3
46 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. NGUYEÃ N VAÊ N TU Ø NG LA Ø CHU Û TÒCH XA Õ Khi Khoa Văn còn ở Mễ Trì, hàng ngày các sinh viên đi học từ Hà Nội vào thường nhìn thấy một người nhỏ bé, nhanh nhẹn, mặc bộ quần áo màu gụ đi thoăn thoắt từ bến xe vào kí túc xá. Đó chính là PGS. Nguyễn Văn Tu, vị Phó Chủ nhiệm khoa mà tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với những tháng ngày chiến tranh gian khổ trong bước trưởng thành của Khoa Văn từ khu sơ tán ở vùng núi đại từ Thái Nguyên đến khắp các miền như Ứng Hoà, Văn Giang, Hà Bắc... H oạt động từ thời kháng Pháp, PGS. Nguyễn Văn Tu có thói quen phản ứng trong công việc nhanh nhạy như trong thời chiến. Thoắt một cái, vừa thấy ông còn bắt tay với một đồng nghiệp hay sinh viên đã thấy ông đi vun vút bên cạnh đường ray tàu điện. Chưa kịp chào ông thì ông đã ngồi trên xe buýt, hai chân vặn chéo vào nhau. Mặc dù xe buýt đông, nhưng ông vẫn bình thản lấy báo ra đọc. Sinh thời, khi giảng bài, PGS. Nguyễn Văn Tu có một phong cách độc đáo. Ông thường ngồi co chân, hai bắp vế và cổ chân xoắn chặt lại với nhau như hai sợi dây thừng. Ông cứ ngồi trong trạng thái đó mà say sưa giảng về từ vựng hàng tiếng đồng hồ. Theo như lí lịch tự thuật, ông quê ở Nam Hà (cũ). Trước khi thành nhà giáo ông đã kinh qua nhiều nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Bắt đầu từ anh chủ tịch xã. Rồi sau đó… qua nhiều năm tháng, ông vừa công tác vừa tự học, trở thành một trong các nhà Từ vựng học nổi tiếng. Một lần, trong một hội nghị, tôi thấy GS. Đỗ Hữu Châu vui vẻ giới thiệu ông là thầy cũ của giáo sư mà rất đỗi kinh ngạc. Từ một cán bộ xã đi lên, PGS. Tu có phong cách giản dị, nhiều lúc xuề xoà, khiến người ta vừa yêu quí ông, nhưng không sợ, mặc dù thời đó, phó chủ nhiệm khoa có vẻ rất to và có uy quyền. Suốt những năm sơ tán, ông cùng khoa đi khắp mọi nơi. Ở đâu, người ta cũng thấy một nhà giáo đại học mà lúc nào cũng mặc chiếc quần gụ, chiếc áo ba túi cộc tay vải thô (nếu là mùa hè) chạy khắp làng này, xã kia đôn đốc công việc. Trong hoàn cảnh vị giáo sư chủ nhiệm lúc nào cũng chơi vơi trên cao, lo những việc lớn của “quốc gia đại sự” không mấy quan tâm tới việc nhỏ, mọi việc đều dồn lên vai của ông và PGS. Đỗ Đức Hiểu. PGS. Tu lại làm công tác tổ chức và phụ trách sinh viên nên ông là người thường xuyên tiếp xúc với sinh viên nhiều hơn. Cũng vì thế, các giai thoại xung quanh HỮU ĐẠT

PGS. NGUYEÃN VAÊN TU TÖØNG LAØ CHUÛ TÒCH XAÕrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3457/1/288 IN(21).pdf · 48 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 288+289 -

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

46 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 47 Số 288+289 - 2015

PGS. NGUYEÃN VAÊN TU

TÖØNG LAØ CHUÛ TÒCH XAÕKhi Khoa Văn còn ở Mễ Trì, hàng ngày

các sinh viên đi học từ Hà Nội vào thường nhìn thấy một người nhỏ bé, nhanh

nhẹn, mặc bộ quần áo màu gụ đi thoăn thoắt từ bến xe vào kí túc xá. Đó chính là PGS. Nguyễn Văn Tu, vị Phó Chủ nhiệm khoa mà tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với những tháng ngày chiến tranh gian khổ trong bước trưởng thành của Khoa Văn từ khu sơ tán ở vùng núi đại từ Thái

Nguyên đến khắp các miền như Ứng Hoà, Văn Giang, Hà Bắc...

Hoạt động từ thời kháng Pháp, PGS. Nguyễn Văn Tu có thói quen phản ứng trong công việc

nhanh nhạy như trong thời chiến. Thoắt một cái, vừa thấy ông còn bắt tay với một đồng nghiệp hay sinh viên đã thấy ông đi vun vút bên cạnh đường ray tàu điện. Chưa kịp chào ông thì ông đã ngồi trên xe buýt, hai chân vặn chéo vào nhau. Mặc dù xe buýt đông, nhưng ông vẫn bình thản lấy báo ra đọc.

