103
TP SAN THÔNG TIN PHÁP QUY HT NHÂN S6/2015 Mc lc Tin tc và skin Các skin ni bật trong lĩnh vực pháp quy ht nhân ca VN trong Quý I/2015 Hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quc gia Vương Hữu Tn: Các kết quni bt trong hoạt động quản lý nhà nước van toàn, an ninh và thanh sát ht nhân trong Quý I/2014 Nguyn Vit Hùng: Hoạt động cấp phép trong lĩnh vực NLNT trong Qúy I/2015 Nguyn Vit Hùng, Phm Xuân Linh: Tình hình trin khai thc hiện Thông tư đào to an toàn bc xmi Nguyn NHoài Vi: Hoạt động quản lý nhà nước van ninh và thanh sát ht nhântrong Quý I/2015 Nguyn An Trung, Trn ThTrang: Công tác chun bvà tchc thẩm định báo cáo phân tích an toàn dán điện ht nhân Ninh Thun Đặng Anh Thư: Hoạt động hp tác quc tế van toàn, an ninh và không phbiến ht nhân trong quý I/2015 Trn Mạnh Cường: Gii thiu vcông tác chun bcho Hi nghPháp quy ht nhân ln th2. Lâm ThHà Mi: Hoạt động thông tin pháp quy ht nhân Vit Nam. Trn Mnh Cường, Lưu Nam Hải: Trin khai thc hin dán giám sát an ninh các ngun phóng xsdụng di động Vit Nam. Dương Hồng Anh: Kế hoch hoạt động ca Hội đồng ATHNQG và Tiu ban ATANHN trong năm 2015 Nghiên cu vpháp quy ht nhân Lê Chí Dũng: Nghiên cu phân tích an toàn đối với NMĐHN Đặng Thanh Lương: Chun bkế hoch ng phó scbc xvà ht nhân quc gia

Mục lục - · PDF fileLê Chí Dũng: Nghiên cứu phân ... NMĐHN Ninh Thuận” do GS.TS Phan Trọng Trịnh, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm KH&CN VN làm chủ nhiệm

Embed Size (px)

Citation preview

TẬP SAN THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN SỐ 6/2015

Mục lục

Tin tức và sự kiện

Các sự kiện nổi bật trong lĩnh vực pháp quy hạt nhân của VN trong Quý I/2015

Hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia

Vương Hữu Tấn: Các kết quả nổi bật trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an

ninh và thanh sát hạt nhân trong Quý I/2014

Nguyễn Việt Hùng: Hoạt động cấp phép trong lĩnh vực NLNT trong Qúy I/2015

Nguyễn Việt Hùng, Phạm Xuân Linh: Tình hình triển khai thực hiện Thông tư đào

tạo an toàn bức xạ mới

Nguyễn Nữ Hoài Vi: Hoạt động quản lý nhà nước về an ninh và thanh sát hạt

nhântrong Quý I/2015

Nguyễn An Trung, Trần Thị Trang: Công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định báo cáo

phân tích an toàn dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đặng Anh Thư: Hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt

nhân trong quý I/2015

Trần Mạnh Cường: Giới thiệu về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Pháp quy hạt nhân

lần thứ 2.

Lâm Thị Hà Mi: Hoạt động thông tin pháp quy hạt nhân ở Việt Nam.

Trần Mạnh Cường, Lưu Nam Hải: Triển khai thực hiện dự án giám sát an ninh các

nguồn phóng xạ sử dụng di động ở Việt Nam.

Dương Hồng Anh: Kế hoạch hoạt động của Hội đồng ATHNQG và Tiểu ban

ATANHN trong năm 2015

Nghiên cứu về pháp quy hạt nhân

Lê Chí Dũng: Nghiên cứu phân tích an toàn đối với NMĐHN

Đặng Thanh Lương: Chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia

TẬP SAN THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN SỐ 6/2015

Đinh Tiến Hùng: Thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ sử dụng

di động

Trao đổi và thảo luận

Lê Quang Hiệp: Quản lý chất thải phóng xạ và định hướng chính sách cho chương

trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Vũ Tiến Hà, Đặng Thị Hồng: Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên chụp

ảnh phóng xạ công nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế

Nguyễn Thị Hồng Nhung: Định hướng xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt

nhân: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Chu Quang Huy, Hoàng Thị Luyến, Đỗ Minh Vương: Kinh nghiệm của Vương quốc

Anh trong thực hiện các hoạt động thanh tra NMĐHN

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật

Nguyễn Thị Hồng Nhung: Giới thiệu ấn phẩm GRS phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn

an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ

Trang địa phương và các doanh nghiệp

Lê Xuân Thám, Phan Đình Hồng: Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại

Lâm Đồng

Trang văn hóa văn nghệ

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁP QUY HẠT NHÂN

VIỆT NAM TRONG QUÝ I/2015

Hội thảo khoa học quốc gia báo cáo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam về địa

điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2

Từ ngày 19-20/3/2015, tại Hà Nội, Cục

An toàn bức xạ và hạt nhân

(ATBXHN) phối hợp với Quỹ Phát

triển khoa học và công nghệ quốc gia tổ

chức Hội thảo khoa học quốc gia báo

cáo kết quả nghiên cứu của các chuyên

gia Việt Nam về địa điểm nhà máy điện

hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 và

2. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt

Thanh đã đến dự và phát biểu khai mạc

Hội thảo

Tham dự Hội thảo có các vị khách quốc

tế đến từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và các đại biểu

trong nước là các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các Bộ, nghành có liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trần Việt Thanhmong muốn thông qua Hội thảo lần này,

các nhà khoa học VN sẽ báo cáo kết quả nghiên cứu của mình, trao đổi và thảo luận, chia sẻ thông tin

và kinh nghiệm với các chuyên gia nước ngoài, tư vấn cho chủ đầu tư và các nhà quản lý, nhà khoa

học của VN về các vấn đề ý kiến chưa thống nhất giữa các tư vấn nước ngoài cho chủ đầu tư và

chuyên gia VN về một số vấn đề liên quan đến địa chất, địa vật lý và địa chấn đối với 2 địa điểm, từ

đó thống nhất về quan điểm, đưa ra những ý kiến đóng góp và khuyến cáo hữu ích cho việc lựa chọn

địa điểm đối với dự án ĐHN đầu tiên của VN.

Hội thảo đã được nghe báo cáo kết quả nghiên cứu và có phiên thảo luận chung về 3 đề tài: “Đánh

giá Gradient chuyển dịch kiến tạo trong pleistocen muộn và hiện đại tại khu vực dự kiến xây dựng

NMĐHN Ninh Thuận” do GS.TS Phan Trọng Trịnh, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm KH&CN VN làm

chủ nhiệm đề tài; Đề tài “Nghiên cứu đánh giá đứt gãy hoạt động phục vụ công tác phê duyệt địa

điểm dự kiến xây dựng các NMĐHN ở Ninh Thuận” do TS Vũ Văn Chinh, Viện Địa chất, Viện Hàn

lâm KH&CN VN làm chủ nhiệm đề tài và Đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và

sóng thần tại khu vực Ninh Thuận và lân cận phục vụ công tác thẩm định địa điểm xây dựng

NMĐHN” do PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN VN làm

chủ nhiệm đề tài.

Cuộc họp tổng kết Dự án nâng cao năng lực của cơ quan pháp quy hạt nhân Việt Nam

Ngày 18/3/2015, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam phối hợp với Cục

ATBXHN tổ chức tổng kết Dự án nâng cao năng lực của cơ quan pháp quy hạt nhân Việt Nam trong

việc thực hiện chiến lược phát triển hạt nhân dân sự.

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Tại cuộc họp tổng kết, ông Andrew Holt

- Trưởng ban Thịnh vượng Đại sứ quán

VQ Anh tại VN nhấn mạnh, trong khuôn

khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký

kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ VN

và Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh về

hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì

mục đích hoà bình năm 2013, trong 2

năm qua, hai nước đã chú trọng hợp tác

để chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin và

tài liệu khoa học và kỹ thuật, hợp tác

pháp quy hạt nhân, đào tạo nhân lực,

nghiên cứu và phát triển đối với nhà máy

điện hạt nhân dân sự/ứng dụng bức xạ đồng vị phóng xạ để phát triển kinh tế-xã hội qua trao đổi

chuyên gia, tổ chức hội thảo.

Ông cho biết, cuộc họp này nhằm tổng kết những việc đã làm trong thời gian qua thuộc Dự án nâng

cao năng lực của cơ quan pháp quy Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược phát triển hạt nhân dân

sự, xác định nhu cầu tiếp tục hỗ trợ trong phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đồng thời mở ra cơ

hội để cùng phối hợp và định hướng chiến lược hợp tác tiếp theo giữa 2 bên.

Cũng tại cuộc họp tổng kết, đại diện các nhóm làm việc với ông David Watson – Chuyên gia cao cấp

của ONR đã trình bày kết quả làm việc, các khuyến cáo của chuyên gia cho Cục và các đề xuất hợp

tác tiếp theo. Ông David Watson đã có 6 tháng làm việc với Cục nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn

về các hoạt động pháp quy của VN như: Sửa đổi Luật NLNT, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn áp

dụng cho dự án điện hạt nhân, xây dựng năng lực thanh tra cho NMĐHN, quản lý an toàn và đánh

giá an toàn, bảo vệ bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ,…

Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho cá nhân, tập thể đạt thành tích trong ứng dụng kỹ thuật

hạt nhân để chọn tạo giống cây trồng đột biến

Ngày 10/2/2015, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ

trao giải thưởng của IAEA và Bằng khen

của Bộ trưởng cho cá nhân, tập thể đạt

thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng kỹ

thuật hạt nhân để chọn tạo giống cây trồng

đột biến.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần

Việt Thanh đã trao Kỷ niệm chương vì sự

nghiệp KH&CN và Bằng khen của Bộ

trưởng cho ông Nguyễn Thiệp, Cục trưởng

Cục cơ yếu Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ

Việt Nam tại Cộng hoà Áo, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực của VN tại IAEA và các tổ chức

quốc tế vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về ứng dụng kỹ thuật hạt

nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng trao Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể Viện Di truyền nông

nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh và 2 cá

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

nhân là ông Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng và ông Trần

Tấn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

Sóc Trăng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để chọn tạo giống cây

trồng đột biến.

Cũng tại Lễ trao giải thưởng, Đại sứ Nguyễn Thiệp đã trao lại giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” cho

Viện Di truyền nông nghiệp và giải thưởng thành tựu cho Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam,

Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, ông Hồ Quang Cua và ông Trần Tấn Phương mà Đại sứ

đã thay mặt nhận tại Lễ trao giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” về đột biến tạo giống lúa của IAEA

trong khuôn khổ Đại hội đồng IAEA lần thứ 58 diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 9 năm 2014. Giải

thưởng nhằm tôn vinh những nỗ lực của cá nhân, nhóm và tập thể của các nước thành viên trong lĩnh

vực tạo giống đột biến bằng bức xạ góp phần tăng cường an ninh lương thực khu vực.

Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị bàn tròn lần thứ 9 của các liên lạc viên quốc gia khu vực

Đông Nam Á về Sáng kiến CBRN

Trong khuôn khổ Sáng kiến thiết lập trung

tâm hợp tác tiên tiến giảm thiểu nguy cơ hóa

học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN)

của Liên minh Châu Âu (EU), từ ngày 4-

6/2/2015, Cục ATBXHN phối hợp với Viện

Nghiên cứu Công lý và Tội phạm liên bang

của Liên Hiệp quốc (UNICRI) và Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa tổ chức

Hội nghị bàn tròn lần thứ 9 của các liên lạc

viên quốc gia khu vực Đông Nam Á tại Nha

Trang, Khánh Hòa.

Hội thảo bàn tròn lần thứ 9 đã xem xét đánh giá toàn diện tình hình triển khai các dự án trong hai

năm qua và xác định các nội dung hợp tác được ưu tiên trong Khu vực. Hội thảo cũng tạo cơ hội cho

các đại biểu tham dự tăng cường hợp tác và thúc đẩy các thảo luận song phương giữa các quốc gia

khu vực Đông Nam Á và với Ban Thư ký khu vực về Sáng kiến CBRN do chính phủ Phi-lip-pin chủ

trì.

Sáng kiến CBRN do EU, UNICRI và Trung tâm Nghiên cứu chung (JRC) phối hợp tài trợ. Sáng kiến

được triển khai với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực và các quốc gia thành

viên EU thông qua mối quan hệ hợp tác hiệu quả ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Tính đến nay,

Sáng kiến đã nhận được sự tham gia tích cực của 48 quốc gia trong 8 khu vực trên toàn thế giới.

Việt Nam đã tham gia vào Sáng kiến CBRN từ năm 2010 và hiện các Bộ, ngành của Việt Nam đang

tham gia triển khai 10 dự án thành phần trong khuôn khổ Sáng kiến. Cục trưởng Cục An toàn bức xạ

và hạt nhân Vương Hữu Tấn và Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế Bộ Ngoại giao Phạm Hải

Anh là hai đầu mối liên lạc viên quốc gia của Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến.

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với GE Hitachi

Sáng ngày 10/2/2015, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục ATBXHN và

Công ty GE Hitachi. Cục trưởng Vương Hữu Tấn và ông David Durham, Phó Chủ tịch GE Hitachi

đã cùng nhau ký Biên bản ghi nhớ.

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Tham dự Lễ ký có ông Hoàng Xuân Hoà,

Giám đốc kỹ thuật GE Hitachi; ông Douglas

O’Neil, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại

Việt Nam; đại diện Lãnh đạo Cục và lãnh

đạo các đơn vị thuộc Cục.

Bản ghi nhớ hợp tác này được ký sẽ tạo cơ

sở pháp lý cho hợp tác giữa Cục và GE

Hitachi nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt

động hợp tác trong tương lai.

Theo Biên bản ghi nhớ được ký kết, GE

Hitachi sẽ hỗ trợ cho Cục trong việc chia sẻ

kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực phân tích phân tích an toàn hạt nhân sử dụng các mô phỏng

code tính toán tiên tiến, cung cấp các khoá đào tạo về công nghệ lò phản ứng và các vấn đề liên quan

khác nhằm nâng cao năng lực về phân tích và đánh giá an toàn hạt nhân cho cán bộ Cục.

Đoàn khảo sát, kiểm tra tại địa điểm dự kiến NMĐHN Ninh Thuận của Hội đồng ATHNQG và

Tiểu ban ATANHN

Từ ngày 20-23/01/2015, Đoàn công tác của

Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia

(ATHNQG) và Tiểu ban An toàn và an

ninh hạt nhân (ATANHN) – Ban chỉ đạo

Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

đã làm việc tại tỉnh Ninh Thuận để trao đổi,

lắng nghe ý kiến của Chủ đầu tư và các cơ

quan ban ngành địa phương nhằm tham

mưu cho Chính phủ tháo gỡ những vướng

mắc trong quá trình triển khai dự án điện

hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Tham gia đoàn công tác gồm có đại diện

các thành viên của Hội đồng ATHNQG,

các thành viên của Tiểu ban ATANHN liên quan trực tiếp đến các nội dung trong đợt khảo sát; các

chuyên gia địa chất, kiến tạo, khí tượng, thủy văn và hải văn; đại diện Cục ATBXHN; đại diện Viện

Y học hạt nhân và ung bướu quân đội và Văn phòng Hội đồng ATHNQG.

Trong chuyến công tác, Đoàn đã làm việc với các cơ quan, ban ngành gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh

Ninh Thuận, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh

Thuận, Công an tỉnh Ninh Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, Ban chỉ huy quân sự tỉnh

Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận và Ban quản lý

dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Khoá họp lần thứ 7 Uỷ ban điều phối về hợp tác NLNT vì mục đích hoà bình Việt Nam - Liên

bang Nga

Từ ngày 2 đến 3/2/2015, tại Hà Nội, triển khai Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ

Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích hoà

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

bình ký ngày 27/3/2002, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với phía Liên bang Nga tổ chức Khoá

họp lần thứ 7 Uỷ ban điều phối về hợp tác NLNT vì mục đích hoà bình Việt Nam - Liên bang Nga.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh và ông Pershukov V.A – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn NLNT Nga

Rosatom đồng chủ trì Phiên họp toàn thể.

Phiên họp đã nghe các báo cáo nội dung thảo luận của 3 nhóm công tác về Pháp quy và các vấn đề

an toàn bức xạ và hạt nhân , Ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình và Nghiên cứu và Trung tâm

KH&CN hạt nhân.

Hai đồng Chủ tịch đã chủ trì thảo luận về kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, trong

đó nhấn mạnh đến hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thanh tra và thẩm định an toàn,

thông tin tuyên truyền về điện hạt nhân, phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân và ứng dụng NLNT

vì mục đích hoà bình, xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân và đào tạo chuyên gia vận hành lò, …

Cũng tại Phiên họp, Thứ trưởng Trần Việt Thanh và Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosatom

Pershukov V.A đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KH&CN và Rosatom về hỗ trợ thông tin

đối với các dự án chung trong lĩnh vực điện hạt nhân giai đoạn 2015-2020.

EC tiếp tục hỗ trợ Cục ATBXHN nâng cao năng lực

Từ ngày 15-16/1/2015, đoàn chuyên gia của Uỷ

ban Châu Âu (EC) đã đến làm việc với Cục An

toàn bức xạ và hạt nhân về triển khai Dự án VN

3.01/13, dự án tiếp theo của EC nhằm nâng cao

năng lực và tính hiệu quả cho Cục ATBXHN và

các Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục.

Phát biểu tại buổi tiếp đoàn, Cục trưởng Vương

Hữu Tấn đã bày tỏ sự cám ơn đến sự hỗ trợ của

EC cho Cục trong thời gian qua và đánh giá cao

những kết quả đạt được giữa 2 bên trong Dự án hợp tác VN 3.01/09. Qua các hoạt động hỗ trợ trong

khuôn khổ Dự án, trình độ chuyên môn của cán bộ Cục ngày càng được nâng cao trong các lĩnh vực

xây dựng VBQPPL, thanh tra, cấp phép, đánh giá an toàn, thông tin tuyên truyền,… góp phần cải

thiện việc quản lý an toàn hạt nhân tại Việt Nam và giúp công tác quản lý tuân thủ theo các tiêu

chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất.

Cục trưởng cũng nhấn mạnh, Dự án được tiếp tục có ý nghĩa rất quan trọng nhất là trong điều kiện

Cục ATBXHN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng một cách kịp thời các

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

năng lực và kinh nghiệm cần thiết trong quản lý an toàn hạt nhân phục vụ cho chương trình điện hạt

nhân quốc gia.

Tại cuộc họp, các chuyên gia của EC và các cán bộ Cục đã cùng nhau thảo luận để xác định rõ hiện

trạng, nhu cầu từ đó đưa ra các hoạt động cụ thể cần hỗ trợ trong 6 nhiệm vụ của Dự án: Xây dựng

khung pháp quy và pháp lý về an toàn hạt nhân tại Việt Nam, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

phục vụ cho việc quản lý cơ sở hạt nhân của Cục, Xây dựng năng lực cho Cục ATBXHN để tiến

hành và /hoặc bắt đầu đánh giá độc lập và thẩm định hồ sơ an toàn, Kế hoạch phát triển nguồn nhân

lực và chương trình đào tạo bền vững cho Cục ATBXHN và các tổ chức HTKT của Cục, An ninh và

thanh sát hạt nhân, Minh bạch và thông tin công chúng.

Lan Anh tổng hợp

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ AN TOÀN, AN NINH VÀ THANH SÁT HẠT NHÂN

TRONG QUÝ I/2015

Vương Hữu Tấn, Trần Mạnh Cường

Cục ATBXHN

I. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ KH&CN tiếp tục triển khai việc sửa đổi bổ sung Luật NLNT 2008, đặc biệt tổ chức

đoàn tham vấn IAEA về các nội dung sửa đổi Luật NLNT trong tháng 1 năm 2015. Trên cơ sở

kết quả tham vấn IAEA, Cục ATBXHN đã phân công cán bộ phụ trách các nội dung cần chỉnh

sửa trong Luật để có thể sớm hoàn thiện gửi cho IAEA.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ

KH&CN đã chỉnh sửa hoàn thiện Kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm phục vụ triển khai dự

án điện hạt nhân (Kế hoạch 248). Bản kế hoạch đã được gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành

và bổ sung các ý kiến của địa phương Ninh Thuận sau khi Đoàn công tác của Hội đồng An toàn

hạt nhân quốc gia làm việc tại Ninh Thuận tháng 1 năm 2015.

Các VBQPPL thuộc Kế hoạch năm 2014 về ATBXHN được tiếp tục hoàn thiện, trong đó

đã trình Bộ trưởng đồng ý phê duyệt Quyết định cá biệt về yêu cầu an toàn của địa điểm lò

nghiên cứu. Hai văn bản còn lại là Thông tư về phân tích an toàn và Thông tư về nội dung báo

cáo phân tích an toàn trong hồ sơ cấp phép xây dựng đã được hoàn thiện lại theo các quy định

mới về bàn hành văn bản quy phạm pháp luật để trình ký ban hành.

Cục ATBXHN đã triển khai việc phân công lãnh đạo Cục phụ trách và cán bộ chủ trì xây

dựng các văn bản quy phạm của năm 2015 đã được Bộ KH&CN giao trong lĩnh vực ATBXHN.

Kế hoạch chi tiết về soạn thảo các văn bản đã được đăng ký với Bộ KH&CN và cập nhật trong

phần mềm quản lý về công tác soạn thảo VBQPPL của Bộ KH&CN để thường xuyên nắm được

hiện trạng công tác soạn thảo VBQPPL.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh nguồn phóng xạ, Bộ KH&CN đã chỉ đạo Cục

ATBXHN đã xây dựng xong bản sửa đổi Thông tư 23 về an ninh nguồn phóng xạ di động. Đã

hoàn thành xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương. Cục ATBXHN đã hoàn thiện hồ sơ để trình

lãnh đạo Bộ KH&CN ký ban hành.

II. Công tác phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Cục ATBXHN với trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân cần phải thực hiện các

nhiệm vụ về thẩm định, cấp phép và thanh tra an toàn dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Hiện nay dự án đang trong giai đoạn phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư theo quy định

của Luật NLNT. Báo cáo phân tích an toàn của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh thuận

2 đã được nộp cho Cục ATBXHN. Tuy nhiên, do phải tiến hành khảo sát bổ sung địa điểm đối

với địa điểm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, nên báo cáo cuối cùng của dự án điện hạt

nhân Ninh Thuận 2 sẽ được nộp vào cuối năm 2015.

Để thẩm định Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án

điện hạt nhân Ninh Thuận, Ban chỉ đạo Nhà nước đã cho phép Bộ KH&CN phối hợp với Bộ

TN&MT thuê tư vấn quốc tế thẩm định chung cả hai báo cáo.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Hai Bộ đã phối hợp xây dựng Hồ sơ mời thầu và Các yêu cầu thẩm định các nội dung của

Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên các văn bản quy

phạm của Việt Nam, các yêu cầu an toàn của IAEA và kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trên thế

giới với sự trợ giúp của chuyên gia IAEA. Hồ sơ mời thầu tư vấn quốc tế và Yêu cầu thẩm định

các nội dung của Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được

hoàn thiện để trình Tổ tư vấn của Bộ trưởng thẩm định trước khi phê duyệt.

Bộ KH&CN cũng đã phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức đánh giá năng lực các nhà thầu

và kiến nghị lựa chọn danh sách ngắn gồm 3 nhà thầu để tổ chức đấu thầu theo quy định của

pháp luật.

Để hỗ trợ công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định, Bộ KH&CN đã thành lập 14 tổ chuyên

gia kỹ thuật để hỗ trợ công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định. Ngoài ra, Bộ đã cho phép triển

khai thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước liên quan đến nghiên cứu đánh giá an toàn địa điểm nhà

máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong Quý I/2015, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo chuyên gia về kết quả nghiên cứu

địa điểm nhà máy điện hạt nhân của các chuyên gia Việt Nam.

Theo kế hoạch trong năm 2015, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện thẩm

định Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận 1. Sau đó, sẽ triển khai thực hiện tiếp dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

III. Hoạt động cấp phép và thanh tra

Điểm nổi bật trong công tác cấp phép của Quý I/2015 là triển khai áp dụng quy định mới

đối với việc cấp phép cho các loại hình dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ được quy định tại Thông

tư 34/2014/TT-BKHCN. Cục ATBXHN đã thành lập Tổ chuyên gia tư vấn để thẩm định các hồ

sơ xin cấp phép đào tạo an toàn bức xạ cũng như cấp chứng chỉ hành nghê hỗ trợ kỹ thuật ứng

dụng NLNT về đào tạo an toàn bức xạ cho cá nhân.

Trong Quý I/2015, Cục đã tổ chức thẩm định trình Bộ KH&CN phê duyệt Kế hoạch ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh của một số tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An

Ngoài ra, Cục cũng đã thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của 11 cơ sở sau:

- Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

- Công ty cổ phần xi măng Tân Quang

- Cục Hải quan TP Đà Nẵng

- Công ty cổ phần lắp máy - Thí nghiệm Cơ điện

- Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kiểm tra kỹ thuật Alpha

- Công ty TNHH Sanfang Việt Nam

- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật CANDT

- Công ty TNHH Shinhwa Vina

- Công ty TNHH Saamsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

- Công ty TNHH Cresyn Hà Nội

- Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Về công tác thanh tra, trong Quý I/2015 Cục tiếp tục triển khai công tác thanh tra an toàn

đối với công tác khảo sát địa điểm của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo kế hoạch năm

2014. Đồng thời, Cục ATBXHN cũng đã xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết về thanh tra năm

2015. Kế hoạch thanh tra năm 2015 gồm 14 Đoàn, tiến hành thanh tra đối với 69 đơn vị trên địa

bàn 14 tỉnh, thành phố. Trong đó có 02 Đoàn thanh tra chuyên ngành về an toàn hạt nhân đối với

Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) và thanh tra an toàn hạt nhân trong hoạt động khảo sát, đánh

giá địa điểm đối với Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra, Cục đã phối hợp với các đối tác

(IAEA, EC, Hoa Kỳ, Nga, Nhật bản) tổ chức đào tạo về thanh tra dự án điện hạt nhân. Cụ thể:

- Hội thảo về Văn hoá an toàn trong hệ thống pháp quy và chương trình thanh tra xây

dựng NMĐHN, từ ngày 02 đến ngày 06/02/2015 do Cục ATBXHN phối hợp với Ủy

ban Châu Âu (European Commission – EC) tổ chức;

- Hội thảo “Thực hiện hoạt động thanh tra nhà máy điện hạt nhân và kinh nghiệm của

Vương quốc Anh” trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Cục ATBXHN với Cơ

quan pháp quy hạt nhân Vương quốc Anh (Office for Nuclear Regulation – ONR) từ

ngày 26/02 đến 27/02/2015;

- Hội thảo về thanh tra đối với nhà thầu và trong quá trình xây dựng, từ ngày 09/3 đến

ngày 13/3/201 thảo luận về các hướng dẫn của IAEA và chia sẻ kinh nghiệm từ Hoa

Kỳ, Phần Lan, Hàn Quốc.

IV. Công tác kiện toàn hệ thống tổ chức của Cục ATBXHN

Thực hiện Quyết định số 217/2014/QĐ-BKHCN về việc ban hành Điều lệ tổ chức và

hoạt động của Cục ATBXHN, Cục đã xây dựng và trình Bộ phê duyệt Điều lệ của Thanh tra

Cục, thành lập Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật ATBXHN và Ứng phó sự cố, Trung tâm Thông tin và

Đào tạo. Cục đã hoàn thiện việc xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nhà nước

và quy định chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Hiện

các văn bản này đang được Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ thẩm định trước khi cho phép Cục trưởng

Cục ATBXHN ký ban hành.

Để bổ sung cán bộ lãnh đạo Cục sau khi 2 lãnh đạo Cục đã nghỉ hưu, Cục ATBXHN đã

đề nghị Bộ trưởng cho phép làm các thủ tục để bổ nhiệm bổ sung nhân sự Phó Cục trưởng.

V. Công tác hợp tác quốc tế

Tiếp tục củng cố hợp tác đa phương với EC

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Với những kết quả tích cực đã đạt được từ dự án hợp tác với Ủy ban Châu Âu (EC) giai

đoạn 2011-2014 “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao khung pháp lý về an toàn hạt nhân và tăng

cường năng lực cho cơ quan pháp quy về hạt nhân của Việt Nam và trung tâm hỗ trợ kỹ thuật

của cơ quan pháp quy” (VN3.01/09), EC đã chính thức phê duyệt tài chính cho thực hiện dự án

giai đoạn tiếp theo “Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục” (Dự án EC VN3.01/13), với tổng kinh phí tài trợ 2 triệu

Euro. Đầu năm 2015, Cục đã đón đoàn chuyên gia EC vào thảo luận về các điều khoản tham

chiếu (TOR) cho dự án mới. Việc EC chính thức phê duyệt dự án mới này đưa mối quan hệ hợp

tác của Cục với EC sang một giai đoạn mới sâu sắc hơn.

Cũng trong khuôn khổ hợp tác với EC nhằm triển khai Sáng kiến thiết lập trung tâm hợp

tác tiên tiến trong lĩnh vực hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN), Cục đã phối hợp

với Viện nghiên cứu quốc tế Liên hiệp quốc về tội phạm và tư pháp (UNICRI) tổ chức Hội nghị

bàn tròn của các liên lạc viên khu vực Đông Nam Á lần thứ 9, tại Nha Trang , Việt Nam từ ngày

04-06/2/2015 với sự tham dự của đại diện 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á và nhiều chuyên

gia EU.

Tăng cường hợp tác với IAEA trong việc hoàn thiện khung pháp luật quốc gia đảm

bảo an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân

Đầu năm 2015, Cục ATBXHN đã phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế

(IAEA) tổ chức 01 đoàn ra cho các cán bộ cấp cao của Nhà nước sang trao đổi, làm việc với

Lãnh đạo IAEA và Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế về việc hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung

pháp luật quốc gia đảm bảo an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Cả 4 Phó Tổng giám

đốc IAEA trong các buổi làm việc với đều khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác với Việt Nam,

hỗ trợ Việt Nam phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. IAEA cũng

cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử phù hợp với các quy định

tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thiết lập hợp tác mới với Cơ quan pháp quy hạt nhân của Hàn Quốc

Bên cạnh việc duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương,

Cục cũng chú trọng vào việc mở rộng hợp tác với các đối tác tiềm năng. Từ đầu năm, Cục

ABTHXN và Ủy ban An toàn an ninh hạt nhân Hàn Quốc (NSSC) đã thống nhất thiết lập hợp tác

giữa hai bên. Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và an toàn hạt nhân đã

được soạn thảo, trong đó tập trung vào các chủ đề chính như: an toàn, an ninh và thanh sát hạt

nhân, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan tới hạt nhân, bảo vệ bức xạ và

chuẩn bị sự cố, đánh giá an toàn, đánh giá hệ thống bảo vệ thực thể, thanh tra an toàn cơ sở hạt

nhân và bức xạ, quan trắc môi trường, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động giáo dục – đào

tạo. Dự kiến lễ ký kết MOU trong thời gian diễn ra Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 2 tại Việt

Nam.

Tăng cường hợp tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ

Thông qua các kênh hợp tác song phương và đa phương, trong 3 tháng đầu năm, Cục

ATBXHN đã cử được trên 100 cán bộ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại nước

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

ngòa, trong đó có 04 cán bộ được cử tham gia các khóa đào tạo thạc sĩ tại Hàn Quốc, 10 cán bộ

tham dự các khóa học tại Nhật Bản theo chương trình của học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hóa,

Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) và gần 30 cán bộ các đơn vị y tế, công

nghiệp, NDT v.v. tham dự các khóa đào tạo tăng cường năng lực tại các quốc gia thành viên

Hiệp định hợp tác vùng (RCA).

Bên cạnh đó, Cục cũng đã phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức 10 khóa đào tạo, tập

huấn cho khoảng 200 lượt cán bộ của Việt Nam trong các lĩnh vực an toàn hạt nhân, lựa chọn địa

điểm, an ninh và thanh sát hạt nhân, ứng phó sự cố và hoạt động quản lý pháp quy hạt nhân.

VI. Công tác quản lý nhà nước về an ninh và thanh sát hạt nhân

An ninh hạt nhân

Trong tháng 3/2015, Bộ KHCN (Cục ATBXHN), Bộ Công an đã phối hợp với IAEA tổ

chức Hội thảo về khung văn bản pháp quy về an ninh hạt nhân, với sựu tham gia của các Bộ,

ngành liên quan và Cuộc họp điều phối để chuẩn bị cho việc IAEA sẽ hỗ trợ Việt Nam bảo đảm

an ninh hạt nhân cho một sự kiện lớn của Việt Nam.

Thanh sát hạt nhân

- Với trách nhiệm là đầu mối về thanh sát hạt nhân, Cục ATBXHN đã thu thập thông tin

và xây dựng khai báo định kỳ theo Nghị định thư bổ sung (AP) để nộp cho IAEA đúng thời hạn

(15/5 hàng năm).

- Hiện Cục ATBXHN đang xây dựng phần mềm báo cáo kế toán hạt nhân. Để hoàn thiện

phần mềm này, trong tháng 01/2015, Cục đã làm việc với chuyên gia của Chương trình Cam kết

và thanh sát quốc tế, Bộ năng lượng Hoa Kỳ, tiếp tục hoàn thiện phần mềm này để sớm đưa vào

sử dụng.

- Cục ATBXHN đã làm thủ tục và được IAEA chấp nhận chấp dứt thanh sát cho Thô-ri

của Viện Công nghệ Xạ Hiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Viện.

Điều ước quốc tế

- Bộ trưởng Bộ KHCN đã ra quyết định thành lập Tổ Công tác liên bộ về điều ước quốc

tế trong lĩnh vực hạt nhân nhiệm kỳ mới, theo đó Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Việt Thanh là Tổ

trưởng, Cục trưởng Cục ATBXHN là Phó Tổ trưởng thường trực và Cục là Bộ phận thường trực

của Tổ Công tác.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Theo yêu cầu của Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An

toàn chất thải phóng xạ, là đầu mối của Công ước này, Cục ATBXHN đã phối hợp với các đơn

vị liên quan gửi các câu hỏi cho một số quốc gia (Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) và trả lời câu hỏi

của các Quốc gia thành viên (44 câu hỏi) và đã gửi cho IAEA đúng thời hạn.

- Theo quy định của Điều 15 của Hiệp định 123, ĐSQ Hoa Kỳ đã gửi cho Bộ KHCN bản

dự thảo Dàn xếp Hành chính. Bộ KHCN (Cục ATBXHN) hiện đang nghiên cứu, dịch sang tiếng

Việt để đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ.

VII. Công tác thông tin pháp quy hạt nhân

Một hoạt động mới của Cục nhằm tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch của cơ

quan pháp quy tới công chúng, vào thứ 3 tuần đầu tiên hàng tháng, đã tổ chức buổi tiếp dân tại

Cục. Đã xây dựng nội dung giao lưu trực tuyến và hòm thư góp ý trên Cổng thông tin điện tử của

Cục.

Hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến VBQPPL được tăng cường: đã đăng tải đầy đủ

dự thảo các văn bản trên Cổng thông tin của Bộ và Cục để xin ý kiến các Bộ, ngành và cập nhật

các văn bản mới được ban hành trong lĩnh vực NLNT.

Hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn bức xạ hạt nhân, năng lượng nguyên tử và

điện hạt nhân tiếp tục được đẩy mạnh: đăng tải trên website của Cục tin tức trong và ngoài nước

trong lĩnh vực NLNT bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, các tài liệu về an toàn và an ninh hạt

nhân, các bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học,... Xây dựng và chuẩn bị xuất bản Tập san số

6 của Cục trong Quý I. Tính đến 31/3, đã có hơn 7 triệu lượt truy cập trang tin thông tin điện tử

của Cục. Ngoài ra, tăng cường cung cấp thông tin cho các đơn vị báo chí trong và ngoài Bộ và

trong Quý I cung cấp cho Cổng thông tin điện tử của Bộ 16 tin.

