60
Trang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN CƠ BẢN ........................................................................ 4 I. Lịch sử máy tính ............................................................................................. 4 II. Khái niệm tin học và máy tính ....................................................................... 7 2.1. Khái niệm về tin học ................................................................................ 7 2.2. Các lĩnh vực của tin học........................................................................... 7 2.3. Đơn vị lưu trữ thông tin: ......................................................................... 7 III. Các hệ đếm ................................................................................................... 7 3.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm .................................................................. 7 3.2. Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10)............................................. 8 3.3. Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2) ................................................... 8 3.4. Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8) ...................................................... 9 3.5. Hệ đếm thập lục phân (Hexa-decimal system, b=16) ............................... 9 3.6. Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ b ........................................ 9 3.7 Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ số b ............................... 10 3.8. Mệnh đề logic ....................................................................................... 10 IV. Các thành phần cơ bản của máy tính .......................................................... 10 4.1. Thiết bị nội vi ....................................................................................... 10 4.2. Thiết bị ngoại vi..................................................................................... 14 V. Chương trình phần mềm .............................................................................. 15 5.1. Khái niệm .............................................................................................. 15 5.2. Phân loại ................................................................................................ 15 VI. Các ứng dụng tin học.................................................................................. 16 6.1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật ....................................................... 16 6.2. Hỗ trợ việc quản lý ................................................................................ 17 6.3. Tự động hóa và điều khiển..................................................................... 17 6.4. Truyền thông ........................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH ............................................................................... 20 I. Giới thiệu hệ điều hành ................................................................................. 20 1.1 Khái niệm hệ điều hành .......................................................................... 20 1.2. Nhiệm vụ của hệ điều hành .................................................................... 20 1.3. Các thành phần của hệ điều hành ........................................................... 20 1.4. Phân loại hệ điều hành ........................................................................... 20 II. Hệ điều hành MS-DOS ................................................................................ 21 III. Hệ thống quản lý file .................................................................................. 21 3.1.File(Tập) ................................................................................................. 21 3.2. Cách đặt tên tập (file name) ................................................................... 21 3.3. Ví dụ về một số loại tập ......................................................................... 22 3.4.. Một số tên tập và đuôi tập tránh đặt ...................................................... 22 CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ........................................................... 23 I. Tổng quan về Windows................................................................................. 23 II. Làm việc với Windows ................................................................................ 23 2.1. Khởi động .............................................................................................. 23 2.2. Cách thoát khỏi Windows ...................................................................... 23 2.3. Desktop ................................................................................................. 23

MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN CƠ BẢN ........................................................................ 4 I. Lịch sử máy tính ............................................................................................. 4 II. Khái niệm tin học và máy tính ....................................................................... 7

2.1. Khái niệm về tin học ................................................................................ 7 2.2. Các lĩnh vực của tin học........................................................................... 7 2.3. Đơn vị lưu trữ thông tin: ......................................................................... 7

III. Các hệ đếm ................................................................................................... 7 3.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm .................................................................. 7 3.2. Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10)............................................. 8 3.3. Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2) ................................................... 8 3.4. Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8) ...................................................... 9 3.5. Hệ đếm thập lục phân (Hexa-decimal system, b=16) ............................... 9 3.6. Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ b ........................................ 9 3.7 Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ số b ............................... 10 3.8. Mệnh đề logic ....................................................................................... 10

IV. Các thành phần cơ bản của máy tính .......................................................... 10 4.1. Thiết bị nội vi ....................................................................................... 10 4.2. Thiết bị ngoại vi ..................................................................................... 14

V. Chương trình phần mềm .............................................................................. 15 5.1. Khái niệm .............................................................................................. 15 5.2. Phân loại ................................................................................................ 15

VI. Các ứng dụng tin học .................................................................................. 16 6.1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật ....................................................... 16 6.2. Hỗ trợ việc quản lý ................................................................................ 17 6.3. Tự động hóa và điều khiển ..................................................................... 17 6.4. Truyền thông ........................................................................................ 18

CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH ............................................................................... 20 I. Giới thiệu hệ điều hành ................................................................................. 20

1.1 Khái niệm hệ điều hành .......................................................................... 20 1.2. Nhiệm vụ của hệ điều hành .................................................................... 20 1.3. Các thành phần của hệ điều hành ........................................................... 20 1.4. Phân loại hệ điều hành ........................................................................... 20

II. Hệ điều hành MS-DOS ................................................................................ 21 III. Hệ thống quản lý file .................................................................................. 21

3.1.File(Tập) ................................................................................................. 21 3.2. Cách đặt tên tập (file name) ................................................................... 21 3.3. Ví dụ về một số loại tập ......................................................................... 22 3.4.. Một số tên tập và đuôi tập tránh đặt ...................................................... 22

CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ........................................................... 23 I. Tổng quan về Windows ................................................................................. 23 II. Làm việc với Windows ................................................................................ 23

2.1. Khởi động .............................................................................................. 23 2.2. Cách thoát khỏi Windows ...................................................................... 23 2.3. Desktop ................................................................................................. 23

Page 2: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 2

2. 4.Tthanh tác vụ (Taskbar) ......................................................................... 24 2.5. Menu Start ............................................................................................. 25 2.6. Tạo tập văn bản đơn giản ....................................................................... 25 2.7. Tạo Shortcut (lối tắt) .............................................................................. 25 2.8. Đổi tên tập tin hay thư mục .................................................................... 25 2.9. Chọn nhiều thư mục, tập tin .................................................................. 25 2.10. Sao chép thư mục, tập tin ..................................................................... 26 2.11. Di chuyển tập tin, thư mục ................................................................... 26 2.12. Xoá thư mục, tập tin ............................................................................ 26 2.13. Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin .......................... 26 2.14. Xem và thay đổi thuộc tính thư mục, tập tin ........................................ 26 2.15. Tìm kiếm tập, thư mục ......................................................................... 27

III. Thay đổi cấu hình máy tính ........................................................................ 27 CHƯƠNG 4: PHÒNG VÀ CHỐNG VIRUS ............................................................ 31

I. Cách thức phá hoại của virus tin học ............................................................ 31 II. Phòng và chống Virus .................................................................................. 35

CHƯƠNG 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL ................................................. 39 BÀI 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 39

I. Các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal ................................... 39 II. Bộ ký tự ....................................................................................................... 40 III. Từ khóa ...................................................................................................... 40 IV. Tên hay danh hiệu ...................................................................................... 40 V. Cấu trúc chung của chương trình Turbo Pascal ............................................ 40 VI. Các bước để chạy một chương trình Turbo Pascal ...................................... 41 VII. Chế độ nhiều cửa sổ .................................................................................. 41 VIII. Dấu chấm phẩy và lời giải thích : ............................................................ 41

BÀI 2: CÁC KIỂU DỮ LIỆU .......................................................................... 42 I. Các kiểu đơn gỉan chuẩn ............................................................................... 42 II.Các kiểu đơn giản chuẩn ............................................................................... 42 III. Các hàm chuẩn ........................................................................................... 43

BÀI 3. KHAI BÁO BIẾN, HẰNG, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH ........................... 44 I. Khai báo hằng ............................................................................................... 44 II. Khai báo biến ............................................................................................... 44 III. Khai báo kiểu dữ liệu mới .......................................................................... 44 IV. Biểu thức .................................................................................................... 44 V. Câu lệnh ...................................................................................................... 44 VI. Lệnh gán .................................................................................................... 45

BÀI 4: LỆNH NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU ........................................................ 46 I. Lệnh in dữ liệu ra màn hình .......................................................................... 46 II. Lệnh nhập .................................................................................................... 46 III. Lệnh nhập xuất ........................................................................................... 46

BÀI 5: CÁC LỆNH CÓ CẤU TRÚC .................................................................. 48 I. Câu lệnh ghép ............................................................................................... 48 II. Câu lệnh lựa chọn ........................................................................................ 48

BÀI 6: CÂU LỆNH LẶP ............................................................................... 52 I. Câu lệnh for .................................................................................................. 52

Page 3: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 3

II. Câu lệnh while…do .................................................................................... 54 III. Câu lệnh repeat ..until ................................................................................. 54

BÀI 7: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC MẢNG( ARRAY).............................. 56 I. Định nghĩa .................................................................................................... 56 II. Mảng một chiều ........................................................................................... 56 III. Mảng hai chiều: .......................................................................................... 59

Page 4: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 4

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN CƠ BẢN

I. Lịch sử máy tính Do nhu cầu cần tăng độ chính xác và giảm thời gian tính toán, con người đã quan tâm

chế tạo các công cụ tính toán từ xưa: bàn tính tay của người Trung Quốc, máy cộng cơ học của nhà toán học Pháp Blaise Pascal (1623 - 1662), máy tính cơ học có thể cộng, trừ, nhân, chia của nhà toán học Đức Gottfried Wilhelmvon Leibniz (1646 - 1716), máy sai phân để tính các đa thức toán học ... Tuy nhiên, máy tính điện tử thực sự bắt đầu hình thành vào thập niên 1950 và đến nay đã trải qua 5 thế hệ và được phân loại theo sự tiến bộ về công nghệ điện tử và vi điện tử cũng như các cải tiến về nguyên lý, tính năng và loại hình của nó. a) Thế hệ thứ nhất: (thập niên 50 ): 1946-1955

Dùng bòng điện tử chân không, tiêu thụ năng lượng rất lớn. kích thước máy rất lớn (khoảng 250 m vuông ) nhưng tốc độ sử lý lại rất chậm chỉ đạt khoảng vài ngàn phép tính trên giây, giá cả thì cắt cổ .

- ENIAC (Electronic Numerical Intergator And Computer) + Máy tính điện tử đầu tiên + Dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ + Do John Mauchly và John Presper Eckert, Đại học Pennsylvania thiết kế. + Bắt đầu từ năm 1943, hoàn thành năm 1946

- Máy tính von Neumann + Đó là máy tính IAS:

• Princeton Institute for Advanced Studies • Được bắt đầu từ 1947, hoàn thành1952 • Do John von Neumann thiết kế • Được xây dựng theo ý tưởng “chương trình được lưu trữ” (stored-program concept) của von Neumann/Turing (1945)

+ Đặc điểm chính của máy tính IAS • Bao gồm các thành phần: đơn vị điều khiển, đơn vị số học và logic (ALU), bộ

nhớ chính và các thiết bị vào-ra. • Bộ nhớ chính chứa chương trình và dữ liệu • Bộ nhớ chính được đánh địa chỉ theo từng ngăn nhớ, không phụ thuộc vào nội

dung của nó. • ALU thực hiện các phép toán với số nhị phân • Đơn vị điều khiển nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã và thực hiện lệnh một cách

tuần tự. • Đơn vị điều khiển điều khiển hoạt động của các thiết bị vào-ra • Trở thành mô hình cơ bản của máy tính

- Các máy tính thương mại ra đời + 1947 - Eckert-Mauchly Computer Corporation + UNIVAC I (Universal Automatic Computer) + 1950s - UNIVAC II

• Nhanh hơn • Bộ nhớ lớn hơn

- Hãng IBM (International Business Machine) + 1953 - IBM 701

• Máy tính lưu trữ chương trình đầu tiên của IBM • Sử dụng cho tính toán khoa học

+ 1955 – IBM 702

Page 5: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 5

• Các ứng dụng thương mại b) Thế hệ 2 (thập niên 60 ) : 1956-1965 Máy tính dùng transistor , các bóng điện tử đã được thay bằng các bóng làm bằng chất bán dẫn nên năng lượng tiêu thụ giảm, kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn rất lớn (50 m vuông ), tốc độ xử lý đạt khoảng vài chục ngàn phép tính trên giây .

- Máy tính PDP-1 của DEC (Digital Equipment Corporation) máy tính mini đầu tiên - IBM 7000 - Hàng trăm nghìn phép cộng trong một giây. - Các ngôn ngữ lập trình bậc cao ra đời.

c) Thế hệ 3 (thập niên 70 ) : 1966-1980 Máy tính dùng vi mạch SSI, MSI và LSI (), thời gian này đánh dấu sự ra đời và phát

triển của công nghệ vi mạch tích hợp IC. Máy có kích thước nhỏ gọn hơn và tiêu thụ năng lượng ít hơn, tốc độ xử lý đạt khoảng vài trăm ngàn phép tính trên giây.

- Vi mạch (Integrated Circuit - IC): nhiều transistor và các phần tử khác được tích hợp trên một chip bán dẫn.

+ SSI (Small Scale Integration) + MSI (Medium Scale Integration) + LSI (Large Scale Integration)

- Siêu máy tính xuất hiện: CRAY-1, VAX - Bộ vi xử lý (microprocessor) ra đời: Bộ vi xử lý đầu tiên, Intel 4004 (1971). Máy tính Altair 8800 ra đời năm 1975 là một

trong những ứng cử viên cho danh hiệu máy tính cá nhân đầu tiên. Nó sở hữu ổ đĩa mềm 8 inch và bộ nhớ RAM 256 byte ( chứ không phải là 256 kilobyte).

Máy tính Apple II, là bước nhảy vọt so với Apple

I trước nó. Apple II được bán ra thị trường vào năm 1977. Và đó có thể được coi là máy tính đầu tiên thành công về mặt thương mại với việc nó được trang bị cho các văn phòng, trường học và gia đình, đặc biệt là cho mục đích sử dụng cá nhân. (Ổ đĩa mà chúng ta nhìn thấy trong ảnh là mẫu thiết kế sử dụng cho Apple III.)

d) Thế hệ 4 (thập niên 80 ): 1981 - nay

Dùng công nghệ vi mạch tích hợp IC nhưng nhỏ gọn hơn mà tốc độ tính toán lại cao hơn nhờ các công nghệ ép vi mạch tiên tiến. Có nhiều loại máy để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, trong đó chia ra làm 3 loại chính: - Siêu máy tính ( Main Frame Conputer ) :kích thước rất lớn và có nhiều tính năng đặc biệt, thường đc dùng trong các viện nghiên cứu, quân đội,chính phủ ,..... Giá thì rất đắt . - Máy Mini ( Mini Computer ) : Máy Mini ở đây ko phải là loại siêu nhỏ như máy PDA hay máy tính bỏ túi đâu, chúng có kích thước khá to.và chúng ta thường gọi là máy tính cỡ vừa,tính năng của chúng giảm đi,phù hợp với các mục đích sử dụng ở các công ty,cơ quan,..... Giá cũng khá đắt . - Máy vi tính ( Micro Computer ) :ra đời vào năm 1982. Chúng có ưu điểm là giá rẻ, nhỏ gọn,dễ di chuyển,tiêu thụ năng lượng ít,ít hỏng hóc .

- Các sản phẩm chính của công nghệ VLSI:

Page 6: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 6

+ Bộ vi xử lý (Microprocessor): CPU được chế tạo trên một chip. + Vi mạch điều khiển tổng hợp (Chipset): một hoặc một vài vi mạch thực hiện được

nhiều chức năng điều khiển và nối ghép. + Bộ nhớ bán dẫn (Semiconductor Memory): ROM, RAM + Các bộ vi điều khiển (Microcontroller): máy tính chuyên dụng được chế tạo trên 1

chip. - Xuất hiện máy vi tính IBM - PC với hệ điều hành

DOS. Steve Jobs, người đồng sáng lập và hiện nay là

giám đốc điều hành của Apple, bên cạnh máy tính Apple II, ảnh chụp tại London vào năm 1984. e) Thế hệ 5 : Máy tính trong tương lai Là thế hệ máy tính hiện nay,đc tập trung phát triển về nhiều mặt nhằm nâng cao tốc độ xử lý va tạo thêm nhiều tính năng cho máy. Các máy tính hiện nay có thể xử lý hàn chục tỷ phép tính trên giây .

Việc chuyển từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ 5 còn chưa rõ ràng. Người Nhật đã và đang đi tiên phong trong các chương trình nghiên cứu để cho ra đời thế hệ thứ 5 của máy tính, thế hệ của những máy tính thông minh, dựa trên các ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo như LISP và PROLOG,... và những giao diện người - máy thông minh. Đến thời điểm này, các nghiên cứu đã cho ra các sản phẩm bước đầu và gần đây nhất (2004) là sự ra mắt sản phẩm người máy thông minh gần giống với con người nhất: ASIMO (Advanced Step Innovative Mobility: Bước chân tiên tiến của đổi mới và chuyển động). Với hàng trăm nghìn máy móc điện tử tối tân đặt trong cơ thể, ASIMO có thể lên/xuống cầu thang một cách uyển chuyển, nhận diện người, các cử chỉ hành động, giọng nói và đáp ứng một số mệnh lệnh của con người. Thậm chí, nó có thể bắt chước cử động, gọi tên người và cung cấp thông tin ngay sau khi bạn hỏi, rất gần gũi và thân thiện. Hiện nay có nhiều công ty, viện nghiên cứu của Nhật thuê Asimo tiếp khách và hướng dẫn khách tham quan như: Viện Bảo tàng Khoa học năng lượng và Đổi mới quốc gia, hãng IBM Nhật Bản, Công ty điện lực Tokyo. Hãng Honda bắt đầu nghiên cứu ASIMO từ năm 1986 dựa vào nguyên lý chuyển động bằng hai chân. Cho tới nay, hãng đã chế tạo được 50 robot ASIMO.

- Abacus: Bàn tính gẩy, là công cụ tính toán ra đời sớm nhất. Theo nhiều tài liệu thì nó được ra đời ở Trung Quốc.

- Năm 1642: Pascal đã chế tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên, thực hiện được phép cộng và phép trừ bằng cách nhấp phím số.

