7
ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021 Journal of Science and Technology 13 NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC, HOÀN THIỆN HỆ CỠ SỐ VÀ KHẮC PHỤC NẾP NHĂN NÁCH ÁO DÀI TAY RAGLAN Dương Thị Kim Đức 1, *, Vũ Đình Doanh 2 1 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Trường Đại học Thái Bình * Tác giả liên hệ: [email protected] Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 05/03/2021 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/04/2021 Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/06/2021 Tóm tắt: Thiết kế Áo dài của mỗi thời kỳ đều mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đời sống xã hội, phản ánh quan niệm thẩm mỹ và vẻ đẹp của người phụ Việt Nam giai đoạn đó. Những năm 60 của thế kỉ XX, sự xuất hiện của Áo dài tay Raglan đã giải quyết được những nếp nhăn hai bên nách áo so với Áo dài tay liền trước đó, mà vẫn tôn lên vẻ đẹp tròn trĩnh của bờ vai và phần thân trên của người phụ nữ. Với mục tiêu góp phần đưa trang phục Áo dài truyền thống vào sản xuất theo phương thức hàng loạt, tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ của trang phục truyền thống này. Nhóm tác giả đi vào tổng kết và hệ thống về thiết kế của các dạng thức tay Áo dài thế kỉ XX, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cơ thể người mặc đối với thiết kế tay Áo dài Raglan. Từ đó hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài tay Raglan, khắc phục hiện tượng nhăn tại vị trí vòng nách đối với sản phẩm Áo dài may sẵn, đẩy mạnh việc ứng dụng trang phục truyền thống vào đời sống thời trang Việt Nam hiện đại. Từ khóa: Áo dài, Áo dài tay Raglan, nách Áo dài Raglan, công thức Áo dài Raglan, Áo dài Raglan may sẵn. 1. Tổng quan Chiếc Áo dài Việt Nam vừa duyên dáng lại quyến rũ, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo mỏng manh đó chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, bản sắc văn hoá dân tộc Việt được bảo lưu trong suốt trường kì lịch sử. Áo dài tay Raglan là một bước tiến có giá trị trong quá trình cách tân Áo dài phụ nữ Việt Nam những năm 60 - 70 của thế kỷ XX. Tay Raglan đã hạn chế được những nếp nhăn hai bên nách áo của tay Áo dài liền nách trước đó khiến chiếc Áo dài ôm sát và tôn vẻ đẹp phần thân trên của người phụ nữ Việt Nam. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về Áo dài dưới nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, phục dựng, thiết kế,…[1] và cũng có không ít những công thức thiết kế Áo dài tay Raglan, và đề tài luận văn nghiên cứu về thiết kế Áo dài nói chung. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hoàn chỉnh công thức thiết kế cho sản phẩm Áo dài tay Raglan cũng như xây dựng hệ thống cỡ số Áo dài nữ sinh, khắc phục hiện tượng nhăn tại vị trí nách áo, giúp cho sản phẩm Áo dài ngày một đẹp, tiện nghi và hoàn thiện hơn. Góp phần đưa trang phục Áo dài truyền thống sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay của người phụ nữ Việt Nam. 2. Thực nghiệm 2.1. Đối tượng nghiên cứu Khái quát về Áo dài Phụ nữ Việt Nam, thiết kế Áo dài và các dạng thức tay Áo dài qua từng giai đoạn thế kỷ XX; Tay áo Raglan và ảnh hưởng cơ thể người mặc đến thiết kế tay Áo dài Raglan; một số hệ công thức thiết kế Áo dài và Áo dài tay Raglan; Số đo nữ sinh viên trường Đại học Thái Bình từ 20 - 25 tuổi; Hệ cỡ số và hệ cỡ số của Áo dài dành cho sản xuất hàng loạt. 2.2. Phương php nghiên cứu Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp liên ngành: nghiên cứu dưới góc độ lịch sử phân chia giai đoạn nhằm thấy được sự biến đổi của thiết kế Áo dài phụ nữ Việt Nam nói chung và các dạng thức thiết kế tay Áo dài nói riêng, chủ yếu là thế kỷ XX. Nghiên cứu các công thức thiết kế tay Áo dài Raglan từ thế kỉ XX đến nay nhằm thấy được các