Sinh thời, khi giảng bài, PGS. Nguyễn Văn Tu có một phong cách độc đáo. Ông thường ngồi co chân, hai bắp vế và cổ chân xoắn chặt lại với nhau như hai sợi dây thừng. Ông cứ ngồi trong trạng thái

đó mà say sưa giảng về từ vựng hàng tiếng đồng hồ.

Theo như lí lịch tự thuật, ông quê ở Nam Hà (cũ). Trước khi thành nhà giáo ông đã kinh qua nhiều nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Bắt đầu từ anh chủ tịch xã. Rồi sau đó… qua nhiều năm tháng, ông vừa công tác vừa tự học, trở thành một trong các nhà Từ vựng học nổi tiếng. Một lần, trong một hội nghị, tôi thấy GS. Đỗ Hữu Châu vui vẻ giới thiệu ông là thầy cũ của giáo sư mà rất đỗi kinh ngạc.

Từ một cán bộ xã đi lên, PGS. Tu có phong cách giản dị, nhiều lúc xuề xoà, khiến người ta vừa yêu quí ông, nhưng không sợ, mặc dù thời đó, phó chủ

nhiệm khoa có vẻ rất to và có uy quyền.

Suốt những năm sơ tán, ông cùng khoa đi khắp mọi nơi. Ở đâu, người ta cũng thấy một nhà giáo đại học mà lúc nào cũng mặc chiếc quần gụ, chiếc áo ba túi cộc tay vải thô (nếu là mùa hè) chạy khắp làng này, xã kia đôn đốc công việc. Trong hoàn cảnh vị giáo sư chủ nhiệm lúc nào cũng chơi vơi trên cao, lo những việc lớn của “quốc gia đại sự” không mấy quan tâm tới việc nhỏ, mọi việc đều dồn lên vai của ông và PGS. Đỗ Đức Hiểu. PGS. Tu lại làm công tác tổ chức và phụ trách sinh viên nên ông là người thường xuyên tiếp xúc với sinh viên nhiều hơn. Cũng vì thế, các giai thoại xung quanh

HỮU ĐẠT

47 Số 288+289 - 2015

ông cũng nhiều. Nhưng giai thoại vui nhất mà học trò đời sau truyền tụng nhau là câu chuyện ông “bán khoa”.

Trong cương vị là một nhà quản lí, mỗi ngày PGS. Tu phải giải quyết rất nhiều công việc, phải kí rất nhiều giấy tờ. Tính ông lại vốn dễ dãi, nên ông có thói quen: hễ thấy sinh viên trình trước mình một tờ giấy là ông rút luôn chiếc bút cài trên túi áo. Câu ông hay hỏi là:

- Kí vào chỗ nào hả cậu?

Những lúc như thế là những lúc ông vội. Chứ bình thường ông cũng liếc qua xem nội dung văn bản rồi mới hạ bút. Dạo đó, ông thường đi xe ô tô buýt tuyến Thanh Xuân - Bờ Hồ, vì nhà ông ở mãi tận phố Chân Cầm, gần bệnh viện Việt Đức. Ông là người rất nhiệt tình với công việc của Khoa nên mỗi ngày vào trực ông thường giải quyết mọi chuyện đến tận gần 12 giờ trưa mới về. Giải quyết việc xong ông ba chân bốn cẳng chạy ra bến tàu vì sợ lỡ chuyến xe cuối cùng. Ông người nhỏ nên nhanh chân lắm. Sinh viên nhiều lúc theo ông không kịp.

Biết được lịch trình làm việc cũng như tính cách dễ dãi của ông, một anh học trò tinh nghịch, nghe đồn là anh Cao Vũ Trân, cán bộ giảng dạy Văn học Pháp sau này, đã bày ra một trò tinh quái. Anh thảo một văn bản với nội dung: “Khoa Văn hiện nay rất cần tiền chi cho cán bộ. Nay xét thấy cần bán khoa để lấy tiền chia tết với số tiền là 3 vạn đồng. Tôi quyết định kí vào văn bản này và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Trường và cơ quan cấp trên”.

Viết xong, anh rình đúng lúc PGS. Tu

chạy ra bên xe thì đón ngang đường. Giọng vui vẻ, anh thưa:

- Thưa thầy, em vội quá nên làm phiền thầy vào giờ này.

Vì nhìn thấy ô tô buýt đang tiến đến từ xa, PGS. Tu không kịp soát văn bản, rút bút hỏi ngay:

- Kí vào đâu?

Anh học trò lễ phép:

- Thưa thầy, kí vào chỗ này ạ.

