92
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ CÔNG NGHỆ SẠCH (Cleaner Production)

Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ

CÔNG NGHỆ SẠCH

(Cleaner Production)

Page 2: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ý TƯỞNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN

1.1 Quá trình đô thị hoá:

Năm 1990 Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới 694 đô thị các loại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Dân số đô thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 25%, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị gấp áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng.

Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện).

Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây đựng, công nghiệp khai thác khoáng sản.

TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Ðồng Nai) là những đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nhất, gấp 2 đến 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép; thứ hai là Hà Nội, Hải Phòng gấp 1,5 đến 2,5 lần. Tại ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ (TP Hồ Chí Minh), nồng độ bụi lên đến xấp xỉ 1,2mg/m3. Mức độ ô nhiễm ô-xít các-bon (CO) trong không khí ở các đô thị đang có xu hướng tăng, đặc biệt ở các nút giao thông lớn, nồng độ CO thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép (5mg/m3). Cụ thể, tại khu vực Nhà máy VICASA (Ðồng Nai), nồng độ khí CO lên tới trên 9mg/m3; cổng Trường đại học Bách khoa Ðà Nẵng, nồng độ khí CO là 8mg/m3.  

1.2 Tình trạng sử dụng năng lượng

Thế giới tiêu thụ khoảng 5261 triệu tấn than đá/năm, 75% trong số đó được đốt trong các nhà máy nhiệt điện.

Trung Quốc, Ấn Độ dùng khoảng 1700 triệu tấn/năm, dự đóan sẽ đạt mức 2700 triệu tấn vào năm 2025. Nước Mỹ sử dụng khoảng 997 triệu tấn/năm, dùng 90% để sản xuất điện.

Than đá là loại nhiên liệu có lượng tiêu thụ tăng nhanh nhất, trong 3 năm tính từ tháng 12/2002 – 12/2004, lượng than đá tiêu thụ đã tăng 25% (số liêu thống kê của BP, 06/2005).

Dầu mỏ được tiêu thụ phần lớn trong giao thông vận tải.Khoảng 66.6% lượng đầu mỏ dùng để chạy các phương tiện vận chuyển ở Mỹ55% là lượng đầu mỏ mà thế giới sử dụng cho giao thông.

1.3 Tiến trình giảm thiểu ô nhiễm

Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn:

- Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:

2

Page 3: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp

(1). Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution)

Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẽ.

(2). Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse)

Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận.

Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.

VD: một nhà máy sản xuất bia 1 ngày thải ra 50 m3 nước thải. COD của nước thải là 1000mg/l. Để đáp ứng tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam đối với COD của nước thải công nghiệp loại B (nhỏ hoặc bằng 100 mg/l), nhà máy pha loãng 1 m3 nước thải với 9 m3 nước.

Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất thải: các kim loại nặng, PCB (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế, tụ điện ...) ... đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.

(3). Xử lý cuối đường ống (EOP = end-of-pipe treatment)

Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.

Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như:- Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý;- Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp; - Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp; - Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.

(4). Phòng ngừa phát sinh chất thải (Waste prevention)

Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu 1 cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô nhiễm" (pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ "sản xuất sạch hơn" (cleaner production) (SXSH) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích vài nơi.

3

Quá trình sản xuất(Process)

Quá trình sản xuất(Process)

Nguyên liệu (Raw materials)

Nước

Năng lượng(Energy)

Sản phẩm (Products)

Khí thải (Emisions)

Nước thải(Wastewater)

Chất thải rắn(Solidwaste)

Page 4: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm

Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là 1 quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.

2. ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN

UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là :

... Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và

môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

3. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

3.1. Công nghệ sạch (Clean technology)

Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các đây chuyền sản xuất nhằm tái tận dụng phụ phẩm để tránh thất thoát (OCED, 1987).

3.2. Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT)

Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiên thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ (UNIĐO, 1992). BAT giúp đánh giá tiềm năng SXSH.

4

Pha loãng và phát tán (Dillute and Disperse)

Xử lý cuối đường ống(End of pipe treatment)

Sản xuất sạch hơn(Cleaner production)

Page 5: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

3.3. Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency)

Hiệu quả sinh thái (HQST) chính là sự phân phối hàng hoá và dịch vụ có giá cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ. Hai khái niệm SXSH và HQST được xem như là đồng nghĩa. Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ: HQST bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà những hiệu quả này có tác động tích cực đến MT. Trong khi đó, SXSH khởi đầu từ ý tưởng hiệu quả sinh thái mà những hiệu quả này có tác động tích cực đến kinh tế.

3.4. Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention)

Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN) thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ PNÔN được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới.

3.5. Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation)

Khái niệm về giảm thiểu chất thải (GTCT) được đưa ra vào năm 1988 bởi Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (US. EPA). Hai thuật ngữ GTCT và PNÔN thường được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, GTCT tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle).

3.6. Năng suất xanh (Green productivity)

Năng suất xanh (NSX) là thuật ngữ được sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan năng suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt được sản xuất bền vững. Giống như SXSH, năng suất xanh là 1 chiến lược vừa nâng cao năng suất vừa thân thiện với môi trường cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

3.7. Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control)

Sự khác nhau cơ bản của kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) và SXSH là vấn đề thời gian. KSÔN là 1 cách tiếp cận từ phía sau (chữa bệnh), giống như xử lý cuối đường ống, trong khi SXSH là cách tiếp cận từ phía trước, mang tích chất dự đoán và phòng ngừa.

3.8. Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)

Việc quảng bá và nâng cao nhận thức về SXSH đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các nỗ lực về SXSH thường chỉ tập trung vào các quá trình sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật liệu độc hại mang tính cách cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác động môi trường đo một hệ thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy, song song với sự phát triển của SXSH, các nhà khoa học, các kỹ sư và các nhà quản lý công nghiệp đã nhận ra rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp mang tính chất tuần hoàn dẫn đến việc tất cả các đầu ra của quá trình sản xuất này trở thành các đầu vào của các quá trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lượng chất thải.

4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:

Đất nước ta bước sang thế kỉ 21, vấn đề đặt ra là làm sao vẫn đạt được phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của xã hội, mà vẫn giữ gìn được môi trường và tài nguyên. Đây là thách thức thật sự của đất nước nói chung và của cộng đồng nói riêng.

Khái niệm bền vững ngày càng được chấp nhận trên thế giới và ở Việt Nam, cho dù cho đến nay trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa nào về phát triển bền vững được chấp nhận rộng rãi và chưa có tiêu chí nào cụ thể để chỉ thị tính bền vững.

5

Page 6: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Lịch sử đã chứng minh quá trình phát triển của thế giới công nghiệp hoá tập trung vào sản lượng. Do vậy, không có gì lạ khi các nước phát triển trong những năm của hai thập niên 50 -60 lại chỉ theo đuổi mô hình tuyệt đối “Sản lượng và Tăng trưởng”- chủ yếu đựa vào khái niệm hiệu quả kinh tế. Cải thiện phân phối thu nhập là đòi hỏi của thế giới đang phát triển và kết quả là mô hình phát triển chuyển địch theo hướng tăng trưởng có bình đẳng (giảm nghèo) trong thập kỉ 70 và được thừa nhận có hiệu quả quan trọng như hiệu quả kinh tế. Đầu năm 80, thế giới khẳng định suy thoái môi trường là vật cản chủ yếu của quá trình phát triển. Bảo vệ môi trường cho đến nay trở thành mục tiêu chính thứ 3 trong tam giác Kinh tế, xã hội, môi trường.

Để thoát khỏi tình trạng bế tắc này, các nhà sản xuất cần phải xem xét nghiêm túc đến cách tiếp cận 3 mục tiêu (Kinh tế - Môi trường – Xã hội), nghĩa là cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và có các biệp pháp cắt giảm các chi phí môi trường, như áp dụng biện pháp giảm thiểu chất thải, hay giảm lãng phí, phát sinh từ các công đoạn: khai thác (nguyên liệu)- vận chuyển (không rơi vãi) – tồn trữ, cho đến phòng ngừa ô nhiễm (ở từng công đoạn sản xuất) – thu gom và tái chế/ tuần hoàn nước, phế liệu, hoá chất.

Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Sự phân tích của tác giả theo 3 vấn đề tác động đến môi trường để chúng ta lựa chọn, xem xét cả trên bình điện quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau.

Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,...Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương

MÔI TRƯỜNG Bảo vệ

Cải thiện

KINH TẾ Tăng trưởng

Hiệu quả

XÃ HỘI Tự do, dân chủ

Con người

Tham gia công chúng Lượng giá

Cứu trợ

Bình đẳng nội bộ

6

Page 7: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH

1. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN1.1 Quản lý nội vi:

Là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.1.2 Kiểm soát quá trình tốt hơn:

Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. 1.3 Thay đổi nguyên liệu:

Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.1.4 Cải tiến thiết bị:

Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.1.5 Công nghệ sản xuất mới:

Là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. 1.6 Tuần hoàn:

Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.

1.6.1 Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.

1.6.2 Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm. 1.7 Thay đổi sản phẩm:

Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng1.8 Các thay đổi về bao bì:

Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.

7

Page 8: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

2 ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN LÀ GÌ?

Đánh giá sản xuất sạch hơn là một công cụ có hệ thống để trả lời các câu hỏi sau:

Ở ĐÂU sinh ra các chất thải và phát thải;

TẠI SAO các chất thải và phát thải được phát sinh; và

LÀM THẾ NÀO để giảm thiểu các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp.

2.1 Cam kết của lãnh đạo

Một chương trình sản xuất sạch hơn thành công là chương trình có sự cam kết mạnh mẽ từ phía lãnh đạo. Chương trình này yêu cầu sự tham gia và giám sát trực tiếp cũng như thái độ nghiêm túc đưoc phản ánh qua hành động, chứ không chỉ trong lời nói.

Sự tham gia của công nhân

Cán bộ giám sát và vận hành cần phải tham gia một cách tích cực ngay từ thời điểm ban đầu của chương trình sản xuất sạch hơn. Công nhân là những người đóng góp đáng kể trong việc xác định và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Tiếp cận có hệ thống

Để sản xuất sạch hơn trở nên có hiệu quả và bền vững, cần phải xây đựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số phần cơ bản có thể sẽ là hấp dẫn vì sẽ đem lại ngay các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ nhanh chóng nguội đi nếu như không có các lợi ích bền vững lâu đài. Chính vì vậy, cần phải có thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức.

2.2. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn

Đánh giá sản xuất sạch hơn được chia thành sáu bước đặc trưng sau:

Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục. Khi đánh giá sản xuất sạch hơn kết thúc, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với phạm vi được chọn khác.

8

Page 9: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

2.2.1. Giai đoạn 1 - Khởi động

Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH.

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay nhóm kiểm toán giảm thiểu chất thải)

Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm đại điện của:

- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (Ban Giám đốc công ty, nhà máy),

- Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng),

- Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật,

- Các chuyên gia SXSH (tùy yêu cầu, có thể mời các chuyên gia SXSH bên ngoài).

- Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

- Cần phải có một nhóm trưởng để điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt động cần thiết khác.

- Mỗi thành viên trong nhóm công tác sẽ được chỉ định một nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ chức của nhóm càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng.

- Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu đài cho chương trình SXSH. Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây đựng được sự đồng lòng. Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, có tính hiện thực.

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất

- Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển, bảo quản,...

- Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ các quá trình làm sạch,...

- Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất, tiêu thụ nguyên liệu, nước, NLượng,...)

Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí

Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánh giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH đự kiến, các lợi ích đự đoán,... Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công đoạn sản xuất (trọng tâm kiểm toán) sẽ phân tích chi tiết hơn.

Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như:

- Tiêu thụ nguyên liệu: ……..tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm

- Tiêu thụ năng lượng: ……..kWh/tấn sản phẩm

- Tiêu thụ nước: ……..m3 nước/tấn sản phẩm

- Lượng nước thải: ……..m3 nước thải/tấn sản phẩm

- Lượng phát thải khí: ……..kg/tấn sản phẩm,...

Các định mức thu được khi so sánh sơ bộ với các công ty khác và với công nghệ tốt nhất hiện có sẽ cho phép ước tính tiềm năng SXSH của đơn vị kiểm toán.

Các tiêu chí xác định trọng tâm kiểm toán:

- Gây ô nhiễm nặng (định mức nước thải/phát thải cao),

- Tổn thất nguyên liệu cao, tổn thất hóa chất, có sử dụng các hóa chất độc hại,

- Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cao,

- Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH.

9

Page 10: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

2.2.2. Giai đoạn 2 - Phân tích các công đoạn

Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất

Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn (trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn.

Trong hình 2.1 mô tả một khuôn mẫu điển hình cho sơ đồ dòng của quá trình sản xuất.

10

Nguyên liệu:............. kg

.............. m3

Công đoạn 1

Công đoạn 2

Công đoạn n

Nước ..........m3

Năng lượng........kW

Các phụ gia:........... kg........... kg........... kg

Nước thải .........m3

Các thành phần:.............. kg.............. kg

Phát thải..........kgNhiệt thải ....... kW

Chất thải rắn: .......... kg.......... kg .......... kg

Sản phẩm:............. kg............. m3

Khách hàng

Dòng vào (Input) Dòng ra (Output)

Page 11: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 2.2. cho ví dụ về một sơ đồ công nghệ cụ thể.

Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng

Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, cân bằng vật chất còn sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này.

11

Page 12: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Cân bằng vật chất (CBVC) có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu (ví dụ như cân bằng nước trong công nghiệp giấy, cân bằng đầu trong công nghiệp đầu cọ, cân bằng crom trong công nghiệp thuộc đa). Tuy nhiên, CBVC sẽ dễ dàng hơn, có ý nghĩa hơn và chính xác hơn khi nó được thực hiện cho từng khu vực, các hoạt động hay các quá trình sản xuất riêng biệt. Dựa trên những cơ sở này, CBVC của toàn bộ nhà máy sẽ được xây đựng nên.

Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, các nguồn số liệu sau là cần thiết:

-Báo cáo sản xuất

-Các báo cáo mua vào và bán ra

-Báo cáo tác động môi trường

-Các đo đạc trực tiếp tại chỗ.

Những điều cần lưu ý khi lập cân bằng vật chất và năng lượng:

-Các số liệu đòi hỏi phải có độ tin cậy, độ chính xác và tính đại điện.

-Không được bỏ sót bất kỳ dòng thải quan trọng nào như phát thải khí, sản phẩm phụ,...

-Phải kiểm tra tính thống nhất của các đơn vị đo sử dụng

-Nguyên liệu càng đắt và độc hại, cân bằng càng phải chính xác

-Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra những điểm mâu thuẩn.

-Trong trường hợp không thể đo được, hãy ước tính một cách chính xác nhất.

Ví dụ 2.1. Cân bằng vật chất cho toàn bộ quá trình sản xuất 1 kg xi măng:

Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải

Một ước tính sơ bộ có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩm trung gian mất theo dòng thải (ví dụ mất mát sợi trong sản xuất giấy và bột giấy). Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ sung của nguyên liệu tạo ra chất thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải, chi phí thải bỏ chất thải, thuế chất thải,... Ví dụ: các mục chi phí cho nước thải trong sản xuất giấy:

12

Nung(khô) Nghiền

1150g nguyên liệu

63 g nhiên liệu

984 g không khí

+ độ ẩm nguyên liệu

CO2: 600 g (404 g từ nguyên liệu, 196 g từ nung)N2 : 1566 gO2 : 262 gH2O : 169 g + độ ẩm nguyên liệu

Phát thải:

750 g

clinker

1000 g xi măng

không khí

không khí

1050 g không khí

thạch cao250 g chất độn xỉ lò

Page 13: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Thành phần Cơ sở tính toán

Hóa chất nấu bột còn đư giá mua hóa chất

Mất mát sợi giá sợi trung gian

Mất mát nhiệt giá năng lượng (tính từ giá trị calo)

Lượng nước giá nước

Lượng COD chi phí xử lý và thải bỏ (nếu có)

Việc xác định chi phí cho dòng thải hay tổn thất giúp tạo ra khả năng xếp hạng các vấn đề theo tầm mức kinh tế và chỉ ra cần đầu tư bao nhiêu để giải quyết hay giảm nhẹ vấn đề.

Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải

Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhân thực tế hay ẩn gây ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế.

Không cần phân tích nguyên nhân đối với các vấn đề đã có giải pháp ngay và hiệu quả.

Để tìm ra nguyên nhân, cần đặt ra các câu hỏi “Tại sao...?”, ví dụ:

Tại sao tồn tại dòng chất thải này?

Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy?

Tại sao chất thải được tạo ra nhiều ? ....

2.2.3. Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 8: Xây đựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT)

Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở:

Sự động não, kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong nhóm

Tranh thủ ý kiến từ các cá nhân bên ngoài nhóm (người làm việc ở các dây chuyền tương tự, các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn,...),

Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước ngoài.

Phân loại các cơ hội GTCT cho mỗi quá trình/dòng thải vào các nhóm:

(1). Thay thế nguyên liệu

(2). Quản lý nội vi tốt hơn

(3). Kiểm soát quá trình tốt hơn

(4). Cải tiến thiết bị

(5). Thay đổi công nghệ

(6). Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ

(7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích

(8). Cải tiến sản phẩm

13

Chất thải sinh ra có phải vì:

Tình trạng của thiết bị? Thiết kế và bố trí

thiết bị?

Đặc tính của sản phẩm?

Vận hành và bảo dưỡng?Kỹ năng của

công nhân?

Kế hoạch quản lý và hệ thống thông tin?

Lựa chọn và chất lượng của nguyên

liệu vào?

Lựa chọn công nghệ?

Page 14: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không thực tế. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính.

Các cơ hội sẽ được phân chia thành:

Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay,

Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay,

Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn.

2.2.4. Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH đự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,... Ngoài ra, cũng cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này.

Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:

Chất lượng sản phẩm

Công suất, Yêu cầu về điện tích

Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt

Tính tương thích với các thiết bị đang dùng

Các yêu cầu về vận hành và bảo đưỡng

Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật, Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng nhất để đánh giá các cơ hội SXSH. Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp.

Các công việc cần làm:

Thu thập số liệu về:

Các chi phí đầu tư (thiết bị, xây đựng/ lắp đặt, huấn luyện/đào tạo, khởi động, ngừng sản xuất,...)

Chi phí vận hành

Các khoản tiết kiệm/thu lợi (về tiêu thụ nguyên liệu, công lao động, tiêu thụ năng lượng/nước, bán các sản phẩm,...)

Lựa chọn các tiêu chí đánh giá về kinh tế: được đề cập đến sau.

Tính toán kinh tế.

