22
Bài 3: Gii thiu giáo dc đin t(E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225 73 BÀI 3: GII THIU GIÁO DC ĐIN T(E-LEARNING) Ni dung Bài hc này gii thiu nhng kiến thc, khái nim vE-Learning. Đây là nhng kiến thc cơ bn nhưng rt quan trng đối vi người nhp môn E-Learning. Nhng ni dung này sgiúp bn làm quen, tiếp cn công nghmi. Bn sđược biết vE-Learning như mt hướng đào to đã và đang được phbiến trên thế gii và ti Vit Nam. Bài hc bao gm các ni dung sau: Định nghĩa E-Learning; E-Learning như mt dch vtrên nn tng Internet; Đặc đim ca E-Learning; Cu trúc ca hthng E-Learning; Cách đào to ly người hc làm trung tâm ca E-Learning; Các điu kin để hc E-Learning. Mc tiêu Hướng dn hc Kết thúc bài hc này bn có th: Trình bày được định nghĩa vE-Learning. Trình bày được cách tiếp cn E-Learning như mt dch vtrên nn tng Internet. Xác định được cu trúc ca hthng E-Learning. Gii thích được cách sdng các phương tin trong các hot động ca lp hc E-Learning. Phân tích được các đặc đi m ca E-Learning. Phân tích được skhác bit ca E-Learning vi phương pháp hc tp truyn thng. Phân tích được các ưu đim và nhược đim ca E-Learning trên quan đim người hc. Gii thích được shtrca E-Learning đối vi phương pháp dy hc ly người hc làm trung tâm. Lit kê các điu kin vkiến thc, vthái độ và các trang thiết bcn có thhc E-Learning. Trước khi đi vào ni dung chi tiết hãy nghiên cu kmc tiêu và đầu mc ni dung chính. So sánh tng ni dung đã đọc vi mc tiêu ca bài hc.

ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 73

BÀI 3: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)

Nội dung

Bài học này giới thiệu những kiến thức, khái niệm về E-Learning. Đây là những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng đối với người nhập môn E-Learning. Những nội dung này sẽ giúp bạn làm quen, tiếp cận công nghệ mới. Bạn sẽ được biết về E-Learning như một hướng đào tạo đã và đang được phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Bài học bao gồm các nội dung sau: Định nghĩa E-Learning; E-Learning như một dịch vụ trên nền

tảng Internet; Đặc điểm của E-Learning; Cấu trúc của hệ thống E-Learning; Cách đào tạo lấy người học làm trung

tâm của E-Learning; Các điều kiện để học E-Learning.

Mục tiêu Hướng dẫn học

Kết thúc bài học này bạn có thể: Trình bày được định nghĩa về E-Learning. Trình bày được cách tiếp cận E-Learning

như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Xác định được cấu trúc của hệ thống

E-Learning. Giải thích được cách sử dụng các phương tiện trong các hoạt động của lớp học E-Learning.

Phân tích được các đặc điểm của E-Learning. Phân tích được sự khác biệt của E-Learning

với phương pháp học tập truyền thống. Phân tích được các ưu điểm và nhược điểm

của E-Learning trên quan điểm người học. Giải thích được sự hỗ trợ của E-Learning đối với phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.

Liệt kê các điều kiện về kiến thức, về thái độ và các trang thiết bị cần có thể học E-Learning.

Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và đầu mục nội dung chính.

So sánh từng nội dung đã đọc với mục tiêu của bài học.

Page 2: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

74 ICT101_Bai3_v2.1014109225

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tháp ngà sụp đổ

Các khóa học trực tuyến mới đã mở ra cơ hội hấp dẫn cho nhiều người.

Giáo sư Sebastian Thrun đã mở một lớp học trực tuyến miễn phí về trí thông minh nhân tạo, và đã có 160.000 sinh viên tham gia.

Không còn những ca khúc của Rihanna, những bộ bikini nóng bỏng, những buổi tiệc tùng với bia và rượu. Kỳ nghỉ mùa xuân đang dần kết thúc. Các sinh viên lại lục tục quay trở lại trường học - nơi dù họ có hạnh kiểm tốt xấu, tài năng thế nào thì họ cũng được chấp nhận nếu họ học tại những trường danh tiếng. Lớp trẻ không gắn mác Harvard danh tiếng lên cửa kính chắn gió của xe để ra oai với thiên hạ, mà chính là các bậc phụ huynh của chúng.

Nhưng tư tưởng này bao giờ mới kết thúc? Các ngôi trường này có quá nhiều điều hấp dẫn: những sinh viên xuất sắc, phòng ăn rộng lớn, những cựu sinh viên làm tổng thống sau này. Và để duy trì danh tiếng, các ngôi trường hạng ưu này chỉ tuyển sinh rất hạn chế – ví dụ như số sinh viên dự kiến đến năm 2015 của Harvard chỉ khoảng 1.700 sinh viên, của Yale là 1.300 sinh viên. Nhưng việc này có lẽ đang đi tới hồi kết. Những cuộc đổi mới bên ngoài tháp ngà đang nhăm nhe tìm đường tới đây, không phải chỉ đổ bộ đến sân trường, mà là tiến thẳng vào các lớp học.

Đó là một sự thay đổi đầy kịch tính trong giáo dục đại học. Mùa thu năm ngoái, hàng trăm sinh viên Stanford đã đăng kí khóa học của giáo sư Sebastian Thrun về trí thông minh nhân tạo. Giáo sư cũng mở một lớp học trực tuyến miễn phí thông qua công ty riêng mới mở của mình là Udacity, và đã có 160.000 sinh viên tham gia. Nội dung kiểm tra và bài tập của 2 nhóm học trực tuyến và học trên lớp đều được soạn giống nhau. Kết quả cho thấy số sinh viên đạt điểm tổng kết xuất sắc là 210, và họ đều là các sinh viên học trực tuyến.

Vậy nếu bạn đã chen chân vào được một trường danh tiếng hàng top với các hàng đống các giấy chứng nhận hay một bài luận được sửa bởi người khác, giờ là lúc nên cảm thấy chột dạ.

"Tôi muốn so sánh nó với phim ảnh", giáo sư Thrun nói với tôi như vậy trong một cuộc gặp tại một quán cà phê nằm giữa Stanford và Mountain View, California, nơi ông hàng ngày điều hành Google X, một phòng máy tính thực nghiệm của Google. "Trước khi có phim, chúng ta có rạp hát, nơi chỉ có sức chứa đến 300 người. Sau này, celluloid được phát minh, và bạn có thể ghi âm và tạo bản sao cho nó. Một bộ phim hay sẽ không chỉ đạt mốc 300 người xem, mà là 3.000, 300.000 và nhanh chóng là 3 triệu người xem. Điều đó đã thay đổi các lý thuyết kinh tế".

Giờ là lúc thay đổi nền giáo dục. Tại cấp phổ thông, đã có các trang web tương tác ngày càng thông minh, như trang Look at Piazza, Blackboard và Quizlet – được sáng lập bởi một học sinh 17 tuổi.

TED-Ed cũng đã lập được một trang chuyên đề trên Youtube, với các bài học kéo dài từ 3 đến 10 phút cho trẻ em.

