185
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGUYN HU NHƯỜNG QUN LÝ TÀI CHÍNH BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHLUN ÁN TIN SĨ KINH THÀ NI - 2015

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU NHƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Page 2: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU NHƯỜNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Mã số : 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Thắng

HÀ NỘI - 2015

Page 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy

định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Hữu Nhường

Page 4: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý tài chính 7 1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến tôn giáo ở

Việt Nam 19

1.3. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

35

2.1. Khái quát về tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp 35 2.2. Quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp 47 Chương 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở

BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 68

3.1. Khái quát về quá trình phát triển, tổ chức bộ máy và đặc điểm của Ban Tôn giáo Chính phủ

68

3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ 75 3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ 100 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 123

4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

123

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ 135 KẾT LUẬN 152 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC

Page 5: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CQNN : Cơ quan nhà nước

NSNN : Ngân sách nhà nước

QLNN : Quản lý nhà nước

TW : Trung ương

UBND : Uỷ ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình thu tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ giai

đoạn 2008-2013

76

Bảng 3.2: Tình hình chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ giai

đoạn 2008-2013

79

Bảng 3.3: Cơ sở tính chi quản lý nhà nước giai đoạn 2008-2013 81

Bảng 3.4: Nội dung lập dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo Chính

phủ giai đoạn 2008 - 2014

83

Bảng 3.5: Phân bổ dự toán chi thường xuyên của Ban Tôn giáo Chính

phủ giai đoạn 2008 - 2014

86

Bảng 3.6. Phân bổ dự toán cho mục tiêu chi đầu tư phát triển của Ban

Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008 - 2014

87

Bảng 3.7: Nội dung chấp hành dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo

Chính phủ giai đoạn 2008 - 2014

88

Bảng 3.8: Quyết toán chi ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ giai

đoạn 2008 - 2011

90

Bảng 3.9: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ở Ban Tôn

giáo Chính phủ giai đoạn 2008-2013

93

Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn chi từ hoạt động sự nghiệp 95

Bảng 3.11: Cán bộ phụ trách tài chính của các đơn vị sự nghiệp ở

Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013

99

Page 7: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang

Hình 3.1: Sơ đồ các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ 70

Hình 3.2: Đánh giá nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị

trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ

78

Hình 3.3: Tình hình thu - chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008-2013

80

Hình 3.4: Tổng hợp dự toán chi NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008 - 2014

82

Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính của Phòng Tài chính - Kế

toán Ban Tôn giáo Chính phủ

98

Hình 3.6: Đánh giá hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi NSNN

của Ban Tôn giáo Chính phủ

110

Hình 3.7: Nhận xét về định mức chi hỗ trợ các tôn giáo 117

Page 8: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tài chính nhà nước là quá trình tác động của nhà nước đến các

nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước một

cách hiệu quả nhất. Việc quản lý sử dụng nguồn tài chính tại các cơ quan

hành chính, sự nghiệp Nhà nước liên quan trực tiếp đến hiệu quả của tài chính

nhà nước, do đó đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra, nhằm tạo động

lực khuyến khích các cơ quan hành chính, sự nghiệp tích cực, chủ động tự

xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao động hợp lý,

nâng cao chất lượng công việc, sử dụng kinh phí với hiệu quả cao, hạn chế

những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phí hành chính. Thông qua đó, làm cho

bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhu

cầu và đòi hỏi ngày càng cao của các tổ chức và công dân.

Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002 và Nghị định

60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp

luật khác, các hoạt động quản lý tài chính ở CQNN được đổi mới căn bản; cơ

chế phân cấp quản lý NSNN từng bước được thực hiện theo nguyên tắc bảo

đảm tính thống nhất của Nhà nước XHCN, tập trung cho ngân sách trung ương

sức mạnh tài chính phù hợp, vừa bảo đảm tính độc lập, tự chủ và quyền hạn

của chính quyền địa phương. Nhờ đó, nguồn lực tài chính của Nhà nước được

sử dụng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của các cơ quan QLNN.

Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam là một cơ quan thuộc Bộ Nội vụ,

thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn QLNN về lĩnh vực tôn giáo trong

phạm vi cả nước; QLNN đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo

theo quy định của pháp luật tại Nghị định 91/2003/NĐ-CP, ngày 13/8/2003.

Hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa thực hiện chức năng QLNN về

tôn giáo, vừa tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính

Page 9: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

2

sách về tôn giáo, hướng dẫn cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo hoạt

động theo đúng pháp luật. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ công về tôn giáo

như xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ

tôn giáo cho các cán bộ làm công tác tôn giáo, phổ biến hướng dẫn chức sắc,

chức việc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật; các hoạt động thông

tin truyền thông... Để đáp ứng hoạt động của đơn vị, hàng năm, Ban Tôn giáo

Chính phủ được dự toán nguồn tài chính trên dưới 100 tỷ đồng, đòi hỏi quản

lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ phải luôn được chú trọng. Thực hiện

Luật NSNN 2002, các hoạt động tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ đã từng

bước được đổi mới căn bản. Các nguồn lực tài chính của Nhà nước được sử

dụng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về tôn giáo cho các

tổ chức, chức sắc, tín đồ của các tôn giáo đang hoạt động trên phạm vi cả

nước. Tuy nhiên, các hoạt động tôn giáo rất phức tạp, đa dạng, trong khi

nguồn lực tài chính có hạn nên công tác tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tình hình tôn giáo phức

tạp, sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định trật tự

an toàn xã hội khiến cho nguồn ngân sách dành cho công tác tôn giáo dù có

tăng lên hàng năm, song vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế của công

tác tôn giáo, đặc biệt đối với các điểm nóng về tôn giáo. Đặc trưng nguồn

kinh phí duy trì hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ có rất nhiều các

khoản chi đặc thù như hỗ trợ đối với các chức sắc, chức việc các tôn giáo hay

chi hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo đòi hỏi một nguồn kinh phí tương đối

lớn, trong thời gian dài nên việc cân đối thu - chi từ ngân sách đối với các

hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ là rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng

rất lớn đến tình hình quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng

và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ban nói chung.

Vì vậy, nghiên cứu về quản lý tài chính ở một CQNN như Ban Tôn

giáo Chính phủ đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện về vấn đề tài chính và quản

Page 10: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

3

lý tài chính ở CQNN nói chung và ở Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng, đồng

thời phải xem xét tới lĩnh vực hoạt động có tính đặc thù của cơ quan đó mà cụ

thể ở đây là lĩnh vực tôn giáo. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu làm rõ đặc thù

của hoạt động quản lý tài chính nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ, phân

tích thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao

chất lượng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ là một nhiệm vụ quan

trọng, bức thiết. Đó là lý do của việc lựa chọn vấn đề: "Quản lý tài chính ở

Ban Tôn giáo Chính phủ" làm đề tài nghiên cứu tiến sỹ kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận,

đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ để tìm giải

pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ trong điều kiện

hiện nay.

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

- Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các

CQNN có tính đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ và

đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân và các vấn đề

cần tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Ban Tôn

giáo Chính phủ.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính

tại Ban Tôn giáo Chính phủ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phù hợp với tình

hình và nhiệm vụ mới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là quản lý tài chính ở một cơ quan đặc thù

là Ban Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà

nước, vừa có hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm và

phức tạp.

Page 11: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

4

Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài tập trung làm rõ thực trạng

quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai đoạn 2008-2014. Các

hoạt động tài chính cần quản lý ở đây bao gồm tài chính của toàn Ban và tài

chính của bộ phận trực thuộc với các nội dung quản lý tài chính từ NSNN và

từ hoạt động sự nghiệp. Nguồn tài chính được nghiên cứu trong luận án là

nguồn tiền từ NSNN và các khoản thu - chi sự nghiệp của công tác Tôn giáo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận

nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích,

đánh giá vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong

luận án là kết hợp: diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,... để

nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục

đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể:

Chương 1, chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, đánh

giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên

quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn

đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu.

Chương 2, sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá để tìm

hiểu về các nội dung của quản lý tài chính nhà nước; vị trí, vai trò, đặc điểm, các

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính nhà nước; làm rõ tính đặc thù

của công tác tôn giáo và hoạt động QLNN của Ban Tôn giáo Chính phủ tác động

trực tiếp đến nội dung tài chính và quản lý tài chính của Ban.

Chương 3, tiếp cận phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình quản

lý tài chính nhà nước trong các cơ quan QLNN. Tác giả sử dụng phương pháp

nghiên cứu chuyên ngành quản lý kinh tế là phương pháp xã hội học, phương

pháp toán học, phương pháp kinh tế, để phân tích đối tượng nghiên cứu là

hoạt động quản lý tài chính nhà nước để từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được,

Page 12: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

5

những mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý tài chính nhà nước

tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Các phương pháp: phân tích tổng hợp, đối chiếu,

so sánh, điều tra xã hội học cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của

chương này. Đồng thời, sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh hoạ kết quả

nghiên cứu.

