16
GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm Phụ lục II Phiếu thuyết trình sản phẩm dự thi của giáo viên 1. Tên sản phẩm Ứng dụng CNTT vào việc làm mô hình học tập với giấy carton 2. Mục tiêu dạy học/giáo dục Trong dự án dạy học này, tôi xác định mục tiêu là học sinh (HS) sẽ biết vận dụng được các kiến thức liên môn để tự làm mô hình học tập cho các môn học. Tôi tiến hành hướng dẫn cho các em cách làm một mô hình học tập (thuộc một môn do các em tự chọn) từ giấy carton cũ và từ đó các em sẽ có thể làm được các mô hình học tập của các môn học khác. Gợi ý cho các em làm các mô hình: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp tứ giác đều, hình nón,… Trong quá trình dạy học, tôi luôn chú trọng phát triển cho học sinh có các năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán và năng lực sử dụng CNTT-TT. 2.1. Kiến thức - HS biết các khái niệm về đối tượng hình học phẳng và hình học trong không gian (đoạn thẳng, tam giác, tứ giác, hình lăng trụ đứng …), biết tỉ lệ giữa các đoạn thẳng và những hình đồng dạng. Kiến thức thuộc chương IV SGK Toán 8 Tập hai, chương IV SGK Toán 9 Tập hai.

Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

Phụ lục II

Phiếu thuyết trình sản phẩm dự thi của giáo viên

1. Tên sản phẩm

Ứng dụng CNTT vào việc làm mô hình học tập với giấy carton

2. Mục tiêu dạy học/giáo dục

Trong dự án dạy học này, tôi xác định mục tiêu là học sinh (HS) sẽ biết vận dụng

được các kiến thức liên môn để tự làm mô hình học tập cho các môn học. Tôi tiến hành

hướng dẫn cho các em cách làm một mô hình học tập (thuộc một môn do các em tự

chọn) từ giấy carton cũ và từ đó các em sẽ có thể làm được các mô hình học tập của các

môn học khác. Gợi ý cho các em làm các mô hình: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ

đứng, hình chóp tứ giác đều, hình nón,… Trong quá trình dạy học, tôi luôn chú trọng

phát triển cho học sinh có các năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực

phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán và năng lực sử

dụng CNTT-TT.

2.1. Kiến thức

- HS biết các khái niệm về đối tượng hình học phẳng và hình học trong không

gian (đoạn thẳng, tam giác, tứ giác, hình lăng trụ đứng …), biết tỉ lệ giữa các đoạn

thẳng và những hình đồng dạng. Kiến thức thuộc chương IV SGK Toán 8 Tập hai,

chương IV SGK Toán 9 Tập hai.

- HS biết được cấu tạo trong của một số loài động vật thuộc lớp bò sát (như thằn

lằn,…bài 39, 40 SGK Sinh học 7).

- HS biết sử dụng các tính năng cơ bản của phần mềm ứng dụng Microsoft Paint,

Microsoft Word và sử dụng trình duyệt để tìm kiếm thông tin trên Internet (Bài 3 SGK

Tin học 9).

- HS biết được một số từ vựng tiếng Anh liên quan đến mô hình học tập.

2.2. Kỹ năng

Page 2: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

- HS biết sử dụng thước thẳng, thước đo góc và vận dụng các kiến thức hình học

vào việc cắt các đối tượng hình. Sau bài học, HS biết làm các mô hình hình học khác

theo yêu cầu của GV bộ môn.

- Sau bài học, HS biết làm các mô hình khung xương khác theo yêu cầu của GV

bộ môn.

- HS biết cách cắt giấy carton, lắp ráp khéo léo các mảnh ghép của mô hình bằng

giấy để tạo mô hình hoàn chỉnh. HS có khả năng sáng tạo ra các vật dụng từ ghép giấy

carton nhằm phục vụ cho cuộc sống.

- HS sử dụng thành thạo tính năng in ấn của Microsoft Paint và sử dụng công cụ

tìm kiếm Google để tìm bản vẽ của các mô hình (có thể tìm kiếm bằng từ khóa tiếng

Anh).

Ngoài ra, thông qua dự án này, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng giải quyết những

vấn đề nảy sinh trong thực tế, trong học tập. Từ đó, rèn luyện khả năng tự tìm tòi và

khám phá tri thức mới (tất cả những suy nghĩ và kết quả của HS được mô tả qua chữ

viết, lời nói, hình vẽ).