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC, HOÀN THIỆN HỆ CỠ SỐ VÀ KHẮC …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ISSN 2354-0575

Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021 Journal of Science and Technology 13

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC, HOÀN THIỆN HỆ CỠ SỐ VÀ KHẮC PHỤC NẾP NHĂN NÁCH ÁO DÀI TAY RAGLAN

Dương Thị Kim Đức1,*, Vũ Đình Doanh2

1 Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội2 Trường Đại học Thái Bình

* Tác giả liên hệ: [email protected]

Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 05/03/2021Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/04/2021Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/06/2021

Tóm tắt:Thiết kế Áo dài của mỗi thời kỳ đều mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đời sống xã hội, phản ánh

quan niệm thẩm mỹ và vẻ đẹp của người phụ Việt Nam giai đoạn đó. Những năm 60 của thế kỉ XX, sự xuất hiện của Áo dài tay Raglan đã giải quyết được những nếp nhăn hai bên nách áo so với Áo dài tay liền trước đó, mà vẫn tôn lên vẻ đẹp tròn trĩnh của bờ vai và phần thân trên của người phụ nữ. Với mục tiêu góp phần đưa trang phục Áo dài truyền thống vào sản xuất theo phương thức hàng loạt, tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ của trang phục truyền thống này. Nhóm tác giả đi vào tổng kết và hệ thống về thiết kế của các dạng thức tay Áo dài thế kỉ XX, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cơ thể người mặc đối với thiết kế tay Áo dài Raglan. Từ đó hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài tay Raglan, khắc phục hiện tượng nhăn tại vị trí vòng nách đối với sản phẩm Áo dài may sẵn, đẩy mạnh việc ứng dụng trang phục truyền thống vào đời sống thời trang Việt Nam hiện đại.Từ khóa: Áo dài, Áo dài tay Raglan, nách Áo dài Raglan, công thức Áo dài Raglan, Áo dài Raglan may sẵn.

1. Tổng quanChiếc Áo dài Việt Nam vừa duyên dáng lại

quyến rũ, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo mỏng manh đó chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, bản sắc văn hoá dân tộc Việt được bảo lưu trong suốt trường kì lịch sử.

Áo dài tay Raglan là một bước tiến có giá trị trong quá trình cách tân Áo dài phụ nữ Việt Nam những năm 60 - 70 của thế kỷ XX. Tay Raglan đã hạn chế được những nếp nhăn hai bên nách áo của tay Áo dài liền nách trước đó khiến chiếc Áo dài ôm sát và tôn vẻ đẹp phần thân trên của người phụ nữ Việt Nam.

Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về Áo dài dưới nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, phục dựng, thiết kế,…[1] và cũng có không ít những công thức thiết kế Áo dài tay Raglan, và đề tài luận văn nghiên cứu về thiết kế Áo dài nói chung. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hoàn chỉnh công thức thiết kế cho sản phẩm Áo dài tay Raglan cũng như xây dựng hệ thống cỡ số Áo dài nữ sinh, khắc phục hiện tượng nhăn tại vị trí

nách áo, giúp cho sản phẩm Áo dài ngày một đẹp, tiện nghi và hoàn thiện hơn. Góp phần đưa trang phục Áo dài truyền thống sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay của người phụ nữ Việt Nam.2. Thực nghiệm2.1. Đối tượng nghiên cứu

