24
www.trungtamwto.vn Quý III/2017 Số 9 Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ Asean

Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

www.trungtamwto.vn Quý III/2017 Số 9

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ

Asean

Page 2: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

Quý Bạn đọc đang cầm trên tay Bản tin “Doanh nghiệp và Tự dohóa thương mại”, ấn phẩm xuất bản hàng quý của Trung tâmWTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI). Bản tin “Doanh nghiệp và Tự do hóa thươngmại” cung cấp các thông tin thời sự cập nhật và các thảo luậnchuyên sâu về các sự kiện, câu chuyện hội nhập kinh tế quốctế, tự do hóa thương mại, đặc biệt là qua các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) ở Việt Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cậnthực tiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn của doanh nghiệp,Bản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho cácdoanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu,chuẩn bị kế hoạch và triển khai hành động, tận dụng hiệu quảcác lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam.

Trung tâm WTO và Hội nhập hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và các góp ý củađộc giả để ngày càng hoàn thiện hơn Bản tin này. Mọi thông tin và góp ý xin gửi về:

LỜI GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

www.trungtamwto.vn Quý III/2017 Số 9

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

NHÌN LẠI NỬA THẾ KỶ

Asean

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Page 3: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

1

MụC LụC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

CHUyêN ĐỀ ĐIểM TIN

1

AseanNgày 8/8/2017 là cột mốc đầy ý nghĩa của Hiệp hộicác quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu “tuổi50” của tổ chức khu vực mà Việt Nam là một thànhviên. Chặng đường nửa thế kỷ vừa qua của ASEANcũng là giai đoạn lịch sử ghi dấu nhiều chuyển biến

quan trọng về kinh tế, chính trị của 10 quốc gia thànhviên. 50 năm chung sống, góp sức để cùng phát triểnvà hòa nhập của ASEAN đã mang lại những quả ngọt

cho kinh tế, xã hội của khu vực này. 50 năm kinhnghiệm cũng sẽ giúp ASEAN tự tin hơn để bước tiếptrên con đường này, trong một thế giới nhiều biến

động và đầy thách thức như hiện nay.

NăM APEC VIỆT NAM 2017 Đã ĐIHƠN NỬA QUãNG ĐƯỜNG

2

3

4

APEC QUyếT TâM TIếP TụC ĐẩyMẠNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM NHậP SIêU LỚN NHấTTừ HÀN QUốC: DOANH NGHIỆPCHƯA TậN DụNG ĐƯợC HếT ƯUĐãI Từ CáC FTA

kHAI TrƯƠNG CổNG THôNG TINTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bộ CôNG THƯƠNG TrIểN kHAICƠ CHế MộT CỬA QUốC GIA VÀCƠ CHế MộT CỬA ASEAN

EU – NHậT BảN ký kếT HIỆP ĐịNHTHƯƠNG MẠI TỰ DO

ĐÀM PHáN FTA GIữA ASEAN –HONGkONG CHíNH THứC HOÀN TấT

NHìN LẠI NỬA THế kỶ

6

6

7

8

NăM “kịCH BảN” DÀNH CHO BrExIT9

LIêN BANG NGA MUốN rỜI kHỏI WTO?10

CETA CHíNH THứC CÓ HIỆU LỰCTẠM THỜI

10

CHâU PHI LêN kế HOẠCH HOÀN TấTĐÀM PHáN HìNH THÀNH CFTA

11

TIN VIỆT NAM

TIN QUỐC TẾ

Page 4: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

rong khuôn khổ các hoạtđộng của năm APEC 2017tại Việt Nam, từ ngày

18/08 – 30/08/2017, tại TP. Hồ ChíMinh đã tổ chức Hội nghị lần thứba các quan chức cấp cao ASEAN(SOM 3) trước thềm Hội nghịThượng đỉnh APEC tháng 11/2017tại Đà Nẵng. Trước đó, các Hộinghị SOM 1 và SOM 2 đã lần lượtđược tổ chức tại Nha Trang -Khánh Hòa (từ 18/02 – 03/03/2017)và Hà Nội (từ 09/05 – 21/05/2017).

SOM 3 là Hội nghị quan chứccao cấp APEC có quy mô lớn nhấttrong cả năm APEC 2017 của ViệtNam, với gần 80 hoạt động vàkhoảng 3.000 đại biểu tham gia.Các chủ đề được bàn thảo trongHội nghị lần này liên quan đếnnhiều vấn đề có ý nghĩa với ngườidân và doanh nghiệp như pháttriển nguồn nhân lực, cải cách cơcấu, chống tham nhũng, cải thiệnmôi trường kinh doanh, hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa, hộinhập kinh tế khu vực... Các kếtquả từ SOM 3 tiếp tục khẳng địnhquyết tâm của các thành viên

APEC trong thúc đẩy tự do hóathương mại và đầu tư thông quađẩy mạnh thực hiện các Mục tiêuBogor 2020. Tại SOM 3, quan chứccấp cao các nước cũng thông qua03 văn bản định hướng trong cáclĩnh vực hợp tác chuyên ngành,bao gồm: (i) Khuôn khổ tạo thuậnlợi thương mại điện tử qua biêngiới; (ii) Bộ kinh nghiệm điển hìnhvề thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ; và(iii) Khuôn khổ giám sát đối vớiChương trình hành động Khungkết nối cung ứng (SCFAP II). Hộinghị SOM 3 đã đánh dấu hai phầnba chặng đường của năm APEC2017 Việt Nam, là nền tảng quantrọng chuẩn bị cho Tuần lễ cấp caoAPEC vào tháng 11 tại TP. Đà Nẵng.

Bên cạnh SOM 3, nhiều hoạtđộng khác trong khuôn khổ nămAPEC 2017 cũng được thực hiệntrong Quý III vừa rồi như Tuần lễAn ninh lương thực (ANTL), Đốithoại chính sách cao cấp về ANLTvà nông nghiệp bền vững thíchứng với biến đổi khí hậu ngày 18 –25/08/2017 tại Cần Thơ; Hội nghịBộ trưởng APEC về Doanh nghiệp

nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 ngày10 - 15/09/2017 tại TP. Hồ ChíMinh; Hội nghị các quan chức caocấp APEC về quản lý thiên tai lầnthứ 11 ngày 21 – 22/09/2017 tại Vinh(Nghệ An); Diễn đàn Phụ nữ vàKinh tế APEC (WEF) 2017 từ 26 –29/09/2017 tại Huế.

TIN TứC

2

Năm APEC Việt Nam 2017 đã đi hơn nửa quãng đường

APEC – Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á –Thái Bình Dương, được thành lập từ năm1989, đến nay đã có 21 thành viên, chiếm41% dân số thế giới, 56% sản lượng GDPvà khoảng 49% thương mại toàn cầu. Mụctiêu của APEC là giảm thiểu rào cản thươngmại và thúc đẩy phát triển kinh tế của cácnước thành viên.

Mỗi năm APEC lại tổ chức một Hội nghịThượng đỉnh với sự tham gia của lãnh đạocao nhất từ các nền kinh tế thành viên, cùngvới một loạt hội nghị chuyên đề khác ở cáccấp thấp hơn. Năm 2017, Việt Nam vinh dựlần thứ 2 được đảm nhiệm vai trò chủ nhà,tổ chức các hoạt động trong khuôn khổAPEC với chủ đề “Tạo động lực mới, cùngvun đắp tương lai chung”.

