59
Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii Đánh giá xã hội cho Dán Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học Việt Nam (SEQAP) ĐỆ TRÌNH TỚI: Kirsty Mason, Project Officer Governance & Social Inclusion DFID, Vietnam [email protected] CƠ QUAN ĐỆ TRÌNH: RTI International Contract No. 080801DFIDVN RTI Project No. 0211950 Ngày 5 tháng 12 năm 2008

Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội cho Dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục trường

học ở Việt Nam (SEQAP)

ĐỆ TRÌNH TỚI: Kirsty Mason, Project Officer

Governance & Social Inclusion

DFID, Vietnam

[email protected]

CƠ QUAN ĐỆ TRÌNH:

RTI International

Contract No. 080801DFIDVN

RTI Project No. 0211950

Ngày 5 tháng 12 năm 2008

Page 2: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

iv Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Mục lục

TIỂU MỤC TRANG

Chữ viết tắt ............................................................................................................................................... v

Tóm tắt báo cáo ........................................................................................................................................ 1

Giới thiệu ................................................................................................................................................. 2

Phương pháp đánh giá xã hội ................................................................................................................... 3

Xem xét ở cấp tỉnh ................................................................................................................................... 5 Lào Cai ............................................................................................................................................. 5

Phân tích tình hình trường lớp ............................................................................................. 10 Các hiệu trưởng của Lào Cai với FDS ................................................................................. 13 Giáo viên của Lào Cai với FDS ........................................................................................... 15 Phụ huynh của Lào Cai với FDS .......................................................................................... 17 Tóm tắt trường hợp Lào Cai ................................................................................................. 18

Xem xét ở cấp tỉnh —Kon Tum ............................................................................................................. 20 Kon Tum ........................................................................................ Error! Bookmark not defined. Phân tích tình hình trường lớp ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Các hiệu trưởng của Kon Tum với FDS ............................... Error! Bookmark not defined. Giáo viên của Kon Tum với FDS .......................................... Error! Bookmark not defined. Phụ huynh của Kon Tum với FDS ........................................ Error! Bookmark not defined. Tóm tắt trường hợp: Kon Tum .............................................. Error! Bookmark not defined.

Những khác biệt quan sát được qua hai tỉnh .................................................................................. 30

Những phát hiện ..................................................................................................................................... 32 Cản trở về tiếp cận ......................................................................... Error! Bookmark not defined. Triển khai kế hoạch SEQAP ......................................................................................................... 34

1. Động cơ về nhu cầu .......................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Giáo viên ........................................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Tham gia của phụ huynh ................................................... Error! Bookmark not defined. 4. Mở rộng sự tiếp cận .......................................................... Error! Bookmark not defined. 5. Ủng hộ của thể chế ........................................................................................................... 37 6. Ngôn ngữ ........................................................................... Error! Bookmark not defined. 7. Lựa chọn người trợ giúp cho dân tộc thiểu số ................... Error! Bookmark not defined. 8. Nâng cao sự hiểu biết về văn hoá ...................................... Error! Bookmark not defined.

Triển khai chính sách ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

Phụ lục A. Kế hoạch thực địa, tháng 10 đến 11, năm 2008 ................................................ 41

Page 3: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) v

Những chữ viết tắt

BOET Phòng Giáo dục và Đào tạo

CEM Uỷ ban Dân tộc

DFID Cục Phát triển quốc tế, Vương quốc Anh

DOET Sở Giáo dục và Đào tạo

FDS Học 2 buổi/ngày

FSQL Mức chất lượng tối thiều

HDS Học 1 buổi/ ngày

HEPR Xoá đói giảm nghèo

MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo

PDCED Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (còn gọi là

Chương trình 135)

PEDC Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hòan cảnh khó khăn

PPU Nhóm chuẩn bị Dự án SEQAP của Bộ Giáo dục

SEQAP Dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục.

Page 4: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii
Page 5: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 1

Tóm tắt Báo cáo

Đánh giá xã hội của Dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) là hoạt động nhằm trợ giúp việc thiết

kế tổng thể SEQAP với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam. Đánh giá xã

hội của SEQAP được văn phòng của Cục Phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFID) tài trợ. Đây là

công việc của Nhóm thiết kế SEQAP của Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm chuẩn bị SEQAP của Bộ

Giáo dục và Đào tạo (MOET) Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá xã hội đã được thực hiện bằng phỏng vấn cấu trúc với những người nghèo, người bị

thiệt thòi và dân tộc thiểu số tại hai tỉnh được lựa chọn để hiểu sự tiếp nhận triển khai học cả ngày. Tỉnh

Lào Cai (vùng cao phía Bắc) và Kon Tum (vùng Tây Nguyên) là hai tỉnh được lựa chọn để đánh giá xã

hội. Hai tỉnh này đại diện cho các địa phương có những cộng đồng nghèo và chịu thiệt thòi, có đông dân

tộc thiểu số với tình trạng yếu kém về giáo dục.

Các phỏng vấn ở thực địa nhằm thu thập tài liệu và ý kiến về những cản trở đối với giáo dục, xem xét

quan điểm của những người liên đới với việc học cả ngày, ý nguyện của họ trong thực hiện học cả ngày

và nâng cao thành tựu giáo dục. Các phỏng vấn tập trung vào hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh ở lớp

1-5, đồng thời nếu có điều kiện còn thu thập tài liệu ở các lớp mẫu giáo.

Nghiên cứu đánh giá xã hội ở hai tỉnh khẳng định rằng, các dân tộc thiểu số tại vùng cao Việt Nam

thường nhận được chất lượng dịch vụ giáo dục thấp hơn nếu so sánh với mặt bằng chung của quốc gia, và

gặp phải những cản trở về sử dụng dịch vụ giáo dục. Các gia đình dân tộc thiểu số thường có điều kiện

thấp hơn về giáo dục và y tế so với mặt bằng chung của cả nước. Các yếu tố này tạo nên những thách thức

trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Quyết định tiếp cận giáo dục bị ảnh hưởng bởi giá cả dịch vụ, bởi thu nhập của gia đình và lợi ích nhận

được từ các dịch vụ. Các khía cạnh như sự cách biệt, giá trị tiền bạc và sự trợ cấp đã ảnh hưởng tới giá cả

và những lựa chọn. Một số gia đình không muốn cho con cái họ đến trường chỉ vì từ nhà tới trường phải

đi hàng giờ hay nhiều giờ, trong khi trẻ em lại có khả năng làm các việc trong nhà, tạo ra những giá trị

nhất định. Các nhu cầu tối thiểu bị hạn chế và những chi phí vật chất khác như thời gian đi đến trường,

chi phí ở trường, quần áo, cơm trưa, cũng có thể cản trở việc tiếp cận, bởi các dân tộc thiểu số ở vùng cao

có thu nhập thấp.

Thêm nữa, các hộ gia đình phải cân nhắc giá trị của các dịch vụ giáo dục. Các dịch vụ chất lượng thấp

không được ưa chuộng, bất kể giá cả thế nào. Các dân tộc thiểu số rất nhậy cảm trong lựa chọn chất lượng

hoặc sự phù hợp. Những cản trở về ngôn ngữ khiến cho con em họ ít thuận lợi trong học tập, làm giảm

các giá trị cần lĩnh hội. Hệ thống giáo dục và giáo trình do người dân tộc đa số xây dựng không phải khi

nào cũng phù hợp với văn hoá của học sinh và phụ huynh các dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu thực địa đã nêu lên những phát hiện quan trọng cho nhóm thiết kế SEQAP. Phần cuối của báo

cáo này đề cập các phát hiện chính, bao gồm: những khía cạnh về nhu cầu và các cản trở về tiếp cận,

chiến lược gắn bó về trách nhiệm của phụ huynh, cùng với việc xây dựng chương trình hỗ trợ cho hiệu

trưởng và giáo viên để giúp cho triển khai FDS. Xây dựng cơ chế nâng cao nhận thức về FDS và việc

giáo dục song ngữ, cùng với sự lựa chọn đối tác trợ giúp dân tộc thiểu số và nâng cao sự hiểu biết về văn

hoá của các tộc thiểu số cho các đối tác đó, cũng là phát hiện quan trọng của nghiên cứu. Báo cáo còn đề

xuất xây dựng thêm một số chính sách và quy định để giúp cho phát triển khung chính sách của SEQAP.

Page 6: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

2 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Giới thiệu

Đánh giá xã hội cho Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) là hoạt động nhằm giúp đỡ cho việc

thiết kế SEQAP và mục tiêu chung của nó là để nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam.

Đánh giá xã hội cho SEQAP do văn phòng của Cục Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DIFID) tại Việt

Nam tài trợ. Đây là công việc của nhóm thiết kế Dự án SEQAP của Ngân hành Thế giới và nhóm chuẩn

bị Dự án SEQAP của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET).

Vấn đề chủ yếu của SEQAP là nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học thông qua ủng hộ một

chiến lược khả thi và đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc triển khai học cả ngày, nhất là ở khu vực khó khăn. Vì

thế, đánh giá xã hội tập trung nhìn nhận quan điểm của các đối tác về giáo dục ở cộng đồng dân tộc thiểu

số, liên quan tới chương trình học cả ngày (FDS).

FDS nhằm vào nhược điểm chính của hệ thống giáo dục cơ sở của Việt Nam, tức vào số giờ giảng dạy.

Từ thập kỷ trước, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận nhu cầu tăng giờ dạy và bắt đầu chuyển từ học nửa

ngày sang học cả ngày. Học sinh FDS đã học 30-35 tiết mỗi tuần, so với 20-25 tiết mỗi tuần của học nửa

ngày (HDS).

Đánh giá xã hội cho SEQAP đã thực hiện các cuộc gặp gỡ với cộng đồng địa phương để xem xét quan

điểm và ý kiến của họ về chiến lược tốt nhất nhằm nâng cao giáo dục tiểu học mà cộng đồng có nhu cầu.

Các thiết kế cho phỏng vấn của đánh giá xã hội nhằm thu thập những kết quả liên quan đến kinh nghiệm

triển khai FDS ở những nơi đã được thực hiện, hoặc ý kiến về chuyển sang FDS ở nơi chưa thực hiện.

Đối tượng của nghiên cứu này gồm các nhà chức trách địa phương, phụ huynh, học sinh, giáo viên và

lãnh đạo các trường - những người được xem là các đối tác liên quan đến chất lượng giáo dục trong cộng

đồng của họ.

Các nghiên cứu khẳng định sự tham gia của các dân tộc thiểu số trong nền giáo dục cơ sở ở Việt Nam,

đồng thời nhận thấy kết quả về giáo dục của họ thấp hơn mức trung bình trong cả nước. Các phát hiện xác

nhận khoảng cách về địa lý, chi phí tài chính và cơ hội chi phí cho giáo dục, các lợi ích khác nhau về giáo

dục, ngôn ngữ trong giảng dạy, sự khác biệt về giới và các khía cạnh khác liên quan đến những cản trở

với giáo dục ở trẻ em dân tộc thiểu số. Các hoạt động đánh giá xã hội thực hiện nhằm xem xét quan điểm

của cộng đồng dân tộc thiểu số về những cản trở trong giáo dục và ước nguyện của họ để nâng cao kết

quả giáo dục.

Page 7: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 3

Phƣơng pháp đánh giá xã hội

Hoạt động đánh giá xã hội gồm thực hiện các phỏng vấn cấu trúc với những người nghèo, ít thuận lợi và

là dân tộc thiểu số tại hai tỉnh được lựa chọn để hiểu sự tiếp nhận của các tỉnh đó với giáo dục FDS.

Phỏng vấn tham dự và định tính với các thông tín viên chủ chốt để hiểu thấu đáo các vấn đề then chốt đối

với trẻ em nghèo, ít thuận lợi và là người dân tộc thiểu số, để biết được những cản trở với các em trong

việc tham gia chương trình FDS và giúp cho chuẩn bị thiết kế dự án SEQAP.

Vào tháng 10 năm 2008, nhóm chuẩn bị cho SEQAP của MOET (PPU), DFID, và nhóm thiết kế SEQAP

của Ngân hàng thế giới đã chọn hai tỉnh Lào Cai (miền núi phía Bắc) và Kon Tum (Tây Nguyên) để đánh

giá xã hội. Các tỉnh Lào Cai và Kon Tum được xác định là đại diện cho những địa phương có các cộng

đồng ít thuận lợi và đông dân tộc thiểu số, với kết quả giáo dục còn thấp.

Nhóm các nhà khoa học xã hội có kinh nghiệm trong nghiên cứu tham dự về giáo dục, về vấn đề giáo dục

trẻ em nghèo, ít thuận lợi và là người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn Việt Nam đã được tập hợp để

thực hiện việc đánh giá.1 Nhóm chuyên gia đánh giá xã hội gồm 4 người đã chuẩn bị kế hoạch nghiên

cứu, gồm đề cương phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm ở 2 tỉnh. Kế hoạch nghiên cứu đã được sự

góp ý của các cộng sự ở DFID và WB để nhóm thực hiện các hoạt động trên thực địa.

Việc thực địa được tiến hành ở hai tỉnh Lào Cai và Kon Tum từ 28 tháng 10 đến mồng 9 tháng 11 năm

2008. Đội nghiên cứu chia làm 2 nhóm, với mỗi nhóm 2 người ở một tỉnh và thực hiện thống nhất về

phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận ở cả hai tỉnh. Mỗi nhóm ở một tỉnh thực hiện 7 ngày thực địa, với

phần lớn thời gian làm việc ở xã và trường.

Phỏng vấn các thông tin viên chủ chốt ở mỗi tỉnh được tập trung vào vấn đề chất lượng giáo dục để thấy

được những cơ hội và cản trở đối với các dân tộc thiểu số liên quan đến triển khai học cả ngày. Các cuộc

trao đổi với những thông tín viên này còn nhằm lý giải các vấn đề quản lý nhà trường, việc dạy và học, và

việc tham dự trong học cả ngày cũng là một phần của đánh giá. Các hoạt động thực địa được tổ chức và

điều phối trong mối liên hệ với lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện và xã, với trưởng bản (buôn/ ấp) và các đối

tác trong nhà trường. Nhóm nghiên cứu còn tổ chức thảo luận nhóm với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ

huynh.

Phương pháp lựa chọn đại diện được thực hiện ở mỗi tỉnh. Sự tiếp cận bước đầu được tiến hành qua các

cuộc họp ở cấp tỉnh, với Sở Giáo dục và Đào tạo (DOET) và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch. Sau đó,

nhóm nghiên cứu làm việc ở một huyện tại mỗi tỉnh để phỏng vấn cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Huyện được lựa chọn nghiên cứu là huyện nghèo, ít thuận lợi và có đông dân tộc thiểu số. Huyện được

lựa chọn còn phải là huyện đa dạng về dân tộc thiểu số và có các xã có nhóm dân tộc thiểu số đông nhất

trong tỉnh. Huyện được lựa chọn còn phải có kinh nghiệm trong triển khai FDS.

Tại mỗi huyện, các nhóm nghiên cứu khảo sát ở 3 xã. Các xã được lựa chọn cũng phải đại diện về dân số

của các dân tộc và tình hình đói nghèo cũng như điều kiện ít thuận lợi của huyện. Các xã được lựa chọn

còn phải có các làng nghèo và rất nghèo, với các nhóm dân tộc thiểu số có dân số đông.

Tại mỗi tỉnh, việc tiếp cận được triển khai với các cơ quan và đối tác như sau:

Sở Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo của 1 huyện

Lãnh đạo xã của 3 xã

1 Với hợp đồng của RTI International, U.S.A, thành viên của nhóm nghiên cứu đánh giá xã hội gồm ông

Myles Elledge (trưởng nhóm), ông Vương Xuân Tình, bà Đào Vân Vy và bà Nguyễn Phương Hồng.

Page 8: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

4 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Tại mỗi xã, gặp gỡ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của điểm trường chính, tổ trưởng và các giáo

viên

Tại mỗi xã, thăm ít nhất 2 điểm trường lẻ, gặp gỡ trưởng điểm trường lẻ và giáo viên, với ít

nhất 2 giáo viên/ điểm trường lẻ

Tại mỗi xã, thảo luận với nhóm phụ huynh, trong đó có cả phụ huynh của học sinh học ở

điểm trường chính và phụ huynh của học sinh học tại điểm trường lẻ.

Tại mỗi xã, nhóm nghiên cứu gặp lãnh đạo xã, thăm điểm trường chính và ít nhất thăm 2 điểm trường lẻ.

Ở trường, việc phỏng vấn thông tin viên chủ chốt được thực hiện với hiệu trưởng, hiệu phó, và giáo viên

ở cả điểm trường chính và điểm trường lẻ. Các cuộc gặp gỡ nhóm phụ huynh được tổ chức ở cả điểm

trường chính và điểm trường lẻ. Việc phỏng vấn phụ huynh được thực hiện ở trường hoặc tại nhà trưởng

bản. Tất nhiên việc khảo sát còn được tiến hành với học sinh của trường tiểu học. Trọng tâm của đánh giá

xã hội là phụ huynh, và mối quan hệ giữa hiệu trưởng, giáo viên với phụ huynh quanh vấn đề của FDS.

Đánh giá xã hội chỉ sử dụng phương pháp định tính, được dùng xem xét cho cả công việc cũng như thời

gian thực hiện tại mỗi tỉnh khảo sát. Ngân hàng thế giới - đơn vị trợ giúp cho việc thiết kế SEQAP đã

hoàn thành cuộc điều tra về chất lượng và số lượng giáo viên, và tiến hành điều tra định lượng về học cả

ngày ở nhiều tỉnh. Đánh giá xã hội này chỉ chú trọng vào phụ huynh, hiệu trưởng và giáo viên để xem xét

quan điểm của họ về FDS tại cộng đồng của họ, nhằm lấp đi những khuyết thiếu mà cuộc điều tra của

SEQAP trước đó chưa thực hiện được.

Các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến về những cản trở đối với giáo dục, xem xét quan điểm của

các thông tin viên về học cả ngày và việc nâng cao chất lượng giáo dục. Phỏng vấn tập trung vào hiệu

trưởng, giáo viên và phụ huynh của trường tiểu học, thuộc các lớp 1-5, đồng thời nếu có điều kiện thì

cũng thu thập vấn đề liên quan đến lớp mẫu giáo.

Tại cấp trường, các phỏng vấn cấu trúc cũng được thực hiện trong các cuộc họp với đại diện lãnh đạo nhà

trường. Thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân với giáo viên ở điểm trường chính và ở điểm trường lẻ đã

được tiến hành, gồm cả với đại diện cho giáo viên thuộc các dân tộc khác nhau, cả giáo viên nam và giáo

viên nữ. Thảo luận nhóm phụ huynh cũng được thực hiện ở cả điểm trường chính và điểm trường lẻ, với

sự tham gia khá đa dạng, gồm các tộc người khác nhau, cả nam giới và nữ giới, cả trong ban chấp hành

hoặc ngoài ban chấp hành hội phụ huynh học sinh. Gặp gỡ các học sinh, từ lớp 1-5, với nhiều nhóm dân

tộc thiểu số cũng là một phần hoạt động khi khảo sát ở trường.

Lãnh đạo xã và trường đã tích cực giúp đỡ nhóm đánh giá xã hội và tiếp cận trong nghiên cứu. Một số

người còn làm việc với nhóm 2 lần/ ngày, cả ở trường và ở xã. Các hiệu trưởng cho biết, họ cũng thường

xuyên tiếp các đoàn khách quốc tế và các đoàn của MOET đến thăm trường và phỏng vấn họ xung quanh

vấn đề giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chỉ có rất ít đoàn ―làm việc‖ với hiệu trưởng như

nhóm đánh giá xã hội đã làm, thậm chí đi tới nhà của phụ huynh ở làng vùng sâu, thăm cả điểm trường lẻ

- mặc dù trời mưa và giá rét.

Page 9: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 5

Nhìn nhận ở cấp tỉnh

Mục này của báo cáo đánh giá xã hội sẽ trình bày việc xem xét và những triển vọng từ nghiên cứu thực

địa ở tỉnh Lào Cai và Kon Tum. Nội dung của các tham vấn sau đây được dựa trên ý kiến của những đối

tác quan trọng của địa phương (tỉnh, huyện, xã, làng và nhà trường) và của các thông tin viên chủ chốt

(cán bộ tỉnh, trưởng bản, giáo viên, phụ huynh)2. Những phát hiện chính nêu lên nhận thức của các đối tác

về học cả ngày và chia sẻ những quan sát về các vấn đề chủ yếu đối với cộng đồng nghèo, ít thuận lợi và

là dân tộc thiểu số.

Lào Cai

Tỉnh Lào Cai nằm ở phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu

và có đường biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Giống như nhiều tỉnh ở phía Bắc, Lào Cai có núi

và rừng che phủ; với hoạt động chính là nông, lâm nghiệp. Buôn bán xuyên biên giới và du lịch đang phát

triển, có vị trí quan trọng; đồng thời, với sự giúp đỡ của Chương trình 135, việc xây dựng đường giao

thông được mở mang. Lào Cai có 144 xã, trong đó có 131 xã nghèo.

Lào Cai là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, với đông đảo các dân tộc thiểu số. Dân cư của

Lào Cai gồm 14 dân tộc khác nhau, phần lớn thuộc về các dân tộc Hmông, Phù Lá, Tày, Dao, Thái, Nùng,

Giáy và Hà Nhì. Tỉnh Lào Cai có 595.380 người, với 70 % là các dân tộc thiểu số. Phần lớn các dân tộc

thiểu số sống ở làng, ngoài khu vực đô thị.

Sở Giáo dục. Thực hiện phương pháp đánh giá xã hội, khi làm việc với đối tác ở cấp tỉnh, nhóm nghiên

cứu đã có cuộc gặp gỡ với Sở Giáo dục. Những điểm then chốt trong thảo luận ở cấp tỉnh được ghi nhận

như sau:

Tỉnh Lào Cai đã hoàn thành phổ cập giáo dục từ năm 2000. Giờ đây, phần lớn trẻ em ở độ tuổi giáo dục

tiểu học đều đến trường, bao gồm cả các em ở khu vực vùng cao, và tỉ lệ đến trường, theo báo cáo đạt 99

%. Việc đầu tư mang tính bền vững và từng bước phát triển, đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và chất

lượng giáo viên đã giúp cho người dân nâng cao tiếp cận giáo dục.

