248
Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI - CPO DỰ ÁN: CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MD-ICRSL) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TIỂU DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ ỔN ĐỊNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN BA TRI, BẾN TRE THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1

phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

  • Upload
    hahanh

  • View
    232

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI - CPO

DỰ ÁN: CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MD-ICRSL)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ ỔN ĐỊNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG VEN

BIỂN HUYỆN BA TRI, BẾN TRE THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tp.HCM, tháng 1/2016

1

Page 2: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN.............................................81.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TIỂU DỰ ÁN..............................................................81.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư tiểu dự án.......................................................................81.1.2. Mục tiêu của tiểu dự án....................................................................................101.1.3. Tổ chức thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội........................111.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI....................................................................................................131.2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của Việt Nam.........................................................131.2.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới.........................................................151.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.....................................................................................161.3.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.........................................................171.3.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh.....................................................................................171.3.1.2. Phương pháp ma trận..................................................................................................171.3.1.3. Phương pháp so sánh..................................................................................................171.3.1.4. Phương pháp nhận diện tác động...............................................................................171.3.1.5. Phương pháp liệt kê....................................................................................................171.3.1.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng và công bố thông tin...........................................171.3.1.7. Phương pháp mô hình hoá..........................................................................................181.3.2. Phương pháp khác...........................................................................................181.3.2.1. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu..........................................181.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa....................................................................181.3.2.3. Phương pháo chuyên gia............................................................................................181.3.2.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu............................................................................181.3.2.5. Tiến hành xử ly các số liệu.........................................................................................191.4. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN......................................................................................191.4.1. Tên tiểu dự án.................................................................................................191.4.2. Chủ tiểu dự án................................................................................................191.4.3. Vị trí địa ly và vùng ảnh hưởng của Tiểu dự án....................................................191.4.4. Các hợp phần của Tiểu dự án............................................................................211.4.5. Nội dung chủ yếu của tiểu dự án........................................................................211.4.5.1. Hợp phần 1 (vùng 1: 2,484 ha): Khôi phục đai rừng ngập mặn.................................211.4.5.2. Hợp phần 2: Phát triển bền vững kinh tế mặn 7,940 ha.............................................221.4.5.3. Hợp phần 3 (vùng 3: 5,105 ha): Thích ứng và giảm thiểu xâm nhập mặn cho vùng.291.4.6. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của tiểu dự án................................................................................................................30

2

Page 3: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1.4.7. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến..................................................................311.4.8. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án.....................331.4.9. Tiến độ thực hiện dự án....................................................................................331.4.10..........................................................................................................Vốn đầu tư

331.4.11........................................................................Tổ chức quản ly và thực hiện dự án

34CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................362.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................362.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất..........................................................................362.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng.........................................................................372.1.2.1. Nhiệt độ......................................................................................................................372.1.2.2. Hướng và vận tốc gió.................................................................................................382.1.2.3. Bão..............................................................................................................................382.1.2.4. Lượng mưa.................................................................................................................382.1.2.5. Các yếu tố khác..........................................................................................................402.1.2.6. Thủy văn.....................................................................................................................402.1.2.7. Đặc điểm mặn:............................................................................................................412.1.2.8. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu...........................................................................422.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí.....................432.2.1. Hiện trạng môi trường nước..............................................................................432.2.1.1. Môi trường nước mặt..................................................................................................432.2.1.2. Môi trường nước ngầm...............................................................................................442.2.1.3. Kết quả phân tích nước thải........................................................................................442.2.2. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................................442.2.3. Chất lượng đất và bùn đáy kênh, rạch.................................................................442.2.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật...........................................................................442.2.4.1. Tài nguyên rừng ngập mặn.........................................................................................442.2.4.2. Đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển.....................................................462.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................482.3.1. Điều kiện về kinh tế.........................................................................................482.3.2. Điều kiện về xã hội..........................................................................................542.3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng...................................................................................562.3.4. Tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể.................................................................572.3.5. Ðặc điểm giới.................................................................................................57CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THAY THẾ..........................................................583.1. Đánh giá tác động trong trường hợp có hay không có dự án....................................58

3

Page 4: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

3.2. Phân tích lựa chọn phương án thay thế.................................................................613.2.1. Hợp phần 1:...................................................................................................613.2.2. Hợp phần 2:...................................................................................................613.2.3. Hợp phần 3:...................................................................................................63CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TIỂU DỰ ÁN......644.1. Tác động tích cực.............................................................................................644.2. Tác động đối biến đổi khí hậu.............................................................................644.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực tiểu dự án......................................644.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với mô hình sinh kế trong giai đoạn vận hành......664.2.3. Tác động của tiểu dự án thích ứng với biến đổi khí hậu.........................................664.3. Tác động tiêu cực.............................................................................................674.3.1. Loại và qui mô tác động...................................................................................674.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn tiền xây dựng..................................................704.3.2.1. Tác động do lấy đất....................................................................................................704.3.2.2. Tác động do quá trình giải phóng mặt bằng...............................................................714.3.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng tiểu dự án.............714.3.3.1. Nguồn tác động..........................................................................................................714.3.3.2. Đối tượng tác động và phạm vi ảnh hưởng................................................................724.3.3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công hạng mục cống......................................744.3.3.4. Đánh giá, dự báo tác động của hạng mục hoạt động nạo vét.....................................874.3.3.5. Đánh giá, dự báo tác động của hạng mục xây dựng trạm cấp nước...........................964.3.4. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn vận hành..............................................1024.3.4.1. Các hoạt động...........................................................................................................1024.3.4.2. Đánh giá tác động trong vận hành............................................................................1024.3.4.3. Đánh giá tác động các mô hình sinh kế....................................................................1064.3.4.4. Đánh giá tác động trong vận hành trạm cấp nước Ba Lai........................................108CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA TIỂU DỰ ÁN.....................................1125.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án..................1125.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn chuẩn bị................................................................................................................1125.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn giải phóng mặt bằng...............................................................................................1135.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình xây dựng................................................................1145.1.3.1. Hạng mục xây dựng cống.........................................................................................1145.1.3.2. Các biện pháp kiểm soát tác động của hạng mục hoạt động nạo vét.......................1235.1.3.3. Các biện pháp kiểm soát tác động của hạng mục hoạt động xây dựng trạm cấp nước1305.1.3.4. Các biện pháp kiểm soát tác động giai đoạn vận hành công trình...........................135

4

Page 5: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

5.1.3.5. Các biện pháp kiểm soát tác động trong vận hành trạm cấp nước Ba Lai...............139CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP).....................1416.1. NGUYÊN TẮC CHUNG................................................................................1416.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHÍNH.........................................................1426.2.1. Quy tắc thực hành môi trường.........................................................................1426.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù..............................................................1516.2.3. Quản ly tác động đến tài nguyên văn hoá vật thể................................................1526.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................................1526.3.1. Giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn của nhà thầu.......................................1536.3.2. Giám sát chất lượng môi trường......................................................................1536.3.3. Giám sát hiệu quả của ESMP..........................................................................1546.4. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN ESMP.....................1556.4.1. Tổ chức thực hiện.........................................................................................1556.4.1.1. Cấp trung ương.........................................................................................................1556.4.1.2. Cấp Tiểu dự án.........................................................................................................1556.4.1.3. Cơ chế giám sát nội bộ, giám sát từ bên ngoài, giám sát cộng đồng........................1556.4.1.4. Sở Giao thông vận tải...............................................................................................1566.4.1.5. Sở Tài nguyên và Môi trường..................................................................................1566.4.1.6. Nhà thầu...................................................................................................................1566.4.1.7. EMC.........................................................................................................................1566.4.2. Chế độ báo cáo.............................................................................................1576.5. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NĂNG LỰC....................................................1576.6. DỰ TOÁN KINH PHÍ....................................................................................1586.7. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (GRM).....................................................161CHƯƠNG 7. THAM VẤN CỘNG ĐỘNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN............................1627.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG..........................................1627.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG............................................................1627.2.1. Tham vấn lần 1.............................................................................................1627.2.2. Tham vấn lần 2.............................................................................................1637.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN.................................................................................163CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT......................................................1648.1. Kết luận........................................................................................................1648.2. Kiến nghị......................................................................................................1648.3. Cam kết........................................................................................................165CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO............................................................................166CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO............................................................................168

5

Page 6: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

Bộ NN&PTNT/ MARD

Bộ TN&MT/MONRE

BGSCĐ

CPO

ĐBSCL

EMS

ĐTM/EIA

ĐM /EA

KCDT/EMDF

KCT/ RAF

KQM /EMP

ESMF

GOV

OP/BP

PPC/UBND tỉnh

QCVN

Sở TN&MT/ DONRE

Sở NN&PTNT/DARD

TCVN

TA

TGT/CSC

TGM/EMC

TNHH

WB/ NHTG

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ban giám sát cộng đồng

Ban quản ly Trung Ương các dự án Thủy lợi

Đồng bằng sông Cửu Long

Hệ thống giám sát môi trường

Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá môi trường

Khung chính sách dân tộc thiểu số

Khung chính sách tái định cư

Kế hoạch quản ly môi trường

Khung quản ly môi trường và xã hội

Chính phủ Việt Nam

Chính sách vận hành của WB

Ủy ban Nhân dân tỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

Hỗ trợ kỹ thuật

Tư vấn giám sát thi công

Tư vấn giám sát môi trường

Trách nhiệm hữu hạn

Ngân hàng thế giới

6

Page 7: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TIỂU DỰ ÁN

Tiểu dự án Phát triển và ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre là một tiểu dự án thuộc Hợp phần 3 của dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) do Chính phủ Việt Nam đề xuất Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ thực hiện. Ban Quản ly Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) chịu trách nhiệm quản ly Dự án MD-ICRSL. Mục tiêu phát triển của Dự án là nâng cao, kết hợp quản ly khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ĐBSCL thông qua nâng cao hệ thống thông tin, tăng cường năng lực và phối hợp thể chế, và đầu tư “ít hối tiếc” tại các tỉnh được lựa chọn . Chủ đầu tư TDA là Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó đại diện Chủ đầu tư là Ban Quản ly Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 10. Ban quản ly dự án Nông nghiệp và PTNT (PPMU) Bến Tre sẽ có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thi công còn Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre sẽ chịu trách nhiệm vận hành TDA. Nguồn vốn thực hiện TDA là vốn đối ứng phía Việt Nam (Trung ương và địa phương) và vốn vay của WB.

1.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư tiểu dự án

Ba Tri là huyện ven biển của tỉnh Bến Tre thường xuyên bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, mưa bão, áp thấp, nước dâng, gió lốc,... đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất cũng như dân sinh của người dân khu vực; bờ biển huyện Ba Tri có chiều dài trên 25 km trong những năm qua đã bị xói lở nghiêm trọng và hiện nay vẫn còn tiếp tục lở; nguyên nhân chính là do tác động của dòng chảy và sóng. Hiện tượng xói lở đã làm ảnh hưởng đến đất đai, tài sản và thành quả sản xuất của nhân dân ở khu vực ven bờ.

Để phòng tránh những tác động bất lợi từ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhất thiết phải khôi phục lại rừng ngập mặn, phát triển rừng phòng hộ, xây dựng hoàn thành tuyến đê biển để phát triển dải đất ven biển được ổn định, lâu dài; hệ thống rừng ven biển sẽ góp phần chống xói lở, cải thiện môi trường sinh thái vùng ven biển. Chính vì vậy, từ năm 2005 tiểu dự án đê biển Ba Tri đã được hình thành với nguồn vốn của WB hỗ trợ cho các dự án giảm nhẹ thiên tai (dự án WB4). Tiểu dự án đê biển Ba Tri là một trong các tiểu dự án thuộc dự án WB4 được triển khai xây dựng từ năm 2009 cho đến năm 2012 đã hoàn thành toàn bộ tuyến đê (31 km) cùng 11 cống dưới đê trong tổng số 20 cống; 9 cống còn lại đến nay vẫn chưa được hoàn thành do nguồn vốn viện trợ của WB chỉ đủ thực hiện. Ngoài ra, tiểu dự án cũng đã xác định giai đoạn 2 gồm các hạng mục khác như trồng rừng bảo vệ đê, nạo vét kênh rạch để tiêu thoát & phát triển giao thông thủy, xây dựng các cống điều tiết ngọt (trên huyện lộ 16); nâng cấp đường giao thông & xây dựng các cầu trên tuyến huyện lộ 16 để hoàn chỉnh, phát huy đồng bộ mục tiêu & nhiệm vụ của tiểu dự án. Các hạng mục công trình này sẽ sử dụng nguồn vốn của Chính Phủ & ngân sách địa phương sau khi giai đoạn 1 là tuyến đê và 20 cống dưới đê hoàn thành. Tuy nhiên do giai đoạn 1 của dự án chưa hoàn thành cùng việc khó khăn của nguồn vốn ngân sách nên giai đoạn 2 đến nay vẫn chưa được thực hiện.

7

Page 8: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Area: 15.529 ha Beneficiaries: 98,000 people

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 1.1 : Vị trí và phạm vi tiểu dự án

Việc đầu tư chưa đồng bộ cho nên hiệu quả dự án chưa cao, chỉ tiểu khu vực từ cống Mười Cửa đến cống Ruộng Muối thuộc các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh đã phần nào mang lại hiệu quả, các tiểu khu vực còn lại vẫn gặp nhiều khó khăn và các rủi ro vẫn thường xuất hiện (theo báo cáo của huyện Ba Tri giá trị thiệt trong 5 năm từ năm 2010 đến 2014 là 238 tỷ đồng trong đó thiệt hại của nuôi trồng thủy sản là 127 tỷ đồng). Bên trong tuyến đê biển phạm vi các tiểu khu vực chưa xây dựng cống vẫn còn hơn 1.500 ha nuôi trồng thủy sản, 500 ha sản xuất muối, và vài nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp vẫn chịu tác động của xâm nhập mặn, nước dâng,... do chưa thể kiểm soát được triều cường, điều tiết được độ mặn (Độ mặn ly tưởng cho nuôi trồng thủy sản là 1,5% ÷ 2,0% trong khi độ mặn của khu vực tiểu dự án có lúc lên đến trên 4,0%).

8

Page 9: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Chính vì vậy, tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre thích ứng với biến đổi khí hậu” đã đề xuất các luận cứ kinh tế kỹ thuật cho việc hoàn thiện khép kín tuyến đê biển, phát triển mô hình sinh kế tôm rừng phòng hộ ven biển cùng hệ thống thủy lợi vùng tiểu dự án với sự đầu tư xây dựng các công trình cống qua đê biển, cung cấp nước sạch, nạo vét kênh rạch đảm bảo tiêu thoát nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống thiên tai, phát triển giao thông thủy bộ và bảo đảm an ninh quốc phòng trong khu vực; đặc biệt tiểu dự án nhằm phát triển sinh kế ổn định bền vững cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre thích ứng với biến đổi khí hậu như: hỗ trợ các hội nông dân và liên kết thị trường, thúc đẩy việc thực hành tốt nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật NTTS, Nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ thành lập các đội ứng phó BĐKH cấp xã góp phần phát triển kinh tế, kiểm soát xâm nhập nước biển do thủy triều, nước dâng và sóng do bão; bảo vệ cho 98.000 người trên diện tích 15.529 ha. Phạm vi tiểu dự án trình bày trong hình 1.

Hình 1.1 : Qui hoạch kinh tế vùng tiểu dự án

1.1.2. Mục tiêu của tiểu dự án

Mục tiêu: nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, nuôi trồng thủy sản bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống tại vùng ven biển Bến Tre, thông qua nâng cao hệ thống thông tin, tăng cường năng lực và phối hợp thể chế, và đầu tư “ít hối tiếc” tại Bến Tre.

Nhiệm vụ:

Cải tạo hạ tầng thuỷ lợi, nông nghiệp ở khu vực bờ biển để phát triển các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản bền vững, thích ứng với sự biến đổi độ mặn;

9

Page 10: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hỗ trợ người dân (ở những khu vực thích hợp) chuyển đổi sang các mô hình sản xuất lợ như tôm - rừng, tôm - lúa và các đối tượng thuỷ sản khác;

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn nước trong mùa khô.

1.1.3. Tổ chức thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội

Chủ đầu tư TDA (CPO) đã chỉ định Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho TDA.

Thông tin về đơn vị tư vấn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR)

Đại diện: Ông Trần Bá Hoằng

Địa chỉ: 658 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Tp.HCM

Điện thoại liên hệ: (08) 39233700 - Fax: (08) 39235028

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) được thành lập năm 1978 theo Quyết định số 864 QĐ/TC ngày 19/8/1978 của Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hơn 36 năm hoạt động, phát triển và tăng trưởng, các hoạt động của Viện luôn luôn song hành với sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản ly và sử dụng hợp ly tài nguyên nước, giảm nhẹ thiên tai, cải tạo đất, bảo vệ môi trường... ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL.

Viện Khoa học Thuỷ Lợi Miền Nam là tổ chức có đầy đủ tư cách pháp ly để thực hiện báo cáo này.

Về mặt cơ sở vật chất, Viện có 3 phòng thí nghiệm chuyên sâu được Bộ xây dựng cấp phép bao gồm: phòng thí nghiệm Hóa Môi trường (LAS -1037), phòng thí nghiệm nghiên cứu nền móng và địa kỹ thuật (LAS – 155) phòng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu xây dựng và kết cấu công trình (LAS – 143). Viện đã được công nhận tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008, ngoài ra các phòng thí nghiệm được công nhận trong hệ thống công nhận phòng thí nghiệm.

Về Máy móc và thiết bị: Ngoài máy móc thiết bị thông thường, các đơn vị của Viện cũng được trang bị nhiều máy móc, thiết bị nghiên cứu tiên tiến như thiết bị đo gió – Distomat wind meter; thiết bị đo sóng tốc độ cao định hướng tích hợp dữ liệu thực trong một thiết bị, Doppler Velocimeter, thiết bị đo trầm tích đối với các môi trường khác nhau, Echo-sounding meter, máy đo lưu lượng và mặt cắt ADCP (acoustic doppler current profilers), GPS, sắc ky khí, hấp thụ nguyên tử (UHCM), máy nén bê tông, xi măng uốn nén và máy cán thép, máy nén ba trục (ELLE),... Các phần mềm hỗ trợ: ArcGIS, phần mềm phân tích ảnh viễn thám, MIKE, HYDROGIS, DUFLOW, KOD, SAL, VRSAP, IMSOP, SOIL, SOICHEM.

Để thực hiện báo cáo này, Viện KHTLMN đã đề cử đội ngũ cán bộ có năng lực tốt và nhiều kinh nghiệm không chỉ trong chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu mà cả tiếng Anh nữa. Họ thực sự là đội ngũ đáng tin cậy của Viện để thực hiện báo cáo. Chi tiết các thành viên tham gia thực hiện báo cáo được trình bày trong Error: Reference source not found.Bảng 1.1: Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo

Stt Họ tên Chuyên môn Nhiệm vụ được giaoI Đại diện chủ đầu tư - Ban CPO

1 Nguyễn Trường Sơn Thuỷ lợi Chỉ đạo thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

10

Page 11: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Stt Họ tên Chuyên môn Nhiệm vụ được giao

2 Nguyễn Thế Anh Môi trường

Giám sát thực hiện lập báo cáo ĐTM của tư vấn, cung thông tin về TDA, phối hợp cùng tư vấn làm việc với ban ngành và địa phương

II Đơn vị tư vấn- Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

1 ThS. Dương Thị Thành Khoa học môi trường

Chủ nhiệm TDA, chỉ đạo chung, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp và báo cáo kết quả trước hội đồng.

- Tham vấn cộng đồng

2 ThS. Đồng Thị An Thuỵ

Môi trường và biến đổi khí hậu

Viết báo cáo phân tích đánh giá tác động của công trình đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong các giai đoạn khác nhau của TDA.

Phân tích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực, xem xét tác động của TDA trong các điều kiện không có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tham vấn cộng đồng

3 PGS. TS. Võ Khắc Trí Thuỷ lợi

Phụ trách mô hình thủy lực, chất lượng nước.

4 ThS. Lê Văn Kiệm Cấp thoát nước - công trình thuỷ

- Viết báo cáo về đặc điểm khí tượng thủy văn trong khu vực TDA và vùng ảnh hưởng.

6 KS. Nguyễn Thị Tâm Hoá phân tích

- Báo cáo hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí và trầm tích)

Xây dựng chương trình quản ly và giám sát môi trường trong các giai đoạn của TDA.

Lập dự toán chi phí giám sát môi trường.

- Tổ chức tham vấn cộng đồng

6 GS. TS. Trần Thị Thanh

Thủy lợi- thủy nông cải tạo đất

Thực hiện viết báo cáo về thực trạng công trình, hệ thống mạng lưới kênh rạch trong khu vực TDA và vùng lân cận

7 KS. Trần Thị Thu Hương Sinh học

Viết báo cáo phân tích đánh giá ảnh hưởng của TDA đến môi trường sinh thái, và tính đa dạng sinh học trong các giai đoạn thực hiện TDA.

- Xây dựng chương trình kiểm soát và giảm thiểu các tác động do TDA đến môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học

11

Page 12: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Stt Họ tên Chuyên môn Nhiệm vụ được giao

8 ThS. Phạm Thế Vinh

Xây dựng công trình biển

Viết báo cáo đánh giá ảnh hưởng của TDA đến giao thông thủy.

- Xây dựng chương trình kiểm soát và khống chế ảnh hưởng từ TDA đến giao thông đường thủy

9 PGS. TS. Thái Thành Lượm Rừng Xây dựng kế hoạch quản ly rừng

10 TS. Nguyễn Minh Niên Thuỷ sản Phân tích các tác động của các mô hình

sinh kế và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Quá trình thực hiện ĐTM còn có sự phối hợp của các cơ quan đơn vị sau

UBND tỉnh Bến Tre, UBND huyện Ba Tri.

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre.

Chi Cục thống kê Bến Tre.

Phòng thí nghiệm Viện khoa học thủy lợi miền Nam, Viện sinh học nhiệt đới TP. HCM.

UBND các xã và các tổ chức đoàn thể địa phương nằm trong khu vực tiểu dự án.

1.2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

1.2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của Việt Nam

Các văn căn cứ pháp luật được áp dụng cho việc đánh giá tác động môi trường và xã hội và quản ly môi trường trong quá trình chuẩn bị, thi công và vận hành TDA:

- Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 23/16/2014. Luật này ban hành các chính sách và quy định về biện pháp bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2013 quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản ly nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai.

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định về quản ly, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Bộ luật lao động 10/2012/QH13 của Quốc hội ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản ly nhà nước về lao động.

12

Page 13: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội ngày 16 tháng 6 năm 2009

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng 29/2004/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về quản ly, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản ly dự án đầu tư xây dựng

- Luật Thủy sảnsố 17/2003/QH11 của Quốc hội ngày 26 tháng 11 năm 2003 áp dụng đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2015 quy định về quản ly chất thải và phế liệu, thay thế một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về quản ly chất thải rắn.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 45/2013/QH13.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.

- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 09 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản ly, sử dụng đất trồng lúa.

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản ly chất thải nguy hại

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

13

Page 14: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

- Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

- Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 06 tháng 05 năm 2013 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

- Thông tư số 19/2011/TT-BY của Bộ Y tế ngày 06 tháng 06 năm 2011 hướng dẫn quản ly vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến quản ly chất lượng môi trường và chất thải áp dụng cho TDA:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 07: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất

- QCVN 17: 2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

- QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

- QCVN 43:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích đáy.

- QĐ-3733/2002/-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh lao động.

1.2.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới

Kết quả sàng lọc môi trường và xã hội theo tiêu chí mô tả trong chính sách của Ngân hàng về đánh giá môi trường đã được thực hiện, và kết quả cho thấy các chính sách của WB về đánh giá môi trường (OP / BP 4.01), Nơi cư trú tự nhiên (OP / BP 4.04), Rừng (OP / BP 4.36), Quản lý dịch hại (OP / BP 4.09), Người bản địa (OP / BP 4.10), và tái định cư bắt buộc (OP / BP 4.12) được áp dụng cho các TDA này. TDA cũng đã tuân thủ các yêu cầu của WB về tham vấn cộng đồng và chính sách về tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các chính sách về OP/BP 4.10 và OP/BP 4.12 được giải quyết trong Khung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

14

Page 15: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

(EMDF) và Khung tái định cư (RPF) của dự án MD-ICRSL, và EMDP và RAP của TDA này.Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01):

Mục tiêu bao trùm của chính sách này là nhằm đảm bảo rằng các dự án của Ngân hàng Thế giới tài trợ bền vững môi trường, và để cải thiện việc ra quyết định bằng cách tích hợp các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội vào quá trình ra quyết định tài trợ các dự án. Thực hiện TDA sẽ có một số tác động tiêu cực đối với môi trường-xã hội gắn liền với việc xây dựng ba cống, chuyển đổi 4040 ha đất đang sản xuất ngọt sang sản xuất lợ, hỗ trợ việc cấp giấy chứng nhận nuôi tôm sinh thái cho 3500 ha diện tích nuôi tôm rừng. Vì vậy, chính sách này được kích hoạt.

Nhìn chung, TDA sẽ mang lại lợi ích về môi trường dài hạn và tác động tích cực đến cuộc sống của người dân ở các tiểu dự án là nhỏ. Các tác động tiêu cực của các công trình dân dụng trong quá trình xây dựng được biết bao gồm phát sinh khí thải, bụi, chất thải rắn, ảnh hưởng đến giao thông và xáo trộn xã hội, và các tác động này là mức trung bình.

Theo yêu cầu của OP/BP 4.01 và quy định của chính phủ về đánh giá môi trường, TDA đã chuẩn bị một báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) trong đó có lồng ghép Kế hoạch quản ly môi trường và xã hội (ESMP) đáp ứng yêu cầu bảo vệ của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới. Khi dự án được thẩm định, dự thảo ESIA và ESMP công bố tại địa bàn TDA và tại Infoshop của Ngân hàng tại Washington DC vào ngày 26 tháng 1 năm 2016 theo yêu cầu của OP 4.01 và chính sách của Ngân hàng về tiếp cận thông tin. Báo cáo ESIA và ESMP cuối cùng được công bố tại vùng TDA vào ngày tháng …. năm 2016 và tại Infoshop của Ngân hàng và Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam vào ngày ...., 2016.

Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12)

Mục tiêu của chính sách này là việc tái định cư bắt buộc cần được tránh ở mọi nơi có thể tránh được, hoặc được giảm đến mức tối thiểu tác động tiêu cực của nó đối với kinh tế - xã hội. Nó thúc đẩy sự tham gia của người dân bị di dời trong lập và thực hiện kế hoạch tái định cư, và mục tiêu kinh tế quan trọng chính sách là để hỗ trợ cho những nổ lực của những người phải di dời để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục thu nhập và mức sống của họ bằng với trước khi bị di dời.

TDA sẽ tiến hành thu hồi 33.997m2 đất của 13 hộ dân. Vì vậy, chính sách này được kích hoạt. Theo yêu cầu của chính sách này, một Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã được chuẩn bị cho TDA. Đến khi thẩm định dự án, RAP đã được chuẩn bị và công bố tại khu vực TDA vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, và tại Infoshop của Ngân hàng tại Washington DC vào ngày tháng năm 2016.

Hướng dẫn Môi trường, Sức khoẻ và An toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Các dự án do NHTG tài trợ cũng sẽ cân nhắc Hướng dẫn về An toàn, Sức Khỏe và Môi trường của NHTG1 (được gọi là "Hướng dẫn EHS"). Hướng dẫn EHS là tài liệu tham khảo kỹ thuật nói chung và ngành công nghiệp cụ thể về các thực hành tốt của quốc tế.

Hướng dẫn này bao gồm các biện pháp và trình độ hoạt động mà thường được chấp nhận bởi NHTG và thường được coi là có thể đạt được tại các cơ sở mới với chi phí hợp ly theo công nghệ hiện có. Quá trình đánh giá môi trường có thể kiến nghị các lựa chọn hoặc các biện pháp (cao hơn hoặc thấp hơn) có thể chấp nhận được bởi NHTG, trở thành yêu cầu cụ thể của dự án. Tiểu dự án này phải phù hợp với Hướng dẫn EHS nói chung và Hướng dẫn EHS về sản xuất cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.

1The EHS Guidelines can be consulted at www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines.

15

Page 16: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện báo cáo:

1.3.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

1.3.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh được ban hành bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1993. Ở Việt Nam, phương pháp này áp dụng trong nhiều nghiên cứu ESIA để tính toán tải lượng ô nhiễm trong quá trình xây dựng và vận hành TDA thải ra môi trường trong bối cảnh thiết bị đo đạc và phân tích còn hạn chế . Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm được thực hiện theo hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Ngân hàng Thế giới (Tài liệu đánh giá môi trường, Tập II, Hướng dẫn ngành, Môi trường, WB, Washington DC 8/1991) và Sổ tay của phát thải khí thải từ hoạt động công nghiệp và phi công nghiệp, Hà Lan).

1.3.1.2. Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận là phương pháp rất thông dụng trong đánh giá tác động môi trường các TDA. Phương pháp này cho phép phân tích, đánh giá một cách tổng hợp tác động tương hỗ đa chiều đồng thời giữa các hoạt động của TDA đến tất cả các yếu tố tài nguyên và môi trường trong vùng TDA. Để làm điều đó người ta thiết lập một bảng ma trận, trong đó trên trục hoành liệt kê tất cả các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, động thực vật, các hệ sinh thái, các thành tố môi trường cơ bản gồm không khí, nước, đất, yếu tố kinh tế xã hội và các giá trị văn hoá con người sử dụng như nghề cá, giao thông, du lịch, di tích văn hoá, khảo cổ,... Trên trục tung liệt kê các hoạt động của TDA trong từng giai đoạn: trước khi thi công, thi công, vận hành đối với từng hạng mục công trình, hướng có lợi hoặc bất lợi.

1.3.1.3. Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo ly thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

1.3.1.4. Phương pháp nhận diện tác động

Phương pháp này được áp dụng thông qua các bước cụ thể sau đây: mô tả các hệ thống môi trường; xác định các thành phần của TDA có ảnh hưởng đến môi trường; và xác định đầy đủ các dòng chất thải có liên quan, vấn đề môi trường để phục vụ cho việc đánh giá chi tiết.

1.3.1.5. Phương pháp liệt kê

Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.

16

Page 17: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1.3.1.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng và công bố thông tin

Tham vấn cộng đồng được sử dụng để giúp xác định các cơ hội và rủi ro, cải tiến thiết kế và cải thiện thực hiện dự án, và tăng quyền sở hữu dự án và tính bền vững. Tham vấn cộng đồng là yêu cầu bắt buộc trong việc thực hiện chính sách an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới. Đây là một quá trình hai chiều, trong đó người hưởng lợi góp y và cung cấp thông tin đầu vào của cho các thiết kế của tiểu dự án có ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường của mình, thúc đẩy đối thoại giữa các chính phủ, các cộng đồng, các tổ chức NGO và các cơ quan thực hiện để thảo luận về tất cả các khía cạnh của các tiểu dự án được đề xuất. Các y kiến phản hồi từ các buổi tham vấn sẽ được đưa vào báo cáo ESIA và thiết kế của tiểu dự án.

Những ảnh hưởng bởi TDA bao gồm những người bị tái định cư và những người trong cộng đồng gần đó bị ảnh hưởng bởi tác động của TDA, những người hưởng lợi từ TDA, các tổ chức NGO địa phương/tổ chức quần chúng, bao gồm hiệp phụ nữ, địa phương, chính quyền địa phương và trung ương, các nhà tài trợ và các cơ quan phát triển khác, và các bên liên quan khác.

Công bố thông tin về dự án trong đó có các tài liệu chính sách an toàn cho phép cộng đồng tiếp cận thông tin về các khía cạnh môi trường và xã hội của các TDA. Công bố thông tin được quy định trong chính sách về đánh giá môi trường, tái định cư bắt buộc và dân tộc thiểu số của WB. Các tài liệu chính sách an toàn của TDA sẽ được công bố bằng tiếng Việt trong nước và tại bằng tiếng Anh tại Infoshop của WB, tương tự như tham vấn cộng đồng, quá trình công bố thông tin là một quá trình liên tục trong quá trình chuẩn bị và giám sát dự án.

1.3.1.7. Phương pháp mô hình hoá

Đây là bộ mô hình do tổ chức DHI của Đan Mạch xây dựng. Trong báo cáo này, bộ mô hình MIKE được sử dụng để dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn, phân bố mực nước và chất lượng nước trước và sau khi có TDA trong điều kiện có và không có biến đổi khí hậu. Chi tiết về thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình được trình bày trong Phụ lục 1.

1.3.2. Phương pháp khác

1.3.2.1. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu

Phương pháp này được sử dụng để xác định và đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng TDA thông qua các dữ liệu và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội khu vực, nghiên cứu môi trường và cơ sở dữ liệu có liên quan trong khu vực. Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo có sẵn là thực sự cần thiết để sử dụng các kết quả có sẵn để xác định thông tin còn thiếu và triển khai các hoạt động thực hiện các nội dung của dịch vụ tư vấn.

1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực địa là việc làm bắt buộc trong quá trình thực hiện ESIA / EIA nhằm xác định hiện trạng của khu vực tiểu dự án, các đối tượng xung quanh có liên quan để chọn vị trí lấy mẫu, điều tra về hiện trạng của môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, sử dụng đất, thảm thực vật, hệ động vật và thực vật trong khu vực tiểu dự án. Những kết quả điều tra sẽ được sử dụng để đánh giá các điều kiện tự nhiên của khu vực tiểu dự án.

17

Page 18: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1.3.2.3. Phương pháo chuyên gia

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, các chuyên gia của đơn vị tư vấn cùng với các chuyên gia khác sẽ thảo luận và thống nhất về những kết quả trong quá trình thực hiện ESIA.

1.3.2.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu

Tổ chức triển khai lấy mẫu môi trường đất, nước, không khí và thủy sinh, đo đạc các thông số tại hiện trường, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm theo đúng các quy định về đo đạc và giám sát chất lượng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Quan trắc môi trường không khí theo thông tư 28/2011-BTNMT ngày 01/8/2011;

- Quan trắc môi trường nước theo thông tư 29/2011-BTNMT ngày 01/8/2011;

- Quan trắc mẫu nước ngầm theo thông tư 30/2011-BTNMT ngày 01/8/2011;

- Quan trắc môi trường đất và trầm tích theo thông tư 33/2011-BTNMT ngày 01/8/2011.

- Quan trắc hiện trạng khu hệ thủy sinh theo phương pháp chuyên ngành.

1.3.2.5. Tiến hành xử ly các số liệu

Tính toán và lập các biểu bảng, đồ thị.

Đánh giá chất lượng môi trường khu vực.

Tính toán, đánh giá tổng hợp các tác động tiêu cực và tích cực của dự án.

Xây dựng, đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

Xây dựng chương trình giám sát môi trường khu vực dự án.

Gửi báo cáo đến các chuyên gia trong lĩnh vực về môi trường (chuyên gia cao cấp của World Bank, DONRE) xin y kiến đóng góp.

Chỉnh ly bổ sung và hoàn thiện Báo cáo ĐTM, giao nộp sản phẩm và gửi các cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Hoàn thiện báo cáo lần cuối sau khi nhận được y kiến đóng góp của hội đồng thẩm định

1.4. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

1.4.1. Tên tiểu dự án

“Phát triển và ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre”.

1.4.2. Chủ tiểu dự án

Chủ tiểu dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Địa chỉ: 2 Ngọc Ha, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: Đại diện: Ông Cao Đức Phát

18

Page 19: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1.4.3. Vị trí địa lý và vùng ảnh hưởng của Tiểu dự án

Bến Tre là một trong những tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mêkông thuộc nhánh sông Tiền chảy ra biển Đông với 4 cửa sông chính qua địa phận tỉnh Bến Tre: cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Ba Lai. Tiểu dự án Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH là khu vực nằm giữa 2 cửa sông Ba Lai và Hàm Luông có chiều dài bờ biển là 25km, thuộc huyện Ba Tri và về phía Đông Nam tỉnh Bến Tre giáp biển Đông.Khu vực hưởng lợi trực tiếp của tiểu dự án phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH bao gồm các xã ven biển: Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, An Đức, Phú Ngãi thuộc huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre, diện tích tự nhiên khu vực hưởng lợi trực tiếp khoảng 15.529 ha. Khu vực tiểu dự án nằm cách thị xã Bến Tre khoảng 40 km:

Phía Đông Nam giáp biển Đông.

Phía Tây Nam giáp sông Hàm Luông.

Phía Đông Bắc giáp sông Ba Lai.

Phía Tây Bắc giáp thị trấn Ba Tri (huyện Ba Tri).

Khu vực tiểu dự án Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH bao gồm 10 xã ven biển là Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thuỷ, An Hoà Tây, Phú Ngãi, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Phước. Tuy với diện tích tự nhiên 15.529ha, dân số khoảng trên 98.000 người. Hầu hết cư dân trong vùng là nông dân (chiếm 70%) còn lại là ngư dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối và một phần nhỏ là dịch vụ.Bản đồ phân vùng tiểu dự án trình bày trong hình 1.2

Hình 1.2. Bản đồ phân vùng khu vực tiểu dự án

19

Page 20: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Tuyến đê biển Bến Tre đã xây dựng đi qua địa phận các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy và An Hoà Tây thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vùng tiểu dự án là một trong những nơi có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm của tỉnh Bến Tre. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, đặc biệt là điều kiện giao thông khu vực xây dựng công trình còn rất hạn chế, khó khăn. Trong khi đó, nơi đây luôn phải đối mặt với các điều kiện khó khăn về thiên nhiên như:

Thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô do bị nhiễm mặn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa phát triển do điều kiện cống lấy nước và đầm nuôi không hoàn chỉnh (đối với hộ nuôi quảng canh) nên năng suất, sản lượng thu hoạch còn thấp và bấp bênh (năng suất bình quân 0,3 tấn/ha); còn đối với các diện tích nuôi tôm công nghiệp thì do ảnh hưởng của thời tiết (độ mặn, mưa, lũ, bão biển, triều cường,...) nên dịch bệnh tôm chết luôn xảy ra làm nhiều hộ đôi khi mất trắng. Đứng trước các yếu tố rủi ro cao đó nên người dân vẫn chưa dám mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sang NTTS nên đến nay diện tích đất NTTS của vùng tiểu dự án chỉ tập trung chủ yếu từ huyện lộ 16 trở ra đến ranh giới rừng phòng hộ nằm ở các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây với các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh & quảng canh cải tiến.

Tình trạng úng ngập khi triều cường và trong mùa mưa lũ, hạn hán trong mùa khô gây khó khăn cho sản xuất, thiệt hại rất lớn về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của người dân vùng tiểu dự án. Bên cạnh đó vấn đề xâm nhập mặn cũng thường xuyên xảy ra trong mùa khô không những ảnh hưởng đến sản xuất mà còn gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho dân cư đặc biệt nghiêm trọng tại 6 xã ven biển.

Triển khai tiểu dự án Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH nhằm được xây dựng nhằm phòng tránh những tác động bất lợi từ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng; chống xói lở tuyến đê biển để bảo vệ tính mạng, tài sản và thành quả sản xuất của nhân dân ở khu vực ven biển đồng thời cải thiện môi trường sinh thái vùng ven biển.Tiểu dự án được thiết kế để giải quyết hạ tầng cơ sở yếu kém, hệ thống thủy lợi chưa được đồng bộ; Với việc cung cấp nguồn vốn để xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu nhằm kiểm soát mặn, triều cường từ biển đảm bảo cho khu vực nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho vùng trồng lúa, hoa màu,... cải tạo các kênh cấp và kênh thoát nước để cho nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sạch cho người dân .... Quá trình xây dựng tiểu dự án sẽ huy động một lượng lao động ở địa phương; góp phần giải quyết lao động, tăng thu nhập tạm thời cho người lao động; kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như kinh doanh ăn uống, dịch vụ giải trí,… nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân viên tại khu vực tiểu dự án.

1.4.4. Các hợp phần của Tiểu dự án

Tiểu dự án phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, hỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH gồm 3 hợp phần như sau:

Hợp phần 1 (vùng 1: 2,484 ha): Khôi phục đai rừng ngập mặn

Hợp phần 2 (vùng 2: 7,940 ha): Nâng cao tính bền vững của nuôi trồng thủy sản nước lợ

20

Page 21: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hợp phần 3 (vùng 3: 5,105 ha): Thích ứng và giảm thiểu xâm nhập mặn cho vùng

1.4.5. Nội dung chủ yếu của tiểu dự án

Các hoạt động sẽ bao gồm i) xây dựng hệ thống phòng hộ ven biển bao gồm các loại kè, đê bao bằng đất nện và rừng ngập mặn, ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi và nông nghiệp dọc theo vùng ven biển để tăng tính linh hoạt và bền vững cho nuôi trồng thủy sản và thích ứng với thay đổi trong độ mặn; iii) hỗ trợ cho nông dân để chuyển đổi (nếu cần) sang các hoạt động canh tác nước lợ có tính bền vững hơn như rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm, lúa-tôm, và các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác; và iv) hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu bằng cách tạo điều kiện sử dụng nước hiệu quả trong mùa khô.

1.4.5.1. Hợp phần 1 (vùng 1: 2,484 ha): Khôi phục đai rừng ngập mặn Mục tiêu mô hình: Đến năm 2020, huyện Ba Tri có 1200 ha diện tích nuôi tôm + rừng được cấp chứng nhận tôm sinh thái, góp phần cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực.

Nội dung của hợp phần:

Xúc tiến hỗ trợ vùng tiểu dự án với các mô hình tôm – rừng được cấp chứng nhận GAP, bao gồm: xây dựng mô hình nuôi tôm sinh thái 250ha/300hộ. Vị trí mô hình thể hiện trong hình dưới đây.

Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu đánh giá, cải thiện diện tích rừng, môi trường sinh thái nhằm đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển chuỗi giá trị liên kết sản xuất cho nông hộ trong vùng tiểu dự án, tiếp cận thị trường.

Hình 1.3 : vị trí mô hình tôm – rừng được cấp chứng nhận GAP

Mô hình rừng – tôm được cấp chứng nhận GAP: Tôm được nuôi trong rừng ngập mặn rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 30% đến 70% diện tích đất. Hình thức nuôi chủ yếu sử dụng thủy triều lấy tôm giống và thức ăn tự nhiên để nuôi tôm, một số trường hợp người nuôi thường bổ sung thêm nguồn giống từ trại giống. Kiểu nuôi này có mật độ giống thấp và không bổ sung thức ăn do tôm sử dụng thức ăn tự nhiên. Hình thức nuôi này thu lợi nhuận thấp hơn nuôi tôm thâm canh.

Ưu điểm: môi trường nuôi giống thiên nhiên, tôm thu hoạch có kích thước lớn, giá thành cao. Hệ thống này được coi là hệ thống bền vững nhất. Việc cấp giấy chứng nhận GAP tăng giá trị

21

Page 22: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

thương phẩm tôm và người nuôi được hưởng ưu đãi bởi các thị trường tôm quốc tế. Các yêu cầu để có được chứng nhận là:

- Diện tích rừng phải có ít nhất là 40 - 50%. Thủ tục nuôi phải tuân theo các nguyên tắc tiêu chuẩn. Giống phải có nguồn gốc từ một trại sản xuất giống được chứng nhận. Môi trường phải được bảo vệ. Hồ sơ của các hoạt động nuôi trồng được lưu giữ; Lưu giữ các tài liệu chứng minh nguồn gốc của sản phẩm.

Nhược điểm: Năng suất là tương đối thấp trên một đơn vị đất đai.

1.4.5.2. Hợp phần 2: Phát triển bền vững kinh tế mặn 7,940 ha

Nội dung công trình của hợp phần bao gồm:

* Xây dựng 9 cống qua tuyến đê biển để giảm tác động của thủy triều

Hiện nay 20 cống trên tuyến đê biển là các cống ngăn triều cường & kiểm soát mặn cùng với tuyến đê là những hạng mục công trình quan trọng (công trình đầu mối) của tiểu dự án. Hiện nay, 11 cống trong tổng số 20 cống này cùng tuyến đê biển dài gần 32 km đã được xây dựng hoàn thành vào năm 2012, cao độ đỉnh đê +3,5m, mặt đê trải đá cấp phối 0÷4cm dày 20cm đảm bảo yêu cầu ngăn triều cường bảo vệ vùng đất bên trong đê & phát triển giao thông giữa các khu vực đã xây dựng hoàn thành cống. Sau hơn 3 năm, cơ bản đến nay tuyến đê đã ổn định, các cống cũng đã được vận hành. Tuy nhiên do còn 9 cống chưa thực hiện nên quá trình vận hành gặp nhiều khó khăn cũng như chưa phát huy hiệu quả tiểu dự án. Ngoài ra, tại các vị trí cống chưa xây dựng đã làm cho tuyến đê chưa được nối thông suốt nên chưa phát huy hết hiệu quả kết nối giao thông giữa các xã vùng ven biển. Vì vậy, ưu tiên đầu tư ngay 9 cống đầu mối còn lại đồng thời để hoàn thành tuyến đường ven biển là cấp thiết và sử dụng nguồn vốn vay WB.

Hình 1.4 : bản đồ bố trí công trình tuyến đê biển vùng tiểu dự án

Tổng hợp qui mô trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1.2. Tổng hợp quy mô 9 cống qua tuyến đê biểnSTT Tên cống Kiểu Chiều Cao trình Cao trình

22

Page 23: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

rộng thông

nước (m)

ngưỡng cống (m)

đỉnh trụ pin (m)

1 Cống Đường Khai Lộ thiên bằng BTCT M300 7,5 3,0 +3,5

2 Cống Tràng Nước Lộ thiên bằng BTCT M300 20,0 4,0 +3,5

3 Cống Đường Tắc Lộ thiên bằng BTCT M300 20,0 4,0 +3,5

4 Cống Cây Keo Lộ thiên bằng BTCT M300 5,0 -3,0 +3,5

5 Cống An Thạnh Cống hộp qua đê bằng BTCT M300 2,0 -2,0 2,0 x 2,0

6 Cống Châu Ngao Lộ thiên bằng BTCT M300 10 -3,0 +3,5

7 Cống An Lợi 1 Cống hộp qua đê bằng BTCT M300 1,5 -2,0 1,5 x 1,5

8 Cống An Lợi 2 Cống hộp qua đê bằng BTCT M300 1,5 -2,0 1,5 x 1,5

9 Cống Bà Bèo Lộ thiên bằng BTCT M300 5,0 -3,0 +3,5

Cống ngăn triều & kiểm soát mặn sẽ được xây dựng dạng kết cấu cống liền khối (kết cấu cứng) buồng chung. Trụ pin & dầm đáy đổ liền khối, liên kết với nhau là liên kết cứng. Hình thức kết cấu này được cải tiến từ kết cấu trụ pin & bản đáy liền khối. Với kết cấu này bản đáy đã được cắt bỏ một phần tạo thành kết cấu dầm đáy liên kết với bản đáy của trụ pin.

Hình 1.5. Kết cấu buồng chung

Kết cấu cửa van được xây dựng dạng cửa van phẳng thể hiện trong hình sau

Hình 1.6. Cửa van phẳng

* Nạo vét cải tạo 14 kênh dẫn nước cải thiện chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản

23

Page 24: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Nạo vét hệ thống rạch cải thiện chất lượng nước cấp phục vụ nuôi trồng thủy sản, vị trí nạo vét trình bày trong hình sau:

Hình 1.7. Vị trí khu vực nạo vét

Qui mô trình bày trong bảng 1.3:

Bảng 1.3. Tổng hợp quy mô hệ thống rạch nạo vét

TT Tên công trìnhĐịa điểm xây dựng

(xã)

Quy mô (dự kiến) Khối lượng nạo vét

(m3)Dài (m)

Rộng mặt (m)

Rộng đáy (m)

Cao(m)

1 Rạch Già Bảo Thạnh 2350 13 4 1.5 26,438 2 Rạch Xẻo Giữa Bảo Thạnh 720 12 3 1.5 6,804 3 Rạch Cát Bảo Thạnh 1100 13 4 1.5 12,375 4 Rạch Nò Bảo Thạnh 1750 13 4 1.5 19,688 5 Rạch Cua Bảo Thạnh 1600 13 4 1.5 18,000 6 Rạch Đường Khai Bảo Thuận 2040 15 6 1.5 30,294 7 Rạch Đường Xuồng Bảo Thuận 2400 15 6 1.5 35,640 8 Rạch Đường Miễu Bảo Thuận 1720 15 6 1.5 25,542 9 Rạch Đường Chùa Bảo Thuận 2180 15 6 1.5 32,373 10 Rạch Cây Bàng Bảo Thuận 2000 15 6 1.5 29,700 11 Rạch Ông Hai Hà Bảo Thuận 1630 15 6 1.5 24,206 12 Rạch Đê Quốc Phòng Bảo Thuận 5000 16.5 6 2 108,000 13 Rạch Đường Tắc Bảo Thuận 2540 15 6 1.5 37,719 14 Rạch Cây Mắm Tân Thủy 1640 15 6 1.5 24,354

Tổng cộng    28700   431,133

Mặt cắt ngang của kênh nạo vét trình bày trong hình dưới đây

24

Page 25: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 1.8: bản vẽ mặt cắt ngang nạo vét kênh

* Xây dựng trạm cấp nước công suất 330m3/h và hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt cho 50.000 dân thuộc 6 xã ven biển

Nhà máy cấp nước Ba Lai tại xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre hiện hữu đã được thiết kế công suất 2.450m3/h đã được thực hiện đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên hiện nay mới xây dựng và vận hành một modul công suất 160 m3/h, còn hơn 1.000 m3/h chưa được đầu tư. Các hạng mục đã được xây dựng: Nhà điều hành-Quản ly. Trạm bơm nước thô. Nhà để xe. Nhà tập thể. Nhà đặt máy phát điện dự phòng. Nhà bảo vệ. Cổng hàng rào, sân nền, đường nội bộ. Trạm biếp áp 3 pha. Tuyến ống chuyển tải cấp nước thô cho các xã vùng biển huyện Bình Đại.

Trạm cấp nước thuộc tiểu dự án xây dựng tại nhà máy cấp nước Ba Lai xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre công suất thiết kế 330m3/h, phục vụ phục vụ người dân 6 xã ven biển thuộc huyện Ba Tri: Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây. Việc xây dựng mới các hạng mục trong trạm xử ly mới kết hợp với các hạng mục hiện hữu sao cho đảm bảo về mặt kỹ thuật, phù hợp bằng tổng thể, hài hòa về mặt kiến trúc cảnh quan, an toàn trong vận hành và khai thác để cấp nước sạch cho vùng 6 xã huyện Ba Tri. Qui trình quy trình công nghệ xử ly nước mặt phục vụ nước cấp sạch cho tiểu dự án như sau:

Mạng lưới chuyểntải phân phối

Vôi Phèn

Ống nước thô

Trạm bơm cấp IIBể chứa

Bể lọc Bể lắng Lamella

Bể trộn đứng

Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Clo

TRẠM BƠM NƯỚC THÔ

SÔNG BA LAI

25

Page 26: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 1.9. Qui trình xử lí nước cấp tiểu dự án

Thuyết minh công nghệ:

Nguồn nước mặt từ sông Ba lai cung cấp cho nhà máy. Bơm cấp I bơm nước từ sông lên cụm xử ly. Trên đường ống đẩy bơm cấp I lắp đặt ống trộn hóa chất keo tụ tạo bông, nước sau khi qua ống trộn đến bể phản ứng tại đây xảy ra quá trình keo tụ tạo bông các bông cặn được lắng lại tại bể lắng Lamella; nước sau khi được lắng cặn tại bể Lamella được chảy sang bể lọc tự rửa để lọc các cặn bẩn còn lại, sau đó nước được chảy sang bể chứa nước sạch tại bể chứa nước sạch nước được châm clo khử trùng trước khi được bơm cấp II cấp ra mạng lưới tuyến ống hiện hữu.

Nước xả cặn từ bể lắng và nước rửa lọc được thoát ra Hồ lắng bùn.

Hệ thống hóa chất phục vụ cho keo tụ tạo bông bao gồm: Phèn, Clo.

Hệ thống điện lắp mới hệ thống điện điều khiển bơm và hóa chất.

Trạm cấp nước sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 50.000 người (khoảng 10.000 hộ) với tiêu chuẩn cấp nước trung bình 90l/người/ngđ. Trên đường cấp nước nước được tăng áp tại trạm bơm áp Bảo Thuận cung cấp cho các xã xã An Thủy, Tân Thủy, An Hòa Tây và 1 phần xã Bảo Thuận. Sơ đồ tuyến cấp nước chính khu vực tiểu dự án trình bày trong hình sau:

Hình 1.6. Sơ đồ tuyến ống cấp nước chính

26

Page 27: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 1.10. Sơ đồ tuyến cấp nước chính khu vực tiểu dự án

Trạm cấp nước sẽ sử dụng các hạng mục đã được đầu tư, các hạng mục đầu tư mới là

Bảng 1.4. Tổng hợp qui mô các hạng mục công trình

STT Các hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú

1 Trạm cấp nước m3/h 330

Trạm bơm nước thô: lắp đặt bổ sung bơm cấp 1 cung cấp cho trạm xử ly.

m3/h 330

Bơm cấp I :

Công suất

Chiều cao

m3/h

m

330

30

Cụm xử ly hóa 110m3/h Cụm 3

Hai bể chứa nước sạch. m3 2 x 800

Bơm cấp II

Nhà hóa chất.

Đường ống kỹ thuật Hệ thống 1

2 Mạng lưới cấp nước thuộc các xã vùng tiểu dự án

m 93.000

Ống D300 m 6.000

Ống D250 m 6.000

Ống D200 m 6.000

Ống D168 m 10.000

Ống D114 m 10.000

Ống D90 m 20.000

Ống D60 m 35.000

3 Số lượng đồng hồ cái 10.000

* Nâng cao an toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản (2500ha/2500hộ)

Kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học bao gồm các bước sau: + Thiết kế ao nuôi- Bờ bao vững chắc, tránh rò rỉ trong thời gian nuôi.- Đảm bảo chất lượng nước tốt: độ mặn 10-25‰, nhiệt độ 25-31oC.- Điện và thông tin liên lạc thuận lợi.- Thiết kế ao hình chữ nhật.

27

Page 28: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

+ Các khía cạnh về an toàn sinh học- Giảm thiểu hay không thay nước nhằm hạn chế mầm bệnh vào ao nuôi.- Rào lưới xung quanh ao để ngăn ngừa vật mang mầm bệnh như chim, khử trùng nước, tránh nhiễm chéo, sử dụng giống chất lượng có chứng nhận kiểm dịch, quản ly chất lượng nước và vệ sinh dụng cụ cá nhân.- Sử dụng chế phẩm vi sinh.+ Chuẩn bị ao- Sên vét bùn đáy ao nhằm phóng thích các mùn bã hữu cơ từ vụ nuôi trước, phơi đáy ao.- Các biện pháp cải tạo ao như bón vôi.- Cấp nước qua lưới lọc, độ sâu ao nuôi được duy trì tối thiểu 1,5 m.- Khử trùng nước bằng chlorine với liều lượng 60 ppm.- Bón phân vô cơ nhằm kích thích thức ăn tự nhiên phát triển với tỉ lệ urê và lân là 2:1. + Thả giống- Thả tôm giống khỏe từ cơ sở giống được chứng nhận.- Mật độ thả là 12 con/m2 .- Thuần hóa tôm giống nhằm giảm stress khi thả giống.- Thả giống đúng thời vụ.+ Quản ly chất lượng nước- Duy trì môi trường ổn định bằng sử dụng chế phẩm vi sinh.- Chế độ sục khí phù hợp trong hệ thống nuôi khép kín.- Các thông số môi trường như độ kiềm, pH và oxy được duy trì trong khoảng thích hợp.- Hàm lượng nitơ (N) và phospho (P) duy trì ở mức cao trong hệ thống nuôi tôm an toàn sinh học.+ Cách cho ăn- Chế độ cho ăn phù hợp thông qua thu mẫu định kỳ và kiểm tra sàng ăn.- Tránh cho ăn thừa để hạn chế hiện tượng phú dưỡng.- Khi tôm lột xác hay có bất kỳ hiện tượng sốc ở tôm thì giảm lượng cho ăn.- Định kỳ kiểm soát đáy ao và nếu cần thiết xử ly đáy ao bằng bón vôi.+ Quản ly sức khỏe tôm- Định kỳ kiểm soát sức khỏe tôm nuôi bằng các biện pháp an toàn sinh học.- Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả như Bacillus spp, Lactobacillus spp, Pseudomonas spp và Sacharomyses spp.- Thực hành quản ly tốt nhất (BMP) như ngăn ngừa vật mang mầm bệnh, quản ly đáy ao, con giống chất lượng được chứng nhận kiểm dịch và không sử dụng kháng sinh hóa chất.+ Các biện pháp thu hoạch và sau thu hoạch- Giảm thiểu gây sốc ở tôm trong thời gian thu hoạch.

- Tôm được bảo quản trong nước đá một cách tốt nhất và được vận chuyển đến nhà máy chế biến dựa trên hệ thống HACCP.

1.4.5.3. Hợp phần 3 (vùng 3: 5,105 ha): Thích ứng và giảm thiểu xâm nhập mặn cho vùng

Nội dung hợp phần bao gồm

Nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ thành lập các đội ứng phó với BĐKH

Chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch hành động cộng đồng

Thí điểm mô hình ứng phó với BĐKH (mô hình lúa – tôm càng xanh diện tích 180ha với sự tham gia 150hộ gia đình)

Tập huấn FFS

28

Page 29: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Ngoài ra còn các hoạt động khác như: Kết nối nông dân với thị trường, hỗ trợ các cơ quan trong tỉnh kỹ năng và giám sát chất lượng nước.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa như sau: * Điều kiện ruộng:- Gần sông, rạch, kênh, mương để việc cấp tiêu nước dễ dàng.- Nguồn nước cấp phải sạch, có độ pH thích hợp.- Ứng dụng IPM trong canh tác lúa.- Gần nơi thuận tiện cho việc chăm sóc và quản ly.* Xây dựng ruộng nuôi:- Diện tích ruộng từ 0,5-2ha, trung bình 1ha.- Bờ bao phải chắc chắn, không ngập lụt, bề rộng mặt bờ 2-3m; cao hơn mức nước 0,5m.- Mặt ruộng tương đối bằng phẳng, mức nước trên ruộng đạt 0,3m.- Mương bao quanh rộng 2-3m, sâu 0,5-1,2 m. Đáy mương bằng phẳng dốc về phía cống tiêu.- Cống: Có 1 cống lấy nước, 1 cống tiêu nước. Miệng cống có lưới bao ngăn không cho địch hại vào trong ruộng hoặc tôm thoát ra ngoài. Nơi xung yếu có đăng chắn.* Chuẩn bị ruộng nuôi tôm:- Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ, rong rêu, vét bùn đáy mương, đắp bờ bao, phơi đáy 7-10ngày.- Diệt tạp: Bón vôi để sát trùng và khử chua, nâng độ pH. - Dùng dây thuốc cá để diệt tạp. Liều lượng 1,5-2kg/1000m2. Giữ mực nước 0,3m. Sau 7-10ngày phơi ao diệt cá tạp, lấy nước vào ruộng và thả tôm giống.- Bón vôi trước khi bón phân hữu cơ.* Thả tôm giống:Tôm phải khỏe, đồng cỡ, có thể thả tôm giống tự nhiên hoặc tôm sản xuất nhân tạo.- Mật độ thả giống: 0,5–1con/m2. Đầu tiên thả tôm vào mương, sau đó mới cho lên mặt ruộng.* Quản ly và chăm sóc:- Thức ăn cho tôm bao gồm loại nhiều đạm như: bột cá, cá vụn, ốc nghiền nhỏ hoặc đậu nành ngâm, và loại bột như: cám, gạo, bắp, mì… thức ăn chế biến tổng hợp.- Lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng tôm có trong ruộng.-Cho tôm ăn nên rải đều quanh mương ruộng. - Phải đảm bảo nước sạch. Nếu có điều kiện nên thay 10% nước hàng ngày. - Nếu có sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh cho lúa nên rút cạn nước cho tôm xuống mương. - Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rò rỉ. - Phát hiện cá dữ, cá tạp tìm mọi cách để diệt mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi trong ruộng. - Kiểm tra định kỳ 10 - 15ngày/lần để quan sát độ lớn của tôm nuôi trong ao.

- Sau 4 - 6 tháng nuôi có thể thu hoạch dần những tôm lớn kích cỡ 70-100g/con.

1.4.6. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của tiểu dự án

* Biện pháp tổ chức thi công công trình cống

Để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra, phương án giải pháp xây dựng là 1) Xây dựng 9 cống còn lại để khép kín tuyến đê biển, các rạch lớn có nhu cầu giao thông thủy phải xây dựng các cống hở đảm bảo cho phép thuyền bè lưu thông dễ dàng trong thời gian không cần ngăn triều cường, kiểm soát mặn; cửa cống được vận hành cưỡng bức nhằm chủ động trong công tác điều tiết mực nước & kiểm soát mặn.

* Các bước thi công xây dựng công trình cống :

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, định vị, đóng cọc xử ly nền móng theo các đợt thi công cống.

Bước 2: Đào và san lấp hố móng cống đến cao trình thiết kế.

29

Page 30: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Bước 3: Thi công cừ thép, rút nước thi công các tầng chống tạo khung vây.

Bước 4: Xử ly hố móng, thi công kết cấu BTCT theo các đợt thi công cống.

Bước 5: Khi thi công hoàn thành kết cấu BTCT cống tiến hành thi công lắp đặt cửa van, và hệ thống điều khiển đóng mở cửa van.

Bước 6: Thi công kết cấu tiêu năng nối tiếp thượng hạ lưu cống.

Bước 7: Hoàn thiện việc thi công cống.

* Biện pháp tổ chức thi công nạo vét

Bước 1: Chuẩn bị máy móc, thiết bị thi công, mặt bằng thi công:

Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục liên quan đến việc thi công công trình. Xin giấy phép tại khu vực thi công. Thông báo nạo vét về thi công công trình.

Thành lập ban chỉ huy công trình và các bộ phận chuyên trách trực tiếp tại hiện trường.

Nhận mặt bằng thi công, hệ thống mốc tọa độ, mốc cao độ và các hồ sơ tài liệu pháp ly cần thiết phục vụ công tác thi công.

Xây dựng qui trình quản ly chất lượng, ATLĐ, VSMT, PCCC, nội qui công trường.

Căn cứ vào danh sách thiết bị thi công công trình, ban chỉ huy công trình cấp lệnh điều động thiết bị tập kết công trường. Các thiết bị đến công trường đúng theo số lượng, chủng loại và đúng vị trí thi công theo Quyết định điều động.

Bước 2: Dùng máy toàn đạc kiểm tra, xác định vị trí tim và các biên nạo vét.

Định vị tim, tuyến khu vực nạo vét, cao độ nạo vét bằng máy định vị GPS, máy đo sâu hồi âm.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống phao tiêu biển báo phục vụ cho công tác nạo vét và vận chuyển bùn nạo vét.

Tuyến nạo vét được thả 2 phao, và lắp đặt biển báo để cảnh báo an toàn giao thông.

Bước 4: Sử dụng máy đào đứng trên sà lan thi công nạo vét

Nạo vét chia thành các lớp, chiều cao các lớp < 2m, mái dốc nạo vét luôn đảm bảo không bị mất ổn định, kiểm tra nạo vét bằng máy toàn đạc và máy đo sâu hồi âm. Qui trình nạo vét như sau:

Các tàu định vị đúng vị trí nạo vét Sà lan cặp mạn Tàu cuốc gàu dây tiến hành nạo vét bùn đất đổ lên bờ bao.

Bước 5: Hoàn thiện và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng

1.4.7. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Danh mục máy móc thiết bị dự kiến sử dụng để thi công công trình được tổng hợp như trong bảng sau và các thiết bị sử dụng này hầu hết đã qua sử dụng, tuy nhiên, tỷ lệ khấu hao chỉ 10 – 20% và thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng.

Bảng 1.5: Danh mục các máy móc thiết bị dự tính hoạt động trong công trường

TT Loại thiết bị Đặc tính Tình trạng

I Công tác đào đắp đất - cát    

1 Máy ủi 110 CV Tốt

2 Máy đào 0,6 m3 Tốt

30

Page 31: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

TT Loại thiết bị Đặc tính Tình trạng

3 Máy đầm 9T Tốt

4 Máy đầm cóc - Tốt

5 Xáng cạp (0,7÷1,1)m3 Tốt

II Công tác cốt thép, ván khuôn  

1 Máy uốn sắt 5 KW Tốt

2 Máy cắt sắt - Tốt

3 Cần trục 5T Tốt

4 Máy hàn điện 50 KW Tốt

5 Máy biến thế hàn 50 KW Tốt

III Công tác xử lý nền móng    

1 Máy đóng cọc - Tốt

2 Sà lan hỗ trợ 200T tàu kéo 180CV Tốt

IV Công tác thi công bê tông    

1 Máy trộn bê tông 750L Tốt

2 Trạm trộn BT cố định 30m3/h Tốt

3 Băng chuyền vật liệu - Tốt

4 Trạm lạnh - Tốt

5 Ủi 110 CV Tốt

6 Máy bơm Bê Tông - Tốt

7 Cần trục bánh xích - Tốt

8 Máy đầm dùi 1.5kW Tốt

9 Máy đầm bàn 1.5kW Tốt

10 Búa đục xờm Bê Tông - Tốt

11 Máy khoan Bê Tông f 32 mm Tốt

V Các thiết bị khác    

1 Máy kiểm tra cường độ Bê Tông - Tốt

2 Nhiệt kế đo nhiệt độ Bê Tông - Tốt

3 Máy bơm rửa xe - Tốt

4 Máy phát điện 200 KVA Tốt

5 Tời điện 5T Tốt

6 Bình cứu hỏa - Tốt

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

31

Page 32: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Máy móc thiết bị thi công dự trù để sử dụng cho nạo vét:

Bảng 1.6 : Danh mục các thiết bị tối đa cung cấp cho hoạt động thi công nạo vét

STT Danh mục Đặc tính Tình trạng

I Thiết bị nạo vét

1 Máy đào 0,8 m3 Dung tích gàu 0,8 m3 Tốt

2 Sà lan Dung tích bq 100T Tốt

3 Tàu cuốc 100 CV Tốt

4 Máy ủi 110 CV Tốt

II Thiết bị đo đạc

1 Máy đo sâu hồi âm Syquest, Odom Tốt

2 Máy định vị DGPS Promark 3 Tốt

3 Máy toàn đạc Leica Tốt

4 Máy Thủy bình Topcon Tốt

5 Mia nước Tốt

6 Thước thép, dọi… Tốt

III Thiết bị phụ trợ

1 Tàu BĐATHH 60CV Tốt

2 Bộ đàm Icom Tốt

1.4.8. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

a. Vật liệu đất đắp

Công trình có một số hạng mục phải sử dụng đất đắp như áo đường nối, đường dẫn vào mang cống, công viên cảnh quan, … Tuy nhiên khối lượng không quá lớn nên có thể sử dụng nguồn đất đào móng cống, kênh dẫn để đắp, không cần phải quy hoạch bãi vật liệu.

b. Các vật liệu khác

Trong khu vực xây dựng không có mỏ đá, cát vàng để cung cấp cho công tác thi công. Vật liệu tại chỗ chủ yếu là đất dùng đắp đê, mang cống.v.v. Các vật liệu xây dựng khác vận chuyển từ nơi khác đến. Vật liệu cát, đá, sỏi, thép, xi măng, gạch ống, gạch thẻ, gạch lát vỉa hè, gạch men, Cừ tràm, Xăng dầu: được mua từ TP. Bến Tre, Trà Vinh…

c. Năng lượng

Việc cung cấp năng lượng là để phục vụ công tác thi công và quản ly vận hành công trình sau này. Nguồn cung cấp điện chính là từ lưới điện quốc gia. Xây dựng đường dây và trạm biến áp 250 kVA lấy điện từ lưới điện trung thế 22 kV trong khu vực, hạ thế xuống 0,4 kV để phục vụ công tác thi công và quản ly vận hành sau này.

1.4.9. Tiến độ thực hiện dự án

- Thời gian hoàn thiện Đề cương chi tiết (Dự án nghiên cứu tiền khả thi): tháng 05/2016

- Thời gian hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi: tháng 08/2016

32

Page 33: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

- Thời gian chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn đầu 30% khối lượng: 2016-2017.

- Thời gian thi công: Từ tháng 2/2017 đến tháng 12 năm 2021.

1.4.10. Vốn đầu tư

Bảng 1.7: Bảng tổng hợp nguồn vốn đầu tư(Đơn vị: 1 USD =22.500 VNĐ)

STT Hạng mục công việc

Thành tiền (103 USD)

WB Đối ứng Tổng cộng mức đầu tư 23.626 20.446

A. Vùng 1: Khôi phục đai rừng ngập mặn 688 6881 Trồng bổ sung rừng ngập mặn trong ao nuôi tôm 525 5252 Chứng nhận nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn 163 163

B.Vùng 2 : Nâng cao tính bền vững của nuôi trồng thủy sản nước lợ 18655 18591

1Cửa cống nhằm giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế do triều cường 10120 10120

2 Cải thiện chất lượng nước 1601 1601

3Nâng cao an toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản (2500ha/8HTX) 185 121

4 Nước ngọt đáp ứng nhu cầu trong vùng 6500 6500C.  Thích ứng và giảm thiểu cho vùng 3 (Nước xâm nhập mặn) 228 220

1Nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ thành lập các đội ứng phó với BĐKH 128 128

2 Chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch hành động cộng đồng 60 603 Thí điểm mô hình ứng phó với BĐKH (1 mô hình/1HTX) 10 24 Tập huấn FFS 30 30D.  Kết nối nông dân với thị trường 100 100

1Thúc đẩy các Hợp đồng liên kết: (vật liệu, tiêu thụ, thức ăn…) 50 50

2 Xây dựng thương hiệu sản phẩm 50 50E.  Hỗ trợ các cơ quan trong tỉnh 1096 1096

1Sở NN&PTNT, TN&MT và các đơn vị liên quan (Kỹ năng, chất lượng nước, thú y…) 1048 1048

2 Giám sát và đánh giá 48 48F.  Chi phí đền bù và GPMB 1877 0G.  Chi phí quản ly, tư vấn và chi khác 1231 0

Ngân hàng thế giới (WB) sẽ cung cấp một khoản vay dự kiến khoảng 20,446 triệu USD từ nguồn quỹ của ngân hàng.

Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ đóng góp khoảng 3,180 triệu USD để trả 100% phí thu hồi đất và tái định cư, và một phần các chi phí khác, chi phí tư vấn, chi phí dự phòng, chi phí đào tạo, chi phí quản ly,...

1.4.11. Tổ chức quản ly và thực hiện dự án

Thể chế quản ly tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” như sau:

33

Page 34: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Bộ Nông nghiệp & PTNT thay mặt Chính phủ Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành Dự án

Ban quản ly trung ương các dự án thủy lợi (CPO) là cơ quan thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối quản ly các tiểu dự án thuộc dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL” do WB tài trợ. Một ban quản ly dự án trung ương (CPMU) cho dự án nêu trên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập trực thuộc Ban CPO.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DARD) tỉnh Bến Tre, thay mặt cho UBND Tỉnh Bến Tre làm chủ tiểu dự án.

Ban quản ly tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” được thành lập từ Ban quản ly các dự án đầu tư chuyên ngành Nông nghiệp Bến tre sẽ trực tiếp điều hành quản ly thực hiện tiểu dự án (PMU).

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quản ly tiểu dự án sau khi dự án hoàn thành.

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (IMC) chịu trách nhiệm tiếp nhận các công trình sau khi đã hoàn tất giai đoạn xây dựng để quản ly Vận hành và Khai thác theo qui trình thống nhất của tiểu dự án.

Sơ đồ tổng quát các cơ quan thực hiện dự án và các mối liên hệ giữa các cơ quan này được trình bày sau đây:

Hình 1.2. Sơ đồ cơ quan phối hợp quản ly thực hiện dự án

TDA Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH

34

Page 35: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất

a. Điều kiện địa hình

Địa hình trong khu vực tương đối bằng phẳng, giồng cát là nơi cao nhất chạy song song với bờ biển. Cao độ mặt đất tự nhiên 0,8 - 1,2m. Với cao độ mặt đất tự nhiên như vậy việc chủ động ngăn mặn, trữ ngọt về mùa mưa cũng như mùa khô rất khó thực hiện. Trong khi đó việc tiêu thoát úng cũng không thuận lợi với ly do là vùng đất trũng nằm sâu trong nội đồng (cao từ 0,6 - 0,8m). Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều biển Đông và các sông Hàm Luông ; Ba Lai thông qua các kênh rạch ăn sâu vào trong nội vùng.

Mặt bằng vùng dự án có khá nhiều kênh rạch tự nhiên và các dãy giồng cát chia cắt vùng thành từng khu nhỏ, trong khu vực dự án đã hình thành tuyến đê bao ngăn mặn cục bộ chạy từ Trường Đảng (gần cuối Tỉnh lộ 885) ven Biển Đông đi qua các xã An Thuỷ, Tân Thuỷ, Bảo Thuận và kết thúc ở Bảo Thạnh (rạch Ruộng Muối) địa phương gọi là đê Quốc phòng, tuyến đê này qui mô nhỏ nằm sâu trong nội đồng và các rạch bắt nguồn từ Biển Đông vào nội đồng cắt qua đê vẫn còn bị bỏ ngõ nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Trong khu vực tiểu dự án một số hệ thống công trình thuỷ lợi đã và đang được đầu tư xây dựng như: hệ thống cống 10 cửa, cống Rạch Nò, hệ thống thuỷ lợi Rạch Lá, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi tôm sú của ngành Thủy sản tại Bảo Thuận, An Hoà Tây, Tân Xuân … cùng theo đó là hệ thống đê bao và hệ thống kênh dẫn đã hình thành cục bộ theo các hệ thống công trình. Khả năng giao thông thuỷ bộ khá thuận lợi và đặc biệt là cho việc qui hoạch, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi.

b. Địa chất công trình:

Địa tầng chung tại khu vực công trình được đánh giá như sau:

Lớp D: đất đắp, thành phần sét xán đen xanh, xám nâu đen lẫn ít cát, sạn và rễ thực vật. Trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.

Lớp 1b: Sét bùn lòng sông, màu xám đen-xám nâu đen. Trạng thái chảy.

Lớp 1: Trầm tích đầm lầy cửa sông hạt mịn, thành phần sét –sét cát xen ít á sét nặng, màu xám xanh đen-xám nâu đen, kẹp thấu kính cát mịn mỏng, đôi chỗ ít vỏ sò nhỏ vỡ vụn và mùn thực vật. Trạng thái dẻo chày-chảy.

Lớp 1a: Nguồn gốc tương tự lớp 1 nhưng mật độ hạt cát chứa trong sét tăng cao cục bộ tạo thành phần á sét nặng-sét cát. Trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ dẻo rất mềm-dẻo mềm. Lớp còn tồn tại trong lớp 1 ở dạng thấu kính không có ranh phân biệt khiến hàm lượng hạt mịn, độ ẩm cùng tính dẻo giảm cục bộ.

Lớp 1c: thành phần chủ yếu á cát mịn – vừa xen kẹp ổ vỉa sét – á sét tạo thành phần á cát – á sét nhẹ ít trung, màu xám-xám phót vàng-nâu nhạt. Kết cấu kém chặt, được coi như lớp đánh dấu với hàm lượng vỏ sò hến tăng đáng kể. Ngoài ra, lớp còn tồn tại dạng thấu kính trong lớp 1 và 1a.

Lớp 1d: là lớp 1 có mật độ thấu kính cát mịn xen kẹp tăng cao cho thành phần á sét trung – nặng, độ sệt cao cho trạng thái chảy. Lớp 1d có tồn tại xen kẹp trong lớp 1 ở dạng thấu kính khi tập trung mật độ đáng kể các thấu kính cát mịn độc lập có trữ nước phân tử làm tăng hàm lượng hạt thô cùng độ sệt cục bộ.

Lớp 2: Trầm tích biển Đệ tứ muộn với thành phần sét cát – sét trung, sáng màu từ vàng-nâu nhạt đến loang trắng xanh nhạt.Trạng thái cứng–nửa cứng.

35

Page 36: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Lớp 2a: Trầm tích biển Đệ tứ muộn với thành phần á sét nặng – sét cát, sáng màu từ vàng-nâu nhạt đến loang trắng xanh nhạt.Trạng thái dẻo cứng–nửa cứng.

Trong lớp 1c đôi khi cũng gặp các lớp 1d và 1a, do tập trung các thấu kính và ổ bùn mỏng tạo thành.

c. Địa chất thủy văn:

Căn cứ vào tài liệu địa chất thủy văn, thành phần và tính chất nước mặt và nước ngầm trong khu vực xây dựng công trình như sau:

- Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt ở vùng tiểu dự án được xem là khá dồi dào do được bao bọc bởi sông Ba Lai về phía Bắc và phía nam là sông Hàm Luông. Đây là các nhánh của sông Tiền, song chất lượng nước lại rất kém do nhiễm mặn nên khả năng khai thác nước mặt phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt lại rất hạn chế.

- Nguồn nước ngầm:

Theo tài liệu nước ngầm của Liên đoàn Địa chất - Thủy văn (bản đồ tỷ lệ 1/250.000) và kết quả khoan khai thác của Chương trình nước sạch nông thôn, trong vùng dự án nước ngầm được chia ra 2 loại:

Tầng chứa nước Pleitocene trên nước nhạt tập trung tại xã Thạnh Phú và An Thủy vùng này có 2 tầng nước ngầm tầng 1 ở độ sâu 30-50m, tầng 2 ở độ sâu 60-90m. Đặc trưng nước ngầm có hàm lượng Cl cao (454-925mg/l), bị nhiễm phèn (Fe2+:0,4-36mg/l). Nguồn nước có thể dùng cho sinh hoạt, khi kham hiếm nước.

Tầng chứa nước Pleitocene dưới đáy của tầng gặp ở độ sâu 165-175m bị nhiễm mặn có chất lượng rất kém, độ khoáng hóa cao, không sử dụng được cho sinh hoạt và trồng trọt.

Tầng chứa nước pliocen trên bắt gặp ở độ sâu 160-197m giàu nước Q= 6,65-16,6l/s, nước nhạt hàm lượng khoáng thấp có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Tầng chứa nước pliocen dưới phân bố ở độ sâu 346-446m tổng khoáng thấp các nguyên tố vi lượng đều nhỏ hơn giới hạn qui chuẩn cho phép (QCVN 01:2009/BYT).

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

2.1.2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao (26,8 - 27,3oC) và tương đối ổn định trong năm, tháng I, II nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng bình quân 25,2 - 25,5oC. Các trị số trên là khoảng nhiệt độ tối ưu mà nhiều loại cây trồng đạt hiệu suất quang hợp lớn nhất.

Bảng 2.1. Bảng nhiệt độ trung bình tháng (oC)

TrạmTháng TB cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm

Ba Tri 25,2 25,9 27,1 28,6 28,5 27,6 27,2 27 26,9 26,8 26,4 25,5 26,8

36

Page 37: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

Picture 2.1: Distribution of yearly average temperature in Ben Tre

2.1.2.2. Hướng và vận tốc gió

Chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa. Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây – Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa ( tháng 5-9), tại Ba Tri tốc độ trung bình 1,3 – 1,9 m/s, tốc độ tối đa 10 – 18 m/s; gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ tháng 10 – 4 tốc độ trung bình 1,3 – 3,6m/s, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây. Gió cùng với thủy triều cường làm ảnh hưởng xấu đến mùa màng và các loại hoa màu khác do mặn có điều kiện xâm nhập sâu hơn, làm nhiễm mặn đồng ruộng các vùng gần biển. Bọt nước biển được gió đưa vào bám các mầm non, làm hạn chế sự phát triển của cây lúa và các hoa màu khác.

2.1.2.3. Bão

Bão, áp thấp nhiệt đới tuy không thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng các năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, thường xảy ra vào những tháng cuối năm gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhân dân như cơn bão số 5 (tháng 11-1997) và cơn bão số 9 (tháng 12-2006), ước thiệt hại hàng tỷ đồng. Theo thống kê bão số 9 đã làm sập hoàn toàn 4.338 nhà chính, tốc mái hư hỏng 16.403 nhà chính. Có 56 trường học bị ảnh hưởng, trong đó: sập 16 phònghọc, tốc mái 215 phòng, hư hỏng nhiều dụng cụ dạy và học khác. 42 trụ sở làmviệc, 17 trạm xá và 2 cơ sở văn hóa bị hư hỏng nặng. Làm 2 người chết, 99 ngườibị thương, chìm 10 chiếc tàu. Định mức thiệt hại toàn huyện Ba Tri trên 282,67 tỷ đồng.

2.1.2.4. Lượng mưa

Mưa là yếu tố chi phối và cũng có y nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng tiểu dự án. Mưa là nguồn nước ngọt chính có chất lượng tương đối tốt và được đa số người dân các tỉnh ĐBSCL sử dụng. Mùa mưa tại Bến Tre từ tháng V đến XI trùng với mùa gió mùa tây nam. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 ÷ 1.500 mm, vũ lượng bình quân: 1.404 mm/năm, xếp

37

Page 38: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

vào loại thấp ở ĐBSCL. Sự phân bố mưa trong tỉnh theo không gian không lớn, mưa lớn tại thành phố Bến Tre, và thấp dần ở vùng ven biển (chỉ đạt từ 1.210 đến 1.240 mm).

Phân bố mưa theo mùa là một đặc trưng của Nam bộ nói chung và vùng tiểu dự án nói riêng. Mùa mưa thực sự bắt đầu từ 4 - 18/V, kết thúc 13 - 30/X. Tổng số ngày mưa trong mùa mưa thực sự: 156 - 164 ngày; song lượng mưa đã chiếm đến 75 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa thật sự trong mùa mưa cũng không đồng đều (khoảng 50 – 60 ngày). Trong suốt mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 1,5% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu ở các tháng VII (299,2 mm), tháng VIII (216 mm), tháng IX (209,4 mm) và tháng X có lượng mưa lớn nhất 366,2 mm.

Bảng 2.2. Bảng mưa trung bình tháng (mm)

TrạmTháng TB cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Tri 0.4 0.7 4.4 38.5 157. 207 174 174 286 278 93 9.9 1404

Bảng 2.3. Bảng số ngày mưa trung bình trong các tháng (ngày)

TrạmTháng TB cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Tri 2 1 1 4 15 20 20 20 20 19 11 4 132

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

Trong mùa mưa đôi khi cũng thường xảy ra hạn, các đợt hạn này kéo dài từ 5 - 10 ngày trong các tháng 5, 6, 7 nhân dân địa phương thường gọi là hạn Bà Chằng kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày.

Picture 2.2: Multi-year average rainfall distribution in Ben Tre

38

Page 39: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

2.1.2.5. Các yếu tố khác

a. Độ ẩm:

Độ ẩm không khí có liên quan mật thiết đến chế độ mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa ẩn ướt độ ẩm trung bình từ 83% - 86%.

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm trung bình 76% - 80%, thấp nhất là tháng 2 đến tháng 4 độ ẩm trung bình là 77%.

Bảng 2.4. Bảng độ ẩm không khí trung bình tháng

TrạmTháng TB cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Tri 81 81 80 80 83 85 86 86 88 88 86 82 84

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

b. Bốc hơi:

Tổng lượng bốc hơi trong toàn năm từ 959 mm đến 1126 mm, mùa mưa bốc hơi ít, lượng bốc hơi trung bình mỗi tháng từ 55 - 90 mm.

Mùa khô bốc hơi nhiều, hầu hết các tháng mùa khô lượng bốc hơi trung bình mỗi tháng lớn hơn 100 mm.

Lượng bốc hơi trung bình ngày 2,9 mm.

Lượng bốc hơi trung bình ngày của tháng lớn nhất 4,2 mm.

Lượng bốc hơi trung bình ngày của tháng ít nhất: 2,2 mm.

Tháng bốc hơi lớn nhất: tháng 2.

Tháng bốc hơi ít nhất: tháng 10.

Bảng 2.5 Bảng bốc hơi trung bình tháng (mm/7 ngày)

TrạmTháng TB cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Ba Tri 3.7 4.2 4.0 4.1 3.0 3.0 2.7 2.5 2.3 2.2 2.6 3.1 2.9

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

2.1.2.6. Thủy văn

Vùng tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH nằm trong vùng Bắc Bến Tre được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hàm Luông và Biển Đông. Chế độ thủy văn trong vùng hàng năm bị chi phối mạnh bởi chế độ thủy triều Biển Đông và dòng chảy thượng nguồn sông Mêkông qua sông Ba lai và sông Hàm Luông. Do vị trí như vậy nên thủy triểu Biển Đông xâm nhập mạnh vào hệ thống kênh rạch trong vùng. Mùa lũ biên độ lớn nhất tại Tân Thủy 3,18 - 3,24m. Trong mùa lũ vùng tiểu dự án bị ngập do mưa và triều cường.

Thủy triều Biển Đông tác động mạnh quanh năm trên phạm vi toàn vùng dự án, ngay cả trong mùa lũ, tháng IX và X (thời kỳ đỉnh lũ sông Mêkông) ảnh hưởng mạnh nhất của lũ sông Mêkông, biên độ thủy triều tại Mỹ Tho, Mỹ Thuận, Chợ Lách, Mỹ Hoá, đạt trị số lớn nhất vào tháng IX và X nhưng các trạm ở phía Đông Bình Đại, Tân Thủy, Vàm Kênh, Bến Trại đạt trị số mực nước lớn nhất tháng XII, tháng I và thấp nhất vào tháng VI và tháng VII.

39

Page 40: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Mực nước đỉnh triều bình quân ngày của hầu hết các tháng trong năm thường đạt trị số lớn hơn +1,0m, tạo điều kiện tự chảy thuận lợi trong vùng.

Mực nước chân triều bình quân ngày trong các tháng IX, X thường đạt trị số lớn nhất trong năm, đều thấp hơn (-0.5m) Mỹ Tho, tháng IX là (-93cm), tháng X là (-80cm), nên vùng dự án hầu như tiêu tự chảy quanh năm.

Bảng 2.6. Đặc trưng mực nước theo tần suất các trạm thủy văn khu vực dự án

(H: m, hệ cao độ Nhà nước)

STT Tên trạmTần suất mực nước (P: %)

0.2% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 3.0%

1 Chợ Lách (Hàm Luông) 2,16 2,11 2,06 2,04 2,02 1,98

2 An Thuận (cửa H. Luông) 2,01 1,97 1,93 1,91 1,89 1,86

3 Bình Đại (sông Cửa Đại) 2,04 1,99 1,95 1,93 1,90 1,87

4 Mỹ Hóa (s. Hàm Luông) 1,87 1,84 1,81 1,80 1,78 1,76

5 Bình Đại - Chợ Lách 2,1 2,05 2,01 1,99 1,97 1,93

6 An Thuận - Mỹ Hóa 1,94 1,9 1,87 1,86 1,84 1,81

7 Bến Trại (sông Cổ Chiên) 2,04 2,00 1,96 1,95 1,93 1,90

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi của TDA 2015

Trong các trạm thủy văn ở trên thì trạm thủy văn An Thuận (cửa sông Hàm luông) là ngay khu vực tiểu dự án.

Sông Hàm Luông: Dòng chảy sông Hàm Luông chạy xuyên trung tâm tỉnh Bến Tre, dài 72 km. Sông Hàm Luông bắt đầu từ huyện Châu Thành đổ ra biển và ranh giới tự nhiên giữa huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú, cuối cùng đổ ra biển qua cửa Hàm Luông. Lưu lượng về mùa mưa là 3.300 – 3.400 m3/s và mùa khô là 800 - 850 m3/s. Cửa Hàm Luông là khu vực đầu nguồn mà tình trạng xâm nhập mặn sẽ có những tác động quan trọng lên toàn tỉnh Bến Tre.

Sông Ba Lai: là một sông lớn ở Bến Tre và là một nhánh của sông Mê Kông chảy qua đồng bằng sông Cửu Long rồi đổ ra biển. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông là bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh-chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m, những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Mùa cạn lưu lượng nước cửa Ba Lai 59 m3/giây và mùa lũ 240 m3/giây (Cổng thông tin điện tử: www.bentre.gov.vn).

* Yếu tố đặc trưng thủy văn hệ thống kênh rạchĐịa hình khu vực TDA tương đối bằng phẳng, mặt khác ngoài kênh rạch tự nhiên khu vực còn hệ thống rạch nhân tạo do nhân dân tự đào lấy nước sản xuất và sinh hoạt nên hệ thống rạch trong khu vực vô cùng phức tạp. Ngoài hệ thống kênh rạch nằm trong huyện lộ 16 đã được ngọt hóa, thì hệ thống kênh rạch vùng ngập mặn như rạch Già, rạch Xẻo Giữa, rạch Cát, rạch Nò, rạch Cua, rạch Đường Khai, rạch Đường Xuồng, rạch Đường Miễu, rạch Đường Chùa, rạch Cây Bàng, rạch Ông Hai Hà, rạch Đê Quốc Phòng, rạch Đường Tắc, rạch Bắc Kỳ, rạch Cây Mắm…. các kênh rạch này chủ yếu bắt nguồn từ biển Đông chủ yếu phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và làm muối.

2.1.2.7. Đặc điểm mặn:

Mặn có quan hệ chặt chẽ với chế độ dòng chảy trên sông Tiền, khi lưu lượng sông Mêkông chuyển về nhiều thì độ mặn giảm và ngược lại. Ngoài ra, độ mặn lại có quan hệ chặt chẽ với

40

Page 41: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

triều và gió chướng, thới gian có gió chướng mạnh thì độ mặn vùng cửa sông và trong kênh rạch gia tăng.

Hàng năm mặn bắt đầu từ tháng XII và I khi mà lưu lượng sông Mêkông chuyển về sông Tiền, sông Mỹ Tho, sông Hàm Luông giảm và ảnh hưởng của triều trong các sông mạnh. Độ mặn tăng dần và xuất hiện lớn nhất vào tháng IV trên sông Hàm Luông tháng II, III, IV trên sông Mỹ Tho. Độ mặn giảm và đến tháng VI, VII thì giảm khá nhỏ. Độ mặn giảm dần từ cửa sông vào trong và giảm nhanh khi có lưu lượng thượng chuyển về đủ lớn pha loãng và đẩy mặn lùi ra phía cửa sông.

Trên sông Hàm Luông: Mặn bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng VII ở vùng cửa sông, bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào trung tuần tháng VI ở Phú Khánh, bắt đầu từ tháng III và kết thúc vào tháng VI ở Mỹ Hóa, độ mặn lớn nhất ở Tân Thủy 31,4 g/l (III/1994), và đến tháng VI còn 23,0 g/l (VI/1992), độ mặn nhỏ nhất 3,0 g/l (VI/1996), mặn 2,0 g/l và 4,0 g/l kéo dài trong suốt mùa cạn (XII,VI,VII). Ở Phú Khánh độ mặn lớn nhất 23,8 g/l (IV/1990) đến tháng VI còn 11,5 g/l (VI/1993), mặn 2,0 g/l và 4,0 g/l kéo dài tứ đầu tháng I và kết thúc vào trung tuần tháng VI, mặn 2,0 g/l nhỏ nhất ngay từ đầu tháng II và kết thúc vào trung tuần tháng VI.

Ở Mỹ Hóa mặn vào đầu tháng IV, trung tuần tháng V, đến tháng VI độ mặn giảm còn 1,8 g/l (VI/1993), ngay trong tháng IVV độ mặn nhỏ nhất bằng 0 g/l nhiều giờ. Mặn 2,0 g/l từ 15/IV đến 18/VI (hơn 2 tháng). Mặn 4,0 g/l từ cuối tháng IV đến cuối tháng V (1 tháng), nhiều năm hầu như không xuất hiện độ mặn 4,0 g/l.

Đường ranh giới mặn chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn về. Lượng nước ngọt càng nhỏ, ranh mặn càng vào sâu nội địa. Mùa khô ranh giới mặn gần như bao trùm toàn diện tích khu vực tiểu dự án. Tính toán mức độ nhiễm mặn trong khu vực thể hiện trên bản đồ sau:

Figure 2.3: Salinity intrusion in Ben tre in 2009

Figure 2.4: Salinity intrusion in Ben tre in 2020-sea level rise of 11cm

Qua bản đồ ngập mặn cho thấy độ mặn khu vực tiểu dự án có thể lên đến 40%0, trong khi nhu cầu của tôm là 15-20%0, nên nếu độ mặn quá lớn tôm có thể chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng.

Theo điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương sự thay đổi hình thái thời tiết, sự gia tăng nhiệt độ bề mặt nước biển và độ mặn đã làm 100% diện tích nghêu khu vực tiểu dự án bị chết vào tháng Ba và tháng Tư năm 2011. 

2.1.2.8. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Trong nhiều năm trở lại đây, khu vực đã và đang phải chịu những tác động nặng nề của thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan, trong đó đáng chú y là vùng đất thấp khu vực tiểu dự án,

41

Page 42: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

vùng ảnh hưởng của nước biển dâng, làm lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, khô hạn. Hiện tượng nước dâng trong mùa mưa bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, làm ngập úng rộng trên diện tích lớn đất nông nghiệp (vườn cây ăn trái, hoa màu, ruộng lúa, NTTS,…); những vùng đất trũng, thấp; các cồn, đất ven sông bị sạt lở do dòng chảy xâm thực; gây ngập, hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, đê bao,…

Hiện tượng nước dâng chủ yếu do triều cường gây ra, thường xuất hiện từ khoảng giữa mùa mưa đến cuối năm vào các tháng 8, 9, 10, 11 (tính theo lịch âm) và đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15); mỗi tháng xuất hiện 2 đợt nước dâng, mỗi đợt từ 4 đến 7 ngày. Trong năm 2006, do ảnh hưởng của gió mạnh và triều cường đã gây thiệt hại trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, diêm nghiệp và NTTS Bảo Thạnh, BảoThuận, Tân Thủy, An Thủy đã làm hư hại hoa màu, vỡ ngư trường, phần lớn là các hộ nuôi tôm quảng canh (tràn hồ tôm), không thu hoạch được muối. Tổng số thiệt hại lên đến 6,617 tỷ đồng.

2.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực tiểu dự án, trung tâm sinh thái và môi trường Viện khoa học Thủy Lợi Miền Nam tiến hành lấy mẫu phân tích, điều tra khảo sát, đánh giá các hạng mục về môi trường của tiểu dự án bao gồm:

Môi trường nước (nước mặt, nước ngầm). Môi trường không khí. Tiếng ồn trong khu vực tiểu dự án và vùng phụ cận. Trầm tích. Đất. Thủy sinh vật.

2.2.1. Hiện trạng môi trường nước

2.2.1.1. Môi trường nước mặt

So với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt, TCVN 08-2008 (Cột A1)

Giá trị pH, NO3-N, Cl, Pb, As, Zn, Cd, Cr (IV) tại tất cả các điểm đo đều nằm trong khoảng cho phép của tiêu chuân;

Giá trị NH4-N: Có 2 mẫu trên tổng số 40 mẫu vượt chuân cho phép từ 1,1 đến 3 lần.

Giá trị BOD ở hầu hết các điểm thu mẫu đều nhỏ hơn tiêu chuân cho phép, chỉ có 5 trong tổng số 20 mẫu có nồng độ BOD vượt chuân 1,2 đến 1,5 lần.

Giá trị DO: Chỉ có 16 mẫu trong tổng số 20 mẫu đạt tiêu chuân cho phép (³ 6mg/l). Tuy nhiên giá trị DO thấp nhất trong các mẫu còn lại cũng khá cao (³ 4,1mg/l)

Giá trị TSS: Chỉ có 16 mẫu trong tổng số 20 mẫu đạt tiêu chuân cho phép <100mg/l)..

Giá trị Fe: chỉ có một mẫu 1 tại nằm trong giới hạn cho phép, các mẫu còn lại vượt tiêu chuân cho phép từ 1.4 đến 6 lần.

42

Page 43: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Chỉ số Coliform: Giá trị Coliform tại tất cả các điểm khảo sát đều rất cao và vượt tiêu chuân từ 1-400 lần (Coliform < 2.5×103 MPN/100ml).

Kết quả phân tích trên cho thấy nước mặt trong khu vực dự án không bị ô nhiễm kim loại năng, nguồn gây ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học và vi sinh.

2.2.1.2. Môi trường nước ngầm

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tại 3 vùng trong tiểu dự án trình bày trong phụ lục 2 cho thấy, hầu hết các thông số như pH, độ cứng, TS, NH4-N, COD, NO2-N, NO3-N, Cl, As , Fe, Mn đều nằm trong giới hạn cho phép của chuẩn Việt Nam (QCVN 09-2008). Tuy nhiên chỉ có coliform trong mẫu 1 vượt tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm coliform trong nước ngầm có thể do kỹ thuật khai thác và quản ly chưa tốt các giếng khoan hư hỏng không sử dụng được đã làm cho nguồn nước ngầm có hiện tượng ô nhiễm vi sinh ở mức cao, gây tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng

2.2.1.3. Kết quả phân tích nước thải

So với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải, QCVN 14-2008 (Cột A1), kết quả phân tích nước thải trong vùng dự án trình bày trong phụ lục 3 cho thấy

Giá trị pH, TDS, NO2-N, NO3-N N-NH4 tại tất cả các điểm đo đều nằm trong khoảng cho phép của tiêu chuân;

Giá trị BOD ở hầu hết các điểm thu mẫu đều vượt tiêu chuân cho phép từ 1,2 đến 3 lần.

Chỉ số Coliform: Giá trị Coliform tại tất cả các điểm khảo sát đều rất cao và vượt tiêu chuân từ 1-4 lần (Coliform < 3×103 MPN/100ml).

2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm không khí ở khu vực tiểu dự án nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu là do phương tiện giao thông vận tải đang ngày càng gia tăng. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số điểm trong vùng dự án (phụ lục 4), cho thấy hầu hết các chỉ tiêu chất lượng không khí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nhìn chung chất lượng môi trường không khí trong vùng dự án tương đối trong lành

2.2.3. Chất lượng đất và bùn đáy kênh, rạch

Để đánh chất lượng bùn lắng tại khu vực các kệnh, rạch và đất trong vùng dự án nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu bùn lắng và đất để phân tích hàm lượng kim loại nặng (Hg, Cd, As, Cr, Pb và Zn), nitơ và phospho tích tụ. Việc lấy mẫu đất và bùn sẽ cung cấp các chỉ số về các tác động tiềm năng phát sinh từ quá trình thi công, nạo vét, vận chuyển và thải bỏ chất thải xây dựng trong thời gian thi công tiểu dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong phụ lục 5 và phụ lục 6 cho thấy mẫu đất và bùn đáy trong vùng dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Do đó, đất và bùn đáy có thể tận dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng trong giai đoạn thi công và vận hành các công trình xây dựng của tiểu dự án.

43

Page 44: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

2.2.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

2.2.4.1. Tài nguyên rừng ngập mặn

Diện tích rừng ngập mặn khu vực tiểu dự án 880 hecta nằm trên địa bàn các xã An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Xuân và Tân Mỹ. Phần lớn diện tích là rừng ngập mặn và rừng phi lao chắn gió. Rừng phòng hộ khu vực TDA có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu. Trong đó, hàng ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp phía trong đã được cánh rừng này bảo vệ. Tổng trữ lượng gỗ của rừng 52.407,9 m3. Khu vực rừng sản xuất của tiểu dự án có khoảng diện tích 23 ha do Trạm Kiểm soát lâm sản Ba Tri quản ly bảo vệ từ năm 1990 đến nay, do rừng gần Trạm Kiểm lâm nên công tác quản ly bảo vệ rất tốt, trữ lượng gỗ 702,6m3.

Rừng ngập mặn TDA là rừng thứ sinh, trong rừng chủ yếu là Mắm biển, Mắm trắng, Bần chua, Bần đắng, Giá và Sú ổi.

Các loài động vật sống trong rừng khá đa dạng. Đối với hệ động vật, thành phần và số lượng cá thể của các lớp động vật có xương sống trên cạn tương đối nghèo. Lớp chim số lượng nhiều nhất ở Ba Tri theo Moores và Bao Hoa (2001) khu vực có 55 loài thuộc 11 bộ, 35 họ, tuy nhiên các loài chim sống chủ yếu trong sân chim Vàm Hồ, không tập trung vùng tiểu dự án.

Lớp bò sát với 15 loài bò sát thuộc 10 họ; lớp lưỡng thê có 5 loài thuộc 3 họ và 1 bộ. Bên cạnh đó thành phần thủy sinh vật có 226 loài thuộc 7 lớp, 5 ngành thực vật phiêu sinh; 105 loài động vật phiêu sinh thuộc 8 nhóm; khu hệ cá có 117 loài cá thuộc 28 họ, nằm trong 15 bộ; ngoài ra còn một số loài thuộc nhóm nhuyễn thể, giáp xác khác.

Diện tích rừng của tỉnh bị thu hẹp, thảm thực vật hầu như không còn loài quy hiếm. Do đó, diện tích rừng còn lại cần được khoanh vùng và bảo vệ, đây là biện pháp duy nhất để bảo tồn tính đa dạng hiện có của rừng ở vùng cửa sông ven biển Bến Tre.

Diện tích rừng trong khu vực tiểu dự án chủ yếu nằm vùng 1, vùng 2 nơi có hoạt động xây dựng công trình cống và nạo vét không còn rừng chỉ là những vùng đước đôi được trồng xen kẽ với vuông tôm, ruộng muối. Các cây chỉ là lẻ tẻ và không thể tập trung thành một quần hợp.

Bản đồ qui hoạch sử dụng rừng huyện Ba Tri khu vực tiểu dự án trình bày trong hình sau:

44

Page 45: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Figure 2.5: Bản đồ qui hoạch phát triển rừng2.2.4.2. Đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển

Huyện Ba Tri với đặc trưng nằm ở vùng cửa sông ven biển nên có sự đa dạng về mặt sinh thái. Là một trong những hệ sinh thái mang tính đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới có tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học rất phong phú và được xem là một hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất ở các hệ sinh thái ven biển Đông Nam Việt Nam, từ các loài thuỷ hải sản cho đến các sinh vật phù du với kích thước nhỏ bé. Nguồn lợi cá tại khu vực này rất phong phú bao gồm cả cá biển và cá nước ngọt từ hệ thống sông Mekong.

Khu vực tiểu dự án nằm trong lưu vực sông Hàm Luông, tham khảo số liệu khảo sát trong nghiên cứu “Quy hoạch và xây dựng mô hình đồng quản ly khu Bảo tồn đa dạng sinh học vùng cửa sông Hàm Luông thuộc hai huyện Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” do sở Nông nghiệp và

45

Page 46: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre thực hiện được sự tài trợ bởi DANIDA, Đan Mạch, qua các đợt khảo sát năm 2009-2010 đã ghi nhận như sau:

a. Về đa dạng sinh học khu hệ thủy sinh vật:

* Khu hệ thực vật nổi (Phytoplankton): (xem phụ lục 7)

Kết quả khảo sát cho thấy ở vùng cửa sông Hàm Luông và các kênh, rạch lân cận đã ghi nhận được tổng số 162 loài, 45 họ và 24 bộ thuộc 6 ngành tảo; trong đó tảo Silic là ngành tảo chiếm ưu thế về thành phần loài ở sông Hàm Luông với số loài ghi nhận được là 81 loài chiếm 50%, tiếp theo là tảo Lam với 28 loài chiếm 17,3%, tảo Lục có 27 loài chiếm 16,7%, tảo Giáp có 14 loài chiếm 8,6%, tảo Mắt có 11 loài chiếm 6,8% và tảo Vàng Ánh có 1 loài chiếm 0,6%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng tế bào ở các điểm nghiên cứu dao động từ 1.088 – 54.438 tế bào/lít. Loài ưu thế tại các điểm nghiên cứu gồm tảo Lam (Microcystis, Oscillatoria) và tảo Silic (Coscinodiscus, Thalassiosionema, Skeletonema và Actinoptychus). Loài ưu thế Skeletonema phát triển mạnh chiếm 78 – 94%, đây là loài tảo có giá trị dinh dưỡng thích hợp cho các loại ấu trùng tôm, cua,… sử dụng làm thức ăn.

* Khu hệ động vật nổi (Zooplankton): (xem phụ lục 8)

Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 53 loài, thuộc các nhóm: Protozoa, Rotifera, Arthropoda (Copepoda, Cladocera, Ostracoda, Decapoda, Insecta), Hydrozoa, Chordata, Chaetognatha và một số dạng ấu trùng Larva. Trong đó nhóm giáp xác có số lượng loài đông đảo nhất, với 15 loài, chiếm tỷ lệ 40,5% tổng số loài ghi nhận được. Tiếp đến là nhóm luân trùng, xuất hiện 8 loài, chiếm tỷ lệ 21,6%, nhóm ấu trùng có 7 loài, chiếm tỷ lệ 18,9%. Các nhóm còn lại, số lượng loài ghi nhận được tương đối thấp, chỉ dao động từ 1 – 4 loài/nhóm, chiếm tỷ lệ tương ứng từ 2,7 – 10,8%.

Mật độ cá thể động vật nổi ghi nhận được trong tháng 5 năm 2009 đạt khá cao, dao động từ 18.500 – 293.000 con/m3. Chiếm ưu thế về mật độ cá thể tại hầu hết các điểm khảo sát là dạng ấu trùng giáp xác Copepoda nauplius (Larva).

* Khu hệ động vật đáy (Zoobenthos): (xem phụ lục 9)

Kết quả khảo sát thành phần loài động vật đáy không xương sống cỡ lớn khu vực vùng cửa sông Hàm Luông, đã xác định được 84 loài thuộc 4 ngành: thân mềm (Mollusca), giun đốt (Annelida), chân khớp (Arthropoda), da gai (Echinodermata) và một nhóm động vật còn non (Larva).

Mật độ phân bố của nhóm loài động vật đáy trong khu vực cửa sông Hàm Luông dao động từ 10-570 con/m2.

b. Khu hệ thực vật: (xem phụ lục 10)

Kết quả khảo sát trong khu vực vùng cửa sông Hàm Luông, ghi nhận có 147 loài thực vật bậc cao thuộc 58 họ. Kết quả khảo sát dọc trên toàn khu vực nghiên cứu cho thấy có các kiểu quần cư chính sau đây: các hành lang thực vật dọc theo sông, các hành lang kênh rạch nội đồng, rừng ngập mặn, ruộng lúa & hoa màu, đất & ao nuôi trồng thủy sản, vườn nhà-rừng, khu dân cư.

* Nguồn lợi thủy sản:

Theo điều tra quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và xa các nhóm loài chủ yếu ở vùng nước ven bờ bao gồm Tôm, mực, cua, ghẹ, cá Mối, cá Chỉ Vàng, cá Nục,cá Đù, cá Ngân, cá Hố, cá Liệt, cá Lượng, cá Trác, cá Nhồng, cá Bạc Má, cá Chét, cá Bơn Lưỡi Trâu, cá Phèn, cá Tạp.

Thành phần loài cá ở sông và ven biển tỉnh Bến Tre có 120 loài cá thuộc 28 họ, nằm trong 15 bộ cá. Bộ cá vược chiếm ưu thế cả về họ (21 họ) lẫn về loài (54 loài), họ cá Khế Carangidae 9 loài, họ cá Đù Sciaenidae 8 loài, họ cá Liệt Leiognathidae 6 loài…Bộ cá Bơn Pleuronectiformes có 14

46

Page 47: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

loài phân bố trong 3 họ, họ cá Bơn Cát Cynoglossidae chiếm 8 loài, họ cá Bơn Vĩ Bothidae 4 loài, họ cá Bơn Sọc Soleidae 2 loài. Bộ cá Trích Clupeiforms có 13 loài, họ cá Trích Cluipeidae 6 loài, họ cá Trỏng Engraulidae 6 loài.

Thành phần loài cá vùng cửa sông ven biển Bến Tre phản ánh tính chất đa dạng về loài, đa dạng về sinh thái, nhưng số lượng từng loài không lớn. Trong đó, những họ cá có vai trò quan trọng cho nghề cá vùng cửa sông ven biển là cá Khế Carangidae, cá Hồng Lutianidae, cá Mối Synodontidae, cá Đù Sciaenidae, cá Phèn Mullidae, cá Trích Clupeidae, cá Trỏng Engraulidae, họ cá Liệt Leiognathidae, cá Bống Trắng Gobiidae, cá Bơn Cát Cynoglossidae, cá Bơn Vĩ Bothidae, cá Căng Theraponidae, cá Móm Gerridae, cá Đục Sillaginidae,…

Thành phần loài cá trong mùa mưa phong phú hơn so với mùa khô: mùa mưa có 18/28 họ, 81/120 loài (chiếm 67,5‰ tổng số loài); trong khi mùa khô có 16 họ/51 họ chỉ 56/120 loài (chiếm 46,67‰ tổng số loài). Có thể chia ra các nhóm cá:

* Nhóm cá nước lợ: thường là những loài có kích thước nhỏ như cá Kèo (Oxyurichthys tentacularis), cá Bống Cát (Glossogobius giuris). Các loại cá đáy ở vùng cửa sông hoặc trong các đầm là đối tượng đánh bắt của các nghề cá thủ công ven biển như nghề đóng đáy. Số lượng cá này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong toàn bộ sản lượng cá đánh bắt hàng năm trong tỉnh.

* Nhóm cá biển di cư: gồm có loại cá sống nổi thuộc họ cá Trích , loại sống ở đáy ăn động vật đáy như cá đối (Liga), cá bống dài (Oxyurichthys papuensis). Nhóm cá biển và cá nước lợ phần lớn thuộc bộ Perciformes, Clupeiformes, Aulopiformes, Scorpaeniformes, Pleuronectiformes, Anguilliformes.

* Nhóm cá nước ngọt: gồm cá mè vinh (Puntius gonionotus), cá mè dảnh, cá trê vàng (Clarias macrocephalus)…

*Nhóm cá sống trên đồng ruộng: đại diện là cá lóc (Channa striata), cá rô (Oreochromis), cá trê (Clarias), cá sặc (Trichogaster).

Các loại tôm: trên địa bàn tỉnh đã nhận diện được 20 loài, trong đó tôm biển có 12 loài (thuộc 5 họ) và 8 loài tôm nước ngọt (thuộc 2 họ). Về tôm nước lợ mặn, thì tôm tự nhiên hiện diện phổ biến nhất là tôm thẻ (Penaeus merguiensis), tôm sú (Penaeus monodon), ở nước ngọt là con tôm càng xanh.

Các loài cua: có 2 loài biển có kích thước lớn và giá trị kinh tế cao là cua Bùn Scylla paramamosain và cua Xanh Scylla serrata, phân bố chủ yếu ở khu vực nước lợ ven biển, trong các khu rừng ngập mặn, các đầm nuôi tôm QCCT…

Ngoài ra, nguồn lợi nhuyễn thể gồm các loài như Nghêu (Meretrix), Sò (Andara), vẹm (Mytilus), hàu (Ostrea), tu hài (Lutraria), phi (Sanguinolaria), ngán (Cyclina), vọp (Cyrena), vạng (Mactra), don (Glaucomya), dắt (Aliodis), ngó (Dosinia ), ốc mút

(Cerithidium), ốc đĩa (Nerita). Chúng sống trong đáy bùn cát hoặc cát sỏi, bám trên đá ở vùng trung và hạ triều, thường tập trung thành từng bãi. Đây là các đối tượng loài có giá trị thực phẩm, được khai thác thường ngày, một số loài có giá trị xuất khẩu. Hiện nay, một số loài như Nghêu (Meretrix lyrata ), Sò huyết (Andara granosa),… được nuôi bán tự nhiên ở các vùng bãi triều cửa sông, ven biển của tỉnh đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Diện tích một số bãi nghêu thuộc vùng tiểu dự án: Nghêu tại 3 HTX thủy sản An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận là nghêu giống tập trung.

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1. Điều kiện về kinh tế

* Thu nhập và mức sống dân cư

47

Page 48: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Việc điều tra theo các số liệu thống kê cho thấy thu nhập bình quân đầu người trong vùng vẫn còn ở mức thấp và bấp bênh không ổn định.Thu nhập bình quân trên đầu người toàn huyện Ba Tri 28,70 triệu đồng/năm. Sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong dân cư còn khá cao từ năm 2008 là 6,2 lần, chứng tỏ sự phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng tăng lên. Đời sống người dân trong vùng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình thu nhập các hộ gia đình thuộc các xã trong vùng tiểu dự án như sau:

Bảng 2.7: Bảng điều tra thu nhập/Nông hộ

TT Các xã trong khu vực

Nh. hộ giàu

Nh. hộ khá

Nh.hộ trung bình

Nh. hộ nghèo Tổng số hộ

5 Tân Xuân 1186 1496 185 270 3137

6 Bảo Thạnh 866 1144 275 380 2665

7 Bảo Thuận 545 654 654 327 2180

8 Tân Thuỷ 482 891 771 265 2408

9 An Thuỷ 867 1507 1130 264 3768

10 An Hòa Tây 740 814 765 148 2468

Tổng cộng 4686 6507 3780 1654 16626

Tỷ lệ (%) 28.18 39.14 22.74 9.95 100

(Nguồn: báo cáo nghiên cứu khả thi, 2015)

Ảnh hưởng chủ yếu đến tình trạng thu nhập thấp của người dân trong vùng vẫn là do thiên tai: mặn quá cao (mùa khô), triều cường (mùa mưa), tình hình thời tiết biến động thất thường trong những năm gần đây (hạn hán, ngập úng, bão, áp thấp nhiệt đới...). Diện tích đất canh tác Nông - Lâm - Ngư nghiệp không được khai thác sử dụng có hiệu quả, năng suất không ổn định theo mùa vụ và rất bấp bênh, hầu như còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Đặc biệt là những năm gần đây phong trào nuôi tôm sú phát triển trong vùng nhưng gặp độ mặn cao, hay mưa dầm liên tục làm giảm độ mặn gây sốc tôm chết hàng loạt, hoặc triều dâng cao làm vỡ bờ bao ao đầm nuôi làm nhiều hộ mất trắng.

Vấn đề cấp thiết cần đặt ra cho ngành thuỷ lợi và các ngành hữu quan là phải nhanh chóng giải quyết hiện tượng ngập úng, giảm thiệt hại do bão lũ gây ra, nhằm chủ động trong việc ngăn lũ, sóng, triều cường và điều tiết kiểm soát nguồn nước một cách hợp ly trong khu vực từng bước giảm nhẹ thiên tai, chủ động mùa vụ sản xuất tăng năng suất cây trồng - vật nuôi (thuỷ sản, làm muối) và diện tích canh tác.

* Hiện trạng sử dụng đất:

Huyện Ba Tri có tổng diện tích tự nhiên là 35.581,75 ha, chiếm 15,08% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (tính đến ngày 01/01/2009). Đất nông nghiệp toàn huyện có 28.320,24 ha, chiếm 79,59 % trong tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 7.261,51 ha, chiếm 20,41 % tổng diện tích tự nhiên.

Đất đai trong vùng dự án hiện đã được người dân khai thác sản xuất hầu hết, vùng dự án không còn đất hoang hoá ngoài các diện tích bãi bồi và rừng phòng hộ ven biển do Nhà nước quản ly. Khu vực dự án đã và đang được các ban ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp quan tâm đầu tư. Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất Nông – Ngư – Diêm nghiệp như: hệ thống thuỷ lợi Rạch Lá, cống Bà Hiền, Giồng Quí, 10 Cửa, đê bao ngăn mặn chạy từ HTTL Rạch Lá đến rạch Ruộng Muối. Tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) phục vụ nuôi tôm công nghiệp 872ha tại Bảo Thuận, dự án đầu tư CSHTKT phục vụ sản xuất muối tại Bảo Thạnh,

48

Page 49: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

các tuyến kênh và đê bao cục bộ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản qua các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, An Thủy, Tân Thủy theo chương trình dự án 773 đã được triển khai và hoàn thành phục vụ cho Nông - Lâm - Ngư -Diêm nghiệp một cách hiệu quả.

Đất trồng lúa, rau màu và đất nuôi trồng thuỷ sản được tăng lên một cách rõ rệt, tuy nhiên đất sản xuất chỉ tăng cục bộ theo từng tiểu dự án đã đầu tư và năng suất vẫn còn bấp bênh do chưa có biện pháp công trình để bảo vệ an toàn cho sản xuất trước các diễn biến bất thường của thiên tai, thời tiết, triều cường hàng năm. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực trình bày trong hình sau:

Hình 2.6: bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong vùng

* Sinh kế của người dân:

Vùng tiểu dự án là vùng có cơ cấu thành phần kinh tế khá phong phú và đa dạng, hoạt động sản xuất có y nghĩa kinh tế trong vùng là: Nông nghiệp (trồng lúa, rau màu, cây ăn trái trên đất thổ cư, giồng, chăn nuôi trâu, bò, heo, dê, gà, vịt...) Ngư nghiệp (nuôi tôm biển, nuôi nghêu, sò ngoài bãi biển, cá trong ao đầm, ruộng muối, mương vườn, khai thác nội đồng và sông, biển). Lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ, khai thác củi, lá dừa nước...). Diêm nghiệp (sản xuất muối). Công nghiệp (Các cơ sở thu mua chế biến thủy hải sản, cảng cá...) dịch dụ tiểu thủ công nghiệp (buôn bán nhỏ, chợ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ: trại ương tôm giống, cá giống, thức ăn tôm). Đặc biệt trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm sú công nghiệp đang phát triển mạnh ở hầu hết các xã trong vùng dự án, tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình thời tiết (độ mặn, triều cường, mưa...) nên năng suất chưa ổn định dịch tôm chết trong ao nuôi công nghiệp luôn xảy ra liên tục hàng năm.

