223
DÁN PHÁT TRIN BN VNG THÀNH PHĐÀ NNG (Tín dng s5233-VN) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC HNG MC ĐIU CHNH, BSUNG Tháng 2/2016 UBAN NHÂN DÂN THÀNH PHĐÀ NNG BAN QUN LÝ CÁC DÁN ĐẦU TƯ CƠ SHTNG ƯU TIÊN SFG1972 V2 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Official PDF , 223 pages

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Official PDF , 223 pages

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Tín dụng số 5233-VN)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CÁC HẠNG MỤC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

Tháng 2/2016

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN

SFG1972 V2P

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

edP

ublic

Dis

clos

ure

Aut

horiz

ed

Page 2: Official PDF , 223 pages

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ƯU TIÊN

---------------------o0o---------------------

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

ĐÀ NẴNG, THÁNG 02 - 2016

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Tín dụng số 5233-VN)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CÁC HẠNG MỤC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CỦA DỰ ÁN

Page 3: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................................ 4 DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................................................. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................. 8 TÓM TẮT .............................................................................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................................................................ 17

1.1. TÊN DỰ ÁN ................................................................................................................ 17

1.2. CHỦ DỰ ÁN ................................................................................................................ 17

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN ...................................................................................... 17

1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................................... 19

1.4.1. Tóm tắt các hạng mục công trình của dự án 19

1.4.2. Nội dung chi tiết các hợp phần của dự án 20

1.5. Tổ chức thực hiện Dự án ............................................................................................... 52

1.5.1. Khối lượng đất đào, đắp của dự án 52

1.5.2. Phương án xử lý chất thải rắn xây dựng và lớp đất hữu cơ bị bóc dỡ 53

1.5.3. Phương án cung cấp nguyên vật liệu và các bãi thải 53

1.5.4. Biện pháp thi công các hạng mục công trình của dự án 57

1.5.5. Tiến độ thực hiện dự án 58

1.5.6. Vốn đầu tư 58

1.5.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 59

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................................................................................................................................... 60

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ..................................................................... 60

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 60

2.1.2. Điều kiện về khí hậu 60

2.1.3. Điều kiện thủy văn và hải văn 63

2.1.4. Tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng 64

2.1.5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 65

2.1.6. Đặc điểm sinh thái 82

2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ HẠ TẦNG ..................... 84

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội 84

2.2.2. Hiện trạng giao thông 86

2.2.3. Hiện trạng cấp nước 88

2.2.4. Hiện trạng thoát nước 89

2.2.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn 91

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ .................................................................. 92 3.1. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN “CÓ DỰ ÁN” VÀ “KHÔNG CÓ DỰ ÁN” ...................... 92

3.2. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ KHÁC ................................................ 96

3.2.1. Phương án nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Lê Độ (công trình hầm chui Điện Biên Phủ) 96

Page 4: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 2

3.2.2. Phương án nút giao Trần Phú – Lê Duẩn – cầu sông Hàn (công trình hầm chui Trần Phú) 98

3.2.3. Thí điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không 101

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................................... 104 4.1. Sàng lọc các tác động của dự án .................................................................................... 104

4.1.1. Sàng lọc các tác động tích cực 104

4.1.2. Sàng lọc các tác động tiêu cực 104

4.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án ................................................... 108

4.2.1. Tác động do thu hồi đất phục vụ dự án 108

4.2.2. Tác động do rà phá bom mìn 111

4.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công ................................................................... 112

4.3.1. Các tác động chung của dự án 112

4.3.2. Các tác động đặc thù của dự án trong giai đoạn thi công 130

4.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành .................................................................. 142

4.4.1. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần I 142

4.4.2. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần II 145

4.4.3. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần III 145

CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................... 147 5.1. Nguyên tắc chung ......................................................................................................... 147

5.2. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị dự án .................................................... 147

5.3. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công dự án ..................................................... 148

5.3.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động chung của dự án 148

5.3.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động đặc thù tại các vị trí trong quá trình thi công của dự án 162

5.4. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành dự án ................................................... 172

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................... 175 6.1. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất ................................................................................. 175

6.1.1. Biện pháp giảm thiểu chung 175

6.1.2. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí của dự án 186

6.1.3. Quản lý những tác động đối với Tài nguyên văn hóa vật thể 194

6.2. Chương trình giám sát môi trường ................................................................................ 195

6.2.1. Giám sát mức độ tuân thủ các biện pháp giảm thiểu tác động 195

6.2.2. Giám sát dựa vào cộng đồng 196

6.2.3. Giám sát chất lượng môi trường 196

6.2.4. Giám sát thực hiện kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) 198

6.3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan ................................................................ 199

6.4. Khung tuân thủ ............................................................................................................. 202

6.5. Chương trình tăng cường năng lực ................................................................................ 204

6.6. Tổng hợp kinh phí thực hiện EMP cho các hạng mục bổ sung....................................... 207

CHƯƠNG 7. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN ........................................ 209 7.1. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ............................................................ 209

7.2. QUÁ TRÌNH THAM VẤN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN ........................................... 209

7.2.1. Tham vấn cộng đồng khu vực dự án 209

Page 5: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 3

7.2.2. Tham vấn chính quyền địa phương 211

7.3. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ............ 212

7.3.1. Kết quả Tham vấn cộng đồng khu vực dự án 212

7.3.2. Kết quả tham vấn chính quyền địa phương 215

7.4. CÔNG KHAI THÔNG TIN .......................................................................................... 216

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ..................................................................................................... 217 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................... 220

Page 6: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0- 1: Các Chính sách an toàn cần tuân thủ của NHTG ................................................. 12

Bảng 0- 2: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án ............................ 14

Bảng 1-1: Danh mục các hạng mục công trình bổ sung thuộc dự án SCDP ........................... 19

Bảng 1-2: Các công trình thoát nước mưa ............................................................................ 20

Bảng 1-3: Các công trình xử lý ngập úng các khu dân cư ..................................................... 27

Bảng 1-4: Các công trình thu gom nước thải ........................................................................ 31

Bảng 1-5: Các công trình xử lý nước thải ............................................................................. 38

Bảng 1-6: Các công trình thuộc Hợp phần 2 ......................................................................... 42

Bảng 1-8:Tổng hợp Khối lượng đào đắp .............................................................................. 52

Bảng 1-9: Danh mục một số máy móc, thiết bị thi công phục vụ dự án ................................. 58

Bảng 1-10: Thời gian dự kiến thực hiện dự án ...................................................................... 58

Bảng 1-11: Tổng mức đầu tư cho các hạng mục bổ sung ...................................................... 59

Bảng 2-1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013) ....................... 61

Bảng 2-2: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013) ................................... 61

Bảng 2-3: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013) .......................... 62

Bảng 2-4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013) .................................. 62

Bảng 2-6: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh .............. 67

Bảng 2-7: Vị trí lấy mẫu nước mặt ....................................................................................... 68

Bảng 2-8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ................................................................ 69

Bảng 2-9: Vị trí lấy mẫu nước ngầm .................................................................................... 70

Bảng 2-10: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ........................................................... 70

Bảng 2-11: Vị trí lấy mẫu nước thải ..................................................................................... 71

Bảng 2-12: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ............................................... 72

Bảng 2-13: Vị trí lấy mẫu đất ............................................................................................... 73

Bảng 2-14: Kết quả phân tích chất lượng đất ........................................................................ 73

Bảng 2-15: Vị trí lấy mẫu trầm tích ...................................................................................... 74

Bảng 2-18: Mẫu thủy sinh tại các hồ khu vực tái đinh cư Hòa Khương (TS1) ...................... 75

Bảng 2-19: Mẫu thủy sinh tại Bàu Tràm (TS2) ..................................................................... 76

Bảng 2-20: Mẫu thủy sinh tại Sông Hàn, khu vực ngã 3 Lê Hồng Phong-Bạch Đằng ........... 78

Bảng 2-21: Mẫu thủy sinh tại Sông Hàn, khu vực phía nam cầu Trần Thị Lý 500m ............. 79

Bảng 2-22: Diện tích, dân số, mật độ dân số các quận thuộc dự án ....................................... 84

Bảng 2-23: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề ............................................................... 85

Bảng 2-24: Thực trạng vận hành các nhà máy xử lý nước mặt ở thành phố Đà Nẵng ............ 88

Bảng 3-1: Phân tích phương án thay thế “CÓ và KHÔNG CÓ DỰ ÁN” .............................. 92

Bảng 3-2: So sánh phương án thiết kế tại nút giao Điện Biên Phủ ........................................ 97

Bảng 4-1: Sàng lọc mức độ các tác động tiêu cực của thực hiện các hợp phần dự án .......... 106

Bảng 4-2: Tổng quan khối lượng ảnh hưởng của Dự án ...................................................... 108

Bảng 4-3: Danh sách các khu TĐC của dự án ..................................................................... 109

Bảng 4-4: Tổng hợp ảnh hưởng đất ở và đất nông nghiệp ................................................... 110

Bảng 4-5: Tổng hợp ảnh hưởng nhà ở ................................................................................ 110

Bảng 4-6: Tổng hợp ảnh hưởng công trình/vật kiến trúc, cây cối, hoa màu ......................... 111

Page 7: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 5

Bảng 4-7: Thải lượng bụi phát sinh do hoạt động đào đắp .................................................. 112

Bảng 4-8: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp san nền .......................................... 113

Bảng 4-9: Tổng khối lượng đất đào đắp cần vận chuyển..................................................... 115

Bảng 4-10: Số lượt xe vận chuyển đất đào đắp ................................................................... 115

Bảng 4-11: Thành phần khí thải xe cơ giới ......................................................................... 116

Bảng 4-12: Lượng khí thải do các phương tiện giao thông chạy dầu ................................... 116

Bảng 4-13: Tải lượng khí thải do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ......................... 117

Bảng 4-14: Mức ồn phát sinh từ các máy móc dùng trong thi công ..................................... 119

Bảng 4-15: Mức ồn tối đa theo khoảng cách ....................................................................... 120

Bảng 4-16: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí......................... 120

Bảng 4-17: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày ...................... 121

Bảng 4-18: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................................................... 122

Bảng 4-20: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công .......................................... 123

Bảng 4-22: Quy trình phát hiện hiện vật ............................................................................. 130

Bảng 4-23: Tác động đặc thù của các công trình thuộc Hợp phần 1 .................................... 130

Bảng 4-25: Ước tính lượng bùn phát sinh cần xử lý từ các nhà máy XLNT ........................ 143

Bảng 5-1: Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị ................................................... 147

Bảng 5-2: Các biện pháp giảm thiểu tác động trên công trường (ECOPs) – áp dụng cho các tác động chung của dự án ................................................................................................. 149

Bảng 5-3: Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường chung của dự án ..................... 161

Bảng 5-4: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của hợp phần I ....................................... 162

Bảng 5-5: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của hợp phần II ...................................... 167

Bảng 5-7: Các biện pháp ứng phó sự cố môi trường đặc thù trong giai đoạn thi công ......... 170

Bảng 5-8: Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù trong giai đoạn vận hành ................. 172

Bảng 6-1: Qui tắc thực hành môi trường cho các công trình đô thị (ECOPs) ...................... 176

Bảng 6-2: Các tác động và biện pháp giảm thiểu đặc thù cho 3 hợp phần của dự án ........... 186

Bảng 6-3: Các nội dung giám sát môi trường trong các giai đoạn của dự án ....................... 196

Bảng 6-4: Chi phí ước tính cho việc giám sát môi trường ................................................... 197

Bảng 6-6: Mức độ xử phạt và xử lý sự cố ........................................................................... 202

Bảng 6-7: Phân tích và xác định nhu cầu đào tạo ................................................................ 204

Bảng 6-8: Đề xuất chương trình tăng cường năng lực bổ sung về quản lý môi trường ........ 206

Bảng 6-9: Chi phí bổ sung triển khai chương trình tập huấn tăng cường năng lực ............... 207

Bảng 6-10: Tổng hợp chi phí thực hiện kế hoạch quản lý môi trường cho các hạng mục bổ sung của dự án ........................................................................................................... 207

Bảng 6-11: Ước tính chi phí bổ sung tư vấn giám sát độc lập ............................................. 208

Bảng 7-1: Kế hoạch tham vấn cộng đồng về đánh giá tác động môi trường ........................ 210

Bảng 7-2: Kết quả/ ý kiến thu thập được từ các cuộc tham vấn cộng đồng .......................... 212

Page 8: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng .......................................................................... 17

Hình 1-2: Sơ đồ tổng thể các công trình của dự án ............................................................... 18

Hình 1-4: Vị trí tuyến xây dựng cống từ hồ 29/3 ra cống Lê Độ ........................................... 23

Hình 1-5: Vị trí khu vực hồ Coông iên 29/3 ......................................................................... 23

Hình 1-7: Tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ Quang - Biển Đông ............................... 24

Hình 1-8: Vị trí tuyến kênh Yên Thế .................................................................................... 26

Hình 1-9: Vị trí Giếng tách và Trạm bơm ............................................................................. 26

Hình 1-10: Vị trí đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân ..................................................... 28

Hình 1-11: Vị trí xây dựng trạm bơm Ông Ích Khiêm .......................................................... 29

Hình 1-12: Khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ ............................................................ 30

Hình 1-13: Giải pháp xử lý nước thải cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê .......................................... 34

Hình 1-14: Mô phỏng cảnh quan cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê .................................................... 34

Hình 1-15: Sơ đồ thu gom nước thải hồ Phú Lộc .................................................................. 35

Hình 1-16: Đường Phạm Văn Xảo trong khu công nghiệp Thọ Quang ................................. 36

Hình 1-17: Mặt bằng khu vực đặt trạm bơm chân không ...................................................... 37

Hình 1-18: Vị trí đặt trạm bơm chân không dự kiến ............................................................. 37

Hình 1-20: Trạm XLNT Hòa Xuân, Hòa Cường và Ngũ Hành Sơn ...................................... 39

Hình 1-21: Trạm XLNT Liên Chiểu và Phú Lộc .................................................................. 40

Hình 1-22: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải SBR ................................................................ 41

Hình 1-23: Sơ đồ tổng thể của tuyến xe bus nhanh BRT ....................................................... 44

Hình 1-24: Phạm vi thiết kế hầm chui Điện Biên Phủ ........................................................... 45

Hình 1-25: Phối cảnh hầm chui Điện Biên Phủ .................................................................... 45

Hình 1-26: Phương án thiết kế hầm chui Trần Phú ............................................................... 46

Hình 1-28: Hình ảnh khu đất hiện trạng ............................................................................... 47

Hình 1-29: Sơ đồ vị trí xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái ....................... 49

Hình 1-30: Hiện trạng khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái ................................................... 50

Hình 1-31: Đoạn đường đất đỏ phường Phước Mỹ ............................................................... 51

Hình 2-1: Địa hình thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 60

Hình 2-2: Sơ đồ hệ thống sông trên địa bàn Tp. Đà Nẵng ..................................................... 64

Hình 2-3: Bản đồ ngập khu vực Tp. Đà Nẵng ứng với mực nước biển dâng 1m ................... 65

Hình 2-4: Bản đồ thảm che phủ thực vật thành phố Đà nẵng ................................................ 82

Hình 2-5: Bản đồ giao giao thông thành phố Đà Nẵng .......................................................... 87

Hình 2-7: Các trạm XLNT hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..................................... 90

Hình 2-8: Hệ thống quản lý chất thải rắn TP Đà Nẵng .......................................................... 91

Hình 3-1: Phương án 1 thiết kế phân luồng giao thông ......................................................... 98

Hình 3-2: Phương án 2 thiết kế hầm chui đường Trần Phú ................................................... 99

Hình 3-3: Phương án 3 tổ chức giao thông vào giờ cao điểm .............................................. 100

Hình 3-4: Mặt bằng phương án 1 ........................................................................................ 102

Hình 3-5: Mặt bằng phương án 2 ........................................................................................ 103

Hình 4-3: Tổ chức giao thông tại nhà ga trung chuyển BRT-Bus thường ............................ 138

Page 9: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 7

Hình 4-4: Mô tả Depot đầu tuyến BRT tại Bàu Tràm ......................................................... 138

Hình 4-5: Khu vực dự kiến đặt điểm đầu tuyến BRT .......................................................... 139

Hình 4-6: Vị trí xây dựng Depot trung chuyển khu vực sân bay ......................................... 139

Hình 4-7: Ngã tư Điện Biên Phủ-Lê Độ-Nguyễn Tri Phương ............................................. 140

Hình 6-1: Thủ tục phát hiện ngẫu nhiên trong trường hợp các nhà khảo cổ học tìm thấy trong quá trình xây dựng dự án .................................................................................................... 194

Hình 6-2: Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn thi công ........................................ 200

Page 10: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BAH Hộ bị ảnh hưởng bởi dự án

BĐKH Biến đổi khí hậu

CMC Tư vấn giám sát xây dựng

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

DOT Sở Giao thông vận tải

SCDP Dự án phát triển bền vững Tp. Đà Nẵng

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

ECOP Quy tắc môi trường thực tiễn

EMC Tư vấn giám sát độc lập môi trường

EMP Kế hoạch Quản lý Môi trường

EMS Hệ thống giám sát môi trường

FS Nghiên cứu khả thi

MUDP Ban quản lý dự án Phát triển đô thị thuộc Cục Phát triển Đô thị

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PPU Ban chuẩn bị dự án

RAP Kế hoạch hành động tái định cư

TĐC Tái định cư

UBND (PPC) Ủy ban nhân dân (tỉnh, thành phố)

URENCO Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp

WB/NHTG Ngân hàng thế giới

Page 11: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 9

TÓM TẮT

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Dự án Phát triển Bền vững Thành phố Đà Nẵng (SCDP) là một Dự án đa ngành với mục tiêu tổng thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Đà Nẵng, nâng cao tiện ích đô thị, cải thiện điều kiện sống và thực hiện xoá đói giảm nghèo cho người dân thành phố; đáp ứng nhu cầu đi lại và chống ùn tắc giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống ngập úng và tăng cường khả năng phòng chống thiên tai cho Tp. Đà Nẵng. Việc phát triển Tp. Đà Nẵng trở thành một thành phố xanh, mang lại lợi ích cho tất cả mọi công dân bằng cách cải thiện môi trường đô thị và thúc đẩy sự biến đổi của đô thị theo hướng sạch sẽ, an toàn, toàn diện và hiệu quả về năng lượng.

Dự án có tổng mức đầu tư là 272,135 triệu USD, trong đó nguồn IDA của Ngân hàng Thế giới là 202,435 triệu USD và vốn đối ứng là 69,7 triệu USD. Dự án bao gồm 5 hợp phần:

- Hợp phần 1: Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải

- Hợp phần 2: Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm.

- Hợp phần 3: Các tuyến đường giao thông đô thị và các khu tái định cư.

- Hợp phần 4: Tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án.

- Hợp phần 5: Các hoạt động được chuyển sang từ Dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng.

Thời gian thực hiện SCDP từ năm 2013 – 2019. Trong quá trình thực hiện, SCDP có một số điều chỉnh, bổ sung các công trình nhằm phát huy và tăng hiệu quả đầu tư của Dự án như: xây dựng cải tạo tuyến kênh Yên Thế - Bắc Sơn; xây dựng Depot trung chuyển xe buýt nhanh (BRT), xây dựng tuyến đường ĐH21 nhằm kết nối giao thông đi lại của huyện Hòa Vang, các công trình thoát nước mưa và nước thải khác... và đã được UBND thành phố Đà Nẵng đồng ý tại Công văn số 4881/UBND-QLĐTư ngày 09/6/2014 và thông báo số 241/TB-VP ngày 18/9/2015. Các công trình điều chỉnh, bổ sung này sau khi hoàn thành sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường cho thành phố Đà Nẵng.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) này tập trung đánh giá các tác động của việc thực hiện các công trình điều chỉnh, bổ sung cho SCDP (Danh sách các công trình được trình bày tại Bảng 1-1).

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, cùng với Chính sách hoạt động OP4.01 (Environmental Assessment) của Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung của Dự án Phát triển Bền vững Thành phố Đà Nẵng để quản lý, giảm thiểu các yếu tố có liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong suốt chu trình thực hiện của Dự án.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

Dự án phải tuân thủ theo các qui định pháp lý hiện hành của Việt Nam và nhà tài trợ có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm:

2.1. Quy định pháp lý của Chính phủ

1 Việc đánh giá tác động môi trường của “Tuyến đường ĐH2 nối từ xã Hòa Nhơn đến xã Hòa Sơn” đã được thực hiện một báo cáo riêng cho công trình này.

Page 12: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 10

� Các văn bản pháp luật, pháp lý của dự án:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội, thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29-6-2001 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 về việc Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải và có hiệu lực ngày 01/01/2015;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ TN&MT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 19/2011/TT - BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp;

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT và số 25/2009/BTNMT của Bộ TN&MT về ban hành các Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ TN&MT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 về Hướng dẫn đảm bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;

Page 13: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 11

- Quyết định số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ TN&MT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Quyết định số 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn về vệ sinh;

- Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012 của UBND TP. Đà Nẵng quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 57/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của UBND TP. Đà Nẵng Ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

� Các văn bản pháp lý liên quan tới Dự án.

- Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 29/1/2013 về việc phê duyệt Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 về việc phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư Hòa Khương (phục vụ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng);

- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 16/01/2015 về việc phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL 1/500 Trạm trung chuyển xe bus nhanh BRT và hệ thống giao thông kết nối;

- Công văn số 4104/UBND-QLĐTư ngày 03/06/2015 về việc quy mô đầu tư xây dựng công trình tuyến kênh Yên Thế - Bắc Sơn.

- Công văn số 1355/UBND-QLĐTư ngày 15/03/2011 của UBND TP. Đà Nẵng về việc “Chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 nối từ Hòa Nhơn đến Hòa Sơn”;

- Quyết định số 4945/QĐ-UBND ngày 14/06/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc "Phê duyệt quy hoạch hướng tuyến và ranh giới sử dụng đất tuyến đường ĐH2 nối từ xã Hòa Nhơn đến xã Hòa Sơn”;

- Quyết định số 7900/UBND-QLĐTư ngày 06/09/2014 của UBND Tp. Đà Nẵng về việc “Liên quan đến dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2”;

- Công văn số: 11103/UBND-QLĐTư ngày 04/12/2014 của Chủ tịch UBND thành phố về việc “Liên quan đến dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường ĐH2 thuộc dự án phát triển bền vững”.

� Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được áp dụng:

Trong quá trình lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA) này đã áp dụng các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) bắt buộc áp dụng đối với dự án như sau:

- Chất lượng nước:

+ QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

Page 14: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 12

+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước bề mặt.

+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

+ TCVN 5502:2003 - Yêu cầu chất lượng nước - Nước cấp.

+ TCVN 6773:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi.

+ TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.

+ TCVN 7222:2002 - Chất lượng nước - Chất lượng nước từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

- Chất lượng không khí:

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 06:2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ TCVN 6438:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- Quản lý chất thải rắn:

+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- Chất lượng đất và trầm tích:

+ QCVN 03:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.

+ QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong đất.

+ QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích trong khu vực nước ngọt.

- Tiếng ồn và chấn động

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ TCVN 5948:1999 - Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép.

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

- An toàn và sức khỏe lao động:

+ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về ứng dụng của 21 tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe.

2.2. Chính sách an toàn của NHTG

Ngoài các quy định pháp lý về môi trường từ phía Việt Nam, Dự án cũng sẽ phải tuân thủ các Chính sách về an toàn của NHTG theo như Bảng 0- 1 tổng hợp dưới đây:

Bảng 0- 1: Các Chính sách an toàn cần tuân thủ của NHTG

Chính sách Lý do áp dụng/ kích hoạt

OP/BP 4.01 - Đánh giá môi trường

Công trình liên quan đến xây dựng hạ tầng, giao thông. Trong quá trình thi công và vận hành sẽ gây ra các tác động xấu đến môi trường. Các tác động tiêu cực đến môi trường chủ yếu xảy ra trong quá trình thi công.

Do đó, một báo cáo EIA cần được chuẩn bị nhằm xác định những tác động

Page 15: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 13

Chính sách Lý do áp dụng/ kích hoạt

tiêu cực tiềm tàng tới môi trường và xã hội do dự án và đề xuất các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế tối đa, giảm thiểu, hoặc đền bù cho các tác động bất lợi và cải thiện môi trường.

OP/BP 4.12 - Tái định cư bắt buộc

Dự án sẽ thu hồi đất và tài sản trên đất gồm có: đất ở và công trình kiến trúc trên đất, đất nông nghiệp, đất công ích:

Tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án: 911 hộ, trong đó:

- Ảnh hưởng đất ở: 418 hộ

- Ảnh hưởng đất nông nghiệp: 484 hộ

- Đất UBND phường/ xã quản lý: 9 hộ

Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án: 359,054.0 m2

- Diện tích đất ở: 58,269.4 m2

- Diện tích đất nông nghiệp: 180,822.2 m2

Tổng số hộ phải di dời, tái định cư: 139 hộ

OP/BP 4.11 - Tài sản văn hóa vật thể

Trong số các công trình điều chỉnh của dự án, công trình xây dựng khu tái định cư Hòa Khương ảnh hưởng tới 04 ngôi mộ và phải di dời. Ngoài ra, theo khảo sát có 01 nhà thờ tộc bị ảnh hưởng bởi dự án, nhà thờ này không phải di dời mà chỉ ảnh hưởng đến phần tường rào và sân.

Đối với các công trình điều chỉnh khác: không có các công trình tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa địa phương bị ảnh hưởng.

Tiếp cận thông tin

Bản dự thảo báo cáo đầu tiên được tóm tắt và được thực hiện phổ biến thông tin đến 21 phường/xã để lấy ý kiến góp ý, các nội dung chính được thực hiện tai các phường/xã: Các cuộc tham vấn được triển khai tại các phường, xã bằng hình thức mời người dân bị ảnh hưởng bởi dự án họp tại UBND xã để lấy ý kiến. Các ý kiến đóng góp của nhân dân và chính quyền địa phương sẽ được đưa vào trong báo cáo.

Báo cáo cuối cùng sau khi được phê duyệt sẽ được niêm yết công khai tại địa phương.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập hoặc tham khảo trong quá trình lập ĐTM

Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư, thuyết minh thiết kế cơ sở, các bản vẽ và các tài liệu có liên quan khác của Dự án.

Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu KT-XH, Quốc phòng An ninh năm 2014 và báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 của các phường/xã thuộc khu vực dự án.

Báo cáo khảo sát đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường tại khu vực dự án do Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thực hiện tháng 6/2015.

Niên giám thống kê của Tp. Đà Nẵng năm 2013.

Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất - Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá nhanh và sử dụng trong Kế hoạch kiểm soát môi trường - WHO, 1993.

Hướng dẫn của Quỹ tiền tệ Thế giới về môi trường, sức khỏe và an toàn (IFC EHS guidelines).

Tiêu chuẩn ngành xây dựng Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế Bộ xây dựng, TCVN 7957 2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài (Áp dụng cho việc tham khảo, tính toán thủy lực và xác định độ sâu chôn cống).

Page 16: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 14

WHO - Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. Geneva, Switzerland, 1993.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư, Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Tp. Đà Nẵng là đơn vị điều hành dự án.

Đơn vị Tư vấn lập báo cáo ĐTM:

- Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Phát triển Việt Nam (IAC Vietnam)

- Địa chỉ: Số 50 Ngõ Huyện, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: 04-6 6251 0258

- Fax: 04-6 6251 0258 E-mail: [email protected]

- Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Trung

Bảng 0- 2: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

TT Họ và tên Chuyên ngành Trách nhiệm

I. Đại diện chủ đầu tư

1 Ông Lương Thạch Vỹ Trưởng ban QLDA PiiP

2 Ông Lê Anh Đức Quản lý môi trường Quản lý dự án

3 Bà Võ Thị Trúc Ly Quản lý môi trường Quản lý dự án

II. Chuyên gia tư vấn

1 Đoàn Mạnh Hùng ThS. Môi trường Trưởng nhóm/ Chủ trì lập báo cáo

2 Nguyễn Mạnh Trường CN. Xã hội học Tham vấn cộng đồng; đánh giá tác động xã hội

3 Nguyễn Thị Ngọc Anh ThS. Xã hội học Tham vấn cộng đồng; đánh giá tác động xã hội; nghiên cứu lập Kế hoạch tái định cư.

4 Lại Việt Thắng ThS. Công nghệ sinh học Khảo sát thực địa; đánh giá tác động môi trường

5 Phùng Thanh Tùng KS. Giao thông Thiết kế cơ sở hạ tầng

6 Nguyễn Thị Thu Phương CN. Kinh tế Dự toán

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP EIA

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo EIA, đơn vị tư vấn đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

4.1. Các phương pháp EIA

� Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1993. Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh, dựa vào bản chất nguyên liệu, công nghệ, qui luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm để định mức tải lượng ô nhiễm.

Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ESIA, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về

Page 17: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 15

thiết bị đo đạc, phân tích. Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) và Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands.

� Phương pháp xây dựng ma trận tác động

Xây dựng mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến từng vấn đề và từng thành phần của môi trường được thể hiện trên ma trận tác động. Trên cơ sở đó định hướng các nội dung nghiên cứu tác động chi tiết.

� Phương pháp mô hình hóa môi trường

Phương pháp này được áp dụng để tính toán và mô phỏng bằng phương trình toán học quá trình lan truyền khí thải, nước thải… phát sinh từ dự án tới môi trường xunh quanh…

� Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan trên thế giới.

� Phương pháp nhận dạng

Phương pháp này được ứng dụng qua các bước cụ thể sau:

- Mô tả hệ thống môi trường.

- Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường.

- Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.

� Phương pháp liệt kê

Được sử dụng khá phổ biến (từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm 2 loại chính:

- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.

- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.

� Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường. Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.

Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động.

4.2. Các phương pháp khác

� Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM của dự án. Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra của dự án đối

Page 18: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 16

với môi trường và đời sống của họ. Trên cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương.

Mặt khác, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và người dân về tình hình phát triển KT - XH của địa phương...

� Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu

Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan.

Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt cần hạn chế.

� Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…

Cơ quan tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thủy văn phục vụ thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án.

� Phương pháp chuyên gia

Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia đánh giá tác động môi trường của đơn vị tư vấn và các đơn vị nghiên cứu khoa học khác.

� Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án.

Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…

Đối với dự án này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước, đất, trầm tích và thủy sinh tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường.

Việc lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu… đều tuân thủ theo các TCVN hiện hành.

Page 19: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 17

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1. TÊN DỰ ÁN

“Các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng”

1.2. CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư: UBND thành phố Đà Nẵng

Đơn vị điều hành dự án: Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Thành phố Đà Nẵng

- Địa chỉ liên lạc: 54 Thái Phiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

- Số điện thoại: 0511 562 677 - 562679 Fax: 0511 562678

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông Lương Thạch Vỹ - Trưởng Ban

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực miền Trung, trên trục Bắc Nam; cách Hà Nội 764 km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 964 km về phía Bắc và cách Huế 108 km về phía Đông Nam. Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15055’ - 16014’ vĩ độ Bắc, và từ 107018’ - 108020’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp với thành phố: tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc; tỉnh Quảng Nam ở phía Tây; và giáp Biển Đông ở phía Đông.

Hình 1-1: Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng

Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng – hạng mục bổ sung bao gồm 5 hợp phần, trong đó có 3 hợp phần xây dựng (hợp phần 1, 2, 3), một hợp phần tăng cường năng lực và một hợp phần chuyển giao một số hạng mục từ dự án PiiP đang thi công. Do đó, trong phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường này chỉ trình bày về các hạng mục của 3 hợp phần xây dựng (hợp phần 1, 2, 3).

Các công trình của dự án nằm trên địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng. Vị trí các hạng mục công trình của dự án được thể hiện ở Hình 1-2.

Page 20: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 18

Hình 1-2: Sơ đồ tổng thể các công trình của dự án

Page 21: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 19

1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.4.1. Tóm tắt các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1-1: Danh mục các hạng mục công trình bổ sung thuộc dự án SCDP

HỢP PHẦN I: Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải (gồm 23 công trình) HỢP PHẦN II:

Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm

(gồm 04 công trình)

HỢP PHẦN III: Các tuyến đường giao thông đô thị

và các khu tái định cư (gồm 03 công

trình)

Tiểu hợp phần I.1: Cải tạo các tuyến thoát nước mưa (12 công trình)

Tiểu hợp phần I.2: Xử lý ngập úng tại các khu dân cư (03

công trình)

Tiểu hợp phần I.3: Xây dựng các tuyến thu gom nước thải (06 công trình)

Tiểu hợp phần I.4: Các trạm xử lý nước thải (gồm 02 công

trình)

I.1.1 Cải tạo nâng cấp đường Ông Ích Khiêm

I.1.2 Cải tạo nâng cấp đường Hùng Vương

I.1.3 Cải tạo nâng cấp đường Lý Thái Tổ

I.1.4 Cải tạo nâng cấp đường Hoàng Diệu

I.1.5 Cải tạo nâng cấp đường Phan Chu Trinh

I.1.6 Cải tạo nâng cấp đường Lê Lợi

I.1.7 Cải tạo tuyến cống Mê Linh

I.1.8 Xây dựng tuyến cống từ hồ Công viên 29/3 ra cống Lê Độ

I.1.9 Cải tạo hồ Công viên 29/3

I.1.10 Xây dựng tuyến cống thoát nước Thọ Quang – Biển Đông (đoạn đã cắt khỏi B14)

I.1.11 Tuyến cống Lê Tấn Trung nối tuyến cống Thọ Quang -Biển Đông

I.1.12 Đậy kín tuyến cống Yên Thế - Bắc Sơn (đoạn từ Khu dân cư Phước Lý 2 đến hồ Trung Nghĩa)

I.2.1 Xử lý ngập úng tổ 5, 6, 7 Sơn Thủy, đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

I.2.2 Trạm bơm chống ngập cuối tuyến đường Ông Ích Khiêm

I.2.3 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ

I.3.1 Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ An

I.3.2 Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ Khê

I.3.3 Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh từ hồ Hoà Phú ra kênh Hoà Minh

I.3.4 Tuyến ống thu gom nước thải thuỷ sản đường Phạm Văn Xảo, Khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang

I.3.5 Thí điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không

I.3.6 Cải tạo các cửa xả sông Phú Lộc

I.4.1 Nâng cấp công suất xử lý nước thải trạm xử lý nước thải Hoà Xuân

I.4.2 Nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu

II.1 Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại khu vực sân bay (giáp ngã 4 đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Linh).

II.2 Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại hồ Bàu Tràm

II.3 Hầm chui Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương

II.4 Cải tạo nút giao thông phía tây cầu sông Hàn (hầm chui đường Trần Phú – Lê Duẩn)

III.1 Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

III.2 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái

III.3 Xây dựng tuyến cống đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Page 22: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 20

1.4.2. Nội dung chi tiết các hợp phần của dự án

1.4.2.1. Hợp phần 1: Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải

Tiểu hợp phần 1.1: Cải tạo các tuyến thoát nước mưa

Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước, bó vỉa, vỉa hè 6 tuyến đường: Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi và cải tạo một số tuyến cống nhằm cải thiện điều kiện thoát nước mưa, tạo mỹ quan đô thị và phục vụ dân sinh đang sinh sống hai bên tuyến đồng thời góp phần vào việc phát triển du lịch cũng như sự phát triển bền vững thành phố.

Các công trình được thể hiện ở Bảng 1-2:

Bảng 1-2: Các công trình thoát nước mưa

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

I.1.1 đến I.1.6

Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước mưa của 6 tuyến đường: Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi

Với tổng chiều dài: 7.2 km

Ông Ích Khiêm: từ đường Đống Đa-đường Nguyễn Văn Linh, dài 1350m

Sửa chữa, cải tạo mặt đường:

+ Bó vỉa loại 1,2,3;

+ Vuốt nối đường ngang;

+ Bổ sung hố trồng cây, làm mới và sửa chữa hố ga;

+ Xây mương ngang, mương dọc, dầm bó vỉa;

+ Làm lại đan mương

Hùng Vương: từ đường Ngô Gia Tự-đường Hàm Nghi, dài 795 m

Lý Thái Tổ: từ đường Lê Duẩn – đường Hoàng Hoa Thám, dài 355 m

Hoàng Diệu: từ đường Phan Chu Trinh – đường Trưng Nữ Vương, dài 1600m

Phan Châu Trinh: từ đường Phan Đình Phừng – đường Trưng Nữ Vương, dài 1860 m

Lê Lợi: từ Trần Quý Cáp – Phan Đình Phùng, dài 1200 m

I.1.7 Cải tạo tuyến cống thoát nước mưa Mê Linh dài 833 m

- Điểm đầu từ đường Lê Đình Lý – Nguyễn Hoàng và điểm cuối tuyến đấu nối váo cống Lê Đình Thám đoạn ngã 3 Trưng Nữ Vương – Lê Đình Thám

- Xử lý ngập úng bằng cách nâng nền cục bộ khu vực thượng lưu tuyến cống liên phường Mê Linh (lân cận ngã 3 đường Đỗ Quang – Lê Đình Lý) từ 0.5-1.0 m

- Đậy đan mương bằng bê tông cốt thép có bề rộng thay đổi từ 1.6m đến 2.2m chiều dài 1,650m

I.1.8 Xây dựng tuyến cống thoát nước mưa từ hồ công viên 29/3 ra cống Lê Độ

- Hồ công viên 29/3 thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê.

- Tuyến cống Lê Độ nằm trên đường Lê Độ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê.

Xây dựng tuyến cống khẩu độ (3,0x1,5) m; dài 419,95 m

- Quy mô công trình: cấp II

- Tần suất thiết kế: Tính toán với trận mưa P=10 năm

- Tải trọng thiết kế: 1.4 Cống qua đường tải trọng HL93; Cống trên vỉa hè tải trọng

Page 23: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 21

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

0.5HL93.

I.1.9 Cải tạo hồ công viên 29/3

- Thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê.

Cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa xung quanh hồ, bao gồm các công việc:

- Xây dựng cống bao xung quanh hồ để thu gom nước thải. Cống bao dài 1.43km, vật liệu bê tông cốt thép, khẩu độ (3.0x1.5)m. Nước thải sẽ được thu vào tuyến cống từ hồ công viên ra cống Lê Độ, ra hệ thống thu gom nước thải dọc đường Nguyễn Tất Thành đưa về trạm xử lý nước thải Phú Lộc.

- Cải tạo 4 cửa xả đổ vào hồ và 1 cửa xả ra khỏi hồ.

Đối với 04 cửa xả đổ vào hồ: sẽ được xây dựng lại thành các cấu trúc chuyển dòng, có cửa phai bằng INOX 304 để đóng lại nhằm chuyển nước thải vào các tuyến cống bao xung quanh hồ, không cho nước thải chảy vào hồ.

Đối với cửa xả ra khỏi hồ: sẽ được lắp đặt cửa phai INOX 304 để tháo nước sớm, tạo sự điều tiết nước thuận lợi hơn

I.1.10 Cải tạo tuyến cống thoát nước mưa Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại) dài 229 m

-Tuyến cống Thọ Quang - Biển Đông có điểm đầu tại vị trí khu dân cư Thành Vinh 1 (cọc D8), điểm cuối đấu nối với cống hiện trạng tại Km7+646.67 trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc.

Xây dựng tuyến cống hộp bê tông cốt thép dài 229 m; có khẩu độ BxH=2x(1.6x1.6) m,

I.1.11 Xây dựng tuyến cống thoát nước mưa Lê Tấn Trung nối cống Thọ quang Biển Đông, tổng chiều dài 671 m

Tuyến được chia làm 02 đoạn:

- Đoạn 1 chia làm 2 nhánh:

+ Nhánh 1: điểm đầu từ kiệt 11 Lê Tấn Trung

+ Nhánh 2: điểm đầu từ kiệt 17 Lê Tấn Trung

- Đoạn 2: nối vào cống Thọ Quang – biển Đông

Tổng số chiều dài 671 m

+ Đoạn 1, nhánh 1: cống hộp BTCT khẩu độ (2.5x1.6)m - (1.7x1.6)m, dài 232 m.

+ Đoạn 1, nhánh 2: cống hộp BTCT khẩu độ (1.7x1.6)m - (2.5x1.6)m, dài 151m và đoạn cống nối giữa 02 nhánh khẩu độ (1.2x1.6)m dài 36 m.

Đoạn 2: Cống hộp BTCT

Page 24: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 22

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

khẩu độ 2x(2.2x1.6)m dài 252 m.

I.1.12 Đậy kín đoạn 5 của tuyến kênh Yên Thế dài 430 m

Đoạn 5 được đầu tư, có điểm đầu từ đường Tôn Đức Thắng, điểm cuối tại hồ Trung Nghĩa

Đậy kín đoạn 5 bằng BTCT, với các hạng mục:

Cống hộp có kích thước BxH=4x(3,5x2,0)m bằng BTCT 25Mpa. Lớp bê tông lót 8,5Mpa đá 4x6 dày 10cm

Hố ga có đường kính D = 1m,

D = 2m bằng BTCT 21Mpa. Lớp bê tông lót 8,5Mpa đá 4x6 dày 10cm.

Dưới đây sẽ mô tả cụ thể hơn về vị trí, nội dung thực hiện của một số hạng mục công trình thoát nước mưa ở bảng trên:

� I.1.7. Cải tạo tuyến cống thoát nước mưa Mê Linh

Vị trí: Điểm đầu từ đường Lê Đình Lý – Nguyễn Hoàng và điểm cuối tuyến đấu nối váo cống Lê Đình Thám đoạn ngã 3 Trưng Nữ Vương – Lê Đình Thám

Hình 1-3: Vị trí tuyến cống Mê Linh

Hiện trạng: Tuyến cống Mê Linh có kết cấu đá hộc xây bằng mương hở hiện đã hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo khả năng thoát nước gây nên tình trạng ngập úng trong khu vực. Vì vậy, cần thiết bổ sung hạng mục công trình này để giải quyết ngập úng đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Giải pháp thiết kế:

- Nâng nền cục bộ khu vực thượng lưu tuyến cống liên phường Mê Linh (lân cận ngã 3 đường Đỗ Quang – Lê Đình Lý) từ 0.5-1.0 m

Tuyến cống Mê Linh

Page 25: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 23

- Đậy đan mương bằng bê tông cốt thép có bề rộng thay đổi từ 1.6m đến 2.2m chiều dài 1,650m

� I.1.8. Xây dựng Tuyến cống thoát nước mưa từ hồ công viên 29/3 ra cống Lê Độ

Tận dụng tối đa khả năng thoát của tuyến cống Lê Độ (tuyến cống này mới được xây dựng và rất gần biển nên khả năng thoát rất tốt), góp phần giảm thiểu ngập úng cho khu vực lân cận hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, chủ động trong việc hạ thấp mực nước hồ Công viên 29/3 và tận dụng tối đa khả năng điều tiết của hồ, đồng thời giảm tải cho cống Xuân Hà. Chủ đầu tư đề xuất bổ sung đoạn cống chuyển dòng nối từ hồ Công Viên 29/3 đến cống Lê Độ, chiều dài L=273.7m. Sơ đồ vị trí tuyến cống được thể hiện ở hình sau:

Hình 1-4: Vị trí tuyến xây dựng cống từ hồ 29/3 ra cống Lê Độ

Nước từ hồ CV � cống Lê Độ � Hệ thống TN đường Nguyễn Tất Thành � Trạm XLNT Phú Lộc.

� I.1.9. Cải tạo hồ công viên 29/3

Vị trí: Phía Bắc giáp đường Điện Biên Phủ, phía Tây giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh.

Hình 1-5: Vị trí khu vực hồ Coông iên 29/3

� I.1.10. Cải tạo tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại)

Hồ công viên 29/3

Page 26: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 24

Thu gom nước mưa trong khu vực dân cư về cửa xả ven biển (cửa xả số 16 tại km8+336.82 đường Sơn Trà – Điện Ngọc). Đoạn chưa thi công (màu đỏ) có điểm đầu tại vị trí khu dân cư Thành Vinh 1 (cọc D8), điểm cuối đấu nối với cống hiện trạng tại Km7+646.67 trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc.

Hình 1-6: Vị trí tuyến cống cải tạo Thọ Quang – Biển Đông

� I.1.11. Xây dựng tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ quang Biển Đông

Đoạn 1: Từ đường Lê Tấn Trung đến đường EC được tách thành 02 nhánh đi trên 02 kiệt bê tông hiện trạng:

- Nhánh 1 (theo K11 đường Lê Tấn Trung): Cống hộp BTCT khẩu độ (2.5x1.6)m - (1.7x1.6)m, dài 232m.

- Nhánh 2 (theo K17 đường Lê Tấn Trung): Cống hộp BTCT khẩu độ (1.7x1.6)m - (2.5x1.6)m, dài 151m và đoạn cống nối giữa 02 nhánh khẩu độ (1.2x1.6)m dài 36m.

Đoạn 2: Cống hộp BTCT khẩu độ 2x(2.2x1.6)m nối vào đoạn 1 đến cống Thọ Quang – Biển Đông, dài 252m.

Hình 1-7: Tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ Quang - Biển Đông

� 1.1.12. Đậy kín tuyến kênh Yên Thế

Page 27: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 25

Tổng chiều dài tuyến kênh Yên Thế - Bắc Sơn là 2850 m, rộng từ 3-5 m và được chia thành 5 đoạn như sau:

- Đoạn 1: Được đầu tư bởi dự án SCDP – giai đoạn 1 (không thuộc phạm vi báo cáo EIA này) + Chiều dài: 860m.

+ Hiện trạng: đang là kênh hở. Đoạn này đã được phê duyệt tại dự án SCDP trước đây làm thành cống hộp Bê tông cốt thép 2 ngăn. Hiện công trình đã đấu thầu và khởi công xây dựng.

+ Nguồn vốn: sử dụng nguồn vốn WB.

- Đoạn 2: Được đầu tư bởi UBND Thành phố Đà Nẵng (không thuộc phạm vi báo cáo EIA này)

+ Chiều dài: 120 m

+ Hiện trạng: là cống hộp BTCT đã được thành phố xây dựng từ năm 2010.

+ Nguồn vốn: UBND thành phố Đà Nẵng

- Đoạn 3: Được đầu tư bởi dự án SCDP – giai đoạn 1 (không thuộc phạm vi báo cáo EIA này) + Chiều dài: 1400m,

+ Hiện trạng: đoạn 3 đang là kênh hở, sẽ làm thành cống hộp BTCT 2 ngăn. Đoạn này đã được phê duyệt dự án đầu tư bởi dự án SCDP trước đây và đang triển khai thi công.

+ Nguồn vốn: WB.

- Đoạn 4: Được đầu tư bởi UBND Thành phố Đà Nẵng (không thuộc phạm vi báo cáo EIA này)

+ Chiều dài: 36m,

+ Hiện trạng: đoạn này đang là cống hộp bê tông cốt thép qua đường Tôn Đức Thắng.

+ Nguồn vốn: UBND thành phố Đà Nẵng.

- Đoạn 5: Được đầu tư bởi dự án SCDP – nguồn vốn bổ sung của WB (thuộc phạm vi báo cáo EIA này) + Hiện trạng: đoạn 5 đang là kênh hở có chiều dài 430m, điểm đầu sẽ được bắt

đầu từ đường Tôn Đức Thắng và điểm cuối đến hồ Trung Nghĩa, được đầu tư như sau:

+ Chiều rộng đỉnh B đỉnh = 15m; B đáy = 7.5m; chiều cao H = 2.5m. Các công việc gồm:

+ Lát mái và đáy kênh bằng BTCT

+ Làm cống hộp có kích thước BxH=4x(3.5x2.0)m bằng BTCT 25Mpa. Lớp bê tông lót 8.5Mpa đá 4x6 dày 10cm

+ Hố ga có đường kính D = 1m, D = 2m bằng BTCT 21Mpa. Lớp bê tông lót 8.5Mpa đá 4x6 dày 10cm.

+ Xây dựng1 giếng tách nước thải ở điểm cuối tuyến cống chính (tại điểm xả ra hồ Trung Nghĩa) và xây dựng 1 trạm bơm với công suất Qmax= 436 m3/h; H= 22.55m và tuyến ống áp lực theo hướng dọc bờ trái hồ Trung Nghĩa, dọc kênh Hồ Tây và dẫn nước thải về Trạm XLNT Phú Lộc bằng ống HDPE DN355 tổng chiều dài là 1,202.5m.

Page 28: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 26

Hình 1-8: Vị trí tuyến kênh Yên Thế

Hình 1-9: Vị trí Giếng tách và Trạm bơm

Tiểu hợp phần I.2: Xử lý ngập úng các khu dân cư

Các công trình được thể hiện ở Bảng 1-3:

Page 29: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 27

Bảng 1-3: Các công trình xử lý ngập úng các khu dân cư

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

I.2.1 Xử lý ngập úng tổ 5, 6, 7 Sơn Thủy và đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về hướng Tây Bắc, thuộc phường Hoà Hải - quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng.

Đầu tư nâng cấp và cải tạo đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân và 5 nhánh của 2 tuyến đường;

+ Đường Bà Bang Nhãn: đường bê tông xi măng, dài 483 m, rộng 7.5 m và vỉa hè hai bên rộng 2x3m.

+ Đường Đặng Thái Thân: đường bê tông xi măng, dài 518 m, rộng 7.5 m và vỉa hè hai bên rộng 2x4.5m.

- Đầu tư hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng và di dời đường dây trung, hạ thế đồng bộ với 2 tuyến đường và các tuyến nhánh.

I.2.2 Xây dựng trạm bơm chống ngập úng cuối đường Ông Ích Khiêm

Thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng trạm bơm chìm bằng BTCT. Công suất trạm bơm 23.06m3/s. Tổng diện tích của công trình là 1800 m2.

I.2.3 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ

Khu đất thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng

Công việc chính: san nền, giao thông, thoát nước, cấp nước, điện chiếu sáng, cây xanh.

- Xây dựng 02 đoạn đường nội thị, 1 đoạn có chiều rộng 9.5m với chiều dài 340m và một đoạn có chiều rộng 20.5 với chiều dài 150 m;

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh đồng bộ

Dưới đây sẽ mô tả cụ thể hơn về vị trí và nội dung thực hiện của các hạng mục công trình ở bảng trên:

� I.2.1. Xử lý ngập úng tổ 5, 6, 7 Sơn Thủy - đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

Vị trí:

+ Phía Đông giáp: Khu dân cư Sơn Thủy, Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn.

+ Phía Tây giáp: Sông Cổ Cò.

+ Phía Nam giáp: Khu du lịch Non nước.

+ Phía Bắc giáp: Khu số 1,2,3 – Khu đô thị mới Nam cầu Tuyên Sơn.

Page 30: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 28

Hình 1-10: Vị trí đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

Các hạng mục đầu tư gồm:

- Giao thông: đầu tư nâng cấp và cải tạo đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân và 5 nhánh của 2 tuyến đường; đầu tư hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng và di dời đường dây trung, hạ thế. Trong đó:

+ Đường Bà Bang Nhãn và Đặng Thái Thân được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, có kết cấu mặt đường bê tông nhựa chặt: Đường Bà Bang Nhãn là đường bê tông xi măng, dài 483 m, rộng 7.5 m và vỉa hè hai bên rộng 2x3m. Đường Đặng Thái Thân là đường bê tông xi măng, dài 518 m, rộng 7.5 m và vỉa hè hai bên rộng 2x4.5 m

+ 05 tuyến nhánh N1, N2, N3, N4, N5 được thiết kế với cấp đường giao thông nông thôn loại A, là đường bê tông xi măng, bề rộng mặt đường 3-7 m, không có vỉa hè, tổng chiều dài 5 nhánh là 908 m, tải trọng thiết kế cho xe trục 6.0 T.

- Cấp nước: Nguồn nước được lấy từ 2 tuyến ống D225 HDPE trên đường Lê Văn Hiến. Trên cơ sở hệ thống cấp nước hiện trạng chủ yếu sử dụng lại các tuyến ống vấn đảm bảo cho việc cấp nước, chỉ thay thế 1 số đoạn ống không phù hợp bằng ống có đường kính lớn hơn đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và phòng cháy. Các tuyến ống được thay thế như sau:

+ Tuyến ống D50 HDPE phía Bắc, trên đường Bà Bang Nhãn, dài 664m

+ Tuyến ống D90 HDPE phía Nam, trên đường Bà Bang Nhãn, dài 465m

+ Tuyến ống D50 HDPE đoạn 8-10 tại Kiệt 55 Bà Bang Nhãn, dài 155m

+ Tuyến ống D50 HDPE phía Bắc đường Đặng Thái Thân, dài 476m

+ Tuyến ống D75 HDPE phía Nam đường Đặng Thái Thân, dài 512m

+ Tuyến ống D225 HDPE tại nút giao Đặng Thái Thân và Lê Văn Hiến, dài 643m

+ Các tuyến ống: D63, D50, D40 HDPE tại Kiệt 596 Lê Văn Hiến (dài tương ứng: 60m;267m; 227m)

- Thoát nước:

+ Hướng thoát nước chủ yếu từ Đông sang Tây, nước chảy về hệ thống thoát nước trên trục đường Lê Văn Hiến. Nước được thu gom theo hệ thống mương dọc bố trí giữa các đường bêtông dân sinh, giữa đường Bà Bang Nhãn và dọc 2 bên đường Đặng Thái Thân.

Page 31: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 29

+ Mương dọc: có khẩu độ 0.6 – 1.5m, làm bằng BTCT

+ Tổng chiều dài mương dọc đường Đặng Thái Thân: L=1,100.25m

+ Tổng chiều dài mương dọc đường Bà Bang Nhãn: L=420m

- Trồng cây xanh:

+ Hố trồng cây bố trí trên đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân, cách khoảng 10m/ hố

+ Loại cây: cây Sấu, Lim xẹt, mùn, kim phượng, sao đen, phượng vỹ, xà cừ…

- Di dời các tuyến đường dây trung thế, hạ thế: các đường dây trung thế, hạ thế, chiếu sáng của công trình được tổng hợp dưới đây:

+ Tổng số đường dây trung thế phải di dời: di dời 6 trụ (LT14m; LT10.5m) với tổng chiều dài đường dây tháo gỡ là: 796m.

+ Tổng số đường dây hạ thế phải di dời: di dời 10 trụ (LT14m; LT10.5m) với tổng chiều dài đường dây tháo gỡ là: 1,452.5m.

+ Tháo dỡ đường dây chiếu sáng: Tháo dỡ, thu hồi toàn bộ đường dây chiếu sáng và vật tư thiết bị trên 2 tuyến đường. Chiều dài tuyến tháo dỡ: 1055m. Tuyến chiếu sáng xây mới dài 999.5m.

� I.2.2. Xây dựng trạm bơm chống ngập úng cuối đường Ông Ích Khiêm

Trạm bơm cuối tuyến đường Ông Ích Khiêm nằm cuối tuyến cống của Cửa xả 1, cách tuyến đường Nguyễn Tất Thành 454 m thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hình 1-11: Vị trí xây dựng trạm bơm Ông Ích Khiêm

Mục tiêu: Bơm thoát nước mưa để chống ngập cho khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng trong trường hợp khi gặp triều cường cộng với mưa lớn kéo dài, nước dâng phía ngoài vịnh Đà Nẵng. Trạm bơm chỉ hoạt động khi có triều cường cộng mưa lớn kéo dài lúc đó cửa ngăn sẽ được đóng lại không cho nước từ vịnh tràn ngược vào cống lúc này trạm bơm sẽ được kích hoạt bơm nước mưa từ bên trong ra. Trong điều kiện bình thường trạm bơm sẽ không hoạt động nước mưa tự chảy bình thường bằng hệ thống cống khi không có triều cường, nước dâng ngoài vịnh Đà Nẵng.

Các thông số kỹ thuật của trạm bơm:

- Hình thức trạm bơm: Trạm bơm chìm sử dụng máy bơm chìm hướng trục, trục đứng, điều khiển bằng điện.

Page 32: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 30

- Lưu lượng lũ lớn nhất ứng p=5% : Qmax = 23.06 m3/s

- Lưu lượng bơm lớn nhất : Qbmax= 21.00 m3/s

- Lưu lượng một máy bơm : Qm = 3.00 m3/s

- Số máy bơm : n = 7 máy bơm

� I.2.3. Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ

Khu đất thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng có vị trí:

- Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện trạng vệt khai thác quỹ đất đường Nguyễn Văn Linh đến đường Sơn Trà – Điện Ngọc (nay là đường Võ Văn Kiệt) đoạn phía đông cầu mới qua sông Hàn.

- Phía Nam: Khu dân cư hiện trạng bầu Gia Phước.

- Phía Tây: Giáp trường CĐ dạy nghề Đà Nẵng và khu dân cư hiện trạng đường Tô Hiến Thành.

- Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện trạng đường Lâm Hoành

Hình 1-12: Khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ

Hiện trạng:

- Hiện tại khu đất chưa có đường giao thông

- Giao thông trong khu vực chủ yếu là đường kiệt hẻm rộng 1.2m – 1.5m bằng bê tông xi măng.

- Thoát nước trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh.

- Nước mưa và nước thải sinh thoát theo địa hình hoặc mương dưới đường bê tông hiện trạng, tập trung về khu vực trũng là của khu quy hoạch, một phần thấm xuống nền đất một phần chảy về cống thoát nước chính của thành phố khẩu độ 3x(3mx1.5m) về phía Nam của khu quy hoạch rồi đổ ra biển.

Nội dung thực hiện:

- San nền:

Page 33: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 31

+ Khu vực san nền có cao độ tự nhiên thấp nhất +0.92.m, cao nhất +3.87m

+ Cao độ thiết kế san nền khống chế theo cao độ quy hoạch chiều cao và thoát nước tại tim đường các nhánh tuyến và các vị trí khớp nối cao độ hiện trạng, thay đổi từ + 2.95m -> +4.96m

+ Khối lượng : Đất đắp: Đắp đất cấp 3, lu lèn chặt K = 0.85 : 6925.72 m3

Đất đào: Đào đất cấp 1 : 314.93 m3

- Giao thông: Tổng chiều dài khoảng 490 m, gồm 02 nhánh:

+ Nhánh đường: B =2+5.5+2=9.5m, có chiều dài L =340m.

+ Nhánh đường Hồ Nghinh nối dài: B =5.0+10.5+5.0= 20.5m, có chiều dài L =150m.

+ Quy mô, cấp hạng thiết kế: Đường đô thị theo TCXDVN 104 : 2007

+ Đường phố nội bộ, vận tốc thiết kế 40 Km/h

- Thoát nước: Thoát nước trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, sử dụng hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước thải sinh hoạt thoát theo địa hình hoặc mương dưới đường bê tông hiện trạng, tập trung về khu vực trũng của khu quy hoạch, một phần thấm xuống nền đất một phần chảy về cống thoát nước chính của thành phố khẩu độ 3x(3mx1.5m) về phía Nam của khu quy hoạch rồi đổ ra biển.

+ Mương dọc: Hướng thoát nước: Thoát nước về cuối tuyến tại nút quy hoạch T24 đổ vào hệ thống mương thoát nước chính khẩu độ 3(3.0x1.5)m hiện có của thành phố ở cuối tuyến rồi đổ ra biển.

+ Mương gom nước thải sinh hoạt: Thu gom nước thải từng hộ dân xả vào hệ thống thoát nước dọc đường. Kết cấu là mương hở đậy đan khẩu độ B=40cm, móng và thân mương bằng bê tông M150 đá 2x4, đan bê tông cốt thép M200 đá 1x2. Tổng chiều dài L= 292.71m

+ Cống thoát nước ngang đường: Cống nối mương dọc thoát nước qua đường. Kết cấu: Cống tròn lắp ghép bằng ống bê tông ly tâm chịu lực 2 lưới thép đúc sẵn khẩu độ ϕ60 bằng BTCT M200 đá 1x2, móng cống bê tông M150 đá 2x4. Tổng cộng 6 cái/36.0m

- Cây xanh:

+ Bố trí cây xanh trên đường phố phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kiến trúc đô thị : Lề đường, điện chiếu sáng, hệ thống thông tin...

+ Bố trí cây xanh trên đường phố nên phối hợp về màu sắc, hoa nở theo mùa, màu lá hình dáng cây, chọn số đường để trồng những loại cây đặc trưng, gây ấn tượng.

Tiểu hợp phần 1.3: Xây dựng các tuyến thu gom nước thải

Bảng 1-4: Các công trình thu gom nước thải

TT Tên công trình Vị trí Phạm vi/ Quy mô đầu tư

I.3.1 và I.3.2

Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê

- Cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê nằm ở quận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng.

* Cửa xả Mỹ An:

Xây dựng tuyến cống khẩu độ (3.0x1.5) m dài 273 m. Xây dựng Hệ thống mạng lưới cấp 1,2 D315 - D400 bằng ống HDPE, chiều dài L=9,650m; mạng cấp 3 D200 dài 17,000 m. Cải tạo cảnh quan cửa xả

Page 34: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 32

* Cửa xả Mỹ Khê:

Xây dựng Hệ thống mạng lưới cấp 1,2 D315 - D400 bằng ống HDPE, chiều dài L =11,100m; mạng cấp 3 D200 dài 21,500m. Cải tạo cảnh quan cửa xả.

I.3.3 Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh từ hồ Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

Vị trí công trình thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.

Xây dựng tuyến ống HDPE DN315-DN560 dài 1.88 km và xây dựng 1 trạm bơm Q=510m3/h.

I.3.4 Tuyến ống thu gom nước thải thủy sản đường Phạm Văn Xảo, KCN thủy sản Thọ Quang

Khu công nghiệp DV - TS Thọ Quang có diện tích 50.43ha thuộc phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà.

- Xây dựng 1.7 km đường ống D315 - 630 mm bằng HDPE.

- Xây dựng tuyến ống dưới lòng đường, cách bó vỉa khoảng 1.2 m. Trên tuyến cứ khoảng 30m bố trí một hố ga.

I.3.5 Thí điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không.

110 hộ thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà

- Xây dựng khoảng 2 km đường ống thu gom và truyền tải;

- Xây dựng 1 trạm bơm chân không công suất

Xây dựng 30 bộ hố thu gom;

I.3.6 Cải tạo các cửa xả sông Phú Lộc

Vị trí công trình thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Liên Chiểu.

Cải tạo song chắn rác, thay van lật.

Chi tiết các hạng mục này được mô tả dưới đây:

� I.3.1. và I.3.2. Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê

Vị trí Cửa xả Mỹ Khê Vị trí Cửa xả Mỹ An

- Phía Bắc là giáp đường Phạm Văn Đồng

- Phía Nam là đường Nguyễn Văn Thoại

- Phía Tây là đường Phạm Cự Lượng và Phan Bôi

- Phía Đông là bãi biển Mỹ Khê

- Phía Bắc là đường Nguyễn Văn Thoại

- Phía Nam là đường Bùi Thị Xuân

- Phía Tây là đường Ngô Quyền

- Phía Đông là bãi biển Mỹ An

Page 35: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 33

Cửa xả Mỹ An Cửa xả Mỹ Khê

Cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê là 02 cửa xả chính thoát nước cho hơn 390 ha thuộc khu vực Mỹ An và Mỹ Khê, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Hiện trạng thoát nước mưa và nước thải khu vực 02 cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê:

- Vào mùa khô, nước thải chảy trong cống với lưu lượng và vận tốc nhỏ, gây lắng cặn và phát sinh mùi hôi, nước thải chảy ra tới 02 cửa xả được thu gom bởi hệ thống bơm về trạm xử lý nước thải để xử lý. Một phần nhỏ nước thải có thể bị rò rỉ, chảy ra biển nhưng không đáng kể.

- Vào mùa mưa, một phần nước thải và nước mưa đợt đầu tràn qua cửa xả và đổ ra biển, gây ô nhiêm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Nước mưa chảy thành dòng chảy trên mặt cát gây mất mỹ quan khu vực bãi tắm.

