5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 11/2016 [1] HOẠT ĐỘNG KH-CN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trà hoa vàng thuộc chi Trà (Camellia), họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền Đông và miền Nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía Đông tới Nhật Bản và Indonexia với khoảng 100-250 loài đã được thống kê, mô tả. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên trà hoa vàng được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó, trà hoa vàng được nhiều nước quan tâm nghiên cứu vì có nhiều giá trị và công dụng đặc biệt. Ở Việt Nam, trà hoa vàng được tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An... Chúng thường mọc ở độ cao 300-800m so với mặt nước biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn. Theo PGS.TS Trần Ninh - giảng viên khoa Sinh, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại n DSCKII. Trần Minh Tuệ (1) DS. Lang Văn Hiệu, DS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2) học Quốc gia Hà Nội, người đã có 16 năm chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng, ở Việt Nam đã phát hiện có 20 loài Camellia tại các khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương và một số rừng ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lâm Đồng... Tại đây đã tìm thấy các loài trà hoa vàng như: Camellia crasdiphylla, Camellia tamdaoensis, Camellia murauchi, Camellia gilbertii, Camellia cucphuongensis... Từ năm 2012-2013, đoàn nghiên cứu Nhật Bản do Giáo sư Hakoda phối hợp với PGS.TS Trần Ninh đã phát hiện tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có một loài trà hoa vàng. Sau khi phân tích, đánh giá, đoàn chuyên gia đã đặt tên cho loài trà hoa vàng ở Quế Phong là Camellia quephongensis Hakoda et Ninh. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu đánh giá về giá trị của cây trà hoa vàng tại Quế Phong, Nghệ An. Trong khi đó, tại các bản làng, số lượng cây trà hoa vàng mọc tự nhiên ngày càng ít do bị người dân thu hái cạn kiệt để bán cho các thương lái Trung Quốc, thậm chí đào cả cây đem về làm cảnh, hái hoa uống. Các sản phẩm chiết xuất từ loài trà hoa vàng trên thị trường cũng chưa nhiều, mới chỉ dừng NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ HÒA TAN TỪ TRÀ HOA VÀNG Ở QUẾ PHONG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ HÒA TAN TỪ TRÀ HOA VÀNG Ở … HDKH_01.pdf · chống xói mòn. Cây có nhiều lá, dễ phân giải, có tác Cây có nhiều lá, dễ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2016 [1]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrà hoa vàng thuộc chi Trà (Camellia),

họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khuvực miền Đông và miền Nam châu Á, từdãy Himalaya về phía Đông tới Nhật Bản vàIndonexia với khoảng 100-250 loài đã đượcthống kê, mô tả. Từ những năm 60 của thếkỷ XX, lần đầu tiên trà hoa vàng được pháthiện ở Quảng Tây, Trung Quốc thu hút sựquan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó, tràhoa vàng được nhiều nước quan tâm nghiêncứu vì có nhiều giá trị và công dụng đặc biệt.

Ở Việt Nam, trà hoa vàng được tìm thấytại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắcnhư: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, LàoCai, Nghệ An... Chúng thường mọc ở độ cao300-800m so với mặt nước biển, phần lớn làtrong rừng thứ sinh xen giữa các nương rẫy,ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộđầu, ven khe suối cạn.

Theo PGS.TS Trần Ninh - giảng viênkhoa Sinh, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại

n DSCKII. Trần Minh Tuệ(1)

DS. Lang Văn Hiệu, DS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết(2)

học Quốc gia Hà Nội, người đã có 16 năm chuyênnghiên cứu về trà hoa vàng, ở Việt Nam đã phát hiệncó 20 loài Camellia tại các khu vực Vườn Quốc giaTam Đảo, Cúc Phương và một số rừng ở Thái Nguyên,Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lâm Đồng... Tại đây đã tìmthấy các loài trà hoa vàng như: Camellia crasdiphylla,Camellia tamdaoensis, Camellia murauchi, Camelliagilbertii, Camellia cucphuongensis...

Từ năm 2012-2013, đoàn nghiên cứu Nhật Bản doGiáo sư Hakoda phối hợp với PGS.TS Trần Ninh đãphát hiện tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có mộtloài trà hoa vàng. Sau khi phân tích, đánh giá, đoànchuyên gia đã đặt tên cho loài trà hoa vàng ở QuếPhong là Camellia quephongensis Hakoda et Ninh.Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đisâu đánh giá về giá trị của cây trà hoa vàng tại QuếPhong, Nghệ An. Trong khi đó, tại các bản làng, sốlượng cây trà hoa vàng mọc tự nhiên ngày càng ít dobị người dân thu hái cạn kiệt để bán cho các thươnglái Trung Quốc, thậm chí đào cả cây đem về làm cảnh,hái hoa uống. Các sản phẩm chiết xuất từ loài trà hoavàng trên thị trường cũng chưa nhiều, mới chỉ dừng

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ HÒA TAN TỪ TRÀ HOA VÀNG Ở QUẾ PHONG

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2016 [2]

lại ở khuôn khổ sử dụng thủ công và trong người dân.Trà hoa vàng sử dụng dưới dạng thuốc sắc bất tiện,không được sử dụng rộng rãi và không có hiệu quảkinh tế. Vì vậy, việc tìm hiểu về tác dụng của cây tràhoa vàng và nghiên cứu dạng bào chế mới hiện đạinhư trà hòa tan trà hoa vàng sẽ có khả năng đáp ứngtốt nhu cầu của thị trường, tiện lợi và dễ sử dụng.

II.ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Địa điểm nghiên cứuTập trung chủ yếu ở các xã: Mường Nọc, Thông

Thụ, Đồng Văn của huyện Quế Phong.2. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các đề tài, chuyên

luận, báo cáo, tạp chí có liên quan đến trà hoa vàng.- Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với người

dân bản địa để tìm hiểu về: thời điểm ra hoa, thời gianthu hoạch, công dụng và cách sử dụng, phân bố trà hoavàng ở từng vùng; Trò chuyện với tư thương để tìmhiểu trữ lượng thu hái mỗi ngày của cả vùng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Tìm hiểu về tác dụng của cây trà hoa vàng1.1. Giá trị làm dược liệuTrà hoa vàng có tên khoa học là Camellia

chrysantha, là loài thực vật hạt kín trong họ ChèTheaceae, có giá trị dược liệu rất quý. Ở Trung Quốc,trà hoa vàng (hay còn gọi là kim hoa trà) được nhiềunhà nghiên cứu hợp chất tự nhiên của Trung Quốcphát hiện có chứa hơn 400 loại nguyên tố hóa họckhác nhau, rất có lợi cho sức khỏe con người.

Tạp chí “Camellia International Journal” - mộtấn phẩm chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thếgiới xuất bản tại Newzealand cho biết: trà hoa vàngcó thể chiết xuất 9 vi chất khác nhau. Sản phẩm từcác hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chếsự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% (trong khiy học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã cóthể xem là thành công trong điều trị ung thư); giúpgiảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu(trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảmchỉ là 33,2%). Chất chiết xuất từ trà hoa vàng còn cótác dụng làm giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trongcơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tândược hiện nay.

Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếngcủa Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứukhoa học đã khẳng định trà hoa vàng “có những côngdụng y học vô giá”. Theo chuyên gia này, sử dụng sảnphẩm từ trà hoa vàng có thể làm giảm triệu chứng xơ

vữa động mạch do máu nhiễm mỡ saukhoảng 20 ngày. Trà hoa vàng còn rất tốt chobệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm vàđiều hòa huyết áp của nó. Sử dụng trà hoavàng có thể chữa được rất nhiều bệnh nhưtáo bón, hạ đường huyết đối với người bịtiểu đường. Bên cạnh đó, một số bệnh vềđường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó vàvàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữđều có thể sử dụng thức uống này như mộtphương pháp chữa trị đơn giản lại sớm manglại kết quả.

Tiến sĩ John Welsburger - thành viên caocấp của Tổ chức Sức khỏe Hoa Kỳ phátbiểu: “Dường như những thành phần chứatrong trà có khả năng làm giảm nguy cơ mộtsố bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim vàung thư”. Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan,những người uống 4-5 tách chè đen hàngngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so vớinhững người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đóchính là do chất flavonoid có trong chè đenđã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểuhuyết cầu trong máu - nguyên nhân dẫn đếnhầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đautim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là mộtdạng chè được chế biến từ trà hoa vàng.

Y học cổ truyền Trung Quốc đã tổng kết9 tác dụng chính của lá trà hoa vàng: 1/Trong lá trà có những hoạt chất làm giảmtổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu,giảm lượng cholesterol mật độ thấp (choles-terol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độcao (cholesterol tốt). 2/ Nước sắc lá trà cótác dụng hạ huyết áp rõ ràng và được duy trìtrong thời gian tương đối dài. 3/ Nước sắc látrà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu,chống sự hình thành huyết khối gây tắcnghẽn mạch máu. 4/ Phòng ngừa ung thư vàức chế sự phát triển của các khối u khác. 5/Hưng phấn thần kinh. 6/ Lợi tiểu mạnh. 7/Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữađộng mạnh máu. 8/ Ức chế và tiêu diệt vikhuẩn. 9/ Lá trà có tác dụng chống viêm,chống dị ứng và duy trì trạng thái bìnhthường của tuyến giáp [1, 16, 17, 18].

Theo cuốn Từ điển cây thuốc Việt Namcủa GS. Võ Văn Chi thì lá của trà hoa vàng

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2016 [3]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

được sử dụng để chữa bệnh lỵ, các bệnhchốc lở [2].

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở cácxã trong huyện Quế Phong biết về cây tràhoa vàng dùng để nấu nước uống như chèxanh. Đây là loài cây mọc tự nhiên trongrừng. Người dân dùng trà hoa vàng nấu lấynước uống, người ốm yếu đau nhức cơ thểtrở nên khỏe mạnh, hoạt bát còn người khỏemạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngongiấc. Lá của trà hoa vàng còn được dùngnhư một loại thức ăn được nấu với mănglàm canh dùng cho người mới ốm dậy,người suy nhược sức khỏe. Ngoài ra, khi bịcác vết thương lở loét, người dân địaphương còn lấy hoa và lá của trà hoa vànggiã nhỏ đắp lên vết thương, mỗi ngày thay2-3 lần thì sau 2-3 ngày, vết thương sẽ khôvà liền da.

Trong quá trình điều tra khảo sát về câytrà hoa vàng, đoàn chúng tôi tìm hiểu, tiếpxúc với một vài thầy lang trong vùng, đượcbiết trà hoa vàng là vị thuốc Nam hết sức cóhiệu quả. Ngoài tác dụng của hoa thì lá củatrà hoa vàng còn có tác dụng chống mệt mỏi,giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chứcnăng tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc rất tốt. Đâylà vốn quý cần phát huy, nhất là trong điềutrị dự phòng ở cơ sở.

1.2. Giá trị làm cây cảnhGiá trị lớn nhất và dễ nhận thấy nhất của

các loài thuộc chi Camellia là làm cây cảnh.Màu vàng của trà hoa vàng rất đặc trưng,

khó có thể tạo được bằng phương pháp lai tạo nêncàng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà laitạo giống chè trên thế giới. Hiện nay, người ta đã tìmđược Camellia flava của Việt Nam là loài rất dễ lai tạovà đã tạo được nhiều loài lai giữa loài này với các loàichè của Nhật Bản.

Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa cómàu vàng sặc sỡ, hoa từ trung bình đến to, có đườngkính 4-8cm, đẹp, tươi lâu, nhiều loài nở hoa vào dịpTết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm cáccây trà hoa vàng dã sinh về trồng làm cảnh ở sân vườn.

Trà hoa vàng đang được người dân các nước nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Mỹ sử dụng như một loại câycảnh quý. Có khoảng 3.000 giống lai ghép đã đượcchọn lọc từ trà hoa vàng, nhiều giống có hoa kép. Mộtsố loài hoa trà được coi là biểu tượng của một banghay một tỉnh như: loài chè Camellia japonica là loàihoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ và thànhphố Trùng Khánh, Trung Quốc…[3, 6, 7, 8].

1.3. Giá trị khácTrà hoa vàng thường là cây gỗ nhỏ, cao 3-5m, là

cây chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng tự nhiên. Dođó, trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầng dướicho các đai rừng phòng hộ nuôi dưỡng nguồn nước,chống xói mòn. Cây có nhiều lá, dễ phân giải, có tácdụng giữ nước và cải tạo đất tốt [2, 3, 7].

2. Đánh giá chất lượng và trữ lượng của cây tràhoa vàng trên địa bàn huyện Quế Phong

Từ năm 2012-2013, đoàn nghiên cứu Nhật Bản doGiáo sư Hakoda phối hợp với PGS.TS Trần Ninh đãphát hiện và đặt tên cho loài trà hoa vàng mới tạihuyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là Camelliaquephongensis Hakoda et Ninh [16].

Hình 1. Trà hoa vàng (Camellia quephongensis) tại Nghệ An

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2016 [4]

Trà hoa vàng Quế Phong (Camellia que-phongsis Ninh et Hakoda) thích nghi và sinhtrưởng tốt nhất ở điều kiện khí hậu nhiệt đớimưa mùa (ở độ cao từ 300-800m so với mựcnước biển), dưới tán rừng có chiều cao 10-15m, độ tàn che 0,55-0,7 [4, 6, 7, 8, 16].

Kết quả điều tra, khảo sát toàn huyệnQuế Phong, có hơn 5.000 cây trà hoa vàng,cây đang cho thu hoạch là trên 4.500 cây,tập trung chủ yếu ở các xã Mường Nọc,Thông Thụ, Đồng Văn. Trà hoa vàng tạiđây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sinhtrưởng tốt khá cao (trên 70%). Trung bìnhcứ 100 cây thì có khoảng 70 cây trưởngthành cho khoảng 1kg hoa tươi/cây/vụ,khoảng 21 cây trung bình chưa cho ra hoahoặc cho hoa nhưng dưới 0,2kg/cây/vụ.Còn lại là cây nhỏ, sinh trưởng kém. Nhưvậy, có 91/100 cây trà hoa vàng được khảosát phát triển tốt và trung bình, chứng tỏđiều kiện sinh thái, khí hậu và thổ nhưỡngcủa vùng rất phù hợp cho sự sinh trưởng,phát triển của loài trà hoa vàng Camelliaquephongesis Hakoda et Ninh.

Trà hoa vàng được thu hái vào tháng 10-12 âm lịch, bộ phận thu hái chủ yếu: lá, nụvà hoa. Sau khi thu hái nụ và hoa tươi, ngườidân địa phương bán lại cho tư thương hoặctiến hành sơ chế, bảo quản bằng cách hônghoặc chần qua nước sôi, để ráo nước và cho

vào sấy. Công đoạn sấy có thể tiến hành bằng lò sấyhoặc bằng than, củi. Thành phẩm nụ và hoa khô đượcngười dân sử dụng bằng cách hãm với nước sôi đểuống hoặc bán cho những người có nhu cầu. Đối vớibộ phận lá, sau khi thu hái được đem phơi hoặc sấykhô, khi dùng có thể hãm hoặc sắc để uống.

Điều tra sơ bộ cho thấy, trữ lượng trà hoa vàng tựnhiên tại Nghệ An đang có chiều hướng sụt giảm. Hiệntại, vào mùa thu hái, mỗi cây cho khoảng 1kg hoa vànụ tươi. Toàn huyện Quế Phong mỗi ngày có thể muađược trên 6 tạ hoa tươi. Như vậy, chỉ tính riêng tạihuyện Quế Phong, mỗi năm cho thu hoạch trên 54 tấnhoa và nụ tươi, với giá thu mua hiện tại dao động từ50.000-70.000 đồng/kg hoa tươi cho thu nhập gần 300triệu đồng.

Hiện nay, đang có một vài dự án quy hoạch trồngtrà hoa vàng tại huyện Tương Dương, Quế Phongnhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý và tạo ra nguồn lợikinh tế. Trong đó, dự án trồng trên 12ha trà hoa vàngtại xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương của Công ty CPVật tư Nông nghiệp Nghệ An [22] và dự án bảo toàngen trà hoa vàng của Công ty Dược liệu TH tại 5harừng tự nhiên thuộc xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong,Nghệ An đang cho kết quả tích cực [23].

3. Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất trà hòa tanTrà hoa vàng dùng dưới dạng sắc uống bất tiện cho

việc sử dụng, không được sử dụng rộng rãi và khôngcó hiệu quả về kinh tế. Vì thế, dạng bào chế trà hòatan có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường,tiện lợi và dễ sử dụng. Chỉ cần uống một gói là đã

Hình 2: Trạng thái rừng có trà hoa vàng

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 11/2016 [5]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

bằng hãm hoặc nấu cả ấm trà, với ưuđiểm hòa tan nhanh, không để lại bã, cáchlàm đơn giản, tính cô đặc cao, lại có thểuống nguội hoặc uống nóng rất tiện lợi.Trà hòa tan ngày nay đã trở thành mộthình thức tồn tại chủ yếu của trà, phù hợpvới xã hội công nghiệp.

