113
Phương pháp NCKH Huỳnh Trọng Thưa http://www.mediafire.com/view/?tak9amyaoirsa23

Phuong Phap Luan NCKH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp NCKH

Huỳnh Trọng Thưa

http://www.mediafire.com/view/?tak9amyaoirsa23

Page 2: Phuong Phap Luan NCKH

Nội dung

• Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu khoa học

• Quy trình nghiên cứu khoa học

• �Xây dựng đề cương nghiên cứu

• Thực hiện nghiên cứu

• Vấn đề Đạo văn và Cách trích dẫn

• Cách viết một báo cáo khoa học

• Cách trình bày một báo cáo khoa học

• Bài tập lớn môn học

Page 3: Phuong Phap Luan NCKH

Tài liệu tham khảo

• Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa

học” – GS Nguyễn BảoVệ.

• Một số bài viết củaGS Hồ Tú Bảo tạihttp://www jaist ac.jp/~bao

• Bài viết “Làm thế nào để viết tốt một luận vănkhoa học” của GS Hoàng Văn Châu.

• Bài viết “Vấn đề đạo văn và cách trích dẫn”, TS Lê Chí Thông

Page 4: Phuong Phap Luan NCKH

Hình thức đánh giá

• Các bài tập giữa kỳ

• Bài tập lớn môn học (cuối kỳ)

– Thực hiện và viết báo cáo và trình bày một vấn

đề khoa học.

Page 5: Phuong Phap Luan NCKH

Giới thiệu về phương pháp

nghiên cứu khoa học

Page 6: Phuong Phap Luan NCKH

Học (Study) và Nghiên cứu (Research)

• Học là việc chuyển tri thức con người đã biết thành tri thức của các cá nhân hoặc tổ chức.

• Đại học: học các tri thức chung của nghề.

• Thạc sĩ: học các tri thức chuyên sâu của nghề.

• Thạc sĩ là người tinh thông nghề nghiệp (master).

• Nghiên cứu là việc tìm và tạo ra các tri thức mới và có ý nghĩa bởi các cá nhân hoặc tổchức.

• ‰Tiến sĩ là người biết làm nghiên cứu, vàchủ yếu làm việc nghiên cứu.

Page 7: Phuong Phap Luan NCKH

Khái niệm khoa học

• Khoa học là quá trình nghiên cứu (NC) nhằm tìm ranhững kiến thức (hiểu biết) mới, học thuyết mới,… về tự nhiên và xã hội.

• Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên xã hội và tư duy.

• Hệ thống tri thức bao gồm:– Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua

hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.

– Tri thức tư duy: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoahọc.

Page 8: Phuong Phap Luan NCKH

Khái niệm nghiên cứu khoa học

• Nghiên cứu khoa học (NCKH):

– là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học.

– để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải

thích hay dự báo về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

Page 9: Phuong Phap Luan NCKH

Yếu tố con người trong NCKH

• Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu.

• �Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới.

• �Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo đức khoa học).

• �Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương pháp.

• �Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từkhi còn đi học.

Page 10: Phuong Phap Luan NCKH

Những người làm nghiên cứu

• Các nhà nghiên cứuvề các lĩnh vực khác nhau ở các Viện và trung tâm nghiên cứu.

• Các giáo sư giảng viên ở các trường Đại họcCao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

• Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý nhànước.

• Các công ty, viện nghiên cứu tư nhân.• Các sinh viên ham thích NCKH ở các trường

Đại học.• …

Page 11: Phuong Phap Luan NCKH

Các hình thức tổ chức nghiên cứu

• �Xây dựng các đề tài, dự án NCKH.

• �Tìm kiếm cơ quan, cá nhân tài trợ.

• �Tổ chức công việc thực hiện nghiên cứu chung.

• �Tổ chức công việc thực hiện nghiên cứu cá nhân.

• †Quản lý, điều phối các hoạt động thực hiệnNCKH.

• Làm việc với các cơ quan quản lý, tài trợ.

Page 12: Phuong Phap Luan NCKH

Loại hình nghiên cứu

• Đề tài

– �Là một hình thức tổ chức NCKH, có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, có nội dung, phương pháp rõ ràng, do một cá nhân hoặc nhóm người thực hiện.

– Nhằm trả lời các câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn, hoàn thiện và làm phong phú thêm các tri thức khoa học, đưa ra các câu trả lời để giải quyết thực tiễn.

– Ví dụ: “Tìm hiểu nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng về sản phẩm sữa”.

Page 13: Phuong Phap Luan NCKH

Loại hình nghiên cứu

• �Dự án

– �Là một loại đề tài được thực hiện nhằm mục

đích ứng dụng, có xác định cụ thể về hiệu quả kinh tế xã hội.

– �Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc về thời gian và nguồn lực.

– Ví dụ: “Dự án xây dựng thí điểm mô hình phát

triển nông thôn mới”.

Page 14: Phuong Phap Luan NCKH

Loại hình nghiên cứu

• �Chương trình khoa học: là tập hợp các đề tài/dự án có cùng mục đích.

• �Các đề tài, dự án thuộc chương trình mang tính độc lập tương đối.

• �Các nội dung trong chương trình có tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau trợ lẫn nhau.

• �Một nhóm các đề tài, dự án được phối hợp quản lý nhằm đạt được một số mục tiêu chung đã định trước.

• Ví dụ: “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông”.

Page 15: Phuong Phap Luan NCKH

Loại hình nghiên cứu

• �Đề án:

– là một loại văn kiện được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn hoặc gửi cơ quan tài trợ

– nhằm đề xuất xin thực hiện một công việc nào

đó:

• Ví dụ: Thành lập một tổ chức, tài trợ cho một hoạt

động,…

– Các chương trình, đề tài, dự án được đề xuất trong Đề án.

Page 16: Phuong Phap Luan NCKH

Căn cứ hình thành chương trình, đề tài,

đề án

• Chiến lược, chương trình mục tiêu, chương trình hành động và kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

• Đề xuất của các tổ chức quản lý, nhà tài trợ

• Đề xuất của Cục chuyên ngành, doanhnghiệp, địa phương, đơn vị nghiên cứu, tổ chức và cá nhân, hiệp hội và các hội khoa học, các hội đồng khoa học.

Page 17: Phuong Phap Luan NCKH

Các loại hình NCKH

1. Cách phân loại NC thực nghiệm và lý thuyết:

– Nghiên cứu thực nghiệm: liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế

• Nghiên cứu hiện tượng thực tế (thông qua khảo sát thực tế)

• Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát (thông qua thí nghiệm)

– Nghiên cứu lý thuyết: thông qua sách vở tài liệu, cáchọc thuyết và tư tưởng.

• Nghiên cứu lý thuyết thuần túy: nghiên cứu để bác bỏ, ủng hộ hay làm rõ một quan điểm/lậpluận lýthuyết nào đó.

• Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng: tìm hiểu ứng dụng các lý thuyết như thế nào trong thực tế,…

Page 18: Phuong Phap Luan NCKH

Các loại hình NCKH (tt)

2. Cách phân loại NC quá trình, mô tả và so

sánh:

– Nghiên cứu quá trình: tìm hiểu lịch sử của sự vật, hiện tượng hay con người.

– Nghiên cứu mô tả: tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nghiên cứu so sánh: tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt.

Page 19: Phuong Phap Luan NCKH

Các loại hình NCKH (tt)

3. Cách phân loại NC tìm hiểu mối quan hệ và đánh giá:

– Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ: giữa các sự vật và hiện tượng, phương pháp phổ biến

là thống kê.

– Nghiên cứu đánh giá: tìm hiểu sự vật, hiện tượng thông qua một hệ thống các tiêu chí.

Page 20: Phuong Phap Luan NCKH

Các loại hình NCKH (tt)

4. Cách phân loại NC chuẩn tắc và mô phỏng:

– Nghiên cứu chuẩn tắc: Đánh giá /dự đoán

những việc sẽ xảy ra nếu thực hiện một thay đổi nào đó.

– Nghiên cứu mô phỏng: là kỹ thuật tạo ra một

môi trường có kiểm soát để mô phỏng hành vi/sự vật, hiện tượng trong thực tế.

Page 21: Phuong Phap Luan NCKH

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu:

– là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

• �Phạm vi nghiên cứu:

– đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong

phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

Page 22: Phuong Phap Luan NCKH

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

• Mục đích nghiên cứu:– là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra

trong nghiên cứu.– và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến

đối tượng phục vụ sản xuất nghiên cứu.– Mục đích trả lời câu hỏi: “Nhằm vào việc gì?” hoặc “Để

phục vụ cho điều gì?”.

• Mục tiêu nghiên cứu:– là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho

việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra.– và là điều mà kết qủa phải đạt được.– Mục tiêu trả lời câu hỏi “Làm cái gì?”.

Page 23: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp tư duy khoa học

• Phương pháp diễn dịch (deductive method):

– Theo hướng từ trên xuống (top down).

– Hữu ích để kiểm chứng các giả thiết và lý

thuyết.

• Phương pháp quy nạp (inductive method):

– Theo hướng từ dưới lên (bottom up).

– Phù hợp để xây dựng giả thiết và lý thuyết.

Page 24: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp tư duy khoa học

• Diễn dịch:• Các bước tư duy:

– Phát biểu một giả thiết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan NC).

– Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết.

– Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết.

• Mục đích: Đi đến kết luận, kết luận nhất thiết phải đi theo các tiền đề cho trước.

• Quy nạp:• Các bước tư duy:

– Quan sát thế giới thực.– Tìm kiếm một mẫu hình

để quan sát.– Tổng quát hóa về những

vấn đề đang xảy ra.

Page 25: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp tư duy khoa học (tt)

• Diễn dịch:– Từ các tiền đề (lý do) +

suy luận với các minh chứng cụ thể để dẫn tới kết luận.

– Để một suy luận mang tính đúng và hợp lệ:

• Tiền đề cho trước đối vớimột kết luận phải đúng với thế giới thực (đúng).

• Kết luận nhất thiết phải đi theo tiền lệ (hợp lệ).

• Quy nạp:

• Trong quy nạp, không có các mối quan hệ chặt chẽ giữa các tiền đề và kết quả.

• Rút ra một kết luận từmột hoặc nhiều chứng cứcụ thể.

• Các kết luận giải thích thực tế và thực tế ủng hộ các kết luận này.

Page 26: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp tư duy khoa học

Quy nạp Diễn dịch

Page 27: Phuong Phap Luan NCKH

Cấu trúc phương pháp luận NCKH

• NCKH phải sử dụng phương pháp khoa

học bao gồm:

– Chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để

chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề;

– Cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng

các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin để xây dựng luận đề.

Page 28: Phuong Phap Luan NCKH

Cấu trúc phương pháp luận NCKH

• Luận đề:– là một “phán đoán” hay “giả thuyết” cần chứng minh.

– Trả lời câu hỏi “Cần chứng minh điều gì?” trong NC.

• Luận cứ:– bao gồm thu thập các thông tin, các tài liệu tham khảo;

quan sát và thực nghiệm.

– làm cơ sở để chứng minh luận đề.

– Trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”

– Luận cứ lý thuyết: được xem là cơ sở lý luận, bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng.

– Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.

Page 29: Phuong Phap Luan NCKH

Cấu trúc phương pháp luận NCKH

• Luận chứng:

– để chứng minh một luận đề.

– Nhà NC phải sử dụng luận chứng (đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ, giữa luận cứ với luận đề).

– Trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”

– �Ví dụ: Kết hợp các phương pháp tư duy (phép suy luận) diễn dịch, qui nạp và loại suy; hoặc phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các nghiên cứu điều tra.

Page 30: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp khoa học

• Các ngành khoa học khác nhau có những phương pháp khoa học khác nhau:– Ngành khoa học tự nhiên: sử dụng PPKH thực

nghiệm.– Ngành khoa học xã hội: sử dụng PPKH thu thập

thông tin từ quan sát, phỏng vấn, điều tra,…

• Các bước cơ bản trong PPKH:– Quan sát sự vật, hiện tượng.– Đặt vấn đề nghiên cứu.– Đặt giả thuyết hay tiên đoán.– Thu thập thông tin số liệu thí nghiệm .– Kết luận.

Page 31: Phuong Phap Luan NCKH

Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng

dụng và ứng dụng?

• Nghiên cứu cơ bản: Tìm tri thức mới cho các nghiên cứu cơ bản khác

– Gene finding

– Mô hình ngôn ngữ tiếng Việt

• Nghiên cứu ứng dụng: Tìm tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế– Dịch máy Anh-Việt

• Ứng dụng: Dùng tri thức đã biết để giải quyết các vấn đề thực tế.

Page 32: Phuong Phap Luan NCKH

Hướng đến các công bố quốc tế

• Nghiên cứu cần hướng đến công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế.

• Cần khuyến khích và đề cao các nghiên cứu chất lượng cao, và phân biệt giá trị khác nhau của kết quả nghiên cứu (rất cạnh tranh).

• Cần dạy và học phương pháp nghiên cứu khoa học.

• „Từng bước đạt mục tiêu trên

Page 33: Phuong Phap Luan NCKH

Hai loại ấn phẩm khoa học chính

• Tạp chí

– Quốc tế: Google “computer science journal ranking”

– Trong nước: Tạp chí Khoa học và công nghệ, Tia sáng, …

• �Hội nghị quốc tế

– Conferences (hội nghị), symposiums, workshop, forums (hội thảo), congress (đại hội).

– Quốc tế: Google “computer science conference ranking”.

– Trong nước: ICT, FAIR, etc.

• Measures: Impact factor, citation

Page 34: Phuong Phap Luan NCKH

Đem hội nghị quốc tế đến Vietnam

• Rất ít người từ các nước đang phát triển tham dự được các hội nghị khoa học quốc tế hàng đầu về ICT (NIPS, ICML, KDD, IJCAI, …)

• „Lý do vì không có bài lọt vào các nơi này và không có tiền để đi (thí dụ của IJCAI 2007 tại Ấn độ)

• �Hai vấn đề nổi cộm: no show, plagiarism.

• �Làm sao đem được nhiều hội nghị quốc tế tốt đến Việt Nam (PAKDD’05, RIVF’07, RIVF’08, PRICAI’08, etc.)?

• �Cần sự tham gia với nhiều cố gắng, chuẩn bị và đóng góp từ Việt Nam.

Page 35: Phuong Phap Luan NCKH

Bài tập 1

• Tìm và lựa chọn 1 bài báo khoa học (bài báo tiếng Anh hoặc tiếng Việt) về một chủ đề mà bạn quan tâm

• Tìm hiểu bài báo với những vấn đề sau:– Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài trong

bài báo.– Mục đích của đề tài.– Đối tượng và phạm vi NC.– Nội dung NC.– Kết quả của bài báo.– Hướng phát triển tiếp theo

Page 36: Phuong Phap Luan NCKH

Quy trình nghiên cứu khoa học

Page 37: Phuong Phap Luan NCKH

Quy trình nghiên cứu khoa học

Page 38: Phuong Phap Luan NCKH

1. Finding a research topic: first step

• “The difference between a trivial project and a significant project is not the amount of work required to carry it out, but the amount of thought that you apply in the selection and definition of your problem.”

David P. Beach & Torsten K.E. AlvagerHandbook for Scientific and Technical Research,Prentice-Hall, 1992, p. 29

Page 39: Phuong Phap Luan NCKH

1. Xác định vấn đề NC

• Chọn chủ đề NC bằng cách đặt ra các câu hỏi,…– Phù hợp với năng lực, chuyên môn, có hứng thú của người NC

– Có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng (phục vụ sản xuất, …)

– Đúng xu hướng phát triển của thời đại

– Xem xét khả năng kinh phí

• Cách phát hiện vấn đề NC: thường qua các tình huống sau– Quá trình NC, đọc và thu thập tài liệu

– Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, …

– Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên qua hoạt động lao động sản xuất,…

– Các vấn đề hay các câu hỏi NC bất chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, hoạt động sản xuất,…

– Tính tò mò của các nhà khoa học.

Page 40: Phuong Phap Luan NCKH

Phát biểu bài toán

• Quá trình phát biểu bài toán bao hàm một loạt các hành động lặp:

Page 41: Phuong Phap Luan NCKH

Phát biểu bài toán

• Là bước đầu tiên của mọi đề tài nghiên cứu.

• Nói chung, cái khó nhất của quá trình này là điểm xuất phát: original idea/topic.

• �Thông thường, chủ đề nghiên cứu được gợi ý bởi thầy hướng dẫn hay phụ trách đề tài:– Thường được chọn trong số các bài toán đang

được khảo sát của nhóm hay phòng thí nghiệm.

• Dù thế, ý tưởng khởi đầu thường còn chưa rõ hoặc còn thô,– Cần phát triển và chế biến.

Page 42: Phuong Phap Luan NCKH

Nghiên cứu một vấn đề nghiên cứu

• Một đề tài của luận văn tiến sĩ hướng đến:

– Phát triển một lý thuyết mới, một hình thức hóa mới, hoặc

– Đóng góp vào một lý thuyết hoặc hình thức hóa đã tồn tại.

• Một đề tài luận văn thạc sĩ hướng đến:

– Việc tinh thông các tri thức và kỹ năng của một lĩnh vực trong một nghề (if going to industry)

– Rèn luyện kinh nghiệm nghiên cứu (if going to doctor course)

Page 43: Phuong Phap Luan NCKH

Làm mịn một đề tài nghiên cứu

• Các đề tài quá mơ hồ hoặc chưa chính xác đòi hỏi một khối lượng lớn công việc.

• Một bài toán có thể có nhiều lời giải được gọi là “ill-posed problem” (Không rõ ràng).

Page 44: Phuong Phap Luan NCKH

2. Nghiên cứu các khái niệm và lý

thuyết, tìm hiểu các NC trước đây• Kiến thức cơ sở và lý thuyết nền tảng về vấn đề NC.• Thu thập và NC tài liệu nhằm mục đích sau:

– Nắm bắt được phương pháp của các NC đã thực hiện trước đây

– Làm rõ hơn đề tài NC

– Giúp người NC có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, giúp xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết khoa học.

– Bổ sung kiến thức về lĩnh vực NC

– Tránh trùng lặp với các NC trước đây

• Phân loại tài liệu

• Nguồn thu thập tài liệu

Page 45: Phuong Phap Luan NCKH

Khảo sát tài liệu

• Việc khảo sát tài liệu giúp người nghiên cứu thu hẹp phạm vi của việc tìm hiểu và chuyển tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề tài tới người đọc.

• Khảo sát tài là một phần không thể thiếu của việc lựa chọn/quyết định đề tài nghiên cứu.– Cần xem xét liệu đề tài có thể và cần phải khảo sát.

– Phải xác định được một đề tài ban đầu (bởi người làm nghiên cứu thay vì người hướng dẫn).

– Khảo sát tài liệu liên quan việc “đối thoại” không ngừng với tư liệu về đề tài, lấp những chỗ trống về hiểu biết và mở rộng những điều đã biết.

– Cung cấp một sườn làm việc để thiết lập tầm quan trọng của nghiên cứu cũng như một chuẩn để so sánh các kết quả đã có với những phát kiến mới.

Page 46: Phuong Phap Luan NCKH

Tìm kiếm tài liệu

• Tìm kiếm tài liệu cho phép biết những tri thức về lĩnh vực (domain knowledge), về các nghiên cứu liên quan để vẽ lên được một bức tranh theo thời gian các nghiên cứu về chủ đề.