Theo chủ trương tại Thông báo số 243/TB-VP ngày 19/9/2015, UBND thành phố đã thống nhất về phương án thiết kế chuyển nước mưa, nước thải về sông Hàn để xử lý, không đầu tư xây dựng cửa xả xa bờ tại cửa xả Mỹ Khê và Mỹ An nhằm xử lý triệt để không cho nước thải chảy ra biển gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển.

Giải pháp thiết kế:

- Chặn hai cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê, không cho nước mưa và nước thải đổ trực tiếp ra biển.

- Xây dựng đường ống thoát nước mưa tự chảy bằng BTCT khẩu độ (2.0x2.0)m dài 1,322m theo hướng từ cửa xả Mỹ Khê chạy dọc đường Võ Nguyên Giáp về cửa xả Mỹ An, tuyến ống thoát nước bằng BTCT khẩu độ (1.5x1.5)m dài 1,320m từ cửa xả Furama chạy dọc đường Võ Nguyên Giáp về cửa xả Mỹ An. Từ cửa xả Mỹ An tiếp tục xây dựng đường ống bằng BTCT khẩu độ (2.5x2.5)m dài 707m và cống D3000 dài 907m chạy dọc đường Võ Nguyên Giáp rồi rẽ vào đường Phan Tứ đi qua đường Phan Hành Sơn đến sông Hàn.

- Xây dựng Trạm bơm nước thải công suất Q=2,000m3/h.

- Xây dựng giếng tách và đường ống chuyển tải nước thải bằng HDPE D800-900 dài 3,800m về Trạm XLNT Ngũ Hành Sơn để xử lý nước thải.

- Tại vị trí giao với sông Hàn xây dựng Trạm bơm dâng để đưa nước mưa ra sông Hàn với công suất Q=13.42m3/s.

Page 36: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 34

Hình 1-13: Giải pháp xử lý nước thải cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê - Cải tạo cảnh quan 2 cửa xả: Xây dựng các bậc thang che khuất các cửa xả và trồng

dừa tạo cảnh quan như Hình 1-14.

Hình 1-14: Mô phỏng cảnh quan cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê

� I.3.3. Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh từ hồ Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

Hồ Hòa Phú hiện nay tiếp nhận lượng lớn nước thải khu vực phường Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam. Hiện nay, tại các cửa xả đổ vào hồ đang ô nhiễm và dự báo ngày càng nghiêm trọng nếu nước thải tiếp tục chảy vào hồ. Vì vậy, việc thu gom nước thải xung quanh hồ (bằng cống bao) rất cần thiết, đưa nước thải về trạm xử lý nước thải Phú Lộc.

Đầu tư xây dựng hệ thống ống thu gom nước thải quanh hồ Hòa Phú và dọc kênh Hòa Phú ra kênh Hòa Minh, bao gồm tuyến ốn HDPE DN315-DN560 dài 1.9 km va 01 trạm bơm có công suất Q=510m3/h đặt ở phía đầu kênh Hòa Phú, cách hồ Hòa Phú khoảng 300m (Hình 1-15). Nước thải khu vực sẽ được thu gom và bơm về trạm XLNT Phú Lộc nối với hệ thống thoát nước thải hiện hữu của kênh Hoà Minh.

Page 37: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 35

Hình 1-15: Sơ đồ thu gom nước thải hồ Phú Lộc

� I.3.4. Tuyến ống thu gom nước thải thủy sản đường Phạm Văn Xảo, KCN thủy sản Thọ Quang

Khu công nghiệp Dịch vụ - Thủy sản Thọ Quang có diện tích 50.43 ha thuộc phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà.

Hệ thống thu gom nước thải khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang chạy dọc đường Phạm Văn Xảo đưa vào Trạm XLNT Quốc Việt xử lý. Tuy nhiên, do hệ thống thu gom nước thải xuống cấp nên khả năng thu gom nước thải không đảm bảo yêu cầu. Tại các tuyến thu gom tự chảy nhiều hố ga đã phải nâng cao độ nắp hố ga cao hơn mặt vỉa hè 0.3 – 0.5m để giảm thiểu nước thải tràn ra ngoài hệ thống. Ngoài ra trạm XLNT Sơn Trà đang được nâng cấp để xử lý luôn phần nước thải của trạm Quốc Việt. Vì vậy cần đầu tư xây dựng hệ thống thu gom dọc đường Phạm Văn Xảo để chuyển tải nước thải khu vực về trạm XLNT Sơn Trà.

Nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư, vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải KCN Thọ Quang, UBND Thành phố Đà Nẵng đã thống nhất chủ chương đầu tư xây dựng tuyến ống thu gom nước thải tại KCN Dịch vụ Thủy Sản Thọ Quang (dài 1.7km); D400 - 630 mm, bằng HDPE để đưa nước thải về xử lý tại Trạm xử lý nước thải Sơn Trà. Tuyến ống thu gom nước thải tự chảy đi dọc theo đường Phạm Văn Xảo và đường Vân Đồn để đưa nước thải về trạm XLNT Sơn Trà. Trạm XLNT Sơn Trà có công suất 10,000m3/ngày, đã đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2014.

HỒ HÒA PHÚ

KÊNH HÒA PHÚ

KÊNH HÒA MINH

TRẠM BƠM

TRẠM XLNT PHÚ LỘC

Page 38: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 36

Hình 1-16: Đường Phạm Văn Xảo trong khu công nghiệp Thọ Quang

� I.3.5. Thí điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không

Phạm vi dự án thí điểm hệ thống thoát nước chân không tại Đà Nẵng dự kiến là 110 hộ gia đình tại khu vực được xác định về phía bắc là đường Dương Đình Nghệ, Phía nam là đường An Cư 1, phía đông là đường Hà Đặc và phía tây là đường Lý Văn Tố thuôc phường An Hải Bắc, Quân Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Hệ thống thoát nước của khu vực là hệ thống thoát nước mưa riêng. Sơ đồ hệ thống thoát nước như sau:

Phương án lựa chọn đặt trạm bơm chân không: Trạm bơm chân không đặt tại công viên Biển Phạm Văn Đồng đưa nước thải về trạm bơm SPS2 (sau đó nước thải sẽ về TXL Sơn Trà).

CỐNG THU GOM NƯỚC THẢI NƯỚC THẢI CÁC HỘ

GẦN CỐNG THU GOM

HỐ TÁCH NƯỚC THẢI

CỐNG THOÁT NƯỚC CHUNG TP

SÔNG/ BIỂN

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

TRẠM BƠM

Nước thải và nước mưa đợt đầu

Nước mưa

Page 39: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 37

Hình 1-17: Mặt bằng khu vực đặt trạm bơm chân không

Ưu điểm của phương án:

- Nằm xa khu dân cư nên giảm thiểu các tác động đến người dân

- Vị trí đặt trạm bơm chân không đã có đủ hạ tầng như điện, nước.

- Dễ dàng nâng cấp mở rộng trong tương lai. Đặc biệt có thể thu gom ngay nước thải của dãy nhà hàng ven biển.

- Ít tác động đến cảnh quan bờ biển do khu vực này nằm chung khoảng không gian có các công trình xây dựng khác như trạm bơm dầu, nhà vệ sinh công cộng, các công trình khác.

- Chi phí xây dựng vừa phải

Hình 1-18: Vị trí đặt trạm bơm chân không dự kiến

Page 40: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 38

� I.3.6. Cải tạo các cửa xả ra sông Phú Lộc

Hiện tại các cửa xả ra sông Phú lộc không có song chắn rác, khi mực nước biển dâng các cửa xả ra sông Phú Lộc bị ngập sâu trong nước nên hạn chế khả năng thoát nước dẫn đến ngập úng khu vực thượng lưu của tuyến cống liên phường lân cận đường Thanh Huy (tổ 37, 38 Thanh Khê Đông) và khu vực nút giao đường Hà Huy Tập – Trần Xuân Lê do đó dự án đề xuất đầu tư lắp song chắn rác và van lật mới cho các cửa xả này.

Hình 1-19: Hiện trạng cửa xả ra sông Phú Lộc

Tiểu hợp phần I.4. Các trạm xử lý nước thải

Bảng 1-5: Các công trình xử lý nước thải

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

I.4.1 Nhà máy xử lý nước thải Hòa Xuân

Trạm XLNT Hòa Xuân nằm ở khu vực Đông Nam quận Cẩm Lệ.

Hiện trạng Trạm xử lý nước thải có công suất 20,000 m3/ngày – đêm

Xây dựng mới thêm 1 modul XLNT có công suất 40,000m3/ngày - đêm

I.4.2 Nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu

Trạm XLNT nằm tại xã Hòa Liên, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu.

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu với công suất 20,000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ SBR.

� I.4.1. Nâng cấp Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân

Theo kế hoạch đến năm 2020, hai Trạm XLNT Hòa Cường và Trạm XLNT Ngũ Hành Sơn sẽ ngừng hoạt động để trở thành trạm bơm đưa nước thải về Trạm XLNT Hòa Xuân nhằm giảm bớt chi phí vận hành. Toàn bộ lượng nước thải từ 02 trạm xử lý này sẽ được đưa về xử lý tại trạm Hòa Xuân. Ngoài ra, theo Dự án đầu tư xây dựng trạm XLNT Hòa Xuân đã được phê duyệt thì trong tương lai, trạm XLNT Hòa Xuân sẽ xây dựng với 08 mô đun xử lý nước thải, mỗi mô đun có công suất 40,000 m3/ngày. Trạm xử lý sẽ cung cấp một công suất xử lý nước thải xây dựng sau cùng là 320,000 m3/ngày. Do đó, để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải đến năm 2020, đề xuất mở rộng TXLNT Hòa Xuân bằng việc xây dựng trước một modun xử lý nước thải công suất 40,000 m3/ngày.

Page 41: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 39

Hình 1-20: Trạm XLNT Hòa Xuân, Hòa Cường và Ngũ Hành Sơn

Công suất và công nghệ xử lý của trạm XLNT Hòa Xuân giai đoạn 1:

- Trạm XLNT Hòa Xuân giai đoạn 1 được xây dựng từ tháng 12/2011, trạm hoàn thành và đi vào hoạt động vào ngày 16/2/2015. Trạm thuộc gói thầu B54B của Dự án Hạ tầng Ưu tiên Đà Nẵng (PiiP) bằng nguồn vốn vay IDA từ WB (nguồn: Báo cáo giám sát quý 1/2015 của Sai Gòn WEICO)

- Công suất hiện tại của trạm Hòa Xuân: 20,000m3/ngày

- Công nghệ: Sử dụng công nghệ xử lý sinh học SBR

Phạm vi công việc thiết kế của trạm Hòa Xuân trong dự án này (giai đoạn 2):

- Xây dựng mới một đơn nguyên XLNT với công suất 40,000 m3/ngày để xử lý nước thải dòng ra theo tiêu chuẩn bậc 2 phù hợp với TCVN 7222:2002 về xây dựng trạm XLNT Và QCVN 14:2008/BTNMT, cột B đối với nước thải.

- Công nghệ xử lý giai đoạn 2 là công nghệ xử lý sinh học SBR phù hợp với giai đoạn 1.

- Các công trình xây dựng giai đoạn 2 sẽ được kết nối với các công trình đã xây dựng ở giai đoạn 1 với các hạng mục như sau:

+ Xây dựng trạm bơm nước thải đầu vào công suất 40,000 m3/ngày

+ Xây dựng máng đo lưu lượng; tách rác; lắng cát đáp ứng công suất 40,000 m3/ngày

+ Xây dựng bể xử lý sinh học (Bể SBR) công suất 40,000 m3/ngày

+ Xây dựng bể khử trùng công suất 40,000 m3/ngày.

+ Xây dựng hệ thống cấp khí đáp ứng công suất 40,000 m3/ngày.

+ Xây dựng công trình xử lý mùi cho bể SBR bằng than hoạt tính

+ Lắp đặt hệ thống điện động lực, chiếu sáng, điện tự động hóa, Scada cho giai đoạn 2

� I.4.2. Nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu

Vị trí trạm XLNT Liên Chiểu: Xã Hòa Liên, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Khu vực nhà máy được giới hạn bởi:

Page 42: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 40

- Phía Bắc giáp Khu đất xây dựng nhà ở công nhân và khu nhà ở liền kề KCN Hòa Khánh.

- Phía Nam giáp đường Quốc lộ 4 và khu quy hoạch tuyến đường sắt Bắc Nam.

- Phía Tây giáp kênh thoát nước Hòa Khánh và khu công nghiệp Hòa Khánh.

- Phía Đông là khu vực đất trống hiện trạng.

Hình 1-21: Trạm XLNT Liên Chiểu và Phú Lộc

Cơ sở đề xuất công suất xử lý nước thải của trạm Liên Chiểu là 20,000 m3/ngày đêm:

Trong khuôn khổ dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Thành phố Đà Nẵng (PiiP) trước đây dự kiến đầu tư xây dựng mới trạm XLNT Liên Chiểu với công suất là 40,000 m3/ngày, sử dụng công nghệ mương oxy hóa (năm 2011). Tuy nhiên, hoạt động xây dựng trạm XLNT Liên Chiểu chưa được thực hiện ở giai đoạn này và được chuyển sang Dự án Phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng (SCDP).

Đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo thuyết minh của công trình, lưu lượng nước thải tính đến năm 2025 tại trạm xử lý nước thải Liên Chiểu với công suất trung bình là 20,000 m3/ngày đêm.

Đồng thời, theo quy hoạch các trạm xử lý nước thải Thành phố Đà Nẵng, trạm xử lý nước thải Phú Lộc sẽ được đầu tư để tăng công suất lên 120,000 m3/ngày đêm (Bằng nguồn vốn của JICA và sẽ được thực hiện trong tương lai). Trạm XLNT Phú Lộc sẽ giảm tải cho việc xử lý nước thải tại trạm Liên Chiểu.

Do đó, công suất xử lý nước thải của trạm Liên Chiểu được đề xuất là 20,000 m3/ngày đêm trong giai đoạn này để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả về mặt kinh tế.

Mặt khác, với những ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR so với công nghệ XLNT bằng mương oxy hóa như: Kết cấu đơn giản và bền hơn; vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người ; Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử ni tơ cũng như loại bỏ phospho; Lắp đặt đơn giản và có thể dễ dàng mở rộng nâng cấp; Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao; Hơn nữa, công nghệ xử lý nước thải SBR đang là xu hướng xử lý trong tương lai và đã được áp dụng nhiều nơi trên toàn quốc.

Công suất và công nghệ xử lý nước thải:

Page 43: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 41

Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu đã được quy hoạch với tổng quy mô công suất là 80,000 m3/ngày đêm được chia thành 04 module ứng với 4 giai đoạn quy hoạch, mỗi giai đoạn công suất 20.000 m3/ngày và sử dụng công nghệ SBR.

- Công suất tính toán: Giai đoạn 1 của dự án xây dựng với công suất trung bình 20,000 m3/ngày, công suất max: 26,000 m3/ngày.

- Công nghệ: Để xuất lựa chọn công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ SBR làm công nghệ xử lý cho nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu.

Dây truyền công nghệ xem hình bên dưới.

Hình 1-22: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải SBR

Các công trình sẽ được xây dựng gồm:

Bùn khô thải bỏ

Máy ép bùn

Bơm

Bơmm

Bồn hóa chất

Máy thổi khí

Trạm bơm nước thải đầu vào

Song chắn rác

Bể Selector

Bể SBR

Bể khử trùng

Mương thoát nước

Bể nén bùn

Bể lắng cát

Page 44: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 42

Xây dựng các công trình xử lý đáp ứng công suất giai đoạn 1 là 20,000 m3/ngày. Tuy nhiên một số hạng mục công trình sẽ được thiết kế với công suất trung bình 40,000 m3/ngày phục vụ cho cả giai đoạn sau, các công trình này sẽ được lắp đặt thiết bị đáp ứng công suất 20,000 m3/ngày. Các công trình sẽ được xây dựng gồm:

- Trạm bơm nước thải đầu vào công suất 40.000 m3/ngày.

- Thiết bị đo lưu lượng, tách rác, lắng cát đáp ứng công suất 40.000 m3/ngày

- Bể xử lý sinh học (Bể SBR) công suất 20.000 m3/ngày

- Bể tiếp xúc khử trùng công suất 40.000 m3/ngày.

- Bể nén bùn công suất 40.000 m3/ngày.

- Nhà xử lý bùn công suất 40.000 m3/ngày.

- Công trình xử lý mùi cho bể SBR bằng than hoạt tính.

- Công trình sử lý mùi sinh học

- Hệ thống đường ống kỹ thuật trong nhà máy

- Hệ thống điện và cấp điện

- Công cụ và hệ thống kiểm soát SCADA

- Nhà thổi khí

- Nhà đặt máy phát điện

- Khu pha hóa - Clo

- Nhà kho, xưởng sửa chữa bảo dưỡng

- Trạm biến áp

- Nhà quản lý, có lắp đặt phòng điều khiển cho trạm xử lý.

- San nền, hệ thống thoát nước, đường bội bộ, cổng tường rào.

1.4.2.2. Hợp phần II - Cải thiện giao thông công cộng: phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT.

Trong giai đoạn này sẽ xây dựng 2 trạm trung chuyển BRT là: (i) Trạm trung chuyển tại Bàu Tràm ở đường số 5, khu công nghiệp Hòa Khánh (Trạm 1); và (ii) Trạm trung chuyển tại khu vực sân bay (Trạm 2). Chức năng của 2 trạm Depot này là lưu chứa phương tiện, cung cấp xăng dầu và sửa chữa bảo dưỡng phương tiện.

Ngoài ra, trong hợp phần này còn đầu tư xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ và hầm chui Trần Phú. Các công trình của hợp phần 2 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1-6: Các công trình thuộc Hợp phần 2

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

II.1 Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại khu vực sân bay

Khu đất xây dựng depot thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng trạm trung chuyển xe bus nhanh BRT tại khu vực sân bay với tổng diện tích: 11,375 m2

Quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật bao gồm: san nền, giao thông nội bộ, thoát nước, cấp nước, cấp điện, cây xanh, vệ sinh môi trường. Giao thông:

- Mặt cắt đường 1-1: B = 18.5m (3.0m + 10.5m + 5.0m).

- Mặt cắt đường 2-2: B = 16.0m (2.5m + 10.5m + 3.0m).

Page 45: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 43

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

II.2 Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm

Khu đất thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Khu đất xây dựng Depot có diện tích 28,235 m2.

+ Đường lưu thông bằng BTXM dành cho xe buýt có bán kính cong tối thiểu 12m tại các đoạn chuyển hướng, đảm bảo cho xe buýt có thể vận hành và quay đầu khi lưu thông;

+ Đường vào, ra điểm đầu

+ Depot kết nối với giao thông đối ngoại phải có biển báo, vạch kẻ đường phù hợp; đảm bảo ATGT

+ Bãi đỗ xe buýt qua đêm phục vụ cho các tuyến BRT và 5-7 tuyến xe buýt nội đô khác, tổng cộng quy mô phục vụ cho 131 xe;

+ Văn phòng làm việc cao 3 tầng cho 30 người; quy mô diện tích khoảng 330m2 + Khu sửa chữa có diện tích 1,782 m2 bao gồm cả 3 chức năng: Bảo dưỡng hàng ngày, bảo dưỡng định kỳ, và sửa chữa lớn.

II.3 Hầm chui Điện Biên Phủ (nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ)

Vị trí: Hầm chui nằm tại ngã tư Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ thuộc phường Chính Gián, quận Thanh Khê.

Cầu có tổng chiều dài Lc=129.2m, dạng dầm hộp, bình diện có dạng chữ Y gồm 3 nhịp liên tục hóa theo sơ đồ (34+55+34)m. Trong đó, 1 nhịp 34m có bề rộng cầu B=0.25+15+0.25 = 15.5m được bố trí phía đường Điện Biên Phủ (trước công viên 29-3), 2 nhịp (55+34)m là 2 nhánh rẽ lên đường Điện Biên Phủ có bề rộng mỗi nhánh cầu là 0.25+7.5+0.25=8.0m.

II.4 Hầm chui đường Trần Phú (Nút giao thông Trần Phú, Lê Duẩn và cầu Sông Hàn)

Hầm chui nằm tại ngã tư Trần Phú, Lê Duẩn và cầu Sông Hàn thuộc phường Hải Châu 1, quận Hải Châu.

Xén vỉa hè 2-2.5m trên đường Trần Phú để mở rộng nền đường, làm hầm chui rộng x cao (7.0 x 4.5)m bằng BTCT tại vị trí này. Chiều dài của hầm chui là 60.0m, chiều dài đường dẫn mỗi bên 120m, hoàn trả đường gom 2 bên hầm rộng 3.5m.

Dưới đây mô tả chi tiết vị trí và nội dung thực hiện các hạng mục của bảng trên:

II.1 và II.2. Xây dựng 2 Depot trung chuyển xe bus nhanh BRT tại điểm đầu tuyến (Bàu Tràm) và tại khu vực sân bay (giáp ngã 4 đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Linh).

Trong giai đoạn này sẽ xây dựng 2 trạm trung chuyển BRT là: (i) Trạm trung chuyển tại Bàu Tràm ở đường số 5, khu công nghiệp Hòa Khánh (Trạm 1); và (ii) Trạm trung chuyển tại khu vực sân bay (Trạm 2). Chức năng của 2 trạm Depot này là lưu chứa phương tiện, cung cấp xăng dầu và sửa chữa bảo dưỡng phương tiện.

Page 46: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 44

Vị trí Depot trung chuyển tại khu vực sân bay

- Phía Bắc giáp: Đường Nguyễn Văn Linh (khu vực sân bay) và khu dân cư đầu tuyến;

- Phía Đông giáp: Khu dân cư đầu tuyến Nguyễn Văn Linh và KDC hiện trạng;

- Phía Tây giáp: KDC đầu tuyến Nguyễn Văn Linh và Kho Xăng dầu;

- Phía Nam giáp: Đường Nguyễn Phi Khanh;

Vị trí Depot trung chuyển tại khu vực Bàu Tràm

- Phía Đông Bắc: giáp hồ Bàu Tràm

- Phía Đông Nam: giáp hồ Bàu Tràm

- Tây Bắc: giáp đường số 5 khu công nghiệp Hòa Khánh

- Tây Nam: giáp đất trống

Hình 1-23: Sơ đồ tổng thể của tuyến xe bus nhanh BRT

II.3. Xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ

Hiện trạng nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Lê Độ:

- Nút hoạt động ở trạng thái tới hạn vào giờ cao điểm sáng, và cao điểm chiều. Vận tốc lưu thông qua nút thấp, nhiều xung đột.

- Đã xảy ra hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm ở tất cả các nhánh. Đặc biệt là xung đột giữa dòng đi thẳng qua nút trên đường Điện Biên Phủ với các dòng đi thẳng hoặc rẽ trái trên đường Nguyễn Tri Phương và Lê Độ.

- Với lộ trình tuyến BRT đi trên các tuyến Điện Biên Phủ (trái) và Nguyễn Tri Phương chiếm dụng 1 làn riêng khi vào nút thì khả năng ùn tắc ở các nhánh này là rất cao, đặc biệt nếu thiết kế đèn tín hiệu ưu tiên cho xe buýt BRT sẽ làm giảm

Trạm 1

Trạm 2

Page 47: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 45

KNTH trên các nhánh, gia tăng thời gian tổn thất thời gian qua nút và dẫn đến ùn tắc tại nút.

Phương án thiết kế hầm chui Điện Biên Phủ

Hầm chui có tổng chiều dài 396m, kết cấu bằng BTCT. Phần đường dẫn L1 dài 140m; đường dẫn L2 dài 176m; chiều dài hầm L= 80m. Bề rộng hầm B = (0.5+7.0+1.5+7.0+0.5) = 16.5m cho nhánh phía đường Lý Thái Tổ. Bề rộng hầm B = (0.5+7.0+0.5) = 8.0 cho 2 nhánh hầm phía đường Điện Biên Phủ. Tĩnh không trong hầm H=4.5m. Mặt đường xe chạy dưới hầm bằng BTN chặt 12.5 trên lớp móng mặt đường BTXM.

Hình 1-24: Phạm vi thiết kế hầm chui Điện Biên Phủ

Hình 1-25: Phối cảnh hầm chui Điện Biên Phủ

II.4. Xây dựng Hầm chui Trần Phú

Hiện trạng nút giao thông Trần Phú – Lê Duẩn – cầu sông Hàn: Nút này đang được tổ chức giao thông bằng đèn điều khiển kết hợp với đảo mềm phân làn. Đèn điều khiển được thiết kế 2 pha với chu kỳ đèn lên đến 120s. Với phương án tổ chức giao thông này nút thường xuyên có hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm. Để tránh kẹt xe tại nút giao này, lực lượng cảnh sát giao thông phải luôn trực vào giờ cao điểm để đảm bảo giao thông tại khu vực này.

Phương án thiết kế: Xén vỉa hè 2-2.5m trên đường Trần Phú để mở rộng nền đường, làm hầm chui rộng x cao (7.0 x 4.5)m bằng BTCT tại vị trí này. Chiều dài của hầm chui là 60.0m, chiều dài đường dẫn mỗi bên 120m, hoàn trả đường gom 2 bên hầm rộng 3.5m.

Page 48: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 46

Hình 1-26: Phương án thiết kế hầm chui Trần Phú

1.4.2.3. Hợp phần III – Các tuyến đường đô thị chiến lược và Xây dựng khu tái định cư Hòa Khương

Bảng 1-7: Các công trình thuộc Hợp phần 3

TT Tên công trình Vị trí Quy mô đầu tư

III.1 Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

Khu đất thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Tổng diện tích đất quy hoạch khu TĐC: 84,157 m2.

- Xây dựng HTKT bao gồm san nền, thoát nước, cấp nước, chiếu sáng, cây xanh.

III.2 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái

khu đất lập dự án thuộc phường Mân Thái - quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng:

Tổng diện tích S= 20.3 ha Với các công việc chính bao gồm:

- San nền.

- Cấp nước, thoát nước

- Giao thông, gồm 9 nhánh đường bê tông xi măng đá có tổng chiều dài Σ L= 645.39m;

- xây dựng tuyến cống chính thoát nước mưa và nước thải khẩu độ (1.2x1.4)m có chiều dài 390m và các cống có khẩu độ B=(0.4-0.6)m;

III.3 Xây dựng HTKT đoạn đường đất đỏ phường Phước Mỹ

- Phía Bắc giáp: Tuyến đường Quy hoạch B=11.5m (3.0m-5.5m-3.0m).

Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh vỉa hè. Xây dựng tuyến cống chính khẩu độ D(600-1000) có chiều dài

Page 49: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 47

- Phía Nam giáp: Đường Lê Hữu Trác và khu dân cư hiện trạng.

- Phía Tây giáp: Khu dân cư hiện trạng.

- Phía Đông giáp: Khu dân cư hiện trạng

340m và các cống có khẩu độ B=0.5m trên đường dân sinh; xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật tuyến đường có bề rộng mặt cắt B=13.5 với chiều dài 340m.

III.1. Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

Vị trí: Khu đất thuộc Xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Phía Bắc giáp : Giáp tuyến đường ĐH8

- Phía Nam giáp : Đất ruộng lúa;

- Phía Đông giáp : Đất Khu dân cư hiện trạng.

- Phía Tây giáp : Đất Khu dân cư hiện trạng

Tổng diện tích đất quy hoạch khu TĐC: 84,157 m2.

Hình 1-27: Mặt bằng khu tái định cư Hòa Khương

Hiện trạng: Khu vực dự án chủ yếu là đất ruộng (chiếm 51.35%), giao thông nội bộ chủ yếu là đường đất. Hiện tại khu vực có hệ thống cấp nước và thoát nước trên đường ĐH409.

Hình 1-28: Hình ảnh khu đất hiện trạng

Quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Đườn

Page 50: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 48

Bao gồm các hạng mục như: Giao thông, san nền, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thiết kế đô thị, cây xanh vệ sinh môi trường, và san nền. Cụ thể như sau:

- Giao thông:

+ Căn cứ vào cấu trúc mạng lưới đường ở bản vẽ tổng mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt, tính chất và cắt ngang các tuyến đường. Đồng thời so sánh sánh với các dự án tương tự đã được phê duyệt để phân cấp hạng các tuyến đường. Phạm vi dự án gồm 09 nhánh đường, với tổng chiều dài khoảng 1.9 km; mặt đường bê tông nhựa nóng.

- Hạng mục san nền:

+ Dự án này có nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho nên khi thi công san nền cần phải phối hợp triển khai thi công đồng bộ các hạng mục, tránh chồng lấn khối lượng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

+ Hệ số đầm chặt K = 0.85.

+ Dọn dẹp mặt bằng và chặt cây đào gốc trên toàn diện tích.

+ Các khu vực đắp phải đầm từng lớp 0.3m đến 0.5m, đảm bảo hệ số đầm chặt K = 0.85.

+ Lựa chọn cao độ thiết kế san nền dựa trên cao độ khớp nối với khu vực lân cận.

+ Hướng thoát nước: tập trung về tuyến cống thiết kế có khẩu độ B=2m

- Hạng mục thoát nước:

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của hệ thống thoát nước trong khu vực chọn hình thức thoát nước chung vì:

+ Thoát nước trong khu vực này là thoát nước chung.

+ Trong khu vực không có tuyến ống thu gom nước thải nên việc đấu nối rất khó khăn và tốn kém.

+ Yêu cầu: Nước thải phải được xử lý cục bộ qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi cho ra hệ thống thoát nước chung.

+ Giải pháp thiết kế:

+ Nước mặt đường được thu gom theo nhờ các cửa thu bố trí trên vỉa hè, sau đó dẫn dọc theo các tuyến mương dưới đường và tập trung về tuyến cống hộp quy hoạch (khẩu độ BxH=2000x1600).

+ Để xử lý tình trạng ngập úng cho khu dân cư giữ lại chỉnh trang cần bố trí các cửa thu nước tại những vị trí thấp trũng.

+ Toàn bộ lưu vực tập trung đổ về tuyến cống hộp BxH=2000x2000 trên đường ĐH8, sau theo lạch nước hiện trạng chảy ra khu vực đồng ruộng.

+ Giải pháp kết cấu:

+ Cống tròn: sử dụng cống tròn BTLT đúc sẵn đá 1x2 25 Mpa,hai lớp thép.

+ Hố ga cống tròn: Là bê tông đá 1x2 25Mpa, lớp lót là cấp phối đá dăm Dmax=37.5mm dày 100.

+ Cống BTCT dưới đường: Là bê tông đá 1x2 25Mpa, lớp lót là cấp phối đá dăm Dmax=37.5mm dày 100.

- Hạng mục cấp nước:

+ Hiện trạng cấp nước: Hiện nay trong khu vực xây dựng Khu tái định cư Hòa Khương chưa có tuyến ống cấp nước.Trên tuyến đường ĐH 409 hiện có các tuyến ống cấp nước hiện trạng D160 HDPE và D63 HDPE.

+ Giải pháp cấp nước: Nguồn nước cấp cho Khu tái định cư Hòa Khương được lấy từ tuyến ống hiện trạng D160 HDPE nêu trên; Mạng lưới đường ống chính có đường kính D100; Mạng lưới ống nhánh có đường kính D63; Trên các

Page 51: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 49

tuyến ống nhánh có đặt các đai khởi thuỷ D63-3/4” để dẫn vào các hộ dùng nước.

- Hạng mục điện chiếu sáng: Hiện tại đã có hệ thống điện trung thế và hạ thế trên đường DH409. Xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng trên các đường giao thông trong ranh giới dự án chiếu sáng giao thông một bên đường chung cột với đường dây hạ thế, một phần đi độc lập trên trụ BTLT 8.4m.

- Hạng mục cây xanh:Trồng cây xanh bóng mát dọc các tuyến đường chính. Cây xanh trồng bổ sung vào công trình theo hướng tạo sự đồng bộ hóa và tính đa dạng về cây xanh trên các tuyến đường. Chủ yếu chọn các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, ít rụng lá, hoa có mùi dễ chịu và không có nhựa độc…Chủng loại cây chọn sử dụng: cây Lim sét, cây Bằng lăng, cây Muồng tím, cây Long não.

III.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 12 Mân Thái

Vị trí dự án: khu đất lập dự án thuộc phường Mân Thái - quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng có vị trí như hình dưới đây:

Hình 1-29: Sơ đồ vị trí xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái

Khu số 1: có diện tích S=15,718.54 m2

- Phía Bắc giáp : đường Lê Văn Thứ quy hoạch rộng 11.5m (3m+5.5m+3m);

- Phía Nam giáp : đường Hồ Thấu rộng 21.25m (5m+11.25m+5m);

- Phía Đông giáp : đường Lê Bôi rộng 7.0m (2m+5m);

- Phía Tây giáp : đất dân cư hiện trạng.

* Khu số 2: có diện tích S= 4,573.29 m2

- Phía Bắc giáp : đất dân cư hiện trạng;

- Phía Nam giáp : đường Lê Văn Thứ quy hoạch rộng 11.5m (3m+5.5m+3m);

- Phía Đông giáp : đường bê tông rộng 5.0m;

- Phía Tây giáp : đất dân cư hiện trạng.

Nội dung thiết kế:

KHU SỐ 1

KHU SỐ 2

Page 52: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 50

Phạm vi thiết kế có địa hình thấp trũng, có một lạch nước hiện trạng. Cao độ cao nhất là 3.70 m, thấp nhất là 0.50 m. Hiện tại khu vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên, đặc biệt trong khu vực này có một lạch nước hiện trạng tập trung nước của các khu vực khác đổ về, lạch hiện trạng này không đảm bảo khả năng thoát nước gây tình trạng ngập úng và mất vệ sinh môi trường.

Hình 1-30: Hiện trạng khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái - Hạng mục san nền:

+ Diện tích đất đắp tính toán: 248.80 m2

+ Khối lượng đất đắp tính toán: 139.35 m3

+ Khối lượng đất thừa thoát nước chuyển qua đắp san nền: 694.00 m3

+ Khối lượng đất cấp 2 san đầm tại chỗ: 139.35m3

+ Khối lượng đất thừa thoát nước chuyển qua để đắp cho hạng mục giao thông: (694.00-139.35) = 554.65 m3

+ Dự án này có nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho nên khi thi công san nền cần phải phối hợp triển khai thi công đồng bộ các hạng mục, tránh chồng lấn khối lượng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đối với nền đào: đào san đất tại chỗ bằng máy đào <= 1.6m3, đất cấp II. Đối với nền đắp: dùng máy đầm 16 tấn, phải đầm từng lớp (0.3÷ 0.5)m, đảm bảo hệ số đầm chặt K= 0.85.

- Hạng mục giao thông:

+ Cấp đường: phạm vi dự án gồm 9 nhánh đường kết cấu bê tông xi măng với tổng chiều dài Σ L= 645.39m.

+ Tải trọng: các tuyến đường trong dự án có mặt cắt nhỏ, đường không có lề, các góc cua không mở rộng được vì phải giữ lại hiện trạng để giảm đền bù, nên tải trọng tính toán vận dụng theo 22TCN 210-92 cho đoàn xe thô sơ hoặc cơ giới nhỏ. Trục xe tính toán 2.5T.

- Hạng mục thoát nước mưa

+ Căn cứ vào hệ thống thoát nước chung của khu vực đã thiết kế thi công và đưa vào sử dụng, chọn giải pháp thoát nước chung (trong khu vực không có hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải).

+ Nước mưa và nước bẩn thoát chung cùng một hệ thống. Tuy nhiên để hạng chế tối đa mùi hôi bốc lên từ các hố ga, chất lượng nước ngầm, giảm chi phí công nghệ tại trạm xử lý thì nước thải từ các hộ dân phải xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn có màng lọc vi sinh trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.

+ Hướng thoát nước: Hệ thống thoát nước của khu vực thiết kế được tập trung vào các tuyến mương dọc trên kiệt hẻm hiện trạng thông qua các cửa thu trực tiếp trên mương, sau đó đổ về cống hộp 1200x1400 đi giữa đường bê tông 5m

Page 53: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 51

rồi đổ vào tuyến cống 1200x2250 đã thi công (thuộc Khu dân cư An Cư 5) thoát ra hệ thống của xả trên đường Trường Sa.

+ Đối với việc thu nước khu vực sân vườn nhà dân có cao trình hơn cao trình thiết kế <= 0.50m thì bố trí các ống thu nước PVC D200 trực tiếp hai bên thân cống (dự kiến mỗi hộ dân một ống thu), đầu ống thu có lưới chắn rác.

- Hạng mục cấp nước

+ Hiện trạng: Hiện nay trong khu vực xây dựng khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái – Quận Sơn Trà có các tuyến ống D63 HDPE, D50 HDPE, D40 HDPE hiện trạng trên các tuyến đường bê tông kiệt hẻm.

+ Giải pháp cấp nước: Nguồn nước cấp cho khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái – quận Sơn Trà được lấy từ các tuyến ống hiện trạng nêu trên.

+ Đối với các kiệt hẻm đã có mương thoát nước: tuyến ống cấp nước hiện trạng đã ổn định, không thay đổi.

+ Đối với các kiệt hẻm xây mới mương thoát nước: các ống hiện trạng được tháo lắp vào một bên cống, các tuyến ống băng đường cấp cho các hộ dân sẽ được hủy và hoàn trả đấu nối vào tuyến ống lắp mới bên còn lại.

+ Các tuyến ống hiện trạng D63, D50, D40 HDPE được tháo dỡ và tận dụng lắp lại khoảng 70%.

+ Chủng loại ống: sử dụng ống nhựa HDPE – PE100 – PN12.5.

III.3. Xây dựng HTKT đoạn đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Mục tiêu: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, giao thông cho đường đất đỏ Phước Mỹ thuộc dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng bao gồm: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh vỉa hè

Vị trí dự án:Vị trí nghiên cứu có đặc điểm vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp : Tuyến đường Quy hoạch B=11.5m ( 3.0m-5.5m-3.0m).

- Phía Nam giáp : Đường Lê Hữu Trác và khu dân cư hiện trạng.

- Phía Tây giáp : Khu dân cư hiện trạng.

- Phía Đông giáp : Khu dân cư hiện trạng

Hình 1-31: Đoạn đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Page 54: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 52

Nội dung thiết kế:

- Cấp đường: Phạm vi dự án gồm 02 nhánh đường tổng chiều dài Σ L= 438.24m, có cấp hạng như sau:

+ Đường phố nội bộ: Mặt cắt MC 2-2 ( 3.0+7.5+3.0); Tổng chiều dài: 338.98m; Vận tốc thiết kế : 40km/h

+ Đường kiệt hẻm khớp nối dân sinh: Mặt cắt MC 3-3 {(0.0 + (4.1 - 5.3 ) + 0.0)}; Đường bêtông ximăng với tổng chiều dài: 99.25m; Vận tốc thiết kế : 20km/h

- Giải pháp cấp nước:

+ Chọn nguồn: Nguồn nước cấp cho các hộ dân dọc theo tuyến đường đất đỏ phường Phước Mỹ được đấu nối từ tuyến ống hiện trạng D100 PVC.

+ Mạng lưới đường ống: Đường ống chính có đường kính D100. Đường ống nhánh có đường kính D50, trên các tuyến ống nhánh này lắp các đai khởi thủy để đấu nối hoàn trả cho các hộ dân nằm dọc theo tuyến đường

- Thoát nước:

+ Hệ thống thoát nước của khu vực thiết kế được tập trung vào các tuyến mương dọc bố trí dọc nằm dưới lòng đường của khu khu vực sau đó được xả vào cống thoát nước D1000 trên đường 5.5m đã được thi công hoàn chỉnh

- Trồng cây:

+ Trồng cây xanh bóng mát trên vỉa hè các tuyến đường chính;

+ Đồng bộ với các hạng mục kỹ thuật khác, tránh tình trạng chồng lấn sai vị trí;

1.5. Tổ chức thực hiện Dự án

1.5.1. Khối lượng đất đào, đắp của dự án

Bảng 1-8:Tổng hợp Khối lượng đào đắp

Hạng mục

KL đất đào

(m3)

KL đất đắp

(m3)

KL đất đào tái sử

dụng (m3)

KL đất đắp còn lại (m3)

Tổng KL vận

chuyển (m3)

1 2 3 4 5

Hợp phần 1

Các tuyến thoát nước mưa 22,564 20,452 16,580 3,873 9,856

Xử lý ngập úng các khu dân cư

77,882 24,987 15,981 9,006 70,906

Xây dựng các tuyến thu gom nước thải

10,990 8,900 8,900 0 2,090

2 trạm XLNT Hòa Xuân, Liên Chiểu

21,750 - 0 0 21,750

Hợp phần 2

- Xây dựng Depot khu vực sân bay

- Xây dựng Depot tại Bàu Tràm

- Xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ

- Xây dựng hầm chui đường Trần Phú

16,353 4,746 2,860 1,886 15,379

Hợp - Xây dựng HTKT khu TĐC 7,904 407,177 7,624 399,552 399,832

Page 55: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 53

Hạng mục

KL đất đào

(m3)

KL đất đắp

(m3)

KL đất đào tái sử

dụng (m3)

KL đất đắp còn lại (m3)

Tổng KL vận

chuyển (m3)

1 2 3 4 5

phần 3

Hòa Khương

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 12 Mân Thái

- Xây dựng HTKT đoạn đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Tổng 157,443 466,262 51,945 414,317 519,813

Nguồn: Tổng hợp từ thuyết minh TKCS của dự án

Ghi chú: (5) = (1)-(3)+(4)

1.5.2. Phương án xử lý chất thải rắn xây dựng và lớp đất hữu cơ bị bóc dỡ

Đối với chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng và bóc dỡ lớp đất hữu cơ vận chuyển xử lý như sau:

- Chất thải xây dựng: Xà bần có thể tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình/khu vực có nhu cầu trong thành phố Đà Nẵng. Phần không thể tái sử dụng sẽ được Nhà thầu hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng thu gom thải bỏ tại bãi rác của thành phố (các bãi thải được trình bày bên dưới).

- Bóc dỡ lớp đất hữu cơ: Đối với lượng đất hữu cơ bóc dỡ sẽ được phân tích chất lượng, nếu không ô nhiễm kim loại nặng có thể sử dụng làm đất cấp 2 để san đầm tại chỗ.

1.5.3. Phương án cung cấp nguyên vật liệu và các bãi thải

Dự án sẽ sử dụng nguồn vật liệu xây dựng từ các mỏ vật liệu xây dựng sẵn có của thành phố Đà Nẵng. Các mỏ vật liệu xây dựng này đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của thành phố (giấy phép hoạt động của các mỏ sẽ được bổ sung trong giai đoạn thi công xây dựng, trước khi tiến hành mua vật liệu). Do các hạng mục của dự án phân bố ở các khu vực khác nhau của thành phố nên các mỏ vật liệu này được phân thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam phục vụ việc thi công các hợp phần của dự án.

1.5.3.1. Phương án cung cấp nguyên vật liệu

1. Khu vực phía Bắc

Vật liệu đất đắp

� Mỏ đất đắp Hải Yến (ĐĐ1)

Vị trí: Mỏ đất thuộc địa phận xã Hòa Sơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện mỏ đang được Doanh Nghiệp tư nhân Hải Yến quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: đang khai thác bằng cơ giới, điều kiện khai thác và vận chuyển thuận lợi không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Cự ly vận chuyển đến cuối tuyến phía Bắc khoảng 5.0km (trong đó 1.50km đường đất rộng 5.0m; 2.50km đường Hải Vân – Túy Loan; 0.70Km đường BTN rộng 5.0m; 0.30km đường ĐT602)

Trữ lượng: khoảng 1,000,000m3

Chất lượng: đất ở đây thuộc loại sét pha cát lẫn dăm sạn màu nâu đỏ.

� Mỏ đất đắp Trường Bản (ĐĐ2):

Page 56: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 54

Vị trí. Mỏ đất thuộc địa phận xã Hòa Sơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện mỏ đang được Công ty TNHH Xây dựng Trường Bản quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Cự ly vận chuyển đến cuối tuyến phía Bắc khoảng 5.7km(trong đó 1.30km đường đất rộng 5.0m; 4.40km đường Hải Vân - Túy Loan)

Trữ lượng của mỏ khoảng: 800,000m3

Chất lượng: đất ở đây thuộc loại sét pha cát lẫn dăm sạn màu nâu đỏ

Vật liệu cát

� Bãi tập kết cát Túy Loan (C1)

Vị trí: Bãi tập kết cát nằm bên phải cầu Giăng thuộc địa phận xã Hòa Nhơn - huyện Hòa Vang. Hiện bãi đang thuộc quyền quản lý của cơ sở tư nhân Nguyễn Thị Nhựt.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: Khai thác bằng cơ giới, điều kiện khai thác và vận chuyển thuận lợi về mùa khô và gặp khó khăn về mùa mưa lũ. Cự ly vận chuyển từ bãi đến cuối tuyến phía Bắc khoảng 11.60km(trong đó 10.40km đường Hải Vân – Túy Loan, 1.20km đường ĐT604).

Khả năng cung cấp: không ổn định phụ thuộc vào thời tiết và nguồn cung cấp từ các điểm khai thác nhỏ lẻ phía thượng lưu sông Thu Bồn, trung bình bãi cung cấp khoảng 100 m3/ngày.

Chất lượng: tốt, thuộc loại cát hạt vừa - hạt thô, sử dụng tốt cho đổ bê tông.

� Bãi tập kết cát Cầu Tuyên Sơn (C2)

Vị trí: Bãi tập kết cát nằm bên trái cầu Tuyên Sơn thuộc phường Hòa Cường Nam – quận Hải Châu – TP Đà Nẵng, bãi đang do công ty TNHH Triều Dân quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi về mùa khô và gặp khó khăn về mùa mưa lũ. Cự ly vận chuyển từ bãi đến cuối tuyến phía Bắc khoảng 22.30km (Các đường vận chuyển gồm: Đường Cách Mạng Tháng 8, QL14B, Hải Vân – Túy Loan)

Khả năng cung cấp: khoảng 500m3/ngày.

Chất lượng mỏ tốt, loại cát hạt vừa - hạt thô, sử dụng tốt cho đổ bê tông.

Vật liệu đá

� Mỏ đá Trường Bản (Đ1)

Vị trí: Mỏ đá thuộc địa phận xã Hòa Sơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện mỏ đang được Công ty TNHH Xây dựng Trường Bản quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: khai thác thuận lợi bằng cơ giới. Khu vực cung cấp đá cách CĐA khoảng 5.40km(trong đó 1.00km đường đất rộng 5.0m; 4.40km đường Hải Vân – Túy Loan).

Trữ lượng mỏ khoảng: 3,000,000m3.

Chất lượng mỏ: đá tại khu vực mỏ thuộc loại đá phiến sericit màu xám xanh, xám đen, sử dụng tốt cho đổ bê tông.

� Mỏ đá Phước Tường (Đ2)

Vị trí: Mỏ đá Phước Tường thuộc địa phận phường Hoà Phát - Quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng, do Công ty công trình giao thông Đà Nẵng quản lý và khai thác.

Page 57: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 55

Điều kiện khai thác và vận chuyển: khai thác thuận lợi bằng cơ giới. Khu vực cung cấp đá cách tuyến phía Bắc khoảng 15.80Km(trong đó 1.70km đường ĐT601(tải trọng xe < 13tấn), 5.50km theo đường ĐT602, 8.60km đường QL1A và Lê Trọng Tấn).

Trữ lượng mỏ khoảng: 5,000,000m3.

Chất lượng mỏ: đá tại khu vực mỏ thuộc loại đá granit màu xám xanh, xám đen, sử dụng tốt cho đổ bê tông và bê tông nhựa.

Trạm trộn Bê tông nhựa Sơn Phước (AC1)

Vị trí: Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, tp Đà Nẵng, do Công ty TNHH Nguyên Trung quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi, đang sử dụng cho nhiều công trình trong khu vực. Cách tuyến đường phía Bắc 4.8Km (trong đó đường nhựa 4.5Km, đường đất 0.3Km).

Trạm trộn bê tông nhựa đạt yêu cầu về chất lượng và đảm bảo về môi trường và đã được cấp phép hoạt động.

Công suất: 60-80T/h

2. Khu vực phía Nam

Vật liệu đất đắp

� Mỏ đất đắp Hốc Già Hạnh (ĐĐ2)

Vị trí: Mỏ đất thuộc địa phận thôn Tung Sơn xã Hòa Nhơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện mỏ đang được Công ty TNHH Quang Hưng.

Điều kiện khai thác và vận chuyển:thuận lợi không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Cự ly vận chuyển đến cuối tuyến phía Nam khoảng 8.7km (trong đó 0.7km đường đất rộng 4.0m; 0.4km đường nhựa rộng 5.0m; 6.0km đường nhựa Hải Vân – Túy Loan; 1.6Km đường nhựa QL14B.

Trữ lượng: khoảng 700.000m3.

Chất lượng: sét pha cát lẫn dăm sạn màu xám vàng nâu đỏ.

Vật liệu cát

� Bãi tập kết cát cầu Đỏ (C1)

Vị trí: Bãi tập kết cát nằm bên trái cầu Đỏ thuộc địa phận xã Hòa Châu – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Hiện bãi đang thuộc quyền quản lý của cơ sở tư nhân Lê Vân.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi về mùa khô và gặp khó khăn về mùa mưa lũ. Cự ly vận chuyển từ bãi đến đầu tuyến phía Nam khoảng 5,10km (trong đó 4,90km đường nhựa QL1A, 0,20km đường đất).

Khả năng cung cấp:Kết quả điều tra cho thấy khả năng cung cấp của bãi tập kết không ổn định phụ thuộc vào thời tiết và nguồn cung cấp từ các điểm khai thác nhỏ lẻ, trung bình bãi cung cấp khoảng 300 m3/ngày.

Chất lượng mỏ: chất lượng tốt, thuộc loại cát hạt vừa - hạt thô, sử dụng tốt cho đổ bê tông.

� Bãi tập kết cát Cầu Quá Giáng (C2)

Vị trí: Bãi tập kết cát nằm bên trái cầu Quá Giáng thuộc xã Hòa Phước – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, Hiện bãi đang thuộc quyền quản lý của cơ sở tư nhân Trần Thị Hoa.

Page 58: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 56

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi về mùa khô và gặp khó khăn về mùa mưa lũ. Cự ly vận chuyển từ bãi đến đầu tuyến phía Nam khoảng 0.8km (trong đó có khoảng 700m đường nhựa QL1A và 100m đường đất).

Khả năng cung cấp: khoảng 100m3/ngày.

Chất lượng mỏ: - Theo kết quả thí nghiệm cho thấy cát ở đây có chất lượng tốt, thuộc loại cát hạt vừa - hạt thô, sử dụng tốt cho đổ bê tông.

Vật liệu đá

� Mỏ đá Phước Thuận (Đ1)

Vị trí: Mỏ đá thuộc địa phận xã Hòa Nhơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện mỏ đang được Xí nghiệp Bêtông nhựa và khai thác đá xây dựng quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: điều kiện khai thác và vận chuyển thuận lợi. Khu vực cung cấp đá cách cuối tuyến phía Nam khoảng 5.10km (trong đó 2.0km đường nhựa rộng 5.0m; 1.0km đường nhựa rộng 10.5m và 2.1m đường nhựa QL14B).

Trữ lượng: khoảng 2.000.000m3.

Chất lượng mỏ: đá tại khu vực mỏ thuộc loại đá granit màu xám xanh, xám đen, sử dụng tốt cho đổ bêtông và bêtông nhựa.

� Mỏ đá Hốc Khế 2 (Đ2)

Vị trí: Mỏ đá Hốc Khế 2 thuộc địa phận xã Hòa Nhơn - huyện Hòa Vang - Đà Nẵng, do Chi nhánh Công ty CP Chu Lai tại Đà Nẵng quản lý và khai thác.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: đang khai thác bằng cơ giới, điều kiện khai thác và vận chuyển thuận lợi. Khu vực cung cấp đá cách cuối tuyến phía Nam khoảng 5.90km (trong đó 2.8km đường nhựa rộng 4.5m; 1.0km đường nhựa rộng 10.5m; 2.1km đường nhựa QL14B).

Trữ lượng: khoảng 1.400.000m3.

Chất lượng mỏ: đá tại khu vực mỏ thuộc loại đá granit màu xám xanh, xám đen, sử dụng tốt cho đổ bêtông và bêtông nhựa.

Trạm trộn Bêtông nhựa (AC)

Vị trí: thuộc địa phận xã Hòa Nhơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, hiện Trạm đang được Xí nghiệp Bêtông nhựa và khai thác đá xây dựng quản lý.

Điều kiện khai thác và vận chuyển: thuận lợi, đang sử dụng cho nhiều công trình trong khu vực. Cách tuyến đường phía Nam 3.10km (trong đó 1.0km đường nhựa rộng 10.5m; 2.1km đường nhựa QL14B).

Trạm trộn bê tông nhựa đạt yêu cầu về chất lượng và đảm bảo về môi trường và đã được cấp phép hoạt động.

Công suất: 60-80T/h.

1.5.3.2. Các bãi đổ thải

� Bãi thải số 1 (BT1)

Vị trí: Bãi thải thuộc địa phận xã Hòa Nhơn – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng

Điều kiện vận chuyển: thuận lợi về mùa khô và khó khăn về mùa mưa lũ. Khoảng cách đến cuối tuyến phía Bắc khoảng 1.10 Km (trong đó 0.10 km đường TNN rộng 5.0m và 1.00km đường đất rộng 5.0m)

Sức chứa: Khoảng 150,000 m3.

Page 59: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 57

Đơn vị quản lý: Uỷ ban Nhân dân xã Hòa Liên – huyện Hòa Vang – Tp. Đà Nẵng.

Bãi thải xã Hòa Nhơn hiện đang hoạt động, tiếp nhận và xử lý chất thải của người dân trong xã. Theo Bảng 1-8 khối lượng đất thải bỏ của toàn bộ dự án là 105,498 m3. Như vậy bãi thải số 1 đáp ứng đủ lượng đất thải bỏ của dự án.

Trong trường hợp bãi thải số 1 gặp sự cố không đảm bảo công suất xử lý chất thải của dự án thì trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khá nhiều bãi đổ thải, như bãi thải xã Hòa Phú, bãi thải Khánh Sơn. Hiện trạng của các bãi thải này đều đảm bảo khả năng tiếp nhận chất thải của dự án. Sức chứa của các bãi này như sau:

� Bãi thải số 2 (BT2)

Vị trí: Bãi thải thuộc địa phận xã Hòa Phú – huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng.

Cự ly vận chuyển: Đến cuối tuyến phía Nam khoảng 12.0 km (trong đó 10.5 km đường nhựa ĐT604 và 1.50km đường nhựa QL14B).

Điều kiện vận chuyển: thuận lợi về mùa khô và khó khăn về mùa mưa lũ.

Sức chứa: Khoảng 130,000 m3.

Đơn vị quản lý: UBND xã Hòa Phú – huyện Hòa Vang – tp Đà Nẵng.

� Bãi thải số 3 (BT3) – bãi thải Khánh Sơn

Diện tích: 48ha

Thuộc địa phận phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu

Công suất vận hành (xử lý): 700 tấn rác/ ngày

Đơn vị quản lý: công ty CP Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng

1.5.4. Biện pháp thi công các hạng mục công trình của dự án

Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu thi công phải thông báo cho các đơn vị liên quan biết để phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thi công. Đây là một bước quan trọng và phức tạp, cần có sự phối hợp của Chủ đầu tư và Đơn vị thi công với chính quyền địa phương để đảm bảo đúng tiến độ và thời gian, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

Tiến hành các công tác khôi phục xác định chính xác lại phạm vi ranh giới của dự án, chuẩn bị đường công vụ, xác định cụ thể các nguồn cung cấp vật liệu, chuẩn bị các bãi tập kết nguyên vật liệu, phương tiện và nhân lực thi công…

- Đảm bảo giao thông: Bố trí đầy đủ các cọc tiêu, đèn hiệu, biển báo nguy hiểm, biển hướng dẫn để cảnh báo và hướng dẫn các phương tiện giao thông trên đường.

- Huy động nhân sự thi công

+ Do các hợp phần dự án nằm rải rác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên số lượng công nhân tập trung tại công trường ở cùng một thời điểm là không nhiều (khoảng từ 50-100/HP1 và 100-150 người/HP2 và HP3).

+ Nguồn nhân công phục vụ Dự án sẽ được nhà thầu tuyển chọn và huấn luyện các kỹ năng cần thiết, bảo đảm có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Trong hồ sơ Dự thầu, các nhà thầu xây dựng cũng sẽ trình bày phương án huy động nhân công, trong đó ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương.

- Huy động máy móc thiết bị

+ Việc huy động máy móc thiết bị phụ thuộc vào các giai đoạn thi công. Các loại xe vận chuyển vật liệu và máy đào được sử dụng trong quá trình đào đắp đường. Giai đoạn hoàn thiện bề mặt đường sử dụng các thiết bị máy móc chính: xe lu lèn, máy rải đá, trải thảm, máy đầm nén, xe tưới nhựa, nồi đun nấu nhựa. Ngoài ra, quá trình thi công cầu sử dụng máy khoan cọc nhồi, máy nâng,

Page 60: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 58

cần cẩu...Số lượng huy động các máy móc thiết bị phụ thuộc vào kế hoạch và biện pháp thi công chi tiết.

+ Đối với các máy móc, thiết bị của dự án cũng sẽ được các nhà thầu xây dựng đề xuất và được Ban QLDA xét duyệt để bảo đảm đáp ứng yêu cầu thi công đối với các hợp phần của dự án và phù hợp với tiến độ chung. Việc huy động máy móc thiết bị phụ thuộc vào các giai đoạn thi công của dự án. Các loại xe vận chuyển vật liệu và máy đào được sử dụng trong quá trình đào đắp đường, xây dựng khu tái định cư... Giai đoạn hoàn thiện bề mặt đường sử dụng các thiết bị máy móc chính: xe lu lèn, máy rải đá, trải thảm, máy đầm nén, xe tưới nhựa, nồi đun nấu nhựa. Số lượng huy động các máy móc thiết bị phụ thuộc vào kế hoạch và biện pháp thi công chi tiết.

Bảng 1-9: Danh mục một số máy móc, thiết bị thi công phục vụ dự án

TT Máy móc, thiết bị TT Máy móc, thiết bị

1 Máy ủi 11 Máy đóng cọc

2 Máy đầm nén (xe lu) 12 Cần trục di động

3 Máy xúc gầu trước 13 Cần cẩu

4 Gầu ngược 14 Máy đào bánh xích

5 Máy kéo 15 Máy đào bánh lốp

6 Máy cạp đất, máy san 16 Ô tô tự đổ

7 Máy trộn bê tông 17 Ô tô tưới nước

8 Bơm bê tông 18 Máy nén khí

9 Máy đầm bê tông 19 Máy khoan cầm tay

10 Máy phát điện

1.5.5. Tiến độ thực hiện dự án

Thời gian dự kiến thực hiện các hạng mục bổ sung: Từ năm 2016 đến năm 2019.

Bảng 1-10: Thời gian dự kiến thực hiện dự án

STT Nội dung Thời gian thực hiện

1 Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, các báo cáo thành phần và thiết kế cơ sở của WB

Quý 1/2016

2 Phê duyệt thiết kế chi tiết các hạng mục đầu tư trước Quý 02/2016

3 Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thi công. Quý 02/2016

4 Thi công công trình Từ Quý 3/2016 – đến

2019

5 Nghiệm thu, bàn giao công trình đi vào hoạt động Năm 2019

1.5.6. Vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư của các hợp phần dự án được xác định theo Bảng 1-11.

Page 61: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 59

Bảng 1-11: Tổng mức đầu tư cho các hạng mục bổ sung

Tên hợp phần Nội dung Giá trị đầu tư (USD)

Hợp phần 1 Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải 53,271,393

Hợp phần 2 Hệ thống xe bus nhanh (BRT) thí điểm 16,636,398

Hợp phần 3 Các tuyến đường giao thông đô thị và các khu tái định cư

17,415,273

1.5.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

- Chỉ đạo, điều hành Dự án;

- Cung cấp vốn đối ứng cho Dự án, chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện mọi nghĩa vụ của mình như quy định trong Hiệp định vay vốn. Chỉ đạo các cấp, ngành đáp ứng các phần việc liên quan trong quá trình thực thi dự án.

Đại diện chủ đầu tư: Sở Giao thông Vận tải Thành phố Đà Nẵng

- Thành lập và duy trì Ban Quản lý Dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án

- Trực tiếp quản lý và điều hành dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và thực thi dự án;

- Lập kế hoạch đền bù, tái định cư;

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm được UBND Thành phố quy định. Báo cáo UBND Thành phố, các bộ, ngành và đối tác về các vấn đề liên quan theo quy định.

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Đấu thầu, Nghị định và các thông tư hướng dẫn;

- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu trong Hiệp định ký kết với Nhà tài trợ.

Ban Quản lý Dự án PiiP

- Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:

- Trực tiếp quản lý, điều hành Dự án và giám sát các hoạt động từ khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và thực thi dự án.

- Lập kế hoạch đền bù, di dời tái định cư.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm được Sở Giao thông Vận tải quy định. Báo cáo lên Sở Giao thông Vận tải và các bộ ngành, đối tác về các vấn đề liên quan theo quy định, tiến độ và các kết quả thực hiện của Dự án.

- Tổ chức đấu thầu, chọn thầu tư vấn và thi công các hạng mục công trình của dự án theo các quy định hiện hành.

Page 62: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 60

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1. Điều kiện địa chất

Tp. Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp đại Cổ sinh (Đới tạo núi Trường Sơn). Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có 5 đơn vị địa tầng chủ yếu: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Kỷ Đệ tứ. Trong đó, các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ tứ gồm có các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Thế Holocen muộn, có thành phần thạch học chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha... Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ Tp. Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước.

2.1.1.2. Điều kiện địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng gồm phần lớn là đồi núi, xen lẫn với đồng bằng duyên hải. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, tạo thành các dãy núi vươn ra biển. Đây là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Toàn bộ các công trình dự án phân bố trong khu vực địa hình bằng phẳng thuộc đồng bằng duyên hải.

Hình 2-1: Địa hình thành phố Đà Nẵng

2.1.2. Điều kiện về khí hậu

Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Tp. Đà Nẵng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không kéo dài.

Page 63: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 61

� Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25.9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, dao động từ 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, dao động từ 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1,500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Bảng 2-1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013)

Đơn vị tính: 0C

Tháng

Năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bình quân năm

2009 20.6 23.7 25.5 26.9 27.6 30.6 29.3 29.2 27.5 26.7 24.4 23.2 26.3

2010 23.1 24.4 24.6 26.9 29.4 29.7 29.1 28.1 27.7 25.9 23.7 22.5 26.3

2011 20.0 21.5 21.5 24.9 28.1 29.3 29.8 29.2 26.9 25.7 24.6 20.8 25.2

2012 21.4 22.2 24.3 27.0 29.3 30.6 29.6 29.7 27.5 26.3 26.0 24.5 26.5

2013 21.9 24.4 25.3 27.1 29.2 29.6 28.6 29.3 27.1 26.0 25.2 20.8 26.2

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2013)

� Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2,504.57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4.

Bảng 2-2: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013)

Đơn vị tính: mm

Tháng

Năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bình quân năm

2009 160 23 23 180 65 36 187 153 1376 456 194 165 251

2010 879 0 103 47 621 761 2452 3263 1661 6563 5492 526 1864

2011 161 0 31 8 35 101 13 139 812 791 1218 339 304

2012 57 37 0 21 11 46 32 181 582 368 302 60 141

2013 18 45 45 14 43 25 132 81 751 369 760 34 193

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2013)

� Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình là 83.4%; cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, dao động từ 85.67 - 87.67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, dao động từ 76.67 - 77.33%.

