40
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÂM THỊ THU HIỀN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o--------

LÂM THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ NHÂN LỰC

TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2017

Page 2: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o--------

LÂM THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ NHÂN LỰC

TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LƢU QUỐC ĐẠT

Hà Nội – 2017

Page 3: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự

hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lƣu Quốc Đạt - Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học

Quốc gia Hà Nội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và

chƣa công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào. Những số liệu phục vụ cho việc

phân tích, đánh giá đƣợc tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu

của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2017

Tác giả luận văn

Lâm Thị Thu Hiền

Page 4: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới

tất cả các cơ quan và cá nhân và đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học

tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô và các cán bộ

công chức của Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi về

mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lƣu Quốc Đạt

đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh

Phú Thọ đã tin tƣởng cử tôi tham gia học Khóa đào tạo Thạc sĩ Quản lý Kinh tế.

Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những ngƣời đã

luôn tạo mọi điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2017

Tác giả luận văn

Lâm Thị Thu Hiền

Page 5: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG ......... 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhân lực ...................................... 5

1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân lực trong tổ chức.......................... 5

1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về vấn đề quản lý nhân lực tại tổ chức .................. 6

1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................... 8

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực ....................... 8

1.2.1. Khái quát chung về nhân lực ......................................................................... 8

1.2.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực ................................................................ 11

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số Sở Khoa học và Công nghệ ......... 24

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Sở Khoa học công nghệ Nghệ An ........... 24

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Sở Khoa học công nghệ tỉnh

Thanh Hoá ........................................................................................................... 25

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra .......................................................................... 26

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.

2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ........................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp thông qua khảo sátError! Bookmark

not defined.

2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ........ Error! Bookmark not defined.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu khác ....................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................ Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ...................... Error! Bookmark not defined.

Page 6: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

2.2.3. Phương pháp phân tích ............................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ ......................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Tổng quan Sở Khoa học và Công nghệ Phú ThọError! Bookmark not

defined.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............. Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .............................. Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................ Error! Bookmark not defined.

3.1.4. Thực trạng nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ ............. Error!

Bookmark not defined.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ

............................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Phân tích công việc ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Hoạch định nguồn nhân lực ........................ Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Công tác tuyển dụng ................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Sử dụng nhân lực ........................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực ..... Error! Bookmark not defined.

3.2.6. Chính sách đãi ngộ ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.7. Kiểm tra, đánh giá nhân lực ....................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ

Phú Thọ ................................................................. Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Về ưu điểm .................................................. Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG

TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

4.1. Định hƣớng quản lý nhân sự tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ . Error!

Bookmark not defined.

Page 7: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

4.1.1. Về công tác quản lý, điều hành ................... Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Công tác nhân sự - đào tạo ......................... Error! Bookmark not defined.

4.1.3. Các hoạt động nghiệp vụ khoa học công nghệError! Bookmark not

defined.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ

Phú Thọ ................................................................. Error! Bookmark not defined.

4.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................ Error! Bookmark not defined.

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Sở Khoa học và

Công nghệ Phú Thọ .............................................. Error! Bookmark not defined.

4.3. Kiến nghị ........................................................ Error! Bookmark not defined.

4.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ...... Error! Bookmark not defined.

4.3.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ........... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 28

Page 8: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

2 BHXH Bảo hiểm xã hội

3 BHYT Bảo hiểm y tế

4 BT Bố trí nhân lực

5 CNVC Công nhân viên chức

6 DB Đề bạt bổ nhiệm nhân lực

7 DG Công tác đánh giá

8 DT Công tác đào tạo

9 ĐVT Đơn vị tính

10 HĐLĐ Hợp đồng lao động

11 KHCN Khoa học công nghệ

12 KH và CN Khoa học và công nghệ

13 LT Mức lƣơng thƣởng và chế độ đãi ngộ

14 NNL Nguồn nhân lực

15 TCHC Tổ chức hành chính

16 TD Tuyển dụng nhân lực

Page 9: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 2.1 Nội dung biến quan sát 29

2 Bảng 3.1 Số lƣợng và cơ cấu nhân lực qua 3 năm 2013-2015 46

3 Bảng 3.2 Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi qua 3 năm 2013-2015 47

4 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực theo giới tính qua 3 năm 2013-2015 47

5 Bảng 3.4 Cơ cấu nhân lực theo ngạch qua 3 năm 2013-2015 48

6 Bảng 3.5 Cơ cấu nhân lực theo trình độ qua 3 năm 2013-2015 49

7 Bảng 3.6 Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề qua 3 năm 2013-2015 50

8 Bảng 3.7 Trình độ tin học và ngoại ngữ qua 3 năm 2013-2015 51

9 Bảng 3.8 Định biên nhân lực tại Sở KHCN Phú Thọ 54

10 Bảng 3.9 Đánh giá của CBCNVC về công tác bố trí nhân lực 54

11 Bảng 3.10 Kết quả tuyển dụng qua 3 năm 2013-2015 59

12 Bảng 3.11 Kênh tuyển dụng tại Sở Khoa học công nghệ Phú Thọ 61

13 Bảng 3.12 Đánh giá của CBCNVC về công tác tuyển dụng 61

14 Bảng 3.13 Đánh giá về công tác đánh giá cán bộ 63

15 Bảng 3.14 Đánh giá về chính sách đề bạt và bổ nhiệm 65

16 Bảng 3.15 Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ qua 3 năm 2013-2015 67

17 Bảng 3.16 Đánh giá về công tác đào tạo 69

18 Bảng 3.17 Đánh giá về mức lƣơng thƣởng và chế độ đãi ngộ 73

Page 10: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ 38

2 Hình 3.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác bố trí nhân lực 55

3 Hình 3.3 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác tuyển dụng 62

4 Hình 3.4 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác đánh giá cán bộ 64

5 Hình 3.5 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chính sách đề bạt và bổ nhiệm 65

6 Hình 3.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác đào tạo 69

7 Hình 3.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chế độ đãi ngộ 73

Page 11: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý nhân lực là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, với “mọi quản lý suy

cho cùng cũng là quản lý con ngƣời”. Thật vậy quản lý nhân lực có mặt trong bất kỳ

một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn

vị. Tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ

chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào

cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận đƣợc.

Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ là cơ quan chuyên môn có chức năng

tham mƣu, giúp UBND tỉnh Phú Thọ quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ,

bao gồm các lĩnh vực: Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực về

khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng

bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh

vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Với tổng số 94 cán bộ trong đó 79 biên chế (46 công chức, 33 viên chức) và

15 hợp đồng lao động, trong đó có: 30 thạc sỹ, 64 kỹ sƣ và cử nhân đƣợc đào tạo từ

các ngành nghề nhƣ nông lâm nghiệp, cơ khí hoá, tự động hoá, kinh tế, quản trị

kinh doanh, môi trƣờng, quản lý khoa học và công nghệ… đòi hỏi phải có sự sắp

xếp bố trí từng lĩnh vực đúng ngƣời đúng việc, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi

dƣỡng hằng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo hoàn

thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ngoài hệ thống Chính phủ và thu

hút rất nhiều ngƣời có năng lực ra khỏi cơ quan Nhà nƣớc khiến cho hệ thống công

vụ rơi vào tình trạng có nhiều công chức không đủ năng lực hoặc nhiều công chức

không có động cơ làm việc. Sự gia tăng cạnh tranh từ khu vực tƣ nhân và nƣớc

ngoài, các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nƣớc đang phải đƣơng đầu với một thách

thức lớn, làm thế nào để thu hút, giữ chân và khuyến khích đội ngũ cán bộ, công

Page 12: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

chức có năng lực. Trƣớc thực trạng chung đó tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú

Thọ cũng không nằm ngoài bối cảnh này việc cán bộ công chức nghỉ việc, chuyển

công tác ra doanh nghiệp, điều này đã ảnh hƣởng đến tổ chức, quản lý nguồn lực,

đến hoạt động của Sở.