2.3. Thái độ

- Rèn luyện tính tiết kiệm (tận dụng những vật liệu cũ để làm đồ dùng học tập).

- Biết bảo quản đồ dùng học tập và cơ sở vật chất của nhà trường, gia đình.

- Rèn luyện tính cẩn thận khi sử dụng các vật dụng sắt, nhọn.

- Yêu thích các môn học liên quan và hứng thú sáng tạo những đồ dùng mới từ giấy

carton.

3. Đối tượng dạy học/giáo dục

Đối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS

Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia làm ba nhóm, mỗi nhóm bao gồm HS của

các khối lớp với danh sách kèm theo (có phân công nhóm trưởng, thư ký).

Đặc điểm của lớp học:

Page 3: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

- Học lực và hạnh kiểm của các em gần như đều nhau. Hầu hết các em

đều tích cực học tập, hợp tác trong làm việc nhóm.

- Đa số các em đều được phụ huynh trang bị máy tính bàn, điện thoại

thông minh, máy tính bảng có kết nối Internet để phục vụ cho việc học tập. Đây là một

thuận lợi trong việc thực hiện dự án dạy học này, các em sẽ tự mình tìm hiểu kiến thức

bài học, làm bài tập trắc nghiệm tại nhà ngay sau khi nhận nhiệm vụ học tập.

- Đa số các em đều có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin như việc sử

dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm trình chiếu Microsoft

Point, tìm kiếm thông tin trên Google Search và sử dụng các thiết bị ghi hình.

4. Ý nghĩa của sản phẩm

Trong quá trình dạy học, bản thân tự nhận thấy việc dạy học trên lớp cần phải

kết hợp với việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, mà nhất là việc hướng dẫn

HS tự làm các mô hình học tập để phục vụ cho các tiết học.

Bên cạnh việc giáo viên tự làm đồ dùng dạy học thì việc tự làm các đồ dùng học

tập ở HS có ý nghĩa vô cùng thiết thực, nhằm thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành”,

từ đó khơi gợi sự say mê sáng tạo của HS và hình thành sự yêu thích môn học ở các em.

Ngoài ra, việc tự làm đồ dùng học tập có vai trò tích cực trong việc giúp HS chủ động

tìm tòi những kiến thức mới và giúp cho tiết học thêm trực quan, sinh động.

Giấy carton (cũng như nhiều vật liệu có thể tái sử dụng khác) đều có sẵn trong

gia đình của từng em, ví dụ như thùng mì gói, thùng đựng các đồ điện tử, … Nếu các

em biết tái sử dụng chúng để phục vụ cho mục đích học tập và cuộc sống thì sẽ giúp tiết

kiệm chi phí cho gia đình, nhà trường, đồng thời giúp bảo vệ môi trường sống.

Thông qua dự án này, các em được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chủ động

hơn, tích cực hơn và sáng tạo ra những mô hình học tập phục vụ cho môn học của nhóm

mình. Và HS sẽ có được các kỹ năng thực hành từ các môn học liên quan. Sau khi các

nhóm trưởng được học qua dự án này về lớp sẽ có thể hướng dẫn lại cho các thành viên

trong nhóm để làm các mô hình học tập bằng giấy carton. Ngoài việc làm các mô hình

Page 4: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

học tập thì HS có thể về nhà tự làm các mô hình láp ráp từ giấy carton để phục vụ cho

mục đích giải trí hoặc dụng cụ sinh hoạt trong gia đình.

Thông qua những giờ học trong dự án dạy học này:

- Học sinh say mê và hứng thú hơn trong việc ứng dụng CNTT vào làm mô hình

học tập, với việc tự làm đồ dùng học tập.

- Khuyến khích học sinh nâng cao chất lượng giao tiếp, bao gồm giao tiếp giữa

học sinh với nội dung bài giảng, giao tiếp giữa người thầy và học trò và giao tiếp giữa

các học sinh với nhau thông qua các công cụ học tập trực tuyến YouTube, Facebook và

trang lưu trữ trực tuyến OneDrive.

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết của xã hội hiện đại, đặc biệt là

các kỹ năng sử dụng CNTT-TT; kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, ứng xử; năng lực

tư duy độc lập và sáng tạo.

