4
Nuôi con nuôi quốc tế tại Pháp (Lời nói đầu của Công ước La Hay ngày 29 tháng 5 năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế) « Để đảm bảo có sự phát triển hài hòa về mặt nhân cách, trẻ em cần được lớn lên trong một bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông hiểu của gia đình. »

Nuôi con nuôi quốc tế tại Pháp - France Diplomatie · « Để đảm bảo có sự phát triển hài hòa về mặt nhân cách, trẻ em cần được lớn lên trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nuôi con nuôiquốc tế

tại Pháp

(Lời nói đầu của Công ước La Hay ngày 29 tháng 5 năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế)

« Để đảm bảo có sự phát triển hài hòa về mặt nhân cách, trẻ em cần được lớn lên trong một bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông hiểu của gia đình. »

Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 10 tháng 11 năm 1989 :

thừa nhận nguyên tắc nuôi con nuôi quốc tế mang tính bổ trợ đối với các dự án tiếp nhận hay nhận con nuôi ngay tại nước gốc của trẻ em.

Công ước La Hay ngày 29 tháng 5 năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế :nêu các qui định trong việc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi đối với các nước đã phê chuẩn công ước.

Tham khảo :http : //www.hcch.net

Bộ luật dân sựBộ luật về Hoạt động xã hội và Gia đình

Luật số 2005-744 ngày 4 tháng 7 năm 2005 về cải cách lĩnh vực nuôi con nuôi

Nghị định số 2006-981 ngày 1 tháng 8 năm 2006 về việc chấp thuận cho nhận trẻ được nhà nước giám hộ hay trẻ em nước ngoài làm con nuôi và sửa đổi bộ luật hoạt động xã hội và gia đình.

Nghị định số 2006-1272 ngày 17 tháng 10 năm 2006 về biểu mẫu quyết định và phiếu chấp thuận cho phép nhận trẻ được nhà nước giám hộ và trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

Các điều từ R225-12 đến R225-46 Bộ luật Hoạt động xã hội và Gia đình về các tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi (OAA)

Nghị định số 2009-291 và thông tư ngày 16 tháng 3 năm 2009 về cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính trung ương Bộ Ngoại giao và Châu Âu.

Nghị định số 2009-407 ngày 14 tháng 4 năm 2009 về Cơ quan trung ương Nuôi con nuôi quốc tế.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG NƯỚC

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG : BỘ PHẬN NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ (SAI)

NHIỆM VỤ

SAI giám sát việc tuân thủ các cam kết của Pháp trong khuôn khổ công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi (CLH) :● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế duy trì các mối quan hệ cấp nhà nước hoặc giữa các cơ quan trung ương, với các nước gốc của trẻ em cũng như các cơ quan chức trách của các nước tiếp nhận trẻ khác và tham gia đàm phán các hiệp định song phương và các công cụ đa phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

SAI soạn thảo chiến lược nuôi con nuôi quốc tế :● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế thực hiện kế hoạch với các nước, với sự phối hợp của các tác nhân Pháp hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế : Cơ quan Nuôi con nuôi Pháp (AFA), các Tổ chức nuôi con nuôi (OAA), các hiệp hội cha mẹ nuôi và con nuôi.● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế cùng với các Đại sứ quán tiến hành các dự án hợp tác vì lợi ích của trẻ em không có gia đình.

Tại Pháp, Cơ quan Trung ương quản lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế theo Công ước La Hay là Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế, trực thuộc Bộ Ngoại giao và Châu Âu.

CƠ CẤU

Bộ phận này bao gồm 22 người đến từ Bộ Ngoại giao và Châu Âu, Bộ Gia đình và Bộ Tư pháp. Lãnh đạo bộ phận là ông Jean-Paul MONCHAU, Đại sứ chuyên trách vấn đề Nuôi con nuôi quốc tế, được Tổng thống Pháp bổ nhiệm vào tháng 6 năm 2008.

doptés. adoptés.

SAI giám sát chế tài các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi :● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế là cơ quan chủ quản đối với Cơ quan Nuôi con nuôi Pháp.● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế cấp phép và kiểm tra các tổ chức nuôi con nuôi tư nhân, hỗ trợ kinh phí các tổ chức này khi cần thiết.