Nhận thức ý nghĩa to lớn của yếu tố nhân lực trong môi trƣờng hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ trong những năm

qua đã rất chú trọng đến việc quy hoạch phát triển nhân lực đủ về số lƣợng, cơ cấu

và đảm bảo về chất lƣợng. Với phƣơng châm “Nhân lực là chìa khoá của thành

công” Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã không ngừng nâng cao công tác quản

lý nhân lực để đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao về năng lực, khả năng chuyên

môn hoá của cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ, xứng đáng với sự tin tƣởng

của UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới

nhất thiết làm rõ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa

học và Công nghệ Phú Thọ; Những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý

nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhân lực tại Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực, đề tài đề xuất

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và

Công nghệ Phú Thọ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực tại đơn

vị sự nghiệp công lập.

+ Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú

Thọ qua 3 năm 2013 - 2015. Chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại

và nguyên nhân.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân

lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ.

Page 13: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công

nghệ Phú Thọ

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Sở

Khoa học và Công nghệ Phú Thọ.

+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2013 - 2015. Các

giải pháp đƣợc đề xuất cho giai đoạn 2017-2020.

+ Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực với

các nội dung: Lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào

tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác.

Từ đó đƣa ra đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhân lực.

4. Đóng góp mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở

lý luận về công tác quản lý nhân lực tại đơn vị hành chính nhà nƣớc. Phân tích,

đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú

Thọ giai đoạn 2013 - 2015. Luận văn đã nêu lên những kết quả đạt đƣợc và chỉ ra

những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực thời gian qua. Luận văn đề xuất các

giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và

Công nghệ Phú Thọ.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo

để Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ xem xét bổ sung nội

dung về phát triển nhân lực khoa học công nghệ đến năm 2020 và định hƣớng

đến năm 2030.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao

gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về

quản lý nhân lực trong các tổ chức công;

Page 14: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;

Chương 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ;

Chương 4: Định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý

nhân lực tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ;

Page 15: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhân lực

1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân lực trong tổ chức

Vấn đề quản lý nhân lực đƣợc nghiên cứu từ khá lâu. Hiện nay có rất nhiều

nghiên cứu mang tính hệ thống, đƣợc xuất bản thành các giáo trình, sách hay các

nghiên cứu lý luận về quản lý nhân lực đƣợc đăng trên các tạp chí… Một số nghiên

cứu lý luận về quản lý nhân lực tiêu biểu nhƣ sau:

Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công của tác giả Trần Thị Thu

và Vũ Hoàng Ngân (2013) do Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân phát hành. Nội

dung giới thiệu tổng quan quản lý nhân lực trong tổ chức công, các nội dung quản lý

nhân lực trong tổ chức công gồm: Phân tích công việc trong tổ chức công, kế hoạch

hóa nhân lực trong tổ chức công; tuyển dụng nhân lực trong tổ chức công, đào tạo nhân

lực trong tổ chức công, đánh giá nhân lực trong tổ chức công, thù lao lao động trong tổ

chức công; đồng thời giáo trình cũng trình bày về chính sách quản lý nhân lực trong tổ

chức công. Trong mỗi phần đều trình bày chi tiết về khái niệm, nội dung, các yếu tố

ảnh hƣởng, thực trạng, quy trình tùy theo từng nội dung quản lý cụ thể.

Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của tác giả Trần Thị Kim Dung (2015)

do Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM phát hành. Nội dung giáo trình đã giới thiệu các

kiến thức, tƣ tƣởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực bao gồm: khái

quát về quản trị nguồn nhân lực; nêu các chức năng quan trọng nhất của quản trị

nguồn nhân lực trong các tổ chức: thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân

lực; kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực trong môi trƣờng hiện đại.

Giáo trình Quản trị nhân lực của hai tác giả Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn

Ngọc Quân (2008). Giáo trình cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản nhƣ:

tổng quan về quản trị nhân lực, kế hoạch hóa và bố trí nhân lực, tạo động lực, phát

triển và đánh giá nhân lực, thù lao và các phúc lợi với ngƣời lao động...

Page 16: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Giáo trình Quản trị nhân lực của tác giả Lê Thanh Hà chủ biên: Tài liệu trình

bày các nội dung liên quan tới quản trị nhân lực, không chỉ là các nội dung cơ bản của

quản trị nhân lực mà còn trình bày các khía cạnh khác, ví dụ nhƣ các mô hình quản trị

nhân lực, quá trình hình thành quản trị nhân lực ... Những nội dung cơ bản của quản trị

nhân lực đƣợc tập trung trình bày trong tài liệu này bao gồm: thiết kế, phân tích và xây

dựng tiêu chuẩn chức danh công việc; đánh giá thực hiện công việc, hoạch định nhân

lực, tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. Cách thể hiện này là xuất phát từ quan điểm đào

tạo của trƣờng chú trọng tới đào tạo các vấn đề mang tính nguyên tắc, nguyên lý, gắn

với nội dung đào tạo mang tính nguyên tắc, nguyên lý.

Sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm

Đông Á của tác giả Lê Thị Ái Lâm (2003). Cuốn sách trình bày vai trò và giải pháp

phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nƣớc Đông Á; từ

đó đƣa ra một số lƣu ý cần tham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á.

Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hƣng

đất nƣớc của tác giả Nguyễn Văn Khánh (2010). Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc

nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều góc độ về nguồn lực trí tuệ; đánh giá thực trạng

nguồn lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế, bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về

cơ cấu của nguồn lực trí tuệ nƣớc ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy

nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hƣng đất nƣớc trong thời kỳ mới.

1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về vấn đề quản lý nhân lực tại tổ chức

Bên cạnh các nghiên cứu lý luận, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý

nhân lực trong tổ chức. Trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, có

một số công trình nghiên cứu nhƣ sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Đặc điểm của con người Việt Nam với việc quản

lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay” do tác giả Nguyễn Duy Bắc làm chủ nhiệm

năm 2013. Đề tài đã phân tích những đặc điểm cơ bản của con ngƣời Việt Nam,

những ƣu điểm và nhƣợc điểm từ đặc điểm đó, đƣa ra và luận giải một số vấn đề

phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc ta hiện nay từ thực tiễn đặc

điểm của con ngƣời Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới.

Page 17: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

- Đề tài cấp Nhà nƣớc “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn

2011-2020”, mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ

trọng điểm cấp Nhà nƣớc KX.04/06 -10. Đề tài là một công trình khoa học lớn,

trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Việt Nam, phƣơng

pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về trí thức, những

nhận định, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, nhƣợc điểm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng

của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những năm qua, luận giải yêu

cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong điều kiện mới, chỉ ra và

phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2020.

- Nguyễn Huy Hoàng (2011), nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ Tuyển dụng

viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu

của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức, tìm hiểu về

thực trạng tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Bên

cạnh đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả

công tác tuyển dụng viên chức.