Từ 9-13/3, Cục đã phối hợp với Cơ quan pháp quy hạt nhân Pháp (ASN) tổ chức Hội

thảo về thông tin tuyên truyền. Các chuyên gia ASN đã trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm

và đưa ra các khuyến cáo cho Cục nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền của cơ quan

pháp quy hạt nhân: tăng cường tính độc lập của cơ quan pháp quy, xây dựng chiến lược thông tin

và lập kế hoạch thông tin hàng năm, sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông, thiết lập mối

quan hệ với báo chí, xây dựng cơ sở thông tin và trưng bày,… Các hoạt động chuẩn bị cho Hội

nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2 và Hội nghị thường niên cán bộ phụ trách an toàn bức xạ vào

tháng 5 tại Đà Lạt cũng được triển khai.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nhiệm vụ có liên quan tới công tác

thông tin pháp quy hạt nhân, tiếp tục triển khai các nội dung trong đề án thông tin tuyền 370 cho

năm 2014, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt cho năm

2015, và lập kế hoạch tổng thể cho giai đoạn 2016-2020. Đánh giá được tính cấp thiết căn cứ

trên tình hình thực tế về vấn đề thông tin tuyên truyền trong các trường hợp xảy ra sự cố hạt

nhân, tiếp tục xây dựng thuyết minh và đề xuất nghiên cứu đề tài cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng

quy trình và hướng dẫn tác nghiệp trong công tác thông tin trong trường hợp ứng phó khẩn cấp

sự cố bức xạ và hạt nhân”.

VIII. Công tác quản lý an toàn bức xạ và ứng phó sự cố

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ

Trong quý I/2015, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) với nhiệm vụ giúp Bộ

trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đã hỗ trợ tích

cực cho Sở KH&CN các tỉnh và các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong cả

nước trong công tác quản lý và đảm bảo an toàn bức xạ tại các địa phương, đặc biệt là công tác

phổ biến kiến thức liên quan đến an toàn bức xạ.

Tháng 1/2015, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục ATBXHN, Trung tâm HTKT An toàn

bức xạ và ứng phó sự cố đã tổ chức lớp tập huấn trong lĩnh vực ATBX cho các cán bộ của các cơ

sở bức xạ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chương trình tập huấn có sự tham gia của Lãnh đạo Sở

KHCN tỉnh và nhiều cán bộ trong các bệnh viện có sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán y tế trên

địa bàn.

Ngày 26 tháng 3 năm 2015, Cục ATBXHN đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ tổ

chức “Chương trình tập huấn về an toàn bức xạ trong y tế và công nghiệp cho cán bộ quản lý

công việc bức xạ năm 2015” tại Phú Thọ.Đoàn công tác của Cục ATBXHN do ông Lê Quang

Hiệp, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn và 02 cán bộ của Trung tâm HTKT ATBX&ƯPSC.

Chương trình tập huấn diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các cơ sở y tế và công nghiệp

có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nội dung tập huấn bao gồm phổ biến các kiến thức về bức xạ ion hóa - ứng dụng và các

mối nguy hiểm do bức xạ, nguyên lý an toàn bức xạ cơ bản và bảo vệ bức xạ, quản lý nhà nước

về an toàn bức xạ và giới thiệu 25/2014/TT-BKHCN Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Chương trình tập huấn nhận được đánh giá cao bởi các học viên tham dự. Thông qua nội

dung tập huấn, cán bộ quản lý của các cơ sở nắm được nhiều thông tin hữu ích liên quan đến các

biện pháp quản lý an toàn bức xạ cũng như cập nhật hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

mới, góp phần hiệu quả trong công tác quản lý an toàn bức xạ tại mỗi cơ sở.

Báo cáo công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

* Tình hình xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia

- Tháng 5/2012, Bộ KH&CN phê duyệt đề tài và ký hợp đồng xây dựng Kế hoạch ứng

phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp quốc gia với Cục ATBXHN. Trong năm 2014, Cục ATBXHN đã

hoàn thành bản Dự thảo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp quốc gia và các tài liệu

liên quan hỗ trợ cho việc thực hiện Bản kế hoạch. Hiện tại, Bản Dự thảo Kế hoạch đang chuẩn bị

xin ý kiến các Bộ, ngành để hoàn thiện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong

năm 2015.

- Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn lực phục vụ

công tác ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp quốc gia.

* Tình hình xây dựng và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của các

tỉnh, thành trong cả nước

- Hiện nay có 02 tỉnh đã được phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh (Lạng Sơn,

Bình Dương)

- 9/63 tỉnh đã trình Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh (Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Hải

Phòng, Khánh Hòa, Sơn La, Tp.Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Huế) để Bộ KCHN thẩm

định.

- Các tỉnh chưa có kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh hầu hết nguyên nhân tập trung vào

việc UBND tỉnh chưa bố trí nguồn kinh phí, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết từ Bộ KHCN,

đang có kế hoạch xây dựng hoặc sẽ thực hiện trong những năm tiếp theo.

* Hoạt động đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

- Trung tâm HTKT ATBX và UPSC, Cục ATBXHN cũng đã phối hợp với một số địa

phương tổ chức khóa tập huấn phổ biến kiến thức về ứng phó sự cố (Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà

Tĩnh).

- Trường Quản lý nghiệp vụ khoa học và công nghệ hàng năm tổ chức lớp tập huấn về an

toàn bức xạ cho cán bộ của các Sở KHCN địa phương trong đó có chuyên đề về quy định chuẩn

bị và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.

* Hoạt động xây dựng năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và

hạt nhân

- Thực hiện các điều ước quốc tế về ứng phó sự cố, tham gia vào hệ thống ứng phó sự cố

quốc tế: Cục ATBXHN đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động của 2 Bộ

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Ngoại giao và Bộ KHCN thực hiện Công ước Thông báo sớm và Công ước trợ giúp. Cục

ATBXHN cử người tham gia nhóm chuyên đề ứng phó sự cố trong mạng lưới an toàn hạt nhân

châu Á.

- Đề án nâng cao năng lực ứng phó sự cố: Cục ATBXHN đã xây dựng và trình Bộ

KH&CN Dự án ODA của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng năng lực kỹ thuật

cho Cơ quan pháp quy hạt nhân, trong đó có các phương tiên hỗ trợ ứng phó sự cố, Trung tâm

điều hành ứng phó trung ương đặt tại Cơ quan pháp quy hạt nhân theo kinh nghiệm các nước,

Trung tâm điều hành ứng phó tại địa điểm Ninh Thuận (off-site Center) và hệ thống quan trắc

phóng xạ tại khu vực địa điểm của Cơ quan pháp quy hạt nhân để hỗ trợ đánh giá tình hình và

đưa ra kịch bản ứng phó phù hợp. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh, thành

phố để triển khai hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ. Bộ Quốc phòng đang chuẩn bị Đề án

tăng cường năng lực và phương tiên ứng phó sự cố cho các đơn vị của Bộ Quốc phòng. Viện Y

học phong xạ và ung bướu quân đội cũng đã chuẩn bi đề án về việc xây dựng cơ sở chẩn đoán và

điều trị bệnh nhiễm xạ tại Trung ương và 01 Cơ sở chẩn đoán và điều trị ban đầu tại bệnh viện đa

khoa Ninh Thuận để phục vụ cho công tác hỗ trợ ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của nhà máy

điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Phổ biến kiến thức, đào tạo, diễn tập: Cục ATBXHN phối hợp với các Sở KHCN tổ

chức các khóa đào tạo về ứng phó sự cố, phối hợp với các tổ chức hỗ trợ nước ngoài (NNSA,

EC) tổ chức các khóa về ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.

- Đầu tư, mua sắm trang thiết bị: Cục ATBXHN tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ từ

nước ngoài và trong nước để tăng cường năng lực cho Cục ATBXHN và các cơ quan liên quan.

Các tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố của

tỉnh, nhanh chóng nâng cao năng lực ứng phó sự cố đang ở một mức độ rất thấp.

IX. Hoạt động của Hội đồng ATHNQG

Khảo sát kiểm tra thực tế tại địa điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và

Ninh Thuận 2

Từ ngày 20-23/01/2015, đoàn công tác của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia và Tiểu

ban An toàn và an ninh – Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã làm việc tại

tỉnh Ninh Thuận để trao đổi, lắng nghe ý kiến của Chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành địa

phương nhằm tham mưu Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án điện

hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Các cơ quan, ban ngành mà đoàn đã làm việc trong chuyến công

tác gồm có Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận; Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận; Công an tỉnh Ninh Thuận; Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Ninh Thuận; Ban chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận; Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải; Bệnh

viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận; Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Đoàn công tác đã báo cáo, nghe báo cáo và trao đổi về những vấn đề sau: Tác động của

NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 đến con người, môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa

phương; Trách nhiệm trong bảo đảm an ninh cho NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 trong các giai

đoạn của dự án: chuẩn bị, xây dựng và vận hành; Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

về đề xuất cơ chế chính sách cho địa phương và người dân trong khu vực địa điểm NMĐHN; Kế

hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh đối với NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2; Hệ thống quan trắc phóng xạ

môi trường phục vụ triển khai dự án ĐHN Ninh Thuận 1 và 2; Xây dựng năng lực quản lý nhà

nước về an toàn bức xạ và hạt nhân của Sở KH&CN phục vụ quản lý an toàn dự án ĐHN Ninh

Thuận 1 và 2; Tình hình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai dự án ĐHN

Ninh Thuận, sửa đổi bổ sung Công văn 248/TTg-KTN này 19/2/2013 và đề xuất các cơ chế

chính sách đặc thù hỗ trợ công tác soạn thảo; Hoạt động quan trắc các yếu tố, đặc điểm của địa

điểm dự án ĐHN Ninh Thuận 1 và 2 (địa chấn, khí tượng, thủy văn, hải văn, phóng xạ); Kế

hoạch khảo sát bổ sung về địa chấn, đứt gãy, mô hình đánh giá nguy hiểm động đất và sóng thần

cho NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 và Kế hoạch hoàn thiện hồ sơ; Đề án xây dựng Trung tâm điều

hành ứng phó sự cố bên ngoài địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2; Yêu cầu xây dựng Cơ sở

chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm xạ ở Trung ương và tại địa phương.

Đoàn công tác đã có các kiến nghị cho phép Cục ATBXHN triển khai các nhiệm vụ sau

trong năm 2015 sau: Tổ chức Hội thảo về sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử tại tỉnh Ninh

Thuận, dự kiến vào tháng 11/2015; Tổ chức khóa đào tạo về an ninh hạt nhân cho các cơ quan có

liên quan của tỉnh Ninh Thuận; Triển khai dự án đầu tư ODA để xây dựng năng lực kỹ thuật cho

công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, trong đó có hỗ trợ các địa phương xây

dựng các trạm quan trắc phóng xạ môi trường và Trung tâm điều hành ứng phó bên ngoài địa

điểm.

Tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia báo cáo các kết quả nghiên cứu của các chuyên

gia Việt Nam về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2

Từ ngày 19-20/3/2015, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Cơ quan thường trực của Hội

đồng đã phối hợp với Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tổ chức Hội thảo khoa

học quốc gia báo cáo các kết quả nghiên cứu của ba đề tài của các nhà khoa học Việt Nam, được

sự hỗ trợ của Quỹ các nhà khoa học đã triển khai 3 đề tài độc lập cấp nhà nước về địa điểm dự

kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 bao gồm các đề tài sau:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Đề tài “Đánh giá Gradient chuyển dịch kiến tạo trong Pleistocen muộn và hiện đại khu

vực dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận” do GS.TS. Phan Trọng Trịnh, Viện địa chất, Viện

Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài;

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá đứt gãy hoạt động phục vụ công tác phê duyệt địa điểm dự

kiến xây dựng các NMĐHN ở Ninh Thuận” do TS. Vũ Văn Chinh, Viện địa chất, Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài;

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần tại khu vực Ninh

Thuận và lân cận phục vụ công tác thẩm định địa điểm xây dựng NMĐHN” do PGS.TS Nguyễn

Hồng Phương, Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.

Các đề tài này đã được Bộ KH&CN giao thực hiện nhiệm vụ nhằm đưa ra những nghiên

cứu độc lập của chuyên gia Việt Nam về các vấn đề đang đặt ra đối với các địa điểm dự kiến xây

dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới

động đất, đứt gãy hoạt động và sóng thần. Hiện nay cả 3 đề tài trên đã cơ bản hoàn thành và đang

chờ nghiệm thu.

Hội thảo này sẽ là cơ hội tốt cho các chuyên gia Việt Nam trình bày về những kết quả

nghiên cứu của mình để các bên ngồi lại với nhau, thảo luận, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh

nghiệm về các vấn đề liên quan đến địa điểm của Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, từ đó có thể

thống nhất về quan điểm, đưa ra những ý kiến đóng góp và khuyến cáo hữu ích cho việc lựa

chọn địa điểm đối với dự án ĐHN đầu tiên tại Việt Nam./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÉP TRONG LĨNH VỰC NĂNG

LƯỢNG NGUYÊN TỬ - QUÝ I/2015

Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Ngọc Huynh

Phòng Cấp phép, Cục ATBXHN

Tình hình hoạt động cấp phép trong Quý I/2015

Đến hết tháng 03 năm 2015, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã thẩm định

và trình Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành 03 giấy phép tiến hành công việc bức

xạ vận máy gia tốc dùng trong xạ trị cho Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

và gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ vận hành thiết bị xạ trị sử dụng nguồn Co-60

cho Bệnh viện Ung Bướu Tp. Cần Thơ.

Cục ATBXHN đã thẩm định, cấp mới và gia hạn 120 giấy phép tiến hành công việc bức

xạ trong đó có: 39 giấy phép cho các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ trong đo

mức và phân tích công nghiệp; 21 giấy phép nhập khẩu nguồn phóng xạ; 13 Giấy phép cho các

cơ sở trong lĩnh vực soi kiểm tra; 03 giấy phép vận chuyển nguồn phóng xa; 13 giấy phép cho

các các cơ sở chụp ảnh phóng xạ công nghiệp; 08 giấy phép xuất nhập nguồn phóng xạ; 03 giấy

phép xuất khẩu nguồn phóng xạ; 06 giấy phép cho các cơ sở y học hạt nhân; 10 giấy phép sử

dụng nguồn phóng xạ cho các cơ sở thăm dò dầu khí và nghiên cứu, thăm dò địa vật ký giếng

khoan; 04 giấy phép cho các cơ sở lưu giữ nguồn phóng xạ; 02 giấy phép cho các cơ sở nghiên

cứu và 01 giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong việc phân tích vàng.

Ngoài ra, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã cấp 07 giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ ứng

dụng năng lượng nguyên tử và 91 chứng chỉ nhân viên bức xạ.

Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thẩm định cấp phép

1. Quy định về cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ. Ngày

27/11/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 34/2014/TT-

BKHCN (Thông tư 34) quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ

trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ và Thông tư 34 có hiệu lực từ ngày

15/1/2015. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư, tổ chức đã được cấp giấy đăng ký

trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải rà soát điều kiện hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ

theo quy định tại Thông tư này, nếu chưa đáp ứng thì phải tự hoàn thiện các điều kiện theo quy định

và nộp bổ sung tài liệu giảng dạy, bản sao chứng chỉ hành nghề của giảng viên và danh sách các

phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành về Cục An toàn bức xạ và hạt

nhân, chậm nhất vào ngày 01/3/2015. Các tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến

hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ người phụ trách an toàn thì chứng nhận đào tạo người phụ

trách an toàn do cơ sở đào tạo cấp phải đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu đào tạo nêu trong

Thông tư 34;

Thẩm định năng lực để cấp giấy đăng ký (bao gồm chương trình đào tạo lý thuyết, thực

hành, giảng viên, trang thiết bị đào tạo, các điều kiện về cơ sở vật chất bảo đảm an toàn để thực

hiện dịch vụ đào tạo …) cho các cơ sở đủ điều kiện để đào tạo nhân viên bức xạ tiến hành công

việc bức xạ theo các loại hình khác nhau cần được thẩm định riêng biệt, đánh giá mức độ khả

năng đào tạo của cơ sở. Giấy đăng ký được cấp cho cơ sở là 1 lần và có giá trị không có thời hạn.

Cục ATBXHN tiến hành thẩm định cấp giấy đăng ký và chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo theo

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

quy định của Thông tư 34. Nội dung thẩm định chương trình đào tạo, các bài giảng lý thuyết, thực

hành cho từng loại hình trong số 14 chương trình đào tạo riêng biệt, năng lực của giảng viên, trang

thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, quy chế về quản lý hoạt động dịch vụ đào tạo của cơ sở sẽ được

Hội đồng thẩm định do Cục ATBXHN thành lập sẽ tiến hành thực hiện, là căn cứ để Cục cấp giấy

đăng ký dịch vụ đào tạo cho cơ sở.

Với mức thu phí thẩm định được áp dụng như trước đây là 5 triệu đồng/giấy đăng ký

chung về đào tạo an toàn bức xạ thì không thể đủ để phục vụ công tác tổ chức và tiến hành thẩm

định và làm giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử về đào tạo an

toàn bức xạ. Do đó, Bộ Tài chính xem xét cho phép áp dụng mức thu phí, lệ phí được quy định

tại Thông tư 76 đối với từng loại hình dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ riêng lẻ được quy định tại

Thông tư 34.

2. Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở, làm căn cứ để thẩm định và cấp giấy

phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày

22/7/2010 của Bộ KH&CN hướng dẫn việc khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức

xạ (Thông tư số 08). Cục ATBXHN đã có hướng dẫn khung các bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp

cơ sở (kế hoạch) đang tải trên trang web của Cục ATBXHN theo các điều tại Thông tư

số25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ KH&CN quy định việc chuẩn bị ứng phó và

ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

(Thông tư số 25) để các cơ sở xây dựng bản kế hoạch ứng phó sự cố trình phê duyệt. Tuy nhiên,

nhìn chung các cơ sở xây dựng bản kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung của kế

hoạch ứng phó sự cố theo Thông tư số 25. Kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của người phụ

trách an toàn tại cơ sở chưa được thể hiện đầy đủ, giúp chủ cơ sở trong công tác quản lý an toàn

bức xạ tại cơ sở, trong đó bao gồm có việc lập kế hoạch ứng phó sự cố. Thông tư 34 quy định về

đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ

đào tạo an toàn bức xạ, theo đó người phụ trách an toàn phải được đào tạo chương trình bổ sung

cho người phụ trách an toàn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của cán bộ làm công tác

phụ trách an toàn của cơ sở. Trong thời gian tới, việc cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ - người

phụ trách an toàn được thực hiện với những yêu cầu bổ sung theo Thông tư 34, như vậy sẽ người

phụ trách an toàn sẽ được tăng cường kỹ năng quản lý an toàn và nâng cao chất lượng lập hồ sơ

cấp phép.

3. Thẩm định hồ sơ cấp phép lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Ngày 25/8/2014, Bộ

KH&CN đã ban hành Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN (Thông tư 22) quy định về quản lý chất

thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 1/11/2014.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư 22, chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có trách

nhiệm lựa chọn và áp dụng các phương pháp: 1. Chuyển giao nguồn phóng xạ cho tổ chức, cá nhân

có nhu cầu sử dụng tiếp; 2. Chuyển trả lại cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài; 3. Chuyển

giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ; 4. Lưu giữ lâu dài tại cơ sở nếu có đủ năng lực của cơ sở

lưu giữ chất thải; 5. Lưu giữ tạm thời tại cơ sở không quá 3 năm. Để tăng cường công tác quản lý

chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bảo đảm an toàn, an ninh, Cục An toàn bức xạ và

hạt nhân (ATBXHN) hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động tiến hành công việc bức xạ, khi lập

hồ sơ cấp phép thực hiện các yêu cầu sau:

- Đối với các tổ chức làm dịch vụ xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ hoặc tổ chức tự nhập khẩu

nguồn phóng xạ cho nhu cầu của cơ sở: Yêu cầu phải cam kết trả lại nhà sản xuất nguồn hoặc phải có

văn bản cam kết đảm bảo nghĩa vụ tài chính chi trả cho việc xử lý, lưu giữ khi chuyển giao nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Cam kết trên gửi kèm hồ sơ đề nghị

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

cấp giấy phép nhập khẩu nguồn phóng xạ. Nếu không có cam kết, coi như cơ sở chữa đủ điều kiện

để cấp phép nhập khẩu nguồn phóng xạ;

- Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguồn phóng xạ để sử dụng theo các dự án mà không làm

thủ tục cấp phép nhập khẩu, vận chuyển và sử dụng trong nước, khi không có nhu cầu sử dụng nữa,

chuyển sang lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thì cơ sở được yêu cầu buộc phải xuất khẩu trả

lại nơi sản xuất, cung cấp nguồn ban đầu;

- Các tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc nguồn phóng

xạ đã qua sử dụng và được Cục ATBXHN cấp giấy phép tự xử lý, lưu giữ tạm thời, thời hạn của

giấy phép không quá 3 năm: Các chủ cơ sở được yêu cầu thu xếp tài chính để chuyển giao chất thải

phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Cục ATBXHN

có trách nhiệm hỗ trợ chỉ định cơ sở đủ điều kiện lưu giữ chất thải phóng xạ và thẩm định các thủ

tục cấp phép để chuyển giao. Vấn đề cơ sở không được gia hạn cấp giấy phép lưu giữ tại cơ sở nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định tại Thông tư 22 cần được các cơ quan có thẩm quyền xem

xét, vì nếu cơ sở không có khả năng chuyển đến lưu giữ tại cơ sở làm dịch vụ lưu giữ (không có đủ

kinh phí để trả với số tiền quá lớn) mà không cho phép tiếp tục gia hạn giấy phép thì sẽ vi pham các

quy định tại Thông tư 22.

Mức thu phí xử lý, lưu giữ tại cơ sở làm dịch vụ lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã

qua sử dụng cũng cần được phê duyệt khung bởi các cấp có thẩm quyền, làm cơ sở để các tổ chức, cá

nhân biết thực hiện, bảo đảm tính khả thi cho cơ sở có nguồn gửi lưu giữ và đồng thời đảm bảo cho

các cơ sở lưu giữ duy trì hoạt động bảo đảm an toàn trong lưu giữ suốt toàn bộ vòng đời của nguồn

phóng xạ.

4. Yêu cầu đối với các hồ sơ cấp phép tiến hành các công việc bức xạ trong y tế (X

quang, xạ trị và y học hạt nhân). Ngày 06/9/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số

13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế (Thông tư 13).

Theo Thông tư, hồ sơ đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ cần bổ sung yêu cầu về bảo

đảm an toàn cho nhân viên bức xạ và công chúng theo các quy định, đặc biệt, yêu cầu về kết quả

đo kiểm xạ tại cơ sở là căn cứ để thẩm định cấp phép. Hướng dẫn mẫu kết quả đo kiểm xạ tại cơ

sở được đăng trên trang web của Cục ATBXHN để các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kiểm xạ

thực hiện theo mẫu thống nhất chung.

5. Thẩm định cấp phép với công tác bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ. Ngày

22/12/2010, Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN do Bộ KH&CN ban hành hướng dẫn bảo đảm an

ninh nguồn phóng xạ, Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân

nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan

đến nguồn phóng xạ. Thông tư quy định nguyên tắc trách nhiệm người đứng đầu tổ chức, cá

nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

Đặc biệt, công tác bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ nhóm 1 thuộc mức an ninh A và

nguồn phóng xạ sử dụng di động nhóm 2 thuộc mức an ninh B cần được tăng cường kiểm soát,

sau một số vụ mất nguồn phóng xạ trên địa bàn một vài địa phương. Việc nhập khẩu, vận

chuyển và sử dụng nguồn phóng xạ di động (đặc biệt là các nguồn phóng xạ dùng để chụp ảnh

phóng xạ công nghiệp NDT có nhiều nguy cơ gây mất an ninh) cần được tăng cường các quy

định để kiểm soát quản lý khi thẩm định cấp phép vận chuyển, sử dụng.

Căn cứ vào những quy định thẩm định cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cơ

quan quản lý về an toàn bức xạ hạt nhân cần ban hành những hướng dẫn chi tiết để các tổ chức

cá nhân tiến hành công việc bức xạ lập hồ sơ cấp phép tuân thủ các quy định mới nhất./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

THÔNG TƯ SỐ 34/2014/TT- BKHCN VỀ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ

Nguyễn Việt Hùng, Phạm Xuân Linh

Phòng Cấp phép, Cục ATBXHN

Theo quy định tại Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT), các nhân viên bức xạ

phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn

bức xạ. Để thực hiện được quy định này, vai trò của hoạt động đào tạo an toàn bức xạ cho các

đối tượng này vô cùng quan trọng.

Hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ là một trong những hoạt động dịch vụ hỗ trợ

ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) được quy định tại Điều 68 Luật NLNT. Thực hiện

hướng dẫn chi tiết Điều 68 Luật Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ giao Cục An

toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết quy định về đào tạo an

toàn bức xạ và cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ. Ngày 27 tháng 11 năm

2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN quy định về

đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ

đào tạo an toàn bức xạ và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.

Tính đến trước ngày Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN có hiệu lực, có 08 đơn vị được

Cục ATBXHN cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ, cụ thể:

1. Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố - Cục ATBXHN;

2. Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

3. Viện Nghiên cứu hạt nhân – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

4. Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

5. Trung tâm chiếu xạ Hà Nội – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

6. Trung tâm đánh giá không phá hủy – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

7. Công ty TNHH Một thành viên ứng dụng và phát triển công nghệ;

8. Công ty TNHH Tư vấn và chuyển giao công nghệ Tiên Tiến

Để triển khai áp dụng Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN vào thực tế, Cục ATBXHN đã

hướng dẫn các đơn vị đề nghị cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ mới

theo quy định mới tại Thông tư 34, đồng thời đề nghị các đơn vị đã được cấp giấy đăng ký trước

ngày Thông tư này có hiệu lực hoàn thiện hồ sơ, bộ bài giảng theo quy định của Thông tư. Cụ

thể:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Hoàn thiện bộ bài giảng theo khung chương trình quy định tại Thông tư số

34/2014/TT-BKHCN theo các nội dung mà các đơn vị đào tạo đề nghị thực hiện:

(1) Nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế;

(2) Nhân viên bức xạ trong xạ trị;

(3) Nhân viên bức xạ trong y học hạt nhân;

(4) Nhân viên bức xạ trong chiếu xạ công nghiệp;

(5) Nhân viên bức xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp;

(6) Nhân viên bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ (kể cả các sa

khoáng có chứa phóng xạ);

(7) Nhân viên bức xạ trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

(8) Nhân viên bức xạ trong địa vật lý phóng xạ;

(9) Nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị đo trong công nghiệp, thiết bị soi chiếu và

thiết bị phân tích;

(10) Nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác;

(11) Nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ hở khác;

(12) Nhân viên bức xạ trong cơ sở hạt nhân;

(13) Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ;

(14) Người phụ trách an toàn.

Chuẩn hóa giảng viên tham gia hoạt động đào tạo theo quy định của Thông tư số

34/2014/TT-BKHCN:

- Các giảng viên tham gia đào tạo tại các khóa đào tạo an toàn bức xạ phải đáp ứng yêu

cầu về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm giảng giảng dạy đồng thời được Cục

ATBXHN cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

- Giảng viên được chia làm 02 loại hình: Giảng viên giảng các nội dung về kỹ thuật và

Giảng viên giảng các nội dung văn bản pháp luật.

Tăng cường chất lượng dịch vụ đào tạo:

- Các đơn vị thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải xây dựng Quy chế quản lý

hoạt động đào tạo, trong đó quy định rõ công tác tổ chức khóa đào tạo, quản lý việc tham gia

khóa đào tạo của học viên, quy định về kiểm tra cuối khóa đào tạo, quy định về cấp giấy chứng

nhận đào tạo, biện pháp đánh giá chất lượng giảng dạy và quản lý hồ sơ đào tạo;

- Tăng cường quản lý giám sát quá trình triển khai thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức

xạ. Cục ATBXHN đã có công văn gửi các cơ sở thực hiện dịch vụ đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo

quy định và cử cán bộ tham gia phối hợp với các đơn vị thực hiện dịch vụ đào tạo để giảng các

bài giảng về pháp luật.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn các cơ sở được cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ

về đào tạo an toàn bức xạ đang triển khai hoàn thiện quy định tại Thông tư số 34/2014/TT-

BKHCN. Cục ATBXHN đã tổ chức thẩm định đối với 65 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành

nghề đào tạo, 02 đơn vị đề nghị cấp giấy đăng ký mới và 05 đơn vị để nghị bổ sung cho giấy

đăng ký đã cấp. Từng bước nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ và giám sát của cơ quan quản

lý nhà nước đối với hoạt động này./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN

NINH VÀ THANH SÁT HẠT NHÂN

Nguyễn Nữ Hoài Vi

Phòng An ninh và Thanh sát hạt nhân, Cục ATBXHN

Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (ATBXHN) là cơ quan có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn, thanh sát và an ninh hạt

nhân. Sau đây xin tóm lược các hoạt động đã được thực hiện trong quý I năm 2015 đối với hai

lĩnh vực thanh sát và an ninh hạt nhân.

1. Hoạt động thanh sát hạt nhân

Hiện nay, hoạt động thanh sát hạt nhân được thực hiện chủ yếu là nhằm tuân thủ các nghĩa

vụ của Việt Nam theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan

năng lượng nguyên tử quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí

hạt nhân (sau đây gọi tắt là Hiệp định Thanh sát) (Việt Nam ký năm 1989, bắt đầu thực hiện

tháng 2/1990) và Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định này (Việt Nam ký năm 2007, phê chuẩn

tháng 9/2012).

Hiện tại, Việt Nam có một cơ sở hạt nhân là Lò phản ứng nghiên cứu thuộc Viện Nghiên

cứu hạt nhân và ba địa điểm ngoài cơ sở (hạt nhân) là Viện Công nghệ Xạ - Hiếm, Viện Khoa

học và Kỹ thuật hạt nhân và Viện Nghiên cứu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định Thanh sát

và Nghị định thư bổ sung. Cả ba Viện này đều trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Theo Hiệp định Thanh sát, hàng năm Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ

thực hiện thanh sát một lần nhằm kiểm chứng về việc các vật liệu hạt nhân được khai báo của

Việt Nam không có sự chuyển hướng sử dụng từ mục đích hòa bình sang mục đích vũ khí hạt

nhân. Theo Nghị định thư bổ sung, IAEA có thể vào Việt Nam thực hiện tiếp cận bổ sung nhằm

kiểm chứng các khai báo của Việt Nam về các hoạt động hạt nhân là đầy đủ và chính xác. Trên

cơ sở các báo cáo kế toán hạt nhân, các khai báo của Việt Nam và hoạt động thanh sát của IAEA

tại các cơ sở cũng như từ các nguồn thông tin khác, hàng năm IAEA sẽ xây dựng Báo cáo về tình

hình thực hiện thanh sát của từng Quốc gia Thành viên và trình Hội đồng Thống đốc IAEA

thông qua.

Trong năm 2014, với trách nhiệm là cơ quan có thẩm quyền về thanh sát hạt nhân và là đầu

mối về thanh sát với IAEA, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã thực hiện các hoạt động sau:

- Thu thập thông tin và xây dựng khai báo định kỳ theo Nghị định thư bổ sung (AP) để nộp

cho IAEA đúng thời hạn (15/5 hàng năm); nộp khai báo quý IV năm 2014 về xuất nhập khẩu các

hạng mục theo Phụ lục II của Nghị định thư bổ sung đúng thời hạn.

- Cục ATBXHN đã làm thủ tục và được IAEA chấp nhận chấp dứt thanh sát cho Thô-ri

của Viện Công nghệ Xạ Hiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Viện.

- Hiện Cục ATBXHN đang hoàn thiện phần mềm báo cáo kế toán hạt nhân. Để hoàn thiện

phần mềm này, trong tháng 01/2015, Cục đã làm việc với chuyên gia của Chương trình Cam kết

và thanh sát quốc tế, Bộ năng lượng Hoa Kỳ, tiếp tục hoàn thiện phần mềm này để sớm đưa vào

sử dụng.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

2. Hoạt động an ninh hạt nhân

An ninh hạt nhân là vấn đề tương đối mới. Từ sau sự kiện 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, công tác

bảo đảm an ninh hạt nhân, chống buôn bán, vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân, vật liệu

phóng xạ đã thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế.

- Từ ngày 11-12/3/2015, Bộ KHCN (Cục ATBXHN), Bộ Công an đã phối hợp với IAEA

tổ chức Hội thảo về khung văn bản pháp quy về an ninh hạt nhân, với sự tham gia của các Bộ,

ngành liên quan.

- Từ ngày 16-17/3/2015, Bộ KHCN (Cục ATBXHN), Bộ Công an đã phối hợp với IAEA

tổ chức Cuộc họp điều phối để chuẩn bị cho việc IAEA sẽ hỗ trợ Việt Nam bảo đảm an ninh hạt

nhân cho một sự kiện lớn của Việt Nam trong năm 2016.

- Cục ATBXHN tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan duy trì Mạng An ninh hạt nhân

tích hợp kết nối giữa Sân bay quốc tế Nội Bài, Trụ sở Tổng cục Hải quan và Cục ATBXHN. Tuy

nhiên, do các cổng phát hiện phóng xạ mới được chuyển từ Nhà ga T1 sang Nhà ga T2, hệ thống

mạng tại Sân bay Nội Bài chưa hoàn thiện nên đường truyền vẫn chưa ổn định.

- Để đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn phóng xạ, đặc biệt nguồn phóng xạ sử dụng di động,

theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục ATBXHN đã làm việc với các đơn vị có thể

cung cấp thiết bị đầu cuối, định vị nguồn phóng xạ để sớm đưa vào áp dụng, thực hiện Thông tư

23 sửa đổi về an ninh nguồn phóng xạ sắp ban hành./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO PHÂN

TÍCH AN TOÀN DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN

Nguyễn An Trung, Trần Thị Trang

Phòng An toàn hạt nhân, Cục ATBXHN

Trong thời gian vừa qua, các công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định báo cáo phân tích an

toàn trong hồ sơ phê duyệt địa điểm và phê duyệt dự án đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

đã được gấp rút chuẩn bị với các hoạt động chính như sau:

1. Công tác mời thầu tư vấn quốc tế

Tại văn bản chỉ đạo số 07/TB-VPCP ngày 08/01/2014, số 111/TB-VPCP ngày

19/03/2014 và số 220/TB-VPCP ngày 02/6/2014 thông báo kết luận phiên họp thứ chín, mười,

mười một của Ban chỉ đạo Nhà nước điện hạt nhân Ninh Thuận, Phó Thủ tướng Hoàng Trung

Hải đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) khẩn trương xây dựng một gói thầu tư vấn chung để thuê nhà thầu tư vấn độc lập

quốc tế thẩm định đồng thời cả Báo cáo phân tích an toàn (PTAT) và Báo cáo đánh giá tác động

môi trường (ĐTM) Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trong giai đoạn phê duyệt địa điểm và phê

duyệt dự án đầu tư.

Ngày 9/7/2014, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Cục Thẩm

định đánh giá tác động môi trường xây dựng và đã trình Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt yêu

cầu đối với hồ sơ chào năng lực của các nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu “Dịch vụ tư vấn

nhằm hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thẩm định các

Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho việc Phê duyệt địa điểm

và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận” và đã được Bộ trưởng đồng ý phê duyệt

ngày 12/7/2014.

Ngày 30/7/2014, Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Quyết định số 1917/QĐ-BKHCN phê

duyệt Bộ tiêu chí đánh giá năng lực các nhà thầu trong các hồ sơ chào năng lực các nhà thầu

tham gia thực hiện gói thầu “Dịch vụ tư vấn nhằm hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài

nguyên và Môi trường trong thẩm định các Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác

động môi trường cho việc Phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh

Thuận”. Quyết định này sau đó đã được sửa đổi bằng Quyết định số 3072/QĐ-BKHCN ngày

07/11/2014 trên cơ sở đề nghị của Cục ATBXHN.

