mong đợi của xã hội đốivới doanh nghiệp.