7
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 207 ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ HỘI NHẬP DƯƠNG VĂN NGHA * TÓM TT Bài viết này chủ yếu phân tích, định hướng và đề xuất phương án chi tiết về vấn đề đào tạo kiến trúc tại Đại học Duy Tân đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập. Ba vấn đề được phân tích chủ yếu là: chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Từ các nội dung phân tích này, tác giả đã đề xuất phương án chi tiết về Quy trình hướng dẫn một đồ án Kiến trúc tại trường Đại học Duy Tân Từ khóa: Kiến trúc, hướng dẫn đồ án, phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo, hội nhập. ABSTRACT This article mainly analyzes orientation and proposes detailed plans for training in architecture Duy Tan University to meet the social needs and integration. Three major issues focused here are program, content and training methods. From the content analysis, the authors propose detailed procedures of an architectural project guidance in Duy Tan University. Key words: architecture; project guidance; training methods; training program and integration. Một trong những vấn đề của các trường đào tạo kiến trúc trong cả nước là làm thế nào để xây dựng một chương trình hợp lý, một phương pháp đào tạo hiệu quả để xây dựng, tạo lập được đầu ra đủ để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Trong những chương trình, những phương pháp đào tạo ấy luôn gắn liền với phương thức đào tạo tín chỉ, một phương thức không còn mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả chương trình, các phương pháp đào tạo theo phương thức tín chỉ thì chúng ta phải xét đến nhiều khía cạnh, để đảm bảo “con tàu” kiến trúc Duy Tân đi đúng theo quỹ đạo: Đào tạo một thế hệ Kiến trúc sư đủ “Tâm”, đủ “Tầm” góp sức xây dựng một xã hội văn minh, một đô thị hiên đại và một môi trường sống lý tưởng. * ThS, Trường Đại học Duy Tân

ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

207

ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ HỘI NHẬP

DƯƠNG VĂN NGHIA *

TÓM TĂT

Bài viết này chủ yếu phân tích, định hướng và đề xuất phương án chi tiết về vấn đề đào tạo kiến trúc tại Đại học Duy Tân đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập. Ba vấn đề được phân tích chủ yếu là: chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Từ các nội dung phân tích này, tác giả đã đề xuất phương án chi tiết về Quy trình hướng dẫn một đồ án Kiến trúc tại trường Đại học Duy Tân

Từ khóa: Kiến trúc, hướng dẫn đồ án, phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo, hội nhập.

ABSTRACT

This article mainly analyzes orientation and proposes detailed plans for training in architecture Duy Tan University to meet the social needs and integration. Three major issues focused here are program, content and training methods. From the content analysis, the authors propose detailed procedures of an architectural project guidance in Duy Tan University.

Key words: architecture; project guidance; training methods; training program and integration.

Một trong những vấn đề của các trường đào tạo kiến trúc trong cả nước là làm thế nào để xây dựng một chương trình hợp lý, một phương pháp đào tạo hiệu quả để xây dựng, tạo lập được đầu ra đủ để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Trong những chương trình, những phương pháp đào tạo ấy luôn gắn liền với phương thức đào tạo tín chỉ, một phương thức không còn mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả chương trình, các phương pháp đào tạo theo phương thức tín chỉ thì chúng ta phải xét đến nhiều khía cạnh, để đảm bảo “con tàu” kiến trúc Duy Tân đi đúng theo quỹ đạo: Đào tạo một thế hệ Kiến trúc sư đủ “Tâm”, đủ “Tầm” góp sức xây dựng một xã hội văn minh, một đô thị hiên đại và một môi trường sống lý tưởng.

* ThS, Trường Đại học Duy Tân

Page 2: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

208

Bài tham luận được giới hạn nội dung trong những vấn đề liên quan đến chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo tại Khoa Kiến trúc Trường Đại học Duy Tân. Với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng những nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội.

