7
Những thuật ngữ La-tinh trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (28/02/2011) Lời giới thiệu Trong các văn kiện luật pháp quốc tế được diễn đạt bằng Anh văn hoặc Pháp văn thường có một số thuật ngữ tiếng La - tinh. Những thuật ngữ ấy biểu đạt những khái niệm, những quy tắc một cách ngắn gọn, tạo điều kiện cho người đọc hiểu một cách thống nhất, tránh được việc giải thích dài dòng, và có khi còn thiếu sáng tỏ hơn. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (ký tháng 10 năm 1982, tại Montego Bay, Jamaica) cũng có sử dụng một số thuật ngữ La - tinh. Do đặc điểm ngôn ngữ Anh và Pháp, số lượng thuật ngữ La - tinh trong toàn văn bản Anh văn và Pháp văn cũng không giống nhau. Tác giả đã dựa vào toàn văn Công ước bản tiếng Anh (do Liên hợp quốc xuất bản tại New York, năm 1983, tái bản tháng 9 năm 1991 - ký hiệu 40899, số hiệu thương mại E83 - V5) để tham khảo về vấn đề này. Từng thuật ngữ sẽ được giới thiệu nghĩa đen, khái niệm và vận dụng trong luật pháp (nếu có) và cách vận dụng trong việc dịch thuật ra tiếng Việt mà các dịch giả đã thực hiện trong cuốn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (tiếng Việt) do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành tháng 10 năm 1993. Những phần chính của toàn văn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển: - Phần giới thiệu; Bài phát biểu của ông Bernado Zuletta, đặc phái viên và đại diện của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật biển. - Bài phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Perez de Cuélla. - Bài phát biểu của Chủ tọa Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ ba. - Phần chủ yếu: Toàn văn Công ước Luật biển gồm 17 phần, với 320 điều và 9 phụ lục (gồm 116 điều). - Ngoài ra còn có phần cuối: gồm Biên bản cuối cùng (Final Act); Danh mục các nước ký kết; Đại sự ký: Các giai đoạn của việc xây dựng Công ước Luật biển (từ 1958 đến 1883); các Nghị quyết, và Phần Chỉ dẫn (Index). Các thuật ngữ La - tinh và vị trí của chúng trong văn kiện Công ước Luật biển: Số lượng thuật ngữ La - tinh trong toàn văn Công ước không nhiều. Chỉ có 12 thuật ngữ (kể cả 1 thuật ngữ gốc tiếng Pháp là: Force Majeure, đã được quốc tế hóa). Nhưng vị trí xuất hiện và số lần sử dụng rải rác trong văn bản là 51 lần, với sự phân bố như sau: (theo thứ tự chữ cái). 1 Ad Hoc Lịch sử Công ước; Phụ lục VI; Biên bản cuối cùng 4 lần

Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

Embed Size (px)

DESCRIPTION

latinh

Citation preview

Page 1: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

Những thuật ngữ La-tinh trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982(28/02/2011)

Lời giới thiệu

Trong các văn kiện luật pháp quốc tế được diễn đạt bằng Anh văn hoặc Pháp văn thường có một số thuật ngữ tiếng La - tinh. Những thuật ngữ ấy biểu đạt những khái niệm, những quy tắc một cách ngắn gọn, tạo điều kiện cho người đọc hiểu một cách thống nhất, tránh được việc giải thích dài dòng, và có khi còn thiếu sáng tỏ hơn.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (ký tháng 10 năm 1982, tại Montego Bay, Jamaica) cũng có sử dụng một số thuật ngữ La - tinh. Do đặc điểm ngôn ngữ Anh và Pháp, số lượng thuật ngữ La - tinh trong toàn văn bản Anh văn và Pháp văn cũng không giống nhau. Tác giả đã dựa vào toàn văn Công ước bản tiếng Anh (do Liên hợp quốc xuất bản tại New York, năm 1983, tái bản tháng 9 năm 1991 - ký hiệu 40899, số hiệu thương mại E83 - V5) để tham khảo về vấn đề này.

Từng thuật ngữ sẽ được giới thiệu nghĩa đen, khái niệm và vận dụng trong luật pháp (nếu có) và cách vận dụng trong việc dịch thuật ra tiếng Việt mà các dịch giả đã thực hiện trong cuốn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (tiếng Việt) do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành tháng 10 năm 1993.

