46
PHN 4 - Ánh sáng chuyên nghip & Quy trình 4.01 Trách nhim 4.02 Quy trình 4.03 Quy hoch 4.04 Khái nim 4.05 Truyn đạt 4.06 Phn ánh sáng 4.07 Sơ đồ ánh sáng 4.08 Câu kết (Hook-up) 4.09 Lch trình công c4.10 Bng Magic 4.11 Phn focus 4.12 Phn mc độ 4.13 Bng Cue 4.01 - TRÁCH NHIM THIT K1.) NHÀ SN XUT & ĐẠO DIN (PRODUCER & DIRECTOR) Thông thường, NHÀ SN XUT chu trách nhim cho tt ccác khía cnh ca mt chương trình sân khu chuyên nghip. Nhà sn xut có thlà mt người thc shay có thlà mt tchc. ĐẠO DIN thường tham gia vi nhà sn xut. Nhà sn xut thường sáp đặt các hn chế cho đạo din, nhng người phi làm vic vi thi gian, ngân sách và ngun tài nguyên có sn.

PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trình

4.01 Trách nhiệm

4.02 Quy trình

4.03 Quy hoạch

4.04 Khái niệm

4.05 Truyền đạt

4.06 Phần ánh sáng

4.07 Sơ đồ ánh sáng

4.08 Câu kết (Hook-up)

4.09 Lịch trình công cụ

4.10 Bảng Magic

4.11 Phần focus

4.12 Phần mức độ

4.13 Bảng Cue

4.01 - TRÁCH NHIỆM THIẾT KẾ

1.) NHÀ SẢN XUẤT & ĐẠO DIỄN (PRODUCER & DIRECTOR)

Thông thường, NHÀ SẢN XUẤT chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của một chương trình sân khấu chuyên nghiệp. Nhà sản xuất có thể là một người thực sự hay có thể là một tổ chức. ĐẠO DIỄN thường tham gia với nhà sản xuất. Nhà sản xuất thường sẽ áp đặt các hạn chế cho đạo diễn, những người phải làm việc với thời gian, ngân sách và nguồn tài nguyên có sẵn.

Page 2: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2.) NGƯỜI THIẾT KẾ

Người thiết kế (lắp đặt, trang phục, ánh sáng và âm thanh) nói chung là lựa chọn của đạo diễn, để trang bị một đội ngũ gắn kết có thể làm việc tốt với nhau trong một chương trình cụ thể. Đôi khi người thiết kế có thể được lựa chọn bởi nhà sản xuất, tuy nhiên thường phải có sự chấp thuận của đạo diễn.

3.) NGƯỜI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG (LIGHTING DESIGNER)

Người thiết kế ánh sáng chịu trách nhiệm cho việc thiết kế tất cả các ánh sáng chương trình (và thông thường, hiệu ứng đặc biệt). Người thiết kế này sẽ chuẩn bị một thiết kế ánh sáng, bao gồm các bản vẽ và tiến trình và tất cả các thông tin cần thiết cho đội kỹ thuật ánh sáng cài đặt đầy đủ và kết nối tất cả thiết bị. Hơn nữa người thiết kế ánh sáng sẽ giám sát và chỉ đạo tất cả các yếu tố nghệ thuật của thiết kế ánh sáng cho đến khi chạy chương trình.

4) THỢ ĐIỆN CHƯƠNG TRÌNH (THE PRODUCTION ELECTRICAL)

Một THỢ ĐIỆN CHƯƠNG TRÌNH đôi khi tham gia với nhà sản xuất, để tạo điều kiện thiết lập ánh sáng. Người này sẽ hỗ trợ yêu cầu của tất cả các thiết bị ánh sáng, sự phối hợp của đội kỹ thuật, ngân sách và giải quyết các vấn đề chung, cho đến đêm khai mạc.

5) THỢ ĐIỆN TRƯỞNG (THE HEAD ELECTRICAL)

THỢ ĐIỆN TRƯỞNG, (đôi khi gọi là Master hay Chief electrical) đứng đầu và giám sát đội kỹ thuật ánh sáng trong quá trình cài đặt và chạy “chương trình”. Thợ điện trưởng thường cũng có thể là người xử dụng bộ điều khiển ánh sáng cho mỗi buổi biểu diễn

6.) ĐỘI KỸ THUẬT ÁNH SÁNG (LIGHTING CREW)

Đội kỹ thuật ánh sáng dưới quyền giám sát của thợ điện trưởng. Dưới sự chỉ đạo của ông, họ có trách nhiệm cài đặt, treo, đi dây cáp, cắm và gắn màu sắc của tất cả các thiết bị. Khi 'tinh chỉnh-focus”, họ có trách nhiệm chỉnh tới các mục tiêu cho chính xác và điều chỉnh tất cả các thiết bị, theo hướng dẫn của người thiết kế ánh sáng.

7.) ĐỘI CHẠY CHƯƠNG TRÌNH (RUNNING CREW)

Đội chạy chương trình chịu trách nhiệm cho hoạt động hàng đêm của tất cả các chương trình ánh sáng. Thợ điện trưởng thường xử dụng bộ điều khiển ánh sáng, trong khi đội chạy chương trình thường chịu trách nhiệm xử dụng followspot, hay thực hiện các hiệu ứng đặc biệt. Đây cũng là đội chạy chương trình, (& thợ điện trưởng) thường thực hiện bất kỳ việc nào liên quan đến sự bảo dưỡng hệ thống ánh sáng, trong thời gian chạy chương trình.

4.02 – QUY TRÌNH THIẾT KẾ

1) QUY TRÌNH THIẾT KẾ - (PHÁC THẢO KIỂM TRA)

Sau đây là phác thảo một quy trình hữu ích cho việc thiết kế ánh sáng toàn diện và chịu trách nhiệm, chương trình sân khấu chuyên nghiệp. Việc này áp dụng đối với sân khấu, múa, opera, âm nhạc hay các chương trình giải trí khác.

A) PHÂN TÍCH KỊCH BẢN (SCRIPT ANALYSIS) đọc kịch bản (score) nhiều lần, một lần để thưởng thức và sau đó một lần nữa để xác định thời điểm trong ngày, mùa, loại hình và hướng nguồn, tâm trạng và kích thích trí tuệ và các cảm giác khác.

B) NÓI (TALK) với đạo diễn: Gặp đạo diễn và các người thiết kế khác. Xác định, giải thích kịch bản. Phong cách thiết kế đề xuất là gì? Mong đợi của họ về ánh sáng ra sao?

Page 3: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

C) THIẾT KẾ THIẾT LẬP & TRANG PHỤC (SET & COSTUM DESIGN): Tập hợp lại và làm quen với các bản vẽ thiết lập, dựng hình, phác thảo trang phục và mô hình. Nếu có mô hình, chụp ảnh lấy liền (Polariod) hình ảnh của mỗi cảnh, để giúp bạn trong tiến trình thiết kế.

D) HỌC TẠI NHÀ HÁT (STUDY THE THEATRE): tham quan địa điểm, nghiên cứu kế hoạch. Nhận biết vị trí ánh sáng và giàn khung treo. Có được một bàn kê toàn bộ của bất kỳ thiết bị ánh sáng cố định nào, mạch điện, dimmer và thiết bị điều khiển ánh sáng. Tất cả các thiết bị ánh sáng khác sẽ cần phải thuê mướn. Nếu chương trình đi lưu diễn, xác định và nghiên cứu các chi tiết của tất cả các nhà hát.

E) THỜI ĐIỂM/ĐỘI KỸ THUẬT/NGÂN SÁCH (TIME/CREW/BUGET): ngân sách ánh sáng đủ để bạn đáp ứng nhu cầu của dự đoán thiết kế của bạn không? Xác định chính xác bạn ở trong nhà hát bao nhiêu giờ, cho tất cả các khía cạnh của việc thiết kế. Xác định chính xác có bao nhiêu thành viên đội kỹ thuật sẽ có mặt và khi nào? Cuối cùng xác định ngân sách hiện có cho các thiết bị sẽ thuê mướn thêm.

F) THAM DỰ BUỔI DIỄN TẬP (ATTEND REHEARSALS): Xem xét nếu có một phong cách chỉ đạo cụ thể, (cần có). Đang xử dụng những quy ước cụ thể nào? Ước lượng chính xác về đồ nội thất và “đặc biệt”.

G) CHUẨN BỊ THIẾT KẾ ÁNH SÁNG (PREPARE THE LIGHTING DESIGN): Hình thành một "khái niệm" miệng cho ánh sáng.Tiếp theo hình dung một hình ảnh trực quan mà bạn mong đợi chương trình nhìn thấy như thế nào, từng thời điểm một. Rồi làm một SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG (LIGHTING PLOT) và ghi ra giấy tất cả các công việc liên quan (bao gồm: LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC (SHOP ORDER), CÂU KẾT (HOOK-UP), DỤNG CỤ (INSTRUMENT), ĐIỀU CHỈNH (FOCUS) và MÀU SẮC (COLOR).

H) GIÁM SÁT VIỆC ĐIỀU CHỈNH (SUPERVISE THE FOCUS): Mặc dù bạn không cần có mặt trong lúc treo đèn, nhưng bắt buộc bạn phải có trong lúc điều chỉnh. Trong phần này, bạn phải nhằm hướng, điều chỉnh & chú giải mỗi thiết bị, từng cái một.

I) GIÁM SÁT VIỆC CÀI ĐẶT MỨC ĐỘ (SUPERVISE THE LEVEL SETING): Dựng lên hình ảnh ánh sáng tại mỗi thời điểm để làm đầy các tiêu chuẩn thiết kế của bạn. Bạn cũng phải xác lập “đếm số lượng-count" cho tiến trình thay đổi từ “cue” này sang “cue” khác. Cung cấp cho Quản lý sân khấu vị trí điểm bắt đầu (GO point) của kịch bản, chính xác cho từng cue.

J) DIỄN TẬP ÁNH SÁNG (LIGHTING REHEARSALS): Giám sát và tinh chỉnh tất cả các mức độ và chuyển đổi ánh sáng khi cần thiết. Hướng dẫn thợ điện của bạn cách thức “chạy-running” chương trình và cung cấp cho họ tất cả các tư liệu cuối cùng.

Page 4: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

4.03 - QUY HOẠCH THIẾT KẾ

1) QUY HOẠCH THIẾT KẾ TỔNG QUÁT

Thiết kế ánh sáng là một tiến trình gồm hai phần. Đầu tiên là người thiết kế phải tạo ra ánh sáng trong tâm trí của mình. Tiếp theo, họ phải tạo ra nó trong thế giới thực.

Bất kỳ thiết kế ánh sáng nào bắt đầu cũng đòi hỏi người thiết kế phải có một sự hiểu biết về tất cả những gì mà họ chiếu sáng. Không chỉ thiết kế ánh sáng thôi mà phải có thể hình dung chính xác đề xuất thiết kế của mình, họ phải hình dung được nó trong địa điểm hay không gian biểu diễn thực tế. Điều này chỉ xuất phát từ một sự hiểu biết qua kịch bản, thiết kế bối cảnh sân khấu và địa điểm. Tất cả điều này rất là quan trọng!

2) THIẾT KẾ BỐI CẢNH

Thông thường người thiết kế sẽ cung cấp một bản vẽ quy mô và mặt phẳng sàn (floor) của mỗi cảnh (scene). Những bản vẽ này rất hữu ích cho người thiết kế ánh sáng và sẽ hiển thị mỗi cảnh trong cả hai đặc điểm: từ phía trước (mặt tiền-elevation) và từ bên trên, (plan view). Người thiết kế cảnh trí (set) cũng có thể cung cấp một bản vẽ xây dựng mặt cắt và chi tiết. Đôi khi người thiết kế cảnh trí cũng sẽ kiêm luôn việc dự đoán biểu thị của ánh sáng.

Nhiều người thiết kế cảnh trí cũng dựng lên một mô hình 3-D của cảnh này, (xây dựng tỷ lệ và bản vẽ chính xác). Các mô hình này, nó có giá trị như vàng và nên độc quyền bởi người thiết kế ánh sáng bất cứ khi nào có thể. Đây là sự trợ giúp thiết kế tốt nhất về thiết kế ánh sáng sẽ khó kiếm được. Họ có thể bố trí các mô hình trên một bản vẽ của nhà hát và dễ dàng xác định khoảng cách và góc độ cho bất kỳ vị trí ánh sáng nào. Không thể nhận được điều gì tốt hơn so với cái này.

3) ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC (VENUE)

Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan, người thiết kế ánh sáng phải đạt được một sự hiểu biết đầy đủ các địa điểm tổ chức. Đặc biệt là thiết kế ánh sáng phải biết vị trí, khoảng cách và góc độ cho tất cả các vị trí ánh sáng cố định. Nếu không có sự hiểu biết này, người thiết kế ánh sáng tốt nhất cũng chỉ có thể mò "dò dẫm" qua thiết kế của mình. Có thể sẽ làm được điều này, nhưng nếu họ làm điều đó sẽ không phải do quy hoạch.

Các bản vẽ sau đây cho thấy các vị trí ánh sáng phía trước một nhà hát (phia ngoai man) điển hình trong cả hai loại: NGANG và DỌC SECTION. Lưu ý là hai bản vẽ liên quan trực tiếp với nhau như thế nào. Khoảng cách có thể được đo chính xác bằng cách xử dụng một "quy tắc tỷ lệ” có tỷ lệ tương tự như các bản vẽ thông thường. Tại Mỹ và Canada, Tỷ lệ thường được xử dụng cho bản vẽ nhà hát là: 1/8 ", 1/4” và 1/2” = 1,0ft.

Page 5: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

ĐẰNG TRƯỚC NHÀ HÁT – PLAN VIEW

ĐẰNG TRƯỚC NHÀ HÁT – CROSS SECTION

Các bản vẽ trên cho thấy vị trí ánh sáng tiêu chuẩn thấy trong hầu hết phía trước nhà hát (ngoài màn). Chúng bao gồm: VÒM TRẦN (CEILING COVE), RÌA BAN CÔNG (BANCONY RAIL), KHE TƯỜNG (WALL SLOT (BOX BOOM), GÌAN SÀO TRÊN SÂN KHẤU (OVERHEAD STAGE PIPE), CHÂN ĐỨNG (BOOM), ĐÈN SÀN (FLOOR LIGHTING) và ĐÈN CHÂN (FOOTLIGHT).

Người thiết kế ánh sáng luôn luôn phải có bản vẽ địa điểm cho thấy chính xác vị trí và chi tiết của tất cả các vị trí ánh sáng (cả trong khán phòng lẫn trên sân khấu). Bản vẽ địa điểm và các bản vẽ phông cảnh nên được vẽ với tỷ lệ tương tự.. Điều này sẽ cho phép người thiết kế ánh sáng vẽ chồng mộtt thiết lập trên các plan khác, cho thấy các vị trí ánh sáng có quan hệ đến thiết lập. Bản vẽ "tổng hợp" này sẽ hình thành sân khấu đầu tiên trong việc tạo ra “sơ đồ ánh sáng" cuối cùng.

Page 6: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

4.) CÔNG CỤ THIẾT KẾ KHÁC

Hiện nay, đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết kế trên máy tính (CAD) khác nhau để giúp người thiết kế ánh sáng hình dung không gian thực hiện trong 3-D. Chương trình hiện đại cho phép các mô hình chính xác hoàn hảo “quay trong không gian” và xem từ mọi góc độ. Một số chương trình có khả năng dựng ánh sáng và hỗ trợ trực quan tuyệt vời.

Bất kể như thế nào, người thiết kế ánh sáng phải hình dung nhanh chóng một chương trình đặc biệt trên một địa điểm cụ thể. Họ cũng phải có khả năng xác định chính xác khoảng cách và góc độ của bất kỳ vị trí ánh sáng nào. Người thiết kế nào không có những thông tin cơ bản này thì vẫn chưa đủ hành trang để tiến hành bất kỳ thiết kế ánh sáng nào.

4.04 - KHÁI NIỆM THIẾT KẾ

1) KHÁI NIỆM ÁNH SÁNG

Ở một số chi tiết, trước khi thật sự tạo ra “thiết kế ánh sáng”, người thiết kế phải hình thành một khái niệm của ánh sáng. Thông thường, điều này là một báo cáo của người thiết kế, về hy vọng sẽ đạt được với các thiết kế ánh sáng ra sao, và họ hy vọng để đạt được nó như thế nào. Nó có thể được viết ra, hay chỉ bằng lời nói, nhưng khái niệm phải tồn tại, ít nhất trong tâm trí của người thiết kế.

Khái niệm phải cơ bản. Nên nắm bắt những phẩm chất nội tại trong vở kịch, liên quan và mô tả chúng trong giới hạn về ánh sáng. Nếu được phát triển, các khái niệm sẽ giúp người thiết kế tạo ra tất cả các bước của tiến trình thiết kế ánh sáng. Nó được xử dụng liên tục để biện minh cho sự lựa chọn của người thiết kế về: phong cách, phương pháp ánh sáng, định hướng của ánh sáng, xử dụng của cường độ, màu sắc, phân phối và dịch chuyển, vv

Thông thường, các khái niệm có thể khá rõ ràng sau cuộc họp đầu tiên với đạo diễn và các người thiết kế khác. Vào thời điểm khác, khái niệm có thể phát triển chậm đến cả tuần và có thể không rõ ràng cho đến khi người thiết kế có nhiều cơ hội xem buổi diễn tập.

Các khái niệm ánh sáng thường dựa trên những phẩm chất xúc cảm phát triển bởi nhà viết kịch và được chỉ định bởi kịch bản. Khái niệm này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những phân tích kịch bản của đạo diễn và các người thiết kế khác. Mọi người đều phải ở cùng một chỗ và cùng một thời điểm, khi nói đến khái niệm thiết kế.

Khái niệm ánh sáng đôi khi có thể đơn giản như: "cung cấp một cảm giác ấm áp, thoải mái, ánh sáng mặt trời tràn ngập sân khấu, với một ấn tượng mạnh khi di chuyển từ trái sân khấu”.

Thông thường, các khái niệm sẽ ít đơn giản và liên quan đến chương trình nhiều hơn về mức độ cảm xúc hay ẩn dụ. khác nhau. Khi người thiết kế phân tích vở diễn, họ sẽ tìm thấy sự tương phản, các xung đột, sát cánh, ẩn dụ, biểu tượng, mỉa mai, và các ấn tượng khác. Họ liên quan đến những hình ảnh về sinh lý của thiết kế bằng cách nào, đó là một phần quan trọng của tiến trình thiết kế, và thường được định nghĩa như là một phần của khái niệm.

Thí dụ: cách điệu về một cặp vợ chồng đang đối nghịch với nhau và luôn luôn đánh nhau - có thể được xem như là một "trò chơi giữa mèo và chuột”. Vì vậy, người thiết kế sẽ xử dụng màu sắc của mèo và chuột (có thể màu hồng cho một bên và màu xám cho bên kia). Họ có thể cho thấy sự tương phản giữa hai nhân vật bằng độ tương phản của ánh sáng. “Mèo” có thể được chiếu với ánh sáng mạnh, đe dọa, trong khi “chuột” có thể giao cảm được ánh sáng với ánh sáng ấm, mềm. Vì vậy, mọi điều liên quan đến sự lựa chọn về cường độ, hướng, màu sắc và chuyển động của ánh sáng có thể được biện minh bởi ý tưởng này. Ánh sáng tốt có thể và thường không tồn tại, mà không có một khái niệm. Tuy nhiên, người thiết kế ánh sáng cần có thời gian để phát triển một khái niệm tổng thể mạnh mẽ, cuối cùng là trang bị tốt hơn để nhanh chóng quyết định thiết kế, có điều chỉnh và chỉ đạo trọn vẹn cho tất cả các lựa chọn của mình.

Page 7: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

4.05 – TRUYỀN ĐẠT THIẾT KẾ

1.) TRUYỀN ĐẠT

Người thiết kế ánh sáng phải “HÌNH DUNG-VISUALIZE” đề xuất thiết kế của mình trong ba chiều. Hơn nữa, họ phải có những kỹ năng cần thiết để “DIỄN ĐẠT-VERBALIZE” hay mô tả đề xuất thiết kế bằng lời nói và hình ảnh trực quan. Cuối cùng, họ phải có khả năng “DẪN CHỨNG-DOCUMENT” đề xuất thiết kế trên giấy và “HƯỚNG DẪN-DIRECT” thiết kế trong thực tế. Truyền đạt là vấn đề cơ bản trong thiết kế và nghệ thuật của ánh sáng sân khấu dựa trên nghệ thuật truyền thông.

