38
Chương 1: Giới thiệu 1.1. Vấn đề nghiên cứu Khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự leo thang của nợ công, vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục cho thấy sự cần thiết phải hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời kỳ kinh tế thuận lợi, chủ động đối phó với thâm hụt ngân sách nhà nước bùng phát trong thời kì suy thoái, khủng hoảng, điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn. Đứng trước sự phục hồi kinh tế sẽ càng ngày gây áp lực lên ngân sách nhà nước. Trong khoảng 12 năm nay, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam liên tục kéo dài nên việc tìm rõ nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài liên lục là điều rất quan trọng. Bên cạnh việc thâm hụt ngân sách thì việc lạm phát tăng cao cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ hai chiều giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình lạm phát, thâm hụt ngân sách nhà nước và mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013. 1

Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013.

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Chương 1: Giới thiệu

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự leo thang của nợ công, vấn đề khủng hoảng

nợ châu Âu tiếp tục cho thấy sự cần thiết phải hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước trong

thời kỳ kinh tế thuận lợi, chủ động đối phó với thâm hụt ngân sách nhà nước bùng phát

trong thời kì suy thoái, khủng hoảng, điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn. Đứng trước sự

phục hồi kinh tế sẽ càng ngày gây áp lực lên ngân sách nhà nước. Trong khoảng 12 năm

nay, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam liên tục kéo dài nên việc tìm rõ nguyên nhân gây ra

thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài liên lục là điều rất quan trọng. Bên cạnh việc thâm

hụt ngân sách thì việc lạm phát tăng cao cũng là một trong những vấn đề được nhiều

người quan tâm. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ hai chiều

giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước

Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình lạm phát, thâm hụt ngân sách nhà nước và mối quan hệ giữa

lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013.

1.4. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

Nếu tìm rõ nhân tố nào tác động tới thâm hụt ngân sách tại Việt Nam thì sẽ giúp

các nhà kinh tế hoạch định rõ chi tiết các chính sách tài chính nhằm hạn chế thâm hụt

ngân sách nhà nước hay nâng cao ngân sách nhà nước. Hơn thế nữa nhờ đó sẽ giảm được

những vấn đề khác phát sinh thêm như: nợ quốc gia hay lạm phát tăng cao. Có nhiều bài

nghiên cứu tác động thâm hụt ngân sách nhà nước tới lạm phát cũng như tác động của

lạm phát lên thâm hụt ngân sách nhà nước. Nhưng có rất ít nghiên cứu quan tâm về mối

quan hệ tác động hai chiều giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước. Bài nghiên

cứu này góp phần làm rõ thêm những nghiên cứu mối quan hệ hai tác động giữa lạm phát

và thâm hụt ngân sách.

1.5. Kết cấu nghiên cứu

1

Page 2: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Nghiên cứu được thực hiên với kết cấu gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 1 cung cấp cho người đọc về mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, và ý nghĩa

hay đóng góp của nghiên cứu này.

Chương 2: Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước: lý thuyết

và nghiên cứu thực nghiệm

Chương 2 cung cấp những kiến thức về lạm phát, ngân sách nhà nước và vấn đề

bội chi ngân sách nhà nước. Đồng thời ở chương này cũng sẽ cung cấp cho chúng ta

những nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động như thế nào tới thâm hụt ngân sách

cũng như thâm hụt ngân sách sẽ tác động như thế nào tới các biến vĩ mô. Mỗi bài nghiên

cứu sử dụng những loại mô hình khác nhau từ những mô hình đơn giản như OLS cho đến

mô hình Panel Data hay mô hình VAR.

Chương 3: Thực trạng lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam

Chương 3 sẽ cung cấp cho chúng biết về thực trạng lạm phát và thâm hụt ngân

sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 đồng thời sẽ so sánh tình hình lạm phát,

thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân

sách nhà nước tại Việt Nam.

Chương 4 đưa ra từng bước thực hiện các mô hình bài nghiên cứu cũng như kết

quả và thảo luận về kết quả những mô hình.

Chương 5: Đánh giá và giải pháp đề xuất

Chương 5 làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước tại

Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà

nước Việt Nam trong thời gian tới.

2

Page 3: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ

GIỮA LẠM PHÁT VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Căn cứ luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, được sửa đổi và có hiệu

lực từ ngày 01/01/2004 thì Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một

năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất

quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước do hiến pháp quy định, nó còn là

công cụ quan trọng của nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế xã hội,

muốn sử dụng tốt công cụ này phải nhận thức được những vấn đề lý luận cơ bản của ngân

sách nhà nước.

Mặt khác, ngân sách nhà nước còn phản ánh các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà

nước một bên là các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các

nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Những khoản thu

nộp và cấp phát qua quỹ ngân sách nhà nước là các quan hệ được xác định trước, được

định lượng và nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.

Từ những phân tích trên, ta có thể xác định được ngân sách nhà nước phản ánh các quan

hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung

của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực

hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

2.2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước

Thứ nhất: Tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước gắn liền quyền lực với việc thực

hiện các chức năng của Nhà nước, đây cũng chính là điểm khác biệt giữa ngân sách nhà

nước với các khoản tài chính khác. Các khoản thu ngân sách nhà nước đều mang tính

chất pháp lý, còn chi ngân sách nhà nước mang tính cấp phát “không hoàn trả trực tiếp”.

Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội Nhà nước đã sử dụng

3

Page 4: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một

phần thu nhập của mình cho Nhà nước với tư cách là một chủ thể.

Thứ hai: Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với Nhà nước chứa đựng lợi ích chung

và công, hoạt động thu chi ngân sách nhà nước là thể hiện các mặt kinh tế-xã hội của Nhà

nước, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa

Nhà nước và xã hội thể hiện qua các khoản cấp phát từ ngân sách nhà nước cho các mục

đích tiêu dùng và đầu tư. Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội đó thể hiện ở phạm vi

rộng lớn.

Thứ ba: Cũng như các quỹ tiền tệ khác ngân sách nhà nước cũng có đặc điểm

riêng của một quỹ tiền tệ, nó tập trung lớn nhất là nguồn tài chính của Nhà nước nên ngân

sách nhà nước là giá trị thặng dư của xã hội. Do đó, nó mang đặc điểm khác biệt.

Thứ tư: Hoạt động thu cho của ngân sách nhà nước được thể hiện theo nguyên tắc

không hoàn lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoảng

cách giàu nghèo thực hiện công bằng xã hội.

2.3. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế ) là số

chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó.

Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm

Tổng thu Tổng chi

A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí).

B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước).

D. Chi thường xuyên.

E. Chi đầu tư.

F. Cho vay thuần (= vay mới - thu nợ gốc).

C. Bù đắp thâm hụt

- Viện trợ.

- Lấy từ nguồn dự trữ.

- Vay thuần (= vay mới - trả nợ gốc).

Nguyên tắc cân bằng ngân sách là: A + B +C = D + E + F

4

Page 5: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Công thức tính bội chi Ngân sách Nhà nước của một năm sẽ như sau: Bội chi

Ngân sách Nhà nước = Tổng chi - Tổng thu = (D + E + F) - (A + B) = C (khoản bù đắp

thâm hụt)

Bội chi Ngân sách Nhà nước có thể do ngoài tầm kiểm soát nhưng cũng có thể

nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhằm thực hiện chính sách kinh tế

vĩ mô.

2.4. Phân loại thâm hụt ngân sách

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: Thâm hụt cơ

cấu và thâm hụt chu kì.

- Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến

của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi cho giáo

dục-đào tạo, quốc phòng…

- Thâm hụt chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì kinh tế, nghĩa là

bởi mức độ cao hay thấy của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: Khi nền kinh tế suy

thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn dến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi

ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

2.5. Nguyên nhân của thâm hụt ngân sách

Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi ngân sách nhà nước:

- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho

thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó

khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi ngân sách nhà nước tăng lên.

Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải

tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi do tác

động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi

Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức

bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của

Nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của

chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Trong điều kiện bình thường

5

Page 6: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

(không có chiến tranh, không có thiên tai lớn…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi

cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước. Trong điều kiện bình thường (không có chiến

tranh, không có thiên tai lớn...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội

chi ngân sách nhà nước.

6

Page 7: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2013

3.1. Quan niệm về thâm hụt ngân sách của Việt Nam

Theo Luật Ngân sách nhà nước (2002), ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách

trung ương và ngân sách địa phương. Thâm hụt ngân sách nhà nước là thâm hụt ngân

sách trung ương và được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách

trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương trong năm ngân sách. Các khoản thu,

chi khi cân đối ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước (2002) được xác định như sau:

Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các

khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá

nhân; các khoản viện trợ; thu chuyển nguồn từ năm trước, các khoản thu khác theo quy

định của pháp luật.

Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển, chi phát triển

sự nghiệp kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ

máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ, chi chuyển nguồn ngân sách từ

năm trước sang năm sau và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối trên nguyên tắc tổng số

thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ

ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn thâm hụt thì số thâm hụt phải

nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển. Như vậy, nếu như xem tất cả các khoản thu từ thuế và

phí, lệ phí của Việt Nam là các khoản thu thường xuyên thì có thể thấy theo quy định

của Luật Ngân sách nhà nước (2002), cán cân ngân sách thường xuyên của Việt Nam

luôn phải thặng dư. Tuy nhiên, việc xác định phạm khoản thu, chi cân đối NSNN của

Việt Nam có sự khác biệt khá lớn so với thông lệ quốc tế. Điều này cũng dẫn đến việc

xác định thâm hụt của Việt Nam so với thế giới không có sự thống nhất, đây là trở ngại

của Việt Nam so với các nước trên thế giới.

3.2. Thực trạng về thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013

3.2.1. Thực trạng về thu- chi NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013

7

Page 8: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

a. Thực trạng thu NSNN:

Thu NSNN là một khoản thu quan trọng trong việc đáp ứng các hoạt động chi cũng như

vận hành bộ máy nhà nước, việc vận hành bộ máy nhà nước này có tốt hay không phụ

thuộc vào nguồn lực kinh tế dành cho khu vực công này, chính vì thế thu NSNN luôn

được Chính phủ quan tâm đặt biệt, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Tổng thu NSNN trong giai đoạn 2000-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Tổng thu ngân sách nhà nước

Năm

Tổng thu ngân sách nhà nước

Giá trịTăng trưởng (%)

Giá trịTăng trưởng (%)

2000 90749   2007 315915 13.042001 103888 14.48 2008 430549 36.292002 123860 19.22 2009 454786 5.632003 152274 22.94 2010 588428 29.392004 190928 25.38 2011 721804 22.672005 228287 19.57 2012 743190 2.962006 279472 22.42 2013 816000 9.8