Page 64: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 62

Bảng 2-3: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013)

Đơn vị tính: %

Tháng

Năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bình quân năm

2009 82,0 86 83 81 82 71 76 77 84 82 83 84 80,9

2010 84 85 83 83 77 77 77 82 83 85 88 84 82,3

2011 83 82 82 84 77 75 70 77 88 87 86 89 81,7

2012 88 87 82 81 77 70 73 74 85 84 88 85 81,2

2013 84 84 86 83 77 72 79 77 85 83 86 80 81,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2013)

� Số giờ nắng

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2,156.2 giờ; cao nhất là vào tháng 5, 6, 7 dao động từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, dao động từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Bảng 2-4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (2009 - 2013)

Đơn vị tính: Giờ (Hr)

Tháng

Năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bình quân năm

2009 117 178 187 163 226 256 212 235 135 136 116 150 176

2010 149 201 197 210 268 284 277 210 202 103 50 110 188

2011 40 162 113 175 259 223 233 231 106 108 115 18 148

2012 64 127 178 210 258 184 242 219 169 163 156 133 175

2013 126 157 173 172 288 237 215 164 116 137 111 51 162

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2013)

� Gió, bão

Hướng gió phổ biển ở Tp. Đà Nẵng là các hướng Bắc, Đông và Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 của năm tiếp theo) và các hướng Tây và Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9). Ở trung tâm thành phố, tần suất lặng gió khá cao (30-50%).

Tốc độ gió trung bình năm 2009 khá thấp (1.4m/s) và nó không quá chênh lệch so với các năm trước. Tốc độ gió trung bình thay đổi từ 2.3 - 2.7m/giây. Hàng năm khu vực khảo sát chịu ảnh hưởng của 0.84 cơn bão. Tuy nhiên, có năm không có cơn bão nào, có năm có từ 3 đến 4 cơn bão. Bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11. Tốc độ gió cao nhất trung bình của bão và áp thấp nhiệt đới dao động từ 15 - 20m/giây (cấp 7-8).

Page 65: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 63

2.1.3. Điều kiện thủy văn và hải văn

2.1.3.1. Hệ thống sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi của TP. Đà Nẵng bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc của thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn, dốc. Tuy nhiên, Đây là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho thành phố Đà Nẵng.

Hệ thống sông chảy qua thành phố gồm sông Túy Loan, sông Cu Đê (phía bắc), sông Yên, sông Quá Giáng, sông La Thọ, sông Vĩnh Điện và sông Hàn. Các sông Túy Loan và Cu Đê có lưu vực nước độc lập và nằm trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.

- Sông Vĩnh Điện: là một nhánh của sông Thu Bồn bắt đầu tại vị trí cầu Câu Lâu, cách khoảng 5km về phía thượng lưu. Sông Vĩnh Điện mang một phần nước sông Thu Bồn và tiếp nhận thêm dòng chảy từ các sông La Thọ và Quá Giáng trước khi đổ vào sông Hàn.

- Sông Cu Đê: Lưu vực sông Cu Đê ở phía bắc thành phố và có hình lông chim, nghiêng theo hướng Đông bắc - Tây nam. Tổng diện tích lưu vực sông là 472km2. Tổng chiều dài sông Cu Đê là 38km. Phần hạ lưu sông Cu Đê thường bị nhiễm mặn vào mùa khô. Vào mùa lũ, nước mưa từ lưu vực phía Tây Nam giới hạn bởi núi An Ngãi và núi Sọ với diện tích 6.6 km2 chảy về kết hợp mức nước dâng cao của sông Cu Đê gây ngập úng trên diện rộng. Chiều sâu ngập tuỳ mức độ lũ hàng năm. Mực nước cao nhất là từ 2m (năm 1999).

- Sông Túy Loan: Lưu vực sông Túy Loan nằm bên trái sông Vũ Gia và nối với lưu vực sông Cu Đê. Sông Túy Loan bắt nguồn từ núi Bà Nà tại độ cao 1.487 m với chiều dài khoảng 30km. Diện tích lưu vực tính từ cửa sông đến điểm giao của sông Túy Loan với sông Yên là 280km2. Độ dốc trung bình 15%. Lưu vực dài 25km. Lưu vực rộng trung bình 10,3km. Sông Túy Loan nối với sông Yên tạo thành sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ, cùng đổ vào sông Hàn.

- Sông Hàn: là điểm nối cuối cùng của sông Vĩnh Điện, sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ đổ vào biển Đà Nẵng. Chế độ dòng chảy của sông Hàn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều của biển Đà Nẵng.

- Sông Phú Lộc: là một trong những kênh thoát nước chính của thành phố. Sông này xuất phát từ điểm kết nối với Hồ Tây và chảy ra vịnh Đà Nẵng qua cửa sông trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Khê Đông.

- Sông Cổ Cò: Trước đây là con sông chạy ven biển nối sông Cái với sông Thu Bồn đoạn Cửa Đại. Hiện nay, sông này bị bồi lấp và trở thành con sông cụt - dòng chảy trên sông trong mùa khô trên địa bàn Đà Nẳng chủ yếu là dòng chảy từ sông Cái và sông Hàn chảy ngược vào.

- Sông Yên và Sông Quá Giáng cùng thuộc hệ thống sông Vu Gia nên chế độ thủy văn hai con sông này có qua hệ chặt chẽ với nhau. Sông chảy chủ yếu qua vùng đông bằng, kênh mương dày đặc. Chênh lệch về cao độ giữa lòng sông và khu vực xung quanh không lớn. Vào mùa lũ, mức nước dâng lên nhanh chóng và gây ngập úng trên diện rộng. Tuy nhiên, nước cũng thường rút rất nhanh trong vài ba ngày tiếp theo. Sông Quá Giáng và sông Yên có lưu tốc dòng chảy nhỏ (V1% = 3.3m3/s), hiện trạng chất lượng nước tốt và được sử dụng làm kênh tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng liền kề.

- Sông Tây Tịnh: có chiều rộng lòng hẹp, lưu tốc nhỏ (V5% = 1.34m3/s) và chỉ đóng vai trò là kênh tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng liền kề.

Page 66: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 64

Hình 2-2: Sơ đồ hệ thống sông trên địa bàn Tp. Đà Nẵng

2.1.3.2. Chế độ thủy triều

Chế độ thủy triều của biển Đà Nẵng là nhật triều không đều và bán nhật triều. Cụ thể, trong nửa ngày có cả triều cường và triều kiệt nhưng lại có sự khác nhau về độ lớn và thời gian của triều cường và triều kiệt. Bình quân một tháng có 3 ngày xảy ra hiện tượng thủy triều do tác động của mặt trời, nhiều nhất là 8 ngày và ít nhất là 01 ngày. Do ảnh hưởng của thủy triều, chế độ dòng chảy trong các kênh và cống thoát nước khá phức tạp. Trong thời gian lũ lụt, các kênh và cống thoát nước tiếp nhận cả nước mưa và nước thải từ các khu dân cư. Hơn thế nữa, chúng còn bị ảnh hưởng bởi mực nước thủy triều dâng. Mức ngập do thủy triều trung bình cao nhất là 120 cm và thấp nhất là 80 cm.

2.1.4. Tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Năm 2011, Bộ TN&MT đã công bố báo cáo "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam" trong đó đáng chú ý là đưa ra các bản đồ về mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và nguy cơ ngập lụt cho một số vùng ở Việt Nam.

Đà Nẵng là thành phố ven biển và sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu nước biển dâng. Chính vì vậy, xác định các khu vực có nguy cơ ngập lụt có thể cũng là một định hướng quan trọng trong quá trình phát triển thành phố.

Page 67: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 65

Hình 2-3: Bản đồ ngập khu vực Tp. Đà Nẵng ứng với mực nước biển dâng 1m

(Nguồn: Kịch bản BĐKH và NBD, Bộ TNMT, 2012)

Từ bản đồ trên cho thấy, khi nước biển dâng cao thêm 1m thì khu vực hữu ngạn ven sông Cu Đê (chủ yếu thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) và khu vực bờ Đông của sông Hàn, nơi hợp lưu sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện (chủ yếu thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn) là những khu vực dễ bị ngập nhất.

2.1.5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường

Để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực dự án, tháng 06/2015 và tháng 12/2015, Đơn vị tư vấn đã phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thực hiện việc khảo sát, đo đạc và lấy mẫu môi trường theo các TCVN và phân tích trong phòng thí nghiệm, đồng thời thu thập các thông tin và số liệu có liên quan. Kết quả chi tiết của từng mẫu phân tích xem trong Phần Phụ lục.

Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, bảo quản, vận chuyển, xử lý và phân tích mẫu trong Phòng thí nghiệm được thực hiện theo các quy định của các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

2.1.5.1. Chất lượng không khí xung quanh

� Vị trí lấy mẫu:

Hiện trạng môi trường không khí xung quanh được thực hiện qua việc lấy mẫu phân tích tại các vị trí các hạng mục công trình. Vị trí cụ thể được thể hiện trong Bảng 2-5:

Bảng 2-5: Vị trí các điểm giám sát không khí môi trường xung quanh

TT Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu

Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 K1 Tại đường số 5, phía đông khu vực xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm, KCN Hòa Khánh

108° 7'59.77" 16° 5'50.55"

Page 68: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 66

TT Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu

Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

2 K2 Khu vực nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Trị Phương, Lê Độ

108°12'9.76" 16° 3'55.91"

3 K3 Khu vực đường Phan Châu Trinh giao với đường Lê Đình Dương

108°13'10.75" 16° 3'41.46"

4 K4 Khu vực đường Bà Bang Nhã giao với đường Lê Văn Hiến

108°15'23.91" 16° 0'38.85"

5 K5 Tổ 13,14, phường Phước Mỹ 108°14'38.07" 16° 3'43.78"

6 K6 Khu dân cư số 1, gần đường Lê Bôi, P Mân Thái 108°14'49.53" 16° 4'59.03"

7 K7 Tuyến cống Thọ Quang, khu dân cư Thành Vinh 1

108°15'13.76" 16° 6'4.11"

8 K8 Trên đường Phạm Văn Xảo tại KCN Dịch vụ - Thủy sản Thọ Quang

108°14'31.33" 16° 5'45.63"

9 K9 Tại ngã tư: Lê Duẩn – Trần Phú – cầu sông Hàn 108°13'25.63" 16° 4'17.56"

10 K10 Đường Hùng Vương giao Ông Ích Khiêm 108°12'51.20" 16° 4'2.11"

11 K11 Kênh Yên Thế - Bắc Sơn, đoạn kênh số 5 108°10'28.53" 16° 3'37.95"

12 K12 Khu vực Hồ Hòa Phú 108° 9'38.66" 16° 3'53.19"

13 K13 Khu vực Nhà máy xử lý nước thải Liên Chiểu 108° 7'4.11" 16° 5'17.94"

� Kết quả phân tích và đánh giá

Các thông số quan trắc và phân tích mẫu không khí bao gồm: Tiếng ồn, CO, NO2, SO2 và bụi lơ lửng. Kết quả phân tích thể hiện ở bảng sau:

Page 69: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 67

Bảng 2-6: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh

TT Thông số Đơn vị Kết quả

QCVN K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 K12 K13

1 Tiếng ồn dBA 64.5 76.5 70.8 53.1 56.7 54.3 60.1 52.7 72.8 74.7 69.1 45.8 49.4 70(1)

2 Bụi lơ lửng mg/m3 0.27 0.67 0.43 0.28 0.24 0.17 0.19 0.25 0.45 0.69 0.33 0.18 0.31 0.30(2)

3 NO2 mg/m3 0.025 0.146 0.127 0.054 0.032 0.026 0.022 0.034 0.068 0.076 0.057 0.025 0.029 0.20(2)

4 SO2 mg/m3 0.021 0.154 0.149 0.037 0.028 0.018 0.019 0.047 0.091 0.098 0.049 0.037 0.021 0.35(2)

5 CO mg/m3 2.428 7.872 7.548 3.728 3.288 3.726 4.421 5.246 5.816 7.637 4.128 3.426 5.712 30(2)

Ghi chú: - (-): Quy chuẩn không quy định- (1): QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn (Khu vực thông thường, từ 6 giờ đến 21 giờ); (2): QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Mẫu được lấy trong tháng 6 và tháng 12/2015.

� Nhận xét

Độ ồn đo được tại các vị trí trên dao động từ 45.8 - 76.5dBA, hầu hết nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT); tuy nhiên 4 vị trí tại K2, K3, K9, K10 vượt QCVN do đây là các khu vực nút giao thông nên mật độ các phương tiện là tương đối nhiều.

Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí tại các vị trí quan trắc tương đối cao, có 06/13 vị trí vượt giới hạn cho phép của QCVN (đây là các nút giao giao thông nên mật độ đi lại nhiều), vị trí vượt giới hạn cao nhất tại điểm K10 (Ngã tư đường Hùng Vương giao với đường Ông Ích Khiêm) gấp 2.3 lần.

Hàm lượng các hơi khí độc (NO2, SO2, CO) trong môi trường không khí xung quanh tại 13 vị trí giám sát hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn quy định (QCVN 05:2013/BTNMT).

Page 70: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 68

2.1.5.2. Chất lượng nước mặt

� Vị trí lấy mẫu

Bảng 2-7: Vị trí lấy mẫu nước mặt

TT Ký hiệu mẫu

Vị trí thu mẫu Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 NM1 Nước mặt tại hồ Bàu Tràm 108° 7'47.34" 16° 5'38.22"

2 NM2 Nước mặt tại hồ Công viên 29/3 108°12'18.48" 16° 3'43.21"

3 NM3 Nước mặt tại Bàu Thạc Gián 108°12'36.78" 16° 3'49.37"

4 NM4 Nước mặt sông Cổ Cò, đoạn Sơn Thủy 10 108°15'0.80" 16° 0'35.63"

5 NM5 Nước mặt sông Hàn, cách cầu Trần Thị Lý về phía Bắc 500m (Cửa xả Mỹ An)

108°13'46.71" 16° 3'17.35"

6 NM6 Nước mặt sông Hàn, cách cầu Trần Thị Lý về phía Nam 500m (Cửa xả Mỹ Khê)

108°14'1.48" 16° 2'50.72"

7 NM7 Nước Vịnh Đà Nẵng, tại cửa xả Ông Ích Khiêm 108°12'24.30" 16° 4'54.91"

8 NM8 Kênh Yên Thế 108°10'27.42" 16° 3'38.72"

9 NM9 Hồ Hòa Phú 108° 9'42.11" 16° 3'53.06"

10 NM10 Kênh Hòa Minh-đoạn gần kênh Hòa Phú 108° 9'48.48" 16° 4'36.92"

11 NM11 Nước mặt khu vực Hòa Liên tại cầu qua đường Nguyễn Tất Thành nối dài (gần vị trí xây dựng trạm XLNT Liên Chiểu)

108° 7'23.35" 16° 6'16.43"

12 NM12 Nước mặt tại cửa van đê PAM đổ ra sông Cu Đê (gần vị trí xây dựng trạm XLNT Liên Chiểu)

108° 7'35.91" 16° 6'49.50"

13 NM13 Nước sông Cu Đê tại cầu Nam Ô (gần vị trí xây dựng trạm XLNT Liên Chiểu)

108° 7'22.47" 16° 7'15.95"

Kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt trong đợt khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Page 71: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 69

Bảng 2-8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

QCVN 08:2008/BTNMT

NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 NM8 NM9 NM10 NM11 NM12 NM13 B1 B2

1 pH - 8.46 7.01 6.55 7.54 7.34 7.29 6.32 8.01 7.89 6.78 7.16 7.57 7.79 5.5-9 5.5-9

2 DO mg/L 6.54 6.71 5.57 6.72 6.58 6.72 4.52 5.03 6.12 5.16 5.28 6.59 6.63 >=4 >=2

3 TSS mg/L 105.2 98.2 76.2 25.8 45.1 48.3 96.5 46.7 38.5 37.9 48.9 41.2 39.8 50 100

5 BOD5 mg/L 12.9 16.8 27.2 5.4 4.9 4.8 24.7 9.3 7.7 6.6 7.5 8.2 6.7 15 25

4 COD mg/L 25 33 41 12 8 8 49 15 13 12 17 18 15 30 50

6 NH4+-N mg/L 1.56 0.185 0.650 0.294 0.328 0.376 0.618 0.315 0.148 0.347 0.246 0.179 0.187 0.5 1

7 NO3--N mg/L 0.258 0.276 0.394 0.176 0.269 0.284 0.468 0.273 0.179 0.246 0.284 0.216 0.202 10 15

8 NO2--N mg/L 0.006 0.007 0.008 0.003 0.006 0.007 0.019 0.014 0.009 0.018 0.016 0.012 0.008 0.04 0.05

9 PO43--P mg/L 0.256 0.284 0.398 0.078 0.077 0.081 0.158 0.127 0.128 0.132 0.127 0.128 0.132 0.3 0.5

10 Tổng dầu

mỡ mg/L 0.24 0.18 0.22 0.12 0.11 0.13 0.25 0.14 0.11 0.12 0.15 0.13 0.18 0.1 0.3

11 Coliform MPN/100ml 35000 1100 27000 5300 750 1200 16000 9500 4200 7500 7500 4300 2100 7,500 10,000

* QCVN08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước mặt

Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2

Cột B2: giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

Mẫu quan trắc được lấy tại thời điểm tháng 6 và tháng 12/2015.

Page 72: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 70

� Nhận xét

Hầu hết các nguồn nước mặt tại vị trí quan trắc đều không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (do đây đều là các nguồn nước trong nội thành, chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu thoát nước mưa và nước thải). Do đó, chất lượng nước mặt tại các vị trí quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Tuy nhiên, có một vài chỉ tiêu tại một vài vị trí vượt giới hạn cho phép như:

- Nước mặt tại hồ Bàu Tràm (NM1) có hàm lượng TSS, NH4+N và Coliform vượt giới hạn cho phép của QCVN cột B1.

- Nước mặt tại hồ công viên 29/3 (NM2) có hàm lượng TSS, BOD5, COD, tổng dầu mỡ vượt QCVN.

- Nước mặt tại bàu Thạc Gián (NM3) có hàm lượng TSS, BOD5, COD, Coliform vượt quy chuẩn cho phép

- Nước mặt tại vịnh Đà Nẵng, khu vực cửa xả Ông Ích Khiêm (NM7) có hàm lượng TSS, BOD5, COD, NH4+N, Coliform, Tổng dầu mỡ vượt quy chuẩn cho phép.

- Nước mặt tại kênh Yên Thế (NM8) có hàm lượng TSS, Coliform vượt QCCP

Như vậy, tại một số vị trí quan trắc NM1, NM2, NM3, NM7 và NM8 đều có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ do đây là các kênh, hồ chứa nước mưa, nước thải của các khu dân cư xung quanh, khả năng tiêu thoát nước hạn chế và nước tại các kênh hồ này được tích tụ trong một thời gian dài dẫn đến nguyên nhân ô nhiễm như trên.

2.1.5.3. Chất lượng nước ngầm

� Vị trí lấy mẫu

Bảng 2-9: Vị trí lấy mẫu nước ngầm

TT

Ký hiệu mẫu

Vị trí thu mẫu Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 NN1 Nước ngầm tại đầu khu tái định cư Hòa Khương

108° 8'3.68" 15°57'41.01"

2 NN2 Nước ngầm tại cuối khu tái định cư Hòa Khương

108° 7'53.04" 15°57'25.73"

3 NN3 Nước ngầm tại khu vực hồ Bàu Tràm 108° 7'44.42" 16° 5'40.17"

4 NN4 Nước ngầm khu vực Sơn Thủy 10 108°15'5.86" 16° 0'36.74"

� Kết quả phân tích

Bảng 2-10: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN

09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4

1 pH - 6.78 7.24 5.85 5.89 5.5-8.5

2 Độ cứng mg/L 50.840 58.912 267.25 77.153 500

3 TS mg/L 197.6 186.4 354.2 164.8 1500

5 COD mg/L 1.18 1.36 2.76 1.76 4

4 NH4+-N mg/L 0.794 0.828 0.674 0.276 0.1

6 NO3--N mg/L 1.284 2.745 10.642 1.246 15

Page 73: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 71

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN

09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4

7 SO42- mg/L 145.38 127.63 248.64 90.45 400

8 As mg/L KPH

(<0.001)

KPH

(<0.001) 0.0022 0.0016 0.05

9 Fe mg/L 1.359 1.446 0.451 0.257 5

10 Cl- mg/L 50.269 35.421 56.742 38.764 250

11 Coliform MPN/100mL 7 14 15 17 3

* QCVN09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kĩ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ngầm

Mẫu nước ngầm được quan trắc vào tháng 6/2015

� Nhận xét:

- Giá trị pH, hàm lượng TSS, độ cứng: Giá trị pH của các mẫu nước ngầm tại khu vực dự án là 5.85-7.24 đạt quy chuẩn. Hàm lượng chất rắn tổng số trong nước ngầm là 164.8-354.2 mg/L đạt quy chuẩn. Hàm lượng độ cứng từ 50.840-267.25 mg/L đạt quy chuẩn.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4+-N, NO3

—N, SO42-), clorua:

+ Hàm lượng NH4+-N trong các mẫu nước ngầm là 0.267-0.828 mg/L hầu hết

không đạt giới hạn quy chuẩn cho phép.

+ Hàm lượng NO3--N đối với nước ngầm là 1.246-10.642 mg/L, đạt quy chuẩn

cho phép.

+ Hàm lượng SO42- đối với nước ngầm là 90.45-248.64 mg/L, hầu hết đạt quy

chuẩn cho phép.

+ Hàm lượng clorua từ 35.421-56.742 mg/L, hầu hết đạt quy chuẩn cho phép.

- Hàm lượng hữu cơ (COD): Hàm lượng COD trong nước mặt là 1.18-2.76 mg/L hầu hết đều đạt QCVN.

- Hàm lượng kim loại nặng As, Fe: Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu nước ngầm: As là 0-0.0022 mg/L, hầu hết đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép; hàm lượng sắt từ 0.257-1.446 mg/L nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Coliform: Hàm lượng Coliform đối với nước ngầm là 4-17 MPN/100mL, đều không đạt quy chuẩn cho phép.

2.1.5.4. Chất lượng nước thải sinh hoạt

� Vị trí lấy mẫu

Bảng 2-11: Vị trí lấy mẫu nước thải

TT Ký hiệu

mẫu Vị trí thu mẫu

Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 NT1 Nước thải số nhà 148 Nguyễn Tri Phương 108°12'18.41" 16° 3'38.33"

2 NT2 Nước thải số nhà 292 Phan Châu Trinh 108°13'7.57" 16° 3'29.11"

3 NT3 Nước thải số nhà 68 Bạch Đằng 108°13'29.71" 16° 4'15.68"

4 NT4 Nước thải tại cống thải trên đường Sơn Thủy 10 đổ ra sông Cổ Cò

108°15'5.74" 16° 0'39.02"

� Kết quả phân tích:

Page 74: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 72

Bảng 2-12: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Kết quả QCVN

14:2008/BTNMT

NT1 NT2 NT3 NT4 A B

1 pH - 8.46 7.01 6.55 7.54 5-9 5-9

2 TSS mg/L 80.2 76.8 46.5 5.7 50 100

3 COD mg/L 426 267 42 12 - -

5 NO3--N mg/L 1.228 1.654 1.942 0.185 30 50

4 SO42+ mg/L 0.072 0.081 0.088 0.021 - -

6 Cu mg/L 0.0080 0.0074 0.0069 0.0083 - -

7 Pb mg/L KPH

(<0.0055)

KPH

(<0.0055)

KPH

(<0.0055)

KPH

(<0.0055) - -

8 Fe mg/L 0.590 0.655 0.565 0.375 - -

9 Cd mg/L KPH

(<0.0012)

KPH

(<0.0012)

KPH

(<0.0012)

KPH

(<0.0012) - -

10 Hg mg/L KPH

(<0.0005)

KPH

(<0.0005)

KPH

(<0.0005)

KPH

(<0.0005) - -

11 Cr VI mg/L KPH

(<0.02)

KPH

(<0.02)

KPH

(<0.02)

KPH

(<0.02) - -

12 Coliform MPN/10

0mL 27.105 34.104 16.103 3100 3000 5000

� Nhận xét:

- Giá trị pH, hàm lượng TSS: Giá trị pH của các mẫu nước thải sinh hoạt tại khu vực dự án là 6,55-8,46 đạt quy chuẩn. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải sinh hoạt là 5,7-80,2 mg/L; mẫu NT4 đạt quy chuẩn cột A1, mẫu NT3 đạt cột A2-B1; mẫu NT1-NT2 đạt cột B1-B2.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng ( NO3—N, SO4

2-):

+ Hàm lượng NO3--N đối với nước thải sinh hoạt là 0,185-1, 942 mg/L, đạt quy

chuẩn cho phép cột A1.

+ Hàm lượng SO42- đối với nước thải sinh hoạt là 0,021-0,088 mg/L, quy chuẩn

không quy định thông số này.

- Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Fe, Cd, Hg, Cr VI: Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu nước thải sinh hoạt: Cu là 0,001-0,003 mg/L; hàm lượng sắt từ 0,375-0,655 mg/L hầu hết nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép cột A1-A2. Hàm lượng Pb, Cd, Hg, Cr VI đều không phát hiện tại các vị trí lấy mẫu.

- Hàm lượng Coliform: Hàm lượng Coliform đối với nước thải sinh hoạt là 3100-27x105 MPN/100mL, mẫu NT4 đạt quy chuẩn cho phép cột A1-A2, mẫu

Page 75: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 73

NT1,NT2, NT3 vượt cột B2 từ 1,2-270 lần.

Theo báo cáo giám sát của Saigon weico thực hiện đối với trạm XLNT Hòa Xuân, nước thải đầu vào và ra của trạm được kiểm tra và phân tích trong khoảng thời gian từ 1/6/2016 đến 31/8/2015. Các kết quả được thể hiện như sau:

- Các chỉ tiêu đầu vào của trạm XLNT Hòa Xuân vượt quy chuẩn nhiều lần (so sánh QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT) trừ pH, Nitrat, tổng Nito và tổng Photpho không vượt. Nguyên nhân là do nước thải đầu vào của trạm Hòa Xuân là nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải của các cơ sở công nghiệp và làng nghề (phần nhiều chưa qua xử lý) trộn lẫn với nhau dẫn đến các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép.

- Các chỉ tiêu nước thải đầu ra của trạm Hòa Xuân đạt chỉ tiêu cho phép.

(Nguồn: Báo cáo giám sát quý 2/2015 – Giám sát vận hành và bảo dưỡng trạm XLNT Hòa Xuân, Đà Nẵng của SaiGon Weico)

2.1.5.5. Chất lượng đất

� Vị trí lấy mẫu:

Bảng 2-13: Vị trí lấy mẫu đất

TT Ký hiệu

mẫu Vị trí thu mẫu

Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 Đ1 Mẫu đất tại khu tái định cư Hòa Khương 108° 7'50.82" 15°57'42.41"

2 Đ2 Mẫu đất tại khu vực bàu Tràm 108° 7'52.25" 16° 5'45.05"

3 Đ3 Mẫu đất khu vực đường Bà Bang Nhãn gần sông Cổ Cò

108°15'6.56" 16° 0'30.21"

4 Đ4 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ

108°14'38.12" 16° 3'42.95"

5 Đ5 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái

108°14'49.59" 16° 4'59.34"

6 Đ6 Đất tại khu vực xây dựng trạm XLNT Liên Chiểu 108° 7'1.64" 16° 5'19.77"

� Kết quả phân tích và đánh giá

Bảng 2-14: Kết quả phân tích chất lượng đất

TT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả QCVN

3:2008/BTNMT

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đất nông nghiệp

Đất dân sinh

1 Cd mg/kg đất khô

0.226 0.942 0.272 0.248 0.452 0.115 2 5

2 As mg/kg đất khô

0.581 1.842 0.275 0.426 0.625 0.182 12 12

3 Hg mg/kg đất khô

KPH KPH KPH 0.014 0.028 0.006 - -

4 Fe mg/kg đất khô

0.475 1.375 0.752 0.487 1.585 0.375 - -

5 Pb mg/kg 30.117 26.725 9.752 21.734 16.265 0.746 70 120

Page 76: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 74

TT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả QCVN

3:2008/BTNMT

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đất nông nghiệp

Đất dân sinh

đất khô

6 Cu mg/kg đất khô

16.258 25.892 3.752 11.546 15.267 2.538 50 70

Ghi chú: (-): Quy chuẩn không quy định; KPH(<0,1)

� Nhận xét:

Hàm lượng kim loại nặng Cd, As, Hg, Fe, Pb, Cu, trong các mẫu đất đều phát hiện nhưng có hàm lượng thấp, đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất khu vực đất nông nghiệp và đất dân sinh.

2.1.5.6. Chất lượng trầm tích

� Vị trí lấy mẫu

Bảng 2-15: Vị trí lấy mẫu trầm tích

TT Ký hiệu

mẫu Vị trí thu mẫu Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 TT1 Mẫu trầm tích tại khe nước đầu khu tái định cư Hòa Khương

108° 8'8.45" 15°57'41.25"

2 TT2 Mẫu trầm tích tại khe nước cuối khu tái định cư Hòa Khương

108° 7'48.16" 15°57'18.90"

3 TT3 Mẫu trầm tích tại Bàu Tràm 108° 7'55.40" 16° 5'46.20"

4 TT4 Mẫu tràm tích tại Công viên 29/3 108°12'17.20" 16° 3'45.57"

� Kết quả phân tích

Bảng 2-16: Kết quả phân tích chất lượng trầm tích

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Kết quả QCVN 43:2008/BTNMT

TT1 TT2 TT3 TT4 Nước ngọt

1 Cd mg/kg đất khô 0.625 0.242 2.014 1.028 3.5

2 As mg/kg đất khô 1.246 2.438 8.645 7.918 17.0

3 Hg mg/kg đất khô KPH(<0.1) KPH(<0.1) 0.335 0.281 0.5

5 Fe mg/kg đất khô 0.376 0.384 0.812 0.714 -

4 Pb mg/kg đất khô 24.438 32.468 56.752 38.272 91.3

6 Cu mg/kg đất khô 14.812 23.762 27.227 31.944 197

� Nhận xét:

Hàm lượng kim loại nặng Cd, As, Hg, Fe, Pb, Cu, trong các mẫu trầm tích đều phát hiện nhưng có hàm lượng thấp, đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN

Page 77: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 75

43:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích (đối với trầm tích khu vực nước ngọt).

2.1.5.7. Thủy sinh

� Vị trí lấy mẫu

Bảng 2-17: Vị trí lấy mẫu thủy sinh

TT Ký

hiệu mẫu

Vị trí thu mẫu Tọa độ

Kinh độ Vỹ độ

1 TS1 Mẫu thủy sinh tại các hồ khu vực tái đinh cư Hòa Khương

108° 7'47.31" 15°57'20.03"

2 TS2 Mẫu thủy sinh tại Bàu Tràm 108° 7'52.12" 16° 5'39.78"

3 TS3 Mẫu thủy sinh tại Sông Hàn, khu vực ngã 3 Lê Hồng Phong-Bạch Đằng

108°13'27.95" 16° 3'48.80"

4 TS4 Tại sông Hàn, cách cầu Trần Thị Lý về phía Nam khoảng 500m (là nơi thu nước của cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê).

108°14'0.29" 16° 2'53.42"

5 TS5 Tại cửa xả nước thải cuối đường Ông Ích Khiêm vào khu vực biển

108°12'21.38" 16° 4'53.92"

� Kết quả phân tích và đánh giá:

Mẫu TS1

Bảng 2-18: Mẫu thủy sinh tại các hồ khu vực tái đinh cư Hòa Khương (TS1)

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài

1 Thực vật phiêu sinh

Bacillariophyta (Tảo Silic) Fragilaria capucina

Synedra acus

Chlorophyta (Tảo Lục)

Closterium intermedium Endorina elegans Pandorina charkoviensis Eudorina elegans

Euglenophyta (Tảo Mắt)

Lepocinclis cf. acuta Prescott Phacus acuminatus Stokes Phacus lismorensis Playf Trachelomonas lacustris Drez. Trachelomonas sp Phacus sp Phacus caudatus Hubner Trachelomonas armata (Ehr.)

Cyanobacteria (Tảo Lam) Lyngbya birgei Gomphosphaeria sp.

Dinophyta (Tảo giáp)

Pyrophacus steinii Prorocentrum sigmoides

Page 78: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 76

Streptophyta Staurastrum sp

2 Động vật phiêu sinh

Arthropoda (Chân khớp)

Acanthodiaptomus pacificus Alonella excisa Metapolycope hartmanni Daphnia pulex Heterocypris repetans Hyperia macrocephala

Cladocera (Giáp xác râu) Moina macrocopa Macrothrix spinosa

Copepoda (Giáp xác chân mái chèo) Tropocyclops prasinus

3 Động vật đáy

Mollusca (Ngành thân mềm) Pomacea canaliculata L. Corbicula sp. Pila polita

Annelida (Giun đốt)

Cirratulus cirratus

� Nhận xét

Kết quả phân tích tại hồ Hòa Khương nhiều đã thu thập được 6 ngành với 19 loài thực vật nổi, trong đó ngành tảo mắt (Euglenophyta) có sốloài cao nhất: 8 loài chiếm 42,2%, tảo tảo lục (21%), tảo giáp, tảo silic và tảo lam (10,5%) và Streptophyta(5,3%). Thành phần và sự phân bố của các loài tảo khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khu vực này đã có một số tác động đáng kể, tính nguyên sinh của khu vực thấpbiểu hiện qua tỉ lệ loài tảo lục cao hơn tảo silic biểu hiện.

Đối với thành phần Động vật phiêu sinh, tại lòng hồ đã thu được 9 loài thuộc 3 nhóm ngành chính gồm chân khớp, giáp xác râu và giáp xác chân mái chèo. Trong đó, ngành chân khớp (Arthropoda) với 6 loài chiếm 66,7%, ngành giáp xác râu với 2 loài chiếm 22,3% và ngành giáp xác chân mái chèo 1 loài chiếm 11,1%. Mặc dù, thành phần thực vật nổi khá phong phú, tuy nhiên thành phần động vật phiêu sinh có độ phong phú và đa dạng thấp. Điều này được giả thích là do các hoạt động tại khu vực này chi cắt nhỏ các hồ làm hạn chế môi trường sống của động vật phiêu sinh.

Kết quả phân tích động vật đáy cho thấy, chủ yếu là các loài thuộc nhóm ngành thân mềm và giun đốt. Trong đó, ngành thân mềm với 3 họ chiếm 75% và giun đốt với 1 loài chiếm 25%.

Mặc dù, kết quả phân tích thủy sinh vật tại khu vực hồ Hòa Khương thể hiện sự đa dạng và phong phú hơn các hồ nội thị, tuy nhiên, với các kết quả trên đã cho thấy đã có sự tác động tiêu cực của các hoạt động đến chất lượng môi trường tại các hồ.

Mẫu TS2

Bảng 2-19: Mẫu thủy sinh tại Bàu Tràm (TS2)

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài

1 Thực vật phiêu sinh

Bacillariophyta (Tảo Silic) Fragilaria capucina

Synedra acus

Chlorophyta (Tảo Lục)

Closterium intermedium Endorina elegans Pandorina charkoviensis Eudorina elegans

Euglenophyta (Tảo Mắt)

Lepocinclis cf. acuta Prescott Phacus acuminatus Stokes

Page 79: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 77

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài Phacus lismorensis Playf Trachelomonas lacustris Drez. Trachelomonas sp Phacus sp Phacus caudatus Hubner Trachelomonas armata (Ehr.)

Cyanobacteria (Tảo Lam) Lyngbya birgei Gomphosphaeria sp.

2 Động vật phiêu sinh

Arthropoda (Chân khớp)

Acanthodiaptomus pacificus Alonella excisa Ceriodaphnia reticulata Daphnia pulex Neocalanus flemingeri Hyperia macrocephala

Cladocera (Giáp xác râu) Moina macrocopa Macrothrix spinosa

Copepoda (Giáp xác chân mái chèo) Tropocyclops prasinus

3 Động vật đáy

Mollusca (Ngành thân mềm) Pomacea canaliculata L.

Annelida (Giun đốt) Cirratulus cirratus

� Nhận xét:

Qua khảo sát tại hồ Bàu Tràm, đã thu thập được 16 loài thực vật nổi, chúng tập trung vào 4 ngành chính, trong đó ngành tảo mắt (Euglenophyta) có số loài cao nhất: 8 loài chiếm gần ½ tổng số loài, tiếp đến là tảo tảo lục (25%), tảo silic và tảo lam (12,5%).Trong đó, thành phần loài tảo Silic không đa dạng, hầu như chỉ có các loài tảo sống bám phân bố, còn những loài thích nghi với môi trường sống nổi hầu như không có mặt tại khu vực, loài tảo Lam chủ yếu là những loài có cấu trúc dạng chuỗi, sống bám, thích nghi với môi trường nước có độ sâu thấp.Tỉ lệ loài tảo lục cao hơn tảo silic biểu hiện khu vực này đã có một số tác động đáng kể, tính nguyên sinh của khu vực thấp.

Đối với thành phần Động vật phiêu sinh, tại lòng hồ đã thu được 9 loài thuộc 3 nhóm ngành chính gồm chân khớp, giáp xác râu và giáp xác chân mái chèo. Trong đó, ngành chân khớp (Arthropoda ) với 6 loài chiếm 66,7%, ngành giáp xác râu với 2 loài chiếm 22,3% và ngành giáp xác chân mái chèo 1 loài chiếm 11,1%. Kết quả phân tích cho thấy, số lượng các thể của động vật phiêu sinh tại khu vực thấp, đây cũng là hệ quả của sự suy giảm thành phần thực vật phiêu sinh tại khu vực hồ Bàu Tràm.

Về Động vật đáy, với kết quả phân tích về thực vật nổi và động vật phiêu sinh tại khu vực đó độ đa dạng và phong phú thấp, vì vậy, thành phần và số lượng động vật đáy tại khu vực rất thấp. Cụ thể, chỉ xuất hiện 2 ngành, mỗi ngành 01 loài được phát hiện tại khu vực hồ Bàu Tràm. Nguyên nhân là động vật đáy sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là các loài thực vật phiêu sinh có trong môi trường, đảm bảo cho các loài sinh vật trong lớp tồn tại. Các nhóm còn lại sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là các loài động vật phiêu sinh nên khi số lượng động vật phiêu sinh suy giảm đã ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài kém thích nghi.

Kết quả phân tích cho thấy, đã có sự tác động tiêu cực về chất lượng môi trường nước đến sự đa dạng sinh học của thủy sinh vật tại khu vực hồ bàu Tràm.

Page 80: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 78

Mẫu TS3

Bảng 2-20: Mẫu thủy sinh tại Sông Hàn, khu vực ngã 3 Lê Hồng Phong-Bạch Đằng

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài

1

Thực vật phiêu sinh

Bacillariophyta (Tảo Silic)

Fragilaria capucina

Chaetocerus sp

Closterium costaum

Thalassionema frauenfeldii

Nitzschia brevirostris

Synedra acus

Chlorophyta (Tảo Lục)

Closterium intermedium Endorina elegans Pandorina charkoviensis Eudorina elegans Dictyosphaerium tetrachotomum Monoraphidium caribeum Hindák Monoraphidium contortum (Thuret) Oocystis naegelii Braun Oocystis solitaria Wittrock Selenastrum gracile Reinsch Selenastrum rinoi Komárek and Comas

Euglenophyta (Tảo Mắt) Phacus sp

Cyanobacteria (Tảo Lam) Lyngbya birgei

Gomphosphaeria sp.

2

Động vật phiêu sinh

Arthropoda (Chân khớp)

Metapolycope hartmanni Polycopsis compressa Heterocypris repetans Amphicypris nobilis

Heterocypris repetans

Metapolycope microthrix

Mollusca (Thân mềm)

Clione antarctica Clione limacina Paraclione longicaudata Prionoglossa tetrabranchiata Acteon candens Chrysallida cancellata Eulimella nitidissima Platydoris angustipes

Chordata (Dây sống) Bivalviva (Hai mảnh vỏ)

Doliopsis bahamensis Cyclosalpa affinis Corbicula subsulcata Saccostrea sp.

Chordata (Dây sống) Perna viridis

3 Động vật đáy Annelida

(Giun đốt)

Cirratulus cirratus Phyllochaetopterus anglicus Glycera abranchiata

Page 81: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 79

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài Aricia cuvieri Eunoe pallida Chloeia rosea Leptonereis sp.

� Nhận xét:

Với bản chất là khu vực nước lợ và mặn, nên thành phần về thủy sinh vật tại sông Hàn (cầu sông Hàn) chủ yếu là các thực vật, động vật nước mặn. Bên cạnh đó, tại vị trí cầu sông Hàn, khu vực cửa biển, thành phần thủy sinh vật tại đây không ổn định, có sự biến động cao.

Thực vật thủy sinh tại cầu sông Hàn thu được 20 loài thuộc 4 ngành, trong đó ngành tảo lục với 11 loài chiếm 55%, tảo silic với 6 loài chiếm 30%, tảo lam 2 loài chiếm 10% và tảo mắt 1 loài chiếm 5%. Các tác động đến mức độ đa dạng của thực vật nổi tai đây chủ yếu là do sự thay đổi dòng chảy và thủy triều.

Do tính chất về dòng chảy lớn, vì vậy thành phần Động vật phiêu sinh tại cầu sông Hàn khá phong phú và đa dạng. Kết quả đã thu được 19 loài thuộc 4 nhóm ngành chính gồm chân khớp, thân mềm, dây sống, hai mảnh vỏ giáp xác râu và giáp xác chân mái chèo. Trong đó, ngành thân mềm với 8 loài chiếm 42,1% ; ngành chân khớp với 6 loài chiếm 31,6%, ngành dây sống với 3 loài chiếm 15,8% và ngành hai mảnh vỏ 2 loài chiếm 10,5%.

Về Động vật đáy, tại khu vực chỉ xuất hiện 1 ngành, mỗi ngành với 7 loài. Nguyên nhân là do tại chân cầu, bề mặt đáy không ổn định và bị tác đọng lớn của dòng chảy vì vậy động vật đáy có độ đa dạng thấp.

Mẫu TS4:

Bảng 2-21: Mẫu thủy sinh tại Sông Hàn, khu vực phía nam cầu Trần Thị Lý 500m

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài

1

Thực vật phiêu sinh

Bacillariophyta (Tảo Silic)

Fragilaria capucina

Chaetocerus sp

Closterium costaum

Thalassionema frauenfeldii

Nitzschia brevirostris

Synedra acus

Chlorophyta (Tảo Lục)

Closterium intermedium Endorina elegans Pandorina charkoviensis Eudorina elegans Dictyosphaerium tetrachotomum Monoraphidium caribeum Hindák Monoraphidium contortum (Thuret) Oocystis naegelii Braun Oocystis solitaria Wittrock Selenastrum gracile Reinsch Selenastrum rinoi Komárek and Comas

Euglenophyta

(Tảo Mắt) Phacus sp

Page 82: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 80

TT Chỉ tiêu Kết quả

Ngành Loài Cyanobacteria

(Tảo Lam) Lyngbya birgei

Gomphosphaeria sp.

2

Động vật phiêu sinh

Arthropoda (Chân khớp)

Metapolycope hartmanni Polycopsis compressa Heterocypris repetans Amphicypris nobilis

Heterocypris repetans

Metapolycope microthrix

Mollusca (Thân mềm)

Clione antarctica Clione limacina Paraclione longicaudata Prionoglossa tetrabranchiata Acteon candens Chrysallida cancellata Eulimella nitidissima Platydoris angustipes

Chordata (Dây sống) Bivalviva (Hai mảnh vỏ)

Doliopsis bahamensis Cyclosalpa affinis Corbicula subsulcata Saccostrea sp.

Chordata (Dây sống)

Perna viridis

3

Động vật đáy Annelida

(Giun đốt)

Cirratulus cirratus Phyllochaetopterus anglicus Glycera abranchiata Aricia cuvieri

Eunoe pallida Chloeia rosea Leptonereis sp.

� Nhận xét:

Với bản chất là khu vực nước lợ và mặn, thành phần về thủy sinh vật tại sông Hàn (khu vực phía nam cầu Trần Thị Lý 500m) chủ yếu là các thực vật, động vật nước mặn. Bên cạnh đó là khu vực trao đổi nước mặn và ngọt nên thành phần thủy sinh vật tại đây không ổn định, có sự biến động cao.

Thực vật thủy sinh tại khu vực lấy mẫu thu được 20 loài thuộc 4 ngành, trong đó ngành tảo lục với 11 loài chiếm 55%, tảo silic với 6 loài chiếm 30%, tảo lam 2 loài chiếm 10% và tảo mắt 1 loài chiếm 5%. Các tác động đến mức độ đa dạng của thực vật nổi tai đây chủ yếu là do sự thay đổi dòng chảy và thủy triều.

Do tính chất về dòng chảy lớn, vì vậy thành phần Động vật phiêu sinh tại khu vực lấy mẫu khá phong phú và đa dạng. Kết quả đã thu được 19 loài thuộc 4 nhóm ngành chính gồm chân khớp, thân mềm, dây sống, hai mảnh vỏ giáp xác râu và giáp xác chân mái chèo. Trong đó, ngành thân mềm với 8 loài chiếm 42.1% ; ngành chân khớp với 6 loài chiếm 31.6%, ngành dây sống với 3 loài chiếm 15.8% và ngành hai mảnh vỏ 2 loài chiếm 10.5%.

Page 83: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 81

Về Động vật đáy, tại khu vực chỉ xuất hiện 1 ngành, mỗi ngành với 7 loài. Nguyên nhân là do tại chân cầu, bề mặt đáy không ổn định và bị tác động lớn của dòng chảy vì vậy động vật đáy có độ đa dạng thấp.

Mẫu TS5: Mẫu thủy sinh khu vực biển tại cửa xả nước thải cuối đường Ông Ích Khiêm

Thành phần sinh vật trong Hệ sinh thái:

- Sinh vật sản xuất: Rong câu chỉ vàng, rong mơ, tảo quạt, tảo phù du, rau cỏ ven bờ, vi khuẩn…

- Sinh vật tiêu thụ: Rắn biển, cá dìa, cá hồng, cá kiếm,... Cá rô phi, cá chép, cá vược, ... Tôm, cá bống, cá mú, giun ít tơ, ngao, sò, ốc, hến, hải sâm, hàu, sao biển,...

- Sinh vật phân hủy: Các loại vi khuẩn yếm khí và nấm sống dưới đáy bùn, các vi khuẩn phân giải các mùn bã thực vật và các chất hữu cơ.

- Thực vật: Rong Câu chỉ vàng (Gracilaria verrucosa), Rong Mơ (Sargassum), Tảo quạt (Padina, Cỏ gà (Cynodon dactylon (L.) Pers.), Cỏ gà nước (Paspalum scrobiculatum L.)

- Thảm Rong biển có 72 loài thuộc 39 chi và 4 ngành, trong đó các loài rong Nâu (ngành Pheaophyta) chiếm ưu thế.

- Thảm Cỏ biển có 3 loài cỏ biển và 35 loài cá thuộc 29 giống và 22 họ sống trên các thảm cỏ biển, tập trung tại khu vực Bãi Nồm - Nam bán đảo Sơn Trà diện tích khoảng 10ha, với độ phủ trung bình chỉ đạt 16 - 30%.

- Động vật thân mềm: Hến (Corbicula sp), Vọp (Gelonia coaxans Gmelin), Ngao (Meretrix petechialis Lamarck, Hàu sữa Crassostrea belcheri (Sowerby, 1871), Hàu cám Saccostrea cucullata (Born, 1778), Điệp (Isognomon ephippium) (Linnaeus, 1758), Chem chép (Trapezium liratum)

- Giáp xác: Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius), Tôm Bạc thẻ (Penaeus merguiensis de Man), Tôm Rảo đất (Metapenaeus ensis de Haan), Ghẹ Xanh (Portunus pelagicus Linnaeus), Ghẹ Ba chấm (Portunus sanguinolentus Herbst), Cua Bùn (Scylla spp).

Sinh vật đáy kích thước lớn thuộc các nhóm Thân mềm, Giáp xác, Da gai. Nhóm Thân mềm chiếm ưu thế với 53 loài thuộc 36 giống và 27 họ. Nhóm Giáp xác có 6 loài và một số loài Cua, Tôm hùm chưa xác định được tên và nhóm Da gai có 23 loài.

Thực vật phù du có 221 loài thuộc 3 lớp.

Có 8 nhóm ấu trùng Giáp xác

- Cá: Khu hệ cá ở khu vực đã xác định được 85 loài cá thuộc 71 giống, 48 họ, 15 bộ.

+ Trong đó chiếm ưu thế vượt trội là Bộ cá Vược - Perciformes, có 22 họ (chiếm 45,83% tổng số họ), 30 giống (chiếm 42,25% tổng số giống), 37 loài (chiếm 43,53% tổng số loài).

+ Ưu thế thứ 2 là Bộ cá Chép - Cypriniformes, có 2 họ (chiếm 4,17% tổng số họ), 12 giống (chiếm 16,9% tổng số giống), , 14 loài (chiếm 16,5% tổng số loài).

+ Các bộ còn lại chỉ có từ 1 đến 7 loài (chiếm 1,18% đến 8,24% tổng số loài)

- Danh mục các bộ cá có mặt trong hệ sinh thái:

+ Bộ cá Đuối - Rajiformes, có 2 họ, 2 loài.

+ Bộ cá Trích - Cluepeiformes, có 3 họ, 7 loài.

+ Bộ cá Đèn - Myctophiformes, có 2 họ,1 loài.

+ Bộ cá Thát lát - Osteoglossiformes, có 1 họ, 1 loài.

Page 84: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 82

+ Bộ cá Chình - Angulliformes , có 3 họ, 4 loài.

+ Bộ cá Chép - Cypriniformes, có 2 họ, 14 loài.

+ Bộ cá Nheo – Siluriformes, có 4 họ, 4 loài.

+ Bộ cá Suốt - Atheriniformes, có 4 loài.

+ Bộ cá Đối - Mugiliformes, có 4 loài.

+ Bộ cá Nhụ - Polynemiformes, có 1 họ, 1 loài.

+ Bộ cá Lươn – Symbranchiformes, có 1 họ, 1 loài.

+ Bộ cá Vược – Perciformes, có 22 họ, 37 loài.

+ Bộ cá Quả - Ophiocephaliformes, có 1 họ, 1 loài.

+ Bộ cá Mù làn – Scopaeniformes, có 1 họ, 2 loài.

+ Bộ cá Bơn – Pleuronectiformes, có 3 họ, 6 loài.

2.1.6. Đặc điểm sinh thái

Thành phố Đà Nẵng có đặc thù là đa dạng về địa hình, là nơi giao thoa của các tiểu vùng khí hậu, điều đó đã dẫn đến đa dạng về các kiểu hệ sinh thái. Đặc biệt, Đà Nẵng có vị trí là nơi giao thoa của 2 trung tâm có độ đa dạng sinh học lớn là Bạch Mã và Ngọc Linh, do đó các khu hệ động thực vật ở Đà Nẵng có mức độ đa dạng cao về thành phần loài (WWF, 2004). Ngoài ra, Đà Nẵng còn có sự đa dạng về văn hóa cũng như các loại hình sản xuất nông nghiệp, nên các hệ sinh thái nông nghiệp ở đây cũng có độ đa dạng sinh học cao.

Sinh thái rừng và thảm thực vật: rừng trong thành phố Đà Nẵng chủ yếu tập trung ở phía Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở các Quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ năm 2009 là 33.1%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3, phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Các khu rừng tự nhiên đặc sắc như: khu Bà Nà – Núi Chúa, khu bán đảo Sơn Trà, khu Nam Hải Vân.

Hình 2-4: Bản đồ thảm che phủ thực vật thành phố Đà nẵng

� Các khu bảo tồn thiên nhiên:

KHU VỰC DỰ ÁN

KHU BẢO TỒN BÀ NÀ- NÚI CHÚA

KHU BÁN ĐẢO SƠN TRÀ

KHU NAM HẢI VÂN

Page 85: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 83

Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa: với tổng diện tích tự nhiên là 28,030 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 26,992 ha, đất chưa có rừng là 1,037.2 ha. Có 793 loài thực vậ, thuộc 487 chi và 134 họ của 4 ngành. Có những loài cây quý hiếm đã được tổ chức Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ là: trầm hương (Aquilaria crassna pierre), Sến Mật (Madhuca pasquieri), Trắc (Dalbergia cochonchinensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis).

Khu bán đảo Sơn Trà: khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 2,591 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 2,512.1 ha. Thực vật rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà tương đối đa dạng, với 985 loài thực vật, trong đó có 22 loài quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam

Khu Nam Hải Vân: Diện tích tự nhiên là 2,544.2 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 2,091.5ha. Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải Vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa 2 sườn phía Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn Tp. Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Rừng tự nhiên ven biển ở đây được bảo vệ tốt, thảm thực vật ưu thế bởi các loài như Dung (Symplocos longifolia) và Dẻ (Lithocarpus nebulorum) (ADB, 1999), tuy nhiên phần lớn diện tích trên đèo là rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), keo tai tượng (A. Mangium) và thông (Pinus sp.).

� Các địa điểm sinh thái khác

Vùng cửa xả Mỹ Khê và Mỹ An quận Ngũ Hành Sơn: đây là khu vực bãi tắm du lịch và neo đậu một số thuyền nhỏ của ngư dân, bãi cát dài và sạch, chất lượng nước khá tốt, hệ sinh thái ven bờ không có gì đặc biệt đáng chú ý. Các quần cư đặc trưng vùng ven bờ như: Rạn San hô có 191 loài San hô cứng, 3 giống San hô mềm; thảm Rong biển có 72 loài; thảm cỏ biển có 3 loài; cá rạn san hô có 162 loài; sinh vật đáy và thực vật phù du…

Hồ Bàu Tràm: có diện tích mặt nước lớn nhất trong tất cả các hồ của Tp. Đà Nẵng (khoảng 60ha), hệ thực vật xung quanh hồ đa phần là các cây bụi, đất giáp hồ tại một số điểm được người dân sử dụng để trồng trọt. Theo kết quả quan trắc, nước hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ.

Theo bản đồ vị trí các công trình Hình 1-2 và Hình 2-4, các hạng mục công trình điều chỉnh, bổ sung đều tập trung chủ yếu trong khu vực thành phố, hoạt động xây dựng nhỏ lẻ, không tập trung và cách xa các khu bảo tồn thiên nhiên:

- Vị trí công trình gần khu vực bán đảo Sơn Trà là tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông và tuyến ống thu gom nước thải đường Phạm Văn Xảo, khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang – Cách khu vực bán đảo Sơn Trà khoảng 3km về phía Đông Bắc.

- Vị trí công trình gần khu vực bảo tồn Bà Nà – Núi Chúa là công trình Xây dựng Depot trung chuyển xe bus tại Bàu Tràm – Cách khu bảo tồn Bà Nà – Núi Chúa khoảng 4 km về phía Tây Nam.

- Các công trình còn lại đều cách xa các khu bảo tồn thiên nhiên > 5km.

Do đó các tác động của việc xây dựng các hạng mục công trình điều chỉnh, bổ sung đến các khu bảo tồn thiên nhiên là không tác động.

Page 86: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 84

2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ HẠ TẦNG

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội

Các công trình điều chỉnh, bổ sung của dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng nằm rải rác trên khắp địa bàn của thành phố. Trong đó quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Liên Chiểu tập trung nhiều công trình nhất. Để xác định và đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án, Tư vấn đã tiến hành điều tra thu thập tài liệu tại UBND Thành phố, ban Quản lý dự án và điều tra tại các phường/ xã thuộc khu vực dự án.

Tp. Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trọng điểm của cả nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 759km về phía Nam và cách Tp. Hồ Chí Minh 964 km về phía Bắc.

Tổng diện tích của thành phố Đà Nẵng khoảng 1,283 km2, trong đó khu vực nội thành là 241.51 km2; Thành phố có 6 quận nội thành là quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ; 2 huyện ngoại thành là Hòa Vang và Hoàng Sa.

Tổng số dân của Đà Nẵng năm 2015 là 1,046,876 người, mật độ là 892 người/km², trong đó dân số ở khu vực nội thành chiếm 87% và khu vực các huyện ngoại thành chiếm 13%.

Mật độ dân cư rất cao ở các quận trung tâm như Hải Châu, Thanh Khê và giảm dần tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động của hợp phần I, hợp phần II.

Huyện Hòa Vang, khu vực thực hiện Hợp phần III (khu tái định cư Hòa Khương), có mật độ dân số thấp và các cụm dân cư nằm xen lẫn với diện tích canh tác nông nghiệp.

Bảng 2-22: Diện tích, dân số, mật độ dân số các quận thuộc dự án

STT Tên Quận/Huyện Diện tích

(Km2) Dân số trung bình

(người)

Mật độ dân số

(người/Km2)

1 Hải Châu 23.28 204,762 8.796

2 Thanh Khê 9.44 186,561 19.763

3 Liên Chiểu 79.13 151,933 1.920

4 Ngũ Hành Sơn 39.12 73,974 1.891

5 Cẩm Lệ 35.25 104,669 2.969

6 Hòa Vang 734.89 126,215 172

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2013)

Tp. Đà Nẵng có thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, chiếm 99.4%.

Lao động có việc làm trên địa bàn thành phố năm 2011 là 496,200 người. Trong đó, công nhân kỹ thuật là 37,914 người; lao động có tay nghề tốt nghiệp THPT, đại học và cao đẳng là 26,039 người; và số lao động khác là 432,247 người. Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề như sau:

Page 87: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 85

Bảng 2-23: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề

STT Lĩnh vực/ ngành nghề Số người %/ tổng số lao động

1 Nông, lâm thuỷ sản: 38,830 7.8%

2 Công nghiệp, xây dựng: 130,929 26.4%

3 Dịch vụ 223,838 45.1%

4 Khác - 20.7%

(Nguồn: Kế hoạch tái định cư của dự án)

Cơ cấu kinh tế của thành phố phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2010 đạt 52.98%; công nghiệp - xây dựng đạt 43.84% và nông nghiệp đạt 3.18%.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 19 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 1.000 phòng khám chữa bệnh tư nhân. Với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm y tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

* Một số thông tin kinh tế - xã hội khu vực dự án:

Theo kết quả điều tra tháng 6/2015 các hộ dân sinh sống tại khu vực dự án, một số thông tin cơ bản đã xác định như sau:

- tuy khu vực dự án không có người dân tộc thiểu số sinh sống. Trung bình mỗi hộ có khoảng 3.7 người, tỷ lệ nam là 49.3% và nữ là 50.7%.

- Đối với chủ hộ gia đình, đa số đều có trình độ từ cấp 2 trở lên, trong đó số người có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (52%); tiếp đến là trung cấp, cao đẳng, đại học (30%) và số người có trình độ trung học cơ sở trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (18%), không có trường hợp mù chữ.

- Mức thu nhập của các hộ dân chủ yếu nằm ở nhóm có thu nhập trên 70 triệu đồng/hộ/năm (chiếm 63%), trung bình mỗi khẩu có thu nhập khoảng 1.4 triệu/tháng trở lên.

- Các chủ hộ gia đình, đa số đều có trình độ từ cấp 2 trở lên, trong đó số người có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (52%); tiếp đến là trung cấp, cao đẳng, đại học (30%) và số người có trình độ trung học cơ sở trở xuống chiếm tỷ lệ thấpệp và nhóm các hộ phi nông nghiệp. Khảo sát 550 hộ cho thấy, hộ có làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hộ ảnh hưởng (chiếm hơn 50%). Số hộ làm công ăn lương chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (khoảng 30%); số hộ có tham gia kinh doanh, buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ gần 17%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 1%), tập trung ở nhóm thanh niên mới lớn chưa được đào tạo nghề.

- Số lượng các hộ gia đình tham gia làm nghề nông nghiệp tập trung chủ yếu tại các xã Hòa Nhơn, Hòa Sơn. Người dân vẫn được giao đất để canh tác nhưng nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính duy nhất. Số hộ có người làm công ăn

Page 88: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 86

lương phân bố đều ở các địa bàn khảo sát, trong đó gồm làm việc cho các cơ quan nhà nước, làm công nhân ở các doanh nghiệp tư nhân trong các khu Công nghiệp cũng như tham gia một số hoạt động kinh doanh dịch vụ. Số hộ kinh doanh buôn bán chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, các hộ này hoặc sử dụng chính ngôi nhà của gia đình làm địa điểm kinh doanh hoặc thuê địa điểm kinh doanh ở chợ, khu du lịch…

- Theo kết quả điều tra, tiện nghi sinh hoạt của đa số hộ dân khá đầy đủ và hiện đại. Các loại phương tiện mà hầu hết các hộ đều có là: tivi màu, xe gắn máy, điện thoại, tủ lạnh; tỷ lệ hộ gia đình có máy điều hòa, máy giặt cũng rất cao.

- Đa số nhà ở của các hộ được khảo sát là nhà kiên cố (một hoặc hai tầng), chiếm tỷ lệ 75.6%; tiếp theo là tỷ lệ nhà bán kiên cố (nhà xây, mái ngói hoặc mái tôn – nhà cấp 4) với 24.4%.

2.2.2. Hiện trạng giao thông

Đà Nẵng nằm ở khu vực giữa Việt Nam trên trục đường huyết mạch Bắc-Nam của tuyến đường bộ- đường sắt- đường biển-hàng không. Thành phố cũng là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông-Tây qua các nước My-An-Ma, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của dự án, một số các tuyến đường bộ có liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình thực hiện dự án bao gồm:

Các tuyến đường liên tỉnh:

- Nguyễn Lương Bằng (quốc lộ 1A) là tuyến đường quốc gia giao cắt điểm đầu tuyến đường Nguyễn Tất Thành hiện trạng (tiếp nối với đường vành đai phía Bắc) và đường vành đai phía Nam thuộc dự án

- Đường tránh Hải Vân -Túy Loan, giao cắt điểm cuối tuyến đường vành đai phía Bắc;

- Đường Nguyễn Tất Thành hiện hữu, chạy dọc ven biển và nối tuyến đường vành đai phía Bắc;

- Đường được đầu tư đầy đủ các hạng mục thoát nước chiếu sáng, mặt đường rải nhựa. Mật độ giao thông trên tuyến khá cao, đặc biệt là trong thời gian cao điểm.

- Đường DT 605, đoạn giao cắt với đường sắt và tuyến đường vành đai phía Nam;

- Đường 14B, đoạn giao cắt cuối tuyến đường vành đai phía Nam;

Những tuyến đường này khá rộng, bề mặt đều được rải nhựa, đa số đều đã có hệ thống đèn chiếu sáng và cống thoát nước. Mật độ giao thông trên các tuyến này khá cao, đặc biệt là tại tuyến QL1A nơi có sự tham gia giao thông thường xuyên của các loại xe vận tải hạng nặng.

Các tuyến đường chính này cũng sẽ là những tuyến đường công vụ, được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu, đất đào ra vào các công trường thi công trên toàn bộ khu vực dự án.

Page 89: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 87

Hình 2-5: Bản đồ giao giao thông thành phố Đà Nẵng

Các tuyến đường nội thị:

- Vùng ven đô (thuộc huyện Hòa Vang): Các tuyến còn lại trong khu vực dự án chủ yếu là liên thôn. Các tuyến này thường chỉ được rải đá cấp phối, đổ bê tông và nhiều đoạn là đường đất nên chất lượng còn thấp, mặt đường gồ ghề, quá trình các phương tiện giao thông đi lại còn nhiều khó khăn.

- Vùng trung tâm (thuộc các Quận Liên Chiển, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn): Đây là các tuyến đường nội thị hoàn thiện với đầy đủ các hệ thống cơ sở hạ tầng như cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cáp quang v.v.. Chất lượng đường rất tốt (đều là đường nhựa, bê tông nhựa) và được bảo dưỡng thường xuyên. Mật độ giao thông đi lại ở mức trung bình.