Cổng EDU của Youtube đã có đến 22 tỷ lượt truy cập. Khan Academy, một website yêu thích của Bill Gates, đã có 4 triệu người sử dụng một tháng và hàng nghìn video giáo dục khác nhau, từ "Chiến dịch Peninsular của Napoleon" cho đến "Danh sách Python" – nếu bạn nghĩ là về những con rắn, hãy tải ứng dụng cho Ipad mới của Khan ngay đi.

Page 3: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 75

Các lớp học không chỉ cần trực tuyến mà còn phải di động. Bởi mục tiêu đều là: tạo ra càng nhiều người giỏi càng tốt.

Vấn đề lớn nữa, là các khóa học và hội thảo trực tuyến mở đại trà của cấp đại học (MOOCs và MOOSes). Harvard cũng đã có các bài giảng trực tuyến như "Pháp luật" của giáo sư Michael Sandel, và chúng đều miễn phí. Hiện nay Viện công nghệ Georgia (Georgia Institute of technology), MIT, Standford và các trường khác cũng đã mở các khóa học trực tuyến nâng cao, một vài nơi đã được công nhận chất lượng.

"Sự tìm kiếm hiện nay cho những phương thức giáo dục mới cần phải đảo lại", nhà triết học người Áo Ivan Illich đã viết như vậy trong cuốn "Xã hội không trường học".

Ông ủng hộ "các trang mạng giáo dục" len lỏi giữa chúng ta. Đó là năm 1971. Ngày nay, các khóa học trên mạng không những đuổi kịp mà còn vượt các phương thức học truyền thống khác.

Các nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp hướng dẫn sẽ có hiệu quả hơn hẳn so với thuyết trình trên lớp (cách dạy truyền thống đã có từ hàng thế kỷ nay tại Oxford và Cambridge), thậm chí nếu bài giảng đó có được ghi âm lại. Các học sinh trực tuyến của giáo sư Thrun cho biết khóa học này mang lại cảm giác cá nhân hơn.

Mô hình giáo dục mới này đem lại những thuận lợi cho những người nhút nhát và đãng trí. Bạn có thể tua lại một băng hình và xem bất cứ khi nào và bao nhiêu lần mà bạn thích.

Thêm vào đó, giáo viên cũng tiết kiệm thời gian nhờ hệ thống điểm được vi tính hóa, và sinh viên cũng tiết kiệm chi phí hơn (các khoản nợ tiền học tại Mỹ là gần 1 nghìn tỷ USD, cao hơn so với nợ vay mua nhà hay nợ thẻ tín dụng).

Quan trọng nhất là hệ thống này khuyến khích các sinh viên giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận cơ hội được học cao hơn: ví dụ như một đứa trẻ ở Afghanistan, một bà mẹ trẻ ở Scotland, một học sinh bị bỏ mặc ở Detroit.

Từ khóa học của giáo sư Thrun (được dịch sang 44 ngôn ngữ), dựa vào kết quả học tập của các sinh viên, Udacity đã lựa chọn được 200 người, và vài tuần trước đã gửi CV của 200 sinh viên này tới các công ty bao gồm Amazon, Bank of America và BMW.

Tất nhiên, phương pháp này không hẳn là hoàn hảo, nó cũng có những vấn đề riêng, như: tỷ lệ bỏ học trực tuyến cao, phàn nàn về tốc độ đường truyền, các thắc mắc liên quan đến pháp lý, và cả những lời than vãn có thể dễ dàng nhận ra ở những sinh viên cũ, những người vốn đã quá quen với hàng giờ ngồi trên những chiếc ghế ấm áp.

Công bằng mà nói, các lớp học không chỉ cần trực tuyến mà còn phải di động. Bởi mục tiêu đều là tạo ra càng nhiều người giỏi càng tốt. Hãy chờ xem tháp ngà sụp đổ.

(Theo Vietnamnet)

Câu hỏi

E-Learning là gì? Tại sao E-Learning lại ảnh hưởng tới hoạt động của những đại học hàng đầu thế giới như Hardvard, MIT?

Page 4: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

76 ICT101_Bai3_v2.1014109225

3.1. Định nghĩa E-Learning

Giáo dục điện tử (E-Learning) từ lâu đã là một khái niệm phổ biến trên thế giới. E-Learning được biết đến như một cuộc cách mạng về học tập; là phương thức học tập đem lại nhiều tiện ích và quyền lợi cho người học.

Vậy bản chất của E-Learning là gì? Mục này mang đến cho bạn một số cách tiếp cận E-Learning.

Hình 3.1. E-Learning mang lại nhiều lợi ích cho người học

Tình huống thảo luận

Chị Hương là nhân viên thu ngân. Bên cạnh công việc hàng ngày, chị còn đang theo học lớp “Tâm lý Kinh doanh”. Một tuần 2 buổi, chị vào mạng và dùng E-mail để nhận bài tập từ thầy giáo hoặc nộp bài. Chị sử dụng diễn đàn của lớp để trao đổi với các bạn học. Cứ 1 tháng lớp của chị lại gặp thầy trực tiếp để được phụ đạo. Tại nhà, chị Hương xem bài giảng bằng học liệu đa phương tiện trên đĩa CD-ROM.

Anh Thành đang học lớp “Thiết kế web” tại một trường đại học. Hàng ngày anh học tại giảng đường. Tại nhà anh xem nội dung bài giảng dạng HTML trên CD-ROM được phát kèm với giáo trình. Anh sử dụng E-mail để trao đổi với bạn cùng lớp và thầy giáo.

Câu hỏi

Theo bạn lớp học của chị Hương hay anh Thành có phải là lớp học E-Learning hay không? Tại sao?

Thực ra, hiện nay không có định nghĩa nào hoàn hảo về E-Learning. Từ những năm 2000, công nghệ Internet đã thâm nhập sâu vào cuộc sống con người. Hầu hết các lớp học hiện nay đã sử dụng công nghệ Internet, áp dụng các phương tiện điện tử ở một mức độ nào đó. Các vấn đề cần xem xét là: Công nghệ Internet được sử dụng tới mức nào trong công việc truyền tải kiến thức?

Bao nhiêu phần trăm học liệu có dưới dạng điện tử ?

Có khoảng cách về không gian và thời gian giữa thầy và trò hay không?

3.1.1. Một số định nghĩa về E-Learning

E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Như đã đề cập, không có định nghĩa chính xác về thuật ngữ E-Learning. Ta có thể liệt kê ra một số giải thích như sau:

E-Learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập (William Horton).

E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).

E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).

Page 5: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 77

Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như: Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).

Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như: Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... (E-Learning site).

“Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân". (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp).

Tuy là những định nghĩa khác nhau, nhưng các định nghĩa E-Learning có một số điểm chung sau:

Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do nó có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều trường đại học, tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời.

3.1.2. Lớp học áp dụng Internet đến đâu thì được coi là E-Learning

Vào năm 2006, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một phân loại lớp học như sau:

Nhóm Phần trăm nội dung được truyền tải qua

Internet

Phân loại lớp học

Mô tả

A 0% Lớp học

truyền thống Không có nội dung được truyền tải bằng công nghệ Internet, tất cả là trực tiếp.

B 1 - 29% Sử dụng công nghệ

Internet

Sử dụng công nghệ Internet để đăng tải các học liệu như: đề cương, bài tập, bài giảng. Sinh viên và thầy gặp gỡ trực tiếp (mặt giáp mặt).

C 30 - 79% Kết hợp

(Blended/Hybrid)

Kết hợp giữa công nghệ Internet và truyền thống. Sinh viên và thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp.