1. Một số vấn đề bất cập

1.1. Nội dung chương trình

Khoa Kiến trúc của trường ta xuất phát điểm của chương trình đào tạo là kế thừa và hiệu chỉnh những chương trình đào tạo của các trường đào tạo kiến trúc trong nước và khu vực (Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách Khoa), tuy nhiên các chương trình này đã không còn phù hợp, thậm chí là lỗi thời so với sự phát triển của khoa học trong lĩnh vực Kiến trúc và Xây dựng, các ví dụ minh chứng cho vấn đề này như môn học cấu tạo kiến trúc: sinh viên chỉ được tiếp cận với những kiến thức cơ bản như: gạch, đá, vữa, xi măng, gỗ, thép, thép hình… trong khi đó công nghệ khoa học xây dựng hiện đại đã phát triển khá xa, bên cạnh những nguyên lý thiết kế cơ bản còn có rất nhiều bộ môn kỹ thuật khác đòi hỏi kiến trúc sư phải am hiểu tường tận như: hệ thống điều hòa, hệ thống thông tin liên lạc, cấp ga, xử lý nước thải, báo chữa cháy, ứng dụng năng lượng mặt trời…

Khi các Kiến trúc sư không cập nhật kiến thức mới, không tham quan thực tế, không thực hiện nghiên cứu ngoài công trường thì không thể giảng dạy tốt được (không thiết kế được, không vẽ được, không giám sát được…) Môn học kiến trúc nhà công cộng (tên gọi ở đây không thể gọi là “nhà”) vẫn là môn học rất chung chung của một số nguyên lý lại trùng lặp với nội dung của các môn học quy hoạch hoặc một số nội dung đã được văn bản hóa thành quy chuẩn, tiêu chuẩn do được Bộ Xây dựng ban hành.

1.2. Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy nhìn chung đã thay đổi phù hợp với như cầu, tuy nhiên phương thức đào tạo truyền thống vẫn còn nhiều (sinh viên thụ động – không trực tiếp nghiên cứu nội dung học), các lớp học semina sẽ rất khó thực hiện nếu như giảng viên không linh động (sẽ không tổ chức được semina cho những lớp học ghép, nếu tổ chức được thì hiệu quả cũng không cao)

Thực trạng có thể nói phương pháp giảng dạy của giảng viên là cung cấp những kiến thức mình có mà không quan tâm đến nội dung mà người học cần (nhu cầu xã hội cần). Qua đó để thấy rằng, mặc dù chúng ta đã thay đổi rất nhiều để phù hợp với yêu cầu của xã hội, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa nhìn nhận được sâu sắc bản chất của vấn đề phương pháp giảng dạy tiên tiến.

1.3. Phương pháp hướng dẫn và thực hiện đồ án kiến trúc

Chúng ta vẫn đang áp dụng phương pháp mà nhiều thế hệ đi trước đã để lại: giảng viên “binh bài” cho sinh viên, phương pháp này mang đậm dấu ấn của giảng viên trong ý tưởng của sinh viên, mang đậm dấu ấn lý thuyết. Trong khi đó đồ án kiến trúc là môn học thực hành nhưng lại không mang tính thực hành, không được thực hiện trên

Page 3: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

209

thực tế (hiện trạng khu đất thực tế, số liệu thực tế, chức năng thực tế…)

1.4. Tính thương hiệu và yêu cầu hội nhập

Hiện nay trên cả nước có hàng chục cơ sở đào tạo kiến trúc, tất cả các kiến trúc sư được đào tạo tại các cơ sở này đều hành nghề thiết kế kiến trúc nói chung mà không am hiểu tận tường chuyên ngành hẹp như thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, triển khai kiến trúc, đồ họa kiến trúc, quản lý kiến trúc, nghiên cứu giảng dạy…và như vậy sẽ có hàng loạt kiến trúc sư được đào tạo giống nhau để thực hiện các công việc khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên xác định rõ đặc trưng của kiến trúc Duy Tân, yếu tố đặc trưng này sẽ là yêu cầu hội nhập của ta với các nước đào tạo kiến trúc trong khu vực và trên thế giới.