Về mặt kỹ thuật, nó thực sự không quan trọng như người thiết kế truyền đạt ý tưởng thiết kế của mình cho người khác như thế nào, chỉ cần miễn là họ thực hiện một cách rõ ràng và hiệu quả. Với phong cách chuyên nghiệp, quy tắc cứng và tiêu chuẩn của người thiết kế đã có nhều kinh nghiệm trước đây. Đội kỹ thuật chỉ cần sự rõ ràng, súc tích, thông tin chi tiết, để họ có thể làm việc hiệu quả trong thời gian hạn chế. Đây là trách nhiệm của người thiết kế ánh sáng để chắc chắn rằng đội kỹ thuật ánh sáng đã nhận được sự chỉ đạo và các thông tin cần thiết, và chắc chắn rằng tất cả các chi tiết của bản vẽ thiết lập ánh sáng, là hoàn toàn rõ ràng.

Người thiết kế ánh sáng phải phát triển các kỹ năng phát biểu và những kỹ năng khác, cần thiết để mô tả và minh họa các điểm nghệ thuật của thiết kế ánh sáng đã đề xuất của họ. Họ phải có khả năng hình dung ý đồ thiết kế của mình và sau đó truyền đạt rõ ràng cho đạo diễn và người thiết kế khác. Người thiết kế phải có khả năng mô tả phong cách ánh sáng, phong cách sơn vẽ, phong cách kiến trúc, chi tiết và thời điểm, bầu không khí, tâm trạng, cảm xúc và nội tâm. Đôi khi những bức hình từ “Old Masters” vô cùng hữu ích trong việc thảo luận và minh họa phong cách và phẩm chất của ánh sáng.

Kế đó, người thiết kế phải có một sự hiểu biết đầy đủ về tất cả các thành phần, để tạo ra một bản vẽ thô “khái niệm ánh sáng”, thường là để chuẩn bị cho mỗi cảnh. Những phác thảo tóm tắt về từng diễn viên và cung cấp chi tiết ánh sáng quan trọng khác bao gồm: không khí, tâm trạng, thời điểm, và dấu hiệu của bất kỳ nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo nào.

2.) VẼ

Cuối cùng, người thiết kế ánh sáng phải tạo ra một bản vẽ quy hoạch (plan), hiển thị tất cả các thiết bị ánh sáng cần thiết, định vị chính xác về tỷ lệ và sự quan hệ với sân khấu. Đây là PLOT (hay PLAN) ÁNH SÁNG, và nó là bản vẽ mà các thợ điện sân khấu sẽ xử dụng để cài đặt cáp dẫn, jack cắm và màu sắc cho tất cả các thiết bị. Người thiết kế nên rất cẩn thận và tự hào về chất lượng các bản vẽ và văn bản đã tạo ra cho các đội KT ánh sáng. Thông thường, nếu đội kỹ thuật thấy rằng người thiết kế quan tâm đến chương trình, họ cũng sẽ như vậy.

3.) LỊCH TRÌNH

Bất kỳ thông tin nào mà không thể thấy rõ ràng trên plan ánh sáng phải được thể hiện dưới hình thức lịch trình riêng biệt. Hơn nữa, đội kỹ thuật điện sẽ mong đợi lịch trình tóm tắt để biết thêm về thiết bị, hook-up, tiêu điểm, màu sắc và các phụ kiện. Các lịch trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai: thiết lập lẫn bảo trì hàng ngày của chương trình ánh sáng. Hãy tự hào về công việc của bạn.

4.06 - PHẦN (SECTION) ÁNH SÁNG

1.) MẶT CẮT

Mặc dù xử dụng nhiều các plan về cảnh quan khác nhau để thiết kế ánh sáng, chỉ với các bản vẽ mặt cắt này người thiết kế mới có thể hình dung toàn bộ các thiết lập sân khấu, trong 3-chiều.

“Phần-section” thường được vẽ như là một “đường cắt-slice” dọc theo đường trung tâm, từ bức tường phía sau sân khấu đến tường phía sau khán phòng. Nó cho thấy các phần sàn sân khấu, trần nhà, (hay lưới) chỗ ngồi khán giả, thiết lập sân khấu và vị trí tất cả các thiết bị ánh sáng (cả trên sân khấu và

Page 8: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

khán phòng). Thường thì phần này sẽ cho thấy khung cảnh sân khấu tại đường trung tâm cũng như các phần của thiết lập này, bên phải và trái của đường trung tâm. Đây là một phần “tổng hợp”, và thường yêu cầu phông cảnh không được đặt song song với nó trong mối quan hệ với việc bố trí ánh sáng.

Cách khác, các bản vẽ phần bổ sung cho thấy mặt cắt ngang ở bên trái xa sân khấu hay các bức tường bên phải sân khấu và khán phòng. Tất cả các bản vẽ này là vô giá trong việc cho phép người thiết kế hiểu và hình dung toàn bộ các mối liên quan ba chiều giữa khán giả, sân khấu, thiết lập và bố trí ánh sáng.

Chỉ với bản vẽ này, (phần ánh sáng), người thiết kế có thể đo lường chính xác khoảng cách từ bất kỳ thiết bị ánh sáng đặc biệt nào, đến sân khấu. Bản vẽ plan view, không xử dụng một mình nó trong vấn đề này. Luôn luôn chuẩn bị phần mặt cắt ánh sáng trước khi “thiết kế ánh sáng”, nó là một công cụ quan trọng nhất để kiểm tra góc độ ánh sáng, hướng nhìn và góc che (masking). Một mô hình tỷ lệ cũng là vô giá.

Phần ánh sáng thường được chuẩn bị bởi người thiết kế cảnh trí, giám đốc kỹ thuật hay người thiết kế ánh sáng, tuỳ theo tính chất chính xác của chương trình, địa điểm tổ chức, hay công ty thực hiện. Bất kể người nào thực hiện, phải có một người nào đó, trước khi người thiết kế ánh sáng có thể chịu trách nhiệm thực hiện một thiết kế ánh sáng. Hơn nữa phần ánh sáng sẽ hiển thị ra “mặt cắt” chiều cao của tất cả các ống dây dẫn điện và tất cả các đường viền luồng ánh sáng. Những thông tin này rất cần thiết cho đội kỹ thuật sân khấu sẽ điều chỉnh miếng che chắn đèn một cách chính xác như đã được chỉ đạo, để chắc chắn không có sự giao thoa giữa các thiết bị ánh sáng.

Phần này là luôn luôn vẽ theo tỷ lệ, và tỷ lệ này thường tương tự như tỷ lệ mặt bằng nhà hát và các bản vẽ của người thiết kế. Tỷ lệ điển hình là 1/4" = 1'- 0", 1/2 "= 1'- 0", 1:25 và 1:50. Bất cứ phần nào cũng có thể xoay được 90 độ để phù hợp với plan sàn sân khấu.

Mặc dù phần ánh sáng là một bản vẽ thiết yếu cho plan thích hợp của một sơ đồ ánh sáng, nó ít khi tiến triển qua “bản vẽ thi công-working drawing” sân khấu. Khi chiều cao của tất cả các sào ánh sáng, luồng ánh sáng và các yếu tố cảnh quan khác đã được vẽ ra và kiểm tra, thông tin này thường được chuyển đến một LỊCH TRÌNH TREO (HANGING SCHEDULE), để đội kỹ thuật thiết lập xử dụng. Điều này giúp cho đội kỹ thuật không cần tiếp tục mở rộng tỷ lệ hay đo các bản vẽ trong thời điểm thiết lập (set-up) thực tế.

4.07 – SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG (LIGHTING PLOT)

1.) SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG

Thiết kế “vật lý” cho ánh sáng thường được vẽ thành một bản vẽ duy nhất, thường được gọi là SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG, (hay Light Plot). Đây là một bản vẽ theo tỷ lệ của nhà hát và khán phòng, với tất cả các thiết bị ánh sáng được vẽ chính xác ở vị trí yêu cầu của nó. Sơ đồ ánh sáng phải hiển thị tất cả các thông tin cần thiết để cho phép các thợ điện cài đặt tất cả ánh sáng, bao gồm thiết bị, hiệu ứng đặc biệt, máy chiếu và các nguồn thiết thực, vị trí của nó thật chính xác. Trong thế giới của nhà hát chuyên nghiệp: "Nếu nó không nằm trên trang giấy, Nó sẽ không hiện diện trên sân khấu"

Sơ đồ ánh sáng phải vẽ cho rõ ràng để cung cấp những thông tin cụ thể. Thông tin nào không cần thiết thì không cần vẽ ra vì nó chỉ làm rối hơn. Hãy nhớ rằng, bản vẽ này là để truyền đạt thông tin rõ ràng cho người khác, không phải để thể hiện kỹ năng vẽ vời của bạn. Sau đây là những quy ước quốc tế được xử dụng:

SƠ ĐỒ (PLOT) thường là một bản vẽ chiều ngang, với sân khấu chạy tử phải sang trái. Tỷ lệ phổ biến bao gồm 1 /4" = 1’ và 1/2" = 1'. Chọn một tỷ lệ hữu dụng. Hãy thử và xử dụng cùng một tỷ lệ với các bản vẽ kiến trúc nhà hát và thiết kế sân khấu xử dụng. Tỷ lệ không thích hợp có thể dẫn đến một bản vẽ quá lớn để dễ dàng xử lý hay quá nhỏ để hiển thị các thông tin cần thiết và chi tiết thật rõ ràng.

Page 9: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2) SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG CHI TIẾT

A.) Đường viền TƯỜNG NHÀ HÁT & KHÁN PHÒNG - (nét đậm lớn)

B.) Đường viền PHÔNG CẢNH SÂN KHẤU - (Nét chấm chấm nhỏ)

C.) Đường giữa sân khấu - (nét chấm, gạch)

D.) Tất cả các vị trí ánh sáng (sào) - (nét đậm nhỏ) E.) KÝ HIỆU THIẾT BỊ (FIXTURE SYMBOL), vẽ vị trí chính xác (bao gồm a. - h.) -------------------------------------- a.) LOẠI & CÔNG SUẤT (TYPE & WATTAGE) (thể hiện bằng những ký hiệu mẫu tiêu chuẩn) b.) ĐƠN VỊ # (UNIT) (được hiển thị bởi “chữ số” trên ký hiệu thiết bị) c.) MÀU # (COLOR) (bộ lọc MÀU số (# xx) trước ống kính) d.) PHỤ KIỆN (gobos, gobo, đĩa màu, v.v) e.) CIRCUIT # (một “vòng tròn” được gắn vào bởi thợ điện) f.) DIMMER # (tùy chọn) g.) KÊNH # (CHANNEL) (tùy chọn) h.) TIÊU ĐIỂM (FOCUS) (tùy chọn) F.) KEY CHO KÝ HIỆU (Hiển thị từng ký hiệu, với loại thiết bị & công suất) G.) KHUNG ĐẦU ĐỀ (TITLE BLOCK), với: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- a.) TÊN BẢN VẼ: SƠ ĐỒ ÁNH SÁNG d.) TÊN NGƯỜI THIẾT KẾ & (ĐẠO DIỄN) b.) TÊN CHƯƠNG TRÌNH e.) TỶ LỆ của bản vẽ c.) TÊN NHÀ HÁT / ĐỊA ĐIỂM f.) NGÀY của bản vẽ H.) GHI CHÚ hay LỊCH TRÌNH ĐẶC BIỆT

Cung cấp một chỗ ghi chú để “đánh số”, và các chi tiết nếu cần.

4.08 – SỰ CÂU KẾT (HOOK-UP)

1.) SỰ CÂU KẾT

Bằng cách nào đó, tất cả các ký hiệu ánh sáng hiển thị trên sơ đồ ánh sáng phải được kết nối qua mạch điện của nó đến dimmers và sau đó đến các channel (kênh) của bộ điều khiển ánh sáng. Đây chỉ là số thứ tự của channel mà người thiết kế ánh sáng quan tâm cuối cùng. Họ thường sẽ gán hay “nối-patch” từ dimmers cụ thể đến các channel cụ thể, theo một trình tự và sắp xếp hợp lý. Một vài hệ thống cũ đòi hỏi trước hết mạch điện phải cắm vào dimmer qua “bảng-patch”. Trong trường hợp này, có thể gán cho nhiều mạch đến một dimmer. Trong vài hệ thống điều khiển cũ, số thứ tự của dimmer cũng là số channel. Trong các hệ thống mới hơn, mỗi dimmer có thể gán cho bất kỳ channel nào bằng “soft-patch”. Vì vậy, các Hook-up phải thể hiện rõ ràng và hợp lý các mối quan hệ giữa các số mạch, số dimmer và số channel. Một lần nữa, trình tự cắm dây hay patch phải hợp lý và có tổ chức.

HOOK-UP, (hay LỊCH TRÌNH CHANNEL) là một danh sách số thứ tự của tất cả các channel đang xử dụng trong một chương trình cụ thể. Lịch trình này không chỉ có chứa mạch, dimmer và gán channel, nó cũng cho thấy tóm tắt chi tiết của tất cả các thiết bị, được hiển thị trên sơ đồ ánh sáng. Một HOOK-UP điển hình sẽ hiển thị CHANNEL#, DIMMER#, CIRCUIT#, THIẾT BỊ#, và (Loại, Watts, mục tiêu, phụ kiện & bộ lọc màu, cho tất cả các thiết bị). Lịch trình này là vô giá cho người thiết kế ánh sáng và đội kỹ thuật điện.

Thông thường một chương trình quy mô nhỏ có thể yêu cầu 12-24 dimmer, có thể lên đến 24 channel. chương trình quy mô lớn có thể đòi hỏi hơn 500 dimmers có thể gán đến 300 channel điều khiển.

Page 10: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Mặc dù lịch trình này có thể được chuẩn bị bằng vẽ tay, một số chương trình máy tính đang hiện có sẽ giúp người thiết kế khá tốt. “Lightwright", một chương trình soạn thảo của (John McKernon) tạo ra một "hook-up” tương tự như sau:

CHANNEL HOOK-UP DATE: 2005-12-31

PRODUCTION: WAR & PEACE Page 1/x

CH. DIM. CIR POSITION UNIT# TYPE WATTS PURPOSE ACCES. COLOR

1 45

65

45

65

#1 Bridge – 1

#1 Bridge - 17

30 deg.

30 deg.

E.R.

E.R.

1000

1000

AREA 1

AREA 1

Gobo5

Gobo5

R08

R08

2 46

66

46

66

#1 Bridge – 2

#1 Bridge - 18

30 deg.

30 deg.

E.R.

E.R.

1000

1000

AREA 2

AREA 2

Gobo5

Gobo5

R66

R66

3 120

132

120

132

#1 Pipe -1

#1 Pipe -15

6" Fresnel

6" Fresnel

1000

1000

AREA 3

AREA 3

Doors

Doors

R08

R08

4 121

138

121

138

#1 Pipe -7

#1 Pipe -16

6" Fresnel

6" Fresnel

1000

1000

AREA 4

AREA 4

Doors

Doors

R66

R66

5 118 118 #1 Pipe -7 20 deg. E.R. 750 WINDOW-R - R88

6 119 119 #1 Pipe -8 20 deg. E.R. 750 WINDOW-C - R88

7 121 121 #1 Pipe -9 20 deg. E.R. 750 WINDOW-L - R88

4.09 - LỊCH TRÌNH CÔNG CỤ (INSTRUMENT SCHEDULE)

1.) LỊCH TRÌNH CÔNG CỤ

LỊCH TRÌNH CÔNG CỤ là một danh sách chi tiết của tất cả các thiết bị trên sơ đồ ánh sáng, thể hiện vị trí treo Nó cho phép các thợ điện trưởng nhanh chóng xác định tất cả các chi tiết, thiết bị bất kỳ.

Mỗi thiết bị (đơn vị) được đều được gán cho một số thứ tự. Kết quả là, bất kỳ thiết bị nào cũng có thể xác định dễ dàng bằng VỊ TRÍ (POSITION) và ĐƠN VỊ (UNIT) #. Thí dụ: # 1 Bridge-5, #1 Pipe 12, # 1 Boom-8.

Vị trí thường được liệt kê theo thứ tự sau đây:

a.) từ bức màn đến phía sau khán phòng (trên cao) (1cove, 2cove)

b.) từ bức màn đến phía sau sân khấu (trên cao) (1pipe, 2pipe, v.v)

c.) Chân boom (đứng hay treo)

d.) Vị trí sàn sân khấu

e.) Thiết bị hiệu ứng đặc biệt và thiết bị

Lịch trình công cụ thường được đánh số theo thứ tự sau đây;

a.) từ trái đến phải sân khấu (sào trên cao)

b.) từ trên xuống dưới (chân boom)

Page 11: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

c.) từ dưới đến trên sân khấu

Lịch trình công cụ chứa tất cả các thông tin, hiển thị trên HOOK-UP, trừ trường hợp các cột chỉ đơn giản là theo một thứ tự khác nhau. Lịch trình này thường cho thấy các thông tin sau đây:

CHANNEL HOOK-UP DATE: 2005-12-31

PRODUCTION: WAR & PEACE Page 1/x

POSITION UNIT# TYPE WATTS CH DIM.

CIR PURPOSE ACCES. COLOR

#1 Pipe -1 6" Fresnel 1000 71 135 128 AREA 1 Doors R08

#1 Pipe -2 6" Fresnel 1000 37 136 127 AREA 2 Doors R08

#1 Pipe -3 6" Fresnel 1000 45 137 126 AREA 3 Doors R08

#1 Pipe -4 6" E.R.20deg. 750 56 138 125 WINDOW R Gobo5 NC

#1 Pipe -5 6" E.R.20deg. 750 35 151 124 WINDOW C Gobo5 NC

#1 Pipe -6 6" E.R.20deg. 750 44 152 123 WINDOW L Gobo5 NC

#1 Pipe -7 6" Fresnel 1000 65 135 122 AREA 1 Doors R66

#1 Pipe -8 6" Fresnel 1000 46 136 121 AREA 2 Doors R66

#1 Pipe -9 6" Fresnel 1000 12 137 120 AREA 3 Doors R66

4.10 - BẢNG (SHEET) MAGIC

1.) BẢNG MAGIC

Mặc dù LỊCH TRÌNH CÔNG CỤ và HOOK-UP được xử dụng khá nhiểu, chúng được tạo ra chủ yếu chỉ để cho đội kỹ thuật kết nối chính xác tất cả các thiết bị. Ánh sáng sân khấu là một nghệ thuật cho thị giác và như vậy, người thiết kế ánh sáng phải tìm một cách để suy nghĩ trực quan hơn.

Có lẽ chỉ mới 25 năm trước đây, trong tiến trình, người thiết kế lưu giữ tất cả các số lượng thành phần “trực quan" của mình, với HOOK-UP. Lịch trình này thường chỉ là một danh sách dài những con số chi tiết về thiết bị, focus và màu sắc. Nó không thể nào cho thấy trực quan của những gì kết nối với mỗi channel. Thường thì người thiết kế có thể hình dung nhanh, “một wash xanh từ trái sân khấu”, nhưng sẽ mất 5 phút để tìm ra số thứ tự của channel, đặc biệt là nếu họ làm việc với hàng trăm channel. Không cần phải nói, tiến trình này có thể sẽ rất chậm trong thời điểm focus và cài đặt mức độ.

Một trong những năm gần đây, tiến trình thay đổi và BẢNG MAGIC ra đời. Khái niệm rất đơn giản nên đáng ngạc nhiên rằng nó đã không được phát triển trước từ lâu. Là một học viên cũ của Tom Skeleton, tôi đã học được những khái niệm từ ông ấy ở New York khoảng 1970, và đã xử dụng nó từ đó. Tôi tin cậy Tom và phát triển khái niệm, mặc dù những người khác cũng có thể không tin cậy một phương tiện tương tự như giới thiệu trực quan cho sơ đồ ánh sáng của họ.

