25
393 PHÂN CÔNG, PHÂN CP QUN LÝ DNNN: THC TRNG, VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ KHUYN NGHĐỔI MI TS. Trn Tiến Cường 127 1. Phân cp qun lý DNNN hay là phân công, phân cp qun lý DNNN Qun lý là stác động có chđích, có tổ chc ca chthqun lý lên đối tượng bqun lý nhm sdng có hiu qunht các ngun lc, các tiềm năng, các cơ hội ca hthống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kin biến động của môi trường. Qun lý xut hin khi cn có sphi hp các hoạt động riêng rcủa con người hoc tchc vi nhau. Qun lý của Nhà nước đối vi DNNN là stác động của Nhà nước - chthqun lý lên đối tượng bqun lý là DNNN nhm mục đích không ngừng đổi mi, phát trin và nâng cao hiu quDNNN - mt chtrương được nêu trong nhiu nghquyết của Đảng và được thchế hóa bng pháp lut của nhà nước. Qun lý nhà nước (QLNN) đối với DNNN được hiu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý đối với DNNN được thc hin bi tt ccác cơ quan nnước gồm cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp), cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp), cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát hay nói cách khác được thc hin bởi cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Trên thc tế, qun lý DNNN thường được hiểu và được chú trng trin khai theo nghĩa hẹp. Đó là hoạt động bảo đảm vic chp hành, thc thi pháp lut ca các DNNN và hoạt động điều hành để thc hin các quy n chshu ti các DNNN. Hoạt động qun lý theo nghĩa hẹp được thc hin bởi các cơ quan hành chính nhà nước gm: Chính ph, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuc Chính ph, y ban nhân dân. Thc tế hin nay, các cơ quan hành chính nhà nước thc hin c2 chức năng gồm: chức năng QLNN về kinh tế (chức năng QLNN) và chức năng đại din chshu DNNN. Phân cp quản lý được hiu là schuy n giao hay giao bt mt phn quy n qun lý ca cp trên cho cấp dưới quản lý. Đó là sphân giao quyn qun lý din ra theo chiu dc thc hin trong hthng có thbc trên-dưới của các cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương và địa phương. Phân công qun lý có skhác bit vi phân cp quản lý. Đó là sphân giao quy n qun lý theo chiu ngang giữa các cơ quan quản lý hay gia các bphn của cơ quan quản lý cùng cp. Khái nim phân công qun lý DNNN thích hợp để áp dng trong mi quan h127 Nguyên Trưởng Ban Ci cách và Phát trin doanh nghip, Vin Nghiên cu qun lý kinh tế TW

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

393

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỔI MỚI

TS. Trần Tiến Cường127

1. Phân cấp quản lý DNNN hay là phân công, phân cấp quản lý DNNN

Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý xuất hiện khi cần có sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ của con người hoặc tổ chức với nhau.

Quản lý của Nhà nước đối với DNNN là sự tác động của Nhà nước - chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý là DNNN nhằm mục đích không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN - một chủ trương được nêu trong nhiều nghị quyết của Đảng và được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước.

Quản lý nhà nước (QLNN) đối với DNNN được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, quản lý đối với DNNN được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước gồm cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp), cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp), cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát hay nói cách khác được thực hiện bởi cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Trên thực tế, quản lý DNNN thường được hiểu và được chú trọng triển khai theo nghĩa hẹp. Đó là hoạt động bảo đảm việc chấp hành, thực thi pháp luật của các DNNN và hoạt động điều hành để thực hiện các quyền chủ sở hữu tại các DNNN. Hoạt động quản lý theo nghĩa hẹp được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân. Thực tế hiện nay, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cả 2 chức năng gồm: chức năng QLNN về kinh tế (chức năng QLNN) và chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN.

Phân cấp quản lý được hiểu là sự chuyển giao hay giao bớt một phần quyền quản lý của cấp trên cho cấp dưới quản lý. Đó là sự phân giao quyền quản lý diễn ra theo chiều dọc thực hiện trong hệ thống có thứ bậc trên-dưới của các cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương và địa phương.

Phân công quản lý có sự khác biệt với phân cấp quản lý. Đó là sự phân giao quyền quản lý theo chiều ngang giữa các cơ quan quản lý hay giữa các bộ phận của cơ quan quản lý cùng cấp. Khái niệm phân công quản lý DNNN thích hợp để áp dụng trong mối quan hệ 127 Nguyên Trưởng Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW

Page 2: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

394

quản lý DNNN giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc tương đương là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc giữa các đơn vị thuộc UBND.

Nói cách khác, quản lý DNNN hiện nay được tiến hành theo phương cách kết hợp giữa phân cấp và phân công trong thực hiện quyền chủ sở hữu. Trong đó, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu tiến hành theo chiều dọc giữa các cơ quan và các cá nhân trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và phân công thực hiện quyền chủ sở hữu tiến hành theo chiều ngang giữa các cơ quan và các cá nhân trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc tương đương.

Hiện nay có 2 loại vấn đề đang được quan tâm trong quản lý DNNN. Một là, phân công, phân cấp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, và hai là, tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng QLNN.

Một mặt, chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN do rất nhiều cơ quan thực hiện, hợp thành hệ thống theo chiều dọc (từ Trung ương đến địa phương) và hệ thống theo chiều ngang (gồm nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) nhưng hiệu lực và hiệu quả quản lý của chủ sở hữu nhà nước vẫn rất lúng túng, có nhiều hạn chế, bất cập do không rõ trách nhiệm chính, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả và phù hợp với tính nhanh nhạy và yêu cầu toàn diện, thống nhất trong thực hiện quyền chủ sở hữu. Do có nhiều cơ quan cùng tham gia đại diện chủ sở hữu ở cả chiều ngang và chiều dọc nên tất yếu cần đến sự phối hợp thực hiện, giám sát thực hiện phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu trong quản lý DNNN.

Mặt khác, sự kết hợp của 2 chức năng quản lý (QLNN và quản lý của chủ sở hữu) trong mỗi cơ quan hành chính nhà nước, nhưng QLNN và quản lý của chủ sở hữu lại có mục tiêu, phương thức, tính chất hoạt động khác nhau nên thường dẫn đến hệ quả không mong muốn là không tạo ra tính chuyên nghiệp, chuyên trách của bộ máy và cán bộ trong quản lý DNNN. Vì vậy, việc tách bạch giữa chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng QLNN cũng được xem là hoạt động phân công, phân cấp trong quản lý DNNN.

2. Chủ trương về phân công, phân cấp quản lý DNNN

Phân công, phân cấp quản lý DNNN là một thực tế từ đầu quá trình hình thành và phát triển DNNN, kinh tế nhà nước ở nước ta cho đến nay. Phân công, phân cấp quản lý DNNN gắn liền với chủ trương chung của Đảng về phân cấp QLNN (trong đó có quản lý kinh tế) nêu trong các văn kiện của Đảng. Chủ trương phân công, phân cấp quản lý DNNN được thể hiện rõ nét và đầy đủ hơn cả là tại Hội nghị trung ương 3 (khoá IX). Những nội dung chủ yếu về phân công, phân cấp quản lý DNNN được Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) chủ trương, định hướng như sau:

Page 3: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

395

Đại hội IX đưa ra những chủ trương chung định hướng cho cho việc thực hiện một cách rạch ròi quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan QLNN; tăng cường và thực hiện đúng chức năng của các cơ quan QLNN trong quản lý DNNN như “quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”, “phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp”, “giao cho hội đồng quản trị doanh nghiệp quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ trong kinh doanh”, “thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các DN kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước”.

