129
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ---------- Phạm Đức Đoàn ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MT TRONG MÙA KHÔ KHU VỰC TNH HU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TP HChí Minh – Năm 2019

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------

Phạm Đức Đoàn

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG

MÙA KHÔ KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019

Page 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------

Phạm Đức Đoàn

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG

MÙA KHÔ KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LÊ VŨ VIỆT PHONG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019

Page 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ khoa học: “Đánh giá tài nguyên nước mặt trong mùa

khô khu vực tỉnh Hậu Giang” được hoàn thành tại khoa Khí tượng – thủy văn

– Hải dương học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia

Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Lê Vũ Việt Phong

Em xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Vũ Việt Phong đã tận tình hướng dẫn

trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Khí

tượng Thủy văn và Hải dương học đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tác giả

trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Luận văn là một phần kết quả của đề tài “Mất đất và những ảnh hưởng

đến sản lượng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dưới tác động

của biến đổi khí hậu” được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

quốc gia (NAFOSTED) theo số tài trợ 105.06-2017.320

Bài khóa luận của em có nhiều chỗ còn sai sót, em kính mong quý Thầy,

Cô cảm thông và những ý kiến góp ý để em hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2019

Học viên

Phạm Đức Đoàn

Page 4: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

ii

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi

Mở đầu.......................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ..... 3

1.1 Tổng quan về vùng ĐBSCL ................................................................................ 3

1.2 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ............................................................................ 4

1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên ................................................................................ 4

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, THU THẬP, THỐNG KÊ, PHÂN

TÍCH SỐ LIỆU CÁC YẾU TỐ THỦY VĂN, MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG ............................................................................ 23

2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu tỉnh Hậu Giang ......................................... 5

2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

2.2.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................. 23

2.2.2. Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích số liệu ..................................... 23

2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..................................................... 24

2.2.4. Phương pháp đo đạc thủy văn, quan trắc phân tích chất lượng nước mặt .. 24

2.3 Đo đạc lưu lượng (Q) bổ sung tại 30 mặt cắt. ................................................. 24

2.4. Cách tính chỉ số chất lượng nước WQI .......................................................... 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT MÙA KHÔ KHU VỰC

TỈNH HẬU GIANG ................................................................................................ 39

3.1 Chế độ mưa và thuỷ văn ..................................................................................... 7

3.1.1. Chế độ mưa ................................................................................................... 7

3.1.2 Đặc điểm thủy văn tỉnh Hậu Giang ............................................................. 10

3.2 Đánh giá số lượng nước mặt ............................................................................ 39

3.2.1 Nhu cầu sử dụng nước ................................................................................. 39

3.2.2 Tổng lượng nước mặt có khả năng cung cấp trong mùa khô ...................... 43

3.3 Đánh giá chất lượng nước mặt ......................................................................... 52

Page 5: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

iii

3.3.1 Xâm nhập mặn và suy giảm nguồn nước mặt: ............................................ 52

3.4. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho sông rạch trên địa bàn tỉnh ................... 60

3.4.1. Tính toán lan truyền chất ô nhiễm mùa khô 2015 ...................................... 61

3.4.2. Kết quả chất lượng nước mặt tại các sông, kênh rạch đoạn chảy qua các

trung tâm huyện thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................. 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 76

Page 6: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Diện tích và sản lượng lúa từ năm 2013-2015. [3] ...................................... 16

Bảng 2. Diện tích và sản lượng mía từ năm 2013-2015. [3] ..................................... 16

Bảng 3. Diện tích và sản lượng thủy sản từ năm 2013-2015. [3] ............................. 16

Bảng 4. Tổng diện tích đất, cây xanh, tỷ lệ lắp đầy của các khu, cụm CNTT. [3] ... 19

Bảng 5. Bảng quy định các giá trị qi, BPi .................................................................. 36

Bảng 6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO % bão hòa. ........................ 37

Bảng 7. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ............................. 37

Bảng 8. Bảng đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI. ...................................... 38

Bảng 9. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt cho các cấp đô thị ........................................... 39

Bảng 10. Tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật nuôi (TCVN 4454:1987) ............ 40

Bảng 11. Tổng nhu cầu nước ngọt trong mùa khô từ tháng 1-5/2015 ...................... 42

Bảng 12. Tổng lượng mưa từ tháng 1-5 (mm). ......................................................... 43

Bảng 13. Tổng lượng nước tái sử dụng ..................................................................... 45

Bảng 14. Tổng lượng nước có trong kênh, rạch, ao nhỏ ........................................... 46

Bảng 15. Tổng lượng nước cung cấp trong mùa khô từ tháng 1-5/2015 .................. 47

Bảng 16. Diễn biến mặn Smax tháng dọc sông Cái Lớn .......................................... 53

Bảng 17. Nồng độ mặn cao nhất năm 2015 xâm nhập vào nội đồng tỉnh. ............... 54

Bảng 18. Xu thế mực nước trung bình tháng giai đoạn 2000-2016 .......................... 57

Bảng 19. Xu thế thay đổi lưu lượng nước trung bình tháng giai đoạn 2000-2016 [6].

................................................................................................................. 59

Bảng 20. Lượng mưa tháng trạm Vị Thanh (1984-2016) ......................................... 76

Bảng 21. Lượng mưa tháng trạm Phụng Hiệp (1984-2016) ..................................... 78

Bảng 22. Mực nước trung bình trạm thủy văn Vị Thanh (1984-2016). .................... 80

Bảng 23. Mực nước trung bình tháng trạm thủy văn Phụng Hiệp (1984-2016). ..... 82

Bảng 24. Vị trí các điểm đo ...................................................................................... 82

Bảng 25. Tóm tắt kết quả đo đạc thủy văn bổ sung các sông rạch tỉnh Hậu Giang

tháng 03/2015 .......................................................................................... 84

Bảng 26. Thống kê đặc trưng và biên độ triều khu vực chịu tác động ..................... 87

Page 7: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

v

Bảng 27. Thống kê đặc trưng và biên độ triều khu vực chịu tác động ..................... 88

Bảng 28. Thống kê đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng bán nhật triều biển Đông

................................................................................................................. 89

Bảng 29. Thống kê đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng nhật triều biển Tây ....... 90

Bảng 30. Bảng số liệu quan trắc mặn ........................................................................ 91

Bảng 31. Bảng số liệu quan trắc mặn ........................................................................ 93

Bảng 32. Kết quả phân tích chất lượng nước tại vị trí 30 mặt cắt đo đạc thủy văn .. 95

Bảng 33. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho thông số pH. ........................................ 97

Bảng 34. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các thông số còn lại ............................ 98

Bảng 35. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các thông số còn lại (tt) ....................... 99

Bảng 36. Kết quả tính toán thông số WQISI tại từng vị trí quan trắc. ..................... 101

Bảng 37. Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt trong mùa khô 2015................... 103

Bảng 38. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt trong các tháng mùa khô 2015 ...... 104

Bảng 39. Nhu cầu nước của cây trồng trong từng tháng ........................................ 105

Bảng 40. Lượng nước cung cấp cho chăn nuôi ....................................................... 106

Bảng 41. Lượng nước cung cấp cho chăn nuôi trong các tháng mùa khô 2015 ..... 107

Bảng 42. Lượng nước cung cấp cho nuôi, trồng thủy sản ...................................... 108

Bảng 43. Lượng nước cung cấp cho nuôi, trồng thủy sản các tháng mùa khô 2015

............................................................................................................... 109

Bảng 44. Lượng nước cung cấp công nghiệp ......................................................... 110

Bảng 45. Lượng nước cung cấp cho công nghiệp trong các tháng mùa khô 2015 . 111

Bảng 46. Nhu cầu nước ngọt các địa phương trong mùa khô từ tháng 1-5/2015 ... 112

Bảng 47. Tổng lượng nước cần thiết từng tháng trong mùa khô 2015 ................... 113

Bảng 48. Lượng nước cần thiết của từng vùng trong các tháng mùa khô 2015 ..... 114

Bảng 49. Tổng lượng nước trên các sông cung cấp cho tỉnh trong mùa khô ......... 115

Bảng 50. Tổng lượng nước cung cấp cho các địa phương trong mùa khô ............. 116

Bảng 51. Tổng lượng NCN và KNCC .................................................................... 117

Bảng 52. Khả năng cung cấp trong các tháng mùa khô 2015 ................................. 118

Bảng 53. KNCC và NCN trong các tháng mùa khô (106 m

3) ................................. 119

Page 8: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản đồ xâm nhặp mặn tại ĐBSCL ( Nguồn [1])............................................ 3

Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (Nguồn [4]) ........................................... 5

Hình 3. Bản đồ các sông rạch chính tỉnh Hậu Giang. ................................................. 6

Hình 4. Lượng mưa bình quân năm (1984-2016) trạm Vị Thanh .............................. 8

Hình 5. Lượng mưa bình quân năm (1984-2016) trạm Phụng Hiệp ........................... 8

Hình 6. Biểu đồ lượng mưa bình quân tháng trạm Vị Thanh thời kỳ 1984-2016 ...... 9

Hình 7. Biểu đồ lượng mưa bình quân tháng trạm Phụng Hiệp ............................... 10

Hình 8. Đặc trưng tháng các yếu tố thủy văn trạm ................................................... 11

Hình 9. Đặc trưng tháng các yếu tố thủy văn trạm ................................................... 12

Hình 10. Bản đồ vị trí trạm đo thủy văn kết hợp lấy mẫu chất lượng nước bổ sung

(30 mặt cắt)................................................................................................................ 25

Hình 11. Hàm lượng DO trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung .................... 28

Hình 12. Hàm lượng TSS trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung ................... 28

Hình 13. Hàm lượng BOD trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung.................. 29

Hình 14. Hàm lượng COD trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung.................. 29

Hình 15. Hàm lượng Amoni trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung ............... 30

Hình 16. Hàm lượng Nitrat trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung ................. 30

Hình 17. Hàm lượng sắt tổng trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung ............. 31

Hình 18. Hàm lượng photphat trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung ............ 31

Hình 19. NCN theo tỉ lệ (%) ..................................................................................... 42

Hình 20. KNCC tỉ lệ (%) ........................................................................................... 47

Hình 21. So sánh NCN và KNCC trên các địa phương trong tỉnh ........................... 48

Hình 22. KNCC và NCN thành phố Vị Thanh trong các tháng mùa khô 2015........ 48

Hình 23. KNCC và NCN thị xã Ngã Bảy trong các tháng mùa khô 2015 ................ 49

Hình 24. KNCC và NCN thị xã Long Mỹ trong các tháng mùa khô 2015 ............... 49

Hình 25. KNCC và NCN huyện Châu Thành trong các tháng mùa khô 2015 ......... 50

Hình 26. KNCC và NCN huyện Châu Thành A trong các tháng mùa khô 2015 ..... 50

Hình 27. KNCC và NCN huyện Phụng Hiệp trong các tháng mùa khô 2015 .......... 51

Hình 28. KNCC và NCN huyện Vị Thủy trong các tháng mùa khô 2015 ............... 51

Hình 29. KNCC và NCN huyện Long Mỹ trong các tháng mùa khô 2015 .............. 52

Hình 30. Bản đồ phân bố độ mặn thực đo và tính toán cao nhất năm 2015 khu vực

ĐBSCL (Nguồn [7]). ................................................................................................. 55

Hình 31. Xu thế mực nước trung bình tháng giai đoạn 2000-2016 (Nguồn [7]). ..... 57

Hình 32. Xu thế thay đổi lưu lượng nước trung bình tháng giai đoạn ...................... 60

Hình 33. Kết quả tính toán lan truyền BOD mùa khô 2015. .................................... 62

Hình 34. Kết quả tính toán lan truyền COD mùa khô 2015. .................................... 62

Hình 35. Kết quả tính toán lan truyền TSS mùa khô 2015. ...................................... 63

Hình 36. Kết quả tính toán lan truyền Nitrat mùa khô 2015. .................................... 63

Page 9: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

vii

Hình 37. Kết quả tính toán lan truyền Photphat mùa khô 2015 ................................ 64

Hình 38. Diễn biến pH trong nước mặt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang [5]. ................ 64

Hình 39. Bản đồ chỉ số chất lượng nước ( WQI) trong mùa khô .............................. 72

Page 10: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết

Hậu Giang là một tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long.

Với khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đây chính là một trong

những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ nước ta. Cùng với thế mạnh về cây

lúa, cây ăn quả các loại cùng nguồn thủy sản phong phú, nơi có nhiều di tích lịch

sử cấp quốc gia tất cả góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh đẩy mạnh phát

triển kinh tế-xã hội và du lịch của địa phương.

Trong bối cảnh khí hậu biến đổi, nước biển dâng và do tác động của các hoạt

động phát triển kinh tế, xây dựng các đập Thủy điện, thủy lợi của các nước thượng

nguồn sông Mêkông, đã làm suy kiệt nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long nói

chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, những năm gần đây vào các tháng mùa khô,

tỉnh luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nước sạch nghiêm trọng,

nguyên nhân gây ra là do; Chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp gây ô nhiễm nguồn

nước mặt, lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu cung cấp cho tỉnh giảm, hiện tượng

nhiễm xâm nhập mặn từ Biển Tây và cả nguy cơ xâm nhập mặn từ Biển Đông. Mặn

xâm nhập ngày càng sâu vào cửa sông và cả trong nội đồng gây ảnh hưởng đến đời

sống an sinh, sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho tỉnh Hậu Giang là cần đánh giá tài nguyên

nước mặt để kiểm soát và đề ra các biện pháp để chủ động thay đổi cơ cấu mùa vụ,

cây trồng và giải pháp tiết kiệm nước. Ngoài ra cũng tạo ra cho tỉnh một số cơ hội

thuận lợi tiếp súc các nguồn vốn ưu đãi, để thích ứng và phát triển bền vững với

BĐKH.

Trước các nguy cơ và cơ hội trên, Luận văn chọn đề tài “Đánh giá hiện tài

nguyên nước mặt trong mùa khô khu vực tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu, các

thông tin, kết quả thu được trong nghiên cứu có thể sử dụng như các căn cứ khoa

học để đề ra các phương án ứng phó để giảm thiểu thiệt hại do hiện trạng thiếu

nguồn nước ngọt trong mùa khô gây ra trong tình hình BĐKH và nước biển dâng

hiện nay.

2. Mục tiêu Mục tiêu chung: Đánh giá hiện tài nguyên nước mặt trong mùa khô khu vực

tỉnh Hậu Giang.

Mục tiêu cụ thể:

- Thu thập thông tin, xây dựng tổng quan về nghiên cứu chế độ thủy văn trên

các sông rạch trong tỉnh Hậu Giang.

Page 11: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

2

- Đo đạc và thu thập số liệu khí tượng, thủy văn và môi trường, nghiên cứu

và phân tích phục vụ công tác đánh giá.

- Đánh giá đầy đủ và định lượng về hiện trạng chất lượng nước mặt làm cơ

sở cho việc phân vùng chất lượng nước của các sông, rạch chính trên địa bàn Tỉnh

phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch tài nguyên nước mặt.

3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và

công nghệ hiện có trên thế giới và trong nước.

- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích số liệu: Phương pháp này được

sử dụng chủ yếu trong khi thực hiện luận văn, thu thập các thông tin tư liệu liên

quan đến nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội, sử dụng đất.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát thực

địa về hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước mặt, nhu cầu sử dụng nước

của tất cả các ngành, lĩnh vực

- Phương pháp đo đạc thủy văn, quan trắc phân tích chất lượng nước mặt:

Phương pháp đo đạc chế độ thủy văn bổ sung tại 30 điểm trên các sông, rạch chính

trong tỉnh, quan trắc phân tích chất lượng nước mặt nhằm ghi nhận các thông số

chất lượng nước phục vụ cho việc đánh giá chất lượng nguồn nước mặt.

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là môi trường nước mặt. Các thành phần xem xét đến

trong nghiên cứu bao gồm: Chế độ mưa, chế độ thủy văn của sông, triều, độ mặn,

các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Lượng nước cần thiết trong sinh hoạt,

trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trong công nghiệp. Khả năng cung cấp

nước mặt trong các tháng mùa khô của từng địa phương trong tỉnh

- Trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Hậu Giang: Sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài

8km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh 57km), sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15km)

và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh 16km), và một số rạch trong tỉnh như rạch Mái

Giầm (chảy qua Châu Thành đến Phụng Hiệp), rạch Nước Trong (Vị Thanh), Xẻo

Chít (Long Mỹ),.v.v...trong đó có khoảng 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm

vụ cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho tỉnh.

5. Nội dung luận văn

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội.

Chương 2: Phương pháp tiếp cận, thu thập, thống kê, phân tích số liệu các yếu tố

thủy văn, môi trường nước mặt.

Chương 3: Đánh giá tài nguyên nước mặt trong mùa khô khu vực tỉnh Hậu Giang.

Page 12: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 Tổng quan về vùng ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê

Kông có diện tích 39 747 km², nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế

lớn nhất của Việt Nam hiện nay, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh

Thái Lan và phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3

mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển với đường bở biển dài trên 700 km [1].

Hiện tượng xâm nhập mặn tại ĐBSCL diễn ra hàng năm và phụ thuộc rất lớn

vào điều kiện dòng chảy trên sông Mê Kông, điều kiện khí tượng khu vực như mưa,

gió. Xâm nhập mặn (Hình 1), gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-

xã hội vùng ven biển ĐBSCL [1].

H nh 1. Bản đồ xâm nhặp mặn tại ĐBSCL ( Nguồn [1])

Page 13: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

4

Từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm lưu lượng nước sông Mê Kông chảy vào

ĐBSCL qua sông Tiền và sông Hậu nhỏ, trong đó lưu lượng tháng 4 là nhỏ nhất so

với các tháng trong năm. Đầu tháng 3 và tháng 4 hàng năm là thời gian nhu cầu

dùng nước lên cao cho canh tác nông nghiệp, trong khi mực nước sông lại rất thấp

gây thiếu nước ở đồng bằng. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi dòng chảy ra biển

không đủ mạnh để đẩy nước mặn từ biển chảy vào. Đặc biệt vào kỳ triều cường kết

hợp gió Chướng (gió Đông Bắc) nước mặn tiến sâu vào hệ thống kênh rạch nội

đồng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Mùa khô hàng năm, hai dạng thiên tai (hạn hán và xâm nhập mặn) cùng lúc

diễn ra sẽ tác động rất lớn tới sản xuất và đời sống người dân tại ĐBSCL. Việc đo

và dự báo xâm nhập mặn hàng năm trong hệ thống sông kênh tại ĐBSCL được thực

hiện thông qua khá nhiều các trạm khí tượng thuỷ văn. Tuy nhiên, hạn hán chúng ta

chỉ dựa trên các tác động của nó tới sản xuất và sinh hoạt (thiếu nước tưới cho nông

nghiệp và số hộ thiếu nước sinh hoạt) để xác định và đánh giá, công tác dự báo rất

hạn chế, chủ yếu dựa trên số liệu mực nước sông kênh và mưa. Như vậy, việc xác

định chỉ số hạn hán có tính đến yếu tố tác động gia tăng – xâm nhập mặn cho việc

đánh giá cũng như dự báo cho ĐBSCL rất quan trọng.

1.2 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của ĐBSCL, lãnh thổ của tỉnh nằm

trong tọa độ từ 9034’59”-9

059’39” vĩ độ Bắc và từ 105

019’39”-105

053.

Địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang (Hình 5) với các mặt tiếp giáp:

- Phía Bắc: giáp Thành phố Cần Thơ.

- Phía Nam: giáp tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Tây: giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

- Phía Ðông: giáp sông Hậu, ranh giới hành chính với tỉnh Vĩnh Long.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4%

diện tích vùng ÐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

Các đơn vị hành chính: Hậu Giang có 08 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố,

02 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; trong đó có

Page 14: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

5

12 phường, 10 thị trấn và 54 xã.

H nh 2. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (Nguồn [4])

1.2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu thủy văn và môi trường nước mặt

Luận văn được nghiên cứu trên các sông, kênh, rạch chính trong tỉnh Hậu

Giang có thể kể đến là sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8km), sông Cái Lớn (đoạn

qua tỉnh 57km), sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15km) và sông Nước Trong (đoạn

qua tỉnh 16km) như trong Hình 6.Trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Hậu Giang còn có rất

nhiều dòng chảy tự nhiên khác mà nhân dân địa phương gọi là rạch, xẻo, con

lươn… trong đó có khoảng 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm vụ cấp nước,

vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho tỉnh. Ngoài ra, hệ thống kênh đào cũng là một

yếu tố quan trọng của hệ thống thủy văn trong tỉnh với các kênh lớn như Xà No,

Quản Lộ - Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Nàng Mau và một số kênh nhỏ khác như: kênh

Hậu Giang 1, 2, 3; Nàng Mau 2… Tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh ước tính

11.500 ha ( Nguồn [2,3]).

Page 15: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

6

H nh 3. Bản đồ các sông rạch chính tỉnh Hậu Giang.

1. Sông Hậu

Sông Hậu là một trong hai chi lưu của sông Mê Kông, khác với sông Tiền,

sông Hậu không bị phân nhánh sớm và chảy thẳng đổ ra biển Đông chủ yếu tại cửa

Định An và Trần Đề. Đoạn chảy qua Hậu Giang chủ yếu ở xã Đông Phú và xã Phú

Hữu A, huyện Châu Thành, do chịu ảnh hưởng của nguồn nước thượng nguồn sông

Mê Kông và chế độ triều biển Đông nên dòng chảy sông Hậu khá phức tạp, nhìn

chung có thể chia ra làm hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Lưu lượng dòng chảy trung

bình năm lớn hơn 500 m3/s.

2. Sông Cái Lớn

Sông Cái Lớn nối các kênh: Xà No, Ô Môn, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nàng

Mau, Lái Hiếu với biển Tây. Mùa mưa, nước sông phụ thuộc lượng nước từ thượng

nguồn sông Hậu tràn qua Tứ giác Long Xuyên và mưa tại chỗ. Mùa khô, chế độ

nước sông chịu tác động chủ yếu của chế độ triều vịnh Rạch Giá. Sông Cái Lớn có

chiều rộng cửa sông 600 – 700m, độ sâu 10 – 12m nên có khả năng tiêu thoát nước

tốt. Tác dụng của sông Cái Lớn là phương tiện giao thông và tiêu nước vào mùa úng

cho TP. Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của triều biển Tây

Page 16: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

7

nên đã gây nhiễm mặn ở các xã phía tây và tây nam của tỉnh.

3. Kênh Xà No

Kênh xáng Xà No được người Pháp tiến hành đào vào mùa khô năm 1901 đến

tháng 7/1903 thì hoàn thành. Kênh xáng Xà No với bề ngang mặt rộng 60m, đáy

rộng 40m, độ sâu từ 2,5 - 9m, nối liền Sông Hậu (từ Vàm xáng rạch Cần Thơ) đến

sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư).Kênh xáng Xà No ngoài việc giải quyết tiêu thoát

nước cho khoảng 40.000ha sản xuất nông nghiệp trong khu vực, nó còn là trục kênh

rất quan trọng cho việc giao thương lúa gạo miền Hậu Giang.

4. Kênh Cái Côn – Quản Lộ Phụng Hiệp

Hệ thống kênh Cái Côn – Quản Lộ Phụng Hiệp đã được người Pháp tiến hành

đào từ năm 1908 đến năm 1914 thì hoàn thành. Trong đó, kênh Cái Côn dài 16km

nối liền sông Hậu với khu vực Phụng Hiệp, kênh Quản Lộ được đào từ Cà Mau qua

Bạc Liêu thẳng lên Phụng Hiệp, nối với kênh Cái Côn ra sông Hậu. Ngoài ra, tại

Ngã Bảy còn có kênh Lái Hiếu dài 25km cũng được đào thời gian này, bắt đầu từ

Phụng Hiệp qua Long Mỹ, nối vô sông Cái Lớn ở Rạch Giá (Kiên Giang), xuyên

qua khu bảo tồn tự nhiên Lung Ngọc Hoàng.

1.3 Chế độ mưa và thuỷ văn

1.3.1. Chế độ mưa

Tỉnh Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên Hậu Giang

cũng có hai mùa khí hậu rõ nét là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 -

tháng 4 năm sau (tuy nhiên một số năm vẫn còn mưa vào tuần đầu tháng 12), mùa

mưa từ tháng 5 - tháng 11 (một số năm bắt đầu có mưa từ cuối tháng 4). Trong tỉnh

có lượng mưa trung bình từ 1500mm đến gần 2300mm, lượng mưa mùa mưa chiếm

từ 87,7% - 93,1 % cả năm. Trong năm, có 2 khoảng thời gian giao mùa: Thời gian

giao mùa của khô-mưa là các tháng 4 và 5; Thời gian giao mùa của mưa-khô là các

tháng 11, 12. Trong thời kỳ 32 năm từ 1984 – 2016 có những năm có ngày bắt đầu

mùa mưa rất muộn (các năm 1998, 2005, 2010, 2015) hoặc rất sớm (vào các năm

1999, 2008), được trình bày trên Hình 16 và Hình 17.