TIN VIỆT NAM

T

Page 5: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

rong khuôn khổ SOM 3, Hộinghị Đối thoại các quanchức cao cấp về các Hiệp

định thương mại tự do (FTA) vàKhu vực thương mại tự do (RTA)sđã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minhngày 27/08. Trong bối cảnh đang cónhững biểu hiện đáng quan ngạicủa chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới,cuộc Đối thoại này là rất có ý nghĩa.

Tại Đối thoại này, đại biểu tới từ21 nền kinh tế APEC đã trao đổi kinhnghiệm và thông tin về các vấn đềxung quanh hiện trạng và tiến trìnhtự do hóa thương mại trong khuvực thông qua các FTA và RTA. Cáctham luận đều khẳng định việc kýkết và thực thi các RTA, FTA đã vàđang có ý nghĩa rất lớn đối với cácnền kinh tế thành viên của APEC,trong đó có Việt Nam. Chỉ tính riêngnội khối APEC, nhờ tác động từ cácRTA/FTA, giao dịch thương mại nộikhối đã tăng trưởng 174% trong giaiđoạn năm 2000 - 2016, từ 2.300 tỷUSD lên 6.300 tỷ USD.

Tính tới năm 2016, giữa cácnước APEC đã có tổng cộng 62 Hiệpđịnh thương mại tự do đã có hiệulực trong tổng số 156 Hiệp địnhthương mại tự do có hiệu lực trêntoàn thế giới. Nhờ đó, thuế quantrung bình đã được giảm đáng kể,từ mức 17% năm 1989 xuống còn5,6% năm 2014, và còn thấp hơnnữa trong năm 2016.

Và mặc dù đang có những trìhoãn nhất định, việc thực thi cácFTA, RTA đã ký kết vẫn sẽ mang lạicác tác động tích cực cho các nềnkinh tế liên quan. Lấy ví dụ nhưTPP, theo một báo cáo được trìnhbày tại Đối thoại, mặc dù Hoa Kỳrút ra khỏi Hiệp định này có thểlàm cho những lợi ích thu được từTPP giảm đi, nhưng vẫn là rất đángkể. Chẳng hạn như với Việt Nam,TPP thiếu vắng Hoa Kỳ vẫn có thểgiúp tăng 1,1% GDP Việt Nam từ cáccam kết thuế quan và giúp tăng9,29% GDP Việt Nam từ các camkết phi thuế.

Việt Nam được nhận định là mộtnền kinh tế tham gia rất tích cựcvào quá trình tự do hóa thươngmại thông qua các FTA trong APECvới việc ký kết và thực thi 10 FTAđã ký kết và có hiệu lực, hoàn tất 2FTA rất quan trọng là FTA giữaViệt Nam – EU và Hiệp định Đối tácxuyên Thái Bình Dương (TPP),đồng thời đang trong quá trìnhđàm phán 4 FTA khác.

Tuy nhiên, Hội nghị cũngnhận định bên cạnh những thuậnlợi cho sự phát triển kinh tế và xãhội, các RTA/FTA cũng đưa tớikhông ít thách thức, đòi hỏi cácnước thành viên cần chuẩn bị kỹlưỡng và phối hợp với doanhnghiệp nội địa để tận dụng tối đalợi ích có được.

Hội nghị Đối thoại là một cơhội hữu ích và nguồn thông tinquan trọng để Việt Nam có thể họchỏi kinh nghiệm nhằm đẩy mạnhsự đóng góp của các FTA vào tăngtrưởng kinh tế trong thời gian tới.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

3APEC quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại

TIN VIỆT NAM

T

Page 6: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

rong số liệu được Tổngcục Thống kê công bố cuốitháng 9 vừa qua, có một

thông tin rất đáng chú ý: 9 thángđầu năm 2017, Hàn Quốc đã vượtTrung Quốc, lần đầu tiên trở thànhthị trường có nhập siêu lớn nhấtvào Việt Nam, với mức thâm hụtthương mại là 23,3 tỷ USD, trongkhi thâm hụt từ Trung Quốc là 19,7tỷ USD.

Quan hệ thương mại Việt Nam– Hàn Quốc đã có sự tăng trưởngliên tục trong những năm qua nhờqua Hiệp định Thương mại tự doASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và cótăng trưởng đột biến sau khi Hiệpđịnh Thương mại Tự do Việt Nam

– Hàn Quốc (VKFTA) chính thức cóhiệu lực cuối năm 2015. 02 Hiệpđịnh với các cam kết loại bỏ nhiềudòng thuế quan trọng ngay hoặctheo lộ trình cùng các cam kếtthuận lợi hóa quy trình xuất nhậpkhẩu đã tạo điều kiện đẩy mạnhtrao đổi hàng hóa, nâng cao giá trịthương mại song phương.

Chỉ xét riêng trong 9 tháng đầunăm 2017, kim ngạch xuất khẩuhàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốcđã tăng 27,3% so với cùng kỳ năm2016 (tăng mạnh ở các mặt hàngđiện tử, máy tính và linh kiện, điệnthoại và linh kiện, dệt may…). Vấnđề là ở chỗ mức tăng này còn quákhiêm tốn so với mức tăng 46,5%

của kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu từ Hàn Quốc (máy móc thiếtbị, công cụ phụ tùng, điện tử…).

Kết quả này cho thấy một thựctế không thể phủ nhận: các doanhnghiệp Hàn Quốc đang tận dụngrất tốt ưu thế từ các Hiệp địnhthương mại tự do trong khi cácdoanh nghiệp Việt Nam lại vẫnđang loay hoay tìm đường.

Theo cam kết VKFTA, HànQuốc cam kết cắt, giảm, loại bỏthuế quan cho nhiều nhóm hàngxuất khẩu có thế mạnh của ViệtNam như: nông, thuỷ sản (chủ lựcnhư tôm, cua, cá, hoa quả nhiệtđới); dệt may; đồ gỗ; sản phẩm cơkhí.... Nhưng cho tới hiện tại, hàng

4

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Hàn Quốc:

Doanh nghiệp chưa tận dụng được hết ưu đãi từ các FTA

TIN VIỆT NAM

T

Page 7: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

nông sản của Việt Nam có mặt tạithị trường Hàn Quốc mới chỉ có 5loại là thanh long ruột trắng, xoài,chuối, dừa và dứa. Đặc biệt, HànQuốc có nhu cầu rất lớn về chuốinhưng 70% tổng sản lượng nhậpkhẩu hiện vẫn thuộc về Philip-pines, trong khi đây cũng là mộttrong những mặt hàng nông sảnmà Việt Nam có thế mạnh.

Về thủy sản, ví dụ với mặt hàngtôm, theo VKFTA Hàn Quốc hiệnmiễn thuế cho Việt Nam với sốlượng hạn ngạch 10 nghìn tấn/nămvà tăng dần đến mức 15 nghìntấn/năm (vượt quá hạn ngạch thìmới phải chịu thuế suất MFN thôngthường). Việt Nam còn có hạnngạch trong AKFTA chung với 9nước ASEAN là 5000 tấn/năm (tổngcho 10 nước ASEAN). Tuy nhiênthực tế Việt Nam mới chỉ tận dụngđược 2.500 tấn/năm miễn thuế.

Trong tổng thể, số doanhnghiệp Việt Nam tận dụng ưu đãitừ VKFTA và AKFTA vẫn còn rấthạn chế, với tỷ lệ kim ngạch hàng

xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụnggiấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đểhưởng ưu đãi từ AKFTA mới đạt40%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụngC/O để hưởng ưu đãi từ VKFTA chỉở mức 15%.

