133
Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, xu thế phát triển theo hướng cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã từng bước tiếp cận với những tiến bộ, những kinh nghiệm quản lý để bổ sung và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý của mình. Chủ động phát huy tiềm năng của quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự. Dưới sự quản lý của Nhà nước nền kinh tế đã có được những thành công nhất định, kinh tế có nhiều thuận lợi rất căn bản, trước hết là sự ổn định về chính trị, xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Những đổi mới của Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Vậy làm thế nào để thực hiện đảm bảo và duy trì NSNN tránh được tình trạng tham nhũng, tiêu cực? Đây là một câu hỏi lớn mà các nhà quản lý - giám sát rất nan giải vì vẫn chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề trên, dù Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng xem ra vẫn chưa mấy hiệu quả, kết quả không như mong muốn. Xã hội càng văn minh, các công cụ GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như 1

nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Ngày nay, xu thế phát triển theo hướng cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập

vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã từng bước tiếp cận với những tiến bộ, những

kinh nghiệm quản lý để bổ sung và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý của mình.

Chủ động phát huy tiềm năng của quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự.

Dưới sự quản lý của Nhà nước nền kinh tế đã có được những thành công nhất định,

kinh tế có nhiều thuận lợi rất căn bản, trước hết là sự ổn định về chính trị, xã hội và ổn

định kinh tế vĩ mô. Những đổi mới của Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ có ý nghĩa rất

quan trọng đến việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và

hạn chế. Vậy làm thế nào để thực hiện đảm bảo và duy trì NSNN tránh được tình

trạng tham nhũng, tiêu cực? Đây là một câu hỏi lớn mà các nhà quản lý - giám sát rất

nan giải vì vẫn chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề trên, dù Nhà nước đã đưa ra

nhiều biện pháp nhưng xem ra vẫn chưa mấy hiệu quả, kết quả không như mong

muốn. Xã hội càng văn minh, các công cụ quản lý - giám sát càng tiến bộ thì thủ đoạn

của những kẻ xấu càng tinh vi hơn.

Xuất phát từ thực tế trên có thể thấy rõ vai trò quan trọng của việc quản lý

NSNN, đây là vấn đề mang tính chất sống còn của một quốc qia. Ở nước ta quản lý tốt

NSNN không chỉ tạo tiền đề phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần thực hiện có

hiệu quả công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra quyết liệt hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của NSNN đối với sự phát triển của đất nước

nói chung và TP Cần Thơ nói riêng em đã tìm hiểu và quyết định chọn đề tài “Nâng

cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009” để làm

báo cáo tốt nghiệp của .

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về tình hình thu NSNN, tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá,

trình bày kết quả tìm hiểu được nhằm đạt được những mục đích sau:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như1

Page 2: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Phân tích, đánh giá tình hình thu ngân sách và kết quả thực hiện thu ngân sách

trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2009.

- Kiến nghị và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân

sách trên địa bàn TP Cần Thơ.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đầu tiên là nghiên cứu về cơ sở lý luận về NSNN. Bao gồm: khái niệm, tích

chất, chức năng, vai trò của NSNN. Bên cạnh đó cần nắm được tổ chức hệ thống, phân

cấp NSNN, về thu NSNN, căn cứ lập dự toán và chấp hành NSNN để việc phân tích

được sâu sát và toàn diện.

Tiếp đến là việc thu thập và xử lý các số liệu. Sau đó tiến hành phân tích và

đánh giá tình hình thu ngân sách trên địa bàn TP Cần Thơ, thấy được ưu và nhược

điểm từ đó đề ra những giải pháp có hiệu quả, đề xuất những kiến nghị để định hướng

phát triển.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian:

- Báo cáo nghiên cứu trong phạm vi phòng ngân sách Sở Tài Chính TP Cần

Thơ.

- Báo cáo không chú trọng nghiên cứu tất cả các lĩnh về NSNN mà chủ yếu là

đi sâu nghiên cứu về tình hình thu ngân sách ở đơn vị vào năm 2009 tăng hay giảm so

với kế hoạch và so với năm 2008.

Thời gian:

- Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý thu NSNN trên địa bàn TP Cần Thơ

năm 2009.

4. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động của Sở Tài Chính TP Cần Thơ.

Nghiên cứu dự toán thu, tình hình thực hiện dự toán thu và chấp hành NSNN

trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2009.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp định tính: dùng lý luận để phân tích, nhận xét, đánh giá.

Phương pháp định lượng:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như2

Page 3: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu.

Tham khảo các thông tin, tài liệu có liên quan.

Số tương đối, số tuyệt đối, dãy số thời gian.

Phương pháp so sánh: so sánh trong phân tích là đối chiếu các đối tượng,

các chỉ tiêu đã được lượng hóa.

Phương pháp mô tả thông qua biểu đồ, đồ thị.

6. Kết cấu nội dung:

Nội dung báo cáo gồm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về quản lý thu Ngân sách Nhà nước.

- Chương II: Thực trạng về quản lý thu trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2009.

- Chương III: Những giải pháp quản lý thu NSNN trên địa bàn TP Cần Thơ.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như3

Page 4: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu Ngân sách Nhà nước

1.1.1. Khái niệm về NSNN

Một số quan niệm về NSNN:

Khái niệm về NSNN hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau. Thuật ngữ ngân

sách (Budget) bắt nguồn từ tiếng Anh, ý nghĩa là cái ví, cái xắc. Tuy nhiên trong đời

sống kinh tế, thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu và mang nội dung hoàn toàn

mới. Khái niệm Ngân sách theo các quan điểm khác nhau như:

Theo từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng : Ngân sách là bảng liệt

kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước; Mọi kế

hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ quan, hoặc cá nhân nào trong

một giai đoạn nhất định.

(Sđd, NXB bách khoa toàn thư Liên xô,1971, T.IV tr.195)

Theo từ điển Nouveau Larousse của Pháp thì: Ngân sách là bảng liệt kê, dự

kiến các khoản thu nhập và chi trả của một cơ quan, một công xã, v.v…

(Sđd, NXB Librairie Larousse, Paris, 1972, tr.144)

Theo Từ điển kinh doanh nước Anh, do J.H.Adam biên tập giải thích thuật

nghữ Ngân sách như sau:

Bảng kế toán về khả năng thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra)

trong một giai đoạn nhất định của tương lai, thường là một năm;

NSNN là bảng kế hoạch về thu nhập và chi tiêu quốc gia (nhà nước) trong

tương lai. Nó được ông Quốc khố đại thần trình ra trước Nghị viện một lần trong năm,

được Nghị viện xem xét và có những đề xuất thay đổi thuế khóa, những vấn đề sau này

trở thành Luật trong năm Tài Chính;

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như4

Page 5: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Bảng tính toán về khả năng chi phí để thực hiện một kế hoạch hoặc một chương

trình vì mục đích nhất định nào đó (Ngân sách quảng cáo, Ngân sách đầu tư, Ngân

sách nghiên cứu).

(J.H.Adam Longman Dictionary of Bussiness English, NXBLibrairie du Liban, 1982)

Theo GS.TS Tào Hữu Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp thì: NSNN là dự

toán (kế hoạch) thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất

định (phổ biến là một năm).

(Đổi mới NSNN-NXB Thống kê-Hà Nội 1992, tr.7)

Khái niệm NSNN:

Theo Luật NSNN của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày

16/12/2002 thì NSNN có khái niệm như sau:

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Do vậy, NSNN đòi hỏi phải được thực hiện bằng luật pháp, cụ thể:

- Về thu phải được thực hiện theo các luật thuế, các pháp lệnh về thuế, các văn

bản pháp quy về thu NSNN…của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Về chi phải thực hiện theo dự toán, kế hoạch, tiêu chuẩn, định mức, hạn mức,

khoán chi…và theo qui định của các văn bản pháp quy do các cơ quan thẩm quyền ban

hành.

NSNN ở nước ta là ngân sách của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, NSNN phải

được thực hiện bằng luật pháp. Điều này, giúp cho NSNN được quản lý chặt chẽ theo

những chuẩn mực nhất định, tránh được sự chủ quan, tùy tiện, lãng phí…của những tổ

chức, cá nhân trực tiếp, điều hành ngân sách.

1.1.2. Tính chất của NSNN

1.1.2.1. NSNN ta là ngân sách sản xuất (mang tính chất sản xuất)

Xuất phát từ NSNN ở nước ta có kết cấu tỷ trọng nguồn thu NSNN từ lĩnh vực

sản xuất và nhiệm vụ chi NSNN cho lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu trong

tổng thể NSNN và việc Nhà nước đặt biệt quan tâm đến đầu tư phát triển nền sản xuất

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như5

Page 6: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

xã hội hiện nay là cần thiết, phổ biến. Vì vậy, NSNN của nước ta hiện nay mang tính

chất sản xuất.

1.1.2.2. NSNN ta là ngân sách thống nhất

NSNN ở nước ta là 1 thể thống nhất từ trung ương đến địa phương (chỉ phân

cấp để quản lý), duy nhất chỉ có một NSNN và được quản lý thống nhất từ chủ trương,

đường lối, chính sách, luật pháp cho đến những chế độ định chế tài chính, mục lục

NSNN, chế độ hạch toán đều phải thống nhất…nên NSNN ta mang tính thống nhất rất

cao.

1.1.2.3. NSNN ta là ngân sách quần chúng

NSNN ở nước ta mang tính chất là ngân sách quần chúng (mang tính quần

chúng) thể hiện qua mục tiêu, mục đích NSNN đều phải thực hiện theo đường lối, chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà Nhà nước của ta là Nhà nước của dân,

do dân và vì dân, phục vụ cho lợi ích của toàn dân, bảo vệ lợi ích của người lao động,

nên NSNN ta mang đậm nét tính quần chúng.

1.1.2.4. NSNN ta là ngân sách mang tính kế hoạch

Bản thân NSNN đã là kế hoạch thu chi ngân sách của Nhà nước, từ khâu hình

thành NSNN, dự toán NSNN phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định, khi chấp

hành ngân sách (thực hiện ngân sách) phải bám sát dự toán (kế hoạch), luật NSNN,

nên NSNN ta mang tính kế hoạch rất cao.

Từ 4 tính chất của NSNN và khái niệm NSNN chúng ta có thể rút ra bản chất

của NSNN. Mặc dù các biểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú, nhưng về

thực chất chúng đều phản ánh các nội dung cơ bản là:

NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của xã hội và vì

vậy, nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội.

Quyền lực thuộc về Nhà nước. Mọi khoản thu và chi do Nhà nước quyết định

và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền cho rằng: NSNN là tổng thể các quan hệ

kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối giá trị sản phẩm xã hội và thu nhập

quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nhằm thực hiện các

nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước trong một thời kỳ nhất định.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như6

Page 7: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Vì vậy, nội dung kinh tế của NSNN theo GS.TS Tào Hữu Phùng và GS.TS

Nguyễn Công Nghiệp thì: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà

nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn

tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền

kinh tế - xã hội của mình.

(Đổi mới NSNN-NXB Thống kê-Hà Nội 1992, tr,11)

1.1.3. Chức năng của NSNN

NSNN có 4 chức năng chủ yếu sau: Chức năng tổ chức vốn, Chức năng phân

phối, Chức năng giám đốc, Chức năng điều chỉnh quá trình kinh tế. Do NSNN là một

bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tài chính và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống

tài chính quốc qia. Vì vậy, NSNN cũng có đầy đủ hai chức năng của tài chính là chức

năng phân phối và chức năng giám đốc.

Chức năng phân phối của NSNN: thể hiện qua quá trình phân phối tổng sản

phẩm xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước và đảm bảo các

nhu cầu chi tiêu theo dự toán của Nhà nước. Chức năng phân phối của NSNN thể hiện

đầy đủ cả quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại mà chủ thể phân phối là Nhà

nước, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã

hội của Nhà nước. Quá trình phân phối lần đầu của NSNN là quá trình Nhà nước huy

động các nguồn lực tài chính từ xã hội để hình thành NSNN, cũng chính là quá trình

thu NSNN. Quá trình phân phối lại của NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng NSNN

nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, cũng chính là quá trình chi Ngân

sách Nhà nước phục vụ cho việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà

nước.

Chức năng giám đốc (kiểm tra) của NSNN: thể hiện qua việc Nhà nước

thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế.

Quá trình huy động và sử dụng NSNN phải được thực hiện bằng luật pháp, vì vậy phải

được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ bằng đồng tiền theo những định

chế, chuẩn mực đã được Nhà nước quy định. Chức năng giám đốc của NSNN hình

thành trong quá trình Nhà nước huy động, tập trung, phân phối và sử dụng nguồn vốn

NSNN. Nhà nước thực hiện sự giám sát hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế -

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như7

Page 8: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

xã hội thông qua các khoản thu, chi NSNN bằng tiền. Thông qua chức năng giám đốc,

Nhà nước tác động vào quá trình quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội. Chức năng giám

đốc của NSNN giúp cho hiệu quả thực hiện NSNN được tốt hơn.

Ngoài 2 chức năng nêu trên, NSNN còn có 2 chức năng cụ thể là: Chức năng tổ

chức vốn và chức năng điều chỉnh quá trình kinh tế được thể hiện qua vai trò của

NSNN.

1.1.4. Vai trò của NSNN

Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở các chức năng của NSNN và trên

cơ sở các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn lịch sử. Do vậy, vai trò của

NSNN trong giai đoạn hiện nay như sau:

1.1.4.1. Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và thực hiện

việc cân đối thu, chi tài chính của Nhà nước

NSNN với vai trò theo chức năng của NSNN là huy động nguồn tài chính để

đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đồng thời, NSNN thực hiện cân đối giữa

các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước.

1.1.4.2. Là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế-xã hội của Nhà nước (về

mặt kinh tế, xã hội và thị trường)

Vai trò của NSNN biểu hiện qua việc NSNN động viên các nguồn lực hữu hình

và vô hình bao gồm:

- Các nguồn lực hữu hình trong nước như các nguồn vốn bằng tiền hoặc đang ở

dạng luân chuyển (Vốn lưu động, vốn cố định trong doanh nghiệp, vốn luân chuyển

trên thị trường tài chính) phát triển cuối cùng là doanh lợi tăng thu thuế, phí hoặc đang

ở dạng tích lũy (Dự trữ quốc gia, dự trữ bắt buộc, quỹ dự phòng) cho vay để phát triển

và huy động các nguồn lực ở nước ngoài qua việc huy động các nguồn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài (BOT, BTO, BT) mà chúng ta có thể nhận dạng được. Động viên các

nguồn tài chính vô hình là các nguồn tài chính ở dạng tiềm ẩn không khó nhận dạng

nhưng nó có tác động gián tiếp đến việc gia tăng nguồn lực tài chính quốc gia một

cách hiệu quả và bền vững (Độc quyền thương mại, sở hữu công nghệ, phần mềm tin

học, phát triển Giáo dục và đào tạo, uy tín cá nhân, chính sách đúng đắn và kịp thời,

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như8

Page 9: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

khai thác các di tích lịch sử, chống tham nhũng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nước

ngoài, đầu tư mạo hiểm, quan hệ hữu hảo với các nước).

- Bảo đảm các nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ quá trình

công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Điều hòa các nguồn vốn giữa các vùng và các ngành kinh tế.

- Tài trợ đối với các tổ chức kinh tế.

Mặt khác, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước và nền kinh tế thị trường

cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhà nước. Vì vậy, NSNN có vai trò là

công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà nước. Có thể

khái quát vai trò của NSNN trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, thị trường như sau:

Về mặt kinh tế: NSNN phải là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc định

hướng, điều chỉnh hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn NSNN

góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển

kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh của nền

kinh tế nhiều thành phần, giữ cho nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tích cực chống

độc quyền, đầu cơ. Đồng thời, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường và hổ

trợ cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong những trường hợp cần thiết.

Về mặt xã hội: NSNN là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc giải quyết

tất cả các vấn đề mặt xã hội như điều tiết thu nhập của người thu nhập cao, thông qua

quá trình phân phối và phân phối lại của NSNN để người có thu nhập thấp cũng được

hưởng lợi, hạn chế tốc độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng của

xã hội, giải quyết các nhu cầu chính sách xã hội về phổ cập giáo dục, sức khỏe cộng

đồng, đời sống tinh thần, lao động tiền lương, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo,

chống tiêu cực, tệ nạn xã hội…Tạo môi trường xã hội lành mạnh đậm đà bản sắc dân

tộc và văn minh.

Về mặt thị trường: NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá cả

thị trường theo hướng tích cực, chống lạm phát tiêu cực, tạo môi trường cạnh tranh

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện tiền

đề phát triển thị trường, cũng như tham gia điều tiết, điều chỉnh những mặt tiêu cực

của thị trường. Thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ hàng - tiền trong nước và quốc tế.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như9

Page 10: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

1.1.5. Tổ chức hệ thống NSNN

1.1.5.1. Khái niệm tổ chức hệ thống NSNN

Tổ chức hệ thống NSNN là việc xây dựng hệ thống NSNN từ trung ương đến

địa phương, xác định mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống NSNN và phân cấp,

định quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyền Nhà nước trong việc quản lý,

điều hành NSNN nhằm đảm bảo phân phối, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn

NSNN.

1.1.5.2. Căn cứ tổ chức hệ thống NSNN

Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCNVN và quy định

của luật pháp hiện hành. Mỗi cấp chính quyền nhà nước theo quy định của Hiến pháp

phải phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Vì vậy mỗi cấp

chính quyền phải có 1 ngân sách tương ứng để đảm bảo chủ động hoàn thành chức

năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy mỗi cấp chính quyền có một ngân sách trong hệ

thống NSNN được phân cấp.

1.1.5.3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN

Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCNVN, Luật

NSNN, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Mỗi cấp chính quyền nhà nước theo quy định của Hiến pháp được phân định rõ ràng

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Vì vậy, mỗi cấp chính quyền phải có

một ngân sách tương ứng để đảm bảo chủ động hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của

mình. Vì vậy, hiện nay mỗi cấp chính quyền có một ngân sách trong hệ thống NSNN

và có thể phân cấp, phân quyền quản lý theo yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.

Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN dựa trên 2 nguyên tắc chủ yếu sau:

Nguyên tắc thống nhất: thể hiện qua hệ thống NSNN ở nước ta là một hệ

thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương đường lối

chính sách, những quy định của Nhà nước về quản lý, tổ chức điều hành, cũng như về

các chế độ, định chế tài chính.

Nguyên tắc thống nhất của NSNN yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản chi của

NSNN đều phải được phản ánh tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào NSNN. Tất cả các cơ

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như10

Page 11: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nếu phát sinh các khoản thu và chi

liên quan đến các hoạt động của mình thì đều phải đặt trong hệ thống NSNN.

Nguyên tắc thống nhất của NSNN còn thể hiện ở việc ban hành hệ thống chế độ

thu, chi và các tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn quốc. Mọi hoạt động thu, chi

ngân sách phục vụ cho các hoạt động chức năng của Nhà nước đều phải thực hiện

những quy định, chuẩn mực và thủ tục thống nhất chung do cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền quyết định. Ngoài ra không đơn vị, cá nhân nào được tự ý đặt ra những

chế độ, định mức thu chi khác với những quy định chung của Nhà nước. Các quy định

về trình tự, nội dung, thời gian lập, phê duyệt, chấp hành và quyết toán NSNN cũng

phải được quy định nghiêm ngặt, rõ ràng và thống nhất trong toàn quốc.

NSNN chỉ tồn tại một hệ thống Ngân sách thống nhất của Nhà nước. Yêu cầu

của nguyên tắc này là trong một quốc gia chỉ có một NSNN thống nhất. Việc hình

thành nhiều cấp NSNN từ trung ương đến địa phương để phân cấp quản lý, và các cấp

Ngân sách này là một khâu, một bộ phận trong tổng thể NSNN.

Nguyên tắc tập trung, dân chủ: thể hiện qua 2 mặt

Về mặt tập trung: được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở

NSTW nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác,

ngân sách cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên và ngân sách cấp trên

có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán của

ngân sách cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ quy định của Nhà nước.

Về mặt dân chủ: thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân

sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định ngân sách cấp mình trong việc thực

hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách tự chủ, độc lập, phát huy

tính năng động sáng tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính

sách của Đảng. Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cấp mình, cũng

như cho phép cấp ngân sách được quản lý theo quy chế riêng cho phù hợp với khả

năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thể của từng cấp NSNN, đảm bảo cho hoạt động

của các cấp chính quyền Nhà nước có hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như11

Page 12: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

và tiết kiệm chi tiêu hợp lý, đồng thời cũng là để phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu

kinh tế - xã hội chung của Nhà nước.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta là

nguyên tắc xuyên suốt trong công tác tổ chức của Nhà nước được sử dụng một cách

linh hoạt trong từng thời kỳ, có lúc tăng cường tập trung, có lúc mở rộng dân chủ tùy

theo tình hình và điều kiện cụ thể nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống NSNN.

Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN

Giải thích sơ đồ:

Hệ thống NSNN ở nước ta hiện nay được chia thành 2 cấp ngân sách cơ bản

trong phân cấp quản lý là NSTW và NSĐP nhằm dễ thực hiện nguyên tắc tập trung,

dân chủ. Trong đó, NSĐP được chia thành 2 loại trong cơ chế quản lý NSNN bao

gồm: NSĐP quản lý theo cơ chế tài chính chung và NSĐP quản lý theo cơ chế tài

chính đặc thù (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), theo cơ chế tài chính ưu đãi ( TP Hải

Phòng, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ).

NSĐP được chia thành 3 cấp bao gồm: Ngân sách cấp Tỉnh, TP thuộc trung

ương quản lý (gọi chung là Ngân sách Tỉnh); Ngân sách cấp Huyện, Quận, TP, Thị xã

thuộc cấp Tỉnh quản lý (gọi chung là Ngân sách Huyện) và Ngân sách Xã, Phường,

Thị Trấn thuộc cấp Huyện quản lý (gọi chung là Ngân sách Xã).

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như12

NSNN

NSĐP

KHTC của các bộ ngành thuộc

trung ương quản lý

NSTW

NS XÃ (#)

KHTC của các đơn vị thuộc tỉnh quản lý

KHTC của các đơn vị thuộc

huyện quản lý

KHTC của các đơn vị thuộc xã

quản lý

NS HUYỆN (#)

NS TỈNH (#)

Page 13: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Qua xem xét trên cho thấy, thực chất việc tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta

hiện nay được chia thành 4 cấp ngân sách trong quản lý bao gồm: NSTW, Ngân sách

Tỉnh, Ngân sách Huyện và Ngân sách Xã. Trong đó:

- NSTW tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Bộ, Ngành thuộc Trung

ương quản lý.

- Ngân sách Tỉnh tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Sở, Ngành, đơn

vị thuộc Tỉnh quản lý.

- Ngân sách Huyện tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Phòng, Ban,

Ngành, đơn vị, thuộc Huyện quản lý.

- Ngân sách Xã tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Ban, Ngành, đơn

vị, bộ phận thuộc Xã quản lý.

- NSĐP tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của ngân sách Tỉnh, ngân sách

Huyện và ngân sách Xã.

- NSNN tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của NSTW và NSĐP.

1.1.6. Phân cấp NSNN

1.1.6.1. Khái niệm phân cấp NSNN

Phân cấp NSNN là việc qui trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền

Nhà nước trong việc quản lý, tổ chức và điều hành NSNN, đồng thời phân định nguồn

thu và nhiệm vụ chi tương ứng với mỗi vấp chính quyền Nhà nước.

1.1.6.2. Nguyên tắc phân cấp NSNN

Phân cấp quản lý NSNN dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống NSNN.

- Phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với tổ chức

bộ máy hành chính. Phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền

Nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng cấp.

- Đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời đảm bảo tính độc lập, tự

chủ của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương.

- Đảm bảo tính công bằng, tính minh bạch trong phân cấp.

1.1.6.3. Ý nghĩa của phân cấp NSNN

Phân cấp NSNN có ý nghĩa sau:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như13

Page 14: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN.

- Đảm bảo sự quản lý thống nhất của NSNN, sự chủ đạo của NSTW và quyền

tự chủ của NSĐP.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý NSNN của từng cấp chính quyền Nhà nước.

1.1.6.4. Phân cấp nguồn thu

Nguồn thu của NSĐP gồm:

a. Các khoản thu NSĐP hưởng 100%:

Thuế nhà, đất;

Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;

Thuế môn bài;

Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Tiền sử dung đất;

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt

động dầu, khí;

Tiền đền bù thiệt hại đất;

Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Lệ phí trước bạ;

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

Thu nhập từ vốn góp của NSĐP, tiền thu hồi vốn của NSĐP tại các cơ sở kinh

tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do địa

phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài

chính cấp Tỉnh theo quy định của Chính phủ;

Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các

cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước

bạ;

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn

vị do địa phương quản lý;

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như14

Page 15: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng theo quy định của pháp luật;

Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định

của Luật Ngân sách nhà nước;

Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;

Thu kết dư NSĐP;

Các khoản thu khác của NSĐP theo quy định của pháp luật;

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

Thu chuyển nguồn ngân sách từ NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau;

Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho

địa phương theo quy định của pháp luật;

b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP

theo quy định:

Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu quy

định tại mục a điểm 1.1.1 phần II của Thông tư số 59/2003/TT-BTC và thuế giá trị gia

tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các

đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại mục d điểm 1.1.1 phần II của Thông tư số

59/2003/TT-BTC và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không kể

thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

Phí xăng, dầu.

1.1.7. Những vấn đề chung về thu NSNN

1.1.7.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu NSNN

Khái niệm:

Thu NSNN là số tiền Nhà nước huy động vào NSNN theo quy định của pháp

luật, mà không bị ràng buột bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như15

Page 16: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức (bắt buộc), phần còn lại là các

nguồn thu khác của Nhà nước.

Thu NSNN còn được biểu hiện là quá trình phân phối thu nhập quốc dân hay

tổng sản phẩm xã hội (GDP) vào NSNN.

Đặc điểm:

Thu NSNN có các đặc điểm chung sau:

- Các nguồn tài chính được Nhà nước huy động vào NSNN phần lớn mang tính

chất cưỡng bức.

- Thể hiện tỷ suất thu hoặc mức thu đối với các hoạt động tài chính trong xã

hội.

- Có đối tượng phát sinh nguồn thu và đối tượng thu nộp.

Vai trò:

Qua khái niệm và đặc điểm của thu NSNN ta có thể xác định vai trò của thu

NSNN có các vai trò chủ yếu sau:

- Nhà nước huy động các nguồn tài chính từ xã hội đưa vào NSNN để đảm bảo

nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng của Nhà nước.

- Là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước được sử dụng để điều

chỉnh, điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước và

các tổ chức cá nhân, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa vốn tiền tệ tập trung và không tập

trung trong xã hội.

- Thu NSNN phải góp phần vào kích thích phát triển kinh tế xã hội, khai thác

khả năng tiềm tàng của nền kinh tế xã hội.

1.1.7.2. Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và giải pháp tăng

thu NSNN

Nguồn thu NSNN

a. Khái niệm:

Nguồn thu NSNN có thể được hiểu là Nhà nước huy động các nguồn tài chính

cụ thể của từng đối tượng trong nền kinh tế xã hội.

Nguồn thu NSNN là bao gồm tất cả các khoản thu NSNN theo quy định của

pháp luật, có cụ thể phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như16

Page 17: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Các nguồn thu của NSNN bao gồm:

- Các khoản thu theo quy định của luật thuế (sắc thuế);

- Các khoản thu được coi như thuế theo quy định của pháp lệnh;

- Các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền;

- Các khoản thu khác như: đóng góp tự nguyện, vay cân đối ngân sách, viện trợ,

tài trợ… theo quy định của pháp luật.

b. Phân loại nguồn thu NSNN:

Căn cứ vào nguồn thu phân định giữa các cấp NSNN: có thể chia nguồn

thu thành 3 loại lớn:

- Thu cố định là nguồn thu mà một cấp ngân sách hưởng 100%.

- Thu điều tiết là nguồn thu mà mỗi cấp ngân sách chỉ hưởng 1 tỷ lệ % nhất

định.

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên hoặc vay cân đối ngân sách.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ quốc gia: có thể chia nguồn thu ngân sách

thành 2 loại:

- Nguồn thu NSNN trong nước.

- Nguồn thu NSNN ngoài nước.

Ngoài ra trong phân loại nguồn thu còn dựa vào những tiêu thức khác như: đơn

vị, tổ chức, cá nhân, lĩnh vực… phát sinh nguồn thu, các thành phần kinh tế, các

ngành, các nội dung kinh tế…

Những nhân tố ảnh hưởng đến ngồn thu và mức độ động viên nguồn thu

vào NSNN bao gồm:

a. Đối tượng phát sinh nguồn thu, đối tượng thu nộp

Đối tượng phát sinh nguồn thu là nhân tố quan trọng, là cơ sở mang tính nguồn

gốc để hình thành nguồn thu NSNN. Vì vậy, nhân tố này có ảnh hưởng mang tính

quyết định đến nguồn thu NSNN nhiều hay ít, phong phú, đa dạng hay không phong

phú, đa dạng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN lớn hay nhỏ, nhiều hay ít.

Đối tượng thu nộp là nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN thể hiện qua

việc xác định đối tượng thu nộp có hợp lý hay không? Nếu xác định đối tượng thu nộp

hợp lý thì thu NSNN sẽ thuận lợi, dễ dàng, tránh thất thu NSNN… và ngược lại.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như17

Page 18: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

b. Tỷ suất thu hoặc mức thu

Là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN thông qua phương

pháp tính toán để thu nộp vào NSNN, nếu tăng tỷ suất thu hoặc mức thu cao thì sẽ thu

nộp vào NSNN nhiều và ngược lại.

Mặt khác phải xem xét tỷ suất thu hoặc mức thu có hợp lý hay không? Nếu hợp

lý nguồn thu NSNN nhiều và ổn định; nếu bất hợp lý nguồn thu NSNN ít và không ổn

định. Vấn đề này mang tầm chiến lược về thu NSNN.

c. Hình thức và biện pháp thu NSNN

Là nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN thể hiện qua thủ tục, phương

tiện, điều kiện, cách làm có hợp lý hay không? Dẫn đến nguồn thu NSNN tốt hay xấu,

nhiều hay ít.

d. Tổ chức quản lý thu NSNN

Là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN đòi hỏi phải có qui

trình thu NSNN từ khâu ra thông báo, xử lý tính thuế, đến khâu thu nộp vào NSNN

phải được tổ chức quản lý chặt chẽ hợp lý, tránh thất thu, trốn thuế, lậu thuế, tiêu cực

về thuế…mới đảm bảo cho nguồn thu NSNN kịp thời và đầy đủ.

e. Chính sách thu NSNN

Chính sách thu NSNN là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN.

Vì chính sách thu NSNN cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước trong lĩnh vực thu NSNN chi phối trực tiếp đến nguồn thu, tùy theo định

hướng ưu đãi, miễn giảm, khuyến khích hay hạn chế góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế

xã hội ngày càng hợp lý và hoàn thiện hơn.

f. Chính sách chi NSNN

Là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn thu NSNN vì chi

NSNN và thu NSNN có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại nằm trong mối quan

hệ biện chứng đã được xem xét trong vai trò của NSNN. Giữa chi NSNN và thu

NSNN phải đặt trong mối quan hệ cân đối NSNN đảm bảo tích cực, hiệu quả. Vì vậy,

thu NSNN không thể tách rời chi NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như18

Page 19: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Từ các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN cho thấy giải pháp tăng

thu NSNN phải được thực hiện bằng cách phải biết triệt để khai thác, bồi dưỡng và

xây dựng phát triển nguồn thu NSNN cụ thể như sau:

Tích cực khai thác nguồn thu: thể hiện qua việc quản lý thu đúng, thu

đủ, không bỏ sót nguồn thu, hạn chế chạy theo chỉ tiêu tận thu, lạm thu, gây căng

thẳng áp lực ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Tổ chức quản lý thu chặt chẽ, hợp lý,

tránh thất thu, trốn thuế, lậu thuế, tiêu cực…

Bồi dưỡng nguồn thu: thể hiện qua việc xác định tỷ suất thu, mức thu

hợp lý, vừa phải, kích thích, khuyến khích đối tượng phát sinh nguồn thu phát triển.

Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho nguồn thu ngày càng tăng và phát triển bền

vững.

Xây dựng và phát triển nguồn thu: thể hiện qua chính sách thu, chính

sách chi NSNN tạo điều kiện mang tính tiền đề để phát sinh những nguồn thu mới (đối

tượng phát sinh nguồn thu mới) làm cho nguồn thu của NSNN ngày càng nhiều hơn,

phong phú, đa dạng hơn.

1.1.7.3. Chính sách, chế độ thu NSNN

Mối quan hệ giữa tổng số thu NSNN với GDP thực chất là mối quan hệ phân

phối giữa Nhà nước và xã hội. Chính sách thu NSNN suy cho cùng là phải giải quyết

và lượng hóa được quan hệ này bằng tỷ lệ động viên GDP vào NSNN. Tỷ lệ động viên

đó gọi là tỷ suất thu.

Chính sách thu NSNN hiện nay lựa chọn chỉ tiêu so sánh là GDP hợp lý và thực

tế so với chỉ tiêu thu nhập quốc dân trước đây, cũng như phù hợp với chỉ tiêu so sánh

của tất cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đang phát triển trên thế giới, phù hợp

với đánh giá của tất cả các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế. Tỷ suất thu là tỷ lệ % giữa

tổng thu NSNN với GDP, từ đó ta có thể hình thành khái niệm tỷ suất thuế (thuế suất)

và tỷ suất thu ngoài thuế là tỷ lệ % của các nguồn thu NSNN so với đối tượng phát

sinh nguồn thu (đối tượng chịu thuế).

Quan điểm xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như19

Page 20: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Thu nhập bình quân đầu người: Khi xây dựng chính sách thu NSNN chúng

ta phải xem xét thu nhập bình quân đầu người của quốc gia trong một khoản thời gian

nhất định thường là 1 năm.

+ Nếu thu nhập bình quân đầu người cao thì có thể xây dựng tỷ suất thu cao

mà không ảnh hưởng đến đời sống người dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

trong việc thực hiện chức năng của mình.

+ Nếu thu nhập bình quân đầu người thấp không thể động viên vào ngân sách

với một tỷ suất thu cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế đất nước và dẫn đến nhu cầu chi NSNN quá lớn không hiệu quả có

thể dẫn đến mất cân đối ngân sách lâu dài.

Vì vậy, phải xem xét thu nhập bình quân đầu người và xác định tỷ suất thu

không phù hợp, thông thường dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm thực tiễn của

các nước trên thế giới để có định hướng xây dựng chính sách thu phù hợp hơn.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản: Khi xây dựng chính sách thu NSNN

chúng ta phải xem xét đến khả năng, tiềm năng về tài nguyên khoáng sản của quốc gia

và khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản của quốc gia được coi là nguồn thu rất

quan trọng của NSNN.

Nếu tài nguyên khoáng sản của quốc gia được khai thác nhiều và ổn định thì tỷ

suất thu động viên vào NSNN phải xây dựng thấp cho những nguồn thu ngoài nguồn

thu khai thác tài nguyên và ngược lại.

- Xu hướng phát triển kinh tế xã hội: Khi xây dựng chính sách thu NSNN

phải bám sát xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo chủ trương, đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất

nước, của từng địa phương để cụ thể hóa chính sách thu cho phù hợp.

Đối với ngành, lĩnh vực, địa phương… khuyến khích phát triển kinh tế xã hội

thì xây dựng tỷ suất thu thấp và ngược lại.

- Tổ chức quản lý thu NSNN: Khi xây dựng chính sách thu NSNN phải xem

xét đến khâu tổ chức quản lý thu NSNN, nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình tổ chức

quản lý thu NSNN, hạn chế thất thu NSNN và xem xét tỷ suất thu cho phù hợp trong

từng thời kỳ, phù hợp với hiệu quả công tác tổ chức quản lý thu NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như20

Page 21: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Nếu công tác tổ chức quản lý thu NSNN chặt chẽ, hợp lý thì xây dựng tỷ suất

thu phù hợp và ngược lại giảm tỷ suất thu.