Hội nghị Trung ương 3 (khoá IX) - một hội nghị chuyên đề đầu tiên bàn sâu về DNNN đã đưa ra các định hướng và giải pháp đổi mới DNNN, trong đó có những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm triển khai và thúc đẩy thực hiện phân công, phân cấp quản lý DNNN:

Thứ nhất, điểm mới về chủ trương của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) trong đổi mới quản lý DNNN là bên cạnh việc đề ra các quan điểm, chủ trương toàn diện hơn về đổi mới các DNNN là định hướng về đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và của cơ quan chủ sở hữu đối với DNNN. Việc triển khai thực hiện theo định hướng này của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) vừa là nội dung có liên quan đến phân công, phân cấp quản lý DNNN, vừa đòi hỏi phải rà soát, đánh giá và đổi mới việc phân công, phân cấp quản lý DNNN.

Thứ hai, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) đưa ra định hướng cụ thể hơn về chức năng QLNN đối với DNNN. Đó là:

Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với DN hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích; xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán cho DNNN; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, quy định của Nhà nước tại DN.

Kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của DN. Cơ quan QLNN căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý mà ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy để thực hiện chức năng QLNN đối với DN thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có DNNN.

Thứ ba, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) tiếp tục khẳng định chủ trương phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của Nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của DN. Sự phân biệt ở đây được hiểu là sự phân biệt kép. Một là, phân biệt quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu của các cấp được phân công,

Page 4: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

396

phân cấp làm đại diện chủ sở hữu với quyền, nghĩa vụ điều hành sản xuất, kinh doanh của DN - quyền thuộc về DN. Thực chất đó là tách quyền chủ sở hữu nhà nước do các cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu thực hiện với quyền điều hành kinh doanh của DNNN do bộ máy điều hành thực hiện (trừ HĐQT/HĐTV là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại DN, làm chức năng đại diện chủ sở hữu). Hai là, phân biệt giữa chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại DN (quyền điều hành kinh doanh) do HĐQT/HĐTV thực hiện với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của DN do bộ máy điều hành gồm từ Tổng giám đốc trở xuống thực hiện.

Thứ tư, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) xác định rõ hơn quyền của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu. Trong đó, quyền chủ sở hữu bao gồm:

(a) Thành lập, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi sở hữu, giải thể DN;

(b) Ban hành điều lệ mẫu tổ chức hoạt động của DN;

(c) Bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quản lý chủ chốt;

(d) Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và kế hoạch trung, dài hạn của DN;

(e) Phê duyệt các dự án đầu tư;

(f) Quy định nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế;

(g) Kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và hiệu quả hoạt động của DN.

Thứ năm, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) đưa ra định hướng đối với việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền chủ sở hữu trong quản lý DNNN như sau:

- “Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN”.

- “Chính phủ uỷ quyền cho các bộ, phân cấp cụ thể cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị TĐKT nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước phù hợp với các loại hình DN có vốn nhà nước, bảo đảm ở đâu có vốn của nhà nước thì phải có tổ chức hoặc cá nhân được giao quyền đại diện nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp với nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, không phân biệt DNNN do Trung ương hay địa phương quản lý”.

- “Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại tổng công ty, nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao”.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được định hướng phân cấp theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) như sau:

Page 5: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

397

(a) Trình Thủ tướng Chính phủ (hoặc bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) xem xét quyết định: chủ trương thành lập, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu, giải thể đơn vị thành viên; ban hành điều lệ mẫu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc; phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của tổng công ty, các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền Chính phủ phê duyệt.

(b) Quyết định bổ nhiệm phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, thông qua việc bổ nhiệm giám đốc đơn vị thành viên để tổng giám đốc ra quyết định;

(c) Quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và các phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý tổng công ty;

(d) Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế.

(e) Kiểm tra, giám sát tổng giám đốc, giám đốc đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị.

Đối với hội đồng quản trị - một cấp đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại DNNN, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) chủ trương “giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại DN”.

3. Các quy định pháp luật về phân công, phân cấp quản lý DNNN

(1) Việc phân công, phân cấp quản lý DNNN, như trên đã nêu, là một thực tế diễn ra từ khi bắt đầu thành lập DNNN ở nước ta cho đến nay, kể cả khi chưa có khung pháp luật về DNNN.

Pháp luật đã có quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước128; về nội dung QLNN đối với DNNN129. Pháp luật trực tiếp quy định về quyền, nghĩa vụ của Chính phủ130, của Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh131, của Bộ Tài chính132; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh133. Pháp luật quy định trách nhiệm của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện đối với một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước134. 128 Điều 27 của Luật DNNN 1995; Điều 64 của Luật DNNN 2003 129 Điều 25 của Luật DNNN 1995; Điều 87 của Luật DNNN 2003 130 Khoản 1 Điều 27 của Luật DNNN 1995; Khoản 1 Điều 65 của Luật DNNN 2003 131 Điều 66 của Luật DNNN 2003 132 Điều 67 của Luật DNNN 2003 133 Điều 68 của Luật DNNN 2003 134 Khoản 2 Điều 27 của Luật DNNN 1995; Khoản 2 Điều 65 của Luật DNNN 2003

Page 6: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

398

(2) Luật DNNN ban hành đầu tiên vào năm 1995 đưa ra khung pháp lý cơ bản về phân công, phân cấp quản lý DNNN với những quy định chủ yếu như sau:

- Quy định riêng biệt về 2 chức năng gồm chức năng QLNN đối với DNNN và chức năng đại diện chủ sở hữu hay thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN. Hai chức năng này đều do Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện.

- Quy định nội dung QLNN đối với DNNN do Chính phủ thực hiện bao gồm: (i) ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với từng lợi DNNN, chính sách khuyên khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ ưu tiên đối với các sản phẩm và dịch vụ hoạt động công ích; (ii) quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các DNNN quan trọng của nền kinh tế quốc dân; (iii) tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển DNNN trong tổng thể quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ; (iv) tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ điều hành DNNN; (v) tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ nhà nước tại các DN.

- Quy định các quyền của chủ sở đối với DNNN do Chính phủ thống nhất thực hiện bao gồm: (i) quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi sở hữu DNNN. (ii) Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của DNNN. (iii) Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của DNNN, phê chuẩn điều lệ tổng công ty và DNNN quan trọng; (iv) quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung, giao vốn cho DN, kiểm tra, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn ở DNNN. Quy định chế độ khấu hao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận vào các quỹ sau khi đã nộp thuế. Phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố những thiết bị, nhà xưởng quan trọng. Phê chuẩn phương án huy động vốn, phương án góp vốn, tài sản của Nhà nước vào liên doanh với các chủ sở hữu khác. Thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào các DN. (v) Quyết định áp dụng mô hình quản lý đối với các loại DNNN; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quản lý chủ chốt trong DN. (vi) Quy định các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tiền lương đối với sản phẩm, dịch vụ làm cơ sở cho DNNN trả lương cho người lao động. Quyết định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc của DNNN. (vii) tổ chức kiểm tra, giám sát DNNN thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao; giám sát hoạt động kinh doanh của DN, hoạt động quản lý của hội đồng quản trị và điều hành của tổng giám đốc hoặc giám đốc.