- Năm 1822, Babbage – GS ĐH Cambridge – Anh công bố công trình "máy tính sai phân", sau đó ông phát triển thành máy tính đa năng, tiền thân của máy tính số hiện đại ngày nay, máy có thể đọc được lệnh từ bìa đục lỗ và thi hành chúng (Ada là người trợ lý giúp ông thực hiện lệnh này) - Các máy tính đèn điện tử

Năm 1946: Eckert, Mauchli và các cộng sự - trường KT điện tử-ĐH Pennylvania - Mỹ cho ra đời chiếc máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên (ENIAC-Electronic Nummerical Intgrator and Calculator). Chiếc máy tính có 18000 bóng ĐT, chiếm DT: 167 m2, tiêu thụ điện 140 KW/h. - Các máy tính hiện đại

Thứ 4 ngày 12 tháng 08, 1981, IBM cho công bố chiếc máy tính cá nhân IBM PC đầu tiên, và công nghệ sản xuất máy tính cá nhân không ngừng phát triển liên tục cho đến hiện nay. Các thế hệ IBM PC thường gắn với thế hệ CPU của Intel.

Page 7: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 7

II. Khái niệm tin học và máy tính 2.1. Khái niệm về tin học Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử

lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử.

2.2. Các lĩnh vực của tin học - Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây

cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi,...Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân {0,1}.

- Phần mềm: Là các chương trình (program) điều khiển các hoạt động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý dữ liệu. Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống(System software) và phần mềm ứng dụng( Applications software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế đẻ giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.

- Máy tính cá nhân PC( Personal Computer). Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thẻ sử dụng bởi riêng một người.

2.3. Đơn vị lưu trữ thông tin: Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit. Lượng thông tin chứa trong 1 bit là vừa đủ để nhận biết một trong 2 trạng thái có xác suất xuất hiện như nhau.Trong máy vi tính tuỳ theo từng phần mềm, từng ngôn ngữ mà các số khi đưa vào máy tính có thể là các hệ cơ số khác nhau, tuy nhiên mọi cơ số khác nhau đều được chuyển thành hệ cơ số 2 ( hệ nhị phân). Tại mỗi thời điểm trong 1 bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bit là từ viết tắt của Binary Digit (Chữ số nhị phân). Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bit sau đây:

Tên gọi Viết tắt Giá trị Byte B 1B = 8 bit Kilobyte KB 1024 B = 210B = 1KB Megabyte MB 1024 KB = 210 KB = 1 MB Gigabyte GB 1024 MB = 210 MB = 1GB

III. Các hệ đếm 3.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm

Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và c định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b.

Hệ đếm cơ số b (b ≥ 2, b là số nguyên dương) mang tính chất sau : • Có b ký số để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là b-1. • Giá trị vị trí thứ n trong một số của hệ đếm bằng cơ số b lũy thừa n: bn • Số N(b) trong hệ đếm cơ số (b) được biểu diễn bởi: N (b) = an an-1 an -2 … a1 ao a -1 a -2 … a-m trong đó, số N(b) có n+1 ký số biểu diễn cho phần nguyên và m ký số lẻ biểu diễn cho phần b_phân, và có giá trị là: N (b) = an . bn + an-1 . bn-1 + a n-2 . b n-2 +…+ a1 . b1 + a

o . bo + a -1 . b -1 + a -2 . b -2 + ….+ a -m . b -m hay là: N(b) =

Trong ngành toán - tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm là hệ

ba i

n

mii .

Page 8: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 8

thập phân, hệ nhị phân, hệ bát phân và hệ thập lục phân. 3.2. Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10)

Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong các phát minh của người Ả rập cổ, bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Qui tắc tính giá trị của hệ đếm này là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải. Ở đây b=10. Bất kỳ số nguyên dương trong hệ thập phân có thể biểu diễn như là một tổng các số hạng, mỗi số hạng là tích của một số với 10 lũy thừa, trong đó số mũ lũy thừa được tăng thêm 1 đơn vị kể từ số mũ lũy thừa phía bên phải nó. Số mũ lũy thừa của hàng đơn vị trong hệ thập phân là 0.

Ví dụ: Số 5246 có thể được biểu diễn như sau: 5246 = 5 x 103 + 2 x 102 + 4 x 101 + 6 x 100

= 5 x 1000 + 2 x 100 + 4 x 10 + 6 x 1 Thể hiện như trên gọi là ký hiệu mở rộng của số nguyên. Vì 5246 = 5000 + 200 + 40 + 6

Như vậy, trong số 5246 : ký số 6 trong số nguyên đại diện cho giá trị 6 đơn vị (1s), ký số 4 đại diện cho giá trị 4 chục (10s), ký số 2 đại diện cho giá trị 2 trăm (100s) và ký số 5 đại diện cho giá trị 5 ngàn (1000s). Nghĩa là, số lũy thừa của 10 tăng dần 1 đơn vị từ trái sang phải tương ứng với vị trí ký hiệu số,

100 = 1 101 = 10 102 = 100 103 = 1000 104 = 10000 …. Mỗi ký số ở thứ tự khác nhau trong số sẽ có giá trị khác nhau, ta gọi là giá trị vị trí

(place value). Phần thập phân trong hệ thập phân sau dấu chấm phân cách thập phân (theo qui ước của

Mỹ) thể hiện trong ký hiệu mở rộng bởi 10 lũy thừa âm tính từ phải sang trái kể từ dấu chấm phân cách: 10 -1 = 10 – 2 =

10-3 = Ví dụ: 254.68 = 2 x 102 + 5 x 101 + 6 x 10-1 + 8 x 10-2

= 200 + 50 + 4 + +

3.3. Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2) Với b=2, chúng ta có hệ đếm nhị phân. Đây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và

1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT (viết tắt từ chữ BInary digiT). Vì hệ nhị phân chỉ có 2 trị số là 0 và 1, nên khi muốn diễn tả một số lớn hơn, hoặc các ký tự phức tạp hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau.

Ta có thể chuyển đổi hệ nhị phân theo hệ thập phân quen thuộc. Ví dụ: Số 11101.11(2) sẽ tương đương với giá trị thập phân là :

Số nhị phân 1 1 1 0 1 . 1 1 Số vị trí 4 3 2 1 0 -1 -2 Trị vị trí 24 23 22 21 20 2-1 2-2 Hệ 10 là: 16 8 4 2 1 0.5 0.25 như vậy: 11101.11(2) = 1 x 16 + 1 x 8 + 1 x 4 + 0 x 2 + 1 x 1 + 1 x 0.5 + 1 x 0.25 = 29.75(10) - Số 10101 (hệ 2) san g hệ thập phân sẽ là:

101

1001

106

1008

10001

Vị trí dấu chấm cách

Page 9: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 9

10101(2) = 1 x 2 (4) + 0 x 2 (3)

+ 1 x 2 (2) + 0 x 2 (1) + 1 x 2 (0) = 16+0+4+0+1=21(10)

3.4. Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8) Nếu dùng 1 tập hợp 3 bit thì có thể biểu diễn 8 trị khác nhau : 000, 001, 010, 011, 100,

101, 110, 111. Các trị này tương đương với 8 trị trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tập hợp các chữ số này gọi là hệ bát phân, là hệ đếm với b = 8 = 23. Trong hệ bát phân, trị vị trí là lũy thừa của 8.

Ví dụ: 235.64(8) = 2 x 82 + 3 x 81 + 5 x 80 + 6 x 8-1 + 4 x 8-2 = 157.8125(10) 3.5. Hệ đếm thập lục phân (Hexa-decimal system, b=16)

Hệ đếm thập lục phân là hệ cơ số b=16 = 24, tương đương với tập hợp 4 chữ số nhị phân (4 bit). Khi thể hiện ở dạng hexa-decimal, ta có 16 ký tự gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, và 6 chữ in A, B, C, D, E, F để biểu diễn các giá trị số tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15. Với hệ thập lục phân, trị vị trí là lũy thừa của 16.

Ví dụ: 34F5C(16) = 3 x 164 + 4 x 163 + 15 x 162 + 5 x 161 + 12 x 160 = 216294(10)

Ghi chú: một số ngôn ngữ lập trình qui định viết số hexa phải có chữ H ở cuối chữ số. Ví dụ: Số 15 viết là FH. Bảng qui đổi tương đương 16 chữ số đầu tiên của 4 hệ đếm

Hệ 10 Hệ 2 Hệ 8 Hệ 16 0 0000 00 0 1 0001 01 1 2 0010 02 2 3 0011 03 3 4 0100 04 4 5 0101 05 5 6 0110 06 6 7 0111 07 7 8 1000 10 8 9 1001 11 9 10 1010 12 A 11 1011 13 B 12 1100 14 C 13 1101 15 D 14 1110 16 E 15 1111 17 F

3.6. Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ b Tổng quát: Lấy số nguyên thập phân N(10) lần lượt chia cho b cho đến khi thương số

bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N(b) là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại.

Ví dụ: Số 12(10) = ?(2). Dùng phép chia cho 2 liên tiếp, ta có một loạt các số dư như sau:

12 2 0 6 2

3 0 2

1 10

2

10

0

Số dư

(remainders)

Page 10: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 10

Kết quả: 12(10) = 1100 (2)

3.7 Đổi phần thập phân từ hệ thập phân sang hệ cơ số b Tổng quát: Lấy phần thập phân N(10) lần lượt nhân với b cho đến khi phần thập

phân của tích số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N(b) là các số phần nguyên trong phép nhân viết ra theo thứ tự tính toán. Ví dụ : 0. 6875 (10) = ?(2) phần nguyên của tích 0. 6875 x 2 = 1 . 375 0. 3750 x 2 = 0 . 75 0. 75 x 2 = 1 . 5 0. 5 x 2 = 1 . 0

Kết quả: 0.6875(10) = 0.1011(2)

3.8. Mệnh đề logic Mệnh đề logic là mệnh đề chỉ nhận một trong 2 giá trị : Đúng (TRUE) hoặc Sai

(FALSE), tương đương với TRUE = 1 và FALSE = 0. Qui tắc: TRUE = NOT FALSE

và FALSE = NOT TRUE Phép toán logic áp dụng cho 2 giá trị TRUE và FALSE ứng với tổ hợp AND (và)

và OR (hoặc) như sau: IV. Các thành phần cơ bản của máy tính

4.1. Thiết bị nội vi 4.1.1. Vỏ máy - Case Công dụng: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị

khỏi bị tác động bởi môi trường. 4.1.2. Bộ nguồn – Power

Công dụng: là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau.

x y AND(x,y) OR(x,y) TRUE TRUE TRUE TRUE TRUE FALSE FALSE TRUE FALSE TRUE FALSE TRUE FALSE FALSE FALSE FALSE

phần thập phân của tích

Case chưa sử dụng Case đang sử dụng Case hết sử dụng

Page 11: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 11

Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy. 4.1.3. Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard)

Công dụng: Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy.

Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy. 4.1.3.1 Bên trong mainboard a. Chipset

Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thừơng có

1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.

Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA... b. Giao tiếp với CPU.

Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket).

+ Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.

+ Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU.

c. RAM slot Công dụng: Dùng để cắm RAM và main. Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu. Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác

nhau. d. IDE Header

Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh trên Mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard:

IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD...

Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn toàn giống nhau.

Page 12: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 12

e. PIN CMOS Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ

hệ thống, mật khẩu bảo vệ ... f. Jumper Jumper là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm

vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó như lưu mật khẩu CMOS. Jumper là một thành phần không thể thiếu để thiết lập ổ chính, ổ phụ khi bạn gắn 2 ổ cứng, 2 ổ CD, hoặc ổ cứng và ổ CD trên một dây cáp.

4.1.3.2. Bên ngoài mainboard a. PS/2 Port

Công dụng: Cổng gắn chuột và bàn phím. Nhận dạng: 2 cổng tròn nằm sát nhau. Màu xanh đậm để cắm dây bàn phím, màu

xanh nhạt để dây chuột. b. USB Port Cổng vạn năng - USB viết tắt từ Universal Serial Bus Công dụng: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcame ...; cổng

USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT. Nhận dạng: cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và

có ký hiệu mỏ neo đi kèm. Lưu ý!: Đối vói một số thùng máy (case) có cổng USB phía trước, muốn

dùng được cổng USB này bạn phải nối dây nối từ Case vào chân cắm dành cho nó có ký hiệu USB trên mainboard.

c. COM Port Cổng tuần tự - COM viết tắt từ Communications. Công dụng: Cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quyét,... Nhưng hiện nay

rất ít thiết bị dùng cổng COM. Nhận dạng: là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên

mỗi mainboard và có ký hiệu COM1, COM2 d. LPT Port Cổng song song, cổng cái, cổng máy in - LPT viết tắt từ Line Printer Terminal Công dụng: thường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ mới hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT. Nhận dạng: Là cổng dài nhất trên mainboard. Trên đây là 4 loại cổng mặc định phải có trên mọi mainboard. Còn các loại cổng khác

là những loại card được tích hợp trên main, số lượng là tùy vào loại main, tùy nhà sản xuất.

Page 13: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 13

4.1.4. VGA Card Card màn hình - VGA viết tắt từ Video Graphic Adapter. Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard. Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB (4MB, 8MB,

16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB...) Nhân dạng: card màn hình tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng

bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng như hình trên để cắm dây dữ liệu của màn hình.

Nhận dạng: o Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI o Dạng tích hợp trên mạch (onboard)

Lưu ý!: Nếu mainboard có VGA onboard thì có thể có hoặc không khe AGP. Nếu có khe AGP thì bạn có thể nâng cấp card màn hình bằng khe AGP khi cần.

4.1. 5. HDD Ổ đĩa cứng HDD viết tắt từ Hard Disk Drive Cấu tạo: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một motor quay ở giữa và một đầu

đọc quay quanh các lá đĩa để đọc và ghi dữ liệu (xem hình bên). Công dụng: ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của

máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng.

Đặc trưng: Dung lượng nhớ tính bằng MB, và tốc độ quay tính bằng số vòng trên một phút - rounds per minute (rpm)

Mách bạn: HDD hiện nay trên thị trường có 2 tốc độ 5400rpm, 7200 rpm

Sử dụng: HDD nối vào cổng IDE1 trên mainboard bằng cáp (hình trên), và một dây

nguồn 4 chân từ bộ nguồn vào phía sau ổ. Lưu ý: Dây cáp dữ liệu của HDD cũng có thể dùng cắm cho

các ổ CD, DVD. Trên một IDE bạn có thể gắn được nhiều ổ cứng, ổ CD

tùy vào số đầu của dây cáp dữ liệu. Dây cáp dữ liệu của ổ cứng khác cáp dữ liệu của ổ mềm.

4.1.6. RAM Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - RAM viết tắt từ Random Access Memory. Công dụng: Lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần ... Đặc trưng:

Dung lượng tính bằng MB. Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz.

Phân loại:

VGA cắm khe PCI VGA cắm khe AGP

Page 14: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 14

Giao diện SIMM (Single Inline Memory Module) là những loại RAM dùng cho những mainboard và CPU đời cũ. Hiện nay loại Ram giao diện SIMM này không còn sử dụng.

Giao diện DIMM (Double Inline Memory Module): Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM sau: SDRAM, DDRAM, DDRAM2

4.1. 7. CPU Bộ vi xử lý, đơn vị xử lý trung tâm - CPU viết tắt từ Center Processor Unit. Đặc trưng: Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng MHz, GHz Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz Bộ đệm - L2 Cache.

Nhà sản xuất: Hiện nay trên thế giớ có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất là AMD và Intel. Riêng ở thị trường VN chủ yếu sử dụng CPU Intel.

Phân loại: Dạng khe cắm Slot, dạng chân cắm Socket. 4.2. Thiết bị ngoại vi 4.2.1. . Monitor - màn hình

Công dụng: Là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy.

Đặc trưng: độ rộng tính bằng Inch. Phân loại: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phẳng),

màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình Plasma. 4.2.2. Máy in (Printer) Là thiết bị thực hiện chức năng tương tự như màn hình, điều đặc biệt là dữ liệu được in ra trên giấy. Có nhiều loại máy in: in kim và in laser. Ví dụ: Máy in kim EPSON LQ (loại 24 kim), EPSON FX (loại 9 kim). Máy in LaserJet HP có mật độ từ 300 ÷ 600 DPI (chấm / inch). 4.2.3. Keyboard - Bàn phím

Công dụng: Bàn phím là thiết bị nhập. Ngoài những chức năng cơ bản, bạn có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng mở rộng để nghe nhạc, truy cập internet, hoặc chơi game. Phân loại:

Bàn phím cắm cổng PS/2. Bàn phím cắm cổng USB Bàn phím không dây.

4.2.4. Mouse - chuột.

SDRAM DDRAM DDRAM 2

Page 15: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 15

Công dụng: Chuột cũng là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng đồ họa. Phân loại: - Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí. - Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng (không có bi lăn) Sử dụng: Tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoặc không dây. 4.2.5. FDD Ổ đĩa mềm - FDD viết tắt từ Floopy Disk Drive Sử dụng: Ổ mềm lắp từ bên trong thùng máy. Đầu cáp bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu thắng gắn vào đầu cắm FDD trên main. Lưu ý!: Cáp ổ mềm nhỏ hơn cáp ổ cứng, cáp ổ mềm bị đánh tréo một đầu, đầu này để gắn vào ổ mềm. 4.2.5. CD, CD-RW, DVD, Combo-DVD Công dụng: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD,VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học. Đặc trưng: Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X, 48X, 52X) Phân loại:

CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD. CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD. DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD.

V. Chương trình phần mềm 5.1. Khái niệm

Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó.

5.2. Phân loại 5.2.1. Theo phương thức hoạt động

Phần mềm được phân loại dựa trên phương thức hoạt động bao gồm: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình…

- Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được phát triển cho một ứng dụng đặc thù nào đó.

Ví dụ: Phần mềm xử lý văn bản: Word,.. Phần mềm kế toán: Excel, Acsoft, Fast… Phần mềm vẽ: AutoCad; Paint,… - Phần mềm hệ thống: là phần mềm được dùng để làm cho máy tính hoạt động điều

khiển, xử lý các dữ liệu mà người dùng đưa ra để đưa các thông tin cần thiết. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành như: Windows, MS- DOS. Một máy tính muốn hoạt động được phải có ít nhất một hệ điều hành. Hệ điều hành là hệ

thống các chương trình đặc biệt quản lý tài nguyên phần cứng, phần mềm của máy tính và điều khiển toàn bộ các hoạt động của chúng tạo nên sự giao tiếp thuận lợi giữa hai máy và giúp cho việc sử dụng máy tính được dễ dàng và hiệu quả.