Chương 4, sử dụng phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng thời

phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động

quản lý tài chính nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ phù hợp với những vấn

đề đặt ra ở chương 3 để giải pháp có tính khả thi và đúng hướng đáp ứng yêu

cầu đổi mới hoạt động quản lý tài chính nhà nước theo Luật Ngân sách 2002 và

Dự thảo Luật NSNN 2015.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Góp phần làm rõ nội dung quản lý tài chính ở đơn vị đặc thù là Ban

Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện chức năng QLNN về tôn giáo, vừa tham

mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách về tôn giáo,

đồng thời, cung cấp các dịch vụ công về tôn giáo. Nêu bật những đặc điểm và

các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính

phủ, đặc biệt là các nhân tố về con người, cơ chế, chính sách đối với hoạt

động quản lý tài chính. Và sự cần thiết hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính

tại Ban Tôn giáo Chính phủ theo các yêu cầu của Luật NSNN 2002 và Luật

NSNN 2015.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính

phủ ở cả hai mặt quản lý tài chính từ NSNN và quản lý tài chính các hoạt động

sự nghiệp có thu. Chỉ ra những mặt mạnh, điểm hạn chế trong công tác quản lý

tài chính một cách khách quan, khoa học làm tiền đề xây dựng giải pháp một

cách hợp lý, hiệu quả đối với công tác quản lý tài chính của Ban.

- Đề xuất những quan điểm về quản lý tài chính đối với công tác tôn

giáo trong ngắn hạn và dài hạn để nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại

Page 13: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

6

Ban Tôn giáo Chính phủ nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý tài

chính trong CQNN.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và

Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước

có hoạt động sự nghiệp

Chương 3: Thực trạng tài chính và quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo

Chính phủ

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở

Ban Tôn giáo Chính phủ

Page 14: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính công Với quy mô mỗi ngày một lớn hơn trong các quan hệ kinh tế - tài chính,

tài chính công luôn chiếm vị trí đáng kể ở nước ta cũng như hầu hết các nước

trên thế giới. Thông qua các chính sách, cơ chế cụ thể, vai trò của tài chính

công luôn chiếm vị trí quan trọng và được thể hiện chủ yếu qua 3 điểm chính

là: duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước và các cấp chính

quyền địa phương các cấp, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã

hội; là công cụ để nhà nước tác động vĩ mô (và vi mô) vào đời sống kinh tế -

xã hội, bảo đảm công bằng và phù hợp với các quy luật khách quan; là công

cụ để nhà nước thực hiện việc điều tiết, kiềm chế và bổ trợ cho thị trường,

khắc phục các khuyết tật của thị trường, duy trì sự bình đẳng trong xã hội, bảo

vệ môi trường, tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Để thực hiện

vai trò của mình, vấn đề lớn nhất của tài chính công là cách thức quản lý của

nhà nước nhằm đạt mục tiêu nhất định. Các công trình nghiên cứu đã đánh giá

cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam, cũng như những bài học kinh

nghiệm về quản lý tài chính công phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội

của một số quốc gia có nền tài chính phát triển.

Tác giả Nguyễn Công Nghiệp trong Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công từ năm 1992 đến năm 2000 [76]

đã phân tích cụ thể về hệ thống tài chính công trong nền kinh tế thị trường và

những đặc trưng chủ yếu của tài chính công ở Việt Nam; cải cách NSNN và

mối quan hệ với cải cách hành chính; thực trạng cải cách ngân sách ở Việt

Nam; kiểm toán ngân sách - công cụ để tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu

quả sử dụng ngân sách.

Page 15: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

8

Kết quả của quá trình cải cách tài chính công giai đoạn 1992-2000 đã

xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá

nhân trong trong lĩnh vực ngân sách, tài chính công; tổ chức lại hệ thống ngân

sách bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 cấp chính quyền; đơn giản hoá, giảm thủ

tục và tránh lãng phí trong quản lý thu, chi NSNN; xây dựng và đưa vào hoạt

động hệ thống cơ quan kiểm toán với vai trò của cơ quan kiểm tra, kiểm soát

tài chính công. Tác giả, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những vấn đề lớn còn tồn tại

trong quá trình cải cách tài chính công. Thời gian qua chưa xác định rõ cải

cách tài chính công là một nội dung của cải cách hành chính Nhà nước phải

được tiến hành đồng bộ với cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy và xây

dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ,công chức. Thẩm quyền quyết định về ngân

sách của Hội đồng nhân dân các cấp về cơ bản vẫn là hình thức. Tính chủ

động của cơ quan hành chính từ các Bộ, ngành đến Uỷ ban nhân dân các cấp

trong sử dụng các nguồn lực tài chính công chưa được nâng cao, vẫn phụ

thuộc nhiều vào quyền quyết định của các cơ quan kế hoạch và tài chính ở

Trung ương và địa phương. Chưa ban hành đủ và đồng bộ các chế độ, chính

sách, định mức chi tiêu, do đó vẫn còn nhiều trở ngại cho các cơ quan hành

chính trong tổ chức thực hiện ngân sách phục vụ cho các nhiệm vụ được giao

của mình. Chưa tạo lập được sự đồng bộ giữa 3 yếu tố là tổ chức bộ máy, tiền

lương và ngân sách. Chậm nghiên cứu để ban hành các cơ chế, chính sách tài

chính hỗ trợ cho quá trình thực hiện cải cách hành chính, ví dụ như chính sách

khoán biên chế và kinh phí hành chính, cơ chế tài chính cho hoạt động của tổ

chức sự nghiệp có thu. Trách nhiệm của cơ quan kiểm toán không được phân

biệt rõ ràng với các cơ quan kiểm tra khác, dẫn tới sự chồng chéo chức năng

hoạt động, gây phiền hà cho các đơn vị bị kiểm tra.

Nguyễn Ngọc Hiến trong Quản lí tài chính công ở Việt Nam [53] đã

tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về tài chính công và vai trò, chức

năng tài chính công, đồng thời phân tích thực trạng quản lý tài chính công ở

Page 16: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

9

nước ta bao gồm hoạt động đánh thuế, chi tiêu NSNN trong điều kiện

chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.

Phân tích thực trạng quản lý tài chính công ở Việt Nam những năm đầu thế

kỉ XXI và đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý tài chính công trong

giai đoạn tiếp theo.

Trần Trí Trinh trong luận án tiến sĩ: Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam [85] đã

hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề cơ bản về cải cách quản lý tài chính

công trong mối quan hệ gắn bó với cải cách hành chính nhà nước, đặc biệt là các nội dung, nguyên tắc, yêu cầu của quản lý tài chính công, cũng như vai

trò, mối quan hệ và tác động của cải cách quản lý tài chính công đối với cải

cách hành chính nhà nước. Từ phân tích quản lý tài chính công là quá trình tác động, điều chỉnh

của nhà nước đến tài chính công nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ của nhà nước một cách có hiệu quả nhất - tác giả luận án đã đưa ra 3 nguyên tắc quản lý tài chính công: kỷ luật tài chính, đảm bảo hiệu

quả phân bổ nguồn lực và đảm bảo hiệu quả hoạt động với các yêu cầu về tính

trách nhiệm, tính tiên liệu, tính linh hoạt và sự tham gia của xã hội để phân tích các hoạt động của cải cách quản lý tài chính công đến cải cách hành

chính nhà nước.

Tác giả luận án nêu lên được một cách tổng quát và phân tích, đánh giá khá xác đáng, trung thực, khách quan tình hình thực hiện cải cách quản lý tài

chính công những năm gần đây ở nước ta. Qua đánh giá thực trạng, tác giả luận án đã chỉ rõ được các thành tựu, các mặt hạn chế, vướng mắc và nguyên

nhân của chúng. Một số vấn đề quan trọng đặt ra từ thực trạng cải cách quản

lý tài chính công cần giải quyết trong thời gian tới đã được luận án đề cập tới như các nội dung có liên quan đến chính sách tiền lương, cơ chế tự chủ tài

chính, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp, thực hiện xã hội hoá

dịch vụ công và phân cấp quản lý tài chính.

Page 17: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

10

Bài viết của Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim

Brumby Một khuôn khổ chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công [97] đã

cung cấp một cách tiếp cận thực dụng và khách quan quá trình chẩn đoán để

đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công cho các chính phủ. Từ những yếu kém

trong quản lý đầu tư công có thể phủ nhận lập luận cốt lõi là mở rộng không

gian tài khoá bổ sung cho đầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế

trong tương lai, vì vậy, các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tư

công là rất quan trọng. Bài viết đã chỉ ra 8 đặc trưng cơ bản của một hệ thống

đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ; (2)

thẩm định dự án chính thức; (3) đánh giá độc lập thẩm định; (4) lựa chọn và

ngân sách của dự án; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) hoạt động

cơ sở; và (8) đánh giá dự án. Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các quá trình

lập và điều hành ngân sách (liên kết ở giai đoạn thích hợp để mở rộng nguồn

lực ngân sách) có khả năng mang lại hiệu quả lớn nhất cho các quyết định đầu

tư công, là giải pháp cơ bản nhằm cải cách những thiếu sót trong chi tiêu đầu

tư công, hướng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tư từ NSNN.