Trường chúng ta la trường dân lập nên vấn đề “thương hiệu để hội nhập” là một vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm một cách thích đáng, từ đó sẽ hình thành nên tính cạnh tranh cao để thu hút được các nguồn lực nhằm tạo nên sản phẩm đặc trưng cho riêng mình. Ví dụ: Trường Đại học Kiến trúc TP HCM nổi tiếng với “Hàn lâm”; Đại học DL Văn Lang nổi tiếng với “Thực hành”; Đại học Yersin thích hợp với “Cảnh quan”; Đại học Bách Khoa định hướng với “Kỹ thuật”… Vậy Kiến trúc Duy Tân nổi tiếng với…

2. Đê xuât một sô giai phap cu thê

2.1 Xác định rõ mục tiêu và đối tượng giảng dạy

Kiến trúc Duy Tân có đầu vào thấp hơn so với các trường trong nước, vì vậy cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo cho hợp lý, các môn học đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc cơ bản là bám sát thực hành và ứng dụng lý thuyết và đồ án thực tế. Khi xác định được rõ mục tiêu và đối tượng giảng dạy phù hợp thì công việc còn lại của các giảng viên là thay đổi nội dung giảng dạy cho phù hợp. Từ đó xây dựng tiêu chí “Không chủ động cung cấp những nội dung mình đang có mà cung cấp những nội dung cho người học và xã hội đang cần”

2.2. Sự liên kết giữa các đồ án, môn học

Hiện tại các đồ án và các môn học chưa có sự liên kết chặt chẽ mà nếu có cũng chỉ là sự liên kết “hời hợt” không có những móc xích quan trọng để tạo thành một chuỗi kiến thức thống nhất.

Ví dụ khi thực hiện Đồ án thiết kế nhà ở sinh viên có thể vận dụng những môn học như Cơ sở kiến trúc 1 và 2 tiếp theo đồ án Cấu tạo kiến trúc (Đề xuất cho môn học cấu tạo kiến trúc được chia làm 2 phần: Lý thuyết và Đồ án) sinh viên có thể làm nhóm (2 đến 4 người) triển khai cấu tạo đồ án thiết kế nhà ở trên (chọn 1 trong các đồ án của nhóm và được giảng viên thống nhất), như vậy sinh viên vừa học được nguyên tắc thiết kế (làm ý, thể hiện một đồ án…) và hiểu rõ nội dung Hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế

Một ví dụ khác như khi thực hiện Đồ án khách sạn và học kỳ sau sinh viên thực

Page 4: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

210

hiện đồ án Nội thất chúng ta cũng có thể thực hiện được phương pháp liên kết như trên.

Tóm lại, muốn thực hiện được sự liên kết giữa các đồ án, môn học để tạo thành một khối kiến thức thống nhất những nhà quản lý, những giảng viên phải luôn phát hiện và tìm ra những sự liên kết cần thiết nhất để hướng sinh viên tìm hiểu nội dung môn học theo những liên kết trên.

2.3. Nâng cao tính thương hiệu

Mô hình thực hiện đồ án kiến trúc theo xưởng, nâng cao thời lượng và kiến thức thực hành sẽ là một cầu nối quan trọng để đưa kiến trúc Duy Tân hòa nhập với khu vực và đó cũng chính là thương hiệu của kiến trúc Duy Tân. Việc thực hiện mô hình đào tạo theo xưởng này sẽ đáp ứng được rất nhiều nội dung mà phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ yêu cầu như: Phương pháp giảng dạy là thảo luận. semina tại xưởng; nghiên cứu kiến trúc mang đậm yếu tố thực tế trên mô hình; thực hiện các đồ án thực tế tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với làm việc như một kiến trúc sư tại xưởng. Có thể coi xưởng đào tạo kiến trúc là nơi giao lưu học hỏi giữa các khóa học đồng thời cũng là môi trường hình thành phong cách sáng tạo của cả thầy và trò: phong cách sáng tạo theo thực tế xã hội yêu cầu…

Các yêu cầu để đáp ứng đào tạo theo mô hình xưởng đạt hiệu quả:

- Xưởng thiết kế do 3 đến 4 cán bộ giảng viên phụ trách, có một chủ nhiêm xưởng là người có thâm niên trong nghề và có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của xưởng, xây dựng xưởng giống như một văn phòng thiết kế để thực hiện các đồ án kiến trúc.