- Đường Nguyễn Tất Thành nối dài được xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị ở phía tây bắc của thành phố. Nó sẽ kết nối các trung tâm du lịch của thành phố, bao gồm cả bán đảo Sơn Trà, cầu Thuận Phước, và đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành với khu vực đô thị Thủy Tú.

- Đường Hòa Phước Hoà Khương (HPHK) được đầu tư xây dựng trong dự án SCDP là tuyến đường vành đai phía nam của thành phố, giữa quốc lộ 1A ở phía đông và các trục đường quốc lộ 14B ở phía tây. Nó sẽ cung cấp kết nối Đông -Tây và giảm ùn tắc giao thông. Ở phía đông, nó sẽ kết nối với quốc lộ 1A tại đường Sơn Trà-Điện Ngọc (Đường nối làng Đại học). Ở phía Tây, nó sẽ kết nối với Đường tỉnh qui hoạch 604 (Hòa Phú).

- Hai đường đề xuất sẽ góp phần đổi mới đô thị, phân bố dân cư bằng cách khuyến khích mọi người đến và sống trong khu đô thị mới của thành phố, giảm mật độ dân số trong khu vực trung tâm / phía Nam và giảm tác động của các tuyến đường có giao thống đông đúc, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng.

Page 90: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 88

2.2.3. Hiện trạng cấp nước

Công ty Cấp nước Đà Nẵng đang vận hành 03 công trình cấp nước với tổng công suất thiết kế là 155,000m3/ngày; công suất hiện tại là 130,000-140,000m3/ngày. Nhà máy cấp nước Cầu Đỏ là một trong ba nhà máy lớn nhất với công suất 120,000m3/ngày; Nhà máy xử lý nước Sân bay có quy mô trung bình với công suất 30,000m3/ngày, và Nhà máy Cấp nước Sơn Trà có công suất 5,000m3/ngày.

Về mạng lưới đường ống nước, đường ống loại I của công ty có chiều dài 287km (Ø> 200); đường ống loại II dài 253km (Ø100-200); và đường ống loại III dài trên 3,000km. Tổng thiết bị đấu nối gồm 120,000 đồng hồ điện tử. Tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch trong 06 quận đô thị đạt trên 65%, gồm 130,000 hộ dân với xấp xỉ 500,000 người. Bình quân, lượng nước tiêu thụ của thành phố là 128 lít/người/ngày.

Bảng 2-24: Thực trạng vận hành các nhà máy xử lý nước mặt ở thành phố Đà Nẵng

TT Nhà máy Địa điểm Công suất (m3/ngày)

Thiết kế Khai thác

1 Nhà máy nước Cầu Đỏ cũ

Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ

50,000 Tạm thời ngừng

2 Nhà máy nước Cầu Đỏ mới

Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ

120,000 95.000 – 105.000

3 Nhà máy nước Sân bay

Phường An Khê, quận Thanh Khê

30,000 30.000

4 Nhà máy nước Sơn Trà

Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

5,000 5.000

Tổng 205.000 130,000 – 140,000

Nguồn: www.danang.gov.vn

Với khả năng cấp nước hiện nay Công ty cấp nước Đà Nẵng đã đáp ứng được nhu cầu dùng nước sạch của người dân thành phố với áp lực nước trong mạng lưới hệ thống cấp nước Đà Nẵng đang ở mức từ 0,5 – 2,7 bar (tương đương 5 – 27 mét cột nước) và chất lượng nước cấp đạt Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống được ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002.

Định hướng về cấp nước giai đoạn 2:

Cách đây gần 10 năm, thành phố đã quyết tâm xây dựng hệ thống cấp nước Đà Nẵng qui mô và hiện đại, kết quả là hiện nay Công ty cấp nước đã hoàn thành và đưa Dự án cấp nước thành phố giai đoạn I (120,000m3/ngày đêm) vào khai thác. Từ 2015 đến năm 2020 sẽ hoàn thành Dự án cấp nước thành phố giai đoạn II, nâng khả năng cấp nước lên 325,000m3/ngày đêm như sau:

Mạng lưới đường ống thành phố Đà Nẵng hiện đang tập trung tại khu vực quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà. Tại đây, tỷ lệ phủ kín là 90% địa bàn các khu dân cư. Tại quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, mạng lưới đường ống chính cấp I đã xây dựng, mạng cấp II và cấp III đang phát triển. Tại khu vực huyện Hòa Vang, mạng lưới cấp nước gần như chưa có, chỉ có một số xã vùng ven là có ống cấp II và cấp III. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch do Công ty Cấp nước cung cấp là 9.5% . Như vậy giai đoạn 2 sẽ quy hoạch hệ thống cấp nước tập trung cho việc phát triển mạng lưới đường ống vùng ven đô thị, các tuyến ống cấp cho huyện Hòa Vang, tuyến ống cấp II và cấp III cho quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu.

Page 91: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 89

2.2.4. Hiện trạng thoát nước

2.2.4.1. Thoát nước mặt

Hệ thống thoát nước mưa hiện hữu bao gồm khoảng 270 km cống hộp, mương xây và khoảng 20km mương đất. Mạng lưới thoát nước mưa là một hệ thống kết hợp của nước mưa và nước thải chủ yếu nằm ở đường đã lát (đá/bê tông). Các cống thoát nước mưa điển hình có chiều rộng là 800 mm và chiều cao là 1200mm. Trong đó, khoảng 75km cống thoát nước mưa xây dựng trước năm 1994 được xây dựng bằng đá hộc và phủ bằng tấm đan bê tông cốt thép. Gần đây, các cống thoát nước mưa đã xây dựng bao gồm các cống hộp bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trong những năm gần đây thành phố đã thực nhiền dự án bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và trong nước để cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước mưa và nước thải nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh nên nhiều khu vực vẫn còn ngập lụt (xem sơ đồ dưới đây). Tổng hợp tình hình hiện trạng năng lực thoát nước của hệ thống như sau:

- Đối với khu vực phía Bắc: Do địa hình phức tạp, khi mưa nước từ núi Phước Tường chảy xuống với tốc độ nhanh gây ngập úng ở vùng hạ lưu. Khả năng thoát nước đang ngày càng giảm sút do hệ thống không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên và đang bị lấn chiếm bởi các công trình dân sinh.

- Đối với khu vực Trung tâm: Khu vực quận Hải Châu và Thanh Khê, một số vị trí thường bị ngập sâu và kéo dài do các tuyến cống nhỏ và thiếu nhưng phải đảm trách thoát nước cho lưu vực quá lớn. Các khu vực khác khả năng thoát nước mưa tốt.

- Đối với khu vực phía Đông: Các tuyến cống có kích thước lớn, mật độ xây dựng còn thấp, địa hình tương đối cao nên khả năng thoát nước mưa khá tốt, ít xảy ra ngập úng.

Hình 2-6: Bản đồ vị trí các điểm thường xuyên ngập úng

Page 92: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 90

2.2.4.2. Thu gom và xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước thải hiện có ở thành phố Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Nước thải của thành phố được thu gom bằng tuyến cống bao ven biển, ven sông, ven hồ qua các giếng chuyển dòng (CSO) tại các cửa xả. Chỉ có 1 phần nhỏ các khu quy hoạch có hệ thống thu gom riêng về trạm xử lý nước thải. Hầu hết các hộ gia đình đều có bể phốt.

Đối với bể phốt hộ gia đình tỉ lệ đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước cấp 3 không cao (chiếm khoảng 15-20%) đa số để ngấm trực tiếp từ bể phốt xuống nền đất. Đối với nước nhà bếp, tắm giặt, rửa khoảng 46% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước thu gom về trạm xử lý nước thải.

Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp tập trung là: Hoà Khánh, Liên Chiểu, Dịch vụ Thuỷ sản Thọ Quang, Đà Nẵng và Hoà Cầm. Các khu công nghiệp này đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng. Nước thải sau khi xử lý cần đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Sơ đồ các trạm XLNT hiện có của thành phố Đà Nẵng được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 2-7: Các trạm XLNT hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Ước tính hiện tại chỉ có khoảng 15% đến 20% hộ gia đình được đấu nối vào hệ thống thoát nước. Nước thải được thu gom vào hệ thống cống riêng và chuyển về xử lý tại 04 NMXLNT hiện hữu đó là: Hòa Xuân (công suất 20,000m3/ngày.đêm), Phú Lộc (công suất 40,000m3/ngày.đêm), Ngũ Hành Sơn (công suất 10,000m3/ngày.đêm), Hòa Cường (công suất 40,000m3/ngày.đêm) và Sơn Trà (công suất 10,000m3/ngày.đêm) thông qua 1 hệ thống Cống bao và bơm tăng áp. Ngoài ra còn có 5 trạm XLNT của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố là: Trạm XLNT KCN Liên Chiểu, Trạm XLNT KCN Hòa Khánh, Trạm XLNT KCN Dịch vj thủy sản Đà Nẵng, Trạm XLNT KCN Hòa Cầm, Trạm XLNT KCN Đà Nẵng.

Page 93: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 91

2.2.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn

2.2.5.1. Rác thải sinh hoạt

Theo ước tính của Công ty Môi trường Đô thị (URENCO), Đà Nẵng thải khoảng 630 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, khoảng 85% trong số đó được công ty thu gom. URENCO tiến hành thu gom rác thải hàng ngày tại các quận nội thành.

Tại các quận của thành phố Đà Nẵng đều có các bãi xử lý chất thải tập trung để thu gom rác thải của người dân. Chất thải sau đó được đưa về xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) tại bãi rác Khánh Sơn. Khu liên hợp xử lý CTR tại bãi rác Khánh Sơn có tổng diện tích khoảng 10 ha bao gồm 3 dây chuyền tách lọc rác thủ công kết hợp cơ giới với tổng công suất 800 tấn rác/ngày; 2 dây chuyền sản xuất PO, RO từ ni lông phế thải với tổng công suất 63 tấn ni lông/ngày; 1 dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 65 tấn/ngày và 1 lò đốt chất thải công suất 162,6 tấn/ngày kèm theo hệ thống tận thu nhiệt để sản xuất viên đốt công nghiệp từ CTR hữu cơ.

Ngày 27/6/2015, Công ty CP Môi trường Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 1 của Dự án với công suất xử lý 200 tấn rác thải/ngày. Giai đoạn 2 của Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016. Như vậy, thông qua việc xử lý rác thải theo hướng tái chế, Khu liên hợp xử lý CTR tại bãi rác Khánh Sơn không chỉ góp phần giảm thiểu lượng rác thải phải chôn lấp mà còn cho phép tận thu các thành phần của rác thải để tạo thành các nguồn năng lượng và sản phẩm hữu ích.

Hình 2-8: Hệ thống quản lý chất thải rắn TP Đà Nẵng

2.2.5.2. Bùn thải

Bùn thải của thành phố có 2 nguồn chính bao gồm: bùn nạo vét từ hệ thống thoát nước và bùn bể phốt. Bùn này được công ty Thoát nước thu gom và chuyển về bãi rác Khánh Sơn (công suất tiếp nhận của bãi rác là 650 tấn/ngày) thuộc sự quản lý của công ty Môi trường đô thị thành phố.

Page 94: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 92

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ

3.1. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN “CÓ DỰ ÁN” VÀ “KHÔNG CÓ DỰ ÁN”

Hai phương án thay thế của cả ba hợp phần đầu tư, CÓ và KHÔNG CÓ sẽ được đánh giá theo Bảng 3-1 dưới đây:

1. “Không có dự án” - dự án sẽ không được thực hiện: Trong trường hợp các hạng mục bổ sung không được thực hiện, rõ ràng các vấn đề tiêu cực/hạn chế vẫn phát sinh trong điều kiện hiện nay: Ô nhiễm môi trường do nước thải và nước mưa không tiêu thoát kịp, gây ngập úng cục bộ; Suy giảm các điều kiện về vệ sinh môi trường; Tắc nghẽn giao thông gây ô nhiễm không khí; Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, mỹ quan đô thị trong quá trình phát triển; Ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân do không đảm bảo vệ sinh môi trường…

2. “Có dự án” - Các hạng mục công trình được triển khai thi công xây dựng: Việc đánh giá sẽ phân tích mục tiêu của dự án và các tác động của sự phát triển kinh tế lên môi trường và xã hội của thành phố trong tương lai.

Bảng 3-1: Phân tích phương án thay thế “CÓ và KHÔNG CÓ DỰ ÁN”

Các vấn đề môi trường

và xã hội KHÔNG CÓ DỰ ÁN CÓ DỰ ÁN

1. Các vấn đề về môi trường

Hợp phần 1 – Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải

Ngập úng khi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, bão)

Nhiều khu vực tiếp tục ngập úng:

Nhiều khu vực tại các phường thuộc Quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn bị ngập lụt vào mùa mưa, mức độ ngập lụt sẽ ngày càng trầm trọng do ảnh hưởng của sự gia tăng dân số, các hệ thống thoát nước hiện trạng đã xuống cấp, không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước của khu vực.

Giảm ngập úng:

Dự án góp phần hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đã được quy hoạch của thành phố, giảm nguy cơ ngập lụt tại nhiều điểm có địa hình thấp vào mùa mưa thuộc địa bàn các phường thuộc quận Liên Chiểu, Thanh Khê bằng các hoạt động cải tạo hệ thống thoát nước trên các tuyến đường, cải tạo khu vực cửa xả, trạm bơm, xây dựng các tuyến cống mới và cải tạo tuyến cống cũ… để nâng cao khả năng thoát nước.

Cải thiện chất lượng nước mặt tại các kênh rạch, sông hồ

Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch bị ô nhiễm bởi việc tiếp nhận nước thải và chất thải của hộ gia đình trong khu vực.

Ô nhiễm sẽ giảm rất đáng kể

Chất lượng nước của hệ thống sông, hồ và bờ biển của Đà Nẵng sẽ được bảo vệ bằng cách thu gom và vận chuyển nước thải thông qua việc tự chảy hoặc có áp về trạm xử lý trước khi xả ra các nguồn tiếp nhận. Chất lượng nước được đảm bảo kéo theo sự cải thiện của chất lượng không khí, cảnh quan xung quanh các sông hồ hiện nay đang bị ô nhiễm sẽ

Page 95: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 93

Các vấn đề môi trường

và xã hội KHÔNG CÓ DỰ ÁN CÓ DỰ ÁN

được cải thiện.

Nước thải và nước mưa sẽ được thu gom riêng, lưu lượng nước thải đầu vào trong TXL sẽ giảm đi, phù hợp với công suất thiết kế ban đầu. Hiệu suất xử lý sẽ tăng lên, chi phí vận hành sẽ được giảm đi.

Các nguồn nước nằm trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố như sông Hàn, bãi tắm được bảo vệ.

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm mùi hôi từ rác thải, nước thải ứ đọng từ các kênh rạch

Xử lý ô nhiễm mùi hôi từ nước thải, rác thải ứ đọng

Ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng là do các hoạt động xây dựng như vận chuyển nguyên vật liệu, san lấp mặt bằng.

Sạt lở bờ biển

Các cửa xả không được nâng cấp sửa chữa, nước mưa và nước thải chảy ra biển gây xói lở bờ biển, ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân và khách du lịch

Cải tạo hệ thống cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê, không cho nước thải chảy ra biển, hạn chế xói mòn, sạt lở.

Cảnh quan cửa xả được cải thiện.

Hợp phần 2 – Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm

Ô nhiễm không khí

Khí thải ô nhiễm sẽ gia tăng

Phương tiện cá nhân tăng lên, lượng tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng theo dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Việc ùn tắc giao thông tại các điểm nút sẽ dẫn đến lượng tiêu thụ nhiên liệu ngày càng gia tăng, điều này gây nên ô nhiễm không khí, khói, bụi

Khí thải ô nhiễm sẽ giảm

Tuyến BRT dự kiến sử dụng các xe bus chạy bằng nguyên liệu sạch như điện, LPG v.v.. do đó lượng khí thải phát ra thấp hơn rất nhiều so với các phương tiện sử dụng nguyên liệu truyền thống là xăng nhằm góp phần bảo vệ chất lượng không khí.

Việc ùn tắc giảm, phương tiện giao thông thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ, góp phần giảm lượng phát thải vào không khí.

Hợp phần 3 – Các tuyến đường giao thông đô thị và các khu tái định cư

Ô nhiễm môi trường do nước thải, rác thải

Hạ tầng kỹ thuật tại các khu dân cư chưa được hoàn thiện (chưa có), nước thải và rác thải không được thu gom gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường dẫn đến phát sinh dịch bệnh

Giải quyết được các vấn đề liên quan đến ngập úng, tiêu thoát nước, rác thải tại các khu dân cư.

Giải quyết được vấn đề ứ đọng nước thải, rác thải gây mùi hôi và phát sinh bệnh tật.

Page 96: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 94

Các vấn đề môi trường

và xã hội KHÔNG CÓ DỰ ÁN CÓ DỰ ÁN

Ô nhiễm mùi do nước thải và rác thải.

Úng ngập khi trời mưa do cao độ nền thấp, chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Các vấn đề xã hội

Thu hồi đất và tái định cư

Không bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất và tái định cư

Có khoảng 911 hộ bị ảnh hưởng đất và tài sản trên đất, trong đó có 139 hộ phải di dời và tái định cư và 147 hộ thuộc diện dễ bị tổn thương.

Gián đoạn các hoạt động thường ngày của người dân

Không ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của dân cư Thành phố Đà Nẵng và các mối quan hệ cộng đồng

Ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của các hộ phải di dời, mối quan hệ cộng đồng bởi việc xây dựng và tái định cư đối với các hộ bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng tới cộng đồng địa phương tại các vị trí thi công đường thoát nước ở trong các kiệt, hẻm.

Việc tiếp cận giao thông đường bộ

Trong vòng 5-10 năm nữa, với tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, số lượng phương tiện cá nhân sẽ tăng theo kéo theo hệ thống giao thông hiện trạng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, các điểm ùn tắc cục bộ, kéo dài sẽ xảy ra. Đặc biệt là tại các quận nội thành, trên các trục đường chính của Đà Nẵng như đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú v.v…

Giảm, sẵn sàng đáp ứng sự phát triển.

Việc bổ sung công trình cầu vượt, hầm chui cũng như đầu tư xây dựng 2 trạm trung chuyển trên tuyến BRT dự án sẽ làm giảm lượng phương tiện cá nhân, giảm ách tắc giao thông do đáp ứng được nhu cầu di chuyển nhanh, thuận tiện của người dân cũng như khách du lịch. Khi lượng phương tiện cá nhân giảm thì đồng nghĩa với lượng nguyên liệu sử dụng giảm, lượng chất thải phát sinh ra môi trường giảm theo. Ngoài ra việc giảm số lượng các phương tiện cá nhân sẽ làm giảm số lượng tai nạn giao thông.

Tăng giá trị đất

Giá trị đất ở một số khu vực tái định cư thấp

Hệ thống hạ tầng được hoàn thiện, thuận lợi giao thông, cảnh quan tốt, môi trường đảm bảo… Vì vậy đất tại khu vực thành phố Đà Nẵng sẽ phát huy được hiệu quả và tăng giá trị sử dụng.

Điều kiện vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Bệnh tật, dịch bệnh tăng lên do ngập lụt, ứ đọng nước thải, rác thải…

Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng bằng việc cải thiện khả năng thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.

Page 97: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 95

Các vấn đề môi trường

và xã hội KHÔNG CÓ DỰ ÁN CÓ DỰ ÁN

Cảnh quan đô thị

Gây mất mỹ quan đô thị do mùi và ứ đọng nước thải, rác thải

Tạo cảnh quan đô thị: Hiện đại cơ sở hạ tầng thành phố, cải tạo cảnh quan cửa xả, cải thiện cơ sở hạ tầng tại các khu dân cư, trồng cây tại các khu vực dự án

Phát triển xã hội và kinh tế

Có thể làm phát sinh các mâu thuẫn giữa phát triển và vấn đề nhà ở

Công tác chỉnh trang đô thị, tôn tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đã tạo cho thành phố Đà Nẵng một diện mạo mới, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, khi triển khai các dự án đã đòi hỏi phải thu hồi đất và khiến cho nhiều hộ dân phải di dời tới nơi ở mới. Trong khi đó, quỹ đất ở đô thị vốn ngày càng eo hẹp, không thể bố trí đầy đủ cho các hộ dân bị giải tỏa. Điều đó đã làm phát sinh mâu thuẫn tiềm ẩn giữa người dân và chính quyền, ảnh hưởng tới đời sống xã hội và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn…

Giải quyết các vấn đề về nhà ở trong quá trình chỉnh trang đô thị

- Công trình không chỉ giải quyết các vấn đề về nhà ở và tái định cư cho các hộ di dời thuộc dự án SCDP mà còn góp phần cung cấp cho thành phố Đà Nẵng cơ sở hạ tầng đô thị cần thiết để hỗ trợ cho sự mở rộng nhanh của thành phố (các dự án khác). Đồng thời, Dự án vẫn đảm bảo cho các hộ dân bị giải tỏa sẽ được bố trí về các khu tái định cư gần khu vực bị ảnh hưởng nhất.

- Là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, từng bước ổn định xã hội, tạo sự tác động tích cực trong việc duy trì, phát triển quỹ nhà ở.

- Hoàn thiện và khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, và làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt…

Cơ sở hạ tầng

Việc tập trung quá đông dân cư tại một số khu vực do thiếu khu tái định cư sẽ tạo nên các điểm ách tắc giao thông. Hệ thống thoát nước có thể bị hư hỏng do vi phạm hành lang bảo vệ. Trong tương lai hệ thống thoát nước sẽ không đáp ứng được nhu cầu và gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại các điểm trên

Công trình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khu vực đô thị nhưng cũng sẽ mang đến một số tác động tiêu cực cho vùng nông thôn phụ cận khu tái định cư Hòa Khương như: chất lượng môi trường đặc biệt là không khí, tiếng ồn sẽ bị thay đổi bởi sự gia tăng lưu lượng xe cơ giới tới khu vực. Lượng nước thải và chất thải rắn sẽ phát sinh nhiều. Vấn đề tệ nạn xã hội tại địa phương cũng có chiều hướng gia tăng…

Lợi ích Không có Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư thành phố Đà Nẵng nói chung về cải thiện môi trường, điều kiện đi lại và sinh hoạt hàng ngày, mở rộng thông thương để phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch…

Page 98: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 96

Đối với cả 3 hợp phần, phương án CÓ dự án đều mang lại những tác động tích cực đến môi trường, xã hội và kinh tế của thành phố Đà Nẵng phù hợp với chiến lược phát triển bền vững mà thành phố đang thực hiện.

3.2. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ KHÁC

Bên cạnh việc phân tích, đánh giá phương án Có và Không có dự án đối với tổng thể 3 hợp phần, có 1 số công trình trong quá trình nghiên cứu, đơn vị tư vấn thiết kế đã đưa ra các phương án thực hiện khác nhau. Phần này sẽ phân tích các phương án dựa trên các yếu tố chính: kỹ thuật, kinh tế và môi trường – xã hội. Các phương án lựa chọn chủ yếu được đưa ra đối với hợp phần II – giao thông công cộng, các trạm xử lý nước thải.

3.2.1. Phương án nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Lê Độ (công trình hầm chui Điện Biên Phủ)

� Hiện trạng:

Nút hoạt động ở trạng thái tới hạn vào giờ cao điểm sáng và chiều. Vận tốc lưu thông qua nút thấp, nhiều xung đột giao thông xảy ra.

Đã xảy ra hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm ở tất cả các nhánh. Đặc biệt là xung đột giữa dòng đi thẳng qua nút trên đường Điện Biên Phủ với các dòng đi thẳng hoặc rẽ trái trên đường Nguyễn Tri Phương và Lê Độ.

Với lộ trình tuyến BRT đi trên các tuyến Điện Biên Phủ (trái) và Nguyễn Tri Phương chiếm dụng 1 làn riêng khi vào nút thì khả năng ùn tắc ở các nhánh này là rất cao, đặc biệt nếu thiết kế đèn tín hiệu ưu tiên cho xe buýt BRT sẽ làm giảm khả năng tới hạn trên các nhánh, gia tăng thời gian tổn thất thời gian qua nút và dẫn đến ùn tắc tại nút.

� Phương án thiết kế:

Nút giao thông này có 2 phương án: làm cầu vượt hoặc làm hầm chui như sau:

- Phương án 1: Thiết kế cầu vượt Điện Biên Phủ: Cầu có tổng chiều dài Lc=129.2m, dạng dầm hộp, bình diện có dạng chữ Y gồm 3 nhịp liên tục hóa theo sơ đồ (34+55+34)m. Trong đó, 1 nhịp 34m có bề rộng cầu B=0.25+15+0.25 = 15.5m được bố trí phía đường Điện Biên Phủ (trước công viên 29-3), 2 nhịp (55+34)m là 2 nhánh rẽ lên đường Điện Biên Phủ có bề rộng mỗi nhánh cầu là 0.25+7.5+0.25=8.0m.

Lê Độ

Điện Biên Phủ

Sông Hàn

Nguyễn Tri Phương

Page 99: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 97

- Phương án 2: Thiết kế hầm chui Điện Biên Phủ: Hầm chui có tổng chiều dài 396m, Phần đường dẫn L1= 140m; đường dẫn L2 = 176m; chiều dài hầm L= 80m. Chiều rộng x chiều cao là (4.8m x 5.5 m).

So sánh 2 phương án lựa chọn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3-2: So sánh phương án thiết kế tại nút giao Điện Biên Phủ

TT NỘI DUNG

PHƯƠNG ÁN 1 CẦU VƯỢT

PHƯƠNG ÁN 2 HẦM CHUI

1 Hình dáng kiến trúc & cảnh quan

- Thay đổi cảnh quan chung tại khu vực. Cầu vượt sẽ chắn tầm nhìn của các hộ dân xung quanh. - Đường đầu cầu dài ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh.

- Ít làm thay đổi cảnh quan chung khu vực, tầm nhìn thông thoáng. Có tính thẩm mỹ cao. - Đường dẫn ngắn hơn so với phương án cầu vượt (khoảng 56m) nên ít ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh.

2 Quy hoạch giao thông

- Kết nối tương đối tốt với mạng lưới đường trong khu vực. - Ít ảnh hưởng đến các công trình ngầm, đặc biệt là hệ thống thoát nước từ hồ công viên và sân bay ra Lê Độ

- Kết nối tốt với mạng lưới đường trong khu vực. - Phải di dời hệ thống thoát nước và công trình ngầm tại khu vực.

3

Giải pháp kết cấu, thi công và khai thác

- Cầu vượt sử dụng kết cấu thép nên cần phải sơn bề mặt để tạo mỹ quan trong quá trình khai thác. Do kết cấu bằng thép nên sẽ hạn chế 1 số phương tiện có trọng tải lớn lưu thông qua cầu. - Thời gian thi công nhanh (dự kiến 10 tháng) do đó ít ảnh hưởng đến giao thông trong quá trình thi công. - Không cần hệ thống vận hành trong quá trình khai thác

- Kết hầm là BTCT là vật liệu phổ biến. Mọi phương tiện đều có thể lưu thông qua hầm chui. Vấn đề ách tắc giao thông sẽ được giải quyết triệt để. - Thời gian thi công lâu (dự kiến 18 tháng), ảnh hưởng đến giao thông trong quá trình thi công hầm. - Cần có hệ thống vận hành trong quá trình khai thác.

4 Yếu tố môi trường – xã hội

- Quá trình thi công ảnh hưởng ít hơn đến môi trường so với phương án làm hầm chui (ít hơn không đáng kể). Tuy nhiên trong quá trình khai thác vận hành, khói bụi, tiếng ồn do các phương tiện giao thông trên cầu ảnh hưởng đến nhà dân hai bên tuyến nhiều hơn.

- Số hộ bị ảnh hưởng do đường đầu cầu chắn tầm nhìn khoảng 37 hộ.

- Quá trình thi công hầm có thể gây ô nhiễm bụi, chất thải rắn do có khoảng 2112 m3 đất đá đào. Trong giai đoạn vận hành hạn chế được ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn cho các nhà dân 2 bên tuyến.

- Số hộ bị ảnh hưởng của hầm dẫn khoảng 27 hộ.

5 Yếu tố kinh tế

Kinh phí xây dựng là: 148,404,535,300 VNĐ, thấp hơn phương án 2.

Chi phí vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng thấp

Kinh phí xây dựng là: 203,312,602,006 VNĐ, cao hơn phương án 1

Chi phí vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng cao

Page 100: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 98

TT NỘI DUNG

PHƯƠNG ÁN 1 CẦU VƯỢT

PHƯƠNG ÁN 2 HẦM CHUI

Phương án chọn Không chọn phương án này Phương án được lựa chọn

Lựa chọn phương án: trên cơ sở phân tích các yếu tố nêu trên, phương án 2 làm phương án thực hiện vì các lý do sau:

- Ảnh hưởng ít tới các hộ dân xung quanh

- Tạo cảnh quan thông thoáng, phù hợp với định hướng phát triển bền vững

- Kết cấu bền, ổn định, mọi phương tiện có thể lưu thông dễ dàng

- Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành.

3.2.2. Phương án nút giao Trần Phú – Lê Duẩn – cầu sông Hàn (công trình hầm chui Trần Phú)

Theo khảo sát, tại nút giao thông này vào giờ cao điểm thường xuyên bị ách tắc cục bộ. Các phương tiện mất 3-4 chu kỳ đèn tín hiệu với sự điều tiết của cảnh sát giao thông thì mới đi qua được. Sự ách tắc này do nguyên nhân chính sau:

- Số làn xe trên các nhánh dẫn không đảm bảo yêu cầu dẫn đến hình thành các dòng chờ, kéo dài thời gian chậm xe, chen lấn làn xe ngược chiều.. do đó phải mở rộng nhánh dẫn.

- Sự xung đột của các dòng chính và các dòng rẽ trái gây ách tắc. Do đó giải quyết vấn đề ách tắc tại nút giao này, nếu chỉ mở rộng làn xe thì cũng không đủ, đòi hỏi phải có thêm giải pháp phân luồng nhằm hạn chế tối đa các xung đột

Trên cơ sở đó, 03 phương án thay thế đã được đề xuất để nghiên cứu:

- Phương án 1: Phân luồng một số phương tiện đi thẳng hoặc rẽ trái trên đường Trần Phú đi theo hướng rẽ trái vòng qua trước mố cầu Sông Hàn. Các phương tiện rẽ trái vòng qua mố cầu sông Hàn như hình dưới đây.

Hình 3-1: Phương án 1 thiết kế phân luồng giao thông

Page 101: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 99

- Phương án 2: Phương án hầm chui (2 làn) cơ bản giải quyết sự xung đột giao thông của nhánh rẽ trái, đảm bảo được lưu lượng xe trên tuyến Trần Phú được thông suốt.

Hình 3-2: Phương án 2 thiết kế hầm chui đường Trần Phú - Phương án 3: Tổ chức giao thông 1 chiều trên cầu Sông Hàn theo giờ cao điểm

+ Tổ chức phân luồng giao thông một chiều cho phương tiện giao thông qua cầu vào các giờ cao điểm trong ngày, cụ thể:

+ Buổi sang từ 7h-8h, tổ chức giao thông một chiều đi qua cầu song Hàn theo hướng từ quận Sơn Trà qua quận Hải Châu

+ Buổi chiều từ 17h-18h, tổ chức giao thông một chiều đi qua cầu song hàn theo hướng từ quận Hải Châu qua quận Sơn Trà

+ Vào các giờ cao điểm như trên, phương tiện giao thông đi theo hướng ngược lại phải qua cầu Sông Hàn

Page 102: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 100

Hình 3-3: Phương án 3 tổ chức giao thông vào giờ cao điểm Bảng 3-3: So sánh phương án thiết kế hầm chui tại nút giao đường Trần Phú

TT Nội dung Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

1 Yếu tố kỹ thuật và mỹ quan

Tổ chức giao thông đơn giản do không phải xây dựng nhiều.

Phải thu nhỏ vỉa hè dưới cầu sông Hàn để mở rộng mặt đường, ảnh hưởng đến cảnh quan, người đi bộ và chiều dài hành trình lớn (nhất là cho làn đi thẳng trên đường Trần Phú)

Đòi hỏi kỹ thuật cao, năng lực thông hành của nút tăng.

Cảnh quan sau khi thi công đẹp, thu hút du lịch

Tổ chức giao thông đơn giản

Cảnh quan bị hạn chế, không đảm bảo về thẩm mỹ

2 Kinh tế

Tận dụng khả năng thông hành của hai đường nhánh bên cầu sông Hàn, kinh phí xây dựng thấp.

Kinh phí xây dựng lớn, ảnh hưởng đến dân sinh do phải GPMB hai bên đường Trần Phú để mở rộng mặt đường và hoàn trả vỉa hè.

Kinh phí thấp do không phải xây dựng nhiều

3 Môi trường

Tác động đến môi trường thấp, không đáng kể

Tác động lớn đến môi trường do phải đào hầm, và giải phóng mặt bằng khu vực dự án.

Tác động đến môi trường thấp, không đáng kể

4 Xã hội Gây bất tiện cho người dân trong quá trình di

Thuận lợi, dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển, giảm thiểu

Gây bất tiện cho người dân trong quá trình di

Page 103: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 101

chuyển

Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

nguy cơ gây ùn tắc giao thông

chuyển

Tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông

5 Phát triển bền vững

Không phù hợp

Phù hợp với định hướng phát triển bền vững của thành phố, thu hút khách du lịch

Không phù hợp

Phương án lựa chọn

Không Lựa chọn Không

3.2.3. Thí điểm đấu nối hệ thống thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không

� Phương án 1: Trạm bơm chân không đặt tại công viên Biển PVĐ đưa nước thải về trạm bơm SPS2 (sau đó NT sẽ về TXL Sơn Trà)

- Ưu điểm của phương án

+ Nằm xa khu dân cư nên giảm thiểu các tác động đến người dân

+ Vị trí đặt trạm bơm chân không đã có đủ hạ tầng như điện, nước.

+ Dễ dàng nâng cấp mở rộng trong tương lai. Đặc biệt có thể thu gom ngay nước thải của dãy nhà hàng ven biển.

+ Ít tác động đến cảnh quan bờ biển do khu vực này nằm chung khoảng không gian có các công trình xây dựng khác như trạm bơm dầu, nhà vệ sinh công cộng, các công trình khác.

+ Chi phí xây dựng vừa phải

- Nhược điểm của phương án

+ Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tại khu vực bãi biển, công viên Phạm Văn Đồng.

+ Khi có sự cố tại trạm bơm có thể làm rò rỉ nước thải ra bãi biển.

+ Dễ bị tác động của biển.

Page 104: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 102

Hình 3-4: Mặt bằng phương án 1

� Phương án 2: Trạm bơm chân không đặt tại Chợ Phước Mỹ đưa nước thải về trạm bơm SPS3 (sau đó NT sẽ về TXL Ngũ Hành Sơn)

- Ưu điểm của phương án

+ Nằm trong khu dân cư nên ít chịu các tác động của biển.

+ Ít tác động đến cảnh quan do tận dụng khoảng không gian trống của chợ Phước Mỹ, có các công trình xây dựng khác liền kề như nhà vệ sinh công cộng, nhà bảo vệ của chợ.

+ Quản lý, vận hành thuận lợi do nằm trong khu vực chợ Phước Mỹ.

- Nhược điểm của phương án

+ Nằm trong khu dân cư nên dễ gây ra các tác động tiêu cực đến người dân như tiếng ồn, mùi hôi khi bảo dưỡng thiết bị.

+ Tuyến ống áp lực dài, xây dựng trên các tuyến đường đô thị nên chi phí cao.

Page 105: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 103

+ Khi thi công sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chợ Phước Mỹ, người dân, bãi tắm Mỹ Khê.

+ Khi có sự cố tại trạm bơm có thể làm rò rỉ nước thải ra khu dân cư, chợ.

+ Khó mở rộng, nâng cấp do không gian hạn chế.

Hình 3-5: Mặt bằng phương án 2

Từ các phân tích trên chúng tôi đề xuất phương án 1 là phương án đầu tư xây dựng.

Page 106: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 104

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1. Sàng lọc các tác động của dự án

Khi dự án hoàn thành, các tác động tổng quan sẽ là tích cực. Tuy nhiên, dự án sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực tạm thời và/hoặc dài hạn đến môi trường và người dân địa phương. Do đó,cần phải có những phân tích đánh giá khoa học, làm cơ sở xây dựng BPGT các tác động này một cách hiệu quả.

4.1.1. Sàng lọc các tác động tích cực

Việc thực hiện dự án sẽ mang tạo ra những tác động tích cực lên điều kiện sống, điều kiện môi trường và các dịch vụ hạ tầng trong khu vực dự án. Các tác động tích cực chính của dự án như sau:

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Khả năng thu gom xử lý nước được tăng lên sẽ góp phần cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khỏe của người dân, từng bước hoàn thành các mục tiêu quy hoạch thoát nước của thành phố Đà Nẵng hướng đến 2020, tầm nhìn đến 2040.

- Thoát nước và giải quyết ngập úng: Dự án liên quan tới việc cải thiện các hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, hồ trong nội thị và các khu dân cư. Các hạng mục bổ sung sẽ góp phần cải thiện hệ thống hoát nước hiện trạng, cải hiện cơ sở hạ tầng thoát nước tại các khu dân cư, giảm thiểu các tác động do úng ngập khi gặp thời tiết bất lợi. Các khu dân cư 5, 6, 7 Sơn Thủy, tổ dân cư 13, 14 phường Phước Mỹ… Điều này, hỗ trợ thành phố đạt được các mục tiêu thoát nước đã đặt ra trong quy hoạch trong tương lai.

- Cải tạo cảnh quan môi trường: Dự án sẽ tăng cường tính thẩm mỹ và giá trị du lịch cho thành phố, và có thể tạo ra những biến đổi tích cực đối với điều kiện vi khí hậu trong khu vực. Hai cửa xả nước mưa Mỹ An và Mỹ hiện đang đặt tại khu vực bãi tắm chính sẽ được cải tạo và trồng cây xanh xung quanh. Các hồ 29/3, hồ Hòa Phú… có thể sử dụng như các công viên công cộng và trung tâm vui chơi sau khi được nâng cấp và cải tạo và đầu tư hệ thống thu gom nước thải. Hệ thống tách nước mưa và nước thải từng bước hoàn thiện góp phần bảo vệ môi trường nước mặt (nước sông, ao hồ và nước biển ven bờ).

- Giảm nguy cơ ùn tắc giao thông, giảm phát thải khí nhà kính: Theo mức thống kê năm 2012, Hệ thống (thí điểm) BRT ngang thành phố khi đi vào vận hành sẽ thu hút lượng giao thông chính tại đây. Sự thay đổi từ các phương tiện cá nhân (như ô tô xe máy) sang phương tiện giao thông công cộng sẽ góp phần giảm đáng kể lượng phát thải khí giao thông cũng như số vụ tai nạn giao thông. Đồng thời việc bổ sung hạng mục hầm chui Điện Biên Phủ và hầm chui đường Trần Phú góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.

- Mở rộng đô thị và phát triển các khu vực ngoại thành: Xây dựng các tuyến đường chiến lược (đường vành đai phía bắc và phía nam) sẽ kết nối tổng thể vành đai giao thông của thành phố, làm nền tảng cho sự phát triển đô thị. Ngoài ra, việc bổ sung xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương góp phần từng bước cải hiện điều kiện sống khu vực ngoại thành, giảm sức ép dân số trong khu vực nội thành.

4.1.2. Sàng lọc các tác động tiêu cực

Phần này sẽ tổng kết những tác động tiềm ẩn của dự án, dựa trên các đặc trưng của dự án và cơ sở dữ liệu môi trường nền thu thập được, có sử dụng các kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự ở trong nước và quốc tế cũng như tuân thủ quy trình, khuôn mẫu báo cáo ĐTM của chính phủ Việt Nam và Chính sách an toàn môi trường của WB.

Page 107: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 105

Nhìn chung, các giai đoạn hoạt động của dự án gây tác động tới môi trường khác nhau. Việc xác định các nguồn gây tác động môi trường của dự án theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I - Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Lập báo cáo đầu tư dự án, thiết kế, đền bù và giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn...

- Giai đoạn II - Giai đoạn xây dựng: San nền, thi công xây dựng các hạng mục công trình, kỹ thuật và lắp đặt thiết bị...

- Giai đoạn III – Giai đoạn hoạt động.

Báo cáo ĐTM này sử dụng bảng ma trận tác động để sàng lọc các tác động theo thể loại riêng (vật lý, sinh học, xã hội...) và theo từng hợp phần của dự án. Các tác động này sẽ được xác định mức độ quy định như sau:

- Không (N) - không có tác động;

- Thấp (L) - công trình nhỏ, tác động nhỏ, địa phương, đảo ngược, tạm thời;

- Trung bình (M) - các công trình nhỏ ở các khu vực đô thị / nhạy cảm, quy mô trung bình với tác động vừa phải, đảo ngược, địa phương, tạm thời;

- Cao (H) - công trình quy mô ở khu vực thành thị / nhạy cảm, các công trình quy mô lớn có ảnh hưởng đáng kể (xã hội và / hoặc môi trường), không thể đảo ngược và phải bồi thường.

Nhìn chung, tất cả các hoạt động của các hạng mục điều chỉnh, bổ sung đều liên quan các công trình xây dựng quy mô vừa và nhỏ, trong đó đa số các tác động môi trường tiêu cực là có thể thay đổi được, tạm thời, cục bộ và có thể giảm thiểu được thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý xây dựng và công nghệ phù hợp, và với việc giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của nhà thầu và tham vấn ý kiến của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên loại và tính chất của tác động thay đổi một cách đáng kể theo tính chất và quy mô của hoạt động, vị trí, và điều kiện môi trường và xã hội của nó, thói quen của con người và các yếu tố về thời gian.

Page 108: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 106

Bảng 4-1: Sàng lọc mức độ các tác động tiêu cực của thực hiện các hợp phần dự án

Hợp phần

Vật lý Sinh học Xã hội Khác

Ghi chú Không khí, tiếng ồn, rung động

Đất, nước

Chất thải rắn, bùn nạo vét

Rừng, hệ sinh thái tự nhiên

Cá, thủy sinh

Thu hồi đất, tái định cư

Dân tộc bản địa

Tài nguyên văn hóa vật thể

Sinh kế, xáo trộn đến cộng đồng dân cư

Lụt lội cục bộ, giao thông, an toàn

Tác động bên ngoài khu vực dự án

Hợp phần I Chuẩn bị L N N N N L N N L N N - Các công trình quy mô vừa

và nhỏ với những tác động vừa và nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây)

Xây dựng M M M N L N N N M M L Hoạt động

L L M N N N N N N M N

Hợp phần II Chuẩn bị L L L N N L N N L L N - Các công trình quy mô vừa

với những tác động vừa và nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây)

Xây dựng H M M L N N N N L H M Hoạt động

M L L N N N N N L M L

Hợp phần III

Chuẩn bị L L L N N M N N M L N - Các công trình quy mô vừa với những tác động vừa và nhỏ (xem thêm chú giải (2) dưới đây)

Xây dựng M M M N N N N N M M M Hoạt động

L L L N N N N N N M L

Ghi chú: (1) Các tiêu chí sau đây được sử dụng cho việc đánh giá mức độ tác động: Không (N) không có tác động; Thấp (L) - công trình nhỏ, tác động nhỏ, cục bộ, có thể đảo ngược, tạm thời; Trung bình (M) các công trình nhỏ ở các khu vực đô thị /nhạy cảm, các công trình quy mô trung bình với các tác động vừa phải trong đó có thể đảo ngược được, giảm thiểu và quản lý được, cục bộ, tạm thời; Cao (H)-Các công trình quy mô vừa và trong khu vực đô thị / nhạy cảm nhỏ, công trình quy mô lớn có tác động đáng kể (và xã hội/ hoặc môi trường) trong đó nhiều trường hợp không thể đảo ngược và yêu cầu phải bồi thường, Cả M và H cần giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như năng lực thể chế tương xứng về an toàn. (2) Các công trình quy mô vừa và nhỏ, hầu hết các tác động cục bộ, tạm thời, và có thể được giảm thiểu được thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật và thực tiễn quản lý xây dựng tốt, với sự giám sát, kiểm tra và tham vấn chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

Page 109: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 107

Sàng lọc tác động môi trường của cả 3 hợp phần dự án (Bảng 3-2) đã cho thấy, hầu hết các tác động tới xã hội và môi trường chủ yếu xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị và thi công, các tác động của dự án ảnh hưởng tới môi trường và xã hội bao gồm:

- Tác động đến cộng đồng dân cư do đền bù và giải phóng mặt bằng;

- Ô nhiễm nguồn nước mặt, sông, hồ, ven bờ

- Ô nhiễm môi trường không khí

- Ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất lượng đất

- Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt và xây dựng

- Ảnh hưởng do bụi, khí thải, tiếng ồn tới các công trình công cộng,gần khu vực dự án

- Ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh

- Ảnh hưởng tới giao thông

- Tai nạn lao động, rủi ro sự cố

Các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng sẽ dần mất đi hoặc cải thiện hoặc thay thế bằng các tác động tích cực trong giai đoạn vận hành. Các tác động tới môi trường trong giai đoạn vận hành tập trung chủ yếu vào các vấn đề:

- Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước thải, xử lý nước thải

- Bùn thải từ các hệ thống thoát nước thải, nước mưa, xử lý nước thải

- Rác thải tại các khu vực cửa xả, cống thoát nước, từ khu tái định cư

- Nước thải tại các trạm trung chuyển xe bus, khu tái định cư

- Rủi ro do cháy nổ tại các trạm trung chuyển xe bus, hoặc tại khu tái định cư

- Rủi ro do tai nạn giao thông tại khu vực hầm chui đường Điện Biên Phủ và hầm chui đường Trần Phú.

Nhìn chung, các tác động của dự án có thể tiếp cận theo các nhóm vấn đề sau:

- (i) Các tác động xã hội: đây là tác động dài hạn đối với người bị ảnh hưởng (chủ yếu là vấn đề tái định cư). Vấn đề này sẽ được nghiên cứu/đánh giá và giải quyết thông qua Khung chính sách đền bù và báo cáo Kế hoạch Tái định cư.

- (ii) Các tác động chung: Tập trung chủ yếu ở giai đoạn tiền thi công và thi công các hạng mục công trình. Các tác động này có thể giảm thiểu sau khi thực hiện các quy trình/BPGT đã xác lập trong ECOP.

- (iii) Các tác động đặc thù: Một số tác động đặc thù phát sinh tại những vị trí/không gian cụ thể và được giảm thiểu phụ thuộc vào đánh giá chi tiết và giải pháp kỹ thuật/quản lý riêng.

- (iv) Các tác động dài hạn trong quá trình vận hành như: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, từ hệ thống kênh mương thoát nước; Nước thải, rác thải từ khu tái định cư; Rủi ro do tai nạn giao thông, cháy nổ trong giai đoạn vận hành

Đặc thù các hạng mục công trình của dự án:

- Thay đổi khác nhau về biện pháp thi công, quy mô khối lượng công trình: thi công đường, thi công hệ thống thoát nước, thi trạm trung chuyển xe bus, thi công hầm, cầu vượt, hệ thống xử lý nước thải, khu tái định cư.

- Các hạng mục đầu tư phân bố rải rác trên toàn địa bàn thành phố.

- Tính chất các công trình tương đối độc lập giữa các hạng mục (cả trong giai đoạn trước thi công, thi công và trong giai đoạn vận hành).

Vì vậy, trình bày đánh giá chi tiết các tác động môi trường của các công trình bổ sung thuộc SCDP sẽ:

Page 110: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 108

- Đánh giá theo các giai đoạn của dự án: Chuẩn bị, thi công và vận hành

- Đánh giá theo nhóm các công trình có quy mô, tính chất, biện pháp thi công hoặc hợp phần tương tự nhau

- Đánh giá theo các tác động chung của từng nhóm công trình và tác động đặc thù của từng công trình

Có tổng cộng 30 công trình được điều chỉnh bổ sung của dự án, các nhóm công trình sẽ được phân chia, đánh giá gồm:

- Hợp phần 1: Cải thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải (gồm có 23 công trình)

+ Nhóm công tình cải tạo các tuyến thoát nước mưa (12 công trình)

+ Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư (03 công trình)

+ Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải (06 công trình)

+ Nhóm công trình trạm xử lý nước thải (02 công trình)

- Hợp phần 2: Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) thí điểm (gồm có 04 công trình: 2 trạm trung chuyển, 02 hầm chui)

- Hợp phần 3: gồm 3 công trình: Khu Tái định cư Hòa Khương, Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái; Xây dựng HTKT đường đất đỏ phường Phước Mỹ (03 công trình)

4.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Trong phần này sẽ tổng hợp, đánh giá chung các tác động đó liên quan đến đền bù, GPMB, tái định cư và rà phá bom mìn, vật liệu nổ (nếu có) của dự án.

4.2.1. Tác động do thu hồi đất phục vụ dự án

Theo quy mô được xác định trong các hồ sơ thiết kế của các công trình điều chỉnh, bổ sung của dự án PTBV thành phố Đà Nẵng sẽ được triển khai xây dựng tại 06 quận/huyện, gồm: Liên Chiểu, Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, và Hòa Vang.

Liên quan đến tác động thu hồi đất của các hộ dân bị ảnh hưởng phân bổ theo khu vực dự án, tổng cộng có 911 hộ bị ảnh hưởng về đất và tài sản trên đất (trong đó có 902 hộ dân và 09 tổ chức (UBND phường/xã), số liệu tổng quan về từng loại ảnh hưởng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4-2: Tổng quan khối lượng ảnh hưởng của Dự án

Nội dung ĐVT Khối lượng ảnh hưởng

1. Hộ bị ảnh hưởng: hộ 911

Nhân khẩu Người 4,146

Trong đó

+ Hộ ảnh hưởng đất ở: hộ 418

+ Hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp hộ 484

+ Đất công (UBND phường quản lý) hộ 9

+ Hộ ảnh hưởng nhà ở hộ 206

2. Diện tích ảnh hưởng m2 359,054.0

Trong đó:

+ Diện tích đất ở m2 58,269.4

Page 111: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 109

Nội dung ĐVT Khối lượng ảnh hưởng

+ Diện tích đất nông nghiệp m2 180,822.2

+ Đất GT,TL,NN (đât công) m2 119,962.4

+ Diện tích nhà ở bị ảnh hưởng m2 7,564

3. Số hộ di dời, tái định cư hộ 139

- Hộ di dời của Hợp phần 1 hộ 127

- Hộ di dời của Hợp phần 2 hộ 6

- Số hộ di dời của Hợp phần 3 hộ 6

4. Số hộ thuộc diện ảnh hưởng đất nông nghiệp từ 20% trở lên (hoặc từ 10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương)

hộ 147

5. Hộ gia đình bị ảnh hưởng kinh doanh hộ 16

(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch tái định cư các công trình điều chỉnh bổ sung)

Những hộ gia đình bị ảnh hưởng (BAH) sẽ được bồi thường/hỗ trợ đầy đủ dựa trên Kế hoạch tái định cư (RP) đã được thông qua bởi Chính Phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Theo kết quả khảo sát, tham vấn cộng đồng dân cư và đánh giá nhu cầu tái định cư của các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực dự án, đa số các ý kiến của người dân là mong muốn được vào các khu tái định cư gần nơi ở cũ cho tiện việc sinh hoạt và ổn định đời sống. Các khu TĐC dự kiến bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng như sau:

Bảng 4-3: Danh sách các khu TĐC của dự án

STT Khu tái định cư Tổng diện tích (m2)

Trong đó

Lô đất (m2) Số lượng lô

1 Khu tái định cư Hòa Liên 53,784 28,108 271

2 Khu tái định cư Phía Bắc đường vành đai phía Nam (giai đoạn 3a)

74,562 28,995 276

3 Khu tái định cư ĐT605 - giai đoạn 2 43,469 23,175 210

4 Khu Tái định cư Mỹ Đa Tây 61,254 31,459 346

5 Khu Tái định cư Hòa Khương 84,157 32,998 208

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở hoặc diện tích còn lại sau thu hồi không khả thi về mặt kinh tế hoặc thấp hơn hạn mức giao đất ở mới tại địa phương, người bị ảnh hưởng sẽ được bố trí lô đất trong khu tái định cư. Theo kết quả khảo sát về tái định cư, nhu cầu tái định cư là 200 lô đất (trong đó có 139 hộ dân và 61 lô đất dự phòng cho việc các hộ phát sinh).

Hiện nay, Dự án đang có 05 khu tái định cư như bảng trên để phục vụ việc di dời, tái định cư của các hộ dân. Ngoài ra, Ban QLDA cũng đang dự kiến bố trí cho các hộ dân đến các khu tái định cư khác thuộc quỹ đất của thành phố (theo nhu cầu, nguyện vọng của các hộ dân) để thuận tiện cho việc ổn định đời sống của họ. Địa điểm xây dựng khu tái định cư được tham vấn những người bị ảnh hưởng phải di dời, được xây dựng càng gần nơi ở cũ của những người tái định cư càng tốt, xây dựng theo quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng cho khu đô thị và hạ tầng cơ bản được xây dựng trước khi người bị ảnh hưởng chuyển đến.

Page 112: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 110

Ảnh hưởng thu hồi đất ở và đất nông nghiệp

Liên quan đến các hạng mục công trình đề xuất, dự kiến có 418 hộ thuộc 9 phường/xã dự án có đất ở và 484 hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi dự án. Mức độ ảnh hưởng đối với đất ở và đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-4: Tổng hợp ảnh hưởng đất ở và đất nông nghiệp

TT Tên công trình

Số hộ bị ảnh hưởng đối với đất ở

Diện tích đất ở BAH (m2)

Số hộ bị ảnh hưởng bởi đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp BAH (m2)

Một phần

Toàn bộ

Tổng <20% >20% Tổng cộng

1 Các công trình thuộc Hợp phần 1

248 131 379 37,334.2 302 59 361 124,683.6

2 Công trình thuộc Hợp phần 2

2 6 8 668.2 8 - 8 988.7

3 Công trình thuộc Hợp phần 3

25 6 31 20,267 27 88 115 55,149.9

Tổng cộng 275 143 418 58,269.4 337 147 484 180,822.2

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch tái định cư các công trình điều chỉnh bổ sung tháng 9/2015

Kết quả bảng trên cho thấy, tổng số có 418 hộ dân bị ảnh hưởng đất ở, với tổng diện tích ảnh hưởng là 58,269 m2, trong đó có 275 hộ ảnh hưởng một phần và có 143 hộ dân khác phải di dời do việc thi công các công trình: a) các hạng mục bổ sung Hợp phần 1: Cải thiện hệ thống cấp và thoát nước và b) Hợp phần 2: Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống xe buýt nhanh và c) hợp phần 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư Hòa Khương (huyện Hòa Vang)

Dự kiến diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 180,822.2 m2; với 484 hộ dân bị ảnh hưởng trong số đó có 147 hộ bị ảnh hưởng từ 20% diện tích đất nông nghiệp trở lên và không có hộ nào thuộc diện dễ bị tổn thương.

Ảnh hưởng nhà ở

Qua kết quả khảo sát, nhà ở trong khu vực dự án hầu hết là các nhà cấp 4 và một số nhà tạm (bán kiến cố), do khu vực đã được thông báo quy hoạch từ lâu. Mức độ ảnh hưởng về nhà ở cụ thể như sau:

Bảng 4-5: Tổng hợp ảnh hưởng nhà ở

TT Tên công trình Số hộ ảnh hưởng (hộ) Diện tích

ảnh hưởng (m2) Một phần Toàn bộ Tổng

1 Các công trình thuộc Hợp phần 1 54 127 181 5,945

2 Các công trình thuộc Hợp phần 2 2 6 8 474

3 Các công trình thuộc Hợp phần 3 11 6 17 1,145

TỔNG CỘNG 67 139 206 7,564

Page 113: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 111

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch tái định cư của dự án

Ảnh hưởng công trình, vật kiến trúc và cây cối hoa màu

Bảng dưới đây thể hiện các ảnh hưởng đối với công trình, vật kiến trúc và cây cối, hoa màu do tác động của dự án, cụ thể như sau:

Bảng 4-6: Tổng hợp ảnh hưởng công trình/vật kiến trúc, cây cối, hoa màu

TT

Công trình

Khối lượng vật kiến trúc bị ảnh hưởng Ảnh hưởng về cây cối, hoa màu

Nhà VS

(m2)

Tường (m2)

Sân (m2)

Bể nước (m3)

Trụ Cổng (m3)

Mộ (cái)

Cây ăn quả

(cây)

Cây bóng mát

(cây)

Cây cảnh (cây)

Hoa màu (m2)

1 Các công trình thuộc Hợp phần 1

1.121 3.957 11.565 32 132 10 81 105 16 197.808,9

2 Công trình thuộc Hợp phần 2

143 221 - 6 - 4 27 8 39.085,7

3 Công trình thuộc Hợp phần 3

15 189 436 8 8 4 25 60 6 63.890

TỔNG CỘNG

1.136 4.289 12.221 40 146 14 130 192 30 300.784,6

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch tái định cư của dự án

Trong Dự án không nhiều trường hợp ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và đất nông nghiệp do phạm vi dự án chủ yếu nằm trên địa bàn đô thị hoặc nằm dọc theo hai bên của các tuyến đường. Qua khảo sát nhận thấy có một số cây cối bị ảnh hưởng là cây ăn quả và cây lấy gỗ, tuy nhiên khối lượng ảnh hưởng này không đáng kể.

Ảnh hưởng đến các Mồ mả và các công trình văn hóa khác

Về khu vực dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư Hòa Khương, theo khảo sát có 01 nhà thờ tộc bị ảnh hưởng bởi dự án, nhà thờ này không phải di dời mà chỉ ảnh hưởng đến phần tường rào và sân. Ngoài ra, sẽ có 04 ngôi mộ nằm rải rác trong khu vực bị ảnh hưởng phải di dời.

Theo kết quả làm việc với các hộ dân và chính quyền địa phương của các phường/xã, họ đều thống nhất quan điểm sẽ hỗ trợ việc di dời các ngôi mộ và tháo dỡ phần tường rào của nhà thờ tộc họ. Qua tham vấn tại địa phương, người dân và chính quyền địa phương cho thấy họ ủng hộ dự án và sẵn sàng di chuyển mộ tới nghĩa trang của thành phố cùng với những hỗ trợ phù hợp.

4.2.2. Tác động do rà phá bom mìn

Bom mìn và vật nổ còn sót lại sau chiến tranh sẽ cần phải được rà phá cẩn thận để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng và đảm bảo an toàn cho các hạng mục công trình.

Trong 30 công trình điều chỉnh và bổ sung, có 24/30 công trình cơ bản được thi công trên nền đường có sẵn: cải tạo hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hồ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư..., do đó không phải rà phá bom mìn, vật liệu nổ.

Như vậy, có 7/30 công trình đề xuất cần lưu tâm đến vấn đề ra phá bom mìn, vật liệu nổ gồm các công trình:

Page 114: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 112

- Xây dựng trạm bơm chống ngập úng cuối đường Ông Ích Khiêm

- Điều chỉnh công suất trạm xử lý nước thải Liên Chiểu

- Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại khu vực sân bay (giáp ngã 4 đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Linh)

- Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm

- Hầm chui đường Trần Phú (Nút giao thông Trần Phú, Lê Duẩn và cầu Sông Hàn)

- Hầm chui Điện Biên Phủ (Nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Lê Độ)

- Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

Công tác này sẽ được thực hiện bởi các đơn vị chuyên ngành rà phá bom mìn của quân đội. Trong quá trình rà và phá bom mìn thường sẽ gây nguy hiểm cho con người và gia súc nếu tiếp cận khu vực thực hiện. Do đó, chủ dự án và đơn vị chuyên trách rà phá bom mìn sẽ phải sử dụng hàng rào bảo vệ và biển cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra đối với người dân và gia súc.

4.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công

4.3.1. Các tác động chung của dự án

Trong quá trình xây dựng các tác động chủ yếu phát sinh là bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải sinh hoạt của các hộ dân. Do quy mô thi công nhỏ, những tác động này chỉ ở mức độ thấp và có thể giảm thiểu nhờ biện pháp quản lý.

4.3.1.1. Mức độ phát tán bụi từ hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng

Mức độ phát tán bụi trong quá trình san lấp nền phụ thuộc vào khối lượng đào, xúc đất và đắp đất san nền. Lượng bụi khuếch tán được tính toán dựa vào hệ số ô nhiễm và khối lượng đất đào, đắp. Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau:

1,4

1,3

2,20,0016

2

u

E kM

= ∗ ∗

(1)

Trong đó:

- E - Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).

- k - Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình 0,35.

- u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án (2,3 m/s).

- M - Độ ẩm trung bình của vật liệu (20%).

Từ điều kiện cấu trúc hạt trung bình, tốc độ gió trung bình, độ ẩm của vật liệu đào đắp nền… đã xác định được hệ số ô nhiễm E = 0,01189 (kg/tấn).

Bảng 4-7: Thải lượng bụi phát sinh do hoạt động đào đắp

TT Tên hạng mục công trinh Tổng khối lượng đào đắp (m3)

Tổng khối lượng đào đắp

(tấn)

Qbụi (kg/ngày)

Page 115: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 113

TT Tên hạng mục công trinh Tổng khối lượng đào đắp (m3)

Tổng khối lượng đào đắp

(tấn)

Qbụi (kg/ngày)

1 Nhóm công trình cải thiện hệ thống thoát nước mưa, hợp phần 1

43,016 55,921 664.95

2 Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1

102,869 133,730 1,590.17

3 Nhóm công trình cải thiện hệ thống thoát nước thải, hợp phần 1

19,890 25,857 307.46

4 Nhóm công trình xử lý nước thải, hợp phần 1

21,750 28,275 336.22

5 Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2

21,099 27,429 326.15

6 Nhóm công trình thuộc hợp phần 3

415,081 539,605 6,416.39

(Ghi chú: Khối lượng riêng của đất là 1,3 tấn/m3, khối lượng đào đắp xem bảng 1-8, mục 1.5.1 của báo cáo)

Bảng 4-8: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp san nền

TT Loại khí thải Đơn vị Lưu lượng phát thải (mg/s)

1 2 3 4 5 6

1 Tổng tải lượng bụi kg 664.95 1,590.17 307.46 336.22 326.15 6,416.39

2 Diện tích bề mặt m2 59,863 20,964 142,400 60,000 43,038 107,067

3 Thể tích tác động trên mặt bằng dự án

m2 598,625 209,640 1,424,000 600,000 430,380 1,070,670

4 Tải lượng kg/ngày 7.39 17.67 3.42 1.87 1.81 35.65

5 Hệ số phát thải bụi bề mặt

kg/m2/ngày

0.123 0.843 0.024 0.031 0.042 0.333

6 Nồng độ trung bình (1h)

mg/m3 0.51 3.51 0.10 0.13 0.18 1.39

7 QCVN 05:2013/BTNMT

mg/m3 0.3

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Page 116: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 114

Kết quả tính toán nồng độ bụi chỉ ra rằng, tổng nồng độ bụi trung bình 1h tại các vị trí đào đắp nền cho các công trình bổ sung đã vượt quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT (giới hạn: 0,3mg/m3) tại các nhóm công trình 1, 2 và 6.

- Nồng độ bụi vượt giới hạn của QCVN cao nhất tại nhóm công trình 2 thuộc hợp phần 1 (Xử lý úng ngập tại các khu dân cư), vượt giới hạn > 10 lần. Điều này tập trung chủ yếu ở khu vực công trình xây dựng trạm bơm chống ngập úng cuối đường Ông Ích Khiêm do tại vị trí xây dựng công trình này có diện tích xây dựng nhỏ, lượng đất đào đắp lớn.

- Ngoài ra nồng độ bụi vượt giới hạn cho phép tại nhóm công trình 6 thuộc hợp phần 3, vượt giới hạn > 4 lần. Điều này tập chung chủ yếu thuộc khu vực công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Hòa Khương do khối lượng đào đắp, san nền tại khu vực khá lớn.