Trẻ em dân tộc thiểu số học tiểu học có sự phát triển trong hơn 10 năm qua. Hiện nay, trong số học sinh

tiểu học, có 47.000 em là dân tộc thiểu số.

Học sinh tiểu học, tỉnh Lào Cai

Tỉnh

Tổng số học sinh

tiểu học

Tổng số học sinh tiểu học dân

tộc thiểu số

% học sinh tiểu học

dân tộc thiểu số

Lào Cai 62.465 47.852 76% Tổng cục Thống kê Việt Nam (2007)

Tỉnh Lào Cai hiện có 234 trường tiểu học, với 131 trường đang triển khai học cả ngày (56 %). Có 48/ 234

trường có học sinh học nội trú, trong đó có nhà ở cho học sinh nội trú lớp 4 và 5. Việc nội trú ở cấp tiểu

học cho học sinh lớp 4 và 5 được lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh thừa nhận là có ý nghĩa tích cực cho

phát triển giáo dục, nhất là chất lượng học sinh, tăng cường mối quan hệ và việc giảng dạy của giáo viên

với học sinh. Trong vòng 3 năm qua, mỗi năm có 75 % học sinh dân tộc thiểu số học lớp 5.

2 Tên các trường, các đối tác và bình luận của các đối tác, kể cả tên những người được phỏng vấn không

được ghi trong báo cáo này bởi các nguyên tắc và quan điểm của RTI trong nghiên cứu, nhằm bảo vệ quyền của

người tham gia nghiên cứu. Các ảnh được chụp và công bố trong báo cáo này cũng được sự đồng ý của người trong

ảnh.

Page 10: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

6 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Lãnh đạo giáo dục của tỉnh làm việc với lãnh đạo huyện và xã để thúc đẩy và khuyến khích chương trình

học cả ngày. Lãnh đạo giáo dục của tỉnh cũng được sự đồng thuận của các trường, với việc thừa nhận do

triển khai học cả ngày nên đã nâng cao chất lượng học tập.

Tại tỉnh Lào Cai, việc triển khai FDS do cấp xã và trường thực hiện. Số liệu về triển khai FDS có sự thiếu

thống nhất vì việc đánh giá FDS có vẻ như không được báo cáo đầy đủ ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh.

Ở cấp trung ương, MOET cho biết có 10 trường ở huyện Bắc Hà (huyện được lựa chọn để đánh giá xã

hội) đã triển khai FDS. Tại huyện Bắc Hà, khi nhóm nghiên cứu làm việc lại được biết, có tới 100 % số

trường đã thực hiện học cả ngày, và như vậy, cả cấp tỉnh cả cấp trung ương đều chưa được cập nhật số

liệu về triển khai FDS ở huyện này.

Chính tại các trường, hiệu trưởng và giáo viên có trách nhiệm xác định cách tốt nhất để thực hiện việc

thêm ngày học và cách tổ chức giảng dạy. Cấp tỉnh cho biết, số tiết mỗi tuần được thực hiện từ 30 – 35

tiết với các trường học cả ngày. Tại vùng cao và vùng dân tộc thiểu số, việc triển khai học buổi chiều

được thực hiện 3 – 4 ngày / tuần, tập trung ưu tiên cho học các môn toán và tiếng Việt. Việc chú trọng

học môn toán và tiếng Việt của FDS nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh dân tộc thiểu số. Hàng tuần,

trường đều dành một buổi chiều để họp giáo viên.

Chất lượng giáo viên ở Lào Cai được Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh cho là tốt, đáp ứng chuẩn giáo viên

của quốc gia. Có 4.163 giáo viên tiểu học ở tỉnh Lào Cai, trong đó có 3.159 (75 %) là nữ. Trong tổng số

giáo viên tiểu học của tỉnh, có 25 % là dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, với mục tiêu 1,5 giáo viên / lớp như

FDS nêu thì số lượng giáo viên của tỉnh vẫn chưa đủ. Tỉ lệ hiện nay là 1,25 giáo viên/ lớp. Tiếng Hmông

được sử dụng là ngôn ngữ phụ cho giáo viên lớp 1 ở 2 huyện, trong đó có huyện Bắc Hà - đối tượng để

đánh giá xã hội.

Có 4 thách thức chính trong việc triển khai FDS ở tỉnh này: (1) chất lượng cơ sở vật chất của trường học,

mà phổ biến là các thiết bị giảng dạy, bếp và nhà nghỉ cho giáo viên; (2) số lượng và chất lượng giáo viên

để dạy thêm buổi chiều ở trường; (3) năng lực hệ thống yếu, không thể quản lý FDS; and (4) sự ủng hộ

hạn chế của phụ huynh với FDS.

Lãnh đạo giáo dục của tỉnh Lào Cai xác định một số vấn đề về chính sách chủ yếu liên quan đến triển

khai FDS. Thứ nhất, lương của giáo viên thấp, không hề được tăng khi chuyển từ dạy nửa ngày sang cả

ngày. Giáo viên thiếu thời gian chuẩn bị bài, thời gian làm việc ở trường nhiều hơn, thiếu thời gian chăm

sóc gia đình, và không có thêm lương cho dạy cả ngày. Ở vùng cao, do điều kiện kinh tế khó khăn nên sự

giúp đỡ của phu huynh hạn chế, không giống vùng thấp. Thứ hai, không có chính sách rõ ràng về học nội

trú cấp tiểu học hoặc trợ giúp toàn bộ thiết bị cho việc nội trú. Học nội trú của học sinh tiểu học, phổ biến

ở lớp 4-5, được xem là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho FDS vì liên quan đến kinh tế và địa lý ở vùng cao.

Học nội trú giúp tăng số trẻ em đến trường ở cấp tiểu học, giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao chất lượng học

sinh. Thứ ba, cơ chế hỗ trợ trẻ em nghèo cần phải xem xét. Học sinh nghèo hiện nay được Chính phủ trợ

cấp cho 140.000 đ/ tháng, theo Chương trình 135. Tiền hỗ trợ này được chuyển về xã, và xã lại trả cho

trường. Hỗ trợ này chỉ cho các học sinh nghèo ở vùng nghèo. Tuy nhiên, không phải tất cả các học sinh

nghèo đều ở vùng nghèo, và thường chỉ có khác biệt nhỏ giữa người nghèo với gần nghèo, nhưng học

sinh gần nghèo lại chỉ được nhận 20.000 đ/ tháng.

Phòng Giáo dục. Gặp gỡ Phòng Giáo dục ở thị trấn Bắc Hà trong thời gian ngắn, mối quan tâm của nhóm

đánh giá xã hội là tập trung xác định 3 xã để nghiên cứu. Huyện có 21 xã, và có 70 % dân số là dân tộc

thiểu số. Dân tộc Hmông chiếm tới 40 % dân số cả huyện và phần lớn sống ở khu vực nghèo hoặc kém

thuận lợi. Tất cả các xã của Bắc Hà đều là xã nghèo, thuộc Chương trình 135. Chỉ có thị trấn Bắc Hà là

không được hưởng lợi ích của Chương trình này.

Huyện Bắc Hà có 21 xã thì có 27 trường tiểu học. Từ bốn năm trước, tất cả 27 trường tiểu học đều chuyển

sang học cả ngày.

Page 11: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 7

Các xã Lùng Phìn, Tả Van Chư và Nậm Mòn được xác định là đại diện cho các xã với nhiều làng nghèo

và không thuận lợi, có các dân tộc thiểu số có dân số đông nhất trong tỉnh.

Xã Lùng Phìn ở phía bắc trung tâm huyện, cách thị trấn huyện khoảng 10 km. Dân cư của xã

hầu hết là các dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Phù Lá, Hmông và Dao. Xã Lùng

Phìn có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ.

Xã Tả Van Chư cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Bắc. Xã có 1 điểm trường chính

và 4 điểm trường lẻ. Dân cư trong xã đều là người Hmông.

Xã Nậm Mòn cách trung tâm huyện khoảng 10 km về phía tây nam. Dân cư trong xã hầu hết

là dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Phù Lá và Hmông. Xã có

2 điểm trường chính và 8 điểm trường lẻ.

Mỗi xã kể trên đều có kinh nghiệm triển khai FDS trong vòng 3 năm qua. Huyện có chủ trương đẩy mạnh

việc triển khai FDS ở tất cả các trường. FDS có giá trị như là cơ chế thúc đẩy việc nâng cao chất lượng

giáo dục, mà phổ biến là nâng cao kỹ năng môn toán và tiếng Việt cho các học sinh dân tộc thiểu số.

FDS có nhiều thành tựu ở huyện Bắc Hà. Tại các điểm trường chính thường đảm bảo chất lượng về cơ sở

vật chất và chất lượng học sinh. Chất lượng của giáo viên và học sinh tại các điểm trường lẻ thường kém

hơn.

Việc nội trú của học sinh thường được đặt ở điểm trường chính, có vai trò quan trọng trong đảm bảo cho

trẻ em ở khu vực vùng sâu đến lớp3. Nội trú thường dành cho các học sinh lớp 4 - 5, song có trường hợp

học sinh lớp 1 - 3 cũng tham gia, khi có anh chị ở lớp trên học nội trú. Không có sự khác biệt trong học

nội trú của học sinh nam và học sinh nữ.

Các bé gái học nội trú của trường tiểu học thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Học nội trú giúp học sinh

vượt qua trở ngại về khoảng cách từ nhà đến trường và nâng cao việc tham gia cũng như nhận thức của

học sinh vùng cao. Giáo viên, hiệu trưởng và phụ huynh đã ủng hộ học nội trú bởi học sinh dễ dàng tham

gia học cả ngày, và việc học nội trú khiến giáo viên có điều kiện tốt giúp học sinh dân tộc thiểu số học

thêm và làm bài tập ở nhà. [photo by Vương Xuân Tình]

3 Ở Việt Nam, có 2 cơ chế phát triển trường nội trú. i) trường nội trú xây dựng bằng kinh phí nhà nước và,

và ii) lớp nội trú do dân xây dựng, thường ở cấp xã. Lớp nội trú đề cập trong báo cáo thuộc loại (ii). Cơ sở vật chất

của lớp nội trú trong trường tiểu học được Chương trình 135 trợ giúp; còn ăn uống của học sinh được gia đình, hiệu

trưởng và giáo viên cung cấp. Nhà trường nhận được 140.000 đ/ tháng/ học sinh của xã thuộc Chương trình 135 để

giúp cho học sinh nghèo.

Page 12: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

8 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Tỉ lệ tham gia FDS có sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi chiều. Tại một số điểm trường lẻ, có từ 20 - 40

% không tham gia đầy đủ học cả ngày. Học sinh nghỉ học thường do thời tiết, như nhóm học sinh không

nội trú thường có tới 20 % nghỉ học khi mưa to hoặc rét. Việc trang bị của phụ huynh cho con em họ đến

trường như xe đạp, áo ấm, áo mưa có liên quan tới tỉ lệ học sinh nghỉ học. Giáo viên ở trường còn tự giúp

đỡ một số học sinh xe đạp hoặc quần áo.

Số lượng giáo viên ở Bắc Hà đủ đứng lớp, song lại không đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp theo yêu cầu

của FDS. Có 90 % số giáo viên đảm bảo chất lượng quy đinh (FSQL). Từ năm 2006, huyện thực hiện chủ

trương khoán chất lượng học sinh cho giáo viên. Trong huyện, có 30 % giáo viên là người dân tộc

thiểu số.

Nghiên cứu tại huyện Bắc Hà còn cho thấy việc tiếp nhận của giáo viên với FDS. Các giáo viên đều đồng

thuận với FDS vì học sinh có nhiều tiến bộ. Họ cũng còn băn khoăn về FDS, như thiếu sự khích lệ với

giáo viên (không nâng lương), thiếu nhà nghỉ trưa cho giáo viên và sự khó khăn trong đời sống của phụ

huynh khiến ảnh hưởng tới việc thúc đẩy FDS.

Hiệu trưởng các trường có quan điểm tích cực với FDS vì họ nhận thấy lợi ích của việc tăng số giờ giảng

dạy trong tuần. Yêu cầu trợ giúp thêm cho học sinh và phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con

em của họ luôn là vấn đề quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong huyện.

Sự phát triển nông nghiệp, với việc gia tăng giống ngô mới và lúa mới, đẩy mạnh khuyến nông và dạy

nghề được coi là động lực tích cực phát triển kinh tế của huyện. Lãnh đạo huyện cho rằng sự phát triển

nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy FDS. Lãnh đạo giáo dục trong huyện đều khẳng định

mối quan hệ gắn bó giữa phát triển kinh tế với tiếp cận giáo dục ở các vùng nghèo và kém thuận lợi.

Học sinh dân tộc thiểu số luôn phải đối diện với những khó khăn trong tiếp cận giáo dục tiểu học. Khoảng

cách đến trường, khó khăn về kinh tế của gia đình, nhu cầu cao của giáo dục và chất lượng của cơ sở vật

chất cho giáo dục luôn là những cản trở. Các gia đình người Hmông được cho rằng luôn phải đối diện với

nhiều vấn đề khó khăn, như thu nhập thấp, sống ở vùng sâu vùng xa, kỹ năng tiếng Việt kém hơn các dân

tộc khác. Học sinh Hmông cũng thường phải chịu các áp lực trong gia đình chúng, dẫn tới việc nghỉ học

nhiều hơn học sinh dân tộc khác, bởi phải ở nhà làm giúp bố mẹ.

Lãnh đạo giáo dục của huyện cho biết có một số khác biệt nhỏ trong tham gia FDS giữa nam sinh và nữ

sinh. Mức độ tham gia FDS của nam sinh và nữ sinh giống nhau. Nữ sinh thường tập trung trong học tập

cao hơn; tuy nhiên, không có chỉ báo cụ thể ở khía cạnh này. Gia đình Hmông có thể không muốn con gái

học nhiều, song vấn đề này chưa thể hiện rõ ở cấp tiểu học.

Có một số khó khăn trong triển khai FDS được ghi nhận ở cấp huyện. Vấn đề khó khăn nhất vẫn là lương

cho giáo viên. Việc trả lương cho giáo viên dạy cả ngày và nửa ngày đều như nhau, mặc dù để dạy cả

ngày, giáo viên phải tăng thời gian trên lớp và thời gian chuẩn bị bài, và không có nhiều thời gian dành

cho cá nhân. Tuy nhiên, giáo viên vẫn ủng hộ FDS, vì họ yêu quý học sinh, dù cho không được tăng

lương và phải làm thêm giờ.

Vấn đề thứ hai là cơ sở vật chất của trường. Huyện có lợi ích trong việc ủng hộ cho xây dựng trường mới

và nâng cấp trường cũ, và ở cả điểm trường chính lẫn các điểm trường lẻ đều có nhiều nhu cầu trong xây

dựng. Học sinh ở điểm trường chính ngày càng nhiều nên việc tăng thêm lớp học trở thành vấn đề cấp

thiết. Bếp và khu vệ sinh, nhà công vụ cho giáo viên là những lĩnh vực gắn với việc thực hiện FDS; đồng

thời, nơi ở cho học sinh nội trú cũng được coi là vấn đề cần ưu tiên.

Vấn đề thứ ba là thiếu sự tham gia tích cực của các học sinh nghèo và gần nghèo. Các hộ nghèo nhất

thường thiếu tiền hoặc thiếu thời gian lao động; hoặc con cái họ thiếu quần áo ấm, áo mưa..., vì vậy đã

ảnh hưởng đến việc tới lớp của chúng. Mặt khác, với những hộ gần nghèo, trên thực tế, tình trạng kinh tế

của họ rất giống với hộ nghèo hoặc hộ kém thuận lợi.

Page 13: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 9

Cuối cùng, khó khăn thứ tư trong triển khai FDS là từ phía phụ huynh. Phụ huynh trong huyện đều ngại

ngần về thời gian của FDS, vì họ sẽ thiếu lao động trong gia đình. Các em trong độ tuổi học cấp tiểu học

thường có thể giúp bố mẹ làm ruộng rẫy, chăn nuôi gia súc, giặt giũ quần áo, nấu cơm và trông em. Các

nhà chức trách của huyện, của xã, làng và nhà trường đều thực hiện vận động phụ huynh ủng hộ cho FDS,

kể cả trong hội họp cũng như với tư cách cá nhân.

Qua nghiên cứu, không thấy có yêu cầu về đóng học phí cho nhà trường, về sách giáo khoa hay may đồng

phục. Nhà nước đã trợ cấp toàn bộ sách giáo khoa cho học sinh. Học sinh không mặc đồng phục. Hội phụ

huynh học sinh hay các hoạt động khác của phụ huynh ở trường đều do mỗi trường tự quyết định.

Page 14: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

10 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Phân tích tình hình trƣờng lớp

Mục này sẽ phân tích tình hình để xác định những vấn đề cơ bản ở điểm trường chính cũng như ở các

điểm trường lẻ tại 3 xã của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Bốn điểm điểm trường chính ở các xã Lùng Phìn, Tả Van Chư và Nậm Mòn là các ví dụ tốt cho sự thành

công của chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong 5 năm qua. Khoảng từ 8 đến 10 năm trước,

điều kiện ở các trường này rất nghèo nàn, hoặc có trường còn chưa được xây dựng, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến chất lượng giáo dục. Các trường này hiện nay đều có đặc điểm chung là có cơ sở vật chất và

thiết bị khá tốt, tạo nên bước quan trọng để học sinh dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc tiếp cận

với giáo dục.

Thường tại điểm điểm trường chính, cơ sở vật chất phục vụ cho FDS đều tốt và là môi trường giáo dục

hấp dẫn cho học sinh vùng cao. Điểm điểm trường chính đều có phòng học cho các lớp 1-5 và lớp mẫu

giáo. Tại 3 xã được nghiên cứu, hầu hết các điểm trường chính đều có phòng ở cho khoảng 30 - 35 học

sinh nội trú, chủ yếu là của lớp 4 và lớp 5. Phòng ở nội trú thường tách biệt với lớp học, có bếp và nhà vệ

sinh và có phòng riêng cho học sinh nam và học sinh nữ.

Tại điểm điểm trường chính, trung bình có khoảng 75 học sinh từ lớp 1 - 5, gồm cả học sinh nội trú. Học

sinh nội trú có cả nam và nữ, thường ở những làng xa trường nhất, thuộc các gia đình nghèo. Học sinh nội

trú phần lớn là ở các dân tộc Hmông và Phù Lá.

Có một số điểm trường lẻ có học sinh từ lớp 1-5, còn phần lớn là học sinh lớp 1-3. Mỗi điểm trường lẻ

thường có 3-4 giáo viên và có một lớp ghép. Mỗi điểm trường lẻ trung bình có khoảng 20 học sinh và các

học sinh đều ở những làng quanh đó. Sĩ số mỗi lớp từ 5-8 em. Phần lớn học sinh phải đi bộ hay đi xe đạp

từ 1-2 km đến trường. Thậm chí có điểm trường, có 30-40 % học sinh phải đi 5-8 km từ nhà đến trường,

thường bằng xe đạp và cũng có một số đi bộ.

Các phòng học đều có cửa chính bằng gỗ, cửa số đóng hoặc có chớp và sàn gạch. Nhà vệ sinh được xây

bằng gạch; có điện, nước, bếp đun củi và một số đồ chơi trong sân trường. Việc bảo vệ trật tự của trường

được đảm bảo. Nơi làm việc của hiệu trưởng có chỗ họp, máy vi tính để bàn, TV/ VCR, điện thoại. Tại

trường của xã Tả Van Chư, không có máy vi tính và TVs. Phòng học mà các giáo viên giảng dạy được

trang bị bàn ghế tốt, sách giáo khoa, các thiết bị học tập, và trên tường treo tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...

phục vụ cho học tập. Phòng thư viện có giá sách chứa nhiều sách công cụ, có báo, tạp chí khoa học, và có

bàn ghế dành cho học sinh tới đọc. Trong tương lai, trang thiết bị dành cho FDS cần có thêm như mở

rộng cơ sở vật chất cho học sinh nội trú, nhà nghỉ trưa cho giáo viên, nơi ăn trưa và nghỉ trưa cho học sinh

và các công cụ giảng dạy bằng tranh ảnh, chủ yếu dành cho học sinh lớp 1-2.

Qua nghiên cứu các điểm trường lẻ của 3 xã ở huyện Bắc Hà, cho thấy phát triển cơ sở vật chất cho các

điểm giáo dục ở vùng sâu là vấn đề rất quan trọng. Cơ sở vật chất của các điểm trường lẻ còn rất bình

thường. Thường là các điểm trường lẻ có nhà tường gỗ và cửa gỗ; cửa sổ đóng hay có chớp, sàn lớp học

lát gạch. Phần lớn điểm trường lẻ đều có điện, bể chứa nước, TV/ VCR, điện thoại, và nơi nấu nướng,

song không mấy sạch sẽ. Nhà vệ sinh không được xây bằng gạch, thường bẩn thỉu. Khu vực vui chơi và

thể dục thường không có, mà thay vào đó là các vườn rau nhỏ. Phòng học thường được trang bị bàn, ghế

bằng gỗ đã cũ. Tường của lớp học chỉ treo một số tranh ảnh, biểu đồ... phục vụ cho học tập, song cũ hơn

và ít giá trị hơn so với phòng học của điểm trường chính. Có một số giá sách, song không có thư viện, và

số sách này phục vụ cho việc đọc thêm của học sinh. Tủ thuốc cho học sinh được để ở trong phòng riêng

hay treo trên tường của lớp học. Tường lớp không mấy sạch sẽ và cho thấy cần phải được nâng cấp.

