20
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.” Mathiơ 25 : 23 MỘT ĐỒNG XU Có hai bạn trẻ, một người Anh và một người Do Thái cùng đi xin việc l àm. Một đồng xu của ai đó đánh rơi trên mặt đất. Anh bạn trẻ người xứ sương mù đi ngang qua trông thấy nhưng phớt lờ, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì cúi xuống nhặt, nét mặt tỏ vẻ hân hoan. Nhìn thấy hành động của anh bạn Do Thái, anh bạn trẻ người Anh tỏ ra khinh thường, lẩm bẩm: "Một đồng xu cũng nhặt, thật chẳng ra l àm sao cả". Chờ cho anh bạn trẻ người Anh đi qua, anh bạn trẻ người Do Thái nói: "Nhìn thấy tiền mà ngoảnh mặt làm ngơ, thật là lãng phí của trời!". Hai người cùng đến xin việc ở một công ty. Doanh nghiệp rất nhỏ, công việc thì nặng nhọc mà tiền lương thì chẳng được là bao, anh bạn trẻ người Anh chẳng nói chẳng rằng vội vã bỏ đi, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì tình nguy ện xin vào làm việc. Hai năm sau, hai người tình cờ gặp nhau trên đường phố. Anh bạn trẻ người Do Thái đã trở thành Giám đốc công ty, còn anh bạn trẻ người Anh vẫn chưa xin được việc làm. Không hiểu được sự việc, anh

Nội san So 114

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nội san của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow

Citation preview

Page 1: Nội san So 114

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay

lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng

sự vui mừng của chúa ngươi.” Mathiơ 25 : 23

MỘT ĐỒNG XU

Có hai bạn trẻ, một người Anh và một người Do Thái cùng đi xin việc làm. Một đồng xu của ai đó đánh rơi trên mặt đất.

Anh bạn trẻ người xứ sương mù đi ngang qua trông thấy nhưng phớt lờ, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì cúi xuống nhặt, nét mặt tỏ vẻ hân hoan. Nhìn thấy hành động của anh bạn Do Thái, anh bạn trẻ người Anh tỏ ra khinh thường, lẩm bẩm: "Một đồng xu cũng nhặt, thật chẳng ra làm sao cả". Chờ cho anh bạn trẻ người Anh đi qua, anh bạn trẻ người Do Thái nói: "Nhìn thấy tiền mà ngoảnh mặt làm ngơ, thật là lãng phí của trời!". Hai người cùng đến xin việc ở một công ty. Doanh nghiệp rất nhỏ, công việc thì nặng nhọc mà tiền lương thì chẳng được là bao, anh bạn trẻ người Anh chẳng nói chẳng rằng vội vã bỏ đi, còn anh bạn trẻ người Do Thái thì tình nguyện xin vào làm việc. Hai năm sau, hai người tình cờ gặp nhau trên đường phố. Anh bạn trẻ người Do Thái đã trở thành Giám đốc công ty, còn anh bạn trẻ người Anh vẫn chưa xin được việc làm. Không hiểu được sự việc, anh

Page 2: Nội san So 114

2

ta bèn hỏi: "Anh là người chẳng xuất sắc gì lắm, sao lại phất nhanh như thế?". Anh bạn Do Thái đáp: "Tôi không bỏ qua từng đồng xu như anh. Một đồng xu cũng không quan tâm, làm sao anh có thể trở nên giàu có được?". Anh bạn trẻ xứ sương mù đâu phải là không cần tiền, nhưng trong con mắt của anh, anh chỉ muốn những khoản tiền lớn, song lại quên câu thành ngữ: "Tích tiểu thành đại", vì vậy ước mơ làm giàu của anh ta phải đợi đến ngày mai. Đó là lời giải đáp cho câu hỏi của anh bạn trẻ người Anh. Suy gẫm : Thói thường, con người chúng ta ưu thích những gì nó lớn, ít ai nghĩ đến những việc nhỏ nhỏ, Kinh Thánh cũng bày tỏ cho chúng ta biết Chúa nhìn vào chúng ta bởi cách chúng ta đối xử với việc nhỏ thế nào thì Ngài mới giao cho chúng ta những công việc lớn hơn. Mathio 25 :23 nói nếu chúng ta trung tín trong việc nhỏ thì Ngài sẽ lập chúng ta trong những công việc lớn hơn. Hãy bước đi cách mạnh mẽ vững vàng ở trong Chúa, trong những công việc mà Chúa ban cho trong Hội Thánh Chúa. trong nhóm tế bào của mình và trong cả việc làm chứng hay nâng đỡ những người ở bên cạnh mình. Vì biết rằng công khó của các anh chị em trong Chúa là không vô ích đâu.

Ban Biên Tập.

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh)

ĐỀ TÀI: SỰ TỈNH THỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng

Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: Hỡi Giê-rê-mi, ngươi thấy gì? Tôi thưa rằng: Tôi thấy một gậy bằng cây hạnh Đức Giê-hô-va bèn phán: Ngươi thấy phải đó; ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn. Giêremi 1:10-11

I. Cây Hạnh : Đức Giê hô va sẽ

tỉnh thức để thực hiện lời hứa của Ngài.

Vậy, ta cầu nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta, và ta xưng tội cùng Ngài mà rằng: Ôi! Chúa là Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp sợ! Ngài giữ lời giao ước và sự nhân từ đối với những kẻ yêu Ngài và giữ các điều răn Ngài, Đa niên 9 :4 Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. II Phie rơ 3 : 9 Khi Chúa kêu gọi Gieremi thì Ngài có sự đảm bảo cho ông rằng khi ông nói ra lời

Page 3: Nội san So 114

3

của Ngài thì Chúa sẽ tỉnh thức để thực hiện lời phán của Chúa. Bạn không có gì, hay là không biết gì cả nhưng khi Chúa đã kêu gọi bạn thì Chúa cũng đã chuẩn bị cho bạn. Ngày nay, Chúa để lại cho chúng ta “của cầm” như là sự bảo đảm của Chúa về những gì mà Ngài sẽ ban cho chúng ta hay là những gì mà Chúa sẽ hoàn thành trên đời sống chúng ta Ê-phê-sô 1 : 13-14 Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, 14 Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài. Bạn cũng có thể nắm giữ lấy lời hứa của Chúa trên cuộc đời của mình như vậy nếu bạn nói ra những gì mà Chúa nói. Và đây là sự kêu gọi của bạn : Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. . Mathio 28 19-20 Đừng sống như cách mà Chúa không hề giữ lời giao ước bởi có những con người sống mà không hề có sự trông cậy nơi Chúa, chỉ trông cậy vào sức riêng của mình.

Hãy thực sự vững vàng trong Chúa vì Chúa sẽ là đấng chu cấp mọi sự. Hãy trông cậy vào chính mình Chúa vì Chúa có bảo đảm những lời Ngài phán trên đời sống của chúng ta.

II. Cây gậy trổ hoa của Aron : Chúa sẽ tỉnh thức để bảo vệ những người hầu việc Chúa.

Gậy A-rôn : Dân 17 : 8 Ngày mai, khi Môi-se vào Trại bảng chứng xảy thấy cây gậy A-rôn về nhà Lê-vi đã trổ hoa: nó có nứt mụt, sanh hoa và trái hạnh nhân chín. Dan 17:10 10 Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy đem cây gậy của A-rôn để lại trước hòm bảng chứng, đặng giữ làm một dấu cho con cái phản nghịch; ngươi phải làm cho nín đi những lời lằm bằm đối nghịch cùng ta, hầu cho dân chúng chẳng chết. Khi Môise và Aron đối diện với sự chống đối từ những người thuộc Đảng core thì Chúa bảo vệ bằng cách mở đất ra nuốt những người thuộc về Đảng của Côre và ấn chứng cho người khác biết về sự sức dầu của Aron bằng cây gậy trổ hoa và sanh ra trái hạnh nhân. Cũng vậy, khi bạn bước vào sự hầu việc Chúa bởi sự kêu gọi