D 80+% Trực tuyến (Online) Tất cả nội dung trên Internet, không có gặp mặt trực tiếp.

Theo đánh giá chung của Sloan Consortium, những lớp học có áp dụng công nghệ Internet ở mức C hoặc D được coi là lớp học E-Learning.

3.2. E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet

Trên thế giới và tại Việt Nam, Internet đã đi sâu vào cuộc sống của mỗi người. Bạn thường gặp những khái niệm như Chính phủ điện tử; Thương mại điện tử; Giáo dục điện tử; Ngân hàng điện tử… Đây chính là những dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet.

Page 6: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

78 ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bằng cách sắp xếp các dịch vụ được cung cấp theo từng lớp. Dịch vụ đơn giản hơn ở lớp dưới, dịch vụ tổng hợp ở lớp trên. Bạn có thể tiếp cận các dịch vụ trên nền Internet như sau:

Hình 3.2. E-Learning là dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet

như rất nhiều dịch vụ trên nền tảng Internet khác.

Về mô hình xây dựng, các dịch vụ có thể phân ra làm 3 lớp: các dịch vụ tổng hợp; các dịch vụ đơn giản và cơ sở hạ tầng.

Ví dụ: Một báo điện tử sẽ cung cấp cho độc giả của mình một dịch vụ bao gồm trang tin tức, kênh liên lạc với tòa soạn, diễn đàn bạn đọc,… Như vậy, là độc giả của một báo điện tử, bạn sẽ truy cập trang web tin hàng ngày, sử dụng E-mail đến gửi thư cho tòa soạn, sử dụng diễn đàn để trao đổi ý kiến. Ở mức nền tảng bạn cần có máy tính, có kết nối mạng, phần mềm trình duyệt (Ví dụ: Internet Explorer).

Về bản chất, E-Learning vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến sinh viên. Tuy nhiên, E-Learning luôn được đánh giá là gắn kết nhiều hơn với việc HỌC hơn là DẠY – HỌC.

Theo thời gian, ngành đào tạo đã thay đổi từ Lấy người thầy làm trung tâm (Dạy) sang Lấy người học làm trung tâm (Học). Như vậy, dù một cơ sở đào tạo phát triển dịch vụ E-Learning của mình theo hướng nào và định nghĩa nó ra sao, thì E-Learning vẫn phải phục vụ yêu cầu Lấy người học làm trung tâm này.

Bài tập:

Bạn hãy trình bày cách tiếp cận Thương mại điện tử như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng?

Bạn hãy trình bày cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng?

Học E-Learning có phải là 100% qua mạng hay không?

Hãy đưa ra ví dụ về lớp học, trong đó có khoảng cách về địa lý và không gian giữa người học và người dạy?

Page 7: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 79

3.3. Các đặc điểm của E-Learning

E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Vậy điều gì khiến E-Learning được coi trọng như vậy? Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với phương thức đào tạo truyền thống là:

Học mọi lúc mọi nơi: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Phần lớn hoạt động của khoá học E-Learning được truyền tải qua mạng. Điều này cho phép học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Học liệu hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, bài giảng điện tử được tích hợp text, hình ảnh, âm thanh, video. Điều này tăng thêm tính hấp dẫn của học liệu. Giờ đây, sinh viên không chỉ nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học, nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.

Hình 3.3. Bài giảng đa phương tiện có cả hình ảnh minh họa, video giảng viên giảng bài,

tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ như giải thích từ ngữ, trắc nghiệm,…

Hình 3.4. Thực hành trong lớp học 3 chiều, trải nghiệm môi trường làm việc thực tế.

Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu: Khoá học E-Learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Nội dung thay đổi phù hợp cho từng cá nhân: Danh mục học liệu đa dạng sẽ cho phép sinh viên tùy ý lựa chọn đơn vị tri thức để học, tài liệu để sử dụng. Vì thế sự lựa chọn này sẽ thích hợp nhất với trình độ kiến thức và điều kiện truy cập mạng của từng người. Sinh viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu tự học và kho tài liệu trực tuyến.

Cập nhật mới nhanh: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu tốt hơn và phù hợp hơn với sinh viên.

Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Sinh viên có thể trao đổi với giảng viên và trao đổi với nhau qua mạng. Sự tương tác này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của sinh viên.

Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ, hệ thống cung cấp công cụ tự đánh giá: Các lớp học E-Learning cung cấp cho người học kế hoạch học tập chi tiết đến từng tuần. Cung cấp các công cụ địên tử để tự đánh giá (Ví dụ: trắc nghiệm trực tuyến, bài tập trực tuyến). Cho phép lưu vết các hoạt động của người học.

Các dịch vụ đào tạo được triển khai đồng bộ: Trên nền tảng của hệ thống E-Learning các dịch vụ phục vụ đào tạo khác cũng được triển khai đồng bộ như: dịch vụ giải đáp trực tuyến, tư vấn học tập, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm,…

Page 8: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

80 ICT101_Bai3_v2.1014109225

3.4. Cấu trúc của hệ thống E-Learning

Bạn đã nhận ra phương pháp đào tạo E-Learning có những đặc điểm nổi trội so với lớp truyền thống? Phương pháp này hỗ trợ tích cực quan điểm dạy – học, lấy người học làm trung tâm. Tiếp theo, bạn sẽ nghiên cứu về những tác động của môi trường E-Learning lên các thành phần của mô hình dạy – học.

3.4.1. Các thành phần của hệ thống đào tạo E-Learning

Bạn đã nắm rõ các đặc điểm của E-Learning và các lợi ích mà E-Learning mang lại cho người học. Vậy những đặc điểm này bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời là từ chính những thành phần của hệ thống dạy – học E-Learning.

Để hiểu và lý giải được điều này bạn cần có hiểu biết căn bản về những thành phần của môi trường dạy – học. Thông thường môi trường dạy – học được mô tả bằng các thành phần sau (Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, sách Giáo dục Học Đại học 2003):

Hình 3.5. Mô hình 4 thành phần của hệ thống đào tạo

Bạn sẽ cho rằng ngay cả lớp học truyền thống cũng có thể mô tả bằng mô hình này. Tuy nhiên điểm khác biệt chính nằm trong cách thức tổ chức của từng thành phần. Cụ thể là:

Thành phần của hệ thống đào tạo

Lớp học truyền thống

Lớp học E-Learning

Nội dung Tập trung vào sách, tài liệu được in ấn.

Các nội dung đào tạo và bài giảng dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: Một tệp tin nội dung bài học dưới dạng HTML hoặc DOC; bài giảng được ghi hình bằng Video,…

Phân phối nội dung đào tạo

Tại phòng học.

Bảng phấn.

Thực hiện bằng các phương tiện điện tử. Ví dụ: Tài liệu được gửi tớisinh viên qua E-mail, đăng lên giao diện lớp; Bài tập được giao dưới nhiều dạng file (.doc, pdf, .ppt,…) cho phép sinh viên tải xuống, sinh viên học trên trang web của lớp học hoặc sử dụng CD – ROM đa phương tiện.

Page 9: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 81

Thành phần của hệ thống đào tạo

Lớp học truyền thống

Lớp học E-Learning

Quản lý đào tạo

Phòng giáo vụ gặp gỡ quản lý sinh viên.

Bảng thông báo.

Quản lý đào tạo qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ: kế hoạch học tập được đăng trên trang web của lớp học, đăng ký học tập trên mạng, qua SMS.