Tại mỗi xã, tỉ lệ đến trường của học sinh ở các làng đạt gần 100 %, chỉ có một số trẻ bị tàn tật là không đi

học được. Tỉ lệ giáo viên của một lớp là 1,1. Mặc dù một số giáo viên chưa tốt nghiệp phổ thông trung

học, song nhìn chung, chất lượng giáo viên đã đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoàn

Page 15: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 11

thành các khoá tập huấn vào mùa hè. Các giáo viên hầu hết là người Kinh; có khoảng 10-15 % giáo viên

là người dân tộc thiểu số. Giáo viên người Hmông và Tày chiếm chủ yếu trong số giáo viên là dân tộc

thiểu số.

Lịch trình FDS được thực hiện ở tất cả các trường của 3 xã. Các trường thực hiện FDS 3 ngày/ tuần, từ

thứ 2 đến thứ 4. Buổi sáng thứ 5 dành cho sinh hoạt chuyên môn, chiều thứ 5 là thời gian lập kế hoạch

của giáo viên, và thứ 6 cũng có nửa ngày cho sinh hoạt chuyên môn. Học sinh nội trú ở trường từ thứ 2

đến trưa thứ 6. Các em có 4 buổi tối mỗi tuần để làm bài tập với thầy, như vậy mỗi ngày có 2 tiết

học thêm.

Theo báo cáo, FDS đã giúp cho nâng cao chất lượng học sinh. Hiện nay, chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh học

kém, vì môn toán và tiếng Việt của các em đã được nâng cao. Không có báo cáo về tình trạng bỏ học ở

các trường, chỉ có 3-4 trường hợp ở lại lớp tại điểm điểm trường chính. Không có sự khác biệt trong tham

gia của nam sinh và nữ sinh với FDS, và sự quan tâm của phụ huynh với con trai và con gái trong FDS

cũng không có gì khác biệt. Các em gái thường học tốt hơn. Các học sinh Phù Lá, Dao thường có kết quả

học tập tốt hơn học sinh Hmông.

Các giáo viên thường sử dụng ngôn ngữ địa phương trong lớp học. Thường ở lớp 1 và lớp 2, các giáo viên

Hmông dành tới 20-25 % thời gian dạy bằng tiếng Hmông. Các lớp trên đó, nhu cầu giảng dạy bằng ngôn

ngữ địa phương giảm xuống.

Phần lớn các trường cho biết, học sinh mang cơm để ăn trưa ở trường, hoặc trở về nhà ăn trưa trong

khoảng thời gian từ 11:30- 13:30. Những nơi nào có cơ sở nội trú, giáo viên trong trường chuẩn bị bữa ăn

cho các em và thường được phụ huynh trợ giúp. Các trường sử dụng rau trồng trong vườn trường để nấu

ăn, dùng gạo của hội phụ huynh hoặc của cha mẹ học sinh có con học nội trú.

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đói nghèo thường là vấn đề của vùng cao. Việc thiếu an ninh lương thực

của nhiều gia đình, trẻ em thiếu dinh dưỡng, và sự hạn chế tiếp cận với những dịch vụ cơ bản ở vùng cao, ở

các dân tộc thiểu số là những bằng chứng cho vấn đề đó. Nâng cao nguồn lực cho vùng nghèo với phần lớn

là các dân tộc thiểu số chính là đáp ứng nhu cầu của nhóm dễ bị tổn thương và giúp con cái họ đến trường.

Việc tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh ở trường với sự trợ giúp thường xuyên của hiệu trưởng và giáo viên

là yếu tố quan trọng cho sự thành công của việc học cả ngày. [photo: Vương Xuân Tình]

Các trường nhận được trợ giúp cho học sinh qua chương trình xoá đói giảm nghèo. Với học sinh nghèo,

trường nhận được 140.000 đ/ học sinh/ tháng, và 20.000 đ/ học sinh/ tháng của học sinh không nghèo.

Nguồn kinh phí này giúp đỡ cho các hoạt động cơ bản ở trường, bao gồm trang thiết bị, thức ăn và quần

Page 16: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

12 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

áo cho những em bị thiếu. Trong tương lai, để thực hiện FDS, cần phải trợ giúp thêm các em học sinh,

như dụng cụ cho giảng dạy, thức ăn, quần áo...

Tất cả các trường đều có hội phụ huynh học sinh. Hoạt động của hội rất đa dạng. Vai trò của hội là thúc

đẩy chất lượng giáo dục, động viên cộng đồng ủng hộ một số công việc cho nhà trường. Công việc phổ

biến thường là giúp trường dọn vệ sinh vào năm học mới, làm hàng rào, quyên góp thức ăn và áo quần

cho học sinh gặp khó khăn. Thành viên của hội thường có 5 người, do lãnh đạo nhà trường và cha mẹ học

sinh lựa chọn. Một số hội còn có yêu cầu mỗi dân tộc đều có đại diện trong số 5 thành viên đó. Chủ tịch

hội mà nhóm nghiên cứu gặp gỡ trong thời gian ở thực địa đều là phụ nữ, thuộc các dân tộc Dao, Hmông

và Phù Lá.

Page 17: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 13

Các hiệu trƣởng ở Lào Cai với FDS

Phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các hiệu trưởng và hiệu phó tại các trường tiểu học Lùng Phìn,

Tả Van Chư và Nậm Mòn đã cho biết những thông tin liên quan đến việc chuẩn bị cho dự án FDS.

Các hiệu trưởng được phỏng vấn đều thể hiện sự ủng hộ cao với FDS. FDS được xác định là một nhiệm

vụ trọng tâm phải triển khai và cần sự đồng thuận cao của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Lãnh đạo

huyện và xã cũng rất nhiệt tình ủng hộ các hiệu trưởng tiến hành FDS.

Năm 2005 - năm đầu tiên triển khai FDS, có 70 % số học sinh hiện học thêm buổi chiều, còn hiện nay, tại

các điểm điểm trường chính, có khoảng từ 95-100 % tham gia FDS. Ở các điểm trường lẻ, việc thực hiện

FDS vẫn chưa được tốt, với khoảng từ 90-95 % học sinh tham gia học cả ngày; còn vào những hôm thời

tiết xấu, chỉ có 60-70 % tham gia, giống như kết quả khảo sát khi thực hiện đánh giá xã hội.

Năm đầu tiên triển khai FDS có rất nhiều thách thức vì phần lớn thời gian phải dành cho việc tuyên

truyền ở các làng, trong đó chủ yếu là tìm gặp những phụ huynh tích cực ủng hộ cho FDS. Sự ủng hộ của

lãnh đạo xã và bản có ảnh hưởng lớn đến việc ủng hộ của phụ huynh. Xã hội hoá giáo dục chiếm rất nhiều

thời gian của lãnh đạo và giáo viên các trường, và điều này vẫn tiếp tục khi thực hiện FDS.

Các hiệu trưởng cho biết rằng giáo viên phải đối diện với nhiều thách thức khi triển khai FDS. Ngày lên

lớp của họ phải thêm giờ, và họ phải dành nhiều thời gian cho lập kế hoạch, chuẩn bị bài, và giảm thời

gian chăm lo cho gia đình họ. Giáo viên ủng hộ FDS vì nó mang lại lợi ích cho học sinh, nhưng họ cũng

yêu cầu phải trợ giúp thêm. Tăng lương và xây thêm nhà nghỉ trưa cho giáo viên là những khía cạnh quan

trọng cần được quan tâm. Các hiệu trưởng cũng xác định nhu cầu tăng cường các dụng cụ trợ giảng cho

giáo viên, nhất là công cụ trợ giảng dành cho học sinh lớp 1 và 2 - ở các lớp mà kỹ năng tiếng Việt của

học sinh dân tộc thiểu số vẫn còn yếu. Nhiều giáo viên muốn nhận được lợi ích từ tập huấn và đào tạo

chuyên môn khi dạy học sinh học cả ngày, bao gồm việc nâng cao cách thức khi dạy các học sinh yếu

kém và những hoạt động bổ trợ khác. Việc xây dựng phòng nghỉ trưa cho giáo viên cũng rất quan trọng.

Khi triển khai FDS, cần ưu tiên việc xây dựng nhà ở cho học sinh nội trú. Một số trường còn đề nghị hiệu

trưởng và giáo viên trích một khoản nhỏ trong lương để ủng hộ học sinh nghèo.

Tại những trường có cơ sở vật chất đầy đủ thì vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện FDS là với phụ huynh

học sinh. Nhận được sự ủng hộ của họ là rất khó khăn. Ngay cả khi việc triển khai FDS có những thành

công, cũng không có nghĩa là không có những vấn đề với phụ huynh. Thường cho đến nay, vẫn còn

khoảng 20-30 % phụ huynh không hài lòng khi con cái họ không lao động giúp họ vì FDS. Các phụ

huynh này tiếp tục bị mất sự giúp đỡ của con cái họ trong chăn nuôi gia súc, trông em, làm ruộng nương.

Vào vụ trồng cấy hay thu hoạch, học sinh thường nghỉ học, phổ biến là vào buổi chiều. Địa hình khó khăn

của các làng cũng là lý do khiến phụ huynh không muốn để con em họ học buổi chiều. Những ngày mưa

khiến đường bẩn và trơn, suối dâng cao khó lội qua, hoặc những ngày giá rét hay ẩm ướt cũng ảnh hưởng

đến việc đi học của học sinh vì các em cần có áo ấm hoặc áo mưa.

Page 18: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

14 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nhiều học sinh phải đi bộ hoặc xe đạp một giờ hay hơn một giờ mới tới

trường. Khoảng cách đến trường xa xôi, cùng với nhiều gia đình cần con cái họ lao động trên ruộng nương

và làm việc vặt trong nhà đã cản trở việc đến trường của học sinh dân tộc thiểu số. [photo: Myles Elledge]

Các gia đình người Hmông thường hạn chế trong tham gia giáo dục con em của họ, và nhiều phụ huynh

còn mù chữ. Các gia đình Hmông thường xa trường bởi nhà và làng họ ở vùng sâu vùng xa. Do vậy, hiệu

trưởng và giáo viên thường có ít mối liên hệ với họ hơn sơ với các dân tộc khác. Điều đó gây khó khăn

trong quan hệ giữa nhà trường và gia đình và cũng khó khăn trong theo dõi việc học tập của học sinh.

Các hiệu trưởng có trọng trách cao với FDS và cho rằng nhà trường phải có trách nhiệm giúp cho học

sinh tham gia tốt hơn, với sự ủng hộ của phụ huynh. Trong khi các phụ huynh hỏi nhiều về vấn đề đầu tư

cho giáo dục thì các hiệu trưởng bây giờ lại thấy rằng, điều có ý nghĩa phải là phải nâng cao kết quả học

tập của học sinh, và điều quan trọng nữa là phải làm cho gia đình các em thực hiện.

Page 19: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 15

Các giáo viên của Lào Cai với FDS

Phần viết này là kết quả tìm hiểu của nhóm đánh giá xã hội về FDS qua những buổi thảo luận nhóm giáo

viên ở các xã Lùng Phìn, Tả Van Chư và Nậm Mòn cũng như trao đổi với các giáo viên khác.

FDS được thực hiện tốt ở cả 3 xã. Các lớp 1-2 học từ 30-32 tiết/ tuần, lớp 3-5 học từ 32-35 tiết / tuần.

Giáo viên dạy 4 tiết buổi sáng và 3 tiết của các buổi chiều thứ 2, thứ 3 và thứ 4; và dạy nửa ngày thứ 5 và

thứ 6. Hầu hết các trường họp giáo viên vào chiều thứ 5, và nghỉ vào 11:30 ngày thứ 6. Giáo viên phải

dành thêm mỗi ngày 1 giờ để quản lý các hoạt động của học sinh hoặc giúp học sinh nội trú nấu cơm. Tại

điểm điểm trường chính, nơi có học sinh nội trú, hàng ngày có từ 1-2 giáo viên ở lại qua đêm với học sinh

và công việc này được thực hiện luân phiên trong giáo viên của trường.

Học sinh thực hiện FDS rất tốt. Khi không có nhu cầu làm việc trên ruộng nương và thời tiết tốt, tuỳ theo

mỗi trường mà có từ 90-100 % học sinh tham gia học cả ngày. Điều kiện kinh tế của gia đình, điều kiện

địa lý và thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ học sinh học cả ngày. Thời gian nhóm đánh giá làm việc

trên thực địa, trời mưa và lạnh, có một số nơi chỉ có 50-70 % học sinh đến lớp. Giáo viên cho biết, tình

trạng này khá phổ biến trong mùa đông và mùa mưa.

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Địa hình vùng cao gây nên nhiều thách thức cho học sinh tới lớp. Mật độ

dân cư thưa thớt, đường xấu, suối sâu trong mùa lũ và thiếu quần áo ấm và áo mưa là những ảnh hưởng

tiêu cực đến việc đi học ở vùng cao. [photo: Vương Xuân Tình]

Giáo viên cho biết, họ ít được tập huấn và đào tạo để quản lý FDS. Việc trợ giúp giáo viên rất đa dạng,

tuỳ thuộc vào địa phương và hiệu trưởng. Giáo viên thường phải trao đổi thông tin với các đồng nghiệp

khác và nhờ trưởng nhóm giúp đỡ việc quản lý FDS. Giáo viên tại 3 xã trên có nhu cầu được tập huấn

thêm để nâng cao khả năng của họ nhằm có những bài học và hoạt động đa dạng để làm cho FDS có ích

cho học sinh. Việc giảng dạy thêm môn toán và tiếng Việt vào giờ buổi chiều được nhìn nhận có nhiều tác

động tích cực bởi làm cho học sinh nắm bài tốt hơn. Thách thức trong giảng dạy là có rất nhiều trình độ

của học sinh trong cùng một lớp. Dụng cụ trợ giảng thường cần cho học sinh lớp 1-2, bởi lớp của học sinh

dân tộc thiểu số rất cần học bằng hình ảnh do khả năng tiếng Việt của các em thường hạn chế.

Hầu hết giáo viên ở điểm trường chính hay điểm trường lẻ đều sống ở thị trấn Bắc Hà. Nhiều người phải

đi khoảng 30-45 km/ ngày, tính cả đi và về. Giáo viên cho biết thu nhập của họ vào loại trung bình; hầu

hết đều đã kết hôn và có con. Một số giáo viên cho biết họ phải gửi con cái về sống với bố mẹ họ để có

thể tập trung cho giảng dạy. Chỉ có một số giáo viên kết hôn với người cùng ngành và vợ hoặc chồng của

giáo viên đều làm việc ở Bắc Hà. FDS khiến thời gian làm việc của họ căng hơn, hạn chế họ trong chăm

Page 20: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

16 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

sóc con cái. Các giáo viên đều mong muốn được trợ giúp thêm như tăng lương, làm thêm nhà nghỉ trưa

để họ thực hiện tốt FDS.

Giáo viên có quan điểm rất tích cực về tác động của FDS. Mặc dù việc chuyển sang FDS còn nhiều thách

thức, song học sinh đã thu được những thành quả tốt đẹp. Giáo viên cho rằng trong lớp có nhiều học sinh

giỏi hơn, và số học sinh kém ít hơn. Có rất ít học sinh phải ở lại lớp, thường mỗi trường chỉ có 1-2 em.

Học sinh Hmông và Phù Lá chiếm phần lớn, ngoài ra còn có học sinh của các dân tộc Tày, Dao và Nùng.

Học sinh Hmông được xem là học yếu, thường học kém môn tiếng Việt. Không có sự phân biệt trong

tham gia học tập giữa học sinh nam và học sinh nữ. Học sinh nữ thường phải trông em nhiều hơn học sinh

nam. Học sinh nữ thường học chăm hơn, làm bài tập cẩn thận hơn và cách ứng xử cũng tốt hơn học

sinh nam.

Hầu hết học sinh không nội trú đều mang bữa trưa đến lớp, chủ yếu là cơm. Bữa trưa của học sinh Hmông

thường là ngô đồ, và có một số suất cơm trưa có cả thịt hoặc trứng. Có khoảng 50 % số học sinh có nhà

cách trường từ 1-2 km trở về nhà ăn trưa. Giáo viên quản lý việc ăn trưa của học sinh nội trú ở điểm

trường chính.

Sự ủng hộ của phụ huynh ở 3 xã còn rất hạn chế. Tình trạng kinh tế của các gia đình không cho phép họ

dành nhiều thời gian và tiền bạc cho con cái họ học tập. Giáo viên thường hỗ trợ thức ăn cho học sinh nội

trú, thu lượm quần áo cũ để cho học sinh.

Phụ huynh cũng có một phần liên quan tới triển khai FDS. Phụ huynh có phản ứng với FDS ngay từ đầu

và tiếp tục bắt con cái họ dành thời gian giúp đỡ gia đình.

Các giáo viên đều thống nhất cho rằng, phụ huynh không quan tâm nhiều đến việc học hành của con cái.

Chỉ có khoảng 50-70 % số phụ huynh quan tâm đến khía cạnh này. Họ chỉ biết con cái họ đang được học

hành nhưng không muốn chúng dành nhiều thời gian ở trường. Mỗi năm, các giáo viên thường gặp phụ

huynh 2-3 lần để thông báo tình hình học tập của con cái họ. Với những gia đình ở gần trường hoặc bố

mẹ học sinh trong hội phụ huynh học sinh thì rất tiện lợi cho giáo viên. Còn với những phụ huynh không

muốn con cái họ học cả ngày, thì trưởng bản, hiệu trưởng hoặc chính bản thân giáo viên phải đến gặp gỡ

để động viên, khuyến khích họ.

Mỗi ngày học sinh thường có 1 hoặc hơn 1 giờ làm bài tập ở nhà. Nhiều học sinh Hmông không làm bài

tập ở nhà. Các học sinh của gia đình nghèo ít được bố mẹ giúp đỡ làm những bài tập đó. Nhiều gia đình

Hmông và cả một số gia đình của dân tộc thiểu số khác thiếu điều kiện giáo dục cơ bản và hạn chế về

nhận thức. Trong điều kiện đó, học sinh thường phải nhờ cậy anh chị lớn hơn giúp đỡ. Tại hầu hết các

trường, sách giáo khoa và tài liệu đọc thêm còn hạn chế nên học sinh không thể mang về nhà. Không có

giáo viên nào khẳng định dành thời gian giúp đỡ học sinh học tập ngoài thời gian ở trường.

Ở một số trường, giáo viên cho biết chương trình của sách giáo khoa mới quá nặng cho học sinh dân tộc

thiểu số. Giảm số tiết học có lẽ là một giải pháp phù hợp cho học sinh ở vùng cao. Giáo viên cũng muốn

biết rằng khi nào thì có một bộ sách giáo khoa phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có ý kiến

đóng góp của họ. Tương tự, việc thừa nhận lịch thời vụ ở vùng cao và nhu cầu tham gia vào công việc

thời vụ của học sinh sẽ khiến cho chuẩn mực của sách giáo khoa của quốc gia linh hoạt hơn, 4 và như vậy,

sách giáo khoa cũng như các hoạt động khác sẽ phù hợp với văn hoá cũng như điều kiện môi trường của

các dân tộc thiểu số.

4 Ví dụ có đề bài trong sách giáo khoa bắt học sinh viết một câu chuyện về biển. Thực ra bài tập này đã rất

khó với trẻ em; còn với học sinh dân tộc thiểu số thì chưa bao giờ đi ra ngoài huyện và chưa từng nhìn thấy biển .

Page 21: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 17

Phụ huynh học sinh của Lào Cai với FDS

Kết quả của gặp gỡ với nhóm phụ huynh ở các xã Lùng Phìn, Tả Van Chư và Nậm Mòn cho biết thêm

việc chuẩn bị cho FDS và chương trình SEQAP.

Thảo luận nhóm phụ huynh được tiến hành ở một số địa điểm: tại nhà trưởng bản, tại văn phòng uỷ ban

nhân dân xã và tại trường. Một số cuộc họp được thực hiện ở nhà trưởng bản thuộc các làng vùng sâu.

Những cuộc thảo luận này thường có từ 4-6 phụ huynh tham gia, gồm cha mẹ, ông bà của học sinh. Có

bậc phụ huynh tham gia cuộc họp này còn có con cái học ở cả trường trung học cơ sở hay trung học phổ

thông. Một số phụ huynh và cả vợ/ chồng của họ còn bị mù chữ. Phần lớn cha mẹ học sinh cho biết, họ có

từ 1-2 con và con cái họ đều học ở trường tiểu học hay trung học cơ sở.

Phụ huynh cho biết họ ủng hộ con cái đến trường. Phụ huynh cũng thừa nhận rằng, giáo dục sẽ cho con

cái họ cơ hội tốt trong tương lai, giúp chúng hội nhập thị trường và mở ra nhiều cơ hội cho chúng kiếm

tìm công việc khác, thay vì chỉ biết làm nông nghiệp.

Nhiều phụ huynh thừa nhận lợi ích của FDS với con cái họ. Con cái họ rất thích đến trường, và nhà

trường giúp chúng trưởng thành. Phụ huynh cũng thừa nhận con cái giúp họ và những người khác trong

gia đình hiểu được tiếng Việt trên TV, giúp họ tính toán và giao tiếp bằng tiếng Việt ở chợ.

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu thực địa khẳng định rằng nhiều phụ huynh nhận rõ giá trị của

giáo dục. Ví dụ, phụ huynh học sinh dân tộc thiểu số cho biết kỹ năng về toán và tiếng Việt của con em họ

có tác dụng lớn trong việc giúp họ mua bán ở chợ. [photo: Myles Elledge]

Phụ huynh cho biết, họ ủng hộ cho cả con trai và con gái đi học và khẳng định không có ưu tiên về giới ở

đây. Phụ huynh cũng muốn con cái họ học càng nhiều càng tốt. Nếu con cái họ học tốt, họ sẵn sàng cho

chúng đi học ở cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Một số phụ huynh cho biết khó khăn về tài

chính nếu con cái họ học ở bậc cao hơn (học phí và chi phí cho thi cử).

Các phụ huynh được phỏng vấn thừa nhận con cái họ có làm bài tập ở nhà hay thỉnh thoảng có làm. Phụ

huynh cũng thúc giục con cái họ làm bài tập, song một số cho biết họ không có thời gian hay không có

khả năng giúp chúng làm bài. Phụ huynh phản ánh sự hạn chế về tri thức đối với việc học hành của con

cái họ.

