13
Nguồn Gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất- *chuak-*sio-chó (phần 12) Nguyễn Cung Thông Tuất là chi thứ 11 trong 12 con giáp (thập nhị chi) biểu tượng bằng con chó. Tuất chỉ thời gian như giờ Tuất từ 7 giờ đến 9 giờ tối, tháng 9, và chỉ hướng WNW (Tây Bắc Tây). Phần này không viết về khái niệm thời không gian của chi Tuất mà chỉ xét các liên hệ ngữ âm của Tuất với các tiếng chỉ con chó trong những ngôn ngữ Đông Nam Á. Trong 12 con vật thì chỉ còn chó và mèo là loài được nuôi trong nhà (pets) cho thấy càng ngày con người càng xa dần thiên nhiên - thời bắt đầu đã từng có 12 con vật rất gần với xã hội! Nếu Tuất là từ chỉ con chó hay đã từng liên hệ đến chi (genus) canis này trong văn hoá Hán tộc - hay khuyển/cẩu được dùng thay cho Tuất - thì không ai bận tâm đặt vấn đề về nguồn gốc phi-Hán của tên của chi này (hay rộng hơn là cả tên cả 12 chi - thập nhị chi). Tuy nhiên, khi đi ngược dòng thời gian tìm ra nghĩa nguyên thuỷ của Tuất - ta thấy chẳng có dính líu gì đến loài chó! Thành ra vấn đề ký âm của một tiếng 'nước ngoài' (tiếng Việt Cổ) trở nên rõ nét, không những thế hiện tượng ký âm này còn phù hợp với quá trình thành lập chữ Hán theo chiều dầy lịch sử. Phần sau ta sẽ thấy hình ảnh của ngôn ngữ phương Nam bắt đầu xuất hiện khi so sánh liên hệ ngữ âm lịch sử của Tuất. Giọng Bắc Kinh/BK bây giờ được ghi bằng pinyin (bính âm) rất phổ thông, so với các số sau vần chỉ thanh điệu như klu2 - không nên lầm với các số cho phần ghi chú thêm. Tiếng Thái gọi năm Tuất là bpee jaaw (bpee là năm, jaaw là chó) nhưng chó của tiếng Thái là mah (tiếng Lào cũng là mah) hay sòo-nák ... Điều này cho thấy Thái Lan đã mượn dạng chó từ tiếng Việt. Hiện tượng này còn thấy trong các cách dùng khác như năm chuột, tiếng Thái là bpee chuat nhưng chuột lại là nưu (hay noo) trong tiếng Thái! 1. Giới thiệu tổng quát

Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Nguồn Gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak-*sio-chó

(phần 12)

Nguyễn Cung Thông

Tuất là chi thứ 11 trong 12 con giáp (thập nhị chi) biểu tượng bằng con chó. Tuất 戌 chỉ thời gian như giờ Tuất từ 7 giờ đến 9 giờ tối, tháng 9, và chỉ hướng WNW (Tây Bắc Tây). Phần này không viết về khái niệm thời không gian của chi Tuất mà chỉ xét các liên hệ ngữ âm của Tuất với các tiếng chỉ con chó trong những ngôn ngữ Đông Nam Á. Trong 12 con vật thì chỉ còn chó và mèo là loài được nuôi trong nhà (pets) cho thấy càng ngày con người càng xa dần thiên nhiên - thời bắt đầu đã từng có 12 con vật rất gần với xã hội!Nếu Tuất là từ chỉ con chó hay đã từng liên hệ đến chi (genus) canis này trong văn hoá Hán tộc - hay khuyển/cẩu được dùng thay cho Tuất - thì không ai bận tâm đặt vấn đề về nguồn gốc phi-Hán của tên của chi này (hay rộng hơn là cả tên cả 12 chi - thập nhị chi). Tuy nhiên, khi đi ngược dòng thời gian tìm ra nghĩa nguyên thuỷ của Tuất - ta thấy chẳng có dính líu gì đến loài chó! Thành ra vấn đề ký âm của một tiếng 'nước ngoài' (tiếng Việt Cổ) trở nên rõ nét, không những thế hiện tượng ký âm này còn phù hợp với quá trình thành lập chữ Hán theo chiều dầy lịch sử. Phần sau ta sẽ thấy hình ảnh của ngôn ngữ phương Nam bắt đầu xuất hiện khi so sánh liên hệ ngữ âm lịch sử của Tuất. Giọng Bắc Kinh/BK bây giờ được ghi bằng pinyin (bính âm) rất phổ thông, so với các số sau vần chỉ thanh điệu như klu2 - không nên lầm với các số cho phần ghi chú thêm.