Ngày 15/8/2014, Cục ATBXHN đã tổ chức mở hồ sơ chào năng lực của các công ty/tổ

chức nước ngoài tham gia thực hiện gói thầu nêu trên. Trong số các công ty/tổ chức nộp hồ sơ

chào năng lực chỉ có đại diện Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc cử đại diện tham dự. Ngoài ra,

còn có đại diện của Đại sứ quán Anh Quốc cũng tham dự buổi mở hỗ sơ chào năng lực. Có 11 tổ

chức/công ty quốc tế đến từ Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Ý, Bỉ, Pháp, Slovakia, Séc, v.v. tham gia gửi

hồ sơ quan tâm.

Ngày 14/08/2014, Bộ trưởng Bộ KH&CN ký Quyết định số 2092/QĐ-BKHCN thành lập

Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ chào năng lực của các nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu “Dịch

vụ tư vấn nhằm hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thẩm

định các Báo cáo phân tích an toàn và Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho việc Phê duyệt

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận” với các thành viên đến từ Bộ

KH&CN và Bộ TN&MT.

Về việc xây dựng hồ sơ mời thầu tư vấn quốc tế, căn cứ vào quy định của Nhà nước về

đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật an toàn liên quan, Bộ KH&CN đã giao Cục

ATBXHN chuẩn bị dự thảo hồ sơ mời thầu tư vấn quốc tế để trợ giúp Bộ KH&CN và Cục

ATBXHN thẩm định Báo cáo PTAT. Cục ATBXHN đã phối hợp với Cục Thẩm định Đánh giá

tác động môi trường (Bộ TN&MT) xây dựng dự thảo Bản tham chiếu hồ sơ thầu (TOR).

Trong tuần 10-21/11/2014, Bộ KH&CN đã giao Cục ATBXHN tổ chức đoàn công tác tới

trụ sở IAEA để tham vấn chuyên gia IAEA để hoàn thiện các yêu cầu thẩm định an toàn và bản

TOR. Hai tuần trước chuyến công tác, Cục ATBXHN đã chuyển trước cho IAEA bản dự thảo

TOR mà Cục chuẩn bị để các chuyên gia của IAEA có thời gian nghiên cứu trước. Trong tuần

làm việc, Đoàn công tác đã cùng các chuyên gia IAEA rà soát lại nội dung bản TOR, đặc biệt là

các phần liên quan đến các yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của các nhà thầu cũng như các yêu

cầu trong quá trình giám sát hoạt động của nhà thầu (về bảo mật thông tin, văn hóa an toàn, giám

sát việc sử dụng tư vấn từ bên thứ 3, trao đổi thông tin, v.v..) theo Tài liệu hướng dẫn mới ban

hành của IAEA GSG-4 Use of External Experts by the Regulatory Body (2013). Các nội dung

nêu tại tài liệu GSG-4 này cũng sẽ được tham khảo để đưa vào điều khoản hợp đồng khi đàm

phán ký kết hợp đồng triển khai dự án với tư vấn quốc tế sau này. Tại phiên họp toàn thể với

toàn bộ các nhóm chuyên gia vào ngày cuối cùng của chuyến công tác, bản TOR đã được rà soát

lại thêm một lần cuối cùng.

Ngày 11/3/2015, Cục ATBXHN đã tổ chức một cuộc họp với tổ trưởng các tổ chuyên gia

chuẩn bị công tác thẩm định, cũng như một số chuyên gia khác và hiện đang trong quá trình hoàn

thiện lại bản TOR sau khi thống nhất lại một số điểm mấu chốt: kinh phí thực hiện dự án mời

thầu, địa điểm thực hiện công tác thẩm định, sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam vào gói

thầu do tư vấn thực hiện, v.v.. Sau đó bản TOR sẽ được chuyển cho Tổ chuyên gia hoàn thiện,

trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Hồ sơ mời thầu (đã được Bộ trưởng ban hành

quyết định thành lập) để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ trước khi trình Bộ trưởng ban hành.

2. Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ công tác chuẩn bị và tổ chức

thẩm định

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, Bộ KH&CN đề xuất phối hợp với Bộ TN&MT

thành lập 14 nhóm chuyên gia kỹ thuật. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật bao gồm trưởng nhóm,

các chuyên gia chủ chốt và các trợ lý giúp việc của các nhóm. Trưởng nhóm và các chuyên gia

chủ chốt là các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong các lĩnh vực có liên quan của Báo cáo

PTAT và Báo cáo ĐTM được huy động từ các cơ quan khác nhau ở trong nước. Các trợ lý giúp

việc phần lớn là cán bộ của Cục ATBXHN và Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường. Các

trợ lý giúp việc đã có thời gian được đào tạo về các nội dung có liên quan trong Báo cáo PTAT

và Báo cáo ĐTM. Nhiệm vụ chính của 14 nhóm chuyên gia như sau:

- Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn pháp quy

và tiêu chuẩn an toàn cần thiết phục vụ công tác thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM;

- Đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM do Tập đoàn Điện lực

Việt Nam (EVN) trình có thể chấp nhận tiến hành thẩm định;

- Nghiên cứu đề xuất các nội dung, yêu cầu thẩm định để đưa vào Hồ sơ mời thầu tư

vấn quốc tế;

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý chất lượng để giám sát hoạt động của nhà

thầu tư vấn quốc tế;

- Tổ chức thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu tư vấn quốc

tế theo chương trình quản lý chất lượng đã được phê duyệt;

- Tổ chức phối hợp làm việc giữa nhà thầu tư vấn quốc tế với đại điện chủ đầu tư (EVN

hoặc tư vấn của EVN) để thảo luận về các nội dung thẩm định mà nhà thầu tư vấn quốc tế của

Bộ KH&CN và Bộ TN&MT yêu cầu;

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề để cho nhà thầu tư vấn quốc tế của Bộ KH&CN và Bộ

TN&MT báo cáo về các kết quả thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM;

- Thẩm tra các kết quả thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM do nhà thầu tư vấn

quốc tế của Bộ KH&CN và Bộ TN&MT đệ trình;

- Xây dựng hồ sơ trình phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM để

trình Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thông qua nhiệm vụ này, Việt Nam sẽ đào tạo đội ngũ chuyên gia, để trong các dự án

điện hạt nhân tiếp theo thì chuyên gia Việt Nam có thể từng bước tự thực hiện được việc thẩm

định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM.

Hình thức hoạt động của các nhóm chuyên gia là nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của Báo cáo

PTAT và Báo cáo ĐTM; trao đổi thảo luận với các nhà thầu tư vấn quốc tế và tổ chức các buổi

làm việc giữa nhà thầu tư vấn quốc tế với chủ đầu tư EVN về các nội dung liên quan của Báo cáo

PTAT và Báo cáo ĐTM để có thể đi đến thống nhất kết quả thẩm định Báo cáo PTAT và Báo

cáo ĐTM; phối hợp các hoạt động thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa. Trong trường hợp cần

thiết, phải phối hợp các công việc kiểm tra phương pháp và kết quả thực nghiệm, mô phỏng.

Hiện tại Cục đã tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cho 14 nhóm chuyên gia, đề nghị các

chuyên gia ưu tiên tập trung nguồn lực cho xử lý hồ sơ của NMĐHN Ninh Thuận 1 và dự kiến sẽ

báo cáo kết quả tại các Hội thảo chuyên đề tại Đà Lạt vào tháng 5/2015 về các vấn đề: (i) đánh

giá sơ bộ tính đầy đủ của hồ sơ; (ii) đưa ra một số đánh giá ban đầu; (iii) làm rõ được những nội

dung nào chuyên gia Việt Nam có thể tự thực hiện thẩm định. Các nhóm hiện đã thực hiện phân

công nội bộ để triển khai công việc.

3. Công tác xây dựng văn bản yêu cầu thẩm định

Theo hướng dẫn của IAEA, các tài liệu hiện có của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ để có cơ

sở thẩm định Báo cáo phân tích an toàn. Để có cơ sở yêu cầu tư vấn quốc tế làm căn cứ thẩm

định Báo cáo phân tích an toàn, Bộ KH&CN đã giao Cục ATBXHN tư vấn trợ giúp IAEA xây

dựng bản các yêu cầu thẩm định.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các văn bản mang tính kỹ thuật

của Việt Nam cần bám sát các quy định của IAEA, bản yêu cầu thẩm định Báo cáo PTAT đã

được chuẩn bị theo tinh thần này và căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã

được ban hành. Như vậy, các văn bản của Việt Nam sẽ mang tính hệ thống và có thể áp dụng

phù hợp với các công nghệ điện hạt nhân khác nhau được nhập khẩu từ nước ngoài.

Trên cơ sở Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN ngày 19/12/2012 và Thông tư số

08/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 quy định nội dung Báo cáo PTAT trong Hồ sơ phê duyệt

địa điểm và Dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân, Cục ATBXHN đã dự thảo Bản yêu cầu thẩm

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

định báo cáo PTAT cụ thể cho từng chương của Báo cáo PTAT dựa trên các văn bản quy phạm

pháp luật hiện hành của Việt Nam, các yêu cầu an toàn của IAEA, cập nhật các yêu cầu mới của

IAEA được đưa ra sau tai nạn Fukushima và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt hiện nay trên

thế giới.

Trong tuần 10-21/11/2014, Bộ KH&CN đã giao Cục ATBXHN tổ chức đoàn công tác tới

trụ sở (IAEA) làm việc với Phòng thẩm định an toàn (IAEA/SAS) và các bộ phận có liên quan

của IAEA để hoàn thiện các yêu cầu thẩm định an toàn theo các chương của Báo cáo phân tích

an toàn. Hai tuần trước chuyến công tác, Cục ATBXHN đã chuyển trước cho IAEA bản dự thảo

mà Cục chuẩn bị để các chuyên gia của IAEA có thời gian nghiên cứu trước. Trong hai tuần làm

việc tích cực, đoàn công tác đã làm việc với từng bộ phận cụ thể của IAEA:

- Phòng Thẩm định an toàn (SAS): Chương về các khía cạnh thiết kế chung; Chương về

mô tả các hệ thống chính của nhà máy; Chương về phân tích an toàn. Các chương này được

chuyên gia SAS và đoàn công tác rà soát theo tài liệu IAEA GSR Part 4, SSR 2/1;

- Phòng các hoạt động pháp quy (RAS): Chương về quản lý an toàn. Chương này được

chuyên gia RAS và đoàn công tác rà soát theo tài liệu IAEA GS-R-3;

- Trung tâm An toàn địa chấn quốc tế (ISSC): Chương về đặc trưng địa điểm. Chương

này được chuyên gia ISSC và đoàn công tác rà soát theo tài liệu IAEA NS-R-3;

- Trung tâm Ứng phó sự cố quốc tế (IEC): Chương về Chuẩn bị và ứng phó sự cố.

Chương này được chuyên gia IEC và đoàn công tác rà soát theo tài liệu IAEA GS-R-2;

- Vụ An toàn bức xạ, vận chuyển và chất thải (NSRW): Chương về bảo vệ bức xạ,

Chương về các khía cạnh môi trường; Chương về quản lý chất thải phóng xạ; Chương về tháo dỡ

và chấm dứt hoạt động. Các chương này được chuyên gia NSRW và đoàn công tác rà soát theo

tài liệu IAEA GSR Part 3 và SSR-5.

Tại phiên họp toàn thể với toàn bộ các nhóm chuyên gia vào ngày cuối cùng của chuyến

công tác, bản yêu cầu thẩm định Báo cáo phân tích an toàn đã được hoàn thiện lần cuối cùng.

Hiện tại sản phẩm của chuyến công tác đã được chuyển tới các tổ chuyên gia thuộc

nhiệm vụ chuẩn bị và tổ chức thẩm định để rà soát lần cuối trước khi trình Bộ trưởng Bộ KHCN

phê duyệt.

4. Công tác kiểm tra, đánh giá địa điểm Dự án ĐHN Ninh Thuận của Hội đồng An

toàn hạt nhân quốc gia, Bộ KHCN và Cục ATBXHN

Trong thời gian qua, Cục ATBXHN phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài

nước như EVN, IAEA, Rosatom, Rostechnarzor, Nga, Nhật Bản, Pháp, v.v. tổ chức các hội thảo

liên quan đến an toàn địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 & 2 như sau:

- Hội thảo quốc tế về "Các vấn đề liên quan đến động đất và sóng thần trong việc phê

duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận" đã diễn ra trong 3 ngày từ 26-28/7/2011 tại

Hà Nội. Hội thảo do Bộ KH&CN phối hợp với Cục ATBXHN và IAEA tổ chức, với sự tham dự

của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tư vấn trong nước và quốc tế đến từ Nga, Nhật

Bản, Hoa Kỳ, Armenia, cùng các chuyên gia IAEA.

- Hội thảo về khảo sát địa chất và đánh giá động đất địa điểm Nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận 2 tổ chức tại EVN ngày 16/7/2013.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Hội thảo Đánh giá an toàn địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2 diễn ra từ ngày 20-

22/5/2014, do Cục ATBXHN phối hợp với IAEA tổ chức.

- Hội thảo về an toàn trong lựa chọn địa điểm NMĐHN Ninh Thuận diễn ra từ ngày 20-

22/10/2014, do Cục ATBXHN phối hợp với Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tổ

chức.

- Hội thảo khoa học quốc gia về 3 đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước liên quan tới việc

nghiên cứu, đánh giá địa điểm dự kiến xây dựng các NMĐHN Ninh Thuận diễn ra từ ngày 19-

20/3/2015, do Cục ATBXHN phối hợp với Quỹ Nafosted tổ chức.

Với vai trò là cơ quan giúp việc cho Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia (ATHNQG),

Cục ATBXHN đã tổ chức 03 đoàn công tác thực địa tại địa điểm NMĐHN Ninh Thuận với sự

tham gia của các thành viên Hội đồng ATHNQG cùng với các nhà khoa học trong và ngoài

nước:

- Đoàn công tác lần một của Hội đồng ATHNQG: Trong hai ngày 18-19/7/2012 tại Ninh

Thuận, Đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác khảo sát của Chủ đầu tư (EVN) và Tư vấn tại địa

điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2.

- Đoàn công tác lần hai của Hội đồng ATHNQG: Trong hai ngày 14-15/3/2013, Đoàn

công tác đã đi kiểm tra công tác khảo sát của Chủ đầu tư (EVN) và Tư vấn tại địa điểm dự kiến

xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2, nghe báo cáo của tư vấn Nga và Nhật Bản, đi thực tế địa

điểm cũng như thảo luận sau khi đi hiện trường tại Trụ sở Ban quản lý Dự án.

- Đoàn công tác lần ba của Hội đồng ATHNQG: Trong hai ngày 9 – 11/6/2014, Hội đồng

ATHNQG đã tổ chức kiểm tra công tác khảo sát của Chủ đầu tư và Tư vấn tại địa điểm dự kiến

xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Đoàn công tác đã nghe Tư vấn Nhật Bản và

Tư vấn Nga báo cáo, đi thực địa và tham quan kho chứa lõi khoan, cũng như thảo luận với các

chuyên gia sau khi đi thực địa tại hiện trường.

- Đoàn công tác của Hội đồng ATHNQG và Tiểu ban An toàn an ninh hạt nhân ngày 20-

23/01/2015 đã trao đổi, lắng nghe ý kiến của Chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành địa phương

nhằm tham mưu Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân

đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, từ ngày 21/11 đến ngày 05/12/2013, Cục ATBXHN đã tiến hành thanh tra việc

chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn hạt nhân trong hoạt động khảo sát,

đánh giá, thu thập số liệu về địa điểm xây dựng NMĐHN đối với Ban Quản lý dự án điện hạt

nhân Ninh Thuận, mục tiêu của đợt thanh tra nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định của

pháp luật của chủ đầu tư về đảm bảo an toàn hạt nhân trong hoạt động khảo sát, đánh giá, thu

thập số liệu đối với địa điểm xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN, AN NINH VÀ KHÔNG

PHỔ BIẾN HẠT NHÂN TRONG QUÝ I/2015

Đặng Anh Thư

Phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN

Trong 3 tháng đầu năm 2015, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tiếp tục thúc

đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế (HTQT) song phương và đa phương, tập trung chủ

yếu vào việc nâng cao năng lực cán bộ và góp phần củng cố công tác đảm bảo an toàn, an ninh

và không phổ biến hạt nhân. Có thể nói, hoạt động HTQT của Cục đang bước vào giai đoạn mới,

chú trọng hơn đến chất lượng và hiệu quả hợp tác, đóng góp thiết thực cho các hoạt động quản lý

nhà nước của Cục.

1. Hợp tác đa phương

1.1. Hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)

Trong khuôn khổ hợp tác với IAEA, từ đầu năm đến nay, Cục đã cử được khoảng 50 lượt

cán bộ tham dự các Hội thảo, khóa học do IAEA tổ chức liên quan đến an toàn, an ninh, thanh

sát hạt nhân và quản lý chung. Thông qua dự án hợp tác kỹ thuật VIE9015, Cục cũng đã phối

hợp với chuyên gia của IAEA tổ chức Hội thảo quốc gia về Thanh tra xây dựng NMĐHN và

đảm bảo chất lượng, tạo diễn đàn cho 40 cán bộ của Việt Nam học hỏi và trao đổi kinh nghiệm

với các chuyên gia của IAEA.

Bên cạnh đó, Cục cũng đã làm thủ tục đề cử cho 05 cán bộ tham dự các Cuộc họp, hội

thảo và khóa đào tạo trong khuôn khổ các Dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA: RAS9061;

RAS9066 và RAS9071. Cục cũng đã thống nhất được chủ trương phối hợp với IAEA tổ chức

Cuộc họp khu vực trong khuôn khổ Dự án RAS9062 về “Thúc đẩy và duy trì cơ sở hạ tầng pháp

quy để kiểm soát nguồn phóng xạ” tại Hà Nội từ 20-24/4/2015.

Thông qua Chương trình thí điểm về tăng cường năng lực thẩm định an toàn hạt nhân

(Pilot Program), Cục đã phối hợp với IAEA tổ chức 01 Hội thảo về đánh giá báo cáo phân tích

an toàn sơ bộ (PSAR) lần 3 từ ngày 2-6/3/2015 và làm thủ tục cho 01 đoàn ra tham dự Hội thảo

Kiến thức cơ bản về nguồn điện khẩn cấp và các hệ thống đo đạc và điều khiển (Essential

Knowledge Workshop on Emergency Power and I&C) tổ chức tại Putra Jaya, Malaysia từ ngày

13-17/4/2015.

Cũng trong quý I, Cục đã làm thủ tục đề cử cán bộ tham dự 06 hội nghị/hội thảo/khóa

đào tạo tại nước ngoài tham dự các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn trong khuôn khổ hợp tác

của Mạng lưới an toàn hạt nhân Châu Á (ANSN).

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác vùng (RCA), 28 cán bộ của các đơn vị y tế, công

nghiệp, NDT v.v. đã được Cục làm các thủ tục đề cử với IAEA để tham dự các khóa đào tạo tăng

cường năng lực tại các quốc gia thành viên RCA. 01 đại diện của Cục cũng đã tham dự Cuộc họp

của các cán bộ điều phối RCA tại Pakistan từ ngày 11-13/3/2015.

1.2. Hợp tác với Ủy ban Châu Âu (EC)

Dự án hợp tác với EC “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao khung pháp lý về an toàn hạt nhân

và tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy về hạt nhân của Việt Nam và trung tâm hỗ trợ kỹ

thuật của cơ quan pháp quy” (VN3.01/09) của Cục ATBXHN đã bước vào giai đoạn cuối. Trong

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

quý I/2015, đã có 4 khóa đào tạo được tổ chức tại Hà Nội và 05 cán bộ được cử tham dự hội

thảo“Khung pháp luật và các quy trình pháp quy đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân” tại Pháp.

Theo kế hoạch, Cuộc họp tổng kết dự án sẽ được tổ chức vào ngày 15-16/4/2015 và Dự án sẽ kết

thúc trong tháng 5/2015.

Với những kết quả tích cực đã đạt được từ dự án nêu trên, EC đã chính thức phê duyệt tài

chính cho thực hiện dự án giai đoạn tiếp theo “Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An

toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục” (Dự án EC VN3.01/13). Đầu năm

2015, Cục đã đón 01 đoàn chuyên gia vào thảo luận về các điều khoản tham chiếu (TOR) cho Dự

án VN3.01/13.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hợp tác với EC về đào tạo thông qua kênh ENSTTI và

ITER, Cục cũng đã cử được 05 cán bộ đi đào tạo tại các nước Châu Âu.

1.3. Hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến CBRN

Sáng kiến thiết lập Trung tâm hợp tác tiên tiến khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực sinh

học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) do Liên minh Châu Âu (EU) khởi xướng cũng đã

được Cục ATBXHN phối hợp chặt chẽ với EU và Viện nghiên cứu quốc tế Liên hiệp quốc về tội

phạm và tư pháp (UNICRI) triển khai tại Việt Nam. Trong khuôn khổ Sáng kiến, đầu năm 2015,

Cục đã phối hợp với UNICRI tổ chức Hội nghị bàn tròn của các liên lạc viên khu vực Đông Nam

Á lần thứ 9, tại Nha Trang, Việt Nam từ ngày 04-06/2/2015 với sự tham dự của đại diện 10 quốc

gia khu vực Đông Nam Á và nhiều chuyên gia EU. Cục cũng đã làm thủ tục đề cử cho 05 đoàn

ra tham dự các kháo đào tạo về CBRN tại nước ngoài.

Hiện Cục đang phối hợp với UNICRI chuẩn bị tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch

hành động quốc gia về CBRN” tổ chức trong Quý II/2015 tại Hà Nội. Việc xây dựng được Kế

hoạch hành động quốc gia với sự tham dự của nhiều Bộ, ngành sẽ tạo cơ sở cho việc ngăn chặn

và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến CBRN tại Việt Nam.

2. Hợp tác song phương

2.1. Hợp tác với Nhật Bản

Cục ATBXHN tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản – một trong những

đối tác quan trọng của Việt Nam trong chương trình phát triển điện hạt nhân. Đầu năm 2015,

Cục đã tổ chức đón tiếp đoàn Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản NRA sang trao đổi các kế

hoạch hợp tác đào tạo cho cán bộ Cục ATBXHN giai đoạn 2015-2020.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Bên cạnh đó, Cục cũng đã phối hợp với ATMEA tổ chức Cuộc họp về các quy chuẩn áp

dụng bên trong nhà máy điện hạt nhân tại Hà Nội ngày 30/1/2015 và Hội thảo về đánh giá nguy

cơ bên ngoài đối với nhà máy điện hạt nhân từ ngày 26-27/3/2015.

Về hợp tác đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ, từ đầu năm đến nay, Cục đã làm thủ tục

cử 10 cán bộ tham dự các khóa học theo chương trình của học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hóa,

Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) và làm thủ tục cho các cán bộ tham dự 02

hội thảo tại Nhật Bản, cụ thể:

+ Hội thảo quốc tế về phát triển nguồn nhân lực toàn cầu về an toàn, an ninh và thanh sát

hạt nhân tổ chức tại Nhật Bản ngày 17-26/2/2015 do Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Tokyo đài thọ;

+ Cuộc họp lần thứ 2 về "Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn và khuôn khổ hợp tác giữa các

quốc gia Đông Á trong trường hợp xảy ra sự cố phóng xạ tổ chức tại Nhật Bản ngày 11/4/2015

do Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản (IEEJ) đài thọ;

2.2. Hợp tác với Nga

Thông qua Khóa họp lần thứ 7 của Ủy ban điều phối về hợp tác năng lượng nguyên tử vì

mục đích hòa bình với Liên bang Nga, ngày 02/02/2015, Cục ATBXHN và Rostechnadzor đã ký

kết biên bản hợp tác 2015-2016 về cung cấp các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn về an toàn hạt

nhân của Nga và hợp tác trong việc bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân tại Hà

Nội năm 2015.

2.3. Hợp tác với Hoa Kỳ

Trong 03 tháng đầu năm 2015, hoạt động hợp tác với Hoa Kỳ được thúc đẩy và triển khai

rất tích cực, cụ thể:

a. Hợp tác với Chương trình INSEP

Hiện nay, các Action Sheets 8, 9 và 10 đã được ký giữa Cục ATBXHN và NNSA về: 1)

Tiếp tục hỗ trợ về thực hiện AP; 2) Hỗ trợ ta xây dựng Phòng thí nghiệm Thanh sát; 3) Hỗ trợ về

quản lý thông tin thanh sát và an ninh hạt nhân. Theo đó một loạt hoạt động đã được triển khai

như sau:

- Từ ngày 20-23/01/2014: tổ chức Hội thảo về “Quản lý thông tin thanh sát” từ ngày 20-

23/01/2014 tại Cục, tiếp tục hỗ trợ Cục trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông

tin về báo cáo kế toán, khai báo theo nghị định thư bổ sung và các thông tin liên quan.

- Trao đổi, thống nhất chương trình làm việc và chuẩn bị thủ tục tổ chức Hội thảo về

“Phổ biến các yêu cầu về khai báo theo Nghị định thư bổ sung” cho các cán bộ giảng dạy, nghiên

cứu liên quan đến lĩnh vực hạt nhân của trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

ngày 17/4/2015 tại TP HCM;

- Trao đổi, thống nhất chương trình làm việc và chuẩn bị thủ tục tổ chức Hội thảo về

“Xây dựng phòng thí nghiệm thanh sát” từ ngày 20-24/4/2015 tại Cục. Mục đích của Hội thảo là

để đánh giá yêu cầu về thiết bị và nhân lực cho Phòng thí nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà

nước về thanh sát.

b. Chương trình An ninh nguồn phóng xạ chống phổ biến hạt nhân (DNN RSP)

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Phối hợp với Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) tổ chức Hội thảo về Kế

hoạch ứng phó quốc gia đối với sự cố an ninh nguồn phóng xạ từ ngày 30/3-02/4/2015 tại Hà

Nội;

- Trao đổi, thống nhất chương trình làm việc và chuẩn bị thủ tục đón đoàn vào làm việc

từ ngày 13-17/4/2015, nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá hệ thống an ninh đã được lắp đặt và

nâng cấp tại một số cơ sở bức xạ, và thảo luận với Cục về việc tiếp tục triển khai dự án bảo đảm

an ninh nguồn phóng xạ trong thời gian sắp tới.

c. Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (US NRC)

Từ ngày 10-12/3/2014, Cục đã cử 01 đoàn ra tham dự Hội nghị thông tin pháp quy

thường niên lần thứ 27 của Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (USNRC) tại North Bethesda,

Maryland, Hoa Kỳ. Tại Hội thảo, Cục có bài trình bày tại phiên thảo luận về việc xây dựng cơ sở

hạ tầng pháp quy hạt nhân tại Việt Nam và việc thực hiện các phái đoàn dịch vụ đánh giá pháp

quy quốc tế.

2.4. Hợp tác với Vương quốc Anh (UK)

Trong 3 tháng đầu năm, Cục tiếp tục triển khai các kế hoạch làm việc với chuyên gia Cơ

quan pháp quy hạt nhân Vương quốc Anh ONR nhằm hỗ trợ các hoạt động pháp quy cho Cục:

góp ý cho bản dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, tư vấn về xây dựng năng lực thẩm

định, thanh tra an toàn dự án điện hạt nhân, tư vấn về xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy

chuẩn phục vụ cho chương trình điện hạt nhân của Việt Nam, đề xuất kế hoạch hợp tác, đào tào

cho cán bộ Cục trong năm 2015 trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác giữa Cục ATBXHN và

Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội.

- Mời chuyên gia ONR tham gia đoàn thanh tra NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2

với tư cách là quan sát viên để chuyên gia tư vấn việc triển khai hoạt động thanh tra NMĐHN.

- Phối hợp với chuyên gia ONR tổ chức Hội thảo về thực hiện hoạt động thanh tra nhà

máy điện hạt nhân và chia kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc triển khai hoạt động

thanh tra NHMĐHN.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Phối hợp với ĐSQ Vương quốc Anh tại Hà Nội tổ chức Cuộc họp tổng kết Dự án giai

đoạn 2014 - 2015, trên cơ sở đó đề xuất kế hoạch hợp tác giai đoạn 2015 – 2016

2.5. Hợp tác với Hàn Quốc

Từ đầu năm, Cục ABTHXN và Ủy ban An toàn an ninh hạt nhân Hàn Quốc (NSSC) đã

phối hợp chuẩn bị Dự thảo Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và an toàn

hạt nhân trong đó tập trung vào các chủ đề chính như: an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân,

kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan tới hạt nhân, bảo vệ bức xạ và chuẩn

bị sự cố, đánh giá an toàn, đánh giá hệ thống bảo vệ thực thể, thanh tra an toàn cơ sở hạt nhân và

bức xạ, quan trắc môi trường, phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động giáo dục – đào tạo. Dự

kiến lễ ký kết MOU sẽ diễn ra vào ngày 19/5/2015.

Trong quý I, Cục đã đề cử được 04 cán bộ tham gia các khóa đào tạo dài hạn của Hàn

Quốc, cụ thể:

+ Chương trình đào tạo Thạc sỹ của Đại học hạt nhân quốc tế KEPCO (KINGS) trong

thời gian 02 năm từ 20/03/2015 do KINGS đài thọ.

+ Chương trình đào tạo Thạc sỹ An toàn bức xạ và hạt nhân - “KINS-KAIST

International Master’s Degree Program on Nuclear and Radiation Safety”, tại Viện Khoa học

Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) trong thời gian 1.5 năm từ 9/2015.

+ Khóa đào tạo quốc tế lần thứ 4 của KINAC/INSA về an ninh hạt nhân, tổ chức tại Viện

An ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế (INSA), KINAC tổ chức tại Daejeon, Hàn

Quốc từ ngày 23-27/03/2015

2.6 . Hợp tác với Pháp

Cục ATBXHN đã đón tiếp Phái đoàn chuyên gia Viện Bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân

Pháp làm việc tại Cục từ 30/3-02/4/2015 trong khuôn khổ Hội thảo “Đánh giá các phương án an

toàn của lò phản ứng hạt nhân ATMEA1”.

Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2015, Cục ATBXHN đã triển khai được nhiều hoạt động

hợp tác với các đối tác song phương và đa phương, trong đó chú trọng đến việc nâng cao năng

lực cán bộ thông qua các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài. Những kết quả đã đạt

được trong Quý I sẽ tiếp tục tạo tiền đề cho Cục phát triển hoạt động HTQT, đóng góp hiệu quả

cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân của Cục ATBXHN./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

HỘI NGHỊ PHÁP QUY HẠT NHÂN TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2 VỚI CÔNG

TÁC CHUẨN BỊ CỦA CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Trần Mạnh Cường

Phòng Pháp chế và Thông tin, Cục ATBXHN

Tiếp theo Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ nhất tại Đồ Sơn, Hải Phòng vào

các ngày 17-19/7/2013. Được sự đồng ý của Bộ KH&CN, Cục ATBXHN phối hợp với Hội

NLNTVN, Sở KH&CN Lâm Đồng, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm ứng dụng

kỹ thuật hạt nhân trong công nghiêp tổ chức Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2. Đây là Hội

nghị hai năm tổ chức một lần nhằm đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn

bức xạ và hạt nhân, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp và kế hoạch tăng cường công tác quản

lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, đồng thời trao tặng bằng khen của Bộ trưởng cho các

tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân.

Hội nghị là cơ hội để các chuyên gia Việt Nam trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp

quốc tế đến từ IAEA và các quốc gia có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển về công tác xây

dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, phát triển điện hạt nhân và xây dựng Cơ quan pháp

quy hạt nhân quốc gia độc lập, có năng lực và thẩm quyền nhằm phục vụ kịp thời và hiệu quả

cho triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng như phục vụ các dự án lò phản ứng nghiên

cứu mới.

Ngày 05 tháng 3 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết

định số 355/QĐ-BKHCN cho phép Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với Hội Năng

lượng nguyên tử Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Viện Nghiên cứu hạt

nhân Đà Lạt và Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp tổ chức Hội nghị Pháp

quy hạt nhân lần thứ 2 tại thành phố Đà Lạt từ ngày 19 đến 21 tháng 5 năm 2015.

Thông tin về Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2 như sau:

1. Tên Hội nghị: Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2

2. Mục đích:

- Trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kết quả hoạt động pháp quy hạt nhân kể từ Hội nghị

pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ nhất, bao gồm xây dựng hệ thống văn bản quy

phạm, hoạt động cấp phép, thẩm định, thanh tra, đào tạo, nghiên cứu phát triển và hỗ trợ

kỹ thuật phục vụ công tác pháp quy hạt nhân;

- Công tác quản lý an toàn bức xạ tại các địa phương và ở các cơ sở bức xạ;

- Thảo luận về hợp tác pháp quy hạt nhân giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế và các

nước;

- Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho các tập thể và cá nhân có thành tích

xuất sắc trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.

3. Thời gian tổ chức Hội nghị: 19-21/5/2015

4. Địa điểm: Khách sạn Công Đoàn, thành phố Đà lạt.

5. Thành phần tham dự Hội nghị:

- Cán bộ quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ở trung ương và địa phương;

- Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ các cơ sở bức xạ trong cả nước;

- Đại diện lãnh đạo và nhân viên bức xạ của các cơ sở bức xạ trong cả nước;

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Cán bộ nghiên cứu pháp quy hạt nhân và cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quản lý nhà

nước về an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Các cơ sở đạo tạo an toàn bức xạ và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ

và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;

- Các đối tác quốc tế và các nước có các hoạt động hợp tác và hỗ trợ công tác pháp quy hạt

nhân cho Việt Nam.