Nguyễn Thu Phƣơng (2012), với nghiên cứu luận văn thạc sỹ Quản lý nhân

lực tại COKYVINA. Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá SWOT để phân

tích điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức trong quản lý nhân lực tại công ty.

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý

nhân lực tại một doanh nghiệp Nhà nƣớc, tại Công ty Cokyvina, đồng thời đề xuất

các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty.

Nguyễn Huy Dƣơng (2014), với nghiên cứu luận văn thạc sỹ Hoàn thiện

tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số

6, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi. Kết quả nghiên cứu đã cơ sở

lý luận về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích thực

trạng công tác tuyển dụng và đào tạo tại chi nhánh đầu tƣ và xây dựng Licogi số 6,

đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại

chi nhánh đầu tƣ và xây dựng Licogi số 6.

Page 18: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học trên đã tiếp

cận tìm hiểu công tác quản lý nhân lực từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau;

nghiên cứu, phân tích và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý nhân lực nói chung, tại doanh nghiệp Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp công,

các đơn vị hành chính nhà nƣớc.

Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc

đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhân lực. Tuy nhiên, trong số các công trình

nghiên cứu khoa học nêu trên còn ít tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về công

tác quản lý nhân lực tại một đơn vị hành chính nhà nƣớc cụ thể là Sở Khoa học và

Công nghệ Phú Thọ. Tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên

cứu đã công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực và quản lý nhân lực

1.2.1. Khái quát chung về nhân lực

1.2.1.1. Quan niệm về nhân lực

Thuật ngữ nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ

20 khi mà có sự thay đổi căn bản về phƣơng thức quản lý, sử dụng con ngƣời trong

kinh tế lao động.

Trƣớc đây, quan niệm quản lý nhân viên xem họ là lực lƣợng thừa hành, phụ

thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu.

Kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, quan điểm quản lý nhân lực

(hurman resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều

kiện tốt hơn để ngƣời lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm

tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển.

Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “nhân lực” là một trong những biểu

hiện cụ thể cho sự thắng thế của phƣơng thức quản lý mới đối với phƣơng thức

quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con ngƣời. Có khá nhiều những quan niệm

khác nhau về “nhân lực” nhƣ:

Page 19: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu

hoá đối với nhân lực đã đƣa ra định nghĩa nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức

và năng lực thực tế cùng với những năng lực tồn tại dƣới dạng tiềm năng của con

ngƣời. Quan niệm về nhân lực theo hƣớng tiếp cận này có phần thiên về chất lƣợng

của nhân lực.

Nicholas Henry (1996), nhân lực là nguồn lực con ngƣời của những tổ chức

(với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia

vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc

gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nhân

lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục

vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức;

Theo Milkovich và Boudreau (1999), nhân lực là tổng thể các yếu tố bên

trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung

khác cho sự thành công, đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

Ở Việt Nam, khái niệm nhân lực đƣợc sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công

cuộc đổi mới. Một số nhà khoa học tham gia chƣơng trình khoa học - công nghệ cấp

nhà nƣớc mã số KX - 07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, cho rằng

nhân lực đƣợc hiểu là số dân và chất lƣợng con ngƣời, bao gồm cả thể chất và tinh

thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Với cách tiếp cận này, nhân lực

đƣợc hiểu là sự tổng hòa số lƣợng và chất lƣợng nhân lực.

Mặc dù những định nghĩa trên có cách diễn đạt khác nhau nhƣng tựu chung

lại tất cả đều thể hiện nhân lực là một sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể

lực và nhân cách thẩm mỹ. Đây là các yếu tố cơ bản nhất hƣớng ngƣời lao động đến

sự phát triển toàn diện.

Tóm lại, nhân lực trong một tổ chức là tiềm năng lao động của đội ngũ cán

bộ công nhân viên trong tổ chức trên các mặt số lƣợng, cơ cấu (theo giới tính, độ

tuổi, tính chất công việc) và chất lƣợng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực,

tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển, phục vụ cho mục

đích tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức.

Page 20: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1.2.1.2. Tầm quan trọng của nhân lực đối với tổ chức

Nhân lực là nguồn lực con ngƣời - là một trong những nguồn lực quan trọng nhất

cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của nhân lực thể hiện trong các mặt sau:

Thứ nhất, nhân lực là động lực phát triển

Cùng với khoa học - công nghệ, vốn đầu tƣ, nhân lực đóng vai trò quyết định đến

sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Chỉ có nguồn

lực con nguời mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát

huy đƣợc tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con ngƣời. Không thể không khẳng

định vai trò của con ngƣời trong việc sáng tạo ra công cụ lao động, rồi vận hành và cải

tiến chúng trong quá trình lao động, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất. Nguồn lực của con

ngƣời chính là tổng hợp năng lực đƣợc huy động vào trong quá trình sản xuất. Năng lực

đó chính là động lực quan trọng cho sự phát triển.

Với mỗi quốc gia, nhân lực là nguồn lực dồi dào cần cho sự phát triển. Đặc

biệt, đối với nƣớc ta có nền kinh tế đang phát triển, với dân số đông và dân số trẻ là

tiềm năng cho nhân lực dồi dào. Nếu biết khai thác hợp lý nó sẽ tạo nên một động

lực to lớn cho sự phát triển.

Thứ hai, nhân lực là mục tiêu của sự phát triển

Phát triển kinh tế - xã hội là nhằm phục vụ nhu cầu của con ngƣời, cải thiện

đời sống con ngƣời, làm xã hội ngày càng hiện đại, văn minh. Con ngƣời là lực

lƣợng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối

quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.

Có thể khẳng định rằng nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời cũng là nhân tố

quyết định tác động tới quá trình sản xuất, định hƣớng cho sản xuất thông qua quá

trình vận động cung - cầu trên thị trƣờng. Trên thị trƣờng nhu cầu tiêu dùng của một

loại hàng hóa nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng

hóa đó và ngƣợc lại. Đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu của

con ngƣời cả về vật chất và tinh thần cũng tăng lên, những nhu cầu đa dạng đó làm

tác động tới sự phát triển của xã hội, vì con ngƣời không chỉ là mục tiêu của sự phát

triển kinh tế - xã hội mà còn tạo điều kiện tự hoàn thiện mình.

Page 21: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Thứ ba, nhân lực là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển

Lịch sử phát triển của loài ngƣời, từ thời đồ đá đến thời kỳ hiện đại đã chứng

minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm của con ngƣời đã làm tăng

động lực phát triển xã hội. Nhƣ vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác

động của sự phát triển tới bản thân con ngƣời cũng nằm trong chính bản thân con

ngƣời. Điều đó lý giải tại sao con ngƣời đƣợc coi là nhân tố năng động nhất, quyết

định nhất của sự phát triển.

1.2.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực

1.2.2.1. Quan niệm quản lý nhân lực

Nguồn nhân lực của một tổ chức, một doanh nghiệp đƣợc hình thành trên cơ

sở các cá nhân với các vai trò, ví trí đƣợc phân công khác nhau, nhƣng do yêu cầu

hoạt động của tổ chức, của doanh nghiệp, đã đƣợc liên kết lại với nhau để phấn đấu

cho một mục tiêu nhất định, nhằm đạt những thành quả do tổ chức, doanh nghiệp đó

đề ra. Nguồn nhân lực khác với nguồn lực khác của doanh nghiệp (tài chính, vốn,

tài nguyên, thiết bị ...)