Khái quát về Áo dài Phụ nữ Việt Nam, thiết kế Áo dài và các dạng thức tay Áo dài qua từng giai đoạn thế kỷ XX; Tay áo Raglan và ảnh hưởng cơ thể người mặc đến thiết kế tay Áo dài Raglan; một số hệ công thức thiết kế Áo dài và Áo dài tay Raglan; Số đo nữ sinh viên trường Đại học Thái Bình từ 20 - 25 tuổi; Hệ cỡ số và hệ cỡ số của Áo dài dành cho sản xuất hàng loạt. 2.2. Phương phap nghiên cứu

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp liên ngành: nghiên cứu dưới góc độ lịch sử phân chia giai đoạn nhằm thấy được sự biến đổi của thiết kế Áo dài phụ nữ Việt Nam nói chung và các dạng thức thiết kế tay Áo dài nói riêng, chủ yếu là thế kỷ XX. Nghiên cứu các công thức thiết kế tay Áo dài Raglan từ thế kỉ XX đến nay nhằm thấy được các

ISSN 2354-0575

Journal of Science and Technology14 Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021

phương pháp thiết kế hiện có, từ đó giúp chúng ta lựa chọn được công thức thích hợp để nghiên cứu ứng dụng cho đề tài.

Phương pháp thu thập, tài liệu, hệ thống, tổng kết, phân tích, đánh giá đưa ra hướng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp thực nghiệm: lựa chọn phương pháp đo trực tiếp và lấy số liệu để thiết kế Áo dài từ 100 sinh viên nữ độ tuổi từ 20 đến 25 trường Đại học Thái Bình. Phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số bằng phần mềm SPSS đưa ra hệ thống cỡ số Áo dài cho nữ sinh trường Đại học Thái Bình nói riêng và cỡ số Áo dài phụ nữ Việt Nam nói chung, tiện dụng cho việc tiến hành sản xuất hàng loạt.

Phương pháp thực nghiệm thử nghiệm may mẫu: xác định công thức thiết kế, thử nghiệm may mẫu, thử mẫu, hiệu chỉnh và hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài Raglan cho 3 loại vai thường gặp: vai thường, vai ngang, vai xuôi. Phương pháp đánh giá, hiệu chỉnh để hoàn thiện công thức thiết kế.3. Kết quả và bàn luận3.1. Tổng kết về thiết kế cac dạng thức tay Áo dài thế kỉ XX

Được chia thành 4 giai đoạn theo cách phân chia quá trình phát triển Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX. [2]3.1.1. Giai đoạn 1: từ năm 1900 đến năm 1930

Vào đầu thế kỷ XX, Áo dài Phụ nữ Việt Nam về thiết kế có hai dạng thức cơ bản là Áo dài Tứ thân và Áo dài Ngũ thân. Áo dài tứ thân vẫn rất được thông dụng bởi phái nữ ở vùng thôn quê Bắc bộ. Còn tầng lớp Quý tộc triều Nguyễn và phụ nữ trung lưu ở các thành thị thì mặc Áo dài Ngũ thân với phần cấu trúc thêm một thân con để cài khuy phía vạt trước bên ngực phải.

a. Bản vẽ mô phỏng tay nối của

Áo dài Tứ thân [2]

b. Bản vẽ mô phỏng tay nối của

Áo dài Ngũ thân

Hình 1. Thiết kế vai Áo dài giai đoạn 1900 – 1930

Áo dài Tứ thân, Ngũ thân thời kỳ này về mặt

công thức thiết kế không thay đổi nhiều, dẫn đến một sự nhất quán dễ nhận biết về phong thái và kiểu cách may đó là: Khâu hai mảnh vải lại làm nên thân áo, độ rộng kéo dài đến nửa cánh tay, hai mảnh vải nữa chắp vào làm nên hai nửa ống tay áo. Chính vì công thức may này mà y phục phương Đông xưa có kiểu dáng khá giống nhau:

- Khi trải ra, ống tay áo và vai tạo thành 1 đường thẳng;

- Phần nách áo khá rộng dù ống tay áo có rộng hay hẹp;