Cây lúa:

Diện tích: Diện tích gieo trồng lúa nằm trong tuyến đê bao ngăn mặn huyện lộ 16 (tuyến lộ giồng từ Tân Thủy đi Tân Xuân) biến động, phần nhiều phụ thuộc vào mưa. Năm nào mưa phân bố đều, mặn ít xâm nhập thì diện tích gieo cấy sẽ đạt qui mô lớn. Cây lúa hầu như chỉ gieo cấy được

49

Page 50: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1, 2 vụ trên hầu hết diện tích, diện tích lúa gieo cấy 3 vụ rất nhỏ (nối tiếp dự án Châu Bình - Vàm Hồ và dự án Thủy Cây Da) và một phần phía trong đê ngăn mặn thuộc lưu vực tưới của kênh Chín A, Đồng Xuân. Khoảng từ một năm trở lại đây đã có nguồn nước ngọt của dự án thủy lợi Ba Lai, nhưng do hệ thống chưa hoàn chỉnh, đầu nước trữ trong hồ chứa Ba Lai còn thấp, mặt khác kênh dẫn nội đồng trong khu vực vùng dự án còn cạn hẹp khả năng khai thác nguồn nước ngọt này chưa cao, nên năng suất và sản lượng rất thấp và bấp bênh theo mùa vụ. chỉ đạt 50 - 60% năng suất bình quân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo số liệu báo cáo nghiên cứu khả thi, 2015 diện tích đất trồng lúa trong khu vực TDA: 3405.79 ha. Năm 2015 năng suất vụ hè thu đạt 4,7 tấn/ha, thu đông ước đạt từ 5,5 tấn đến 6 tấn/ha. Vụ đông xuân năm 2015 cánh đồng xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Tân Thủy… diện tích nhỏ, điều kiện canh tác khó khăn, do cuối nguồn nước nên thường chịu ảnh hưởng nặng nề khi mặn xâm nhập năng suất lúa đạt 4,8 tấn/ha giảm 1 tấn so với các năm trước. Năng suất cây lúa trong khu vực trồi sụt rất thất thường và hầu như phụ thuộc vào thời tiết.

Cây màu:

Diện tích đất gieo trồng cây rau màu chủ yếu nằm trên diện tích sử dụng đất nông nghiệp (2 lúa +1màu hoặc 1lúa + 2màu). Diện tích đất trồng cây rau màu chủ yếu trồng các loại cây như: Đậu phộng, bắp, khoai, mì, cà, dưa, ớt, hành cũ… và các loại rau khác hầu hết được trồng trên các líp và đất giồng, cồn cát. Hiện nay phong trào cải tạo vườn tạp, giống tạp trồng xen canh có chiều hướng ngày càng nhiều, thực tế cho thấy hiệu quả khá cao.

Do đất còn bị nhiễm mặn cho nên năng suất cây trồng màu không cao, diện tích gieo trồng chỉ đạt khoảng 80% diện tích đất nông nghiệp.

Nuôi trồng thuỷ sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực chủ yếu là nuôi tôm và nuôi nhuyễn thể. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung hầu hết phía ngoài đê bao ngăn mặn ra đến ranh giới của rừng phòng hộ, nằm ở các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thủy, An Hoà Tây. Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng đã tận dụng mặt nước để nuôi tôm theo kiểu quảng canh. Tuy nhiên, gần đây nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn tự nhiên giảm sút, chất lượng tôm giống không ổn định,… đã làm cho năng suất tôm nuôi theo hình thức này ngày càng giảm sút. Hiện nay, nhiều hộ đã phát triển nghề nuôi tôm theo phương thức công nghiệp. Năm 2010, khu vực tiểu dự án thả nuôi được 90 ha tôm thâm canh tập trung ở xã Bảo Thuận, An Hòa Tây, An Thủy. Năng suất nuôi tôm sú nuôi thâm canh tăng đều qua các năm năng suất năm 2010 bình quân 5tấn/ha.

Hoạt động nuôi thủy sản có các hộ trong khu vực vùng 3 bao gồm nuôi mương vườn (nuôi các loài cá ngọt lợ, tôm càng xanh,…) quy mô nhỏ lẻ.

Các xã ven biển gồm An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận diện tích nuôi nghêu là 872 ha (2010), các hộ dân tham gia mô hình hợp tác xã nuôi nghêu, sò huyết ở các khu vực ven sông và đánh bắt hải sản. Trung bình một ngày công lao động san thưa hoặc khai thác nghêu, sò người lao động được hưởng từ 100.000 – 120.000 đồng/người (từ 2- 4h /ngày). Mỗi đợt khai thác từ 5-10 ngày, trung bình 2 lần khai thác/ tháng. Đây là những khoản thu nhập khá đối với vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn ven biển. Tuy nhiên do biến đổi điều kiện thời tiết sản lượng sò huyết có xu hướng giảm năm 2009 là 3.436 tấn, giảm xuống 1.493 tấn (2010). Theo thống kê Phòng NN&PTNT huyện Ba Tri diễn biến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực tiểu dự án như sau:

Bảng 2.8. : Diện tích, sản lượng và năng suất NTS khu vực tiểu dự án giai đoạn 2001 – 2010

(Đvt: ha)

50

Page 51: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

STT Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20101 Diện tích nuôi trồng 3.782 4.295 3.116 4.609 4.439 3.941 4.059 4.282 4.507 4.071* Tôm Sú 2.444 2.490 1.705 2.804 3.170 2.957 3.161 3.189 3.016 2.979- Thâm canh, bán thâm

canh 814 905 936 1.123 1.077 910 680

- Quảng canh cải tiến 1.353 1.698 1.493 1.178 1.495 1.629 1.802- Tôm - lúa 95 114 75 165 120 5 0- Tôm - rừng 542 453 453 695 497 472 497* Tôm chân trắng 105 114 90* Cá biển 72 22* Nhuyễn thể 1.338 1.805 1.411 1.805 1.269 984 898 988 1.305 980- Nghêu 1.150 872- Sò huyết 155 1082 Sản lượng NTS 34.168 31.313 30.249 18.999 13.299 7.632 10.904 12.090 12.715 10.777- Tôm 733 915 1.155 2.668 3.789 3.450 4.023 3.676 3.707 5.005- Nhuyễn thể 31.635 28.850 27.536 15.401 8.512 2.261 3.269 3.083 3.436 1.4933 Năng suất NTS 7,95 6,50 7,99 3,58 2,60 1,68 2,34 2,48 2,52 2,38- Tôm sú 0,30 0,37 0,68 0,95 1,20 1,17 1,27 1,15 1,23 1,68- Nhuyễn thể 23,64 15,98 19,52 8,53 6,71 2,30 3,64 3,12 2,63 1,52

Nguồn Phòng NN&PTNT huyện Ba Tri

Diện tích nuôi thủy sản các xã trong vùng tiểu dự án năm 2015 và qui hoạch đến năm 2020 trình bày trong bảng sau

Bảng 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản các xã thuộc tiểu dự án năm 2015

(Đvt: ha)

STT XãTổng

diện tích (ha) Kết hợp

Nuôi tôm Sú (ha) Tôm chân trắng

Nghêu SòThâm canh, bán thâm canh

Quảng

canh

Tôm-rừng

1An Đức

120 120

2Tân Xuân

260 20 40 100 100

3 Vĩnh An 125 1254 Vĩnh Hòa 12 125 An Hòa Tây 91 80 116 Tân Thủy 409 13 13 150 33 2007 Bảo Thạnh 654 70 274 180 50 808 Bảo Thuận 1,568 135 785 150 120 350 289 An Thủy 1,544 97 380 137 130 800

Tổng 4783 45 680 1700 500 400 1350 108

51

Page 52: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Nguồn Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020

Bảng 2. qui hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản các xã thuộc tiểu dự án năm 2020

(Đvt: ha)

STT XãTổng

diện tích (ha) Kết hợp

Nuôi tôm Sú (ha) Tôm chân trắng

Nghêu SòThâm canh, bán thâm canh

Quảng

canh

Tôm-rừng

1An Đức

120 120

2Tân Xuân

260 20 40 100 100

3 Vĩnh An 125 1254 Vĩnh Hòa 12 125 An Hòa Tây 96 80 166 Tân Thủy 409 13 13 150 33 2007 Bảo Thạnh 1,039 70 609 180 100 808 Bảo Thuận 1,468 135 555 150 150 450 289 An Thủy 1,544 97 360 137 150 800

Tổng 5073 45 680 1790 500 500 1450 108

Nguồn Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020

Hiện tại, quy chế quản ly chưa hoàn thiện, thiếu kỹ thuật NTS, sử dụng công cụ khai thác mang tính huỷ diệt, ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp,… đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản trong vùng, làm ô nhiễm môi trường nước, thay đổi thành phần thức ăn tự nhiên của các loài thuỷ sản vùng cửa sông.

Nghề muối:

Sản xuất muối ở Bến Tre nói chung hình thành từ hàng trăm năm trước, đã trở thành một nghề truyền thống lâu đời trong nhân dân vùng ven biển các huyện Ba Tri và Bình Đại. Phần diện tích sát ven biển và ven cửa sông người dân các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thuỷ chủ yếu canh tác muối. Tổng diện tích sản xuất muối trong vùng dự án là 835ha, tổng sản lượng đạt 31.634 tấn. Hiện nay, muối tồn khoảng 15.000 tấn. Diện tích muối tập trung nhiều nhất là ở xã Bảo Thạnh 650ha, năng suất muối đạt 45-:-50 tạ/ha/vụ.

Tuy nhiên, do giá muối thay đổi rất thất thường và sản lượng hầu như phụ thuộc vào thiên nhiên nhất là điều kiện thời tiết, cho nên cuộc sống của người dân làm muối gặp vô vàn khó khăn khi triều dâng và bão lũ tràn vào, một số hộ dân canh tác muối có những vụ phải bỏ nghề chuyển sang làm các ngành khác. Đất canh tác muối nhiều khi phải bỏ hoang, để định hướng cho sản xuất muối hiện tại vùng dự án đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ sản xuất muối cho 650 ha của xã Bảo Thạnh (nạo vét hệ thống kênh mương cấp thoát, hệ thống bờ bao nội vùng, hệ thống máy bơm, hệ thống điện và hệ thống đường giao thông trong nội bộ đồng muối). Đây là việc làm cần thiết và cấp bách để ổn định cuộc sống cho người dân sản xuất.

Trong những năm gần đây do phong trào nuôi tôm biển phát triển mạnh ở các huyện ven biển và mang lại hiệu quả cao so với các ngành khác (mặc dù độ rủi ro cao) đặc biệt là nuôi tôm sú công nghiệp, nên người dân trong vùng đã chuyển từ làm muối sang nuôi tôm công nghiệp và nuôi quảng canh, diện tích chuyển đổi từ muối sang tôm nhiều nhất là các xã Bảo Thuận,

52

Page 53: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Tân Thủy, An Thủy, các xã này diện tích làm muối còn rất ít thậm chí một xã hầu như không còn.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi là ngành thứ yếu sau trồng trọt, qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ giới hạn ở khu vực kinh tế gia đình nhằm tận dụng sức lao động, phụ phẩm nông nghiệp, tăng thêm một phần cho thu nhập, giải quyết thực phẩm cho sinh hoạt gia đình và cung cấp sức kéo cho trồng trọt. Tổng đàn trâu bò của toàn vùng tiểu dự án là: 8.346 con, heo; dê: 28.050 con; gia cầm: 145.478 con.

Các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và trang thiết bị: Nhìn chung các cơ sở vật chất phục vụ đời sống và sản xuất của vùng dự án còn rất ít không đồng bộ cả về máy nông nghiệp, thông tin, liên lạc, giáo dục, đặc biệt là về nhà ở của người dân (có đến 80% nhà kê lợp lá). Để nâng cao năng suất lao động, cần gia tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp đồng thời phải phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở khai thác nguyên liệu tại chỗ để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và góp phần quay vòng vốn lưu thông trong người dân một cách có hiệu quả.

2.3.2. Điều kiện về xã hội

a. Dân sinh:

Khu vực tiểu dự án đê biển Ba Tri bao gồm 10 xã ven biển: Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, An Đức, Phú Ngãi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp: Công – Nông - Lâm – Ngư – Diêm nghiệp, du lịch và dịch vụ nhỏ... Tuy nhiên tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả.

Diện tích tự nhiên khu vực: 15.529ha, dân số: 98.000 người. Trong đó nữ chiếm 55%, lao động chính chiếm 48%, hầu hết cư dân trong vùng là nông dân (chiếm 70%) còn lại là ngư dân đánh bắt ; nuôi trồng thủy sản, làm muối và một phần nhỏ là dịch vụ (Nguồn: báo cáo nghiên cứu khả thi, 2015).

Đặc điểm đáng chú y là phần lớn dân cư trong vùng tập trung trên các vùng giồng cát (khô ráo, cao, có nguồn nước ngọt…), dọc theo trục đường giao thông, ven các tuyến kên rạch hiện hữu. Một số nhỏ sống các cồn (cồn Hố, cồn Tròn xã An Thuỷ, cồn Nhàn, Cồn Ngoài xã Bảo Thuận…) sát ven biển sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản và trồng rừng và kết hợp với cây ngắn ngày trên đất giồng. Ngoại trừ trung tâm các xã và các điểm tập trung phát triển khu thu mua thuỷ sản (Tiệm Tôm thuộc An Thuỷ), đa phần người dân trong vùng sống trong các căn hộ là nhà lá hoặc xây dựng nhỏ và đơn giản đời sống gặp rất nhiều khó khăn khi triều cường và gió bão từ biển tràn vào.

Trong những năm qua dân số khu vực đang có xu hướng tăng lên nhờ vào vùng đất có tiềm năng kinh tế tổng hợp, các xã bắt đầu có những định hướng phát triển kinh tế mà mục tiêu chính là phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển, trong đó phong trào nuôi tôm sú quảng canh và công nghiệp đang phát triển rất mạnh ở các xã ven biển.

Đặc điểm nổi bật trong vùng dự án là dân số trong vùng thay đổi theo mùa vụ, cuộc sống người dân chưa ổn định, nguồn năng lực lao động trong vùng dự án chưa được tận dụng hết. Vì vậy đòi hỏi các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp cần phải đi vào đầu tư thâm canh theo từng khu vực cho phù hợp với khả năng đất đai và cây trồng.

Phần lớn cư dân trong vùng có kinh nghiệm và trình độ sản xuất nhất định. Tuy nhiên do điều kiện sản xuất còn hạn chế (nguồn nước, đất mặn, thiếu vốn, điều kiện lưu thông khó khăn, thiên tai...) nên năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao.

d. Sức khỏe cộng đồng

53

Page 54: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hiện tại hệ thống y tế cấp cơ sở cấp xã trong khu vực còn nghèo nàn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ không cao do đó người bệnh thường phải đi đến những bệnh viện huyện để thăm khám gây mất thời gian và tốn kém.

b. Giáo dục và đào tạo:

Huyện Ba Tri: có 28 trường mẫu giáo, 22 trường THCS, 4 trường THPT. Số lượng trường PTTH chưa đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và chưa đảm bảo thuận lợi cho học sinh các vùng sâu vùng xa đến trường. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và đi lại đến trường học còn nhìêu bất cập nên tỷ lệ học sinh bỏ học ở huyện Ba Tri có tỷ lệ cao hơn so với các huyện còn lại, chủ yếu ở đối tượng học sinh cấp THPT từ 12 – 16%. Hiện nay đã có 7/10 xã đã thực hiện hết phổ cập tiểu học. Số lượng trường học và số học sinh đến trường cấp trung học cơ sở của 10 xã trong vùng tiểu dự án được thống kê trong bảng sau.

Bảng 2.8 : Thống kê giáo dục trong vùng tiểu dự án

STT Xã Lớp Số học sinh T.lệ đạt (%)

1 Xã Phú Ngãi 19 658 99

2 Xã Vĩnh Hòa 12 409 99

3 Xã Vĩnh An 20 656 96

4 Xã An Đức - - -

5 Xã Tân Xuân 25 907 99

6 Xã Bảo Thạnh 20 603 98

7 Xã Bảo Thuận 23 696 95

8 Xã Tân Thuỷ 18 650 98,6

9 Xã An Thuỷ 25  873  99

10 Xã An Hoà Tây 26 909 95

Mức độ giáo dục vẫn còn chênh lệch giữa nam và nữ. Người phụ nữ ngoài việc phải chăm lo việc nội trợ trong gia đình đồng thời phải tham gia các công việc lao động giống như nam giới để đảm bảo phần nào cho cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn của họ, ở trẻ nhỏ việc học hành của các em bé gái cũng ít được quan tâm hơn các bé nam. Mức độ thu nhập gia đình thấp cũng như công việc của những gia đình vùng ven biển đòi hỏi là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trong công tác giáo dục, số trẻ em không được đến trường và bỏ học xảy ra vì ly do kinh tế tương đối cao.

c. Văn hoá - thông tin - thể thao:

Văn hoá thông tin: Mỗi xã trong vùng tiểu dự án có 01 đài truyền thanh, trong năm phát được 760 giờ và tiếp sóng đài phát thanh của Tỉnh vào mỗi buổi sáng và thông tin các chính sách của Đảng - Chính phủ bằng nhiều hình thức sâu rộng cho người dân những thông tin mới nhất của Đảng. Bưu điện văn hoá và các dịch vụ vui chơi giải trí cũng đã được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong vùng như: Nhà văn hoá, các tụ điểm sinh hoạt văn hoá, chính trị cho thanh niên....

Thể thao: Các xã thường xuyên phát động các phong trào thể thao cho tầng lớp thanh thiếu niên với những hoạt động cụ thể như: bóng đá, bóng chuyền… để đưa phong trào rèn luyện sức khoẻ thanh thiếu niên ngày càng phát triển. Ngoài ra các xã đã có những buổi giao lưu TT-VH trong các dịp lễ lớn.

54

Page 55: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

2.3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng

* Hiện trạng công trình tiêu và kiểm soát mặn:

Các cống có nhiệm vụ làm việc 2 chiều, kiểm soát mặn, tiêu, lấy nước. Các cống kết hợp với các cấp kênh rạch, đê bao hiện có làm tăng khả năng tiêu hoặc tưới tự chảy trong vùng. Hệ thống đê biển không ngừng được củng cố và xây dựng mới. Đê biển Ba Tri đã được xây dựng với chiều dài 31km bề rộng mặt đê 5 m, cao trình đỉnh + 3.50 m. Có 20 công trình cống dưới đê, nhưng mới chỉ đầu tư xây dựng được 11 cống, còn 9 cống vẫn bỏ ngỏ do đó không kiểm soát được xâm nhập mặn vào vùng 2 của tiểu dự án. Cần được đầu tư để bảo vệ sản xuất, đời sống người dân trong vùng ven biển.

* Hiện trạng cấp nước

Khu vực tiểu dự án có lượng mưa vào loại thấp nhất vùng, nguồn nước chính là sông rạch, nước giồng cát, và nước ngầm tầng sâu nằm trong vùng khan hiếm. Về nước mặt khu vực TDA có nguồn nước mặt dồi dào, nhưng do ở cuối nguồn của các sông, giáp biển nên thường bị nhiễm mặn vào các tháng mùa khô. Các công trình cấp nước trên địa bàn do trung Tâm Nước Sạch Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn và một số thành phần kinh tế tư nhân. Hệ thống cấp nước chưa có tính liên kết trong toàn hệ thống. Vấn đề cấp nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu của nhân dân trong khu vực TDA gặp nhiều khó khăn. Tổng số hộ dân đã có nước sinh hoạt từ nguồn nhà máy nước Tân Mỹ và một số trạm nhỏ khác là 5432 hộ, còn lại 11.194 hộ của 6 xã duyên hải vùng dự án chưa có nước sạch, nhu cầu nước ăn uống sinh hoạt cho các hộ này là vô cùng bức thiết.

Bảng 2. Tổng hợp số hộ đang sử dụng nước sạch

STT DÂN SỐ

NĂM 2015

Dân (người) Hộ (hộ)

Hộ có đồng hồ

(cái)

TỈ LỆ CẤP

NƯỚC (%)

1 xã Tân Thuận 13.175 3.137 1.131 8,582 xã Bảo Thạnh 11.193 2.665 1.604 14,333 xã Bảo Thuận 9.156 2.180 1.001 10,934 xã An Thủy 15.826 3.768 572 3,615 xã Tân Thủy 10.114 2.408 664 6,576 xã An Hòa Tây 10.336 2.468 460 4,45

TỔNG CỘNG 69.800 16.626 5.432 7,78

* Hiện trạng giao thông

Khu vực tiểu dự án với đặc trưng là nền đất yếu, kênh rạch chằng chịt. Vì vậy, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ đòi hỏi chi phí rất cao. Hệ thống giao thông đường bộ chưa được phát triển. Mật độ mạng lưới giao thông đường bộ còn thấp, phân bố không đều tập trung phát triển ở các khu vực tuyến quốc lộ. Chất lượng đường thấp, phần lớn các tuyến đường có cấp hạng kỹ thuật thấp, nền, mặt đường nhỏ hẹp. Đa số các cầu trên các tuyến đường huyện, xã có tải trọng thấp, xuống cấp, hạn chế tốc độ lưu thông. Hệ thống giao thông chính khu vực có đường tỉnh 885 nối huyện Giồng Trôm với hầu hết các xã, được trải nhựa hoàn toàn.

Hệ thống giao thông thủy khu vực có bờ biển dài 31km, hệ thống sông, kênh rạch rất phong phú nên giao thông thuỷ rất phát triển và là hình thức vận chuyển chủ yếu trong địa phương.

55

Page 56: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 3.: Sơ đồ hiện trạng giao thông trong khu vực2.3.4. Tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Kết quả khảo sát tại TDA năm đầu đều không có khu di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh được xếp hạng nằm trong vùng tiểu dự án.

2.3.5. Ðặc điểm giới

Kết quả khảo sát hộ gia đình của TDA cho thấy, phần lớn nam giới là chủ hộ trong gia đình và một số hộ nữ đơn thân, chồng mất hoặc đã li dị.

Về lao động, nữ giới chủ yếu tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đây cũng là nguồn thu nhập chính của phụ nữ, trong khi nam giới tham gia nhiều hơn các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là nhóm nam giới làm ăn xa, đi làm theo mùa vụ ở các công trường xây dựng và làm thêm ở các thành phố lớn. Nhìn chung, trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới nhưng thu nhập lại thấp hơn, trong khi các hoạt động tái tạo sức lao động (nội trợ, chăm sóc con cái, công việc gia đình...) thì chủ yếu là do phụ nữ đảm nhận, tỷ lệ nam giới tham gia vào lĩnh vực này là rất thấp. Trong các hoạt động xã hội thì đến nay phụ nữ cũng đã và đang tham gia nhiều hơn so với trước đây, tuy nhiên do phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm cùng lúc 2 vai trò lao động và tái tạo sức lao động nên vẫn tồn tại những rào cản về mặt thời gian, cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế cho phụ nữ thông qua tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất, qua đó tăng vị thế và điều kiện cho việc tham gia vào các hoạt động quản ly cộng đồng của phụ nữ là một mục tiêu hỗ trợ của tiểu dự án.

56

Page 57: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN THAY THẾ

3.1. Đánh giá tác động trong trường hợp có hay không có dự án

Nội dung của mục này nhằm phân tích các tác động về mặt môi trường và xã hội trong trường hợp “có” và “không có” TDA:

Trong trường hợp “không có” TDA: điều này có nghĩa là các vấn đề về môi trường và xã hội đang diễn ra như hiện nay, chẳng hạn như: nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất khan hiếm, thường xuyên bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất cũng như dân sinh của người dân khu vực.

Trong trường hợp “có” TDA: có nghĩa là các hạng mục đầu tư của TDA, bao gồm: xây dựng 9 cống điều tiết ngăn mặn, nạo vét 15 kênh nội đồng, xây dựng trạm cấp nước 330m3/h. Hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện các mô hình sinh kế bền vững chủ động thích ứng với khí hậu, nước biển dâng.

Chi tiết về phân tích các tác động về mặt môi trường và xã hội khi có và không có TDA được trình bày như ở bảng 3.1.

Table 3.1: So sánh các tác động về mặt môi trường và xã hội khi có và không có TDA

TT Vấn đề Phương án chọn

“Không có” tiểu dự án “Có” tiểu dự án

1 Về mặt môi trường

Cải thiện đến chất lượng nguồn nước

Nước kênh hiện đang bị ảnh hưởng của nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ. Chất lượng nước nhiễm mặn,

Chất lượng nước kênh sẽ được cải thiện và tiêu thoát tốt hơn nhờ nạo vét.Tăng diện tích đất rừng cải thiện môi trường nước nhờ hệ thống lọc của rễ cây, và giảm năng lượng của sóng. Phát triển mô hình tôm càng xanh lúa sẽ gia tăng ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng, đặc biệt trong trường hợp xảy ra bệnh dịch.

Thay đổi mục đích sử dụng đất

Hoạt động vùng 2 chủ yếu là sản xuất muối. Hoạt động sản xuất kinh tế vùng 3 chủ yếu là trồng lúa ảnh hưởng đến chất lượng đất do sử dụng phân bón và thuốc BVTV

Hoạt động vùng 2 là nuôi tôm phát triển kinh tế mặn.Có thể dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng vùng 3 từ trồng lúa truyền thống sang thành vùng luân canh, tạo thế cạnh tranh cao trên thị trường, từng bước cải thiện giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp của vùng và thu nhập người dân, chủ động thích ứng với khí hậu, nước biển dâng.

Tác động đến Trong vùng TDA hiện không có các Trong quá trình đóng cống ngăn triều sẽ

57

Page 58: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

đa dạng sinh học

môi trường sống tự nhiên quan trọng, nhạy cảm cũng như các loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Hiện nay các cống Đường Khai, Tràng Nước, Đường Tắc, Cây Keo, An Thạnh, Châu Ngao, An Lợi 1, An Lợi 2, Bà Bèo chưa có công trình điều tiết mặn nên tạo đường di chuyển cho các loài dưới nước di chuyển để tìm thức ăn cũng như sinh sống. Tuy nhiên tại đây độ mặn nguồn nước thay đổi liên tục nên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở thủy vực này.

ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như tìm kiếm thức ăn của một số loài thủy sinh vật. Tuy nhiên chế độ vận hành cống đóng mở chủ động, linh hoạt và chỉ đóng trong thời gian ngắn và không thường xuyên nên tác động này không đáng kể.Mặt khác các kênh rạch sau cống là chủ yếu kênh rạch đào để lấy nước sản xuất nên kênh rất ngắn, không thuộc tuyến đường di cư của thủy sinh vật.

Kiểm soát mặn

Không kiểm soát được Xây dựng 9 cống ven biển giúp kiểm soát mặn, ngăn triều cường và tiêu thoát cũng được giải quyết thông qua hệ thống các cống.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

TDA nằm ở khu vực ven biển nơi được dự báo là bị ảnh hưởng nặng do xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH dẫn đến nguồn nước ngọt khan hiếm trầm trọng.

Tiểu dự án được thông qua trong đó có một khoảng chi phí hỗ trợ người dân & chính quyền, đề xuất mô hình sinh kế bền vững người dân chuyển đổi, phát triển sinh kế và thích ứng BĐKH.Nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ thành lập các đội ứng phó BĐKH cấp xã. Hình thành mô hình cộng đồng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực cho mô hình tổ chức cộng đồng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiểu dự án hoàn thành đời sống người dân trong vùng phát triển ổn định thích ứng BĐKH.

2 Về khía cạnh xã hội Thu hồi đất và tái định cư

Không thu hồi đất và tái định cư người dân

Thu hồi 1239 m2, trong đó đất vườn là 680 m2, đất công trình là 559m2 của 2 hộ dân

Thu nhập của người dân

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa thật bền vững, tình trạng “trồng, chặt” cây lâu năm và “được mùa mất giá” vẫn xảy ra. Phần lớn nông sản chất lượng còn kém, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao do sản xuất phổ biến ở nông hộ quy mô nhỏ, manh mún; Khối lượng nông sản lớn nhưng độ đồng đều lại rất thấp; Hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong cơ cấu giá trị nông sản chưa nhiều; Đặc biệt, còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ

Những hạn chế khi không có tiểu dự án được khắc phục nhanh chóng cùng với đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông điện, hỗ trợ thành lập các mô hình tăng cao chất lượng sản xuất, hình thành chuỗi liên kết sản xuất với thị trường.

58

Page 59: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

trong chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất - thu mua + chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm;

Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Rủi ro thường xuyên xảy ra: Năm 2011 hiện tượng nghêu chết hàng loạt. Do các yếu tố: tác động của biến đổi khí hậu, độ mặn và nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng sinh sống của nghêu, thiếu dinh dưỡng. Ước tính thiệt hại tại 3 hợp tác xã thủy sản An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận là: nghêu thịt 1.500 tấn, nghêu con 2.635 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 127,6 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại từ năm 2010 đến 2015 ước khoảng: 238,105 tỷ đồng.Nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn như các mầm bệnh lây lan trong vùng nuôi rất khó trị, chất lượng con giống, thức ăn và nguồn nước kém, dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm ngày càng cao nên đã ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.

Khu vực ngập mặn gồm nuôi trồng thủy sản và làm muối sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên mà sẽ chủ động hơn trong phòng chống & giảm nhẹ thiên tai nhờ tuyến đê biển & các cống ngăn triều. Mùa khô nếu độ mặn quá lớn sẽ đóng cửa cống để ngăn bớt mặn. Trong trường hợp nuôi trễ vụ thu hoạch không kịp khi bị mưa giảm độ mặn đột ngột gây sốc cho tôm sẽ áp dụng các biện pháp trữ mặn trong kênh rạch, ao xử ly.

Hoạt động nuôi tôm sinh thái và các biện pháp nâng cao an toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản được triển khai sẽ giúp người dân nuôi thủy sản có thể hạn chế được những khó khăn và rủi ro gặp phải, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trên, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu

Sản xuất lúa Nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại. Vụ Đông Xuân 2014 – 2015: Tổng diện tích bị ảnh hưởng trực tiếp của xâm nhập mặn khoảng 3.825 ha. Giá trị thiệt hại ước tính trên 63 tỷ đồng.

Tình trạng xâm nhập mặn được khắc phục. Hoạt động sản xuất không còn gặp rủi do do xâm nhập mặn, nhờ hệ thống cống đóng mở chủ động. Số vụ lúa giảm nhưng năng suất tăng lên. Đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, phát triển mô hình trồng lúa xen canh nuôi tôm càng xanh. Nuôi tôm càng xanh luân canh trồng lúa theo hình thức 1 vụ tôm - 1 vụ lúa, tạo nên môi trường ao nuôi bền vững theo quy trình thể hiện nhiều ưu thế phát triển, phù hợp với xu thế chung, nhất là rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tình trạng cấp nước sạch

Hiện khu vực tiểu dự án thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nước cấp đáp ứng được 5.000/16.000 hộ, 11.000 hộ hàng ngày phải sử dụng nước từ các kênh nội đồng ô nhiễm cao hoặc mua nước thô từ nơi khác vận

Góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sạch. Cung cấp bổ sung khoảng 10.000 hộ với tiêu chuẩn cấp nước trung bình 90l/người/ngđ. Việc cung cấp nước đảm bảo số lượng, chất lượng là điều kiện cần để nâng cao sức khỏe nhân dân.

59

Page 60: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

chuyển nơi khác về chất lượng và số không bảo đảm, giá cao.

Nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất

Thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể: toàn bộ diện tích thuộc vùng 3 thiếu nước ngọt vào mùa khô do thiếu cống có khả năng và điều kiện để lấy ngọt, nước mặn xâm nhập sâu ở phía các cửa chưa có công trình điều tiết.

Sau khi nguồn nước mặn được kiểm soát giảm sự xâm nhập mặn lên đến vùng 3. Kết hợp tuyên truyền giúp người dân trong khu vực nhận thức các cây trồng, vật nuôi có ưu thế của địa phương để phát triển ổn định sản xuất.

Cải thiện nhu cầu đi lại của người dân trong vùng

Hiện tại hạ tầng giao thông 31 km đê biển chưa được kết nối hoàn chỉnh.

Xây dựng 9 cống ngăn triều tạo sự kết nối giao thông hoàn chỉnh với 21 cống hiện có trên đoạn 31km đê biển.

Gián đoạn sinh hoạt và sản xuất của người dân

Tàu thuyền đi lại dễ dàng Ảnh hưởng đến giao thông thuỷ khi cống đóng. Tuy nhiên, tác động này không đáng kể do cống chỉ đóng trong thời gian ngắn và kế hoạch vận hành cống sẽ được công bố rộng rãi cho người dân được biết, để bố trí lịch trình đi lại phù hợp.

3.2. Phân tích lựa chọn phương án thay thế

3.2.1. Hợp phần 1: Không có phương án thiết kế thay thế

3.2.2. Hợp phần 2: Các phương án lựa chọn về mặt kỹ thuật của kết cấu cống được trình bày trong bảng 3.2 cho thấy phương án chọn là phương án tối ưu về mặt kinh tế và có tác động đến môi trường và xã hội ở mức chấp nhận được.

Table 3.2: Các phương án chọn về mặt kỹ thuật của các cống thực hiện trong TDA

TT Hạng mục

Các phương án chọn

Phương án 1 Phương án 2

1 Kết cấu cống

Kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ: dùng hệ thống khung vây cừ thép hoặc đê quây bằng đất chặn dòng vây khô toàn bộ hố móng công trình

Kết cấu bê tông lắp ghép: các trụ pin cống và tháp van (chia thành các phân đoạn 2-3m) đều là kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn

Ưu điểm - Công tác bê tông đơn giản, yêu cầu trình độ kỹ thuật và máy móc trung bình.

- Điều kiện cung ứng vật tư dồi dào. Công trình cách các nguồn cung cấp vật liệu (cát, đá, xi măng) và thép không xa, khoảng 15 - 20km.

- Điều kiện giao thông chuyên chở thuận tiện, có thể bằng đường bộ hoặc đường thủy

- Thời gian thi công lắp ráp hoàn thành công trình nhanh.

- Chất lượng cấu kiện bê tông được đảm bảo.

- Chế tạo cấu kiện không phụ thuộc vào thời tiết.

Nhược - Khó khăn trong việc tạo hố móng khô - Cần trang bị máy móc, thiết bị thi

60

Page 61: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

điểm ráo. Cột nước cao H = (6÷8) m, phải đóng cừ thép và hệ thống khung vây, hoặc đắp đê quây bằng đất để vây khô hố móng.

- Chất lượng khó kiểm soát hơn so với đúc cấu kiện ở nhà máy.

công hiện đại.- Đội ngũ công nhân phải lành nghề,

cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.- Vận chuyển, kết nối cấu kiện có khối

lượng lớn tới 100T từ nhà máy đến vị trí công trình rất khó khăn, yêu cầu thiết bị chuyên dụng.

Tác động đến môi trường, xã hội

- Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên khó hạn chế được tác động

- Ảnh hưởng đến xã hội nhiều do cần đất để bố trí công trường, kho bãi, lán trại phục vụ cho công tác đổ bê tông

- Thời gian thi công lâu nên ảnh hưởng đến môi trường sẽ dài hơn

- Ít gây ô nhiễm môi trường khu vực xây dựng hơn so với phương án BTCT đổ tại chỗ vì có một lượng đáng kể công nhân và máy móc làm việc tại nhà máy.

- Tác động đến xã hội ít các cấu kiện chính được sản xuất tại nhà máy.

Hiệu quả kinh tế

Rẻ, tiết kiệm chi phí Chi phí cao

Kết luận Lựa chọn Không lựa chọn

2 Loại hình kết cấu

Kết cấu cứng: BTCT đổ liền khối giữa Trụ pin & Bản đáy

Kết cấu mềm: BTCT rời, liên kết mềm giữa Trụ pin và Bản đáy (dầm đáy)

Ưu điểm Lực tác dụng phân bố trên cả trụ và dầm đáy.

Kết cấu ổn định chắc chắn hơn khi chịu tác dụng của ngoại lực do áp lực đáy móng tác dụng lên nền nhỏ. Lực ngang phân bố đều cho cả bản đáy trụ pin và bản đáy cống chịu. Số lượng cọc nhỏ hơn.

Công tác thi công, giám sát kiểm soát chất lượng có nhiều kinh nghiệm.

Thiết kế phù hợp với các cống có khẩu độ khoang tới 30m ÷ 50.

Công tác thiết kế đã có nhiều kinh nghiệm.

An toàn trong thiết kế, quản ly và vận hành đóng mở cửa van.

Trụ là kết cấu chịu lực chính, bản đáy chỉ chịu tác dụng của tải trọng bản thân, do đó mô men uốn nhỏ, giảm tối thiểu yêu cầu cốt thép chịu lực.

Yêu cầu bố trí mặt bằng thi công hẹp hơn, khi thi công trong khung vây thép có giá thành thấp hơn.

Khối lượng thi công cùng lúc là nhỏ và có thể bố trí một cách linh hoạt.

Thiết kế phù hợp với các cống có khẩu độ khoang > 20m.

Nhược điểm

Dầm đáy là kết cấu chịu lực (chủ yếu là mômen uốn) nên dầm đáy phải đủ dày, và tăng cường cốt thép chịu lực, nhất là các khoang có khẩu độ > 20m.

Yêu cầu bố trí mặt bằng thi công rộng hơn, khi thi công bằng khung vây có giá thành cao hơn

Khối lượng yêu cầu thi công cùng lúc là lớn hơn và không linh hoạt

Kết cấu kém ổn định hơn do áp lực đáy móng phần trụ tác dụng lên nền rất lớn.

Liên kết mềm dạng khớp nối hoặc mố đỡ.

Ảnh hưởng tới an toàn thấm của công trình khi liên kết gặp sự cố.Cửa van vận hành không an toàn khi có lún lệch giữa hai trụ pin.

Áp lực công trình tác dụng lên đáy

61

Page 62: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

móng lớn. Xử ly nền bản đáy trụ pin khó khăn.Lực ngang chỉ do bản đáy trụ pin chịu. Phải bố trí cọc dày đặc, tăng diện tích bản đáy trụ pin khi chênh lệch cột nước lớn.

Công tác thi công, giám sát kiểm soát chất lượng trong ngành Thủy lợi chưa có nhiều kinh nghiệm

Công tác thiết kế chưa có nhiều kinh nghiệm.

Dễ sinh ra lệch lún ở hai trụ, do đó yêu cầu cấu kiện khớp nối phải phù hợp với hoạt động của cửa và hạn chế lệch lún

Tác động đến môi trường, xã hội

Ảnh hưởng đến giao thông thủy và khả năng tiêu thoát nước trong thời gian thi công.Yêu cầu bố trí mặt bằng thi công rộng, diện tích mất đất, đền bù lớn.

Ít ảnh hưởng đến giao thông thủy và tiêu thoát nước trong thời gian thi công.Mặt bằng thi công hẹp, mất đất, đền bù ít, có thể thi công trong khung vây cừ thép, thi công trong nước…

Hiệu quả kinh tế

Đối với các cống có khẩu độ khoang cống ³ 20m, chi phí đầu tư sẽ lớn hơn.

Mức đầu tư khả thi

Kết luận Lựa chọn Không lựa chọn

3 Trạm cấp nước

Bể lắng Bể lắng Lamella Bể lắng ngang

Ưu điểm Hiệu suất lắng cao và ổn định.Hiệu quả xử ly cao.Giảm thời gian lắng, giảm được diện tích xây dựng.Có khả năng chạy quá tải cao.Vận hành đơn giản, dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng.Đã có kinh nghiệm quản ly qua một số công trình tương tự tại địa phương.Là dây chuyền công nghệ đang được sử dụng tại nhà máy nước Ba Lai, nên xây dựng theo phương án này sẽ tạo được tính đồng bộ cao, hiệu quả trong khai thác và quản ly.

Làm việc ổn định và an toàn.Hiệu quả xử ly cao, ít bị ảnh hưởng do sự thay đổi của nguồn nước thô cũng như tác động của điều kiện tự nhiên xung quanh.Có khả năng chạy quá tải cao.Quản ly vận hành đơn giản dễ dàng.

Nhược điểm

Diện tích xây dựng yêu cầu nhỏ hơn.Kích thước xây dựng bé do đó chi phí đầu tư xây dựng ít hơn

Diện tích xây dựng yêu cầu nhiều hơn.Kích thước xây dựng lớn hơn do đó chi phí đầu tư xây dựng nhiều hơn

Kết luận Lựa chọn Không lựa chọn

3.2.3. Hợp phần 3: Không có phương án thiết kế thay thế

62

Page 63: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TIỂU DỰ ÁN

Khi thực hiện tiểu dự án, sẽ hoàn thiện hệ thống công trình ngăn mặn, hỗ trợ các mô hình sản xuất bền vững. Trên cơ sở đó, các địa phương có điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi có ưu thể của địa phương thành vùng chuyên canh, tạo thế cạnh tranh cao trên thị trường, từng bước cải thiện giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp của vùng và thu nhập người dân, chủ động thích ứng với khí hậu, nước biển dâng. Việc áp dụng các mô hình kết hợp lúa - tôm, tôm- rừng, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,… phát triển ở cấp hộ gia đình, hợp tác xã thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo của vùng, số người hưởng lợi từ tiểu dự án 98.000 dân.

Việc thiết kế và hoạch định không thích hợp, áp dụng các biện pháp và và thiết bị thi công không đúng kỹ thuật có thể gây nên những tác động tiêu cực ngắn hạn lẫn lâu dài đối với các nguồn tài nguyên và môi trường.

4.1. Tác động tích cực

Các tác động tích cực của tiểu dự án đến kinh tế xã hội và môi trường khu vực bao gồm:

Hiện nay, do đất và nước bị nhiễm mặn nên một số cây trồng tại địa phương đã giảm cả về chất lượng và số lượng, nhiều diện tích không thể canh tác được hai vụ do bị nhiễm mặn và thiếu nước ngọt để tưới cũng như pha loãng để nuôi thủy sản nước lợ. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đất canh tác được tưới trong vùng tiểu dự án thấp (chỉ 11,7% số hộ khảo sát có đất canh tác được tưới). Đa số các hộ phải tự bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản dẫn đến chi phí sản xuất cao. Tình trạng đất nhiễm mặn, lũ lụt hay thiếu nước ngọt phổ biến ở nhiều nơi đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và đời sống của người dân. Người dân trong vùng tiểu dự án đã nêu lên những khó khăn liên quan tới nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, như thiếu nước ngọt, lũ lụt, đất nhiễm mặt, ô nhiễm nước. Triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân trong vùng tiểu dự án giảm thiểu và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu để bảo vệ và cải thiện các sinh kế hiện tại. Triển khai mô hình áp dụng các biện pháp thích ứng về sinh kế có thể giúp giảm thiệt hại cho cộng đồng địa phương, đồng thời góp phần tăng cường năng lực thích ứng trong dài hạn để làm giảm những tổn thương về sinh kế trong tương lai.

4.2. Tác động đối biến đổi khí hậu

4.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực tiểu dự án

Khu vực tiểu dự án thuộc huyện huyện Ba Tri thường xuyên bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, mưa bão, áp thấp, nước dâng, gió lốc,... đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất cũng như dân sinh của người dân khu vực. Nước mặn lấn sâu vào nội địa ảnh hưởng đến 2 hoạt động sinh kế chính mang lại nguồn thu nhập cho người dân khu vực là nông nghiệp và thủy sản.

Qua điều tra khảo sát ngoài hiện trường kết hợp với phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực tiểu dự án cho thấy những năm vừa qua do tác động biến đổi khí hậu làm giảm đáng kể nguồn nước sinh hoạt của cư dân cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng. Trong những năm qua, vào mùa khô hạn người dân trong các xã trong khu vực thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, ngoài ra dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào trong đất liền, một số khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn với thời gian 4-6 tháng/ năm, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hơn 11.000 hộ dân trong khu vực không được cung cấp nước sạch, hàng ngày phải sử dụng nước từ các kênh nội đồng ô nhiễm cao từ phế phẩm nông nghiệp và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; đối với các hộ vùng nước mặn quanh năm thì phải mua nước thô từ vài hộ dân vận chuyển nơi khác về chất lượng và số không bảo đảm, giá cao.

Trồng lúa là hoạt động chính và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu. Nông dân thực hiện canh tác 2 vụ đông xuân và hè thu trong một năm. Hoạt động trồng trọt thường được được kết hợp với chăn nuôi, chủ yếu là heo và nuôi gia cầm, để tăng thu nhập. Trong nông nghiệp, phụ nữ là lực lượng lao động chính. Hầu hết người dân trong khu vực thuộc hộ nghèo. Các thiệt hại sản xuất lúa gây ra bởi

63

Page 64: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”tình trạng này trong những năm vừa qua được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri thống kê như sau:

Vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010, xâm nhập mặn làm giảm năng suất khoảng 580 ha ở một số xã như: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Vĩnh An, An Hòa Tây, Tân Thủy, Tân Xuân, An Hiệp, năng suất chỉ đạt dưới 30 tạ.

Vụ Đông Xuân năm 2010 – 2011: Diện tích lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn khoảng 1.900 ha ở các xã: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Xuân, Phú Ngãi, Tân Mỹ, Mỹ Hòa, Vĩnh Hòa, Mỹ Chánh, Thị trấn, Phú Lễ, Mỹ Nhơn. Diện tích mất trắng 52 ha (ở Bảo Thạnh, Tân Xuân, Vĩnh Hòa). Tỷ lệ thiệt hại 60 – 80% khoảng 900 ha. Diện tích còn lại có tỷ lệ thiệt hại khoảng 30%. Ước giá trị thiệt hại trên 20 tỷ đồng.

Vụ Đông Xuân 2012 – 2013, toàn huyện Ba Tri có 247,4 ha lúa bị mất trắng; 1.288 ha giảm năng suất 30 – 70% do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ước giá trị thiệt hại trên 24,5 tỷ đồng.

Vụ Đông Xuân 2014 – 2015: Tổng diện tích bị ảnh hưởng trực tiếp của xâm nhập mặn làm giảm năng suất, phẩm chất lúa từ 30% trở lên thống kê được khoảng 3.825 ha. Trong đó, diện tích bị thiệt hại trên 70% khoảng 632 ha ở các xã An Ngãi Tây, An Hiệp, Vĩnh An, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Xuân, Tân Thủy, … giá trị thiệt hại ước tính trên 63 tỷ đồng.

Ngoài những thiệt hại trước mắt về thu nhập, tình trạng xâm nhập mặn cũng làm cho người dân phải mất nhiều chi phí hơn trong việc khắc phục, đặc biệt là chi phí rửa mặn và các chi phí cải tạo đất như tăng lượng phân bón. Các thiệt hại thất thu trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến một số người dân trong khu vực không đủ tài chính cầm cố hết tài sản ruộng đất và trở thành người đi làm thuê, cuốc mướn. Do đó, tình trạng khó khăn vốn đã tồn tại trong các cộng đồng trong khu vực khi chịu tổn thương từ biến đổi khí hậu có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong một thời gian dài.

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực không phải hộ gia đình nào cũng có tiềm lực kinh tế để nuôi thủy sản. Chỉ có một số hộ khá giả mới có khả năng xây dựng các ao nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng gần đây có xu hướng giảm do dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, ngọt hóa (do lũ lụt), muối hóa (do xâm nhập mặn và hạn hán), và thay đổi các điều kiện của khí hậu. Ngoài ra, nuôi trồng cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi một lượng lớn nước thải không được xử ly được thải vào hệ thống nước chung, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh mà các hộ gia đình trong khu vực phụ thuộc vào. Thiệt hại thủy sản những năm vừa qua được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri thống kê như sau:

Năm 2011 nghêu giống xuất hiện nhiều, tuy nhiên do ảnh hưởng thiên tai, môi trường thay đổi dẫn đến hiện tượng nghêu chết hàng loạt. Nguyên nhân nghêu chết là do tổng hợp các yếu tố: tác động của biến đổi khí hậu, độ mặn và nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng sinh sống của nghêu, thiếu dinh dưỡng vào mùa khô gây nghêu yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh ky sinh làm nghêu chết. Ước tính thiệt hại tại 3 HTX thủy sản An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận là: nghêu thịt 1.500 tấn, nghêu con 2.635 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 127,6 tỷ đồng.

Tổng giá trị thiệt hại thủy sản từ năm 2010 đến 2015 ước khoảng: 238,105 tỷ đồng.

Thiệt hại sản lượng nuôi trồng thủy sản làm cho nhiều người bị thua lỗ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng thấp, trong đó có sự khó đoán trước của thời tiết, bệnh dịch, nguồn nước bị ô nhiễm và các thay đổi khác về điều kiện môi trường. Trên thực tế, người dân khu vực chưa có cách thức ứng phó với sự suy giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản do sự biến đổi bất thường của khí hậu. Một số hộ đã dừng không nuôi nữa hoặc giảm qui mô nuôi trồng để giảm tổn thất. Một số hộ thiệt hại nặng nề phải cắm đất đền bù cho khoản vay ngân hàng để đầu tư sản xuất.

Rõ ràng biến đổi bất thường của khí hậu đã gây tổn thương sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực nơi mà người dân sinh sống chủ yếu các hộ nghèo. Trên thực tế người dân trong khu vực tiểu dự án không có tiềm lực về tài chính và con người để có thể đa dạng về các nguồn lực sinh kế của các hộ gia đình giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu. Người dân trong khu vực tiểu dự án đang thực hiện các hoạt động thích ứng một cách tự phát, mang tính đối phó hơn là những hoạt động thích

64

Page 65: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”ứng có kế hoạch, mang tính chủ động trước các rủi ro về sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó không nên phó mặc cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương trong khu vực bị chìm hay tự bơi chỉ với năng lực yếu ớt của mình trước ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới họa động sinh kế của họ. Điều đó có nghĩa là dân trong khu vực tiểu dự án cần được hỗ trợ để tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với mô hình sinh kế trong giai đoạn vận hành

Tác động biến đổi khí hậu đối mô hình sinh kế bao gồm:

Nhiệt độ môi trường tăng lên đặc biệt những ngày nóng nực làm nhiệt độ nước nóng lên tăng nhanh quá trình bốc hơi làm tăng độ mặn. Tuy nhiên tác động này lớn đối với mô hình nuôi tôm an toàn sinh học hợp phần 2, còn mô hình rừng – tôm và lúa tôm càng xanh tác động này nhỏ do có lớp thực vật che phủ cung cấp bóng mát cho tôm.

Mùa mưa và ngắn hơn mùa khô kéo dài hơn, làm tăng độ mặn ảnh hưởng đến tôm ở cả ba mô hình.

Nước biển dâng dòng triều vào sâu phá vỡ bờ đê bao ao nuôi, gây thất thoát tôm.

Tuy nhiên, hệ thống này là ít bị tổn thương hơn so với các hệ thống khác mà không cần che phủ rừng cung cấp bóng mát để làm mát các ao.

Các điều kiện thời tiết không thể đoán trước như: mùa mưa kéo dài tăng quá trình rửa trôi chất ô nhiễm từ bờ xuống ao nuôi, gây rủi ro cao đối mô hình nuôi tôm an toàn sinh học và lúa tôm càng xanh, mô hình rừng tôm ít bị tổn thương hơn.

Trường hợp hạn hán kéo dài sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng chuyển tiếp làm cho tôm dễ bị nhiễm bệnh, gây rủi ro cho nghề nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn sinh học.

4.2.3. Tác động của tiểu dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Từ hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra tại vùng tiểu dự án trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho thấy, để giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu, cần lập kế hoạch thích ứng hướng tới cách tiếp cận tổng thể, trong đó cần phải lồng ghép chương trình sinh kế bền vững với chương trình quản ly rủi ro thiên tai.

Hợp phần 1: Mô hình nuôi rừng - tôm giúp quản ly tốt rừng ngập mặn trong khu vực tăng cường phục hồi rừng ngập mặn. Theo IUCN Mô hình rừng ngập mặn - tôm góp phần giảm rủi ro thiên tai và nâng cao sinh kế cộng đồng. Việc trồng 9.462 ha rừng (trong đó 8.961 ha là rừng ngập mặn) ở 166 xã của miền bắc Việt Nam, tại khu vực có nguy cơ cao về thiên tai, đã giảm thiệt hại do bão gây ra đối với hệ thống đê ước tính 80,000-295,000 USD nhưng tổng số tiền tiết kiệm do tránh được các rủi ro còn cao hơn, ước tính khoảng 15 triệu USD. Ngoài ra thu nhập từ tôm nuôi rừng ngập mặn cũng cung cấp thêm thu nhập cho các cộng đồng.

Hợp phần 2: Tiểu dự án sẽ thực hiện xây dựng 9 cống kiểm soát triều vùng đê biển giảm thiểu ảnh hưởng và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Các công trình chống chịu biến đổi khí hậu, mạng lưới an sinh tốt hơn và hoạt động quản ly rủi ro giúp bảo vệ người dân dễ bị tổn thương thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu.

Hoạt động nạo vét 14 rạch trong tiểu dự án tạo điều kiện tăng cường hệ thống cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản để thích ứng với hạn hán. Trên cơ sở cải tạo hạ tầng cấp và thoát nước xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết theo hướng đa dạng hóa cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang xen canh và luân canh. Ngoài ra trong điều kiện xâm nhập mặn hệ thống kênh rạch này dễ tháo nước mặn ra khỏi ruộng đồng.

Xây dựng trạm cấp nước Ba Lai cung cấp cho 10.000 hộ dân trong vùng tiểu dự án cải thiện điều kiện sống cho người dân bảo đảm vệ sinh và ngăn ngừa bệnh tật. Cải thiện chất lượng nước và vấn đề cung cấp nước sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm công lao động và chi phí phải dành cho việc

65

Page 66: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”lấy nước. Những cải thiện này có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và sự thịnh vượng cho cộng đồng thông qua việc giảm thời gian lao động, cải thiện sức khỏe và tăng thu nhập.

Hợp phần 3: Kết quả khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn người dân trong khu vực tiểu dự án cho thấy người dân trong khu vực dễ bị tổn thương nhất không chỉ nằm ở vùng giáp ranh giữa biển và đất liền mà còn vì các hoạt động sinh kế thường phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Do đó hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH và hỗ trợ thành lập các đội ứng phó BĐKH cấp xã, thực hiện mô hình sinh kế trồng nuôi xen canh lúa tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cấp thiết đối cộng đồng dễ bị tổn thương khu vực tiểu dự án.

Đào tạo, hội thảo đầu bờ (FS) nhằm cải thiện nguồn lực xã hội, tăng khả năng tiếp cận tới các nguồn thông tin có thể tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Hiện nay những người nghèo trong vùng tiểu dự án ngần ngại trước nguy cơ gặp rủi ro, họ không mạnh dạn với sự thay đổi và không quan tâm nhiều tới các hoạt động sinh kế bổ trợ. Kết quả mô hình sẽ dần thay đổi nhận thức của họ thu hút người dân tham gia vào các hoạt động sinh kế thay thế. Người dân trong khu vực tiểu dự án chuyển đổi từ thích ứng tự phát sang thích ứng có kế hoạch trước tác động của biến đổi khí hậu.

Các hoạt động hỗ trợ các hội nông dân và liên kết thị trường hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận và kết nối với thị trường, thúc đẩy việc hình thành các mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa cộng đồng, các công ty tư nhân, và các tổ chức địa phương tạo thu nhập ổn định lâu dài cho người dân vùng tiểu dự án.

4.3. Tác động tiêu cực

4.3.1. Loại và qui mô tác động

Các tác động tiêu cực ngắn hạn thường là kết quả của việc thiếu quản ly về mặt môi trường của tiểu dự án trong giai đoạn xây dựng và các tác động tiêu cực dài hạn. Do đó, những hạn mục sau đây được triển khai nhằm dự đoán các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường vật ly, môi trường sinh học và môi trường sống của con người gây ra do hoạt động của tiểu dự án từ giai đoạn thiết kế (tiền thi công), thi công đến vận hành.

Dựa trên phân tích dữ liệu cơ bản, khảo sát hiện trường, thảo luận với các cán bộ địa phương, các tác động tiêu cực tiềm tàng của tiểu dự án đối với kinh tế, xã hội và môi trường được tóm tắt trong bảng 4.1. Mức độ đánh giá được phân hạng như sau : N =Không tác động; L =tác động nhỏ (phạm vi nhỏ, cục bộ và tạm thời); M= tác động trung bình (quy mô trung bình, các tác động có thể giảm thiểu bằng các biện pháp quản ly và ngăn ngừa); H: tác động mức độ cao có tác động đáng kể.

66

Page 67: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Bảng 2: Tóm tắt các tác động do thực hiện tiểu dự án

Giai đoạn hoạt động

Môi trường Vật lý Sinh vật Môi trường xã hội Tác động khác

Ghi chú Không

khí, tiếng ồn, độ rung

Đất, nước

Chất thải rắn

Rừng, môi

trường sống tự nhiên

Cá, hệ sinh thái

nước

Thu hồi đất, tái định

Dân tộc thiểu số

Tài nguyên văn hoá vật thể

Sinh kế,

biến động xã hội

Giao thông thuỷ

Địa điểm làm việc

Hạng mục công trình xây dựng 9 cống ngăn mặn

Chuẩn bị mặt bằng L L L L L L N N L L L

Các vấn đề có thể bao gồm: chuẩn bị bãi tập kết vật liệu, tạo mặt bằng thi công, di dời một số hộ dân, ảnh hưởng đến 13 hộ dân.

Các tác động quy mô nhỏ được giải quyết thông qua ECOPs

Thi công M M M M M N N N M M M

Hoạt động trong giai đoạn thi công có thể làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, chất thải và ô nhiễm môi trường nước, tăng độ đục nước ảnh hưởng đến người dân địa phương và gián đoạn giao thông thủy.

Vận hành L M L L M N N N L L M

Ảnh hưởng đến môi trường nước và/hoặc giao thông thủy nếu không có được chế độ vận hành tốt và hoặc không công bố lịch đóng cống cho người địa phương. Thành phố sẽ có những hành động về an toàn đường bộ giúp giảm tai nạn giao thông và nước thải, chất thải rắn được thu gom và xử ly có thể giúp cải thiện chất lượng nước trong khu vực TDA.

Hạng mục nạo vét cải tạo 14 rạch nội đồng

Tiền thi công N N N N N N N N N N N Cần chú y đến các khu vực đông dân cư với đường hẹp ra vào khó khăn, nạo vét

67

Page 68: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

nhỏ, ngập cục bộ; công trường thi công, ảnh hưởng đến các cư dân.

Thi công L H H M M M N N M M M

Vận hành L M M N N N N N N M M -Đảm bảo hiệu quả quả việc vận hành và bảo dưỡng; Thải bỏ chất thải vào các kênh rạch, ngập cục bộ.

Hạng mục cấp nước sạch công suất 330m3/h

Tiền thi công N N N N N N N N N N N Các tác động quy mô nhỏ được giải quyết thông qua ECOPs

Thi công M M M N L N N N M M M

Vận hành L L M N N N N N N M M Đảm bảo hiệu quả quả việc vận hành và bảo dưỡng; thải bỏ chất thải vào đúng nơi qui định.

Hạng mục các mô hình sinh kế

Tiền thi công N N N N N N N N N N N

Thi công N N N N N N N N N N N

Vận hành L H H G L N N N G M M

Ghi chú (1): * các tác động khác đến người dân địa phương; (2) N =Không tác động; L =tác động nhỏ (phạm vi nhỏ, cục bộ và tạm thời); M= tác động trung bình (quy mô trung bình, các tác động có thể giảm thiểu bằng các biện pháp quản ly và ngăn ngừa); H: tác động mức độ cao có tác động đáng kể.

M và H cần giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cũng như năng lực thể chế đầy đủ.