Quản lý là cả một quá trình tác động, quản lý những hoạt động của con ngƣời

và thông qua con ngƣời để làm sao có thể hoàn thành một cách có hiệu quả tốt.

Công tác quản lý nhân lực hay quản lý nguồn nhân lực là một quá trình giúp tìm

kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự (tức là tập thể cán bộ, nhân viên) trong

hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có chất lƣợng, đảm bảo sự thành công của

doanh nghiệp trong các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt

động nhằm làm cho con ngƣời đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm

các lĩnh vực nhƣ hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu

mộ và lựa chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển, thù lao, sức khỏe và an

toàn nhân viên và tƣơng quan lao động

Hiện nay cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý nhân lực đƣợc

trình bày:

Page 22: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Theo giáo sƣ ngƣời Mỹ Dinock cho rằng quản lý nhân lực là bao gồm toàn

bộ những biện pháp, thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết

tất cả những trƣờng hợp xảy ra có liên quan đến công việc nào đó.

Nhƣng giáo sƣ Felix Migro thì cho rằng quản lý nhân lực là nghệ thuật chọn

lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất

lƣợng công việc của mỗi ngƣời đạt đến mức tối đa có thể đƣợc.

Tuy nhiên, khái niệm và thực tiễn áp dụng quản lý nhân lực không giống

nhau ở các quốc gia khác nhau. Trong một nền kinh tế chuyển đổi nhƣ của Việt

Nam, nơi trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chƣa ổn định và

nhà nƣớc chủ trƣơng “quá trình phát triển phải thực hiện bằng con ngƣời và vì con

ngƣời”, thì quản lý nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức

năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt

đƣợc kết quả tối ƣu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

1.2.2.2. Quản lý nhân lực trong các tổ chức công

Ngƣời làm việc ở trong các tổ chức công bao gồm: công chức, viên chức và

ngƣời lao động.

Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,

chức vụ chức danh quản lý của đơn vị, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị theo

quy định của pháp luật.

Viên chức là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm

việc tại đơn vị theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn

vị theo quy định của pháp luật.

Ngƣời lao động là ngƣời thực hiện một số loại công việc theo hợp đồng lao

động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và

là những ngƣời làm công ăn lƣơng và ký HĐLĐ theo quy định tại Luật lao

động10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

Nhƣ vậy, thực chất của quản lý nhân lực trong tổ chức công là gì?

Trƣớc tiên, quản lý nhân lực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học làm cho

những mong muốn của tổ chức và mong muốn của nhân viên tƣơng hợp với nhau

Page 23: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

và cùng đạt đến mục tiêu. Nhân viên trông đợi từ phía tổ chức một mức lƣơng thoả

đáng, điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó với tổ chức, những nhiệm vụ có tính

thách thức, trách nhiệm và quyền hạn. Mặt khác, với tƣ cách là chủ lao động tổ

chức mong muốn nhân viên của mình sẽ tuân thủ quy định tại nơi làm việc và các

chính sách hoạt động, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, đóng góp sáng kiến vào các mục

tiêu hoạt động, kinh doanh, chịu trách nhiệm về cả việc tốt và việc dở, liêm khiết và

trung thực.

Thứ hai, quản lý nhân lực là những hoạt động (một quy trình) mà nhóm quản lý

nhân sự của tổ chức tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu

chiến lƣợc của tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình này gồm các bƣớc tuyển dụng, quản

lý, trả lƣơng, nâng cao hiệu quả hoạt động và sa thải nhân viên trong tổ chức đó.

1.2.2.3. Nội dung quản lý nhân lực trong tổ chức

Quản lý nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a. Phân tích công việc

Phân tích công việc đƣợc hiểu là một quá trình nghiên cứu nội dung công

việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi

thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực

hiện tốt công việc.

Kết quả của phân tích công việc thể hiện trong bản mô tả công việc (job

Description) (phần việc, nhiệm vụ và trách nhiệm) và bản tiêu chuẩn thực hiện công

việc (job Specification) bao gồm các kiến thức và khả năng của nhân viên.

Bản mô tả công việc (job Description): Đó là kết quả căn bản của quá trình

phân tích công việc, nó mô tả một cách tóm tắt công việc. Bản mô tả công việc liệt

kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm

việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt đƣợc khi thực hiện công

việc. Bản mô tả công việc giúp cho chúng ta hiểu đƣợc nội dung, yêu cầu của công

việc và hiểu đƣợc quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc (job Specification): Là văn bản liệt kê

những yêu cầu về năng lực cá nhân nhƣ trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả

Page 24: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp cho

công việc. Bản tiêu chuẩn công việc giúp chúng ta hiểu đƣợc tổ chức cần loại nhân

viên nhƣ thế nào để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất.

b. Hoạch định nguồn nhân lực

Trƣớc hết hoạch định đƣợc hiểu là sự tiên liệu, dự đoán những thay đổi, biến

thiên, phòng ngừa các rủi ro trong tƣơng lai. Hoạch định là một quá trình mang tính

khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật cao.

Để tồn tại và phát triển một tổ chức phải giải quyết hiệu quả các vấn đề liên

quan đến bốn lĩnh vực cơ bản đó là: Tài chính, quản lý sản xuất, marketing và quản

lý nhân lực. Việc giải quyết không chỉ tập trung vào những vấn đề đã và đang phát

sinh đòi hỏi sự giải quyết mà phải hƣớng tới tƣơng lai nhằm dự đoán và đối phó với

những vấn đề sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Do vậy, công tác hoạch định nguồn nhân

lực là cần thiết mang lại tính chủ động, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả của hoạt

động của một tổ chức.

Tuy nhiên, hoạch định nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần chú ý đến việc dự

báo và tuyển đủ số lƣợng nhân viên cần thiết cho một tổ chức. Hoạch định nguồn nhân

lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu, đƣa ra các chính sách và thực hiện các

chƣơng trình, hoạt động bảo đảm cho tổ chức có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất,

kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao.

c. Quản lý công tác tuyển dụng

Tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thoả

mãn nhu cầu sử dụng của một tổ chức và bổ sung lực lƣợng lao động cần thiết nhằm

thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Tuyển dụng nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến

tổ chức, đến ngƣời lao động và xa hơn còn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội

của đất nƣớc.

Thứ nhất, việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho tổ chức một đội ngũ

lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu

cầu hoạt động của tổ chức.

Page 25: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Thứ hai, tuyển dụng tốt giúp tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị

đƣợc giao, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra ngƣời thực hiện công việc có năng lực,

phẩm chất để hoàn thành công việc đƣợc giao.

Thứ ba, chất lƣợng của đội ngũ nhân lực tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững

cho tổ chức, tuyển dụng nhân lực tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “đầu vào”

của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lƣợng, năng lực, trình độ cán bộ nhân

viên, đáp ứng đòi hỏi nhân lực của tổ chức.

Thứ tư, tuyển dụng nhân lực tốt giúp tổ chức giảm gánh nặng chi phí thƣờng

xuyên và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của tổ chức.