Bảng magic thường là một tờ giấy (khoảng 8,5 "x 14") được chia thành 15 ô vuông (3 x 5). Nhiều ô vuông hơn (hay giấy) có thể cần cho một chương trình rất lớn. Mỗi ô vuông đại diện cho một nhóm hình ảnh của thiết bị. Điều này cho phép người thiết kế xác định vị trí các khu vực diễn xuất, ánh sáng phía trước, ánh sáng bên, ánh sáng hậu, v.v, rất nhanh chóng. Số channel được chỉ thị trong một vòng tròn. Số

Page 12: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

của mũi tên chỉ ra số lượng thiết bị và hướng của ánh sáng. Thường thì phải vẽ một bức tranh nhỏ về phông cảnh, để hiển thị focus chính xác của mỗi channel. Một phần BẢNG MAGIC như sau:

=========================================================

| ACTING AREAS | ACTING AREAS | SIDE LIGHTS |

| (LIGHT AMBER #08) | (LIGHT BLUE #66) | (LIGHT PINK #44) |

| | | |

| ^ ^ ^ | ^ ^ ^ | |

| (4) (5) (6) US | (10) (11) (12) DS | (15)->> US <<-(16) |

| R C L | R C L | |

| ^ ^ ^ | ^ ^ ^ | |

| (1) (2) (3) DS | (7) (8) (9) DS | (13) -> DS <-(14) |

|--------------------------------|----------------------------------|-----------------------------|

| BACK LIGHTING | CYCLORAMA | SPECIALS |

| (DARK BLUE #80) | | UR UC UL |

| | (21) RED Top | ^ ^ ^ |

| v(17)v | (22) GREEN " | (27) (28) (29) |

| v(18)v | (23) BLUE " | |

| v(19)v | (24) RED Bottom | DR DC DL |

| v(20)v | (25) BLUE " | ^ ^ ^ |

| | (26) GREEN " | (30) (31) (32) |

=========================================================

4.11 - PHẦN FOCUS

1.) PHẦN FOCUS (ĐIỀU CHỈNH)

Người thiết kế ánh sáng có thể, phân tích, thảo luận, vẽ, quy hoạch và dự thảo vài ngày hay vài tuần để tạo ra sơ đồ ánh sáng, và các lịch trình có liên quan. Đó là trong thời gian focus. Tuy nhiên, người thiết kế ánh sáng sẽ thấy lần đầu nếu anh ta lựa chọn thiết bị phù hợp và vị trí lắp đặt thích hợp để đạt mục tiêu của mình.

Trong suốt thời gian focus, người thiết kế ánh sáng và đội kỹ thuật ánh sáng sẽ làm việc trong một nhà hát tối. Thông thường, một thợ điện sẽ vận hành bộ điều khiển ánh sáng, từ sân khấu hay từ phòng điều khiển. Người thiết kế thường sẽ đứng trên sân khấu và yêu cầu số channel, muốn nó khởi động. Tiếp theo, một thành viên đội kỹ thuật gần thiết bị nghe chỉ đạo bởi người thiết kế để nhắm hướng (focus) thiết bị thích hợp. Các thiết bị phải xoay dọc và ngang được, sau đó được “khóa” chắc bằng cờ lê. Kế tiếp là thực hiện điều chỉnh luồng sáng (kích thước, cạnh, phân phối, shutter và các gobo). Cuối cùng, gắn các bộ lọc màu thích hợp (và vật liệu phổ biến). Tiến trình này phải được lặp đi lặp lại cho từng thiết bị trong sơ đồ ánh sáng và có thể mất 1-5 phút cho mỗi thiết bị.

Thiết bị ánh sáng trong khán phòng có thể tới được bằng các bục gỗ cố định. Các thiết bị khác có thể xử dụng thang. Thiết bị trên sân khấu thường điều chỉnh từ một thang “khung-A-frame” hay thang có người giữ.

Trong khi focus, người thiết kế nói chung sẽ có một cảm giác về việc thiết kế ánh sáng của mình sẽ "hoạt động" hay không. Đặc biệt hơn, nếu người thiết kế không thực hiện quy hoạch thích hợp, họ có thể thấy thiết kế của họ có thể không hoạt động. Vì lý do này, khi focus thường khá căng thẳng. Người thiết kế thường sẽ đòi hỏi toàn bộ đội kỹ thuật ánh sáng thật tập trung để họ có thể làm việc hiệu quả nhất. Trong

Page 13: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

tình huống chuyên nghiệp, nhà sản xuất có thể yêu cầu ánh sáng phải focus xong trong 4-12 giờ (thường là trong 4 ca 4 giờ), tùy thuộc vào số lượng thiết bị, khả năng tiếp cận của họ, số lượng và tay nghề của đội kỹ thuật ánh sáng. Một thành viên đội kỹ thuật thông thường sẽ điều chỉnh trung bình 12-60 thiết bị mỗi giờ. Thường thì người thiết kế có thể gọi nhiều thợ điện điều chỉnh cùng lúc và không phải là bất thường khi xem một sơ đồ “rock and roll” 400 thiết bị, focus trong 4 giờ, với một đội kỹ thuật ánh sáng có kinh nghiệm.

Trách nhiệm chủ yếu của người thiết kế ánh sáng là phải chắc chắn rằng tất cả các thiết bị thấy trên sơ đồ ánh sáng có thể focus xong trong thời gian quy định. Người thiết kế sẽ bị cho là vô trách nhiệm khi treo lắp thiết bị không nhanh chóng và an toàn trong khi focus. Người thiết kế phải có khả năng ước tính thời gian focus thực tế theo yêu cầu của mình và sự phức tạp của sơ đồ ánh sáng phải chứng tỏ được điều này liên quan đến số lượng và khả năng tiếp cận với thiết bị

Trong thời điểm focus, người thiết kế ánh sáng (hay trợ lý LD) sẽ chứng minh mục đích của mỗi thiết bị, rất cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của thiết kế hay cho sự thay đổi sắp tới của chương trình.

4.12 - PHẦN MỨC ĐỘ (LEVEL SESSION)

1.) PHẦN MỨC ĐỘ

Một khi tất cả các thiết bị ánh sáng đã được gán đến các dimmers, và đã focus riêng từng cái, đó là thời điểm để người thiết kế để xây dựng “hình ảnh” ánh sáng. Đây là phần MỨC ĐỘ hay thiết lập CUE.

Thông thường người thiết kế ánh sáng có thể chỉ 4-8 giờ để thiết lập tất cả các “CUE” ánh sáng cho một chương trình, và đưa vào bộ nhớ hệ thống. Có thể chỉ có 12 cue hay 200 cue cho một chương trình lớn. Người thiết kế ánh sáng, thông thường sẽ phụ trách phần này. Đạo diễn, quản lý sân khấu và người thiết kế khác thường cũng có mặt. Thông thường bộ phận này sẽ tập hợp quanh bàn chương trình trong góc tối khán phòng, như con bướm đêm bay quanh ánh sáng.

Người thiết kế ánh sáng sẽ làm việc thông qua việc hiển thị theo thứ tự, từ ánh sáng đầu tiên chiếu xuống, đến ánh sáng cuối cùng chiếu lên. Họ sẽ xây dựng từng góc nhìn ánh sáng, từng channel một và sau đó khi hoàn tất, sẽ đợi sự chấp thuận của đạo diễn và người thiết kế khác. Sau khi tìm được phê duyệt, ghi trên một bảng “cue" hay ghi lại trong "bộ nhớ", bởi thợ điện trưởng. Nói chung tất cả các thay đổi về ánh sáng sẽ tạo ra một SỐ (NUMBER) CUE, (thường là theo thứ tự-sequence) và THỜI GIAN để nó có thể một chỗ trong kịch bản của đạo diễn sân khấu.

Người thiết kế ánh sáng thường bị áp lực rất lớn để chứng minh cho những người khác (và mình) rằng họ có thể tạo ra ánh sáng thích hợp và tự tin vào nó. Thông thường các thiết lập sân khấu sẽ không hoàn tất ngay. Đạo cụ, đồ nội thất, màn cửa, thảm có thể bị thiếu, các thiết lập hay sàn nhà có thể không được sơn đầy đủ và sẽ thiếu hụt một số diễn viên. Bất kỳ yếu tố thiếu hụt nào cũng có thể làm công việc của người thiết kế ánh sáng thêm phần khó khăn, nếu họ, đạo diễn hay các người thiết kế khác có thể không hình dung được kết quả cuối cùng khi thiết lập xong và các diễn viên vào đúng chỗ. Vì lý do này, tốt nhất là đòi hỏi bất cứ khi nào có thể là Phần Mức độ không diễn ra, cho đến khi xong hoàn toàn việc thiết lập, sơn và mặc y trang.

Người thiết kế này đã kinh nghiệm từ nhiều năm trước rằng sẽ lãng phí thời gian cố gắng vô nghĩa để tinh chỉnh một scene ánh sáng, mà chưa hoàn thành xong thiết lập và các diễn viên trên sân khấu có mặt đầy đủ. Ánh sáng PHẢI được nhìn thấy trong bối cảnh với sự yên tâm là đã hoàn toàn hiểu thấu và đánh giá cao chương trình. Tôi đã mệt mỏi với nhiều chương trình, vẽ ra cường độ sáng của một bức tường màu trắng cho có một mức độ thấp nhất, nhưng rồi cũng vẽ nó lại sau vai ngày vì giấy tường cuối cùng cũng đã đến.

Mặc dù các diễn viên ít khi hiện diện trong phần này, một “walker” rất có giá trị, họ thường mặc quần áo có tông màu trang phục điển hình. Walker, sẽ di chuyển theo chỉ dẫn, xuyên qua sự che lấp của các diễn viên, cho phép các đạo diễn và người thiết kế kiểm tra mức độ ánh sáng trên “khuôn mặt", bất cứ

Page 14: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

nơi nào trên sân khấu. Nói chung người thiết kế ánh sáng phải làm việc một cách nhanh và với sự tự tin. Mặc dù họ không nên vội vàng chờ đạo diễn phê duyệt của một scene ánh sáng cụ thể, họ nên làm điều tốt nhất của mình là tích cực, nhắc nhở nếu ông ta đang nhìn ngoài bối cảnh, và mô tả bất kỳ giải pháp có thể để có bất kỳ mối quan tâm nào.

4.13 - BẢNG CUE

1.) BẢNG CUE ÁNH SÁNG

Trong phần mức độ, mỗi scene ánh sáng được xây dựng cẩn thận, dimmer từng chút một. Nó có thể mất thời gian từ một phút đến hơn một giờ để cân bằng toàn bộ mỗi “cue” hay scene. bắt buộc rằng thông tin này đã chứng minh cho một số lý do. BẢNG CUE là dẫn chứng bằng văn bản của mỗi cue ánh sáng. Thông thường nó bao gồm nhiều cột cho mỗi số đimmer (hay channel), trên đầu trang. Từng Cue cho ra một CON SỐ và THỜI GIAN, và sau đó các thông tin mức độ rõ ràng bằng văn bản, bên dưới là những số channel tương ứng. Một khu vực cần được trang bị cho sự VẬN HÀNH (OPERATION).

Bảng CUE cần thiết vì hai lý do. Đầu tiên, nếu bộ điều khiển ánh sáng là một hệ thống bằng tay (không có bộ nhớ điện tử), nó chỉ là dữ liệu của ánh sáng. Thứ hai, ngay cả khi bộ điều khiển ánh sáng có bộ nhớ điện tử, cũng nên giữ lại dữ liệu của mỗi cue ánh sáng vì lý do là để sao lưu và độ an toàn. Hãy nhớ rằng, người thiết kế dành thời gian khá lớn để cân bằng ánh sáng cho đạo diễn và phê duyệt riêng của mình. Sẽ hoàn toàn vô trách nhiệm nếu không có dữ liệu của phần này, bởi vì đối với bất kỳ lý do nào, bộ điều khiển hệ thống ánh sáng, “mất bộ nhớ”. Sẽ mất nhiều thời gian để viết lại bảng Cue bằng tay, đặc biệt là đối với một chương trình với hơn 100 channel. Thường thì nhiệm vụ làm văn bản Cue Sheets có thể giao cho trợ lý thiết kế ánh sáng (như một hình thức sám hối).

Gần đây, bộ điều khiển có máy tính hỗ trợ đã trở thành phổ biến rộng rãi và hiện nay được coi là chuẩn mực. Hầu hết các hệ thống cũng đi kèm với một máy in. Điều này có nghĩa là mỗi cue giờ đây có thể được ghi và in lại cùng một lúc, do đó luôn luôn duy trì một “hardcopy” của mỗi cue.

Trong buổi diễn tập ánh sáng tiếp theo, người thiết kế có thể yêu cầu bản in của tất cả các cue, sau một buổi diễn tập cụ thể, một lần nữa cho các mục đích sao lưu và an toàn, nếu bộ điều khiển ánh sáng “treo”, nó có thể cần thiết để tự làm lại tất cả các cue và mức độ thông tin, vào một hệ thống mới. Điều này có thể là một tiến trình tẻ nhạt, nhưng ít nhất nó có thể làm được nếu có ghi chép hardcopy. Nếu không có nó, tất cả các thời giờ trải qua tại phần cue ánh sáng, và buổi diễn tập tiếp theo, đã bị lãng phí.

Một bản in cuối cùng sẽ được thực hiện ngay trước khi mở màn (hay khi thiết kế chắc chắn rằng không còn thay đổi nào nữa). Các bản in cuối cùng nên được giữ lại bởi nhà sản xuất (nhà hát) và người thiết kế, trong thời điểm chạy chương trình. Nếu chương trình có hình thức chuyển nhượng, tour lưu diễn, bản in Cue Sheet sẽ được xử dụng làm cơ sở để tái tạo lại chương trình ánh sáng.

2) BẢNG CUE TIÊU BIỂU

Channel 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Q17 T5 80 75 80 45 75 00 45 45 00 60 60 80 30 20 65

Q18 T8 0v 75 75 80 50^ 50^ 45 45 45^ 60 30v 60v 30 20 65

Page 15: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

PHẦN 5 - Thiết bị ánh sáng sân khấu

5.01 Các loại đèn tổng quát

5.02 Plano convex

5.03 Ellipsoidale

5.04 Fresnel

5.05 Par64

5.06 Par Pin Spot

5.07 Beam projector

5.08 Followspot

5.09 Floodlight

5.10 Striplights

5.11 Máy chiếu

5.12 Thiết bị tự động

5.13 Tóm tắt các loại

5.01 - CÁC LOẠI ĐÈN TỔNG QUÁT

1.) ĐÈN

ĐÈN SÂN KHẤU được gọi là “fixture”, “instrument” hay “unit” ở Bắc Mỹ, cũng như là “light fitting” hay “lantern” ở Anh và là “luminaire” (chữ 'e' câm), bởi các kỹ sư và cộng đồng kiến trúc trên các vùng khác của thế giới. Tất cả các thuật ngữ đều có một điểm chung. Tất cả đều đề cập đến một thiết bị ánh sáng hoàn toàn “đóng gói-package” - bao gồm một vỏ bao, đèn (bóng đèn), jack cắm, chóa phản chiếu, dây điện, jack kết nối và đôi khi thêm ống kính, gá treo và khung màu.

2) CÁC LOẠI CƠ BẢN

Đèn ánh sáng được thiết kế cho sân khấu, các ứng dụng ánh sáng truyền hình và phim ảnh rơi vào hai (2) loại chính, SPOTLIGHT và FLOODLIGHT. Một loại chuyên ngành thứ ba bao gồm MÁY CHIẾU và các hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Thiết bị ánh sáng thường được thiết kế để có thể gắn kết với các ống tube trên cao, với ống thẳng đứng hay chân đứng trên sàn. Trong khía cạnh này, tất cả các thiết bị kết hợp vừa bằng móc vừa kẹp và thường là một móc hình chữ C ('C'clamp). Móc và kẹp cho phép các thiết bị xoay, nghiêng hay xoay hướng đến các vị trí bất kỳ và sau đó khóa cố định một cách an toàn. Tất cả các loại đèn được trang bị với các clip khung màu để gắn vừa một “khung màu -color frame” bằng kim loại (hay bìa cứng) hình vuông. Các clip khung màu thường gắn vừa các phụ kiện khác bao gồm, barn door, top hat, donut và đĩa màu.

Thiết bị ánh sáng sân khấu có công suất từ 300 watt đến trên 10.000 watt. Thiết bị thường dùng cho phim ảnh, sân khấu và truyền hình có công suất là 300, 500, 575, 600, 750, 1000, 1200, 1500, 2000, 5000, và 10.000 watt. Công suất phụ thuộc vào lượng ánh sáng hữu dụng ở một khoảng cách và đặc điểm cụ thể của bản thân thiết bị. Khỏi nói, công suất lớn hơn, thì các thiết bị sẽ lớn hơn. Thí dụ trong lĩnh vực ánh sáng trưng bày, thiết bị miniature có thể nằm trong khoảng 50-300 watts. Thiết bị xử dụng cho ánh sáng sân khấu thường từ 500 đến 2000 watt, và ánh sáng truyền hình và phim ảnh thường xuyên xử dụng thiết bị khoảng 1000 đến 10.000 watt (hay lớn hơn).

Page 16: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

3.) BÓNG ĐÈN (LAMP)

Hầu hết các thiết bị ánh sáng sân khấu hiện đại vẫn còn xử dụng đèn đốt tim (hay dây tóc), có nhu cầu trang bị nguồn “có thể dim được-dimmable”. Cụ thể là đèn halogen tungsten được dùng gần như dành riêng cho các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Đây là loại đèn có một chu kỳ “tự làm sạch”, dây tungsten thường làm đen bầu thủy tinh bên ngoài rồi quay trở lại bám vào tim đèn, vì vậy ánh sáng ra tốt xấu tùy thuộc vào tuổi thọ của đèn.

Đèn ánh sáng sân khấu có hai loại điện áp, 120, hay 240 volt sản xuất bởi khoảng 12 nhà sản xuất lớn, trên toàn thế giới. Đèn đốt tim phần lớn không hiệu quả, xử dụng hầu hết năng lượng để sản xuất ra nhiệt, không phải là ánh sáng. Nguồn đèn hiệu quả hơn đang dần dần được giới thiệu lên ánh sáng sân khấu, xử dụng sự phóng điện và công nghệ khác, tuy nhiên các nguồn này có khuyết điểm về dimmer và vấn đề dội sáng.

HID và đèn huỳnh quang, mặc dù hiếm khi xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng sân khấu, hiện nay thường dùng cho ánh sáng phim và truyền hình. Các nguồn này hiệu quả hơn so với bóng đèn đốt tim và cho ra “lumen trên mỗi watt” cao hơn nhiều. Việc xử dụng ĐÈN ARC và HID cho ánh sáng sân khấu cũng đang dần phát triển. Đèn tự động mới trong tương lai sẽ xử dụng các nguồn phức tạp mới và sẽ có khả năng sản xuất bất kỳ màu sắc hay mô hình nào, theo yêu cầu (dựa trên phần mềm). Nhiều thiết bị ánh sáng tự động ngày nay xử dụng đèn hồ quang có khả năng dimmer tuyệt bằng công nghệ cơ khí. (Hầu hết các thiết bị này vẫn còn khá ồn do yêu cầu quạt hút để làm mát bóng đèn).

4) ĐÈN SPOTLIGHT

Đèn Spotlight gồm PLANO CONVEX, ELLIPSOIDAL REFLECTOR và FOLLOWSPOT. Những thiết bị này được xử dụng để cho ra một luồng sáng hẹp và kiểm soát định vị ánh sáng, đến sân khấu. Tất cả thiết bị Spotlight đều có một hay nhiều kính và nói chung là có luồng sáng góc khoảng 5 đến 70 độ.

Người thiết kế xử dụng thiết bị Spotlight cho các ứng dụng ánh sáng KHU VỰC và WASH, khoảng cách 15-150 ft. Người thiết kế thường đưa ra nhiều luồng ánh sáng "xếp khít" những khoảng tròn , trên mỗi khu vực diễn xuất, rộng khoảng 8 'đến 20' (tùy thuộc về việc áp dụng). Một khu vực diễn xuất duy nhất sẽ thường bao gồm 1 đến 6 thiết bị, phía trước, sau, cạnh bên hay dưới.

5.) ĐÈN FLOODLIGHT

Đèn Floodlight gồm, SCOOP, BOX FLOODLIGHT và STRIPLIGHTS. Những thiết bị này cho ra một ánh sáng phân phối RỘNG trên một diện tích lớn và chủ yếu được xử dụng trên phông nền ánh sáng và phong cảnh ở khoảng cách gần 3-25 feet. Hầu như tất cả các thiết bị floodlight đều không có ống kính. Các trường hợp ngoại lệ đèn flood PAR / R bóng đèn có góc tỏa rộng. Đèn floodlight thường có luồng sáng tỏa 70-150 độ.

5.02 – SPOTLIGHT PLANO CONVEX (PC)

1) MÔ TẢ

Đèn Spotlight PLANO CONVEX (PHẲNG LỒI) (hay PC) là dạng thức đầu tiên của Spotlight nhà hát, xử dụng một kính lúp. Nó gồm hộp bao đơn giản chứa một bóng đèn và chóa phản chiếu đằng sau kính lúp phẳng-lồi. Thiết bị hiện đại từ 300 đến 2000 watts. Đường kính kính lúp là 5 ", 6" và 8 " luồng sáng tỏa từ khoảng 10 đến 65 độ trong một thiết bị.

Ban đầu được phát triển để làm nguồn “ánh đèn sân khấu-limelight” khoảng năm 1870, thiết bị này đã được gắn bóng đốt tim vào đầu thập niên 1890. Các thiết bị có thấu kính phẳng-lồi dần được thay đổi bắt đầu từ năm 1930, với sự phát triển của thiết bị chóa phản chiếu hình elip (ER). Đèn

Page 17: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

"ER" không chỉ cung cấp một luồng sáng có cạnh "cứng", như các thiết bị PC, nhưng nó cũng còn cho phép chiếu qua khung cửa chớp, một iris (màng trập thay đổi đường kính), hay một mô hình khắc kim loại (Gobo). Các thiết bị phẳng-lồi vẫn còn cho tới nay bởi một số nhà sản xuất. Nó thực hiện và hoạt động rất đơn giản.

Thiết bị này cung cấp một mô hình hình chùm tròn có cạnh viền bên ngoài "cứng". Thật đáng tiếc, khu vực ánh sáng của nó, (sự phân phối ánh sáng trên luồng sáng) thường khá đồng đều. Hơn nữa, quang sai trong các dạng thức hiệu ứng cầu vồng, thường thấy ở các cạnh của luồng sáng.

Đèn và chóa được gắn liền với nhau, có thể dịch chuyển về phía trước hay phía sau, tương quan với kính lúp. Khi nó dịch chuyển gần kính, luồng sáng mở rộng kích thước. Khi nó di chuyển ra xa kính, luồng sáng trở nên hẹp hơn.

2.) ỨNG DỤNG

Đèn Spotlight ER rất hữu ích trong việc cung cấp ánh sáng cho KHU VỰC DIỄN XUẤT và ánh sáng cục bộ đến các khu vực cụ thể của sân khấu. Nó không có bộ kiểm soát luồng sáng (màn trập, iris, barndoors).

3.) CÁC LOẠI

Đèn Spotlight ER thường có ở khắp mọi nơi trên thế giới - ngoại trừ ở Bắc Mỹ. Mặc dù đèn Spotlight xử dụng linh hoạt hầu như ở khắp mọi nơi khác trên thế giới, chưa bao giờ được ưa chuộng ở Canada hay Mỹ. Giá tiến giữa đèn có chóa hình elip (ER) và Fresnel Spotlight PC vẫn còn rất quan trọng, hữu ích và hiệu quả cho nhiều ứng dụng ánh sáng. Strand Lighting, Selecon, ADB và những hãng khác vẫn còn sản xuất một số mô hình khác nhau cho thị trường ngoài Bắc Mỹ.

LOẠI LUỒNG SÀNG WATTAGE MÔ TẢ

================================================================

Plano-Convex 10-65 độ 300-2000 luồng TRÒN, cạnh CỨNG

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BAO GỒM: - (a) dây điện.

TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc, (c) khung màu, (d) jack cắm điện, (e) cable an toàn.

5.03 – SPOTLIGHT CHÓA HÌNH ELIP (ELLIPSOIDAL REFLECTOR)

1) MÔ TẢ

Đèn Spotlight có chóa hình elip, (đôi khi được gọi là LEKO hay LEKOLITE) là một thiết bị phổ biến cho nhiều ứng dụng ánh sáng sân khấu. "ER" vì nó đôi khi được cho là có giá trị từ nhiều hãng sản xuất khác nhau và có một số kích cỡ và luồng sáng tỏa khác nhau.

Các thiết bị elip lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1933 bởi Joseph Levy và Edward Kook, người sáng lập của Century Lighting, lấy một nửa tên của họ cho phát minh mới, “Lekolite” hay “Leko”. Trong cùng thời điểm đó, Kliegl Brothers giới thiệu thiết bị EF của họ được gọi là 'Klieglight'. Mặc dù ER bây giờ thường được gọi là 'Lekos', tên này nay thuộc sở hữu bởi Strand Lighting và chính xác là chỉ đề cập đến các sản phẩm chóa hình elip của họ.

Page 18: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2.) ỨNG DỤNG

Spotlight ER cho ra một luồng sáng hẹp, định hướng với một cạnh viền cứng. Nó có thể tạo ra một focus mạnh bằng màn trập kim loại, iris hay gobo. Khả năng chiếu được mẫu khắc kim loại (template hay Gobo), làm cho thiết bị này đặc biệt hữu ích cho người thiết kế ánh sáng sân khấu.

Tất cả đèn ER cũng cho phép điều chỉnh focus bằng cách dịch chuyển kính lúp về phía trước hay ngược lại. Điều này làm cho có thể điều chỉnh cạnh viền luồng sáng ra khác nhau, từ rất sắc nét đến rất mềm. Một số đèn ER không cho phép làm mềm các viền của luồng sáng để pha trộn thích hợp và đôi khi các cạnh có thể cần phải làm mềm ra bằng cách xử dụng vật liệu phổ biến.

Thiết bị ER có một (1) kính lúp hay nhiều hơn, đường kính thường là 4 ,5, 6, 8, 10 hay 12 " Hầu hết thiết bị ER đặc biệt đều có các thành phần kết cấu lớn hơn., có đến hai kính lúp. Nói chung, nếu yêu cầu luồng sáng tỏa hẹp (tính bằng độ), thiết bị sẽ nặng hơn, do đường chạy kính dài và đường kính lớn hơn.

Một số hãng sản xuất (Mỹ) gọi tên một thiết bị bằng cách lấy đường kính của kính lúp và chiều dài tiêu cự. Thí dụ một “6 x 9” (phát âm là "6 by 9"), là một thiết bị có “đường kính của kính lúp là 6” và chiều dài tiêu cự là 9” Điều này không cho người thiết kế góc độ luồng sáng của thiết bị là bao nhiêu. Hầu hết các hãng sản xuất ánh sáng hiện đại bây giờ gọi đặc điểm luồng sáng của thiết bị đơn giản là bằng độ (degree). Góc độ tỏa gần đúng của chóa phản chiếu thiết bị ER điển hình như sau: ( bằng độ) 4.5 x 9 = 50, 6 x 9 = 40, 6 x 12 = 30, 6 x 16 = 25, 6 x 22 = 15, 8 x 13 = 12, 10 x 23 = 9.

3.) LOẠI

Đèn Spotlight ER hiện đại có luồng sáng tỏa từ 5 đến 50 độ và có công suất (wattages) từ 500 - 2000 watt.

Nó có cả hai model: độ dài tiêu cự cố định và độ dài tiêu cự thay đổi (zoom). Độ dài tiêu cự tiêu chuẩn gồm: 5, 10, 20, 30, 40, 50 độ, và ở giữa những số này. Nói chung, các thiết bị có độ dài tiêu cự điều chỉnh được kém hiệu quả hơn, nặng hơn và đắt tiền hơn so với các đối tác có độ dài tiêu cự cố định. Một số ER có “zoom” hiện đại, tuy nhiên nó không làm việc tốt và sự lựa chọn thực sự có thể là các thiết bị có độ dài tương đương tiêu cự cố định.

Đèn ER ZOOM với độ dài tiêu cự điều chỉnh đã có từ năm 1970. Một thiết bị điển hình có thể cung cấp góc độ tỏa là 12-35 độ hay 25-50 độ. Không có thiết bị zoom duy nhất nào có thể cung cấp một phạm vi zoom rộng cả, nghĩa là từ 10-50 độ. LOẠI GÓC LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Elip 50-50 (cố định) 500-2000 luồng TRÒN cạnh HARD, Cố định f.l. với màng trập & khe cắm Gobo Luồng hay hình ảnh có thể làm mềm -------------------------------------------------- ------------------- Elip 15-35 (zoom) 500-2000 luồngTRÒN cạnh HARD, Zoom (typ.) 25-50 (zoom) với màng trập & khe cắm Gobo Luồng hay hình ảnh có thể làm mềm. -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện, (b) bốn màn trập, (c) khe cắm Gobo, (d) có thể tháo rời kính. TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) jack nối điện, (e) cable an toàn, (f) khe gobo, (g) iris, (h) lưới an toàn cho kính, (i) các phụ kiện đặc biệt bao gồm Gobo xoay và đĩa màu.

Page 19: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

5.04 – SPOTLIGHT FRESNEL

1) MÔ TẢ

Các SPOTLIGHT FRESNEL, (phát âm: 'Fren-el') cung cấp luồng sáng tỏa điều chỉnh được, từ SPOT sang FLOOD (khoảng 15-70 °) tất cả đều nằm trong một thiết bị. Thiết bị này tạo ra một luồng sáng định hướng với (chỉ) một cạnh viền rất mềm. Fresnels được xử dụng như một phương tiện hiệu quả để cung cấp ánh sáng cho KHU VỰC DIỄN XUẤT hay WASH COLOR.

Tất cả các Spotlight Fresnel đều dùng một kính Fresnel duy nhất, việc suy luận, tìm tòi đã cho ra nó là tên của nhà vật lý người Pháp Augustin Fresnel, (1788-1827). Một kính Fresnel chỉ đơn giản là một dạng thức của một thấu kính phẳng-lồi, với một số phần nhất định của kính bị loại bỏ, với những “bước-step” song song đồng tâm. Kết quả ra một thấu kính mỏng hơn, nhẹ hơn và hiệu quả hơn các thấu kính của loại tương đương là PC (phẳng-lồi).

Nếu so sánh, Fresnels ít tốn kém hơn so với thiết bị ER, tuy nhiên, nó không có khả năng chiếu hình hay cho ra một luồng sáng có cạnh viền sắc nét, như thiết bị chóa elip. Fresnels rất giống về kích cỡ và hình thành với các đối tác của nó, đèn Spotlight phẳng-lồi (PC), sự khác biệt duy nhất đáng kể là một loại dùng kính Fresnel, loại kia dùng kính PC.

Kính Fresnel rất dễ nhận ra vì trên bề mặt của nó có nhiều vòng tròn đồng tâm. Ngoài ra, hầu hết các kính Fresnel đều có những đôm khắc trên mặt sau, để làm mềm thêm luồng sáng. Thiết bị công suất cao hơn, sẽ có trọng lượng nặng hơn, do vỏ bao bọc và đường kính thấu kính cần chịu được nhiệt gia tăng phát ra bởi bóng đèn.

2.) ỨNG DỤNG

Fresnels đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp WASH COLOR cho khu vực diễn xuất hay phông cảnh. Thông thường, có thể bố trí 27 fresnels trên sân khấu để chiếu sáng 9 khu vực (mỗi khu vực,3 thiết bị). Mỗi khu vực có 3 WASH COLOR. Với thiết bị điều khiển dimmer, và các bộ lọc màu, nó có thể kết hợp thành nhiều màu sắc khác nhau cho từng khu vực.

Thiết bị Fresnel có xu hướng “lan tỏa” lớn hơn so với thiết bị elip và kết quả là nó thường được dùng kèm theo phụ kiện cửa chắn (barn door), để giúp kiểm soát sự “tràn” ánh sáng không cần thiết.

3.) LOẠI

Fresnels nói chung có wattages từ 150-5000 watt, và có đường kính thấu kính là 3, 6, 8, 10 và 12". Các thiết bị xử dụng cho sân khấu, thường xuyên nhất gồm: Fresnel 6" 1000 watt và 8" 2000 watt. LOẠI GÓC LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Fresnel thay đổi 15-70 500-5000 luồng sángTRÒN, cạnh MỀM, Phụ kiện: cửa chắn (barn door), Luồng sáng cạnh CHỈ có mềm -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện. TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) jack nối điện, (e) cable an toàn, (e) lưới an toàn cho thấu kính, (g) cửa chắn (barn door),.

Page 20: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

5.05 - SPOTLIGHT PAR64

1) MÔ TẢ

Thiết bị SPOTLIGHT PAR64 (Parabolic Aluminized Reflector), bao gồm một đèn có beam kín (giống như đèn pha xe hơi), nằm trong một vỏ bọc kim loại đơn giản. Thiết bị PAR64 có hiệu quả cao: chóa phản chiếu, tim đèn và thấu kính, tất cả sắp xếp quang học thẳng hàng và hàn kín đèn lại tại nhà máy. Sự tỏa luồng sáng của thiết bị được xác định bởi thiết kế của bóng đèn, không phải bởi thiết kế của thiết bị.

Đèn PAR có một nhiều loại đường kính và wattages khác nhau. Thông thường là PAR64 (1000 watt) được xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng sân khấu và phòng thu. Đèn PAR nhỏ hơn được xử dụng cho trưng bày và các ứng dụng kiến trúc, bao gồm PAR56 và PAR38.

(Để xác định đường kính của bất kỳ đèn PAR nào, chia PAR # cho 8 - thí dụ: PAR56 có đường kính 7", PAR 38 có đường kính 5.5").

2.) ỨNG DỤNG

Trường hợp góc tỏa và luồng sáng rất mềm không phải là một vấn đề, những thiết bị này đặc biệt hữu ích cho KHU VỰC DIỄN XUẤT và ánh sáng WASH. Nó cũng thường là thiết bị được lựa chọn cho WASH COLOR và ánh sáng BASK cho chương trình giải trí, một lần nữa, ở nơi mà góc tỏa sáng và tràn sáng không phải là một vấn đề.

3.) LOẠI

Đèn PAR phổ biến nhất được xử dụng trong ngành công nghiệp nhà hát là PAR64-1K (1000 watts). Thiết bị này thường có 2 loại thép và nhôm. Có hai màu: đen và chrome. Khung màu cho một thiết bị PAR64 thường là 10" x 10".

Thiết bị này xử dụng bóng đèn PAR64. Đèn này có đường kính thấu kính là 8" , có góc luồng sáng tiêu chuẩn và điện áp khác nhau. Bóng đèn 1000 watt này cực kỳ hiệu quả cho ra ánh sáng sáng hơn so với một thiết bị elip hay Fresnel 1000watt tương đương. PAR64 chỉ là 1 spotlight có luồng sáng hình bầu dục (không tròn). PAR64 có một lợi thế là cạnh luồng sáng rất mềm và luồng sáng “loe tỏa ra” khá nhiều làm nó có thể hoàn toàn không phù hợp cho nhiều ứng dụng ánh sáng nhưng lại rất phù hợp cho vài chỗ khác. LOẠI LUÔNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== PAR64 10-70 cố định 500-1000 Luồng OVAL, cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện. TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) jack nối điện, (e) an toàn, (f) lưới an toàn cho kính, (g) snoot.

Page 21: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

5.06 - SPOTLIGHT PAR PIN-SPOT

1) MÔ TẢ

“Pin spot”, mặc dù là một thiết bị ít xử dụng nhất, có thể là một trong những thiết bị hữu ích nhất cho sân khấu và các ứng dụng ánh sáng giải trí. Pin spot được các hãng sản xuất có nhiều loại công suất khác nhau.

Pin spot chỉ đơn giản là góc rất hẹp, là đèn PAR điện áp thấp, vỏ bao như cái “lon, hộp” cơ bản. Đèn PAR được sản xuất để xử dụng trong đèn pin di động, cho ánh sáng kiến trúc, ánh sáng hàng hải và xử dụng cho đèn hạ cánh máy bay. Luồng sáng tỏa rất hẹp và dao động từ khoảng 5 đến 10 độ. Pin spot đôi khi được gọi là "đèn mưa - rain light”.

Tất cả các bóng đèn PAR cho Pin spot đều có điện áp thấp và hoạt động trên điện áp khác nhau 5,5, 6, 12, 24 hay 28 volt. Tất cả các Pin spot đều cần biến thế biến đổi điện áp nguồn điện (120 hay 240 vac) ra điện áp thích hợp với bóng đèn. Thông thường, biến thế được gắn vào phía sau của thiết bị.

2.) ỨNG DỤNG

Pin spot có thể rất hữu ích để cung cấp sự nhấn mạnh, nổi bật và đặc biệt. Thiết bị này giá tiền rất thấp cho ra một luồng sáng sáng song song (tương tự như một máy chiếu luồng sáng) có thể xử dụng để cung cấp ánh sáng rất "chặt chẽ" cho các diễn viên và các đối tượng. Pin spot có thể có hiệu quả đặc biệt khi tất cả các ánh sáng chung bị dimmer xuống thấp để Pin spot nổi bật lên, thu hút sự chú ý đến một cái gì đó (thí dụ như đồng hồ trên tường, trên tay vặn cửa hay bất kỳ khu vực rất nhỏ khác. Hầu hết Pin spot có thể dimmer mờ đi từ hệ thống dimmer (SCR) và phần lớn đều có khung màu.

3.) LOẠI LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ

================================================== =================== PAR36-64 5 -10 cố định 25 - 480 Luồng OVAL, cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện, (b) biến thế nội bộ. TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) jack nối điện, (e) cable an toàn.

4.) BÓNG ĐÈN PAR ĐIỆN ÁP THẤP:

(Những bóng đèn dùng điện áp thấp có tim đèn rất ngắn, tạo tiêu điểm hội tụ cao, luồng sáng rất hẹp. ND)

LOẠI ANSI VOLT WATT BASE TYPE C. TEMP GIỜ LUỒNG F.LD CPMFR

25PAR36 PAR36  55. 25 ST VNSP 3000K 1000 5.5X5 - 30.000 G

4515 PAR36 6,0 27 - VNSP - 250 5x5 - 44.000 G

4405 PAR36 12 27 - VNSP - 250 6X5 - 40.000 G

50PAR36VNSP PAR36 12 50 - VNSP - 2000 5X8 - 20.000 G

H7616 PAR36 12 34 - VNSP - 750 7x4 - 56.000 G

Page 22: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

H7604 PAR36  12 45 - VNSP - 250 7X5 - 90.000 G

4509X PAR36  12 88 - NSP - 70 12X6 - 84.000 G

4595 PAR36  12 88 - NSP - 840 14X6 - 46.000 G

4591 PAR36  24 80 - NSP - 100 12X6 - 54.000 G

4505 PAR36  24 40 - NSP - 1600 11X5 - 27.000 G

4594 PAR36  24 80 - NSP - 1200 13X7 - 42.000 G

4596 PAR36  24 200 - NSP - 100 11X12 - 90.000 G

25PAR46 PAR46 5.5 25 - VNSP 1000 4.5X4.5 55.000 G

4535 PAR46 6,0 27 - VNSP 250 5.5X4.0 76.000 G

4436 PAR46 12 32 - NSP 750 10X4 48.000 G

4435 PAR46 12 27 - VNSP 250 5x5 60,000 G

H7635 PAR46 12 45 - VNSP 250 6.5X4 128.000 G

4553 PAR46 28 250 - ACL 25 11x12 300.000 G

4545 PAR56 12 100 - VNSP 100 9X5 225.000 G

4543 PAR56 12 94 - VNSP 85 9X5 220.000 G

120PAR56 PAR56 12 120 - VNSP 2000 7.5X7 62.000 G

240PAR56 PAR56 12 240 - VNSP 2000 9.5X6.5 110.000 G

4541 PAR56 24 360 SP VNSP 100 15X11 280.000 G

120PAR PAR64 6,0 120 ST VNSP 3000 5x9 180.000 G

120PAR / 1 PAR64 6,0 120 VNSP 1000 5x9 220.000 x

120PAR64 PAR64 6,0 120 - VNSP 2000 5X7 210.000 x

4552 PAR64 28 250 - ACL 25 7x8 300,000 G

Q4559 PAR64 24 480 - NSP 400 12X8 360.000 G

Q4559X PAR64 24 480 - NSP 400 11X7.5 460.000 G

5.07 – SPOTLIGHT CHIẾU LƯỒNG SÁNG (BEAM PROJECTOR)

1) MÔ TẢ

Các BEAM PROJECTOR (hay BEAM LIGHT), tương tự như một thiết bị Fresnel, nhưng không có thấu kính. Beam Light điển hình tạo ra một luồng sáng rất hẹp có ánh sáng cường độ mạnh với một lợi thế là cạnh rất mềm.