Wolfgang Streeck và Daniel Mertens trong Thắt chặt tài chính và đầu

tư công: Có cần thiết phải đối lập? [108] đã đề cập đến cơ cấu chi đầu tư

công trong điều kiện ngân sách hạn chế, thông qua khảo sát thực tế đầu tư

công của ba nước: Mỹ, Đức và Thuỵ Điển từ năm 1981 đến năm 2007. Chi

đầu tư công của các quốc gia này xu hướng tăng cao trong cả giai đoạn 1981-

2007 và chủ yếu tăng đầu tư về giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho

gia đình, chính sách thị trường lao động. Các tác giả đánh giá năng lực của

Chính phủ trong điều kiện thắt lưng buộc bụng tài chính để chuyển các nguồn

lực tài chính vốn đã hạn hẹp sang tài trợ cho cho các chương trình định hướng

tương lai nhằm thực hiện mục tiêu xã hội công bằng và hiệu quả hơn. Những

dữ liệu tại Đức, Thuỵ Điển và Mỹ trong những năm 1981-2007 là cơ sở để để

khám phá những động lực cho chính sách chi tiêu với sự kỳ vọng rằng những

Page 18: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

11

nỗ lực củng cố mục tiêu công bằng và hiệu quả hơn sẽ được thực hiện trong

thập kỷ tới.

Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc trong Mô đun kinh nghiệm phát

triển 2012 của Hàn Quốc: Kinh nghiệm về quản lý hệ thống thông tin tài

chính của Hàn Quốc - cấu trúc, vận hành và kết quả [103] cho rằng: tiết

kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, sử dụng

kinh phí NSNN (NSNN) của nhiều nước trên thế giới. Tại Hàn Quốc, từ năm

1961, Luật Quản lý tài chính đã có những quy định để điều chỉnh vấn đề này.

Đến nay, Luật Quản lý tài chính của Hàn Quốc đã được sửa đổi, bổ sung 25

lần nhằm cụ thể hoá hơn các quy định, đảm bảo tỉnh công khai, minh bạch,

đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan

chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính

Hàn Quốc đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân

bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân

sách cho hoạt động của các CQNN phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của

từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định

là khâu quan trọng. Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức

chi tiêu quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp, đồng thời

được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự toán cho cơ quan,

đơn vị mình. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng các cơ quan,

đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội

dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự

toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ

quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về

kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên

quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú

Page 19: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

12

trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có

đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường

hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ bị cắt giảm kinh

phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh

nghiệm của Hàn Quốc thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình,

dự án như trên sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí NSNN. Ngoài ra, trong tổ

chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,

đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện

quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho

việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án như: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính công trong các

cơ quan hành chính nhà nước [1]; Quản lý tài chính công: lý luận và thực tiễn

[57]; Quản lý tài chính công: những vấn đề lý luận và thực tiễn [59]. Nhiều

cuốn sách nghiên cứu về cải cách quản lý tài chính công trong cải cách hành

chính nhà nước như: Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong công

cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta [51]; Cải cách hành chính nhà nước; thực

trạng, nguyên nhân; giải pháp [77]; Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành

chính ở Việt Nam [53];… Một số nghiên cứu cải cách quản lý tài chính công

có thể tìm thấy trong các tài liệu tham khảo nước ngoài như: Báo cáo phát

triển Việt Nam 2004: Quản lý và điều hành [60]; Việt Nam quản lý chi tiêu

công để tăng trưởng và giảm nghèo [49].

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là xương sống của tài chính nhà nước và là nguồn

lực quan trọng cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng an ninh và duy trì

hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản trị

điều hành ngân sách trung ương và địa phương luôn là vấn đề được các nhà

nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu về NSNN được nêu đều

Page 20: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

13

khẳng định vai trò quan trọng của công tác điều hành ngân sách với việc thực

hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương, song những

bất cập của quản lý, điều hành NSNN vẫn tồn tại, đặc biệt là những bất cập về

cơ chế, chính sách.

Tô Thiện Hiền trong Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang

giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020 [55] cho rằng quản lý NSNN gắn

liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước

trong từng thời kỳ. Việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và sử dụng

vốn NSNN, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không

thể tách rời của vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Luận án góp

phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản

lý NSNN và các hình thức quản lý ngân sách tỉnh An Giang. Đồng thời, trên cơ

sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm

của một số nước trên thế giới và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tác giả

luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý thu - chi ngân sách ở

An Giang, và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc.

Trịnh Thị Thuý Hồng trong Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định [61] đã làm rõ vai trò của

quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra các chỉ tiêu đánh

giá quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản: kết quả chi, hiệu quả chi

NSNN; khảo sát chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản từ

khâu lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho đến khâu

kiểm tra, thanh tra, đánh giá chương trình. Các phân tích về thực trạng quản lý

chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy

được điểm mạnh nhất, yếu nhất trong từng khâu của chu trình quản lý chi

NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, các nguyên nhân dẫn

Page 21: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

14

đến hạn chế trong quản chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó, tác

giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư

xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nguyễn Quang Hưng với công trình Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước [67] đã hệ thống hoá và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân

sách thường xuyên, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà

nước. Tổng kết kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Cộng hoà Pháp, Canada, Singapore, Malaysia, Cộng hoà liên bang Đức và kinh

nghiệm về các phương pháp tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân

sách ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), từ đó rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam. Tác

giả phân tích thực trạng chi và kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua

Kho bạc Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp tại Việt Nam, rút ra các kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên.

Đồng thời, đề xuất các quan điểm, định hướng và sáu nhóm giải pháp với các

điều kiện thực hiện giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước tại Việt

Nam. Hệ thống các nhóm giải pháp đề xuất bao gồm: đổi mới tổ chức kiểm

soát chi ngân sách thường xuyên trong hệ thống Kho bạc nhà nước; đổi mới quy trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền

địa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước; hoàn thiện hệ thống công cụ sử

dụng trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước; đổi mới công tác tổ chức thực hiện

các cơ chế, chính sách kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà nước; nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi

ngân sách thường xuyên; người thực hiện ngân sách thường xuyên; kiểm soát

chi ngân sách thường xuyên theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

Page 22: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

15

Tài liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á: Tài chính công và cải cách

quản lý tài chính ở Trung Quốc: Quản lý đặc thù với Kho bạc và thị trường

trái phiếu [74] đã nêu rõ, tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều

phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Trung

Quốc có Luật riêng về Quy hoạch. Uỷ ban Phát triển và Cải cách nhà nước

Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo

thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê

duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các

Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để

đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư (bằng vốn

của NSNN và vốn đầu tư của xã hội). Tất cả các dự án đầu tư công đều phải

lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được

phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm

trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê

duyệt quy hoạch đó.

Quản lý đầu tư công ở Trung Quốc được phân quyền theo 04 cấp ngân

sách: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện, trấn. Cấp có

thẩm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự

án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án đầu tư sử dụng

vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan

liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước (chủ trương đầu tư, báo cáo

khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán,

đấu thầu…) đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến

thẩm định của các cơ quan QLNN có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử

dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên.

Như vậy, trong quá trình phát triển, các nước đều không ngừng nghiên

cứu hoàn thiện cơ sở luật pháp, chính sách về sử dụng vốn nhà nước đáp ứng

Page 23: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

16

yêu cầu quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phù hợp với hoàn cảnh

trong từng giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, đối với các

nước đang phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có một văn bản pháp lý đủ

mạnh để quản lý quá trình đầu tư công một cách toàn diện và hiệu quả, vì việc

sử dụng vốn nhà nước, nhất là nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển của

Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cân đối NSNN hiện nay.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính trong các

đơn vị sự nghiệp

Nguyễn Mạnh Hùng trong luận án Cơ chế quản lý tài sản công trong

khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam [63] đã góp phần làm rõ những vấn

đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp, luận giải khái niệm tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

với tư cách là đối tượng nghiên cứu cơ bản xuyên suốt toàn bộ đề tài. Trên cơ

sở đó, tác giả đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực

hành chính sự nghiệp ở nước ta từ năm 1995 tới năm 2008, đặc biệt là sau khi

có Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu

lực, hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công. Đồng thời so sánh với một số nước

trên thế giới như Trung Quốc, Pháp, Canada, Australia và nêu lên bốn nội

dung để vận dụng vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu

vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp

nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020, như: nâng cao hiệu lực và hiệu quả

cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp; thực hiện thí

điểm lập ngân sách theo kết quả đầu ra (trong đó có kinh phí đầu tư, mua sắm

tài sản) và tính toán hiệu quả khi quyết định đầu tư, mua sắm, giao tài sản

công cho các đơn vị sự nghiệp; tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh

chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí trong quản lý tài sản công trong

khu vực hành chính sự nghiệp.

Page 24: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

17

Bùi Tuấn Minh với Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh

phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính [73] trên cơ

sở nhận thức về vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội, vận dụng những lý luận về nguồn kinh phí và phân tích hiệu quả sử dụng

nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, đã đưa ra những nguyên

tắc và yêu cầu cơ bản của việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí, đồng thời

cũng chỉ ra các phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phân tích để đánh giá

hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo. Từ việc

phân tích các định chế pháp lý về quản lý nguồn kinh phí trong các đơn vị sự

nghiệp đào tạo, luận án đã đi vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn

kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính. Tác giả

làm rõ những vấn đề còn tồn tại của các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc

như: quyền tự chủ về nguồn kinh phí chưa được phát huy triệt để; phân cấp

quản lý chi chưa hiệu quả; phương án tự chủ về quỹ tiền lương, tiền công

chưa được thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược tài chính, tiền tệ

và định hướng phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính

đến năm 2020, tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ.