Nhƣ vậy tuyển dụng nhân sự có vai trò rất lớn đối với một tổ chức. Đây là

quá trình “đãi cát tìm vàng”, nếu một tổ chức tuyển dụng nhân viên không đủ năng

lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân không theo đúng yêu cầu công việc thì chắc

chắn sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Từ đó dẫn đến tình

trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí còn là nguồn gốc gây mất đoàn kết,

chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong tổ chức, lãng phí chi phí thƣờng xuyên.

Tuyển dụng nhân lực cần phải tuân theo các nguyên tắc chính sau:

Một là, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Các

thông tin về tuyển dụng cần rõ ràng, dễ hiểu và đƣợc công bố rộng rãi trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng để tạo điều kiện cho mọi đối tƣợng đủ điều kiện có

cơ hội tham gia thi tuyển.

Hai là, bảo đảm tính cạnh tranh: Quy trình tuyển dụng tuân thủ đúng các quy

định của Nhà nƣớc đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh, giúp các thí sinh thể

hiện đƣợc năng lực thực sự của mình, từ đó lựa chọn đƣợc những ngƣời có trình độ

chuyên môn vững vàng.

Ba là, tuyển dụng đúng ngƣời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm,

thực sự có năng lực, trình độ đạo đức để bổ sung nhân lực vào các vị trí việc làm

còn thiếu.

Tuyển dụng nhân lực đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

- Thông báo tuyển dụng

Page 26: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

- Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ.

- Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển

- Khám sức khoẻ.

- Quyết định tuyển dụng nhân viên.

d. Quản lý việc sử dụng nhân lực

Đối với công chức, viên chức: Sử dụng công chức, viên chức bao gồm các

nội dung nhƣ: bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thăng hạng chức danh

nghề, nâng bậc lƣơng, thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với công chức, viên chức là viên chức

làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tƣơng ứng

với vị trí việc làm đó trên cơ sở ngƣời đƣợc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đó thì

phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đƣợc thực hiện thông

qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và

đúng pháp luật.

Thăng hạng chức danh nghề là thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền

kề trong cùng ngành, lĩnh vực thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh

nghề nghiệp.

Nâng bậc lƣơng: là việc tăng lƣơng ngạch bậc cho viên chức đủ thâm niên

giữ bậc, hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật theo quy định tại Nghị định

204/NĐ-CP và Thông tƣ 08/TT-BNV.

Thay đổi vị trí việc làm là: việc ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển

viên chức sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của

vị trí việc làm đó khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.

Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này

đƣợc cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong

một thời hạn nhất định. Ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có

thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

Page 27: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Bổ nhiệm viên chức quản lý viên chức: Căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự

nghiệp công lập, ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm viên chức giữ

chức vụ quản lý có thời hạn không quá 05 năm trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện của

chức vụ quản lý theo đúng trình tự thủ tục quy định của Nhà nƣớc. Trong thời gian

giữ chức vụ quản lý, viên chức đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ quản lý; đƣợc tham gia

hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã đƣợc bổ nhiệm.

Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý:

Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc đƣợc miễn nhiệm nếu

thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

+ Không đủ sức khoẻ;

+ Không đủ năng lực, uy tín;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì lý do khác.

Đối với người lao động: Sử dụng ngƣời lao động bao gồm các nội dung nhƣ:

bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, nâng bậc lƣơng, thuyên

chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Bố trí, phân công công tác cho ngƣời lao động phải dựa trên cơ sở giữa nhu

cầu công tác và chuyên môn đồng thời khuyến khích ngƣời lao động tích cực học

tập, tự đào tạo để hoàn thành tốt công tác đƣợc giao

Chuyển ngạch ngƣời lao động đƣợc bố trí sang nhiệm vụ mới mà nhiệm vụ

đó không phù hợp với ngạch đang đƣợc giữ thì phải chuyển sang ngạch tƣơng

đƣơng phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đƣợc giao theo quy định hiện hành.

Nâng ngạch, nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn liền kề trong cùng ngành,

lĩnh vực thông qua thi hoặc xét nâng ngạch.

Nâng bậc lƣơng là việc tăng lƣơng ngạch bậc cho viên chức đủ thâm niên giữ

bậc, hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật theo quy định tại Nghị định

204/NĐ-CP và Thông tƣ 08/TT-BNV.

Thuyên chuyển công tác là việc chuyển ngƣời lao động từ công việc này

sang công việc khác hoặc từ địa dƣ này sang địa dƣ khác nhƣng đảm bảo sự phù

Page 28: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

hợp giữa trình độ của ngƣời lao động với vị trí việc làm mới đồng thời thực hiện các

hoạt động đào tạo và phát triển để cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho

ngƣời lao động.

Bổ nhiệm chức vụ quản lý: Căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công

lập, ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm ngƣời lao động giữ chức

vụ quản lý có thời hạn không quá 05 năm trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện của chức

vụ quản lý theo đúng trình tự thủ tục quy định của Nhà nƣớc.

Miễn nhiệm là việc ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định

thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với ngƣời đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

khi chƣa hết thời hạn bổ nhiệm.

e. Quản lý quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo là các hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao

động để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.

Phát triển là các hoạt động học tập vƣợt ra khỏi phạm vi công việc trƣớc mắt

của ngƣời lao động, nhằm mở cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những

định hƣớng phát triển tƣơng lai của tổ chức.

Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa

nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho

ngƣời lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng

nhƣ nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc tƣơng lai.

Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và

cần đƣợc quan tâm đúng mức trong các tổ chức. Trong đó có ba lý do là:

Một là, để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là để

đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển tổ chức.

Hai là, để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của ngƣời lao động.

Ba là, đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lƣợc tạo ra lợi

thế cạnh tranh của một tổ chức.

+ Các hình thức đào tạo

Page 29: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Đào tạo chính quy: Phƣơng thức đào tạo này ngƣời lao động sẽ đƣợc cử đi

học tập trung học nƣớc tại các trƣờng đại học, các Sở, học Sở các trƣờng cán bộ

viên do các bộ, ngành trung ƣơng ở trong nƣớc hoặc ở các trƣờng đại học nƣớc

ngoài. Chƣơng trình học đƣợc thiết kế sẵn theo khung chƣơng trình với lƣợng thời

gian tƣơng ứng, thời gian đào tạo dài, kinh phí đào tạo lớn.

Đào tạo không chính quy: Phƣơng thức đào tạo này không đòi hỏi thời gian

đào tạo dài, chi phí đào tạo thấp, ngƣời tham gia học tập vẫn có thể theo học và duy

trì công việc bình thƣờng, có các hình thức đào tạo sau:

Đào tạo tại chỗ (cầm tay chỉ việc): Nhân viên mới học cách thực hiện công

việc của ngƣời có kinh nghiệm đƣợc phân công hƣớng dẫn kèm cặp hoặc cấp dƣới

thực hiện công việc theo hƣớng dẫn của cấp trên. Trong quá trình thực hiện công

việc, nhân viên mới sẽ quan sát, ghi nhớ, học tập và thực hiện công việc theo cách

ngƣời hƣớng dẫn đã chỉ dẫn.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phƣơng pháp chuyển ngƣời nhân

viên hoặc quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ

những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh

nghiệm và kiến thức thu đƣợc qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực

hiện đƣợc công việc cao trong tƣơng lai.

Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo: Là cách tổ chức hoặc cử nhân

viên tham gia các hội nghị hoặc hội thảo ở trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Ngƣời học

sẽ tham gia thảo luận và chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Những kinh

nghiệm và kiến thức thu đƣợc qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực

hiện đƣợc công việc cao trong tƣơng lai.

Đào tạo theo kiểu chƣơng trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính: Đây là

phƣơng pháp đào tạo hiện đại đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo phƣơng

pháp này, chƣơng trình đào tạo đƣợc viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính. Phƣơng

pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có ngƣời dạy.

Các phƣơng pháp khác bao gồm mô hình hóa hành vi, trò chơi quản lý, thảo

luận các bài tập tình huống, đóng vai và diễn kịch, đào tạo kỹ năng xử ký công văn,

Page 30: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

giấy tờ. Đào tạo từ xa là phƣơng thức đào tạo mà giữa ngƣời dạy và ngƣời học chỉ

gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian rất ngắn để hƣớng dẫn cách học và

cung cấp tài liệu nhƣ đĩa CD, DVD, giáo trình, internet...

f. Chính sách đãi ngộ

+ Tiền lương là số tiền trả cho ngƣời lao động một cách cố định và thƣờng

xuyên theo một đơn vị thời gian (tháng, năm).

Tiền lƣơng của ngƣời lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp đƣợc xác

định trên cơ sở mức lƣơng tối thiểu và thang bảng lƣơng cho các ngạch công chức,

viên chức.

+ Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính đƣợc chi trả một lần

(thƣờng vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của ngƣời

lao động. Tiền thƣởng cũng có thể đƣợc chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích

xuất sắc nhƣ hoàn thành dự án công việc trƣớc thời hạn, hoàn thành chƣơng trình đào

tạo trình độ tiến sỹ hoặc thạc sỹ, có sang kiến cải tiến

Tiền thƣởng là công cụ rất hữu hiệu để kích thích sự hăng say gắn bó tích

cực tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động đối với tổ chức. Tiền thƣởng đƣợc trả

theo quy chế của đơn vị, tuy nhiên tiền thƣởng có thể là sự thoả thuận trực tiếp của

hai bên ký kết hợp đồng lao động. Tiền thƣởng ngoài việc tạo ra một phần thu nhập

của ngƣời lao động nó còn tạo ra động lực làm việc cho họ. Tuy nhiên, không phải

lúc nào tiền thƣởng cũng tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động, tiền thƣởng chỉ có giá

trị kích thích đƣợc ngƣời lao động khi nó thoả mãn các yêu cầu sau:

Tiền thƣởng phải gắn trực tiếp với những thành tích của ngƣời lao động.

Ngƣời lao động chỉ thực sự phấn khởi khi đạt đƣợc thành tích trong công việc, khi

đó tiền thƣởng là nguồn động viên lớn cho ngƣời lao động. Vì vậy chỉ những ai đạt

đƣợc thành tích làm việc cho đơn vị mới đƣợc thƣởng tránh hiện tƣợng thƣởng tràn

lan gây ra sự không công bằng trong tổ chức.

Tiền thƣởng cho ngƣời lao động phải gắn vào các chỉ tiêu thƣởng cụ thể và

phải phân loại, phân hạng rõ ràng, có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so

Page 31: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

sánh với những ngƣời cùng vị trí nhƣng đạt đƣợc mức thƣởng khác nhau, từ đó làm

động cơ cho ngƣời lao động thi đua nhau làm việc.

Tiền thƣởng phải có giá trị và ý nghĩa tiêu dùng nhất định đối với ngƣời lao

động thì mới tạo ra sự kích thích nhất định. Giá trị của tiền thƣởng đôi khi còn phụ

thuộc vào giá trị của những yếu tố trong thị trƣờng hàng hóa của từng thời kỳ. Ngoài ra

mức tiền thƣởng còn có giá trị nuôi dƣỡng sự hi vọng vào việc sử dụng chúng. Nếu

mức tiền thƣởng quá thấp ngƣời lao động hầu nhƣ không xuất hiện ý đồ sử dụng nó

vào việc gì, nhƣ vậy sẽ không tạo ra đƣợc kích thích tâm lý cho ngƣời lao động dẫn đến

sự không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Phụ cấp lương là những khoản tiền đƣợc bổ sung ngoài tiền lƣơng chuyên

môn nghiệp vụ hoặc tiền lƣơng chức vụ, nó thƣờng đƣợc quy đổi dƣới hệ số phụ

cấp hoặc phần trăm tăng thêm so với tiền lƣơng tối thiểu hoặc tiền lƣơng chức vụ.

Có nhiều loại phụ cấp nhƣ: phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp làm thêm

giờ, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lƣu động, phụ cấp độc hại, nguy

hiểm,…mỗi loại phụ cấp khác nhau đƣợc áp dụng cho từng vị trí làm việc khác

nhau nhƣng đều đem lại lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động.

Phụ cấp giúp nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, làm cho ngƣời lao động

thấy họ đƣợc quan tâm và đƣợc đánh giá chính xác với công việc họ đảm nhận.

Ngoài ra nó còn tạo sự công bằng giữa những ngƣời lao động, giữa những ngƣời

làm việc trong môi trƣờng độc hại và không độc hại, giữa những ngƣời hoàn thành

công việc và không hoàn thành công việc.

g. Kiểm tra, đánh giá nhân lực

Kiểm tra, đánh giá nhân lực là sự đánh giá có hệ thống và chính thức kết quả

thực hiện công việc của nhân viên, đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đánh

giá tiềm năng và đánh giá động cơ làm việc của nhân viên, trong quan hệ so sánh

với các tiêu chuẩn đã đƣợc xây dựng hoặc so sánh với các mục tiêu đã đặt ra, hoặc

so sánh với các nhân viên khác cùng thực hiện công việc đó trong điều kiện tƣơng

tự và có sự thảo luận với ngƣời lao động về kết quả đánh giá đó.

Page 32: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Kiểm tra, đánh giá nhân lực trong một tổ chức là công việc rất cần thiết trong

quản lý nhân lực vì những lý do sau:

Một là, cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết đƣợc mức độ thực hiện

công việc của họ so với các tiêu chuẩn, các nhân viên khác từ đó giúp nhân viên sửa

chữa, điều chỉnh các sai lầm trong quá trình thực hiện công việc.

Hai là, kích thích động viên nhân viên có những ý tƣởng sáng tạo, phát triển

nhận thức về trách nhiệm, và thúc đẩy nỗ lực trong thực hiện công việc tốt hơn

thông qua các điều khoản về đánh giá, ghi nhận, hỗ trợ.

Ba là, cung cấp thông tin cho tổ chức để lập kế hoạch về nhân lực nhƣ: đào

tạo, trả lƣơng, khen thƣởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu.

Bốn là, đây là cơ sở khách quan, công bằng cho việc bổ nhiệm, khen thƣởng,

kỷ luật.

Năm là, các thông tin về đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc

của nhân viên giúp cho tổ chức kiểm tra lại hoạt động quản lý nhân lực: tuyển dụng,

định hƣớng, đào tạo, tiền lƣơng.