Phụ huynh thừa nhận công việc nặng nhọc của giáo viên và hiệu trưởng. Họ nói nhà trường rất vất vả

trong thực hiện FDS. Các phụ huynh không chia sẻ bất cứ điều gì liên quan đến chất lượng của giáo viên

Page 22: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

18 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

và hiệu trưởng. Một số phụ huynh cho biết nhu cầu cần nâng cao cơ sở vật chất và bữa ăn cho học sinh

nội trú.

Phụ huynh có một số phàn nàn về ảnh hưởng của FDS đến đời sống gia đình. Ý kiến chủ yếu liên quan tới

việc này vẫn là con em họ không thể giúp họ trong trồng cấy, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi, rửa bát,

giặt giũ và trông em. Phụ huynh thừa nhận trưởng bản, hiệu trưởng và giáo viên đã tích cực trao đổi với

họ để thúc đẩy FDS và động viên họ cho con em tham gia học cả ngày. Phụ huynh cho biết họ đồng thuận

và vui lòng thực hiện việc này.

Phụ huynh cũng có ý kiến rằng họ vẫn muốn con cái họ được nghỉ học trong một số ngày, khi mà gia đình

họ phải trồng cấy, thu hoạch, có đình đám và cả khi thời tiết xấu. Ngoại trừ khi có thu nhập cao, có đường

tốt, có quần áo ấm, áo mưa cho con em họ, họ vẫn không muốn tất cả mọi ngày con em họ đều tham gia

FDS.

Phụ huynh ở cả 3 xã cho biết con cái họ đều ăn sáng rồi mới tới trường, và hầu hết đều nói cho con cái họ

mang cơm trưa đi học. Một số phụ huynh Hmông mong muốn con cái họ có bữa trưa tốt hơn, chứ không

chỉ có ngô 5 hay cơm. Có một số phụ huynh nghèo ngại ngần về chất lượng bữa trưa của con em họ. Các

phụ huynh có nhà cách trường 1-2 km cho biết con cái họ vẫn về nhà ăn trưa và họ thường cho chúng đi

xe đạp đến trường. Phụ huynh thích con cái họ về nhà ăn trưa, vì chúng có thể tranh thủ giúp họ giặt giũ,

rửa bát, trông em.

Phụ huynh cho biết mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất tốt. Khi tiến hành thảo luận nhóm, nhóm

đánh giá xã hội gặp phụ huynh cùng hoặc không cùng với đại diện của hội phụ huynh học sinh. Phần

nhiều phụ huynh ít gắn bó với các hoạt động của hội. Phụ huynh chỉ dành thời gian và nguồn lực của

mình khi có thể. Thường có từ 30-50 % phụ huynh được phỏng vấn đã giúp lao động hay tiền bạc cho nhà

trường.

Các trường đề ra mức lệ phí đóng góp rất đa dạng. Một số nơi, phụ huynh phải nộp 30.000 đ/ học sinh

cho bảo hiểm y tế của con cái họ, và 25.000 - 30.000 đ cho hội phụ huynh. Hội phụ nữ, giáo viên hoặc

các phụ huynh khác cố gắng làm cho sự khác biệt đó không ảnh hưởng đến tình cảm của mọi người.

Trò chuyện với học sinh cũng được thực hiện song không phải là trọng tâm của đánh giá xã hội. Học sinh

có ảnh hưởng lẫn nhau trong cộng đồng hoặc ở trường, và những quan sát này cũng giống với những nhận

xét khác. Học sinh rất vui với trường, với thầy cô giáo và thích thú khi được hội nhập với bạn bè. Các em

bày tỏ niềm vui được đến trường, được học tập và nâng cao các kỹ năng để giúp chúng trưởng thành. Học

sinh bày tỏ nhu cầu cần làm các công việc gia đình và sự giúp đỡ của bố mẹ để đến trường. Học sinh nói

về những khó khăn khi nhà ở xa và hàng ngày phải đi đến trường (6-9 km), và thấy lợi ích của việc học

nội trú và điều kiện tốt phục vụ cho việc nội trú. Học sinh cũng nói gia đình các em có thể không cho các

em tới trường vào những ngày mưa và lạnh giá.

Học sinh thường ăn sáng tại nhà hoặc tại chỗ nội trú. Học sinh thường ăn trưa ở trường, với bữa cơm ít

chất đạm và chủ yếu là rau. Học sinh ăn trưa ở nhà cho biết bữa trưa ở gia đình các em ngon hơn so với

suất cơm mang đến trường.

Tóm tắt về tỉnh Lao Cai

Lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và trường có nhiều kinh nghiệm trong triển khai FDS. Việc chuyển sang

FDS đã chiếm 100 % số trường của Bắc Hà mà nhóm đánh giá khảo sát. Việc chuyển sang FDS đã gặp

nhiều khó khăn, nhưng được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo các trường, của giáo viên và của cộng

đồng. Các hiệu trưởng và giáo viên cho rằng, họ đã tranh thủ thời gian và cố gắng để trường họ triển khai

FDS, đồng thời khuyến khích các gia đình và cộng đồng ủng hộ việc chuyển đổi sang FDS.

5 Ngô đồ thường được gọi là mèn mén, là món ăn rất phổ biến ở nhiều gia đình Hmông.

Page 23: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 19

Các phụ huynh được phỏng vấn ở những xã tại Bắc Hà bày tỏ sự ủng hộ tích cực việc con em họ đến

trường. Phần lớn phụ huynh đều vui lòng cho con em họ đến trường theo chương trình FDS. Thiếu trợ

giúp của con cái trong làm việc nhà và trông em, và kém phát triển về kinh tế-xã hội của nhiều gia đình

dân tộc thiểu số ở vùng cao đã tạo nên nhiều khó khăn cho trẻ em đến trường. Tầm quan trọng của thu

nhập và các chương trình trợ giúp cho những nhu cầu tối thiểu như cho bữa ăn, nâng cao dinh dưỡng, áo

mưa và áo ấm cho học sinh là những phát hiện chủ yếu trong nghiên cứu thực địa.

Thành tích học tập của học sinh được nâng cao qua thực hiện FDS. Các giáo viên cho biết, chỉ có một số

học sinh chậm tiến bộ, và các học sinh học tốt hơn thường trưởng thành qua thời gian học thêm ở trên lớp.

Đặc biệt, hầu hết học sinh đều tiến bộ trong các môn toán và tiếng Việt khi thực hiện FDS.

Phỏng vấn thực địa tại Bắc Hà cho thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất để thực hiện FDS. Nhà nghỉ

trưa cho giáo viên, bếp ăn, nhà vệ sinh và nhà tắm, nhà ở cho học sinh nội trú lớp 4-5 và lớp mẫu giáo là

những cơ sở vật chất cần thiết nhất. Hướng dẫn cho hiệu trưởng và giáo viên, chủ yếu là nghiệp vụ sư

phạm để điều hành, quản lý việc học cả ngày với những học sinh có kết quả học tập kém cũng là những

nhu cầu cần ưu tiên.

Page 24: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

20 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Kết quả khảo sát ở Kon Tum

Kon Tum nằm ở trung tâm Tây nguyên , giáp với Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Kon Tum có biên

giới với Cămpuchia và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Cũng như nhiều tỉnh cao nguyên khác, Kon Tum

là vùng nhiều núi, rừng rậm, và hoạt động kinh tế chủ yếu truyền thống là canh tác nông nghiệp . Kon

Tum có 80 xã, trong đó đa số được xếp vào diện nghèo.

Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam, có nhiều nhóm người dân tộc thiểu số Tây nguyên

sinh sống, bao gồm Ba Na, Brau, Giẻ-Triêng, Gia rai, Ro Mam, và Xơ đăng, chiếm hơn 54% dân số

363,000 của tỉnh Kon Tum.

Số học sinh Tiểu học của tỉnh Kon Tum

Tỉnh

Tổng số học sinh

Tiểu học

Tổng số học sinh dân tộc thiểu

sốTiểu học

% học sinh dân tộc

thiểu sốTiểu học

Kon Tum 50,879 33,422 66% Theo Tổng điều tra thống kê ở Vietnam (2007)

Kon Tum

Dựa trên phương pháp nghiên cứu khảo sát đánh giá các yếu tố xã hội của học 2 buổi/ ngày, nhóm nghiên

cứu trước tiên đã họp/thảo luận với những cán bộ quản lý giáo dục liên quan thuộc Sở GD&ĐT. Những

thu nhận chính từ các buổi thảo luận này được tóm tắt dưới đây:

Tỉnh Kon Tum có 128 trường Tiểu học, trong số đó có 99 trường đang thực hiện học hai buổi/ngày. Một

số trường hoàn toàn học hai buổi/ngày, và một số trường khác kết hợp hình thức học hai buổi/ngày và học

một buổi/ngày

Lãnh đạọ Sở GD&ĐT đã làm việc với cán bộ quản lý huyện và xã nhằm đẩy mạnh và khuyến khích việc

học hai buổi/ngày. Lãnh đạo Sở GD&ĐT coi học hai buổi/ngày như là giải pháp quan trọng giảm thiểu bỏ

học và nâng cao kết quả học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số. Có thể nhận thấy rõ lợi ích của nó ở

những nơi đang áp dụng học hai buổi/ngày,. Cấp tỉnh mong muốn cấp trung ương có những định hướng

rõ ràng hơn về những yêu cầu tốt nhất dành cho học hai buổi/ngày như: điều kiện vật chất, số lượng GV,

kỹ năng của GV cũng như các điều kiện khác.

Ở Kon Tum, việc thực hiện học hai buổi/ngày đã được giao cho xã và trường. Việc thực hiện học hai

buổi/ngày ở các xã không giống nhau. Dù không định trước, việc tồn tại cả hai hình thức học hai

buổi/ngày và một buổi/ngày đã gây ra sự mất cân đối/thiếu bình đẳng giữa các trường với nhau và giữa

học sinh. Ở huyện Ngọc Hồi, nơi nhóm nghiên cứu đến làm việc, hiện có trường học hai buổi/ngày, nhiều

trường kết hợp cả hai hình thức học hai buổi và một buổi, và trường chỉ học một buổi.

Ở mỗi trường, hiệu trưởng và giáo viên được uỷ quyền quyết định cách thức tốt nhất và tổ chức phân phối

chương trình để thực hiện buổi học thứ hai. Trên phạm vi tòan tỉnh , các trường học hai buổi/ngày sắp xếp

từ 30 - 35 tiết / tuần và học 5 ngày / tuần. Thời gian thêm, thường vào buổi chiều chủ yếu dành cho việc

cho việc bổ sung các tiết học Toán và Tiếng Việt .

Chất lượng giáo viên ở Kon Tum theo sở GD và Đào tạo đánh giá là khá tốt, phần lớn giáo viên đạt chuẩn

quốc gia. Trong số 2,735 giáo viên Tiểu học ở Kon Tum, có 2,235 giáo viên nữ và 21% là người dân tộc.

Mục tiêu 1,5 giáo viên / lớp đối với trường học hai buổi chưa đạt được, hiện nay trung bình là 1,16 giáo

viên / lớp. Tỉ lệ này hiện nay đối với toàn tỉnh là 1,2 giáo viên / lớp. Giáo viên hợp đồng vẫn đang được

sử dụng tại một số xã có trường học hai buổi/ngày. Tiếng Xơ đăng được sử dụng như là ngôn ngữ phụ bổ

Page 25: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 21

trợ trong dạy học đối với giáo viên lớp 1 ở một số ít địa bàn, có sử dụng nhân viên hỗ trợ giáo viên do dự

án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hòan cảnh khó khăn (PEDC) tài trợ.

Có 4 thử thách chính đối với việc áp dụng học hai buổi: (1) chất lượng cơ sở hạ tầng của nhà trường , đặc

biệt những phương tiện ăn ở, nhà bếp, và chỗ nghỉ của học sinh và giáo viên; (2) số lượng và chất lượng

của các giáo viên hiện có để thực hiện phần thời gian của buổi học thứ hai ; (3) hướng dẫn chưa rõ ràng từ

cấp trung ương đối với những nơi áp dụng học hai buổi/ngày, làm thế nào để quản lý thực hiện học hai

buổi tốt nhất ; và (4) sự ủng hộ của phụ huynh học sinh đối với trường học hai buổi còn hạn chế.

Phòng GD&ĐT huyện. Thảo luận với với những cán bộ quản lý giáo dục liên quan thuộc phòng GD&ĐT

huyện Ngọc Hồi, nhóm nghiên cứu quyết định khảo sát tại 3 xã của huyện. Huyện Ngọc Hồi có 1 thị trấn

và 7 xã. 70% dân số là người dân tộc thiểu số. Xơ đăng, Giẻ-Triêng, Ba Na thuộc nhóm dân tộc bản xứ,

và hầu như tất cả đều cư trú ở những vùng đất nghèo và khó khăn nhất. Tất cả các xã của huyện Ngọc Hồi

được xếp vào diện nghèo, và được hưởng lợi từ chương trình 135, riêng thị trấn Ngọc Hồi không nhận hỗ

trợ của chương trình này.

Các xã Đắc Xú, Đắc Nông và Đắc Ang là những xã điển hình gồm nhiều làng nghèo và khó khăn với

nhiều nhóm dân tộc thiểu số định cư.

Xã Đắc Xú nằm ở trung tâm phía bắc của huyện, cách thị trấn khoảng 10km. Dân số của xã

phần lớn là dân tộc thiểu số (94%), chủ yếu là nhóm dân tộc Xơ đăng, Mường, Thái, và

Nùng. Đường đi đến đó rất khó khăn, và nhiều tộc người thiểu số lao động thuê vì không có

đất sở hữu. Xã chỉ có 1 trường Tiểu học chính với 2 điểm trường lẻ.

Xã Đắc Nông cách thị trấn 3km về phía Đông Bắc, dọc theo biên giới với nước Lào. Dân số

của xã chủ yếu là các nhóm dân tộc bản xứ như Xơ Đăng, Giẻ-Triêng, Brau, và Kdong, và

nhóm dân tộc di cư như Tày, Thái, Nùng and Mường. Xã có 1 trường Tiểu học chính với 3

điểm trường lẻ.

Xã Đắc Ang cách thị trấn khoảng 30km về phía Bắc. Hầu như tất cả dân số của xã là dân tộc

thiểu số, bao gồm nhóm dân tộc Xơ Đăng, Giẻ-Triêng, Hơ Lăng và Ba Na, và nằm trong số

những xã nghèo của tỉnh Kon Tum. Xã có 2 trường Tiểu học chính và 3 điểm trường lẻ

Toàn huyện Ngọc Hồi có 12 trường Tiểu học áp dụng cả hai hình thức học hai buổi/ngày và học một

buổi/ngày. Các trường Tiểu học trong 3 xã áp dụng các hình thức dạy học khác nhau. Trường Tiểu học

Đắc Xú thực hiện cả hai hình thức học hai buổi/ngày và học một buổi/ngày, trường Tiểu học Đắc Nông

thực hiện học hai buổi/ngày, và trường Tiểu học Đắc Ang áp dụng học một buổi/ngày. Toàn huyện chủ

trương thực hiện dần dần theo hướng học hai buổi/ngày.

Số học sinh tham gia học buổi sáng và buổi chiều ở cả trường chính và các điểm trường lẻ không khác

nhau. Ở huyện Ngọc Hồi việc học hai buổi/ngày được tiến hành từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Tỉ lệ giáo viên / lớp ở huyện Ngọc Hồi hiện nay là 1.2, không đủ so với mục tiêu 1.5 giáo viên / lớp đối

với những trường tổ chức học hai buổi/ngày. 80% giáo viên đạt chuẩn trình độ chất lượng cơ bản. 5%

tổng số giáo viên của huyện là người dân tộc thiểu số.

Một số ý kiến của giáo viên huyện Ngọc Hồi khi thực hiện dạy học hai buổi/ngày: Kết quả học tập của

học sinh cao hơn. Giáo viên gặp thách thức khi quản lí việc dạy học 2 buổi/ngày và mong muốn cấp trên

tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ sao cho việc quản lí học 2 buổi/ngày của họ tốt nhất. Giáo viên cũng gặp khó

khăn về mặt thời gian. Họ phải dành thời gian đáng kể để động viên học sinh và phụ huynh tham gia học

hai buổi/ngày.

Page 26: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

22 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Các hiệu trưởng trong huyện ủng hộ học hai buổi/ngày vì họ thấy được lợi ích của việc tăng số tiết học

trong tuần. Sự cần thiết của việc họp phụ huynh hàng tháng để thông báo tình hình học tập và thu tiền học

phí là điểm mới do ban giám hiệu trường Đắc Nông nêu ra.

Khoảng cách di chuyển từ nhà đến trường, phương tiện và hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp của các gia đình và

nhu cầu tối thiểu đối với giáo dục là những khó khăn đối với học sinh.. Một số học sinh cho rằng học buổi

chiều nhàm chán vì thường chỉ nhắc lại bài buổi sáng. Những gia đinh dân tộc Xơ Đăng trong huyện đặc

biệt nghèo, phụ huynh ít học và tỏ ra ít quan tâm đến giáo dục. Người dân tộc Xơ Đăng ở Đắc Ang nói

Tiếng Việt đặc biệt kém. Học sinh ở Đắc Ang khó khăn hơn do phải làm việc trong gia đình cũng như

ngoài đồng hoặc giúp cha mẹ trông em nhỏ.

Lãnh đạo giáo dục huyện cho biết thực tế không có sự khác biệt nào giữa học sinh nam và nữ tham gia

học tập ở trường, kể cả những trường áp dụng học hai buổi/ngày. Các gia đình dân tộc Xơ Đăng thường

có từ 5 đến 10 con. Trong các gia đình này các bé gái thường phải giúp bố mẹ trông em nhỏ hơn các bé

trai.

Những khó khăn cơ bản đối với việc học hai buổi/ngày theo ý kiến cán bộ Sở GD&ĐT là cơ sở hạ tầng

của nhà trường, khả năng của giáo viên và nhu cầu thúc đẩy phụ huynh cho con em đi học. Hỗ trợ bữa ăn

trưa và những tiên nghi bán trú đối với lớp 4 và 5 cũng được cho là cần thiết hỗ trợ thêm để thực hiện học

hai buổi/ngày.

Page 27: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 23

Phân tích hiện trạng trường học

Phần này đưa ra những phân tích để xác định và làm sáng tỏ hiện trạng cơ bản của điểm trường chính và

các điểm trường lẻ ở tỉnh Kon Tum.

Những điểm trường chính được khảo sát ở xã Đắc Xú, Đắc Nông và Đắc Ang là những minh hoạ cho

những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc cải thiện nâng cao chất lượng giáo dục và giảm

nghèo. Chương trình giảm nghèo trong 5 năm trước đây đang làm thay đổi, nhưng cũng còn nhiều điều

cần phải bàn. Những điểm trường chính đã được xây dựng hoặc nâng cấp trong 5 năm trước đây là điển

hình về mặt cơ sở hạ tầng cũng như các tiện nghi thông thường. Đó là những kết quả quan trọng để phổ

cập Tiểu học đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây nguyên.

Các điểm trường chính đều có các phòng học riêng đối với lớp 1 -5. Điểm trường chính ở Đắc Xú có lớp

mẫu giáo nhưng không nằm trong khuôn viên của nhà trường và chất lượng cơ sở hạ tầng khá thấp. Tại 3

xã đã được khảo sát, không có trường nào có tiện nghi nội trú cho học sinh tiểu học. Số học sinh trung

bình ở các trường chính rất khác nhau: Đắc Ang có 194 học sinh, Đắc Nông có 281 học sinh, và Đắc Xú

có 532 học sinh. Trẻ em di chuyển từ 1 - 2 km tới trường, một số em di chuyển từ 7 -9 km tới trường. Học

sinh hoặc đi bộ hoặc đi lại bằng xe máy tới trường. Tại Đắc Ang, Trường Tiểu học Đắc Ang phải dùng

chung địa điểm / phòng học với trường THCS, một trường học buổi sáng và trường còn lại học buổi chiều

nên không thuận lợi cho việc học hai buổi/ngày.

Các điểm trường lẻ trong các xã này có các khối lớp từ 1 - 3. Mỗi điểm trường có 3 - 4 giáo viên và

thường là các lớp ghép. Mỗi điểm trường có 60 -75 học sinh, bao gồm 2 - 4 lớp, thu hút học sinh từ các

làng lân cận. Trung bình từ 20 -25 học sinh mỗi lớp. Đa số học sinh đi bộ hoặc xe máy từ 1-2 km đến

trường. Có rất ít học sinh phải di chuyển từ 5 – 8 km từ nhà tới trường

Các phòng học có cửa ra vào bằng gỗ, cửa chớp và sàn lát gạch vuông. Nhà vệ sinh, điện, và những tiện

nghi sân chơi đơn giản đang được sử dụng. Nước uống thường xuyên không có. Việc sửa chữa và duy tu

thường xuyên được thực hiện ở mức độ vừa phải. Các bộ phận quản lí hành chính của hiệu trưởng có

không gian làm việc và hội họp, máy tính xách tay, TV/VCR, điện thoại, và chỗ để hồ sơ. Phòng giáo

viên được trang bị bàn, ghế, sách giáo khoa, và các thiết bị khác , và có các thiết bị hỗ trợ nhìn treo trên

tường. Phòng thư viện có sách đọc và một ít bàn ghế. Theo hướng học hai buổi/ngày, việc cải thiện số

lượng phòng học, diện tích nghỉ cho giáo viên và học sinh trong thời gian ăn trưa, hõ trợ tiện nghi tranh

ảnh và nghe nhìn – đặc biệt đối với lớp 1, 2 – được cho là quan trọng.

Các điểm trường lẻ đã khảo sát tại 3 xã của huyện Ngọc Hồi có các tiện nghi với chất lượng thấp hơn so

với ở trường chính. Nhưng đó là biện pháp quan trọng để phổ cập tiểu học đối với những địa điểm xa xôi

hẻo lánh. Tiện nghi của các phòng học tại các điểm trường còn rất khiêm tốn, thường có đặc điểm là

tường gạch, cửa ra vào, cửa sổ, và sàn đơn giản, hầu hết có điện trong đa số các ngày, thiếu két đựng

nước Sân chơi bẩn và không được lát.