Nhiệm vụ: tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính.

Page 16: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 16

Chức năng: chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào đĩa, xuất văn bản ra màn hình. Các hệ thống phần mềm đặc biệt: hệ điều hành, chương trình điều khiển thiết bị, công cụ

lập trình, chương trình dịch, chương trình kết nối, và chương trình tiện ích (NU). - Phần mềm lập trình: là ngôn ngữ do con người tạo ra nhằm diễn đạt yêu cầu cho

máy tính thực hiện một nhiệm vụ nào đó. 5.2.2 Theo khả năng ứng dụng

Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính,... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.

Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học,...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng,... Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó. Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp. Ví dụ: Phần mềm quản lý: Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông tin. Việc xây dựng và khai thác phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn quản lý tương ứng, thí dụ quản lý con người, quản lý kho hàng, quản lý lương, v.v... Bản thân phần mềm và các lập trình viên, nói chung, không sản xuất ra phần mềm quản lý được. Một số chủng loại phần mềm quản lý tiêu biểu:

Phần mềm dự toán G8 Quản lý thi trắc nghiệm; Quản lý phòng Game, Net; Quản lý tài sản; Các giải pháp ERP.

VI. Các ứng dụng tin học Tin học hiện nay ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:

Xử lý dữ liệu tổ chức – Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp – Quản lý quan hệ khách hàng – Các hệ thống quản lý nguồn nhân lực – Phần mềm toán học – Phân tích số – Chứng minh tự động – Các hệ thống đại số máy tính – Vật lý và Kỹ thuật – Hóa học tính toán – Vật lý tính toán – Sinh học và Y học – Tin sinh học – Sinh học tính toán – Tin y học – Khoa học xã hội và Khoa học hành vi – Computer-aided engineering – Người máy – Giao diện người máy – Tổng hợp tiếng nói – Usability engineering – Viễn thông – Lý thuyết hàng đợi…

6.1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật Đây là những bài toán có khối lượng rất lớn tính toán số. Nếu không dùng đến máy tính thì không thể thực hiện được các tính toán đó trong

phạm vi thời gian cho phép. Như các bài toán: Thiết kế kỹ thuật, xử lý các số liệu thực nghiệm, Nhờ máy tính, nhà thiết kế không những có thể tính nhiều phương án mà còn thể hiện

được các phương án đó một cách trực quan trên màn hình hoặc in ra giấy. Do vậy, quá trình thiết kế trở nên nhanh hơn, hoàn thiện hơn và chi phí thấp hơn.

Page 17: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 17

6.2. Hỗ trợ việc quản lý Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin rất lớn. Các phần mềm chuyên dụng đã hỗ trợ đắc lực cho con người trong lĩnh vực này. Qui trình ứng dụng tin học để quản lý gồm:

Tổ chức lưu trữ hồ sơ. Cập nhật hồ sơ Khai thác thông tin.

Như các bài toánquản lý tại bệnh viện, quản lý doanh nghiệp, Quản lí bán vé tại các sân bay , Quản lý sách ở thư viện ….

6.3. Tự động hóa và điều khiển Nhờ có tin học mà mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn . Và cả trong việc tự động , điều

khiển .

Quản lý bán vé tại các sân bay

Quản lý sách ở thư viện

Thiết kế ô tô Thiết kế quy hoạch

Thiết kế nhà đất Thiết kế máy bay

Page 18: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 18

Ví dụ : Robocon, Điều Khiển hệ thống ánh sáng , Điều Khiển dây chuyền sản xuất …

6.4. Truyền thông Tin học đã góp phần không nhỏ để đổi mới các dịch vụ của kỹ thuật truyền thông . Một

xu hướng tất yếu đang diễn ra là sự liên kết Giữa mạng truyền thông & các mạng máy tính .Có mạng máy tính toàn cầu Internet ,

nhờ đó phát triển nhiều dịch vụ : E-learning ; E-cimmerce. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Hãy nêu lịch sử ra đời của các thế hệ máy tính? 2. Tin học là gì? Nêu các thành phần cơ bản của máy tính? 3. Tại sao CPU lại là bộ não của máy vi tính? Nêu các thành phần của CPU? 4. Tại sao lại gọi là các thiết bị ngoại vi? Trình bày các thiết bị ngoại vi thông dụng của

máy vi tính? 5. Trong máy tính dùng các hệ đếm nào? Trình bày cách chuyển đổi giữa các hệ đếm?

Robo conRobo con

ĐK hệ thống ánh sáng

Page 19: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 19

6. Trình bày các phép tính trong hệ 2? Thực hiện các phép tính trong hệ 2 như sau: x = 3610 , y = 1810. Tính x + y, x – y , x * y, x/y

7. Chuyển đổi số trong các hệ đếm: a. Chuyển 3310, 3510 sang số hệ 2, hệ 16. b. Chuyển 101110012, 10011012 sang hệ 10, hệ 16

8. Tin học được ứng dụng trong các lĩnh vực nào của đời sống?

Page 20: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 20

CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH

I. Giới thiệu hệ điều hành Để sử dụng máy vi tính trước tiên phải hiểu và biết sử dụng bộ chương trình điều khiển các hoạt động chung của máy vi tính. Bộ chương trình đó chính là hệ điều hành. Chương này trình bày các kiến thức chính về hệ điều hành: Khái niệm hệ điều hành, các hệ điều hành thông dụng hiện nay, hệ điều hành MS-DOS, hệ thống quản lý file.

1.1 Khái niệm hệ điều hành Hệ điều hành là hệ thống các chương trình điều khiển các hành vi cơ bản của dàn máy vi

tính. Chỉ khi hệ điều hành được nạp vào trong bộ nhớ thì máy tính mới hoạt động. Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết

bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần

cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Chức năng cơ bản của Hệ điều hành: - Hệ điều hành điều khiển tất cả các hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại vi. - Hệ điều hành là người thông dịch, cầu nối giữa người sử dụng và máy vi tính. 1.2. Nhiệm vụ của hệ điều hành - Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo

mạch âm thanh,... - Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin,

quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu. - Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một

hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới. - Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ

thống (system command). - Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các

phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản....

1.3. Các thành phần của hệ điều hành - Hệ thống quản lý tiến trình - Hệ thống quản lý bộ nhớ - Hệ thống quản lý nhập xuất - Hệ thống quản lý tập tin - Hệ thống bảo vệ - Hệ thống dịch lệnh - Quản lý mạng

1.4. Phân loại hệ điều hành Có thể chí hệ điều hành thành 2 loại: Hệ điều hành máy tính cá nhân, hệ điều hành

mạng. - Hệ điều hành máy tính cá nhân: là hệ điều hành viết để điều khiển một máy tính

riêng lẻ còn gọi là máy tính cá nhân. Các hệ điều hành máy tính cá nhân thông dụng như: MS-DOS, WINDOWS 2000,

WINDOWS XP, WINDOWS VISTA, WINDOWS 7… - Hệ điều hành mạng: là hệ điều hành viết để điều khiển một mạng máy tính bao gồm 1

máy chủ kết nối với các máy trạm, hệ điều hành được cài đặt máy chủ.

Page 21: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 21

Theo khoảng cách địa lý có thể phân ra các loại mạng máy tính sau: Mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu.

Các hệ điều hành mạng thông dụng hiện nay là: WINDOWS NT, UNIX, WINDOWS 2000 SERVER. II. Hệ điều hành MS-DOS Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft Disk Operating System) của hãng Microsoft (Mỹ) là hệ thống chương trình tạo điều kiện thuận lợ cho sự giao tiếp giữa người và máy tính quản lý các tập tin trên đĩa và điều khiển các thiết bị ngoại vi. MS-DOS có nhiều Version (phiên bản) khác nhau, phiên bản đầu tiên là 4.0, phiên bản gần đây là 6.0,6.2,6.22 có nhiều cải tiến thuận lợi cho người sử dụng. MS-DOS lưu trên đĩa thành các tập, mỗi tập thực hiện một chức năng, trong đó có 3 tập cốt lõi là: MSDOS.SYS IO.SYS COMMAND.COM Khi khởi động máy 3 tập tin sẽ được tải từ đĩa vào bộ nhớ trong của máy tính. Đối tượng xử lý của MS-DOS là những tập, chẳng hạn: tạo tập, xoá tập, sap chép tập, đổi tên tập… Hệ thống các tập trong của MS-DOS có 2 loại: các lệnh thường trú và các lệnh ngoại trú.

- Lệnh thường trú: là các lệnh thường xuyên được sử dụng và được lưu trong tập COMMAND.COM. Lệnh này cho phép ra lệnh tại bất cứ một vị trí thư mục nào mà ta đang hoạt động.

- Lệnh ngoại trú: là tên các tập lệnh của DOS mỗi 1 tập lệnh thường được sao chép từ đĩa của hệ thống vào thư mục của DOS trên ổ đĩa cứng C. Một số lệnh thường trú: DIR; REN; DATE; TIME; COPY; DEL; CD; MD… Một số lệnh ngoại trú: FORMAT.COM; TREE.COM; SYS.COM; DISKCOPY.COM; SCANDISK.EXE. III. Hệ thống quản lý file

3.1.File(Tập) Tập là tập hợp thông tin có liên quan logic với nhau, cùng phục vụ cho một chương trình trong MTĐT. Tập được tổ chức với mục đích thuận lợi cho việc lưu giữ, tìm kiếm, thay đổi và xử lý theo một thể thức thống nhất mà HĐH quy định. Tuỳ theo nội dung thông tin khác nhau, chức năng khác nhau mà HĐH quy định và phân chia các loại tập khác nhau: tập văn bản, tập chương trình, tập dữ liệu,… Tập là đơn vị xử lý của HĐH. Đặc trưng cơ bản của tập là: Tên tập (file name) Độ lớn của tập (số bytes chiếm giữ).

Một file là một sự thu thập các thông tin có liên quan được định nghĩa bởi người tạo ra nó. Thường file thể hiện cho chương trình và dữ liệu.

Vai trò quản lý file trong hệ điều hành: Tạo và xóa file. Tạo và xoá thư mục. Cung cấp các thao tác trên file và thư mục. Ánh xạ file vào hệ thống lưu trữ phụ.

3.2. Cách đặt tên tập (file name) Tên tập do người sử dụng tự đặt, sao cho dễ đọc, dễ nhớ và phản ảnh nội dung được chứa trong tập đó. Quy cách đặt tên tập:

Page 22: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 22

Tên tập có hai phần: TÊN . KIỂU - TÊN tập một dãy liên tiếp( không chứa khoảng trắng) các chữ cái, chữ số, các kí hiệu, không được đặt quá 8 ký tự, kí tự đầu tiên là chữ cái. - KIỂU (đuôi) tập là một dãy liên tiếp các ký tự (không có khoảng trống), độ dài không quá 3 kí tự.

3.3. Ví dụ về một số loại tập a) Ví dụ 1: Sử dụng hệ soạn thảo văn bản ( chẳng hạn WindWord) để viết một báo cáo, ta phải lưu giữ thông tin dưới dạng một tập tin, và phải đặt tên, chẳng hạn: BAOCAO.DOC. Tập BAOCAO.DOC là một loại tập văn bản được soạn thảo từ Word, khi đặt tên thường ta chỉ đặt tên BAOCAO, còn phần kiểu tập do hệ Word tự động thêm vào (.doc). b) Ví dụ 2: Cũng công việc như ví dụ 1, nhưng nếu dùng hệ soạn thảo Notepad để viết báo cáo, giả sử ta cũng đặt tên tập là BAOCAO thì ta lại được tên tập đầy đủ là: BAOCAO.TXT.

3.4.. Một số tên tập và đuôi tập tránh đặt CON: tên dành riêng cho thiết bị màn hình. COM2: tên cho cổng truyền nối tiếp 2. NULL: tên của tập không tồn tại. COM, EXE: là đuôi tập của các chương trình thực hiện dạng mã máy. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Nêu khái niệm hệ điều hành? Các chức năng cơ bản của hệ điều hành? 2. Nêu sự khác nhau giữa hệ điều hành máy tính cá nhân và hệ điều hành mạng? Nêu

một số hệ điều hành đang được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nước ta? 3. Hệ điều hành MS-DOS là gì? 4. Hệ thống quản lý file

Page 23: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 23

CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

I. Tổng quan về Windows Windows là một bộ chương trình hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất. Windows có

giao diện đồ hoạ (GUI - Graphic Use Interface). Nó dùng các phần tử đồ hoạ như biểu tượng Icon, thực đơn (menu) và các hộp thoại (dialog) chứa các lệnh cần thực hiện.

Hiện nay có các phiên bản Windows 2000, Windows XP, Windows 2003, Windows Vista, Windows NT 4.0.

Đặc điểm khác biệt là những hệ điều hành này có tính năng bảo mật cao, vì vậy nó được sử dụng cho môi trường có nhiều người dùng. II. Làm việc với Windows

2.1. Khởi động Windows tự khởi động sau khi bật công tắc nguồn của máy tính. Khi khởi động xong,

nếu máy thiết lập chế độ bảo vệ thì Windows có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập.

2.2. Cách thoát khỏi Windows Khi muốn thoát khỏi Windows bạn phải đóng tất cả chương trình ứng dụng đang mở,

tiếp theo bạn thực hiện một trong những cách sau đây: - Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 - Cách 2: Kích chuột chọn nút Start và chọn Turn Off Computer - Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác này một hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới. Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu bạn chọn Restart máy sẽ đóng các ứng dụng đang chạy và tự khởi động lại. Nếu bạn chọn Stand By hệ điều hành sẽ ngưng hoạt dộng của Đĩa cứng và Màn hình, mục đích tích kiệm điện khởi động lại nhanh hơn.

2.3. Desktop - Có thanh Taskbar: nằm phía cuối của màn hình nền, là thanh tác vụ. - Bên trái màn hình là biểu tượng Icon: My Computer, My Network Places, Recycle Bin,… - My Computer: Biểu tượng này cho phép khai thác tài nguyên trong máy tính. - My Network Places: Dùng để hiển thị các tài nguyên được chia sẻ trong mạng máy tính cục bộ LAN.

Page 24: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 24

- Recycle Bin: Là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng bị đã bị xoá. - Internet Explorer: Cho phép truy cập tài nguyên trên Internet. - Các biểu tượng lối tắt (Shortcuts): giúp cho chúng ta truy cập nhanh đến một đối tượng nào đó. Các biểu tượng có kèm theo các mũi tên ở góc dưới bên trái của biểu tượng. - Cách tạo các Shortcuts của các chương trình lên màn hình nền bằng cách: Nháy chuột phải vào biểu tượng chương trình và chọn Send To \ Desktop trên menu đối tượng - Menu đối tượng khi kích chuột phải vào đối tượng sẽ xuất hiện thực đơn tương ứng của đối tượng đó gọi là menu đối tượng.

2. 4.Tthanh tác vụ (Taskbar) - Bước 1: Nhấn chuột vào Start \ Settings \ Taskbar and Start Menu xuất hiện hộp thoại. - Bước 2: Chọn lớp Taskbar và có các tuỳ chọn dưới đây: + Lock the Taskbar: khoá thanh Taskbar + Auto hide: cho tự động ẩn thanh Taskbar khi không sử dụng. + Keep the Taskbar on top of other windows: cho thanh Taskbar hiện lên phía trước các cửa sổ. + Group similar taskbar buttons: cho hiện các chương trình cùng loại theo nhóm. + Show Quick Launch: cho hiển thị các biểu tượng trong Start menu với kích thước nhỏ trên thanh Taskbar. + Show the Clock: cho hiển thị đồng hồ trên thanh Taskbar. + Hide inactive icons: cho ẩn hiện các chương trình không được kích hoạt. - Bước 3: Chọn lớp Start Menu

Các chương trình đang

Thanh tác vụ

Khay hệ thống

Nền màn hình

Page 25: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 25

+ Kích chuột chọn lệnh Customize, xuất hiện cửa sổ cho phép thực hiện một số thay đổi cho Menu Start.

o Nút Add: thêm một biểu tượng chương trình (Shortcut) vào menu Start. o Nút Remove: xoá bỏ các biểu tượng nhóm (Folder) và các biểu tượng chương trình trong menu Start. o Nút Clear: xoá các tên tập tin trong nhóm Documents trong menu Start. o Nút Advanced: thêm, xoá, sửa, tạo các biểu tượng nhóm (Folder) và các biểu tượng chương trình (Shortcut) trong menu Start. Khi kích chuột vào nút Advanced, xuất hiện cửa sổ start Menu cho phép tạo, xoá, đổi tên thư mục/lối tắt trong menu Start.

2.5. Menu Start 2.5.1. Cách mở Menu Start

- Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + ESC - Cách 2: Nhấn vào nút Windows trên bàn phím - Cách 3: Kích chuột vào nút Start trên thanh Taskbar.

2.5.2. Các thành phần trong Menu Start Turn of computer: Tắt và khởi động lại máy tính. Log off: Đăng nhập mạng nội bộ Log Off ten Use: Đăng nhập với người sử dụng khác. Run: Chạy các chương trình ứng dụng. Help and Support: Trợ giúp. Search: Cửa sổ tìm kiếm tài liệu. Setting: Danh sách các công cụ có thể được sử dụng để thay

đổi các tham số lựa chọn cho nhiều thiết bị và phần mềm trong máy tính.

Document: Danh sách các tập tin mở sau cùng. Program: Chứa chương trình ứng dụng hay nhóm chương

trình ứng dụng 2.6. Tạo thư mục

- Mở ổ đĩa, thư mục sẽ chứa thư mục muốn tạo. - Kích phải chuột tại khoảng trống trong khung phải của cửa sổ ứng dụng. - Chọn New \ Folder để tạo thư mục. - Gõ tên thư mục (tối đa 256 ký tự) và ấn Enter.