- Chi NSNN: Khi xây dựng chính sách thu NSNN chúng ta cần phải xem xét

trong mối quan hệ chi NSNN, căn cứ vào nhiệm vụ chi của NSNN trong từng thời kỳ

cụ thể và nhũng vấn đề có liên quan đến cân đối NSNN để xác định tỷ suất thu cho

phù hợp.

Nếu nhiệm vụ chi càng nhiều thì tỷ suất thu phải cao và ngược lại.

Khi xem xét cân đối thu - chi NSNN cần phải giải quyết thật tốt mối quan hệ

biện chứng giữa thu NSNN và chi NSNN, vì thu NSNN thấp có thể dẫn đến chi NSNN

thấp và ngược lại.

- Hướng dẫn tiêu dùng và thu nhập dân cư: Khi xây dựng chính sách thu

NSNN cần phải xem xét cụ thể hóa các nguồn thu NSNN đảm bảo hướng dẫn tiêu

dùng và điều tiết thu nhập dân cư.

Về mặt hướng dẫn tiêu dùng cần phải phân biệt nguồn thu NSNN đối với những

sản phẩm hàng hóa thật sự cần thiết thì tỷ suất thu thấp, đối với những sản phẩm hàng

hóa xa xỉ, cao cấp thì tỷ suất thu phải cao hơn cho người dân biết tiêu dùng phù hợp

theo định hướng của Nhà nước.

Về mặt thu nhập dân cư các nguồn thu NSNN phải điều tiết chỉnh thu nhập dân

cư, hạn chế tốc độ phân hóa giàu, nghèo trong xã hội. Vì vậy, đối với thu nhập dân cư

cao thì tỷ suất thu phải cao và ngược lại.

Nguyên tắc xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN

Chính sách, chế độ thu NSNN được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chủ

yếu sau:

- Nguyên tắc tập trung thống nhất: Khi xây dựng chính sách, chế độ thu

NSNN phải đảm bảo tính thống nhất và tập trung theo chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa bằng luật pháp hoặc các văn bản pháp qui

của các cơ quan có thẩm quyền, khi triển khai thực hiện phải thống nhất từ Trung

ương đến địa phương. Các cấp chính quyền Nhà nước không được tự ý sửa đổi, bổ

sung chính sách thu NSNN cũng như không được ban hành quy định về thu NSNN trái

với quy định, luật pháp thống nhất tập trung của chính sách thu NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như21

Page 22: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Nguyên tắc công bằng bình đẳng: Khi xây dựng chính sách, chế độ thu

NSNN phải dựa trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;

giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa các ngành, lĩnh vực; giữa các địa

phương… đảm bảo động viên vào NSNN một mức hợp lý đối với tất cả các đối tượng,

lĩnh vực, ngành nghề, địa phương…

- Nguyên tắc động viên hợp lý: Khi xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN

phải đảm bảo nguyên tắc động viên hợp lý trong quá trình cụ thể hóa nguồn thu NSNN

phải xem xét cụ thể từng đối tượng phát sinh nguồn thu để xác định tỷ suất thu hợp lý

cho từng đối tượng, tránh động viên vào NSNN quá mức hợp lý ảnh hưởng đến sự

phát triển kinh tế xã hội hoặc động viên quá thấp dưới mức hợp lý ảnh hưởng đến

nguồn thu NSNN không đảm bảo cân đối NSNN tích cực.

Nguyên tắc động viên hợp lý còn thể hiện qua việc xem xét thực hiện chế độ ưu

đãi, miễn giảm… có kết hợp với quá trình phân phối lại NSNN.

Chính sách thu NSNN đối với các nguồn thu lớn của NSNN:

- Đối với nguồn thu từ thuế: Hiện nay hầu hết các nguồn thu thuế được hoàn

thiện chính sách thu được ban hành chính thức bằng luật thuế, pháp lệnh về thuế, chỉ

cần tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ quy trình trong thực tế thực hiện, phù hợp với điều

kiện đặc điểm của từng đối tượng, của từng địa phương, của từng lĩnh vực ngành nghề

thì chính sách thu sẽ thâm nhập tốt đến đời sống xã hội.

Tuy nhiên, về chính sách thuế hiện nay còn một số vấn đề bất cập, mâu thuẫn

cần phải được giải quyết cải cách, điều chỉnh để chính sách thu về thuế ngày càng

hoàn thiện hơn. Mặt khác, do yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi

chính sách thuế cũng như luôn được quan tâm hoàn thiện.

- Đối với nguồn thu phí, lệ phí: về thuế được coi như đã tương đối hoàn thiện

thì phí và lệ phí hiện nay đang được củng cố, hoàn thiện. Bộ Tài chính và các Bộ,

Ngành ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền địa phương đã quan tâm rà soát để ban

hành các loại phí, lệ phí cho phù hợp.

Thực tế hiện nay việc ban hành và tổ chức thu tràn lan, các ngành các địa

phương, các đơn vị cũng còn nhiều biểu hiện tùy tiện thu phí, lệ phí trái với quy định

của Nhà nước.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như22

Page 23: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Theo số liệu thống kê ở nước ta hiện nay còn khoảng trên 400 các loại phí, lệ

phí trong đó có nhiều loại phí, lệ phí bất hợp lý trái quy định đã được Chính phủ, Bộ

Tài chính củng cố bằng nhiều văn bản hướng dẫn cho phép thu phí, lệ phí phải được

thông qua Bộ Tài chính đồng ý. Phí, lệ phí coi như Chính phủ chấp thuận hiện nay

khoảng 200 các loại phí, lệ phí cho tất cả các lĩnh vực, các địa phương, các ngành còn

lại coi như trái quy định.

Phí, lệ phí trái quy định chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng:

Cơ quan không đủ thẩm quyền ban hành thu phí, lệ phí.

Mức thu phí, lệ phí quá cao trái với quy định.

Đối với phí, lệ phí trong chính sách thu NSNN cần phải hoàn thiện một cách

toàn diện trong việc ban hành số các loại phí, lệ phí theo quy định, đồng thời cụ thể

hóa mức thu có văn bản pháp qui thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cụ thể

cho từng địa phương phù hợp với tình hình thực tế.

- Đối với các nguồn thu khác: thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu

NSNN nhưng các nguồn thu này cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo cân đối

NSNN có xu hướng thực hiện này càng tăng, cần phải tích cực khuyến khích, khai thác

nguồn thu để góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, trong đó có những nguồn thu

quan trọng như vay cân đối ngân sách, viện trợ, tài trợ…

1.1.8. Lập dự toán NSNN

1.1.8.1. Khái niệm:

Lập dự toán NSNN là việc xây dựng kế hoạch toàn bộ các khoản thu, chi của

NSNN và từng cấp NSNN, đảm bảo cân đối thu chi NSNN trên cơ sở các yêu cầu căn

cứ trình tự lập dự toán theo quy định.

Lập dự toán NSNN phải lưu ý đảm bảo cân đối NSNN, có nghĩa là nhu cầu

nhiệm vụ chi của năm kế hoạch phải có nguồn tương ứng để đảm bảo và có tính khả

thi nguyên tắc cân đối NSNN và từng cấp NSNN: tổng thu NSNN = tổng chi NSNN.

1.1.8.2. Ý nghĩa:

- Là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều

hành, quản lý NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như23

Page 24: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Là cơ hội để kiểm tra tính đúng đắn, hiện thực và cân đối của kế hoạch kinh tế

- xã hội.

- Thông qua lập dự toán NSNN kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài chính

khác.

- Là một trong những công cụ điều chỉnh quá trình kinh tế - xã hội.

1.1.8.3. Yêu cầu của dự toán NSNN:

- Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và có nội dung tích cực trở lại với kinh tế - xã hội.

- Dự toán NSNN phải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Những yêu cầu cụ thể đối với lập dự toán ngân sách

+ Dự toán NSNN và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp

theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, cho đầu tư phát

triển, chi trả nợ.

+ Dự toán ngân sách của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp

phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định và hướng dẫn về

yêu cầu nội dung và thời hạn lập dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài Chính.

+ Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính

toán.

+ Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc sau:

Đối với dự toán NSNN: tổng số thu thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng

số chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ; bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát

triển.

Đối với dự toán ngân sách cấp Tỉnh: phải cân đối giữa thu và chi.

Đối với dự toán ngân sách cấp Huyện, Xã: phải cân bằng thu, chi.

1.1.8.4. Căn cứ lập dự toán NSNN

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương.

- Phân cấp quản lý NSNN; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức

bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định.

- Chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như24

Page 25: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về

việc lập dự toán ngân sách và văn bản hướng dẫn của các Bộ.

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách năm trước.

1.1.8.5. Trình tự lập dự toán NSNN

- Hàng năm trước tháng 6, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc xây dựng kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, làm căn cứ hướng dẫn lập dự

toán NSNN.

- Bộ Tài Chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về yêu cầu,

nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN.

- Các cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân Tỉnh hướng dẫn và thông báo số

kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự

toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý.

- Các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán thu, chi ngân

sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi ngân

sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập,

tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính

cùng cấp, đồng gửi một số cơ quan liên quan.

1.1.9. Chấp hành NSNN

1.1.9.1. Ý nghĩa:

- Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều

kiện để thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN.

1.1.9.2. Mục tiêu:

- Thực hiện có kết quả các chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán NSNN.

- Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh

tế, tài chính của Nhà nước.

1.1.9.3. Nội dung tổ chức chấp hành NSNN:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như25

Page 26: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Yêu cầu chung của chấp hành kế hoạch thu NSNN:

- Phải cụ thể hóa kế hoạch thu NSNN chia ra hàng quý, tháng cho từng đơn vị

tổ chức, bộ phận, địa phương từng nguồn thu cụ thể.

- Phải đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch thu NSNN, điều chỉnh, rút kinh

nghiệm, kịp thời nhằm hoàn thành tốt kế hoạch thu NSNN.

- Đảm bảo thu đúng, đủ theo quy định và được quản lý qua Kho bạc Nhà nước.

Yêu cầu chủ yếu của chấp hành kế hoạch chi NSNN:

- Cụ thể hóa dự toán chi NSNN duyệt chia ra hàng quý, tháng phù hợp với tính

quy luật mùa vụ của từng khoản chi, đảm bảo chủ động trong quản lý và điều hành

NSNN.

- Chấp hành chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu đúng dự toán đã được duyệt.

Trường hợp chưa phù hợp với dự toán được duyệt phải được phép của cơ quan có

thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung dự toán.

- Chấp hành kế hoạch chi NSNN phải đảm bảo phản ánh, theo dõi đầy đủ đúng

nội dung hạch toán vào mục lục NSNN.

- Chấp hành các quy định quản lý các cơ quan có thẩm quyền.

1.2. Cơ sở pháp lý

1.2.1. Luật NSNN

- Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002.

1.2.2. Nghị định

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN.

- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003 của Chính phủ ban hành quy

chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ NSĐP phê chuẩn quyết toán NSĐP.

1.2.3. Quyết định

- Quyết định số 3770/QĐ-BTC ngày 16/11/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính

về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2007.

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BTC ngày 13/02/2007 của Bộ Tài Chính về việc

bổ sung, sửa đổi hệ thống MLNS Nhà nước.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như26

Page 27: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Quyết định số 79/2007/QĐ-BTC ngày 01/10/2007 của Bộ Tài Chính về việc

bổ sung, sửa đổi hệ thống MLNS Nhà nước.

- Quyết định số 105/2007/QĐ-BTC ngày 19/12/2007 của Bộ Tài Chính về việc

hủy bỏ một số chương trong hệ thống MLNS Nhà nước.

- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTC ngày 23/01/2008 của Bộ Tài Chính về việc

bổ sung, sửa đổi hệ thống MLNS Nhà nước.

- Quyết định số 26/2008/QĐ-BTC ngày 14/05/2008 của Bộ Tài Chính về việc

sửa đổi, bổ sung MLNS Nhà nước.

- Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ Tài Chính về việc

ban hành hệ thống MLNS Nhà nước.

- Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài Chính vế việc

ban hành chế độ kế toán NSNNat5 động nghiệp vụ KBNN.

1.2.4. Thông tư

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

- Thông tư số 44/2005/TT-BTC ngày 03/06/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

lập xây dựng dự toán NSNN 2006 và giai đoạn 2006-2010.

- Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

- Thông tư số 56/2006/TT-BTC ngày 23/06/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

xây dựng dự toán NSNN năm 2007.

- Thông tư số 107/ 2006/TT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Tài Chính hướng

dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2007.

- Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp và ngân sách các cấp.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như27

Page 28: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Thông tư số 64/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

xây dựng dự toán NSNN năm 2008.

- Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2008.

- Thông tư số 54/2008/TT-BTC ngày 20/6/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

xây dựng dự toán NSNN năm 2009.

- Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

- Thông tư số 115/2008/TT-BTC ngày 02/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2009.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU

TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ NĂM 2009

2.1. Giới thiệu về TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như28

Page 29: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long. Là 1 trong 5

thành phố trực thuộc TW của Việt Nam. Ngày 24 tháng 06 năm 2009 được Thủ tướng

Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1.

Vị trí địa lý: TP Cần Thơ cách TP Hồ Chí Minh 169km về phía Tây Nam.

Diện tích TP Cần Thơ là 1.389,59 km², trong đó nội thành là 53 km² và dân số là

1.187.089 người.

Khí hậu: Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5

đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng

mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.

Lịch sử hình thành: Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của

nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt

thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là

Thị xã Cần Thơ.

Năm 1976, Nhà nước CHXHCNVN lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh,

Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt

Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và

Sóc Trăng.

Ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành TPCT trực thuộc

TW và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

TPCT trực thuộc TW có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là

1.187.089 người, bao gồm: diện tích và số dân của TPCT trực thuộc tỉnh; huyện Ô

Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng;

các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với

2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng,

Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích

cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú

Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp

Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như29

Page 30: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với

640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất

xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ... Hiện

nay, dự án cầu Cần Thơ đang được xúc tiến triển khai, hứa hẹn một tương lai phát

triển hơn cho miền đồng bằng trù phú này.

Sau hơn 120 năm phát triển, TP đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng

đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

TPCT chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc TW kể từ ngày 24/06/2009,

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TPCT là

đô thị loại I trực thuộc TW, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở

lên).

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089

người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn

405.608 người chiếm 34,2%.

*Đơn vị hành chính: Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận

và 4 huyện:

Quận Ninh Kiều 13 phường

Quận Bình Thủy 8 phường

Quận Cái Răng 7 phường

Quận Ô Môn 7 phường

Quận Thốt Nốt 9 phường

Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã.

(Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

Cơ sở hạ tầng:

Đường bộ: TPCT có các đường liên tỉnh:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như30

Page 31: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang

- Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang

- Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Phà Cần Thơ: Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh

Long, một bên là TPCT. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ.

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc

Liêu) đang từng bước hoàn thành và dụ kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2

năm 2009. Sắp tới TP cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh.

Ngày 24/04/2010 Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và Phà Cần Thơ cũng

chính thức ngừng hoạt động. Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay

có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động. Trước đây, trong nội ô còn có

một phương tiện đặc trưng là xe lôi, nhưng nay do mật độ phương tiện khá cao nên xe

lôi bị hạn chế hoạt động vào những giờ nhất định tại một số khu vực của thành phố.

Đường thủy: Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của

sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào,

Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước

và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan

trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.

Cần Thơ có 3 bến cảng:

- Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn.

- Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng

40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.

- Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng

hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển

Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.

Đường hàng không: Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu

vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính

thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. Hiện đang xây dựng Nhà Ga hành khách và

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như31

Page 32: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

trong vòng quý 4 năm 2010, Cần Thơ sẽ có Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những

đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay,

Cụm cảng hàng không miền nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc

(Đài Loan) vào đầu tháng 2/2010 để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.

Điện: Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã

hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có

công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án

đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây)- Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho

Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2009. Đến thời

điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.

Nước: Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000

m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch

200.000 m³/ngày.

Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1

bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa

Cần Thơ với các nước trên thế giới.

Kinh tế: Tổng thu ngân sách của riêng TP năm 2008 đạt 3.992,9 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu

người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế,

văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên

vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước

Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa

tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng

không đáng kể.

Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là

2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc

khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều.

Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như32

Page 33: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Công nghiệp: Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ

sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công

nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần

Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan

tâm đầu tư phát triển.

Thương mại - Dịch vụ:

- Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart,

Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu

mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái

Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí

Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.

- Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển

mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh

của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp. Cần Thơ như Vietcombank,

Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust

Bank, Vietbank, VietinBank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN...

- Hiện Quận Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt

động từ 18h đến 4h sáng hôm sau.

Giáo dục: Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường

đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại

chức Cần Thơ (đang được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ).

Đặc biệt, trong tương lai, Đại học Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành Đại học tầm cỡ

vùng. Hiện tại cũng đã có Trung Tâm Học Liệu 3 tầng tại Đại học khu II với các trang

thiết bị máy tính hiện đại kết nối Internet giúp Sinh viên học tập và tìm kiếm thông tin

tốt nhất. Đại học Quốc Tế tọa lạc tại Phong Điền đang được triển khai xây dựng và

Đại học Quốc tế tọa lạc tại Hưng Phú đang được lên kế hoạch và kêu gọi đầu tư. Phân

hiệu Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có kế hoạch xây dựng tại

Hưng Phú.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như33

Page 34: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần

Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ.

Các trường phổ thông trung học: Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng, Bùi Hữu Nghĩa

...; các trường trung học cơ sở: Tân An, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh...; các

trường tiểu học: Lê Quý Đôn, Ngô Quyền... Viện nghiên cứu: Viện lúa Đồng bằng

sông Cửu Long, Viện nghiên cứu Công Nghệ Giáo Dục.