- Tại các nhóm công trình khác tổng nồng độ bụi cơ bản thấp hơn giới hạn cho phép của QCVn 05:2013/BTNMT.

Về mặt thực tế, lượng bụi phát tán không lớn so với tính toán do vị trí các công trình nằm rải rác trên địa bàn toàn thành phố. Đồng thời, thời gian thi công của từng hạng mục khác nhau. Hơn nữa, nồng độ phát tán của bụi giảm rất nhanh so với khoảng cách đến nguồn và các biện pháp giảm thiểu sẽ được đề cập tại chương 4 sẽ giảm tối đa tác động của bụi tới môi trường không khí xung quanh cũng như người dân địa phương gần khu vực dự án.

Nhìn chung, nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp nền có thể gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. Tuy nhiên, các hạng mục công trình thường thi công vào những thời đoạn khác nhau và thường không phải tập trung ở một nơi mà thường phân tán trên mặt bằng dự án, do đó nồng độ thực tế sẽ thấp hơn. Nồng độ bụi cao tập trung chủ yếu ở khu vực công trường, đối tượng trực tiếp ảnh hưởng là công nhân tại công trường và dân cư sống gần vị trí thi công san nền và việc phát sinh bụi này chỉ diễn ra trong thời gian thi công và sẽ kết thúc khi quá trình thi công hoàn tất.

Ô nhiễm không khí do bụi sẽ giảm khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa bụi như phun nước làm ẩm đường nên mức độ ô nhiễm bụi do các hoạt động vận chuyển bằng đường bộ được đánh giá ở mức độ trung bình. Ngoài ra, trong quá trình thi công Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu bụi phát sinh.

4.3.1.2. Ô nhiễm do phát sinh bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đào đắp đất

Theo khối lượng đào đắp của các hợp phần, lượng dư thừa đất đào sẽ được vận chuyển đi nơi khác hoặc tới các bãi thải; lượng đất đắp thiếu hụt sẽ được vận chuyển từ các bãi khai thác nguyên vật liệu tới.

Page 117: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 115

Bảng 4-9: Tổng khối lượng đất đào đắp cần vận chuyển

TT Tên hạng mục công trinh Tổng khối lượng vận chuyển (m3)

Tổng khối lượng vận chuyển (tấn)

1 Nhóm công tình cải thiện hệ thống thoát nước mưa

9,856 12,813

2 Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư

70,906 92,178

3 Nhóm công trình cải thiện hệ thống thoát nước thải

2,090 2,717

4 Nhóm công trình xử lý nước thải 21,750 28,275

5 Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2 15,379 19,993

6 Nhóm công trình thuộc hợp phần 3 399,832 519,781

(Ghi chú: Khối lượng riêng của đất là 1.3 tấn/m3)

Các mỏ đất cách khu vực dự án 8-10 km, đường vận chuyển là đường nhựa. Với thời gian làm việc trung bình 1 xe là 8h/ngày, quãng đường di chuyển trung bình 32km/ngày (2 chuyến/ngày x 2lượt x 8km/lượt)). Do vậy, số lượt xe cần vận chuyển đất đắp được chỉ ra tại bảng dưới đây (tải trọng trung bình của xe là 8 tấn/xe).

Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. Vậy tổng số lượt xe thực cần sử dụng để vận chuyển đất san nền được chỉ ra tại bảng dưới.

Bảng 4-10: Số lượt xe vận chuyển đất đào đắp

TT Tên hạng mục công trình Số lượt xe vận chuyển

Số lượt xe thực cần sử dụng để vận chuyển

1 Nhóm công tình cải tạo các tuyến thoát nước mưa – HP1

1,602 2,402

2 Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư – HP1

11,522 17,283

3 Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải – HP1

340 509

4 Nhóm công trình các trạm XLNT – HP1 3,534 5,302

5 Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2 2,499 3,749

6 Nhóm công trình thuộc hợp phần 3 64,973 97,459

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Trong quá trình thi công xây dựng cần sử dụng nhiều phương tiện, thiết bị tham gia vào quá trình vận chuyển vật liệu và xây dựng... Do nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là dầu diesel nên hoạt động của các phương tiện, thiết bị này sẽ phát sinh vào môi trường một lượng chất

Page 118: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 116

thải gồm: hydrocacbon, COx, NOx, SO2, bụi từ các phương tiện vận chuyển. Tải lượng phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại động cơ, dung tích động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, sự hoạt động của không khí, quãng đường di chuyển…. Mức độ phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ … Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) thì tải lượng các chất thải từ các loại xe chạy dầu như sau:

Bảng 4-11: Thành phần khí thải xe cơ giới

Thành phần khí phát thải Dạng nhiên liệu

Xăng (g/kg) Dầu Diezen (g/kg)

Oxit cacbon (COx) 465.59 20.81

Hydrocacbon (CxHy) 2328 4.16

NOx 15.83 18.01

SO2 1.87 7.8

Bụi 1.00 5.00

(Nguồn: Assessment of sources of air, water, and land pollution, WHO, 1993)

Giả thiết toàn bộ phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu là dầu Diezel với mức tiêu hao là 14kg/100km. Tổng tải lượng các chất khí thải và bụi do vận chuyển nguyên vật liệu được tính theo công thức sau:

G = L x D x k x f

Trong đó:

- G: Tổng tải lượng phát thải (g)

- L: chiều dài quãng đường vận chuyển của 1 xe (km)

- D: số chuyến vận chuyển (lượt xe)

- k: định mức tiêu hao nhiên liệu trong 100km (kg/100km)

- f: hệ số phát thải của nhiên liệu (g/kg)

Từ công thức trên ta có thể ước tính được tải lượng của các chất ô nhiễm vào môi trường không khí của phương tiện sử dụng dầu như sau:

Bảng 4-12: Lượng khí thải do các phương tiện giao thông chạy dầu

Loại khí thải Lưu lượng phát thải (g)

1 2 3 4 5 6

Oxit cacbon (COx) 1,555 11,479 330 3,433 2,427 62,808

Hydrocacbon (CxHy) 311 2,295 66 686 485 12,556

NOx 1,346 9,934 285 2,971 2,101 54,357

SO2 583 4,302 124 1,287 910 23,542

Bụi 374 2,758 79 825 583 15,091

Page 119: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 117

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Bảng 4-13: Tải lượng khí thải do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu

Loại khí thải Tải lượng phát thải (mg/s)

1 2 3 4 5 6

Oxit cacbon (COx) 53.99 398.58 11.46 119.20 84.27 2180.83

Hydrocacbon (CxHy) 10.80 79.69 2.29 23.82 16.84 435.97

NOx 46.74 344.93 9.90 103.16 72.95 1887.40

SO2 20.24 149.38 4.31 44.69 31.60 817.43

Bụi 12.99 95.76 2.74 28.65 20.24 523.99

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Kết quả tính thải lượng ô nhiễm bụi và các khí thải cực đại dự báo cho mỗi loại xe ghi trong bảng trên. Với thời gian làm việc trung bình 1 xe là 8h/ngày, quãng đường di chuyển trung bình 32km/ngày (2 chuyến/ngày x 2 lượt x 8km/lượt). Đối với dự án này, số lượng chính xác các loại xe máy phục vụ thi công và thời gian thi công của từng công trình sẽ được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công. Các kết quả tính toán cho thấy:

- Lượng bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu tập trung ở các nhóm công trình thuộc hợp phần 3 (đặc biệt tại công trình Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Hoà Khương, huyện Hoà Vang) do khối lượng đào đắp, vận chuyển tại công trình/hợp phần tương đối lớn.

- Lượng bụi và khí thải phát sinh tại hợp phần 1 và 2 không quá lớn, mang tính cục bộ tại từng vị trí công trình. Hơn nữa, các công trình phân tán trên phạm vi rộng nên tác động do bụi và khí thải được đánh giá ở mức thấp.

Lượng bụi và khí thải sẽ được giảm thiểu tối đa khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong chương 4 (áp dụng cả các biện pháp giảm thiểu chung và các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí công trình).

Bụi, tiếng ồn do phương tiện xe cộ gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống dọc các tuyến đường vận chuyển. Gia tăng mật độ xe cộ đi lại trên đường, có thể gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc và chất lượng đường sá. Bụi cùng với các khí NO2, SO2, CO, THC và VOC từ các phương tiện giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí xung quanh. Gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, từ đó tác động lên các yếu tố môi trường, con người và sinh vật.

Tuy nhiên, trong thực tế những phương tiện vận tải di chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau theo vị trí các hạng mục thi công và ở những thời điểm khác nhau, mà không phải tập trung trong một khu vực nhất định. Quá trình phát tán khói thải đều xảy ra trên quãng đường di chuyển, và khu vực dự án có tốc độ gió trung bình 2,3 m/s nên khói thải sẽ dễ dàng phát tán đi xa và không gây ra các tác động nghiêm trọng. Chủ dự án sẽ đề nghị nhà thầu thi

Page 120: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 118

công áp dụng các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm do khói thải từ các phương tiện, cụ thể được trình bày trong Chương 4.

Đối với các phương tiện thi công đào, đắp, san ủi (máy ủi, đào, xúc...), do số lượng thiết bị không nhiều và không tập trung trong một khu vực nhất định, do đó có thể đánh giá lượng chất thải khí thải ra do đốt nhiên liệu dầu từ các phương tiện đào đắp là nhỏ.

Các nguồn gây ô nhiễm nêu trên mang tính tạm thời, không liên tục, phân tán và tùy thuộc vào cường độ và thời gian thi công, khối lượng xe cơ giới, lưu lượng người. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến môi trường là không lớn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế ô nhiễm.

4.3.1.3. Tiếng ồn

Trong giai đoạn thi công, ngoài các tác động đối với môi trường không khí kể trên, tiếng ồn cũng là yếu tố mang tính chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy móc thi công, xe vận tải nặng, máy phát điện, máy đóng cọc, máy khoan phá bê tông, máy xúc/máy ủi khi thi công các tuyến cống thoát nước/nước thải kích thước lớn, xe cộ qua lại trên công trường (chở vật tư/vật liệu đến, vận chuyển đất đào/phế thải xây dựng đi), hoạt động khoan đóng cọc khi xây dựng phần nền móng.

Tiếng ồn tại mỗi nhóm công trình thuộc các hợp phần có những tác động khác nhau phụ thuộc vào hạng mục thi công, vị trí thi công và tiến độ thi công, cụ thể:

- Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa (12 công trình) - hợp phần 1: Tiếng ồn phát sinh từ việc thi công các công trình này được đánh giá ở mức trung bình tới người dân do hệ thống tuyến cống nằm trong các khu dân cư và hệ thống thoát nước thuộc vỉa hè các tuyến đường. Khoảng cách từ các công trình tới các hộ dân dao động từ 5 đến 10m (đặc biệt có những nơi chỉ có khoảng 2-3m). Tuy nhiên, các hạng mục thi công khá đơn giản, các thiết bị thi công phát sinh ồn không quá lớn.

- Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư (03 công trình) - hợp phần 1: Tác động của tiếng ồn đối với dân cư tại các công trình này tương tự như nhóm công trình cải thiện hệ thống thoát nước mưa. Tuy nhiên, tại trạm bơm Ông Ích Khiêm, tác động do tiếng ồn được đánh giá ở mức không đáng kể do khu vực này khá xa dân cư (khoảng 300m).

- Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải (06 công trình) - hợp phần 1: Phần lớn tiếng ồn từ việc thi công nhóm công trình này tác động không lớn tới các hộ dân do vị trí của các công trình này nằm cách xa khu dân cư từ 50m trở lên và các máy móc thi công phát sinh tiếng ồn không lớn (trừ có hạng mục công trình “thí điểm đấu nối thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không”, tiếng ồn tác động trực tiếp tới các hộ dân do thi công công trình nằm trong khu vực dân cư).

- Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải (02 công trình) - hợp phần 1: Tác động tiếng ồn tới cộng đồng dân cư tại 02 công trình này được đánh giá mức độ nhỏ do nằm cách xa khu dân cư.

- Nhóm công trình thuộc hợp phần 2: Tác động do tiếng ồn của nhóm công trình này được đánh giá ở mức cao do các hoạt động thi công phải sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn và cường độ cao. Tuy nhiên tại tất cả các công trình này sẽ được trang bị hàng rào bằng tôn để giảm tiếng ồn tới các khu vực xung quanh.

- Nhóm công trình thuộc hợp phần 3: Tiếng ồn tại nhóm công trình này cũng được đánh giá ở mức trung bình do: (i) Tại khu tái định cư Hoà Khương, các thiết bị xây dựng có mức phát sinh tiếng ồn lớn, tuy nhiên dân cư cách xa khu vực thi công >200m); (ii) Các công trình còn lại mặc dù thi công gần khu vực dân cư, cách

Page 121: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 119

khoảng 5-20m, tuy nhiên các hạng mục thi công khá đơn giản, các thiết bị thi công phát sinh ồn không quá lớn.

Sự vận hành máy móc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không liên tục trong vòng 2 tuần cho mỗi tuyến cống (dài 100m). Tuy nhiên, vấn đề tiếng ồn trong quá trình thi công cần được quan tâm do có những tuyến cống nằm sát khu dân cư. Mặc dù vậy, thực tế tại mỗi tuyến cống, sẽ chỉ có khoảng 1-2 máy móc lớn hoạt động (chủ yếu là máy đào, xúc), các công trình thi công đơn giản và tránh thi công vào ban đêm. Do đó, mức độ ảnh hưởng ồn là nhỏ, ngắn hạn và có thể giảm thiểu trên cơ sở tuân thủ ECOP.

Theo QCVN 26:2010/BTNMT thì mức ồn lớn nhất cho phép là 70dBA trong khu vực sản xuất và mức ồn thấp nhất là 45dBA tại các trung tâm y tế, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 21h đến 6h sáng.

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất, phương tiện giao thông thì việc đào đất xây dựng tầng hầm, vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy ủi, đầm nén, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, máy xúc, xe tải... cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức độ ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong Bảng dưới đây. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

Bảng 4-14: Mức ồn phát sinh từ các máy móc dùng trong thi công

TT Máy móc, thiết bị Mức ồn (dBA) cách nguồn 1.5m

1 Máy ủi 93.0

2 Máy đầm nén (xe lu) 72.0 - 74.0

3 Máy xúc gầu trước 72 - 84

4 Gầu ngược 72 - 93

5 Máy kéo 77 - 96

6 Máy cạp đất, máy san 80 - 93

7 Máy trộn bê tông 75 - 88

8 Bơm bê tông 80 - 83

9 Máy đầm bê tông 85

10 Máy phát điện 72 - 82.5

11 Máy đóng cọc 75 - 106

12 Cần trục di động 76 - 87

13 Cần cẩu 86.5 - 88.5

(Nguồn: Uỷ ban BVMT Hoa Kỳ - Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31/12/1971)

Tuy nhiên, mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể ước đoán theo công thức:

Lp=Lp(X0) + 20log10(X0/X)

Trong đó:

- Lp(X0): mức ồn cách nguồn 1.5m (dBA)

Page 122: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 120

- X0= 1.5m

- Lp(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)

- X: Vị trí cần tính toán (m)

Như vậy mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của thiết bị thi công được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4-15: Mức ồn tối đa theo khoảng cách

TT Máy móc, thiết bị Mức ồn cách nguồn 1.5m

(dBA)

Mức ồn cách nguồn 50m

(dBA)

Mức ồn cách nguồn 100m

(dBA)

Mức ồn cách nguồn 200m

(dBA)

Min Max Min Max Min Max

1 Máy ủi 93.0 62.5 56.5 50.5

2 Máy đầm nén (xe lu) 72.0-74.0 41.5 43.5 35.5 37.5 29.5 31.5

3 Máy xúc gầu trước 72-84 41.5 53.5 35.5 47.5 29.5 41.5

4 Gầu ngược 72-93 41.5 62.5 35.5 56.5 29.5 50.5

5 Máy kéo 77-96 46.5 65.5 40.5 59.5 34.5 53.5

6 Máy cạp đất, máy san 80-93 49.5 62.5 43.5 56.5 37.5 50.5

7 Máy trộn bê tông 75-88 44.5 57.5 38.5 51.5 32.5 45.5

8 Bơm bê tông 80-83 49.5 52.5 43.5 46.5 37.5 40.5

9 Máy đầm bê tông 85 54.5 48.5 42.5

10 Máy phát điện 72-82.5 41.5 52.0 35.5 46.0 29.5 40.0

11 Máy đóng cọc 75-106 44.5 75.5 38.5 69.5 32.5 63.5

12 Cần trục di động 76-87 45.5 56.5 39.5 50.5 33.5 44.5

13 Cần cẩu 86.5-88.5 56.0 58.0 50.0 52.0 44.0 46.0

QCVN 26:2010/BTNMT (6-21h) 45dBA

Mặt khác, trên khu vực công trường có rất nhiều nguồn và hoạt động phát sinh tiếng ồn nên tiếng ồn trong thực tế sẽ lớn hơn do có sự cộng hưởng giữa chúng. Độ ồn cần bổ sung được trình bày trong bảng dưới đây dưới đây.

Bảng 4-16: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí

Sự khác nhau giữa các độ ồn (dB)

Độ ồn cần bổ sung (dB)

Sự khác nhau giữa các độ ồn (dB)

Độ ồn cần bổ sung (dB)

0 3.0 7 0.8

1 2.6 8 0.6

2 2.1 10 0.4

3 1.8 12 0.3

4 1.5 14 0.2

5 1.2 16 0.1

6 1

Page 123: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 121

(Nguồn: Lê Trình - Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng - NXB Khoa học và Kỹ thuật)

Cường độ ồn cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trên công trường, làm cho họ kém tập trung tinh thần dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Cường độ ồn cao sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân (đặc biệt là các hộ dân sinh sống dọc theo các tuyến thoát nước mưa và nước thải được cải tạo, nâng cấp).

Theo kết quả tính toán và đánh giá, mức độ ồn tại các vị trí công trình được đánh giá ở mức trung bình và có thể giảm thiểu được. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn cần được thực hiện tại tất cả các vị trí công trình và cần phải thông báo trước cho cộng đồng địa phương về tiến độ, thời gian thi công của các hạng mục công trình (đặc biệt không được thi công vào thời gian nghỉ ngơi của người dân).

4.3.1.4. Nước thải

Trong giai đoạn thi công, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân; nước thải từ các quá trình xây dựng và nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng dự án.

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực thi công các công trình là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý kịp thời.

Dựa vào khối lượng các chất ô nhiễm thể hiện trong Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện Khoa học và Công nghệ MT - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 4-17: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày

TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

1 BOD5 45 - 54

2 Chất rắn lơ lửng 70 - 145

3 Dầu mỡ động thực vật 10 - 30

4 NO3- (tính theo nitơ) 6 - 12

5 PO43- (tính (theo photpho) 0,8 - 4,0

6 Coliform 106- 109 MPN/100ml

Nguồn: Báo cáo hiện trạng NTĐT- Viện KH&CNMT- ĐHBKHN năm 2006

Tại mỗi khu vực công trường có khoảng từ 20-50 công nhân tham gia thi công (có 30 công trường thi công). Lượng công nhân tập trung nhiều nhất trong giai đoạn đầu của dự án và sẽ giảm dần khi công trình dần đi vào hoàn thiện Với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày (Theo TCXD 33- 2006), lượng nước thải phát sinh bằng 85% lượng nước cấp (85 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi công trường hàng ngày dao động từ 1.7 đến 4.25 m3/ngày. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các khu vực xây dựng dự án được tính dựa vào khối lượng chất ô nhiễm, số lượng công nhân, lưu lượng nước thải, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Page 124: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 122

Bảng 4-18: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

1 2 3 4 5 6

BOD5 15.59 6.44 7.92 4.95 9.90 2.48

TSS 33.86 13.98 17.20 10.75 21.50 5.38

Dầu mỡ động thực vật 6.30 2.60 3.20 2.00 4.00 1.00

NO3- (tính theo nitơ) 2.84 1.17 1.44 0.90 1.80 0.45

PO43- (tính (theo P) 0.76 0.31 0.38 0.24 0.48 0.12

Coliform 100x106 - 60x109 MPN/100ml

Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm)

26.78 11.05 13.60 8.50 17.00 4.25

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước xử lý được tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

- M: Nồng độ chất ô nhiễm cần tính toán

- m: Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) theo bảng 4-18

- V: Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm)

Kết quả tính toán được thể hiện tại bảng Bảng 4-19.

Bảng 4-19: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước khi xử lý

TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải SH trước xử lý (mg/l)

QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B)

1 BOD5 582 50

2 TSS 1265 100

3 Dầu mỡ động thực vật 235 20

4 NO3- (tính theo nitơ) 106 50

5 PO43- (tính (theo P) 28 10

6 Coliform 100x106 - 60x109 MPN/100ml 5.000 MPN/100ml

Page 125: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 123

Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt không được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Đây là loại nước thải thường chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), nitơ và các chất chứa phốt pho cũng như các vi sinh vật cần phải được kiểm soát và xử lý trước khi xả ra môi trường. Trong trường hợp không có biện pháp quản lý thích hợp, các chất này có thể làm giảm chất lượng môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh khu vực dự án, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước dưới đất và nước mặt.

Mặc dù vậy, lượng nước thải phần lớn tập trung vào giai đoạn đầu của việc thi công các hạng mục công trình (thường vào quý 2/2016). Lượng nước thải sẽ phân tán trên phạm vi không gian lớn và kéo dài (khoảng 30 công trường) nên thực tế lượng nước thải phát sinh dao động từ 1.7 đến 4.25 m3/ngày. Lượng nước thải sẽ giảm dần theo thời gian cho đến khi kết thúc công trình. Hơn nữa, lượng nước thải này không hoàn toàn phát sinh trên công trường do sử dụng lực lượng công nhân địa phương nhằm hạn chế tối đa phát sinh lượng nước thải.

Lượng nước thải sinh hoạt này chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể giải pháp được nêu ở Chương 5.

Ô nhiễm do nước thải thi công

Nước thải phát sinh trong quá trình thi công tại dự án do rửa nguyên liệu, thiết bị, máy móc, nước dưỡng hộ bê tông, rửa bánh xe,… Lượng nước thải này dao động từ 0.3 đến 1.5 m3/ngày tuỳ thuộc vào mỗi công trường (30 công trường). Trung bình lượng nước thải thi công khoảng 15 m3/ngày. Đặc tính của loại nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ cao, thành phần nước thải này được thống kê ở bảng sau:

Bảng 4-20: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công

TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải thi công

QCVN 40:2011/BTNMT

1 pH - 6.99 5.5 - 9

2 SS mg/l 663.0 100

3 COD mg/l 640.9 100

4 BOD5 mg/l 429.26 50

5 NH4+ mg/l 9.6 10

6 Tổng N mg/l 49.27 30

7 Tổng P mg/l 4.25 6

8 Fe mg/l 0.72 5

9 Zn mg/l 0.004 3

10 Pb mg/l 0.055 0.5

11 As µ mg/l 0.305 100

12 Dầu mỡ mg/l 0.02 5

13 Coliform MPN/100ml 53 x 104 5,000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - ĐH Xây dựng Hà Nội

Kết quả trong Bảng trên cho thấy, một số chỉ tiêu chất lượng nước thải thi công dự án vượt giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Riêng các chỉ tiêu như chất rắn lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép 6.6 lần; COD gấp 8 lần;

Page 126: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 124

BOD5 gấp 8.6 lần và Coliform gấp 106 lần. Lượng nước này tuy không nhiều nhưng nếu không được thu gom, xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất cũng như sức khỏe của công nhân thực hiện dự án.

Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án.

Tại khu vực xây dựng các công trình, chất lượng nguồn thải nước mưa chảy tràn chỉ phụ thuộc vào bề mặt mặt bằng khu vực thi công do hiện trạng chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án là khá tốt, không thể làm ô nhiễm được nguồn nước mưa của khu vực.

Thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ở giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu gồm các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi, dầu, mỡ. Đặc biệt, trong giai đoạn này bề mặt mặt bằng thi công chưa hoàn thiện, dễ bị rửa trôi và xói bề mặt.

Để hạn chế nước mưa chảy tràn bị ô nhiễm thì các đơn vị thi công cần thu gom triệt để các vật liệu rơi vãi và dầu mỡ thải của xe máy trong quá trình thi công, khi đó nước mưa sẽ không cuốn trôi nhiều chất gây ô nhiễm vào nguồn nước xung quanh, do đó tác động này là không đáng kể.

Ô nhiễm nước hồ Công viên 29/3 và hồ Hòa Phú

Hầu hết các hồ/kênh thuộc dự án đều là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư xung quanh do vậy nước hồ đang bị ô nhiễm. Hoạt động cải tạo hệ thống tiêu thoát nước xung quanh hồ tiềm ẩn nguy cơ gây đục nước, ô nhiễm nước hồ do các vật liệu rơi vãi, từ nước thải và nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng (do không được thu gom triệt để). Nước thải từ hoạt động xây dựng có độ pH và độ đục cao sẽ làm giảm chất lượng nước hồ. Lán trại công nhân cũng sẽ là nguồn phát sinh nước thải, rác thải đe dọa đến chất lượng nước hồ.

4.3.1.5. Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Trong quá trình xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân có thành phần chủ yếu là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa...

Bảng 4-21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Thành phần Tỷ lệ trọng lượng (%)

Tổng lượng phát thải (kg/ngày)

1 2 3 4 5 6

Giấy, bao bì, hộp cơm…

30 47.25 19.50 24.00 15.00 30.00 7.50

Chất thối rữa (động vật, thực vật)

25 39.38 16.25 20.00 12.50 25.00 6.25

Thủy tinh 12 18.90 7.80 9.60 6.00 12.00 3.00

Chất dẻo 10 15.75 6.50 8.00 5.00 10.00 2.50

Kim loại 6 9.45 3.90 4.80 3.00 6.00 1.50

Chất sợi 2 3.15 1.30 1.60 1.00 2.00 0.50

Các chất vô cơ khác 15 23.63 9.75 12.00 7.50 15.00 3.75

Tổng lượng 157.50 65.00 80.00 50.00 100.00 25.00

Nguồn: Tỉ lệ thành phần các chất có trong rác thải sinh hoạt - Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - ĐH Xây dựng HN.,

Page 127: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 125

Ghi chú: (1) - Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa, hợp phần 1; (2) Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư, hợp phần 1; (3) Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải, hợp phần 1; (4) Nhóm công trình các trạm xử lý nước thải, hợp phần 1; (5) Nhóm các công trình thuộc hợp phần 2; (6) Nhóm công trình thuộc hợp phần 3.

Ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 0.5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trung bình mỗi ngày có khoảng 477.5 kg rác thải sinh hoạt (tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong suốt thời gian thi công ước tính khoảng hơn 80 tấn). Lượng rác thải này nếu không được quản lý, thu gom hiệu quả sẽ gây tác động đến nguồn nước mặt, nước dưới đất, gây nên mùi hôi thối khó chịu tại khu vực dự án do quá trình phân hủy và cuốn trôi của nước mưa. Các chất thải vô cơ khó phân hủy như chai lọ, túi nilon và các vật dụng khác có mặt trong nước sẽ làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm khả năng khuếch tán oxy vào nước, qua đó tác động đến các sinh vật thuỷ sinh...

Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công chủ yếu là: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn… Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ quản lý dự án, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng…. Tổng khối lượng rác thải rắn phát sinh từ thi công gồm:

- Khoảng 11,000 m3 bùn từ việc nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải và 02 cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê.

- Khoảng 519,813 m3 đất đá đào đắp từ việc thi công các hạng mục công trình và san lấp mặt bằng.

Ngoài ra, lượng đất phát sinh từ quá trình đào hố móng cũng là lượng chất thải đáng kể. Lượng đất sau khi đào tại các hố móng có thể được sử dụng để đắp nền; lượng đất đào được đổ quanh hố và chờ tái sử dụng để lấp hố móng.

Chất thải rắn nguy hại

Hoạt động bảo dưỡng các phương tiện xe máy thi công nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,... nếu như không được thu gom xử lý sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước dưới đất tại khu vực dự án. Tuy nhiên, chỉ có những hoạt động sửa chữa nhỏ, nhà thầu mới thực hiện trên công trường (như thay dầu, trung bình 01 lần thay dầu nhớt là 16 lít/xe, chu kỳ thay dầu nhớt từ 3-6 tháng tuỳ thuộc vào cường độ hoạt động của máy móc thiết bị). Tất cả những sửa chữa lớn về thiết bị, bảo dưỡng máy móc được nhà thầu thực hiện tại các trung tâm sửa chửa. Chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom và xử lý theo quy chế chất thải nguy hại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khu vực.

Mặt khác, một nguồn chất thải nguy hại khác phát sinh trong quá trình làm đường là nhựa đường bị thải bỏ trong quá trình trải thảm nhựa và 1 lượng nhỏ các que hàn thải phát sinh.

- Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Chúng là một sản phẩm hóa dầu nên có thể gây nguy hiểm hoặc tác động xấu đến môi trường và sức khỏa con người nếu không được tồn trữ và sử dụng đúng qui trình kỹ thuật. Đặc biệt, nhựa đường đặc nếu thường xuyên được tồn trữ ở nhiệt độ cao nên có thể gây các nguy cơ cháy, nổ hoặc bỏng trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum.

- Nhựa đường bị thải bỏ cần thiết phải được thu gom và lưu trữ trong các thùng chuyên dụng đựng chất thải nguy hại, sau đó chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải thuê đơn vị chuyên ngành vận chuyển đi xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, để phòng tránh rủi ro gây ô nhiễm môi trường.

Page 128: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 126

- Que hàn thải phát sinh tại mỗi công trường do các hoạt động định hình các khung thép. Tuy nhiên lượng que hàn phát sinh không liên tục và chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu của việc thi công các công trình. Ước tính lượng que hàn thải phát sinh trung bình trên mỗi công trường là 3-5 kg/tháng. Lượng que hàn này sẽ được các công nhân thu gom về nơi tập kết chất thải nguy hại theo đúng quy định.

4.3.1.6. Các tác động xã hội

Tác động do tập trung đông công nhân xây dựng

Trong thời gian thi công tại dự án, với việc tập trung máy móc thi công và khoảng 955 lao động trên công trường xây dựng tại tất cả các hạng mục công trình sẽ gây ra những xáo trộn nhất định cho khu vực, cụ thể như:

- Gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trong khu vực như thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt.

- Phát sinh những mối quan hệ giữa công nhân tại công trường và người dân địa phương. Khả năng xung đột giữa công nhân và người dân địa phương sẽ cao hơn nếu như các lao động là người từ khu vực khác không hiểu được phong tục tập quán của người dân địa phương.

- Trong thời gian thi công, việc tập trung một số lượng lớn công nhân sẽ làm tăng nguy cơ các tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm…). Tình hình trật tự an ninh sẽ trở nên phức tạp và khó quản lý hơn, gây khó khăn cho lực lượng Công an địa phương.

- Ngoài ra, việc tập trung đông công nhân trong khu vực xây dựng cũng là nguyên nhân để nảy sinh và lây lan các ổ dịch bệnh qua đường nước (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy) hoặc qua vật truyền trung gian (sốt rét, xuất huyết...) cũng như các bệnh xã hội (lậu, giang mai, HIV…), gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương. Tác động này dễ xảy ra nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát.

Tác động tới sự an toàn và sức khỏe của công nhân và người dân địa phương

Lưu lượng gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng và máy móc nặng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe và người tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

Sự phát tán cát bụi và tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người gián tiếp hay trực tiếp thông qua thức ăn. Mầm bệnh do ô nhiễm gây ra có thể phát tán ngay hoặc tích tụ một thời gian mới phát sinh.

Ngoài ra, trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng: Những sự cố cháy chập hệ thống điện tạm thời, nổ các kho chứa nhiên liệu... Quá trình thi công đào đắp nền đường có thể gây sạt lở, sụt lún công trình lân cận, ảnh hưởng đến mực nước ngầm/nước dưới đất.

Bên cạnh đó, Chủ đầu tư cũng như Đơn vị thầu xây dựng sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tại khu vực Dự án và các cơ quan liên quan để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh phù hợp với quy định chung của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Tác động đến sức khỏe của công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng được đơn vị thi công làm các lán trại tạm hoặc thuê nhà ở của người dân làm nơi ngủ, nghỉ, cách xa với khu vực thi công các hạng mục công trình cho nên bụi, khí thải, tiếng ồn, đất đá đào đắp,... không có tác động tới sức khoẻ của công nhân xây dựng trong thời gian nghỉ ngơi.

Page 129: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 127

Thời gian bị tác động chủ yếu là thời gian công nhân làm việc trên công trường. Tuy nhiên, công nhân xây dựng khi làm việc trên công trường đã được bố trí làm việc theo ca, theo từng vị trí công việc; được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp nên mức độ tác động của chất thải như bụi, khí thải, tiếng ồn đến công nhân xây dựng giảm, được khống chế.

Nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý có thể là nguồn gây bênh cho công nhân xây dựng.

Mặt khác, đất, đá đào đắp trong quá trình thi công nếu đổ tại vị trí hợp lý có thể gây tai nạn (vấp ngã,...) cho công nhân xây dựng.

Phân cắt cộng đồng và ảnh hưởng tạm thời đến giao thông đi lại

Trong giai đoạn thi công, các tuyến đường dân sinh hiện trạng có thể bị ách tắc tạm thời. Lúc này, chưa có các công trình đường gom, cống chui được thiết lập. Một số tuyến đường, đoạn tuyến đường hiện trạng sẽ bị tận dụng làm đường công vụ. Sự hoạt động của các xe/máy với tần suất cao trên các tuyến đường này sẽ làm hư hại đường xá. Đất cát rơi vãi từ quá trình vận chuyện đất đào ra công trình sẽ làm đường xá lầy lội, gây bụi vào mùa khô và lầy lội vào mùa mưa. Cường độ ảnh hưởng, mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào năng lực quản lý công trường, mức độ tuân thủ các BPGT của nhà thầu.

- Nhóm công trình cải tạo các tuyến thoát nước mưa (12 công trình) - hợp phần 1: Ảnh hưởng tới việc đi lại tới cộng đồng địa phương ở nhóm công trình này được đánh giá ở mức từ trung bình tới cao, do các công trình phần lớn đều diễn ra tại các khu dân cư. Đối với các công trình cải tạo 6 tuyến cống thoát nước nội thị, tuyến cống Thọ Quang – Biển Đồng, tuyến cống Lê Tấn Trung, tuyến cống Mê Linh và tuyến cống từ hồ Công Viên ra cống Lê Độ mức độ ảnh hưởng là cao do hoạt động xây dựng diễn ra ở khu đông dân cư hoặc phân cắt qua đường. Tuy nhiên, hoạt động giao thông ở đây chủ yếu là các phương tiện xe đạp, xe máy, tần suất giao thông không lớn, không gây ách tắc mà chủ yếu khó khăn trong quá trình di chuyển do diện tích nhỏ, vật liệu xây dựng nhiều. Trong khi đó, công trình cải tạo hồ Công viên 29/3 và công trình đậy kín tuyến cống Yên Thế - Bắc Sơn được đánh giá ở mức trung bình do khu vực này ít hoạt động đi lại của người dân, mặt bằng thi công rộng.

- Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư (03 công trình) - hợp phần 1: Hai công trình xử lý úng ngập tổ 5, 6, 7 Sơn Thuỷ, đường Bà Băng Nhãn, Đăng Thái Thân và công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật tổ 13, 14 Phước Mỹ được đánh giá ở mức cao do đây là các công trình nằm trong khu dân cư. Tuy nhiên công trình Trạm bơm chống ngập Ông Ích Khiêm lại có tác động không đáng kể do nằm gần bờ biển, cách xa khu vực dân cư.

- Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải (06 công trình) - hợp phần 1: Tác động tới giao thông trong nhóm công trình này được đánh giá ở mức độ nhỏ do phần lớn các công trình cách xa khu vực dân cư, mặt bằng thi công rộng (trừ có hạng mục công trình “thí điểm đấu nối thu gom nước thải bằng công nghệ hút chân không”, tác động tới giao thông cao, tương tự nhóm công trình cải thiện hệ thống thoát nước mưa).

- Nhóm công trình trạm xử lý nước thải (02 công trình) - hợp phần 1: Tác động tới giao thông tại 02 công trình này được đánh giá mức độ nhỏ do nằm cách xa khu dân cư.

- Nhóm công trình thuộc hợp phần 2: Tác động tới giao thông của nhóm công trình này được đánh giá ở mức cao do lượt phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công nhiều, hơn nữa khu vực thi công lại diễn ra nhiều hoạt động đi lại của người

Page 130: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 128

dân hoặc là nút giao giao thông. Các nhà thầu cần lưu ý đến tác động giao thông trong hợp phần này và có biện pháp giảm thiểu phù hợp.

- Nhóm công trình thuộc hợp phần 3: Tác động tới giao thông tại nhóm công trình này cũng được đánh giá ở mức trung bình do: (i) Mặc dù khu tái định cư Hoà Khương cách xa khu vực dân cư, tuy nhiên mật độ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu nhiều; (ii) Các công trình còn lại tác động tới giao thông cao do công trình nằm ở khu vực dân cư (do vậy nhà thầu cần lưu ý đến tác động giao thông trong hợp phần này).

4.3.1.7. Các rủi ro, sự cố chung

� Công tác đào đất

Hầu hết các công trình xây dựng đều có liên quan đến một số hình thức đào nền móng, cống và các công trình ngầm. Công tác thi công đất hoặc công việc đào rãnh có thể rất nguy hiểm và ngay cả một số công nhân có kinh nghiệm nhất cũng gặp sự cố lún sụt bất ngờ đối với thành rãnh đào không được gia cố. Nếu bị chôn vùi dưới một mét khối đất tương đương với trọng lượng của một tấn sỏi, người công nhân sẽ không thể thở do áp lực trên ngực và các chấn thương vật lý bên ngoài sẽ nhanh chóng làm cơ thể bị ngạt thở và chết.

Công tác đất cũng liên quan đến việc thải bỏ một số khối lượng đất và đá. Sự có mặt của nước luôn cần được quan tâm ngay cả khi nó tồn tại ở độ ẩm trong đất, một trận mưa lớn xúc tác thêm vào sẽ gây nguy cơ trượt lở đất. Do đó, khả năng ủng ngập và các rủi ro khác luôn cần được chú ý. Vết nứt được gây ra bởi áp lực đất giải phóng cần được khắc phục hoặc không để bị khô trong thời tiết nóng. Đất có thể thay đổi theo trạng thái tự nhiên của chúng (ví dụ như cát mịn có thể chảy một cách dễ dàng hoặc đất sét cứng có tính gắn kết hơn). Tuy nhiên, không một loại đất nào có thể tự ổn định nếu chỉ dựa vào trọng lượng riêng bản thân mà luôn cần phải được thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lún sụt của các thành hố đào nếu chiều sâu hố đào lớn hơn 1.2m.

� Chôn lấp hoặc các công trình ngầm

Trước khi công nhân làm bất kỳ việc đào bới, bằng tay hoặc với một máy xúc, hãy luôn lưu ý có thể có các công trình ngầm bên dưới bề mặt. Trong các khu vực thi công, hãy luôn luôn giả định có tồn tại các công trình ngầm dưới lòng đất như cáp điện, đường ống cấp nước, cống thoát nước. Các loại hình dịch vụ này có cách thức thi công tương tự nhau, nên khả năng tìm thấy công nhân bị chôn vùi luôn là giả định tồi tệ nhất. Sự cố bị điện giật do cáp điện ngầm có thể gây tử vong hoặc một số tai nạn do sốc điện hoặc bị cháy. Đường ống nước sạch và đường ống thoát nước nếu bị vỡ có thể gây ra ngập úng cục bộ khu vực đào đắp hoặc gây ra lún sụt hố đào.

� Làm việc trên mặt nước

Rơi vào trong nước và bị chết đuối hoặc bị dòng nước cuốn đi là một mối nguy hiểm luôn hiện diện khi làm việc trên hoặc liền kề với nước. Thậm chí nếu công nhân là một người biết bơi giỏi, các cảnh báo dưới đây cần phải luôn luôn được tuân thủ:

- Không làm việc trên mặt nước một mình.

- Kiểm tra lần lượt các quy tắc làm việc để đảm bảo không có quy tắc nào bị thiếu sót.

� Dụng cụ thủ công

Có rất nhiều loại khác nhau của công cụ thủ công cho các loại công việc khác nhau, chẳng hạn như xẻng, rìu, xà beng, đục, tua vít, búa và cà lê. Trong nhiều trường hợp, những công cụ này được mua từ một nhà cung cấp bên ngoài mà được lưu ý đến vấn đề thiết kế hoặc chất lượng

Page 131: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 129

Một công cụ thủ công chất lượng tốt cần được thiết kế phù hợp với đôi tay và chức năng sẵn có. Nó sẽ tăng cơ hội kiếm tiền và làm giảm khả năng tai nạn. Với một thiết kế công cụ thủ công chắc chắn, công việc sẽ được cải thiện và những áp lực sẽ được giải tỏa dẫn đến kết quả của việc tăng hiệu quả làm việc. Các tai nạn do công cụ thủ công thường phát sinh do sự bất cẩn của người sử dụng, không hiểu rõ dụng dụ nào thích hợp để thao tác hoặc lơ là các cảnh báo an toàn hoặc bảo dưỡng công cụ chưa đúng cách. Do vậy, người sử dụng cần được hướng dẫn và cần biết cách bảo dưỡng dụng cụ đúng đắn.

� Làm việc dưới thời tiết nóng nắng

Công nhân thi công trên công trường thường xuyên phải làm việc dưới tất cả các điều kiện khí hậu khác nhau. Ở các nước nhiệt đới, dưới ánh nắng mặt trời với nhiệt độ và độ ẩm cao cùng với khối lượng công việc nặng nhọc có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng vàsay nắng, một số trường hợp phải đi cấp cứu hoặc gây bệnh. Ảnh hưởng của nhiệt kết hợp với khối lượng công việc vật lý có xu hướng tích lũy. Do đó, việc cần thiết có một chế độ phúc lợi tốt cho sức khỏe ở vùng khí hậu nóng và sự sắp xếp phù hợp với thời gian làm là một việc làm quan trọng.

� Hóa chất và mức độ ảnh hưởng

Nhiều hóa chất độc hại có khả năng gây cháy, nổ, độc hại, với và tiềm năng có thể gây gây ngộ độc. Các chất độc hại gây ra cả hai hiệu ứng cấp tính, như buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu sản sinh ra do tiếp xúc với dung môi trong một thời gian ngắn và các hiệu ứng mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài như trong các bệnh phổi như asbestosis và bụi phổi silic. Bệnh viêm da tiếp xúc có thể là kết quả của sự tiếp xúc giữa da và một số hóa chất. Ngoài ra, Axit và chất kiềm ăn mòn và có thể làm hỏng cả da và mắt.

� Tai nạn giao thông

Nguyên nhân cơ bản của hầu hết các vụ tai nạn giao thông trên công trường là sự thất bại trong việc thực hiện kế hoạch hệ thống công việc an toàn và cách thức đào tạo công nhân. Tuy nhiên, các nguyên nhân trực tiếp phổ biến là sự kết hợp của một trong các yếu tố sau:

- Kỹ thuật lái xe hạn chế;

- Bất cẩn hoặc lơ là những nguồn nguy hại đặc biệt, ví dụ như làm việc gần đường dây điện hoặc bãi đất đào/ đắp;

- Vận chuyển hành khách mà không có đăng ký;

- Bảo dưỡng phương tiện chưa đầy đủ;

- Qúa tải hoặc chịu tải kém;

- Tắc nghẽn công trường;

- Mặt bằng giao thông kém;

- Thiếu các tuyến đường thích hợp (đường tránh) hoặc mặt đường gồ ghề.

� Hóa chất độc hại

Xi măng: Hỗn hợp xi măng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về da. Cả hai chất gây kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng có thể đều bắt nguồn từ xi măng ướt. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với xi măng ướt (ví dụ, nếu bạn quỳ hoặc đứng trong nó) có thể gây bỏng xi măng hoặc loét da.

Chì: Chì vô cơ được sử dụng trong nhiều sản phẩm xây dựng, ví dụ như cáp điện, đường ống, máng nước và các mái cũ vỏ mỏng. Chì hữu cơ có trong nhiên liệu động cơ và các bể tích trữ với dư lượng ô nhiễm rất lớn.

Nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu hít phải bụi hoặc khói tạo ra bằng cách đốt hoặc cắt các vật liệu có chứa chì, bao gồm cả các bề mặt sơn, hàn, mài hoặc cắt, phun sơn các loại sơn có pha chì. Chì có thể được hấp thụ khi nuốt phải, thường là khi thực phẩm bị ô

Page 132: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 130

nhiễm và cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị rửa. Hợp chất chì hữu cơ có thể hấp thụ dễ dàng qua da. Hấp thụ chì quá mức gây ra táo bón, đau bụng, thiếu máu, cơ yếu và tổn thương thận. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến não, gây suy giảm trí tuệ, gây hành vi kỳ lạ, ngất xỉu và hôn mê.

� Quy trình xử lý các phát hiện trong quá trình đào

Trong quá trình thi công, việc phát hiện các hiện vật có giá trị văn hóa hoặc nguy hiểm cần có những hành động kịp thời, những hành động này được nêu cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4-22: Quy trình phát hiện hiện vật

TT Tình huống Hành động Trách nhiệm thực hiện

1

Tìm thấy hiện vật văn hóa/ nghi khảo cổ trong khi đào đất

Nhà thầu bảo vệ hiện trạng nơi thi công và báo cáo với Giám sát thi công/BQLDA, bảo tàng địa phương và Sở Văn hóa thông tin tại địa phương

Nộp hiện vật cho bảo tàng/cơ quan quản lý văn hóa

Xem xét để quyết định xem việc đào đất có được tiếp tục tiến hành hay dừng lại để khảo sát thêm

Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tại địa phương sẽ có trách nhiệm quản lý hiện vật theo Luật Di sản văn hóa

Nhà thầu, Tư vấn Giám sát phối hợp thực hiện

Nhà thầu

Sở Văn hóa Thông tin

2 Tìm thấy mộ trong khi đào đất

Bảo vệ hiện trạng và thông báo cho chính quyền địa phương

Xác định cách giải quyết và nhiệm vụ của các cá nhân liên quan, thời gian thực hiện và địa điểm di dời nếu có

Thực hiện các biện pháp được đề xuất

Nhà thầu, các đơn vị hữu quan

3 Tìm thấy vật liệu nổ

Bảo vệ hiện trường

Thông báo cho chính quyền địa phương

Liên hệ với đơn vị quân đội ở địa phương để yêu cầu hỗ trợ

Nhà thầu phối hợp với Chính quyền địa phương

4.3.2. Các tác động đặc thù của dự án trong giai đoạn thi công

4.3.2.1. Các tác động đặc thù của Hợp phần I

Đối với hợp phần I, các tác động đặc thù của dự án đước trình bày ở các bảng sau đây:

Bảng 4-23: Tác động đặc thù của các công trình thuộc Hợp phần 1

TT Các công trình Các tác động đặc thù

Tiểu hợp phần I.1: Cải tạo các tuyến thoát nước mưa

I.1.1 đến I.1.6

Cải tạo hệ thống thoát nước, vỉa hè 6 tuyến đường: Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi

- Tác động rõ rệt nhất trong quá trình thi công trên các tuyến đường này là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của các hộ dân mặt đường do tập trung công nhân, thiết bị máy móc thi công và đào xới các vỉa hè để thi công:

Page 133: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 131

TT Các công trình Các tác động đặc thù

- Việc tập kết nguyên vật liệu, đổ chất thải rắn xây dựng tạm thời tại vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan và giao thông đi lại của người dân. Mặt khác mùi hôi của các tuyến cống khi thi công cũng ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.

- Tuy nhiên các tác động này là tạm thời và chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn khi Nhà thầu có biện pháp thi công cuốn chiếu và bố trí lịch thi công hợp lý.

I.1.7 Cải tạo tuyến cống Mê Linh

- Tuyến cống Mê Linh nằm trong các kiệt, hẻm trong khu dân cư, do đó trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Mùi hôi khi lật các nắp cống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh vị trí thi công.

- Do địa hình thi công chật hẹp nên gây khó khăn trong quá trình thi công.

I.1.8 Xây dựng tuyến cống từ hồ công viên 29/3 ra cống Lê Độ

Page 134: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 132

TT Các công trình Các tác động đặc thù

Tuyến cống nối từ hồ công viên 29/3 ra vỉa hè trên đường Nguyễn Tri Phương, đến ngã tư Điện Biên Phủ Nguyễn Tri Phương thì băng cắt qua đường rồi nối thẳng vào tuyến cống trên đường Lê Độ. Trong quá trình thi công có thể gây:

- Nứt hỏng các công trình ngầm: đường ống cấp nước, cáp điện, cáp thông tin… giao cắt tuyến ống hoặc gần kề tuyến ống;

- Nứt hỏng nền đường do sụt lún; nứt hỏng nhà dân gần kề các hố đào sâu, nền đất yếu.

- Gây ách tắc giao thông tại vòng xuyến trong giờ cao điểm.

I.1.9 Cải tạo hồ công viên 29/3

Việc cải tạo hồ công viên 29/3 sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động vui chơi, giải trí, tập thể dục của người dân tại công viên do ô nhiễm bụi và tiếng ồn phát sinh do quá trình thi công.

I.1.10 Cải tạo tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại)

Đoạn còn lại được đầu tư từ hẻm trên đường Nguyễn Phan Vinh trở về phía Bắc (tuyến màu vàng). Tuyến cống đi qua khu dân cư đông đúc do đó trong quá trình thi công ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của người dân.

Ngoài ra mùi hôi từ các cống rãnh hiện trạng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và người dân địa phương.

Tuyến cống sau khi đi vào sử dụng sẽ thu gom nước mưa đưa ra cửa xả nằm trên đường Hoàng Sa (thoát nước mưa theo đường màu đỏ, đổ ra cửa xả gần biển Đông).

Trong quá trình thi công có nạo vét bùn cống rãnh, khoảng

Page 135: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 133

TT Các công trình Các tác động đặc thù

91,6 m3. Lượng bùn này không đáng kể do đó tác động tới môi trường không lớn.

I.1.11 Xây dựng tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ quang Biển Đông

- Tuyến cống nằm trong các kiệt, hẻm trong khu dân cư, do đó trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

- Do địa hình thi công chật hẹp nên gây khó khăn trong quá trình thi công.

I.1.12 Đậy kín tuyến kênh Yên Thế đoạn từ đường Tôn Đức Thắng ra hồ Hòa Phú

Trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng tạm thời đến dòng chảy của kênh.

Tiểu hợp phần I.2: Xử lý ngập úng tại các khu dân cư

I.2.1 Xử lý ngập úng tổ 5,6,7 Sơn Thủy – đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

- Hiện trạng đường Bà Bang Nhãn và đường Đặng Thái Thân là đường thấm nhập nhựa, còn lại là các đường BTXM kiệt hẻm. Các tuyến đường không có vỉa hè, không có hệ thống thoát nước. cây xanh,... Nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên về điểm võng cục bộ ở gần đường Lê Văn Hiến. Do cốt nền của khu vực thấp, độ dốc lớn từ phía sông Cồ Cỏ hướng về đường Lê Văn Hiến nên vào mùa mưa bão (tháng 10 – tháng 12) toàn bộ khu vực tổ 5,6,7 Sơn Thủy và 2 tuyến đường đều bị ngập úng. Do đó quá trình thi công nên tránh mùa mưa bão, áp dụng hình thức thi công cuốn chiếu, nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian thi công.

- Có biện pháp thiết kế phù hợp bởi vì khi cải tạo 2 tuyến đường này sẽ gây chênh lệch độ cao so với cốt nền của nhà dân. Nếu mưa lớn nước sẽ chảy tràn vào sân,vườn và nhà.

Page 136: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 134

TT Các công trình Các tác động đặc thù

I.2.2 Trạm bơm Ông Ích Khiêm

- Nền công trình nằm trên nền đất cát hạt trung đến vừa, không đồng nhất. Địa chất công trình nền cát đắp không đồng nhất nên trong quá trình thi công không thuận lợi cho việc xây dựng công trình, dễ phát sinh hiện tượng cát chảy lún sụt móng. Vì vậy cần thiết phải có công tác khảo sát địa chất thủy văn để đánh giá cường độ đất nền khu vực dự kiến xây dựng.

- Ngoài ra với đặc thù công trình thi công trên bãi biển nên nguy cơ ô nhiễm nước biển không thể tránh khỏi. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào biện pháp thi công.

I.2.3 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13,14 Phước Mỹ

Do mực nước ngầm tại khu vực tương đối cao tiềm ẩn nguy cơ:

- Nước chảy, đất cát chảy vào hố móng hoặc các khu vực trũng gây ô nhiễm môi trường.

- Sụt lún, sạt lở trong quá trình san nền, đắp các khu vực trũng.

Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm nếu nước thải, rác thải không được thu gom (cần đặc biệt lưu tâm vì khu vực chưa có hệ thống tiêu thoát nước hoàn chỉnh).

Page 137: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 135

TT Các công trình Các tác động đặc thù

- Các chất thải tạm thời trong quá trình thi công hoặc vật liệu phục vụ thi công có thể chiếm chỗ hoặc gây ảnh hưởng xấu đến các khu đất kề cận phạm vi dự án.

Khối lượng đất đắp: 6925.72 m3

Khối lượng đất đào: 314.93 m3

Tiểu hợp phần I.3: Xây dựng các tuyến thu gom nước thải

I.3.1

Thu gom nước thải Mỹ An và cải tạo cảnh quan cửa xả.

Do 2 cửa xả nằm gần bờ biển nên trong quá trình thi công sẽ có các tác động đặc thù sau:

- Thi công trên nền cát dễ gây lún, sụt móng công trình

- Nguy cơ gây ô nhiễm nước biển ven bờ tạm thời do hoạt động thi công của máy móc, thiết bị.

- Ảnh hưởng tạm thời đến các hoạt động vui chơi, giải trí, tắm biển của người dân.

- Nước thải từ lưu vực cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê không được thu gom triệt để theo nước mưa chảy tràn ra bãi biển gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan sinh thái.

I.3.2 Thu gom nước thải Mỹ Khê và cải tạo cảnh quan cửa xả.

I.3.3

Thu gom nước thải quanh hồ Hòa Phú và kênh Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

Công trình chỉ thi công hệ thống tiêu thoát nước xung quanh hồ Hoà Phú (không nạo vét hồ), do đó việc thi công tuyến cống bao xung quanh hồ để thu gom nước thải sẽ làm gián đoạn tạm thời lượng nước thải đổ về hồ gây tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường do lưu lượng nước thải tại lưu vực này nhiều nhưng chưa được thu gom.

I.3.4 Thu gom nước thải đường Phạm Văn Xảo, khu công nghiệp Thọ

Do mặt bằng thi công rộng lớn, nằm trong khu công nghiệp cách xa khu dân cư nên việc thi công không tác động đến người dân. Chú ý các biện pháp an toàn trong thi công tránh gây nứt vỡ các đường ống hiện trạng. Tác động đặc thù không

Page 138: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 136

TT Các công trình Các tác động đặc thù

Quang lớn, chủ yếu là các tác động chung và được giảm thiểu bằng thực hiện ECOPs. Một lượng bùn được nạo vét khi thi công hạng mục này, ước chừng khoảng 340 m3.

I.3.5

Thí điểm chân không

Do vị trí đặt trạm bơm gần đường bờ biển (cách khoảng 50m) do đó khi thi công sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tại khu vực bãi biển và công viên Phạm Văn Đồng.

Khi có sự cố tại trạm bơm có thể rò rỉ nước thải ra biển

Dễ bị tác động của biển trong quá trình thi công

Vị trí đặt trạm bơm thí điểm chân không

I.3.6

Cải tạo các cửa xả ra sông Phú Lộc

Việc thi công cửa xả có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của sông Phú Lộc như: chất thải rắn, chất thải nguy hại rơi vãi xuống lòng sông.

Tiểu hợp phần I.4: Các trạm xử lý nước thải

I.4.1 Nâng công suất trạm XLNT Hòa Xuân

Hiện tại trạm xử lý nước thải Hoà Xuân vẫn đang hoạt động với công suất 20,000 m3/ngày đêm, do đó các tác động đặc thù đối với trạm XLNT Hoà Xuân:

- Tránh để rác thải, nguyên vật liệu gần khu vực thoát nước, cấp nước của trạm XLNT để hạn chế khả năng gây tắc nghẽn.

- Nguy cơ sụt lún các công trình lân cận khi thi công các bể xử lý.

I.4.2 Điều chỉnh công suất trạm XLNT Liên Chiểu

Các tác động trong giai đoạn đặc thù không vượt quá phạm vi thực hiện của ECOPs.

Page 139: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 137

4.3.2.2. Các tác động đặc thù của Hợp phần II

Xây dựng 2 trạm trung chuyển xe bus nhanh BRT

Dự án sẽ cung cấp cho thành phố một phương tiện công cộng thuận tiện, dễ tiếp cận, giá cả vừa phải để khuyến khích thay thế cho các phương tiện cá nhân, từ đó đóng góp vào việc phát triển đường giao thông, giảm thiểu ùn tắc, khí thải và tai nạn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Tuyến đường BRT đề xuất dài gần 23 km từ khu công nghiệp Hòa Khánh ở phía Tây Bắc thành phố đến khu vực trường Cao đẳng Việt Hàn ở phía Đông Nam, chạy qua trung tâm thành phố và ngang qua cầu Rồng mới.

Khác với tuyến buýt công cộng hiện nay chạy cùng phần đường với các phương tiện khác, BRT sẽ sử dụng làn đường chuyên dụng tại trung tâm các con đường như hình dưới đây:

Hình 4-1: Mô tả hệ thống BRT

Bố trí nhà ga: Nhà ga được bố trí giữa hai làn xe. Cao độ được thiết kế để hành khách có thể tiếp cận đồng mức với đường giao thông hiện trạng và có sử dụng đèn tín hiệu phục vụ cho người đi bộ sang đường. Hình dưới đây thể hiện tổ chức giao thông tại một nhà ga trung chuyển:

Page 140: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 138

Hình 4-2: Tổ chức giao thông tại nhà ga trung chuyển BRT-Bus thường

Ngoài các nhà ga, trong hệ thống BRT còn có các trạm Depot, với chức năng lưu chứa phương tiện, cung cấp xăng dầu, sửa chữa bảo dưỡng phương tiện.

Hình 4-3: Mô tả Depot đầu tuyến BRT tại Bàu Tràm

� Đối với trạm Depot tại Bàu Tràm các tác động đặc thù trong quá trình thi công

Bóc bỏ lớp đất yếu/ Cải tạo nền tại các khu vực xây dựng trạm: Ước tính tổng diện tích cần đào là 10,000 m2 với chiều sâu đào trung bình khoảng 1-2 m. Như vậy, sẽ có khoảng 20,000 m3 đất đào phát sinh tại vị trí này, trong đó đến 10,000m3 (tương ứng với 1 m theo chiều sâu) là rác thải sinh hoạt (do đây là vị trí bãi rác cũ). Không có tác động về ách tắc giao thông do vị trí dự án thực hiện tại bãi đất trống trong khu công nghiệp.

Page 141: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 139

Hình 4-4: Khu vực dự kiến đặt điểm đầu tuyến BRT

� Đối với trạm Depot tại khu vực sân bay

Khu vực thực hiện dự án nằm trong khu dân cư. Tại vị trí công trình, vào giờ cao điểm, sẽ có lưu lượng xe cộ tham gia giao thông khá đông đúc. Với đặc thù không xây dựng công trình cao tầng quy mô lớn, không có hoạt động thi công trên cao cũng như hoạt động thi công dưới sâu nên quá trình thi công chỉ sử dụng một số máy móc/phương tiện đơn giản, chủ yếu là máy xúc, máy ủi và các thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, quá trình thi công cần lưu ý một số vấn đề:

- An toàn giao thông, ách tắc giao thông: do vị trí gần khu dân cư đông đúc, trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng có thể gây tai nạn giao thông hoặc làm ách tắc giao thông vào giờ cao điểm.

- Bụi: phát sinh trong quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng

- Ngập úng tạm thời: Cao độ công trình mới sẽ được nâng lên (bằng với code đường hiện trạng) sẽ có thể tạo ra các vùng ngập úng tạm thời sau trạm khi mưa.

Hình 4-5: Vị trí xây dựng Depot trung chuyển khu vực sân bay

Xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ

Trong quá trình thi công, các tác động đặc thù lớn nhất của công trình này là:

- Ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân

- Ảnh hưởng đến hệ thống cống thoát nước dưới vỉa hè, lòng đường

Page 142: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 140

- Ảnh hưởng đến một số hộ dân hoạt động kinh doanh (do hạn chế tầm nhìn, bụi, ồn, khó khăn cho khách hàng di chuyển tới).

- Tiềm ẩn nguy cơ gây sụt, lún các công trình lân cận, hộ dân (trong điều kiện xử lý địa chất, địa hình công trình không đảm bảo kết cấu và kỹ thuật).

- Tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ trong quá trình đào hầm (do mưa lớn, do mực nước ngầm cao).

- Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông do lòng đường bị thu hẹp, xung đột giao thông vào giờ cao điểm, vật liệu không được

Ngoài ra, việc xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ không phải di dời cột điện, công trình nổi nào gần khu vực dự án.

Hình 4-6: Ngã tư Điện Biên Phủ-Lê Độ-Nguyễn Tri Phương

Xây dựng hầm chui Trần Phú

Đối với nút giao thông Trần Phú – Lê Duẩn - cầu sông Hàn, các tác động đặc thù cũng tương tự như với hầm chui đường Điện Biên Phủ. Ngoài ra, việc xây dựng hầm chui đường Trần Phú cũng không phải di dời cột điện, công trình nổi nào gần khu vực dự án.

4.3.2.3. Các tác động đặc thù của Hợp phần III

Bảng 4-24: Các tác động đặc thù của các công trình thuộc hợp phần III

TT Các công trình Các tác động đặc thù

1 Xây dựng khu TĐC Hòa Khương

Đối với công trình xây dựng khu tái định cư Hòa Khương, ngoài tác động do đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong quá trình thi công xây dựng còn có một số tác động đặc thù như:

Tập trung đông lực lượng lao động phục vụ thi công: phát sinh các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn với người dân địa phương.

Khối lượng đất đào, đắp tương đối lớn (khối lượng đất đào khoảng 7,000 m3, đất đắp: 400,000 m3: cần xử lý, vận chuyển lượng đất dư thừa này đến nơi thích hợp để xử lý. Hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp (51.35%), đất khu dân cư (23,.53%), đất trống (16.04%) và đất khác. Theo kết quả quan trắc(mẫu Đ1 tại Bảng 2-14), đất tại khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu (As, Hg, Fe, Pb, Cu) đều nằm trong giới hạn cho phép đối với đất nông nghiệp và có thể sử dụng để san lấp các khu vực trũng khác.

2 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12

Phạm vi thiết kế có địa hình thấp trũng, có một lạch nước hiện trạng. Cao độ cao nhất là 3.7 m, thấp nhất là 0.5 m. Hiện tại khu

Page 143: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 141

TT Các công trình Các tác động đặc thù

phường Mân Thái

vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên, đặc biệt trong khu vực này có một lạch nước hiện trạng tập trung nước của các khu vực khác đổ về, lạch hiện trạng này không đảm bảo khả năng thoát nước gây tình trạng ngập úng và mất vệ sinh môi trường. Mật độ dân cư cao, khó khăn cho công tác giải tỏa mặt bằng để thi công đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

3 Xây dựng HTKT đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Phạm vi thiết kế có địa hình tương đối bằng phẳng. Hiện tại khu vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên. Mật độ dân cư cao, khó khăn cho công tác giải tỏa mặt bằng để thi công đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

4.3.2.4. Các rủi ro, sự cố đặc thù trong giai đoạn thi công

Rủi ro sự cố từ ngập lụt hầm chui

Trong quá trình thi công hầm chui đường Điện Biên Phủ và hầm chui đường Trần Phú, tiềm ẩn nguy cơ bị ngập úng do:

- Gặp điều kiện thời tiết bất thường (mưa lớn, bão) dẫn đến ngập lụt khu vực thi công gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.