• �Cần nhận rõ là yếu tố cốt tử của nghiên cứu là tri thức tìm ra được phải mới hoặc đầu tiên (must be new or original.)

• �Một nghiên cứu chỉ tìm ra kết quả đã được cộng đồng biết từ trước, và chỉ có ích cho một người hoặc một nhóm nhỏ, sẽ không có giá trị như một nghiên cứu.

• �Có những nghiên cứu đã bị gián đoạn trong những bước đầu bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng phần lớn còn lại đã bị ngừng vì đề tài nghiên cứu không đủ “thuyết phục”.

Page 47: Phuong Phap Luan NCKH

Các bước khảo sát tài liệu

• Step 1: Bắt đầu bằng việc xác định các keywords cần thiết để tìm kiếm tài liệu. Các từ khóa này có thể nảy sinh khi xác định một đề tài.

• Step 2: Tìm kiếm tài liệu trong các cơ sở dữ liệu của thư viện (library databases) với các từ khóa đã xác định.

• „Step 3: Thử tìm khoảng 50 reports and articles (or books) liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Sắp xếp các tư liệu này theo thứ tự ưu tiên.

• Step 4: Đọc nhanh các tài liệu chọn lọc với tập trung về các abstracts and core results để thu được cảm nhận liệu các tài liệu này có đem tới một đóng góp có ích cho việc hiểu đề tài.

Page 48: Phuong Phap Luan NCKH

Các bước khảo sát tài liệu (tt)

• Step 5: Với mỗi tài liệu được chọn, viết ra maximum 10 lines để mô tả bạn đã hiểu tài liệu này thế nào, tức việc hiểu về đóng góp của tài liệu đối với chủ đề nghiên cứu.

• Step 6: Thiết lập một “literature map”, tức một bức tranh về các tư liệu nghiên cứu về chủ đề. Bức tranh này cung cấp một phương tiện để đặt nghiên cứu của bạn vào trong một toàn thể lớn hơn các tư liệu về chủ đề.

• Step 7: Cùng lúc với (6), bắt đầu phác thảo các summaries của các bài báo liên quan nhất khi dùng các kết quả của bước (5). Các tóm tắt này được kết hợp vào các khảo sát tài liệu cuối cho đề xuất nghiên cứu. Chú ý để đảm bảo có các tài liệu tham khảo chính xác.

• Step 8: Thảo luận với peers and supervisors về nghiên cứu của bạn; hoặc lặp quá trình này hoặc cuối cùng “lắp ráp” các tài liệu được khảo sát sao cho chúng được tổ chức hoặc cấu trúc bởi các khái niệm đã được đề cập. Kết thúc với một tóm tắt các chủ đề chính tìm được trước khi gợi ý xa hơn các chủ đề nghiên cứu cần thiết.

Page 49: Phuong Phap Luan NCKH

Using the Internet

• Internet không phải là một thư viện

• Books and journals trong một thư viện đều có người chịu trách nhiệm và nhà xuất bản.

• Bất kỳ ai cũng có thể đưa bất kỳ thứ gì lên Internet.

• Cần chú ý đến sự đáng tin của nguồn tài liệu (cấp bởi các viện, các tổ chức tư nhân có uy tín, các cơquan chính phủ, etc).

• Cần phân biệt phân biệt cái hay cái dở trên Internet (to separate the wheat from the chaff).

Page 50: Phuong Phap Luan NCKH

Hướng dẫn đánh giá thông tin

• NGUỒN GỐC TÁC GIẢ (AUTHORSHIP)– Tác giả có là người nổi tiếng?

– Nếu không, công trình của tác giả này có được trích dẫn bởi các tác giả nôi tiếng khac?

– Nếu không, liệu bạn có thể tìm thấy thông tin tư liệu cho sự tin cậy của tác giả?

• NGUỒN GỐC NƠI XUẤT BẢN (PUBLISHING BODY)– Ai là người tài trợ cho web site?

– Trang Web có phải của một tổ chức có uy tín? Thông tin có trên các trang Web cá nhân cần phải xem như đáng ngờ (considered highly suspect.)

• QUAN ĐIỂM (POINT OF VIEW)– Liệu tổ chức tài trợ trang Web có một quan điểm?

– Note: Cần xem thông tin của các công ty kinh doanh gắn với quảng cáo.

Page 51: Phuong Phap Luan NCKH

Hướng dẫn đánh giá thông tin (tt)

• LIÊN KẾT TƯ LIỆU (CONNECTION TO THE LITERATURE)– Có các tài liệu tham khảo tới các công trình trong lĩnh vực

không?

– Có các lý thuyết thích hợp được thảo luận?

– Các tranh luận có được thừa nhận?

• TÍNH THẨM TRA ĐƯỢC (VERIFIABILITY)– Có thông tin cho phép bạn kiểm chứng phương pháp?

• TÍNH THỜI GIAN (CURRENCY)– Có không một ngày trên tài liệu cho phép bạn đánh giá về thời

gian của thông tin?

• SEARCH ENGINE– Search engine đã xác định thế nào thứ tự các hits?

– Note: Một vài search engines bán chỗ cho nhà quảng cáo.

Page 52: Phuong Phap Luan NCKH

Ví dụ về tìm tài liệu

• Dùng Scholar Google.

• Các thư viện tài liệu trực tuyến (IEEE Explorer) - http://ieeexplore.ieee.org

• ACM - http://www.acm.org/

• Springer journals(http://www.springer.com)

• Các tạp chỉ Việt Nam: http://www.vap.ac.vn

Page 53: Phuong Phap Luan NCKH

3. Xây dựng giả thuyết (Hypothesis)

• Định nghĩa: Giả thuyết là câu trả lời ướm thử cho câu hỏi NC hoặc sự tiên đoán cho “vấn đề” NC

• Các đặc điểm của giả thuyết:– Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không

thay đổi trong suốt quá trình NC

– Phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết

– Giả thuyết càng đơn giản càng tốt

– Có thể được kiểm nghiệm và có tính khả thi

• Một giả thuyết là tốt nếu:– Có tham khảo tài liệu và thu thập thông tin

– Có mối quan hệ nhân-quả

– Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu

Page 54: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng giả thuyết (tt)

• Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học:– Xác định câu hỏi(“vấn đề NCKH”) -> hình thành ý

tưởng khoa học (đặt giả thuyết)

• Trên cơ sở những quan sát ban đầu, những tình huống đặt ra (câu hỏi/vấn đề), những cơ sở lý thuyết (kiến thức đã có, tham khảo tài liệu), sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm giúp hình thành cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học.