Trong từng xã, khoảng 95 - 100% trẻ em đi học. Tỉ lệ giáo viên / lớp rải trong khoảng từ 1.0 - 1.3. Khi

thực hiện học hai buổi/ngày tỉ lệ này ở xã Đắc Nông là 1.2 giáo viên / lớp. Đa số giáo viên đạt chuẩn chất

lượng giáo viên cơ bản của Bộ GD & ĐT. Nhiều giáo viên (Đắc Xú) trước đây chỉ qua đào tạ giáo viên ở

chương trình 9+3 . Giáo viên chủ yếu là dân tộc Kinh và 5% giáo viên là dân tộc thiểu số.

Học hai buổi/ngày được áp dụng đối với tất cả các lớp ở trường Đăc Nông, đối với một số lớp ở trường

Đắc Xú và được thực hiện năm ngày/tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Theo báo cáo, học hai buổi/ngày đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Hiện nay phần trăm học sinh tiểu học đạt kết quả thấp giảm hơn nhiều, kết quả học môn Toán và Tiếng

Việt đã tăng lên. Sĩ số học sinh Nam và Nữ tham gia học hai buổi/ngày nói chung là như nhau, không có

Page 28: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

24 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

sự phân biệt đáng kể.đối với các bé trai và gái trong việc phụ huynh cho phép con em họ đi học. Có sự

khác biệt về kết quả học tập giữa các nhóm dân tộc: Kết quả học tập của học sinh bản xứ người Xơ Đăng

thấp hơn so với học sinh dân tộc thiểu số di cư từ miền núi phía Bắc đến Kon Tum, như Nùng, Mường .

Khó khăn về ngôn ngữ là vấn đề quan trọng ở Kon Tum. Tiếng địa phương thường được sử dụng để hỗ

trợ dạy học, trong khi đa số giáo viên không nói được tiếng dân tộc địa phương. Có một vài nhân viên

trong xã đang làm việc dưới sự tài trợ của dự án PEDC hỗ trợ về tiếng cho giáo viên dạy học đối với học

sinh Xơ Đăng..

Hầu hết học sinh trở về nhà ăn cơm trưa trong khoảng thời gian từ 11:30 sáng - 1:30 chiều. Một số học

sinh mang bữa ăn trưa đến trường. Ở một vài trường nằm cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại, phụ

huynh lo lắng về sự an toàn của con em họ khi di chuyển từ nhà đến trường và ngược lại trong những giờ

cao điểm.

Page 29: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 25

Ý kiến của hiệu trưởng về học hai buổi / ngày (FDS)

Thảo luận cá nhân với hiệu trưởng và thảo luận nhóm với các hiệu phó tại các trường Tiểu học của xã

Đắc Xú, Đắc Nông và Đắc Ang cung cấp tư liệu cho việc chuẩn bị dự án SEQAP.

Các hiệu trưởng được phỏng vấn công nhận lợi ích của việc học hai buổi/ngày. Thực hiện học hai

buổi/ngày là chiến lược quan trọng để giúp học sinh dân tộc thiểu số nâng cao kết quả học Toán và Tiếng

Việt.

Tại Đắc Nông, việc thực hiện học hai buổi/ngày bắt đầu từ năm học 2007 - 08. Sĩ số học sinh được điểm

danh vào buổi chiều. Hiện nay, sĩ số học sinh học hai buổi/ngày từ 95 -100% tại các trường chính, 90 -

95% tại các điểm trưởng lẻ và 70% vào mùa mưa.

Năm đầu tiên thực hiện học hai buổi/ngày có rất nhiều khó khăn, vì đã phải đầu tư thời gian đáng kể cho

chiến dịch vận động từ đầu làng đến cuối làng, bao gồm cả những cuộc họp kéo dài từ nhà này đến nhà

khác với những vị phụ huynh ít ủng hộ nhất.

Các hiệu trưởng nhận thấy những khó khăn của giáo viên khi thực hiện học hai buổi/ngày: Thời gian dạy

học của họ kéo dài rất nhiều, thời gian chuẩn bị bài bị rút ngắn và gánh nặng công việc tăng. Giáo viên

ủng hộ học hai buổi/ngày vì ích lợi của nó đối với học sinh, nhưng họ yêu cầu được hỗ trợ thêm. Phụ cấp

lương hoặc trợ cấp nhà được coi là quan trọng. Các hiệu trưởng cũng chỉ ra sự cần thiết bổ sung thêm

thiết bị dạy học, đặc biệt ở lớp 1 – 2, kĩ năng Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số ở các lớp này

thường rất yếu. Nhiều giáo viên thực hiện dạy học hai buổi/ngày không được tập huấn gì để tổ chức dạy

học buổi chiều. Giáo viên ở Đắc Ang thường đến thăm gia đình học sinh để khuyên bảo nhắc nhở học

sinh đi học, nhưng gặp phải khó khăn giao tiếp do hạn chế Tiếng Việt của phụ huynh học sinh và do thiếu

kiến thức về ngôn ngữ địa phương của giáo viên.

Các hiệu trưởng quan tâm nhiều đến cơ sở hạ tầng, khả năng và điều kiện tổng thể của nhà trường. Số học

sinh lớn và không gian lớp học không phù hợp với học hai buổi/ngày. Trường Tiểu học Đắc Ang không

thể tổ chức học buổi chiều vì phải dùng chung địa điểm với trường THCS. Để đạt được sự ủng hộ của

phụ huynh học sinh đòi hỏi thời gian . Hiệu trưởng cho biết hoàn cảnh kinh tế thực tế của họ, đặc biệt với

các gia đình dân tộc Xê Đăng là rất khó khăn. Phụ huynh ở xã Đắc Xú và Đắc Ang trông cậy nhiều vào

lao động của con cái họ để hỗ trợ gia đình.

Các gia đình dân tộc Xơ Đăng ít được giáo dục. Nhiều phụ huynh không biết Tiếng Việt nên hiệu trưởng

và giáo viên phải nỗ lực lớn để thuyết phục, động viên họ cho con em học hai buổi/ngày.

Page 30: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

26 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tỉ lệ phụ huynh người dân tộc mù chữ cao, Tiếng Việt hạn chế, và không có thời gian động viên con cái học tập là những cản trở chính từ phía cha mẹ và ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình. Sự tham gia của cộng đồng và cam kết của cha mẹ là những vấn đề quan trọng để tạo nên hiệu quả của FDS và thành tích học tập của học sinh. [photo by Nguyen Phuong Hong]

Ý kiến của giáo viên về học hai buổi / ngày (FDS)

Những thu nhận về học hai buổi/ngày từ các cuộc thảo luận nhóm với giáo viên cũng như từ các cuộc

phỏng vấn cá nhân giáo viên ở Đắc Xú, Đắc Nông, Đắc Ang được phác thảo ở phần này.

Học 2 buổi/ngày đang được thực hiện ở trường Tiểu học Đắc Nông. Các khối lớp 1 - 2 thường học 30 - 32

tiết / tuần và các khối lớp 3 - 5 học 32 - 35 tiết / tuần. Giáo viên dạy 4 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều từ

thứ Hai đến thứ Sáu. Các lớp học hai buổi/ngày ở trường Tiểu học Đắc Xú cũng được thực hiện giống

như ở Đắc Nông.

Số học sinh học hai buổi/ngày là khả quan. Khi không phải là thời điểm vụ mùa và khi thời tiết tốt, sĩ số

học sinh từ 90–100%, tuỳ theo trường. Điều kiện kinh tế của các gia đình, điều kiện địa lí và thời tiết là

nguyên nhân làm giảm sĩ số học sinh xuống dưới 100%. Vào thời điểm vụ mùa và mùa mưa, sĩ số học

sinh giảm ở nhiều hơn.

Giáo viên cho biết họ được tập huấn và hướng dẫn thêm rất ít để tổ chức học hai buổi/ngày. Giáo viên gặp

khó khăn trong việc dạy học phân hoá theo trình độ khác nhau của học sinh trong lớp học. Giáo viên cảm

thấy cần được bồi dưỡng làm thế nào để tổ chức các hoạt động dạy học các tiết ôn lại Toán và Tiếng Việt

buổi chiều hấp dẫn hơn đối với học sinh. Phòng học nhỏ, không gian chật hẹp, nhà vệ sinh nghèo nàn và

thiếu nước là những khó khăn về cơ sở hạ tầng của nhà trường cần được giải quyết để dẫn đến học hai

buổi/ngày thành công.

Page 31: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 27

Thảo luận nhóm giáo viên ở Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum: Nhóm dân cư ở cao nguyên có điêuf kiện tiếp cận giáo dục hơn vùng đồng bằng. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục Tiểu học ở vùng cao nguyên nhìn chung cũng thấp hơn vùng đồng bằng. Cha mẹ có trình độ học vấn thấp, các thiết bị/cơ sở vật chất dành cho giáo viên hạn chế, tay nghề của giáo viên chưa đạt yêu cầu tạo nên nhiều thach thức đối với nhà trường. [photo by Nguyen Phuong Hong]

Phần lớn giáo viên ở điểm trường chính và điểm trường lẻ ở xã Đắc Nông và Đắc Xú đi lại hàng ngày từ

nhà đến trường. Một số nhỏ giáo viên sống ngay tại cộng đồng nơi họ dạy học và có thu nhập trung bình.

Giáo viên ở Đắc Ang sống tại khu nhà tập thể của trường vì gia đình của họ ở cách xa trường.

Giáo viên khẳng định tác dụng của học hai buổi/ngày. Việc di chuyển đến trường là một khó khăn, nhưng

kết quả học tập của học sinh thì tốt hơn. Nhiều học sinh học tốt hơn và giáo viên có được nhiều thời gian

hơn để giúp đỡ học sinh học kém.

Đa số học sinh mang cơm trưa đến trường. Học sinh Xơ Đăng và học sinh nghèo khác thường xấu hổ vì

chất lượng bữa cơm trưa của các em. Nói chung dinh dưỡng là vấn đề cần quan tâm, vì chế độ ăn uống

của rất nhiều học sinh thiếu rau và đạm. Vệ sinh cá nhân của nhiều học sinh nghèo cũng là một vấn đề.

Hoạt động của phụ huynh của các trường ở 3 xã rất nghèo nàn. Tình trạng kinh tế gia đình, trình độ văn

hoá thấp và khoảng cách từ nhà đến trường hạn chế sự tham gia, đóng góp của phụ huynh đối với nhà

trường. cũng như hạn chế sự tương tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, đặc biết với những gia đinh

dân tộc Xơ Đăng.

Theo nhận xét của giáo viên, phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em họ. Bản thân

nhiều phụ huynh không được giáo dục nhiều, lại quá bận và phải làm việc trên nương rất xa nhà.

Học sinh thường có khoảng 1 tiếng để hoàn thành bài tập ở nhà. Không có giáo viên nào sử dụng thời

gian để hướng dẫn học sinh học ngoài thời gian học ở trường.

Ở một vài trường, giáo viên cho rằng chương trình mới là quá nặng đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Việc giảm số tiết dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số dường như thực tế hơn. Giáo viên mong muốn

chương trình cần có tính linh hoạt mềm dẻo như thế nào đó để có ích lợi cho việc học tập của học sinh.

Page 32: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

28 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Ý kiến phụ huynh về học hai buổi / ngày (FDS)

Những thu nhận từ các cuộc trao đổi với phụ huynh học sinh ở các xã Đắc Xú, Đắc Nông và Đắc Ang gia

tăng giá trị cho việc chuẩn bị học hai buổi/ngày và chương trình dự án bảo hiểm giáo dục học đường.

(SEQAP)

Các cuộc thảo luận nhóm với phụ huynh học sinh đã được tổ chức tại gia đình và trường học. Các bậc

phụ huynh thường quan tâm đến giáo dục ở nhà trường mặc dù một vài người trong số họ mới chỉ học

hết lớp 4 - 6 . Nhiều phụ huynh hoặc vợ chồng của họ đã không được đào tạo chính quy và không biết

đọc biết viết. Phần lớn phụ huynh có từ 4 -10 con và tất cả con em họ đều được tham gia học Tiểu học và

THCS.

Các bậc phụ huynh ủng hộ và sẵn sàng đồng ý với yêu cầu của lãnh đạo về học hai buổi/ngày. Họ tỏ ra

yên tâm khi biết con họ đang ở đâu và đang được an toàn khi thực hiện học 2 buổi/ngày.

Các phụ huynh thường nói tiếng dân tộc ở nhà. Nguời Xơ Đăng biết tiếng Việt rất ít.

Các bậc phụ huynh đều đồng ý cho phép cả con trai và con gái đi học bình đẳng như nhau. Họ muốn con

cái họ học cao đến mức có thể.

Nhiều phụ huynh được phỏng vấn cho biết con cái họ về nhà không làm bài tập. Các bậc phụ huynh

khuyến khích con cái họ học tập tốt và đối xử tốt ở trường. Nhiều phụ huynh cho biét kết quả học tập của

con em họ thấp. Riêng ở xã Đắc Nông lãnh đạo xã phát động phong trào ―Tiếng kẻng học tập‖ và phân

công gõ kẻng lúc 19 giờ tối hàng ngày để nhắc nhở học sinh đến giờ học tập ở nhà.và yêu cầu phụ huynh

tắt TV, tạo điều kiện cho con em họ học trong khoảng 2 tiếng . Tuy nhiên một số phụ huynh vẫn cho rằng

kết quả học tập của con em họ thấp

Các phụ huynh nhận thức được sự vất vả công việc quản lí khó khăn hơn của các giáo viên và hiệu trưởng

khi thực hiện học 2 buổi/ngày. Họ không phàn nàn về giáo viên hay hiệu trưởng. Một số vị phụ huynh

nhấn mạnh sự cần thiết của bữa ăn nhẹ và bữa trưa cho con cái của họ.

Khi học 2 buổi/ngày, học sinh không còn thời gian để giúp đỡ gia đình trong việc nhà nông và trông em

khi bố mẹ đi làm đồng. Đây là vấn đề phổ biến đối với cộng đồng người Đắc Xú và Đắc Ang. Khoản tiền

đóng góp của phụ huynh là một thách thức đối với nhiều gia đình.

Nhiều phụ huynh không có thói quen cho con ăn sáng trước khi đi học. Một vài học sinh mang bữa trưa

đến trường. Phần lớn những học sinh ở cách xa trường 1-2 km trở về nhà ăn trưa.

Học phí đa dạng tùy từng trường. Phụ huynh xã Đắc Nông cho biết mỗi học sinh phải đóng học phí

40.000 VNĐ/tháng khi học hai buổi/ngày, đặc biệt phải đi họp hàng tháng là để nghe giáo viên thong báo

về việc học hành của con cái và đóng học phí. Họ xác nhận rằng 100% gia đình đã nộp học phí hàng

tháng. Ở xã Đắc Xú, các bậc phụ huynh phải đóng học phí 30.000 VNĐ. Ở xã Đắc Ang, các bậc phụ

huynh phải đóng học phí 20.000 VNĐ/tháng.

Những cuộc trò chuyện với học sinh đã được thực hiện nhưng không tập trung vào nhận định xã hội. Học

sinh bày tỏ khát khao được đến trường, được học và chúng thích đến trường học hai buổi ngày. Các em

cho biết học 2 buổi/ ngày có nhiều thời gian để học tập và nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo. Khi

ở nhà, cha mẹ không giúp đỡ được các em trong việc học tập, nhưng ủng hộ việc học tập của các em. Học

sinh kể lại chi tiết những công việc các em phải làm để giúp đỡ gia đình và quãng đường xa chúng phải di

chuyển đến trường là khó khăn khiến các em không đi học được.

Page 33: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 29

Học sinh cho biết thường ăn sáng ở nhà với cơm và muối, thỉnh thoảng ăn cơm và rau. Đa số học sinh ở

gần trường về nhà ăn trưa; phần lớn các học sinh khác mang bữa trưa từ nhà và ở lại trường.

Tổng kết: Kon Tum

Các công chức cấp tỉnh, huyện, trường ở tỉnh Kon Tum có ít kinh nghiệm trong việc thực hiện học hai

buổi/ngày..Quá trình chuyển đổi sang học hai buổi/ngày được thực hiện dần dần tuỳ theo điều kiện của

từng xã. Do đó ở Kon Tum có trường đã hoàn toàn học 2 buổi/ngày, có trường thực hiện cả học 2

buổi/ngày và 1 buổi/ngày và có trường vẫn chỉ học 1 buổi/ngày. Quá trình chuyển đổi sang học hai

buổi/ngày đã bộc lộ khó khăn, nhưng đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo, các thầy

cô giáo và cộng đồng. Các hiệu trưởng và giáo viên cho rằng cơ sở hạ tầng nhà trường nghèo nàn, khó

khăn trong việc quản lý và động viên phụ huynh cho con em đi học là những thách thức trong việc quản

lý quá trình chuyển đổi sang học hai buổi/ngày. Ở những nơi còn đang học một buổi/ngày thì phương tiện

và kỹ năng hạn chế là khó khăn cơ bản đối với việc chuyển sang học hai buổi/ngày. Các hiệu trưởng và

giáo viên báo cáo rằng kết quả môn Toán và Tiếng Việt của học sinh học hai buổi/ngày tiến bộ hơn.

Những phụ huynh được phỏng vấn ở huyện Ngọc hồi đã bày tỏ sự ủng hộ học 2 buổi/ngày mặc dù phần

lớn các phụ huynh thiếu thời gian hoặc không đủ trình độ giáo dục để đóng một vai trò tích cực trong việc

giáo dục con cái họ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều bày tỏ niềm vui khi cho con học hai buổi/ngày, mặc dù

họ cũng nhận thấy đó cũng là khó khăn đối với gia đình họ. Việc thu học phí khi học hai buổi/ngày là

gánh nặng mới phát sinh đối với các vị phụ huynh trong các xã. Tầm quan trọng của việc hỗ trợ tài chính

và chương trình trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản về lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ

em là kết luận cơ bản từ quan sát hiện trường.

Những cuộc phỏng vấn ở Kon Tum xác nhận tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở nhà trường đối với khả

năng thực hiện học hai buổi/ngày. Phòng cho giáo viên, nhà bếp, các tiện nghi nhà tắm và không gian

phòng học là những vấn đề then chốt. Trình độ giáo viên, hướng dẫn thực hiện đối với hiệu trưởng và

giáo viên, đặc biệt tập huấn sư phạm về dạy học 2 buổi/ngày đối với những học sinh học kém là những

nhu cầu cơ bản.

Page 34: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

30 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Những khác biệt chính quan sát được

Phần này trình bày những khác biệt quan sát được ở hai tỉnh có liên quan đến việc học hai buổi/ngày

(FDS)

Tại tỉnh Lào Cai, các trường tiểu học nội trú đặt tại huyện Bắc Hà đã có ký túc xá dành cho một số học

sinh đặt tại điểm trường chính. Kon Tum không có trường nội trú nào ở các huyện khảo sát. Lãnh đạo

tỉnh Lào Cai thừa nhận rằng trường tiểu học nội trú có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chuyên cần

của học sinh đồng thời tạo điều kiện củng cố kết quả học tập và những hỗ trợ khác cho học sinh khối 4 và

5. Học sinh cho biết các trang thiết bị tại khu nội trú rất thoải mái, điều kiện sinh hoạt tốt hơn ở gia đình.

Các huyện và các xã ở Lào Cai đã thực hiện sáng kiến xây dựng khu nội trú này và cha mẹ học sinh, cộng

đồng đã đóng góp giường chiếu và lương thực, thực phẩm tối thiểu

Số lượng điểm trường ở mỗi xã khảo sát khác nhau giữa hai tỉnh. Lào Cai có nhiều điểm trường (chính và

lẻ) hơn Kon Tum. Ở Lào cai, quy mô lớp học ở mỗi điểm trường thấp hơn và học sinh dân tộc có xu

hướng tập trung ở các nhóm dân tộc 1-2. Việc ít đầu tư vào thiết bị trường học ở khu vực Cao nguyên có

thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Ở hai tỉnh, các điểm trường lẻ là một nguồn quan trọng để

tăng cường tiếp cận nhiều hơn tới trường, đặc biệt ở các xã xa xôi hẻo lánh . Ở cả hai tỉnh, thiết bị dạy

học ở các điểm trường lẻ có xu hướng ít được đầu tư và kém hấp dẫn hơn điểm trường chính.

Ở Kon Tum, dễ nhận thấy chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường còn ở mức thấp. Thiếu phòng học là

một sức ép/thách thức lớn đối với việc học hai buổi/ngày . Một số trường học một buổi/ngày phải sử

dụng chung lớp học với trường trung học cơ sở trong cùng một ngày. Một số lớp Tiểu học tại Kon Tum

được diễn ra vào buổi sáng và các lớp trung học cơ sở vào buổi chiều tại cùng một trường học. Quy mô

lớp học ở Kon Tum cũng lớn hơn mặc dù tỷ lệ giáo viên/lớp học là tương đương nhau giữa hai tỉnh. Điều

này khiến việc quản lý lớp học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong môi trường học hai buổi/ngày. Nhiều

trường học không có đủ nhà vệ sinh và nước sạch. Không có trường tiểu học nào ở Kon tum có khu nội

trú.

Cả hai tỉnh đều thừa nhận lợi ích của việc học hai buổi/ngày Những lợi ích chính được thừa nhận qua các

cuộc phỏng vấn là số thời gian giảng dạy được nhiều hơn, do đó giáo viên có thêm thời gian giành cho

những học sinh có thành tích học tập thấp và giúp học sinh học tập nhanh hơn. Ngoài ra, ở Kon Tum, cha

mẹ học sinh cũng bày tỏ niềm vui khi họ có thể biết rõ con cái họ sẽ ở đâu trong suốt cả ngày. Cha mẹ

cũng rất thích con cái họ được an toàn khi ở trường hơn là nô đùa dọc theo các con đường lớn, nhiều xe

cộ ( giảm rủi ro về thương tích, tai nạn giao thông) và gần môi trường nước (giảm thiểu rủi ro do chết

đuối) khi các em di chuyển từ nhà tới trường.