Về tiêu chí đánh giá:

Trước hết cần làm quen với khái niệm dòng tiền (cash flow) qua các ví dụ sau:

Ví dụ 1 về dòng tiền:

Dòng ra (Tiền tiêu đi) Dòng vào (Tiền thu về)

Một lần Chi phí đầu tư ban đầu Giá trị còn lại của thiết bị

Hàng năm Chi phí vận hành và thuế Doanh thu và tiết kiệm khi vận hành

Khác Vốn lưu động Vốn lưu động

Ví dụ 2 về thời gian của các dòng tiền: Năm 0: Đầu tư ban đầu

14

Page 15: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Kết thúc đự án

Giá trị còn lại

Doanh thu/tiết kiệm hàng năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Chi phí/lãng phí hàng năm

Thời gian hoàn vốn:

Thời gian hoàn vốn (T : năm) = Vốn đầu tư / Tiết kiệm hàng năm

Đây là thời gian cần thiết để tổng thu nhập do tiết kiệm hàng năm cân bằng với tổng chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu.

T càng ngắn à dự án đầu tư càng hấp dẫn.

Nếu T < (2 ÷3 năm) : dự án chấp nhận được

Nếu T > (2 ÷3 năm) : dự án cần phân tích thêm

Ưu điểm: Dễ dàng tính toán, không quan tâm đến lãi suất đồng tiền, có xét đến thời gian của các khoản tiết kiệm ròng, khuyến khích áp dụng các dự án có thời gian hoàn vốn ngắn.

Nhược điểm: Không quan tâm đến bất kỳ khoản tiền nào sau thời gian hoàn vốn nên không đánh giá được tổng thể giá trị dự án; không xét đến giá trị theo thời gian của đồng tiền.

Dự án Dòng tiền / năm Thời gian hoàn vốn

0 1 2 3 4 5 6

A -100 35 35 35 0 0 0 3 năm

B -100 30 30 30 30 30 30 4 năm

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Đồng tiền ngày hôm nay giá trị hơn đồng tiền trong tương lai bởi vì do cơ hội đầu tư và mức độ lạm phát. Để có thể so sánh, nên quy các đồng tiền của các năm thành các giá trị tương đương tại một năm duy nhất. Cách thực hiện dễ nhất là quy tất cả các đồng tiền thành giá trị hiện tại lúc này, tức là ở thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.

NPV = Giá trị tương lai x DF = Giá trị tương lai / ( 1 + I )n

DF = 1/ (1+I)n : nhân tố chiết khấu

I : tỉ số chiết khấu

n: Số năm dự án.

NPV = ( M1 / (1+I)1 + M2 / (1+I)2 + …+ Mn / ( 1+I)n ) – M0

15

Thời gian

Page 16: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Mn : Dòng tiền ở năm thứ n.

Nếu NPV > 0 : dự án được chấp thuận

Nếu NPV < 0 : dự án cần phân tích thêm

NPV còn được sử dụng để xếp hạng lợi ích kinh tế cho các dự án khác nhau.

NPVQ = NPV / Tiền đầu tư

Nếu NPVQ càng cao thì dự án càng có khả năng hoàn vốn nhanh.

Dự án Tiền đầu tư NPV NPVQ

A 2,300 1,703 0.74

B 10,000 12,770 1.28

C 5,000 11,000 2.20

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR)

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại chính là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV) sẽ bằng 0. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại cho biết ở tỷ lệ nào đó mà đồng tiền kiếm được là một cơ hội đầu tư tốt.

NPV = 0 à IRR

Giá trị của tỷ lệ hoàn vốn nội tại càng lớn thì việc thực hiện dự án càng thuận lợi. Các doanh nghiệp sẽ chấp nhận bất kỳ dự án đầu tư nào có tỷ lệ hoàn vốn nội tại vượt quá chi phí cơ hội của đồng vốn.

Nếu IRR > lãi suất ngân hàng thì dự án sẽ được chấp thuận.

Nếu IRR < lãi suất ngân hàng thì dự án cần phân tích thêm.

Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường

Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải). Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp như thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay quá trình thì việc đánh giá các khía cạnh môi trường cần được quan tâm.

Cần chú ý các khía cạnh môi trường:

- Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải

- Nguy cơ chuyển sang môi trường khác

- Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế

- Tiêu thụ năng lượng.

Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:

- Giảm tổng lượng chất ô nhiễm

- Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại

- Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại

- Giảm tiêu thụ năng lượng.

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện

16

Page 17: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp sau.

Một trong các phương pháp để lựa chọn sơ bộ các cơ hội GTCT là phương pháp “Lấy tổng có trọng số” (Xem tài liệu đọc thêm).

2.2.5. Giai đoạn 5 - thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải

Một số các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi được xác lập (ví dụ sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình công tác), trong khi một số khác đòi hỏi phải có một kế hoạch hệ thống để thực hiện.

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động (action plan) phải được xây dựng. Một kế hoạch hành động phải gồm:

- Các hoạt động gì sẽ được tiến hành?

- Các hoạt động phải tiến hành như thế nào?

- Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt động?

- Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động?

- Giám sát các cải tiến bằng cách nào?

- Thời gian biểu?

Ví dụ với giải pháp thay đổi thiết bị, các nội dung chuẩn bị cụ thể gồm :

- Ghi ra các tính năng kỹ thuật chi tiết của thiết bị

- Chuẩn bị một kế hoạch xây đựng chi tiết

- So sánh và lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau

- Lập kế hoạch thích hợp để giảm thiểu thời gian lắp đặt

- Dĩ nhiên kế hoạch hành động phải được cấp quản lý thông qua trước khi thực hiện.

Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải

Cần chú ý rằng để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán bộ, công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng. Nhu cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật.

Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần phải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó. Thực hiện trên cơ sở từng phần một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng sẽ không duy trì được lâu.

Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Việc giám sát và đánh giá nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với SXSH.

Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải,...

2.2.6. Giai đoạn 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải

Nhóm công tác SXSH vẫn còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện các giải pháp SXSH nhằm duy trì giải pháp và tiếp tục làm giảm chất thải, tăng lợi nhuận trong tương lai.

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải

17

Page 18: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa quá trình, người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và gây lãng phí nếu không thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã cải tiến. Một số biện pháp có thể bảo đảm cho người lao động tiếp tục tham gia và các thành tựu đã đạt được như tiền thưởng, bằng khen, ...

Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí

Trong khi đang cải thiện hoạt động môi truờng của quá trình lãng phí đã lựa chọn, phải lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm tóan SXSH tiếp theo. Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2.

3. ÁP DỤNG SXSH TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA

3.1. Tổng quan về quá trình sản xuất

Bia là một loại nước giải khát lên men bổ đưỡng, có độ rượu nhẹ (hàm lượng etanol C2H5OH khoảng 3-6%), có gas (CO2: 3-4g/l) có bọt mịn, xốp, hương vị thơm ngon.

Các nguyên liệu chính để sản xuất bia gồm: malt (đại mạch, tiểu mạch...); nguyên liệu thay thế (gạo, lúa mì, ngô); hoa houblon; men và một lượng nước rất lớn.

Các công đoạn của công nghệ sản xuất bia được mô tả ở hình 3.1. Các công đoạn chính là: đường hóa, nấu sôi địch nha với hoa houblon, lên men bia, lọc và đóng chai

Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia chai

3.2. Các vấn đề môi trường

Nước thải là vấn đề quan tâm chính - sản xuất bia sinh ra một lượng nước thải rất lớn với hàm lượng chất hữu cơ cao(xem ví dụ NM Bia Sài Gòn cho ở bảng 3.1.)

Tiêu thụ nhiều nước và khá nhiều năng lượng.

18

Xay, nghiền

Đường hóa (nấu nha)

Lọc dịch đường

Nấu sôi dịch nha với hoa

Tách bã

Làm lạnh

Lên men chính, phụ

Lọc bia

Bão hòa CO2

Chiết chai, đóng nắp

Thanh trùng

Kiểm tra, dán nhãn

Thành phẩm

Malt Nguyên liệu thay thế

Nước

Nước

Hoa houblon

Phụ gia

Men giống

Phục hồi men

Chất trợ lọc

Rửa chaiChai

Nước Xút

Nước thải

Nước thải

Nước thảiBã malt

Nước thải

Bã hoa

Nước thảiBã men

Nước thảiBã lọc

Nước thải

Nước thải

Nước thải

Page 19: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Mùi từ nhà lên men và phát thải khí từ nồi hơi.

Các chất thải rắn bao gồm hèm (cặn sinh khối + men đư), chất trợ lọc,....

Bảng 3.1. Một số đặc trưng nước thải nhà máy bia Sài Gòn

Thông số, đơn vị Giá trịTCVN 5945-1995

A B C

pH 4,5 - 5,0 6 - 9 5,5 - 9 5 - 9

BOD5, mg/L 1700 - 2700 20 50 100

COD, mg/L 3500 - 4000 50 100 400

SS, mg/L 250 - 300 50 100 200

Tổng PO43-, mg/L 20 - 40 4 6 8

NH3-N, mg/L 12 - 15 0,1 1 10

(Nguồn: CEFINEA, ĐHQG Tp.HCM)

Ghi chú: Loại A - khi thải vào nguồn dùng cho xử lý nước cấp sinh hoạt.

Loại B - khi thải vào nguồn nước dùng cho các mục đích khác.

Loại C - nước thải có nồng độ lớn hơn cột C thì không được phép thải vào môi trường..

Bảng 3.2. Các định mức tiêu thụ nguyên liệu và phát sinh chất thải của sản xuất bia đóng chai

Định mức nguyên liệu/Chất thải Công nghệ truyền thống

Công nghệ trung bình

BAT

Nước (m3 /m3 bia) 20-35 7-15 4

Nhiệt (MJ/100 L bia) 390 250 150

Điện (kWh/100 L bia) 20 16 8-12

Malt/ng.liệu thay thế malt (kg/100 L bia) 18 16 15

NaOH (kg/100 L bia) 0,5 0,25 0,1

Chất trợ lọc Kieselguhr (g/100 L bia) 570 255 80

Nước thải (m3 /m3 bia) 18-28 5,5-12 2,5

(Nguồn: UNEP, 1998 và Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 1999)

Các nguồn chất thải ở 4 công đoạn chính được chỉ ra ở hình 3.2

Hình 3.2. Các vấn đề môi trường quan tâm ở các công đoạn chính sản xuất bia

19

Nấu mạch nha

Lên men

Lọc bia

Đóng chai

Malt, Nước

Bia chai

Ngũ cốc thay maltHoa houblonNước, kiềm

MùiBã bột Nước thải

CO2

Men thừaNước thải

CO2

Bột trợ lọc và menTấm lọcNước thải

Chai vỡ Bia thừaNước thải

MenNước, kiềm

Bột trợ lọcTấm lọcNước, kiềm

Chai, két, nắpNhãn, KeoSô đa, Nước

Page 20: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

3.3. Các cơ hội SXSH

a. Các cơ hội SXSH tổng quát - Quản lý nội vi tốt

Công nghiệp sản xuất bia được đặc trưng bởi sự tiêu thụ nhiều nước và nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Chỉ có rất ít các nguyên liệu và hóa chất nguy hại được tiêu thụ. Các cơ hội SXSH trong sản xuất bia tập trung vào việc giảm tiêu thụ nguyên liệu, cải tiến hiệu suất quá trình và xử lý thích hợp các chất thải và sản phẩm phụ.

Quản lý nội vi tốt có thể giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm các tác động môi trường ở tất cả các bộ phận. Dưới đây là một số ví dụ tổng quát liên quan đến quản lý nội vi tốt.

Giám sát lượng nước sử dụng

Từ chỗ phân tích kỹ việc sử dụng nước (bằng cách lắp đặt đồng hồ nước trên các tuyến ống cấp nước đến các thiết bị hay công đoạn tiêu thụ nước; định kỳ ghi lại lượng nước sử dụng trong thời gian làm việc bình thường, trong thời gian làm vệ sinh nhà xưởng và những giờ không làm việc) sẽ tìm ra những nơi sử dụng nước không cần thiết, ví dụ để vòi chảy liên tục không nhằm mục đích gì cả. Ngừng các lãng phí như vậy bằng cách lắp các thiết bị tự động như sensor, bộ hẹn giờ,...

Công tác vệ sinh

Các vòi nước dùng vệ sinh sàn và thiết bị nên lắp vòi phun tia để giảm lượng nước tiêu thụ. Bằng cách này có thể giảm 20-30% lượng nước tiêu thụ. Phải bố trí sao cho nước khử trùng phải dùng được cho một số bồn hay ống thay vì thải bỏ sau khi vô trùng chỉ 1 bồn.

Bảo dưỡng

Một phần quan trọng của quản lý nội vi tốt là công tác bảo dưỡng. Có thể tổn thất nhiều nước, hơi, bia nếu bảo dưỡng không thích hợp.

Cân đối nước nóng

Liên quan đến tiết kiệm năng lượng. Để tối ưu hoá việc sử dụng nước nóng, phải tính cân bằng cho toàn bộ quá trình sản xuất bia; phải làm rõ cần dùng nước nóng chỗ nào, khi nào và bao nhiêu; nơi nào cần trộn nước lạnh với hơi để thay nước nóng (ví dụ rửa, thanh trùng, súc chai).

Từ cân bằng có thể tính toán kích thước thích hợp của bể nước nóng. Nếu bể quá to, sẽ cần nhiều hơi để đun nóng lại sau khi nghỉ cuối tuần. Nếu bể quá nhỏ, sẽ mất nước nóng đo chảy tràn. Mất 1m3 nước nóng (85oC) tương ứng với mất 8,7 kg đầu.

Sử dụng hơi

Phải bảo đảm tất cả các bề mặt ấm hay nóng (ống, bể) đều được bảo ôn tốt và phần nước ngưng được hồi lưu về nồi hơi. Nồi hơi phải đuợc điều chỉnh để bảo đảm sinh hơi tối ưu và ô nhiễm không khí ít nhất.

Sử dụng điện

Tất cả thiết bị và đèn chiếu sáng phải được tắt khi không cần đến, và các cửa ở khu vực lạnh phải được đóng kín để giảm tổn thất nhiệt.

20

Page 21: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Việc lắp đặt một mô tơ mới và hiệu suất cao hơn sẽ làm giảm tiêu thụ điện năng. Các bộ biến tần tạo khả năng kiêm soát các mô tơ tốt hơn, ví dụ làm giảm tốc độ các băng tải đến tối ưu.

b. Cơ hội SXSH ở các công đoạn chính

(1). Nấu sôi địch nha với hoa houblon

Mô tả tóm tắt: Dịch nha được bơm từ thùng chứa vào buồng nấu (trực tiếp hay qua đun sơ bộ), rồi được đun sôi với hoa houblon. Trong quá trình sôi, các protein sẽ keo tụ và lắng xuống cùng với bã hoa và các chất chát (tannin). Mục đích đun sôi là vô trùng dịch nha; tạo ra vị cho bia sau này; chiết chất đắng từ hoa houblon; tăng nồng độ dịch nha.

Các vấn đề môi trường:

Tiêu thụ năng lượng cao và ô nhiễm không khí.

Đây là công đoạn tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Nếu nồi hơi đun bằng than đá hay dầu thì sử dụng nhiều hơi sẽ dẫn đến phát thải nhiều khí carbonic (CO2), oxít lưu huỳnh (SO2), các oxit nitơ (NOx) và các hyđrocarbon thơm đa vòng (PAH).

Mùi: Quá trình nấu dịch nha sẽ sinh ra mùi đặc trưng có thể gây khó chịu cho những người sống gần đó.

Các cơ hội SXSH

Làm giảm sự bay hơi.của dịch nha: Giảm bay hơi từ 8 - 15% bình thường xuống 5 - 8% sẽ làm giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng.

Cải tiến sự truyền nhiệt. Làm vệ sinh định kỳ các ống dẫn hơi để tránh tạo cắn trên các ống hơi.

Tận thu nhiệt từ hơi dịch nha. Sử dụng nhiệt từ hơi của dịch nha bằng cách ngưng nó trong một bộ trao đổi nhiệt (để đun nóng nước). Có thể lắp một vòi hơi để tái sử dụng hơi của dịch nha trở lại đun sôi dịch nha.

(2). Lên men

Tóm tắt quá trình:

Trong thời gian lên men, nấm men sẽ phát triển và chuyển hoá địch chiết thành etanol và CO2. Do sự sinh truởng của nấm men (6-7 lần), sẽ có một lượng hèm (sinh khối men) đáng kể từ thiết bị

21

Nấu dịch nha

Dịch nha

HơiĐiệnDịch kiềm (soda)Hoa houblon

Dịch nha nóng

HơiMùiNước thải

Lên men

Dịch nha được thông khí

Bia tươi

ĐiệnKhí CO2

Hèm (sinh khối men)

Page 22: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

lên men.

+ Lên men chính: thực hiện ở nhiệt độ: 280 - 300. Tế bào nấm men phát triển mạnh, phân huỷ nhiều cơ chất để biến thành etanol, CO2, H2O. Kết thúc cho ra sản phẩm là bia non còn đục, có mùi đặc trưng.

+ Lên men phụ: thực hiện trong các thiết bị kín, nhiệt độ: 0 - 5 0 C. Quá trình lên men chậm, ủ chín bia, có thể kéo dài vài tuần tuỳ theo từng loại bia.

Các vấn đề môi trường

Phần hèm đóng góp hàm lượng chất hữu cơ vào nước thải. Huyến phù men (gồm men và bia) có BOD rất cao (120.000-140.000 mg/L). Khi thải vào nước cống sẽ gây ô nhiễm nặng và tạo mùi khó chịu khi bắt đầu phân huỷ.

Quá trình lên men sinh ra CO2 đóng góp vào hiệu ứng nhà kính.

Các cơ hội SXSH

- Tận dụng nhiệt từ dịch nha nóng. VD: dùng nước lạnh làm nguội dịch nha trước khi lên men, sau đó nước nóng thu được sẽ dùng trong các công đoạn khác.

- Sử dụng hèm làm sản phẩm hữu ích. Hèm (chứa nhiều protein, vitamin, chất béo và khoáng) có thể sử dụng vào mục đích làm thức ăn gia súc, thức ăn nuôi cá; ở dạng tươi hay sấy khô.

- Ly tâm hèm. Để giảm tổn thất bia và tận dụng sinh khối men, có thể lắp một máy ly lâm để tách sinh khối men và bia tươi. Sau đó hồi lưu bia tươi về thiết bị lên men còn sinh khối men thì được sử dụng lại hoặc sấy khô để bán làm thức ăn gia súc.