Bên cạnh đó, tác giả luận án còn đề cập tới các giải pháp điều kiện nhằm hỗ

trợ cho việc thực hiện các giải pháp chính của đề tài nghiên cứu.

Lê Thị Thanh Hương với luận án Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam [68] đã phân tích đặc điểm

tổ chức đơn vị sự nghiệp có thu công lập (có so sánh với đơn vị sự nghiệp có

thu ngoài công lập, so sánh hoạt động dịch vụ trong đơn vị sự nghiệp có thu

công lập và trong doanh nghiệp) chi phối đến cơ chế quản lý tài chính và tổ

chức công tác kế toán trong loại hình đơn vị này. Tác giả đã khái quát về lý

luận, thực tiễn và hoàn thiện tổ chức kế toán trên góc độ kế toán tài chính, kế

toán quản trị đối với loại hình đơn vị sự nghiệp có thu công lập nói chung và

Page 25: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

18

các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng trên các nội dung: tổ chức bộ máy

kế toán trong các bệnh viện có thể thực hiện theo hình thức kết hợp hay tách

biệt giữa hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh; xác định hệ

thống kế toán, cơ sở kế toán theo từng loại hình bệnh viện; hoàn thiện tổ chức

hệ thống chứng từ, tài khoản (đặc biệt xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết đối

với hoạt động thụ hưởng trên nguyên tắc xây dựng mục lục ngân sách nhà

nước), hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán; thực hiện phân loại chi phí, phân

tích chi phí hỗn hợp, xác định giá các dịch vụ trọn gói trên cơ sở phân tích

mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân bổ các chi phí liên quan

hai loại hình hoạt động thụ hưởng và dịch vụ. Từ đó có thể khảo sát, đánh giá

và đưa ra những ý kiến đề xuất hoàn thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động

trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Vũ Thị Thanh Thuỷ trong luận án Quản lý tài chính các trường đại học

công lập ở Việt Nam [80] đã đề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính các

trường đại học công lập, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế

và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó, nhấn mạnh tự chủ tài chính đối

với các trường đại học công lập nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu đủ

bù đắp chi phí tương ứng với chất lượng đào tạo, hướng tới bền vững tài

chính. Từ kết quả phân tích bộ số liệu của 50 trường đại học công lập từ năm

2006 đến 2010 (bằng phần mềm thống kê SPSS), tác giả luận án đã đánh giá

thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam còn

nhiều yếu kém, biểu hiện ở việc hiệu quả chi rất thấp, quyền tự chủ tài chính

cho các trường còn nhiều bất cập. Kết quả phỏng vấn sâu 06 cán bộ quản lý

tài chính của 06 trường đại học công lập cho phép nhận diện các nguyên nhân

dẫn tới hạn chế trong quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập.

Phân tích thực trạng quản lý tài chính trong các trường đại học công lập, tác

giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các trường đại học

công lập ở Việt Nam. Trong đó, giải pháp tăng cường quyền tự chủ tài chính

Page 26: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

19

các trường đại học công lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng tính thuyết

phục của giải pháp, đã thiết lập điều kiện để các trường đại học công lập tự

chủ tài chính.

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý

luận, quan điểm quản lý tài chính công ở cấp vĩ mô, quản lý tài chính cấp vi

mô trong các cơ quan nhà nước sử dụng NSNN và các đơn vị sự nghiệp. Một

số nhà nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu đẩy mạnh cải cách quản lý tài chính trong

các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà

nước. Tuy nhiên, đối với những cơ quan quản lý hành chính mang tính chất

đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ thì vẫn chưa có những cơ sở lý luận

thuyết phục về công tác quản lý tài chính, cũng như chưa đưa ra những giải

pháp quản lý tài chính đồng bộ, mạnh mẽ và hiệu quả trong các đơn vị này.

Mặt khác, nghiên cứu về hoạt động quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính

phủ là một vấn đề mới, chưa từng được nghiên cứu trước đó. Trên cơ sở kế

thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, từ thực tế của

công tác quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ, nghiên cứu sinh mong

muốn góp phần làm rõ nội dung tài chính và quản lý tài chính ở một CQNN

đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ. Đồng thời, đề xuất những giải pháp

nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Ban đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

trong giai đoạn mới. 1.2. KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1.2.1. Những công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam Nguyễn Thanh Xuân trong Một số tôn giáo ở Việt Nam [93] cho rằng tôn

giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển hàng ngàn năm nay. Ở nước

ta, tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến chính sách luôn được Đảng, Nhà nước

quan tâm, tạo điều kiện. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, tôn giáo ở Việt Nam

rất đa dạng, có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, như Phật

Page 27: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

20

giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’I, Bà-la-môn…, những tôn giáo nội

sinh đặc trưng như Cao Đài, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Phật giáo Hoà Hảo, Bửu

Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… và nhiều tôn giáo nội sinh khác. Bản

thân mỗi tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học,

đạo đức, văn hoá … riêng biệt. Việc tìm hiểu sâu để có cái nhìn tổng quát về

các tôn giáo không chỉ ở trong nước và trên thế giới, về khía cạnh QLNN là cơ

sở cho việc hoạch định các chính sách tôn giáo đúng đắn; về phía các tổ chức

tôn giáo là để củng cố, phát triển tôn giáo mình trong tính nhân văn, tình đoàn

kết, sự thân hữu. Đó là điều cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt

trong việc phát huy các giá trị nhân bản, ưu việt của các tôn giáo vì mục đích

chung phục vụ cuộc sống hoà bình và sự phát triển của xã hội.

Nguyễn Hoài Sanh trong Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề

lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay [79] khẳng định Việt Nam

là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây, cùng với xu hướng

đổi mới toàn diện đất nước và sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần

phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận

lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay với nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng

rất đáng được quan tâm, như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một

số hình thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo

mới, hoặc xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Thực tế

đó đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả

nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học; trên cơ sở đó,

đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín

ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

Philip Taylor trong cuốn Tính hiện đại và vẻ đẹp của tôn giáo trong

tiến trình cách mạng Việt Nam [106] đã cung cấp thông tin về hoạt động của

Page 28: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

21

đời sống tôn giáo ở Việt Nam sau cuộc Cách mạng năm 1975. Đời sống tâm

linh của người Việt Nam được miêu tả là đa dạng và phong phú. Phật giáo là

một trong những đạo góp phần làm dung hoà những nguyện vọng của người

dân với đời sống thực tại. Tôn giáo có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Việt

Nam ngay cả trong thời kì đất nước mở cửa hội nhập và đang trên con đường

tiến tới hiện đại hoá. Tuy nhiên, tôn giáo ở Việt Nam thường bị lợi dụng bởi

các thế lực thù địch với chính phủ Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chủ yếu

chúng kích động người dân phản đối chế độ của Nhà nước song tình hình vẫn

nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ và các cơ quan QLNN Việt Nam.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tôn giáo Nguyễn Ngọc Quỳnh trong Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848-

1883) [78] cho rằng Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Tự Đức là nhà nước

quân chủ chuyên chế, tất cả quyền hành tập trung trong tay nhà vua. Trên

thực tế, năng lực và tính cách của các ông vua là những nhân tố quyết định

các chính sách đương thời. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò của nhà vua còn có bộ

máy quan lại với chức năng cố vấn và thực thi các chính sách. Tuỳ từng thời

kỳ và tuỳ từng công việc mà bộ máy này có những ảnh hưởng nhất định đến

nhà vua và nhiều khi trở thành áp lực đối với việc ban hành các chính sách,

nhưng rất khó xác định mức độ ảnh hưởng của bộ máy này với các chính sách

đương thời vì những văn bản của nhà nước đều do chính tay nhà vua "ngự

phê". Mặt khác, những chính sách của nhà nước trong quá trình thực hiện

cũng có những sai lệch nhất định tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh và phạm

vi cụ thể. Do vậy, khái niệm chính sách tôn giáo thời Tự Đức được sử dụng

trong cuốn sách sẽ bao hàm cả những nội dung trên, khai thác tối đa những

nguồn tài liệu đa chiều để rút ra những nhận xét, đánh giá. Phân tích những

nguyên nhân cơ bản, những hạt nhân hợp lý, cũng như những nghịch lý trong

chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848-1883), từ đó rút ra những mặt tích cực

cũng như hạn chế trong thái độ ứng xử của triều vua này đối với các tôn giáo,

những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử để góp phần giải quyết các vấn

Page 29: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

22

đề chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay nói chung và cho việc hoàn thiện chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nói riêng . Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo [75] của

Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ được chia làm 2 phần: Hồ Chí Minh về

tôn giáo và Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín

ngưỡng, tôn giáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hoá

Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, các tín ngưỡng, tôn giáo có

lịch sử hình thành, phát triển và có đặc điểm riêng, với xu hướng hoà đồng,

tồn tại đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đấu tranh dựng nước và giữ

nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên hệ giá trị truyền thống vô cùng quý báu,

trong đó yêu nước là giá trị hàng đầu. Lịch sử dân tộc đã minh chứng về sự

đồng điệu giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước, Trần Nhân Tông vừa là

ông vua yêu nước có công lãnh đạo quân dân ta hai lần đánh thắng quân

Nguyên, vừa là nhà thiền học tiêu biểu của thiền phái Trúc Lâm. Sự đồng

điệu ấy đã góp phần to lớn tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong suốt

cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Vì vậy, lòng yêu nước và đức tin tôn

giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại còn gắn bó chặt chẽ với nhau, một người

dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là công dân, có nghĩa vụ với

dân tộc, đất nước.

