12
Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1 TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ: SÉC Lời mở đầu: Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Séc được dùng trong thanh toán nội địa cũng như trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Ở Việt Nam, séc đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ có những người có địa vị trong xã hội và tầng lớp thượng lưu mới mở được tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc. Những người dân bình thường chưa tiếp cận với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thời kì mở cửa kinh tế của nước ta từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, séc cũng được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc chủ yếu vẫn là những pháp nhân, những cá nhân vẫn thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. 1. Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc. Theo K4Đ4 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (Luật CCCN): “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.” 2. Nguồn luật điều chỉnh: GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ: SÉCLời mở đầu:

Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Séc được dùng trong thanh toán nội địa cũng như trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác.

Ở Việt Nam, séc đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ có những người có địa vị trong xã hội và tầng lớp thượng lưu mới mở được tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc. Những người dân bình thường chưa tiếp cận với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thời kì mở cửa kinh tế của nước ta từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, séc cũng được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc chủ yếu vẫn là những pháp nhân, những cá nhân vẫn thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu.

1. Khái niệm:

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc.

Theo K4Đ4 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (Luật CCCN): “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”

2. Nguồn luật điều chỉnh:

Luật thống nhất về séc (Uniform law for cheques - ULC 1931)

Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam

3. Đặc điểm:

Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu, có những dòng trống để người ký phát điền vào. Séc thường được in theo tập, gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu những điều cần thiết và phần tách rời để giao cho người thụ hưởng.

Séc gồm hai mặt, mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc của tờ séc, mặt sau dùng để ghi các nội dung về chuyển nhượng.

4. Tính chất:

Tính trừu tượng: không cần nêu nguyên nhân ký phát séc; khi chuyển nhượng, thanh toán, những người liên quan chỉ việc quan tâm xem séc có tuân thủ theo quy định của pháp luật hay không; séc có thể phát hành dưới dạng séc khống tức không có số dư tài khoản tại ngân hàng.

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 2: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

Tính bắt buộc: đối tượng chịu tác động của séc là ngân hàng phải thực thi mệnh lệnh chuyển tài khoản cho người thụ hưởng hợp pháp.

Tính lưu thông: séc có thể được chuyển giao hoặc chuyển nhượng nhiều lần trong thời hạn.

5. Phân loại:

5.1 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc:

Séc đích danh (Nominal check): là loại séc ghi rõ họ tên người hưởng lợi. Séc đích danh có hai loại: séc đích danh có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu và séc đích danh không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.

Séc vô danh (Bearer check): là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc này cũng có thể lĩnh tiền ở ngân hàng, vì vậy không cần qua thủ tục ký hậu séc vẫn có thể chuyển nhượng bằng hình thức trao tay. Nếu để mất séc coi như mất tiền. Loại này dùng để nhận tiền mặt.

Séc theo lệnh (To oder check): là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ séc đó. Trên tờ séc ghi “trả theo lệnh của ông X”. Loại này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu.

5.2 Căn cứ vào cách thanh toán séc:

Séc chuyển khoản (Transfer check): là loại séc mà người ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được.

Séc tiền mặt (Cash check): là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người ký phát phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.

5.3 Căn cứ vào người phát hành séc:

Séc cá nhân (Private check): là séc của các chủ tài khoản mở tại ngân hàng phát hành. Chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc tổ chức miễn không phải là ngân hàng. Ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng chỉ sau khi séc được xuất trình tại ngân hàng và phải được sự đồng ý của người ký phát.

Séc ngân hàng (Bank’s check): là séc của ngân hàng này phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đó trả cho người thụ hưởng có tên trên séc. Ngân hàng phát hành séc này theo yêu cầu của người nhập khẩu, chủ đầu tư…

Ngoài ba cách phân loại séc nêu trên, còn có các loại séc đặc biệt như:

Séc bảo chi của ngân hàng hay séc xác nhận (Certified check): là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát séc khống.

Séc du lịch (Traveller’s check): là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 3: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

tại ngân hàng phát séc. Trên séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định, người hưởng lợi phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn và có thể vô hạn. Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền. Có 2 đặc điểm phân biệt séc du lịch với séc thông thường, đó là séc có mệnh giá được in trên mặt séc và séc du lịch phải được trả bằng tiền mặt khi phát hành.