- Tái sử dụng CO2. Lắp đặt nhà máy tinh chế CO2, sử dụng CO2 ở các công đoạn khác

(3). Công đoạn lọc

Tóm tắt quá trình: Thông thường, bia được lọc bằng vật liệu trợ lọc là kieselguhr (một loại khoáng sét). Khi trở kháng cao, thiết bị lọc được rửa ngược bằng nước. Các thiết bị lọc khác được sử dụng như tấm lọc cao áp, đĩa lọc,...

Các vấn đề môi trường quan tâm

Nước thải: Khi rửa ngược thiết bị lọc, vật liệu lọc đã sử dụng và men bị giữ lại sẽ theo vào nước thải, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, độ dục, tạo mùi hôi.

Sức khoẻ nghề nghiệp: Thao tác với kieselguhr có thể gây ra bệnh nghề nghiệp đo các hạt bụi mịn, có thể dẫn đến các bệnh phổi.

Các cơ hội SXSH

Cải thiện hiệu năng lọc (Tăng lượng bia được lọc trước khi trở kháng lọc cao)

Có thể tăng hiệu năng lọc bằng:

22

Điện

Giấy lọc

Bột trợ lọc

Nước

Bia lạnh

Lọc

Bia tươi

Giấy lọc đã sử dụng

Nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao

Page 23: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

- Giảm hàm lượng men và protein trong bia bằng cách cải tiến quá trình lắng trong buồng lên men và buồng ủ bia, ví dụ thêm chất trợ lắng. Chất lượng malt xấu cũng có thể làm quá trình lắng kém trong buồng lên men, có thể phải mua malt chất lượng tốt hơn.

- Lắp thiết bị ly tâm để loại men trước khi lọc.

- Tối ưu hoá quá trình lọc nhờ kỹ thuật nhồi vật liệu trợ lọc vào thiết bị.

- Thay kieselguhr bằng perlite (một loại khoáng khác) có ưu điểm là có thể tái chế và tái sử dụng được.

(4). Súc rửa chai

Mô tả tóm tắt: Chai cũ hay mới được súc rửa qua hệ thống rửa; đầu tiên rửa bằng nước nóng rửa với đung địch kiềm nóng phun và tráng bằng nước nóng tráng bằng nước lạnh.

Các vấn đề môi trường quan tâm

Nước thải: Nước thải từ khâu rửa chai chứa bụi, bia, giấy vụn (nhãn bóc ra), đặc biệt có tính kiềm mạnh với pH có thể lên tới 12.

Tiêu thụ nước: Tiêu thụ nước rửa, tráng và ngâm chai rất cao, đến 3-4 lít nước/lít thể tích chai cũ.

Các cơ hội SXSH

Giảm tiêu thụ kiềm (NaOH)

- Sửa chữa và bảo dưỡng thích hợp máy bóc nhãn cũ sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng bể xút (lâu thải hơn).

- Lắp 1 bể thu hồi kiềm. Trong những ngày nghỉ cuối tuần, dung dịch kiềm được bơm vào một bể lắng kín để tách các bụi và vật rắn. Sau đó tái sử dụng dung địch kiềm này. Giải pháp này có thời gian hoàn vốn rất ngắn.

- Khống chế nồng độ kiềm khoảng 2-3% đủ để rửa.

Giảm tiêu thụ nước Tối ưu hoá khu vực rửa để tiết kiệm nước:

- Lắp đặt van tự động để ngắt vòi nước khi gián đoạn sản xuất.

- Lắp đặt các loại vòi rửa hiệu quả hơn

- Nước tráng ở 2 vòng sau cùng có thể dùng lại cho vòng đầu tiên.

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

1. NHU CẦU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG :

Theo dự báo, tổng nhu cầu năng lượng cả nước đã tăng từ 4,14 triệu TOE năm 1990 lên 12,2

23

NaOH

Nước

Khí nén

Chai mới hay cũ

Súc chai

Chai đã rửa

Thuỷ tinh vỡ

Nước thải có pH cao và nhiều chất bẩn

Page 24: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

triệu TOE năm 2000, năm 2004 ước khoảng 17,7 triệu TOE, mức tăng trung bình 10,8%/năm. Ba ngành tiêu thụ nhiều năng lượng là: công nghiệp, giao thông và thương mại địch vụ, trong đó công nghiệp tiêu thụ nhiều nhất, chiếm khoảng 42% tổng tiêu thụ năng lượng năm 2004. Mức tăng tiêu thụ bình quân của công nghiệp giai đoạn vừa qua là 12,2%/năm.

Cường độ năng lượng của Việt Nam có xu hướng tăng đo quá trình tăng cường công nghiệp hóa, từ 350 (kgOE/1000 USD GDP) năm 1990 lên 487 năm 2000 và khoảng 545 năm 2004. Hiện tại, cường độ năng lượng Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân thế giới. Đa số các ngành công nghiệp là những ngành thuộc loại có cường độ năng lượng cao.

Dự báo đến 2020, tổng nhu cầu năng lượng cả nước vào khoảng 64 triệu TOE quy đổi, trong đó riêng nhu cầu công nghiệp vào khoảng 31 triệu, chiếm gần một nửa so với nhu cầu cả nước. Ngành Công nghiệp có tốc độ tăng nhu cầu năng lượng bình quân giai đoạn 2001- 2020 khoảng 9,7%-10,2%/năm; cả giai đoạn 2021-2050 là 4,8-4,9%/năm. Khả năng thiếu hụt xấp xỉ 30-40%. Đự báo, những xung đột giữa các quốc gia đầu mỏ có thể đẩy giá đầu mỏ lên cao nữa so với hiện nay.

Về điện, quy hoạch tổng sơ đồ điện V phê đuyệt lần đầu đự báo tăng trưởng nhu cầu giai đoạn 2001-2010 là 10-13%/năm. Tuy nhiên, thực tế trong 2 năm gần đây, tăng trưởng mỗi năm đã đạt trên 17%. Để đáp ứng nhu cầu của các ngành trong tiến trình công nghiệp hóa, Chính phủ đã cho phép đưa ra đự báo điều chỉnh lên 15%/năm với tổng công suất đặt 13.600 MW. Mặc đầu đã có những nỗ lực đầu tư rất lớn nhằm thỏa mãn nhu cầu điện trong nước, đự báo đến năm 2010, bình quân điện/đầu người ở Việt Nam mới chỉ bằng Thái Lan hiện tại (khoảng 2000 kWh/người). Nguy cơ thiếu hụt năng lượng điện là không tránh khỏi, nếu không có chính sách tiết kiệm.

Về than, đến 2010 ước khai thác được khoảng 26-27 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 50% dùng cho phát điện, khoảng 30% đành để xuất khẩu, còn lại dùng cho các nhu cầu khác. Kết quả điều tra địa chất cũng cho thấy, trữ lượng bể than Quảng Ninh của Việt Nam đang giảm dần, sau 2010 trữ lượng khai thác sẽ dần ổn định, không tăng, nếu không có những nguồn khác bù đắp.

Ba ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất là công nghiệp chiếm 40%, giao thông vận tải chiếm 33% và thương mại địch vụ chiếm 14%. Số ít còn lại rơi vào nông nghiệp và dân dụng. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng điện năng và khí đốt, giảm dần tỷ trọng than đá và đầu mỏ. Mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh bởi vì ngoài nguyên nhân chính là tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng đo tăng trưởng kinh tế-xã hội, còn đo quá trình sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và kém hiệu quả bởi không quan tâm đến việc quản lý sử dụng, công nghệ cũ lạc hậu và hiệu suất năng lượng thấp.

Từ năm 2002 đến nay, Trung tâm tiết kiệm năng lượng Tp.HCM đã tiến hành kiểm toán năng lượng được 150 doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp được kiểm toán đều có mức lãng phí năng lượng thấp nhất là 10%, thậm chí lên đến 30%-35% đối với những ngành công nghiệp nặng như dệt may, luyện kim, cơ khí…

Hiện trạng sử dụng năng lượngChúng ta đang sống trong nền kinh tế mà nguồn năng lượng chủ yếu dựa vào tài nguyên hóa

thạch : dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá. Nếu không có những nguồn tài nguyên hóa thạch này, chắc chắn xã hội loài người không thể  phát triển và đạt những thành tựu to lớn như ngày nay. Cũng vì vậy, nền kinh tế toàn cầu của thế kỷ 20 được vận hành và chi phối bởi nền kinh tế hóa thạch .

Theo các số liệu thống kê, riêng trong năm 2005, toàn thế giới đã sản xuất và sử dụng 425 quad BTU (quadrion BTU= 1015 BTU), trong đó từ đầu mỏ chiếm 36,8%, than đá 25,2%, khí thiên nhiên 26,0%, nghĩa là gần 90% trong tổng sản lượng năng lượng.

24

Page 25: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Thế nhưng, chúng ta không thể ung đung khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này mà không nghĩ đến một ngày nào đó, khi nguồn tài nguyên hóa thạch đã được khai thác đến đỉnh điểm và cạn kiệt. 

Theo các số liệu đánh giá có cơ sở khoa học tin cậy, tổng dự trữ nguồn năng lượng hóa thạch trên toàn thế giới hiện nay nếu quy đổi ra than khoảng 1.279 GTCE (GTCE - Giga Tonnes Coal Equivalent tương đương 1 tỷ tấn than), trong đó đầu mỏ 329 GTCE, khí thiên nhiên 198 GTCE, than đá 697 GTCE.

Như vậy, nếu với mức khai thác và sử dụng hàng năm như hiện nay : đầu mỏ 5,5 GTCE/năm, khí thiên nhiên 3,0 GTCE/năm, than đá 4,1 GTCE/năm thì lượng tài nguyên hóa thạch còn lại chỉ đủ dùng cho 42 năm đối với đầu mỏ, 65 năm đối với khí thiên nhiên và 170 năm đối với than đá.

Hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam khá thấp, thể hiện ở cường độ năng lượng của GĐP cao, ở mức 0.41 kgOE / USD (1993) so với Thái Lan là 0.31 kgOE / USD (1993) trong khi trình độ công nghiệp hoá lại thấp hơn thể hiện ở cơ cấu công nghiệp lại thấp hơn thể hiện ở cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp trong GDP. Thái Lan có cơ cấu là 39% (công nghiệp) và 10% (nông nghiệp).Cơ cấu tương ứng của Việt Nam là 22% và 28%. Cường độ năng lượng trong nông nghiệp của Việt Nam hiện nay là rất thấp, khoảng 0.078 kgOE/USD vì trình độ cơ giới hoá và tự động hoá còn hạn chế. Trong khi cường độ trong công nghiệp lại rất cao khoảng 0.776 kgOE / USD, cao hơn số liệu tương ứng của Thái Lan khoảng 3.6 lần (0.215 kgOE / USD) và Malaysia khoảng 3.4 lần (kgOE / USD).

Một số giải pháp như cải tiến và hợp lý hoá quá trình đốt cháy nhiên liệu, gia nhiệt làm lạnh, chuyển hoá nhiệt năng thành cơ năng và điện năng, giảm tổn thất nhiệt đo truyền nhiệt, tận dụng lại lượng nhiệt thừa từ khói thải, giảm tổn thất điện năng trong truyền nhiệt, phân phối và sử dụng điện năng, cải tiến hợp lý hoá quá trình từ điện năng thành cơ năng và nhiệt năng, lựa chọn thay thế hợp lý nguồn năng lượng, phát triển sử dụng các năng lượng có thể tái tạo được. Các dạng năng lượng khác mới như địa nhiệt, năng lượng gió, mặt trời… đang trong quá trình thử nghiệm, tuy nhiên giá thành còn đắt, nên chưa phổ biến.

Kết quả khảo sát tại hơn 40 toà nhà công sở đóng trên địa bàn Tp.HCM mới đây cho thấy, có đến 75% toà nhà có mức tiêu thụ năng lượng cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cần thiết là 118 kWh/m2. Trong đó, có 8 toà nhà vượt mức trung bình gấp 2.0 lần và 7 toà nhà vượt gấp 1.5 lần. Các toà nhà còn lại cũng vượt cao hơn tiêu chuẩn cần thiết.

2. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

Bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng đã từng được các nước phát triển triển khai như là cơ sở cho sự phát triển ổn định của các quốc gia từ thế kỉ 70-80 khi thế giới trải qua cuộc khủng hoảng giá đầu lửa mà hiệu quả nghiêm trọng của nó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, các quốc gia đó tiếp tục thực hiện chính sách sử dụng hợp lý năng lượng vì lợi ích toàn cầu và lợi ích của mỗi quốc gia về “kinh tế “ ,” môi trường”, “năng lượng” thường viết tắt là 3E - Economic Development, Energy Security anđ Environment protection.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải phát động phong trào sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các ngành công nghiệp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng là một trong những mục tiêu của sản xuất sạch hơn.

2.1 Các bước thực hiện để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng trong một công ty.

25

Page 26: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

2.2 Kiểm soát nồi hơi

26

Page 27: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

2.2.1 Các loại nồi hơi

Lò hơi ống lửa

Lò hơi ốngnước

2.2.2. Hiệu suất lò hơi

27

Page 28: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hiệu suất nhiệt của một lò hơi được định nghĩa là “phần trăm (nhiệt) năng lượng đầu vào được

sử dụng hiệu quả nhằm tạo ra hơi”

Có hai phương pháp đánh giá hiệu suất lò hơi:

Phương pháp Trực tiếp: Là phần năng lượng đạt được từ (nước và hơi) so với hàm lượng

năng lượng trong nhiên liệu của lò hơi

Phương pháp Gián tiếp: Hiệu suất là sự chênh lệch giữa tổn thất và năng lượng đầu vào

a. Phương pháp trực tiếp xác định hiệu suất lò hơi

Phương pháp luận

Phương pháp này còn gọi là “phương pháp đầu vào-đầu ra” vì chỉ cần biết đầu ra hữu ích (hơi) và

đầu vào nhiệt (nhiên liệu) để đánh giá hiệu suất lò hơi. Chúng ta sử dụng công thức sau để đánh giá

hiệu suất:

Hiệu suất lò hơi (η) =

Hiệu suất lò hơi (η) =

Các thông số được quan trắc để tính toán hiệu suất lò hơi bằng phương pháp trực tiếp bao gồm:

Khối lượng hơi được tạo ra mỗi giờ (Q) theo kg/h.

Khối lượng nhiên liệu sử dụng mỗi giờ (q) theo kg/h.

Áp suất vận hành (theo kg/cm2(g)) và nhiệt độ hơi quá nhiệt (oC), nếu có

Nhiệt độ của nước cấp (oC)

Loại nhiên liệu và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (GCV) theo kcal/kg nhiên liệu

Và trong đó

hg – Entanpi của hơi bão hoà theo kcal/kg hơi

hf – Entanpi của nước cấp theo kcal/kg nước

Ưu điểm của phương pháp trực tiếp

Công nhân trong nhà máy có thể đánh giá nhanh hiệu suất lò hơi

Cách tính toán cần sử dụng ít thông số

Cần sử dụng ít thiết bị quan trắc

Dễ dàng so sánh tỷ lệ hoá hơi với số liệu nền

Nhược điểm của phương pháp trực tiếp

Không giúp người vận hành xác định được tại sao hiệu suất của hệ thống lại thấp hơn

Không tính toán các tổn thất khác nhau theo các mức hiệu suất khác nhau

b. Phương pháp xác định hiệu suất lò hơi gián tiếp

Phương pháp luận: Các tiêu chuẩn tham khảo để Kiểm định Lò hơi tại nhà máy sử dụng

phương pháp gián tiếp là Tiêu chuẩn Anh, BS 845:1987 và Tiêu chuẩn Mỹ ASME PTC-4-1 Power

Test Code Steam Generating Units.

Phương pháp gián tiếp còn được gọi là phương pháp tổn thất nhiệt. Có thể tính toán hiệu suấ bằng cách lấy 100 trừ đi phần trăm của tất cả các nhiệt tổn thất như sau:

Hiệu suất lò hơi (n) = 100 - (i + ii + iii + iv + v + vi + vii)

28

Page 29: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Trong đó, các tổn thất trên nguyên tắc ở lò hơi là tổn thất nhiệt đo:

i. Khí lò khô

ii. Nước bay hơi được tạo thành do có H2 trong nhiên liệu

iii. Bay hơi của nước trong nhiên liệu

iv. Độ ẩm có trong khí cháy

v. Nhiên liệu chưa cháy hết trong tro

vi. Nhiên liệu chưa cháy hết trong xỉ

vii. Bức xạ và những tổn thất khác chưa tính được

Tổn thất do độ ẩm trong nhiên liệu và do đốt cháy H2 phụ thuộc vào nhiên liệu và không thể kiểm

soát thông qua thiết kế.

Những số liệu cần dùng trong tính toán hiệu suất lò hơi sử dụng phương pháp gián tiếp là:

- Thành phần nhiên liệu (H2, O2, S, C, hàm ẩm, nồng độ xỉ)

- % O2 hoặc CO2 trong khí lò

- Nhiệt độ khí lò theo oC (Tf)

- Nhiệt độ môi trường xung quanh theo oC (Ta) và độ ẩm của không khí theo kg/kg không khí

khô

- GCV của nhiên liệu theo kcal/kg

- % chất đốt trong xỉ (trong trường hợp nhiên liệu rắn)

- GCV của xỉ theo kcal/kg (trong trường hợp nhiên liệu rắn)

Dưới đây là quy trình chi tiết để tính toán hiệu suất lò hơi sử dụng phương pháp gián tiếp. Tuy

nhiên, những người phụ trách về vấn đề năng lượng trong doanh nghiệp thường thích cách tính toán

đơn giản hơn

Bước 1: Tính toán nhu cầu không khí trên lý thuyết

= [(11.43 x C) + {34.5 x (H2 – O2/8)} + (4.32 x S)]/100 kg/kg nhiên liệu

Bước 2: Tính toán phần trăm khí đư cung cấp (EA)

Bước 3: Tính toán lượng không khí thực tế cấp/ kg nhiên liệu (AAS)

= {1 + EA/100} x không khí trên lý thuyết

Bước 4: Ước tính tất cả các tổn thất nhiệt

i. % nhiệt tổn thất đo khí lò khô

m x Cp x (Tf-Ta) x 100

= ----------------------------

GCV nhiên liệu

Trong đó, m = khối lượng khí lò khô theo kg/kg nhiên liệu

m = (khối lượng sản phẩm khô của quá trình đốt/kg nhiên liệu) + (khối lượng O2

đư trong khói thải) + (số lượng N2 trong lượng không khí trên thực tế cấp).