- Nhiệm vụ trọng tâm của xưởng là thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập chung chủ yếu cho các học phần thực hành như: đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, thực tập kỹ thuật, thực hành và nghiên cứu khoa học.

- Xưởng đào tạo chỉ tiếp nhận sinh viên từ năm 3 trở lên, sinh viên được quyền đăng ký học tại xưởng và tuyển chọn theo quyền hạn của chủ nhiệm xưởng. Với cách đào tạo này sẽ tạo được nguồn nhân lực tốt đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Xưởng chủ động quan hệ với các bộ phận, cơ quan và cá nhân khác để triển khai công việc đạt hiệu quả, tìm nguồn việc để thực hiện theo đơn đặt hàng, tham gia các hoạt động nghề nghiệp, có quỹ xản xuất, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng khen thưởng và có thể tự trang bị bổ sung để nâng cao hiệu quả công việc.

2.4. Trân trọng đội ngủ cán bộ giảng viên và khai thác nguồn tài nguyên.

Đội ngũ giảng viên là tài sản quý giá của trường, việc trân trọng, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng hiệu quả là vấn đề quan trọng trong đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, đặc biệt là các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm, trải qua các công trình thực tế. Sự quan tâm không chỉ ở điều kiện vật chất, đãi ngộ mà còn là môi trường, điều kiện để phát huy các thành tích, khẳng định tên tuổi và phát huy trách nhiệm cá nhân trong công tác đào tạo, hướng dẫn sinh viên thực hành…

Một trong những nguồn tài nguyên là website của khoa, và các diễn đàn kiến trúc

Page 5: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

211

trong nước và quốc tế. Nếu chúng ta chú trọng phát huy hiệu quả thì đó thực sự là một kênh thông tin, một nguồn tài nguyên quý giá (cụ thể như các đồ án mẫu, xuất sắc..) để sinh viên kế tục và phát huy.

3. Quy trình hương dân một đồ an kiến trúc

Có thể chia ra làm 4 giai đoạn như sau:

3.1. Giai đoạn 1: báo cáo kế hoạch và nghiên cứu tổng thể

- Giới thiệu tổng quan về khu đất, các yêu cầu, đặc điểm của khu đất

- Các dữ liệu vi khí hậu tại khu đất thiết kế gồm khảo sát địa hình, ranh khu đất và mối liên hệ với khu vực xung quanh, công trình phụ và hạ tầng kỹ thuật, bản vẽ hiện trạng khu đất, hình chụp khu đất (yêu cầu có các hình chụp toàn cảnh), hiện trạng bề mặt thoát nước mưa, điều tra về thực vật tại khu đất, nét đặc trưng của khu đất (đá, sông, hồ….)

- Các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, Các yêu cầu của chính quyền địa phương

- Yêu cầu về hệ thống kiểm soát môi trường

- Phác thảo các yêu cầu về qui mô và phân khu chức năng bao gồm các yêu cầu hay đề nghị về mối quan hệ giữa các hoạt động trong và ngoài khu đất.

- Ghi chú và phác thảo các nghiên cứu về khu đất

3.2. Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng

- Phân tích khu đất thiết kế và lập các sơ đồ, biểu đồ các tác động đến khu đất xây dựng.