Page 23: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Beam Light có công suất từ 500 đến 2000 watts và nó thường có mặt trước mở tròn (đường kính 24-10 "). Nó dùng một chóa parabol để cung cấp một luồng sáng gần như song song. Về mặt này, luồng ánh sáng không thực giống Spot light, thay vào đó, nó giống searchlight hơn.

Thiết bị này được coi là của một thiết bị đặc biệt ở Bắc Mỹ và Anh, tuy nhiên, nó cũng được xử dụng rộng rãi ở Đức và các nước châu Âu khác.

2.) ỨNG DỤNG

Ở nơi gần như song song, cần thiết luồng sáng có cường độ cao, máy chiếu luồng sáng là thiết bị của sự lựa chọn tốt. Người thiết kế dùng thiết bị hữu ích này để mô phỏng ánh sáng mặt trời, ánh trăng và cung cấp luồng sáng mạnh và năng động cho ánh sáng. Các cạnh của luồng sáng thường tròn, nhưng có một lợi thế là cạnh rất mềm.

Beam Light đôi khi cũng được xử dụng như Follow spot, do luồng sáng gần như song song. Ứng dụng này có thể tuyệt vời và đôi khi được gắn trực tiếp phía sau vòm cửa tò vò ở vị trí “lồng chim-perch” hay “cánh gà-tormentor”.

3.) LOẠI

Beam Light phổ biến nhất ở thị trường Bắc Mỹ có đường kính 10-12 inch, và công suất tối đa là 1000 watts. LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Beam projector 5-15 thay đổi 500-2000 Luồng TRÒN, cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện. TÙY CHỌN: -: (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) jack nối điện, (e) lưới an toàn cho kính.

5.08 - SPOTLIGHT FOLLOWSPOT

1) Mô tả

FOLLOWSPOT chỉ đơn giản là một spotlight góc hẹp, được xử dụng để “đuổi theo-follow” hay tạo sự chú ý cho một nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. Follow spot thường bao gồm một “di chuyển được-moveable”, là thiết bị công suất cao gắn trên một chân đứng, với một người vận hành. Khoảng cách bố trí tiêu biểu từ 25 đến 250 feet.

Năm 1826, một nguồn ánh sáng mới, rất mãnh liệt đã được phát triển, (tại Scotland). Đó là "limelight”. Được cung cấp hai nguồn khí riêng biệt, limlight đốt cháy oxy và hydro để đốt một khối vôi (lime), nung nóng nó để có sự chay phát sáng. Khoảng năm 1860, limelights được trang bị thêm ống kính, do đó trở thành spot light cho ánh sáng sân khấu nhà hát hiện đại đầu tiên.

Hồ quang điện (hay hồ quang than-carbon) được phát triển năm 1808 bởi Sir Humphrey Davy. Các hồ quang carbon, đã nhanh chóng thay thế limelight. Đây là loại thiết bị (thí dụ Strong, Super Trouper)

Page 24: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

phục vụ công nghiệp giải trí trong nhiều năm, và vẫn còn ở một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên trong công nghiệp nhà hát hiện đại, Follow spot hồ quang carbon đã được thay thế bằng loại đèn hồ quang mới và hồ quang kín.

Thiết bị Followspot hiện đại, thường bao gồm một vỏ bao hình trụ, chiều dài, 4-6 feet đặt trên một chân đứng có bánh xe. Nó thường được gắn thêm một iris xử dụng tay và một bộ lọc thay đổi màu. Thông thường, followspot được thiết kế để cung cấp một lợi thế luồng sáng có cạnh “cứng”. Có thể có thêm bộ điều khiển để "làm mềm" cạnh luồng sáng, khi cần thiết.

2.) ỨNG DỤNG

Người thiết kế thường xử dụng thiết bị followspot để cung cấp sự NỔI BẬT(HIGHLIGHT) tới diễn viên hay một nhóm người biểu diễn. Các vở nhạc kịch, opera hiện đại, và các chương trình lớn khác, có thể xử dụng từ 2-12 followspot hay nhiều hơn.

Followspots truyền thống được bố trí ở phía sau khán phòng “càng cao càng tốt”, để chiếu sáng phía trước “frontlight” các diễn viên. Followspots cũng được xử dụng tăng cường ở vị trí "cầu-bridge", trên sân khấu, cung cấp một ánh sáng “dốc-steep” trước mặt, đằng sau hay bên cạnh cho người biểu diễn.

3.) LOẠI

Hiện nay, Follow spot có thể xử dụng một trong hai loại: bóng đèn đốt tim hay loại HID (discharge). Nó được sản xuất cho các ứng dụng ngắn, trung bình và dài và thường được gắn trên chân đứng. Nó xử dụng nhiều loại đèn hồ quang khác nhau bao gồm: CIS, HID và Xenon. Nó có bộ đổi màu và thường có một bộ iris và đôi khi hêm một dowser. Luồng sáng tỏa rất hẹp, dao động từ khoảng 1 đến 10 độ. Kích thước Followspots từ các mô hình nhỏ 600 watt thích hợp cho nhà hát cộng đồng đến “Strong Super Trouper” khổng lồ 2.500 watt được xử dụng trong các sự kiện lớn. LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Followspot 1-10 thay đổi 500-2500 Luồng TRÒN, cạnh THAY ĐỔI -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện, (b) chân đứng, (c) đổi màu, (d) ballast nếu cần). LỰA CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) jack nối điện.

5.09 - FLOODLIGHT

1) MÔ TẢ

Thiết bị FLOODLIGHT, (Flood Scoop và Box) là đơn giản nhất trong các thiết bị ánh sáng sân khấu, bao gồm một nguồn ánh sáng nằm trong một hộp có một bên mở ra. Floodlight được thiết kế để cung cấp một ánh sáng tỏa rộng, trên một diện tích lớn. Góc luồng sáng dao động từ 70-150 độ. Hầu hết các thiết bị đều có "luồng sáng tỏa” cố định tuy nhiên một vài thiết bị có thể điều chỉnh giữa “flood” và “flood rộng”. Công suất tiêu biểu từ 500 đến 1500 watts. Floodlight không xử dụng ống kính, tuy nhiên một số có thể có một kính bảo vệ trong suốt. “Scoop” thực sự chỉ là một flood hộp sắp xếp hợp lý, thường có đặc tính ánh sáng tương tự.

Page 25: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2) FLOOD HỘP (BOX)

Thiết bị Floodlight dạng hộp là thiết bị ánh sáng sân khấu tiêu chuẩn từ 100 năm nay và có lẽ thực sự là thiết bị ánh sáng sân khấu đầu tiên. Ngày xưa xử dụng dầu lửa hay nến, sau đó là khí và bây giờ là bóng đèn điện đốt tim, Floodlight đơn giản này vẫn là dụng cụ ánh sáng cơ bản nhất. Thiết kế của Floodlight hộp đã thay đổi rất ít trong những năm qua, tuy nhiên, Floodlight hộp hiện đại bây giờ có một chóa phản chiếu bên trong, đạt hiệu quả cao hơn.

3.) ỨNG DỤNG

Thiết bị Floodlight đặc biệt thích hợp cho ánh sáng phông nền và các loại phông giả bầu trời. Thông thường, Floodlight được bố trí một hàng liên tục ở trên cao và song song với bối cảnh với khoảng cách 3-10 feet. Để bổ sung sự thích thú và tác động, có thể cũng được xử dụng một hàng thiết bị này để “chiếu bên dưới-bottom light” màn thả, đặt tại sàn sân khấu.

Floodlight cũng đôi khi được xử dụng để chiếu sáng khung cảnh hay để cung cấp wash cho khu vực rộng. Ít dùng hơn, chúng được xử dụng để hòa hợp và pha trộn. Floodlight thường được xử dụng trong mỗi nhà hát như là "ánh sáng tác động-work lights”.

4.) CÁC LOẠI

Mỗi thiết bị thường có cả hai loại thiết kế: SCOOP (tròn, mở phía trước) và FLOOD HỘP (hình vuông hay hình chữ nhật, mở phía trước). Vài hãng sản xuất hiện nay làm đèn scoop, lại thích chào bán loại Floodlight hộp phức tạp hơn.

FLOOD HỘP, một là thiết bị duy nhất, hay là một thiết bị được “ghép bộ-ganged", hay nhiều khoang 2, 3 hay 4, thường nối liền lại, đầu đến cuối. Loại thiết bị này được xử dụng để cung cấp 1-4 màu wash cho phông nền và các khu vực phông cảnh rộng lớn.

Thiết bị Floodlight hộp có thiết kế chóa phản chiếu đối xứng hay không đối xứng. Loại đối xứng (tiêu chuẩn), cung cấp ánh sáng theo luật bình phương thuận. Đó là, nếu thiết bị được đặt trên sàn sân khấu có khoảng cách 4 ', từ màn hậu, phía dưới màn sẽ được nhiều sáng hơn phía trên, (25 feet). Một thiết bị với một chóa không đối xứng, sẽ "đẩy-push" nhiều ánh sáng vào đầu cao của màn, và cung cấp cho phía dưới ít hơn. Kết quả là tầm nhìn, thậm chí hơn cả ánh sáng tổng thể. Loại thiết bị và khoảng cách lắp đặt phải được lựa chọn cẩn thận, để cung cấp sự phân phối theo yêu cầu của hiệu ứng ánh sáng và hình ảnh. LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Floodlight hộp 70-130 cố định 500-2000 cạnh RẤT MỀM -------------------------------------------------- ------------------- Scoop 70-130 cố định 500-2000 cạnh RẤT MỀM -------------------------------------------------- ------------------- Một Floodlight hộp có một cắt sắc nét cứng ở một bên.

BAO GỒM: - (a) dây điện. TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) cable an toàn, (e) jack nối điện, (f) lưới an toàn, (g) vật liệu để lắp đặt tại sàn sân khấu.

5.10 – STRIPLIGHTS

1) MÔ TẢ

Thông thường, các Floodlight nhiều ngăn đơn giản kết hợp nhiều đơn vị với nhau, tạo thành một STRIPLIGHT. Striplight là một trong những thiết bị ánh sáng sân khấu lâu đời nhất, lúc đầu có được phát triển bằng ánh

Page 26: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

sáng dầu và nến và sau đó bằng khí đốt. Striplight đôi khi cũng được gọi là ánh sáng BATTEN hay BORDER vì nó thường treo giữa đường viền bao quanh trên không.

Khi bóng đèn đốt tim xuất hiện, Striplight có thể nối dây (hay tập hợp) một số Floodlight ngăn với nhau, tạo thành một thiết bị dài tuyến tính. Striplight thay đổi rất ít trong vòng 100 năm qua. Các thiết bị điển hình hiện nay là dài 4-9 ft và nối dây 3 hay 4 mạch điện. Bằng cách xử dụng các bộ lọc màu xen kẽ (thường là màu đỏ, xanh, lục và đôi khi có màu hổ phách), striplight là thiết bị có ánh sáng wash màu rất linh hoạt.

2.) ỨNG DỤNG

Striplights thường trực thường thường thấy cài đặt trong các nhà hát cổ, thính phòng và trường học. Thông thường xử dụng nhiều thiết bị, chạy dài từ bên trái sang bên phải sân khấu. “Dải-strip” thường được cài đặt ờ downstage, centerstage và upstage. Thông qua bộ dimmer, và xử dụng 3 màu cơ bản của ánh sáng, người thiết kế có thể kết hợp để cho ra gần như bất kỳ màu nào. Trong một thời điểm, toàn bộ sân khấu có thể được tắm trong ánh sáng xanh lạnh sâu và tiếp theo, nó có thể chuyển đổi thành màu hổ phách vàng ấm áp. Striplights trên cao có nguồn ánh sáng chung của 3 màu hiện nay hiếm khi được xử dụng, hầu hết người thiết kế thích xử dụng spotlight Fresnel hay thậm chí là PAR64, để các ứng dụng wash, hòa hợp và pha trộn hơn. (Hiên nay, 3 hay 4 striplights thường xử dụng cho ánh sáng phía trên và dưới cùng của phông nền và cycloramas (phông bầu trời).

FOOTLIGHT chỉ đơn giản là striplights được đặt trên sàn sân khấu, dọc theo cạnh downstage của sân khấu. Trước kia khi là nguồn chính của ánh sáng sân khấu, footlight cũng thường nối mạch để cung cấp 3 hay 4 màu wash. Mặc dù ngày nay hiếm khi dùng tới, footlight vẫn có thể chứng minh mình là vô giá cho các ứng dụng ánh sáng nhất định. Được xử dụng một cách tiết kiệm, nó có thể cung cấp tuyệt để phủ đầy ánh sáng thấp cho mặt diễn viên và có thể giúp loại bỏ bóng mờ từ ánh sáng trên cao, từ mũ, mái nhà, v.v.

3.) CÁC LOẠI

STRIPLIGHT hiện đại thường bao gồm một hàng MR16, PAR, R (chóa) hay đèn halogen đôi, gắn kết vào một thiết bị nhiều ngăn dài khoảng 6-9 ft. Striplight hiện đại cũng có 3 (hay 4) màu. Striplights được sản xuất nhiều kích cỡ khác nhau, xử dụng đèn có wattages 75, 150, 300, 500 hay 1000 watt. thiết bị Striplight thường xử dụng các bộ lọc màu bằng nhựa hay thủy tinh có khung màu rời. Striplight hiện đại được xử dụng ở các ứng dụng trên cao và gắn trên sàn sân khấu (Downlight và uplight) LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Striplights 70-100 cố định 75-1000 cạnh RẤT MỀM -------------------------------------------------- ------------------- BAO GỒM: - (a) dây điện (thường là 3 hay 4). TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) móc kẹp, (c) khung màu, (d) cable an toàn, (e) jack nối điện, 3 hay 4, (f) vật liệu treo, (g) vật liệu lắp sàn.

5.11 – MÁY CHIẾU

1) MÔ TẢ

Chiếu hình phông cảnh đã tồn tại trong nhà hát đã hàng trăm năm nay. Từ con rối bóng tối trước kia là Laterna Magica (ma thuật đèn lồng) đến chiếu quang học của ngày hôm nay, dự báo rằng công nghệ đã vươn lên và phát triển để trở thành một phần quan trọng của ánh sáng sân khấu hiện đại. Hiện nay sân khấu hiện đại cho thấy việc xử dụng kỹ thuất chiếu hình từ các máy chiếu thông thường và từ một phạm vi mới của thiết bị tự động năng động.

Page 27: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2.) MÁY CHIẾU LINNEBACH

Một trong các máy chiếu đơn giản nhất và đầu tiên được xử dụng cho chiếu hình phông cảnh là máy chiếu Linnebach phát triển ở Đức bởi Adof Linnebach. Được phát triển vào đầu những năm 1900, máy chiếu này rất đơn giản bao gồm một hộp bao kèm theo một phim slide trong suốt lớn đặt ở một bên. Một nguồn sáng điểm bên trong hộp tạo ra một hình ảnh của slide được chiếu và phóng to vào một phông nền liền kề. Hình ảnh bị nhận xét là hơi mềm (do không có ống kính) nhưng lại đặc biệt phù hợp với một tác phẩm sân khấu cách điệu. Nhiều người thiết kế trước kia thực hiện các slide bằng cách vẽ tay cho một số chương trình. Máy chiếu Linnebach hiện nay hiếm khi được xử dụng vì nó đòi hỏi slide có độ trong khá lớn và gần như không thể tìm thấy các hãng sản xuất thiết bị này. Tuy nhiên, thực hiện nó rất dễ dàng.

3.) MÁY CHIẾU QUANG HỌC

Máy chiếu quang học hiện đại ngày nay chỉ đơn giản là một sự hoàn thiện các máy Laterna Magica cổ. Một trong những chiếc “đèn lồng ma thuật” đầu tiên đã được chứng minh bởi Kircher khoảng năm 1560. Những người khác là Huygens và Walgenstein cũng tín nhiệm việc phát minh thiết bị này. Máy chiếu hình phông cảnh phát triển trong những năm qua và các công ty ánh sáng đều có sản xuất máy chiếu quy mô lớn, bao gồm cả Kliegl, Century và Strand.

Hiện nay đối với quy mô tỷ lệ lớn cho chương trình sân khấu chuyên nghiệp, nơi xử dụng máy chiếu, họ hầu như luôn luôn dùng máy chiếu “Pani”. Công ty Áo, Ludwig Pani đã làm nhiều serie máy chiếu quang học và các phụ kiện. Máy chiếu của họ tốt nhất trên thế giới về máy chiếu quy mô lớn và có công suất 2000 đến 10.000 watt.

4.) ỨNG DỤNG

Chiếu hình và các hiệu ứng chiếu có nhiều ứng dụng cho sân khấu: múa, opera và các chương trình giải trí khác. Chiếu bối cảnh phổ biến nhất và thường được cung cấp bởi hệ thống chiếu phía sau màn hình (rear screen). Cách khác, cũng có thể chiếu, phông cảnh bằng màn hình phía trước (front screen). Có nhiều hiệu ứng chuyển động trong hệ thống chiếu Pani, bao gồm cả những đám mây, mưa, nước, lửa, v.v.

Ngoài sự bổ sung hình nền, máy chiếu có thể cung cấp thông tin và giúp tạo ra một tâm trạng và không khí đặc biệt. Máy chiếu cũng có thể cung cấp ánh sáng khu vực cho chương trình rất cách điệu. Điều này cần rất nhiều thời gian và lập kế hoạch trước.

5) BAO GỒM: - (a) dây nguồn.

6) TÙY CHỌN: - (a) bóng đèn, (b) thấu kính (c) kính tụ sáng (d) cable an toàn, (e) jack nối điện, (f) vật liệu để treo, (g) vật liệu lắp sàn, thường có sẵn.

5.12 – THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG

1) MÔ TẢ

Trong lịch sử của ánh sáng sân khấu, không có thiết bị nào đã cách mạng hóa nghệ thuật hơn so với thiết bị tự động. Trong suốt tất cả các tiến trình lịch sử và mãi cho đến năm 1970, tất cả các thiết bị ánh sáng sân khấu đều có một điểm chung. Nó tĩnh, không chuyển động. Nó cho ra một màu duy nhất, tiêu điểm duy nhất và hữu ích cho một ứng dụng ánh sáng duy nhất.

Chỉ là một vấn đề thời gian trước khi người nào đó quyết định thử và tự động hóa một thiết bị ánh sáng. Các thiết kế đầu thập niên 1970 có motor bao gồm thiết bị pan và tilt trong xử lý, giống như một người vận hành thao tác một đèn followspot. Mặc dù đầu tiên khá thô sơ, các thiết bị ánh sáng tự động thực như vậy, nó đã sinh ra.

Page 28: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Trong những năm 1980 và 1990 là công nghệ tiếp tục phát triển. Các công ty như Vari * Lite, Clay Paky, Hi-End System và Martin bắt đầu sản xuất thiết bị tự động. Một số thiết bị đã thực sự chuyển động (moving fixture (light)). Các thiết bị khác vẫn tĩnh nhưng có một kính di chuyển hướng của luồng ánh sáng (moving mirror). Khi thiết bị đã phát triển, nó bắt đầu được gọi là thiết bị “thông minh-intelligent”.

Hiện nay các thiết bị ánh sáng tự động hiện đại là một kỳ quan công nghệ. Xử dụng nguồn ánh sáng hiện đại, nó chuyển động, thay đổi màu sắc, dimmer, chiếu gobo và hình ảnh, hiệu ứng strobe và còn nhiều nữa.

2.) ỨNG DỤNG

Thiết bị tự động có hai loại cơ bản: thiết bị chuyển động hay kính chuyển động. Mỗi loại có những ưu và khuyết điểm riêng, mỗi loại đều thích hợp cho các ứng dụng ánh sáng cụ thể. Nói chung thiết bị được thiết kế cho ánh sáng COLOR WASH (góc rộng) hay CHIẾU SÁNG KHU VỰC và HIỆU ỨNG HÌNH ẢNH (góc hẹp).

Thiết bị tự động có thể, và được xử dụng cho tất cả các ứng dụng ánh sáng, tùy thuộc vào thiết kế của từng thiết bị cụ thể. Người thiết kế ánh sáng nên làm việc chặt chẽ với các hãng sản xuất để lựa chọn một thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của mình, hầu như công nghệ này thay đổi hàng ngày.

Nhiều thiết bị tự động hiện nay khá ồn ào khi hoạt động, nguyên do chủ yếu là từ các quạt làm mát bên trong đèn. Thực tế này và chi phí chung khá cao của nó và độ kém tin cậy đã làm cho đèn tự động chưa thay thế được các thiết bị thông thường cho hầu hết các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Khi những thiết bị yên tĩnh và đáng tin cậy hơn, nó chắc chắn sẽ được xử dụng nhiều hơn và nhiều hơn nữa cho những chương trình liên quan đến nhà hát, múa và opera.

5.13 - TÓM TẮT CÁC LOẠI

LOẠI LUỒNG SÁNG CÔNG SUẤT MÔ TẢ ================================================== =================== Plano-convex 10-65 thay đổi. 300-2000 Luồng TRÒN, cạnh CỨNG -------------------------------------------------- ------------------- Ellipsoidal 5-50 cố định 500-2000 Luồng TRÒN, cạnh CỨNG, Cố định f.l. CẠNH THAY ĐỔI (cứng - mềm) với shutter & khe cắm Gobo -------------------------------------------------- ------------------- Ellipsoidal 15-35 thay đổi 500-2000 Luồng TRÒN, cạnh CỨNG, Zoom (typ.) 25-50 thay đổi CẠNH THAY ĐỔI (cứng - mềm) với shutter & khe cắm Gobo -------------------------------------------------- ------------------- Fresnel 15-70 thay đổi 500-5000 Luồng TRÒN, cạnh MỀM Phụ kiện: cửa trập Luồng cạnh CHỈ mềm -------------------------------------------------- ------------------- PAR64-1K 10-70 cố định 500-1000 Luồng OVAL cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- PAR36-64 pin 5 -10 cố định 25 - 480 Luồng OVAL cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- Máy chiếu luồng 15/05 thay đổi 500-2000 Luồng TRÒN, cạnh MỀM -------------------------------------------------- ------------------- Followspot 1-10 thay đổi. 500-2500 Luồng TRÒN, cạnh THAY ĐỔI -------------------------------------------------- ------------------- Flood Box 70-130 thay đổi 500-2000 cạnh RẤT MỀM

Page 29: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

-------------------------------------------------- ------------------- Scoop 70-130 cố định 500-2000 cạnh RẤT MỀM -------------------------------------------------- ------------------- Striplights 70-100 cố định 75-1000 cạnh RẤT MỀM -------------------------------------------------- ------------------- * Một số thiết bị đã cắt sắc nét cứng trên một hay nhiều cạnh.

Page 30: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

PHẦN 6 - ÁNH SÁNG CƠ HỌC

6.01 Giới thiệu về ánh sáng cơ học

6.02 Đèn sân khấu

6.03 Chọn một Spotlight

6.04 Khái niệm về luồng sáng tỏa

6.05 Đường kính luồng sáng - Khoảng cách

6.06 Luồng sáng tỏa - Phép tính

6.07 Luồng sáng tỏa – Tham khảo nhanh

6.08 Công suất & cường độ

6.09 Độ rọi, Footcandles & Lux

6.10 Độ rọi - Phép tính

6.11 Độ rọi - Tham khảo nhanh

6.12 Phân phối luồng sáng

6.13 Thuật ngữ của các hãng sản xuất

6.01 - GIỚI THIỆU VỀ ÁNH SÁNG CƠ HỌC

1) THIẾT KẾ ÁNH SÁNG HIỆN ĐẠI

Lấy phương pháp chiếu sáng hiện đại làm cơ sở, trước hết người thiết kế ánh sáng phải có một sự hiểu biết đầy đủ và hoàn thành những gì nó trói buộc họ phải đạt tới và chính xác là những gì họ đã bị trói buộc với ánh sáng. Tiếp theo, người thiết kế phải hiểu tường tận đặc điểm của thiết bị ánh sáng và có thể chọn thiết bị nào phù hợp cho công việc thích hợp nào. Người thiết kế phải biết những gì họ muốn làm và cách làm thế nào để hoàn thành nó.

Người thiết kế cũng phải có một sự hiểu biết đầy đủ các tính chất vật lý của ánh sáng, nhận thức được tâm lý và tầm nhìn của con người. Thí dụ: một thiết bị ánh sáng đơn lẻ "xuất hiện” khi dùng để chiếu (rọi) sáng một diễn viên chống lại một thiết lập “đen” hay tối, rất khác biệt so với một thiết lập 'trắng' hay sáng. Các thiết bị đó không thay đổi được toàn bộ, tuy nhiên sự thay đổi trong hiệu ứng hình ảnh, diện mạo và ấn tượng về một sự quan sát con người, hoàn toàn rất lớn, quyết liệt và cực đoan. Mọi thứ trong nhà hát là "không phải những gì nó đang là ...(mà).. nó là những gì nó phổ hiện ra được".

Thiết bị sân khấu có vài loại tương đối: (ELLIPSOIDAL REFLECTOR, FRESNELS, PAR, BEAM PROJECTOR và FLOOD. Năm (5) loại thiết bị cơ bản này có khả năng cho ra một lượng không hạn chế các tác động hay hiển thị trực quan, tùy thuộc vào các yếu tố biến đổi như: luồng sáng tỏa của thiết bị, hướng lắp đặt và khoảng cách, màu sắc và phản xạ của đối tượng được chiếu sáng, màu sắc và phản xạ của các đối tượng chung quanh, v.v. Tất cả những yếu tố này có thể và đã gây tác động nhiều đến nhận thức mà một thiết bị ánh sáng có thể làm được.

Người thiết kế không chỉ phải hiểu rõ thiết bị duy nhất hoạt động như thế nào dưới vô số điều kiện, họ cũng phải hiểu cần bao nhiêu thiết bị làm việc cùng lúc để chiếu sáng một cảnh.

Page 31: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2.) NGHỆ THUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA THIẾT KẾ

Mặc dù thiết kế ánh sáng là một hình thức nghệ thuật, các nghệ sĩ phải hiểu rõ các công cụ của mình. Về cơ bản, người thiết kế ánh sáng phải biết một thiết bị ánh sáng cụ thể sẽ hoạt động như thế nào tại bất kỳ khoảng cách nào đã định rõ. Người thiết kế ít nhất phải biết đèn ellipsoidal 25 độ, 1000 watt, sẽ tạo ra một khoảng sáng có đường kính 12 feet nếu khoảng cách là 50 feet. Hơn nữa, thiết bị này sẽ tạo ra ánh sáng khoảng 100 foot candle (1000 lux) ở khoảng cách này.

Thiết kế ánh sáng kết thúc không phải là những con số và phép tính. Đó là về cảm xúc và phản ứng tự phát. Mặc dù các thiết kế có thể phép tính một thiết bị sẽ “lớn và sáng-big and bright” bao nhiêu ở bất kỳ khoảng cách nào, từ bảng dữ liệu của hãng sản xuất, cuối cùng anh ta chỉ phải theo bản năng “biết-know”, một thiết bị cụ thể sẽ thực hiện như thế nào ở bất kỳ khoảng cách nào. Điều này xuất phát từ cả hai” thực hành lẫn kinh nghiệm. Sự thiếu kinh nghiệm và trực giác của người thiết kế, để bù lại, tốt nhất nên bắt đầu tìm hiểu về các công cụ của mình (thiết bị ánh sáng) từ dữ liệu của hãng sản xuất.

Người thiết kế phải tìm sự cân bằng giữa cơ học và nghệ thuật. Ánh sáng thiết kế tốt phải do tự phát, theo bản năng và từ trái tim. Thiết kế ánh sáng giỏi là từ các bảng và công thức.

6.02 – ĐÈN (LUMINAIRE)

1.) LUMINAIRE

Tất cả các thiết bị ánh sáng có một số tính năng chung. Đầu tiên, thuật ngữ chính xác cho một thiết bị ánh sáng thực sự là " LUMINAIRE-ĐÈN", (tiếng Pháp). LUMINAIRE đề cập đến một gói ánh sáng hoàn chỉnh, bao gồm: vỏ bao, bóng đèn, ổ cắm, chóa, thấu kính, khung màu và dây điện. Tuy nhiên luminiares thường được gọi là LIGHTS, INSTRUMENTS, UNITS, FIXTURES hay LANTERNS. Tất cả các thiết bị ánh sáng có những điểm chung sau đây:

2.) CƠ HỌC (MECHANICAL)

Tất cả các thiết bị ánh sáng sân khấu được làm từ thép (hay nhôm), và được thiết kế cho nhiệt độ cao mặc dù nó hoạt động liên tục. Hầu hết các thiết bị được thiết kế để treo, gắn kết bằng một móc kẹp ống tiêu chuẩn ("C"-clamp), vật liệu “GẮN BÓ-YOKE” không thể thiếu của thiết bị. Xử dụng các núm điều chỉnh trên móc ống và thiết bị, nó có thể quay “pan-ngang”, “tilt-dọc” sau đó “lock-khóa” một thiết bị hướng vào bất kỳ vị trí nào đó. Tất cả sự điều chỉnh được thực hiện bằng cách dùng một chìa khoá tiêu chuẩn có thể điều chỉnh (cờ lê-spanner).

Tất cả các thiết bị ánh sáng sân khấu đều có một KHUNG MÀU (COLOR FRAME) ở mặt trước của thiết bị để gắn một lọc màu bằng nhựa (hay đôi khi bằng thủy tinh) kẹp trong một khung kim loại. Bộ điều chỉnh luồng sáng cũng có thể có ở phía trước, sau, cạnh, trên hay dưới của thiết bị.

3.) ĐIỆN (ELECTRICAL)

Tất cả các thiết bị ánh sáng sân khấu được sản xuất cho điện thế 120 volt (Bắc Mỹ) hay 240 volt (hầu hết các nước). Thiết bị điện thế thấp cũng có, (6, 12, 24 và 48 v.), tuy nhiên những thiết bị này thường được hỗ trợ bởi một biến thế có đầu vào 120 hay 240 volt. Tất cả thiết bị thường được hãng sản xuất kèm theo một sợi dây điện (không có jack cắm).

4.) QUANG HỌC (OPTICAL)

Hầu hết đèn sân khấu đều xử dụng thấu kính (Ellipsoidal Reflector-chóa phản chiếu hình ellip, Fresnel và Par), nhưng một số lại không có thấu kính(Flood và Beam projector). Bảng dữ liệu của hãng sản xuất sẽ những cung cấp thông tin giá trị liên quan đến sự tỏa sáng của các thiết bị và cường độ của luồng sáng.

5.) BẢNG DỮ LIỆU (DATA SHEET) CỦA HÃNG SẢN XUẤT

Hầu hết các hãng sản xuất ánh sáng đều công bố một bảng dữ liệu cho mỗi thiết bị mà họ sản xuất. Những dữ liệu có thể được xử dụng bởi người thiết kế và kỹ thuật viên ánh sáng để giúp họ hiểu các thuộc

Page 32: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

tính khác nhau của các thiết bị ánh sáng. Một bảng dữ liệu cho một thiết bị điển hình, thường sẽ cho biết các thông tin sau đây.

a.) Kích thước (thường là một bản vẽ có kích thước) b.) Trọng lượng (lbs / kg)

c.) Điện thế (120/240) d.) Công suất (tính bằng watt) e.) Luồng sáng tỏa (tính bằng độ) f.) Tính năng (điều chỉnh hay điều khiển luồng sáng nào bất kỳ)

6.03 - LỰA CHỌN MỘT SPOTLIGHT

1.) CÁC LOẠI SPOTLIGHT CƠ BẢN

Một người thiết kế thường lựa chọn một thiết bị dựa trên yêu cầu LUỒNG SÁNG TỎA (SPREAD BEAM) và tiếp theo, là các tính chất vật lý và quang học khác. Sự lựa chọn một thiết bị chính xác cho một ứng dụng ánh sáng cụ thể đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi, chi phí, kích thước, trọng lượng và sự sẵn có. Các loại spotlight cơ bản sau đây xử dụng cho sân khấu và nhà hát cơ bản trên toàn thế giới. Mỗi loại có các kích cỡ, công suất và điện thế khác nhau. Nó là spotlight Ellipsoidal Reflector, Fresnel, Plano Convex và PAR.

2) SPOTLIGHT ELLIPSOIDAL REFLECTOR

Spotlight ELLIPSOIDAL REFLECTOR (ER) là một trong những thiết bị ánh sáng phổ biến và hữu ích cho sân khấu nhất, xử dụng hiện nay - và thường được gọi là LEKO (Bắc Mỹ) hay SPOT PROFILE (Anh). Tất cả các thiết bị ER đều xử dụng thấu kính để tạo ra luồng sáng chặt chẽ cho các ứng dụng ánh sáng biệt lập. luồng sáng của nó “tròn” và đối xứng. Nó có cạnh viền luồng sáng được xác định là “rất cứng” và mạnh và nó có thể có luồng chiếu mạnh; hay một iris, 4 cửa trập điều chỉnh được tách rời ra, hay một mô hình kim loại (Gobo). Điều chỉnh được focus từ “cứng sang mềm”. Thiết bị này có LUỒNG SÁNG cố định từ 5-10-15-20-25-30-35-40-45 và 50 độ. Một số có thể thay đổi chiều dài tiêu cự (zoom).

3.) SPOTLIGHT FRESNEL

Spotlight Fresnel (fre'nel) xử dụng một thấu kính Fresnel và cũng cho ra luồng sáng “tròn” đối xứng như ER, tuy nhiên, thiết bị này có một lợi thế là cạnh luồng sáng "mềm" và không có khả năng chiếu gobo. Tất cả fresnels có thể điều chỉnh từ spot sang flood, với một núm focus. Chi phí thấp hơn nhiều so với spotlight ER.

4). SPOTLIGHT PLANO CONVEX (PC)

Spotlight PC xử dụng một thấu kính phẳng lồi và cho ra luồng sáng “tròn”, luồng sáng đối xứng, tương tự như một thiết bị Fresnel. Cạnh viền luồng sáng thường "cứng", và hầu hết các thiết bị có thể điều chỉnh từ spot sang flood. PC, mặc dù ngày nay vẫn được sản xuất, thường được thay thế bằng các thiết bị Fresnel hay spotlight ER. Chi phí điển hình là nằm giữa chi phí của một spotlight ER và một spotlight Fresnel.

5.) SPOTLIGHT PARABOL ALUMINIZED REFLECTOR (PAR).

Các thiết bị PAR xử dụng một bóng đèn PAR luồng sáng gắn kín, có những luồng sáng tỏa khác nhau, hình bầu dục hay chữ nhật. Đèn này có một cạnh luồng sáng rất “mềm” hình bầu dục (không tròn). Đèn PAR64 1000 watt thường được xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Chi phí rất thấp.

Page 33: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

6.) TÓM TẮT CÁC LOẠI THIẾT BỊ

LOẠI. LUỒNG GÓC ĐỘ ĐIỀU KHIỂN LUỒNG CHI PHÍ ================================================== ==================== ELLIPSOIDAL cứng 5-50 tròn Shutter / Gobo / iris cao nhất FRESNEL mềm 10-70 tròn điều chỉnh từ spot sang flood | PC cứng 10-60 tròn không shutter hay khe cắm Gobo | PAR64 mềm 10-70 oval không điều khiển luồng thấp nhất ================================================== ====================

6.04 - KHÁI NIỆM VỀ LUỒNG SÁNG TỎA (BEAM SPREAD)

A.) GÓC BEAM SPREAD

Bảng dữ liệu của hãng sản xuất cho bất kỳ thiết bị điển hình nào cũng sẽ cho thấy GÓC TỎA (ANGLE SPREAD) (bằng độ), chung quanh trục giữa luồng sáng. Góc này mô tả luồng sáng thu hẹp hay tỏa rộng ra bao nhiêu, mà không thay đổi khoảng cách. Thiết bị ánh sáng sân khấu, có một góc tỏa từ 5 đến 150 độ, tùy thuộc vào độ chính xác và thiết kế của thiết bị. Thiết bị SPOTLIGHT điển hình có từ 50-70 độ và thiết bị FLOODLIGHT thông thường dao động từ khoảng 70-150 độ.

B.) GÓC LUỒNG SÁNG, PHẠM VI & GIỚI HẠN (BEAM, FIELDS & CUT-OFF)

Mặc dù chúng ta tham khảo đến “luồng sáng tỏa” của một thiết bị - nhưng điều này không phài là GÓC LUỒNG SÁNG của thiết bị. Thực ra nó là “GÓC PHẠM VI” (hay đôi khi là góc GIỚI HẠN). Góc phạm vi là góc tỏa ra của luồng sáng ở nơi mà cường độ luồng sáng giảm đi 10% so với cường độ luồng sáng ở giữa. Góc phạm vi cũng được gọi là 1 / 10 góc cực đại (peak).

Đôi khi bảng dữ liệu của hãng sản xuất cũng hiển thị một góc GIỚI HẠN, cho một thiết bị cụ thể. Đây là góc mà tại đó cường độ luồng sáng xuống bằng "0%" cường độ luồng sáng ở giữa. Mặc dù việc này liên quan đến người thiết kế, nó là góc phạm vi tốt hơn đại diện cho góc luồng sáng “hữu ích” của thiết bị, và nó là góc độ mà người thiết kế xử dụng trong hầu hết việc phép tính luồng sáng tỏa.

Góc LUỒNG SÁNG "thực tế" của một thiết bị được định nghĩa là góc mà cường độ ở giữa (tính bằng candelas / candlepower) giảm xuống đến 50%.

SPOTLIGHT TIÊU BIỂU - GÓC PHẠM VI

LOẠI THIẾT BỊ GÓC PHẠM VI GHI CHÚ ================================================== ==================== ELLIPSOIDAL 5 – 50 độ. luồng cố định hay thiết bị có zoom FRESNEL 10 - 65 độ tất cả thiết bị, có thể điều chỉnh: từ spot sang flood. PLANO CONVEX 10 - 60 độ tất cả thiết bị, có thể điều chỉnh: từ spot sang flood. PAR64 10 - 70 độ luồng sáng cố định – có nhiều loại bóng đèn khác nhau. ================================================== ====================

C.) XÁC ĐỊNH – GÓC TỎA LUỒNG SÁNG

Thông thường, người thiết kế sẽ chọn một thiết bị ánh sáng cho một ứng dụng cụ thể, bằng cách trước hết lựa chọn các góc GÓC TỎA luồng sáng (góc phạm vi). Thí dụ nếu người thiết kế muốn tạo ra một vũng ánh sáng có đường kính ánh sáng 12’ ở cách 30’, họ phải xử dụng một thiết bị 20 ĐỘ.

Bạn cũng có thể “đảo ngược kỹ thuật” tiến trình này và có thể xác định đường kính luồng sáng một thiết bị cụ thể cho ra tại bất kỳ khoảng cách cụ thể nào, bằng cách xử dụng biểu đồ nhỏ “goofy” trong bảng dữ liệu của hãng sản xuất. Cách khác, bảng này sẽ cung cấp một MULTIPLYING FACTOR cho một thiết bị cụ thể. Đơn giản chỉ cần nhân rộng yếu tố này bằng khoảng cách (tính bằng mét hay foot) để xác định độ rộng luồng sáng, ở khoảng cách đó. XEM: PHÉP TÍNH LUỒNG TỎA.

