12
MC LC DANH MC CHVI T T T I. KHÁI QUÁT CHUNG VSC SINH LI T TÀI SN (KHNĂNG SINH LI TTÀI SN) ..............................................................................................................1 1.1. Khái ni m ..................................................................................................................1 1.2. Công thức tính toán ..................................................................................................1 1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................................1 II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN BẾN TRE..............................................................................................................................2 2.1. Điểm mạnh ................................................................................................................2 2.2. Điểm yếu ...................................................................................................................2 III. III. PHÂN TÍCH CHTIÊU SC SINH LI T TÀI SN (ROA) VÀ CÁC NHÂN T ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHTIÊU NÀY CA CÔNG TY CPHN XNK THY SN BẾN TRE…………………………………………………….…3 IV. KT LUN ...................................................................................................................9

Phân tích bctc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phân tích bctc

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỨC SINH LỜI TỪ TÀI SẢN (KHẢ NĂNG SINH

LỜI TỪ TÀI SẢN) ..............................................................................................................1

1.1. Khái niệm ..................................................................................................................1

1.2. Công thức tính toán ..................................................................................................1

1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................................1

II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN

BẾN TRE..............................................................................................................................2

2.1. Điểm mạnh ................................................................................................................2

2.2. Điểm yếu ...................................................................................................................2

III. III. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SỨC SINH LỜI TỪ TÀI SẢN (ROA) VÀ CÁC

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU NÀY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XNK THỦY SẢN BẾN TRE…………………………………………………….…3

IV. KẾT LUẬN ...................................................................................................................9

Page 2: Phân tích bctc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1 BQ Bình quân

2 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

3 GTGT Giá trị gia tăng

4 HTK Hàng tồn kho

5 LNST Lợi nhuận sau thuê

6 PThu Phải thu ngắn hạn

7 TS Tài sản

8 TSDH Tài sản dài hạn

9 TSNH Tài sản ngắn hạn

10 ROA Sức sinh lời từ tài sản

11 ROS Sức sinh lời từ doanh thu

Page 3: Phân tích bctc

1

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỨC SINH LỜI TỪ TÀI SẢN (KHẢ NĂNG

SINH LỜI TỪ TÀI SẢN)

1.1. Khái niệm

Sức sinh lời từ tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Doanh lợi TS, Tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm

từ tiếng Anh Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng

sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

1.2. Công thức tính toán

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau

thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay

một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ.

Số liệu về lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả

kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ

bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.

Công thức hóa, ta sẽ có:

LNTT (LNST)

Sức sinh lời từ TS = x 100%

Tổng TSbq

1.3. Ý nghĩa

Nếu sức sinh lời từ tài sản lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn

0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá

trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử

dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Tỷ số này phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do

đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh

doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và

so sánh cùng một thời kỳ.

Page 4: Phân tích bctc

2

II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY

SẢN BẾN TRE

2.1. Điểm mạnh

Công ty có nguồn vốn ổn định, thiết bị tương đối hiện đại, uy tín công ty trên

thương trường không ngừng được nâng cao. Chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, khép kín từ

con giống cho đến thành phẩm xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Trong những năm

qua công ty là một số ít các công ty có thể chủ động 100% nhu cầu cá nguyên liệu

cho chế biến xuất khẩu. Phương thức kinh doanh chắc chắn.

Công ty có thể sản xuất được đồng thời hai mặt hàng nghêu, cá tra và thay đổi

cơ cấu mặt hàng theo từng thời điểm.

Bên cạnh đó với quy mô vừa phải nên thuận lợi trong việc ứng phó xoay sở

trước khó khăn. Khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính.

2.2. Điểm yếu

Cán bộ quản lí và sản xuất kinh doanh giỏi còn thiếu.

Tỷ trọng hàng GTGT còn thấp.