Page 17: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

8

H nh 4. Lượng mưa b nh quân năm (1984-2016) trạm Vị Thanh

H nh 5. Lượng mưa b nh quân năm (1984-2016) trạm Phụng Hiệp

Page 18: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

9

Phân bố lượng mưa các tháng trong năm

Kết quả thống kê lượng mưa tháng trong năm cho thấy; các tháng trong năm

lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa lớn chỉ tập trung vào các tháng mùa

mưa, các tháng mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng hết tháng 4 năm sau có

lượng mưa rất thấp, đặc biệt vào các tháng 2-3 có lượng mưa nhỏ nhất, nhiều năm

không có mưa và đây cũng là cao điểm của mùa khô trong năm.

Thời gian bắt đầu mùa mưa thường không ổn định nên những năm mùa mưa

đến trễ làm gia tăng mức độ thiếu nước cho sản xuất sau một mùa khô kéo dài, làm

chậm lịch thời vụ và xáo trộn cơ cấu mùa vụ trong năm. (Thống kê lượng mưa trong

năm được trình bày trên Hình 18, Hình 19 và trong bảng 20, 22, phần phụ lục).

H nh 6. Biểu đồ lượng mưa b nh quân tháng trạm Vị Thanh thời kỳ 1984-2016

Page 19: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

10

H nh 7. Biểu đồ lượng mưa b nh quân tháng trạm Phụng Hiệp

thời kỳ 1984-2016

1.3.2 Đặc điểm thủy văn tỉnh Hậu Giang

Do điều kiện địa lý của vùng nên chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu

ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển

Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Thủy văn được chi phối bởi hai nguồn

chính: sông Hậu (triều biển Đông) và sông Cái Lớn (triều biển Tây). Mùa lũ ở Hậu

Giang bắt đầu vào tháng VIII và kết thúc vào tháng XII. Lũ đạt mức cao nhất vào

tháng X và XI, thời gian này thường trùng với thời kỳ mưa lớn tại địa phương. Mùa

kiệt ở tỉnh Hậu Giang bắt đầu từ tháng I kết thúc vào tháng VI. Tháng IV lưu lượng

nhỏ nhất khoảng 1/20 lưu lượng mùa lũ. Ba yếu tố: lũ, mưa lớn tại chỗ và triều

cường cùng xảy ra đồng thời thì mực nước tăng cao, gây ngập một vùng rộng lớn,

thời gian ngập kéo dài. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ ở tỉnh Hậu Giang chậm hơn thời

gian xuất hiện đỉnh lũ tại Châu Ðốc, tỉnh An Giang khoảng 10 – 15 ngày.

19.8 18.5 28.3

87.5

180.8

231.3

264.1 280.5

267.1

292.5

124.8

40.9

0.0

50.0

100.0

150.0

200.0

250.0

300.0

350.0

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

ợn

g m

ưa (

mm

)

Tháng

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG

TRẠM PHỤNG HIỆP 1984-2016

Page 20: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

11

a. Chế độ mực nước trên sông đào Xà No.

Sông đào Xà No hay còn được gọi là kênh xáng Xà No được người Pháp tiến

hành đào vào mùa khô năm 1901 đến tháng 7/1903 thì hoàn thành. Kênh xáng Xà

No với bề ngang mặt rộng 60m, đáy rộng 40m, độ sâu từ 2,5-9m, nối liền Sông Hậu

(từ Vàm xáng rạch Cần Thơ) đến sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư).

Kênh xáng Xà No ngoài việc giải quyết tiêu thoát nước cho khoảng 40.000ha

sản xuất nông nghiệp trong khu vực, nó còn là trục kênh rất quan trọng cho việc

giao thương lúa gạo miền Hậu Giang. (Thống kê mực nước trình bày trên Hình 20

và trong Bảng 22, Bảng 23 phần Phụ lục).

b. Chế độ mực nước trên sông đào Cái Côn – Quản lộ Phụng Hiệp.

Hệ thống sông đào Cái Côn – Quản Lộ Phụng Hiệp đã được người Pháp tiến

hành đào từ năm 1908 đến năm 1914 thì hoàn thành. Trong đó, kênh Cái Côn dài

16km nối liền sông Hậu vô khu vực Phụng Hiệp, kênh Quản Lộ được đào từ Cà

Mau qua Bạc Liêu thẳng lên Phụng Hiệp, nối với kênh Cái Côn ra sông Hậu. Ngoài

ra, tại Ngã Bảy Phụng Hiệp còn có kênh Lái Hiếu dài 25km cũng được đào thời

gian này, bắt đầu từ Phụng Hiệp qua Long Mỹ, nối vô sông Cái Lớn ở Rạch Giá

(Kiên Giang), xuyên qua khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Hình 21.

H nh 8. Đặc trưng tháng các yếu tố thủy văn trạm

Vị Thanh 1990 - 2016

Page 21: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

12

1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Báo cáo số 184/BC-UBND (Nguồn [2]), tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu

Giang năm 2015 như sau:

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,7%; trong đó, khu vực nông - lâm -

ngư nghiệp: 2,58%; khu vực công nghiệp - xây dựng: 11,29%; khu vực thương mại

- dịch vụ: 7,39%. (Kế hoạch 6,7- 7,2%, trong đó, khu vực I: 2,1%, khu vực II:

10,78%, khu vực III: 8%).

- GRDP bình quân đầu người đạt 33,84 triệu đồng/người, tương đương 1.509

USD, tăng 5,55% so cùng kỳ (Kế hoạch 33,84 triệu đồng/người).

- Cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực I, II, III là: 30,9% - 22,48% - 46,61% (Kế

hoạch là; 30,9% - 22,1% - 47%, trong đó, khu vực I giảm 0,1% so cùng kỳ).

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 16.650 tỷ đồng,

tăng 7,14% so cùng kỳ. (Kế hoạch 16.400 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 7.418,553 tỷ đồng, tăng 4,21%

so với cùng kỳ, trong đó: thu nội địa là 2.890 tỷ đồng, tăng 16,35% so với cùng kỳ,

H nh 9. Đặc trưng tháng các yếu tố thủy văn trạm

Phụng Hiệp 1990 - 2016

Page 22: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

13

vượt 4,33% kế hoạch (Kế hoạch 2.770 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách địa phương là

6.818,925 tỷ đồng, bằng 98,62% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển là

2.551,276 tỷ đồng, tăng 21,42% so với cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ và nhập khẩu 1.050 triệu USD,

tăng 39,5% Kế hoạch; vượt 50% kế hoạch. Trong đó kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu

ngoại tệ đạt 740 triệu USD, tăng 33,3% so cùng kỳ (Kế hoạch là 578 triệu USD); kim

ngạch nhập khẩu 310 triệu USD, tăng 56,8% so cùng kỳ (Kế hoạch là 120 triệu USD).

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4,5% (KH <7%).

b) Về văn hóa – xã hội

- Dân số, lao động

Dân số trung bình khoảng 790.282 người; tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,2%,

trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,76 %. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến cuối năm 2015

còn 9,89%, biên độ giảm trong năm là 2,59% (Kế hoạch trên 2%). Số lao động được

tạo việc làm là 17.500 lao động (Kế hoạch 15.000 lao động); tỷ lệ lao động qua đào

tạo đạt 44%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 4,03%; tỷ lệ thiếu việc làm khu

vực nông thôn còn 1,55%.

- Giáo dục, văn hóa

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 55,29% tổng số trường (Kế hoạch 55-

60%), số sinh viên trên 10.000 người dân là 169 sinh viên. Tỷ lệ xã đạt chuẩn

quốc gia về y tế 100%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 12,6%; số bác sĩ

trên 10.000 người dân là 6,8 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 28,81

giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 78,87% (Kế hoạch là 78%); tuổi

thọ trung bình 75 tuổi. Diện tích nhà ở bình quân/người 21,7 m2. Xây dựng công

nhận mới 04 xã nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 21/54 xã, đạt

38,88% tổng số xã, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí. Công nhận mới 02 phường,

thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

c) Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,89% (Kế hoạch 1,88%).

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh 95,5% (Kế hoạch 95%); tỷ

lệ dân số thành thị được cấp nước sạch 89% (Kế hoạch 88%).

Page 23: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

14

Năm 2017, tỉnh đã công nhận 05 xã nông thôn mới, đến nay đã có 22/54 xã đạt

chuẩn nông thôn mới (đạt 40,78% tổng số xã), các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí.

d) Về quốc phòng và an ninh

Xây dựng lực lượng quân sự, công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện

đại, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,74% dân số đúng theo quy định của

Quân khu. Hoàn thành tốt công tác huấn luyện, diễn tập, giáo dục bồi dưỡng kiến

thức quốc phòng, an ninh và công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ.

Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác cải cách tư pháp

được quan tâm, số vụ tội phạm giảm; tai nạn giao thông tăng so cùng kỳ.

e) Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp theo

giá so sánh 2010 tăng 21,8% so cùng kỳ. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp phát

triển tương đối đều, ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như: sản

xuất giày dép; sản xuất hóa chất, sản xuất thuốc, hóa dược liệu… đầu tư mở rộng nhà

máy, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm nên làm

tăng giá trị sản xuất của các ngành này nói riêng và giá trị của toàn tỉnh nói chung.

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính

phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư hoàn thành đi vào hoạt

động.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,4 % so với cùng kỳ, trong

đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,7% (cùng kỳ 8%); điều này cho

thấy năng lực sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn cùng kỳ năm trước. Một số sản

phẩm công nghiệp chủ yếu tiếp tục tăng: sản lượng thủy sản đông lạnh tăng 7,6%,

gạo xay xát tăng 51,5%, đường mật tăng 10,7%, bánh kẹo tăng 21,5%...

Ngành điện tiếp tục nâng cấp mở rộng lưới điện, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng

điện toàn tỉnh đạt 99,58%, tăng 0,03% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ sử

dụng điện an toàn 98,46%, tăng 0,12% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.

Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút thêm được 04 dự án đầu tư, cao hơn 02

dự án so với cùng kỳ, lũy kế đến nay đã thu hút được 76 dự án đầu tư, hiện có 65 dự

án đi vào hoạt động, tăng 26 dự án so với cùng kỳ, tổng diện tích là 1.183 ha, tỷ lệ

Page 24: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

15

đất lấp đầy 54%.

f) Hoạt động thương mại, dịch vụ

Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ theo giá so sánh 2010 tăng 6,6% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,64% so cùng kỳ.

Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, đã giới thiệu doanh nghiệp tiêu

biểu trên địa bàn tỉnh tham gia quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các Hội chợ trong

và ngoài tỉnh, tổ chức nhiều Hội chợ hàng quảng bá sản phẩm. Công tác quản lý thị

trường được tăng cường, chỉ số giá bình quân năm 2017 tăng 4,5% so với cùng kỳ

(cùng kỳ 3%).

Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục phát triển, chất lượng phục vụ

từng bước được nâng lên, đã vận chuyển được 9,7 triệu tấn hàng hóa, tăng 7,2%

so cùng kỳ và 113 triệu lượt hành khách, tăng 6% so cùng kỳ. Các dịch vụ khác

như bưu chính - viễn thông, ngân hàng, quảng cáo, bảo hiểm, y tế, logistic... đều

có bước phát triển.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trực tiếp, ủy thác và dịch vụ đại lý chi trả

ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 1.050 triệu USD, tăng 39,5% so

với cùng kỳ và vượt 50% so với Kế hoạch. Trong đó: xuất khẩu và dịch vụ thu

ngoại tệ được 740 triệu USD, tăng 33,3% so cùng kỳ, vượt 28% Kế hoạch. Nhập

khẩu ước thực hiện được 310 triệu USD, tăng 56,8% so cùng kỳ, vượt 158% Kế

hoạch.

g) Tình hình phát triển nông nghiệp và thủy sản

- Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so sánh 2010

tăng 5,2% so với cùng kỳ (năm 2016 chỉ tăng 1,68%). Tăng trưởng khu vực nông -

lâm - ngư nghiệp đạt 2,58% (Kế hoạch: 2,1%, cùng kỳ 0,86%).

Về trồng trọt:

Diện tích gieo trồng lúa cả năm 207.326 ha, vượt 2,04% kế hoạch, tăng 329 ha

so cùng kỳ. Năng suất bình quân 6,19 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 1.280.004 tấn, đạt

100,14% Kế hoạch, tăng 3,86% so cùng kỳ (bằng 13.878 tấn). Sản lượng lúa năm

nay tăng chủ yếu là do tăng diện tích và tăng năng suất vụ Hè Thu và Thu Đông.

Page 25: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

16

Bảng 1. Diện tích và sản lượng lúa từ năm 2013-2015 (Nguồn [3])

2013 2014 2015

Diện tích (ha) 205.300 207.114.210 206.770

Sản lượng (tấn) 1.201.670 1.301.906 1.256.340

Năng suất (tạ/ha) 58,53 62,43 60,76

Cây mía năm 2017, trồng được 10.735 ha đạt 102,2% kế hoạch. Sản lượng cả

năm ước đạt 1.055.251 tấn, đạt 102,2% kế hoạch, tăng 8% so với cùng kỳ (bằng

78.018 tấn).

Bảng 2. Diện tích và sản lượng mía từ năm 2013-2015 (Nguồn [3])

2013 2014 2015

Diện tích (ha) 13.109,80 11.857,06 10.842,00

Sản lượng (tấn) 1.129.566 1.027.125 977.233

Cây rau màu ước cả năm 20.399 ha, đạt 107,4% kế hoạch, tăng 3% so cùng

kỳ, sản lượng ước đạt 277.849 tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ (bằng 42.885 tấn).

Cây ăn trái, diện tích 39.803 ha đạt 116% kế hoạch, tăng 8,9% so cùng kỳ.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng so cùng kỳ, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có:

đàn heo 148.017 con đạt 98,7% kế hoạch, tăng 4,85% so cùng kỳ (bằng 6.844 con);

đàn gia cầm 3.754.000 con đạt 89,5% kế hoạch; đàn trâu 1.497 con đạt 96,6% Kế

hoạch; đàn bò 2.962 con đạt 118,5% kế hoạch, tăng 27% so cùng kỳ.

- Thủy sản

Tổng diện tích thả nuôi thủy sản ước năm 2017 là 7.025 ha (cá tra 103 ha) đạt

100,4% Kế hoạch, bằng 99,08% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt

64.325 tấn, vượt 2,1% Kế hoạch, tăng 2,6% so cùng kỳ.

Bảng 3. Diện tích và sản lượng thủy sản từ năm 2013-2015 (Nguồn [3])

2013 2014 2015

Diện tích (ha) 7.094,00 6.778,15 7.075,12

Page 26: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

17

Sản lượng (tấn) 61.130 60.260 60.520

h) Tình hình phát triển các khu (cụm) công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Theo báo cáo ĐMC Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hậu Giang đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt tại Quyết định 1323/QĐ-

UBND ngày 16/9/2015 thì trên địa bàn tỉnh có các KCN, CCN tập trung như:

Công tác quản lý các K-CNN cấp tỉnh quản lý:

Tỉnh Hậu Giang có 02 KCN (KCN Sông Hậu – giai đoạn 1, huyện Châu

Thành và KCN Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1, huyện Châu Thành A) đã được Thủ

tướng cho phép thành lập với tổng diện tích 492,95 ha và 04 Cụm công nghiệp tập

trung (Cụm CNTT Đông Phú – giai đoạn 1, huyện Châu Thành, Cụm CNTT Phú Hữu

A – giai đoạn 1, huyện Châu Thành, Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3, huyện

Châu Thành và Cụm CNTT Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A) đã được UBND

tỉnh quyết định thành lập với tổng diện tích 410 ha. Lũy kế đến tháng 12/2017, số

lượng dự án tại các khu, cụm công nghiệp và đất truyền dẫn năng lượng là 48 dự án

đầu tư, đã có 40 dự án đã thực hiện thủ tục môi trường, 08 dự án đang trong quá trình

lập thủ tục; Trong tổng số 40 dự án đã có thủ tục về môi trường, có 30 dự án thực

hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, 02 dự án thực hiện đề án bảo vệ môi

trường chi tiết, 07 dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, 01 dự án thực hiện đề

án bảo vệ môi trường đơn giản. Đã có 14 dự án được xác nhận hoàn thành. Công tác

quản lý cụ thể như sau:

- KCN Sông Hậu – giai đoạn 1, huyện Châu Thành: được thành lập theo

Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Hậu Giang với quy

mô 290.79 ha. Diện tích giao đất, cho thuê đất đã có chủ trương khoảng 238,35 ha,

tỷ lệ lấp đầy 100%, diện tích đất xây dựng nhà máy là 259,177 ha. Diện tích đất đã

được các nhà đầu tư triển khai san lấp mặt bằng là 211,888 ha. Quyết định phê

duyệt báo cáo ĐTM số 480/QĐ-BTNMT ngày 18/3/2011 của Bộ Tài nguyên Môi

trường.

- KCN Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1, huyện Châu Thành A: được thành lập

theo Quyết định số 3103/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang

Page 27: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

18

với quy mô 201,42 ha, tỷ lệ lấp đầy 67,6%. Diện tích quy hoạch đất công nghiệp là

148,6163ha, diện tích giao đất, cho thuê đất đã có chủ trương khoảng 95,4129 ha,

chiếm 64,2% diện tích đất công nghiệp, diện tích đã cấp Giấy CNQSD đất là 54,75

ha. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 529/QĐ-UBND ngày 27/3/2007 của

UBND tỉnh Hậu Giang.

- Cụm CNTT Đông Phú – giai đoạn 1, huyện Châu Thành: Diện tích 120 ha,

thu hút 02 dự án (11,5 ha), tỷ lệ lắp đầy 12,1%. Quyết định phê duyệt quy hoạch số

2164/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 của UBND huyện Châu Thành; Quyết định thành

lập Cụm CNTT số 227/QĐ-UBND ngày 25/2/2014 của UBND tỉnh Hậu Giang.

- Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 1, huyện Châu Thành: Diện tích: 110ha,

thu hút 04 dự án, tỷ lệ lắp đầy 100%. Quyết định phê duyệt quy hoạch số 681/QĐ-

UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh Hậu Giang; Quyết định thành lập Cụm

CNTT số 1133/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 của UBND tỉnh Hậu Giang. Quyết định

phê duyệt báo cáo ĐTM số 561/QĐ-UBND ngày 10/3/2009 của UBND tỉnh Hậu

Giang.

- Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3, huyện Châu Thành: Diện tích: 80 ha,

thu hút 01 dự án (13,44 ha), tỷ lệ lắp đầy 21,9%. Quyết định phê duyệt quy hoạch

số 1975/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND huyện Châu Thành; Quyết định

thành lập Cụm CNTT số 1042/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 của UBND tỉnh Hậu

Giang. Báo cáo ĐTM: do dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Cụm CNTT đang được lập

nên chưa lập báo cáo ĐTM.

- Cụm CNTT Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A: Diện tích 100 ha. Quyết

định phê duyệt quy hoạch số 1466/QĐ-UBND ngày 10/09/2013 của UBND tỉnh

Hậu Giang; Quyết định thành lập cụm CNTT số 1221/QĐ-UBND ngày 26/8/2014

của UBND tỉnh Hậu Giang.

Page 28: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

19

Bảng 4. Tổng diện tích đất, cây xanh, tỷ lệ lắp đầy của các khu, cụm CNTT

(Nguồn [3])

Khu, Cụm công nghiệp Diện tích

đất (ha)

Cây

xanh

(ha)

Tỷ lệ lắp

đầy (%)

KCN Sông Hậu – giai đoạn 1 290,79 7,371 100

KCN Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 201,42 18,52 67,6

Cụm CNTT Đông Phú – giai đoạn 1 120 13,112 12,1

Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 1 110 25,7 100

Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3 80 9,046 21,9

Cụm CNTT Nhơn Nghĩa A 100 10,639 0

Tổng 902,21 84,38

Công tác quản lý các cụm CN – tiểu thủ CN (do UBND huyện, thị, thành

phố quản lý):

Trên địa bàn tỉnh có 04 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN)

do UBND huyện, thị, thành phố quản lý với tổng diện tích khoảng 190 ha.

- Cụm CN – TTCN Tx. Ngã Bảy: Tổng diện tích đất quy hoạch là 24,67ha.

- Cụm CN – TTCN Tp. Vị Thanh: Tổng diện tích đất quy hoạch Cụm CN -

TTCN là 62,5ha.

- Cụm Công nghiệp Kho tàng và bến bãi xã Tân Tiến thành phố Vị

Thanh: được quy hoạch với diện tích khoảng 56,08ha. Trong đó, diện tích dành cho

dự án sản xuất kinh doanh và xây dựng bãi bốc xếp hàng hóa tại Cụm Công nghiệp

và kho tàng bến bãi xã Tân Tiến thành phố Vị Thanh khoảng 41,5ha

- Cụm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Long Mỹ: Tổng diện tích đất

quy hoạch Cụm CN - TTCN là 48,2ha.

Thực trạng đầu tư hạ tầng các KCN-CCN:

- Các KCN-CCN cấp tỉnh quản lý:

Tình hình sản xuất kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm giá trị sản xuất công

nghiệp 15.408 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 418,89 triệu USD và giá trị nhập khẩu

Page 29: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

20

373,73 triệu USD. Ước thực hiện cả năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp 18.508

tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 535,519 triệu USD và giá trị nhập khẩu 491,63 triệu USD.

Các KCN-CCN cấp tỉnh quản lý do Công ty Phát triển Hạ tầng KCN Hậu

Giang làm chủ đầu tư hạ tầng (đầu tư xây dựng các tuyến đường chính trong các

KCN, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, hệ thống chiếu sáng và trồng cây

xanh). Tỷ lệ khu, cụm CN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt

chuẩn 22,2%.

Khu CN Sông Hậu – giai đoạn 1 đang xây dựng hệ thống XLNT tập trung

công suất 3.000 m3/ngày.đêm (đã triển khai san lắp mặt bằng, xây dựng hàng rào,

nhà điều hành, thi công ép cọc các cụm bể xử lý, khối lượng thực hiện đạt khoảng

92% và dự kiến đi vào hoạt động trong quý I/2018).

Khu CN Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 đã xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý

nước thải tập trung công suất 2.500 m3/ngày.đêm và đưa vào vận hành đầu năm

2017. Khu CN đã lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục và

truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý đúng quy định.

Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 1: Lượng nước thải phát sinh khoảng

11.180 – 16.180 m3/ngày.đêm, trong đó chủ yếu là từ Nhà máy Giấy Lee&Man Việt

Nam (bắt đầu vận hành thử nghiệm từ tháng 7/3/2017, được xác nhận hoàn thành

vào 26/10/2017) với lượng nước thải trung bình khoảng 11.000 – 16.000

m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này được xử lý đạt quy chuẩn theo báo cáo đánh giá

tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt và giấy phép xả thải của Bộ

TN&MT trước khi xả ra môi trường.

Cụm CNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3: Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng

08 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này được xử lý đạt quy chuẩn theo báo cáo đánh

giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt trước khi xả ra môi trường.

Cụm CNTT Đông Phú – giai đoạn 1: Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng

23– 33 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này được xử lý đạt quy chuẩn theo báo cáo

đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt trước khi xả ra môi

trường.

Đối với Cụm CNTT Nhơn Nghĩa A hiện đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư

Page 30: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

21

và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện đang kêu gọi thu hút đầu tư đối với các ngành chế

biến lương thực; dược, mỹ phẩm; sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử; chế

biến thủy hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng; dịch vụ cho thuê kho bãi.

- Các cụm CN – tiểu thủ CN (do UBND huyện, thị, thành phố quản lý):

Trong 04 Cụm CN-TTCN do UBND cấp huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu

tư, hiện nay có Cụm CN-TTCN Tp. Vị Thanh đang đầu tư và xây dựng một số hạng

mục với công suất xử lý 250 m3/ngày.đêm và dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

Các cụm công nghiệp còn lại chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung

theo quy định. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong cụm công nghiệp tự đầu tư xây dựng

hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Thực trạng thu hút đầu tư đến nay tại các Cụm CN do Ban Quản lý Cụm công

nghiệp cấp huyện quản lý thu hút được 25 nhà đầu tư thực hiện 26 dự án (trong đó

có 02 doanh nghiệp nước ngoài) với 18 dự án đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư

là 1.458,8 tỷ đồng, có 3.836 lao động.

i) Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

- Nhóm đất phèn: Có diện tích lớn nhất 67.763 ha, chiếm 42,29% diện tích tự

nhiên, phân bố đều trên địa hình trũng thấp và tập trung nhiều ở khu vực phía Tây –

Tây nam của tỉnh thuộc các huyện Phụng Hiệp (27.000 ha), Long Mỹ (22.459 ha),

Vị Thủy (11.320 ha) và Tp. Vị Thanh (4.178 ha).