- Do mực nước ngầm cao, điều kiện và các biện pháp thi công không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến ngập lụt khu vực thi công.

Rủi ro sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải có nguy cơ tắc nghẽn do: Đang thi công gặp điều kiện thời tiết bất thường (mưa, bão) kéo theo nguyên vật liệu xuống dòng chảy gây tắc nghẽn nguồn nước.

Rủi ro do lún hoặc sạt lở khi thi công hầm chui

Trong quá trình thi công cầu vượt và hầm chui, các tác động không mong muốn có thể xảy ra như sạt lở, lún công trình liền kề. Nguyên nhân của quá trình như sau:

- Xây dựng hầm chui sẽ tác động lên khối đất bao quanh hố/ hang đào và gây ra sự biến dạng của khối đất và mặt đất. Biến dạng này sẽ gây tác động bất lợi đến các công trình xây dựng gần kề trong phạm vi ảnh hưởng của việc đào hầm.

- Xây dựng hầm gây ra sự thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng tự nhiên của khối đất, do đó dẫn đến xuất hiện trường biến dạng tắt dần trong khối đất xung quanh hầm, quá trình đó diễn ra liên tục không dứt và khi tồn tại đất yếu (tương đối) ở

Page 144: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 142

các lớp phía trên vòm hầm, biến dạng đó đạt đến bề mặt đất và tạo thành vùng biến dạng.

- Biến dạng lún mặt đất khi thi công hầm gây ra ảnh hưởng có hại đối với điều kiện bề mặt, mà kéo theo nó là sự hư hỏng có thể của các ngôi nhà và công trình phân bố gần kề. Mức độ hư hỏng của các ngôi nhà và công trình phụ thuộc cơ bản vào tình trạng kết cấu của chính bản thân các ngôi nhà và giá trị của các thông số của vùng biến dạng mặt đất.

Rủi ro trong quá trình thi công trạm bơm Ông Ích Khiêm

Trong quá trình thi công trạm bơm Ông Ích Khiêm tiềm ẩn nguy cơ sụt lún công trình do:

- Nền địa chất tại khu vực công trình yếu (do là khu vực bờ biển)

- Do tác động của thuỷ triều, nước biển dâng

- Do mưa, bão tại khu vực công trình

4.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành

Trong quá trình vận hành dự án, các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng sẽ mất đi, thay thế vào đó là các tác động tích cực. Các tác động tiêu cực mới sẽ phát sinh trong quá trình vận hành. Mục tiêu của các công trình đi vào vận hành khác nhau, do đó tác động tiêu cực trong giai đoạn này chủ yếu là các tác động đặc thù. Các tác động này sẽ được phân tích theo các nhóm có cùng tính chất, quy mô… để đánh giá.

4.4.1. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần I

4.4.1.1. Mùi hôi từ hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Các nhóm công trình có tác động trong giai đoạn vận hành gồm:

- 12 công trình thu gom nước mưa

- 06 công trình thu gom nước thải

- 02 công trình xử lý nước thải

Đối với hệ thống cống thoát nước, mặc dù đều thiết kế hàm ếch ngăn mùi nhưng thực tế vào mùa khô, lượng nước trong khe ngăn mùi bị bốc hơi. Trong giai đoạn FS, các bản thiết kế mới chỉ tập trung vào vấn đề xác định hướng tuyến, kích thước cống. Giải pháp kỹ thuật ngăn mùi ở hố gas sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Yêu cầu này sẽ được bổ sung trong TOR cho giai đoạn thiết kế chi tiết.

Nhìn chung, với hệ thống thu gom nước thải riêng, mùi hôi sẽ giảm trên toàn bộ hệ thống thoát nước và các cửa xả, vùng tiếp nhận nước thải trước đây. Tuy nhiên, tại các vị trí trạm bơm cũng như khu vực 2 nhà máy xử lý nước thải sẽ phát sinh mùi (chủ yếu là thành phần H2S), có thể gây ảnh hưởng đến các hộ dân gần kề các vị trí này.

4.4.1.2. Bùn/trầm tích nạo vét từ hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Các nhóm công trình có tác động trong giai đoạn vận hành gồm:

- 12 công trình thu gom nước mưa

- 06 công trình thu gom nước thải

- 02 công trình xử lý nước thải

Bùn cát (trầm tích) theo nước mưa chảy tràn, lắng đọng trong hệ thống cống thoát nước mưa: Ước tính vào năm 2018 (sau khi dự án đã đi vào vận hành), tổng lượng bùn trong cống cần nạo vét là khoảng 11.000 m3/năm, trong đó bùn trong cống thoát nước mưa chiếm 90%, tương ứng với khoảng 10.000 m3/năm. Trung bình mỗi tháng sẽ có khoảng gần 100m3 bùn trong cống/kênh mương cần thu gom và đổ bỏ. Hiện tại, bùn đang bị ô nhiễm bởi nước

Page 145: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 143

thải sinh hoạt chảy trong cống. Tuy nhiên, khi dự án hoàn thành, nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng hệ thống riêng. Nước trong cống chỉ là nước mưa, trầm tích/bùn lắng đọng sẽ được làm sạch thường xuyên.

Bùn thải từ các công trình thu gom nước thải: theo tính toán thiết kế cứ 30m trên tuyến thu gom nước thải bố trí 1 hố ga. Như vậy với chiều dài các cống cấp 1, 2, 3 khoảng 63,000 m, tương ứng có khoảng 2100 hố ga để thu gom bùn thải từ hệ thống thu gom nước thải (của 06 công trình thu gom nước thải). Kích thước hố ga trung bình là (0.8 x 0.8 x 1.2)m. Như vậy, lượng bùn thải từ hệ thống công trình thu gom nước thải (được thu gom 2 lần 1 năm) ước tính khoảng 3,200 m3/năm, trung bình khoảng 270 m3/tháng. Lượng bùn thải này sẽ được Công ty môi trường đô thị của Thành phố Đà Nẵng thu gom và xử lý định kỳ theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Hoà Xuân và Liên Chiểu:

Khối lượng bùn thải dự kiến được thu gom trong quá trình vận hành 2 trạm xử lý trên được tính toán trong bảng sau:

Bảng 4-25: Ước tính lượng bùn phát sinh cần xử lý từ các nhà máy XLNT

Khu vực Hệ số phát thải[1]

Đơn vị Trạm Hòa Xuân Trạm Liên Chiểu

Q(m3/ngày) 20,000 60,000 20,000

Bể lắng cát 0,005 m3/1,000 m3 m3/ngày 0.1 0.3 0.1

Song chắn rác 0,05 m3/1,000 m3 m3/ngày 1 3 1

Bùn thô từ cặn lơ lửng

Đầu vào SS: 176 mg/l Hiệu quả: 50%

kg/ngày 1,760 5,280 1,760

Al dư và polyme[2] 17 g/m3 kg/ngày 340 1,020 340

Sản lượng bùn sinh học[3]

BOD5 Vào - Ra = 154mg/L - 30 mg/L

kg/ngày 2,480 7,440 2,480

Tổng lượng bùn chưa khử nước

kg/ngày 4,580 13,740 4,580

Giả sử bùn được khử nước từ độ ẩm 90% xuống 35%

Khối lượng bùn giảm còn 15%.

kg/ngày 687 2,061 687

KL bùn thải /năm 365 tấn 251 752 251

Tham khảo: [1] Metcaft and Eddy, 2000; [2] Báo cáo ĐTM của CEPT, 2008; [3] CDM, 2011

Tổng lượng bùn phát sinh từ 2 trạm XLNT sau đi vào hoạt động là khoảng 1000 tấn/năm (đã ép khô). Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 2.73 tấn bùn khô cần được đổ bỏ.

02 công trình xử lý nước thải Liên Chiểu và Hòa Xuân trong giai đoạn vận hành sẽ phát sinh bùn thải. Trong quá trình xử lý nước thải phát sinh lượng bùn thải, thành phần gồm có:

- Tổng lượng chất rắn

- Hàm lượng vi khuẩn gây bệnh

- Hàm lượng chất hữu cơ nguy hại

- Khả năng tiếp nhận của đất

- Hàm lượng kim loại nặng

Lượng bùn sau khi hút lên được phơi khô, trong quá trình đó dễ phát sinh mùi hôi, có khả năng phát tán ra khu vực dân cư xung quanh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và công

Page 146: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 144

nhân trong nhà máy. Bùn chứa thành phần nguy hại nếu không xử lý đúng quy định cũng sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước và không khí.

4.4.1.3. Ngập lụt trong quá trình vận hành hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Nếu không được duy tu, bảo dưỡng đầy đủ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải sẽ xuống cấp, tắc nghẽn gây ra sự cố ngập lụt, gây ô nhiễm môi trường.

4.4.1.4. Tác động trong giai đoạn vận hành của trạm bơm Ông Ích Khiêm

Một vấn đề đáng lưu tâm trong giai đoạn vận hành của trạm bơm Ông Ích Khiêm đó là khả năng ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học (bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan) khi trạm bơm hoạt động. Để đánh giá tác động của ảnh hưởng này, đơn vị Tư vấn và đại diện Chủ đầu tư đã đi khảo sát vị trí xây dựng trạm bơm và tham khảo các tài liệu liên quan đến quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học thuộc khu vực dự án. Sau quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các kết luận sau:

- Vị trí trạm bơm hoạt động có tọa độ: 1604’50,4’’-108012’39,59’’không thuộc phạm vi của vùng quản lý bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà (theo Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của UBND TP. Đà Nẵng ban hành quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan).

- Theo bản đồ phân bố thảm thực vật thủy sinh của vịnh Đà Nẵng (xem phụ lục 1), khu vực biển ven bờ của cửa xả trạm bơm Ông Ích Khiêm hầu như không có phân bố san hô và rong.

- Mặt khác như đã trình bày trong phần mô tả dự án, trạm bơm chỉ hoạt động khi có triều cường cộng mưa lớn kéo dài lúc đó cửa ngăn sẽ được đóng lại không cho nước từ vịnh tràn ngược vào cống, lúc này trạm bơm sẽ được kích hoạt bơm nước mưa từ bên trong ra. Trong điều kiện bình thường trạm bơm sẽ không hoạt động, nước mưa tự chảy bình thường bằng hệ thống cống khi không có triều cường, nước dâng ngoài vịnh Đà Nẵng. Do đó mức độ ảnh hưởng của trạm bơm là không đáng kể.

Như vậy có thể kết luận rằng trong giai đoạn vận hành, trạm bơm chống ngập Ông Ích Khiêm không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

4.4.1.5. Quá trình hoạt động của trạm xử lý nước thải

Các rủi ro, sự cố trong quá trình hoạt động của 02 trạm xử lý nước thải:

- Do mất điện, chập điện, cháy nổ trong thời gian dài

- Do hỏng hóc thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động

- Dừng hoạt động do việc bảo dưỡng định kỳ

- Lượng nước thải đầu vào lớn hơn công suất xử lý gây ứ đọng lượng nước thải chưa xử lý

Các rủi ro, sự cố trên đều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của cán bộ công nhân vận hành nhà máy cũng như người dân sinh sống xung quanh. Đồng thời, lượng nước thải không được xử lý thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận, hệ sinh thái thuỷ sinh hạ lưu của nhà máy và các mục đích sử dụng nước khác.

Các biện pháp ứng phó và xử lý sự cố từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được đề xuất tại chương 5 của báo cáo.

Page 147: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 145

4.4.2. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần II

4.4.2.1. Nước thải từ trạm trung chuyển

Đối với khu vực điểm đầu tuyến tại Bàu Tràm kết hợp Depot: trong thiết kế sẽ có khu vực sửa chữa bảo dưỡng xe, sơn lại thân xe. Dự kiến tổng cộng sẽ có khoảng 30 xe BRT tham gia hoạt động. Các phương tiện sẽ được bảo dưỡng định kỳ tuỳ thuộc vào tuổi thọ của xe, tần suất hoạt động trong ngày hoặc sự cố trong quá trình hoạt động. Do đó, hoạt động của việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn không diễn ra liên tục. Hàng ngày có các công việc chủ yếu là rửa xe, thay dầu, bảo dưỡng nhỏ, kiểm tra hệ thống. Ước tính tại khu vực xưởng sửa chữa có khoảng 0.5 – 1 m3/ngày. Lượng nước này có thể bị nhiễm dầu trong quá trình bảo dưỡng nhỏ.

Bảng 4-26: Thành phần nước thải từ trạm sửa chữa/bảo dưỡng xe

Đối tượng mẫu pH COD (mg/l) Tổng rắn (mg/l)

Tổng rắn lơ lửng TSS (mg/l)

Dầu mỡ (mg/l)

Xe tải trọng lớn 6.4 - 7.0 255-445 1200- 6000 400 - 2000 400 - 800

Xe tải trọng nhỏ 7.1 - 7.6 227 - 378 800 - 1500 600 - 750 150 - 700

Mẫu hỗn hợp 6.2 - 6.6 280-360 1800 - 2500 1500 - 2000 300 - 700

Chú thích: Theo nghiên cứu Debabrata Mazumder and Somnath Mukherjee, 2/2011 (International Journal of Environmental Science and Development, Vol.2, No.1)

Mặc dù khối lượng nước thải phát sinh là nhỏ nhưng lại có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao (xem bảng trên). Nước thải sẽ được thu gom bởi bể chứa riêng biệt được xây dựng trong khuôn viên trạm BRT (đây là một phần hạng mục của Depot Bàu Tràm). Nước thải sẽ được xử lý triệt để trước khi thoát ra hệ thống cống chung của thành phố.

Ngoài ra các sự cố cháy, nổ cũng có nguy cơ xảy ra trong quá trình vận hành, nguyên nhân do các yếu tố:

- Cháy nổ do chập điện trong quá trình vận hành

- Cháy nổ do xăng dầu, nguyên vật liệu không để đúng nơi quy định, bất cẩn trong quá trình quản lý

- Cháy nổ do thiết bị vận hành quá cũ, không được bảo dưỡng định kỳ.

Các biện pháp giảm thiểu sẽ được đề xuất tại chương 5 của báo cáo.

4.4.2.2. Quá trình vận hành hầm chui

Khi hầm chui Điện Biên Phủ và Trần Phú đi vào hoạt động, nếu công tác duy tu bảo dưỡng không được thực hiện đầy đủ, hệ thống thoát nước mưa hoạt động kém hiệu quả dẫn đến nước mưa không thoát ra được gây ngập lụt cục bộ trong hầm.

4.4.3. Tác động trong giai đoạn vận hành Hợp phần III

Đối với các công trình thuộc hợp phần 3 của dự án, nguồn gây tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành chủ yếu là tích cực vì dự án đáp ứng được các mục tiêu đề ra: Giảm thiểu ngập úng của các khu dân cư, tăng cường hệ thống cấp nước, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị…

Mặc dù vậy, tác động chủ yếu trong hợp phần III là tại khu tái định cư Hoà Khương sau khi đi vào hoạt động (lấp đầy số hộ ở tại khu tái định cư).

- Tác động do nước thải: Ước tính bình quân mỗi hộ gia đình có 4 nhân khẩu, nhu cầu sử dụng nước của mỗi người là 200 lít/người/ngày. Lượng phát thải được tính bằng 80% lượng nước cấp. Tổng lượng nước thải: 200 hộ x 4 nhân khẩu x 200 lít/người/ngày x 80% = 128,000 lít/ngày (tương đương 128 m3/ngày nước thải sinh hoạt).

Page 148: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 146

- Tác động do rác thải sinh hoạt của các hộ dân: Ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 0.5 kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh: 200 hộ x 4 nhân khẩu x 0.5 kg/người = 400 kg/ngày.

Lượng nước thải sẽ được thu gom theo hệ thống cống thoát nước chung của thành phố dẫn về các hệ thống xử lý nước thải đã được quy hoạch tại Thành phố Đà Nẵng để xử lý trước khi thải ra môi trường. Rác thải sinh hoạt của người dân sẽ được Công ty môi trường đô thị Thành phố Đà Nẵng thu gom và xử lý hàng ngày.

Page 149: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 147

CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Để giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội, dự án cần thực hiện tiếp cận theo các nhóm sau đây:

- Phòng tránh: Phân tích các phương án thay thế đã được xem xét như một trong các giải pháp giảm thiểu quan trọng nhất để giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường và xã hội. Giảm thiểu tới mức có thể việc thu hồi đất và tái định cư là một yếu tố then chốt cho việc xem xét lựa chọn địa điểm dự án trong quá trình nghiên cứu khả thi và nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

- Công nghệ bền vững cho thiết kế và xây dựng: dự án đã được thiết kế và sẽ được thực hiện với công nghệ hiện đại tiên tiến.

- Các kế hoạch giảm thiểu tổng hợp: Kế hoạch giảm thiểu các tác động môi trường chi tiết; Kế hoạch bồi thường và tái định cư...

Các giải pháp này sẽ được lồng ghép trong tiêu chí kỹ thuật về môi trường của Nhà thầu thi công và sẽ được giám sát bởi nhóm giám sát môi trường như một phần trong giám sát kỹ thuật quá trình xây dựng...

5.1. Nguyên tắc chung

Chương này xác định các biện pháp giảm thiểu tác động của các hạng mục điều chỉnh, bổ sung trong quá trình chuẩn bị, thi công và giai đoạn vận hành.

Các biện pháp giảm thiểu các tác động chung, điển hình được trình bày trong bảng Qui tắc môi trường thực hành (ECOPs); và nó sẽ được áp dụng để giảm thiểu tác động chung các công trình.

Đối với các tác động đặc thù tại các vị trí cụ thể của từng nhóm công trình, cần phải có các biện pháp giảm thiểu riêng ở các vị trí này cho cả hai giai đoạn xây dựng và vận hành bên cạnh những biện pháp chung đã được xác định trong ECOPs.

5.2. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Bảng 5-1: Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị

Hợp phần Vị trí Biện pháp giảm thiểu

1. Giảm thiểu do quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

Hợp phần 1

Dự án thu hồi đất tại một số tuyến thoát nước mưa, nước thải, khu dân cư như: trạm bơm Ông Ích Khiêm, xây dựng HTKT các khu dân cư tổ 12, 13, 14, tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông…

Những người bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ có quyền được hưởng các chính sách đền bù (bồi thường và hỗ trợ) phù hợp theo các quy định của Việt Nam và Ngân hàng thế giới. Đối với một số trường hợp đặc biệt (hộ quá nghèo, hộ gia đình chính sách) được sự xác nhận của chính quyền địa phương thì sẽ được Hội đồng bồi thường xem xét riêng các hỗ trợ bổ sung cho từng trường hợp.

Khu vực tái định cư của dự án sẽ được triển khai xây dựng trên địa bàn của xã Hòa Khương với diện tích là 8.42 ha.

Chương trình phục hồi thu nhập đối với dự án SCDP Đà Nẵng sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực: (i) đào

Hợp phần 2

Thu hồi đất tại 2 điểm Depot xe bus nhanh

02 hầm chui đường Điện Biên Phủ và đường Trần Phú

Page 150: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 148

Hợp phần Vị trí Biện pháp giảm thiểu

Hợp phần 3 Thu hồi đất khu tái định cư Hòa Khương

tạo nghề nghiệp và (ii) giới thiệu việc làm.

2. Giảm thiểu tác động do rà phá bom mìn, vật liệu nổ

07 công trình đã đề xuất rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại chương 3

1. Xây dựng trạm bơm chống ngập úng cuối đường Ông Ích Khiêm

2. Điều chỉnh công suất trạm xử lý nước thải Liên Chiểu

3. Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại khu vực sân bay (giáp ngã 4 đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Linh)

4. Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm

5. Hầm chui đường Trần Phú (Nút giao thông Trần Phú, Lê Duẩn và cầu Sông Hàn)

6. Hầm chui Điện Biên Phủ

7. Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

Lập hàng rào cách ly khu vực thi công

Đặt biển chỉ dẫn, cảnh báo người dân không lại gần khu vực công trình trong quá trình rà phá bom mìn

Thuê đơn vị có đầy đủ chức năng và kinh nghiệm thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ

5.3. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công dự án

5.3.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động chung của dự án

ECOPs mô tả các yêu cầu chung điển hình được thực hiện bởi nhà thầu và giám sát bởi các kỹ sư giám sát thi công xây dựng trong quá trình xây dựng. ECOPs cuối cùng sẽ được đưa vào như là một phụ lục trong các tài liệu đấu thầu và hợp đồng (BD / CD) trong giai đoạn thiết kế chi tiết và nhà thầu sẽ được thông báo chính thức trong quá trình đấu thầu. Phạm vi và nội dung của ECOPs như sau:

Phạm vi: Hoạt động xây dựng đối với công trình nhỏ chi phối bởi những ECOPs là những hoạt động có tác động trong phạm vi giới hạn, tạm thời và có thể phục hồi, và dễ dàng quản lý với thực tiễn xây dựng tốt

Các biện pháp giảm thiểu được mô tả trong ECOPs được coi là đầy đủ để giảm thiểu hầu hết các tác động tiềm tàng trong quá trình xây dựng và được trình bày ở bảng dưới đây:

Page 151: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 149

Bảng 5-2: Các biện pháp giảm thiểu tác động trên công trường (ECOPs) – áp dụng cho các tác động chung của dự án

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Phát sinh bụi Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu tương ứng với các quy định của Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh.

Nhà thầu phải đảm bảo sự phát sinh bụi là tối thiểu và không làm cho người dân cảm thấy đó là một sự khó chịu. Nhà thầu sẽ phải thực hiện chương trình quản lý bụi để duy trì môi trường làm việc trong lành và giảm tối đa sự xáo trộn đối với các khu dân cư xung quanh.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước để tưới đường, che phủ xe chuyên chở vật liệu…).

Tải trọng vật liệu chuyên chở phải được che phủ hợp lý và đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển nhằm ngăn ngừa sự rơi vãi của đất, cát, các vật liệu khác hay bụi.

Đất đào thừa và kho dự trữ vật liệu phải được bảo vệ nhằm chống lại ảnh hưởng của gió và vị trí của kho chứa vật liệu phải được kiểm tra các hướng gió thịnh hành và vị trí của các nguồn nhạy cảm.

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Ô nhiễm không khí do khói thải của các phương tiện thi công

Tất cả các phương tiện vận chuyển phải tuân theo quy định của Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát thải cho phép đối với khí thải.

Tất cả các phương tiện vận chuyển ở Việt Nam phải trải qua một cuộc kiểm tra về lượng phát thải thường xuyên và nhận được xác nhận là: "Giấy chứng nhận sự phù hợp về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường" theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT;

Không được đốt chất thải hoặc vật liệu trên công trường.

- TCVN 6438-2005: Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- QĐ số 35/2005/QD-BGTVT: Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và BVMT xe cơ giới nhập khẩu vào VN.

QCVN 05:2013/BTNMT: QCVN về chất lượng không khí xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT:

Page 152: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 150

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

QCVN về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Tác động bởi tiếng ồn và độ rung

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới các vấn đề về ồn và rung.

Tất cả các phương tiện phải đạt được “Giấy chứng nhận về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuạt và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT; ngằn ngừa sự phát ra tiếng ồn quá tiêu chuẩn từ các máy móc ít được tiến hành bão dưỡng.

Khi cần thiết, các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tới mức có thể chấp nhận được phải được thực hiện và có thể bao gồm các bộ phận giảm âm, giảm thanh, hoặc thay thế các máy móc phát ra tiếng ồn tại các khu vực cần bảo vệ giảm ồn.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung.

Ô nhiễm nước Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến nguồn thải của nước thải vào nguồn nước.

Xây dựng hoặc sử dụng nhà vệ sinh di động cho công nhân tại công trường. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nước thải từ bếp, nhà tắm, bồn rửa phải được xả vào bồn lưu trữ để vận chuyển khỏi công trường hoặc xả vào hệ thống nước thải của thành phố; không được xả thải trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt.

Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Page 153: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 151

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Mẫu nhà vệ sinh di động

Nước thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam cho phép phải được thu gom vào bể chứa và vận chuyển xử lý bởi đơn vị có chức năng.

Trước khi xây dựng, tất cả giấy phép xả thải nước thải hoặc hợp đồng xử lý nước thải đã được thực hiện.

Khi hoàn thành công trình xây dựng, bể thu gom nước thải và bể tự hoại sẽ được lấp lại và bịt kín. Nhà vệ sinh di động cần được tái sử dụng cho các dự án khác.

Quản lý hệ thống thoát nước và bùn trầm tích

Nhà thầu phải thực hiện theo thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước thể hiện trong kế hoạch xây dựng, nhằm mục đích ngăn chặn nước mưa gây ngập lụt cục bộ hoặc sụp lún hố đào và các khu vực đất không được bảo vệ dẫn đến gia tăng độ đục ảnh hưởng đến nguồn nước địa phương.

Đảm bảo hệ thống thoát nước luôn luôn sạch bùn và các vật cản khác.

Khu vực không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng phải được duy trì trong điều kiện hiện hữu của nó.

Đào đắp và lấp đất các hố đào phải được duy trì hợp lý, phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật xây dựng, bao gồm cả các biện pháp như lắp đặt các cống rãnh, sử dụng độ che phủ thực vật.

TCVN 4447:1987: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

QCVN 08:2008/BTNMT -

Page 154: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 152

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Để tránh đất cát bị cuốn trôi bởi dòng chảy ảnh hưởng đến nguồn nước, lắp đặt các công trình lắng bùn ở những nơi cần thiết để làm chậm lại hoặc chuyển hướng dòng chảy để lắng bùn cho đến khi thảm thực vật hình thành.

Lượng đất đào sẽ phải được lưu giữ ở dọc tuyến đường tại các vị trí đã thỏa thuận trước với chính quyền và người dân địa phương. Đồng thời, nhà thầu sẽ có kế hoạch không thi công, đào đắp đất trong mùa mưa lũ để tránh hiện tượng rửa trôi, ô nhiễm môi trường nước. Trong trường hợp thi công trong mùa mưa sẽ phải yêu cầu các nhà thầu có biện pháp thi công phù hợp để tránh ngập úng cục bộ như đắp bờ bao, phủ bạt che đất đào, đào rãnh thoát nước tạm và bơm… để ráo khu vực thi công, hạn chế ngập lụt…

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Quản lý mỏ khai thác đất, đá... và kho dự trữ vật liệu

Mỏ khai thác hoặc kho dự trữ vật liệu có quy mô lớn cần biện pháp giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm vi của ECOP.

Tất cả các vị trí được sử dụng phải được xác định rõ ràng trong bản kỹ thuật thi công đã được phê duyệt. Các vị trí khai thác/dự trữ vật liệu được lựa chọn cần tránh các khu vực nhạy cảm như danh lam thắng cảnh, khu cư trú tự nhiên, khu vực gần nguồn nhạy cảm hay khu vực gần nguồn nước.

Các rãnh nước hở cần được xây dựng xung quanh kho chứa tạm nhằm chặn dòng nước thoát.

Lớp đất mặt khi bắt đầu tiến hành khai thác được lưu trữ và sử dụng để khi kết thúc khai thác tiến hành phục hồi điều kiện tự nhiên như trước

Nếu cần, khu vực đổ thải phải xây dựng tường vây

Nếu cần phải sử dụng khu vực mới trong quá trình xây dựng, cần phải có sự chấp thuận của kỹ sư xây dựng

Nếu chủ sở hữu các khu vực được sử dụng làm kho chứa hay mỏ khai thác bị ảnh hưởng thì họ có quyền được đền bù theo kế hoạch tái định cư của dự án.

Nếu đường tiếp cận là cần thiết thì phải xác định trong đánh giá môi trường.

Chất thải rắn Trước khi xây dựng, thủ tục kiểm soát chất thải rắn (lưu trữ, cung cấp các thùng, lịch trình giải phóng mặt bằng, lịch trình làm sạch các thùng chứa...) phải được chuẩn bị bởi nhà thầu và phải được thực hiện một cách cẩn thận trong các hoạt động xây dựng.

Trước khi xây dựng, tất cả các giấy phép cần thiết về xử lý chất thải, giấy phép phải được thực

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu

Page 155: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 153

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

hiện.

Các biện pháp sẽ được thực hiện để làm giảm khả năng phát sinh rác đối bằng việc quan tâm đến việc tái sử dụng chất thải. Tại tất cả các nơi làm việc, nhà thầu phải cung cấp thùng rác, thùng chứa và những thiết bị thu gom chất thải.

Chất thải rắn có thể được lưu trữ tạm thời tại công trường trong một khu vực được chấp thuận bởi Tư vấn giám sát xây dựng và chính quyền địa phương trước khi thu gom và xử lý thông qua một đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn, cụ thể là URENCO.

Thùng dựng chất thải phải được đậy kín, chứa được vật nhọn, chịu được thời tiết và thu vật xâm nhập.

Không được đốt, chôn lấp hoặc vứt rác bừa bãi.

Các vật liệu có thể tái sử dụng như tấm gỗ, thép, vật liệu giàn giáo... được thu thập và phân loại tại công trường từ các nguồn chất thải khác để tái sử dụng, hoặc để bán.

Nếu không vận chuyển khỏi công trường, chất thải rắn, hoặc các mảnh vụn xây dựng được xử lý tại các địa điểm xác định đã được Tư vấn giám sát xây dựng chấp thuận và bao gồm trong kế hoạch quản lý chất thải rắn. Trong mọi trường hợp nhà thầu không được thải bỏ bất kỳ vật liệu nào vào khu vực môi trường nhạy cảm như khu vực môi trường sống tự nhiên hoặc nguồn nước.

Hóa chất và chất thải nguy hại

Hóa chất thải dưới bất kỳ hình thức nào phải được xử lý tại bãi chôn lấp đã được phê duyệt và đáp ứng theo theo yêu cầu của địa phương. Nhà thầu phải có giấy chứng nhận xử lý cần thiết.

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT:

Page 156: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 154

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Việc loại bỏ các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện và xử lý bởi những công nhân có chuyên môn.

Dầu và mỡ đã sử dụng sẽ được vận chuyển khỏi công trường và bán cho một công ty có chức năng tái chế dầu mỡ.

Dầu đã sử dụng, dầu nhờn, vật liệu làm sạch từ việc bảo dưỡng xe cộ, máy móc sẽ được thu gom trong các bồn chứa và vận chuyển khỏi công trường bởi công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại này.

Dầu đã sử dụng hoặc dầu chứa các vật liệu ô nhiễm như PCBs phải được lưu trữ an toàn để tránh rò rỉ hoặc ảnh hưởng đến công nhân. Liên hệ với Sở TN & MT Tp.Đà Nẵng để được hướng dẫn.

Que hàn thải trong quá trình xây dựng cầu, cống được thu gom như chất thải nguy hại và phải được bán/thu gom bởi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại

Các sản phẩm nhựa đường hoặc bitum chưa sử dụng được trả lại cho nhà máy sản xuất của nhà cung cấp.

Kịp thời thông báo đến các cơ quan liên quan về bất kỳ tai nạn hoặc sự cố tràn hóa chất nào.

Lưu trữ hóa chất thích hợp và ghi nhãn phù hợp

Thông tin liên lạc và các chương trình đào tạo thích hợp nên được thực hiện để trang bị cho công nhân nhận biết và phòng tránh với mối nguy hiểm hóa chất tại nơi làm việc

Chuẩn bị và thực hiện một chương trình hành động khắc phục hậu quả do bất kỳ một sự cố nào xảy ra. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp một báo cáo giải thích lý do sự cố tràn hóa chất hoặc tai nạn, hành động khắc phục hậu quả đã được thực hiện, hậu quả/thiệt hại từ sự cố, và đề xuất biện pháp khắc phục.

Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại

Quản lý bùn Kế hoạch nạo vét nên được thiết lập bao gồm cả tiến độ thời gian, phương pháp thi công để đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường. Để đảm bảo việc nạo vét phù hợp với các quy định về môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường, công ty dịch vụ công ích, CMC,...) phải được tham gia và nhất trí trong quá trình chuẩn bị và thực hiện kế hoạch.

Các đặc điểm của trầm tích/ bùn nên được xác định bằng cách lấy mẫu và phân tích nếu không

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và

Page 157: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 155

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

được đánh giá đầy đủ trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Bùn bị ô nhiễm nặng đòi hỏi yêu cầu các biện pháp giảm thiểu vượt ra ngoài phạm vi của ECOPs

Đảm bảo rằng kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét kết hợp các vấn đề môi trường trong việc xác định các phương án thay thế xử lý ngắn hạn và dài hạn, xem xét các phương pháp để giảm nạo vét, và tối đa hóa việc sử dụng vật liệu nạo vét.

Công việc nạo vét nên được thực hiện khi nước dâng cao.

Lixiviate từ vật liệu nạo vét không được phép cho vào nguồn nước mà không được lọc hoặc xử lý thích hợp.

Vật liệu nạo vét được thu gom phải được xử lý, theo quy định của Việt Nam về thu gom chất thải, đảm bảo an toàn và vận chuyển, lưu trữ, xử lý và quản lý an toàn với môi trường

Vị trí bãi chôn lấp vệ sinh phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, dựa trên mức độ ô nhiễm tiềm tàng.

phế liệu

Phá hủy lớp phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

Nhà thầu sẽ chuẩn bị trước một kế hoạch quản lý giải phóng mặt bằng, phục hồi đất và hoàn trả mặt bằng được chấp thuận bởi kỹ sư thi công, theo các quy định có liên quan. Kế hoạch giải phóng mặt bằng sẽ được phê duyệt bởi tư vấn giám sát xây dựng và được nhà thầu tuân thủ nghiêm túc. Các khu vực được giải phóng mặt bằng nên được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.

Nhà thầu có trách nhiệm loại bỏ lớp đất mặt từ tất cả các khu vực nơi lớp đất mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phục hồi chức năng, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ và tàng trữ, vv, lớp đất mặt bị loại bỏ phải được lưu trữ tại các khu vực được Tư vấn giám sát xây dựng chấp thuận để sử dụng cho công tác phục hồi mặt bằng sau này và được bảo vệ đầy đủ.

Không được phép sử dụng hóa chất để giải phóng thảm thực vật.

Nghiêm cấm việc cắt, đốn hạ bất cứ cây xanh nào trừ khi được ủy quyền trong kế hoạch phát quang thảm thực vật.

Khi cần thiết, cần phải lắp dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ cây xanh trước khi bắt đầu bất kỳ thi công công trình.

Không được làm ảnh hưởng đến những khu vực có tiềm năng quan trọng như một nguồn tài nguyên sinh thái. Khu vực này có thể bao gồm các khu vực chăn nuôi và khu vực kiếm ăn của chim hoặc động vật, khu vực cá sinh sản, hoặc bất kỳ khu vực nào được bảo vệ như một không gian xanh.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

Page 158: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 156

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có việc săn bắn, bẫy, ngộ độc của động vật diễn ra.

Quản lý giao thông

Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng và với cảnh sát giao thông.

Gia tăng một số các chuyến đi xe quan trọng phải được bao gồm trong kế hoạch xây dựng đã được phê duyệt trước đó. Lộ trình, đặc biệt là xe hạng nặng, cần tránh lưu thông qua các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, và siêu thị.

Lắp đặt đèn chiếu sáng vào ban đêm phải được thực hiện nếu điều này là cần thiết để đảm bảo lưu thông an toàn

Đặt các bảng hiệu hướng dẫn xung quanh khu vực công trường để tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông, cung cấp các hướng dẫn cho các thành phần khác nhau của công trình, cung cấp các khuyến cáo và cảnh báo an toàn

Sử dụng các biện pháp kiểm soát giao thông an toàn, bao gồm cả các dấu hiệu đường/sông/kênh và cờ để cảnh báo điều kiện nguy hiểm.

Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.

Lối đi cho người đi bộ và các loại xe trong và ngoài khu vực xây dựng nên được tách biệt và đảm bảo dan toàn và thích hợp. Biển hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả đường thủy và đường bộ khi cần thiết.

Luật Giao thông Đường bộ số. 23/2008/QH12

Luật xây dựng sô 16/2003/QH11

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Gián đoạn cung cấp các dịch vụ công ích

Gián đoạn cung cấp nước, khí đốt, điện, dịch vụ internet có kế hoạch và không có kế hoạch: Nhà thầu phải tiến hành tham vấn trước và lập kế hoạch dự phòng với chính quyền địa phương về những hậu quả của việc ngưng các dịch vụ hoặc ngắt kết nối.

Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích liên quan để thiết lập lịch trình trình xây dựng hợp lý.

Cung cấp thông tin cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc cũng như kế hoạch ngưng cung cấp các dịch vụ tiện ích (ít nhất trước 5 ngày).

Tránh làm gián đoạn cung cấp nước cho khu vực nông nghiệp.

Các nhà thầu phải đảm bảo phương án thay thế cấp nước cho các cư dân bị ảnh hưởng trong trường hợp của sự gián đoạn kéo dài hơn một ngày.

Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Page 159: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 157

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Bất kỳ các thiệt hại tới hệ thống tiện ích hiện có của dây cáp sẽ được báo cáo cho chính quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

Các khu vưc được dọn dẹp sạch sẽ chẳng hạn như hố không còn sử dụng, các khu vực xử lý, cơ sở vật chất công trường, lán trại của công nhân, khu vực kho dự trữ, và bất kỳ khu vực tạm trong quá trình xây dựng các công trình của dự án sẽ được phục hồi bằng cách sử dụng phục hồi cảnh quan, thoát nước phù hợp và phục hồi đất.

Việc phục hồi đất được bắt đầu sớm nhất có thể. Các loài thực vật địa phương phù hợp được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

Các hố đào phải được phục hồi và trồng cỏ để tránh xói mòn;

Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng phải được phục hồi cảnh quan và các công việc khắc phục hậu quả cần thiết sẽ được thực hiện không chậm trễ, bao gồm cả khoảng cách cây xanh, đường xá, cầu cống và các công trình hiện có khác

Cây được trồng ở đất trống và trên các sườn dốc để ngăn chặn hoặc làm giảm nguy cơ sụp đổ đất và giữ sự ổn định của sườn dốc

Đất bị ô nhiễm với hóa chất hoặc các chất độc hại sẽ được gỡ bỏ và vận chuyển và chôn cất tại các khu vực xử lý chất thải.

Khôi phục tất cả các con đường và cây cầu bị hư hỏng bởi các hoạt động của dự án

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

An toàn cho công nhân và cộng đồng

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu phù hợp với pháp luật Việt Nam về an toàn lao động.

Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động để đối phó với rủi ro và khẩn cấp.

Chuẩn bị các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp tại công trường xây dựng.

Đào tạo công nhân về các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Đảm bảo rằng các miếng nút tai được cung cấp và sử dụng bởi các công nhân làm việc với các máy móc ồn như nổ, đóng cọc, trộn…, để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ công nhân.

Trong quá trình tháo dỡ cơ sở hạ tầng hiện có, công nhân và cộng đồng nói chung phải được bảo vệ tránh các mảnh vỡ rơi xuống bằng các biện pháp như máng, kiểm soát giao thông, và các khu vực

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Chỉ thị 02/2008/CT-BXD chấn chỉnh tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động đơn vị thuộc

Page 160: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 158

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

cấm vào.

Lắp đặt các hàng rào, rào chắn, cảnh báo nguy hiểm/cấm vào xung quanh khu vực xây dựng có nguy cơ rủi ro tiềm tàng cho cộng đồng.

Các nhà thầu có trách nhiệm cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào cản cảnh báo, hệ thống chiếu sáng tránh tai nạn giao thông cũng như nguy cơ khác cho người dân và khu vực nhạy cảm.

Nếu kết quả đánh giá trước đây cho thấy khu vực thi công có thể có bom mìn chưa nổ (UXO), giải phóng mặt bằng phải được thực hiện bởi nhân viên có trình độ và theo kế hoạch chi tiết được duyệt bởi các kỹ sư xây dựng.

ngành xây dựng

TCVN 5308-91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.

Truyền thông đến cộng đồng địa phương

Duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng có liên quan, nhà thầu phải phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo các xã, thôn xóm...) thống nhất kế hoạch thi công tại các khu vực gần nơi nhạy cảm hoặc ở những thời điểm nhạy cảm (ví dụ, ngày lễ hội tôn giáo).

Các bản sao tiếng Việt của các ECOPs và các văn bản bảo vệ môi trường khác có liên quan sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và công nhân tại công trường.

Giảm không gian chơi, thiếu sân chơi và bãi đỗ xe: mất các tiện nghi trong quá trình xây dựng thường là một tác động không thể tránh khỏi gây bất tiện cho người sử dụng trong các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến những người bị ảnh hưởng sớm với sẽ cung cấp cơ hội để nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thay thế.

Phổ biến thông tin dự án cho các nhóm bị ảnh hưởng (ví dụ như chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng.v.v...) thông qua các cuộc họp cộng đồng trước khi khởi công xây dựng;

Cung cấp một kênh liên lạc cộng đồng từ đó các bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động của công trường, tình trạng dự án và kết quả thực hiện dự án;

Cung cấp tất cả các thông tin, đặc biệt là thông tin kỹ thuật, trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với cộng đồng nói chung và trong một hình thức hữu ích cho sự quan tâm của cộng đồng và các lãnh đạo địa phương thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và thông cáo báo chí cho đến khi các thông tin chính của dự án được biết đến trong suốt giai đoạn thực hiện dự án;

Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Page 161: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 159

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

Giám sát các mối quan tâm và thông tin yêu cầu của cộng đồng;

Trả lời các câu hỏi điện thoại và thư từ bằng văn bản một cách kịp thời và chính xác;

Thông báo cho các hộ dân địa phương về lịch trình xây dựng và làm việc, gián đoạn dịch vụ, tuyến đường vòng giao thông và các tuyến xe buýt tạm thời, phá nổ và phá hủy khi thích hợp;

Cung cấp các tài liệu kỹ thuật và bản vẽ tới cộng đồng, đặc biệt là một phác thảo của khu vực xây dựng và kế hoạch quản lý môi trường của công trường xây dựng;

Bảng thông báo sẽ được dựng lên ở tất cả các công trường xây dựng cung cấp thông tin về dự án, cũng như thông tin liên hệ của các quản lý công trường, nhân viên môi trường, nhân viên y tế và an toàn như số điện thoại và thông tin liên lạc khác để bất kỳ người bị ảnh hưởng nào cũng có thể liên lạc để thông báo các mối quan tâm và đề nghị của họ.

Thủ tục đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện ra địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, hài cốt và cổ vật, bao gồm cả nghĩa địa và / hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào đắp, xây dựng, nhà thầu có trách nhiệm:

Ngừng hoạt động xây dựng trong khu vực tìm thấy;

Khoanh định vị trí hoặc khu vực phát hiện;

Bảo vệ các vị trí để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hay mất mát các đối tượng có thể di động. Trong trường hợp các cổ vật có thể tháo rời hoặc vẫn còn nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến tiếp nhận;

Thông báo cho Tư vấn giám sát xây dựng (TVGS), TVGS sẽ thông báo cho cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn);

Cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo quản các địa điểm này trước khi quyết định về thủ tục tiếp theo. Một báo cáo đánh giá sơ bộ về quá trình phát hiện được thực hiện. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa, bao gồm giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, nghiên cứu, xã hội và kinh tế;

Quyết định về việc làm thế nào để xử lý việc tìm kiếm được thực hiện bởi các cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương. Điều này có thể bao gồm các thay đổi trong bố trí (như khi

Luật di sản văn hóa (2002)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa.

Page 162: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 160

Các vấn đề môi trường và xã hội

Biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam

tìm kiếm được một di tích không thể di dời) bảo tồn, bảo quản, phục hồi và thu hồi;

Nếu các vị trí và/hoặc di tích văn hóa có giá trị cao và việc bảo quản vị trí được khuyến cáo của các chuyên gia và yêu cầu của cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương, Chủ dự án cần phải thay đổi thiết kế cần thiết để thích ứng với yêu cầu và bảo quản các vị trí này;

Các quyết định liên quan đến việc quản lý tìm kiếm sẽ được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

Các công trình xây dựng có thể tiếp tục chỉ sau khi được sự cho phép từ cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương...

Page 163: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 161

Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường chung cho các hạng mục của dự án

Cùng với việc áp dụng ECOPs nêu trên để giảm thiểu cho các tác động chung trong quá trình thi công, các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường chung cho các hạng mục của dự án được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 5-3: Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường chung của dự án

TT Các rủi ro, sự cố Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố Trách nhiệm

thực hiện

1 Tìm thấy hiện vật văn hóa/ nghi khảo cổ trong khi đào đất

Nhà thầu bảo vệ hiện trạng nơi thi công và báo cáo với Giám sát thi công/BQLDA, bảo tàng địa phương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của thành phố.

Nộp hiện vật cho bảo tàng/cơ quan quản lý văn hóa

Xem xét để quyết định xem việc đào đất có được tiếp tục tiến hành hay dừng lại để khảo sát thêm

Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tại địa phương sẽ có trách nhiệm quản lý hiện vật theo Điều 21 của Nghị định số 92/2002 hướng dẫn thực thi Luật Di sản văn hóa

Nhà thầu, Tư vấn Giám sát phối hợp thực hiện

Nhà thầu

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2 Tìm thấy mộ trong khi đào đất

Bảo vệ hiện trạng và thông báo cho chính quyền địa phương

Xác định cách giải quyết và nhiệm vụ của các cá nhân liên quan, thời gian thực hiện và địa điểm di dời nếu có

Thực hiện các biện pháp được đề xuất

Nhà thầu,

Ban QLDA,

Chính quyền địa phương cấp phường/xã

3

Có phàn nàn của cộng đồng về vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thi công

Thực hiện ngay biện pháp khắc phục nếu có thể

Ghi chép vào nhật ký thi công

Thảo luận với Chủ đầu tư/chính quyền địa phương nếu xảy ra xung đột

Nhà thầu, BQLDA và chính quyền địa phương.

4

Xảy ra tai nạn liên quan đến trong quá trình thi công, xây dựng các hạng mục công trình

Sơ cứu và chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần thiết

Đặt biển báo nguy hiểm tại khu vực công trường thi công, các khu vực giao cắt

Lập biên bản tường trình vụ tai nạn

Thực hiện chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của công nhân, cộng đồng địa phương về an toàn lao động, an toàn giao thông

Thường xuyên kiểm tra khu vực công trường đặc biệt các khu vực lưu chứa nguyên vật liệu dễ bắt cháy, hệ thống đường điện…

Công nhân và cộng đồng ở gần nơi xảy ra tai nạn.

Nhà thầu, chủ đầu tư và chính quyền địa phương.

Page 164: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 162

TT Các rủi ro, sự cố Biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố Trách nhiệm

thực hiện

5 Tìm thấy vật liệu nổ

Bảo vệ hiện trường

Thông báo cho chính quyền địa phương

Liên hệ với đơn vị quân đội ở địa phương để yêu cầu hỗ trợ

Nhà thầu phối hợp với Chính quyền địa phương,

Ban QLDA

Đơn vị quân đội ở địa phương

5.3.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động đặc thù tại các vị trí trong quá trình thi công của dự án

5.3.2.1. Biện pháp giảm thiểu đối với các hạng mục công trình thuộc Hợp phần 1

Bảng 5-4: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của hợp phần I

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

Nhóm công trình cải tạo tuyến thoát nước mưa

I.1.1 đến I.1.6

Cải tạo hệ thống thoát nước, vỉa hè 6 tuyến đường: Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi

- Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của các hộ dân mặt đường.

- Việc tập kết nguyên vật liệu, đổ chất thải rắn xây dựng tạm thời tại vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan và giao thông đi lại của người dân.

- Phát sinh lượng bùn thải bỏ của cống rãnh

- Nhà thầu có biện pháp thi công cuốn chiếu, đẩy nhanh tiến độ dự án. Thi công đến đâu hoàn trả mặt bằng đến đấy.

- Tại công trường đặt các thùng thu gom chất thải, rác thải. Đặt biển cảnh báo thi công, biển báo hạn chế tốc độ.

- Nhà thầu phối hợp với công ty môi trường đô thị Đà Nẵng để thực hiện việc hút bùn cống rãnh trong quá trình thi công nhằm giảm thiểu mùi hôi.

- Bùn thải được thu gom, vận chuyển bằng đường bộ và được xử lý tại bãi rác Khánh Sơn. Bùn thải được thu gom trực tiếp từ các hố ga bằng xe tải chuyên dụng. Tiến trình vận chuyển đảm bảo các yêu cầu về môi trường, tránh rò rỉ bùn. Xe tải chở bùn phải được che chắn kỹ và không chở vượt quá trọng tải quy định.

- Bùn thải được phân loại tại bãi rác Khánh Sơn, sau đó được xử lý như sau: Phun chế phẩm sinh học (phun đều lên bề mặt của bùn thải); Sử dụng vôi rắc đều lên bề mặt bùn thải; Sau khi bãi chứa đầy bùn thải thì phủ một lớp cát dày 20cm để tránh mùi hôi.

Page 165: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 163

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

I.1.7 Cải tạo tuyến cống Mê Linh

- Tuyến cống Mê Linh nằm trong các kiệt, hẻm trong khu dân cư, do đó trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

- Địa hình thi công chật hẹp nên gây khó khăn trong quá trình thi công.

Lập lối đi tạm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đơn vị thi công có phương án bố trí thời điểm thi công và biện pháp thi công hợp lý tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân. Thời gian thi công cần được thông báo trước cho người dân và dán tại công trường thi công để tiện theo dõi.

Lượng bùn thải thu gom ít và được công ty môi trường đô thị Thành phố Đà Nẵng thu gom, xử lý tại bãi Khánh Sơn tương tự như bùn thải các tuyến cống Hùng Vương, Lý Thái Tổ…

I.1.8 Xây dựng tuyến cống từ hồ công viên 29/3 ra cống Lê Độ

Trong quá trình thi công có thể gây:

- Nứt hỏng các công trình ngầm: đường ống cấp nước, cáp điện, cáp thông tin… giao cắt tuyến ống hoặc gần kề tuyến ống;

- Nứt hỏng nền đường do sụt lún; nứt hỏng nhà dân gần kề các hố đào sâu, nền đất yếu.

- Gây ách tắc giao thông tại vòng xuyến trong giờ cao điểm.

- Cần phải tiến hành khảo sát chi tiết về kết cấu để xây dựng BPGT (đặc biệt là giải pháp và biện pháp thi công) phù hợp.

- Ranh giải tỏa thi công tuyến cống cần được thiết lập phù hợp với yêu cầu thi công/tiêu chuẩn an toàn thi công hố đào cũng như quy hoạch lâu dài.

- Bố trí cán bộ phụ trách phân làn giao thông khi thi công tuyến cống qua đường.

- Lượng bùn thải từ cống được xử lý tương tự như các công trình đường Hùng Vương, Lý Thái Tổ…

I.1.9 Cải tạo hồ công viên 29/3

Cải tạo hồ công viên 29/3 sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động vui chơi, giải trí, tập thể dục của người dân tại công viên do ô nhiễm bụi và tiếng ồn phát sinh do quá trình thi công.

- Khi cải tạo hồ, đơn vị thi công có biện pháp che chắn bụi (quây, chắn bằng tôn, hàng rào khu vực thi công)

- Đặt các biển cảnh báo thi công tại công trường.

- Bố trí các thùng thu gom chất thải tại vị trí thi công

- Thu gom chất thải, đất đá loại bỏ bằng xe chuyên dụng.

I.1.10 Cải tạo tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại)

Tuyến cống đi qua khu dân cư đông đúc do đó trong quá trình thi công ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của người dân.

Ngoài ra mùi hôi từ các cống rãnh hiện trạng cũng ảnh

Lập lối đi tạm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Các vị trí đông dân cư, điểm buôn bán sầm uất, chợ địa phương cần được lưu ý triển khai tập trung, nhanh gọn.

Thời gian thi công cần được thông I.1.11 Xây dựng

tuyến cống Lê

Page 166: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 164

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

Tấn Trung nối cống Thọ quang Biển Đông

hưởng đến sức khỏe công nhân và người dân địa phương.

báo trước cho người dân và dán tại công trường thi công để tiện theo dõi.

Lượng bùn thải từ cống được xử lý tương tự như các công trình đường Hùng Vương, Lý Thái Tổ…

I.1.12 Đậy kín tuyến kênh Yên Thế đoạn từ khu dân cư Phước Lý 2 đến đường Tôn Đức Thắng

Trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng tạm thời đến dòng chảy của kênh.

- Dọn dẹp mặt bằng, phân luồng giao thông, định vị tim tuyến theo từng phân đoạn thiết kế, xác định vị trí tim cống đánh mốc các cao độ thiết kế.

- Khi thi công tiến hành thi công từng bên một để đảm bảo thoát nước.

- Tiến hành thi công đóng cừ Larsen, đắp bờ vây bơm hút nước để đảm bảo dòng chảy của kênh trong quá trình thi công, sử dụng máy đào đào gần với cao độ thiết kế, công nhân tiến hành đào thủ công đến cao độ thiết kế và chỉnh sửa hố móng. Thi công đổ bê tông lót. Phải bơm khô nước hố móng trong quá trình thi công.

Nhóm công trình xử lý úng ngập tại các khu dân cư

I.2.1 Xử lý ngập úng tổ 5,6,7 Sơn Thủy – đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân

Gây chênh lệch độ cao so với cốt nền của nhà dân. Nếu mưa lớn nước sẽ chảy tràn vào sân,vườn và nhà dân.

Rác thải, chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công 2 tuyến đường

- Khảo sát thiết kế chi tiết hiện trạng để đưa ra biện pháp thi công hợp lý

- Toàn bộ sử dụng ống HDPE nối bằng phương pháp hàn hoặc khâu nối mềm có áp lực thiết kế PN10 đi trên vỉa hè, đặt theo đúng thỏa thuận mặt cắt mà chủ đầu tư yêu cầu. Ống qua đường sử dụng ống gang dẻo lồng xi măng có đổ lớp cát đệm bảo vệ. Tại các vị trí thấp nhất (cuối) trên tuyến phải đặt van xả cặn, tại các vị trí cao đặt van xả khí.

- Thùng rác đặt dọc theo 2 bên lề đường, khoảng cách 45m/ thùng.

- Thi công nên tránh mùa mưa bão, áp dụng hình thức thi công cuốn chiếu, nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian thi công.

I.2.2 Trạm bơm Ông Ích Khiêm

Địa chất công trình nền cát đắp không đồng nhất nên trong quá trình thi công không thuận lợi cho việc xây

- Phải có công tác khảo sát địa chất thủy văn để đánh giá cường độ đất nền khu vực dự kiến xây dựng.

- Xác lập ranh giới khu vực thi công

Page 167: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 165

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

dựng công trình, dễ phát sinh hiện tượng cát chảy lún sụt móng

Nguy cơ ô nhiễm nước biển trong quá trình thi công

phạm vi 200m tính từ vị trí thi công.

- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị/máy móc.

- Lập nội quy công trường, thu gom nước thải và rác thải để không rơi vãi xuống nguồn nước ven bờ.

I.2.3 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13,14 Phước Mỹ

Do mực nước ngầm tại khu vực tương đối cao tiềm ẩn nguy cơ:

- Nước chảy, đất cát chảy vào hố móng hoặc các khu vực trũng gây ô nhiễm môi trường.

- Sụt lún, sạt lở trong quá trình san nền, đắp các khu vực trũng.

Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm nếu nước thải, rác thải không được thu gom (cần đặc biệt lưu tâm vì khu vực chưa có hệ thống tiêu thoát nước hoàn chỉnh).

- Các chất thải tạm thời trong quá trình thi công hoặc vật liệu phục vụ thi công có thể chiếm chỗ hoặc gây ảnh hưởng xấu đến các khu đất kề cận phạm vi dự án.

- Nước thải trong thi công, trong sinh hoạt được dẫn theo rãnh đến hố tự thấm đặt cách công trình 30m, công việc khai thông mương rãnh được tổ chức thường xuyên để tránh nước ứ đọng làm lầy lội mặt công trình. - Vật liệu xây dựng được tập kết từng khu vực riêng lẻ, gọn gàng và hợp lý. - Vật liệu thừa, phế thải phải được tập kết tập trung và được tưới ẩm để xử lý bụi hoặc phủ kín bằng bạt khi được vận chuyển ra khỏi công trình. - Vật liệu vận chuyển từ ngoài vào công trình khi đi phải dùng bạt nilon che đậy thùng xe để không gây ô nhiễm môi trường.

- Để đảm bảo an toàn và gìn giữ vệ sinh ATLĐ trong khu vực thi công cũng như các công trình liền kế nhau trên tổng mặt bằng thi công tại vị trí thích hợp xây 1 nhà vệ sinh bán tự hoại để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho tất cả những người lao động trên công trường.

Nhóm công trình xây dựng các tuyến thu gom nước thải

I.3.1 Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ An,

- Thi công trên nền cát dễ gây lún, sụt móng công trình

- Nguy cơ gây ô nhiễm nước biển ven bờ

- Ảnh hưởng tạm thời đến các hoạt động vui chơi, giải trí, tắm biển của người dân.

- Nước thải từ lưu vực cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê không được thu gom triệt để theo nước mưa chảy tràn ra bãi biển gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan sinh thái.

- Thực hiện công tác khoan khảo sát địa chất để đưa ra biện pháp thi công hợp lý, tránh gây sụt lún công trình.

- Xác lập ranh giới khu vực thi công phạm vi 200m tính từ vị trí thi công.

- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị/máy móc.

- Thu gom rác thải, nước thải để không ảnh hưởng tới các hoạt động dịch vụ, gây mất mỹ quan đô thị.

I.3.2 Hệ thống thu gom nước thải và cải tạo cảnh quan cửa xả Mỹ Khê

I.3.3 Thu gom nước thải quanh hồ

Công trình chỉ thi công hệ thống tiêu thoát nước xung

Đơn vị thi công cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp tạm thời thu gom

Page 168: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 166

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

Hòa Phú và kênh Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

quanh hồ Hoà Phú (không nạo vét hồ), do đó việc thi công tuyến cống bao xung quanh hồ để thu gom nước thải sẽ làm gián đoạn tạm thời lượng nước thải đổ về hồ gây tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường do lưu lượng nước thải tại lưu vực này nhiều nhưng chưa được thu gom.

nước thải tại các vị trí đang thi công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Thi công theo từng phân đoạn hồ, thiết lập đê tạm thời ngăn nước thải chảy tràn từ khu vực thi công hệ thống nước thải.

Nước thải công trường cần được thu gom, sơ lắng, không xả trực tiếp xuống hồ.

I.3.4 Thu gom nước thải đường Phạm Văn Xảo, khu công nghiệp Thọ Quang

Chú ý các biện pháp an toàn trong thi công công trình, tránh gây nứt vỡ các đường ống hiện trạng.

Một lượng bùn được nạo vét khi thi công hạng mục này, ước chừng khoảng 340 m3.

Khảo sát chi tiết địa chất, địa hình để đưa ra biện pháp thi công hợp lý.

Lượng bùn thải từ cống được xử lý tương tự như các công trình thu gom nước mưa

I.3.5 Thí điểm chân không

Do vị trí đặt trạm bơm gần đường bờ biển (cách khoảng 50m) do đó khi thi công sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tại khu vực bãi biển và công viên Phạm Văn Đồng.

Khi có sự cố tại trạm bơm có thể rò rỉ nước thải ra biển

Dễ bị tác động của biển trong quá trình thi công

Bố trí thời gian thi công và biện pháp thi công hợp lý để tránh ảnh hưởng tới các hoạt động của người dân.

Thường xuyên thu gom rác thải trên công trường để tránh ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị

Bố trí tuyến thoát nước thải hợp lý để thu gom triệt để, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Lập hàng rào che chắn, lựa chọn thời điểm thi công để tránh tác động của biển.

I.3.6 Cải tạo các cửa xả ra sông Phú Lộc

Việc thi công cửa xả có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của sông Phú Lộc như: chất thải rắn, chất thải nguy hại rơi vãi xuống lòng sông.

Khi thi công gần sông, có biện pháp che chắn nhằm hạn chế đất, đá, xi măng rơi vãi xuống lòng sông.

Các trạm xử lý nước thải

I.4.1 Nâng công suất trạm XLNT Hoà Xuân

- Tránh để rác thải, nguyên vật liệu gần khu vực thoát nước, cấp nước của trạm XLNT để hạn chế khả năng gây tắc nghẽn.

- Nguy cơ sụt lún các công trình lân cận khi thi công các bể xử lý.

Thu dọn nguyên vật liệu gọn gàng, tránh để ở các khu vực gần nguồn nước.

Bố trí công nhân thu gom rác thải trên công trường hàng ngày.

Thực hiện khoan khảo sát địa chất tại khu vực công trình để đưa ra biện pháp thi công hợp lý

Page 169: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 167

TT Các công

trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

I.4.2 Nhà máy XLNT Liên Chiểu

Các tác động trong giai đoạn đặc thù không vượt quá phạm vi thực hiện của ECOPs.

5.3.2.2. Biện pháp giảm thiểu đối với các hạng mục công trình thuộc Hợp phần II

Bảng 5-5: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của hợp phần II

TT Công trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

II.1 Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh tại khu vực Sân Bay

An toàn giao thông, ách tắc giao thông: do vị trí gần khu dân cư đông đúc, trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng có thể gây tai nạn giao thông hoặc làm ách tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Bụi: phát sinh trong quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng

Ngập úng tạm thời: Cao độ công trình mới sẽ được nâng lên (bằng với code đường hiện trạng) sẽ có thể tạo ra các vùng ngập úng tạm thời sau trạm khi mưa.

Tại khu vực xây dựng Depot xe bus tương đối đông dân cư sinh sống và có nhiều phương tiện tham gia giao thông. Trong quá trình thi công phải có biện pháp che chắn để hạn chế ô nhiễm bụi. Bố trí thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng vào khung giờ hợp lý tránh giờ cao điểm gây tắc đường.

Quá trình thiết kế chi tiết cần khảo sát hiện trạng cao độ và thoát nước, thiết lập cống gom xung quanh trạm (nếu cần thiết).

Thiết lập rào kín cô lập công trường cũng như ngăn gió bụi và tiếng ồn khi thi công.

II.2 Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh tại khu vực Bàu Tràm

Bóc bỏ lớp đất yếu/ Cải tạo nền tại các khu vực xây dựng trạm: Ước tính tổng diện tích cần đào là 10.000 m2 với chiều sâu đào trung bình khoảng 1-2 m. Như vậy, sẽ có hơn 10.000m3 đất cần vận chuyển.

Lớp đất bóc tách chủ yếu là rác thải sinh hoạt (do đây là vị trí bãi rác cũ)

Lập hàng rào bằng tôn để hạn chế việc phát tán bụi, tiếng ồn, mùi tới khu dân cư phía nam gần khu vực công trình.

Phun các chế phẩm sinh học cần thiết trong quá trình thu gom.

Lập kế hoạch thu gom cụ thể, hạn chế thực hiện vào giờ cao điểm và/hoặc giờ nghỉ ngơi của người dân. Lượng đất bóc tách chủ yếu là rác thải sẽ được vận chuyển về bãi thải Hòa Nhơn huyện Hòa Vang, cách khu vực dự án khoảng 4 km để xử lý theo đúng quy định.

II.3 Hầm chui Điện Biên Phủ (nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ)

Ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân

Ảnh hưởng đến hệ thống cống thoát nước dưới vỉa hè, lòng

- Nhà thầu sẽ cử cán bộ chuyên trách trong việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và tham gia điều tiết giao thông cùng với CSGT trong quá trình

Page 170: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 168

TT Công trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

đường

Ảnh hưởng đến một số hộ dân hoạt động kinh doanh (do hạn chế tầm nhìn, bụi, ồn, khó khăn cho khách hàng di chuyển tới).