SAI có chức năng thẩm định và theo dõi các vấn đề pháp lý :● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế cho phép các cơ quan lãnh sự cấp thị thực cư trú dài hạn cho con nuôi● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế thu thập và cập nhật thông tin về các qui trình xin nhận con nuôi, các điều kiện cho nhận con nuôi ở nước ngoài cũng như những khó khăn mà các công dân Pháp gặp phải.

SAI thực hiện một chính sách truyền thông thực sự● Bộ phận Nuôi con nuôi quốc tế quản lý chuyên mục nuôi con nuôi quốc tế trên trang web của Bộ Ngoại giao và Châu Âu và cổng thông tin điện tử của chính phủ về nuôi con nuôi.

CƠ QUAN NUÔI CON NUÔI PHÁP (AFA)

Cơ quan nuôi con nuôi Pháp, là pháp nhân công pháp được đặt dưới sự quản lý của nhà nước, và được thành lập theo luật số 2005-744 ngày 4 tháng 7 năm 2005. Cơ quan được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tư vấn và định hướng những đối tượng muốn nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, trên toàn thể lãnh thổ Pháp và đối với tất cả các nước. Cơ quan nuôi con nuôi Pháp được phép đứng ra làm trung gian cho việc nhận nuôi trẻ em vị thành niên nước ngoài dưới 15 tuổi tại các nước gốc của trẻ em được nhận nuôi, sau khi được cơ quan chức trách các nước sở tại cho phép hoạt động mà không gây thiệt hại tới các tổ chức nuôi con nuôi tư nhân đã được phép hoạt động.

Trang mạng : http://www.agence-adoption.fr

CÁC TÁC NHÂN TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

CÁC TỔ CHỨC NUÔI CON NUÔI (OAA) 41 tổ chức nuôi con nuôi (OAA) là các pháp nhân tư pháp hoạt động trung gian cho mục đích giao nhận hay tìm cơ sở nuôi dưỡng trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi được đưa đi làm con nuôi.

Các OAA phải xin phép Hội đồng tỉnh cho phép hoạt động tại các tỉnh OAA muốn hoạt động. Cơ quan trung ương (SAI) cấp phép các tổ chức này hoạt động tại các nước mà tổ chức muốn xử lý các hồ sơ với sự cho phép của chính quyền nước gốc.

Các OAA thực hiện các nhiệm vụ sau đây :

Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và tư vấn giúp lập hồ sơ ; ¾Thông tin về các khía cạnh kỹ thuật và pháp lý qui trình xin nuôi con nuôi ; ¾Cũng với cơ quan chức năng của nước gốc xác định phương thức lựa chọn gia đình nhận trẻ làm ¾

con nuôi ;Chuyển hồ sơ người xin nhận con nuôi tới cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền quyết định về nuôi ¾

con nuôi ;Theo dõi bảo đảm qui trình theo đúng luật pháp hiện hành ; ¾Hỗ trợ gia đình sau khi trẻ được nhận làm con nuôi. ¾

Danh sách các OAA : http://www.diplomatie.gouv.fr

CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC THỂ CHẾ

Cơ quan Nuôi con nuối quốc tế được nhận những khoản trợ cấp nhằm thiết lập hợp tác thể chế, cấp nhà nước, nhằm tăng cường năng lực cơ quan trung ương tại các nước gốc đã phê chuẩn Công ước La Hay hay khuyến khích các nước này phê chuẩn công ước.

Các phương tiện này cũng cho phép xác định và đánh giá các nhu cầu thực sự của trẻ bằng việc thiết lập các hoạt động hợp tác với các nước gốc không thể thực hiện các biện pháp thay thế nhằm chăm sóc trẻ em không có gia đình. Các hoạt động vì mục tiêu này đang được thực hiện tại Haiti, Ma-đa-gát-xca, Campuchia và tới đây sẽ được triển khai tại Mali và Tôgô.

CÁC HIỆP HỘI CHA MẸ NUÔI VÀ CON NUÔI

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Các hiệp hội cha mẹ nuôi và con nuôi, dù không phải là tác nhân phải có giấy phép hoạt động, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Các hiệp hội này được SAI mời tham gia đóng góp vào chiến lược nuôi con nuôi quốc tế.

