7
Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệu (ANTL) ở Việt Nam Trong khuôn khhợp tác năm năm với MCNV (y ban Y tế Hà Lan - Vit Nam), mt dán nghiên cu kéo dài 3 tháng vnhu cầu đào tạo ANTL Việt Nam đã được hoàn thành. Nhóm đánh giá nhu cu đã thu thp dliu tnhiều phía liên quan: khách hàng và gia đình, bác slâm sàng, cán bqun lý, cán bgiáo dc, cán bca Bvà cu hc viên tcác chương trình đào tạo vâm ngtrliu. Sau hơn 3 tuần thu thp dliu, 81 nhóm nòng ct đã được phng vn 8 tnh thành ca Vit Nam và tt c65 cu hc viên tcác khóa học UPNT đã được mi tham gia mt điều tra bng phiếu in. Những người tham gia được hi vtình hình hin ti vdch vvà đào tạo ANTL Vit Nam và tm nhìn ca hcho tương lai của ngành. Nhóm dán bao gm các Chuyên gia Tư vấn trong lĩnh vực Nghiên cu: Emily Armstrong (đến Vit Nam vào tháng 12) và Seth Koster (tình nguyn viên dài hn tại Đà Nẵng). Các Những Phát triển Xa hơn của Âm ngữ Trị liệu Việt Nam xem thư này trong trình duyt ca bn

Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệu

(ANTL) ở Việt Nam Trong khuôn khổ hợp tác năm năm với MCNV (Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam), một dự án

nghiên cứu kéo dài 3 tháng về nhu cầu đào tạo ANTL ở Việt Nam đã được hoàn thành. Nhóm

đánh giá nhu cầu đã thu thập dữ liệu từ nhiều phía liên quan: khách hàng và gia đình, bác sỹ

lâm sàng, cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, cán bộ của Bộ và cựu học viên từ các chương

trình đào tạo về âm ngữ trị liệu. Sau hơn 3 tuần thu thập dữ liệu, 81 nhóm nòng cốt đã được

phỏng vấn ở 8 tỉnh thành của Việt Nam và tất cả 65 cựu học viên từ các khóa học UPNT đã

được mời tham gia một điều tra bằng phiếu in. Những người tham gia được hỏi về tình hình

hiện tại về dịch vụ và đào tạo ANTL ở Việt Nam và tầm nhìn của họ cho tương lai của ngành.

Nhóm dự án bao gồm các Chuyên gia Tư vấn trong lĩnh vực Nghiên cứu: Emily Armstrong

(đến Việt Nam vào tháng 12) và Seth Koster (tình nguyện viên dài hạn tại Đà Nẵng). Các

Những Phát triển Xa hơn của Âm ngữ Trị liệu Việt Nam

xem thư này trong trình duyệt của bạn

Page 2: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

thông dịch viên được đào tạo bởi TFA Ngô Y Sa, Bác sỹ Cao Bích Thủy, Trần Thị Hà My và

Lê Thùy Nhung đã đóng vai trò rất quan trọng cho tiến trình của dự án. Dự án do Bác sỹ Phạm

Dũng (Giám đốc Quốc gia, MCNV) và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (Điều phối chương trình,

MCNV) phụ trách.

Nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng bằng văn bản về các nhu cầu về âm ngữ trị liệu ở

Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ được sử dụng để vận động cho các chiến lược phát triển bền

vững, nguồn nhân lực và dịch vụ chất lượng cao, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho

những người có khiếm khuyết về giao tiếp và nuốt. Những phát hiện ban đầu cơ bản tập trung

vào việc liên kết nghiên cứu, đào tạo và cung cấp dịch vụ. Kết quả của nghiên cứu này sẽ

được sử dụng để hỗ trợ xây dựng đề xuất cho các Bộ Ngành của Chính phủ Việt Nam về việc

cho phép tiến hành đào tạo bậc Cử nhân và Thạc sỹ về ANTL ở các trường đại học Việt Nam.

Một trích dẫn từ một khách hàng đưa ra một số phát hiện chính:

"Tôi hy vọng rằng mọi tổ chức nhân đạo có thể giúp đỡ để chúng tôi được hỗ trợ về mặt tài

chính vì vậy chúng tôi cảm thấy an tâm trong quá trình điều trị. Nhưng sự hỗ trợ không chỉ về

tài chính mà còn về mặt chuyên môn. Tôi cũng lo lắng rằng nó (cơn đột quỵ) sẽ trở lại và khi

nó trở lại, nó sẽ tồi tệ hơn.

