41
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết 2 Nam Định, mùa Thu 2012

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết 2. Nam Định , mùa Thu 2012. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ PHONG CÁCH SINH HOẠT. Tính cụ thể. 1. Tính cảm xúc. 2. 3. Tính cá thể. 1. TÍNH CỤ THỂ. 1.2. 2. Đặc trưng chung của ngôn ngữ phong cách SH. Ví dụ - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạttiết 2

Nam Định, mùa Thu 2012

Page 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ PHONG CÁCH SINH HOẠT

Tính cụ thể1

Tính cảm xúc2

Tính cá thể3

Page 3: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

1.2

1. TÍNH CỤ THỂ

Page 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

2. Đặc trưng chung của ngôn ngữ phong cách SH

Đặc trưng của phong cách SHHN2.2.

Tính cá thể: Là “vẻ riêng” của ngôn ngữ mỗi người trong sử dụng

Ví dụA: Hôm qua mày gặp người yêu thằng Tấn lớp mình chưa?B: Rồi, miệng dẻo như kẹo kéo íC: Người ta gọi là mật ngọt chết ruồi đấyA: Thảo nào Tấn nhà ta…

Page 5: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

2. Chức năng và đặc trưng chung của ngôn ngữ phong cách SHHN

Đặc trưng của phong cách SHHN2.2.

Tính cụ thểLà đặc điểm khu biệt với các phong cách chức năng khác

Thể hiện ở xu hướng luôn cụ thể hóa nội dung thông báo, tránh chung chung, trừu tượng

Gắn với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp cụ thể

Page 6: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

2. Đặc trưng chung của ngôn ngữ phong cách SHHN

Đặc trưng của phong cách SHHN2.2.

Tính cảm xúc

Là cảm xúc tự nhiên nảy sinh từ tình huống giao tiếp, nội dung giao tiếp và trở thành một nội dung biểu hiện bổ sung cho lời nói

Page 7: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt

Ngữ

âm

pháp

Tu từ

Từ

ngữ

Page 8: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.1. Ngữ âmTính chất tự nhiên, thoải mái trong phát âm theo một tập quán địa phương là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất.

Một số biến thể ngữ âm, các từ ngữ địa phương của mỗi vùng sử dụng trong phong cách SHHN: + Miền Nam: mầy (mày), nè (này), đờn (đàn), vô (vào), trái + Miền Trung: ni (này), mô (nào), răng (sao),… + Đồng bằng Bắc Bộ: u (mẹ), thầy (cha),… + Đồng bào dân tộc: mày- tao, ăn lợn,…

Page 9: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữPhong cách này thiên về dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm

Ví dụ Một cuộc cãi vã

A: Con mắt xanh mỏ đỏ kia! Bà báo cho mày biết, mày mà không trả tiền, bà xé xác mày ra.B: Bà làm gì mà ầm ĩ lên thế, đừng có cậy thế mà bắt nạt người khác, hơi một tý là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tôi là tôi không sợ đâu nhá.

Page 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Biện pháp tăng tính biểu cảm:

• Dùng ngữ khí từ• Dùng từ cảm thán• Dùng từ láy• Dùng thành ngữ, tục ngữ• Nói tắt

Page 11: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Dùng ngữ khí từ: thực hiện chức năng tạo tiếp

Ví dụA: Cháu chào bác ạ. Mời bác vào nhà cháu chơi.B: Bố có nhà không cháu?A: Dạ, bố cháu đi chơi rồi ạ. Để cháu gọi điện cho bố nhé!B: Thôi, bác về vậy. Nhắn với bố là tối bác sang.

Page 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Dùng từ cảm thán: tăng tính ý nhị, hấp dẫn cho lời nói.

Ví dụLan: Eo ôi! Vừa kiểm tra xong, mệt thật đấy.Nam: Ối giời! Đề gì mà khoai quá, tớ làm rõ nhanh mà cũng không hết. Chán thế!Lan: Chuẩn đấy.Nam: Thôi! Không kêu ca nữa. Lần sau phải cố không thì chết.Lan: Ừ, tất nhiên rồi.