Nhìn chung số học sinh nghỉ học mỗi ngày ở Kon Tum nhiều hơn ở Lào Cai ở cả khối lớp học hai

buổi/ngày và một buổi/ngày. Số học sinh học lớp buổi chiều ở hai tỉnh cũng khác nhau. Ở Lào Cai, mô

hình học hai buổi/ngày có ở tất cả những địa điểm đoàn tới thăm. Số học sinh học lớp buổi chiều đặc biệt

giảm, khoảng 10-30% so với số lượng học sinh học buổi sáng, tùy theo mùa và thời tiết. Ở Kon Tum, số

học sinh trong các lớp học hai buổi/ngày ít dao động giữa các lớp buổi sáng và chiều, đống thời số lượng

giảm rất ít so với tỷ lệ tham gia của các em học sinh trong lớp buổi chiều.

Cấu trúc FDS cũng khác biệt giữa hai tỉnh. Tại Lào Cai, huyện Bắc Hà, mô hình FDS điển hình là 3 ngày

học cả hai buổi (Thứ 2, 3 và 4) và 2 ngày học nửa buổi (thứ 5 và 6). Ở Kon Tum, FDS được thực hiện tại

huyện Ngọc Hồi, các trường học theo lịch trình 5 buổi/tuần. Sự linh hoạt ở cấp xã và huyện là một điều

kiện đặc biệt quan trọng và tích cực góp phần hỗ trợ thực hiện FDS.

Page 35: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 31

Đóng góp của cha mẹ học sinh đối với nhà trường cũng có sự khác biệt giữa hai tỉnh. Ở xã Đăk Nông tỉnh

Kon Tum nơi có thực hiện FDS, cha mẹ đóng góp 30,000 VND hàng tháng/trẻ học FDS. Hàng tháng, tại

Dakang, một cuộc họp được tiến hành nhằm xem xét lại những vấn đề của nhà trường và thu nhận những

đóng góp từ phía cha mẹ học sinh. Đây là một đường liên kết rõ ràng và trực tiếp giữa những đóng góp

của cha mẹ học sinh và mô hình FDS. Ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, đóng góp của cha mẹ học sinh ít hơn

nhiều. Chỉ có khoảng 30-50% số phụ huynh hưởng ứng kêu gọi đóng góp từ 20,000 – 40,000 VND hàng

tháng/trẻ và không có một đường liên kết rõ ràng và trực tiếp giữa những đóng góp của cha mẹ với mô

hình FDS. Ở các xã được đoàn đi thăm, giáo viên không nhận được những hỗ trợ thêm nào cho việc dạy

cả ngày.

Duy trì sự chuyên cần trên lớp cũng là một dung quan sát được. Ở cả hai tỉnh, trong cả 2 tỉnh, nhóm dân

tộc nghèo hơn thì nghỉ học nhiều hơn và học kém hơn.. Ở Lào Cai, những gia đình người dân tộc Hmong

có xu hướng nghèo hơn và con cái của những gia đình này cần người trông coi em giúp cha mẹ và hỗ trợ

từ cha mẹ cho việc đến trường là rất nhỏ, và có nhiều khả năng không đến trường học. Ở Kon Tum,

những gia đình Xo dang tiêu biểu nghèo hơn những gia đình dân tộc khác trong tỉnh, và cũng có nhiều

nguy cơ không đi học đầy đủ. Hơn nữa, các nhóm dân tộc thiểu số từ phía Bắc di cư đến Kon Tum có tỉ lệ

đến trường cao hơn và học tập tốt hơn (điều này có liên quan với trình độ học vấn của bố mẹ chúng)

nhóm dân tộc thiểu số bản địa đến vùng này (ví dụ như Xơ Đăng).

Page 36: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

32 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Những phát hiện chính

Phần này trình bày những phát hiện chính từ cuộc khảo sát đánh giá xã hội tại Lào Cai và Kon Tum nhằm

cung cấp thông tin cho các nhà lập kế hoạch dự án SEQAP

Phần thứ nhất xem xét những cản trở về mặt tiếp cận giáo dục. Đây không phải là một vấn đề mới, nhưng

có vai trò rất quan trọng và cần được chú trọng .

Phần thứ hai trình bày 8 nhóm giải pháp có thể phù hợp để lồng ghép vào thiết kế của dự án SEQAP.

Phần thứ ba đưa ra một số khuyến nghị về măt chính sách. Phân tích chính sách một cách chi tiết không

thuộc phạm vi của đánh giá xã hội này, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số điểm quan trọng

có thể có ý nghĩa, liên quan đến khung pháp lý của SEQAP.

Cản trở về mặt tiếp cận giáo dục

Nhóm dân tộc ở khu vực cao nguyên Việt Nam thường nhận được các dịch vụ giáo dục có chất lượng

thấp hơn so với chuẩn quốc gia, và gặp rất nhiều rào cản trong việc sử dụng dịch vụ. Gia đình dân tộc có

vị thế giáo dục và y tế thấp hơn mức trung bình trong cả nước. Những yếu tố này đã đặt ra những thách

thức đối với việc cải thiện chất lượng giáo dục.

Khu vực cao nguyên gặp rất nhiều rào cản và hạn chế. Trong số này có những rào cản mà nhiều nhóm dân

tộc khác cũng như tòan bộ dân cư Việt Nam có thể cũngg gặp phải song đối với nhóm dân tộc ở cao

nguyên thì những rào cản này trở nên nặng nề hơn.

Việc sử dụng các dịch vụ xã hội như giáo dục nhìn chung do gia đình quyết định. Quyết định về tiếp cận

giáo dục bị chi phối bởi chi phí của dịch vụ, thu nhập gia đình, lợi ích kỳ vọng từ dịch vụ đó. Các yếu tố

như nhà cách xa trường, tốn kém tiền và những khoản hỗ trợ đã tác động đến chi phí và chọn lựa. Nhiều

gia đình đơn giản không sẵn sàng muốn gửi con em đi đến các trường học cách xa nhà nhiều giờ đi lại vì

nó ảnh hưởng đến thời gian làm việc ở nhà và tạo ra nhiều chi phí cơ hội lớn. Những khỏan chi trả khác

như tiền dành cho việc đi tới trường, các khoản đóng góp ở trường về quần áo, ăn trưa cũng có thể gây

khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục vì nhóm người dân tộc ở cao nguyên có thu thập rất thấp

Bên cạnh chi phí dịch vụ, cũng cần xem xét những giá trị mà các gia đình có được từ các dịch vụ giáo

dục. Nếu dịch vụ giáo dục hoặc các cơ sở giáo dục có chất lượng kém, họ có thể sẽ ít sử dụng hơn bất kể

chi phí cao hay thấp. Nhóm dân tộc có thể đặc biệt nhạy cảm khi họ phải cân nhắc những vấn đề về chất

lượng và sự phù hợp. Rào cản về ngôn ngữ khiến con cái của các gia đình dân tộc rất khó được hưởng

hoặc tận dụng hết giá trị giáo dục mà nhà trường đang cố gắng mang lại. Chương trình và phương pháp

dạy học do người Kinh (nhóm đa số) xây dựng không phải luôn đáp ứng được những vấn đề nhạy cảm về

niềm tin hoặc văn hóa của cha mẹ và học sinh người dân tộc.

Bảng sau đây tóm tắt theo những cản trở chính về tiếp cận giáo dục. Mặc dù những thông tin trong bảng

này đã được nhiều nghiên cứu trước đây đề cập song nhóm nghiên cứu một lần nữa nêu ra nhằm khẳng

định lại những cản trở đối với tiếp cận giáo dục mà nhóm đã quan sát được ở Lào Cai và Kon Tum.

Page 37: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 33

Những cản trở Giáo dục Cơ sở vật chất, địa lý và dân

số

Các vấn đề về khoảng cách và địa lý của nhiều vùng

Khả năng có hạn của mạng lưới trường học và trường nội trú trong khi việc nâng

cao vẫn còn là một vấn đề với nhiều vùng

Mật độ dân số của dân tộc thiểu số giữ vai trò quan trọng trong tiếp cận và chất

lượng.

Kinh tế Giáo dục/ giao thông cần chi phí lớn

Đói nghèo khiến tỉ lệ tham gia thấp

FDS có thể cản trở sự tham gia vì nhu cầu công việc của gia đình và khó khăn về

giao thông

Các dân tộc thiểu số đã được miễn học phí, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoản chi

khác liên quan đến trợ giúp và giảng dạy

Các chi phí bằng tiền mặt cũng là cản trở với giáo viên và việc dạy học ngoài thời

gian ở trường

Tài chính Các nguồn lực công chủ yếu ở đô thị, rất hạn chế ở vùng nông thôn

Nguồn lực của các chương trình mục tiêu có thế không chia sẻ được cho tất cả

những đối tượng hưởng lợi theo kế hoạch

Lương hoặc trợ cấp thường muộn hoặc không được chi trả

Luật pháp và chính sách Luật về di dịch cư là một cản trở lớn

Các chính sách/ sự thích hợp trợ cấp cho người nghèo

Thiếu hiểu biết và tri thức về

những cư dân cần được quan

tâm

Lịch học không phản ánh được lịch nông nghiệp của địa phương hoặc những cản

trở về giao thông sẽ liên quan đến FDS

Công tác dân tộc chưa được nhận thức tốt

Tham gia của giới và học sinh dân tộc thiểu số liên quan tới nhiều cộng đồng

Sự cạnh tranh về hệ thống tri

thức, thực hành và các giá trị

Điều kiện vật chất thường không đảm bảo cho học sinh dân tộc thiểu số

Vai trò hạn chế của phụ huynh và của cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số

Nhận thức về FDS còn hạn chế

Chất lượng và dịch vụ còn

nghèo

Thiết bị giảng dạy chưa tốt; phòng học, nhà cửa chưa khang trang; các điều kiện

của nhà trường chưa khuyến khích học sinh đến trường, nhất là để học cả ngày

Thời gian ở trường hoặc thời gian dạy học một cách thực chất vẫn hạn chế

Chất lượng của giáo viên còn yếu, nhiều giáo viên hợp đồng

Ở vùng dân tộc thiểu số, sự quan tâm của giáo viên tới lớp học và việc đào tạo còn

thấp, liên quan tới điều kiện kinh tế

Thiếu quan tâm về giới Nữ sinh dân tộc thiểu số đến trường ít hơn nam sinh dân tộc thiểu số và nữ sinh

dân tộc đa số. Có sự khác biệt giữa các dân tộc thiểu số và sự tham gia của các nữ

sinh rất đa dạng giữa các dân tộc thiểu số

Học sinh nữ và gia đình các em ít lựa chọn học nội trú.

Ngôn ngữ Đây là vấn đề đối với việc học ở cấp tiểu học và ở cả cấp học cao hơn

Học sinh dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn về ngôn ngữ nên hay bỏ học.

Page 38: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

34 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Những khuyến nghị dành cho lập kế hoạch của SEQAP

Để mô hình FDS đạt được thành công tại các tỉnh cao nguyên cần vượt qua nhiều thách thức .Những giải

pháp để vượt qua những thách thức đó bao gồm:

Xây dựng các biện pháp khắc phục những vấn đề về địa lý, khoảng cách và thu nhập gia đình. Các

nhu cầu tối thiểu chưa được đáp ứng đang là những khó khăn thực tế đòi hỏi những hỗ trợ/đóng góp

như: cung cấp các bữa ăn sáng và trưa cho học sinh; quần áo khi trời lạnh và khi trời mưa.

Tăng số lượng giáo viên và nâng cao các kỹ năng của giáo viên, tăng cường hỗ trợ và phân bổ công

việc.

Trợ cấp và tăng cường các biện pháp động viên/khuyến khích giáo viên thực hiện mô hình FDS

Cải thiện cơ sở hạ tầng gồm: bổ sung thêm các phòng học có chất lượng tốt hơn, tăng điểm trường,

khu nội trú trường tiểu học, trường mẫu giáo và khu vực còn lại trong trường học

Tăng cường các phương tiện hỗ trợ dạy học cho GV, chủ yếu là làm cho những phương tiện đó có sẵn

và có thể sử dụng được, đặc biệt đối với khối 1 và 2

Hỗ trợ cải tiến phương pháp dạy học sao cho các yếu tố văn hóa dân tộc không bị bỏ qua và phù hợp

với bối cảnh văn hóa lao động nông nghiệp

Tập trung vào kết quả đạt được, lấy kết quả là một động lực thúc đẩy tiếp tục tham gia.

Phần sau đây phân tích 8 nhóm khuyến nghị đối với các nhà lập kế hoạch dự án SEQAP nhằm lồng ghép

vào thiết kế dự án. Các vấn đề cần được giải quyết được liệt kê theo thứ tự quan trọng theo quan sát của

nhóm đánh giá xã hội.

1. Khuyến khích nhằm thúc đẩy nhu cầu

Trợ cấp và hỗ trợ học sinh và gia đình những học sinh nghèo nhằm giúp họ vượt qua những khó khăn

về kinh tế và địa lý. Ở các xã khảo sát, thu nhập thấp, không được đáp ứng về nhu cầu tối thiêu của

học sinh, đi lại xa xôi từ nhà đến trường là những yếu tố cản trở sự tham gia học tập của trẻ em dân

tộc. Hỗ trợ bằng cách cho học sinh ăn bữa sáng và trưa (cải thiện dinh dưỡng cho học sinh), hỗ trợ

việc mua áo mưa và quần áo ấm, cấp kinh phí cho học sinh nội trú lớp 4-5, và cung cấp phương tiện

đi lại cho trẻ đi học đều là những giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cha mẹ khuyến khích con cái họ

tham gia FDS và duy trì sự chuyên cần của học sinh ở trường.

Hỗ trợ cho học sinh ―cận nghèo‖ cũng cần được chú ý . Có một khoảng cách lớn về sự hỗ trợ của xã

đối với học sinh: học sinh được xếp vào nhóm ―nghèo‖ nhận được 140,000 VND/1 học sinh/1 tháng

trong khi đó học sinh được xếp vào nhóm ―không nghèo‖ nhận được 200,000 NVD/1 học sinh/1

tháng. Tuy nhiên, nhóm ―cận nghèo‖ có thể nằm trong nhóm ―không nghèo‖ vì trên thực tế nhóm

―cận nghèo‖ có thu nhập gia đình tương đương với nhóm ―nghèo‖.

Các lớp mầm non sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bên cạnh việc giúp trẻ ở tuổi mầm non sẵn sàng đến

trường, việc phát triển trường mầm non sẽ giúp các trẻ lớn (độ tuổi tiểu học) có cơ hội đi học nhiều

hơn, – đặc biệt là các bé gái. Nhiều gia đình dân tộc thường có xu hướng để các bé gái ở nhà giúp

trông nom nhà cửa và trông em nhỏ, vì vậy nếu có trường mầm non thì tình trạng chăm sóc trẻ em tại

nhà sẽ giảmvà các bé gái lớn tuổi sẽ có nhiều thời gian hơn để đến trường.

2. Giáo viên

Điều chỉnh các quy định để sao cho giáo viên có thêm thu nhập từ các giờ dạy tăng lên do FDS. Khi

chuyển từ HDS sang FDS chưa có những điều chỉnh về chi trả và điều kiện nghỉ ngơi tại trường cho

giáo viên. Tại hầu hết các xã khảo sát, giáo viên dạy FDS không nhận được sự khuyến khích tài

chính thêm nào cho việc tăng thêm thời gian giảng dạy cũng như những khó khăn khác từ việc gia

Page 39: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 35

tăng số giờ dạy do FDS. Dựa vào đóng góp từ cha mẹ học sinh là biện pháp không khả thi ở những

khu vực như cao nguyên .

Mở rộng cơ hội tập huấn và hỗ trợ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực quản lý lớp học của giáo

viên khi thực hiện FDS. Ở các địa điểm khảo sát, giáo viên cho biết họ nhận được rất ít hướng dẫn

mang tính chuyên môn để có thể có những điều chỉnh tốt nhất khi thực hiện FDS. Giáo viên nhấn

mạnh họ có nhu cầu cần được giúp đỡ trong việc làm đa dạng hóa các bài dạy, đặc biệt là trong các

tiết học buổi chiều; về cách thức giảng dạy cho những học sinh có khả năng khác nhau, và cách thức

điều chỉnh khung bài học để phù hợp với kỹ năng và văn hóa của các nhóm trẻ em dân tộc .

Tăng số lượng giáo viên để đạt được tỷ lệ giáo viên/ lớp và giảm bớt sức ép về giảng dạy cho giáo

viên khi thực hiện FDS. Ở nhiều trường khảo sát, không có đủ giáo viên để đáp ứng tỷ lệ giáo viên

1.5 giáo viên/một lớp . Vì vậy, cần có những giáo viên ―linh hoạt‖ để hỗ trợ giáo viên chính hoặc hiệu

trưởng có khả năng hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy. Đây là một giải pháp gợi ý nhằm tăng cường

nguồn giáo viên ở những trường thuộc khu vực cao nguyên vì những nơi này không dồi dào nguồn

cung cấp giáo viên và luôn đòi hỏi những hỗ trợ về ngôn ngữ địa phương

3. Sự tham gia của cha mẹ học sinh

Hỗ trợ hội cha mẹ học sinh và quan tâm đến các hoạt động của cha mẹ học sinh nhằm tăng cường

chất lượng của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh rất mong đợi sự cam kết của cha mẹ học sinh về thời

gian và điều này không phải lúc nào cũng khả thi đối với người dân ở các xã có thu nhập thấp. Tuy

nhiên, khi có thể, cha mẹ học sinh chính là nguồn lực có thể sử dụng nhằm tăng cường cải thiện môi

trường trường học.

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Hội phụ huynh – mặc dù ít người nhưng có đại diện của một số dân tộc ở cao nguyên. Ở huyện Bắc Hà, những quy định về Hội phụ huynh đòi hỏi những thành viên đại diện này phải là người dân tộc. Điều này tạo nên sự hiểu biết văn hóa và sự tham gia của mọi người trên phạm vi toàn xã. Những bước này rất hữu ích bởi vì có một số lượng nhỏ các nhà quản lý trường học và giáo viên cũng là người dân tộc [Ảnh chụp bởi Myles Elledge]

Tăng cường mối liên kết giữa cha mẹ và giáo viên dựa vào những hướng dẫn/quy định rõ ràng. Hiện

các xã và trường học chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về vai trò và trách nhiệm của cha mẹ và giáo

viên đối với FDS. Khi chuyển sang FDS cần giúp cha mẹ nhận rõ tầm quan trọng ngày càng lớn đối

với sự hỗ trợ của cha mẹ và những hướng dẫn/quy định rõ ràng sẽ giúp thúc đẩy việc chuyển đổi này.

Tăng cường sự tham gia của phụ huynh học sinh vào hội đồng trường nhằm huy động được hết những

tiềm năng từ cha mẹ học sinh. Hội đồng trường là một sáng kiến ở các trường tiểu học ở Việt Nam.

Page 40: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

36 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Việc thực hiện Hội đồng trường khi cha mẹ học sinh có thời gian, sẽ là một sự đóng góp/ tài sản bổ

sung nhằm thực hiện FDS.

4. Mở rộng tiếp cận

Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ sẽ đảm bảo sự bao quát và sự tham gia của các dân tộc. Ở các xã

khảo sát, điểm trường chính và điểm trường lẻ đều có điều kiện đầy đủ. Tuy vậy, vẫn cần tiến hành

thêm một số công việc khác như tăng số lượng lớp học ở các địa bàn trên tỉnh Kon Tum và tiếp tục

mở rộng các điểm trường đến các cụm làng xã nơi không có các trường liền kề.

Đầu tư vào trang thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tằng cường tiếp cận tới những người dân tộc. Cơ

sở tốt hơn sẽ tạo ra một sự khác biệt trong việc thực hiện FDS. Ở những nơi có điều kiện tương tự

như những địa điểm khảo sát, xây dựng các cơ sở mới không phải là ưu tiên hàng đầu, nhưng việc tái

cải tạo các điểm trường sẽ làm giảm khoảng cách về chất lượng giữa các điểm trường lẻ và điểm

trường chính. Việc bổ sung thêm các trang thiết bị được chọn lựa như nhà bếp và khu vực nấu ăn, khu

vực làm việc và khu vực nghỉ ngơi cho giáo viên, khu vực nghỉ ngơi và ăn trưa cho học sinh, và cải

thiện các nhà vệ sinh và nước uống có thể giúp kiểm soát được việc thực hiện FDS.

Hỗ trợ FDS ở các khu vực cao nguyên bằng cách cung cấp nguồn lực hỗ trợ mở rộng tiếp cận. Việc

có mặt của các trường mầm non là một yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu nhu cầu về lao động

tại gia đình. Cha mẹ học sinh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những bé lớn trong việc trông

nom em bé hơn như là một hình thức hỗ trợ hoạt động kinh tế của gia đình. Nếu các em bé hơn có thể

được gửi tới học các lớp mầm non, các bé lớn trong gia đình sẽ cần ít thời gian hơn trong việc trông

nom em bé, điều này cho phép các em bé có thêm nhiều thời gian học tập. Tương tự như vậy, khu nội

trú thường dành cho cho những học sinh khối 4 và 5 ở xa trường nhất và nghèo nhất cũng là giải pháp

thúc đẩy việc đi học. Nơi ở nội trú cũng giúp học sinh có thành tích học tập cao hơn bởi vì học sinh sẽ

có thêm nhiều thời gian để được hướng dẫn và hỗ trợ khi làm bài tập về nhà

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Các việc vặt trong nhà và công việc nhà nông chiểm nhiều thời gian của trẻ, và ngăn cản sự đến trường của trẻ. Theo cha mẹ học sinh, trông nom em bé là một trong nhiều lý do khiến trẻ không đến trường được. Gia tăng các lớp mẫu giáo sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng này trong nhiều hộ gia đình, cho phép những bé lớn có thời gian để đi học và thúc đẩy việc chuẩn bị đến trường cho các trẻ học tại các lớp mầm non. [Ảnh chụp bởi Vuong Xuan Tinh]

Page 41: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 37

5. Hỗ trợ thể chế

Nâng cao nhận thức và chú trong vận động nhằm đảm bảo rằng có nhiều người trong xã ủng hộ lãnh

đạo nhà trường và giáo viên Hệ thống hỗ trợ này được cho là rất hữu ích đối với việc xã hội hóa cộng

đồng để FDS được chấp nhận trong cộng đồng. FDS đòi hỏi sự quan tâm liên tục với quy trình đầy đủ

đối với giáo dục và nhận được sự tham gia của những gia đình nghèo nhất. Hỗ trợ tích cực từ phía

lãnh đạo huyện, xã , làng, bản cũng như của hiệu trưởng và giáo viên đóng vai trò then chốt trong

việc chuyển tải/trao đổi thông tin về FDS.