Tương tác giữa giảng viên và Sinh viên; giữa Sinh viên

với nhau

Tại phòng học. Trực tiếp.

Sự trao đổi của giảng viên và người học, giữa người học với nhau được thực hiện bằng phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ: trao đổi qua E-mail, diễn đàn trên mạng, qua chat, hay công cụ hội nghị qua mạng (web hoặc video).

Hình 3.6. Công cụ hội nghị

qua web cho phép giảng viên và nhiều sinh viên trao đổi

trực tuyến

Bài tập:

Hãy nêu những lợi ích của sinh viên khi được sử dụng bài giảng dạng đa phương tiện với video, tiếng và bài giảng dạng trình chiếu?

Sau khi kết thúc kỳ thi bạn muốn được thông báo kết quả bằng hình thức nào? Hãy liệt kê những phương pháp thông báo điểm? So sánh mặt mạnh yếu của từng hình thức.

3.4.2. Những phương tiện được sử dụng lớp học E-Learning

Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với những công cụ trong lớp học truyền thống, đó là sách giáo khoa, bảng đen, phấn, phòng học, bàn viết, giấy, vở, máy chiếu, bài thi hết môn, giờ thực hành… Vậy khi học E-Learning chúng ta sẽ làm quen với những công cụ gì? Các nội dung kiến thức sẽ được truyền tải ra sao?

Phần này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Trước hết, bạn phải hiểu rằng các phương tiện được làm ra để phục vụ các hoạt động học tập của sinh viên. Vậy bạn thường làm gì trong khi học tập? Những nhà quản lý đào tạo chia các hoạt động của bạn ra làm bốn nhóm sau:

Tiếp thu bài giảng;

Phụ đạo và trao đổi kiến thức;

Luyện tập;

Kiểm tra và thi kết thức môn học.

Hình vẽ sau mô tả các công cụ và hoạt động học tập mà phương tiện học tập phục vụ:

Page 10: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

82 ICT101_Bai3_v2.1014109225

Hình 3.7. Các công cụ hỗ trợ các hoạt động tại lớp học E-Learning

Trên đây là các công cụ hỗ trợ cho sinh viên lớp học E-Learning. Vậy những phương tiện này sẽ phục vụ bạn như thế nào?

Trong hoạt động tiếp thu bài giảng

Lên lớp: Lớp học E-Learning vẫn sẽ có một số buổi gặp mặt trực tiếp để giảng bài. Đặc biệt về phương pháp và mục tiêu của môn học.

Sách: Sách của loại hình E-Learning sẽ khác sách giáo khoa cơ bản ở chỗ nó được viết theo hình thức tự học. Đẹp hơn về hình thức, nhiều ví dụ minh họa và có hướng dẫn học tập.

Phương tiện nghe nhìn: Đối với các sinh viên ít tiếp cận với Internet, các bài dạy qua TV, Radio sẽ là các nguồn hỗ trợ quan trọng.

Đầu đĩa VCD: Bạn sẽ có những đĩa VCD để xem nếu không có hoặc không muốn sử dụng máy tính.

Máy tính không có kết nối: Để phục vụ đông đảo sinh viên và tiết kiệm chi phí kết nối, học liệu đa phương tiện sẽ được phân phối trên CD-ROM. Với học liệu đa phương tiện bạn sẽ cùng một lúc thấy nội dung bài giảng (đoạn văn và hình vẽ), nghe được tiếng giảng bài, nhìn được video quay thầy giáo.

Bài giảng trên mạng dạng text: Với sinh viên có đường truyền Internet có tốc độ chậm (như dial-up), bạn vẫn có thể theo dõi nội dung bài giảng trực tuyến. Để phục vụ sinh viên loại này, lớp học E-Learning sẽ có những nội dung bài giảng dạng text.

Bài giảng trên mạng có hình minh họa: Các sinh viên có đường truyền Internet tốc độ trung bình (ADSL) sẽ theo dõi được các bài giảng có hình minh họa.

Bài giảng trên mạng có chứa video: Nếu bạn có đường truyền Internet tốc độ cao hoặc kênh thuê riêng (leased line) bạn có thể xem bài giảng trên mạng có chứa video. Ngoài ra, các hình ảnh mô phỏng cũng sẽ được phục vụ.

Trong hoạt động phụ đạo và thảo luận

Giờ phụ đạo và trao đổi “Mặt – Giáp – Mặt”: E-Learning sẽ vẫn có những buổi phụ đạo như vậy. Đặc biệt là trước kỳ thi, những nhóm sinh viên vẫn có thể gặp gỡ trực tiếp để trao đổi. Họ cũng có thể gặp giảng viên qua buổi học trực tuyến.

Page 11: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 83

E-mail: Rất nhiều nội dung sẽ được trao đổi qua thư.

Diễn đàn và Chat Text: Với đường truyền tốc độ chậm, bạn có thể gửi những câu hỏi và thắc mắc của bạn qua diễn đàn. Bạn cũng có thể “Chat” với bạn cùng lớp hay giảng viên qua công cụ chat (Ví dụ Yahoo Messenger).

Hội thoại có tiếng (voice) và hình (webcam): Với đường truyền trung bình bạn đã có thể trao đổi với giảng viên và bạn học. Những công cụ thông dụng bạn có thể sử dụng là Skype, Yahoo Messenger với chức năng bật tiếng và hình.

Hội nghị qua web hoặc hội nghịtruyền hình: Một số buổi phụ đạovà giải đáp thắc mắc cho lớp sẽ được tổ chức qua công cụ hội nghịweb hoặc hội nghị video. Các côngnghệ này còn được gọi chung là Lớp học ảo (Virtual Class Room).

Hình 3.8. Hội nghị qua web: Giảng viên sẽ gặp gỡ và giảng bài

cho cả lớp học E-Learning

Trong hoạt động luyện tập và thực hành

Tại phòng thí nghiệm: Tùy theo môn học, lớp học E-Learning vẫn sẽ có những buổi phụ đạo tại phòng thực hành. Ví dụ như thầy dạy môn Tin học cơ bản sẽ dạy các thao tác cho bạn để sử dụng phần mềm Micrsoft Word. Tuy nhiên nội dung thực hành sẽ cô đọng hơn nhiều. Vì mọi thao tác sẽ được quay phim và mô phỏng trên đĩa CD-ROM và được phát cho bạn.

Trắc nghiệm trực tuyến: Bạn sẽ được luyện tập bằng bài trắc nghiệm trực tuyến theo từng nội dung kiến thức.

Các phần mềm mô phỏng: Cácphần mềm mô phỏng hoạt động cũng sẽ được áp dụng. Hiện nay rất nhiều lĩnh vực đã được thực hiện bằng phần mềm mô phỏng.Từ các thao tác lắp máy tính đếnphát âm tiếng Anh hay thí nghiệmhóa học.