- Thân áo khá rộng, càng xuống dưới thì càng rộng (do được ghép từ hai mảnh vải).3.1.2. Giai đoạn 2: từ năm 1930 đến năm 1960

Giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Áo dài Phụ nữ Việt Nam với trào lưu cách tân Áo dài của các nhà thiết kế. Điển hình là nhà thiết kế Cát Tường với kiểu Áo dài Lemur, chiếc áo được cắt may theo kiểu Tây phương với tay phồng, cổ bồng... Còn họa sĩ Lê Phổ, năm 1934, thì chỉ hiệu chỉnh cho chiếc Áo dài Ngũ thân trở nên vừa vặn, khít thân người mặc hơn, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn.

a. Hình ảnh vai ráp của Áo dài Cát tường

b. Hình ảnh vai liền của Áo dài Lê phổ

Hình 2. Thiết kế vai Áo dài giai đoạn 1930 – 1960

Giai đoạn này đánh dấu sự bứt phá trong công thức may Áo dài. Áo dài thời kỳ này có những điểm khác biệt dễ nhận thấy so với giai đoạn năm 1900 đến năm 1930 đó là:

- Khi áo được trải ra thì ống tay áo và thân áo tạo thành một đường gấp khúc chứ không thẳng như áo tứ thân, áo ngũ thân;

- Nách áo hẹp, dẫn đến thân áo ôm sát người; - Thân áo liền vì được may từ 1 mảnh vải. - Ống tay áo được nối vào thân áo theo kiểu

phương Tây chứ không như cách thức truyền thống.

ISSN 2354-0575

Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021 Journal of Science and Technology 15

3.1.3. Giai đoạn 3: từ năm 1960 đến năm 1990Vào những năm 1960, Đệ nhất phu nhân Việt

Nam Cộng Hòa, bà Trần Lệ Xuân khởi xướng mốt áo dài cổ khoét, hình chữ V. Nhiều người sau đó còn may Áo dài với cổ khoét tròn. Khi đó còn có những Áo dài dùng cả dây cước luồn vào phần eo áo để chít eo...

a. Áo dài cổ chữ V, tay liền

b. Áo dài cổ truyền thống, tay Raglan

Hình 3. Thiết kế vai Áo dài giai đoạn 1960 – 1990

Giai đoạn này đánh dấu sự phổ biến của áo có nịt ngực nên xu hướng thiết kế mang đậm phong cách ôm sát, làm nổi bật vòng một của cơ thể.

- Áo dài tay Raglan đánh dấu mốc bắt đầu và phát triển mạnh ở giai đoạn này với Áo dài tay Raglan có chít eo; Cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc khoảng 45˚ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn.

- Áo được thiết kế với nhiều phong cách như: Áo dài miniraglan, Áo dài hippy…3.1.4. Giai đoạn 4: từ năm 1990 đến năm 2000

Giai đoạn này Áo dài cơ bản đã thành hình, kiểu dáng không có gì thay đổi. NTK Áo dài tiêu biểu cho giai đoạn này có NTK Ngân An với Áo dài truyền thống, NTK Minh Hạnh với Áo dài thổ cẩm và họa sĩ Sỹ Hoàng với Áo dài vẽ.

Hình 4. Áo dài tay Raglan giai đoạn 1990 – 2000

Mỗi giai đoạn thời kỳ sẽ có một cách thức thiết kế Áo dài phù hợp với quan niệm thẩm mỹ,

thế giới quan và nhân sinh quan của phụ nữ giai đoạn đó. Nghiên cứu về thiết kế Áo dài nói chung, thiết kế tay Áo dài nói riêng và thiết kế của tay Áo dài Raglan cho thấy được vai trò và quan niệm về người, về vẻ đẹp của người Phụ Nữ Việt Nam thể hiện qua đó là sự tích hợp giữa quan niệm truyền thống và thẩm mỹ phương tây (qua sự du nhập của cách thiết kế tay Áo dài Raglan). Tay Áo dài Raglan giúp tôn lên vẻ đẹp thân trên của người phụ nữ và vẻ tròn trịa của bờ vai và cánh tay, như một tác phẩm điêu khắc, nghệ thuật.3.2. Tay Áo dài Raglan và Sự ảnh hưởng hình dang cơ thể người đến thiết kế tay Áo dài RaglanTay Áo dài Raglan