Một trong những nguyên nhâncủa tình trạng này được cho là sựthiếu chủ động nắm bắt thông tin,lợi ích mà FTA mang lại từ phía cácdoanh nghiệp Việt Nam, dẫn đếnviệc “bỏ quên” các ưu đãi đượchưởng. Trong khi đó, các doanhnghiệp, hiệp hội ngành nghề củaHàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càngcác điều kiện để được hưởng ưuđãi từ trước khi các FTA có hiệulực, và tận dụng chúng triệt để. Dovậy, thay đổi tư duy, chủ động tiếpcận và tìm hiểu thông tin, đồngthời nâng cao chất lượng sản phẩmcủa mình để có thể tận dụng hếtnhững lợi thế đem lại từ VKFTAnói riêng, và các FTA Việt Namtham gia nói chung là công việc cấpbách của các doanh nghiệp xuấtkhẩu Việt Nam hiện nay.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

5

ASEAN và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp địnhkhung về Hợp tác kinh tế Toàn diện, hìnhthành khu vực thương mại tự do ASEAN– Hàn Quốc năm 2005. Trên cơ sở Hiệpđịnh khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệpđịnh khác về Thương mại Hàng hóa (cóhiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định vềThương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng5/2009), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lựctừ tháng 6/2009).

Hiệp định thương mại tự do song phươngViệt Nam – Hàn Quốc (VkFTA) cũng đượcký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày20/12/2015, nhằm phát huy tối đa tiềmnăng trao đổi thương mại giữa hai Bên.So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AkFTA),trong VkFTA Việt Nam và Hàn Quốc dànhthêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnhvực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuynhiên, VkFTA không thay thế AkFTA màcả hai FTA này đều cùng có hiệu lực vàdoanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụngFTA nào có lợi hơn.

Page 8: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

iệc triển khai Cơ chế mộtcửa quốc gia và Cơ chếmột cửa ASEAN nằm

trong yêu cầu tạo thuận lợithương mại của các nước ASEANthông qua việc ký kết Nghị địnhthư về Cơ chế một cửa ASEANngày 20/12/2006 tại Campuchia.Quá trình này đòi hỏi sự tham giacủa nhiều Bộ ngành liên quan.

Trong lĩnh vực mà Bộ CôngThương phụ trách, hiện Cơ chếmột cửa quốc gia đã được triểnkhai đối với 5 thủ tục hành chínhbao gồm: (i) Cấp Giấy chứng nhậnxuất xứ ưu đãi (C/O) mẫu D; (ii)cấp phép nhập khẩu tự động xemô tô phân khối lớn; (iii) cấp

phép nhập khẩu chất làm suygiảm tầng ozon; (iv) cấp giấy phépxuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổcông nghiệp và (v) cấp giấy chứngnhận quy trình Kimberley đối vớikim cương thô.

Đối với thủ tục cấp C/O, ViệtNam đã hoàn tất việc nâng cấp hệthống quản lý và cấp chứng nhậnxuất xứ điện tử (eCoSys) theo tiêuchuẩn của Cơ chế một cửa ASEAN,kết nối kỹ thuật thành công C/Omẫu D điện tử với Cơ chế một cửaASEAN với 4 nước: Indonesia,Malaysia, Thái Lan, và Singapore.

Đối với 4 thủ tục hành chínhcòn lại, hiện đã có thể thực hiện100% hồ sơ trên môi trường điện tử.

6

Bộ Công Thương triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và

Cơ chế một cửa ASEAN

Khai trươngCổng Thông tin

Thư ơng mạiViệt Namgày 12/7/2017, Cổng Thôngtin Thương mại Việt Namdo Tổng cục Hải quan - Bộ

Tài chính xây dựng với sự hỗ trợ từNhóm Ngân hàng Thế giới tại ViệtNam đã chính thức vận hành, vớimục đích cung cấp cho cộng đồngdoanh nghiệp các quy định pháp lývà quy trình thủ tục cần thiết chohoạt động xuất nhập khẩu.

Tại Cổng Thông tin, doanhnghiệp sẽ tìm được các thông tinliên quan tới quy định pháp lý vàthủ tục xuất nhập khẩu bằng cả haingôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam

(VTIP)

Địa chỉ: www.vietnamtradeportal.gov.vn

NộI DUNGThông tin về thương mại, bao gồm luậtlệ và quy định, biện pháp, tiêu chuẩn,thủ tục, sơ đồ quy trình, hướng dẫn,thông tin về lệ phí, biểu mẫu, giấy phép;

Thông tin về Biểu thuế quan (theo mãHS), thuế, phí và biện pháp xử lý vi phạm;

Thông tin các yêu cầu về giấy phép, cáctiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu chứngnhận...;

Thông tin về các thủ tục cần thiết khi xincấp phép, thông quan; Đường dẫn tớicác bộ, ngành, cơ quan chính phủ, cácdịch vụ trực tuyến của Chính phủ, baogồm cả hệ thống Một cửa quốc gia.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

TIN VIỆT NAM

TIN VIỆT NAM

V

N

Page 9: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

7

TIN QUỐC TẾ

EU – Nhật Bản ký kết Hiệp định Thương mại Tự do

gày 06/07/2017, Liên minhchâu Âu (EU) và Nhật Bảnđã chính thức kết thúc đàm

phán và ký kết Hiệp định Đối táckinh tế EU – Nhật Bản (EPA) sau 4năm đàm phán. Hiện tại, phía EU vàNhật Bản đang hoàn thiện các chitiết kỹ thuật cuối cùng trước khiHiệp định chính thức có hiệu lựcvào năm 2019.

Đây là một trong những hiệpđịnh thương mại lớn nhất từngđược thực hiện trên thế giới, vớiquy mô nền kinh tế EU và Nhật Bảnchiếm tới 28% tổng sản lượng toàncầu, với tổng kim ngạch thương mạihai chiều năm 2015 là 144 tỷ USD. Dùvăn kiện của Hiệp định chưa đượcchính thức công bố, nhưng theotuyên bố của hai Bên, nội dung củaFTA này sẽ đảm bảo nhiều mặt hàngchủ lực của hai Bên sẽ được hưởngmức thuế thấp hoặc loại bỏ thuế,

đồng thời các hàng rào thương mạicũng sẽ được loại bỏ phần lớn.

Trọng tâm của FTA này là camkết của EU mở cửa thị trường chongành công nghiệp ôtô hàng đầu thếgiới của Nhật Bản. Để đổi lại, Tokyosẽ xóa bỏ các rào cản đối với sảnphẩm nông nghiệp của EU, đặc biệtlà bơ sữa. Ngoài ra, Hiệp định cũngthiết lập các quy định chung nhằmtạo thuận lợi và thúc đẩy gia tăngđầu tư của các công ty Nhật Bản tạichâu Âu.

Đối với EU, Hiệp định này đượckỳ vọng sẽ giúp tăng thêm sức mạnhcho khối thị trường chung trải dài từIreland tới Hy Lạp, đồng thời thểhiện tham vọng vươn ra toàn cầu.Đây cũng là một sự kiện mang ýnghĩa đặc biệt khi EU đang bị ảnhhưởng đáng kể sau vụ việc Brexit. Vềphía Nhật Bản, Hiệp định này sẽ giúpthắt chặt quan hệ của nước này với

châu Âu, đồng thời tăng cườngthương mại cũng như mở rộng thịtrường giữa lúc Nhật Bản đang phảilo lắng ứng phó với sự trỗi dậy củaTrung Quốc.