Y tế: Tại Cần Thơ có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ

(quy mô 700 giường), Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ

30-4 (tương lai trở thành bệnh viện tuyến Quận Ninh Kiều) và Bệnh viện Thành Phố

(đang được xây dựng tọa lạc tại bệnh viện trung ương cũ), Bệnh viện Tai Mũi Họng

Cần Thơ, Bệnh viện Mắt-RHM, Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ, Bệnh viện Tây

Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ,

Trung tâm chẩn đoán Y khoa, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, Bệnh viện Da

liễu Cần Thơ, Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, Bệnh viện tâm thần Cần Thơ, các bệnh

viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là

một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Các bệnh viện tư nhân như bệnh viện

Đa khoa Tây đô, bệnh viện Hòan Mỹ cũng có mặt tại Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ

cũng sắp có một bệnh viện phụ sản 200 giường đang được xây dựng.

2.2. Giới thiệu sơ lược về Sở Tài Chính TP Cần Thơ

2.2.1. Lịch sử hình thành và vị trí địa lý

2.2.1.1. Lịch sử hình thành

Sở Tài Chính Cần Thơ tiền thân là Ty Chánh tỉnh Hậu Giang, được thành lập từ

tháng 02/1976. Đến tháng 09/1976 đổi tên thành Sở Tài Chánh tỉnh Hậu Giang.

Tháng 03/1988 UBND tỉnh Hậu Giang có chủ trương sát nhập Ủy Ban Vật Giá

tỉnh Hậu Giang và Sở Tài Chánh tỉnh Hậu Giang thành Sở Tài Chánh - Vật Giá tỉnh

Hậu Giang.

Tháng 09/1992 thực hiện chủ trương chia tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần

Thơ và tỉnh Sóc Trăng, Sở Tài Chánh tỉnh Hậu Giang cũng được chia tách thành Sở

Tài Chánh tỉnh Cần Thơ và Sở Tài Chánh tỉnh Sóc Trăng. Sau đó để thống nhất tên gọi

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như34

Page 35: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

chung cho các Sở Tài Chánh địa phương và TW (do TW gọi là Bộ Tài Chính), nên Sở

Tài Chánh các địa phương đều đổi tên thành Sở Tài Chính cho phù hợp. Từ đó gọi là

Sở Tài Chính – Vật Giá tỉnh Cần Thơ.

Năm 2003 Sở Tài Chính – Vật Giá đổi tên thành Sở Tài Chính Cần Thơ (do Ủy

Ban Vật Giá Chính Phủ sáp nhập về Bộ Tài Chính, là đơn vị trực thuộc Bộ).

Đầu năm 2004 thực hiện Nghị Quyết của TW về điều chỉnh địa giới hành

chánh, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành TPCT trực thuộc TW và tỉnh Hậu Giang. Sở

Tài Chính Cần Thơ cũng được chia tách thành Sở Tài Chính Cần Thơ trực thuộc TW

(Quyết định số 06/2004 /QĐ-UB ngày 02/01/2004 của UBND lâm thời TPCT) và Sở

Tài Chính tỉnh Hậu Giang, đồng thời Sở Tài Chính cũng điều động, phân chia cán bộ,

công chức về 2 Sở theo nhiệm vụ mới.

2.2.1.2. Vị trí địa lý

Sở Tài Chính TPCT có trụ sở tại số 16 Nam Kì Khởi Nghĩa, phường Tân An,

TPCT. Đây là vị trí thuộc trung tâm TP, đường giao thông thuận lợi cho việc giao dịch

với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể trong và ngoài TP.

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của công tác thu trên địa bàn TP Cần Thơ

2.2.2.1. Thuận lợi

Nguồn thu TP hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao hàng năm là nhờ có sự

quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài Chính, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP, sự hổ trợ

tích cực của các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận, Đoàn thể, cán bộ, công chức Sở Tài Chính

không ngừng tìm mọi biện pháp cải tiến trong công tác quản lý ngân sách và tích cực

học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2.2.2.2. Khó khăn

Năm 2004 là năm đầu tiên thực hiện Nghị Quyết số 23/2003/QH11 của Quốc

Hội về việc chia tách tỉnh Cần Thơ trực thuộc TW và tỉnh Hậu Giang, một số quận

Huyện mới thành lập sau khi tách bộ máy chưa ổn định, còn thiếu cán bộ, một số cán

bộ được nâng lên đảm bảo nhiệm vụ được giao.

Về việc mua sắp phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác còn hạn chế,

cần được bổ sung từng bước theo khả năng ngân sách để hoàn thành nhiệm vụ được

giao.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như35

Page 36: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Nạn dịch cúm gia cầm vẫn còn bùng phát gây ảnh hưởng đến đời sống người

dân địa phương và gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Giá cả thị trường luôn bất ổn và tăng cao.

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Chính TP Cần Thơ

2.2.3.1. Chức năng

Sở Tài Chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND TPCT thực

hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, NSNN và hoạt động dịch vụ

tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Tài Chính chịu sự chỉ đạo của quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của

UBND TP, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài

Chính.

2.2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Những công việc của STC thảo luận tập thể, Giám đốc Sở quyết định và trình

UBND TP quyết định, bao gồm:

- Ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực tài chính ở địa phương

theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ, chịu trách nhiệm về nội dung

các văn bản đã trình.

- Chương trình, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm về tài chính ngân sách

phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự

án, quy hoạch, kế hoạch lĩnh vực tài chính, hướng dẫn các cơ quan thuộc TP, cơ quan

tài chính cấp dưới thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách chế độ

và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn, tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục pháp luật và thông tin tài chính.

- Báo cáo UBND TP xem xét để trình HĐND TP dự toán điều chỉnh NSĐP

trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp

cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hiện tiết kiệm, chống tham

ô, lãng phí.

- Phương án phân cấp nguồn thu khác và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách

của địa phương, trình UBND TP để trình HĐND TP phê chuẩn mức phân bổ dự toán

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như36

Page 37: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

chi NSĐP, quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo

quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ liên quan về tài chính, công khai tài

chính ngân sách, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.

- Trình UBND TP quy định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành ngân

sách hàng năm của địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý thu

thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.

- Thẩm định quyết toán thu NSNN quận, huyện, quyết toán đối với cơ quan

Hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác có thể sử dụng ngân sách TP và chịu trách

nhiệm về kết quả thẩm định.

- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền của TW, quản lý quỹ dự trữ tài chính

của địa phương theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị TP.

- Tham gia với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu

với UBND TP về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn

trong và ngoài nước, xây dựng chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả

sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) trên địa bàn.

- Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do TP quản

lý, tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND

TP và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của chủ đầu tư.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án

đầu tư đã được phân cấp quy định.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng

vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc NSĐP của chủ đầu tư và cơ quan tài chính

quận, huyện, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN ở TP, quận, huyện.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư trình UBND TP phê duyệt (đối với dự

án do Chủ tịch UBND TP phê duyệt quyết toán vốn đầu tư). Thẩm tra, phê duyệt và

chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như37

Page 38: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

nghiệp có tính chất ĐTXDCB địa phương theo quy định và theo ủy quyền của UBND

TP.

- Giúp UBND TP và Bộ trưởng Bộ Tài Chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà

nước về Tài chính doanh nghiệp.

- Hướng dẫn các cơ quan Hành chính sự nghiệp thuộc địa phương thực hiện chế

độ quản lý tài sản Nhà nước, đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và

sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản địa phương.

-Thống nhất quản lý công tác giá tại địa phương theo quy định của pháp luật, tổ

chức thực hiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước về giá. Quyết định phương án

giá do các Sở, Ban, Ngành TP, UBND quận, huyện hoặc doanh nghiệp Nhà nước xây

dựng với tài sản, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm độc quyền, giá chuyển

quyền sử dụng đất, giá đền bù giải phóng đất, giá đền bù giải phóng mặt bằng theo quy

định của pháp luật.

- Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra thực hiện các dịch vụ tài chính, đơn vị trực

thuộc và kinh doanh xổ số.

- Thanh tra tài chính đối với các cơ quan Hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế,

văn hóa - xã hội, doanh nghiệp và công dân theo thẩm quyền, thanh tra đối với các cơ

quan, tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài Chính và UBND TP giao.

2.2.4. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài Chính TP Cần Thơ

Cơ cấu:

Chính quyền: Sở Tài Chính Cần Thơ có 64 cán bộ, công chức và nhân viên

hợp đồng. Trong đó:

- Biên chế: 57

- Nhân viên hợp đồng: 7

Lãnh đạo Sở có:

- 1 Giám đốc và 4 Phó giám đốc.

- 3 Trưởng phòng, 1 quyền trưởng phòng và 7 phó trưởng phòng.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như38

Page 39: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Tổ chức bộ máy: Có 7 phòng, đơn vị thuộc Sở gồm: Văn Phòng, phòng

quản lý Ngân sách, phòng Hành Chính - Sự Nghiệp, phòng Quản Lý Giá – Công Sản,

phòng Đầu Tư, phòng Tài Chính - Doanh Nghiệp, Thanh Tra.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Sở Tài Chính TP Cần Thơ

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đơn vị thuộc Sở:

Văn phòng Sở:

Văn phòng Sở có chức năng giúp cho Ban Giám Đốc tổng hợp, điều phối hoạt

động của cơ quan, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở theo chương trình công tác của Sở,

thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ cơ

quan Sở. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, y tế, bảo hộ

lao động của cơ quan, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở. Thực hiện công tác thi đua

khen thưởng của ngành.

Phòng quản lý Ngân sách:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như39

GIÁM ĐỐC SỞ

PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG QUẢN

LÝ NGÂN SÁCH

PHÒNG HÀNH CHÍNH

SỰ NGHIỆP

VĂN PHÒNG

PHÒNG TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

THANH TRA

PHÒNG QUẢN LÝ GIÁ CÔNG SẢN

PHÒNG ĐẦU TƯ

Page 40: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở trình UBND TP ban hành quyết định, chỉ

thị thuộc lĩnh vực Ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở triển khai, chỉ đạo thực hiện các văn bản

quy phạm pháp luật, các chính sách, chế độ của Nhà nước trong quá trình điều hành

Ngân sách. Trực tiếp soạn thảo và tham gia đề xuất ý kiến đối với các vấn đề liên quan

về Ngân sách. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản Nhà nước ban hành thuộc

lĩnh vực Ngân sách.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở trình UBND TP phương án phân cấp nguồn

thu và nhiệm vụ chi của từng cấp Ngân sách ở địa phương.

- Phối hợp với phòng Hành Chính - Sự Nghiệp tham mưu cho Ban Giám Đốc

Sở trình UBND TP định mức phân bổ dự toán chi NSĐP, quyết toán một số chế độ thu

phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Lập tổng dự toán và quyết toán Ngân sách hàng năm. Báo cáo tình hình thu,

chi Ngân sách hàng tháng, quý, quyết toán Ngân sách năm theo chế độ quy định. Theo

dõi, đánh giá tình hình thực hiện Ngân sách theo yêu cầu của Ban Giám Đốc Sở.

- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền từ NSTW.

- Quản lý và sử dụng Quỹ dự trử tài chính của TP, tài khoản cổ phần hóa các

doanh nghiệp Nhà nước theo quy định.

- Phối hợp với công tác Dân tộc, theo dõi, quản lý vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc

đặc biệt khó khăn, quyết toán kinh phí sử dụng từ tiền lãi thu được của Quỹ quốc gia

về vay giải quyết việc làm.

- Hướng dẫn việc lập dự toán và kiểm tra việc phân bổ dự toán của Ngân sách

cấp Quận, Huyện.

- Quản lý ấn chỉ phục vụ cho công tác kế toán và các khoản thu của Ngân sách

thuộc phạm vi Sở quản lý.

- Sử dụng chương trình quản lý Ngân sách trên máy vi tính để phục vụ công tác

chuyên môn của phòng và hướng dẫn cơ quan tài chính cấp Huyện, Xã.

Phòng Hành Chính - Sự Nghiệp: có chức năng tham mưu cho Ban Giám

Đốc Sở trong việc quản lý kinh phí và phối hợp tham mưu về công tác quản lý đối với

các đơn vị dự toán cụ thể như sau:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như40

Page 41: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Căn cứ vào định mức chi tiêu của Bộ Tài Chính và tình hình thực tế tại địa

phương, lập kế hoạch thu chi hàng năm cho các đơn vị Hành Chính – Sự Nghiệp của

TP.

- Căn cứ kế hoạch đã được UBND TP giao, xét duyệt dự toán cho các đơn vị dự

toán.

- Xét duyệt điều chỉnh dự toán bổ sung kinh phí hoạt động cho các đơn vị mỗi

khi có tình hình biến động về giá cả thị trường, thiên tai hoặc được giao thêm nhiệm

vụ ngoài dự toán đầu năm.

- Quyết toán kiểm tra chứng từ thu, chi hàng năm tại các đơn vị vừa là đơn vị

dự toán cấp 1, vừa là đơn vị thụ hưởng Ngân sách và thẩm định quyết toán ngân sách

đối với đơn vị dự toán cấp 1. Kiểm tra đột xuất thề thu, chi của các cơ quan Hành

Chính - Sự Nghiệp khi có vấn đề về vi phạm chế độ tài chính.

- Nghiên cứu vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý tài

chính để hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các chế độ chi tiêu cho các ngành, các đơn

vị sự nghiệp.

- Hướng dẫn kế toán cho các đơn vị dự toán cách ghi sổ, chứng từ, mẫu biểu

báo cáo kế toán theo quy định của chế độ kế toán Hành Chính - Sự Nghiệp, đồng thời

kiểm tra việc ghi chép sổ sách nêu trên.

- Quản lý các khoản thu sự nghiệp như: viện phí, học phí, thu sự nghiệp văn hóa

thể dục - thể thao…

- Kết hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc giám sát trang bị, mua

sắm, thanh lý tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị Hành Chính - Sự Nghiệp.

Phòng quản lý Giá – Công sản:

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý giá cả, chịu sự chỉ

đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Giám Đốc Sở.

- Công tác thông tin thị trường: duy trì và tăng cường mạng lưới thông tin, mở

rộng thông tin về mặt hàng, chủng loại hàng hóa tổng cộng thời điểm, trọng tâm, phục

vụ kịp thời cho các mặt công tác có liên quan của Sở, các cấp lãnh đạo TP và các Ban,

Ngành trong TP, đề xuất những biện pháp ổn định thị trường giá cả, dự đoán biến

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như41

Page 42: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

động thị trường giúp cho các lãnh đạo có cơ sở điều hành bình ổn giá, nhất là giá của

các mặt hàng thiết yếu, những thời điểm nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng cao như các

dịp lễ, tết.

- Theo dõi và xây dựng các phương án giá thành các loại cây nông sản trong

TP, báo cáo đề xuất giá sàn, trần để điều hành giá cả của TP.

- Xét duyệt giá, thẩm định giá mua sắm tài sản, vật tư, thiết bị làm cơ sở cho

các phòng nghiệp vụ cấp kinh phí cho các đơn vị Hành Chính - Sự nghiệp, các dự án

đầu tư công trình do ngân sách cấp vốn.

- Phân cấp cán bộ tham gia trong các ban chỉ đạo của TP chuyên trách về giá.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo giá chương trình, kế hoạch của

Cục Quản Lý Giá - Bộ Tài Chính.

Đối với tài sản công trong khu Hành Chính - Sự Nghiệp của địa phương

thuộc NSNN đầu tư trang bị hoặc có nguồn ngân sách, bộ phận quản lý công có

nhiệm vụ:

- Lập sổ sách theo dõi, quản lý toàn bộ tài sản của các cơ quan Hành Chính - Sự

Nghiệp do địa phương quản lý và các tài sản của các cơ quan Hành Chính - Sự Nghiệp

khác được TW ủy quyền theo đúng danh mục do Bộ Tài Chính quy định.

- Thẩm định kế hoạch chi mua sắm, sửa chữa cho các đơn vị Hành Chính - Sự

Nghiệp ở địa phương hàng năm, tham mưu và trình Giám Đốc Sở phê duyệt tiêu

chuẩn, định mực, chế độ, chính sách Nhà nước quy định.

- Tham mưu cho Giám Đốc Sở đề xuất trình UBND TP quyết định điều chuyển

tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu (thuộc thẩm quyền UBND TP). Tổ chức việc bán đấu

giá tài sản hư hỏng, không cần dùng trong các đơn vị Hành Chính - Sự Nghiệp thuộc

địa phương quản lý theo quyết định của Giám Đốc Sở.

Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng như thuộc địa phương quản lý:

- Thống kê, tổng hợp tài sản thuộc kết cấu hạ tầng của địa phương theo quy

định của Bộ Tài chính.

Đối với tài sản tịch thu, tịch biên vắng chủ và tài sản tạm thu, tạm giữ:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như42

Page 43: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Tổ chức việc tiếp nhận và quản lý tài sản theo chức năng của tài sản tịch thu,

tịch biên, tài sản vắng chủ, tài sản tạm thu, tạm giữ theo quyết định của UBND TP

hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

- Lập hồ sơ ghi chép và theo dõi tài sản kèm theo hồ sơ chứng từ phản ánh giá

trị hiện trạng của những tài sản nói trên.

- Tham mưu cho Giám Đốc Sở nghiên cứu, để trình UBND TP và các cơ quan

có thẩm quyền về các biện pháp xử lý, thực hiện việc hoàn trả, bán hoặc cho thuê tài

sản tịch thu, tịch biên, vắng chủ, tạm thu, tạm giữ theo quyết định của UBND TP hoặc

các cơ quan có thẩm quyền.

Trong lĩnh vực quản lý tài chính đối với tài nguyên quốc gia:

- Phối hợp với các cơ quan quản lý tài nguyên Quốc gia lập hồ sơ quản lý, theo

dõi số lượng trữ lượng… các nguồn tài nguyên được Nhà nước giao cho địa phương sử

dụng.

- Thẩm định và tham gia ý kiến về kế hoạch chi hàng năm cho công tác khảo

sát, tìm kiếm, thăm dò và bảo vệ các nguồn tài nguyên được Nhà nước giao cho địa

phương đảm nhận để tham mưu cho Giám Đốc Sở trình UBND TP phê duyệt.