Tay Raglan xuất phát từ châu Âu, do FitzRoy Somerset Đệ nhất Nam tước Raglan phổ biến. Ông là người mặc loại áo cắt kiểu tay này vì bị thương tích ở cánh tay phải trong trận Waterloo và phải cưa tay. Vào năm 1851 khi John Emery thành lập Aquascutum, một nhà may đo cho các sĩ quan quân đội và quý tộc trên đất liền. Emery và nhóm thợ may của ông đã phát triển một kiểu đầu tay áo hoàn toàn mới cho Somerset, sử dụng một đoạn vải liên tục kéo dài từ cổ áo đến dưới cánh tay. Điều này giúp cho FitzRoy di chuyển và chiến đấu hiệu quả hơn. [3]

Tay Raglan là một bước cải tiến lớn trong hình dáng cách tân Áo dài của phụ nữ Việt vào năm 1958 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Áo cắt kiểu này bó sát thân hình hơn và bớt nhăn ở hai bên vai và nách. Trong khi Áo dài phụ nữ dần dần chuyển hẳn sang ráp Raglan, Áo dài nam giới không thay đổi, giữ nguyên nét cách truyền thống vai ngang. Sự ảnh hưởng hình dáng cơ thể người đến thiết kế tay Áo dài Raglan

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thiết kế trang phục như nguyên phụ liệu, hình dáng cơ thể, cỡ số, công thức thiết kế… Bài báo này tập trung đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của cơ thể người mặc đến quá trình thiết kế sản phẩm quần áo nói chung và sản phẩm Áo dài nói riêng. Tay áo Raglan là một dạng tay áo được biến kiểu từ loại tay áo thông thường, vị trí và hình dạng của tay Áo dài Raglan quyết định nhiều đến vẻ đẹp của hình dáng Áo dài. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của hình dáng cơ thể người sẽ giúp cho việc thiết kế

ISSN 2354-0575

Journal of Science and Technology16 Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021

tay Áo dài Raglan được hoàn thiện hơn. Các yếu tố ảnh hưởng gồm: Ảnh hưởng từ vai,

bắp tay, vòng ngực; ảnh hưởng từ vòng cổ, vòng nách, vòng bụng; ảnh hưởng từ dáng lưng... [4]Ảnh hưởng từ vai

Có các loại kiểu vai cơ bản như: vai lý tưởng, vai ngang, vai xuôi, vai cơ bắp và vai xương. Với mỗi kiểu vai khác nhau sẽ có giá trị xuôi vai khác nhau (giá trị xuôi vai được tính từ đốt sống cổ thứ 7 đến điểm đầu vai ngoài được xác định theo một đường vuông góc). Với vai ngang so với dạng vai cơ bản bình thường khi mặc sản phẩm Áo dài tay Raglan thì phần nách tay trước thường bị nhăn do tay bị kéo lên dẫn đến thừa vải phần nách tay trước, còn với dạng vai xuôi so với vai thường thì phần nách trước thân áo có xu hướng trùng xuống hơn vai bình thường do thừa phần vải đoạn nách thân trước.Ảnh hưởng từ bắp tay

Dáng tay áo và cụ thể là vị trí bắp tay là vị trí ảnh hưởng đến hạ nách thân và quyết định đến của hình dáng tay áo và chức năng chuyển động của tay áo. Trong quá trình thiết kế tay Áo dài Raglan, sự thay đổi kích thước bắp tay sẽ dẫn đến sự thay đổi về hạ nách tay. Trong hình 5, tay áo B với hạ nách tay thấp, bắp tay to, do đó chức năng chuyển động tốt, thoải mái nhưng hình dáng không đủ đẹp; đối với tay áo C thì do hạ nách tay sâu, bắp tay nhỏ, do đó hình dáng tay đẹp, thon nhưng chức năng di chuyển lại kém. Chính vì vậy khi thiết kế tay Áo dài Raglan cần xem xét toàn diện về hình dáng cơ thể người cũng như khả năng vận động của tay áo để xử lý tay Áo một cách linh hoạt.