Tôi thực sự hy vọng rằng các tổ chức như MCNV của Hà Lan và các tổ chức từ Úc có thể giúp

hỗ trợ năng lực khoa học để điều trị và chữa bệnh cho người dân, đó là điểm đầu tiên: chúng

ta cần năng lực nghiên cứu để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mọi người sinh ra đều muốn khỏe mạnh; không ai muốn như thế này. Trong những ngày ở

bệnh viện, tôi không thể nuốt, không nói được, thật là khó khăn cho tôi. Chúng tôi (gia đình tôi

và tôi) đã rất sợ hãi.

Nếu nền khoa học quốc tế, cùng với khoa học của Việt Nam, có thể đào tạo con người để

giúp phát triển và tăng cường nền tảng khoa học của Việt Nam trong lĩnh vực này ... tất cả

mọi người ở Việt Nam sẽ trân trọng nó ".

Khách hàng ở Tỉnh Tháng 12 năm 2017

Page 3: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

1. Tình Nguyện Viên

Năm 2017 bắt đầu với sự kết hợp của 5 giảng viên người Úc và các nhà âm ngữ trị liệu

(ANTL) người Việt Nam giảng dạy khoá thứ 3 của Khóa ANTL Nhi tại Đại học Y Khoa Phạm

Ngọc Thạch. Tiếp theo đó là 11 tình nguyện viên từ Úc và Hoa Kỳ giám sát đợt lâm làng học

kỳ 4, trong đó một số còn cung cấp các buổi hướng dẫn và Phát triển Chuyên môn Liên tục

(CPD) trong thời gian ở Việt Nam. 32 sinh viên đã tốt nghiệp vào tháng Chín vì vậy hiện nay

đã có 65 nhà ANTL đang làm việc trên cả nước; và hơn 20 bệnh viện và trung tâm can thiệp

sớm có các nhà ANTL đủ tiêu chuẩn trên khắp đất nước.

Vào tháng 3, một tình nguyện viên mới của Scope Global, cô Sarah Day bắt đầu làm Điều

phối viên lâm sàng và đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của

Khóa Âm Ngữ Trị Liệu Nhi. Sau khi hoàn thành khóa học, cô Sarah đã gặp các các nhà ANTL

trên khắp Việt Nam để cố vấn và hỗ trợ họ phát triển kế hoạch phát triển chuyên môn. Mục

tiêu của họ rất rộng và đa dạng nhưng chương trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới qua Skype mà

cô Sarah thực hiện, sẽ được đưa ra vào năm 2018, sẽ hỗ trợ thêm cho nhu cầu của họ. Cô

Sarah cũng đã khởi xướng Nhóm Chuyên môn Phát triển Ngôn ngữ Sớm thông qua Câu lạc

bộ Âm Ngữ Trị Liệu. Chúng tôi mong muốn cô Sarah trở lại Việt Nam để tiếp tục quá trình tình

nguyện theo chương trình của Scope Global tại Đà Nẵng.

Cô Averil Ivey hoàn thành chương trình tình nguyện vào tháng Tám tại Trung tâm Nghiên cứu

và Đào Tạo Giáo dục Đặc biệt tại Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Tình nguyện viên

Phát triển Quốc tế Úc (AVID). Ngoài công việc của mình với các giáo viên giáo dục đặc biệt

của Việt Nam và phụ trách các buổi thực hành và tư vấn để hỗ trợ việc điều trị trẻ em có

khiếm khuyết về lời nói và ngôn ngữ, cô Averil đã phát triển một bảng Sàng lọc Ngôn Ngữ

Tiếng Việt đã được đánh giá và kiểm chứng thực tiễn, đang chờ công bố vào đầu năm 2018.

Suy ngẫm về những Thành tích năm 2017

Page 4: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

Đó là một dự án đáng kể sẽ trở thành dấu ấn lâu dài mà cô Averil đã để lại trong thời gian làm

việc tại Việt Nam và là một nguồn tư liệu hữu ích cho âm ngữ trị liệu Việt Nam.

Ông Seth Koster, một nhà âm ngữ trị liệu tình nguyện người Mỹ, làm việc cho TFA ở Đà Nẵng.