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích lớn thứ hai xấp xỉ với diện tích đất phèn

45.834 ha chiếm 28,64% diện tích tự nhiên, tập trung phía Bắc và Đông Bắc của

tỉnh thuộc các huyện như Phụng Hiệp (11.878 ha), Châu Thành A (9.025 ha), Châu

Thành (4.362 ha), TX. Ngã Bảy (3.692 ha) và phân bố rải rác ở các huyện còn lại.

- Nhóm đất mặn: Chỉ có diện tích 6.682 ha, chiếm 4,17% diện tích tự nhiên,

chủ yếu là loại đất mặn ít nên đã được khai thác sử dụng có kết quả, phân bố ở vùng

đất có địa hình thấp ven các sông rạch đang bị nhiễm mặn ở phía Tây Nam giáp tỉnh

Kiên Giang, chủ yếu ở huyện Long Mỹ.

Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Hậu Giang có 02 nhóm đất chính là đất

phèn và đất phù sa, diện tích của hai nhóm đất này chiếm khoảng 60% diện tích đất

Page 31: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

22

tự nhiên toàn tỉnh.

- Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là: 160.244,81 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp : 141.193 ha, chiếm 87,06%;

- Đất phi nông nghiệp : 20.942 ha, chiếm 12,92%;

- Đất chưa sử dụng : 36 ha, chiếm 0,02%;

Tài nguyên khoáng sản

- Cát lòng sông Hậu được hình thành do dòng nước sông Hậu mang từ thượng

nguồn về trầm tích, trữ lượng ít và không ổn định, chất lượng kém, chủ yếu dùng để

san lấp.

Tài nguyên rừng và Đa dạng sinh học

- Tài nguyên rừng

● Diện tích đất lâm nghiệp: 4.174,2 ha. Trong đó:

+ Diện tích đất rừng đặc dụng: 2.805 ha (Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng)

+ Diện tích đất rừng sản xuất: 1.369,2 ha (Trung tâm Nông nghiệp Mùa

Xuân diện tích 1.224,2 ha; Công ty TNHH Việt Úc – Hậu Giang diện tích 145 ha).

● Diện tích rừng: 2.825,7 ha, trong đó:

- Phân theo chủ quản lý:

+ Diện tích rừng Nhà nước quản lý: 1.881,39 ha (rừng đặc dụng: 1.482,7 ha;

rừng sản xuất: 398,69 ha).

+ Diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình và các tổ chức quản lý 944,31 ha.

- Phân theo cấp tuổi rừng:

+ Diện tích rừng trên 3 năm tuổi: 2.256,6 ha.

+ Diện tích rừng dưới 3 năm tuổi: 569,1 ha.

Page 32: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

23

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, THU THẬP, THỐNG KÊ,

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CÁC YẾU TỐ THỦY VĂN, MÔI TRƯỜNG

NƯỚC MẶT KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp kế thừa

Đây là phương pháp sử dụng và thừa hưởng những tài liệu đã có về nghiên

cứu quản lý, quy hoạch quản lý tài nguyên nước mặt trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ, bao gồm thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Hậu Giang

và các vùng phụ cận; thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình,

đề tài khoa học, các đề án quốc tế có liên quan. Các tài liệu, dữ liệu sẵn có sẽ được

xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích số liệu

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong khi thực hiện luận văn, thu thập

các thông tin tư liệu liên quan đến nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện trạng và quy

hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất, các tài liệu bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu hướng phát triển KTXH, hiện trạng phát

triển của các ngành có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hậu Giang.

- Tổng quan tài nguyên nước mặt (đặc điểm hệ thống sông kênh rạch và tiềm

năng nguồn nước, chất lượng nước); tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước

mặt (thống kê số lượng công trình theo loại hình khai thác và công suất).

- Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, mức

độ đáp ứng của nguồn nước và xu hướng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước cho

các hộ dùng nước, cho mục đích duy trì dòng sông, duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

- Ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước, phân vùng ô nhiễm theo mức độ

và loại hình ô nhiễm, các khu vực cần khoanh vùng bảo vệ đặc biệt.

- Tình hình thải chất thải vào nguồn nước và nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước

từ các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế

và từ các bãi rác thải gần nguồn nước.

Page 33: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

24

- Tình hình bảo vệ, ngăn ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm nguồn nước và các

biện pháp, chủ trương, chính sách bảo vệ nguồn nước.

2.1.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa về hiện trạng các công trình khai thác

nguồn nước mặt, nhu cầu sử dụng nước của tất cả các ngành, lĩnh vực (đô thị,

thương mại, công nghiệp, nông nghiệp,...), các nguồn phát sinh chất ô nhiễm thải

vào nguồn nước mặt, các vấn đề về quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng nước,

các công trình thủy lợi và ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước

cũng như công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Thông qua điều tra

khảo sát sẽ đánh giá được thực trạng về khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt,

đồng thời dự báo các vấn đề cấp bách liên quan đến tài nguyên nước trong tương

lai.

2.1.4. Phương pháp đo đạc thủy văn, quan trắc phân tích chất lượng nước mặt

Phương pháp đo đạc chế độ thủy văn bổ sung tại 30 điểm trên các sông, rạch

chính trong tỉnh Hậu Giang nhằm bổ sung dữ liệu để phục vụ cho việc tính toán khả

năng cung cấp trong các tháng mùa khô.

Phương pháp quan trắc phân tích chất lượng nước mặt nhằm ghi nhận các

thông số chất lượng nước phục vụ cho việc đánh giá chất lượng nguồn nước mặt

trên toàn tỉnh Hậu Giang.

2.2 Đo đạc lưu lượng (Q) bổ sung tại 30 mặt cắt.

a. Thời gian đo đạc và vị trí đo đạc

Đợt đo đạc thủy văn trên mạng lưới sông rạch chính của tỉnh Hậu Giang được

tiến hành đồng thời vào lúc 14 giờ ngày 07 – IV và kết thúc lúc 16 giờ ngày 10 – IV

– 2015. Vị trí đo đạc được trình bày trong Hình 7 và Bảng 30 phần phụ lục.

b. Chế độ đo đạc

Việc đo đạc các yếu tố lưu lượng (Q), mực nước (H), hướng dòng chảy, tại tất

cả các trạm theo chế độ từng giờ, vào đầu mỗi giờ, trong suốt thời gian đo đạc.

c. Phương pháp đo đạc và tính toán

* Phương pháp đo đạc

- Tại tất cả các trạm, H được quan trắc từng giờ một bằng thủy chí. Thủy chí

Page 34: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

25

được cố định chắc chắn. Cao độ tại các trạm đo đều là cao độ giả định.

- Tốc độ dòng chảy V (m/s) được đo bằng lưu tốc kế cốc quay LS - 68 (Trung

Quốc) tại thủy trực đại biểu theo chế độ 3 điểm: 0,2h; 0,6h và 0,8h (h là độ sâu khi

đo tốc độ dòng chảy).

- Đo mặt cắt ngang tại các điểm đo Q, vào thời điểm H đạt đỉnh, tốc độ v nhỏ.

- Lấy mẫu nước môi trường tại tất cả các điểm đo thủy văn, ở vị trí chủ lưu, độ

sâu 0,2h và tại thời điểm đỉnh triều và chân triều.

- Vị trí các điểm đo (trình bày trong Bảng 9, phần Phụ lục).

e

H nh 10. Bản đồ vị trí trạm đo thủy văn kết hợp lấy mẫu chất lượng nước bổ

sung (30 mặt cắt)

* Phương pháp tính toán

Việc tính toán tốc độ dòng chảy, lưu lượng và chất lượng nước, dựa theo qui

phạm đo đạc, tính toán và chỉnh lý số liệu của Tổng cục KTTV, cục môi trường

thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường.

Tốc độ trung bình của dòng chảy tại mỗi thủy trực được xác định theo công

Page 35: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

26

thức sau

4

VV2V V

8.06.02.0

TT

Diện tích của mặt cắt ngang dùng để tính lưu lượng được tính theo mực nước

tương ứng lúc đo lưu tốc từng giờ trên cơ sở mực nước lúc đo mặt cắt ngang. Nếu

lần đo tốc độ dòng chảy có mực nước lớn hơn hoặc nhỏ hơn mực nước lúc đo mặt

cắt ngang thì độ sâu dùng để tính toán được cộng thêm hoặc trừ đi khoảng độ sâu

chênh lệch:

∆H = HĐo V – HĐo sâu

(H Đo V – mực nước lúc đo tốc độ dòng chảy)

(H Đo sâu – mực nước lúc đo mặt cắt ngang)

Khi đã có diện tích giữa 2 thủy trực đo sâu, diện tích mặt cắt ngang được xác

định theo công thức:

n

1i

ifF

Lưu lượng qua diện tích mặt cắt ngang:

Qmc = Vtt × F

Tổng lượng nước chảy qua mặt cắt khống chế được xác định theo công thức:

W(m3)= Q(m

3/s) x t(s)

Sơ lược tình hình thời tiết thủy văn trong thời gian đo đạc:

- Trong thời gian tiến hành đo đạc thủy văn bổ sung (ngày 7–10/4) tình hình

thời tiết tại các vị trí chủ yếu là nắng nóng, có mây, không có mưa. Nhiệt độ tại các

vị trí đo đạc đều xấp xỉ và thấp hơn TBNN phổ biến từ 0,2 – 1,1oC

d. Kết quả đo đạc thủy văn bổ sung

Một số trạm đo đạc thủy văn phía hạ lưu có dòng chảy bị ảnh hưởng chế độ

bán nhật triều không đều biển Đông. Tại các trạm này, dòng chảy trong sông có

hướng chảy thay đổi theo 2 hướng ngược nhau: chảy xuôi ra biển và chảy ngược lên

nguồn do tác động của thủy triều. Để thuận lợi cho việc tính toán, thể hiện dòng chảy

trong sông cũng như để dễ dàng cho người sử dụng, chiều dòng chảy được quy ước

như sau:

Chảy xuôi ra biển mang dấu (+);

Page 36: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

27

Chảy ngược lên nguồn mang dấu (-)

( Xem thêm phần tóm tắt kết quả đo đạc thủy văn bổ sung các sông rạch tỉnh

Hậu Giang tháng 03/2015 trong (Bảng 31) phần Phụ lục).

e. Kết quả phân tích chất lượng nước tại vị trí 30 mặt cắt

Phần kết quả này học viên sử dụng từ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm

(2006 – 2010), Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2011 – 2015) Nguồn [6].

Nhìn chung, chất lượng nước mặt tại các vị trí quan trắc bổ sung trên cùng một

sông, kênh rạch không có sự khác biệt nhiều:

Hàm lượng các kim loại như asen, cadimi đều không phát hiện có trong các

mẫu nước tại các vị trí đo đạc thủy văn.

Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 4,3 – 5,9mg/l, trong đó có 09

điểm thấp hơn so với giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 29 – 384mg/l trong đó

29/30 mẫu vượt giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

từ 1,6 – 12,8 lần.

Hàm lượng BOD5 có giá trị dao động từ 3 – 24mg/l, chỉ có 08/30 mẫu thấp

hơn giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, có 15/30

mẫu vượt giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, Nguồn [6].

Page 37: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

28

H nh 11. Hàm lượng DO trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

H nh 12. Hàm lượng TSS trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

00

01

02

03

04

05

06

07

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

DO QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

TSS QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

Page 38: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

29

H nh 13. Hàm lượng BOD trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

H nh 14. Hàm lượng COD trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

0

5

10

15

20

25

30

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

BOD5 QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

COD QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

Page 39: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

30

H nh 15. Hàm lượng Amoni trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

H nh 16. Hàm lượng Nitrat trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

00

01

02

03

04

05

06

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

NH4+ QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

000

001

002

003

004

005

006

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

Nitrat QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

Page 40: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

31

H nh 17. Hàm lượng sắt tổng trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

H nh 18. Hàm lượng photphat trong nước mặt tại vị trí 30 mặt cắt bổ sung

Hàm lượng COD có giá trị dao động từ 5 – 45 mg/l, có 14/30 mẫu thấp hơn

00

01

02

03

04

05

06

07

08

09

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

NM

30

Tổng sắt QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

00

00

00

00

00

00

NM

01

NM

02

NM

03

NM

04

NM

05

NM

06

NM

07

NM

08

NM

09

NM

10

NM

11

NM

12

NM

13

NM

14

NM

15

NM

16

NM

17

NM

18

NM

19

NM

20

NM

21

NM

22

NM

23

NM

24

NM

25

NM

26

NM

27

NM

28

NM

29

Photphat QCVN 08:2008/BTNMT A1 QCVN 08:2008/BTNMT A2

Page 41: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

32

giá trị quy định trong quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, 09/30

mẫu vượt giá trị cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Hàm lượng amoni có giá trị dao động từ 0,01 – 5,16, chỉ có 04/30 mẫu thấp

giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, còn lại 25/30

mẫu đều vượt giá trị giới hạn trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,15 – 25,8

lần.

- Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,49 – 1,65 mg/l, đều thấp hơn giá trị

quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1.

Hàm lượng sắt tổng có giá trị dao động từ 0,488 – 7,944 mg/l, 23/30 mẫu

vượt giá trị quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,1 – 7,94

lần.

Hàm lượng photphat có giá trị dao động từ 0,01 – 0,09 mg/l, thấp hơn giá trị

quy định quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, Nguồn [6] .

(- Kết quả phân tích chi tiết chất lượng nước tại vị trí 30 mặt cắt đo đạc thủy

văn vào tháng 4/2015 được trình bày trong Bảng 38 phần Phụ lục).

Nhận xét kết quả

* Mực nước

+ Chế độ thủy văn trên các sông rạch trong tỉnh Hậu Giang chịu tác động của

cả chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông thông qua sông Hậu (khu vực nằm

phía Đông Bắc của tỉnh) và chế độ nhật triều của biển tây thông qua hệ thống sông

Cái Lớn, sông Cái Tư (nằm phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang).

+ Khu vực chịu tác động của bán nhật tiều biển Đông bao gồm các trạm nằm

cách sông Hậu khoảng 30km, cụ thể là các trạm: Hậu Giang 1, Hậu Giang 2, Cái

Côn 1, Cái Côn 2, Bún Tàu 1, Lái Hiếu 1, Lái Hiếu 2, Sóc Trăng, Xà No 1, Ba Láng

1, Ba Láng 2, Cái Dầu 1, Cái Dầu 2, Mái Dầm 1, Mái Dầm 2, Kênh Xáng 1, Kênh

Xáng 2, Kênh 8000, ngày có 2 đỉnh và 2 chân triều. Nhìn chung biên độ mực nước

các trạm nằm gần sông Hậu có giá trị lớn (208cm-Cái Côn 1) và giảm nhanh khi

vào sâu trong nội đồng (32cm-kênh 8000, 23cm-kênh Xáng 2).

+ Khu vực chịu tác động của chế độ nhật triều biển Tây bao gồm 12 trạm nằm

về phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang gồm các trạm: Bún Tàu 2, Lái Hiếu 3, Xà No 2,

Page 42: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

33

Xà No 3, Nàng Mau 1, Nàng Mau 2, Nước Đục 1, Nước Đục 2, Nước Trong 1,

Nước Trong 2, Cái Tư 1, Cái Tư 2, mỗi ngày có 1 đỉnh và 1 chân triều. Khu vực

này nhìn chung biên độ triều nhỏ hơn khu vực bị tác động của bán nhật triều, tuy

nhiên sự suy giảm của biên độ triều khi vào sâu trong nội đồng ít hơn so với các

trạm thể hiện chế độ bán nhật triều, biên độ triều lớn hất là 74cm (Nước Đục 2),

biên độ nhỏ nhất là 11cm (Lái Hiếu 3). Thống kê đặc trưng và biên độ triều được

trình bày trong bảng 32, bảng 33 phần phụ lục.

* Lưu tốc

Các trạm nằm gần phía sông Hậu (ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông)

có tốc độ lớn các trạm chịu ảnh hưởng nhật triều biển Tây. Các trạm càng vào trung

tâm của tỉnh thì dòng chảy có tốc độ giảm dần, do xa nguồn cũng như việc giao thoa

của 2 nguồn triều biển Đông và biển Tây.

- Tốc độ lớn nhất tại tất cả các trạm thể hiện ảnh hưởng chế độ bán nhật triều

xuất hiện tại trạm Cái Côn 2 cả khi triều dâng và triều rút (trên kênh xáng Cái Côn,

gần ngã 7 Phụng Hiệp) đạt 1,268m/s khi triều rút và 1,347m/s khi triều dâng. Còn

tốc độ dòng chảy nhỏ nhất khi triều rút là 0,162m/s tại trạm Kênh Xáng 2 (tại cầu

Xáng-QL 61), còn khi triều dâng tốc độ nhỏ nhất xuất hiện tại trạm Kênh 8000 (trên

kênh 8000 trước khi đổ vào kênh xáng Xà No) với giá trị là 0,137m/s. (Thống kê

đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng nhật triều biển Tây và biển Đông trình bày

trong bảng 34, bảng 35 phần phụ lục).

+ Tại các trạm thể hiện chế độ nhật triều, đối với các trạm có dòng chảy 2

chiều thì tốc độ lớn nhất khi triều rút là 0,563m/s xuất hiện tại trạm Xà No 2 (kênh

xáng Xà No-TT Vị Thanh), còn tốc độ lớn nhất khi triều rút là 0,521m/s xuất hiện

tại trạm Cái Tư (sông Cái Tư). Tốc độ nhỏ nhất tại các trạm này cả khi triều rút lẫn

triều dâng đều xuất hiện tại trạm Nàng Mau 1 (kênh xáng Nàng Mau-chợ xã Vĩnh

Tường) với giá trị lần lượt là 0,089m/s (triều rút) và 0,103m/s (triều dâng).

+ Tại khu trung tâm của tỉnh Hậu Giang, trong thời gian đo đạc thủy văn, có 2

trạm Nước Đục 1 (sông Nước Đục-sông Cái Lớn-TT Long Mỹ) và Bún Tàu 2 (kênh

xáng Bún Tàu-kênh Quản lộ Phụng Hiệp-UBND xã Phương Phú) chỉ có dòng chảy

một chiều từ hướng sông Hậu vào.

Page 43: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

34

* Lưu lượng

Nhìn chung trừ 2 trạm trên sông Hậu có lưu lượng khá lớn, các trạm còn lại có

giá trị trung bình trong thời gian đo đạc giao động từ 60-80m3/s (Cái Côn 2) đến

52m3/s (Nước Đục 2).

Qua kết quả từ 2 bảng thống kê cho thấy lưu lượng bình quân trong thời gian

đo đạc tại hầu hết các trạm phía Đông Bắc tỉnh (chịu ảnh hưởng bán nhật triều biển

Đông) có giá trị âm, chứng tỏ lượng nước từ sông Hậu đổ vào nhiều hơn lượng chảy

ngược ra. Còn tại các trạm phía Tây Nam tỉnh (chịu ảnh hưởng triều biển Tây) có

giá trị lưu lượng bình quân trong thời gian đo đạc có giá trị dương (lượng nước từ

sông Cái Lớn đổ vào ít hơn lượng nước chảy ra) điều này cho thấy có lượng nước từ

sông Hậu đổ ra sông Cái Lớn ra biển Tây.

Nhận xét chung

Việc đo đạc thủy văn được thực hiện vào cuối đợt triều cường tháng 03/2015

nên triều không còn cao nữa, nhưng các trạm đo đạc trên mạng lưới sông rạch thuộc

tỉnh Hậu Giang đều thể hiện sự tác động của triều rõ rệt, chứng tỏ khu vực này động

lực chính của dòng chảy trong khu vực này là triều cả biển Đông và biển Tây. Việc

đo đạc thủy văn được tiến hành tuy chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng trọn

một con triều, kết quả phần nào cũng đã thể hiện đặc điểm thủy văn trên các sông

rạch của khu vực khảo sát, đo đạc.

2.3. Cách tính chỉ số chất lượng nước WQI

Ngày 01 tháng 07 năm 2011, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định

879/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước

(WQI), theo đó:

Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI

- WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;

- WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ

xác định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng

nước của điểm quan trắc;

- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng

ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.

Page 44: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

35

Quy tr nh tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi

trường nước mặt lục địa

Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường

nước bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường

nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý);

Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;

Bước 3: Tính toán WQI;

Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.

Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc

Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục

địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một

khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;

- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO,

nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;

Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ

các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát

chất lượng số liệu.

Công thức tính toán WQI

Công thức tính toán giá trị WQI cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4

, TSS, độ đục, Tổng Coliform

(1)

Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định

trong bảng 20 tương ứng với mức i

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định

trong bảng 1 tương ứng với mức i+1

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi

Page 45: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

36

qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Bảng 5. Bảng quy định các giá trị qi, BPi (Nguồn [6])

i qi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số

BOD5

(mg/l)

COD

(mg/l)

N-NH4

(mg/l)

P-PO4

(mg/l)

Độ

đục

(NTU)

TSS

(mg/l)

Coliform

(MPN/100

ml)

1 100 ≤4 ≤10 ≤0,1 ≤0,1 ≤5 ≤20 ≤2.500

2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5.000

3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7.500

4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000

5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong

bảng 5, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

Công thức tính toán giá trị WQI cho thông số DO

Bước 1: tính toán giá trị DO % bão hòa.

Tính giá trị DO bão hòa:

Tính giá trị DO% bão hòa:

Bước 2: tính giá trị WQIDO

(2)

Trong đó:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong bảng 6.

Page 46: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

37

Bảng 6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO % bão hòa.

i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

BPi ≤20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥200

qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.

Nếu 20 < giá trị DO% bão hòa < 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và

sử dụng Bảng 7.

Nếu 88 ≤ giá trị DO% bão hòa ≤ 112 thì WQIDO bằng 100.

Nếu 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1

và sử dụng Bảng 6.

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥ 200 thì WQIDO bằng 1.

Công thức tính toán giá trị WQI cho thông số pH

Nếu giá trị pH≤5,5 thì WQIpH bằng 1.

Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 7.

Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.

Nếu 8,5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng

bảng 8.

Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.

Bảng 7. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

I 1 2 3 4 5 6

BPi ≤ 5,5 5,5 6 8,5 9 ≥ 9

qi 1 50 100 100 50 1

Công thức tính toán WQI

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-

Page 47: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

38

NH4, P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được thông số WQISI cho từng điểm quan trắc, ta sử dụng

bảng 9 để xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so

sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 8. Bảng đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI.

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục

đích tương đương khác Vàng

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục

đích tương đương khác Da cam

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý

trong tương lai Đỏ

Page 48: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

39

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT MÙA KHÔ

KHU VỰC TỈNH HẬU GIANG

3.1 Đánh giá số lượng nước mặt

3.1.1 Nhu cầu sử dụng nước

Dựa vào dân số, quy mô các khu công nghiệp, diện tích nông nghiệp, diện tích

nuôi trồng thủy sản, số đàn gia súc, gia cầm... ta tính ra được nhu cầu cần thiết

lượng nước của các địa phương trên tỉnh trong mùa khô, tuy nhiên cách rất dài, cần

nhiều số liệu biểu bảng thống kê, lên trong phần luận văn chỉ đưa phần kết quả để

đánh giá tài nguyên nước mặt trong mùa khô khu vực tỉnh Hậu Giang.

a. Lượng nước cần thiết cung cấp cho sinh hoạt:

Tính toán nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt dựa trên số liệu về dân số (niên

giám thống kê năm 2015 của tỉnh Hậu Giang) và định mức sử dụng nước sinh hoạt

theo Bảng 9.

Bảng 9. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt cho các cấp đô thị

Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho các đơn vị hành chính

trong tỉnh được trình bày trong Bảng 38 phần Phụ lục.

- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong các tháng mùa khô năm 2015. Tổng

lượng nước sử dụng nước trong các tháng biến động không cao do đó nhu cầu sử

dụng của các tháng ta có thể lấy bình quân của cả mùa khô.

b. Lượng nước cần thiết cung cấp cho cây trồng.