6. Nội dung chương trình Hội nghị:

- Số lượng các phiên họp: 13 phiên họp tiểu ban và 02 phiên họp toàn thể

+ Phiên toàn thể: Các vấn đề chung về hoạt động và hợp tác pháp quy hạt nhân

- Thời gian: Sáng ngày 19/5/2015

- Thành phần: Toàn thể đại biểu của Hội nghị

+ Tiểu ban 1: Chính sách và quy phạm về nhà máy điện hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng

- Thời gian: 02 buổi (Sáng 20/5/2015 và Chiều ngày 20/5/2015)

- Thành phần: Đại biểu từ Hội đồng ATHNQG, Tiểu ban ATANHN, đại điện các Bộ,

ngành liên quan, Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam

và các sở KH&CN

+ Tiểu ban 2: Xây dựng năng lực kỹ thuật phục vụ thẩm định và đánh giá an toàn hạt nhân

- Thời gian: 02 buổi - Chiều ngày 19/5/2015 và sáng ngày 20/5/2015

- Thành phần:

o Trong nước: Đại biểu từ Cục ATBXHN, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo liên

quan đến thẩm định và đánh giá an toàn hạt nhân, cơ quan pháp quy và tổ chức

hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan pháp quy một số nước, tư vấn và đại diện của Ban

quan lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

o Quốc tế: Quốc tế: Nga (Rostechnadzor, Rosatom), Nhật (NRA, JAPC, TIT), Hàn

Quốc (KINS), Mỹ, Đức (GRS), Slovakia (VUJE), Bungari (Risk Engineering),

Singapore, WEC;

+ Tiểu ban 3: Chính sách và quy phạm về lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

- Thời gian: 01 ngày – Chiều 19/5/2015 và sáng 20/5/2015

- Thành phần: Đại biểu từ Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN và các cơ sở đào

tạo, các cơ sở ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu

+ Tiểu ban 4: Quản lý phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

- Thời gian: 02 buổi - Chiều ngày 19/5/2014 và Sáng ngày 20/5/2015

- Thành phần: Đại biểu từ Cục ATBXHN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng,

các đơn vị của Viện NLNTVN, các sở KH&CN và các cơ sở bức xạ

+ Tiểu ban 5: Quản lý An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân

- Thời gian: 01 buổi – Chiều 20/5/2015

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Thành phần: Đại biểu từ Hội đồng ATHNQG, Tiểu ban ATANHN, Bộ Công an, Bộ

Quốc phòng, Cục ATBXHN, các sở KH&CN và Tập đoàn điện lực Việt Nam

+ Tiểu ban 6: Quản lý đào tạo an toàn bức xạ và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo quy định

của Luật NLNT

- Thời gian: 01 buổi – Chiều ngày 19/5/2015

- Đại biểu từ Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN, các trường đại học, các cơ sở

làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT về đào tạo

+ Tiểu ban 7 : Tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn bức xạ và hạt nhân

- Thời gian : 01 buổi - Chiều 20/5/2015

- Thành phần: Các đại biểu từ Tiểu ban TCVN-85, Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện

NLNTVN, Viện Tiêu chuẩn, cơ quan quản lý của Tổng cục TCĐLCL, các cơ sở bức xạ và chủ

đầu tư nhà máy điện hạt nhân, các nhà chế tạo nhà máy điện hạt nhân

+ Tiểu ban 8: Quản lý an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ, hoạt động đo liều chiếu xạ và hoạt

động kiểm định, hiệu chuẩn

- Thời gian: 01 buổi – Sáng ngày 21/5/2014

- Thành phần đại biểu từ Cục ATBXHN, các sở KH&CN, các đơn vị của Viện NLNTVN,

các đơn vị hoạt động dich vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT về đo liều, kiểm định và hiệu chuẩn, các

nhà cung cấp thiết bị có liên quan

+ Tiểu ban 9 : Thông tin pháp quy hạt nhân

- Thời gian : 01 buổi - Sáng 21/5/2015

- Thành phần: Đại biểu từ Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN, Cục NLNT,

Trung tâm Thông tin KH&CN của Bộ, Tập đoàn điện lực Việt Nam, các trường đại học và đại

diện các cơ quan thông tấn, báo chí

+ Tiểu ban 10: Thực thi các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh, không phổ biến hạt nhân và

cấm thử hạt nhân toàn diện

- Thời gian: 01 buổi - Sáng 21/5/2015

- Thành phần Đại biểu từ Hội đồng ATHNQG, Tiểu ban ATANHN, Bộ KH&CN, Bộ

Ngoại giao, Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN, Viện Hàn lâm KH&CNVN

+ Tiểu ban 11: Quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ tại địa phương

- Thời gian: Chiều ngày 19/5/2015

- Đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, các sở KH&CN và các cơ sở bức

xạ

+ Tiểu ban 12: Quản lý an toàn bức xạ trong y tế

- Thời gian: 02 buổi – Sáng và Chiều ngày 20/5/2015

- Thành phần: Đại biểu từ Bộ Y tế, Cục ATBXHN, các bệnh viện và các đơn vị của Viện

NLNTVN có các hoạt động hỗ trợ cho công tác bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, các doanh

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

nghiệp có liên quan đến cung cấp thiết bị và dược chất trong lĩnh vực ung bướu và y học hạt

nhân

+ Tiểu ban 13: Quản lý an toàn bức xạ trong công nghiệp

- Thời gian: 01 buổi - Chiều 21/5/2015

- Thành phần: Đại biểu từ Cục ATBXHN, các đơn vị của Viện NLNTVN, các sở KH&CN,

các cơ sở ứng dụng bức xạ trong cả nước và các doanh nghiệp cung cấp thiết bị liên quan

+ Phiên toàn thể: Tổng kết Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 2

- Thời gian: Chiều ngày 21/5/2015

- Thành phần: Toàn thể đại biểu của Hội nghị

Để chuẩn bị các công tác có liên quan tới Hội nghị, ngày 10 tháng 3 năm 2015 Cục

trưởng Cục ATBXHN đã ban hành Quyết định số 43/QĐ-ATBXHN về việc thành lập ban tổ

chức Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 2 trong đó thành lập 4 Tiểu ban: i) Tiểu ban Chương

trình hội nghị với 27 thành viên bao gồm trưởng tiểu ban và 26 thành viên là các thư ký tiểu ban

của Hội nghị; ii) Tiểu ban tài chính gồm 3 thành viên; iii) Tiểu ban Hậu cần gồm 10 thành viên;

iv) Tiểu ban thi đua khen thưởng với 7 thành viên.

Việc chuẩn bị công văn và thông báo hội nghị lần thứ 2 để chuyển tới 63 Sở khoa học và

công nghệ và 183 cơ sở bức xạ lớn trong cả nước đã được Ban tổ chức tổ chức triển khai rất gấp

rút và trong một thời gian ngắn do thời gian diễn ra Hội nghị đã tới gần.

Để động viên khuyến khích các cá nhân và đơn vị có thành tích tốt trong công tác quản lý

an toàn bức xạ và hạt nhân ở địa phương và các cơ sở bức xạ, Cục sẽ phối hợp với Vụ Thi đua

khen thưởng của Bộ tiến hành công tác đánh giá kết quả hoạt động quản lý an toàn bức xạ và hạt

nhân của các địa phương và các cơ sở bức xạ để có thể kiến nghị Bộ trưởng trao tặng bằng khen

cho tập thể và các cá nhân điển hình trong 2 năm qua kể từ Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ

nhất.

Việc tổ chức Tiểu ban Thi đua khen thưởng để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thi đua

khen thưởng đã được thực hiện rất nghiêm túc và kỹ lưỡng, bộ tài liệu tiêu chí đánh giá này sau

khi trình Lãnh đạo Cục phê duyệt đã được xử lý để gửi Công văn tới 63 Sở KH&CN và các Cơ

sở bức xạ. Bộ tiêu chí được xây dựng cho 02 đối tượng khác nhau cụ thể như sau:

1. Đối với công tác quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân

- Ban hành các văn bản quy phạm, hướng dẫn phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa

bàn (số lượng văn bản đã ban hành trong 2 năm 2013-2014, hiệu quả của văn bản).

- Đã tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp

tỉnh và định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố.

- Xử lý hồ sơ và tổ chức cấp phép cho các cơ sở X-quang bảo đảm đúng quy định, không

để tồn đọng và khiếu kiện liên quan.

- Đã tổ chức thanh tra định kỳ hàng năm tất cả các cơ sở bức xạ đăng ký hoạt động trên

địa bàn tỉnh và gửi báo cáo thanh tra cho Bộ KH&CN và Cục ATBXHN đầy đủ hàng năm.

- Hàng năm đều xây dựng Báo cáo về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn

bức xạ và hạt nhân theo hướng dẫn của Cục ATBXHN và nộp cho Cục ATBXHN đúng kỳ hạn.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn và các hội nghị về công tác liên quan đến quản lý

ATBXHN do Bộ và Cục ATBXHN tổ chức.

- Phối hợp tốt với Bộ và Cục ATBXHN trong việc tổ chức thanh tra ATBXHN trên địa

bàn.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về

ATBXHN trên địa bàn tỉnh (các kết quả cụ thể về hiệu quả kinh tế thu được).

- Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Nhà nước

trên địa bàn tỉnh (các đề tài nghiên cứu, tác dụng của các nghiên cứu trong thực thi quản lý nhà

nước về ATBXHN của tỉnh).

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN (số

lượng, loại hình đào tạo, kết quả đào tạo).

- Có sáng kiến, cải tiến trong công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN trên địa bàn tỉnh

được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao và được các cơ sở bức xạ hưởng ứng (số sáng kiến, ý nghĩa của

từng sáng kiến).

2. Đối với các cơ sở bức xạ

- Hiệu quả hoạt động của cơ sở, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm ATBXHN đã được ghi trong

giấy phép.

- Xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo Thông tư 25/2014/TT-

BKHCN.

- Các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường công tác quản lý bảo đảm ATBXHN

của cơ sở như giảm liều chiếu xạ cho nhân viên bức xạ, dân chúng và môi trường, giảm phát thải

chất phóng xạ ra môi trường thấp hơn mức cho phép,….

- Quan tâm đến nhân viên bức xạ về đào tạo; phương tiện bảo hộ lao động; chế độ chính

sách bồi dưỡng độc hại; chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp; ....

- Có đóng góp chung cho các hoạt động của ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) như:

hỗ trợ tổ chức các sự kiện của ngành NLNT, trao tặng học bổng cho sinh viên ngành NLNT,….

Các công tác hậu cần khác như chuẩn bị phương tiện đi lại, bố trí ăn ở trên đường đi, thuê

địa điểm tổ chức hội nghị, phối hợp tổ chức văn nghệ thể thao cùng các đơn vị trong Đà Lạt nhân

ngày Khoa học công nghệ 18/5 (trong dịp diễn ra Hội nghị)...cũng đang được các thành viên

trong ban tổ chức và các cán bộ công nhân viên chức trong Cục đang nỗ lực, gấp rút triển khai.

Trên tinh thần tổ chức một hội nghị pháp quy hạt nhân trên phạm vi toàn quốc với mục

đích: “Trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kết quả hoạt động pháp quy hạt nhân kể từ Hội nghị

pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ nhất, bao gồm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm, hoạt

động cấp phép, thẩm định, thanh tra, đào tạo, nghiên cứu phát triển và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ

công tác pháp quy hạt nhân; Công tác quản lý an toàn bức xạ tại các địa phương và ở các cơ sở

bức xạ; Thảo luận về hợp tác pháp quy hạt nhân giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế và các

nước; Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho các tập thể và cá nhân có thành tích

xuất sắc trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.” Toàn thể các cán bộ nhân viên

trong Cục đang cùng nhau phối hợp chặt chẽ, dưới sự tổ chức chỉ đạo bài bản, đúng nguyên tắc,

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

và hết sức khẩn trương, tiết kiệm của Lãnh đạo Cục chắc chắn Hội nghị sẽ diễn ra thành công tốt

đẹp, gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học nói chung và lĩnh vực năng lượng

nguyên tử nói riêng./.

ĐIỂM LẠI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT

NHÂN TẠI VIỆT NAM

Lâm Thị Hà Mi

Phòng Pháp chế và Thông tin, Cục ATBXHN

Để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai, Việt

Nam đã có chủ trương xây dựng một chương trình điện hạt nhân bền vững, lâu dài với những lộ

trình cụ thể. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết sách khởi đầu có ý nghĩa quan trọng,

là tiền đề cho các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh là một nước mới bắt

đầu xây dựng điện hạt nhân, ngoài các yếu tố về nhân lực, pháp quy an toàn, tài chính,…thì yếu

tố đồng thuận xã hội là rất quan trọng. Chính vì vậy, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của các

tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân ở các địa phương có địa điểm xây dựng nhà

máy ĐHN, công tác thông tin, tuyên truyền cần phải được tiến hành hết sức bài bản, sâu rộng, có

tính chiến lược lâu dài, hướng đến một cách phù hợp với từng đối tượng công chúng cụ thể.

Định hướng quy hoạch phát triển ĐHN ở Việt Nam đến năm 2030 theo Đề án số 370 về

Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt vào ngày 28 tháng 2 năm 2013 đã nhấn mạnh, hoạt động thông tin, tuyên truyền về điện

hạt nhân phải đảm bảo kịp thời, minh bạch, được tiến hành đồng bộ, phù hợp với tiến độ của Dự

án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Theo đó, các cơ quan chức

năng cần chú trọng triển khai thông tin tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chiến lược,

cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển điện hạt nhân đến mọi tầng lớp nhân dân Việt

Nam từ đó tạo sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, góp phần tạo nên sự thành công của dự án

điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo nội dung của Đề án, các nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này

được phân cấp như sau:

1. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình thông tin, tuyên truyền về

phát triển điện hạt nhân

- Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm thông tin, truyền thông điện hạt nhân khác

theo yêu cầu phát triển của chương trình điện hạt nhân.

- Xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử tại Hà Nội với

chức năng phổ biến kiến thức về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân phục vụ

chủ yếu cho các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện phổ biến kiến thức cơ bản về năng lượng

nguyên tử và điện hạt nhân trong các bậc học phổ thông

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử tại Hà Nội với

chức năng phổ biến kiến thức về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân phục vụ

chủ yếu cho các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên.

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

- Xây dựng và vận hành Trung tâm quan hệ công chúng Dự án điện hạt nhân Ninh

Thuận trực tiếp phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền tại tỉnh Ninh Thuận,

khu vực miền Trung và trong cả nước.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý đã phối hợp chặt chẽ giữa

các Bộ, ban ngành, từ trung ương đến địa phương để tuyên truyền chính sách nhất quán của Việt

Nam về điện hạt nhân đồng thời cung cấp thông tin xác thực về tình hình phát triển điện hạt nhân

trên thế giới để công chúng hiểu rõ tại sao Việt Nam cần phát triển điện hạt nhân. Hệ thống cơ

quan quản lý nhà nước hoạt động tích cực trong lĩnh vực này phải kể đến những đơn vị sau.

Trước tiên đó là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN): Đây là Cơ quan pháp quy hạt

nhân của Việt Nam được quy định trong Luật, giúp Bộ KHCN thực hiện thống nhất và tập trung

quản lý nhà nước về ATBXHN trên phạm vi cả nước và là cơ quan thường trực cho Hội đồng An

toàn hạt nhân quốc gia. Tiếp đó là Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT) với vai trò là cơ quan

quản lý nhà nước về NLNT, được giao nghiên cứu đề xuất một số chính sách chung trong lĩnh

vực NLNT, chủ trì thực hiện đề án thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực NLNT và là cơ quan

thường trực cho Hội đồng Phát triển ứng dụng NLNT quốc gia.

1. Hoạt động tổ chức các hội thảo, tập huấn phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền

về điện hạt nhân

Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm có hàng chục hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế do

các ban ngành và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức liên quan đến chương trình phát triển điện

hạt nhân ở Việt Nam, trong đó có nhiều hội thảo trực tiếp về thông tin, truyền thông điện hạt

nhân hoặc gián tiếp phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân thông qua các nội

dung như: an toàn, an ninh hạt nhân, công nghệ xử lý thải, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở pháp

lý, lựa chọn địa điểm, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, vấn đề di dân giải phóng mặt

bằng,…

Các cuộc hội thảo này là một nguồn cung cấp thông tin chính xác và khách quan về

chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam cho nhiều nhóm đối tượng công chúng khác

nhau. Bên cạnh đó, các cuộc triển lãm quốc tế về điện hạt nhân cũng được tổ chức thường xuyên

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

theo định kỳ hai năm một lần với sự tham gia của rất nhiều nước có ngành công nghiệp hạt nhân

phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Mỹ, Canada, Bungari, Trung Quốc, Ấn Độ, …

2. Hoạt động xuất bản ấn phẩm

Các ấn phẩm liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở

Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước phát hành gồm có:

1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân:

Bên cạnh việc cung cấp thông tin thường xuyên về các hoạt động của Cục, tin tức sự kiện

trong và ngoài nước, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, Cục ATBXHN đã

tiến hành in một số tờ rơi về Cảnh giác mất nguồn phóng xạ, Thường thức cơ bản về nguồn

phóng xạ, Nhận biết và xử lý bước đầu tổn thương bức xạ do tai nạn, sự cố bức xạ và Giới thiệu

về Cục ATBXHN,…

Cục đã biên soạn và xuất bản Báo cáo hàng năm công tác QLNN về ATBXHN. Đây là tài

liệu mà cơ quan pháp quy hạt nhân phải báo cáo hàng năm lên Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính

phủ và các thành viên của Chính phủ, Ban chỉ đạo nhà nước điện hạt nhân, Hội đồng ATHNQG,

Hội đồng phát triển ứng dụng NLNT quốc gia, các Bộ ngành và các đối tượng có liên quan.

Tháng 6/2013, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xuất

bản ra mắt bạn đọc Tập san Pháp quy hạt nhân số đầu tiên. Với mục tiêu trở thành một kênh

thông tin hiệu quả phục vụ các cấp lãnh đạo và nhân dân về các vấn đề an toàn, an ninh và thanh

sát hạt nhân. Từ đó đến nay, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã cho xuất bản Tập san định kỳ 03

số hàng năm.

2. Cục Năng lượng nguyên tử:

Năm 2013, Cục Năng lượng nguyên tử đã xuất bản 02 tài liệu phổ biến kiến thức cơ bản về

năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân, cụ thể là:

- Điện hạt nhân - những hiểu biết cơ bản: Ấn phẩm cung cấp những thông tin cơ bản và

chuyên sâu về điện hạt nhân và các khía cạnh liên quan nhằm đưa tới người đọc một cái nhìn

đúng đắn, khách quan về nguồn năng lượng này.

- Ấn phẩm Năng lượng và Năng lượng hạt nhân: Ấn phẩm giới thiệu về năng lượng nói

chung và năng lượng hạt nhân nói riêng - một dạng năng lượng đặc biệt trong thế giới tự nhiên.

Thông qua các hình ảnh minh họa sinh động và bằng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, ấn phẩm sẽ

giúp người đọc có thêm hiểu biết về các vấn đề cơ bản liên quan đến năng lượng hạt nhân.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

3. Các hoạt động khác

Các đơn vị thuộc Bộ KHCN thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước

tổ chức hội thảo về tình hình phát triển ĐHN trên thế giới và các vấn đề liên quan đến ĐHN; hợp

tác chặt chẽ với báo chí tổ chức họp báo, cung cấp thông tin và tài liệu cho báo giới về những sự

kiện và tin tức quan trọng liên quan đến NLNT và ĐHN; tổ chức đối thoại trực tiếp và trao đổi

thông tin trên truyền hình, báo điện tử,...

Năm 2011, ngay sau khi xảy ra sự cố tại NMĐHN Fukushima tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ

KHCN đã quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia trong

lĩnh vực NLNT của Bộ để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện

Công ty phát triển ĐHN quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và trong nước để

kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bảo đảm cung cấp cho các ngành, các cấp và xã hội những

thông tin kịp thời và chính xác về sự cố.

Trang thông tin điện tử của các cơ quan năng lượng nguyên tử thuộc Bộ KH&CN:

varans.vn (Cục ATBXHN), vaea.gov.vn (Cục NLNT), vinatom.gov.vn (Viện NLNTVN), thường

xuyên cập nhật thông tin, kiến thức về nhiều mặt trong lĩnh vực NLNT và ĐHN đến công chúng

và các tổ chức, đối tượng quan tâm.

Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 460/TTg-KTN về

việc triển khai Kế hoạch tổng thể Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ

đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án Thông tin,

tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia của IAEA

và nhiều chuyên gia từ các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước.

Sau khi Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm

2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28/2/2013, Bộ

KHCN đã chủ trì tổ chức làm việc với các cơ quan liên quan, hướng dẫn xây dựng và tổng hợp

kế hoạch thực hiện Đề án năm 2014 đúng thời hạn. Bộ KHCN cũng đang khẩn trương xây dựng

văn bản hướng dẫn triển khai Để án 370 để đảm bảo đúng tiến độ, thống nhất và hiệu quả.

4. Các hoạt động do các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện

a. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong khuôn khổ hợp tác xây dựng Dự án ĐHN Ninh Thuận giữa CHXHCN Việt Nam và

Liên Bang Nga, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) đã hỗ trợ Việt

Nam xây dựng Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (TT NLNT) nhằm mục đích phổ biến

kiến thức về NLNT và ĐHN cho công chúng nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng. Trung

tâm TT NLNT được đặt tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, một trường đại học công nghệ,

kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam do Liên Xô (cũ) viện trợ xây dựng và có đào tạo ngành vật lý

hạt nhân và các ngành kỹ thuật liên quan. Trung tâm TT NLNT tại ĐHBK Hà Nội được coi là cơ

sở kỹ thuật về thông tin NLNT đầu tiên tham gia thực hiện Đề án 370 về Thông tin, tuyên truyền

về phát triển ĐHN ở Việt nam do Thủ tướng phê duyệt ngày 28/2/2013.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Qua 01 năm hoạt động, đến nay đã có hơn 10.000 lượt người vào tham quan, học tập và

nhiều hội thảo, tọa đàm về NLNT đã được tổ chức tại Trung tâm, góp phần vào việc thực hiện

chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phục vụ phát triển ứng dụng

NLNT và ĐHN ở Việt nam.

Tuy chưa được đầu tư về truyền thông, quảng bá hình ảnh do kinh phí còn hạn hẹp nhưng

Trung tâm Thông tin NLNT nhận được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, sinh viên bởi hệ

thống trang thiết bị hiện đại, các mô hình hoạt động của nhà máy điện nguyên tử Nga, máy đo độ

phóng xạ của người và hình ảnh rõ nét, sống động của màn hình 3D. Hiện, Trung tâm có 6 phim

3D, trong đó 2 phim tiếng Việt, 4 phim tiếng Nga và tiếng Anh.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, tại Ninh Thuận, với sự chủ trì của Ban Quản lý Dự án

điện hạt nhân Ninh Thuận, các trường phổ thông cũng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại

khóa cho các em học sinh như: tham quan lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt, tổ chức giao lưu tại

Chương trình tư vấn mùa thi năm 2013, tặng quà, thi tìm hiểu về điện hạt nhân,…

b. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan:

Bộ Công Thương, Bộ GD&ĐT, VTV, VOV, TTXVN, UBND tỉnh Ninh Thuận, các cơ

quan thông tấn, báo chí… đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền

về ĐHN, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về điện hạt nhân và tạo sự đồng thuận của

toàn xã hội và đặc biệt là của nhân dân địa phương đối với chương trình phát triển điện hạt

nhân./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

DỰ ÁN HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ, GIÁM SÁT AN NINH CÁC NGUỒN

PHÓNG XẠ SỬ DỤNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Trần Mạnh Cường, Lưu Nam Hải

Cục ATBXHN

Hiện nay, nguồn phóng xạ được ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam trong hầu hết các lĩnh

vực của đời sống kinh tế, xã hội, cụ thể: Trong lĩnh vực công nghiệp, sử dụng trong các thiết bị

đo mức chất lỏng (bia, nước giải khát, sản xuất xi măng....), đo độ dày (sản xuất thép, giấy....), đo

mật độ độ ẩm công trình xây dựng, đo lưu lượng, trữ lượng trong khai thác dầu khí, thiết bị phân

tích huỳnh quang tia X (xác định tuổi vàng, xác đình thành phần vật liệu..), soi kiểm tra chất

lượng sản phẩm (kiểm tra chất lượng mối hàn..); Trong lĩnh vực địa chất, thăm dò khai thác dầu

khí và khoáng sản, thủy văn và môi trường, nguồn phóng xạ được sử dụng để thăm dò, đánh giá

trữ lượng khoảng sản (đo carota lỗ khoan, đo xạ hàng không…); nghiên cứu đánh giá trữ lượng,

tuổi, nguồn gốc, lượng bổ cấp, ô nhiễm, mặn hoá nguồn tài nguyên nước ngầm; nghiên cứu thấm

qua đập để giúp đánh giá an toàn đập; Trong lĩnh vực y tế, nguồn phóng xạ được sử dụng rộng

rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh ung bướu tại các khoa Y học hạt nhân và xạ trị bệnh

viện; Trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật bức xạ, hạt nhân đã được nghiên cứu và ứng dụng

hiệu quả để tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật,

sản xuất phân vi sinh; v.v.

Theo thống kê từ phần mền quản lý dữ liệu cấp phép (RAISVN) của Cục An toàn bức xạ

và hạt nhân (ATBXHN) hiện tại, Cục ATBXHN quản lý gần 1000 cơ sở tiến hành công việc bức

xạ sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ với khoảng gần 4000 nguồn phóng xạ theo các nhóm

nguồn với các mức độ tiềm tàng nguy hiểm khác nhau (3710 nguồn phóng xạ, trong đó có 1917

nguồn đang sử dụng và 1793 nguồn đang lưu giữ). Trong tổng số 3710 nguồn phóng xạ có: 2463

nguồn phóng xạ được sử dụng cố định và 1247 sử dụng di động (chủ yếu trong lĩnh vực công

nghiệp như: đo không phá hủy - NDT, máy đo độ ẩm độ chặt, khoan thăm dò dầu khí, dò chất nổ

trong kiểm tra an ninh).

Với số lượng nguồn phóng xạ kể trên, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt

chẽ nguồn phóng xạ, tránh để xẩy ra tình trạng mất an toàn, an ninh gây nguy hại đối với tính

mạng, sức khoẻ con người, môi trường, gây thiệt hại về kinh tế và tạo ảnh hưởng xấu về tâm lý

xã hội.

Thực tiễn sử dụng nguồn phóng xạ ở Việt Nam cho thấy, việc mất an toàn, an ninh nguồn

phóng xạ là có thể, điển hình trong các năm 2005 và 2006 liên tiếp xảy ra các trường hợp mất

nguồn phóng xạ gây tâm lý hoang mang cho người dân. Sau sự cố này, các văn bản quy phạm

pháp luật quy định việc quản lý nguồn phóng xạ đã được ban hành như: Chỉ thị số 13/2006/CT -

BKHCN về việc tăng cường công tác quản lý nguồn phóng xạ và Quyết định số 115/2007/QĐ-

TTg ngày 23/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng

xạ. Đặc biệt, Luật Năng lượng nguyên tử ban hành đã giành một điều riêng (Điều 22) quy định

về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. Tuy nhiên, những nội

dung quy định trong Luật NLNT còn rất chung, mang tính nguyên tắc.

Ngày 29/12/2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số

23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, trong đó quy định phân loại

các mức an ninh theo mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ và các biện pháp quản lý, kiểm

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

soát nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Sau khi Thông tư được ban hành, công tác quản lý

nguồn phóng xạ kể từ đó đã được tăng cường và có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, sau sự cố mất

nguồn tháng 9/2014 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục ATBXHN nhận thấy cần khẩn trương

rà soát, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng

xạ, trong đó, cần thiết bổ sung quy định về việc gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ có

độ nguy hiểm cao.

Các nguồn phóng xạ sử dụng trong các thiết bị chụp ảnh phóng xạ, kiểm tra đánh giá không

phá hủy tại các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng các mối hàn… là nguồn phóng xạ có hoạt

độ cao, được dùng trong các thiết bị di động và được các cơ sở mang đi chiếu chụp tại hiện trường.

Đây chính là nhóm nguồn có tiềm ẩn nguy cơ cao mất an ninh, an toàn và có thể gây ảnh hưởng đến

xã hội. Hiện tại, trong cả nước có khoản 60 cơ sở được cấp giấy phép chụp ảnh phóng xạ với khoảng

gần 1000 nguồn phóng xạ (bảo gồm cả nguồn đang sử dụng di động hoặc lưu giữ tại các kho nguồn

tại cơ sở). Việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhóm nguồn này cần phải được quan tâm đúng

mức.

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang được Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ

trì xây dựng nội dung thông tư sửa đổi Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN trong đó Dự thảo Thông tư

sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Như vậy sau khi Thông tư sửa

đổi được ban hành và có hiệu lực cần phải có Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử

dụng di động phải sẵn sàng hoạt động và lắp đặt các thiết bị định vị nguồn phóng xạ cho các cơ sở có

các nguồn phóng xạ sử dụng di động.

Không chỉ có Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng công nghệ để theo dõi giám sát

các nguồn phóng xạ sử dụng di động, trên thế giới cũng đã có nhiều quốc gia đã ứng dụng công nghệ

theo dõi này để quản lý các nguồn phóng xạ trong quốc gia mình. Hàn quốc là một trong những quốc

gia như vậy, quốc gia này đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin mạng viễn thông để xây dựng một

hệ thống có tên là RADLOT để sử dụng cho việc quản lý, giám sát và định vị các nguồn phóng xạ

trong quốc gia mình. Hệ thống RADLOT (Radiation Source Location Tracking System) là một hệ

thống cho phép giám sát theo thời gian thực những máy chụp ảnh phóng xạ NDT sử dụng nguồn

phóng xạ. Hệ thống RADLOT có thể xác định vị trí và hành trình di chuyển các nguồn phóng xạ

theo thời gian thực dựa trên các thông tin được định vị thu nhận từ tín hiệu vệ tinh (GPS) và mạng

lưới viễn thông di động. Thông qua việc kiểm soát này cho phép cơ quan quản lý và và các đơn vị sử

dụng phản ứng tức thì tới các hành động tiếp cận trái phép, trộm hoặt mất cắp, giúp tăng cường an

toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ.

Hệ thống bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối thu phát sóng di động gắn trên các máy chiếu xạ;

- Hệ thống quản lý trung tâm và mạng lưới viễn thông.

Thông qua hệ thống quản lý trung tâm, cơ quan quản lý có thể theo dõi vị trí và hành trình

của tất cả các máy chiếu xạ đã được gắn thiết bị đầu cuối, các công ty cũng có thể theo dõi hành trình

và vị trí máy chiếu xạ của đơn vị mình thông qua hệ thống web kết nối với hệ thống máy chủ đặt tại

Trung tâm.

Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các tính năng và các mô hình thiết kế thành phần của hệ

thống RADLOT mà phía Hàn Quốc đã giới thiệu, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã đệ trình

phương án, xin phê duyệt chủ trương của Lãnh đạo Bộ cho phép tổ chức nghiên cứu tìm hiểu để thiết

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

kế chế tạo một hệ thống có tính năng tương tự nhằm quản lý giám sát và định vị các nguồn phóng xạ

sử dụng di động tại Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế về việc quản lý và sử dụng các nguồn phóng xạ sử

dụng di động tại Việt Nam trên cơ sở tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đơn

vị sử dụng vận hành nguồn phóng xạ sử dụng di động để xây dựng bộ tài liệu mô tả chi tiết các đặc

trưng, tính năng kỹ thuật mà một hệ thống quản lý định vị giám sát nguồn phóng xạ sử dụng di động

cần phải có.

Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động sẽ bao gồm hai phần

chính:

- Phần 1: Các Thiết bị định vị nguồn phóng xạ di động: đây là các thiết bị phần cứng

được thiết kế để lắp đặt trên vật thể chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động. Các thiết bị định vị

nguồn phóng xạ này do các công ty trong hoặc ngoài nước thiết kế chế tạo và phải thông qua

Thẩm định và cấp Giấy xác nhận đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của Cục An toàn bức xạ hạt

nhân. Các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ di động sẽ trực tiếp liên hệ với các đơn vị sản xuất chế

tạo được cấp giấy chứng nhận để giao dịch thương mại mua lắp đặt các thiết bị này lên các công

ten nơ chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động của mình.

- Phần 2: Trung tâm giám sát là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin bao gồm cả

phần cứng và phần mềm nhằm thực hiện tính năng tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các thông tin do thiết

bị định vị nguồn phóng xạ di động gửi về. Trung tâm giám sát này được đặt tại Cục An toàn bức

xạ và hạt nhân.

Trong đó phần 1 Các thiết bị định vị nguồn phóng xạ sử dụng dung di động cần phải đạt

được các yêu cầu cơ bản:

Yêu cầu về cơ khí

Thiết bị đầu cuối được thiết kế phù hợp với cấu trúc kỹ thuật của thiết bị chứa nguồn

phóng xạ (Projector) với Model 880.

Thiết bị đầu cuối được thiết kế không làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động thường

xuyên của các Projector (chụp ảnh phóng xạ di động).

Thiết bị đầu cuối được thiết kế để gắn lên trên bề mặt của Projector sao cho không dễ

dàng để tháo lắp và để tháo lắp phải sử dụng những dụng cụ đặc biệt mới có thể thực hiện được.

Thiết bị đầu cuối có tính bền cơ, lý, hóa cao với khả năng chống chịu được các va đập

mạnh; chống chịu thời tiết không thuận lợi (mưa, gió, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, ngâm trong nước

thời gian dài…).

Thiết bị đầu cuối có khả năng hoạt động trong môi trường phóng xạ cao (khi thiết bị được

sử dụng để chụp ảnh phóng xạ); môi trường bị che chắn, công trình ngầm, nằm sâu dưới lòng

đất.

Yêu cầu về chức năng

Thiết bị đầu cuối có khả năng gửi các thông tin về vị trí liên tục tới các máy chủ xử lý

thông tin, dữ liệu đặt tại Trung tâm giám sát.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Thiết bị đầu cuối có khả năng ghi nhận sự tồn tại của nguồn phóng xạ (gọi là Thông tin

nguồn phóng xạ) chứa trong Projector (thông tin suất liều bề mặt Projector trong dải suất liều

phù hợp) và gửi Thông tin nguồn phóng xạ về Trung tâm giám sát.

Thiết bị đầu cuối phải cập nhật thông tin về vị trí và thông tin nguồn phóng xạ để gửi về

Trung tâm giám sát ít nhất 10 phút/lần, 24/7 ngày trong trường hợp nguồn phóng xạ được sử

dụng (chụp ảnh phóng xạ), và ít nhất 10 tiếng/lần, 24/7 ngày trong trường hợp nguồn phóng xạ

không được sử dụng và lưu giữ trong kho.

Thiết bị đầu cuối có khả năng giao tiếp thông tin và thực hiện các yêu cầu thiết lập từ

Trung tâm giám sát (có tính năng thiết lập được cấu hình thiết bị từ xa, thực hiện yêu cầu truy

vấn thông tin vị trí, thông tin nguồn phóng xạ bất kỳ thời điểm nào...).

Thiết bị đầu cuối sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam để giao tiếp thông tin

với Trung tâm giám sát.

Thiết bị đầu cuối phải được sử dụng bằng nguồn pin đi kèm và có khả năng duy trì hoạt

động ít nhất 10 ngày liên tục, tuổi thọ của pin ít nhất 01 năm cho điều kiện hoạt động bình

thường, pin có khả năng nạp xả nhiều lần và ổn định.

Đối với phần mềm cài đặt trên hệ thống của Trung tâm giám sát cần phải đạt được các

tiêu chí kỹ thuật cơ bản như:

Phần mềm cài đặt cho các thiết bị đầu cuối

Phần mềm được xây dựng để cài đặt trên các thiết bị đầu cuối để thực hiện các tính năng

truyền nhận thông tin (theo thời gian thực, mặc định, truy vấn bất kỳ, thiết lập cài đặt từ xa,..)

tới/từ Trung tâm giám sát.

Phần mềm cài đặt trên các máy chủ tại Trung tâm giám sát

Phần mềm có khả năng định danh được nguồn phóng xạ (quản lý nguồn phóng xạ đi

kèm với các thông tin liên quan của cơ sở sở hữu)

Phần mềm có khả năng hiển thị vị trí và các thông tin khác của nguồn phóng xạ trên bản

đồ số, theo thời gian thực;

Phần mềm có khả năng phân cấp quản lý:

+ Cấp quốc gia: toàn quyền truy vấn, theo dõi, quản lý đối với Cục ATBXHN;

+ Cấp tỉnh: theo dõi nguồn phóng xạ tại 63 tỉnh thành, quyền tương ứng đối với các Sở

Khoa học và Công nghệ;

+ Cấp cơ sở: theo dõi và truy vấn tại cơ sở đối với nguồn phóng xạ thuộc quyền sở hữu.

Phần mềm tự động gửi thông báo cho Người quản lý cấp Tỉnh (A và B) và Quản lý cấp

Quốc gia khi nguồn phóng xạ đi chuyển từ tỉnh A sang tỉnh B.

Phần mềm có chức năng thông báo tới các cơ sở, cán bộ phụ trách Trung tâm giám sát

khi có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ di động (khi thiết bị đầu cuối không

hoạt động, lỗi không kết nối, pin hết hoặc sắp hết (20%) cần phải sạc điện, khi thiết bị đầu cuối

bị tháo lắp không được thông báo trước...);

Phần mềm được sử dụng cài đặt tương thích trên các hệ điều hành Window và các hệ

điều hành của các thiết bị di động cầm tay (điện thoại thông minh, máy tính bảng ...);

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Phần mềm cho phép thiết lập lệnh cài đặt để gửi tới cài đặt các thiết bị đầu cuối.

Phần mềm có khả năng trích xuất báo cáo phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan

quản lý nhà nước và chủ sở hữu các nguồn phóng xạ.

Phần mềm bảo mật

Các phần mềm tại mục 1, 2 phải được thiết kế hoặc tích hợp các phần mềm bảo mật, mã

hóa khi truyền và nhận tin trên môi trường mạng.

Các thiết bị đầu cuối và hệ thống các máy chủ tại Trung tâm giám sát phải được cài đặt

các phần mềm bảo mật, mã hóa thông tin, chống virus và tấn công mạng phù hợp nhằm đảm

bảo an toàn an ninh dữ liệu và toàn vẹn thông tin khi truyền nhận.