Hình 3.9. Dạy phát âm tiếng Anh bằng

phần mềm mô phỏng chuyển động của môi, lưỡi và thanh quản. Với phần mềm này

thì bạn có thể nhìn thẩy rất rõ các phụ âm và nguyên âm được tạo thành như thế nào

Trong hoạt động kiểm tra và thi kết thúc môn học

Do hoạt động kiểm tra và thi kết thúc môn học đòi hỏi sự xác thực danh tính người học và bảo mật nội dung nên trong nhiều trường hợp, để đáp ứng về chất lượng, lớp học E-Learning sẽ thực hiện hoạt động này giống như lớp học truyền thống. Tuy nhiên,

Page 12: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

84 ICT101_Bai3_v2.1014109225

do môi trường học tập dựa trên các phương tiện điện tử. Các phương pháp sau sẽ được

áp dụng triệt để:

Thi tập trung trên giấy: Để đảm bảo chất lượng của lớp học, việc tổ chức thi tập trung trên giấy là phương pháp phổ biến nhất cho cả lớp học E-Learning.

Thi trắc nghiệm trên máy: Các bài thi trắc nghiệm khách quan được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Ngay sau nộp bài, máy tính sẽ thông báo kết quả thi.

Thi thực hành trên máy tính hoặc công cụ khác: Đối với những môn học yêu cầu có sự thao tác cụ thể. Ví dụ đối với môn Soạn thảo văn bản, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo một văn bản hay đối với môn Lắp ráp máy tính bạn sẽ phải lắp ráp hoàn chỉnh một máy tính cá nhân.

Bài tập:

Đối với hoạt động tiếp thu nội dung bài giảng: Tại sao lại phải cung cấp nhiều công cụ cho người học E-Learning? Ở lớp tôi chỉ cần có sách là mọi người sẽ học tốt?

Tại sao lại cần trao đổi qua diễn đàn hay qua các phương tiện chat, trong khi sử dụng điện thoại sẽ tiện hơn nhiều?

3.5. Hỗ trợ tích cực của E-Learning cho mục tiêu lấy người học làm trung tâm

Dạy – học theo phương châm “Lấy người học làm trung tâm” là mục tiêu phải hướng tới trong mọi loại hình đào tạo, kể cả đào tạo theo phương pháp truyền thống hay E-Learning. Câu hỏi được đặt ra là: Từng loại hình lớp học hỗ trợ việc hiện thực hóa tiêu chuẩn này đến đâu?

Bảng đánh giá sau cho bạn thấy được sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của E-Learning trong việc thực hiện các tiêu chuẩn đào tạo lấy người học làm trung tâm (các tiêu chuẩn được lấy từ tài liệu bồi dưỡng giảng viên, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, 2000).

Đặc điểm của E-Learning trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này

Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo

Lấy người học làm trung tâm

Mọi

lúc,

mọi

nơi

Học

liệu

hấp

dẫn

Khối

lượn

g kiến

thứ

c

linh

hoạ

t

nh

ân h

óa nội

du

ng

Đổi

mới

nh

anh

Học

tập

sự p

hối

hợp

; tr

ao đổi

Quản

lý t

iến

trì

nh

, C

ông

cụ tự

đán

h g

Nh

iều

dịc

h Vụ

điệ

n

thoạ

i qu

a mạn

g đi

kèm

Về mục tiêu

Chuẩn bị cho sinh viên thích ứng với đời sống xã hội

X X X X X

Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích và khả năng của sinh viên

X X X X X X X X

Về nội dung

Chương trình hướng vào sự chuẩn bị phục vụ thiết thực cho môi trường làm việc. X X X X X

Page 13: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 85

Đặc điểm của E-Learning trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này

Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo

Lấy người học làm trung tâm

Mọi

lúc,

mọi

nơi

Học

liệu

hấp

dẫn

Khối

lượn

g kiến

thứ

c

linh

hoạ

t

nh

ân h

óa nội

du

ng

Đổi

mới

nh

anh

Học

tập

sự p

hối

hợp

; tr

ao đổi

Quản

lý t

iến

trì

nh

, C

ông

cụ tự

đán

h g

Nh

iều

dịc

h Vụ

điệ

n

thoạ

i qu

a mạn

g đi

kèm

Giáo án có nhiều phương án theo kiểu phân nhánh linh hoạt, có thể được điều chỉnh.

X X X X X X

Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

X X X X

Về phương pháp

Khám phá và giải quyết vấn đề. X X X X X X

Người học chủ động, tích cực tham gia. X X X X X X

Tìm tòi và thể hiện giảng viên điều khiển, thúc đẩy sự tìm tòi.

X X X X X X X

Về môi trường học tập

Tự chủ, thân mật, không hình thức. X X X

Chỗ ngồi linh hoạt.

Sử dụng thường xuyên các phương tiện kỹ thuật dạy học.

X X X X X X X X

Về kết quả

Tri thức tự tìm. X X X X X X X

Trình độ cao hơn về phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi.

X X

Tự tin. X X X X X X

Sinh viên tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tự đánh giá, tự xác định các giá trị.

X X X X X X

3.6. Điều kiện để học E-Learning

3.6.1. Điều kiện về kiến thức

Biết sử dụng máy tính, đặc biệt là các phần mềm trình duyệt.

Bạn biết gõ bàn phím: Nhiều người cho rằng đây là một điều giản đơn. Thực ra thì không hẳn như vậy. Để gõ bàn phím đúng cách và với tốc độ cao cần phải trải qua quá trình học tập và thực hành. Gõ bàn phím tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mang lại lợi ích cho bạn không chỉ trong môi trường E-Learning mà cả trong công việc hàng ngày.

Page 14: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

86 ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bạn cần biết sử dụng Internet và các công cụ trên Internet (như thư điện tử, diễn đàn, Skype, công cụ tìm kiếm Google, Google Drive...) ở mức căn bản.

Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu bạn không biết sử dụng máy tính, bạn sẽ học Chương trình đào tạo theo phương thức E-Learning như thế nào? Thực ra vấn đề này đã được các nhà xây dựng chương trình lưu tâm. Trong tuần đầu, các chương trình này sẽ triển khai các môn học giúp bạn làm quen với môi trường học tập qua mạng. Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong các khóa học nhập môn. Ví dụ như “Nhập môn Internet và E-Learning” hay “Tin học cơ bản”. Bạn sẽ có đủ kỹ năng và sự tự tin trước khi thực sự tham gia học tập trong các lớp học E-Learning.

3.6.2. Điều kiện về thái độ

Để học E-Learning có hiệu quả bạn cần:

Tự giác học tập: Đây có thể coi là điều kiện quan trọng nhất để cố thể học tập E-Learning một cách hiệu quả.

Biết tự chủ sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập.

Ham học hỏi: Không che giấu sự không hiểu biết của mình, chủ động trao đổi với bạn học và giảng viên qua diễn đàn, khai thác các công cụ hỗ trợ để hoàn thiện kiến thức của mình.

Bạn nên hăng hái giúp đỡ những người khác.

3.6.3. Điều kiện về trang thiết bị

Vậy để học E-Learning bạn có cần đầu tư nhiều vào trang thiết bị hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Sau đây là bảng liệt kê các trang thiết bị của người học E-Learning. Bạn cần lưu ý đến mức độ cần thiết của từng thiết bị:

Thiết bị Yêu cầu Ghi chú

Máy tính PC hay Laptop

Không bắt buộc, nhưng nên có

Bạn có thể sử dụng sách ở nhà và truy cập máy tính tại điểm truy cập Internet hay tại cơ quan.

Đường truyền Internet tại nhà

Không bắt buộc Nếu bạn muốn sử dụng tại nhà thì nên lắp đặt

Khả năng truy cập Internet

Bắt buộc Bạn phải có nơi để truy cập Internet. Đây có thể là nhà bạn, cơ quan hoặc điểm truy cập công cộng.