- Nhóm trưởng sẽ được phát triển các kỹ năng quản lý nhóm, lập kế hoạch và

giải quyết các vấn đề nảy sinh. Sau khi hoàn thành các công việc thực tế, các nhóm

được bồi dưỡng các kỹ năng diễn đạt, thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình và trả

lời các câu hỏi do các nhóm khác đặt ra.

Ngoài ra, việc ứng dụng mô hình đào tạo trực tuyến vào giảng dạy bộ môn Hình

học 9 sẽ góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương

pháp đánh giá của bộ môn.

5. Nội dung sản phẩm dự thi

5.1. Mục tiêu (như đã trình bày ở mục 2)

5.2. Cách thức tổ chức

Dự án dạy học thực hiện theo các bước sau:

- Học sinh thường xuyên cập nhật nhiệm vụ học tập ở website Kiến thức Toán Lí.

- Tổ chức hoạt động dạy, học trên lớp, làm rõ các vấn đề học sinh thắc mắc. Tiến hành

chia nhóm, nhóm tự chọn nội dung thực hành, lập kế hoạch thực hiện.

- Các nhóm tổ chức thực hiện kế hoạch thực hành theo nội dung đã chọn, có ghi hình,

chụp ảnh để làm minh chứng hoạt động của nhóm, đưa video lên YouTube và chuẩn bị

Page 5: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

nội dung báo cáo trên PowerPoint, đưa tập tin PowerPoint và tập tin hình ảnh lên

OneDrive.

- Tổ chức hoạt động báo cáo: các nhóm trình báo cáo kết quả thực hiện, trả lời câu hỏi

của nhóm khác và giáo viên tổng kết, đánh giá các hoạt động của học sinh.

- Về nhà, học sinh truy cập vào website Kiến thức Toán – Lí để làm bài kiểm tra trực

tuyến. Giáo viên sẽ thống kê mức độ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh (đánh

giá theo năng lực) và ghi nhận những phản hồi về dự án dạy học từ những câu hỏi khảo

sát trong bài kiểm tra. Bên cạnh đó, giáo viên cũng ghi nhận ý kiến khảo sát từ học sinh

của trường và học sinh trường khác về các sản phẩm đã thực hiện của các nhóm bằng

tính năng khảo sát trực tuyến Excel survey của dịch vụ OneDrive.

5.3. Phương pháp

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp dạy học theo dự án kết hợp sử dụng CNTT.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

- Phương pháp vấn đáp và giao tiếp.

5.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh và giáo viên

Trong quá trình thực hiện dự án, tôi đã sử dụng các phương pháp kiểm tra:

- Kiểm tra vấn đáp trên lớp và kiểm tra kỹ năng, thái độ làm việc của từng em

trong nhóm.

- Học sinh tự đánh giá, nhóm trưởng đánh giá thành viên của nhóm theo mẫu

đánh giá của giáo viên phát (theo thang điểm 10 ở bảng 1).

- Khảo sát trực tuyến bằng công cụ Excel survey.

Điểm đánh giá toàn dự án là điểm trung bình của điểm học sinh tự đánh giá (hệ

số 1), điểm nhóm trưởng đánh giá (hệ số 1) và điểm do giáo viên đánh giá (hệ số 2).

Qua các phương pháp kiểm tra nêu trên, tôi kiểm tra khả năng vận dụng những

kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động có hiệu quả trong

các tình huống vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ở các năng lực sau đây:

- Kiểm tra năng lực tính toán.

- Kiểm tra năng lực sử dụng CNTT.

Page 6: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

- Kiểm tra năng lực hợp tác và giao tiếp.

- Kiểm tra năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

- Kiểm tra năng lực sáng tạo.

Ghi chú: Các câu hỏi kiểm tra, đánh giá, khảo sát ở tập tin Bai-tap-kiem-tra-sau-du-

an.doc và khảo sát về dự án ở tập tin phieu-khao-sat.doc

Bảng 1. Phiếu đánh giá dành cho học sinh, nhóm trưởng và giáo viên

YÊU CẦU Điểm Tự đánh giá

Đánh giácủa nhóm

Đánh giácủa GV

1. Năng lực tính toán 4,01.1. Sử dụng được các công thức tỉ số lượng giác và đúng công thức đo đạc.

1,0

1.2. Biết sử dụng kí hiệu, biết vẽ minh họa hình dạng đối tượng.

1,0

1.3. Hiểu được mối quan hệ giữa toán hình học và thực tiễn. Biết lập luận và diễn đạt ý tưởng.

1,0

1.4. Sử dụng các dụng cụ đo đạc, máy tính cầm tay đúng cách.

1,0

2. Năng lực sử dụng CNTT 2,02.1. Sử dụng đúng cách các thiết bị như máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh.