1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực trong tổ chức quản lý nhà

nước về khoa học và công nghệ

a. Mức độ phù hợp về cơ cấu trình độ và độ tuổi của nguồn nhân lực

Giữa hai yếu tố này phải có sự phù hợp để đảm bảo cho tổ chức có đủ đội

ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của

tổ chức quản lý khoa học và công nghệ, có đủ số lƣợng cán bộ có trình độ cao (Tiến

sỹ, Thạc sỹ) cần thiết. Đồng thời nguồn nhân lực tại tổ chức có sự cân bằng giữa

cán bộ có kinh nghiệm và cán bộ trẻ.

b. Mức độ phù hợp của việc phân bổ nguồn nhân lực theo cơ cấu tổ chức

Việc đánh giá phân bổ nguồn nhân lực theo cơ cấu tổ chức thông qua việc so

sánh tỷ lệ về lƣợng cán bộ làm nghiên cứu so với số cán bộ quản lý; số lƣợng lao

động trực tiếp so với số lƣợng cán bộ gián tiếp, cán bộ hành chính và các cán bộ

làm công tác khác. Tỷ lệ thời gian mà cán bộ nghiên cứu phân bổ cho các hoạt động

quản lý, nghiên cứu và hoạt động khác (tính trung bình theo từng ngạch cán bộ)

Page 33: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

c. Năng lực của cán bộ để đáp ứng với kế hoạch quản lý khoa học và công

nghệ đã đặt ra

Tiêu chí này đƣợc đánh giá trên cơ sở so sánh tỷ lệ cán bộ đƣợc đào tạo và

làm nghiên cứu; tỷ lệ cán bộ đƣợc giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và

công nghệ các cấp; số lƣợng cán bộ có khả năng làm chủ thiết bị nghiên cứu (vận

hành, khai thác các tính năng kỹ thuật,...).

Hiệu quả của các chính sách khuyến khích phát triển, thu hút nguồn nhân lực có

trình độ cao và năng lực chuyên môn tốt công tác lâu dài tại tổ chức.

Việc đánh giá sự biến động hằng năm về số lƣợng cán bộ nghiên cứu có trình

độ cao - phân tích cơ cấu cán bộ của tổ chức theo trình độ, độ tuổi; sự hài lòng của

cán bộ nghiên cứu với các chính sách khuyến khích phát triển, thu hút nguồn nhân

lực trình độ cao của tổ chức nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách thu hút nguồn

nhân lực chất lƣợng cao của tổ chức.

1.2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực

Quản lý nhân lực chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cơ bản

nhất là các yếu tố sau:

a. Môi trường vĩ mô

Bối cảnh kinh tế: Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái hoặc bất ổn thì một tổ

chức cần phải duy trì lao động có tay nghề, giảm chi phí lao động. Khi nền kinh tế phát

triển phồn thịnh hoặc ổn định thì tổ chức lại có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để mở

rộng sản xuất, tăng cƣờng đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất đòi hỏi

tổ chức đó phải tuyển dụng thêm lao động có trình độ và tay nghề, đòi hỏi tăng lƣơng để

thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc.

Lực lượng lao động: Dân số tăng nhanh làm tăng lực lƣợng lao động hàng

năm. Thị trƣờng lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý nhân lực vì nó phản ánh

nguồn cung cấp lao động trên thị trƣờng và là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập

các kế hoạch bổ sung nguồn lực.

Chính sách pháp luật: Luật pháp ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý nhân

lực. Ở Việt Nam, Luật lao động đƣợc ban hành, nhằm chi phối mối quan hệ lao động

trong tất cả các tổ chức nhà nƣớc và các hình thức sở hữu khác.

Page 34: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Văn hóa - xã hội: Các quan niệm về đạo đức, các chuẩn mực xã hội, các quan

niệm về lối sống, thẩm mỹ, các tập quán, trình độ học vấn, văn hoá.cũng phần nào

làm cho việc chọn nghề nghiệp diễn ra khó khăn hơn, nhất là đối với những ngƣời có

trình độ văn hoá tƣơng đối khá. Mức sống xã hội tăng lên làm thay đổi thái độ làm

việc và nghỉ ngơi. Ngƣời lao động ngày nay đòi hỏi nhiều hơn về thời gian nghỉ ngơi,

cơ hội tham gia các ngày lễ, hội hè, tham quan nghỉ mát. Mặt khác, xu hƣớng bình

đẳng trong lao động đã làm cho lực lƣợng lao động nữ tham gia làm việc ngày càng

tăng, đòi hỏi các tổ chức phải có sự quan tâm thích đáng trong chính sách tuyển dụng

lao động nữ.

Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trƣờng, các tổ chức muốn duy trì

và phát triển nhân lực của mình về số lƣợng và chất lƣợng phải có những chiến lƣợc

và chính sách có thể là uy tín hay danh tiếng của tổ chức, chính sách thu hút và ƣu

đãi về tiền lƣơng, phúc lợi, điều kiện lao động.

b. Môi trường vi mô

Mục tiêu của tổ chức: Mỗi một đơn vị đều có mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu

này ảnh hƣởng đến các bộ phận chuyên môn nhƣ sản xuất, tài chính, kinh doanh, quản lý

nhân lực. Mỗi bộ phận, phòng ban phải dựa vào mục tiêu của đơn vị để đề ra các mục

tiêu của bộ phận mình nhằm hỗ trợ mục tiêu của đơn vị.

Chính sách của đơn vị: Là kim chỉ nam cho công tác quản lý nhân lực trong các

tổ chức. Một số chính sách ảnh hƣởng tới quản lý nhân lực: Cung cấp cho nhân viên

một nơi làm việc an toàn khuyến khích mọi ngƣời làm việc hết khả năng của mình, chế

độ trả lƣơng và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc đạt năng suất cao..

Văn hóa trong một tổ chức: Bầu không khí văn hoá đƣợc xem nhƣ là hệ

thống các giá trị, niềm tin và các thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi một tổ chức,

tác động vào cấu trúc tổ chức tạo ra các chuẩn mực hành vi.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số Sở Khoa học và Công nghệ

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Sở Khoa học công nghệ Nghệ An

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân tỉnh

Nghệ An, có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nƣớc về

Page 35: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ;

phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; sở hữu

trí tụê; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; các dịch

vụ công trong trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp

luật. Địa chỉ: Số 75 - Nguyễn Thị Minh Khai - TP Vinh - Nghệ An; Điện thoại:

0383.844 550; Fax: 0383.844 550. Sở thực hiện theo quyết định số 03/2016/QĐ-

UBND ngày 4/1/2016 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở. Để duy trì và phát triển nhân lực tại

đơn vị, hiện nay, Sở đang áp dụng chính sách tuyển dụng tƣơng đối thích hợp và có

hiệu quả nhƣ sau:

Công tác tuyển dụng nhân sự tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An

đã giúp đơn vị tuyển đƣợc đội ngũ nhân viên trình độ cao, có chuyên môn phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ của Sở. Tuyển dụng những ngƣời đúng chuyên ngành,

nghề phù hợp với công việc, khi cần tuyển dụng nhân viên, muốn có cơ hội chọn

lựa thì Sở tăng cƣờng tuyển từ các nguồn bên ngoài.

Với cách làm đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đảm bảo đƣợc

lực lƣợng lao động của Sở luôn đủ, không thừa, không thiếu.