Đầu đĩa CD/VCD Không bắt buộc. Bạn cần dùng khi muốn theo dõi bài giảng VCD. Dùng thiết bị này khi không có PC.

Gợi ý giải quyết tình huống dẫn nhập: Tháp ngà sụp đổ?

E-Learning là hình thức đào tạo từ xa dựa trên nền tảng Internet. Theo quy định của Sloan Consortium thì khóa học có 70% hoạt động diễn ra trên Internet trở lên được coi là khóa học E-Learning.

Đây là hình thức đào tạo tiên tiến. Số sinh viên và giảng viên tham gia ngày một tăng lên. E-Leanring có ảnh hưởng to lớn tới ngành đào tạo thế giới. Chính vì vậy những đại học hàng đầu cũng muốn thay đổi phương thức đào tạo của mình để bắt kịp với xu thế. Qua đó, tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng và duy trì ảnh hưởng của mình với nền giáo dục thế giới.

Page 15: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 87

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này bạn đã học được những nội dung sau:

Các định nghĩa về E-Learning: Bạn cần nêu được ít nhất là hai định nghĩa khác nhau. Trong đó cần tập trung vào bản chất của môi trường học tập tách biệt về địa điểm và thời gian hơn là vào đặc điểm công nghệ. Điểm cần lưu ý là việc sử dụng Internet, máy tính vào đào tạo. Bên cạnh đó, phải kể đển khoảng cách về thời gian, không gian giữa người học và người dạy.

Phương pháp tiếp cận E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet: Bạn đã học được cách nhìn nhận các dịch vụ Internet một cách mềm dẻo. Bạn cần nêu được cách tiếp cận này với ít nhất ba dịch vụ khác nhau.

Cấu trúc của hệ thống E-Learning và quan trọng nhất là sự phù hợp của E-Learning đối với môi trường dạy – học lấy người học làm trung tâm: Trong nội dung này bạn cần giải thích được mô hình hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận của E-Learning.

Các điều kiện về kiến thức, thái độ và trang thiết bị để học tập E-Learning: Bạn cần liệt kê được các điều kiện kiến thức, thái độ và trang thiết bị cần thiết.

Page 16: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

88 ICT101_Bai3_v2.1014109225

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu những điểm chung nhất và quan trọng nhất trong các định nghĩa về E-Learning.

2. Hãy so sánh ưu nhược điểm của việc đọc sách điện tử và đọc sách in? Mô tả bạn phát huy và

hạn chế những ưu nhược điểm này như thế nào?

3. Hãy phân tích luận điểm cho rằng E-Learning hỗ trợ rất tốt phương pháp dạy-học lấy người

học làm trung tâm. Đưa ra 3 ví dụ cụ thể để minh họa cho luận điểm này.

4. Cho biết tại sao hoạt động thi cử trong lớp học E-Learning vẫn thường xuyên được tổ chức

tại lớp.

5. Ngân hàng điện tử là một dịch vụ tổng hợp được cung cấp trên nền tảng Internet. Hãy liệt kê

và giải thích vai trò của các thành phần trong dịch vụ này.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Điểm chung nhất trong các định nghĩa E-Learning là:

A. nhằm nâng cao nhận thức của người học.

B. dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.

C. thành phần sinh viên theo học đông đảo, đa dạng.

D. phương pháp giảng dạy phù hợp cho người trưởng thành.

2. Nếu coi E-Learning là một dịch vụ tổng hợp được cung cấp qua Internet thì các nền tảng của

nó là gì?

A. Chương trình đào tạo, môn học, nội dung giáo trình, nội dung bài giảng.

B. Mạng Internet, mạng cục bộ, thiết bị truy cập, các phần mềm hỗ trợ.

C. Quy định của Chính phủ về áp dụng E-Learning trong trường học, doanh nghiệp.

D. Nhận thức của cộng đồng về học tập qua mạng.

3. Anh Phương đang theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ từ xa theo phương thức

E-Learning. Nhà trường sẽ thông báo kết quả học tập cho anh theo cách nào?

A. Giáo vụ thông báo trực tiếp tại lớp.

B. Kết quả học tập của các lớp được dán tại bảng tin ở trước phòng đào tạo.

C. Giảng viên gọi điện thông báo trực tiếp cho sinh viên.

D. Kết quả học tập được gửi qua E-mail.

4. Đâu là đặc trưng cho mối quan hệ của phương pháp dạy học “Lấy người học là trung tâm” và

E-Learning ?

A. Phương pháp dạy học “Lấy người học làm trung tâm” là đặc trưng riêng của E-Learning.

B. Đây là phương pháp dạy học không thể triển khai bằng E-Learning do khoảng cách.

C. E-Learning là môi trường thuận lợi để triển khai phương pháp này.

D. Tùy theo chương trình đào tạo E-Learning mà phương pháp dạy học này sẽ được ưu tiên

hay không.

Page 17: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 89

5. Theo bạn vào năm 2014, trường đại học hàng đầu trên thế giới đánh giá E-Learning như thế nào?

A. Đây là phương thức mới cần nghiên cứu. B. Đây là phương thức học tập tiên tiến, cần áp dụng rộng rãi. C. E-Learning đã lỗi thời. Cần chuyển sang sử dụng Mobile Learning.

D. Hiệu quả đào tạo E-Learning không cao. Chưa áp dụng được ở các lớp học.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

Những nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?

1. Anh Hoàng đang theo học lớp Quản trị kinh doanh tại một trường đại học. Anh xem bài giảng, làm bài tập, trao đổi với giảng viên hoàn toàn trên mạng. Riêng tại kỳ thi hết môn anh

đến trường và làm bài thi trên giấy. Vậy anh Hoàng đang theo học một lớp học E-Learning.

2. Sách điện tử là phần quan trọng nhất và không thể thiếu được trong các hệ thống học tập

E-Learning.

3. Hệ thống E-Learning cung cấp công cụ quan trọng để luyện tập. Đó là bài tập trắc nghiệm khách quan trên mạng. Những bài tập này đều do máy chấm. Việc này hết sức quan trọng trong phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Vì tự động hóa khâu chấm điểm, sẽ

giúp giảng viên dành nhiều thời gian hơn cho người học.

4. Khi một sinh viên muốn bắt đầu một khóa học E-Learning điều quan trọng nhất là phải biết

sử dụng thành thạo máy tính và Internet.

5. Bạn phải có kết nối Internet tại nhà thì mới có thẻ học tập E-Leanring.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Anh Hòa đang theo học một lớp học Kế toán tại trường đại học. Bên cạnh việc gặp gỡ tại giảng đường 4 tiết một tuần, giảng viên còn tạo một Facebook Group để lớp có thể trao đổi. Lớp học này có phải là lớp học E-Learning không?

2. Tại sao lại nói là E-Learning gắn nhiều với việc HỌC hơn là DẠY HỌC?

3. Hãy tìm 10 địa chỉ cung cấp dịch vụ trực tuyến. Bạn hãy phân loại thành đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời viết mô tả ngắn gọn về từng dịch vụ.