2.6. Tạo tập văn bản đơn giản - Mở ổ đĩa, thư mục sẽ chứa tập tin muốn tạo. - Kích phải chuột tại khoảng trống trong khung phải của cửa sổ ứng dụng. - Chọn New \ Text document để tạo tập tin. - Gõ tên file (tối đa 256 ký tự) và ấn Enter. - Kích đúp tập tin vừa tạo để nhập nội dung sau đó nhấn F2 để ghi lại và ESC để thoát.

2.7. Tạo Shortcut (lối tắt) - Mở thư mục và tập tin chứa chương trình cần tạo Shortcut. - Kích phải chuột vào đối tượng cần tạo Shortcut. - Chọn Send to desktop, sau đó xuất hiện ra Desktop.

2.8. Đổi tên tập tin hay thư mục - Chọn thư mục, tập tin cần đổi tên - Kích phải chuột chọn Rename hoặc vào File chọn Rename hoặc kích trái chuột vào thư mục, tập tin rồi nhấn F2. - Gõ tên mới sau đó nhấn Enter.

2.9. Chọn nhiều thư mục, tập tin

Page 26: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 26

- Để chọn nhiều tập tin, thư mục đứng liền nhau để copy hoặc xoá: Đưa trỏ chuột đến đầu khối, giữ phóm Shift và mở rộng khối bằng các phím mũi tên hoặc nháy chuột đến cuối khối. - Để chọn nhiều tập tin, thư mục không đứng liền nhau: giữ phím Ctrl và kích trái chuột chọn các đối tượng.

2.10. Sao chép thư mục, tập tin Chọn các đối tượng cần sao chép và thực hiện theo một trong các cách sau:

- Cách 1: + Kích phải chuột tại các đối tượng và Copy. + Sau đó mở ổ đĩa, thư mục đích. + Kích phải chuột và chọn Paste. - Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C. Mở ổ đĩa, thư mục đích và nhấn tổ hợp phím

Ctrl + V.

- Cách 3: Kích chuột vào biểu tương Copy trên thanh công cụ. Mở ổ đĩa, thư

mục đích và kích chuột vào biểu tượng Paste . - Cách 4: Giữ phím Ctrl đồng thời kích và rê đối tượng đến đích (đích và nguồn

phải nhìn thấy nhau trong một cửa sổ). 2.11. Di chuyển tập tin, thư mục

- Chọn đối tượng cần di chuyển - Nháy chuột phải vào đối tượng và chọn lệnh Cut (hoặc nhấn tổ hợp phím

Ctrl + X). - Mở ổ đĩa hoặc thư mục cần di chuyển đến

- Kích chuột vào biểu tượng Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V). 2.12. Xoá thư mục, tập tin

Khi xoá tập tin hay thư mục trong đĩa cứng, Window sẽ di chuyển tập tin hay thư mục đó vào Recycle Bin (Thùng rác).

- Chọn đối tượng cần xoá. - Nháy chuột phải vào đối tượng chọn Delete, hoặc chọn menu File \ Delete. - Windows sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xóa, nhấn Yes để thực hiện xoá, hoặc No

nếu không. 2.13. Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin

Để phục hồi lại thư mục, tập tin trong Recycle Bin, ta thực hiện như sau: - Mở Recycle Bin. - Chọn đối tượng muốn phục hồi. - Kích phải chuột chọn Restore hoặc vào File \ Restore.

Nếu muốn xoá hẳn thì chọn đối tượng và bấm delete. Nếu muốn xoá tất cả chọn File \ Empty Recycle Bin.

2.14. Xem và thay đổi thuộc tính thư mục, tập tin - Mở cửa sổ My computer hoặc Windows Explorer. - Chọn thư mục, tập tin muốn xem hoặc thay đổi. - Kích phải chuột chọn Properties. - Trong hộp thoại Properties, xem và thay đổi các thuộc tính: + Read only: Chỉ đọc. + Hidden: Ẩn. + Archive: Lưu trữ + System: Hệ thống.

Page 27: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 27

* Cách lấy lại thư mục, tập tin đã bị ẩn - Mở Windows Explorer hoặc My

computer. - Chọn menu Tool \ Folder Options. - Trong hộp thoại Folder Options chọn

nhãn View. - Kích chọn tuỳ chọn Show hidden files

and folder và kích chuột vào nút OK.

2.15. Tìm kiếm tập, thư mục Chức năng này cho phép tìm kiếm các tập tin,

các thư mục và cả tên của các máy tính trên mạng LAN. Sau khi đã tìm thấy đối tượng, bạn có thể làm việc trực tiếp với kết quả tìm kiếm trong cửa sổ Search Results.

Để tìm kiếm thư mục, tập tin ta thực hiện như sau:

- Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ "Search" hoặc chọn lệnh Start \ Search \ For Files or Folders. - Trong cửa sổ Search Results, kích chuột chọn All files and folders. - Nhập tên thư mục hay tập tin cần tìm kiếm. - Kết quả tìm kiếm được sẽ hiện ở khung bên phải.

III. Thay đổi cấu hình máy tính 3.1. Thay đổi thuộc tính màn hình

Màn hình có thể thay đổi mầu, ảnh hoặc do người sử dụng chọn.

Mở hộp thoại Display Properties bằng cách:

- Cách 1: Vào Start Menu \ Setting \ Control Panel \ Display - Cách 2: Kích phải chuột tại khoảng trống màn hình và chọn Properties.

3. 1.1. Chọn ảnh nền - Kích chuột chọn nhãn Desktop. - Nếu muốn thay đổi hình coa sẵn của Windows ta chọn ở khung Background. - Nếu ta chọn cách lưu trong ổ cứng ta nhấn vào nút Browse. - Nháy vào Lock in tìm đến ổ đĩa chứa hình ảnh cần tìm. - Chọn một ảnh thích hợp sau đó ấn Apply rồi chọn OK.

3. 1.2. Thiết lập màn hình nghỉ cho máy tính (Screen Saver) - Trong hộp thoại Display Properties chọn lớp thứ hai Screen Saver. - Chọn mẫu màn hình nghỉ trong khung Screen Saver

+ Đặt thời gian màn hình nghỉ ở khung Wait

Page 28: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 28

+ Nếu muốn thiết lập chế độ nghỉ khi trở về màn hình làm việc có yêu cầu mật khẩu thì ta sẽ đánh dấu vào hộp thoại On resume, Password Protect.

* Đưa dòng chữ làm màn hình

nghỉ: - Chọn 3D Text \ Setting . - Gõ chữ vào khung Custom text. - Nhấn OK.

3.1.3. Độ phân giải màn hình - Kích chuột chọn Setting trong Display Properties - Color: Chọn chế độ màu (có 2 chế độ 16 bit và 32 bit) - Screen Area: Hiệu chỉnh độ phân giải.

3.1.4. Sử dụng cửa sổ theo chủ đề (Desktop Themes) Ta có thể thiết lập nền màn hình,chế độ màn hình nghỉ và một số hình thức hiển thị đi

kèm theo chủ đề có sẵn của Windows XP. Cách thiết lập như sau: - Kích chuột chọn nhãn Theme trong hộp thoại Display Properties. - Trong danh mục Theme, chọn một chủ đề hiển thị nào đó. - Muốn về chế độ mặc định, chọn Windows XP. - Kích chuột vào nút Apply hoặc OK.

3.1.5. Thay đổi chế độ hiển thị các cửa sổ Để thay đổi chế độ mặc định ta chọn: - Kích chuột chọn nhãn Appearance trong hộp thoại Display Properties. - Thay đổi các mẫu nền kích chọn các mầu mặc định sẵn trong khung Color Scheme,

để trở về chế độ mặc định chọn mục Defaul.

- Chọn tiếp mục Advanced. - Chọn màu mầu sắc, kích cỡ và kiểu hiện thị của các nút trong các cửa sổ kích chọn kiểu hiện thị trong danh mục Item. - Chọn Font chữ và kích thước. - Kích chuột vào nút OK để chấp nhận.

3. 2. Cài đặt và loại bỏ chương trình Để cài đặt chương trình mới hoặc gỡ bỏ chương trình không cần sử dụng ta sẽ vào Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel, xuất hiện hộp thoại như hình dưới đây:

3.2.1. Nhóm Change or Remove Programs Cho phép cập nhật hay loại bỏ chương trình

ứng dụng có sẵn. - Bước 1: Chọn chương trình muốn cập

nhật / loại bỏ. - Bước 2: Chọn Change để cập nhật

chương trình hay Remove để loại bỏ khi không cần sử dụng nữa.

Page 29: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 29

3.2.2. Nhóm Add new Programs Cho phép cài đặt thêm chương trình ứng dụng hoặc là cập nhật lại Windows. - Bước 1: Chọn CD or Floppy để cài đặt chương trình ứng dụng mới, khi đó Windows sẽ yêu cầu chỉ ra nơi chứa chương trình cần cài đặt thường là các tập tin có tên là Setup.exe hoặc Install.exe. Có thể nhập tên đường dẫn vào hộp Open hoặc nhấn chuột vào nút Browse để chỉ ra tập tin đó. - Bước 2: Chọn Windows Update để cập nhật lại hệ điều hành Windows.

3. 3. Cấu hình ngày giờ cho hệ thống - Bước 1: Kích chuột vào nút Start và chọn mục

Settings \ Cnotrol Panel. - Bước 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Date and

Time. - Bước 3: Thay đổi ngày, giờ trong hộp thoại Date and

Time Properties. - Bước 4: Kích chuột chọn nút Apply rồi ấn OK để ghi

nhận. 3.4. Thay đổi thuộc tính của vùng

3. 4.1. Thay đổi cách biểu diễn số Theo mặc định của Windows các số thập phân được có dấu phân cách hàng đơn vị với

hàng thập phân là dấu '.', dấu phân cách đơn vị phần nghìn là ','. Quy ước này ngược với nước ta để thiết lập lại ta làm như sau:

- Bước 1: Kích chuột vào Start chọn mục Settings \ Control Panel

- Bước 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Regional and Language Opiton.

- Bước 3: Trên trang Customize Regional Opiton kích chuột vào nút Customize.

- Bước 4: Trên trang Numbers ta sửa dấu '.'

thành dấu ',' trong mục Decimal symbol và dấu ',' thành dấu '.' trong mục Digit group.

- Kích chuột chọn nút Apply, OK để chấp nhận.

3.4.2. Thay đổi cách biểu diễn giờ - Bước 1: Kích chuột vào nút Start và chọn mục Setting \ Control Panel. - Bước 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Regional and Language Opiton. - Bước 3: Trên trang Customize Regional Opiton kích chuột vào nút Customize. - Bước 4: Kích chuột chọn trang Time. - Bước 5: Gõ vào các hộp Time format, Time separator, AM symbol (sáng), PM symbol (chiều) kiểu định dạng giờ mà bạn muốn thể hiện. - Bước 6: Kích chuột chọn nút Apply, OK để chấp nhận.

3.4.3. Thay đổi cách biểu diễn ngày - Bước 1: Kích chuột vào nút Start và chọn mục Setting \ Control Panel. - Bước 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Regional and Language Opiton.

Page 30: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 30

- Bước 3: Trên trang Customize Regional Opiton kích chuột vào nút Customize. - Bước 4: Kích chuột chọn Date - Bước 5: Lựa chọn cách biểu diễn ngày cho phù hợp rồi kích chuột chọn Apply, OK để chấp nhận.

3.5. Thay đổi thuộc tính của thiết bị chuột, bàn phím 3.5.1. Thay đổi thuộc tính của bàn phím

- Bước 1: Chọn Start \ Settings \ Control Panel \ KeyBoard - Bước 2: Repeat delay thay đổi thời gian trễ cho lần lặp lại đầu tiên khi nhấn và giữ một phím. - Bước 3: Repeat rate thay đổi tốc độ lặp lại khi nhấn và giữ một phím. - Bước 4: Cursor blink rate thay đổi tốc độ của dấu nháy. - Bước 5: Nhấp chuột chọn OK để chấp nhận.

3.5.2. Thay đổi thuộc tíhn của thiết bị chuột - Bước 1: Chọn Start \ Settings \ Control Panel \ Mouse - Bước 2: Lớp Buttons thay đổi chức năng giữa chuột trái và chuột phải và tốc độ nhắp đúp chuột. - Bước 3: Lớp Pointers cho phép chọn hình dạng trỏ chuột trong các trạng thái làm việc. - Bước 4: Lớp Pointers Options cho phép thay đổi tốc độ và hình dạng trỏ chuột khi rê hoặc kéo chuột. - Bước 5: Kích chuột chọn nút OK để chấp nhận.

3.6. Cài đặt máy in 3.6.1. Cài đặt thêm máy in

Với một số máy in thông dụng Windows đã tích hợp sẵn chương trình điều khiển (driver) của máy in, tuy nhiên cũng có những máy in mà trong Windows không có sẵn driver, trong trường hợp này ta cần phải có đĩa driver đi kèm với máy in.

* Các bước cài đặt máy in: - Bước 1: Chọn lệnh Start \ Setting \ Printers and Faxes. - Bước 2: Chọn Add a Printer, xuất hiện hộp thoại Add Printer Wizard. - Bước 3: Làm theo hướng dẫn của Winzard.

3.6.2. Loại bỏ máy in đã cài đặt - Bước 1: Chọn lệnh Start \ Setting \ Printers and Faxes. - Bước 2: Kích chuột vào máy in muốn loại bỏ. - Bước 3: Nhấn phím Delete, sau đó chọn Yes để bỏ.

3.6.3. Thiết lập máy in mặc định Nếu máy tính được cài nhiều máy in, ta có thể một máy in làm đặt máy in mặc định bằng cách chọn máy in đó rồi chọn File \ Set as Default Printer hoặc kích phải chuột, rồi chọn Set as Default Printer.

Page 31: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 31

CHƯƠNG 4: PHÒNG VÀ CHỐNG VIRUS

I. Cách thức phá hoại của virus tin học Virus tin học hiện nay đang là nỗi băn khoăn lo lắng của những người làm công tác tin

học, là nỗi lo sợ của những người sử dụng khi máy tính của mình bị nhiễm virus. Khi máy tính của mình bị nhiễm virus, họ chỉ biết trông chờ vào các phần mềm diệt virus hiện có trên thị trường, trong trường hợp các phần mềm này không phát hiện hoặc không tiêu diệt được, họ bị lâm phải tình huống rất khó khăn, không biết phải làm như thế nào. Vì lý do đó, có một cách nhìn nhận cơ bản về cơ chế và các nguyên tắc hoạt động của virus tin học là cần thiết. Trên cơ sở đó, có một cách nhìn đúng đắn về virus tin học trong việc phòng chống, kiểm tra, chữa trị cũng như cách phân tích, nghiên cứu một virus mới xuất hiện. 1.1. Virus tin học

Thuật ngữ virus tin học dùng để chỉ một chương trình máy tính có thể tự sao chép chính nó lên nơi khác (đĩa hoặc file) mà người sử dụng không hay biết. Ngoài ra, một đặc điểm chung thường thấy trên các virus tin học là tính phá hoại, nó gây ra lỗi thi hành, thay đổi vị trí, mã hoá hoặc huỷ thông tin trên đĩa. 1.2. Phân loại

Thông thường, dựa vào đối tượng lây lan là file hay đĩa mà virus được chia thành hai nhóm chính:

- B-virus: Virus chỉ tấn công lên Master Boot hay Boot Sector. - F-virus: Virus chỉ tấn công lên các file khả thi. Mặc dù vậy, cách phân chia này cũng không hẳn là chính xác. Ngoại lệ vẫn có các virus

vừa tấn công lên Master Boot (Boot Sector) vừa tấn công lên file khả thi. 1.3. Các hình thức phá hoại của B- virus Lây vào các mẫu tin khởi động (MTKĐ – bao gồm master boot của đĩa cứng, boot sector của đĩa cứng, và đĩa mềm), B – virus chỉ có thể được kích hoạt khi ta khởi động máy tính bằng đĩa nhiễm. Lúc này hệ thống chưa được một hệ điều hành (HĐH ) nào kiểm soát, do đó B – virus có thể khống chế hệ thống bằng cách chiếm ngắt của BIOS, chủ yếu là Int 13 ( phục vụ đĩa), Int 8 (đồng hồ). Nhờ đặc điểm này mà nó có khả năng lây trên mọi HĐH. Nếu một B- virus được thiết kế nhằm mục đích phá hoại thì đối tượng chính của chúng là đĩa và các thành phần của đĩa. Để mở rộng tầm hoạt động, một số loại còn có khả năng tấn công lên file khi quá trình khởi động của HĐH hoàn tất, nhưng đó chỉ là nhưng trường hợp ngoại lệ, có hành virus phá hoại giống như F- virus. Chúng ta sẽ xem xét từng thành phần chính của đĩa, bao gồm master boot, boot sector, bảng FAT, bảng Thư mục, Vùng dữ liệu… a. Master Boot Master Boot chỉ có mặt trên đĩa cứng, nằm tại sector 1, track 0, side 0. Ngoài đoạn mă tìm HĐH trên đĩa, master boot còn chứa Partition table. Đây là một bảng tham số nằm tại offset 1BEh, ghi nhận cấu trúc vật lý của đĩa cứng trong quá trình FDISK: đĩa được chia làm bao nhiều partition (ổ lý luận), địa chỉ bắt đầu và kết thúc mỗi partition, partition nào chứa hệ điều hành hoạt động… Các thông tin này rất quan trọng, hệ thống sẽ rối loạn hoặc không thể nhận dạng đĩa cứng nếu chúng bị sai lệch. Khi ghi vào master boot, virus thường giữ lại partition table. Do đó để diệt B – virus , ta chỉ cần cập nhật master boot. Có thẻ dùng lệnh FDISK/MBR cho mục đích nói trên. Lưu ý rằng lệnh này không cập nhật partition table, do đó nếu B – virus thực hiện mă hoá Partition ( khiến máy ” mất ” đĩa C khi khởi động từ A), ta phải lưu lại master boot ( có chứa Partition) sau khi FDISK.