Séc gạch chéo (Cross check): là loại séc trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song với nhau. Séc gạch chéo không thể dùng để rút tiền mặt, thường được dùng để chuyển khoản qua ngân hàng. Séc loại này do người hưởng lợi séc gạch chéo bằng hai cách:

_ Séc gạch chéo thường (gạch chéo không tên) tức là giữa hai gạch song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền.

_ Séc gạch chéo đặc biệt (gạch chéo có ghi tên) tức là giữa hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng nào đó. Trong cách ghi này chỉ có ngân hàng đó mới có quyền lĩnh hộ tiền mà thôi. Gạch chéo không tên có thể trở thành gạch chéo có tên. Ngược lại, gạch chéo có tên không thể chuyển thành gạch chéo không tên. Mục đích của séc gạch chéo là tránh dùng séc rút tiền mặt và nếu séc gạch chéo có tên ngân hàng thì có nghĩa là người hưởng lợi séc chính thức nhờ ngân hàng đó lĩnh hộ tiền cho mình và chỉ có ngân hàng ấy mà thôi.

Séc tài khoản của người hưởng lợi: Là loại séc mà người hưởng lợi không muốn ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả bằng chuyển khoản ghi vào tài khoản của người hưởng lợi với một câu ghi ngang qua tờ séc "Trả vào tài khoản" hoặc "chỉ ghi vào tài khoản của người hưởng lợi”

Séc điện tử: là loại séc được thiết lập trên cơ sở séc giấy nhưng lại sử dụng dữ liệu điện tử để tạo lập nội dung, ký tên, ký hậu séc và chuyển giao séc bằng phương tiện điện tử thông thường hoặc kỹ thuật số.

6. Nội dung:

6.1 Những yếu tố bắt buộc phải có trên 1 tờ séc:

Danh từ “Séc”: Một chứng từ muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC ghi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ séc. Trước đây, các tờ séc bằng tiếng Việt dùng danh từ “chi phiếu”, ngày nay người ta dùng từ “séc”, lấy nguồn gốc từ tiếng Anh là “cheque” hay tiếng Anh của người Mỹ là “check”.

Số tiền xác định: Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, ghi bằng số và bằng chữ, có ký hiệu tiền tệ. Séc được coi là một lệnh trả tiền vô điều kiện một số tiền nhất định, nghĩa là những người liên quan khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không được đặt ra bất kỳ điều kiện nào. Như khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô điều kiện lệnh này, trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên séc trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý.

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 4: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

Theo điều 9 (Đ9) ULC 1931, nếu số tiền thanh toán vừa được ghi bằng chữ và bằng số, nhưng lại không khớp nhau, thì số tiền ghi bằng chữ sẽ là số tiền thanh toán. Nếu số tiền thanh toán chỉ được ghi bằng chữ hoặc bằng số nhiều lần, nhưng lại không khớp nhau, thì số tiền nhỏ hơn sẽ là số tiền thanh toán.

Tuy nhiên, Đ8 Luật CCCN lại quy định số tiền thanh toán phải được ghi bằng chữ và bằng số. Và khoản 6 (K6) Đ58 quy định: số tiền ghi bằng số phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc, nếu không khớp thì séc không có giá trị thanh toán.

Người trả tiền: Người trả tiền theo lệnh của tờ séc phải là ngân hàng giữ tài khoản phát hành séc của khách hàng. Nếu chỉ định người trả tiền khác, tờ séc không có giá trị.

Nơi trả tiền: Thường tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền được ghi sẵn, cũng chính là nơi người ký phát mở tài khoản. Và dựa vào địa chỉ này, người thụ hưởng có thể tự cầm séc đến để thanh toán hoặc để ngân hàng thu hộ gửi séc. Và đây cũng là cơ sở để xác định tòa án địa phương có quyền xét xử tố tụng khi có tranh chấp.

Ngày tháng và nơi phát hành séc: Séc có thời hạn hiệu lực lưu hành nên đây là một yếu tố để xác định thời hạn xuất trình và thanh toán của tờ séc cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên quan đến séc.