Page 5: Phân tích bctc

3

+/- % +/- %

(1) Doanh thu thuần 709.603.509.627 671.155.205.204 567.450.625.215 -38.448.304.423 -5,42 -103.704.579.989 -15,45

(2) Tài sản dài hạn bq 149.848.746.891 99.294.560.536 88.165.649.916 -50.554.186.356 -33,74 -11.128.910.620 -11,21

(3) Tài sản ngắn hạn bq 390.168.338.388 397.826.521.378 514.035.605.213 7.658.182.990 1,96 116.209.083.835 29,21

(4) Giá trị còn lại TSCĐ bq 48.651.309.417 46.157.495.907 50.986.627.651 -2.493.813.510 -5,13 4.829.131.744 10,46

(5) Tổng TS bq 540.017.085.279 497.121.081.913 602.201.255.128 -42.896.003.366 -7,94 105.080.173.215 21,14

(6) Hàng tồn kho bq 103.155.900.258 113.113.644.117 103.721.977.434 9.957.743.859 9,65 -9.391.666.683 -8,30

(7) Khoản phải thu bq 106.204.167.379 64.360.716.458 54.265.296.373 -41.843.450.921 -39,40 -10.095.420.086 -15,69

(8) Lợi nhuận sau thuế 99.782.842.787 79.112.873.890 73.928.882.002 -20.669.968.897 -20,71 -5.183.991.888 -6,55

(9) Giá vốn hàng bán 500.891.865.561 522.022.652.948 432.095.731.935 21.130.787.387 4,22 -89.926.921.013 -17,23

(10) EBIT 113.772.222.341 90.092.249.937 90.512.607.993 -23.679.972.404 -20,81 420.358.056 0,47

(11) Hiệu suất sử dụng TS

HTS = (1)/(5) 1,31 1,35 0,94 0,04 2,74 -0,41 -30,20

(12) Số vòng quay TSNH

HTSNH = (1)/(3) 1,82 1,69 1,10 -0,13 -7,24 -0,58 -34,57

III. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SỨC SINH LỜI TỪ TÀI SẢN (ROA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU NÀY CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN BẾN TRE

Căn cứ vào các Báo cáo Tài chính của công ty năm 2011, năm 2012 và năm 2013 tính toán số liệu ta được bảng sau:

BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

NĂM 2011, NĂM 2012 VÀ NĂM 2013 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN BẾN TRE

Đơn vị tính: đồng

CHÊNH LỆCH NĂMNĂM 2013NĂM 2012NĂM 2011CHỈ TIÊU

CHÊNH LỆCH NĂM

Page 6: Phân tích bctc

4

(13) Số ngày 1 vòng quay TSNH

NTSNH = 360/(12) 198 213 326 15 8 113 53

(14) Hiệu suất sử dụng TSDH

HTSDH = (1)/(2) 4,74 6,76 6,44 2,02 42,74 -0,32 -4,78

(15) Số vòng quay khoản phải thu

HPTh = (1)/(7) 6,68 10,43 10,46 3,75 56,07 0,03 0,28

(16) Số ngày 1 vòng quay khoản phải thu

NPTh = 360/(15) 54 35 34 -19 -36 0 0

(17) Số vòng quay HTK

HHTK = (9)/(6) 4,86 4,62 4,17 -0,24 -4,96 -0,45 -9,73

(18) Số ngày 1 vòng quay HTK

NHTK = 360/(17) 74 78 86 4 5 8 11

(19) Hiệu suất sử dụng TSCĐ

HTSCĐ = (1)/(4) 14,59 14,54 11,13 -0,04 -0,31 -3,41 -23,46

(20) Sức sinh lời từ TS

ROA = (8)/(5) * 100 18,48 15,91 12,28 -2,56 -13,87 -3,64 -22,86

(21) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROS = (8)/(1)*100 14,06 11,79 13,03 -2,27 -16,17 1,24 10,53

Trong đó: Chỉ tiêu Doanh thu thuần ta lấy doanh thu từ 3 hoạt động là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài

chính và hoạt động khác.