Page 32: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 32

b. Boot Sector Giống như master boot, khi ghi vào boot sector, B – virus thường giữ lại bảng tham số ổ đĩa (BPB – BIOS Parameter Block). Bảng này nằm ở offset OBh của boot sector, chứa các thông số quan trọng như dấu hiệu nhận dạng loại đĩa, số bảng FAT, số sector dành cho bảng FAT, tổng số sector trên đĩa… Có thể phục hồi boot sector bằng lệnh SYS.COM của DOS. Một số virus phá hỏng BPB khiến cho hệ thống không đọc được đĩa trong môi trường sạch ( và lẹnh SYS cũng mất tác dụng). đối với đĩa mềm, việc phục hồi boot sector ( bao gồm BPB) khá đơn giản vì chỉ có vài loại đĩa mềm thông dụng (360KB,720KB,1.2MB, 1.44 MB), có thể lấy boot sector bất kỳ của một đĩa mềm cũng loại để khôi phục BPB mà không cần format lại toàn bộ đĩa. Tuy nhiên vấn đề trở nên phức tạp hơn trên đĩa cứng: BPB của đĩa được tạo ra trong quá trình FDISK dựa trên các tuỳ chọn của người dùng cũng như các tham số phục vụ cho việc phân chia đĩa. Trong một số trường hợp , phần mềm NĐ có thể phục hồi BPB cho đĩa cứng, nhưng do trước đó máy phải khởi động từ A ( vì BPB của đĩa cứng cũng đă hư, không khởi động được), nên việc quản lý các phần tiếp theo của đĩa sẽ gặp khó khăn. Tốt nhất nên lưu lại boot sector của đĩa cứng để có thể phục hồi chúng khi cần thiết. Một điều cần lưu ý là không nên lấy master boot ( hoặc boot sector) của đĩa này chép cho đĩa khác nếu như dung lượng của chúng khác nhau và không được phân hoạch cùng tham số. c. Bảng FAT (File Allocation Table) Được định vị mộtcách dễ dàng ngay sau boot sector, FAT là một “miếng mồi ngon” cho virus. Đây là bảng ghi nhận trật tự lưu trữ dữ liệu theo đơn vị liên cung (cluster) trên đĩa ở vùng dữ liệu của DOS. Nếu hỏng một trong các mắt xích của FAT, dữ liệu liên quan sẽ không truy nhập được. Vì tính chất quan trọng của nó, FAT luôn được DOS lưu trữ thêm một bảng dự phòng nằm kề bảng chính. Tuy nhiên các virus đủ sức định vị FAT2 khiến cho tính cẩn thận của DOS trở nên vô nghĩa. Mặt khác, một số DB-virus (Double B-virus) thường được chọn các secter cuối của FAT để lưu phần còn lại của progvi. Trong đa số trường hợp, người dùng thường cầu cứu các chương trình chữa đĩa, nhưng những Công ty này chỉ có thể định vị các liên cung thất lạc, phục hồi một phần FAT hỏng… chứ không thể khôi phục lại toàn bộ từ một bảng FAT chỉ chứa toàn “rác”. Hơn nữa thông tin trên đĩa luôn biến động, vì vậy không thể tạo ra một bảng FAT “dự phòng” trên đĩa mềm như đối với master boot secter được. Cách tốt nhất vẫn là sao lưu dự phòng tất cả dữ liệu quan trọng bằng các phương tiện lưu trữ tin cậy. d. Bảng Thư mục (Root directory) Ngay sau FAT2 là bảng Thư mục chứa các tên hiển thị trong lệnh DIR\, bao gồm nhăn đĩa, tên file, tên thư mục. Mỗi tên được tổ chức thành entry có độ dài 3 byte, chưa tên entry, phần mở trộng, thuộc tính, ngày giờ, địa chỉ lưu trữ, kích thước (nếu entry đặc tả tên file). Dưới một môi trường Windows95, kích thước của một entry có thể là bộ số của 32 byte dùng cho tên file quá dài. DOS quy định một thư mục sẽ kết thúc bằng một entry bắt đầy với giá trị 0. Vì vậy để vô hiện từng phần Root, virus chỉ cần đặt byte 0 tạimột entry nào đó. Nếu byte này được dặt ở đầu Root thì cả đĩa sẽ trống rỗng một cách thảm hại! Trường hợp DB_virus chọn các sector cuối của Root để lưu phần còn lại của progvi cũng gây hậu quả giống như trường hợp bảng FAT: nếu vùng này đă được DOS sử dụng, các entry trên đó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Vì số lượng các entry trên Root có hạn, DOS cho phép ta tạo thêm thư mục con để mở rộng các entry ra vùng dữ liệu. Chính vì thế nội dung của Root thường ít biến đọngdo chỉ chứa các file hệ thống như IO.SYS, MSDOS.SYS, COMMAND.COM, CONFIC.SYS, AUTOEXEC.BAT, các tên thư mục nằm ở gốc… Do đó ta có thể tạo ra một bản Root dự phòng, với điều kiện sau đó khong thay đổi/ cập nhập bất cứ một entry nào. Điều này sẽ

Page 33: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 33

không cần thiết trên hệ thống có áp dụng các biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ. e.Vùng dữ liệu Đây là vùng chứa dữ liệu trên đĩa, chiếm tỷ lệ lớn nhất, nằm ngay sau Root. Ngoại trừ một số ít DB_virus sử dụng vài sector ở vùng này để chứa phần còn lại của progvi (xác xuát ghi đè lên file rất thấp), vùng dữ liệu được cọi như vùng có độ an toàn cao, tránh được sự “nhòm ngó” của B_virus. Chúng ta sẽ lợi dụng đặc điểm này để bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của B_virus (chủ yếu vào FAT và Root, hai thành phần không thẻ tạo bản sao dự phòng) Khi thực hiện quá trình phân chia đĩa bằng FDISK, đa số người dùng có thói quen khai báo toàn bộ đĩa cứng chỉ cho một partition duy nhất cũng chính là đĩa khởi động của hệ thống. Việc sử dụng một ổ đĩa luận lý (được DOS ghi nhận là ổ C) chỉ có cái lợi là sử dụng đơn giản, còn bất lợi lớn nhất là khi FAT, Root bị B_virus phá hỏng, toàn bộ dữ liệu trên đĩa sẽ mất theo. Mặt khác, khi dung lượng của đĩa quá lớn số lượng các sector trên một cluster do DOS quản lư sẽ tăng lên, khiến việc lưu trữ trên đĩa trở nên phung phí. Tại sao ra không sử dụng vùng dữ liệu của đĩa vật lư cho việc lưu trữ dữ liệu trên đĩa luận lý? Đó chính là vấn đề mấu chốt của giải pháp chia ổ dĩa vật lý thành nhiều ổ đĩa luận lý. Ví dụ ta chia đĩa cứng làm hai ổ luận lý C và D, ổ C (chứa boot sector của hệ điều hành) chỉ dùng để khởi động, các tiện ích, phần mềm có thể tự cài đặt một cách dễ dàng, riêng ổ D dùng chứa dữ liệu quan trọng. Khi FAT, Root của đĩa cứng bị B_virus tấn công, ta chỉ cần cài đặt lại các phần mềm trên C mà không sợ bị ảnh hưởng đến dữ liệu trên D. nếu đĩa cứng đủ lớn, ta nên chia chúng theo tỷ lệ 1:1 (hoặc 2:3) để nâng cao hiệu quả sử dụng. Với những đĩa cứng nhỏ, tỷ lệ này không đáp ứng được nhu cầu lưu trữ của các phần mềm lớn, do đó ta chỉ cần khai báo đĩa C với kích thước đủ cho hệ điều hành và các tiện ích cần thiết mà thôi. Lúc này tính kinh tế phải nhường chỗ cho sự an toàn. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tương đối, vì nếu tồn tại một B_virus có khả năng tự định vị địa chỉ vật lý của partition thứ hai để phá hoại thì vấn đề sẽ không đơn giản chút nào. 1.4.Các hình thức phá hoại của F-virus Nếu như các B_virus có kảh năng lây nhiễm trên nhiều HĐH và chỉ khai thác các dịch vụ đĩa của ROM BIOS, thì F_virus chỉ lây trên một HĐH nhất định nhưng ngược lại chúng có thể khai thác rất nhiều dịch vụ nhập xuất của HĐH đó. Các F_virus dưới DOS chủ yếu khai thác dịch vụ truy nhập file bằng các hàm của ngắt 21h. Một số ít sử dụng thêm ngắt 13h (hình thức phá hoại giống như B_virus), do đó ta chỉ cần xem xét các trường hợp dùng ngắt 21h của F_virus. a.Lây vào file thi hành Đặc điểm chung của F-virus là chúng phải đính progvi vào các tập tin thi hành dạng COM, EXE, DLL, OVL… Khi các tập tin này thi hnàh, F_Viru sẽ khống chế vùng nhớ và lây vào tập thi hành khác. Do đó kích thước của các tập tin nhiễm bao giờ cũng lớn hơn kích thước ban đầu. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để nhận dạng sự tồn tại của F_virus trên file thi hành. Để khắc phục nhược điểm này, một số F_virus giải quyết như sau: -Tìm trên file các buffer đủ lớn để chèn progvi vào. Với cách này, virus chỉ có thể lây trên một số ít file. Để mở rộng tầm lây nhiễm, chúng phải tốn thêm giải thuật đính progvi vào file như các virus khác và kích thước file lại tăng lên!. -Khống chế các hàm tìm, lấy kích thước file của DOS, gây nhễu bằng cách trả lại kích thước ban đầu. Cách này khá hiệu qủa, có thể che dấu sự có mặt của chúng trên file, nhưng hoàn toàn mất tác dụng nếu các tập tin nhiễm được kiêm tra kích thước trên hệ thống sạch (không có mặt virus trongvùng nhớ), hoặc bằng các phần mềm DiskLook như diskEdit PCTool… -Lây trực tiếp vào cấu trúc thư mục của đĩa (đại diện cho loại này là virus Dir2/FAT). Cách này cho lại kích thước ban đầu rất tốt, kể cả môi trường sạch. Truy nhiên ta có thể

Page 34: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 34

dùng lệnh COPY để kiểm tra sự có mặt của loại virus này trên thư mục. Hơn nữa, sự ra đời của Windows95 đă cáo chung cho họ virrrus Dir2/FAT, vì với mục đích bảo vệ tên file dài hơn 13 ký tự, HĐH này không cho phép truy nhập trực tiếp vào cấu trúc thư mục của đĩa. Như vậy việc phát hiện F_virus trên file chỉ phụ thuộc vào việc giảm sát thường xuyên kích thước file. Để làm điều này, một số chương trình AntiVirus thường giữ lại kích thước ban đầu làm cơ sở đối chiếu cho các lần duyệt sau. Nhưng liệu kích thước được lưu có thực sự là “ban đầu” hay không? AntiVirus có đủ thông minh để khẳng định tính trong sạch của một tập tin bất kỳ hay không? Dễ dàng nhận thấy rằng các tập tin COM, EXE là đối tượng tấn công đầu tiên của F_virus. Các tạptin này chỉ có giá trị trên một hệ phần mềm nhất định mà người dùng bao giờ cũng lưu lại một bản dự phòng sạch. Vì vậy, nếu có đủ cơ sở để chắc chắn về sự gia tăng kích thước trên các tập tin thi hành thì biện pháp tốt nhất vẫn là khởi động lại máy bằng đĩa hệ thống lau sạch, sau đó tiến hành chép lại các tập thi hành từ bộ dự phòng. b.Nhiễm vào vùng nhớ. Khi lây vào các file thi hành, F_Virus phải bảo toàn tính logic của chủ thể. Do đó sau khi virus thực hiện còn các tác vụ thường trú. Việc thường trú của F-Virus chỉ làm sụp đổ hệ thống (là điều mà F_virus không mong đợi chút nào) khi chúng lây ra những xung đột về tính nhất quán của vùng nhớ, khai thác vùng nhớ không hợp lên, làm rối loạn các khối/trình điều khiển thiết bị hiện hành… Các sự cố này thường xảy ra đối với phần mềm đòi hỏi vùng nhớ phải tổ chức nghiêm ngặt, hoặc trên các HĐH đồ sộ như Windows 95. Thực tế cho thấy khi F_virus nhiễm vào các file DLL (Dynamic Link Librar- Thư viện liên kết động ) của Windows95, HĐH này không thể khởi động được. Trong những trường hợp tương tự, chúng ta thường tốn khá nhiều công sức (và tiền bạc) để cài đặt lại cả bộ Windows95 mà không đủ kien nhẫn tìm ra nguyên nhan hỏng hóc ở một vài XEX, DLL nào đó. Khi thường trú, F_virus luôn chiếm dụng một kho nhớ nhất định và khống chế các tác vụ nhập xuất của HĐH. Có thể dùng các trình quản lý bộ nhớ để phát hiện sự thay đổi kích thước vùng nhớ dành cho DOS. Thuật ngữ “diệt F_virus trong vùng nhớ” mà các AntiVirus thường trú sử dụng chỉ là tác vụ ngặn chặn các thủ tục lây nhiễm và phá hoại của virus chứ không thể trả lại cho DOS vùng nhớ đă bị chiếm cứ. Tốt nhất nên khởi động lại máy sau khi diệt F_virus trên file. Có một khám phá thú vị cho việc bảo vệ hệ thống khỏi sự lây nhiẽm của F_virus trong vùng nhớ là chạy các ứng dụng DOS (mà bạn không chắc chắn về sự trong sạch của chúng) dưới nền Windows95. Sau khi ứng dụng kết thúc, HĐh này sẽ giải phóng tất cả các trình thường trú cổ điển (kể cả các F_virus) nếu như chúng được sử dụng trong chương trình. Phương pháp này không cho F_virus thường trú sau Windows95, nhưng không ngăn cản chúng lây vào các file thi hành khác trong khi ứng dụng còn hoạt động. c.Phá hoại dữ liệu Ngoài việc phá hoại đĩa bằng Int 13h như B_virus, F_virus thường dùng những chức năng về file của Int 21h để thay đổi nội dung các tập tin dữ liệu như văn bản, chương trình nguồn, bảng tính, tập tin cơ sở dữ liệu, tập tin nhị phân… Thông thường virus sẽ ghi “rác” vào file, các dòng thông báo đại loại “File was destroyed by virus…” hoặc xoá hẳn file. Đôi khi đối tượng phá hoại của chúng là các phần mềm chống virus đang thinh hành. Vì file bị ghi đè (ovrwrite) nên ta không thể phục hồi được dữ liệu về tình trạng ban đầu. Biện pháp tốt nhất có thể làm trong trường hợp này là ngưng ngay các tác vụ truy nhập file, thoát khỏi chương trình hiện hành, và diệt virus đang thường trú trong vùng nhớ. 1.5.Các hình thức phá hoại của Macro virus Thuật ngữ “Macro virus” dùng để chỉ các chương trình sử dụng lệnh macro của Microsoft Word hoặc Microsoft Excel. Khác với F_virus truyền thống chuyên bám vào các file thi hành Macro virus bám vào các tập tin văn bản.DOC và bảng tính.XLS. Kh các tập tin này được Microsoft Word (hoặc Microsoft Excel) mở ra, macro sẽ được kích hoạt, tạm

Page 35: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 35

trú vào NORMAL.DOT, rồi lây vào tập DOC, XLS khác. Đây là một hình thức lây mới, tiền thân của chúng là macro Concept. Tuy ban đầu Concept rất “hiền” nhưng do nó không che dấu kỹ thuật lây này nên nhiều hacker khác dễ dàng nằm được giải thuật hình thành một lực lượng virus “hậu Concept” đông đúc và hung hãn. Mối nguy hiểm của loại virus này thật không lường: chúng lợi dụng nhu cầu trao đổi dữ liệu (dưới dạng văn bản, hợp đồng, biên bản, chứng từ…) trong thời đại bùng nổ thông tin để thực hiện hành vi phá hoại. Có trường hợp một văn bản thông báo của Công ty X được gửi lên mang lại chứa macro virus. Dù chỉ là sự vô tình nhưng cũng gây nhiều phiền hà, chứng tỏ tính phổ biến và nguy hại của loại virus “hậu sinh khả uư” này. Các hacker biết rằng khi nhận một văn bản, để công việc tiến hành nhanh chóng, nhân viên máy tính thường mở ra và thao tác ngay, đây chính là thời điểm macro virus ra tay: hiện thị các dòng văn bản lạ, thay đổi Tool bar, hộp thoại của WinWWord, không cho lưu tập tin… Không dựng lại ở mức “đùa cho vui”, một số macro virus còn thực hiện các lệnh xoá file sau một số lần kích hoạt, thậm chí xoá hẳn đĩa cứng… Đặc biệt, một biến thể của macro virus có hình thức phá hoại bằng “bom thư tin học” vừa được phát hiện trong thời gian gần đây. Tên “khủng bố” gửi đến địa chỉ “‘nạn nhân” một bức thư dưới dạng tập tin.DOC. Người nhận sẽ gọi WinWord để xem,. thế là toàn bộ đĩa cứng sẽ bị tiêu diệt trong nháy mắt!!! Hậu quả sau đó đã rõ, mọi công trình trên đĩa cứng của nhà nghiêm cứu đều tan thành mây khói, hoặc với nhân viên máy tính thì quyết định thôi việc coi như cầm chắc trong tay.. Tuy vùng sử dụng macro của Microsoft Word để thực hiện hành vi xấu những hình thức phá hoại của loại này khác với virus. Virus chỉ phá hoại dữ liệu của máy tính một cách ngẫu nhiên , tại những địa chỉ không xác định. “Bom thư tin học” nhằm vào những địa chỉ cụ thể, những cơ sở dữ liệu mà chúng biết chắc là có giá. Cũng không loại trừ khả năng chung mai danh một người nào đó để thực hiện âm mưu với dụng ý “một mũi tên trúng hai mục tiêu”. Chúng ta phải tăng cường cảnh giác. Đề phòng chống loại virus macro này, khi sử dụng một tập tin .DOC, .XLS bạn phải chắc chắc rằng chúng không chứa bất kỳ một macro lạ nào (ngoài các macro do chính bạn rạo ra). Ngoại trừ hình thức phá hoại kiểu “bom thư”, macro virus thường đếm số lần kích hoạt mới thực hiện phá hoại (để chúng có thời gian lây). Vì vậy khi mở tập tin, bạn hăy chọn menu Tool/Macro (của WinWord) để xem trong văn bản có macro lạ hay không (kể cả các macro không có tên). Nếu có, đừng ngần ngại xoá chúng ngay. Sau đó thoát khỏi WinWword, xoá luôn tập tin NORMAL.DOT. Một số Macro virus có khả năng mã hoá progvi, che dấu menu Tool/Macro của WinWord, hoặc không cho xoá macro…, đío là những dấu hiệu chắc chắn dể tin rằng các macro virus đang rình rập xoá dữ liệu của bạn. Hăy cô lập ngay tập tin này và gửi chúng đến địa chỉ liên lạc của các Antivirus mà bạn tin tưởng. Virus tin học là sản phẩm do con người tạo ra, vì vậy khó có thể liệt kê hết cả những hành virus và hình thức phá hoại của chúng cũng như không thể dự đoán về kết cục của “cuộc chiến” này. Không ai quí dữ liệu của bạn hơn chính bạn. Hăy tự bảo vệ mình trước khi tìm được “thuốc” chặn đứng sự tấn công của virus tin học, bạn sẽ thấy tự tin và thoải mái hơn trong công việc. II. Phòng và chống Virus - Điều đầu tiên, bạn muốn chọn một phần mềm diệt virus tốt nhất, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, những điều này luôn luôn không làm việc tốt nhất.Cách tốt nhất là nên sử dụng một web-Scanner để quét các tập tin mà bạn tải về trực tuyến. -