Trên cơ sở các thông tin mô tả các yêu cầu đối với hệ thống giám sát nguồn phóng xạ được

Tổ chuyên gia tư vấn Cục ATBXHN sẽ tổ chức mời các đơn vị có khả năng, năng lực tham gia

nghiên cứu thiết kế chế tạo các thành phần của hệ thống để trình diễn các sản phẩm cho Cục. Cục sẽ

thành lập Tổ chuyên gia để đánh giá các sản phẩm do các đơn vị tham dự trình diễn để từ đó tư vấn

cho Lãnh đạo Cục xác nhận các đơn vị có đủ khả năng thiết kế chế tạo các thành phần của Hệ giám

sát an ninh nguồn phóng xạ (bao gồm phần mềm quản lý cài đặt tại trung tâm và thiết bị đầu cuối

gắn trên các công ten nơ chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động).

Để quản lý và vận hành Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động,

hạng mục thứ 2 là Trung tâm giám sát là một cấu phần không thể thiếu và cần phải được Cục

ATBXHN lập dự án xin chủ trương phê duyệt của Lãnh đạo Bộ cho phép sớm tổ chức xây dựng

triển để khi đưa toàn bộ hệ thống vào vận hành khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả.

Thiết nghĩ việc triển khai thực hiện dự án giám sát an ninh các nguồn phóng xạ sử dụng di

động ở Việt Nam càng được thực hiện sớm bao nhiêu thì những sự việc như sự cố mất nguồn phóng

xạ như sự cố Công ty TNHH Apave Châu Á - Thái Bình Dương ngày 12-9-2014 sẽ thật dễ dàng để

phát hiện và thu giữ ngay tại thời điểm bị mất bấy nhiêu./.

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN TOÀN HẠT NHÂN

QUỐC GIA VÀ TIỂU BAN AN TOÀN AN NINH HẠT NHÂN NĂM 2015

Dương Hồng Anh

Văn phòng Hội đồng ATHNQG

Tại phiên họp của Hội đồng an toàn hạt nhân Quốc gia (ATHTQG) lần thứ 6, ngày 23/ 12/2014

đã thông qua kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2015, dưới đây xin trình bày làm rõ những

nội dung của Kế hoạch này cùng với kế hoạch hoạt động của Tiểu ban an toàn an ninh hạt nhân

trong năm 2015.

I. Hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia năm 2015

1. Các phiên họp của Hội đồng ATHNQG

Phiên họp lần thứ 7 của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (Hội đồng) dự kiến được tổ chức

vào ngày 25 tháng 6 năm 2015, Hội đồng sẽ nghe và thảo luận nội dung của các báo cáo về: kế

hoạch hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, phát triển nguồn nhân lực; báo cáo kết

quả thực hiện dự án của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo

sát bổ sung của tư vấn lập báo cáo khả thi Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2; báo cáo kết quả

thực hiện các khuyến cáo của Hội đồng ATHNQG và Bộ Khoa học và Công nghệ đối với các

vấn đề về địa điểm của Dự án ĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; các đề xuất chính sách an

toàn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; Các vấn đề liên quan đến kế hoạch phát

triển cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân theo các khuyến cáo của Đoàn công tác IRRS-

2014 của IAEA; báo cáo nội dung đề án phát triển cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia phục vụ

chương trình điện hạt nhân;

Phiên họp lần thứ 8 dự kiến được tổ chức ngày 19/11/2015, Hội đồng sẽ nghe và cho ý

kiến về các nội dung sau: báo cáo về tình trạng triển khai và các vấn đề phát sinh trong quá trình

tư vấn quốc tế hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thẩm

định báo cáo PTAT và báo cáo ĐTM; báo cáo kết quả của đoàn chuyên gia của Hội đồng về

kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện khảo sát bổ sung tại địa điểm xây dựng NMĐHN; báo cáo về

tình hình xây dựng chính sách quốc gia về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử

dụng và các vấn đề có liên quan khác. Phiên họp này cũng sẽ dành ưu tiên cho các nội dung liên

quan đến công tác thẩm định Báo cáo Phân tích an toàn (PTAT) và Báo cáo đánh giá tác động

môi trường (ĐTM) của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.

Ngoài ra, trong các phiên họp của Hội đồng sắp tới sẽ tập trung thảo luận các nội dung về chính

sách quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng về các vấn đề như: Luật NLNT sửa đổi, kế hoạch ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia, kế hoạch hoàn thiện hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân.

2. Công tác khảo sát thực địa tại địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh

Thuận

Đoàn công tác khảo sát lần thứ 5: Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ khảo

sát tại địa điểm để lập thiết kế kỹ thuật cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Dự kiến trong quý IV năm 2015 Hội đồng sẽ tổ chức một đoàn công tác kháo sát tại địa điểm

dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, đợt khảo sát này sẽ được thực hiện sau

khi phía Nhật tiến hành khảo sát bổ sung theo khuyến cáo của các chuyên gia Hội đồng. Hiện

nay EVN đã được phép ký hợp đồng điều tra khảo sát địa điểm để lập thiết kế kỹ thuật cho dự án

điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Dự kiến việc điều tra khảo sát địa điểm sẽ tiến hành trong năm

2015. Theo quy định của Luật NLNT cũng như Quy chế hoạt động của Hội đồng ATHNQG, Hội

đồng có trách nhiệm thẩm tra báo cáo an toàn của chủ đầu tư và kết quả thẩm định an toàn của

Cơ quan pháp quy. Việc khảo sát điều tra địa điểm để làm cơ sở lập thiết kế kỹ thuật là nhiệm vụ

rất quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân sau này. Vì vậy, Hội

đồng ATHNQG có trách nhiệm thẩm tra công tác khảo sát điều tra địa điểm để bảo đảm rằng các

cơ sở dữ liệu thu được phục vụ công tác lập thiết kế kỹ thuật là tin cậy.

Mục tiêu của đợt khảo sát nhằm đánh giá tình hình triển khai, việc tuân thủ các quy định của

pháp luật Việt Nam và các yêu cầu của IAEA đối với việc điều tra khảo sát địa điểm để lập thiết

kế kỹ thuật cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Bao gồm các nội dung sau: Điều tra khảo sát

làm cơ sở cho thiết kế chống động đất; điều tra khảo sát làm cơ sở cho thiết kế chống chịu được

sóng thần tại địa điểm; điều tra khảo sát nền móng công trình tòa nhà lò, các khu vực liên quan

đến an toàn và các công trình dân dụng liên quan; điều tra khảo sát lập thiết kế hệ thống cấp

nước làm mát cho lò phản ứng; điêu tra khảo sát lập thiết kế khu vực quản lý chất thải phóng xạ

và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; điều tra khảo sát lập thiết kế hệ thống đường giao thông

nội bộ và hệ thống đường giao thông trong tình trạng khẩn cấp phục vụ sơ tán dân cư; điều tra

khảo sát lập thiết kế hệ thống cấp điện và hệ thống đấu nối điện từ nhà máy với hệ thống truyền

tải điện quốc gia; điều tra khảo sát lập thiết kế hệ thống bảo vệ thực thể nhà máy điện hạt nhân

và nhiên liệu hạt nhân.

Thành phần tham gia đoàn công tác bao gồm các thành viên của Hội đồng ATHNQG và

các chuyên gia tư vấn chuyên môn của Hội đồng.

Để chuẩn bị cho đợt khảo sát nói trên, Hội đồng ATHNQG sẽ tổ chức các cuộc họp với

nhóm chuyên gia về địa chấn, địa chất và kiến tạo về việc chuẩn bị cho các nội dung khảo sát tại

địa điểm dự kiến nhà máy điện hạt nhân tại Tỉnh Ninh Thuận dự kiến vào tháng 10/2015. Làm rõ

một số nội dung cần yêu cầu Chủ đầu tư (EVN) tiến hành khảo sát bổ sung, cũng như cung cấp

thêm thông tin và kiểm tra thực tế tại thực địa làm cơ sở cho việc tổ chức đánh giá báo cáo phân

tích an toàn của hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1

và Ninh Thuận 2.

3. Tổ chức Đoàn ra trao đổi kinh nghiệm quốc tế

Dự kiến trong quý III Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (ATHNQG) sẽ tổ chức một

đoàn công tác đi khảo sát trao đổi kinh nghiệm quốc tế và tham vấn đối tác của về tình hình triển

khai dự án điện hạt nhân, các chính sách bảo đảm tài chính cho việc thực hiện trách nhiệm hạt

nhân và cho việc thực hiện trách nhiệm chấm dứt hoạt động.

4. Tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia báo cáo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia

Việt Nam về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2

Từ ngày 19-20/3/2015, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Cơ quan thường trực của Hội đồng đã

phối hợp với Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học quốc

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

gia báo cáo các kết quả nghiên cứu của ba đề tài của các nhà khoa học Việt Nam, được sự hỗ trợ

của Quỹ các nhà khoa học đã triển khai 3 đề tài độc lập cấp nhà nước về địa điểm dự kiến xây

dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 bao gồm các đề tài sau:

- Đề tài “Đánh giá Gradient chuyển dịch kiến tạo trong Pleistocen muộn và hiện đại khu

vực dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận” do GS.TS. Phan Trọng Trịnh, Viện địa chất, Viện

Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài;

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá đứt gãy hoạt động phục vụ công tác phê duyệt địa điểm dự

kiến xây dựng các NMĐHN ở Ninh Thuận” do TS. Vũ Văn Chinh, Viện địa chất, Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài;

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần tại khu vực Ninh

Thuận và lân cận phục vụ công tác thẩm định địa điểm xây dựng NMĐHN” do PGS.TS Nguyễn

Hồng Phương, Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.

Các đề tài này đã được Bộ KH&CN giao thực hiện nhằm đưa ra những nghiên cứu độc lập của

chuyên gia Việt Nam về các vấn đề đang đặt ra đối với các địa điểm dự kiến xây dựng hai nhà

máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới động đất, đứt

gãy hoạt động và sóng thần. Hiện nay cả 3 đề tài trên đã cơ bản hoàn thành và đang chờ nghiệm

thu.

Tham dự Hội thảo này gồm có các chuyên gia của IAEA, chuyên gia Hoa kỳ, chuyên gia Nga,

Nhật Bản, Tư vấn Nga E4 và tư vấn Nhật Bản JAPC, Tập đoàn điện lực (EVN) và đại diện của

các cơ quan liên quan. Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế và chuyên gia Việt Nam đã trao đổi

thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến địa điểm của dự án nhà máy ĐHN

Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, đưa ra những ý kiến đóng góp và khuyến cáo hữu ích cho việc

lựa chọn địa điểm đối với dự án ĐHN đầu tiên tại Việt Nam.

II. Kế hoạch hoạt động của Tiểu ban An toàn và an ninh hạt nhân trong năm 2015

1. Các Phiên họp của Tiểu ban An toàn và an ninh hạt nhân

Phiên họp lần thứ 4 của Tiểu ban dự kiến tổ chức vào ngày 24/11/2015 tập trung thảo luận các

nội dung về tình hình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về an

toàn, an ninh cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, báo cáo khảo sát địa điểm và lập dự án đầu tư

nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; báo cáo tình hình triển khai thẩm định

báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong Hồ sơ phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư Nhà máy

điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; chủ đầu tư báo cáo định kỳ về nghiên cứu khảo sát

địa điểm nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 (phương pháp luận, số liệu khảo sát, xử lý số

liệu và đưa ra các kết luận về địa điểm so với quy định của Việt Nam).

Phiên họp lần thứ 5 của Tiểu ban tập trung vào các nội dung báo cáo như phát triển cơ sở hạ

tầng an toàn liên quan đến trách nhiệm của Chủ đầu tư trong chương trình điện hạt nhân; kế

hoạch phát triển cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh liên quan đến trách nhiệm của Cơ quan pháp

quy hạt nhân trong chương trình điện hạt nhân; kế hoạch ứng phó sự cố của Tỉnh và của nhà máy

điện hạt nhân Ninh Thuận và các vấn đề có liên quan khác.

2. Họp nhóm chuyên gia, các thành viên Tiểu ban và Cơ quan thường trực của Hội đồng về

chuẩn bị và tổ chức khảo sát kiểm tra tại địa điểm dự kiến nhà máy điện hạt nhân Ninh

Thuận

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Tiểu ban An toàn và an ninh hạt nhân sẽ tổ chức các cuộc họp với nhóm chuyên gia liên quan

đến các vấn đề an toàn và an ninh hạt về việc chuẩn bị cho các nội dung khảo sát của Hội

đồng tại địa điểm dự kiến nhà máy điện hạt nhân tại Tỉnh Ninh Thuận.

3. Công tác khảo sát thực địa tại địa điểm dự kiến của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Hiện nay cả 2 tư vấn Nga và Nhật Bản đã hoàn thành công tác khảo sát, nghiên cứu địa

điểm đối với 2 địa điểm dự kiến xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, và đã nộp

Báo cáo Phân tích an toàn và Hồ sơ phê duyệt địa điểm lên Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Tuy

nhiên, vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất giữa các tư vấn nước ngoài cho chủ đầu tư và

chuyên gia Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến địa chất, địa vật lý và địa chấn đối với 2 địa

điểm Ninh Thuận 1 và 2. Dự kiến trong tháng 10/2015 Tiểu ban sẽ tổ chức đoàn kiểm tra đánh

giá tại địa điểm dự kiến các nội dung làm cơ sở cho thiết kế chống động đất, bao gồm các nội

dung về thiết kế chống chịu được sóng thần tại địa điểm, nền móng công trình tòa nhà lò, các

khu vực liên quan đến an toàn và các công trình dân dụng liên quan; các vấn đề liên quan đến

thiết kế hệ thống cấp nước làm mát cho lò phản ứng; thiết kế khu vực quản lý chất thải phóng xạ

và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; thiết kế hệ thống đường giao thông nội bộ và hệ thống

đường giao thông trong tình trạng khẩn cấp phục vụ sơ tán dân cư; thiết kế hệ thống cấp điện và

hệ thống đấu nối điện từ nhà máy với hệ thống truyền tải điện quốc gia; thiết kế hệ thống bảo vệ

thực thể nhà máy điện hạt nhân và nhiên liệu hạt nhân.

Ngoài ra, đoàn công tác cũng tập trung vào các vấn đề cần làm rõ thêm về phương pháp

luận, số liệu khảo sát và xử lý số liệu, trao đổi thông tin, đưa ra các khuyến cáo, những vẫn đề

cần được làm rõ giữa chuyên gia Nga và Nhật Bản.

Trong năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng là tiếp tục tập trung vào công tác

thẩm định bảo đảm an toàn, an ninh cho 2 dự án nhà máy ĐHN ở tỉnh Ninh Thuận trong giai

đoạn nghiên cứu khả thi. Hội đồng sẽ có các kiến nghị về hoàn thiện, tổ chức thẩm định Dự án

đầu tư và Hồ sơ phê duyệt địa điểm các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh

Thuận 2, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cần

khẩn trương tổ chức lựa chọn, thuê tư vấn quốc tế hỗ trợ thẩm định Báo cáo phân tích an toàn

(SAR) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)./.

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI KC.05.05/11-15

“NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH AN TOÀN ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN”

Lê Chí Dũng

Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của Đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu

phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình

khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.05/11-15. Bài viết có 3 mục: Thông tin

chung về Đề tài, Phân tích một số kết quả chủ yếu, Đề xuất – Kiến nghị.

1. Thông tin chung về đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà

máy điện hạt nhân”

Đề tài KC.05.05/11-15 (sau đây gọi tắt là Đề tài) được phê duyệt thực hiện trong khuôn

khổ Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Năng lượng” (Mã số:

KC.05/11-15). Thời gian thực hiện đề tài là 24 tháng (từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2014). Hầu

hết cán bộ có chuyên môn về an toàn hạt nhân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN)

và một số cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tham gia thực hiện đề tài. Đề tài

đã nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Slovakia và Đức.

Ngoài ra, Đề tài còn nhận được sự hỗ trợ gián tiếp của các dự án hợp tác song phương giữa Cục

ATBXHN và các đối tác IAEA, EC.

Các sản phẩm chủ yếu của Đề tài bao gồm:

- Báo cáo luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản trong

việc thẩm định báo cáo SAR và đề xuất cho Việt Nam;

- Báo cáo đề xuất các yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo SAR;

- Tài liệu hướng dẫn thẩm định báo cáo SAR.

2. Phân tích một số kết quả chủ yếu của Đề tài

Nghiên cứu, so sánh quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn (SAR)

Theo Điều 10 Nghị định 70 "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân", báo cáo SAR có 15 nội dung, tương hợp

với hướng dẫn của Tiêu chuẩn GS-G-4.1 (IAEA, 2004). Trong khi văn bản NP-006-98 (Nga)

quy định báo cáo SAR có 18 chương và các tài liệu 1.206 hoặc NUREG 0800 (Hoa Kỳ) quy định

báo cáo SAR có 19 nội dung. Cũng cần lưu ý là sau sự cố Fukoshima, các nước đều bổ sung

thêm yêu cầu đối với báo cáo SAR và các tài liệu kèm theo. IAEA cũng có dự án sửa đổi Tiêu

chuẩn GS-G-4.1, cụ thể là các chuyên gia đang dự thảo văn bản DS449 hướng dẫn báo cáo SAR

nên có 21 chương. Như vậy là Nghị định 70 mặc dù mới được ban hành năm 2010, nhưng những

quy định về nội dung báo cáo SAR đã bộc lộ một số điểm cần cập nhật.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống văn bản của IAEA, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và

một số quốc gia có điện hạt nhân phát triển khác, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây:

- Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của IAEA là đầy đủ, rõ ràng, logic, dễ hiểu.

Nhưng vì là tổ chức của nhiều quốc gia thành viên, nên các yêu cầu, hướng dẫn của IAEA

thường là chung chung, mang tính hàn lâm, ít chi tiết. Chỉ có thể dựa theo hệ thống văn bản của

IAEA để thiết kế tên gọi văn bản, phạm vi và đối tượng áp dụng, cấu trúc và các quy định,

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

hướng dẫn chủ yếu cho Việt Nam. Còn cần nghiên cứu hệ thống văn bản của các quốc gia có

điện hạt nhân phát triển để bổ sung các chi tiết.

- Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Hoa Kỳ là đầy đủ và chi tiết nhất, được sử

dụng làm hình mẫu cho nhiều nước xây dựng hệ thống văn bản tương ứng của mình. Tuy nhiên,

vì quá đầy đủ và chi tiết, nên đối với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục

ATBXHN, rất khó để có thể hiểu và xây dựng được dù chỉ một văn bản hoàn toàn theo mô hình

của Hoa Kỳ.

- Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nga là đầy đủ và có mức độ chi tiết vừa phải,

phù hợp với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục ATBXHN. Tuy nhiên, vì

Việt Nam nhập khẩu đồng thời hai công nghệ, nên khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần

tham khảo ý kiến của cả hai đối tác Nga và Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, ý kiến của hai

đối tác Nga và Nhật Bản rất khác nhau.

- Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nhật Bản có nhiều điểm đặc thù, rất khó để

Việt Nam có thể tham khảo. Trong đó, điểm khó khăn rất lớn là vấn đề ngôn ngữ. Trong khi một

số cán bộ chuyên môn an toàn hạt nhân của Cục ATBXHN có thể đọc được tiếng Nga, thì không

có ai có thể đọc được tiếng Nhật.

Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc thẩm định báo cáo

SAR

Xét về phương pháp tiếp cận, có thể đánh giá, so sánh kinh nghiệm của một số nước và

hướng dẫn của IAEA như sau:

(1) Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ở hai cực về phương pháp tiếp cận xây dựng văn bản

quy phạm pháp luật:

- Hoa Kỳ vừa quy định các yêu cầu cần tuân thủ (quy định phải làm gì), vừa hướng dẫn

rất chi tiết (phải làm như thế nào). Tài liệu tham khảo chính hướng dẫn thẩm định an toàn của

Hoa Kỳ là Regulatory Guide: Standard Review Plan for the Review of Safety Analysis Reports

for Nuclear Power Plants. Tài liệu hướng dẫn của Hoa Kỳ có bố cục theo từng chương của báo

cáo SAR. Yêu cầu pháp quy cụ thể đối với mỗi nội dung cần thẩm định được dẫn chiếu đến rất

nhiều những tài liệu pháp quy và tiêu chuẩn chi tiết.

- Vương quốc Anh chỉ quy định các yêu cầu cần tuân thủ mà ít hướng dẫn chi tiết. Tài

liệu tham khảo chính quy định các yêu cầu thẩm định an toàn của Vương quốc Anh là Safety

Assessment Principles. Tổng cộng có khoảng 300 yêu cầu chia theo các nội dung: các yêu cầu cơ

bản, lãnh đạo và quản lý, thẩm định pháp quy đối với hồ sơ an toàn, thẩm định pháp quy đối với

địa điểm, các yêu cầu công nghệ, bảo vệ bức xạ, phân tích hư hỏng (sự cố), quản lý và sẵn sàng

khẩn cấp, quản lý chất thải phóng xạ, chấm dứt hoạt động, kiểm soát và phục hồi đất nhiễm xạ;

các tiêu chí số và giới hạn pháp lý.

(2) Nga có phương pháp tiếp cận xây dựng văn bản quy phạm pháp luật "nằm giữa" Hoa

Kỳ và Vương quốc Anh, nghĩa là vừa có quy định các yêu cầu cần tuân thủ, vừa đồng thời hướng

dẫn phải làm như thế nào, nhưng ở mức độ chi tiết "vừa phải".

(3) Nhật Bản có danh mục các yêu cầu cần tuân thủ, nhưng hướng dẫn thì gần như dựa

theo các văn bản quy phạm và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

(4) IAEA có tài liệu tham khảo chính cho việc thẩm định an toàn là Safety Assessment

for facilities and activities, GRS part 4. Tài liệu này có 24 yêu cầu liên quan trực tiếp đến thẩm

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

định an toàn. Ngoài ra, còn có tài liệu yêu cầu an toàn đối với địa điểm và tài liệu yêu cầu an

toàn đối với thiết kế (Safety of Nuclear Power Plants: Design, SSR-2/1). Tài liệu này khá mới

(ban hành năm 2012), có 82 yêu cầu, có định dạng theo chuẩn mới của IAEA (đánh số thứ tự các

yêu cầu).

Dự thảo tài liệu kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo SAR

Đề tài đã đề xuất dự thảo hướng dẫn thẩm định báo cáo SAR theo cách tiếp cận 7 bước

sau đây:

Dẫn chiếu yêu cầu (statement of the requirement), đưa ra nội dung của yêu cầu và dẫn

chiếu các hướng dẫn có liên quan cần được xem xét;

Diễn giải (interpretation) nội dung của yêu cầu và các hướng dẫn dẫn chiếu ở bước 1, xác

định nhiệm vụ kỹ thuật (được thể hiện dưới dạng các câu hỏi), để làm rõ sự phù hợp của yêu cầu

và hướng dẫn;

Thực hiện thẩm định (review process), thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được đặt ra ở

bước 2; bảo đảm đúng quy trình thẩm định đã được ban hành và thống nhất giữa các bên có liên

quan; việc thẩm định có thể thuần túy theo hồ sơ, hoặc có thể kiểm tra thực địa, bao gồm cả việc

khảo sát tại cơ sở thiết kế, chế tạo, cơ sở đang xây dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân

tham chiếu;

Kinh nghiệm tốt (good practice), chỉ ra tài liệu làm kinh nghiệm tốt cho việc thẩm định

chất lượng an toàn, hoặc chỉ ra các đặc điểm của một kinh nghiệm thẩm định tốt, đặc biệt những

vấn đề có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tham chiếu;

Phát hiện của các thẩm định trước đó (findings from previous reviews), cung cấp ví dụ về

những điểm không hợp lý đã được phát hiện, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến nhà máy

điện hạt nhân tham chiếu;

Các khó khăn gặp phải (difficulties encountered), xác định các khó khăn cần phải tính

đến trong thẩm định;

Tài liệu tham khảo (references), liệt kê các tài liệu bổ sung về an toàn được sử dụng để

thẩm định.

Về dẫn chiếu yêu cầu, khi thẩm định mỗi nội dung của báo cáo SAR, Đề tài đề xuất 305

yêu cầu, phân loại nhóm các yêu cầu và số yêu cầu của mỗi nhóm trong bảng sau

Bảng 1. Phân nhóm yêu cầu phục vụ cho việc thẩm định

TT Viết

tắt Viết rõ tên nhóm yêu cầu

Số

yêu cầu

1 SC Safety case (hồ sơ an toàn) 8

2 MS Management system (hệ thống quản lý) 7

3 ST The regulatory assessment of siting (thẩm định pháp quy đối với lựa

chọn địa điểm)

9

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

4 EKP Engineering key principles (các nguyên tắc công nghệ chủ yếu) 5

5 ECS Safety classification and standards (phân loại an toàn và các tiêu

chuẩn)

5

6 EQU Equipment qualification (chất lượng thiết bị) 1

7 EDR Design for reliability (thiết kế tin cậy) 4

8 ERL Reliability claim (khẳng định độ tin cậy) 4

9 ECM Commissioning (vận hành thử) 1

10 EMT Maintenance, inspection and testing (bảo dưỡng, thanh kiểm tra) 8

11 EAD Ageing and degradation (lão hóa và suy giảm chất lượng) 5

12 ELO Layout (bố trí nhà máy) 4

13 EHA External and internal hazards (nguy hại bên trong và bên ngoài) 17

14 EPS Pressure systems (các hệ thống chịu áp) 5

15 EMC Integrity of metal components and structures (tính nguyên vẹn của

các bộ phận và cấu trúc bằng kim loại)

34

16 ECE Civil engineering (kỹ thuật dân dụng) 24

17 EGR Graphite components and structures (bộ phận và cấu trúc grafit) 15

18 ESS Safety systems (các hệ thống an toàn) 27

19 ESR Control and instrumentation of safety-related systems (hệ thống đo

đạc và điều khiển liên quan đến an toàn)

10

20 EES Essential services (dịch vụ thiết yếu) 9

21 EHF Human factors (yếu tố con người) 10

22 ENM Control of nuclear matter (kiểm soát vật liệu hạt nhân) 8

23 ECV Containment and ventilation (hệ thống giam giữ và thông gió) 10

24 ERC Reactor core (vùng hoạt lò phản ứng) 3

25 EHT Heat transport systems (hệ thống truyền nhiệt) 5

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

26 ECR Criticality safety (an toàn tới hạn) 2

27 RP Radiation protection (bảo vệ chống bức xạ) 6

28 FA Fault analysis (phân tích sai hỏng) 24

29 NT Numeric targets and legal limits (mục tiêu số và giới hạn luật định) 2 + 9

30 AM Accident management and emergency preparedness (quản lý và sẵn

sàng ứng phó sự cố)

1

31 RW Radioactive Waste Management (quản lý chất thải phóng xạ) 7

32 DC Decommissioning (chấm dứt vận hành và tháo dỡ) 8

33 RL Control and remediation of radioactively contaminated land (kiểm

soát và khắc phục đất nhiễm phóng xạ)

8

Tổng cộng số yêu cầu 305

Về diễn giải nội dung yêu cầu, Đề tài đề xuất xây dựng các nhiệm vụ kỹ thuật (technical

tasks) cho các nhóm kỹ thuật tiến hành thẩm định theo một hoặc một số nhóm yêu cầu cụ thể. Để

dễ hình dung, có thể lấy ví dụ yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu (Yêu cầu thứ 3 thuộc nhóm EKP

- Các nguyên tắc công nghệ chủ yếu). Yêu cầu này bao trùm đối với toàn bộ công nghệ nhà máy

điện hạt nhân. Nhưng với mỗi hệ thống (hệ thống bơm, hệ thống cấp điện…), thì nhiệm vụ kỹ

thuật đặt ra đối với người (nhóm) thẩm định là được diễn giải một cách cụ thể, với những chi tiết

khác nhau. Đề tài chưa đề xuất được các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể cho việc thẩm định hồ sơ an

toàn nhận được từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bởi lẽ tại thời điểm kết thúc đề tài, EVN

vẫn chưa chính thức gửi hồ sơ cho Cục ATBXHN.

Về thực hiện thẩm định, Đề tài đề xuất tổ chức bộ phận phối hợp và các nhóm kỹ thuật.

Bộ phận phối hợp làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhóm kỹ thuật; làm cầu nối giữa các

bên có liên quan (bao gồm cả tổ chức xin cấp phép, các tư vấn thẩm định); chịu trách nhiệm quản

lý hồ sơ, yêu cầu/thông tin phản hồi giữa các bên liên quan; chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì

cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thẩm định và tổng hợp kết quả thẩm định. Mỗi nhóm kỹ thuật

chịu trách nhiệm thẩm định một hoặc một số nhóm yêu cầu nêu trong Bảng 1, dưới dạng các

nhiệm vụ kỹ thuật.

Các bước khác, bao gồm: Kinh nghiệm tốt, Phát hiện của các thẩm định trước đó, Các

khó khăn gặp phải và Tham khảo là các bước chuẩn bị và được thảo luận trong phạm vi các

nhóm kỹ thuật có liên quan trước và trong quá trình thẩm định.

3. Đề xuất – Kiến nghị

- Cục ATBXHN dự kiến danh mục các yêu cầu theo các văn bản quy phạm pháp luật của

Việt Nam và hai tài liệu của IAEA là (1) GSR Part 4 “Thẩm định an toàn đối với cơ sở và các

hoạt động” (2009); (2) SSR-2/1 “An toàn nhà máy điện hạt nhân: Thiết kế” (2012). GSR Part 4

có tất cả 24 yêu cầu, SSR 2/1 có tất cả 82 yêu cầu. Theo ý kiến của các tác giả Đề tài, thì số

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

lượng các yêu cầu là chưa đủ, thiếu các yêu cầu chi tiết. Nên cân nhắc bổ sung các yêu cầu thẩm

định mà Đề tài đã đề xuất.

- Các cán bộ của Cục ATBXHN được đào tạo chủ yếu theo kiểu “SAR reading”, chúng

tôi gọi đó là thẩm định theo chiều ngang (chia nhau đọc mỗi người một hoặc một số nội dung

của báo cáo SAR). Các tác giả Đề tài đề nghị nên sớm tổ chức các nhóm kỹ thuật chịu trách

nhiệm thẩm định theo chiều dọc. Nghĩa là mỗi nhóm cần chịu trách nhiệm thẩm định theo một

hoặc một số nhóm yêu cầu.

- Để thực sự hiểu và thực hiện đề xuất – kiến nghị thứ hai nêu trên, nên sớm thảo luận để

xây dựng các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể đối với mỗi nhóm kỹ thuật. Mỗi nhiệm vụ kỹ thuật có thể

là một câu hỏi mà người (nhóm) thẩm định cần phải trả lời. Các nhiệm vụ kỹ thuật này cần được

thể hiện trong TOR (điều khoản tham chiếu) mời thầu tư vấn thẩm định và/hoặc làm cơ sở để xác

định khả năng tự thẩm định của cán bộ Việt Nam.

- Cục ATBXHN (phối hợp làm việc với EVN) xác định rõ: (1) nội dung hồ sơ nhận được,

nội dung cần thẩm định, những nội dung được bảo lưu để thẩm định ở giai đoạn sau; (2) chương

trình và lịch trình thẩm định, những tình huống được kéo dài thời gian thẩm định mà không trái

với quy định; (3) cách thức tổ chức quản lý dự án thẩm định, cách thức liên hệ với EVN, bao

gồm cả cách thức gửi yêu cầu bổ sung thông tin và việc cung cấp thông tin bổ sung; (4) yêu cầu

về việc kiểm tra thực địa, bao gồm cả việc khảo sát tại cơ sở thiết kế, chế tạo, cơ sở đang xây

dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân tham chiếu./.

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN QUỐC GIA

Đặng Thanh Lương

I. MỞ ĐẦU

Khác với các loại bức xạ khác, bức xạ ion hoá không thể nhận biết bằng các giác quan của

con người. Do vậy,để nhận biết được loại bức xạ này cần phải sử đụng đến các loại thiết bị ghi

đo bức xạ khác nhau. Điều này khiến cho nhận biết và ứng phó sự cố bức xạ trở nên phức tạp và

khó khăn hơn so với các loại sự cố khác.Hơn thế nữa, ảnh hưởng của sự cố bức xạ và hạt nhân

không chỉ giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, đặc biệt là những sự cố xuyên quốc gia như

sự cố hạt nhân Chernobyl (1986), sự cố tại nhà máy chế biến thép Acerinox của Tây Ban Nha

(1998) và sự cố Fukushima (2011). Thiệt hại và hậu quả do sự cố bức xạ và hạt nhân gây ra có

thể rất trầm trọng, để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau và cũng có thể sẽ để lại gánh nặng cho

tương lai nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Sau sự kiện 11.9, chủ nghĩa khủng bố ngày càng phát triển, chất phóng xạ cũng vì thế mà

có nhiều nguy cơ được sử dụng vào mục đích xấu bằng việc phá hoại các cơ sở bức xạ và hạt

nhân, chế tạo bom bẩn, thiết bị phát tán chất phóng xạ nhằm gây hoang mang,hoảng loạn trong

công chúng và tạo dựng sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy từ thời điểm đó đến nay, vấn đề an ninh

hạt nhân đã trở thành vấn đề thời sự: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần đầu tiên được

tổ chức vào tháng 4/2010 tại Hoa Kỳ; IAEA thành lập thêm Văn phòng an ninh hạt nhân nay

được nâng cấp thành Ban An Ninh hạt nhâncó vai trò điều phối và thực hiện Chương trình an

ninh hạt nhân nhằm bảo vệ, phát hiện và ứng phó với các hành động tội phạm hạt nhân hoặc các

hành động khủng bố hạt nhân và các nguy cơ của chúng. Cũng chính vì thế màứng phó sự cố bức

xạ có thêm sắc tố mới đó là ứng phó với các tình huống mất an ninh hạt nhân.

Theo Khoản 4Điều 83 của Luật Năng lượng nguyên tử [1], Bộ Khoa học và Công nghệ có

trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức

xạ, hạt nhân quốc gia. Tháng 11/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định giao cho Cục

An toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2011-G/78, với

tiêu đề là “Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia” do

TS. Đặng Thanh Lương làm chủ nhiệm đề tài.

II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG

PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Kinh nghiệm quốc tế: Thế giới trải qua thảm hoạ hạt nhân đầu tiên vào năm 1945, khi Mỹ

ném bom nguyên tử xuống Hiroshima của Nhật Bản. Ngày 26 tháng 4 năm 1986nhà máy điện

nguyên tửChernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi đó còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ.

Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Ngày 11

tháng 3 năm 2011, chính phủ Nhật Bản tuyên bố: "tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân" do mất

chất làm nguội và di tản hàng ngàn người dân sinh sống gần nhà máy Fukushima I sau trận động

đất và sóng thần Sendai 2011. Sau các thảm hoạ này thế giới lại càng nhận thức được rằng cần

phải có nhiều biện pháp bảo đảm an toàn hơn nữa đối với chương trình phát triển điện hạt nhân

bao gồm các giải pháp kỹ thuật và xây dựng hành lang pháp lý.Ngày18/11/1986, Công ước

Thông báo sớm sự cố hạt nhân và Công ước Trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tình

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

trạng khẩn cấp bức xạ đã được ký kết. Sau sự cố hạt nhân Fukushima I, nhiều nước trên thế giới

đã tiến hành cải tổ hệ thống cơ quan pháp quy hạt nhân cũng như hệ thống ứng phó sự cố bức xạ

hạt nhân của quốc gia cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt Nhật Bản và Hàn quốc đã

củng cố và trao thêm quyền hạn và tính độc lập cho cơ quan pháp quytrong việc đưa ra quyết

định thông qua các kênh trực tiếp báo cáo chính phủ.Trong quá trình nghiên cứu xây dựng kế

hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu mô

hình tổ chức ứng phó của Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philipine, Malaysia, Úc…Nhìn

chung các nước đều có cấu trúc tổ chức ứng phó sự cố khá giống nhau: xây dựng hệ thống ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên nền tảnghạ tầng cơ sở của hệ thống ứng phó sự cố chung đã

được xây dựng ở mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào mức độ ứng dụngcông nghiệp hạt nhân và tổ chức

hành chính của mỗi quốc gia mà hệ thống ứng phó sựcố bức xạ hạt nhân có những đặc điểm

riêng mà Việt Nam có thể học tập:

- Tại Hoa Kỳ[2], sự phân công trách nhiệm giữa các Bộ ngành rất rõ, hệ thống có thể tự vận

hành khi sự cố xảy ra. Sự cố bức xạ, hạt nhân được phân loại, ngoài cách theo mức độ nguy

hiểm, mức độ trầm trọng như vẫn thường làm mà còn phân loại theo nguồn gốc xuất xứ, theo

lĩnh vực do các Bộ ngành quản lý. Điều này giúp cho hệ thống điều hành, chỉ đạo trong ứng phó

sự cố rấtlinh động, chuyên nghiệp và rõ ràng. Ví dụ: Cơ quan pháp quy hạt nhân (NRC) chịu

trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố đối với các sự cố xảy ra đối với các hoạt động, tại các cơ sở

hạt nhân và bức xạ do cơ quan này cấp phép bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân; Bộ Môi trường

–EPA chịu trách nhiệm chỉ đạo ứng phó với các sự cố liên quan tới ô nhiễm phóng xạ, các chất

phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát bao gồm cả sự cố bức xạ, hạt nhân xuyên biên giới; FBI chịu

trách nhiệm ứng phó với các hành động phá hoại, gây mất an ninh hạt nhân… Các cơ quan chỉ

đạo trung ương này (LFA) phối hợp với FEMA - cơ quan chịu trách nhiệmvề các tình trạng khẩn

cấp trong công tác chỉ đạo ứng phó sự cố. FEMA chịu trách nhiệm điều phối các lực lượng ứng

phó phi bức xạ. Một điểm đặc biệt là Hoa Kỳ có những đơn vị chuyên trách về quan trắc, đánh

giá phóng xạ. Các đơn vị này chịu trách nhiệm trong các giai đoạn ứng phó như: Bộ Năng lượng

(DOE) chịu trách nhiệm trong giai đoạn đầu, Bộ Môi trường (EPA) trong giai đoạn trung gian và

giai đoạn cuối.

- Tại Liên Bang Nga: Hệ thống ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân của Liên Bang Nga được hình

thành năm 1991, sau khi sự cố Chernobyl xảy ra được 5 năm. Từ đó đến nay hệ thống ứng phó

sự cố hạt nhân của Liên Bang Nga ngày càng được hoàn thiện. Cũng như nhiều quốc gia khác,

hầu hết các bộ ngành của Liên Bang Nga tham gia vào các hoạt động ứng phó sự cố bức xạ hạt

nhân theo chức năng và nhiệm vụ được quy định theo pháp luật. Theo các tài liệu và những

thông tin chúng tôi có được, ROSATOM giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động

giảm thiểu tác động của tình huống khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân. Một điều đáng lưu ý

trong hệ thống ứng phó của Liên Bang Nga là hệ thống giám sát hoạt động của nhà máy điện hạt

nhân từ xa thuộc Cơ quan pháp quy và cơ quan chủ quản về phát năng lượng hạt nhân rất được

quan tâm và phát triển. Từ Moscow có thể theo dõi, phân tính tình trạng hoạt động của tất cả các

nhà máy điện hạt nhân và có thể cung cấp tư vấn cho các nhà vận hành. Trong mô hình ứng phó

sự cố của Liên Bang Nga, hệ thống các trung tâm, viện trường nghiên cứu giữ vai trò tư vấn rất

nhiều cho nhà máy, cho các cơ quan quản lý về các lĩnh vực khác nhau khi có yêu cầu;

- Tại Hàn Quốc và Nhật Bản: Sau sự cố FUKUSHIMA, chính phủ các nước này đã tiến hành

cải tổ hệ thống cơ quan pháp quy, trao thêm quyền lực và có quyền tự ra quyết định cho các cơ

quan này. Đặt cơ quan pháp quy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ.Hệ thống ứng phó sự cố

của Nhật đang trong giai đoạn hoàn thiện sau sự cố hạt nhân FUKISHIMA

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Tại Malaysia, Philipine: Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của hai quốc gia này mới

chỉ hạn chế trong phạm vi sự cố bức xạ, mang tính nguyên tắc, có sự phân công trách nhiệm giữa

các bộ ngành, chưa cụ thể đặc biệt là phần tác nghiệp trong các giai đoạn ứng phó với các cấp địa

phương và cơ sở.

Kinh nghiệm quốc gia: Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam chưa có Bộ quản lý về

tình trạng khẩn cấp, có nghĩa là chưa có một tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều phối

chung các hoạt động ứng ứng phó cho tất cả các loại hình sự cố. Tuy nhiên, Hệ thống quốc gia

tìm kiếm, cứu nạn đã được thành lập dựa trên các căn cứ pháp lý sau:Pháp lệnh Phòng chống lụt

bão năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt bão

ngày 24 tháng 8 năm 2000; Luật Phòng chống thiên tai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013; Cơ quan

cao nhất hiện nay chịu trách nhiệm ứng phó là Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, ngoài ra còn

có các Ban chỉ đạo nhà nước/trung ương chịu trách nhiệm điều phối, chỉ đạo đối với các loại sự

cố cụ thể như Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn có sự

chồng chéo, không rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm chỉ đạo ứng phó. Ví dụ Cục phòng

cháy chữa cháy, Bộ Công an cùng có vai trò trong việc tìm kiếm cứu nạn.Mối quan hệ trong điều

hành và chỉ đạo giữa Uỷ Ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo nhà nước /trung ương

vẫn chưa thật rõ ràng. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia trong vùng đã có những thành tích nhất

định trong việc phòng chống thiên tai, vì vậynhóm nghiên cứu cũng đã tham khảo những bài học

kinh nghiệm và những nguyên tắc đã áp dụng trong việc ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu

nạn để xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia.

III. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN QUỐC GIA

Như trên đã nêu, Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia được xây dựng

trên cơ sở quy định của khoản 4 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử 2008. Nội dung bản kế

hoạch được tham khảo Thông tư 25/2014/TT-BKHCN ký ngày 8/10/2014 quy định về việc

chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

bức xạ và hạt nhân [3]. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tham khảo nhiều văn bản khác có liên

quan.

Bộ văn bản liên quan tới kế hoạch UPSCBXHN quốc gia sẽ gồm 2 văn bản chính sau:

1. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng hoặc Nghị định của Chính phủ quy định về thành lập tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo nhà nước về ứng phó sự cố bức

xạ, hạt nhân, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh và bộ ngành có liên quan và

Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn [4].

2. Dự thảo Kế hoạch UPSCBXHN QG [5]

Dự thảo Kế hoạch UPSCHNQG gồm 4 chương:

Chương 1. Các quy định chung

Chương 2. Nhiệm vụ của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố

Chương 3. Tác nghiệp trong ứng phó sự cố

Chương 4. Quy định về tài chính và các công tác chuẩn bị

Do tính đặc thù của sự cố bức xạvà hạt nhân có liên quan tới bức xạ ion hoá nên việc chuẩn bị và

ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có nhiều nét riêng như đã trình bày ở phần trên. Trong chuẩn

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

bị và ứng phó sự cố có hai mảng cần phải quan tâm và phối hợp chặt chẽ với nhau đó là mảng

phóng xạ và mảng phi phóng xạ. Các thông tin, quyết định và xử lý liên quan tới phóng xạ phải

chính xác, kịp thời, đúng thời điểm để các quyết định, các biện pháp xử lý liên quan tới phi

phóng xạ mới được bảo đảm hiệu quả nhằm bảo vệ con người và môi trường trong cả hai lĩnh

vực bảo vệ chống bức xạ và phi phóng xạ. Điều này giải thích vì sao trong Chương 2 và Chương

3 lại rất chú trọng đến việc phân công trách nhiệm liên quan tới quan trắc, ra quyết định liên

quan tới các vấn đề phóng xạ và phi phóng xạ cũng như tác nghiệp giữa các cơ quan trong từng

giai đoạn ứng phó. Đây là điểm khác biệt so với các bản kế hoạch ứng phó khác.

Cụ thể là :

Chương 1. Quy định chung: Mục tiêu, phạm vi và đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; cơ sở

pháp lý; Các cơ quan tham gia ứng phó;các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, phân nhóm sự cố bức xạ và

hạt nhân; mức báo động;áp dụng các biện pháp bảo vệ khẩn cấp; Các nguyên tác phối hợp và chỉ

đạo.

Chương 2. Quy định trách nhiệm của các bên tham gia trong phối hợp tại hiện trường; quản lý tại

hiện trường; quan trắc và đánh giá phóng xạ; theo dõi và đánh giá tình trạng hoạt động của nhà

máy điện hạt nhân; áp dụng các biện pháp bảo vệ; các nguồn lực quốc gia; công tác thông tin đại

chúng; Báo cáo Quốc Hội và Chính phủ; Hợp tác quốc tế.

Chương 3. Quy định trách nhiệm và cơ chế chỉ đạo và điều phối trong ứng phó giữa các bên có

liên quan đặc biệt là giữa Ban chỉ đạo nhà nước về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân và Uỷ ban

Quốc gia tìm kiếm và cứu nạn trong các giai đoạn ứng phó: Thông báo sự cố; Khởi động và triển

khai ứng phó; hoạt động ứng phó ngoài hiện trường; Ngừng hoạt động ứng phó; Khôi phục và tái

thiết sâu sự cố; Điều tra và báo cáo tổng kết.

Chương 4.Quy định về tài chính và công tác chuẩn bị.

III. KẾT LUẬN

Có ý kiến nói rằng Việt Nam quá sớm để triển khai xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

và hạt nhân quốc gia, chúng ta chưa có nhiều ứng dụng bức xạ và hạt nhân nên chưa cần làm vội.

Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

quốc gia là cần thiết khi các ứng dụng bức xạ tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bước

tiến nhảy vọt nhất là trong y tế và trong công nghiệp. Việt Nam đang thực hiện dự án nhà máy

điện hạt nhân đầu tiên. Trong năm 2015, Trung Quốc sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân tại

Phòng Thành cách Móng Cái (Quảng Ninh) chừng 45km. Mặt khác xây dựng Kế hoạch ứng phó

sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia sẽ đồng bộ với việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh

và cấp cơ sở, là cơ sở để các tỉnh và cơ sở bức xạ xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch ứng phó sự

cố của mình. Hơn nữa, Kế hoạch UPSCBXHN là cơ sở pháp lý để các bộ ngành, các lực lượng

tham gia ứng phó xây dựng lực lượng tương ứng nhằm ứng phó sự cố kịp thời hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Luật Năng lượng nguyên tử, 2008

[2] US Federal Radiological Emergency Response Plan- Operational Plan

[3] Thông tư 25/2014/TT-BKHCN ký ngày 8/10/2014 quy định về việc chuẩn bị ứng phó và ứng

phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

[4]Dự thảo quyết định của Thủ tướng hoặc Nghị định của Chính phủ Quy định về thành lập tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo nhà nước về ứng phó sự cố bức

xạ, hạt nhân, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh và bộ ngành có liên quan và

Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trong báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước mã số

ĐTĐL.2011-G/78

[5] Dự thảo kế hoạc ứng phso sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia báo cáo đề tài độc lập cấp nhà

nước mã số ĐTĐL.2011-G/78

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG GIÁM SÁT

AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ DI ĐỘNG

Ths. Đinh Tiến Hùng

Viện Hóa học - Môi trường quân sự, BTL Hóa Học

Số 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Email: [email protected]

Tóm tắt: Trên thế giới cũng như trong nước, từ nhiều năm qua, các thiết bị chứa nguồn

phóng xạ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống và đã thực sự

đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Bên cạnh các lợi ích đạt được, các thiết bị này cũng tiềm ẩn

nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người, môi trường và an ninh xã hội nếu

không được sử dụng và quản lý tốt do bản chất của nguồn phát phóng xạ cũng như mối lo ngại

trong cộng đồng. Việc quản lý nguồn phóng xạ đã được nhiều quốc gia cũng như cơ quan Liên

Hợp Quốc quan tâm phát triển trong những năm gần đây và đã có những hệ thống hoạt động hiệu

quả như của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Bằng kinh nghiệm thực tế và khả năng về công nghệ, Viện

Hóa học - Môi trường quân sự đã thực hiện thiết kế và chế thử thành công hệ thống giám sát an

ninh nguồn phóng xạ di động. Bộ sản phẩm gồm phần mềm và phần cứng đã được trình diễn

thành công theo yêu cầu của Cục ATBXHN, Bộ KHCN vào tháng 1 năm 2015.

Từ khóa: Nguồn phóng xạ di động, GPS, Cell ID, cơ sở hạ tầng

Abstract: For many years, high-level radiological sources have been intensively and

extensively used in various commercial and civil applications in many countries around the

world including Vietnam which has brought back many practical benefits for the society. Besides

the clearly-seen advantages, improperly used and managed radioactive sources can pose

significant health, environmental and security risks due to the nature of radiation and community

concerns. In recent years, the management of seald sources has gathered a lot of interests and

demands for technological development from many countries in the world including the U.N.

There have been several effective systems deployed in practice such as RADLOT of South

Korea and RadStraM of the U.S. With many years of experience in developing practical systems,

Institute of Military Chemistry and Environment – Ministry of Defence has successfully

designed and produced a system for monitoring and managing mobile sealed radioactive sources.

The demo version of the system was tested and approved by Vietnam Agency for Radiation and

Nuclear Safety in January, 2015.

Keywords: Mobile sealed radioactive sources, GPS, Cell ID, infrastructure

I. MỞ ĐẦU

Từ nhiều năm qua, các thiết bị nguồn bức xạ ion (nguồn phóng xạ) đã được sử dụng rộng

rãi trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống như đo kiểm chất lượng sản phẩm, kiểm soát

hàng xuất nhập khẩu, y tế, thăm dò khai thác khoáng sản, sản xuất và xây dựng dân dụng … Tuy

vậy, việc sử dụng rộng rãi các nguồn bức xạ này bên cạnh những lợi ích thiết thực cũng bao gồm

những rủi ro tiểm ẩn có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc sử dụng, bảo quản, quản lý

thiết bị chứa nguồn phóng xạ không tốt sẽ gây ra các sự cố rò rỉ bức xạ ra môi trường xung

quanh một cách khách quan hoặc chủ quan như bị lợi dụng cho các hoạt động tấn công khủng

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

bố, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và an ninh xã hội [4]. Cụ

thể hơn, việc phát xạ ion bao gồm các hạt alpha, beta và gamma ở liều lượng đủ có thể phá hủy

các tế bào cấu tạo nên cơ quan, bộ phận cơ thể người và động vật, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm

trọng lên sức khỏe con người và gây bệnh ung thư. Ở mức độ gián tiếp, các nguy cơ ô nhiễm

phóng xạ còn có thể tạo ra những mối lo ngại trong cộng đồng dân cư và ảnh hưởng đến các cơ

quan làm luật từ đó có thể gây cản trở cho sự phát triển công nghệ. Ngoài ra, chi phí cho việc xử

lý môi trường, điều động các lực lượng chức năng tham gia vào quá trình di dời các cộng đồng

dân cư và chi phí y tế liên quan cũng rất lớn mỗi khi có sự cố xảy ra.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang rất quan tâm đến vấn đề quản lý các nguồn

phóng xạ thương mại và dân dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ nói trên đồng thời đảm bảo các

lợi ích thiết thực mà công nghệ hạt nhân mang lại cho con người. Theo báo cáo của Ủy Ban Pháp

quy hạt nhân Hoa Kỳ (Nuclear Regulatory Commission - NRC) thì hàng năm trên thế giới có tới

300 nguồn phóng xạ có niêm phong bị mất có thể gây ra các nguy cơ về môi trường, sức khỏe

con người và đặc biệt là có thể bị lợi dụng cho các hoạt động tấn công khủng bố [5]. Trước tình

hình đó, Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường (EPA) và Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (DOE) đã xúc tiến tìm

kiếm các giải pháp công nghệ nhằm giám sát và quản lý các nguồn bức xạ một cách hữu hiệu

thông qua việc phát triển hệ thống Giám Sát và Quản Lý Nguồn Bức Xạ (RadStraM) của nước

này. Ngoài Hoa Kỳ, Cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) cũng rất quan tâm tới

vấn đề này và đã hợp tác với nhiều quốc gia như Hàn Quốc để triển khai thử nghiệm các chương

trình quản lý nguồn phóng xạ dùng trong công nghiệp và dân dụng. Thông cáo báo chí tại Hội

Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân năm 2012 tại Seoul, Hàn Quốc đã khẳng định hiệu quả

của hệ thống này đồng thời hứa hẹn sẽ cung cấp thí điểm cho Việt Nam nhằm tăng cường an

ninh hạt nhân cho nước ta cũng như tạo tiền đề để triển khai hệ thống này cho nhiều quốc gia

khác [6]. Đến năm 2013, hệ thống RADLOT của Hàn Quốc đã được sử dụng trên toàn lãnh thổ

Hàn Quốc và quản lý hiệu quả tới hàng ngàn thiết bị [7].

Theo thống kê tại Việt Nam có tới gần 1000 cơ sở đang hoạt động sử dụng tới 6000

nguồn phóng xạ [báo cáo quản lý thông qua hệ thống RAISVN]. Đối với các nguồn phóng xạ

mức B (nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc

bằng 10 và nhỏ hơn 1000 Ci) cả nước hiện nay có 56 cơ sở với khoảng 600 nguồn chủ yếu sử

dụng trong công nghiệp NDT và trong thăm dò giếng khoan với các loại nguồn như: Ir-192, Co-

60, Cs-137, Se-75 [1]. Các nguồn thuộc nhóm này có nguy cơ mất an toàn khá cao vì các lý do

như: di chuyển liên tục, hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau (các công trường, nhà máy),

kẹt nguồn trong vận hành, nhận thức của người vận hành chưa đầy đủ và mất an ninh do trộm

cắp,….

Bằng kinh nghiệm thực tế và khả năng công nghệ trong nước, việc xây dựng, phát triển

một hệ thống quản lý nguồn phóng xạ ở quy mô lớn, với các tính năng tương đương như của

nước ngoài (RADLOT) đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Ngoài

ra, sản phẩm trong nước còn có ưu thế về giá thành sản xuất và khả năng tùy biến, nâng cấp và

phát triển mở rộng. Hơn nữa, hệ thống này không chỉ giúp cơ quan quản lý theo sát được các

thiết bị nguồn mà còn có khả năng 2-trong-1, tức là đồng thời giúp chủ cơ sở sử dụng nguồn chủ

động theo dõi và quản lý thiết bị của mình.

Năm 2014, được sự đồng ý của Cục ATBXHN, trong thời gian ngắn Viện Hóa học - Môi

trường quân sự đã triển khai nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống quản lý và giám

sát nguồn phóng xạ di động RSTM-1. Thiết bị đầu cuối gắn trên projector chứa nguồn phóng xạ

và phần mềm quản lý đã đạt được các tiêu chí cơ bản của bài toán giám sát an ninh nguồn phóng

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

xạ di động, hệ thống đã được thử nghiệm thành công qua một server giả lập. Bằng chứng là vào

ngày 14 tháng 1 năm 2015, tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện HHMTQS là đơn vị đầu tiên và

duy nhất trong số các cơ quan được Cục mời tham gia thiết kế hệ thống đã trình diễn thành công

sản phẩm và phần mềm mẫu ngay trong đợt một.

II. NỘI DUNG

II.1. Yêu cầu thiết kế tổng thể

Bài toán thiết kế hệ thống quản lý và giám sát nguồn phóng xạ di động phải đạt được các

yêu cầu kỹ thuật như: Hệ thống hoạt động phù hợp với điều kiện môi trường và nền tảng hạ tầng

kỹ thuật Việt Nam, chủ động hoàn toàn trong công nghệ chế tạo, bảo dưỡng, thay thế và bảo mật

thông tin, hơn nữa hệ thống phải được chuẩn hóa trong thiết kế, đồng nhất khi vận hành và

hướng tới người sử dụng cuối cùng (End-user), bởi vì khi được trang bị hệ thống này thì cơ sở

vận hành nguồn phóng xạ và các cơ quan quản lý đều có lợi. Trên hình 1 là mô hình thiết kế

tổng quan hệ thống quản lý và giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động. Trong đó, định vị và

theo dõi nguồn bức xạ theo hai phương pháp là GPS và Cell ID. Công nghệ Cell ID là công

nghệ mới, sử dụng các trạm Base Station của mạng di động để định vị. Ưu điểm của định vị Cell

ID là sử dụng trong môi trường không có GPS. Nhưng nhược điểm của nó là sai số lớn (bản

miễn phí), phụ thuộc vào hạ tầng nhà mạng (số trạm Base) và thông tin do nhà mạng cung cấp.

Hình 1. Sơ đồ tổng quát hệ thống

II.2. Thiết kế thiết bị đầu cuối

Vấn đề quan trọng nhất trong thiết kế chế tạo thiết bị đầu cuối là thiết kế cơ khí của nó không

được làm ảnh hưởng tới công năng vận hành của Projector. Qua quá trình triển khai nghiên cứu,

nhóm thực hiện bước đầu đã tạo ra một bản thiết kế khá phù hợp với kiểu Projector M880, hơn

nữa thiết bị đầu cuối có thiết kế mở để có thể có thể dùng cho nhiều loại Projector khác mà

không cần thay đổi thiết kế thông qua cơ cấu đai khóa chủ động. Với thiết kế vỏ mẫu sử dụng

nhựa Poly-Carbonate có điều biến nên vỏ có độ bền cao, chịu va đập, phù hợp cho các hoạt động

trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, chống nước, hoạt động tốt trong môi trường phóng xạ

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

liều cao. Đai bảo vệ được thiết kế từ vật liệu thép cứng boron. Thiết bị đầu cuối được tháo lắp

bằng cơ chế đặc biệt (được bảo vệ theo cơ chế “chiều sâu”) như kết hợp các phương pháp: Khóa

cơ khí đặc chủng, báo động nếu tháo lắp không phép và sử dụng vít siết đặc biệt. Trên hình 2 là

sơ đồ khối của thiết bị đầu cuối và hình 3 là thiết kế thiết bị đầu cuối. Các thông số đặc tính kỹ

thuật của thiết bị đầu cuối được nêu ở bảng 1.

Hình 2. Sơ đồ khối của thiết bị đầu cuối

Hình 3.Thiết kế cơ khí thiết bị đầu cuối

Bảng 1. Các thông số kỹ thuật của thiết bị đầu cuối

Danh mục Đặc tính kỹ thuật

Kích thước (mm) 157 x 70 x 23

Trọng lượng Thân thiết bị (gam) 290

Charger Microcontroller

STM8-20pin

SIM908

Lion batterry

Antena

GPS + GSM

Detector

Vibration

sensor

Khối báo động

và chỉ thị

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

Đai bảo vệ (gam) 120

GSM/GPRS Tần số phát GSM 850, EGSM 900, DCS 1800, PCS 1900

SMS MT, MO, CB, Text và PDU mode

GPS Kiểu nhận 42-channel, GPS L1 C/A code

Độ chính xác Vị trí theo phương ngang < 2.5 m CEP

Nguồn nuôi Dung lượng 6500 mAh; dung lượng/cm3 lớn nhất

Thời gian hoạt động - 24 ngày trong điều kiện chiếu chụp liên tục (ngày

làm việc 8 giờ).

- Chế độ chỉ lưu kho: lên đến 6 tháng

Antenna GSM/GPRS/GPS

Khả năng chống nước Lớn hơn 1 giờ với độ sâu 1 m

Khả năng đo suất liều 0,01 µSv/h - 100 mSv/h*

(*): Dải đo phù hợp để đo suất liều bề mặt các projector M 880 [2]

II.3. Hệ thống trung tâm

Trên hệ thống trung tâm, cơ sở dữ liệu được xây dựng chi tiết để quản lý thiết bị đầu cuối và

truy xuất dữ liệu như: tên thiết bị, đơn vị sở hữu, vị trí nguồn theo thời gian thực, suất liều bề mặt

(dose rate monitoring), dung lượng nguồn nuôi, phân loại sự cố. Cơ sở dữ liệu trơn của toàn bộ

TB chỉ được lưu trữ tại Trung Tâm, thông tin chia sẻ cho các cấp địa phương và cơ sở đã qua xử

lý bởi phần mềm và thuận tiện cho phần mềm tra cứu nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao.

Quản lý thông qua định dạng web truy cập bằng username và password cho các cấp người dùng

khác nhau.

Cơ chế phân quyền:

- Cấp trung ương: (Cục ATBXHN) cấp cao nhất, có toàn quyền theo dõi, quản lý và là

cấp duy nhất ra lệnh cho thiết bị đầu cuối;

- Cấp Tỉnh (địa phương): Theo dõi thông tin các thiết bị đầu cuối có sẵn trên địa bàn và

các nguồn phóng xạ đến, đi ra khỏi vùng địa lý thuộc thẩm quyền quản lý. Ví dụ: nhận được

cảnh báo khi có nguồn phóng xạ đi đến và ra khỏi địa phương;

- Cấp cơ sở (sở hữu nguồn phóng xạ): Có thể theo dõi được các nguồn phóng xạ thuộc sở

hữu. Nhận các cảnh báo liên quan. Tận dụng các tiện ích đi kèm theo phần mềm này để quản lý

thiết bị của mình;

-Cơ sở có thể theo dõi suất liều bề mặt trên từng nguồn phóng xạ và nhận cảnh báo khi

gần hết nguồn phóng xạ phân rã gần hết để có kế hoạch nạp lại, tái sử dụng;

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Quản lý nguồn phóng xạ theo các điểm đến làm việc, vùng địa lý … Nếu nguồn phóng

xạ đi ra ngoài các địa điểm được cài đặt trước sẽ có cảnh báo;

- Truy xuất thông tin nguồn phóng xạ theo các định dạng văn bản báo cáo tiện lợi, dễ sử

dụng.

Cơ chế bảo mật thông tin được nhóm phát triển đặc biệt chú ý trong quá trình nghiên cứu

thiết kế hệ thống, mọi thông tin truyền về Trung Tâm đều được mã hóa theo tiêu chuẩn quốc tế

dựa trên dạng mã giả ngẫu nhiên (Pseudo-Random Code). Chìa khóa mã hóa và giải mã có thể

được sinh ngẫu nhiên theo thời gian hoặc cho từng thiết bị. Không cá nhân nào biết được chìa

khóa này, kể cả người phát triển hệ thống. Mã hóa thông tin sau mã hóa sẽ có dạng chuỗi tín hiệu

gần như ngẫu nhiên. Thông tin được giải mã thông qua chuỗi tín hiệu ngẫu nhiên sau khi giải mã

sẽ trở lại dạng đơn giản. Mã giả ngẫu nhiên có tính hiệu quả cao, khó giải mã, không tiêu tốn

nhiều tài nguyên phần cứng và năng lượng. Trên hình 4 và hình 5 là sơ đồ mã hóa và giải mã của

cơ chế bảo mật thông tin

Hình 4. Cơ chế mã hóa thông tin

Hình 5. Cơ chế giải mã thông tin

Phần mềm được phát triển và mở rộng trên các giao diện khác nhau như điện thoại thông

minh (Android, OS, ChromeOS), cảnh báo qua hệ thống tin nhắn SMS (các sự cố nghiêm trọng).

Hệ điều hành được cài đặt trên các hệ điều hành phổ biến như Windows, MacOS, Android, OS…

III. KẾT LUẬN

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

Qua quá trình triển khai thiết kế chế tạo, Viện HHMTQS đã thử nghiệm và vận hành thành

công hệ giám sát và quản lý nguồn phóng xạ di động. Trên hình 6 là kết quả thử nghiệm định vị

vị trí bằng hai phương pháp sử dụng GPS và Cell ID trên nền tảng Open StreetMap của Google

(Ảnh chụp từ màn hình). Hệ thống cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, chạy ổn định

không gây can nhiễu (vị trí, suất liều). Kết quả bước đầu đã đạt được, việc phát triển nâng cao

tính năng, kỹ thuật của hệ thống để trang bị cho các nguồn phóng xạ di động ở Việt Nam trong

tương lai gần là hoàn toàn có tính khả thi cao. Viện Hóa học - Môi trường quân sự mong muốn

được chia sẻ các kinh nghiệm trong quá tình nghiên cứu và các ý kiến đóng góp của các cơ quan

tổ, tổ chức có liên quan để đưa hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ di động đi vào hoạt

động thực tế.

Hình 6. Thử nghiệm định vị vị trí bằng hai phương pháp sử dụng GPS và Cell ID

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục ATBXHN, Báo cáo hàng năm công tác quản lý nhà nước an toàn bức xạ và hạt nhân

năm 2013.

[2]. Test Plan 206 Report #2 minus Appendices D & E (Nov 2013), Safety Analysis Report for

the Model 880 Series Transport Package . QSA Global, Inc..

[3]. SENTINEL, Catalogues of NDT sources. 2008

[4]. Radiation protection and safety in industrial radiography. Vienna, International Atomic

Energy Energy, 1999. Safety reports series, ISSN 1020–6450; no. 13.ISBN 92–0–100399–4

[5] Ch. Ferguson, “Ensuring the Security of Radioactive Sources: National and Global

Responsibilities”, US-KOREA INSTITUTE AT SAIS, 2012

[6 Tucson, AZ, “Tracking Radioactive Sources in Commerce – EPA”, WM'05 Conference,

February 27 - March 3, 2005

[7] Press Release, 2012 Seoul Nuclear Security Summit.

[8] Byung Soo Lee, “Successful Korean Initiatives for Strengthening Safety and Security of

Radioactive Sources”, Abu Dhabi Conference, Oct., 2013

Định vị

GPS

Định vị Cell

ID

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH

CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN

Lê Quang Hiệp

Cục ATBXHN

Chất thải phóng xạ và các yêu cầu quản lý

Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, nghiên cứu và sản xuất

điện năng đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các hoạt

động ứng dụng năng lượng nguyên tử có sử dụng chất phóng xạ đều kèm theo việc sinh ra các

chất thải phóng xạ. Chất thải phóng xạ được sinh ra trong quá trình hoạt động và khi tháo dỡ,

chấm dứt hoạt động của một cơ sở liên quan đến sản xuất, sử dụng chất phóng xạ, vận hành lò

phản ứng hạt nhân hoặc cơ sở trong chu trình nhiên liệu hạt nhân khác (khai thác, chế biến, làm

giầu quặng Urani, Thori; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; tái chế, xử lý nhiên liệu hạt nhân; xử lý, lưu

giữ, chôn cất chất thải phóng xạ) hoặc khai thác, chế biến quặng chứa các chất phóng xạ có

nguồn gốc tự nhiên và hồi phục môi trường trong các trường hợp xử lý sự cố bức xạ, hạt nhân.

Chất thải phóng xạ chứa các chất có khả năng phát ra các bức xạ ion hóa và chúng đã được nhận

biết từ những năm đầu của thế kỷ 20 là một mối nguy hại tiềm năng đối với sức khỏe con người.

Quản lý an toàn chất thải phóng xạ do vậy là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt

quan tâm khi đẩy mạnh các ứng dụng năng lượng nguyên tử nhằm bảo đảm bảo vệ sức khỏe con

người và môi trường cả ở hiện tại và tương lai, không để lại gánh nặng cho thế hệ tương lai.

Cộng đồng quốc tế thông qua Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã nêu ra các

nguyên tắc quản lý an toàn chất thải phóng xạ để khuyến cáo áp dụng đối với mọi quốc gia và

cho mọi loại chất thải phóng xạ:

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tạo ra chất thải phóng xạ phải chịu trách nhiệm

cao nhất và bảo đảm tài chính cho việc quản lý an toàn chất thải phóng xạ của mình kể từ

khi sinh ra cho đến khi thải bỏ.

Chất thải phóng xạ phải được quản lý an toàn bảo đảm bảo vệ sức khỏe con người;

Chất thải phóng xạ phải được quản lý an toàn không gây ra ảnh hưởng đối với môi

trường;

Việc quản lý chất thải phóng xạ phải xem xét đến các ảnh hưởng có thể có đối với sức

khỏe con người và môi trường ở phạm vi ngoài biên giới quốc gia;

Chất thải phóng xạ phải bảo đảm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của thế hệ tương lai;

Chất thải phóng xạ phải được quản lý sao cho không để lại gánh nặng cho thế hệ tương

lai;

Chất thải phóng xạ phải được quản lý trong khuôn khổ luật pháp thích hợp, trong đó trách

nhiệm quản lý chất thải phóng xạ phải được quy định rõ ràng và bảo đảm sự quản lý quốc

gia đối với chất thải được thực thi theo đúng quy định luật pháp;

Phải có biện pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải phóng xạ;

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Bảo đảm sự phù hợp và đồng bộ trong các bước quản lý chất thải phóng xạ: Thu gom,

phân loại, xử lý, điều kiện hóa, lưu giữ, chôn cất, thải bỏ chất thải phóng xạ;

Các cơ sở quản lý chất thải phóng xạ phải bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình hoạt

động cho đến khi chấm dứt hoạt động.

Có thể nói mọi quốc gia đều cần phải có chính sách và chiến lược cho việc quản lý chất thải

phóng xạ trong quá trình phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử. Chính sách quốc gia cần

tuân theo các nguyên tắc quản lý an toàn chất thải phóng xạ đã được thừa nhận quốc tế. Đặc biệt

các quốc gia có chương trình phát triển điện hạt nhân ngay từ giai đoạn quyết định chính sách

phát triển điện hạt nhân cần phải xác định cho mình chính sách quản lý chất thải phóng xạ, quản

lý nhiên liệu đã qua sử dụng với các định hướng và giải pháp cho việc quản lý đối với chất thải

phóng xạ mức thấp và trung bình, đối với chất thải phóng xạ mức cao và nhiên liệu đã qua sử

dụng. Các định hướng chính sách và chiến lược này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các dự án

xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc gia.

Thực tiễn quản lý chất thải phóng xạ tại Việt Nam

Hiện nay các chất phóng xạ đã được ứng dụng nhiều tại Việt Nam trong y tế, nông nghiệp, công

nghiệp, địa chất, bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản. Trong lĩnh vực năng lượng, để đáp

ứng với nhu cầu năng lượng trong tương lai Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương

đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo đó, hai nhà máy điện hạt nhân với công suất 4000

MW sẽ được xây dựng và tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân số một dự kiến sẽ được

đưa vào hoạt động năm 2020.

Ở thời điểm hiện tại cho đến sau khi nhà máy điện hạt nhân được đưa vào hoạt động, chất thải

phóng xạ phát sinh chủ yếu từ các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế,

công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và từ hoạt động của lò phản ứng

hạt nhân nghiên cứu. Các chất thải này chủ yếu là loại chất thải phóng xạ mức thấp và trung bình

cùng một số nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng. Lượng chất thải phóng xạ thấp phát sinh được

ước tính khoảng 100 m3/năm. Ngoài ra, còn có chất thải phát sinh từ các hoạt động khai thác dầu

khí, khai thác sa khoáng và đất hiếm được gọi là chất thải NORM.

Sau khi các nhà máy điện hạt nhân được đưa vào sử dụng, tổng lượng chất thải phóng xạ mức

thấp và trung bình phát sinh từ nhà máy điện hạt nhân khoảng 3.500 m3 và chất thải mức cao,

nhiên liệu đã qua sử dụng khoảng 2.500 m3 trong giai đoạn 2020 - 2030; tương ứng khoảng

18.500 m3 và 15.500 m3 trong giai đoạn 2030 - 2050.