Page 4: Nội san So 114

4

của Ngài thì Chúa sẽ bảo vệ bạn trước mọi khó khăn hoàn cảnh. Cây gậy trổ hoa hạnh nhân như là điều Chúa muốn dành cho những người hầu việc Chúa, thời xưa, khi Chúa chọn người thuộc chi phái lêvi để làm người hầu việc Chúa. Thì giờ đây kinh thánh IPhiero 2:9 Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài. Chúa lựa chọn bạn và Ngài ấn chứng điều đó không bởi cây gậy trổ hoa nữa mà bằng Đức Thánh Linh ở trong lòng mỗi một con cái của Ngài. Khi Chúa lựa chọn thì Ngài luôn tỉnh thức để mà bảo vệ mỗi chúng ta, trong hòm giao ước có bình đựng bánh ma na nói về sự chu cấp của Chúa trên đời sống chúng ta. Khi dân sự đi ra, trong đồng vắng thì Chúa nuôi nấng họ, cũng vậy có thể có những khó khăn trên đời sống chúng ta, dường như nơi chúng ta đang ở là đồng vắng vậy. Không có sương móc hay là mùa gặt gì cả nhưng cảm tạ ơn Chúa, khi chúng ta đi trong đường lối Chúa thì Chúa sẽ chu cấp chúng ta đầy đủ các vật thực ở trên đời sống mình. Cần nhận biết được sự kêu gọi của Chúa ở tại đâu, bởi nếu thực sự chúng ta ở trong sự kêu gọi của Chúa thì Chúa sẽ nuôi nấng chúng ta, nếu bạn được kêu gọi ở Nga thì hãy ở còn nếu bạn được kêu gọi ở Việt nam thì hãy về Việt Nam đừng lo

lắng bởi khi chúng ta đi trong sự dẫn dắt của Chúa thì Ngài sẽ chu cấp cho chúng ta, cho dù nơi đó là đồng vắng đi nữa, hay không có gì đi nữa thì Ngài vẫn sẽ là Đấng ban phước cho chúng ta. Phần bảng luật pháp là những gì mà con người cần phải giữ, Chúa không chỉ ban phước không mà Ngài còn có luật pháp mà con người cần phải vâng theo. Cũng giống như một hợp đồng thì cần có bên A bên B vậy, chúng ta cần phải sống đúng với luật pháp Chúa ban cho. Người chưa tin Chúa thì hãy bước vào giao ước bảo vệ của Chúa, còn con cái Chúa thì phải thực hiện lời mà Chúa phán. Cây gậy của Aron ở bên cạnh như là những gì Ngài phán. Chúa hứa sẽ thực hiện, Chúa sẽ bảm đảm cho chúng ta.

III. Chân đèn. Chúa sẽ tỉnh thức để gìn giữ và bảo vệ Hội thánh Chúa.

Xuất 25 : 31-36 Ngươi cũng hãy làm chân đèn bằng vàng ròng. Cái chân, cái thân, cái đài, cái bầu cùng cái hoa của đèn đều làm bằng vàng đánh dát. 32 Hai bên thân đèn sẽ có sáu nhánh nứt ra, ba nhánh ở bên nầy và ba nhánh ở bên kia. 33 Trong sáu nhánh nứt ra trên chân đèn,

Page 5: Nội san So 114

5

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.”

( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

mỗi nhánh đều sẽ có ba cái đài hình như hột hạnh nhân cùng bầu và hoa. 34 Trên thân chân đèn, lại cũng sẽ có bốn cái đài hình hột hạnh nhân, bầu và hoa. 35 Trong sáu nhánh từ thân chân đèn nứt ra, hễ cứ mỗi hai nhánh thì dưới có một cái bầu. 36

Bầu cùng nhánh của chân đèn đều bằng vàng ròng nguyên miếng đánh dát. 37

Ngươi cũng hãy làm bảy cái thếp đèn, đặng hễ khi thắp thì chiếu trước chân đèn Khải Huyền 1 : 19-20 Vậy hãy chép lấy những sự ngươi đã thấy, những việc nay hiện có và những việc sau sẽ đến, 20 tức là sự mầu nhiệm của bảy ngôi sao mà ngươi thấy trong tay hữu ta, và của bảy chân đèn vàng. Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy Hội thánh, còn bảy chân đèn là bảy Hội thánh vậy. Tại sao Chúa bảo dân Ysơraen chế kiểu của cây đèn như vậy? trong dân Ysoraen thời đó thì hạt hạnh nhân là một sản vật rất quý giá Sáng 43:11 Đoạn, Y-sơ-ra-ên, cha các anh em, nói rằng: Nếu việc đã thể kia, thì bay phải làm thể nầy: Hãy lấy trong đồ hành lý những thổ sản quí nhứt của xứ ta: Một ít nhũ hương và mật ong, các hương hoa và mộc dược, phi tử và hạnh nhân, đem dâng cho người đó làm của lễ. Chính vì vậy mà nó được trang trí trên cây đèn còn được gọi là đèn của Đức Giê hô va, cây đèn này theo luật phải thắp sáng luôn trước mặt Chúa. Như trong Giêremi khi Chúa bảo ông Giêremi nhìn cây hạnh và Chúa bảo đó là sự tỉnh thức của Chúa thì cũng vậy, cây đèn được chế tạo theo kiểu mẫu của Chúa cũng có ý nghĩa như vậy, luôn

soi sáng và Chúa luôn thức tỉnh để trông coi Hội Thánh Chúa. Trong Khải Huyền, Chúa ví cây đèn như là Hội thánh Chúa, cũng như vậy, Hội Thánh Chúa phải là nơi soi sáng cho thế gian này biết đến chân lý Chúa. Soi sáng cho thế gian này biết đến con đường mà Chúa muốn, chính Hội Thánh cũng là nơi mà Chúa muốn dùng để bày tỏ Chúa cho nhiều người khác. Chính mình Chúa cũng đặt để chân đèn là Hội Thánh Chúa trước mặt Chúa, Ngài tỉnh thức để trông coi, bảo vệ, săn sóc Hội thánh Chúa. Bạn cần phải ở trong Hội thánh của Chúa vì chỉ trong Hội Thánh Chúa thì bạn mới được sự bảo vệ. Kết luận

1. Chúa là Đấng tỉnh thức để giữ lời hứa với con cái Chúa.

2. Chúa là Đấng tỉnh thức để bảo vệ và gìn giữ người hầu việc Chúa.

3. Chúa là Đấng tỉnh thức để bảo vệ và gìn giữ Hội Thánh Chúa.

Moscow 04/03/2012

Page 6: Nội san So 114

6

TIẾN SĨ COLLINS KIỂM NGHIỆM CƠ ĐỐC GIÁO

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Theo một kiểu tính, chúng ta sẽ thấy gạo còn phức tạp hơn cả con người. Nhà di truyền học Francis Collins giải thích. GIÁO SƯ: Và tiến sĩ Collins đã khám phá ra một sự thật khác mà chúng ta từng đề cập nhiều lần gần đây: Trước khi có thể khám phá ra một sự thật, chúng ta cần phải gạt bỏ đi những điều giả dối. Chân lý không thể lớn lên trên một nền đất đầy cỏ dại. Hai mươi năm trước, các nhà di truyền học đã tiên đoán cấu trúc gen của con người có thể bao gồm khoảng 100.000 gen. Ngày nay nhiều sách giáo khoa về gen vẫn còn chứa đựng sự ước đoán sai lầm từ 20 năm trước này. Ở cương vị giám đốc của dự án Giải Mã Gen Người, tiến sĩ Francis Collins nói rằng, khi các nghiên cứu khám phá ra con người thực sự chỉ có khoảng 22 000 gen, nhiều người đã cảm thấy khó chịu. Ông so sánh số lượng gen đó với 25 000 gen của cây cải, và 55 000 gen ở cây lúa. Cả khán phòng đã cười khi ông nói: “Vì vậy quý vị cần phải tôn trọng bữa ăn tối hơn các thực khách nhé!” NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tiến sĩ Collins cũng khám phá ra rằng ông đã có nhiều ý tưởng sai lầm về Đức Chúa Trời. Trong một bài diễn thuyết vào tháng Bảy, năm 2005, ông đã đưa câu nói này vào lai lịch cá nhân của mình...

GIÁO SƯ: Đúng, Tiến sĩ Collins đã cho biết: “Tôi là một bác sĩ, một nhà khoa học, và tôi cũng là một Cơ đốc nhân. Tôi không lớn lên cùng với truyền thống Cơ đốc. Thật ra, là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hóa vật lý vào đầu những năm 70, lúc đó tôi là một người vô thần rất đáng ghét, quý vị sẽ không thích đi ăn trưa với tôi đâu. Tôi xem việc cố gắng làm nản lòng tất cả những người có những ý tưởng ngốc nghếch về siêu nhiên là một phần vai trò của mình. Tôi cảm thấy ổn khi đi theo con đường giản hóa

luận, tin rằng bất cứ vấn đề gì cũng có thể được mô tả bởi những công cụ của khoa học và đơn giản hóa thành toán học.