Dựa trên những đặc điểm văn hoá dân tộc - tôn giáo Việt Nam, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách tôn giáo là nhằm xây dựng, củng

cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, độc lập dân

tộc và CNXH. Người đã đề ra những quan điểm, giải pháp đúng đắn để thực

hiện thành công vấn đề đoàn kết các tôn giáo mà trọng tâm là đoàn kết Lương

- Giáo. Chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Người, thể hiện tính nhất quán,

lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo; thái độ mềm dẻo, khéo léo

trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo. Eugene Tan trong Thiên Chúa trong đời sống hiện đại: Cách thức quản

lý tôn giáo ở Singapore [100] khẳng định kể từ khi độc lập khỏi Malaysia vào

Page 30: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

23

năm 1965, chính phủ Singapore đã đạt được một thành công lớn trong việc

tạo ra sự hài hoà sắc tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, Singapore có nguy cơ bị ru

ngủ vì tự mãn về tình trạng quan hệ giữa các sắc tộc. Chính vì vậy, cuốn sách

nghiên cứu những nguy cơ còn tiềm tàng trong các tôn giáo ở Singapore. Từ

đó đề xuất với chính phủ các biện pháp phòng tránh những nguy cơ, rủi ro có

thể xảy ra do sự xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo ở đất nước này. Các biện

pháp được khuyến nghị là tăng thêm các quyền quản lý của các CQNN và

chính quyền địa phương đối với tất cả các tôn giáo, hạn chế sự phân biệt sắc

tộc. Chính phủ sử dụng các biện pháp truyền thông cố gắng gắn kết các tôn

giáo với nhau thông qua việc tuyên truyền những giá trị tốt đẹp mà mỗi tôn

giáo, sắc tộc đang duy trì.

Myengkyo Seo trong Cách thức quản lý tôn giáo ở Indonesia [104] đã

xem xét cách thức quản lý các tôn giáo ở Indonesia. Indonesia vốn được coi là

một đất nước Hồi giáo vì có số lượng người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trên thực tế thì ở Indonesia vẫn có sự tồn tại của một số đạo khác

như Kitô giáo và có một điểm đặc biệt là những người theo đạo Kitô thường

có vị trí xã hội cao ở đất nước này. Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng rất phát

triển ở Indonesia. Cuốn sách cho thấy giữa các tôn giáo ở Indonesia có sự kế

thừa, kế tục và giao thoa với nhau. Điều này giúp cho hoạt động quản lý ở các

địa phương trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải là không có những

xung đột giữa các tôn giáo, đặc biệt là tình trạng bạo lực tôn giáo ở quốc gia

này. Chính phủ nước này đã đưa ra các đạo luật để hạn chế bạo lực và cho

phép hôn nhân giữa các đạo khác nhau. Luật Hôn nhân 1974 đã có tác động

rất lớn trong việc dung hoà các tôn giáo, hạn chế sự bất đồng ý kiến giữa các

tôn giáo với nhau. Đây là một đạo luật rất hay vì nó điều chỉnh các qui định

trong phạm vi lớn để phù hợp với qui tắc của đa số các tôn giáo ở Indonesia.

Tác giả cuốn sách nhấn mạnh vai trò của luật pháp trong việc điều hoà các

mối quan hệ xã hội, nó là công cụ hữu hiệu giúp chính phủ và các chính

quyền địa phương giải quyết các bất đồng.

Page 31: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

24

Tác giả Đỗ Quang Hưng trong Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp

quyền [66] đã trình bày những nội dung cơ bản về chính sách tôn giáo trong

điều kiện nhà nước pháp quyền với những vấn đề cơ bản của nhà nước pháp

quyền và tôn giáo; những nguyên lý cơ bản giải quyết mối quan hệ nhà nước

pháp quyền và tôn giáo; nội dung chính sách tôn giáo. Tác giả cũng trình bày

hệ thống các mô hình nhà nước thế tục tại Pháp, tại Mỹ; những ảnh hưởng của

hai mô hình thế tục Pháp, Mỹ; mối quan hệ giữa "nguyên lý thế tục" và quyền

tự do tôn giáo; những kinh nghiệm xây dựng nhà nước thế tục trên thế giới

(Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước Islam giáo Bắc

Phi - Trung Đông). Bản chất chính sách tôn giáo trên thế giới hiện nay chủ yếu

là giải quyết mối quan hệ Nhà nước - Tôn giáo, trong đó nguyên lý thế tục vẫn

là con đường phổ biến của nhân loại trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

Đối với Việt Nam, tác giả phân tích quá trình đổi mới và sự chuyển biến

của chính sách tôn giáo ở Việt Nam từ thời phong kiến, thời Pháp thuộc đến

chính sách tôn giáo của chính quyền Sài Gòn (1954 - 1975) và chính sách tôn

giáo thời kỳ đổi mới. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến thái độ của các tôn giáo

trong việc tiếp nhận sự đổi mới chính sách tôn giáo. Thông qua đó đề cập tới

động thái mới của đời sống tôn giáo và những dự báo đối với tình hình tôn giáo;

quá trình hoàn thiện luật pháp tôn giáo; chính sách tôn giáo và nhà nước pháp

quyền; những vấn đề đặt ra với nhà nước pháp quyền và tôn giáo Việt Nam.

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về chính sách tôn giáo và

công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đăng trên tạp chí chuyên ngành

Tôn giáo như: "Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ trương, chính

sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây" [70]; "Để có cái nhìn mới về

tôn giáo và công tác tôn giáo" [92]; "Quá trình hoàn thiện chủ trương chính

sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong 60 năm (1945 - 2005)" [71];

"Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong văn kiện của Đại hội X của

Đảng" [72]; Tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo: những vấn đề lý luận và

Page 32: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

25

thực tiễn [39]. Các công trình, bài báo, tạp chí nghiên cứu như trên đã đi sâu

vào tìm hiểu về tình hình tôn giáo Việt Nam; chính sách tôn giáo của Đảng và

Nhà Nước qua các thời kỳ lịch sử với giá trị tổng kết thực tiễn lớn góp phần

giúp nghiên cứu sinh phân tích đặc thù của công tác tôn giáo tác động đến tài

chính và quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu đạt được có liên quan đến đề tài luận án

Thứ nhất, làm rõ được các khái niệm về tài chính nhà nước, quản lý tài

chính nhà nước Tài chính Nhà nước là một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia.

Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà

nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện

đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước

và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó. Trong nền

kinh tế hàng hoá tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã được tiền

tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Từ khi thực hiện Luật NSNN năm

2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 6/6/2003 của Chính phủ qui định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật

khác, các hoạt động tài chính ở CQNN được đổi mới căn bản. Nhờ đó, nguồn

lực tài chính của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt

nhiệm vụ của các cơ quan QLNN. Tài chính công có những đặc trưng cụ thể:

- Về sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong Tài chính nhà

nước thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện,

thường gọi là sở hữu nhà nước.

- Về mục đích: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong Tài chính nhà

nước được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả

cộng đồng, vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Page 33: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

26

- Về chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong Tài chính nhà nước

do các chủ thể nhà nước tiến hành. Các chủ thể nhà nước ở đây là Nhà nước

hoặc các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực

hiện các hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà nước).

- Về mặt pháp luật: Các quan hệ Tài chính nhà nước chịu sự điều chỉnh

bởi các "luật công", dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy.

Khác với Tài chính nhà nước, các quan hệ tài chính tư được điều chỉnh bởi

các "luật tư", dựa trên các quy phạm pháp luật hướng dẫn, thoả thuận. Các

quan hệ Tài chính nhà nước là các quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc

tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các chủ thể công.

Quản lý tài chính nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý tài

chính nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý

và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính nhà

nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Thứ hai, làm rõ được các vấn đề còn tồn tại trong quản lý NSNN

Ngân sách nhà nước là xương sống của tài chính nhà nước và là nguồn

lực quan trọng cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng an ninh và duy trì

hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Luật NSNN 2002 đã giúp cho

quy trình thủ tục hành chính trong quản lý NSNN đã được cải tiến và giảm

thiểu hướng đến yêu cầu hợp lý tối đa gắn với cải cách hành chính, giảm thiểu

đáng kể cơ chế "xin cho" hoặc chạy chi ngân sách vào cuối năm tài chính.