Về công tác đào tạo nhân lực, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An mở

lớp đào tạo, huấn luyện một số cán bộ quản lý của Sở, cử đi học khoá nâng cao

chuyên ngành, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc tại các

phòng ban, học thêm ngoại ngữ, sử dụng thông thạo vi tính. Đồng thời Sở luôn triển

khai thực hiện công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu thích

công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Sở.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hoá

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ

ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh quản lý

Nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ;

phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; sở hữu

trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ hạt nhân; quản lý và tổ

Page 36: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở

theo quy định của pháp luật. Kể từ ngày thành lập đến nay, Sở đã không ngừng phát

triển và trƣởng thành để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các Sở quản lý

nhà nƣớc về khoa học và công nghệ của Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu khoa học của Sở ngày càng gắn nhiều hơn với

nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của ngành, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc quy

định và thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ trong các

thời kỳ, nhất là thời kỳ đổi mới.

Để làm đƣợc điều đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá đã có

những giải pháp về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi

dƣỡng nhân lực tại đơn vị. Đối với, đào tạo cán bộ CNVC mới làm việc: Sở đã thành

lập một nhóm đào tạo, nhóm này đƣợc lấy từ các phòng ban trong Sở, họ có chuyên

môn và trình độ cao cùng kèm cặp và chỉ dẫn cho nhân viên mới vào. Điều này làm

cho nhân viên mới vào học hỏi đƣợc nhiều điều hơn và am hiểu sâu rộng hơn về công

việc. Đối với tái đào tạo các cán bộ CNVC cũ: Sở đã thu hút đƣợc nguồn kinh phí đủ

lớn để có thể đào tạo một cách mạnh mẽ và dứt khoát, bên cạnh đó việc đánh giá và

kiểm tra trình độ chuyên môn của cán bộ CNVC cũng đƣợc thực hiện một cách

nghiêm túc và công khai để tạo động lực cho việc tự đào tạo của Sở.

Về khoa học công nghệ: Sở kết hợp giữa việc mua phần mềm và việc đào tạo

chuyên môn theo phần mềm một cách hợp lý, nhằm tránh lãng phí những tính năng

của phần mềm và lãng phí tiền mua phần mềm.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Từ kinh nghiệm quản lý nhân lực tại các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh

thành nói trên và tình hình quản lý nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp nói chung, tác

giả có thể rút ra một số bài học về công tác quản lý nhân lực nhƣ sau:

Một là, về công tác tuyển dụng, cần có sự linh hoạt trong tuyển dụng, có nhƣ

vậy mới tạo đƣợc nhiều cơ hội thuận lợi để tuyển chọn đƣợc đúng đối tƣợng vào

các vị trí việc làm phù hợp. Tiến hành quy trình tuyển dụng theo đúng các quy định

của Nhà nƣớc, đồng thời phải lƣu ý tới tính đặc thù của cơ quan để đề xuất lên cấp

Page 37: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

trên hình thức tuyển dụng phù hợp nhằm chọn đƣợc những đối tƣợng đáp ứng đƣợc

yêu cầu của từng vị trí việc làm cụ thể.

Thứ hai, về công tác đào tạo, tăng cƣờng này nhằm nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ cho các cán bộ, CNVC của đơn vị. Hình thức đào tạo cần phong phú,

phù hợp với nhiều đối tƣợng, nội dung đào tạo chuyên sâu, gắn liền với công việc,

giảng viên là những ngƣời có kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ nắm vững lý thuyết.

Thứ ba, về công tác đánh giá nhân lực, cần tăng cƣờng công tác đánh giá trình

độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. Kết quả đánh giá sẽ là cơ

sở để thực hiện các nội dung khác của công tác quản lý nhân lực nhƣ: chế độ lƣơng

thƣởng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Có thể nói, từ kinh nghiệm quản lý nhân lực tại tại các Sở Khoa học và Công

nghệ các tỉnh thành cho thấy để làm tốt công tác quản lý nhân lực cần áp dụng tổng

hợp nhiều biện pháp gắn liền với nội dung của quản lý nhân lực nhƣ: tuyển dụng,

đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá nhân lực, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Vì vậy, để hoàn

thiện công tác quản lý nhân lực tại tại các Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ cần

lựa chọn các giải pháp phù hợp với đặc thù của đơn vị.

Page 38: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bắc, 2013. Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm của con người Việt

Nam với việc quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia.

2. Lê Thị Chiên, 2011. Quan điểm của Đại hội XI về phát triển nguồn nhân lực

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. Tạp chí

phát triển nhân lực, số 4 (25) trang 27-30.

3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Nghị định số

115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm

của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hà Nội.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Nghị định số

41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự

nghiệp công lập. Hà Nội.

5. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Nghị định số

115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm

của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hà Nội.

6. Daniel H. Pink, 2009. Động lực 3.0. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Kim Ngọc

và Thủy Nguyện 2013. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

7. Trần Thị Kim Dung, 2011. Quản trị nguồn nhân lực. TP.HCM: NXB Tổng hợp.

8. Trần Kim Dung và Trần Hoài Nam, 2005. Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và

mức độ gắn kết với tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số 2004-2267.

9. Nguyễn Huy Dƣơng, 2012. Hoàn thiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số 6, Tổng công ty xây dựng và phát

triển hạ tầng Licogi. Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế và chính sách. Đại học

Kinh tế quốc dân.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hà Nội.

Page 39: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

11. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2009. Giáo trình quản trị nhân sự.

Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2014. Giáo trình Quản trị nhân lực.

Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. Lê Thanh Hà, 2009. Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

14. Nguyễn Huy Hoàng, 2011. Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công

lập ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

15. Đặng Thị Ngọc Hà, 2010. Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn công việc đến sự

gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các Đơn vị Vận tải đường bộ trên địa bàn

Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM.

16. Phạm Minh Hạc, 2001. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

17. Nguyễn Thanh Hội, 2007. Quản trị nguồn nhân lực. Khoa Quản trị kinh doanh.

Đại học Kinh tế Tp.HCM.

18. Ken Blanchard và Ph.D. Sheldon Bowle, 2008. Bí quyết phát huy nhiệt huyết

nhân viên, Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Việt Hà, Thu An, 2008. Hà Nội:

NXB Trẻ.

19. Nguyễn Văn Khánh, 2010. Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam

phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

20. Lê Thị Ái Lâm, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo

- kinh nghiệm Đông Á. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

21. Nguyễn Thu Phƣơng, 2014. Quản lý nhân lực tại COKYVINA. Luận văn thạc sỹ

quản lý kinh tế. Đại học kinh tế, Đại học quốc gia.

22. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật viên chức số

58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010. Hà Nội.

23. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật lao động số

10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. Hà Nội.

24. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2012-2015. Báo cáo tổng kết các năm

2012-2015. Phú Thọ.

Page 40: QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34101/1/...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

25. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2014. Quy trình tuyển dụng cán bộ (lưu

hành nội bộ). Phú Thọ.

26. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2013. Quy trình đăng ký đào tạo (lưu

hành nội bộ). Phú Thọ.

27. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2012-2015. Báo cáo chất lượng nguồn

nhân lực của Sở (lưu hành nội bộ). Phú Thọ.

28. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2013. Báo cáo số 44 /BC - KHCN, Công

tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý. Phú Thọ.

29. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2016. Tổng kết Nghị quyết số 10-NQ/TU,

ngày 19/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015. Phú Thọ.

30. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

TPHCM: NXB Lao động Xã hội.

31. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. Quản lý nhân lực trong tổ chức công,

Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

32. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2015. Quyết định số 2202/2015 ngày 11 tháng

9 năm 2015 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ.

34. Lê Kim Việt, 2006. Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở nƣớc ta hiện nay.

Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 trang 54 - 59.