Ở bình diện chung, Hiệp địnhĐối tác Kinh tế EU – Nhật Bản đượccho là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,gửi đi thông điệp rõ ràng về tinh thầnủng hộ tự do thương mại của hai nềnkinh tế hàng đầu thế giới trong bốicảnh thế giới đang lo ngại trước chủnghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là khiTổng thống Mỹ Donald Trump raquyết định rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp địnhĐối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)tháng 1/2017.

Thậm chí, một số ý kiến còn chorằng Hiệp định này có thể sẽ đặt cácdoanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi ởthị trường Nhật Bản, qua đó tạothêm sức ép để Mỹ cân nhắc quaytrở lại với TPP.

N

Page 10: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

8

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Đàm phán FTA giữa ASEAN – HongKong chính thức hoàn tất

au 3 năm đàm phán, Hiệpđịnh Thương mại Tự dogiữa ASEAN và Đặc khu

hành chính HongKong (TrungQuốc) đã hoàn tất ngày09/09/2017, và dự kiến sẽ được kýkết vào tháng 11 năm nay. Đây làFTA đầu tiên ASEAN hoàn tất đàmphán trong vòng 8 năm trở lại đây(tính từ ngày kết thúc đàm phánFTA giữa ASEAN và Úc, NewZealand năm 2009). FTA ASEAN -HongKong sẽ chính thức có hiệulực sau khi hoàn tất các thủ tục phêchuẩn nội bộ cần thiết.

Thông tin từ các nhà đàm pháncho biết, Hiệp định này có phạm vicam kết toàn diện, bao gồm cảthương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu

tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, vàcác cơ chế giải quyết tranh chấp.

Với mức cam kết tự do hóatương đối mạnh, Hiệp định nàyđược kỳ vọng sẽ là xung lực mới đểtăng cường quan hệ thương mạigiữa ASEAN với HongKong nóiriêng và với Trung Quốc nói chung.

Hiện tại, ASEAN đang là đối tácthương mại lớn thứ hai củaHongKong, chỉ sau Trung Quốc đạilục. Năm 2016, tổng kim ngạchthương mại hàng hóa giữa HongKongvà ASEAN đạt 106,8 tỷ USD.

HongKong nằm ở phía ĐôngNam của hai đại lục Âu – Á, giữ vaitrò địa lý quan trọng trong hợptác kinh tế thương mại giữa TrungQuốc đại lục và ASEAN, là “cầu

nối” cho quan hệ thương mạiASEAN – Trung Quốc. Thươngmại giữa Trung Quốc đại lục vàcác nước Đông Nam Á thông quatái xuất ở HongKong chiếm tới10% tổng thương mại và tỷ lệ nàyđang tiếp tục tăng lên. Hiện tạiTrung Quốc và ASEAN đang là đốitác thương mại lớn nhất củanhau. Đây được cho là kết quảcủa Hiệp định thương mại tự dogiữa ASEAN và Trung Quốc kýnăm 2002. Vì vậy, các chuyên giacho rằng với hiệp định thươngmại tự do mới giữa ASEAN vàHongkong này, thương mạiASEAN-HongKong-Trung Quốc sẽchứng kiến bức nhảy vọt trongthời gian tới.

TIN QUỐC TẾ

S

Page 11: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

9

ự kiện Anh đàm phán rờikhỏi Liên minh châu Âu(đàm phán Brexit) là một

trong những sự kiện nổi bật nhấttrên thế giới thời gian gần đây. Theokế hoạch ban đầu, đàm phán Brexitdự kiến sẽ bao gồm ít nhất hai nhómvấn đề: đàm phán để chấm dứt cácquan hệ giữa Anh và EU, và đàmphán về quan hệ kinh tế, thươngmại giữa hai bên sau khi hoàn tất“cuộc chia tay”; toàn bộ quá trình sẽhoàn tất vào tháng 03/2019

Những diễn tiến thời gian gầnđây cho thấy có lẽ kế hoạch này sẽkéo dài hơn dự kiến, bởi cả hai Bênthậm chí còn chưa ngã ngũ đượcvề cách thức đàm phán. Trong khiEU muốn các đàm phán để “chiatay” phải thực hiện xong rồi mớibàn tới đàm phán về quan hệ kinhtế, thương mại thì Anh lại muốnchiều ngược lại. Vì vậy càng chưacó dấu hiệu nào để dự đoán về cơchế hay mô hình quan hệ thươngmại cụ thể giữa hai Bên sau này.

Trong bối cảnh đó, 05 kịch bảnsau Brexit mà tiến sĩ Rafael Leal-Arcas, Trường Đại học QueenMary, Anh đưa ra mới đây rất đángđể tham khảo:

Kịch bản 1: “Phương án Na Uy”– Anh rời EU và trở thành mộtthành viên của Khu vực Kinh tếchâu Âu (EEA) tương tự Na Uy.Điều này có nghĩa là Anh sẽ là mộtphần của thị trường chung EUnhưng không phải một phần củaEU. Anh sẽ phải áp dụng tất cả cácquy tắc cũng như nguyên tắc củaEEA liên quan đến kinh tế, còn cáclĩnh vực khác sẽ không chịu ảnhhưởng nhiều. Phương án này cònđược gọi là Brexit “mềm”.

Kịch bản 2: “Phương án Thụy Sĩ”– Anh sẽ rời khỏi EU và trở thànhthành viên của Hiệp hội Thương mạiTự do châu Âu (EFTA), tương tựThụy Sĩ trong mối quan hệ với EU.

Kịch bản 3: “Phương án Thổ NhĩKỳ” – Anh sẽ rời khỏi EU và chia sẻmột Liên minh thuế quan với EU,tương tự Thổ Nhĩ Kỳ.

Kịch bản 4: “Thỏa thuận thươngmại” – Sau khi Anh rời khỏi EU, haiBên có thể thiết lập một thỏa thuậnthương mại sâu rộng và toàn diện,tương tự như những gì mà Thủtướng Anh Theresa May từng đề

cập tới khi công bố chiến lượcBrexit. Một ví dụ điển hình củaphương án này là thỏa thuận tự dothương mại tương tự thỏa thuậngiữa Canada và EU, còn gọi là CETA(Hiệp định Thương mại và Kinh tếtoàn diện).

Kịch bản 5:“Brexit hoàn toàn” –Anh rời khỏi EU, và hai Bên sẽ chỉlà thành viên chung của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO). Điềuđó đồng nghĩa với việc Anh sẽkhông có mối quan hệ nào đặc biệthơn với EU so với mối quan hệgiữa nước này với bất kỳ nước nàokhác trên thế giới, hay còn gọi là“Brexit cứng”.

Ban đầu kịch bản Brexit“cứng” là điều chính phủ của Thủtướng Theresa May hướng tới. Tuynhiên, những diễn tiến gần đâytrong quá trình đàm phán và thảoluận ở Anh cho thấy mọi kịch bảnđều có khả năng xảy ra, đặc biệt làkịch bản 3, một liên minh thuếquan giữa hai Bên. Dù là theo kịchbản nào, việc Anh rời khỏi EU cũngsẽ đem lại những ảnh hưởngkhông nhỏ tới hai Bên nói riêng, vàtoàn thế giới nói chung, về cả lĩnhvực kinh tế hay chính trị.