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu NSNN đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2013

tăng tuyệt đối so với năm 2000 là 725251 tỷ đồng, đây là nổ lực rất lớn của Chính phủ

trong vấn đề thu NSNN. Quy mô thu đều tăng qua các năm, tăng trưởng dương và qua

các năm đều khá cao, tăng trưởng trên 10%, chỉ có năm 2009, 2012 và 2013 là tăng

trưởng thấp.Tuy nhiên việc thu này vẫn có tình hình biến động qua các năm, cụ thể:

8

Page 9: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Biểu đồ 3.1: Tổng NSNN và tốc độ tăng trưởng của NSNN qua các năm

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

700000

800000

900000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Tổng thu NSNN

Tăng trưởng (%)

Giai đoạn 2000- 2006: Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của nguồn thu

ngân sách khá ổn định khoảng 20,66%, nguồn thu năm 2006 gấp 3 lần năm 2000. Trong

phần đầu của giai đoạn có sự ổn định, chủ yếu là do nền kinh tế đang trong giai đoạn

phục hồi của khủng hoảng châu Á từ Thái Lan cũng như không có sự biến động lớn về

nguồn thu qua các năm. Cơ cấu nguồn thu của giai đoạn này đang có sự chuyển dịch.

Bảng 3.2: Một số nguồn thu lớn của NSNN qua các năm 2000-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng

  2000 2001 2003 2003 2004 2005 2006

Thu nội địa 46233 52647 61375 78685 104577 119826 145404

Thu từ dầu thô 23534 26281 26510 36773 48562 66558 83346

Thu từ hải quan 18954 22949 31571 33845 34913 53114 42825

Thu từ viện trợ không hoàn lại 2028 2011 2250 2969 2877 3789 7897

(Bộ Tài chính)

9

Page 10: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Biểu đồ 3.2: Một số nguồn thu lớn của NSNN qua các năm 2000-2006

Các nguồn tăng qua các năm, nguồn thu nội địa tăng mạnh và chiếm 52% trong

tổng thu NSNN, thu hải quan chiếm 15,3% năm 2006, trong khi đó năm 2000 nguồn thu

nội địa chiếm khoảng 50% và thu từ hải quan chiếm 20,9%. Sự chuyển dịch cơ cấu trong

thời gian này chủ yếu là do chính sách mở cửa của Việt Nam trong giai đoạn tăng cường

giao thông hàng hóa, việc giảm các loại thuế xuất nhập khẩu làm cho nguồn thu từ hải

quan này giảm tỷ trọng trong cơ cấu thu NSNN. Bên cạnh đó năm 2003 do thực hiện

pháp lệnh về phí và lệ phí đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành TW và 105 khoản

phí thuộc các địa phương đã làm giảm chi phí xã hội khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài ra kết quả thu trên địa bàn của một số địa phương vượt dự toán ban đầu như Bình

Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu , Hải Dương 44,2%, Quảng Ninh , Đà Nẵng, Bình Dương, Hà

Tây, Hưng Yên, Tp.HCM ...

Giai đoạn 2007-2009: Giá trị tăng tuyệt đối trong giai đoạn này vẫn tăng,

tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm lại có sự biến động rất lớn. Năm 2008 tốc độ tăng

tuyệt đối đạt 36,29% và cao nhất trong cả giai đoạn. Theo báo cáo của kỳ họp thứ 4 Quốc

hội khóa XII năm 2008 thì: Thu nội địa: đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 8,3% (15.700 tỷ đồng)

so với dự toán, tăng 17,6% so với thực hiện năm 2007, chiếm 51,4% tổng thu NSNN.

10

Page 11: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Thu từ dầu thô: Đạt 98.000 tỷ đồng, vượt 49,4% (32.400 tỷ đồng) so với dự toán, tăng

27,3% so với thực hiện năm 2007. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu:

dự toán 64.500 tỷ đồng (trên cơ sở thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 84.500 tỷ đồng,

hoàn thuế giá trị gia tăng là 20.000 tỷ đồng), phấn đấu thu ngân sách từ hoạt động xuất

nhập khẩu đạt 121.000 tỷ đồng; sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ,

thu cân đối ngân sách cả năm đạt 91.000 tỷ đồng, vượt 41,1% (26.500 tỷ đồng) so với dự

toán, tăng 50,7% so với thực hiện năm 2007 dựa trên cơ sở tổng kim ngạch xuất khẩu cả

năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu

kiềm chế ở mức 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007; nhập siêu của cả nền kinh tế

khoảng 17,5 tỷ USD, bằng khoảng 27,8% kim ngạch xuất khẩu. Thu viện trợ: Dự toán

3.600 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.000 tỷ đồng, vượt 38,9% (1.400 tỷ đồng) so với dự toán,

chủ yếu do tăng viện trợ của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn (Chương trình 135) và Chương trình phát triển Nông nghiệp và nông thôn. Như vậy

dù khi nền kinh tế đang khủng hoảng nhưng các khoản thu của Việt Nam vẫn tăng và

vượt dự toán, đây là những nổ lực rất lớn của chính phủ. Tuy nhiên đến năm 2009 thì tốc

độ tăng lại giảm dù vẫn tăng trưởng, nguyên nhân chủ yếu là tác động của nền kinh tế thế

giới tác động đến kinh tế trong nước của Việt Nam cũng như nền kinh tế nóng nhưng

không bền vững và bị vỡ khi gặp khủng hoảng. Bên cạnh đó sự chuyển dịch cơ cấu và

giảm nguồn thu từ dầu thô trong năm 2009 làm cho tổng nguồn thu vẫn tăng nhưng

không ổn định.