Cp = Nhiệt lượng riêng của khí lò (0,23 kcal/kg )

ii. % nhiệt tổn thất đo nước bay hơi tạo thành đo có H2 trong nhiên liệu

29

Page 30: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

9 x H2 {584+Cp (Tf-Ta)} x 100 = --------------------------------------

GCV nhiên liệu

Trong đó, H2 = % H2 trong 1 kg nhiên liệu

Cp = nhiệt lượng riêng của hơi quá nhiệt(0,45 kcal/kg)

iii. % nhiệt tổn thất đo độ ẩm trong nhiên liệu bay hơi

M{584+ Cp (Tf-Ta)} x 100 = --------------------------------- GCV nhiên liệu

Trong đó, M – % độ ẩm trong 1kg nhiên liệu

Cp – Nhiệt lượng riêng của hơi quá nhiệt (0,45 kcal/kg)

iv. % nhiệt tổn thất đo độ ẩm trong không khí

AAS x hệ số độ ẩm x Cp (Tf-Ta)} x 100 = --------------------------------------------------- GCV nhiên liệu

Trong đó, Cp – Nhiệt lượng riêng của hơi quá nhiệt (0,45 kcal/kg)

v. % nhiệt tổn thất đo nhiên liệu không cháy hết trong tro

Tổng lượng tro thu được/kg of nhiên liệu đốt cháy x GCV tro x 100 = ----------------------------------------------------------------------- GCV nhiên liệu

vi. % nhiệt tổn thất đo nhiên liệu không cháy hết trong xỉ

Tổng lượng xỉ thu được/kg of nhiên liệu đốt cháy x GCV xỉ x 100 = -----------------------------------------------------------------------------------

GCV nhiên liệu

vii. % nhiệt tổn thất đo bức xạ và các tổn thất không tính được khác

Rất khó đánh giá tổn thất đo bức xạ và đối lưu vì độ phán xạ của các bề mặt khác nhau,

phương và kiểu dòng khí, vv… Với lò hơi tương đối nhỏ, công suất 10 MW, các tổn thất đo bức

xạ và các tổn thất không tính được sẽ vào khoảng 1-2% năng suất toả nhiệt, trong khi với lò hơi

500 MW, giá trị này điển hình là khoảng từ 0,2 % - 1 %. Có thể giả định mức tổn thất này tuỳ theo

điều kiện bề mặt.

Bước 5: Tính toán hiệu suất lò hơi và tỷ lệ hoá hơi lò hơi

Hiệu suất lò hơi (n) = 100 - (i + ii + iii + iv + v + vi + vii)

Tỷ lệ hoá hơi = Nhiệt sử dụng để tạo ra hơi/ Nhiệt bổ sung vào hơi

Tỷ lệ hoá hơi có nghĩa là số kg hơi tạo ra từ mỗi kg nhiên liệu sử dụng. Các ví dụ điển hình

- Lò hơi đốt than: 6 (tức là 1 kg of than có thể tạo ra 6 kg hơi)

- Lò hơi đốt đầu: 13 (tức là 1 kg đầu có thể tạo ra 13 kg hơi)

- Tuy nhiên, Tỷ lệ hoá hơi sẽ phụ thuộc vào loại lò hơi, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu và các hiệu suất tương ứng.

Ưu điểm của phương pháp gián tiếp

30

Page 31: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Có thể đạt được cân bằng năng lượng và khối lượng hoàn tất cho mỗi dòng riêng, giúp xác định

giải pháp cải thiện hiệu suất lò hơi dễ dàng hơn

Nhược điểm của phương pháp gián tiếp

Tốn thời gian

Cần sử dụng thiết bị trong phòng thí nghiệm để phân tích

2.2.3. Các tiêu chí để đánh giá một lò hơi hoạt động tốt

Nhiên liệu Nồng độ khói thải Hệ số không khí thừa Hiệu suất %

Oxy (%) CO2(%)

Dầu FO 2 – 3 14.5 – 15.8 1.1 – 1.15 89 – 89.2

Than viên 3.5 – 5 17.2 – 17.4 1.2 – 1.3 81 – 82

Than nghiền 3 – 3.5 - 1.15 – 1.2 85 – 86.5

Khí thiên nhiên 1 - 2 11.9 – 12.3 1.05 – 1.1 82.5 – 85.4

Đánh giá nhanh hiệu suất lò hơi

Sử dụng biểu đồ

Chỉ cần các thông số:

+ Nhiệt độ khói lò (oF)

+ Phần trăm thể tích của O2 hoặc CO2 trong khói lò

Đánh giá nhanh hiệu suất lò hơi

Tổn thất qua khói lò (%)

= 0.56 đối với đầu

= 0.65 đối với than

= 0.4 đối với khí

Có dụng cụ đo trực tiếp CO2 (%)

Biểu đồ 2.1: Hiệu suất lò hơi theo lượng khí đư

Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa lượng khí đư và nồng độ O2 và CO2 trong khói thải

31

(%)

)(

2CO

TTT xungquanhKhói

Page 32: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Bảng biểu 2.1: Hiệu suất đốt theo lượng khí đư

Combustion Efficiency (%)

Excess % Flue Gas Temperature (oF)

Air Oxygen 200 300 400 500 600

9.5 2.0 85.4 83.1 80.8 78.4 76.0

15 3.0 85.2 82.8 80.4 77.9 75.4

28.1 5.0 84.7 82.1 79.5 76.7 74.0

44.9 7.0 84.1 81.2 78.2 75.2 72.1

81.6 10.0 82.8 79.3 75.6 71.9 68.2

2.3.4 . Một số phương pháp để nâng cao hiệu suất lò hơi

Kiểm soát nhiệt độ khói lò

Nhiệt độ khí lò nên càng thấp càng tốt.

Tuy nhiên, nhiệt độ này không nên thấp tới mức hơi nước ở ống xả ngưng tụ ở thành ống. Điều này quan trọng với những nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao vì nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến ăn mòn đo lưu huỳnh bị đọng sương .

Nhiệt độ khí lò cao hơn mức 200°C cho thấy tiềm năng thu hồi nhiệt thải.

Nhiệt độ cao như vậy cũng cho thấy có cặn bám trong thiết bị truyền/thu hồi nhiệt, vì vậy cần tiến hành xả đáy sớm để làm sạch nước/hơi.

Đun nóng sơ bộ nước cấp sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt

Thông thường, khí thải của lò hơi đạng vỏ sò 3 bậc có nhiệt độ khoảng 200 đến 300 oC.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng phụ thuộc vào loại lò hơi và nhiên liệu sử dụng.

Với nhiệt độ khí lò thải ra là 260oC, có thể sử dụng thiết bị Economizer (bộ hâm nước) để giảm xuống 200oC, tăng nhiệt độ nước cấp 15oC.

Hiệu suất nhiệt toàn phần có thể sẽ tăng 3 %.

Sấy nóng sơ bộ không khí cấp cho lò

32

Page 33: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Sấy nóng sơ bộ không khí cấp lò là lựa chọn thay thế cho đun nóng sơ bộ nước. Để tăng hiệu suất nhiệt lên 1 %, cần tăng nhiệt độ khí cháy lên 20 oC.

Quá trình cháy không hoàn tất

Quá trình cháy không hoàn tất có thể là đo thiếu không khí hoặc thừa nhiên liệu hoặc việc phân bổ nhiên liệu không hợp lý.

Có thể thấy rõ khi quá trình cháy không hoàn tất nếu quan sát màu hoặc khói và cần điều chỉnh ngay.

Với trường hợp hệ thống đốt đầu , nguyên nhân thường thấy của quá trình đốt cháy không hoàn tất là tỷ lệ pha trộn nhiên liệu và không khí ở lò đốt sai. Đầu cháy kém có thể là đo độ nhớt không chuẩn, đầu đốt bị tắc, hiện tượng cacbon hoá ở đầu đốt và sự xuống cấp của thiết bị khuyếch tán.

Với lò đốt than, cacbon chưa cháy có thể dẫn đến tổn thất rất lớn.

Điều này xảy ra khi có carbon trong xỉ

Kích thước than không đồng đều cũng có thể là một nguyên nhân khiến quá trình cháy không hoàn tất.

Những hạt than to sẽ cháy hết, còn những hạt nhỏ và mịn sẽ làm tắc đường thông khí, gây ra phân phối không khí không đều.

Kiểm soát khí dư

Kiểm soát khí dư ở mức tối ưu luôn giúp giảm tổn thất qua khói lò; cứ mỗi 1 % khí dư giảm sẽ giúp tăng hiệu suất khoảng 0,6 % . - Lò đốt than : từ 15- 20% (than nghiền), 15 -50% (than hạt )- Lò đốt khí : từ 5 -7%- Lò đốt dầu : 15-20%- Lò đốt gỗ : 20-25%

Giảm thiểu tổn thất nhiệt do bức xạ và đối lưu

Bề mặt bên ngoài của lò hơi dạng vỏ sò nóng hơn xung quanh. Do đó, bề mặt này sẽ bị tổn thất nhiệt ra xung quanh, tuỳ thuộc vào diện tích bề mặt và sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và xung quanh.

Tổn thất nhiệt ở lò hơi đạng vỏ sò thường là tổn thất năng lượng cố định, không phụ thuộc vào đầu ra của lò hơi. Các lò hơi thiết kế hiện đại, mức tổn thất này có thể chỉ là 1.5 % tổng năng suất toả nhiệt ở mức cao nhất, nhưng sẽ tăng lên khoảng 6 %, nếu lò hơi chỉ vận hành ở mức 25 % đầu ra.

Sửa chữa hoặc tăng cường bảo ôn sẽ giúp giảm tổn thất nhiệt qua thành và ống lò hơi.

Kiểm soát xả đáy tự động

Xả đáy liên tục không được kiểm soát sẽ rất lãng phí.

Vì vậy nên lắp đặt thiết bị kiểm soát xả đáy tự động, tương ứng với độ dẫn của nước lò hơi và pH.

Mỗi 10% xả đáy ở lò hơi 15kg/cm2 sẽ dẫn đến tổn thất hiệu suất là 3 %.

Giảm tổn thất do cặn và muội

Ở lò hơi đốt than và đầu, muội bám vào ống, là yếu tố cách nhiệt, cản trở trao đổi nhiệt.

Cần loại bỏ muội một cách thường xuyên.

Nhiệt độ khói lò tăng có thể là do muội bám nhiều quá. Nhiệt độ khí lò thải cao với mức khí dư bình thường cho thấy hoạt động truyền nhiệt kém. Hoạt động truyền nhiệt kém có thể do muội khí hoặc cặn bám. Uớc tính, nhiệt độ khí lò cứ tăng 22oC sẽ gây ra tổn thất nhiệt ước tính khoảng 1 %.

Cần thường xuyên kiểm tra và ghi lại nhiệt độ khí lò vì chỉ số này phản ánh lượng muội bám. Khi nhiệt độ khí lò vượt quá nhiệt độ của lò hơi mới được làm sạch khoảng 20 oC cũng là lúc phải loại

33

Page 34: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

bỏ muội.

Giảm áp suất lò hơi

Đây là một cách hiệu quả giúp giảm tiêu thụ nhiện liệu, nếu có thể, xuống khoảng từ 1 đến 2 %.

Áp suất hơi thấp hơn sẽ giảm nhiệt độ hơi bão hoà và không thu hồi nhiệt khói lò, nhiệt độ của khói lò cũng giảm xuống ở mức tương tự.

Hơi thường được tạo thành ở mức áp suất/nhiệt độ cao nhất của một quy trình nhất định. Trong một số trường hợp, quy trình không vận hành liên tục, và có những lúc có thể giảm áp suất lò. Nhưng cũng cần nhớ rằng, việc giảm áp suất lò hơi sẽ giảm thể tích riêng của hơi trong lò, và loại không khí ra khỏi đầu ra của lò hơi một cách hiệu quả, mang theo nước. Cán bộ phụ trách năng lượng của công ty cần xem xét những tác dụng của việc giảm áp suất một cách cẩn thận, trước khi đề xuất thực hiện. Nên giảm áp suất theo từng giai đoạn, và không nên giảm nhiều hơn 20 %.

Thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp lắp cho quạt, quạt thổi và máy bơm

Thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp là một cách hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng. Nhìn chung, kiểm soát khí bị ảnh hưởng bởi các van điều tiết của quạt hút cưỡng bức. Mặc dù những van điều tiết là cách kiểm soát rất đơn giản, nhưng chúng thiếu chính xác, có các đặc tính kểim soát kém chỉ tại điểm đầu và điểm cuối của khoảng vận hành. Nhìn chung, nếu lò hơi có mức tải thay đổi, nên xem xét khả năng thay van điều tiết bằng thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp.

Kiểm soát tải lò hơi

Hiệu suất tối đa của lò hơi không đạt được ở mức đầy tải, mà là ở mức 2/3 đầy tải. Nếu tải lò hơi giảm xuống nữa, hiệu suất cũng có xu hướng giảm. Ở sản lượng bằng không, hiệu suất của lò hơi bằng không, và nhiên liệu đốt sẽ chỉ tạo ra tổn thất. Những hệ số ảnh hưởng đến hiệu suất lò hơi bao gồm:

Khi giảm tải, giá trị lưu lượng khí lò qua các ống cũng giảm. Khi lưu lượng khí giảm với cùng một diện tích truyền nhiệt sẽ làm giảm một chút nhiệt độ khí lò, làm giảm tổn thất nhiệt.

Ở dưới mức nửa tải, các thiết bị cháy cần thêm khí đư để đốt cháy hết nhiên liệu. Vì thế, tổn thất nhiệt tăng.

Nói chung, hiệu suất lò hơi có thể giảm đáng kể xuống đưới mức 25 % tải và nên tránh vận hành lò hơi dưới mức này càng ít càng tốt.

Lịch trình vận hành lò hơi chuẩn

Vì lò hơi đạt hiệu suất tối ưu khi hoạt động ở mức 65-85 % đầy tải,

Nhìn chung, vận hành ít lò hơi ở mức tải cao hơn sẽ hiệu quả hơn là vận hành nhiều lò hơi ở mức tải thấp.

Thay thế lò hơi

Tiềm năng tiết kiệm nhờ thay thế lò hơi phụ thuộc vào thay đổi của hiệu suất toàn phần dự kiến. Về mặt tài chính, giải pháp thay lò hơi sẽ rất hấp dẫn nếu lò hơi đang sử dụng có những yếu tố sau:

- Cũ và không hiệu quả , Không thể sử dụng nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn.

- Kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ so với các yêu cầu hiện tại

- Được thiết kế không phù hợp với các điều kiện tải lý tưởng

Nghiên cứu tính khả thi cần xem xét tất cả các khả năng có sẵn nhiên liệu lâu đài và kế hoạch phát triển của công ty. Cần tính đến các yếu tố tài chính và kỹ thuật. Vì những đây chuyền lò hơi truyền thống có tuổi thọ hơn 25 năm, cần nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành thay thế.

34

Page 35: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Chương 4. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI, HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ISO 14000

4.1. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI (LIFE CYCLE ASSESSMENT = LCA)

4.1.1. Định nghĩa

Các sản phẩm, dich vụ hay quá trình đều có vòng đời (life cycle). Vòng đời của một sản phẩm bắt

đầu từ khi khai thác/thu hoạch nguyên liệu, qua các công đoạn chế biến thành sản phẩm, phân phối

đến người sử dụng, sau đó sản phẩm được thải bỏ hay tái sử dụng (cradle to grave). Vòng đời sản

phẩm được minh họa như sau:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phân tích vòng đời, tuy nhiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa sau đây của SETAC (Society for Environmental Toxicology and Chemistry):

“Đánh giá vòng đời là 1 quá trình đánh giá các tác động lên môi trường liên quan đến một sản phẩm, một quá trình hay một hoạt động bằng cách xác định và lượng hóa năng lượng, nguyên liệu sử dụng và các chất thải ra môi trường; và nhận diện, đánh giá các cơ hội cải thiện môi trường. Công việc đánh giá bao gồm toàn bộ vòng đời của sản phẩm, qúa trình hay hoạt động, xuyên suốt từ khi khai thác và xử lý nguyên liệu; sản xuất vận chuyển và phân phối; sử dụng, tái sử dụng, bảo hành, tái chế và thải bỏ sau cùng”

LCA đã được tiêu chuẩn hoá trong 2 tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 (xem phần sau).

4.1.2. Các giai đoạn phân tích vòng đời

LCA bao gồm 4 giai đoạn:

(1). Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá

- Các lý do tiến hành LCA ?

- Sản phẩm, quá trình hay dịch vụ được tiến hành LCA ?

- Đường biên của hệ thống sẽ đánh giá?

- Đơn vị chức năng đối với sản phẩm được lựa chọn ?

35

Sản xuất/Chế biến

Đóng gói Bán, phân phối, vận chuyển

Khách hàngsử dụng

Thải bỏ

Phát triển Tiếp thị sản phẩm

Tác động qua lại

Các tác động môi trường

Nguyên liệu

Page 36: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

a. Các biên của hệ (System boundaries)

Việc lựa chọn các biên của hệ để đánh giá có thể ảnh hưởng đầu ra của LCA.

Ví dụ: đánh giá vòng đời của 2 sản phẩm bóng đèn tròn và bóng huỳnh quang liên quan đến việc thải thủy ngân ra môi trường.

Nhiên liệu Nhà máy điện Lưới điện Bóng đèn huỳnh quang Bãi chôn lấp

Nhiên liệu Nhà máy điện Lưới điện Bóng đèn tròn Bãi chôn lấp

Nếu biên của hệ chỉ là khâu thải bỏ bóng đèn sau sử dụng thì bóng huỳnh quang sẽ gây ô nhiễm thủy ngân hơn là bóng tròn.

Tuy nhiên nếu biên của hệ mở rộng đến cả khâu phát điện thì kết quả sẽ khác: thủy ngân là một chất nhiễm bẩn vết trong than, khi đốt cháy than để phát điện sẽ thải thủy ngân vào môi trường; vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện năng nhiều hơn nên trong cả vòng đời của mình, bóng đèn tròn sẽ làm thải nhiều thủy ngân hơn bóng huỳnh quang.

Hình 4.1. Biên của hệ là khâu thải bỏ sau cùng

Hình 4.2. Biên của hệ tính từ khâu phát điện đến khi thải bỏ sau cùng

b. Đơn vị chức năng

Lựa chọn đơn vị chức năng là rất quan trọng để so sánh các sản phẩm.

Ví dụ: khi so sánh giữa túi chất dẻo và túi giấy đựng hàng tạp hóa, sẽ không thích hợp nếu so sánh giữa 1 túi chất dẻo với 1 túi giấy, thay vào đó phải so sánh đựa trên thể tích hàng hóa mà túi chứa được (đơn vị chức năng = thể tích chứa hàng của túi). Nếu 1 túi giấy chứa được gấp đôi hàng so với 1 túi chất dẻo, thì khi tiến hành LCA phải so sánh 2 túi chất dẻo với1 túi giấy.

(2). Phân tích kiểm kê (Inventory analysis) hay kiểm kê vòng đời (life-cycle inventory)

36

Page 37: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Kiểm kê các đầu vào (nguyên liệu, năng lượng), các đầu ra (sản phẩn, sản phẩm phụ, chất thải, phát thải,..) trong suốt vòng đời sản phẩm. Ví dụ dữ liệu kiểm kê vòng đời đối với trưòng hợp sản xuất 1 kg ethylen (bảng 4.1)

Bảng 4.1. Các thống kê cho việc sản xuất 1 kg ethylen (Bousteađ, 1993)

37

Thu nhận nguyên vật liệu

Sản xuất, chế biến và tạo sản phẩm

Vận chuyển và phân phối

Sử dụng/Tái sử dụng/Bảo dưỡng

Tái chế

Quản lý chất thải

Năng lượng

Nguyên liệu

Nước thải

Khí thải

Chất thải rắn

Các vấn đề MT khác

Sản phẩm

Kiểm kê vòng đời

Đầu vào Đầu ra

Page 38: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 4.3. Các kiểm kê vòng đời tính cho việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, các chất thải và các

sản phẩm phụ qua tất cả các giai đoạn vòng đời của một sản phẩm.

(3). Phân tích tác động (Impact analysis) hay đánh giá tác động vòng đời (Life-cycle impact assessment)

Đánh giá các tác động môi trường của các đầu vào và đầu ra, thuờng chia 3 bước:

* Bước 1: Phân loại đầu vào và đầu ra theo nhóm tác động môi trường, ví dụ: CO2, CH4, CFCs sẽ vào nhóm khí nhà kính. Sau đây là một ví dụ về các nhóm tác động đến môi trường:

+ Nóng lên toàn cầu

+ Suy thoái tầng ôzôn

+ Sương mù quang hoá

+ Gây ung thư cho con người

+ Mưa acid

+ Gây ô nhiễm dưới nước

+ Gây ra ô nhiễm trên cạn

+ Hủy diệt môi trường sống

+ Cạn kiệt tài nguyên không tái tạo.

+ Phú dưỡng

* Bước 2: Đặc trưng hóa cường độ tác động của các yếu tố đầu vào và ra, ví dụ khả năng gây hiệu ứng nhà kính tương đối của các khí như CO2, CH4, CFCs.

* Bước 3: Lượng giá mức độ quan trọng tương đối của mỗi nhóm tác động môi trường, sử dụng chỉ số riêng rẽ chỉ thị cho hiệu quả về môi trường.

(4). Đánh giá việc cải thiện (Improvement analysis)

Công đoạn này dùng để diễn giải các kết quả của việc đánh giá tác động, đưa ra các cải tiến có thể được áp dụng. Nếu LCA được áp dụng để so sánh các sản phẩm thì công đoạn này có thể bao gồm việc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường nhất. Trong trường hợp LCA dùng để phân tích cho 1 sản phẩm mà thôi thì có thể đưa ra các cải tiến về thiết kế có khả năng giảm tác động đến môi trường.

4.1.3. Lợi ích của LCA

- Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất,

38

Page 39: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

- So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế,

- Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro,

- Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng,

- Phát triển, quảng bá và tiếp thị sản phẩm khi so sánh với sản phẩm khác,

- Xúc tiến việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm.

4.2. ISO 14000 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMS = Environmental Management System)

4.2.1. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ISO

- ISO là tên viết tắt của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization) được thành lập vào năm 1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về thương mại và sản xuất. ISO có trụ sở tại Geneva, có 199 thành viên.

- Những tiêu chuẩn quốc tế ISO là tự nguyện, tức là không có 1 sự áp buộc nào về mặt luật pháp ở các nước thành viên trong việc tuân thủ.

- Tuy nhiên, ở các nước thành viên cũng như các ngành công nghiệp thường lấy các tiêu chuẩn ISO như là các yêu cầu cho việc xúc tiến kinh doanh sản xuất, do vậy các tiêu chuẩn này được coi như là bắt buộc. Tùy theo từng nước mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau.

- Ở 1 số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

4.2.2. Bối cảnh ra đời các tiêu chuẩn ISO 14000

Hội nghị Thượng đỉnh Rio 1992 và vòng đàm phán Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu địch (GATT) 1993 nhu cầu về tiêu chuẩn hoá quản lý môi trường nhằm bảo vệ môi trường đồng thời giảm hàng rào phi thuế quan trong thương mại.

Năm 1993, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng) đạt được nhiều thành công và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, do vậy tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO bắt đầu hướng tới lĩnh vực quản lý môi trường. Sau đó ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật TC207 gồm 6 tiểu ban để chuẩn bị cho các tiêu chuẩn về quản lý môi trường.

Sau đó, các tiêu chuẩn mới thuộc seri ISO14000 đã lần lượt ra đời chỉ ra các khía cạnh khác nhau của việc quản lý môi trường, trong đó 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và 14004 là về EMS. Bảng sau đây là một số tiêu chuẩn chính thức nằm trong đanh mục các tiêu chuẩn bộ ISO 14000.

39

Page 40: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Bảng 3.2. Một số tiêu chuẩn chính thức trong đanh mục bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Tên gọi

(Stanđarđ title)

Chủ đề (Đescription)

ISO 14001:1996 Hệ thống quản lý MT - Chi tiết hướng dẫn sử dụng. (Environmental Management

Systems - Specification with Guiđance for Use)

ISO 14004:1996 Hệ thống quản lý MT - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hổ

trợ. (Environmental Management Systems - General guiđelines on principles,

systems anđ supporting techniques)

ISO 14010:1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các nguyên tắc chung (Guiđelines for

environmental auđiting - General principles of environmental auđiting)

ISO 14011:1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các thủ tục kiểm toán - Phần 1: Kiểm

toán hệ thống QLMT. (Guiđelines for environmental auditing - Audit procedures -

Part 1: Auditing of environmental management systems)

ISO 14012:1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Chuẩn cứ trình độ cho kiểm toán viên

(Guidelines for environmental auditing - Qualification criteria for environmental

auditors)

ISO 14013/15 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các chương trình, xem xét và đánh giá về

kiểm toán môi trường. (Guiđelines for Environmental Auđiting - Auđit

Programmes, Reviews & Assessments)

ISO 14020:1998 Nhãn môi trường - Các nguyên tắc chung (Environmental labelling - General

Principles)

ISO 14040:1997 Quản lý MT - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Các nguyên lý và cơ cấu.

(Environmental Management - Life cycle assessment - Principles anđ Framework)

ISO 14041:1998 Quản lý MT - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm

kê (Environmental Management - Life cycle assessment - Objectives, Scopes anđ

Inventory Analysis)

4.2.3. Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14001/1996

EMS là 1 phương pháp toàn diện và liên tục để quản lý các vấn đề môi trường theo nguyên tắc: Lập kế hoạch – Thực hiện - Kiểm tra - Cải tiến (PLAN, DO, CHECK, ACT), kết hợp các định hướng về môi trường vào trong các hoạt động hàng ngày của công việc sản xuất và quản lý của một tổ chức (nhà máy, xí nghiệp...)

Hình 4.4. Chu trình tuần hoàn của một EMS

Các tiêu chuẩn điển hình về EMS

- BS7750 của Anh (1992)

40

Lập kế hoạch(Plan)

Kiểm tra(Check)

Thực hiện(Do)

Cải tiến(Act)

Page 41: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

- EMAS của Cộng đồng Châu Âu (1995)

- Các tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 (1996) của Tổ chức ISO

Các tiêu chuẩn tương đương của Việt Nam

- TCVN ISO 14001: 1998 tương đương với ISO 14001:1996

- TCVN 14004:1997 tương đương với ISO 14004:1996

Cấu trúc của 1 EMS có thể khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc, quy mô, các hoạt động, sản phẩm và địch vụ của 1 tổ chức. Tuy nhiên, thông dụng nhất là cấu trúc theo tiêu chuẩn của ISO 14001 vì tiêu chuẩn này giúp cho 1 doanh nghiệp được cấp chứng nhận quốc tế ISO 14001 về EMS.

ISO 14001 cụ thể hoá những yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường theo đó một tổ chức hay một công ty sẽ được một tổ chức thứ 3 khác chứng nhận. Những yêu cầu đó bao gồm 5 yếu tố cơ bản sau đây (trích ISO 14001):

4.2. Chính sách môi trường

4.3. Lập kế hoạch, gồm

4.3.1. Các khía cạnh môi trường

4.3.2. Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

4.3.3. Các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

4.3.4. Chương trình quản lý môi trường

4.4. Thực hiện và điều hành

4.4.1. Cơ cấu và trách nhiệm

4.4.2. Đào tạo, nhận thức và năng lực

4.4.3. Thông tin, liên lạc

4.4.4. Tư liệu của EMS

4.4.5. Kiểm soát tài liệu

4.4.6. Kiểm soát điều hành

4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

4.5. Kiểm tra và khắc phục sửa chữa

4.5.1. Giám sát và đo đạc

4.5.2. Sự không phù hợp và khắc phục, phòng ngừa

4.5.3. Hồ sơ

4.5.4. Đánh giá EMS

4.6. Xem xét lại của ban lãnh đạo

41

Page 42: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 4.5. Các yếu tố cơ bản của EMS theo ISO 14001

(Source: NSF International 2001)

Giống như SXSH, thực hiện tốt 1 EMS sẽ giúp cho 1 xí nghiệp hay nhà máy có được nhiều lợi ích về kinh tế cũng như môi trường. Xây dựng một EMS sẽ giúp:

- Giám sát hiệu quả môi trường- Tuân thủ được các quy định về môi trường- Nhận ra được các cơ hội giảm thiểu chất thải- Giảm chi phí vận hành.- Cải tiến sự cạnh tranh- Giảm thiểu các rủi ro về MT- Gia tăng trách nhiệm và an toàn sức khoẻ của nhân viên- Gia tăng hình ảnh và uy tín của công ty,...v.v

4.2.4. Các yêu cầu cần tuân thủ của Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/1996

Các yêu cầu tuân thủ EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001 được tóm tắt như sau:

-      Cam kết của lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong suốt quá trình duy trì thực hiện Hệ thống Quản lý môi trường. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập các mục tiêu của ISO 14001 cũng như sự tham gia tích cực các hoạt động môi trường liên quan, thì sẽ không có cơ hội để hoà hợp và thực hiện thành công Hệ thống Quản lý môi trường.

-      Tuân thủ với chính sách môi trường: – “Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra “các đường lối chung” , “các khuynh hướng môi trường” và “các nguyên tắc hành động” đối với tổ chức.

-      Lập kế hoạch môi trường: Để có Hệ thống Quản lý môi trường hiệu quả, tổ chức phải xác định của các hoạt động có thể có các tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

-      Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống Quản lý môi trường và phải được tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.

42

Page 43: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

-      Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống Quản lý môi trường.

-    Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.

-     Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: Kiểm soát các hoạt động của Hệ thống Quản lý môi trường được chứng minh qua các thủ tục đạng văn bản của các quá trình có thể có tác động đến môi trường và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ các thủ tục. Để có thể thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo (1) Các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng và (2) Các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê đuyệt.

-     Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp - Hệ thống Quản lý môi trường phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp phải được thực hiện và được chứng minh qua các khoá đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong Hệ thống Quản lý môi trường của tổ chức.

-     Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa: Hệ thống Quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra- Khắc phục (Plan, Do, Check, Act) của Hệ thống Quản lý môi trường. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái điễn.

-    Lưu giữ hồ sơ: Hệ thống Quản lý môi trường phải đuy trì các hồ sơ môi trường quan trọng làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình. Hồ sơ có thể rất nhiều và đa đạng, hồ sơ rất hữu ích cho tổ chức, cho chuyên gia đánh giá, cho các cơ quan pháp luật và cho các bên hữu quan khác.

-     Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống Quản lý môi trường phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.

-     Cải tiến liên tục: Cần xây đựng hệ thống để xác định các cơ hội cải tiến Hệ thống Quản lý môi trường. Cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, tuy nhiên cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới.

4.2.5. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/2004

- Tính đến 31/12/2003 trên toàn thế giới đã có 66.070 chứng chỉ ISO 14001:1996 được cấp tại 113 quốc gia và nền kinh tế, tăng hơn cùng kỳ năm 2002 là 34% và năm 2003 là năm số chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tăng trưởng cao nhất từ khi tiêu chuẩn được ban hành năm 1996. Tại Việt Nam đến nay đã có trên 70 chứng chỉ ISO 14001:1996. Sau 8 năm áp dụng, tiêu chuẩn ISO 14001 đã bộc lộ được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và đã đến lúc cần được xem lại, sửa đổi cho phù hợp với việc áp dụng trong thực tế.

- Theo văn bản số 940 ngày 15/11/2004 của ISO thì Bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 đã có phiên bản mới cho 2 tiêu chuẩn sau đây:

43

Page 44: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

1) ISO 14001:2004 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – Qui định kỹ thuật với hướng dẫn sử dụng.

2) ISO 14004:2004 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật.

- Theo hướng dẫn số GĐ4:2004 ngày 20/12/2004 của Tổ chức chứng thực quốc tế IAF thì quá trình chuyển đổi sang phiên bản mới sẽ kéo đài trong 18 tháng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn. Nghĩa là, sau ngày 15/5/2006, mọi Giấy chứng nhận theo phiên bản cũ đều không còn hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.

- So với phiên bản cũ, phiên bản mới ISO 14001:2004 này không có sự thay đổi lớn về nội đung mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn của ISO 9001:2000. Đo vậy, những doanh nghiệp đã có được chứng nhận ISO 14001:1996 sẽ không phải quá vất vả trong việc cập nhật và nâng cấp hệ thống quản lý môi trường của mình theo yêu cầu của tiêu chuẩn mới.

- Về cơ bản, tiêu chuẩn mới vẫn được thiết kế theo chu trình “Plan – Do – Check – Act” quen thuộc với cấu trúc gồm 4 phần chính:

4.3 - Lập kế hoạch;4.4 - Thực hiện;4.5 - Kiểm tra;4.6 - Xem xét lại của lãnh đạo.

Lập kế hoạch

Về mặt nội đung, điều khoản này không có gì thay đổi lớn với việc chỉ ra đầu vào của công tác lập kế hoạch, bao gồm việc xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa từ các hoạt động, sản phẩm và địch vụ của tổ chức và xác định các yêu cầu về môi trường mà tổ chức cần tuân thủ. Đựa vào đó, tổ chức phải định ra mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường và xây đựng các chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó.

Về mặt hình thức, phần lập kế hoạch trong tiêu chuẩn mới được rút gọn lại từ 4 xuống còn 3 điều khoản (điều khoản 4.3.4 - Chương trình QLMT trong tiêu chuẩn cũ được lồng ghép vào điều khoản 4.3.3 - Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường trong tiêu chuẩn mới)

Thực hiện

Phần này về cơ bản vẫn được giữ nguyên với 7 điều khoản giống tiêu chuẩn cũ. Tuy nhiên một số điều khoản trong phần này được viết rõ ràng và cụ thể hơn. Một số điểm cần lưu ý liên quan tới từng điều khoản trong phần này như sau:

Điều khoản 4.4.2 - Đào tạo: Điều khoản này mở rộng phạm vi về đối tượng cần được đào tạo và đảm bảo năng lực liên quan tới môi trường. Phạm vi đào tạo và đảm bảo năng lực đã được mở rộng cho các đối tượng không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi tổ chức (nhà thầu, nhà cung cấp địch vụ... hoạt động trong khuôn viên của tổ chức). Nói cách khác, tổ chức phải đánh giá năng lực, xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo cho cả các nhà thầu và mọi nhân viên của mình nhằm đảm bảo họ quản lý và làm chủ được các vấn đề về môi trường liên quan tới các hoạt động của mình.

Điều khoản 4.4.4 liên quan với việc xây đựng hệ thống tài liệu quản lý môi trường cũng được tiêu chuẩn mới mô tả rõ nét hơn với việc đưa ra quy định các loại tài liệu bắt buộc phải có. Ngoài việc yêu cầu tổ chức phải "miêu tả các yếu tố chính của Hệ thống QLMT và mối quan hệ của chúng, viện dẫn tới các tài liệu liên quan" vốn hơi trừu tượng, các loại tài liệu khác buộc phải có đã được nêu cụ thể hơn, bao gồm: Chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, các tài liệu và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn, các tài liệu và hồ sơ mà tổ chức thấy rằng cần thiết.

44

Page 45: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Kiểm tra

Phần này gồm 5 điều khoản, tăng so với phiên bản cũ 1 điều khoản. Tuy nhiên điều khoản mới thực chất là được tách từ một phần của điều khoản 4.5.1 trong tiêu chuẩn cũ (điều khoản về Giám sát đo đạc các thông số môi trường đặc trưng từ các hoạt động của tổ chức), trong đó chỉ ra tổ chức phải đánh giá sự tuân thủ pháp luật về môi trường của mình nhằm đảm bảo thực hiện 1 trong 3 cam kết bắt buộc phải đề ra trong chính sách môi trường của tổ chức - Cam kết tuân thủ các yêu cầu về môi trường.

Ngoài ra một thay đổi cần lưu ý nữa liên quan tới điều khoản 4.5.2 trong tiêu chuẩn cũ về xác định sự không phù hợp và đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa (tiêu chuẩn mới là 4.5.3). Trong đó chỉ rõ ngoài việc đưa ra hành động khắc phục sự không phù hợp và nguyên nhân sự không phù hợp nếu không may xảy ra (theo như yêu cầu của tiêu chuẩn cũ) tổ chức còn phải xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và đưa ra hành động khắc phục nhằm ngăn chặn không cho sự không phù hợp tiềm ẩn xảy ra.

Xem xét của lãnh đạo

Điều khoản cuối cùng này của tiêu chuẩn đã nêu cụ thể hơn và chỉ ra các đầu vào cần thiết cho quá trình xem xét (kết quả đánh giá nội bộ, những thay đổi, các hành động đưa ra sau lần xem xét trước...) và đầu ra của quá trình xem xét (các quyết định và hành động tương ứng với cam kết cải tiến liên tục).

4.3. SẢN XUẤT SẠCH HƠN, LCA VÀ ISO 14000

Giữa SXSH, hệ thống quản lý môi trường nói chung và ISO 14000 nói riêng có những mục tiêu và lợi ích chung:

- Giảm ô nhiễm môi trường và rủi ro

- Cải thiện quá trình sản xuất, giảm thiểu phát sinh chất thải và chi phí

- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật

- Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

- Đạt được lợi thế cạnh tranh ...