Ngày 24/6/2016, cử tri Anh bằng lá phiếucủa mình quyết định lựa chọn nước Anhrời khỏi Liên minh châu âu.

Ngày 19/06/2017, Anh và Liên minh châuâu (EU) đã chính thức khởi động tiến trìnhđàm phán về việc đưa Anh rời khỏi EU(Brexit). kết quả của quá trình đàm phánnày sẽ định hình tương lai của EU và Anh. Tính đến 28/09/2017, đã có 04 vòng đàmphán được tiến hành, nhưng cả Anh vàLiên minh châu âu vẫn chưa đạt đượctiến bộ nào đáng kể, chủ yếu do bất đồngtrong thỏa thuận về dàn xếp thủ tục ra đi,đặc biệt là cam kết về bồi thường tàichính sau khi Anh rời khỏi EU. Sự chậmtrễ này được cho là sẽ ảnh hưởng tới lộtrình đàm phán và thời gian dự kiến Anhrời khỏi Liên minh châu âu.

Năm “kịch bản” dành cho Brexit

TIN QUỐC TẾ

S

Page 12: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

10

Liên bang Nga muốn rời khỏi WTO?

háng 8/2017, Hạ viện Ngacông bố đang cân nhắc mộtdự thảo luật mới liên quan

đến khả năng rời khỏi Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO). Đây làbước đi tiếp theo sau khi các nghịsỹ Hạ viên Nga đưa ra một báo cáocho rằng việc gia nhập và thực thicác cam kết trong WTO đang cảntrở sự phát triển của đất nước này.

Theo báo cáo này, nền kinh tếNga đang phải chịu thiệt hại dophải tuân thủ các yêu cầu củaWTO, đặc biệt là nghĩa vụ chấmdứt các trợ cấp chính phủ thườngxuyên đối với các nhà sản xuất vànghĩa vụ bảo đảm cân bằng phídịch vụ của các công ty độc quyền.Các nghị sỹ Nga cho rằng trong 5năm gia nhập WTO, tổng thiệt hạiước tính từ việc cắt bỏ hỗ trợ ngânsách là 871,3 tỷ RUB (tương đương

khoảng 13,6 tỷ USD). Chỉ riêngtrong năm 2016, thiệt hại này ướctính tương đương 4,6% GDP.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằngnguyên nhân chủ yếu dẫn tới cácthiệt hại nêu trên không đến từ tưcách thành viên WTO của Nga màlà do chính sách cấm vận của Mỹ vàphương Tây, cùng với sự rút khỏidần dần của các nguồn vốn đầu tưnước ngoài trong khoảng thời gian5 năm vừa rồi. Các ý kiến phảnbiện này cũng cho rằng ngoài báocáo của các nghị sỹ nói trên, Hạviện Nga chưa tiến hành bất cứnghiên cứu nào về tác động củaWTO trong vòng 05 năm qua, nênkhó có thể kết luận chính xác vềvấn đề này.

Cuộc tranh luận có thể sẽ cònkéo dài, bởi bản thân Hạ viện Ngacũng chưa quyết định về vấn đề

này mà mới chỉ là “đang cân nhắc”Mặc dù vậy, động thái cân nhắc rờikhỏi WTO của Liên bang Nga cũnggây quan ngại sâu sắc, bởi đây cóthể xem như một biểu hiện của chủnghĩa bảo hộ đang dấy lên thờigian gần đây.

iệp định Kinh tế và Thươngmại toàn diện EU – Canada(CETA), hiệp định thương

mại mới giữa EU và Canada, đượcký kết ngày 30/10/2016 đã có hiệulực tạm thời từ ngày 21/09/2017.Theo CETA, thuế quan đối với 98%các loại hàng hoá giữa EU vàCanada sẽ được loại bỏ ngay hoặctheo lộ trình.

CETA được xem là con đườngkết nối Liên minh châu Âu - mộttrong những thị trường lớn nhấtthế giới gồm 500 triệu dân - vớiCanada - nền kinh tế năng độnglớn thứ 10 toàn cầu. Các nhà đàmphán kỳ vọng với Hiệp định này,kim ngạch thương mại song

phương sẽ tăng thêm 12 tỷ Euromỗi năm, đồng thời nhiều công ănviệc làm mới cũng sẽ được tạo ratrên cả hai bờ Đại Tây Dương.

CETA là Hiệp định thương mạilớn đầu tiên của EU kể từ khi EUthực hiện Hiệp định thương mạivới Hàn Quốc năm 2011. Việc CETAcó hiệu lực tạm thời thể hiện quanđiểm ủng hộ cho thương mại tự dovà xu thế toàn cầu hóa của EUtrong bối cảnh làn sóng chủ nghĩabảo hộ mậu dịch có xu hướng lanrộng. Hiệp định này được kỳ vọngsẽ đặt ra tiêu chuẩn mới cho cácthỏa thuận trong tương lai giữa EUvà Nhật Bản, Australia cũng nhưNew Zealand.

Theo kế hoạch, CETA sẽ phảiđược Quốc hội tất cả các nướcthành viên EU, Canada và nghị việnmột số chính quyền khu vực thôngqua mới chính thức có hiệu lực. Đâycó thể là một tiến trình kéo dài nhiềunăm. Mặc dù vậy, việc CETA có hiệulực tạm thời ngay từ thời điểm nàycũng có thể được xem như một tínhiệu tích cực cho khả năng có hiệulực trong tương lai gần của Hiệpđịnh Thương mại tự do giữa ViệtNam và EU, hiện vẫn đang trong quátrình rà soát để ký chính thức.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

TIN QUỐC TẾ

Sau 19 năm đàm phán, Nga chính thức trởthành thành viên của Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) vào ngày 22/8/2012. Ngalà nền kinh tế lớn cuối cùng tham gia WTO,thời gian đàm phán gia nhập WTO củaNga cũng là một kỷ lục trong lịch sử củaTổ chức này.

Cho tới nay, chưa từng có nước thành viênWTO rút khỏi Tổ chức này sau khi gia nhập.

TIN QUỐC TẾ

CETA chính thức có hiệu lực tạm thời

T

H

Page 13: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

11

Châu Phi lên kế hoạch hoàn tất đàm phán hình thành CFTA

heo kế hoạch, trong nửađầu quý IV 2017, châu Phisẽ tiến tới hình thành một

Khu vực Thương mại Tự do Châulục (CFTA), dựa trên việc hợp nhấtThị trường chung Đông và Nam Phi(COMESA), Cộng đồng Đông Phi(EAC) và Cộng đồng Phát triển NamPhi (SADC) thông qua một Hiệpđịnh Ba bên.