* Chỉ tiêu cấp nước cho cây trồng: Tính toán nhu cầu nước cho các loại cây

Nước cấp % được cấp Nước cấp % được cấp Nước cấp % được cấp

Cấp 1 150 90 165 100 180 100

Cấp 2 120 85 150 95 165 100

Cấp 3,4,5 80-100 80 120 90 150 100

Thị trấn, thị tứ 60 60 90 80 120 100

Cấp đô thị

Chỉ tiêu cấp nước ( l/người/ngày đêm)

2005 2015 2020

Page 49: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

40

trồng thực chất là bài toán cân bằng nước tại mặt ruộng cho các khu tưới và tổng

hợp cho toàn hệ thống với các kiểu bố trí cây trồng khác nhau vào những thời điểm

khác nhau. Để tính toán nhu cầu nước tưới cho các loại cây trồng, trước hết chúng

tôi đã sử dụng chương trình CROPWAT 8.0 của Tổ chức Nông nghiệp và Lương

thực thế giới (FAO) để tính toán mức tưới theo từng tháng của các loại cây trồng

chính trong vùng nghiên cứu, bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn, cây hằng năm và cây

lâu năm. Từ kết quả tính toán mức tưới yêu cầu cho từng tháng ứng với mỗi loại cây

trồng (đơn vị: l/s/ha), quy ra mức tưới (m3/ha) ta dùng công thức sau:

Mức tưới (m3/ha) = Mức tưới (l/s/ha) * 30 * 24 * 60 * 60 / 1000

Với số liệu diện tích của mỗi loại cây trồng (ha) tương ứng với mỗi huyện

được thu thập từ niên giám thống kê năm 2015, tính được nhu cầu nước cho cây

trồng cho mỗi huyện thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với kết quả được trình bày

trong Bảng 39 phần phụ lục.

c. Lượng nước cần thiết cung cấp cho chăn nuôi.

Nhu cầu nước dùng cho chăn nuôi bao gồm nhu cầu nước cho ăn uống, vệ sinh

chuồng trại, nước tạo môi trường sống,… Để tính toán nhu cầu sử dụng nước cho

chăn nuôi, sử dụng tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật nuôi (TCVN 4454:1987)

và số lượng vật nuôi của các huyện trong tỉnh Hậu Giang được thu thập từ Niên

giám Thống kê năm 2015, được trình bày trong Bảng 10.

Bảng 10. Tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật nuôi (TCVN 4454:1987)

Nhu cầu nước dùng cho chăn nuôi cả mùa khô được trình bày trong Bảng 40

phần phụ lục. Lượng nước cấp cho chăn nuôi trong các tháng mùa khô biến động

không cao do đó lượng nước từng tháng ta có thể tính bình quân của cả mùa, kết

Trâu 20 65 50 135

Bò 30 65 50 135

Lợn 10 40 10 60

Gia cầm 1 5 5 11

Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi Đơn vị: l/ngày-đêm

Ăn uống Vệ sinh Tạo môi trường Tổng nhu cầu Vật nuôi

Page 50: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

41

quả được trình bày trong Bảng 40 phần phụ lục.

d. Lượng nước cần thiết cho nuôi trồng thủy sản.

Ước tính nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản trên 1ha diện tích mặt nước sử

dụng khoảng 8.000 - 12.000 m3/hàng năm. (Theo tiêu chuẩn Viện quy hoạch Thuỷ

lợi JNN – 2002). Lượng nước cung cấp cho nuôi, trồng thủy sản trong các tháng

mùa khô có sự khác biệt trong tháng 4, lượng nước cung cấp trong tháng 4 thấp chỉ

bằng (8%) cả mùa khô được giải thích như sau: Theo như nghiên cứu thực tế và báo

cáo năm của Chi cục Thủy sản Hậu Giang thì trong tháng 4 hầu hết các ao nuôi đều,

bơm cạn, vệ sinh ao, phơi ao thời gian khoảng 15-20 ngày (2 đợt bổ sung nước).

Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 42, Bảng 43 phần Phụ lục.

e. Lượng nước cần thiết trong công nghiệp.

Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp trong vùng nghiên cứu bao gồm nhu cầu

dùng nước cho các khu công nghiệp tập trung (công nghiệp chủ chốt) và khu sản

xuất phân tán (tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề). Cụ thể:

Nhu cầu nước cho các khu công nghiệp tập trung được tính toán theo công

thức:

RI = S * NI

Trong đó: RI là nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp

S: diện tích của các khu công nghiệp tập trung tại các huyện

NI: định mức dùng nước cho khu công nghiệp, ở đây NI = 22m3/ha/ngày

Nhu cầu nước cho các khu sản xuất phân tán được tính toán dựa vào tỉ lệ phần

trăm của lượng nước sinh hoạt, cụ thể ở đây tính bằng 100% lượng nước sinh hoạt.

Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 44 phần phụ lục.

- Lượng nước cấp cho công nghiệp trong các tháng mùa khô biến động không

cao do đó lượng nước từng tháng ta có thể tính bình quân của cả mùa Kết quả tính

toán được trình bày trong Bảng 45 phần phụ lục..

f. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong mùa khô từ tháng 1- tháng 5

Tổng nhu cầu nước ngọt của toàn tỉnh Hậu Giang trong mùa khô từ tháng 1-

5/2015 là 615,051 triệu m3, ngành dùng nước chủ yếu là ngành ngành trồng trọt và

thủy sản, tổng hai ngành này chiếm tới trên 85% tổng nhu cầu nước.

Page 51: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

42

Tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi của toàn tỉnh khá

nhỏ, chưa đến 15% tổng nhu cầu nước của toàn tỉnh. Vì vậy nên ưu tiên dùng nước

cho ba ngành này vì đây là ba ngành quan trọng cần được ưu tiên trước tiên để đảm

bảo cuộc sống sinh hoạt của con người, đảm bảo phát triển kinh tế công nghiệp và

đảm bảo cuộc sống của vật nuôi.

Cây trồng và thủy sản là 2 ngành dùng nước lớn nhất nhưng là 2 ngành sản

xuất chính của tỉnh. Cần xem xét nguồn nước ngọt để đảm bảo phát triển nông

nghiệp và thủy sản được cân đối. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hài hòa việc

lấy nước cho cây trồng và lấy nước cho thủy sản, được trình bày trong Bảng 10 và

Hình 19.

Bảng 11. Tổng nhu cầu nước ngọt

trong mùa khô từ tháng 1-5/2015

Tổng nhu cầu nước ngọt của toàn tỉnh Hậu Giang trong mùa khô từ tháng 1-

5/2015 được tính cho từng tháng, tổng cộng từng tháng bằng tổng lượng nước cung

cấp cho; Cây trồng, Thủy sản, Chăn nuôi, Sinh hoạt và Công nghiệp. Tổng nhu cầu

nước ngọt của từng vùng trong tỉnh Hậu Giang trong mùa khô từ tháng 1-5/2015

được tính cho từng tháng, tổng cộng từng tháng bằng tổng lượng nước cung cấp

cho; Cây trồng, Thủy sản, Chăn nuôi, Sinh hoạt và Công nghiệp. Kết quả tính toán

Nghành sản

xuất

NCN

(106m

3)

Tỉ lệ

(%)

Cây trồng 399,660 64,97

Thủy sản 127,483 20,72

Chăn nuôi 73,184 11,89

Sinh hoạt 11,089 1,80

Công nghiệp 3,365

0,62

Tổng 615,051 100,00

64.97%

20.72%

11.89%

1.80%

0.62%

Cây trồng

Thủy sản

Chăn nuôi

Sinh hoạt

Công nghiệp

H nh 19. NCN theo tỉ lệ (%)

Page 52: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

43

được trình bày trong Bảng 46, 47,48 phần Phụ lục.

3.1.2 Tổng lượng nước mặt có khả năng cung cấp trong mùa khô

Dựa trên kết quả thống kê, tính toán lượng mưa, lưu lượng dòng chảy trong đo

đạc, khảo sát thực tế ta tính được khả năng có thể cung cấp lượng nước mặt cho tỉnh

trong các tháng mùa khô nhu sau:

a. Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô.

Kết quả thống kê lượng mưa tháng trong năm cho thấy; các tháng trong năm

lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa lớn chỉ tập trung vào các tháng mùa

mưa, các tháng mùa khô từ tháng 12 năm trước đến giữa tháng 5 năm sau có lượng

mưa rất thấp, đặc biệt vào các tháng 2-3 có lượng mưa nhỏ nhất, nhiều năm không

có mưa và đây cũng là cao điểm của mùa khô trong năm.

Thời gian bắt đầu mùa mưa thường không ổn định nên những năm mùa mưa

đến trễ làm gia tăng mức độ thiếu nước cho sản xuất sau một mùa khô kéo dài, làm

chậm lịch thời vụ và xáo trộn cơ cấu mùa vụ trong năm.

Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 87,7% - 93,1 % cả năm. Trong năm, có 2

khoảng thời gian giao mùa: Thời gian giao mùa của khô-mưa là các tháng 4 và 5;

Thời gian giao mùa của mưa - khô là các tháng 11, 12, được trình bày trong

Bảng 12.

Bảng 12. Tổng lượng mưa từ tháng 1-5 (mm).

Trạm đo mưa

Lượng mưa tháng 1-5 (mm) Tổng

cộng

1 2 3 4 5 (mm)

Vị Thanh 6,2 6,6 20,2 81,5 195,6 310,1

Phụng Hiệp 19,8 18,5 28,3

87,5 180,8 334,9

B nh quân 13,0 12,6 24,3 84,5 188,2 322,5

- Nhận xét: Lượng mưa các tháng (1-5) rất thấp chỉ chiếm khoảng 20% tổng

lượng mưa năm. Trong đó lượng mưa nửa cuối tháng 5 chiếm trên 60% tổng lượng

mưa các tháng trong mùa khô, do đó lượng mưa trong mùa khô không đáng kể và

Page 53: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

44

không tính lượng nước mặt bổ sung cho tỉnh Hậu Giang trong mùa khô.

b. Phân tích tốc độ dòng chảy trên sông Hậu, sông Cái Lớn và các kênh,

rạch cung cấp nước cho tỉnh Hậu Giang trong mùa khô.

- Chế độ thủy văn trên các sông rạch trong tỉnh Hậu Giang chịu tác động của

cả chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông thông qua sông Hậu (khu vực nằm

phía Đông Bắc của tỉnh) và chế độ nhật triều của biển tây thông qua hệ thống sông

Cái Lớn, sông Cái Tư (nằm phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang).

- Khu vực chịu tác động của chế độ nhật triều biển Tây bao gồm 12 trạm nằm

về phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang gồm các trạm: Bún Tàu 2, Lái Hiếu 3, Xà No 2,

Xà No 3, Nàng Mau 1, Nàng Mau 2, Nước Đục 1, Nước Đục 2, Nước Trong 1,

Nước Trong 2, Cái Tư 1, Cái Tư 2, mỗi ngày có 1 đỉnh và 1 chân triều. Khu vực

này nhìn chung biên độ triều nhỏ hơn khu vực bị tác động của bán nhật triều, tuy

nhiên sự suy giảm của biên độ triều khi vào sâu trong nội đồng ít hơn so với các

trạm thể hiện chế độ bán nhật triều, biên độ triều lớn hất là 74cm (Nước Đục 2),

biên độ nhỏ nhất là 11cm (Lái Hiếu 3). Thống kê đặc trưng và biên độ triều được

trình bày trong Bảng 24 phần phụ lục.

- Lưu tốc:

+ Các trạm nằm gần phía sông Hậu (ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển

Đông) có tốc độ lớn các trạm chịu ảnh hưởng nhật triều biển Tây. Các trạm càng

vào trung tâm của tỉnh thì dòng chảy có tốc độ giảm dần, do xa nguồn cũng như

việc giao thoa của 2 nguồn triều biển Đông và biển Tây.

+ Tốc độ lớn nhất tại tất cả các trạm thể hiện ảnh hưởng chế độ bán nhật triều

xuất hiện tại trạm Cái Côn 2 cả khi triều dâng và triều rút (trên kênh xáng Cái Côn,

gần ngã 7 Phụng Hiệp) đạt 1,268m/s khi triều rút và 1,347m/s khi triều dâng. Còn

tốc độ dòng chảy nhỏ nhất khi triều rút là 0,162m/s tại trạm Kênh Xáng 2 (tại cầu

Xáng-QL 61), còn khi triều dâng tốc độ nhỏ nhất xuất hiện tại trạm Kênh 8000 (trên

kênh 8000 trước khi đổ vào kênh xáng Xà No) với giá trị là 0,137m/s. (Thống kê

đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng nhật triều biển Tây và biển Đông trình bày

trong bảng 25, bảng 26 phần phụ lục).

+ Tại các trạm thể hiện chế độ nhật triều, đối với các trạm có dòng chảy 2

Page 54: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

45

chiều thì tốc độ lớn nhất khi triều rút là 0,563m/s xuất hiện tại trạm Xà No 2 (kênh

xáng Xà No-TT Vị Thanh), còn tốc độ lớn nhất khi triều rút là 0,521m/s xuất hiện

tại trạm Cái Tư (sông Cái Tư). Tốc độ nhỏ nhất tại các trạm này cả khi triều rút lẫn

triều dâng đều xuất hiện tại trạm Nàng Mau 1 (kênh xáng Nàng Mau-chợ xã Vĩnh

Tường) với giá trị lần lượt là 0,089m/s (triều rút) và 0,103m/s (triều dâng).

c. Lượng nước tái sử dụng của các ngành nghề.

Trong tính toán cân bằng nước thì lượng nước tái sử dụng cũng góp một

lượng đáng kể:

- Lượng nước sử dụng trong sinh hoạt, chăn nuôi, thay nước trong các ao hồ

nuôi thủy sản, lượng nước sử dụng trong công nghiệp đã qua sử lý có thể tái sử dụng

trong nông nghiệp, tưới tiêu. Lượng nước sử dụng trong nông nghiệp phần lớn tổn

thất do bốc hơi và thấm, lượng nhỏ tổn thất qua các khe nứt, lỗ hổng, mạch ngầm trở

lại kênh, rạch và lượng nước này được tái sử dụng tại chỗ, được trình bày trong Bảng

13.

Bảng 13. Tổng lượng nước tái sử dụng

Đơn vị: 106m

3

d. Các nguồn khác; lượng nước chứa trong kênh, rạch, ao nhỏ.

- Tổng hợp các phiếu điều tra Xã hội học từ các Xã nông thôn của các Huyện

về sử dụng nước sạch và nước sinh hoạt trong mùa khô được số liệu nghiên cứu sau;

Nghành sản xuất NCN

(106m

3)

Phần trăm

(%)

Tổng lượng

(106m

3)

Cây trồng 339,660 3 10,190

Thủy sản 127,483 10 12,748

Chăn nuôi 73,188 15 10,978

Sinh hoạt 11,089 25 2,772

Công nghiệp 3,697 30 1,109

Tổng 615,051 38,115

Page 55: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

46

trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 0,015% diện tích tự nhiên là kênh, rạch, ao

nhỏ, có độ sâu mặt nước trung bình là 1,0 (m), không sử dụng cho phát triển kinh tế

nhưng chúng cũng chứa một lượng nước đáng kể có thể sử dụng được khi hạn hán

xảy ra.

- Công thức tính: W(m3)= S(ha) x K(%) x h(m)

Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 14.

Bảng 14. Tổng lượng nước có trong kênh, rạch, ao nhỏ

Đơn vị: 106m

3

e. Tổng lượng nước cung cấp cho tỉnh Hậu Giang trong mùa khô.

Tổng lượng nước ngọt cung cấp cho toàn tỉnh Hậu Giang trong mùa khô tử

tháng 1-5/2015 đạt khoảng 1065,644 triệu m3 nguồn nước cung cấp chủ yếu là

lượng nước từ sông Hậu, chiếm trên (94%). Lượng nước tái sử dụng tuy không

nhiều nhưng nó cũng đánh giá phần nào khâu sử lý nước thải và độ ô nhiễm nguồn

nước mặt, được trình bày trong Bảng 15 và trên Hình 20.

Tổng diện tích

tự nhiên S(ha)

Tỉ lệ kênh

rạch, ao K(%)

Độ sâu trung

b nh h(m)

Tổng lượng

W(106m

3)

160.059 0,015 1,0 2,401

Page 56: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

47

Bảng 15. Tổng lượng nước cung cấp

trong mùa khô từ tháng 1-5/2015

Đơn vị: 106m

3

* Tổng hợp kết quả NCN và KNCC lượng nước mặt trong mùa khô của các

địa phương.

- Từ các kết quả tính toán ở trên ta thấy tổng nhu cầu nước (NCN) của toàn tỉnh

Hậu Giang trong mùa khô từ tháng 1-5 là 615,051 triệu m3 và khả năng cung cấp

(KNCC) lượng nước mặt toàn là; 1065,644 triệu m3, tuy nhiên lượng nước chảy qua các

tỉnh như ; Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang là rất lớn chiếm gần 1/3 tổng lượng nước

chảy qua tỉnh Hậu Giang. Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 51 phần phụ lục.

- Lượng nước chảy qua các huyện đầu nguồn như Châu Thành và Châu Thành

A tương đối cao, do đó trong suốt mùa khô các huyện này đã không xảy ra hiện

tượng thiếu nước mặt, những huyện thiếu nước khá nghiêm trọng như; huyện Long

Mỹ Thiếu tới gần 28%, thị xã Long Mỹ thiếu hụt 17,7%, huyện Phụng Hiệp 8,2%.

- So sánh KNCC và NCN từng địa phương trong tỉnh được trình bày từ Hình

24-32.

Nguồn nước

cung cấp

Tổng

lượng

(106m

3)

Tỉ lệ

(%)

Sông, rạch 1025,128 95,79

Tái sử dụng 38,115 3,95

Nguồn khác 2,401 0,03

mưa 0,0 0,0

Tổng 1065,644 100,00 95,79%

0,00%3,95%

0,03%

Sông, rạch

Tái sử dụng

Tự nhiên

Mưa

H nh 20. KNCC tỉ lệ (%)

Page 57: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

48

H nh 21. So sánh NCN và KNCC trên các địa phương trong tỉnh

H nh 22. KNCC và NCN thành phố Vị Thanh trong các tháng mùa khô 2015

29,335

60,157 75,678 79,824 86,536

213,145

102,549 93,479

33,696

150,336

62,200

208,656

164,592

195,696

142,560

67,392

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

TP.Vị Thanh

TX. Ngã Bảy

TX. Long Mỹ

H. Châu Thành

H. Châu Thành A

H. Phụng Hiệp

H. Vị Thủy

H. Long Mỹ

Tổ

ng

ợn

g (

10

6m

3)

MÙA KHÔ

Tổng lượng NCN (106m3) Tổng lượng KNCC (106m3)

11,062

8,230

4,346

2,106

7,952 7,435

5,941

4,446

2,556

8,930

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

TP Vị Thanh

KNCC NCN

Tổ

ng lượ

ng (1

06m

3)

Page 58: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

49

H nh 23. KNCC và NCN thị xã Ngã Bảy trong các tháng mùa khô 2015

H nh 24. KNCC và NCN thị xã Long Mỹ trong các tháng mùa khô 2015

42,560

33,427

24,677

18,889

30,783

12,711 11,084

9,457

4,432

14,338

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

TX. Ngã Bảy

KNCC NCN

Tổ

ng lượ

ng (1

06m

3)

19,887

13,025

8,081

4,158

17,049 15,486

12,838

10,189

5,786

18,128

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

TX. Long Mỹ

KNCC NCN

Tổ

ng lượ

ng (1

06m

3)

Page 59: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

50

H nh 25. KNCC và NCN huyện Châu Thành trong các tháng mùa khô 2015

H nh 26. KNCC và NCN huyện Châu Thành A trong các tháng mùa khô 2015

59,480

50,470

33,425

23,474

41,807

16,611 14,037

11,464 5,657

19,185

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

H. Châu Thành

KNCC NCN

Tổ

ng

lượ

ng

(1

06m

3)

46,688

39,567

26,098

18,212

34,027

18,098 15,614

13,125

6,684

20,585

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

50,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

H. Châu Thành A

KNCC NCN

Tổ

ng lượ

ng (1

06m

3)

Page 60: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

51

H nh 27. KNCC và NCN huyện Phụng Hiệp trong các tháng mùa khô 2015

H nh 28. KNCC và NCN huyện Vị Thủy trong các tháng mùa khô 2015

61,171

47,875

26,096

12,262

48,292 43,623

35,449

27,274

14,063

51,799

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

H. Phụng Hiệp

KNCC NCN

Tổ

ng

lượ

ng

(1

06m

3)

50,318

39,661

13,958

8,008

30,615

20,463 16,546

12,380

8,213

24,880

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

H. Vị Thủy

KNCC NCN

Tổ

ng lượ

ng (1

06m

3)

Page 61: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

52

H nh 29. KNCC và NCN huyện Long Mỹ trong các tháng mùa khô 2015

3.2 Đánh giá chất lượng nước mặt

3.2.1 Xâm nhập mặn và suy giảm nguồn nước mặt:

a. Xâm nhập mặn vào tỉnh Hậu Giang.

Tỉnh Hậu Giang trong những năm qua xâm nhập mặn chủ yếu qua hướng sông

Cái Lớn-Cái Bé, chịu ảnh hưởng nhật triều không đều thiên về bán nhật triều biển

Tây. Mặt khác, do hệ thống sông được nối với sông Hậu bởi nhiều kênh đào lớn nên

chế độ dòng chảy của Cái Lớn-Cái Bé còn chịu ảnh hưởng chế độ dòng chảy từ

sông Hậu do đó diễn biến xâm nhập mặn trên địa tỉnh rất phức tạp.

Do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino với cường độ mạnh, mùa mưa năm

2014 kết thúc sớm và lượng mưa trong mùa khô năm 2015 là khá nhỏ, trong ba

tháng mùa kiệt (từ tháng 2 – 4) các trạm trong tỉnh lượng mưa không vượt quá 20

mm. Thêm nữa, nguồn nước đầu nguồn sông Mê Công xuống thấp, dòng chảy đầu

mùa khô nhỏ kết hợp với mùa gió chướng bắt đầu hoạt động mạnh, đẩy mặn vào

sâu trong các cửa sông chính và kênh rạch nội đồng nên xâm nhập mặn diễn ra sớm,

nhanh và mạnh hơn các năm trước đây. Mặn bắt đầu xâm nhập từ đầu tháng 2 và

kết thúc vào cuối tháng 5, độ mặn cao nhất diễn ra vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, tại

19,910

15,834

8,233

5,268

18,147 18,762

15,293

11,823 10,020

22,232

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

H. Long Mỹ

KNCC NCN

Tổ

ng

lượ

ng

(1

06m

3)

Page 62: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

53

các điểm đo giáp danh với tỉnh Kiên Giang độ mặn cao nhất đạt trên 15‰, và độ

mặn 0,75‰ xâm nhập vào sâu trong tỉnh trên 30km, (kết quả đo mặn bổ sung được

trình bày trong bảng 36, 37 phần phụ lục). Diễn biến mặn xâm nhập theo chiều dọc

sông được trong Bảng 16, nồng độ mặn cao nhất diện tích bị ảnh hưởng sâu trong

nội đồng dược trình bày trong Bảng 17. Đường đồng mức mặn được trình bày trên

Hình 30.

Từ các số liệu thực đo, nội suy tuyến tính được diễn biến mặn Smax tháng

dọc sông Cái Lớn được kết quả trình bày trong Bảng 16, Hình 30.

Bảng 16. Diễn biến mặn Smax tháng dọc sông Cái Lớn

Đơn vị: ‰

Khoảng cách từ

cửa biển (km) Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Th.5

0 16 17.5 19.5 21.5 20.5

5 14.3 16.8 18.6 20.5 19.3

10 10.2 14.5 17.8 19.3 17.8

15 8.5 13.9 16.2 17.9 16.6

20 9.9 11.5 15.1 16.5 14.9

25 5.8 10.2 13.8 15.2 13.4

30 6.6 9.9 12.4 13.9 11.8

35 4.2 8.7 11.2 12.6 10.4

40 2.6 6.9 10.0 11.3 9.1

45 1.4 4.8 8.6 10.1 7.7

50 0.8 3.5 7.2 8.6 6.4

55 0.0 2.2 4.8 6.8 5.2

60 0.0 1.1 2.9 4.7 2.6

65 0.0 0.2 1.4 2.6 1.2

70 0.0 0.0 0.3 0.75 0.2

Page 63: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

54

Bảng 17. Nồng độ mặn cao nhất năm 2015 xâm nhập vào nội đồng tỉnh.

Đơn vị: ha

Đơn vị

hành

chính

Diện

tích

(ha)

Nồng độ (2‰) Nồng độ

(0,75 ‰)

Danh mặn

( 0,1 ‰)

(%)

xâm

nhập

Diện

tích

(ha)

(%)

xâm

nhập

Diện

tích

(ha)

(%)

xâm

nhập

Diện

tích

(ha)

TP. Vị

Thanh 7.475 62,5 4.672 75,2 5.621 80,5 6.017

TX. Ngã

Bảy 8.135 0.0 0.0 12,6 1.025 15,0 1.220

TX. Long

Mỹ 13.245 26,6 3.526 38,6 5.112 45,6 6.040

H. Châu

Thành 12.870 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0,0

H. Châu

Thành A 12.435 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

H. Phụng

Hiệp 40.875 1,25 0.511 4,65 1.901 7,65 3.127

H. Vị Thủy 20.835 16,6 3.459 24,5 5.105 30,6 6.376

H. Long

Mỹ 17.350 72,5 12.579 88,2 15.303 100 17.350

Tổng 133.220 24.747 34.067 40.130

Page 64: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

55

H nh 30. Bản đồ phân bố độ mặn thực đo và tính toán cao nhất năm 2015 khu

vực ĐBSCL (Nguồn [7]).

b. Tình hình suy giảm nguồn nước mặt.