Công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm toán NSNN được chú trọng và

tăng cường, nhất là vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đối với NSNN, góp

phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính, chất lượng, hiệu quả quản lý

thu, chi NSNN ngày càng tốt hơn. Cơ chế công khai, minh bạch trong quản

lý, chi tiêu NSNN được thực hiện ngày càng đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các

công trình nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, điều

hành NSNN như:

Page 34: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

27

Một là, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách còn trùng lắp, chồng

chéo và mang tính hình thức, thể hiện rất rõ khi Quốc hội quyết định dự toán

NSNN là đã bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Trong khi đó, theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hiện

hành (Điều 12) thì Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa

phương. HĐND chỉ bỏ phiếu thông qua các nguồn thu và nhiệm vụ đã được

cấp trên quyết định và không tự quyết định thu - chi ngân sách cấp mình mà

phải tuân thủ theo sự phân bổ, giao dự toán của cấp trên, theo quy định của

Chính phủ về mặt thời gian. Nếu có sự biến động lớn về nguồn ngân sách và

nhiệm vụ được giao thì HĐND phải điều chỉnh lại theo yêu cầu của Thủ

tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp trên…

Hai là, quy trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách còn nhiều bất

cập. Các ngành, địa phương khi lập dự toán thu NSNN thường thấp, không sát

với thực tế, nên kết quả thu ngân sách hàng năm vượt so với dự toán khá lớn,

trong khi dự toán chi lập cao hơn thực tế, thiếu cơ sở, chưa đúng định mức,

sai tính chất nguồn kinh phí. Phân bổ và giao dự toán ngân sách chậm hoặc

chưa phù hợp nhu cầu và khả năng thực hiện, nên các địa phương, đơn vị phải

điều chỉnh, bổ sung nhiều lần hoặc phải huỷ dự toán; phân bổ và giao dự toán

khi chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi, không đúng nội dung nguồn

kinh phí, không đúng phương án phân bổ của Bộ Tài chính. Cơ sở tính toán

các khoản thu, chi ngân sách chưa có căn cứ khoa học vững chắc. Hệ thống

định mức tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, thiếu và chưa đồng bộ.

Ba là, quy trình ngân sách địa phương phức tạp, dàn trải qua nhiều

khâu với nhiều thủ tục hành chính nên không chỉ mất thời gian của các cơ

quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động

chấp hành của các cơ quan nhà nước. Hoạt động của chính quyền cùng cấp là

như nhau, nhưng nguồn trang trải là khác nhau, gây ra mất công bằng: nơi chi

tiêu cao, nơi không có chi cho cùng một mục tiêu, một công việc. Chi ngân

sách cho dịch vụ công và phúc lợi công cho dân cư chênh lệch nhau lớn.

Page 35: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

28

Bốn là, Luật NSNN 2002 đã thực hiện phân cấp ngân sách song duy trì

mô hình ngân sách lồng ghép gây khá nhiều khó khăn cho quá trình quản lý,

điều hành ngân sách của địa phương, cơ quan, đơn vị; tính công khai, minh

bạch trong quản lý NSNN còn có những hạn chế đã trở thành một trong

những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tham nhũng, lãng phí; sự thiếu kiên

quyết trong xử lý những vi phạm pháp luật về quản lý NSNN làm giảm tính

hiệu quả, hiệu lực của Luật NSNN 2002.

Năm là, việc đo lường hiệu quả của quản lý NSNN là rất khó khăn do

các hoạt động quản lý hành chính nhà nước có phạm vi rộng, liên quan đến tất

cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế được đo

lường rõ ràng thì hiệu quả xã hội chưa có thước đo chuẩn mực. Giữa đầu vào

và đầu ra trong các hoạt động hành chính không có mối quan hệ rõ ràng đã

gây khó khăn cho việc đánh giá chi tiêu trong lĩnh vực này. Vì vậy, cải cách

hoạt động quản lý, điều hành ngân sách được coi là một nội dung quan trọng

trong tiến trình cải cách hành chính công ở nước ta hiện nay. Các tác giả đã

đưa ra rất nhiều cách thức, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều

hành NSNN nhưng tựu chung lại vẫn thống nhất ở quan điểm quản lý tài

chính của địa phương, cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra.

Thứ ba, làm rõ những hạn chế trong quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp.

Đối với các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị thực hiện cung

cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động

bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Hoạt động của các đơn vị này

không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Các

nghiên cứu được đề cập trong phần đầu của luận án cho thấy, trong hoạt động

của các đơn vị sự nghiệp công lập, thì quản lý hiệu quả nguồn tài chính trở

thành một nhiệm vụ trọng tâm và rất cần thiết, ảnh hưởng mạnh đến sự phát

triển cả về quy mô lẫn chất lượng cung cấp dịch vụ của đơn vị. Đồng thời, tác

động đến thu nhập của cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Việc quản lý nguồn tài

Page 36: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

29

chính góp phần quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ NSNN, từ viện trợ hay từ

sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả hoạt

động của đơn vị. Bên cạnh đó, công tác này cũng góp phần tạo khuôn khổ chi

tiêu phù hợp với tình hình tài chính, làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán tại

đơn vị; đảm bảo được nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra

những kế hoạch, định hướng phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn của sự

phát triển. Ngoài ra, việc quản lý cũng giúp cho các khoản chi được thực hiện

theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả hoạt động cao đồng thời tiết kiệm chi phí,

tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, phát huy tính chủ động,

sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong đơn vị sự nghiệp, do hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ

yếu nên số thu thường không lớn và không ổn định hoặc không có thu. Vì

vậy, thu nhập của các đơn vị này chủ yếu do NSNN cấp toàn bộ hoặc một

phần. Quá trình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 (Nghị

định 43) đã tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị sự nghiệp quản lý chi tiêu

tài chính hiệu quả; huy động được sự đóng góp của cộng đồng xã hội cho phát

triển hoạt động sự nghiệp; thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công chủ động năng

động và sáng tạo hơn trong các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công;

mở rộng hoạt động, tăng nguồn thu sự nghiệp tạo nguồn tăng thu nhập cho

cán bộ, viên chức. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách về quản lý và

phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được đổi mới

đồng bộ; chưa có tiêu chí kết hợp việc đánh giá kết quả sử dụng kinh phí với

kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng hoạt động sự nghiệp công hoặc có

nhưng chưa cụ thể. Bên cạnh đó, một số chính sách như hệ thống định mức

kinh tế kỹ thuật của từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp, chính sách viện phí, học

phí,... còn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khiến cho việc

quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập gặp nhiều vướng mắc. Một

số đơn vị sự nghiệp có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cơ quan

Page 37: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

30

cấp trên, chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, làm rõ tính đặc thù của tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam

Xét về mặt lịch sử các tôn giáo tại Việt Nam đều gắn liền với các thể

chế chính trị hơn là hệ tư tưởng chi phối nhận thức của số đông dân chúng.

Riêng với Việt Nam, các tôn giáo ít có sự tác động mạnh mẽ đến ý thức hệ

của số đông quần chúng và không tạo nên một sự định hướng trong tư duy

như trường hợp Ki-tô giáo ở phương Tây, Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar,

Camphuchia…Có thể nói, ở Việt Nam, tôn giáo là phương tiện thể hiện nội

dung văn hoá chứ không phải là hạt nhân văn hoá. Lịch sử đã chứng minh

một số tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, nếp nghĩ và văn hoá của cả

cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức dân tộc. Nhưng cũng có tôn giáo trong

quá trình du nhập, hình thành và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi dụng vì

mục đích ngoài tôn giáo. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tung ra

những luận điệu cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, vu cáo Nhà

nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, nhằm gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn

kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với đồng bào các tôn giáo, kích động

quần chúng tín đồ chống đối chính quyền, gây mất ổn định chính trị-xã hội,

tạo cớ can thiệp vào nội bộ đất nước. Điều này cho thấy tính chất phức tạp,

nhạy cảm của vấn đề tôn giáo ở nước ta, đòi hỏi phải có những chính sách đặc

thù và linh hoạt trong xử lý các sự kiện tôn giáo, điểm nóng tôn giáo trên

phạm vi cả nước, trong đó không thể không kể đến chính sách tài chính đối

với tôn giáo.

Ý thức được tính đặc thù của tôn giáo và công tác tôn giáo, QLNN về

hoạt động tôn giáo đã được hình thành từ các triều đại phong kiến của Việt

Nam, là một trong những công cụ để QLNN một cách trực tiếp. Từ khi nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ

trương, chính sách đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

để tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã

Page 38: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

31

hội ở Việt Nam. Đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo và hoạt

động tôn giáo. Pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một bộ

phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà XHCN

Việt Nam. Công tác QLNN trên lĩnh vực tôn giáo ngày càng được củng cố,

hoàn thiện, góp phần quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

nhân dân, đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc và

đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm

phạm an ninh quốc gia. Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và

Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân, củng

cố niềm tin, tạo động lực, sự phấn khởi cho đồng bào các tôn giáo đồng hành

cùng dân tộc, cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện tính nhất

quán, lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo; thái độ mềm dẻo, khéo

léo trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo nhằm xây dựng, củng cố khối đại

đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội. Điều này tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của Ban

Tôn giáo Chính phủ khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động tôn giáo ngày càng phức tạp cả về

các loại hình tôn giáo (nhiều tôn giáo), loại hình hoạt động và quy mô địa bàn

hoạt động, số lượng các tín đồ. Các tôn giáo đều tăng cường củng cố tổ chức,

đào tạo chức sắc, tập trung xây dựng giáo hội cơ sở; đẩy mạnh hoạt động

truyền đạo, phát triển tín đồ, phát triển hội đoàn; đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự,

mua thêm đất đai dưới nhiều hình thức; tăng cường sửa chữa, xây mới nơi thờ

tự; in ấn kinh sách; tổ chức các lễ hội linh đình, đông người để phô trương

thanh thế. Một bộ phận chức sắc tôn giáo và giáo dân có tư tưởng cực đoan, bị

kẻ xấu lợi dụng đi ngược lại với lợi ích dân tộc và cách mạng. Ở nhiều địa

phương, hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh bùng phát. Nhiều "tạp

giáo" xuất hiện gây lãng phí tiền của, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự

xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân, kẻ xấu dễ bề lợi dụng trục lợi.