Tiếng Thái gọi năm Tuất là bpee jaaw (bpee là năm, jaaw là chó) nhưng chó của tiếng Thái là mah (tiếng Lào cũng là mah) hay sòo-nák ... Điều này cho thấy Thái Lan đã mượn dạng chó từ tiếng Việt. Hiện tượng này còn thấy trong các cách dùng khác như năm chuột, tiếng Thái là bpee chuat nhưng chuột lại là nưu (hay noo) trong tiếng Thái!

1. Giới thiệu tổng quát

Page 2: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Tiếng Hán khuyển chỉ con chó - giọng Bắc Kinh bây giờ là quǎn 犬 cũng chính là bộ thủ thứ 94 trong 214 bộ - cho thấy sự quan trọng của loài thú này trong văn hoá Trung Hoa. Cẩu 狗 gŏu BK là một chữ khác trong vốn từ tiếng Hán chỉ con chó và dùng nhiều gắp 7 lần so với khuyển - tần số dùng1 của cẩu là 64966 trên 434717750 so với khuyển là 9110 trên 434055645. Một số tự điển chữ Hán vẫn dùng khuyển phệ hay cẩu phệ (chó sủa) cho thấy cách dùng tương của hai từ này. Khuyển là chữ tượng hình so với cẩu là chữ tượng thanh (hài thanh) như chính Khổng Tử đã nhận ra và ghi lại trong Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận thời Đông Hán :

犬 : 狗 之 有 縣 蹏 者 也 。 象 形 。 孔 子 曰 : “ 視 犬 之 字 如 畫 狗 也 ”

(Khuyển : cẩu chi hữu huyền đề giả dã . Tượng hình . Khổng Tử viết : " thị khuyển chi tự như họa cẩu dã”)

狗 : 孔 子 曰 : “ 狗 , 叩 也 。 叩 气 吠 以 守 。 ” 从 犬 句 聲 。

(Cẩu : Khổng Tử viết : " cẩu , khấu dã . Khấu khí phệ dĩ thủ . " Tòng khuyển cú thanh)

Không thấy chữ cẩu hiện diện trong giáp cốt văn, kim văn - điều này phù hợp với nhận xét trên của Jerry Norman về sự xuất hiện trễ cũng như là vết tích của ngôn ngữ phương Nam trong vốn từ Hán

Seal Characters (chữ triện)–trích http://www.chineseetymology.org xem chú thích 7

s07140 LST Seal Characters

L35428 L18415 L18416 L18417

Page 3: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Theo tác giả Jerry Norman thì khuyển là một từ Hán Cổ đã được dùng rất lâu, sau đó cẩu (nguồn gốc phương Nam) từ từ thay thế khuyển. Thí dụ như nhánh ngôn ngữ Miao-Yao có dạng cổ *klu2 chỉ con chó so với klo (tiếng Môn)2…Có nhiều tiếng trong vốn từ Hán chỉ loài cho như khuyển và cẩu ở trên, tuy nhiên còn những tiếng như 尨 mang HV, máng BK - các giọng Quảng Đông mong2 hay Hẹ mung4, mong4 ... cho thấy dạng âm cổ hơn muông vẫn còn thấy trong tiếng việt. Thuyết Văn Giải Tự còn định nghĩa mang như sau

犬 部 : 尨 : 犬 之 多 毛 者 。 从 犬 从 彡 。 《 詩 》 曰 :“ 無 使 尨 也 吠 。”Khuyển bộ : mang : khuyển chi đa mao giả . Tòng khuyển tòng sam . " Thi " viết : " vô sử mang dã phệ . "

Tiếng Thái có các từ máa ( thanh điệu cao - rising tone) หมา hay soo-nahk ส�น�ข chỉ con chó : soo-nahk có thể nhập từ tiếng Phạn suna-ka (con chó) श�नक , đồ ăn cho chó : aa-hăan soo-nahk อาหารส�น�ข … Điều này cho thấy các tiếng trong một ngôn ngữ có thể là tàn tích giao lưu với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là ngoại lệ với những từ khuyển, cẩu, mang, lang ... Ngay cả trong tiếng Việt, ta còn thấy các cách dùng như chó má (chỏ mả, tiếng Mường) cho thấy vết tích giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á : chó/Việt ghép với má/Thái chỉ cùng một nghĩa.