Page 36: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 36

- Sau đó, bạn muốn bảo đảm tất cả các trình điều khiển và các thiết bị đã được cập nhật. Điều này đôi khi làm dừng việc ghi đè lên các trình điều khiển của virus và sâu. Chúng không thể ghi đè lên nếu chúng không nhận ra phiên bản của trình điều khiển. - Kế tiếp, không bao giờ chấp nhận một tập tin nào từ một người đang online mà bạn không biết người đó, và đừng bao giờ mở chúng. Một lần nữa chắc chắn sử dụng Web-Scanner để đảm bảo cho máy tính của bạn không bị nhiễm - Cũng không bao giờ mở bất kỳ email nào có thể xem đáng nghi ngờ, đôi khi có khả năng lây nhiễm từ các email với sâu như vi-rus ” ILOVEYOU”.Đây là những nguy hại, chúng làm lây lan máy tính bạn và những người khác, do đó bạn phải chý ý khi tải bất kỳ một tập tin nào trên mạng về máy tính của mình. 2.1. Các bước phòng và chống Virus Ba bước quan trọng sau có thể giúp máy tính của bạn luôn "mạnh khỏe". - Bước 1: Cài phần mềm phòng chống virus trên máy tính của bạn Điều tối quan trọng là bạn phải có phần mềm phòng chống virus cài và hoạt động trên

máy tính của bạn. * Làm thế nào để tôi biết máy tính của mình có cài phần mềm phòng chống virus hay không? o Nhiều nhà sản xuất máy tính lớn luôn cài tối thiểu một phiên bản dùng thử chương trình phần mềm phòng chống virus phổ biến trên các máy tính mới. Để đảm bảo phần mềm phòng chống virus của bạn luôn cập nhật, xin xem Bước 2. o Kiểm tra danh sách các Programs trong thực đơn Start xem có chương trình phòng chống virus không. Tên một số công ty cung cấp phần mềm phòng chống virus cho đối tượng người dùng gia đình bao gồm: McAfee, Symantec, và Trend Micro. * Làm thế nào để tôi cài đặt phần mềm phòng chống virus? o Nếu bạn không có phần mềm phòng chống virus cài đặt trên máy tính, bạn có thể dùng chương trình của một trong các hãng nêu trên. Nhiều công ty sản xuất phần mềm phòng chống virus có các phiên bản dùng thử có thể tải được từ Web site của nhà sản xuất. o Nếu máy tính của bạn đã cài phần mềm phòng chống virus, nhưng bạn muốn dùng sản phẩm phần mềm phòng chống virus của một công ty khác, hãy đảm bảo bạn đã gỡ phần mềm phòng chống virus hiện tại trước khi cài đặt phần mềm phòng chống virus mới. - Bước 2: Luôn cập nhật Phần mềm Phòng chống Virus Sử dụng phần mềm phòng chống virus không được cập nhật thường xuyên đồng nghĩa với

phần mềm phòng chống virus không hiệu quả. Phần mềm phòng chống virus phụ thuộc vài các cập nhật thường xuyên để bảo vệ máy tính của bạn khỏi các nguy cơ. Nếu bạn hiện không đăng ksy dùng các bản cập nhật đó, máy tính của bạn có nguy cơ bị các phần mềm có hại tấn công. * Tôi làm thế nào để biết phần mềm phòng chống virus của mình có cập nhật hay không? o Bạn cần mua đăng ký dài hạn hàng năm từ nhà sản xuất phần mềm phòng chống virus để đảm bảo phần mềm phòng chống virus của bạn luôn được cập nhật và hữu ích. o Nếu bạn đã mua đăng ký dài hạn, phần lớn các phần mềm phòng chống virus sẽ tự động cập nhật khi bạn kết nối vào Internet. o Để đảm bảo phần mềm của bạn luôn được cập nhật, mở chương trình phòng chống virus của bạn từ thực đơn Start hoặc trên thanh taskbar và xem trạng thái cập nhật. Nếu bạn vẫn không chắc chắn phần mềm phòng chống virus của mình đã được cập nhật hay không, hãy liên hệ với nhà cung cấp phần mềm phòng chống virus của bạn. - Bước 3: Đảm bảo Phần mềm Phòng chống Virus của bạn được cấu hình đúng

Page 37: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 37

Các thiết lập sau đây cần được đặt ở chế độ bật mặc định khi bạn cài phần mềm và không nên tắt quá lâu. Nếu bạn phải tắt các thiết lập này khi cài một phần mềm mới hoặc vì một lý do nào khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã bật lại các thiết lập chưa ngay khi có thể. * Cần đặt các chế độ quét theo "Truy cập" hoặc "thời gian thực". Thông thường sẽ có một biểu tượng khu vực thông báo để bạn biết thiết lập đã được bật. Nếu bạn bấm chuột vào biêu tượng, bạn có thể xem chi tiết về các thiết lập phần mềm phòng chống virus của bạn. (Bấm chuột vào biểu tượng phần mềm phòng chống virus trong danh sách Programs của thực đơn Start cũng cung cấp cho bạn cùng một thông tin.) * Phần mềm phòng chống virus cần thực hiện quét định kỳ ổ cứng của bạn. * Phần mềm phòng chống virus cần được cấu hình mặc định luôn quét các e-mail 2.2. Cách phòng và diệt virus đơn giản lây qua USB

Thường các virus lây qua kiểu này đều tạo 1 file autorun.ini hoặc autorun.inf trên ổ đĩa USB và 1 file exe nào đó.

Chức năng của file autorun.inf là khi double click vào USB thi nó sẽ tự kich hoạt để chạy file exe kia. File exe này chính là virus. Khi file exe này dc kich hoạt chạy nó sẽ mở chiến dịch lây lan ra khắp ổ cứng khác. Nó sẽ tự sao chép chính nó và cái file autorun.inf ra khắp các ổ cứng khác hoặc đăng ký chạy thường chú với window.

Một khi nó đã dc kick hoạt thì mỗi khi có thiết bị lưu trữ khác cắm vào là nó lại tự sao chép vào và cứ thế lây lan.

Mỗi một loại virus mà có hình thức lây lan khác nhau và cách ẩn nấp khác nhau. Và hầu như những file exe (virus) và file autorun.inf (kick hoạt virus) đều nằm ở dạng

ẩn (hidden system). Mà mặc định window không cho hiện những file này. Ngay cả khi người dùng bật chức năng hiện những file này thì chính con virus nó lại disabled chức năng này để không ai nhìn thấy nó. Cách phòng chống:

Trường hợp 1: Khi máy bạn chưa nhiễm con virus nào kiểu thế này. Bạn nên để chế độ hiện tất cả các file (kể cả file ẩn kiểu hệ thống) bằng cách. vào control panel -> Folder Options => chọn tab View -> check vào dòng "Show hidden files and folders", bỏ check các dòng "Hide extensions for know file type", "Hide protected operating system files". OK.

Để chắc chắn là chứ năng này đã dc bật bạn lại mở Folder option 1 lần nữa kiểu tra các dòng mình vừa thay đổi đã lưu chưa. Nếu đã lưu thì đã tốt bước đầu. Nếu nó không dc lưu có nghĩa là đang có chương trình khác can thiệp vào. Mà thường là Virus. Như vậy máy bạn đã nhiễm virus nên ko thể bật dc chức năng này để tận mắt nhìn thấy virus. Để khắc phục trường hợp này tôi sẽ hướng dẫn ở đoạn 2 (khi máy đã nhiễm virus).

Sau khi chức năng hiển thị hết file ẩn rồi. Mỗi lần cắm USB vào để lấy dữ liệu hoặc sao chép dữ liệu thì chú ý các điểm sau:

+ Không double click lên biểu tượng ổ USB vì nếu làm như vậy file autorun.inf sẽ kick hoạt và file exe virus sẽ kick hoạt. Mà hãy bấm chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa USB chọn "Explore". Nếu không có virus thì thôi. Mà nếu có thì bằng cách này virus sẽ không dc kick hoạt.

+ Khi vào ổ USB nếu có virus bạn sẽ nhìn thấy ngay mấy cái file lạ nó mờ mờ (vì đã dc nguỵ trang bằng cách ẩn system). Thường có file autorun.inf và một file exe lạ. ==> nó chính là virus. Bạn chỉ việc delete nó là xong.

Hoặc có thể zip chúng lại làm kỷ niệm. (mình đã sưu tập dc kha khá các loại virus kiểu này).

+ Như vậy bạn đã tự tay bắt dc virus rồi đó.

Page 38: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 38

+ Các chương trình diệt virus thường làm rất tốt chức năng này. Tuy nhiên mìnhchủ động vẫn hay hơn và Tự tay xách cổ mấy con virus bằng tay không cũng thú vị lắm.

Trường hợp 2: Khi virus đã lây nhiễm vào máy của bạn rồi Trường hợp này để khắc phục có khó khăn hơn và chuyên môn hơn. Chú ý: Các chương trình diệt virus cũng chỉ hạn chế phần nào mà thôi. Vì đơn giản là tôi

có thể mất 2h để tạo 1 còn virus mới. Mà các chương trình diệt virus không thể phát hiện. Danh giới giữa ứng dụng thật và virus rất mong manh. Các chương trình diệt virus nhận diện ra cũng chỉ bằng cách cập nhật mà thôi. Trong khi đó virus thì bạt ngàn. Cập nhật sao hết nổi.

Trong trường hợp này muốn diệt dc virus cũng phức tạp tuỳ vào độ lì và cách lẩn trốn của con virus đó. Và muốn diệt dc thì yêu cầu người dùng phải có kỹ năng về hệ điều hành kha khá. Các bước cơ bản nhất để tự tay xử lí mấy con virus khi nó đã lây vào máy mình là:

- Bước 1: Chấm dứt sự hoạt động của nó. ( Tạm hiểu như tắt 1 chương trình nào đó). - Bước 2: Tìm các chỗ kick hoạt nó chạy mỗi lần khởi động window (thường là

startup, registry, win.ini.....) - Bước 3: Tìm cái ổ nó đang nằm. Nếu bạn làm dc bước 2 thì ở đó bạn sẽ thấy ngay nó

nằm trong thư mục nào. - Bước 4: delete nó đi. Để làm được các bước này thì phải có kinh nghiệm. Như là ngi ngờ máy mình có virus

như thấy máy chạy nặng hoặc các biểu hiện khác thường đó. 3. Virus của tương lai Các loại virus sẽ lây nhiễm không phải vào hàng trăm ngàn máy tính mà là hàng triệu máy tính Các virus của tương lai có thể hoạt động theo những xu hướng như sau:

- Khai thác các lỗ hổng phần mềm chưa được phát hiện. - Lây lan theo những cách thức khác nhau như virus lai tạo, hội thoại trực tuyến. - Các chương trình con phá hoại ẩn trong Virus. - Thâm nhập điện thoại di động.

Page 39: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 39

CHƯƠNG 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL

BÀI 1: GIỚI THIỆU

I. Các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal 1.1. Khái niệm Ngôn ngữ lập trình Pascal là ngôn ngữ lập trình cấp cao ra đời vào thập kỷ 70 do giáo sư Niklau Wirth( Thủy Sỹ) sáng tác. Các đặc điểm của nó nổi bật gồm: - Pascal là ngôn ngữ có tính định kiểu mạnh nghĩa là mỗi biến, hàm đề có kiểu xác định và không thể trộn lẫm với các biến, hàm có kiểu khác. - Pascal là ngôn ngữ có cấu trúc. Tính cấu trúc của nó được thể hiện trên ba mặt sau: + Cấu trúc về mặt dữ liệu: Từ các dữ liệu đơn giản có thể xác định nên cấu trúc dữ liệu phức tạp hơn. + Cấu trúc về mặt câu lệnh: Tư các lệnh đơn giản có thể xác định nên các lệnh phức tạp hơn nhằm giải quyết một công việc nào đó( còn gọi là lệnh ghép hay là lệnh hợp thành). + Cấu trúc về mặt chuơng trình: Pascal cho phép người lập trình tổ chức chương trình dưới dạng chương trình con mà mỗi chương trình con đó giải quyết một phần việc của bài toán - Yêu cầu về hệ thống: Để chay được chương trình pascal với yêu cầu hệ thống như sau: + Tập TURBO.EXE: Tập chương trình + tập TURBO. TPL: Tập thư viện 1.2. Cài đặt, khởi động Turbo Pascal Cài đặt:

Để cài đặt TurboPascal thực hiện như sau Vào thư mục chứa Pascal / TP70/ Install.exe/ ấn Enter để tiếp tục/ Chọn ổ đĩa chứa thư mục/ Enter để tiếp tục cho đến lúc kết thúc chương trình. Khởi động Turbo Pascal: Thông thường chương trình Turbo Pascal được chứa trong thư mục Tp trong ổ đĩa C hoặc D tập khởi động được chúa trong thư mục Bin để khởi động chương trình ta thực hiện như sau: C:\ CD\ TP\ Bin\ Turbo.exe\ Enter hoặc nhắp đúp chuột vào biểu tượng Turbo Pascal trên màn hình Desktop. Sau lệnh này màn hình sẽ xuất hiện chương trình turbo pascal (màn hình nền màu xanh, chữ màu vằng) 1.3. Biên dịch và chạy thử chương trình Ví dụ 1: Viết chương trình tính tổng: Program Tổng_1; Var I,n,s:integer; Begin Write(‘nhập n =’);readln(n); s:=0; For i:=1 to n do S := s+i; Write(‘tong la:’,s:3); Readln; End. Ví dụ 2: Viết chương trình nhập 3 số a,b,c rồi in ra màn hình Program nhapso;

Page 40: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 40

Var a,b,c : integer; Begin Write(‘nhap 3 so a,b,c’); readln(a,b,c); Readln; End. Kết luận: Các bước để chạy một chương trình turbo pascal là: - Dich chương trình sử dụng phím F9, Nếu chương trình lỗi thì trên màn hình xuất hiện vết đỏ, khi đó ta thực hiện sửa lỗi chương trình và quay lại ấn phím F9 cho đến khi hết lỗi. - Chạy chương trình sử dụng phím Ctrl+F9. Xuất hiện cửa sổ màn hình nền màu đen chữ màu trắng, nhập sổ vào để kiểm tra kết quả. 1.4. Lưu, lấy chương trình từ đĩa Ghi chương trình vào đĩa: - Để ghi chương trình ta ấn phím F2 khi đó trên chương trình xuất hiện hộp thoại save as - Nhập tên chương trình cần ghi vào mục save file as rồi ấn Enter đế ghi: * Chú ý: chúng ta phải nhập phần tên chính còn phần đuôi tập máy tự ngầm định là .pas - Chương trình đã được ghi một lần, nếu ghi lần sau ta chỉ cần ấn phím F2 thì máy sẽ ghi lại với tên tập đã được đặt ở trên Mở tập đã có trên đĩa :

Để mở tập đã có ta thực hiện như sau: Ấn phím F3 khi đó trên màn xuất hiện hộp thoại OPEN nhập tên tập cần mở vào mục open a file. Nếu muốn đóng tập đã mở ta chỉ cần ấn phím Alt + F3. Mở một tập mới:

Vào menu File (Alt + F), dùng mũi tên để di chuyển đến mục New và ẩn Enter khi đó một cửa sổ mới được mở ra (cửa sổ trống) cho phép ta nhập nội dung của chương trình mới. 1.5.Thoát khỏi Turb Pascal :

Để thoát khỏi chương trình và kết thúc làm việc ta ấn Alt + X để thoát, hoặc File/ Exit hoặc. Nếu trước khi thoát mà có một sự sửa lỗi nào đó mà chưa được ghi lại thì trên màn hình xuất hiện hộp thoại yêu cầu ta ghi lại hay không. Nếu ghi chọn Yes, nếu không ghi chọn No. II. Bộ ký tự