Danh sách các hiệp hội trên cổng thông tin về nuôi con nuôi : http://www.adoption.gouv.fr

CÁC TÌNH NGUYỆN VIÊN BẢO VỆ TRẺ EM VÀ NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

Cùng với Tổ chức Tình nguyện viên vì sự tiến bộ (AFVP), các doanh nghiệp tư nhân và các địa phương tham gia tài trợ,

Bộ Ngoại giao và Châu Âu đã xây dựng một mạng lưới tình nguyện viên hoạt động bảo trợ các trẻ em không có gia đình. Được khởi động tại Campuchia vào tháng 8 năm 2008, mạng lưới này đã được mở rộng sang các nước khác trong năm 2009 : Burkina Fasô, Ethiopia, Guatêmala, Haiti, Ấn Độ, Ma-đa-gát-xca, Mali, Việt Nam.Nhiệm vụ của các tình nguyện viên, hoạt động trong khuôn khổ các Đại sứ quán, có tính đòi hỏi cao về đạo đức và sự chặt chẽ nhằm :1. đóng góp vào việc xây dựng và thực hiện các dự án chăm sóc tại địa phương trẻ em không có gia đình bằng cách dựa vào các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại địa phương đó và với sự phối hợp của chính quyền địa phương;2. tham gia soạn thảo, thực hiện và theo dõi các dự án hợp tác thể chế và hỗ trợ kỹ thuật giúp các nước gốc áp dụng các qui trình bảo trợ trẻ em và nuôi con nuôi quốc tế được nêu trong các hiệp định quốc tế;3. tùy theo nhu cầu mà hỗ trợ các gia đình tiến hành thủ tục nhận con nuôi và hỗ trợ hoạt động của các tác nhân (Cơ quan trung ương, AFA, OAA, luật sư, phiên dịch…)

Trang mạng : http ://www.afvp.org

THAM KHẢO :

Cổng thông tin điện tử về nuôi con nuôi

http : //www.adoption.gouv.fr

Bộ Ngoại giao và Châu ÂuBộ phận Nuôi con nuôi quốc tế (SAI)

http : //www.diplomatie.gouv.fr57, boulevard des Invalides – 75007 Paris

Điện thoại : 00.33.1.53.69.31.72 – Fax : [email protected]

Người dịch tài liệu : Đỗ Hữu Lộc, phiên dịch Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội.

Hội đồng Nuôi con nuôi tối cao (CSA) là cơ quan tư vấn đặt dưới sự chủ quản của Bộ Tư pháp và Bộ Gia đình. Hội đồng gồm 30 thành viên và do một nghị sĩ quốc hội làm chủ tịch. Hội đồng họp ít nhất sáu tháng một lần hoặc khi có đề xuất của chủ tịch hội đồng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Gia đình hay Bộ trưởng Ngoại giao và Châu Âu.

CSA có nhiệm vụ đề xuất với các cấp chính quyền mọi biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi, đặc biệt là thông qua việc phối hợp tốt giữa các tổ chức hữu quan và cung cấp thông tin tới công chúng. Hội đồng cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi và soạn thảo các đề xuất sửa đổi luật trước khi trình Chính phủ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2009, thủ tướng Pháp François Fillon đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ủy ban liên bộ về nuôi con nuôi, với sự hiển diện của các bộ trưởng Nội vụ, Lao Động và xã hội, Tư pháp, cùng các quốc vụ khanh phụ trách Ngoại giao, quyền Con người và Gia đình.

Ủy ban có nhiệm vụ điều phối chính sách của chính phủ về nuôi con nuôi.

HỘI ĐỒNG NUÔI CON NUÔI TỐI CAO

ỦY BAN LIÊN BỘ VỀ NUÔI CON NUÔI

Tổng số trẻ em nước ngoài được các gia đình người Pháp nhận làm con nuôi trong năm 2010 : 3504

5 nước gốc có nhiều trẻ em được nhận làm con nuôi : 1. Haiti : 9922. Việt Nam : 4693. Colombia : 3694. Ethiopia : 3525. Nga : 301

SỐ LIỆU VỀ NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