68

Page 69: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

4.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn tiền xây dựng

Trong giai đoạn tiền xây dựng, các tác động chủ yếu bao gồm tác động do thu hồi đất và tháo dỡ các công trình kiến trúc, giải phóng mặt bằng.

4.3.2.1. Tác động do lấy đất

Hiện nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng của xây dựng 9 cống đã hoàn thành từ tiểu dự án xây dựng đê biển Ba Tri (WB4). Hạng mục xây dựng đường kết nối lên cống sẽ thu hồi đất vĩnh viễn 1239 m2. Trong đó diện tích đất vườn là 680 m2 của 2 hộ dân có số nhân khẩu 10 người trong đó 6 nam và 4 nữ; diện tích công trình là 559m2, chi tiết được trình bày trong Bảng 4.2. Như vậy phần diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn cho xây dựng tiểu dự án chủ yếu là đất vườn, nhà tạm điều này sẽ không phải tái định cư. Song song với việc thu hồi đất và dọn sạch mặt bằng thì các cây trồng trên mặt đất cũng bị chặt trắng. Tổng hợp số lượng các cây trồng được tổng hợp trong Bảng 4.3.

Theo kết quả khảo sát 2 hộ thu hồi đất của người thuộc người kinh nên không có ảnh hưởng đến dân tộc thiểu số.

Bảng 4.2 : Bảng tổng hợp phạm vi ảnh hưởng đất

STT Hạng mục Đơn vị Số lượng

Số hộ bị ảnh hưởng

(hộ)

Số người bị ảnh hưởng (người)

1 Thu hồi đất vĩnh viễn m2 680 2 10Đất vườn m2 680

2 Số nhà và công trình   2 10Nhà cấp 4 tường gạch mái tôn m2 15Nhà bếp m2 30Chuồng trại m2 60Tường gạch m2 50Nhà vệ sinh m2 4Nhà kho m2 400

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp phạm vi ảnh hưởng cây trồng

STT Hạng mục Đơn vị Số lượng Số hộ bị ảnh hưởng (hộ)

Số người bị ảnh hưởng (người)

Cây trồng 2 101 Xoài cây 22 Dưa hấu cây 13 Dừa cây 144 Đu đủ cây 2

Hạng mục nạo vét sử dụng mặt nước là các kênh chịu sự quản ly của Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (IMC) nên không có giải tỏa đền bù.

Hạng mục xây dựng trạm cấp nước sử dụng trên mặt bằng nhà máy nước cấp Ba Lai, cũng không có thực hiện giải tỏa đền bù.

Xét tổng hợp tác động của việc thu hồi đất của tiểu dự án đước đánh giá mức độ không đáng kể. Tuy nhiên để thực hiện tốt giải tỏa đền bù tiểu dự án thực hiện theo đúng các quy định

69

Page 70: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”pháp luật hiện hành với sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự giúp sức và đồng tình ủng hộ của cộng đồng.

4.3.2.2. Tác động do quá trình giải phóng mặt bằng

* Tác động đến môi trường không khí

Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, bụi và tiếng ồn sinh ra chủ yếu do quá trình phát quang cây cỏ, bụi rậm, tháo dỡ nhà và hàng rào, tổng diện tích công trình tháo dỡ 559 m 2, thời gian tháo dỡ 3 ngày. Ở giai đoạn này, không phải đào đắp, san lấp vì vậy lượng bụi phát sinh không lớn, các tác động không đáng kể, chỉ mang tính chất cục bộ và ít có những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như điều kiện sống của người dân.

* Tác động của các chất thải rắn

+ Chất thải rắn xây dựng

Tác động của chất thải xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu là cây cối, cỏ dại, các vật liệu tháo dỡ (đá, gạch vụn) và các vật liệu khác như rác thải, túi nylon trong vùng giải phóng mặt bằng, tổng khối lượng ước tính khoảng 50m3. Chất thải hữu cơ như cây cối, cỏ khoảng 10 m3

được gom thành đống phần lá cây ủ để canh tác nông nghiệp hoặc phần thân dùng làm củi.

Đá gạch vụn thải ra do đập phá nhà cửa 40m3 (dựa trên tổng diện tích nhà cấp 4 bị giải tỏa là 559m2). Theo khảo sát thực tế thì loại rác thải này sẽ được các hộ dân tận dụng cho việc san lắp mặt bằng để làm đường lên cống. Như vậy tác động này là không đáng kể, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể giảm thiểu được.

+Chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân

Chất thải rắn của công nhân tham gia thi công, giải phóng mặt bằng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, phần diện tích cần phải phát quang, giải tỏa lấy mặt bằng thi công không lớn, không cần thiết phải tổ chức xây dựng lán trại cho công nhân khi thi công. Do vậy, khối lượng rác thải của công nhân được tính là không đáng kể.

* Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công không mất nhiều thời gian và có thể tiến hành nhanh chóng trong 3 ngày, những ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường không đáng kể. Cảnh quan chủ yếu bị thay đổi ở khu vực bị thu hồi đất xây dựng 1239m2. Tuy nhiên, diện tích đất bị thu hồi phần lớn là đất đất vườn nên khi giải phóng mặt bằng 19 cây bị đốn hạ thiệt hại này vô cùng nhỏ không đáng kể.

* Bom mìn tồn lưu trong lòng đất:

Khu vực dự án có thể còn tồn lưu bom mìn còn sót lại trong thời kỳ chiến tranh ở tầng đất bên dưới. Do vậy, nếu công tác triển khai thi công xây dựng không tiến hành dò phá bom mìn hoặc dò phá bom mìn được thực hiện không triệt để thì có thể gây thiệt hại đến tính mạng của người thi công xây dựng dự án hoặc tài sản do nổ bom mìn. Tác động này được đánh giá là tương đối lớn.

4.3.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng tiểu dự án

Hoạt động của tiểu dự án bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. Các tác động môi trường giai đoạn xây dựng chủ yếu do xây dựng công trình. Do đó báo cáo chỉ tiến hành đánh giá tác động cho các hoạt động xây dựng công trình.

4.3.3.1. Nguồn tác động

Nguồn tác động giai đoạn thi công chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sau:

- Hoạt động xây dựng 9 cống ngăn triều cường.

- Xây dựng hệ thống cấp nước cho 6 xã ven biển thiếu nước sạch .

70

Page 71: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

- Nạo vét 14 rạch đang bị bồi lấp ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.

4.3.3.2. Đối tượng tác động và phạm vi ảnh hưởng

Đối tượng tác động, các tác động chính và mức độ tác động trong giai đoạn xây dựng công trình hợp phần 2 trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Những tác động trong giai đoạn trước thi công

Stt Nguồn tác động Tác động/Chất thải Mức độ tác động

(i)Hoạt động xây dựng 9 cống ngăn triều cường.A – Nguồn tác động liên quan đến chất thải

1 Chuẩn bị mặt bằng

- Bụi phát sinh trong quá trình giải tỏa.

- Khí thải phát sinh từ các thiết bị thi công

- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2 Chuẩn bị trước thi công cống

- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển thiết bị/vật liệu thi công.

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Hoạt động của nhân công

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

4 Sửa chữa - Dầu thải - Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

B – Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

1 Giải tỏa

- Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày,

- Mâu thuẫn giữa người dân giải tỏa và chủ đầu tư nếu không được bồi thường thỏa đáng.

- Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

2 Chuẩn bị mặt bằng

- Tiếng ồn, rung từ máy móc.

- Tác động đến lớp thực vật bề mặt, tác động đến hệ sinh thái

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Phương tiện, máy móc

- Tiếng ồn, rung từ máy móc, phương tiện

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

4Tập trung nhân công tại khu vực thi công

- Tác động đến điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực.

- Khả năng phát sinh một số tệ nạn xã hội do hoạt động tập trung của công nhân.

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

5 Quây - Sự gián đoạn giao thông,

- Ảnh hưởng đến lấy nước phục vụ sản xuất

- Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

(ii) Nạo vét 14 rạch đang bị bồi lấp ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi trồng thủy sản

A – Nguồn tác động liên quan đến chất thải

71

Page 72: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Stt Nguồn tác động Tác động/Chất thải Mức độ tác động

(i)Hoạt động xây dựng 9 cống ngăn triều cường.

1 Máy móc thiết bị thi công

- Bụi, khí thải từ hoạt động nạo vét, vận chuyển thiết bị, vật liệu

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2 Xáng cạp Nước rỉ từ bùn đất nạo vét -Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Hoạt động của công nhân

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

4 Sửa chữa nhỏ - Dầu thải - Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

B – Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

1 Phương tiện, máy móc - Tiếng ồn, rung từ máy móc, phương tiện - Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2 Xáo trộn môi trường - Bùn đất, chất rắn lơ lửng,

- Thấp, ngắn hạn, không có khả năng giảm thiểu nhưng không nghiêm trọng

3 Sinh thái, cảnh quan

ảnh hưởng hệ sinh thái đáy rạch, thay đổi cảnh quan

Tác động tồn động, mức độ thấp, có khả năng phục hồi

4Giao thông Gia tăng mật độ giao thông và tai nạn giao

thông.Tác động cục bộ, mức độ trung bình nhưng có khả năng giảm thiểu.

5 Tập trung nhân công

- Tác động đến điều kiện kinh tế xã hội khu vực.

- Khả năng phát sinh một số tệ nạn xã hội do hoạt động tập trung của công nhân.

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

6 Kinh tế xã hội Ảnh hưởng đến hoạt động lấy nước sản xuất.

Tác động cục bộ, mức độ thấp, có khả năng giảm thiểu.

(iii) Xây dựng hệ thống cấp nước cho 6 xã ven biển thiếu nước sạch

A – Nguồn tác động liên quan đến chất thải

1 Chuẩn bị trước thi công

- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển thiết bị/vật liệu thi công.

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2

Máy móc thiết bị thi công trạm cấp nước, lắp đặt mạng lưới cấp nước

- Bụi, khí thải phát sinh thi công. - Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Hoạt động của công nhân

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

72

Page 73: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Stt Nguồn tác động Tác động/Chất thải Mức độ tác động

(i)Hoạt động xây dựng 9 cống ngăn triều cường.

4 Sửa chữa nhỏ - Dầu thải - Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

B – Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

1 Chuẩn bị trước thi công

- Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, tác động tiêu cực đến kinh doanh trong khu vực

- Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2 Thi công- Tiếng ồn, rung từ máy móc.

- Tác động đến hệ thực vật bề mặt, tác động đến hệ sinh thái khu vực.

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Phương tiện, máy móc - Tiếng ồn, rung từ máy móc, phương tiện - Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

4 Tập trung nhân công

- Tác động đến kinh tế xã hội khu vực.

- Khả năng phát sinh một số tệ nạn xã hội do hoạt động tập trung của công nhân.

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

- Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

4.3.3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công hạng mục cống

Trong quá trình xây dựng cống ngăn mặn các hoạt động xây dựng gây tác động chủ yếu đến nguồn tài nguyên sinh học, chất lượng không khí và nguồn nước mặt tại khu vực xung quanh, các tác động tới môi trường như sau:

a) Các tác động liên quan đến chất thải

a.1) Chất thải dạng bụi – khí thải:

Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục cống ngăn mặn chất thải dạng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động vận chuyển khối lượng đất, cát, bùn thải, nguyên vật liệu xây dựng và xây dựng công trình (đặc biệt là bụi và khí thải từ hoạt động của trạm trộn bê tông - được đặt tại khu vực xây dựng cống). Thành phần các chất ô nhiễm gồm: bụi, khí thải (SO2, CO, NOx, HC,…) phát sinh do hoạt động của phương tiện vận chuyển sử dụng xăng dầu như sà lan và thiết bị thi công cơ giới.

* Bụi – khí thải từ hoạt động xây hạng mục cống:

Bụi - khí thải từ quá trình xây dựng chủ yếu phát sinh do hoạt động của các máy móc thi công trên công trường. Tải lượng bụi - khí thải được tính toán dựa trên số lượng thiết bị và định mức tiêu hao nhiên liệu xăng dầu.

Các phương tiện thi công chủ yếu gồm các xe cẩu, xe ủi, xúc, búa máy, máy đầm nền, máy trộn bêtông (ước tính trọng tải trên 10 tấn).

Mức sử dụng nhiên liệu trong trường hợp các xe, máy này hoạt động liên tục ước tính khoảng 10 kg/h.

Theo tổ chức Y tế thế giới - WHO, định mức ô nhiễm không khí của động cơ có công suất trên 16 tấn như sau:

Bảng 4.5 Hệ số thải của từng chất ô nhiễm

Loại động cơ Đơn vị Bụi lơ lửng

SO2 NOx CO HC

73

Page 74: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

(TSP)

Xe tải và động cơ diezen > 16 tấn

kg/tấn nhiên liệu tiêu thụ

4,3 20S 55 28 2,6

Mức thải do sử dụng nhiên liệu (M) kg/h 0,043 0,02 0,55 0,28 0,052

Tổng tải lượng, Es mg/s.m2 0,0094 0,0044 0,1202 0,001 0,0612

* S là tỉ lệ % S trong dầu DO, S thực tế = 0,05

Giả thiết mức phát thải là ổn định theo thời gian và phân bố đều trên diện tích mỗi cống 130m2 tổng diện tích 9 cống là 1.200 m2 thì nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực tiểu dự án được tính ứng với nguồn phát thải là diện rộng theo công thức sau:

(1)

Trong đó:

C : Nồng độ chất ô nhiễm ổn định trong vùng phát sinh ô nhiễm, mg/m3

Cvào: Nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực dự án, mg/m3

Es : Tải lượng của chất ô nhiễm, mg/s.m2, Es =

(M: Mức thải do sử dụng nhiên liệu, kg/h = hệ số thải x mức sử dụng nhiên liệu)

L: Chiều dài của dự án theo chiều gió thổi, L= 120 m

H: Độ cao vùng xáo trộn (khoảng cách từ mặt đất đến điểm dừng chuyển động bay lên của phân tử không khí nóng trên mặt đất, ứng với nhiệt độ không khí ổn định là 28 0C, sát mặt đất là 300C, chọn H = 200m).

u: Tốc độ gió trung bình ổn định là (chọn u = 2,6m/s, ứng với điều kiện thời tiết thực tế của khu vực).

Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm được nêu trong bảng sau:

Bảng 4.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong các khu vực thi công cống

Nồng độ các chất ô nhiễm Đơn vị Bụi lơ lửng (TSP) SO2 NOx CO HC

Môi trường nền Cvào mg/m3

Khu vực dự án C mg/m3

0,0022 0,001 0,028 10,0170,014

2

Nồng độ tổng cộng mg/m3

QCVN 05:2009/BTNMT mg/m3 0,3 0,35 0,2 30 5*

* QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Như vậy, theo kết quả tính toán trên cho thấy lượng bụi và khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng cống vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí phát thải từ các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng phương tiện thi công,

Diện tích dự án (1200m2) Diện tích dự án (82.000m2)

M

74

Page 75: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”tình trạng máy móc thiết bị, hướng gió, mật độ tập trung máy móc hoạt động. Tuy vậy, các nguồn phát thải khí độc hại này thuộc dạng nguồn thấp, khả năng phát tán đi xa rất kém. Do vậy chúng chỉ gây ô nhiễm cục bộ và ảnh hưởng đến vùng cuối hướng gió. Tác động trực tiếp đến công nhân đang làm việc trong khu vực.

* Bụi – khí thải từ hoạt động vận chuyển trong quá trình xây hạng mục cống:

Khối lượng các loại đất, cát, bùn thải phát sinh đào hố móng cống, đường thi công công trình được tính toán khoảng 2.695m3,… lượng đất này được tận dụng một phần để đắp mang cống, đường nối cống. Khối lượng đất giữ lại tận dụng lấy bằng 70% khối lượng đất yêu cầu (trộn đất theo tỉ lệ 70% đất 30% cát cho đắp mang cống, đường thi công). Bãi chứa lượng đất thải giữ lại để tận dụng dự kiến bố trí ngay tại trên bờ sông liền cạnh khu vực công trường. Diện tích bãi chứa cụ thể cho từng cống như ở bảng 4.7 dưới đây. Phần đất thừa còn lại dao động từ 18 - 240 m3 tại mỗi cống sẽ được chính quyền sử dụng khối lượng đất cho việc đắp đê bao, bờ bao trong khu vực, do đó không có hoạt động vận chuyển đổ đất đào.

Bảng 4.7 : Khối lượng đào đắp thi công các cống

STT Tên cống Khối lượng đào (m3)

Khối lượng đắp (m3)

Khối lượng dư (m3)

Diện tích chứa đất (m2)

1 Cống Đường Khai 225 157,5 67,5 300

2 Cống Tràng Nước 800 560 240 500

3 Cống Đường Tắc 800 560 240 500

4 Cống Cây Keo 225 157,5 67,5 300

5 Cống An Thạnh 60 42 18 200

6 Cống Châu Ngao 270 189 81 300

7 Cống An Lợi 1 45 31,5 13,5 200

8 Cống An Lợi 2 45 31,5 13,5 200

9 Cống Bà Bèo 225 157,5 67,5 200Tổng cộng 2695 1886,5 808,5

Hiện nay giao thông bộ trong khu vực vô cùng khó khăn, nên quá trình vật chuyển nguyên vật liệu xây cống hoàn toàn bằng đường thủy, phương tiện vận chuyển là sà lan. Theo tính toán số lượng nguyên vật liệu và số chuyển sà la vận chuyển vào khu vực thi công cống trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8 : Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thi công các cống

STT Tên cốngKhối lượng đá, bê tông

(m3)

Khối lượng thép các loại (tấn)

Số lượng cừ, cột,

dầm (cây)

Ước tính số chuyến

sà lan (lượt)

Thời gian thi công (tháng)

1 Cống Đường Khai 662 113 245 10 6

2 Cống Tràng Nước 2647 452 982 35 12

3 Cống Đường Tắc 2647 452 982 35 12

4 Cống Cây Keo 662 113 245 10 6

75

Page 76: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

5 Cống An Thạnh 331 56 123 5 3

6 Cống Châu Ngao 993 169 368 15 9

7 Cống An Lợi 1 1985 339 736 30 9

8 Cống An Lợi 2 1985 339 736 30 9

9 Cống Bà Bèo 662 113 245 10 6

Tổng cộng 12573 2146 4663

Quá trình xây dựng công trình được tiến hành trong thời gian trung bình từ 3-12 tháng cụ thể mỗi cống trình bày trong bảng 4.8. Số lượng sà lan vận chuyển nguyên liệu vào khu vực không lớn 3-5 chuyến/tháng. Quãng đường vận chuyển mua từ TP. Bến Tre vận chuyển qua tuyến đường sông chiều dài trung bình 70km. Hệ số ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm không khí do sà lan vận chuyển nguyên liệu trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.9 : Hệ số phát tán của sà lan chạy bằng động cơ diezen

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Bụi SO2 (kg)NOx

(kg)

CO

(kg)

VOC

(kg)

1 Tàu, sà lan 1.000 km 0,68 13,6 9,07 0,0036 0,41

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO, 1993

Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong dầu, S = 0,05% (Nguồn: Petrolimex)

Bảng 4.10 : Tải lượng chất ô nhiễm của sà lan vận chuyển một lượt vận chuyển

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Bụi (g)SO2

(g)

NOx

(g)

CO

(g)

VOC

(g)

Hệ số Hệ số g/km 0,68 0,68 9,07 0,0036 0,41

Sà lan lượt đi về 140km 95,2 95,2 1270 50,4 57,4

Kết quả cho thấy quá trình vận chuyển nguyên liệu phát thải khí ô nhiễm tải lượng không đáng kể.

Tính toán mức độ phát thải SO2, SO3, CO, NOx, Hydrocarbon, Aldehyde từ sà lan. Theo thời gian vận chuyển khoảng cách vận chuyển, hệ số ô nhiễm. Lượng khí thải khi đốt 1 kg dầu diezen ở nhiệt độ 200oC là 38m3, lượng dầu sử dụng sà lan, tàu kéo 21 kg/h tổng lượng khí thải trong 1 giây sẽ là 0,22 m3. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm phát thải của sà lan chuyển nguyên liệu vào công trình xâu dựng cống bày trong bảng sau:

Bảng 4.11: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm phát thải của sà lan vận chuyển nguyên liệu

STT Chất ô nhiễmHệ số

phát thải (g/kg)

Tải lượng (g/h)

Tải lượng (mg/s)

Nồng độ chất

(mg/m3)

QCVN 19 : 2009

BTNMT

QCVN 20 : 2009

BTNMT1 Aldehyde 0,24 4,99 1,39 6,32 - 2702 CO 0,24 4,99 1,39 6,32 1000 -3 Hydrocarbon 0,24 4,99 1,39 6,32 - -4 Khí NOx 8,56 179,78 49,94 225 850 -

5 Khí SO2 0,93 19,601 5,445 24,5 500 -

76

Page 77: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

6 Khí SO3 0,01 0,025 0,069 0,26 50 -

7 Bụi 1,78 37,45 10,40 46,90 200 -

Ghi chú: - Nm3: Thể tích khí quy về điều kiện chuẩn

QCVN 19: 2009/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 20: 2009/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động của các phương tiện thi công với QCVN 19: 2009/BTNMT và QCVN 20: 2009/BTNMT (cột B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả tính toán cho thấy lượng khí thải không lớn khoảng 0,22 m3/s, nồng độ chất ô nhiễm dưới qui chuẩn thải cho phép, đồng thời nguồn thải là di động khả năng phát tán rất nhanh do đó mức độ tác động làm gia tăng thêm chất ô nhiễm không khí của sà lan vận chuyển nguyên liệu vào xây cống được đánh giá là không đáng kể.

* Bụi do gió cuốn từ các bãi tập kết vật liệu rời (cát xây dựng):

Theo số liệu WHO, 1983, bụi phát sinh trong quá trình bốc dỡ vật liệu (xi măng, đất, cát, đá,...) dao động trong khoảng 100 -1000 mg/m3 tức cao hơn quy chuẩn không khí xung quanh 3 lần (QCVN 05:2009/BTNMT quy định bụi: 300mg/m3). Theo kết quả khảo sát khu vực xung quanh 9 cống, chỉ duy nhất cống Bà Bèo có dân nhà dân sống cách cống 50m, các cống còn lại nằm trong vùng cánh đồng sản xuất muối và một số hộ nuôi trồng thủy sản.

Đối với khu vực tiểu dự án có số lượng giờ nắng trong ngày tương đối cao, vận tốc gió trung bình lớn thì ảnh hưởng của bụi tại các khu bãi tập kết vật liệu rời như cát khi xây cống Bà Bèo đến hai nhà dân là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được che chắn cẩn thận.

Từ kết quả phân tích ở trên có thể thấy rằng nồng độ các loại khí thải độc hại phát sinh do giao thông và hoạt động của các thiết bị thi công rất thấp, hơn nữa các chất ô nhiễm này lại được phát tán trong một khoảng không gian rộng lớn, tính trung bình chiều cao phát tán khoảng 5m thì hàm lượng bụi và các khí thải độc này sẽ giảm đi rất nhiều. So với các giới hạn cho phép trong QCVN 05: 2008/BTNMT và QCVN 06: 2009/BTNMT thì hàm lượng các chất ô nhiễm không khí này thấp hơn rất nhiều lần.

Như vậy, có thể nói những tác động từ bụi và các chất ô nhiễm không khí đến môi trường và sức khỏe của người dân trong quá trình xây dựng cống là thấp. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu cũng cần có các biện pháp thi công phù hợp và sử dụng các biện pháp khống chế các tác động tiêu cực phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là công nhân thi công trực tiếp và hai nhà dân sống quanh khu vực cống Bà Bèo. Các biện pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 5.

a.2) Chất thải dạng lỏng:

Trong giai đoạn thi công, môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng từ hai nguồn tác động chính: nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân thi công.

* Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân thi công hạng mục cống:

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, các chất lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật... với hàm lượng BOD, COD cao và có mùi hôi, thu hút các ky sinh trùng gây bệnh (ruồi, muỗi...) gây ô nhiễm môi trường không khí và lây lan ô nhiễm ra xung quanh theo các nguồn nước. Với số lao động tập trung cao nhất trên công trường xây dựng mỗi cống là khoảng 20 người, định mức sử dụng nước trung bình trên công trường là 60 lít/người/ngày

77

Page 78: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”đối với khu vực nông thôn (TCXDVN 33:2006), lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực thi công mỗi cống như sau:

Q = 80% x 20 người/ngày x 60 lít/người = 0,96 m3/ngày

(Lượng nước thải được tính bằng 80% nước cấp).

Tổng nước thải quá trình thi công 9 cống khoảng 8,64m3/ngày.

Lượng nước thải sinh hoạt được ước tính dựa vào hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các nước đang phát triển được đề xuất bởi WHO. Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân được trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.12: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân

STT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (g/người/ngày)

Tải lượng (kg/ngày)

Nồng độ khi không được xử lý (mg/l)*

QCVN 14 – 2008 (Cột B)

1 BOD5 45 – 54 8,1 - 9,72 110 - 400 50

2 COD 72 – 102 12,96 - 18,36 250 - 1000 -

3 TSS 70 – 145 12,6 - 26,1 350 - 1200 100

4 TN 6 – 12 1,08 - 2,16 20 - 85 -

5 N-NH4 2,4 – 4,8 0,43 - 0,86 12 - 50 10

6 Pt 0,8 – 4 0,14 – 0,72 4 - 15 10

Nguồn : WHO, 1993 *Metcalf and Eddy. 1979.

Kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần, từ đó có thể thấy được những tác động của nước thải từ khu vực công nhân thi công tương đối cao. Chính vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng cần tổ chức thu gom, xử ly nước thải phát sinh và lập kế hoạch thi công hợp ly để hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, sức khỏe của người dân và công nhân trực tiếp thi công.

* Nước mưa trên công trường:

Nước mưa chảy tràn qua khu vực xây cống sẽ cuốn theo dầu mỡ, bụi… và các loại rác sinh hoạt, rác xây dựng gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. So với các loại nước thải, nước mưa khá sạch (số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa đợt sau thông thường khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l; 0,004 – 0,03 mgP/l; 10 – 20 mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l).

Mưa lớn trên công trường có thể cuốn trôi đất cát và dầu mỡ rơi vãi trên mặt bằng khu vực xây cống làm đục nước, xói lở các công trình xây dựng chưa kiên cố, gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước,…

Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn trên diện tích xây dựng cống đối với môi trường xung quanh, sử dụng phương pháp tính toán của hệ thống thoát nước thủy lực theo phương pháp của công thức cường độ giới hạn (nguồn: Sổ tay Kỹ thuật Môi trường, 2005) như sau:

Trong đó:

78

Page 79: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Q: Lượng nước chảy tràn tối đa (m3/ngày)

C: Hệ số dòng chảy, chọn C = 0,6

I: Lượng mưa tối đa (mm/ngày), chọn giá trị tối đa lượng mưa ở Ba Tri là 150 mm/ngày xảy ra trong thời gian xây dựng

A: diện tích xây dựng (m2)

Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn trong ngày tại công trường xây dựng 1200 m2 vào những ngày mưa có thể được ước tính như sau:

Q (m3/ngày) = 0,60 * 0,15m/ngày * 1200m2 = 108 m3/ngày

Tuy nhiên năng lực của hệ thống thoát nước của khu vực xây dựng cống là rất tốt, chưa có hiện tượng lụt úng khi có các cơn mưa lớn. Bên cạnh đó, khu vực thực hiện xây cống là hệ thống kênh rạch, sông, biển có khả năng thoát nước tốt nên khả năng tiêu thoát nước rất nhanh. Tác động của nươc mưa chảy tràn qua khu vực thi công là không đáng kể. Để giảm thiểu tác động, chủ đầu tư sẽ phân bố khu vực tập trung máy móc, vật liệu, chất thải rắn nhằm tránh việc rò rỉ các chất ô nhiễm.

* Nước thải từ thi công:

Nước thải thi công bao gồm: nước rửa nguyên vật liệu, nước làm ẩm bê tông,... Lượng nước này không nhiều và thường chảy trên bề mặt đất, một phần bốc hơi, một phần thấm qua các lớp cát dày trước khi bổ sung vào nguồn nước ngầm tầng nông, hoặc ngấm vào nguồn nước mặt của khu vực. Tác động nước thỉa từ thi công là không có.

a.3) Chất thải dạng rắn:

Môi trường chịu ảnh hưởng của chất thải rắn phát sinh từ hai nguồn chính: Chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân.

* Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ quá trình xây hạng mục cống:

Chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng gồm bùn đất từ bóc tách lớp bùn đất hữu cơ; khoan cọc trong quá trình xây dựng cống, đất đá và vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công, các loại bao bì vật liệu xây dựng…

Khối lượng các loại chất thải được ước tính như sau:

Đất bùn, cát lẫn bentonite từ thi công cống: Công nghệ thi công cọc khoan nhồi sử dụng bentonite áp dụng thi công đối với cống ngăn mặn. Đất đào móng của cống được tận dụng để dùng làm đất đắp, và san nền, tạo mặt bằng.

Ngoài ra, chất thải rắn trong quá trình xây dựng còn phát sinh do nguyên vật liệu xây dựng rơi vãi từ quá trình thi công như vôi vữa, gạch vỡ, bao xi măng, sắt thép vụn. Các loại chất thải rắn xây dựng có thành phần trơ với môi trường nên tác động của chúng là không đáng kể. Tuy nhiên, các loại chất thải này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây cản trở công việc xây dựng và làm tăng lượng bụi trong và xung quanh khu vực công trường xây dựng.

Các loại chất thải khác như gỗ, kim loại vụn, các loại bao bì v.v… đều có thể bán làm phế liệu, không thải ra môi trường.

* Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công hạng mục cống:

Rác sinh hoạt trên công trường bao gồm các loại vỏ hộp, vỏ chai (thực phẩm, nước giải khát), giấy... Số lượng rác được xác định theo định mức thải 0,4kg/người/ngày và số người làm việc thường xuyên tại công trường là 20 người (Định mức thải được tính bằng 50% định mức thải theo QĐ 04/2008/QĐ – BXD của Bộ Xây dựng).

79

Page 80: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Vậy, khối lượng rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công hạng mục cống là:

0,4 kg/người/ngày x 20 người = 8 kg/ngày.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại mỗi cống là 8 kg/ngày, tổng cộng 9 cống khoảng 72 kg/ngày. Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy, rất dễ gây ra mùi hôi thối, khó chịu cho CBCNV làm việc trên công trường nếu rác thải không được thu gom và xử ly triệt để. Chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ có biện pháp quản ly, xử ly thích hợp nên tác động này được đánh giá ở mức độ thấp.

* Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công hạng mục cống:

Trong quá trình xây dựng, bêtông được vận chuyển trực tiếp từ nơi khác đến, không trộn tại khu vực xây dựng cống. Dầu mỡ thải theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT được phân loại là chất thải nguy hại. Do đó, thành phần chất thải nguy hại phát sinh gồm: một phần nhỏ dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu và bao bì có chứa thành phần nguy hại (thùng đựng dầu mỡ thải)...

Đơn vị thi công không tiến hành bảo dưỡng máy móc tại công trường. Dầu mỡ thải từ quá trình sửa chữa nhỏ các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực xây cống là không thể tránh khỏi. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tùy thuộc vào các yếu tố sau: Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường. Chu kỳ thay nhớt máy móc. Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng. Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội theo đề tài Nghiên cứu tái chế dầu nhớt thải thành nhiên liệu lỏng do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự thực hiện cho thấy: Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay. Chu kỳ thay nhớt trung bình từ 3 - 6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện. Khối lượng chất thải này được ước tính như sau:

Bảng 4.13. Khối lượng chất thải nguy hại ước tính trong xây dựng

TT Tên chất thảiTrạng

thái tồn tại

Số lượng (kg/quý)

1 cống 9 cống

1 Dầu mỡ thải, dầu nhiên liệu thải Lỏng 15 135

2 Giẻ dính dầu Rắn 21 189

3 Thùng phi đựng hóa chất (dầu) đã qua sử dụng Rắn, lỏng 15 135

Tổng lượng chất thải nguy hại 51 459

Như vậy, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng 1 cống là 51 kg/quy, tổng cộng 9 cống 459 kg. Lượng chất thải nguy hại này nếu không quản ly tốt có thể theo nước mưa gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt trong khu vực hoặc thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất. Tiểu dự án sẽ có những biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển và xử ly đúng quy định (cụ thể được trình bày trong Chương 5).

a.4) Tác động đến môi trường đất:

+ Tác động do hoạt động xây dựng: Việc xây dựng có thể làm thay đổi mực nước ngầm, là cơ hội cung cấp các nguyên tố hóa học không mong muốn như Al, Fe và mang đi các hợp phần kiềm và kiềm thổ, phân hủy chất mùn, giảm hoạt động các vi sinh vật trong đất, giảm độ phì của đất gây nguy cơ suy thoái đất. Khâu xử ly đất đá phế thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây hậu quả không tốt tới đất trồng trọt đặc biệt là các loại cát sỏi, vữa bê tông, nước thải của các trạm trộn bê tông có độ kiềm cao và chứa cặn lắng xi măng sẽ làm

80

Page 81: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”suy thoái đất. Hậu quả của các tác động này sẽ làm thay đổi đặc tính cơ ly của đất như chai cứng, kết vón. Làm thay đổi đặc điểm hóa học như chua hóa, đất bị nhiễm độc các kim loại nặng… làm cho đất bị suy thoái và giảm khả năng canh tác.

Nhìn chung tác động của dự án tới môi trường đất là nhỏ, tuy nhiên cũng cần có biện pháp giảm thiểu tác động này.

+ Tác động do sinh hoạt của công nhân: Chất thải rắn hữu cơ khó phân hủy (bao bì, nilon) và một số chất rắn vô cơ khác gây ô nhiễm đất khu vực công trường. Chủ đầu tư kết hợp với nhà thầu thi công sẽ có các biện pháp thu gom và xử ly tránh các tác động có hại đến môi trường.

a.5) Tác động đến môi trường nước ngầm:

Các nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm trong quá trình thi công, xây dựng cụ thể như sau:

Nước mặt là nguồn cung cấp nước cơ bản cho nước ngầm, vì thế sự ô nhiễm nước mặt sẽ dẫn đến ô nhiễm các tầng nước ngầm.

Quá trình thi công đóng cọc, khoan, đào hố xây dựng móng và trụ cống gây thủng tầng đất mặt làm cho có sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt bị ô nhiễm và nước ngầm, gây ô nhiễm tầng nước ngầm.

Đối với các tầng nước ngầm nông, việc đào đắp, san ủi mặt bằng sẽ làm cho các mạch nước ngầm bị lộ ra, nước mặt và nước mưa chứa chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nên sự ô nhiễm tầng nước ngầm.

Sự thay đổi của dòng chảy làm biến đổi quy luật dòng chảy kéo theo là mực nước ngầm có thể bị hạ thấp hoặc nâng cao tùy theo quá trình biến đổi của hệ thống dòng chảy mặt cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi chất lượng và lưu lượng của các tầng nước ngầm. Mức độ tác động được đánh giá mức độ thấp nếu có biện pháp thi công và kiểm soát nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải do đào đắp và chất thải nguy hại thích hợp. Các loại chất thải trên sẽ được thu gom và xử ly đúng quy định, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thấm chất thải vào đất và nguồn nước ngầm.

b) Đánh giá nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải

Trong thời gian thi công xây dựng công trình cống sẽ phát sinh tiếng ồn, chấn động do các hoạt động cơ giới, sự thay đổi tiêu cực đối với cảnh quan và đa dạng sinh học,...

b.1) Tác động của tiếng ồn:

Trong giai đoạn xây dựng cống, tiếng ồn có thể phát sinh ra từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới, từ hoạt động và sinh hoạt của công nhân. Trong đó, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy xây dựng, máy phát điện, trạm trộn bê tông… là đáng quan tâm hơn cả.

Các loại máy này đều có khả năng gây tiếng ồn ở mức khá cao trong phạm vi hoạt động của người lao động. Tuy nhiên tiếng ồn lan truyền trong không khí tắt nhanh theo khoảng cách và chỉ xảy ra mang tính cục bộ nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực lân cận hầu như không đáng kể. Có thể tham khảo mức độ ồn tối đa của một số phương tiện ở bảng sau:

Bảng 4.14: Mức độ ồn tối đa của một số phương tiện và thiết bị tại nguồn

TT Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giớiMức ồn tại nguồn (dBA)

Khoảng Trung bình

1 Máy ủi 93,0

2 Xe lu 72,0 – 74,0 73,0

81

Page 82: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

TT Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giớiMức ồn tại nguồn (dBA)

Khoảng Trung bình

3 Máy xúc gàu trước 72,0 – 84,0 78,0

4 Máy kéo 77,0 – 96,0 86,5

5 Máy cạp đất, máy san 80,0 – 93,0 86,5

6 Máy lát đường 87,0 – 88,5 87,7

7 Xe tải 82,0 – 94,0 88,0

8 Máy trộn bêtông 75,0 – 88,0 81,5

9 Cần trục di động 76,0 – 87,0 81,5

10 Máy phát điện 72,0 – 82,5 72,2

11 Máy nén khí 75,0 – 87,0 81,0

12 Máy đóng cọc 96,0 – 106,0 100,5

QCVN 26:2010/BTNMT: Tiếng ồn tại khu vực thông thường do hoạt động xây dựng là 70dBA (6h – 21h)

Tiêu chuẩn Bộ Y Tế (Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, 10/10/2002) quy định tiếng ồn tại khu vực sản xuất: thời gian tiếp xúc 8h là 85dBA.

Nguồn: Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng - NXB Khoa học và kỹ thuật.

Có thể dự báo ảnh hưởng của tiếng ồn tới các khu vực lân cận công trường (Tài liệu tham khảo: Phạm Ngọc Đăng - Môi trường không khí, NXB Khoa học kỹ thuật, 1997) như sau:

Li = Lp - Ld - Lc

Trong đó:

- Lp: độ ồn tại điểm cách nguồn 15 m.

- Ld: mức giảm độ ồn ở khoảng cách d và được tính theo công thức sau:

Ld = 20.lg [(r2/r1)](1+ a) (dBA)

- a: hệ số tính đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Do mặt đất khu vực được coi là trống trải, không có cây cối nên a = 0.

- r: khoảng cách từ nguồn đến điểm đo, r = 15 m.

- Lc: mức độ giảm độ ồn khi đi qua vật cản. Ở đây tính trong trường hợp không có vật cản, Lc = 0 (dBA).

Tổng độ ồn sinh ra tại một điểm do tất các nguồn gây ra được tính theo công thức:

L = 10lg (dBA)

Từ công thức trên có thể tính được độ ồn do các phương tiện thi công gây ra theo khoảng cách như sau:

Bảng 4.15. Dự báo tiếng ồn tại các khu vực lân cận dự án

TT Nguồn gây ồnKhoảng cách Tổng ồn

15m* 20m 50 m 15m* 20m 50 m

82

Page 83: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1 Máy trộn bê tông 75 72,5 64,5

86 81,89 75,63

2 Cẩu nâng 72,5 70 62

3 Máy hàn 76 73,5 65,5

4 Máy khoan 79 76,5 68,5

5 Máy cưa 77,5 75 67

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động: 3733/2002/QĐ-BYT 85 dBA

QCVN 26:2010/BTNMT:

- Khu vực thông thường 70 dBA

* Nguồn: Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. NXB Khoa học và kỹ thuật.

Từ bảng trên cho thấy:

+ Ở vị trí cách nguồn ồn 15m khi nguồn phát sinh đồng loạt thì mức ồn vượt TCCP đối với môi trường lao động nhưng mức độ gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường lao động không bị ô nhiễm thì trong quá trình xây dựng cần đặc biệt chú y tới vị trí này.

+ Ở vị trí cách nguồn ồn 20m khi nguồn phát sinh là riêng lẻ hay đồng loạt thì mức ồn vẫn nằm trong TCCP đối với môi trường lao động.

+ Nếu các thiết bị có tiếng ồn lớn hoạt động đồng thời thì có thể gây mức ồn vượt TCCP (>70dBA) ở một số khu vực cách khu vực xây cống 15m, 20m và 50m. Vì vậy, trong quá trình triển khai xây dựng cần phải chú y tới nguồn phát sinh tiếng ồn để đảm bảo không gây tác động tới người dân xung quanh khu vực xung quanh cống Bà Bèo.

Đặc biệt cần chú y tới khu vực đóng cọc bê tông với cường độ ồn của các thiết bị đóng cọc có thể lên đến 98 dBA ở cự ly 15m.

b.2) Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực:

* Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương:

Mặc dù hầu hết các cống nằm cách xa khu dân cư, tuy nhiên vẫn có sự trao đổi giữa nhân dân địa phương với đơn vị thi công. Mỗi cống xây dựng bố trí trung bình khoảng 20 công nhân từ nơi khác đến sẽ gây ra những tác động nhất định đến môi trường xã hội, an ninh trật tự của địa phương và ảnh hưởng đến tập quán sống cũng như thói quen sinh hoạt của người dân.

Các va chạm về tranh chấp việc làm giữa người dân bản địa với công nhân, cũng như giữa công nhân với nhau có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Các bệnh truyền nhiễm do sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn và không đảm bảo vệ sinh có thể phát sinh và lây lan với tốc độ nhanh.

Các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, mại dâm... có thể gia tăng và tạo những thói quen không tốt cho một bộ phận thanh niên địa phương. Những loại hình dịch vụ kéo theo tại khu vực các công trường thi công lớn là một hiện tượng phổ biến tại các vùng trong cả nước. Những loại hình này thường tập trung được rất nhiều thanh niên, trong đó không chỉ có công nhân mà có cả những người dân tại địa phương. Điều này, rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn giữa các nhóm thành niên với nhau, trong hoàn cảnh đó nêu không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị thi công và chính quyền địa phương sở tại trong công tác quản ly, rất dễ gây ra những thiệt hại không nhỏ về vật chất cũng như tinh thần cho người lao động và người dân..

Việc gia tăng công nhân sẽ tác động đến môi trường xung quanh do tăng lượng rác và nước thải sinh hoạt. Nếu việc vệ sinh, thu gom chất thải không được thực hiện thường xuyên và

83

Page 84: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”nghiêm túc thì khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm từ công nhân sang người dân và ngược lại (như bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết...) là rất dễ xảy ra. Quá trình lưu trữ, tích tụ rác thải sẽ tạo ra môi trường sống cho các loài sinh vật và côn trùng trung gian gây bệnh (chuột, ruồi, muỗi, gián, vi sinh vật,...) làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng dân cư tại khu vực và các vùng lân cận.

* Tác động đến kinh tế

Hiện nay xung quanh khu vực 9 cống các hoạt động kinh tế khu vực chủ yếu là sản xuất muối và một số hộ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình thi công hố, móng cống nhà thầu thực hiện lắp đặt hệ thống vòng vây ngăn nước do đó hạn chế được sự làm gia tăng độ đục nước trên kênh ảnh hưởng đến chất lượng muối, chất lượng nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên thi công từng khoang cống thu hẹp các mặt cắt mặt dòng có thể gây ngập, úng cục bộ trong thời gian ngắn, 8 cống không có dân cư sống xung quanh, riêng cống Bà Bèo tình trạng ngập úng có thể gây ảnh hưởng tới hộ dân sống gần đó.

b.3) Tác động đến giao thông thủy:

Khi thi công hạng mục cống: Vị trí xây dựng các cống được thực hiện trên tuyến đê và kênh, khu vực có kè đê. Điều này cho thấy hoạt động giao thông đường thuỷ trong vùng thi công cống rất đa dạng và phức tạp. Cộng thêm trong quá trình thi công xây dựng công trình, mật độ tàu thuyền trên tuyến kênh khu vực tiểu dự án sẽ dày thêm, để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình. Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện các bến neo đậu tự phát, gia tăng tình trạng ách tắc. Do đó, các va chạm tàu thuyền, tai nạn giao thông thủy, tranh chấp khu vực neo đậu cũng có thể xảy ra. Do đó, nếu không có tín hiệu cảnh báo thi công sẽ ảnh hưởng đến phương tiện giao thông, đặc biệt là trong buổi tối. Vì vậy, biển báo, đèn tín hiệu, hàng rào xung quanh cống được lắp đặt và các biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm tai nạn giao thông bất ngờ trong quá trình xây dựng cống.

Chủ tiểu dự án nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của tác động nêu trên do đó, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện các biện pháp cũng như phối kết hợp chặt chẽ với các Trạm Quản ly đường thủy nội địa, trạm quản ly đê điều, trạm giao thông chính quyền địa phương nhằm khắc phục tối đa tình trạng tắc nghẽn giao thông trên các tuyến giao thông trong suốt thời gian thi công. Bên cạnh đó các giải pháp giảm thiểu tác động này trong giai đoạn khai thác sẽ được chúng tôi nêu chi tiết trong Chương 5 của báo cáo này.

b.4) Đánh giá tác động tới thủy văn

Trong thi công cống, khóa chặn tạm thời đường giao thông thủy có thể gây ra tình trạng xấu cục bộ trong chế độ lũ. Các phương tiện thi công trên các kênh sẽ làm cản trở dòng chảy của các kênh vào mùa lũ, đồng thời tạo áp lực với vách bờ gây sạt lở. Những tác động này là nhỏ và tạm thời.

b.5) Đánh giá tác động tới hệ sinh thái và nguồn lợi

Thi công xây dựng cống sẽ làm cho môi trường sinh vật bị tác động tiêu cực nhất định. Thiệt hại về môi trường sống gồm thiệt hại về môi trường sống dưới nước cũng như thiệt hại về nguồn lợi tôm cá. Mức độ tác động được đánh giá là ở mức trung bình nếu áp dụng giải pháp thi công và kiểm soát các nguồn thải tác động này sẽ không đáng kể.

* Hệ sinh thái trên cạn

Đa phần diện tích đất dọc hai bên cống là đất sản xuất muối, một số bụi cây xung quanh có thể bị chặt bỏ để đổ đất đắp hai bên mang cống. Khối lượng thảm thực vật phải chặt phá để thi công là không nhiều. Qua điều tra khảo sát các loài động, thực vật này không có loài quy hiếm cần bảo tồn trong sách Đỏ Việt nam. Các loài động vật đa phần là loài di cư như chim cò và động vật nuôi. Do đó, những tác động của dự án tới hệ sinh thái cạn khu vực dự án là hoàn toàn không đáng ngại.

84

Page 85: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Hệ sinh thái dưới nước

Đối với hệ sinh thải thuỷ sinh, sự tác động sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các loại thực vật ngập nước, thực vật bán ngập và sinh vật trôi nổi. Chúng chính là phần cơ bản của môi trường sống, nguồn thức ăn cho tôm cá và các bậc dinh dưỡng kế tiếp. Theo thống kê trong khu vực xây dựng các cống, quần thể các loài sinh vật dưới nước và sinh vật đáy chủ yếu thuộc thành phần từ ao nuôi thủy sản không nhiều về chủng loại cũng như chất lượng. Tuy nhiên công tác xây dựng cũng có những tác động ở mức độ nhất định đến hệ sinh thái dưới nước. Các loài sinh vật sống dưới nước có thể bị tác động bởi các nguyên nhân sau:

Ô nhiễm đục do quá trình thi công xây dựng, ô nhiễm đục cũng làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đáng kể, hơn nữa khả năng kiếm mồi của động vật dưới nước cũng bị ảnh hưởng do nguồn thức ăn bị hạn chế hoặc không phát hiện được nguồn thức ăn.

Rò rỉ xăng dầu, hoá chất... từ các phương tiện vận chuyển, thi công cũng như sự chảy tràn xăng dầu... trong quá trình vận chuyển.

Thay đổi chế độ thuỷ văn, ô nhiễm nguồn nước sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật dưới nước trên hệ thống kênh rạch và tính đa dạng của nó.

Sự tập trung các phương tiện cơ giới thi công sẽ có các loại nhiên liệu, dầu, mỡ bị rơi vãi hoặc chảy tràn khi có sự cố trong quá trình vận hành và sửa chữa phương tiện. Các loại dầu mỡ và nhiên liệu thấm vào đất, theo nước mưa chảy xuống sông, kênh rạch, trong khu vực làm ô nhiễm nguồn nước và cũng gây tác động xấu tới các hệ sinh thái dưới nước. Các loại sinh vật phù du trong nước như tảo, các loài động vật khác như tôm, cá, có thể bị ảnh hưởng. Một số có thể bị mắc bệnh hoặc bị chết do không kịp thích nghi. Tuy nhiên, mức độ tác động này có thể kiểm soát được nếu trong quá trình thi công và vận hành các thiết bị, các đơn vị nhà thầu, tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ và có giải pháp thu gom thích hợp, không để rơi vãi hay rò rỉ các chất thải này xuống dòng chảy. Phạm vi tác động của quá trình này được đánh giá không lớn (tính từ vị trí thi công cọc về thượng lưu khoảng 20m và về hạ lưu khoảng 50m) và thời gian tác động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thi công cọc tại các trụ trên kênh.

b.6) Đánh giá tác động tới xói lở, bồi lắng

* Tác động do xói lở:

Quá trình xói bồi, biến hình lòng kênh, rạch, sạt lở mái bờ kênh rất phức tạp, đó là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông trong điều kiện tự nhiên và có tác động của con người. Trong đó dòng nước là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp, đóng vai trò chủ đạo, với điều kiện lòng kênh có các đặc trưng cơ ly và hóa học của địa chất nền yếu, có quá trình lòng dẫn và hình thái sông mang những sắc thái riêng của sông vùng triều.

Chủ đầu tư tiểu dự án sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để khống chế sạt lở đường bờ trong hoạt xây dựng cống, các biện pháp sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 5 của Báo cáo.

* Tác động do bồi lắng:

Rơi vãi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và bùn, đất, cát đổ thải trong quá trình thi công. Tác động này chủ yếu diễn ra trong khoảng thời gian thực hiện công tác thi công xây dựng. Quy mô ảnh hưởng của nó cũng ở mức độ trung bình, chủ yếu gây tác động trực tiếp cho môi trường nước cửa các kênh mương nội đồng lấy nước từ các kênh trên.

b.7) Ảnh hưởng đến khu vực nhạy cảm

Trong vùng xây dựng 9 cống không có đền chùa, nhà thờ, các văn phòng hành chính, ngân hàng, các khu di tích lịch sử, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện. Các điểm nhạy cảm là khu rừng ngập mặn ở phía bên ngoài đê biển có thể bị ảnh hưởng do quá trình thi công, tuy nhiên các tác động giai đoạn thi công cống chủ yếu là ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong

85

Page 86: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”phạm vi hẹp đồng thời chỉ diễn ra trong thời gian thi công, nếu áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp có thể hạn chế được các tác động tiêu cực trên.

c. Sự cố môi trường hạng mục xây dựng cống

c.1) Tác động do sự cố đổ vãi hóa chất:

Trong giai đoạn xây dựng, tác động tiềm tàng chính đến đất xuất phát từ các tai nạn đổ vãi hóa chất. Bất kỳ hóa chất nào có hiện tượng tràn đổ sẽ được vệ sinh nhanh chóng. Lượng hóa chất nguy hiểm sử dụng tại công trường cũng thấp, đồng thời lượng hóa chất này sẽ được quản ly chặt chẽ, nên tác động đến chất lượng môi trường đất là không đáng kể.

c.2) Sự cố tai nạn lao động :

Trong giai đoạn xây dựng, sự di chuyển và hoạt động của thiết bị, đặc biệt là cần trục, máy nhồi cọc có thể làm tổn thương đến người lao động đứng phía dưới. Công nhân không tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi vận chuyển vật liệu có thể làm rơi, gây tổn thương đến người khác. Ngoài ra, những sự cố khác, chẳng hạn như điện giật và sét có khả năng gây tử vong. Nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh có trong chất thải rắn cũng khá cao đối với người lao động. Trong các công trình, hút thuốc hoặc bất cẩn có thể gây cháy. Hầu hết các nguyên nhân của các tai nạn này là y thức chấp hành an toàn của công nhân xây dựng không cao. Thiếu thiết bị bảo hộ lao động và điều kiện làm việc không an toàn là nguyên nhân gián tiếp của tai nạn và sự cố.

Hậu quả của tai nạn này có thể dẫn đến phá hoại tài sản, thiệt hại thiết bị, tổn thương trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của công nhân, từ đó kéo theo các hệ quả khác cho gia đình. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cần phải có biện pháp mạnh mẽ, đòi hỏi công nhân phải tuân thủ một cách chính xác và thực hiện đầy đủ các quy định, biện pháp bảo hộ trong suốt quá trình thi công. Có biện pháp che chắn các xung quanh cống, khu vực đang đào bới để không gây ra tai nạn đáng tiếc không chỉ với công nhân mà còn với dân cư sống quanh khu vực. Lắp đặt hệ thống cảnh báo, chiếu sáng tạm thời để người dân có thể nhận biết khu vực công trường dễ dàng.

* c.3) Các tình hống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình thi công bao gồm

Tìm thấy hiện vật văn hóa/ nghi khảo cổ, mộ trong khi đào đất.

Có sự phàn nàn của cộng đồng về vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thi công.

Tìm thấy vật liệu nổ.

4.3.3.4. Đánh giá, dự báo tác động của hạng mục hoạt động nạo vét

a) Tác động liên quan đến chất thải

Các hoạt động chính trong quá trình thực hiện khi thi công nạo vét trong dự án bao gồm:

Hoạt động của phương tiện nạo vét (tàu cuốc, máy đào và sà lan hỗ trợ việc nạo vét)

Nước múc lên cùng với bùn trầm tích.

Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên thi công nạo vét trên công trường.

a.1) Chất thải dạng bụi và khí thải.

* Nguồn khí thải do tàu cuốc, máy đào, máy ủi:Để tính tải lượng của các chất ô nhiễm phát thải do thi công nạo vét tổng khối lượng nạo vét trên 14 tuyến kênh rạch ước tính khoảng 431,133 m3. Dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO, tỷ trọng của dầu Diezen là 0,835 kg/l. Tải lượng ô nhiễm do phương tiện máy đào 0,8 m 3, máy đào 1,6m3, máy ủi, tàu cuốc sinh ra được trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.16: Hệ số phát thải ô nhiễm không khí khi của động cơ đốt nhiên liệu bằng dầu DO hay FO (đơn vị Pound/1000 Gallon dầu)

86

Page 87: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

TT Chất ô nhiễm Nhà máy điện

Công nghiệpSinh hoạtCháy không

hoàn toàn Cháy hoàn toàn

1 Aldehyde 0,6 2 2 2

2 CO 0,04 2 2 2

3 Hydrocarbon 3,2 2 2 3

4 Khí NOx 104 72 72 72

5 Khí SO2 157.S 157.S 157.S 157.S

6 Khí SO3 2,4.S 2.S 2.S 2.S

7 Bụi 10 23 15 8

Nguồn: EPA, Đinh Xuân Thắng, 2007. 1pound =450gram; 1 gallon = 3,785 lít Hệ số chuyển đổi từ pound/1000 galon sang gam/kg là 0,1189.

Tính toán mức độ phát thải SO2, SO3, CO, NOx, Hydrocarbon, Aldehyde từ máy đào 0,8m3, máy đào 1,6m3, máy ủi, tàu cuốc như sau. Hiện trên thị trường xăng dầu ở Việt Nam có 2 loại nhiên liệu dầu diezen chính: loại 0,05% S và loại 0,25%S. Để kiểm soát tốt khí thải từ vận hành thiết bị nạo vét và vận chuyển chủ đầu tư sẽ quan tâm đến việc sử dụng nhiên liệu ít hàm lượng lưu huỳnh (S=0,05%). Lượng khí thải khi đốt 1 kg dầu diezen ở nhiệt độ 200oC là 38 m3, theo định mức sử dụng nguyên liệu lượng dầu sử dụng máy đào 0,8 m3 : 6,76kg/h, máy đào 1,6 m3 : 11,82 kg/h, máy ủi: 4,82kg/h, tàu cuốc: 31,78kg/h. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm phát thải của máy đào 0,8m3, máy đào 1,6m3, máy ủi, tàu cuốc trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.17: Tổng tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ máy đào tàu cuốc

STT

Thiết bị nạo vétThông số ô nhiễm

Aldehyde CO Hydroc

arbon NOx SO2 Bụi

Hệ số phát thải các chất từ các phương tiện sử dụng dầu diesel (kg/tấn dầu diesel) (theo WHO 1993)

0,24 0,24 0,24 8,56 0,93 1,78

Tổng tải lượng (kg)

1 Máy đào 0,8m3 10,45 10,45 10,45 372,70 40,49 77,50

2 Máy đào 1,6m3 9,13 9,13 9,13 325,73 35,39 67,73

3 Máy ủi 7,45 7,45 7,45 265,81 28,88 55,27

4 Tàu cuốc 24,55 24,55 24,55 875,79 95,15 182,12

Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993

(Hàm lượng Lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%)

Bảng 4.18 : Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh do từ máy đào, tàu cuốc đoạn nạo vét

STT Thiết bị nạo vét

Tải lượng ô nhiễm (mg/s)

Nhiên liêu sử dụng

(tấn)

Alde

-hydeCO

Hydro

carbonNOx SO2 Bụi

87

Page 88: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

1 Máy đào 0,8m3 43,540 0,90 0,90 0,90 32,16 3,49 6,69

2 Máy đào 1,6m3 38,052 0,79 0,79 0,79 28,10 3,05 5,84

3 Máy ủi 31,052 0,64 0,64 0,64 22,93 2,49 4,77

4 Tàu cuốc 102,312 2,12 2,12 2,12 75,57 8,21 15,71

Kết quả tính toán cho thấy tải lượng ô nhiễm cao nhất đối tàu cuốc, các máy còn lại tải lượng ô nhiễm không khí không nhiều. Chủ đầu tư tiểu dự án sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát máy móc thiết bị chặt chẽ khi nạo vét.

Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m3.

Dựa vào lưu lượng khí thải (m3/s) và tải lượng (mg/s) ở trên kết quả tính nồng độ của khí thải máy đào 0,8m3, máy đào 1,6m3, máy ủi, tàu cuốc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.19 : Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ máy móc thiết bị

STT Chất ô nhiễm Aldehyd

e COHydro

carbonNOx SO2 Bụi

1 Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) 6,32 6,32 6,32 225 24,5 46,9

2 QCVN 19 : 2009 /BTNMT (mg/Nm3) - 1000 - 850 500 200

3 QCVN 20 : 2009 /BTNMT (mg/Nm3) 270 - - - - -

Ghi chú: - Nm3: Thể tích khí quy về điều kiện chuẩn - QCVN 19: 2009/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 20: 2009/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động của các phương tiện thi công với QCVN 19 : 2009/BTNMT và QCVN 20 : 2009/BTNMT (cột B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép. Do đó, các tác động tới môi trường không khí từ hoạt động của các phương tiện máy đào 0,8 m3, máy đào 1,6 m3, máy ủi, tàu cuốc là không đáng kể.

* Mùi từ bãi chứa đất và bùn đáy:

Hoạt động nạo vét tác động không nhiều đối với chất lượng không khí xung quanh tuy nhiên mùi hôi từ quá trình phân hủy kị khí hữu cơ trong trầm tích bùn sinh khí như CO, H 2S, CH4

ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực nạo vét đổ đất lên bờ.

Kết quả phân tích thành phần bùn khu vực nạo vét cho thấy chủ yếu là cát lẫn bùn sét, hầu như không có chất hữu cơ nên khả năng phát sinh mùi hôi khá thấp, nếu có thì phạm vi ảnh hưởng của tác động này nhỏ.