4. Hãy nêu những hình thức tương tác trong lớp học E-Learning? Theo bạn có thể sử dụng hình thức đó vào việc gì.

5. Theo bạn, người chưa biết sử dụng Internet, nhưng muốn theo học E-Learning, thì cần phải làm gì?

Page 18: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

90 ICT101_Bai3_v2.1014109225

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng: B

Vì: Điểm căn bản trong ứng dụng E-Learning là dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông để đưa ra phương thức giảng dạy mới, phù hợp hơn với số đông, đặc biệt với sinh viên ở xa. Lựa chọn “Nâng cao nhận thức của người học” cũng là một đặc điểm của dạy – học, nhưng đó

là dạy học nói chung, không phải là đặc trưng chung nhất của E-Learning.

Tham khảo: Mục 3.1. Định nghĩa E-Learning.

2. Đáp án đúng: B

Vì: Mô hình các dịch vụ tổng hợp được cung cấp qua Internet có 03 lớp. Thứ nhất là hạ tầng gồm Internet, mạng cục bộ, thiết bị, phần mềm nền tảng như hệ điều hành, trình duyệt,... Thứ hai là các dịch vụ cơ sở như E-mail, trang web,… Thứ ba là các dịch vụ tổng hợp hơn như

Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử.

Những lựa chọn khác cũng là điều kiện cần thiết cho việc phát triển E-Learning nhưng không phải là thành phần trong mô hình dịch vụ qua Internet.

Tham khảo: Mục 3.2. E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet.

3. Đáp án đúng: D

Vì: Trong các lựa chọn trên, chỉ có E-mail là phương án phù hợp, để thông báo kết quả học tập. Đây cũng là đặc điểm chính trong quản lý đào tạo E-Learning. Phương án “Giảng viên gọi điện thông báo trực tiếp cho sinh viên” là không hợp lý. Do chi phí quá cao, khó triển

khai, thông tin có thể sai lệch khi nói.

Tham khảo: Mục 3.4.1. Các thành phần của hệ thống E-Learning.

4. Đáp án đúng: C

Vì: Đây là phương pháp cần hướng tới của mọi loại hình đào tạo, mọi lớp học. Do sự linh hoạt trong tổ chức lớp học, thay đổi nội dung, sự tương tác cao,...E-Learning là môi trường

thuận lợi để triển khai phương pháp này.

Tham khảo: Mục 3.5. Hỗ trợ của E-Learning cho mục tiêu lấy người học làm trung tâm.

5. Đáp án đúng: B

Vì: Qua các ví dụ của đại học Hardvard, đại học Standford ta có thể kết luận về quan điểm của các trường đại học hàng đầu. Theo đó, đây là hình thức đào tạo tiên tiến. Số sinh viên và giảng viên tham gia ngày một tăng lên. E-Leanring có ảnh hưởng to lớn tới ngành đào tạo thế giới. Chính vì vậy những đại học hàng đầu cũng muốn thay đổi phương thức đào tạo của mình để bắt kịp với xu thế. Qua đó, tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng và duy trì ảnh hưởng của

mình với nền giáo dục thế giới.

Tham khảo: Tình huống dẫn nhập bài 3.

Page 19: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 91

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án: Đúng.

Vì: Theo đánh giá của Sloan Consortium, lớp học tổ chức được trên 70% qua Internet được gọi là lớp học E-Learning. Lớp học của anh Hoàng đã đạt được điều này. Trong quá trình học

chỉ có kỳ thi là tổ chức tại lớp.

Tham khảo: Mục 3.1.2. Lớp học áp dụng Internet đến đâu thì được coi là E-Learning.

2. Đáp án: Sai

Vì: Hệ thống học tập E-Learning có nhiều thành phần khác nhau. Hỗ trợ 04 hoạt động chính tiếp thu bài giảng, tương tác, luyện tập, thi cử. Trong đó nội dung truyền tải bài giảng gồm sách, bài giảng đa phương tiện, sách in, file MP3, video,… như vậy sách điện tử chỉ là một phần của hệ thống có vai trò tương đương với các thành phần khác. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tiếp thu bài giảng bằng nhiều phương tiện không phải là sách điện tử như sách in,

bài giảng đa phương tiện,…

Tham khảo: Mục 3.4.2. Những phương tiện được sử dụng trong lớp học E-Learning.

3. Đáp án: Sai

Vì: Trong phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, điểm quan trọng là cần đề người học tự đánh giá kết quả của mình. Qua đó tự chịu trách nhiệm về hoạt động học tập.

Việc đánh giá tự động này không liên quan đến thời gian giảng viên dành cho học viên.

Tham khảo: Mục 3.5. Hỗ trợ tích cựa của E-Learning cho phương pháp học tập lấy người

học làm trung tâm.

4. Đáp án: Sai

Vì: Có 03 điều kiện quan trọng là Kiến thức và kỹ năng, Thái độ, Trang thiết bị. Trong các điều kiện này thì quan trọng nhất là Thái độ. Trong đó nhấn mạnh đến khả năng tự giác

học tập.

Người học chưa thành thạo trong sử dụng máy tính và Internet, sẽ được tập huấn để học

tập được.

Tham khảo: Mục 3.6. Điều kiện để học E-Learning.

5. Đáp án: Sai

Giải thích: Bạn có thể học tập từ nhà, từ cơ quan, từ cafe Internet. Việc có kết nối Internet tại

nhà, chỉ làm việc học tập có thêm một lựa chọn. Đây không phải là điều kiện tiên quyết.

Tham khảo: Mục 3.6.3. Điều kiện về trang thiết bị.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Giải đáp: Lớp học này không phải lớp học E-Learning.

Theo định nghĩa của Sloan Consortium, nếu trên 30% hoạt động được tổ chức trên mạng thì được gọi là lớp học E-Learning. Trong trường hợp của anh Hòa, hoạt động cơ bản của lớp

được tổ chức ở giảng đường. Facebook Group đóng vai trò hỗ trợ thêm.

Page 20: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

92 ICT101_Bai3_v2.1014109225

2. Giải đáp: Vì hoạt động của sinh viên là hoạt động chủ yếu nhất trong hệ thống E-Learning. Hệ thống cung cấp cho sinh viên môi trường với đầy đủ học liệu, công cụ luyện tập, công cụ

trao đổi. Sinh viên được chủ động lựa chọn thời gian, nội dung, công cụ học tập.

Giảng viên tham gia hệ thống như một thành tố giúp đỡ cho sinh viên học tốt hơn. Giải đáp thắc mắc và định hướng học tập. Ngay cả khi không có giảng viên, sinh viên vẫn chủ động

trong việc xem bài giảng, luyện tập, tự đánh giá và trao đổi.

3. Gợi ý: Đơn giản nhất là dùng từ khóa E-Learning để tìm kiếm. Đọc giới thiệu về trang. Thông thường có 02 dạng đào tạo là đào tạo cấp bằng (đào tạo theo một chương trình, hay

còn gọi là dài hạn) và đào tạo ngắn hạn (đào tạo các môn riêng lẻ).

4. Gợi ý: Nghiên cứu các hình thức trao đổi thảo luận được liệt kê trong phần “3.4.2. Những phương tiện được sử dụng trong lớp học E-Learning”. Ta có thể liệt kê những hình thức cơ

bản sau và đưa ra một số đánh giá sơ bộ:

Áp dụng

Hình thức Hỏi đáp Thảo luận mở

Thảo luận nhóm

Trình bày dạng seminar

Hướng dẫn trực quan

Gặp trực tiếp

Có Phù hợp. Nhưng không nên vì lý do thời gian

Phù hợp. Nhưng không nên vì lý do thời gian.