- Phân tích ý tưởng thiết kế và lập các sơ đồ, biểu đồ các tác động, ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng và đề xuất về sơ đồ phân khu chức năng; hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại…

- Các nghiên cứu về ý tưởng thiết kế kiến trúc dựa vào các phân tích trên

3.3. Giai đoạn 3: Thể hiện ý tưởng thiết kế

Đây là giai đoạn hình thành phương án thiết kế, Sinh viên nghiên cứu kiến trúc, kết cấu, cách tổ chức không gian (hình thành các phương án mặt đứng và mặt cắt) của công trình cùng với việc sử dụng vật liệu xây dựng, tổ chức không gian nội và ngoại thất hài hòa với khu đất xây dựng. Sinh viên được khuyến khích trình bày những ý tưởng về phân khu chức năng, kết cấu, văn hóa, các vấn đề lịch sử có liên quan và điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình. Các thông số, dữ liệu, diện tích, chiều cao, VLXD….áp dụng trong nghiên cứu phải tuân thủ các qui định của tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch kiến trúc và yêu cầu của chính quyền địa phương. Yêu cầu các thành phần thể hiện trong gia đoạn này gồm:

- Mặt bằng tổng thể và mô hình.

Page 6: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

212

- Mặt bằng các tầng.

- Các mặt cắt công trình.

- Các mặt đứng công trình.

- Phối cảnh nội và ngoại thất công trình.

- Sơ đồ hệ thống kết cấu.

3.4. Giai đoạn 4: Hoàn tất thiết kế

Ý tưởng thiết kế cuối cùng của đồ án là sự tập hợp thành quả nghiên cứu của 3 giai đoạn trước đây. Giai đoạn 4 của đồ án là sự kết hợp của kết quả nghiên cứu, kế hoạch làm việc, ý tưởng thiết kế và đưa ra sản phẩm thiết kế sau cùng. Sản phẩm thiết kế này được trình bày một cách chuyên nghiệp dưới dạng 2D và 3D sao cho hài hòa giữa mục tiêu, giải pháp đã phân tích ở 3 giai đoạn trên.

Phương pháp đánh giá và trình bày:

Đánh giá dựa trên các yêu cầu về tính khoa học, thực tiễn, ứng dụng các nghiên cứu vào ý tưởng thiết kế kiến trúc

Sinh viên không thực hiện giai đoạn 1,2 hoặc thực hiện nhưng không được sự đồng ý, chấp thuận của giảng viên hướng dẫn thì sẽ thực hiện các giai đoạn 3,4 mà không có sự hướng dẫn của giảng viên.

Giai đoạn 1,2,3 Sinh viên phải bảo vệ trước giáo viên hướng dẫn; giai đoạn 4 Sinh viên tự thực hiện

Nộp đồ án hoàn thiện (khổ giấy A1) cùng CD dữ liệu hoàn thiện của 4 giai đoạn trên cho giáo vụ khoa.

Trình bày ý tưởng trên khổ giấy A1 (xuyên suốt quá trình thực hiện đồ án), thuyết minh bằng PowerPoint (thời gian 10-15p/1sv; lưu CD để nộp cùng đồ án)

Phần thuyết trình của sinh viên có thể là các hình vẽ 2D và 3D (mô hình), các phối cảnh tùy thuộc vào yêu cầu, đặc trưng của khu đất và ý tưởng thiết kế.

4. Kết luân

Để đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu hội nhập đòi hỏi các cán bộ giảng viên phải nổ lực hơn nữa, nghiên cứu, tiếp cận với thực tế và các phương pháp đào tạo tiên tiến trên thế giới, khai thác triệt để các ưu thế của internet và thư viện thì thầy và trò mới có cơ hội tự đào tạo, tự mình vươn ra biển lớn, trưởng thành và giành lấy những tri thức mong muốn.

Page 7: ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI VÀ …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/cd7765ce-457c-4f56-9f8f-88f... · (không thiết kế được,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

213

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số thông tin được cập nhật từ các đồng nghiệp tại Đại học kiến trúc TP. HCM

Tài liệu tham khảo được trích từ các website: www.kientrucvietnam.org.vn; www.arch.calpoly.edu;www.undergrad-catalog.buffalo.edu; www.ngoinhaxanh.com.vn