Page 4: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Một điểm đáng chú ý là tên gọi các loài chó trong họ Ấn Âu : dog (tiếng Anh, gốc tiền Germanic) chien (Pháp), nhưng để chỉ con chó cái thì là bitch (Anh) chienne (Pháp). Chó săn gọi là hound (Anh) so với Hund (Đức), hond (Hà Lan) ... Đều có gốc tiền Ấn-Âu *kwon, liên hệ đến tiếng La Tinh canis, tiếng Hi Lạp κυων (kuōn). Có nhiều từ chỉ chó sói như wolf, jackal ...

Hiện nay có cả trăm loại chó trên thế giới dựa vào cách phân loại khoa học như sau

Kingdom/Giới AnimaliaPhylum/Ngành ChordataClass/Lớp MammaliaOrder/Bộ CarnivoraFamily/Họ CanidaeGenus/Chi CanisSpecies/Loại C. lupusSubspecies/Tiểu Loại C. l. familiaris

1.1 Hình ảnh loài chó trong văn hoá Trung Hoa

Chó hiện diên trong các thành ngữ như

Lang tâm cẩu phế : lòng con lang (chó sói), phổi con chó - hàm ý không có lương tâmCẩu mã chi trung : nói về lòng trung thành của chó và ngựaChó cấp khiêu tường : chó tới đường cùng sẽ phóng qua tường (chỉ làm được chuyện này khi tới đường cùng) - ý nói loài vật nào (kể cả con người) khi tới đường cùng sẽ có can đảm làm những chuyện phi thường (không bình thường) ... so với câu chó cùng dứt giậu, chó càn cắn giậu ...Cẩu trượng nhân thế : chó cậy chủ nhà, gà cậy gần chuồng ... Ý nói người cảm thấy tự tin hơn khi ở gần người khác có thế lực. Một dạng khác của câu trên là cẩu trượng quan thế : ý nói người lợi dụng thế lực (quan quyền) để làm bậy (như ăn hối lộ chẳng hạn).Cẩu vĩ tục điêu : (điêu là loài chuột hay chồn mactet) - ý nói đoạn kết thúc rất dở so với cả bài, cái trước cái sau không tương xứng cũng như thiếu gấm chắp vải thô ...

Page 5: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Cẩu huyết phún đầu : máu chó phun lên đầu người - ý nói những lời nhục mạ ghê gớm … Còn ghi là Cẩu huyết lâm đầu …Cẩu cẩu nhăng (dăng) doanh (dinh) : làm lợi cá nhân một cách vô liêm sỉ -để ý chữ cẩu (thả) thứ hai là 苟 đọc như cẩu (chó) 狗 và doanh (trại) 營 đọc như dăng 蠅 (ruồi).Cẩu đầu quân sư : người giúp ý kiến xấu , quân sư quạt mo (đầu chó) - bây giờ gọi quân sư là cố vấn Cẩu chuỷ lý trưởng bất xuất tượng nha : có nơi ghi là cẩu chuỷ lý thổ bất xuất tượng nha - mồm chó làm gì có ngà voi, ý nói người có tâm địa xấu làm sao nói ra những lời hiền hậu được - cũng như chuông bị bể (nứt) không thể ngân vang và tốt được …Cẩu trệ bất như : người không có đạo đức, người không tốt (không đáng) - tồi hơn thú vật ... Có nơi ghi là cẩu trệ bất thực.Cẩu phế lang tâm : lòng lang dạ sói - tính đểu cáng, ác độc - có nơi ghi là lang tâm cẩu phế (phế 肺 là phổi). Tiếng Việt không thấy dùng phổi để chỉ tính tình như phế phủ 肺 腑 , thay vào đó là bụng, dạ, lòng ... Lang là con chó sói. Cũng như cẩu lang tử dã tâm ...Cẩu đầu thượng sanh giác : đầu chó mọc sừng - ý nói chuyện không thể xẩy ra đượcCẩu tý (thí) : chó đánh rắm - ý nói đồ vô dụng, vô nghĩa, đồ bỏ đi ... Cũng như cẩu tý bất thông có nghĩa là đồ vô lý, đồ vô dụng ...Cẩu đảm bao thiên - mật chó bao lấy trời - ý nói làm càng, làm bậy bạ ... chuyện không phảiCẩu thoái (thối) tử : tay sai đáng ghét như chó - chó săn, tay sai ...Cẩu phệ phi chủ : chó sủa người lạCẩu đạo kê minh : chó tha gà gáy - ý nói các khả năng lặt vặt ...Khuyển ưng : chó săn và chim ó (làm tôi tớ cho kẻ tàn bạo)Khuyển mã : chó ngựa (lời khiêm tốn của tôi tớ xưng với chủ hay bầy tôi xưng với vua)Và các ca dao thành ngữ3 khác như 'Con không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo; Đánh chó xem chủ hay đánh chó hiếp chủ ; Chó nhà có đám; Thanh sắc khuyển mã ...'

