6
Phật giáo cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường nên không có cái gọi là bản ngã, không có thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự biến hoá ấy là thường hữu. Phật giáo xuất phát từ con người để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vì thế mới có câu “ người ta là một cái tiểu vũ trụ” trong cái đại vũ trụ là trời đất. Nó không xuất phát từ cái trừu tượng để tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của vũ trụ mà xuất phát từ cái trừu tượng để nhận thức sự huyền đồng của con người trong vũ trụ. Sở dĩ đạo Phật đặt trọng tâm vào con người trước là bởi vì đạo Phật cho rằng con người biết được mình thì sẽ biết rõ được trời đất, vạn vật. Nhà Phật cho rằng “lý sự vô ngại”, nghĩa là cái lý siêu hình của vũ trụ, vạn vật cùng các sự vật trên đời không phải là hai , không có sự ngăn cách, và việc của trời đất và việc của con người không phải là không liên hệ với nhau. Thông hiểu được cái huyền diệu của bản thân thì cũng thông hiểu được cái lẽ huyền diệu của trời đất, vũ trụ. Quan niệm vô thường, vô ngã của đạo Phật đã thấm vào tư duy của người Việt nam. Đó là kiểu tư duy tổng quan tức là loại tư duy tổng hợp một cách quân bình. Đó là thứ tư duy “động”, từ cái “có” qua cái “không” và từ cái “không” qua cái “có”. Nó bao giờ cũng hàm chứa mâu thuẫn: có mà không, không mà có. Tâm hồn người Việt luôn bị cái triết lý “vô thường” của Phật giáo chi phối nên mọi cảnh tượng thực mà hư, hư mà thực. Theo Phật giáo, mọi việc trên đời đều luôn luôn động. Do động nên mất quân bình nhưng mất quân bình chỉ là tạm thời để tìm lại quân bình. Luật quân bình là luật của tạo hoá để duy trì sự sống. Quân bình là không thái quá, không bất cập. Bởi thế, trong tư duy của người Việt, trong trời đất không có gì là thái quá mà trường tồn vĩnh cửu được. Đứng trước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Quan Trong - Chua Copy

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Quan Trong - Chua Copy

Citation preview

Page 1: Quan Trong - Chua Copy

Phật giáo cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường nên không có cái gọi là bản ngã, không có thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự biến hoá ấy là thường hữu.

Phật giáo xuất phát từ con người để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vì thế mới có câu “ người ta là một cái tiểu vũ trụ” trong cái đại vũ trụ là trời đất. Nó không xuất phát từ cái trừu tượng để tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của vũ trụ mà xuất phát từ cái trừu tượng để nhận thức sự huyền đồng của con người trong vũ trụ. Sở dĩ đạo Phật đặt trọng tâm vào con người trước là bởi vì đạo Phật cho rằng con người biết được mình thì sẽ biết rõ được trời đất, vạn vật. Nhà Phật cho rằng “lý sự vô ngại”, nghĩa là cái lý siêu hình của vũ trụ, vạn vật cùng các sự vật trên đời không phải là hai , không có sự ngăn cách, và việc của trời đất và việc của con người không phải là không liên hệ với nhau. Thông hiểu được cái huyền diệu của bản thân thì cũng thông hiểu được cái lẽ huyền diệu của trời đất, vũ trụ.

Quan niệm vô thường, vô ngã của đạo Phật đã thấm vào tư duy của người Việt nam. Đó là kiểu tư duy tổng quan tức là loại tư duy tổng hợp một cách quân bình. Đó là thứ tư duy “động”, từ cái “có” qua cái “không” và từ cái “không” qua cái “có”. Nó bao giờ cũng hàm chứa mâu thuẫn: có mà không, không mà có. Tâm hồn người Việt luôn bị cái triết lý “vô thường” của Phật giáo chi phối nên mọi cảnh tượng thực mà hư, hư mà thực. Theo Phật giáo, mọi việc trên đời đều luôn luôn động. Do động nên mất quân bình nhưng mất quân bình chỉ là tạm thời để tìm lại quân bình. Luật quân bình là luật của tạo hoá để duy trì sự sống. Quân bình là không thái quá, không bất cập. Bởi thế, trong tư duy của người Việt, trong trời đất không có gì là thái quá mà trường tồn vĩnh cửu được. Đứng trước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thế giới quan và lối tư duy tổng hợp của người Việt nam đã mang lại những thuận lợi nhất định bởi nó đặc tính rất linh hoạt. Điều này có thể coi là thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy.

