20
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC CÔNG NGHNGUYN VĂN TRUNG NGHIÊN CU VIC ĐẢM BO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HTHNG TÍNH TOÁN LƯỚI LUN VĂN THC SĨ Hà Ni - 2011

NGHIÊN C ỨU VI ỆC ĐẢ M B ẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG H …thuvien.tcdktcnsl.edu.vn/.../lvts_nghien_cuu_viec_dam_bao_attt_trong_he...1 ĐẠi h Ọc qu Ốc gia hÀ n Ội

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG TÍNH

TOÁN LƯỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2011

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG TÍNH

TOÁN LƯỚI

Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 60.48.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến

Hà Nội - 2011

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 1

DANH MỤC THUẬT NGỮ ................................................................................... 6

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 8

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN LƯỚI ..................................... 11

1.1. TÍNH TOÁN LƯỚI. ................................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm Tính toán lưới. ..................................................................... 11

1.1.2. Lợi ích của Tính toán lưới. ................................................................... 13

1.1.3. Vấn đề cơ bản của một hệ thống lưới. ................................................... 15

1.1.4. Kiến trúc của một lưới .......................................................................... 16

1.2. VẤN ĐỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG TÍNH TOÁN LƯỚI ............... 17

1.2.1. Các thách thức an toàn trong Tính toán lưới. ....................................... 18

1.2.2. Các chính sách bảo đảm an ninh cho hệ thống lưới .............................. 20

1.2.3. Kiến trúc an ninh cho hệ thống lưới ..................................................... 23

CHƯƠNG 2. NỀN TẢNG AN TOÀN THÔNG TIN LƯỚI GSI .................... 29

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN ......................... 29

2.1.1. Mã hóa thông tin .................................................................................. 29

2.1.2. Hệ mã hóa khóa đối xứng. .................................................................... 30

2.1.3. Hệ mã hóa khóa phi đối xứng. .............................................................. 31

2.1.4. Chữ ký số .............................................................................................. 32

2.1.5. Chứng chỉ số. ........................................................................................ 33

2.1.6. Nhà cung cấp và quản lý chứng chỉ số. ................................................. 35

2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN LƯỚI. ........................ 37

2.2.1. Cơ sở hạ tầng mật mã khóa công khai. ................................................. 37

2.2.2. Bảo vệ thông tin mức thông điệp và mức giao vận. ............................... 38

2.2.3. Giấy ủy nhiệm lưới. .............................................................................. 39

2.2.4. Sự ủy quyền. ......................................................................................... 39

2.2.5. Chứng thực trong GSI. .......................................................................... 40

2.2.6. Ứng dụng của GSI. ............................................................................... 40

2.3. BỘ CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT 4.0. ................................................... 41

2.3.1. Thành phần chính của Globus Toolkit. ................................................. 41

2.3.2. An toàn bảo mật trong Globus Toolkit. ................................................. 45

2.3.3. Minh họa cài đặt cơ chế an toàn bảo mật cho dịch vụ GRAM. .............. 47

4

CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC ẢO ................................... 50

3.1. TỔ CHỨC ẢO. ........................................................................................... 50

3.1.1. Khái niệm tổ chức ảo. ........................................................................... 50

3.1.2. Tổ chức ảo và tài nguyên lưới. .............................................................. 51

3.1.3. Thông tin người dùng trong tổ chức ảo. ................................................ 53

3.1.3.1 Cấu trúc tổ chức ảo. ........................................................................ 53

3.1.3.2 Thông tin người dùng. ..................................................................... 54

3.1.3.3 Định dạng thông tin VO. ................................................................. 55

3.1.3.4 Thông tin về các quyền người dùng với RP. .................................... 55

3.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC ẢO. ..................................................... 56