Page 39: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

32

Hơn nữa, các hoạt động tôn giáo thường xuyên bị các thế lực phản

động lợi dụng vì các mục tiêu chính trị. Cụ thể là: xuyên tạc lịch sử, lợi dụng

những khó khăn, hạn chế của ta để chia rẽ, khoét sâu hằn thù dân tộc. Nuôi

dưỡng và liên kết các tổ chức phản động của người Việt lưu vong với bọn cơ hội

chính trị trong nước. Tại Mỹ, những tổ chức như "Chính phủ Đê-ga" lưu vong

do Ksor Kơk cầm đầu, "Chính phủ Khmer tự do" do Thạch Sê Tha cầm đầu ra

sức kích động khuynh hướng ly khai dân tộc, đòi thành lập các khu tự trị như

"Vương quốc Mông" ở Tây Bắc, "Nhà nước Đề-ga độc lập" ở Tây Nguyên,

"Nhà nước Khmer Crôm độc lập" ở Nam Bộ, "Nhà nước Chăm độc lập" ở Nam

Trung Bộ. Ở trong nước, các phần tử phản động đã xuyên tạc đường lối, chính

sách dân tộc, tôn giáo của Đảng thông qua các phương tiện đại chúng (mạng

Internet, đài phát thanh, băng đĩa, sách báo, tài liệu phản động bằng cả tiếng dân

tộc); sử dụng thư điện tử (Email) để chuyển tài liệu phản động cho các sư sãi;

xúi giục các phần tử cực đoan trong tôn giáo gây rối, chống đối chính quyền;

kích động tuyệt thực, tự thiêu, tăng cường khiếu kiện, đòi lại đất đai, cơ sở thờ

tự; phát triển đạo trái phép ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; tạo ra những điểm

nóng, xung đột về tôn giáo để mượn cớ can thiệp từ bên ngoài.

1.3.2. Những vấn đề dự kiến nghiên cứu trong luận án

Từ những kết quả nghiên cứu về tôn giáo có thể nhận thấy, tính đặc thù,

phức tạp của tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải

nâng cao chất lượng công tác tôn giáo, trong đó có công tác đảm bảo tài chính

cho các nhiệm vụ tôn giáo, đặc biệt là xử lý các điểm nóng, xung đột tôn giáo

và chế độ tài chính đối với đội ngũ cán bộ tôn giáo, các chức sắc, chức việc

của các tổ chức tôn giáo. Cùng với chủ trương cải cách hành chính, đổi mới

quản lý tài chính công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc đổi mới

quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ cũng gặp phải rất nhiều khó

khăn, phức tạp. Do hoạt động đặc thù của lĩnh vực tôn giáo nên nguồn tài

chính cần hết sức linh hoạt nhằm giải quyết các điểm nóng tôn giáo trong khi

Page 40: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

33

cơ chế quản lý tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ vẫn còn mang tính

hành chính, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm,

các khoản thu ngoài ngân sách của Ban khiêm tốn, không đáp ứng được nhu

cầu kinh phí. Là một đơn vị dự toán cấp II nên nguồn tài chính được phân bổ

hàng năm phụ thuộc vào nguồn tài chính của Bộ Nội vụ cấp, việc trích lập dự

phòng tài chính đối với các hoạt động tôn giáo đặc thù không có nhiều, ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Ban, đặc biệt là trong việc giải

quyết chế độ tài chính đối với các điểm nóng, xung đột tôn giáo.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo

chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ đặt ra, trong khi các tổ chức tôn

giáo ngày càng mở rộng quy mô và tăng cường hoạt động. Chế độ hỗ trợ đặc

thù ngành chưa có, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cấp cơ sở phần lớn

không đúng chuyên môn, không chuyên trách, thường xuyên thay đổi, thiếu

tính ổn định nên khó thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm

công tác và gắn bó lâu dài với công việc.

Nghiên cứu công tác quản lý tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ bao

gồm các nội dung quản lý thu - chi tài chính từ NSNN và quản lý thu - chi tài

chính từ hoạt động sự nghiệp nhằm hệ thống hoá mô hình quản lý tài chính của

CQNN đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ với những nội dung cụ thể sau:

- Hệ thống hoá và làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý tài chính

trong cơ quan hành chính nhà nước có hoạt động thu sự nghiệp. Những nhân tố

ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước có hoạt

động thu sự nghiệp phù hợp với cơ chế tự chủ về biên chế, tài chính, nguồn kinh

phí và tổ chức hoạt động trong các đơn vị hành chính và sự nghiệp.

- Vận dụng các nội dung quản lý tài chính nói chung để xác định các nội

dung quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy

quản lý các đơn vị hành chính, sự nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Ngân

sách 2002 và các quy định pháp luật về tài chính khác bao gồm: công tác lập

Page 41: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

34

dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách, thực hiện và quyết toán ngân sách, quản

lý nguồn thu, chi từ hoạt động sự nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý

tài chính.

- Phân tích hoạt động quản lý tài chính trên hai lĩnh vực: quản lý nguồn tài chính từ NSNN và quản lý nguồn tài chính từ hoạt động sự nghiệp có thu của Ban Tôn giáo Chính phủ. Do nhu cầu về nguồn kinh phí nhằm duy trì hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ tương đối lớn, trong đó có rất nhiều các khoản chi đặc thù như hỗ trợ đối với các chức sắc, chức việc các tôn giáo hay chi hỗ trợ điều tra, khảo sát với các tôn giáo nên nguồn tài chính từ NSNN cấp thường khó đảm bảo cho các hoạt động đặc thù. Đối với hoạt động sự nghiệp, do nhu cầu về các dịch vụ công về tôn giáo ngày càng gia tăng nên nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có xu hướng tăng lên song vì đây là những dịch vụ công nên khoản thu theo quy định của Nhà nước không cao, chưa thực sự đáp ứng kinh phí hoạt động cho các dịch vụ này. Vì vậy việc cân đối thu chi đối với các hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ là rất khó khăn.

- Đánh giá hoạt động quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008-2014 trên các mặt: quản lý thu, chi tài chính từ NSNN và quản lý thu, chi tài chính từ hoạt động sự nghiệp; chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này từ hai góc độ khác nhau: Chính sách, pháp luật của nhà nước và thực tế triển khai thực hiện theo từng nội dung quản lý tài chính tại Ban.

- Trên cơ sở phân tích cụ thể hoạt động quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ, nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ trong điều kiện mới. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc cần tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong khu vực công, đặc biệt là tại các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ cho phù hợp với quy định của Chính phủ và tình hình thực tiễn công tác quản lý tài chính tại Ban.

Page 42: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

35

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ

HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài chính trong cơ quan nhà nước có

hoạt động sự nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm tài chính nhà nước, tài chính trong cơ quan nhà

nước có hoạt động sự nghiệp

Tài chính được hiểu như là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với

quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để thoả mãn các nhu cầu của

các chủ thể. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân

phối giá trị của cải xã hội trong những không gian, thời gian cụ thể. Về hình

thức: tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với quyền sở hữu

hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian nhất định. Sự

vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể được nhìn nhận rõ nét nhất

thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể đó. Về

nội dung: tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối

giá trị của cải xã hội giữa các chủ thể trong những không gian, thời gian nhất

định. Chủ thể phân phối có thể là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức tài

chính trung gian (ngân hàng, Bảo hiểm, tổ chức tín dụng khác…), các tổ chức

xã hội, các hộ gia đình và cá nhân dân cư.

Đối với Nhà nước, sự tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có các nguồn tài

chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thường của các cơ quan đơn vị

trong tổ chức công. Các đơn vị này có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không

đòi hỏi người được phục vụ trả thù lao. Do đó, NSNN phải cấp phát kinh phí

để duy trì hoạt động của các đơn vị này. Hiện nay, trong hoạt động quản lý

Page 43: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

36

nhà nước, một số đơn vị được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và

các khoản thu khác nhằm bổ sung nguồn kinh phí nhưng chủ yếu vẫn do Nhà

nước cấp kinh phí. Các nguồn tài chính này được gọi là tài chính Nhà nước.

Theo định nghĩa của Chritopher Pass, Bryan Lowes và Leslie Davies:

"Tài chính Nhà nước là một ngành của kinh tế học có liên quan tới lợi tức và

chi tiêu của chính quyền và hậu quả của nó đối với nền kinh tế nói chung".

[99, tr.592].

Khi các nhà kinh tế cổ điển viết về tài chính Nhà nước, họ tập trung vào

khía cạnh lợi tức và đánh thuế. Theo Harvey S. Rosen, tài chính Nhà nước là

một lĩnh vực của kinh tế học phân tích việc đánh thuế và các chính sách chi tiêu

của chính phủ nên tài chính công đồng nghĩa với kinh tế học công cộng và kinh

tế học khu vực công [101, tr.7]. Ông cho rằng vấn đề then chốt của các hoạt

động này gắn với việc sử dụng các nguồn lực thực tế, có nghĩa là nó tập trung

vào các chức năng kinh tế vi mô của chính phủ, cách thức mà chính phủ tác

động đến việc phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập, do đó tài chính Nhà

nước còn được gọi là kinh tế học về khu vực công hay kinh tế học công cộng.