Phật giáo đã nhìn thấy mối quan hệ cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân quả. Nhấn mạnh đến tính nhân quả, Phật giáo muốn hướng con người vào việc hướng thiện, làm việc tốt ở đời này để đem lại phúc đức cho gia đình và người thân. Ảnh hưởng của quan niệm này lớn đến mức mà chính nó đã biến thành quan niệm thế giới quan và nhân sinh quan của đại đa số người Việt. Người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả ấy” hay “gieo gió thì gặp bão”. Quan điểm nhân quả của Phật giáo xét về mặt nào đó, có ý nghĩa tích cực nhất định. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Nó chống lại những tư tưởng sống gấp, chết là hết, v.v.

Thứ nhì, Đạo Phật còn đưa ra thuyết Tứ diệu đế . Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh của đạo Phật. Đó là 4 chân lý cơ bản về cuộc sống và thái độ của con người trong cuộc sống: Khổ đế, Tập đế, Diệu đế và Đạo đế. ? Khổ đế là chân lý về bản chất của sự khổ trên đời. Theo Đức phật, cái mà chúng ta gọi là “cái tôi”, “cá nhân” chỉ là sự kết hợp của “ngũ uẩn”, tức 5 nhóm các năng lực vật và chất tinh thần, bao gồm :

Page 2: Quan Trong - Chua Copy

• Sắc uẩn: tập hợp những yếu tố vc cấu thành thân thể người ta gồm các giác quan, tay chân và ngũ tạng.

• Thụ uẩn: gồm các cảm thụ nảy sinh khi ngũ quan và cơ quan tinh thần tếp xúc với thế giới bên ngoài.

• Tưởng uẩn: là nhóm những tri giác tưởng tượng cũng bắt nguồn từ quan hệ của sáu năng lực của con người với thế giới bên ngoài.

• Hành uẩn: chứa tất cả những hành vi, ý muốn.

• Thức uẩn: là ý thức, hiểu biết.

Các yếu tố trong mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác, cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc thế giới bên ngoài.

Mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều thay đổi từng giây từng phút. Cuộc đời chính bản thân nó cũng là một sự vận động, một sự hóa thành liên tục và thay đổi không ngừng.

Trong Tập đế, đức Phật đã nêu nguyên nhân của những nỗi khổ là lòng ham muốn. Nguồn gốc của lòng ham muốn là sự không hiểu biết và lần lượt trải qua một hệ thống của những mối liên hệ nhân quả nhiều cung bậc gọi là “thập nhị nhân duyên”, gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Mười hai nhân duyên là quy luật tương tác của quan hệ nhân quả ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu còn vô minh, mê muội, u tối, vọng động thì còn có điều kiện và nhân tố sinh ra mọi biểu hiện của nghiệp và khổ. Phật giáo cho rằng quá trình sống hiện tại là kết quả của những ý muốn sinh sống ích kỷ đã có trong những lần sinh sống trước đó và những ý muốn sinh sống ích kỷ hiện nay là nguyên nhân của những quá trình sinh sống sau này. Quan niệm này, trong một phạm vi nhỏ, đã nói lên vai trò nội tâm của con người. Phật giáo là một học thuyết về tâm. Cái tâm con người là vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó chính là tinh thần, ý thức, là cái phân biệt sự khác nhau giữa con người và động vật. Trong môi trường quản lý hiện đại, người quản lý, lãnh đạo giỏi cũng chính là người biết thu phục nhân tâm con người. Nếu người lãnh đạo biết đoàn kết mọi người sẽ tạo nên được sức mạnh cộng hưởng của tập thể. Lịch sử cũng đã chứng minh khi nào dân tộc ta đồng tâm hiệp lực thì sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn vượt qua bao khó khăn, hiểm hoạ . Và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong đó có sự đóng góp của Phật giáo.