Vì bào chế dưới dạng trà hòa tan, nêndung dịch khi pha phải có màu sắc trong,không vẩn đục, mùi vị thơm ngon, chấtlượng nước ổn định. Theo kinh nghiệmcủa người dân bản địa và qua tìm hiểuthực tế sử dụng của nhiều nơi có nguồndược liệu trà hoa vàng như: Trung Quốc,Tam Đảo, Ba Chẽ - Quảng Ninh, ĐồngNai..., nguyên liệu sử dụng chủ yếu là hoavà nụ khô. Trong khi đó, so sánh nướchãm từ lá và nước hãm từ hoa, chúng tôinhận thấy: nước hãm từ hoa ổn định vềmàu sắc và mùi vị lâu hơn nước hãm từlá khô. Về mặt hóa học, trong lá có nhiềuthành phần hoạt chất tanin - là hỗn hợppoliphenol nên dễ bị oxy hóa, chất diệplục chỉ tan trong nước nóng, khi nướcnguội đi thì bị lắng tủa làm mất đi sự ổnđịnh của dịch chiết.

Do đó, chúng tôi lựa chọn nguyên liệuđể sản xuất trà hòa tan là nụ và hoa tràhoa vàng. Hoa và nụ hoa đã được sấykhô của trà hoa vàng được đưa đi chiếttách để lấy các thành phần có hoạt tínhsinh học bằng dung môi nước, chiếtbằng nồi chiết và sử dụng hơi quá nhiệtđể chiết xuất, tạo thành cao dược liệuchuẩn bị cho quá trình bào chế trà hoavàng dưới dạng trà hòa tan.

IV. KẾT LUẬNTrà hoa vàng (Camellia spp.) là loài

cây quý hiếm, có nhiều giá trị như làmthuốc, đồ uống, làm cảnh... nhưng hiệnnay công trình nghiên cứu về dược liệunày chưa nhiều và chưa được quan tâmđúng mức. Do đó, việc nghiên cứu đánhgiá lựa chọn nguyên liệu trà hoa vàng đểđưa vào sản xuất trà hòa tan, từ đó gópphần bảo vệ sức khỏe người dân, bảo tồn,phát triển nguồn dược liệu quý là hết sứccần thiết./.

Chú thích:(1) Sở Y tế Nghệ An(2) Công ty CP Dược VTYT Nghệ An

Tài liệu tham khảo

1. Lương Thịnh Nghiệp, 2000, Trung Quốc danh ưu trà hoa, NxbKim Thuần, Bắc Kinh.

2. GS. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NxbY học.

3. Đỗ Văn Tuân, 2013-2016, Khai thác và phát triên nguôn gentrà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và trà hoa vàng pêtêlô(Camellia petelotii) tai Vườn Quốc gia Tam Đảo, Đề tài nghiên cứukhoa học cấp Nhà nước.

4. Trần Ninh, 2002, Kết quả nghiên cứu phân loại các loại tràhoa vàng của Việt Nam. Proceedings of the first National Symposiumon yellow Camellia of Viet Nam, Tam Dao 8-1 Ja. 9-14.3.

5. Viện dược liệu (2007), Bước đầu khảo sát thành phần hóa họccủa một số loài trà hoa vàng camellia spp ở Việt Nam.

6. Ngô Quang Đê, 1998, Sưu tập một số loài cây Camellia hoavàng dã sinh góp phần bảo vệ nguồn gen loài cây quý có nguy cơ bịtuyệt diệt, Báo cáo khoa học Đại học Lâm nghiệp 1998.

7. Ngô Quang Đê, 2001, Trà hoa vàng (Camellia sp) nguồn tàinguyên quý hiếm cần bảo vệ và phát triển, Tạp chí Việt Nam hươngsắc 92, 10-11.

8. Tạp chí Camellia International Journal - Chuyên nghiên cứuvề trà hoa vàng của thế giới.

9. Lixia Song, Xiangshe, WangXueqin Zheng, Dejian Huang,Polyphenolic antioxidant profiles of yellow camellia. Food Chem-istry, Volume 129, Issue 2, 15 November 2011, Pages 351-357.

10. QIN Lan-fang, LAI Mao-xiang, LIANG Bing, QU Xin-cheng,HUANG Yun-feng, HU Qi-ming. Determination of Kaempferol inCamellia petelotii by HPLC. Guangxi Sciences, 2012-04.

11. Http://www.baomoi.com/Khai-thac-tiem-nang-nong-nghiep-mien-tay-Nghe-An /c/16026823.epi.

12. Http://ngheandost.gov.vn/tin-tuc-su kien, Sở KH&CN Nghệ An:Kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài quỹ gen, 15/06/2015.

Hình 3: Cây trà hoa vàng trưởng thành tại huyện Quế Phong, Nghệ An