Giai đoạn 2010-2013: Đây là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ

tăng trưởng của nguồn thu từ năm 2010-2012 có xu hướng giảm về tốc độc dù nguồn thu

tuyệt đối vẫn tăng, nguyên nhân chủ yếu là chính phủ đang tập trung tháo gỡ tình hình

kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như các số thuế thu nội địa không

tăng, bên cạnh đó sự biến động giá dầu thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu đang trong

giai đoạn hạn chế xuất nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ; trong khi đó cơ cấu thu năm 2012

ban đầu chính phủ đã dự toán là tăng nguồn thu nội địa “ Về cơ cấu thu năm 2012, dự

toán thu nội địa chiếm 66,8% tổng thu NSNN (dự toán năm 2011 là 64,2%), thu dầu thô

chiếm 11,7% (dự toán năm 2011 là 11,6%), thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

11

Page 12: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

chiếm 20,8% tổng thu NSNN (dự toán năm 2011 là 23,3%).” (trích báo cáo tình hình

kinh tế xã hội năm 2011-2012), đây là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về tốc độ tăng

trưởng. Đến năm 2013 nền kinh tế có sự phục hồi, tăng tuyệt đối năm 2013 đạt 72810 tỷ

đồng và đạt tốc độ tăng trưởng là 9.8% đây là một sự khởi sắc mới cho nguồn thu NSNN.

Việc quy mô nguồn tăng đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng nguồn chi NSNN. Tuy

nhiên việc liệu chi tiêu của Chính phủ có phù hợp với cơ cấu thu cũng như là nền kinh tế

của Việt Nam hiện nay?

b. Thực trạng chi NSNN:

Bảng 3.3: Tổng chi NSNN qua các năm từ 2000-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Tổng chi ngân sách nhà nước

 

Tổng chi ngân sách nhà nước

Giá trịTăng trưởng (%)

Giá trịTăng trưởng (%)

2000 108961   2007 399402 29.652001 129773 19.1 2008 494600 23.842002 148208 14.21 2009 584695 18.222003 181183 22.25 2010 850874 45.522004 214176 18.21 2011 953118 12.022005 262687 22.65 2012 850385 -10.782006 308058 17.27 2013 978000 15.01

(Bộ Tài chính)

Bảng 3.3: Tổng chi NSNN qua các năm từ 2000-2013

12

Page 13: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

0

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

-20

-10

0

10

20

30

40

50

Tổng chi NSNN

Tăng trưởng (%)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng chi của Việt Nam hầu như tăng qua các năm nhưng

không có sự ổn định về tốc độ tăng trưởng. Quy mô chi NSNN ngày càng được mở rộng

bên cạnh đó trong giai đoạn đầu cơ cấu chi chủ yếu là tăng đầu tư phát triển, giai đoạn

trong và sau khủng hoảng chủ yếu là giảm tỷ trọng chi đầu tư, tăng tỷ trọng chi thường

xuyên nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế.

Giai đoạn 2000-2006: chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh

vực chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ.

Bảng 3.4: Các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2000-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng

  2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Chi đầu tư phát

triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341

Chi thường xuyên 61823 71562 78039 96126 113818 143078 171526

Chi trả nợ, viên trợ 17514 17975 24951 25428 34243 40402 48192

(Bộ Tài chính)

Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là những khoảng chi lớn của chính phủ

nhằm vận hành bộ máy nhà nước và tái đầu tư để tạo ra sản phẩm. Chi đầu tư phát triển

được quan tâm nhất. Trong năm 2001 chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 27% thì đến

năm 2006 chiếm khoảng 29%. Tuy nhiên việc chi đầu tư phát triển của Việt Nam lai chưa

có hiệu quả cao, vì có những chương trình đầu tư phát triển không mang lại hiệu quả. Bên

13

Page 14: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

cạnh đó các khoảng chi thường xuyên qua các năm đều tăng, tốc độ tăng lại nhanh, ví dụ

như năm 2001 tốc độ tăng của chi thường xuyên là khoảng 15% trong khi đó đến năm

2006 chi thường xuyên tăng gần 20% so với năm 2005. Ngoài ra các khoảng chi trả nợ và

viện trợ tăng và dần chiếm tỉ trong lớn trong tổng chi NSNN (năm 2006 chiếm 15%)

Biểu đồ 3.4: Các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2000-2006

Đặc biệt 2003 và 2005 thì có tốc độ tăng trưởng chi tăng trên 22%, nguyên nhân

chủ yếu là do: Đầu năm 2003 các khoản chi mới phát sinh như chi phòng chống và dập

dịch SARS, chi công tác chuẩn bị SEA Games 22 và ASEAN Paragames 2, chi bổ sung

khắc phục hậu quả thiên tai đã dẫn đến chi 2003 tăng 6,1% so với dự toán ban đầu và

chiếm 27,3% so với GDP, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 7,8% GDP và chi thường

xuyên bằng 15,5% GDP. Cũng trong năm 2003 cải cách tiền lương khiến tổng quỹ lương

nhà nước tăng 13.302 tỷ đồng so với 2002 lấy từ khoản giảm chi thường xuyên 10%, và

một số nguồn khác. Năm 2005 chi do vượt tiền lương và chi đầu tư phát triển, chi vượt

tiền lương một phần là do cải cách lương chuyển nguồn chi từ năm 2004 sang năm 2005

và bên cạnh đó chi vượt đầu tư phát triển cụ thể là chi đầu tư phát triển thực tế đạt 71119

tỷ đồng, vượt gần 2 tỷ so với báo cáo và 9% so với dự toán, chiếm 28,3% tổng chi cân

đối ngân sách Nhà nước.