A: Bắp tay cơ bảnB: bắp tay toC: Bắp tay nhỏ

Hình 5. Ảnh hưởng của bắp tay đến tay Áo dài Raglan

Ảnh hưởng từ vòng ngựcCác kiểu ngực có thể xuất hiện trên cơ thể

người gồm: ngực lý tưởng hay ngực tiêu chuẩn có

thềm ngực đầy đặn và vòng ngực ở mức to vừa phải, ngực lớn, ngực lép, ngực lõm, ngực nhô ra. Việc quan sát kiểu ngực trên cơ thể cũng như khi tiến hành đo phải được tiến hành một cách chính xác về thông số và chú ý về thềm ngực, kiểu ngực để có những biện pháp xử lý trong quá trình thiết kế cũng như trong quá trình mặc, giúp cho người mặc có cảm giác thoái mái, không lộ rõ các khuyết điểm khi mặc sản phẩm Áo dài.Ảnh hưởng từ vòng nách

Độ vừa vặn của tay Áo dài Raglan phụ thuộc chủ yếu vào hình dạng của vòng nách và vị trí của các đường liên kết giữa vòng nách tay và vòng nách trên thân. Một chiếc Áo dài tay Raglan đẹp là một chiếc Áo dài mà đường ráp nách tay trước và nách thân trước, đường ráp nách tay sau và nách thân sau phải trơn đều không xuất hiện các hiện tượng găng hoặc trùng hoặc có các nếp gấp tại vị trí đường ráp tay Áo dài Raglan.

Chính vì vậy quá trình tiến hành đo thông số vòng nách phải được thực hiện theo đúng quy trình, đúng thao tác để có được thông số vòng nách chính xác nhất giúp cho quá trình thiết kế tay Áo dài Raglan đảm bảo mặc ôm sát cơ thể không bị hiện tượng trùng, rộng khi mặc. Ảnh hưởng từ dáng lưng

Thông thường cơ thể người gồm các dáng lưng sau: lưng lý tưởng là lưng cong nhẹ ra ngoài, lưng phẳng, lưng tròn, lưng gù. Mỗi một dáng lưng cần có sự điều chỉnh thiết kế thích hợp để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tay Áo dài. Ví dụ : Đối với dạng lưng gù thì khi thiết kế phần áo thân sau sẽ phải thêm lượng dư để triệt tiêu hiện tượng kéo áo lên khi mặc, cũng như nách tay sau phải có lượng cộng thêm phù hợp để tương xứng với nách thân sau của thân sau Áo dài…

3.2. Xây dựng hệ cỡ số Áo dài phụ nữ Việt Nam từ 20 – 25 tuổi

Dựa vào hệ thống số đo Áo dài và phương pháp đo trực tiếp, lấy số đo 100 sinh viên nữ độ tuổi 20-25 của sinh viên trường Đại học Thái Bình. Thu thập số đo và xử lý kết quả đo bằng phần mềm SPSS. Dựa trên nghiên cứu các công trình và công bố về tiêu chuẩn Việt Nam về đo kích thước cơ thể người. Từ đó đưa ra hệ cỡ số theo các cỡ S, M, L cho Áo dài phụ nữ Việt Nam.