Những phần chính của toàn văn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển:

- Phần giới thiệu; Bài phát biểu của ông Bernado Zuletta, đặc phái viên và đại diện của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật biển.

- Bài phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Perez de Cuélla.

- Bài phát biểu của Chủ tọa Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ ba.

- Phần chủ yếu: Toàn văn Công ước Luật biển gồm 17 phần, với 320 điều và 9 phụ lục (gồm 116 điều).

- Ngoài ra còn có phần cuối: gồm Biên bản cuối cùng (Final Act); Danh mục các nước ký kết; Đại sự ký: Các giai đoạn của việc xây dựng Công ước Luật biển (từ 1958 đến 1883); các Nghị quyết, và Phần Chỉ dẫn (Index). Các thuật ngữ La - tinh và vị trí của chúng trong văn kiện Công ước Luật biển:

Số lượng thuật ngữ La - tinh trong toàn văn Công ước không nhiều. Chỉ có 12 thuật ngữ (kể cả 1 thuật ngữ gốc tiếng Pháp là: Force Majeure, đã được quốc tế hóa). Nhưng vị trí xuất hiện và số lần sử dụng rải rác trong văn bản là 51 lần, với sự phân bố như sau: (theo thứ tự chữ cái).

1 Ad Hoc Lịch sử Công ước; Phụ lục VI; Biên bản cuối cùng

4 lần

2 Ad Referendum

Lịch sử Công ước 1 lần

3 Bona fide Phụ lục III, Điều 17 1 lần4 Ex aequo et

BonoĐiều 293 1 lần

5 Force Majeure Điều 39 1 lần6 Inter Alia: Bài phát biểu của Chủ tọa; Văn

kiện Công ước, các phụ lục và Nghị quyết

18 lần

7 Ipso facto Phần giới thiệu; Điều 99; Điều 156

3 lần

8 Leit motiv Phần giới thiệu 1 lần9 Mutatis-

MutandisPhần giới thiệu; Văn kiện Công

ước, Phục lục, Nghị quyết14 lần

Page 2: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

10 Prima facie Điều 290; Điều 293 2 lần11 Propio-motu Điều 188; Điều 289; Điều 294 3 lần12 Pro-rata Phụ lục III; Phụ lục IV Điều 17 2 lần

 

1. Ad Hoc

- Chỉ dùng vào việc này mà thôi; Chỉ phục vụ mục đích đặc biệt này.

Ví dụ:

- An allorney ad hoc: Một người được uỷ quyền cho việc này.

- An curator ad hoc: Một uỷ viên quản trị trong vấn đề này là người được chỉ định để làm việc phục vụ mục đích đặc biệt này; người được chỉ định để đại diện cho một mục đích đặc biệt, hoặc đại diện cho một bên (của Luật sư, của một doanh nghiệp ...).

Trong văn bản tiếng Việt Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành) đã dịch thuật ngữ Ad Hoc là "Đặc biệt" và chú thích là có thể dịch là "thích hợp" (Xem Phụ lục VI, Điều 36, Trang 322).

Ad Hoc Chambers:    "Các viện đặc biệt".

2. Ad Referendum

- Có sự trưng cầu ý kiến (của các bên liên quan)

- Được tham khảo ý kiến (của các bên liên quan).

Trong văn bản tiếng Việt (do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành) không có phần "Lịch sử Công ước" nên không dịch thuật ngữ này.

 3. Bona fide

- Với lòng thành thật, với thiện ý.

- Chân thật, công khai và thân thiện, không có sự dối trá hoặc gian lận.

- Trung thực, thực sự, không có sự kích động hoặc giả tạo.

- Một cách trong sáng, với thái độ tin cậy, không giả bộ, giả mạo hoặc gian dối.

Bản Công ước tiếng Việt do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành đã dịch: a bon fide operator là: "một người khai thác trung thực". (Xem Phụ lục III, Điều 17, mục 2 điểm c. Trang 284).

4. Ex aequo et Bono

Là một cụm từ trong luật dân sự, có nghĩa là:

- Đúng với công lý và theo sự công bằng.

  

Page 3: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

- Phù hợp với những gì là Đúng đắn và Tốt.

 - Phù hợp với sự bình đẳng và đúng với lương tâm.

Trong văn bản tiếng Việt Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, đã dịch thuật ngữ theo cách chú thích.

Ex aequo et Bono (công bằng) và chú thích thêm dưới trang là "Đúng và Tốt" (Xem điều 293, Trang 225).

5. Force majeure:

- Được luật bảo hiểm che chở, thế lực đối kháng không thể chống lại được.

- Trường hợp này thường thấy khi xây dựng hợp đồng, để bảo vệ các bên trong trường hợp một phần hợp đồng không thể thực hiện được do một nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của các bên ký kết, và không thể tránh khỏi trong khi thi hành mặc dù đã chú ý đúng mức.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 bản tiếng Việt (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) đã dịch thuật ngữ này:

Force majeure là Trường hợp bất khả kháng.

 (Xem điều 39, mục c, trang 39 của Công ước).

* Ghi chú: Tham khảo thêm: act of God và Vis Major

+ Act of God

Một hoạt động/tác động do thiên nhiên gây ra, ngoài sự can thiệp của con người. Hoạt động sự cố do thiên nhiên gây ra thảm họa không tránh khỏi, không có sự tác động hoặc không liên hệ gì đến hoạt động của các tổ chức do con người lập ra.

+ Vis major

Một thế lực áp đảo không gì chống lại được. Một tổn thất do thiên nhiên gây ra và không phải do con người gây ra, và không thể ngăn ngừa dù bằng cả sự cẩn trọng, nghiêm túc và chu đáo. Hoạt động do thiên nhiên gay ra ngoài sức kiểm soát của con người, và xẩy ra độc lập với sự cẩn trọng cũng như sự cẩu thả của con người. Trong luật dân sự, thuạt ngữ này đồng nghĩa với thuật ngữ Vis divina (thế lực siêu phàm).

6. Inter alia

- Trong số những điều khác, như (hoặc ngoài những điều khác, như...).

- Trong số các điều khác như...

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 bản tiếng Anh, thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất (18 lần).

Tuy nhiên trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 bản tiếng Việt (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) có những chỗ không dịch, hoặc có chỗ dịch inter alia là “đặc biệt là” (Điều 16, điểm b, trang 91 hoặc "đặc biệt để" (Điều173, mục 2.tr 148);

Page 4: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

 (Xem phần giới thiệu; Điều 62 mục 4 (trang 57); Điều 69 mục 2 (tr.63); Điều 94 mục 3 (tr.79); Điều 116 điểm b (tr.91); Điều 173 mục 2 (tr.148) và các điều 202, 211, 244, 267, 269, 274, 310, phụ lục III, Điều 13, mục h, mục l, Phụ lục 3, Điều 17; Điều 2, mục d; Nghị quyết II, điều 2, mục b).

7. Ipso facto

- Do bản thân sự kiện ấy; chỉ do chính sự việc ấy.

- Do chính tác động của sự kiện hoặc hành động ấy.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 bản tiếng Việt (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) có vận dụng cách dịch thuật ngữ này như sau:

Shall ipso-facto free: được tự do ngay tức khắc. (Xem điều 99, tr.83).

are ipso facto member: Là thành viên (ipso facto) đương nhiên (Xem Điều 156, mục 2, tr.122).

8. Leit motiv

Trong văn chương, có nghĩa là: Một chủ đề được nêu lại (được nhắc, gợi hoặc nhớ lại).

- Một chủ đề nổi bật (chiếm ưu thế) hoặc một mô hình, một kiểu mẫu cơ bản.

- Một chủ đề nhất quán.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 bản tiếng Việt (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) không dịch phần giới thiệu nên không có thuật ngữ này.

Tuy nhiên phần giới thiệu Công ước bản tiếng Anh do Liên hợp quốc xuất bản có nêu ý nghĩa việc xây dựng Công ước là "một Đài kỷ niệm của kỳ vọng tập thể các quốc gia tham gia, là xây dựng một công ước đa phương diện nhằm thiết lập một chế độ tổng hợp cho sự hợp tác rộng rãi của các quốc gia về biển, và cho riêng leit motiv (ý tưởng chung nhất quán) này đã xuyên suốt toàn bộ công việc của Hội nghị Luật biển lần thứ III (nguyên văn: it became a leit motiv of the Conference).

9. Mutatis Mutandis

- Với những thay đổi cần thiết đến từng chi tiết.

Tức là toàn bộ tài liệu hoặc vấn đề nói chung là giống nhau nhưng ở chỗ nào cần thì có sự thay đổi, chẳng hạn như: tên gọi, cơ quan, nhiệm sở và những điểm tương tự.

Thuật ngữ này được sử dụng 14 lần trong toàn bộ văn bản Công ước bản tiếng Anh.

Bản Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển tiếng Việt (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) đã để nguyên thuật ngữ "mutatis mutandis " và chú thích lời dịch viết trong ngoặc (với sự thay đổi cần thiết và chi tiết) .

Xem: Điều 54 (tr.50); Điều 110 (tr.87); Điều 111 (tr.88); Điều 162 (tr.135); Điều 233 (tr,189); Điều 285 (tr.219); Các phụ lục VII, VIII, Nghị quyết 1).

10. Prima facie

- Thoạt nhìn, ngay khi xuất hiện lần đầu tiên.

Page 5: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

- Với hình ảnh lần đầu tiên.

- Có thể xét đoán, phân xử qua lần phát hiện đầu tiên của sự việc.

- Một sự việc được cho là đúng/là có thực nếu những bằng chứng của bên bị cáo không chứng minh được.

Trong bản Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm1982 (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) tiếng Việt, đã để nguyên thuật ngữ frima facie và dịch trong ngoặc là "hiển nhiên ".

Xem Điều 290 (tr. 223); Điều 294 (tr.225).

Ghi chú:

Một Prima facie case (một vụ tố tụng prima facie) là một vụ xét xử được tiến hành với giai đoạn tìm được đầy đủ chứng cứ, mà các bằng chứng của bên bị cáo bị bỏ qua không cần xem xét đến.

Toà án vận dụng quan niệm "vụ tố tụng prima facie" theo hai ý nghĩa:

a. Bên tố cáo (bên nguyên) đưa ra bằng chứng đầy đủ để tạo ra kết luận hợp lý ủng hộ bên tố cáo (bên nguyên). Như thế có nghĩa là bằng chứng do bên nguyên đơn đưa ra đủ để phát đơn tố tụng (kiện).

b. Toà vận dụng "vụ tố tụng prima facie" theo cách xem xét không chỉ bên nguyên đưa ra đủ bằng chứng để đạt được kết luận ủng hộ họ mà còn là những bằng chứng các bên nguyên có tác dụng tạo ra sự buộc tội nếu bên bị cáo không có đủ bằng chứng để bác bỏ.

11. Proprio motu

- Là một loại sắc lệnh của giáo hội La Mã, do Giáo hoàng ban hành để sử dụng trong toà án của giáo hội, không cần có đóng dấu.

- Có nghĩa là: Theo quyết định của riêng mình; do kiến nghị của riêng mình; theo sáng kiến của riêng mình.

- Còn có nghĩa là: Các từ trong văn bản mẫu.

Chú thích :

+ proprio jure: Bằng quyền lực của riêng mình.

+ proprio vigore: Bằng sức mạnh, bằng lực lượng của riêng mình.

Trong văn bản Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) đã dịch thuật ngữ proprio motu là "tự ý mình ".

 (Xem Điều 188, khoản 2, mục b, tr.156; Điều 289, tr.222);

và Điều 294, khoản 1, tr.225 dịch là "Theo ý mình ".

12. Pro rata

- Theo tỷ lệ; theo một tỷ lệ nhất định nào đó; theo tỷ lệ phần trăm.

Page 6: Những Thuật Ngữ La Tinh Việt

- Theo kích thước đo đếm hoặc theo quyền lợi, hoặc theo trách nhiệm về pháp lý (Chẳng hạn một tổ hợp có 10 cổ đông, số tiền phân chia là 1.000 USD, thì phần mỗi người được chia là 100 USD (tức 10%).

Trong bản Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia) bản tiếng Việt, thuật ngữ prorata được dịch là "Theo tỷ lệ ".

 (Xem Phụ lục II, Điều 6, khoản 4; Phụ lục IV, Điều 11, khoản 3, mục h).

Tài liệu chuẩn để tham khảo: Từ điển Luật Black's Dictionary of Law./.

Cao Xuân Thự