Page 55: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng giả thuyết (tt)

• Cách đặt giả thuyết: cần đặt các câu hỏi:

– Có thể tiến hành thực nghiệm được không?

– Các yếu tố nào cần được nghiên cứu?

– Phương pháp thí nghiệm nào được dùng?

– Các chỉ tiêu nào cần tính toán và đạt được trong quá trình làm thí nghiệm?

– Phương pháp xử lý số liệu nào cần dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?

Page 56: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng giả thuyết (tt)

• Giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm sau:

– Phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại, nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận

– Giả thuyết có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai

– „Giả thuyết có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết.

Page 57: Phuong Phap Luan NCKH

4. Xây dựng đề cương

• Phần mở đầu:– Tính cấp thiết của “vấn đề” lựa chọn NC

– Tình hình nghiên cứu

– Đối tượng, mục đích và phạm vi NC

– Phương pháp NC

• Phầnnội dung: Phần nội dung:– Trình bày vấn đề NC

– Phương pháp giải quyết

– Thực nghiệm

– Phân tích, đánh giá kết quả

– Kết luận

• Kế hoạch thực hiện NC

• Tài liệu tham khảo

Page 58: Phuong Phap Luan NCKH

5. Thu thập dữ liệu

• Thu thập dữ liệu để chứng minh hay bác

bỏ giả thuyết:

– �Thu thập dữ liệu từ tham khảo tài liệu

– Thu thập dữ liệu từ thực nghiệm

– Thu thập dữ liệu phi thực nghiệm (phương pháp lập bảng câu hỏi điều tra,…)

Page 59: Phuong Phap Luan NCKH

6. Phân tích dữ liệu

• Sắp xếp và xử lý dữ liệu thu thập được:– �Kết quả thu thập dữ liệu từ NC tài liệu, số liệu

thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới dạng:

• định tính và định lượng (số liệu)

– Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng luận cứ thực tiễn

• nhằm chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.

– Xử lý dữ liệu:• xử lý toán học đối với các số liệu

• xử lý logic đối với các sự kiện.

Page 60: Phuong Phap Luan NCKH

7. Giải thích kết quả và viết báo cáo

• Đánh giá các kết quả đạt được về lý

thuyết và ứng dụng

• Tiến hành thực nghiệm

• So sánh với các kết quả đã có

• Viết báo cáo

Page 61: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Page 62: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng đề cương tổng quát

• Tên đề tài

• �Người chủ trì

• �Đặt vấn đề

• �Mục tiêu đề tài

• Kết quả cần đạt được

• �Các nội dung NC chính

• �Kế hoạch thực hiên

• �Dự toán kinh phí và phương tiện

• �Tài liệu tham khảo

Page 63: Phuong Phap Luan NCKH

Xây dựng đề cương chi tiết

• Tên đề tài

• �Đặt vấn đề

• Lược khảo tài liệu

• �Vật liệu và phương pháp NC

• Kế hoạch thực hiện

• �Dự trù kinh phí và vật tư thiết bị

• �Tài liệu tham khảo

(Ví dụ một đề cương cụ thể)

Page 64: Phuong Phap Luan NCKH

Thực hiện nghiên cứu

Page 65: Phuong Phap Luan NCKH

Thực hiện nghiên cứu

• Lập kế hoạch nghiên cứu

• �Phân công công việc

• �Kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện công

việc

• Đánh giá kết quả

• ‰Viết báo cáo

Page 66: Phuong Phap Luan NCKH

Bài tập 2

• Xác định đề tài.

• Xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài.

Page 67: Phuong Phap Luan NCKH

Cách viết một báo cáo khoa học

Page 68: Phuong Phap Luan NCKH

Tại sao phải công bố báo cáo khoahọc?

• Các bài báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng– Đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại

– Là con đường để trao đổi, chia sẻ và học hỏi giữa các nhà khoa học

– Góp phần làm cho Khoa học ngày càng tiến bộ

• Một CTNC thường được tài trợ từ các cơ quan nhà nước, và số tiền này là do dân chúng đóng góp, nếu một NC đã hoàn tất mà không công bố thì sẽ gây lãng phí về tiền bạc, thời gian, và còn là vấn đề đạo đức

• Bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế là một tiêu chí sống còn để đánh giá một nhà khoa học. Đây cũng là tiêu chí để cân nhắc đề bạt lên chức. – "publish or perish" (xuất bản hay là tiêu tan)

Page 69: Phuong Phap Luan NCKH

Bài báo khoa học: “Khổ Hạnh”

• Mỗi bài báo KH là một công trình khổ hạnh– Đau khổ trong quá trình chuẩn bị và viết thành bài báo

– Hạnh phúc khi bài báo được nhận đăng và đến tay đồng nghiệp

• Để viết được một bài báo tốt– Cần rèn luyện kỹ năng viết: văn phong ngắn gọn, súc tích, tập

trung vào nội dung chính

– Cần thời gian chỉnh sửa nhiều lần trước khi đưa ra bản cuối cùng

– Cần sự góp ý của đồng nghiệp cùng lĩnh vực và không cùng lĩnh vực

• Cần ít nhất một đồng nghiệp cùng chuyên ngành đọc kỹ và góp ý

• Càng nhiều người đọc và góp ý càng tốt, kể cả những người không cùng chuyên ngành

• Có thái độ tiếp thu ý kiến

Page 70: Phuong Phap Luan NCKH

Chiến lược viết báo KH

• Trước hết, quyết định xem nộp bài vào đâu – Bạn có thể không kịp nộp bài đúng hạn, nhưng việc

có một deadline là luôn cần thiết

– 2 - 4 tháng luôn là thời hạn tốt để kế hoạch

• � Tiếp theo, quyết định xem nói gì – Ý tưởng chính là gì? Đã phát triển chúng chưa?

– Kết quả chính là gì? Đã thiết kế và chạy các thí nghiệm chưa?

– Đã phân tích dữ liệu chưa?

– Các nghiên cứu liên quan chính là gì? Bạn đa có và đọc các bài nay chưa? Liệu bạn có thể tóm tắt chúng?

Page 71: Phuong Phap Luan NCKH

Sử dụng công cụ viết báo KH

• Dùng câu từ đơn giản, rõ ràng

• Liên tục chỉnh sửa cho đến khi tối ưu

• Tránh đạo văn

• Viết theo phương pháp Top-down

• Kiểm tra cận thận lỗi chính tả

• Dùng Latex hay MS Words.