3.2.1. Người dùng với VOMS. ......................................................................... 57

3.2.1.1 Người dùng lưới với VOMS. ........................................................... 57

3.2.1.2 Người quản trị với VOMS ............................................................... 60

3.2.2. Dịch vụ VOMS. ..................................................................................... 61

3.2.2.1 Dịch vụ sinh thuộc tính AAS. .......................................................... 62

3.2.2.2 Dịch vụ đăng ký & quản trị ARS. .................................................... 63

3.2.3. Phân quyền người dùng trong VOMS. .................................................. 64

3.2.3.1 Danh sách điều khiển truy cập. ........................................................ 64

3.2.3.2 Quyền thực hiện các tác vụ quản lý VO trong VOMS. .................... 65

3.3. DỊCH VỤ TẠO DANH SÁCH TRUY CẬP EDG-MKGRIDMAP. ............. 69

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ........................................................ 70

4.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG LƯỚI TÍNH TOÁN ..................... 70

4.1.1. Giới thiệu hệ thống GOODAS. .............................................................. 71

4.1.2. Mô hình bảo mật cho GOODAS. ........................................................... 73

4.2. THÀNH PHẦN QUẢN LÝ TỔ CHỨC ẢO ................................................. 74

4.2.1. Sử dụng VOMS. .................................................................................... 74

4.2.1.1 Người dùng lưới và VOMS. ............................................................ 75

4.2.1.2 Người quản trị và VOMS. ............................................................... 78

4.2.2 Sử dụng EDG-MKGRIDMAP. .......................................................... 86

4.3. THÀNH PHẦN QUẢN LÝ GIẤY UỶ NHIỆM ........................................... 86

4.3.1. Cổng điện tử lưới. ................................................................................. 86

4.3.1. Mô hình uỷ quyền truy nhập trên cổng điện tử lưới. .............................. 88

4.3.3. Dịch vụ quản lý giấy uỷ nhiệm. ............................................................. 89

4.4 MỘT SỐ HABN CHÊ C CỦA VOMS. ............................................................... 92

4.4.1 Hạn chế của VOMS. .............................................................................. 92

4.4.2 Hạn chế của EDG-MKGRIDMAP. ........................................................ 93

4.5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VOMS .......................................................... 94

5

4.5.1 VOMRS kết hợp cùng VOMS. ................................................................ 94

4.5.1.1 Tổng quan về VOMRS. ................................................................... 94

4.5.1.2 Đồng bộ VOMRS và VOMS. .......................................................... 96

4.5.2 GUMS & PRIMA thay thế EDG-MKGRIDMAP. ................................... 97

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................100

PHỤ LỤC: CÀI ĐẶT VOMS VÀ EDG-MKGRIDMAP. .................................101

1. CÀI ĐẶT VOMS. ........................................................................................101

1.1. Chuẩn bị hệ thống ..................................................................................101

1.2. Cài đặt VOMS ........................................................................................102

2. CÀI ĐẶT EDG-MKGRIDMAP. ..................................................................104

2.1. Chuẩn bị hệ thống ..................................................................................104

2.2. Cài đặt EDG-MKGRIDMAP ..................................................................104

3. CẤU HÌNH HỆ THỐNG ..................................................................................105

3.1. Cấu hình VOMS......................................................................................105

3.2. Cấu hình VO. ..........................................................................................107

3.3. Cấu hình EDG-MKGRIDMAP. ...............................................................111

6

DANH MỤC THUẬT NGỮ

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Chú giải AAS Attribute Authority Service Dịch vụ phân quyên thuộc tính

AC Attribute Certificate Chứng nhận thuộc tính

ACL Access Control Lists Danh sách điều khiển quyền truy cập

ARS Administration and Registration Service

Dịch vụ đăng ký và quản trị

CA Certificate Authority Nhà cung cấp và quản lý chứng chỉ

số

CAS Community Authorization Dịch vụ thẩm quyền cộng đồng

DN Distinguished Name Tên phân biệt người dùng trong lưới

EDG-MKGRIDMAP

EDG Make Gridmap Công cụ tự động ánh xạ người dụng cục bộ và người dùng thuộc VO.

FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file qua mạng TCP

GOODAS Grid Oriented Online Document Analysing System

Hệ thống lưới tìm kiếm và so khớp tài liệu điện tử

GRAM Globus Resource Allocation Management

Quản lý định vị tài nguyên lưới

GRIM Grid Resource Identity Mapper

Ánh xạ thực thể tài nguyên lưới

GSI Grid Security infrastructure Hạ tầng an toàn thông tin lưới

GSS-API Generic Security Service Application Program Interface

Giao diện lập trình ứng dụng dịch vụ bảo mật chung

GT Globus Toolkit Bộ công cụ được phát triển bởi

Globus Alliance, dùng để phát triển

các ứng dụng lưới

GUMS Grid User Management System

Hệ thống quản lý người dùng lưới

LMJFS Local Managed Job Factory Services

Dịch vụ sinh MJS địa phương

MJS Managed Job Service Dịch vụ quản lý công việc

MMJFS Master Managed Job Factory Service

Trình chủ sinh MJS

7

OGSA Open Grid Service Architecture

Kiến trúc dịch vụ lưới

PKI Public Key Infrastructure Hạ tầng khóa công khai

PRIMA PRivilige Management and Authorization

Dịch vụ quản lý ưu tiên và phân

quyền

RP Resource Provider Nhà cung cấp tài nguyên

SAML Security Assertion Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu liên kết an toàn

SOA Service Oriented

Architecture

Kiến trúc hướng dịch vụ

SOAP Simple Object Acess

Protocol

Giao thức truy cập đối tượng đơn

giản

SSL Secure Sockets Layer Giao thức bảo mật lớp sockets

TLS Transport Layer Security Giao thức bảo mật tầng giao vận

VO Virtual Organization Tổ chức ảo

VOMRS Virtual Organization Management Registration Service

Dịch vụ quản lý đăng ký tổ chức ảo

VOMS Virtual Organization Membership Service

Dịch vụ thành viên tổ chức ảo

WS Web Service Dịch vụ web

WSDD Web Service Deployment

Descriptor

Ngôn ngữ đặc tả dịch vụ Web

WSRF Web Services Resource

Framework

Framework đưa ra bởi GT4 hỗ trợ

kiến trúc lập trình mới

8

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay tính toán lưới đang nổi lên như một công nghệ nhiều hứa hẹn trong

tương lai, với khả năng tập hợp các nguồn tài nguyên nhàn rỗi, nhằm hướng tới các

mục tiêu về hiệu năng tính toán và khả năng chia sẻ, truyền thông dữ liệu. Nhiều

trung tâm nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới đang áp dụng và triển khai công

nghệ này vào thực tiễn, mở ra các khả năng mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin

cũng như các lĩnh vực khác.

Do đặc điểm đa dạng và không đồng nhất của các tổ chức và tài nguyên

trong lưới, vấn đề bảo mật trong lưới là một trong những vấn đề được quan tâm

hàng đầu. Có những vấn đề bảo mật mới chưa từng gặp trong các công nghệ bảo

mật hiện tại cho hệ thống tính toán phân tán truyền thống. Các thách thức về an toàn

bảo mật được đưa ra như các chính sách bảo mật liên miền cho lưới, các công nghệ

điều khiển truy nhập giữa các miền khác nhau.

Một vấn đề quan trọng đặt ra trong nghiên cứu an toàn bảo mật trên lưới là

việc quản lý bảo mật và danh sách điều khiển truy nhập trong một môi trường động

và có tính phân tán cao. Luận văn trình bày một giải pháp hoàn chỉnh cho việc quản

lý người dùng lưới, xác thực phân quyền và cho phép người dùng hay tổ chức ảo

gia nhập mới. Giải pháp được phát triển trong lưới tìm kiếm và so khớp tài liệu điện

tử liên trường GOODAS. Hệ thống lưới được phát triển tại trung tâm tính toán hiệu

năng cao (HPCC) thuộc trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Cấu trúc của luận văn

bao gồm các mục sau.

Chương I: Tổng quan về tính toán lưới

Chương II: Nền tảng an toàn thông tin lưới GSI

Chương III: Hệ thống quản lý tổ chức ảo

Chương IV: Kết quả thử nghiệm

Kết luận, Phụ lục & Tài liệu tham khảo được trình bày ở phần cuối của

luận văn.