Nhưng không lâu sau đó sự nghiệp của tôi đã rẽ sang một hướng khác khi tôi bắt đầu nhận ra rằng khoa học về cơ học lượng tử sẽ không thể gắn liền với tôi suốt đời được. Mặc cho những hấp dẫn ẩn chứa bên trong, khoa học đó hơi trừu tượng quá cho tôi. Và vì vậy trong một quyết định bất ngờ, và đáng ngạc nhiên là nhà trường cũng chấp thuận, tôi đã vào học trường y. Tại trường y tôi đã gặp những người đang phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng trong cuộc đời họ. Và khi tôi lắng nghe nhiều người trong số họ tâm tình về thể nào đức tin đã giúp họ có thêm sức mạnh, tôi đã cảm thấy rất bối rối. Tôi đã cho rằng đó chỉ là một điểm tựa tâm lý mà thôi, tất nhiên đó là một điểm tựa vững vàng.

Page 7: Nội san So 114

7

Tôi đã phải đối diện với hiện thực rằng tôi chưa bao giờ xem xét những bằng chứng khẳng định và phủ định sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không tồn tại thì hẳn dễ chịu hơn nhiều. Tôi đã tiếp nhận một hình thái mà C. S. Lewis gọi là sự mù quáng cố ý, bởi vì như vậy tôi sẽ làm những điều tôi muốn dễ dàng hơn. Nhưng là một nhà khoa học, tôi không thể đi đến kết luận mà không xem xét các bằng chứng - là điều mà tôi xem là tệ hại nhất. Và vì vậy tôi cố gắng củng cố quan điểm vô thần của mình bằng cách xem xét những luận điểm ủng hộ và phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đặc biệt là một Đức Chúa Trời quan tâm đến từng cá nhân như tôi và quý vị. Tôi hình dung chắc việc này cũng dễ thôi. Nhưng tôi đã rất bối rối với những mô tả về nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới, cuối cùng tôi đi xuống phố để gặp một Mục sư. Tôi đã hỏi ông ấy tất cả những câu hỏi kỳ quặc và có lẽ là phạm thượng nhất về ý nghĩa của tất cả những mô tả đó. Ông ấy đã kiên nhẫn lắng nghe tôi và gợi ý rằng bên cạnh việc đọc tất cả những mô tả đó, sẽ rất tốt nếu tôi đọc Kinh Thánh – đặc biệt là sách Giăng – để có một cái nhìn về những điều Đức Chúa Trời đã phán. Ông ấy cũng chỉ cho tôi một cuốn sách nhỏ trên kệ có tựa đề là Cơ Đốc Giáo Thuần Túy của C. S. Lewis. Tôi về nhà và bắt đầu đọc. Và tất cả những luận điểm của tôi chống lại sự hợp

lý của đức tin đã nhanh chóng được giải bày giống như đó chỉ là những lập luận của một cậu học trò nhỏ. Thật đặc biệt, Lewis dường như có thể đọc được tâm trí tôi, bởi vì ông cũng đã đi đúng con đường của một người vô thần muốn bác bỏ đức tin nhưng cuối cùng đã cải đạo mà không hề có ý định trước. Dường như ông ấy luôn đi trước tôi một bước. Ngay khi tôi sắp đưa ra một sự phản đối, thì ngay trang tiếp theo đã có lời giải đáp. Cứ như vậy Đức Chúa Trời đã đeo đuổi tôi suốt 2 năm cho đến khi tôi dần nhận ra

tin vào Đức Chúa Trời là hợp lý hơn không tin vào Ngài.

Nhưng tôi cũng nhận ra rằng

đưa ra quyết định cuối cùng không phải là một điều chúng ta có thể làm hoàn toàn bằng lý trí. Đó là một điều chúng ta cần phải làm bằng trái tim.

Và vào một buổi chiều đẹp trời... khi

tôi đang leo núi, tôi cảm thấy không thể chờ thêm được một phút giây nào nữa để dâng cuộc đời mình cho Chúa Giê-xu. Lúc đó tôi 27 tuổi. Tôi đang trên con đường nghiên cứu về di truyền học. Và khi tôi bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận Chúa với một vài đồng nghiệp của tôi, họ có vẻ hơi choáng. Và họ nói: “Bạn có nhận ra rằng bạn vừa cống hiến đời mình cho một điều hoàn toàn không phù hợp với đam mê khoa học của bạn không?”

Page 8: Nội san So 114

8

Tôi không cho rằng điều đó là đúng. Và sáng nay tôi ở đây để nói lại một lần nữa rằng điều đó là không đúng. Nghiên cứu về di truyền học là một cách tuyệt vời để nhìn xem sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Và khả năng trở thành một nhà khoa học để có thể khám phá những phần, những mảnh nhỏ trong cơ thể cực kỳ phức tạp của con người cũng là một cơ hội để thờ phượng Đức Chúa Trời quyền năng. Vì vậy tôi không thấy có mâu thuẫn nào khi vừa là một nhà khoa học nghiêm túc nhìn nhận các dữ kiện trước khi chấp nhận bất cứ kết luận nào về tự nhiên, vừa là một người bình thường nhìn nhận Đức Chúa Trời quyền năng là tác giả của tất cả mọi điều. Tôi bị thuyết phục rằng nghiên cứu khoa học về bộ mã di truyền là một cách tuyệt vời để có thể hiểu được phần nào ý tưởng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là nhà khoa học vĩ đại nhất. Đức Chúa Trời đã thiết kế mọi điều nầy. Đức Chúa Trời không cần chúng ta phải bảo vệ Ngài khỏi những công cụ của khoa học. Chính Ngài đã tạo dựng nên khoa học. Thật ra, Đức Chúa Trời chính là mối liên kết duy nhất có thể giúp tôi trả lời những câu hỏi lớn trong cuộc sống, như: “Tại sao chúng ta lại có mặt trên đời nầy?” “Cuộc sống có ý nghĩa gì?” và “Điều gì xảy ra sau khi chúng ta qua đời?”

NGƯỜI PHỎNG VẤN: Để xem tôi có hiểu được những gì chúng ta vừa nói không nhé. Tiến sĩ Francis Collins, một trong những nhà di truyền học đáng kính nhất trên thế giới, đã từng là một người vô thần? GIÁO SƯ: Đúng vậy. Trong suốt những năm học đại học ông thường chế nhạo những người tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Và điều đầu tiên khiến ông ấy nghi ngờ thuyết vô thần là bởi ông thấy cách phản ứng của các Cơ đốc nhân khi họ biết họ đang bệnh nặng và có lẽ không còn khả năng hồi phục.

GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhiều bệnh nhân không phải là

môn đồ của Chúa Giê-xu hoảng loạn và suy sụp.

Nhưng các bệnh nhân Cơ đốc tin chắc rằng cuộc đời mình vẫn còn tiếp diễn sau cái chết. Họ sẽ sống trên thiên đàng, nơi không có bệnh tật và sự chết. Sứ đồ Phao-lô viết cho chính mình và cho các môn đồ khác của Chúa Giê-xu rằng: “Sự chết là điều ích lợi.” (Phi-líp 1:21) NGƯỜI PHỎNG VẤN: Suy nghĩ thứ hai đã bào mòn thuyết vô thần của ông ấy là sự nhận biết rằng ông không hành xử một cách khoa học nếu ông chối bỏ ý tưởng về Đức Chúa Trời mà không xem xét các bằng cớ. Vì vậy ông ấy đã đến nói chuyện với một vị mục sư?