Cùng với việc hỗ trợ dự án đánh giá nhu cầu của MCNV, ông Seth đã làm việc với Đại học

Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng. Ông đang hướng dẫn lâm sàng tập trung cho các nhà ANTL Việt

Nam, bao gồm các kế hoạch mục tiêu cá nhân hóa và sự tiến bộ. Ông Seth cũng đang thực

hiện các khóa tập huấn ngắn hạn thường xuyên, cho cả các nhà trị liệu và sinh viên bệnh

viện.

Các buổi CPD gần đây đã được cung cấp bởi các tình nguyện viên Bianca Jackson tại Bệnh

viện Phục hồi Chức năng Hà Nội và Tori Frost tại Bệnh viện Đồng Nai. Các chi tiết khác về

những điều này sẽ được đăng trên Facebook trong thời gian ngắn.

2. Thiết Lập Các Khoá Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệu Tiếp Nối

Như đã báo cáo trước đây, TFA đã làm việc với Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) cung

cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ các khóa học thạc sĩ và cử nhân mới tại các trường đại học ở

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương và Huế. Một Biên bản ghi nhớ chính

thức và hợp đồng đã được ký kết cho năm đầu tiên của dự án năm năm này. Như đã đề cập,

kế hoạch đánh giá nhu cầu đã bắt đầu. Giáo sư Lindy McAllister và cô Emily Armstrong đã

trình bày tại hội thảo MCNV tại TP Hồ Chí Minh về "Xây dựng chương trình khung đào tạo về

khoá học âm ngữ trị liệu bậc thạc sĩ ở Việt Nam". Kết quả từ hội thảo này và dự án nghiên

cứu sẽ được trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình đào tạo Thạc sỹ tại

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, một chương trình giảng dạy được TFA hỗ trợ.

Chúng tôi cũng đã làm việc với các trường đại học và các tổ chức khác không thuộc danh

sách đối tác nhắm tới của MCNV trong dự án. Tư vấn và hỗ trợ đã được cung cấp cho các

nhà ANTL Việt Nam ở Huế để phát triển mô hình đào tạo một cách bền vững và phát triển

các học liệu đào tạo và lâm sàng cần thiết, đồng thời hỗ trợ mở rộng một Phòng Âm Ngữ Trị

Liệu ở Huế để thúc đẩy sự tham gia cũng như chuyển giao kỹ năng. Tương tự, chúng tôi đang

hỗ trợ đào tạo ANTL cho các chuyên gia y tế hiện có để phát triển và thiết lập một khóa học

kéo dài hai năm tại Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng (KTYDDN). Hai nhân viên của

KTYDDN đã tham gia vào khoá học ANTL nhi, giúp củng cố sự phát triển của dịch vụ và đào

tạo.

Page 5: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

3. Thành Tựu Của Các Chuyên Viên Âm Ngữ Trị Liệu Việt Nam

Ông Lê Khánh Điền, Bệnh viện An Bình, TP.HCM đã được trao học bổng của TFA và Đại học

Newcastle để lấy bằng thạc sỹ nghiên cứu. Ông Điền bắt đầu khóa học vào tháng 12 năm

2016. Ông Điền cũng đã báo cáo tại Hội nghị Âm Ngữ Trị Liệu Úc năm 2017.

Vào tháng 5, UPNT đã chúc mừng những thành tựu to lớn của các nhà ANTL trên khắp Việt

Nam bằng việc tổ chức buổi hội thảo khoa học cho cựu học viên tại địa phương để giới thiệu

về các dự án nghiên cứu hoặc phát triển nguồn lực của họ tại địa phương nơi họ làm việc.

Ông Điền và bà Lê Thị Thanh Xuân là hai trong số những người báo cáo.

Bác sỹ Lê Văn Cường và Bà Trương Thanh Loan trình bày các bài báo tại Hội nghị Lời nói,

Ngôn ngữ và Thính giác Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 9.

Bác sỹ Cao Bích Thủy đang học tại Đại học Tartu, Estonia để nhận bằng tiến sĩ qua học bổng

Edushare và bà Đỗ Thị Hiền đang theo học để lấy bằng thạc sỹ tại Đại học Birmingham thông

qua Học bổng Chevening.

Bà Trần Thị Anh Thư và ông Nguyễn Quang Bình tiếp tục thực hiện thành công chương trình

phục hồi đột quỵ tại bệnh viện An Bình, TP.HCM.