Turbo pascal được xác định với bộ ký tự sau: - Bao gồm 20 chữ cái in hoa và 20 chữ cái in thường . - Các chữ số 0, 1, 2,…, 9 - Các phép toán toán học thông dụng: + ; - ; * ; / ; < ; > ; >= ; <= ; = ; <> (khác). - Dấu gạch nối _ (phân biệt với dấu gạch ngang - ). - Các ký hiệu đặc biệt: {};(); $ III. Từ khóa

Từ khóa là các từ giành riêng của pascal, mỗi từ có một chức năng nhất định, khi sử dụng phải viết đúng bút pháp, tuyệt đối không được dùng từ khóa vào công việc khác. VD:Program;Begin;End;Procedure;Function;While;Do;Repeat;… IV. Tên hay danh hiệu - Tên là một dãy các ký tự dung để đặt tên hằng, tên biến, tên chương trình, …. Nó phải được bắt đầu bằng chữ cái và không được trùng với từ khóa. - Tên chuẩn là các tên do pascal định nghĩa sẵn với từng mục đích nhất định. VD: Integer; Real; Boolean; Write; Read;… V. Cấu trúc chung của chương trình Turbo Pascal

Một chương trình pascal đầy dủ có cấu trúc gồm 3 phần cơ bản: Phần 1: Phần tiêu đề có dạng:

Program tên_chương trình;

Page 41: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 41

Trong đó tên chương trình phải được đặt theo đúng qui tắc đặt tên nhưng có ý nghĩa phản ánh được nội dung của chương trình. VD: Program giai_phuong_trinh_bac_2; =>Phần này có thể có hoặc không. Phần 2 : Phần khai báo Phần này dùng để mô tả dữ liệu các đối tượng của bài toán mà phương trình xử lý. Nó bao gồm các khai báo như: Uses {khai báo …} Const {khai báo hằng} Type {khai báo kiểu} Var {khai báo biến} Procedure {khai báo chương trình con dạng thủ tục} Function {khai báo chương trình con dạng hàm} Phần 3: Thân chương trình hay chương trình chính - Phần này bao gồm các lệnh điều khiển toàn bộ hoạt động của chương trình, nó được đặt giữa 2 từ khóa Begin và end. - Mỗi chương trình pascal chỉ có một “End.”. Tất cả các phần nằm sau “End.” đều không ảnh hưởng và không có ý nghĩa đối với chương trình. VI. Các bước để chạy một chương trình Turbo Pascal Để soạn thảo và chạy một chương trình Turbo Pascal ta tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Khởi động Turb Pascal - Bước 2: Đặt tên cho tập tin sẽ soạn - Bước 3: Soạn thỏa chương trình - Bước 4: Dịch và sửa lỗi + Dich chương trình sử dụng phím F9 hoặc Vào menu Compile/ Compile, Nếu chương trình lỗi thì trên màn hình xuất hiện vết đỏ, khi đó ta thực hiện sửa lỗi chương trình và quay lại ấn phím F9 cho đến khi hết lỗi. - Bước 5: Lưu trữ chương trình lên đĩa: Chọn File/ Save hoặc ấn phím F2 - Bước 6: Chạy thử chương trình + Chạy chương trình sử dụng phím Ctrl+F9 hoặc vào menu Run/ Run. Xuất hiện cửa sổ màn hình nền màu đen chữ màu trắng, nhập sổ vào để kiểm tra kết quả. VII. Chế độ nhiều cửa sổ

Turbo 7.0 cho phép dùng nhiều cửa sổ cùng một lúc - Để di chuyển đến một cửa sổ thứ n, hãy ấn phím Alt – n trong đó n là phím số nguyên. - VD: Ấn phím Alt-1 để vào cửa sổ được đánh số 1, Alt - 4 để vào cửa sổ 4… Hoặc có thể di chuyển lần lượt từ cửa sổ này sang cửa sổ khác bằng cách ấn F6(theo chiểu thuận), Shift – F6 (di chuyển theo chiều ngược). VIII. Dấu chấm phẩy và lời giải thích : - Trong pascal dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các lệnh (hay kết thúc một lệnh). VD: Readln(a); Write(a); - Trong một chương trình pascal ta có thể đưa vào lời giải thích câu ghi chú nhằm làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu. Các lời giải thích hình thành không ảnh hưởng đến chương trình. Tuy nhiên nó phải được đặt giữa các dấu {} VD: {chương trình tính tổng S=1+2+3+…+n}

--------------------------------------------------

Page 42: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 42

BÀI 2: CÁC KIỂU DỮ LIỆU

I. Các kiểu đơn gỉan chuẩn 1.1.Kiểu dữ liệu là gì :

Một kiểu dữ liệu (data Type) được định nghĩa với hai điểm chính là: - Một tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được - Trên đó xác định một số phép toán

Trong ngôn ngữ lập trình Turbopascal có các kiểu dữ liệu sau: + Kiểu logic (Boolean) + Kiểu số nguyên (integer) + Kiểu số thực (real) + Kiểu ký tự (char)

1.2. Kiểu có cấu trúc: Gồm có các kiểu có cấu trúc: - Cấu trúc tuần tự: Lệnh gán, lệnh ghép - Cấu trúc rẽ nhánh( If…Then….) - Cấu trúc lặp ( For..To ..Do) II.Các kiểu đơn giản chuẩn 2.1. Kiểu logic: - Được định nghĩa bởi tên chuẩn là: Boolean - Miền giá trị của nó chỉ có hai giá trị True (đúng), False (sai)

True > False - Các phép tóan logic: and, or, not Bảng logic:

x y Not x x and y x or y True True False False

True False True False

False False True True

True False False False

True True True False

2.2. Kiểu số nguyên: - Số nguyên được khai báo bởi tên chuẩn là: integer - Miền giá trị: -32768 -32767 - Các phép toán: + Số học: +, -, *, /, div, mod VD: 7 div 2 = 3, 7 mod 2 = 1

+ Quan hệ: <, >, <=, >=, =, <>. - Ngoài ra kiểu số nguyên được khai báo bởi các tên chuẩn như:

+ Short int (-128 # +127) + Byte (0 # 255) + Longint, Word.

2.3. Kiểu số thực: - Được khai báo bởi tên chuẩn: Real. - Các phép toán bao gồm: + Số học: +, -, *, /. + Quan hệ: <, >, <=, >=, =, <>. Ngoài ra kiểu số thực được khai báo bởi tên chuẩn Single, Double, Extendect,Comp. 2.4. Kiểu ký tự:

Page 43: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 43

- Được định nghĩa bởi tên chuẩn: Char. - Miền giá trị bao gồm tất cả các ký tự trong bảng ASCII. - Quan hệ thứ tự: Ký tự nào có mã ASCII lớn hơn được coi là lớn hơn. - Hằng ký tự là một ký tự được biết được đặt giữa các dấu nháy đơn. VD: ’A’, ’B’, ’a’, ’b’. III. Các hàm chuẩn Các hàm số học: - Hàm ABS (x):Cho giá trị tuyệt đối của x. VD: ABS(5) =5 ABS(-5) =5 - Hàm SQR (x): Cho giá trị của x2 của x. VD: SQR (5) =25 SQR (1) =1 - Hàm SQRT(x): Cho Giá trị căn bậc 2 của x với x>=0 VD:SQRT (36) =6 - Hàm cos(x): Cho Giá trị Cos x của x , Giá trị tính bằng Radian. - Hàm sin(x): Cho giá trị sin x của x (x tính bằng Radian). - Hàm.tan(x): cho giá trị tgx.của x (x:Radian) - Hàm arctan(x): cho giá trị acrtg(x), x tính Radian - Hàm LN(x): cho giá trị cơ số e của x - Hàm exp(x): cho giá trị eX -Hàm SUCC(x): cho số nguyên tiếp theo của số nguyên x VD: SUCC(3)=4 - Hàm Pred(x): cho số nguyên đứng trước số nguyên x VD: Pred(5)=4 - Hàm TRUNC(x): cho giá trị phần nguyên của x VD: TRUNC(7.3)=7 - Hàm FRAC(x): cho giá trị phần thập phân của x VD: FRAC(7.3)=0,3 Các hàm ký tự: - Hàm SUCC(ch): cho ta ký tự đứng sau ký tự ch VD: SUCC(‘C’)=‘D’,SUCC(‘b’)=’c’ - Hàm Pred (ch); cho ta ký tự đứng trước ch VD: Pred(‘1’)=’0’ - Hàm CHR (n):cho ta ký tự tương ứng với số thứ tự trong bảng mã ASC II VD: CHR(65)=’A’ - Hàm ORD(ch): cho ta số thứ tự tương ứng với số ký tự ch trong bảng mãASC II VD: ORD(‘A’)=65

--------------------------------------------------

Page 44: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 44

BÀI 3. KHAI BÁO BIẾN, HẰNG, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH

I. Khai báo hằng - Hằng là các đại lượng không thay đổigiá trị, xác định và không thay đổi trong một chương trình. Được khai báo bằng một tên đặt trong phần khai báo const ở đầu chương trình. - Cú pháp: const tên hằng = giá trị của hằng. Mỗi dòng khai báo hằng được kết thúc bằng một dấu chấm phầy VD: Const n = 100 Const L =false Const A = (5*7)/ 4 II. Khai báo biến - Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong chương trình, mỗi biến đều có một tên và kiểu dữ liệu nhất định - Cách khai báo: var Tên biến: kiểu dữ liệu của biến. - Nếu nhiều biến có cùng một kiều dữ liệu ta có thể khai báo gộp, tuy nhiên giữa các biến phải ngăn cách bởi dấu phẩy. - VD: var x: integer; m,n,y,z:real; - Chú ý: Tất cả các biến được sử dụng đều phải dược khai báo sau từ khóa var. III. Khai báo kiểu dữ liệu mới - Đối với các kiểu dữ liệu cơ sở (real, integer, byte, char, Boolean), đã được pascal định nghĩa nên khi khai báo biến ta có thể dùng trực tiếp các kiểu dữ lệu này ngay. Còn các kiểu dữ liệu khác ta phải định nghĩa ra, mô tả ra một cách tường trình trong phần khai báo của chương trình sau từ khóa TYPE. Sau đó sẽ khai báo các biến thuộc kiểu dữ liệu mới mô tả. - Cú pháp: type

Tên kiểu= mô tả xây dựng kiểu Sau đó khai báo biến với kiểu dữ liệu này - Vd: TYPE color = (red,blue,green); Var c:color; IV. Biểu thức - Bao gồm một tập các toán tử tác động lên một tập các số hạng để thực hiện một công thức toán học Vd: 3+ PI * sin(x); - Các loại biểu thức bao gồm: + Biểu thức số học: là biểu thức cho kết quả giá trị số + Biểu thức logic: là biểu thức cho kết quả giá trị logic(đúng hoặc sai) + Biểu thức quan hệ: là biểu thức chỉ chứa các phép toán quan hệ và cho kết quả giá trị logic + Biểu thức xâu ký tự: là biểu thức cho kết quả hằng xâu ký tự - VD: (3-4*(2+5))/8 V. Câu lệnh Câu lệnh được chia ra làm hai loại: - Câu lệnh đơn giản gồm có: + Lệnh gán(:=) + Lời gọi procedure + Lệnh nhảy: go to - Câu lệnh có cấu trúc : + Câu lệnh ghép( lệnh hợp thành)

Page 45: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 45

Begin… End; + Câu lệnh lựa chọn If…then…else…… Case….of….. + Các vòng lặp: For….to……do Repeat….write…. While….do…. + Câu lệnh with….. VI. Lệnh gán - Phép gán được dung để gán giá trị của một biểu thức, một hằng vào một biến phép gán được ký hiệu là (: =) - Cú pháp: <Biến>:=<Biến thức> - VD: x:=6: Có nghĩa là biến x nhận giá trị bằng 6 Y:=18+y+SQRT(x);

--------------------------------------------------

Page 46: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 46

BÀI 4: LỆNH NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU I. Lệnh in dữ liệu ra màn hình -Để viết tư liệu ra màn hình ta sử dụng các thủ tục sau: + Write(gt1,gt2,…,gtn); (1) + Writeln(gt1,gt2,…,gtn); (2) + Writeln(3) Trong đó: gt, gt2,…,gtn là các giá trị cần viết ra màn hình. Nó có thể là giá trị của hằng, biến hay biểu thức. -Ý nghĩa: +Câu lệnh (1) viết các giá trị theo thứ tự ra màn hình và con trỏ ở sau giá trị cuối cùng khi viết xong. +Câu lệnh (2) được thực hiện giống câu lệnh (1) chỉ khác khi viết xong con trỏ nhảy xuống đầu dòng tiếp theo +Câu lệnh (3) không viết gì cả mà chỉ thực hiện di chuyển con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo -VD: + Write (5); => 5 + Writeln (5); => 5 + Write (5) ; => 5 7 + Write (7) ; + Writeln (5); => 5 + Writeln (7); 7 II. Lệnh nhập - Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng các thủ tục sau : Read (b1,b2,…,bn);(1) Readln(b1,b2,…,bn);(2) Readln;(3) + Trong đó : b1, b2, …, bn là các biến vì chỉ là biến mà thôi. - Ý nghĩa :

+ Câu lệnh (1) cho phép nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến tương ứng. Con trỏ ở vị trí cuối cùng khi nhập xong.

+ Câu lệnh (2) thực hiện giống câu lệnh (1) chỉ khác con trỏ nhảy xuống đầu dòng tiếp theo khi nhập xong.

+ Câu lệnh (3) ngừng thực hiện chương trình cho đến khi ấn phím Enter. III. Lệnh nhập xuất Để nêu rõ giái trị được nhập người ta thường đưa ra các thông báo khi nhập giá trị đó và sử dụng kết hợp giữa Write, Readln như sau:

Write(‘nhập đáy lớn a =’); readln(a); Write(‘nhập đáy bé b=’); readln (b);

VD1: Viết chương trình tính diện tích hình thang với đáy lớn a, đáy bé b, chiếu cao h nhập từ bàn phím.

Program hinhthang; Var a,b,s,h:real; Begin

Write(‘nhập đáy lớn a =’);readln(a); Write(‘nhập đáy bé b=’);readln (b); Write(‘nhập chiều cao h =’);Readln(h);

s:=(a+b)+h/2;

Page 47: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 47

Write(‘dien tich la S =’,s:3:1); Readln; End.

VD2:Tính diện tích hình tam giác với 3 số a, b, c tương ứng với 3 canh tam giác. Var a,b,c,s,p:real; Begin Write (‘nhập a,b,c =’);readln(a,b,c); p:=(a+b+c); s:=sqrt (p(p-a)(p-b)(p-c)); write(‘diện tích tam giác là S=’,s:3:1); readln; end.

--------------------------------------------------

Page 48: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 48

BÀI 5: CÁC LỆNH CÓ CẤU TRÚC

I. Câu lệnh ghép -Một nhóm câu lệnh đơn giản được đặt giữa hai chữ Begin và End sẽ tạo thành một câu lệnh hợp thành hay một lệnh ghép. -Cú pháp:

Begin <Câu lệnh 1> <Câu lệnh 2> ……………. <Câu lệnh n>

End; -VD: Begin

t:=x; x:=y; y:=t;

end; II. Câu lệnh lựa chọn 2.1. Câu lệnh If: 2.1.1. Rẽ nhánh dạng khuyết: Cú pháp: if <Biểu thức Logic> theo <công việc> Trong đó : + if , then là từ khóa. + <Biểu thức logic> là một biểu thức có kiểu logic + <Công việc> là một lệnh đơn hay lệnh ghép Ý nghĩa : Khi gặp lệnh này máy sẽ được thực hiện như sau: + Nếu <Biểu thức logic> nhận giá trị đúng thì máy sẽ thực hiện <Công việc> + Nếu <Biểu thức logic> nhận giá trị sai thì máy bỏ qua <Công việc> và thoát ra khỏi câu lệnh Sơ đồ hoạt động Ví dụ: Cho hai số nguyên a và b. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của hai số này: * Program

Var a,b: Integer Max: Integer Begin

Biểu thức Logic

Câu lệnh

Thoát

Sai

Đúng

Page 49: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 49

Write (‘mời nhập a=’);Readln(a); Write (‘nhập b=’);Readln(b); max:=a; If max < b then max:=b; Write (‘giá trị lớn nhất là:’,max:3); Readln; End.

2.1.2. Rẽ nhánh dạng đầy đủ: Cú pháp: If < Biểu thức logic> Then <Công việc1> else <Công việc2> Trong đó: - Biểu thức logi: là một biểu thức có kiểu logic - If, Then, Else: là các từ khóa - <Công việc1>, <Công việc2>: là câu lệnh đơn hoặc lệnh ghép Ý nghĩa: Khi gặp lệnh này máy sẽ thực hiện như sau: + Kiểm tra < Biểu thức logic> + Nếu < Biểu thức logic> nhận giá trị đúng thì thực hiện <công viêc1) + Nếu < Biểu thức logic> nhận giá trị sai thì thực hiện <công việc2> Sơ đồ hoạt động: Ví dụ: Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của 2 số nguyên a,b

Program max_min; Var a,b,max,min:Integer; Begin Write (‘nhập a,b’);Readln(a,b) If (a>b) then begin

Max:=a; Min:=b;

End Else

Begin Max:=b; Min:=a;

End; Write(‘max=’,max:3); Write(‘min=’,min:3); Readln; End.