Để phân tích, đánh giá tình hình thủy văn khu vực tỉnh Hậu Giang trong các

tháng mùa khô (từ tháng 1- tháng 6), và để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình

thủy văn khu vực Sông Cửu Long (SCL) trên dòng chính sông Mê Công dưới tác

động của hồ đập thủy điện, có 4 trạm thủy văn được chọn sử dụng số liệu là Chiang

Saen, Stung Streng, Tân Châu và Châu Đốc.

Trạm thủy văn Chiang Saen (thuộc Thái Lan, vùng Tam giác vàng) là trạm đầu tiên

trên dòng chính đo đạc lưu lượng nước chảy về từ thượng nguồn sông Mê Công, nơi có 6

hồ đập thủy điện trên dòng chính đã hoạt động. Với lượng đóng góp dòng chảy trung

bình năm là 16% từ Trung Quốc và 2% từ Myanma (MRCS, 2015), nên nếu không tính

lượng nước bổ sung từ bờ trái sông Mê Công, đoạn từ biên giới Lào-Trung Quốc đến

trạm Chiang Saen thì tổng lượng nước trung bình nhiều năm quan trắc được tại trạm

Chiang Saen là khoảng 18% so với tổng lượng nước hàng năm của toàn lưu vực.

Trạm thủy văn Stung Streng nằm trên dòng chính sông Mê Công, phía hạ

Page 65: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

56

lưu của ngã ba sông, nơi hợp lưu của sông Mê Công với hệ thống sông 3S (Sê

San, Sê Kông và Sêrêpôk). Do vậy, dòng chảy tại trạm này không những chịu tác

động của hồ đập thủy điện từ thượng nguồn sông Mê Công mà còn chịu tác động

từ tất cả các hồ đập thủy điện thuộc các nước trong lưu vực (Lào, Thái Lan,

Campuchia và Việt Nam).

Trạm thủy văn Tân Châu (trên sông Tiền) và Châu Đốc (trên sông Hậu) là 2

trạm thủy văn hạng 1 ở thượng nguồn sông Cửu Long; tổng lưu lượng nước đo

được tại 2 trạm này là dòng chảy từ sông Mê Công chảy vào ĐBSCL (không bao

gồm lưu lượng chảy qua các kênh dọc biên giới Việt Nam-Campuchia) .

Do phần lớn các hồ đập trên dòng chính ở thượng nguồn bắt đầu được xây

dựng và hoạt động lần lượt từ năm 2000 và do vấn đề xâm nhập mặn chủ yếu xảy ra

trong từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm nên thời gian được chọn để phân tích, đánh

giá tình hình thủy văn là 6 tháng đầu năm từ năm 2000 đến 2016 (17 năm).

* Xu thế thay đổi của mực nước và lưu lượng nước

Xu thế thay đổi của mực nước và lưu lượng nước trong giai đoạn 2000-2016

được tính toán theo phương trình hồi quy tuyến tính đơn theo thời đoạn từng tháng

(từ tháng 1 đến tháng 6) và thời đoạn 6 tháng từ kết quả tính toán mực nước, lưu

lượng nước trung bình tháng hoặc trung bình 6 tháng trong giai đoạn 2000-2016

trình bày trong Bảng 18.

Xu thế thay đổi của mực nước

Xu thế thay đổi của mực nước trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2000-

2016 tại các trạm được thể hiện trong Bảng 18 và Hình 31. Theo đó, trong thời

đoạn 6 tháng đầu năm, mực nước TB có xu thế tăng 0,6 cm/năm tại trạm Chiang

Saen và có xu thế giảm tại các trạm còn lại, giảm nhiều nhất tại Tân Châu (giảm

1,6 cm/năm).

Page 66: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

57

Bảng 18. Xu thế mực nước trung b nh tháng giai đoạn 2000-2016

Đơn vị: cm/năm

H nh 31. Xu thế mực nước trung b nh tháng giai đoạn 2000-2016 (Nguồn [7]).

1 2 3 4 5 6 1-6

1 Chiang Sean 2.3 1.8 6.8 5.7 -2.5 -10.4 0.6

2 Stung Treng 0.03 1.1 1.8 2.7 -1.0 -9.1 -0.7

3 Tân Châu -2.6 -1.1 -0.6 0.1 -0.8 -4.5 -1.6

4 Châu Đốc -1.5 -0.1 0.2 0.8 0.1 -2.8 -0.5

TT TrạmTháng

Page 67: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

58

Xét xu thế theo từng tháng, kết quả cho thấy mực nước ở Chiang Saen và

Stung Streng có cùng xu thế nhưng mức độ thay đổi của Chiang Saen lớn hơn nhiều

lần so với trạm Stung Streng; mực nước tại 2 trạm này có xu thế tăng từ tháng 1 đến

tháng 4 (tăng nhiều nhất vào tháng 3 là 6,8 cm/năm tại Chiang Saen) và có xu thế

giảm trong tháng 5 và 6 (giảm nhiều nhất vào tháng 6 là 10,4 cm/năm tại Chiang

Saen); trong khi đó, mực nước tại Tân Châu có xu thế tăng nhẹ vào tháng 4 và có xu

thế giảm vào các tháng còn lại, mức giảm nhiều nhất vào tháng 6 (giảm

4,5cm/năm), riêng mực nước tại Châu Đốc có xu thế tăng nhiều hơn Tân Châu

trong tháng 4 và xu thế thay đổi ngược lại với Tân Châu tăng trong tháng 3 và tháng

5.

Xu thế thay đổi của lưu lượng nước

Xu thế thay đổi của lưu lượng nước trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn

2000-2016 tại các trạm được thể hiện trong Bảng 25 và Hình 11. Theo đó, lưu

lượng nước trong giai đoạn 6 tháng đầu năm có xu thế giảm nhẹ tại tất cả các trạm

nghiên cứu; trong đó xu thế thay đổi của lưu lượng trạm Stung Streng và lưu lượng

vào ĐBSCL giảm xấp xỉ 1%/năm trong khi lưu lượng qua trạm Chiang Saen chỉ

giảm 0,1%/năm. Ngược lại, nếu xét trong thời đoạn từng tháng, xu thế của lưu

lượng nước có biến động khá lớn. Lưu lượng nước chảy qua trạm Chiang Saen và

Stung Streng có xu thế tăng từ tháng 1 đến tháng 4, mức tăng nhiều nhất vào tháng

3 ở Chiang Saen là 8,7%/năm và ở tháng 4 ở trạm Stung Streng là 4,3%/năm; ngược

lại, lưu lượng nước ở 2 trạm này có xu thế giảm trong tháng 5 và 6, mức giảm nhiều

nhất trong tháng 6 với giá trị giảm 3,2%/năm tại Chiang Saen và 2,9%/năm tại

Stung Streng dơực trình bày trong Bảng 19.

Page 68: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

59

Bảng 19. Xu thế thay đổi lưu lượng nước trung b nh tháng giai đoạn

2000-2016 ( Nguồn [7]).

Kết quả cũng cho thấy, lưu lượng nước vào ĐBSCL có xu thế ngược lại với

các trạm thượng nguồn trong tháng 1 và 2 với mức giảm khoảng 1%/năm, có xu

thế tăng nhẹ trong tháng 3 và 5 (khoảng 0,1-0,2%/năm); điểm đặc biệt là lưu

lượng nước vào ĐBSCL có cùng xu thế với trạm thượng nguồn tăng mạnh trong

tháng 4 (tăng 2,6%/năm) và giảm mạnh trong tháng 6 (giảm 2,6%/năm) được trình

bày trong Hình 32.

Xu thế giảm chung của mực nước và lưu lượng nước trong 6 tháng đầu năm

giai đoạn 2000-2016 của các trạm trên dòng chính sông Mê Công có liên quan từ xu

thế giảm của đỉnh lũ hàng năm từ năm 2000 đến nay; tuy nhiên xu thế biến đổi bất

thường đặc biệt trong tháng 3, tháng 4 và tháng 6 cho thấy nguyên nhân từ hoạt

động của hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công.

1 2 3 4 5 6 1-6

18.5 14.5 55.2 46.7 -28.0 -118 -1.8 m3/s.năm

1.5 1.5 8.7 5.9 -1.4 -3.2 -0.1 %/năm

0.9 34.7 59.9 88.7 -50.9 -418 -47.1 m3/s.năm

0.03 1.3 2.9 4.3 -1.0 -2.9 -0.9 %/năm

-69.6 -49.2 4.5 56.3 12.1 -239 -46.9 m3/s.năm

-1.0 -1.1 0.2 2.7 0.4 -2.5 -1.0 %/năm

-29.7 -11.4 -0.4 7.8 -3.5 -51.9 -15.2 m3/s.năm

-1.9 -1.3 -0.1 2.0 -0.5 -2.9 -1.6 %/năm

-99.3 -60.6 4.1 64.1 8.6 -291 -62.1 m3/s.năm

-1.2 -1.1 0.1 2.6 0.2 -2.6 -1.1 %/năm5

Đơn vị

Chiang Sean1

Tân Châu +

Châu Đốc

Stung Treng2

3 Tân Châu

Châu Đốc4

TT TrạmTháng

Page 69: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

60

H nh 32. Xu thế thay đổi lưu lượng nước trung b nh tháng giai đoạn

2000-2016 (Nguồn [7])

3.3. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho sông rạch trên địa bàn tỉnh

Sử dụng kết quả phân tích chất lượng nước tại 30 vị trí đo đạc thủy văn bổ

sung được trình bày trong Bảng 32 (phần phụ lục) và các Hình 33-37 làm cơ sở cho

việc tính toán chỉ số WQI cho các sông, kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang theo công thức tính toán WQI của Tổng cục Môi trường đã nêu.

Tính toán chỉ số WQI cho thông số pH và DO

(Kết quả tính toán chỉ số WQI cho thông số pH và DO với công thức được

trình bày trong bảng 32 phần phụ lục)

Page 70: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

61

Tính toán chỉ số WQI cho các thông số BOD5, COD, NH4+, PO4

3-, Độ đục,

TSS và Coliform

Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các thông số BOD5, COD, NH4+, PO4

3-, Độ đục,

TSS và Coliform với công thức đã nêu được trình bày trong bảng 41 và 42 (phần phụ

lục).

Qua các giá trị WQI tính toán cho từng vị trí quan trắc chất lượng nước, có thể

thấy chỉ số WQI của thông số Coliform, TSS và Amoni là khá thấp, điều này sẽ ảnh

hưởng tới kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI tại từng vị trí.

Sơ đồ biểu diễn các giá trị WQI theo từng thông số được trình bày trong

phần dưới.

Tính toán chỉ số chất lượng nước WQISI tại từng vị trí (kết quả được trình

bày trong bảng 35 phần phụ lục)

Qua các giá trị WQI tính toán, có thể thấy nguồn nước mặt trên các sông, kênh

rạch chính của tỉnh Hậu Giang hiện nay đang bị ô nhiễm, chủ yếu thông số

coliform, amoni và TSS. Trong đó coliform và amoni có nguồn gốc chủ yếu là từ

hoạt động sinh hoạt và sản xuất của dân cư sinh sống trong khu vực. Ô nhiễm TSS

chủ yếu là do lượng phù sa có sẵn trong nước sông, kênh rạch. Chỉ số chất lượng

nước tại các vị trí có thể cải thiện hơn nếu tình trạng ô nhiễm coliform được cải

thiện.

3.3.1. Tính toán lan truyền chất ô nhiễm mùa khô 2015

Tiến hành mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm trong nước thải với một mạng

lưới gồm 440 nút nhưng để đánh giá phần lan truyền ô nhiễm trong nghiên cứu luận

văn tôi chỉ phân tích kết quả của một số nút mang tính đặc trưng cho khu vực

nghiên cứu và gần những vị trí lấy mẫu để có thể so sánh kết quả với thực tế.

Kết quả tính toán BOD, COD cho thấy đa phần các sông rạch trên địa bàn tỉnh

Hậu Giang có nồng độ COD dưới QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, một số vị trí vượt

quy chuẩn như: kênh xáng Cái Côn, kênh Xà No, sông Cái Tư được trình bày từ Hình

33-37.

Riêng với chỉ tiêu BOD, đa phần các sông rạch đều có nồng độ vượt quá quy

chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Cá biệt có vị trí trên kênh Cái Côn vị trí

Page 71: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

62

NM07 có nồng độ BOD và COD đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột

B1, ( Nguồn [6], Hình 36-41).

H nh 33. Kết quả tính toán lan truyền BOD mùa khô 2015.

H nh 34. Kết quả tính toán lan truyền COD mùa khô 2015.

Page 72: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

63

H nh 35. Kết quả tính toán lan truyền TSS mùa khô 2015.

Cả kết quả tính toán và kết quả phân tích đều cho thấy, nồng độ TSS ở hầu hết

các sông rạch đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nồng độ TSS

khả quan nhất là trên sông Hậu và sông Ba Láng.

H nh 36. Kết quả tính toán lan truyền Nitrat mùa khô 2015.

Page 73: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

64

H nh 37. Kết quả tính toán lan truyền Photphat mùa khô 2015

Kết quả nitrat và photphat còn tương đối khả quan trên tất cả các nhánh sông.

Nồng độ Photphat cao nhất ở sông Hậu, sông Cái Tư.

Dựa vào các đồ thị trên, có thể nhận xét rằng đa phần các kết quả từ mô hình

đều phù hợp với kết quả thực đo. Kết quả mô hình đã mô phỏng khá tốt diễn biến

nồng độ trên các sông rạch chính tuy vẫn còn một số vị trí sai số. Điều này có thể lý

giải như sau: kết quả mô hình tại một nút đại diện cho một vị trí là khá rộng (ví dụ

một khúc sông giữa 2 mặt cắt) còn việc lấy mẫu đo đạc được thực hiện trên một vị

trí xác định, kết quả từ mô hình chỉ có thể mô tả diễn biến của nồng độ từ khúc sông

này sang khúc sông khác. Chính vì vậy những sai số như trên là chấp nhận được.

3.3.2. Kết quả chất lượng nước mặt tại các sông, kênh rạch đoạn chảy qua các

trung tâm huyện thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

H nh 38. Diễn biến pH trong nước mặt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang [5].

0

2

4

6

8

10

Kênh Xáng Xà

No (Đoạn qua

TT Tp.Vị Thanh)

Kênh xáng Xà

No (Đoạn qua

huyện CTA)

Kênh xáng Cái

Côn (Đoạn qua

TT TX Ngã Bảy)

Kênh xáng Lái

Hiếu (Đoạn qua

TT huyện PH)

Sông Cái Lớn

(Đoạn quaTT

huyện LM)

Kênh xáng Nàng

Mau (Đoạn qua

TT huyện VT)

Khu vực TT

huyện CT

pH

2006 2007 2008

2009 2010 QCVN08:2008/BTNMT(ng.dưới)

QCVN08:2008/BTNMT(ng.trên)

Page 74: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

65

a. Chất lượng nước mặt khu vực Kênh xáng Xà No – đoạn qua trung tâm

Tp. Vị Thanh

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực kênh xáng Xà No qua đoạn trung tâm Tp. Vị Thanh. Hàm lượng

oxy hòa tan (DO) dao động từ 2,57 - 4,17mg/l có xu thế giảm từ năm 2007 –2010

và tăng trở lại trong năm 2010 - 2015. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao

động từ 96,7 – 129 mg/l, vượt giá trị cho phép trong quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT từ 3,2 – 4,3 lần. Hàm lượng SS có giảm vào năm 2007, 2008

nhưng lại tăng đột ngột vào năm 2009, 2010 (2007: 65,2 mg/l, 2008: 73,4 mg/l,

2009: 103,6 mg/l và 2010: 129 mg/l). Hàm lượng BOD5, có giá trị dao động trong

khoảng 6,8 – 15,8 mg/l, vượt giá trị cho phép từ 1,7 – 2,6 lần. Giá trị BOD5 biến

động không lớn từ năm 2006 – 2008 nhưng giảm vào năm 2009 (6,8 mg/l) và tăng

mạnh trở lại vào năm 2010 (15,8 mg/l). Hàm lượng COD có giá trị dao động từ 9,9

– 24,3 mg/l. Năm 2006, giá trị COD là 9,9 mg/l chưa vượt giá trị cho phép, từ năm

2007 giá trị COD tăng đều qua các năm và có giá trị lớn nhất vào năm 2010 (24,3

mg/l), vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008BTNMT cột A2 1,6 lần. Hàm

lượng amoni có giá trị dao động từ 0,34 – 0,89 mg/l, vượt giá trị cho phép từ 1,7 -

4,5 lần. Năm 2009, hàm lượng amoni là 0,89mg/l tăng đáng kể so với các năm trước

(2007: 0,34 mg/l; 2008: 0,33mg/l). Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,653 –

4,70 mg/l. Giá trị trung bình các năm từ 2006 – 2015 đều thấp hơn giá trị quy định

trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 (5 mg/l), A2 (2 mg/l). Hàm lượng

nitrit có giá trị dao động từ 0,07 – 0,29 mg/l, vượt giá trị cho phép của quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 3,5 – 14,5 lần. Hàm lượng sắt tổng (∑Fe): Hàm

lượng sắt tổng có giá trị dao động từ 1,52 – 2,58 mg/l, hầu như ở các năm đều cao

hơn giá trị cho phép trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Chỉ tiêu

coliform có giá trị dao động từ 26.000 – 104.000 MNP/100ml, vượt giá trị cho phép

của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 5,2 – 20,8 lần. Chỉ tiêu coliform

tăng qua các năm và có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm

Page 75: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

66

b. Chất lượng nước mặt khu vực Kênh xáng Xà No – đoạn qua trung tâm

huyện Châu Thành A

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực Kênh xáng Xà No – đoạn qua trung tâm huyện Châu Thành A.

Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 3,32 – 6,95 mg/l và có xu thế giảm từ

năm 2006-2015. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 72,3 – 122,1

mg/l, vượt giá trị cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 2,4 –

4,0 lần. Hàm lượng BOD5 có giá trị dao động trong khoảng 6,96 – 14,4 mg/l, đều

vượt giá trị quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,4 – 2,4

lần. Năm 2010, hàm lượng BOD5 tăng đột biến và có giá trị lớn nhất 14,4 mg/l.

Hàm lượng COD có giá trị dao động từ 8,1 – 21,52 mg/l và tăng đều qua các năm.

Từ năm 2006 – 2008, hàm lượng COD thấp hơn giá trị quy định trong quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Hàm lượng amoni có giá trị dao động từ 0,2 – 0,7

lần, vượt giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1 –

3,5 lần. Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,631 – 3,59 mg/l. Giá trị trung bình

các năm từ 2006 – 2010 đều thấp hơn giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A1 (5 mg/l), A2 (2 mg/l); riêng năm 2008 nồng độ nitrat có

giá trị là 3,59 mg/l, tăng đột biến so với các năm khác và vượt quy định 1,80 lần.

Hàm lượng nitrit có giá trị dao động từ 0,08 – 0,29 mg/l, vượt giá trị quy định trong

quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 4 – 14,5 lần. Hàm lượng sắt tổng có

giá trị dao động từ 0,85 – 2,0 mg/l. Năm 2007, hàm lượng sắt là 0,85 mg/l, chưa

vượt giá trị quy định, các năm còn lại hàm lương sắt đều cao hơn quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A2. Chỉ tiêu coliform có giá trị dao động từ 16.000 – 60.000

MNP/100ml, cao gấp 3,2 – 12 lần giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 (5.000 MNP/100ml). Chỉ tiêu coliform biến động lớn qua

các năm và giá trị nhỏ nhất vào năm 2009 và lớn nhất vào năm 2015.

c. Chất lượng nước mặt khu vực Kênh xáng Cái Côn – đoạn qua trung tâm

thị xã Ngã Bảy.

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực Kênh xáng Cái Côn – đoạn qua trung tâm thị xã Ngã Bảy. Hàm

Page 76: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

67

lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 3,45 – 7,08 mg/l. Năm 2006 và 2007 giá trị

DO lần lượt là 7,08 mg/l và 5,14 mg/l và giảm dần vào các năm tiếp theo.Hàm

lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 73,7 – 119,7 mg/l, vượt giá trị quy

định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 2,5 – 3,9 lần. Hàm lượng

BOD5 có giá trị dao động từ 6,7 – 12,4 mg/l, vượt giá trị quy định trong quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,1 – 2 lần. Giá trị BOD5 biến động không lớn

giữa các năm và có giá trị lớn nhất vào năm 2010.Hàm lượng COD có giá trị dao

động từ 7,1 – 20 mg/l. Năm 2006 hàm lượng DO là 7,1 mg/l, trong các năm tiếp

theo hàm lượng COD tăng nhanh và vượt giá trị quy định trong quy chuẩn cho phép

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15 mg/l). Hàm lượng amoni có giá trị dao động từ

0,24 – 0,71, vượt giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

từ 1,2 – 3,5 lần.

Hàm lượng amoni gia tăng theo các năm, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm

2009 (0,7mg/l) so với các năm trước (từ năm 2005 -2008 chỉ dao động ở khoảng

0,21 - 0,35 mg/l). Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,783 – 3,56 mg/l. Giá trị

trung bình các năm từ 2006 – 2010 đều thấp hơn giá trị quy định trong quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 (5 mg/l), A2 (2 mg/l).

Riêng năm 2008 nồng độ nitrat có giá trị là 3,56 mg/l, tăng đột biến so với các

năm khác và vượt giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

(2 mg/l) 1,78 lần. Hàm lượng nitrit có giá trị dao động từ 0,06 – 0,15 mg/l, vượt giá

trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 3 – 7,7 lần. Hàm

lượng nitrit biến động không lớn từ năm 2006 – 20012 nhưng tăng mạnh vào năm

2015 (2006: 0,06 mg/l, 2007: 0,09 mg/l, 2008: 0,07 mg/l, 2012: 0,07 mg/l và 2015:

0,15 mg/l). Hàm lượng sắt tổng có giá trị dao động từ 0,86 – 2,0 mg/l, hầu như ở

các năm đều vượt giá trị quy định quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1

mg/l). Năm 2007 (0,86mg/l) vẫn đạt cột A2 nhưng vượt so mức cho phép ở cột A1

(0,5mg/l), các năm còn lại vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,2 –

2,1 lần. Chỉ tiêu coliform có giá trị dao động từ 27.000 – 61.000 MNP/100ml, vượt

quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 5,4 – 12 lần. Xu hướng biến đổi chỉ

tiêu Coliform không rõ ràng giữa các năm. Từ năm 2006 – 2008, chỉ tiêu coliform

Page 77: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

68

tăng từ 30.000 đến 45.000 MNP/100ml, nhưng lại giảm vào năm 2009 (27.000

MNP/100ml) và tăng trở lại và có giá trị lớn nhất vào năm 2010 (61.000

MNP/100ml).

d. Chất lượng nước mặt khu vực Kênh xáng Lái Hiếu – đoạn qua trung tâm

huyện Phụng Hiệp

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực Kênh xáng Lái Hiếu – đoạn qua trung tâm huyện Phụng Hiệp.

Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 3,15 – 6,96 mg/l có xu thế giảm thấp

hơn so với giá trị quy định.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 66 – 100 mg/l, vượt giá trị

quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (30mg/l) từ 2,2 – 3,3 lần.