2018 Bắt Đầu Với Những Bước Tiến Vượt Bậc

1. Hợp Tác Giữa TFA và Tổ Chức Người Khuyết Tật Quốc Tế

TFA rất vui mừng thông báo về việc ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức với Tổ chức Bỉ, Tổ

Chức Người Khuyết Tật Quốc Tế (HI), tổ chức đã làm việc tại Việt Nam trong 25 năm. TFA

Page 6: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

đã đồng ý hỗ trợ HI với dự án Phục hồi chức năng do USAID tài trợ, bằng cách hỗ trợ phát

triển các dịch vụ ANTL trong các bệnh viện đối tác của họ. TFA sẽ cung cấp và hỗ trợ các

tình nguyện viên ANTL ở một số cơ sở, cũng như cung cấp đào tạo và trợ giúp trong việc

phát triển nguồn học liệu và các bản hướng dẫn cho các dịch vụ ANTL mới. Vui lòng tham

khảo trang mạng và kênh truyền thông của chúng tôi để biết thêm thông tin về các vị trí tình

nguyện này.

2. TFA được trao Quỹ Âm ngữ Trị liệu Úc

Trong một bước phát triển đầy hào hứng khác, TFA đã được trao Quỹ Các Quốc gia và

Cộng đồng Đang Phát triển 2017 từ Hội Âm ngữ Trị liệu Úc để hỗ trợ và thực hiện chương

trình cố vấn tích hợp công nghệ cho các cựu học viên ANTL tại Việt Nam, bao gồm cung cấp

chương trình khung, cấu trúc và bộ công cụ cho các tình nguyện viên là các nhà lâm sàng.

TFA rất biết ơn Hội Âm ngữ Trị liệu Úc vì đã tạo điều kiện để sáng kiến tuyệt vời này được

thực hiện. TFA sẽ tìm kiếm những người cố vấn tình nguyện trong tương lai gần, vui lòng chú

ý để biết thêm thông tin.

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhân viên của chúng tôi tại Việt Nam Quyên Phạm

(đến tháng Chín) và Ashley Le (đến tháng 6) đã thực hiện một số lượng lớn các công việc.

Tương tự, đội ngũ biên phiên dịch TFA đã hỗ trợ tất cả tình nguyện viên của chúng tôi trong

suốt thời gian ở Việt Nam.

Mọi người ở TFA đều gửi lời chúc mừng năm mới tới tất cả các tình nguyện viên và những

người ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi cùng hướng tới một năm 2018 làm việc thật hiệu quả tại

Việt Nam!

Em Bé Chào Đời

Một em bé TFA nữa đã chào đời năm 2017 khi cô Merran (Nhân viên dự án tình

nguyện viên của chúng tôi) và chồng của cô đã chào đón bé Rose vào ngày 12 tháng

Mười. Chúng tôi chúc mừng cho sự chào đời khỏe mạnh của bé.

Chúng tôi cũng muốn cảm ơn Jenna Butterworth, người đã thay cho Merran trong 3

tháng qua. Jenna là một tình nguyện viên có kinh nghiệm của TFA ở Thụy Sĩ và chúng

Page 7: Đánh giá nhu cầu về Đào Tạo Âm Ngữ Trị Liệutrinhfoundation.org/wp-content/uploads/2018/01/January-2018-Newsletter... · hiện tại về dịch vụ và đào tạo

tôi rất vui mừng vì cô ấy đã nhanh chóng đảm nhận tốt vai trò - và sắp xếp ổn thỏa

trong việc lệch múi giờ để làm việc với chúng tôi.

Trinh Website

TrinhTFA

TrinhFoundation

trinh_foundation

Tổ chức Trinh Foundation Úc tự hào là đối tác của dự án J594 Vietnam

Speech-Language Program với Nhóm Phát triển Toàn cầu. GDG (ABN 57 102 400

993), Tổ chức phi chính phủ Úc đã được DFAT phê duyệt [NGO] thực hiện các dự

án nhân đạo có chất lượng với các đối tác được phê duyệt.

Địa chỉ hộp thư của chúng tôi:

Trinh Foundation

5 / 210 Wattle Tree Road

Holgate, NSW 2250

Australia

Add us to your address book

unsubscribe from this list update subscription preferences