9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản báo cáo này chưa được nộp cho bất

kỳ một chương trình cấp bằng thạc sĩ nào cũng nhưu bất kỳ một chương trình cấp

bằng nào khác.

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,

tìm hiểu của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều

được trình bày hoặc là của cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài

liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp

pháp.

Tôi xin hoàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy

định cho lời cam đoan của mình.

Học viên

Nguyễn Văn Trung

10

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng

dẫn PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến về những ý kiến đóng góp về chuyên môn và sự

động viên khích lệ của thầy trong suốt quá trình làm nghiên cứu của tôi.

Tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng tới GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Giám

đốc Trung tâm Tính toán hiệu năng cao Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thầy

đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên

cứu tại trung tâm.

Tôi cũng xin được gửi tới Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học

Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô, anh chị và các bạn

lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ nhiệt tình, vô giá trong quá trình nghiên cứu và

học tập tại đây.

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bố, mẹ, vợ con tôi về sự hỗ trợ

không thể thiếu của họ. Tình yêu của họ, sự khích lệ, động viên, sự quan tâm, chăm

sóc của họ đã giúp tôi vượt qua tất cả khó khăn để theo học chương trình và hoàn

thiện bản luận văn cuối khoá này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

11

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN LƯỚI

1.1. TÍNH TOÁN LƯỚI.

1.1.1. Khái niệm Tính toán lưới.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đã

xuất hiện những bài toán trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sức mạnh tính toán mà một

máy tính riêng lẻ không thể đảm trách. Tính toán lưới ra đời nhằm tạo khả năng

chia sẻ tài nguyên trên phạm vi toàn cầu, khả năng tận dụng các phần mềm cũng

như tài nguyên vật lý phân tán cả về mặt địa lý.

Hình 1-1: Tính toán lưới

- Định nghĩa 1:

Lưới tính toán là một cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm cung cấp khả

năng truy nhập nhất quán, tin cậy, qui mô và rẻ tới các tài nguyên tính toán mạnh.

I. Foster, C. Kesselman (1999)

- Định nghĩa 2:

Tính toán lưới liên quan tới việc chia sẻ, điều phối tài nguyên và giải quyết

vấn đề trong phạm vi các tổ chức ảo.

I. Foster, C. Kesselman, S. Tuecke, “Anatomy of the Grid“(2000)

12

- Định nghĩa 3:

Lưới tính toán là một hệ thống có các đặc trưng sau:

• Tài nguyên được điều phối một cách phi tập trung

• Sử dụng các giao thức chuẩn, mở và đa năng

• Cung cấp chất lượng dịch vụ không tầm thường

I. Foster‘s Three-Point Checklist (HPCWIRE - 22.07.2002).

Mỗi tác giả khi đưa ra định nghĩa đều đứng trên một số quan niệm nhất định.

Chẳng hạn định nghĩa 1 bị ảnh hưởng một cách sâu sắc bởi các dự án siêu tính toán

(meta-computing) trước đó. Định nghĩa 2 tập trung vào sự quan trọng của các giao

thức như là phương tiện để tương tác giữa các thành phần, còn định nghĩa 3 “có thể

sẽ thích hợp hơn cho các nghiên cứu về lưới có qui mô rất lớn trong tương lai. Định

nghĩa này đã bỏ qua nhiều đóng góp từ các tổ chức công nghiệp, do đó có lẽ là

không xác đáng” (W. Gentzsch, HPCWIRE 05.08.2002).

Vì vậy, để có được một cái nhìn toàn diện về lưới, ta không đưa ra một định

nghĩa cụ thể nào. Thay vào đó, chúng ta xem xét khái niệm lưới trên cơ sở các đặc

trưng sau:

- Kích thước lớn: theo nghĩa số lượng các tài nguyên tiềm tàng và khoảng cách về

mặt địa lý giữa chúng.