6. Ngôn ngữ

Thực hiện các chương trình đa ngôn ngữ/tiếng dân tôc nhằm mở rộng việc chấp nhận và tác động của

giáo dục. Ví dụ, hỗ trợ tập huấn tiếng Xê đăng và Hmong có tác động tích cực tới các lớp từ mầm

non đến lớp 2. Các giải pháp hỗ trợ khác như: giáo viên và hiệu trưởng có thể hiểu và sử dụng được

tiếng địa phương, hỗ trợ giảng dạy trong lớp học, hiểu rõ những hỗ trợ mà các gia đình có hạn chế về

Tiếng Việt cũng nên đưa ra .

Sự hợp tác giữa MoET và CEM nhằm thực hiện sáng kiến tập huấn tiếng dân tộc là rất có ý nghĩa, các

chương trình thí điểm khác như đã biết đến ở cuộc khảo sát tại Lào Cai. Ngoài ra, tập huấn và hỗ trợ

chuyên môn cho giáo viên để dạy tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai đối với các cán bộ người dân tộc sẽ

giúp tăng cường kết quả học tập của học sinh ở các tỉnh cao nguyên..

7. Tuyển dụng những người làm công tác giáo dục là người dân tộc

Giới thiệu các chương trình giống như các chương trình hành động để tuyển chọn giáo viên và những

nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc. Những học sinh dân tộc có tiến bộ trong hệ thống giáo

dục thường đòi hỏi những hỗ trợ thêm để tiếp tục được học tại các bậc học cao hơn hoặc tập huấn cao

cấp.

Hỗ trợ động viên bằng học bổng, tập huấn và tham gia trong các chương trình lập kế hoạch, và địa

phương hóa những người tiến hành cung cấp dịch vụ tại địa phương để thúc đẩy FDS. Hiệu trưởng,

giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo viên đến từ những nhóm dân tộc sẽ giúp điều tiết các kế hoạch của

nhà trường để phù hợp với các điều kiện của địa phương, và những người này có thể định cư/sinh

sống gần gia đình tại các làng ở khu vực cao nguyên.

Việc xây dựng mô hình về vai trò có tác dụng khuyến khích học sinh đến trường và tham gia học tập.

Việc có mặt của những lãnh đạo giáo dục là người dân tộc cũng mang lại những lợi ích về định hướng

lập chương trình, và sẽ đóng vai trò giảm đi những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ.

8. Tăng cường hiểu biết văn hóa

Tăng cường hiểu biết và đánh giá về sự đa dạng văn hóa và dân tộc. Nhiều người làm công tác giáo

dục không phải là người dân tộc và không có đánh giá đầy đủ về văn hóa và tập tục của cha mẹ học

sinh cũng như học sinh.. Nâng cao nhận thức và tập huấn nhằm giúp họ hiểu được sự đa dạng văn hóa

sẽ thúc đẩy chất lượng các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cộng đồng dân tộc.

Mở rộng giáo dục về dân tộc và văn hóa trong các hoạt động của nhà trường. Đưa văn hóa dân tộc

vào các nguồn bổ sung và các hoạt động ngoại khóa. Những điều chỉnh trong giảng dạy sư phạm

nhằm lồng ghép nhiều hơn những đặc trưng văn hóa dân tộc sẽ khiến việc dạy học hẫn dẫn hơn đối

với cha mẹ học sinh và học sinh ở khu vực cao nguyên và làm cho việc học tập của các em học sinh

này thoải mái hơn. .

Page 42: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

38 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Các khuyến nghị về chính sách

1. Việt Nam đã xây dựng thành công nhiều chính sách và chương trình nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng và các

hoạt động khác ở khu vực nghèo và có người dân tộc. Đây là những chương trình mẫu cho nhiều quốc gia

trong khu vực đang phải đối mặt với các thách thức tương tự. Những chương trình này bao gồm Chương

trình Mục tiêu Quốc gia Xóa đói Giảm nghèo (HEPR, hay Chương trình 134). Một chương trình khác,

Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội các xã đặc biệt khó khăn (PDCED hay còn gọi là Chương trình

135), đã tập trung vào việc giảm nghèo ở các khu vực nghèo nhất của Việt Nam từ năm 1985.

Đánh giá xã hội này đã thu hút sự quan tâm của những bên hữu quan cấp làng và xã. Hiệu trưởng, lãnh

đạo xã và giáo viên đã nêu lên nhu cầu của những người cận nghèo, đề cập đến những gia đình tương đối

nghèo nhưng chưa được xếp hạng hộ nghèo theo chuẩn 135. Ví dụ, các trường nhận 140,000 VND/ 1 học

sinh nghèo song các học sinh khác 20,000 VND/tháng , trong đó có nhiều học sinh cận nghèo. Việc quan

sát thực tế giúp nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị là cần giảm khoảng cách giữa hai hình thức hỗ trợ

này và tăng cường hỗ trợ cho những học sinh cận nghèo.

2. Đưa ra những biện pháp khích lệ giáo viên có kỹ năng song ngữ và có trách nhiệm giảng dạy. Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho việc giảng dạy ngôn ngữ địa phương nhằm đưa việc học tập ở các

khối học thấp trở nên dễ dàng hơn. Ủy ban Dân tộc (CEM) hỗ trợ sáng kiến đào tạo giáo viên tiếng dân

tộc, đặc biệt đối với những giáo viên dạy khối 1-2. Những bước này được thừa nhận là rất quan trọng và

có giá trị ở cấp xã. Ngoài ra, việc lập kế hoạch nhân sự cần cho phép bố trí và tạo ra sự sẵn có về nguồn

nhân lực giáo viên có kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ trong điểm trường chính và điểm trường lẻ

sẽ hỗ trợ việc quản lý các lớp học có nhiều nhóm ngôn ngữ.

Giáo viên cho biết sẽ quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ của

họ nếu việc tăng cường các kỹ năng này thực sự đem lại cho họ sự khen thưởng và thù lao. Hiện nay, giáo

viên có kỹ năng giao tiếo bằng tiếng dân tộc hay những cán bộ đã tham gia chương trình tập huấn CEM

không nhận được chứng chỉ chính thức nào - điều mà nếu có sẽ cho họ mức thu nhập cao hơn.

3. Điều chỉnh cơ chế khuyến khích/khen thưởng cho giáo viên dựa trên số giờ giảng dạy trong FDS. Giáo

viên được yêu cầu giảng dạy 20 -23 giờ/tuần và thêm 2 giờ cho các hoạt động ngoại khóa. Những giáo

viên chuyển sang dạy hai buổi/ngày, ít nhất là ở khu vực cao nguyên, hiện đang giảng dạy 30-35 tiết/tuần.

Tuy nhiên họ chưa nhận được điều chỉnh chi trả về mức thu nhập dựa trên giờ giảng dạy tăng thêm này.

Lãnh đạo Sở và Phòng Giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên ở cấp trường đều mong muốn có sự điều chỉnh

về hệ thống chi trả. Giáo viên sẽ được hưởng lợi ích từ việc được chi trả thêm đề bù lại những thời gian

dạy học tăng lên cũng như quỹ thời gian ngoài giờ giảng dạy bị giảm bớt. Thông tin đầy đủ đến các nhân

sự trong nhà trường về chính sách, quy trình, tiêu chuẩn và yêu cầu sẽ thúc đẩy việc chuyển sang FDS.

4. Hỗ trợ phân cấp cấp tới xã và trường để kiến tạo các mô hình FDS linh hoạt. Khả năng điều chỉnh phân

phối chương trình và các tiết hướng dẫn hàng tuần là một yếu tố quan trọng và tích cực. Lên lịch biểu

hàng tuần và triển khai các phòng nội trú cho học sinh khối 4 và 5 là những sáng kiến mà địa phương đưa

ra là rất quan trọng và được thực hiện nhờ vào những quyết định linh hoạt từ cấp địa phương. Những

chính sách và hướng dẫn rõ ràng về FDS sẽ tiếp tục hỗ trợ việc thực hiện ở địa phương. Các nhà giáo dục

cấp huyện và hiệu trưởng các trường lưu ý nhu cầu cần hướng dẫn rõ ràng về điều kiện cụ thể cần thiết

và/hoặc được yêu cầu đối với FDS, và những tập huấn cần được tính toán/dự kiến và các hỗ trợ đỉển hình

có thể được coi là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy FDS.

5. Hỗ trợ các lớp mầm non. Các lớp mầm non sẽ góp phần hỗ trợ nhiều mục tiêu quan trọng trong đó bao

gồm cải thiện sự chuẩn bị đến trường cho học sinh, tiếp xúc hơn nữa với tiếng Việt và nâng cao tiếp nhận

kỹ năng tiếng Việt. Những lớp học này cũng giúp giảm gánh nặng về trông nom trẻ cho gia đình – đặc

biệt ở những nơi các gia đình đông con (như ở các khu vực cao nguyên) và do đó hỗ trợ các bé lớn trong

gia đình tham gia vào giáo dục tiểu học và trung học.

Page 43: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 39

6. Hỗ trợ các trường học về cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn. Cơ chế cấp vốn cho trường học mà dựa trên

các định biên về số giáo viên và học sinh/trường không thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng chất lượng thấp.

Vấn đề này đã được quan sát đặc biệt tại các điểm trường lẻ. Giải pháp tăng kinh phí với các thiết bị đạt

chuẩn là rất quan trọng vì những yếu tố này sẽ đưa các trường đạt chuẩn – một yếu tố quan trọng nhằm

tạo môi trường thực hiện tốt FDS.

Page 44: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

40 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Page 45: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 41

Phụ lục A. Kế hoạch nghiên cứu thực địa, tháng 10 – 11/ 2008

Bản thảo

Ngày 24 tháng 10 năm 2008

Page 46: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

42 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Giới thiệu

Đánh giá xã hội cho Dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) thuộc hoạt động trợ giúp

việc thiết kế tổng thể SEQAP và mục tiêu chung là để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam.

Mục đích của đánh giá xã hội nhằm tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan tới giáo dục ở cộng đồng

dân tộc thiểu số về chương trình học cả ngày. Nghiên cứu được thực hiện với các nhóm đối tượng đa dạng

để xem xét về cách nhìn và quan điểm của họ trong một chiến lược tốt nhất, nhằm cải thiện giáo dục cơ

sở, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng. Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu liên quan tới kinh nghiệm triển

khai FDS ở những nơi đã thực hiện, hoặc ý kiến chuyển sang FDS ở các địa phương chưa thực hiện.

Tham gia nghiên cứu này gồm lãnh đạo địa phương, bố mẹ và ông bà của học sinh, học sinh, giáo viên và

hiệu trưởng - các đối tác liên quan tới chất lượng giáo dục ở những cộng đồng đó.

Nhóm nghiên cứu

Hoạt động đánh giá xã hội, từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2008 gắn bó mật thiết với nhóm chuẩn bị Dự án

của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), Cục Phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFID) và Ngân hàng

thế giới. Dựa trên cơ sở góp ý của nhóm chuẩn bị cho SEQAP, nghiên cứu thực địa sẽ được thực hiện ở

các tỉnh Kon Tum và Lào Cai, từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11.

Nhóm nghiên cứu được chia thành hai nhóm nhỏ để đánh giá xã hội ở các tỉnh được lựa chọn, với các

thành viên như sau:

Ông Myles Elledge (Trưởng nhóm) và ông Vương Xuân Tình sẽ đi tỉnh Lào Cai bằng tàu

hoả, từ 28 tháng 10 và trở về Hà Nội vào ngày 4 tháng 11.

Bà Đào Vân Vy và bà Nguyễn Phương Hồng sẽ tới Pleiku bằng máy bay, sau đó đi xe tới tỉnh

Kon Tum vào ngày 2 tháng 11 và sẽ trở về Hà Nội ngày 9 tháng 11.

Việc phỏng vấn các thông tin viên chủ chốt ở mỗi tỉnh sẽ tập trung vào vấn đề chất lượng của trường học

nhằm xem xét các cơ hội và cản trở với cư dân dân tộc thiểu số trong thực hiện học cả ngày. Các cuộc

trao đổi với những thông tin viên này còn nhằm lý giải vấn đề quản lý nhà trường, việc dạy và học, và

tham dự trong học cả ngày cũng là một phần của đánh giá. Các hoạt động thực địa được tổ chức và điều

phối trong mối liên hệ với lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện và xã, với trưởng bản và các đối tác trong nhà

trường. Nhóm nghiên cứu còn tổ chức thảo luận nhóm với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh.

Những thông tin thu được của đánh giá xã hội sẽ được báo cáo cho MOET, DFID và WB để trợ giúp cho

họ trong thiết kế dự án SEQAP. Phỏng vấn phụ huynh học sinh chủ yếu nhằm lấp khoảng trống về thông

tin mà các nghiên cứu khác của Dự án thiết kế SEQAP chưa thực hiện được.

Page 47: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 43

Bảng dưới đây phác thảo giả thuyết nghiên về giáo dục của các dân tộc thiểu số và những vấn đề liên

quan đến nâng cao chất lượng và học cả ngày.

Đánh giá xã hội Dự án SEQAP & Học cả ngày ở Việt Nam

Những cản trở Giáo dục Cơ sở vật chất, địa lý và dân

số

Các vấn đề về khoảng cách và địa lý của nhiều vùng

Khả năng có hạn của mạng lưới trường học và trường nội trú trong khi việc nâng

cao vẫn còn là một vấn đề với nhiều vùng

Mật độ dân số của dân tộc thiểu số giữ vai trò quan trọng trong tiếp cận và chất

lượng.

Kinh tế Giáo dục/ giao thông cần chi phí lớn

Đói nghèo khiến tỉ lệ tham gia thấp

FDS có thể cản trở sự tham gia vì nhu cầu công việc của gia đình và khó khăn về

giao thông

Các dân tộc thiểu số đã được miễn học phí, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoản chi

khác liên quan đến trợ giúp và giảng dạy

Các chi phí bằng tiền mặt cũng là cản trở với giáo viên và việc dạy học ngoài thời

gian ở trường

Tài chính Các nguồn lực công chủ yếu ở đô thị, rất hạn chế ở vùng nông thôn

Nguồn lực của các chương trình mục tiêu có thế không chia sẻ được cho tất cả

những đối tượng hưởng lợi theo kế hoạch

Lương hoặc trợ cấp thường muộn hoặc không được chi trả

Luật pháp và chính sách Luật về di dịch cư là một cản trở lớn

Các chính sách/ sự thích hợp trợ cấp cho người nghèo

Thiếu hiểu biết và tri thức về

những cư dân cần được quan

tâm

Lịch học không phản ánh được lịch nông nghiệp của địa phương hoặc những cản

trở về giao thông sẽ liên quan đến FDS

Công tác dân tộc chưa được nhận thức tốt

Tham gia của giới và học sinh dân tộc thiểu số liên quan tới nhiều cộng đồng

Sự cạnh tranh về hệ thống tri

thức, thực hành và các giá trị

Điều kiện vật chất thường không đảm bảo cho học sinh dân tộc thiểu số

Vai trò hạn chế của phụ huynh và của cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số

Nhận thức về FDS còn hạn chế

Chất lượng và dịch vụ còn

nghèo

Thiết bị giảng dạy chưa tốt; phòng học, nhà cửa chưa khang trang; các điều kiện

của nhà trường chưa khuyến khích học sinh đến trường, nhất là để học cả ngày

Thời gian ở trường hoặc thời gian dạy học một cách thực chất vẫn hạn chế

Chất lượng của giáo viên còn yếu, nhiều giáo viên hợp đồng

Ở vùng dân tộc thiểu số, sự quan tâm của giáo viên tới lớp học và việc đào tạo còn

thấp, liên quan tới điều kiện kinh tế

Thiếu quan tâm về giới Nữ sinh dân tộc thiểu số đến trường ít hơn nam sinh dân tộc thiểu số và nữ sinh

dân tộc đa số. Có sự khác biệt giữa các dân tộc thiểu số và sự tham gia của các nữ

sinh rất đa dạng giữa các dân tộc thiểu số

Học sinh nữ và gia đình các em ít lựa chọn học nội trú.

Ngôn ngữ Đây là vấn đề đối với việc học ở cấp tiểu học và ở cả cấp học cao hơn

Học sinh dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn về ngôn ngữ nên hay bỏ học.

Page 48: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

44 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Bản thảo chỉ dẫn nghiên cứu đánh giá xã hội ở trong phần phụ lục. Các bảng câu hỏi cũng sẽ được thực

hiện khi nghiên cứu ở Lào Cai và Kon Tum một cách thích hợp. Tại mỗi tỉnh, sẽ tổ chức làm việc ở ít

nhất 2 xã với 2 hoặc hơn 2 làng. Các đối tượng cần cần gặp gỡ bao gồm:

Sở Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Các bộ phận phụ trách về giáo dục, dân tộc thiểu số và thống kê của Uỷ ban Nhân dân huyện

Lãnh đạo xã và làng bản

Làm việc với các trường và 2 hoặc hơn 2 làng, gồm với hiệu trưởng, giáo viên và học sinh

Thảo luận nhóm với giáo viên và phụ huynh

Sự lựa chọn điểm nghiên cứu ở cấp huyện và xã sẽ tiếp theo quá trình lựa chọn cấp tỉnh. Việc thực địa sẽ

tập trung ở nơi có đông dân tộc thiểu số, có những dân tộc thiểu số với dân số đông ở trong tỉnh, có tỉ lệ

nghèo cao.

Câu hỏi phỏng vấn sẽ được phát triển trong quá trình phân tích điều kiện của trường, và việc lấy thông tin

cơ bản liên quan đến chất lượng của trường, sự tham gia học tập và quan điểm về học cả ngày.

Giới thiệu nghiên cứu sẽ được gửi tới những người có liên quan chủ yếu, và cũng được chuẩn bị trong

phần phụ lục. Để giữ đạo đức trong nghiên cứu, giới thiệu này gửi tới những người tham gia mục đích

nghiên cứu, cam kết bảo mật khi họ tham gia nghiên cứu.

Page 49: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 45

Phụ lục

1. Các công cụ nghiên cứu thực địa

2. Giới thiệu nghiên cứu

Page 50: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

46 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Đánh giá chất lƣợng trƣờng học/ FDS Tháng 10 - 2008 Phỏng vấn thực địa

CÂU HỎI TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN HỌC SINH

TÊN TRƯỜNG

Tên giáo viên của em là gì?

Giáo viên của em là nam giới hay nữ giới?

Giáo viên của em thuộc dân tộc nào?

[Học sinh đó là nam hay nữ?]

Em bao nhiêu tuổi? [Xác nhận lại theo hồ sơ trường học nếu có]

Ở nhà em thường nói chuyện bằng (các) ngôn ngữ nào?

Em đang học lớp mấy?

Năm trước em học lớp mấy?

Sáng nay em có ăn sáng trước khi đến trường không?

Em mất bao nhiêu thời gian để đi từ nhà đến trường của em? Nếu trời mưa, thì

mất bao lâu? Em đi đến trường bằng gì?

Em có bỏ lỡ buổi học nào trong tuần này không? [Nếu có,] em đã bỏ học bao

nhiêu ngày?

Em có thích trường học không? Môn học em yêu thích ở trường là môn nào?

Trong tuần học vừa qua, em đã từng học hoặc xem lại bài học ngoài giờ đến

trường? [Nếu có] trong bao nhiêu thời gian? Khoảng bao nhiêu lần, trong mấy

ngày?

Trong tuần học vừa qua, em đã từng học hoặc xem lại các bài học với các em

ngoài giờ đến trường không? [Nếu có] mức độ thường xuyên như thế nào,

trong bao nhiêu ngày?

Trong tuần học vừa qua, giáo viên của em có giúp đỡ riêng em để làm bài tập

của em ở trường? [Nếu có,] thầy/cô giáo ấy đã giúp em về vấn đề gì? Giáo viên

của em có giúp em ở ngoài giờ học không?

Em có phải làm vệ sinh hoặc một số việc vặt ở trường? Nếu vậy, trong tuần

học vừa qua, em đã làm những việc đó bao nhiêu ngày trong tuần?

Giờ học của em ở trường như thế nào? Em học cả ngày hay nửa ngày? Cách

nào giúp em học tốt hơn?

Em cảm thấy thế nào về giờ học tại trường của em? Em có muốn có thêm giờ

học? Ngày học của em là quá ngắn hay quá dài?

[Đánh giá vở học của học sinh, yêu cầu được xem sách giáo khoa]

Em làm việc hay giúp đỡ gì cho cha mẹ em ở nhà? Em có bao giờ bỏ học để

làm việc với gia đình của em, hoặc chăm sóc người trong gia đình của em?

Page 51: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 47

CÂU HỎI TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

[Huyện]

TÊN TRƯỜNG

[Giáo viên đó là nam giới hay nữ giới?]

Ngôn ngữ đầu tiên của ông/ bà là gì? Ông/ bà thuộc dân tộc nào?

Trình độ/ Mức học vấn cao nhất của ông/ bà là gì? Đề nghị ông/ bà cho biết tình hình kinh tế của mình?

Ông/ bà đã được đào tạo chuyên nghiệp để trở thành giáo viên? [Nếu có,] thời

lượng của chương trình, trong tổng số bao nhiêu tháng?