+ Các chỉ tiêu lấy trên bảng cân đối kế toán ta lấy số liệu bình quân (đầu năm + cuối năm)/2

Page 7: Phân tích bctc

5

Dựa vào bảng số liệu tính toán trên ta thấy công ty cổ phần XNK thủy sản Bến

Tre có sức sinh lời từ TS (ROA) năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lần lượt là:

18,48%, 15,91% và 12,28%. So với chỉ tiêu ROA trung bình ngành thủy sản (6%)

thì ROA của công ty cao hơn nhiều. Năm 2011 gấp 3,08 lần so với trung bình

ngành, năm 2012 gấp 2,65 lần, năm 2013 ROA vẫn gấp 2,05 lần. Tuy ROA cao hơn

trung bình ngành nhưng có thể thấy năm 2012, 2013 ROA của công ty đang thấp

dần. Năm 2012 ROA giảm 2,56% so với năm 2011 tương ứng tốc độ giảm là

13,87%. Phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm từ khoảng 100 tỷ

xuống còn 79 tỷ, tốc độ giảm 20,71% một con số khá cao, sở dĩ như vậy là do trong

năm 2012 công ty đã thực hiện nhiều hoạt động như triển khai xây dựng phần cứng

và phần mềm hệ thống nuôi theo tiêu chuẩn ASC và đạt chứng nhận ASC tại trại

Cồn Bần, gia tăng số con giống, cải tiến kĩ thuật. Bên cạnh đó tổng TS giảm khoảng

42 tỷ tương đương 7,94%. Sang năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 3,64% so với

năm 2012 với tốc độ giảm 22,86%. Năm 2013 có lợi nhuận sau thuế giảm 6,55% so

với năm 2012 nhưng tổng tài sản bình quân lại tăng cao tăng 21,14% so với năm

2012. Điều này càng làm cho ROA của công ty giảm mạnh hơn. Bởi vì trong năm

này công ty đã tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ, tiếp tục trang thiết bị máy móc cho công ty.

Nhìn chung trong bối cảnh tình hình thế giới bất ổn với suy thoái kinh tế và

khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, kinh tế trong nước phục hồi chậm sau lạm phát,

nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động thì công ty

vẫn duy trì đặc thù hoạt động, chế biến và xuất khẩu đạt chuẩn mực quốc tế, cụ thể

chỉ tiêu ROA cao hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy công ty hoạt động rất

hiệu quả, tận dụng được khả năng và lợi thế của mình. Nhưng qua các năm từ 2011

đến 2013 ROA liên tục giảm, điều này ta không thể khẳng định rằng công ty hoạt

động kém hiệu quả và dần đi xuống mà phải xem xét nguyên nhân cụ thể như thế

nào và để thấy rõ sự sụt giảm này là do đâu ta sử dụng phương trình Dupont để

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA.

Sự biến động của ROA do hai nhân tố tác động là hiệu suất sử dụng tài sản

(HTS) và khả năng sinh lời từ doanh thu (ROS). Đi sâu vào phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sức sinh lợi của tài sản năm 2012 so với năm 2011:

Page 8: Phân tích bctc

6

Theo phương trình Dupont ta có: ROA = HTS x ROS

Ta có: ROA2011 = 1,31 x 14,06% = 18,48%

ROA2012 = 1,35 x 11,79% = 15,91%

ROA2012/2011 = 15,91% - 18,48% = -2,56%

Sử dụng phương pháp loại trừ ta xét mức độ ảnh hưởng của HTS đến ROA:

ROAHTS = (HTS2012 – HTS2011) x ROS2011

= (1,35 – 1,31) x 14,06%

= (+0,04) x 14,06%

= +0,5%

Mức độ ảnh hưởng của ROS đến ROA:

ROAROS = HTS2012 x (ROS2012 – ROS2011)

= 1,35 x (11,79% - 14,06%)

= 1,35 x (-2,27%)

= -3,06%

Tổng mức độ ảnh hưởng: ROA = -3,06 + 0,5 = -2,56%

Năm 2012 so với năm 2011, ROA giảm từ 18,48% xuống 15,91% với tốc độ

giảm 13,87%. Chỉ tiêu ROA cho thấy để có một đồng lợi nhuận sau thuế đơn vị

phải hao phí mấy lần đơn vị tài sản bình quân hay như vậy khả năng sinh lời của

một đồng tài sản trên một đồng lợi nhuận sau thuế giảm.