- Quy định quyền phân cấp và uỷ quyền của Chính phủ trong QLNN và thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước. Theo đó, Chính phủ có quyền phân cấp cho các cơ quan QLNN thực hiện việc QLNN đối với DNNN; phân cấp hoặc uỷ quyền cho các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền của chủ sở hữu nhà

Page 7: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

399

nước; quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại DN; quy định mối quan hệ giữa các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu Nhà nước được Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền đối với DNNN.

(3) Luật DNNN năm 2003 có bước tiến mới về quy định quản lý DNNN dựa trên tư tưởng chủ đạo và định hướng của Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX). Các quy định về phân công, phân cấp quản lý DNNN trong Luật DNNN năm 2003 là khá toàn diện và hoàn chỉnh hơn so với Luật DNNN 1995. Nội dung của Luật tập trung vào làm rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước trong quản lý DNNN; quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các cơ quan đại diện chủ sở hữu; quy định cụ thể về phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu. Những quy định chủ yếu có tính đổi mới về quản lý DNNN và phân công, phân cấp quản lý DNNN của Luật DNNN năm 2003 bao gồm:

- Phân định rõ chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu DNNN. Theo đó, chủ sở hữu công ty nhà nước (CTNN)135 là Nhà nước; đại diện chủ sở hữu là các tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.

- Cơ chế phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu như sau: (i) Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu. (ii) Chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. (iii) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các bộ liên quan thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với CTNN đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. (iv) Chính phủ phân công, phân cấp cho Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước nói chung:

Một là, quyền của chủ sở hữu nhà nước gồm: (i) quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty; phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty. (ii) Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng kế hoạch phát triển công ty; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của CTNN không có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá

135 Công ty nhà nước là một loại hình DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, đăng ký theo Luật DNNN. Quy định này của Luật DN để phân biệt với công ty TNHH một thành viên cũng là một loại hình DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ nhưng đăng ký theo Luật DN

Page 8: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

400

trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt quá mức vốn điều lệ của công ty; quy định chế độ giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu, mức giá bán, mức bù chênh lệch cho các công ty cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. (iii) Quyết định mức vốn đầu tư ban đầu, mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; quyết định dự án vay, cho vay có giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc đối với công ty không có Hội đồng quản trị; quy định chế độ tài chính của công ty. (iv) Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Hai là, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước nói chung gồm có: (i) đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty. (ii) Tuân theo Điều lệ công ty. (iii) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (iv) Tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu. (v) Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty. (vi) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Quyền, nghĩa vụ của Chính phủ bao gồm: (i) phê duyệt phương án thành lập mới, tổ chức và sắp xếp lại CTNN trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (ii) Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án đầu tư của CTNN; quyết định hoặc phân cấp quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung, tăng, giảm vốn điều lệ của CTNN; trình Quốc hội phê chuẩn các dự án đầu tư của CTNN thuộc thẩm quyền của Quốc hội. (iii) Thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào các công ty khác. Quyết định hoặc phân cấp quyết định các dự án góp vốn, tài sản của Nhà nước hoặc CTNN vào liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của CTNN ra nước ngoài. (iv) Quy định chế độ tài chính của CTNN. (v) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ở CTNN. (vi) Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc CTNN. (vii) Quy định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của CTNN, trong đó có chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư. (viii) Quy định chế độ kiểm tra, giám sát CTNN thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

- Quyền, nghĩa vụ của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh bao gồm: (i) xây dựng phương án tổ chức lại các CTNN độc lập do mình quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện việc tổ chức lại các CTNN theo phương án được

Page 9: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

401

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (ii) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu CTNN; phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của CTNN. Thoả thuận với Bộ Tài chính xác định mức vốn điều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ của CTNN. (iii) Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch dài hạn của CTNN không có Hội đồng quản trị. (iv) Quyết định theo thẩm quyền các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của CTNN có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định theo thẩm quyền các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của CTNN không có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; kiến nghị Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư của công ty vượt mức phân cấp cho Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. (v) Quyết định phê duyệt phương án sử dụng vốn, tài sản của CTNN để góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài; dự án đầu tư ra nước ngoài của CTNN; phương án sử dụng vốn, tài sản của công ty để góp vốn, mua cổ phần của các công ty trong nước trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quy định tại Điều lệ công ty; phê duyệt phương án mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác. (vi) Quyết định chủ trương bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của CTNN có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; việc bán tài sản có giá trị lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của CTNN không có Hội đồng quản trị hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; việc vay, cho vay, thuê, cho thuê vốn hoặc tài sản có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của CTNN không có Hội đồng quản trị. (vii) Quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương hoặc phụ cấp và các quyền lợi khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị; tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các quyền lợi khác của Giám đốc CTNN độc lập không có Hội đồng quản trị; tổ chức đánh giá kết quả hoạt động và quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Giám đốc theo quy định của Chính phủ. (viii) Tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của CTNN. (ix) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo phân công, phân cấp của Chính phủ. (x) thực hiện chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh đầu tư toàn bộ vốn điều lệ theo quy định của Luật DN.

- Quyền, nghĩa vụ của Bộ Tài chính bao gồm: (i) Trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chế độ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, chế độ báo cáo và công khai tài chính của CTNN, báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty. (ii) Cấp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong các trường hợp: Đầu tư thành lập mới CTNN sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập; Đầu tư bổ sung tăng vốn điều lệ của CTNN theo đề nghị của người quyết định thành lập CTNN. (iii) Tham gia đánh giá kết

Page 10: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

402

quả hoạt động và quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Giám đốc CTNN theo quy định của Chính phủ. (iv) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của CTNN. (v) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo phân công của Chính phủ.

(4) Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2005/NĐ-CP về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với CTNN. Nghị định này quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Luật DNNN 2003 về các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nói chung; về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu cho các Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện. Trên thực tế, Nghị định 132/2005/NĐ-CP trở thành căn cứ pháp lý chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu; là căn cứ pháp lý chủ yếu về phân công, phân cấp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, HĐQT thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu; là cơ sở để các CTNN độc lập, TCT, TĐKT nhà nước tuân thủ các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu.

(5) Trước yêu cầu tạo khung pháp lý để thí điểm thành lập TĐKT nhà nước và tăng cường quản lý, giám sát các TĐKT thí điểm, năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP (về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT nhà nước) trong đó có quy định về việc phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước. Những tổ chức và cá nhân được phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Hội đồng quản trị tập đoàn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ là 2 cơ quan được bổ sung thêm vào danh sách những cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước so với quy định của Luật DNNN và Nghị định 132/2005/NĐ-CP. Phạm vi quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước cũng được quy định chi tiết thêm.

(6) Tiếp đó, năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi CTNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Quy định về quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên là một nội dung mới và quan trọng được bổ sung vào Nghị định này trong bối cảnh các CTNN chuyển đổi hết sang công ty TNHH một thành viên sau khi Luật DNNN hết hiệu lực vào ngày 1/7/2010.