Tiềm ẩn nguy cơ gây sụt, lún các công trình lân cận, hộ dân (trong điều kiện xử lý địa chất, địa hình công trình không đảm bảo kết cấu và kỹ thuật).

Tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ trong quá trình đào hầm (do mưa lớn, do mực nước ngầm cao).

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông do lòng đường bị thu hẹp, xung đột giao thông vào giờ cao điểm.

thi công dự án.

- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong khi thi công, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.

- Hạn chế sử dụng thiết bị, máy móc thi công hạng nặng thường xuyên.

- Thực hiện khoan khảo sát địa chất khu vực công trình để đưa ra biện pháp thi công hợp lý

- Bố trí đường thoát nước tạm thời để hạn chế nguy cơ ngập úng cục bộ.

- Bố trí hàng rào tôn để cách ly khu vực công trường, hạn chế bụi ồn phát tán ra bên ngoài.

- Bố trí thời gian thi công hợp lý và cần thông báo với các hộ dân lân cận, dán tại khu vực công trường để tiện theo dõi.

II.4 Hầm chui đường Trần Phú (nút giao thông Trần Phú, Lê Duẩn, cầu sông Hàn)

Các tác động đặc thù tương tự như hầm chui đường Điện Biên Phủ

Khối lượng đào đắp lớn, cần có phương án xử lý (khối lượng đất đào là 1890 m3; đất đắp 986 m3; đất tái sử dụng 830 m3)

- Các biện pháp giảm thiểu tương tự như hầm chui Điện Biên Phủ.

- Thu gom vận chuyển đất, đá thải về bãi thải của thành phố. Hoặc sử dụng để san lấp lại các hố móng, mặt bằng 1 số khu vực thấp trũng tại Đà Nẵng.

5.3.2.3. Biện pháp giảm thiểu đối với công trình thuộc Hợp phần III

Bảng 5-6: Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù của hợp phần III

TT Công trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

III.1 Xây dựng HTKT khu TĐC Hòa Khương

- Tập trung đông lực lượng lao động phục vụ thi công: phát sinh các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn với người dân địa phương.

- Khối lượng đất đào, đắp lớn: cần xử lý, vận chuyển lượng đất dư thừa này đến nơi thích hợp để xử lý.

- BQLDA, Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền xã Hòa Khương để quản lý công nhân nhằm đảm bảo cán bộ, công nhân không gây mâu thuẫn với cộng đồng hay phát sinh tệ nạn xã hội trong thời gian thi công.

Khuyến khích nhà thầu sử dụng lao động địa phương

Thu gom vận chuyển đất, đá thải về bãi thải của thành phố.

Page 171: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 169

TT Công trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

Hoặc sử dụng để san lấp các khu vực trũng của xã Hoà Khương (tham vấn chính quyền xã Hoà Khương trước khi thực hiện) . Theo kết quả quan trắc(mẫu Đ1 tại Bảng 2-14), đất tại khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu (As, Hg, Fe, Pb, Cu) đều nằm trong giới hạn cho phép đối với đất nông nghiệp và có thể sử dụng để san lấp các khu vực trũng khác (khoảng 7000 m3 đất đào được tái sử dụng cho dự án)

III.2 Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái

Phạm vi thiết kế có địa hình thấp trũng, có một lạch nước hiện trạng. Cao độ cao nhất là 3.70 m, thấp nhất là 0.50 m. Hiện tại khu vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên, đặc biệt trong khu vực này có một lạch nước hiện trạng tập trung nước của các khu vực khác đổ về, lạch hiện trạng này không đảm bảo khả năng thoát nước gây tình trạng ngập úng và mất vệ sinh môi trường. Mật độ dân cư cao, khó khăn cho công tác giải tỏa mặt bằng để thi công đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công phải có biện pháp thoát nước tạm tránh gây ngập úng cho khu vực.

- Hạng mục này chọn phương pháp thi công đồng thời với hạng mục san nền, các vị trí cao trình đáy hố móng thi công cống, mương, hố ga cao hơn cao trình hiện trạng thì đắp đến cao trình đáy hố móng (đảm bảo độ chặt theo quy định) rồi tiến hành triển khai thi công hạng mục thoát nước.

- Nhà thầu phải có các biện pháp đảm bảo, giảm thiểu bụi & tiếng ồn trong quá trình thi công như rửa xe, quét đường, vận hành xe máy trong thời gian ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư xung quanh.

III.3 Xây dựng HTKT đường đất đỏ phường Phước Mỹ

Phạm vi thiết kế có địa hình tương đối bằng phẳng. Hiện tại khu vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên. Mật độ dân cư cao, khó khăn cho công tác giải tỏa mặt bằng để thi công đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

Dự án này có nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho nên khi thi công cần phải phối hợp triển khai thi công đồng bộ các hạng mục, tránh chồng lấn khối lượng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:

- Thi công hệ thống thoát nước phải đảm bảo đúng cao trình thiết kế (cao trình đỉnh và cao trình đáy cống, mương)

Page 172: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 170

TT Công trình Tác động đặc thù Biện pháp giảm thiểu

- Thi công hệ thống thoát nước phải đảm bảo độ dốc thiết kế

- Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công phải có biện pháp thoát nước tạm tránh gây ngập úng cho khu vực.

5.3.2.4. Biện pháp ứng phó sự cố môi trường đặc thù trong giai đoạn thi công

Bảng 5-7: Các biện pháp ứng phó sự cố môi trường đặc thù trong giai đoạn thi công

TT Các rủi ro,

sự cố Biện pháp ứng phó sự cố môi trường Trách nhiệm

thực hiện

1

Rủi ro, sự cố từ ngập lụt hầm chui đường Trần Phú, đường Điện Biên Phủ

Thường xuyên cử cán bộ kiểm tra khu vực hầm chui vào thời điểm có các điều kiện thời tiết bất thường.

Đảm bảo hệ thống điện và hệ thống máy bơm cưỡng bức phải luôn luôn trong tình trạng tốt nhất, đề phòng có hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt.

Thường xuyên khơi thông dòng chảy để hạn chế tối đa việc tắc nghẽn đường lưu thông của nước thải.

Nhà thầu,

Ban QLDA

2

Rủi ro sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đường thu gom thoát nước mưa và nước thải nhằm phát hiện các vị trí có khả năng gây ngập lụt.

Cử công nhân tới các vị trí ngập lụt để khắc phục, khơi thông dòng chảy.

Phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình vận hành và xử lý các rủi ro do ngập lụt.

Nhà thầu,

Ban QLDA

3

Rủi ro do lún hoặc sạt lở khi thi công hầm chui

Thi công đúng theo thiết kế, sử dụng nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn để thi công công trình.

Bố trí cán bộ, nhân viên thường xuyên kiểm tra công trình nhằm phát hiện ra các nguy cơ gây sạt lở, sụt lún công trình.

Trong quá trình thi công khi xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc sụt lún cần:

- Thông báo với đơn vị thi công, giám sát, ban QLDA và chính quyền địa phương để ứng phó kịp thời.

- Nhanh chóng sử dụng các trang thiết bị, máy móc, nhân lực để sơ cứu người bị nạn (nếu có), đồng thời nhanh chóng khắc phục sự cố để tránh ảnh hưởng tới các khu vực lân cận.

Nhà thầu phối hợp với Ban QLDA, chính quyền địa phương

4

Rủi ro trong quá trình thi công trạm bơm Ông Ích Khiêm

Thi công đúng theo thiết kế, sử dụng nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn để thi công công trình.

Bố trí cán bộ, nhân viên thường xuyên kiểm tra công trình nhằm phát hiện ra các nguy cơ gây sạt lở, sụt lún công trình.

Nhà thầu phối hợp với Ban QLDA, chính quyền địa phương

Page 173: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 171

TT Các rủi ro,

sự cố Biện pháp ứng phó sự cố môi trường

Trách nhiệm thực hiện

Tránh thi công vào mùa mưa bão

Trong quá trình thi công khi xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc sụt lún cần:

- Thông báo với đơn vị thi công, giám sát, ban QLDA và chính quyền địa phương để ứng phó kịp thời.

- Nhanh chóng sử dụng các trang thiết bị, máy móc, nhân lực để sơ cứu người bị nạn (nếu có), đồng thời nhanh chóng khắc phục sự cố để tránh ảnh hưởng tới các khu vực lân cận.

Page 174: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 172

5.4. Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành dự án

Do tính chất, quy mô các hạng mục, quy trình vận hành khác nhau nên chỉ có các tác động tiêu cực đặc thù trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó, bảng dưới đây chỉ ra các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động đặc thù này theo từng nhóm công trình có tính chất và quy mô tương tự:

Bảng 5-8: Các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù trong giai đoạn vận hành

TT Các tác động Nguồn/ vị trí Biện pháp giảm thiểu

I Đối với các công trình thuộc hợp phần I

1

Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải

- 12 công trình thu gom nước mưa

- 06 công trình thu gom nước thải

- 02 công trình xử lý nước thải (Trạm XLNT Hòa Xuân và Liên Chiểu)

- Đậy kín các tuyến cống thoát nước thải bằng cách xây dựng các cống hộp để hạn chế mùi

- Thường xuyên khơi thông dòng chảy, tránh tình trạng ứ đọng nước thải tại các khu vực công trình, phát sinh mùi hôi.

- Công nhân vệ sinh vận hành sẽ thường xuyên thu gom bùn lắng từ các hố ga dọc các tuyến đường, tuyến cống thoát nước mưa và nước thải để hạn chế mùi hôi.

- Như vậy, thực tế với giải pháp thoát hơi tự nhiên đơn giản có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm mùi. Mỗi trạm bơm nước thải sẽ được lắp một ống thoát hơi với chiều cao 5m để giảm ô nhiễm mùi.

- Về lâu dài, nên thiết kế hệ thống cây xanh bao quanh các trạm bơm, các cửa xả, các tuyến kênh hở…, ưu tiên các loại cây lớn (>3m) có tán dày.

- Triển khai chương trình quan trắc định kỳ tại khu vực trạm xử lý cũng như đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống xử lý mùi hoặc quan trắc bất thường khi có phản ánh/khiếu nại của người dân xung quanh.

- Thiết lập vùng đệm cây xanh (sát chân tường rào nhà máy) với các loại cây cao, tán rộng (vượt quá chiều cao tường rào).

2

Bùn/trầm tích nạo vét từ hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải

- 12 công trình thu gom nước mưa

- 06 công trình thu gom nước thải

- 02 công trình xử lý nước thải

- Bùn/trầm tích sau khi nạo vét có thành phần hữu cơ cao, phải được thu gom và xử lý ở bãi rác Khánh Sơn bởi Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng là đơn vị chịu trách nhiệm chính cho công việc nạo vét và xử lý lượng bùn nạo vét này.

- Do hệ thống hiện tại là cống chung, gồm cả nước mưa và nước thải, công ty môi trường đô thị thường thu gom nạo vét chung, không phân biệt giữa 2 loại cống này. Điều này sẽ cần quy định lại đối với quy trình nạo vét của công nhân. Danh mục phân chia loại cống nước mưa và cống nước thải cần phân định rõ ràng. Mỗi loại bùn có phương thức nạo vét thu gom và xử lý

Page 175: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 173

TT Các tác động Nguồn/ vị trí Biện pháp giảm thiểu

khác nhau

Giải pháp trước mắt:

Bùn nước thải được xử lý tạm thời trong các bể xử lý bùn của bãi rác Khánh Sơn.

Giải pháp lâu dài:

Thành phố đã có quy hoạch xây dựng một khu xử lý bùn rộng 06ha cạnh bãi rác Khánh Sơn hiện tại. Khu xử lý này khi hoàn thành sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đổ bùn thải của các nhà máy xử lý nước thải.

Lượng bùn này có thể tạm thời chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn tương tự như bùn thu gom từ quá trình nạo vét định kỳ hệ thống cống nước thải.

Trong tương lai, khi nhà máy sản xuất phân vi sinh tại các bãi rác đi vào hoạt động, lượng bùn chôn lấp này sẽ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào của hệ thống.

3

Rủi ro, sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Các công trình thuộc hợp phần 1

Thường xuyên bố trí công nhân kiểm tra hệ thống thoát nước mưa, nước thải để kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa.

Khơi thông dòng chảy vào trước thời điểm mưa, bão để hạn chế tắc nghẽn.

Bố trí công nhân, trang thiết bị túc trực trong các ngày có điều kiện bất thường để kịp thời xử lý các khu vực có nguy cơ gây ngập úng

Đảm bảo kinh phí để thường xuyên duy trì và bảo dưỡng hệ thống công trình

4

Rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trạm xử lý nước thải Hoà Xuân và Liên Chiểu

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, hệ thống điện tại khu vực trạm xử lý nước thải để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Thông báo với cơ quan chuyên trách về môi trường của Thành phố Đà Nẵng, với cộng đồng địa phương về việc tạm dừng hoạt động của trạm xử lý nước thải.

Nhanh chóng cử đội kỹ thuật để khắc phục các sự cố có thể xảy ra.

Nếu dừng hoạt động quá lâu, nước thải cần được khử trùng trước khi thải ra môi trường xung quanh.

II Đối với các công trình thuộc hợp phần II

5

Nước thải từ trạm bảo dưỡng xe (trong khuôn viên điểm đầu tuyến)

Depot Bàu Tràm

Sử dụng hệ thống thu gom riêng cho khu vực sửa chữa với bể chứa lớn (khoảng 5 m3)

- Sử dụng các phương pháp đơn giản (keo tụ) kết hợp rắc vôi bột để giảm tối đa lượng hợp chất lơ

Page 176: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 174

TT Các tác động Nguồn/ vị trí Biện pháp giảm thiểu

lửng, dầu thải và trung hòa pH của nước thải.

- Chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ thuộc trạm BRT đáp ứng yêu cầu vận hành trạm XLNT nước thải này.

6

Ngập lụt trong quá trình vận hành hầm chui Điện Biên Phủ và Trần Phú

02 hầm chui

Thường xuyên cử cán bộ kiểm tra khu vực hầm chui vào thời điểm có các điều kiện thời tiết bất thường.

Đảm bảo hệ thống điện và hệ thống máy bơm cưỡng bức phải luôn luôn trong tình trạng tốt nhất, đề phòng có hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt.

Thường xuyên khơi thông dòng chảy để hạn chế tối đa việc tắc nghẽn đường lưu thông của nước thải.

III Đối với các công trình thuộc hợp phần III

7

Tác động do nước thải, rác thải sinh hoạt tại khu tái định cư

Khu tái định cư Hoà Khương

Thiết kế hệ thống thu gom nước thải đồng bộ từ hộ gia đình đến hệ thống thoát nước chung của khu vực. Từ đó, dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố để xử lý.

Thiết kế khu vực tạm chứa chất thải sinh hoạt, hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom, xử lý hàng ngày.

Page 177: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 175

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Trên cơ sở đánh giá các tác động tiêu cực tiềm tàng đã đề cập trong Chương 4 và các các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong Chương 5 trước đây, chương này sẽ trình bày Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) cho các công trình thuộc các hạng mục điều chỉnh, bổ sung của dự án SCDP Đà Nẵng. EMP xác định các hành động được thực hiện theo các hạng mục bao gồm chương trình giám sát môi trường và tổ chức thực hiện, cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với các quy chuẩn EIA của Chính phủ và các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới (WB), bao gồm cả Hướng dẫn về Môi trường, Y tế, và An toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới

6.1. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất

Những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong các giai đoạn của dự án được chia làm hai phần cơ bản: (1) Các biện pháp giảm thiểu điển hình - ECOPs - cho toàn bộ hoạt động xây dựng của dự án và (2) Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng hạng mục công trình.

- (1) ECOPs: các qui tắc môi trường thực tiễn trong xây dựng đô thị (ECOPs) được phác họa các tác động điển hình ở mức độ thấp tiêu biểu có thể xảy ra trong một loạt các hoạt động xây dựng của dự án. ECOPs cũng gồm các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động này và một quy trình để đưa các biện pháp giảm thiểu vào trong các hợp đồng xây dựng của các nhà thầu. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết các giải pháp kỹ thuật cho mỗi hợp đồng, tư vấn thiết kế kỹ thuật sẽ đưa vào trong hợp đồng các phần cụ thể của ECOPs ứng với hợp đồng đó, cũng như các biện pháp cụ thể được xác định trong Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

- (2) Các biện pháp giảm thiểu riêng/đặc thù tại từng vị trí dự án mà các biện pháp giảm thiểu không được đưa vào trong ECOPs chung hoặc các tác động này xảy ra ở một mức độ cần đến các biện pháp giảm thiểu khác vượt ra khỏi phạm vi ECOPs, sẽ được mô tả chi tiết hơn trong EMP.

Các hoạt động được thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra do thu hồi đất và tái định cư được trình bày riêng biệt (như trong Kế hoạch tái định cư) và chúng cũng được thực hiện và giám sát riêng.

6.1.1. Biện pháp giảm thiểu chung

Bộ Qui tắc thực hành môi trường (ECOPs)

Là một phần của Đánh giá môi trường, Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) là công cụ an toàn đặc thù thường được sử dụng trong rất nhiều dự án. EMP chứa đựng các thông tin và hướng dẫn cho quá trình giảm thiểu và quản lý các tác động môi trường tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án.

ECOPs là tổ hợp các biện pháp giảm thiểu cho các tác động chung phát sinh từ các hoạt động của dự án trong suốt quá trình xây dựng và được đính kèm trong hồ sơ mời thầu thi công như là một yêu cầu bắt buộc cho các nhà thầu xây dựng. ECOP không phải là công cụ an toàn chính thức được công nhận bởi Ngân hàng thế giới nhưng vẫn được sử dụng như là một phần của Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) vì tính hữu dụng và sự hiệu quả để đảm bảo các tác động chung và điển hình từ quá trình thi công dự án được giảm thiểu một cách thích hợp trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Các tác động môi trường và xã hội chính trong quá trình xây dựng công trình đô thị:

Page 178: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 176

Nội dung của ECOPs được giới hạn trong hoạt động xây dựng đối với tác động xây dựng nhỏ và vừa, có phạm vi giới hạn, tác động xảy ra tạm thời và có thể được khắc phục, quản lý dễ dàng với kỹ thuật xây dựng tốt. Các vấn đề về môi trường và xã hội nằm trong phạm vi nghiên cứu này bao gồm:

- Bụi

- Ô nhiễm không khí

- Các tác động của tiếng ồn và rung

- Ô nhiễm nước

- Kiểm soát bùn và thoát nước

- Quản lý kho dự trữ, mỏ đá, và các khu vực khai thác đất

- Quản lý chất thải rắn

- Quản lý bùn nạo vét

- Xáo trộn thực vật che phủ và tài nguyên sinh thái

- Quản lý giao thông

- Cản trở các dịch vụ tiện ích

- Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

- An toàn cho cộng đồng và công nhân

- Liên hệ với cộng đồng địa phương

- Cơ hội tìm thấy hiện vật văn hoá, khảo cổ

Bảng 6-1: Qui tắc thực hành môi trường cho các công trình đô thị (ECOPs)

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Phát sinh bụi Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu tương ứng với các quy định của Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh.

Nhà thầu phải đảm bảo sự phát sinh bụi là tối thiểu và không làm cho người dân cảm thấy đó là một sự khó chịu. Nhà thầu sẽ phải thực hiện chương trình quản lý bụi để duy trì môi trường làm việc trong lành và giảm tối đa sự xáo trộn đối với các khu dân cư xung quanh.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi (ví dụ: sử dụng xe tưới nước để tưới đường, che phủ xe chuyên chở vật liệu…).

Tải trọng vật liệu chuyên chở phải được che phủ hợp lý và đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển nhằm ngăn ngừa sự rơi vãi của đất, cát, các vật liệu khác hay bụi.

Đất đào thừa và kho dự trữ vật liệu phải được bảo vệ nhằm chống lại ảnh hưởng của gió và vị trí của kho chứa vật liệu phải được kiểm tra các hướng gió thịnh hành và vị trí của các nguồn nhạy cảm.

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Page 179: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 177

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Ô nhiễm không khí do khói thải của các phương tiện thi công

Tất cả các phương tiện vận chuyển phải tuân theo quy định của Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát thải cho phép đối với khí thải.

Tất cả các phương tiện vận chuyển ở Việt Nam phải trải qua một cuộc kiểm tra về lượng phát thải thường xuyên và nhận được xác nhận là: "Giấy chứng nhận sự phù hợp về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường" theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT;

Không được đốt chất thải hoặc vật liệu trên công trường.

- TCVN 6438-2005: Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- QĐ số 35/2005/QD-BGTVT: Quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và BVMT xe cơ giới nhập khẩu vào VN.

QCVN 05:2013/BTNMT: QCVN về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT: QCVN về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Tác động bởi tiếng ồn và độ rung

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới các vấn đề về ồn và rung.

Tất cả các phương tiện phải đạt được “Giấy chứng nhận về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuạt và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QD-BGTVT; ngằn ngừa sự phát ra tiếng ồn quá tiêu chuẩn từ các máy móc ít được tiến hành bão dưỡng.

Khi cần thiết, các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tới mức có thể chấp nhận được phải được thực hiện và có thể bao gồm các bộ phận giảm âm, giảm thanh, hoặc thay thế các máy móc phát ra tiếng ồn tại các khu vực cần bảo vệ giảm ồn.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung.

Ô nhiễm nước

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến nguồn thải của nước thải vào nguồn nước.

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc

Page 180: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 178

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Xây dựng hoặc sử dụng nhà vệ sinh di động cho công nhân tại công trường. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nước thải từ bếp, nhà tắm, bồn rửa phải được xả vào bồn lưu trữ để vận chuyển khỏi công trường hoặc xả vào hệ thống nước thải của thành phố; không được xả thải trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt.

Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.

Mẫu nhà vệ sinh di động

Nước thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam cho phép phải được thu gom vào bể chứa và vận chuyển xử lý bởi đơn vị có chức năng.

Trước khi xây dựng, tất cả giấy phép xả thải nước thải hoặc hợp đồng xử lý nước thải đã được thực hiện.

Khi hoàn thành công trình xây dựng, bể thu gom nước thải và bể tự hoại sẽ được lấp lại và bịt kín. Nhà vệ sinh di động cần được tái sử dụng cho các dự án khác.

gia về chất lượng nước ngầm;

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Quản lý hệ thống thoát nước và bùn trầm tích

Nhà thầu phải thực hiện theo thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước thể hiện trong kế hoạch xây dựng, nhằm mục đích ngăn chặn nước mưa gây ngập lụt cục bộ hoặc sụp lún hố đào và các khu vực đất không được bảo vệ dẫn đến gia tăng độ đục ảnh hưởng đến nguồn nước địa phương.

Đảm bảo hệ thống thoát nước luôn luôn sạch bùn và các vật cản khác.

Khu vực không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng phải được duy trì trong điều kiện hiện hữu của nó.

Đào đắp và lấp đất các hố đào phải được duy trì hợp lý, phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật xây dựng, bao gồm cả các biện pháp như lắp đặt các cống rãnh, sử dụng độ che phủ thực vật.

TCVN 4447:1987: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động

Page 181: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 179

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Để tránh đất cát bị cuốn trôi bởi dòng chảy ảnh hưởng đến nguồn nước, lắp đặt các công trình lắng bùn ở những nơi cần thiết để làm chậm lại hoặc chuyển hướng dòng chảy để lắng bùn cho đến khi thảm thực vật hình thành.

Lượng đất đào sẽ phải được lưu giữ ở dọc tuyến đường tại các vị trí đã thỏa thuận trước với chính quyền và người dân địa phương. Đồng thời, nhà thầu sẽ có kế hoạch không thi công, đào đắp đất trong mùa mưa lũ để tránh hiện tượng rửa trôi, ô nhiễm môi trường nước. Trong trường hợp thi công trong mùa mưa sẽ phải yêu cầu các nhà thầu có biện pháp thi công phù hợp để tránh ngập úng cục bộ như đắp bờ bao, phủ bạt che đất đào, đào rãnh thoát nước tạm và bơm… để ráo khu vực thi công, hạn chế ngập lụt…

trong thi công xây dựng công trình

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Quản lý mỏ khai thác đất, đá... và kho dự trữ vật liệu

Mỏ khai thác hoặc kho dự trữ vật liệu có quy mô lớn cần biện pháp giảm thiểu đặc thù nằm ngoài phạm vi của ECOP.

Tất cả các vị trí được sử dụng phải được xác định rõ ràng trong bản kỹ thuật thi công đã được phê duyệt. Các vị trí khai thác/dự trữ vật liệu được lựa chọn cần tránh các khu vực nhạy cảm như danh lam thắng cảnh, khu cư trú tự nhiên, khu vực gần nguồn nhạy cảm hay khu vực gần nguồn nước.

Các rãnh nước hở cần được xây dựng xung quanh kho chứa tạm nhằm chặn dòng nước thoát.

Lớp đất mặt khi bắt đầu tiến hành khai thác được lưu trữ và sử dụng để khi kết thúc khai thác tiến hành phục hồi điều kiện tự nhiên như trước

Nếu cần, khu vực đổ thải phải xây dựng tường vây

Nếu cần phải sử dụng khu vực mới trong quá trình xây dựng, cần phải có sự chấp thuận của kỹ sư xây dựng

Nếu chủ sở hữu các khu vực được sử dụng làm kho chứa hay mỏ khai thác bị ảnh hưởng thì họ có quyền được đền bù theo kế hoạch tái định cư của dự án.

Nếu đường tiếp cận là cần thiết thì phải xác định trong đánh giá môi trường.

Chất thải rắn Trước khi xây dựng, thủ tục kiểm soát chất thải rắn (lưu trữ, cung cấp các thùng, lịch trình giải phóng mặt bằng, lịch trình làm sạch các thùng chứa...) phải được chuẩn bị bởi nhà thầu và phải được thực hiện một cách cẩn thận trong các hoạt động xây dựng.

Trước khi xây dựng, tất cả các giấy phép cần thiết về xử lý chất thải, giấy phép phải được thực hiện.

Các biện pháp sẽ được thực hiện để làm giảm khả năng phát sinh rác đối bằng việc quan tâm đến việc tái sử dụng chất thải.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu

Page 182: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 180

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Tại tất cả các nơi làm việc, nhà thầu phải cung cấp thùng rác, thùng chứa và những thiết bị thu gom chất thải.

Chất thải rắn có thể được lưu trữ tạm thời tại công trường trong một khu vực được chấp thuận bởi Tư vấn giám sát xây dựng và chính quyền địa phương trước khi thu gom và xử lý thông qua một đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn, cụ thể là URENCO.

Thùng dựng chất thải phải được đậy kín, chứa được vật nhọn, chịu được thời tiết và thu vật xâm nhập.

Không được đốt, chôn lấp hoặc vứt rác bừa bãi.

Các vật liệu có thể tái sử dụng như tấm gỗ, thép, vật liệu giàn giáo... được thu thập và phân loại tại công trường từ các nguồn chất thải khác để tái sử dụng, hoặc để bán.

Nếu không vận chuyển khỏi công trường, chất thải rắn, hoặc các mảnh vụn xây dựng được xử lý tại các địa điểm xác định đã được Tư vấn giám sát xây dựng chấp thuận và bao gồm trong kế hoạch quản lý chất thải rắn. Trong mọi trường hợp nhà thầu không được thải bỏ bất kỳ vật liệu nào vào khu vực môi trường nhạy cảm như khu vực môi trường sống tự nhiên hoặc nguồn nước.

Hóa chất và chất thải nguy hại

Hóa chất thải dưới bất kỳ hình thức nào phải được xử lý tại bãi chôn lấp đã được phê duyệt và đáp ứng theo theo yêu cầu của địa phương. Nhà thầu phải có giấy chứng nhận xử lý cần thiết.

Việc loại bỏ các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện và xử lý bởi những công nhân có chuyên môn.

Dầu và mỡ đã sử dụng sẽ được vận chuyển khỏi công trường và bán cho một công ty có chức năng tái chế dầu mỡ.

Dầu đã sử dụng, dầu nhờn, vật liệu làm sạch từ việc bảo dưỡng xe cộ, máy móc sẽ được thu gom trong các bồn chứa và vận chuyển khỏi công trường bởi công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại này.

Dầu đã sử dụng hoặc dầu chứa các vật liệu ô nhiễm như PCBs

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại

Page 183: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 181

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

phải được lưu trữ an toàn để tránh rò rỉ hoặc ảnh hưởng đến công nhân. Liên hệ với Sở TN & MT Tp.Đà Nẵng để được hướng dẫn.

Que hàn thải trong quá trình xây dựng cầu, cống được thu gom như chất thải nguy hại và phải được bán/thu gom bởi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại

Các sản phẩm nhựa đường hoặc bitum chưa sử dụng được trả lại cho nhà máy sản xuất của nhà cung cấp.

Kịp thời thông báo đến các cơ quan liên quan về bất kỳ tai nạn hoặc sự cố tràn hóa chất nào.

Lưu trữ hóa chất thích hợp và ghi nhãn phù hợp

Thông tin liên lạc và các chương trình đào tạo thích hợp nên được thực hiện để trang bị cho công nhân nhận biết và phòng tránh với mối nguy hiểm hóa chất tại nơi làm việc

Chuẩn bị và thực hiện một chương trình hành động khắc phục hậu quả do bất kỳ một sự cố nào xảy ra. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp một báo cáo giải thích lý do sự cố tràn hóa chất hoặc tai nạn, hành động khắc phục hậu quả đã được thực hiện, hậu quả/thiệt hại từ sự cố, và đề xuất biện pháp khắc phục.

Quản lý bùn Kế hoạch nạo vét nên được thiết lập bao gồm cả tiến độ thời gian, phương pháp thi công để đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường. Để đảm bảo việc nạo vét phù hợp với các quy định về môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường, công ty dịch vụ công ích, CMC,...) phải được tham gia và nhất trí trong quá trình chuẩn bị và thực hiện kế hoạch.

Các đặc điểm của trầm tích/ bùn nên được xác định bằng cách lấy mẫu và phân tích nếu không được đánh giá đầy đủ trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Bùn bị ô nhiễm nặng đòi hỏi yêu cầu các biện pháp giảm thiểu vượt ra ngoài phạm vi của ECOPs

Đảm bảo rằng kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét kết hợp các vấn đề môi trường trong việc xác định các phương án thay thế xử lý ngắn hạn và dài hạn, xem xét các phương pháp để giảm nạo vét, và tối đa hóa việc sử dụng vật liệu nạo vét.

Công việc nạo vét nên được thực hiện khi nước dâng cao.

Lixiviate từ vật liệu nạo vét không được phép cho vào nguồn nước mà không được lọc hoặc xử lý thích hợp.

Vật liệu nạo vét được thu gom phải được xử lý, theo quy định của Việt Nam về thu gom chất thải, đảm bảo an toàn và vận

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu

Page 184: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 182

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

chuyển, lưu trữ, xử lý và quản lý an toàn với môi trường

Vị trí bãi chôn lấp vệ sinh phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, dựa trên mức độ ô nhiễm tiềm tàng.

Phá hủy lớp phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

Nhà thầu sẽ chuẩn bị trước một kế hoạch quản lý giải phóng mặt bằng, phục hồi đất và hoàn trả mặt bằng được chấp thuận bởi kỹ sư thi công, theo các quy định có liên quan. Kế hoạch giải phóng mặt bằng sẽ được phê duyệt bởi tư vấn giám sát xây dựng và được nhà thầu tuân thủ nghiêm túc. Các khu vực được giải phóng mặt bằng nên được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.

Nhà thầu có trách nhiệm loại bỏ lớp đất mặt từ tất cả các khu vực nơi lớp đất mặt sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phục hồi chức năng, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ và tàng trữ, vv, lớp đất mặt bị loại bỏ phải được lưu trữ tại các khu vực được Tư vấn giám sát xây dựng chấp thuận để sử dụng cho công tác phục hồi mặt bằng sau này và được bảo vệ đầy đủ.

Không được phép sử dụng hóa chất để giải phóng thảm thực vật.

Nghiêm cấm việc cắt, đốn hạ bất cứ cây xanh nào trừ khi được ủy quyền trong kế hoạch phát quang thảm thực vật.

Khi cần thiết, cần phải lắp dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ cây xanh trước khi bắt đầu bất kỳ thi công công trình.

Không được làm ảnh hưởng đến những khu vực có tiềm năng quan trọng như một nguồn tài nguyên sinh thái. Khu vực này có thể bao gồm các khu vực chăn nuôi và khu vực kiếm ăn của chim hoặc động vật, khu vực cá sinh sản, hoặc bất kỳ khu vực nào được bảo vệ như một không gian xanh.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng không có việc săn bắn, bẫy, ngộ độc của động vật diễn ra.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

Quản lý giao thông

Trước khi xây dựng, thực hiện tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng và với cảnh sát giao thông.

Gia tăng một số các chuyến đi xe quan trọng phải được bao gồm trong kế hoạch xây dựng đã được phê duyệt trước đó. Lộ trình, đặc biệt là xe hạng nặng, cần tránh lưu thông qua các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, và siêu thị.

Lắp đặt đèn chiếu sáng vào ban đêm phải được thực hiện nếu điều này là cần thiết để đảm bảo lưu thông an toàn

Đặt các bảng hiệu hướng dẫn xung quanh khu vực công trường để tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông, cung cấp các hướng dẫn cho các thành phần khác nhau của công trình, cung cấp các khuyến cáo và cảnh báo an toàn

Sử dụng các biện pháp kiểm soát giao thông an toàn, bao gồm

Luật Giao thông Đường bộ số. 23/2008/QH12

Luật xây dựng sô 16/2003/QH11

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công

Page 185: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 183

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

cả các dấu hiệu đường/sông/kênh và cờ để cảnh báo điều kiện nguy hiểm.

Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.

Lối đi cho người đi bộ và các loại xe trong và ngoài khu vực xây dựng nên được tách biệt và đảm bảo dan toàn và thích hợp. Biển hiệu phải được lắp đặt thích hợp cả đường thủy và đường bộ khi cần thiết.

xây dựng công trình

Gián đoạn cung cấp các dịch vụ công ích

Gián đoạn cung cấp nước, khí đốt, điện, dịch vụ internet có kế hoạch và không có kế hoạch: Nhà thầu phải tiến hành tham vấn trước và lập kế hoạch dự phòng với chính quyền địa phương về những hậu quả của việc ngưng các dịch vụ hoặc ngắt kết nối.

Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích liên quan để thiết lập lịch trình trình xây dựng hợp lý.

Cung cấp thông tin cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc cũng như kế hoạch ngưng cung cấp các dịch vụ tiện ích (ít nhất trước 5 ngày).

Tránh làm gián đoạn cung cấp nước cho khu vực nông nghiệp.

Các nhà thầu phải đảm bảo phương án thay thế cấp nước cho các cư dân bị ảnh hưởng trong trường hợp của sự gián đoạn kéo dài hơn một ngày.

Bất kỳ các thiệt hại tới hệ thống tiện ích hiện có của dây cáp sẽ được báo cáo cho chính quyền và sửa chữa càng sớm càng tốt.

Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

Các khu vưc được dọn dẹp sạch sẽ chẳng hạn như hố không còn sử dụng, các khu vực xử lý, cơ sở vật chất công trường, lán trại của công nhân, khu vực kho dự trữ, và bất kỳ khu vực tạm trong quá trình xây dựng các công trình của dự án sẽ được phục hồi bằng cách sử dụng phục hồi cảnh quan, thoát nước phù hợp và phục hồi đất.

Việc phục hồi đất được bắt đầu sớm nhất có thể. Các loài thực vật địa phương phù hợp được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

Các hố đào phải được phục hồi và trồng cỏ để tránh xói mòn;

Tất cả các khu vực bị ảnh hưởng phải được phục hồi cảnh quan và các công việc khắc phục hậu quả cần thiết sẽ được thực hiện không chậm trễ, bao gồm cả khoảng cách cây xanh, đường xá, cầu cống và các công trình hiện có khác

Cây được trồng ở đất trống và trên các sườn dốc để ngăn chặn hoặc làm giảm nguy cơ sụp đổ đất và giữ sự ổn định của sườn dốc

Đất bị ô nhiễm với hóa chất hoặc các chất độc hại sẽ được gỡ bỏ và vận chuyển và chôn cất tại các khu vực xử lý chất thải.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

Page 186: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 184

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Khôi phục tất cả các con đường và cây cầu bị hư hỏng bởi các hoạt động của dự án

An toàn cho công nhân và cộng đồng

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu phù hợp với pháp luật Việt Nam về an toàn lao động.

Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động để đối phó với rủi ro và khẩn cấp.

Chuẩn bị các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp tại công trường xây dựng.

Đào tạo công nhân về các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Đảm bảo rằng các miếng nút tai được cung cấp và sử dụng bởi các công nhân làm việc với các máy móc ồn như nổ, đóng cọc, trộn…, để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ công nhân.

Trong quá trình tháo dỡ cơ sở hạ tầng hiện có, công nhân và cộng đồng nói chung phải được bảo vệ tránh các mảnh vỡ rơi xuống bằng các biện pháp như máng, kiểm soát giao thông, và các khu vực cấm vào.

Lắp đặt các hàng rào, rào chắn, cảnh báo nguy hiểm/cấm vào xung quanh khu vực xây dựng có nguy cơ rủi ro tiềm tàng cho cộng đồng.

Các nhà thầu có trách nhiệm cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào cản cảnh báo, hệ thống chiếu sáng tránh tai nạn giao thông cũng như nguy cơ khác cho người dân và khu vực nhạy cảm.

Nếu kết quả đánh giá trước đây cho thấy khu vực thi công có thể có bom mìn chưa nổ (UXO), giải phóng mặt bằng phải được thực hiện bởi nhân viên có trình độ và theo kế hoạch chi tiết được duyệt bởi các kỹ sư xây dựng.

Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Chỉ thị 02/2008/CT-BXD chấn chỉnh tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động đơn vị thuộc ngành xây dựng

TCVN 5308-91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.

Truyền thông đến cộng đồng địa phương

Duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng có liên quan, nhà thầu phải phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo các xã, thôn xóm...) thống nhất kế hoạch thi công tại các khu vực gần nơi nhạy cảm hoặc ở những thời điểm nhạy cảm (ví dụ, ngày lễ hội tôn giáo).

Các bản sao tiếng Việt của các ECOPs và các văn bản bảo vệ môi trường khác có liên quan sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương và công nhân tại công trường.

Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Page 187: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 185

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

Giảm không gian chơi, thiếu sân chơi và bãi đỗ xe: mất các tiện nghi trong quá trình xây dựng thường là một tác động không thể tránh khỏi gây bất tiện cho người sử dụng trong các khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến những người bị ảnh hưởng sớm với sẽ cung cấp cơ hội để nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thay thế.

Phổ biến thông tin dự án cho các nhóm bị ảnh hưởng (ví dụ như chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng.v.v...) thông qua các cuộc họp cộng đồng trước khi khởi công xây dựng;

Cung cấp một kênh liên lạc cộng đồng từ đó các bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động của công trường, tình trạng dự án và kết quả thực hiện dự án;

Cung cấp tất cả các thông tin, đặc biệt là thông tin kỹ thuật, trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với cộng đồng nói chung và trong một hình thức hữu ích cho sự quan tâm của cộng đồng và các lãnh đạo địa phương thông qua việc chuẩn bị tờ rơi và thông cáo báo chí cho đến khi các thông tin chính của dự án được biết đến trong suốt giai đoạn thực hiện dự án;

Giám sát các mối quan tâm và thông tin yêu cầu của cộng đồng;

Trả lời các câu hỏi điện thoại và thư từ bằng văn bản một cách kịp thời và chính xác;

Thông báo cho các hộ dân địa phương về lịch trình xây dựng và làm việc, gián đoạn dịch vụ, tuyến đường vòng giao thông và các tuyến xe buýt tạm thời, phá nổ và phá hủy khi thích hợp;

Cung cấp các tài liệu kỹ thuật và bản vẽ tới cộng đồng, đặc biệt là một phác thảo của khu vực xây dựng và kế hoạch quản lý môi trường của công trường xây dựng;

Bảng thông báo sẽ được dựng lên ở tất cả các công trường xây dựng cung cấp thông tin về dự án, cũng như thông tin liên hệ của các quản lý công trường, nhân viên môi trường, nhân viên y tế và an toàn như số điện thoại và thông tin liên lạc khác để bất kỳ người bị ảnh hưởng nào cũng có thể liên lạc để thông báo các mối quan tâm và đề nghị của họ.

Thủ tục đối với các phát hiện ngẫu nhiên

Nếu nhà thầu phát hiện ra địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, hài cốt và cổ vật, bao gồm cả nghĩa địa và / hoặc các phần mộ riêng lẻ trong quá trình đào đắp, xây dựng, nhà thầu có trách nhiệm:

Ngừng hoạt động xây dựng trong khu vực tìm thấy;

Khoanh định vị trí hoặc khu vực phát hiện;

Bảo vệ các vị trí để ngăn chặn bất cứ thiệt hại hay mất mát các

Luật di sản văn hóa (2002)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10

Page 188: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 186

Các vấn đề môi trường

và xã hội Biện pháp giảm thiểu

Quy định của Việt Nam

đối tượng có thể di động. Trong trường hợp các cổ vật có thể tháo rời hoặc vẫn còn nhạy cảm, bố trí một người bảo vệ ban đêm cho đến khi cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến tiếp nhận;

Thông báo cho Tư vấn giám sát xây dựng (TVGS), TVGS sẽ thông báo cho cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn);

Cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương hoặc quốc gia sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo quản các địa điểm này trước khi quyết định về thủ tục tiếp theo. Một báo cáo đánh giá sơ bộ về quá trình phát hiện được thực hiện. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát hiện được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa, bao gồm giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, nghiên cứu, xã hội và kinh tế;

Quyết định về việc làm thế nào để xử lý việc tìm kiếm được thực hiện bởi các cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương. Điều này có thể bao gồm các thay đổi trong bố trí (như khi tìm kiếm được một di tích không thể di dời) bảo tồn, bảo quản, phục hồi và thu hồi;

Nếu các vị trí và/hoặc di tích văn hóa có giá trị cao và việc bảo quản vị trí được khuyến cáo của các chuyên gia và yêu cầu của cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương, Chủ dự án cần phải thay đổi thiết kế cần thiết để thích ứng với yêu cầu và bảo quản các vị trí này;

Các quyết định liên quan đến việc quản lý tìm kiếm sẽ được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

Các công trình xây dựng có thể tiếp tục chỉ sau khi được sự cho phép từ cơ quan chịu trách nhiệm về bảo vệ di sản của địa phương...

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa.

6.1.2. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí của dự án

Bảng dưới đây trình bày các tác động đặc thù theo vị trí cụ thể và các biện pháp giảm thiểu không được trình bày đầy đủ trong việc áp dụng Qui tắc thực hành môi trường (ECOPs). Điều này là do tác động không phải là loại điển hình và không được bao gồm trong ECOPs (do tính nghiêm trọng của tác động vượt quá phạm vi các biện pháp giảm thiểu trong ECOPs, hoặc đơn giản là do bản chất quá mức cụ thể của các biện pháp giảm thiểu cần thiết).

Bảng 6-2: Các tác động và biện pháp giảm thiểu đặc thù cho 3 hợp phần của dự án

HỢP PHẦN 1: CẢI THIỆN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA VÀ NƯỚC THẢI

I.1: Cải tạo các tuyến thoát nước mưa

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Không có tác động đáng kể

Page 189: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 187

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Cải tạo các tuyến cống làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại, gián đoạn tạm thời dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí của người dân.

Ô nhiễm do mùi hôi của bùn cống trong quá trình thi công

Phát sinh lượng bùn thải cống rãnh

Địa hình thi công chật hẹp nên gây khó khăn trong quá trình thi công.

Giảm thiểu Đảm bảo công tác thi công được thực hiện đúng theo các điều kiện hợp đồng.

Nhà thầu có phương án thi công cuốn chiếu, nhanh gọn. Tại công trường đặt các thùng thu gom rác thải, lập lối đi tạm cho người dân, đặt các biển cảnh báo thi công.

Nhà thầu phối hợp với công ty môi trường đô thị Đà Nẵng để thực hiện việc hút bùn cống rãnh trong quá trình thi công nhằm giảm thiểu mùi hôi.

Đơn vị thi công có phương án bố trí thời điểm thi công và biện pháp thi công hợp lý tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, kết hợp thêm các điều kiện của ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu, BQLDA phối hợp với công ty môi trường đô thị thành phố

Nguồn vốn Tín dụng Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát

Giai đoạn vận hành

Tác động Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước mưa

Bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa

Rủi ro, sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước

Giảm thiểu Đảm bảo rằng vị trí được bao gồm trong kế hoạch và kinh phí hoạt động vận hành và bảo dưỡng của thành phố (hút bùn, khơi thông dòng chảy, bảo dường định kỳ)

Đậy kín các tuyến cống thoát nước thải bằng cách xây dựng các cống hộp để hạn chế mùi. Thường xuyên khơi thông dòng chảy, tránh tình trạng ứ đọng nước thải tại các khu vực công trình, phát sinh mùi hôi.

Bùn được thu gom và xử ý ở bãi rác Khánh Sơn bởi Công ty Thoát nước thành phố Đà Nẵng

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

I.2: Xử lý ngập úng tại các khu dân cư

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng

Thu hồi đất ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Vị trí đặt trạm bơm chân không phải hợp lý nhằm đảm bảo thu gom nước thải của các hộ dân một cách tối ưu nhất.

Page 190: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 188

Giảm thiểu Thực hiện kế hoạch tái định cư (RP) đã đuợc phê duyệt theo đúng các thủ tục và quy định.

Cần có chương trình phục hồi cuộc sống (đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm) cho hộ dân tái định cư.

Trạm bơm chân không đặt tại công viên Biển Phạm Văn Đồng đưa nước thải về trạm bơm SPS2 (sau đó nước thải sẽ về TXL Sơn Trà). Đây là vị trí được tư vấn thiết kế nghiên cứu kỹ và được chủ đầu tư lựa chọn.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch tái định cư (RP) đã đuợc phê duyệt

Trách nhiệm BQL DA, UBND TP. Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng, WB

Giám sát Tư vấn giám sát độc lập

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Chênh lệch cao độ giữa nền đường và cốt nền của nhà dân (đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân)

Công trình thi công trên bãi biển (trạm bơm chống ngập Ông Ích Khiêm) có thể gây sụt lún móng. Nguy cơ ô nhiễm nước biển

Rác thải, chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công

Giảm thiểu Giảm thiểu trong quá trình khảo sát thiết kế (đối với tuyến đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân). Trong quá trình thi công sẽ điều chỉnh thiết kế (nếu cần) nhằm khắc phục triệt để vấn đề ngập úng. Tránh thi công vào mùa mưa bão.

Khảo sát địa chất khu vực bãi biển, xác lập ranh giới khu vực thi công. Vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị/máy móc trước khi xuống bãi biển. Không cho phép lập lán trại công nhân tại khu vực công trình này.

Vật liệu thừa, phế thải phải được tập kết tập trung và được tưới ẩm để xử lý bụi hoặc phủ kín bằng bạt khi được vận chuyển ra khỏi công trình. Thùng rác đặt dọc theo 2 bên lề đường, khoảng cách 45m/ thùng để thu gom rác thải.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện trong hợp đồng nhà thầu, kết hợp thêm các điều kiện của ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu, BQLDA

Nguồn vốn Tín dụng Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát

Giai đoạn Vận hành

Tác động Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước mưa Bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa

Rủi ro, sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước

Giảm thiểu Tương tự như nhóm công trình thoát nước mưa

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

Page 191: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 189

I.3: Xây dựng các tuyến thu gom nước thải

Giai đoạn tiền xây dựng

Tác động Không có tác động đáng kể. Không có tác động về đền bù, tái định cư.

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Gián đoạn tạm thời hoạt động vui chơi, giải trí, tắm biển của người dân. Thi công trên nền cát dễ gây sụt lún (công trình cửa xả Mỹ An và Mỹ Khê)

Gây ô nhiễm nước thải tạm thời do tắc nghẽn cục bộ trong quá trình thi công (công trình hồ Hòa Phú, kênh hòa Minh) � iệc thi công cửa xả có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của sông Phú Lộc như: chất thải rắn, chất thải nguy hại rơi vãi xuống lòng sông.

Giảm thiểu uhảo sát địa chất thủy văn để đánh giá cường độ đất nền khu vực xây dựng, từ đó đề ra tiến độ, biện pháp thi công phù hợp.

Thi công theo từng phân đoạn hồ, thiết lập đê tạm thời ngăn nước thải chảy tràn từ khu vực thi công hệ thống nước thải. Nước thải công trường cần được thu gom, sơ lắng, không xả trực tiếp xuống hồ.

Khi thi công gần sông, có biện pháp che chắn nhằm hạn chế đất, đá, xi măng rơi vãi xuống lòng sông

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng với nhà thầu, kết hợp thêm các điều kiện của ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu, BQLDA

Nguồn vốn Tín dụng Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát

Giai đoạn Vận hành

Tác động Mùi hôi từ hệ thống thu gom nước mưa

Bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa

Rủi ro, sự cố từ ngập lụt do tắc nghẽn hệ thống thoát nước

Giảm thiểu Tương tự như nhóm công trình thoát nước mưa

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

I.4: Các trạm xử lý nước thải

Giai đoạn xây dựng

Tác động Không có tác động nào vượt quá những tác động đã được xác định trong ECOPs

Chú ý tính tương thích với hệ thống xử lý hiện tại của trạm Hòa Xuân

Giảm thiểu Như nêu trong ECOPs

Được giảm thiểu trong giai đoạn thiết kế thi công

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, kết hợp thêm các điều kiện của ECOPs

Page 192: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 190

Trách nhiệm Nhà thầu/ Tư vấn thiết kế chi tiết

Nguồn vốn Tín dụng Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Giám sát Tư vấn giám sát

Giai đoạn vận hành

Tác động Bùn phát sinh từ hệ thống thu gom lý nước thải

Rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Giảm thiểu Lượng bùn thải này được thu gom bởi Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Đà Nẵng và xử lý tại bãi rác Khánh Sơn.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, hệ thống điện tại khu vực trạm xử lý.

Thông báo với cơ quan chuyên trách về môi trường của Thành phố Đà Nẵng, với cộng đồng địa phương về việc tạm dừng hoạt động của trạm xử lý nước thải. Nhanh chóng cử đội kỹ thuật để khắc phục các sự cố có thể xảy ra.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Đơn vị vận hành, Thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Tư vấn giám sát

HỢP PHẦN 2: HỆ THỐNG XE BUS NHANH (BRT) THÍ ĐIỂM

Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh BRT tại Bàu Tràm và khu vực sân bay

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Thu hồi đất và tái định cư

Depot sân bay: ngập úng tạm thời do cao độ công trình mới sẽ được nâng lên (bằng với code đường hiện trạng) sẽ có thể tạo ra các vùng ngập úng tạm thời sau trạm khi mưa.

Giảm thiểu Thực hiện kế hoạch tái định cư (RP) đã đuợc phê duyệt theo đúng các thủ tục và quy định

Quá trình thiết kế chi tiết cần khảo sát hiện trạng cao độ và thoát nước, thiết lập cống gom xung quanh trạm (nếu cần thiết). Thiết lập rào kín cô lập công trường cũng như ngăn gió bụi và tiếng ồn khi thi công.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch tái định cư (RP) đã đuợc phê duyệt

Đơn vị Tư vấn thiết kế

Trách nhiệm BQL DA

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng, WB

Giám sát Tư vấn giám sát độc lập

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Phát sinh rác thải sinh hoạt (10,000m3) trong quá đào đắp, mùi hôi từ rác thải sinh hoạt (Do Depot Bàu Tràm là vị trí của bãi rác sinh hoạt cũ).

An toàn giao thông, ách tắc giao thông tại: khu vực Depot Sân bay,

Bụi, ồn, khí thải, rác thải trong quá trình thi công xây dựng

Page 193: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 191

Giảm thiểu Lập hàng rào bằng tôn để hạn chế việc phát tán bụi, ồn, mùi hôi tới khu dân cư phía nam ngay sát công trình. Phun các chế phẩm sinh học cần thiết trong quá trình thu gom và lập kế hoạch thu gom cụ thể (Depot Bàu Tràm)

Bố trí thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng vào khung giờ hợp lý tránh giờ cao điểm gây tắc đường. Bố trí cán bộ phụ trách an toàn giao thông tại công trường.

Phối hợp với các đơn vị liên quan để phân làn giao thông trong giờ cao điểm để tránh gây ách tắc giao thông.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng với nhà thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu/tư vấn thiết kế chi tiết

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát/ BQL DA

Giai đoạn Vận hành

Tác động Ô nhiễm nước thải do quá trình bảo dưỡng xe bus định kỳ tại trạm trung chuyển

Giảm thiểu Sử dụng hệ thống thu gom riêng cho khu vực sửa chữa với bể chứa lớn (khoảng 5 m3)

Thiết kế trạm xử lý nước thải nhỏ này cần đưa vào trong yêu cầu thiết kế chi tiết.

Chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ thuộc trạm BRT đáp ứng yêu cầu vận hành trạm XLNT nước thải này.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm Đơn vị quản lý, vận hành trạm thuộc Sở GTVT thành phố

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

Xây dựng hầm chui Điện Biên Phủ và hầm chui Trần Phú

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Các tác động không đáng kể

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Tắc nghẽn cục bộ tại nút giao thông Trần Phú – Lê Duẩn – sông Hàn và Điện Biên Phủ- Nguyễn Tri Phương – Lê Độ

Tiềm ẩn nguy cơ gây sụt lún các công trình lân cận. Ảnh hưởng tới hệ thống cống thoát nước dưới vỉa hè, lòng đường.

Tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ trong quá trình đào hầm.

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông do lòng đường bị thu hẹp, xung đột giao thông vào giờ cao điểm.

Giảm thiểu Nhà thầu sẽ cử cán bộ chuyên trách trong việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và tham gia điều tiết giao thông cùng với CSGT trong quá trình thi công dự án.

Các biện pháp giảm thiểu tác động đến sụt lún, ảnh hưởng tới nền móng

Page 194: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 192

nhà dân được nghiên cứu trong báo cáo thiết kế chi tiết, kết hợp với khảo sát địa chất công trình.

Đảm bảo rằng nhà thầu chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đặc thù theo vị trí cụ thể (như được yêu cầu theo hợp đồng) đối với mỗi khía cạnh của các công trình – giải phóng mặt bằng, đào đắp đất, thoát nước tạm thời và lâu dài, các công tác lát vỉa hè, an toàn công trường và giao thông

Hạn chế sử dụng thiết bị, máy móc thi công hạng nặng thường xuyên. Phải thăm dò địa chất trước khi khoan, đào lòng đất để tránh đất yếu gây sụt lún.

Lập hàng rào bằng tôn để cách ly khu vực công trường, hạn chế bụi, ồn phát tán ra bên ngoài.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng với nhà thầu. Các đặc điểm kỹ thuật, kết hợp thêm các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu/ tư vấn thiết kế chi tiết

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát/ BQLDA

Giai đoạn Vận hành

Tác động Chủ yếu là tích cực vì giải quyết vấn đề ách tắc giao thông cho thành phố

Lưu ý vấn đề thoát nước, chống ngập úng đối với hầm chui vào mùa mưa bão.

Giảm thiểu Đảm bảo rằng các điều khoản an toàn giao thông, bao gồm các biển báo, đèn và vạch kẻ làn đường được lắp đặt trong quá trình xây dựng được bảo dưỡng có hiệu quả và lâu dài, và được thay mới nếu cần.

Đảm bảo rằng kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố, và ngân sách liên quan được xem xét đầy đủ để giữ cho đường như ở điều kiện mới hoàn thành.

Đảm bảo rằng với trợ giúp của cơ quan quản lý giao thông, xe quá tải sẽ không được phép chạy trên đường. Phối hợp với đơn vị cấp thoát nước về vấn đề chống ngập cho hầm chui nếu xảy ra sự cố thoát nước.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch hoạt động và vận hành của thành phố

Trách nhiệm Sở GTVT thành phố/ Công ty thoát nước và VSMT đô thị

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

HỢP PHẦN 3: CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ

Xây dựng HTKT khu TĐC Hòa Khương

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Thu hồi đất và tái định cư

Giảm thiểu Thực hiện kế hoạch tái định cư (RP) đã được thông qua tuân theo các điều khoản của nó.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch tái định cư đã được phê duyệt (RP)

Page 195: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 193

Trách nhiệm BQL DA

Nguồn vốn Thành phố. WB

Giám sát Tư vấn giám sát độc lập

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Tập trung đông lực lượng lao động phục vụ thi công: phát sinh các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn với người dân địa phương.

Khối lượng đất đào, đắp lớn: cần xử lý, vận chuyển lượng đất dư thừa, không bị ô nhiễm đến nơi thích hợp để xử lý.

Giảm thiểu BQLDA, Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền xã Hòa Khương để quản lý công nhân nhằm đảm bảo cán bộ, công nhân không gây mâu thuẫn với cộng đồng hay phát sinh tệ nạn xã hội trong thời gian thi công.

Khuyến khích nhà thầu sử dụng lao động địa phương

Thu gom vận chuyển đất, đá thải về bãi thải của thành phố. Lượng đất đào hữu cơ có thể sử dụng làm đất san nền cấp 3 vì không có thành phần ô nhiễm.

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng với nhà thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết hợp với các điều khoản trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu/ Tư vấn thiết kế chi tiết

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát/ BQL DA

Giai đoạn Vận hành

Tác động Tác động do nước thải và rác thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống tại khu tái định cư

Giảm thiểu Thiết kế hệ thống thu gom nước thải đồng bộ từ hộ gia đình đến hệ thống thoát nước chung của khu vực. Từ đó, dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố để xử lý.

Thiết kế khu vực tạm chứa chất thải sinh hoạt, hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom, xử lý hàng ngày.

Cơ chế thực hiện Kế hoạch quản lý, vận hành của Thành phố Đà Nẵng

Trách nhiệm Đơn vị vận hành, Thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn Thành phố Đà Nẵng

Giám sát Thành phố Đà Nẵng

Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12 phường Mân Thái và xây dựng HTKTđường đất đỏ phường Phước Mỹ

Giai đoạn Tiền xây dựng

Tác động Thu hồi đất và tái định cư

Giảm thiểu Thực hiện kế hoạch tái định cư (RP) đã được phê duyệt tuân theo các điều khoản của nó

Cơ chế thực hiện Kế hoạch tái định cư đã được phê duyệt

Trách nhiệm BQL DA

Page 196: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 194

Nguồn vốn TP. Đà Nẵng, WB

Giám sát Tư vấn giám sát độc lập

Giai đoạn Xây dựng

Tác động Hiện tại khu vực này không có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm và tự chảy theo địa hình tự nhiên

Mật độ dân cư cao, sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công. Công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp khó khăn.

Giảm thiểu Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công phải có biện pháp thoát nước tạm tránh gây ngập úng cho khu vực.

Nhà thầu phải có các biện pháp đảm bảo, giảm thiểu bụi & tiếng ồn trong quá trình thi công như rửa xe, quét đường, vận hành xe máy trong thời gian ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư xung quanh

Cơ chế thực hiện Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết hợp với các điều khoản trong ECOPs

Trách nhiệm Nhà thầu/ Tư vấn thiết kế chi tiết

Nguồn vốn Tín dụng IDA

Giám sát Tư vấn giám sát/ BQL DA

Giai đoạn Vận hành

Tác động Các tác động trong giai đoạn vận hành chủ yếu là tích cực.

6.1.3. Quản lý những tác động đối với Tài nguyên văn hóa vật thể

Khoảng 14 ngôi mộ sẽ được di dời để phục vụ dự án. Việc di dời 14 ngôi mộ này đã được đề cập trong RP.

Nếu trong giai đoạn xây dựng, các quy trình cụ thể cần được áp dụng trong trường hợp tìm thấy các đồ khảo cổ. Hình 6-1 dưới đây mô tả các bước cần thực hiện. BQL DA sẽ chịu trách nhiệm điều phối chung và báo cáo. Các quy trình tìm kiếm sẽ được đề cập trong tất cả các hợp đồng xây dựng và những nhân viên chịu trách nhiệm chính và nhà thầu sẽ được đào tạo cách thức thực hiện các quy trình này

Hình 6-1: Thủ tục phát hiện ngẫu nhiên trong trường hợp các nhà khảo cổ học tìm thấy trong quá trình xây dựng dự án

Tìm thấy các đồ khảo cổ được trong giai đoạn xây dựng dự án (Nhà thầu và CSC

Tạm thời dừng xây dựng, và lắp đặt hàng rào bảo vệ, ngay lập tức liên hệ với BQL DA

Tất cả các bên ghi lại hiện trường (theo mẫu do CSC cung cấp

BQL DA báo cáo bằng văn bản cho Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch (DCIT)

Thực hiện các bước tiếp theo dưới sự hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch

Page 197: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 195

6.2. Chương trình giám sát môi trường

Với các tác động của Dự án trong giai đoạn tiền thi công, thi công và vận hành nêu trên, Dự án cần có một chương trình giám sát môi trường cụ thể nhằm đảm bảo việc thực hiện các biện pháp giảm thiều được các đơn vị liên quan thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

Việc thiết kế chương trình và tần số giám sát là cần thiết để có thể biểu thị hoạt động chung của dự án cũng như các tác động ngắn hạn trong các hoạt động thi công cao điểm. Cụ thể hơn, với vai trò là một phần quan trọng và không thể thiếu trong chương trình QLMT.

Mục đích:

- Xác định quy mô thực tế của các tác động.

- Kiểm soát tác động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án đã được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kiểm tra các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường nêu cho dự án trong quá trình thi công.

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công trên cơ sở báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã thẩm định.

- Kiến nghị bổ sung tăng cường các biện pháp giảm thiểu khi các tác động phát sinh hoặc chưa được dự báo.

- Kiến nghị với Chủ dự án, phối hợp với tổ chức môi trường Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của dự án.

- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu tác động trong các giai đoạn tiền thi công, thi công và hoạt động của dự án.

- Xác nhận các tác động được dự báo trong ĐTM.

Nội dung giám sát môi trường sẽ được tiến hành trong quá trình xây dựng và vận hành ở 3 cấp độ:

- Giám sát mức độ tuân thủ các biện pháp giảm thiểu;

- Giám sát dựa vào cộng đồng;

- Quan trắc các thông số môi trường;

Chi tiết về các chương trình giám sát sẽ được trình bày trong các phần dưới đây:

6.2.1. Giám sát mức độ tuân thủ các biện pháp giảm thiểu tác động

Nhiệm vụ giám sát của nhà thầu, tư vấn giám sát thi công (CMC), EMC sẽ được xác định rõ trong điều khoản tham chiếu của họ và tài liệu Hợp đồng sẽ được WB phê chuẩn. Tư vấn giám sát xây dựng (CMC) chịu trách nhiệm đệ trình báo cáo tháng đề cập tới vấn đề môi trường, hành động và các kết quả giám sát đã cập nhật. Căn cứ vào các báo cáo tháng và các đợt kiểm tra giám sát thực địa, tư vấn EMC có trách nhiệm lập và đệ trình các báo cáo bán niên đệ trình lên MUDP để tổng kết các vấn đề môi trường và giải pháp giảm thiểu chính được thực hiện. Báo cáo tháng sẽ bao gồm:

- Danh sách các ưu tiên được xác định trong báo cáo giám sát tháng trước.

- Các biện pháp mà nhà thầu thực hiện để giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Các vấn đề chưa được giải quyết thích hợp và đề xuất biện pháp giải quyết và giải thích các trường hợp bất khả kháng.

Tư vấn giám sát môi trường độc lập sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật và hướng dẫn cần thiết cho ban PPMU và CMC để hỗ trợ cho vai trò của họ trong việc thực hiện giám sát về biện pháp giảm thiểu và các báo cáo liên quan.