Page 9: Nội san So 114

9

GIÁO SƯ: Đúng, vị Mục sư đó đã thách thức ông kiểm nghiệm các bằng chứng về cuộc đời của Chúa Giê-xu, bằng cách đọc Kinh Thánh – đặc biệt là sách Giăng. Tiếp theo ông đọc một cuốn sách của một giáo sư vô thần đã viết sau khi ông trở thành một Cơ đốc nhân – cuốn Cơ Đốc Giáo Thuần Túy của C. S. Lewis. NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó chính là cuốn sách dường như đã đọc được suy nghĩ của ông. Tiến sĩ Collins đã phải ngạc nhiên thốt lên: “Ngay khi tôi định đưa ra một sự phản đối, thì câu trả lời được tìm thấy ở ngay trang kế tiếp.” GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Collins cũng nói: “Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một tâm linh tìm kiếm Ngài. Ngài cũng ban cho chúng ta một tâm trí muốn tìm kiếm sự am hiểu tự nhiên, và Ngài cũng cho chúng ta biết đâu là đúng, đâu là sai.” Và lời tóm tắt của ông cũng hoàn toàn phù hợp: “Thật ra, Đức Chúa Trời chính là mối liên kết duy nhất có thể giúp tôi trả lời những câu hỏi lớn trong cuộc sống, như: ‘Tại sao chúng ta lại tồn tại?”“Cuộc sống có ý nghĩa gì?” và ‘Điều gì xảy ra sau khi chúng ta qua đời?’” Chỉ có Kinh Thánh mới có thể cho chúng ta những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi cực kỳ quan trọng đó.

Theo Đài phát tthanh TL xuyên thế giới

ATHET PYAN SHINTHAW PAULU TU SĨ PHẬT GIÁO CHẾT, ĐƯỢC SỐNG LẠI, THAY ĐỔI CUỘC SỐNG GIỚI THIỆU

Câu chuyện sau đây là bản dịch của lời chứng được ghi âm trên băng cassette về một người được thay đổi. Đây không phải là lời phỏng vấn hoặc

tiểu sử nhưng chỉ là lời làm chứng từ chính miệng của anh ấy. Có nhiều người phản ứng cách khác nhau khi nghe câu chuyện này. Một số người được cảm động, một số nghi ngờ, một số người khác chế giễu, trong khi một số khác đầy dẫy sự giận dữ, họ nói rằng những lời nầy là tiếng gầm thét của kẻ điên hoặc là sự lừa dối có chi tiết.

Một số Cơ đốc nhân đã chống lại câu chuyện nầy chỉ vì những sự kiện lạ lùng mô tả ở trong đó không thích hợp với hình ảnh yếu ớt của họ về một Đức Chúa Trời toàn năng. Một số người nói rằng vị tu sĩ trong câu chuyện này chưa thực sự chết, nhưng bị hôn mê, và những gì anh ta thấy và nghe là phần của cơn sốt đẩy vào ảo tưởng.

Dù bạn nghĩ như thế nào, thì sự kiện đơn giản còn lại ấy là những biến cố trong câu chuyện này đã biến đổi con người này tận gốc rễ, khiến cho cuộc đời của anh thay đổi 180 độ sau những biến cố thuật lại dưới đây. Anh ta đã can đảm và không sợ hãi gì khi kể lại câu chuyện của đời mình dù phải trả giá rất cao, kể cả bị tù. Anh ta đã bị bà con, bạn hữu, đồng nghiệp khinh bỉ và đối diện với

Page 10: Nội san So 114

10

sự đe dọa giết chết nếu không đồng ý nhượng bộ sứ điệp của mình. Động cơ nào khiến người đàn ông nầy liều mình từ bỏ mọi sự?

Dù chúng ta tin hay không, thì câu chuyện của anh cũng đáng cho chúng ta lắng nghe và xem xét. Ở thế giới hoài nghi Phương Tây, nhiều người đòi hỏi bằng cớ của những người như thế, bằng cớ có thể đứng vững trước tòa án. Không nghi ngờ gì, liệu chúng ta có thể bảo đảm chắc chắn rằng tất cả những điều nầy xảy ra không? Không, chúng ta không thể. Nhưng chúng tôi cảm thấy rằng đáng cho chúng ta nghe câu chuyện nầy bằng tiếng nói của anh ấy để độc giả tự phán đoán.

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA ĐỜI TÔI Kính chào quí vị. Tôi tên là Athet Pyan Shinthaw Paulu. Tôi ở tại đất nước Miến Điện. Tôi hân hạnh được chia sẻ lời chứng của tôi về những gì xảy ra cho tôi, nhưng trước hết, tôi xin vắn tắt về quãng đời thơ ấu của tôi.

Tôi sinh năm 1958 ở làng Bogale, thuộc Bình Nguyên Irrawaddy của miền nam Miến Điện (trước kia gọi là Burma). Cha mẹ tôi là người rất sùng kính Phật giáo giống như hầu hết những người ở Miến Điện, đặt tên tôi là Thitpin (có nghĩa là “cây”). Cuộc sống tôi rất đơn giản tại nơi tôi lớn lên. Đến khi được 13 tuổi, tôi nghỉ học và bắt đầu làm việc trên một thuyền đánh cá. Chúng tôi bắt được nhiều cá, đôi khi có tôm ở nhiều sông ngòi và suối ở vùng Irrawaddy nữa. Khi được 16 tuổi, tôi là trưởng của chiếc thuyền đó. Vào lúc nầy, tôi sống ở vùng thượng lưu Mainmahlagyon Island (Mainmahlagyon có nghĩa là “Đảo phụ nữ xinh đẹp”), chỉ ở phía bắc của Bogale, nơi tôi được sinh ra. Vùng

nầy khoảng 100 dặm về phía tây nam của Yangon (Rangoon) thủ đô của Miến Điện.

Một ngày nọ, khi tôi 17 tuổi, chúng tôi bắt được rất nhiều cá trong lưới. Vì cớ nhiều cá nên một con cá sấu khổng lồ tấn công chúng tôi. Nó bơi theo thuyền của chúng tôi và cố gắng tấn công. Chúng tôi rất hoảng sợ, vì vậy chúng tôi chèo thuyền nhanh về hướng

bờ sông. Con cá sấu theo sau chúng tôi và dùng đuôi của nó đập nát thuyền.

Mặc dầu không ai bị chết trong cảnh ngộ nầy, nhưng sự tấn công

đã ảnh hưởng rất lớn trên đời sống tôi. Tôi không còn muốn đi bắt cá nữa. Chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi bị chìm vì cá sấu tấn công. Tối đó chúng tôi về làng nhờ chiếc thuyền

khác.

Không lâu sau đó, người chủ của cha tôi chuyển ông ta đến thành phố Yangon (Rangoon). Năm 18 tuổi, tôi được gởi vào một tu viện Phật giáo để làm tu sĩ tập sự. Hầu hết cha mẹ ở Miến Điện đều cố gắng gởi con trai mình vào một tu viện Phật giáo, ít ra một thời gian, vì họ xem đó là một vinh dự lớn khi có con trai phục vụ theo cách ấy. Chúng tôi đã giữ phong tục này hàng nhiều trăn năm nay.

MÔN ĐỆ NHIỆT THÀNH CỦA PHẬT GIÁO Vào năm 1977, khi tôi được 19 tuổi 3 tháng, tôi trở thành một tu sĩ thực thụ. Vị sư trưởng tu viện của tôi cho tôi một pháp danh, đây là phong tục của nước tôi. Bấy giờ tôi được gọi là U Nata Pannita Ashinthuriya. Khi trở thành tu sĩ, chúng tôi không còn dùng tên do cha mẹ đặt cho khi mới sinh. Tên của tu viện nơi tôi sống gọi là Mandalay Kyaikasan Kyaing. Tên của vị sư trưởng là U Zadila Kyar Ni Kan Sayadaw (U Zadila là

Page 11: Nội san So 114

11

tước hiệu của ông – như Hòa thượng). Ông từng là tu sĩ phật giáo nổi tiếng nhất ở tại Miến Điện lúc bấy giờ. Mọi người đều biết ông là ai. Ông được mọi người kính trọng và tôn ông là giáo sư vĩ đại. Năm 1983, thình lình ông qua đời vì bị tai nạn xe. Sự qua đời của ông làm mọi người sửng sốt. Lúc ấy tôi đã làm tu sĩ được 6 năm, tôi cố sức để trở thành tu sĩ giỏi nhất và tuân theo mọi giới luật của Phật giáo. Đến một giai đoạn tôi đi vào nghĩa trang gần chỗ tôi sống và suy tư liên tục. Vài tu sĩ thật sự muốn biết những chân lý về đức Phật cũng làm giống như tôi làm. Một số người đi sâu vào rừng để họ sống một cuộc đời từ bỏ chính mình và nghèo khổ. Tôi tìm cách để từ bỏ những tư tưởng ích kỷ, và dục vọng, để trốn thoát khỏi bệnh tật và đau khổ và muốn phá vỡ vòng luân hồi của trần gian nầy. Tôi cố đạt cho được sự bình an trong tâm hồn và tự ý thức, thậm chí khi một con muỗi sà vào cắn, tôi cứ để nó hút máu mà không đập nó! Trải qua nhiều năm, tôi phấn đấu để trở thành tu sĩ tốt nhất và không làm hại bất kỳ sinh vật nào. Tôi học tập những sự dạy dỗ thánh của Phật giáo như tổ tiên đã làm trước tôi. Cuộc đời làm tu sĩ của tôi cứ tiến lên cho đến một ngày tôi bị đau rất nặng. Tôi ở Mandalay vào thời điểm đó và được đưa đến bệnh viện để chữa trị. Bác sĩ đã làm một số xét nghiệm trên tôi và cho tôi biết là tôi bị sốt vàng và sốt rét cùng một lúc! Sau một tháng ở bệnh viện, sức khỏe của tôi tệ hại hơn. Các bác sĩ bảo rằng không còn cơ hội cho tôi được phục hồi và họ cho tôi xuất viện để về nhà chờ chết.