- Tham gia với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu thầu các nguồn tài nguyên

thuộc địa phương quản lý cho các tổ chức, cá nhân khai thác và thu hồi khi hết hạn

giao thầu, hoặc theo quyết định của UBND TP, hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

Trong lĩnh vực quản lý đất:

- Phối hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường và các ngành có liên quan tổng hợp

Quỹ đất và việc sử dụng đất, tình hình cấp đất, cho thuê đất và định giá các loại đất

được Nhà nước giao cho địa phương quản lý.

- Thẩm định tham gia ý kiến vào kế hoạch chi hàng năm cho công tác đo đạt,

khoanh vùng và quản lý đất để tham mưu cho Giám Đốc Sở trình UBND TP phê

duyệt.

Trong lĩnh vực quản lý tài sản viện trợ:

- Mở sổ sách theo dõi những tài sản viện trợ (cả hiện vật và giá trị) của địa

phương theo thông báo của Nhà nước và viện trợ của các nước phi Chính Phủ, cá nhân

trong và ngoài nước trực tiếp trao cho địa phương.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như43

Page 44: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Cùng với các ngành, cơ quan có liên quan xác định số lượng và giá trị các tài

sản viện trợ, ghi tăng tài sản cho các đơn vị được hưởng và phối hợp với các phòng

trực thuộc Sở trong việc thực hiện việc ghi thu, ghi chi cho các đơn vị được nhận viện

trợ, định kỳ đối chiếu với các cơ quan quản lý viện trợ của Bộ Tài Chính về số tài sản

viện trợ của địa phương.

Phòng Đầu Tư:

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế

độ của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch về định hướng đầu tư phát triển trong

từng thời kì của địa phương và của các ngành trong địa bàn, thông tin những vấn đề có

liên quan để làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn

theo đúng nội dung yêu cầu và thời gian theo quy định của Nhà nước, giải quyết

vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

- Hướng dẫn và kiểm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án đầu tư của địa

phương đã được Chủ tịch UBND TP ủy quyền.

- Tham gia về chủ trương đầu tư, về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế -

tài chính của các dự án đầu tư do thành phố quản lý, tham gia xét thầu đối với các dự

án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện vốn đầu tư hàng năm theo đúng luật

NSNN.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành Chủ tịch UBND TP

phê duyệt.

- Thẩm tra trình Ban Giám Đốc Sở duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng

nguồn vốn sự nghiệp của địa phương.

- Báo cáo Bộ Tài Chính tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình thực

hiện các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, tình hình chấp hành

các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý tài chính đầu tư theo quy định của

Nhà nước.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như44

Page 45: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Phòng Tài Chính - Doanh Nghiệp:

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở quản lý vốn và tài sản của các doanh

nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động

công ích, doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước do địa phương quản lý.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở quản lý tài chính doanh nghiệp, lập báo cáo

theo định kỳ về tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để Ban

Giám Đốc Sở báo cáo về UBND TP và Bộ Tài Chính theo quy định.

- Giúp Ban Giám Đốc Sở triển khai các nghị định, quyết định, thông tư của

Chính phủ và Bộ Tài Chính về các chế độ tài chính hiện hành áp dụng cho các doanh

nghiệp.

- Tham gia trong các hội đồng thanh lý, giải thể, sát nhập các doanh nghiệp

trong quá trình sắp xếp chuyển đổi Doanh Nghiệp Nhà Nước.

- Tham gia trực tiếp công tác cổ phần hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước trên địa

bàn.

- Tham gia trong hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển Doanh

Nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần.

- Hàng năm giúp Ban Giám Đốc Sở tiến hành kiểm tra quyết toán xác định kết

quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời có ý kiến trình Ban Giám Đốc

Sở các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp và nêu lên các sai phạm của doanh

nghiệp về quản lý tài chính. Kết hợp với phòng Quản lý - Công sản giúp ban Giám

Đốc Sở thẩm định tài sản thanh lý và tài sản doanh nghiệp không cần dùng để thu hồi

vốn.

- Tham gia công tác thanh tra tài chính các doanh nghiệp khi có yêu cầu.

- Thực hiện các công tác tài chính có liên quan đến doanh nghiệp.

Thanh Tra Tài Chính:

- Thanh tra Sở Tài Chính là cơ qian chức năng của Sở, thực hiện quyền thanh

tra, xem xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật

về tài chính theo quy định, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu

cực trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như45

Page 46: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Thanh tra các hoạt động tài chính các Quận, Huyện và các cơ quan Hành

Chính - Sự Nghiệp, doanh nghiệp tại địa phương có trách nhiệm, có nghĩa vụ liên quan

đến NSĐP và việc thực hiện chế độ quản lý tài chính Nhà nước của địa phương theo

quy định của pháp luật.

- Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Sở và sự chỉ đạo của

Thanh tra Nhà nước TP Cần Thơ, Thanh Tra Bộ Tài Chính về công tác tổ chức nghiệp

vụ thanh tra.

2.3. Thực trạng về quản lý thu

2.3.1. Tổ chức thu NSNN

2.3.1.1. Các hình thức thu NSNN

- Thu bằng chuyển khoản:

+ Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại ngân hàng, ngân

hàng chuyển tiền vào tài khoản của KBNN để ghi thu NSNN.

+ Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại KBNN, KBNN thực

hiện trích tài khoản của người nộp để ghi thu NSNN.

+ Thời điểm xác định khoản thu NSNN được thực hiện là thời điểm ngân

hàng, KBNN thực hiện trích tiền trên tài khoản của người nộp để chuyển vào NSNN.

+ Thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là

thời điểm Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền

vào NSNN bằng chuyển khoản.

- Thu bằng tiền mặt:

+ Thu bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN.

+ Thu bằng tiền mặt vào ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản. Hình thức này

áp dụng đối với các ngân hàng có thoả thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào tài

khoản của KBNN mở tại ngân hàng.

+ Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu. Hình thức này được áp dụng đối với các

khoản thuế, phí, lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên,

không có tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng và có khó khăn trong việc nộp tiền vào

KBNN do ở xa điểm thu của KBNN hoặc xa ngân hàng được KBNN uỷ nhiệm thu. Cơ

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như46

Page 47: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

quan thu có trách nhiệm thu tiền từ người nộp, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu được

vào KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản.

+ Thu bằng tiền mặt qua các cơ quan được ủy nhiệm thu.

+ Thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp theo quy

định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

+ Thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là

thời điểm KBNN, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu xác nhận

trên chứng từ thu bằng tiền mặt. 

2.3.1.2. Chứng từ thu NSNN

- Lệnh thu NSNN: (mẫu C1-01/NS) là chứng từ do cơ quan thu phát hành, yêu

cầu KBNN, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi người có nghĩa vụ nộp NSNN mở tài

khoản thực hiện trích tài khoản của người nộp để nộp NSNN (hoặc nộp vào tài khoản

tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu trước khi nộp vào NSNN) theo quy định của Luật

NSNN và Luật Quản lý thuế.

- Giấy nộp tiền vào NSNN: là chứng từ thu NSNN, do Bộ Tài chính quy định

mẫu thống nhất. Bao gồm các loại:

+ Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS)

+ Giấy nộp tiền vào NSNN bằng ngoại tệ (mẫu C1-03/NS)

+ Giấy nộp tiền vào NSNN chuyển đổi từ chứng từ điện tử (mẫu C1-09/NS)

- Bảng kê nộp thuế: (mẫu số 01/BKNT) là chứng từ dùng cho người nộp thuế

để nộp tiền vào KBNN (hoặc ngân hàng) nơi thực hiện Dự án hiện đại hoá quy trình

thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế- Kho bạc- Hải quan- Tài chính (sau đây gọi tắt là hệ

thống thông tin thu nộp thuế). Bảng kê nộp thuế gồm những thông tin như nội dung

giấy nộp tiền vào NSNN.

+ Bảng kê nộp thuế là căn cứ để KBNN (hoặc ngân hàng) nhập thông tin vào

chương trình ứng dụng thu nộp thuế.

+ Trường hợp cơ sở dữ liệu thu nộp thuế không có đủ thông tin về người nộp

thuế thì KBNN yêu cầu người nộp thuế ghi đầy đủ thông tin trên bảng kê nộp thuế để

nhập vào chương trình ứng dụng và in giấy nộp tiền vào NSNN; người nộp thuế không

phải lập giấy nộp tiền vào NSNN.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như47

Page 48: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Biên lai thu NSNN: được sử dụng trong các trường hợp:

+ Cơ quan thu được giao nhiệm vụ trực tiếp thu NSNN bằng tiền mặt; tổ

chức, cá nhân được cơ quan thu ủy nhiệm thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

trực tiếp thu tiền phạt.

+ KBNN trực tiếp thu đối với một số khoản phí, lệ phí, thu phạt; các tổ chức

được KBNN ủy nhiệm thu phí, lệ phí, thu phạt.

+ Các loại biên lai thu:

Biên lai thu không in mệnh giá, khi sử dụng phải viết tay.

Biên lai thu in sẵn mệnh giá.

Biên lai thu lập và in từ chương trình máy tính (gồm cả loại biên lai in

sẵn số tiền phải nộp của từng đối tượng nộp, dùng cho các cơ quan thu, cơ quan nhận

ủy nhiệm thu).

- Chứng từ phục hồi:

+ Chứng từ phục hồi trong quản lý thu NSNN là chứng từ giấy được in ra

bằng chương trình máy tính trên cơ sở dữ liệu điện tử được truyền, nhận (thông qua hệ

thống mạng, vật mang tin,...) giữa các cơ quan, đơn vị tham gia trao đổi dữ liệu thu

NSNN. Chứng từ phục hồi phải đảm bảo chính xác và đầy đủ nội dung thông tin theo

đúng mẫu quy định.

+ Chứng từ phục hồi có giá trị pháp lý như chứng từ gốc. Đối với các chứng

từ phục hồi yêu cầu có chữ ký, dấu của cơ quan, đơn vị thì trên chứng từ phục hồi phải

có chữ ký của người có thẩm quyền để xác nhận tính pháp lý của chứng từ và dấu của

cơ quan, đơn vị in chứng từ phục hồi. Bộ Tài chính ủy quyền cho các cơ quan tham gia

hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử về thu NSNN (Thuế, Hải quan, KBNN) quy định cụ

thể loại chứng từ phục hồi phải có chữ ký xác nhận và dấu của đơn vị in chứng từ phục

hồi.

+ Việc truyền, nhận, in, sử dụng chứng từ phục hồi được thực hiện theo quy

định hiện hành về giao dịch điện tử.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như48

Page 49: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

+ Chứng từ phục hồi không đảm bảo chính xác và đầy đủ nội dung quy định

hoặc không có chữ ký, dấu (đối với chứng từ quy định phải có chữ ký, dấu) thì không

có giá trị pháp lý để thay thế chứng từ gốc.

2.3.1.3. Quy trình thu NSNN

- Thu bằng chuyển khoản qua KBNN:

* Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế:

Người nộp thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS) gửi KBNN

nơi mở tài khoản, khi nhận được 3 liên giấy nộp tiền, KBNN thực hiện trích tài khoản

tiền gửi của người nộp thuế để thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:

+ Liên 1: làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người nộp thuế; đồng

thời, hạch toán thu NSNN và lưu tại KBNN.

+ Liên 2: gửi cho người nộp thuế.

+ Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý người nộp thuế.

* Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế:

Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT) chuyển cho KBNN nơi

mở tài khoản. Căn cứ bảng kê nộp thuế, KBNN thực hiện trích tài khoản tiền gửi của

người nộp thuế để thu NSNN; đồng thời, in 2 liên giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý

các liên giấy nộp tiền:

+ Liên 1: làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người nộp thuế; đồng

thời, hạch toán thu NSNN và lưu tại KBNN cùng với bảng kê nộp thuế.

+ Liên 2: gửi cho người nộp thuế.

- Thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng:

* Trường hợp ngân hàng chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế:

Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản tại ngân hàng, người nộp thuế lập 4

liên giấy nộp tiền vào NSNN gửi ngân hàng nơi mở tài khoản.

Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, ngân hàng

có trách nhiệm làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế để nộp đầy đủ,

kịp thời vào NSNN ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là vào đầu của ngày làm

việc hôm sau và xử lý các liên giấy nộp tiền:

+ Liên 1: làm chứng từ ghi nợ tài khoản tiền gửi của người nộp thuế.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như49

Page 50: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

+ Liên 2: gửi cho người nộp thuế.

+ Liên 3, 4: gửi KBNN.

Khi nhận được chứng từ nộp tiền do ngân hàng chuyển đến, KBNN kiểm tra,

nếu phù hợp thì thực hiện hạch toán thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:

+ Liên 3: làm chứng từ hạch toán thu NSNN.

+ Liên 4: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý người nộp thuế.

* Trường hợp ngân hàng đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế:

Thu tại ngân hàng

Thu qua máy rút tiền tự động (ATM)

- T hu bằng tiền mặt qua KBNN :

+ Thu bằng giấy nộp tiền vào NSNN

+ Thu bằng biên lai thu

- Thu tiền mặt qua ngân hàng:

+ Thu bằng giấy nộp tiền vào NSNN

+ Thu bằng biên lai thu

- Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu: các cơ quan thu khi thu tiền mặt trực

tiếp từ người nộp phải sử dụng biên lai, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu vào KBNN.

2.3.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Chính TP Cần Thơ trong việc tổ

chức thu NSNN

- Phối hợp với cơ quan thu, KBNN trong việc thu và quản lý các khoản thu

NSNN; đôn đốc các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nộp đầy đủ, kịp thời các khoản

thu NSNN vào KBNN.

- Phối hợp với KBNN đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục

NSNN và tỷ lệ phân chia cho ngân sách các cấp; rà soát, đối chiếu các khoản thu ngân

sách do cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.

- Thẩm định báo cáo quyết toán thu NSNN của ngân sách cấp dưới; tổng hợp và

lập báo cáo quyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo chế độ quy định.

2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng về quản lý thu ở Sở Tài Chính TP

Cần Thơ năm 2009

2.4.1. Tình hình thu NSNN:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như50

Page 51: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Bảng 2.2: TÌNH HÌNH THU NSNN NĂM 2008Đvt: triệu đồng

Nội dung thuNĂM 2008

Dự toánThực hiện

SO SÁNHSố tiền %

Tổng số 3.638.178 7.326.690 4.004.690 220,55Tổng thu NSNN (A+B) 3.322.000 5.700.532 2.378.532 171,60

A. Thu cân đối NSNN 3.322.000 5.092.742 1.770.742 153,30I. Thu nội địa 2.260.000 2.445.408 185.408 108,201. Thu từ kinh tế quốc doanh 657.000 771.742 114.742 117,462. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

200.000 168.454 -31.546 84,23

3. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 750.000 762.831 12.831 101,714. Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp   346 346 _5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

65.000 82.645 17.645 127,15

6. Lệ phí trước bạ 90.000 104.457 14.457 116,067. Phí xăng dầu 155.000 107.649 -47.351 69,458. Thu phí, lệ phí 50.000 55.191 5.191 110,389. Các khoản thu về nhà, đất 267.000 362.999 95.999 135,9510. Thu khác 26.000 29.094 3.094 111,90II. Thu về dầu khí       _III. Thu hải quan 1.062.000 1.012.915 -49.085 95,38IV. Thu viện trợ   11 11 _V. Thu từ quỹ dự trữ tài chính       _VI. Thu kết dư ngân sách năm trước   552.726 552.726 _VII. Thu chuyển nguồn năm trước sang   481.682 481.682 _VIII. Thu huy động theo K3 Đ8 của luật NSNN

  600.000 600.000 _

B. Các khoản thu để chi quản lý NSNN 607.790 607.790 _1. Thu khác   113.778 113.778 _2. Phí và lệ phí   17.794 17.794 _3. Thu xố số kiến thiết   290.000 290.000 _4. Học phí   58.336 58.336 _5. Viện phí   86.878 86.878 _6 Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất   41.004 41.004 _C. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 1.310.735 1.310.735 _I. Bổ sung cân đối   676.594 676.594 _II. Bổ sung có mục tiêu   634.141 634.141 _D. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên   _E. Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW 315.423 315.423 _F. Thu bán cổ phần doanh nghiệp   _G. Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước   _H. Tạm thu   _

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như51

Page 52: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Bảng 2.3: TÌNH HÌNH THU NSNN NĂM 2009Đvt: triệu đồng

Nội dung thuNĂM 2009

Dự toán Thực hiệnSO SÁNH

Số tiền %Tổng số 4.159.206 8.572.331 4.413.125 206,10

Tổng thu NSNN (A+B) 3.699.300 6.985.016 3.285.716 188,82A. Thu cân đối NSNN 3.699.300 6.272.689 2.573.389 169,56I. Thu nội địa 2.667.300 3.160.860 493.560 118,501. Thu từ kinh tế quốc doanh 800.000 894.040 94.040 111,762. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

220.000 231.920 11.920 105,42

3. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 800.000 855.705 55.705 106,964. Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp 300 625 325 208,335. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

200.000 178.141 -21.859 89,07

6. Lệ phí trước bạ 120.000 135.398 15.398 112,837. Phí xăng dầu 160.000 229.801 69.801 143,638. Thu phí, lệ phí 55.000 77.048 22.048 140,099. Các khoản thu về nhà, đất 278.000 517.052 239.052 185,9910. Thu khác 34.000 41.130 7.130 120,97II. Thu về dầu khí       _III. Thu hải quan 1.032.000 869.826 -162.174 84,29IV. Thu viện trợ       _V. Thu từ quỹ dự trữ tài chính       _VI. Thu kết dư ngân sách năm trước   633.363 633.363 _VII. Thu chuyển nguồn năm trước sang   928.592 928.592 _VIII. Thu huy động theo K3 Đ8 luật NSNN   680.048 680.048 _B. Các khoản thu để chi quản lý NSNN 712.327 712.327 _1. Thu khác   135.332 135.332 _2. Phí và lệ phí   24.305 24.305 _3. Thu xố số kiến thiết   388.000 388.000 _4. Học phí   26.943 26.943 _5. Viện phí   137.747 137.747 _6 Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất       _C. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 459.906 1.575.712 1.115.806 342,62I. Bổ sung cân đối   669.069 669.069 _II. Bổ sung có mục tiêu   906.643 906.643 _D. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên _E. Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW 9.050 9.050 _