Theo ông Francis Mangeni,Giám đốc phụ trách các vấn đềThương mại và Hải quan bên cạnhCOMESA, có 16/29 quốc gia thamgia dự án đã chính thức ký kết Hiệp

định, tính đến ngày 17/07/2017. Nội dung chính của Hiệp định

trên đã được chính thức ký kết vào10/06/2015, nhưng vẫn còn 06 Phụlục gây nhiều tranh cãi đang trongquá trình đàm phán. Sau khi hoàntất và thống nhất 03 Phụ lục vào07/07/2017 (bao gồm Nguồn gốcxuất xứ, Phòng vệ thương mại vàGiải quyết tranh chấp), tất cả cácnước thành viên đều kỳ vọngnhững trở ngại sẽ sớm được dỡ bỏvà quá trình đàm phán 03 Phụ lụccòn lại được tiến hành nhanhchóng và kết thúc trước thời hạn

cuối cùng 30/10/2017. Khu vực thương mại tự do này

được kỳ vọng sẽ xóa bỏ 60 - 85%các loại thuế ngay khi Hiệp định cóhiệu lực, đồng thời dần dần xoá bỏthuế quan theo lộ trình từ 5 - 8năm. Mục tiêu chính của CFTA làthúc đẩy thương mại và đầu tưtrong khu vực châu Phi bằng cáchnới lỏng việc trao đổi, luân chuyểnhàng hóa và con người trên lụcđịa, đồng thời cải thiện khả năngcạnh tranh, tăng trưởng kinh tếcủa châu Phi bằng cách giảm chiphí kinh doanh.

TIN QUỐC TẾ

T

Page 14: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

12 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | SỐ 8, QUý II/2017

CHUyêN ĐỀ

12

nHÌn Lại nỬa THẾ KỶ

Asean

Page 15: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

SỐ 8, QUý II/2017 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | 13

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

13

Ngày 8/8/2017 là cột mốc đầy ý nghĩa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), đánh dấu “tuổi 50” của tổ chức khu vực mà Việt Nam là một thành viên.Chặng đường nửa thế kỷ vừa qua của ASEAN cũng là giai đoạn lịch sử ghi dấunhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị của 10 quốc gia thành viên.50 năm chung sống, góp sức để cùng phát triển và hòa nhập của ASEAN đã manglại những quả ngọt cho kinh tế, xã hội của khu vực này. 50 năm kinh nghiệm cũngsẽ giúp ASEAN tự tin hơn để bước tiếp trên con đường này, trong một thế giớinhiều biến động và đầy thách thức như hiện nay.

gày 08/08/1967, tại Bangkok,sau lễ ký và cái bắt tay của lãnhđạo năm quốc gia sáng lập (TháiLan, Malaysia, Indonesia, Philip-pines và Singapore), Hiệp hộicác quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) đã chính thức được

thành lập. Mục tiêu mà ASEAN hướng tới cũng là mụctiêu mà tất cả các nước thành viên mong muốn, thiếtlập một không gian hợp tác, phát triển về kinh tế, chínhtrị, văn hóa và xã hội chung cho các nước trong khu vực,từ đó hội nhập sâu hơn cùng thế giới. Tính đến nay, sau50 năm tồn tại và phát triển, số thành viên của ASEANđã tăng gấp đôi, bao gồm tất cả 10 quốc gia trong khuvực ASEAN (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,Philippines, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào, và Cam-puchia). ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực lớntrên thế giới, với trên 625 triệu dân cùng tổng thươngmại nội khối trên một nghìn tỷ USD.

Trải qua nhiều mốc lịch sử, ASEAN giờ đã có một Hiếnchương ASEAN và phát triển thành Cộng đồng ASEAN.ASEAN hiện là “nền kinh tế” lớn thứ 6 của thế giới vàthứ 3 châu Á với GDP đạt 2.550 tỷ USD trong năm 2016.

Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/07/1995, trở thànhthành viên thứ 7 của ASEAN. Sau hơn 22 năm là mộtphần của ASEAN, Việt Nam đã tham gia sâu rộng, toàn

diện vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là hợptác kinh tế, đóng góp ý nghĩa vào sự vươn lên ngàycàng lớn mạnh của ASEAN. Theo chiều ngược lại,ASEAN cũng là một nhân tố quan trọng giúp Việt Namduy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thời gianqua với vị trí thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất xứ ViệtNam lớn thứ 4 năm 2016 (sau Hoa Kỳ, EU và TrungQuốc). Từ góc độ kinh tế, với 06 Hiệp định thươngmại tự do trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác,ASEAN là khởi nguồn, cũng là then chốt cho công cuộchội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kimngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-ASEAN tăng gấp 7 lầnsau hơn 20 năm trở thành viên của khối này. Riêngnăm 2016, xuất khẩu từ Việt Nam sang các nướcASEAN đạt gần 17,45 tỷ USD, tăng 6,8 lần với tốc độtăng bình quân 10% năm. Nhập khẩu từ ASEAN vàoViệt Nam năm 2016 đạt 24,04 tỷ USD, tăng 7,2 lần sovới năm 1996.

Sau gần 50 năm hình thành và phát triển, với cột mốcquan trọng là sự hình thành của Cộng đồng Kinh tếASEAN vào cuối năm 2015, ASEAN đã đạt được nhiềuthành tựu đáng ghi nhận và đang tiếp tục nỗ lực xâydựng một Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển toàndiện và vững mạnh dù còn nhiều khó khăn, thách thức.Bài viết dưới đây phân tích những thành tựu ASEAN đãđạt được và những thách thức chủ yếu còn tồn tại.

n

Page 16: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

14

Trong suốt chặng đường nửa thế kỷ hợp tác và pháttriển, ASEAN đã ghi nhận nhiều thành tựu trên tất cảcác lĩnh vực, có thể tóm tắt ở 03 điểm lớn sau:

MộT Mô HìNH LiêN KếT KHU VựC HiệU qUả

Từ một mô hình liên kết lỏng lẻo, trải qua 50 năm,vượt qua những khó khăn đến từ sự khác biệt trongthể chế chính trị, văn hóa, ASEAN đến nay đã trởthành một mô hình liên kết khu vực chặt chẽ, có kếhoạch, mục tiêu và lộ trình thực hiện cụ thể, góp phầnduy trì, ổn định khu vực và tạo ra môi trường hòa bìnhcho người dân sinh sống và phát triển. Đặc biệt, từ31/5/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức hìnhthành với ba trụ cột gồm Cộng đồng Chính trị-An ninhASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Vănhóa-Xã hội ASEAN. Dấu mốc này là sự chuyển mìnhmang tính bước ngoặt, tạo nền tảng cho những bướcphát triển quan trọng khác của ASEAN sau này.

Từ góc độ “đối nội”, “đồng thuận” là nhân tố quantrọng nhất, đóng vai trò nền tảng then chốt cho sự bềnvững và liên kết nội bộ của ASEAN. Nguyên tắc này đãđược thực hiện từ những ngày đầu của ASEAN vàchính thức được ghi nhận trong Điều 20 của Hiếnchương ASEAN. Theo nguyên tắc này, “mọi quyếtđịnh của ASEAN chỉ được thông qua khi nhận đượcđồng thuận của tất cả các thành viên. Khi không đạtđược đồng thuận, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽđưa ra các quyết định cụ thể...” Nguyên tắc này chophép đảm bảo không một quốc gia thành viên nào bịgạt ra ngoài lề hay bị buộc phải tuân theo đa số trongnhững vấn đề quan trọng của ASEAN. Bằng nguyêntắc này, các quyết sách của ASEAN sẽ được ban hànhdựa trên tham vấn, thuyết phục và đối thoại là chính;mức độ ràng buộc thấp, tiến dần từng bước, khôngchỉ trích đích danh các thành viên khác, bình đẳng vềnghĩa vụ và quyền lợi...