Nhận xét:

Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, NOx phát sinh do hoạt động của các máy móc thi công nạo vét không vượt giới hạn quy chuẩn cho phép. Quy mô công trình mỗi đoạn rạch nạo vét nhỏ, các máy móc chỉ hoạt động trong thời gian 30 ngày - 60 ngày/đoạn rạch, không liên tục. Bên cạnh đó, môi trường thi công rộng, thông thoáng nên hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khí thải phát sinh ảnh hưởng chủ yếu đến người

88

Page 89: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”công nhân sử dụng thiết bị và hoạt động gần các thiết bị.

a.2) Chất thải dạng lỏng:

Các nguồn thải lỏng tác động môi trường bao gồm: nước múc lên cùng với bùn nạo vét, nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường và ô nhiễm do nước mưa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm xuống thủy vực.

* Nước múc lên cùng bùn nạo vét:

Quá trình nạo vét đáy rạch, rạch sẽ phá vỡ sự ổn định của lớp trầm tích. Khi đó, nồng độ chất ô nhiễm trong nước có thể tăng lên bởi vì các chất ô nhiễm được giải phóng từ bùn. Thêm vào đó, nước rò rỉ từ bùn trong quá trình nạo vét cũng góp phần làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm. Tác động này đặc biệt nghiêm trọng nếu nguồn nước được sử dụng cho mục đích sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, quá trình nạo vét 15 tuyến rạch trong khu vực ảnh hưởng này là không đáng kể vì những ly do sau đây: các rạch sẽ được nạo vét có chất lượng trầm tích tốt cho cây trồng, thời gian nạo vét diễn ra vào mùa vụ thu đông không có hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Các hoạt động trên tuyến rạch này chỉ còn lại mục đích duy nhất sử dụng cho giao thông qua lại của các loại ghe xuồng nhỏ. Như vậy, tác động đến môi trường nước từ hoạt động nạo vét trên rạch, là không đáng kể. Tuy nhiên, quá trình nạo vét lượng nước được múc lên cùng với bùn đất đổ vào bờ rạch có thể chảy vào ao, ruộng muối. Khối lượng múc lên khoảng hàng ngày 100 m3/ngày, đặc điểm chất lượng nước rỉ có nồng độ chất rắn lơ lửng cao, một số kim loại lắng đọng trong trầm tích ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Tham khảo kết quả phân tích chất lượng nước cửa xả bãi chứa đất nạo vét kênh Tắc Cây Tràm Hậu Giang trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.20: Chất lượng nước cửa xả bãi chứa bùn nạo vét kênh Tắc Cây Tràm

STT Ly trìnhKết quả

T (0C) pH DO (mg/l) SS (mg/l) F.Coli

MPN/100ml1 Km 257 30,2 3,12 1,1 1452 2102 Km 257 30,4 2,98 1,4 1224 1103 Km 257 30,1 3,03 1,9 869 90

Nguồn: EPC, 2003

Kết quả cho thấy chất lượng nước từ quá trình múc bùn trầm tích có nồng độ chất rắn lơ lửng 9 đến 25 lần so với qui chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT. Tuy nhiên chất rắn lơ lửng chính là thành phần bùn đất trên rạch nạo vét lên, nên lượng chất rắn lơ lửng này không làm thay đổi thành phần trong nước kênh rạch, nhưng có thể ảnh hưởng đến cây trồng do vậy việc dẫn dòng nước này vào hồ lắng để đảm bảo đủ thời gian lắng bùn trước khi quay tuần hoàn lại rạch. Giải pháp cụ thể trình bày trong chương 5.

* Nước thải sinh hoạt công nhân:

Trong giai đoạn thi công nạo vét, nguồn nước thải chính là nước thải sinh hoạt từ các sà lan, tàu có công nhân sinh hoạt. Theo tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 17: 2011/BGTVT của bộ Giao Thông Vận Tải ban hành thì lượng nước tính cho người công nhân trên tàu 50 l/người/ngày. S số lượng công nhân viên làm việc trung bình trên công trường gồm có 60 nhân viên trên tàu và 4 cán bộ chuyên trách khu vực nạo vét. Theo tính toán tổng lượng nước thải sinh hoạt công nhân trong từng rạch nạo vét khoảng 3,2 m3/ngày. Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 64 nhân viên làm việc tại khu vực nạo vét được tính và trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.21: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân

89

Page 90: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

STT Chất ô nhiễm

Hệ số phát thải (g/người/ngày)

Tải lượng (kg/ngày)

Nồng độ khi không được xử lý

(mg/l)*

QCVN 14 – 2008 (Cột B)

1 BOD5 45 – 54 45 – 54 110 - 400 50

2 COD 72 – 102 72 – 102 250 - 1000 -

3 TSS 70 – 145 70 – 145 350 - 1200 100

4 TN 6 – 12 6 – 12 20 - 85 -5 N-NH4 2,4 – 4,8 2,4 - 4,8 12 - 50 10

6 Pt 0,8 – 4 0,8 – 4,0 4 - 15 10

Nguồn : WHO, 1993 *Metcalf and Eddy. 1979.

So sánh QCVN 14-2008 cột B cho thấy nước thải sinh hoạt của công nhân khi chưa được xử ly có hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn quy chuẩn cho phép như: hàm lượng BOD cao gấp 18 lần, các chất ô nhiễm khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần không thể thải trực tiếp ra môi trường. Chủ đầu tư phối hợp sẽ có quy định đối với các đơn vị thi công phải đăng ky phương tiên tuân thủ theo các quy định trong quy chuẩn Quốc gia QCVN 17: 2011/BGTVT Quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa

* Ảnh hưởng của mưa chảy tràn hay nước chảy tràn từ việc nạo vét:

Về bản chất nước mưa được quy ước là nước sạch và bình thường không có tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, khi nước mưa rơi xuống các bề mặt, nếu bề mặt có chứa các chất ô nhiễm như dầu mỡ, bụi, các chất thải thì các chất này bị nước mưa rửa trôi làm nước mưa trở thành nguồn nước bị ô nhiễm. Đối với công trình thi công đều là thi công trên mặt nước, bề mặt có nguy cơ bị rửa trôi chính là bề mặt của phương tiện thi công nên việc quản ly sẽ dễ dàng hơn so với thi công trên bề mặt đất. Khi thời tiết mưa, nước mưa rửa trôi từ hoạt động tiểu dự án có thể xuất hiện nếu đơn vị thi công không tuân thủ việc kiểm soát chất thải. Đây là yếu tố có thể kiểm soát bằng biện pháp quản ly và giải pháp kỹ thuật. Do vậy, để hạn chế ảnh hưởng này chủ đầu tư và nhà thầu thi công có giải pháp kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, đặc biệt không thi công trong điều kiện thời tiết xấu.

a.3) Chất thải dạng rắn:

Nguồn chất thải rắn trong thi công nạo vét được xác định bao gồm: rác thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân trên công trường và phần trầm tích nạo vét.

*Tác động của chất thải rắn sinh hoạt:

Rác thải sinh hoạt phần lớn là thành phần chất hữu cơ như rau cỏ, thức ăn dư thừa thuộc nhóm dễ phân huỷ sinh học. Bên cạnh đó các chất thải khác đặc biệt là túi nilông là chất khó phân huỷ sinh học để phân huỷ chúng có thể phải mất hàng trăm năm. Nếu rác này không được thu gom mà bị bỏ xuống rạch khu vực thi công nạo vét thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, túi ni lông ảnh hưởng đến nền đáy khi sa lắng hay ảnh hưởng đến tàu thuyền khi bị mắc vào chân vịt.

Số công nhân tham gia thi công nạo vét 64 người. Theo ước tính lượng rác thải của một người là 0,4 kg/người/ngày thì lượng rác thải phát sinh do công nhân khoảng 25 kg/ngày. Do phần lớn công nhân không lưu trú tại chỗ, phân tán tại các tàu ở nhiều vị trí khác nhau nên tải lượng rác thải thực tế sẽ nhỏ hơn so với ước tính. Đây là nguồn thải dễ thu gom, quản ly và có thể giảm thiểu bằng các biện pháp thích hợp nên mức độ tác động đến môi trường là không lớn.

90

Page 91: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

* Bùn nạo vét:

Trong quá trình thi công nạo vét rạch, một lượng lớn bùn thải cần được xử ly. Khối lượng vật liệu nạo vét được ước tính khoảng 431,133 m3. Các vật liệu nạo vét bao gồm: trầm tích và chất thải rắn tại bề mặt của đáy rạch, đất ở tầng dưới của đáy rạch và bờ rạch. Theo khảo sát tại địa phương thì hầu nhu cầu đất này sử dụng cho mục đích san lấp đắp bờ vô cùng lớn. Đồng thời chính quyền địa phương cam kết sử dụng lượng đất này sau khi khô sử dụng cho mục đích đắp bờ đê bao trong khu vực đang thiếu đất. Theo kết quả quan trắc chất lượng bùn đáy tại các rạch được nạo vét thì nồng độ các chất ô nhiễm và kim loại nặng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép của đất dân sinh theo QCVN 03:2008 nên có thể dùng làm vật liệu đắp bờ trong vùng khan hiếm vật liệu đắp.

a.4) Tác động do chất thải nguy hại.

Nguồn phát sinh: chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu do hoạt động của các phương tiện thi công như sà lan, tàu cuốc, máy đào…

Thành phần: gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, …

Thời gian phát sinh: không thường xuyên, diễn ra trong suốt thời gian thi công nạo vét. Chỉ phát sinh khi tiến hành sửa chữa đột xuất. Thời gian thi công chỉ diễn ra trên mỗi rạch khoảng 30 -60 ngày nên không có hoạt động bảo dưỡng. Nên sẽ không có dầu nhớt từ bảo trì máy móc, tàu, sà lan. Sửa chữa đột xuất ước tính trung bình 7 lít/lần (Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng - Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc Phòng 2002). Dầu nhớt được coi như chất thải nguy hại mã số A3020.

Khả năng rơi vãi, rò rỉ dầu nhớt từ cấp dầu các phương tiện thi công xuống mặt nước là điều rất dễ xảy ra và hình thành màng dầu và các sản phẩm phân giải của chúng. Sự ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu phân giải làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Màng dầu cản trở sự xâm nhập của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của sinh vật phù du làm giảm ôxy hoà tan trong nước. Các sản phẩm dầu phân giải có thể giết chết các sinh vật phiêu sinh, động vật, sinh vật đáy có vai trò quan trọng trong quá trình tự làm sạch.

Do đó trong thi công nạo vét chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu thực hiện đúng qui trình cấp dầu, thu gom, lưu trữ, vận chuyển dầu nhớt theo đúng qui định tại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tàu phải thuân thủ quy định trong quy chuẩn Quốc Gia QCVN 17: 2011/BGTVT Quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa Phần 2 - Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu và Phần 4 - Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại.

b. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải

b.1)Tiếng ồn

Nhìn chung, mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn trong thi công các hạng mục phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, thời gian, tần suất hoạt động của máy móc, thiết bị cũng như hướng và khoảng cách tới đối tượng tiếp nhận. Thời gian thi công của tiểu dự án chủ yếu vào ban ngày, không nạo vét vào ban đêm. Trong khi đó ồn cũng là yếu tố tác động đến hoạt động sinh hoạt của người dân đặc biệt vào ban đêm. Các dẫn liệu nghiên cứu cho thấy mức ồn cách nguồn 1 m, 20 m và 50 m của các phương tiện thi công được trình bày trong bảng dưới

Bảng 4.22: Mức độ ồn tối đa của một số phương tiện và thiết bị

TT Phương tiệnMức ồn cách nguồn 1m

(dBA)(1)Mức ồn cách nguồn 20 m

(dBA)(2)

Mức ồn cách nguồn 50 m

(dBA)(2)Khoảng Trung bình

1 Máy xúc gàu trước 72,0 - 84,0 78,0 52,0 44,0

91

Page 92: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

TT Phương tiệnMức ồn cách nguồn 1m

(dBA)(1)Mức ồn cách nguồn 20 m

(dBA)(2)

Mức ồn cách nguồn 50 m

(dBA)(2)2 Máy kéo 77,0 - 96,0 86,5 60,5 52,5

3 Máy cạp đất, máy san 80,0 - 93,0 86,5 60,5 52,5

QCVN 26:2010/BTNMT đối với khu vực thông thường từ 6-21h 70 dBA

Nguồn: (1): Mackemize, L.Da, năm 1985. (2): Ô nhiễm không khí, Phạm Ngọc Đăng, 1997.

Sử dụng công thức tính lan truyền âm trong không khí để tính lan truyền ồn trong không khí:

ΔL = 20lg (r2/r1)1 + a (dB)

Trong đó: r1 là khoảng cách đo tiếng ồn ban đầu; r2: Khoảng cách từ điểm tính toán tới nguồn tiếng ồn (m); a Hệ số kể đến khả năng hấp thu tiếng ồn của mặt đất. 

Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện nạo vét và thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 20 m nhỏ hơn giới hạn cho phép QCVN 26/2010. Bên cạnh đó, vị trí nạo vét cách xa khu dân cư nên tác động do tiếng ồn là không đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trên tàu, sà lan.

b.2) Tác động môi trường nước trong quá trình nạo vét

Vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất của công trình nạo vét là môi trường nước mặt khu vực nạo vét sẽ bị tác động không liên quan đến chất thải do khuấy trộn lượng trầm tích đáy. Tổng khối lượng bùn cát rạch nạo vét khoảng 431,133 m3.

Quá trình nạo vét bằng máy đào, tàu cuốc sinh ra nhiều bùn phân tán trong nước. Ngoài chế độ thủy văn của khu vực cũng ảnh hưởng đến sự phân tán bùn đất, khối lượng, thời gian, phương tiện, thời điểm thích hợp. Quá trình nạo vét tác động tới các thành phần môi trường như sau:

* Phân tán, lắng đọng bùn đáy.

Công tác nạo vét có ảnh hưởng lên cuộc sống của các loài thuỷ sinh ở một số dạng sau. Tác động trực tiếp nhất là việc bóc bỏ các chất nền bao gồm cả các sinh vật đáy và làm ngạt các sinh vật không xương sống và cũng như mất nơi ở của chúng. Ngoài ra còn có một số tác động khác liên quan tới công tác nạo vét do ảnh hưởng của các chất huyền phù trong nước lên cuộc sống của các loài thủy sinh. Một số thực nghiệm và nghiên cứu về sự tác động của các chất huyền phù trong nước lên cuộc sống của các loài thuỷ sinh đã được thực hiện. DOER (2000) {5} đã xem xét các nghiên cứu này và liên hệ với các bằng chứng về huyền phù có liên quan tới việc nạo vét. Nghiên cứu cho rằng nơi có độ đục cao của bùn đất lơ lửng cao trứng và ấu trùng của các loài cá là một trong những loài nhạy cảm nhất với mức độ bùn đất lơ lửng trong nước. Quần thể các sinh vật bơi tự do dưới nước như cá có khả năng bơi ra khỏi khu vực bị xáo trộn cao. Các hạt bùn đất đọng xuống đáy hoặc phân tán làm đục nước buộc sinh vật phải di chuyển ra khỏi khu vực do mất nơi cư trú ổn định. Với các loài giáp xác, hầu như không bị ảnh hưởng bởi mức độ bùn lắng gây ra bởi công tác nạo vét, do mức độ bùn lắng ảnh hưởng trên 10.000 mg/l (DOER 2000) {5}.Sự xáo trộn thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, oxy trong nước suy giảm tác động tức thời lên các sinh vật thủy sinh, gián tiếp ảnh hưởng tới tài nguyên thủy sản. Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước do quá trình nạo vét kéo dài sẽ hạn chế ánh sáng chiếu vào các tầng nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu và gây khó chịu cho cuộc sống loài cá (do hạt nhỏ chui vào mang làm ngạt). Chế độ thủy văn của khu vực (dòng triều, dòng chảy) cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phân tán bùn đất. Do điều kiện phương tiện thi công bằng gàu múc dung tích lớn 1,6 m3, chỉ diễn ra thời gian thi công ngắn trong phạm vi hẹp nên tác động môi trường không đáng kể.

92

Page 93: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Sự phục hồi của khu vực nạo vét: Các kinh nghiệm ở vùng cửa sông được sử dụng làm tư liệu tham khảo để đánh giá thời gian phục hồi của khu vực nạo vét.

Trong số các tư liệu sẵn có về sự phục hồi của cộng đồng các sinh vật đáy ven sông, đáng chú y là báo cáo khoa học của USACE và USEPA. Theo báo cáo của USACE thì nếu lớp nền ổn định với tốc độ nhỏ và vừa thì thời gian phục hồi của khu vực nạo vét sẽ dưới 5 năm.

Đo đạc của US EPA về sự phục hồi của khu vực nạo vét ở các sông vùng Alaska đã chỉ ra rằng sự phục hồi tính đa dạng sinh học của các động vật không xương sống được xác định là sau 1 năm (A. M. Prussian et al. 1999).

Tham khảo các tài liệu trên thế giới về công tác nạo vét ở vùng ven biển cho thấy rằng tốc độ phục hồi của cộng đồng các sinh vật đáy sau khi nạo vét mất nơi ở của chúng thay đổi rất lớn (Nedwell & Elliot 1998; Newell, Seiderer & Hitchcock 1998 in http: //www.ukmarinesac.org.uk/activities/ports/ph5_2_2.htm#a1). Tốc độ phục hồi và hình thái cư trú được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 4.23: Thời gian phục hồi quan sát được ở các vùng nạo vét

STT Khu vực nạo vét Hình thái cư trú Thời gian phục hồi

1 Vịnh Coos, Oregon Bùn thường xuyên bị xáo trộn 4 tuần

2 Vịnh Cagaliari, Sardinia Bùn kênh mương 6 tháng

3 Vịnh Mobile, Alabama Bùn kênh mương 6 tháng

4 Goose Creek, Long Island Bùn đầm phá >11 tháng

5 Klaver Bank, North Sea Cát-Đá sỏi 1-2 năm

6 Vịnh Chesapeake Bùn-Cát 18 tháng

7 Lowestoft, Norfolk Đá sỏi >2 năm

8 Vùng bờ biển Hà Lan Cát 3 năm

9 Vịnh Boca Ciega, Florida Vỏ sò-Cát 10 năm

Quan sát chung cho thấy là tốc độ phục hồi nhanh nhất ở vùng cửa sông, nơi mà bùn đất mịn hay bị xáo trộn và nơi mà các loài ngụ cư (opportunistic species) chiếm ưu thế. Nói chung, thời gian phục hồi tăng cao ở các vùng cát và sỏi ổn định, nơi mà các loài sống lâu với các tương tác sinh học phức tạp kiểm soát cấu trúc của cộng đồng các sinh vật chiếm ưu thế.

Nghiên cứu ở vùng cửa sông bị ô nhiễm ở khu vực Đông Bắc nước Anh cũng chỉ ra rằng thời gian phục hồi của cộng đồng sinh vật đáy là hơn 6 tháng (M.P Quigley and J.A. Hall, 1999). Nghiên cứu ở một khu vực nạo vét nhỏ (2.625m2) ở một môi trường tương tự ở khu cảng Ceuta của Bắc Phi cũng chỉ ra rằng cần khoảng 6 tháng để khu vực bị xáo trộn tái lập cấu trúc và để cộng đồng sinh vật đáy phục hồi đạt tới mức tương tự như ở vùng không bị xáo trộn (Jose M Guera-Garcia et al. 2003).

Căn cứ vào các dẫn liệu trên cho thấy khả năng phục hồi sau nạo vét khoảng 6 tháng.

b.3)Tác động của đến giao thông đường thủy

Nạo vét các đoạn trên rạch cho thấy chủ yếu sử dụng mặt nước để thi công nạo vét. Khi nạo vét đơn vị thi công thông báo, và lập trạm điều tiết để các phương tiện thuyền ghe di chuyển sang kênh khác trong khu vực. Mật độ giao thông của thuyền ghe trên rạch sẽ nạo vét không lớn. Từ khảo sát thực tế và căn cứ vào các hạng mục thi công nạo vét tác động từ thi công đến giao thông đường thủy là có thể cản trở đi lại của thuyền ghe nhỏ trên rạch. Do đó nếu không có trạm cảnh báo, kiểm soát và điều tiết giao thông tốt thì khả năng thuyền ghe đi nhầm vào tuyến rạch đang nạo vét, sẽ phải quay đầu lại gây thiệt hại về kinh tế và thời gian vận chuyển

93

Page 94: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”cho các chủ phương tiện. Tác động này được đánh giá mức độ trung bình, như vậy phương án điều tiết giao thông trên rạch phải được thực hiện ngay từ khi chuẩn bị thi công. Phương án được đề xuất trong chương 5.

b.4) Tác động đến hệ động vật và hệ sinh thái

Do công trình nạo vét được thực hiện trong khu vực đã được khai thác sử dụng cho mục đích dẫn nước nên khu hệ thủy sinh trong khu vực này không nhiều. Theo các tài liệu khu hệ thủy sinh trong vùng không có loài nào nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.

Hoạt động nạo vét chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khu hệ động vật đáy rạch. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mức độ tác động sẽ không lớn do phần diện tích nạo vét hàng ngày rất nhỏ so với diện tích rạch, các sinh vật đều có khả năng di cư sang vùng không nạo vét và có khả năng phục hồi như đánh giá ở trên nên mức độ tác động đến khu hệ thủy sinh là không quá lớn và không có nguy cơ ảnh hưởng sâu rộng ra các vùng xung quanh.

b.5)Tác động đến kinh tế và xã hội

Do thời gian thi công mỗi tuyến rạch ngắn, chỉ trong khoảng 30 - 60 ngày, số lượng công nhân thi công 64 người, khu vực ít dân sinh sống sẽ ít có sự va chạm giữa công nhân và nhân dân sống trong địa phương. Do đó, xuất hiện mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người địa phương có thể xảy ra là rất thấp.

b.6) Tác động đến nuôi trồng thuy sản và sản xuất muối

Hoạt động nạo vét rạch sẽ làm gia tăng độ đục có khả năng ảnh hưởng đến NTTS. Tuy nhiên chủ đầu tư cam kết không thi công nạo vét vào thời gian vụ nuôi trồng thủy sản và lấy nước sản xuất muối. Tuy nhiên, để hạn chế các tác động bất trắc thì khi thi công các đơn vị thi công phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và người dân trao đổi thông tin qua đó có giải pháp không lấy nước cho bất kì mục đích gì trong thời gian thi công nạo vét hoặc tạm dừng thi công vào thời điểm người dân lấy nước nếu cần thiết.

b.7) Ảnh hưởng đến khu vực nhạy cảm

Khu vực nạo vét tuyến rạch nằm trên cánh đồng sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Các điểm nhạy cảm trong khu vực nạo vét bao gồm đền chùa, nhà thờ, các văn phòng hành chính, ngân hàng, các khu di tích lịch sử, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện không có.

a.Đánh giá tác động do các sự cố rủi ro trong thi công hạng mục nạo vét

Đặc tính của hoạt động thi công nạo vét không phát sinh nhiều nước thải ô nhiễm, cũng như không sinh ra nhiều khói bụi độc hại. Tuy nhiên, khả năng xảy ra các sự cố và rủi ro thường cao hơn, tác động đáng kể đến môi trường và gây thiệt hại về tài sản, tính mạng. Các sự cố thường gặp trong hoạt động thi công nạo vét có thể gồm có: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sạc lở đất.

c.1) Sự cố tai nạn lao động:

Tai nạn lao động xảy ra như bị rơi, ngã từ trên tàu do bất cẩn khi làm việc trên tàu, bị điện giật do bất cẩn trong sử dụng điện, thao tác sửa chữa cơ khí khác trên tàu, vướng vào dây neo, tời kéo trên tàu. Tác động chủ yếu đến công nhân làm việc tại công trường. Gây thương tật các loại, bệnh nghề nghiệp, hoặc thiệt hại tính mạng người lao động. Tác động đến cộng đồng dân cư xung quanh không đáng kể.

c.2)Sự cố tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông do sự cố chìm thuyền ghe và các va chạm dẫn đến chìm xuồng ghe gây nên tràn dầu. Nguyên nhân không thực hiện điều tiết giao thông, các ghe thuyền có thể đi vào khu nạo vét. Quay tàu cuốc không đúng vị trí và các thao tác kỹ thuật. Vỏ tàu cuốc bị khuyết tật, rạn nứt hoặc không đảm bảo đủ độ bền sau một thời gian sử dụng. Nạo vét trong điều kiện

94

Page 95: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”thời tiết xấu. Thuyền ghe gặp phải các chướng ngại vật đột xuất chưa được thanh thải. Sự cố tai nạn giao thông dẫn đến tràn dầu ra rạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước và trầm tích khu vực.

c.3) Sự cố khác:

Quá trình đào đất sẽ tạo ra sườn dốc, đặc biệt là ở những chỗ có nền đất yếu sẽ tăng rủi ro xói mòn hoặc đe dọa sạt lở đất.

Người và vật rơi xuống rạch đất gây thiệt hại về tính mạng.

Sự cố nước rò rỉ chảy vào khu vực sản xuất gây thiệt hại kinh tế cho hoạt động sản xuất xung quanh.

Các sự cố này mặc dù xác suất xảy ra rất thấp, tuy nhiên nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Các tác động này có thể giảm thiểu được nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

* c.4) Các tình hống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình thi công tương tự hạng mục thi công cống.

4.3.3.5. Đánh giá, dự báo tác động của hạng mục xây dựng trạm cấp nước

a. Các tác động liên quan đến chất thải

a.1) Dạng bụi và khí thải

* Xây dựng trạm cấp nước:

Các hạng mục: Nhà điều hành - Quản ly, trạm bơm nước thô, nhà để xe, nhà tập thể, nhà đặt máy phát điện dự phòng, nhà bảo vệ, cổng hàng rào, sân nền, đường nội bộ, trạm biếp áp 3 pha, trạm bơm nước thô sử dụng phần đã xây dựng của nhà máy cấp nước Ba Lai chỉ diễn ra các hoạt động lắp đặt thêm bơm, đường ống kỹ thuật, cấp điện và thiết bị điều khiển cho trạm cấp nước mới do đó tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng các công trình hạ tầng này là không có.

* Hoạt động xây mới 3 cụm xử ly 110m3/h và hai bể chứa nước sạch 800m3 và nhà hóa chất. Các tác động môi trường không khí bao gồm:

Vận chuyển, bốc xếp vật tư vật tư: cát, đá, xi măng, matic,… bụi bay theo gió dọc theo các tuyến đường từ kho vật tư xây dựng đến công trường xây dựng; bụi từ đường đất tung lên khi xe chạy; bụi từ cát, đá, bao xi măng khi bốc xếp tại kho vật tư và bãi chứa, kho trong công trường. Đặc biệt, khi trộn bê tông, tháo bao bì xi măng, cho vật liệu vào máy trộn, tiến hành trộn thì lượng bụi xuất hiện nhiều nhất.

Khói thải động cơ xăng, diezel của các máy thi công, máy phát điện, xe tải chở vật tư, xe ô tô, xe máy chứa các thành phân gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: bụi, SO2, NOx, CO, hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC),…

Quá trình thi công xây dựng: bụi cuốn theo gió từ đất đào hố móng đổ lên xe hoặc chất đống bên cạnh hố đào; bụi xuất hiện do gạch vỡ khi chặt gạch, sử dụng xi măng khô, làm phẳng lớp matic; mùi dung môi, bụi sơn khi sơn phun các bề mặt kim loại, sơn tường,… Đặc biệt, bụi xuất hiện rất nhiều khi khoan cắt tường, bê tông, cắt gạch,…

* Tác động trong giai đoạn đào đắp để đặt các hệ thống đường ống truyền dẫn nước, sẽ phát sinh nhiều bụi đất, khí thải và tiếng vào môi trường tự nhiên:

Bụi đất chỉ phát sinh tại tuyến ống dẫn nước thô và tuyến dẫn nước sạch. Tác động của bụi đất được tínhtoán như sau:

Lượng đất đào để xây dựng tuyến đường ống tính toán theo Định mức xây dựng là:

M= D x R x C x 1,3 = 93.000m x 0,5 m x 2 m x 1,3 = 120.900 m3 đất. Trong đó:

95

Page 96: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”+ D: chiều dài tuyến ống

+ R: chiều rộng tuyến ống

+ C: chiều sâu đặt ống

+1,3 : Hệ số đào đất (Theo Định mức dự toán xây dựng 2006)

Tuy nhiên sau khi đào đất để bỏ cống dự án sẽ dùng lại đất đã đào để san lấp lại, với độ cao lớp đất san lấp lại khoảng 1m từ đỉnh ống đến mặt đất, do đó lượng đất bỏ đi chỉ chiếm 50% lượng đất đào. Như vậy tổng khối lượng đất đào là khoảng 60.450 m3 tương đương 41.689 tấn (với tải trọng đất cát trung bình là 1,45 tấn/m3). Lượng đất chở đi đến bằng loại ô tô vận tải nặng loại 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,05%. Dựa trên khối lượng đất chở đi và đất, cát cần san lấp với tải trọng của mỗi xe 10 tấn, ta xác định được tổng số lượt xe ra vào trong suốt quá trình san lấp là 4.169 lượt/12 tháng, hay trung bình 1 ngày là 15 lượt.

Tác động bụi của quá trình san đất lấp đường ống: Hệ số ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình san đất lắp đường ống có thể ước tính như sau

C: hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

k: kích thước hạt 0,5

U: vận tốc gió (2,6 m/s)

M: độ ẩm trung bình của vật liệu (18% đối với đất).

Thay số ta được : E=0,0085kg/tấn. Với số lượng đất cần san lấp là 41.689 tấn thì lượng bụi phát sinh là 354kg. Nếu một năm là việc 290 ngày, tải lượng bụi phát sinh trong ngày là 1,2kg/ngày.

* Tác động bụi từ quá trình vận chuyển đất dư: Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển đất dư trong khu vực xây dựng đường ống có thể ước tính như sau:

Trong đó: E : hệ số ô nhiễm bụi (kg/tấn).

k : kích thước hạt = 0,5.

s : lượng đất trên đường = 8,9%

S : tốc độ trung bình của xe = 20 km/h

W : trọng lượng có tải của xe = 10 tấn

w : số bánh xe = 6 bánh

p: số ngày mưa trong năm khoảng 115 ngày

Thay số ta được: E=0,375 kg/tấn. Với số lượng đất cần vận chuyển là 41.689 tấn thì lượng bụi phát sinh là 15.663 kg. Tải lượng bụi phát sinh trong ngày là 53 kg/ngày.

Tuy nhiên do các đường ống lắp đặt trên trục giao thông liên huyện khu vực chủ yếu là nông thôn, ít khu vực nhạy cảm và dân cư thưa thớt nên có thể xem tác động đến chất lượng không khí trong giai đoạn thi công đường ống cấp nước chỉ là tạm thời, trong thời gian ngắn và không đáng kể.

96

Page 97: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực lắp đặt đường ống, gây bụi, ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển.

* Tác động do khí thải phương tiện vận chuyển

Hạng mục lắp đặt tuyến ống cấp nước sẽ sử dụng các loại ô tô vận tải nặng lọai 10 tấn sử dụng nhiên liệu là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,05% để vận chuyển đất cát đào đắp, san lấp đường ống. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5-16 tấn, có thể ước tính tổng lượng khí thải sinh ra do hoạt động đào đắp, san lấp toàn bộ mặt bằng công trình như bảng sau.

Bảng 4.24: Tải lượng khí thải phương tiện vận chuyển lắp đặt tuyến ống

STT Chất ô nhiễm

Tải lượng (kg/1000km)

Chiều dài (km)

Tải lượng (kg/xe ngày)

Tổng tải (kg/ngày)

1 Bụi 0,9 10 0,009 0,14

2 SO2 20,75S 10 0,010 0,16

3 NOx 14,4 10 0,144 2,16

4 CO 2,9 10 0,029 0,44

5 VOCs 0,8 10 0,008 0,12

Ghi chú: Tính cho số lượt xe là 15 lượt/ngày.Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực thi công, gây bụi, ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển.

a.2) Chất thải dạng lỏng

Trong giai đoạn thi công trạm cấp nước và lắp đặt đường ống phân phối, môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng từ hai nguồn tác động chính: nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân thi công.

* Ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn sẽ gây ra các tác động môi trường đối với mặt nước do kéo theo các loại đất đá, cát, các loại chất thải chất thải, dầu có trên bề mặt công trường thi công và theo dòng chảy xuống lưu vực sông. Quá trình phân hủy của các loại chất thải sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển các loại dịch bệnh cho người và động vật, đồng thời ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản của người dân khu vực xung quanh.

Để ước tính lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích xây dựng đối với môi trường xung quanh trong công trình cấp nước, phương pháp tính toán của hệ thống thoát nước thủy lực theo phương pháp của công thức cường độ giới hạn (nguồn: Sổ tay Kỹ thuật Môi trường, 2005) như sau:

Trong đó:

Q: Lượng nước chảy tràn tối đa (m3/ngày)

C: Hệ số dòng chảy, chọn C = 0,6

97

Page 98: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

I: Lượng mưa tối đa (mm/ngày), chọn giá trị tối đa lượng mưa ở Ba Tri là 150 mm/ngày xảy ra trong thời gian xây dựng

A: diện tích xây dựng (m2)

Lượng nước mưa chảy tràn trong ngày tại công trường xây dựng 14,95 ha (149500 m2) có thể được ước tính như sau:

Q (m3/ngày) = 0,60 * 0,15m/ngày *149500 m2 = 13.455 m3/ngày

Kết quả trên cho thấy lượng nước mưa chảy tràn là khá lớn, tuy nhiên quá trình thi công kéo dài khoảng 1 năm, đồng thời quá trình lắp đường ống diễn ra mỗi ngày một đoạn nhỏ khoảng 100m/ngày, do đó, tác động môi trường không đáng kể.

* Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân thi công

Lượng nước thải của công nhân sẽ được tính tương đương với lượng nước cấp trên đầu người. Nếu định lượng nước tiêu thụ cho công nhân trên công trường là 60 lít/người/ngày, (TCXDVN 33:2006) tiêu chuẩn cấp nước đối vùng nông thôn. Lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp. Dự kiến số công nhân tham gia thi công trạm cấp nước 10 người, thi công lắp đặt đường ống 20 người và thời gian xây dựng là 12 tháng (24 ngày làm việc trong 1 tháng). Như vậy tổng lượng nước thải của công nhân trong tổng thời gian thi công là 304 m 3 và 1,2m3/ngày. Thành phần tính chất tương tự bảng 4.10. Lượng nước thải trên là khá lớn và bị ô nhiễm nguồn hữu cơ là chủ yếu, do đó, trong suốt quá trình xây dựng cần tổ chức thu gom, xử ly nước thải phát sinh và lập kế hoạch thi công hợp ly để hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, người dân và công nhân trực tiếp thi công.

a.3) Tác động đến môi trường đất

Việc thi công san lấp mặt bằng lắp đặt hệ thống cấp nước, xây dựng trạm cấp nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất. Quá trình thi công sẽ phá vỡ bề mặt đất hiện trạng, tạo điều kiện cho việc rửa trôi và xói mòn khi mưa xuống. Tuy nhiên sau khi lắp đặt đường ống cấp nước công trình phải hoàn thổ như hiện trạng ban đầu do đó những ảnh hưởng này không lớn và có thể kiểm soát được.

Các hoạt động vận chuyển đất cát, vật liệu xây dựng cũng góp phần tác động đến môi trường đất trong khu vực thi công và các khu lân cận bởi lượng xăng, dầu, nhớt từ các thiết bị thi công, máy móc, xe tải. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này không lớn và có thể kiểm soát được.

a.4). Chất thải dạng rắn

Môi trường chịu ảnh hưởng của chất thải rắn phát sinh từ hai nguồn chính: Chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân.

* Chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng bao gồm gỗ, phần dư của sắt, thép, dây buộc, bao bì... những chất thải rắn là kim loại, bao bì có thể tái sử dụng được sẽ thu gom và bán lại cho những cơ sở tái chế, tuy nhiên lượng rác thải này rất nhỏ, hầu như không gây tác động đến môi trường xung quanh.

* Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân

Lượng chất thải rắn phát sinh đối với mỗi công nhân là 0,4 kg/ngày, và căn cứ vào số lượng công nhân xây dựng (30 người) và tổng thời gian thi công là 12 tháng (24 ngày làm việc trên 1 tháng). Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 3,5tấn trong suốt quá trình thi công. Lượng rác này không quá lớn, tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh môi trường, cần tổ chức thu gom và xử ly nhằm tạo môi trường sống trong lành cho công nhân và người dân quanh vùng thi công công trình.

b) Các tác động không liên quan đến chất thải

b.1) Tác động do tiếng ồn, rung

98

Page 99: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Các nguồn gây ra tiếng ồn chính bao gồm phương tiện vận chuyển và thiết bị/máy móc thi công xây dựng. Mức ồn phát sinh cách các nguồn gây ồn được trình bày trong bảng 4.7

Có thể dự báo ảnh hưởng của tiếng ồn tới các khu vực lân cận công trường (Tài liệu tham khảo: Phạm Ngọc Đăng - Môi trường không khí, NXB Khoa học kỹ thuật, 1997) như sau:

Li = Lp - Ld - Lc

Trong đó:

- Lp: độ ồn tại điểm cách nguồn 15 m.

- Ld: mức giảm độ ồn ở khoảng cách d và được tính theo công thức sau:

Ld = 20.lg [(r2/r1)](1+ a) (dBA)

- a: hệ số tính đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Do mặt đất khu vực được coi là trống trải, không có cây cối nên a = 0.

- r: khoảng cách từ nguồn đến điểm đo, r = 15 m.

- Lc: mức độ giảm độ ồn khi đi qua vật cản. Ở đây tính trong trường hợp không có vật cản, Lc = 0 (dBA).

Tổng độ ồn sinh ra tại một điểm do tất các nguồn gây ra được tính theo công thức:

L = 10lg (dBA)

Từ công thức trên có thể tính được độ ồn do các phương tiện thi công gây ra theo khoảng cách như sau:

Bảng 4.25. Dự báo tiếng ồn tại các khu vực lân cận dự án

TT Nguồn gây ồnKhoảng cách Tổng ồn

15m* 20m 50 m 15m* 20m 50 m

1 Máy trộn bê tông 75 72,5 64,5

86 81,89 75,63

2 Cẩu nâng 72,5 70 62

3 Máy hàn 76 73,5 65,5

4 Máy khoan 79 76,5 68,5

5 Máy cưa 77,5 75 67

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động: 3733/2002/QĐ-BYT 85 dBA

QCVN 26:2010/BTNMT:

- Khu vực thông thường 70 dBA

* Nguồn: Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. NXB Khoa học và kỹ thuật.

Từ bảng trên cho thấy:

+ Ở vị trí cách nguồn ồn 15m khi nguồn phát sinh đồng loạt thì mức ồn vượt TCCP đối với môi trường lao động nhưng mức độ gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường lao động không bị ô nhiễm thì trong quá trình xây dựng cần đặc biệt chú y tới vị trí này.

+ Ở vị trí cách nguồn ồn 20m khi nguồn phát sinh là riêng lẻ hay đồng loạt thì mức ồn vẫn nằm trong TCCP đối với môi trường lao động.

99

Page 100: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

b.2) Tác động đến giao thông

Một khối lượng lớn đất cát, vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc sẽ được vận chuyển đến khu vực xây dựng trạm cấp nước, và vị trí các tuyến ống. Điều này làm gia tăng rất lớn lưu lượng xe trên các tuyến đường giao thông chính dẫn vào trạm cấp nước, điều đáng chú y là các tuyến đường chưa được nâng cấp, có chiều ngang tương đối hẹp. Vì vậy, để hạn chế tai nạn, cần lắp các biển cảnh báo rõ ràng, để tránh tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm cử người ra điều tiết.

Hoạt động lắp đường ống cấp nước diễn ra hai bên đường huyện lộ 16 và ĐT.885 có thể gây cản trở đến người đi bộ dọc theo hai bên đường khi lắp đặt và thi công đường ống. Tuy nhiên khu vực này thuộc vùng nông thôn có mật độ giao thông thấp mức độ ảnh hưởng chủ yếu đến người dân địa phương hoặc khách bộ hành mức độ tác động được đánh giá thấp, không thể tránh khỏi và có thể kiểm soát.

b.3). Ảnh hưởng đến khu vực nhạy cảm (FS chưa cung cấp số liệu)

b.4). Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội

Do khu vực xây dựng trạm cấp nước và hệ thống đường ống nằm trên khu vực nông thôn nên hoạt động thi công hầu như không có ảnh hưởng đến việc kinh doanh mua bán của người dân, có chăng là tạo điều kiện tăng thu nhập do phát triển các hoạt động kinh doanh buôn bán vục vụ cho công nhân tham gia thi công. Thi công trạm cấp nước và hệ thống đường ống cũng sẽ tạo cơ hội việc làm phổ thông cho các lao động nhàn rỗi tại địa phương nhất là vào lúc nông nhàn.

Tuy nhiên, ngoài những tác động có lợi thì sự tập trung thêm 30 công nhân tại địa phương có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa công nhân và người địa phương, các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy và gây rối trật tự công cộng cũng có thể xảy ra nếu nhà thầu không có biện pháp quản ly công nhân chặt chẽ.

b.5). Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường

Hiện trạng đất khi xây dựng trạm nước cấp nằm trong nhà máy cấp nước Ba Lai nên không có sự thai đổi hệ sinh thái cảnh quan. Hệ thống cấp nước lắp đặt trên hệ thống giao thông và sẽ hoàn trả lại hiện trạng môi trường sau khi kết thúc việc đào bới.

c). Rủi ro, sự cố, an toàn sức khỏe lao động

Trong quá trình thi công công trình trạm cấp nước và đường ống có thể xảy ra những sự cố môi trường gây thiệt hại cho người, tài sản và có tác động đến tiến độ thi công. Các sự cố môi trường có thể xảy ra như sau:

c.1) Sự cố cháy nổ

Trong quá trình thi công, xe cộ, máy móc, thiết bị sẽ phải sử dụng nguồn nhiên liệu là xăng, dầu DO. Các nhiên liệu này được dự trữ trong các thùng chứa và để trong kho chứa. Nếu các công nhân vận hành máy móc không đúng kỹ thuật, bất cẩn trong việc dùng lửa sẽ gây cháy nổ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản chung của nhà máy cấp nước Ba Lai.

c.2) Sự cố về nền móng, địa chất công trình

Quá trình thi công đào đắp đất, đổ bê tông, đóng cọc bê tông sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, địa chất khu vực. Các sự cố này làm sụp lở đất, đá, tác động đến nước ngầm và có thể vùi lấp làm hư hỏng thiết bị, máy móc.

c.3) Tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông xảy ra trong khu vực thi công đường ống cấp nước do việc đào, lấp đất đai làm cho mặt đường lầy lội, trơn trượt, hư hỏng kết hợp việc thi công vào mùa mưa nên rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

100

Page 101: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

c.4) Tai nạn lao động:

Trong giai đoạn xây dựng trạm cấp nước, sự di chuyển và hoạt động của thiết bị có thể làm tổn thương đến người lao động. Hàm lượng bụi cao gây các bệnh về phổi, hen suyễn, mũi, mắt... cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông đặc biệt là trong suốt quá trình vận chuyển cát đá san lắp mặt bằng và vật liệu xây dựng. Vì vậy, cần lắp đặt hệ thống cảnh báo, chiếu sáng tạm thời để người dân có thể nhận biết khu vực công trường dễ dàng. Bắt buộc công nhân phải tuân thủ các qui định về an toàn lao động, mặc bảo hộ lao động trong suốt quá trình thi công.

* c.5) Các tình hống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình thi công tương tự hạng mục thi công cống.

4.3.4. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn vận hành

4.3.4.1. Các hoạt động

Nguồn tác động giai đoạn vận hành chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sau:

- Hoạt động vận hành 9 cống kiểm soát triều cường.

- Hoạt động từ các mô hình sinh kế mô hình tôm - rừng

- Hoạt động của trạm cấp nước.

- Kênh rạch sau khi nạo vét môi trường được cải thiện tăng cường khả năng dẫn nước và đáp ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai. Do đó các tác động tiêu cực do vận hành là không có.

4.3.4.2. Đánh giá tác động trong vận hành

Sau khi hoàn thành 9 cống điều tiết nước biển cùng với 31 km đê biển và 11 cống đều tiết đã hoàn thành tạo mạng lưới hạ tầng thuận lợi đảm bảo nhiệm vụ ngăn mặn, phòng chống xâm nhập nước biển do thuỷ triều, nước dâng và sóng do bão, bảo vệ 98.000 người với 15.529 ha. Đồng thời tạo hạ tầng thuận lợi để ổn định sản xuất, phát triển bền vững kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân trong vùng tiểu dự án.

Hoàn thành 9 cống kế nối hạ tầng hiện có của tuyến đê biển Ba Tri đảm bảo an toàn cho người dân và hàng nghìn ha lúa cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống điều hòa triều và cung cấp nước cho sản xuất. Ngăn mặn và giảm thiệt hại hưởng đến lúa, hoa màu của người dân. Tạo ra diện mạo mới cho vùng hưởng lợi, là tiền đề phát triển kinh tế cho nhân trong vùng như tăng sản xuất từ 2 vụ sang 3 vụ, tăng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng, sản lượng lúa và cây trái tăng. Các tác động tích cực của hoạt động mô hình sinh kế là:

Về lâu dài tiểu dự án mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp tài chính cho huyện Ba Tri. Làm tăng giá trị sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định và phát triển kinh tế theo định hướng đã được thông qua theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg. Trồng bổ sung rừng ngập mặn ven biển kết hợp nuôi tôm nhằm thỏa mãn hai mục đích bao gồm:

Tăng diện tích rừng ngập mặn là giảm nhẹ BĐKH, đặc biệt là thảm thực vật hấp thụ carbon và tạo ra O2 trong khí quyển. Một hecta cây xanh có thể hấp thu 6 tấn CO2/ năm. Trồng bổ sung rừng để phát triển HST rừng ngập mặn có tác dụng giảm thiểu thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, sóng thần. Achim Steiner (2010) tính rằng, trồng và bảo vệ gần 12.000 ha rừng ngập mặn ở Việt nam chỉ mất khoảng hơn 1 triệu USD nhưng tiết kiệm khoảng hơn 7 triệu USD chi phí hàng năm cho công tác bảo dưỡng đê điều. Trồng rừng ven biển Ba Tri sẽ làm giảm khả năng xói lở và tăng khả năng cản gió bảo vệ bờ biển, bờ sông khi có mưa to, bão lớn, tăng khả năng điều hòa nhiệt độ, cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí và tăng khả năng làm sạch môi trường nước trong khu vực tiểu dự án. Ngoài ra khi diện tích rừng ngập mặn tăng lên nghĩa là

101

Page 102: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”nơi cư trú của các giống loài thủy sinh tăng các giống loài ngày càng tăng về giống loài, chủng loại.

Hoàn thành 9 cống kết hợp với đê tạo đường giao thông xuyên suốt trong vùng, đảm bảo an toàn giao thông khi di chuyển trên đê. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng các tác động chính đến môi trường bao gồm:

a) Tác động liên quan đến chất thải

a.1) Tác động tới môi trường không khí

Khi công trình xây dựng 9 cống hoàn thành cùng với đường dẫn lên đê được kết nối với tuyến đê biển và 11 cống hiện có các phương tiện giao thông đi lại trên đê sẽ tăng lên, sự di chuyển này làm gia tăng lượng khí thải, bụi và tiếng ồn vào môi trường không khí. Theo điều tra khảo sát ngoài hiện trường vùng tiểu dự án thuộc vùng nông thôn, nhu cầu đi lại ít, hơn nữa phương tiện lưu thông chủ yếu là xe đạp, xe máy, lượng phát thải không nhiều và tác động này có thể được kiểm soát cùng với giải pháp không cho phép các phương tiện cơ giới đi lại trên đê nhằm bảo vệ thân đê.

Ngoài ra khi vận hành công trình khả năng quay vùng sản xuất tăng lên thời gian phủ xanh trên diện tích tăng lên. Các khu trũng phía trong huyện lộ 16 sẽ tiêu thoát nước nhanh và triệt để hơn, đất đai thau rửa tốt hơn sẽ giảm sự bốc hơi phèn mặn trong mùa khô chất lượng không khí sẽ được cải thiện. Cải thiện môi trường không khí do thay đổi vi khí hậu và điều hòa môi trường vi khí hậu do mùa khô lượng nước được trữ nhiều trong kênh mương làm gia tăng bốc hơi sẽ cải thiện được nắng nóng và khô.

a.2) Tác động môi trường nước

Khi hệ thống cống ngăn triều vận hành vùng bên trong hương lộ 16 chất lượng nước thay đổi đáng kể, cống ngăn triều được điều tiết xả trực tiếp ra biển nước không bị tù đọng sẽ làm giảm ô nhiễm.

Hệ thống đi vào hoạt động thì cơ cấu sản xuất của vùng hưởng lợi sẽ không thay đổi mà chủ yếu là tăng vụ sản xuất góp phần ổn định sản xuất cho người dân.

Gia tăng hoạt động thủy sản tăng lượng nước thải từ các ao nuôi. Lượng nước thải tại các ao nuôi nếu không được xử ly triệt để sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngọt, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân trong vùng quy hoạch rồi đến các vùng xung quanh về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe người dân lẫn hiệu quả sản xuất, nuôi thủy sản về lâu dài.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm tăng lượng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, đất và đời sống thủy sinh trong khu vực TDA. Tuy nhiên, với mục tiêu là phát triển sinh kế bền vững thì ngoài việc xây dựng công trình, TDA còn đưa vào các mô hình sinh kế bền vững cho vùng, và khuyến khích việc bảo quản và sử dụng hợp ly phân hóa học và thuốc trừ sâu, kết hợp với tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho nhân dân do đó tác động do sử dụng thuốc trừ sâu có thể được cải thiện.

Mặt tác động tiêu cực khác có thể xảy ra đối với chất lượng nước vào thời điểm vận hành cống đóng liên tục sẽ làm giảm trao đổi nước ở khu vực này và nguy cơ làm nguồn nước ô nhiễm sẽ gia tăng. Do đó đơn vị quản ly công trình chịu trách nhiệm vận hành đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và môi trường.

a.3) Tác động môi trường do chất thải rắn

Khi hệ thống ngăn triều hoạt động độ mặn trong khu vực sẽ được kiểm soát phù hợp cho sự phát triển của tôm và an toàn hơn cho các ao nuôi thủy sản diện tích và qui mô có thể tăng trong vùng 2 sẽ phát sinh nhiều chất thải trong đó có bùn thải từ quá trình vệ sinh ao nuôi thủy sản chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, các thành phần khoáng và vi

102

Page 103: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”sinh vật nếu không được xử lí đúng gây ô nhiễm môi trường đất nước, không khí và lan tràn dịch bệnh.

Trong trường hợp nếu như nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường trong vùng tiểu dự án không được cải thiện, việc vứt bao bì từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng bừa bãi xuống kênh rạch cũng có thể xảy ra trong giai đoạn vận hành. Điều này có thể làm cho nhiều kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Do đó sự tham gia của cộng đồng trong quản ly môi trường đặc biệt trong giai đoạn vận hành là hết sức quan trọng.

b) Các tác động không liên quan đến chất thải

b.1) Thay đổi phân bố xâm nhập mặn và nồng độ mặn

Sau khi xây dựng công trình, hầu như toàn bộ vùng dự án mặn sẽ được kiểm soát. Mặn trên khu vực tiểu dự án chính chủ yếu phụ thuộc vào triều biển và dòng chảy trên thượng lưu. Tác động của việc xây dựng công trình điều tiết mặn của TDA sẽ là tích cực vì kết hợp với hệ thống đê biển đã hoàn thành cùng với cống điều tiết sẽ hạn chế sự xâm nhập mặn của thủy triều vào cac kênh rạch trong nội đồng. Khi các cống cấp nước ngọt được sử dụng làm giảm nồng độ mặn trên sông.

b.2) Thay đổi thủy văn

Khi hệ thống cống ngăn triều hoàn thành kết hợp hệ thống đê biển chế độ thủy văn phía bên trong đê sẽ thay đổi dòng chảy, mực nước sẽ phụ thuộc vào chế độ vận hành cống. Phía ngoài đê sẽ bị bồi nhiều hơn. Sự thiệt hại do bão và triều cường sẽ không gây thiệt hại cho phía trong đê.

Thay đổi dòng chảy mùa kiệt: Trong trường hợp các cống đóng ngăn mặn mực nước trên sông chính không thay đổi nhiều do khu vực này chủ yếu chịu tác động của triều Biển Đông. Lưu lượng ra vào vùng dự án cũng giảm đi khi các cống đóng, điều này sẽ làm cho khả năng trao đổi nước kém đi, tạo điều kiện cho chất lượng nước suy giảm, khả năng bồi lắng lòng kênh lớn.

b.3)Tác động tới môi trường nước ngầm

Việc ngăn mặn khống chế rủi ro dẫn đến tăng vụ sẽ dẫn đến việc sử dụng phân bón hóa học vùng tăng lên. Nếu không được sử dụng đúng cách và hợp ly cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tầng nông. Tuy nhiên tác động này chưa rõ ràng.

b.4)Tác động tới môi trường đất

Đất trong vùng cống chủ yếu là đất nhiễm mặn. Khi ngăn sự xâm nhập mặn của triều cường, vùng bên trong tỉnh lộ 16 kết hợp cống cấp ngọt đất sẽ được rửa mặn đáp ứng được sinh trưởng của cây trồng.

Ngoài ra nếu sử dụng quá mức hàm lượng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp khu vực tiểu dự án làm cho đất bị chai, độ chặt của đất tăng lên, giảm độ tơi xốp, độ hấp thu của bộ rễ cây và đất kém đi, độ thấm nước kém tạo ra khả năng lưu giữ chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất tăng lên. Ngoài ra, sẽ làm cho vi sinh vật có lợi cho đất bị giảm đi, quá trình khoáng hóa trong đất kém nên về lâu dài chất lượng đất sẽ giảm đi.

b.5)Tác động đến tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học

* Hệ sinh thái cạn và ngọt

Khi hệ thống cống kết hợp hệ thống đê ngăn triều hiện tại dẫn đến sự thay đổi đáng kể hệ sinh thái ngọt. Vùng ngọt hóa, hệ sinh thái cạn sẽ phát triển tốt hơn do nguồn nước ngọt dồi dào, tưới tiêu chủ động, đủ cấp nước cho mùa khô, gia súc gia cầm cũng được hưởng lợi vào mùa khô. Tuy nhiên cũng sẽ có hiện tượng ngập cục bộ do nguồn nước ngọt có chứa phù sa gây bồi lắng dòng kênh rạch. Thường xuyên nạo vét sẽ phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống cống đê mang lại cho vùng tiểu dự án.

103

Page 104: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Đối với các loài thủy sản ưa ngọt sống ở vùng TDA chủ yếu gồm cá lóc, cá lóc bông, lươn đồng, rô đồng, cá trê trắng, mè vinh, he đỏ, cá chài, cá tra,... Khi chưa có công trình, giới hạn sự di cư của chúng hoàn toàn phù thuộc vào mức độ xâm nhập mặn của thủy triều. Tuy nhiên, khi các cống vận hành đóng, giới hạn xâm nhập của thủy triều chính là tại vị trí cống của công trình. Điều này có nghĩa là vào mùa khô khi nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng thì các cống sẽ đóng lại ngăn cản quá trình xâm nhập mặn nên nước mặn chỉ xâm nhập được đến vị trí cống mà không thể đi sâu vào trong nội đồng như trước đây (khi chưa có cống), điều này giúp cho khả năng di cư của các loài cá nước ngọt sẽ được mở rộng ra tới vị trí cống. Còn mùa mưa khi thủy triều bị đẩy ra, các cống được mở, các loài ưa ngọt vẫn có thể di cư ra bên ngoài để kiếm ăn. Tóm lại, TDA đã vào vận hành thì các loài thủy sinh nước ngọt sẽ có lợi về không gian sinh sống cũng như vùng tìm kiếm thức ăn, giúp chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh.

* Hệ sinh thái biển ven bờ

Hệ thống cống ngăn mặn và cung cấp nước ngọt thay đổi nồng độ muối trong chất lượng nước trong vùng. Bất kỳ các thay đổi về điều kiện môi trường cũng đều có tác động đến khu hệ sinh vật trong vùng. Tác động phía trong của cống hàng dừa có thể bị tác động vì ít nước mặn, tuy nhiên dừa dễ thích nghi với điều kiện mặn thấp, thậm chí nước ngọt.

Các loài thủy sinh trong các ao cũng được hưởng khi nước ngọt nhiều hơn pha loãng nước mặn phù hợp phát triển của tôm.

Đối vùng triều tác động đáng kể như làm thay đổi thói quen di cư của một số loài cá và các động vật thủy sinh khác. Trong hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, có rất nhiều loài sinh vật thủy sinh, đặc biệt là các loài cá, tôm,... thường có thói quen di cư để tìm kiếm nguồn thức ăn cũng như nơi sinh sản, việc di cư này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nước, nguồn thức ăn cũng như thói quen của từng loài. Khi chưa có cống nhiều loài sống từ các vùng nước lợ cửa sông ven biển sẽ di cư đi sâu vào trong đất liền theo dòng chảy sông và theo mức độ xâm nhập mặn của thủy triều. Tuy nhiên, các cống kiểm soát mặn được đưa vào vận hành thì thì thói quen cũng như phạm vi di cư của các loài sẽ bị thay đổi. Trong một số thời điểm cần lấy nước ngọt các cửa cống sẽ được đóng lại để ngăn cản sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội đồng, ảnh hưởng tới hoạt động canh tác nông nghiệp. Điều đó có nghĩa các loài sinh vật ưa lợ như một số loài cá, mà phổ biến ở đây như cá cơm, cá chẽm, cá đối, cá đục,... là các loài cá sinh sống ở vùng nước lợ trước đây có thể di chuyển sâu vào trong nội đồng để tìm kiếm thức ăn theo sự xâm nhập mặn thì nay phạm vi tìm kiếm thức ăn của chúng được giới hạn ở phía trước cống.

b.6)Tác động đối giao thông

*Giao thông thủy

Chế độ mực nước, chế độ xâm nhập mặn, chế độ cung cấp nước ngọt vào khu vực tiểu dự án được điều phối thích hợp cho cả hai vùng ngọt và mặn. Khi độ mặn có diễn biến gây bất lợi cho tôm sẽ lấy nước mặn có nồng độ thích hợp trữ trong kênh mương và đóng cống để các hộ dân lấy nước vào ao nuôi. Khi độ mặn nước biển quá cao, không thể chờ đến khi có độ mặn thích hợp được cũng tiến hành đóng cống và chueyen tiếp nước ngọt từ vùng ngọt sang để pha loãng đạt yêu cầu. Cả ha trường hợp đóng cống này sẽ ảnh hưởng đến giao thông thủy không thể vào khu vực tiểu dự án được. Cao trình thiết kế cửa cống +2,5m, cao trình bờ bao trong khu vực được thiết kế 2,3-2,5m. Vào thời gian đỉnh triều có bão lũ vượt quá cao trình thiết kế bờ bao buộc phải đóng cống lại sẽ ảnh hưởng đến giao thông thủy. Đặc biệt đối với tàu thuyền có tải trọng lớn cột hàng hải cao trong khi chiều cao của cống cũng bị giới hạn trường hợp này hạn chế so với hiện trạng hiện nay.