- Phân tán: có độ trễ đáng kể trong truyền dữ liệu và điều này có thể ảnh hưởng

lớn đến ứng dụng.

- Động: các tài nguyên có thể thay đổi khi ứng dụng đang được thực hiện

- Hỗn tạp: kiến trúc và tính chất của các nút lưới có thể là hoàn toàn khác nhau

- Vượt qua phạm vi một tổ chức: có nhiều trạm và các chính sách truy nhập có thể

khác nhau trên các trạm.

Có thể hình dung đơn giản một lưới bao gồm một tập các tài nguyên đa dạng

(còn gọi là các nút lưới - có thể là PC, cluster, hệ thống lưu trữ, …) thuộc về nhiều

tổ chức nhằm giải quyết một bài toán nào đó.

13

1.1.2. Lợi ích của Tính toán lưới.

1/. Khai thác các tài nguyên nhàn rỗi

Một trong những lợi ích cơ bản của tính toán lưới là khả năng chạy ứng dụng

trên một tài nguyên khác. Thống kê cho thấy, đối với các máy tính để bàn, trong một

ngày làm việc thì chỉ có khoảng 5% thời gian là bận, còn lại là rỗi [2]. Việc tận dụng

khoảng thời gian rỗi này để chạy các ứng dụng khác là một việc làm rất hiệu quả và

kinh tế.

2/. Cung cấp khả năng xử lý song song

Khả năng chạy ứng dụng song song là tính năng thú vị nhất mà tính toán lưới

mang lại. Lúc này, một công việc được chia thành nhiều công việc con, các công việc

con này được thực hiện đồng thời trên các tài nguyên khác nhau của lưới. Do đó, thời

gian chạy ứng dụng sẽ được rút ngắn nhiều lần.

Tuy nhiên, vấn đề là không phải ứng dụng nào cũng có thể triển khai theo cách

này được. Cần xem xét các yếu tố như khả năng song song hóa, sự trao đổi giữa các

công việc con khi chạy để đánh giá xem một ứng dụng có thực sự hiệu quả khi được

triển khai trên lưới hay không.

3/. Giúp hợp tác giữa các tổ chức

Sự hợp tác được thể hiện thông qua khái niệm tổ chức ảo - sự kết hợp nhiều tổ

chức thực cùng mục tiêu. Thông qua mô hình tổ chức ảo, các tổ chức thực có thể chia

sẻ tài nguyên như dữ liệu, các thiết bị đặc biệt.

4/. Giúp truy nhập các tài nguyên khác:

Ngoài tài nguyên tính toán và lưu trữ, lưới còn cung cấp các loại tài nguyên

khác, chẳng hạn đường truyền mạng, các phần mềm đắt tiền. Ví dụ như nếu một

người dùng muốn tăng thông lượng kết nối tới Internet để thực hiện khai phá dữ liệu,

anh ta có thể tận dụng các kết nối Internet riêng biệt của các nút lưới khác để chạy bài

toán trên.

5/. Giúp cân bằng trong sử dụng tài nguyên

Lưới cung cấp khả năng lập lịch, giúp phân bổ các công việc lên các nút một

cách hợp lý, tránh tình trạng bị quá tải ở bất kì một nút nào.

14

Hình 1-2: Công việc được chuyển sang các nút ít bận hơn

6/. Mang lại độ tin cậy

Khái niệm tin cậy trong tính toán lưới được thể hiện ở các khía cạnh sau: một

là, trong lưới có những tài nguyên tính toán đắt tiền, cung cấp độ tin cậy cao cho

những bài toán được thực hiện trên chúng. Hai là, lưới cung cấp khả năng lập lịch lại,

phân bổ lại công việc nếu có lỗi xảy ra. Ba là, nếu cần, một công việc có thể được

chạy đồng thời trên nhiều nút, cho nên việc xảy ra lỗi ở một nút sẽ không làm ảnh

hưởng đến kết quả của công việc đó.