Hàm lượng BOD5 có giá trị dao động từ 6,96 – 13,6 mg/l, vượt giá trị quy định của

quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,3 – 2,3 lần và biến động không lớn

giữa các năm. Hàm lượng COD có giá trị dao động từ 8,0 – 22,1 mg/l. Năm 2006,

giá trị COD là 8,0 mg/l nhưng kể từ năm 2007 hàm lượng COD tăng mạnh và vượt

giá trị quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15 mg/l) từ 1,2 –

1,5 mg/l. Hàm lượng amoni có giá trị dao động từ 0,34 – 0,85 mg/l, vượt giá trị quy

định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,7 – 4,3 lần. Nồng độ

amoni tăng theo các năm, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2009 (0,85 mg/l). Hàm

lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,763 – 3,59 mg/l. Giá trị trung bình các năm từ

2006 – 2010 đều thấp hơn giá trị quy định, riêng năm 2008 nồng độ nitrat có giá trị

là 3,56 mg/l, tăng đột biến so với các năm khác và vượt giá trị quy định trong quy

chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (2 mg/l) 1,80 lần. Hàm lượng nitrit có giá trị

dao động từ 0,07 – 0,16 mg/l, vượt giá trị quy định của quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 từ 3,5 – 8,1 mg/l. Nồng độ nitrit không thay đổi từ năm

2006 – 2009 (trong 4 năm hàm lượng nitrit đều là 0,07 mg/l) nhưng tăng mạnh và

có giá trị cực đại vào năm 2010 (0,16 mg/l). Hàm lượng sắt tổng có giá trị dao động

từ 0,71 – 2,22 mg/l, hầu như ở các năm đều vượt giá trị quy định của quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1 mg/l). Chỉ tiêu coliform có giá trị dao động từ

2.000 – 48.000 MNP/100ml. Năm 2006 chỉ tiêu coliform là 2.000 MNP/100ml

Page 78: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

69

nhưng trong giai đoạn 2007 - 2010 bắt đầu tăng mạnh và vượt cao gấp 5,4 – 9,6 lần

giá trị quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000

MNP/100ml).

e. Chất lượng nước mặt khu vực Sông Cái Lớn – đoạn qua trung tâm huyện

Long Mỹ

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực sông Cái Lớn – đoạn qua trung tâm huyện Long Mỹ. Kết quả

tính toán cho thấy Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 3,13 – 6,71 mg/l và

có xu hướng giảm dần theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 42,6 – 78,3 mg/l, vượt giá trị quy

định của quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,4 – 2,6 lần. Hàm

lượng SS thay đổi không rõ ràng qua các năm, giá trị SS giảm từ 2007 – 2008

nhưng tăng trở lại từ 2009 – 2010 và có giá trị lớn nhất vào năm 2015. Hàm lượng

BOD5 có giá trị dao động từ 6,7 – 16,3 mg/l, vượt giá trị quy định của quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,8 – 2,7 lần. Giá trị BOD5 thay đổi không lớn

từ năm 2006 – 2009 nhưng tăng nhanh và có giá trị lớn nhất vào năm 2010. Hàm

lượng COD có giá trị dao động từ 10,6 – 23,4 mg/l, hầu hết ở các năm đều vượt giá

trị quy định vào năm 2006 là 10,6 mg/l, năm 2007, giá trị COD bắt đầu tăng mạnh

và vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,2 – 1,5 lần. Hàm lượng

amoni có giá trị dao động từ 0,41 – 0,75 mg/l, vượt giá trị quy định của quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 2,1 – 3,8 lần và biến động không lớn giữa các

năm. Hàm lượng amoni có giá trị nhỏ nhất vào năm 2007 và lớn nhất vào năm

2009. Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,633 – 2,72 mg/l, năm 2008 nồng độ

nitrat có giá trị là 2,72 mg/l, tăng đột biến so với các năm khác và vượt giá trị quy

định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (2 mg/l) 1,36 lần. Hàm

lượng nitrit có giá trị dao động từ 0,04 – 0,21 mg/l, vượt giá trị quy định của quy

chuẩn từ 2 – 10,5 lần. Hàm lượng nitrit tăng đột biến vào năm 2008, 2010 và có giá

trị cực đại vào năm 2010. Chỉ tiêu coliform có giá trị dao động từ 19.000 – 69.000

MNP/100ml, cao gấp 3,8 – 13,8 lần giá trị quy định của quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 (5.000 MNP/100ml). Chỉ tiêu coliform giảm trong giai

Page 79: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

70

đoạn từ năm 2006 – 2008, nhưng kể từ năm 2009 bắt đầu tăng mạnh và đến năm

2010 có giá trị lớn nhất so với các năm trước (69.000 mg/l).

f. Chất lượng nước mặt khu vực Kênh xáng Nàng Mau – đoạn qua trung

tâm huyện Vị Thủy

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực Kênh xáng Nàng Mau – đoạn qua trung tâm huyện Vị Thủy.

Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 2,26 – 6,68 mg/l và có xu thế giảm từ

năm 2006-2015. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 48,1 – 114 mg/l,

vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,6 – 3,8 lần. Hàm lượng BOD5

có giá trị dao động trong khoảng 6,9 – 15,2 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,6 – 2,5 lần. Giá trị BOD5 thay đổi không lớn từ 2006

– 2015 (dao động từ 12,3 – 13,0 mg/l) nhưng giảm mạnh vào năm 2009 (6,9 mg/l)

và tăng nhanh, có giá trị lớn nhất vào năm 2010 (15,2 mg/l). Hàm lượng COD có

giá trị dao động trong khoảng 9,5 – 21,9 mg/l, hầu hết các năm đều vượt so với quy

chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15 mg/l. Hàm lượng amoni có giá

trị dao động từ 0,26 – 0,92 mg/l, vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

từ 1,3 – 4,6 mg/l. Hàm lượng amoni không có sự biến động lớn giữ các năm từ 2005

- 2009 (0,31 – 0,40 mg/l) nhưng lại tăng mạnh và có giá trị lớn nhất vào năm 2009

(0,92 mg/l). Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,745 – 4,28 mg/l. Giá trị trung

bình các năm từ 2006 – 2010 đều thấp hơn giá trị quy định. Hàm lượng nitrit có giá

trị dao động từ 0,06 – 0,3 mg/l, vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ

3 – 15 lần. Nồng độ nitrit tăng liên tục vào các năm 2006 (0,06 mg/l), 2007 (0,1

mg/l), và 2008 (0,17 mg/l) nhưng giảm mạnh vào năm 2009 (0,06 mg/l) và tăng đột

biến vào năm 2010 (0,3 mg/l).Hàm lượng sắt tổng có giá trị dao động từ 0,89 – 2,57

mg/l, hầu như ở các năm đều vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT

cột A2 (1mg/l), giá trị thấp nhất vào năm 2007 là 0,89 mg/l, các năm còn lại vượt

quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 1,6 – 2,6 lần. Chỉ tiêu

coliform có giá trị dao động từ 35.000 – 98.000 MNP/100ml, vượt quy chuẩn

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 7 – 19,6 lần. Chỉ tiêu coliform biến động không

lớn từ năm 2005 - 2008 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2009 với giá trị cao nhất so

Page 80: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

71

với các năm khác.

g. Chất lượng nước mặt khu vực trung tâm huyện Châu Thành

Hình 8-15 và Bảng 32, 33, 34 (phần phụ lục) trình bày kết quả chất lượng

nước mặt khu vực. Hàm lượng oxy hòa tan có giá trị dao động từ 3,75 – 6,99 mg/l.

Giá trị DO có sự biến động không đồng đều qua các năm và hầu hết đều thấp hơn so

với quy chuẩn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có giá trị dao động từ 79,8 – 91,7 mg/l,

vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 2,7 – 3,0 lần. Hàm lượng SS

biến động không lớn giữa các năm, năm 2007 có giá trị nhỏ nhất là 79,8 mg/l và

năm 2009 có giá trị lớn nhất là 91,7 mg/l. Hàm lượng BOD5 có giá trị dao động từ

7,0 – 10,5 mg/l, vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6 mg/l) từ 1,4 –

1,8 mg/l. Hàm lượng BOD5 biến động không lớn giữ các năm, năm 2006 có giá trị

nhỏ nhất là 7,0 mg/l và năm 2010 có giá trị lớn nhất là 10,5 mg/l. Hàm lượng COD

có giá trị dao động từ 8,6 – 16,7 mg/l. Hàm lượng COD tăng dần qua các năm, từ

năm 2006 – 2008, chưa vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

(2006: 8,6 mg/l; 2007: 11,9 mg/l và 2008: 14 mg/l) nhưng đến năm 2009 và 2010

hàm lượng COD tăng lên vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2 (2009: 15,3 mg/l và 2010: 16,7 mg/l). Hàm lượng amoni có giá trị dao động từ

0,17 – 0,58 mg/l. Hàm lượng nitrat có giá trị dao động từ 0,745 – 4,28 mg/l. Giá trị

trung bình các năm từ 2006 – 2010 đều thấp hơn giá trị quy định, riêng năm 2008

nồng độ nitrat có giá trị là 4,28 mg/l, tăng đột biến so với các năm khác và vượt giá

trị quy định trong quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (2 mg/l) 2,14 lần.

Hàm lượng nitrit có giá trị dao động từ 0,04 – 0,11 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép

QCVN 08:2008/BTNMT A2 (0,02mg/l) từ 2 – 5,5 lần. Hàm lượng nitrit biến động

không đồng đều giữ các năm, có giá trị lớn nhất vào năm 2010 (0,11 mg/l) và nhỏ

nhất vào năm 2009 (0,04 mg/l). Hàm lượng sắt tổng có giá trị dao động từ 0,59 –

1,89 lần, hầu như ở các năm đều vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT

cột A2 (1 mg/l. Chỉ tiêu coliform có giá trị dao động từ 21.000 đến 165.000

MNP/100ml, vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 từ 4,2 – 33

Page 81: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

72

lần. Chỉ tiêu coliform giảm trong giai đoạn từ 2006 – 2008 nhưng tăng trở lại kể từ

năm 2009 và tăng đột biến vào năm 2014-2015, kết quả được trình bày trên hình 42.

H nh 39. Bản đồ chỉ số chất lượng nước ( WQI) trong mùa khô

khu vực tỉnh Hậu Giang năm 2015

Page 82: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tài nguyên nước mặt trong mùa khô từ tháng 1- 5 trên khu vực tỉnh Hậu

Giang đang ở mức suy thoái và thiếu khá nghiêm trọng. Tháng 1- 2 tổng lượng

nước mặt cần thiết phục vụ phát triển kinh tế, đời sống dân sinh thiếu từ 10-20%.

Từ tháng 3- 4 tổng lượng nước thiếu trên toàn tỉnh từ 25-35%, đặc biệt tổng lượng

nước thiếu nghiêm trọng tại Huyện Long Mỹ nên đến 47,0 %, thị xã Long Mỹ thiếu

28,0 %, các đơn vị hành chính khác thiếu từ 10-25%. Tháng 5 do có mưa đầu mùa

nên khả năng cung cấp tăng đáng kể, tuy nhiên những năm mùa mưa tới trễ vào nửa

cuối tháng 5 thì sự thiếu nước vẫn xảy ra nghiêm trọng.

Chất lượng nước mặt trong mùa khô tại các sông, rạch chính trên địa bàn tỉnh

Hậu Giang có dấu hiệu ô nhiễm và có chiều hướng ngày càng tăng lên, càng gần các

trung tâm đô thị thì mức độ ô nhiễm càng cao, hầu hết các chỉ số chất lượng nước mặt

đều có giá trị vượt mức cho phép theo quy chuẩn QCVN về chất lượng nước mặt phục

vụ cho sinh hoạt (QCVN 08:2008/BTNMT cột A) được trình bày trên Hình 39, Hiện

tượng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh đang diễn ra ở nhiều nơi và đang có xu hướng tăng

đối với chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh. Sự suy giảm chất lượng nước mặt tại

một số kênh rạch trên địa bàn tỉnh sẽ là vấn đề đáng quan tâm bởi đây là nơi tiếp nhận

các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động đô thị, thương mại

và cũng là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho mục đích sinh hoạt của người dân khu

vực.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm do thải nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, nước

thải đô thị đã và đang là vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đặc biệt tại các

khu vực nội thị - nơi tập trung dân cư đông như các khu chợ, dịch vụ. Nước thải

sinh hoạt, nước thải từ các khu chợ không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường

cùng với nước mưa qua hệ thống thoát nước chung của khu nội thị.

Đối với các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều chưa được

đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp đầu tư trong khu/cụm

công nghiệp phải tự xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi thải ra kênh

rạch. Do đó, quá trình kiểm soát, giám sát nước thải từ các khu/cụm công nghiệp

còn gặp không ít khó khăn, nước thải được thải phân tán, không tập trung, khó quản

Page 83: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

74

lý, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước thải đầu ra trước khi thải vào kênh rạch.

Mặt khác, do chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế

độ triều biển Đông (thông qua sông Hậu), và triều biển Tây (thông qua sông Cái

Lớn) nên chế độ dòng chảy của các sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh tương đối yếu,

khả năng pha loãng nước thải kém. Vì vậy, chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh,

đặc biệt là tại các sông, kênh rạch chính - đoạn qua các trung tâm đô thị của huyện,

thị ngày càng suy giảm về chất lượng. Điều này thể hiện cụ thể qua kết quả quan

trắc chất lượng nước mặt với các thông số quan trắc như SS, BOD5, COD, amoni,

nitrit, sắt và coliform ở các năm từ 2006 - 2015 đều vượt quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 và có xu hướng tăng dần mức độ ô nhiễm qua các năm.

2. Kiến nghị

Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó quyết định đến sự

sống còn và sự phát triển của một tập thể, một địa phương và có thể là một quốc gia.

Do đó việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước nói chung và tài

nguyên nước mặt nói riêng là vô cùng quan trọng, nó không chỉ là nhiệm vụ, trách

nhiệm của một người và là của cả một tập thể. Để quản lý việc khai thác sử dụng

một cách bền vững, lâu dài nguồn tài nguyên này, cần triển khai một cách đồng bộ

các biện pháp, giải pháp kỹ thuật và quản lý. Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ

trọng tâm như sau:

- Ban quản lý Các Khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị và thành

phố phối hợp với đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hệ thống

xử lý nước thải tập trung ở các khu/cụm công nghiệp đã được bố trí vốn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cần tuyên truyền, nâng cao

nhận thức bằng cách tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân

ý thức việc sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt tiết kiệm nước và phải đi đôi với bảo vệ

môi trường.

- Khuyến cáo Công ty cổ phần cấp thoát nước – Công trình đô thị tỉnh thường

xuyên cập nhật số liêu quan trắc nước mặt để có biện pháp xử lý nước phù hợp

nhằm đảm bảo đạt chất lượng nước dùng cho sinh hoạt trước khi đưa vào sử dụng.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các Sở, ban, ngành tăng cường

thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh.

Page 84: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ, 1982-1991. Khảo sát tình

hình xâm nhập mặn từ 1982-1991, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp

ứng phó với xâm nhập mặn. Dự án nghiên cứu xâm nhập mặn.

2. Báo cáo số 184/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Hậu Giang về tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ

năm 2015 và mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2016, tình hình

kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang năm 2015.

3. Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm

(2006-2016).

4. Tổng cục thống kê, 1998, 1999.

5. Sổ tay tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, Tổng cục MT, 07/2011

6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, Báo cáo hiện trạng môi

trường 5 năm (2006 – 2010), Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2011 – 2015).

7. Đặng Văn Dũng và nhóm tác giả, 2018. Nghiên cứu xây dựng hệ thống

nghiệp vụ dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Đề tài

cấp Bộ.

8. Đài Khí tượng Thủy Văn tỉnh Hậu Giang, số liệu khí tượng thủy văn.

Page 85: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

76

PHỤ LỤC

(BẢNG TRA CỨU CÁC YẾU TỐ VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC)

Bảng 20. Lượng mưa tháng trạm Vị Thanh (1984-2016)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

cộng

1984 0 0 2 313 240 479 232 406 254 305 85.9 15 2332.0

1985 0.0 0.5 0.0 175.1 303.3 150.3 130.1 269.6 356.3 395.7 211.7 3.7 2001.3

1986 0.0 0.0 22.0 17.7 214.8 204.0 230.7 312.4 444.5 242.3 271.9 50.7 2011.0

1987 0.0 0.0 3.5 7.0 127.9 256.8 85.9 260.0 246.7 275.9 303.6 13.1 1580.4

1988 4.8 12.0 22.4 111.4 261.8 255.2 282.4 277.7 375.5 345.4 97.4 44.3 2090.3

1989 0.0 62.5 0.0 293.4 276.2 176.1 257.4 122.4 199.1 168.3 82.1 0.0 1637.5

1990 0.0 0.0 0.0 16.0 121.8 294.3 135.0 219.6 126.5 174.9 50.0 2.0 1140.1

1991 0.0 0.3 14.6 15.1 168.2 157.3 311.3 349.7 222.2 189.5 23.5 10.6 1462.3

1992 2.1 14.2 0.0 52.1 97.7 216.0 297.4 486.3 120.9 286.5 119.9 11.3 1704.4

1993 1.0 0.0 4.2 1.4 50.4 250.3 299.4 241.6 164.4 315.6 9.6 12.6 1350.5

1994 3.8 0.0 15.3 82.2 311.7 324.1 290.8 243.9 355.8 104.3 15.4 0.0 1747.3

1995 5.3 0.0 35.5 4.0 151.5 164.7 188.9 352.6 345.6 430.9 180.5 91.8 1951.3

1996 0.0 0.0 0.0 52.4 195.3 294.2 364.1 188.9 356.6 247.4 229.8 15.6 1944.3

1997 0.0 35.8 19.0 52.1 149.0 140.3 350.9 362.8 163.9 196.5 133.0 42.6 1645.9

1998 0.0 0.0 0.0 27.6 81.0 311.1 286.3 281.9 365.6 349.2 230.4 198.2 2131.3

1999 63.5 25.1 95.2 312.4 218.9 288.2 375.3 295.8 91.7 320.0 324.6 85.6 2496.3

2000 0.0 14.1 43.1 180.2 255.1 256.0 367.9 276.8 162.4 330.6 109.9 152.5 2148.6

2001 0.0 9.5 164.8 98.9 226.6 366.2 172.5 346.8 170.3 402.2 86.2 7.0 2051.0

2002 0.0 0.0 0.0 26.9 188.0 199.6 179.2 398.8 184.7 219.8 223.2 39.1 1659.3

2003 0.0 0.0 0.0 15.4 256.5 110.5 547.0 305.2 312.6 403.1 172.8 2.3 2125.4

2004 1.5 0.0 0.0 13.7 171.7 241.5 310.6 239.7 197.7 215.1 90.1 6.9 1488.5

Page 86: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

77

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

cộng

2005 0.0 0.0 1.2 0.0 115.7 180.0 503.2 195.6 335.7 301.3 328.8 118.6 2080.1

2006 13.7 5.4 17.2 200.2 177.4 334.2 294.7 236.4 328.4 217.2 64.3 110.3 1999.4

2007 38.5 0.0 59.5 59.3 218.8 272.1 236.5 452.2 268.7 373.5 56.3 0.6 2036.0

2008 35.0 10.4 0.0 125.4 211.0 145.9 113.6 273.2 366.2 341.5 103.7 47.5 1773.4

2009 0.3 11.2 19.7 35.6 239.7 159.5 405.9 270.7 358.1 195.1 68.9 1.4 1766.1

2010 8.4 0.0 3.5 27.7 177.2 274.8 266.9 253.9 294.6 0.0 226.3 164.0 1697.3

2011 1.2 0.0 10.9 43.4 215.4 323.3 234.1 303.9 243.6 91.1 111.8 66.4 1645.1

2012 0.5 9.0 111.5 134.9 264.4 146.1 313.5 177.4 527.0 251.1 106.8 82.2 2124.4

2013 15.8 3.5 0.0 96.1 174.1 427.4 262.1 135.4 426.2 249.5 287.5 19.8 2097.4

2014 0.0 0.0 0.1 74.5 150.5 317.5 352.7 257.4 356.9 262.5 119.5 43.3 1934.9

2015 6.8 0.0 0.0 23.5 166.2 292.1 175.2 124.8 459.1 258.6 133.1 38.6 1678.0

2016 1.0 0.0 0.0 0.0 275.8 217.0 266.2 105.4 178.8 353.4 223.2 110.0 1730.8

Trung

b nh 6.2 6.6 20.2 81.5 195.6 249.3 276.3 273.5 283.6 267.0 147.9 48.7 1856.4

Page 87: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

78

Bảng 21. Lượng mưa tháng trạm Phụng Hiệp (1984-2016)

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

cộng

1984 - - 2 313 240 479 232 406 254 305 85.9 15 2332.0

1985 - 5.5 - 175.1 303.3 150.3 130.1 269.6 356.3 395.7 211.7 3.7 2001.3

1986 - - 22.0 17.7 214.8 204.0 230.7 312.4 444.5 242.3 271.9 50.7 2011.0

1987 - - 3.5 7.0 127.9 256.8 85.9 260.0 246.7 275.9 303.6 13.1 1580.4

1988 4.8 12.0 22.4 111.4 261.8 255.2 282.4 277.7 375.5 345.4 97.4 44.3 2090.3

1989 0.0 62.5 0.0 293.4 276.2 176.1 257.4 122.4 199.1 168.3 82.1 0.0 1637.5

1990 - - 25.1 218.7 247.7 207.9 553.2 223.9 336.9 364.6 69.8 2.0 2249.8

1991 - - 11.2 25.0 101.2 230.5 255.1 318.5 198.3 276.3 110.3 20.7 1547.1

1992 - - - 7.6 108.9 213.4 249.1 584.5 46.7 431.5 86.0 - 1727.7

1993 - - 27.3 23.1 178.9 276.2 155.2 335.2 364.7 198.2 80.5 21.7 1661.0

1994 0.0 - - 117.0 270.8 324.2 412.6 226.2 246.8 99.0 27.0 94.4 1818.0

1995 - - 2.0 0.7 175.0 467.5 192.4 321.0 278.3 309.7 81.6 72.9 1901.1

1996 46.5 0.0 - 73.7 115.0 207.5 405.4 89.9 199.0 242.5 133.1 33.9 1546.5

1997 - 2.8 0.2 47.8 124.3 130.5 314.1 412.5 180.9 274.9 198.5 - 1686.5

1998 - - 0.0 36.9 79.3 258.4 258.5 326.2 402.3 620.7 86.8 188.8 2257.9

1999 57.9 39.3 69.4 400.0 254.5 301.3 386.8 242.8 120.3 321.2 230.3 40.4 2464.2

2000 - 0.3 23.3 121.2 232.5 220.2 297.5 240.7 320.9 398.6 95.2 113.8 2064.2

2001 - 30.8 228.9 88.2 184.8 236.8 320.5 343.6 191.5 232.1 75.8 39.6 1972.6

2002 4.6 - - 12.8 175.8 132.7 184.2 410.3 188.3 379.4 207.8 41.1 1737.0

2003 - - - 15.8 283.5 143.6 472.8 342.8 330.9 432.8 71.9 50.3 2144.4

2004 10.0 - - 41.0 162.5 207.0 273.3 327.6 172.4 202.7 74.9 13.0 1484.4

2005 - - 2.0 18.6 161.5 191.6 390.8 215.0 325.4 456.0 183.5 125.2 2069.6

2006 - - 3.1 88.9 57.3 142.8 219.3 224.7 346.0 125.5 1.1 25.1 1233.8

Page 88: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

79

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

cộng

2007 16.3 - 51.9 43.7 245.2 280.8 168.6 377.0 202.5 349.7 166.6 7.6 1909.9

2008 8.5 11.5 - 95.5 224.4 73.5 226.0 326.2 325.8 196.7 177.4 48.8 1714.3

2009 0.8 65.0 8.0 76.2 191.4 76.2 342.0 289.6 238.7 271.4 27.8 - 1587.1

2010 26.4 - - 10.9 98.0 328.3 200.7 311.6 170.1 332.0 231.6 30.2 1739.8

2011 5.1 - 22.2 9.7 110.3 270.3 149.7 277.2 206.3 95.3 121.1 4.7 1271.9

2012 2.0 6.5 41.3 132.2 95.4 150.8 187.2 77.7 359.0 333.5 33.7 11.6 1430.9

2013 26.6 4.1 - 83.7 145.7 212.2 215.3 197.0 331.6 219.7 130.0 8.1 1574.0

2014 52.8 - - 85.0 73.3 190.7 207.5 240.0 358.0 261.9 90.5 24.3 1584.0

2015 1.1 - - 9.1 155.6 308.5 196.4 149.0 373.6 185.2 72.8 15.8 1467.1

2016 73.5 0.8 - - 291.1 328.1 262.5 177.9 122.8 308.3 199.3 67.2 1831.5

Trung

b nh 19.8 18.5 28.3 87.5 180.8 231.3 264.1 280.5 267.1 292.5 124.8 40.9 1797.8

Page 89: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

80

Bảng 22. Mực nước trung b nh trạm thủy văn Vị Thanh (1984-2016).

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

1984 22 21 20 20 20 21 25 23 23 24 24 23

1985 21 21 1 20 20 21 21 22 23 24 23 22

1986 22 21 21 20 21 21 22 23 24 24 24 23

1987 22 21 20 20 20 21 21 22 23 23 24 23

1988 22 21 21 20 20 21 22 22 23 24 24 23

1989 22 21 21 20 21 21 22 3 23 24 24 23

1990 22 21 21 21 21 22 21 23 23 24 24 23

1991 22 22 21 20 20 21 22 23 24 25 25 23

1992 22 21 20 20 21 21 22 23 23 23 24 22

1993 22 21 21 20 20 21 22 22 23 23 23 22

1994 24 20 21 20 21 21 22 23 23 24 24 22

1995 11 10 0 -3 2 3 9 20 31 43 45 28

1996 15 15 -4 5 7 4 17 21 29 49 61 39

1997 18 16 3 -1 5 6 24 32 34 41 43 20

1998 7 2 1 -3 -2 5 11 15 26 33 32 27

1999 21 13 6 16 14 14 21 27 27 42 51 39

2000 19 18 14 3 11 15 29 30 37 57 59 38

2001 21 22 10 5 10 15 25 32 38 56 52 33

2002 18 13 3 -1 8 11 20 30 34 45 47 32

2003 24 14 5 -1 10 8 22 29 33 44 42 28

2004 14 8 5 -1 4 14 14 28 27 47 36 23

2005 13 3 2 -5 -1 5 21 27 41 52 49 35

2006 22 17 7 5 12 8 22 32 38 50 43 37

2007 25 4 11 6 14 8 16 34 37 46 55 40

2008 27 26 16 10 23 17 26 34 43 47 55 48

2009 34 18 13 16 22 20 32 36 46 50 47 34

Page 90: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

81

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2010 24 15 16 13 13 18 19 32 33 53 63 51

2011 39 27 27 18 15 25 29 1 52 61 67 55

2012 32 28 29 16 23 24 33 35 55 59 49 44

2013 40 31 21 24 22 30 34 39 46 65 68 48

2014 37 29 23 21 21 25 37 42 51 55 55 44

2015 36 26 16 18 13 22 24 33 43 47 42 38

2016 30 38 24 15 25 25 3 36 42 54 60 52

Page 91: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

82

Bảng 23. Mực nước trung b nh tháng trạm thủy văn Phụng Hiệp (1984-2016).