Đây là phần mô tả vắn tắt về quá khứ của tôi. Bây giờ tôi muốn kể cho quí vị nghe

những điều đáng lưu ý xảy ra cho tôi sau thời điểm đó….

MỘT KHẢI TƯỢNG LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI TÔI VĨNH VIỄN Sau khi xuất viện, tôi trở lại tu viện, tại đây các tu sĩ khác chăm sóc cho tôi. Tôi càng ngày càng yếu hơn và bị hôn mê. Về sau tôi được người ta cho biết rằng tôi đã chết ba ngày. Thân thể tôi bị thối và tim tôi đã ngừng đập. Người ta chuẩn bị liệm và đưa qua nghi lễ tẩy uế truyền thống của Phật giáo. Dù thân thể tôi bị hủy hoại, nhưng tôi nhớ rằng tâm trí và tâm linh của tôi lại rất nhạy bén. Tôi đang ở trong một trận bão rất

lớn. Cơn gió rất mạnh san bằng toàn thể cảnh vật cho đến khi không còn một cây hoặc bất kỳ thứ gì còn lại, ngoài một khoảnh đất trống trơn. Tôi đi nhanh qua bình nguyên nầy một lúc. Chẳng còn ai cả, chỉ một mình tôi đi. Sau một lúc tôi băng qua một con sông. Bên kia bờ sông, tôi thấy một

hồ lửa rất khủng khiếp, khủng khiếp lắm. Trong Phật giáo, chúng tôi không có ý niệm về một nơi giống như vậy. Ban đầu tôi rối trí và không biết đó là địa ngục cho đến khi tôi nhìn thấy Yama, vua của địa ngục (Yama là tên đặt cho vua của địa ngục trong nhiều nền văn hóa Á châu). Mặt của vua này giống như mặt sư tử, nhưng chân của nó giống như chân của rắn. Nó có một số sừng, mặt nó dữ tợn và tôi rất sợ hãi. Run rẩy, tôi hỏi tên của nó. Nó trả lời, “Ta là vua của địa ngục, Kẻ hủy diệt”

HỒ LỬA RẤT KHỦNG KHIẾP Vua của địa ngục bảo tôi nhìn vào hồ lửa. Tôi nhìn và thấy chiếc áo choàng màu của tu

Page 12: Nội san So 114

12

sĩ Phật giáo Miến Điện. Tôi nhìn kỹ hơn và thấy đầu trọc của một người đàn ông. Khi tôi nhìn vào mặt ông ta, tôi nhận ra đó là U Zadila Kyar Ni Kan Sayadaw (Vị tu sĩ nổi tiếng đã chết trong tai nạn xe hơi năm 1983). Tôi hỏi vua địa ngục vì sao người lãnh đạo trước kia của tôi lại bị giam trong hồ tra tấn nầy. Tôi nói “Tại sao ông ta ở trong hồ lửa nầy? Ông ta là giáo sư lỗi lạc. Thậm chí ông ta đã có một cuộn băng gọi là “Bạn là con người hay một con chó?” giúp cho hàng ngàn người hiểu rằng, là người, họ có giá trị rất lớn so với súc vật. Vua của địa ngục trả lời, “Đúng, ông ta là một giáo sư lỗi lạc, nhưng ông ta không tin Jêsus Christ. Đó là lý do ông ta ở trong địa ngục”.

Rồi vua địa ngục bảo tôi nhìn vào một người khác ở trong hồ lửa. Tôi nhìn thấy một người tóc rất dài vắt ngang qua bên trái đầu của ông ta. Ông ta cũng mặc áo choàng dài. Tôi hỏi vua địa ngục, “Ông này là ai?” Nó trả lời, “Đây là người mà ngươi thờ kính: Gautama (Phật Thích Ca). Tôi kinh hoàng nhìn thấy Gautama ở địa ngục. Tôi cãi lại, “Gautama là người rất đạo đức, rất tốt, tại sao ông ta lại chịu khốn khổ ở hồ lửa?” Vua địa ngục trả lời, “Cho dù ông ta đạo đức đến đâu, nếu ông ta không tin nơi Đức Chúa Trời đời đời, thì ông ta vẫn ở nơi nầy”.

Sau đó tôi thấy một người khác, giống như mặc bộ đồ quân phục. Ông ta có một vết thương lớn ở ngực. Tôi hỏi, “Ông nầy là ai?”

Vua địa ngục bảo, “Đây là Aung San, lãnh tụ cách mạng của Miến Điện. Aung San ở đây vì ông ta ngược đãi và giết nhiều Cơ đốc nhân, nhưng chính là vì ông ta đã không

tin nơi Jêsus Christ”. Ở Miến Điện, người ta thường có câu tục ngữ, “Người lính chẳng bao giờ chết, họ cứ sống mãi”. Vua địa ngục nói với tôi rằng những quân đoàn của địa ngục đã có câu tục ngữ, “Những người lính chẳng bao giờ chết, nhưng họ đi xuống địa ngục đến đời đời”.

Tôi nhìn xem thấy một người khác ở trong hồ lửa. Ông ta rất to lớn và mặc đồ chiến. Ông ta cũng cầm một thanh gươm và một cái khiên. Người nầy có một vết thương ở trên trán. Người nầy cao lớn hơn bất kỳ người bình thường nào mà tôi từng thấy.

Chiều cao của ông ta bằng sáu lần chiều dài từ cùi chỏ của người nam đo ra chót ngón tay khi duỗi thẳng ra cộng với một gang tay. Vua địa ngục nói, “Người nầy tên là Gô-li-át. Hắn ta ở địa ngục vì hắn phỉ báng Đức Chúa Trời đời đời và tôi tớ Ngài là Đa-vít”. Tôi bối rối vì tôi không biết Gô-li-át và Đa-vít là ai cả. Vua địa ngục nói, “Gô-li-át được ghi lại trong Kinh thánh Cơ-đốc. Bây giờ ngươi không biết, nhưng khi ngươi

trở thành Cơ đốc nhân, ngươi sẽ biết hắn là ai”.

Sau đó tôi được đưa đến một nơi tôi thấy cả người giàu và nghèo lo chuẩn bị bữa ăn tối. Tôi hỏi, “Ai nấu thức ăn cho những người nầy?” Vua địa ngục trả lời, “Người nghèo thì tự họ nấu ăn, còn người giàu thì nhờ người khác nấu cho họ”. Khi thức ăn được chuẩn bị xong, người giàu ngồi xuống ăn. Khi họ bắt đầu ăn thì khói mù mịt bay lên. Người giàu ăn lấy ăn để để làm dịu lương tâm của họ. Họ phải thở khó khăn lắm vì khói. Họ phải ăn nhanh vì họ sợ mất tiền. Tiền bạc là thần của họ.

Một vua khác của địa ngục đến gần tôi. Tôi cũng thấy một con vật có công tác cho

Page 13: Nội san So 114

13

than vào lửa bên dưới hồ lửa để làm cho nó nóng thêm. Con vật nầy hỏi tôi, “Mày cũng muốn đi vào hồ lửa nầy phải không?” Tôi trả lời, “Không, tôi đến đây để quan sát thôi”. Vẻ mặt của con vật khều lửa nầy rất dữ tợn. Nó có mười cái sừng trên đầu, một cây giáo trên tay và bảy lưỡi dao bén nhọn từ đầu cây giáo. Con vật này nói với tôi, “Mầy nói đúng. Mầy đến đây chỉ để quan sát thôi. Ta không tìm thấy tên mầy ở đây”. Nó nói, “Bây giờ ngươi trở về nơi trước khi ngươi đến đây”. Nó chỉ cho tôi về hướng đồng bằng hoang vu mà tôi đã đi qua trước khi tôi đến hồ lửa nầy”.