ISSN 2354-0575

Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021 Journal of Science and Technology 17

3.3. Thử nghiệm may mẫu, thử mẫu, hiệu chỉnh và hoàn thiện công thức

Dựa trên công thức thiết kế Áo dài của trường Đại học Thái Bình[5] có nghiên cứu, tham khảo các công thức thiết kế Áo dài tay Raglan khác[6,7,8] ,

tiến hành may mẫu Áo dài tay Raglan theo hệ thống số đo cỡ M. Sau đó tiến hành đánh giá mẫu may bằng cách cho 9 người mẫu thuộc size M với 3 loại kiểu vai: vai thường, vai ngang, vai xuôi mặc thử.

Bảng 1. Bảng thông số trung bình

Kích thước Da Hes Het Dt Vbt Vc Vn Vng Ve Vm Dn Cn

Số đo 125 36 39 71 25 34 34 84 64 88 16 17

Bảng 2. Sản phẩm may hoàn thiện với người mẫu vai thường, vai xuôi, vai ngang

Kiểu vai

Hình ảnh người mẫu 1 Hình ảnh người mẫu 2 Hình ảnh người mẫu 3

Thân trước Thân sau Thân trước Thân sau Thân trước Thân sau

Vai thường

Vai xuôi

Vai ngang

Đánh giá, bàn luậnSau khi tiến đo, gom cỡ, may cỡ trung bình

cho ra được sản phẩm. Sau đó xin ý kiến nhận xét của các giảng viên thuộc bộ môn May và Thiết kế thời trang, đại học Thái Bình và người mặc mẫu. Tổng kết của nhóm như sau:

- Sản phẩm Áo dài tay Raglan khi may xong và mặc trên chín người mẫu thì phần sau của sản phẩm hơi nhăn do hạ nách thân hơi sâu.

- Phần ngực của cả chín người mẫu không có hiện tượng bị hõm tại vị trí thềm ngực.

- Phần bắp tay của người mẫu vai xuôi và vai ngang hơi nhỏ hơn so với vai thường nên yếu tố bắp tay là yếu tố cần quan tâm, chỉnh sửa;

- Đoạn dưới 1/3 nách tay gần nách xảy ra hiện tượng bị bùng nhiều và hiện tượng trùng tại cổ nên có thể xem xét giảm thông số vòng nách cho hạ nách thân, hạ nách tay ngắn lại;

- Phần vai ngang tạo ra hiện tượng nhăn nhiều nhất nên cần phân tích để có điều chỉnh phù hợp.Hoàn thiện công thức thiết kế

Dựa trên phân tích đó nhóm nghiên cứu tiến

ISSN 2354-0575

Journal of Science and Technology18 Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021

hành hiệu chỉnh rập như sau:- Vòng nách khi đo theo lý thuyết (đo sát vòng

nách qua điểm đầu vai) sẽ giảm 2 cm tương đương khi đo hơi siết để cho vòng nách ôm khi mặc;

- Nách tay sau không chỉnh, tay trước đánh sâu hơn 0,4 cm đoạn 1/3 nách tay áo từ đầu tay xuống; đánh sâu vào 0,6 cm đoạn 2/3 nách tay áo từ đầu tay xuống.

- Ngang bắp tay cộng cử động giảm 0,5 cm đảm bảo độ ôm khi mặc. Ngang bắp tay = 1/2 Số đo bắp tay + 1 cm.

Sau khi cho 9 sinh viên size M với ba loại kiểu vai: vai thường, vai ngang, vai xuôi mặc sản phẩm Áo dài tay Raglan đã qua hiệu chỉnh, về cơ bản sản phẩm đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Hình 6. Bản vẽ hiệu chỉnh nách tay trước tay Áo dài Raglan

Thành phẩm Áo dài tay Raglan size M sau khi hiệu chỉnh công thức thiết kế của trường Đại học Thái Bình.