Page 13: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Dùng từ láy

Ví dụA: Bận gì hay sao mà cứ hấp ta hấp tấp thế?B: Ừ, đang bị người ta giục đến cơ quan gấp.

Page 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Dùng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ

Page 15: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

3.2. Từ ngữ

Ví dụ

Hợp tác xã nông nghiệp – hợp tác xã – hợp tácCửa hàng bách hóa tổng hợp – bách hóa – tổng hợpỦy ban nhân dân xã - Ủy ban

NÓI TẮT

Page 16: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Cú pháp

Sử dụng hình thức tỉnh lược cú pháp

Sử dụng cách nói dài dòng văn tự

Một số kết cấu cú pháp riêng

Page 17: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Một số kết cấu cú pháp riêng

Dùng đã… lại thay cho không những… mà còn.

Dùng kết cấu động từ- gì mà- động từ biểu thị thái độ phủ định.

Dùng kết cấu có… thì để nhấn mạnh

Dùng câu hỏi để phủ định.

Dùng cách nói cụ thể hơn trong hai cách nói đồng nghĩa.

Page 18: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Tu từ3.4.

Dùng ví von, so sánh để lời nói có hình ảnh

Ví dụ: 2 người bạn gặp nhau sau 20 năm:A: Vân đấy ư? Mày con nhớ tao không?B: tao vẫn chưa nhớ mày là đứa nào nhỉ?A: tao Thúy đây.B: Thúy nào nhỉ? Có phải Thúy “chanh chua”, Thúy 10D ngày xưa không nhỉ?A:Ừ, tao đây…

Page 19: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Tu từ3.4.

Dùng cách diễn tả khoa trương để tô đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý

Không biết nó làm gì khuất tất mà khi gặp công an nó run như cầy sấy

Page 20: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

?

Page 21: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Hiện tượng lệch chuẩn trong phong cách SHHN

Hiện tượng giao thoa giữa phongcách SHHN với các phong cách chức năng khác.

Phong cách SHHN là phong cách chức năng đầu tiên và là nguồn gốc của

các phong cách chức năng khác?

1

2

3

Page 22: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

1. Hiện tượng lệch chuẩn trong

phong cách SHHN

Một số kiểu sai thường gặp: sử dụng ngôn ngữ chuyên dùng của các phong cách chức năng khác một cách không phù hợp:

+ phong cách hành chính công vụ+ phong cách nghệ thuật+ phong cách báo chí+ phong cách khoa học

Là sự vi phạm các quy tắc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ

Page 23: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Ví dụSử dụng ngôn ngữ của phong cách hành chính công vụ không phù hợp:Trích thư gửi người yêu:

1. Hiện tượng lệch chuẩn trong

phong cách SHHN

Page 24: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

“Em thân mến! Anh rất hân hạnh thông báo cho em rằng trái tim anh đã thuộc về em kể từ ngày thứ tư, 14/02/2002. Với buổi gặp mặt tổ chức vào ngày hôm ấy lúc 18h, anh xin được tự giới thiệu mình như một người yêu đầy triển vọng. Chuyện tình của chúng ta sẽ trải qua thời gian thử nghiệm trong vòng 3 tháng, sau đó căn cứ vào sự hòa hợp giữa hai ta mà sẽ được quyết định có kéo dài mãi mãi hay không. Tất nhiên khi kết thúc thời gian thử nghiệm, vẫn sẽ có những khoá huấn luyện tiếp theo và những kế hoạch thẩm định để tiến hành thăng chức người yêu lên bạn đời. Thời gian đầu, chi phí phát sinh cho cà phê và giải trí sẽ chia đều cho hai ta. Sau này tùy thuộc vào hiệu quả xử sự của em, anh có thể sẽ gánh phần trăm lớn hơn. Tuy nhiên, nếu chi tiêu bằng tài khoản của em thì anh rất sẵn lòng. Xin em vui lòng trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được lá thư này. Bằng không lời tỏ tình này sẽ hết hiệu lực mà không cần thông báo gì thêm và anh sẽ xem xét các ứng cử viên khác. Anh rất biết ơn nếu em gửi chuyển tiếp bức thư này đến chị gái của em trong trường hợp em không nhận lời. Xin chân thành cám ơn trước! Anh của em.”