Giai đoạn 2007-2009: tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, trong giai đoạn khủng

hoảng này thì tốc độ tăng trưởng chậm như vậy cũng thể hiện được chính sách cắt giảm

14

Page 15: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

chi tiêu của chính phủ, tuy nhiên việc cắt giảm này lại chưa hiệu quả. Trong năm 2007

đạt tốc độ tăng trưởng chi là 29,65%, trong đó chi đầu tư giảm cơ cấu, lý do chủ yếu là

vấn đề chi đầu tư của Việt Nam chưa hiệu quả và và xuất hiện hàng loạt các chương trình

tiết giảm chi đầu tư năm 2007 việc đầu tư này chủ yếu vào các công trình kết cấu cơ sở

hạ tầng quan trọng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập

WTO. Bên cạnh đó thực hiện cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đang

góp phần sử dụng nguồn chi phù hợp hơn ở các địa phương. Trong các năm 2008, 2009

thì quy mô chi NSNN tăng, tuy nhiên tốc độ tăng ngân sách giảm chủ yếu là do chính

sách thắt chặt chi tiêu trong ngân sách nhà nước. Trong 2 năm này xuất hiện 1 khoảng chi

lớn để thực hiện kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định chậm điều

chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao, bên cạnh

đó còn chi bù lỗ các mặt hàng nhập khẩu vì vậy dù đang trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu

nhưng quy mô tăng vẫn không giảm.

Giai đoạn năm 2010-2013: trong giai đoạn này này nước đang tích cực chi tiêu

công nhằm tăng gói kích cầu để phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng, điều này làm cho

tốc độ tăng trưởng chi tăng nhanh lên tới 45,52% .Từ năm 2011 chi ngân sách có giảm so

với năm trước chủ yếu do các biện pháp cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát

nhưng mức giảm này chỉ được thực hiện trong 2 năm, đến năm 2013 thì việc chi tiêu

công lại tăng tốc độ tăng trưởng, chủ yếu là quá trình đầu tư công để dần cung cấp các

hàng hóa dịch vụ công, các công trình đầu tư giao thông vận tải, đầu tư khoa học công

nghệ nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2015.

15

Page 16: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

3.2.2. Thực trạng về thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013

Bảng 3.5: Thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 Bội chi NSNN

Tăng trưởng (%)

 Bội chi NSNN

Tăng trưởng (%)

2000 18212   2007 83487 192.062001 25885 42.13 2008 64051 -23.282002 24348 -5.94 2009 129909 102.822003 28909 18.73 2010 262446 102.022004 23248 -19.58 2011 231314 -11.862005 34400 47.97 2012 107195 -53.662006 28586 -16.9 2013 162000 51.13

(Bộ Tài chính)

Ngân sách nhà nước của Việt Nam trong 13 năm vừa qua luôn đứng trong tình

trạng thâm hụt, dù quy mô không phải năm nào cũng tăng hay quy mô càng ngày càng

thu hẹp mà thường xuyên biến động. Tuuy nhiên, thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt

năm đang khá lớn, năm 2013 gấp 8.89 lần so với năm 2000. Thâm hụt ngân sách lại có

năm trên 100% so với năm trước. Điều này chính phủ chauw có những chính sách chi

phù hợp trong khoảng thời gian qua. Thâm hụt Ngân sách nhà nước của Việt Nam có sự

biến động qua các năm, bội chi NSNN thường có xu hướng năm này tăng rất lớn năm

tiếp sau giảm, như năm 2001 thâm hụt tăng 42,12% so với năm 2000 thì đến năm 2002

giảm 5,94% so với năm 2001. Điều này cho thấy chính phủ chưa thực sự có những kết

hoạch chi dài hạn và việc quản lý còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó về bù đắp cho thâm

hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay, hiện tại ở Việt Nam, nguồn bù đắp cho thâm hụt

ngân sách là từ 2 nguồn vay trong nước và vay quốc tế. Nguồn vay bù đắp thâm hụt có

sự biến động cùng với sự biến động của mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Năm nào

thâm hụt thâp năm đó vay nợ nhiều

16

Page 17: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Biểu đồ 3.5: Ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2006

-400000

-200000

0

200000

400000

600000

800000

1000000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu

Tổng chi

Thâm hụt

Theo biểu đồ tổng thu tổng chi qua các năm cho thấy Việt Nam trong tình trạng

thâm hụt dài.

Trong giai đoạn 2000-2006, Việt Nam vừa bước ra khỏi tình trạng giảm phát và

khuyến khích sản xuất, chính sách tài khóa nới lỏng tăng chi ngân sách nhà nước nhằm

thực hiện gói kích cầu tăng GDP. Giá trị thâm hụt qua các năm thấp, cho thấy Việt Nam

có tiến hành tiết kiệm chi tiêu, tuy nhiên có một số năm giá trị thâm hụt tăng lên rất

nhanh, cho thấy quá trình quản lý ngân sách còn lỏng lẻo, dù cho tổng thu của Việt Nam

tăng nhưng và không khắc phục được thâm hụt NSNN trong giai đoạn đầu của nền kinh

tế đang phát triển nóng. Trong giai đoạn khủng hoảng thì việc thắt chặt chi tiêu vẫn

không đủ bù lại khoảng chi lớn trong giai đoạn nhà nước khó khăn. Tuy nhiên tình hình

thâm hụt trong giai đoạn này lại lớn. Trong năm 2010-2013 giá trị thâm hụt của Việt

Nam tăng nhanh, năm 2010 giá trị thâm hụt lớn gấp 14 lần so với năm 2000, và tăng

102% so với năm 2009 chính vì điều này làm gia tăng mức nợ công của Việt Nam, và

chính việc gia tăng một cách đột biến về thâm hụt làm chính phủ quan tâm xử lý nhiều

hơn trong việc chi tiêu dù đang thực hiện gói kích cầu nhằm vực dậy tình hình kinh tế.

Trong những năm sau giá trị thâm hụt đã được khắc phục và kiểm soát, nhà nước thực

17

Page 18: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

hiện mức thâm hụt thực tế thực hiện ở mức thấp hơn so với mức Quốc hội cho phép thâm

hụt dự toán được giữ.

Mặt khác, ngân sách của Việt Nam thường dựa trên tiêu chí phân loại thu và

chi ngân sách của Việt Nam, thường lấy thu thường xuyên để dùng cho chi thường

xuyên.

Biểu đồ 3.6: Thu chi thường xuyên của Việt Nam tròn năm 2000-2013

Dựa trên đồ thị ta thấy chi thường xuyên thường cao hơn các khoản thu từ thuế phí

và lệ phí trong nước, trong giai đoạn 200-2007 thường thâm hụt ngân sách là do thâm hụt

từ thu thường xuyên so với chi thường xuyên. Trong giai đoạn gần đây thu thường xuyên

lớn hơn chi thường xuyên chủ yếu là do chính sách thắt chặt chi tiêu. Đặc biệt trong

những năm gần đây có thặng dư ngân sách thường xuyên, điều này đảm bảo được ngân

sách trung và dài hạn, vì theo nguyên tắc, ngân sách phải có thặng dư thường xuyên

thì mới có điều kiện để thực thi các chính sách đầu tư hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên với việc các khoản thu thương xuyên dùng để chi tiêu gần hết cho chi thường

xuyên thì không có một nguồn tiết kiệm nào để chi cho các đầu tư phát triển và các hổ trợ

để hoàn thiện an ninh quốc phòng kinh tế xã hội. Chính vì vậy Việt Nam thường xuyên đi

vay viện trợ để đầu tư xây dựng cơ bản, điểu này dẫn đến khoản nợ công của Việt Nam

tăng.

18

Page 19: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Biểu đồ 3.7: Thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam qua các năm

(Bộ Tài chính)

Qua thống kê cho thấy, trong những năm trở lại đây, tỷ lệ thâm hụt nằm ở ngưỡng

5% GDP và đang có xu hướng tăng lên. Đây là tỷ lệ cao. Theo kinh nghiệm quốc tế thì

trong điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP được coi là đáng báo

động. Riêng năm 2009 tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã lên tới 6.9% GDP. Tốc độ tăng thâm

hụt ngân sách khá cao từ 17%-18%. Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt ngân sách là vào

khoảng 48.5 nghìn tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên tới 56.5 nghìn tỷ đồng. Thâm hụt

ngân sách năm 2010 đến năm 2013 cũng ở ngưỡng trung bình khá cao là 5.2%, trong

năm 2010 mức thâm hụt dù có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn đạt mức cao là 5.8%.

Xu hướng năm 2012-2013 là giảm.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia và tổ chức kinh tế thì những con số này còn

lớn hơn nhiều khái niệm và cách tính thâm hụt NSNN ở Việt Nam còn nhiều

điểm khác biệt so với thông lệ quốc tế. Điều này xuất phát từ cách phân loại,

phương pháp hạch toán ngân sách của Việt Nam trong một số nội dung còn

chưa theo chuẩn mực chung được nhiều nước áp dụng, như Cẩm nang Thống kê

tài chính chính phủ (GFS). Những sự khác biệt đáng chú ý là:

Trong tổng chi NSNN của Việt Nam có tính cả các khoản trả nợ gốc, trong

19

Page 20: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

khi đó thông lệ quốc tế chi NSNN là để xác định thâm hụt chỉ bao gồm các khoản

nợ lãi không bao gồm nợ gốc phải trả, điều này làm cho con số công bố về thâm hụt

của Việt Nam và thế giới khác nhau. Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam đối với

các khoản vay gốc thì khi vay các khoản vay này được dùng để chi trả cho các

khoản chi mục tiêu của đất nước, sau đó sẽ có các khoản chi trả nợ, như vậy về bản

chất nợ gốc hoàn trả trong năm ngân sách là được phát sinh từ nhiều năm trước, do

đó số tiền gốc phải trả không phụ thuộc vào tình hình kinh tế mà phụ thuộc vào điều

khoản vay nợ. Điều nàu làm phản ánh không thực tiễn diễn biến điều hành của

Chính phủ đối với ngân sách nhà nước, có nhiều năm các khoản chi tăng là do chi

trả nợ như năm 2005, 2006 hay năm 2010 chi trả nợ tăng so với dự toán chủ yếu là

do chi trả các khoản nợ trước hạn, theo báo cáo chính phủ dự toán chi 70.250 tỷ

đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán.