(7) Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, khung luật pháp về phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu chưa có các quy định đủ chi tiết để áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Nhiều quy định chỉ mang tính nguyên tắc, chỉ là quy phạm pháp luật khung, chưa đủ mức chi tiết, đáp ứng yêu cầu phân công, phân cấp thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước trong bối cảnh cơ cấu lại DNNN để chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Page 11: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

403

4. Thực trạng và vấn đề trong phân công, phân cấp quản lý DNNN

4.1. Thực trạng phân công, phân cấp quản lý DNNN

Trên thực tế, quản lý đối với DNNN và phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước đã được thực hiện theo nhiều mô hình dưới đây:

- Mô hình “bộ chủ quản, cơ quan hành chính chủ quản” trước khi có Luật DNNN 1995.

- Mô hình “song trùng” đại diện chủ hữu của bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính ở giai đoạn 1995-2000 khi lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DN.

- Mô hình “phân tán có giới hạn” đối với loại DNNN do bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập ở giai đoạn 2000-2003 sau khi giải thể Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DN.

- Mô hình “phân tán” đại diện chủ hữu đối với các TĐKT, TCT nhà nước từ 2004 đến nay theo Luật DNNN 2003 và Luật DN 2005.

Hiện tại có quá nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đồng thời thực hiện quản lý, giám sát đối với DNNN bao gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật; các bộ quản lý chức năng bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND cấp tỉnh; HĐQT tổng công ty 91, HĐQT tập đoàn kinh tế nhà nước; Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cụ thể đến cuối năm 2011:

Có 101 đầu mối quản lý trực tiếp 1309 DN 100% vốn nhà nước (chưa tính đến các đầu mối quản lý các DN chỉ có một phần vốn nhà nước), gồm:

o 17 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (với 355 DN).

o 63 tỉnh, thành phố (với 701 DN).

o 11 TĐKT nhà nước (với 147 DN).

o 10 tổng công ty 91 (với 106 DN).

Có 5 đầu mối tham gia thực hiện các nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước gồm:

o 4 bộ tổng hợp (là Tài chính, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư), và

o Văn phòng Chính phủ.

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, đồng thời là 1 đầu mối tổng hợp (xét về khía cạnh đại diện chủ sở hữu nhà nước) thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu DNNN.

Page 12: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

404

Bên cạnh đó, còn có 7 cơ quan, ban, ngành có lãnh đạo là thành viên trong Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp136 cũng được coi là những cơ quan có tác động đến thực hiện các nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước.

4.2- Tình trạng không rõ ràng của khung khổ pháp lý điều chỉnh quyền chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp quản lý DNNN sau ngày 1/7/2010

Mặc dù Luật DNNN đã hết hiệu lực thi hành từ 1/7/2010 nhưng khung khổ pháp lý điều chỉnh quyền chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp quản lý DNNN (gồm phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước và việc phân biệt giữa chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng QLNN) vẫn bao gồm các quy định theo Luật DNNN đan xen với các quy định theo Luật DN hiện hành. Cụ thể là:

- Nghị định 132/2005/NĐ-CP lấy căn cứ ban hành là Luật DNNN không áp dụng cho đối tượng là công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, trên thực tế, nghị định này vẫn đang áp dụng để điều chỉnh việc phân công, phân cấp quản lý các DNNN đã chuyển thành công ty TNHH một thành viên đăng ký theo Luật DN.

- Việc quản lý TĐKT nhà nước và việc phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước vẫn vừa theo Nghị định 101/2009/NĐ-CP được ban hành và áp dụng riêng cho các TĐKT nhà nước, vừa theo Nghị định 132/2005/NĐ-CP áp dụng để điều chỉnh việc phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN nói chung. Cả 2 nghị định này đều được ban hành dựa vào căn cứ của Luật DNNN đã hết hiệu lực thi hành.

- Nghị định 25/2010/NĐ-CP hiện áp dụng để quản lý công ty TNHH một thành viên mà theo Luật DN thì chủ sở hữu của công ty là một tổ chức. Tuy nhiên đến nay chưa có văn bản nào quy định rõ về tổ chức cụ thể nào là chủ sở hữu hay đại diện chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; chưa quy định về việc phân công, phân cấp quản lý công ty TNHH một thành viên, đặc biệt là đối với công ty TNHH một thành viên là công ty mẹ của TĐKT nhà nước.

Việc áp dụng đan xen các quy định phân công, phân cấp quản lý DNNN căn cứ theo Luật DN với các quy định căn cứ theo Luật DNNN cũ, thứ nhất, thể hiện sự lúng túng trong chuyển DNNN từ đăng ký theo Luật DNNN sang đăng ký theo Luật DN; thứ hai, cho thấy sự thiếu hụt hay còn khoảng trống pháp luật về quyền sở hữu, thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với DNNN khi áp dụng Luật DN thống nhất cho mọi loại DN.

136 Gồm Bộ Tư pháp, Bộ NN và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Page 13: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

405

Hệ quả của tình trạng này là việc phân công, phân cấp quản lý DNNN không dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc; ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước tại các DNNN.

4.3. Những tồn tại, hạn chế của phân công, phân cấp quản lý DNNN

4.3.1. Phân công, phân cấp quản lý DNNN vẫn theo tư duy quản lý hành chính nhà nước, dựa vào bộ máy hành chính nhà nước, không phù hợp quản lý DNNN trong kinh tế thị trường

Cơ chế vận hành chức năng chủ sở hữu nhà nước của các bộ, về cơ bản, dựa trên nền tảng chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của các bộ. Trên thực tế, các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước vẫn sử dụng các cán bộ và bộ máy thực hiện chức năng QLNN với những hạn chế lâu nay như tư duy và phương thức làm việc hành chính, quan liêu, giấy tờ, chậm trễ, chờ đợi ý kiến tập thể, không rõ trách nhiệm, thiếu động lực và hiệu quả... không thích hợp với cung cách hoạt động năng động, nhạy bén, quyết đoán, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư, chủ sở hữu thường thấy trong hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

4.3.2. Phân công, phân cấp cho quá nhiều cơ quan, tổ chức tham gia đại diện chủ sở hữu dẫn đến các hạn chế và tồn tại:

- Gặp khó khăn trong phối hợp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Việc phân tán đại diện chủ sở hữu giữa nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau gây khó khăn nhất định đối với việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức này. Trong đó phần nhiều các khó khăn, trở ngại là do các cơ quan, tổ chức này độc lập, biệt lập nhau, hoặc do bị chi phối bởi lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm”.

- Gây ra sự chậm trễ trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Hiện tại các nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu được thực hiện bởi các công chức, viên chức kiêm nhiệm, không chuyên trách, chuyên nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước, với các thủ tục hành chính, quan liêu, giấy tờ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm trễ trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, dẫn đến mất cơ hội hoặc làm khó cho DN.

- Khó bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ của quyền chủ sở hữu nhà nước trong quản lý DNNN. Quyền chủ sở hữu là thống nhất, với 4 nhóm quyền quản lý cơ bản nhưng có mối liên hệ chặt với nhau gồm: (i) quyền về tổ chức và nhân sự; (ii) quyền quyết định về phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh; (iii) quyền quản lý vốn, tài sản nhà n-ước; kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN; và (iv) quyền hưởng lợi từ kết quả hoạt động của DNNN. Hiện nay mỗi cơ quan đại diện CSH được phân công, phân cấp thực hiện một lĩnh vực, một mảng công việc theo chuyên ngành QLNN về kinh

Page 14: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

406

tế. Mỗi cơ quan đại diện CSH xem xét đánh giá DNNN từ chuyên ngành của mình nên thường nhìn nhận hiệu quả DNNN và thực hiện quyền chủ sở hữu một cách phiến diện. Trong khi đó, cần xem xét đánh giá hiệu quả DNNN và tiến hành quản lý DNNN trên cơ sở hiệu lực, hiệu quả thực hiện một cách toàn diện 4 nhóm quyền của quyền chủ sở hữu. Tuy nhiên theo phân công, phân cấp hiện nay chưa có cơ quan hay tổ chức đầu mối phân tích, đánh giá thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước một cách toàn diện trên cơ sở tổng hợp của 4 nhóm quyền quản lý cơ bản nêu trên, nên chưa bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ của quyền chủ sở hữu nhà nước.

- Chứa đựng các yếu tố dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng của các cơ quan đại diện chủ sở hữu. Do mỗi cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp một phần nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu, nhưng kết quả hoạt động của DNNN và quản lý của nhà nước là tổng hợp của các khâu, các cấp thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu. Vì thế khó phân trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức một khi chuỗi (cấp) đại diện chủ sở hữu càng dài.

- Không có bộ máy và cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Đây là một thực tế tại tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh (trừ 2 Bộ Giao thông vận tải và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Vụ Đổi mới và Phát triển DN vào năm 2011 với chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện đổi mới và phát triển DNNN do Bộ quản lý). Khắc phục hạn chế này là yêu cầu bức thiết để thực hiện chế độ công ty (là định hướng được nêu trong nghị quyết của Đảng) khắc phục những bất cập, hụt hẫng cần khoả lấp do trao quyền tự chủ cho DNNN tương tự như các DN ngoài nhà nước của Luật DN từ 1/7/2010.

4.3.3. Vai trò giám sát trong phân công, phân cấp quản lý DNNN chưa được chú trọng

Phân cấp quản lý DNNN cũng như phân công quản lý DNNN, như phần đầu đã nêu, là sự chuyển giao một phần quyền quản lý DNNN của chủ sở hữu nhà nước cho các cơ quan, tổ chức được phân cấp, phân công. Ở Việt Nam, về thực chất, đó là sự chuyển giao quyền quản lý của toàn dân cho Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất. Đến lượt mình, Chính phủ, với chức năng thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN, tiến hành phân công, phân cấp hay chuyển quyền quản lý cho các cơ quan, tổ chức, DNNN (như trên vừa nêu là 106 đầu mối). Nhưng với chức năng thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN, Chính phủ có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại 106 đầu mối này. Tương tự như vậy, Quốc hội đại diện cho sở hữu toàn dân có quyền và trách nhiệm giám sát Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN.

Page 15: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

407

Tuy đã có những hoạt động tăng cường giám sát DNNN gần đây của một số bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, của Quốc hội (ví dụ năm 2009 đối với tập đoàn, TĐKT nhà nước), nhưng chưa phải là giám sát có hệ thống, với mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức phù hợp vai trò, vị trí của chủ sở hữu nhà nước. Hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật ban hành riêng về giám sát áp dụng đối với DNNN và các đại diện chủ sở hữu nhà nước. Điều đó cho thấy giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước chưa được đặt đúng vị trí trong quản lý DNNN. Đây là lỗ hổng trong phân công, phân cấp quản lý DNNN.

4.4. Tồn tại, hạn chế và vấn đề về tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng QLNN tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Thứ nhất, Luật DNNN 1995 và Luật DNNN 2003 đã có một số quy định có tính nguyên tắc và riêng rẽ về quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước137 và về nội dung QLNN đối với DNNN138. Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các nguyên tắc thực hiện tách bạch giữa 2 chức năng này, nên chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện tách chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng QLNN.

Thứ hai, trên thực tế các cơ quan nhà nước được phân công quản lý DNNN đều thực hiện cả 2 chức năng, vừa thực hiện chức năng QLNN về kinh tế, vừa làm đại diện chủ sở hữu nhà nước, hoặc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng chủ sở hữu. Trong đó, các bộ quản lý ngành có DNNN vừa QLNN về ngành, vừa là các cơ quan đại diện chủ sở hữu. Các bộ tổng hợp thực hiện QLNN theo lĩnh vực (như tài chính, lao động - thương binh và xã hội, nội vụ, kế hoạch và đầu tư) được giao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng chủ sở hữu như tham gia trong quá trình: phê duyệt, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng giảm vốn điều lệ; phê duyệt đơn giá tiền lương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ lãnh đạo quản lý; thông qua chiến lược kinh doanh, dự án đầu tư lớn, đề án thành lập, sắp xếp DNNN, tiêu chí phân loại DNNN,v.v.

Thứ ba, chưa có sự tách bạch về bộ máy thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với bộ máy thực hiện chức năng QLNN. Thậm chí trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cũng không có bộ phận nào chuyên thực hiện chức năng chủ sở hữu. Kể cả Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ cũng chỉ làm chức năng tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, chưa phân biệt rõ giữa phương thức, cách thức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với phương thức, cách thức thực hiện chức năng QLNN. Mọi quy định,

137 Điều 27 của Luật DNNN 1995; Điều 64 của Luật DNNN 2003 138 Điều 25 của Luật DNNN 1995; Điều 87 của Luật DNNN 2003

Page 16: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

408

quyết định của Nhà nước về quản lý DNNN (dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp; với nghĩa là QLNN về kinh tế hay là sử dụng quyền năng chủ sở hữu), đều thể hiện bằng các hình thức văn bản giống nhau: hoặc theo hình thức văn bản quy phạm pháp luật, hoặc theo hình thức văn bản hành chính.

5. Hệ quả và nguyên nhân

Tình trạng phân công, phân cấp quản lý DNNN cũng như thiếu tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN như vừa qua và kéo dài đến hiện nay không chỉ tiềm ẩn rủi ro, mà thực tế đang dẫn đến các hệ quả tiêu cực sau đây:

- Thứ nhất, việc phân công, phân cấp nhiều đầu mối, chủ yếu dựa vào các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bộ máy hành chính, cán bộ công chức phân tán theo ngành, lĩnh vực theo kiểu “mặt trận” dẫn đến khó phối hợp, thống nhất và chậm ra quyết định của chủ sở hữu nhà nước.

- Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý DNNN, kể cả hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng chủ sở hữu và quyền chủ sở hữu nhà nước; và hiệu lực, hiệu quả QLNN về kinh tế. Việc phân công, phân cấp không hợp lý, nhiều đầu mối, lòng vòng; bộ máy và cán bộ không chuyên trách, chuyên nghiệp và không chuyên tâm dẫn đến Nhà nước thiếu khả năng giám sát, kiểm soát, phát hiện vấn đề, phân tích và cảnh báo, phối hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau để đảm trách một cách đầy đủ, toàn diện vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của nhà đầu tư nhà nước như vai trò của các nhà đầu tư khác. Vì thế, khó có cơ sở để Nhà nước trở thành chủ sở hữu, nhà đầu tư chuyên nghiệp, tích cực, có trách nhiệm và hành xử tương tự theo cách thức của các nhà đầu tư khu vực tư nhân; khó tạo điều kiện cho DNNN hoạt động, kinh doanh có hiệu quả; đồng thời cũng khó thiết lập một nền hành chính chuyên nghiệp, QLNN có hiệu lực và hiệu quả.

- Thứ ba, do vai trò “kép” của cơ quan nhà nước (đồng thời làm đại diện chủ sở hữu và ban hành chính sách ngành kinh tế, chính sách DN chung) tác động làm chính sách ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị cho DNNN, phân biệt đối xử với DN ngoài nhà nước; quản trị DNNN thiếu minh bạch, chính sách chủ sở hữu không rõ ràng; làm môi trường kinh doanh bị bóp méo, cạnh tranh bị bóp méo thiếu căn cứ; ưu tiên, ưu đãi DNNN hơn DN ngoài nhà nước nhưng DNNN cũng bị sử dụng dễ dãi thậm chí tuỳ tiện cho nhiều mục tiêu khác nhau nên không thể tập trung vào mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận; dẫn đến hệ quả tất yếu là DNNN có hiệu quả kinh tế thấp nhưng không thể giải trình rõ và thuyết phục được, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

- Thứ tư, việc phân công, phân cấp nhiều đầu mối ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực và hiệu quả công tác của bộ máy, cán bộ. Trong quản lý DNNN chưa có sự quan tâm đến đổi mới tổ chức và cán bộ thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng chủ sở hữu. Trong

Page 17: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

409

thực tế vẫn sử dụng bộ máy và cán bộ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước với những hạn chế lâu nay như tư duy và phương thức làm việc hành chính, quan liêu, giấy tờ, chậm trễ, chờ đợi ý kiến tập thể, không rõ trách nhiệm, thiếu động lực và hiệu quả; thiếu chuyên môn hoá, chuyên trách hoá, chuyên nghiệp hoá; không chuyên tâm vào thực hiện một mục đích duy nhất hoặc là thực hiện chức năng chủ sở hữu, hoặc thực hiện chức năng QLNN về kinh tế; không nắm chắc tình hình DNNN; thông tin về DNNN thiếu tính tin cậy, sát thực, đầy đủ, toàn diện, cập nhật, hệ thống và thống nhất, nhất quán; dẫn đến thiếu cơ sở vững chắc để phân tích, đánh giá về DNNN và đề xuất chính sách.

- Thứ năm, không đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới hoạt động của các DNNN do tác động, ảnh hưởng hoặc can thiệp của hệ thống nhiều cơ quan, tổ chức theo cung cách quan liêu, giấy tờ, thủ tục hành chính, xử lý chậm trễ, lòng vòng qua nhiều cơ quan được phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu.

Những hệ quả trên đây có nguồn gốc từ các tồn tại, hạn chế của việc phân công, phân cấp chưa hợp lý về quản lý đối với DNNN mà nguyên nhân chính là:

- Trước hết, do chưa đổi mới tư duy dù đã có chủ trương và thực tế đang chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường; đang xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Trên thực tế vẫn còn tư duy và lực lượng muốn duy trì cung cách quản lý DNNN theo cách cũ (của nền kinh tế hiện vật), nặng về quản lý theo ngành, lĩnh vực; dẫn đến phân công, phân cấp thực hiện chức năng, quyền, nhiệm vụ chủ sở hữu chia cắt, chia nhỏ theo ngành, lĩnh vực.

- Chậm triển khai các hoạt động để thực hiện chủ trương của Đảng về tách chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN. Việc chậm tách này chính là nguyên nhân quan trọng ủng hộ cho việc phân công, phân cấp lòng vòng mà quản lý DNNN vẫn kém hiệu lực, hiệu quả.

- Do lo ngại không đủ năng lực để thực hiện theo cái mới (ví dụ nếu lập tổ chức chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu). Nhưng điều đó chỉ một phần; một phần khác do ngại thay đổi, thậm chí không muốn thay đổi vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm (lợi ích ngành, lĩnh vực, cá nhân).

- Nguyên nhân không kém phần quan trọng là do công chức hoá đội ngũ cán bộ đại diện chủ sở hữu nhà nước và áp dụng chế độ công chức đối với đội ngũ này là không đúng và không thích hợp với tính kinh doanh của thực hiện chức năng chủ sở hữu.

- Do khung pháp luật về phân công, phân cấp còn nhiều hạn chế và tồn tại; chưa đầy đủ và rõ ràng; chưa quy định rõ nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và nhiệm vụ quản lý của chủ sở hữu nhà nước; khiến cho công tác triển khai thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Page 18: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

410

- Do tổ chức nhiều đầu mối đại diện chủ sở hữu - những tồn tại, bất cập, bất hợp lý kéo dài trong phân công, phân cấp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là bộ); giữa các đơn vị của bộ (cục, vụ v.v…), của Ủy ban nhân dân (sở, ngành) ảnh hưởng đến việc thực thi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước và ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

- Do chưa có tổ chức chuyên trách để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; chưa có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; chưa tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước.

6. Khuyến nghị đổi mới

6.1. Quan điểm về phân công, phân cấp quản lý DNNN

Quan điểm 1- Quản lý DNNN và phân công, phân cấp quản lý DNNN cần được hiểu và áp dụng theo nghĩa rộng, không chỉ là hoạt động quản lý, giám sát DNNN được thực hiện bởi và áp dụng với các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn bao gồm hoạt động giám sát của cơ quyền lực tối cao (Quốc hội) đối với việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước.

Quan điểm 2- Quản lý DNNN với nghĩa là thực hiện quyền, nghĩa vụ CHS nhà nước cần được tách bạch về tổ chức và cán bộ với thực hiện chức năng QLNN về kinh tế.

Quan điểm 3- Đảm bảo tính chuyên trách, chuyên nghiệp, phù hợp đặc điểm và tính chất phục vụ hoạt động kinh doanh đối với DNNN của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đặc biệt là đảm bảo tính chuyên trách, chuyên nghiệp của cán bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu.

Quan điểm 4- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện trong thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước bất kể việc phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu theo cách nào hay theo mô hình nào.

Quan điểm 5- Phân công, phân cấp quản lý DNNN cần được bảo đảm thực thi bằng khung pháp luật cụ thể, chi tiết, thống nhất và đồng bộ, hướng đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước.

6.2. Định hướng chung về đổi mới phân công, phân cấp quản lý DNNN

Xoá bỏ cách phân công, phân cấp quản lý DNNN theo kiểu hành chính với đặc trưng là có nhiều đầu mối, nhiều cấp, nhiều tổ chức; sử dụng bộ máy hành chính nhà nước và công chức nhà nước để thực hiện chức năng chủ sở hữu; sử dụng cơ chế phối hợp kiểu hành chính từ bên ngoài vào, từ trên xuống ít hiệu quả, trì trệ, lòng vòng, thủ tục hành chính, không rõ trách nhiệm.