Bảng 3. Kết quả hiệu chỉnh với người mẫu: vai thường, vai xuôi, vai ngangKiểu vai Hình ảnh người mẫu 1 Hình ảnh người mẫu 2 Hình ảnh người mẫu 3

Thân trước Thân sau Thân trước Thân sau Thân trước Thân sauVai

thường

Vai xuôi

Vaingang

4. Kết luậnThông qua việc nghiên cứu lịch sử về thiết kế

Áo dài Phụ Nữ Việt Nam nói chung và các dạng thức thiết kế tay Áo dài Raglan nói riêng, thế kỷ XX. Ảnh hưởng của yếu tố cơ thể người đến thiết kế tay Áo dài Raglan. Trên cơ sở đó, hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài tay Raglan khắc phục được hiện tượng nhăn tại vị trí vùng nách tay cho ba loại vai cơ bản: vai thường, vai ngang, vai xuôi khi chuyển sang sản xuất đại trà. Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống cỡ số Áo dài phụ nữ Việt Nam cho nữ sinh viên lứa

tuổi từ 20 đến 25 tuổi. Góp phần vào quá trình đưa Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam được sử dụng nhanh chóng và đạt tính thẩm mỹ cao trong thời trang hiện đại.

Để phát huy, tiếp tục hướng phát triển đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả có thể phát triển hoàn thiện thêm công thức thiết kế tay Áo dài Raglan cho các loại chất liệu khác nhau. Hoàn thiện công thức nhảy cỡ số tránh hiện tượng nhăn tại vị trí nách tay áo cho các cỡ khác cỡ M. Hoàn thiện thêm công thức tay Áo dài Raglan ở nhiều độ tuổi khác nhau.

ISSN 2354-0575

Khoa học & Công nghệ - Số 30/Tháng 6 - 2021 Journal of Science and Technology 19

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thị Huế. “Nghiên cứu về công thức thiết kế và hệ cỡ số Áo dài Phụ Nữ Việt Nam từ 20 đến 30 tuổi”. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2018.[2]. Dương Thị Kim Đức. Lịch sử Áo dài phụ nữ. Luận văn tiến sĩ Đại học Đông Hoa, Thượng Hải, Trung Quốc, 2013.[3]. Benedict Brown (2020). How a Coat From the 1850s Became the Most Stylish Outerwear Choice for 2020. Nguồn: https://robbreport.com/style/menswear/history-of-the-raglan-sleeve-coat-2899032/[4]. Xu Qiang, Effect of structural design factors on modeling of raglan sleeve. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, ISSN: 0975-7384, 2013, 5(12), pp. 797-800.[5]. Tập bài giảng “Thiết kế trang phục 4” – lưu hành nội bộ - Trường Đại học Thái Bình, 2009.[6]. Huỳnh Thị Kim Phiến. Giáo trình thiết kế trang phục IV. Trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật TP HCM, 2008.[7]. Triệu Thị Chơi. “Kỹ thuật cắt may toàn tập”. Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản lần 5 có sửa chữa bổ sung, 2008.[8]. Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Giáo trình thiết kế trang phục – Tập 2. NXB Hà Nội, 2008.

STUDYING THE FORMULA, COMPLETING THE SIZE CHARTS AND OVERCOMING THE WRINKLES UNDER THE ARMPIT RAGLAN LONG SLEEVES

Abstract:The Aodai design of each period had its characteristics suitable to the social life, reflecting the

aesthetic concept and the beauty of Vietnamese women in that period. In the 60s of the twentieth century, the appearance of the Raglan Aodai not only solved the wrinkles on both sides of the armpit compared to the previous long sleeves but also enhanced the beauty of the woman’s the shoulders and upper body. To contribute to bringing traditional Aodai into mass production, saving time while still maintaining the aesthetics of this costume. The authors summarize and systematize the design of the twentieth-century Aodai, analyzing the influence of the wearer’s body elements on the Raglan Aodai design. Since then, completing the design formula of Raglan Aodai, overcoming the wrinkling phenomenon at the armpit position for ready-made Ao Dai, promoting the application of traditional clothing in modern Vietnamese fashion life.Keywords: Aodai, Raglan Aodai, Armpit of Raglan Aodai, formula Raglan Ao dai, ready-made Raglan Ao dai.