Đây là phương thức hoạt động không giống với bất kỳtổ chức, diễn đàn nào trên thế giới. Lấy ví dụ về Liênminh châu Âu (EU), tổ chức khu vực bền vững và có

Thành tựu

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Page 17: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

15

tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới rất hay được so sánhvới ASEAN. EU được hình thành với định hướng trởthành một cơ quan siêu quốc gia với cơ quan thườngtrực là Ủy ban châu Âu, xóa mờ ranh giới các nướcthành viên và đưa ra quyết định theo nguyên tắc đa sốphiếu. Trong khi đó ASEAN được thiết lập như một tổchức liên chính phủ thuần túy, tôn trọng chủ quyềnvà tiếng nói của các nước thành viên bằng nguyên tắcđồng thuận trong các quyết định. Trong khi phươngthức hình thành của EU giúp Liên minh này đạt đượcnhững bước tiến vượt bậc và nhanh chóng về cả kinhtế lẫn chính trị, nó cũng tiềm tàng những mâu thuẫnkhi các quốc gia muốn quyền kiểm soát đối với một sốcác vấn đề nhất định. Trong chiều ngược lại, mô hìnhcủa ASEAN tuy rằng khiến tổ chức này tăng trưởngdần dần và chậm rãi hơn EU, nhưng lại duy trì tính ổnđịnh và bền vững hơn, phù hợp với môi trường cácnước Đông Nam Á với nhiều nền văn hóa, chính trị đadạng và khác biệt.

Từ góc độ “đối ngoại”, để đảm bảo sự tôn trọng vớicác nước lớn ngoài khu vực, ASEAN đã xây dựng

thành công hàng loạt cơ chế để can dự với các nướclớn theo hướng có lợi cho ASEAN. Đồng thời, ASEANcũng chuyển hóa thành công các nguyên tắc và chuẩnmực cơ bản trong quan hệ quốc tế được thừa nhậnrộng rãi, thành các giá trị cốt lõi của Hiệp hội, như tôntrọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệpcông việc nội bộ của các quốc gia, giải quyết hòa bìnhcác tranh chấp trong khu vực...

MộT CộNg ĐồNg KiNH Tế gắN KếT

Xuất phát điểm là vùng trũng của kinh tế thế giới cáchđây 50 năm, cho đến nay ASEAN đã vươn mình trởthành một cộng đồng kinh tế đứng thứ 6 thế giới vớiGDP đạt hơn 2.500 tỷ USD/năm, duy trì tốc độ tăngtrưởng đạt 4,7%/năm. Đến năm 2050, ASEAN đượcdự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu.Dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triểnkinh tế ASEAN là việc hình thành Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC) ngày 31-12-2015. AEC thể hiện quyết tâmhiện thực hóa mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị

Page 18: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

16

trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sức cạnhtranh cao, phát triển kinh tế cân bằng và hội nhập đầyđủ nền kinh tế toàn cầu của 10 nước thành viên. Chotới nay, “vốn liếng” mà AEC đang có là 03 Hiệp địnhtự do hóa trong các lĩnh vực thương mại Hàng hóa,thương mại Dịch vụ và Đầu tư.

Về thương mại hàng hóa, trên cơ sở Hiệp định Thươngmại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến hết năm 2016,ASEAN đã xóa bỏ thuế nhập khẩu với 96,01% tổng sốdòng thuế. Trong đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu củacác nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Sin-gapore, Thái Lan và Philippines) là 99,2%; và của bốnnước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia (CLMV)là 90,9%. Đến năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩucủa các nước ASEAN-6, CLMV và trung bình ASEAN sẽlần lượt là 99,2%, 97,81% và 98,67%.

Về thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp địnhkhung về Dịch vụ ASEAN (AFAS), ASEAN đã có 09 Góicam kết về thương mại dịch vụ chung, 07 Gói cam kết

về dịch vụ tài chính, 07 Gói cam kết về dịch vụ vận tảihàng không, với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơnso với các cam kết trong khuôn khổ WTO.

Về đầu tư, các thành viên ASEAN đã nỗ lực loại bỏ dầncác biện pháp bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư Toàndiện ASEAN (ACIA) ký vào năm 2009, hướng tới mụctiêu xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn với các biệnpháp xúc tiến, thúc đẩy, và thuận lợi hóa đầu tư. Bêncạnh đó, các thành viên ASEAN đã hoàn thành việcxây dựng Khuôn khổ ASEAN về hội nhập ngân hàngvới các biện pháp hài hòa hóa quy định và tiêu chuẩnngân hàng, tăng cường kết nối các thị trường chứngkhoán trong và ngoài khu vực.

Về tự do lưu chuyển tay nghề, tính đến nay, ASEANđã ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về bằngcấp và tư cách hành nghề đối với 8 ngành dịch vụ(điều dưỡng, hành nghề y, nha khoa, kế toán, kỹ sư,kiến trúc, khảo sát và du lịch), thông qua Khung thamchiếu trình độ ASEAN (AQRF) và thực thi Hiệp định

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Page 19: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

17

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) nhằm tạo ra cơchế hiệu quả, hướng tới tự do lưu thông của lao độngcó tay nghề trong ASEAN.

Ngoài ra, ASEAN đã và đang xây dựng nhiều chínhsách liên kết khác trong những lĩnh vực nổi bật hiệnnay để đưa ASEAN thành một khu vực kinh tế có sứccạnh tranh cao, ví dụ như bảo vệ người tiêu dùng, tăngcường hợp tác về thương mại điện tử, phát triển cơ sởhạ tầng, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụngthực tiễn sản xuất tốt nhất và tiêu chuẩn quốc tế.

MộT KHU VựC Hội NHậP SâU rộNg Với THế giới

Song song với việc tích cực hội nhập nội khối, ASEANluôn chú trọng việc xây dựng một ASEAN mở cửa, hộinhập vào nền kinh tế toàn cầu. ASEAN đã có 05 Hiệpđịnh Thương mại tự do (FTA) với 6 đối tác kinh tếtrong khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn

Độ, Australia và New Zealand; triển khai đàm phánFTA ASEAN-Hong Kong (đã kết thúc đàm phán vàocuối tháng 7 vừa qua). ASEAN cũng đang tích cực đàmphán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) với 6 đối tác trên.

Với các cam kết tự do hóa thuế quan, tăng cường hộinhập về dịch vụ, bảo hộ đầu tư nước ngoài… các Hiệpđịnh FTA này đã giúp ASEAN đẩy mạnh quá trình mởcửa hội nhập toàn cầu, phát triển thị trường xuất nhậpkhẩu, phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn,nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời làm cho môitrường đầu tư ASEAN ngày càng trở nên hấp dẫn hơndưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng tích cực triển khai quan hệhợp tác kinh tế với các đối tác chiến lược quan trọngkhác như Hoa Kỳ, EU, Canada, Liên bang Nga bằngnhiều dự án hợp tác tập trung vào những nội dung cácbên cùng quan tâm như kinh tế thương mại, đầu tưquốc tế, hay phát triển năng lực quốc gia.

Page 20: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

18

Thách thức

Cho dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trongchặng đường hoạt động 50 của mình, Cộng đồngASEAN vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trướcđể có thể thực sự trở thành một tổ chức liên kết khuvực vững mạnh. Có ít nhất bốn thách thức chính đượcchỉ ra đối với ASEAN trong thời gian tới.