1.2 Hình ảnh loài chó trong văn hoá Việt Nam

Hình ảnh loài chó rất thường gặp trong tiếng Việt qua ca dao và thành ngữ4 như chó ăn trứng luộc, chó ăn đá (đất) gà ăn sỏi (muối), chó ăn vụng bột, chó bỏ giỏ cua (thế khó xử, kềm kẹp), chó cắn áo rách, chó càn cắn giậu, chó cắn dứt

Page 6: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

(bứt) giậu, chó cắn càn, chó cắn ma, chó cắt tai, chó cậy gần nhà, gà cận gần chuồng, chó chạy đường cùng, chó chạy hở đuôi, chó chê cơm, chó chê cứt nát, chó chê mèo lắm lông, chó chê nhà dột ra nằm bụi tre, chó chết hết chuyện, chó chui gầm chạn, chó có/mặc váy lĩnh (đua đòi kệch cỡm), chó dại cùng đường, chó đen giữ/một mực (tật cũ khó chừa), chó đen quen ngõ, chó ghẻ có mỡ đàng đuôi, chó khô mèo lạc (loại người không hiểu biết), chó má/mái/máy chim mồi, chó nằm lòi lưng, chó ngáp phải ruồi, chó ngồi/nhảy bàn độc, chó nào nào sủa nhà ầy, chó ông thánh cắn ra chữ, chó săn chim mồi, chó sủa trăng (chửi vu vơ), chó tha đi mèo tha lại, chó treo mèo đậy, chó nhà quê đòi ăn mắm mực, đánh chó không nể chủ, đánh chó ngó chúa, đánh chó đá vãi cứt (bất tài mà lại ưa khoe khoang), chó liền da gà liền xương (loài chó gà bị thương mau lành), gà què bị chó đuổi, con nhà khó không bằng chó nhà sang, trâu làm bạn với trâu chó làm bạn với chó, giàu bán chó khó bán con, chó nào chẳng ăn cứt ốc nào chẳng ăn bùn, chó ngao Đạo Chích sủa vua Nghiêu, chó giống cha gà giống mẹ, chó đen ăn vụng chó trắng chịu đòn, chó chùa bắt nạt chó làng, chó chết bọ chó cũng chệ,chó già gà non, chó ba quanh mới nằm người ba năm mới nói, chó chạy trước hươu, chó con liếm mặt, làm kiếp trâu ăn cỏ làm kiếp chó ăn dơ, lên voi xuống chó5 ...v.v…

Thịt chó (thịt cầy, hương nhục, mộc tồn) khá phổ biến ở miền Bắc, ta còn có cả dãy phố bán thịt chó và thịt chó bảy món ... Cũng như các ngôn ngữ khác, chó hiện diện trong các câu chửi rủa như đồ chó (má), ngu như chó, hỗn như chó, chó thật ...

Chó còn thấy trong các hoạt động tính ngưỡng dân gian và được ghi nhận qua các bài viết như "Chuyện thờ chó, tập tục trong một số cộng đồng người Việt", "Dẫn lại một phần trong bài Từ tục thờ chó, nghĩ đến Linh Cẩu chùa Cầu"5 ... Xem thêm wikipedia chủ đề chó

(Hình : Chó đá ở đình Vĩnh Trường - Vĩnh Yên)

Trích từ Thời báo Kinh tế Việt Nam6: ” … Đi qua Bát Tràng khoảng 10km, cạnh xã Kim Lan và xã Phụng Công nổi tiếng về làm gốm và cây cảnh, cũng có một làng thờ chó làm thành Hoàng làng…”

Page 7: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Hình ảnh loài chó còn hiện diện trên trống đồng Ngọc Lũ - sau đây là phần trích từ mạng http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng_Ng%E1%BB%8Dc_L%C5%A9

(Trống đồng Cổ Loa)

Hoa văn ở thân trống Ngọc Lũ

“… Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vành hoa văn hình học, các vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.

Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xen giữa các thuyền là hình chim đứng. Chim có từ 1 đến 3 con. Đứng giữa thuyền là người chỉ huy cầm trống đang điều khiển. Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Ngoài ra, trên khoảng giữa hai thuyền có một con chó đứng nghểnh mõm lên phía sàn giống như chó săn…”

Page 8: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Hai nền văn hóa TH và Việt Nam đều cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của loài chó, thành ra ta phải đi vào chi tiết của cách đọc Tuất và chữ viết ... để có thể tìm ra những dị biệt và do đó nhận ra được phần nào nguồn gốc của cách gọi địa chi thứ 11 này.

Tuất 戌 đọc là xu1, xu4 BK so với seot1 (Quảng Đông), sut7, sut8 (Hẹ) và sut1 (Ngô). So với giọng Nhật là jut(su) và Hàn là swut. Các cách viết/khắc cổ của Tuất7 cho thấy hình ảnh một cái giáo, mác (qua HV) và gạch ngang chỉ vết thương rõ ràng chẳng liên hệ gì đến loài chó!

Seal Characters (chữ triện)

Bronze Characters (kim văn)

Oracle Characters (giáp cốt văn)

2. Phụ âm đầu t- của Tuất

Phụ âm đầu t- phản ánh biến âm từ phụ âm x- (giọng BK bây giờ, phát âm như s- giọng Nam Bộ VN) từ thời Đường Tống; Biến âm này cũng như s > t (s giọng BK cũng như s- giọng Bắc Bộ VN).- xem thêm các dữ kiện trong phần 4 bên dưới

xīn (BK) tâm (HV) tim (Việt, tiền HV)xiào tiếu tếuxiao tiểu xíu, nhỏxiān tiên (tổ) tiênxī tây (phương) tâyxí tập (luyện) tậpxì tế nhỏ, như tế bàoxiāng tương giúp đỡ, như tương tế

Page 9: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

xiǎng tưởng nghĩxìn tín tinxùn tốn (khiêm) tốnxún tầm tìmxuě tuyết tuyếtxū Tuất Tuất ... ... ...

Ta có thể kiểm chứng phụ âm đầu s- thời Trung Cổ của Tuất qua cách phiên âm Hán của tiếng Phạn trong kinh Phật. Thí dụ như Tuất Yết La 戌 羯 羅 (tiếng Phạn là Sukra श�क là Kim Tinh 金 星 , hay trắng, sáng...), Tuất Đà, Tuất Đạt, Tu Đà ...

戌 陀 , 戌 達 , 須 陀 ... là các cách phiên âm từ tiếng Phạn Sudra श�द (là họ thấp nhất và bần cùng trong bốn họ ở Ấn Độ - có nhiệm vụ hầu các họ cao cấp hơn).

3. Nguyên âm -uâ- của Tuất

Nguyên âm –uâ- phù hợp với các dạng phiên thiết từ thời Đường trở lại. Các dạng khác như BK, Hẹ, Quảng Đông ... đều có khuynh hướng đơn giản hóa (mất ảnh hưởng của môi hóa w-). Xem thêm phầm dưới

4. Phụ âm cuối -t của Tuất

Phụ âm cuối -t là tàn tích của phụ âm cổ mà hiện nay giọng BK, Ngô ... không còn nữa. Các âm Tuất của giọng Hẹ, Quảng Đông, Hàn, Nhật ... và Hán Việt cho ta có nhận xét thêm. Không những thế, cách đọc thời Trung Cổ cũng cho thấy phụ âm cuối -t như theo Đường Vận thì Tuất đọc là 辛 聿 切 (tân duật thiết), theo Tập Vận/Chánh Vận thì Tuất đọc là 雪 律 切 (tuyết luật thiết) cùng âm với tuất 恤 . Chữ này có nghĩa là thương và lo lắng, cứu giúp cũng nhữ chữ 卹 tuất - như cách dùng tứ tuất 賜 卹 … . Phụ âm cuối -t của Tuất giới hạn thanh điệu có thể hiện diện : Tuất hay *Tuật (tiếng Việt không thấy dùng dạng này). Điều đáng chú ý ở đây là dạng xót (đau xót, xót thương ...) có thể là dạng cổ hơn8

của tuất, dạng này còn duy trì trong tiếng Việt cho thấy phụ âm đầu là âm xát s- chứ không phải là âm tắc t-

Từ phần trên, ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ của Tuất là *suơt hay *suat, tuy nhiên dựa vào các dạng tiền Miao-Yao *klu2 qua tương quan kl-ch,