Hiện tại, các chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, hoạt

động nghiên cứu và từ việc sử dụng chất phóng xạ trong các ứng dụng khác được xử lý và lưu

giữ tại 2 cơ sở quản lý chất thải phóng xạ là Viện Nghiên cứu hạt nhân (tại Đà Lạt) và Viện

Công nghệ xạ hiếm (tại Phùng, Hà Nội). Các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tại

các kho lưu giữ tập trung (Kho lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng của Liên đoàn Vật lý địa

chất tại Lương Sơn, Hòa Bình; Kho chứa nguồn phóng xạ của Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân

tại Hà Nội; Kho chứa nguồn phóng xạ của Công ty NDE thuộc Viện Năng lượng nguyên tử tại

Hà Nội; và Kho lưu giữ chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ tại Viện nghiên cứu hạt nhân tại

Đà Lạt) và tại chính cơ sở có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Đối với các chất thải NORM phát

sinh từ quá trình khai thác dầu khí, khai thác sa khoáng thì vẫn chưa có chiến lược rõ ràng cho

việc quản lý đối với dạng chất thải này.

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Chất thải phóng xạ từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hạt

nhân được xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ tại Kho lưu giữ chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ

nằm trong khuôn viên của Viện. Năm 1982 đồng thời với việc khôi phục và mở rộng hoạt động

lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt, một hệ thống xử lý chất thải phóng xạ mức thấp đã

được xây dựng với 3 cấu phần chính: Trạm xử lý chất thải phóng xạ lỏng; Trạm điều kiện hóa

(Beton hóa) chất thải phóng xạ rắn và kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ. Trạm xử lý chất

thải có thiết kế với năng lực xử lý 5 m3 chất thải lỏng trong một ngày và có khả năng loại bỏ

chất phóng xạ trong nước thải rất cao (Hệ số tẩy xạ DF lớn hơn 1000).

Phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng xử lý nước thải phóng xạ lỏng tại Đà Lạt

Trạm xử lý và điều kiện hóa chất thải phóng xạ nằm trong khu vực kho lưu giữ chất thải phóng

xạ có đầy đủ trang thiết bị để xử lý, beton hóa chất thải phóng xạ rắn trong các thùng đựng 200

lít để lưu giữ, bảo quản trong kho lưu giữ. Kho lưu giữ chất thải phóng xạ được thiết kế với 8

hầm chứa beton sâu 3,7 - 5,7 m dưới mặt sàn kho. Kho có khả năng lưu giữ 750 m3 chất thải

phóng xạ đã được điều kiện hóa trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh.

Trạm xử lý, điều kiện hóa chất thải phóng xạ tại

Đà Lạt

Hầm chứa các thùng chất thải phóng xạ đã

được điều kiện hóa

Cơ sở xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ thuộc Viện Công nghệ xạ hiếm là nơi thu gom, xử lý,

điều kiện hóa và lưu giữ chất thải phóng xạ phát sinh trong các nghiên cứu của Viện và của các

cơ sở khác thuộc khu vực phía Bắc.

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Cơ sở quản lý chất thải phóng xạ tại Phùng, Hà Nội

Với thực trạng về nguồn chất thải phóng xạ đang có và các điều kiện thực tế thì vấn đề bảo đảm

hạ tầng quốc gia cho quản lý an toàn chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng chưa

thực sự có tính cấp bách trong một số năm tới. Tuy nhiên, một định hướng chính sách cho quản

lý lâu dài phù hợp với các nguyên tắc đã được IAEA khuyến cáo cần được xem xét. Đặc biệt, với

chương trình phát triển điện hạt nhân đã được đưa vào kế hoạch Việt Nam cần sớm xây dựng

chính sách và chiến lược về quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và

nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cũng như từng bước phát triển hạ tầng cần thiết cho quản lý lâu

dài bảo đảm các nguyên lý theo chuẩn mực quốc tế.

Định hướng chính sách cho quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng

Chuẩn bị hạ tầng pháp quy cho chiến lược đẩy mạnh ứng dụng năng lượng vì mục đích hòa bình

và phát triển điện hạt nhân, Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã được ban hành năm 2008 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật NLNT quy định việc thành lập cơ quan an toàn

bức xạ và hạt nhân chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an

ninh đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng năng lượng nguyên tử, trong đó bao gồm

quản lý an toàn chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua

sử dụng. Liên quan đến yêu cầu quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng, Luật

NLNT đã quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ phải thực hiện các quy định:

a) Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;

b) Tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý;

c) Có phương án phân loại và xử lý chất thải phóng xạ.

2. Chất thải phóng xạ được xử lý bằng các giải pháp:

a) Lưu giữ để phân rã đối với chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn;

b) Chôn cất chất thải phóng xạ, nếu việc chôn cất không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, môi

trường;

c) Chuyển chất thải phóng xạ về dạng ít gây nguy hiểm cho con người, môi trường;

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

d) Lưu giữ tạm thời trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh chờ xử lý nếu không thể áp dụng

các biện pháp quy định nêu trên.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hạt nhân phải có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt

nhân đã qua sử dụng trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh.

4. Tổ chức, cá nhân phải khai báo chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên

liệu hạt nhân đã qua sử dụng do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra.

5. Tổ chức, cá nhân phải xin cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu giữ chất thải phóng xạ.

6. Tổ chức, cá nhân chỉ được chôn cất chất thải phóng xạ khi được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cấp giấy phép, báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất gửi cơ quan an

toàn bức xạ và hạt nhân.

7. Nhà nước đầu tư xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia.

8. Bảo đảm việc phân loại, xử lý, kiểm soát chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng,

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và việc lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải

phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ, được thực hiện theo các tiêu

chuẩn an toàn được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt định hướng quy hoạch địa điểm

lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số

2376/QĐ-TTg ngày 28/12/2010). Định hướng quy hoạch đã chỉ rõ phương pháp lưu giữ chất thải

phóng xạ như sau:

- Chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình có chu kỳ bán rã < 100 ngày được lưu giữ tại các

kho chứa của cơ sở phát sinh cho đến khi tự phân rã và có thể thải vào môi trường tự nhiên như

chất thải không nguy hại.

- Chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình có chu kỳ bán rã ≥ 100 ngày đến 30 năm được

vận chuyển tới kho chôn cất, lưu giữ quốc gia để chôn cất nông (< 30 m).

- Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có hoạt độ cao, chu kỳ bán phân huỷ dài

được quản lý lưu giữ tập trung tại kho quốc gia.

- Nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được bảo quản, chờ xử lý tại bể làm mát của nhà máy trong

thời gian 30 - 50 năm, chờ xử lý theo trình độ phát triển khoa học công nghệ hạt nhân thế giới và

chính sách quản lý chất thải phóng xạ quốc gia.

Về địa điểm để lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia, định hướng quy hoạch đã nêu:

- Định hướng địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia tại khu vực duyên hải Nam

Trung bộ với quy mô khoảng 70 - 100 ha.

- Địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia phải bảo đảm các tiêu chí:

+ Nhóm các tiêu chí về điều kiện tự nhiên: địa điểm để chôn cất nông chất thải phóng xạ phải có

các điều kiện tự nhiên (khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chấn, địa chất và địa chất thủy văn)

đảm bảo cho chất thải phóng xạ khi được đem chôn cất sẽ hoàn toàn được cách ly khỏi con

người và môi trường trong suốt thời gian lưu giữ.

+ Nhóm các tiêu chí về bảo vệ môi trường: địa điểm lựa chọn cần đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ

môi trường sinh thái; khoảng cách tối thiểu đến vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các công

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

trình văn hóa, di tích lịch sử nhằm giảm thiểu nguy cơ làm giảm tính đa dạng của hệ sinh thái và

giảm thiểu các tác động tới các khu vực nhạy cảm về môi trường.

+ Nhóm các tiêu chí về điều kiện xã hội: các tiêu chí phân bố dân cư và mật độ dân số, sự đồng

thuận của cộng đồng địa phương; giảm thiểu tác động tới khu dân cư. Các tiêu chí này nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng.

+ Nhóm các tiêu chí về an ninh, an toàn: cách biên giới quốc gia trên đất liền; cách xa các cơ sở

quân sự, sân bay, quốc lộ có mật độ giao thông lớn và cách xa các nhà máy sản xuất, tàng trữ

những vật liệu, hoá chất nguy hiểm không thể di dời.

+ Nhóm các tiêu chí về kinh tế: giá trị sử dụng, mục đích sử dụng đất (chất lượng đất, khả năng

quỹ đất) và cơ sở hạ tầng (khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật) nhằm góp phần tiết kiệm chi phí

đầu tư và xây dựng.

Lộ trình thực hiện giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

- Nhà nước đầu tư, nâng cấp kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ hiện có; tập trung thu gom,

quản lý các nguồn phóng xạ hoạt độ cao đã qua sử dụng.

- Các cơ sở ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ tự tổ chức kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoạt

độ thấp và trung bình, chu kỳ bán phân huỷ ngắn.

- Tiến hành khảo sát kỹ thuật tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ để đánh giá chi tiết và lựa

chọn một địa điểm phù hợp nhất. Lập báo đầu tư xây dựng kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng

xạ quốc gia.

Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020:

- Triển khai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia

đã được lựa chọn.

Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030:

- Vận hành kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia hoạt độ thấp và trung bình đáp ứng

xử lý lượng chất thải phóng xạ phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

- Tập trung quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hoạt độ cao tại kho lưu giữ quốc gia.

d) Định hướng từ năm 2030 đến năm 2050:

- Vận hành kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia đối với chất thải phóng xạ hoạt độ

thấp và trung bình, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong toàn quốc đáp ứng việc xử lý lượng

chất thải phóng xạ phát sinh từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân.

- Hoạch định chính sách xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nghiên cứu khảo sát vị trí

chôn sâu vĩnh viễn chất thải hạt nhân và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có hoạt độ cao trong

tầng cấu trúc địa chất thích hợp.

Nhằm mục tiêu triển khai thực hiện các quy định của Luật NLT về quản lý chất thải phóng xạ,

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư Quy định về quản lý chất thải phóng xạ cụ thể

hóa các nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng:

- Chất thải phóng xạ phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường kể từ khi

phát sinh cho đến khi được phép thải bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn cất hoặc tái chế

đối với vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường cho đến khi được chuyển trả cho nhà sản xuất,

nhà cung cấp nước ngoài hoặc chôn cất.

- Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm

không gây hại cho con người và môi trường cả ở hiện tại và tương lai, bảo đảm sao cho tổng liều

bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị giới hạn liều quy định.

- Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nước

ngoài trong trường hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp có chính sách nhận lại nguồn phóng xạ đã

qua sử dụng.

- Việc quản lý chất thải phóng xạ trong thành phần còn chứa các chất nguy hại không phóng xạ,

ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Thông tư này, phải tuân thủ các quy định pháp luật

khác liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.

- Chất thải có chứa các nhân phóng xạ phát sinh trong một công việc bức xạ có thể được phép

thải trực tiếp vào môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải không lớn

hơn mức thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng xạ trong thành phần chất thải dạng khí,

dạng lỏng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ cho phép để được thải vào môi trường do cơ

quan quản lý nhà nước quy định và phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức

xạ.

- Vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại sắt, đồng, chì, nhôm và sản phẩm nấu chảy trực tiếp từ

các kim loại này có thể được sử dụng cho tái chế nếu nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ có

trong kim loại và mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại nhỏ hơn hoặc bằng mức cho

phép tái chế .

- Cấm bổ sung thêm các thành phần không chứa chất phóng xạ vào chất thải phóng xạ nhằm mục

đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải phóng xạ để đạt được tiêu chuẩn cho phép

thải ra môi trường hoặc tiêu chuẩn cho phép tái chế.

Thông tư cũng đã quy định chủ nguồn chất thải phóng xạ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc

quản lý bảo đảm an toàn, an ninh đối với chất thải phóng xạ từ khi phát sinh cho tới khi được

phép thải bỏ như chất thải không nguy hại, chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ

quốc gia hoặc chuyển giao cho cơ sở tái chế đối với kim loại nhiễm bẩn phóng xạ; chủ nguồn

phóng xạ đã qua sử dụng chịu trách nhiệm quản lý các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bảo đảm

an toàn, an ninh từ khi phát sinh cho tới khi chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước

ngoài hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng hoặc chuyển giao cho cơ sở lưu

giữ chất thải phóng xạ quốc gia; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chịu trách nhiệm quản lý nhà

nước về bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải phóng xạ,

nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Có thể nói khuôn khổ pháp lý cơ bản của quốc gia đã tương đối hoàn thiện cho quản lý an toàn,

an ninh chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Thách thức cho việc quản lý lâu dài đối với chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử

dụng và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Về hệ thống luật pháp: Tuy Việt Nam đã có các văn bản pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ,

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng nhưng vẫn chưa có một

văn bản chính sách và chiến lược rõ ràng cho việc quản lý lâu dài đối với các loại chất thải, ví dụ

chính sách và chiến lược cho quản lý chất thải mức cao, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Chính vì vậy chưa thể xây dựng được cơ chế tài chính để bảo đảm cho việc xử lý, chôn cất đối

với chất thải mức cao, nhiên liệu đã qua sử dụng phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân. IAEA

cũng đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm ban hành chính sách và chiến lược quản lý chất thải

phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ngoài ra, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể

cho xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ vẫn còn chưa hoàn thiện.

Về hạ tầng cơ sở quốc gia: Hiện chưa có kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia và bãi chôn cất

chất thải phóng xạ mức thấp và trung bình do vậy chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử

dụng vẫn được lưu giữ rải rác tại cơ sở phát sinh không bảo đảm tiêu chí quản lý lâu dài trong

điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh. Định hướng quy hoạch về việc xây dựng kho lưu giữ, bãi

chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia triển khai chậm không theo đúng lộ trình đã được phê

duyệt. Chưa có các nghiên cứu để xác định định hướng chính sách liên quan đến việc chôn cất

chất thải phóng xạ mức cao cũng như chiến lược cho việc xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng trong

dài hạn.

Về cơ chế tài chính bảo đảm cho chính sách và chiến lược quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu

đã qua sử dụng: Trong quy định của pháp luật đã có nguyên tắc người gây ra chất thải phải có

nghĩa vụ tài chính cho việc quản lý chất thải của mình song vẫn chưa có quy định rõ ràng về cơ

chế tài chính ràng buộc trách nhiệm đối với người gây ra chất thải. Hiện đã có quy định liên quan

đến thành lập quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy

điện hạt nhân song vẫn chưa rõ ràng liệu quỹ này đã tính đến khả năng bảo đảm chi trả cho chi

phí xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng và xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ hay chưa./.

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG NHẬN

TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT VIÊN CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ CÔNG NGHIỆP

Vũ Tiến Hà, Đặng Thị Hồng

Trung tâm Đánh giá không phá huỷ

Giới thiệu

Kiểm tra không phá hủy (NDT) là một lĩnh vực hoạt động được áp dụng sâu rộng và có ý nghĩa

rất quan trọng trong việc đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong sản xuất công nghiệp

và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Trên thế giới, vai trò của NDT trong việc nâng cao độ

tin cậy, mức độ an toàn của các sản phẩm, công trình công nghiệp đã được xã hội thừa nhận rộng

rãi,thu hút sự quan tâm và đầu tư với mức độ ngày càng tăng. Nhiều thành tựu nghiên cứu khoa

học mũi nhọn đều được ứng dụng để phát triển công nghệ kiểm tra này, cả chocác kỹ thuật thông

thường-truyền thống (routine) đến những kỹ thuật tiên tiến-công nghệ cao (advanced).

Tại Việt Nam, kiểm tra NDT được ứng dụng triển khai không phải là quá chậm so với mặt bằng

chung của thế giới. Đặc biệt trong mấy chục năm của thời kỳ đổi mới vừa qua, ứng dụng NDT có

bước phát triển nhanh về nhiều phương diện, từ loại hình công nghiệp và qui mô ứng dụng, thiết

bị sử dụng cho đến đội ngũ nhân lực thực hiện và liên quan. Tuy nhiên, do đặc điểm hoàn cảnh

lịch sử, nền kinh tế xã hội xuất phát từ mức độ thấp, nên tình trạng phát triển nhanh này đã làm

nảy sinh một số vấn đề cần được xử lý, giải quyết để tạo nền tảng cho ứng dụng NDT phát triển

một cách bền vững và liên tục. Một trong những vấn đề cần đặc biệt chú trọng là chất lượng, bao

hàm cả yếu tố an toàn của chính hoạt động NDT. Đây là khía cạnh có những biểu hiện gây lo

ngại, thậm chí nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả áp dụng NDT, làm xói mòn niềm

tin của người sử dụng, chủ đầu tư và cộng đồng xã hội về một công cụ quí trong việc nâng cao

độ tin cậy và an toàn của sản phẩm, công trình công nghiệp. Các biểu hiện có nguồn gốc không

chỉ từ sự thiếu hụt lớn cho một nền tảng QA/QC như cơ sở pháp lý, hệ thống tiêu chuẩn, các tổ

chức nghề nghiệp…mà còn đến từ thực trạng còn nhiều bất cập về đào tạo, đánh giá trình độ và

thậm chí cả đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên NDT.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động, yếu tố con người luôn giữ vai trò chủ yếu, quyết định tính hiệu

quả thậm chí cả sự thành bại của một quá trình. Với NDT, tính chính xác, độ tin cậy của các

thông tin mà nó cung cấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ (qualification) của người trực tiếp thực

hiện. Để tạo dựng và phát triển một trình độ cho cá nhân NDT, là cả một quá trình phức tạp và

lâu dài. Tại các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia, quá

trình này đã được tiêu chuẩn hóa rất chi tiết, từ qui định chi tiết thời lượng đào tạo (cho từng

phương pháp, bậc trình độ, nội dung chủ đề), yêu cầu về thời gian kinh nghiệm tác nghiệp, đánh

giá-thi, lập và quản lý hồ sơ, cho đến các hướng dẫn cụ thể về khung chương trình, công cụ, thiết

bị, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý cho tổ chức đào tạo, thi, cấp chứng nhận.

Ứng dụng kiểm tra NDT tại Việt Nam

Ở nước ta, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, việc áp dụng kiểm tra

không phá hủy đã có sự phát triển sâu rộng. Trong các lĩnh vực công nghiệp từ sản xuất năng

lượng (nhiệt điện, thủy điện, phong điện), dầu khí (khai thác, lọc hóa dầu …), hóa chất cho đến

đóng tàu, chế tạo ô tô, khai thác hàng không ... kiểm tra không phá hủy được sử dụng như một

trong các công cụ thiết yếu và đem lại hiệu quả to lớn cho việc kiểm soát chất lượng, đảm bảo

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

tính nguyên vẹn, tin cậy của sản phẩm với người sử dụng và chủ đầu tư, sở hữu. Đồng thời, quá

trình đổi mới nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước lại diễn ra trong xu thế toàn cầu

hóa của nền kinh tế, đặt ra yêu cầu cho ngành công nghiệp, trong đó có lĩnh vực kiểm tra không

phá hủy, vừa phải có sự hội nhập bằng cách tiếp nhận tri thức và công nghệ tiên tiến của thế giới,

đồng thời phải có sự vận dụng sáng tạo, xây dựng được các mô hình, giải pháp tiếp cận để áp

dụng một cách phù hợp nhất với đặc trưng, điều kiện cụ thể của Việt Nam, nổi bật trên hết là

lĩnh vực đào tạo và chứng nhận trình độ kỹ thuật viên NDT.

Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra NDT, nhưng Chụp ảnh phóng xạ là một trong phương

pháp kiểm tra phổ biến và chủ yếu, được yêu cầu trong tất cả các công trình trọng điểm tại Việt

Nam như công nghiệp dầu khí, hóa chất, sản suất năng lượng, vv...

Đội ngũ những người thực hiện Chụp ảnh phóng xạ tại các đơn vị chuyên nghiệp cũng chiếm số

lượng đông đảo so với các phương pháp khác.

Thực trạng đào tạo, đánh giá và chứng nhận kỹ thuật viên NDT tại Việt Nam

Giống như với nhiều quá trình khác, chất lượng kiểm tra NDT phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố

con người. Đây là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu, bao gồm trình độ chuyên môn và đạo

đức nghề nghiệp của người thực hiện hay liên quan, môi trường tác nghiệp và “vận hành” quá

trình NDT. Các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới cùng nhất trí rằng, trình độ được cấu thành nên

từ các điều kiện và yêu cầu: nền tảng giáo dục, kinh nghiệm tác nghiệp và quá trình đánh giá

chứng nhận.

Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990 trở lại đây, đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực

kiểm tra NDT có sự phát triển khá mạnh, cả về qui mô và năng lực tác nghiệp. Đặc biệt, đã hình

thành và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này là các tổ chức, công ty kiểm tra NDT chuyên

nghiệp, thuộc đủ thành phần, từ nhà nước, tư nhân cho đến nước ngoài. Tương tự như tình trạng

áp dụng tiêu chuẩn và thiết bị vật tư, việc đào tạo và đánh giá, chứng nhận cá nhân kiểm tra NDT

cũng có sự phụ thuộc chủ yếu và bị động vào các nguồn chương trình trên thế giới, tùy theo điều

kiện và yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Thực tế hiện nay các chương trình theo chuẩn SNT-TC-

1A của Hoa Kỳ chiếm một tỷ tệ lớn, một lượng khác ít hơn theo các chuẩn Anh quốc (PCN),

thậm chí EN473 hoặc ISO 9712. Mặc dù mỗi chương trình đều có những đặc điểm nhất định, cả

mạnh lẫn yếu, nhưng mặt bằng nhận thức chung về các yêu cầu cốt lõi của các chương trình này

với các đối tượng sử dụng ở Việt nam thực sự chưa cao. Rất nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng

các chương trình này, đặc biệt là SNT-TC-1A, mức độ nhận thức chỉ dừng ở hình thức cuối cùng

là chứng chỉ, xem đấy là mục tiêu và yêu cầu duy nhất. Tình trạng này chứa đựng những rủi ro

và nguy cơ lớn về sự yếu kém của yếu tố con người trong chuỗi mắt xích chất lượng kiểm tra

NDT.

Số lượng học viên/chứng chỉ và các phương pháp được đào tạo và thi đánh giá cấp chứng chỉ tại

một số tổ chức/đơn vị điển hình

Số liệu chứng chỉ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ theo hệ thống nội bộ của Hoa kỳ SNT-TC-

1A của Trung tâm NDE:

Stt Số lượng chứng chỉ Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

1 Các phương pháp NDT phổ

biến: UT, RT/RI, MT, PT, 245 444 539 495 528

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

VT, ET

2 Phương pháp RT 42 68 116 76 85

Tỉ lệ % 17% 15% 21% 15% 16%

Theo như phân tích ở trên do đặc thù phương pháp và những khó khăn nhất định trong việc thiết

lập cơ sở bức xạ: từ việc đào tạo, đầu tư trang thiết bị, xây dựng quy trình triển khai, quy trình

ứng phó sự cố đến việc phải có cán bộ chuyên biệt để phụ trách công tác An toàn vì vậy số lượng

học viên tham gia học và thi lấy chứng chỉ hầu hết đến từ các đơn vị chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó thông qua sự hợp tác và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Cơ quan Năng lượng nguyên

tử quốc tế (IAEA) trong 05 năm gần đây các khóa đào tạo Bậc III cho các cán bộ chủ chốt đã

được tổ chức tại Việt Nam.

Một số dự án điển hình:

- Dự án RAS 1013: 3-22/03/2014 tại Ha Nội: 23 học viên

- Dự án Hợp tác với Ấn độ: 26-31/12/2009 tại Hà Nội: 11 học viên

Hình ảnh khóa đào tạo Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ Bậc III của IAEA tổ chức tại Hà Nội

Khóa đào tạo Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ Bậc I, II cho Công ty EMETC tại Hà Nội

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Là một trong những phương pháp khó nhất trong tất cả các phương pháp NDT phổ biến vì vậy

trong chương trình đào tạo cho các học viên mới chưa có kinh nghiệm việc thi đánh giá cấp

chứng chỉ tập trung chủ yếu là cấp chứng chỉ Bậc I.

Đại diện Lãnh đạo Cục ATBXHN phát biểu trong lễ Khai giảng khóa đào tạo Kiểm tra không

phá hủy cho Công ty Formosa do Trung tâm NDE tổ chức tại Hà Nội (Đào tạo Bậc I)

Số liệu đào tạo cấp chứng chỉ NDT của Hội NDT Việt Nam theo ISO 9712

Stt Số lượng chứng chỉ Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

1 Các phương pháp NDT

phổ biến 75 91 59 65 52

Tất cả các phương pháp NDT đều xây dựng trên nền tảng của nhiều ngành khoa học rộng lớn,

lĩnh vực công nghệ chuyên sâu, lại hàm chứa nhiều kinh nghiệm tri thức và kỹ năng tích lũy lâu

dài.Điển hình cho đặc tính trên là phương pháp chụp ảnh phóng xạ/RT: vật lý điện từ và hạt

nhân, điện và điện tử, quang học và hóa học, đo lường và sinh học,...

Kiểm tra chụp ảnh phóng xạ, một phương pháp chính trong số nhiều phương pháp Kiểm tra

không phá hủy, có một vai trò hết sức cốt yếu trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng công nghiệp.

Thật hiếm có phương pháp nào như RT, ngay từ những ngày khởi đầu với những khám phá vật

lý vĩ đại, lại gần như có ngay những ứng dụng thiết thực, hiệu quả vào cuộc sống xã hội. Gần

110 năm trôi qua, phương pháp chụp ảnh phóng xạ đã có những bước tiến lớn về kỹ thuật và ứng

dụng thực tiễn. Với nhu cầu và vai trò to lớn như vậy,để đảm bảo kết quả NDT và chụp ảnh

phóng xạ RT là chính xác và tin cậy, yêu cầu hàng đầu là trình độ cá nhân – kỹ thuật viên thực

hiện và tham gia. Ngoài ra, một đặc thù rất khác biệt so với các phương pháp khác đó là các

yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn và an ninh bức xạ trong mọi hoạt động tác nghiệp và liên

quan, như vận chuyển, lưu giữ và vận hành thiết bị. Vì vậy, với riêng phương pháp RT, các tổ

chức pháp quy đều có yêu cầu bắt buộc là kỹ thuật viên, ngoài việc phải được đào tạo có chứng

chỉ chuyên môn, còn phải qua đào tạo chuyên sâu về an toàn bức xạ mới được cấp phép thực

hiện công việc.

Luật Năng lượng nguyên tử - văn bản pháp luật cao nhất liên quan đến lĩnh vực năng lượng

nguyên tử tại Việt Nam - có quy định rõ ràng về việc người đảm nhận các công việc liên quan

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

đến việc sử dụng, liên quan đến nguồn phóng xạ, hạt nhân đều phải được đào tạo và có chứng

chỉ nhân viên bức xạ: Trong đó có nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Hay ví dụ trong

mục 10 phần 34.43 trong điều lệ của Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ - NRC - Quy định đào

tạo về Chụp ảnh phóng xạ: Cấp có thẩm quyền không được cho phép bất kỳ cá nhân nào hoạt

động như một nhân viên chụp ảnh phóng xạ cho đến khi cá nhân đó được đào tạo các chủ đề liên

quan đến an toàn bức xạ trong tài liệu này, hơn nữa phải có tối thiểu 02 tháng được đào tạo

ngoài hiện trường và được chứng nhận qua chương trình đánh giá chụp ảnh phóng xạ.

Theo như thống kê và số liệu tổng kết hàng năm, hầu như các sự cố và tai nạn nghiêm trọngchưa

xảy ra. Điều này thể hiện các tổ chức thực hiện RT đã chấp hành tương đối tốt các yêu cầu luật

pháp, thực hiện hiệu quả công tác đào tạo chuyên môn. Đây cũng là kết quả của sự giám sát,

thanh tra nghiêm túc của các cơ quan quản lý nhà nước (VARANS).

Trong một vài năm gần đây cùng với sự phát triển và gia tăng số lượng lớn các nhà máy, công

trình dự án công nghiệp, kiểm tra không phá hủy trong đó chụp ảnh phóng xạ đưa đến sự phát

triển nhanh số lượng nhân sự cùng các yêu cầu cao về đảm bảo an toàn không chỉ cho nhân viên

vận hành mà cả với các cá nhân, tổ chức tham gia dự án cũng như dân cư trong vùng. Đây là một

trong các khó khăn thách thức không chỉ cho các cơ quan triển khai dịch vụ sử dụng nhân lực mà

còn cho cả ban quản lý dự án/chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước (Sở khoa học các tỉnh và

Cục An toàn bức xạ). Đặc biệt trong tình hình hiện nay, với hiện tượng cạnh tranh không lành

mạnh, một số đơn vị tìm cách giảm giá thành bằng hình thức trả công theo mức giao khoán càng

làm cho công tác đảm bảo An toàn bức xạ và An ninh phóng xạ ngày càng trở nên phức tạp.

Tuy nhiên do điều kiện cơ sở hạ tầng nói chung tại Việt Nam cũng như một phần do yêu cầu/áp

lực về hiệu quả kinh tế vì vậy có một khoảng cách tương đối giữa đào tạo lý thuyết với vận hành

áp dụng cũng như tuân thủ các điều kiện về an toàn.

Đề xuất, kiến nghị

1. Đối với cơ sở đào tạo: xây dựng chương trình đào tạo sát thực với điều kiện và ứng dụng

triển khai phương pháp RT tại dự án.

Cập nhật các quy định, khuyến nghị của các tổ chức cấp chứng chỉ và các yêu cầu kỹ thuật riêng

phù hợp với đặc thù của dự án mà các đơn vị “đặt hàng” đào tạo.

Tăng cường đào tạo thực hành đặc biệt vận hành thiết bị về Nguồn Gamma và Máy X-ray

Kết hợp với cơ sở triển khai hướng dẫn Demo và tổ chức diễn tập các tình huống giả định liên

quan tới an toàn.

2. Đối với tổ chức triển khai dịch vụ RT:

Chỉ cho phép các cán bộ kỹ thuật đã qua đào tạo và có chứng chỉ mới được thực hiện công tác

RT tại hiện trường.

Tổ chức đào tạo và hướng dẫn nội bộ cho tất cả các cán bộ nhân viên vận hành thiết bị và có

cách thức quản lý công tác an toàn đối với các thiết bị đang và sẽ sử dụng.

Đánh giá năng lực định kỳ cho các cán bộ kỹ thuật viên cả về kỹ thuật và việc chấp hành những

qui định có liên quan tới An toàn bức xạ và An ninh nguồn, thiết bị phóng xạ.

3. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Trong một vài năm gần đây vấn đề liên quan tới an ninh nguồn phóng xạ đang được xã hội rất

quan tâm vì vậy một đề xuất/kiến nghị đặt ra trong các chương trình đào tạo phải được xây dựng

và đề nghị Cục ATBXHN, các chuyên gia đóng góp xây dựng cho phù hợp với điều kiện, văn

hóa và trình độ của Việt Nam.

Cục ATBXHN nên cung cấp nhiều thông tin chính thức, đầy đủ liên quan tới các trường hợp mất

an toàn và có phân tích cụ thể để các đơn vị có dữ liệu và bằng chứng thông qua đó sẽ đưa và

lồng ghép vào chương trình giảng dạy cho học viên. Trên cơ sở đó trong các chương trình đào

tạo An toàn bức xạ sẽ đưa ra tình huống kịch bản trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệmquốc tế, trao đổi

hai chiều và có tình huống sát thực tế.

Đối với một số dự án trọng điểm hay siêu dự án, công tác đào tạo An toàn bức xạ nên được “phổ

cập” và đào tạo cho các cấp quản lý khác nhau như: Cán bộ quản lý của chủ đầu tư, giám sát thi

công và đặc biệt cần xây dựng chương trình đào tạo có kịch bản “xấu” ứng phó thực tế để giảm

thiểu các rủi ro và thiệt hại. Chưong trình đào tạo này nên được sự đầu tư và tham gia giảng dạy

của các chuyên viên hoặc cán bộ thuộc Cục ATBXHN./.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN HẠT NHÂN:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Phòng Tiêu chuẩn, Cục ATBXHN

Kinh nghiệm quốc tế

Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), sau khi quốc gia có chính

sách phát triển điện hạt nhân và trước khi quyết định lựa chọn công nghệ lò phản ứng nào sẽ

được sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), cơ quan quản lý cần nhận thức được hai

cách tiếp cận trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho quản lý an toàn hạt nhân. Cách thứ nhất là

cách tiếp cận có tính mô tả (prescriptive approach) với một số lượng rất lớn các văn bản quản lý

và cách thứ hai là cách tiếp cận định hướng kết quả (outcome oriented approach). Mỗi cách tiếp

cận có những ưu, nhược điểm riêng và có những cách tiếp cận khác kết hợp đặc điểm của hai

cách tiếp cận cơ bản.

Đối với cách tiếp cận có tính mô tả, ưu điểm là cơ quan quản lý có cơ sở rõ ràng để tiến hành

thẩm định, thanh tra an toàn trong khi bên đề nghị cấp phép cho NMĐHN (bên đề nghị cấp phép)

được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và hiểu đúng các yêu cầu, mong muốn của cơ quan quản lý.

Nhược điểm của cách tiếp cận này là cần rất nhiều thời gian, công sức để hoàn thiện hệ thống

pháp luật và thực tế, gần như không có nước nào có thể hoàn toàn theo cách tiếp cận này.

Đối với cách tiếp cận định hướng kết quả, ưu điểm là không cần phải xây dựng nhiều văn bản

quản lý vì chỉ cần đặt ra các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về an toàn hạt nhân trong một vài văn

bản, trong đó có quy định bên đề nghị cấp phép/ được cấp phép đối với NMĐHN phải đảm bảo

NMĐHN đạt được an toàn cao hoặc độ rủi ro thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý. Hạn chế

của cách tiếp cận này là cơ quan quản lý sẽ cần có năng lực cao và tổ chức quản lý tốt để có thẩm

định và thanh tra an toàn đối với NMĐHN.

Thực tế, có khá nhiều nước theo cách tiếp cận kết hợp các đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản

nêu trên nhưng có một điểm chung là số lượng các yêu cầu có tính bắt buộc áp dụng thường

không quá nhiều và các yêu cầu đó được hỗ trợ bởi một hệ thống các văn bản hướng dẫn hoặc

tiêu chuẩn có tính hướng dẫn hơn là tính bắt buộc áp dụng.

Trường hợp của Hoa Kỳ - nước có cách tiếp cận nghiêng về tính mô tả, các quy định pháp luật

về an toàn bức xạ, hạt nhân chủ yếu nằm trong Luật Năng lượng nguyên tử và Phần 10 của Bộ

các quy định liên bang (Code of Federal Regulations – CFR) trong khi các hướng dẫn về an toàn

hạt nhân nằm trong một hệ thống đồ sộ các văn bản hướng dẫn của Cơ quan quản lý hạt nhân

Hoa Kỳ (U.S. NRC). Các văn bản hướng dẫn của U.S. NRC nhằm mục đích cung cấp thông tin

cho người xin cấp phép các phương pháp an toàn hạt nhân mà NRC chấp nhận được và đồng thời

hướng dẫn nhân viên của NRC thực hiện hoạt động thẩm định, thanh tra an toàn hạt nhân.

Trường hợp của Anh – nước có cách tiếp cận nghiêng về định hướng kết quả, các quy định pháp

luật chỉ nằm trong các Luật Năng lượng nguyên tử, Luật về Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc

(áp dụng cho tất cả các loại hình công việc, trong đó có công việc liên quan đến NMĐHN), Luật

về các cơ sở hạt nhân, Quy định về An toàn bức xạ. Các quy định trong các luật của Anh khá

chung chung. Ngoài các văn bản đó, Anh chỉ có các hướng dẫn về an toàn hạt nhân của cơ quan

quản lý hạt nhân (Office of Nuclear Regulation – ONR), trong số đó có Bản các nguyên tắc thẩm

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

định an toàn (SAPs) và khoảng 70 bản hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau liên quan đến

NMĐHN nhằm bổ trợ cho Bản các nguyên tắc thẩm định an toàn. Các văn bản này của ONR áp

dụng cho hoạt động thẩm định, thanh tra của nhân viên ONR đối với các cơ sở hạt nhân và đồng

thời có ý nghĩa cung cấp thông tin cho người xin cấp phép về những mong đợi của ONR đối với

nội dung báo cáo phân tích an toàn do người xin cấp phép chuẩn bị.