0,5

2.2. Sử dụng được phần mềm văn phòng và quản lý dữ liệu.

0,5

2.3. Sử dụng các dịch vụ trực tuyến: OneDrive, YouTube, Trường học kết nối, Kiến thức Toán – Lí có hiệu quả.

0,5

2.4. Sử dụng có chọn lọc các thông tin tìm kiếm từ Internet để phục vụ nhiệm vụ học tập.

0,5

3. Năng lực hợp tác và giao tiếp 2,03.1. Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với nhiệm vụ học tập cụ thể. 0,5

3.2. Chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp ý, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi với các thành viên trong nhóm.

0,5

3.3. Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc của nhóm. Nêu được mặt được, mặt thiết sót của cá nhân và của nhóm.

0,5

3.4. Nhận biết được bối cảnh, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, thể hiện sự biểu cảm, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp.

0,5

Page 7: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

4. Năng lực tự học và giải quyết vấn đề 1,04.1. Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân thông qua lời góp ý của GV, bạn bè.

0,5

4.2. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

0,5

5. Năng lực sáng tạo 1,05.1. Hình thành ý tưởng mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến tối ưu và mạnh dạn nêu lên những ý tưởng đột phá.

0,5

5.2. Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.

0,5

Tổng điểm 10,05.5. Mô tả về nội dung dự án

- Dự án tập trung hướng dẫn học sinh tự làm các mô hình học tập cho các môn

học trong chương trình trung học cơ sở, dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Các bước hướng dẫn học sinh được thể hiện trong tập tin giáo án kèm theo.

- Sau giờ học trên lớp, các nhóm học sinh sẽ bắt tay vào hoạt động thực tế dưới

sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên. Mô hình cần làm là do nhóm tự chọn và tổ

chức thực hiện; rồi thực hiện báo cáo số liệu bằng Word hoặc PowerPoint và bài báo

cáo trình diễn PowerPoint gửi lên OneDrive, chia sẻ với các học sinh của nhóm khác

xem trước, cũng như chia sẻ các học sinh trường khác (nếu có). Nội dung báo cáo sẽ có

minh chứng kèm theo ở mục 6.

- Khi các nhóm báo cáo xong, từng học sinh hoàn thành phiếu đánh giá rồi gửi

lại cho nhóm trưởng để thực hiện đánh giá từng thành viên và gửi nộp lại cho giáo viên

đánh giá. Giáo viên căn cứ vào việc quan sát của cả quá trình thực hiện dự án của từng

học sinh và bài kiểm tra, khảo sát trực tuyến để có đánh giá khách quan nhất.

5.6. Tiến trình thực hiện

Bảng 2. Kế hoạch, thời gian thực hiện dự án dạy học

Thời gian Nội dung công việc Kết quả thực hiệnTuần 1 - Xây dựng kế hoạch cho dự án và trình kế

hoạch cho BGH duyệt.Được BGH thống nhất cho tiến hành dự án.

Page 8: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

- Trao đổi với lớp về việc dự án dạy học. HS các nhóm đồng ý tham gia dự án- HS cập nhật thông tin dự án trên website Trường học kết nối và website Kiến thức Toán – Lí.

21 HS sử dụng tài khoản đã được trường cấp để xem nhiệm vụ học tập

- Thực hiện hoạt động dạy học trên lớp. Chia nhóm, nhóm lập kế hoạch (1 tiết)

HS tham gia đầy đủ và có một số ý kiến thắc mắc, GV trả lời.

Tuần 2

- Hướng dẫn sử dụng các thiết bị ghi hình, sử dụng phần mềm văn phòng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến

HS quen dần với báo cáo bằng PowerPoint. Biết tải tập tin lên OneDrive, YouTube.

- Nhóm 1. Mô hình khung xương khủng long

HS tham gia đầy đủ

- Nhóm 2. Mô hình hình lăng trụ đứng tam giác

HS tham gia đầy đủ

- Nhóm 3. Mô hình hình chóp tam giác đều HS tham gia đầy đủ

Tuần 3

- Báo cáo sản phẩm của nhóm, trả lời các câu hỏi của nhóm khác và GV đặt ra.