Page 10: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

và dạng Việt, Mường chó (chữ Nôm cũng như chữ Hán cổ là *trụ/chủ/chúa 㹥 là chó) - người viết đề nghị một dạng âm cổ phục nguyên của Tuất là *chuat(k). Dạng này cũng cho ra dạng *suat hay *swat qua biến âm tr/ch-s (truân-xuân, trù - sầu, triệp - xếp ...). Như vậy chữ Tuất hay *chuat(k) có liên hệ gì đến loài chó? Ta hãy xem các chữ rất hiếm của phương Nam mà bây giờ không còn hiện diện trong các tự điển cận đại (không dùng nữa) : trúc/túc/tú HV (qué BK) viết bằng bộ khuyển hợp với chữ túc9 HT 足 (chân, cẳng) là chó có tiếng tăm (a celebrated dog); Giọng Quảng Đông là zoek3, coek3 so với giọng Hẹ cok7, sit7 ... Chữ này còn có thể đọc là xu ngọc thiết (âm xúc 促 theo Khang Hy, trích Tập Vận) cũng cho thấy phụ âm đầu tr/ch qua thành phần hài thanh sô 芻 của chữ xu 趨 . Một chữ rất hiếm khác là trúc/trác hay chước/xước 㹿 (zhuó hay zhào BK, giọng Quảng Đo6ng là zuk5) có nghĩa là loài chó dữ : đây cũng là một dạng tương đồng với dạng âm cổ *chuat(k) của Tuất.Như vậy là ta có thể thấy các vết tích của chữ Tuất 戌 dùng để ghi lại âm chó của thời Thượng Cổ; Vấn đề sẽ thấy rõ hơn khi xem cách gọi loài chó của tiếng Môn10 : axu/chuak/chook. Dạng axu liên hệ đến dạng *a?-cho? (tiền Việt Mường), nhưng đa số các dạng âm cổ (tiếng Hán Cổ) bị ảnh hưởng của dạng *chuat(k) của Việt hơn.Tóm lại, Tuất chỉ là một dạng kí âm của tiếng Hán Cổ để chỉ loài chó - tiếng này có nguồn gốc từ tiếng Việt Cổ của phương Nam. Ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ cổ đại phương Nam càng ngày càng mờ nhạt khi văn hóa Hán khởi sắc (thời Tần Hán ... thời Đường) và điều oái ăm là tên 12 con giáp (tiếng Việt Hán - hay tiếng Hán có gốc là Việt) nhập ngược lại vào tiếng Việt theo hệ thống âm thanh đời Đường Tống cũng như đa số các tiếng Hán Việt khác. Trong văn hóa Trung Quốc/TQ mười hai con giáp (sanh tiêu) của TQ thường là từ ghép11 như Tý Thử 子 鼠 , Sửu Ngưu 丑 牛 , Dần Hổ 寅 虎 , Mão Thố 卯 兔 ... hầu như để nhắc nhở dân Hán nghĩa nguyên thủy của các loài vật tương ứng - điều này khác hẳn với văn hóa ngôn ngữ dân Việt. Người Việt không bao giờ nói 'Sửu Trâu' cả (vì Sửu chính là tiếng Hán gốc Việt là *tlu-trâu rồi), hay Tý chuột (vì chuột - *chút chính là Tý rồi) ....

Page 11: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

5. Phụ chú và phê bình thêm

Người viết không đồng ý về dạng âm cổ phục nguyên *smjit của Li-Fang Kuei12 dựa vào tiếng Ahom mit (Tuất), cũng như dựa vào thành phần hài thanh của chữ diệt 滅 (mie4 BK) là tuất - các học giả khác như Jerry Norman đều 'tránh' bàn về nguồn gốc phương Nam của chữ này!

1. Theo tài liệu trên mạng http://www.chinalanguage.com/dictionaries/ccdict/ . Tần số dùng của một chữ là số lần xuất hiện của chữ này chia cho (trên) tổng số chữ đã thống kê (trong Hán ngữ) - như chữ 一 nhất HV yī BK (một - số đếm) có tần số dùng là 6621721 trên 488119940 (hay khoảng 0.0125...) so với chữ 猘 chế HV zhì, jì BK (chó dữ) có tần số dùng là 16 trên 171894734 (hay khoảng 0.00000009... rất ít gặp trong Hán ngữ). 2. Theo Thuyết Văn Giải Tự/TV thời Đông Hán , Nam Việt gọi chó là nạo (não, nao, nô) sưu 獀 :南 趙 名 犬 獿 獀 。 从 犬 叜 聲 。 - đây có lẽ là một dữ kiện ngôn ngữ rất đáng chú ý vì lần đầu tiên cách đây khoảng 2000 năm (âm thanh của tiếng Việt Cổ) tiếng 'Nam Việt' được ghi nhận khá rõ ràng ! Theo các tác giả Jerry Norman và Tsu-Lin Mei trong bài viết 'The Austroasiatics in Ancient South China : some lexical evidence' thì náo-sōu là chứng minh cho thấy thế kỷ thứ II SCN Nam Việt nói tiếng Nam Á (Austrasiatic)! Bài trên còn ghi nhận nhận xét của Haudricourt về biến âm kl > ch (klu > chu/chó) dựa vào tiếng Môn. Khuynh hướng này thật ra cũng hiện diện trong tiếng việt nếu ta để ý cách đọc tlu/klu Mường và tru, trâu giọng Quảng Nam, giọng Nam tiếng Việt còn duy trì âm cổ so với 'châu' (giọng bắc tiếng việt) thành ra tl/tr/kl > ch - so sánh với dạng chou Bắc Kinh! Ngoài ra chó - tru - sủa cũng cho thấy liên hệ phần nào về âm tr-ch-s mà ta gặp thường khi so sánh từ chó trong các ngôn ngữ láng giềng. Hãy đi vào chi tiết ngữ âm của hai chữ phiên âm náo - sōu quan trọng trên :

獿 giọng Quảng Đông là naau4 laau4 nou4

lou4 náo (BK) não, nao, nô (HV)

nao 獿 nghĩa là chó sủa, có tác giả dịch là con khỉ như Axel Schuessler trong 'ABC Etymological Dictionary of Old Chinese' (University of Hawaii - 2007). Tiền tố náo BK (con khỉ) trong náo - sōu của TV không hiểu dùng để làm gì? Một ý kiến là phiên âm a của dạng cổ (tiền Việt Mường) *asư/*acho của chó - xem thêm phần dưới

獀 giọng Quảng Đông là sau1 sau2 Sōu sǒu (BK) sưu, tẩu (HV)Sưu 獀 có nhiều nghĩa : gom góp, tìm kiếm, lễ săn bắn vào mùa xuân ... Khang Hy còn ghi (theo Quảng Vận) sưu là tên gọi con khuyển của người Nam Việt (Nam Việt nhân). Hai chữ nao-sưu kết hợp như vậy không có nghĩa.

Ta hãy so sánh các tên gọi con chó trong những ngôn ngữ láng giềng như cho (tiếng Sakai, Boloven), chuô (Kháng), chọ (Mường), xo (Kờho - con chó là axo, Stiêng, Chơro), xor (Savana), choo (Laqven, Biat), tyo (Kơtu), xoq (Theng), saw (Phuman), xo (Trung/Central và Đông/East Mnông, Khmu), xo (Mạ), chur (Nyakur), guso (Gutob, Pareng, Remo), sơu/thâu , asơu/athâu (Chàm) axu/chuak/chook (Môn – tiếng Môn Cổ là kluw), achoq (Chứt), asào/sào (GiaRai), a-oq (Pọong), axâu (Raglai), axuq (Semang), ?asu? (Aslian) …

Page 12: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

Trong An Nam Dịch Ngữ (Vương Lộc chú giải, 1995) âm ngựa được phiên âm là è 厄 (ách HV giọng Quảng Đông ngak1 cho thấy phụ âm ng- ) : 白 厄 /pa ai/ là ngựa bạch (ngựa trắng) … Ngoài ra, âm đầu lưỡi n- của giọng BK còn tương ứng với âm ng- tiếng HV như ní 霓 nghê (cầu vòng), nì 睨 nghễ (nghé, liếc), nĭ 擬 nghĩ ... Thành ra ta có thể liên hệ âm nao (n- đầu lưỡi) với một phụ âm cuối lưỡi (k- ng- hay ngạc mềm hoá/velarised) hay nguyên âm sau a- . Tóm lại nao-sưu có thể là phiên âm của *nga-suo hay *a-suo : một dạng đa tiết rất phù hợp với dạng tiền-Việt-Mường (protoViet-Muong) *?a-cho? và dạng cổ tiền-Katuic Proto-Katuic là *a?co , so với dạng tiền-Miao-Dao (proto-Miao-Yao) *klu, *klơw … Dạng *asu rất đáng chú ý vì có thể liên hệ đến dạng *asu của proto-Austronesian (tiền Nam Đảo) như các tiếng Bunun, Siraya (thuộc đảo Đài Loan), Tetum (Đông Timor, phía bắc nước Úc), Bajo, Sangir (thuộc Inđônêsia), Alune, Kemak, tiếng Tagalog (thuộc Phi Luật Tân) là aso ... đều gọi chó là asu, tiếng Hokano, tiếng Tagalog (thuộc Phi Luật Tân) gọi chó là aso ...v.v... Xem thêm Austronesian Basic Vovabulary Database trên mạng có rất nhiều dữ kiện ngôn ngữ liên hệ. Điều này cho ta thấy khả năng giao lưu văn hóa và ngôn ngữ của khu vực Nam Trung Quốc (Bắc VN) và các dân tộc Mã Lai Đa Đảo vào thời Thượng Cổ. Về giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa dân tộc Môn Cổ (Old Mon) ở Đông Nam Á, xem cuốn "The significant role of the Mon language and culture in Southeast Asia" của GS Nai Pan Hla (ILCAA - 1992)