CON ĐƯỜNG QUYẾT ĐỊNH Tôi đi bộ rất xa, cho đến khi chân tôi chảy máu. Tôi bị nóng và đau đớn dữ dội. Cuối cùng khi tôi đi bộ khoảng ba giờ, tôi đến một con đường rộng. Tôi đi trên đường rộng nầy một lúc cho đến một ngã ba. Một nhánh đi về phía trái, rất rộng. Một nhánh nhỏ hơn đi về phía bên phải. Ở chỗ ngã ba có một bảng hiệu nói rằng con đường bên trái dành cho những người không tin nơi Chúa Jêsus Christ. Con đường bên phải dành cho những người tin nơi Chúa Jêsus. Tôi muốn biết con đường rộng dẫn đến đâu, nên tôi bắt đầu đi. Có hai người đàn ông đi trước tôi 300 thước. Tôi cố gắng đi nhanh để bắt kịp họ, nhưng dù tôi ráng sức đến đâu cũng không theo kịp, do đó tôi quay lại ngã ba. Tôi tiếp tục nhìn hai người đàn ông đó khi họ đi xa khỏi tôi. Lúc họ đến cuối con đường thì thình lình họ rơi xuống. Hai người đàn ông nầy hét lên khủng khiếp! Tôi cũng hét lên khi thấy những gì xảy ra cho họ! Tôi biết rằng con đường rộng chấm dứt trong sự nguy hiểm kinh khủng cho ai đi trên đó.

NHÌN LÊN THIÊN ĐÀNG Tôi bước đi trên con đường của những người tin theo Chúa Jêsus. Sau khi đi khoảng một giờ thì mặt đường đổi thành vàng ròng. Nó trong suốt đến nỗi khi tôi nhìn xuống thì thấy mặt tôi rõ ràng. Sau đó tôi thấy một người đàn ông đứng trước mặt tôi. Ông ta mặc chiếc áo choàng trắng. Tôi cũng nghe người ta hát rất hay. Ồ, quá tuyệt vời và tinh khiết! Rất có ý nghĩa và hay hơn rất nhiều so với những buổi thờ phượng trong những nhà thờ ngày nay trên đất nầy. Người đàn ông mặc áo trắng bảo tôi cùng đi với ông. Tôi hỏi ông tên gì, nhưng ông ta không trả lời. Sau khi tôi hỏi tên ông đến sáu lần, thì ông ta trả lời, “Ta là người giữ

chìa khóa của thiên đàng. Thiên đàng là nơi rất đẹp, rất tuyệt vời. Bây giờ ngươi không thể vào đây, nhưng nếu ngươi đi theo Jêsus Christ thì ngươi có thể vào sau khi cuộc sống trên đất

của ngươi chấm dứt”. Tên của người đàn ông ấy là Phi-e-rơ.

Phi-e-rơ bảo tôi ngồi xuống và ông ta chỉ cho tôi thấy một chỗ ở phía bắc. Ông nói, “Nhìn về hướng bắc và nhìn thấy Đức Chúa Trời tạo dựng một người đàn ông. Đức Chúa Trời phán với một thiên sứ, “Chúng ta hãy dựng nên một người đàn ông”. Thiên sứ năn nỉ với Đức Chúa Trời và nói, “Xin Ngài đừng dựng nên người đàn ông. Người ấy sẽ làm điều sai trái và làm Ngài buồn lòng”. (Nghĩa đen theo tiếng Miến Điện là người ấy sẽ làm Ngài mất mặt). Nhưng dù sao Đức Chúa Trời vẫn tạo dựng một người đàn ông. Ngài đặt tên người ấy là “A-đam” (Ghi chú: Những người Phật giáo không tin nơi sự tạo dựng của thế giới hay của con người, vì vậy kinh nghiệm đó gây tác động có ý nghĩa trên tu sĩ này).

Page 14: Nội san So 114

14

SAI TRỞ VỀ QUẢ ĐẤT VỚI TÊN MỚI Sau đó Phi-e-rơ nói, “Bây giờ hãy đứng dậy và trở lại chỗ trước khi ngươi đến đây. Hãy nói với những người thờ phượng Phật Thích Ca và những người thờ lạy hình tượng. Nói với họ rằng họ phải đến địa ngục nếu họ không thay đổi. Những người xây dựng chùa và thần tượng cũng sẽ đi địa ngục. Những người cúng tiền cho các tu sĩ để lấy công quả cũng sẽ đi xuống địa ngục. Tất cả những người cầu nguyện với các tu sĩ và gọi họ bằng “Pra” (tước hiệu tôn kính đối với tu sĩ) sẽ xuống địa ngục. Tất cả những người cầu kinh và “ban sự sống” cho hình tượng sẽ xuống địa ngục. Tất cả những người không tin Jêsus Christ sẽ xuống địa ngục”. Phi-e-rơ bảo tôi quay về trái đất và làm chứng về những gì tôi đã thấy. Ông cũng nói, “Ngươi phải nói bằng tên mới của ngươi. Từ bây giờ trở đi, ngươi sẽ được gọi là Athet Pyan Shinthaw Paulu (Phao-lô trở lại cuộc sống).

Tôi không muốn quay lại quả đất. Tôi muốn đi thiên đàng. Các thiên sứ mở ra một cuốn sách. Trước hết họ tìm tên hồi nhỏ của tôi (Thitpin) trong sách, nhưng họ không thể tìm được. Rồi họ tìm tên mà tu viện đặt cho tôi khi làm tu sĩ Phật giáo (U Nata Pannita Ashinthuriya), nhưng họ cũng không thấy. Rồi Phi-e-rơ bảo, “Tên của ngươi chưa được viết vào đây, ngươi phải trở về trần gian và làm chứng về Chúa Jêsus cho những người theo Phật giáo”.

Tôi trở lại con đường bằng vàng. Một lần nữa tôi được nghe hát rất hay, loại nhạc mà tôi chưa được nghe trước đây. Phi-e-rơ cùng đi với tôi cho đến giờ tôi phải quay về quả

đất. Ông ấy chỉ cho tôi một cái thang từ trời xuống bầu trời. Cái thang nầy không chạm đến quả đất, nhưng dừng lại ở giữa chừng bầu khí quyển. Trên cái thang nầy tôi thấy rất nhiều thiên sứ, một số đi lên trời, một số đi xuống. Họ rất bận rộn. Tôi hỏi Phi-e-rơ, “Họ là ai?” Phi-e-rơ trả lời, “Họ là những sứ giả của Đức Chúa Trời. Họ đang trình lên thiên đàng tên của những người đã tin nơi Jêsus Christ và tên của những người không tin Jêsus Christ. Sau đó Phi-e-rơ bảo tôi đến lúc tôi phải trở về.

CON MA! CON MA! Điều kế tiếp mà tôi nhận ra là tiếng khóc. Tôi nghe mẹ tôi khóc lớn, “Con trai ơi, con ơi, sao con bỏ cha mẹ lại đây?” Tôi cũng nghe nhiều người khóc. Tôi nhận thấy mình đang nằm trong một chiếc quan tài. Tôi bắt

đầu cử động. Cha mẹ tôi bắt đầu la lớn, “Nó sống rồi! Nó sống rồi!” Những người khác đứng xa hơn không tin cha mẹ tôi. Sau đó, tôi chống tay trên thành quan tài và ngồi thẳng dậy. Nhiều người sửng sốt, kinh khiếp. Họ la lên, “Con ma! Con ma!” và

chạy bán sống bán chết.

Những người còn lại chết điếng và run rẩy. Tôi nhận ra mình đang ngồi trên đống nước nhờn và thối, là chất nước trong thân thể chảy ra, chắc được ba tách rưỡi nước nhờn. Đó là loại nước từ bao tử và những bộ phận bên trong của tôi chảy ra khi tôi nằm trong quan tài. Đây là lý do người ta biết rằng tôi thực sự chết rồi. Bên trong quan tài có một loại giấy ni-lông dán chặt vào lớp gỗ. Lớp ni-lông nầy giữ cho nước thối của tử thi không chảy ra, vì rất nhiều người chết chảy ra nhiều nước giống như vậy.