Việc áp dụng SXSH hay áp dụng ISO 14000 là hoàn toàn tự nguyện.

Cần phân biệt giữa áp dụng SXSH và ISO 14001: doanh nghiệp có thể đang đánh giá SXSH nhưng chưa đăng ký chứng nhận ISO 14001. Nếu đã đăng ký và thực hiện ISO 14001 thì sẽ được cấp chứng chỉ công nhận của quốc tế. Các cơ sở đã thực hiện SXSH rất có điều kiện thuận lợi để đăng ký chứng nhận ISO 14001 và ngược lại, doanh nghiệp đã thực hiện ISO 14001 sẽ rất dễ dàng triển khai SXSH.

Giữa LCA và CP (đánh giá SXSH) có những điểm tương đồng có thể áp dụng phương pháp luận của LCA đã được tiêu chuẩn hoá cho đánh giá SXSH (CP). Ngoài ra, LCA có thể là một công cụ đắc lực cho việc ra quyết định về các sản phẩm và công nghệ thay thế được sử dụng cho SXSH.

Ngược lại, CP có thể cung cấp một phương pháp đánh giá tác động môi trường (các khía cạnh quan trọng trong ISO 14001) và lựa chọn các giải pháp để cải thiện liên tục.

SXSH tập trung vào phương thức hoạt động, vận hành trong khi ISO 14001 hướng đến hệ thống quản lý. ISO 14001 cung cấp cơ chế, khuôn khổ cho việc thực hiện hiệu quả SXSH trong khi đó SXSH cung cấp cho ISO 14001 một công cụ cải tiến liên tục về hiệu quả quản lý môi trường trong các công ty. Việc xây dựng EMS có thể được thực hiện đựa trên đánh giá về SXSH trước đây ở các công ty.

45

Page 46: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Chương 5. HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNGCỦA SẢN XUẤT SẠCH HƠN

5.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Từ khoảng hơn mười lăm năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm rất phổ biến. Khái niệm này hiện đang có mặt trên hầu hết các tiêu đề của các tạp chí Môi trường, giành vị trí quan trọng trên 8.730.000 trang web và liên quan chặt chẽ đến tiêu chí hoạt động của vô số các chương trình và các tổ chức. Hiện nay, khi nhắc đến sự phát triển kinh tế hay xã hội, phát triển quốc gia hay địa phương, phát triển toàn cầu hay khu vực… tất cả các sự phát triển đều được hiểu và hướng theo theo nghĩa PTBV. Tuy nhiên, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất lại cũng rất mơ hồ: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu thế hệ hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính họ” (Báo cáo Bruđlanđ, 1987). Nói một cách dễ hiểu thì PTBV là sự phát triển kinh tế trong sự hài hoà với môi trường sinh thái và xã hội.

- Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt giữa phát triển và tăng trưởng. Tăng trưởng chỉ chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, chất lượng, sự phục vụ con người một cách toàn điện cả về vật chất lẫn tinh thần. PTBV về mặt kinh tế đối nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa và tìm lợi nhuận tối đa. PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế lên chất lượng cuộc sống, xem xét xem cái gì sẽ bị phí phạm, ảnh hưởng.

- Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là đảm bảo xã hội công bằng, cuộc sống bình an. Sự PTBV đòi hỏi phải đề phòng tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội của một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển quốc gia. Thế giới sẽ không có PTBV về mặt xã hội nếu tính mạng của một phần nhân loại bị đe đọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, ... PTBV về mặt xã hội có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.

- PTBV về phương điện môi trường có nghĩa là phải bảo đảm khả năng hồi phục của hệ sinh thái, mức độ sử dụng tài nguyên tái tạo phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng tìm ra được các nguyên liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo của môi trường, môi sinh. Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.

- Trong các ngành công nghiệp sản xuất, các nước phát triển cũng như đang phát triển thường đưa ra các công nghệ sản xuất mà không nhận ra rằng họ sẽ phải trả giá để xử lý ô nhiễm đo những công nghệ này gây ra. Họ cho rằng 1 sự cân bằng sẽ được thiết lập giữa phát triển kinh tế và môi trường và rằng phải chấp nhận 1 mức độ ô nhiễm nào đấy để có được sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên lập luận này hiện nay không còn thích hợp. SXSH có thể giảm thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hiện nay, SXSH đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển địch cơ cấu kinh tế. SXSH tạo ra cơ hôi “bước nhảy vọt” vượt qua các công nghệ cũ được sử dụng lâu nay mà vẫn còn tiêu tốn nhiều tiền cho việc kiểm soát ô nhiễm đo các công nghệ này gây ra. Như vậy có thể nói rằng SXSH là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự PTBV.

46

Page 47: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Bảng 1.2. Một số ví dụ SXSH giúp giải quyết các vấn đề môi trường

Vấn đề môi trường Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm trong SXSH (Thảo luận trên lớp)

Suy giảm tầng ozonThay thế tất cả các chất làm suy giảm tầng ozon bằng các chất an

toàn

Nóng lên toàn cầuThay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời

Bảo tồn năng lượng

Phát sinh các chất

thải rắn và chất thải

nguy hại.

Thay đổi các đây chuyền sản xuất và nguyên liệu

Mua các sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra chúng tạo ra ít chất

thải nguy hại hơn và không chứa các chất độc

Mua các sản phẩm bền

Mua các sản phẩm ít độc

Tái sử dụng các sản phẩm

Yêu cầu dùng ít bao gói cho sản phẩm

Mưa acid

Sử dụng than sạch (có hàm lượng lưu huỳnh thấp) cho các nhà

máy điện

Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được

Sương mù quang hoá

Sử dụng ô tô chạy bằng điện hay các nhiên liệu thay thế

Thay thế các sản phẩm tạo ra nhiều chất hứu cơ dễ bay hơi như

kep xịt tóc, sơn, bình nước hoa,...

5.2. CÁC LỢI ÍCH CỦA SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường

và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. SXSH giúp:

- Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất đo tiết kiệm chi phí đo việc sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý cuối đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải,

- Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy,

- Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm,

- Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải,

- Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị,

- Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân,

- Giảm ô nhiễm,

- Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường,

- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn,

- Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia tgrực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.

47

Page 48: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Có rất nhiều ví dụ về sự triển khai thành công của SXSH ở các nước công nghiệp, chương trình WRAP (giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí) đã cắt giảm phát thải 58 chất gây ô nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1995 và đang tiếp tục giảm nhiều hơn. Ở Newzealanđ các công ty đã tiết kiệm được từ 50 - 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và nơi nào tái sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần.

Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng lên 35% vào những năm 1990. Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3 một năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la Mỹ hàng năm.

Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v... và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn điện trong quản lý môi trường công nghiệp. Một nhà máy xi măng ở Inđonêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch đã tiết kiệm 35.000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất sạch không đến một năm. Ở Trung Quốc các đự án thực nghiệm tại 51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được ô nhiễm 15 - 31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống.

Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên tới 50USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi 15-20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng 50-100KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành giấy mà các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, đệt nhuộm, được phẩm, xi măng... cũng đạt được các kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và qui mô sản xuất của từng nhà máy.

Như vậy, các kết quả áp dụng SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canađa,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,... và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, CH Séc, Hungary,... đều cho thấy tính ưu việt của SXSH: vừa mang lại hiệu quả về môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Một số ví dụ trình diễn SXSH ở các nước được cho trong bảng 5.3.

Bảng 5.3. Một số kết quả trình diễn SXSH ở các nướcNước Ngành CN Công ty Sản phẩm Lợi ích kinh tế từ SXSH

Ba Lan Mạ điệnFSM Sosnowiec

Đèn, khóa, cửa ô tô

Tổng tiết kiệm: 193.000 US/nămVốn đầu tư : 36.000 US/nămHoàn vốn sau 2 tháng

Hy Lạp Thuộc đaGermanakos

SA

Các loại đa thuộc chất lượng cao từ đa trâu, bò

Tổng tiết kiệm: 43.550 US/nămVốn đầu tư: 40.000 US/nămHoàn vốn sau 11 tháng

Đan Mạch

Đệt Novotex ASVải, nhuộm và gia công vải

Khâu nhuộm tiết kiệm 50% lượng nướcKhâu giặt nước nóng tiết kiệm 1/3 lượng nướcMáy sấy tuần hoàn 75% khí nóng

Inđonesia Xi măngPT Semen Cibinong

Tăng năng suất 9%; tiết kiệm 3% năng lượng; giảm 40% sản phẩm kém chất lượng.Tổng tiết kiệm : 350.000 US/nămĐầu tư: 375.000 US/năm; Hoàn vốn: ~ 1 năm

(Nguồn: Cleaner Production Worlđwiđe - UNEP, 1993)

48

Page 49: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

5.3. SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở VIỆT NAM

5.3.1. Hiện trạng và tiềm năng SXSH ở Việt Nam

Từ giữa những năm 80, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc "công nghiệp hóa và hiện đại hóa", đem lại những chuyển biến quan trọng cho nền kinh tế và hệ thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến môi trường. Nước thải, khí thải và chất thải rắn đã đang làm ô nhiễm thành phố và các khu vực tập trung công nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực vừa qua giúp chúng ta rút ra được những bài học bổ ích, đó là các hoạt động bảo vệ môi trường cần được xem xét ngay ở giai đoạn đầu tiên của sự hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp Trung ương. Vì vậy cần sớm có các giải pháp nghiêm túc để bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm cả việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng và đặc biệt là sự tăng cường và khuyến khích áp dụng SXSH.

Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã được xây đựng trên các nguyên tắc của Chương trình nghị sự 21 áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý môi trường công nghiệp.

Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai đự án đo quốc tế tài trợ là "SXSH trong công nghiệp giấy" (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp đệt” ở Hà Nội (1995 - 1996) đo UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC (Canađa) tài trợ. Hai đự án này mới đừng ở mức giới thiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải. Tiếp đó, các khái niệm "Phòng ngừa ô nhiễm", "Hiệu suất sinh thái", "Sản xuất không phế thải" và "Năng suất xanh" cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc đù đưới các tên gọi khác nhau, song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: "Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường". Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.

Trong những năm vừa qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tập trung vào:

- Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;

- Trình điễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Đào tạo nguồn nhân lực và xây đựng năng lực quốc gia về SXSH; và

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến SXSH.

Tính đến năm 2005, đã có gần 200 doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tài trợ hoặc các đề tài xây đựng mô hình SXSH ở một số địa phương, trong đó có 47 doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm và 34 doanh nghiệp dệt nhuộm. Con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở cả nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện đã và đang hình thành xu thế ngày càng có thêm các doanh nghiệp tham gia các đự án về SXSH (Hình 5.1).

Theo báo cáo của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, tình hình thực hiện các dự án trình điễn hoặc nghiên cứu về SXSH ở các địa phương cũng rất khác nhau (37 tỉnh/thành phố). Tỉnh Nam Định và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số doanh nghiệp thực hiện thành công SXSH nhiều nhất.

49

Page 50: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Hình 5.1. Số lượng các doanh nghiệp tham gia đự án SXSHĐiều đáng chú ý là riêng Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2004 đã mở 20 lớp tập huấn

về SXSH cho 800 lượt cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và hỗ trợ tài chính cho 78 doanh nghiệp áp dụng SXSH. Trong 5 năm qua, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong nước được chú ý đúng mức, mà điển hình là hoạt động của đự án "Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam" (VIE/96/063) đã đào tạo được trên 100 cán bộ chuyên sâu về SXSH cho các ngành công nghiệp và cơ quan nghiên cứu, tư vấn, trong đó có khoảng 30% số cán bộ này đã cung cấp tư vấn về lĩnh vực SXSH. SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày nay đã trở thành 1 trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong các trình điễn kỹ thuật và đề tài nghiên cứu về SXSH. Ví dụ như số giải pháp về công nghệ chỉ chiếm 5% trong tổng số các giải pháp đã được đề xuất và hầu như rất ít giải pháp trong số các giải pháp loại này được thực hiện. Thêm vào đó, nhiều báo cáo đánh giá SXSH đo các chuyên gia Việt Nam thực hiện còn mang đậm tính giáo khoa. Những tồn tại này cho thấy sự cần thiết phải khẩn trương xây đựng đội ngũ chuyên gia trong nước giỏi về kiến thức và kỹ năng thực hiện phương pháp luận cùng với sự phong phú về kinh nghiệm thực hiện mới có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ về SXSH. Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển thị trường dịch vụ về lĩnh vực SXSH và đảm bảo tính bền vững của SXSH.

Trên cơ sở phân tích số liệu kiểm toán SXSH tại 60 doanh nghiệp thuộc các ngành Giấy, Dệt, sản xuất bia và sản phẩm kim khí đo Trung tâm SXSVN thực hiện từ 1999 - 2004, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã so sánh với các công nghệ tốt nhất hiện có (BAT = Best Available Technology) ở châu Âu để ước tính và nhận xét: tiềm năng SXSH (tức là tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng và nước) trong các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.

Như vậy, SXSH ở nước ta có thể đạt kết quả cao hơn nữa về cả lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng. Song với thực tiễn về trình độ phát triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích hợp hơn cả đối với các doanh nghiệp nước ta là tìm kiếm các công nghệ tốt nhất và hấp dẫn về mặt kinh tế (BEAT = Best Economically Attractive Technology) trong quá trình đổi mới công nghệ (Ngô Thị Nga, 2005).

Để duy trì và nhân rộng các kết quả đã đạt được, đự án VIE/04/064 "Đẩy mạnh các dịch vụ mới về SXSH thông qua Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam" đã được SECO (Thuỵ Sĩ) tài trợ qua UNIĐO (2005 - 2007). Dự án này mở rộng phạm vi ứng dụng của SXSH sang các vấn đề bức xúc khác như:

- Sử dụng năng lượng hiệu quả và cơ chế phát triển sạch (CDM),- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS),- Giải trình trách nhiệm xã hội,- Thực hiện các công ước đa phương về môi trường.

Tuy vậy, ưu tiên lớn nhất của đự án để đẩy mạnh thực hiện SXSH là: - Đánh giá mức độ lạc hậu công nghệ và chuyển giao công nghệ sạch hơn,- Mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam, và - Xây dựng mẫu hình sản xuất bền vững trong công nghiệp.

50

Page 51: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

5.3.2. Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam

Mặc dù SXSH có nhiều ưu việt, song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để trong các hoạt đông công nhiệp cũng như dịch vụ. Nguyên đo có thể là:

- Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành hàng trăm năm nay,- Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,- Các rào cản về tài chính,- Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ.

Ở Việt Nam, mặc dù đã xây đựng được một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất tự nguyện, SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp. Bài học rút ra từ các doanh nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:

* Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường,

* Các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi,* Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật. Đồng thời cũng

thiếu cả các phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của SXSH,* Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng SXSH,* Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy đánh giá

SXSH chưa thành nhu cầu thực sự,* Chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp,Bên cạnh đó, khảo sát của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam về thực tế đầu tư triển khai cho

các giải pháp SXSH năm 2003 đã rút ra được một số bài học đối với việc đuy trì SXSH tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là:

* Phần lớn các giải pháp SXSH được thực hiện (thường là giải pháp có chi phí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay của ngân hàng để đầu tư cho giải pháp có chi phí lớn vì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp,

* Hầu hết các đơn vị trình diễn SXSH trong các dự án khác nhau đều chỉ phân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi ích của các năm tiếp theo,

* Phân tích lợi ích ở đây mới chỉ về mặt tài chính thuần túy của công ty mà chưa tính đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúc lợi xã hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung,

* Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do giảm chi phí xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa được tính vào giá thành sản xuất,

* Có rất nhiều giải pháp SXSH làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tế của các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do hầu hết các doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc biệt này,

* Các doanh nghiệp luôn muốn có sự hỗ trợ tài chính để thực hiện các giải pháp SXSH, song họ không muốn vay tiền của ngân hàng,

* Một số các công ty liên doanh hay các công ty ở qui mô lớn có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư cho các giải pháp SXSH, thậm chí cả các giải pháp có chi phí cao,

* Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư cho các giải pháp chi phí trung bình và cao, phải vay ngân hàng,

* Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do hầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lần nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá, bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo.

51

Page 52: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Chương 6. THIẾT KẾ SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

6.1 ĐỔI MỚI SẢN PHẨM

6.1.1. Định nghĩa

Đổi mới sản phẩm là vấn đề sống còn đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và vị thế cạnh tranh của quốc gia đó. Các công ty ngày nay hoạt động trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng không ổn định. Sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt do toàn cầu hóa và thị trường mở. Trong bối cảnh này, những công ty có khả năng tích hợp việc đổi mới sản phẩm vào quá trình phát triển sản phẩm sẽ giành được lợi thế đáng kể. Đổi mới là một khái niệm rộng được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy có rất nhiều định nghĩa về đổi mới. Một định nghĩa khá chính xác về đổi mới là: “sự áp dụng thương mại hoặc công nghiệp của những điều mới- sản phẩm mới, quy trình hay phương pháp sản xuất mới, thị trường hay nguồn cung cấp mới, hình thái mới của thương mại, kinh doanh hay tổ chức tài chính”. Hầu hết các định nghĩa đều nhấn mạnh vào tính mới và tính thành công. Tuy vậy, có những sự tương phản giữa đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình sản xuất và đôi khi là giữa đổi mới thị trường với đổi mới kinh doanh và quản lý.

6.1.2 Các cấp độ đổi mới

Các cấp độ đổi mới có thể chia ra làm 3: tiệm cận (đổi mới dần dần), đột biến (đổi mới bước ngoặt) và nền tảng (đổi mới tận nền tảng).

Mỗi cấp độ khác nhau về mức độ và phạm vi.

- Đổi mới dần dần- tiệm cận: là những tiến bộ từng bước của sản phẩm hiện có, có tác dụng củng cố thị trường của sản phẩm đó

- Đổi mới bước ngoặt- đột biến: thay đổi mạnh mẽ các sản phẩm hay quy trình hiện có. Các rủi ro và yêu cầu về đầu tư của đổi mới bước ngoặt thường cao hơn so với đổi mới tiệm cận. Tuy nhiên, đột biến mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc xâm nhập thị trường.

- Đổi mới nền tảng: là kiểu đổi mới trên cơ sở kiến thức khoa học mới và mở ra những ngành công nghiệp mới, đưa đến một sự thay đổi mô hình. Trong giai đoạn đầu của đổi mới nền tảng thì đóng góp của khoa học kỹ thuật đóng vai trò chủ đạo.

Phần lớn các nỗ lực đổi mới ở các công ty thường nằm trong phạm vi tiệm cận và bước ngoặt. Có rất nhiều khả năng đổi mới trong hai loại này. Còn đổi mới nền tảng thường chỉ xảy ra ở các công ty đa quốc gia lớn, các nhóm công ty hoặc các chương trình nghiên cứu quốc gia hay quốc tế đo yêu cầu lớn về nhân lực và vốn của nó. Với áp dụng ThP ở các nước đang phát triển thì đổi mới nền tảng là không phù hợp. Để thành công trong thực hiện đổi mới dần dần và đổi mới bước ngoặt, cần có cách tư đuy mới, cách làm việc mới và chấp nhận rủi ro. Để hiểu rõ hơn về hai mức độ đổi mới này, chúng tôi xin bàn kỹ hơn về chúng trong các mục tiếp theo.

52

Page 53: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

6.2. QUY TẮC CẦN THAM KHẢO KHI THỰC HIỆN ThP

6.2.1. Lựa chọn vật liệu ít độc hại

a. Vật liệu sạch

1_ Không sử dụng vật liệu hoặc chất phụ gia độc bị cấm, bao gồm: PCB (polychlorinated biphenyl), PCT (polychlorinated terphenyl), chì (trong PVC, đồ điện tử, thuốc nhuộm và pin), cadimium (trong thuốc nhuộm và pin) và thuỷ ngân (trong nhiệt kế, công tắc, ống đèn huỳnh quang).

2_ Tránh sử dụng vật liệu hoặc chất phụ gia làm suy giảm tầng ozon như clo, flo, brom, metyla brom, halon và bình xịt, bọt biển, chất làm lạnh và dung môi có chứa CFC.

3_ Tránh sử dụng các hydrocarbon gây khói mù mùa hè.

4_ Tìm ra các kỹ thuật thay thế các kỹ thuật xử lý bề mặt như kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, mạ crom điện phân.

5_ Tìm ra các kim loại thay thế các kim loại màu như đồng, kẽm, đồng thau, crom và nikel do quá trình sản xuất ra các kim loại này thải ra các khí độc.

b. Vật liệu có thể tái tạo được

6_ Sử dụng các loại vật liệu có thể thay thế cho các loại vật liệu đang cạn kiệt.

c. Vật liệu tiêu thụ ít năng lượng

7_ Tránh sử dụng các loại vật liệu tiêu hao nhiều năng lượng như nhôm trong các sản phẩm có vòng đời ngắn. (Sản xuất nhôm kim loại cần quá trình điện phân tốn rất nhiều năng lượng điện)

8_ Tránh sử dụng các vật liệu được sản xuất theo phương thức canh tác vắt kiệt đất.

d. Vật liệu tái chế

9_ Sử dụng vật liệu tái chế bất cứ ở đâu có thể để tăng nhu cầu của thị trường đối với loại vật liệu này.

10_ Sử dụng các kim loại tái chế như nhôm và đồng tái chế thay vì sử dụng kim loại nguyên khai.

11_ Sử dụng nhựa tái chế trong các chi tiết phụ trợ bên trong sản phẩm không yêu cầu chất lượng cao về cơ học, vệ sinh và độ bền.

12_ Khi vệ sinh là một yếu tố quan trọng (ví dụ như tách cà phê hoặc một số loại bao bì), có thể sử dụng vật liệu nhiều lớp với phần trong được làm từ nhựa tái chế và lớp bề mặt bằng nhựa mới.

13_ Tận dụng những đặc điểm độc đáo (ví dụ như sự khác biệt về màu sắc và hoạ tiết) của vật liệu tái chế trong quá trình thiết kế.

e. Các vật liệu có khả năng tái chế

14_ Chỉ sử dụng một loại vật liệu cho toàn bộ sản phẩm và cho các bộ phận lắp ráp khác nhau.

15_ Nếu không thể làm từ một vật liệu, hãy sử dụng các vật liệu tương thích với nhau.

16_ Tránh sử dụng các vật liệu khó tách rời (gây khó khăn cho quá trình phân loại tái chế) như các vật liệu hỗn hợp, vật liệu nhiều lớp, vật liệu có các chất độn, chất chống cháy và sợi thuỷ tinh gia cường.

17_ Ưu tiên sử dụng các vật liệu có thể tái chế đã được thị trường chấp nhận.

18_ Tránh sử dụng các chất gây ô nhiễm như nhãn đính vì chúng có thể gây khó khăn cho quá trình tái chế.

53

Page 54: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

f. Vật liệu có tác động tốt cho xã hội (chẳng hạn đem lại thu nhập cho địa phương)

19_ Sử dụng các loại vật liệu do các nhà sản xuất địa phương cung cấp.

20_ Thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các công ty địa phương trong việc sử dụng các loại vật liệu tái chế để các loại vật liệu này có thể thay thế cho (một phần) nguyên vật liệu đầu vào của công ty.

6.2.2 Giảm sử dụng vật liệu

g. Giảm trọng lượng

21_ Nâng cao độ cứng vững của sản phẩm bằng cách sử dụng các kỹ thuật gia cường cấu trúc các gân tăng cứng thay cho lớp vật liệu quá dày.

22_ Thể hiện chất lượng và đẳng cấp sản phẩm thông qua thiết kế tốt hơn là thiết kế sản phẩm với kích thước quá cỡ.

h. Giảm thể tích (cho khâu vận chuyển)

23_ Nỗ lực giảm khoảng không gian cần thiết cho vận chuyển và bảo quản bằng cách giảm kích thước sản phẩm và tổng thể tích.

24_ Sản xuất các sản phẩm có thể gấp được hoặc có thể xếp lồng vào nhau.

25_ Cân nhắc đến việc vận chuyển sản phẩm theo từng bộ phận rời có thể xếp lồng vào nhau, chuyển công đoạn lắp ráp cuối cùng cho bên thứ ba hay thậm chí là cho người sử dụng cuối cùng.

6.2.3. Tối ưu hoá công nghệ sản xuất

i. Các công nghệ sản xuất thay thế

26_ Ưu tiên lựa chọn các công nghệ sản xuất sạch cần ít chất phụ gia gây độc hại (ví dụ như, thay thế CFC trong quá trình tẩy dầu mỡ và các chất tẩy gốc clo)

27_ Lựa chọn công nghệ sản xuất tạo ra ít khí thải như uốn, gập cong thay cho hàn để tạo ra sản phẩm có các đoạn gập, uốn; sử dụng các mối ghép tháo được thay cho hàn.

28_ Lựa chọn các quá trình công nghệ tận dụng vật liệu hiệu quả nhất như dùng sơn tĩnh điện thay cho sơn phun.

j. Giảm các bước (nguyên công) sản xuất

29_ Kết hợp nhiều chức năng vào một bộ phận để giảm các công đoạn sản xuất cần thiết

30_ Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu không cần đến xử lý bảo vệ bề mặt.

k. Sử dụng ít năng lượng hơn hay sử dụng năng lượng sạch hơn

31_ Khuyến khích bộ phận sản xuất và các nhà cung cấp thực hiện quá trình sản xuất của mình một cách hiệu quả về năng lượng.

32_ Khuyến khích họ sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo như năng lượng gió, nước và mặt trời. Ở những nơi có thể, cần giảm việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và giảm các tác động môi trường. Chẳng hạn như chọn các loại than có hàm lượng sulphur thấp hoặc khí đốt tự nhiên.

l. Giảm chất thải từ quá trình sản xuất

33_ Thiết kế sản phẩm để giảm thiểu vật liệu thải, đặc biệt là trong các quá trình như cưa, tiện, phay, ép và dục lỗ.

34_ Khuyến khích bộ phận sản xuất và các nhà cung cấp giảm lượng chất thải và tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất.

35_ Tái chế chất thải ngay trong công ty

54

Page 55: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

m. Sử dụng ít vật liệu phụ hơn hoặc dùng các vật liệu phụ sạch hơn trong công ty.

36_ Giảm lượng vật liệu phụ trong sản xuất, ví dụ như bằng cách thiết kế sản phẩm sao cho trong quá trình cắt, phoi được tập trung ở một chỗ để giảm khối lượng công việc vệ sinh, tẩy rửa.

37_ Tham khảo ý kiến của bộ phận sản xuất và các nhà phân phối xem có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu hay không, chẳng hạn như bằng cách thực hiện tốt quản lý nội vi, triển khai hệ thống sản xuất khép kín hay tái chế tại chỗ.

n. An toàn và vệ sinh nơi làm việc

38_ Lựa chọn những loại công nghệ sử dụng ít các chất độc hại hơn và tạo ra ít chất thải độc hại hơn.

39_ Sử dụng các loại công nghệ tạo ra ít chất thải hơn và tổ chức hệ thống tái chế và tái sử dụng hiệu quả trong công ty đối với những chất thải còn lại.

40_ Triển khai hệ thống đảm bảo an toàn, sức khoẻ và điều kiện làm việc trong công ty theo các tiêu chuẩn kiểu như SA8000.

6.2.4. Tối ưu hóa hệ thống phân phối

a. Sử dụng bao gói ít hơn/ sạch hơn/ tái sử d ụng được

41_ Nếu tât cả hoặc một phần bao bì giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn, tận dụng lợi thế này nhưng nghiêng về khâu thiết kế để đạt hiệu quả tương tự.

42_ Đối với các bao bì hàng hóa và vận chuyển khối lượng lớn có thể tái sử dụng , cần kết hợp hệ thống ký quỹ hoặc hoàn trả

43_ Sử dụng các nguyên liệu phù hợp cho từng loại bao bì đóng gói – ví đụ, tránh sử dụng nhựa PVC và nhôm trong những bao bì không thể thu hồi.

44_ Giảm thiểu thể tích và trọng lượng bao gói

45_ Bảo đảm rằng đóng gói là hợp lý để giảm thể tích, dễ uốn và xếp lồng các sản phầm – xem mục 8.2.b

b. Cách thức vận chuyển tiết kiệm năng lượng

46_ Yêu cầu bộ phận bán hàng tránh các hình thức vận chuyển gây ảnh hưởng đến môi trường.

47_ Vận chuyển bằng công-ten-nơ đường thủy và tàu hỏa thích hợp hơn là vận chuyển bằng xe tải.

48_ Nên tránh sử dụng vận chuyển đường hàng không ở những nơi có thể.

c. Hiệu quả năng lượng trong khâu hậu cần

49_ Khuyến khích bộ phận bán hàng ưu tiên mua hàng tại địa phương để tránh phải vận chuyển đường đài.

50_ Khuyến khích bộ phận bán hàng sử dụng các cách phân phối hiệu quả – ví dụ, phân phối đồng thời một số lượng lớn các mặt hàng khác nhau.

51_ Sử đụng cách đóng gói vận chuyển tiêu chuẩn và đóng gói khối lượng lớn (các kích thước đóng gói tiêu chuẩn và theo quy định về các tấm đỡ hàng của châu Âu - Europallets).

d. Thu hút các nhà cung cấp địa phương (kinh tế phân bổ)

52_ Tìm kiếm các khả năng ký hợp đồng với các nhà phân phối/ vận chuyển tại địa phương.

53_ Thành lập các bộ phận hậu cần cùng với các công ty đối tác lân cận để cùng nhau thuê vận chuyển và phân phối từ các công ty địa phương.

55

Page 56: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

6.2.5. Giảm tác động trong quá trình sử dụng

a. Tiêu thụ năng lượng thấp

54_ Sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng ít nhất có trên thị trường.

55_ Sử dụng cơ chế cắt nguồn điện tự động.

56_Bảo đảm rằng người sử dụng có thể tắt các đồng hồ, các chức năng dự phòng và các thiết bị tương tự.

57_ Nếu việc di chuyển sản phẩm trong quá trình sử dụng tiêu tốn năng lượng thì sản phẩm phải càng nhẹ càng tốt.

58_ Nếu năng lượng được sử dụng cho việc gia nhiệt thì phải chắc chắn rằng mọi bộ phận của hệ thống cần được bảo ôn tốt nhất.

b. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

59_ Lựa chọn nguồn năng lượng ít gây hại môi trường nhất.

60_Không khuyến khích sử dụng loại pin không sạc lại được– ví dụ, radio cầm tay có thể dùng được pin xạc thì nên sử dụng loại pin đó.

61_Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như các nguồn năng lượng ít lưu huỳnh (khí gas tự nhiên và than ít lưu huỳnh), năng lượng sinh học, năng lượng gió, năng lượng nước và năng lượng mặt trời.

Ví đụ: bình nước nóng hỗn hợp dùng năng lượng mặt trời và năng lượng điện không tốn điện để làm nóng nước trong mùa hè.

c. Giảm nhu cầu tiêu thụ

62_Thiết kế sản phẩm sao cho giảm thiểu việc sử dụng các nguyên liệu phụ – Ví dụ, sử dụng một bộ lọc kim loại để pha cà phê thay thế cho bộ lọc giấy, và thiết kế hình đáng tối ưu cho bộ lọc để tận dụng cà phê tốt nhất.

63_ Giảm thiểu rò rỉ từ máy móc, ví dụ lắp đặt bộ cảm biến phát hiện rò rỉ.

64_ Nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng lại các vật liệu thừa, chẳng hạn sử dụng lại nước thải của máy rửa bát.

d. Tiêu d ùng sạch hơn

65_Thiết kế sản phẩm sử dụng những vật liệu có sẵn và sạch nhất.

66_ Bảo đảm rằng việc sử dụng sản phẩm không tạo ra chất thải tiềm ẩn có hại – ví dụ bằng cách lắp đặt các bộ lọc thích hợp.

e. Giảm lãng phí năng lượng và tiêu dùng

67_ Cần tránh việc sử dụng nhầm sản phẩm thông qua các hướng dẫn rõ ràng và thiết kế phù hợp

68_ Thiết kế sản phẩm sao cho người dùng không thể lãng phí những nguyên vật liệu phụ – ví dụ ngăn chứa nguyên liệu phải được làm đủ lớn để tránh đổ tràn.

69_ Sử dụng các mức định lượng trên sản phẩm để người dùng biết chính xác cần bao nhiêu nguyên liệu, ví dụ lượng bột giặt nên dùng cho một mẻ giặt.

70_ Để trạng thái hoạt động mặc định phù hợp nhất trên quan điểm bảo vệ môi trường – ví dụ: không đặt sẵn các cốc giấy trên khay của máy bán nước giải khát, máy photocopy để ở chế độ “phôtô 2 mặt”

56

Page 57: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

f. Hỗ trợ sức khỏe và gia tăng giá trị xã hội

71_ Bảo đảm rằng sản phẩm không có hoặc có rất ít ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng bằng cách tránh dùng các chất có độc tính, dùng các chất có lượng phóng xạ thấp, ..vv.

72_ Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội và khả năng của người tiêu dùng.

73_Đánh giá khả năng thiết kế sản phẩm phục vụ nhóm người có thu nhập thấp

6.2.6. Tối ưu hoá vòng đời sản phẩm

a. Tin cậy và bền vững

74_ Phát triển các thiết kế chắc chắn và tránh tạo ra các liên kết yếu trong sản phẩm. Các phương pháp đặc biệt như “Phân tích các dạng hỏng và tác động của chúng” được phát triển cho mục đích này.

b. Dễ dàng sửa chữa và bảo dưỡng

75_ Thiết kế sản phẩm với quan điểm hạn chế khối lượng công việc bảo dưỡng về sau.

76_ Ghi rõ trên sản phẩm cách tháo rời để lau chùi hoặc sửa chữa – ví dụ, chỉ ra chỗ nào nên dùng tuốc nơ vít để mở chỗ nối.

77_ Ghi rõ trên sản phẩm những phần nào cần phải được lau chùi và bảo trì theo một cách riêng – ví dụ, dùng màu đặc trưng để chỉ ra chỗ cần bôi dầu mỡ.

78_ Chỉ ra trên sản phẩm những phần hoặc bộ phận nhỏ cần được kiểm tra thường xuyên vì nó có thể rất nhanh bị mòn.

79_ Đặt vị trí ghi hạn sử dụng ở chỗ dễ nhìn thấy để sửa chữa hoặc thay thể đúng thời gian.

80_ Đặt các phần nhanh mòn (hỏng) ở gần nhau, để thuận tiện mỗi khi cần tháo đỡ để sửa chữa hoặc thay thế.

c. Cấu trúc sản phẩm có thể tháo rời được

81_ Thiết kế sản phẩm có thể tháo rời được tạo điều kiện cho việc nâng cấp hoặc thêm một các bộ phận hoặc chức năng mới về sau được dễ dàng. Ví dụ, thêm các mô-đun nhỏ vào trong máy tính để mở rộng bộ nhớ.

82_ Thiết kế sản phẩm có thể tháo rời được để các bộ phận lạc hậu về kỹ thuật hay về mặt thẩm mỹ có thể được thay mới. Ví dụ, với đồ đạc có thể làm mới bằng cách sử dụng lớp bọc thay thế được hoặc làm mới bằng cách làm sạch hay sơn lại.

d. Thiết kế cổ điển

83_ Thiết kế giao điện sản phẩm sao cho không bị lỗi thời quá nhanh, bằng cách đó đảm bảo thẩm mỹ của sản phẩm không quá ngắn so với vòng đời kỹ thuật của nó.

e. Mối quan hệ chặt chẽ giữa sản phẩm – người dùng

84_ Thiết kế sản phẩm sao cho đáp ứng được yêu cầu (có thể là tiềm ẩn) của người dùng trong thời gian đài.

85_ Bảo đảm rằng công tác sửa chữa và bảo dưỡng sản phẩm là niềm vui hơn là làm việc chỉ vì trách nhiệm.

86_ Đem lại cho sản phẩm giá trị gia tăng về thiết kế và công năng sử dụng để người dùng không muốn thay thế nó.

f. Bao hàm các hệ thống dịch vụ và bảo trì của địa phương

87_ Thiết kế sản phẩm phù hợp với khả năng bảo trì và dịch vụ sau bán hàng của các công ty địa phương

88_ Cùng phát triển các trung tâm sửa chữa và dịch vụ mới tại các khu vực bao gồm cho cả sản phẩm mới và sản phẩm hiện có.

57

Page 58: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

6.2.7. Tối ưu hoá giai đoạn thải bỏ sản phẩm

a. Tái sử dụng sản phẩm

89_ Tạo ra những thiết kế kinh điển có thể làm vừa lòng và hấp dẫn người dùng lại sản phẩm (người tiêu dùng thứ hai- second hand) về mặt thẩm mỹ

90_ Bảo đảm rằng cấu trúc và thiết kế sản phẩm là hợp lý để nó không nhanh chóng bị lỗi thời.

b. Tái sản xuất/ tân trang lại

91_ Thiết kế sản phẩm sao cho việc tháo lắp để kiểm tra, lau chùi, sửa chữa và thay thế những chỗ hỏng được dễ dàng.