15

1.1.3. Vấn đề cơ bản của một hệ thống lưới.

Có 4 vấn đề cơ bản được quan tâm trong tính toán lưới [3], đó là:

1/. An toàn và bảo mật (Security)

Một nền tảng an toàn và bảo mật vững chắc sẽ quyết định sự phát triển của môi

trường tính toán lưới. Với tính chất quy mô lớn, quan hệ chia sẻ tài nguyên giữa nhiều

tổ chức, an toàn và bảo mật luôn phải được coi là một trong những yếu tố hàng đầu

trong lưới. Hai vấn đề quan trọng trong an toàn bảo mật phải xem xét trong tính toán

lưới là:

- Chứng thực người dùng (Authentication)

- Xác thực thẩm quyền (Authorization).

2/. Lập lịch và quản lý tài nguyên (Resource Management and Scheduling)

Các tài nguyên lưới thường phân tán và không đồng nhất. Do đó, việc tích hợp,

đồng bộ hóa và biểu diễn chúng dưới một dạng thống nhất là yêu cầu tất yếu. Trong

môi trường tính toán lưới, tại một thời điểm có thể có rất nhiều ứng dụng cùng truy

cập chia sẻ một hoặc nhiều tài nguyên khác nhau, do vậy cần có bộ lập lịch nhằm tối

ưu hóa các công việc. Bộ lập lịch phải dựa vào các thông tin trên toàn bộ lưới để

quyết định thứ tự đệ trình công việc.

3/. Dịch vụ thông tin (Information Service)

Đối với một môi trường động và không đồng nhất như tính toán lưới thì các

thông tin về các thành phần trong lưới sẽ thay đổi liên tục. Chính vì vậy, dịch vụ

thông tin cần cung cấp cơ chế tự động cập nhật và đăng ký các thông tin về toàn hệ

thống như kiến trúc các tài nguyên, các dịch vụ có thể cung cấp trên lưới, trạng thái

của toàn bộ môi trường lưới.

4/. Quản lý dữ liệu (Data Management)

Việc truy cập các nguồn dữ liệu trên lưới đòi hỏi một khả năng trao đổi, tương

tác với các dữ liệu có thể lên đến giga bytes hoặc hơn thế nữa. Điều này đòi hỏi tính

toán lưới phải có các chiến lược lưu trữ cũng như tối ưu hóa các hệ thống lưu trữ.

16

1.1.4. Kiến trúc của một lưới

Theo [4], một lưới bao gồm các thành phần sau:

1/. Tầng nền (Fabric)

Bao gồm các tài nguyên phân tán, các tài nguyên này có thể có kiến trúc và tính

chất rất khác nhau.

2/. Tầng trung gian lưới (Core Middleware)

Cung cấp các dịch vụ cơ bản của lưới như quản lý truy nhập từ xa, định vị tài

nguyên, đăng ký và khám phá tài nguyên, bảo mật.

3/. Tầng trung gian phía người dùng (User level middleware)

Bao gồm môi trường phát triển ứng dụng, các công cụ lập trình và các bộ môi giới

tài nguyên nhằm lựa chọn các tài nguyên phù hợp và thực hiện công việc trên các

tài nguyên đó.

4/. Các ứng dụng lưới và cổng giao tiếp

Tầng trên cùng là các ứng dụng lưới được phát triển bởi các công cụ hỗ trợ. Cổng

điện tử lưới cung cấp giao diện Web cho các ứng dụng lưới, giúp người dùng có

thể đệ trình công việc và tập hợp kết quả thông qua Web.

17

1.2. VẤN ĐỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG TÍNH TOÁN LƯỚI

Do đặc điểm hỗn tạp và không đồng nhất của các tổ chức và tài nguyên trong

lưới, vấn đề an toàn thông tin trong lưới là một trong những vấn đề được quan tâm

hàng đầu. Có những vấn đề an toàn thông tin mới chưa từng gặp trong các công

nghệ an toàn thông tin hiện tại cho hệ thống tính toán phân tán truyền thống. Ví dụ,

các tính toán song song đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán, dẫn tới nhu cầu phải

thiết lập các mối quan hệ an toàn thông tin, không đơn giản chỉ là với client và

server, mà giữa hàng trăm tiến trình thực hiện trong không gian tập hợp nhiều miền

quản trị. Ngoài ra, cần phải có các chính sách an toàn thông tin liên miền cho lưới,

các công nghệ điều khiển truy nhập giữa các miền khác nhau cũng phải được hỗ trợ.

Các ứng dụng và hệ thống lưới có thể đòi hỏi bất cứ chức năng nào trong các

chức năng cơ bản của an toàn thông tin như là: chứng thực, điều khiển truy nhập,

và toàn vẹn. Khi phát triển kiến trúc lưới, cũng cần phải lựa chọn giải pháp để đáp

ứng được đòi hỏi của các đặc tính rất riêng của lưới:

- Đăng nhập một lần:

Khi bắt đầu một tính toán đòi hỏi sử dụng tài nguyên, cho thuê tài nguyên

hay truyền thông nội bộ, người dùng có thể được chứng thực, và sẽ không phải

chứng thực trong các tính toán tiếp theo.

- Giấy ủy nhiệm người dùng:

Các mật khẩu, khóa bí mật phải được bảo vệ bằng các chính sách như mã

hóa, hệ thống file bảo mật, phân quyền,

- Tích hợp các giải pháp an toàn thông tin địa phương:

Các giải pháp liên miền phải tích hợp với các giải pháp an toàn thông tin địa

phương để đảm bảo độc lập của các thành viên lưới.

- Hạ tầng giấy ủy nhiệm, chứng chỉ số thống nhất:

Truy nhập liên miền đòi hỏi phải có một quy ước thống nhất để biểu diễn

định danh của các thực thể lưới như là người dùng, tài nguyên,... Vì thế, cần có một

chuẩn để mã hóa các chứng chỉ số cho mục đích an toàn thông tin. Hiện tại, X509

là chuẩn cho các chứng chỉ số phổ biến trong môi trường lưới.

18

- Hỗ trợ an toàn nhóm truyền thông:

Một tính toán có thể đòi hỏi một số các tiến trình, cùng cộng tác các hoạt

động của chúng với nhau như là một nhóm. Tổ hợp các nhóm tiến trình sẽ thay đổi

trong vòng đời của một tính toán. Vì thế, cần cung cấp an toàn truyền thông nhóm

động. Không có giải pháp nào hiện tại hỗ trợ tính năng này, thậm chí là thư viện lập

trình GSS-API còn không cung cấp an toàn truyền thông nhóm.

- Độc lập công nghệ:

Các chính sách không phục vụ cho một công nghệ phát triển ứng dụng cụ thể

nào. Hơn nữa, có thể cài đặt các chính sách trong một phạm vi các công nghệ an

toàn thông tin, dựa trên cả kĩ thuật mã hóa công khai và phân phối khóa công khai.

1.2.1. Các thách thức an toàn trong Tính toán lưới.

Các yêu cầu an toàn lưới ở trên được định hướng để cung cấp các tổ chức ảo

phân tán, rộng lớn để chia sẻ và sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng trong một mô

hình thống nhất. Tuy nhiên, các tài nguyên cũng như các thành phần khác tham gia

lưới lại bị quản lý bởi các nội quy và các chính sách của một tổ chức truyền thống mà

chúng là thành viên. Do vậy, để các tổ chức ảo truy nhập vào các tài nguyên trong các

tổ chức truyền thống, chúng phải được thiết lập và cộng tác qua mối quan hệ tin tưởng

hai bên, tồn tại giữa người dùng với các tổ chức truyền thống của họ và mối quan hệ

giữa người dùng với các tổ chức ảo. Chúng ta không thể thiết lập quan hệ tin tưởng

trực tiếp giữa các tổ chức truyền thống với tổ chức ảo hay các thành viên mở rộng của

nó.

Cơ chế an toàn lưới giải quyết các trở ngại này bằng cách cho phép có một tổ

chức ảo thống nhất chung một phần chính sách của các tổ chức truyền thống (policy

domain overlay).