Page 15: Nội san So 114

15

Về sau tôi biết rằng chỉ vài phút sau là người ta đem xác tôi đi thiêu. Tại Miến Điện, người chết được đặt trong quan tài, họ đóng nắp hòm lại, rồi thiêu cả quan tài. Cha mẹ tôi được phép nhìn mặt tôi lần cuối trước khi đóng nắp quan tài, đó là lúc tôi được sống lại. Nếu không sống lại, thì sau đó vài phút, người ta sẽ đóng nắp quan tài và thi thể tôi sẽ bị thiêu.

Lập tức tôi bắt đầu giải thích những gì tôi đã thấy và nghe. Người ta rất kinh ngạc. Tôi đã nói với họ về những người tôi đã thấy trong hồ lửa, và bảo họ rằng chỉ có Cơ đốc nhân mới biết chân lý, rằng tổ phụ của họ và của chúng tôi đã bị lừa dối hàng ngàn năm nay. Tôi nói với họ rằng mọi điều chúng ta tin đều là giả dối cả. Người ta rất kinh ngạc vì họ biết tôi thuộc về loại tu sĩ nào và tôi đã nhiệt thành với sự dạy dỗ của Phật Thích Ca như thế nào.

Ở Miến Điện, khi một người chết, tên và tuổi được viết bên cạnh quan tài. Khi một tu sĩ chết, thì tên của thầy tu, tuổi và số năm phục vụ làm tu sĩ được viết bên cạnh quan tài. Tôi đã được người ta ghi rằng tôi chết, nhưng bây giờ quí vị có thể nhìn thấy tôi đang sống!

LỜI KẾT

Vì “Phao-lô Trở Lại Cuộc Sống” kinh nghiệm câu chuyện nói trên, nên anh cứ tiếp tục làm chứng về Chúa Jêsus Christ. Các mục sư Miến Điện nói với chúng tôi rằng anh đã dẫn đưa hàng trăm tu sĩ Phật giáo đến với Chúa Jêsus. Lời chứng của anh rõ ràng là không nhượng bộ. Vì thế, sứ điệp của anh đã làm xúc phạm nhiều người, là những người không chấp nhận Jêsus Christ là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT đến thiên đàng. Dù bị

chống đối dữ tợn, nhưng những kinh nghiệm của anh quá thật đối với anh, nên anh không hề lay chuyển. Sau nhiều năm là tu sĩ Phật giáo, một người nghiêm túc tuân theo sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, bây giờ anh lập tức công bố phúc âm của Đức Chúa Trời sau khi anh được sống lại và khuyên những tu sĩ khác từ bỏ tất cả những hình tượng giả dối và hết lòng theo Đức Chúa Jêsus Christ. Trước thời gian anh bị bệnh và chết, không có biểu hiện nào cho thấy anh biết gì về Cơ-đốc giáo. Mọi việc anh học trong ba ngày nằm trong quan tài đã rất mới đối với anh. Trong nỗ lực đưa sứ điệp của anh đến càng nhiều càng tốt, La-xa-rơ hiện đại nầy bắt đầu phân phát băng video và băng cassette về câu chuyện của anh. Cảnh sát và nhà cầm quyền Phật giáo tại Miến Điện đã làm hết sức mình để thu lại những băng cassette nầy và tiêu hủy. Lời chứng mà quí

vị đọc được ở đây đã được dịch từ một trong những cuộn băng đó. Chúng

tôi được biết rằng hiện nay nếu công dân Miến Điện nào có

những băng này thì rất nguy hiểm cho họ.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH

HẰNG TUẦN (Từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3 ) 12. Thi-thiên 71, Mác 15, Dân số ký 25-26 13. Thi-thiên 72, Mác 16, Dân số ký 27-28 14. Thi-thiên 73, Rôma 1, Dân số ký 29-30 15. Thi-thiên 74, Rôma 2, Dân số ký 31-32 16. Thi-thiên 75, Rôma 3, Dân số ký 33-34 17. Thi-thiên 76, Rôma 4, Dân số ký 35-36 18. Thi-thiên 77, Rôma 5, Phục truyền 1-2

Page 16: Nội san So 114

16

MÓN CANH TÂM LINH Trải qua các đời, nếu không có những bậc thánh khiết, tận tụy để người ta thấy Đức Chúa Giê-xu qua họ, thì đạo Tin Lành đã tận diệt từ lâu.

Bầy chiên có quyền đòi hỏi sự săn sóc của người chăn. Người chăn phải sung sướng khi được đòi hỏi như vậy.

Biết mình ngu dại là một bước lớn tiến về hướng tri thức.

Bên ngoài ý Chúa không có gì gọi là thành công. Bên trong ý Chúa không có gì gọi là thất bại.

Bầy chiên được an ủi khích lệ rất nhiều khi họ biết mình đang có một người chăn thánh thiện, tận hiến.

Khi nghĩ đến một cầu thủ tranh banh tròn tôi hổ thẹn khôn xiết vì hầu việc Đức Chúa Trời chưa hăng hái bằng một cầu thủ giành banh.

Người nào hầu việc Chúa sốt sắng thì thường bị kẻ nguội lạnh tức bực, chế giễu và bắt bớ. (Mác 3:1-6, 21).

Biết bao nhiêu người muốn làm lại cuộc đời nhưng đã quá trễ, và đành đem một tâm sự thất bại vào cõi đời đời.

Khi gặp hoạn nạn, ta phải tự hỏi: “Tôi bị thử thách, bị sửa phạt, hay là bị hình phạt?” không có nguyên do nào khác.

Tôi chẳng sợ vì không có tiền gởi ngân hàng hạ giới; Tôi chỉ sợ nếu không có hoặc có ít tiền gởi ngân hàng thiên thượng.

Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến chỗ chiến đấu một mình, để chính Ngài có thể chiến đấu chung với ta và thay ta.

Nếu Hội Thánh chẳng có Đức Thánh Linh ngự trị và hành động, thì chỉ còn là một cơ quan văn hóa, từ thiện, hoặc kém hơn một chút.

Rất nhiều người không được Đức Chúa Trời sử dụng. Ít người được Ngài sử dụng. Rất ít người được Ngài đại dụng, và chỉ có vài người được Ngài tận dụng. Mỗi người chúng ta tự biết mình thuộc hạng nào.

Mỗi lần làm trái lương tâm là một chút thuốc độc chích vào lương tâm cho đến lúc đủ liều thì lương tâm chết và thần linh, chức vụ, uy tín, danh dự cũng chết theo. Nhiều người quá lo cho con cháu mình phần đời này, mà chẵng lo cho linh hồn chúng chút nào. Họ sẽ tỉnh thức trong đời sau khi không thấy con cháu mình ở thiên đàng; nhưng lúc ấy đã quá muộn.

Tôi sợ nhứt trong đời này mình có mọi sự, mà trong đời sau mình chẵng có chi hết.

Có những người muốn Đức Chúa Trời ban cho mình rất nhiều, song lại chỉ dâng cho Ngài rất ít.

Page 17: Nội san So 114

17

Người làm cha mẹ phải tự hỏi: “Nếu con cái tôi làm, nghĩ và nói như tôi thì linh hồn chúng sẽ ra sao?”.

Nếu mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, thì tất nhiên mọi sự hiệp lại làm hại cho kẻ không yêu mến Ngài.

Gặp hoạn nạn, người ta vội chạy đến Đức Chúa Trời; nhưng được bình an rồi, bèn sắp sửa lảng xa Ngài

Nghèo đời này mà nghèo cả đời sau thì mới đáng buồn; Giàu đời này mà chẳng giàu đời sau thì chưa đáng vui.

Những bước sa sút tai hại luôn luôn bắt đầu ở chỗ thiếu thức canh cầu nguyện.

Người đời thường mua chuộc kẻ khác bằng tiền bạc; Người đạo luôn luôn chinh phục kẻ khác bằng đức độ.

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH

Lịch sinh hoạt từ ngày 08/03 – 11/03

Ngày CHƯƠNG TRÌNH 12/03 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 08.00-18.00 ) 13/03 Ca đoàn 14/03 Nhóm tế bào

Nhân sự cùng mục sư Matsula 15/03 Thanh Niên 16/03 Nhóm tế bào 17/03 Thờ Phượng tại các chi hội. 18/03 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

15h30: Hội Thánh Việt Nam nhóm lại tại phòng nhỏ

TÀ GIÁO CHỨNG NHÂN GIÊHÔVA

I. DANH XƯNG.

Vào năm 1876, danh xưng đầu tiên của giáo phái nầy là Russelite, lấy theo tên của người lãnh đạo là Russell. Năm 1879, Russell lập Hội Tháp Canh Siôn và năm 1884, đổi tên thành Hội Tháp Canh Kinh thánh. Sau khi Russell chết vào năm 1916, luật sư Joseph Franklin Rutherford được cử thay thế. Ông tuyên bố mình là chứng nhân cuối cùng của Đức Giê-hô-va cho mọi dân tộc và căn cứ vào Ê-sai 43:10 để đổi tên giáo phái là Chứng nhân Giê-hô-va (CNGHV): “Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng Ta, và là đầy tớ Ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng Ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước Ta, và cũng chẳng có sau Ta nữa”. II. LỊCH SỬ. Người sáng lập giáo phái CNGHV là ông Charles Taze Russell, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1852 tại Hoa kỳ. Trong thời niên thiếu, Russell chịu ảnh hưởng của hệ phái Cơ đốc Phục lâm (Cơ đốc Phục lâm An tức nhựt hay Hội thánh Sa bát hoặc Phúc âm đời đời) do William Miller khởi xướng. Miller tin rằng Chúa sẽ tái lâm vào năm 1843. Nhưng sau đó,

Page 18: Nội san So 114

18

ông đổi lại là năm 1844. Khi lời tiên đoán đó không đúng, Miller nhìn nhận sự sai lầm của mình, nhưng những tín hữu của ông không nhận như thế và tìm cách giải thích khác đi. Russell rất say mê đề tài nầy. Sau một thời gian nghiên cứu, ông xuất bản một quyển sách nhỏ với tựa đề “Đối Tượng và Phương Cách Chúa Tái Lâm” (The Object and Manner of The Lord’s Return) và tuyên bố Chúa sẽ trở lại trần gian vào năm 1874. Sau đó, vào năm 1877, Russell hợp tác với N.H. Barbour, một tín hữu Cơ đốc Phục lâm, xuất bản quyển “Ba Thế Giới Và Mùa Gặt Của Thế Giới Nầy”. Trong sách đó họ cho rằng Chúa Giê-xu tái lâm ẩn giấu vào năm 1874 và thế giới sẽ kết thúc vào năm 1914. Năm 1879, Russell kết hôn với cô Maria Frances Ackley. Ông cử bà làm tổng thư ký và tổng thủ quỹ của hội, đồng thời là chủ bút tờ Tháp Canh (tiếng nói chính thức của hội). Nhưng năm 1913, bà xin ly dị, vì theo bà “ông là người gian dối, ích kỷ, độc tài…” Ngoài ra, ông cũng phải ra tòa vì khai gian khả năng cổ ngữ và về “hạt giống phép lạ”. Ông quảng cáo loại hạt giống lúa mì của ông sẽ cho kết quả năm lần hơn hạt giống thường. Một tờ báo địa phương (Brooklyn Daily Eagle) đã vẽ tranh chế nhạo ông. Russell kiện báo ra tòa về tội lăng mạ, nhưng bị thua kiện vì không chứng minh được hiệu năng của hạt giống phép lạ. Nhưng sai lầm lớn nhất của Russell là quá tự phụ về bộ “Khảo học Kinh thánh” của mình (The Studies in the Scripture). Bộ sách nầy là nền tảng cho những tín hữu CNGHV trong việc nghiên cứu Kinh thánh. Ông viết: “Nếu một người bỏ bộ

Khảo học Kinh thánh qua một bên, chỉ nghiên cứu Kinh thánh mà thôi, thì dù người ấy có công nghiên cứu Kinh thánh suốt mười năm, kinh nghiệm cho thấy họ sẽ đi vào bóng tối trong vòng hai năm. Trái lại, nếu một người không đọc Kinh thánh mà chỉ nghiên cứu bộ Khảo học Kinh thánh, thì chỉ hai năm sau, người đó sẽ thấy ánh sáng” (Tháp canh, 15.9.1910, tr.298). Viết trong bộ Khảo học Kinh thánh, Russell giải thích Kim tự tháp của Ai-cập là những lời tiên tri trên đá. Vì thế, ông tổng hợp các biến cố lịch sử và chiều dài của hành lang trong Kim tự tháp để đi đến kết luận: Chúa sẽ tái lâm vào năm 1874. Quan điểm giải kinh của Rutherford, người kế nhiệm Russell, có nhiều khác biệt. Ông thay thế những sự dạy dỗ trước đây của Russell bằng sự dạy dỗ của mình. Việc nầy gây nên sự ly khai của nhiều nhóm, như Dawn Bible Students & Layman Home Missionary Movement. Khi Rutherford chết vào năm 1942 thì số tín hữu của CNGHV là 115.000 người và Nathan H. Knorr lên thay thế. Knorr thành lập nhiều cơ sở kinh tế và Trường huấn luyện nhân sự. Các cơ sở kinh tế đem lại công việc làm ăn cho tín hữu, tài chính dồi dào cho hội và có nhiều tín hữu được huấn luyện ra đi truyền giáo. Khi Knorr chết vào năm 1977, thì số tín hữu đã lên đến 2 triệu người. CNGHV lại cho rằng thế giới sẽ chấm dứt vào năm 1975 và nhiều tín hữu cả tin đã bán hết tài sản, bỏ việc làm, bỏ học để đi từng nhà làm chứng. Nhưng lời tiên đoán đó hoàn toàn sai lạc. Phó Hội trưởng là Frederick W. Franz đã có công giúp

Page 19: Nội san So 114

19

Hội vượt qua thời kỳ khó khăn đó và ông xứng đáng thay thế Knorr trong vai trò lãnh đạo. Ông là một học giả và khác với Knorr chú tâm phát triển số lượng, ông lo về phẩm chất. Ông hệ thống giáo lý của CNGHV. Tờ báo chính thức của giáo phái CNGHV là “Tháp canh” (Watch Tower), còn tờ “Tỉnh thức” (Awake) dành cho người chưa tin, sách hướng dẫn học Kinh thánh là “Lẽ thật duy nhất dẫn đến sự sống đời đời”. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của Knorr, họ đã dịch một bản Kinh thánh riêng cho giáo phái của mình và xuất bản vào năm 1984: Bản “The New World Translation of the Holy Scripture” (Bản dịch hiện đại của Kinh thánh). Qua sự kiểm chứng của các nhà thần học và ngôn ngữ Kinh thánh, thì bản dịch trên không nhằm cung cấp một bản Kinh thánh hiện đại như họ tuyên bố, nhưng nhằm hỗ trợ cho hệ thống thần học của họ. Trong đó, họ dùng danh Giê-hô-va thay thế cho danh Đức Chúa Trời hay Chúa và Giăng 1:1 được dịch là “Ban đầu có Ngôi Lời… Ngôi Lời là một vị thần” để cố gắng chối bỏ thần tính của Chúa Giê-xu cũng như giáo lý Ba Ngôi.

III. NHỮNG GIÁO LÝ SAI LẠC CỦA CNGHV.

1. Chối bỏ thần tánh của Chúa Giê-xu. 2. Chối bỏ thân thể của Chúa Giê-xu sống lại. 3. Chối bỏ thân vị & thần tánh của Đức Thánh Linh. 4. Chối bỏ giáo lý Ba Ngôi. 5. Chối bỏ sự tái lâm hiển nhiên của Chúa Giê-xu.

6. Chối bỏ sự hình phạt đời đời dành cho kẻ ác. 7. Chối bỏ sự bất tử của linh hồn.

HỘI THÁNH LỜI SỰ SỐNG TẠI

VIỆT NAM. Long Biên : Ms Dũng 01698955461 Đông Anh : Anh Hùng 01257337337 Quảng Ninh : MS Calep 0988425862 Hải Dương: Anh Sáu 0982721342 Thái Bình: Anh Phierơ 01676262652 Thanh Hóa: Chị Thảo 01235939099 Sơn Tây: MS Hưng 89658303049 Thái Nguyên: Chị Kiên 0974278365 TuyênQuang: AnhVinh 01236863638 Nghệ An : Anh Mừng 01699219530 Bắc Ninh: Cô Nga 01228228104. Sài Gòn: MS Huê 0163 458 5438 Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Để tiện cho việc in ấn, xin các con cái Chúa có thể đăng ký số lượng cần nhận cho Anh Nguyễn Lưu Quý vào các Chúa Nhật trong tuần. Hoặc gọi điện theo số 8964 635 3818 gặp Anh Quý để đặt báo. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 20: Nội san So 114

20

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2,

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 17:30 – 20:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