Chữ ký của người ký phát: Theo quy định, khi cung ứng séc trắng cho khách hàng, ngân hàng phải ghi họ tên, số hiệu tài khoản của chủ tài khoản trên tờ séc nhằm chống lạm dụng khi tờ séc bị thất lạc, trộm cắp cũng như giúp ngân hàng dễ dàng tìm ra người ký phát mà không cần khảo cứu chữ ký. Chữ ký phải được thực hiện bằng tay của chính người ký phát đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của người đại diện kèm theo dấu của tổ chức đó.

Ngoài 6 yếu tố bắt buộc mà séc phải bao gồm theo Đ1 ULC 1931 như trên, theo K1Đ58 Luật CCCN quy định thêm séc phải có tên của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định, hay yêu cầu thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng hay yêu cầu thanh toán cho người cầm séc.

Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng mực đỏ.

Vì séc là công cụ thanh toán vô điều kiện, trả tiền ngay khi xuất trình, nên những yếu tố không được cấu thành vào tờ séc như: điều kiện trả tiền (phân biệt với nội dung trả tiền); điều khoản quy định: chấp nhận séc, tiền lãi, kỳ hạn trả tiền, miễn trừ bảo đảm trả tiền… nếu có quy định trên séc cũng xem như không có giá trị.

6.2 Trường hợp ngoại lệ:

Theo ULC 1931, một chứng từ nếu thiếu bất kỳ một trong những nội dung trên đều không được xem là một tờ séc, ngoại trừ những trường hợp:

_ Nếu không ghi cụ thể, thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát được xem là địa điểm phát hành séc. Vì nếu có tranh chấp xảy ra khi áp dụng luật pháp người ký phát phải hiểu rõ hơn luật của chính nước họ.

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 5: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

_ Nếu không ghi cụ thể thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người trả tiền được xem là nơi thanh toán. Nếu có nhiều địa chỉ cùng ghi bên cạnh tên người trả tiền, thì địa chỉ ghi đầu tiên ngay bên cạnh sẽ là nơi trả tiền.

_ Nếu không ghi bất kỳ địa chỉ nào của người trả tiền thì nơi thanh toán sẽ là trụ sở chính của người trả tiền

7. Thành lập và thanh toán séc:

Điều cơ bản trong phát hành séc là người ký phát phải có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng và số tiền trên tờ séc không vượt quá số dư có, trừ phi người ký phát được ngân hàng cho vay theo thể thức thấu chi (overdraft). Séc có thể phát hành để trả tiền cho một tổ chức, một cá nhân hoặc nhiều người, séc cũng có thể do một ngân hàng này phát hành trả tiền cho một ngân hàng khác.

Rủi ro của người bán trong trường hợp nhận séc là có thể khi người bán đem séc đến ngân hàng để lĩnh tiền thì số dư trên tài khoản của người mua không còn hoặc không đủ để chi trả. Để tránh rủi ro trên, mà trong một số trường hợp người bán phải yêu cầu người mua ký phát séc bảo chi chứ không phải là séc thông thường. Séc bảo chi tức là séc đó đã được ngân hàng đảm bảo chi trả. Trong trường hợp này, người mua phải ký quỹ tại ngân hàng để thực hiện bảo chi séc.

Luật Anh Mỹ rất thực dụng trong việc ký phát và lưu hành séc. Miễn khi nào đến ngày thanh toán séc, tiền có đủ trong tài khoản là được. Thanh toán theo luật tống phát và tiếp thu khi ký phát séc: có thể không có tiền trên tài khoản song trong thời hạn séc lưu thông tiền tiếp tục tập kết về tài khoản vẫn được chấp nhận.

Thời hạn xuất trình: khoảng thời gian tờ séc phải được nộp vào ngân hàng. Thời hạn hiệu lực: thời hạn tờ séc có giá trị.

Thời hạn xuất trình Thời hạn hiệu lực

ULC _ 8 ngày (séc lưu thông trong phạm vi quốc gia)

_ 20 ngày (séc lưu thông giữa các nước cùng lục địa)

_ 70 ngày (séc lưu thông giữa các nước khác lục địa)

1 năm kể từ ngày ký phát

Luật CCCN 30 ngày từ ngày ký phát 6 tháng kể từ ngày ký phát

Theo K2Đ69 Luật CCCN: Nếu có lý do chính đáng và xác thực, ví dụ như trường hợp bất khả kháng, thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn xuất trình. Nếu không có lý do chính đáng, séc vẫn có thể được thanh toán nếu chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát, và người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát vẫn còn đủ tiền trên tài khoản (K4Đ71 Luật CCCN). Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình do luật định.