92_ Sản phẩm phải có một cấu trúc thiết kế dễ tháo lắp theo thứ tự. Các bộ phận có thể được tháo rời ra và tái sử dụng theo phương pháp phù hợp.

93_ Sử dụng các mối ghép có thể tháo rời như khóa, đinh vít hoặc các chỗ nối bằng chốt thay thế cho các mối hàn hay keo dính.

94_ Sử dụng các mối ghép nối tiêu chuẩn hóa để sản phẩm có thể được tháo rời với một vài công cụ phổ biến – ví dụ, sử dụng một loại và một cỡ vít.

95_ Vị trí các mối nối được bố trí hợp lý sao cho người dùng có thể tháo đỡ sản phẩm mà không cần phải xoay hoặc di chuyển nó.

96_ Chỉ ra trên sản phẩm cách tháo rời - ví dụ, chỉ ra vị trí và cách thức sử dụng tuốc nơ vít để mở mối ghép

97_ Đặt các phần nhanh bị mòn hỏng ở gần nhau để chúng có thể được thay thế cùng lúc một cách dễ dàng.

98_ Chỉ ra trên sản phẩm những phần cần phải được lau chùi hoặc bảo trì theo một cách riêng – ví dụ, dùng màu đặc trưng để chỉ ra chỗ cần bôi dầu mỡ.

c. Tái chế nguyên liệu

99_ Ưu tiên cho việc tái chế sơ cấp trước tái chế cấp 2 và cấp 3

100_ Thiết kế thuận lợi cho việc tháo rời sản phẩm (từ các bộ phận đến các chi tiết nhỏ)

101_ Nên sử dụng những nguyên liệu tái chế đã được thị trường chấp nhận.

102_ Nếu các chất có độc tính buộc phải sử dụng trong sản phẩm, thì chúng nên được bố trí tập trung ở các khu vực gần nhau để có thể dễ dàng xử lý.

d. An toàn trong quá trình thiêu hủy

103_ Càng nhiều chất độc trong sản phẩm, thì chi phí thiêu hủy (đốt) càng cao. Các thành phần chất độc phải được tập trung và tách dễ dàng để loại bỏ và xử lý trước khi thải ra ngoài.

e. Tính đến các hệ thống tái chế, thu gom (không chính thức) trong khu vực

104_ Tính đến khả năng của các hoạt động tái chế tự phát và có tổ chức hiện có trong cộng đồng trong việc tham gia thu hồi và tái chế sản phẩm.

105_ Cùng phát triển và/ hoặc hỗ trợ những hệ thống tái chế và thu gom mới và hiệu quả trong khu vực.

58

Page 59: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Chương 7. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)7.1 ĐỊNH NGHĨA

CDM được định nghĩa tại điều 12 của NĐT Kyoto, CDM là giúp các Bên không thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững và đóng góp vào mục tiêu cao nhất của Công ước, giúp các Bên thuộc Phụ lục I đạt được sự tuân thủ các chỉ tiêu giảm phát thải KNK của nước mình.

CDM là gì?

Từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, những bằng chứng khoa học liên tiếp được đưa ra về sự biến đổi khí hậu toàn cầu thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của công chúng. Một loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ chức để đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cho một bản hiệp ước chung về vấn đề này. Do đó, công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được 155 nước thông qua vào tháng 06/1992.

Mục tiêu của công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính (GHG) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được trước những tác động của con người. Công ước đã được cụ thể hoá bằng nghị định thư Kyoto (ra đời tháng 12/1997 và có hiệu lực từ 16/02/2005) với những quy định về tỉ lệ giảm phát thải đối với các quốc gia phát triển và các hình thức xử phạt nếu không tuân thủ..Nghị định thư bắt buộc những quốc gia thành viên bằng mọi giá cần phải cắt giảm phát thải khí nhà kính của họ xuống 5% so với mức phát thải tại thời điểm năm 1990. Đây thực sự là trách nhiệm nặng nề đối với những quốc gia công nghiệp hóa. Vì vậy, 3 cơ chế mềm dẻo đã được đưa ra nhằm giúp những nước này có thể đạt được mục tiêu, đồng thời mang lại sự phát triển bền vững cho những quốc gia đang phát triển. Đó là cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation viết tắt là JI), cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (International Emission Trade viết tắt là IET) và cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism viết tắt là CDM). Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia công nghiệp hóa với nhau, còn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Những lợi ích từ CDM

Có thể hiểu nôm na CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.

Với cam kết phải cắt giảm GHG, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình.

Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa.

59

Page 60: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

Điều kiện để tham gia vào những dự án CDM

Để có thể hưởng lợi từ những dự án CDM, các nước phát triển và đang phát triển phải thỏa mãn 3 điều kiện: Tự nguyện tham gia, thành lập cơ quan quốc gia về CDM (Ở Việt Nam, cơ quan này là Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tài nguyên môi trường.) và phê chuẩn nghị định thư Kyoto. Ngoài ra, các nước phát triển còn phải đặt ra chỉ tiêu giảm phát thải, có hệ thống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng năm…Đối tượng tham gia có thể là chính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên.

Vốn đóng góp từ quốc gia đầu tư (quốc gia phát triển) cho một dự án CDM có thể là một phần, toàn phần, cho vay hoặc cho thuê tài chính hoặc hợp đồng mua CERs.

Các dự án CDM thành công được cấp CERs phải nộp mức phí là 2% tổng vốn đầu tư của dự án cho một quỹ riêng, gọi là quỹ thích ứng. Quỹ này giúp những nước đang phát triển thích nghi với những tác động môi trường tiêu cực do biến đổi khí hậu. Ngoài ra những khoản chi phí khác sẽ góp phần thanh toán những chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, những nước kém phát triển có thể sẽ không phải chịu các khoản phí này.

7.2 CÁC TIÊU CHÍ HỢP LỆ VỚI DỰ ÁN CDM

Tham gia tự nguyện được mỗi bên tham gia chấp thuận: trước hết các thực thể công/ hoặc tư nhân phải tham gia vào các hoạt động dự án trên cơ sở tự nguyện. Tiếp đến, các nước đầu tư và chủ nhà cần phải thuê duyệt dự án CDM theo quy trình phê duyệt chính thức của hai nước.

Tính bổ sung: Các hoạt động dự án CDM phải đạt được các mức giảm phát thải KNK thực sự, lâu dài và đo đếm được. Các mức phát thải xảy ra khi không có hoạt động dự án CDM được gọi là “ phát thải đường cơ sở”. Tính bổ sung của việc giảm phát thải có thể tính bằng hiệu số giữa các mức phát thải đường cơ sở với các mức phát thải của dự án.

ODA: thoả thuận Marraket nêu rõ, việc cấp kinh phí nhà nước cho các dự án CDM của các Bên thuộc Phụ lục I không được làm sai lệch mục tiêu viện trợ phát triển chính thức (ODA), phải tính riêng và không được tính gộp vào các nghĩa vụ tài trợ của các Bên thuộc Phụ lục I.

Các cơ sở hạt nhân: thoả thuận Marraket quy định rõ các Bên thuộc Phụ lục I phải tránh sử dụng các đơn vị CERs tạo ra từ cơ sở hạt nhân để đáp ứng các cam kết của họ.

60

Page 61: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

61

Các bên tham gia dự án ở nước đầu tư (Công ty tư nhân)

Công nghệ và

tiềnNước đầu tư

(thuộc Phụ lục I)

Các mức giảm phát thải có tính bổ sung đối với bất kỳ mức phát thải nào xảy ra

khi không có hoạt động dự án CDM

-+

Các thực thể tác nghiệp được chỉ định (DOEs)

Ban điều hành (EB)

Dự án giảm phát thải KNK

Giảm phát thải được xác nhận (CERs)

Tham gia tự nguyện

Mỗi bên phê duyệt

Các bên tham gia dự án ở nước

(Công ty tư nhân)

Nước chủ nhà(không thuộc Phụ lục I)

Nơi dự án

Dự án CDM

Không làm sai sai lệch ODA

Tham gia tự nguyện

Xác thực, kiểm chứng, Chứng nhận

Công

Cử

Page 62: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

7.3 CÁC GIÁ TRỊ CỦA CDM

a. Những giá trị có thể mang lại cho những bên tham gia dự án ở nước chủ nhà

Cơ hội có được nguồn tài chính mới và bổ sung

Cơ hội có được chuyển giao các công nghệ an toàn và hợp lý về mặt môi trường và những lợi ích về kinh tế như tiết kiệm năng lượng.

Cơ hội phát triển nguồn nhân lực.

b. Những giá trị có thể mang lại cho những bên tham gia dự án ở các nước đầu tư

Cơ hội có được các đơn vị CER

Cơ hội tìm được những cơ hội đầu tư mới vào nước chủ nhà

Cơ hội tạo ra thị trường cho các công nghệ cải tiến hợp lý về mặt môi trường.

c. Những giá trị có thể mang lại cho các nước chủ nhà

Đạt được phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án hoặc nước chủ nhà

“Các lợi ích bổ trợ” như kiểm soát ô nhiễm không khí và cải thiện hiệu quả năng lượng từ các dự án giảm KNK.

Tăng đầu tư ngoài

Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn lực.

Góp phần vào các mục tiêu cao nhất của Công ước biến đổi khí hậu.

d. Những giá trị có thể mang lai cho các nước đầu tư

Cơ hội có được các đơn vị CER

Cơ hội tăng cường các mối quan hệ hữu nghị song phương bằng cách cung cấp viện trợ để đạt được sự phát triển bền vững ở nước chủ nhà.

Góp phần vào các mục tiêu cao nhất của công ước biến đổi khí hậu.

7.4 CÁC DỰ ÁN THÍCH HỢP

CDM bao gồm các dự án thuộc lĩnh vực sau:

Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối.

Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng.

Năng lượng tái tạo.

Chuyển đổi nhiên liệu.

Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O).

Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs, SF6).

Các dự án bể hấp thụ (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực trồng rừng và khôi phục rừng)

Các Bên thuộc Phụ lục I cần kiềm chế sử dụng CERs của năng lượng hạt nhân để đáp ứng chỉ tiêu của mình. Bên cạnh đó, đối với thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) các dự án bể hấp thụ chỉ bao gồm trồng rừng hoặc khôi phục rừng và các Bên phụ thuộc Phụ lục I chỉ có thể tính CERs từ các dự án bể hấp thụ tối đa ở mức 1% phát thải đừong cơ sở cho mỗi năm trong thời kỳ cam kết. Các hướng dẫn bổ sung về dự án bể hấp thụ carbon sẽ tiếp tục triển khai để đảm bảo các dự án này thiện hữu với môi trường.

62

Page 63: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

7.5 TÀI CHÍNH

Tài chính của các dự án CDM không được làm giảm các Quỹ Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA). Ngoài ra, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2%- còn gọi là phần thu nhập – khoản thu nhập này sẽ được đưa vào Quỹ Thích ứng mới để giúp các nước đang phát triển dễ nhạy cảm đối với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Các khoản thu khác về CERs sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Để thúc đẩy phân bố công bằng dự án giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại các nước kém phát triển không phải chịu khoản thu về thích ứng và chi phí quản lý.

7.6 BAN CHẤP HÀNH

Ban chấp hành được sự ủy quyền của các Bên để giám sát các dự án CDM. Ban chấp hành gồm 10 thành viên trong đó mỗi khu vực (Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Caribean, Trung và Đông Âu, và OECD) cử 01 đại diện, 01 đại diện của các quốc gia đảo nhỏ, 02 đại diện của các Bên thuộc phụ lục I và không thuộc Phụ Lục I. Ban chấp hành đã tổ chức cuộc họp mở rộng tại Marrakech vào tháng 11/2001 đánh dấu sự khởi đầu của CDM.

Ban chấp hành sẽ ủy nhiệm cho các tổ chức độc lập- các tổ chức tác nghiệp – phê duyệt các đề xuất dự án CDM, thẩm tra kết quả giảm phát thải và chứng nhận các giảm phát thải. Một nhiệm vụ quan trọng khác của Ban chấp hành là duy trì việc đăng kí CDM – việc đăng kí sẽ là cơ sở để ban hành CERs mới, quản lý tính toán khoản thu CERs cho Quỹ thích ứng và chi phí quản lý – và duy trì việc tính toán CERs cho mỗi bên không thuộc Phụ lục I là nước chủ nhà của dự án CDM.

7.7 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Bước đầu tiên của chu trình dự án CDM là xác định và xây dựng dự án CDM tiềm năng. Dự án CDM phải xác thực, có thể đo đếm được và mang tính bổ sung. Để tạo ra sự bổ sung, các phát thải của dự án phải được so sánh với các phát thải của trường hợp tham chiếu hợp lý, được coi là được cơ sở. Các Bên tham gia dự án xây dựng đường cơ sở theo phương pháp đã thông qua trên cơ sở dự án cụ thể. Các phương pháp luận đường cơ sở được thực hiện dựa trên 3 hướng tiếp cận trong thỏa thuận Marrakech:

Các phát thải hiện nay hoặc quá khứ phù hợp.

Các phát thải từ công nghệ do đầu tư thiện hữu với môi trường.

Các phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự được tiến hành trong 5 năm trước đây trong cùng hoàn cảnh và các hoạt động đó thuộc mức cao của 20% tổng các loại dự án.

Các dự án CDM phải có kế hoạch giám sát để thu thập số liệu phát thải chính xác. Kế hoạch giám sát – cơ sở của thẩm tra trong tương lai – đảm bảo rằng các giảm phát thải và mục tiêu của các dự án đã đạt được và đồng thời có thể kiểm soát những rủi ro gắn liền với đường cơ sở và phát thải của dự án. Kế hoạch giám sát có thể do bên thực hiện dự án hoặc đội chuyên gia xây dựng. Đường cơ sở và kế hoạch giám sát phải phù hợp với phương pháp luận đã được thông qua. Nếu các bên tham gia dự án sử dụng phương pháp luận mới thì phương pháp này phải được Ban Chấp hành chấp thuận và cho phép. Các Bên tham gia dự án phải lựa chọn thời kỳ tín dụng hoặc là 10 năm hoặc là 7 năm với khả năng có thể được đổi mới 2 lần (trong khoảng thời gian tối đa là 21 năm)

63

Page 64: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

7.8 CHU TRÌNH DỰ ÁN CDM

7.9 PHÊ DUYỆT QUỐC GIA

Tất cả các nước muốn tham gia CDM phải thành lập Cơ quan Quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án đồng thời cũng là đầu mối để liên hệ. mặc dù qui trình quốc tế đã cung cấp những hướng dẫn chung về đường cơ sở và tự bổ sung, mỗi nước đang phát triển phải có trách nhiệm xác định tiêu chuẩn quốc gia về phê duyệt dự án. Cùng với các nhà đầu tư, nước chủ nhà phải chuẩn bị văn kiện xây dựng dự án với cấu trúc như sau:

Mô tả chung về dự án.

Mô tả về phương pháp đường cơ sở.

Thời gian kéo dài và thời kì tín dụng.

Kế hoạch và phương pháp kiểm soát.

Tính toán các phát thải khí nhà kính từ các nguồn phát thải.

Báo cáo về tác động môi trường.

Ý kiến của các bên Liên quan.

Cơ quan Quốc gia về CDM phải công bố các báo cáo cần thiết về sự tham gia dự án tự nguyện của chính phủ, đồng thời khẳng định rằng hoạt động dự án còn hỗ trợ nước chủ nhà đạt được sự phát triển bền vững.

64

Thẩm định giá trị/ Đăng kí

Thiết kế dự án

Giám sát

Kiểm chứng/Chứng nhận

Cấp chứng chỉ CER

Văn kiện PDD gồm có đề cương dự án, lập đường cơ sở, ước tính giảm thải KNK và kế hoạch giám sát

Thẩm định giá trị dự án là quá trình đánh giá độc lập văn kiện PDD của các thực thể tác nghiệp được chỉ định

Giám sát được thực hiện theo kế hoạch giám sát ghi trong văn kiện PDD

Các thực thể tác nghiệp được chỉ định định kỳ kiểm chứng mức giảm phát thải đã giám sát. Chứng nhận là sự đảm bảo rằng văn bản các mức giảm phát thải đã được DOEs kiểm chứng

Trưởng ban đăng kí CDM trực thuộc Ban điều hành, sẽ cấp chứng chỉ CER cho một hoạt động dự án CDM

Page 65: Ngăn ngừa ô nhiễm và Công nghệ sạch.doc

7.10 PHÊ DUYỆT VÀ ĐĂNG KÍ

Tổ chức tác nghiệp được ủy nhiệm sẽ duyệt lại văn kiện dự án và sau khi có những ý kiến chung sẽ quyết định có phê duyệt văn kiện dự án hay không. Các tổ chức tác nghiệp này là các công ty tư nhân đặc thù như công ty kế toán và kiểm toán, công ty tư vấn và công ty luật có khả năng thực hiện những đánh giá các giảm phát thải một cách độc lập và tin cậy. Nếu văn kiện dự án được phê duyệt, tổ chức tác nghiệp sẽ chuyển giao cho Ban Chấp hành để đăng kí chính thức.

7.11 GIÁM SÁT, THẨM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Lượng carbon của dự án giảm nhẹ không có giá trị trên thị trường carbon quốc tế trừ khi được đệ trình để thẩm tra rõ ràng nhằm đo lường và kiểm toán lượng carbon này. Do đó, khi dự án đang trong quá trình hoạt động, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sát gồm ước tính lượng CERs cần ban hành và đệ trình báo cáo để tổ chức tác nghiệp thẩm tra.

Thẩm tra là quyết định hoàn toàn độc lập của Tổ chức tác nghiệp đối với các giảm phát thải đã được kiểm soát. Tổ chức tác nghiệp phải đảm bảo rằng CERs tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các điều kiện đã được thông qua trong bước phê duyệt ban đầu của dự án. Sau khi duyệt lại một cách chi tiết, tổ chức tác nghiệp sẽ đưa ra báo cáo thẩm tra và sau đó chứng nhận lượng CERs của dự án CDM.

Việc cấp chứng nhận được đảm bảo bằng văn bản rằng dự án đã thực hiện giảm thải như thẩm tra. Báo cáo chứng nhận là cơ sở đề nghị ban hành CERs. Ban Chấp hành sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng kí ban hành CERs trong vòng 15 ngày trừ khi bên tham gia dự án hoặc có 3 thành viên của Ban Chấp hành đề nghị duyệt lại.

65