ROA giảm chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) giảm từ

14,06% năm 2011 xuống 11,79% năm 2012, giảm 2,27% tương ứng với tốc độ

giảm 16,17%. Sở dĩ ROS giảm là do doanh thu thuần (DTT) giảm với tốc độ 5,42%,

doanh thu năm 2011 là 709 tỷ rưỡi năm 2012 là 671 tỷ, trong khi đó lợi nhuận sau

thuế (LNST) còn 79 tỷ năm 2012 so với 99 tỷ rưỡi của năm 2011, giảm 20,71% so

với năm 2011, bởi lẽ LNST giảm nhiều hơn so với doanh thu thuần nên ROS giảm.

Trong năm 2012, DTT và LNST giảm do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu

là do trong năm này hoạt động nuôi trồng gặp nhiều khó khăn: dịch bệnh, giá thức

ăn kéo theo chi phí nuôi tăng,…Bên cạnh đó, tình hình khó khăn tại thị trường nhập

khẩu Châu Âu, đồng EUR sụt giảm so với USD, chính sách siết chặt tín dụng làm

cho lượng hàng bán bị giảm, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp giúp hạ giá thành

Page 9: Phân tích bctc

7

nên công tác tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng

ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên việc

hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường EU.

Tuy nhiên chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lại tăng từ 1,31 năm 2011 lên 1,35

năm 2012 tăng 0,04 lần tương ứng tốc độ tăng 2,74% làm cho chỉ tiêu ROA tăng

0,5%. Nhưng sự tác động của hệ số tài sản không lớn bằng ROS. Vì thế ROA năm

2012 giảm so với năm 2011.

Sang năm 2013 sức sinh lời từ tài sản vẫn tiếp tục giảm xuống 12,28%. Theo

phương trình Dupont ta tính toán được như sau:

ROA = HTS x ROS

Ta có: ROA2012 = 1,35 x 11,79% = 15,91%

ROA2013 = 0,94 x 13,03% = 12,28%

ROA2013/2012 = 12,28% - 15,91% = -3,64%

Sử dụng phương pháp loại trừ ta xét mức độ ảnh hưởng của HTS đến ROA:

ROAHTS = (HTS2013 – HTS2012) x ROS2012

= (0,94 – 1,35) x 11,79%

= (-0,41) x 11,79%

= -4,8%

Mức độ ảnh hưởng của ROS đến ROA:

ROAROS = HTS2013 x (ROS2013 – ROS2012)

= 0,94 x (13,03% - 11,79%)

= 0,94 x (+1,24%)

= +1,16%

Tổng mức độ ảnh hưởng: ROA = -4,8 + 1,16 = -3,64%

Ta thấy ROA giảm là do ảnh hưởng của HTS, HTS giảm từ 1,35% năm 2012

xuống 0,94% năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm rất cao 30,2%. Đi sâu vào phân

tích thì nguyên nhân chính là tổng tài sản bình quân tăng cao còn DTT lại giảm. Cụ

thể năm 2013 doanh thu thuần giảm 15,45% so với năm 2012, doanh thu năm này

đạt được mức xấp xỉ 567 tỷ rưỡi, doanh thu giảm bởi tình hình khó khăn khủng

Page 10: Phân tích bctc

8

hoảng kinh tế chưa dứt, cạnh tranh không lành mạnh về giá bán giữa các doanh

nghiệp cùng ngành.

Xét về tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn của công ty đạt 514 tỷ, tăng

29,21% so với cùng kì. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì tiền, các khoản tương

đương tiền và đầu tư ngắn hạn chiếm tới 72%, còn hàng tồn kho và phải thu khách

hàng chiếm 25%. Mặc dù các khoản đầu tư ngắn hạn lên tới 339 tỷ, nhưng trong đó

200 tỷ là tiền gửi ngân hàng kì dài hạn, chứng tỏ tài chính vững chắc của công ty.

Hàng tồn kho của công ty vẫn giữ mức ổn định nhưng có giảm so với năm 2012 do

công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó tài sản dài hạn của công ty năm

2013 tăng ròng thêm 9 tỷ chủ yếu từ việc công ty trang bị thêm các máy móc thiết

bị cho các phân xưởng sản xuất và giá trị quyền sử dụng đất từ việc mua thêm ao

nuôi. Hiên tại nguyên giá tài sản cố định cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn

sử dụng là 18 tỷ.