* Giao thông bộ

104

Page 105: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Do có điều kiện địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông ngòi, việc đầu tư xây dựng công trình cống kết hợp cầu giao thông sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao lưu xã hội của người dân các khu vực cù lao, tạo thành mạng lưới giao thông thủy bộ liên tục trong vùng.

b.7)Tác động mâu thuẫn trong sử dụng nước

Việc sử dụng nước trên sông, kênh rạch vẫn diễn ra bình thường trong điều kiện dòng chảy tự nhiên nhưng sẽ có thay đổi khi xây dựng các công trình điều tiết trên sông. Do mục đích và nhu cầu sử dụng nước ở các khu vực khác nhau nên yêu cầu về khối lượng và chất lượng nước cũng khác nhau. Ví dụ, trong khi những người trồng trọt cần giữ nước ngọt trên sông để tưới thì những người nuôi thủy sản lại cần dẫn nước mặn để lấy nước vào vuông nuôi (ao nuôi). Những sự khác biệt đó có thể gây ra mâu thuẫn giữa khu vực thượng lưu và hạ lưu, giữa nhóm sử dụng nước này với nhóm khác, dẫn đến gây ra khó khăn đối với công trình điều tiết phải đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng cống kiểm soát mặn cần lưu y đến vấn đề này để có giải pháp vận hành công trình phù hợp.

c. Các sự cố rủi ro môi trường

Các rủi ro xảy ra trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp

Các tai biến thiên nhiên như ngập lũ trong mùa lũ: Nước lũ từ thượng nguồn cuốn trôi phèn, chất hữu cơ phân hủy, độc tố thuốc bảo vệ thực vật hòa vào dòng nước của các con sông, kênh rạch làm thay đổi đột ngột điều kiện môi trường (pH giảm, độ trong thấp), các chất ô nhiễm gia tăng ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng gián tiếp lên cây trồng và vật nuôi thông qua hoạt động lấy nước. Nước lũ về mạnh có thể tràn bờ hoặc phá hủy hệ thống đê bao gây thất thoát. Ngoài ra khi lũ về gây ra áp lực phèn lên ao nuôi do nước từ đồng nội dâng cao tràn bờ vào ao, ruộng từ đó gây thất thoát hay tác động xấu lên cây trồng và vật nuôi tổn hại kinh tế.

Dịch bệnh cây trồng và vật nuôi chết hàng loạt : Xác suất xảy ra phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước, khí hậu và sức khỏe của loài thủy sản và cây trồng. Các tác động xảy ra dịch thiệt hại nghiêm trọng kinh tế cho hoạt động nuôi trồng khu vực, gây ô nhiễm môi trường.

4.3.4.3. Đánh giá tác động các mô hình sinh kế

a. Các tác động môi trường

*Mô hình rừng – tôm được cấp chứng nhận GAP: nguồn tôm giống lấy từ tự nhiên theo chế độ thủy triều và có thả bổ sung với mật độ từ 1 - 3 con/m2, không tiến hành cho ăn. Các tác động mô trường từ mô hình là không đáng kể.

* Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học: trong quá trình nuôi không sử dụng thức ăn cho tôm, thuốc hóa học, chỉ sử dụng vi sinh tốt cho môi trường. Tác động môi trường rất nhỏ do tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn trong suốt quá trình nuôi, tuy nhiên việc nuôi gặp nhiều rủi ro trong thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm chưa được kiểm soát.

*Mô hình lúa – tôm càng xanh: Mức độ tác động của mô hình này đến môi trường được xem là không nhiều, tuy nhiên do chưa kiểm soát được nguồn con giống, chất lượng nước lấy vào ruộng nuôi không được kiểm soát, do đó đây cũng là hình thức nuôi còn chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt nếu không có biện pháp qui hoạch vùng nuôi và qui trình kiểm soát dịch bệnh, khi xảy ra dịch bệnh hộ gia đình sẽ tháo nước thu hoạch tôm mà không báo cho chính quyền, dẫn đến lan tràn dịch trên diện rộng.

b. Tác động kinh tế

*Mô hình rừng – tôm được cấp chứng nhận GAP:

105

Page 106: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Theo kết quả thực hiện thí điểm mô hình rừng – tôm được cấp chứng nhận GAP của IUCN thực hiện tại Bến Tre cho thấy. Nếu mô hình thực hiện không được chứng nhận hệ thống nuôi tôm rừng ngập mặn lợi nhuận hàng năm khoảng 21 triệu đồng/ha. Nếu mô hình tổ chức sản xuất đạt được chứng nhận GAP thì giá trị thu được từ 1 ha là: 40-45 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm từ mô hình từ 20 đến 25 triệu đồng/ha.

* Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học:

Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học thu được giá trị kinh tế rất cao. Nếu thực hiện tốt các khâu xử ly ao nuôi, chọn giống, ươm giống, thả con giống, chăm sóc, quản ly... đến thu hoạch, thực hiện nghiêm quy trình an toàn sinh học nên tôm ít dịch bệnh, giảm chi phí, sản lượng đạt cao, lợi nhuận thu được có thể lên đến 300 triệu/ha. Trong khi đó nuôi thông thường trường hợp không xảy ra dịch bệnh lãi khoảng 100 triệu/ha.

* Mô hình lúa – tôm càng xanh:

Theo kết quả tính toán lợi nhuận trung bình mô hình lúa tôm càng xanh khoảng 25-30 triệu/ha, trong khi đó mô hình trồng lúa thu lợi nhuận khoảng 20-25 triệu đồng/ha. Như vậy nếu tổ chức hoạt động sản xuất tốt, kiểm soát được dịch bệnh mô hình lúa – tôm càng xanh có thể thu lợi nhuận cao hơn trung bình khoảng 5 triệu đồng/ha.

c. Tác động xã hội

*Mô hình rừng – tôm được cấp chứng nhận GAP: Vùng 1 là một khu vực rừng ngập mặn xa xôi hệ thống giao thông kém phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Các gia đình nhận đất rừng theo hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng. Tỷ lệ mù chữ và bỏ học cao. Giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Việc tổ chức mô hình sinh kế rừng tôm sẽ tạo việc làm và tăng thu nhập từ hoạt động nuôi tôm. Vấn đề về giới tính mô hình sinh kế không thay đổi đáng kể triển khai mô hình.

Nhu cầu bổ sung lao động trong mô hình không nhiều, do cường độ sản xuất thấp và thu hoạch đều đặn trong năm khối lượng ít. Do đó người dân có thể tự đảm nhận công việc hàng ngày. Thời điểm cần nhân lực lao động đáng kể vào lúc nạo vét và thu hoạch cây (ở cuối chu kỳ tăng trưởng 12-15 cây năm).

Khả năng hình thành hợp tác xã để hỗ trợ mô hình sinh kế rất thấp do hoạt động sản xuất ở vùng 1 dân cư thưa thớt, nằm thành cụm nhỏ, hình thức canh tác theo mô hình trang trại. Tuy nhiên mô hình có thể hỗ trợ việc thành lập các nhóm nông dân để thực hiện các chương trình đào tạo, thông tin, và đàm phán hợp đồng cho tôm được chứng nhận với các công ty chế biến tôm. Việc thành lập các nhóm có thể là động lực giúp cho mô hình sinh kế rừng tôm nhân rộng.

Hoạt động các mô hình không tác động đến di sản văn hóa.

* Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học: Khu vực mô hình nuôi tôm an toàn sinh học có tỷ lệ người nghèo ít hơn so với vùng 1. Hầu hết người nghèo trong vùng 2 không có đất, đi thuê lại ruộng ao đất canh tác của người khác. Suy giảm nguồn lợi thủy sản ven biển đã giảm trong những năm qua mà làm cho nó khó khăn cho các hộ gia đình nghèo là dựa vào tài nguyên thiên nhiên là nguồn thu nhập duy nhất của họ để thoát khỏi nghèo đói.

Trong mô hình người phụ nữ có thể tham gia vào tất cả các công việc, tuy nhiên cơ hội việc làm cho họ không nhiều bởi phong tục trong vùng tiểu dự án cho rằng người phụ nữ không mang lại may mắn cho vụ tôm. Việc đầu tư vào nuôi tôm an toàn sinh học và tính chất rủi ro của việc đầu tư tương đối cao. Do đó người phụ nữ ít được xem xét làm việc trong các trại tôm. Trong khi tiểu dự án không đề xuất bất kỳ hoạt động sinh kế bổ sung có lợi cho người nghèo và phụ nữ.

106

Page 107: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Khả năng hình thành các hợp tác xã đối mô hình sinh kế có khả thi. Hợp tác xã hình thành để hỗ trợ sinh kế và tiếp cận tín dụng. Giá trị lợi nhuận trong mô hình là động lực thay đổi sinh kế.

Tác động xã hội từ cơ sở hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng cống, cung cấp nước sạch và nạo vét rạch cải thiện hệ thống giao thông bộ, khó khăn cho giao thông thủy. Thuyền bè ra vào cống có thể phải chờ đợi Sẽ cần phải có sự tham vấn chặt chẽ và giao tiếp với cộng đồng về việc đóng cửa cống và lịch trình hoạt động.

* Mô hình lúa – tôm càng xanh:

Khu vực mô hình tỷ lệ người nghèo ít hơn so với vùng 2, tuy nhiên hầu hết các hộ nghèo đều không có đất sản xuất, ruộng đất hiện nay đang được canh tác thuộc chủ quyền của người dân. Sinh kế người nghèo là đi làm thuê cuốc mướn cho các chủ đất. Nếu tiểu dự án chỉ hỗ trợ người có đất tham gia vào mô hình thì người nghèo sẽ không được hỗ trợ sinh kế, như vậy cần bổ sung mô hình sinh kế cho người nghèo như nuôi bò heo, vịt….

Vấn đề về giới: phụ nữ trong vùng có tỷ lệ mù chữ lớn hơn nam giới, do đó khả năng hưởng lợi từ mô hình cho nam giới cao hơn so với phụ nữ.

Hoạt động mô hình lúa tôm không có sự thay đổi lớn về nhu cầu lao động, do đó vấn đề gia tăng việc làm của mô hình là không đáng kể.

Khả năng tổ chức mô hình liên kết, hình thành có mô hình hợp tác xã để hỗ trợ chương trình sinh kế là có thể do dân cư khu vực sống khá tập trung dọc theo huyện lộ 16. Tuy nhiên cần xem xét trình độ học vấn trong khu vực thấp, người phụ nữ lại là lao động chính. Như vậy tổ chức có thể hình thành là các hội nông dân hoạt động tổ chức sản xuất an toàn ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Sản phẩm an toàn có thể cung cấp cho nhau và thị trường. Hội Nông dân với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông cung cấp đào tạo về lúa, tôm an toàn ngày càng tăng cho các thành viên. Những thành viên trong hội có tổ chức tốt, lợi nhuận cao có thể chia sẻ kinh nghiệm, cũng như kinh tế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Không có tác động đáng kể đến di sản văn hóa đã được xác định vì không có thay đổi đáng kể đối với sinh kế ở các tiểu dự án này.

* Tác động đến cơ sở hạ tầng: Hoạt động hệ thống cống trên huyện lộ 16 nhằm bảo vệ vùng 3 tránh sự nhiễm mặn khi triều lên. Hoạt động đóng cống làm cản trở giao thông của các phương tiện tham gia giao thông thủy. Tuy nhiên đóng cửa cống để bảo vệ chống lại thủy triều cao sẽ là những khoảng thời gian ngắn liên tục (2 lần mỗi tháng, 3 - 4 ngày mỗi lần), nhưng đóng cửa để bảo vệ chống lại độ mặn sẽ là của thời gian chạy lâu hơn vài tuần đến vài tháng. Do đó có sự tham vấn chặt chẽ và giao tiếp với cộng đồng về việc đóng cửa cống và lịch trình hoạt động.

4.3.4.4. Đánh giá tác động trong vận hành trạm cấp nước Ba Lai

a) Tác động liên quan đến chất thải

a.1) Chất thải dạng bụi – khí thải:

Trong hoạt động của trạm xử ly sẽ có các hoạt động vận chuyển bùn và hóa chất. Các phương tiện vận chuyển lưu thông trong khu vực có thể phát tán bụi vào môi trường xung quanh trong thời điểm có gió mạnh, đặc biệt là tại các khu vực chưa được che phủ bề mặt bằng bê tông hay nhựa đường. Tuy nhiên hoạt động này tần suất thấp chủ đầu tư sẽ có biện pháp kiểm soát phù hợp trình bày trong chương 5.

Hoạt động của nhà hoá chất, đặc biệt là phòng Clo nếu không được quản ly chặt chẽ sẽ có thể gây rò rỉ và phát sinh khí Cl gây tác hại đến môi trường không khí và sức khoẻ con người, gây hư hỏng thiết bị. Việc tiếp xúc với nồng độ đậm đặc clo có thể gây độc và gây rát bỏng da,

107

Page 108: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”mắt, mũi và màng nhầy. Do đó chủ đầu tư nghiêm chỉnh cháp hành tuân thủ qui định về an toàn hoá chất đảm bảo an toàn sức khoẻ của những người vận hành trạm, cộng đồng địa phương và môi trường. Clo sẽ không gây ra các mối nguy hại nghiêm trọng nếu những người vận hành trạm xử ly tiếp xúc với nó được đào tạo một cách bài bản về việc qui trình.

a.2) Chất thải dạng lỏng

Nước thải từ trạm xử ly bao gồm các loại nước thải sau:

* Nước thải từ quá trình rửa lọc, nước vệ sinh bể lắng và nước từ sân phơi bùn

- Lưu lượng nước rửa lọc với chu kỳ lọc 2 ngày với lưu lượng = 0,2% : Q = 159,4 m3.

- Lưu lượng nước vệ sinh bể lắng với lưu lượng : Q = 15 m3/h ;

- Lưu lượng nước từ sân phơi bùn với lưu lượng : Q = 24 m3/ngày.

Thành phần của các loại nước thải này chủ yếu là chứa các hạt cặn lắng và một lượng phèn dư còn đọng lại trong bùn lắng với hàm lượng khoảng 5-8% lượng phèn sử dụng.

Nước thải sinh ra từ các quá trình này đều được tuần hoàn lại bể trộn để tái xử ly cùng với nước thô không thải ra ngoài môi trường.

* Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo lường pha loãng hóa chất

Lưu lượng khoảng 200l/ngày, nhưng thành phần nước này không chứa chất độc hại và cũng không liên tục nên không đáng kể, do đó, nước từ phòng thí nghiệm sẽ đi vào hệ thống thu gom chung với nước thải sinh hoạt về hệ thống xử ly cục bộ của Nhà máy nước Ba Lai xử ly.

* Nước thải từ cán bộ công nhân viên

Nước cấp ước tính sử dụng là 100 lít/người/ngày. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt được tính cho 10 công nhân viên trạm xử ly là:

10 người x 100 lít/người/ngày x 80% = 800 lít/ngày

Thành phần tính chất nước thải tương tự bảng 4.10. Lượng nước thải này sẽ được xử ly cục bộ trước khi thải ra môi trường.

a.3) Chất thải dạng rắn

Chất thải rắn phát sinh từ trạm xử ly bao gồm:

* Chất thải rắn là cặn vôi, phèn, bùn lắng:

Cặn vôi: Vôi được đưa vào để ổn định pH của nước. Liều lượng vôi dự kiến châm vào nước nguồn là 10 mg/l, lượng vôi tinh khiết cần thiết cho 1 ngày là 80 kg/ngày. Vôi sử dụng là loại vôi thương mại 60% vôi tinh khiết, vì vậy lượng vôi cần sử dụng là 135 kg/ngày và lượng vôi cặn được thải ra ở bể hòa trộn mỗi ngày tương ứng 55 kg/ngày.

Cặn phèn : Phèn được dùng để keo tụ các hạt cặn trong nước nguồn, tạo thành các bông cặn có thể lắng được. Liều lượng phèn cần thiết dự kiến là 250 kg/ngày. Phèn có độ tinh khiết 85% khi hòa tan trong nước cần lượng phèn hàng hóa là 294 kg/ngày, ứng với 1g phèn cho 0,46 g cặn Al(OH)3 sẽ lắng xuống đáy bể cùng với cặn trong nước thô và được tháo ra sân phơi bùn. Lượng cặn phèn thải ra là 135 kg/ngày. Cặn phèn được lắng cùng với cặn trong nước thô ở đáy bể lắng và xả định kỳ vào bể nén bùn hai bậc.

* Bùn lắng : Từ bể thu hồi nước rửa lọc

Lưu lượng bơm rửa : Q = 159 m3/h Thời gian rửa nước: t = 9 phút, tổng lượng nước xả 24m3.

Lượng nước xả lọc đầu : 10 m2 x ( 1 m + 1,2 m) = 22 m3

+ Tổng lượng nước xả rửa liên tục của 2 ngăn lọc sau 1 chu kỳ lọc

W: (10 + 24) x 2 = 78 m3

108

Page 109: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”+ Thời gian nước lưu trong bể thu hồi để lắng bùn 2h, thời gian bơm tuần hoàn nước rửa lọc là 6 h (đồng thời có 1 h bơm bùn ra sân phơi bùn).

+ Tổng khối tích vật liệu lọc của 6 ngăn bể : 90 m3.

+ Thể tích các khe rỗng chứa cặn của 1m3 VLL : 110 lít

+ Hàm lượng cặn (đã được sấy khô) có thể chứa trong 1 lít khe rỗng của VLL là: 20 - 50 g/l, lấy giá trị trung bình 25g/l.

+ Tổng lượng cặn có thể giữ lại trong VLL của mỗi bể cho mỗi chu kỳ lọc :

90 x 110 x 25 = 247,5kg

+ Hàm lượng cặn sau bể lắng theo tính toán cũng như theo tiêu chuẩn thiết kế sẽ vào khoảng 10 mg/l.

+ Với công suất 7920 m3/ngày (24h) tổng lượng cặn giữ lại trong VLL

7920 m3/ngày x 10g/m3 = 79,2 kg/ngày.

* Cặn từ bể nén bùn

Bể nén bùn hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ với bể lắng nhằm bảo vệ tuần hoàn bùn liên tục ở vùng lắng, dưới đáy máng thu nước lắng. Do có tính đến lượng phèn dư còn đọng lại trong bùn lắng với hàm lượng khoảng 5 - 8% lượng phèn sử dụng hàng ngày.

Lượng bùn sinh ra từ bể lắng :

20 g/m3 x 79.200 m3/ngđ = 158.400 g/ngày = 158,4 kg/ngày

Tổng lượng bùn xả hàng ngày: 79,2 +158,4 = 237,6 kg/ngày

Lượng bùn này nếu không được thu gom và xử ly triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do đó khối lượng bùn này sẽ được chủ đầu tư xử ly giảm độ ẩm bằng sân phơi bùn sau đó vận chuyển, xử ly theo đúng quy định.

b. Tác động không liên quan đến chất thải

Việc vận hành các máy bơm nước, các thiết bị khuấy trộn gây ra tiếng ồn, rung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân vận hành. Các máy móc thiết bị trang bị tại trạm xử ly cần phải là loại hiện đại, do các nước phát triển sản xuất nên không gây ra tiếng ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tác động từ gây ồn rung từ hoạt động trạm cấp nước được đánh giá là không đáng kể.

c. Các sự cố rủi ro môi trường

Trong giai đoạn vận hành hệ thống đường ống dẫn nước có thể xảy ra các sự cố bể ống, tắc nghẽn ống thoát làm cho nước chảy tràn ra môi trường gây ngập úng cho khu vực.

Rủi ro ô nhiễm từ hệ thống thu gom nước thải có thể nảy sinh nếu khoảng cách giữa các đường ống cấp nước và hệ thống thoát nước không tuân thủ các tiêu chuẩn được đề ra trong 20TCN 33-85. Trong quá trình vận hành mạng ống dẫn các hệ thống thoát nước mới được xây dựng bởi dân địa phương hoặc bởi chính quyền địa phương thì nằm gần với các đường ống dẫn nước khi xảy ra sự cố có thể gây ô nhiễm chéo. Mặt khác, việc đấu nối bất hợp pháp vào hệ thống cấp nước cũng có thể gây nhiễm bẩn nước sạch. Những tác động này có thể được giảm thiểu nếu tuyệt đối tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn cũng như việc bảo dưỡng thường xuyên về các điều kiện của mạng đường ống dẫn nước

Trong quá trình vận hành trạm xử ly, việc thay đổi chất lượng nước cấp có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Các sự cố có thể xảy ra do các nhân tố bất thường như những thay đổi đột ngột của chất lượng nước thô mà vượt quá khả năng kỹ thuật, sự hỏng hóc của đường ống dẫn nước gây nhiễm bẩn nguồn nước hoặc quá trình xử ly nước không hiệu quả.

109

Page 110: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Khi có những thay đổi đột ngột về thành phần hoá học của nước, đặc biệt những yếu tố chỉ thị rằng nước đã bị ô nhiễm hoặc có chứa các mầm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng người dân.

Rò rỉ, nổ bình chứa khí Clo lỏng khử trùng nếu xảy ra sẽ gây tác hại không lường đối với tính mạng, sức khỏe của cán bộ công nhân viên quản ly vận hành và những hộ dân lân cận.

Mạng lưới phân phối bị rò rỉ giữa các mối nối, đường ống bể do va chạm hoặc do thi công các công trình xung quanh tác động đến đường ống dẫn đến ngập úng, thiếu áp và không đảm bảo lưu lượng nước cho khu vực xảy ra sự cố.

110

Page 111: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA TIỂU DỰ ÁN

Nguyên tắc thực hiện: Các tác động tiêu cực mà quá trình thực hiện tiểu dự án bao gồm: Thực hiện mô hình rừng – tôm cấp chứng nhận GAP nhằm mục đích cải thiện diện tích rừng, môi trường sinh thái nhằm đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc tế. Hỗ trợ tiếp cận thị trường tăng giá trị sản phẩm. Xây dựng mô hình hợp tác xã thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng 9 cống qua tuyến đê biển. Nạo vét hệ thống kênh, rạch, xây dựng trạm cấp nước sạch công suất 330m3/h đã được phân tích và đánh giá cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện tiểu dự án và các hạng mục công trình ở Chương 4. Do vậy để giảm thiểu các tác động của tiểu dự án đến môi trường cần khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre và nhà thầu thi công cần sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực theo từng giai đoạn thực hiện dự án:

Giai đoạn trước thi công (giải phóng mặt bằng).

Giai đoạn thi công hạng mục công trình.

Giai đoạn vận hành.

Căn cứ vào các tác động môi trường đă được trình bày trong Chương 4, đề xuất cụ thể các biện pháp quản ly và kỹ thuật mang tính khả thi nhằm phòng tránh, giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện tiểu dự án gây nên.

5.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án

5.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn chuẩn bị

Do việc hoạt động của tiểu dự án, sẽ có 2 hộ dân bị thu hồi 1239 m2 đất trong đó 680 m2 đất vườn và 559m2 đất công trình tạm. Để không bị ảnh hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi chủ dự án sẽ áp dụng các phương thức đền bù phù hợp với quy định và hỗ trợ thiệt hại. Các giải pháp sẽ được áp dụng:

* Thực hiện công tác tuyên truyền vận động và khảo sát chi tiết

Điều tra, chuẩn xác diện tích đất phải hỗ trợ, bồi thường;

Tham vấn các bên liên điều tra, chuẩn xác diện tích đất phải hỗ trợ, bồi thường;

Phổ biến các chính sách hiện hành;

Hỗ trợ đền bù hai hộ bị ảnh hưởng; tuyên truyền sâu rộng và công khai thông tin.

Đưa ra các phương án lựa chọn cho hai hộ bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án về xây dựng lại nhà cửa và công trình đồng thời hỗ trợ khôi phục lại thu nhập.

* Chính sách đền bù, quyền lợi

Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiến hành thống kê đầy đủ các hồ sơ chứng minh nguồn gốc chủ sở hữu thực hiện hoàn chỉnh trước khi thực hiện đền bù, giải tỏa.

Công khai về mức giá đền bù (chi tiết từng loại tài sản đền bù) tới hai hộ bị ảnh hưởng. Tất cả các yếu tố liên quan đến nhà, vị trí nhà, hiện trạng nhà và các công trình, vật kiến trúc khác đã được khảo sát chi tiết cho từng hộ trong quá trình xây dựng mức giá đền bù.

Công khai và thông báo chính xác các khối lượng đền bù của từng hộ gia đình.

Khuyến khích khen thưởng cho hai hộ nếu thực hiện bàn giao mặt bằng sớm hơn so với tiến

111

Page 112: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”độ đề ra.

Giúp đỡ gia đình trong việc tháo dỡ nhà cửa, hỗ trợ xây dựng nhà mới.

Nếu hai hộ có yêu cầu có thể tuyển dụng và làm công nhân cho đơn vị xây cống.

Thực hiện đầy đủ các chính sách bồi thường thỏa đáng, hỗ trợ phục hồi sinh kế theo quy định của Nhà nước, của tỉnh và của WB về tái định cư không tự nguyện. Kế hoạch hành động tái định cư, đã được WB và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt. Cụ thể:

Đền bù đất theo giá thị trường;

Hỗ trợ hộ gia đình;

Hỗ trợ đất nông nghiệp cho hai hộ dân;

Ưu tiên sử dụng các thành viên của những hộ BAH làm các công việc của tiểu dự án nếu họ đáp ứng yêu cầu.

* Các giải pháp sẽ được áp dụng:

Thực hiện công tác tuyên truyền vận động và khảo sát chi tiết

Tuyên truyền sâu rộng về chính sách phát triển kinh tế và chính sách đền bù của nhà nước tới hai hộ dân. Tuyên truyền về công tác thực hiện đúng nghĩa vụ quyền lợi và pháp luật của nhà nước.

Tham khảo y kiến những người dân bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án về các biện pháp khả thi đối với kế hoạch bồi thường.

Đưa ra các phương án lựa chọn cho người bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án về hoán đổi đất và khôi phục lại thu nhập;

5.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn giải phóng mặt bằng

a) Kiểm soát bụi – khí thải

Giải phóng mặt bằng công trường bằng diện tích thiết kế và phê duyệt phù hợp với địa điểm xây dựng, đảm bảo cơ sở hạ tầng như lán trại, nhà kho, đường đi thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy móc trên công trường và khu vực xung quanh.

Bố trí kho chứa vật liệu tránh hướng gió.

Sử dụng máy phát quang hiện đại sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn về môi trường, còn khấu hao.

b) Chất thải dạng rắn

Phần diện tích cần phải phát quang, giải tỏa lấy mặt bằng thi công không lớn, không cần thiết phải tổ chức xây dựng lán trại cho công nhân khi thi công san lấp mặt bằng. Không có chất thải rắn sinh hoạt.

c) Rà phá bom mìn

Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản do nổ bom mìn gây ra, chủ đầu tư sẽ thực hiện công tác dò phá bom mìn theo các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, cụ thể:

Hợp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre là đơn vị có chức năng triển khai thực hiện công tác dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất tại khu vực tiểu dự án.

Công tác dò phá bom mìn trong lòng đất được triển khai thực hiện trước khi tiến hành hoạt động san nền.

d) Các tác động đến đời sống cộng đồng

112

Page 113: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Khi giải phóng mặt bằng chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu thông báo cho chính quyền địa phương và người dân về kế hoạch xây dựng và tiếng ồn và độ rung có thể xảy ra từ các hoạt động xây dựng, bao gồm cả các biện pháp giảm tiếng ồn và độ rung.

Chủ đầu tư kết hợp với các nhà thầu sẽ cử cán bộ quan hệ cộng đồng có trách nhiệm tham gia vào cộng đồng để cung cấp thông tin thích hợp và phản hồi trước tiên để giải quyết các vấn đề: Ảnh hưởng tới cây cối, hoa màu, giao thông, xáo trộn xã hội tại địa phương, sự an toàn của công nhân và cộng đồng, các hư hỏng cho cơ sở hạ tầng hiện có của địa phương.

Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp với dân địa phương và cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời cho người bị ảnh hưởng từ dự án (PAPs) để quản ly các điều kiện sản xuất và sinh sống của họ.

Tham gia và đem đến cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Nhà thầu xây dựng thi công sẽ cung cấp thông tin và báo cáo qua điện thoại "đường dây nóng". Cử nhân viên trực trong giờ làm việc để tiếp nhận thông tin phản ánh của cộng đồng.

e) Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

Trồng lại cây trong khu vực tiểu dự án và phục hồi chức năng của công trình xây dựng sau khi hoàn thành.

Nghiêm cấm công nhân chặt cây đối với bất kỳ ly do bên ngoài khu vực được chỉ định phát quang đã được duyệt; săn bắn, câu cá, động vật hoang dã, mua động vật hoang dã làm thực phẩm; nuôi nhốt các loại động vật trong lán trại; săn trộm, sử dụng điện bắt thủy sản.

5.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiểu dự án trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình xây dựng

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây:

Khi tiến hành lập thủ tục mời thầu, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như mô tả. Trong quá trình thi công sẽ thuê các đơn vị giám sát, để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các yêu cầu theo các qui định hiện hành của pháp luật.

5.1.3.1. Hạng mục xây dựng cống

a) Chất lượng không khí

* Bụi – khí thải từ hoạt động xây hạng mục cống

Chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát bụi gây ra từ các hoạt động xây dựng cống, bao gồm khu vực trộn bê tông, các hoạt động đào đắp, vận chuyển vật liệu. Các biện pháp sau đây sẽ được triển khai:

Lắp đặt hàng rào xung quanh các khu vực xây dựng cống nhằm giảm thiểu bụi phát tán, đặc biệt chú y đến các khu vực gần cộng đồng địa phương;

Luôn luôn giảm thiểu việc gây bụi nhằm tránh tác động đối với những cộng đồng xung quanh khu vực cống Bà Bèo, và đặc biệt là những người dễ bị tổn thương (trẻ em, người già) như : Phun nước vào những ngày khô hanh và có gió, ít nhất hai lần mỗi ngày (sáng và chiều tại khu vực thi công).

Tất cả những thiết bị, phương tiện thi công như các xe cẩu, xe ủi, xúc, búa máy, máy đầm nền, máy trộn bêtông phải được đăng kiểm trước khi đưa vào công trường. Bảo dưỡng tất cả các phương tiện trong quá trình thi công. Bụi và khí thải từ các thiết bị gây ô nhiễm không khí đạt tiêu chuẩn QCVN 19, 20-2009/BTNMT.

Nhà thầu sẽ cam kết không đốt các vật liệu phế thải trên công trường, không thực hiện quét khô trong khu vực rộng.

113

Page 114: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Bụi – khí thải từ hoạt động vận chuyển trong quá trình xây hạng mục cống:

Vật liệu được vận chuyển như xi măng, vôi cát vào công trường xây dựng bằng đường thủy phải được che kín tránh làm rơi vãi vật liệu.

Tưới hoặc phun nước mặt bằng đường đi công trường thi công định kỳ đặc biệt tại các khu vực gần cống Bà Bèo.

Không cho phép sà lan chở quá tải;

Phân luồng và chuyển hướng giao thông thủy, có sự tham vấn trước của chính quyền địa phương và cộng đồng.

* Bụi do gió cuốn từ các bãi tập kết vật liệu rời (cát xây dựng):

Kho chứa vật liệu, đất đào sẽ được che chắn để tránh bụi phát tán, và các vị trí kho chứa được xem xét tránh hướng gió và các vị trí nhạy cảm.

Quản ly chặt chẽ khu vực kho chứa nguyên vật liệu và các thiết bị thi công. Che phủ các bãi chứa vật liệu và đất, cát...

Thực hiện dọn dẹp tại công trường hàng ngày, bao gồm việc bảo trì các trang thiết bị đổ thải phế liệu xây dựng.

Yêu cầu nhà thầu xây dựng phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.

Thường xuyên phun nước tại khu vực bị ảnh hưởng bụi.

Thực hiện biện pháp thi công cuốn chiếu.

Quan trắc chất lượng không khí trong thời gian thi công.

Khám sức khỏe định kì cho công nhân 6 tháng/lần.

a.2) Chất thải dạng lỏng:

* Nước mưa trên công trường:

Nước mưa chảy tràn chảy qua song chắn rác và lắng cát sau đó dẫn ra hệ thống thu gom của khu vực.

Lưu giữ hóa chất nhiên liệu lưu trữ trong thùng và đặt trên nền bê tông, có tường rào bao xung quanh cách xa nguồn nước.

Thiết lập và tuân thủ hệ thống quản lí chất thải rắn tại lán trại và ngoài công trường.

Thùng chứa nguyên liệu và dầu cách xa nguồn nước

Nhanh chóng lau sạch các vết dầu loang.

Quan trắc chất lượng nước mặt khu vực thi công cống bao gồm các chỉ tiêu: TSS, pH, BOD, độ mặn, coliform đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 10: 2008/BTNMT.

* Nước thải sinh hoạt

Đơn vị thi công bố trí các nhà vệ sinh di động. Các nhà vệ sinh di động kiểu này rất tiện lợi vì không cần mất diện tích đất để xây dựng lại có thể di chuyển được trong quá trình thi công. Nhà vệ sinh di động có ngăn tự hoại xử lí sơ bộ nước thải sinh hoạt.

Thiết lập và tuân thủ hệ thống quản lí nước thải tại lán trại và ngoài công trường.

Quan trắc chất lượng môi trường nước thải trong thời gian thi công 3 tháng/lần các chỉ tiêu như SS, pH, DO, BOD5, COD, fecal coliform.

Phân công người rửa nhà vệ sinh hằng ngày.

Thuê đơn vị chức năng rút ngăn tự hoại khi hoàn thành công trình.

114

Page 115: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Hình 5.1: Thiết bị nhà vệ sinh di động

a.3) Chất thải dạng rắn:

* Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ quá trình xây hạng mục cống

Các đơn vị thi công cống sẽ phải thực hiện việc thu gom tất cả đất, đá, … rơi vãi và đem tận dụng để đắp mang cống hoặc tuyến đường đi lại đang thi công. Các vật liệu tái sử dụng như tấm gỗ, sắt thép, bao bì,… được thu gom và đưa ra khỏi vị trí công trường để tái sử dụng. Phần chất thải rắn dư không sử dụng được thuê đơn vị thu gom địa phương đổ vào các bãi rác.

Các đơn vị thi công cống phải trang bị các thùng chứa có nắp đậy để chứa chất thải.

Chất thải rắn phá dỡ công trình chứa tạm thời ở các vị trí đã được thiết kế sẵn, mà đã được tư vấn Giám sát xây dựng thông qua, và chính quyền địa phương chấp thuận trước khi sử dụng.

Không đốt hoặc chôn chất thải rắn ở khu vực xây dựng công trình cống.

Không thực hiện xử ly bất cứ vật liệu gì trong vùng cửa cống cũng như đổ chất thải ra nguồn nước.

* Chất thải rắn sinh hoạt:

Trong quá trình thi công xây dựng cống, đơn vị thi công có biện pháp phù hợp để thu gom và xử ly rác thải. Quản ly chất thải rắn sinh hoạt, tuân thủ quyết định 59/2007/ NĐ – CP và TCVN 6705-2000.

Đặt thùng chứa rác tại lán trại và trong phạm vi công trường để thu gom hàng ngày.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bỏ vào thùng chứa ngoài công trường và vận chuyển chúng hàng ngày do đội thu gom chất thải rắn của huyện Ba Tri thực hiện.

Không đốt hoặc chôn rác trong công trường.

Khi hoàn thành công tác xây dựng cống bể phốt thuê đơn vị hút hầm cầu rút hết cặn lắng và đóng hoàn toàn.

115

Page 116: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”a.4) Chất thải nguy hại:

Đơn vị thi công cống tuân thủ quản ly vận chuyển và xử ly chất thải nguy hại theo đúng thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Không đổ dầu mỡ loang ra đất. Trong trường hợp tràn ra ngoài phải lập tức thu gom và được xử lí loại bỏ an toàn.

Không sửa chữa bơm và máy móc trên công trường thi công cống. Thiết bị bảo dưỡng và hư được mang đến đơn vị chức năng để sửa chữa.

Phương tiện vận tải, máy và các thiết bị rò rỉ dầu được di chuyển ra ngoài và được xử ly ngay lập tức.

Quy định khu vực sửa chữa đột xuất máy móc thiết bị thi công;

Thông báo cho ban quản lí và tư vấn giám sát bất cứ sự cố chảy tràn hay tai nạn, triển khai các hành động khắc phục sự cố chảy tràn và tai nạn đó.

Cung cấp báo cáo giải trình ly do chảy tràn hoặc sự cố, hành động khắc phục, hậu quả/thiệt hại từ sự cố chảy tràn, đề xuất biện pháp khắc phục.

Dầu và nhớt đã sử dụng sẽ được đưa ra khỏi vị trí công trình và bán cho công ty tái sử dụng.

Dầu, nhớt đã sử dụng, giẻ lau máy,…sẽ được thu gom vào thùng chứa và chuyển ra khỏi vị trí công trường bởi công ty tái sử dụng, để xử ly tại khu vực xử ly chất thải nguy hại đã được phê duyệt.

a.5) Kiểm soát tác động môi trường đất

Hạn chế việc đào đất và xử ly đất đào thích hợp

Thiết lập biện pháp thi công cống thích hợp, dùng phao quây thi công.

Gia cố kè trong qua trình đào đất để tránh sụt lún.

Xây dựng rãnh hở xung quanh khu vực chứa đất để chắn đất.

Khi hoàn thành công việc đào đất thì dồn lớp đất mặt thành đống và sẽ sử dụng để hoàn thổ sau này.

Quy định khu vực lưu trữ dầu nhớt, dầu nhớt phải được chứa trong các thùng chứa không để rò rỉ ra môi trường bên ngoài;

Đơn vị thi công không được đổ chất thải vào đất (xăng, dầu, nhớt,…)

b. Kiểm soát tác động không liên quan tới chất thải

b.1) Tác động của tiếng ồn

Nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động xây dựng cống đối với cộng đồng và môi trường địa phương, trong thi công sẽ thực thực hiện các biện pháp như :

Tất cả các phương tiện giao thông vận tải, các máy xây dựng, máy phát điện, trạm trộn bê tông đảm bảo tiếng ồn rung tới người dân trong khu vực đạt qui chuẩn Việt Nam QCVN, 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT.

Sử dụng phương tiện vận tải và thiết bị xây dựng với tiếng ồn thấp thiết bị gây ra không quá 90dB; khu vực cống Bà Bèo nhỏ hơn 70dB. Lắp đặt hệ thống giảm thanh phù hợp nhằm giảm thiểu do rung chấn hoặc tiếng ồn do các hoạt động xây dựng gây ra;

Thiết bị có độ ồn lớn chỉ được hoạt động vào ban ngày, nếu cần hoạt động vào ban đêm phải lắp thiết bị giảm tiếng ồn hoặc sử dụng hệ thống kiểm soát độ ồn.

116

Page 117: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Tất cả các phương tiện phải được đăng kiểm chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn về an

toàn do cơ quan đăng kiểm cấp.

Mặc dù việc xây dựng thường không được thực hiện vào ban đêm, nhưng có thể vẫn tiến hành trong trường hợp vì ly do như xây dựng trụ cống cần phải đổ bê tông liên tục suốt ngày đêm…. Nếu diễn ra hoạt động thi công vào ban đêm cần thông báo trước cho chính quyền địa phương hoạt động xây dựng. Dân cư được phép trình bày lo lắng, khó khăn và đề xuất các biện pháp giảm tiếng ồn trước khi bắt đầu thi công vào ban đêm. Cần giải quyết những mối lo ngại và áp dụng các đề xuất khi thích hợp;

Bảo dưỡng thiết bị thi công trong điều kiện vận hành tốt nhất và ở mức ồn thấp nhất có thể.

Lập kế hoạch và giải pháp thi công phù hợp.

Quan trắc tiếng ồn và rung trong thời gian xây dựng 3 tháng/lần.

Cung cấp nút bịt tai cho công nhân, những người làm việc với máy móc có tiếng ồn lớn như máy đóng cọc, máy nổ, máy trộn, vv....

Dán các bảng thông báo tại công trường xây dựng để cung cấp thông tin về xây dựng cống, đường giao thông.. cũng như thông tin liên hệ về người quản ly công trường, cán bộ môi trường, số điện thoại và các thông tin khác để bất cứ ai bị ảnh hưởng cũng có thể để bày tỏ những mối quan tâm và đề xuất của mình.

b.2) Kiểm soát tác động đến kinh tế - xã hội khu vực

Nhằm giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với xã hội địa phương thông qua việc tập trung nhân công công trường xây dựng. Chủ đầu tư phối hợp nhà thầu xây dựng 9 cống triển khai các hoạt động liên quan đến nhân công và các trại thi công như sau:

Tất cả công nhân làm việc tại công trường được đào tạo một cách đầy đủ. Nhà thầu phải xem xét tất cả các khía cạnh của công tác quản ly nhân công và giải quyết nguy cơ căng thẳng giữa công nhân và các cộng đồng địa phương, kiểm soát nguy cơ mại dâm, bệnh tật truyền nhiễm, trộm cắp, tệ nạn ma túy và rượu chè. Khu vực lán trại thi công phải được chính quyền địa phương thông qua.

Lập hàng rào có biển báo để hạn chế những người không có trách nhiệm vào công trường.

Không cho phép công nhân không có nhiệm vụ ở tại công trường vào ban đêm.

Xây dựng lán trại chỗ ở cho công nhân xây dựng.

Thường xuyên tập huấn về cách ứng xử với cộng đồng cho công nhân xây dựng.

Liên hệ với các cơ quan chức năng để quản ly công nhân xây dựng nơi ở tạm trú.

Cấm công nhân sử dụng vũ khí, đánh bạc, đánh nhau, gây phiền hà và gây rối trong hoặc gần các cộng đồng người dân.

Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, nhà thầu sẽ thực hiện biện pháp chấm dứt sự cố và làm việc với địa phương để đền bù các thiệt hại.

Bất kỳ vấn đề và những phàn nàn nào cũng phải được ghi nhận và giải quyết tức thời. Việc giải quyết cũng được ghi lại.

Việc kiểm tra sức khỏe cho công nhân 6 tháng/lần nhằm tránh sự lây lan bệnh tật sang dân chúng địa phương.

Thông báo cho nhân dân về lịch trình xây dựng và làm việc, tạm ngừng thi công cống...

117

Page 118: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Hạn chế các hoạt động xây dựng vào ban đêm. Khi cần, việc xây dựng ban đêm sẽ được

lên kế hoạch cẩn thận và thông báo đầy đủ cho nhân dân để chuẩn bị các biện pháp cần thiết;

Lập biển báo, công khai hóa thông tin dự án bằng các áp phích dán tại công trường và trụ sở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng của ấp.

Nhà thầu thường xuyên trao đổi thông tin về các hoạt động trên công trường, tình hình thi công và thời gian dự tính hoàn thành với đại diện cộng đồng để duy trì mối quan hệ cởi mở giữa nhà thầu và người dân;

Có danh sách địa chỉ thư của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vùng thi công cống;

Theo dõi những mối quan ngại của cộng đồng và nhu cầu thông tin về tiến độ thi công.

Trả lời thắc mắc qua điện thoại và thư từ một cách kịp thời, chính xác. Tránh xung đột văn hóa/ xã hội giữa công nhân với cư dân sở tại.

b.3) Kiểm soát tác động đến giao thông

Trong quá trình thi công cống chủ đầu tư kết hợp với nhà thầu đảm bảo an toàn giao thông, tuân thủ các yêu cầu về an toàn quốc gia và địa phương và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh gây ra tai nạn. Kế hoạch thực hiện bao gồm:

Ky hợp đồng với đơn vị chức năng thực hiện điều tiết giao thông trong khu vực xây dựng cống. Duy trì đầy đủ các biện pháp điều tiết giao thông và các biện pháp này phải được tư vấn giám sát và chủ dự án phê duyệt trước.

Tất cả hoạt động liên quan đến giao thông thủy sẽ tuân thủ giờ làm việc đã thỏa thuận ở mỗi khu vực.

Bố trí biển báo quanh khu vực thi công cống để hướng dẫn giao thông, lắp biển chỉ dẫn cho các hướng đi tạm thời và hạng mục công trình khác nhau, hướng dẫn về an toàn và cảnh báo.

Nhà thầu luôn thực hiện và giám sát công tác điều tiết giao thông hợp ly. Hạn chế vận chuyển vật tư trên các tuyến giao thông vào các giờ cao điểm.

Trong trường hợp xảy ra sự cố về giao thông, kết hợp với địa phương và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre khắc phục hậu quả.

b.4) Kiểm soát tác động tới thủy văn

Các tác động tới dòng chảy là không đáng kể. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy thì trong thiết kế kỹ thuật yêu cầu bố trí các trụ cống giữa dòng tại vị trí sao cho ít có khả năng làm thay đổi vận tốc và hướng dòng chảy nhất. Đảm bảo rằng các hoạt động xây dựng cống không làm cản trở lớn đến các dòng chảy.

b.5) Kiểm soát tác động tới hệ sinh thái và nguồn lợi

Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu phải tuân thủ các quy định quốc gia và địa phương về chính sách liên quan đến các khu vực bảo vệ loài, khu bảo tồn động vật hoang dã, và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trên diện tích rừng ngập mặn và kiểm soát chặt chẽ xáo trộn cho các khu vực này. Nghiêm cấm công nhân sử dụng điện bắt thủy sản, không sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm.

Kiểm soát chất thải lỏng và rắn như đã trình bày ở phần a.2, a.3.

b.6) Kiểm soát tác động tới xói lở, bồi lắng

Quá trình đào đắp mố cống cần thực hiện nhanh chóng để ổn định khu vực đào, kiểm soát nước thoát qua khu vực, và làm lắng phù sa tại chỗ.

118

Page 119: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Thi công trong mùa khô là tốt nhất.

Lắp các tấm hướng dòng làm chậm dòng nước chảy qua các vị trí xây dựng cống.

Đảm bảo duy trì hệ thống tiêu nước thông thoáng, không có bùn và các vật chướng ngại.

Không gây xáo trộn ở những khu vực không có các hoạt động xây dựng cống.

Tái tạo mặt bằng khi công trường xây xong. Công tác lấp đất, hoàn thổ phải được thực hiện đúng quy cách, phù hợp với các thông số kỹ thuật, bao gồm đặt rãnh tiêu nước, trồng cây tạo thảm phủ.

b.7) Kiểm soát tác động hoạt động nuôi trồng thủy sản

Khi chuẩn bị thi công các đơn vị thi công cống sẽ phối hợp với địa phương, người dân để thông báo kế hoạch và thời gian thi công phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để người nuôi thủy sản biết để có kế hoạch lấy nước phù hợp hoặc không lấy nước khi nguồn nước bị ảnh hưởng đục do thi công cũng như chủ động lấy nước trước thời điểm thi công trữ trong kênh rạch.

Thông thường người dân thường lấy nước vào các ao tôm vào các ngày từ 12 đến 17 và 28 đến ngày 3 âm lịch. Do vậy thời gian thi công dưới nước sẽ không thực hiện vào các ngày này.

Bố trí thời gian thi công phù hợp có thể không tiến hành công việc đào đắp dưới nước vào thời điểm đỉnh triều.

Kiểm soát tất cả các chất thải dạng lỏng và rắn.

c. Phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường hạng mục xây dựng cống

c.1) Kiểm soát phòng ngừa và khắc phục sự cố đổ vãi hóa chất:

Các biện pháp quản ly hóa chất dầu mỡ thực hiện trong khi thi công cống được triển khai như sau:

Tổ chức tập huấn cho công nhân ngay tại vị trí công trình để họ nhận biết và sử dụng các hóa chất nguy hại tại công trường.

Dầu và nhớt đã sử dụng sẽ được đưa ra khỏi vị trí công trình và bán cho công ty tái sử dụng.

Dầu, nhớt đã sử dụng, giẻ lau máy,…sẽ được thu gom vào thùng chứa và chuyển ra khỏi vị trí công trường bởi công ty tái sử dụng, để xử ly tại khu vực xử ly chất thải nguy hại đã được phê duyệt.

Vật liệu chưa sử dụng hoặc sản phẩm bitum sẽ trả lại cho nhà sản xuất.

Sử dụng hóa chất phù hợp và có nhãn mác.

Chất thải có hóa chất phải thu gom xử ly theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khi xảy ra sự cố đổ dầu mỡ xuống đất: Đất bị ô nhiễm phải được chuyển đi và chôn ở những khu vực xử ly chất thải.

c.2) Kiểm soát An tòan Sức khỏe nghề nghiệp phòng chống tai nại lao động

Các biện pháp nhằm giảm đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe công nhân trong quá trình thi công cống sẽ được chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện bao gồm:

* Đối với người

Tất cả cán bộ công nhân được kiểm tra sức khỏe, tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 37/2005/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của

119

Page 120: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, biện pháp đảm bảo ATLĐ theo TCVN 5308 - 91. Sau khi huấn luyện xong lập danh sách cấp thẻ ATLĐ cho từng người lao động.

Mua bảo hiểm tính mạng cho công nhân làm việc tại công trường.

Toàn thể người lao động làm việc trên công trường luôn luôn tuân thủ các qui định về ATLĐ theo TCVN 5308-91 về qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng và các tiêu chuẩn về ATLĐ theo qui định hiện hành của Nhà nước; chấp hành tốt nội quy, quy định an toàn lao động trên công trường.

Trang bị đủ các công cụ bảo đảm an toàn lao động như: dây bảo hiểm khi làm việc trên cao, ủng, găng tay, nón bảo hộ, phao bơi… khi làm việc đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 2287-78: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản.

Cán bộ và công nhân phân công công việc đúng theo ngành nghề chuyên môn đào tạo. Không sử dụng công nhân chưa đào tạo vào các công việc chính.

Khi làm công việc khó khăn, nguy hiểm phải có người giám sát công việc chặt chẽ.

Nghiêm cấm công nhân sử dụng thiết bị không được rời thiết bị khi vận hành, không được hút thuốc gần nơi chứa nhiên liệu.

Cung cấp đầy đủ nước sạch đảm bảo vệ sinh cho công nhân trên công trường.

Xây dựng nội qui lao động nghiêm cấm: Uống rượu bia, chất kích thích lúc làm việc. Không mang đầy đủ bảo hộ lao động. Sử dụng thiết bị không đúng qui trình vận hành và an toàn.

Ban Chỉ huy công trường xây dựng thường xuyên kiểm tra công tác An toàn lao động trên công trường.

Lập tủ thuốc y tế; nhân viên y tế thường trực công trường, tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu và thành lập nhóm sơ cấp cứu tại công trường.

Không tổ chức thi công khi điều kiện làm việc tiềm ẩn nguy hiểm như mưa to gió lớn, sét đánh…

Cung cấp đầy đủ hệ thống chiếu sáng vào ban đêm;

Cung cấp và lắp đặt thiết bị chữa cháy đầy đủ và các bình chữa cháy tại công trường;

Thông tin và cung cấp đào tạo cho người lao động về quy tắc sinh hoạt bao gồm cả phòng ngừa các rủi ro mắc HIV/AIDS;

Khi có thông tin bão lũ tiến hành ngừng thi công, phân công người trực, thành lập và trang bị phương tiện thiết yếu cho đội ứng phó tình huống xấu do thiên tai gây ra.

Thiết lập hệ thống thông tin và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt 24/24.

* Đối với thiết bị thi công

Tất cả thiết bị thi công trên công trường đáp ứng theo tiêu chuẩn 2290 - 78 Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

Máy móc phương tiện xây dựng được cấp giấy đăng ky và kiểm định của cơ quan thẩm quyền.

Yêu cầu bắt buộc người điều khiển máy đào, xúc, khoan, đóng cọc, trộng bêtông... khi điều khiển nếu phát hiện hiện tượng bất thường phải tạm dừng để kiểm tra và khắc phục, khi đảm bảo an toàn mới được phép thi công tiếp.

Khi xảy ra sự cố tiến hành Sơ cứu và chở ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

c.3) Xử lý với tình huống bất ngờ

120

Page 121: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Hiện vật khảo cổ tìm thấy trong quá trình xây dựng dự án (Nhà thầu và CSC)

Tạm thời ngừng xây dựng, và cài đặt hàng rào bảo vệ, ngay lập tức liên lạc với Ban Quản ly dự

án

Tất cả các bên ghi lại hiện trường (dưới hình thức đề xuất của CSC)

Ban Quản ly dự án báo cáo bằng văn bản tới Sở Văn hóa, thông tin, và Du lịch (DCIT)

Thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của DCIT

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Tìm thấy hiện vật văn hóa/ nghi khảo cổ trong khi đào đất:

Đội thi công tiến hành bảo vệ hiện trạng nơi thi công và báo cáo với Giám sát thi công/ PMU, bảo tàng địa phương va Sở văn hóa thông tin tại địa phương.

Nộp hiện vật cho bảo tàng/ cơ quan quản ly văn hóa.

Xem xét để giải quyết định xem việc đào đất có được tiếp tục tiến hành hay dừng lại để khảo sát.

Giám đốc Sở văn hóa thông tin tại địa phương sẽ có trách nhiệm quản ly hiện vật theo Điều 21 NĐ số 92/2002 hướng dẫn thực thi Luật di sản văn hóa.

* Tìm thấy mộ trong khi đào đất :

Bảo vệ hiện trạng và thông báo cho chính quyền địa phương.

Xác định cách giải quyết và nhiệm vụ của các cá nhân liên quan, thời gian thực hiện và địa điểm di dời nếu có.

Thực hiện các biện pháp được đề xuất.

* Có sự phàn nàn của cộng đồng về vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thi công:

Thực hiện ngay biện pháp khắc phục nếu có thể.

Ghi chép và nhật ky thi công.

Thảo luận với chính quyền địa phương để giải quyết triệt để những mâu thuẫn phát sinh.

* Tìm thấy vật liệu nổ:

Tiến hành bảo vệ hiện trường.

Thông báo cho chính quyền địa phương.

Liên hệ với đơn vị quân đội ở địa phương để yêu cầu hỗ trợ.

Đối với các cổ vật được phát hiện trong quá trình thi công, Ban Quản ly dự án sẽ chịu trách nhiệm cho sự phối hợp tổng thể và báo cáo. Quy trình thực hiện sẽ được bao gồm các nhà thầu sẽ được đào tạo về cách để thực hiện chúng. Hình dưới đây thể hiện các bước chi tiết cần thực hiện trong trường hợp phát hiện các cổ vật hoặc các công trình văn hóa, di tích lịch sử.

Hình 5.2: Quy trình thực hiện khi tìm thấy cổ vật trong quá trình xây dựng .

121

Page 122: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”5.1.3.2. Các biện pháp kiểm soát tác động của hạng mục hoạt động nạo vét

a) Kiểm soát tác động liên quan đến chất thải

a.1) Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

Như đã phân tích ở trong chương 4 khi các thiết bị hoạt động bình thường đảm bảo tiêu chuẩn quy định thì tác động ô nhiễm từ hoạt động nạo vét đến môi trường không khí là không quá lớn tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hạn chế tác động cộng dồn. Chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu thực hiện các giải pháp sau:

Không sử dụng các tàu, sà lan quá cũ (trên 20 năm).

Tất cả các thiết bị thi công nạo vét phải qua kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số về khí thải, độ ồn, rung đạt quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường (theo Thông tư số 30 − BGTVT ban hành ngày 15/4/2011) và QCVN 26: 2010/BTNMT. Máy móc trước khi thi công nạo vét phải được cấp giấy đăng ky kiểm định của cơ quan thẩm quyền. Biện pháp kiểm tra này mang lại hiệu quả xử ly khá cao và có thể đạt từ 95 − 100%, giúp hạn chế ở mức tối đa việc gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

Phun dung dịch che mùi vào thời gian buổi sáng trong trường hợp nạo vét đoạn cuối rạch cách hộ dân 200m như rạch Già, rạch Nò, rạch Đường Miễu, rạch Đường Tắc, rạch Cây Mắm. Biện pháp này sẽ giảm khoảng 60− 70% mùi phát tán vào môi trường so với không sử dụng chất che mùi.

Ban quản ly Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre khuyến khích các nhà thầu sử dụng nhiên liệu dầu Diezel có hàm lượng lưu huỳnh 0,05%.

Không thi công vào ban đêm, các đoạn cuối rạch cuối rạch cách hộ dân 200m như rạch Già, rạch Nò, rạch Đường Miễu, rạch Đường Tắc, rạch Cây Mắm không thi công thi công vào ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật.

Rác thải sinh hoạt phải được đưa lên bờ hàng ngày để đưa đi xử ly tránh phân hủy gây mùi hôi thối.

Các bể chứa nước thải sinh hoạt trên các tàu thi công phải được bơm lên bờ theo quy định của quy chuẩn QCVN 17: 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa thông qua hợp đồng với đội thu gom huyện Ba Tri thu gom.

a.2) Các biện pháp hạn chế ô nhiễm nước

* Giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước do thi công nạo vét

Như đã phân tích trong chương 4 việc nạo vét nhất định có tác động đến môi trường nước. Để hạn chế các tác động tiêu cực chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc các quy định trong quá trình thi công, có các giải pháp thi công phù hợp khống chế được sự phát tán trầm tích trong điều kiện chấp nhận được của điều kiện môi trường bao gồm:

Phương pháp nạo vét: Sử dụng phương tiện nạo vét ít ô nhiễm tàu cuốc để giảm tối thiểu độ xáo trộn. Sử dụng tàu cuốc có gàu kín nước giảm thiểu sự lan tỏa cặn vẩn đục và xáo trộn dòng sông tại khu vực nạo vét. Trình tự nạo vét theo hướng từ hạ nguồn lên thượng nguồn rạch. Tàu cuốc được đăng ky kỹ thuật và đăng ky hành chính tại Chi cục đăng kiểm Việt Nam theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ GTVT về việc ban hành Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Chủ đầu tư yêu cầu tất cả các phương tiện của đơn vị thi công tham gia thi công nạo vét đều phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong quy chuẩn QCVN 17: 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương

122

Page 123: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

tiện thủy nội địa về mặt kiểm soát nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt, nước thải có lẫn dầu máy.

Trước khi tiến hành nạo vét đội thi công thực hiện neo tàu theo đúng quy định. Khi thời tiết xấu: như ban đêm hoặc ban ngày có sương mù hay có mưa ngoài khoảng cách 300m trông không rõ thì đơn vị thi công sẽ thắp đèn tính hiệu theo quy định.

Trước khi thi công chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công sẽ thông báo cho ban quản ly đường thủy nội địa, cộng đồng và chính quyền địa phương ít nhất trước 1 tuần để biết và đặc biệt các hộ dân chủ động lấy nước.

Vận hành gầu đào theo đúng quy trình và tốc độ rút gàu giảm phát tán trầm tích khi thu gàu quá nhanh.

Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước các thông số như SS, pH, DO, T0, trong thời gian thi công.

Thời gian thi công sẽ không trùng vào các ngày 12-17 hoặc 28-3 âm lịch là ngày có thể người dân lấy nước cho nuôi trồng thủy sản. Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre thông báo rộng rãi đến các hộ dân khu vực này để tránh xảy ra thiệt hại.