Page 72: Phuong Phap Luan NCKH

Quy trình gửi bài báo cho tạp chí/hộinghị

• Bản thảo được tác giả gửi cho tạp chí/hội nghị

• Ban biên tập sẽ gửi bản thảo cho 2-4 chuyên gia trong cùng lĩnh vực đọc và nhận xét (reviewers)

• Ban biên tập gửi kết quả nhận xét cho tác giả (yêu cầu chỉnh sửa để chấp nhận đăng, hoặc chia buồn vì bài báo chưa thể đăng)

• Tác giả cũng có thể được trả lời các ý kiến phản biện của reviewers– Thái độ nhã nhặn, khiêm tốn dù không đồng ý với nhận

xét của phản biện

• Thời gian phản biện có thể từ 3-6 tháng đối với tạp chí, và từ 1-2 tháng đối với hội nghị, tùy đẳng cấp của tạp chí/hội nghị

Page 73: Phuong Phap Luan NCKH

Cấu trúc của một bài báo khoa học

Page 74: Phuong Phap Luan NCKH

Tài liệu tham khảo

• Chuẩn bị tài liệu tham khảo• Trước khi bắt tay vào NC, phải lựa chọn và sắp

xếp danh mục các TLTK• Danh mục TLTK phải được viết thống nhất theo

một khuôn mẫu

• Chỉ đưa vào những tài liệu được trích dẫn ít nhất 1 lần trong bài báo.

Page 75: Phuong Phap Luan NCKH

Typical format of references

• Books: Names, Date, Book Title, Publisher, City, #pages• In-Book Chapters: Names, Date, Chapter Title, in Authors or

Editors, Book Title, Publisher, City, pp. nn-mm.• Journal Articles: Name, Date, Article Title, Journal Title,

Volume number, Issue number, pp. nn-mm• Conference Papers: Name, Date, Paper Title, in

Proceedings of the Conference (full-name), acronym (e.g. PRICAI-08), City, pp. nn-mm.

• Technical Reports: Name, Date, Report Title, Organization, Technical Report Number, n. pages.

• Internet Sources: Name, Date, Title, Organization and Report Title, URL (date

Page 76: Phuong Phap Luan NCKH

Dẫn nhập (Introduction)

• Phần này bao gồm một số đoạn văn không có tiêu đề, nhằm dẫn dắt người đọc vào CTNC, phần này là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải làm nghiên cứu này? ”

• Đây là phần quan trọng nhất trong bài báo, đọc xong phần này sẽ quyết định được 90% “số phận” của bài báo

• Một phần dẫn nhập tốt phải cung cấp được các thông tin– Định nghĩa bài tóan/vấn đề NC, tầm quan trọng của nó

– Những NC trước đây đã làm, hạn chế của chúng (các NC liên quan)

– Mục đích của NC này là gì

Page 77: Phuong Phap Luan NCKH

Dẫn nhập (Introduction)

• Cách viết– Hình dung gồm mấy đoạn văn, mỗi đoạn định nói gì. Câu

đầu tiên của mỗi đoạn là câu chủ đề, các câu sau phải phục vụ cho câu chủ đề

– Không nên viết quá dài, lan man, làm mất tập trung của người đọc

– Không nên “khoe” kiến thức. Nghĩa là không bê những gì mình biết vào phần này, nhất là những kiến thức mà ai ở trong ngành cũng phải biết

– Phải chọn lọc được những NC liên quan điển hình, được đăng trên các tạp chí / hội nghị uy tín, trong thời gian gần

– Văn phong đơn giản, sử dụng thì hiện tại thường, hoặc thì quá khứ thường

Page 78: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp (Methods)

• Đây là phần cốt lõi của bài báo, nếu phương pháp đưa ra sơ sài, hoặc không rõ ràng thì những gì bạn khẳng định trong phần kết quả không có ý nghĩa

• Phần này đi trả lời câu hỏi “Đã làm gì? Và làm như thế nào?”

• Phần này tác giả phải cân nhắc những gì cần phải đưa vào, không thể viết hết mọi thứ đã làm ra, nhưng cũng không được quá cô đọng

• Đối với nghiên cứu lý thuyết: Cần đưa ra khái niệm, các định lý và chứng minh đầy đủ, hoặc có dẫn chứng đầy đủ

• Đối với các nghiên cứu thực nghiệm: cần mô tả đầy đủ mọi khía cạnh của thí nghiệm. Như cách thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn tham số, chạy trên máy gì,…

Page 79: Phuong Phap Luan NCKH

Phương pháp (Methods)

• Cách viết

– Có thể sử dụng biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ để thể hiện các nội dung thay cho text

– Thiết kế các đối tượng này theo một thứ tự để tạo thành 1 câu chuyện, chứ không sắp xếp lộn xộn, các đối tượng này cũng cần được giải thích rõ ràng

– Nếu một hình vẽ, biểu bảng được lấy từ 1 NC khác, thì cần ghi rõ

– Viết càng sớm càng tốt, ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu là có thể phác thảo rồi làm mịn dần

– Nên viết theo kiểu top-down

Page 80: Phuong Phap Luan NCKH

Kết quả (Results)• Phần này trình bày kết quả nghiên cứu, tức đi tìm câu

trả lời cho câu hỏi “Đã phát hiện ra cái gì?”

• Trong số các kết quả đạt được, tác giả cần xác định kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, rồi sắp xếp và trình bày chúng một cách logic

• Kết quả phải trả lời/đáp ứng được câu hỏi NC đặt ra ở phần dẫn nhập, những kết quả không liên quan không nên đưa vào

• Phần kết quả chỉ viết “sự thật” và “sự thật” những gì đã phát hiện ra, kể cả những phát hiện nằm ngoài dự đoán của tác giả

• Cần sử dụng các loại biểu đồ, bảng biểu, đồ thị để minh họa kết quả, làm cho người đọc dễ theo dõi và dễ hình dung

• …Sử dụng các phương pháp đánh giá chung trong ngành

Page 81: Phuong Phap Luan NCKH

Thảo luận (Discussion)

• Đây là phần khó viết nhất, không theo khuôn mẫu nào. Phần này tập trung trả lời câu hỏi “Những phát hiện có ý nghĩa gì?”

• �Phần này bàn luận về kết quả đưa ra trong phần trước, nhìn nhận mọi khía cạnh của kết quả đạt được:– tốt, xấu, những gì đạt được và chưa đạt được

• Giải thích những kết quả thu được

• Cần so sánh kết quả NC với các NC cùng loại trước đó. Đánh giá một cách vô tư.