Page 34: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

6.05 - ĐƯỜNG KÍNH VÀ KHOẢNG CÁCH LUỒNG SÁNG

D.) GÓC TỎA LUỒNG SÁNG – LỰA CHỌN

Tiến trình sau đây sẽ giúp người thiết kế lựa chọn LUỒNG SÁNG TỎA thích hợp, đối với bất kỳ ứng dụng ánh sáng cụ thể nào.

a.) KHOẢNG CÁCH THIẾT BỊ (đo lường)

Đầu tiên xác định khoảng cách cần thiết mà tại đó các thiết bị sẽ được xử dụng, (thường 15'-100 '/ 5m.-30m.) khoảng cách này là chiều dài luồng sáng đo từ các thiết bị ánh sáng (hay vị trí treo) đến trung tâm của đối tượng. Khoảng cách này có thể được xác định từ bằng bản vẽ tỷ lệ của địa điểm, từ một mô hình quy mô của địa điểm hay từ các phép đo thực tế.

Thông thường người thiết kế sẽ vẽ mặt cắt ngang của thiết bị ánh sáng và diễn viên (hay bề mặt được chiếu sáng). Khoảng cách có thể được đo chính xác bằng cách xử dụng một quy tắc tỷ lệ. Khi chiếu sáng các khu vực diễn xuất, người thiết kế thường sẽ đo khoảng cách, “chiều cao từ đầu” của diễn viên, (khoảng 6' / 1,8 m so với sàn sân khấu). Khi chiếu sáng một diễn viên ngồi trên ghế, khoảng cách được đo từ mũi của diễn viên ngồi. Khoảng cách có thể được quy định bằng mét hay foot.

b.) ĐƯỜNG KÍNH LUỒNG (xác định)

Tiếp theo, người thiết kế phải xác định đường kính luồng sáng (hay kích thước của vũng sáng), cần thiết để chiếu sáng diễn viên hay phông cảnh ở khoảng cách nhất định. (Đường kính luồng sáng có thể quy định bằng m. hay ft).

BỀ RỘNG LUỒNG (WIDTH BEAM) thường được xử dụng thay thế cho đường kính luồng sáng. Với mục đích để phép tính, BEAM WIDTH đưa ra một mặt cắt 2 chiều ngang qua trung tâm của luồng sáng. Tuy nhiên, luồng sáng từ tất cả các thiết bị ánh sáng sân khấu đều là 3-chiều và có một trong hai loại đối xứng hay không đối xứng chung quanh trục trung tâm và trong khía cạnh này, nó tạo ra một luồng sáng tròn (hay hình bầu dục).

Đường kính luồng sáng của KHU VỰC DIỄN XUẤT, thường sẽ cần phải có đường kính khoảng 8'-12’ (2,4-3,6 m), để chiếu sáng cho diễn viên mà không chiếu sáng cảnh quan liền bên.

Khi chiếu sáng một KHU VỰC DIỄN XUẤT, đường kính luồng sáng thường được quy định là ở trên đầu diễn viên. Thí dụ, một luồng sáng rọi xuống gắn 20' trên sàn sân khấu có thể tạo ra vùng sáng có đường kính 9' trên sàn sân khấu, tuy nhiên, tại điểm 6' trên sàn sân khấu, nó chiếu sáng cho các diễn viên với vùng sáng có đường kính nhỏ hơn 7', hay khu vực tác động“khả thi”.

Khi không chiếu sáng diễn viên, khoảng cách và đường kính luồng sáng thường được đo, từ trung tâm của các yếu tố cảnh quan thực tế được rọi sáng. Thiết bị được xử dụng cho ánh sáng WASH, có thể yêu cầu đường kính luồng sáng 12'-20 ', (3,6-6,0 m) trở lên. Một thiết bị được chú trọng (hay đặc biệt) dùng để chiếu sáng một bức tranh nhỏ trên tường chỉ có thể yêu cầu đường kính luồng sáng khoảng 18" (0,5 m).

6.06 – LUỒNG SÁNG TỎA – PHÉP TÍNH

c.) TÍNH GÓC TỎA YÊU CẦU

Một khi bạn hiểu được KHOẢNG CÁCH và BỀ RỘNG LUỒNG cho yêu cầu của thiết bị, bạn có thể phép tính dễ dàng góc tỏa của thiết bị, theo yêu cầu.

Thí dụ: Cần góc tỏa của thiết bị là bao nhiêu (độ) để tạo ra một vùng sáng có đường kính 12 ft (BEAM WIDTH) ở khoảng cách 25 ft

Page 35: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

BEAM WIDTH BEAM WIDTH 12 ft Góc = ------------------------------- Thí dụ: ------------------------------------------ = 26.6 KHOẢNG CÁCH x 0.018 KHOẢNG CÁCH 25 ft X 0.018

Kế đó, chọn một thiết bị có luồng sáng tỏa gần đến 26,6 độ. Thí dụ, 25 hay 30 sẽ tạo ra một khu vực, nhỏ hay lớn hơn một chút so với vùng sáng 12 ft đã yêu cầu.

d.) TÍNH WIDTH BEAM

Cách khác, nếu bạn đã biết góc tỏa và khoảng cách của thiết bị, bạn có thể tính WIDTH BEAM dễ dàng. Thí dụ: BEAM WIDTH có khoảng cách 25 feet, từ một thiết bị có góc tỏa 30 độ là bao nhiêu?

BEAM WIDTH = góc x 0.018 x, khoảng cách. (Thí dụ: 30 x .018 x 25' = 13.5’)

e.) TÍNH WIDTH BEAM VỚI CÁC HỆ SỐ NHÂN (MULTIPLY FACTOR)

Nếu bạn đã biết HỆ SỐ NHÂN của một thiết bị cụ thể, bạn chỉ cần nhân hệ số này với KHOẢNG CÁCH để tìm WIDTH BEAM ở bất kỳ khoảng cách nào. Thí dụ: Nếu một bóng đèn có hệ số nhân là 0,63, WIDTH BEAM ở 30 feet là bao nhiêu?

HỆ SỐ NHÂN X KHOẢNG CÁCH = BEAM WIDTH (thí dụ 0.63 X 30' = 18.9’)

f.) TÍNH HỆ SỐ NHÂN

Nếu bạn không biết các hệ số nhân cho một thiết bị, bạn có thể tính ra nó như sau. Thí dụ, hệ số nhân của một thiết bị 35 ĐỘ là bao nhiêu? GÓC X 0.018 = HỆ SỐ NHÂN (thí dụ: 35 x 0.018 = 0.63

g) LUỒNG SÁNG BẤT ĐỐI XỨNG

Bóng đèn PAR64 bất đối xứng. Đó là vì góc tỏa ngang và dọc của nó khác nhau. Các đèn này tạo ra luồng sáng hình bầu dục hay chữ nhật và bạn phải thực hiện cả hai phép tính riêng biệt.

6.07 - LUỒNG SÁNG TỎA - THAM KHẢO

1. Phép tính: BEAM WIDTH của bất kỳ góc nào (Luồng, phạm vi hay giới hạn)

BEAM WIDTH = GÓC x 0.018 x KHOẢNG CÁCH hay

BEAM WIDTH = HỆ SỐ NHÂN x KHOẢNG CÁCH

-------------------------------------------------- -------------------- 2. Phép tính: HỆ SỐ NHÂN ở mọi góc độ, như sau: BEAM WIDTH MF = ---------------- hay MF = góc x 0.018 KHOẢNG CÁCH

-------------------------------------------------- -------------------- 3. Phép tính: GÓC, như sau: MF BEAM WIDTH GÓC = ------------- hay GÓC = -------------------

Page 36: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

.018, KC x .018 -------------------------------------------------- --------------------

4. BỀ RỘNG LUỒNG SÁNG – tại bất kỳ GÓC TỎA & KHOẢNG CÁCH

KHOẢNG CÁCH

GÓC (tính bằng độ)

feet 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60

5 0.9 1.4 1.8 2.3 2.7 3.2 3.6 4.1 4.5 5.0 5.4

10 1.8 2.7 3.6 4.5 5.4 6.3 7.2 8.1 9.0 9.9 10.8

15 2.7 4.0 5.4 6.8 8.1 9.5 10.8 12.2 13.5 14.9 16.2

20 3.6 5.4 7.2 9.0 10.8 12.6 14.4 16.2 18.0 19.8 21.6

25 4.5 6.8 9.0 11.3 13.5 15.8 18.0 20.3 22.5 2.6 27.0

30 5.4 8.1 10.8 13.5 16.2 18.9 21.6 24.3 27.0 29.7 32.4

35 6.3 9.5 12.6 15.8 18.9 22.0 25.2 28.4 31.5 34.7 37.8

40 7.2 10.8 14.4 18.0 21.6 25.2 28.8 32.4 36.0 39.6 43.2

45 8.1 12.2 16.2 20.3 24.3 28.4 32.4 36.5 40.5 44.6 48.6

50 9.0 13.5 18.0 22.5 27.0 31.5 36.0 40.5 45.0 49.5 54.0

55 9.9 14.6 19.8 24.8 29.7 34.7 39.6 44.6 49.5 54.5 59.4

60 10.8 16.2 21.6 27.0 32.4 37.8 43.2 48.6 54.0 59.4 64.8

65 11.7 17.6 23.4 29.3 35.1 41.0 46.8 52.7 58.5 64.4 70.2

70 12.6 18.9 25.2 31.5 37.8 44.1 50.4 56.7 63.0 69.3 75.6

75 13.5 20.3 27.0 33.8 40.5 47.3 54.0 60.8 67.6 74.3 81.0

80 14.4 21.6 28.8 36.0 43.2 50.4 57.6 64.8 72.0 79.2 86.4

85 15.3 23.0 30.6 38.3 46.0 53.6 61.2 68.9 76.5 84.2 91.8

90 16.2 24.3 32.4 40.5 48.6 56.7 64.8 72.9 81.0 89.1 97.2

95 17.1 25.7 34.2 42.8 51.3 59.9 68.4 77.0 85.5 94.1 102.6

100 18.0 27.0 36.0 45.0 54.0 63.0 72.0 81.0 90.0 99.0 108.0

Page 37: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

6.08 - CÔNG SUẤT VÀ CƯỜNG ĐỘ

1) CÔNG SUẤT THIẾT BỊ

Một khi đã lựa chọn LOẠI và LUỒNG SÁNG TỎA của thiết bị, người thiết kế cần phải kiểm tra xem các thiết bị có tạo ra độ chiếu sáng thích hợp trên các diễn viên hay phong cảnh (ở khoảng cách nhất định) không.

Thiết bị có nhiều công suất khác nhau. Nói chung, nếu công suất thiết bị gia tăng, thì sản lượng ánh sáng, cũng như kích thước, đường kính thấu kính, trọng lượng và chi phí giá thành của thiết bị cũng tăng theo.

Trong nhà hát, công suất các thiết bị ứng dụng ánh sáng thường trong khoảng từ 500 đến 1000 watts. Trong các ứng dụng lĩnh vực, truyền hình và phim ảnh, công suất thiết bị thường trong khoảng 1.000-5.000 watt (đốt tim).

Công suất bóng đèn sân khấu và Studio có công suất tiêu chuẩn sau: 300-500-750-1000-1500-2000 watt.

Thiết bị mới có hiệu quả cao (được phát triển vào những năm 1990) hiện đang xử dụng bóng đèn 575 hay 600 watt mà thực sự tốt hơn một thiết bị 1000 watt tương tự như thiết kế cũ.

2) CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM (CENTRAL INTENSITY)

Người thiết kế ánh sáng không thực sự quan tâm đến “công suất” cho các phép tính trắc quang. Thay vào đó, họ muốn biết cường độ của ánh sáng được tạo ra bởi một thiết bị cụ thể.

Bảng dữ liệu từ một thiết bị điển hình sẽ hiển thị CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM (thể hiện bằng “candela” hay “candlepower”). Đây là cường độ dọc theo trục trung tâm của thiết bị và nó KHÔNG THAY ĐỔI THEO KHOẢNG CÁCH. Cường độ trung tâm khác nhau có thể được hiển thị công suất khác nhau của bóng đèn, trong một thiết bị cụ thể. Cường độ trung tâm thường được dùng để so sánh giữa các thiết bị khác nhau và tính toán “foot candle” (hay LUX) mà luồng sáng trung tâm của thiết bị tạo ra, ở khoảng cách bất kỳ.

Thí dụ, nhiều thiết bị loại ellipsoidal xử dụng bóng đèn FEL1000 watt. Tất cả sẽ có cường độ trung tâm khác nhau, dựa trên quang học của thiết bị, luồng sáng tỏa, thiết kế chóa,v.v. Thí dụ:

3) CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM chung của thiết bị “Strand” xử dụng bóng đèn FEL1000 watt: Thiết bị TƯƠNG ĐƯƠNG GÓC PHẠM VI CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM

==============================================================

Strand 2250 50 độ 53 46000

Strand 2209 6X9 43 58500

Strand 2240 40 độ 38 90000

Strand 2212 6X12 31 91000

Strand 2230 30 độ 30 121,000

Strand 2216 6X16 23 149600

Strand 2220 20 độ 20 184000

Strand 2215 15 độ 15 250000

Strand 2113 8X13 13 420000

Strand 2223 10X23 9 800000

Page 38: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

==============================================================

tất cả các thiết bị thiết lập cho ánh sáng “cosine”.

6.09 - ÁNH SÁNG, FOOTCANDLES VÀ LUX

1.) ÁNH (CHIẾU, RỌi) SÁNG (LUMINANCE)

Trong thực tế, người thiết kế thực sự không quan tâm trực tiếp đến cường độ, trừ khi họ muốn so sánh một thiết bị ánh sáng với những cái khác. Người thiết kế cuối cùng muốn biết là ánh sáng tại các diễn viên (đo bằng footcandle hay lux). Chú ý: từ “rọi sáng-luminance”, thay thế thuật ngữ "ánh sáng-illuminance" để đề cập đến “lượng ánh sáng rơi xuống trên một bề mặt” (tức là một diễn viên, cảnh quan).

2.) FOOTCANDLES và LUX

FOOTCANDLE được xử dụng như đơn vị ánh sáng trong khi foot đại diện cho đơn vị chiều dài. Nó là sự chiếu sáng tạo trên một bề mặt mà tất cả các điểm trong đó cách khoảng một foot từ một nguồn điểm hướng thống nhất của một CANDELA.

LUX (lx) là đơn vị SI của độ rọi sáng. 100 fc = 1.076 lux.

3.) MỨC ĐỘ ÁNH SÁNG SÂN KHẤU

Mức độ ánh sáng trung bình cho một chương trình sân khấu điển hình có thể thay đổi từ 10-200 FC - tùy thuộc vào nhu cầu tầm nhìn, không khí cho tiết mục. Khu vực diễn xuất với độ rọi 50-100 FC thường thích hợp cho kịch tình cảm, hài kịch, và nhạc kịch, tạo ra ánh sáng cho chung quanh và hậu cảnh một mức độ ánh sáng thấp hơn (tương phản). Tác giả đã tìm thấy rằng khu vực diễn xuất có độ rọi khoảng 100 FC (tôi đo mọi thời điểm) sẽ làm cho người đã bị “mắt lão hóa-aging eye” có thể xem từng chi tiết trên khuôn mặt từ khoảng cách 75 feet (khoảng 20 hàng ghế). Mức độ ánh sáng quá thấp trong một thời gian quá dài có thể gây ra mệt mỏi thị giác.

Đôi khi, độ rọi 10 FC có thể nhìn thấy “sáng hơn” 200 FC. Không phải là chỉ có lượng ánh sáng mới quan trọng. Khả năng tầm nhìn và nhìn thấy tốt, cũng phụ thuộc vào hình ảnh đối tượng có tương phản với môi trường chung quanh của nó không, và vào khoảng cách và điều kiện của hệ thống thị giác của con người.

4) CÁC PHÉP ĐO ĐỘ RỌI SÁNG

Footcandles (lux) được đo bằng MÁY ĐO ÁNH SÁNG. Thông thường, người thiết kế ánh sáng sân khấu không bao giờ mang đồng hồ đo ánh sáng, trong khi người thiết kế ánh sáng truyền hình, phải có thường xuyên. Mắt có một giải năng động lớn và có thể chứa một giải ánh sáng rộng (từ rất tối đến rất sáng). Camera truyền hình có độ nhạy ít hơn nhiều và ánh sáng phải rõ ràng trong giới hạn của mức độ ánh sáng và độ tương phản.

Người thiết kế ánh sáng sân khấu, trong thực tế, hiếm khi quan tâm đến mức độ footcandles, lux và các phép tính. Thay vào đó, họ chỉ "hiểu theo bản năng" với công suất bóng đèn, với độ dày của bộ lọc màu, sẽ tạo ra các ấn tượng cần thiết của độ sáng – đến khán giả. Người thiết kế ánh sáng sân khấu không phải làm ánh sáng cho lightmeter, họ chỉ thiết kế dành riêng cho mắt người.

6.10 – RỌI SÁNG - TÍNH TOÁN

1.) TÍNH TOÁN ĐỘ RỌI SÁNG

Để tính toán độ rọi sáng, người thiết kế trước tiên phải biết cường độ của ánh sáng được tạo ra bởi một thiết bị là bao nhiêu. Xử dụng bảng dữ liệu của hãng sản xuất, tìm “cường độ trung tâm” (bằng candela), và sau đó tính toán độ rọi sáng của luồng sáng trung tâm ở bất kỳ khoảng cách nào, như sau:

Page 39: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Công thức RỌI SÁNG (fc hay lux) = CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM / KHOẢNG CÁCH. Công thức RỌI SÁNG (E) = (I) (candela) ---------------------- KHOẢNG CÁCH

THÍ DỤ:

Nếu một thiết bị công suất 1000 watt, có cường độ trung tâm 90.000 Candela, có độ rọi sáng của luồng sáng trung tâm (fc hay lx) ở khoảng cách 30 feet là bao nhiêu?

ĐÁP: 90.000 / 30 FT = 300 Footcandles.

2) TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ

Bạn cũng có thể tính toán cường độ trung tâm (bằng candela) của một thiết bị ánh sáng để tạo ra một ánh sáng cụ thể (fc hay lx) ở khoảng cách bất kỳ nào bằng cách xử dụng công thức sau đây.

Công thức: CANDELA = (FC hay LUX) x (KHOẢNG CÁCH SQ)

THÍ DỤ:

Thí dụ, cường độ trung tâm (thiết bị) cần thiết để tạo ra một luồng sáng trung tâm (fc hay lx) ở khoảng cách 30 feet là bao nhiêu?

ĐÁP: 100 Footcandles x 90 = 90.000 candela

3.) ĐƠN VỊ TÍNH

Khi “foot được lấy làm đơn vị cho khoảng cách, câu trả lời sẽ là footcandles (fc). Khi đồng hồ đo được lấy làm đơn vị cho khoảng cách, câu trả lời sẽ là lux (lx).

6.11 – CHIẾU SÁNG - THAM KHẢO

Phương pháp áp dụng luật Bình phương Nghịch đảo - (ánh sáng bình thường trên bề mặt) 1. Để tính toán ánh sáng ở khoảng cách xa bất kỳ,

(Cho rằng: CƯỜNG ĐỘ TRUNG TÂM bằng Candela).

E (fc) = I (candela) E (lux) = I (candela) ------------- -------------

KHOẢNG CÁCH 2

(ft), KHOẢNG CÁCH 2

(m)

Giả định cường độ trung tâm của nguồn vuông góc với bề mặt. Khoảng cách đến nguồn phải có ít nhất gấp 5 lần kích thước tối thiểu của nguồn. -------------------------------------------------- -------------------- 2. Để tính toán CƯỜNG ĐỘ, (đã cho: ánh sáng và khoảng cách):

Candela = (FC hay LUX) x (KHOẢNG CÁCH 2

.) -Hay xử dụng bảng sau-

Page 40: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

2a. Candela cần thiết cho các mức độ khác nhau của ánh sáng:

KHOẢNG CÁCH

tính bằng

(Feet)

25

ÁNH

50

SÁNG

75

YÊU

100

CẦU

125

(Footcandles)

150

10 2.500 5.000 7.500 10.000 12.500 15.000

20 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

30 22.500 45.000 67.500 90.000 112.500 135.000

40 40.000 80.000 120.000 160.000 200.000 240.000

50 62.500 125.000 187.000 250.000 312.500 375.000

60 90.000 180.000 270.000 360.000 450.000 540.000

70 122.500 245.000 367.500 490.000 612.500 735.000

80 160.000 320.000 480.000 640.000 800.000 960.000

90 202.500 405.000 607.500 810.000 1.012.500 1.215.000

100 250.000 500.000 750.000 1.000.000 1.250.000 1.500.000

3. Để chuyển đổi từ FC sang LUX (hay LUX sang FC): LUX x 0,0929 = FC FC x .10.76 = LUX (500 LUX = 46 FC) (50 FC = 538 LUX) -------------------------------------------------- --------------------

6.12 - PHÂN PHỐI LUỒNG SÁNG

1.) GÓC LUỒNG SÁNG, PHẠM VI, GIỚI HẠN

Dữ liệu của hãng sản xuất sẽ giới thiệu góc LUỒNG SÁNG, PHẠM VI, GIỚI HẠN, cho một thiết bị cụ thể. Đó là góc PHẠM VI xác định sự lan tỏa “hữu ích” của một thiết bị cụ thể, và nó là con số mà người thiết kế xử dụng để tính toán chiều rộng chùm (góc lây lan).