Phù hợp Phù hợp

Diễn đàn Phù hợp Phù hợp nhất cho thảo luận mở

Cần mở diễn đàn hoặc chủ đề riêng cho nhóm.

Không phù hợp Không phù hợp

Các công cụ chat text, voide, video

Không phù hợp

Không phù hợp với đông người

Phù hợp. Nhưng cần chú ý khâu tổ chức.

Không phù hợp với đông người

Phù hợp. Chat có hình

Phòng học ảo Không phù hợp

Không phù hợp với đông người

Không phù hợp. Phù hợp Phù hợp

5. Gợi ý: Như chúng ta đã biết, để học E-Learning được tốt thì cần có 03 điều kiện là trang thiết bị và đường truyền, kỹ năng sử dụng Internet, thái độ học tập chủ động. Như vậy, kỹ năng sử dụng Internet là điều kiện quan trọng. Vì thế, phải học ngay kỹ năng sử dụng Internet cơ bản. Sinh viên có thể tự học hoặc theo học các lớp Nhập môn Internet do trường tổ chức. Những

lớp nhập môn thường được dạy ở đầu khóa học.

Page 21: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

ICT101_Bai3_v2.1014109225 93

THUẬT NGỮ

A ARPANET Mạng thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ, được xây dựng vào năm 1969. Đây là mạng chuyển mạch gói đầu tiên và thực hiện nhiệm vụ như mạng xương sống (backbone) của Internet trong nhiều năm.

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) Công nghệ đường dây thuê bao số. Đây là công nghệ truy nhập được sử dụng chủ yếu cho truy nhập Internet. Trong công nghệ này, tốc độ đường xuống (download) lớn hơn tốc độ đường lên (upload).

Avatar Là ảnh đại diện được người sử dụng lớp học E-Learning sử dụng. Thông thường là ảnh điện tử của sinh viên và giảng viên.

B BCC (Blind Carbon Copy) Nơi bạn gõ địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn đồng gửi thư. Người nhận sẽ không biết bạn gửi thư cho những ai được liệt kê tại ô BCC.

Bps/kbps (Bits per second/kilobit per second) Đơn vị đo tốc độ truyền thông tin. 1 kbps tương đương khoảng 125 ký tự một giây.

C CBT (Computer Based Training) Đào tạo dựa trên máy tính

CC (Carbon Copy) Nơi bạn gõ địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn đồng gửi thư. Người nhận sẽ biết bạn gửi thư cho những ai được liệt kê tại ô CC.

D Địa chỉ IP (Internet Protocol) Là địa chỉ được gán cho các máy tính và thiết bị trong mạng Internet.

DNS (Domain Name System) Dịch vụ tra cứu địa chỉ IP dựa trên tên của một máy tính trong mạng TCP/IP. DNS cho

phép tìm địa chỉ dựa trên tên và tên theo địa chỉ.

E-Learning (Electronic – Learning) Giáo dục điện tử.

Ethernet Chuẩn truyền thông tin trong mạng cục bộ. Được thiết kế ở Xerox Corporation. Là một trong những chuẩn được dùng rộng rãi nhất hiện nay.

F FTP (File Transfer Protocol) Một giao thức chuẩn dùng để gửi file từ một máy tính này đến một máy tính khác trên mạng TCP/IP trên Internet.

H Học liệu đa phương tiện Nội dung học tập được phát cho sinh viên hoặc đặt trên trang web của khóa học. Chứa đựng các thông tin dạng phim, text, audio và video. Mạng do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập. Mạng này liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ được kết nối Internet.

HTML (Hyper Text Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng để mô tả các tài liệu được truyền thông qua World Wide Web.

I IAP (Internet Access Provider) Nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. IAP cung cấp đường truyền và cổng kết nối cho ISP.

IP (Internet Protocol) address Số duy nhất gán cho một máy mạng TCP/IP có dạng aaa.bbb.ccc.ddd. Bất kỳ một máy tính nào khi đã tham gia vào mạng TCP/IP đều phải được gán một địa chỉ IP.

Page 22: ỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)eldata10.topica.edu.vn/ICT101/Giao trinh/06_ICT101_Bai3_v2... · Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) ICT101_Bai3_v2.1014109225

Bài 3: Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

94 ICT101_Bai3_v2.1014109225

ISP (Internet Service Provider) Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Cấp quyền truy nhập Internet cho người sử dụng.

M Modem Thiết bị dùng để kết nối máy tính với mạng điện thoại. Được sử dụng trong trường hợp kết nối Internet bằng phương pháp quay số qua mạng điện thoại.

Moodle Là phần mềm tổ chức lớp học E-Learning mã nguồn mở. Cung cấp cho sinh viên, giảng viên và giáo vụ môi trường làm việc trên mạng.

N NSFNET (National Science Foundation Network) Mạng liên kết các trung tâm máy tính với nhau.

O OSP (Online Service Provider) Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.

P POP3 (Post Office Protocol 3) Giao thức để nhận thư từ máy chủ về máy tính của người sử dụng.

PPP (Point to Point Protocol) Giao thức cung cấp khả năng tải TCP/IP qua nhiều mối liên lạc điểm - điểm. Cụ thể, PPP cho phép người dùng điện thoại liên lạc với Internet giống như họ đã là người dùng được nối trực tiếp.

R Router Bộ định tuyến. Thiết bị này có chức năng chọn đường và được sử dụng để kết nối hai mạng máy tính với nhau.

T TCP (Transmision Control Protocol) Thủ tục liên lạc ở mức mạng của TCP/IP. TCP có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc thông

suốt và tính đúng đắn của dữ liệu giữa 2 đầu của kết nối, dựa trên các gói tin IP.

TCP và UDP port Sử dụng để phân biệt các dịch vụ trên mạng. Một máy tính muốn sử dụng dịch vụ FTP từ một server trên mạng sẽ gửi yêu cầu đến port được đăng ký cho dịch vụ này. Không có một quy định bắt buộc nào để gán cố định một dịch vụ cho một port, tuy nhiên theo truyền thống người ta sử dụng port 21 cho FTP, 23 cho Telnet, 25 cho SMTP, 80 cho WWW...

TCP/IP (Transmision Control Protocol/ Internet Protocol) Là bộ giao thức mạng được sử dụng trên Internet. TCP/IP là tên gọi của phần mạng (network layer) và phần liên kết (link layer) trong giao thức mạng này, nhưng trên thực tế khi nói TCP/IP người ta ngầm hiểu cả các ứng dụng (thủ tục) ở mức cao hơn như Telnet, FTP, NNTP, WWW....

Telnet Trạm làm việc đầu cuối (Terminal). Từ một máy PC đặt tại Hà Nội ta có thể Telnet vào một máy PC khác đặt tại TP. Hồ Chí Minh và làm việc như đang ngồi tại máy TP. Hồ Chí Minh.

URL (Uniform Resource Locator) Tên định danh thống nhất một tài liệu hay dịch vụ trên Internet. URL được định nghĩa và ứng dụng trên cộng đồng World Wide Web.

U UDP (User Datagram Protocol) Thủ tục liên kết ở mức mạng của TCP/IP. Khác với TCP, UDP không đảm bảo khả năng thông suốt của dữ liệu, cũng không có chế độ sửa lỗi. Bù lại, UDP cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn TCP URL (Uniform Resource Locator).

W WWW (World Wide Web) Dịch vụ phổ biến của Internet, cho phép người dùng tra cứu siêu văn bản.