• Một số ngành thì có thể kết hợp phần Kết quả và Thảo luận thành một phần

Page 82: Phuong Phap Luan NCKH

Kết luận (Conclusion)

• Phần này tóm tắt lại các kết quả đạt được của nghiên cứu và ý nghĩa của chúng.

• Đồng thời cũng đưa ra nhận định/kế hoạch

về những nghiên cứu tiếp theo.

Page 83: Phuong Phap Luan NCKH

Tiêu đề bài báo

• Tiêu đề bài báo được viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở vị trí trung tâm.

Page 84: Phuong Phap Luan NCKH

Tiêu đề bài báo

• Một số khía cạnh cần xem xét khi đặt tiêu đề bài báo

• Không được sử dụng từ viết tắt

• Không nên đặt tiêu đề mơ hồ (dễ gây cảm giác không rõ ràng về kết quả của bài báo)

• Không nên đặt tiêu đề quá dài (thường không quá 15 từ)

• Tiêu đề nên có yếu tố mới (như: Một thuật toán mới, Một cách tiếp cận hiệu quả,…)

• Không nên đặt tiêu đề như là 1 phát biểu.

Page 85: Phuong Phap Luan NCKH

Abstract

• Là phần quan trọng nhất của bài báo, rất nhiềungười đọc chỉ đọc phần này.

• Nó trình bày sự đóng góp của NC cho chủ đề NC, không phải là tóm tắt của bài báo.

• Tập trung vào những gì mới, ý tưởng quan trọng, các con số quan trọng. Những gì NC muốn ngườiđọc nhớ nhất thì nên đặt ở đây.

• Một số lối thường gặp: tóm tắt bài báo, quánhiều kiến thức cơ bản và mô tả phương pháp, tham khảo những NC khác, có hình ảnh, sử dụngtừ viết tắt…

Page 86: Phuong Phap Luan NCKH

Cách viết một Luận văn khoa học

Page 87: Phuong Phap Luan NCKH

Luận văn khoa học

• là chuyên khảo về một vấn đề khoa học hoặccông nghệ.

– Tiểu luận môn học

– Đồ án tốt nghiệp

– Luận văn Thạc sỹ

Page 88: Phuong Phap Luan NCKH

Các bước chuẩn bị làm luận văn

• Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn

• Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu

• Trình đề cương cho người hướng dẫn để xin ý kiến

• Sưu tầm, lưu trữ tài liệu, lập danh mục tư liệu, làm thí nghiệm

• Viết luận văn khoa học

• Bảo vệ luận văn

Page 89: Phuong Phap Luan NCKH

Nội dung của luận văn

• Bìa chính và bìa phụ

• Mục lục

• Lời nói đầu

• Viết các chương

• Kết luận của luận văn

• Tài liệu tham khảo

• Phụ lục

Page 90: Phuong Phap Luan NCKH

Bài tập 3

• Thực hiện nghiên cứu đề tài trong bài tập 2.

• Viết báo cáo

Page 91: Phuong Phap Luan NCKH

Vấn đề Đạo văn và Trích dẫn

Page 92: Phuong Phap Luan NCKH

Vấn đề Đạo văn/đạo ý tưởng

• “Sự mang lại cho công việc riêng của mìnhnhững từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của mộtngười khác mà không có sự trích dẫn, thamkhảo hoặc ghi chú phù hợp”

(2011, Apr.) University of Arkansas Libraries. [Online]. http://libinfo.uark.edu/reference/citingyoursources.asp

Page 93: Phuong Phap Luan NCKH

Các hình thức đạo văn

• Đạo văn cố ý

– cố tình sao chép các kết quả, số liệu, từ ngữ, hìnhảnh, âm thanh, … của người khác vào luận án củamình.

• Đạo văn không cố ý

– tham khảo các tài liệu không đúng cách, hoặckhông thực hiện việc trích dẫn hoặc trích dẫnkhông đúng quy cách.

Page 94: Phuong Phap Luan NCKH

Tại sao cần trích dẫn

• Thông tin trên Internet không là “miễn phí”.

• Đừng bỏ qua việc trích dẫn các nguồn từInternet và các bài báo dạng điện tử chỉ vì bạnkhông biết cách trích dẫn như thế nào.

Việc trích dẫn đúng trong khi viết luận án là bước đầu tiên để tránh việcđạo văn/đạo ý tưởng và giúp bạn tránh được các rắc rối về sau.

Page 95: Phuong Phap Luan NCKH

Mục tiêu của việc trích dẫn nguồn tàiliệu

• Giúp người đọc nhận biết công việc mà bạn đãnghiên cứu và thực hiện.

• Giúp người đọc tìm được nguồn tài liệu gốc đểcó thêm thông tin.

• Tạo ra sức mạnh cho các luận cứ của bạn.

• Ghi nhận công lao của các tác giả khác.

Page 96: Phuong Phap Luan NCKH

Một số lưu ý quan trọng khi trích dẫn

• Phải trích dẫn khi bạn sử dụng kết quả, số liệu, hình ảnh, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, từ ngữ, ý tưởng, … của một nguồn tài liệu khác, ngay cảkhi bạn không sử dụng nguyên văn.

• Khi trích dẫn, phải trích dẫn nguồn tài liệugốc.

• Phải ghi nguồn trích dẫn ngay sau vị trí bạntham khảo từ một nguồn tài liệu khác, kể cả làtác giả của tài liệu đó là chính mình.

Page 97: Phuong Phap Luan NCKH

Một số lưu ý (tt)

• Khi bạn ghi lại nguyên văn các từ và cụm từcủa một tác giả, bạn phải phải đặt chúng vàodấu ngoặc kép và ghi nguồn trích dẫn.

– Tuy nhiên, chỉ được ghi nguyên văn một hoặc haicâu.

• Ngay cả khi bạn đã ghi nguồn trích dẫn, việcghi nguyên văn cả đoạn văn từ một nguồn tàiliệu khác là đạo văn.

Page 98: Phuong Phap Luan NCKH

Một số lưu ý (tt)

• Ngay cả khi bạn đã ghi nguồn trích dẫn, nhưngbạn sử dụng các kết quả, số liệu, hình ảnh, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, từ ngữ, ý tưởng, … của một nguồn tài liệu khác làm công việc củamình thì đó cũng là đạo văn.

• Ngay cả khi đã ghi nguồn trích dẫn và viết lạivới từ ngữ của mình mà cấu trúc của nguồntài liệu gốc vẫn không thay đổi, thì đó cũng làđạo văn.