Ông/ bà có được tham gia chương trình đào tạo nào cho giáo viên trong ba năm

qua? [Nếu có,] tổng số bao nhiêu ngày trong thời gian đó? Nội dung của khóa

đào tạo này là gì?

Ông/ bà có sử dụng kiến thức được đào tạo trong giảng dạy ở lớp học của ông/

bà? [Nếu có,] mức độ thường xuyên như thế nào? Ông/ bà có thể cho một ví

dụ?

Ông/ bà giảng dạy khối lớp hay những khối lớp nào trong lớp học này?

Đề nghị ông/ bà cho biết điều kiện của trường ông/ bà? (ví dụ như lớp học, các

thiết bị học tập, phòng tắm, điện, sự sạch sẽ, dinh dưỡng, nước, an toàn)

Ông/ bà có giảng dạy cùng một lớp học từ đầu năm học đến giờ hay không?

Trong lớp học này, có bao nhiêu nam sinh thường xuyên tham gia? Bao nhiêu

nữ sinh?

Ông/ bà có giữ sổ theo dõi học tập của học sinh không? [Nếu có,] Tôi có thể

xem nó không? [Kiểm tra nếu có]

Trong lớp học của ông/ bà, có bao nhiêu nam sinh lưu ban? Bao nhiêu nữ sinh

lưu ban?

Thành phần dân tộc của học sinh trong lớp của ông/ bà là gì?

Ông/ bà dạy bao nhiêu giờ mỗi ngày? Ông/ bà dạy bao nhiêu giờ mỗi tuần?

Ông/ bà sử dụng bao nhiêu giờ mỗi ngày để chuẩn bị cho việc dạy học? Ông/

bà sử dụng bao nhiêu giờ mỗi tuần để chuẩn bị cho việc giảng dạy?

Ông/ bà có dạy theo lịch học cả ngày không? Ông/ bà có dạy theo lịch học nửa

ngày? Nếu học cả ngày, ông/ bà thấy chất lượng học như thế nào? Lịch học nào

làm cho môi trường học tập tốt nhất?

Các thách thức của việc dạy nửa ngày là gì? Những thách thức của dạy cả ngày

là gì? Ông/ bà đã được đào tạo và chuẩn bị đầy đủ để và quản lý việc dạy học?

Nếu có chính sách chuyển sang học cả ngày, liệu các học sinh và phụ huynh

của ông/ bà có ủng hộ? Liệu việc đi học của học sinh có thay đổi?

Ông/ bà đánh giá đời sống của học sinh dân tộc thiểu số như thế nào? (ví dụ

như dinh dưỡng, chuẩn bị cho trường học, đồng phục, vệ sinh thân thể, giao

thông, hỗ trợ của gia đình, chuẩn bị bài tập về nhà, khả năng đi học)

Học sinh của ông/ bà phải đối diện với những khó khăn gì? Có sự khác biệt

giữa các nhóm dân tộc không?

Ông/ bà có sách giáo khoa không? Ông/ bà có sử dụng sách giáo khoa chính

thống để giảng dạy các môn nghệ thuật, toán, khoa học khác ở lớp học của

ông/ bà? (Nếu có,) mức độ thường xuyên như thế nào: Ít khi, khoảng một nửa

thời gian, hầu hết thời gian?

[Nếu giáo viên sử dụng sách giáo khoa chính thống]: Ông/ bà thấy sách giáo

khoa đó hữu ích như thế nào: Rất không hữu ích, Hữu ích trung bình, hoặc Rất

hữu ích?

[Nếu giáo viên không sử dụng sách giáo khoa chính thống]: Tại sao ông/ bà sử

dụng sách giáo khoa không chính thống ở lớp học của ông/ bà?

Khi ông/ bà có khó khăn về chuyên môn và cần hỗ trợ, ông/ bà thường xuyên

nhận được sự trợ giúp từ những ai?

Page 52: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

48 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

CÂU HỎI TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

(a) Mức độ thường xuyên thực hiện những cuộc họp của hiệu trưởng trường

với cán bộ của trường trong năm qua như thế nào? (b) Cuộc họp gần đây nhất

là vào khi nào (ngày)? (c) Chủ đề chính của cuộc họp gần đây nhất là gì?

Trong năm ngày học cả ngày vừa qua, hiệu trưởng nhà trường có có mặt trong

suốt thời gian hoạt động của trường? Mức độ thường xuyên như thế nào?

Từ đầu năm đến nay, hiệu trưởng hoặc một giáo viên viên trong trường của

ông/ bà đã lần nào ngồi dự giờ các lớp học (của ông/ bà) chưa? Nếu có, mức

độ thường xuyên như thế nào?

Ông/ bà đã bao giờ nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn từ bên ngoài trường về

một vấn đề mà ông/ bà đã đề nghị? Nếu có, xin hãy mô tả.

Làm thế nào ông/ bà biết học sinh của ông/ bà đang tiến bộ?

Ông/ bà có nghĩ rằng có học sinh nào đó của ông/ bà sẽ không được lên lớp

trong năm nay? [Nếu có,] có bao nhiêu nam sinh ?_______ bao nhiêu nữ sinh?

Điều gì giúp học sinh của ông/ bà nhiều nhất để học tốt hơn?

Thách thức lớn nhất tách học sinh của ông/ bà khỏi việc học là gì?

Ông/ bà có gợi ý phụ huynh học sinh xem sách bài tập/ sách luyện tập của học

sinh ở nhà?

Ông/ bà có nói chuyện với phụ huynh về trường học của con cái của họ, và

việc học của con họ?

Page 53: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 49

CÂU HỎI TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN PHỤ HUYNH

Tên bản & Tên trường

Ông/ bà có mấy con ? Có mấy con đang học ở trường?

[Là con trai hay con gái?] Con trai hoặc con gái bao nhiêu tuổi?

Con của ông/ bà học lớp mấy? Năm ngoái nó học xong lớp mấy?

Ông/ bà sống ở bản này bao lâu rồi?

Tình hình kinh tế của gia đình ông/ bà như thế nào?

Ông/ bà thuộc dân tộc gì? [Những] ngôn ngữ nào ông/ bà hay sử dụng trong

gia đình?

Trước đây ông/ bà có đi học không? Ông/ bà học hết lớp mấy?

Từ nhà đến trường, con của ông/ bà đi hết bao lâu? Nếu trời mưa thì hết bao

lâu? Con ông bà đi bộ hay phương tiện gì đến trường?

Con ông/ bà có ăn sáng trước khi đến trường không?

Con ông/ bà có thích đi học không?

Tuần trước, con ông/ bà có nghỉ học ngày nào không? [Nếu có,] Chúng nghỉ

bao nhiêu ngày?

Ông/ bà có thích trường mà con ông/ bà học không? Ông/ bà muốn con cái học

đến cấp nào? Mong muốn của ông/ bà có sự phân biệt giữa con trai và con gái

không?

Tuần trước, ông/ bà có tìm hiểu hoặc xem bài cùng với con cái không? [Nếu

có], thì trong bao lâu. Có ai trong nhà cùng làm việc ấy với ông/ bà không?

Tuần trước, giáo viên của con ông/ bà có giúp con ông/ bà ở trường không?

[Nếu có,] thầy/ cô giúp con ông bà làm gì? Giáo viên có giúp con ông/ bà

ngoài thời gian ở trường không?

Thường con ông/ bà học bao nhiêu tiếng ở trường? Chúng học cả ngày hay nửa

ngày? Ông/ bà thích giúp chúng học cái gì nhất?

Ông/ bà cảm thấy thời gian ở trường của con ông/ bà thế nào? Chúng ở trường

quá nhiều hay quá ít thời gian?

Điều gì là thách thức với ông/ bà và gia đình ông/ bà khi con cái học ở trường

cả ngày?

Tuần trước, ông/ bà có liên hệ với giáo viên của con ông/ bà? Ông/ bà có liên

hệ với hiệu trưởng nhà trường?

Trong năm nay, ông/ bà phải chi phí những khoản gì cho con cái đi học? Ông/

bà có tiền giúp chúng không? Ông/ bà có phải vay tiền để trả cho những chi phí

đó không?

Con của ông/ bà thường giúp làm những việc gì khi ở nhà? Con ông/ bà có khi

nào nghỉ học để giúp ông/ bà làm việc nhà hay trông nhà không?

Page 54: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

50 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

CÂU HỎI TRẢ LỜI Chính quyền địa phƣơng

PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO XÃ HOẶC BẢN

Tên cộng đồng

Đề nghị ông/ bà cho biết quy mô và điều kiện về tự nhiên, dân số của cộng

đồng mình? Hoạt động kinh tế chủ yếu của cộng đồng là gì?

Phân loại đói nghèo của các hộ gia đình như thế nào?

Tình hình dân tộc trong cộng đồng ra sao? (Những) ngôn ngữ nào được sử

dụng trong các thành viên của cộng đồng?

Mức độ giúp đỡ của xã cho nhà trường như thế nào? Trong năm học 2007-08

và 2008-09?

Ông/ bà thấy vấn đề gì là quan trọng trong giáo dục con cái ở cộng đồng của

ông/ bà? Có sự khác biệt lớn trong tham gia hoặc kết quả giáo dục giữa các gia

đình trong cộng đồng hay không?

Trẻ em của hầu hết các gia đình trong cộng đồng có vai trò như thế nào trong

lao động và tạo thu nhập?

Tại trường của cộng đồng của ông/ bà, có học cả ngày không?

Ông bà thấy lợi ích và những thách thức gì của việc học cả ngày?

Page 55: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 51

CÂU HỎI TRẢ LỜI Lãnh đạo ngành giáo dục(Bộ, Tỉnh, Huyện)

PHỎNG VẤN CÁN BỘ GIÁO DỤC

Địa phương / Cơ quan

Xin ông/ bà cho biết, các chính sách và chương trình xoá đói giảm nghèo nào

ảnh hưởng đến giáo dục của dân tộc thiểu số?

Chính sách nào có tác động nâng cao giáo dục cho dân tộc thiểu số? Đâu là

những tác động tích cực? Đâu là những tác động tiêu cực của các chính sách,

chương trình này?

Để nâng cao việc dạy và học ở vùng dân tộc thiểu số, cần phải có chính sách và

chương trình nào?

Ở [địa phương của ông/ bà], làm thế nào ông/ bà có thể tiếp cận được chất

lượng của giáo viên và học sinh? Chất lượng của các trường và việc quản lý

các trường như thế nào?

Ý kiến của ông/ bà về học cả ngày như thế nào? Ông/ bà thấy học cả ngày có

lợi ích không? Đâu là cản trở khi triển khai? Có cách tiếp cận nào mà ông/ bà

muốn đề xuất để nâng cao chất lượng?

Nếu triển khai học cả ngày, khía cạnh quan trọng nào cần ủng hộ để khiến việc

triển khai đó thành công?

Đặc điểm của giáo viên ở [địa phương ông/ bà] là gì? Làm thế nào để ông/ bà

đánh giá chất lượng giáo viên? Đâu là những khó khăn trong giảng dạy ở

trường/ huyện của ông/ bà?

Đâu là thách thức chủ yếu trong học tập và kết quả học tập của học sinh?

Mức độ kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu số như thế nào? Đâu là

những khó khăn chính mà các em gặp phải?

Page 56: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

52 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

CÂU HỎI TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN HIỆU TRƢỞNG NHÀ TRƢỜNG/ TỔ TRƢỞNG

CHUYÊN MÔN

[Tên huyện]

TÊN TRƯỜNG

[Hiệu trưởng là nam hay nữ?]

Ngôn ngữ mẹ đẻ của ông/ bà là gì? Ông/ bà là người dân tộc nào?

Bằng cấp cao nhất trong đào tạo của ông/ bà là gì?

Tình hình kinh tế của ông/ bà như thế nào?

Ông/ bà đã qua khoá đào tạo cho giáo viên hay hiệu trưởng nào chưa? [Nếu

có,] Khoá đoà tạo ấy có dài không, tổng số mấy tháng?

Xin ông/ bà cho biết về số lượng, giới tính và dân tộc của giáo viên trong

trường?

Xin ông/ bà cho biết số lượng, giới tính và dân tộc của học sinh trong trường?

Các lớp trong trường của ông/ bà như thế nào? Vấn đề ngôn ngữ trong giảng

dạy ở mỗi lớp ra sao?

Ở [trường của ông/ bà], làm thế nào để ông/ bà có thể tiếp cận được với chất

lượng của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh? Chất lượng trong xây

dựng trường học như thế nào?

Ông/ bà có sổ ghi chép việc đi học của học sinh không? Có gia đình nào cũng

có sổ ghi chép sự vắng mặt và có mặt của con cái họ ở trường không?

Có bao nhiêu học sinh nam phải ở lại lớp? Bao nhiêu học sinh nữ phải ở lại

lớp?

Ông/ bà làm hiệu trưởng bao nhiêu năm rồi? Đều ở trường này phải không?

Mỗi ngày, ông/ bà phải làm việc quản lý ở trường trong bao nhiêu giờ? Và

tương tự là trong mỗi tuần? Có sự khác biệt về thời gian dành cho việc quản lý

giữa các lớp hay không?

Mỗi ngày ông/ bà dành bao nhiêu giờ để chuẩn bị bài cho giảng dạy? Và một

tuần dành bao nhiêu giờ?

Nếu triển khai FDS, vấn đề quan trọng nào cần trợ giúp để làm cho việc triển

khai đó thành công?

Hội phụ huynh học sinh ở trường của ông/ bà có hoạt động tích cực không?

Xin ông/ bà cho biết những đặc điểm, thành viên và lãnh đạo của hội này?

Những chức năng nào của hội là quan trọng? Lĩnh vực hoạt động nào hội chú

trọng?

Đâu là những thách thức chủ yếu trong học tập và kết quả học tập của học

sinh?

Kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu số như thế nào? Đâu là những khó

khăn mà các em gặp phải?

Trong năm học 2008-09, có những khoản tài chính nào mà học sinh phải đóng

góp?

Đặc điểm của giáo viên [trong trường ông/ bà] là gì? Làm thế nào để ông/ bà

có thể tiếp cận được chất lượng của giáo viên? Đâu là những khó khăn chính

trong giảng dạy ở trường/ huyện của ông/ bà?

Ý kiến của giáo viên ở trường của ông/ bà về triển khai FDS như thế nào?

Ý kiến của phụ huynh/ gia đình học sinh ở trường của ông/ bà về triển khai

FDS ra sao?

Ý kiến của học sinh của ông/ bà về thực hiện FDS như thế nào?

Ông/ bà có sách giáo khoa không? Ông/ bà có ý kiến bổ sung cho sách giáo

khoa ở các lớp hay cho các loại học sinh hay không?

Ai là người cung cấp cho học sinh giấy, vở ghi và thiết bị học tập?

Trường của ông/ bà có điện không? Có thường xuyên không?

Trường của ông/ bà có nhà vệ sinh tốt không? Có nước sạch không?

Trường có nhận được nguồn tài chính hay sự giúp đỡ nào khác từ chính quyền

địa phương không? Từ cộng đồng không? Từ phụ huynh? Từ các đối tác?

Page 57: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 53

CÂU HỎI TRẢ LỜI

Giáo viên

Thảo luận nhóm

Tỷ lệ đi học và kết quả học tập của học sinh của ông/ bà như thế nào? Ông/ bà

có những kinh nghiệm gì trong giảng dạy ở cộng đồng này? Có những thách

thức chủ yếu nào với học sinh dân tộc thiểu số?

Những yếu tố liên quan đến kết quả học tập kém của học sinh dân tộc thiểu số

là gì?

Nếu ông/ bà đang tham gia dạy học cả ngày, ông/ bà có những kinh nghiệm gì

[với giáo viên và học sinh]? Ông/ bà có những lợi ích gì? Có những khó khăn

gì?

Nếu trường của ông/ bà sẽ thực hiện học cả ngày, ông/ bà nghĩ thế nào về việc

này? Ông/ bà ủng hộ không? Đâu là những khó khăn sẽ gặp phải?

Theo ông/ bà, những trợ giúp nào là quan trọng để triển khai học cả ngày?

Nếu ông/ bà không đồng ý học cả ngày thì có biện pháp nào để nâng cao chất

lượng học tập?

CÂU HỎI TRẢ LỜI

Phụ huynh

Thảo luận nhóm

Đâu là những thách thức chủ yếu đối với ông/ bà và con cái của ông/ bà khi đi

học?

Ông/ bà có hài lòng với việc giảng dạy và chất lượng học tập ở trường mà con

cái ông/ bà học tập? Con cái ông/ bà có thích đến trường?

Nếu con cái ông/ bà đang học cả ngày, ông/ bà có kinh nghiệm gì liên quan đến

điều đó? Ông/ bà nhận được lợi ích gì? Có khó khăn gì?

Nếu trường ở địa phương của ông/ bà sẽ thực hiện học cả ngày, ông/ bà nghĩ

sao về việc đó? Ông/ bà có ủng hộ không? Ông/ bà có thấy khó khăn gì không?

Page 58: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

54 Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP)

Giới thiệu nghiên cứu

[Để đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu, lời giới thiệu này nhằm chia sẻ với các thông tin viên tham gia

đánh giá xã hội]

Thƣa các bạn,

Phỏng vấn và thảo luận này cần sự tham gia của các bạn để góp phần nỗ lực chuẩn bị cho dự án Đảm bảo

chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam. Dự

án này được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Cục phát triển quốc tế của

Vương quốc Anh (DFID) và Ngân hàng Thế giới.

Việc làm cho bạn hiểu rõ nghiên cứu này để làm gì và bạn được đề nghị tham gia như thế nào là rất quan

trọng đối với chúng tôi.

Hy vọng rằng một số các câu hỏi và câu trả lời dưới đây sẽ làm rõ bất kỳ vấn đề nào về việc tham gia của

bạn trong nghiên cứu. Các thông tin này sẽ được đọc và đưa cho những người tham gia khi họ thực hiện

các cuộc thảo luận và phỏng vấn.

a. Mục đích của nghiên cứu này là gì?

Mục đích của nghiên cứu này ở Việt Nam là để tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan trong giáo dục

ở cộng đồng địa phương và kiến nghị của họ về chương trình học cả ngày. Nghiên cứu sẽ được thực hiện

với các nhóm đối tượng đa dạng để xem xét về cách nhìn và quan điểm của họ trong một kế hoạch chiến

lược tốt nhất, nhằm cải thiện giáo dục cơ sở, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng của bạn.

b. Tại sao tôi đƣợc chọn tham gia vào thảo luận này?

Bạn được yêu cầu tham gia vào nghiên cứu bởi vì bạn đang sống ở một khu vực của tỉnh được lựa chọn

cho nghiên cứu này.

c. Những ai tham gia nghiên cứu?

Tham gia nghiên cứu là cán bộ địa phương, cha mẹ và ông bà, giáo viên và cán bộ nhà trường, tức những

người liên quan đến chất lượng giáo dục ở cộng đồng của bạn. Thảo luận này và những thảo luận khác sẽ

diễn ra tại các tỉnh Kon Tum và Lào Cai.

d. Chúng tôi sẽ đƣợc yêu cầu làm gì?

Bạn sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi cơ bản về các trường học và giáo viên và mong đợi của bạn

về trường lớp, đặc biệt là về vấn đề học cả ngày. Thảo luận này sẽ không làm mất nhiều thời gian của

bạn.

Nghiên cứu này có thể có một người trợ giúp khi điều tra bảng hỏi. Người trợ giúp đã được tập huấn các

quy trình bảo mật cần thiết và đã cam kết không để lộ danh tính của người được phỏng vấn.

e. Có bất kỳ rủi ro hay bất lợi nào khi tham gia nghiên cứu?

Không có bất kỳ rủi ro nào khi bạn tham gia vào nghiên cứu. Sự tham gia của bạn là tự nguyện, và tên

riêng hoặc các thông tin cá nhân của bạn sẽ không được ghi lại và đưa ra trong bất kỳ tình huống nào.

Người tham gia trả lời câu hỏi có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào hay ngừng tham gia vào bất kỳ lúc

nào trong cả quá trình.

f. Tham gia vào nghiên cứu này có lợi ích gì đối với tôi?

Page 59: Đánh giá xã hội cho Dự bảo chất lượng giáo dục trường ọc ở ... fileĐánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) iii

Đánh giá xã hội của Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP) 55

Việc tham gia của bạn trong nghiên cứu được cho là có lợi ích cho việc suy nghĩ về các cách cải thiện

giáo dục trong cộng đồng của bạn, gia đình của bạn và cho những người khác trong cộng đồng của bạn.

Không ai nhận được bất kỳ khoản tiền nào để tham gia trong nghiên cứu này, mà chỉ hoàn toàn tự

nguyện.

g. Bạn bảo vệ tính bảo mật của những thông tin đƣợc thu thập trong thảo luận này nhƣ thế nào?

Các biện pháp phòng ngừa đã được dùng để bảo vệ thông tin của bạn. Tên của những người tham gia

không được ghi lại. Nếu kết quả của nghiên cứu này được trình bày tại các cuộc họp lập kế hoạch hay các

hội thảo khoa học hay công bố trong các báo cáo, không thông tin nào trong đó có thể nhận dạng bạn

hoặc gia đình của bạn.

h. Các quyền của bạn liên quan đến nghiên cứu này là gì?

Quyết định tham gia vào nghiên cứu này của bạn là hoàn toàn tự nguyện. Bạn có thể từ chối bất cứ phần

nào của nghiên cứu và có thể ngừng tham gia vào bất kỳ lúc nào. Sự tham gia của bạn vào bất kỳ nghiên

cứu nào trong tương lai cũng là tự nguyện, và bạn có thể quyết định không tham gia vào bất kỳ lúc nào.

i. Tôi có thể nói chuyện với ai nếu tôi có thắc mắc?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nghiên cứu này xin liên lạc với Ông Myles Elledge, Trưởng nhóm đánh

giá xã hội SEQAP, Tiến sĩ Vương Xuân Tình hay Đào Vân Vy, thành viên nhóm nghiên cứu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các quyền của bạn như một người tham gia nghiên cứu, bạn có thể liên

hệ với của Văn phòng Bảo vệ quyền lợi trong nghiên cứu của RTI theo địa chỉ email: [email protected].