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

1984 67 59 41 27 31 27 42 55 84 88 95 79

1985 62 53 57 37 38 26 43 50 74 95 86 78

1986 70 54 48 36 26 31 38 54 77 92 93 77

1987 27 27 29 30 31 29 29 30 29 30 30 27

1988 28 28 29 30 29 29 30 29 30 29 28 27

1989 76 64 58 46 51 39 55 63 77 103 103 90

1990 84 76 76 49 34 40 44 60 75 99 97 85

1991 28 28 29 30 31 30 29 28 29 29 28 28

1992 69 52 42 38 33 28 44 59 69 96 95 70

1993 65 50 46 41 30 36 40 67 76 93 96 78

1994 69 50 60 44 32 40 58 71 86 104 98 81

1995 44 34 21 15 7 4 22 38 60 73 72 56

1996 38 37 15 18 10 13 21 39 50 80 77 66

1997 44 37 21 13 4 2 25 43 57 69 65 47

1998 33 22 20 11 6 4 20 27 40 9 53 52

1999 41 31 20 19 22 17 23 41 50 74 76 67

2000 47 40 32 14 16 23 4 44 65 74 80 63

2001 47 40 30 24 10 15 33 43 63 82 78 62

2002 46 38 25 16 16 16 27 43 56 75 74 61

2003 49 37 28 12 12 8 22 33 50 75 63 51

2004 40 27 21 11 8 12 19 37 57 81 62 49

2005 37 24 24 13 0 2 21 41 60 79 73 65

2006 48 43 28 21 19 9 22 42 60 76 72 64

2007 50 27 29 24 18 15 20 36 53 75 81 61

2008 48 47 32 25 22 21 32 50 59 76 81 71

2009 57 39 28 26 28 19 31 49 54 73 73 55

2010 46 29 29 23 18 16 22 39 53 75 85 67

2011 58 46 46 29 15 19 30 54 66 91 89 73

2012 52 43 39 20 11 14 29 36 59 77 64 60

2013 50 43 29 29 21 21 26 43 59 88 85 69

2014 53 42 35 24 20 16 32 54 57 75 67 60

2015 47 36 26 25 8 12 13 33 46 61 56 51

2016 39 47 30 14 17 11 28 28 45 64 73 64

Bảng 24. Vị trí các điểm đo

Page 92: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

83

STT Ký

hiệu Trạm đo đạc Vị trí đo đạc

Tên

sông,

kênh

rạch

Tọa độ

Kinh độ Vĩ độ

01 NM01 Hậu Giang 1 Giáp Cần Thơ (khu

vực Vàm Cái Cui) Sông

Hậu

105o50’38 9

o58’40

02 NM02 Hậu Giang 2

Giáp Sóc Trăng

(khu vực Vàm Cái

Côn)

105o54’06 9

o55’51

03 NM03 Cái Côn 1 Trước khi đổ ra

sông Hậu Kênh

xáng

Cái

Côn

105o53’28 9

o55’40

04 NM04 Cái Côn 2 Trước khi hòa vào

Mái Dầm 105

o50’03 9

o49’44

05 NM05 Bún Tàu 1

Trước khi hòa vào

dòng Ngã Bảy

(Nhà máy đường

Phụng Hiệp)

Kênh

Xáng

Bún

Tàu –

quản

lộ

Phụng

Hiệp

105o49’16 9

o48’20

06 NM06 Bún Tàu 2 UBND xã Phương

Phú 105

o42’37 9

o40’07

07 NM07 Lái Hiếu 1

Trước khi hòa vào

dòng Ngã Bảy

(Nhà lồng chợ Ngã

Bảy) Kênh

xáng

Lái

Hiếu

105o49’13 9

o48’31

08 NM08 Lái Hiếu 2 Thị trấn Cây

Dương 105

o44’04 9

o46’42

09 NM09 Lái Hiếu 3 Điểm nối Sông Cái

Côn 105

o37’11 9

o43’37

10 NM10 Sóc Trăng Giáp Sóc Trăng K.Sóc

Trăng 105

o50’54 9

o46’24

11 NM11 Xà No 1 Giáp Cần Thơ

Kênh

xáng

Xà No

105o40’09 9

o57’33

12 NM12 Xà No 2

Trước khi vào

trung tâm TP Vị

Thanh (khu hành

chính)

105o27’50 9

o46’53

13 NM13 Xà No 3

Trước khi vào

Sông Cái Tư (Phà

Cái Tư)

105o25’08 9

o545’25

14 NM14 Nàng Mau 1

Điểm tiếp nối kênh

Xáng (Chợ xã Vĩnh

Tường)

Kênh

xáng

Nàng

105o34’42 9

o48’48

Page 93: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

84

STT Ký

hiệu Trạm đo đạc Vị trí đo đạc

Tên

sông,

kênh

rạch

Tọa độ

Kinh độ Vĩ độ

15 NM15 Nàng Mau 2

Trước khi vào

Sông Cái Lớn (Chợ

xã Vĩnh Thuận

Tây)

Mau

105o28’57 9

o42’08

16 NM16 Nước Đục 1 Trước khi vào sông

Cái Tư

Sông

Nước

Đục

Sông

Cái

Lớn

105o34’28 9

o41’09

17 NM17 Nước Đục 2 Khu vực trung tâm

TT.Long Mỹ 105

o20’13 9

o41’18

18 NM18 Ba Láng 1 Giáp Cần Thơ (bến

đò số 10) Sông

Ba

Láng

105o44’11 9

o58’06

19 NM19 Ba Láng 2 Thị trấn Cái Tắc 105o43’18 9

o55’24

20 NM20 Cái Dầu 1 Thị trấn Ngã Sáu Kênh

Cái

Dầu.

105o51’06 9

o57’43

21 NM21 Cái Dầu 2

Trước khi đổ ra

Sông Hậu (Vàm

Cái Dầu)

105o48’39 9

o55’19

22 NM22 Mái Dầm 1 Thị trấn Ngã Sáu Kênh

Mái

Dầm

105o52’25 9

o56’42

23 NM23 Mái Dầm 2

Trước khi đổ ra

Sông Hậu (Vàm

Mái Dầm)

105o48’42 9

o55’15

24 NM24 Kênh Xáng 1 Cầu Xáng-QL 61 Kênh

Xáng

105o51’00 9

o55’25

25 NM25 Kênh Xáng 2 Trước khi đổ vào

Kênh Mái Dầm 105

o39’04 9

o49’39

26 NM26 Kênh 8000 Trước khi vào kênh

Xà No

Kênh

8000 105

o34’57 9

o53’07

27 NM27 Nước Trong 1

Giáp Kiên Giang

(Ngã ba giữa xã

Vĩnh Viễn và xã

Lương Tâm)

Sông

Nước

Trong

105o24’28 9

o39’14

28 NM28 Nước Trong 2

Tại ngã ba trước

khi nối với rạch Cái

Nhum

105o27’29 9

o38’24

29 NM29 Cái Tư 1 Phà Cái Tư Sông

Cái

105o19’57 9

o41’42

30 NM30 Cái Tư 2

Trước khi vào ngã

ba với Sông Nước

Đục (Cái Lớn)

105o23’36 9

o44’37

Bảng 25. Tóm tắt kết quả đo đạc thủy văn bổ sung các sông rạch tỉnh Hậu

Giang tháng 03/2015

Page 94: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

85

STT Tên trạm Hmax

(cm)

Hmin

(cm)

Vmax+

(m/s)

Vmax-

(m/s)

Q max

(m3/s)

Q min

(m3/s)

Qbq

(m3/s)

01 Hậu Giang 1 117 -77 0,730 0,596 11649 -10676 430

02 Hậu Giang 2 119 -78 0,715 0,737 8932 -9777 720

03 Cái Côn 1 117 -91 0,603 0,654 906 -1187 -62

04 Cái Côn 2 111 -29 1,268 1,347 554 -711 -80

05 Bún Tàu 1 110 -40 0,846 0,935 130 -212 -23

06 Bún Tàu 2 100 87 0,000 0,237 0 -25 -13

07 Lái Hiếu 1 109 -22 0,760 0,696 146 -172 -18

08 Lái Hiếu 2 116 50 0,523 0,477 71 -73 -3

09 Lái Hiếu 3 91 80 0,136 0,459 14 -47 -20

10 Sóc Trăng 110 30 0,398 0,347 27 -35 -1

11 Xà No 1 115 -41 0,809 0,720 300 -328 -21

12 Xà No 2 105 65 0,563 0,107 62 -13 25

13 Xà No 3 106 58 0,472 0,285 76 -50 18

14 Nàng Mau 1 100 85 0,089 0,103 7 -8 -3

15 Nàng Mau 2 105 76 0,297 0,229 33 -28 13

16 Nước Đục 1 99 78 0,199 0,000 39 0 20

17 Nước Đục 2 109 35 0,374 0,348 224 -224 52

18 Ba Láng 1 114 -71 0,457 0,596 104 -162 -28

19 Ba Láng 2 112 -40 0,746 0,654 69 -87 -12

20 Cái Dầu 1 111 -58 0,464 0,418 152 -161 8

21 Cái Dầu 2 114 -50 0,884 0,596 129 -114 -5

22 Mái Dầm 1 107 -57 0,561 0,726 324 -490 -73

23 Mái Dầm 2 112 -46 0,439 0,412 27 -38 -4

24 Kênh Xáng 1 115 -78 0,587 0,619 215 -277 -29

25 Kênh Xáng 2 102 79 0,162 0,523 8 -31 -13

26 Kênh 8000 102 70 0,463 0,137 14 -5 2

27 Nước Trong 1 108 47 0,327 0,196 125 -83 20

Page 95: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

86

STT Tên trạm Hmax

(cm)

Hmin

(cm)

Vmax+

(m/s)

Vmax-

(m/s)

Q max

(m3/s)

Q min

(m3/s)

Qbq

(m3/s)

28 Nước Trong 2 104 65 0,252 0,254 12 -12 1

29 Cái Tư 1 109 38 0,358 0,356 259 -296 48

30 Cái Tư 2 107 54 0,508 0,521 177 -202 35

Ghi chú:

Hmax: mực nước cao nhất trong thời gian đo đạc

Hmin: mực nước thấp nhất trong thời gian đo đạc

Vmax+: vận tốc lớn nhất khi triều dâng

Vmax-: vận tốc lớn nhất khi triều rút

Qmax: lưu lượng lớn nhất trong thời gian đo đạc

Qmin: lưu lượng nhỏ nhất trong thời gian đo đạc

Qbq: lưu lượng bình quân trong thời gian đo đạc

Page 96: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

87

Bảng 26. Thống kê đặc trưng và biên độ triều khu vực chịu tác động

của bán nhật triều biển Đông

STT Tên trạm Hmax (cm) Hmin (cm) ∆H (cm)

01 Cái Côn 1 117 -91 208

02 Hậu Giang 2 119 -78 197

03 Hậu Giang 1 117 -77 194

04 Kênh Xáng 1 115 -78 193

05 Ba Láng 1 114 -71 185

06 Cái Dầu 1 111 -58 169

07 Cái Dầu 2 114 -50 164

08 Mái Dầm 1 107 -57 164

09 Mái Dầm 2 112 -46 158

10 Xà No 1 115 -41 156

11 Ba Láng 2 112 -40 152

12 Bún Tàu 1 110 -40 150

13 Cái Côn 2 111 -29 140

14 Lái Hiếu 1 109 -22 131

15 Sóc Trăng 110 30 80

16 Lái Hiếu 2 116 50 66

17 Kênh 8000 102 70 32

18 Kênh Xáng 2 102 79 23

Page 97: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

88

Bảng 27. Thống kê đặc trưng và biên độ triều khu vực chịu tác động

của nhật triều biển Tây

Stt Tên trạm Hmax (cm) Hmin (cm) ∆H (cm)

01 Nước Đục 2 109 35 74

02 Cái Tư 1 109 38 71

03 Nước Trong 1 108 47 61

04 Cái Tư 2 107 54 53

05 Xà No 3 106 58 48

06 Xà No 2 105 65 40

07 Nước Trong 2 104 65 39

08 Nàng Mau 2 105 76 29

09 Nước Đục 1 99 78 21

10 Nàng Mau 1 100 85 15

11 Bún Tàu 2 100 87 13

12 Lái Hiếu 3 91 80 11

Page 98: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

89

Bảng 28. Thống kê đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng bán nhật triều biển Đông

Stt Tên trạm Vmax+ (m/s) Vmax- (m/s)

01 Hậu Giang 1 0,730 0,596

02 Hậu Giang 2 0,715 0,737

03 Cái Côn 1 0,603 0,654

04 Cái Côn 2 1,268 1,347

05 Bún Tàu 1 0,846 0,935

06 Lái Hiếu 1 0,760 0,696

07 Lái Hiếu 2 0,523 0,477

08 Sóc Trăng 0,398 0,347

09 Xà No 1 0,809 0,720

10 Ba Láng 1 0,457 0,596

11 Ba Láng 2 0,746 0,654

12 Cái Dầu 1 0,464 0,418

13 Cái Dầu 2 0,884 0,596

14 Mái Dầm 1 0,561 0,726

15 Mái Dầm 2 0,439 0,412

16 Kênh Xáng 1 0,587 0,619

17 Kênh Xáng 2 0,162 0,523

18 Kênh 8000 0,463 0,137

Max 1,268 1,347

Min 0,162 0,137

Trung bình 0,602 0,622

Page 99: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

90

Bảng 29. Thống kê đặc trưng lưu tốc các trạm ảnh hưởng nhật triều biển Tây

Stt Tên trạm Vmax+ (m/s) Vmax- (m/s)

01 Bún Tàu 2 0,000 0,237

02 Lái Hiếu 3 0,136 0,459

03 Xà No 2 0,563 0,107

04 Xà No 3 0,472 0,285

05 Nàng Mau 1 0,089 0,103

06 Nàng Mau 2 0,297 0,229

07 Nước Đục 1 0,199 0,000

08 Nước Đục 2 0,374 0,348

09 Nước Trong 1 0,327 0,196

10 Nước Trong 2 0,252 0,254

11 Cái Tư 1 0,358 0,356

12 Cái Tư 2 0,508 0,521

Max 0,563 0,521

Min 0,000 0,000

Trung bình 0,298 0,258

Page 100: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

91

Bảng 30. Bảng số liệu quan trắc mặn

Hậu Giang năm 2014

Tên trạm 01-04-

15

03-04-

15

06-04-

15

08-04-

15

13-04-

15

15-04-

15

17-04-

15

20-04-

15

22-04-

15

24-04-

15

27-05-

15

29-04-

15

Cống Ba Cô 11.4 11.2 9.9 10.2 12.9 12.3 11.5 10.3 8.2 8.1 7.9 7.9

Cống HócPó (LN) 10.8 10.9 9.9 9.9 12.5 11.8 11.2 9.8 7.9 7.9 7.7 7.6

UBXã Lương Nghĩa 9.8 10.4 9.6 8.4 10.8 9.5 8.9 7.5 5.7 5.5 5.8 5.6

Nhà Thờ Bào Ráng 10.3 10.7 10.1 9.2 11.7 10.6 9.9 8.2 6.3 5.4 6.3 6

Cống bần Quỳ 4.6 5.1 5.7 3.2 6.7 5.2 3.8 1.7 1.3 1.2 1.7 1.3

Phà Ngan Dừa 5 6 5.9 5.1 7.8 6.1 4.3 2.4 1.5 1.9 3 2.5

Nhà Thờ Lương Hòa 2.6 4.1 4.7 3.8 5.1 4.6 3.4 0.7 0.5 0.7 1.1 1.1

Cống Cái Rắn 0.1 0.1 0.2 0.2 0.9 0.5 0.4 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1

Cống kênh chống mỹ 0.4 0.6 0.7 0.4 2.4 1.4 1.1 0.4 0.3 0.2 0.3 0.3

Cống Cái đĩa 3.9 4 3.5 4.3 5.2 5.9 7.2 6.9 7.5 6.9 5.4 5.6

Kênh Cái Dứa 0.2 1.5 0.8 0.7 1.1 0.4 0.3 0.3 0.2 0.2 0.2 0.4

Page 101: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

92

UBND xã Vĩnh Viễn 0.1 0.8 0.3 0.3 0.5 0.2 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

Kênh Trực Thăng 1.4 2.4 1.7 1.5 3.3 1.8 0.7 0.7 0.4 0.5 0.7 0.8

Kênh Thanh Long 4.5 5.3 7.1 7.5 8 8 7 6.4 5.7 4.1 2.9 3.1

Kênh Thanh Thủy 4.7 5.3 6.8 7.8 9.2 8.2 8.5 6.4 6.4 3.9 2.9 3

Kênh 10 Thước 4.5 5.5 5.6 6.8 9 8.2 7.8 6.2 5.5 4.1 2.8 2.9

Ngã tư kênh Năm 0.6 0.3 0.9 1.1 4.2 2.8 2.4 0.2 0.2 0.1 0.2 0.2

Kênh trà là (VVA) 0.4 0.1 0.4 0.5 3.3 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1

Page 102: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

93

Bảng 31. Bảng số liệu quan trắc mặn

Hậu Giang năm 2015

Ngày

tháng

Ngã 3

Nước

Trong

Kênh

Lầu

Kênh

Năm

Cầu Phà

Căn Cứ

Tỉnh Uỷ

Hóc

Hỏa

Cầu

Cái Tư

Chợ

Phường 7

Cầu

2/9

Kênh

Ba

Liên

04-01-15 5.5 4.7 2.8 2.0 0.9 0.2 0.1 0.1 0.1

04-02-15 5.8 4.9 3.3 2.7 1.0 0.1 0.1 0.1 0.1

04-03-15 4.9 4.2 2.6 1.8 0.6 0.2 0.1 0.1 0.1

04-06-15 4.1 3.4 1.9 2.3 0.5 0.3 0.1 0.1 0.1

04-07-15 4.1 3.6 1.7 1.1 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1

04-08-15 3.9 3.2 1.4 0.8 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1

04-09-15 4.0 3.4 1.5 0.9 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1

04-10-15 3.8 3.1 1.1 0.7 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1

13-04-15 1.2 0.7 0.2 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

Page 103: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

94

14-04-15 1.1 0.8 0.4 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

15-04-15 1.6 1.2 0.6 0.4 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

16-04-15 5.6 4.9 4 3.2 2.3 1.8 0.5 0.1 0.1

17-04-15 6 5.2 3.9 3.4 2 1.5 0.6 0.1 0.1

20-04-15 6.2 5.6 4.1 3.5 2.3 1.7 0.5 0.1 0.1

21-04-15 4.2 3.8 1.3 0.6 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1

25-04-15 4 3.1 1.3 1 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1

27-04-15 1.7 1.4 0.6 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

28-04-15 1.5 1.2 0.5 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

30-04-15 1.4 0.6 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

Page 104: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

95

Bảng 32. Kết quả phân tích chất lượng nước tại vị trí 30 mặt cắt đo đạc thủy văn

Stt Vị trí lấy mẫu pH DO

mgO2/l

TSS

mg/l

COD

mgO2/l

BOD5

mgO2/l

NH4+

mg/l

Nitrat

mg/l

Tổng Sắt

mg/l

Photphat

mg/l

Asen

mg/l

Cadimi

mg/l

01 Hậu Giang 1 6,90 5,80 62 5 3 0,04 0,74 0,74 0,06 KPH KPH

02 Hậu Giang 2 7,15 5,75 80 5 4 0,09 0,83 0,80 0,06 KPH KPH

03 Cái Côn 1 7,40 5,70 99 5 4 0,15 0,87 0,87 0,07 KPH KPH

04 Cái Côn 2 6,90 5,10 75 16 9 0,02 0,53 0,53 0,02 KPH KPH

05 Bún Tàu 1 7,20 5,00 161 9 6 0,01 0,80 0,80 0,04 KPH KPH

06 Bún Tàu 2 7,50 5,00 199 9 6 0,51 0,74 0,74 0,04 KPH KPH

07 Lái Hiếu 1 7,40 5,10 186 12 8 0,34 0,87 0,87 0,05 KPH KPH

08 Lái Hiếu 2 7,30 4,80 244 38 18 5,16 0,84 0,84 0,03 KPH KPH

09 Lái Hiếu 3 7,40 5,60 92 14 8 2,75 0,49 0,49 0,01 KPH KPH

10 Sóc Trăng 7,30 5,40 121 12 7 2,22 1,65 1,65 0,04 KPH KPH

11 Xà No 1 7,40 4,80 233 9 5 2,30 1,30 1,30 0,04 KPH KPH

12 Xà No 2 7,30 4,80 294 17 8 2,02 1,06 1,06 0,02 KPH KPH

13 Xà No 3 7,50 5,10 174 12 7 3,51 0,99 0,99 0,05 KPH KPH

14 Nàng Mau 1 7,40 5,50 130 14 8 4,24 0,91 0,91 0,02 KPH KPH

15 Nàng Mau 2 7,30 5,30 112 9 5 1,84 0,79 0,79 0,04 KPH KPH

16 Nước Đục 1 7,10 5,20 144 7 4 1,80 0,69 0,69 0,02 KPH KPH

17 Nước Đục 2 7,20 5,80 67 9 4 2,14 1,38 1,38 0,04 KPH KPH

18 Ba Láng 1 7,20 5,60 99 16 9 2,05 1,45 1,45 0,02 KPH KPH

19 Ba Láng 2 7,30 5,40 110 5 3 2,11 1,13 1,13 0,02 KPH KPH

20 Cái Dầu 1 7,40 5,70 70 10 6 2,08 0,96 0,96 0,02 KPH KPH

21 Cái Dầu 2 7,30 5,60 81 5 4 1,63 0,98 0,98 0,02 KPH KPH

Page 105: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

96

Stt Vị trí lấy mẫu pH DO

mgO2/l

TSS

mg/l

COD

mgO2/l

BOD5

mgO2/l

NH4+

mg/l

Nitrat

mg/l

Tổng Sắt

mg/l

Photphat

mg/l

Asen

mg/l

Cadimi

mg/l

22 Mái Dầm 1 7,40 5,90 29 5 4 1,02 0,92 0,92 0,04 KPH KPH

23 Mái Dầm 2 7,40 5,30 88 5 3 0,88 1,18 1,18 0,03 KPH KPH

24 Kênh Xáng 1 7,30 4,90 242 14 9 0,71 0,79 0,79 0,04 KPH KPH

25 Kênh Xáng 2 7,40 5,20 114 7 4 1,52 1,29 1,29 0,05 KPH KPH

26 Kênh 8000 7,30 4,30 385 16 9 1,74 0,56 0,56 0,02 KPH KPH

27 Nước Trong 1 7,20 4,70 48 45 24 1,16 0,61 0,61 0,03 KPH KPH

28 Nước Trong 2 7,20 4,60 115 16 10 1,07 0,76 0,76 0,04 KPH KPH

29 Cái Tư 1 7,20 4,80 138 21 11 0,23 0,72 0,72 0,01 KPH KPH

30 Cái Tư 2 7,10 5,00 187 14 8 0,34 0,87 0,87 0,09 KPH KPH

Ghi chú:

KPH: Không phát hiện

Ngưỡng phát hiện của Asen: < 0,0005mg/l

Ngưỡng phát hiện của Cd: < 0,0005mg/l

Page 106: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

97

Bảng 33. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho thông số pH.