Page 19: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

411

Chuyển sang cách tổ chức quản lý DNNN của chủ sở hữu-nhà đầu tư nhà nước theo phương cách chuyên trách, chuyên nghiệp; phù hợp với thể chế kinh tế thị trường; tách với QLNN về kinh tế; phân công, phân cấp ít đầu mối, rõ quyền, trách nhiệm đi kèm với cơ chế giám sát, đánh giá theo cả hệ thống đại diện chủ sở hữu nhà nước từ cơ quan quyền lực tối cao đến đại diện trực tiếp sở hữu nhà nước tại DNNN và đại diện vốn nhà nước tại DN; quản lý DNNN theo mục tiêu.

Định hướng này phù hợp chủ trương của Đại hội Đảng XI là “khắc phục tình trạng bộ máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông qua mệnh lệnh hành chính…”; “nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước”; và “đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân”.

6.3. Các giải pháp đổi mới phân công, phân cấp quản lý DNNN

Các định hướng giải pháp được khuyến nghị dưới đây nhằm hướng vào khắc phục các tồn tại, hạn chế từ 5 nguyên nhân chính và cũng là các tác nhân chủ yếu của phân công, phân cấp bất hợp lý bao gồm: (i) tổ chức nhiều đầu mối đại diện chủ sở hữu; (ii) chưa tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước; (iii) chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể để thực hiện phân công, phân cấp quản lý DNNN, và thực hiện có hiệu quả tách chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; (iv) chưa có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; (v) chưa có tổ chức chuyên trách để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.

6.3.1. Tách chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN về kinh tế

Việc thiếu tách bạch giữa 2 chức năng này tại các cơ quan quản lý DNNN là điểm nghẽn đối với phân công, phân cấp quản lý DNNN. Vì vậy, tách chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN về kinh tế là tất yếu để tháo gỡ điểm nghẽn; tạo điều kiện để làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước; tạo điều kiện để tổ chức lại bộ máy, cán bộ thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước một cách có hệ thống, thống nhất, đồng bộ, chuyên trách, chuyên nghiệp. Đây cũng là điều kiện cơ bản và tiên quyết để đổi mới quản lý DNNN, nâng cao hiệu quả DNNN, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các DNNN và DN ngoài nhà nước.

Các nguyên tắc tiến hành tách chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN về kinh tế như sau:

- Tách về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức thực hiện QLNN.

Page 20: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

412

- Tách về tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý của chủ sở hữu nhà nước với tổ chức và cán bộ làm công tác QLNN đối với DNNN và với các DN thuộc sở hữu khác.

- Tổ chức và cán bộ thực hiện chức năng QLNN đối với DNNN phải được gắn với tổ chức và cán bộ thực hiện chức năng QLNN với các DN nói chung (không phân biệt theo thành phần kinh tế hoặc hình thức sở hữu); thuộc hệ thống cơ quan công quyền, QLNN theo theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ.

- Tổ chức và cán bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN là tổ chức và cán bộ chuyên môn sâu về hoạt động kinh doanh, làm nhiệm vụ kinh doanh, không phải là tổ chức và cán bộ thuộc hệ thống công quyền, do đó, cơ chế hoạt động không theo cung cách hành chính công quyền.

6.3.2. Đổi mới phân công, phân cấp quản lý DNNN và đại diện chủ sở hữu DNNN

Mô hình phân công, phân cấp cần đổi mới để hướng vào phục vụ quản lý DNNN theo mục tiêu hoạt động chính và vai trò của DNNN trong nền kinh tế.

Việc phân công, phân cấp quản lý DNNN phải hướng vào đáp ứng những yêu cầu chủ yếu sau (i) quản lý theo mục tiêu thiết lập đối với từng nhóm (loại) DNNN; (ii) có sự tách bạch nhất định về tổ chức và cán bộ với/trong cơ quan, tổ chức có chức năng chính là QLNN về kinh tế; (iii) có cán bộ chuyên trách, có chuyên môn sát với ngành kinh doanh chính của DN, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; (iv) là tổ chức chuyên trách hoặc có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu.

Căn cứ mục tiêu hoạt động chính và vai trò trong nền kinh tế, các DNNN sẽ được phân thành các nhóm (loại) như sau:

(1) DNNN có ngành, lĩnh vực hoạt động chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa và tầm quan trọng (lớn, quốc gia), tạo nền tảng hạ tầng kinh tế quan trọng, bảo đảm an ninh kinh tế, bảo đảm nguồn thu lớn cho ngân sách, thúc đẩy hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Đây là những ngành, lĩnh vực với sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn hoặc tầm quan trọng quốc gia để thúc đẩy phát triển KTXH đất nước và hội nhập, như:

- Bảo đảm an ninh về kinh tế như: an ninh năng lượng (điện, than, xăng, dầu, khí ga v.v…), tài chính ngân hàng, lương thực v.v…

- Tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế như: thông tin và viễn thông; bưu điện; vận tải (đường dài khối lượng lớn); kết cấu hạ tầng (lớn và quan trọng quốc gia) v.v…

- Tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp với công nghệ cao.

Page 21: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

413

- Bảo đảm nguồn thu lớn cho ngân sách, ngoại tệ, xuất nhập khẩu.

- Tạo nền tảng, phối hợp, hỗ trợ cùng các thành phần kinh tế khác để hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

(2) Một số DNNN tham gia điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô trong những trường hợp đặc biệt như khủng hoảng, suy giảm, lạm phát cao. Những DNNN này sẽ rút dần vai trò khi thể chế kinh tế thị trường hoàn thiện và khi công cụ chính sách vĩ mô để điều tiết, ổn định kinh tế được sử dụng thay cho DNNN.

(3) DNNN có ngành, lĩnh vực hoạt động chính cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế cần có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ do tính chất và ý nghĩa quan trọng về bảo đảm an ninh, an toàn cao cho xã hội, cho nền kinh tế như: thuốc nổ, vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ; in, đúc tiền; xổ số kiến thiết; vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã v.v…

(4) DNNN có ngành, lĩnh vực hoạt động chính cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng và công ích.

(5) DNNN có ngành, lĩnh vực hoạt động chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh thị trường; tồn tại theo cơ chế và năng lực cạnh tranh.

Các nhóm DNNN này sẽ do các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp lại (mới) hoặc thành lập mới trên cơ sở hoặc từ các cơ quan, tổ chức hiện hành để quản lý DNNN theo mục tiêu và vai trò của DNNN.

Hướng phân công, phân cấp quản lý DNNN và đại diện chủ sở hữu DNNN cho các cơ quan, tổ chức như sau:

Trước mắt (trong ngắn hạn): Thực hiện theo mô hình phân công, phân cấp hiện tại có sự đổi mới bằng các biện pháp sau: Một là, tách một bộ phận và cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ của chức năng đại diện chủ sở hữu ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh. Hai là, tăng cường hoạt động giám sát, phân tích, đánh giá về thực hiện mục tiêu hoạt động đối với DNNN và thực hiện mục tiêu quản lý, giám sát đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Ba là, thiết lập bộ phận thông tin, cơ sở dữ liệu, phân tích về DNNN ở tầm quốc gia nhằm tạo lập tạo cơ sở dữ liệu thông tin minh bạch, tin cậy, cập nhật, đầy đủ, thống nhất về DNNN để cung cấp cho các cơ quan được phân công, phân cấp quản lý DNNN và để minh bạch hoá những thông tin cơ bản về DNNN cho công chúng. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên về quản lý DNNN có đủ chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên ngành và trình độ phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước như giám sát, phân tích, đánh giá về DNNN v.v…

Page 22: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

414

Trong trung và dài hạn: Hình thành cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước (CQCTCSH).