Page 25: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Trích thư gửi người yêu“Thành phố Mặt Trời - Ngày buồn, tháng nhớ, năm cô đơn, thế kỷ sầu...Em thương mến!Hôm nay trời thật đẹp, mây đen kéo đến mây trắng bay đi. Anh ngồi viết cho em yêu của mình bức thư tình hay nhất thế kỉ 22.Em à! Chỉ mới gặp em thôi mà anh ngỡ như đã quen nhau từ kiếp trước. Xa em vài giây thôi mà ngỡ đã bao năm. Em ơi ,ánh mắt em làm cả miền Nam chìm trong băng giá. Em cất tiếng cười làm cả miền Bắc ngủ quên còn khi những giọt lệ em rơi làm 7 tỉnh miền Trung chìm trong lũ lụt...Em à, em đến với anh trong ngày đông băng giá. Em sưởi ấm con tim anh tựa lò vi sóng nướng con mực khô. Mỗi khi anh khát, em là vại bia hơi dịu đi cái khát khủng khiếp của mùa hè....”

Sử dụng ngôn ngữ văn hoa, nghệ thuật trong giao tiếp hằng ngày gây lố bịch

Page 26: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Sử dụng ngôn ngữ báo chí quảng cáo không phù hợp khiến không đảm bảo nguyên tắc ngôn ngữ giản dị, tự nhiên trong phong cách SHHN

“Thôi, thư đã dài dù chỉ là một chút trái tim anh. Em thấy không? Nếu em yêu anh thì anh nguyện dâng trái tim mình đem nấu cháo cho em bồi bổ. Hàng Việt Nam chất lượng cao đó em...Yêu em nhiều...”

Page 27: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Sử dụng ngôn ngữ khoa học gây xa lạ, khó hiểu và không phù hợp trong SHHN

Ví dụMột học sinh vào cửa hàng hỏi cô bán hàng:+ Cô bán cho cháu một lít axit axetic và một lít etylic

+ ???

Page 28: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

2. Hiện tượng giao thoa giữa phong cách SHHN với các PCCN khác

2.1. Phong cách hành chính công vụ2.2. Phong cách khoa học2.3. Phong cách báo chí công luận2.4. Phong cách chính luận2.5. Phong cách nghệ thuật

Page 29: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Trong một số văn bản hành chính công vụ ít tính khuôn mẫu hơn như biên bản, giấy mời…, ta thấy có thể xuất hiện các dấu hiệu của phong cách SHHN như dùng từ ngữ thân mật, các từ giàu màu sắc biểu cảm, thể hiện quan hệ cá nhân thân mật.

2.1. Phong cách hành chính công vụ:

Page 30: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

GIẤY MỜI

Kính gửi Thầy……………Lớp 12A chúng em trân trọng kính mời Thầy đến dự buổi liên hoan nhân ngày tốt nghiệp ra trường của chúng em tổ chức tại lớp vào hồi 8 giờ sáng ngày 5 – 6 – 1993.Chúng em rất mong Thầy đến dự để chúng em được cảm ơn thầy đã dạy bảo, giúp đỡ tận tình lớp chúng em. Sự có mặt của thầy là niềm vui lớn nhất cho tất cả chúng em.

Hà Nội, ngày 1 – 6 – 1993Thay mặt lớp

Lớp trưởng

Page 31: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Hiện tượng giao thoa thể hiện rõ trong đối thoại khoa học (trong phong cách KH dạng nói như bài thuyết trình, bài giảng…): ở đó ta thấy các dấu hiệu của phong cách SHHN như tính cảm xúc và tính diễn cảm được diễn đạt hiển minh, sử dụng những yếu tố ngôn ngữ nôm na, bình dân, thân mật…

2.2. Phong cách khoa học:

Page 32: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

VD: Lời giảng của giáo viên : “ … Trên bàn học của các em có bút, sách, vở, thước kẻ… Nếu dùng một từ để gọi tất cả những thứ đó thì các em dùng từ gì nhỉ?... Đúng rồi, chúng ta có rất nhiều cách gọi khác nhau, trong đó có 1 cách gọi là “tập hợp”. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài “Tập hợp””

Page 33: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Trong phong cách SHHN ta cũng thấy xuất hiện những lớp từ ngữ chuyên dùng của phong cách KH như các thuật ngữ khoa học “hạt nhân, nguyên tố, kim loại…” ở những trường hợp nhất định. Đây cũng là một hiện tượng giao thoa phong cách.

2.2. Phong cách khoa học:

Page 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

VD: Cô giáo kết hôn. Và đây là lời chúc của những học sinh khối A. Học sinh Hóa: Chúc cô từ một electron độc thân trở thành một electron cặp đôi và sẽ mãi bền vững trước mọi xúc tác. Học sinh Lí: Hạnh phúc của cô sẽ mãi bền vững và không thay đổi như hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch khi hai điện trở được thay bằng một điện trở tương đương. Học sinh Toán: Chúc cô 1 + 1 sẽ sớm thành 3

Page 35: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Những hội thoại, những câu nói trong phong cách SHHN được dùng trong phong cách BCCL dưới dạng trích dẫn trực tiếp

2.3. Phong cách báo chí – công luận

Page 36: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

VD: “..Thầy Trần Nhuận Hoàng Thám nói: “Mấy năm nay nhà trường phải dạy học trong mấy phòng học cũ nên rất khó khăn, nếu năm nay mà không có phòng học mới thì rất khó khăn bởi các phòng học cũ đã quá xuống cấp, dạy học trong những phòng học như vậy thì không yên tâm chút nào”. Một em HS ở trường THCS Vĩnh Hiệp mà chúng tôi gặp trong giờ ra chơi hồn nhiên nói: “Tụi con chỉ mong có ngôi trường mới để học cho yên tâm là được rồi”.” ( “Mong ước một ngôi trường lành lặn” – báo điện tử “dantri.com.vn”)

Page 37: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

- Trong một số văn bản chính luận, ta thấy có sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của phong cách SHHN, ngôn ngữ dùng trong hội thoại.

VD:“Các bạn hãy làm cho thế giới văn minh và nhất là dân tộc Pháp nghe rõ tiếng nói của Tổ quốc. Các bạn hãy phấn đấu để phá tan sự điêu toa của bọn thực dân Pháp đã tuyên truyền một cách bỉ ổi”

2.4. Phong cách chính luận:

Page 38: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

- Khi các vấn đề chính trị - xã hội (thuộc phạm vi phong cách chính luận) trở thành đề tài hội thoại trong SHHN thì ta thấy xuất hiện trong phong cách SHHN nhiều lớp từ chuyên dùng của phong cách chính luận như “Đảng, đạo đức cách mạng. quần chúng…”

Page 39: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

Trong phong cách nghệ thuật xuất hiện rất nhiều đối thoại giữa các nhân vật. Đây là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày nhằm một mục đích, hiệu quả thẩm mĩ nào đó. Nó vẫn thuộc vào ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật nhưng mang đậm đặc trưng của phong cách SHHN. Đây chính là một hiện tượng của giao thoa phong cách

2.5. Phong cách nghệ thuật:

Page 40: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2

• Điều này đã được một số nhà nghiên cứu khẳng định (Cù Đình Tú, Hoàng Kiến Hồng…)

• Lí giải: SHHN là nhu cầu đầu tiên và tất yếu của con người nên nó xuất hiện và được quan tâm đầu tiên là điều dễ hiểu. Các PCCN khác ban đầu vốn cũng là một phần trong SHHN nhưng dần được phát triển và tách riêng ra thành một loại PCCN riêng biệt.

3. Phong cách SHHN là phong cách chức năng đầu tiên và là nguồn gốc của các phong cách chức năng khác?

Page 41: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiết  2