Trong trường hợp xảy ra sự cố gây thiệt hại chủ đầu tư và đơn vị thi công cam kết bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho người dân.

Thường xuyên giám sát các hoạt động thi công nạo vét, tàu cuốc, sà lan được kiểm tra kỹ thuật theo định kỳ. Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh trên thiết bị và hướng dẫn các công nhân vận hành thiết bị đúng kỹ thuật.

Không thi công khi thời tiết xấu gây mất an toàn cho các phương tiện giao thông. Hạn chế nạo vét vào thời điểm nước triều lên đỉnh.

Nghiêm cấm công nhân thải dầu động cơ và chất thải nhớt từ các tàu cuốc và sà lan ra kênh, rạch. Dầu động cơ, dầu đã sử dụng, và các chất độc hại khác và chất thải nguy hại phải được thu thập, lưu trữ chứa trong thùng tại các công trường, các thùng chứa không rò rỉ, được dán nhãn và lưu giữ đúng cách, trả lại nhà sản xuất.

Trong trường hợp xảy ra sự cố chìm tàu thuyền, chủ đầu tư, đơn vị thi công phối hợp đơn vị chức năng địa phương tổ chức ứng cứu ngay lập tức và liên lạc với các trung tâm cứu hộ đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.

* Kiểm soát chất lượng nước rỉ múc lên do tàu cuốc

Đất, bùn thải từ đáy rạch sẽ múc lên hai bên bờ. Nước rò rỉ được múc lên cùng với tàu cuốc, xáng cạp sẽ được dẫn vào hồ lắng trước khi trở lại kênh rạch. Hồ lắng được đắp bằng một đê bao, được xây trước đó bằng chính vật liệu đào. Chiều rộng mặt bờ bao hồ lắng có kích thước từ 1-1m và mái 1: 1. Khi đắp bờ bao thì đắp cao hơn thiết kế 30cm, hệ số an toàn 1,1 để tránh quá tải, nước tràn ra môi trường xung quanh. Cửa xả nước hồ lắng làm bằng ống vải địa kỹ thuật Geobag kết hợp cừ tràm và bao cát, trải bạt nylon để xả nước theo mương dẫn ra kênh. Kích thước cửa xả bề rộng 1,5m, chiều cao mực nước < +2 m. Nước có chứa chất rắn lơ lửng được lắng trong hồ lắng 2 ngày trước khi trở lại kênh, rạch không gây ảnh hưởng môi trường.

Thực hiện giám sát nguồn nước từ hồ lắng đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường nước mặt. Trường hợp chất lượng nước không đạt qui chuẩn, đội thi công phải dừng nạo vét chờ lắng để nồng độ SS không vượt quá qui chuẩn cho phép.

Trường hợp xảy ra sự cố tràn nước từ hồ lắng ra môi trường xung quanh, đội thi công sẽ thực hiện biện pháp chấm dứt sự cố và làm việc với địa phương để đền bù các thiệt hại.

Tạm dừng tất cả các công thi công nạo vét khi mưa lớn hoặc bất kì trường hợp khẩn cấp nào.

123

Page 124: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Nước thải sinh hoạt

Tuân thủ quy chuẩn QCVN 17: 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa về mặt kiểm soát nước thải sinh hoạt trên mỗi rạch nạo vét bố trí nhà vệ sinh lưu động.

Nước thải phát sinh do sinh hoạt phát sinh được thu gom vào bể tự hoại bằng Composite được trang bị trên tàu, hiệu quả xử ly của bể tự hoại từ 55 – 70% hàm lượng chất bẩn;

Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể trong một thời gian nhất định. Các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành chất vô cơ hòa tan. Phần cặn lắng sẽ được định kỳ bơm hút đem vào bờ xử ly.

Hiệu quả xử ly BOD5 của bể tự hoại 3 ngăn từ 55-60% và SS là 75-80%. Trong nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là thành phần chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng, do lượng nước thải ra mỗi ngày của tàu nạo vét không cao nên sau khi qua bể tự hoại, nước sẽ được thải ra rạch, với khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận thì nước thải sau khi ra khỏi bể tự hoại có khả năng pha loãng bởi nước kênh rạch và không gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận và các loài thủy sinh.

Hình 5.3. Mô hình bể tự hoại di động đặt trên tàu Quan trắc chất lượng môi trường nước thải trong thời gian thi công các chỉ tiêu như SS,

pH, DO, BOD5, COD, fecal coliform.

a.3) Các biện pháp quản lý chất thải rắn

* Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt

Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát chất thải sinh hoạt

Đặt thùng chứa rác tại tất cả các tàu để thu gom hàng ngày theo đúng quy định trong quy chuẩn QCVN 17: 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa.

Yêu cầu công nhân không xả rác bừa bãi sau các bữa ăn ra môi trường.

Cấm mang chất thải rắn từ sà lan lên bờ đốt, hoặc ném rác xuống rạch.

Đơn vị thi công nạo vét thuê đội thu gom rác huyện Ba Tri thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến thu gom với tần suất 2 ngày/lần.

124

Page 125: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Kiểm soát bùn nạo vét

Trước khi nạo vét chủ đầu tư sẽ thông báo đến chính quyền địa phương và cộng đồng kế hoạch nạo vét.

Kết quả khảo sát thành phần bùn cho thấy bùn đất lòng kênh rạch có nồng độ kim loại, đạt tiêu chuẩn môi trường có thể sử dụng được cho mục đích đào đắp sau khi rút nước. Bùn đổ hai bên bờ đã khô đến độ ẩm 75% được kiểm tra chất lượng của đất, sử dụng lại tuân thủ các qui định QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về hàm lượng kim loại nặng trong đất trước khi tái sử dụng.

Chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu nạo vét thường xuyên kiểm tra thực địa các hồ chứa nước rỉ, đặc biệt là sau khi có mưa lớn để xem xét những hư hại do hiện tượng tạo dòng chảy, xói mòn đất hoặc lắng cặn. Đồng thời tái tạo mặt bằng trước khi hoàn thành công trình.

Kiểm tra độ mặn của bùn trước khi tái sử dụng cho mục đích trồng cây, trong trường hợp chỉ số SAR không đạt yêu cầu tái sử dụng trồng cây, người dân có thể để sau 3 trận mưa giảm độ mặn, tiến hành bón các loại phân bón cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, bón thêm những loại phân có chứa nhiều lân dễ tiêu như DAP, NPK hay sufer lân, vôi bột để tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.

a.4) Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại

Chủ đầu tư và nhà thầu cam kết sẽ áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát chất thải nguy hại trong nạo vét như sau:

Không bảo trì thiết bị thi công trên công trường nạo vét.

Thu gom tất cả các nhớt phế thải dầu mỡ, đóng thùng, dán nhãn, lưu giữ theo quy định đối với chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom, vận chuyển và xử ly theo đúng theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Không để các vỏ thùng nhiên liệu và thùng dầu ngoài trời trên sà lan.

Ky kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng xử ly chất thải nguy hại đến để thu gom và xử ly định kỳ.

b) Kiểm soát tác động không liên quan đến chất thải

b.1) Tiếng ồn

Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công nạo vét bao gồm:

Thiết bị, tàu và sà lan trước khi vào công trường đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định còn trong thời hạn.

Không tổ chức thi công nạo vét vào ban đêm.

Công nhân vận hành máy móc thiết bị phải được đào tạo chuyên môn, trách nhiệm trong công tác vận hành và bảo dưỡng thiết bị.

Lập kế hoạch và biện pháp thi công nạo vét thích hợp.

Giáo dục môi trường cho công nhân.

Quan trắc tiếng ồn trong thời gian thi công.

b.2) Kiểm soát an toàn giao thông

Chủ đầu tư sẽ phối hợp đơn vị thi công thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trong khu vực như sau:

125

Page 126: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Tổ chức xin phép và thông báo giao thông về việc thi công nạo vét các rạch trên phương

tiện thông tin đại chúng.

Thành lập tổ công tác bảo đảm an toàn giao thông thủy triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công công trình nạo vét.

Thông báo cho chính quyền địa phương và người dân địa phương, các đơn vị quản ly khai thác công trình, thời gian thi công nạo vét, cùng thời gian điều tiết giao thông để lên kế hoạch điều tiết...

Lắp đặt phao hiệu khu vực thi công (loại phao chuyên dùng trong ngành Hàng hải). Các ghe thuyền vào rạch nhận rõ khu vực đang thi công để điều khiển phương tiện thận trọng, giảm tốc độ nhằm bảo đảm an toàn. Mỗi khu vực nạo vét lắp đặt 02 phao báo hiệu ở 2 đầu, cách vùng nạo vét ≥100m.

Tại hiện trường thông tin liên lạc được thực hiện bằng máy bộ đàm VHF và loa tay và một số kênh liên lạc khác theo hướng dẫn của trạm điều tiết.

Nghiêm chỉnh chấp hành luật Giao thông đường thủy nội địa.

b.3) Giảm thiểu tác động từ việc nạo vét đến nuôi thủy sản

Như đã phân tích ở chương 4 hoạt động nạo vét có nguy cơ ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản tại các khu vực nạo vét. Phân tích cho thấy tác động tiêu cực có thể kiểm soát được thông qua giải pháp quản ly chủ tiểu dự án thực hiện bao gồm:

Chỉ tiến hành nạo vét vào vụ đông xuân không có hoạt động lấy nước nuôi trồng thủy sản.

Khi chuẩn bị thi công các đơn vị thi công phải phối hợp với địa phương, người dân xã huyện Ba Tri để thông báo kế hoạch và thời gian thi công phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để người dân biết để có kế hoạch lấy nước phù hợp hoặc không lấy nước khi nguồn nước bị ảnh hưởng đục do nạo vét cũng như chủ động lấy nước trước thời điểm thi công.

Bố trí thời gian thi công phù hợp đặc biệt đối với khu vực nạo vét không tiến hành thi công nạo vét vào thời điểm đỉnh triều.

Không tổ chức thi công vào thời gian giữa tháng và cuối tháng âm lịch để người dân có thời gian lấy được nguồn nước tốt.

b.4) Tác động đến kinh tế và xã hội

Để giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội trong khu vực nạo vét, Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các phương pháp sau:

Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương.

Phổ biến phong tục tập quán cho các công nhân. Đăng ky tạm trú cho công nhân với công an địa phương.

Thông báo cho chính quyền địa phương, để có thể nắm rõ các đối tượng khi tham gia nạo vét, thời gian dự án bắt đầu và kết thúc. Từ đó giúp cho các cơ quan này có kế hoạch và biện pháp quản ly thích hợp.

Việc bảo vệ sức khoẻ cho công nhân và dân cư trong thời gian thi công công trình được thực hiện theo các quy định cụ thể về các biện pháp y tế, vệ sinh thực phẩm của khu vực nạo vét.

Để hạn chế vấn đề mâu thuẫn giữa công nhân với nhau và mâu thuẫn giữa công nhân với người dân địa phương, cần đưa ra các quy định trong bảng nội quy công trường. Nếu trong quá trình thi công có xảy ra mâu thuẫn giữa các công nhân thì chỉ huy công trường phải có người can thiệp giải quyết kịp thời, không để xảy ra các vấn đề đáng tiếc.

b.5) Kiểm soát xói lở

126

Page 127: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Giải pháp kiểm soát tình trạng xói lở trong thi công nạo vét được đơn vị thi công áp dụng như sau :

Theo dõi hiện tượng xói lở bờ trong quá trình thi công nạo vét.

Cử cán bộ thường xuyên thực hiện theo xói lở hàng ngày.

Không thi công nạo vét vào những ngày có lượng mưa lớn hoặc mùa lũ.

Thi công đảm bảo mái dốc đúng theo thiết kế nạo vét.

b.5) Các biện pháp hỗ trợ

Trong suốt giai đoạn đầu tư thi công nạo vét, Chủ đầu tư và đơn vị thi công phối hợp với chính quyền địa phương thông tin về các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng môi trường bao gồm:

Thông tin trên phương tiện truyền thông công cộng địa phương: Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương thông báo trên báo, đài địa phương các thông tin về nạo vét như: kế hoạch thực hiện, các hạng mục, các thông tin về tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu, v.v…

Tờ bướm thông tin về môi trường: một tờ bướm thông tin về các tác động và các biện pháp giảm thiểu sẽ được chuẩn bị dựa trên bản báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Tờ bướm này sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND các xã, huyện có dự án cũng như gửi các đoàn thể địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, tất cả các hộ bị ảnh hưởng trong khu vực nạo vét. Tờ thông tin trên sẽ gồm các thông tin sau:

Mô tả các đặc điểm của khu vực nạo vét;

Mô tả các tác động của nạo vét đối với môi trường như các tác động đến khu dân cư, ảnh hưởng xói mòn đất, tiếng ồn, v.v...;

Mô tả các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng về mặt môi trường được áp dụng;

Các cơ quan chịu trách nhiệm trong quá trình giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường;

Trình tự khiếu nại và thủ tục giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt môi trường của việc nạo vét.

Thông báo cho chính quyền địa phương về các tác động môi trường: các vấn đề ảnh hưởng môi trường phát sinh trong suốt quá trình thi công cũng như vận hành công trình nếu được phát hiện sẽ được thông tin công khai trong các cuộc họp với chính quyền địa phương để bàn bạc tìm ra giải pháp khắc phục nhằm tránh xung đột, ảnh hưởng tới tiến độ nạo vét.

Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

c. Phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường hạng mục nạo vét

c.1) Sự cố tai nạn lao động:

* Phòng ngừa tai nại lao động

Các biện pháp nhằm giảm đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe công nhân trong quá trình thực hiện nạo vét được đơn vị thi công thực hiện bao gồm:

+ Đối với người

Tất cả cán bộ công nhân được kiểm tra sức khỏe, tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 37/2005/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, biện pháp đảm bảo ATLĐ theo TCVN 5308 -91. Sau khi huấn luyện xong lập danh sách cấp thẻ ATLĐ cho từng người lao động.

127

Page 128: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Toàn thể người lao động làm việc trên công trường luôn luôn tuân thủ các qui định về ATLĐ theo TCVN 5308-91 về qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng và các tiêu chuẩn về ATLĐ theo qui định hiện hành của Nhà nước; chấp hành tốt nội quy, quy định an toàn lao động trên công trường.

Tất cả cán bộ công nhân tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3254 - 89 An toàn cháy: Yêu cầu chung. 5585: 91: Công tác lặn: Yêu cầu an toàn. 3255 - 86 An toàn nổ: Yêu cầu chung. 3146 - 86 Công việc hàn điện: Yêu cầu chung về an toàn khi sử dụng máy hàn điện, hàn hơi phục vụ công tác sửa chữa.

Trang bị đủ các công cụ bảo đảm an toàn lao động như: áo phao, phao khi làm việc môi trường sông nước, dây bảo hiểm khi làm việc trên cao, ủng, găng tay, nón bảo hộ… khi làm việc đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 2287-78: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản.

Cán bộ và công nhân phân công công việc đúng theo ngành nghề chuyên môn đào tạo. Không sử dụng công nhân chưa đào tạo vào các công việc chính.

Khi làm công việc khó khăn, nguy hiểm phải có người giám sát công việc chặc chẽ.

Nghiêm cấm công nhân sử dụng thiết bị không được rời thiết bị khi vận hành, không được hút thuốc gần nơi chứa nhiên liệu.

Cung cấp đầy đủ nước sạch đảm bảo vệ sinh cho công nhân trên sà lan.

Xây dựng nội qui lao động nghiêm cấm: Uống rượu bia, chất kích thích lúc làm việc. Không mang đầy đủ bảo hộ lao động. Sử dụng thiết bị không đúng qui trình vận hành và an toàn.

Ban Chỉ huy công trường thường xuyên kiểm tra công tác An toàn lao động trên công trường.

Lập Tổ y tế, tủ thuốc y tế; nhân viên y tế thường trực công trường, tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu và thành lập nhóm sơ cấp cứu tại công trường. Hợp tác và thống nhất với Cơ quan y tế địa phương về việc chăm lo sức khỏe công nhân và sơ cấp cứu trên công trường.

Tập huấn các biện pháp phòng trừ HIV và cấp bao cao su miễn phí cho công nhân.

Tập huấn ứng phó và xử ly tình huống xấu về An toàn lao động trên công trường, các Phương tiện cứu hộ, Dụng cụ thoát hiểm, Tủ thuốc sơ cấp cứu… luôn đầy đủ và sẵn sàng.

Công trường lắp đặt các biển báo nhắc nhở công tác an toàn lao động, các vị trí nguy hiểm trên công trường được lắp đặt các biển báo cảnh báo để người lao động cẩn thận và có biện pháp phòng ngừa khi làm việc.

Khi có thông tin bão lũ tiến hành di chuyển phương tiện nạo vét vào nơi trú ẩn an toàn, phân công người trực, thành lập và trang bị phương tiện thiết yếu cho đội ứng phó tình huống xấu do thiên tai gây ra như phao, tàu cứu sinh, tủ thuốc cấp cứu, ca nô, tàu kéo, dụng cụ liên lạc….

Thiết lập hệ thống thông tin và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt 24/24.

+ Đối với thiết bị thi công

Tất cả thiết bị thi công nạo vét trên công trường đáp ứng theo tiêu chuẩn 2290 - 78 Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

Máy móc phương tiện nạo vét đăng ky và kiểm định theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 và Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ GTVT.

Lắp đặt phao hiệu trong vùng thi công để cảnh báo và chỉ dẫn cho ghe thuyền lưu thông.

Yêu cầu bắt buộc người vận hành tàu, sà lan khi điều khiển nếu phát hiện hiện tượng bất thường phải tạm dừng để kiểm tra và khắc phục, khi đảm bảo an toàn mới được phép thi công.

128

Page 129: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Trang bị đầy đủ công cụ phòng chống đắm (máy bơm cấp cứu, bạt cao su…), phòng chống cháy nổ (bình chữa cháy, phuy cát…), các biển báo nguy hiểm…trên tàu cuốc và sà lan.

Khi xảy ra sự cố thì phải lập tức tìm mọi biện pháp cứu người, sơ cứu và lập tức đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

Tiến hành báo cáo cho uỷ ban nhân dân, công an xã khu vực xảy ra sự cố.

c.2) Sự cố tai nạn giao thông:

Mặc dù thực hiện tốt điều tiết giao thông tuy nhiên nếu xảy ra sự cố va chạm dẫn đến chìm tàu, sà lan, ghe thuyền thì phải lập tức tìm mọi biện pháp cứu người, bảo vệ dấu vết hiện trường. Tìm cách cứu người bị nạn thoát khỏi vùng nguy hiểm, nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu.

Tiến hành báo cáo cho uỷ ban nhân dân, công an xã khu vực xảy ra sự cố. Đoạn quản ly đường sông, Công an đường sông, Đội thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa, và các cơ quan chức năng để giải quyết hậu qủa.

Nếu có dầu từ ghe thuyền tràn ra tiến hành ngăn cản không cho dầu và các chất nổi lan toả trên mặt nước ở diện rộng.

Tiến hành trục vớt ghe, thuyền vớt vật dụng, hàng hóa đi kèm để không gây cản trở giao thông đường thủy.

Điều tiết giao thông tiến hành cảnh giới hai đầu qua khu vực xảy ra sự cố, cắm biển báo hiệu cấm qua khu vực xảy ra sự cố.

c.3) Sự cố khác:

Giải pháp ứng cứu sự vỡ đê bao: Khi xảy ra vỡ đê bao hồ lắng xảy ra sự cố nước rỉ tràn ra môi trường xung quanh. Đội thi công sẽ thực hiện biện pháp ngừng thi công, đắp bao cát vào đoạn bị vỡ chấm dứt sự cố. Thương thảo với dân và địa phương để đền bù các thiệt hại.

c.4) Xử lý với tình huống bất ngờ

Tương tự hạng mục xây dựng cống.

5.1.3.3. Các biện pháp kiểm soát tác động của hạng mục hoạt động xây dựng trạm cấp nước

a) Kiểm soát tác động liên quan đến chất thảia.1) Dạng bụi và khí thải

Để giảm thiểu tối đa các tác động này, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu khi thi công hạng mục trạm cấp nước sạch thực hiện các biện pháp sau:

Vào mùa khô, đặc biệt khi có gió mạnh tiến hành phun nước ngay tại công trường nơi có mật độ xe qua lại cao với tần suất 4 lần/ngày, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đơn vị thi công sử dụng xe tưới nước để làm ẩm toàn bộ khu vực thi công của trạm xử ly.

Trong quá trình chuyển đất các xe vận chuyển cũng sẽ được che phủ các tấm bạt bên trên nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi rơi vải và khuếch tán do gió, khoảng cách giữa đất và bề mặt tấm bạt tối thiểu là 30cm. Vận tốc chuyển động của phương tiện giao thông trong khu vực thi công luôn giới hạn ở tốc độ dưới 20km/giờ. Đất trước khi vận chuyển phải đạt độ ẩm tối thiểu 12%.

Tất cả các xe vận tải, phương tiện thi công phải được đăng kiểm đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

129

Page 130: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Để khống chế ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn tại các tuyến đường xe vận chuyển cát đá, vật liệu đi qua và các tuyến đường đào đắp, thi công tuyến thoát đường ống, chủ đầu tư yêu cầu đội thi công sẽ áp dụng các biện pháp sau :

Lập kế hoạch thi công cụ thể và bố trí nhân lực hợp ly, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công.

Sử dụng các máy móc thi công hiện đại, biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác thi công đến mức tối đa để hạn chế bụi phát sinh từ các loại máy móc thi công.

Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, không để ùn tắc giao thông gây ô nhiễm cho khói bụi cho khu vực.

Xe vận chuyển vật liệu xây dựng, đất đá, xi măng và đất đào được che phủ kín, tránh rơi vãi vật liệu trên đường và gây bụi trong quá trình vận chuyển.

Tưới nước thường xuyên đường giao thông khu vực, công trường được dọn dẹp, không để vật tư, đất cát bừa bãi hàng ngày.

Các thiết bị, máy móc và xe cơ giới thi công đạt tiêu chuẩn Việt Nam như QCVN 19:2009.

Sửa chữa kịp thời những tuyến đường hư hỏng, giảm rơi vãi nguyên liệu, hạn chế bụi mặt đường cuốn vào trong không khí.

Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân để hạn chế khói bụi ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lập kế hoạch sử dụng cơ sở hạ tầng khu vực hợp ly, hoàn trả lại hiện trạng cơ sở hạ tầng sau khi hoàn thành công trình.

a.2) Chất thải dạng lỏng

Các biện pháp để hạn chế tác động do nước mưa, nước thải sinh hoạt được thực hiện như sau:

Thu gom và xử ly một cách triệt để rác thải phát sinh từ hoạt động công trình (đất, cát, xi măng, rác sinh hoạt của công nhân...).

Xây dựng các hệ thống mương thoát nước tạm thời để thu gom nước mưa. Các mương thoát này cần có hố ga để lắng cát, đá, rác....trước khi đổ vào kênh, rạch.

Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.

Trong quá trình sửa chữa máy móc thiết bị, dầu nhớt phải được thu gom không để rơi vãi hoặc đổ một cách tùy tiện trên mặt bằng khu vực.

Khu vực kho chứa có nền cao hơn so với khu vực xung quanh.

Có biện pháp thoát nước tốt, tránh hiện tượng ứ đọng nước trên đường, trong công trình (do lượng nước phát sinh từ quá trình đào đường) làm cho mặt đường lầy lội, mất vệ sinh, cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

Hoàn trả lại hiện trạng môi trường sau khi kết thúc việc đào bới.

Đơn vị thi công bố trí các nhà vệ sinh di động. Các nhà vệ sinh di động kiểu này rất tiện lợi vì không cần mất diện tích đất để xây dựng lại có thể di chuyển được trong quá trình thi công.

a.4). Chất thải dạng rắn

Trong quá trình thi công xây dựng trạm cấp nwóc và lắp đặt đường ống, đơn vị thi công có biện pháp phù hợp để thu gom và xử ly rác thải. Quản ly chất thải rắn sinh hoạt, tuân thủ quyết định 59/2007/ NĐ – CP và TCVN 6705-2000.

Đặt thùng chứa rác tại lán trại và trong phạm vi công trường để thu gom hàng ngày.

130

Page 131: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bỏ vào thùng chứa ngoài công trường và vận chuyển

chúng hàng ngày do đội thu gom chất thải rắn của huyện Ba Tri thực hiện.

Không đốt hoặc chôn rác trong công trường.

Khi hoàn thành công tác xây dựng cống bể phốt thuê đơn vị hút hầm cầu rút hết cặn lắng và đóng hoàn toàn.

Các vật liệu tái sử dụng như tấm gỗ, sắt thép, bao bì,… được thu gom và đưa ra khỏi vị trí công trường để tái sử dụng.

a.3) Kiểm soát tác động đến môi trường đất

Ngăn ngừa nguy cơ thi công sẽ phá vỡ bề mặt đất hiện trạng, tạo điều kiện cho việc rửa trôi và xói mòn khi mưa xuống nhà thầu sẽ áp dụng các biện pháp sau: Thi công dứt điểm và đầm nén chặt. Vào thời kỳ có mưa kéo dài, từ tháng 5 đến tháng 9, sẽ thực hiện thi công dứt điểm từng đoạn nền và đầm chặt tránh xói do mưa, tiếp tục gia cố thêm. Lấp đất ngay lập tức sau khi chôn ống xong. Thực hiện ngay việc vận chuyển đất dư thừa về các vị trí san lấp mặt bằng theo quy định; phần còn lại chưa kịp chuyển đi sẽ được tiếp tục che chắn để tránh mưa.

b) Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

b.1) Giảm thiểu tác động tiếng ồn rung

+ Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn đến các khu dân cư trong quá trình thi công mạng lưới truyền tải. Việc thi công sẽ được tiến hành với những điều kiện sau:

Thông báo cho người dân biết biết kế hoạch thi công, gồm thời điểm thi công và thời gian hoàn thành công trình.

Quá trình thi công sẽ được tiến hành trong giờ làm việc bình thường, hạn chế thi công vào những giờ nghỉ ngơi của người dân (trưa, ban đêm).

Lắp đặt các bộ phận giảm thanh hoặc các đệm cao su, lò xo chống rung tại các bộ phận dễ gây tiếng ồn của những máy móc có công suất lớn.

Công nhân tại các khu vực phát sinh nhiều tiếng ồn (khoan, cắt...) phải được trạng bị thiết bị chuyên dùng để bảo vệ tai, biện pháp giảm thiểu độ rung

+ Biện pháp giảm thiểu độ rung

Trong hoạt động xây dựng trạm cấp và mạng lưới chuyển tải nước, môi trường thạch quyển sẽ chuyển tải độ rung tạo ra chấn động đến các công trình xây dựng trong khu vực.

Để khống chế rung động từ các máy móc, thiết bị tại trạm cấp đã lắp đặt móng để đặt các máy trên mặt bằng rộng và vững chắc.

Yêu cầu đội thi công thường xuyên bảo dưỡng máy móc, tra dầu mỡ tại các bộ phận tiếp xúc gây ồn, rung.

Trong thi công mạng lưới ống cấp nước chỉ sử dụng các thiết bị xúc bốc, vận chuyển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Thời gian sử dụng các máy có độ rung lớn từ 8 giờ đến 11 giờ và từ 2 giờ đến 4giờ 30 phút là thời gian ít ảnh hưởng đến đời sống nhân dân quanh khu vực xây dựng, đảm bảo tập quán sinh hoạt của cư dân sống xung quanh.

b.2) Giảm thiểu tác động đến giao thông

Các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng cản trở giao thông lối là :

131

Page 132: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Phối hợp thi công các công trình trong cùng một khu vực để tạo điều kiện cho giao thông

đi lại và hạn chế tối đa ảnh hưởng.

Làm các lối đi tạm cho những nơi cần thiết và tránh vận chuyển vật liệu, trang thiết bị trong những giờ cao điểm.

Tính toán các lối đi tạm trước khi khởi công và tiến hành nâng cấp nếu cần thiết.

Tiến hành trả lại nguyên hiện trạng hiện trường càng sớm càng tốt.

Việc đào bới để lắp đặt đường ống nước nên được chú trọng và thực hiện phù hợp với khả năng và các điều kiện công trường sao cho toàn bộ các tuyến ống dẫn sẽ được lấp trở lại trong ban ngày và chiều dài của các hố đào hở trong một khu vực không vượt quá 100 m. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 nên được tuyệt đối tuân thủ.

b.3). Giảm thiểu Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội

Phối hợp thi công các công trình trong cùng một khu vực để tạo điều kiện cho giao thông đi lại và hạn chế tối đa ảnh hưởng.

Làm các lối đi tạm cho những nơi cần thiết và tránh vận chuyển vật liệu, trang thiết bị trong những giờ cao điểm ở những nơi có thể.

Tính toán các lối đi tạm trước khi khởi công và tiến hành nâng cấp nếu cần thiết.

Tiến hành trả lại nguyên hiện trạng hiện trường càng sớm càng tốt.

Việc đào bới để lắp đặt đường ống nước nên được chú trọng và thực hiện phù hợp với khả năng và các điều kiện công trường sao cho toàn bộ các tuyến ống dẫn sẽ được lấp trở lại trong ban ngày và chiều dài của các hố đào hở trong một khu vực không vượt quá 100 m. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 nên được tuyệt đối tuân thủ.

Đền bù bằng tiền cho những mất mát về thu nhập trong thời gian chuyển tiếp, tương đương với thu nhập ròng trung bình hàng tháng, ít nhất cho 3 tháng.

Đền bù cho các công trình kinh doanh, tư liệu sản xuất bị mất theo chi phí thay thế đầy đủ của công trình, không tính khấu hao.

Để tránh những vấn đề nảy sinh do sự hiện diện của các lực lượng lao động, sẽ tuyên truyền thông tin các hoạt động dự kiến được thực hiện đối với cư dân trong vùng cũng như công nhân thi công.

b.4). Giảm thiểu tác động đến cơ sở hạ tầng

Để giảm thiểu các động đến cơ sở hạ tầng trong thi công chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp như sau:

Sửa chữa những tuyến đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm rơi vãi nguyên liệu, hạn chế bụi mặt đường cuốn vào trong không khí.

Lập kế hoạch sử dụng cơ sở hạ tầng khu vực hợp ly, hoàn trả lại hiện trạng cơ sở hạ tầng sau khi hoàn thành công trình.

Trong quá trình thi công cần có kế hoạch cụ thể và bố trí nhân lực hợp ly, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công.

Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc giao thông gây ô nhiễm cho khói bụi cho khu vực.

Đường giao thông khu vực phải tưới nước thường xuyên, công trường phải được dọn dẹp, không để vật tư, đất cát bừa bãi hàng ngày.

b.5). Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường

132

Page 133: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường trong quá trình thi công, đơn vị thi công sẽ tiến hành các giải pháp sau:

Dựng rào chắn/ hàng rào và biển báo nguy hiểm.

Phục hồi cây xanh.

c). Rủi ro, sự cố, an toàn sức khỏe lao động

c.1) Sự cố cháy nổ

Để phòng ngừa tối đa sự cố cháy nổ ảnh hưởng công nhân lao động gây thiệt hại về tài sản, nhà thầu sẽ thực hiện một số biện pháp sau:

Đối với việc lưu trữ vật liệu xây dựng: xi măng được tập kết và bảo quản tại kho chứa. Ở những nơi dễ phát sinh cháy - nổ như các động cơ diesel, nơi để nhiên liệu, phụ tùng- vật tư, có bình chữa cháy được bố trí ở nơi thuận tiện và thường xuyên kiểm tra, bảo đảm luôn ở trong tình trạng tốt và sẵn sàng sử dụng.

Tại các kho chứa nguyên liệu lắp đặt biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó.

Qui định phòng cháy, chữa cháy khi bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu dầu. Có người phụ trách công tác PCCC bán chuyên trách được huấn luyện về kỹ thuật chữa cháy theo qui định. Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom rò rỉ nguyên liệu.

c.2) Sự cố về nền móng, địa chất công trình

Trên thực tế, để phòng ngừa tác hại của các yếu tố tiềm ẩn gây sụt lún nền móng gây ảnh hưởng cho quá trình thi công. Trong thi đường ống chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thực hiện các giải pháp sau:

Thực hiện đầm nén chặt bề mặt bằng vật đầm nặng, làm đệm đất.

Trong phạm vi toàn bộ lớp lún ướt của nền, nén chặt sâu bằng cọc đất và thấm ướt trước.

Cần bổ sung cát đổ dưới tất cả dưới tạo lớp đệm công trình. Cát làm đệm đất nền ở trạng thái độ ẩm tối ưu hoặc tiến hành làm ẩm thêm chúng đến độ ẩm tối ưu tại nơi san đầm.

Phải đảm bảo cho mạng lưới cấp nước kín khít. Có biện pháp ngăn ngừa nước thấm, thu và thoát nước ở những chỗ rò rỉ.

c.3) Tai nạn lao động:

* Phòng ngừa tai nại lao động

Các biện pháp nhằm giảm đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe công nhân trong quá trình thi công được thực hiện bao gồm:

Lập kế hoạch thi công hợp ly, biện pháp thi công tiên tiến để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động.

Khi tổ chức thi công, chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công yêu cầu công nhân tuân thủ các quy định về an toàn lao động, chú y vấn đề máy móc thiết bị, các biện pháp phòng ngừa tai nạn.

Lập rào chắn các khu vực nguy hiểm trên công trường. Lắp đèn chiếu sáng cho những nơi cần thiết về ban đêm.

Xây nhà tạm làm kho chứa vật tư, máy móc, thiết bị. Kho chứa cần bố trí ở những vị trí không có độ nhạy cảm môi trường cao.

Công nhân sẽ được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết.

133

Page 134: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Phối hợp với công an địa phương đề ra các nội quy về an ninh trật tự trong khu vực, không

cho tụ tập đánh bạc, nhậu nhẹt và hạn chế các tệ nạn xã hội khác.

Nếu để xảy ra sẽ có biện pháp kỷ luật từ nhẹ cho đến thậm chí sẽ cho nghỉ việc nếu vẫn tái phạm.

c.4) Xử lý với tình huống bất ngờ

Tương tự hạng mục thi công cống

5.1.3.4. Các biện pháp kiểm soát tác động giai đoạn vận hành công trình

Sau khi kết thúc thi công xây dựng các công trình cống, nạo vét rạch, hệ thống cấp nước sẽ tiến hành thu dọn phao, biển báo hiệu, di chuyển thiết bị thi công đi nơi khác trả lại dòng chảy cho sông, rạch, đường giao thông các công trình bắt đầu đi vào hoạt động. Cụ thể như sau:

Tiến hành tháo dỡ, thu dọn các phao, biển báo hiệu. Đồng thời tiến hành thu dọn nhanh các thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt của công nhân và vận chuyển về khu vực tập kết để tránh gây ô nhiễm môi trường khu vực ngay sau khi hoàn thành công trình.

Xây dựng qui trình vận hành cống, báo hiệu giao thông trên rạch

Lắp đặt biển báo hiệu giao thông thuỷ, bộ trước khi bắt đầu hoạt động.

Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị điều khiển đóng mở cống, bờ đê... để hạn chế sự cố.

Lấy mẫu đất và nước theo các vị trí đã được chỉ định để có thể kiểm soát môi trường và bảo đảm an toàn môi trường của tiểu dự án. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm giai đoạn vận hành được triển khai như sau

a) Tác động liên quan đến chất thải

a.1) Tác động tới môi trường không khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn chủ yếu trong giai đoạn hoạt động là do dòng xe vận hành trên cống và các phương tiện giao thông thủy qua lại trên rạch. Đặc biệt là bụi cuốn từ lốp khi dòng xe đang vận hành. Để hạn giảm thiểu ô nhiễm bụi thì giáo dục các chủ phương tiện tham gia giao thông làm chủ tốc độ.

Bên cạnh đó, qui định trọng tải phương tiện qua cống. Các phương tiện phải được đăng kiểm trước khi đưa vào sử dụng, sử dụng nhiên liệu đúng chất lượng quy định, sử dụng thiết bị đúng công suất của động cơ.

a.2) Tác động môi trường nước

* Chất lượng nước mặt

Tăng cường giữ gìn vệ sinh môi trường trong vùng được ngăn mặn;

Đề ra quy trình vận hành hợp ly, giảm thiểu thời gian đóng cống ngăn mặn đến mức thấp nhất, kịp thời và linh hoạt trong vận hành hệ thống. Tăng cường tần xuất quan trắc độ mặn trên sông lớn Cổ Chiên, Bến Tre, Hàm Luông, chú y quan trắc độ mặn trong con triều lên, kịp thời phát hiện thời điểm ngọt xuất hiện ngoài các sông này, tận dụng từng cơ hội để vận hành cống, nhất là đối với các cống lớn.

Thực hiện nạo vét, khơi thông các kênh rạch sau cống và đầu cống, đảm bảo việc nhận nước và tiêu thoát nhanh dưới tác động của dao động triều khi mở cống.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường tại các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, chế biến gia súc, nuôi trồng thủy sản.

Cần có sự quy hoạch phát triển thủy sản và nông nghiệp hợp ly trong điều kiện mới

134

Page 135: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Lồng ghép các nội dung về IPM trong các chương trình đào tạo, tập huấn, khuyến nông,

khuyến ngư.

Công tác quản ly cho ăn đảm bảo các tiêu chí: chất lượng, số lượng, thời gian và vị trí cho ăn, giúp cho hiệu quả sử dụng thức ăn của cá cao nhất.

Xử lí nước thải, bùn thải các ao nuôi trước khi thải ra môi trường.

* Kiểm soát tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hoá chất khác trước

Thiết kế các hố tái tạo bùn, xử ly nước thải nuôi trồng thủy sản và khử trùng trước khi thải ra môi trường, trung hòa với vôi, hóa chất ... đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện quy hoạch, đào tạo, nuôi trồng thủy sản bền vững.

Chuẩn bị và thực hiện một IPM cho tiểu dự án phù hợp với kế hoạch quản ly dịch hại (PMP). PMP yêu cầu kế hoạch tập trung vào việc thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động thực tiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùng tiểu dự án. Tuy nhiên, do hhực tiễnlấy nước đư nướcn, do hhực tiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùngeo nguyên tắc SRI. Bởi vậy, chủ đầu tư vùng tiểu diểu ầtổ chức các lức tư do hhực tiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùngeo nguyên tắc SRI. Bởi vậy, u kế hoạch tập trung vào việc thực hiện một cách có hiệu quảuan trắc độ mặn trên sông lớn Cổ ng trừ sinh học cho người nông dân… hcho người nông dântiễn có thể làm ginuôi trồng tốt, ph trồng tốtg dântiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vù, vật nuôi khật nuôi tốtg dântiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùngeo nguyên tắ vật nuôi git nuôii tốtg dântiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùngeo nguyên tắc SRI. Bởi vậy, u kế hoạch tập trung vào việc thực hiện một cách có hiệu quảuan trắc độ mặn trên sông lớn Cổ ng trừ sinh học Hàm Luông, chú y quan trắc độ mặn trong connông dân về IPM/SRI/minimum tillage, các hoạt động cộng đồng về giảm thiểu nguy cơ do thuốc BVTV (pesticide risk reduction –PRR) như tập huấn cho lãnh đạo địa phương, cho người sử dụng thuốc, người bán thuốc… những quy định về quản ly thuốc BVTV, về nguy cơ do thuốc BVTV và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc BVTV, thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng… sẽ có tác động tổng hợp giảm thiểu nguy cơ do hóa chất BVTV trong vùng tiểu diểu .

Nâng cao nhận thức và kiến thức của nông dân về sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, nuôi trồng hữu cơ và các biện pháp nuôi trồng an toàn khác, và kiến thức về biến đổi khí hậu và tác động có thể vào nguồn nước và chế độ dòng chảy.

a.3) Tác động môi trường do chất thải rắn

* Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn vận hành phải được thu gom, xử ly theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Xử ly bùn thải bằng giải pháp tái sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bùn đáy ao sau mỗi vụ nuôi được nạo vét tập trung về một khu vực, có ao chứa riêng. Kinh nghiệm cho thấy bùn có thể sử dụng được cho mục đích trồng cây sau khi rút nước. Lượng bùn sẽ được xử ly như sau: bùn bơm trực tiếp lên ao phơi bùn. Ao phơi bùn được sử dụng để khử nước làm giảm độ ẩm và giảm khối lượng bùn thải. Ao phơi bùn gồm lớp sỏi 20 cm ở bên dưới và một lớp cát dày 10 cm bao phủ bên trên lớp sỏi. Thu nước theo độ dốc đáy 2 % và thu nước bề mặt.

Hệ thống thu nước đồng thời trên và dưới sẽ đảm bảo nước sẽ được thu gom triệt để kể cả khi trời mưa.

135

Page 136: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”* Hóa chất lưu trữ sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản quản ly và tuân thủ theo an toàn trong tiếp xúc với hóa chất dựa trên bảng dữ liệu theo Nghị định số 68/2005/NĐ-CP và Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN, cụ thể:

Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hóa chất. Hóa chất được lưu trữ trong kho với khối lượng dữ trữ không quá 3 tháng sử dụng.

Bảng an toàn hóa chất được dán trên các hộp hoặc các thùng đựng hóa chất.Công nhân tiếp xúc với hóa chất đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc.

Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn lao động.

Các dụng cụ sơ cấp cứu luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao.

b) Các tác động không liên quan đến chất thải

b.1) Thay đổi phân bố xâm nhập mặn và nồng độ mặn

Để hạn chế thấp nhất việc xâm nhập mặn từ biển thì biện pháp đầu tiên là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành cống. Thời gian cho một quy trình vận hành cống ngăn triều sẽ ảnh hưởng tới lượng nước mặn xâm nhập qua cống. Thời gian vận hành cho một quy trình thuyền ghe qua cống có thể chấp nhận .

b.2) Kiểm soát thay đổi thủy văn chống xói lở

Các tác động tới dòng chảy là không đáng kể. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy thì trong thiết kế kỹ thuật cần xem xét, bố trí các trụ cầu giữa dòng tại vị trí sao cho ít có khả năng làm thay đổi vận tốc và hướng dòng chảy nhất.

Để chống xói lở các mái rạch được thiết kế để giảm tốc độ cực đại và tác động của sóng thuyền; gia cố bờ bao tại các vị trí quan trọng nhất; sau khi xây dựng, nạo vét, sử dụng các thảm thực vật có sẵn đặt trên cả hai mặt của kênh để chống xói mòn; nạo vét định kỳ cho hệ thống vận hành theo thiết kế; bảo vệ hành lang an toàn; điều chỉnh tốc độ của các tàu để hạn chế tác động sóng trên bờ.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ các trụ cầu tại vị trí mép bờ đê để có biện pháp xử ly kịp thời khi có hiện tượng xói lở xảy ra.

Dự đoán khu vực có thể bị sạt lở trong tuyến đường, đê, bờ rạch.

Căn cứ vào loại lập địa hai bên bờ kênh tiểu dự án sẽ lựa chọn loại cây trồng là: bần chua, trang, đước.

Sau khi kết thúc các công việc trên chủ dự án sẽ bàn giao lại cho địa phương quản ly.

b.3)Tác động tới môi trường đất và nước ngầmQuản ly chặt chẽ các nguồn thải lỏng, rắn tránh tác động gây ô nhiễm đất.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc, bón phân cây trồng đúng lúc và đúng cách, không để dư thừa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất. Tuân thủ qui tắc 4Đ (Đúng lúc, Đúng loại, Đúng cách và Đủ liều lượng) trong phun thuốc BVTV và bón phân.

b.4)Tác động đến tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học

Tăng cường mở rộng diện tích trồng rừng.

Nâng cao nhận thức giáo dục môi trường cho người dân.

Thành lập các khu quản ly do cộng đồng quản ly.

Nâng cao nhận thức cho người dân và chính quyền các cấp giá trị của đa dạng sinh học, tạo ra tinh thần trách nhiệm đối với công tác bảo tồn địa phương.

136

Page 137: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”b.6)Kiểm soát tác động đối giao thông

* Giao thông bộ

Tổ chức giao thông và an toàn giao thông theo “Điều lệ báo hiệu đường bộ và 22TCN 273 -01”, gồm các thành phần:

Xây dựng các vuốt nối với các đường dân sinh: đảm bảo đủ tầm quan sát cho các phương tiện tham gia lưu thông trên đường;

Đặt biển báo, bố trí hệ thống cọc tiêu.

* Giao thông đường thủy

Tiến hành thả phao, cắm biển báo theo như phương án an toàn giao thông đã được phê duyệt. Thông báo và yêu cầu các phương tiện chấp hành đúng, đầy đủ những quy định của Luật an toàn giao thông đường thủy.

Các phương tiện qua lại trên sông, kênh rạch phải đăng ky kỹ thuật và đăng ky hành chánh tại Đăng kiểm Việt Nam theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 và Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ GTVT.

Chấp hành đúng, đầy đủ những quy định của Luật an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, tuân thủ theo Luật hàng hải Việt Nam.

b.7)Tác động mâu thuẫn trong sử dụng nước

Trong mùa khô, cống nước ngọt sẽ được mở theo định kỳ: cống sẽ được mở ra để lưu thông nước trong khu vực với môi trường để đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Việc sử dụng hợp ly phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và theo dõi chặt chẽ độ mặn tại cửa cống là phương thức điều hành hợp ly hệ thống cống để tránh việc xâm nhập mặn. Hai bên bờ của kênh sẽ được trồng cỏ Vetiver.

Trong quá trình lập kế hoạch và hoạt động của cống, cần tham vấn người sử dụng nước và có những hành động cụ thể đáp ứng lại những mối quan tâm của bọ.

Phải tích hợp đầy đủ những vấn đề ô nhiễm nước hạ lưu, nhưng mối quan tâm của người sử dụng vào kế hoạch hoạt động của cống, quá trình hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (IMC) điều hành đảm bảo những nhu cầu của người sử dụng nước.

c. Các sự cố rủi ro môi trường

c.1) Các rủi ro xảy ra trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp

Chủ đầu tư lập sẵn kế hoạch đối phó với tình huống bất ngờ rủi ro, ví dụ như mất điện, mất nước, lũ lụt/ bão, cháy, rò rỉ hóa chất hay chất thải. Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.

Khuyến cáo người dân không thả giống nhiễm các mầm bệnh.

Sử dụng kháng sinh khi vật nuôi nhiễm khuẩn.

Bố trí cung cấp nước hợp lí, không lấy nước bị ô nhiễm gây sốc cho loài thủy sản.

Khuyến cáo người dân lọc và khử trùng kỹ các nguồn nước trước khi vào ao nuôi.

Cung cấp thức ăn có chất lượng cao các loài nuôi.

Loài nuôi chết vớt ra khỏi ao, nước ao nuôi bị bệnh không xả ra ngoài. Nước thải được khử trùng sau khi đã được xử ly trong ao xử ly.

Xây dựng thủ tục thông báo và phối hợp hành động giữa cơ quan quản ly giao thông và Trung tâm ứng cứu sự cố khu vực.

137

Page 138: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH” Thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương về thủ tục phát hiện và liên lạc báo cáo về sự

cố với các cơ quan chức năng.

c.2)Phòng ngừa sự cố va chạm và chìm thuyền ghe

Để đảm bảo an toàn lưu thông trên kênh, rạch cơ quan quản lí Yêu cầu tất cả các phương tiện lưu thông trong tuyến luồng phải định kì kiểm tra các phương tiện và có giấy chứng nhận kiểm định an toàn.

Khi có điều chỉnh luồng thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng kế hoạch điều tiết giao thông.

Thường xuyên theo dõi dự báo khí tượng thủy văn để có cảnh báo phù hợp;

Thường xuyên kiểm tra các phao phân luồng và biển báo hiệu, đèn báo hiệu trên luồng kênh, rạch.

Thực hiện các phương án ứng cứu sự cố trên luồng kênh, rạch.

Thành lập tổ đảm bản an toàn xử lí các tình huống sự cố rủi ro.

Khi xảy ra sự cố tổ chức cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm; xử ly tai nạn hàng hải, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; bảo vệ môi trường.

C.3) Những rủi ro tiềm ẩn không lớn và có thể dự báo.

Cơ quan Chủ quản của Dự án (Bộ NN&PTNT) có kinh nghiệm quản ly các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ và quen thuộc với các thủ tục và chính sách của Ngân hàng bao gồm về mọi khía cạnh tài chính, đấu thầu, chính sách an toàn, và giám sát và đánh giá, sẽ đảo bảo các rủi ro được kiểm soát và giảm thiểu tối đa. Tất cả dự báo rủi ro và pháp giảm thiểu thích hợp sẽ được đưa vào thiết kế tiểu dự án.

5.1.3.5. Các biện pháp kiểm soát tác động trong vận hành trạm cấp nước Ba Lai

a) Tác động liên quan đến chất thải

a.1) Chất thải dạng bụi – khí thải:Đối vơi hơi Clo: công nhân làm việc trực tiếp với nhà hóa chất được trang bị đồ bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí,… bên ngoài phòng lắp đặt vòi nước hoa sen phun lên toàn thân trong trường hợp có hiện hiện rò rỉ Clo nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân. Bên trong phòng, bố trí các quạt hút để đảm bảo thông thoáng, giảm thiểu tối đa hơi Clo sinh ra.

a.2) Chất thải dạng lỏng

Nước thải sinh hoạt Lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên trạm cấp nước sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải, và đưa đến trạm xử ly nước thải.

Lượng nước rửa ngược trong quá trình xử ly sẽ được chuyển sang đầu cụm xử ly.

Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên trạm cấp nước được thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa nội bộ, thoát nước hệ thống thoát nước chung.

a.3) Chất thải dạng rắn

Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên quản ly vận hành trạm nước cấp được thu gom tại chỗ bằng các bồn chứa, thùng rác. Liên hệ đội thu gom Ba Tri để được vận chuyển đến bãi chôn lấp rác Ba Tri để xử ly.

Bùn thải sau quá trình xử ly nước sẽ được thu gom và hợp đồng với đội thu gom rác Ba Tri thu gom và xử ly đúng tiêu chuẩn.

138

Page 139: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”b. Tác động không liên quan đến chất thảiĐiện cung cấp cho nhà máy xử ly nước thải là lưới điện Quốc gia lấy từ 2 nguồn khác nhau, đảm bảo có điện 24/24h; tuy nhiên, máy phát điện dự phòng có thể hoạt động trong trường hợp có sự cố bất ngờ gây mất điện. Vì vậy, trong giai đoạn quản ly vận hành hệ thống cấp nước, tiếng ồn chủ yếu xuất phát từ hoạt hoạt động máy bơm tại trạm bơm cấp 2 phục vụ cung cấp nước cho mạng lưới phân phối. Biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu, cụ thể như sau:

- Trang bị cho công nhân thiết bị bảo vệ tai.- Thường xuyên kiểm tra máy móc, tránh hỏng hóc và thực hiện công tác bảo dưỡng kịp thời.- Thiết kế các bộ phận giảm âm ngay tại phòng đặt bơm, thiết kế bệ máy đủ dày, lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung.- Sử dụng sản phẩm máy bơm của các nước tiên tiến sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn về môi trường, không gây ra tiếng ồn, và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.

c. Các sự cố rủi ro môi trường

Phòng ngừa sự cố sụt lún gãy đường ống cấp nước chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau

Việc tái lập, hoàn trả mặt đường, vỉa hè hiện hữu được thực hiện theo đúng thiết kế, lu lèn đảm bảo độ chặt k 0,95 bằng kết các kết quả thí nghiệm trước khi nghiệm thu nhằm tránh hiện tượng lún, sụt sau khi thi công.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đơn vị tư vấn đã thực hiện công tác khảo sát địa chất công trình để có đầy đủ các chỉ tiêu cơ ly của đất nền làm cơ sở tính toán cho nền móng công trình trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo độ lún của công trình nằm trong giới hạn cho phép theo quy định 8,0 cm. Trong giai đoạn thi công, độ lún của công trình luôn được theo dõi bằng công tác quan trắc để có biện pháp xử ly kịp thời khi cần thiết.

Quản ly vận hành hiệu quả hệ thống xử ly, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh các bể để tránh hiện tượng chất lượng nước cấp xấu đi. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các máy bơm nhằm hạn chế các hỏng hóc bất ngờ xảy ra. Clo khử trùng được tính toán dự trữ Clo trong 40 ngày. Cần lựa chọn đơn vị cung cấp có năng lực và uy tín (xếp theo thứ hạng), liên hệ đặt hàng trước khi có nhu cầu nhằm đảm bảo đủ lượng Clo cho khử trùng và có đủ thời gian xử ly trong trường hợp không đặt hàng được.

Thiết lập đường dây nóng, có biện pháp xử ly kịp thời hiện tượng tắt nghẽn, ngập úng khi có thông báo của người dân.

Thực hiện tốt công tác quản ly và giám sát môi trường trong quá trình quản ly vận hành nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu đến người dân.

Clo sử dụng là Clo công nghiệp chứa trong các bình có độ an toàn cao được sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn. Lắp đặt thiết bị cảnh báo nồng độ Clo khi vượt quá giới hạn cho phép để có biện pháp đối phó kịp thời. Trang bị mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí và quần áo bảo hộ lao động. Bố trí vòi nước rửa toàn thân công nhân trong trường hợp có hơi Clo rò rỉ.

Thường xuyên kiểm tra áp suất, lưu lượng trong mạng lưới nhằm phát hiện rò rỉ. Kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố bể đường ống. Phối hợp với công dân trong việc bảo vệ đường ống và thông báo khi có sự cố xảy ra. Kiểm tra di tu bảo dưỡng tuyến ống theo định và đột xuất

Tổ chức cho cán bộ quản ly vận hành tham gia các lớp tập huấn để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm quản ly hệ thống cấp nước và xử ly nước cấp.

139

Page 140: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

140

Page 141: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP)

Dựa vào các tác động tiêu cực đã được thảo luận trong Chương 4 và các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong Chương 5, chương này trình bày kế hoạch quản ly môi trường xã hội và xã hội (ESMP) cho TDA. Kế hoạch này xác định các hoạt động cần được trong quá trình thực hiện TDA trong đó bao gồm chương trình giám sát môi trường và tổ chức thực hiện theo quy định về đánh giá tác động môi trường của Chính phủ và chính sách an toàn của WB, bao gồm cả Hướng dẫn Môi trường, sức Khoẻ và An toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG

Ban Quản ly Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) là chủ dự án MD-ICRSL thực hiện chức năng cơ quan điều phối toàn dự án, trực tiếp là chủ đầu tư một số phần công việc chung dự án và một số phần công việc khác do MARD giao, CPO sẽ: (a) thành lập một đơn vị quản ly môi trường và xã hội (ESU) chịu trách nhiệm cho những hoạt động liên quan đến bảo vệ và đảm bảo thực hiện ESMP hiệu quả và kịp thời, bao gồm giám sát, báo cáo và xây dựng năng lực; (B) tích hợp ECOP của TDA vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng thi công và đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức được những nghĩa vụ về an toàn trong hợp đồng của mình, (c) chỉ định tư vấn giám sát xây dựng (CSC) hoặc kỹ sư để chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ EMP của nhà thầu như một phần của hợp đồng xây dựng và yêu cầu này sẽ được bao gồm trong các điều khoản tham chiếu của CSC; và (d) thuê tư vấn trong nước có trình độ như các chuyên gia tư vấn quản ly môi trường (EMC) để hỗ trợ các ESU trong việc thực hiện các nhiệm vụ này. EMC sẽ chịu trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng TDA. Trước khi ky kết gói thầu thi công cần kiểm tra giá gói thầu đã bao gồm chi phí để thực hiện các biện pháp quy định trong EMP và thiết kế của TDA.

Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bến Tre và Ban Quản ly đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Ban 10) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hoạt động cho hạng mục TDA mình làm chủ đầu tư, trong đó chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các chính sách an toàn của TDA.

Trong thời gian vận hành Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quản ly tiểu dự án sau khi dự án hoàn thành.

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (IMC) chịu trách nhiệm tiếp nhận các công trình sau khi đã hoàn tất giai đoạn xây dựng để quản ly Vận hành và Khai thác theo qui trình thống nhất của tiểu dự án.

ESMP có 2 phần cơ bản, bao gồm (i) phần 1: ECOPs, nội dung của ECOPs phát thảo tác động chung dự kiến sẽ diện ra trong quá trình xây dựng tiểu dự án, bao gồm các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và quy trình tích hợp các biện pháp này vào các hợp đồng xây dựng của nhà thầu và (ii) phần 2: các biện pháp giảm thiểu các tác động đặc thù không được đề cập trong ECOPs.

Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thu hồi đất được trình bày chi tiết trong kế hoạch hành động tái định cư và sẽ được thực hiện và giám sát riêng.

Trong thời gian vận hành, trách nhiệm vận hành sẽ được Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre (IMC) chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước và hệ sinh thái trước và sau khi hoạt động cảu các công trình. Chi cục sẽ thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện để lập kế hoạch và tiến hành giám sát chất lượng nước và hệ sinh thái ít nhất là trong 2

141

Page 142: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”năm đầu vận hành TDA. Tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm cung cấp kinh phí cho chương trình này và kết quả giám sát sẽ được thông báo cho WB và địa phương.

ESMP có 2 phần cơ bản, bao gồm (i) phần 1: ECOPs, nội dung của ECOPs phát thảo tác động chung dự kiến sẽ diện ra trong quá trình xây dựng tiểu dự án, bao gồm các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và quy trình tích hợp các biện pháp này vào các hợp đồng xây dựng của nhà thầu và (ii) phần 2: các biện pháp giảm thiểu các tác động đặc thù không được đề cập trong ECOPs.

Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thu hồi đất được trình bày chi tiết trong kế hoạch hành động tái định cư và sẽ được thực hiện và giám sát riêng.

6.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHÍNH

6.2.1. Quy tắc thực hành môi trường

Dưới đây là các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình thi công TDA, bao gồm (Bảng 6.3): (i) Phát thải bụi, Ô nhiễm không khí; (ii) Tác động do tiếng ồn và độ rung; (iii) Ô nhiễm nguồn nước; (v) Thoát nước và bồi lắng; (vi) Quản ly kho chứa nguyên vật liệu, bãi chứa đất đào; (vii) Quản ly chất thải rắn; (ix) Sự phá huỷ thảm thực vật và tài nguyên sinh thái; (x) Quản ly giao thông; (xi) Gián đoạn nguồn cung cấp nước; (xii) Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng; (xiii) Quản ly công nhân và an toàn công cộng; (xiv) Liên lạc với cộng đồng địa phương; (xv) Thủ tục phát hiện tình cờ.

142

Page 143: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Bảng 6.3: Các biện pháp giảm thiểu trích từ ECOPs

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam 1. Phát thải bụi

Nhà thầu sẽ có trách nhiệm tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về yêu cầu đối với chất lượng không khí xung quanh.

Nhà thầu sẽ đảm bảo việc phát thải bụi được giảm thiểu và thực hiện một kế hoạch kiểm soát bụi để duy trì môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu tác động đến khu vực dân cư/ đất ở xung quanh.

Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp ngăn bụi phát sinh (ví dụ sử dụng phương tiện tưới nước, phủ các bãi tập kết vật liệu, lắp đặt rào chắn xung quanh công trường...) khi cần.