Sau Tứ diệu đế, Phật còn dùng khái niệm “Giải thoát” và “Niết bàn” và để nói tới hướng đi tới, mục đích của đời người. Suốt đời Phật Thích ca Mâu ni đã dốc tâm tu luyện và truyền đạo chính là để mưu cầu sự giải thoát của chính mình và đem lại sự giải thoát cho mọi người. Phật giáo đã chỉ ra con đường để đi đến chỗ giác ngộ, giải thoát bằng cách thực hiện 8 con đường đúng (bát chánh đạo) trong các lĩnh vực: nhận thức (chính kiến, chính tư duy); lời nói, việc làm (chính ngữ, chính nghiệp); việc mưu sinh (chính mạng, chính tịnh tiến) và sự tu luyện (chính niệm, chính định). Trên 8 con đường đúng, bản thân chúng ta là người quyết định sự tiến bộ

Page 3: Quan Trong - Chua Copy

của mình. Kinh Phật dạy “ Các đức Như lai chỉ làm công việc chỉ đường vạch lối mà thôi còn từng người phải tự mình tìm đến, chứ không ai đi hộ người khác được”. Đạo Phật còn đề ra những phương pháp trên con đường thực hành tu luyện là “Ngũ giới” là “Lục độ” - đó chính là cụ thể hoá của Bát chính đạo, nghĩa là những tiêu chuẩn đạo đức và trí tuệ cụ thể để mọi tín đồ noi theo và đạt tới theo hướng tiến lên cõi Niết bàn và Giải thoát.

Giá trị của học thuyết Phật giáo cũng như các học thuyết phương Đông khác thể hiện ở chỗ là nó cụ thể hoá thành hành động để mọi người thực hiện được nó ngay bản thân, áp dụng được trong đời sống hàng ngày. Phật dạy về “Giải thoát” và “Niết bàn” thì cũng không hoàn toàn chỉ là những tiêu đích lý tưởng xa xôi trong tương lai mà chủ yếu là Phật muốn nhắn nhủ chúng ta phải sống và hành động như thế nào ngay trong hiện tại. Phật giáo cho rằng việc nghiên cứu về chân tướng của sự vật phải mang lại cho đời sống hiện tại một nguồn vui bất diệt, làm cho tâm hồn con người vượt lên trên mọi ham muốn và lo sợ. Bởi vậy, Phật giáo xem xét chân xác của một giáo lý bằng cách kiểm xét lại đời sống thực tế của người xây dựng giáo lý, coi nói và làm của họ có ăn khớp nhau không. Đối với Phật giáo, giáo lý và đời sống chỉ là một chứ không phải hai việc khác nhau. Tri là cái “minh giác của tâm”, hành là cái “phát động của tâm” và triết lý sống của người Việt luôn coi “tri hành hợp nhất” cũng phù hợp với quan niệm của Phật giáo.

Qua căn bản tư tưởng của đạo Phật và qua những khái niệm cơ bản của học thuyết, ta thấy đạo Phật tràn đầy tinh thần nhân ái, nhân đạo. Đó chính là tinh thần từ bi, hỉ xả, là sự yêu thương, quý trọng con người, thông cảm với những nỗi đau của con người, muốn giải phóng cho con người ra khỏi mọi đau khổ, áp bức, bất công, là lòng mong muốn nâng cao giá trị con người, năng lực của con người để họ tự chiến thắng hay vạch ra con đường để “cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn”. Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một điển hình về một nhân cách cao đẹp của lòng nhân ái, suốt đời hy sinh thân mình vì hạnh phúc của toàn thể loài người.

Tư tưởng nhân ái nhân đạo trong Triết học Phật giáo lại rất gần với truyền thống của người Việt, của dân tộc Việt nam. Đó là tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, là sự đồng cảm giúp đỡ nhau trong hoạn nạn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, là “tình làng nghĩa xóm”, là nghĩa “đồng bào”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương- người trong một nước phải thương nhau cùng” .v.v. Chính vì vậy mà Phật giáo đã làm giàu thêm truyền thống nhân từ, mong làm điều lành, lánh dữ của con người Việt nam.

Page 4: Quan Trong - Chua Copy

Nói tóm lại, học thuyết của Phật giáo là một học thuyết vì con người, xuất phát từ cuộc sống thực tiễn của con người. Đó là một học thuyết mang tính thực tế chứ không phải là mê tín, không phải yếm thế, không phải thần bí. Trong triết học Phật giáo tồn tại những giá trị tư tưởng tích cực, có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người cho đến nay. Tuy nhiên ngày nay đứng trên đỉnh cao của sự hiểu biết được tích luỹ và những kinh nghiệm lịch sử phong phú , chúng ta cần thiết phải xem xét lại nhiều điểm trong giáo lý nhà Phật cũng như cần thiết phải xem xét lại những hệ thống tư tưởng của các tôn giáo khác. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải chắt lọc, bảo tồn và phát triển những yếu tố tích cực của thế giới quan để góp phần hoàn thành nhiệm vụ nâng cao đời sống con người và phát triển xã hội.