Page 99: Phuong Phap Luan NCKH

Một số lưu ý (tt)

• Việc sử dụng các tài liệu có bản quyền(copyrighted) bao gồm cả hình minh họa cũng bịxem là vi phạm bản quyền, cho dù đã ghi tríchdẫn. Trong trường hợp này, cần phải giấy đồng ý cho phép sử dụng của tác giả và phải đính kè.

• Không cần trích dẫn các kiến thức tổng quát.

Khi bạn không chắc chắn về việc có phải trích dẫn hay không, thìbạn nên trích dẫn. m trong phần phụ lục của luận án

Page 100: Phuong Phap Luan NCKH

Các kiểu trích dẫn

• Kiểu IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)

• Kiểu MLA (Modern Language Association)

• Kiểu APA (American Psychological Association)

Việc trích dẫn trong đồ án, luận án ngành kỹ thuật được thựchiện theo kiểu IEEE, còn các đồ án, luận án ngành kinh tế thìthường thực hiện trích dẫn theo kiểu APA.

Page 101: Phuong Phap Luan NCKH

Kiểu trích dẫn IEEE

• Các tham khảo được đánh số và trình bàytheo thứ tự xuất hiện trong luận án.

• Đặt các số của các tham khảo trong ngoặcvuông [].

Page 102: Phuong Phap Luan NCKH

Lưu ý khi trích dẫn theo kiểu IEEE

• Tên tác giả: ghi theo thứ tự Tên (ghi tắt) và Họ– sử dụng et al. trong trường hợp có ba tác giả hoặc

hơn.

• Ví dụ:– Hai tác giả: J. K. Author and A. N. Writer– Ba tác giả hoặc hơn: J. K. Author et al.

• Tiêu đề của bài báo (hoặc của một chương, mộtbài báo hội nghị, một phát minh, …):– ghi trong dấu ngoặc kép.

• Tiêu đề của tạp chí hoặc sách:– dùng kiểu chữ nghiêng.

Page 103: Phuong Phap Luan NCKH

Sử dụng Word 2007 để thực hiện tríchdẫn

• Tải tập tin IEEE.XSL tạihttp://bibword.codeplex.com/Release/ProjectReleases.aspx?ReleaseId=15365

• Copy tập tin này vào thư mụcC:\Program Files\Microsoft Office\Office12\Bibliography\Style

Hướng dẫn sử dụng Word 2007 để thực hiện trích dẫn

Page 104: Phuong Phap Luan NCKH

Cách trình bày một báo cáo khoa học

Page 105: Phuong Phap Luan NCKH

Quan tâm đến khán giả là ai?

• Thiết kế nội dung bài nói đến đối tượng khán giả cụ thể, tùy từng đối tượng khán giả mà thay đổi nội dung cho phù hợp– Không cần thiết cung cấp các kiến thức cơ bản nếu người

nghe cùng lĩnh vực, nhưng lại cần thiết đối với nhữngngười khác lĩnh vực

– Nhấn mạnh điều bạn đã làm được và lý do mà khán giảquan tâm

• Kiểm sóat những nội dung chính cần truyền đạt cho người nghe cho người nghe– Tạo bài nói thành một câu chuyện, các slides cần phải liên

kết với nhau theo một thể thống nhất nhằm phục vụ một mục đích chung mục đích chung

– Nghĩ về những điều mà độc giả nhận được sau khi nghe.

Page 106: Phuong Phap Luan NCKH

Kiểm sóat thời gian

• Biết được nói trong bao lâu, có hỏi đáp hay không

• Điều tiết thời gian giữa các slides, thường mỗi slide từ 1-2 phút

• Không nên tập trung quá nhiều vào 1 vài slides, hoặc tua khá nhanh qua những slides khác.

• Chú ý rằng bạn không đủ thời gian nói hết ra những gì bạn biết, cho nên cần lựa chọn nội dung cần nói trên mỗi slide.

• Luyện tập nhiều lần trước khi thực hiện bài nói chính thức.

Page 107: Phuong Phap Luan NCKH

Thu hút sự chú ý của độc giả

• Không được chỉ đọc slide– Khán giả sẽ tự đọc slide

– Hoặc làm việc riêng

• �Không quay lưng lại người nghe

• Sử dụng động tác tay để minh họa

• Sử dụng “eye contact”– Khi nói phải nhìn vào khán giả

– Không tập trung quá lâu vào 1 người

– Nhìn bao quát cả khán phòng

• Sử dụng “laser point” đúng cách– Chỉ vào những điểm cần nhấn mạnh trên slide

– Không vẩy laser point lung tung

Page 108: Phuong Phap Luan NCKH

Thiết kế slide

• Theo hướng tiếp cận top-down– Gồm bao nhiêu phần

– �Mỗi phần gồm mấy slide

– Mỗi slide định nói gì

• �Sau khi thiết kế khung xong, mới đưa nội dung vào từng slide

• �Tất cả các slide phải tạo thành một câu chuyện, slide sau phải liên quan đến slide trước

• Nên sử dụng template để thiết kế– Tùy nội dung và độc giả của bài nói để chọn template phù hợp

– Đối với slide seminar hoặc báo cáo khoa học thì nên chọn slide có tính nghiêm túc không có hình vẽ hoặc chữ trên template

Page 109: Phuong Phap Luan NCKH

Thiết kế slide (tt)

• Sử dụng tối thiểu các từ– Chỉ dùng các cụm từ

– Mỗi dòng không nên quá 12 từ, trừ một số định nghĩa cần giữ nguyên

• Dùng màu để nhấn mạnh những cụm từ quan trọng– Trên một slide chỉ sử dụng không quá 2 màu để nhấn mạnh

• Sử dụng các “bullets” đầumỗiý � Sử dụng các bullets đầu mỗi ý

• Không nên sử dụng nhiều hơn 1 template trong 1 bài talk

• Không sử dụng các hiệu ứng trên slide, trừ phi một số ít các đối tượng xuất hiện sau trên mỗi slide

• Không sử dụng nhiều loại font chữ khác nhau trên slide

Page 110: Phuong Phap Luan NCKH

Sử dụng màu sắc

• Sử dụng màu chữ đen trên nền sáng đối với không gian nhỏ.

• Sử dụng màu chữ sáng trên nền đen đối với phòng rộng.

Page 111: Phuong Phap Luan NCKH

Sử dụng màu sắc (tt)

• Tránh sử dụng màu lòe loẹt

– Màu đỏ trên nền vàng

– Màu vàng trên nề đỏ

Page 112: Phuong Phap Luan NCKH

Ví dụ một số Bad Slide

Page 113: Phuong Phap Luan NCKH

Bài tập 4

• Trình bày báo cáo cho bài tập 3.