Ngoài ra có các khoản chi để ngoài ngân sách. Kể từ năm 2003, Việt Nam đầu tư

rất nhiều cho các công trình giao thông, thủy lợi. kiên cố hóa trường học phổ thông qua

việc phát hành trái phiếu chính phủ và công trái giáo dục. Tuy nhiên các khoản này lại

được hạch toán ngoài cân đối ngân sách nhà nước. Như vậy nếu tính mức thâm hụt thực

tế thì sẽ rất lớn, điều này phản ánh không đúng thực tế làm giảm việc điều hành trong cơ

chế kinh tế vĩ mô. Cụ thể theo chuyên gia tư vấn quốc tế Jitendra Modi thì tỷ lệ thâm hụt

ngân sách ở Việt Nam năm 2007 phải là 6.9% GDP thay vì con số xấp xỉ 5% GDP như

báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. Trong kỳ họp Hội Nghị Nhóm tư vấn cho Việt

Nam được tổ chức tại Kiên Giang, thì đại diện của Quỹ Tiền tệ IMF cho biết thâm hụt

năm 2009 đã lên tới 9% GDP, theo cách tính của IMF. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với

mức Việt Nam công bố chỉ đạt 6.9% GDP. Đối với IMF, rõ ràng đó là một mức thâm hụt

“lớn” và “không bền vững”. Mức chênh lệch giữa 2 % GDP nếu quy đổi ra con số tuyệt

đối sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng- một con số quá lớn trong điều kiện phải kiểm soát và

thắt chặt chi tiêu như hiện nay. Tình hình thâm hụt NSNN của Việt Nam đang diễn ra hết

sức phức tạp..

20

Page 21: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Bảng 3.6: Thâm hụt NSNN năm 2009 theo cách tính của Việt Nam và

theo cách tính của thông lệ quốc tế

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009

A Tổng thu và viện trợ 466.286

1 Thu từ thuế và phí 418.790

2 Thu về vốn 39.588

3 Thu viện trợ không hoàn lại 7.908

B Thu kết chuyển 162.901

C Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) 661.972

1 Chi đầu tư phát triển 181.363

2 Chi thường xuyên 326.666

3 Chi chuyển nguồn 153.943

4 Dự phòng

D Chi trả nợ gốc 53.244

E Chênh lệch thu chi ngân sách địa phương 28.413

F Trái phiếu chính phủ 55.691

H Vay về cho vay lại 23.675

1 Thâm hụt Ngân sách theo cách tính của Việt Nam

Không bao gồm trái phiếu, vay về cho vay lại -114.442

So với GDP (%) -6,90%

Gồm cả trái phiếu, vay về cho vay lại

So với GDP (%) 11,69

2 Thâm hụt Ngân sách theo cách tính GFS - 140.564

So với GDP (%) -8,48%

21

Page 22: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

3.3. Một số đánh giá về thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013

Thứ nhất, tình trạng thâm hụt ngân sách cao và kéo dài trong nhiều năm. Dù

trong những năm gần đây chinh phủ đã có những chính sách nhằm kiềm chế sự tham hụt

này và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên mức thâm hụt ngân sách này được xem là

cơ sở các thước đo thông lệ quốc tế. Vì vậy việc kéo dài thâm hụt trong khoảng thời gian

tới là tiêu cực đối với Việt Nam, khi thâm hụt kéo dài và hiệu quả đầu tư công đang giảm

sút thì việc tiếp cận nguồn vốn mới sẽ trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, cơ cấu thu NSNN còn dựa vào các khoản thu một lần và các khoản thu

không thường xuyên cũng như các khoản thu không tái tạo. Như phân tích ở trên, quy mô

thu của Việt Nam tăng qua các năm, việc gia tăng nguồn thu tạo điều kiện để tăng chi

nhằm phát triển kinh tế xã hội, đồng thời hạn chế quá mức về thâm hụt ngân sách. Như

vậy Việt Nam cần phải tối đa hóa nguồn thu như thế nào sao cho phù hợp và kéo dài sự

tăng trưởng này? Tuy nhiên trong giai đoạn 2000-2013 cho thấy, Việt Nam phụ thuộc

nhiều vào các khoản thu không thường xuyên hay các khoản thu không tái tạo nhưu dầu

thô, giao quyền sử dụng đất hay là các khoản thu từ viện trợ nước ngoài các khoản thu

này thường chiếm gần 35% tổng thu. Đặc biệt trong những năm qua Việt Nam đã tăng

nguồn thu từ thuế TNDN và GTGT , tuy nhiên trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi

và Việt Nam đã có những ưu đãi về thuế TNDN thì các nguồn thu này trong năm tới cũng

sẽ có những hạn chế và sự đóng góp của từng sắc thuế đối với tổng thu thuế cũng đã có

sự thay đổi. . Theo đó, yêu cầu đặt ra là Việt Nam phải có định hướng rõ ràng trong việc

thực hiện cơ cấu lại hệ thống thu ngân sách tăng cường vai trò của các nguồn thu khác

dựa trên nền tảng từ thu nội địa, đây được xem là điều kiện cần trong việc gải thâm hụt

ngân sách bên cạnh việc cơ cấu chi NSNN

Thứ ba, áp lực chi ngân sách ngày càng tăng, nhất là chi đầu tư phát triển, chi

đảm bảo cho an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo trong khi đó hiệu quả quản lý và sự

dụng nguồn lực NSNN vẫn còn một số hạn chế. Việc xây dựng cơ sở hạ tang trong nhưng

năm tới là rất lớn vì nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong khi đó chất lượng cơ sở hạ

tầng của Việt Nam vẫn còn rất thấp.