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 6: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

Theo Đ34 ULC 1931, người trả tiền có thể trả từng phần số tiền ghi trên séc, và người thụ hưởng có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu chấp nhận, số tiền đã trả từng phần phải được thể hiện trên bề mặt của séc hoặc thể hiện trong một văn thư riêng biệt giao cho người thụ hưởng.

Chuyển nhượng séc:

Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng séc bằng cách ký chuyển nhượng (gồm: ký đầy đủ, ký để trống) hay chuyển giao.

Sau khi séc được phát hành, bằng phương pháp ký hậu séc có thể được chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp trong thời hạn hiệu lực của séc. Ký hậu có hai ý nghĩa. Thứ nhất, ký hậu chứng nhận việc chuyển giao quyền hưởng séc cho một người khác. Thứ hai, ký hậu xác nhận trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với tất cả những người cầm giữ tờ séc sau đó về việc trả tiền đối với tờ séc. Tuy nhiên người chuyển nhượng séc có thể thoái thác trách nhiệm này bằng cách ghi thêm một điều kiện về bảo lưu cùng với chữ ký hậu “không được truy đòi”.

Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với séc được ký phát trả cho người cầm giữ; hay séc có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để trống.

8. Những người liên quan đến séc:

Người ký phát séc (drawer): là người mua, người nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… đồng thời là chủ tài khoản ngân hàng, có nghĩa vụ trả tiền bằng cách ký phát séc trả cho người thụ hưởng.

Người thụ hưởng (Benificiary): là người nhận tiền do người ký phát chỉ định hay thông qua chuyển nhượng, thường là người xuất khẩu, người bán, chủ đầu tư, hay người xuất trình séc uỷ quyền cho ngân hàng của mình tiến hành đòi tiền.

Ngân hàng trả tiền ở nước nhập khẩu: có nghĩa vụ kiểm tra tính hợp lệ của séc phát hành, điều kiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài (dựa trên hợp đồng, hoá đơn, B/L) và trích 1 khoản tiền từ tài khoản của người ký phát trả cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đối tác hay ngân hàng đại lý để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.

Ngân hàng đại lý: thường là ngân hàng bên nước người thụ hưởng, nhân danh mình với chi phí của người uỷ thác thực hiện hoạt động được uỷ thác.

9. Lưu thông séc: gồm lưu thông séc qua một ngân hàng và lưu thông séc qua hai ngân hàng.

Lưu thông séc qua một ngân hàng: thường sử dụng trong thanh toán nội địa.

Lưu thông séc qua hai ngân hàng: phổ biến hơn trong thanh toán quốc tế.

(1) Ký phát séc (4) Xuất trình séc

(2) Nhờ thu séc (5) Thanh và quyết toán séc

(3) Xuất trình séc để đòi tiền (6) Trả tiền

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 7: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

Sơ đồ lưu thông séc qua hai ngân hàng

Nguyên nhân séc chưa phát triển mạnh tại Việt Nam:

Người dân vẫn nặng thói quen dùng tiền mặt. Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.

Thực tế, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc.

Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở NHNN chủ yếu vẫn là thủ công.

Kết bài:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng và thanh toán quốc tế, hệ thống luật pháp, vai trò và vị trí của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà séc là một bộ phận ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Trong tương lai, với những lợi thế của mình, chắc chắn séc sẽ trở nên phổ biến trong toàn bộ dân chúng. Để được như vậy, nước ta, một nước đang phát triển cần phải ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình, đồng thời phát triển khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng ngành ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng séc nói riêng và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung được thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo an toàn.

GVHD: Vũ Thị Hải Minh

Page 8: Phương tiện thanh toán quốc tế Séc

Lê Nguyên Ngọc Anh – Đặng Trịnh Bạch Huy, Lớp 23C1

Tài liệu tham khảo:

Luật thống nhất về séc (1931)

Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê.

GS.NGƯT Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội.

http://www.instanttransfers.co.uk/

http://taichinh24h.com

http:// www.answers.com/topic/cheque-1

http://qwickstep.com/search/order-cheques.html

GVHD: Vũ Thị Hải Minh