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như52

Page 53: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

F. Thu bán cổ phần doanh nghiệp _G. Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước _

H. Tạm thu 2.553 2.553 _

Bảng 2.4: TỔNG HỢP SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NSNN 2008 – 2009

Đvt: triệu đồng

Nội dung thuThực hiện 2008

NĂM 2009 SO SÁNH

Dự toánThực hiện

SO SÁNH 2009/2008Số tiền % Số tiền %

Tổng số 7.326.690 4.159.206 8.572.331 4.413.125 206,10 1.245.641 117

Tổng thu NSNN (A+B) 5.700.532 3.699.300 6.985.016 3.285.716 188,82 1.284.484 122,53

A. Thu cân đối NSNN 5.092.742 3.699.300 6.272.689 2.573.389 169,56 1.179.947 123,17

I. Thu nội địa 2.445.408 2.667.300 3.160.860 493.560 118,50 715.452 129,26

1. Thu từ kinh tế quốc doanh 771.742 800.000 894.040 94.040 111,76 122.298 115,85

2. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai

168.454 220.000 231.920 11.920 105,42 63.466 137,68

3. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh

762.831 800.000 855.705 55.705 106,96 92.874 112,17

4. Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

346 300 625 325 208,33 279 180,64

5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

82.645 200.000 178.141 -21.859 89,07 95.496 215,55

6. Lệ phí trước bạ 104.457 120.000 135.398 15.398 112,83 30.941 129,62

7. Phí xăng dầu 107.649 160.000 229.801 69.801 143,63 122.152 213,47

8. Thu phí, lệ phí 55.191 55.000 77.048 22.048 140,09 21.857 139,60

9. Các khoản thu về nhà, đất 362.999 278.000 517.052 239.052 185,99 154.053 142,44

10. Thu khác 29.094 34.000 41.130 7.130 120,97 12.036 141,37

II. Thu về dầu khí _ _

III. Thu hải quan 1.012.915 1.032.000 869.826 -162.174 84,29 -143.089 85,87

IV. Thu viện trợ 11 _ -11 _

V. Thu từ quỹ dự trữ tài chính

_ _

VI. Thu kết dư ngân sách năm trước

552.726 633.363 633.363 _ 80.637 114,59

VII. Thu chuyển nguồn năm trước sang

481.682 928.592 928.592 _ 446.910 192,78

VIII. Thu huy động theo K3 Đ8 của luật NSNN

600.000 680.048 680.048 _ 80.048 113,34

B. Các khoản thu để chi quản lý NSNN

607.790 712.327 712.327 _ 104.537 117,20

1. Thu khác 113.778 135.332 135.332 _ 21.554 118,94

2. Phí và lệ phsí 17.794 24.305 24.305 _ 6.511 136,59

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như53

Page 54: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

3. Thu xố số kiến thiết 290.000 388.000 388.000 _ 98.000 133,78

4. Học phí 58.336 26.943 26.943 _ -31.393 46,19

5. Viện phí 86.878 137.747 137.747 _ 50.869 158,55

6 Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất

41.004 _ -41.004 0

C. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

1.310.735 459.906 1.575.712 1.115.806 342,62 264.977 120,22

I. Bổ sung cân đối 676.594 669.069 669.069 _ -7.525 98,89

II. Bổ sung có mục tiêu 634.141 906.643 906.643 _ 272.502 142,97

D. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên

_ _

E. Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW

315.423 9.050 9.050 _ -306.373 2,87

F. Thu bán cổ phần doanh nghiệp

_ _

G. Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước

_ _

H. Tạm thu 2.553 2.553 _ 2.553 _

2.4.1.1. Tổng thu NSNN :

Đvt: Triệu đồng

Biểu đồ 2.5: Tổng thu NSNN

Tổng thu NSNN trên địa bàn TPCT năm 2009 theo kế hoạch được giao của Bộ

Tài Chính là 3.699.300 triệu đồng, thu NSNN trên địa bàn TPCT năm 2009 thực hiện

là 6.985.016 triệu đồng. So với kế hoạch thì số thực hiện đã đạt được 188,82% kế

họach (mức độ hoàn thành kế hoạch tăng 88,82%). Cùng kỳ năm trước thì TP thu

được 5.700.532 triệu đồng, số thu năm 2009 đã tăng 22,53% so với cùng kỳ năm trước

( cụ thể tăng 1.284.484 triệu đồng).

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như54

Page 55: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Nguyên nhân là do sự quan tâm giúp đỡ của Cục thuế, mở rộng hình thức thu

theo khai và nộp thuế theo thông báo nhằm tăng cường giám sát lẫn nhau, đảm bảo thi

hành đúng luật, hạn chế tiêu cực, tình hình thu NSNN năm 2009 có nhiều chuyển biến

tích cực.

2.4.1.2. Thu cân đối NSNN:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.6: Thu cân đối NSNN

Về thu cân đối NSNN trên địa bàn TPCT theo kế hoạch được giao trong năm

2009 là 3.699.300 triệu đồng, thực hiện năm 2009 đạt được là 6.272.698 triệu đồng, đã

hoàn thành được 169,56% kế hoạch (mức độ hoàn thành kế hoạch tăng 69,56%). Cùng

kỳ năm 2008 thì thu cân đối NSNN là 5.092.742 triệu đồng, do đó, năm 2009 đã đạt

được 123,17% tăng 23,17% so với cùng kỳ năm trước (cụ thể là 1.179.947 triệu đồng).

Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do công tác thu của cán bộ đạt hiệu quả,

trách nhiệm công dân đối với Nhà nước cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã

hội tại TPCT phát triển.

2.4.1.2.1. Thu nội địa:

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như55

Page 56: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.7: Thu nội địa

Đây là nguồn thu lớn góp phần tăng ngân sách. Theo kế hoạch được giao năm

2009 thì thu nội địa là 2.667.300 triệu đồng ( trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh là

800.000 triệu đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 220.000 triệu

đồng, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 800.000 triệu đồng, thuế sử dụng đất nông

nghiệp là 300 triệu đồng, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 200.000 triệu

đồng, lệ phí trước bạ là 120.000 triệu đồng, phí xăng dầu là 160.000 triệu đồng, thu

phí và lệ phí là 55.000 triệu đồng, các khoản thu về nhà đất là 278.000 triệu đồng và

thu khác là 34.000 triệu đồng), thực hiện kế hoạch TPCT đã thu nội địa là 3.160.860

triệu đồng ( trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh là 894.040 triệu đồng, thu từ doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 231.920 triệu đồng, thu từ khu vực ngoài quốc

doanh là 855.705 triệu đồng, thuế sử dụng đất nông nghiệp là 625 triệu đồng, thuế thu

nhập đối với người có thu nhập cao là 178.141 triệu đồng, lệ phí trước bạ là 135.398

triệu đồng, phí xăng dầu là 229.801 triệu đồng, thu phí và lệ phí là 77.048 triệu đồng,

các khoản thu về nhà đất là 517.052 triệu đồng và thu khác là 41.130 triệu đồng) đã đạt

118,5% (mức độ hoàn thành kế hoạch tăng 18,5%), tăng 493.560 triệu đồng so với kế

hoạch. Năm 2008 thu nội địa là 2.445.408 triệu đồng (trong đó: thu từ kinh tế quốc

doanh là 771.742 triệu đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 168.454

triệu đồng, thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 762.831 triệu đồng, thuế sử dụng đất

nông nghiệp là 346 triệu đồng, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 82.645

triệu đồng, lệ phí trước bạ là 104.457 triệu đồng, phí xăng dầu là 107.649 triệu đồng,

thu phí và lệ phí là 55.191 triệu đồng, các khoản thu về nhà đất là 362.999 triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như56

Page 57: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

và thu khác là 29.094 triệu đồng), năm 2009 đã đạt 129,26% (mức độ hoàn thành kế

hoạch tăng 29,26%), tăng 715.452 triệu đồng.

2.4.1.2.2. Thu dầu khí: TP không có khoản thu này.

2.4.1.2.3. Thu hải quan:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.8: Thu hải quan

Kế hoạch năm 2009 là 1.032.000 triệu đồng, TP thực hiện thu là 869.826 triệu

đồng đạt 84,29% (mức độ hoàn thành kế hoạch giảm 15,71%), cụ thể giảm 162.174

triệu đồng. Cùng kỳ năm trước thu hải quan là 1.012.915 triệu đồng, số thu năm 2009

giảm 14,13% (cụ thể giảm 143.089 triệu đồng).

2.4.1.2.4. Thu viện trợ:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.9: Thu viện trợ

Đầu năm 2009 TP không có kế hoạch thu viện trợ, năm 2008 thì TP thu viện trợ

là 11 triệu đồng.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như57

Page 58: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

2.4.1.2.5. Thu từ quỹ dự trữ tài chính: Năm 2009 và năm 2008 TP không

có khoản thu này.

2.4.1.2.6. Thu kết dư ngân sách năm trước:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.10: Thu kết dư ngân sách năm trước

Năm 2008 TP thực hiện thu từ kết dư ngân sách năm trước là 552.726 triệu

đồng, năm 2009 thực hiện là 633.363 triệu đồng đạt 114,59%, tăng 14,59% so với năm

2008 (cụ thể tăng 80.637 triệu đồng).

2.4.1.2.7. Thu chuyển nguồn năm trước sang:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.11: Thu chuyển nguồn năm trước sang

Năm 2008 TP thu chuyển nguồn năm trước sang là 481.682 triệu đồng, năm

2009 TP thực hiện thu là 928.592 triệu đồng tăng 92,78% so với năm 2008 (cụ thể

tăng 446.910 triệu đồng).

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như58

Page 59: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

2.4.1.2.8. Thu huy động theo K3 Đ8 của Luật NSNN:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.12: Thu huy động theo K3 Đ8 của Luật NSNN

Về thu huy động theo K3 Đ8 của Luật NSNN trên địa bàn TPCT thực hiện năm

2009 là 680.048 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2008 thì thu động theo K3 Đ8 của Luật

NSNN là 600.000 triệu đồng, do đó, năm 2009 khoản thu này tăng 13,34% so với cùng

kỳ năm trước (cụ thể là 80.048 triệu đồng).

2.4.1.3. Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.13: Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

Năm 2008, TP đã thu được 607.790 triệu đồng, năm 2009 là 712.327 triệu đồng

tăng 17,20%. (cụ thể tăng 104.537 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

- Khoản thu khác: năm 2008 là 113.778 triệu đồng, năm 2009 là 135.332 triệu

đồng, tăng 18,94% (cụ thể tăng 21.554 triệu đồng) so với năm 2008.

- Phí và lệ phí: thực hiện năm 2008 là 17.794 triệu đồng, năm 2009 là 24.305

triệu đồng, tăng 36,59% (cụ thể tăng 6.511 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như59

Page 60: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Thu xổ số kiến thiết: năm 2008 là 290.000 triệu đồng, năm 2009 là 388.000

triệu đồng, tăng 33,78% (cụ thể tăng 98.000 triệu đồng) so với năm 2008.

- Học phí: số thực hiện năm 2008 là 58.336 triệu đồng, năm 2009 là 26.943

triệu đồng, giảm 53,81% (cụ thể giảm 31.393 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước.

- Viện phí: năm 2008 là 86.878 triệu đồng, năm 2009 là 137.747 triệu đồng,

tăng 58,55% (cụ thể tăng 50.869 triệu đồng) so với năm 2008.

- Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất: năm 2008 là 41.004 triệu đồng, năm 2009

không có khoản này.

2.4.1.4. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.14: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Đầu năm kế hoạch được giao cho TP là 459.906 triệu đồng, thực hiện năm 2009

đã thu được 1.575.712 triệu đồng đạt 342,62% (mức độ hoàn thành kế hoạch tăng

242,62%). Thực hiện năm 2008 là 1.310.735 triệu đồng, số thu năm 2009 tăng

20,22% so với cùng kỳ năm trước (cụ thể tăng 264.977 triệu đồng). Trong đó:

- Bổ sung cân đối: thực hiện năm 2008 là 676.594 triệu đồng. năm 2009 TP

thực hiện là 669.069 triệu đồng đạt 98,89% so với cùng kỳ năm trước (cụ thể là giảm

7.525 triệu đồng).

- Bổ sung có mục tiêu: thực hiện năm 2008 là 634.141 triệu đồng. năm 2009

TP thực hiện là 906.643 triệu đồng đạt 142,97%, tăng 42,97% so với cùng kỳ năm

trước (cụ thể là tăng 272.502 triệu đồng).

Nguồn thu bổ sung cân đối lớn chứng tỏ sự quan tâm của các cấp, các ngành

của TW đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP rất lớn. Còn nguồn thu bổ sung có

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như60

Page 61: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

mục tiêu bằng nguồn vốn trong nước nhằm hỗ trợ cho các chương trình hoạt động

trong năm của TP

2.4.1.5. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên: TP không có khoản thu này.

2.4.1.6. Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.15: Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW

Năm 2008, TP đã thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW được 315.423 triệu đồng,

năm 2009 là 9.050 triệu đồng giảm 306.373 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

2.4.1.7. Thu bán cổ phần doanh nghiệp: TP không có khoản thu này.

2.4.1.8. Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước: TP không có khoản thu này.

2.4.1.9. Tạm thu:

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.16: Tạm thu

Năm 2009 TP không có kế hoạch thu tạm thu, nhưng khi thực hiện tạm thu là

2.553 triệu đồng. Năm 2008 TP không có khoản thu này.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như61

Page 62: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

2.4.2. Phân tích thực trạng quản lý thu NSNN

Sau khi phân tích tình hình thu NSNN trên địa bàn TPCT năm 2009 có thể đưa

ra một số nhận xét sơ bộ. Thực hiện thu NSNN nói chung, cũng như quản lý thu trên

địa bàn TP nói riêng có những đặc điểm như sau:

- Sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của NSNN vào các hoạt động kinh tế nói

chung đã ảnh hưởng đến các chính sách thu ngân sách, các chính sách thay đổi liên tục

không thống nhất, vì xã hội hiện nay đang trong thời kỳ đổi mới, nên chính sách thu

cũng có nhiều thay đổi, để phù hợp với thực tế khách quan. Trong đó, các chính sách

thu ngân sách được đặt trong mối quan hệ với thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh

tế, vì vậy đã góp phần cải thiện ngân sách.

- Đối với ngành kinh tế quốc doanh Nhà nước còn quá ưu đãi: độc quyền, nắm

giữ những vị trí kinh doanh then chốt, thuận lợi có hiệu quả, tuy đã xóa bỏ bao cấp

nhưng vẫn còn che chắn và hoạt động trong điều kiện nhiều lợi thế. Với điều kiện và

tiềm năng như thế đáng lẽ lĩnh vực này phải đóng góp nhiều cho ngân sách nhưng

ngược lại. Mặc khác sự đóng góp của lĩnh vực kinh tế quốc doanh vào NSNN còn

mang tính hình thức, bởi vì chưa thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kinh tế, các

khoản đầu vào, đầu ra chưa phản ánh đúng giá trị thực tế.

- Các khoản thu nội địa, trong đó thu từ kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng cao

nhất, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng và số vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy đã xóa

bỏ bao cấp nhưng vẫn còn được che chắn và hoạt động trong tình huống nhiều lợi thế,

với điều kiện và tiềm năng như hiện nay phải đóng góp vào NSNN nhưng thực tế thì

hoàn toàn ngược lại. Mặc khác sự đóng góp của lĩnh vực kinh tế quốc doanh vào

NSNN còn mang tính hình thức, bởi vì chưa thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán kinh

tế, các khoản đầu vào chưa tính đúng, tính đủ chưa phản ánh đúng giá trị thực tế.

- Để thích ứng với cơ chế thị trường chính sách thuế mấy năm gần đây được đổi

mới, nhiều loại thuế đã được pháp lý hóa thành luật, pháp lệnh, bộ máy các cơ quan

được củng cố được tăng cường công cụ thuế nông nghiệp đã phát huy dần theo hướng

tích cực và khẳng định vị trí của mình điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế tuy

có nhiều nhưng còn sơ hở chưa bao quát hết nguồn thu, chính sách gián thu và trực thu

chưa rõ ràng còn lẫn trong các sắc thuế, chính sách thuế bao hàm quá nhiều mục đích

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như62

Page 63: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

nên quá phức tạp, thuế suất của một số ngành, lĩnh vực kinh doanh chưa hợp lý không

phù hợp với khả năng nộp thuế.

Căn cứ số liệu dự toán đầu năm và tình hình thực hiện trong năm, so sánh số

thu tổng hợp và chi tiết một số khoản thu lớn cho thấy về tổng thể TPCT đã hoàn tất và

vượt kế hoạch, cụ thể thu được 6.985.016 triệu đồng, đạt 188,82%, tăng 88,82% so với

kế hoạch. Trong đó cần phải kể đến số thu từ ngành thuế quản lý, một khoản chiếm tỉ

trọng khá cao trong tổng thu NSNN.

- Tổng thu NSNN trên địa bàn TP: năm 2009 thu theo chỉ tiêu giao là

3.699.300 triệu đồng và TP thực hiện được 6.985.016 triệu đồng đạt 188,82%, vượt kế

hoạch đề ra 88,82%, cụ thể tăng 3.285.716 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.17: Tổng thu NSNN

- Thu cân đối NSNN: Đầu năm kế hoạch được giao là 3.699.300 triệu đồng,

thực tế thu được 6.272.698 triệu đồng, so dự toán đạt 169,56%, thu vượt kế hoạch

69,56%, cụ thể tăng 2.573.389 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.18: Thu cân đối NSNN

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như63

Page 64: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Về thu nội địa: theo dự toán là 2.667.300 triệu đồng, khi đó thực hiện đạt

3.160.860 triệu đồng so với dự toán đạt 118,5%.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.19: Thu nội địa

Tỷ trọng của từng khoản thu so với thu nội địa TH/2009 Đvt: %

0,02

7,34

1,30

2,44

4,28

16,36

7,27

5,6427,07

28,28

1. Thu từ kinh tế quốc doanh

2. Thu từ doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngòai3. Thu từ khu vực ngoài quốcdoanh4. Thu thuế sử dụng đất nôngnghiệp5. Thuế thu nhập đối vớingười có thu nhập cao6. Lệ phí trước bạ

7. Phí xăng dầu

8. Thu phí, lệ phí

9. Các khoản thu về nhà, đất

10. Thu khác

Ta có thể thấy trong nguồn thu nội địa thì khoản thu từ kinh tế quốc doanh

(28.28%) và khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh (27,07%) chiếm tỷ trọng rất lớn.