PGS. Tu kí xoẹt một cái rồi đưa lại văn bản cho anh học trò. Anh ta đem về phòng. Tất cả được một trận cười no bụng.

Nghe được chuyện này,về sau trong một lần họp tổ bộ môn, tôi kể lại cho PGS. Tu. Ông cười hồn nhiên, rồi nhận xét:

- Đúng là nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò.

Mặc dù là Phó Chủ nhiệm khoa trong rất nhiều năm, bận rộn nhưng ông vẫn là một nhà khoa học lao động hăng say. Đời ông kể như có không ít các công trình có giá trị mà tên tuổi còn trong Thư viện Quốc gia và các thư viện trong toàn quốc. Vậy mà, lúc nghỉ hưu, ông vẫn chỉ được phong chức danh Phó Giáo sư. Nói cho công bằng đó là một sự rất thiệt thòi rất lớn cho riêng ông và cho cả Khoa nữa. Cuộc đời ông là một bằng chứng cho thấy, khoa học là một cái thứ vô cùng nghiêm túc nhưng trong nó cũng đầy những cái tầm phào. Đôi khi người ta phải quên nó đi, tìm kiếm, chắt lọc những gì tốt đẹp nhất để mà lấy đó làm gương.

Nếu tính về giảng dạy thì PGS. Tu đã có công đào tạo rất nhiều thế hệ, trong đó có những người đã trở thành các chuyên gia có tầm cỡ về Từ vựng-ngữ nghĩa như GS. Đỗ Hữu Châu. Còn về công trình, thì từ lúc ông đang còn công tác, không kể các bài viết, ông cũng đã có những cuốn sách dày dặn như: “Từ vựng tiếng Việt hiện đại”, “Từ và vốn từ tiếng Việt”, “Từ điển đồng nghĩa”; chưa kể các công trình viết chung như:” Tiếng Việt trên đường phát triển”(viết chung với Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Trọng Báu)...Chỉ ngần ấy thôi đủ để đưa ông vào chức danh giáo sư rồi. Thế nhưng, thời đó, Hội đồng xét phong xảy ra nhiều chuyện phức tạp. Những chuyện kiện cáo, soi mói lẫn nhau, những sự ghen ghét đố kị và thói tham lam độc quyền của một số nhân vật có vai trò trong chuyện xét phong đã làm ông chán ngán. Ông tự ý thức rằng, đóng góp với đời là những kết quả công việc chứ không phải ba cái danh hão, nên ông rất vui lòng.

Nay nhìn lại càng thấy ông là con người làm ta cảm phục. Tất nhiên sự dễ dãi trong cá tính của ông nó là cái phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong một con người trí thức. Nó làm cho ông gần gũi với mọi người và được mọi người yêu quí. Tôi nhớ dạo sơ tán, khoa chuyển đi khắp nơi, ở địa phương nào người dân sở tại cũng hết sức giúp đỡ thầy trò khoa Văn vì gặp ông, người ta thấy đó là con người “cách mạng” thật sự. Một con người cách mạng đi vào quần chúng, đồng cảm và chia sẻ với nỗi lo toan của từng người dân.

Nhưng, sự dễ dãi của PGS. Tu đôi khi cũng dễ làm cho kẻ khác lợi dụng. Điển hình nhất là cái việc một anh sinh viên

GIÁ

O D

ỤC

48 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 49 Số 288+289 - 2015

lớn tuổi đã lợi dụng chữ kí của ông làm điều phi pháp.

Thuở ấy, riêng sinh viên Khoa Văn được một vé ưu tiên đặc biệt: hàng tháng, được xem phim hoặc xem diễn những vở kịch không lưu hành phổ biến ngoài xã hội mà chỉ dùng trong phạm vi nghiên cứu “nội bộ”. Loại phim này thường gây sự chú ý đối với bên ngoài nên các cán bộ ở Rạp chiếu bóng thỉnh thoảng bán một số vé ra ngoài với giá tiền chênh lệch khá cao. Trong các sinh viên cũng có một số sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn gia đình, nhân những lúc như vậy thì “bán chui” cái vé mình được phát để kiếm ít tiền tiêu. Vì biết PGS. Tu sống đơn giản, một anh sinh viên lớn tuổi trong lúc túng bấn đã nghĩ ra kế giả mạo chữ kí của thầy để làm một công văn ra rạp Đống Đa xin mua trọn một buổi chiếu bộ phim ngoại “có vấn đề”. Sau đó anh ta “phe” toàn bộ số vé của buổi chiếu ra ngoài thị trường. Khi buổi chiếu bắt đầu, công an “bảo vệ văn hoá” liền phát hiện ra, thành phần xem phim lại toàn những “anh chị” buôn bán đường phố. Lập tức buổi chiếu bị đình lại và PGS. Tu bị gọi ra công an điều trần. Lúc đó PGS. Tu mới ngớ ra là chữ kí mình bị lợi dụng. Anh sinh viên kia bị nhận án đuổi học. còn PGS. Tu thì lắc đầu ngán ngẩm nói với tôi:

- Mình phải thay chữ kí thôi cậu ạ.