22

Page 23: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

Bảng 3.7: Xếp hạng cạnh tranh và cơ sở hạ tầng 2010-2011

Quốc gia Xếp hạng cạnh tranh Xếp hạng cơ sở hạ tầng

Nhật Bản 6 11

Hàn Quốc 22 18

Malaysia 26 30

Trung Quốc 27 50

Thái Lan 38 35

Inđônêsia 60 82

Phi-líp-pin 99 104

Việt Nam 59 83

Bên cạnh đó các khoản chi thường xuyên là các khoản chi mà xu hướng tăng dần

theo thời gian. Như vậy nhu cầu tăng chi ngân sách để giải quyết các vấn đề lên quan như

cải cách lương, an sinh xã hội sẽ là những khó khăn trong việc giảm thâm hụt Việt Nam

trong những năm tới.

Thứ tư, tiêu chí để xác định các khoản thu, các khoản chi ngân sách nhà nước

vẫn còn rất nhiều bất cập, chưa thực hiện theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung.

Hiện nay một số chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài khóa ngân sách ở Việt Nam vẫn

chưa được thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, ví dụ, Cẩm

nang về Thống kê tài chính chính phủ. Một số khoản thu, chi ngân sách vẫn chưa

được phản ánh vào cân đối mà còn đề ngoài ngân sách nên trong một số trường hợp

không phản ánh chính xác được thực trạng của quy mô thu, chi NSNN, ví dụ như một

số khoản phí, lệ phí, thu từ nguồn xổ số kiến thiết, đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu

chính phủ... Trong xác định nguồn thu, không có sự phân biệt giữa nguồn thu

mang tính chất thuế (không hoàn trả trực tiếp...) với các nguồn thu ngoài thuế (từ tài

sản...) để hình thành các phương thức sử dụng phù hợp. Ví dụ, nguồn thu từ dầu thô vẫn

đang được gộp chung vào nhóm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí dưới giác độ là các

khoản thu “thường xuyên”. Trong cân đối ngân sách hàng năm có khoản thu kết chuyển

và chi chuyển nguồn từ năm ngân sách này sang năm ngân sách sau. Hay nói cách

khác, NSNN hàng năm vẫn có thâm hụt trong khi lại vẫn có nguồn chưa chi hết

23

Page 24: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

được chuyển sang năm sau. Phân tích trong phần trên cũng đã chỉ ra điểm khác biệt cơ

bản trong cách tính thâm hụt NSNN của Việt Nam hiện nay so với thông lệ quốc tế.

Thứ năm, chi phí huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng

những năm gần đây. Đối với vay bù đắp thâm hụt từ nguồn nước ngoài của Viêt Nam

chủ yếu hiện này là thuộc diện vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay. Nhưng hiện nay,

khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thì xu hướng của những khoản vay

ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài có thể giảm xuống mà thay

vào đó là các khoản vay thương mại có xu hướng tăng lên. Vay từ ngước ngoài có thể đi

kèm với những ưu thế về công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, hiện đại. Nhưng những

thách thức, rủi ro cũng không nhỏ khi phải đáp ứng các điều kiện ràng buộc của bên

đi vay, rủi ro về tỷ giá. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đang rất nỗ lực để

phát triển thị trường vốn trong nước, qua đó tạo ra kênh huy động vốn quan trọng cho

Chính phủ cũng như cho khu vực sản xuất kinh doanh. Phân tích ở trên đã cho thấy

trong vay bù đắp thâm hụt NSNN, Việt Nam đã thành công trong việc giảm dần sự phụ

thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên vấn đề chi phí vốn này lại phụ thuộc khác

nhiều vào tình hình kinh tế do tác động của lạm phát, vì vậy Việt Nam cần phải kiềm chế

lạm phát ở mức ổn định để hạn chế các khoản chi phí sự dụng vốn, góp phần trong việc

giảm thâm hụt NSNN.

3.4. Kết luận

Thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam trong những năm qua là những vấn đề

đáng quan tâm của chính phủ cũng như xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng

như các chỉ số vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế hay cán cân thương mại, bên cạnh

đó còn làm tăng nợ công để bù đắp các chi phí về đầu tư xây dựng phát triển của đất

nước. Với những đánh giá về thâm hụt ngân sách trong thời gian qua, có thể cho thấy

NSNN đang có những vấn đề cụ thể. Trong khoảng thời gian tới chính phủ nên hoàn

thiện về cơ chế thu chi NSNN cũng như cách tính thâm hụt ngân sách nhằm có những

chính sách tốt hơn về ngấn sách trong khoảng thời gian tới, bên cạnh đó Chính phủ nên

nâng cao quản lý chi tiêu công cũng như các hoạt động chi đầu tư phát triển, tránh tình

24

Page 25: Nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa lạm phát và thậm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2013

trạng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản không phát triển trong thời gian qua. Có sự tham

gia của nhóm khu vực tư vào các công trình công để hiệu quả hơn nữa trong đầu tư.

25