Bên cạnh đó thì khoản thu về nhà, đất cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (16,36%). Những

khoản thu khác tuy không nhiều nhưng cũng đóng góp vào nguồn thu nội địa. Cụ thể

như sau:

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như64

Page 65: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

+ Thu từ kinh tế quốc doanh: theo dự toán là 800.000 triệu đồng, khi đó thực

hiện đạt 894.040 triệu đồng so với dự toán đạt 111,76%, thu vượt kế hoạch 11,76% cụ

thể tăng 94.040 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.20: Thu từ kinh tế quốc doanh

+ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: theo dự toán là 220.000

triệu đồng, thực hiện đạt 231.920 triệu đồng so với dự tóan đạt 105,42%, tăng 5,42%

cụ thể tăng 11.920 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.21: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Thu từ khu vực ngoài quốc doanh: theo dự toán là 800.000 triệu đồng,

thực hiện đạt 885.705 triệu đồng so với dự toán đạt 106,96%, tăng 6,96% cụ thể tăng

55.705 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như65

Page 66: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.22: Thu từ khu vực ngoài quốc doanh

+ Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp: theo dự toán là 300 triệu đồng, thực

hiện đạt 625 triệu đồng so với dự toán đạt 208,33%, tăng 8,33% cụ thể tăng 325 triệu

đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.23: Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: theo dự toán là 200.000

triệu đồng, thực hiện đạt 178.141 triệu đồng so với dự toán đạt 89,07%, giảm 10,93%

cụ thể giảm 21.859 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.24: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như66

Page 67: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

+ Lệ phí truớc bạ: theo dự toán là 120.000 triệu đồng, thực hiện đạt 135.398

triệu đồng so với dự toán đạt 112,83%, tăng 12,83% cụ thể tăng 15.398 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.25: Lệ phí trước bạ

+ Phí xăng dầu: theo dự toán là 160.000 triệu đồng, thực hiện đạt 229.801

triệu đồng so với dự toán đạt 143,63%, tăng 43,63% cụ thể tăng 69.801 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.26: Phí xăng dầu

+ Thu phí, lệ phí: theo dự toán là 55.000 triệu đồng, thực hiện đạt 77.048

triệu đồng so với dự toán đạt 140,09%, tăng 40,09% cụ thể tăng 22.048 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như67

Page 68: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.27: Thu phí, lệ phí

+ Các khoản thu về nhà, đất: theo dự toán là 278.000 triệu đồng, thực hiện

đạt 517.052 triệu đồng so với dự toán đạt 185,99%, tăng 85,99% cụ thể tăng 239.052

triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.28: Các khoản thu về nhà, đất

+ Thu khác: theo dự toán là 34.000 triệu đồng, thực hiện đạt 41.130 triệu

đồng so với dự toán đạt 120,97%, tăng 20,97% cụ thể tăng 7.130 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như68

Page 69: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.29: Thu khác

- Về khoản thu để lại chi quản lý NSNN: Năm 2009 không có chỉ tiêu theo kế

hoạch Bộ Tài Chính giao mà thực tế đơn vị thực hiện thu được là 712.327 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.30: Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

Tỷ trọng các khoản thu để lại chi quản lý NSNN Đvt: %

0

3,78

54,47

3,411919,34

1. Thu khác

2. Phí và lệ phí

3. Thu xố số kiến thiết

4. Học phí

5. Viện phí

6 Ghi thu ghi chi tiềnsử dụng đất

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như69

Page 70: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Ta có thể thấy trong các khoản thu để lại chi quản lý NSNN thì nguồn thu từ xổ

số kiến thiết chiếm tỷ trọng lớn nhất 54,47%. Bên cạnh đó thì khoản thu viện phí

(19,34%) và khoản thu khác (19%) cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Những khoản thu

khác tuy không nhiều nhưng cũng đóng góp vào ngân sách. Cụ thể như sau:

+ Thu khác: năm 2009 khoản thu này không có dự toán và đơn vị thực hiện thu

là 135.332 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.31: Thu khác

+ Phí và lệ phí: năm 2009 khoản thu này không có dự toán và đơn vị thực

hiện thu là 24.305 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.32: Phí và lệ phí

+ Thu xổ số kiến thiết: năm 2009 khoản thu này không có dự toán và đơn vị

thực hiện thu là 388.000 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như70

Page 71: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.33: Thu xổ số kiến thiết

+ Học phí: năm 2009 khoản thu này không có dự toán và đơn vị thực hiện thu

là 26.943 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.43: Thu học phí

+ Viện phí: năm 2009 khoản thu này không có dự toán và đơn vị thực hiện

thu là 137.747 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.35: Thu viện phí

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như71

Page 72: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

+ Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất: năm 2009 TP không có có khoản này.

- Về thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: theo dự toán là 459.906 triệu đồng,

khi đó thực hiện đạt 1.575.712 triệu đồng so với dự toán đạt 342,62%.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.36: Về thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Tỷ trọng của từng khoản thu bổ sung so với nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên TH/2009

Đvt: %

57,5442,46

Bổ sung cân đối

Bổ sung có mục tiêu

Ta có thể thấy trong hai nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên thì khoản thu

bổ sung có mục tiêu chiếm tỷ trọng cao hơn 57,54% so với khoản thu bổ sung cân đối

chỉ chiếm 42,46%. Cụ thể như sau:

+ Bổ sung cân đối: khoản thu này không có dự toán, khi đơn vị thực hiện đạt

669.069 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như72

Page 73: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Biểu đồ 2.37: Thu bổ sung cân đối

+ Bổ sung có mục tiêu: khoản thu này không có dự toán, khi đơn vị thực hiện

đạt 906.643 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.38: Thu bổ sung có mục tiêu

- Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW: năm 2009 khoản thu này không có

trong kế hoạch do Bộ Tài Chính giao, nhưng đơn vị thực hiện đạt 9.050 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.39: Thu tín phiếu, trái phiếu của NSTW

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như73

Page 74: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Tạm thu: năm 2009 khoản thu này không có trong kế họach do Bộ Tài Chính

giao, nhưng đơn vị thực hiện đạt 2.553 triệu đồng.

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.40: Tạm thu

2.4.3. Nhận xét, đánh giá chung tình hình thu Ngân sách năm 2009 của Thành

phố Cần Thơ:

Qua một năm triển khai thực hiện dự toán Ngân sách năm 2009, các ngành, các

địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác thu Ngân sách cũng như đảm bảo các

nguyên tắc tài chính theo luật NSNN, trong quá trình lãnh đạo điều hành dự toán Ngân

sách đã có những mặt thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:

2.4.3.1. Thuận lợi:

Nhìn chung công tác điều hành thu Ngân sách của TP có bám sát dự toán đầu

năm, một số chỉ tiêu cân đối Ngân sách và vượt kế hoạch đươc giao. Nhiệm vụ thu nội

địa đã hoàn thành khá tốt, do những điều kiện thuận lợi:

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng liên tục qua các năm, phát triển thành phần

kinh tế tư nhân.

- Sự kết hợp hài hòa trong các phòng, Ban của TP, sự phối hợp, của hệ thống tài

chính, sự ủng hộ của các ban, ngành khác.

Để đạt được kết quả như thế là sự phấn đấu của toàn TP thể hiện công tác quản

lý thu NSNN qua KBNN được cải tiến, cơ quan thu và KBNN chủ động phân loại đối

tượng thu nộp thuế trên từng địa bàn phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các

đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý tổ chức thu NSNN theo hướng cụ thể, đơn giản

phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như74

Page 75: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

đối tượng nộp NSNN, đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác tổ

chức thu ngân sách. Góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức

thu ngân sách. Góp phần tích cực trong việc nâng cao uy tín, hiệu lực của các cơ quan

Nhà nước trong thực thi công vụ. Nhân dân có thể trực tiếp giám sát việc thu thuế, các

cơ quan bảo vệ pháp luật của NN có thể dễ dàng kiểm tra cơ quan thu và KBNN.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TPCT, Cục thuế,

giao chỉ tiêu sớm, có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan, chỉ đạo Hội

đồng tư vấn thuế các huyện, xã, thực hiện tốt các qui trình nghiệp vụ, các chế độ chính

sách thuế trong việc thực hiện Luật quản lý thuế hiện hành.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng tốt hơn,

thể hiện tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách.

- Ngay từ đầu năm UBND TPCT chỉ đạo cho ngành thuế làm tốt công tác lập

bộ thuế nhà đất, phí lệ phí, phát giấy báo kịp thời, đồng thời Hội đồng tư vấn thuế làm

tốt các bước qui trình, giúp cho cơ quan thuế tiến hành hiệp thương khoán thuế ổn định

cho cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn năm 2009.

- Công tác thu Ngân sách được xem là công tác trung tâm, đưa vào kế hoạch

phát động thi đua ngắn hạn của TP, từ đó cơ quan thuế đã có quyết tâm để hoàn thành

nhiệm vụ.

2.4.3.2. Khó khăn:

Bên cạnh các điểm tích cực trên, thì công tác quản lý thu cũng bộc lộ những

hạn chế như:

- Công tác giám sát, kê khai thuế: qua thời gian triển khai thi hành luật quản lý

thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhìn chung ngành thuế đã đạt được kết quả

bước đầu. Tuy nhên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức còn lúng túng, chưa bắt

kịp nên hiệu quả chưa cao thể hiện như: chức năng giám sát kê khai chưa thực hiện

được nhiều, việc kiểm tra hồ sơ kê khai thuế chưa đáng giá thường xuyên chất lượng

kê khai thuế về tính đầy đủ, tính pháp lý.

- Chức năng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Việc đối chiếu nợ giữa doanh

nghiệp và cơ quan thuế chưa được thống nhất.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như75

Page 76: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Chức năng tuyên truyền hỗ trợ chưa được tăng cường đúng mức vẫn thiếu kịp

thời trong giải đáp, hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế khi gặp vướng mắt khó khăn.

- Tình trạng thất thu thuế trong khu vực ngoài quốc doanh cả về đối tượng,

doanh số và mức thuế chưa được khắc phục, nhất là các hộ kinh doanh lớn thuộc

ngành điện máy, xe máy, vật liệu xây dựng, nhà trọ và kinh doanh ăn uống.

- Một số cơ quan trực thuộc chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường

xuyên của cấp Ủy và chính quyền địa phương, sự phối hơp của các ban ngành, dẫn đến

hiệu quả công tác quản lý thu Ngân sách còn nhiều hạn chế trong khâu lập cũng như

chủ động thực hiện trước những biến động của thị trường, hay có chính sách mới ban

hành.

- Tình trạng lập chứng từ thu chưa xác định rõ trên địa bàn vẫn còn tồn tại, đã

ảnh hưởng đến quá trình hạch toán và điều tiết cho các cấp Ngân sách với các khoản

thu về lệ phí trước bạ…

- Giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu luôn tăng giá làm cho chi phí sản xuất tăng

cao, sức mua yếu.

- Nguồn thu phí lệ phí đạt tỷ lệ còn thấp, một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa

chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, dây dưa nộp chậm tiền thuế, thuế phát sinh của các doanh

nghiệp còn thấp, nguyên nhân không xuất hàng được, tiến độ giải ngân các công trình

XDCB trên địa bàn chậm do đó cũng ảnh hưởng đến nguồn thu này.

Tóm lại, công tác quản lý và điều hành NSNN trên địa bàn TP Cần Thơ năm

2009 tốt hơn so với năm 2008, năm 2009 có phát sinh thêm một số khoản thu. Điều

này thấy được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND trong việc thu NSNN, ta

thấy nguồn thu của năm 2009 tăng nhiều so với năm 2008 và đơn vị cũng cần phát huy

về khả năng thu và chủ động nguồn. Trong năm 2009 đơn vị cũng có nhiều cố gắng so

với năm 2008 trong việc thưc hiện thu NSNN:

Tổng thu NSNN ( triệu đồng ) Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu 3.322.000 3.699.300

Thực hiện 5.700.532 6.985.016

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như76

Page 77: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU NSNN

TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ

3.1. Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ của quản lý thu.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn

thử thách. Việc quản lý ngân sách ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa hợp lý

nên tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước diễn ra ngày càng

nghiêm trọng và khó kiễm soát. Mặc dù, nhà nước ta đã ban hành rất nhiều quy định

nhằm hạn chế tình trạng tham ô, lãng phí như quy chế công khai tài chính kiểm tra tài

chính… Tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, kẽ hở vẫn còn

rất nhiều nên tài sản của nhà nước, của dân vẫn “ đội nón ra đi”. Để hạn chế, đẩy lùi

được tình trạng trên, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiên tốt các biện pháp sau:

- Cần thay đổi cách thức quản lý, thanh toán bằng tiền mặt bằng thanh toán

chuyển khoản, bằng séc kể trả trả lương , phụ cấp… Đồng thời giảm kinh phí hoạt

động thường xuyên mà nên quy vào lương, tăng lương…

- Thu phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định chế tài chính. Căn cứ vào kế hoạch

được giao và khả năng phù hợp của từng địa phương được xác định nhằm làm cho

từng lĩnh vực sản xuất và nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện đúng theo chủ trương,

đường lối, chính sách cuả Đảng và Nhà nước. Khi thực hiện phải bám kế hoạch và dự

toán luật ngân sách.

- Tập trung khai thác các nguồn thu còn nhiều tiềm năng, nhất là khu vực ngoài

quốc doanh, trên cơ sở động viên hợp lý . Có kế hoạch tăng cường chống thất thu,

quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư, sau đầu tư

đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, để thu hút đầu tư, kích thích sản xuất trên

địa bàn. Triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu

đúng, thu đủ , thu kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Thu NSNN phải căn cứ vào đường lối, chủ trương , chính sách của Đảng và

Nhà nước thể hiện qua : tỷ suất thu, mức thu, chế độ ưu đãi miễn giảm, khuyến khích

hay hạn chế góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội.

Các khoản thu NSNN tỷ lệ điều tiết nhật định phụ thuộc vào nhiệm vụ chi

hàng năm. Tích cực vận động tuyên truyền cho người dân tích cực nộp thuế, liên kết

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như77

Page 78: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

thông tin giữa các cơ quan chức năng nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp hỗ trợ

để ngăn chặn, xử lý các hành vi trốn thuế.

Có thể điều chỉnh mở rộng khung thuế và diện thu thuế đối với một số mặt

hàng , sửa đổi hoàn chỉnh các luật thuế hiện có, đảm bảo công bằng hợp lý kích thích

nền sản xuất kinh doanh phát triển.

Phải có chính sách thu hút đầu tư để tạo thêm nhiều nguồn thu cho TP.

- Cần xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngân sách. Việc để

cho cơ quan tài chính quá nhiều quyền hạn là chưa hợp lý. Vẫn còn nặng nề về cơ chế

“xin – cho”, nên tiêu cực, tham nhũng vẫn còn có đất để tồn tại . Các cơ quan có thẩm

quyền nên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và dự toán kinh phí đầu năm để phê duyệt

một lần, bãi bỏ cơ chế “ xin” cấp kinh phí bổ sung. Nếu có trường hợp đặc biệt thì phải

qua Hội đồng xét cấp bổ sung ngân sách để việc xét duyệt công bằng, khách quan ,

không để cho cơ quan tài chính một mình tự ý tham mưu hoặc phê duyệt như hiện nay.

- Để tăng cường công tác quản lý và và khai thác tốt các nguồn thu ngân sách

trước hết phải đề cập đến lĩnh vực thuế. Thuế tồn tại qua hình thức xã hội có Nhà nước

, đó là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước thường chiếm 80% trong tổng thu của ngân

sách , thuế là công cụ điều chỉnh và can thiệp vào kinh tế, thực hiện điều tiết kinh tế vĩ

mô là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài, thực hiện kinh

tế với các ngành, thành phần kinh tế, dịch vụ , vùng kinh tế địa phương và các tầng

lớp dân cư, thuế là hình thức thể hiện qua quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể nhà nước

và nhân dân, các tổ chức kinh tế, cá nhân làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước một

phần thu nhập của mình. Nhà nước có trách nhiệm trước dân quản lý sử dụng các

khoản thu đó cho lợi ích toàn dân.

- Mục đích của thuế là thu đúng thu đủ tổng thu, không phải thu cao không hợp

lý, do đó cần nghiên cứu sửa đổi sắc thuế, tránh trùng lắp đơn giản, dể hiểu, khuyến

khích những người có thành tích nộp thuế , có tỷ lệ thỏa đáng cho địa phương và người

thu thuế phải có trách nhiệm ràng buộc .

- Nâng cao chất lượng tuyên truyền hỗ trợ, tư vấn pháp luật thuế cho các tổ

chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như78

Page 79: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Tăng cường theo dõi, kiễm tra kiễm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá

nhân, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số để nộp để có

các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn động

thuế. Chấn chỉnh, thực hiện nghiêm chế độ quản lý hóa đơn chứng từ để ngăn nhừa,

chống các hành vi gian lận thương mại, gian lận trong việc hoàn thuế để chiếm đoạt

tiền ngân sách nhà nước, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

- Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của

người dân theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt ủy nhiệm thu thuế chi UBND

huyện, xã và cơ quan chức năng theo chỉ đạo của UBND TP. Động thời cũng nhằm

tăng cường và phát huy sức mạnh tổng hợp vai trò các cấp ủy, chính quyền và các tổ

chức quần chúng tham gia vào công tác quản lý tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cho

xã hội.

3.2. Giải pháp về con người :

Nhân sự là nền tảng quan trọng trong mọi hoạt động của tất cả các tổ chức. Do

đó việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu trong công tác quản lý

thu Ngân sách :

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý hành chính, tăng cường năng lực,

hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.