Trường hợp của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) – quốc gia đang trong quá trình

xây dựng NMĐHN hạt nhân đầu tiên, thể hiện rõ ràng cách tiếp cận kết hợp đặc điểm của hai

cách tiếp cận cơ bản nêu trên. UAE có Luật sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình

và một số các văn bản quy phạm pháp luật (bắt buộc áp dụng) về an toàn hạt nhân. Ngoài ra, cơ

quan quản lý của UAE cũng ban hành các hướng dẫn về an toàn hạt nhân nhằm bổ trợ cho văn

bản quy định bắt buộc. Các hướng dẫn về an toàn hạt nhân mô tả các tiêu chí, phương pháp mà

cơ quan quản lý của UAE cho rằng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp

luật bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn về an toàn hạt nhân không phải là các văn bản

bắt buộc áp dụng vì trường hợp người xin cấp phép đưa ra các phương pháp bảo đảm an toàn

khác với các hướng dẫn của cơ quan quản lý của UAE nhưng đáp ứng các quy định trong các

văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn được cơ quan quản lý chấp nhận.

Đề xuất cho Việt Nam

Từ các khuyến cáo của IAEA và kinh nghiệm của các nước như đã trình bày ở trên thì có thể rút

ra các đề xuất sau cho công tác xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân tại Việt Nam.

Thứ nhất là cơ quan quản lý của Việt Nam cần sớm xác định định hướng xây dựng văn bản pháp

lý về an toàn hạt nhân. Thực tế là chúng ta thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm nên việc xây dựng

một hệ thống văn bản pháp lý theo cách tiếp cận mô tả là không khả thi vì cách này đòi hỏi nhiều

công sức, thời gian và làm chậm vô thời hạn đối với lộ trình xây dựng NMĐHN. Việc học tập

mô hình pháp luật của các nước có ít NMĐHN là phù hợp, ví dụ như UAE. Như vậy, Việt Nam

có thể có cách tiếp cận kết hợp giữa hai cách tiếp cận định hướng kết quả và mô tả, trong đó,

định hướng kết quả được ưu tiên và thể hiện qua việc thiết lập một số ít các văn bản quy phạm

pháp luật với các quy định chung, mang tính nguyên tắc nhiều hơn (ví dụ như nguyên tắc đảm

bảo NMĐHN phải đạt được an toàn cao nhất có thể đạt được một cách hợp lý). Bên cạnh đó, cơ

quan quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân cần xây dựng và ban hành thêm một lớp các văn bản

hướng dẫn về an toàn hạt nhân có mức độ chi tiết, cụ thể hơn, quy định các biện pháp, tiêu chí về

an toàn hạt nhân mà sẽ đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu chung đặt ra trong văn bản quy phạm

pháp luật. Các văn bản hướng dẫn về an toàn hạt nhân này một mặt hướng dẫn cán bộ của cơ

quan quản lý về an toàn hạt nhân thực hiện tốt công việc thẩm định, thanh tra an toàn hạt nhân và

mặt khác, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người xin cấp phép để họ có cơ sở đáp ứng tốt

mong chờ từ phía cơ quan quản lý. Số lượng, nội dung văn bản hướng dẫn tùy thuộc vào thời

gian, nguồn lực của cơ quan quản lý nhưng cần được xây dựng theo thứ tự ưu tiên về tính cần

thiết.

Thứ hai là các văn bản hướng dẫn không nên có tính bắt buộc áp dụng mà cần để mở khả năng

cho phép người xin cấp phép / người được cấp phép áp dụng các biện pháp an toàn khác. Nếu

quy định tất cả các văn bản hướng dẫn về an toàn hạt nhân do cơ quan quản lý ban hành có tính

bắt buộc áp dụng trong mọi trường hợp thì vô tình, cơ quan quản lý đã tạo ra tính thụ động cho

người xin cấp phép và người xin cấp phép hoàn toàn không có động lực để nghiên cứu và áp

dụng các biện pháp bảo đảm an toàn khác mà có thể tốt hơn những hướng dẫn của cơ quan quản

lý. Vì vậy, các văn bản hướng dẫn cụ thể nên được ban hành dưới dạng các văn bản cá biệt hoặc

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân. Dưới hình thức những dạng văn bản này, các tiêu chí, biện

pháp bảo đảm an toàn do cơ quan quản lý sẽ được người xin cấp phép tiếp nhận, áp dụng nếu họ

không có phương án bảo đảm an toàn nào tốt hơn nhưng cũng không hạn chế người xin cấp phép

sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn khác mà vẫn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an toàn

đặt ra trong các văn bản quy phạm pháp luật./.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

KINH NGHIỆM CỦA VƯƠNG QUỐC ANH TRONG THỰC HIỆN

CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

Chu Quang Huy, Hoàng Thị Luyến, Đỗ Minh Vương

Thanh tra Cục ATBXHN

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Cơ quan

pháp quy hạt nhân của Vương quốc Anh (Office for Nuclear Regulation – ONR), ONR đã cử 01

chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sang làm việc tại Cục ATBXHN trong vòng 06 tháng (từ tháng

10/2014 đến tháng 3/2015) để tư vấn cho Cục về các hoạt động quản lý, chuyên môn của cơ

quan pháp quy hạt nhân, trong đó có các hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn hạt nhân đối

với nhà máy điện hạt nhân. Qua quá trình làm việc, chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm của

Vương quốc Anh, cụ thể là kinh nghiệm của ONR trong việc thực hiện các hoạt động thanh tra

trong các giai đoạn khác nhau của nhà máy điện hạt nhân.

1. Tổng quan về ONR

ONR được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 2014 theo Luật Năng lượng năm 2013 của

Vương quốc Anh. Trách nhiệm và quyền hạn của ONR dựa trên khung pháp lý của Luật này.

ONR tổ chức các chương trình hoạt động truyền thông liên quan tới các lĩnh vực thuộc công

nghiệp hạt nhân. Đội ngũ lãnh đạo điều hành ONR chịu trách nhiệm về các hoạt động của ONR.

ONR có khoảng 450 nhân viên và được quản lý bởi một Ban Giám đốc điều hành và các giám

đốc kỹ thuật.

Tại Vương quốc Anh, bên cạnh Luật Năng lượng còn có các quy định pháp lý khác làm

nền tảng cho ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm:

Luật an toàn và sức khỏe tại công trường (ban hành năm 1974), quy định trách nhiệm

đảm bảo an toàn cho công nhân và công chúng của người sử dụng lao động.

Luật về các Cơ sở hạt nhân (ban hành năm 1965) (NIA), quy định điều kiện cấp giấy

phép cho địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Quy định pháp lý về Bức xạ ion hóa (ban hành năm 1999), quy định về việc bảo vệ người

lao động trong tất cả các ngành công nghiệp khỏi bức xạ ion hóa bằng các quy định

chung về sức khỏe và an toàn.

Quy định an ninh trong ngành công nghiệp hạt nhân (ban hành năm 2003), Bộ phận an

ninh hạt nhân dân sự của ONR tiến hành các hoạt động quản lý, phê duyệt những thỏa

ước về an ninh trong công nghiệp và thực thi việc tuân thủ theo thẩm quyền đã định.

Trách nhiệm pháp lý của ONR bao gồm:

• Đảm bảo an toàn tại các địa điểm hạt nhân (dân sự và quân sự);

• An ninh hạt nhân dân sự;

• Vận chuyển vật liệu phóng xạ;

• Thanh sát;

• Chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Hiện có 40 địa điểm hạt nhân đã được Vương Quốc Anh cấp phép liên quan tới:

• Các lò phản ứng điện hạt nhân;

• Chuyển đổi và làm giầu nhiên liệu;

• Các nhà máy tái chế;

• Các địa điểm chôn lấp và xử lý chất thải;

• Tháo dỡ;

• Quân sự.

2. Triết lý thanh tra của ONR

ONR đảm nhiệm quản lý pháp quy độc lập về an toàn và an ninh hạt nhân tại 37 địa điểm

hạt nhân đã được cấp phép tại Vương quốc Anh, cũng như các vấn đề liên quan tới vận chuyển

vật liệu hạt nhân; đảm bảo các quy định về thanh sát hạt nhân phải được tuân thủ theo quy định

pháp quy của Vương quốc Anh. Để thực hiện chức năng quản lý pháp quy của mình, các triết lý

sau được ONR triển khai trước khi áp dụng biện pháp quản lý hành chính là thanh tra:

• Thuyết phục và tạo tầm ảnh hưởng;

• Xây dựng và duy trì một cuộc đối thoại cởi mở và hiệu quả;

• Đưa ra phương pháp tiếp cận tích cực để tạo điều kiện cho việc cấp phép;

• Hỗ trợ và tăng cường các quy trình tự điều chỉnh của đơn vị xin cấp phép;

• Đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện cho các quyết sách/chiến lược;

• Tập trung vào công tác phòng chống tai nạn hạt nhân nghiêm trọng để hạn chế rủi ro cho

người lao động;

• Khuyến khích sự cải tiến để đảm bảo an toàn từ lãnh đạo của đối tượng thanh tra;

• Khuyến khích sự tự kiểm soát và học hỏi của đối tượng thanh tra;

• Khuyến khích thiết lập bộ máy quản lý hiệu quả.

3. Hoạt động thanh tra của ONR

Công tác thanh tra được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lên kế hoạch tới triển khai thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan về các quy trình của đối tượng thanh tra, các giấy

phép đơn vị được cấp, những phát hiện của đoàn thanh tra trước,…để quyết định phạm vi và độ

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

chi tiết của cuộc thanh tra, có thảo luận về kế hoạch và cách thức triển khai với thanh tra viên có

kinh nghiệm tại thực địa khác.

Tần suất thanh tra dựa theo chu kỳ đánh giá an toàn của đối tượng thanh tra. Mỗi cuộc

thanh tra thường được hoạch định trong vòng 5 năm cho từng địa điểm theo các tiêu chí:

– Kế hoạch cải tiến dài hạn;

– Phản ánh hoạt động, sự lão hóa, các vấn đề về tháo dỡ v.v.;

– Kế hoạch chi tiết hàng năm;

– Việc tuân thủ các điều kiện của giấy phép;

– Các cuộc thanh tra theo từng hệ thống cụ thể;

– Các cuộc điều tra khi có sự cố;

– Những cải tiến mang tính định hướng.

Hoạt động thanh tra của ONR được chia thành hai loại hình chính:

3.1.Thanh tra việc tuân thủ các điều kiện giấy phép

– Điều kiện giấy phép của các cá nhân hoặc điều kiện giấy phép cho nhóm;

– Vấn đề liên quan tới lịch sử của cơ sở;

– Kiểm tra các quy trình quản lý và việc triển khai những quy trình này;

– Kiểm tra lại tất cả Những điều kiện giấy phép qua một chu kỳ thời gian cố định (hàng

năm, 02 năm/lần v.v.).

3.2. Thanh tra theo hệ thống công nghệ, dựa trên việc kiểm tra tất cả các khía cạnh liên

quan tới an toàn của một hệ thống cụ thể:

– Hệ thống làm mát;

– Thiết bị đo và kiểm soát;

– Các bộ cấp điện v…v…

Các văn bản liên quan tới hướng dẫn Thanh tra và Thẩm định được ONR công bố trên trang

điện tử của tổ chức, cụ thể theo đường dẫn http://www.onr.org.uk/operational/tech_insp_guides;

và các tiêu chuẩn mà ONR dùng để thẩm định an toàn hạt nhân http://www.onr.org.uk/saps/;

http://www.onr.org.uk/operational/tech_asst_guides.

Tại tất cả các địa điểm hạt nhân, ONR đều bố chí thanh tra viên thường trú trong khoảng

từ 3 đến 4 năm, đây là các cán bộ có trách nhiệm, hiểu về đơn vị và các vấn đề liên quan tới an

toàn, các rủi ro/nguy cơ chính và các hệ thống an toàn, và các vấn đề hiện tại cũng như sau này.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thanh tra viên thường trú ngoài việc trao đổi với những cán

bộ có trách nhiệm và công nhân làm việc tại địa điểm còn cần phải có những cuộc đi xem xét

thực tế quanh nhà máy, để hiểu về các chức năng an toàn cũng như các mối nguy hại.

Sau khi kết thúc một cuộc thanh tra, các báo cáo về hoạt động thanh tra và kết quả thanh

tra sẽ được đưa lên trang điện tử của cơ quan ONR trong vòng hai tuần. Bên cạnh báo cáo này,

đoàn thanh tra cũng cung cấp thêm thông tin có liên quan cho Hội đồng nhân dân địa phương.

Đoàn thanh tra có những phản hồi chính thức (bằng văn bản) hoặc không chính thức (thông qua

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

trao đổi điện thoại, thư điện tử, hay gặp trực tiếp) về những phát hiện và yêu cầu cần sớm khắc

phục cho đối tượng thanh tra.

Tài liệu tham khảo

[1]. Các tài liệu trình bày tại Hội thảo “Thực hiện hoạt động thanh tra Nhà máy điện hạt nhân

và kinh nghiệm của Vương quốc Anh”, Hà Nội, 26-27/2/2015, Mr. Dave Watson – Thanh tra

viên ONR.

[2]. http://www.onr.org.uk.

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GIỚI THIỆU ẤN PHẨM GSR PHẦN 3 CỦA IAEA: CÁC TIÊU CHUẨN

AN TOÀN CƠ BẢN QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ BỨC XẠ VÀ AN TOÀN

NGUỒN PHÓNG XẠ Nguyễn Thị Hồng Nhung

Phòng Tiêu chuẩn, Cục ATBXHN

Năm 2014, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã chính thức xuất bản ấn phẩm có

số hiệu GSR Phần 3, Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc

tế về bảo vệ bức xạ và an toàn các nguồn phóng xạ (GSR

Part 3, Radiation Protection and Safety of Radiation

Sources: International Basic Safety Standards) với mục

tiêu là là đưa ra các yêu cầu bảo vệ con người và môi

trường khỏi các tác động có hại của bức xạ ion hóa và các

yêu cầu về an toàn các nguồn phóng xạ. Tài liệu này được

biên soạn và xuất bản với sự đồng tài trợ củatám tổ chức

quốc tế là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Ủy

ban Châu Âu, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, Tổ

chức Lao động Quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử

của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, Tổ chức Y tế

Liên châu Mỹ, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc và

Tổ chức Y tế thế giới. Đây là bản ấn phẩm mới thay thế

cho bản ấn phẩm tạm thời được xuất bản tháng 11/2011 và

bản ấn phẩm Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo

vệ chống bức xạ ion hóa và an toàn các nguồn phóng xạ

(Safety Series No. 115) xuất bản năm 1996. Ấn phẩm mới

được xây dựng dựa trên việc soát xét, sửa đổi những nội

dung đã có trong các ấn phẩm cũ và bổ sung những nội

dung mới có tính đến những kết quả nghiên cứu mới nhất của Ủy ban Khoa học Liên hiệp quốc

về tác động của bức xạ nguyên tử và khuyến nghị mới nhất của Ủy ban Bảo vệ Bức xạ Quốc tế.

Các tiêu chuẩn trong ấn phẩm đưa ra các yêu cầu về bảo vệ chống bức xạ ion hóa cần được thực

hiện bởi tất cả các cơ sở và hoạt động tạo ra rủi ro về bức xạ ion hóa. Hoạt động bảo vệ chống

tác hại của bức xạ không ion hóa, các tình huống chiếu xạ hoàn toàn không thể kiểm soát bởi con

người như chiếu xạ từ vũ trụ và các các yêu cầu về an ninh các nguồn phóng xạ nằm ngoài phạm

vi của các tiêu chuẩn này.

Đối tượng chính sử dụng các tiêu chuẩn được dự liệu là các chính phủ và cơ quan quản lý. Bên

cạnh đó, các yêu cầu đặt ra trong ấn phẩm có thể được áp dụng bởi các bên liên quan như tổ

chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, cơ quan quản lý về y tế, tổ chức nghề nghiệp và tổ

chức cung cấp dịch vụ như tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.

Cấu trúc và nội dung chính của ấn phẩm

Ấn phẩm gồm 5 phần chính và các phụ lục kèm theo. Phần 1 không đưa ra các yêu cầu mà chỉ

nêu quan điểm, các nguyên tắc an toàn để thiết lập ra các yêu cầu được nêu trong các phần còn

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

lại và các phụ lục. Phần 2 đặt ra các yêu cầu áp dụng chung cho tất cả các tình huống chiếu xạ và

các loại hình chiếu xạ (chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế). Các yêu cầu

này bao gồm xác định trách nhiệm của chính phủ, cơ quan quản lý và các bên liên quan trong

việc thực hiện chương trình bảo vệ chống bức xạ, thiết lập và duy trì hệ thống quản lý, thúc đẩy

văn hóa an toàn và quan tâm tới yếu tố con người. Phần 3 đặt ra các yêu cầu riêng cho tình

huống chiếu xạ có kế hoạch, trong đó có các yêu cầu áp dụng chung cho cả ba loại hình chiếu xạ,

các yêu cầu về an toàn nguồn phóng xạ và các nhóm yêu cầu riêng cho chiếu xạ nghề nghiệp,

chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế. Phần 4 đặt ra các yêu cầu áp dụng cho tình huống chiếu xạ

sự cố, trong đó có cả các yêu cầu đối với hoạt động đưa tình huống chiếu xạ sự cố về tình huống

chiếu xạ hiện có (existing exposure situation). Phần 5 đặt ra các yêu cầu đối với tình huống chiếu

xạ hiện có, bao gồm yêu cầu đối với chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp trong các tình

huống chiếu xạ hiện có. Phần này cũng đưa ra các yêu cầu đối với việc phục hồi các khu vực có

chất phóng xạ tồn dư, nơi có khí radon trong nhà, nhân phóng xạ trong hàng hóa, và bảo vệ phi

hành đoàn trên máy bay, tàu vũ trụ khỏi tác hại của bức xạ.

Các phụ lục từ I đến IV đưa ra các giá trị về mức miễn trừ, thanh lý, phân nhóm các nguồn

phóng xạ kín, giới hạn liều đối với các tình huống chiếu xạ có kế hoạch và tiêu chí được sử dụng

trong ứng phó sự cố bức xạ. Bên cạnh đó, ấn phẩm còn có một phụ lục giải thích các thuật ngữ

được sử dụng trong ấn phẩm.

Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại Việt Nam so với các tiêu chuẩn

trong GSR Phần 3

Mười nguyên tắc an toàn cơ bản về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ

1. Trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn thuộc về cá nhân hoặc tổ chức chịu

trách nhiệm đối với các cơ sở và hoạt động tạo ra rủi ro về bức xạ.

2. Vai trò của Chính phủ là thiết lập và duy trì một hệ thống pháp luật và quản lý hiệu quả

về an toàn, trong đó có cơ quan quản lý độc lập.

3. Trong các tổ chức, cơ sở có các hoạt động tạo ra nguy cơ về bức xạ, cần thiết lập hệ

thống lãnh đạo và quản lý hiệu quả.

4. Các cơ sở và hoạt động có nguy cơ bức xạ phải tạo ra lợi ích về tổng thể.

5. Bảo vệ chống bức xạ phải được tối ưu để đem lại mức an toàn cao nhất có thể đạt được

một cách hợp lý.

6. Các biện pháp kiểm soát rủi ro bức xạ phải bảo đảm rủi ro về bức xạ lên cá nhân phải

được hạn chế.

7. Thế hệ hiện tại và tương lai phải được bảo vệ khỏi rủi ro bức xạ.

8. Sự cố bức xạ hoặc hạt nhân phải được ngăn ngừa và giảm thiểu bằng các biện pháp

thực tiễn.

9. Cần có các biện pháp để chuẩn bị ứng phó với sự cố bức xạ hoặc hạt nhân.

10. Cần có luận chứng và tối ưu hóa cho các hành động bảo vệ giảm thiểu các rủi ro bức

xạ hiện có hoặc nằm ngoài sự kiểm soát.

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về an toàn bức xạ của Việt Nam được xây dựng và

hoàn thiện chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn, khuyến nghị của IAEA và kinh nghiệm của một số

nước có hệ thống quản lý nhà nước tốt đối với ứng dụng năng lượng nguyên tử. Các phiên bản

trước của GSR Phần 3 là Ấn phẩm Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ chống bức

xạ ion hóa và an toàn các nguồn phóng xạ xuất bản năm 1996 và Phiên bản tạm thời GSR Phần

3 xuất bản năm 2011 đã được các cơ quan quản lý của Việt Nam tham khảo trong quá trình soạn

thảo Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và các văn bản hướng dẫn Luật như Thông tư số

19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề

nghiệp và chiếu xạ công chúng, Quy chuẩn kỹ thuật 05:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn

trừ khai báo, cấp giấy phép, Quy chuẩn kỹ thuật 06: 2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân

nhóm và phân loại nguồn phóng xạ. Nhìn chung, các quy định pháp luật của Việt Nam khá

tương đồng với các yêu cầu trong các ấn phẩm này của IAEA, bao gồm cả GSR Phần 3.

Vì hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ căn bản tuân theo các quy định pháp luật và

các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này nên có thể nhận xét chung rằng phần lớn các yêu cầu trong

GSR Phần 3 đang được thực hiện tại Việt Nam. Tuy vậy, cũng không phải tất cả các nội dung

trong GSR Phần 3 đã được thể hiện đầy đủ, chính xác trong các văn bản quy phạm pháp luật hay

đã được thực hiện tốt tại Việt Nam và phần viết dưới đây sẽ trình bày một số nội dung như vậy:

- Yêu cầu về thông báo và cấp phép

Theo yêu cầu trong GSR Phần 3, tổ chức, cá nhân dự kiến tiến hành bất kỳ hoạt động có khả

năng làm tăng nguy cơ chiếu xạ lên con người thì phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước

về dự kiến đó và đối với các hoạt động có nguy cơ chiếu xạ lên con người đáng kể thì phải được

sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành hoạt động. Các hoạt động này khá đa

dạng, trong đó có cả hoạt động cho mượn, tiếp nhận, mua bán nguồn bức xạ.

Trong khi đó, theo quy định pháp luật của Việt Nam thì các hoạt động chuyển giao, tiếp nhận

nguồn bức xạ không phải chịu các quy định về khai báo, cấp phép theo yêu cầu trong ấn phẩm

GSR Phần 3. Thứ nhất, hoạt động chuyển giao, tiếp nhận nguồn bức xạ không phải là công việc

bức xạ theo cách xác định tại Điều18 Luật Năng lượng nguyên tử nên tổ chức, cá nhân chuyển

giao, tiếp nhận nguồn bức xạ không phải xin giấy phép trước khi tiến hành các hoạt động này.

Thứ hai, Luật Năng lượng nguyên tử và Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và

Công nghệ Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng

chỉ nhân viên bức xạ cũng chỉ quy định tổ chức, cá nhân có nguồn bức xạ phải khai báo trong

vòng bảy ngày làm việc kể từ khi có nguồn bức xạ. Theo đó, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống

cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được hoạt động bảo đảm an toàn cho một nguồn bức

xạ cho tới khi tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn thực hiện việc khai báo nguồn đó.

Như vậy, để đảm bảo mọi hoạt động có thể tạo ra nguy cơ chiếu xạ lên con người đều được kiểm

soát bởi cơ quan quản lý nhà nước thì cách xác định các hoạt động bức xạ cần kiểm soát cũng

như yêu cầu về khai báo, cấp phép trong ấn phẩm GSR Phần 3 của IAEA cần được xem xét để

áp dụng tại Việt Nam. Có thể có hai hướng sửa đổi các quy định trong Luật Năng lượng nguyên

tử và các văn bản hướng dẫn Luật. Thứ nhất, cách xác định công việc bức xạ tại điều 18 Luật

Năng lượng nên được sửa đổi theo hướng bao quát tất cả các hoạt động có thể gây ra rủi ro chiếu

xạ lên con người, bao gồm cả hoạt động chuyển giao, tiếp nhận nguồn bức xạ. Thứ hai, có thể áp

dụng phương pháp phân lớp (grade approach) của IAEA trong việc phân loại các công việc bức

xạ thành nhóm công việc có yêu cầu quản lý cao hơn và nhóm công việc có yêu cầu quản lý thấp

hơn. Đối với nhóm có yêu cầu quản lý cao hơn thì tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành công

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

việc bức xạ sau khi cơ quan quản lý nhà nước đã thẩm định an toàn và cấp giấy phép cho phép

thực hiện. Đối với nhóm có yêu cầu quản lý thấp hơn (ví dụ như chuyển giao, mua bán nguồn

bức xạ) thì tổ chức, cá nhân có thể chỉ cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dự kiến

tiến hành công việc bức xạ mà không cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhưng vẫn đủ

để cơ quan quản lý nhà nước có sự giám sát thích hợp.

- Đo kiểm soát bức xạ

Theo yêu cầu số 14 trong ấn phẩm GSR Phần 3, người được cấp phép phải tiến hành việc đo

kiểm soát bức xạ (bao gồm đo liều, suất liều hoặc hoạt độ bức xạ) nhằm đảm bảo sự tuân thủ các

yêu cầu về bảo vệ bức xạ và cơ quan quản lý có trách nhiệm thẩm định, thông qua chương trình

đo kiểm soát bức xạ này. Như vậy, để thực hiện yêu cầu này thì cơ quan quản lý cần yêu cầu

người xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải lập ra chương trình đo kiểm soát bức xạ

và nộp lên cơ quan quản lý để xem xét trước khi tiến hành công việc bức xạ.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, chỉ có Điều 14 Thông tư

số 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề

nghiệp và chiếu xạ công chúng quy định tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết

lập chương trình quan trắc và nộp chương trình quan trắc này kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy

phép tiến hành công việc bức xạ. Tuy nhiên, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn về

việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ lại

không quy định chương trình quan trắc kiểm xạ là một nội dung của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

nên về cơ bản, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép không thấy được trách nhiệm phải chuẩn bị

chương trình quan trắc như là một thành phần của hồ sơ đề nghị cấp phép. Do đó, để chương

trình quan trắc kiểm xạ có được sự thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước trước khi được thực

hiện tại cơ sở thì quy định tại Điều 14 Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN cần được thể hiện trực

tiếp trong Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN vì Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN là văn bản

hướng dẫn tập trung nhất về thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

- Chiếu xạ công chúng do radon trong nhà

Yêu cầu số 50 trong ấn phẩm GSR Phần 3 viết rằng chính phủ phải cung cấp thông tin về mức

radon trong nhà, các rủi ro liên quan và trong trường hợp cần thiết thì phải thực hiện kế hoạch

hành động để kiểm soát chiếu xạ công chúng do radon trong nhà.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số quy định pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề kiểm

soát và hạn chế tại động có hại từ radon trong nhà. Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử quy định

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xác định địa

điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ

quan có thẩm quyền; tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng gây hại; thông báo cho Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm

thiểu đến mức thấp nhất tác hại đối với con người. Bên cạnh đó, năm 2008, Bộ Xây dựng đã tổ

chức biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

7889 : 2008 Nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà - Mức quy định và yêu cầu chung về phương

pháp nhằm đặt ra các mức tiêu chuẩn về nồng độ radon trong nhà và mức nồng độ radon cần có

hành động can thiệp.

Các quy định pháp luật và các mức tiêu chuẩn về nồng độ radon đã có nhưng các hoạt động điều

tra xác định nồng độ radon và các hoạt động kiểm soát, can thiệp trên thực tế mới diễn ra nhỏ,

hẹp ở một số nơi và chưa tương xứng với quy định pháp luật Việt Nam cũng như yêu cầu số 50

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

trong ấn phẩm GSR Phần 3 của IAEA. Ngoài ra, các thông tin về tiêu chuẩn nồng độ radon trong

nhà, các tác hại liên quan cũng như các biện pháp làm hạn chế nồng độ radon chưa được thể hiện

theo cách mà công chúng có thể dễ dàng tiếp cận. Do đó, trong tương lai, các cơ quan quản lý về

an toàn bức xạ cần có thêm hành động cụ thể để thực hiện các biện pháp kiểm soát chiếu xạ công

chúng từ radon trong nhà, trong đó lưu ý về vấn đề thông tin công chúng.

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn an toàn nói chung và ấn phẩm GSR Phần 3 nói riêng của IAEA

được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm tốt và phổ biến nhất trên thế giới về quản lý an toàn

bức xạ và đã được nhiều quốc gia tham khảo áp dụng. Chính vì thế, cơ quan quản lý về an toàn

bức xạ cần xác định những điểm chưa phù hợp giữa hệ thống quản lý của mình với các tiêu

chuẩn an toàn của IAEA và từ đó có biện pháp phù hợp hoàn thiện cơ sở hạ tầng về quản lý an

toàn bức xạ của quốc gia. Những nội dung trong GSR Phần 3 mà Việt Nam chưa đáp ứng như đã

trình bày ở trên hoàn toàn có thể là những gợi ý cho hoạt động sửa đổi bổ sung Luật Năng lượng

nguyên tử, các văn bản hướng dẫn Luật cũng như tăng cường một số khía cạnh trong quản lý an

toàn bức xạ tại Việt Nam./.

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Phan Đình Hồng & Lê Xuân Thám

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng

Luật Năng lượng nguyên tử (năm 2008) và các văn bản dưới luật được ban hành đã tạo ra một

bước ngoặt lớn trong công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo hành lang pháp lý, góp phần quản lý

tốt hơn hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử và hạn chế tối đa những tác hại tiêu cực của

bức xạ, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Ứng dụng năng lượng nguyên tử tại Việt Nam được phổ biến trong các lĩnh vực: y tế, công

nghiệp, nghiên cứu, đào tạo và một số lĩnh vực khác như thăm dò địa chất, nông sinh học, các cơ

sở làm dịch vụ về an toàn bức xạ,… đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm

lực khoa học và công nghệ của đất nước và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tại tỉnh Lâm

Đồng, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các sở, ngành xây dựng “Kế hoạch ứng dụng

bức xạ và kỹ thuật hạt nhân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” và đã được UBND tỉnh phê duyệt

ngày 28/3/2014 với mục đích nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đào tạo nguồn

nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thực hiện công tác quản lý, thực hiện các hoạt động ứng

dụng bức xạ và kỹ thuật hạt nhân đồng thời nâng cao năng lực hợp tác trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; lựa chọn và phát triển một số nghiên cứu và ứng dụng bức

xạ và kỹ thuật hạt nhân trong các ngành nông nghiệp, y tế, công nghiệp, khí tượng thủy văn, địa

chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường của tỉnh Lâm Đồng.

Công tác quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân: hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 56 cơ sở

bức xạ, bao gồm 51 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, 2 cơ sở nghiên cứu và ứng

dụng kỹ thuật hạt nhân (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân

trong công nghiệp), 01 cơ sở ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y tế (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm

Đồng), 01 cơ sở sử dụng nguồn đo trong công nghiệp sản xuất alumin (Công ty Nhôm Lâm Đồng)

và 01 cơ sở sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hàng hóa tại sân bay (Cảng Hàng không Liên

Khương) với khoảng gần 1.000 nguồn bức xạ (trong đó có 74 thiết bị X-quang chẩn đoán y tế).

Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng quy trình cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và

cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (7 thủ tục hành chính) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO

9001:2008. Các thủ tục này được công bố công khai, minh bạch tại nơi giải quyết và được đăng tải

trên trang thông tin điện tử của Sở. Thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân

tiến hành công việc bức xạ dễ dàng tiếp cận các thủ tục hành chính và được cơ quan chức năng

tiếp nhận hồ sơ, thụ lý nhanh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hàng năm, Sở thực hiện công tác thống kê các thiết bị X-quang sử dụng chẩn đoán y tế và rà soát

các giấy phép trong toàn tỉnh để đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở thực hiện nghiêm túc việc khai báo,

cấp và gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, đến nay hầu hết các cơ sở đã

được cấp phép tiến hành công việc bức xạ.

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

Công tác tuyên truyền, phổ biến: Sở Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên tổ chức các lớp tập

huấn (2 năm/lần) nhằm cập nhật, hướng dẫn và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về an

toàn bức xạ và hạt nhân cho các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ và cán bộ Phòng

Kinh tế và Kinh tế Hạ tầng trong tỉnh. Thông qua đó, giúp các cơ sở hiểu và chấp hành nghiêm

các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ; đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước của

cơ quan quản lý về KHCN cấp cơ sở trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tổ

chức các lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ

khi có nhu cầu.

Công tác thanh, kiểm tra: Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ngành tổ

chức các đoàn thanh, kiểm tra về việc đảm bảo an toàn bức xạ đối với các cơ sở có sử dụng thiết

bị X-quang chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở mới được cấp phép và gia hạn giấy phép

trong năm). Kết quả qua các đợt thanh, kiểm tra cho thấy, phần lớn các cơ sở đã chấp hành

nghiêm túc các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử như: Thực hiện việc khai báo, cấp giấy

phép tiến hành hoạt động bức xạ; phân công người phụ trách công tác an toàn bức xạ; trang bị liều

kế cá nhân và đọc liều kế đúng quy định; lắp đặt đèn báo hiệu, biển cảnh báo nguy hiểm phóng xạ,

chỉ dẫn an toàn đúng quy định; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ và lưu giữ hồ

sơ đúng quy định… Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ và đúng quy định của

pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân, đã được đoàn kiểm tra nhắc nhở, khắc phục. Trong một

số trường hợp cá biệt, đoàn thanh, kiểm tra đã tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (năm

2014 vừa qua, đã xử phạt 3 cơ sở vi phạm Luật Năng lượng nguyên tử với số tiền: 10.000.000

đồng).

Việc triển khai xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố (theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN của

Bộ KH&CN về việc “Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt

nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân”),Sở Khoa học và Công

nghệ đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp

cơ sở; xây dựng quy trình kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN ISO 9001:2008, đến nay đã phê duyệt cho 3 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế.

Năm 2015, Sở khoa học và Công nghệ đã bố trí triển khai xây dựng “Kế hoạch ứng phó sự cố bức

xạ cấp tỉnh” nhằm đưa ra một số kịch bản chi tiết giúp sở và các đơn vị liên quan chủ động trong

công tác ứng phó khi có sự cố bức xạ xảy ra trên địa bàn và xem xét một số nhiệm vụ ứng dụng

bức xạ và kỹ thuật hạt nhân trong các ngành kinh tế kỹ thuật ở tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời, để triển khai thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường

quốc gia đến năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã lên kế hoạch xây dựng “Trạm

quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường” dự kiến tại thành phố Bảo Lộc nhằm đáp ứng công

tác đảm bảo an toàn , phòng ngừa và kịp thời ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

Ngoài hoạt động theo chức năng quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,

Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức hướng

dẫn đăng ký, khai báo tiến hành công việc bức xạ cho các cơ sở mà Cục cấp phép; phối hợp với

thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thanh tra các cơ sở theo kế hoạch của thanh tra Cục.

Để phát huy và làm tốt công tác quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng, trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tăng cường công tác tuyên

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

truyền phổ biến kiến thức pháp luật về năng lượng nguyên tử cho các đơn vị sử dụng thiết bị bức

xạ; đồng thời tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân nâng

cao hiểu biết để tự bảo vệ trước nguy cơ nhiễm xạ; đồng thời thường xuyên phối hợp với các sở,

ngành của tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo việc

chấp hành nghiêm chỉnh Luật năng lượng nguyên tử; tổ chức triển khai kế hoạch ứng phó sự cố

bức xạ cấp tỉnh…

Để đảm bảo cho sự an toàn của cộng đồng, Sở cũng kiến nghị Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cần

ban hành quy định cụ thể về thời gian cho các thiết bị X-quang được phép hoạt động, do một số cơ

sở sử dụng các thiết bị quá cũ (có thiết bị đã sử dụng trên 30 năm) làm ảnh hưởng đến chất lượng

khám, chữa bệnh của cơ sở./.