Vật liệu cần được che phủ thích hợp và đảm bảo trong quá trình vận chuyển để ngăn chặn rơi vãi đất, cát, các loại vật liệu và bụi xuống tuyến đường thuỷ nội địa phục vục việc vận chuyển.

Đất đào và các bãi chứa vật liệu sẽ được bảo vệ chống lại xói mòn do gió. Vị trí các bãi chứa cần phải xem xét đến các hướng gió thịnh hành và vị trí của các đối tượng nhạy cảm.

Không nên có đốt các chất thải hoặc vật liệu xây dựng trên công trường. Trạm trộn bê tông phải đặt xa nguồn nước, khu dân cư và các điểm nhạy cảm.

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

QCVN 06:2009/BTNMT: Quy huẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

2. Tác động do ồn và rung

Nhà thầu có trách nhiệm tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về ồn và rung. Tất cả các phương tiện phải có "Giấy chứng nhận sự phù hợp về kiểm tra chất lượng, an toàn

kỹ thuật và bảo vệ môi trường" theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT; để tránh mức ồn vượt quá quy định từ các máy móc ít được bảo dưỡng.

Cố gắng kiểm soát các hoạt động gây ồn ở mức độ thấp nhất. Hạn chế tất cả các hoạt động gây ra mức ồn lớn cho cộng đồng địa phương /nhà ở vào ban

ngày của các ngày trong tuần. Sử dụng các tấm ngăn ồn tạm thời để giảm thiểu tiếng ồn sinh ra do các thiết bị thi công. Cung cấp các nút bịt tai cho công nhân làm việc với các máy có độ ồn cao như là máy đóng

cọc, máy trộn... để kiểm soát mức ồn và bảo vệ công nhân. Bảo dưỡng các thiết bị trong tình trạng vận hành tốt nhất và hạn chế thấp nhất mức ồn có thể. Trong phạm vi có thể, hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động vào ban đêm và cấm các hoạt

động gần các khu vực nhạy cảm. Kế hoạch, thời gian vận hành của các trạm trộn cần phải được lập tránh các thời gian nghỉ

ngơi của cộng đồng

QCVN 26:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

QCVN 27:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

143

Page 144: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam 3. Ô nhiễm nguồn nước

Nhà thầu phải tuân thủ các điều luật Việt Nam liên quan đến việc xả nước thải vào các nguồn nước.

Lập kế hoạch thi công hợp ly để tránh mùa mưa. Nhà vệ sinh di động phải được bố trí trên công trường phục vụ cho các công nhân thi công.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nhà ăn, nhà tắm... sẽ được thu gom vào một bể kiểm soát hoặc vào hệ thống cống hiện tại; không được thải trực tiếp vào bất kỳ nguồn nước nào.

Nước thải sinh hoạt từ văn phòng công trường và nhà vệ sinh phải được thu gom bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép hành nghề hoặc được xử ly bằng các phương tiện xử ly tại hiện trường. Việc xả nước thải đã qua xử ly phải tuân thủ các quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Nước chảy tràn từ các kho nhiên liệu/khu vực rửa máy móc thiết bị và các khu vực trộn bê tông phải được thu gom vào bể chứa và chuyển ra khỏi công trường. �

QCVN 09:2008/BTNMT: National Technical Standard on underground water Quality

QCVN14:2008/BTNMT: National technical regulation on domestic wastewater;

QCVN 40: 2011/BTNMT: National technical regulation on industrial wastewater;

TCVN 7222: 2002: General requirements on centralized wastewater treatment plant;

4. Thoát nước và bồi lắng

Kho chứa vật liệu, đất đào được đặt cách xa nguồn nước và có rãnh xung quanh để thu gom nước chảy tràn, sau đó cho thoát vào hệ thống thoát nước của dự án, tránh chảy tràn lan ra ngoài môi trường. Nguyên vật liệu và chất thải được phủ bạt để ngăn nước mưa cuốn trôi gây bồi lắng.

Nước thải chỉ được thải ra môi trường sau khi lắng.

TCVN 4447:1987: Earth works-Codes for construction

Decree No. 22/2010/TT-BXD on regulation of construction safety

144

Page 145: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam Các biện pháp kiểm soát thoát nước, xói mòn và bồi lắng: Thoát nước trong công trường; Xây dựng rãnh tạm để dẫn nước đến hệ thống thoát nước tạm thời hoặc vĩnh viễn; Xây dựng bể lắng để lắng bùn trước khi xả ra môi trường

Các công trình như hồ chứa nước, thu gom trầm tích và các công trình khác sẽ được xây dựng trước khi thi công. Vị trí và kích thước của các công trình này phải được tính toán sao cho nó có thể thu gom được hết nước mưa chảy tràn trên toàn mặt bằng công trường.

Hệ thống thoát nước, nước mưa chảy tràn, xói mòn và bồi lắng sẽ được kiểm tra, bảo trì thường xuyên và khi phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay.

Số lượng đất đào sẽ được lưu trữ tại các địa điểm đã thỏa thuận với chính quyền địa phương và người dân. Đồng thời, nhà thầu sẽ không có kế hoạch xây dựng, đào đắp trong mùa mưa để tránh rửa trôi, ô nhiễm nguồn nước. Trong trường hợp thi công trong mùa mưa, các nhà thầu cần phải có biện pháp thi công thích hợp để ngăn chặn ngập úng cụt bộ như như xây bờ kè, che chắn đất đào bằng vải bạt, đào mương thoát nước tạm thời và bơm nước ra để tránh ngập úng cục bộ

QCVN 08:2008/BTNMT – National technical regulation on

quality of surface water

5. Quản lý bãi thải

Tất cả các địa điểm được sử dụng làm bãi chứa chất thải phải được xác định và các thông số thiết kế bãi thải phải được phê duyệt trước khi thi công trong các thông số kỹ thuật xây dựng được duyệt.

Thiết kê mương thoát nước xung quanh bãi chứa chất thải để tránh ô nhiễm do nước từ bùn nạo vét xâm nhập vào các vườn cây ăn trái của người dân xung quanh.

Trong trường hợp phát sinh thêm bãi chứa chất thải thì vị trí của các bãi chứa này phải được các Kỹ sư xây dựng chấp thuận trước khi đưa vào sử dụng.

6. Quản lý chất thải

Chất thải sẽ được thu gom, phân loại, dán nhãn, lưu trữ và vận chuyển để tái chế hoặc xử ly theo quy định của Việt Nam và yêu cầu quản ly được đề ra dưới đây:Chất thải rắn sẽ được phân ra thành: có thể tái chế và không thể tái chế. Chất thải có thể tái

chế sẽ được đơn vị có chức năng thu gom (giấy, nhựa, thủy tinh và nhựa poly-propylene là những chất có thể tái chế tại Việt Nam).

Dầu thải sẽ được thu gom và lưu trữ trong thùng nhiên liệu đã qua sử dụng như chất thải nguy hại, chờ các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử ly.

Chất thải nguy hại (hóa chất, dầu thải, diesel, sơn) sẽ được phân loại, dán nhãn và lưu trữ tại nơi có mái che tránh rò rỉ và ngấm ra ngoài môi trường.

Decree No. 59/2007/ND-CP on solid waste management

Decision No. 23/2006/QD-BTNMT with list of hazardous substance

Circular No. 36/2015/TT-BTNMT on management of hazardous substance

145

Page 146: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam Chất thải không thể tái chế sẽ được đơn vị có chức năng thu gom và xử ly tại địa điểm đã

được cấp phép hoạt động.Nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường được xử ly bằng bể tự hoại trước khi

bơm ra khu vực xử ly nước thải của đơn vị do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử ly

7. Quản lý hoá chất, chất thải nguy hại

Hạn chế dự trữ hóa chất, chất độc hại và nhiên liệu trên công trường và trữ trong một khu vực an toàn, khu vực này được đặt trên lớp lót không thấm nước và bao quanh nó bằng tường không thấm nước, có dung tích tối thiểu bằng 150% khối lượng trữ lớn nhất. Khu vực lưu trữ sẽ được đặt cách xa nguồn nước, các khu vực có nguy cơ lũ lụt, lán trại của công nhân và các khu vực nguy hiểm.

Kế hoạch sẽ được xây dựng và triển khai thực hiện để đảm bảo an toàn cho việc xử ly và lưu trữ các chất độc hại, như diesel, dầu thải, hóa chất và sơn. Về cơ bản, hoá chất và sơn sẽ được quản ly và lưu trữ cùng một cách thức với dầu diesel và dầu thải (xem ở trên).

Biển báo an toàn vật liệu (MSDS) sẽ treo ở vị trí nổi bật trong kho lưu trữ và tại các trạm cấp cứu.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp (ECRP) sẽ là cơ sở để xử ly sự cố tràn dầu và hóa chất ra môi trường và đảm bảo nguyên vật liệu để xử ly sự cố luôn có sẵn nhằm mục đích kiểm soát sự cố tràn dầu và hóa chất. Nội dung của ECRP gồm:

Xác định vị trí và những cán bộ chịu trách nhiệm cho hành động ứng phó khẩn cấp (ví dụ: cán bộ an toàn lao động, sức khỏe và môi trường (EHS), kỹ sư thi công, DDIS, giám sát viên)

Thiết lập sơ đồ tổ chức xác định vị trí và người có trách nhiệm trong Đội ứng phó khẩn cấp, công việc và số điện thoại nhà của từng người, và những hành động được thực hiện trong trường hợp có thương tích, sơ tán nhân viên và tràn dầu, diesel hoặc chất nguy hại.

Đảm bảo hóa chất xử ly và vật liệu để hấp thụ và loại bỏ các chất bị tràn ra luôn có sẵn và được lưu trữ cạnh các trạm cấp cứu trên công trường và các vị trí thuận lợi (kho bãi và kho dịch vụ phương tiện/ thiết bị).

Đào tạo cách thức quản ly độc hại và rủi ro cho Cán bộ EHS (do nhà thầu chỉ định), giám sát công trình và tất cả các cán bộ quản ly hóa chất và chất độc hại.

Đảm bảo tất cả các cán bộ, công nhân viên thực hiện dự án đều tham gia các cuộc hội thảo về an toàn được tổ chức mỗi quy một lần.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại

146

Page 147: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam Trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu diesel, dầu thải và chất độc hại khác, nhanh chóng

thu gom vật liệu tràn vào trong thùng phi. Các khu vực bị tràn sẽ được làm sạch một cách kịp thời để ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm. Đất, đất sét hoặc các vật liệu khác bị nhiễm bẩn bởi sự cố cũng sẽ được thu gom và chứa trong thùng phi. Tất cả các vật liệu bị đổ, đất và đất sét nhiễm bẩn... sẽ được xử ly như chất thải nguy hại và được đơn vị có chức năng vận chuyển và thải bỏ tại vị trí đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

8. Quản lý vật liệu đào

Đất đào phải được xử ly cẩn thận để giảm bụi và tắc nghẽn có thể và gây ra phiền toái và ảnh hưởng sức khỏe cho cư dân địa phương. Việc đào đất có ảnh hưởng đến đường giao thông công cộng (như đường dẫn vào cầu và cầu) và phải có kế hoạch tham vấn với chính quyền địa phương và thông báo cho người dân trước. Tất cả bùn nạo vét cũng như vật liệu đào sẽ được tái sử dụng cho xây dựng công trình và/hay chôn lấp tại hoặc gần địa điểm làm việc. Cần chú y với việc đào, vận chuyển và /hoặc đổ đất phèn và/hoặc đất bị ô nhiễm.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản ly chất thải nguy hại

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản ly chất thải và phế liệu

9. Lớp phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

Hạn chế phá bỏ thảm thực vật. Thi công đến đâu phát quang mặt bằng đến đó, đảm bảo ổn định và trồng lại cây ngay sau khi

xây dựng để giảm thiểu diện tích đất trống và đảm bảo tính toàn vẹn của công trình.Không sử dụng hoá chất để phát quang thảm phủ thực vật.Không chặt cây cối để làm lán trại, săn bắt cá, chim thú để ăn

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

10. Quản lý giao thông

Trước khi thi công Nhà thầu sẽ chuẩn bị một bản dự thảo Kế hoạch Quản ly giao thông để cộng đồng bị ảnh hưởng, cơ quan quản ly giao thông và cảnh sát giao thông xem xét trước khi hoàn thiện. Kế hoạch Quản ly giao thông bao gồm các nội dung sau:Lựa chọn các tuyến đường vận chuyển một cách kỹ lưỡng để giảm thiểu đến mức tối đa sự

gián đoạn giao thông của người dân.Làm rõ tuyến vận chuyển, thiết lập tốc độ giới hạn và thời gian vận chuyển (vận chuyển chủ

yếu vào ban ngày). Phủ bạt tàu thuyền vận chuyển nguyên vật liệu. Phương tiện giao thông phục vụ cho quá trình xây dựng phải nhường đường cho giao

thông thường xuyên. Lắp đặt và duy trì các biển báo, ky hiệu, tín hiệu giao thông, rào chắn và thiết bị chiếu

sáng tạm thời phục vụ cho quá trình xây dựng tiểu dự án.

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 Thông tư số 22/2010/TT-BDX

quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

147

Page 148: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam Các phương tiện phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu sẽ được bảo trì để ngăn chặn tình trạng

rò rỉ nhiên liệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn và độ rung.11. Gián

đoạn các dịch vụ tiện ích

Cung cấp thông tin cho các hộ bị ảnh hưởng về lịch làm việc cũng như sự gián đoạn kế hoạch (ít nhất là 5 ngày trước).

Các nhà thầu phải đảm bảo cung cấp nước thay thế cho người dân bị ảnh hưởng trong trường hợp gián đoạn kéo dài hơn một ngày.

Bất kỳ thiệt hại cho hệ thống tiện ích hiện có phải được báo cáo cho cơ quan chức năng và sửa chữa càng sớm càng tốt.

Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

12. Khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng

Khôi phục lại hiện trạng ban đầu các khu vực chứa chất thải, công trường tạm, lán trại công nhân

Khôi phục lại thảm phủ thực vật ngay khi có thể trong đó sử dụng các loài bản địa

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

13. An toàn cho công nhân và cộng đồng

Tập huấn cho nhân viên về các quy định an toàn lao động và cung cấp quần áo bảo hộ đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chuẩn bị và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với những rủi ro và tình trạng khẩn cấp. Chuẩn bị các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp tại công trườngLắp đặt hàng rào, rào cản, các cảnh bảo nguy hiểm/ cấm xung quanh khu vực thi công để cho

người dân biết rõ khu vực tiềm ẩn nguy hiểm. Nhà thầu sẽ cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào cản, biển cảnh báo, hệ

thống chiếu sáng để tránh gây tai nạn giao thông cũng như các rủi ro khác đối với người dân và các khu vực nhạy cảm.

Để đảm bảo an toàn cho con người và trang thiết bị tham gia vào công tác thi công và vận hành tiểu dự án, Chủ TDA có trách nhiệm thực hiện di dời vật liệu chưa nổ. Công tác này dự kiến sẽ được thực hiện cùng thời điểm thực hiện công tác GPMB. Đây là nhiệm vụ đặc biệt và sẽ được thực hiện bởi cơ quan quân sự. Việc di dời vật liệu chưa nổ phải được tiến hành trước khi khởi công xây dựng công trình để tránh nguy hiểm.

Hợp đồng của nhà thầu bao gồm các điều kiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động; không phân biệt giữa phụ nữ và nam giới, và những người thuộc dân tộc Khmer; ngăn ngừa sử dụng lao động trẻ em; và tuân thủ luật lao động của chính phủ và điều ước quốc tế có liên quan,

Ưu tiên sử dụng lao động nữ và lao động nghèo trong quá trình xây dựng.

Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

Chỉ thị 02/2008/CT-BXD ngày 27 tháng 3 năm 2008. Về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành xây dựng.

TCVN 5308-91: Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

Quyết định số 96/2006/QĐ-TTG ngày 4/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản ly và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ

148

Page 149: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam 14. Giao

tiếp với cộng đồng địa phương

Duy trì các mối liên hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng liên quan; nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo các phường, xã, lãnh đạo thôn) để thống nhất về lịch thi công tại các khu vực lân cận những vị trí nhạy cảm, hoặc vào giờ giấc nhạy cảm (ví dụ như các ngày lễ hội tôn giáo).

Bản sao bằng tiếng Việt của ECOPs và các tài liệu an toàn môi trường liên quan sẽ được sẽ được cung cấp cho các cộng đồng địa phương và công nhân tại công trường.

Phổ biến thông tin TDA cho các bên bị ảnh hưởng (ví dụ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ dân bị ảnh hưởng…) thông qua các cuộc họp cộng đồng trước khi bắt đầu

thi công. Cung cấp địa chỉ liên lạc với cộng đồng mà từ đó các bên quan tâm có thể nhận thông tin về

các hoạt động tại hiện trường, tình trạng dự án và kết quả thực hiện TDA. Thông báo với người dân địa phương về kế hoạchthi công, việc gián đoạn các dịch vụ, các

tuyến đường tránh giao thông, công tác phá dỡ một cách thích hợp. Các bảng thông báo sẽ được dựng tại tất cả các công trường cung cấp các thông tin về TDA

cũng như thông tin liên hệ với những người quản ly công trường, nhân viên môi trường, nhân viên sức khỏe an toàn, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác để cho tất cả những người bị ảnh hưởng có thể có một kênh thông tin nêu lên những mối quan tâm và đề xuất của họ.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình;

Nghị định 81/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử ly vi phạm hành chính

15. Thủ tục phát hiện tình cờ

Nếu nhà thầu phát hiện ra địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, các di tích và di vật, bao gồm cả nghĩa địa và / hoặc phần mộ cá nhân trong quá trình khai quật, xây dựng, nhà thầu sẽ có trách nhiệm: Dừng các hoạt động thi công tại khu vực có các phát hiện. Phác họa vị trí hoặc khu vực phát hiện. Bảo vệ khu vực để ngăn chặn việc phá hủy hoặc mất các di vật. Trong trường hợp các di vật

hoặc các di tích nhạy cảm có thể di chuyển, cần bố trí canh gác cả đêm đến khi các cơ quan chức năng địa phương hoặc Sở Văn hóa và thông tin tiếp quản.

Thông báo cho Tư vấn giám sát thi công để báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương phụ trách di sản văn hóa Việt Nam (trong vòng 24 giờ).

Chính quyền trung ương hay địa phương liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn các các khu vực này trước khi quyết định các thủ tục phù hợp tiếp theo. Triển khai việc đánh giá sơ bộ kết quả phát hiện. Ý nghĩa và tầm quan trọng của các phát hiện này cần được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa, bao gồm các giá trị thẩm

Luật di sản văn hóa 28/2001/QH10

Luật 32/2009/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa

Nghị định số 98/2010/ND-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa

149

Page 150: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Vấn đề môi trường và xã hội Biện pháp giảm thiểu Tiêu chuẩn, quy định cảu Việt

Nam mỹ, lịch sử, khoa học hoặc nghiên cứu, giá trị kinh tế và xã hội.

Các quyết định xử ly phát hiện này sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có trách nhiệm. Quyết định này bao gồm các thay đổi về giữ gìn mặt bằng (như khi phát hiện các di tích văn hóa không thể di chuyển được hoặc rất quan trọng về khảo cổ), bảo tồn, hoàn trả và thu hồi.

Nếu khu vực văn hóa và/hoặc di tích được các chuyên gia và quy định của cơ quan quản ly di tích văn hóa đánh là có giá trị cao và cần phải bảo tồn, Chủ TDA sẽ phải thay đổi thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo tồn khu vực đó.

Các quyết định về quản ly phát hiện sẽ được cơ quan liên quan thông báo bằng văn bản. Các công việc thi công có thể tiếp tục ngay sau khi được sự cho phép của chính quyền địa

phương liên quan đến sự an toàn của di sản.

150

Page 151: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

6.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù

Bảng 6.4 trình bày tác động đặc thù và các biện pháp giảm thiểu mà không được giải quyết hoàn toàn thông qua việc áp dụng ECOPs. Điều này có thể là do tác động không phải là điển hình và không bao gồm trong ECOPs do mức độ của tác động vượt ra ngoài phạm vi áp dụng của các biện pháp giảm thiểu trong ECOPs, hoặc đơn giản bởi vì các tác động này cần có các biện pháp thiểu đặc thù.

Bảng 6.4: Tác động đặc thù và biện pháp giảm thiểu

1. Xây dựng 9 cống

1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Tác động: Thu hồi đất và tái định cư

Biện pháp giảm thiểu:

Thực hiện đúng những biện pháp đã được đề xuất trong báo cáo RAP đã được các cơ quan chức năng phê duyệt Đảm bảo có sự tham gia của phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương trong các cuộc họp tham vấn cộng đồng / công bố thông tin để lấy y kiến của các nhóm này trong quá trình lựa chọn giải pháp kỹ thuật cũng như nhu cầu của họ đối với việc thực hiện TDA.

Cơ chế thực hiện Báo cáo RAP được phê duyệt

Đơn vị thực hiện: PPMU

Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh Bến Tre

Đơn vị giám sát: Tư vấn giám sát độc lập

1.2. Giai đoạn thi công

Tác động: Gián đoạn giao thông thuỷChất lượng nước bị ảnh hưởng do hoạt động xây dựng và do tập trung công

nhân An toàn lao động trong quá trình xây dựng.

Biện pháp giảm thiểu:

Để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên các sông và rạch trong quá trình xây dựng, các biện pháp sau đây cần được thực hiện: (i) Thiết lập một trạm điều tiết giao thông thuỷ tại thượng và hạ lưu của khu vực thi công; (ii) Bố trí thuyền để điều tiết, kiểm soát và hướng dẫn giao thông thuỷ; và (iii) Bố trí các trạm cứu hộ.

Cần đảm bảo rằng các nhà thầu trước khi thi công phải cung cấp được một kế hoạch xây dựng trong đó cung cấp cách thức để duy trình dòng chảy trong sông, rạch.

Cơ chế thực hiện Các điều khoản hợp đồng và thực hiện bổ sung thêm ECOPs

Đơn vị thực hiện: Nhà thầu

Nguồn kinh phí: IDA

Đơn vị giám sát: Tư vấn giám sát/ICBM10

1.3. Trong giai đoạn vận hành

Tác động: Gián đoạn giao thông thuỷThay đổi độ mặn nguồn nước, chất lượng nguồn nước do đóng cống Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp do sự cố hư hỏng cống (cửa cống không

151

Page 152: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

vận hành) Tai nạn giao thông do vận hành các cây cầu trên cống

Biện pháp giảm thiểu:

Thông báo kế hoạch đóng cống cho người dân được biết trước khi đóng 1 tháng

Giám sát độ mặn, chất lượng nguồn nước trong vòng 2 năm đầu vận hành của dự án

Xây dựng quy trình vận hành cống hợp ly cùng với quy trình vận hành của hệ thống cống đê biển Bến Tre

Cơ chế thực hiện Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng

Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bến Tre

Nguồn kinh phí: IDA

Đơn vị giám sát: MARD, tỉnh Bến Tre

6.2.3. Quản lý tác động đến tài nguyên văn hoá vật thể

Trong quá trình khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng để chuẩn bị báo cáo ESIA và RAP của tiểu dự án cho thấy không có công trình nhạy cảm, đền chùa, di tích văn hoá, lịch sử, các bảo tồn, vùng đất ngập nước trong phạm vi thu hồi đất phục vụ việc xây dựng 3 cống. Tuy nhiên, trong phạm vi thu hồi đất có 5 ngôi mộ đất, việc di dời 5 ngôi mộ này đã được đề cập trong báo cáo RAP.

Ngoài ra, một quy trình cụ thể sẽ được áp dụng trong trường hợp phát hiện di tích khảo cổ trong quá trình xây dựng TDA (Hình 6.3). Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm điều phối tổng thể và báo cáo. Các thủ tục phát hiện tình cờ sở được tích hợp trong hợp đồng thi công và cán bộ chủ chốt và các nhà thầu sẽ được đào tạo về cách để thực hiện chúng.

Hình 6.3: Thủ tục phát hiện di tích khảo cổ trong quá trình thi công

6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Mục đích chính của việc giám sát môi trường là giám sát việc thực hiện EMP và luật lệ về môi trường của các Nhà thầu (ví dụ đối với: chất lượng không khí và nước xung quanh, tiếng ồn, xả nước thải).

Di tích khảo cổ được phát hiện(Nhà thầu và CSC)

Tạm dừng thi công, xây dựng hàng rào bảo vệ và thông báo cho BQL TDA

Chụp ảnh và ghi chép tài liệu khu vực xung quanh

BQL TDA báo cáo lại Sở Văn hoá, Thông tin và Truyền thông

Thực hiện các bước tiếp theo dưới sự hướng dẫn của Sở Văn hoá, Thông tin và Truyền

thông

152

Page 153: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Mục tiêu chính của chương trình giám sát môi trường là để đảm bảo rằng (a) các tác động tiêu cực của TDA được giảm thiểu; (b) ESMP được thực hiện một cách có hiệu quả; và (c) ESMP là đủ để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Giám sát việc thực hiện RAP sẽ được tiến hành riêng biệt thì chương trình giám sát môi trường sẽ bao gồm (a) giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn của nhà thầu trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng, (b) giám sát chất lượng môi trường, (c) giám sát hiệu quả thực hiện ESMP.

6.3.1. Giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn của nhà thầu

Giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn của Nhà thầu bao gồm 3 mức giám sát: giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ và giám sát dự vào cộng đồng, trong đó:

1. Giám sát thường xuyên: do CSC thực hiện dưới sự chỉ định của ICMB10. CSC sẽ báo cáo kết quả giám sát định kỳ trong báo cáo tiến độ của TDA.

2. Giám sát định kỳ (mỗi 6 tháng): do IEMC thực hiện mỗi 6 tháng một lần và báo cáo kết quả cho ICMB10 và WB.

3. Giám sát cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng cấp được thành lập theo quy định của Chí phủ và dưới sự hỗ trợ của ICMB10.

6.3.2. Giám sát chất lượng môi trường

Bảng 6.4 cung cấp chi tiết nội dung của chương trình giám sát chất lượng môi trường và ước tính chi phí để thực hiện việc giám sát này trước khi thi công (môi trường nền), trong quá trình xây dựng và trong 2 năm đầu vận hành TDA.Bảng 6.4: Nội dung giám sát chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện TDA

No. Hạng mục Giai đoạn thi công Giai đoạn vận hànhA Kiểm tra danh mục các vấn đề môi

trường của nhà thầu

1 Thông số Tất cả các giải pháp giảm thiểu trên công trường

-

2 Tần suất 03 tháng/lần3 Tiêu chuẩn áp dụng ESMP -

4 Vị trí giám sát Tất cả công trường xây dựng -B Không khí

1 Thông số TSP, CO, NO2, SO2,Leq, rung

TSP, CO, NO2, SO2, Leq, rung

2 Tần suất 06 tháng/lần 06 tháng/lần trong 2 năm đầu vận hành

3 Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT

4 Tổng số mẫu 92 mẫu 52 mẫuC Đất và trầm tích

1 Thông số As, Cd, Cu, Pb, Zn, As, Cd, Cu, Pb, Zn,2 Tần suất 06 tháng/lần 06 tháng/lần trong 2 năm

đầu vận hành3 Tiêu chuẩn áp dụng 03:2008/BTNMT

4 Tổng số mẫu 148 mẫu 112 mẫu

153

Page 154: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

No. Hạng mục Giai đoạn thi công Giai đoạn vận hànhD Nước mặt

1 Thông số pH, DO, COD, BOD5, N-NH4

+, N-NO2-, N-NO3

-, P-PO4

3-, oil & grease, Coliform, Cl-, Fe, TSS

, DO, COD, BOD5, N-NH4+,

N-NO2-, N-NO3

-, P-PO43-, oil

& grease, Coliform, Cl, Fe, TSS

2 Tần suất 06 tháng/lần 06 tháng/lần trong 2 năm đầu vận hành

3 Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 08:2008-BTNMT4 Tổng số mẫu 298 mẫu 256 mẫu

E Nước ngầm1 Thông số pH, hardness, Cl-, Mn, F-,

N-NH4, N-NO2, NNO3, SO42,

E-coli, Coliform, As, Fe

2 Tần suất 06 tháng/lần3 Tiêu chuẩn áp dụng

4 Tổng số mẫu 8 mẫuF Nước thải

1 Thông số pH, BOD5, COD, H2S, N-NH4, N-NO3, P-PO4, oil &

grease, Coliforms, TSS

Không giám sát

2 Tần suất 06 tháng/lần Không giám sát

3 Tiêu chuẩn áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT4 Tổng số mẫu 120 mẫu -

G Thủy sinh1 Thông số Sinh khối và thành phần loài

động vật phù du, thực vật phù du, động vật đáy

Sinh khối và thành phần loài động vật phù du, thực vật

phù du, động vật đáy

2 Tần suất 06 tháng/lần 06 tháng/lần trong 2 năm đầu vận hành

3 Tiêu chuẩn áp dụng4 Tổng số mẫu 296 Mẫu 258 mẫu

Vị trí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công và vận hành TDA được thể hiện trong Hình 6.1 đến Hình 6.4. Hình 6.1: Vị trí giám sát chất lượng nước và thuỷ sinh trong giai đoạn thi công và vận hành

Hình 6.2: Vị trí giám sát chất lượng đất trong giai đoạn thi công và vận hành

Hình 6.3: Vị trí giám sát chất lượng nước ngầm trong giai đoạn thi công và vận hành

Hình 6.4: Vị trí giám sát nước thải trong giai đoạn thi công và vận hành

6.3.3. Giám sát hiệu quả của ESMP

ESU dưới sự hỗ trợ của IEMC sẽ theo dõi hiệu quả của việc thực hiện ESMP trong giai đoạn thiết kế chi tiết / đấu thầu cũng như trong quá trình xây dựng và trong 2 năm đầu tiên vận hành TDA để đảm bảo rằng (a) đất nạo vét và đất đào được quản ly tốt, b) các tác động khác được xác định trong ESMP được quản ly và giảm thiểu một cách hiệu quả; và (c) giao thông được quản ly hiệu quả và mức độ ảnh hưởng này là chấp nhận được (không có khiếu nại hoặc không phát sinh vấn đề ngoài tác động đã nhận diện). Kết quả sẽ được lưu giữ trong hồ sơ của TDA để ICMB10 và WB có thể xem xét. Chi phí cho việc giám sát sẽ là một phần trong chi phí quản ly của ICMB10.

154

Page 155: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”6.4. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN ESMP

6.4.1. Tổ chức thực hiện

6.4.1.1. Cấp trung ương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cấp quyết định đầu tư, là cơ quan phê duyệt TDA đầu tư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cơ quan phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của TDA.

Ủy Ban nhân dân tỉnh Bến Tre tham gia chỉ đạo TDA, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư TDA. Chỉ đạo các hoạt động các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DARD).

6.4.1.2. Cấp Tiểu dự án

Cấp trung ương: Ban Quản ly Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) là chủ dự án MD-ICRSL thực hiện chức năng cơ quan điều phối toàn dự án, trực tiếp là chủ đầu tư một số phần công việc chung dự án và một số phần công việc khác do MARD giao, CPO sẽ: (a) thành lập một đơn vị quản ly môi trường và xã hội (ESU) chịu trách nhiệm cho những hoạt động liên quan đến bảo vệ và đảm bảo thực hiện EMP hiệu quả và kịp thời, bao gồm giám sát, báo cáo và xây dựng năng lực; (B) tích hợp ECOP của TDA (Phụ lục 2) vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng thi công và đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức được những nghĩa vụ về an toàn trong hợp đồng của mình, (c) chỉ định tư vấn giám sát xây dựng (CSC) hoặc kỹ sư để chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ EMP của nhà thầu như một phần của hợp đồng xây dựng và yêu cầu này sẽ được bao gồm trong các điều khoản tham chiếu của CSC; và (d) thuê tư vấn trong nước có trình độ như các chuyên gia tư vấn quản ly môi trường (EMC) để hỗ trợ các ESU trong việc thực hiện các nhiệm vụ này. EMC sẽ chịu trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng TDA. Trước khi ky kết gói thầu thi công cần kiểm tra giá gói thầu đã bao gồm chi phí để thực hiện các biện pháp quy định trong EMP và thiết kế của TDA.

Cấp địa phương: Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bến Tre và Ban Quản ly đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Ban 10) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hoạt động cho hạng mục TDA mình làm chủ đầu tư, trong đó chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các chính sách an toàn của TDA.

Trong thời gian vận hành, trách nhiệm vận hành các công trình sẽ được cho Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre và Chi cục này sẽ chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước và hệ sinh thái trước và sau khi hoạt động cống. Chi cục sẽ thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện để lập kế hoạch và tiến hành giám sát chất lượng nước và hệ sinh thái ít nhất là trong 2 năm đầu vận hành TDA. Tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm cung cấp kinh phí cho chương trình này và kết quả giám sát sẽ được thông báo cho WB và địa phương.

6.4.1.3. Cơ chế giám sát nội bộ, giám sát từ bên ngoài, giám sát cộng đồng

CPO sẽ chịu trách nhiệm giám sát nội bộ định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách an toàn môi trường của các Tiểu dự án.

Các PPMU các tỉnh là đơn vị quản ly dự án cấp tỉnh, có trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn và báo cáo kịp thời tiến độ Tiểu Dự án. PPMU sẽ thành lập một tổ môi trường-xã hội (ESU), trong đó có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về an toàn môi trường, có trách nhiệm hướng dẫn và nhắc nhở nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn môi trường.

155

Page 156: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Các tư vấn giám sát chính sách an toàn (CIMC) được CPO huy động, sẽ chịu trách nhiệm giám sát định kỳ việc tuân thủ ĐTM bao gồm:

Giám sát định kỳ về việc tuân thủ chính sách an toàn của dự án và các tài liệu có liên quan đã được phê duyệt tai các TDA;

Giám sát chất lượng môi trường trong vùng Dự án, theo ĐTM đã được phê duyệt.

Tham vấn cộng đồng về việc thực hiện các chính sách an toàn của dự án.

Giám sát các kết quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của cộng đồng.

Thông báo cho các CPMU, DARD, PPMU, các Nhà thầu các vấn đề tồn tại cần khắc phục trong thực hiện chính sách an toàn của dự án.

Báo cáo với CPO các kết quả giám sát định kỳ để CPO có các điều chỉnh phù hợp và kịp thời trong quá trình triển khai dự án.

Cộng đồng địa phương: Ban giám sát cộng đồng cấp xã được thành lập theo Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/04/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

6.4.1.4. Sở Giao thông vận tải

Kiểm tra việc lắp đặt biển báo, đèn tín hiệu và an toàn của TDA.

Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tai nạn giao thông trên cầu và trên cống, tuyến đường thủy

6.4.1.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra báo cáo quan trắc chất lượng môi trường do Chủ đầu tư TDA nộp.

Kiểm soát việc tuân thủ quy định về môi trường trong suốt giai đoạn thi công và vận hành TDA.

Kiến nghị các giải pháp cải thiện vấn đề môi trường cho Chủ đầu tư.

6.4.1.6. Nhà thầu

Trách nhiệm của nhà thầu bao gồm, nhưng không giới hạn, những điều sau đây:

Xem xét EMP và ECOP và chuẩn bị một dự thảo kế hoạch quản ly môi trường trong giai đoạn xây dựng (CSEP) theo yêu cầu của ECOP, để CSC hoặc EMC xem xét và PPMU phê duyệt trước công bố cho các cơ quan liên quan và người dân địa phương được biết và điều chỉnh CSEP khi cần thiết.

Chỉ định 1 cán bộ An toàn môi trường (EHSO) để giám sát việc thực hiện CSEP và chính sách an toàn được mô tả trong ECOP.

Trong quá trình xây dựng đảm bảo rằng các vấn đề quản ly môi trường được kiểm tra thường xuyên phù hợp với điều khoản của hợp đồng, EMP và CSEP.

6.4.1.7. EMC

Rà soát dự thảo CSEP do Nhà thầu chuẩn bị trước khi Nhà thầu thảo luận với các cơ quan chính phủ, chính quyền và cộng đồng địa phương.

Tư vấn cho nhà thầu về các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động môi trường.

Giám sát việc tuân thủ EMP của nhà thầu.

156

Page 157: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Đào tạo và hướng dẫn các kỹ sư môi trường các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn vận hành.

6.4.2. Chế độ báo cáo

Yêu cầu giám sát và báo cáo thực hiện EMP được trình bày trong Bảng 6.

Bảng 6.5: Yêu cầu báo cáo thường xuyên

Thời gian Nội dung Trách nhiệm thực hiện Báo cáo đến

Hàng tháng Thực hiện EMP của các nhà thầu EMC PPMU

Hàng quý Kết quả quan trắc môi trường.Báo cáo tháng

Nhà thầu PPMU

Mỗi 6 tháng Biên soạn kết quả quan trắc môi trường và thực hiện các yêu cầu môi trường của nhà thầu (Báo cáo tháng và báo cáo quy).

CPMU/ESC WB

Hàng năm Kiểm tra các thông tin trong các báo cáo của PPMU.

CPMU/ESC WB

6.5. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NĂNG LỰC

Một thành phần quan trọng trong sự thành công của EMP phụ thuộc vào hiệu quả của chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho tất cả các nhân sự tham gia vào EMP, bao gồm cán bộ phụ trách môi trường của PMU, cán bộ an toàn và môi trường của nhà thầu, tư vấn giám sát thi công (cán bộ giám sát môi trường), Tư vấn giám sát môi trường độc lập. Tất cả các bên liên quan sẽ trải qua quá trình đào tạo nhận thức về môi trường và trách nhiệm của họ trong EsMP. Chương trình đào tạo đảm bảo rằng họ hiểu nghĩa vụ của mình để thực hiện quản ly môi trường thích hợp trong giai đoạn thực hiện TDA. Hồ sơ của tất cả các chương trình đào tạo cần được duy trì tại hiện trường, bao gồm: người được đào tạo; khi nào người được đào tạo; tên của người đào tạo; và mô tả chung về nội dung đào tạo, nhằm cung cấp bằng chứng cho các mục đích kiểm tra.

Bảng 6. cung cấp các khóa đào tạo cơ bản về chính sách an toàn trong thời gian thực hiện TDA. Cán cán bộ kỹ thuật của WB sẽ tiến hành đào tạo cho các bộ môi trường và xã hội của PPMU, CPO. Sau đó các cán bộ này sẽ đào tạo lại cho Nhà thầu và CSC. Chi tiết của chương trình đào tạo bao gồm:

Các đối tượng được đào tạo: cán bộ chính sách an toàn của CPO, PPMU, CSC, nhà thầu xây dựng.

Tiến độ đào tạo: ít nhất là trước 1 tháng khi bắt đầu thi công. Việc đào tạo có thể được điều chỉnh phù hợp với tiến độ thực hiện Tiểu dự án / hợp đồng.

Tần suất đào tạo: 6 tháng/lần/năm. Tần số và nội dung đào tạo sẽ được đánh giá lại trong quá trình thực hiện. Có thể dự báo việc đào tạo cho cán bộ chính sách an toàn của PPMUs sẽ được thực hiện trong 3 năm đầu của TAD. Ba ngày đào tạo cho CSC và các nhà thầu cũng sẽ diễn ra 2 lần/năm và diễn ra trong 1 năm.

Bảng 6.6: Chương trình nâng cao năng lực quản lý và giám sát môi trường và xã hội

1. Đối tượng PPMU, CPO, ICBM 10

Nội dung đào tạo

Giám sát và báo cáo vấn đề môi trường

157

Page 158: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

Thành phần Cán bộ kỹ thuật và cán bộ môi trường

Tần suất đào tạo

Soon after suproject effectiveness but at least 1 month before the construction of the first contract. The follow-up training will be scheduled as needed.

Số ngày đào tạo

2 lần/năm và 4 ngày/lần và diễn ra trong mỗi năm

Nội dung đào tạo

Quản ly môi trường chung liên quan đến TDA bao gồm các yêu cầu của WB, Sở Tài nguyên và Môi trường và phối hợp với các bên liên quan

Yêu cầu về giám sát môi trường; Giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu; Cộng đồng tham gia giám sát môi trường.

Hướng dẫn và giám sát nhà thầu, CSC và cộng đồng trong việc thực hiện giám sát môi trường.

Các hình thức sử dụng trong giám sát môi trường; Kiểm soát và ứng phó rủi ro; Biểu mẫu chính sách an toàn và cách thức nộp.

Phụ trách đào tạo

PPMU, IEMC dưới sự hỗ trợ của Nhóm cán bộ kỹ thuật chính sách an toàn.

2. Đối tượng CSC, nhà thầu

Nội dung đào tạo

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu

Thành phần CSC; cán bộ quản ly xây dựng tại hiện trường, cán bộ môi trường của nhà thầu

Tần suất đào tạo

Được xác định sau khi đấu thầu và thay đổi theo yêu cầu thực tế

Số ngày đào tạo

2 đợt/năm, 3 ngày/đợt

Nội dung đào tạo

Tổng quan về giám sát môi trường; Yêu cầu của việc giám sát môi trường; Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu và CSC Nội dung và phương pháp giám sát môi trường; Ứng phó và kiểm soát rủi ro; Tuyên truyền các hình thức giám sát và hướng dẫn cách điền vào các biểu mẫu và báo cáo rủi ro;

Chuẩn bị và nộp báo cáo.

Phụ trách đào tạo

PPMU, IEMC dưới sự hỗ trợ của Nhóm cán bộ kỹ thuật chính sách an toàn.

6.6. DỰ TOÁN KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện ESMP bao gồm: (a) chi phí thu hồi đất và tái định cư, (b) chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của nhà thầu, (c) Chi phí cho giám sát của CSC, (d) Chi phí cho Tư vấn Quản ly Môi trường (EMC) bao gồm giám sát chất lượng môi trường, (e) Chi phí cho việc giám

158

Page 159: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”sát chất lượng nước / sinh thái sau khi trong 2 năm đầu vận hành và (f) chi phí quản ly và giám sát của PPMU và CPMU. Tất cả các chi phí sẽ được trong chi phí của TDA, chi tiết như sau (Bảng 6.).

Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng sẽ là một phần của chi phí hợp đồng còn chi phí cho giám sát của CSC được quy định trong hợp đồng giám sát thi công

Chi phí cho EMC và giám sát chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng được tính vào chi phí TDA.

Chi phí cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện của EMP của PPMU được tính trong chi phí quản ly của TDA.

Dự toán kinh phí để thực hiện EMP (không bao gồm chi phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của nhà thầu và chi phí thực hiện A-RAP) là: 3,284,142,000 VND.

Chi tiết kinh phí thực hiện EMP được trình bày trong Bảng 6..

Bảng 6.7: Chi phí thực hiện EMP trong toàn bộ tiểu dự án (VND)

Hoạt động Nguồn kinh phí Chi phí (đồng)

(a) Thu hồi đất và tái định cư Một phần kinh phí của TDA

(b) Biện pháp giảm thiểu khi thi công Một phần của hợp đồng xây dựng

(c) Giám sát an toàn trong quá trình xây dựng (72 tháng x 5 triệu đồng/tháng)

Một phần kinh phí của TDA 360.000.000

(d) Cán bộ an toàn của PPMU Một phần kinh phí của TDA 180.000.000

(e) Quan trắc môi trường cho toàn bộ TDA (xem Error: Reference source notfound)

Một phần kinh phí của TDA 2,024,142,000

(f) Tư vấn giám sát môi trường (EMC) Một phần kinh phí của TDA 720.000.000

Bảng 6.8:Ước tính số lượng thu mẫu phân tích chất lượng môi trường

Nội dung quan trắc 9 cống 14 kênh Cấp nước Tổng cộng

Giai đoạn tiền thi công

Tổng số lần quan trắc 1 1 1

Tổng số mẫu Không khí/Ồn, rung 27 0 2 29

Tổng số mẫu mẫu trầm tích 18 28 2 48

Tổng số Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

18 56 2 76

Tổng số mẫu nước ngầm 18 0 2 20

Giai đoạn thi côngTổng số lần quan trắc 8 2 10Mẫu Không khí/Ồn, rung (1 lần) 9 0 2Mẫu mẫu trầm tích (1 lần) 9 28 2

159

Page 160: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”Mẫu Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh (1 lần)

18 28 4

Mẫu nước thải (1 lần) 9 14 2Tổng số mẫu Không khí/Ồn, rung 72 0 20 92Tổng số mẫu mẫu trầm tích 72 56 20 148Tổng số Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

144 112 40296

Tổng số mẫu nước thải 72 28 20 120Giai đoạn vận hànhTổng số lần quan trắc 4 4 4

Tổng số mẫu Không khí/Ồn, rung 36 0 16 52

Tổng số mẫu trầm tích 0 112 0 112

Tổng số Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

18 224 16 258

Tổng số mẫu nước ngầm 0 0 8 8

Bảng 6.9: Kinh phí quan trắc môi trường của TDA

TT Nội dung quan trắc Đơn vị Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

I Giai đoạn chuẩn bị thi công       259.726.000

1 Môi trường không khí/ồn, rung Mẫu 29 654.000 18966000

2 Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

Mẫu 76 1.977.000150252000

3 Môi trường trầm tích Mẫu 48 1.331.000 63888000

4 Nước ngầm Mẫu 20 1.331.000 26620000

II Giai đoạn thi công 1.079.588.000

1 Môi trường không khí/ồn, rung Mẫu 92 654.000 60168000

2 Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

Mẫu 296 1.977.000585192000

3 Môi trường trầm tích Mẫu 148 1.331.000 196988000

4 Nguồn nước thải Mẫu 120 1.977.000 237240000

III Giai đoạn vận hành (dự kiến giám sát trong 2 năm) 703.794.000

1 Môi trường không khí/ồn, rung Mẫu 52 654.000 34008000

2 Môi trường nước + thủy sinh + vi sinh

Mẫu 258 1.977.000510066000

3 Môi trường trầm tích Mẫu 112 1.331.000 149072000

4 Nước ngầm Mẫu 8 1.331.000 10648000

Tổng cộng L = I+II+III       2,024,142,000

160

Page 161: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

6.7. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (GRM)

Trong khuôn khổ pháp ly Việt Nam thì công dân có quyền khiếu nại, để đảm bảo quyền khiếu nại của người dân về các vấn đề của TDA, TDA sẽ xây dựng Cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM). Cơ chế này giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận và cung cấp thông tin về dự án, mọi khiếu nại được nhanh chóng xử ly và giải quyết ở cấp thấp nhất. Cơ chế này sẽ cung cấp khung giải quyết khiếu nại về môi trường và xử ly vấn đề về an toàn một cách nhanh chóng. GRM sẽ được hoàn tất trong giai đoạn cuối của quá trình thiết kế dự án và được dán ở vị trí thích hợp trước khi thi công.

Trong giai đoạn thi công, GRM sẽ được các nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của CSC. Nhà thầu sẽ thông báo cho cộng đồng bị ảnh hưởng về địa điểm giải quyết khiếu nại của TDA. Điều này sẽ được thực hiện thông qua Quá trình Công bố thông tin và tham vấn cộng đồng, theo đó nhà thầu sẽ đối thoại thường xuyên với các cộng đồng bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương thông qua các cuộc họp (tối thiểu là mỗi quy một lần) và hàng tháng sẽ xuất bản tài liệu về dự án, thông qua các phương tiện truyền thông địa phương dán thông báo về kế hoạch sắp tới của TDA.

Tất cả các khiếu nại, hành động được thực hiện bởi các nhà thầu sẽ được ghi nhận trong báo cáo giám sát an toàn của TDA. Cách thức gởi khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Bằng miệng: nói trực tiếp với CSC hoặc cán bộ EHS của Nhà thầu hoặc người đại diện tại Văn phòng dự án;

Bằng văn bản: gửi khiếu nại bằng văn bản đến địa chỉ quy định;

Bằng điện thoại, fax, e-mail: tới CSC, cán bộ EHS hoặc người đại diện của Nhà thầu.

Khi nhận được khiếu nại, CSC, cán bộ EHS hoặc đại diện của Nhà thầu dự án sẽ ghi chép lại trong Hồ sơ Khiếu nại và duy trì nhật ky ghi chép các sự kiện liên quan đến khiếu nại cho đến khi được giải quyết xong. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, tiến hành sao chụp thành 3 bản. Bản gốc sẽ được lưu giữ trong Hồ sơ, 3 bản sao: 1 bản cho cán bộ EHS của nhà thầu, 1 bản chuyển cho CSC; 1 bản chuyển cho PPMU trong vòng 24 giờ.

Các thông tin cần ghi chép trong Nhật ky khiếu nại:

Ngày và giờ nhận khiếu nại;

Tên, địa chỉ và các chi tiết liên lạc của người khiếu nại;

Mô tả tóm tắt khiếu nại;

Hoạt động được thực hiện để giải quyết các khiếu nại bao gồm: người đã liên hệ và kết quả của mỗi bước trong quá trình giải quyết khiếu nại;

Ngày và thời gian liên lạc với người khiếu nại trong quá trình xử ly khiếu nại;

Giải pháp xử ly sau cùng;

Ngày, thời gian và cách thức thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại;

Chữ ky người khiếu nại khi nhận kết quả.

Các khiếu nại nhỏ sẽ được giải quyết trong vòng một tuần. Đối với các khiếu nại lớn trong vòng 2 tuần đầu (và sau đó hàng tuần) gởi văn bản trả lời cho người khiếu nại (bằng tay, bưu điện, fax, thư điện tử) về tiến độ giải quyết khiếu nại cho đến thời điểm ra văn bản.

Mục tiêu chính của cơ chế này là giải quyết khiếu nại càng nhanh càng tốt bằng các phương tiện đơn giản liên quan đến ít người, ở cấp độ thấp nhất có thể. Chỉ khi vấn đề không thể được giải quyết ở mức độ đơn giản và / hoặc trong thời hạn 15 ngày, thì sẽ có sự tham gia của các cơ quan có chức năng khác. Đó là các tình huống: khi thiệt hại được kê khai và số tiền được thanh toán không thể giải quyết được thiệt hại và không xác định được nguồn gốc của thiệt hại.

161

Page 162: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 7. THAM VẤN CỘNG ĐỘNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

7.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Chính sách của Ngân hàng Thế giới (OP / BP 4.01) về đánh giá tác động môi trường đòi hỏi các dự án bị ảnh hưởng dân (PAP) và chính quyền địa phương để được cung cấp các thông báo và tư vấn trong quá trình chuẩn bị báo cáo ĐGTĐMT.

Tham vấn cộng đồng (trong việc chuẩn bị các báo cáo ĐGTĐMT cho các tiểu dự án) phải tuân theo các yêu cầu trong Nghị định của Chính phủ 18/2015/NĐ-CP ngày ngày 14 tháng 2 năm 2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường kế hoạch, và Thông tư số 27/2015 / TT-BTNMT ngày 29 tháng năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.Theo chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới (OP 4.01), dự án đã tổ chức họp tham vấn cộng đồng và công bố thông tin dự án với cộng đồng địa phương.

Mục tiêu chính của cuộc họp tham vấn cộng đồng và công bố thông tin bao gồm:

Phổ biến thông tin của TDA;

Đề cập các tác động môi trường và xã hội có thể phát sinh từ TDA;

Thu thập thông tin môi trường khu vực TDA;

Xác định các vấn đề môi trường có thể bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai TDA.

Thu thập các y kiến/phản hồi từ những người bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương về các tác động và các biện pháp giảm thiểu nhằm nâng cao hiệu quả của ESIA/ESMP.

7.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Nói chung, thông qua các buổi họp tham vấn cộng đồng trong vùng TDA cho thấy hầu hết địa phương và chính quyền đều đồng y với việc thực hiện TDA. Tuy nhiên, họ cũng có một số y kiến đóng góp để TDA sớm được thực thi và đưa vào vận hành. Chi tiết các y kiến như sau:

7.2.1. Tham vấn lần 1

Thực hiện TDA sẽ giúp bà con trong việc sản xuất, tuy nhiên, chúng tôi đã tham dự nhiều cuộc họp nhưng chưa thấy thực hiện. Hoạt động nuôi tôm đang bị gặp rủi ro rất lớn, khi mùa khô đến nhiễm mặn không thể nuôi tôm nên bỏ đất đai do đó tôi kiến nghị nhanh chóng xây dựng các cống này.

Đa số bà con nghèo, tình trạng không có nước sạch phải mua giá cao khiến đời sống nhân dân càng khó. Do đó kiến nghị cần nhanh chóng càn sớm càng tốt giúp người dân có nước sạch.

Khi thi công sẽ sử dụng công nhân thì họ sẽ lấn chiếm đường, gây ảnh hưởng đến việc buôn bán của bà con xung quanh và phát sinh tệ nạn xã hội (đánh bài…)

- Về mô hình sinh kế: hiện nay mặc dù trồng lua không có lãi nhưng người dân vẫn phải trồng vì lấy sản phẩm phụ là rơm rạ cho bò ăn.

162

Page 163: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”7.2.2. Tham vấn lần 2

7.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN

Bản thảo báo cáo ESIA cuối cùng, EMDP, RAP sẽ nộp cho WB xem xét và công bố trên trang InfoShop ở Washington và Trung tâm Thông tin Phát triển của WB tại Hà Nội. Phiên bản tiếng Việt của các báo cáo này sẽ được công bố tại Văn phòng CPUM tại Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre và các xã trong vùng TDA để cộng đồng dễ dàng tiếp cận.

163

Page 164: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

8.1. Kết luận

Qua quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá tác động môi trường của tiểu dự án Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 18/2015/NĐ-CP và thông tư 27/2015/TT-BTNMT, chúng tôi đi đến kết luận sau đây:

Tiểu dự án Phát triển sinh kế ổn định cho người dân vùng ven biển Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH được xây dựng nhằm phòng tránh những tác động bất lợi từ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng; chống xói lở tuyến đê biển để bảo vệ tính mạng, tài sản và thành quả sản xuất của nhân dân ở khu vực ven biển đồng thời cải thiện môi trường sinh thái vùng ven biển. Nhìn chung, tác động của toàn bộ tiểu dự án là tác động tích cực và các tác động này là dài hạn.

Đối với các hợp phần của tiểu dự án có tuyến đường kết nối lên đê. Để có mặt bằng thi công phải tiến hành công tác thu hồi đất, bồi thường và giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng rất ít khoảng 1239 m2 và sẽ được thực hiện nhanh chóng nếu có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản ly, chính quyền địa phương, người dân địa phương và ban quản ly thực hiện tiểu dự án, đặc biệt phải có chính sách bồi thường hợp ly thỏa đáng cho người dân bị ảnh hưởng.

Những ảnh hưởng trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và giai đoạn thi công các hạng mục công trình bao gồm:

Khí thải, khói bụi và tiếng ồn gây ra bởi các phương tiện cơ giới vận chuyển và thi công công trình; các hoạt động xây dựng cống, tuyến ống cấp nước sạch, nạo kênh rạch.

Nước mưa chảy tràn và nước thải do công nhân thi công tại các lán trại tạm.

Chất thải rắn xây dựng và chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường

Bùn thải trong quá trình nạo vét kênh rạch.

Các tác động này đã được nhận dạng và phân tích đầy đủ trong Chương 4 của báo cáo. Các tác động này có thể được khắc phục và hạn chế đến thấp nhất nếu áp dụng triệt để các biện pháp giảm thiểu như đã trình bày trong Chương 5 của báo cáo.

Các tác động môi trường của tiểu dự án đi vào hoạt động chủ yếu là tác động tích cực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu tiểu vực dự án. Để sử dụng các công trình một cách an toàn, vận hành mô hình sinh kế bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao cần có các quy định cụ thể, đặc biệt áp dụng đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tiêu cực như đã đưa ra ở phần trên. Cần có các chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ công trình, tuân thủ các qui chuẩn, tiêu chuẩn, bảo vệ môi trường.

Với sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và các đề xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đề cập trong báo cáo, việc đưa các hạng mục công trình và phi công trình của tiểu dự án vào hoạt động sẽ mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế – xã hội – môi trường.

8.2. Kiến nghị

Báo cáo đánh giá tác động môi trường một lần nữa khẳng định những tác động xấu đến môi trường là nhỏ, có tính chất tạm thời trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Nó hoàn toàn được giảm thiểu và khắc phục bởi những giải pháp kỹ thuật không phức tạp và chi phí thấp.

+ Trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành, sử dụng được các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định về “Bảo vệ môi trường” để bảo đảm tính hiệu quả bền vững của tiểu dự án.

164

Page 165: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”+ Những tác động tích cực đến cộng đồng, đến môi trường, đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu là chủ yếu và có tính lâu dài.

Kiến nghị các cấp có thẩm quyền, WB xem xét phê duyệt để Chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo, thực hiện tiểu dự án có chất lượng, bảo đảm tiến độ.

Kiến nghị với cơ quan quản ly môi trường địa phương giám sát để việc thi công xây dựng tiểu dự án đảm bảo các thông số kỹ thuật và quan trắc các thông số môi trường khi tiểu dự án đi vào hoạt động.

8.3. Cam kết

Chủ đầu tư phối hợp các nhà thầu, các đơn vị chức năng liên quan xin cam kết thực hiện đầy đủ các chương trình quản ly và giám sát môi trường đã nêu trong báo cáo ĐTM.

Thực hiện đúng các quy định về môi trường của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Đảm bảo rằng các thông số môi trường đều đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành và các quy định kỹ thuật khác.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật của Việt Nam. Nộp báo cáo giám sát môi trường định kì đến UBND huyện Ba Tri và sở Môi trường và Tài nguyên tỉnh Bến Tre và các phòng ban liên quan khác.

165

Page 166: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Army Dredging Operations and Environmental Research (DOER) 2000. Assessment of Potential Impacts of Dredging Operations Due to Sediment Resus pension http: / /www.tpub. com/

2. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO, 1993.

3. EPA Victoria, 1996. Environmental Guidelines for Major Construction Sites: Best Practices EPA Publication,http:// www.epa.vic.gov.au

4. Hoàng Huệ (2002). Thoát nước – Xử ly nước thải, Tập 2, NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội.

5. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng (2004). Xử ly nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.

6. Phạm Ngọc Đăng (2004). Quản ly môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Chấn (2001). Giáo trình Ô nhiễm không khí và xử ly khí thải, Tập 1, 2, 3, NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội.

166

Page 167: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

APPENDIX 1. ANALYSIS RESULTS OF EXISTING ENVIRONMENTAL QUALITY

APPENDIX 2. CONSULTATION MEETINGS.

167

Page 168: phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện ba

Báo cáo ĐTM tiểu dự án “Phát triển sinh kế và ổn định cho người dân vùng ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thích ứng BĐKH”

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

8. Hoàng Huệ (2002). Thoát nước – Xử ly nước thải, Tập 2, NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội.

9. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng (2004). Xử ly nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.

10. Phạm Ngọc Đăng (2004). Quản ly môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.

11. Trần Ngọc Chấn (2001). Giáo trình Ô nhiễm không khí và xử ly khí thải, Tập 1, 2, 3, NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

12. Army Dredging Operations and Environmental Research (DOER) 2000. Assessment of Potential Impacts of Dredging Operations Due to Sediment Resus pension http: / /www.tpub. com/

13. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO, 1993.

14. EPA Victoria, 1996. Environmental Guidelines for Major Construction Sites: Best Practices EPA Publication,http:// www.epa.vic.gov.au

168