- Là cán bộ phải được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. Phải có trình độ năng

lực làm việc và có lòng đam mê công việc. Có trình độ chuyên môn nhất định , có kinh

nghiệm trong công tác tài chính. Cần có khả năng làm việc độc lập, hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao .

- Với sự phát triển không ngừng về kinh tế thị trường, để bắt kịp với sự phát

triển đó cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi trao

dồi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cần chú trọng công tác đào tạo và chuẩn hóa đội

ngủ cán bộ kế toán của đơn vị, nhất là kế toán của các ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng trong xã hội, thực hiện tin học hóa trong kế toán HCSN, khuyến khích sử dụng

phần mền chương trình kế toán. Nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nâng cao hiệu

quả quả lý thu ngân sách trên địa bàn.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như79

Page 80: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Tình hình nhân sự: theo bố trí nhân sự tại đơn vị đã đảm bảo tiến độ công

việc, năng suất làm việc, công tác có hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và chức năng của

mình. Tuy nhiên trong bố trí nhân sự cần quan tâm tránh việc bố trí các bộ phụ trách

quá nhiều phần việc sẽ làm giảm hiệu quả và năng suất làm việc của cán bộ, nên bố trí

công việc phù hợp với khả năng và trình độ của nhân sự để đảm bảo hoàn thành một

cách xuất sắc nhất nhiệm vụ của mình. Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ

kế toán ngân sách Huyện, Xã có năng lực thực hiện chức năng tham mưu và quản lý

điều hành tài chính Huyện, Xã, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Cần có chế độ ưu đãi, trợ cấp khó khăn cho cán bộ để cải thiện đi sống tinh

thần giúp hoàn thành công việc.

- Tổ chức nhiều sân chơi nhằm góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết cho tất cả

các phòng, ban và tạo sự thoải mái vui tươi cho các nhân viên.

- Việc bố trí nhân sự phải phù hợp với trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Cần

tạo điều kiện cho cán bộ vừa học vừa làm.

- Tìm hiểu, sáng tạo trong công việc. Là cán bộ khi làm việc phải có trách

nhiệm với công việc, tích cực trong việc chống tham ô, lãng phí, tiết kiệm và luôn

đoàn kết.

- Về mặt tiền lương, các khoản trợ cấp, công tác phí chưa thích hợp chưa đáp

ứng nhu cầu kinh tế hiện nay, tiền lương thì quá thấp trong khi đó nhu cầu ngày càng

cao. Do đó, cần có chính sách tiền lương hợp lý để các cán bộ công viên chức nhà

nước yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng, Nhà nước đã giao.

3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất là phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, việc trang bị cơ

sở vật chất là điều cần thiết. Cần nâng cấp bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị

để đảm bảo công việc được tốt hơn. Do tình hình cơ sở vật chất còn hạn chế .

- Do nhu cầu lưu trữ hồ sơ tài liệu tại đơn vị là rất lớn nhưng hiện tại đơn vị

chưa có kho lưu trữ hồ sơ riêng biệt, các dụng cụ lưu trữ hiện có không thể đáp ứng

đủ, gây khó khăn trong công tác lưu trữ của cán bộ cần có biện pháp bố trí kho lưu trữ

hồ sơ để đảm bảo công tác lưu trữ được tốt.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như80

Page 81: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Cần có chỗ nghĩ cho cán bộ nhân viên nghĩ trưa tại cơ quan. Điều này giúp

cho cán bộ đảm bảo sức khỏe tốt để hoàn thành tốt công việc được và phục vụ tốt hơn

cho Nhà nước và nhân dân.

- Đối với một số Huyện, Xã hiện nay vẫn chưa có máy vi tính, máy fax…, cần

phải trang bị thêm để phục vụ tốt cho công tác quản lý, lưu tữ hồ sơ, tài liệu…quan

trọng.

- Trong tương lai với tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, cơ quan cần

tạo cơ hội cho cán bộ tiếp xúc với tiến bộ mới để trang bị thêm kiến thức cho công tác

chuyên môn.

3.4. Giải pháp với cấp dưới, cơ hội, quan hệ và điều kiện:

- Do có sự phân cấp quản lý ngân sách nên việc liên hệ thường xuyên giữa

UBND TP và các Huyện, Xã chưa thật sự thường xuyên và sâu sát, cấp trên chưa nắm

bắt tình hình cụ thể của cấp dưới và chưa có hướng dẫn cụ thể, cấp dưới chưa dám bày

tỏ khó khăn và ý kiến sáng tạo nên hiệu quả quản lý ngân sách chưa cao.

- Từ đó, cần phải tích cực cải thiện mối quan hệ này bằng cách : cấp trên phải

lắng nghe ý kiến của cấp dưới, cấp dưới phải biết tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Cấp trên phải tìm hiểu cấp dưới xem mặt nào của cấp dưới còn yếu cần được

khắc phục.

Cấp trên phải biết tạo cơ hội cho cấp dưới phát huy năng lực, trình độ chuyên

môn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Cấp trên thường xuyên có những chuyến khảo sát thực tế kịp thời phát hiện

sai phạm, kịp thời hướng dẫn sửa chữa.

Cấp trên kiểm tra, đôn đốc và có chính sách khen thưởng đối với cấp dưới.

Cấp trên khuyên bảo và ủng hộ tinh thần của cấp dưới.

Cấp trên luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ cấp dưới tránh tình trạng đặt để

hay áp đặt đối với công việc cũng như ý kiến của cấp dưới.

Cấp dưới thường xuyên báo cáo, trình lên cấp trên quá trình của công việc.

Cấp dưới liên hệ xin ý kiến của cấp trên nhằm giải quyết những vấn đề khó

khăn trong những công việc quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cấp dưới cần có tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như81

Page 82: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Phải tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới, phải biết tôn trọng lẫn

nhau, lắng nghe ý kiến của nhau.

- Là cán bộ phải biết nắm bắt cơ hội thăng tiến trong công việc, luôn giữa thái

độ chân thành, khiêm tốn, hòa nhã và đoàn kết.

3.5. Giải pháp mối quan hệ với các Sở, Ban, Ngành khác:

- Phòng Ngân sách cần phối hợp thường xuyên hơn với Kho bạc TP Cần Thơ

trong việc xem xét và hướng dẫn các đơn vị thực hiện dự toán .

- Cần có quan hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành có liên quan để quản lý tốt

nguồn thu tránh thất thoát nguồn thu góp phần chống tham ô, lãng phí của công.

- Đơn vị phải luôn tạo được mối quan hệ với các đơn vị, các ngành các cấp.

Phải luôn giúp đỡ cấp dưới trong việc quản lý thu và phải biết tôn trọng lẫn nhau, quan

tâm giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

- Thường xuyên có những buổi họp để thảo luận tìm ra biện pháp tối ưu, mang

lại hiệu quả tốt cho công việc.

Từ những giải pháp trên có thể thấy được cái chung nhất của việc nâng cao hiệu

quả quản lý thu ngân sách Nhà nước là sự tác động của các cơ quan chức năng đối với

tác động của các cơ quan chức năng đối với nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội để đảm

bảo nhu cầu thực tế của sự phát triển mạnh mẽ đúng định hướng kinh tế và đời sống

đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, phụ vụ công

cộng, an ninh quốc phòng… Trong từng thời kỳ nhất định đời sống người dân đã được

cải thiện và quan tâm hơn thì công việc của họ đạt hiệu quả hơn, từ đó nguồn thu sẽ

được khai thác có hiệu quản. Nếu đáp ứng được yêu cầu đó thì sẽ nâng cao trong việc

quản lý thu NSNN.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như82

Page 83: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

1. Kết luận:

- Ngân sách Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính

quốc gia, là một trong những công cụ đắc lực tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã được nhiều thành tựu, đặc

biệt là phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là quá trình hình thành và phát triển ngân

sách theo nội dung và phương thức mới, tạo ra khả năng tích cực trong việc tạo lập,

quản lý phân cấp ngân sách.

- Công tác quản lý thu NSNN của đơn vị được thực hiện qua hệ thống máy vi

tính có kết nối mạng từ Trung ương đến địa phương. Như vậy công tác quản lý thu của

đơn vị chặt chẽ và tiết kiệm nhân lực so với cách làm thủ công. Từ đó Nhà nước có thể

cập nhật hóa tình hình quản lý ngân sách của từng địa phương để có chính sách kịp

thời.

- Sở Tài Chính là cơ quan chuyên môn thuộc TP Cần Thơ giúp UBND TP thực

hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của

NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán,

kiểm tóan độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định

của pháp luật.

- Thu ngân sách là vấn đề quan trọng của đất nước vì bản thân NSNN là sự

đóng góp của người dân. Do vậy, với sự giúp đỡ của UBND TP và sự hỗ trợ của Cục

thuế, Sở Tài Chính TP Cần Thơ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Năm 2009 đơn vị đã được thực hiện tốt so với dự toán năm 2009 và tình hình

thực hiện năm 2008. Trong quá trình thực hiện đơn vị đã có được những ưu điểm đáng

kể trong công tác chuyên môn của mình nhưng vẫn còn một vài hạn chế mà đơn vị còn

vướng.

Ưu điểm:

Việc ghi chép, đánh giá số liệu của đơn vị là chính xác.

Dự toán thu ngân sách được xây dựng trên cơ sở năm

trước và tình hình của địa phương. Với việc áp dụng phần mềm kế toán giúp cho STC

quản lý chặt chẽ hơn các đơn vị cấp dưới và làm tăng hiệu quả trong công việc.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như83

Page 84: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

Vận dụng chính xác thu của NSNN một cách có hiệu

quả.

Trong quá trình thực hiện đơn vị động viên, hướng dẫn

đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc quản lý, giám sát tốt đảm bảo thu đúng , thu đủ

và kịp thời.

Đơn vị chấp hành tốt các nhiệm vụ của cấp trên đề ra.

H ạn chế :

Việc thu còn gặp nhiều khó khăn .

Việc chia tách TP Cần thơ không bao lâu nên vẫn còn một số khó khăn

trong công tác thu ngân sách do cơ sở vật chất của các Quận, Huyện mới chia tách

chưa được trang bị, cùng với tình hình kinh tế hiện nay làm cho nguồn thu còn hạn chế

chưa tương xứng với tiềm năng của TP Cần Thơ.

- Nhìn chung công tác thu ngân sách trên địa bàn TPCT rất chặt chẽ từ khâu

lập, chấp hành đến khâu quyết toán theo đúng luật Ngân sách Nhà nước và các quy

định khác có liên quan. Đặc biệt là phòng Ngân sách luôn được sự quan tâm chỉ đạo

thường xuyên của Thành Ủy, UBND TP và sự chỉ đạo giúp đỡ của Cục thuế, cùng sự

phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan góp phần khai thác nguồn thu, không bỏ

sót nguồn thu, đồng thời quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu.

- Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập và mở cửa,

từng bước thực hiện các cam kết gia nhập WTO để tiến tới công nhận nền kinh tế thị

trường đầy đủ. Vì thế, công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải đổi

mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Không chỉ am hiểu lý thuyết mà còn phải nắm

bắt thực tế vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo thì mới đảm bảo hiệu quả công tác

quản lý, chống thất thu, chống tham nhũng, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách Nhà

nước.

- Như vậy với cương vị là một sinh viên thực tập, em cũng nhận thấy rằng Sở

Tài Chính TP Cần Thơ làm rất tốt việc thu NSNN. Tuy thời gian thực tập không là bao

nhiêu nhưng Em cảm nhận được sự nhiệt tình trong công việc của từng cán bộ, luôn

mong muốn mình hoàn tất công việc để làm tốt hơn công tác chấp hành dự toán thu -

chi Ngân Sách.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như84

Page 85: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Trong suốt thời gian học tập tại trường. Quý thầy cô đã trang bị cho em những

kiến thức về công tác quản lý thu ngân sách cũng như trong thời gian thực tập tại cơ

quan. Thời gian có hạn chế nên em chưa thể tiếp xúc được công việc ở cơ quan một

cách sâu sắc để kiểm tra lại kiến thức các thầy cô truyền đạt tại trường. Mặc dù vậy, về

cơ bản em đã tiếp thu được phần nào và rút ra được kinh nghiệm giữa lý thuyết với

thực tế. Ít nhiều em cũng làm quen được một số sổ sách thu ở trường. Vì vậy khi đến

cơ quan em cũng ít bỡ ngỡ.

- Do thời gian thực tập chưa đầy 3 tháng, do đó nội dung của em chưa phản ánh

hết tình hình hoạt động của TP, hơn nữa môn quản lý ngân sách là một môn mà em chỉ

học trên lý thuyết nên việc phân tích còn nhiều sai sót. Rất mong quý thầy cô và cô

chú tại phòng thực tập hướng dẫn và chỉ bảo thêm.

Em xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, chú, anh, chị tại phòng

Ngân sách TP Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ em học tập, đúc kết những kinh nghiệm,

giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

2.. Một số kiến nghị .

- Trong điều kiện nền kinh tế đã phát triển và nước ta mới gia nhập WTO, cùng

với sự phát triển đó TP Cần Thơ cũng phát triển tương đối ở nhiều mặt: tổng thu ngân

sách của riêng TP năm 2008 đạt 3.992,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ

hộ nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối

quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng Đồng bằng

sông Cửu Long và cả nước. Vì vậy, ở địa bàn TPCT trong quá trình sử dụng ngân sách

Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội

đạt được những mục tiêu đề ra theo chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước.

- Phòng Ngân sách TP Cần Thơ qua nhiều năm hoạt động luôn đạt danh hiệu

đơn vị thi đua xuất sắc, đội ngũ cán bộ luôn phấn đấu và rèn luyện tốt công tác chuyên

môn của mình. Các cô, chú luôn gắn bó với công việc trực tiếp hàng ngày, quá trình

tiếp nhận chúng từ của KBNN được các kế toán phòng phản ánh lên sổ sách đầy đủ và

chính xác, thao tác trong công việc nhanh lẹ, tình hình luân chuyển chứng từ đơn giản,

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như85

Page 86: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

không phức tạp, luôn sớm hoàn thành tốt công tác được giao. Khi giao tiếp với các đơn

vị luôn ân cần và đáp ứng kịp thời cấp thiết những yêu cầu và chỉ tiêu của các đơn vị

trực thuộc.

- Vì vậy để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ công tác ngày càng xuất

sắc hơn, em xin có một kiến nghị là tăng mức lương, để cải thiện đời sống của cán bộ

trong ngành và đó cũng là nguồn động lực giúp các cô, chú, anh, chị phấn đấu và trao

dồi kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc.

- Phòng Ngân sách kết hợp với các ngành thuế, UBND TP, Huyện, Xã và các

ngành có liên quan đẩy mạnh cong tác thu ngân sách, tăng cường kiểm tra rà soát việc

thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.

- Phòng Ngân sách nên phối hợp với Cục thuế, Sở Tài Nguyên - Môi Trường,

kết hợp với UBND các Huyện, Xã tổ chức thực hiện theo kế hoạch của ban chỉ đạo

khai thác quỹ đất TP để thu tiền sử dụng đất của các doanh nghiệp, dự án tích cực khai

thác đối với đất liền kề, đất lẻ, chuyển mục đích sử dụng đất. Nuôi dưỡng nguồn thu

trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nhằm khuyến khích đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu, khai thác nguồn thu thuế lĩnh vực XDCB, các

phương tiện vận tải.

- Phát huy hiệu quả chính sách cải cách thủ tục hành chính thực hiện chế độ một

cửa một cách có hiệu quả.

- Phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để tăng nguồn tu cho ngân sách TP.

- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về luật Quản lý thuế và các văn bản hướng

dẫn thi hành luật Quản lý thuế đến từng đối tượng chịu thuế.

- Có cơ chế kiểm tra, kiểm soát nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, kip thời và

phải biết mở rộng nuôi dưỡng nguồn thu. Cần kiểm tra chặt chẽ các nguồn thu ở TP,

huyện, xã các khoản phải nộp vào Kho bạc Nhà nước kịp thời đề tránh thất thu cho

NSNN và không để tồn quỹ quá nhiều cho ngân sách Huyện, Xã.

- Công tác giao và lập dự toán cần sát thực tế hơn, theo tình hình cụ thể từng

năm của địa bàn TP để chỉ tiêu giao không quá thấp so với tình hình thực hiện trong

năm.

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như86

Page 87: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Phòng Ngân sách thực hiện ngiêm túc các quy định của luật NSNN và các văn

bản có liên quan, đồng thời thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND TP trong

việc điều hành ngân sách ở từng khâu cụ thể, tiến hành hướng dẫn cho tất cả các đơn

vị dự toán theo đúng quy định.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, viên chức, tin học hóa toàn bộ

công tác thu ngân sách trong tòan bộ hệ thống ngân sách của TP cũng như từ TW đến

địa phương để có sự quản lý chặt chẽ tình hình thu, tiết kiệm thời gian, nhân lực so với

làm thủ công. Cần có hệ thống trang web về tình hình thu ngân sách cũng như tình

hình của Sở Tài Chính.

Tóm lại, các điều kiện là quốc sách đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, đội ngũ

cán bộ của Đảng vững chắc, sáng suốt thì đời sống mới ấm no, hạnh phúc. Muốn đời

sống người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì Đảng phải tạo điều kiện cho

người dân sinh sống bằng cách miễn giảm nguồn thu kịp thời, đúng lúc thì lúc đó sẽ

không còn “chi quỹ giúp đỡ người nghèo gặp khó khăn”, “xóa đói giảm nghèo”, “xóa

mù chữ”. Điều đó sẽ tăng quỹ cho NSNN. Nhìn chung một số bộ phận khác của TP đã

làm khá tốt cho TPCT từng bước phát triển kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như87

Page 88: nang cao hieu qua quan ly thu ngan sach tai so tao chinh Can Tho

Nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN tại Sở Tài Chính TP Cần Thơ năm 2009

- Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn

thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

- Quyết toán thu NSNN trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2008, 2009.

- Giáo trình NSNN của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Cần Thơ.

- Trang web :

http://www.mof.gov.vn

http://www.chinhphu.vn

http://www.gdt.gov.vn

http://www.vi.wikipedia.org

GVHD: Nguyễn Thành Long SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như88