Page 198: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 196

6.2.2. Giám sát dựa vào cộng đồng

Cộng đồng sẽ giám sát theo tiến độ của dự án để đảm bảo Nhà thầu thi công không vi phạm các quy định về môi trường, xã hội và nguyên tắc về an toàn môi trường cũng như để giảm thiểu các rủi ro đến tài sản, sức khỏe của người dân và giảm sự tàn phá môi trường. Bằng việc đưa ra các đợt thông tin, cộng đồng giúp đánh giá các giải pháp giảm thiểu cũng như quan tâm đến những nguyện vọng của người dân, đóng góp vào một cơ chế quản lý môi trường tốt.

Việc giám sát dựa trên cộng đồng hình thành tinh thần báo cáo tự nguyện và đề cập các vấn đề cấp thiết. Khi có những hư hại về môi trường, cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ báo cáo lên các bên liên quan.

6.2.3. Giám sát chất lượng môi trường

Chương trình quan trắc môi trường được tiến hành trong 3 giai đoạn của dự án: Giai đoạn trước thi công (môi truờng nền); giai đoạn thi công (3 năm); giai đoạn vận hành (1 năm đầu tiên khi dự án đi vào hoạt động).

Trong giai đoạn chuẩn bị thi công, đơn vị tư vấn đã phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thực hiện quan trắc, lấy mẫu giám sát chất lượng môi trường không khí, nước mặt, đất và thủy sinh để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực Dự án.

Trong giai đoạn xây dựng, các tác động tới môi trường tự nhiên và xã hội của việc thi công các hạng mục công trình diễn ra chủ yếu trong giai đoạn này. Do đó, chủ dự án sẽ thực hiện chương trình quan trắc như bảng dưới

Trong giai đoạn vận hành, phần lớn các tác động tiêu cực mất đi, thay thế vào đó là các tác động tích cực. Các tác động tiêu cực dần đi vào ổn định, do đó có nhiều hạng mục công trình, chúng tôi đề xuất không cần thiết phải giám sát môi trường.

Bảng dưới đây là tổng quan về chương trình quan trắc môi trường của dự án trong giai đoạn thi công và vận hành dự án:

Bảng 6-3: Các nội dung giám sát môi trường trong các giai đoạn của dự án

STT Hạng mục Trước khi xây dựng Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành

I Giám sát không khí môi trường và tiếng ồn/ rung động

1. Thông số - Độ ồn Laeq; Bụi lơ lửng TSP; Bụi hô hấp (PM10); SO2; CO; NOx

- Độ ồn Laeq; Bụi lơ lửng TSP; Bụi hô hấp (PM10); SO2; CO; NOx

- Độ ồn Laeq; Bụi lơ lửng TSP; Bụi hô hấp (PM10); SO2; CO; NOx

2. Tần suất 01 lần trước khi xây dựng

06 tháng/ lần 06 tháng/ lần

3. Tiêu chuẩn áp dụng

QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT

4. Vị trí giám sát

17 mẫu 9 mẫu

II Giám sát chất lượng đất

1. Thông số pH, As, Cd, Cu, Pb, Zn As, Cd, Cu, Pb, Zn

2. Tần suất 01 lần trước khi xây

dựng 06 tháng/ lần

Không giám sát

3.Tiêu chuẩn áp QCVN 03:2008/BTNMT

Page 199: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 197

STT Hạng mục Trước khi xây dựng Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành

dụng

4. Vị trí giám sát

7 mẫu -

III Giám sát chất lượng nước mặt

1. Thông số pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4, NO3, PO4, tổng dầu mỡ, Coliform…

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4, NO3, PO4, tổng dầu mỡ, Coliform…

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4, NO3, PO4, tổng dầu mỡ, Coliform…

2. Tần suất 01 lần trước khi xây dựng

06 tháng/ lần 06 tháng/ lần

3. Tiêu chuẩn áp dụng

QCVN 08:2008-BTNMT

4. Vị trí giám sát

10 mẫu 6 mẫu

IV Giám sát thành phần nước thải

1. Thông số pH, BOD, TSS, TDS, H2S, amoni, Nitrat, dầu mỡ động thực vật, Phosphat, Coliform

pH, BOD, TSS, TDS, H2S, amoni, Nitrat, dầu mỡ động thực vật, Phosphat, Coliform

2. Tần suất 01 lần trước khi xây dựng

03 tháng/ lần Không giám sát

3. Tiêu chuẩn áp dụng

QCVN 14:2008/BTNMT

4.Vị trí giám sát 9 mẫu -

Để đảm bảo tính khách quan, khoa học, phản ánh sát thực những tác động của quá trình thực hiện dự án (cả tích cực và tiêu cực), các chương trình quan trắc sẽ phải được điều chỉnh theo từng thời điểm phù hợp với thực tế công trường và tiến độ dự án. Vị trí các điểm quan trắc sẽ được thiết lập trên cơ sở tham khảo bản đồ vị trí quan trắc đã thiết lập trong quá trình xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp dự án được khởi công trong vòng 1 năm (kể từ thời điểm phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường) các dữ liệu quan trắc có thể được sử dụng trực tiếp như dữ liệu nên ban đầu.

Bảng 6-4: Chi phí ước tính cho việc giám sát môi trường

(Tỷ giá: 1 USD = 22,450 VND)

TT Nội dung giám sát Tần suất Số lượng

mẫu Tổng mẫu

Đơn vị giá (VND)

Số tiền (VND)

Số tiền (USD)

I Giai đoạn xây dựng (3 năm)

Tần suất : 3 tháng/lần: 12 lần trong giai đoạn xây dựng

Tần suất: 6 tháng/lần: 6 lần trong giai đoạn xây dựng

1 Chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung

6 tháng/lần

10 60 2,140,000 128,400,000 5,719

2 Đất 6 tháng/lần

7 42 3,640,000 152,880,000 6,810

Page 200: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 198

TT Nội dung giám sát Tần suất Số lượng

mẫu Tổng mẫu

Đơn vị giá (VND)

Số tiền (VND)

Số tiền (USD)

3 Nước mặt 6 tháng/lần

6 36 3,735,000 134,460,000 5,989

4 Nước thải 3 tháng/lần

6 36 4,060,000 146,160,000 6,510

Tổng I 561,900,000 25,029

II Giai đoạn vận hành (1 năm)

Tần suất: 6 tháng/lần: 2 lần trong giai đoạn vận hành

1 Chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung

6 tháng/lần

6 12 2,140,000 25,680,000 1,144

2 Nước mặt 6 tháng/lần

6 12 3,735,000 44,820,000 1,996

Tổng II 70,500,000 3,140

Tổng cộng I + II 632,400,000 28,169

6.2.4. Giám sát thực hiện kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP)

Để đảm bảo rằng các hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ thải sẽ không gây ra các tác động tiêu cực lên cư dân và môi trường địa phương, một hướng dẫn chuẩn bị và giám sát kế hoạch quản lý nạo vét được trình bày trong hộp bên dưới. Theo đó, thiết kế chi tiết sẽ bao gồm một chương trình kiểm tra cơ bản và phát triển DMMP phản ánh các hướng dẫn bên dưới một cách phù hợp.

� Hướng dẫn chuẩn bị và quản lý DMMP

Các vấn đề xã hội và môi trường chính liên quan đến các vật liệu nạo vét bị ô nhiễm bao gồm: (a) Ô nhiễm trong quá trình vận chuyển vật liệu nạo vét từ khu vực nạo vét đến vị trí đổ thải; (b) Sự tăng độ đục và ô nhiễm nước trong hồ và kênh trong quá trình nạo vét (c) Việc phát sinh ,mùi và xáo trộn khác đối với cư dân; (d) Khả năng sử dụng sai các vật liệu nạo vét bị ô nhiễm cho các cơ sở hạ tầng hộ gia đình và hạ tầng công cộng. Để trợ giúp việc chuẩn bị một kế hoạch DMMP do các hoạt động được tiến hành trong khu đô thị hoặc các thủy vực hiện trạng có thể cũng được dùng bởi những đối tượng sử dụng khác, các vấn đề sau nên được xem xét:

- Đánh giá chất lượng trầm tích: việc đánh giá này nhằm khẳng định xem các trầm tích có chứa lượng lớn các vật liệu gây nguy hại môi trường như là các kim loại nặng và các chất độc khác hay không. Nếu các chất này được tìm thấy lớn hơn ngưỡng cho phép trong tiêu chuẩn môi trường quốc gia, một kế hoạch đổ thải đặc biệt sẽ được chuẩn bị cùng với một kế hoạch quan trắc. Kế hoạch đổ thải này cũng sẽ thiết lập chương trình đảm bảo cộng đồng cư dân địa phương không sử dụng vật liệu nạo vét cho xây dựng nhà hoặc vườn. Các mẫu bùn và trầm tích đáy sẽ được lấy mẫu cho phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm chính. Việc lấy mẫu và phân tích phải phù hợp với các qui định của chính phủ trong khi đó các vị trí lấy mẫu phụ thuộc vào mức độ rủi ro đối với mỗi vị trí cụ thể

- Xác định được khu đất sẵn có cho việc đổ thải các vật liệu nạo vét. Kế hoạch cũng nên xác định các bãi đổ thải thích hợp cho các vật liệu nạo vét phù hợp với mức độ rủi ro đi kèm với chúng. Các khu đất công cộng, đất cho xây dựng các tuyến đường nông thôn, các công trình công cộng, đất tư… có thể được sử dụng với sự đồng ý của các hộ dân bị ảnh hưởng. Nếu mức độ rủi ro từ bùn nạo vét là cao, bùn này phải được đổ thải tại bãi crôn lấp hợp vệ sinh Nghi Phú hiện đang vận hành.

Page 201: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 199

- Chuẩn bị cho kế hoạch nạo vét và vận chuyển vật liệu nạo vét/bùi. Quy trình nạo vét và kế hoạch vận chuyển bùn thải phải vạch ra: (a) các phương pháp nạo vét (dùng đường ống, bơm nước trước khi đào…) và chất bùn đến khu vực đổ thải hoặc lên xe vận chuyển hoặc đến khu đổ thải tạm thời. Nếu các xe tải được sử dụng, phải chỉ ra tuyến đường vận chuyển từ nơi nạo vét đến bãi đổ thải, (b) thời gian nạo vét, (c) loại xe vận tải và các biện pháp đề xuất để giảm rò rỉ vật liệu nạo vét từ các xe chuyên chở, (d) trách nhiệm của nhà thầu trong việc dọn sạch đường xá và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nếu cần thiết, và (e) kế hoạch truyền thông cho các cộng đồng cư dân lân cận bao gồm số điện thoại liên hệ khi có khiếu nại

- Lưu giữ tạm thời đối với bùn và trầm tích không ô nhiễm. Vì vật liệu nạo vét trước tiên sẽ ở trạng thái bùn loãng với các hạt đất lơ lửng trong vòng 24-48 giờ, tất cả nước thoát ra khỏi bãi lưu giữ bùn tạm thời sẽ được dẫn vào rãnh thoát nước và thải lại vào kênh/ hồ. Đối với những chỗ bị ô nhiễm cao các chất hữu cơ và gây mùi, vật liệu nạo vét phải được chuyển đi trong các thùng kín ra bên ngoài công trường càng nhanh càng tốt. Đối với bùn đáy ít bị ô nhiễm chất hữu cơ, bùn nạo vét sẽ được chở đến khu lưu giữ được thiết kế thích hợp về mặt vị trí và kích thước. Một chương trình giám sát việc đổ thải các vật liệu nạo vét bị ô nhiễm nặngcũng sẽ được chuẩn bị.

- Xác định được các vùng/các đối tượng chính (như cơ sở kinh doanh, trường học, dịch vụ công cộng, vv) nhạy cảm với hoạt động nạo vét và vận chuyển. Kế hoạch DMDP sẽ thực hiện một phân tích tổng thể đối với hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tại địa phương, khả năng tiếp cận với nguồn nước và tình hình giao thông bị ảnh hưởng (gây ra do nạo vét), và cung cấp một kế hoạch để giảm thiểu/đền bù cho những cản trở gây ra. Kế hoạch cũng phải bao gồm tất cả các biện pháp có thể để tránh tối đa các tác động lên giao thông, cấp nước tại địa phương.

- Xác định các đối tượng chính sử dụng nguồn nước khác. Sông hồ được nạo vét có thể được dùng bởi các đối tượng khác, do vậy việc nạo vét có thể ảnh hưởng đến họ. Cần chuẩn bị một kế hoạch quan trắc chất lượng nước với các trạm cụ thể và các thông số có thể để quan trắc các tác động tiềm tàng lên người sử dụng. Ưu tiên là quan trắc các vùng nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng nước (chất rắn lơ lửng cao, pH thấp, BOD và COD cao, độ muối cao…) đặc biệt là ở nơi mà nước được dùng làm nguồn cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp. Trong những vùng mà hoạt động nạo vét có thể gây tác động tiêu cực đến đối tượng sử dụng nước, chủ dự án phải thông báo và tham vấn các đối tượng sử dụng nước này và thực hiện các hành động để giải quyết mối quan tâm của họ bao gồm thực hiện quan trắc chất lượng nước trong DMMP.

6.3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Công tác quản lý môi trường cần có sự tham gia của các tổ chức và các bên liên quan, với vai trò và trách nhiệm khác nhau để đảm bảo giảm tới mức tối thiểu các tác động xấu trong quá trình triển khai Dự án. Các bên liên quan chủ yếu bao gồm Ban quản lý dự án (BQLDA), Bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường của BQLDA, các Kỹ sư giám sát môi trường thuộc Tư vấn Giám sát xây dựng (CMC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (EMC) và Nhà thầu thi công. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản lý môi trường của Dự án như trong hình dưới đây:

Page 202: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 200

Hình 6-2: Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn thi công

Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong Hệ thống giám sát môi trường được quy định cụ thể dưới đây:

Bảng 6-5: Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý môi trường

TT Cơ quan/ Đơn vị Trách nhiệm

1 Ban Quản lý dự án SCDP

Ban Quản lý Dự án (BQLDA) sẽ là tổ chức thực thi việc giám sát và quản lý mỗi ngày, bao gồm việc tìm kiếm, ký hợp đồng thay mặt Sở GTVT. BQLDA sẽ chịu trách nhiệm về tài chính cho các hoạt động liên quan đến môi trường của dự án trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành. BQLDA sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án. BQLDA cũng chịu trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện quản lý môi trường lên WB và Sở TN&MT. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, BQLDA sẽ xắp xếp một hê thống chuyên trách về vấn đề QLMT của dự án, được đặt trong sơ đô với tên gọi QLMT – BQLDA.

2

Bộ phận Quản lý Môi trường (EMD) thuộc quản lý của BQLDA

Là môt bộ phận bán chuyên trách về QLMT được thiết lập trong nội bộ của BQLDA, đứng đầu là một PGĐ, và một số cán bô bán chuyên trách thuộc các phòng ban khác nhau. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm theo dõi công tác tuân thủ chính sách an toàn môi trường của WB trong tất cả các giai đoạn, quy trình của dự án, áp dụng cho tất cả các hạng mục thuộc dự án: đấu thầu, ký hợp đồng xây dựng, hợp đồng tư vấn, đánh giá tài liệu báo cáo, kiểm tra bất thường hiện trường, điều phối các bộ phận, xử lý sự cố... liên quan đến công tác QLMT. Bộ phận này sẽ tham mưu chuyên môn cho lãnh đạo BQLDA về các vấn đề môi trường nhằm đảm bảo quá trình thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu về chính sách an toàn Môi trường của WB.

PMU

CMC

Kiểm soát chung

Các công ty Công ích (cấp thoát

nước, MT đô thị, khai thác CTTL...)

HOẠT ĐỘNG THI CÔNG XÂY DỰNG&

THỰC HIỆN BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

CQĐP

Đại diện cộng đồng

Tư vấn giám sát độc lập (EMC)

Đường trách nhiệm

Đường phối hợp

Các Sở ban ngành và cơ quan quản lý Nhà nước liên quan

Sở GTVT UBND TP. Đà Nẵng

Page 203: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 201

3 Tư vấn giám sát thi công (CMC)

Giám sát xây dựng sẽ chịu trách nhiệm cho việc giám sát và quan trắc các hoạt động xây dựng và đảm bảo Nhà thầu thực hiện các yêu cầu trong hợp đồng và EMP. Đơn vị này sẽ sắp xếp một số lượng đủ các cán bộ có trình độ (như các Kỹ sư Môi trường) với đủ kiến thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý dự án xây dựng để thực hiện các trách nhiệm yêu cầu và để giám sát hoạt động của Nhà Thầu. Các điều khoản tham chiếu cho CMC sẽ được qui định rõ trong hợp đồng ký kết giữa CMC và BQLDA.

4 Nhà thầu

Trên cơ sở kế hoạch quản lý môi trường được phê duyệt, Nhà thầu có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường cho từng khu vực công trường thi công, đệ trình, tiếp nhận ý kiến của các bên liên quan, hòan chỉnh để phê duyệt và tuân thủ thực hiện. Bên cạnh đó, các hoạt động thi công sẽ cần phải có được đầy đủ các giấy tờ thủ tục cấp phép (kiểm soát và phân luồng giao thông, đào đường, an toàn lao động, giấy phép bãi đổ đất thải v.v.) theo đúng quy định hiện hành. Nhà thầu sẽ được yêu cầu phân công các cá nhân có trình độ là Cán bộ An toàn và Môi trường (SEO) tại công trường, chịu trách nhiệm giám sát sự tuân thủ của nhà thầu với các yêu cầu trong EMP và các thông số kỹ thuật môi trường. Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường (được phê duyệt) và những giấy phép liên quan sẽ là cơ sở cho việc quản lý giám sát sau này.

5 Chính quyền địa phương và Cộng đồng bị ảnh hưởng

Chính quyền địa phương với vai trò quản lý hành chính tại địa phương sẽ có trách nhiệm bố trí cán bộ quản lý/theo dõi những hoạt động của dự án, đảm bảo cho sự an toàn cao nhất trong quá trình thi công dự án. Chính quyền địa phương sẽ tổ chức, tạo điều kiện phát huy quy chế dân chủ, giám sát nhân dân thông qua tổ chức đội ngũ giám sát cộng đồng, thiết lập cơ chế theo dõi báo cáo công tác thực hiện các BPGT tác động môi trường, an toàn lao động, VSMT và các vấn đề liên quan. Hoạt động của nhóm đại diện cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ nhận được những hỗ trợ chuyên môn từ các đơn vị tư vấn của BQLDA.

6 Tư vấn giám sát độc lập về Môi trường (EMC)

EMC là đơn vị có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm về quản lý môi trường, EMC trong phạm vi hợp đồng sẽ hỗ trợ BQLDA thiết lập và vận hành hệ thống QLMT, đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh, nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện và giám sát thực hiện công tác QLMT tại hiện trường trong quá trình thi công của nhà thầu cũng như trong giai đoạn vận hành thí điểm ban đầu. EMC cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ BQLDA lập các báo cáo giám sát thực hiện EMP để đệ trình lên Sở TNMT cho sự phê duyệt. EMC với kiến thức và kinh nghiệm trong giám sát và kiểm toán môi trường sẽ đưa ra các chỉ dẫn chuyên môn, khách quan và độc lập trong các hoạt đông liên quan đến môi trường của dự án. Để giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi, EMC sẽ không trùng với tổ chức thực hiện EMP, không thuộc Sở GTVT, BQLDA, EMD,

Page 204: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 202

hay CMC.

7 Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE)

Đứng vai trò quản lý nhà nước về môi trường, Sở TNMT sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra các báo cáo giám sát môi trường do BQLDA đệ trình. Khi có những vấn đề phát sinh, Sở TNMT sẽ tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và xử lý các vấn đề liên quan, hạn chế tối đa những thiệt hại phát sinh từ quá trình thực hiện dự án.

8 Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở TN&MT, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của nhà thầu theo các quy định hiện hành. Đặc biệt tập trung vào các vấn đề: rào chắn biển báo theo quy định, công tác vệ sinh ngoài hàng rào, công tác đào đường, lưu hành của các xe/phương tiện phục vụ công trường.v.v.

9 Phòng Cảnh sát Môi trường thành phố Đà Nẵng

Cùng phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm Luật môi trường. Đặc biệt, cơ quan này sẽ có trách nhiệm xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điều tra truy cứu trách nhiệm các bên liên quan cũng như tham gia giải quyết những sự cố môi trường nghiêm trọng.

10

Các công ty công ích (điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viến thông)

Phối hợp với BQLDA và Nhà thầu thực hiện công tác di dời các công trình ngầm, đấu nối tạm thời tại các vị trí tuyến đề xuất cắt ngang qua nhằm đảm bảo duy trì liên tục quá trình cung cấp dịch vụ cơ bản, phục vụ cuộc sống nhân dân. Tham gia xử lý các sự cố có liên quan (cháy nổ cáp điện, đứt cáp viễn thông, nứt vỡ đường ống nước v.v.)

6.4. Khung tuân thủ

Một khung chương trình tuân thủ dựa trên các yêu cầu về Môi trường đã được thiết lập trong EMP và các thông số kỹ thuật môi trường bao gồm trong hồ sơ thầu (sẽ được CMC giám sát chặt chẽ sau này). Các hành vi vi phạm quy mô lớn hoặc nhỏ sẽ được xác định theo bảng liệt kê sau:

Bảng 6-6: Mức độ xử phạt và xử lý sự cố

Loại hình vi phạm Định nghĩa Xử lý môi trường

Vi phạm quy mô nhỏ

Sự cố gây thiệt hại tạm thời, nhưng gây hậu quả đảo ngược đối với môi trường, người dân và tài sản cộng đồng.

Các hoạt động dọn dẹp quy mô nhỏ Điều chỉnh/ loại trừ trong thực tiễn quá trình thi công Tuân thủ EMP

Vi phạm quy mô lớn/ quan trọng

Sự cố có tác động dài hạn hoặc không gây tác động đảo ngược đối với môi trường, người dân và tài sản cộng đồng.

Các hoạt động dọn dẹp quy mô lớn Các biện pháp phục hồi lớn đòi hỏi yêu cầu công nghệ. Các biện pháp phục hồi lớn đối với tài sản cộng đồng. Bồi thường cho cộng đồng hoặc cá nhân bị ảnh hưởng.

Page 205: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 203

Đối với sự cố gây thiệt hại tạm thời, nhưng gây hậu quả đảo ngược, nhà thầu sẽ được đề nghị một khoảng thời gian hợp lý để xử lý và phục hồi môi trường. Nếu việc phục hồi này được thực hiện hoàn tất trong khoảng thời gian trên, các hoạt động khác sẽ không cần thiết đề cập đến. Nếu hoạt động phục hồi không hoàn tất trong thời gian này, BQLDA sẽ khẩn trương sắp xếp một nhà thầu khác thực hiện việc công việc này và khấu trừ khoản chi phí từ Nhà thầu vi phạm để chi trả cho nhà thầu này. Đối với sự cố có tác động dài hạn hoặc không gây tác động đảo ngược, cơ chế xử phạt về tài chính sẽ được bổ sung vào trong phần chi phí dành cho các hoạt động phục hồi. Để giảm thiểu các sự cố này, các hoạt động phục hồi sẽ được thực hiện mà không được trì hoãn.

Khung tuân thủ sẽ áp dụng các tiêu chí sau:

- CMC sẽ xác định hoặc được thông báo về 1 hành vi vi phạm (thành viên cộng đồng, chính quyền địa phương)

- CMC sẽ tham vấn các bên liên quan trong việc đánh giá hành vi vi phạm nào ở mức độ lớn hay nhỏ.

- Đối với các mức độ vi phạm nhỏ:

- CMC sẽ thiết lập các biện pháp giảm thiểu yêu cầu và khoảng thời gian tối đa là 5 ngày để xử lý tình huống.

- CMC sẽ rà soát lại các khuyến nghị và xác nhận (i) mức độ vi phạm (lớn/ nhỏ); (ii) các biện pháp giảm thiểu; và (iii) khoảng thời gian khắc phục sự cố. Nếu Tư vấn trưởng không chấp thuận các hành vi này, họ sẽ làm việc với BQLDA để đạt tới sự đồng thuận chung cho cả hai bên.

- Nhà thầu sẽ được thông báo về hành vi vi phạm, các biện pháp giảm thiểu được yêu cầu và khoảng thời gian khắc phục sự cố.

- Nhà thầu sẽ xử lý các vi phạm tuân thủ chặt chẽ theo các khuyến nghị trong khoảng thời gian đã được thỏa thuận.

- CMC sẽ xác nhận hành vi vi phạm đã được xử lý thỏa đáng trong khoảng thời gian đã ấn định và phản hồi lại chính quyền địa phương/cộng đồng.

Nếu vi phạm không được xử lý thỏa đáng trong khoảng thời gian đã ấn định từ trước đó, BQLDA sẽ khẩn trương sắp xếp một nhà thầu khác trong việc đảm nhiệm các công việc cần thiết và mức chi phí này sẽ được khấu trừ trong lần chi trả kế tiếp đối với Nhà thầu vi phạm.

Đối với các mức độ vi phạm lớn:

- CMC sẽ lập tức thông báo tới BQLDA về sự cố này.

- BQLDA sẽ thông báo tới chính quyền địa phương tương ứng nếu có hành vi vi phạm (của Nhà thầu) tại địa phương đó.

- BQLDA sẽ tham vấn CMC và các chính quyền địa phương tương ứng để thỏa thuận về các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp dọn dẹp được Nhà thầu hoặc đội ngũ các chuyên gia đã được thuê bằng chi phí của Nhà thầu thực hiện nhiệm vụ xử lý một cách khẩn trương và nhanh chóng. Nhằm hạn chế các tác động môi trường, các hoạt động phục hồi cần được hoàn thiện trong vòng 10 ngày.

- BQLDA sẽ cung cấp một chế tài xử phạt Tài chính, mức này không vượt quá 1% giá trị hợp đồng đối với mỗi vi phạm quy mô lớn, và không bổ sung thêm bất kỳ chi phí nào liên quan đến hành vi vi phạm mà không do Nhà thầu chịu trách nhiệm.

- BQLDA sẽ giải quyết bất cứ xung đột nào giữa Nhà thầu và CMC.

Page 206: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 204

6.5. Chương trình tăng cường năng lực

Chương trình tăng cường năng lực cho các hạng mục bổ sung của dự án SCDP là một phần của chương trình tăng cường năng lực của dự án SCDP.

Thực tế triển khai các dự án cho thấy, công tác phối hợp trong quản lý môi trường thường chưa đạt hiệu quả cao nhất bởi một số những nguyên nhân sau:

Thiếu một cơ chế phối hợp thống nhất, thiết lập ngay từ đầu giữa BQLDA và các cơ quan liên quan, đặc biệt là với chính quyền địa phương cấp phường/xã nơi có dự án.

Cán bộ địa phương chưa được nắm rõ với các quy trình dự án vay vốn mà thường làm theo thói quen các dự án trong nước, sự tham gia hạn chế.

Cộng đồng chưa có nhận thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường hoặc hiểu rõ quyền nhưng lại thiếu một cơ chế, công cụ cụ thể để phản hồi thông tin.

Các cơ quan liên quan thường chưa có sự chủ động sẵn sang trong việc phối hợp với dự án. Có những cơ quan đã cử cán bộ chuyên trách theo dõi phối hợp với dự án nhưng mới chỉ mang tính chất tạm thời, cán bộ được phân công cũng không nắm bắt rõ phương pháp phối hợp triển khai cũng như những thủ tục cần thiết cho việc trao đổi, kết nối với BQLDA.

Nhằm khắc phục những vấn đề này, việc tiến hành phân tích và đánh giá năng lực, nhu cầu của các bộ phận liên quan trong Hệ thống quản lý môi trường, phân tích nhu cầu thực tế triển khai dự án là cần thiết.

Bảng 6-7: Phân tích và xác định nhu cầu đào tạo

STT Đối tượng Đánh giá sơ bộ trình độ

năng lực/nhận thức Nhu cầu tập huấn/tăng cường

năng lực về QLMT

1 Cán bộ phối hợp chuyên trách thuộc Các công ty công ích liên quan

Hầu hết đều có trình độ đại học trở lên.

Đã có nhiều dự án triển khai tại Đà Nẵng do WB tài trợ, các công ty cũng đã tham gia nhiều vào các dự án này và cũng nắm bắt được quy trình cơ bản

- Cần được cung cấp các thông tin về dự án và quy trình vận hạnh EMS, các đầu mối liên lạc, cơ chế phối hợp giữa các tổ chức liên quan.

- Cần được cung cấp các yêu cầu cụ thể về vai trò/trách nhiệm của các cơ quan này trong quá trình phối hợp quản lý môi trường, xử lý sự cố phát sinh.

2 Tổ chuyên trách QLMT - BQLDA

Hầu hết đều có trình độ đại học hoặc cao hơn, dễ tiếp thu với các nội dung mới.

Đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án trước đây, được đào tạo chuyên sâu về môi trường.

Có trình độ tin học thuận lợi cho công tác quản lý dữ liệu, xử lý thông tin cũng như trao đổi phối hợp với các đơn vị khác.

- Nâng cao nhận thức về vai trò trung tâm vận hành của EMS.

- Cần bổ sung thêm các kiến thức/quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về môi trường.

- Bổ sung thêm những giải pháp xử lý cho các vấn đề phát sinh tại hiện trường.

- Bổ sung thêm nguồn lực đảm bảo triển khai hiệu quả trên địa bàn dự án rộng.

- Có chương trình kiểm tra hiện trường thường xuyên (ít nhất 1 tháng

Page 207: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 205

STT Đối tượng Đánh giá sơ bộ trình độ năng lực/nhận thức

Nhu cầu tập huấn/tăng cường năng lực về QLMT

1 lần)

- Yêu cầu bắt buộc tham gia các cuộc họp định kỳ (hàng tháng) với Tư vấn giám sát xây dựng (CMC) và Nhà thầu.

3 Đại diện chính quyền địa phương

Ngoài trừ một số phường trung tâm đã và đang tham gia nhiều dự án hạ tầng, các phường xã khác còn chưa thông thạo đối với quy trình dự án

Trình độ tin học ở mức khá phát triển, có thể liên hệ từ xa, trao đổi thông tin qua email.

Nhận thức về công tác tổ chức giám sát cộng đồng còn chưa rõ ràng, mới chỉ triển khai cho các dự án nhỏ lẻ do người dân tự đầu tư.

Chưa có kinh nghiệm triển khai GSCĐ trên diện rộng.

- Cần tăng cường kiến thức sơ bộ về Luật môi trường, trong các nội dung liên quan đến sự phối hợp theo dõi giám sát giữa địa phương cấp phường/xã với các dự án triển khai trên địa bàn.

- Cần được đào tạo chuyên sâu về công tác tổ chức GSCĐ.

- Cần nắm bắt thường xuyên tiến độ của dự án, cơ chế phối hợp theo dõi giám sát và trao đổi thông tin.

- Đặc biệt, cần nắm rõ được chu trình quản lý môi trường trước, trong và sau khi nhà thầu triển khai thi công trên công trường.

- Cần được cập nhật thường xuyên các vấn đề trên công trường (bằng sự tham gia các cuộc họp chính tắc)

4 Đại diện cộng đồng

- Hiện tại chưa được thiết lập tại địa phương nên chưa rõ thành phần

- Đa số các khu vực dự án là vùng nông thôn đang đô thị hóa, trình độ dân trí còn hạn chế, tác phong làm việc theo hình thức tự phát là chính.

- Thu nhập người dân chưa cao, hệ thống hạ tầng chưa đầy đủ, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm cá nhân cũng như cộng đồng đối với các vấn đề Môi trường còn giới hạn.

- Cần được cung cấp thêm quyền và trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác QLMT (như quy định của pháp luật).

- Cần được cung cấp các phương pháp, công cụ đơn giản nhưng chính tắc, sẽ được áp dụng trong quá trình thực thi dự án.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác QLMT nói riêng, những tác động/ảnh hưởng tiềm tàng từ dự án nói riêng.

- Tiếp tục được tiếp cận thêm các thông tin về dự án, những đầu mối quan trọng trong EMS cũng như cơ chế vận hành.

5 Nhà thầu xây dựng

- Phụ trách nhà thầu đều là những người có trình độ, nhiều kinh nghiệm và thông thạo các quy định pháp luật.

- Cần được học tập về Luật môi trường, tập trung vào các nội dung liên quan đến vai trò của địa phương, vai trò của giám sát cộng đồng.

Page 208: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 206

STT Đối tượng Đánh giá sơ bộ trình độ năng lực/nhận thức

Nhu cầu tập huấn/tăng cường năng lực về QLMT

- Vẫn thường xuyên định kỳ tổ chức học tập về VSMT và ATLĐ.

- Đa số nhà thầu đều coi vấn đề môi trường là chi phí phát sinh và không mong muốn thực hiện.

- Nhận thức của bản thân các nhà thầu đối với vấn đề môi trường khi thi công là hạn chế.

- Thường không có cán bộ chuyên trách/ được đào tạo chuyên sâu về môi trường.

- Cần nắm bắt được quy trình QLMT theo yêu cầu của chính sách an toàn WB (ví dụ như sự tham gia của Tư vấn giám sát độc lập, thực hiện quy trình quản lý môi trường trên công trường...).

Tuy nhiên, đối với đơn vị nhà thầu, các yêu cầu này sẽ chủ yếu đáp ứng thông qua các tài liệu dự án và các tiêu chí cụ thể trong hồ sơ mời thầu cũng như hợp đồng thi công.

Trên cơ sở những phân tích về hiện trạng năng lực, kinh nghiệm cũng như nhu cầu của thực tế trong giai đoạn thực hiện dự án, một chương trình tập huấn tăng cường năng lực cho các bên liên quan đã được thiết lập như bảng dưới đây:

Bảng 6-8: Đề xuất chương trình tăng cường năng lực bổ sung về quản lý môi trường

Nội dung tập huấn

Đối tượng được tập

huấn

Số lượng học viên

Thời điểm tập huấn

Cơ quan tổ chức tập huấn

Nguồn kinh phí

Học tập ATLĐ và VSMT

Công nhân và cán bộ kỹ thuật của các nhà thầu

Toàn bộ công nhân, cán bộ thi công trên công trường

Trước khi triển khai công trường và theo quy đinh pháp luật

Nhà thầu phối hợp với Viện lao động - Thương binh và xã hội

Nhà thầu

Học tập về quy trình QLMT tổng thể

Cán bộ BQLDA và các Công ty công ích

4 người Trước khi triển khai thi công

BQLDA phối hợp với EMC

Nằm trong hợp đồng EMC

Học tập về quy trình giám sát cộng đồng CEMP

Cán cán bộ chuyên trách về môi trường thộc UBND phường thuộc dự án

1 cán bộ huyện và 2x10 cán bộ xã thuộc dự án

Trước thời điểm triển khai thi công

BQLDA phối hợp với EMC

Nằm trong hợp đồng EMC

Học tập về quy trình giám sát hiện trường SEMP

Cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường thuộc Tư vấn Giám sát xây

5 - 10 học viên

Trước thời điểm triển khai thi công

BQLDA phối hợp với TVGSĐL.

EMC

Page 209: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 207

Nội dung tập huấn

Đối tượng được tập

huấn

Số lượng học viên

Thời điểm tập huấn

Cơ quan tổ chức tập huấn

Nguồn kinh phí

dựng (CMC)

Chi phí cho việc đào tạo và tăng cường năng lực

Dự trù chi phí cho chương trình đào tạo và tăng cường năng lực được mô tả trong bảng dưới đây:

Bảng 6-9: Chi phí bổ sung triển khai chương trình tập huấn tăng cường năng lực

Nội dung tập huấn

Đối tượng được tập huấn

Số lượng học viên

Mức kinh phí (VNĐ)

Nguồn kinh phí

Học tập ATLĐ và VSMT

Công nhân và cán bộ kỹ thuật của các nhà thầu

Toàn bộ công nhân, cán bộ thi công trên công trường (dự kiến 200 lượt người)

200 x 200,000 = 40,000,000

Do đơn vị chủ quản nhà thầu, đã bao gồm trong hợp đồng xây lắp

Học tập về quy trình QLMT tổng thể

Cán bộ BQLDA phụ trách các gói thầu xây lắp

1 người (bổ sung)

1 x 10,000,000 = 10,000,000

Nên đưa vào trong hợp đồng với đơn vị Tư vấn GSĐL

Học tập về quy trình giám sát cộng đồng CEMP

Cán cán bộ chuyên trách về môi trường thộc UBND Phường/xã thuộc dự án

20 người (bổ sung)

20 người x 3,000,000/người = 60,000,000

Đưa vào trong hợp đồng với tư vấn đào tạo hoặc TVGSĐL

Tổng kinh phí

110,000,000

6.6. Tổng hợp kinh phí thực hiện EMP cho các hạng mục bổ sung

Bảng 6-10: Tổng hợp chi phí thực hiện kế hoạch quản lý môi trường cho các hạng mục bổ sung của dự án

Nội dung Dự án SCDP Các hạng mục bổ sung Tổng số

Hạng mục Đơn giá (VND)

Chi phí thuê Tư vấn giám sát độc lập

2,400,000,000 1,041,200,000 3,441,200,000

Chi phí triển khai chương trình quan trắc

468,000,000 632,400,000 1,100,400,000

Chi phí đào tạo tăng cường năng lực

264,000,000 110,000,000 374,000,000

Page 210: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 208

Tổng cộng (VND) 3,132,000,000 1,783,600,000 4,915,600,000

Tính theo USD (làm tròn), tỉ giá 1USD = 22,450 VND

149,000 79,448 218,958

Bảng 6-11: Ước tính chi phí bổ sung tư vấn giám sát độc lập

(Tỉ giá: 1 USD = 22,450 VND)

TT Nội dung Đơn vị Số lượng Đơn giá

(VND)

Tổng

(VND)

Tổng

(USD)

1 Lương chuyên gia (I) Month 4 40,000,000 160,000,000 7,127

2 Lương chuyên gia (II) Month 12 30,000,000 360,000,000 16,036

3 Lương chuyên gia (III) Month 4 15,000,000 60,000,000 2,673

4 Chi phí ăn nghỉ tại địa phương

Day 160 520,000 83,200,000 3,706

5 Chi phí đi lại Turn-person 64 3,000,000 192,000,000 8,552

6 Khóa đào tạo Overall 6 5,000,000 30,000,000 1,336

7 Trang thiết bị văn phòng Overall 12 10,000,000 120,000,000 5,345

8 Thuê văn phòng và thông tin liên lạc

Overall 12 3,000,000 36,000,000 1,604

Tổng 1,041,200,000 46,379

Page 211: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 209

CHƯƠNG 7. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN

7.1. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Việc tham vấn với sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân khu vực dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện kế hoạch QLMT, báo cáo ĐTM, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, để hiểu rõ hơn về dự án, những ảnh hưởng của việc thực hiên dự án, và những biện pháp giảm thiểu có thể cho dự án;

Làm rõ các vấn đề thảo luận ở giai đoạn đầu của dự án;

Thông báo những lợi ích đạt được khi dự án được thực hiện;

Chỉ ra những trách nhiệm và ý thức các bên, của người dân hưởng lợi trong vùng dự án trong quá trình thực hiện dự án;

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định các tác động môi trường của dự án.

Thu thập thông tin về các nhu cầu cũng như các phản ứng của dân và chính quyền địa phương đối với việc xây dựng dự án và các đề xuất nhằm giảm thiểu tác động môi trường của dự án hoặc xem xét hiệu chỉnh trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

Chính sách của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01) về đánh giá tác động môi trường yêu cầu các nhóm người bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương phải nhận được thông báo và tham vấn trong quá trình chuẩn bị ĐTM.

7.2. QUÁ TRÌNH THAM VẤN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

7.2.1. Tham vấn cộng đồng khu vực dự án

Trong khoảng thời gian tháng 6/2014, đơn vị Tư vấn phối hợp với ban QLDA SCDP Đà Nẵng đã tiến hành tham vấn cộng đồng tại 21 phường/ xã thuộc khu vực dự án. Cuộc tham vấn nhằm thông báo cho cộng đồng biết về dự án cũng như tham vấn người dân về các chính sách của dự án cũng như các quyền lợi mà người dân được hưởng trong dự án. Tư vấn cũng thông báo về những ảnh hưởng môi trường tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp được đề xuất nhằm giảm nhẹ các ảnh hưởng đó. Kế hoạch tham vấn cụ thể được triển khai ở bảng 7-1 dưới đây:

Địa điểm: Các cuộc tham vấn được tiến hành tại UBND các phường/ xã thuộc khu vực dự án.

Thành phần tham gia:

- Đại diện ban QLDA SCDP Đà Nẵng

- Đại diện chính quyền địa phương

- Đại diện các tổ chức xã hội tại địa phương (hội phụ nữ, nông dân, mặt trận tổ quốc)

- Đại diện người dân khu vực dự án

Nội dung:

- Phần 1: Giới thiệu dự án do đại diện chủ dự án trình bày

+ Giới thiệu dự án: bao gồm tổng quan về dự án, mục đích đầu tư, và phương án thi công.

Page 212: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 210

+ Đánh giá tác động môi trường (do Tư vấn trình bày): bao gồm các tác động môi trường phát sinh và biện pháp giảm thiểu đề xuất, mô hình quản lý và kế hoạch thực hiện.

+ Kế hoạch Tái định cư: bao gồm các ảnh hưởng thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và giới thiệu các khu Tái định cư của dự án.

- Phần 2: Thảo luận – các bên tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện phương án thi công, nội dung tập trung vào:

+ Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch Quản lý môi trường khu vực dự án.

+ Kế hoạch Tái định cư và nhu cầu hỗ trợ phục hồi cuộc sống, nhu cầu về Tái định cư của người dân.

+ Các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp và lồng ghép vào trong nội dung của các báo cáo Kế hoạch Tái định cư và Đánh giá tác động môi trường trước khi đệ trình đến các cơ quan liên quan xem xét và phê duyệt.

Thời gian: Đợt tham vấn cộng đồng được tiếng hành như bảng dưới đây:

Bảng 7-1: Kế hoạch tham vấn cộng đồng về đánh giá tác động môi trường

Thời gian Phường/xã Hạng mục liên quan

Thứ 2 8/6/2015

Sáng

Hải Châu 2 - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Ông Ích Khiêm

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hùng Vương

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu

Nam Dương - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Ông Ích Khiêm

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Phan Châu Trinh

Chiều

Bình Thuận - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Phan Châu Trinh

Bình Hiên - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Phan Châu Trinh

Thứ 3

9/6/2015

Sáng Phước Ninh - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu

Thạch Thang

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Lợi

Chiều Hải Châu 1 - Cải tạo hệ thống thoát nước đường Phan Châu Trinh

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Lợi

- Hầm chui đường Trần Phú (Nút giao thông Trần Phú, Lê Duẩn và cầu Sông Hàn)

Thanh Bình - Trạm bơm Ông Ích Khiêm (trạm bơm chống ngập cuối tuyến đường Ông Ích Khiêm) - phường Thanh Bình

Thứ 4

10/6/2015

Sáng Hòa Khánh Bắc

- Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu

Hòa Hiệp Nam

- Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm

Chiều An Hải Bắc

An Hải Đông

- Xây dựng mạng lưới cấp 1,2,3 và thu gom nước thải riêng Mỹ An, Mỹ Khê

Page 213: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 211

Hòa Khương

- Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương

Thứ 5

11/6/2015

Sáng Mỹ An - Xây dựng mạng lưới cấp 1,2,3 và thu gom nước thải riêng Mỹ An, Mỹ Khê

Chiều Chính Gián - Cầu vượt Điện Biên Phủ (nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ)

Xã Hòa Nhơn

- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2

Tối Hòa Hải Xử lý ngập úng tổ 5, 6, 7 Sơn Thủy - đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân (*)

Thứ 6

12/6/2015

Xã Hòa Sơn - Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2

Chiều Thạc Gián - Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại khu vực sân bay (giáp ngã 4 đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Linh)

- Tuyến cống từ hồ công viên 29/3 ra cống Lê Độ

- Cải tạo hệ thống thoát nước đường Lý Thái Tổ

Thứ 7

13/6/2015

Sáng Mân Thái Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12

Thứ 2

15/6/2015

Sáng

Phước Mỹ Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13, 14

Xây dựng HTKT đoạn đường đất đỏ

Thứ 3

16/6/2015

Sáng Thọ Quang Tuyến cống thu gom nước thải thủy sản đường Phạm Văn Xảo, KCN Thọ Quang

Tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ Quang – Biển Đông

Cải tạo tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại)

Chiều Hòa Minh Đậy kín kênh Yên Thế - Bắc Sơn

Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh từ hồ Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

Cải tạo cửa xả sông Phú Lộc

7.2.2. Tham vấn chính quyền địa phương

Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường”, chủ đầu tư cần phải tham vấn để nhận được những ý kiến góp ý của cơ quan chính quyền địa phương là UBND hoặc UBMTTQ phường.

Tư vấn ĐTM đã phối hợp với Đại diện chủ đầu tư là BQLDA SCDP gửi công văn số 570/BQL-NV ngày 05/6/2015 về việc xin ý kiến tham vấn trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho dự án cũng như gửi kèm bản tóm tắt của báo cáo ĐTM bao gồm Kế hoạch quản lý môi trường đến UBND các phường thuộc khu vực dự án để tham vấn. Đến nay, chủ dự án đã nhận được các công văn phản hồi của Phường/xã này.

Page 214: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 212

7.3. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

7.3.1. Kết quả Tham vấn cộng đồng khu vực dự án

Thông qua các buổi tham vấn tại các phường/ xã trên địa bàn dự án, đơn vị Tư vấn, Ban QLDA đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư khi triển khai. Các ý kiến tham vấn chính của cộng đồng và phản hồi của Chủ đầu tư được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7-2: Kết quả/ ý kiến thu thập được từ các cuộc tham vấn cộng đồng

Phường/ xã

Vấn đề thảo luận Ý kiến đề xuất của

cộng đồng Phản hồi của Ban QLDA

Các phường: -Hải Châu 2

-Nam Dương

-Bình Thuận

-Bình Hiên

-Phước Ninh

-Thạch Thang

-Hải Châu 1

Cải tạo hệ thống thoát nước các tuyến đường:

Ông Ích Khiêm, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi:

- Vấn đề thảo luận chính liên quan đến việc cải tạo hệ thống thoát nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí, chất thải và hoạt động kinh doanh của người dân.

- Hiện trạng thoát nước vào mùa mưa bão của các tuyến đường này

- Hầu hết các ý kiến của người dân tập trung quanh vấn đề thi công trên tuyến đường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.

- Người dân cho rằng khả năng thoát nước của các tuyến đường này rất kém vào mùa mưa, gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống.

- Đơn vị Tư vấn, Ban QLDA đã giải thích với người dân khu vực dự án rằng đây là sự gián đoạn tạm thời, các tác động tiêu cực đến môi trường đều có thể phòng tránh và giảm thiểu được. Khi dự án hoàn thành các tuyến đường không còn tình trạng ngập úng gây khó khăn cho người dân.

- BQLDA sẽ yêu cầu Nhà thầu thi công cuốn chiếu, dứt điểm, không kéo dài thời gian. Đồng thời có phương án che chắn và cảnh báo thi công tại công trường.

Phường

Thanh Bình

Trạm bơm Ông Ích Khiêm (trạm bơm chống ngập cuối tuyến đường Ông Ích Khiêm)

Dự án nhận được sự đồng thuận của người dân và chính quyền địa phương

Đơn vị tư vấn, cán bộ BQLDA đã làm việc với chính quyền địa phương và nhận được sự đồng thuận nhất trí.

P. Hòa Khánh Bắc

Xây dựng Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu:

Sự đồng thuận của người dân địa phương.

Dự án có thu hồi đất và tài sản trên đất, do đó người dân mong muốn được đền bù thỏa đáng

- BQLDA đảm bảo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, UBND thành phố và Nhà tài trợ.

P. Hòa Hiệp Nam

Xây dựng Deport trung chuyển xe bus nhanh (BRT) tại Bàu Tràm:

- Vấn đề ô nhiễm môi trường trong giai đoạn vận hành Depot Bàu Tràm (không khí, nước thải, chất thải nguy hại…)

Đơn vị thi công, quản lý và vận hành trạm trung chuyển có phương án và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

- Người dân và chính quyền ủng hộ dự án.

- Đơn vị Tư vấn tiếp thu góp ý của người dân và đưa vấn đề này vào báo cáo và có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Page 215: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 213

Các phường:

-An Hải Bắc

-An Hải Đông

-Mỹ An

Xây dựng mạng lưới cấp 1,2,3 và thu gom nước thải riêng Mỹ An, Mỹ Khê:

- việc đấu nối hệ thống cấp 3 từ nhà dân vào đường ống thoát nước chính của thành phố

- cảnh quan bãi biển khi cải tạo cửa xả Mỹ An, Mỹ Khê

- có biện pháp thi công thích hợp tránh gây nứt vỡ đường ống cấp, thoát nước và hư hỏng nền nhà, mặt đường và các công trình hạ tầng phụ trợ.

- Cải tạo 2 cửa xả phù hợp với bãi biển vì đây là 2 địa điểm thu hút khách du lịch cũng như nhu cầu tắm biển của người dân địa phương

- Nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo đơn vị thi công đúng kỹ thuật, không để xảy ra sự cố.

- Thiết kế các bậc thang nhằm che khuất 2 cửa xả, trồng cây tạo phối cảnh đẹp cho khu vực bãi tắm.

Xã Hòa Khương

Xây dựng HTKT khu tái định cư Hòa Khương: các vấn đề thảo luận chính:

- Đền bù GPMB và tái định cư

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công

- Quản lý công nhân lao động.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện đúng quy định, di dân tái định cư theo nguyện vọng của người dân.

- Chú ý vấn đề ô nhiễm bụi khi san lấp mặt bằng khu TĐC. Tập kết vật liệu gọn gàng khi thi công.

- Đăng ký tạm trú, tạm vắng và khai báo với chính quyền địa phương nếu thuê công nhân ở địa phương khác.

- BQLDA đảm bảo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, UBND thành phố và Nhà tài trợ.

- Đưa các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đên môi trường vào EMP làm cơ sở cho nhà thầu thi công thực hiện công tác giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng. Các bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi đổ thải phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

- BQLDA, Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền xã Hòa Khương để quản lý công nhân nhằm đảm bảo cán bộ, công nhân không gây mâu thuẫn với cộng đồng hay phát sinh tệ nạn xã hội trong thời gian thi công.

Phường: Chính Gián

Cầu vượt Điện Biên Phủ (nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ):

- Việc xây dựng cầu vượt góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông tại nút giao thông trọng điểm này.

- Nút giao thông Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và Lê Độ thường xuyên ách tắc vào giờ cao điểm, đây là tuyến đường huyết mạch của thành phố do đó việc xây cầu vượt là giải pháp hợp lý.

- Trong quá trình thi công cầu vượt, cần có phương án phân làn giao thông, bố trí cán bộ phụ trách an toàn giao thông tại hiện trường để điều tiết giao thông.

- Cầu vượt được thiết kế bằng thép nhẹ cho dòng giao thông chính đi thẳng trên trục đường Điện Biên Phủ. Đối với cầu vượt này, khi hoàn thành sẽ giảm tải được phần lớn lượng xe máy, ô tô con, xe tải trọng lượng nhỏ đi bên dưới làn đường. Qua đó giảm thiểu ách tắc giao thông.

- Nhà thầu sẽ cử cán bộ chuyên trách trong việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và tham gia điều tiết giao thông cùng với CSGT trong quá trình thi công dự án.

Page 216: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 214

Phường Hòa Hải

Xử lý ngập úng tổ 5, 6, 7 Sơn Thủy - đầu tư xây dựng đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân:

- Vấn đề ngập ứng tại khu vực dự án vào mùa mưa bão.

- Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng

- Vào mùa mưa bão, khu vực dự án thường xuyên bị ngập úng nghiêm trọng, nước dâng cao, chảy tràn vào nhà dân gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại. Đề nghị dự án nhanh chóng triển khai và hoàn thành sớm.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện đúng quy định, di dân tái định cư theo nguyện vọng của người dân.

BQLDA tiếp thu ý kiến đề xuất của người dân, và cam kết dự án sẽ nhanh chóng triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. BQLDA sẽ yêu cầu đơn vị thiết kế khảo sát kỹ địa hình và có giải pháp thi công hợp lý nhằm hạn chế ngập úng cho khu vực dự án.

- BQLDA đảm bảo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, UBND thành phố và Nhà tài trợ.

Phường Thạc Gián

Xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh tại khu vực sân bay:

- Giải tỏa 1 số hộ dân tại khu vực dự án

- Vấn đề ô nhiễm môi trường (bụi, tiếng ồn, chất thải rắn) trong quá trình thi công.

- Khả năng tiếp cận đến hệ thống BRT đối với người khuyết tật, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện đúng quy định, di dân tái định cư theo nguyện vọng của người dân.

- Có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công và yêu cầu nhà thầu tuân thủ các quy định về an ninh trật tự, xã hội tại địa phương.

- Ngoài việc xây dựng Depot trung chuyển xe bus nhanh, dự án cần nghiên cứu khả năng tiếp cận đến các nhà ga đối với người khuyết tật, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ do vị trí nhà ga nằm ở giữa tuyến đường.

- BQLDA cam kết công tác đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, UBND thành phố và Nhà tài trợ.

- Tại khu vực xây dựng Depot xe bus tương đối đông dân cư sinh sống và có nhiều phương tiện tham gia giao thông. Trong quá trình thi công phải có biện pháp che chắn để hạn chế ô nhiễm bụi. Bố trí thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng vào khung giờ hợp lý tránh gây tắc đường.

- Dự án sẽ thiết kế nhà ga và sàn xe đồng mức: độ cao của ga sẽ khoảng 33cm tính từ mặt đường, cùng chiều cao với sàn xe. Mặt khác lối đi bộ hành vào ga là đồng mức và vát nghiêng dần đều, độ dốc đủ đảm bảo người khuyết tật có thể di chuyển được.

Phường:

Mân Thái

Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 12

Dự án nhận được sự đồng thuận của người dân và chính quyền địa phương.

Đơn vị tư vấn, BQLDA cam kết giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công dự án.

Phường:

Phước Mỹ

- Xây dựng HTKT khu dân cư tổ 13, 14

- Xây dựng HTKT đoạn đường đất đỏ

Dự án nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương.

Đơn vị tư vấn, cán bộ BQLDA cam kết giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công dự án.

Page 217: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 215

Thọ Quang

Tuyến cống thu gom nước thải thủy sản đường Phạm Văn Xảo, KCN Thọ Quang

Tuyến cống Lê Tấn Trung nối cống Thọ Quang – Biển Đông

Cải tạo tuyến cống Thọ Quang – Biển Đông (đoạn còn lại)

Dự án nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình thi công, chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đơn vị tư vấn, cán bộ BQLDA cam kết giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công dự án.

Hòa Minh Đậy kín kênh Yên Thế - Bắc Sơn

Xây dựng tuyến ống nước thải dọc kênh từ hồ Hòa Phú ra kênh Hòa Minh

Cải tạo cửa xả sông Phú Lộc

Dự án nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình thi công, chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đơn vị tư vấn, cán bộ BQLDA cam kết giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công dự án.

Tóm lại, thông qua các buổi tham vấn cộng đồng khu vực dự án, các hộ dân đều ủng hộ dự án, mong dự án nhanh chóng triển khai. Các ý kiến tham vấn được tổng hợp chung lại như sau:

- Toàn thể người dân địa phương đồng ý thực hiện dự án, tuy nhiên yêu cầu xây dựng nhanh, hạn chế trì hoãn, kéo dài thời gian, yêu cầu đảm bảo sự trong sạch cho môi trường và đúng nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng công việc;

- Để giảm thiểu những tác động đến cộng đồng và hoạt động sống của người dân, các hạng mục của dự án phải tiến hành nhanh và hoàn thành từng công đoạn, hạn chế xây dựng ồ ạt không quy củ. Việc thi công tại các tuyến đường chính của thành phố phải cuốn chiếu, dứt điểm, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông cho người dân.

- Yêu cầu nhà thầu thực hiện theo đúng cam kết việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của dự án.

- Người dân yêu cầu chính quyền, dự án phải hỗ trợ bồi thường hợp lý và bố trí tái định cư cho người dân theo đúng nguyện vọng.

- Bên cạnh đó, người dân mong muốn BQLDA, chính quyền địa phương hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi để người dân nhanh chóng phục hồi cuộc sống.

7.3.2. Kết quả tham vấn chính quyền địa phương

Theo công văn phúc đáp, cũng như tham vấn trực tiếp UBND và UBMTTQ các phường/ xã thuộc khu vực dự án, các ý kiến được tóm lược như sau:

- UBND và UBMTTQ các phường/xã ủng hộ nhiệt tình việc thực hiện dự án. Dự án hoàn thành, nhân dân địa phương sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về chỗ ở, điều kiện vệ sinh môi trường trong lành.

- Địa phương sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho dự án, đặc biệt là đối với vấn đề thu hồi đất phục vụ dự án thông qua quá trình giải phóng mặt bằng, và xây dựng các hạng mục công trình

Page 218: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 216

- UBND và UBMTTQ các phường/ xã thống nhất với nội dung trong tài liệu tóm tắt báo cáo ĐTM. Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mà dự án mang lại không nhiều, tuy nhiên cần có những biện pháp giảm thiểu hợp lý, tránh gây ra các tác động xấu đến môi trường.

- Đồng ý với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu trong báo cáo;

- Đề nghị chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công như quản lý môi trường, quan trắc chất lượng môi trường.

UBND và UBMTTQ các phường/ xã và đại diện người dân của khu vực dự án sẽ cùng nhau hợp tác chia sẻ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

7.4. CÔNG KHAI THÔNG TIN

Dự án chỉ nhận được giấy phép đầu tư sau khi có những điều chỉnh phù hợp về vị trí, thiết kế, công suất và/ hoặc công nghệ đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường và tái định cư. Theo các yêu cầu về phổ biến thông tin trong OP/BP 4.01, BQLDA đại diện cho chủ dự án sẽ:

- Cung cấp bản tiếng Việt của báo cáo ĐTM (EIA) và bản tóm tắt dự án đến văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng và các phường/ xã thuộc dự án.

- Báo cáo ĐTM (bản tiếng Việt) được gửi cho BQLDA SCDP và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.

- Đặt bản tóm tắt báo cáo ĐTM của Dự án tiếng Việt tại UBND các phường/xã thuộc dự án, thông báo trên các phương tiện truyền thông hoặc qua ban thông tin của phường trước một tháng về việc phổ biến báo cáo ĐTM và bản tóm tắt dự án. Cộng đồng có thể xem và đóng góp ý kiến cho báo cáo ĐTM vào sổ góp ý cho Báo cáo trong khoảng một tháng tại các giờ làm việc ở các nơi sau: 1) UBND phường/xã thuộc dự án; và 2) BQLDA.

- EIA (tiếng Anh) sẽ được gửi lên Ngân hàng Thế giới để công bố tại InfoShop trước khi thẩm định theo quy định của chính sách phổ biến thông tin.

- Bản dự thảo tiếng Việt của báo cáo sẽ được công bố tại địa phương nơi diễn ra dự án, bản tiếng Anh cũng được công bố tại Infoshop của Ngân hàng thế giới trước khi thẩm định.

Page 219: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 217

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về hiện trạng môi trường, những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và KT - XH của khu vực dự án, báo cáo đưa ra một số kết luận như sau:

Dự án các công trình điều chỉnh, bổ sung của dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng do UBDN thành phố Đà Nẵng làm chủ dự án, ủy quyền cho Ban quản lý đầu tư các cơ sở hạ tầng ưu tiên (PIIP) điều hành.

Nội dung yêu cầu của Báo cáo ĐTM đã tuân theo đúng Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Thông tư số 27/2015/TT-BTMT ngày 18/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; các Chính sách an toàn môi trường của Ngân hàng thế giới. Báo cáo ĐTM đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động của Dự án:

- Dự án hoàn thành sẽ góp phần làm ổn định đời sống nhân dân, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của khu vực nói riêng được nâng cấp nói riêng và của thành phố Đà Nẵng nói chung.

- Việc nâng cấp các khu vực thu nhập thấp không những khả thi về mặt kinh tế mà còn góp phần cải thiện điều kiện sinh sống, cải tạo cảnh quan môi trường mới cho khu vực trong hiện tại và tương lai.

- Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực tới KT - XH và môi trường nếu không có các biện pháp ngăn ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Trong quá trình hoạt động của Dự án sẽ phần nào ảnh hưởng đến một số các điều kiện hiện tại nhưng có thể được đánh giá là không nghiêm trọng so với lợi ích do Dự án đem lại.

Xuất phát từ việc nhận tức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, Dự án sẽ đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, bao gồm:

- Phương án khống chế ô nhiễm không khí trong giai đoạn thi công.

- Phương án thoát nước mưa, nước thải hợp lý và xử lý nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công và hoạt động.

- Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn trong giai đoạn thi công và hoạt động.

- Ban QLDA sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế kỹ thuật và thi công để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra.

Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM này là những biện pháp khả thi, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành.

Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề môi trường của dự án trong quá trình xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

2. KIẾN NGHỊ

Để nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư kiến nghị Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và trình UBND Tp. Đà Nẵng phê

Page 220: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 218

duyệt báo cáo ĐTM để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của dự án, đảm bảo tiến độ đầu tư dự án.

Chủ đầu tư dự án kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phối hợp cùng với chủ đầu tư theo dõi và giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn cho môi trường, đồng thời phát huy lợi ích kinh tế của dự án.

Các cấp chính quyền địa phương cùng phối hợp trong quá trình triển khai các chương trình tuyên truyền vận động người dân ủng hộ dự án, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường trong và sau khi dự án hoàn thành.

3. CAM KẾT THỰC HIỆN

3.1. Cam kết chung

Chủ đầu tư và Ban QLDA cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các Luật và văn bản dưới luật có liên quan (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu đô thị.v.v...).

Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị thi công, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành theo nội dung đã trình bày trong Chương 4 của báo cáo này.

Các hoạt động của Dự án chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có chức năng liên quan nhằm đảm bảo phát triển Dự án và bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư cam kết công khai nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ở địa phương có dự án để thực hiện giám sát công tác tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

3.2. Cam kết tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường:

Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, cụ thể:

- Đối với khí thải: Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- Nước thải: Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

- Tiếng ồn: Khống chế tiếng ồn phát sinh theo QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn.

- Chất thải rắn: Sẽ được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo không rơi vãi và phát tán ra môi trường xung quanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Chất thải nguy hại: đảm bảo tuân thủ thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

3.3. Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường:

Công tác Quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ được ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình thi công xây dựng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động;

Chủ đầu tư cam kết phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống xử lý, bảo vệ môi trường;

Page 221: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 219

Trong quá trình hoạt động, Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện chương trình quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực dự án như đã trình bày trong báo cáo này và báo cáo định kỳ trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Đà Nẵng;

Chủ đầu tư cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;

Chủ đầu tư Cam kết sẽ hoàn thành các công việc dự kiến triển khai, đặc biệt là hoàn thành xây dựng các công trình xử lý môi trường, sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt./.

Page 222: Official PDF , 223 pages

Báo cáo ĐTM cho các hạng mục điều chỉnh, bổ sung thuộc Dự án phát triển bền vững TP.Đà Nẵng

Đơn vị tư vấn: IAC Việt Nam Trang 220

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

Phụ lục 02: Bản đồ các vị trí quan trắc môi trường

Phụ lục 03: Biên bản họp tham vấn cộng đồng

Phụ lục 04: Một số hình ảnh của dự án

Phụ lục 05: Kết quả quan trắc môi trường

Page 223: Official PDF , 223 pages

Kế hoạch Quản lý môi trường (EMP)

Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Rạch Giá mở rộng

Công ty TNHH Đầu tư & Tư vấn phát triển Việt Nam 221