HS trao đổi và trò chuyện khá tự tin

- Đánh giá theo phiếu đánh giá của GV Một số HS còn lúng túng với phiếu đánh giá

- Tham gia kiểm tra; khảo sát trực tuyến tại địa chỉ https://goo.gl/rkFToA, https://goo.gl/GYQuDu

21 HS đều hoàn thành 7 câu hỏi.Một số HS khác trường khảo sát.

Bảng 3. Danh sách nhóm, phân công nhiệm vụ

Nhóm/Nhóm trưởng Thành viên nhóm Nhiệm vụ

Kim Khánh Anh, Nhân, Diệu Ảnh, Yến Nhi, Hân, Phát Mô hình khung xương khủng long

Ngọc Thoa Khánh Văn, Khánh Tường, Kỷ, Bảo, Kiệt, Quang Mô hình hình lăng trụ đứng tam giác

Dắc Thắng Quyên, Giang, Quyền, Truyền, Trọng, Quí Mô hình hình chóp tam giác đều

6. Kết quả đạt được

Qua thực hiện dự án dạy học, tôi thu được các kết quả nổi bật như sau:

- Học sinh hiểu rõ và biết quy trình thực hiện, cách làm mô hình học tập có sử

dụng các công cụ tin học.

- Đa số học sinh sử dụng thành thạo các tính năng thông dụng của PowerPoint,

Excel, OneDrive, YouTube và biết sử dụng website Trường học kết nối, Kiến thức

Toán-Lí để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

- Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập, đa số học sinh rất tích cực trong hoạt

động. Nhóm 1 đã thực hiện các bước làm rất nghiêm túc và tích cực, nhóm trưởng của

nhóm điều hành các hoạt động rất hiệu quả, các thành viên trong nhóm được giao

Page 9: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên chưa tự tin trong lúc trình bày sản phẩm của nhóm. Nhóm 2,

nhóm trưởng hoạt động rất tích cực, các thành viên trong nhóm có trao đổi thảo luận

trong lúc tìm kiếm mô hình nhưng việc tìm kiếm chưa nhanh chóng. Nhóm 3, các thành

viên trong nhóm hoạt động tích cực nhưng trong lúc làm còn đùa giỡn, nhóm trưởng rất

tự tin trong việc trình bày đặc điểm của mô hình.

Từ những mặt làm được và những điểm hạn chế trong dự án, tôi rút ra một số

kinh nghiệm sau:

- Học sinh đang được tập quen dần với nghiên cứu khoa học nên cần có sự định

hướng, chỉ dẫn rõ rằng của giáo viên về nội dung và cách thức thực hiện.

- Giáo viên cần tập huấn cho nhóm trưởng phương pháp lập kế hoạch với thời

gian, phân công công việc rõ ràng; đôn đốc tiến độ thực hiện tránh bị động thời gian.

- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá, nhóm trưởng đánh giá tổ viên thật chi tiết.

Giáo viên phải đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh để tạo động lực học tập.

- Cần tạo không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng trong suốt quá trình thực hiện

dự án.

Dưới đây tóm tắt nội dung sản phẩm mà các nhóm học sinh thực hiện:

- Nhóm 1: Mô hình khung xương khủng long. Xem dữ liệu báo cáo trên OneDrive, tại

liên kết: https://goo.gl/wh8OtL

- Nhóm 2: Mô hình hình lăng trụ đứng tam giác. Xem dữ liệu báo cáo trên OneDrive,

tại liên kết: https://goo.gl/OuvHtf

- Nhóm 3: Mô hình hình chóp tam giác. Xem dữ liệu báo cáo trên OneDrive, tại liên

kết: https://goo.gl/v8cds6

Trên đây là báo cáo về quá trình thực hiện dự án dạy học Ứng dụng CNTT vào

việc làm mô hình học tập với giấy carton. Việc hướng dẫn học sinh thực hiện dự án chỉ

dựa trên những kinh nghiệm của bản thân nên sẽ không tránh những thiếu sót, hạn chế.

Do đó, kính mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý quý báu của

Ban giám khảo và bạn đọc.

Sóc Trăng, ngày 09 tháng 4 năm 2016

Người thực hiện

Page 10: Phụ lục II · Web viewĐối tượng học sinh tham gia vào lớp học là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Long Đức, số lượng là 21em. HS được chia

GVST2016 GV dự thi: Bùi Thanh Liêm

BÙI THANH LIÊM

*Một số hình ảnh về dự án