MộT ASEAN THốNg NHấT NHưNgLại Có CHêNH LệCH TrONg KHOảNgCÁCH PHÁT TriểN giữA CÁC NướC

THàNH ViêN

Khoảng cách phát triển trong từng nước ASEAN vẫn cósự chênh lệch rất lớn. Cụ thể, GDP bình quân của nướcgiàu nhất trong khu vực cao gấp 43 lần nước nghèonhất. Điều này trở thành một trong những rào cản lớnnhất của ASEAN trên lộ trình xây dựng và phát triểnnhằm đạt được những mục tiêu chung.

Một ví dụ tiêu biểu về ảnh hưởng tiêu cực của nhân tốtrên là về vấn đề dịch chuyển lao động. Sự chênh lệchvề thu nhập trung bình giữa các nước ASEAN có thể tạora các vấn đề về di chuyển lao động nội khối. Nguồn laođộng chất lượng cao sẽ đổ dồn về các quốc gia có thunhập bình quân lớn, trong khi các nước có thu nhậpbình quân thấp hơn sẽ chủ yếu chỉ còn nguồn lao độngvới kỹ năng và chất lượng trung bình, gây ảnh hưởngđến việc phát triển kinh tế đất nước.

Sự chênh lệch được thể hiện rõ nhất ở hầu khắp cáclĩnh vực giữa hai nhóm nước: Nhóm 6 nước thành viênASEAN ban đầu (còn gọi là ASEAN-6) và bốn nước hộinhập sau là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng này, ASEAN đã phải chuyểnsang sử dụng phương thức “ASEAN-x,” theo đó chophép một số quốc gia thành viên có trình độ phát triểnkinh tế cao hơn, hội nhập sâu rộng hơn, có thể đi trướctrong tiến trình xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế,thương mại. Các quốc gia hội nhập sau, khi nào có đủđiều kiện sẽ tham gia sau.

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Page 21: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

19

Nói cách khác, ASEAN đã chấp nhận một tiến trìnhhội nhập khu vực không đồng đều, đa tốc độ để đảmbảo lợi ích của mỗi nước thành viên. Tuy nhiên, điềunày có thể dẫn tới phân hóa ASEAN thành hai, ba tầngnấc khác biệt nhau, ảnh hưởng đến mục tiêu pháttriển chung Cộng đồng ASEAN, đồng thời làm gia tăngthêm sự chênh lệch trong phát triển giữa các nướcthành viên.

NgUyêN TắC ĐồNg THUậN VàNHữNg BấT CậP TrONg HàNg ràO

PHi THUế qUAN

Dù trong lộ trình phát triển của AEC đã cơ bản xóa bỏtất cả dòng thuế thương mại hàng hóa, nhưng vẫn cònnhiều rào cản phi thuế quan còn tồn tại, trở thànhchướng ngại đáng kể trong quá trình liên kết kinh tếkhu vực. Do vậy, cần có biện pháp giảm thiểu hoặc loạitrừ hiện tượng này để ASEAN mở rộng không gian chophát triển tự do hóa thương mại.

Tuy nhiên, quá trình cải thiện tình trạng này đang gặpphải nhiều khó khăn. Lý do chính là bởi các nước thànhviên ASEAN đều có xu hướng cố gắng bảo vệ lợi ích củamình trước khi cân nhắc đến lợi ích chung của khu vực,trong khi nguyên tắc đồng thuận đòi hỏi mọi quyết địnhcủa ASEAN phải có đồng thuận của tất cả thành viên.Nói cách khác, khi Cộng đồng ASEAN đang dần chuyểnsang hướng tập trung kinh tế, nguyên tắc đồng thuậncủa tổ chức này cũng dần bộc lộ ra những điểm yếu củamình.

Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, có một số ýkiến cho rằng đã đến lúc ASEAN cần xem xét lại cácnguyên tắc hoạt động cơ bản của mình, trong đó cónguyên tắc đồng thuận, để thích ứng với sự thay đổicủa xu hướng phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để đạtđồng thuận trong sửa đổi quy định Hiến chươngASEAN về nguyên tắc đồng thuận lại là cả một vấn đềlớn. Ngoài ra, nguyên tắc quyết định theo đa số sẽ cótác động như thế nào trong bối cảnh ASEAN khác biệtlớn về quan điểm, lợi ích, dân tộc, tôn giáo, văn hóa,hệ thống chính trị, tốc độ phát triển...

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Page 22: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

20

ASEAN CHưA THựC Sự Hội NHậP ởCấP Độ Người DâN, DOANH NgHiệP

Trong khi ASEAN đang nỗ lực xây dựng một cộng đồngthực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trọngtâm thì hiểu biết của người dân, các doanh nghiệpASEAN và các doanh nghiệp đang làm ăn hoặc mongmuốn làm ăn với ASEAN còn nhiều hạn chế và chưađồng nhất. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc huyđộng sự ủng hộ và tham gia rộng rãi của nhân dân cácnước vào quá trình xây dựng cộng đồng chung.

Cụ thể, theo số liệu khảo sát từ Ban thư ký ASEAN, chỉcó khoảng hơn 10% doanh nghiệp Việt Nam thực sựhiểu về AEC. Trong đó, có rất ít doanh nghiệp đặt mụctiêu ASEAN là thị trường xuất khẩu trọng tâm. Đây làmột sự lãng phí không nhỏ khi ASEAN là một trongnhững đối tác chiến lược lớn nhất của Việt Nam vớinhiều điều kiện và chính sách ưu đãi đặc biệt so với cácthị trường đối tác khác. Do vậy, việc tuyên truyền vànâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp vềnhững cơ hội và thách thức do Cộng đồng ASEAN manglại là điều rất cần thiết hiện tại, trong bối cảnh Việt Namngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực; đồng thờicác doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động tìmhiểu, nghiên cứu các cơ hội ở thị trường rộng lớn vànhiều tiềm năng này trong chiến lược phát triển kinhdoanh của mình.

Ví dụ, dự kiến cuối năm nay, các nước tham gia đàmphán sẽ toàn tất cơ bản Hiệp định Đối tác Toàn diện(RCEP), mở ra cơ hội một không gian thị trường rộnglớn hơn ở Châu Á- Thái Bình Dương. Vì vậy, các nướcASEAN, các doanh nghiệp ASEAN cần có những hànhđộng cụ thể chuẩn bị kỹ càng để tận dụng tối đa cơ hộinày, bằng cách cơ bản là nâng cao hiểu biết về RCEP.

NHữNg CảN Trở Từ CÁC xU HướNg CHíNH Trị Và KiNH Tế TrêN THế giới

Trên thế giới hiện nay đang xuất hiện các biểu hiện củachủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt ở các nền kinh tếlớn là đối tác của ASEAN, đi ngược lại chủ trương hộinhập, ủng hộ tự do hóa toàn cầu của ASEAN. Đây làmột thách thức lớn hiện nay trên thế giới nói chung, vàvới ASEAN nói riêng trong việc tiếp tục triển khai cácchính sách khu vực mở tăng cường hội nhập, liên kếtkhu vực và toàn cầu của Hiệp hội này.

Bên cạnh đó, vị trí địa lý trọng yếu của ASEAN cũngkhiến khu vực này ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột vàbị tác động chính trị từ các nước lớn trên thế giới, gâybất ổn khu vực và phân tán nguồn lực có thể tập trungcho hoạt động phát triển của các nước.

CHUyêN ĐỀ DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 9, Quý III/2017

Page 23: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm
Page 24: Quý III/2017 Số 9 tin DN va TDHTM 9.pdfBản tin hy vọng mang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùng doanh nghiệp chủ động tìm

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam