54
Soá 30 Ñoá Vui Coù Thöôûng: Trong NSS T 30, sau khi ñoát phaùo baïn coøn ñöôïc bao nhieâu vieân phaùo? Ai göûi caâu traû lôøi veà Ban Baùo Chí sôùm nhaát vaø ñuùng nhaát seõ ñöôïc truùng thöôûng.

Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nội San Sen Trang số 30 do Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Úc Đại Lợi phá hành Mừng Xuân 2011

Citation preview

Page 1: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Soá 30

Ñoá Vui Coù Thöôûng: Trong NSS T 30, sau khi ñoát phaùo baïn coøn ñöôïc bao nhieâu vieân phaùo? Ai göûi caâu traû lôøi veà Ban Baùo Chí sôùm nhaát vaø ñuùng nhaát seõ ñöôïc truùng thöôûng.

Page 2: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi
Page 3: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Thư Sen TrắngPhúc, Lộc, Thọ - Các cụ là ai?Chuỗi Ngọc Xuân KhôngTục Chúc TếtTục Lệ Trong Ngày TếtNói Chuyện Sớ Táo QuânÝ Nghĩa 12 Con GiápDuyên XuânXuân Này Con Không VềTết Của Mẹ TôiRằm Thắng GiêngTếtTết XưaChuỗi Hạt Trong Đời Sống Bạn TrẻBước Chân Giải ThoátLời Phật DạySự Tích Cái MõCảm Nghĩ Trại Lộc Uyển 10Ý Nghĩa Cờ Phật GiáoCâu Chuyện Dưới CờVài Suy Nghĩ về Công Việc Của Nghiêm Huấn và Tu ThưĐố VuiKết Quả Trúng Thưởng NSST 30Trang Ẩm Thực – Xôi GấcGiờ Trái Đất 2011Phương Pháp Bảo Vệ Email Address BookTrang GĐPT Chánh ĐạoTrang GĐPT Cháp PhápTrang GĐPT Chánh TâmTrang GĐPT Đại Hoan HỷTrang GĐPT Long HoaTrang GĐPT Quảng Đức

13456891112131314151718191921232425

2729303133

343543464750

Muc Luc∙ ∙

Thư Sen TrắngPhúc, Lộc, Thọ - Các cụ là ai?Chuỗi Hạt Xuân KhôngTục Chúc TếtTục Lệ Trong Ngày TếtNói Chuyện Sớ Táo QuânÝ Nghĩa 12 Con GiápDuyên XuânXuân Này Con Không VềTết Của Mẹ TôiRằm Thắng GiêngTếtTết XưaChuỗi Hạt Trong Đời Sống Bạn TrẻBước Chân Giải ThoátLời Phật DạySự Tích Cái MõCảm Nghĩ Trại Lộc Uyển 10Ý Nghĩa Cờ Phật GiáoCâu Chuyện Dưới CờVài Suy Nghĩ về Công Việc Của Nghiêm Huấn và Tu ThưĐố VuiKết Quả Trúng Thưởng NSST 30Trang Ẩm Thực – Xôi GấcGiờ Trái Đất 2011Phương Pháp Bảo Vệ Email Address BookTrang GĐPT Chánh ĐạoTrang GĐPT Cháp PhápTrang GĐPT Chánh TâmTrang GĐPT Đại Hoan HỷTrang GĐPT Long HoaTrang GĐPT Quảng Đức

134568911121313141517181919212324252729303133343543464750

Page 4: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

ST. 11.1. Nùm múái Tên Maäo 2011, SEN TRÙÆNG xin chaâo têët caã anh chõ em AÁo Lam, vaâ cêìu chuác moåi ngûúâi àûúåc nhiïìu sûác khoãe vaâ may mùæn. Têåp-thïí AÁo Lam laâ möåt TÊÅP THÏÍ TREÃ , duâ thaânh viïn trong têåp thïí cuãa chuáng ta coá bao nhiïu tuöíi cuäng vêîn mang TÊM HÖÌN vaâ TINH THÊÌN TREÃ. Búãi vò phaãi coá têm höìn treã múái coá thïí thûåc hiïån muåc àñch DUÄNG TIÏËN TRÏN ÀÛÚÂNG ÀAÅO. Con Àûúâng Àaåo cuãa GÀPTVN laâ con àûúâng cuãa BI-TRÑ-DUÄNG, cuãa THÛÚNG YÏU vaâ CHIA XEÃ. Trûúác mùæt nhûäng ngûúâi AÁo Lam chuáng ta höm nay laâ con àûúâng thûúng yïu vaâ chia xeã àang chúâ àúåi:Bûúác vaâo nùm 2011, nûúác UÁc gùåp quaá nhiïìu tai ûúng! Nûúác UÁc àang cêìn moåi ngûúâi goáp tay xêy dûång laåi nhûäng àöí vúä, nhûäng mêët maát quaá nùång nïì. Tûâ nhaâ cêìm quyïìn cho àïën moåi cöng dên àïìu cöë gùæng àïí haân gùæn nhûäng àöí vúä do thiïn tai hoaânh haânh, nhûng trûúác mùæt moåi ngûúâi, vêîn coân nhiïìu khoá khùn. Laâ ngûúâi Viïåt Nam àaä àûúåc nûúác UÁc àuâm boåc hún 30 nùm qua, chuáng ta àang chung chõu moåi khoá khùn vaâ àang cöë gùæng àoáng goáp phêìn mònh möåt caách cuå thïí trong viïåc àem laåi sûác söëng vöën coá trong àêët nûúác thûúâng àûúåc goåi laâ “àêët nûúác may mùæn” naây.Riïng trong phaåm vi GÀPTVN.UÀL, khöng nhûäng chuáng ta hùng haái tham gia vaâo caác cöng viïåc coá muåc àñch giuáp àúä cho naån nhên bõ thiïn tai maâ chuáng ta coân cöë gùæng laâm àûúåc àiïìu gò giuáp ñch vaâ chia xeã vúái naån nhên, laâ anh chõ em chuáng ta khöng tûâ chöëi.Cuå thïí laâ GÀPT Chaánh Têm taåi Brisbane àaä töì chûác möåt ngaây chuã nhêåt ài laâm vïå sinh taåi möåt khu dên cû bõ trêån luåt taân phaá. Cöng taác tuy nhoã beá nhûng yá nghôa rêët to lúán: Àem têëm loâng cuãa NHÛÄNG NGÛÚÂI CON PHÊÅT àïën chia xeã vúái nhûäng ngûúâi àang gùåp khoá khùn. Àêy khöng phaãi chó coá HAÅNH TÛÂ BI, maâ coân mang tinh thêìn THÛÚNG YÏU vaâ CHIA XEÃ nûäa.Sen Trùæng xin Ban Hûúáng Dêîn GÀPTVN.UÀL coá biïån phaáp khen thûúãng àïën Ban Huynh-trûúãng vaâ têët caã Àoaân-sinh GÀPT Chaánh Têm.

Sen Trùæng

THÔ SEN

TRAÉNG

Thu’

1

Page 5: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Nam Mö Àûúng Lai Haå Sanh Di Lùåc Tön Phêåt.Kñnh chaâo anh chõ em lam viïn xa gêìn,Tïët úã UÁc khaác vúái nhûäng núi khaác vò noá khöng coá khöng khñ xuên maát meã, ngûúåc laåi

thúâi tiïët nùm nay rêët laå thûúâng. Nûúác UÁc bùæt àêìu nùm múái vúái nhûäng tin tûác thiïn tai döìn dêåp, mûa keáo daâi gêìn möåt thaáng gêy luåt löåi taåi Queensland, röìi nûúác dêng lïn taåi Victoria, Cyclone (gioá löëc) laåi keáo túái Queensland lêìn nûäa àöí böå lïn caái núi vûâa tan hoang sau cún baäo. Trong khi àoá Sydney laåi chõu möåt àúåt noáng keáo daâi trong nhûäng ngaây Tïët. Thêåt laâ möåt khúãi àêìu khöng lûúâng cuãa möåt nùm múái rêët laâ UÁc.

Nhûäng ngaây àêìu nùm, caác àún võ GÀPT khùæp núi töí chûác nhûäng hoaåt àöång riïng cuãa mònh àïí cûáu trúå naån nhên Queenland, àún cûã Miïìn Tõnh Khiïët töí chûác laåc quyïn trong Höåi Chúå Tïët, GÀPT Long Hoa töí chûác gêy quyä, GÀPT Àaåi Hoan Hyã cuâng vúái Phêåt Tûã chuâa Quang Minh töí chûác cúm chay gêy quyä, GÀPT Chaánh Têm phuå giuáp doån deåp thaânh phöë sau cún luåt, v.v...vaâ nhiïìu hoaåt àöång khaác cuãa Lam Viïn UÁc Àaåi Lúåi maâ ngûúâi viïët trong khuön khöí baâi viïët giúái haån khöng thïí kïí hïët àûúåc. Nhòn chung, anh em chuáng ta luác naâo cuäng nhúá chûä Bi àûáng àêìu trong Bi, Trñ, Duäng.

Chuyïån GÀPT möåt nùm qua trïn UÁc Àaåi Lúåi khöng thïí noái troån àûúåc trong khuön khöí möåt baâi viïët ngùæn, nhûng toám lûúåc laåi chuáng ta àaä töí chûác thaânh cöng möåt kyâ àaåi höåi vúái nhiïìu neát àöíi múái. Sûå coá mùåt cuãa nhiïìu gûúng mùåt treã trong àaåi höåi vaâ möåt söë àaä gaánh vaác troång traách trong tên Ban Hûúáng Dêîn baáo hiïåu möåt sûå thay àöíi khaã quan trong GÀPTVN taåi UÁc Àaåi Lúåi. Cuäng phaãi kïí àïën möåt kyâ traåi Löåc Uyïín 10, cuöëi nùm, lêìn àêìu tiïn àaâo taåo 56 tên Huynh Trûúãng, möåt con söë khaá êën tûúång so vúái nhûäng kyâ traåi trûúác àoá. Möåt sûå núã hoa tûng bûâng trong muâa xuên Di Lùåc úã UÁc Àaåi Lúåi.

Tuy tûúng lai coân hûáa heån nhiïìu thûã thaách phña trûúác nhûng thïë hïå tên Huynh Trûúãng lúán lïn trïn àêët UÁc àaä coá àuã lûåc lûúång àïí chia seã gaánh nùång cho thïë hïå àaân anh daây daån ài trûúác. Mong rùçng thïë hïå treã naây seä thùæp maäi ngoån àuöëc têm truyïìn cuãa GÀPT do thïë hïå àaân anh vò hoaân caãnh tyå naån àaä mang noá sang tûâ àêët Viïåt cuãa töí tiïn, vaâ hoå cuäng seä nhû nhûäng caánh chim ài trûúác mang ngoån lûãa àoá lan truyïìn khùæp núi núi trïn àêët UÁc naây. Duâ sao, tûúng lai coân úã phña trûúác maâ chuáng ta àang úã hiïån taåi. Chùèng nïn baân nhiïìu vïì ngaây mai, viïåc cêìn nhúá laâ luön luön saách têën nhau tu hoåc, chónh àöën thên têm, luön xûáng àaáng laâ möåt thaânh viïn cuãa töí chûác àaä coá lõch sûã trûúâng töìn 70 nùm vúái àêìy rêîy nhûäng chöng gai gian khoá.

Cuöëi cuâng xin kñnh chuác anh chõ em lam viïn nùm múái luön tinh têën trong tu hoåc, luön cûäng bïìn trûúác khoá khùn, luön giûä maäi loâng hyã xaã kïì vai nhau trong tònh lam thùæm thiïët.

Coân gùåp nhau thò haäy cûá vuiChuyïån àúâi nhû nûúác chaãy hoa tröiLúåi danh nhû boáng mêy chòm nöíiChó coá tònh thûúng àïí laåi àúâiXuên Tên MaäoMinh Trñ

2

Page 6: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp các cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to, rõ đẹp. Người tầm tầm thì bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…Xin thưa, theo truyền thuyết, cả ba cụ đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở

Trung Nguyên. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại.Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ

chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ diện phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng

giữa đời, giữa trời, nói:- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…

PHUÙC, LOÄC, THOÏ - CAÙC CUÏ LAØ AI?

Tác Giả : Dương Duy Ngữ

3

Page 7: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc. Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:

- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta? Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt

cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội.Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì?Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi.

Xuân đến, xuân đi… chuyện đất trời!Tương duyên pháp giới, chẳng đầy – vơi.Đôi vần thơ họa, giao duyên thế!Thế giới TA BÀ, vẫn thảnh thơi.

Trên đỉnh phù vân, xuân đối đãi.Mảy may lay động, khách bụi hồng!Bạt ngàn xuân thắm, xuân khoe sắc.Hoa đốm lập loè… xuân ‘sắc không’.

Gót hồng trần, bao lần chất chứa,Hạt ‘xuân không’ xâu lại thành vòng.Tặng tri âm, càn khôn mắc võng.Hẹn người về… TÁNH củ - TÂM xưa.(Úc Đại Lợi)

CHUoãi HAÏT XUAÂN KHOÂNGquaûng trí -nguyeãn thaùi huøng

4

Page 8: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Mồng một là Tết nhà chaMồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy

Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ, chú bác, ông bà; học trò thăm hỏi thầy cô; gặp mặt bạn bè chúc tụng...

“Mồng một là Tết nhà cha”: Sáng mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, người con (hoặc dâu hoặc trưởng) mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, các em sau, sau cùng là các cháu, mọi người đều mừng thọ và tế sống ông bà, cha mẹ bằng hai lạy và hai vái (người chết thì bốn lạy, bốn vái). Ông bà cũng mừng tuổi các con cháu bằng phong bao được gói bằng giấy hồng điều.

“Mồng hai nhà mẹ”: Sáng mồng hai Tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Tuần tự lễ tưởng niệm tổ tiên: mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và được mừng tuổi lại. Cả hai gia đình cùng chuyện rò vui vẻ và ăn cỗ đầu xuân, càng làm cho tình nghĩa hai gia đình thêm thắm thiết.

“Mồng một là Tết nhà cha, Mồng hai nhà mẹ...” - điều đó chứng tỏ ông cha ta rất coi trọng chữ hiếu, chọn hai ngày đầu năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai gia đình nội, ngoại vì hiếu thảo là gốc của đạo đức gia đình.

“...Mồng ba Tết thầy”: Công ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, công ơn thầy giáo dục tư cách đạo đức, mở mang trí tuệ cho mình, vì thế “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đều được nhân dân ta coi trọng.

Tục chúc Tết là một nét đẹp văn hoá thể hiện được lòng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân và đem tặng nhau ý lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.

Sưu tầm

Tuïc

TeátChuùc

5

Page 9: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Nói đến ngày Tết, ta có thể kể rất nhiều tục lệ của người Việt, bởi đó là ngày quan trọng nhất trong năm. Ví dụ như: gói bánh, trang hoàng nhà cửa, đi du xuân, đi lễ chùa, lì xì, chúc tết, đốt pháo, xin chữ, v.v… Ở đây xin bàn đến một mảng nhỏ của việc trang trí trong ngày Tết, đó là câu đối Tết và xin chữ đầu năm.

Năm mới, trong nhà người Việt thường treo câu đối Tết. Câu đối Tết thường viết trên giấy đỏ treo ở nơi trang trọng trong nhà. Treo câu đối Tết trong nhà, hay tặng nhau câu đối Tết cũng ví như ta muốn thầm nhắc 1 điều gì, muốn nhắn nhủ cái gì hay cũng có thể cầu chúc việc gì. Xin liệt kê vài ví dụ:

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọXuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọXuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủNhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.

(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)

Không phải ai cũng có thể làm câu đối Tết, do vậy một số người phải đi xin chữ. Treo một hai chữ đẹp trong nhà, cũng là cách trang trí Tết. Xin chữ vì thế cũng là 1 tục lệ phổ biến trong cái Tết của người Việt. Nó thể hiện văn hóa ham học hỏi đã truyền thừa lâu đời do ảnh hưởng của Khổng Giáo.

Trong những ngày hội Tết, những người du xuân thường gặp những cụ đồ, ngồi cho chữ cho khách thập phương, những người cho chữ thường là những người có tài hoa viết chữ đẹp, du khách vừa xin chữ cầu tài lộc may mắn mà cũng vừa thưởng thức nét cọ tài hoa của người cho chữ. Hình ảnh cụ đồ cho chữ đã nổi tiếng trong 1 bài thơ của Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.

Tuïc Leä

Trong Ngaøy

TeátMinh Trí

6

Page 10: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Liên quan đến chữ nghĩa, giới học giả, kẻ sĩ, học trò còn khai bút đầu năm. Thường họ chọn 1 giờ tốt sau giao thừa để khai bút. Có người viết một chữ quan trọng gì đó, rồi trang trí trong nhà. Cũng có người cảm hứng viết cả 1 bài, hay 1 tác phẩm. Khai bút không là nghi lễ bắt buộc, nhưng nó là 1 nét đẹp văn hóa, thể hiện sự tôn trọng cây bút của kẻ sĩ trong xã hội người Việt. Trong xã hội Việt xưa kẻ sĩ đứng đầu theo thứ tự: sĩ, nông, công, thương. Còn đối với kẻ sĩ, cây bút là quan trọng nhất. Cây bút đối với cụ Đồ Chiểu còn như 1 thứ vũ khí, như 1 thanh gươm trí tuệ:

Chớ bao nhiêu đạo thuyền không khắmĐâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Ở Hồ Gươm, Hà Nội có 1 ngọn tháp gọi là Tháp Bút, vì nó hình giống như cây bút viết lên trời. Cách đó là 1đài nước hình giống như nghiên mực gọi là Đài Nghiên. Công trình kiến trúc nổi tiếng này được xây dựng vào thế kỷ 18 theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Siêu. Ông cho khắc ba chữ lên ngọn Tháp là: Tả Thiên Thanh, có nghĩa là viết lên trời. Người ta truyền rằng, cứ đúng ngày Tết Đoan Ngọ, bóng của Tháp Bút sẽ in lên trên Đài Nghiên, giống như có ai đang dùng cây bút chấm vào nghiên mực để viết lên trời.

Không biết phong tục khai bút có còn lưu truyền lại cho thế hệ người Việt lớn lên trên đất Úc này không? Vì đa phần học sinh Úc không quan tâm đến viết chữ đẹp, mọi chuyện đã có máy tính. Nhưng không sao, miễn chúng ta còn biết đến nét đẹp văn hóa Việt thì chúng ta còn là người Việt. Nhân dịp đầu năm, chúng tôi xin khai bút bằng câu đối sau:

Tâm Bình Hiền Hòa Phước Do Học LễTrí Hùng Thông Thái Giải Hóa Phú Vinh

Giải nghĩa: Câu đối trên là tên và Pháp Danh của những Htr được ghép lạiTâm Bình: Chúc Tâm Trần Chánh BìnhHiền Hòa: Thiện Hòa Phùng Thị Thái HiềnPhước Do: Nguyên Phước Nguyễn Trọng DoHọc Lễ: Tâm Lễ Vương HọcTrí Hùng: Quảng Trí Nguyễn Thái HùngThông Thái: Trí Thông Lê Quang TháiGiải Hóa: Quảng Giải Hùynh Kim HóaPhú Vinh: Thiện Phú Nguyễn Văn Vinh

Cuối cùng xin chúc anh chị em lam viên bốn phương một năm tràn đầy an lạc, tự tại.

Xuân Tân Mão 2011

7

Page 11: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

“Số XUÂN SEN TRẮNG” năm nay (Con Mèo), chị Ủy-viên Báo-chí đề nghị Nguyên Phước tôi tìm tài-liệu về “Sớ Táo Quân” để anh chị em mình biết “Sớ Táo Quân” là... cái gì, và tại sao có “cái gọi là Sớ Táo Quân”. Nghĩ rằng đề nghị này cũng phải, vì đối với tổ-chức của chúng ta, việc học hỏi, tìm tòi để biết thêm điều gì cũng đều tốt, điều ấy dở thì chúng ta biết để tránh, điều ấy hay thì chúng ta học hỏi. Trong tinh thần học hỏi ấy, Nguyên Phước tôi bắt tay tìm kiếm về “Sớ Táo Quân”. Vậy, xin đặt câu hỏi: “Sớ Táo Quân” là gì? Để trả lời câu hỏi đầu tiên này, chúng ta tìm hiểu nghĩa của chữ SỚ: Mở từ-điển để tra-cứu, chúng ta thấy:*“ SỚ 2 d 1 Tờ trình dâng lên vua, thường để báo cáo, đề nghị việc gì. 2 Bài văn cầu xin thần thánh phù hộ, đọc trong khi cúng lễ.” (Trích: “ Từ-điển tiếng Việt” trang 870 - Viện Ngôn ngữ học – NXB Đà nẵng. 2004).** Sự-tích TÁO QUÂN: TÁO QUÂN còn gọi là VUA BẾP hay ÔNG TÁO.“Theo truyền thuyết thì xưa có hai vợ chồng sống không hòa thuận. Vợ bỏ nhà ra đi và lấy một người chồng khá giả. Một hôm có người ăn xin vào nhà; khi mang gạo ra cho, người vợ nhận ra đó là người chồng cũ của mình. Gần trưa, sợ chồng mới về hiểu lầm, người vợ bảo người chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Chồng mới về vào bếp lấy tro bón ruộng không có, bèn ra đốt đống rơm. Thấy chồng cũ chết trong đống rơm, thương xót quá, người vợ bèn nhảy vào lửa cùng chết. Chồng mới thấy vậy, tuy không hiểu đầu đuôi, nhưng vì thương vợ nên cũng nhảy vào lửa cùng chết nốt. Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa bèn phong cho cả ba cùng làm Vua Bếp (=Táo Quân, Ông Táo, do vậy mà bếp có ba ông đầu rau,...”( Trích: Trần Ngọc Thêm “Tìm về

bản sắc văn hóa Việt nam” NXB Thành phố HCM, 1997.trg 282).*** Truyền thuyết là gì? “Truyền thuyết d. Truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử, thường mang nhiều yếu tố thần kì. Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc. Truyền thuyết về Tháng Gióng.”(Trích: “Từ điển Tiếng Việt” đã dẫn trên, trg 1053).Theo định nghĩa của bộ Từ điển vừa nêu thì phần trích dẫn của sách của tác-giả Trần Ngọc Thêm còn thiếu phần cuối của “sự tích Táo Quân”. Sự tích này Nguyên Phước tôi đã được nghe các bậc trưởng thượng kể hồi còn bé và cũng đã được đọc từ sách, báo vài lần nhưng hiện nay không tìm được các sách ấy nên đành kể lại theo trí nhớ. Phần thiếu ấy, theo trí nhớ của Nguyên Phước tôi như sau:****“... Ngọc-Hoàng Thượng-đế cho phép Táo Quân trông nom mọi công việc trong từng gia đình, mỗi năm Táo Quân phải lên tâu trình với Ngọc-Hoàng Thượng-đế những việc làm tốt, xấu để Ngài có biện pháp thưởng, phạt các gia chủ.“Vì thế hằng năm, đến ngày 23 tháng chạp, mỗi gia đình phải cử hành lễ “ đưa Ông Táo lên chầu Trời” để “báo cáo công tác”. “Lễ vật đưa hai ông Táo và Bà Táo lên chầu Trời gồm ba chiếc mũ cánh chuồn, ba chiếc áo đại-trào, ba đôi hia, một con cá chép để ba ngài cỡi lên Thiên-đình (có nhiều bà nội trợ còn mua một con cá chép thật, còn sống để khi lễ xong, đem ra sông thả cho con cá cho nó bơi đi!). Con cá chép sẽ theo dòng sông tại mỗi địa phương để tìm đường lên Thiên đình, khi đến đầu nguồn của con sông thì con cá chép sẽ hóa thành con rồng để bay lên Thiên đình. Ngoài các lễ vật vừa nêu, gia chủ còn phải có xôi, chè, bánh, mứt và trái cây gọi là tiệc tiễn hành. Tất nhiên nghi lễ càng linh đình thì sớ Táo Quân mới gồm những điều tốt đẹp trong một năm qua

Nói chuyện về SỚ TÁO

QUÂN

Mỗi năm, đến gần ngày TẾT TA (xin nói rõ là Tết Ta tức là TẾT theo ÂM-DƯƠNG LỊCH chứ không phải là “Tết âm lịch”,chúng tôi sẽ có một bài để phân biệt về ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH và ÂM-DƯƠNG LỊCH* khi có dịp), nhiều người gọi là “Tết âm lịch” và người “tây” gọi là “Chinese new year”! Trong dịp này các “báo”của người Việt nam đều xuất bản một “số ĐẶC BIỆT” gọi là “Báo Xuân” hay “Giai phẩm Xuân”, thí dụ “Giai phẩm Xuân” của báo X, của báo Y vân vân...Điểm đặc biệt của loại “báo xuân” này là tất cả mọi tờ “báo xuân” dù theo khuynh hướng nào, thể loại nào: báo ngày, báo tuần, báo tháng...báo theo khuynh hướng chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mãi, võ thuật hay gì gì... đi nữa, thì “số báo xuân” nào cũng có một mục giống nhau, đó mục “Sớ Táo Quân”! Chỉ riêng SEN TRẮNG ra một năm 3 kỳ vào các dịp: “Tết Ta”, lễ Phật đản và lễ Vu Lan. Tất nhiên là SEN TRẮNG số ra dịp “Tết Ta” thì cũng gọi là “Số Xuân SEN TRẮNG” chứ chẳng lẽ lại gọi là “Số Tết Ta” sao? Thế nhưng SEN TRẮNG số Xuân không có “Sớ Táo Quân”.

8

Page 12: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Ý Nghĩa 12 Con Giáp Tại Việt Nam, lịch được lập theo các chu kỳ thay đổi đều đặn của mặt trăng. Vì sử dụng theo lịch âm nên các ngày chính xác của một năm mới luôn thay đổi theo từng năm. Mỗi năm đều được "hộ trì" bởi một trong số mười hai con vật.Theo cung Hoàng đạo của người Việt,

con đầu tiên là chuột (Tí), sau đó là trâu (Sửu) và tiếp đến theo thứ tự là hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là lợn (Hợi). Trong số các con giáp này thì Thìn (con rồng) là con vật thần thoại và Tí, Dần, Tỵ, và Thân là những con vật sống hoang dã và thường tránh gặp con người. Bảy con còn lại là những vật nuôi trong nhà. Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ. Ngoài ra, người Việt còn tính theo chu kỳ 60 năm. Chu kỳ này được lập theo sự kết hợp của mười hai con vật là các biểu tượng cụ thể theo cung hoàng đạo của người Việt và 10 dấu hiệu của bầu trời. Lịch của người châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm tương đương với chu kỳ một thế kỷ 100 năm của người

châu Âu. Mỗi năm ảnh hưởng đối với con người tùy theo những biểu tượng của họ là hội tụ hay phân kỳ. Sau đây là 12 con vật đại diện 2 giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng.

để Vua Trời ban thưởng cho gia chủ mọi điều lành.” Theo sự tích này thì ngày 23 tháng chạp mỗi năm, Ngọc hoàng Thượng-đế phải tiếp hằng triệu ông, bà Táo để nghe Sớ, không biết có thì giờ để “thưởng Xuân” không?Những điều Nguyên Phước tôi ghi thêm qua trí nhớ, nếu độc giả chưa tin thì cứ tìm quí ông, bà tuổi ngoài 70 như Nguyên Phước để hỏi cho biết.Chúng ta đã biết sơ lược sự tích Táo Quân và “Sớ Táo

Quân là gì. Tiếp theo đây, chúng ta tìm hiểu thêm về “lai lịch” của “ Sớ Táo Quân”.Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp (tức tháng 12 âm lịch) có rất nhiều “bộ ba Táo Quân” “đội sớ” lên chầu Trời (tức Ngọc Hoàng Thượng Đế) và chúng ta hiện có “hồ sơ lưu trử” rất nhiều để làm tài liệu. Các độc giả cứ tìm bất cứ một tờ “Báo Xuân” nào cũng thấy có “Sớ Táo Quân”. Nếu quí vị không tìm thấy thì đợi đến dịp Tết Con Rồng sắp tới, cứ ra các chợ Cabramatta, Banstowns, Marrickville... thế nào cũng có “Giai-phẩm Xuân” NHÂM THÌN của báo X, báo Y... sẽ có đủ. Nói cụ thể là “Sự tích Ông Táo” thì có trong dân gian, “người xưa” có “niềm tin” nên hằng năm đến ngày 23 tháng CHẠP nhiều gia-đình cử hành lễ đưa Ông Táo lên chầu trời, ngày nay nếu có còn thì chắc là rất ít (ở tại quê nhà?). Kết luận:“Sớ Táo Quân” chỉ là trò chơi của mấy ông chủ báo... “Trò chơi” Táo Quân đội sớ lên chầu Trời không chỉ xuất hiện qua báo chí mà còn xuất hiện qua những sinh hoạt sân khấu trong dịp “Tết ta”. Nguyên Phước.* Trong một số SEN TRẮNG sau, Nguyên Phước sẽ tìm hiểu về ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH và ÂM-DƯƠNG LỊCH. Âm-dương lịch là lịch nước Việt nam đang dùng song song với dương-lịch, và một số nước nông nghiệp tại đông-nam-Á cũng đang dùng.

9

Page 13: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Năm Tí được cho là năm có nhiều hỗn loạn. Người mang tuổi này rất duyên dáng và hấp dẫn người

khác phái. Tuy nhiên, họ rất sợ ánh sáng và tiếng động. Người mang tuổi này rất tích cực và năng động nhưng họ cũng thường gặp lắm chuyện vặt vãnh. Người mang tuổi Tí cũng có mặt mạnh vì nếu chuột xuất hiện có nghĩa là phải có lúa trong bồ. Vì chuột là con vật sống về đêm nên giờ Tí bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Trâu tượng trưng cho sự siêng năng và lòng kiên nhẫn. Năm này có tiến triển vững vàng nhưng

chậm và một sức mạnh bền bỉ; Người mang tuổi Sửu thường có tính cách thích hợp để trở thành một nhà khoa học. Trâu biểu tượng cho mùa xuân và nông nghiệp vì gắn liền với cái cày và thích đầm mình trong bùn. Người mang tuổi này thường điềm tĩnh và rất kiên định nhưng rất bướng bỉnh. Giờ Sửu bắt đầu từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.

Những người mang tuổi cọp thường rất dễ nổi giận, thiếu lập trường nhưng họ có thể rất mềm

mỏng và xoay chuyển cá tính cho thích nghi với hoàn cảnh. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi đi rình mò trong đêm.

Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên

con đường học vấn. Họ rất xung khắc với người tuổi Tí. Người tuổi Mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ Mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn.

Con rồng trong huyền thoại của người phương Đông là tính Dương của vũ trụ, biểu tượng uy quyền hoàng gia.

Theo đó, rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và không

trung. Rồng là biểu tượng của nước và là dấu hiệu thuận lợi cho nông nghiệp. Người tuổi Rồng rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc. Có một câu tục ngữ nói rằng "vào năm Thìn, mọi người phải dự trữ lương thực cho mình". Vì vào những năm Thìn nạn đói kém thường xảy ra. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.

Người tuổi rắn nói ít nhưng rất thông thái. Họ thích hợp với vùng đất ẩm ướt. Rắn tượng trưng cho sự tiến

hóa vĩnh cửu của tuổi tác và sự kế vị, sự phân hủy và sự nối tiếp các thế hệ của nhân loại. Người tuổi rắn rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc và cảm thông nhưng thỉnh thoảng cũng hay nổi giận điên cuồng. Họ rất kiên quyết và cố chấp. Giờ Tỵ bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.

Người tuổi Ngọ thường ăn nói dịu dàng, thoải mái và rộng lượng. Do đó, họ dễ được nhiều người

mến chuộng nhưng họ ít khi nghe lời khuyên can. Người tuổi này thường có tính khí rất nóng nảy. Tốc độ chạy của ngựa làm người ta liên tưởng đến mặt trời rọi đến trái đất hàng ngày. Trong thần thoại, mặt trời được cho là liên quan đến những con ngựa đang nổi cơn cuồng nộ. Tuổi này thường được cho là có tính thanh sạch, cao quý và thông thái. Người tuổi này thường được quý trọng do thông minh, mạnh mẽ và đầy thân ái tình người. Giờ Ngọ bắt đầu lúc giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Người mang tuổi Mùi thường rất điềm tĩnh nhưng nhút nhát, rất khiêm tốn nhưng không có lập trường. Họ ăn

nói rất vụng về, vì thế họ không thể là người bán hàng giỏi nhưng họ rất cảm thương người hoạn nạn và thường hay giúp đỡ mọi người. Họ thường có lợi thế vì tính tốt bụng và nhút nhát tự nhiên của họ. Giờ Mùi là từ 1 giờ đến 3 giờ chiều.

Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao

dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến, nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.

Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng

đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ thông minh và một trí tuệ bác học. Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Đồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như "một chú gà bươi đất tìm sâu". Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.

Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống

lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm, lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi.

Lợn tượng trưng cho sự giàu có vì loài lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng. Người

tuổi Hợi rất hào hiệp, ga-lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe. Giờ Hợi bắt đầu từ 9h đến 11h đêm

10

Page 14: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Mùa xuân đã về, bao niềm mong ước cho năm mới bên cạnh những hồi ức về xuân cũ, tất cả cảm xúc đó hòa lẫn vào nhau trong mỗi người chúng ta: từ người già sống qua bao thế hệ, đến người trẻ đang là mầm non cho đất nước mà mình cống hiến,đến với các em nhỏ còn cấp sách đến trường,đặc biệt đối với những ai đã ít nhất một lần tuổi thơ được đón tết trên đất nước Việt Nam mà bây giờ phải xa quê, trong đó có tôi.

Nói về không khí tết ở Việt Nam lúc tôi còn nhỏ thì không sao quên được: Nhà Nội đây, quê Ngoại kia, đầu làng cuối ngõ, anh em nắm tay nhau đi chúc tết: “Chúc Ông Bà sống lâu trăm tuổi, Cô Bác Dì Cậu làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc...”, và câu chúc kết thúc của tôi “ Con chúc Ông Bà có nhiều tiền lì xì để năm sau lì xì nữa cho chúng con”. Thế mà Ông bà nở nụ cười thật tươi, mãn nguyện rồi xoa đầu tôi. Nụ cười đó thuở nhỏ tôi đâu có hiểu rõ ý nghĩa của nó. Giờ thì tôi xa quê, đón tết nơi đất lạ quê người. Tình cảm ấm cúng của một gia đình, là nơi có mùi nhan hương trầm đặc biệt chỉ đốt cho ba ngày tết, mùi hoa mai thoang thoảng quanh nhà, rồi mùi thơm từ nồi bánh tét (vì là người Nam nên nhà nấu bánh tét), là nơi quay quần trong đêm 30 để chào đón giao thừa. Mọi thứ được giữ lại trong tôi, cứ như nhịp đập của trái tim. Lúc thì nó êm đềm, đều đặn như khi ta ngủ, lúc thì nó đến dồn dập như ta chạy bộ, lúc thì nồng nàn mãnh liêt như đang yêu. Cứ như thế cảm xúc về mùa xuân luôn ở bên tôi, và tôi hiểu ra rằng nơi đó chính là Quê Hương.

Mùa xuân đến lần thứ hai của tôi ở một đất nước Tây Phương ( ngày tết cổ truyền không là quốc lễ), tôi nghĩ nó sẽ trôi qua rất tự nhiên như một ngày bình thường, không có gì đặc biệt, vẫn phải đi làm, đến trường, bao chuyện phải lo toan. Không khí bận rộn,cô độc, lãnh lẽo bao trùm lấy tôi, không cho phép tôi có thời gian để sống lại cái tình cảm nồng nàn mãnh liệt đó... Thật tình cờ, có phải đây là duyên số cho tôi gặp được Gia Đình Phật Tử Long Hoa, gặp được những người sống bằng tình yêu thương ngập tràn để đem đến niềm vui cho người khác, đến bây giờ tôi cũng không sao kể hết cái duyên đó( duyên đó đến từ rất nhiều người đáng kính đối với tôi), tôi chỉ kết luận một điều là chúng tôi là những con người có duyên với nhau,duyên với Nhà Phật, đang cố gắng sống từng ngày có

ý nghĩa với mình, với gia đình và với đời theo gương của Đức Phật. Thế là, GĐPT và tôi tất bật lo chuẩn bị tham gia ngày hội chợ tết của cộng đồng Việt Nam ở Nam Úc bằng cách bán thức ăn gây quỹ cho sinh hoạt gia đình. Với mục tiêu như thế và cái quan trọng nữa là để mọi người trong Gia Đình sống trong không khí tết cổ truyền của Việt Nam. Hình ảnh giếng nước, con sông quê, người đi sắm đồ, trẻ thơ tung tăng,.. được tái hiện lại trong những lời ca trong chương trình ca nhạc:

“...... Mừng ngày Tết trên khắp quê tôiNgàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi Đàn em thơ khoe áo mới Chạy tung tăng vui pháo hoaMừng ngày Tết trên khắp quê tôiNgười ra Trung, ra Bắc, vô NamDù đi đâu ai cũng nhớ Về chung vui bên gia đình....... Tết đến trong tim mọi ngườiMừng ngày Tết phố xá đông vui Người đi thăm, đi viếng, đi chơi Người lo đi mua sắm Tết

Người dâng hương đi lễ chùaMừng ngày Tết ta chúc cho nhau Một năm thêm sung túc an vui Người nông dân thêm lúa thóc Người thương gia mau phát tài....”_ Ngày Tết Quê Em của Nhạc sĩ Từ Huy

Hình ảnh các cô gái mặc áo dài đi lễ hội, nhiều gia đình với em nhỏ trong tay, người người tấp nập, người Tây, người Việt chen chúc vào nhau để tận hưởng không khí mùa xuân, được ăn bánh tét, bắp nướng mỡ hành, bánh canh, phở... rồi được chụp hình bên câu đối đỏ “ Cung Chúc Tân Xuân_ Vạn Sự Kiết Tường”, bên tràng pháo đỏ, rồi có cây mai sáng rực màu vàng( mặc dù là hoa nở vĩnh viễn). Tình anh chị em khắn khít, hỗ trợ, lo lắng cho nhau trong suốt mùa Hội Chợ Tết thật cảm động, ai cũng cố gắng hết mình hòa vào niềm vui chung của dân tộc Việt. Tất cả điều đó, không khí và con người nói chung, của anh chị em GĐPT Long Hoa nói riêng, đã đem trở lại mùa xuân ấm áp bên tôi và cho tôi biết rằng: Nơi đây cũng chính là Quê Hương.

Vi Nguyen-GDPT Long Hoa-2/3/11

Duyên Xuân (Tự bút cảm nhận về mùa xuân)

11

Page 15: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Xuaân Naøy Con Khoâng VeàNói thật thì tôi giờ này vẫn chưa cảm nhận được không khí Tết. Cuộc sống khó khăn nơi đất khách quê người đã khiến tôi quên hẳn đi cái niềm vui nhân mùa Tết đến. Có thể nói chính cái bộn bề nơi đây đã khiến tôi không còn thời gian mà nghĩ đến những cảm giác vốn đã rất thân quen ngày nào. Và cũng có thể nói là cuộc sống nơi đây quá nhàm chán khiến tôi chẳng nhận ra được cái không khí Tết đã gần kề.Hồi chiều này, tôi có ngồi nghe lại lời của Đại Đức Thích Phước Tiến giảng về đề tài “Bông hồng cài áo”. Một đề tài khá quen thuộc đối với chúng ta trong mỗi mùa Vu Lan về, nhưng giờ đây chính bốn chữ “Bông Hồng Cài Áo” làm tôi nhớ về Việt Nam, nhớ về Gia Đình tôi! Nhớ lắm!Tôi rất muốn quay trở về Việt Nam ăn một cái tết đầm ấm Gia Đình nhưng điều kiện đã không cho phép, hay chính tôi đã không cho phép chính mình làm Gia Đình tôi tốn kém thêm nữa vì tôi. Tôi muốn được đi chúc Tết các phụ huynh Đoàn Sinh cùng anh em – cái điều đơn giản mà tôi chưa được làm dù chỉ một lần. Tôi muốn được đi chợ hoa tết cùng các bạn, được chụp chung một tấm hình kỉ niệm giây phút giao mùa – cái điều hạnh phúc nhất mà giờ tôi mới nhận ra. Tôi lại muốn được ba, mẹ, anh chị, lì xì như một lời chúc may mắn đầu năm dành cho nhau - cái điều thân thương nhất mà giờ tôi không còn được có thể có. Có lẽ những giây phút ấy chính là những giây phút tuyệt với nhất! Nhớ ngày nào tết đến, tôi cùng anh em cùng nhau vui chơi. Nhớ cái sáng mùng một được đi lễ Phật đầu năm cùng toàn Gia Đình Lam thân yêu. Nhớ cái không khí vui vẻ, an bình, nhớ tất cả, tôi đang nhớ tất cả, nhớ đến những ngày nồng nàn biết bao trong vòng tay ấm áp của Gia Đình tôi và Gia Đình Lam của tôi.Giờ đây ngồi liên tưởng đến những ngày sắp đến … tôi chẳng biết cái tâm trạng hiện tại của tôi là như thế nào nữa. Ảm đảm và nhàm chán vô cùng!Mong sao, có ngày nào đó tôi sẽ được về ăn tết cùng Gia Đình. Đây có phải là một lời hứa không?

“Con biết bây giờ mẹ chờ tin conKhi thấy mai đào nở vàng bên nương

…Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm

…Con biết không về mẹ chờ em trông

…Không lẽ riêng mình êm ấm

…Mẹ ơi con xuân này vắng nhà!”

Quảng Thắng – Trần Quốc Tiến - GĐPT Pháp Bảo

12

Page 16: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Tết Của Mẹ TôiNguyễn BínhTết đến mẹ tôi vất vả nhiều, Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều. Sân gạch tường hoa người quét lại, Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.

Nuôi hai con lợn tự ngày xưa, Mẹ tôi đã tính “tết thì vừa.” Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó, Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.

Nay là hăm tám tết rồi đây, (Tháng thiếu cho nên hụt một ngày) Sắm sửa đố lề về việc tết, Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay.

Không như mọi bận người mua quà, Chỉ mua pháo chuột và tranh gà, Cho các em tôi đứa mỗi chiếc, Dán lên khắp cột, đốt inh nhà.

Giết lợn, đồ xôi, lại giết gà, Cỗ bàn xong cả từ hôm qua. Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức, Lẫm nhẫm cầu kinh Đức Chúa Bà.

Mẹ tôi gọi cả các em tôi, Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai Các con phải dậy cho thật sớm, Đầu năm năm mới phải lanh trai.

Mặc quần mặc áo lên trên nhà, Thắp hương thắp nến lễ ông bà. Chớ có cãi nhau, chớ có quấy, Đánh đổ, đánh vỡ như người ta...”

Sáng ngày mồng một sớm tinh sương, Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường. Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi, Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương.

Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên, Bút lông dầm mực viết lên trên. Trên những gì gì tôi chẳng biết, Giữa đề năm tháng, dưới đề tên.

Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi, Rón rén lên bàn thờ ông tôi. Đôi mắt người trông thành kính quá, Ngước xem hương cháy đến đâu rồi.

Mẹ tôi uống hết một cốc rượu, Mặt người đỏ tía vì hơi men, Người rủ cô tôi đánh tam cúc, Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.

Tôi mặc một chiếc quần mới may, Áo lương, khăn lượt, chân đi giày. Cho tôi đi lễ bên quê ngoại, Người dặn con đừng uống rượu say.

Xong ba ngày tết mẹ tôi lại, Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con. Rồi một đôi khi người dậm gạo, Chuyện trò kể lại tuổi chân son.

Rằm tháng giêng Hồ DzếnhNgày xưa còn nhỏ ... ngày xưa Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang, Lòng vui quần áo xênh xang, Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua. Chị tôi vào lễ trong chùa, Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên : - “Lòng thành lễ vật đầu niên, Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng !” Chị tôi phụng phịu má hồng, Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi. Tam quan, ngoài mái chị ngồi, Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn. Quẻ thần, thánh mách mà khôn : - Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều ! Chị tôi nay đã xế chiều, Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ. Hằng năm, tôi đi lễ chùa, Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn. Chỉ hơi thấy vắng trong hồn, Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ. Chân đi, đếm tiếng chuông chuà, Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về\

Thường Hạnh Sưu Tầm

13

Page 17: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Tết rất quan trọng cho người Việt-Nam. Tết gồm có ba ngày, mùng một, mùng hai và mùng ba.Mùng một là ngày đầu năm mới, trước tiên em thắp nhang bàn thờ Phật, sau đó thắp nhang bàn thờ tổ tiên, kế đến em chúc Tết ông bà, cha mẹ, cô chú, cậu dì và anh chị em và sau đó cả nhà đi Chùa. Mùng hai đi chúc họ hàng, cô bác. Mùng ba đi chúc thầy cô và bạn bè.Trước Tết một tháng gia đình em phải dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ và sau đó trang hoàng nhà cho đẹp, như là chưng chậu mai, chậu tắt và cây vạn thọ, và ra đi chợ mua củ cải, cà rốt, củ kiệu để làm đồ chua và dưa món, để ăn với bánh tét và bánh chưng. Những ngày đó nhà em rất là bận rộn nhưng em rất vui vì cảm thấy gần tết em được mặc quần áo mới, được nhiều tiền lì xì và được đi chơi hội chợ hoa và hội chợ tết. Vào ngày 23 tháng chạp gia đình em cúng đưa ông táo về trời, 25 cúng đưa ông bà đi và 30 rước về để ăn tết với con cháu, trong những ngày này mẹ em rất là bận rộn vì phải đi chợ mua rất nhiều đồ như bông, trái cây trước để cúng và sau đó trưng cho đẹp. Và mẹ em nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua và mẹ làm thịt đông để vô tủ lạnh, ăn cho ba ngày tết.Em rất thích ba ngày tết vì gia đình em rất đông họ hàng đến để chúc tết, em cũng được nhiều tiền lì xì em cảm thấy gia đình em rất là vui vẽ, hạnh phúc và em cũng được thấy ông Lân múa trong ba ngày tết.

Tâm Toàn - Trương Hà Thủy Nguyên – GĐPT Đại Bi Quan Âm

Teát

14

Page 18: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Thiệt là kẹt số. Đang ăn cơm chiều với cả nhà thì chị Nga gọi điện thoại. “Anh Phương ơi, hôm chủ nhật rồi lu bu quá nên quên nói với mọi người mình cần một vài bài viết về chủ đề tết cho tờ đặc san của Gia đình Phật tử. Anh ráng viết dùm Nga một bài nha.” Vẫn với cái giọng nhẹ như tơ mà buột chặc không gở được, chị Nga thỏ thẻ.Đúng là kẹt thiệt. Tính ra lần sau cùng mà mình ngồi xuống viết bằng tiếng Việt cũng gần … 20 năm về trước. Bao nhiêu chữ nghĩa văn chương đã chạy đâu mất tiêu với thời gian cùng nợ cơm áo. Còn tết hả? Lần sau cùng mình ‘ăn’ một cái tết đàng hoàng, thật sự thì cũng hơn … 20 năm rồi. Giờ mà ngồi lại, quét cho sạch bao nhiêu đó lớp bụi năm tháng, viết lại cho gọn gàng, đàng hoàng … Cái job này ‘hơi bị’ khó rồi chị Nga ơi.Để coi coi. Điểm lại những cái tết đã qua, có lẽ cái mà mình nhớ nhất là cái tết năm 1988, năm

cuối cùng của đời học sinh. Từ rằm tháng chạp, nhóm bạn 5 đứa của mình đã lên kế hoạch để đến nhà từng đứa trong nhóm để phụ dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa chuẩn bị ăn tết. Nhà mình sẽ là điểm đến sau cùng. Ngày 27 tết, cả nhóm 4 đứa kia tập trung lại nhà mình. Đứa quét vôi lại mấy bức tường, đứa sơn lại các cánh cửa, đứa đánh bóng bộ lư hương …. Đến chiều thì mọi việc cũng xong. Cả đám ngồi xì xụp quanh nồi canh chua bốc khói cùng dĩa cá kho tộ thơm lừng. Cả căn nhà như sáng rực lên vì lớp vôi, lớp sơn mới. Trên bàn thờ, bộ lư hương sáng choang làm tôn nghiêm hẳn lên các khung hình của chư Phật, ông bà. Ngoài sân những chậu mai đã nhú lên những chồi non xanh mơn mỡn, hứa hẹn những bông hoa vàng rực rỡ cho ngày mùng một tết. Xa xa vài tiếng pháo đì đùn. Xuân đã ngấp nghé đâu đây.

TẾT … XƯAMinh Nam - Nguyễn Vũ Phương – Ngành Thanh GĐPT Đại Bi Quan Âm

...Sau đó đùng … đùng … đùng, gần như cùng một lúc, tất cả các nhà trong xóm đều dậy lên tiếng pháo. Đất trời như vỡ òa với những tiếng pháo rộn ràng đánh dấu cho một năm cũ đã qua...

15

Page 19: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Mãi thì cũng đến ngày 30 tết. Với mình đây là ngày rộn ràng nhất trong năm vì đó là dịp duy nhất mà cả nhà tụ tập từ sáng đến tối. Suốt cả ngày mọi người đều bận rộn. Tất cả rèm cửa, mùng mền đều được thay mới. Toàn bộ nồi niêu, xoong chảo đều được chà sạch bong. Quần áo mới để dành trong tủ được đem ra ủi láng cong. Mấy đứa nhỏ như mình và đứa em thì thậm thụt khui heo ra để đếm tiền để dành trong năm, sau đó đi năn nỉ xin Má đổi tiền mới. Ba và mấy ông anh lớn thì hì hụt xách nước chà rửa nền nhà. Má và mấy bà chị dâu thì vật lộn ngoài bếp cho mâm cơm cúng ông bà. Buổi chiều, cả nhà tụ tập quanh mâm cơm chay cúng ông bà, tổ tiên. Từng người lên thắp hương, khấn mời ông bà về vui chơi với con cháu trong ba ngày tết. Dù làm lụng suốt ngày nhưng chẳng ai thấy đói vì ai cũng nôn nao trong không khí xuân. Tất cả đều ngồi trò chuyện rôm rả chờ nhang trên mâm cơm tàn hẳn mới dọn dẹp rồi ngồi xuống ăn cơm.Đêm xuống, cả nhà đột nhiên im vắng đi. Ba thì vào giường ngủ trước để lát nữa dậy đón giao thừa. Mấy anh lớn thì chạy ra ngoài chơi. Má thì ngồi đọc kinh bên bàn thờ ông thiên ngoài sân. Pháo đã bắt đầu nổ rộn hơn. Mấy con chó cuống quít chạy vô trong nhà tìm chổ trốn. Mấy đứa nhỏ ngồi coi ti vi, nôn nao chờ giao thừa. Trước giờ giao thừa, Má đã hoàn tất việc cúng lễ. Ba đã thức dậy, thay bộ đồ mới để chuẩn bị cúng gia tiên, các ông anh đi chơi từ tối cũng đã tập trung về nhà, ngoại trừ ông anh thứ sáu. Ông này vì hạp tuổi với Má nên chưa bao giờ được đón giao thừa trong nhà; phải chờ cúng kiến đốt pháo xong ông này mới bước vô nhà xông đất và chúc tết Má. Một ông anh lớn đã treo mấy phong pháo ngoài sân. Ba Má trịnh trọng ra ngoài thắp hương trên bàn thờ ông thiên và tất cả bàn thờ trong nhà. Sau đó đùng … đùng … đùng, gần như cùng một lúc, tất cả các nhà trong xóm đều dậy lên tiếng pháo. Đất trời như vỡ òa với những tiếng pháo rộn ràng đánh dấu cho một năm cũ đã qua. Ông anh thứ sáu bước vào nhà và chúc tết Má. Má cười rạng rở: ‘Rồi năm mới rồi nha, ai cũng phải cười lên nha’. Cả nhà đồng loạt cười lên. Mọi người nói chuyện rôm rả. Như mọi năm, mình lại lén đi ra ngoài đường. Sau giao thừa, đường phố chợt vắng im, không một bóng người. Mình đi dọc theo con đường dẫn ra biển. Trong không gian quyện mùi thuốc pháo, có một chút mùi hương của xuân nhè nhẹ tỏa ra. Mình cứ như bơi đi trong không

gian như vậy hòa mình vào sự giao mùa của thiên nhiên.Sáng mùng một tết, Má đã thức dậy từ 6 giờ sáng, nấu nước pha trà. Sau đó Má nướng một ít bánh tráng sữa và cắt bánh tét, bánh chưng để cả nhà ăn sáng. Đến 7 giờ, cả nhà đều tập trung ở phòng khách, ai nấy đều hớn hở xúng xính trong những bộ đồ mới. Ba ngồi kế bên Má trịnh trọng nói: ‘Năm nay thằng Phương được 18 tuổi, Ba muốn phá lệ không dùng trà để chúc tết mà dùng rượu, bây giờ con đã là người lớn rồi’. Ngay lập tức mấy ông anh lớn bưng chai rượu ra rót vào ly. Mọi người nâng ly chúc tết nhau. Vẫn những câu chúc đó nhưng sao năm nay mình lại thấy bồi hồi lâng lâng. Sau đó mình chở Má đi chùa đến chiều. Về nhà, ăn uống xong, cả nhà quây quần chơi đánh bài đến khuya.Mùng hai tết, cả lớp đã hẹn nhau đi chúc tết thầy cô. Cứ tưởng mình là ngon, té ra khi gặp nhau mới biết hầu như đứa nào trong lớp cũng được cha mẹ đặc cách công nhận là người lớn. Phần lớn là được phép uống rượu (như mình), một số còn được lì xì hộp quẹt, thuốc lá. Cả lớp tập trung được gần 30 đứa, đi đến đâu cũng như cái chợ di động. Đi từ sáng đến tối mà chỉ thăm được 4-5 thầy cô thân vì đến nhà nào cũng phải ngừng lại chúc tết, ăn uống. Đúng là vui… như tết. Mãi đến hơn 11 giờ khuya mới về đến nhà, cả nhà vẫn còn quây quần bên sòng bài xì lát và tứ sắc. Lại vui thâu đêm thôi, tết mà.Mùng ba tết, cả nhà kéo nhau ra biển chơi rồi ăn uống ngoài biển mãi đến chiều mới về. Sau đó Ba Má lại đi một vòng trong xóm chúc tết bà con láng giềng. Mấy đứa trẻ như mình thì lại đánh bài, nhậu nhẹt. Cứ thế mà 3 ngày tết trôi qua lúc nào không biết… .Thoáng đó mà đã hơn 20 năm rồi. Nhóm bạn học ngày nào không biết giờ đang trôi dạt ở nơi đâu. Ngày tết bây giờ chỉ còn là một chuỗi những cuối tuần dựng gian hàng, rồi lượm banh, rồi tháo gian hàng … chỉ thấy toàn là trách nhiệm với âu lo. Những tháng ngày hồn nhiên vô tư ngày đó, giờ muốn kể lại phải được bắt đầu bằng hai chữ ngày xưa.Dù sao thì cũng phải cảm ơn chị Nga một tiếng vì nhờ có chị kêu gọi nên mình mới được má bầy nhỏ cho phép trốn vào một góc nhà để hồi tưởng lại quá khứ, được mơ mơ màng màng, được không phải lo tắm rửa, thay đồ cho mấy cu nhóc và đọc sách ru tụi nó ngủ. Cũng được quá phải không.

16

Page 20: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

CHUOÃI HAÏT TRONG ÑÔØI SOÁNG BAÏN TREÛNHÖ TRAÂN

Chuỗi hạt óng ánh long lanhÔi! Sao đẹp quá người người thích mang

Mỗi khi tâm tánh bất anNam mô niệm Phật tâm an đến liền

Ngọc-Mai

Chuỗi đeo tay, vật trang sức quá quen thuộc và phổ biến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, đằng sau nét đẹp hình thức bên ngoài dường như vẫn có mối liên hệ nào đó đến yếu tố tâm linh khi có khá nhiều bạn trẻ đã tìm và chọn cho mình những xâu chuỗi hạt Phật giáo. Một “mốt” thời trang mới, hay là một điểm tựa tinh thần?

Chuỗi đeo tay và xâu chuỗi Phật giáoCó khá nhiều bạn trẻ ngày nay đang “sở hữu” một sợi chuỗi đeo tay, hoặc do tự mình tìm mua lấy, hoặc do bạn bè tặng. Những chuyến đi du lịch thường được đánh dấu bằng một món quà cho ai đó. Bạn sẽ nghĩ đến những sợi dây đeo tay xinh xắn. Đa dạng về chủng loại này là những chuỗi đeo được kết từ những hạt cườm. Số hạt tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ khác nhau, không quy định chặt chẽ về số lượng, vì chúng chỉ đơn thuần là một món đồ trang sức. Màu sắc cũng thật đa dạng và phong phú. Thế nhưng, điều thú vị là hiện nay, trên thị trường đồ trang sức của giới trẻ, bên cạnh những chuỗi đeo tay thời trang nhiều màu sắc, đã xuất hiện những xâu chuỗi Phật giáo, hoặc mô phỏng sắc màu của chuỗi Phật giáo. Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại, thậm chí còn hào hứng chọn đeo, đầu tiên chỉ vì phong cách là lạ mới mẻ, chứ cũng không hiểu tường tận về ý nghĩa và chức năng của xâu chuỗi Phật giáo.Theo quý thầy cho biết: chuỗi hạt là một pháp khí của nhà Phật, là một phương tiện để “cột tâm”, đối với những người mới bước chân vào con đường tu hành. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt hay tràng hạt (chữ Hán là sổ châu, niệm châu) dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo cũng mang ý nghĩa thể hiện về mặt hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu… Chuỗi Phật giáo đặc biệt có quy định về số hạt trong một chuỗi. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt “mẫu châu” để làm mốc trong khi lần hạt. Theo các kinh ghi lại thì chuỗi hạt được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: hạt bồ đề, hạt kim cang, hạt sen, ngọc, thủy tinh, đồng dỏ, vàng bạc…

Từ nhu cầu thời trang.Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ, hay hay. Còn nhớ trong một lần mua sắm ở một điểm du lịch, giữa “muôn hồng nghìn tía” các chuỗi đeo tay đủ chủng loại, đủ màu sắc, bạn tôi đã reo lên ngạc nhiên và cầm lên một chuỗi hạt là lạ. Nó cũng nhỏ nhắn bình thường và cũng được làm bằng đá kim sa lấp lánh đặc trưng của vùng, nhưng sợi dây đeo ấy xen lẫn các hạt tròn là những hạt vuông khắc hình chữ vạn.Dần dà, trong những chuyến hành hương đến các chùa, khu bán đồ pháp khí được các bạn trẻ đặt biệt quan tâm. Họ chọn ngay những vòng đeo, tràng hạt Phật giáo để làm đồ trang sức cho mình. “Nó có vẻ lạ và hay hay, thậm chí “bùi bụi” nữa” - Bội Châu, sinh viên ĐHDL Văn Lang nhận xét.Hơn thế, hiện nay, những chuỗi đeo Phật giáo không chỉ có ở trong khuôn viên các chùa, mà còn xuất hiện phổ biến ở các quầy hàng lưu niệm. Ở hầu hết các khu du lịch đều có trưng bày và bán các sản phẩm này, với đa dạng chủng loại về kích thước, chất liệu. Có khi chất liệu của chuỗi là nguyên liệu đặc trưng của vùng đất đó. Như ở làng Non Nước có nhiều chuỗi làm bằng đá, đặc trưng của làng nghề. Giá cả cũng dao động tùy loại, từ 5.000đ đến 20.000đ, có khi là 50.000đ. Nói chung, ở các nơi này, các loại chuỗi đeo mang giá trị đơn thuần là những sản phẩm du lịch, như một kỷ niệm của du khách về một chuyến đi.

Đến ước vọng tâm linhĐúng vậy, không chỉ là thời trang, bạn trẻ ngày nay chọn cho mình những chuỗi đeo Phật giáo, có khi trang trọng thỉnh từ chùa về, cũng đã gửi gắm một ước vọng thầm kín về mối liên hệ tâm linh.Tôi biết một nhóm bạn hay đi chùa vào những ngày rằm. Bên cạnh kinh sách, các bạn còn được quý Thầy tặng cho những xâu chuỗi, là những món quà quý đối với họ. Truyền, một bạn trong nhóm cười vui: “Mình tin rằng sẽ được phò trợ tinh thần khi đeo chuỗi hạt này”. Hay như Lộc, một sinh viên ngành hướng dẫn du lịch, rất hay đi

17

Page 21: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Đánh chuông mới biết chuông hayKhảo nhân mới biết bậc nào minh sưChuổi ngày nơi cỏi phàm phu...Nương vào nhân quả tuyệt vời chẳng saiAi người nhân của Như LaiHảy mau bịt mắt, bịt tai kẽo là,Thiên ma cùng với lâu la,Nhập vào tâm thức rỉ tai buộc ràngThiện căn đoạn dứt mọi đàngLạc vào lối mộng thênh thang hình hàiNếu ai mê sắc đắm tàiBị chúng trói lại làm cho mê hoàiĐến khi sực tỉnh mộng dàiThì sau chúng lại kết bày tội oanĐọa vào kiếp sống ngỗn ngangKiếp sau trả quả chúng ma cười khìThì ra tánh mạng chúng sinhBị thiên ma dụ đoạn tình sắc khôngĐem vào địa ngục tối ngôngKiếp này chưa trả lại chồng chất thêm

Hởi người nhân cốt Phật TiênĐừng nên bỏ mạng làm thiên ma hoàiĐứng lên tỉnh giấc mộng dàiNghe theo Phật Tổ gót ngài phong vân.Cực lạc tên gọi lạc bangNgó vào tiên cốt ngọc ân Tổ ThầyBước lên bát nhã liên đàiNhìn vào chơn tánh thoát loài ma vươngNhìn ra sinh chúng đáng thươngChẳng còn dấu vết ma vương chổ nàoBước đi trên cánh sen caoNhập vào lý tánh rạt rào yêu thươngBước chân Phật tổ dẫn đườngLiên đài bậc nhứt ma vương phục rồiKêu bằng Sư phụ thương ôiĐộ cho con được sống đời Như Lai ...

Tổ Sư: Thanh Tịnh Hải TạngĐời 98 Thiền Pháp Nhản Sưu Tầm

BƯỚC CHÂN GIẢI THOÁT

Ý nghĩa số hạt trong xâu chuỗi Phật giáo:- 108 hạt: Tượng trưng cầu chứng 108 tam muội, dứt trừ 108 phiền não.- 54 hạt: Biểu thị 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát là: Thập tín, thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Tứ thiện căn nhân địa.- 42 hạt: Tượng trưng 42 giai vị tu hành của Bồ tát là: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.- 27 hạt: Tượng trưng 27 hiền vị thuộc 4 hướng, 4 quả của Tiểu thừa, tức 18 vị Hữu học của 4 hướng 3 quả trước và 9 vị Vô học của quả A la hán.- 21 hạt: Biểu thị 21 vị: Thập địa, Thập Ba la mật và quả vị Phật.- 14 hạt: Biểu thị 14 thứ Vô úy của Quán Âm.- 1.080 hạt: Biểu thị 10 cõi, mỗi cõi có đủ 108 hạt nên cộng lại là 1.080 hạt.

chùa, cho biết: “Lộc đeo chuỗi hạt ở trong tay đã hai năm. Đơn giản là vì khi đeo chuỗi bên mình, Lộc thấy thoải mái, vui vẻ hơn vì cái tâm trong đạo”. Tìm thấy sự an nhiên cũng là niềm hân hoan mà nhiều bạn trẻ đã thổ lộ, khi đã gửi cái tâm mình trong đạo.Như một cách xác tín niềm tin, nhiều bạn đem chuỗi hạt tới chùa nhờ quý Thầy chú nguyện. Sau đó, có người đeo luôn ở tay để mong cầu sự bình an. Cũng có người không đeo mà cất giữ luôn bên mình, xem như “bùa hộ mệnh”. Thực ra đó là niềm tin sẽ sở đắc được sự an lạc tĩnh tại trong tâm, giữa cuộc bon chen đời thường.Và thật đẹp là những tấm lòng mong muốn hướng thiện. Anh Hoàng Anh Cương, một chuyên viên cắm hoa, đã bộc lộ mong mỏi ấy khi nói về việc lúc nào cũng đeo một chuỗi

hạt to sù trên tay. Anh kể, giữa những toan tính cuộc sống đời thường, thâm tâm anh lúc nào cũng hướng về Phật để mong cầu một sự an bình. Trong một lần đi chùa lễ Phật ở quận 5, anh đã thỉnh về một xâu chuỗi bằng đá và luôn đeo nó ở bên mình, như một cách cầu an cho tâm hồn.

Lời kếtChuỗi hạt Phật giáo, khởi nguyên là dùng để niệm Phật. Ngày nay bạn trẻ sử dụng chuỗi hạt ấy vào những mục đích khác nhau. Đó là nét đẹp tâm linh khi gửi niềm tin trong đạo, hay chỉ đơn thuần là sử dụng như một vật trang sức làm đẹp con người thì bản thân chuỗi hạt đã mang những giá trị nhất định đối với người, với đạo. Phật giáo thấm nhuần vào lòng người, đôi khi bằng những chi tiết rất giản dị.

18

Page 22: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Sát sanh: tội lớn nhất đời,Hãy dừng tay lại ! Người ơi xin đừng !Ai mà chẳng có lòng thương,Nghĩ suy cho kỹ, tỏ tường trước sau.Thân mình bị cắt cũng đau,Cũng la, rên xiết, khác nào chúng sinh.Tiệc tùng ăn uống linh đình,Oan khiên, nghiệp báo rập rình phía sau.Rũi ro tai nạn ốm đau,Não phiền mê muội, khổ sầu do ta.Thân mình chảy máu lóc da,Hỏi rằng như thế ai mà chẳng đau.Người - vật có khác gì nhau,Sinh con đẻ cái, khổ đau muộn phiền.Hãy nghe lời dạy thánh hiền,Đừng nên ăn thịt và chuyên tu hành !

Đừng nên nợ mạng chúng sanh,Để rồi khổ lụy, tấm thân đọa đày.Linh hồn than khóc đêm ngày,Mà sao chẳng có ai hay biết gì ?!Hương đèn cúng tế làm chi,Cúi đầu khấn lạy ích gì hỡi ai ?Thần linh cũng chẳng đoái hoài,Bởi vì tất cả lỗi sai về mình !Chỉ dừng ăn thịt chúng sinh,Niềm vui sẽ tới, đời mình đổi thay.Cuộc đời ít rủi nhiều may,Do mình quyết định vòng quay luân hồi.Thời gian đã đến nơi rồi,Mau mau thức tỉnh hỡi người vô minh !May ra cứu được thân mình,Vượt qua kiếp nạn rập rình đợi ta !

Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong mộtthôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu.Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước một con cá Kình

rất lớn,dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: “Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Cácngười có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ

buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy

L©i PhÆt Dåy

Söï Tích Caùi MOÕ

19

Page 23: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả”.Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: “Này nghiệt súc! Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị thì ngươi quen tánh mông lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người.Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!! Sư cụ quở vừa dứt lời thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: “Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức củaThầy và chư Tăng Ni chú nguyện

và tụng kinh siêu độ nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễtạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho nhữngvị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.Vì sự tích như đã kể ở trên mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.“Em nhớ hôm nào sông nước vắngChuông Chùa lay động ánh sương chiều Lời Kinh, tiếng “Mõ” như thầm nhắn Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều “Hanh Đoan(Theo Giác Ngộ)================Phụ chú:Theo tài liệu Phật Giáo tìm thây trên lưới, giải thích cách gỏ mõ như sau:Mõ được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nêntreo và đánh mõ và cái mõ được

tạc hình con cá vậy.Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu.- Mõ hình hình bầu dục để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụngđược nhịp nhàng.- Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Tiếng mõ vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng,tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.

Ý Nghĩa Về Chuông Mõ:-Trước đánh ba tiếng ,-Tiếp đánh ba,-Sau cùng dứt bốn .- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức, Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức, Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.

20

Page 24: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Chào Anh, Chị, Em và các cô, các bác đang đọc bài báo ‘Sen Trắng’ của Gia Đinh Phật Tử tại Úc Đại Lợi. Em tên là Trương Tuấn Quang Andrew một Huynh Trưởng Tập Sự tại Gia Đình Phật Tử Đại Hoan Hỷ đang sinh hoạt tại miền Tâm Minh tiểu bang Victoria. Bài này em sẽ viết về cảm nghĩ của em sau khi tham dự trại Huấn Luyện Lộc Uyển 10.

Đúng ra thi em bắt đầu sinh hoạt trong GĐPT vào năm 2001 nhưng vì lý do cá nhân thì em không sinh hoạt được. Vào năm 2004 em bắt đầu sinh hoạt lại và em đã vào Ngành Thiếu Nam. Trong mấy năm đó em nhìn thấy được nhiều thay đổi trong đời sinh hoạt của đoàn sinh và Huynh Trưởng. Vào những năm đó em suy nghĩ: “Nếu mình làm Huynh Trưởng thì em phải làm gì?” Vì vậy khi em tròn 19 tuổi thì em mới tham dự trại Huấn Luyện Lộc Uyển 10.

Trại Lộc Uyển là một trại rất quan trọng đối với một Huynh Trưởng trong GĐPT. Đây là bước đầu tiên trên con đường rất dài của một Huynh Trưởng, sau đó có những trại như ‘A-Dục’, ‘Huyền Trang’.

Khi đến trại Huấn Luyện, em cảm thấy mình sẽ tham gia trong một chương trình rất quan trọng đối với đời mình. Bài học của anh chị Huynh Trưởng và Thầy rất đầy ý nghĩa từ phân biệt ‘Đội, đoàn, chúng và đàn’ đến tới ‘Nguyên lý căn bản của đạo Phật’ em cũng có thể hiểu được những

lời dạy của anh chị và Thầy. Những trò chơi anh chị đã xắp xếp đã cho em hiểu chữ “Hy Sinh”. Chữ nầy trong trường hợp nầy không có nói về hy sinh tánh mạng của mình, chữ nầy nói về những giờ, phút và giây của mình hy sinh để cho các đoàn sinh và một tương lai của GĐPT thành một tương lai rất tốt.

Trai Huấn Luyện nầy đã cho em thấy tại sao mục đích của Gia Đình Phật Tử rất quan trọng đối với em. Mục Đích của GĐPT là để ‘đạo tạo Thanh, Thiếu, đồng niên trở thành Phật Tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo’. Em muốn làm một gương tốt cho các đoàn sinh. Khi em tập xếp hàng, hoặc khi em chăm lo đến bài thi em muốn biết tại sao những việc nầy góp một phần xây dựng xã hội. Nhưng sau khi em làm Huynh Trưởng em đã biết rõ tại sao những việc nầy có thế giúp mình xây dựng xã hội. Nếu không có ai nhắn mình làm bài và chăm lo học và theo trật tự thì mình không có thể xây dựng xã hội.

Bây giờ là tháng Ba và em đã làm Huynh Trưởng tập sự cũng hơn một tháng rồi. Nhưng em cũng muốn biết cách nào sau này mình có thế làm một Huynh Trưởng rất hay nữa. Em chúc các anh chị và tự chúc cho em nhiều may mắn trong năm mới!

Trương Tuấn Quang Andrew (Huệ Minh) - GĐPT Đại Hoan Hỷ13/03/2011

Caûm Nghó Sau Traïi Huaán Luyeän Loäc Uyeån 10

Caûm Nghó Sau Traïi Huaán Luyeän Loäc Uyeån 10

21

Page 25: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Before camp, I thought that becoming a Huynh Truong was not going to be that big of a deal and that I would not feel any different after completing camp. The only difference would be that I would now have the title of HTr. I was also anxious about the camp as many of my Nganh Thieu friends were not attending, so I would be alone. The elder HTr in my family also told sto-ries that made the camp seem extremely hard. After attending and completing the camp how-ever, I saw that I was mistaken about my thoughts prior to the camp. Even though I expected not to change as a person that much, I changed a lot. I was now a lot more patient, appreciative of everyday luxuries and able to cope with suffering a little bit better. Also during the camp, although at first I did indeed feel lonely, my group help changed that :) Finally, the impression that the senior HTr gave me of camp was completely different to how I actually felt about the camp. Now I wonder whether or not they exaggerated on purpose in order to get me to prepare for the camp, or whether their Loc Uyen camp was indeed harder.

Huệ Hiếu_ La Đăng Quang_GĐPT Chánh Tâm

Melbourne 12-3-2011

Thương gởi các em tân huynh trưởngCác em thân mến!

Cứ sau một năm học đến hè GÐPT chúng ta đều có kỳ trại, năm nay các em được dự khóa huấn luyện huynh trưởng sơ cấp Lộc Uyển 10.

Trại năm nay được chọn ở một vị trí rất đẹp, nằm trên ngọn đồi, chung quanh rừng thông, cây lá xanh tuơi, dưới gốc cây cổ thụ lại có 2 anh nai vàng ngơ ngác rảo bước lắng nghe chim hót buổi ban mai thật là thơ mộng và yên tịnh, đúng với ý nghĩa cái tên Lộc Uyển là nơi sau khi Ðức Phật Thích Ca thành đạo ngài đến gặp 5 anh em A Nhã Kiều Trần Như với bài thuyết pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế. Bài này Ðức Phật giảng vào năm 528 trước công nguyên (dực theo kinh nói)

Các em cũng có duyên lành nghe được lời khai thị của TT Thích Nguyên Tạng chứng minh trong buổi khai mạc thật trang nghiêm. Các em lần lượt học qua những lời dạy dỗ do các anh chị huynh trưởng từ các bậc nhiều năm kinh nghiệm, điều đặc biệt các em còn được một ngày tu thọ Bát Quan Trai do TT Thích Phước Tấn truyền giới. Trong ngày hôm đó Cô cũng có duyên lành được phục vụ trong trai đường, có cơ hội nhìn thấy các em cách ngồi, cách

ăn đều trong chánh niệm. Sau buổi thọ trai các em còn đi kinh hành với bộ áo tràng lần lượt từng bước đi trong chánh niệm, với câu niệm Phật đều đều thật là trang nghiêm cô rất tán thán.

Chúng ta là Phật tử luôn nhớ câu: “Tránh làm các điều ác, nguyện làm các việc lành”, thực hành hạnh Bi Trí Dũng sống trong tình Lục Hòa. Các em là những mằm non, là hoa mới nở, tỏa hương thơm đi khắp muôn phương, tương lai của các em sẽ như thế. Với tuổi thanh xuân của các em rất bận rộn ở ngưỡng cửa học đường, nhưng Cô hy vọng các em cố gắng đi sinh hoạt đều, học tập tốt để nối gót các anh chị huynh trưởng hướng dẫn đàn em để GÐPT càng ngày càng phát triển ở đất nước nầy.

Phần các Cô trong ban ẩm thực ở nhà bếp tuy vất vả nhưng lúc nào cũng nói cười, chuyện trò với nhau vui vẽ, tâm luôn hoan hỷ để nấu những món ăn ngon trong những ngày tu học.

Cô không biết nói gì hơn nhân hôm nay ngày vía Ðức Phật Thíc Ca Xuất Gia, cô hồi tưởng ngày vui ở trại nên ít dòng tâm sự. Thương chúc các em một năm vui vẽ, an lạc và hẹn gặp lại các em trong kỳ trại tới.

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ TátCô Chơn Phúc Hòa

22

Page 26: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

LỊCH SỬ LÁ CỜ PHẬT GIÁO:Từ xa xưa, các tổ chức Phật giáo chưa có lá cờ để dùng làm biểu tượng chung. Mãi cho đến năm 1885, có một người Mỹ tên HENRY STEEL OLCOTT đã dựa vào ý nghĩa giáo lý mà Ðức Thế Tôn tuyên thuyết để phát họa nên lá cờ năm sắc. Lá cờ nầy sau đó, năm 1889 được Giáo hội Tăng Già Tích Lan chọn làm biểu tượng cho Giáo Hội Phật giáo Tích Lan.Năm 1950, Hội Tăng Già Bắc Việt cử Thiền sư Tố Liên (vào lúc đó đang trú trì chùa Quán Sứ, Hà Nội) làm Trưởng phái đoàn (và ông Phạm Chữ, công chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam tháp tùng, làm Thông dịch viên), cùng 26 phái đoàn đại diện cho các nước Phật giáo tham dự hội nghị thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World Fel-lowship of Buddhism) được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Colombo, Tích Lan từ ngày 25/5 đến 27/6/1950. Tổ chức nầy đã công nhận lá cờ của Phật giáo Tích Lan làm biểu tượng chung cho Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.Tại Việt Nam, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, 6 phái đoàn gồm Tăng già và Cư sĩ đại diện cho Phật giáo đồ Trung, Nam, Bắc, nhóm họp tại Chùa Từ Ðàm, Huế từ ngày 06/5 đến ngày 09/5/1951 để thống nhất Phật giáo trong cả nước, thành lập nên Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Tại hội nghị nầy, lá cờ của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới được công nhận làm lá cờ (Giáo kỳ) của Phật giáo Việt Nam.Trong Hiến Chương được công bố ngày 04/1/1964 (tức ngày 20/11 âm lịch Pl.2507) thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, lá cờ nầy được dùng làm giáo kỳ của GHPGVNTN.

Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO:VỀ PHẬT PHÁP:

Lá cờ Phật giáo tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của Chư Phật. Khi Ðức Thế Tôn thuyết pháp, trên đỉnh đầu phát ra hào quang năm sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, cam.

Năm màu sắc trên lá cờ Phật giáo tượng trưng cho Ngũ Căn, là một phần trong 37 phẩm trợ đạo.Tại sao gọi là căn? Căn là những gì có khả năng sinh ra, tăng lên hay phát triển gọi là căn.Ngũ Căn (The five spiritual organs or positive agents) là 5 điều căn bản có năng lực phát sinh ra các thiện pháp đưa đến an lạc, giải thoát, niết bàn.Ngũ Căn gồm có:1. Ðịnh căn: (màu Xanh-Visionary meditation): chuyên tâm vào pháp môn đang hành trì, tu tập. Không để bị loạn tưởng, tạp niệm chi phối.2. Niệm căn: (màu Vàng-Memory): luôn nhớ nghĩ đến chánh pháp.3. Tấn căn: (màu Ðỏ-Energy): siêng năng, tinh tấn tu tập, thực hành chánh pháp. Không làm biếng, thối thất, giải đãi.4. Tín căn: (màu Trắng-Faith): một lòng tin tưởng Tam Bảo, tin tưởng vào giáo pháp mà Ðức Phật truyền dạy có khả năng diệt được phiền não, khổ đau, đưa đến an vui, giải thoát.5. Huệ căn: (màu Cam-Wisdom): dùng lý trí sáng suốt để suy xét, tỏ ngộ chân lý.Khi Ngũ Căn tăng trưởng sẽ phát sinh ra Ngũ Lực (Five powers or faculties) là năm sức mạnh giúp người tu hành vượt qua được tất cả mọi chướng ngại, đạt đến kết quả, cứu cánh giải thoát, an vui. Ngũ Lực gồm có:1. Ðịnh lực: (force of concentration of mind or meditation). Khi định căn tăng trưởng có năng lực phá tan mọi vọng tưởng, điên đảo.2. Niệm lực: (force of mindfulness). Khi niệm căn tăng trưởng có năng lực phá tan tà niệm.3. Tấn lực: (force of energy). Khi tấn căn tăng trưởng có năng lực phá được sự lười biếng, giải đãi, thối thất.4. Tín lực: (force of faith). Khi tín căn tăng trưởng có năng lực phá tan sự mê tín, dị đoan, tà ngụy. 5. Huệ lực: (force of wisdom). Khi huệ căn tăng trưởng có năng lực phá tan sự u tối, ngu si, mê hoặc, nghi ngờ.

YÙ NGHÓA CÔØ PHAÄT GIAÙO(Baøi soaïn laïi cho chöông trình haøm thuï Baäc KIeân)

HTr. Tâm Lễ

23

Page 27: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Riêng màu tổng hợp mang ý nghĩa là Ngũ căn và Ngũ lực không thể tách rời. Từ mười phần căn bản nầy mà các thiện pháp được sinh ra, có năng lực đưa một người từ phàm phu trở thành thánh nhân, xuất thế, giải thoát.

VỀ THẾ PHÁP:Năm màu trên lá cờ Phật giáo (màu tổng hợp) mang ý nghĩa đoàn kết Phật giáo đồ khắp năm châu thành một khối thống nhất, không phân biệt màu da, chính kiến, chủng tộc, giai cấp hay biên giới quốc gia, để phụng sự chánh pháp. Màu tổng hợp còn tượng trưng cho tinh thần từ bi, bình đẳng, hội nhập, chuyển hóa của Ðạo Phật để làm kiến tạo

một thế giới hòa bình, xây dựng một xã hội hài hòa, an vui theo tinh thần Phật giáo.

NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG ÐỐI VỚI LÁ CỜ PHẬT GIÁO:Lá cờ Phật giáo là biểu tượng tinh thần hòa hợp, thống nhất của Phật giáo đồ trên toàn thế giới dưới ánh sáng trí tuệ từ bi của giáo pháp mà Ðức Thế Tôn truyền dạy. Cho nên là Huynh Trưởng GÐPT, chúng ta phải bảo vệ giá trị tinh thần đó cho dù phải hy sinh thân mạng, để lá cờ Phật giáo được tồn tại và mãi mãi tung bay trong gió.

Các em thân mến,Thường cuối mỗi buổi lễ Phật, chúng ta hay đọc những điều luật trong gia đình Phật Tử. Nếu chúng ta đọc thật to mà không hiểu nhiều về nó, thì cũng mất đi lợi lạc. Hôm nay, anh sẽ cố gắng giải nghĩa những điều luật đó. Tuy nhiên, anh không dám nói là mình hiểu hết 1 cách đầy đủ, nhưng anh hiểu tới đâu thì nói tới đó.Hôm nay, xin nói về ba điều luật của Oanh Vũ:1/ Điều thứ nhất: Em tưởng nhớ PhậtNhư thế nào là tưởng nhớ Phật? các em thân mến, khi các em khoác tấm áo lam, bước chân vô chánh điện, cùng với các bạn và các anh Huynh Trưởng, đọc to bài sám hối, niệm danh hiệu các vị Phật và Bồ Tát là các em đang tưởng nhớ Phật đó. Thật đơn giản phải không nào? Vì sao chúng ta phải tưởng nhớ Phật? vì kể từ ngày chúng ta quy y tam bảo và nhận 1 cái pháp danh, chúng ta đã là 1 người Phật Tử, chúng ta đã là con Phật, chúng ta sẽ thành giống như Phật. Muốn như vậy chúng ta phải sống như Phật, học những điều Phật đã dạy, và làm giống như Phật vậy. Tưởng nhớ Phật là

làm theo những gì Phật dạy đó các em.2/ Điều thứ hai: Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.Có chàng trai kia đi tìm Phật, anh ta đi hoài, đi hoài và luôn cầu khấn sẽ được gặp Phật. Anh ta cứ đi hoài như vậy mãi, cho đến 1 lúc mệt quá thì xỉu luôn. Trong giấc mơ, anh nghe có tiếng ai đó nói, hình như là tiếng của chính anh ta, rất là quen, nhưng cũng không rõ là ai nói. Tiếng đó nói như vầy: “Con hãy quay về đi, đừng đi nữa. Khi nào con gặp 1 người mang đôi dép ngược, người đó chính là Phật đó”. Chàng trai bừng tỉnh, vội vã lên đường trở về. Anh ta nghĩ lòng thành của mình đã được chứng minh, nên rất gấp rút. Nhưng anh đi hoài, đi hoài vẫn không thấy vị Phật nào. Cuối cùng, quá thất vọng anh quay về nhà. Khi về tới cửa, anh gọi to: Mẹ ơi con đã về. Lúc đó, mẹ anh nghe tiếng con gọi, mừng quá vội chạy ra đón, quên mất mình xỏ đôi dép ngược. Chàng trai lúc đó ngộ ra liền, hoá ra mẹ mình chính là vị Phật mình đi tìm.Các em thấy đó, kính mến cha mẹ, thuận thảo với anh chị em, chính là làm theo lời Phật dạy. Nếu các em là đúng điều

này, các em mới đúng là 1 Phật Tử. Như vậy điều số 2 cũng như điều số 1 đều dạy các em sống đúng như 1 người Phật Tử3/ Điều số ba: Em thương người và vậtCác em thân mến, Phật dạy rằng: chúng ta không chỉ có 1 kiếp này, mà có rất nhiều nhiều kiếp trong quá khứ. Tương tự sau này, trước khi chúng ta được thành Phật, chúng ta cũng sẽ còn trải qua nhiều kiếp nữa. Trong mỗi kiếp đó chúng ta đều có cha và mẹ. Như vậy chúng ta không chỉ có cha mẹ ở kiếp này, mà có rất nhiều cha mẹ trong kiếp trước, và kiếp về sau. Họ có thể là người, hay cũng là vật, không ai biết được. Vì vậy nếu các em biết yêu người và vật, thì các em mới đúng là 1 Phật Tử, biết yêu cha mẹ, anh chị em đời quá khứ và vị lai. Vậy điều thứ ba này, một lần nữa cũng là dạy các em thành 1 Phật Tử chân chính giống điều hai và điều một.Vì thời giờ giới hạn anh xin ngừng ở đây, hẹn gặp 1 dịp khác, anh sẽ giảng nghĩa về 5 điều luật của Huynh Trưởng, và nghành Thiếu, ngành Thanh

Minh Trí

Câu chuyện dưới cờÝ Nghĩa Của Những Điều Luật Trong Gia Đình Phật Tử

24

Page 28: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Mỗi lần nhắc đến quá trình xây-dựng và sự trưởng-thành của GĐPTVN, chúng ta thường nhắc đến con số thời gian, tính theo hằng chục năm đã trôi qua...cùng với thành tích mà GĐPTVN đã đạt được. Có một điều mà chúng ta quên (có nên nói là “quên” không?) là trong bao nhiêu năm qua, vì hoàn cảnh chung của đất nước nên GĐPTVN cũng phải chịu mọi cảnh khó khăn: Trong nước thì bị người cầm quyền sách nhiễu, ở hải ngoại thì phải thích nghi với hoàn cảnh không mấy thuận lợi, nên huynh-trưởng khó có thể đóng góp nhiều như tại quê nhà trước năm 1975. Lấy thí dụ cụ thể như: tại quê nhà trước năm đây (tức trước năm1975), đa số huynh-trưởng là nhà giáo và đoàn-sinh phần lớn là học sinh; vì vậy các trại huấn-luyện để đào tạo huynh-trưởng (Lộc-Uyển, A-Dục, Huyền Trang...) thường được tổ-chức 1 tuần (vào mùa nghỉ hè), trong khi ở Úc chúng ta chỉ có ba ngày cho một kỳ trại. Tất nhiên kết quả huấn luyện tại quê nhà phải tốt hơn ở hải-ngoại, (nhưng hình như ngày

nay ngay tại quê nhà hiện nay cũng phải “mở trại chui”)! Trong khi chờ đợi một ngày mai sáng sủa hơn, thì trước mắt có thể làm được điều gì, chúng ta hãy cố gắng thử làm... để đóng góp ngay ở hiện tại và cho cả ngày mai. Chuyện ngày mai, hãy xin để lại đó, nay xin có một đề-nghị cụ thể cho hiện tại. Xin vào vấn đề chính, chuyện trước mắt.

Việc Nghiên-huấn và Tu-thư: Nếu chúng tôi không lầm thì “từ hồi nào đến giờ” thành phần BHD.GĐPT.UĐL thường chỉ có Tiểu-ban Nghiên-huấn Tu-thư, thì phải. Sự thật hai phần hành này vốn riêng biệt mặc dù rất gần gũi, sát cánh, và cần phải liên kết chặt chẽ với nhau. Xin ví dụ: Trước năm 1975, Ủy-viên Nghiên-huấn và Ủy-viên Tu-thư do hai anh Nguyễn khắc Từ và Nguyễn khắc Ủy phụ trách (nghe tên là biết hai ông là anh em ruột rồi). Trước năm 1966, hai anh cùng dạy trường Bồ-Đề Đà nẵng; sau biến cố 1966, anh Từ bị bắt đem nhốt tại Sai-gon vì lúc đó anh Từ là Trưởng Ban Hướng dẫn Đà nẵng, tội

nặng lắm mà...! Ra tù , anh Từ ở luôn Saigon để cùng làm việc với phụ-tá ủy viên Nghiên-huấn là Nguyên Trung (hiện ở San Jose) và phụ-tá ủy viên Tu-thư là Nguyên Phước, cùng nhau soạn bộ tài liệu huấn-luyện Lộc-Uyển và A-Dục, có anh Tổng Thư-ký Cao Chánh Hựu đang ở Đà nẵng cùng tham gia soạn thảo...Tất tài liệu được soạn thảo phải gởi ra Đà nẵng cho anh Ủy-viên Tu-Thư hiệc-đính và lo việc “xuất bản”. Tại Đà- nẵng, nhờ anh Ủy-viên Ngành Thiếu Nam (của Ban Hướng Dẫn Trung ương) Bạch Hoa Mai điều-động các em thiếu-nam của Đà nẵng lo việc ấn loát (in bằng roneo, tài liệu hiện nay vẫn còn dùng, tùy theo các đơn vị sửa đổi ít nhiều). Mùa hè năm 1970, tại Đại-Hội Qui Nhơn, bộ tài liệu được chuyển từ Đà nẵng vào Qui Nhơn để trình Đại-Hội duyệt và thông qua. (Kể chuyện đời xưa để chứng tỏ hai phần hành Nghiên-huấn và Tu-thư là “hai anh em ruột”: để nghe chơi, nghe qua rồi bỏ). Những điều này chứng tỏ rằng công việc của Nghiên-huấn và Tu-thư cần làm việc với nhau thật chặt chẽ thì

VAØI SUY NGHÓ VEÀ COÂNG VIEÄC CUÛA NGHIEÂN-HUAÁN VAØ TU-THÖ

Sau “ Vài ý nghĩ sau Đại-hội Tám” trong “Kỷ-yếu” của Đại-Hội, nay Nguyên Phước tôi lại có vài suy nghĩ nhân dịp đầu năm 2011. Cũng trong niềm tin vào “dấu hiệu đáng tin và đáng mừng” vì thấy lớp huynh trưởng trẻ rất nhiệt tình và rất vững vàng trong cung cách điều-hành Đại-hội vừa qua, nhưng lần này Nguyên Phước tôi không viết để khen nhau theo cách mẹ hát con khen, hay các em hát anh khen ...như thói thường, mà là một vài đóng góp để chúng ta cùng nhau xây dựng cho Tổ-chức ngày càng vững mạnh.

25

Page 29: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

mọi công việc mới trôi chảy. Ở hải-ngoại, mọi sắp xếp, tổ-chức một Ban Hướng dẫn đều phải tùy duyên, sắp xết thế nào cho họp lý là được, đâu phải mọi việc đều phải cứng nhắt, và càng không phải là mọi điều đều phải y theo một mẫu mực nào.

Ở đây, xin nói về mặt lý-thuyết: Trong một tổ-chức có mục đích giáo dục thanh, thiếu niên, người chịu trách nhiệm nặng nhứt đối với ý-nghĩa và giá-trị của tổ-chức là ủy-viên Nghiên-huấn. Bởi vì sinh hoạt của một tổ-chức dành cho tuổi-trẻ thì phải năng-động và vui tươi, trong khi đó sở thích của tuổi trẻ rất đa diện: tự nó thay đổi qua thời gian, và tùy theo lứa tuổi. Một cậu bé, cô bé 6, 7 tuổi thích trò chơi khác với các em ở tuổi 12, 13...và càng khác hơn khi các em lên 16, 17; và khác nhau giữa nam và nữ. Và theo thời gian, các trò chơi cũng sở thích của các em cũng thay đổi, Đến nay, bước vào thế-kỷ 21, SỞ THÍCH CŨNG NHƯ TRÒ CHƠI CÀNG THAY ĐỔI theo bước đi của ngành điện toán trong thiên niên kỷ thứ ba. Như mọi người đều biết, ngày nay có nhiều thanh, thiếu niên mê chơi computer đến quên cả ngày giờ!. Trong hoàn cảnh ấy, nếu ủy-viên Nghiên-huấn của một tổ-chức giáo-dục thanh, thiếu-niên mà không theo kịp những bước đi của KHOA HỌC HIỆN ĐẠI thì tổ-chức ấy SẼ BỊ LẠC HẬU, và những chiếc máy computer sẽ dẫn dắt các em đi rất xa!

Chính vì vậy, tại Đại-Hội Tám, khi đến phần bầu Ủy-viên Nghiên-huấn Tu-thư, nhiều anh chị, trong đó có Nguyên Phước tôi tha thiết mời anh Chúc Hoà nhận vai-trò Ủy viên Nghiên-huấn Tu-thư. Qua một hồi thoái-

thác vì này,vì kia...cuối cùng, không thể “bán cái” cho ai, anh Chúc-Hòa đành phải nghiêng vai ra gánh vác. Sau đó, cũng vì đã gánh nhiệm-vụ Ủy-viên Nghiên-huấn Tu-thư của Ban Hướng Dẫn Hải-ngoại từ trước nên anh Chúc Hòa lên tiếng kêu gọi các anh chị em khác tham gia vào ban Nghiên-huấn Tu-thư để giúp anh làm tròn nhiệm-vụ, và đã được rất nhiều anh chị em trẻ tham gia. Điều này quả thật là niềm vui cho tổ-chức GĐPTVN cũng như Ban Hướng dẫn GĐPTVN tại UĐL, như điều Nguyên Phước tôi đã nói lên niềm vui sau ngày Đại-Hội Tám:

“Đại Hội Tám được Ban Hướng dẫn đương nhiệm giao cho tập thể huynh trưởng trẻ gánh vác, tỏ ra Ban Hướng Dẫn nhiệm kỳ vừa qua đã chứng tỏ sự trẻ trung của chính mình. Đó là dấu hiệu tốt đẹp của tổ-chức GĐPTVN nói chung, GĐPTVN tại Úc nói riêng.”Từ lý-thuyết đến sự thật trước mắt, Nguyên Phước tôi xin trở lại với vấn đề Nghiên-huấn và Tu-thư. Chúng tôi xin đề nghị: Với nhiệm vụ nặng nề của Nghiên-huấn, Ban Nghiên-huấn Tu-thư khó gánh vác luôn cả nhiệm vụ Tu-thư, chứng cớ là trong nhiệm kỳ rồi, công trình biên soạn của anh Tâm Lễ (Trưởng Ban Hướng-dẫn đương nhiệm), anh không giao cho Nghiên-huấn Tu-thư thực-hiện. Với thực trạng ấy, chúng tôi đề nghị: công việc của Tu-thư nên chuyển qua cho Báo-chí bởi vì phần hành của Báo-chí và Tu-thư rất gần gũi với nhau. Nếu đồng ý với đề-nghị ấy thì Ban Hướng-dẫn trong tương-lai sẽ có: Tiểu Ban Nghiên-huấn và Tiểu Ban Báo chí và Tu-thư. Dù đồng ý với đề-nghị này hay giữ nguyên như cũ, thì phần hành Tu-thư ở Ban Nghiên-huấn hay

Ban Báo-chí, thì tại Ban ấy nên có một phụ-tá ủy-viên đặc trách TU-THƯ. Chúng tôi cũng có nghĩ đến một Tiểu Ban Tu-thư riêng biệt, nhưng điều này không phải là quan trọng, mà tùy sự sắp xếp của Ban Hướng Dẫn.

Chúng tôi cũng xin nói thêm: Trước năm 1975, trong Ban Hướng dẫn Trung-ương Gia- Đình Phật-Tử Việt Nam không có Tiểu Ban Báo-chí, vì chỉ có Nội-san SEN TRẮNG, (lưu hành nội-bộ) và nội-san chỉ nhằm phổ-biến tin tức nội-bộ, mỗi tháng ra một số, do Ban Tu-thư chịu trách nhiệm biên tập và phát hành, có lẽ lúc bấy giờ, Ban Hướng dẫn coi việc in sách (những sách của Gia-Đình Phật-tử do các anh Võ đình Cường, Nguyễn Khắc Từ... gồm nhiều thể loại đã được in cũng khá nhiều), tài liệu huấn luyện và các tài liệu chuyên môn là quan trọng hơn, nội san SEN TRẮNG chỉ là phần thông tin nội-bộ chứ không cần quảng bá ra quần chúng bên ngoài tổ-chức.

Tại Úc, chúng tôi không biết đã có Tiểu Ban Báo-chí từ bao giờ, nhưng trong vài nhiệm-kỳ gần đây có Tiểu Ban Báo-chí, nhưng hoạt động không đều đặn. Trong nhiệm kỳ này, công việc có phần ổn định hơn. Nếu công việc tiến hành tốt đẹp, chúng ta có thể nghĩ đến việc phần hành Tu-thư sẽ lo in những tài liệu do Nghiên-huấn hoàn thành cho Ban Hướng dẫn Hải-ngoại (đồng thời cũng là BHD.UĐL), để phổ biến ở hải-ngoại và có thể gởi về trong nước để BHD Quốc-nội tham khảo. Vài lời thô thiển, xin quí Anh Chị trong Ban Hướng-dẫn để tâm.

Nguyên Phước.

26

Page 30: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

1) Quả gì ăn chẳng được nhiều.Nhưng mà nhìn thấy bao nhiêu người thèm

2) Khi nhỏ em mặc áo xanh.Khi lớn bằng anh, em thay áo đỏ

3) Cái gì bao phủ khắp nơi.Không mùi không sắc mà ai cũng cần.

4) Con gì có đuôi có lông.Trẻ già trai gái đều cùng mang theo.

5) Chặt không đứt, bứt không rời. Phơi không khô, chụm không cháy .

6) Xung quanh là nước mênh mông. Tự nhiên ở giữa nhô lên một hòn.Dạng hình giống núi giống non. Không gọi non, núi, đố hòn gì đây?

7) Bằng cái dĩa, sỉa xuống aoĐào không thấy, lấy không lên

8) Sông không đến, bến không vàoLơ lững giữa trời làm sao có nước

9) Năm thằng vác một đôi sàoLùa đàn trâu bạch ào ào vô hang

10) Da cóc mà bọc bột lọcBột lọc mà bọc hòn than

DO VUIGiải đáp: quả chanh, trái ớt, không khí, con mắt, nước, hòn đảo, mặt trăng, trái dừa, cầm đôi đũa đưa đưa cơm vào miệng, trái nhãn.

Nhân dịp xuân về, mời quý đọc giả cùng giải đáp những câu đố vui dân gian sau đây:

Giải đáp của các câu đố vui được đăng trong Nội San Sen Trắng số 31 sẽ phát hành vào dịp Phật Đản

27

Page 31: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Câu văn liên quan đến Tết từ ý nghĩa của các đoạn vè sau đây:Nghe vẻ nghe veNghe vè đố đápAi mà giải đượcPhục thay! phục thay!***Tay bắt mặt mừngCùng nhau trao gửiPhước lộc trọn nămDồi dào sức khoẻ***Cái gì đo đỏKhông nhỏ không toCó ngỏ ra vàoTrẻ già đều thích***Thân tôi bé nhỏBằng bắp tay anhNịt quấn chung quanhKhi thịt khi chuối

Ngọc-Mai

Hãy điền câu giải đáp vào chỗ trống dưới đây:

___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___

28

Page 32: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Hình Truùng Thöôûng

NSST 29

Anh Tâm Lễ– Vương Học (trúng giải may mắn) và em Quảng Diệu - Adelaide Phan (trúng giải bài hay

nhất) của NSST số 29.

Keát quaû truùng thöôûng NSST soá 30:

Giaûi May Maén: Taâm Toaøn - Tröông Haø Thuûy Nguyeân (ÑBQA)

Giaûi Baøi Hay Nhaát: - Ñöùc Chaân Quang - Nguyeãn Vi (Long Hoa)

29

Page 33: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

CÁCH LÀM Ngâm nếp qua đêm (khoảng 9 tiếng đồng hồ): đổ nước vào thau, cho một chút food color và 3 muỗng cà phê muối vào nước, trộn đều. Đổ nếp vào thau để ngâm. Hôm sau đổ nếp ra rổ và xốc cho ráo nước.‘Chõ xôi’: bắt chõ xôi lên bếp, cho nước vào nữa nồi, cắt vài miếng chanh bỏ vô cho chõ xôi không bị đen, nấu cho đến khi nước sôi.Khi nước sôi, đổ nếp (đã ráo nước) vô thau, trộn với thịt trái gấc cho đều.Đổ nếp vào chõ hấp, nhớ chừa khoảng trống ở giữa để cho hơi nước bốc lên.Hấp khoảng nữa tiếng, mở nắp ra xới và đổ nếp ra thau. Cho nước dừa và đường vô trộn đều với nếp.Đổ nếp vào chõ hấp thêm khoảng nữa tiếng thì xôi sẽ chín, nhớ chừa khoảng trống ở giữa để cho hơi nước bốc lên.

Chú ý Khi ngâm nếp, nếp phải ngập đầy nước. Nhớ chừa khoảng trống ngay giữa chõ hấp, nếu không đủ hơi nước bốc lên thì xôi không đủ hơi, sẽ không chín xôi.Còn nước thì cho vào dưới nửa nồi thôi, vì nếu đầy quá khi nước sôi sẽ văng lên chõ, làm nhão xôi. Khi cho màu vào ngâm chung với nếp, nếu thấy màu hơi đậm thì đừng lo.... màu sẽ ngấm đều vô nếp và sẽ thấy lợt bớt đi.

(Công thức của Phụ Huynh GĐPT Long Hoa)

Trang AÅm Thöïc

xoâigaác

Kính thưa quý anh chị em Lam viên,Trang ẩm thực xin gửi đến quý anh chị những món ăn chay được sưu tầm từ sách vở, các trang mạng và từ kinh nghiệm của các bậc tiền bối về cách nấu ăn chay ngon - bổ - dưỡng. Mong quý anh chị có thể đóng góp thêm ý kiến và chia sẻ các món ăn chay cho “Trang Ẩm Thực” ngày càng phong phú và mang lại lợi ích cho chúng ta và đồng thời khuyến khích cho mọi người cùng ăn chay.Kỳ báo này, “Trang Ẩm Thực” xin gửi đến quý anh chị em Lam viên món:

Vật liệu : - 2 ký nếp - food color: 1 bịt bột màu trái gấc- 1 lon nước dừa - 2 chén đường cát trắng- 3 ly thịt trái gấc (170gr x 3) ‘Baby Jack-fruit Paste’

30

Page 34: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Giờ trái đất là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm, do WWF (World Wide Fund for Na-ture, also known as World Wildlife Fund, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên Nhiên và Đời sống hoang dã) tổ chức, khởi đi từ sáng kiến ban đầu của WWF – Australia vào năm 2007, được cư dân thành phố Sydney, Úc Đại Lợi hưởng ứng nồng nhiệt, nhằm mục đích ngăn chận sự biến đổi khí hậu của địa cầu (climate change) do sự tiết kiệm điện năng. Nhờ vào đó mà cắt giảm được lượng khí CO2 (Carbon dioxide) thải vào bầu khí quyển, khiến cho trái đất nóng dần lên do bởi hiệu ứng nhà kiến (Global warming). Thêm vào đó, sự kiện nầy nhằm mục đích gây sự chú ý cùng ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống đối với mọi cư dân trên khắp địa cầu.

Logo của Giờ trái đất là nền bản đồ địa cầu và số 60, là số phút kêu gọi tắt điện

EARTH HOUR 2007: Giờ trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, vào ngày 31/3/2007. Với hơn 2.2 triệu cư dân và 2,100 cơ sở kinh doanh tham dự, giảm được 10.2% sản lượng điện sử dụng trong cùng thời gian, cắt giảm 24,86 tấn CO2 thải vào bầu khí quyển. Khối lượng nầy tương đương với sự tắt máy của 48,613 chiếc xe hơi đang lưu thông trên đường trong 1 giờ đồng hồ.

Từ kết quả đầu tiên rất đáng khích lệ nầy, WWF đã đưa sáng kiến trên trở thành một sự kiện quốc tế, được tổ chức vào ngày thứ bảy cuối cùng

GIÔØ TRAÙI ÑAÁT 2011(EARTH HOUR 2011)

31

Page 35: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

trong tháng ba hàng năm trên toàn địa cầu. Trong ngày nầy, WWF kêu gọi mọi cư dân, các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh hãy tắt hết đèn điện và các thiết bị điện gia dụng không cần thiết (đèn điện, computers, truyền hình, máy giặt, máy lạnh, bàn ủi điện, nồi cơm điện, quạt máy...) trong một giờ đồng hồ, từ 8:30pm đến 9:30pm, giờ địa phương.

EARTH HOUR 2008: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2008, với khẩu hiệu: “Chúng tôi đã tắt đèn, bây giờ tới lượt bạn”, là một thành công lớn lần đầu tiên được tổ chức trên khắp các lục địa, với 35 quốc gia trên thế giới tham dự cùng với sự hỗ trợ của hơn 400 thành phố. Các tòa nhà, các điểm quan trọng trong các thành phố lớn như Sydney Oprera House (Sydney, Australia), Empire State Building (New York, USA), Sears Tower (bây giờ là Willis Tower, Chicago, USA) Golden Gate Bridge (San Francisco, USA), London’s City Hall (United Kingdom), Table Mountain (Cape Town, South Africa), CN Tower (Toronto, Canada), KL Tower (Kuala Lumpur), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok), The Azrieli Center (Tel Aviv, Israel)... đều tắt các thiết bị chiếu sáng để hưởng ứng Giờ trái đất 2008.

EARTH HOUR 2009: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2009 với 88 quốc gia (trong đó có Việt Nam) và trên 4,159 thành phố tham gia, tăng hơn 10% so với năm 2008, để ủng hộ Giờ trái đất 2009.

EARTH HOUR 2010: Được tổ chức vào lúc 8:30 đến 9:30 giờ địa phương, thứ bảy, ngày 27/3/2010, với 128 quốc gia với 89 thủ đô cùng với 4,616 thành phố và hơn 1 tỷ người trên khắp hành tinh tham gia, ủng hộ Giờ trái đất 2010, với khẩu hiệu: “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Chỉ tính riêng tại Việt Nam năm 2010, đã cắt giảm được 500,000 KWh trong giờ trái đất, nhiều hơn gấp 3 lần so với năm đầu tiên tham gia thực hiện Giờ trái đất vào năm 2009.

EARTH HOUR 2011: Giờ trái đất năm nay sẽ diễn ra vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 26/3/2011. WWF đã gởi đến cư dân trên khắp địa cầu lời kêu gọi: “Ngoài việc tắt đèn trong Giờ trái đất, bạn còn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta”.

Khởi đi từ ý tưởng ban đầu của một thành phố đơn lẻ vào năm 2007, Giờ trái đất năm 2011 sẽ là một cam kết hành động toàn diện của hầu hết các quốc gia trên khắp địa cầu, với hàng tỷ người tự nguyện cùng ra tay hành động, để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống trên hành tinh xinh đẹp của chúng ta.

Muốn biết thêm chi tiết liên quan đến Giờ trái đất, xin mời vào các Trang chủ: www.earthhour.org; www.earthhour.org.au/earth-hour-and-wwf/earth-hour-2011

Hiện nay trên khắp mặt địa cầu, vì lòng tham lam và muốn chiếm hữu, con người đã ra tay khai thác thiên nhiên, tàn phá môi trường sống một cách thiếu trách nhiệm: nguồn nước cạn kiệt, sông ngòi, biển cả và bầu khí quyển bị ô nhiễm trầm trọng, những cánh rừng bạt ngàn bị tàn phá không thương tiếc... Chính trong hoàn cảnh đó, hơn lúc nào hết, các Cấp hướng dẫn cần nên đề ra kế hoạch và chiều hướng hoạt động, nhằm gây ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống nơi mọi Đoàn Viên. Đó là một trong những Công Tác Xã Hội mang tính cách lâu dài và vô cùng lợi ích. Những điều đó cũng không ngoài hạnh nguyện “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống” , và sự dụng công tu tập của người Phật tử chân chính.

Hãy chung tay, góp một hành động nhỏ cho một thay đổi lớn.

32

Page 36: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Một nhân viên kỷ thuật về điện toán đã cho biết rằng đây là một cái mẹo quý như vàng!Như quý vị đã biết là một khi mà các chú “virus” chui vào máy “computer” thì nó sẽ chạy thẳng đến cái sổ địa chỉ (email address book) của quý vị, và tự gởi đi một cái email đến tất cả những người ở trong cái danh sách ấy . Vậy là tất cả các bạn bè của quý vị và những người liên hệ sẽ bị dính chấu . Cái mẹo này không ngăn cản được những tai hại mà các chú “virus” này sẽ gây ra cho máy “computer” của quý vị, nhưng sẽ chận đứng được việc sử dụng cái sổ địa chỉ này để truyền đi và gieo rắc thêm tại họa, và đồng thời cũng sẽ giúp quý vị nhận biết được rằng các chú đang ẩn núp trong máy của quý vị .

Và đây là việc mà quý vị cần phải làm: Trước hết, hảy mở cái sổ địa chỉ (còn gọi là “Contacts” hay “Address book” ...) rồi bấm vào “New Contact”, làm giống như là quý vị đang bỏ thêm tên của một người bạn vào cái sổ địa chỉ của quý vị . Ở “cái khung cửa sổ” (window) nơi mà để điền tên thì quý vị hãy đánh vào chữ (mẫu tự) “A” . Về phần địa chỉ (email address) thì hãy đánh vào “[email protected]”. Cái tên “A” sẽ được sắp đứng đầu danh sách trong cái sổ địa chỉ của quý vị. Và chính đây cũng là cái địa chỉ đầu tiên (trong danh sách) mà các chú “virus” mon men đến để bắt đầu gởi email đi, để rồi từ đây các chú sẽ lần lượt gởi đến cho tất cả mọi người có tên nằm trong cái sổ địa chỉ của quý vị . Nhưng khi mà các chú gởi đi cái email có địa chỉ “[email protected]” thì cái email này sẽ bị dội ngược trở lại vì cái địa chỉ đó là một địa chỉ ma mà lị. Và một khi mà đã bị thất bại méo mặt (như trong trường hợp này đây) thì các chú “virus” sẽ chào thua và không thể nào truyền bịnh cho máy của các thân hữu của quý vị được . Hooray! Và đây là sự hữu ích thư hai của cái phương pháp đơn giản này : Một khi mà một cái email bị dội ngược lại thì máy sẽ báo cho quý vị biết ngay . Do đó, nếu quý vị nhận được email (trả về) cho biết là địa chỉ “[email protected]” không có trên trần gian này thì quý vị sẽ biết ngay là các chú ẩn núp trong máy của quý vị . Vậy là quý vị cứ tự tiện dùng những thứ vũ khí đang có trong tay để truy lùng và diệt địch.Nếu tất cả các bạn bè của quý vị đều được bảo vệ bằng cách này thì kể từ đây quý vị sẽ chẳng phải lo ngại gì khi mở email của bạn bè ra đọc . (Sưu tầm: http://amthucchay.blogspot.com/search/label/mẹo vặt)

Phöông Phaùp Baûo Veä E-mail Address-book

33

Page 37: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Chánh ñåo

Gần đây thời tiết đã tàn phá đất nước, nhưng các trận lụt này cũng đánh dấu và tiết lộ sức mạnh và sự rộng lượng của tinh thần cộng đồng người Úc qua tình bằng hữu với hàng ngàn tình nguyện viên đến với nhau để giúp một bàn tay.Ngày Chủ Nhật 6 tháng 3 năm 2011, cộng đồng, các doanh nghiệp và trường học trên toàn quốc sẽ nhóm lại với nhau để làm sạch môi trường – Clean Up Australia Day.Để làm tròn trách nhiệm của mình đối với xã hội và tạo được một môi trường lành mạnh cho thế hệ tương lai, năm nay GDPTCD chúng tôi, quí Phụ Huynh, Ban Bảo Trợ & Nhóm Phụ Huynh Thân Hữu cùng tham gia chung với các em Đoàn Sinh trong ngày Làm Sạch Nước Úc.

Muốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Đạo xin mời vào www.chanhdao.org.au

34

Page 38: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Một năm trôi qua nhanh quá anh chi em ơi! Hương vị Chu Niên 25,26,27 còn đó mà nay đã là 28 rồi. Năm nào cũng vậy, Chu Niên của GĐPT Chánh Pháp là vào dịp Lễ Thành Đạo, tức 15 tháng Chạp, thường rơi vào thời gian từ giữa đến cuối tháng Một, giữa mùa hè, thời gian nóng và oi bức nhất trong năm của Sydney. Mới hơn 7 giờ sáng mà mặt trời đã lên cao, hừng

hừng nóng rồi, anh chị em đã lần lượt kéo về trường học Fairfield, nơi hằng tuần vẫn sinh hoạt, nhưng không khí hôm nay có vẻ khác, rộn ràng, vui nhộn hơn, có người như mới bước ra khỏi giường ngủ, đầu tóc bù xù, áo quần xốc xết nhưng miệng thì cười toe toét kêu người này gọi người kia để đi khuân ghế, kê bàn làm khán đài, treo cờ, trang trí bàn thờ, giàn dựng âm thanh, bàn tiếp tân, triển lãm, thức ăn và nước uống, tập dợt lại văn nghệ v.v... Ôi thôi đủ việc.

Có em đã hốt hoảng la to:

“ Anh Quý đừng leo, coi chừng té, để em leo cho, chổ đó cao anh cũng đâu với tới...”

Chị thì bảo:

“Chết rồi không có đèn cầy, nhang, diêm quẹt...Tượng Phật này hơi nhỏ. Bảo Anh ơi, em chịu khó chạy về chùa để thỉnh Phật lớn hơn và xin thầy cô những thứ mình cần nha..”

“Ý chết! lại thiếu cái vá để múc nước hột é và không có thùng để pha...”

“Chị ơi, chị cần em làm gì không?’’

“Chị Thủy ơi, giao vé số cho các em đi bán... “

“Em phải nói sao để bán vé hả chị?”

Giọng ngọng nghịu của các em nghe vui vui!

Trông mọi người lăng xăng thấy mà thương! Các em Oanh Vũ và ngành thiếu đồng phục chỉnh tề cũng đã có mặt từ 8 giờ để phụ giúp. Anh Đức khệ nệ ôm vào một đống ống tre để chuẩn bị dựng khung cờ và các trò chơi dân gian, các em Thanh Thiếu Nam đã sốt sắng giúp anh, chỉ hơn nửa giờ là giàn cờ đã được dựng lên.

Có chị quay sang hỏi:

“ Anh Đức ơi! có kịp làm những trò chơi không? Còn phải chỉnh đốn đồng phục và đeo cà vạt nữa đó!”

“Anh Chúc Hoà mau lên thay đồng phục, Gia Đình bạn sắp đến rồi...”

Anh chị em chỉ có hơn 2 giờ đồng hồ để trang trí mà phải chuyển tất cả vật dụng từ một xe truck! Thời gian không có nhiều mà anh Đức này lại bày thêm việc, nói vậy chứ anh đã cho chuẩn bị trước 3 tuần rồi, anh đã chỉ dạy cho các em thiếu nam nối các ống tre để làm khung cho các trò chơi. Cũng tội nghiệp, mỗi tuần ôm đóng ống tre đến rồi lại phải đem về, sinh hoạt tại một trường học nên đến “Phật” cũng phải được đem đi đem về hằng tuần. Các em mình đại đa số đều được sinh ra và lớn lên tại Úc làm gì biết trò chơi dân gian là gì? Nhờ vậy các em rất hứng thú để tìm hiểu và chờ để được chơi...Có vậy anh mới hối thúc các em phụ giúp anh giàn dựng các khu chơi thật nhanh chóng. Mặt trời đã lên đỉnh đầu, âm thanh, khán đài, các trò chơi... cũng đã chuẩn bị xong, trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng không lộ vẻ mệt mõi mà chỉ có những nụ cười hiền hòa, dể thương.

Rất nhiều phụ huynh cũng có mặt từ sớm để giúp chuẩn bị thức ăn và nước uống, không những vậy còn đem đến tặng cho vài món bánh ngọt, bánh Da Lợn, bánh croissant... để tẩm bổ, vì biết nhiều anh chị em đã đến thật sớm với cái bụng trống rỗng...

Đặc biệt năm nay chị Diệu Hạnh đã hướng dẫn các em thiếu nữ dùng Paddle Pop Sticks để làm những cái giỏ (baskets) dùng để cắm hoa, hay trưng bày trái cây rất đẹp và xinh xắn, mỗi em nhận làm một cái nên gom lại cũng được 18 cái và có thêm 3 lẳng hoa giấy có gắng chocolate, màu sắc rực rỡ tươi mát để làm giải thưởng may mắn cho các vé số. Vừa trông thấy những lẳng hoa này các em Oanh Vũ đã dành nhau:

Chu Nieân

28

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

35

Page 39: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

“ Cho em win cái này có con bear đẹp”

“ Em thích cái này màu purple”

“ Em muốn cái này có chocolate heart đỏ, so cute!”

Nghe các em tranh nhau thật ngộ nghĩnh và dể thương..Thế là sau đó hình như em nào cũng có một vài vé số trong tay và rất nôn nóng chờ lúc chị Nguyên Đề cho bốc thăm.

Trước trận thiên tai Đại Hồng Thủy tại Queensland, trong buổi họp đầu năm, Ban Huynh Trưởng đã quyết định tất cả tịnh tài thu được trong ngày Chu Niên năm nay sẽ hiến tặng tất cả vào quỹ cứu trợ nạn nhân lũ lụt, nên chương trình có thêm phần sổ số may mắn và cũng đã được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt nhất là các em Oanh Vũ.

Thời gian chuẩn bị cho Chu Niên chỉ vỏn vẹn có hai tuần lễ, cũng may lần này nhờ có thêm sáu Huynh Trưởng “trẻ” vừa tốt nghiệp khóa Lộc Uyển được bổ xung vào thành phần Ban Huynh Trưởng, tạo thêm sinh khí mới nên tinh thần anh chị em thật phấn khởi, mỗi người mỗi việc, vui vẻ nhận lãnh trách nhiệm và liên kết làm việc thật nhịp nhàng và hoà hợp. Tuy thời gian eo hẹp, anh chị em cũng đã tận lực tập dợt được 6 tiết mục văn nghệ: một màn họp ca cho toàn thể GĐ, một màn họp ca cho Oanh Vũ, một màn ca vũ do Oanh Vũ Nữ, một màn múa của Thiếu Nữ và hai màn hòa tấu đàn Guitar của Thiếu Nam.

Nói đến tập văn nghệ là cả một sự khó khăn, nếu bảo các em hát nhạc tiếng Anh thì dễ dàng rồi, nay hát nhạc tiếng Việt âm điệu lại không phải loại nhạc Pop mà các em được nghe hằng ngày thì khó dường nào, phải giải thích ý các câu và chỉ cách phát âm đúng, tập cho các em đọc đi đọc lại nhiều lần từng chữ từng câu, rồi mới tập hát... Thương nhất là các em Oanh vũ bé tí mà phải nhớ đến ba bản nhạc và vui nhất là có sáu cánh chim tí hon 7 tuổi vũ bài “Tiếng Chim Ca” vì thời gian tập dợt chỉ có hai Chủ Nhật nên các em chưa thuần thuộc hết các điệu múa, các chị Trưởng đành phải nhắc tuồng cho các em ngay trước khán đài! :-)

Thành phần quan khách, lúc nào cũng có sự hiện diện của quý phụ huynh, cựu đoàn sinh, thầy cô dạy Việt Ngữ, GĐPT Pháp Bảo, Huyền Quang, quý anh chị lão thành như anh chị Nguyên Mẫn, anh chị Nguyên Phước, anh Tuệ Hạo cùng quý anh chị trong BHD. Chỉ thiếu người cha đở đầu của Chánh Pháp là Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh, quá bận với Phật sự nên đã hai năm liền Thầy không thể đến tham dự Chu Niên. Hằng tuần vì hoàn cảnh địa phương nên phải

sinh hoạt tại trường học các em đã không được làm quen với hình ảnh của Chư Tôn Đức, mỗi năm chỉ có dịp này để giới thiệu với các em, nhưng Thầy lại không đến được.Thật tủi thân cho Chánh Pháp nói riêng và tiền đồ của tổ chức và Đạo Pháp!

Nói chung, chương trình Chu Niên ngày nay đã thay đổi nhiều, không theo thủ tục và cứng ngắt với những bài diễn văn dài dòng, câu văn cầu kỳ khó hiểu mà là những lời tâm tình ngắn gọn, dể hiểu xen kẻ với những tiết mục văn nghệ giúp gây sự chú ý của quan khách và tạo không khí vui nhộn, thoải mái hơn. Lại thêm một điểm đặc biệt là bánh Chu Niên năm nay do phụ huynh em Vi Vân làm tặng, là loại bánh icecream kiểu Pháp, hình cuốn sách thật đẹp. Mọi người lo sợ bánh sẽ bị chảy vì thời tiết quá nóng còn các em thì nôn nóng để được thưởng thức nên rất háo hức chờ đến giờ cắt bánh. Lạ thay! bánh vẫn còn rất cứng và trông như một cuốn sách thật.

Buỗi lễ đã bắt đầu đúng 10 giờ 30 và chấm dứt lúc gần 12 giờ trưa. Sau 10 phút chụp hình lưu niệm, mọi người có dịp tham gia các trò chơi dân gian: chọi lon, bắn giây thun, ném ping-pong vào ly, bắn bi, chơi lật đồng tiền. Tuy trời nắng gắt và rất nóng mọi người đều rất hứng thú xếp hàng để được chơi và sau đó dùng cơm trưa. Cuộc vui nào rồi cũng phải đến hồi kết thúc, một vòng dây thân ái thật rộng bao quanh cả sân trường trong niềm hân hoan, luyến tiếc... đã đồng thanh cất lời ca “Dây thân ái lan rộng....gang thép ta chia tay đừng buồn”.

Sau khi tiễn đưa quan khách, anh chị em Chánh Pháp lại một phen lăng xăng dọn dẹp để trả lại cái trống không của sân trường. Anh chị em Huynh Trưởng quay quần và thở phào nhẹ nhỏm đã tổ chức xong được Chu Niên thành công viên mãn, anh Liên Đoàn Trưởng dõng dạt nói:

“Thành thật cám ơn tất cả anh chị em đã xuất sắc hoàn thành mọi việc đã giao phó. Chúng ta lại bắt đầu vào niên khóa mới, lịch trình cho trọn năm đã được soạn và đăng trên trang nhà www.gdptchanhphap.org. Anh chị em hãy vào xem để biết chương trình sinh hoạt và hình ảnh của chúng ta. Chúc mọi người một tuần vui vẻ.”

Bánh xe thời gian vẫn tiếp tục quay...Hy vọng đến Chu Niên 29, 30, 31...vẫn còn những gương mặt thân thương hôm nay.

Nguyên-Đề

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

36

Page 40: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Chu Nieân

28

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

37

Page 41: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

CHUYẾN V ẾNG THĂM VIỆN DƯỠNG LÃO

Trong buổi sinh hoạt đặc biệt 19 tháng 12 năm 2010, ngành thiếu Chánh Pháp đã tập những bài ca Giáng Sinh như “Santa Wear Your Shorts”, “Jingle Bell Rock” and “We Wish You a Merry Christmas”. Chúng tôi phải hối hả dợt lại những bài này vài phút trước khi đến thăm viếng viện dưỡng lão Lansdowne Nursing Home, nơi làm việc của phụ huynh một em thiếu nữ. Chúng tôi rất náo nức vì nghĩ rằng chúng tôi sẽ được gặp các bác vui vẻ chào đón chúng tôi với sự nôn nong mong được xem chúng tôi trình diễn những bản nhạc mừng Giáng Sinh và được đeo trên ngực đèn Giáng Sinh nhỏ nhỏ và banh tuyết. Thay vì vậy, khi chúng tôi vừa bước chân vào viện dưỡng lão, chúng tôi được đón tiếp một cách hời hợt, họ không biết chúng tôi đến để làm gì mà đông như thế!

Thời tiết hôm đó nóng oi bức, các y tá đã đưa các bác ra sân để được hưởng một chút hương vị Giáng Sinh. Có một cô y tá đã đưa chúng tôi đến gặp các bác, cô thật nhiệt tình và vui vẻ và có lẽ chỉ có cô thật sự vui mừng đón tiếp sự viếng thăm của chúng tôi .

Chúng tôi đã trình diễn những bài Giáng Sinh trước những khán giải đa số không còn khả năng bày tỏ những cảm xúc riêng. Thật không mấy gì hào hứng khi hát hò và nhảy múa với những bộ trang phục giáng sinh trước những người ngây ra đó và nhìn chằm chằm vào chúng tôi mà không có một phản ứng gì cả. Tuy nhiên, nhờ lòng tự tin và nhạc điệu Giáng Sinh, chúng tôi đã thấy một số bác đã nở nụ cười trên khuôn mặt, đã nhảy và vỗ tay theo bài hát của chúng tôi. Nhờ vậy mà chúng tôi đã lên tinh thần và hăng hái trình diễn 2 màn kế tiếp.

Khi gắn đèn giáng sinh lên ngực áo của các bác, chúng tôi đã đi đến từng bác để gửi những lời chúc mừng Giáng Sinh và tặng món quà nho nhỏ đến các bác. Nhờ đi như vậy, chúng tôi mới biết được có nhiều khán giả đã thật sự thưởng thức những màn trình diễn của chúng tôi tuy nhiên các bác không còn khả năng biểu lộ được cảm xúc của mình vì bệnh tuổi già.

Chúng tôi tưởng vậy là xong, nhưng cô y tá còn nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm các bác ở trong phòng riêng. Lúc đó chúng tôi mới biết có rất nhiều bác muốn được ở trong phòng riêng và không thích ra ngoài vui chơi với người khác. Trong lúc đó đa số chúng tôi ai cũng nghĩ mình giống Thái Tử Tất Đạt Đa đi tham quan 4 cửa thành và chứng kiến cảnh khổ của tuổi già nua. Đa số các bác trong phòng rất yếu không tự di chuyển được, một số thì không còn khả năng nói được tiếng cảm ơn và một số khác thì không thích hoặc không biết tại sao chúng tôi vào phòng họ.

Mặc dù chuyến viếng thăm ngắn ngủi và các buổi tập dợt thật đơn sơ chúng tôi cũng phải cố gắng trình diễn thật xuất sắc. Chúng tôi nhận ra rằng ngày này không những chỉ là cơ hội quảng bá tinh thần tuổi trẻ của chúng tôi, mà còn dạy cho chúng tôi biết rằng chúng ta không thể trách khỏi được lẻ thường tình của cuôc đời, và dù rằng hình dáng bên ngoài của chúng ta sẽ bị lão hóa theo thời gian, sự quan tâm, yêu thương và lòng từ của chúng ta cần phải được tu tập để chúng ta có thể sống một cuộc sống an lạc và hạnh phúc.

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

38

Page 42: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

During an unusual Sinh Hoat day on Sunday the 19th

December 2010, the Thieu Nu boys and girls practiced some

Christmas carols including “Santa wear your shorts”, “Jingle

bell rock” and “We wish you a merry Christmas”. We were

squeezing in last minute rehearsals for our performance in the

next hour at the Lansdowne Nursing Home, where one of the

Thieu Nu girl’s mother works. We were excited because we

were anticipating meeting lovely old people who were going to

enjoy our entertaining versions of these Christmas carols and

appreciate our small gifts of light up Christmas badges and mini

snow globes. Instead, as soon as we walked into the Nursing

Home, we were greeted with a less than enthusiastic crowd, who

had no idea why we were there in the first place.

As it was a nice warm day, the carers had pushed the majority of the residents outside to enjoy the warmth and some

Christmas spirit. One of the carers who led us to the residents was a lovely and warm lady who was perhaps the only person who

was genuinely excited to have us there.

We began our first Christmas carol in front of the mostly unresponsive crowd with great hesitance. It was quite uncomfortable

singing and dancing in our elf hats and santa costumes with people staring blankly at us. However, as we grew in confidence and got

into the spirit, we saw a handful of residents who had wide smiles spread across their faces and were jumping and clapping along to

our songs. This gave us a huge surge of energy and we performed the next 2 songs with great enthusiasm and cheer.

When it was time to pin the light up Christmas badges on the residents, we went around greeting each person as they sat

there ready for us to brighten them with our small gifts. It was when we went around individually to each resident that we understood

that although they appeared to have been a less than favourable audience, many of them really did enjoy our performance but did not

have the capacity and strength to express that emotion due to old age.

When we thought that we were done, the cheery carer took us around the nursing home to visit all the residents who weren’t

outside. We found many residents still in the rooms as they preferred to stay in the comfort of their rooms or simply refused to

participate. During these moments, the majority of us felt as if we were Thai Tu Tat Dat Da visiting 4 cua thanh and witnessing the

suffering experienced during old age. Most residents were too weak to move, some could not manage to say thank you and some did

not like or understand why we were coming into their rooms.

Despite such a short excursion and the last minute rehearsals we had to ensure a decent performance, we realised that this

day was more than just a time for us to spread our youthful spirit. It taught us the inevitability of life, and that although our external

appearance and physicality will deteriorate overtime, our caring, loving and compassionate nature is something we must cultivate so

that we are able to live a fulfilled and happy life.

Quảng Tăng

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

39

Page 43: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Em tên là Vũ Quốc Tuấn học lớp 3A. Kết quả học tập trong năm 2010 em được hạng nhì trong lớp tiếng Việt. Em cảm thấy vui tại vì em thấy hạng nhì giỏi.

Em thấy em giỏi về viết chính tả. Em giỏi viết chính tả vì em học và tập viết chính tả ở nhà. Em yếu trả lời câu hỏi bài đọc tại vì em không hiểu bài đọc. Em yếu nói tiếng Việt tại vì em nói tiếng Anh nhiều hơn ở nhà và ở truờng học.

Năm tới em muốn được hạng nhất, em phải cố gắng học nhiều hơn, ở nhà đọc bài nhiều hơn và nói tiếng Việt nhiều hơn ở nhà và ở Chánh Pháp.

Cäm.

tܪngcûa các em l§p Viêt Ng»

Em là Đức Huy học lớp Việt ngữ 3A. Kết quả học tập trong năm 2010 em được hạng nhất, em cảm thấy rất vui.

Em cảm ơn cô Cẩm Thúy vì cô không chỉ dạy em tập đọc, tập viết mà cô còn dạy em biết lễ phép với mọi người và về nhà biết giúp đỡ mẹ em nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Cô cũng là người đã giúp em hiểu và yêu thích học môn tiếng Việt hơn.

Em cũng có khuyết điểm là hay nói chuyện trong lớp và không chú ý nhiều. Những dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã em còn sai lỗi chính tả nhiều.

Sang năm mới em vẫn muốn đứng hạnh nhất. Em sẽ đi học đều, trong lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài, tập đọc, tập viết và làm bài đầy đủ.

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

40

Page 44: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Tết Chánh-PhápCứ mỗi năm từ Giáng Sinh cho đến Tết Nguyên Đán, anh chị em Chánh-Pháp làm việc không nghỉ ngơi nào là

trại, nào là Chu Niên, nào là Hội Chơ Tết, ôi đủ thứ chuyện chia nhau mỗi nguời một việc rồi cũng xong.

Đặc biệt năm nay, Hội Chợ Tết tại Sydney lại rơi vào mùng Hai Tết. Là ngày mà ai nấy đều cùng hưởng hương vị Tết với gia đình ông bà cha mẹ và bà con thân thuộc. Tuy nhiên chúng tôi vẫn không vì vậy mà bỏ đi tục lệ hằng năm của Chánh-Pháp, vẫn phải chuẩn bị cho gian hàng Lô Tô trong Hội Chợ Tết Tân Mão.

Ai cũng nói ngày mùng Một là ngày hoan hỷ, ai nấy đều phải nghĩ đến đều may mắn và tốt đẹp. Anh chị em Chánh-Pháp cũng như mọi người cũng mong muốn sự may mắn đến với gian hàng của mình nên đã không có gan để một mình anh Minh Ngọc đại diện đi rút thăm vị trí gian hàng của mình vào mùng Một Tết. Anh chị biết tại sao không? Vì năm nay là năm Mèo, anh Minh Ngọc lại là tuổi Ngựa , theo trong tử vi Việt Nam thì hai con nầy không mấy thích nhau lắm, nên chúng tôi đã nhờ người mà chúng tôi cho là may mắn nhất của Chánh Pháp cùng đi, đó là anh Nhuận Thiện, pháp danh của hai anh ráp lại ‘Ngọc Thiện’ nghe cũng hay hay...!

Thật là may mắn, Chánh-Pháp đã được một vị trí thật tuyệt - ở khu “đèo heo hút gió”, không ai làm phiền mà cũng không náo nhiệt, quá thuân lợi cho anh chị em chúng tôi quy tụ để tự hát và tự vỗ tay, nơi mà ông đi qua bà đi lại chỉ lai rai, cái gian hàng cuối cùng của Hội Chợ. Nhưng khổ nổi chúng tôi là gian hàng Lô Tô, mà gian hàng lô tô thì cần có đông người qua lại mới làm ăn thịnh vượng được. May mắn thật đấy! vì đây là cơ hội thử thách lòng kiên nhẫn và ý chí của anh chị em chúng tôi.

Từ 9giờ sáng thứ Sáu ngày 4/2/2011, chúng tôi đã tập trung về chùa Thiên Ấn cùng nhau khiên vác các thứ cần thiết dùng trong việc trang trí gian hàng chất đầy lên xe, chuyển đến Fairfield Showground. Khi xe chúng tôi vừa lăn bánh đến gian hàng ‘may mắn’ thì ai nấy đều nghĩ: “Ừ hứ! chắc năm nay đỡ mệt và được thông thả hơn mấy năm trước vả lại còn có thêm thời giờ làm quen với gian hàng kế bên.”, nhưng sau khi làm quen với gian hàng kế bên chúng tôi lại xích xoa: “Sao hợp thế! gian hàng bán BÀN THỜ!”. Có phải đây là “duyên tiền định” sắp đặt cho chúng tôi tiện việc cầu nguyện khi cần thiết.

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

41

Page 45: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Khoảng 5 giờ chiều anh chị em chúng tôi đã tề tụ và có mặt đông đủ để cùng đón mừng “Tết Chánh Pháp”, tuy lúc này là 5 giờ chiều nhưng khí hậu Sydney vẫn nóng bức nên đã làm mỗi một chúng tôi đều nhể nhãi mồ hôi ước cả áo trong khi lăng xăng chuẩn bị mọi thứ cho kịp giờ khai trương.

Có một em oanh vũ không biết từ đâu chạy đến trong tay cầm chiếc quạt nhựa và nói: “Để em quạt cho các chị nha?”, chúng tôi chưa kịp trả lời thì em đã quạt túi bụi đến chúng tôi, nhưng vì chúng tôi có đến 5-6 chị, nên quạt một lúc thì em đã mõi tay nhưng em vẫn không chịu thua mà còn gọi bạn của mình vào phụ giúp, thật dễ thương!

Các bạn biết không, đến giờ chúng tôi mở màn, chị Tâm Viễn, anh Tâm Như và anh Nguyên Chương đã dùng hết tài năng của mình để quảng cáo, mời gọi mà vẫn chỉ có vài người ghé thăm và mua vé của chúng tôi. Thường thì khoảng trong vòng 15 phút đầu chúng tôi tiêu thụ được 90 vé, nhưng trong lúc này đã 15 phút mà chúng tôi chỉ bán được khoảng 30 vé, chúng tôi phải bán thêm 60 vé nữa mới có thể sổ vòng 1. Chúng tôi nhìn nhau mỉn cười như thầm nhủ nhau: “Năm nay chắc mình chỉ được húp cháo thôi!”. Có một anh trong chúng tôi đã đùa: “Kiểu này chắc mình nên cử đại diện qua gian hàng kế bên thắp nhan bàn thờ xem sao?”, ai nấy nghe xong đều cười rộ: “Đúng rồi!”. Tuy nói vậy nhưng trong chúng tôi không ai dám bước qua gian hàng kế bên cả vì gian hàng của họ cũng chẳng hơn gì chúng tôi, cũng chỉ le hoe vài khách hàng ghé thăm.

Tuy năm nay gian hàng của chúng tôi không được hưng thịnh cho lắm nhưng chúng tôi đã có những giờ phút thật hài hòa trong tình huynh đệ, gắn bó và thương yêu nhau, mà nhất là đã cùng nhau chung hưởng một cái ‘Tết Chánh Pháp’ thật khó quên.

Ngọc-Mai

The first time I went to GĐPT, I thought it was like every other Vietnamese school I’ve been to, boring and heaps of homework. But as time went by I discovered it was full of fun and games and friendly people to share your feelings with, who are always willing to help. GĐPT is like a big fam-ily for anyone to join without rejection!

Chung Anh Thư

GñPT Chánh PhápMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Chánh Pháp xin mời vào www.gdptchanhphap.org

42

Page 46: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Chánh Tâm

Búp sen xin tặng Người

Một vị Phật tương lai.Cơn lũ vừa qua tại QLD đã tàn phá nặng nề về tài sản và nhân mạng, nhìn những ngôi nhà chìm ngập trong nước lũ, nghe tin số người mất mạng và mất tích trong cơn lũ tăng lên từng ngày, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho sự vô thường của cuộc sống, cho nên mới thấy thân phận con người hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời

Tuy nhiên, khi nước lũ vừa rút xuống, hầu hết người dân Brisbane đều xuống đường tình nguyện tham gia vào việc dọn dẹp đường phố và nhà cửa. Đã có rất nhiều người không cần đợi sự kêu gọi của chính quyền địa phương. Từ trong những ngày nước lũ, họ đã mang rất nhiều vật dụng hàng ngày đến các evacuation centre, khi nước vừa xuống, họ lại mang chổi, xẻng, khăn lau đi khắp các con đường, vào từng nhà để giúp người dân dọn đi những lớp bùn, dọn đi những gì còn đọng lại sau cơn lũ.

Ngay ngày đầu tiên khi nước bắt đầu rút, Ban Liên Đoàn Chánh Tâm đã liên lạc với nhau rất nhiều để lên kế hoạch cho các em tham gia dọn dẹp thành phố. Chúng tôi đã phải tìm địa điểm để dọn dẹp, vì số lượng tình nguyện viên của QLD rất nhiều. Đồng thời, chúng tôi phải nghĩ ra những tình huống có thể xảy ra để bảo đảm an toàn cho các em. Sau khi gọi điện xin phép Phụ Huynh, chúng tôi đã liên lac với ngành Thanh Thiếu và đã có 9 người tham gia trong ngày đầu tiên.

Mặc dù đã chọn địa điểm trước, nhưng cuối cùng vẫn phải thay đổi liên tục, vì có nhiều nơi, bùn còn rất nhiều, không an toàn để đi vào. Một phần có lẽ chúng tôi chưa có kinh nghiệm, nên đã mất khá nhiều thời gian trong việc tìm suburb.

Cuối cùng, chúng tôi đã tìm được một vùng cư dân, và đã đi vòng vòng các con đường xem có giúp được gì không. Công việc chúng tôi làm là dọn dẹp những vật dụng từ trong sân ra ngoài đường, để xe tải đến chở đi, nhưng công việc rất chậm vì rất khó di chuyển. Sau đó, chúng tôi lại vào nhà dân giúp họ dọn dẹp đồ đạc và xịt nước cho đi hết các lớp bùn. Các em làm việc rất hăng hái và hình như không biết mệt.

Một ngày làm việc kết thúc, ai nấy cũng đều thấm mệt, người dính đầy bùn, tóc và lưng áo thì đầy mồ hôi, nhưng miệng người nào cũng cười thật tươi. Một ngày qua, chúng tôi đã đi trong bùn lầy, làm việc dưới mưa, rồi dưới nắng gắt, nhưng đã gặp và chứng kiến rất nhiều người có tâm Phật, như câu hát của Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không… để gió cuốn đi”

Xin cảm ơn các em và các anh chị đã tham gia cùng chúng tôi trong công việc thiện nguyện này. Xin cảm ơn tấm lòng của mọi người…

Ghi nhanh

Quảng Thúy

ghi nhanh ngày Clean Up the City

43

Page 47: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Chánh Tâm

44

Page 48: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Chánh Tâm

Flood reflectionComing from a suburb that was not directly affected by the floods, I was filled with guilt and was eager to go out and help those that have not been as lucky as I, and my family, were. On my way to volunteer clean up the disastrous effects left behind by the floods I didn’t know what to expect but I was able to predict one thing- devastation. Being the first time I’ve visited the flood effected areas since the flood, I was only able to make assumptions of what it would be like based on the coverage on it made by the media, which, as we all know, conveyed the floods as distressing and as an obviously, unfortunate event. And this was true as there where many people who’ve lost everything and will have to start over, as can be seen in the

media. However, stating that the flood victims have ‘lost everything’, in my opinion, is a bit of an over-statement because even though they may have lost everything they have owned or brought, they have also gained things that can’t be owned by them or brought with money, things that in my observations are not present in non-flood affected areas, things that, honestly, are not present in my neighbourhood which I am quite envious of. These things are things such as unconditional generosity, community spirit and tolerence and the list goes on. For example, I’m pretty sure that for the first time in these communities, people have actually bothered to befriend their

neighbours and build their relationships from that simple, meaningless, every now and then, casual wave, ‘hello’ or ‘how’s it going’, to becoming actual friends, that they can count on in times of adversity. Even thought the flood itself is a very negative event, I did not sense any negativity from the flood victims, there were no complaints, no stubbornness, no discrimination, no insults thrown around, no anger, no one complaining about the hot weather, just no negativity. Instead of people getting annoyed when you do something wrong, they would just simply laugh it of. Some things that I saw that amazed me whilst volunteering were the countless numbers of cars and flood-effected victims themselves, going around offering free food and drinks and how you would have plenty of strangers appear at your doorstep just to lend a hand. And most importantly, how people, despite the differences may it be in religion, culture, political views, music or whatever else, have united together to overcome this natural disaster. These people have a long road of recovery ahead of them but if they embrace it with the spirit that I have witnessed then their lost will be compensated by the many priceless things they have and will gain.

Phước Diệu- Trần Mỹ Linh 45

Page 49: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

äGñPT ñåi Hoan Hy

Chào Anh, Chị, Em và các cô, các bác đang đọc bài báo ‘Sen Trắng’ của Gia Đinh Phật Tử tại Úc Đại Lợi.

Tết Nguyên Đán là một phong tục tập quán của người Việt Nam không có thể quên được. Cho dù Tết Nguyên Đán tại Hải Ngoại không có không khí như Tết tại Việt Nam nhưng thế hệ thứ hai của người Việt Nam cũng rất thích và quý trọng Mùa Tết.

Em đã hỏi các em trong Oanh Vũ Nam ‘Khi em nghĩ đến Tết Việt Nam thì các em nghĩ gì?” Các em trả lời như sau: “Dragon Dance (Múa Rồng), Firecrackers (Pháo), Temple Festival (Hội Chợ Tết tại Chùa), Lanterns (lồng đèn), Watermelon (Dưa Hấu), Lì Xì, Chọi Lon, Rides and Games (Chò Chơi)…v…v”

Sau đó các em đã viết một bài văn rất nhỏ hỏi các em rằng các em làm gì trong ba ngày Tết. Các em đã trả lời như sau:

On Vietnamese New Years day, I… (Trong ba ngày tết, em...)

• Performed on stage (Tham gia vào chương trình văn nghệ Tết)

• Drank a drink made out of sugar cane. (Uống nước mía)

• Played several games. (Chơi trò chơi)

• Got red pockets. (Được lì xì)

• Ate Nem, watermelon…etc (ăn nem, dưa hấu…v…v.)

Cho dù thế hệ thứ nhất, thứ nhì, thứ ba cho đến thế hệ sau nầy, các em Việt Nam sanh tại Hải Ngoại không có thể nào quên một phong tục rất quan trọng trong năm.

Huệ Minh

46

Page 50: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

HUYNH TRƯỞNG NỮ VÀ CHUYẾN ĐI LÀM THIỆN NGUYỆN TẠI NEPAL

2010Thiện Phương

Vào những ngày từ 29/11/2010 đến ngày 10/12/2010, bốn huynh trưởng nữ GĐPT Long Hoa cùng người thân và khoảng 10 người thiện nguyện từ khắp nơi trên nước Úc, đại diện cho The Rotary Australia World Community Service, đã cùng nhau hẹn gặp tại Kathmandu Airport và bắt đầu chuyến hành trình khám mắt giúp đỡ những người nghèo tại một số vùng thuộc miền Tây nước Nepal.

Cùng với những người đại diện cho The Rotary Clubs in Nepal và 12 người thiện nguyện tại địa phương, chúng tôi đã đi thăm một số vùng của miền Tây Nepal như: Madhawoliya Village, Kapilbastu, Lumbini, Jogdamar Village, Jhumsa, Bharabthan...Trong thời gian ngắn, chúng tôi đã giúp khám mắt cho khoảng 3148 người, tặng mắt kiếng cận thị và viễn thị cho khoảng 2902 người, đồng thời giúp đỡ tịnh tài cho khoảng 96 người đến bệnh viện để được mổ mắt cườm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn giúp đỡ những người nghèo khác có giếng nước sạch để dùng, có những nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, giúp vốn cho buôn bán để nuôi bản thân và gia đình, cúng dường để tu bổ Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Tỳ Ni,.v.v…

Ngoài những ngày làm việc thiện nguyện, chúng tôi còn được vài ngày nghỉ phép để thăm viếng những nơi danh lam thắng cảnh của Nepal. Đối với chị em Long Hoa chúng tôi, chúng tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi có cơ hội được giúp những người cần được giúp đỡ như ở Nepal, hơn thế nữa đó là nhờ có duyên lành nên chúng tôi có thể đến viếng thăm Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã chào đời vào khoảng 2554 năm trước.

Khi nhắc đến vườn Lâm Tỳ Ni tại Nepal thì người Phật Tử mình ai cũng biết đến Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do Thầy Thích Huyền Diệu trụ trì. Phái đoàn chúng tôi một lần nữa rất may mắn đã được thầy cho tá túc qua đêm,

GñPT Long HoaMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Long Hoa xin mời vào www.gdptlonghoa.org.au

47

Page 51: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

các chú nấu cho những buổi ăn chay ‘bao bụng’ rất là ngon và đậm đà hương vị Quê Hương. Ngoài ra, chúng tôi còn được tiếp đãi rất nồng hậu với chè đậu xanh nóng và một buổi văn nghệ ‘bỏ túi’ ấn tượng với những bài hát và điệu múa Nepal, Việt Nam và Úc Châu, hoà đồng và vui nhộn. Chúng tôi còn được Thầy Thích Minh Độ và các chú dẫn đi tham quan và tụng kinh nơi Trụ Đá mà Vua A Dục đã dựng nên tại nơi Đức Phật Đản Sanh và tham quan những Chùa lân cận đặc trưng cho những nước Phật Giáo trên thế giới. Chúng con rất biết ơn Thầy Trụ Trì, Thầy Minh Độ và các chú trong Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự đã thương mến, chăm sóc thức ăn và chổ ở cho chúng con. Nhờ có duyên lành mà chúng con có thể có một ngày như được trở về nhà của mình, và duyên lành để người Úc và người Nepal tìm hiểu thêm về Đạo Phật.

Hành trình của chuyến đi làm việc thiện nguyện tuy ngắn ngủi, có thể không giúp hết những người cần được giúp đỡ, nhưng chúng tôi đã giúp được một số không ít người nghèo ở miền Tây nước Nepal. Mỗi một người trong nhóm của chúng tôi đều rất vui và hài lòng với kết quả trên. Năm nay phái đoàn sẽ một lần nữa đến Nepal để làm việc thiện nguyện cho những vùng khác.

‘Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật Đạo’

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

GñPT Long HoaMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Long Hoa xin mời vào www.gdptlonghoa.org.au

48

Page 52: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

Hoäi Chôï

Teát

Taân Nieân

GñPT Long HoaMuốn biết thêm tin tức hoặc xem hình ảnh sinh hoạt của GĐPT Long Hoa xin mời vào www.gdptlonghoa.org.au

49

Page 53: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Quäng ñÙc

Đầu Năm Tân Mão G.Đ.P.T Quảng Đức Kính Chúc Quý Vị!

Xuân an lạc đạoTết ngộ Phật tâm

Cầu Phật gia trì quý đạo tâmTinh chuyên Phật Pháp đễ ươm mầmSớm mau liễu ngộ qua bờ giácMa Ha Bát Nhã đắ chuyền thâm

G.Đ.P.T Quảng Đức

50

Page 54: Nội San Sen Trang Số 30 - GĐPT Úc Đại lợi

GñPT Quäng ñÙc

Xuất gia tòng phụXuất giá tòng phu

Xuất gia xuất giá cũng đường điHai nẻo khác nhau thật lạ kỳKhăn gói theo chồng gọi xuất giáQuy y đầu Phật gọi xuất gia

Xuất gia xuất giá cũng lên đườngHai nẻo khác nhau thật lạ thườngKhăn gói theo chồng gọi xuất giáThoát vòng tục lụy gọi xuất gia.

Xuất gia xuất giá thật khác nhau không?Khác cả ngoài thân lẫn tấm lòngXuất gia thanh thản theo ngày thángXuất giá theo chồng cổ quàng gong.

Xuất gia xuất giá thật khác nhauTừ biệt mẹ cha suối lệ tràoKẻ thời đánh mất đời trinh bạchNgười thời học được đạo thanh cao.

G.Đ.P.T Quảng Đức

51