Nhìn chung cách giảng dạy của PGS. Tu rất dễ hiểu. Ông không làm bộ bằng cách nêu ra một vài khái niệm mới mà mấy học giả nước ngoài vừa trình làng. Mặc dù ông biết cả tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Nga. Trong khi nói, bao giờ ông cũng cố gắng tìm cách diễn giải một cách đơn giản nhất giúp cho người

học nhanh chóng nắm được những tri thức cơ bản của môn học.

Mặc dù công tác rất bận rộn, năm nào ông cũng tích cực tham gia hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho sinh viên (dạo đó không gọi là khoá luận tốt nghiệp như bây giờ). Ông thuộc loại hướng dẫn nhiều. Mà hướng dẫn luận văn thời ấy thì ai cũng biết: là một sự cống hiến hoàn toàn, không có bồi dưỡng gì cả. Duy chỉ có điều, ông hơi đi ra ngoại lệ một chút.

Theo quy định của khoa thì tất cả các giáo viên cả hướng dẫn và phản biện khi nhận xét sinh viên đều phải ghi ra thành văn bản. Nhưng PGS. Tu nhiều việc quá nên hầu như chẳng lần nào kịp viết. Ông thường lại tôi nói nhỏ một câu:

- Này cậu, mình bận quá. Văn bản gửi sau nhé!

Thầy đã nói như thế thì còn biết làm thế nào? Tôi kín đáo quan sát ông. Khi bước lên bục, ông thường cầm một tập giấy. Nhưng đó không phải là các văn bản nhận xét, đánh giá của ông về luận văn mà là một tập công văn hay thậm chí giấy nháp ông viết cái gì đó. Ông vẫn giơ lên, đọc như là đã viết cẩn thận. Chừng một lúc ông đặt tộp xuống bàn và nói rất hăng say về cái luận văn ông đang phản biện hay hướng dẫn. Vì trưởng thành từ một cán bộ tuyên huấn, lại nắm chắc các vấn đề nên ông biến hoá rất tài. Người nghe bị cuốn vào điều ông nói mà quên mất: chính ông đang vi phạm cái luật do mình là một trong người đề ra. Ông nói rất hùng hồn. Khi nói thì cả mồm, miệng, chân tay... đều cùng một lúc làm thành dàn đồng diễn. Tay ông vung lên, chém liên tục vào không khí. Miệng nói nhanh, thao thao bất tuyệt như tất cả mọi thứ đã được chuẩn bị rất kỹ càng. Kết thúc

lời nhận xét bao giờ ông cũng đánh giá: đây là một luận văn thuộc loại “tốt”. Thế nhưng, khi cho điểm thì ông phân loại rất rõ từng trường hợp và cho thành ba khung điểm:8,9,10 chứ không cho đồng loạt như nhau. Thành ra lúc nghe ông nhận xét xong, sinh viên nào cũng có cảm tưởng được ông cho điểm 10.

Đến những ngày tháng cuối đời PGS. Nguyễn Văn Tu vẫn đọc sách và dạy cháu học hành. Vào những năm tuổi đã bát tuần , ông vẫn viết những bài như “Ông dạy cháu học” để giúp cho người đời cái việc dạy chữ giảng nghĩa. Ông là người sống thực sự có ích cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Trong thế hệ của ông có lẽ ông là người hồn nhiên và vô tư nhất. Cái sự vô tư ấy làm cho ông sống lâu và sống nhẹ nhõm mà lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng cũng nhẹ như cuộc ra đi của một ông tiên. Khi các học trò đến tiễn ông, thấy ông nằm trong quan tài với nét mặt thanh thản như chẳng còn nợ nần gì ở cõi trần ai. Nhà nước phong tặng ông danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Nhưng tất cả các danh hiệu, chức tước giờ đây đều theo gió bay về Trời. Chỉ có bóng dáng ông như vẫn còn đó, ngày nào cũng thoăn thoắt từ bến xe buýt vào văn phòng khoa như thuở ấy. Đời sau nhớ đến Nhà giáo Nguyễn Văn Tu đã có thơ rằng:

Miệng nhanh chân lại càng nhanh.

Suốt đời tận tuỵ xây thành đắp non

Đôi chân vặn sợi cho tròn

Mà vo chẳng được lại còn vỡ ra

Bây giờ chia tách hai khoa

Có còn “bán được” để mà kí đây?