Biểu thức Logic

Công việc 1 Công việc 2

Thoát

Sai Đúng

Page 50: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 50

2.2. Câu lệnh Case..of.. Cú pháp: Case <biểu thức> of Tên hằng 1:<lệnh 1>; Tên hằng 2:<lệnh 2>; …………. Tên hằng n:<lệnh n> Else <câu lệnh n+1>; End; Ý nghĩa : Khi gặp lệnh này máy sẽ thực hiện như sau:

+ Tính giá trị của biểu thức sau đó so sánh với các hằng. Nếu kết quả thuộc hằng nào thì thực hiện lệnh tương ứng, còn nếu không trùng bất kỳ hằng nào thì thực hiện lệnh (n+1) Ví dụ 1 : Viết chương trình nhập vào một điểm kiểm tra từ bàn phím và in ra kết quả xếp loại : Loại yếu (<5 điểm) TB (5,6 điểm) Khá (7,8 điểm) Giỏi (9,10 điểm) Program tinhdiem; Var diem:Byte Begin Write(‘nhập điểm :’);readln(điểm);

Case điểm of 0..4:write(‘Loại yếu’); 5..6:write(‘Loại TB’); 7..8:write(‘Loại khá’); 9..10:write(‘Loại giỏi’) Else

Writeln(‘nhập điểm sai’); End; Readln; End. Ví dụ 2: Viết chương trình cho biết số ngày cho 1 tháng khi biết tháng và năm. Tháng và năm được nhập từ bàn phím. Program thangnam; Var Sn,thang,nam:integer; Begin

Write(‘nhập tháng :’);Readln(tháng); Write(‘nhập năm :’);Readln(năm);

Case thang of 1,3,5,7,8,10,12:Sn:=31; 4,6,9,11:Sn:30; 2:if (nam mod 4)=0 then Sn:=28 Else

Sn:=29; End;

Writeln(‘số ngày là :’,Sn);

Page 51: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 51

Readln; End. Bài Tập : 1/ Sử dụng cấu trúc case ..of để xác định số n có chia hết cho 4 hay không ? Nếu không thì còn dư bao nhiêu?. với n nhập từ bàn phím. 2/ Viết chương trình giải phương trình bậc 2 : ax2+bx+c=0, bậc 1 : ax+b=0.Với a,b,c nhập vào từ bàn phím. 3/Lập chương trình nhập số n và in ra giá trị că bậc hai n

--------------------------------------------------

Page 52: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 52

BÀI 6: CÂU LỆNH LẶP

I. Câu lệnh for 1.1. Sự hoạt động của For dạng tiến Cú pháp : For <Biến ĐK>:=<Giá trị đầu> to <Giá trị cuối> do <Công việc> Trong đó : + For, to, do: là từ khóa. + <giá trị đầu>, <giá trị cuối>, <Biến ĐK> phải cùng một kiểu dữ liệu và là một trong các kiểu số nguyên, logic, ký tự. Ý nghĩa : Khi gặp lệnh này máy sẽ thực hiện như sau : - Bước 1: Gán <giá trị đầu> cho <Biến ĐK> <BĐK>:=<giá trị đầu> - Bước 2: Kiểm tra <BiếnĐK> có bé hơn hoặc bằng <giá trị cuối> hay không. Nếu đúng chuyển sang bước 3. Nếu sai chuyển sang bước 4. - Bước 3: Thực hiện công việc sau DO sau đó tăng <Biến ĐK> lên một đơn vị rồi quay lại bước 2. - Bước 4: Thoát khỏi vòng lặp. Sơ đồ hoạt động : Ví dụ : Viết chương trình tính tổng : S=1+2+3+…+n Với n nhập từ bàn phím

Program tinhtong; Var I,n,s:integer; Begin

Write(‘nhập n =’);Readln(n); S:=0;

For i:=1 to n do s:=s+i;

Biến ĐK:= GTđầu

Biến ĐK<=GTđầu

Công việc

Biến ĐK:=Biến ĐK+1 End

Đ

S

Page 53: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 53

Write(‘tong la :’,s:3:3); Readln; End.

1.2. Sự hoạt động của vòng lặp For dạng lùi : Cú pháp : For <Biến ĐK>:=<Giá trị cuối> downto <Giá trị đầu> do <Công việc> Trong đó : + For, downto, do: là từ khóa + <giá trị đầu>, <giá trị cuối>, <Biến ĐK> phải cùng một kiểu dữ liệu và là một trong các kiểu số nguyên, logic, ký tự. Ý nghĩa : Khi gặp lệnh này máy sẽ thực hiện như sau: - Bước 1: Gán <giá tri cuối> cho <Biến ĐK> <BiếnĐK>:=<giá trị cuối> - Bước 2: Kiểm tra <Biến ĐK> có lớn hơn hoặc bằng <giá trị đầu> hay không. Nếu đúng chuyển sang bước 3. Nếu sai chuyển sang bước 4. - Bước 3: Thực hiện công việc sau DO sau đó giảm <Biến ĐK> xuống một đơn vị rối quay lại bước 2. - Bước 4: Thoát khỏi vòng lặp. Sơ đồ hoạt động : Ví dụ : Tính tổng sau : S=10+9+8+…+1.

Program tinhtong; Var s,i:integer; Begin

s:=0; For i:=10 downto 1 do s:=s+i;

Write(‘tổng là :’,s:5:3); Readln; End.

Biến ĐK:= GTcuối

Biến ĐK>=GTcuối

Công việc

Biến ĐK:=Biến ĐK-1 End

Đ

S

Page 54: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 54

II. Câu lệnh while…do Cú pháp:

While <Biểu Thức ĐK> do <Công việc> Trong đó: - While, do: là từ khóa.

- <BTĐK> là một biểu thức có kiểu <Logic> - Công việc có thể là lệnh đơn hay lệnh ghép. Nếu là lệnh ghép phải đặt giữa hai từ khóa Begin ..end

Ý nghĩa: Khi gặp lệnh này máy thực hiện như sau: - Bước 1: Kiểm tra <Biểu thức Logic>

+ Nếu <BT Logic> có giá trị đúng chuyển sang bước 2. + Nếu <BT Logic> có giá trị sai chuyển sang bước 3.

- Bước 2: Thực hiện <Công việc> sau DO rồi chuyển sang bước 1 - Bước 3: Thoát khỏi vòng lặp. Sơ đồ khối : Ví dụ: Viết chương trình tính tổng sau : S=1+2+3+…+n.

Program tinhtong; Var I,s,n:integer; Begin Write(‘nhập n=’);Readln(n); s:=0;i:=1; While i<=n do Begin s:=s+i; i:=i+1; end; write(‘tổng là :’,s:5:3); readln; end.

III. Câu lệnh repeat ..until Cú pháp : Repeat <Câu lệnh> Until <Biểu thức ĐK> Ý nghĩa : Khi gặp lệnh này máy sẽ thực hiện : - Bước 1: Thực hiện công việc. - Bước 2: Kiểm tra <Biểu thức ĐK>

- Nếu <Biểu thức ĐK> có giá trị đúng thì chuyển sang bước 3. - Nếu <Biểu thức ĐK> có giá trị sai thì chuyển sang bước 1.

Công việc

Biểu thức ĐK

End Đ

S

Page 55: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 55

- Bước 3: Thoát khỏi vòng lặp. Sơ đồ khối : Ví dụ : Tính tổng S=1+2+3+…+n với n nhập vào từ bàn phím. Program tinhtong;

Var I,n,s:integer; Begin

Write(‘nhập n=’);Readln(n); s:=0;i:=1; Repeat s:=s+i; i:=i+1; Until i>n; Write(‘tổng là :’,s:5:3);

Readln; End.

--------------------------------------------------

Công việc

Biểu thức ĐK

End

Đ

S

Page 56: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 56

BÀI 7: KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC MẢNG( ARRAY)

I. Định nghĩa

Là một kiểu dữ liệu có cấu trúc bao gồm một số cố định các phần tử có cùng chung kiểu dữ liệu, cùng tên, chỉ khác nhau về chỉ số. Mảng gồm hai loại

+ Mảng một chiều: là mảng mà các phần tử của nó được bố trí theo kiểu tuyến tính

+ Mảng hai chiều: là mảng mà các phần tử của nó được bố trí theo kiểu II. Mảng một chiều 2.1. Khai báo mảng một chiều. Có hai cách để khai báo: Khai báo gián tiếp: - Cú pháp:

TYPE Tên mảng=array[Kiểu_chỉ_dẫn] of Kiểu_phần_tử; Var biến mảng:tên mảng; - Ví dụ:

TYPE Hocsinh= array[1..50] of record; Var a: hocsinh; Khai báo trực tiếp: - Cú pháp:

Biến mảng=array[Kiểu_chỉ_dẫn] of Kiểu_phần_tử; - Ví dụ:

Var a=array[1..50] of integer; 2.2. Cách truy nhập vào các phần tử: - Cách truy nhập một phần tử vào mảng ta viết như sau: Biến mảng[chỉ số phần t]; - Ví dụ: a[4]: Truy nhập đến các phần tử có chỉ số là 4 2.3. Nhập xuất dữ liệu cho các phần tử của mảng một chiều - Ví dụ : Lập chương trình nhập một mảng một chiều gồm n số nguyên, in giá trị của mảng vừa nhập ra màn hình.

Program mang; Var A: array[1..15]of integer; I, n:integer; Begin Write(‘ nhap so phan tu=’);readln(a); For i:=1 to n do Begin Write(‘a[‘,I,’]=’);readln(a[i]); End; Write(‘gia tri mang vua nhap’); For i:=1 to n do Write(a[i]:4); Readln; End.

2.4. Truy nhập vào các phần tử của mảng

Page 57: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 57

- Sắp xếp giảm dần: Để sắp xếp một mảng, các phần tử trong mảng cần phải được so sánh với những phần tử còn lại. Cách tốt nhất để sắp xếp một mảng, theo thứ tự giảm dần, là chọn ra giá trị lớn nhất trong mảng và hoán vị nó với phần tử đầu tiên. Một khi điều này được thực hiện xong, giá trị lớn thứ hai trong mảng có thể được hoán vị với phần tử thứ hai của mảng, phần tử đầu tiên của mảng được bỏ qua vì nó đã là phần tử lớn nhất. Tương tự, các phần tử của mảng được loại ra tuần tự đến khi phần tử lớn thứ n được tìm thấy. Trong trường hợp mảng cần sắp xếp theo thứ tự tăng dần giá trị lớn nhất sẽ được hoán vị với phần tử cuối cùng của mảng. Quan sát ví dụ một dãy số để hiểu được giải thuật. Hình 1 trình bày một mảng số nguyên cần được sắp xếp.

10 40 90 60 70

Hình 1: Mảng num với chỉ số i (5 phần tử) Để sắp xếp mảng này theo thứ tự giảm dần, Chúng ta cần tìm phần tử lớn nhất và hoán vị nó vào vị trí phần tử đầu tiên. Xem như đây là lần thực hiện thứ nhất. Để đưa giá trị lớn nhất về vị trí đầu tiên, chúng ta cần so sánh phần tử thứ nhất với các phần tử còn lại. Khi phần tử đang được so sánh lớn hơn phần tử đầu tiên thì hai phần tử này cần phải được hoán vị. Khởi đầu, ở lần thực hiện đầu tiên, phần tử ở ví trí thứ nhất được so sánh với phần tử ở vị trí thứ hai. Hình 2 biểu diễn sự hoán vị tại vị trí thứ nhất.

40 10 90 60 70

Hình 2: Đảo vị trí phần tử thứ nhất với phần tử thứ hai Tiếp đó, phần tử thứ nhất được so sánh với phần tử thứ ba. Hình 3 biểu diễn sự hoán vị giữa phần tử thứ nhất và phần tử thứ ba.

90 10 40 60 70

Hình 3 Đảo vị trí phần tử thứ nhất với phần tử thứ ba Quá trình này được lặp lại cho đến khi phần tử thứ nhất được so sánh với phần tử cuối cùng của mảng. Mảng kết quả sau lần thực hiện đầu tiên được trình bày trong hình 4 bên dưới.

90 40 10 60 70

Hình 4: Mảng sau lần thực hiện đầu tiên Bỏ qua phần tử đầu tiên, chúng ta cần tìm phần tử lớn thứ hai và hoán vị nó với phần tử thứ hai của mảng. Hình 5 biểu diễn mảng sau khi được thực hiện lần hai.

90 70 10 60 40

Hình 5: Mảng sau lần thực hiện thứ hai

num i:=0 i:=4

i:=0 i:=4

num

i:=0 i:=4

num 40 90

10 40

num i:=0 i:=4

num i:=0 i:=4

Page 58: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 58

Phần tử thứ ba phải được hoán vị với phần tử lớn thứ ba của mảng. Hình 6 biểu diễn mảng sau khi hoán vị phần tử lớn thứ ba.

90 70 60 10 40

Hình 6: Mảng sau lần thực hiện thứ ba Phần tử thứ tư phải được hoán vị với phần tử lớn thứ tư của mảng. Hình 7 biểu diễn mảng sau khi hoán vị phần tử lớn thứ tư.

90 70 60 40 10

Hình 7: Mảng sau lần thực hiện thứ tư Hình 7 cũng biểu diễn mảng đã được sắp xếp. Để lập trình cho bài toán này, chúng ta cần hai vòng lặp, một để tìm phần tử lớn nhất trong mảng và một vòng lặp kia để lặp quá trình thực hiện n lần. Thực chất quá trình phải lặp n-1 lần cho một phần tử của mảng bởi vì phần tử cuối cùng sẽ không còn phần tử nào để so sánh với nó. Vì vậy, chúng ta khai báo hai biến i và j để thao tác với hai vòng lặp for. Vòng lặp for với chỉ số i được dùng để lặp lại quá trình xác định phần tử lớn nhất trong phần còn lại của mảng. Vòng lặp for với chỉ số j được dùng để tìm phần tử lớn thứ i của mảng trong các phần tử từ phần tử thứ i+1 đến phần tử cuối cùng của mảng. Theo cách đó, phần tử lớn thứ nhất thứ i trong phần còn lại của mảng sẽ được đưa vào vị trí thứ i. Đoạn mã lệnh khai báo chỉ số và vòng lặp thực hiện n - 1 lần với i như là chỉ số: i,j:integer;

for i := 1 to n-1 do

Đoạn mã lệnh cho vòng lặp từ phần tử thứ i + 1 đến phần tử thứ n của mảng: begin

For j:=i+1 to n do Để hoán vị hai phần tử trong mảng chúng ta cần sử dụng một biến tạm. Bởi vì đây là thời điểm một phần tử của mảng được sao chép thành một phần tử khác, giá trị trong phần tử thứ hai sẽ bị mất. Để tránh mất giá trị của phần tử thứ hai, giá trị cần phải được lưu lại trong một biến tạm. Đoạn mã lệnh để hoán vị phần tử thứ i với phần tử lớn nhất trong phần còn lại của mảng là:

if (a[i] < a[j]) then begin tg = a[i];

a[i] = a[j]; a[j] = tg;

end;

end; Chỉ số i có thể được dùng để hiển thị các giá trị của mảng như các câu lệnh trình bày bên dưới:

num i:=0 i:=4

num i:=0 i:=4

Page 59: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 59

For i:=1 to n do Write(‘mang sau khi sap xep’,a[i]:3);

- Ví dụ : Lập chương trình nhập một mảng một chiều gồm n số nguyên, in giá trị của mảng vừa nhập ra màn hình, sắp xếp mảng vừa nhập ra màn hình.

Program sxmang; Var A: array[1..15]of integer; I, n,j,tg:integer; Begin Write(‘ nhap so phan tu=’);readln(a); For i:=1 to n do Begin Write(‘a[‘,I,’]=’);readln(a[i]); End; Write(‘gia tri mang vua nhap’); For i:=1 to n do Write(a[i]:4); for i := 1 to n-1 do

For j:=i+1 to n do if (a[i] < a[j]) then

begin tg = a[i];

a[i] = a[j]; a[j] = tg;

end; Write(‘gia tri mang vua săp xep la:’);

For i:=1 to n do Write(a[i]:4); Readln; End

- Sắp xếp tăng dần: tương tự như sắp xếp giảm dần III. Mảng hai chiều: 3.1. Khai báo mảng hai chiều. Có hai cách để khai báo: Khai báo gián tiếp: - Cú pháp:

TYPE Tên mảng=array[Kiểu_chỉ_dẫn_dòng, kiểu_chỉ_dẫn_cột] of Kiểu_phần_tử; Var biến mảng:tên mảng; - Ví dụ:

TYPE Hocsinh= array[1..50,1..50] of record; Var a: hocsinh; Khai báo trực tiếp: - Cú pháp:

Biến mảng=array[Kiểu_chỉ_dẫn_dòng, kiểu_chỉ_dẫn_cột] of Kiểu_phần_tử; - Ví dụ:

Var A=array[1..2,1..2] of integer;

Page 60: MỤC LỤC - thuvien.brtvc.edu.vnthuvien.brtvc.edu.vn/Documents/cntt/Tin_hoc_dai_cuong.pdf · Phục hồi, xoá hẳn thư mục, tập tin trong Recycle Bin ... đơn vị số

Trang 60

Ví dụ trên là mảng hai chiều có tên là A bao gồm gồm 2 hàng, 2 cột có cùng kiểu integer đó là:

A[1,1], A[1,2]; A[2,1],A[2,2];

2.2. Cách truy nhập vào các phần tử: - Cách truy nhập một phần tử vào mảng ta viết như sau: Biến mảng[chỉ số phần t]; - Ví dụ: a[2,3]: Truy nhập đến phần tử dòng 2 cột 3 2.3. Nhập xuất dữ liệu cho các phần tử của mảng hai chiều - Ví dụ : Lập chương trình nhập một mảng hai chiều gồm 2 hàng, 3cột các số nguyên và in mảng vừa nhập ra màn hình.

Program mang; Var A: array[1..2,1..3]of integer; I, j:integer; Begin Write(‘ nhap các phần tử’); For i:=1 to 2 do For j:=1 to 3 do Begin Write(‘a[‘,I,’,’,j,’]=’);readln(a[I,j]); End; Write(‘gia tri mang vua nhap’); For i:=1 to 2 do Begin For j:=1 to 3 do Write(a[I,j]:4); Readln; End.