19

Hình 1-3: Miền tin tưởng chung của tổ chức ảo.

Các tài nguyên và các tổ chức đưa ra các điều khiển chính sách mở rộng

(outsource policy) cho một bên thứ ba, các tổ chức ảo (VOs), phối hợp các chính sách

mở rộng trong một miền tin tưởng ổn định lâu dài, để cho phép chia sẻ tài nguyên và

sử dụng. Giải pháp tải chồng các chính sách dẫn tới các chức năng chủ yếu sau mà

lưới phải thực hiện:

- Hỗ trợ nhiều cơ chế an toàn khác nhau:

Các miền tài nguyên hay các tổ chức ảo thường đã có sự đầu tư đáng kể

trong các cơ chế và cơ sở hạ tầng an toàn thông tin của địa phương họ. Do vậy mà

thách thức lớn nhất chính là phải liên kết các công nghệ an toàn thông tin trên các

địa phương hơn là thay thế toàn bộ nó, như thế sẽ rất tốn kém và hoàn toàn không

có tính kế thừa.

- Khởi tạo động các dịch vụ:

Người dùng có thể khởi tạo ra các dịch vụ mới mà không cần có sự can thiệp

của nhà quản trị, ngoài ra các dịch vụ này còn có thể tương tác với nhau. Như vậy là

phải có cơ chế định danh các thực thể lưới, cấp quyền cho các dịch vụ mà không

20

ảnh hưởng tới các cơ chế bảo mật điạ phương. Một ví dụ trong cơ sở hạ tầng GSI,

khi một dịch vụ lưới cung cấp cho người dùng, các định danh về người dùng sử

dụng dịch vụ, định danh của dịch vụ, định danh của hệ thống mà dịch vụ đăng ký

trên đó đều được xác định rõ ràng.

- Thiết lập động các miền chứng thực tin tưởng (trust domain):

Việc chứng thực không chỉ được thiết lập giữa người dùng và tài nguyên

trong một tổ chức ảo mà còn mở rộng giữa các tổ chức ảo với nhau. Như vậy đòi

hỏi phải có một mô hình an toàn thông tin hướng người dùng (user-driven security

model), cho phép người dùng tạo ra các thực thể và các miền chính sách để liên kết

tài nguyên trong các tổ chức ảo.

1.2.2. Các chính sách bảo đảm an ninh cho hệ thống lưới

Bảo vệ CSDL tránh khỏi những hiểm hoạ có nghĩa là bảo vệ dữ liệu trong

CSDL, tránh khỏi việc truy cập không hợp lệ, một cách vô tình hay cố ý.

Mỗi lưới là một tập hợp gồm nhiều tài nguyên hay còn gọi là nút lưới. Một

số tài nguyên có thể thuộc quyền sử dụng của tất cả các thành viên lưới, trong khi

số khác lại hạn chế quyền truy nhập đối với các thành viên. Một số thuật ngữ sau

được xây dựng trong khi nghiên cứu các vấn đề về bảo đảm an toàn cho hệ thống

Tính toán lưới

+ Chủ thể là một thành viên của các hoạt động an toàn thông tin. Đối với môi

trường lưới, chủ thể thường là người dùng, tài nguyên hay các tiến trình thay mặt

cho các tài nguyên đó

+ Giấy ủy nhiệm là thông tin cung cấp định danh cho chủ thể để xác định tên và vai

trò của chủ thể đó. Giấy ủy nhiệm được ký bởi nhà thẩm quyền và có thời gian tồn

tại nhất định. Sau khoảng thời gian đó thì giấy ủy nhiệm không còn hiệu lực

+ Chứng thực là tiến trình để chủ thể chứng minh định danh của mình cho đối

tượng được yêu cầu. Chứng thực hai bên (bên yêu cầu và bên được yêu cầu) là quá

trình hai bên chứng thực lẫn nhau, còn gọi là chứng thực đa phương.

+ Thẩm quyền là tiến trình mà thông qua đó, ta xác định được một chủ thể có được

phép truy nhập và sử dụng tài nguyên hay không