3. theo tác giả Thường Tuấn trong cuốn 'Văn Hoá về 12 con giáp' - bản dịch tiếng Việt - NXB Tổng Hợp TP HCM (2005), hay tác giả Trọng Hậu trong cuốn "12 con giáp và đời người" (NXB Hải Phòng - 2008). Thật ra ta cần cả một cuốn sách lớn viết về thành ngữ tục ngữ liên hệ đến loài chó trong văn hoá Trung Quốc hay Việt Nam, bài viết này chỉ ghi lại một số câu tiêu biểu mà thội Đa6y là một đề tài cần nghiên cứu sâu thêm

4. dựa vào "Từ điển thành ngữ Việt Nam" - Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành - NXB Văn Hóa Thông Tin - Hà Nội (1994)

5. trích từ "12 con giáp" Vũ Ngọc Khánh, Trần Mạnh Thường (chủ biên) - NXB Hội Nhà Văn (Hà Nội - 1998)

6. xem thêm các bài viết trên mạng http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=3589&Itemid=431 hay http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=3589&Itemid=431

7. xem thêm trên mạng http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E6%88%8C ; Tuất có các nghĩa là (1) tắt, làm cho bị thương (diệt dã, Thuyết Văn - chỉ sự) (2) dùng để tính thời gian như giờ, ngày, tháng, năm …

8. liên hệ lịch đại s-t phản ánh rõ nét khi so sánh các ngôn ngữ láng giềng như tóc là thắk/xắk (Mường), sok (Khme, Bru, M'nông, Tà Ôi), xôk (Môn, Sakai, Hrê), xôk/xak (Stiêng), xăk (Rơngao), usuk (Chứt), xok/xâk (Bahna), xoak (Gié Triêng), xaq (Brâu), só (Kơho - mất phụ âm cuối), xôg (Semang), xuk (Poọng), chôk (Biat) ... Hay thịt là sách (Khme), xech (Hrê, Bahna), xêch (Tà Ôi), xâiq (Bru), thit/sit (Chứt).... So với liên hệ đồng đại sẹo - thẹo , sẫm - thẫm, xoa - thoa, xùng xình - thùng thình ...

Page 13: Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tuất-*chuak …newvietart.com/Tuat-chuak-cho-1.pdf · với các nền văn hoá khác nhau mà tiếng Hán không phải là

9. túc 足 thường được dùng làm thành phần hài thanh/HT để tạo chữ Hán như xúc 齪 促 (cù BK), túc 踧 , tróc 捉 : ba phụ âm đầu x/s-t và tr- cho thấy các dạng biến âm vẫn còn hiện diện trong tiếng Việt. cái xúc (hoe) là 鋜 (zhuó BK so với giọng QĐ zok6 zuk1 zuk6) là chữ hiếm (tần số dùng là 2 trên 65348624). Trác 卓 cũng là một chữ thường được dùng làm thành phần HT mà tiếng Việt còn dạng cổ hơn chót (âm tiền HV, cao chót vót ...); thí dụ như trác 倬 , 逴 (còn đọc là sước), 棹 (còn đọc là trạo, tiếng Việt còn duy trì âm cổ chèo), náo (nháo) 淖 còn có thể đọc là trạo, xước ... Các chữ hiếm này cho ta cơ sở để phục nguyên các phụ âm cổ x/s- , tr- cũng như chữ túc bên trên

10. theo tác giả Hồ Lê trong bài viết 'Từ Nam Á trong tiếng Việt' - đăng trong cuốn 'Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía nam' (NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội - 1992). Bài này cũng được đăng lại trong cuốn "Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc' (NXB KHXH 2002)

11. các từ ghép còn lại là 辰 龍 Thìn long, 巳 蛇 Tỵ xà, 午 馬 Ngọ mã, 未 羊 Mùi dương, 申 猴 Thân hầu , 酉 雞 Dậu kê, 戌 狗 Tuất cẩu, 亥 豕 Hợi thỉ

12. xem thêm bài viết "Some Old Chinese loan words in the Tai languages" của GS Li-Fang Kuei trong bộ 'Harvard Journal of Asiatic Studies' 8:333-342 (1945)

NGUYỄN CUNG THÔNG