2) PHÂN PHỐI LUỒNG SÁNG

Nói chung, trục trung tâm của luồng sáng của một thiết bị có cường độ tối đa. Đây là trung tâm của thiết bị. Góc LUỒNG SÁNG là góc mà cường độ trung tâm giảm xuống còn 50%. Vì vậy, một thiết bị với một góc PHẠM VI 40 độ có thể có một góc LUỒNG SÁNG 5 độ (cao điểm, hay trung tâm nóng), một góc LUỒNG SÁNG 20 độ (cosine) hay một góc LUỒNG SÁNG 40 độ (thậm chí phạm vi bằng phẳng) - hay bất cứ điều gì ở giữa.

Page 41: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Bạn sẽ lưu ý ở trên rằng đó là mối quan hệ giữa cường độ trung tâm và góc luồng sáng và phạm vi để xác định sự phân phối hay ngang bằng nhau của ánh sáng, qua luồng sáng. Đôi khi một luồng sáng với một “trung tâm'”là sự mong muốn. Đôi khi một luồng sáng với một phạm vo hẳng là cần thiết. Đôi khi, bắt buộc chỉ là ánh sáng cosine. Điều quan trọng là hiểu loại phân phối của mỗi thiết bị có khả năng tạo ra những gì.

3) THÔNG BÁO

Để báo cáo sản lượng ánh sáng cao nhất có thể, hãng sản xuất nói chung sẽ thông báo output với các thiết bị được thiết lập để phân phối CỰC ĐẠI (PEAK) (trung tâm nóng). Thiết bị thường ít khi xử dụng các thiết lập PEAK này, thường là kết quả trong một trung tâm luồng sáng nóng, với ánh sáng ít hơn nhiều, so với những nơi khác trong luồng sáng. Lưu ý:sự phân phối PEAK, COSINE và PHẠM VI PHẲNG tất cả đều có cách xử dụng của nó, cho các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Các báo cáo này cũng nên được bao gồm trong bảng dữ liệu, nếu thiết bị có thể điều chỉnh các loại phân phối này.

4.) ĐỊNH NGHĨA -------------------------------------------------- --------------------

GÓC ĐỘ: -------------------------------------------------- --------------------

Cường độ cực đại - điểm sáng nhất trong luồng sáng, thường là trên trục trung tâm

1 / 2 góc cực đại - nơi mà cường độ giảm 1 / 2 cường độ cực đại.

1 / 10 góc cực đại - nơi mà cường độ rơi xuống 1 / 10 cường độ cực đại.

Góc giới hạn - tổng đường kính luồng sáng

Góc luồng sáng - góc tương tự như 1 / 2 góc cực đại.

Góc phạm vi - tương tự như 1 / 10 góc cực đại

-------------------------------------------------- --------------------

PHÂN PHỐI:

-------------------------------------------------- --------------------

Phân phối cực đại - thiết lập để: cường độ trung tâm tối đa

Phân phối Cosine - thiết lập để: 1 / 2 cường độ trung tâm tại 2 / 3 luồng sáng tổng cộng.

Khoảng cách Phạm vi bằng phẳng - Thiết lập để: luồng sáng đều nhau, không có trung tâm nóng.

6.13 – THUẬT NGỮ CủA HÃNG SẢN XUẤT

1) HIỆU NĂNG DỮ LIỆU - THUẬT NGỮ DÙNG BỞI CÁC HÃNG SẢN XUẤT KHÁC NHAU

-------------------------------------------------- --------------------

Pk = Peaky hơi ốm Strand

PD = Peak Distribution phân phối cực đại Strand

Pk = Peak cực đại Colortran

PC = Peak Center Trung tâm cực đại Altman

PF = Peak Focus Focus cực đại Colortran

PB = Peak Beam luồng sáng cực đại Electronic Theatre Controls

-------------------------------------------------- --------------------

CD = Cosine Distribution phân phối cosine Strand

Page 42: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Co = Cosine Cosine Altman (360 series), Colortran, Strand

-------------------------------------------------- --------------------

FF = Flat Field phạm vi phẳng Altman, Emil Niethammer, ETC

-------------------------------------------------- --------------------

Page 43: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

PHẦN 7 – GIẢNG DẠY ÁNH SÁNG

7.01 Đào tạo và Giảng dạy

7.02 Truyền lại những kinh nghiệm

7.03 Kết quả đối với Thủ tục

7.04 Khái niệm về luồng sáng tỏa

7.01 - ĐÀO TẠO VÀ GIẢNG DẠY

1) THIẾT KẾ ÁNH SÁNG - ĐÀO TẠO

Rất cần thiết để cải thiện các chương trình giảng dạy về thiết kế ánh sáng. Thiết kế và tư vấn năng lực có yêu cầu hướng dẫn đặc biệt với một nền tảng rộng hơn so với chương trình giảng dạy hiện nay. Việc giảng dạy thiết kế ánh sáng nên thông qua bộ Giáo dục.

Thiết kế ánh sáng bao gồm thẩm mỹ, nhận thức, rọi sáng và kỹ thuật chuyên môn cụ thể. việc này dùng để củng cố các mục tiêu dự án. Cải thiện thiết kế ánh sáng trong giảng dạy phải đáp ứng nhu cầu của người thiết kế và những người phục vụ.

Thiết kế về nghệ thuật, kiến trúc, công nghiệp và các ứng dụng khác đòi hỏi một sự hiểu biết toàn diện các khía cạnh tâm lý, tâm lý vật lý và vật lý của ánh sáng. Các đặc điểm tiêu biểu của con người, nhiếp ảnh và ảnh số phải được chú trọng.

Những người được đào tạo có thể dễ dàng tuyển dụng nhưng yêu cầu công việc đầu vào khá nghiêm ngặt hơn so với trong quá khứ. Giảng dạy phải đáp ứng được những điều này.

Thiết kế ánh sáng là tiến trình của sự sáng tạo bằng cách xử dụng những phẩm chất và chức năng của ánh sáng để tác động đến con người, các đối tượng và không gian. Những phẩm chất của ánh sáng là cường độ, dạng thức, màu sắc và chuyển động. Các chức năng của ánh sáng là tầm nhìn, tâm trạng (không khí), thành phần kết cấu và động lực. Nghiên cứu này bao gồm ít nhất một sự hiểu biết cơ bản sau đây: A) Kỹ thuật thiết kế và ứng dụng

------------------------------------

Màu sắc, ánh sáng nguồn, trắc quang, mối quan hệ độ sáng, giới thiệu và đánh giá các ứng dụng ánh sáng điển hình. Xây dựng và trực quan.

B) Phản ứng của con người với ánh sáng

----------------------------

Tầm nhìn, thẩm mỹ, hành vi, quang sinh học

C) Điều khiển và phân phối điện

---------------------------------------

D) Điều khiển và phân phối quang học

Page 44: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

------------------------------------

E) Các loại Thiết bị ánh sáng và ứng dụng

--------------------------------------------

F) Chủ đề chuyên ngành

---------------------- Bảo tồn năng lượng, vật liệu, quy luật an toàn, và các quy định, lịch sử, công nghệ nhiếp ảnh và tái tạo quang điện.

Chú ý: Phát biểu trên được xây dựng bởi T.O.L.D (Đào tạo người thiết kế ánh sáng – Training Of Lighting Designer) vào năm 1981. Nó được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức ánh sáng chuyên nghiệp. Phát biểu này vẫn còn áp dụng rất nhiều hiện nay và được dùng như là cơ sở của bất kỳ chương trình giảng dạy hoàn chỉnh nào.

7.02 – TRUYỀN LẠI NHỮNG KINH NGHIệM

1) THIẾT KẾ ÁNH SÁNG - KINH NGHIỆM

Bất kỳ thiết kế ánh sáng thành công cũng phụ thuộc cuối cùng vào người thiết kế và sự hiểu biết thiết bị của chính mình, không chỉ về mặt lý thuyết nhưng còn trên thực tế. Kinh nghiệm là chìa khóa cho bất kỳ thiết kế tốt nào.

2) THỰC HIỆN TỐT NHẤT

Một trong những bài tập tốt nhất cho bất kỳ người thiết kế ánh sáng tiềm năng nào là chỉ cần làm việc trong một nhà hát nhỏ với các loại thiết bị điển hình. Các thiết bị nên đặt ở các vị trí điển hình, (trước, sau, bên, duới, v.v.) ở một khoảng cách thông thường (12-30’). Bắt đầu với (4) bốn loại thiết bị cơ bản.

a.) 6" Ellipsoidal Reflector

b.) 6" Fresnel

c.) 10" PAR64 MFL

d.) 24" lFlood

Mỗi thiết bị nên được xử dụng (một lần một cái) để chiếu sáng một cảnh nhỏ, tương phản với một bối cảnh và sàn sân khấu màu đen và sau đó tương phản với một nền và sàn sân khấu màu trắng. Người thiết kế sẽ khá ngạc nhiên là làm thế nào chỉ cần thay đổi bối cảnh từ đen sang trắng (ánh sáng tối), có thể “thay đổi ánh sáng” rất mạnh. Điều này cung cấp một bài học tuyệt vời về sự phản chiếu, sự hấp thụ, cường độ, màu sắc, tâm trạng, v.v.

Người thiết kế cũng sẽ lưu ý chất lượng ánh sáng khác nhau của mỗi loại thiết bị khác nhau. Họ phải tìm hiểu để hình dung ra các luồng sáng như một hình nón ba chiều của ánh sáng truyền qua không gian và giao nhau với bối cảnh (diễn viên). Họ phải biết bất kỳ thiết bị sẽ sáng như thế nào ở bất kỳ khoảng cách và kích thước luồng sáng.

Tiếp theo người thiết kế nên lặp lại bài tập với bốn thiết bị cơ bản, nhưng bây giờ tại một khoảng cách xa hay gần hơn. Sẽ nhận thấy rõ cả về sự thay đổi của quy mô và cường độ luồng sáng.

Bây giờ lặp lại việc thực hiện kết hợp 2 hay nhiều hơn vị trí thiết bị như chiếu sáng phía trước, cạnh bên, phía sau hay dưới. Tiếp theo, lặp lại tất cả những điều này với một diễn viên. Bạn đã có ý tưởng nào chưa?

Sau khi thiết kế theo bản năng “hiểu biết” chính xác những gì thiết bị của mình có khả năng thực hiện, công việc thiết kế trở thành niềm vui của người thiết kế. Thiết kế ánh sáng, bất kể phong cách hay phương pháp, đơn giản chỉ bao gồm cách đặt ánh sáng chính xác, khi cần thiết.

Page 45: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

Có một số sách về ánh sáng sân khấu cố gắng chụp hình minh họa các loại thiết bị ánh sáng cơ bản ở các vị trí khác nhau, liên quan đến một diễn viên. Một trong những nghiên cứu tốt nhất có thể được tìm thấy trong cuốn “Magic of Light" (Jean Rosenthal). Nghiên cứu màu đen & trắng này cho thấy cách sắp xếp một hay nhiều đèn, bằng cách xử dụng cả hai loại thiết bị ER và Fresnel.

7.03 - THỦ TỤC ĐỐI VỚI KẾT QUẢ

1.) VẤN ĐỀ NAN GIẢI CỦA NGƯỜI THIẾT KẾ.

Phần lớn các người thiết kế ánh sáng sân khấu, đã làm gì để giải quyết vấn đề. Nó thường là quan trọng đối với đạo diễn và người thiết kế khác để áp đặt tầm nhìn của họ, về chương trình. Khi họ thực hiện, họ phải có những kỹ năng cần thiết để biết làm thế nào để nhận ra những tầm nhìn.

Khi một đạo diễn và người thiết kế, có được một chương trình, họ trước tiên phải xác định các thông số cố định hạn chế của họ, bao gồm: ngân sách, hạn chế không gian, số lượng diễn viên, thời gian và lao động sẵn có, v.v .Tiếp theo, họ phải nhận thức chương trình một cách có trách nhiệm, vì vậy để làm việc trong các thông số nhất định. Từ khóa ở đây là “trách nhiệm”.

Bất kỳ vấn đề nào về thiết kế mà đạo diễn và người thiết kế tạo ra, họ phải có khả năng giải quyết. Không có trong lý thuyết, với không giới hạn ngân sách, đội kỹ thuất, không gian và thời gian, nhưng “bây giờ” và trong ngân sách của chương trình của họ, và không tưởng tượng ra một vài chương trình tưởng tượng. "Nếu chúng ta chỉ có thêm thời gian” … thường có nghĩa là... ..."Nếu chỉ có chúng tôi lên kế hoạch".

"Đừng lo, chúng tôi sẽ sửa chữa nó ngay, với ánh sáng". Thiết kế ánh sáng luôn luôn được coi là cả hai: nhà ảo thuật lẫn người làm phép lạ, hay có vẻ như vậy từ góc độ của người khác. Bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy, sờ, nếm, nghe thấy hay ngửi được ánh sáng, nó thường có vẻ bí ẩn và khó hiểu.

Ồ ! có ! thiết kế ánh sáng có thể sửa chữa một số vấn đề, với ánh sáng, nhưng cũng có những hạn chế của nó. Điều quan trọng là người thiết kế ánh sáng hiểu được những hạn chế này và hoàn toàn hợp tác với đạo diễn và người thiết kế khác trong tất cả các giai đoạn thiết kế, ... do đó không cần thiết phải "sửa chữa chương trình bằng ánh sáng".

Người thiết kế ánh sáng không phải là thần thánh. Tuy nhiên, họ là một thành viên quan trọng của đội ngũ thiết kế hay sản xuất. Người quan trọng thường là DIỄN VIÊN mà khán giả đã trả tiền để xem, không phải là ánh sáng. Trong khía cạnh này, người thiết kế ánh sáng có thể nhắc nhở mình để nhập tâm rằng họ chỉ có tầm quan trọng thứ cấp. Đôi khi, các nghệ sĩ biểu diễn thực sự bị xếp thứ hai sau ánh sáng, như trong trường hợp tại một vài show "rock” hiện đại hay trong trường hợp thiết kế ánh sáng xấu.

Trong một tình hình giảng dạy (hay học tập), thường THỦ TỤC quan trọng hơn kết quả rất nhiều. Trong một tình huống chuyên nghiệp, KẾT QUẢ thường quan trọng hơn thủ tục nhiều. Người thiết kế phải làm việc tốt với thợ điện của mình, và các thành viên khác của nhóm thực hiện, để đáp ứng sự mong đợi của đạo diễn và các nhu cầu của chương trình. Nếu người thiết kế ánh sáng đã có thực hành về thiết kế và các nguồn lực của mình, họ thường không có gì phải lo lắng gì về nó cả.

Thường xảy ra khi người thiết kế đã không chuẩn bị việc làm của họ, họ bắt đầu hoảng sợ trong khi thiết lập ánh sáng. Nóng nảy có thể dâng lên và đội kỹ thuật đột nhiên có thể trở nên ngu ngốc và thành ra không đủ năng lực. Điều này thường là không có điểm với bất cứ ai. Hãy nhớ rằng, bạn đang có mặt để giải quyết vấn đề, chứ không tạo ra chúng. Thiết kế ánh sáng thường có nhiều việc hơn để làm với tâm lý là đang làm việc với những con người hơn là với đèn và ánh sáng, do đó, THỦ TỤC cũng là quan trọng. Thiết kế ánh sáng không phải là một tiến trình đơn độc.

Page 46: PHẦN 4 - Ánh sáng chuyên nghiệp & Quy trìnhgiaotrinh.soundlightingvn.com/files/pdf/Thiet_ke_AS_SK_2.pdf · Sau khi hiểu biết đầy đủ về thiết kế cảnh quan,

7.04 – GIẢNG DẠY - KHÁI NIỆM VỀ LUỒNG SÁNG TỎA

1.) GIỚI THIỆU

Các người thiết kế ánh sáng (kỹ thuật viên) phải có khả năng xác định nhanh chóng bề rộng của lưồng sáng, của một thiết bị ánh sáng ở khoảng cách xa bất kỳ. Thông thường, tiến trình này đòi hỏi việc xử dụng các bảng dữ liệu hay các hệ số nhân, được cung cấp bởi nhà sản xuất. Vứt bỏ tất cả các bảng đi và không bao giờ xử dụng chúng lần nào nữa. Phương pháp này cho phép bạn tính toán chiều rộng chùm thiết bị bất kỳ, ở bất kỳ khoảng cách nào, chỉ cần tính nhẩm trong đầu!

2) GÓC THIẾT BỊ ÁNH SÁNG

Sân khấu, truyền hình, các tiêu điểm kiến trúc và trưng bày, tất cả đều có những lưồng sáng “tỏa” cụ thể, thường được gọi là góc lưồng sáng, khu vực cắt. Thông thường độ dài tiêu cự nằm trong khoảng từ 5 đến 150 độ.

Khi hãng sản xuất tuyên bố rằng thiết bị là “20 độ”, thường có nghĩa là góc "phạm vi" hay "giới hạn”, là 20 độ. Đèn có hai loại cơ bản: độ dài tiêu cự cố định và điều chỉnh được.

3) PHƯƠNG PHÁP

Độ rộng lưồng sáng của một thiết bị °55” độ tại 55 ft là bao nhiêu? Trả lời: 55 ft.

Phải, điều này đúng, một góc 55 độ tạo ra một luồng sáng tỏa 1:1. Vì vậy, tại 10 feet, thiết bị sẽ cho ra một luồng sáng rộng 10 feet.

Vẽ một góc 55 độ (theo tỷ lệ) và chính mình kiểm tra. Tìm hiểu để hình dung trong tâm trí của bạn một góc “55” độ, trông giống như cái gì. Ngoài ra cũng phải học để hình dung nó là một hình nón ba chiều của ánh sáng. Một thiết bị ellip góc rộng và một loại thiết bị Fresnel có thể điều chỉnh là hai thí dụ về các thiết bị có thể tạo ra góc tỏa.

Bây giờ thông qua nội suy đơn giản, nếu một thiết bị 55 độ tạo ra một luồng sáng rộng 55 feet (tại một khoảng cách nhất định), một thiết bị bằng 25 độ sẽ tao ra bao nhiêu? Nếu đúng, lưồng sáng sẽ cho ra dưới 1 / 2, hay là rộng khoảng 25 ft.

4.) Thí dụ

Độ rộng lưồng sáng của một thiết bị 40 độ (6x9) tại 18 feet là bao nhiêu?

Vâng, bạn đã biết rằng nếu nó là góc tỏa 55 độ, sau đó chiều rộng chùm là 18 feet. Và, bạn cũng biết rằng một thiết bị 25 độ sẽ tạo ra một chiều rộng luồng sáng khoảng 8 feet. Vì vậy, thiết bị 40 độ của bạn phải ở giữa của giải này.

Vì vậy, nếu 55 độ = 18 ft. chiều rộng luồng sáng

Và 25 độ = 8 ft. chiều rộng luồng sáng

Sau đó, 40 độ = 13 ft. chiều rộng luồng sáng (nằm giữa 8 & 18).

Một khi các người thiết kế đã làm chủ các kỹ thuật nói trên, bảng biểu và công thức có thể được xử dụng thêm để tính toán nhanh hơn.

Theo Stage Lighting Design của tác giả Bill Williams.

Lê tuyên Phúc chuyển ngữ

(Sắp tới là bản dịch của cuốn “Hướng dẫn thực hành về Ánh sáng Sân khấu” của tác giả Steven Louis Shelley, rất dài, gần 500 trang A4, mời các bạn đón đọc).