Stt Vị trí tính

toán

pH DO

Giá trị Chỉ số WQIpH Giá trị Chỉ số WQIDO

01 NM01 6,9 100 5,80 37

02 NM02 7,2 100 5,80 37

03 NM03 7,4 100 5,70 37

04 NM04 6,9 100 5,10 33

05 NM05 7,2 100 5,00 33

06 NM06 7,5 100 5,00 33

07 NM07 7,4 100 5,10 33

08 NM08 7,3 100 4,80 31

09 NM09 7,4 100 5,60 36

10 NM10 7,3 100 5,40 35

11 NM11 7,4 100 4,80 31

12 NM12 7,3 100 4,80 31

13 NM13 7,5 100 5,10 33

14 NM14 7,4 100 5,50 35

15 NM15 7,3 100 5,30 34

16 NM16 7,1 100 5,20 34

17 NM17 7,2 100 5,80 37

18 NM18 7,2 100 5,60 36

19 NM19 7,3 100 5,40 35

20 NM20 7,4 100 5,70 37

21 NM21 7,3 100 5,60 36

22 NM22 7,4 100 5,90 38

23 NM23 7,4 100 5,30 34

Page 107: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

98

Stt Vị trí tính

toán

pH DO

Giá trị Chỉ số WQIpH Giá trị Chỉ số WQIDO

24 NM24 7,3 100 4,90 32

25 NM25 7,4 100 5,20 34

26 NM26 7,3 100 4,30 29

27 NM27 7,2 100 4,70 31

28 NM28 7,2 100 4,60 30

29 NM29 7,2 100 4,80 31

30 NM30 7,1 100 5,00 33

Bảng 34. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các thông số còn lại

Stt Vị trí

tính toán

BOD5 COD NH4+

Giá trị WQIBOD Giá trị WQICOD Giá trị WQINH4

01 NM01 3 100 5 100 0,036 100

02 NM02 4 100 5 100 0,092 100

03 NM03 4 100 5 74 0,148 88

04 NM04 9 75 16 100 0,015 100

05 NM05 6 75 9 100 0,012 100

06 NM06 6 75 9 89 0,512 49

07 NM07 8 75 12 40 0,344 63

08 NM08 18 43 38 80 5,160 1

09 NM09 8 75 14 89 2,752 14

10 NM10 7 75 12 100 2,220 18

11 NM11 5 100 9 71 2,304 17

12 NM12 8 75 17 90 2,024 19

13 NM13 7 75 12 80 3,508 10

Page 108: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

99

Stt Vị trí

tính toán

BOD5 COD NH4+

Giá trị WQIBOD Giá trị WQICOD Giá trị WQINH4

14 NM14 8 75 14 100 4,236 6

15 NM15 5 100 9 100 1,838 20

16 NM16 4 100 7 100 1,800 20

17 NM17 4 100 9 74 2,136 18

18 NM18 9 75 16 100 2,052 19

19 NM19 3 100 5 98 2,108 18

20 NM20 6 75 10 100 2,080 19

21 NM21 4 100 5 100 1,632 21

22 NM22 4 100 5 100 1,016 25

23 NM23 3 100 5 80 0,876 31

24 NM24 9 75 14 100 0,708 40

25 NM25 4 100 7 74 1,520 22

26 NM26 9 75 16 31 1,744 21

27 NM27 24 28 45 74 1,156 24

28 NM28 10 75 16 65 1,072 25

29 NM29 11 61 21 80 0,232 72

30 NM30 8 75 14 100 0,344 63

Bảng 35. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho các thông số còn lại (tt)

Stt Vị trí

tính toán

TSS PO43-

Coliform

Giá trị WQITSS Giá trị WQIPO4 Giá trị WQIColiform

01 NM01 62 44 0,055 100 52.000 1

02 NM02 80 35 0,062 100 57.000 1

03 NM03 99 26 0,068 100 62.500 1

Page 109: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

100

Stt Vị trí

tính toán

TSS PO43-

Coliform

Giá trị WQITSS Giá trị WQIPO4 Giá trị WQIColiform

04 NM04 75 38 0,023 100 62.000 1

05 NM05 161 1 0,035 100 73.000 1

06 NM06 199 1 0,042 100 72.000 1

07 NM07 186 1 0,052 100 68.000 1

08 NM08 244 1 0,025 100 72.000 1

09 NM09 92 29 0,013 100 47.000 1

10 NM10 121 1 0,042 100 73.000 1

11 NM11 233 1 0,039 100 68.000 1

12 NM12 294 1 0,021 100 60.000 1

13 NM13 174 1 0,046 100 71.000 1

14 NM14 130 1 0,021 100 37.000 1

15 NM15 112 1 0,043 100 38.000 1

16 NM16 144 1 0,019 100 45.000 1

17 NM17 67 42 0,036 100 76.000 1

18 NM18 99 25 0,022 100 66.000 1

19 NM19 110 1 0,019 100 46.000 1

20 NM20 70 40 0,022 100 48.000 1

21 NM21 81 35 0,022 100 35.000 1

22 NM22 29 77 0,042 100 47.000 1

23 NM23 88 31 0,029 100 38.000 1

24 NM24 242 1 0,038 100 39.000 1

25 NM25 114 1 0,045 100 41.000 1

26 NM26 385 1 0,021 100 43.000 1

27 NM27 48 52 0,032 100 67.000 1

Page 110: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

101

Stt Vị trí

tính toán

TSS PO43-

Coliform

Giá trị WQITSS Giá trị WQIPO4 Giá trị WQIColiform

28 NM28 115 1 0,039 100 45.000 1

29 NM29 138 1 0,008 100 71.000 1

30 NM30 187 1 0,088 100 68.000 1

Bảng 36. Kết quả tính toán thông số WQISI tại từng vị trí quan trắc.

Stt Vị trí tính toán Chỉ số chất lượng nước WQI Chất lượng nước tương

ứng

01 NM01 16

Nước ô nhiễm nặng, cần các

biện pháp xử lý trong tương

lai – tương ứng với thang

màu đỏ sử dụng trong bản đồ

chỉ số WQI

02 NM02 15

03 NM03 13

04 NM04 15

05 NM05 4

06 NM06 4

07 NM07 4

08 NM08 4

09 NM09 12

10 NM10 4

11 NM11 4

12 NM12 4

13 NM13 4

14 NM14 4

15 NM15 4

16 NM16 4

17 NM17 14

Page 111: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

102

Stt Vị trí tính toán Chỉ số chất lượng nước WQI Chất lượng nước tương

ứng

18 NM18 12

19 NM19 4

2 NM20 14

21 NM21 14

22 NM22 18

23 NM23 13

24 NM24 4

25 NM25 4

26 NM26 4

27 NM27 14

28 NM28 4

29 NM29 4

30 NM30 4

Page 112: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

103

Bảng 37. Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt trong mùa khô 2015

Tên vùng

Dân số năm 2015

(người)

NCN từ tháng

1-5/ 2015 (106m

3) Tổng

NCN 2015

(106m

3)

Thành

thị

Nông

Thôn

Thành

thị Nông Thôn

TP. Vị Thanh (C3) 56.225 26.205 1,012 0.357 1,369

TX. Ngã Bảy (C4) 20.366 41.974 0,367 0,567 0,934

TX. Long Mỹ (C4) 15.797 60.673 0,285 0,819 1,204

Huyện Châu Thành 18.072 69.509 0,244 0,938 1,182

Huyện Châu Thành A 22.960 82.198 0,310 1,110 1,420

Huyện Phụng Hiệp 13.087 180.017 0,177 2,430 2,607

Huyện Vị Thủy 10.708 92.351 0.145 1,247 1,392

Huyện Long Mỹ 8.820 71.230 0,119 0,962 1,081

Tổng 166.035 624.247 2,659 8,430 11,089

Page 113: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

104

Bảng 38. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt trong các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN tháng

1-5/2015

(106m

3)

1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 0,2738 0,2738 0,2738 0,2738 0,2738 1,369

TX. Ngã Bảy 0,1868 0,1868 0,1868 0,1868 0,1868 0,934

TX. Long Mỹ 0,2408 0,2408 0,2408 0,2408 0,2408 1,204

H. Châu Thành 0,2364 0,2364 0,2364 0,2364 0,2364 1,182

H. Châu Thành A 0,2840 0,2840 0,2840 0,2840 0,2840 1,420

H. Phụng Hiệp 0,5214 0,5214 0,5214 0,5214 0,5214 2,607

H. Vị Thủy 0,2784 0,2784 0,2784 0,2784 0,2784 1,392

H. Long Mỹ 0,2162 0,2162 0,2162 0,2162 0,2162 1,081

Tổng 2,2178 2,2178 2,2178 2,2178 2,2178 11,089

Page 114: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

105

Bảng 39. Nhu cầu nước của cây trồng trong từng tháng

Đơn vị: 106m

3

Tên vùng Diện

tích

(ha)

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

cộng

1

(0.8)

2

(0.6)

3

(0.4)

4

(0.2)

5

(1.0)

(106 m

3)

TP. Vị Thanh 7.475 5,980 4,485 2,990 1,495 7,475 22,425

TX. Ngã Bảy 8.135 6,508 4,881 3,254 1,627 8,135 24,405

TX. Long Mỹ 13.245 10,596 7,947 5,298 2,649 13,245 39,735

H. Châu Thành 12.870 10,296 7,722 5,148 2,574 12,870 38,610

H. Châu Thành A 12.435 9,948 7,461 4,974 2,487 12,435 37,305

H. Phụng Hiệp 40.875 32,700 24,525 16,350 8,175 40,875 122,625

H. Vị Thủy 20.835 16,668 12,501 8,334 4,167 20,835 62,505

H. Long Mỹ 17.350 13,880 10,410 6,940 3,470 17,350 52,050

Tổng 133.220 106,576 79,932 53,324 26,662 133,220 399,660

Page 115: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

106

Bảng 40. Lượng nước cung cấp cho chăn nuôi

Đơn vị:106 m

3

Tên vùng

Số lượng súc, gia cầm năm 2015 (con) NCN

(106m

3 /5

tháng) Trâu Bò Lợn Gia Cầm

TP. Vị Thanh 113 119 5.200 135.720 2,754

TX. Ngã Bảy 62 128 4.140 213.830 3,939

TX. Long Mỹ 298 208 30.750 414.530 9,709

H. Châu Thành 76 596 7.130 212.910 4,290

H.Châu Thành A 65 192 8.800 407.410 7,566

H. Phụng Hiệp 116 511 24.360 664.690 13,286

H. Vị Thủy 236 442 14.570 574.600 10,929

H. Long Mỹ 728 124 31.960 1.070.450 20,711

Tổng 1.694 2.320 126.910 3.694.140 73,184

Page 116: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

107

Bảng 41. Lượng nước cung cấp cho chăn nuôi trong các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN

2015

(106m

3)

1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 0,5508 0,5508 0,5508 0,5508 0,5508 2,754

TX. Ngã Bảy 0,7878 0,7878 0,7878 0,7878 0,7878 3,939

TX. Long Mỹ 1,9418 1,9418 1,9418 1,9418 1,9418 9,709

H. Châu Thành 0,858 0,858 0,858 0,858 0,858 4,290

H. Châu Thành A 1,5132 1,5132 1,5132 1,5132 1,5132 7,566

H. Phụng Hiệp 2,6572 2,6572 2,6572 2,6572 2,6572 13,286

H. Vị Thủy 2,1858 2,1858 2,1858 2,1858 2,1858 10,929

H. Long Mỹ 4,1422 4,1422 4,1422 4,1422 4,1422 20,711

Tổng 14,6368 14,6368 14,6368 14,6368 14,6368 73,184

Page 117: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

108

Bảng 42. Lượng nước cung cấp cho nuôi, trồng thủy sản

Đơn vị: 106 m

3

Tên vùng Diện tích (ha) NCN

(106m

3 /5 tháng)

TP Vị Thanh 142 2,627

TX Ngã Bảy 1.225 22,662

TX Long Mỹ 623 11,692

Huyện Châu Thành 1.165 21,552

Huyện Châu Thành A 1.425 26,362

Huyện Phụng Hiệp 1.815 33,577

Huyện Vị Thủy 367 6,789

Huyện Long Mỹ 120 2,220

Tổng cộng 6.882 127,483

Page 118: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

109

Bảng 43. Lượng nước cung cấp cho nuôi, trồng thủy sản các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN

2015

(106m

3) 1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 0,6042 0,6042 0,6042 0,2102 0,6042 2,627

TX. Ngã Bảy 5,2122 5,2122 5,2122 1,8132 5,2122 22,662

TX. Long Mỹ 2,6891 2,6891 2,6891 0,9356 2,6891 11,692

H. Châu Thành 4,9569 4,9569 4,9569 1,7244 4,9569 21,552

H. Châu Thành A 6,0632 6,0632 6,0632 2,1092 6,0632 26,362

H. Phụng Hiệp 7,7227 7,7227 7,7227 2.6862 7,7227 33,577

H. Vị Thủy 1,5614 1,5614 1,5614 0,5434 1,5614 6,789

H. Long Mỹ 0,5106 0,5106 0,5106 0,1776 0,5106 2,220

Tổng 29,3208 29,3208 29,3208 10,1998 29,3208 127,483

Page 119: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

110

Bảng 44. Lượng nước cung cấp công nghiệp

Đơn vị: 106m

3

Tên vùng Tên KCN, CCN Diện tích KCN,

CCM (ha)

NCN

(106m

3 /5 tháng)

TP Vị Thanh CCN Vị Thanh 40,5 0,133

TX Ngã Bảy CCN Ngã Bảy 24,7 0,082

TX Long Mỹ CCN Long Mỹ 28,2 0,093

Huyện Châu Thành

KCN Sông Hậu 290

1,320 CCN tập trung Phú Hữu

A 110

Huyện Châu Thành

A

KCN Tân Phú Thạnh 210 1,448

CCN tập trung Đông Phú 229

Huyện Phụng Hiệp CCN Cây Dương 24

0,112 CCN Kinh Cùng 10

Huyện Vị Thủy CCN Vị Thủy 30 0,099

Huyện Long Mỹ CCN Long Mỹ 20,5 0,067

Tổng cộng 1.027 3,365

Page 120: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

111

Bảng 45. Lượng nước cung cấp cho công nghiệp trong các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN

2015

(106m

3) 1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 0,0266 0,0266 0,0266 0,0266 0,0266 0,133

TX. Ngã Bảy 0,0164 0,164 0,164 0,164 0,164 0,082

TX. Long Mỹ 0,0190 0,0190 0,0190 0,0190 0,0190 0,093

H. Châu Thành 0,2640 0,2640 0,2640 0,2640 0,2640 1,320

H. Châu Thành A 0,2900 0,2900 0,2900 0,2900 0,2900 1,448

H. Phụng Hiệp 0,0224 0,0224 0,0224 0,0224 0,0224 0,112

H. Vị Thủy 0,0200 0,0200 0,0200 0,0200 0,0200 0,099

H. Long Mỹ 0,0134 0,0134 0,0134 0,0134 0,0134 0,067

Tổng 0,673 0,673 0,673 0,673 0,673 3,365

Page 121: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

112

Bảng 46. Nhu cầu nước ngọt các địa phương trong mùa khô từ tháng 1-5/2015

Đơn vị: 106m

3

Tên vùng

NCN

Cây

trồng

(106m

3)

NCN

Thủy

sản

(106m

3)

NCN

Chăn

nuôi

(106m

3)

NCN

Sinh

hoạt

(106m

3)

NCN

Công

nghiệp

(106m

3)

Tổng NCN

(106m

3 /5

tháng)

TP.Vị Thanh 22,425 2,627 2,754 1,369 0,133 29,308

TX. Ngã Bảy 24,405 22,662 3,939 0,934 0,082 52,022

TX. Long Mỹ 39,735 11,692 9,709 1,204 0,093 62,433

H. Châu Thành 38,610 21,552 4,290 1,182 1,320 66,954

H. Châu Thành A 37,305 26,362 7,566 1,420 1,448 74,299

H. Phụng Hiệp 122,625 33,577 13,286 2,607 0,112 172,207

H. Vị Thủy 62,505 6,789 10,929 1,392 0,099 81,714

H. Long Mỹ 52,050 2,220 20,711 1,081 0,067 76,129

Tổng cộng 399,660 127,483 73,188 11,089 3,365 615,051

Page 122: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

113

Bảng 47. Tổng lượng nước cần thiết từng tháng trong mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN tháng

1-5/2015

(106m

3)

1 2 3 4 5

Cây trồng 106,572 79,932 53,324 26,662 133,220 399,660

Thủy sản 29,3208 29,3208 29,3208 10,1998 29,3208 127,483

Chăn nuôi 14,6368 14,6368 14,6368 14,6368 14,6368 73,184

Sinh hoạt 2,2178 2,2178 2,2178 2,2178 2,2178 11,089

Công nghiệp 0,673 0,673 0,673 0,673 0,673 3,365

Tổng 153,427 126,780 100,372 54,404 180,068 615,051

Page 123: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

114

Bảng 48. Lượng nước cần thiết của từng vùng trong các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Nhu cầu nước các tháng (106 m

3).

Tổng

NCN

2015

(106m

3)

1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 7,435 5,941 4,446 2,556 8,930 29,308

TX. Ngã Bảy 12,711 11,084 9,457 4,432 14,338 52,022

TX. Long Mỹ 15,486 12,838 10,189 5,786 18,128 62,433

H. Châu Thành 16,611 14,037 11,464 5,657 19,185 66,954

H. Châu Thành A 18,098 15,614 13,125 6,684 20,585 74,293

H. Phụng Hiệp 43,623 35,449 27,274 14,063 51,799 172,202

H. Vị Thủy 20,463 16,546 12,380 8,213 24,880 81,711

H. Long Mỹ 18,762 15,293 11,823 10,020 22,232 76,129

Tổng 152,189 126,16 100,158 57,411 179,077 615,051

Page 124: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

115

Bảng 49. Tổng lượng nước trên các sông cung cấp cho tỉnh trong mùa khô

Đơn vị: 106m

3

Điểm đo Sông đổ vào tỉnh Hậu Giang

Qbq

mùa

khô

(m3/s)

Tổng lượng trong

mùa khô W (106m

3)

BS 09 S.Cái Răng (CT) → Kênh KH9 14,6 189,216

NM 11 S.Cái Răng (CT) → Kênh sáng

Xà No 36,6 474,236

NM 18 Sông Hậu → S. Ba Láng 28,4 368,064

NM 21 Sông Hậu → Sông Cái Dầu 22,3 289,008

NM 22 Sông Hậu → Sông Mái Dầm 73,2 948,672

NM 23 Sông Hậu → Sông Cái Côn 51,5 667,440

BS 04 Kênh Số1 (ST) → Sông Cái

Côn - 14,6 - 202,176

NM 09 R.Lái Hiếu (ST) → Sông Cái

Côn - 10,3 - 133,488

NM07 K. Quản lộ Phụng Hiệp (ST)

→ Sông Bún Tàu - 14,2 -235,872

BS13 S. Cái Trầu (BL) → K.Phương

Phú -5,4 69,984

NM 27 S. Cái Bé (BL) → Sông Nước

Trong - 32,6 - 469,152

NM 16 S. Cái Lớn (KG) → Sông

Nước Đục - 39,9 - 517,104

NM 30 S. Cái Lớn (KG) → Sông Cái

Lớn (HG) - 13,8 - 178,848

NM 29 S. Cái Lớn (KG) → Sông Cái

Lớn (HG) - 20,6 -234,576

Tổng cộng 71,2 922,752

Page 125: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

116

Bảng 50. Tổng lượng nước cung cấp cho các địa phương trong mùa khô

Đơn vị: 106m

3

Tên vùng Điểm đo Qvào (m3/s) Qra (m

3/s) Qbq (m

3/s)

Tổng lượng

W (106m

3)

H.Châu

Thành

NM21 22,3

16,1 208,656

NM22 73,2

NM23 51,5

BS01 -46,5

BS02 -64,6

BS03 -19,8

H.Châu

Thành A

MN18 28,4

12,7

164,592

NM11 36,6

BS09 14,6

MN19 -13,6

BS08 -10,4

NM26 -32,3

BS10 -10,6

TX. Ngã

Bảy

BS01 46,5

11,6 150,336

BS03 19,8

BS04 -14,6

NM09 -10,3

BS05 - 12,2

BS06 -17,6

H.Phụng

Hiệp

BS08 10,4

15,1

195,696

NM19 15,6

BS02 64,6

BS06 17,6

BS05 12,2

BS07 -15,6

NM06 -14,2

NM08 -45,2

NM25 -30,3

H.Vị Thủy

BS10 10,6

11,0 142,560 NM26 32,3

NM25 30,3

Page 126: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

117

NM14 -25,2

NM10 -27,6

BS11 -9,4

TX.Long

Mỹ

NM08 45,2

4,8 62,200

NM06 14,2

BS13 - 4,8

NM15 - 33,8

BS12 -16,0

H.Long Mỹ

NM14 25,2

5,2 67,392

NM15 33,8

BS12 16,0

NM27 -32,6

NM16 -39,9

TP.Vị

Thanh

BS11 9,4

2,6 33,696 NM10 27,6

NM30 -13,8

NM29 -20,6

Tổng 1025,128

Bảng 51. Tổng lượng NCN và KNCC

Đơn vị: 106m

3

Tên vùng Tổng lượng NCN

(106m

3)

Tổng lượng

KNCC

(106m

3)

Tỉ lệ

(%)

TP.Vị Thanh 29,308 33,696 100

TX. Ngã Bảy 52,022 150,336 100

TX. Long Mỹ 62,433 62,200 99,5

H. Châu Thành 66,954 208,656 100

H. Châu Thành A 74,293 164,592 100

H. Phụng Hiệp 172,202 195,696 100

H. Vị Thủy 81,711 142,560 100

H. Long Mỹ 76,129 67,392 88,5

Page 127: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

118

Bảng 52. Khả năng cung cấp trong các tháng mùa khô 2015

Tên vùng

Khả năng cung cấp trong các tháng (106 m

3)

Tổng

KNCC

2015

(106m

3)

1 2 3 4 5

TP. Vị Thanh 11,062 8,230 4,346 2,106 7,952 33,696

TX. Ngã Bảy 42,560 33,427 24,677 18,889 30,783 150,336

TX. Long Mỹ 19,887 13,025 8,081 4,158 17,049 62,200

H. Châu Thành 59,480 50,470 33,425 23,474 41,807 208,656

H. Châu Thành A 46,688 39,567 26,098 18,212 34,027 164,592

H. Phụng Hiệp 59,171 47,875 27,096 13,262 48,292 195,696

H. Vị Thủy 50,318 39,661 13,958 8,008 30,615 142,560

H. Long Mỹ 19,910 15,834 8,233 5,268 18,147 67,392

Tổng 311,076 240,034 144,914 92,377 228,672 1025,128

Page 128: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

119

Bảng 53. KNCC và NCN trong các tháng mùa khô (106 m

3)

Tên vùng KNCC và NCN trong các tháng mùa khô (10

6 m

3)

1 2 3 4 5

TP.Vị

Thanh

KNCC 11,062 8,230 4,346 2,106 7,952

NCN 7,435 5,941 4,446 2,556 8,930

Ti lệ (%) 100 100 98 82 89

TX.Ngã

Bảy

KNCC 42,560 33,427 24,677 18,889 30,783

NCN 12,711 11,084 9,457 4,432 14,338

Ti lệ (%) 100 100 100 100 100

TX.Long

Mỹ

KNCC 19,887 13,025 8,081 4,158 17,049

NCN 15,486 12,838 10,189 5,786 18,128

Ti lệ (%) 100 100 79 72 94

H.Châu

Thành

KNCC 59,480 50,470 33,425 23,474 41,807

NCN 16,611 14,037 11,464 5,657 19,185

Ti lệ (%) 100 100 100 100 100

H.Châu

Thành A

KNCC 46,688 39,567 26,098 18,212 34,027

NCN 18,098 15,614 13,125 6,684 20,585

Ti lệ (%) 100 100 100 100 100

H.Phụng

Hiệp

KNCC 61,171 47,875 26,096 12,262 48,292

NCN 43,623 35,449 27,274 14,063 51,799

Ti lệ (%) 100 100 95 87 93

H.Vị Thủy

KNCC 50,318 39,661 13,958 8,008 30,615

NCN 20,463 16,546 12,380 8,213 24,880

Ti lệ (%) 100 100 100 97 100

H.Long

Mỹ

KNCC 19,910 15,834 8,233 5,268 18,147

NCN 18,762 15,293 11,823 10,020 22,232

Ti lệ (%) 100 100 70 53 82

H.Châu KNCC 59,480 50,470 33,425 23,474 41,807

Page 129: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONGhmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/luan van Ths... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn

120

Thành NCN 16,611 14,037 11,464 5,657 19,185

Ti lệ (%) 100 100 100 100 100

H.Châu

Thành A

KNCC 46,688 39,567 26,098 18,212 34,027

NCN 18,098 15,614 13,125 6,684 20,585

Ti lệ (%) 100 100 100 100 100

H.Phụng

Hiệp

KNCC 61,171 47,875 26,096 12,262 48,292

NCN 43,623 35,449 27,274 14,063 51,799

Ti lệ (%) 100 100 95 87 93

H.Vị Thủy

KNCC 50,318 39,661 13,958 8,008 30,615

NCN 20,463 16,546 12,380 8,213 24,880

Ti lệ (%) 100 100 100 97 100

H.Long

Mỹ

KNCC 19,910 15,834 8,233 5,268 18,147

NCN 18,762 15,293 11,823 10,020 22,232

Ti lệ (%) 100 100 70 53 82