(1) Thành lập CQCTCSH thuộc Chính phủ (gọi là CQCTCSH Trung ương). Đây là cơ quan ngang bộ hoặc là ủy ban thuộc Chính phủ. Trường hợp là ủy ban thì lãnh đạo ủy ban gồm chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, một số thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo đại diện cho các bộ, ngành có liên quan đến chức năng chủ yếu của chủ sở hữu nhà nước.

CQCTCSH có bộ máy và cán bộ chuyên trách và chuyên nghiệp. Cán bộ và một phần bộ máy của cơ quan này được hình thành cơ bản là từ chuyển cán bộ và bộ phận đang thực hiện các nhiệm vụ quản lý DNNN tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sang.

Cơ quan này thực hiện chức năng (i) đại diện chủ sở hữu đối với các DNNN quan trọng, quy mô lớn, bao gồm toàn bộ các TĐKT, TCT (chủ yếu nhóm 1, 2) gồm các công ty mẹ 100% vốn nhà nước của các TĐKT, TCT và phần vốn nhà nước tại các TĐKT, TCT này sau khi cổ phần hoá công ty mẹ; một số DNNN (thuộc nhóm 3, 4 và 5) gắn với đặc thù ngành, nhưng có tầm quan trọng quốc gia, cần quản lý ở tầm quốc gia; và (ii) hướng dẫn và giám sát việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN tại các Bộ, UBND cấp tỉnh.

CQCTCSH độc lập với cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp bộ; không thực hiện chức năng QLNN về kinh tế; chỉ thực hiện những nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc thẩm quyền và chức năng của CQCTCSH, bao gồm:

- Xác định, thiết lập mục tiêu hoạt động đối với các DNNN thuộc quyền quản lý; quản lý và giám sát DNNN thực hiện mục tiêu hoạt động.

- Quản lý, giám sát phương hướng hoạt động, phương hướng đầu tư, định hướng ngành, lĩnh vực hoạt động; quyết định, phê duyệt ngành, lĩnh vực hoạt động, các dự án lớn, quan trọng của DNNN thuộc quyền quản lý.

- Thực hiện trách nhiệm của một nhà đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư Nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước thuộc quyền quản lý.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí lựa chọn, đánh giá cán bộ quản lý điều hành chủ chốt của DNNN thuộc quyền quản lý và người đại diện vốn nhà nước tại các DN khác phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quản trị DN hiện đại.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát, đánh giá, thưởng, phạt các cán bộ quản lý điều hành chủ chốt của DNNN và người đại diện vốn nhà nước tại các DN thuộc quyền quản lý.

Page 23: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

415

- Hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc triển khai sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc DNNN được phân công, phân cấp cho các bộ, UBND cấp tỉnh; tổ chức triển khai sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc DNNN được phân công quản lý.

- Quản lý và giám sát việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các DNNN thuộc quyền quản lý. Hướng dẫn, đôn đốc và giám sát việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại DNNN được phân công, phân cấp cho các bộ, UBND cấp tỉnh.

- Xây dựng và vận hành hệ thống quản trị DNNN hiện đại.

Tỉnh, thành phố lớn có nhiều DNNN, trong đó có DNNN lớn, TCT, TĐKT địa phương có thể lập CQCTCSH cấp tỉnh, thành phố để thực hiện các quyền, nghĩa vụ tương ứng của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại địa phương.

(2) Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý các DNNN thuộc nhóm 3 (không thuộc quyền quản lý của CQCTCSH Trung ương); DNNN nhóm 4 gắn với đặc thù ngành hoặc gắn với địa bàn địa phương; các nông, lâm trường quốc doanh; các DN có ngành, lĩnh vực hoạt động chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh thị trường (không thuộc quyền quản lý của CQCTCSH Trung ương).

(3) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý và giám sát việc thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN phân công, phân cấp cho CQCTCSH Trung ương, Bộ, UBND cấp tỉnh; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN cụ thể.

(4) Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, được coi là đại diện cho sở hữu toàn dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động “thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu công ty nhà nước” của Chính phủ139.

Quốc hội thực hiện giám sát quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các DN, bao gồm:

- Giám sát tối cao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các DN.

- Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của khu vực DNNN và việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.

- Đánh giá kết quả Chính phủ tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các DN.

139 theo Luật DNNN

Page 24: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

416

6.3.3. Bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật về thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp quản lý DNNN

a. Rà soát, xác định rõ các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành sau ngày 1/7/2010 liên quan đến: quyền chủ sở hữu nhà nước; phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước; quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu, đại diện vốn nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước. Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp quản lý DNNN phù hợp với Luật DN trong khi chờ ban hành khung pháp luật mới để quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước phù hợp với Luật DN.

b. Ban hành Luật quản l ý và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước.

Mục đích của luật này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quản l ý việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và giám sát việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước phù hợp với Luật DN và các quy định của pháp luật.

Luật này điều chỉnh các nội dung chủ yếu sau:

- Quy định về phân công, phân cấp quản lý DNNN và đại diện chủ sở hữu DNNN, đại diện vốn nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước.

- Quy định về thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước của các tổ chức, cá nhân được phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu, đại diện vốn nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước.

- Quy định về giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước; giám sát đối với các cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước, đại diện vốn nhà nước; quy định nội dung giám sát của chủ sở hữu nhà nước; chủ thể giám sát; quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể giám sát; xác định các căn cứ để giám sát và đánh giá đối với các chủ thể là các DNNN, đại diện chủ sở hữu và đại diện vốn nhà nước.

- Quy định về chế tài đối với các hành vi gây tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhà nước.

c. Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội nhằm tăng cường quyền và nhiệm vụ giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; bảo đảm sự giám sát có tính hệ thống đối với các tổ chức, cá nhân được phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Page 25: PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ DNNN: THỰC TRẠNG, VẤN …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9342/1/26_Phan cong_Phan cap quan ly DNNN... · của chủ sở hữu và quyền

417

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Luật Doanh nghiệp 2005.

4. Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995.

5. Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003.

6. Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước.

7. Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với TĐKT nhà nước.

8. Bộ Tài chính, Đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tháng 4/2012.

9. Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012 - Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình Tái cơ cấu nền kinh tế.

10. Trần Tiến Cường (2012), “Đổi mới quản lý DNNN phù hợp với thể chế kinh tế thị trường”, Hội thảo khoa học Đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012.

11. Trần Tiến Cường (2012), “Ngành, lĩnh vực cần duy trì sở hữu nhà nước trong tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”, Hội thảo khoa học Đổi mới vai trò chủ sở hữu nhà nước trong khu vực doanh nghiệp và quản trị DNNN, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2012.