Song song với HTS giảm thì ROS lại tăng, trong khi doanh thu thuần và lợi

nhuận sau thuế năm 2013 đều giảm so với năm 2012, cụ thể năm 2013 doanh thu

thuần giảm 15,45% còn lợi nhuận sau thuế giảm với tốc độ thấp hơn 6,55 %. Lại có

công thức ROS = LNST/DTT x 100 vì thế giá trị hai khoản mục trên giảm nhưng

chỉ tiêu ROS vẫn tăng tức là khả năng sinh lời từ doanh thu tăng. Có thể nói công ty

hoạt động một cách có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế như thế này.

Tóm lại hai chỉ tiêu HTS và ROS tác động đến ROA, tuy có chỉ tiêu làm tăng

ROA, có chỉ tiêu tác động làm giảm ROA nhưng sự tác động của HTS vẫn lớn hơn,

điều này làm cho ROA giảm.

Page 11: Phân tích bctc

9

IV. KẾT LUẬN

Nhìn chung thì chỉ tiêu sức sinh lời từ tài sản của công ty cổ phần XNK thủy

sản Bến Tre qua các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 có xu hướng giảm. Tuy

nhiên điều này không cho thấy việc công ty hoạt động kém hiệu quả, sụt giảm vị thế

trên thương trường. Vì đặc thù của ngành thủy sản là phụ thuộc nhiều vào thiên

nhiên, rủi ro tiềm tàng cao vì thế việc kinh doanh của các công ty trong ngành này

cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng tùy vào mỗi công ty khác nhau thì cách quản lí

cũng như các chính sách ban quản trị đưa ra là khác nhau, điều này ảnh hưởng rất

lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Thực vậy, trong 3 năm qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh

lan rộng, giá cả đầu vào tăng,…Nhưng với chính sách Ban quản trị đưa ra như

chính sách hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên liệu,…nhưng vẫn đảm

bảo được sản phẩm chất lượng cao. Nhờ những chính sách đúng đắn, công ty đã

hoạt động thực sự có hiệu quả so với những công ty cùng ngành nghề kinh doanh,

đặc biệt là các công ty trong nước. Ta thấy công ty là một trong số ít các công ty có

thể sản xuất được đồng thời hai mặt hàng nghêu, cá tra và thay đổi cơ cấu mặt hàng

theo từng thời điểm. Tận dụng được những lợi thế cộng với cách chỉ đạo đúng đắn

công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra. Song bên cạnh các hiệu quả mà công ty

đã đạt được thì công ty vẫn còn có một số điểm yếu. Cụ thể trong việc phân tích

hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong những năm qua, chỉ tiêu này giảm qua

các năm chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan, nhưng công ty vẫn có thể thực

hiện tốt hơn nữa, với cơ cấu tài sản hợp lí hơn như:

Có chính sách sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên liệu, đánh vào thu nhập của

người lao đông. Như vậy họ sẽ có ý thức hơn trong việc tiết kiệm.

Mở rộng việc sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng và hàng có chứng nhận.

Đầu tư các trang thiết bị cho công ty, sản xuất sản phẩm có chất lượng đảm

bảo. Trong tài sản ngắn hạn khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu cần tăng tỷ

trọng hơn nữa. Bằng việc sử dụng các chính sách tín dụng thương mại làm tăng

thêm thị phần cho công ty. Đồng thời tăng lượng hàng tồn kho cho hoạt động sản

Page 12: Phân tích bctc

10

xuất của công ty luôn được đảm bảo, nhưng cũng trong một mức cho phép vì hàng

tồn kho nhiều có thể dẫn đến tốn chi phí bảo quản, ứ đọng hàng,…

Tăng cường tuyển dụng lao động có chất lượng, trình độ tay nghề cũng như

chuyên môn về nuôi trồng giúp cho công ty có đội ngũ lao động đảm bảo nhất.