Theo Robert H. Haveman và Jonh Bascom, tài chính Nhà nước là một lĩnh vực

của kinh tế học liên quan đến việc chính phủ tăng lượng tiền lên như thế nào, chi

tiêu số tiền này như thế nào và tác động của những hoạt động này đến nền kinh

tế và đến xã hội. Tài chính Nhà nước nghiên cứu việc các cấp chính quyền quốc

gia, bang, địa phương - cung cấp cho xã hội những dịch vụ và việc họ tìm kiếm

các nguồn lực tài chính để trả cho những dịch vụ này [107].

Ở Việt Nam, khái niệm tài chính Nhà nước cũng được đề cập nhiều

trong thời gian gần đây. Theo Nguyễn Mạnh Hùng - Trường đại học Kinh tế

quốc dân thành phố Hồ Chí Minh, tài chính Nhà nước gắn liền với các hoạt

động kinh tế của nhà nước. Tác giả cho rằng, trong nền kinh tế thị trường,

khu vực tư nhân không thể đáp ứng nhu cầu xã hội cho rất nhiều hàng hoá và

dịch vụ trên nhiều lĩnh vực như: bảo vệ quốc gia, ngoại giao, luật pháp, cảnh

Page 44: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

37

sát, phòng cháy chữa cháy, giáo dục và các phương tiện hạ tầng cơ sở như

đường sá, công viên, cấp thoát nước. Do đó, nhà nước phải sử dụng các

nguồn thu qua thuế và các nguồn thu khác (như phát hành qua trái phiếu...) để

cung cấp tài chính đối với các loại hàng hoá và dịch vụ cơ bản cho các nhu

cầu cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội [63, tr.26].

Các tác giả cuốn giáo trình Quản lý tài chính nhà nước của Trường Đại

học Tài chính kế toán Hà Nội, tuy không đưa ra khái niệm tài chính Nhà

nước nhưng đã đề cập đến cơ cấu tài chính nhà nước bao gồm:

- Tài chính chung của Nhà nước, trong đó có NSNN, tín dụng nhà

nước, dự trữ nhà nước và ngân hàng nhà nước trung ương.

- Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước gồm cả ba hệ

thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp các cấp từ

trung ương đến địa phương.

- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

- Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước [86, tr.16].

Như vậy, tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu chi bằng

tiền do Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ

của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội

của Nhà nước. Tài chính Nhà nước phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế

giữa Nhà nước với các chủ thể khác nhau trong xã hội nảy sinh trong quá

trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính.

Nghiên cứu các quan hệ kinh tế và tài chính phát sinh trong hệ thống

kinh tế giữa các chủ thể công quyền (cơ quan quản lý hành chính và đơn vị sự

nghiệp hành chính) và các chủ thể khác (doanh nghiệp, hộ gia đình, công dân,

các tổ chức phi lợi nhuận), ta có phạm trù tài chính trong CQNN. Tài chính

trong CQNN là một nội dung quan trọng của tài chính Nhà nước, góp phần

đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan QLNN trong thực thi các nhiệm

vụ được Nhà nước giao. Tài chính trong CQNN là một bộ phận của tài chính

Page 45: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

38

Nhà nước, cùng với tài chính chung của Nhà nước và tài chính của các doanh

nghiệp Nhà nước.

Tài chính trong các CQNN là các hoạt động thu và chi bằng tiền của

các CQNN, phản ánh các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong

quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các CQNN nhằm phục vụ

việc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao. Tài chính trong các CQNN duy trì

sự hoạt động của các cơ quan QLNN và các đơn vị cung ứng dịch vụ công

cộng (các đơn vị sự nghiệp).

Khái niệm trên cho thấy tài chính trong CQNN thuộc sở hữu nhà nước,

do đó, nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc hình thành và sử dụng

quỹ tiền tệ của mình. Ở nước ta, Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao

nhất - là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi

của NSNN tương ứng với các nhiệm vụ đã được đề ra. Quốc hội quyết định

dự toán NSNN là đã bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa

phương. Trong khi đó, theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân

dân hiện hành (Điều 12) thì Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách

địa phương. Đây cũng là điểm đặc thù trong cơ chế quản lý điều hành NSNN

của nước ta. Nguồn thu của tài chính trong CQNN bao gồm thuế, lệ phí và tín

dụng nhà nước. Việc chi tiêu quỹ tiền tệ này gắn liền với việc duy trì và phát

huy hiệu lực của bộ máy nhà nước cũng như việc thực hiện các chức năng

kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận.

2.1.1.2. Đặc điểm tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp

Tài chính trong CQNN thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để

phục vụ và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hoạt động của tài chính

nhà nước rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và tác động

đến mọi chủ thể trong xã hội với những đặc điểm cơ bản sau:

* Đặc điểm chủ thể của tài chính trong CQNN

Chủ thể tài chính trong CQNN là Nhà nước. Gắn với chủ thể Nhà nước,

Page 46: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

39

tài chính trong CQNN được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực chính

trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà

nước. Các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia trong từng

thời kỳ phát triển được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà

nước - Quốc hội, do đó, Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu,

nội dung, mức độ các thu, chi NSNN tương ứng với các nhiệm vụ đã được

hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó. Đặc

điểm này là đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, loại

trừ chia rẽ, phân tán quyền lực trong việc điều hành NSNN. Đồng thời, nó

cũng cho phép xác định quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính

làm công cụ điều chỉnh và xử lý các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là, trong hệ

thống các quan hệ kinh tế, nếu có quan hệ lợi ích nảy sinh khi Nhà nước tham

gia phân phối các nguồn tài chính thì lợi ích quốc gia, lợi ích toàn thể bao giờ

cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác.

Quy mô tài chính trong CQNN và các hình thức thu, chi của các cơ

quan, đơn vị này đều bị quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển

của mỗi ngành, lĩnh vực, mỗi vùng, mỗi địa phương. Hay nói cách khác, sự

phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở cho sự hình thành nguồn thu của các

CQNN, trong đó chủ yếu là NSNN, đồng thời về cơ bản sẽ đặt ra những đòi

hỏi về nhu cầu chi của CQNN. Tính hiệu quả hoạt động tài chính trong

CQNN được xem xét trên tầm vĩ mô, tức là nó phải được xem xét dựa trên cơ

sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra mà các

CQNN phải đảm nhận.

* Đặc điểm về nguồn thu của tài chính trong CQNN

Xét về nội dung vật chất, tài chính trong CQNN bao gồm các quỹ nhà

nước. Đó là một lượng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã được

tập trung vào các quỹ nhà nước hình thành thu nhập của tài chính trong

CQNN, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất. Việc hình thành thu

Page 47: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

40

nhập của tài chính trong CQNN có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả

trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản

xuất, lưu thông và phân phối, nhưng nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả

của hoạt động kinh tế trong nước. Thu nhập của tài chính trong CQNN có thể

được lấy về bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và

tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá...

song luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng

chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả

là chủ yếu.

Các nguồn thu tài chính trong CQNN chủ yếu bao gồm 3 nguồn:

Nguồn thu từ NSNN, nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ công

(hoạt động sự nghiệp)và nguồn khác theo quy định.

* Đặc điểm về chi tài chính trong CQNN

Chi tiêu tài chính trong CQNN là việc phân phối và sử dụng các quỹ

công. Các quỹ công bao gồm quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài

NSNN. Chi tiêu tài chính trong CQNN không phải là những chi tiêu gắn liền

trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là

những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là

gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội

- tầm vĩ mô.

Chi tài chính trong CQNN gồm có các khoản chi hoạt động thường

xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên. Các khoản chi hoạt

động thường xuyên là những khoản chi nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ

được cấp có thẩm quyền giao. Các khoản chi không thường xuyên gồm những

khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh theo từng giai đoạn hoạt động

của CQNN như chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo

bồi dưỡng cán bộ viên chức, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các

khoản chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng,...

Page 48: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

41

Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu tài chính trong CQNN trên

những khía cạnh cụ thể vẫn có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như

vay nợ, một số vấn đề xã hội... nhưng xét về tổng thể, hiệu quả đó thường

được xem xét trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là, hiệu quả của việc sử dụng

các quỹ công phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành

các mục tiêu công đã đặt ra mà các khoản chi tiêu công phải đảm nhận. Thông

thường việc đánh giá hiệu quả chi tiêu công dựa vào hai tiêu thức cơ bản: kết

quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây được hiểu bao gồm: kết quả kinh

tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp.

Nhận thức đúng đắn đặc điểm kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc

định hướng và có biện pháp sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước tập trung

vào việc xử lý các vấn đề của kinh tế vĩ mô như: đầu tư để tác động đến việc

hình thành cơ cấu kinh tế mới; cấp phát kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; thực hiện chính sách

dân số và kế hoạch hoá gia đình; hỗ trợ giải quyết việc làm và xoá đói, giảm

nghèo; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả; đảm bảo kinh

phí cho việc thực hiện mục tiêu xoá bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo trật tự an

toàn xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên… với yêu cầu là chi phí bỏ ra là

thấp nhất mà kết quả đem lại là cao nhất.

2.1.2. Nội dung tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp Hệ thống các tổ chức trong bộ máy quản lý hành chính ở nước ta được

chia thành hai loại: cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.

Các cơ quan hành chính bao gồm: Các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc

Chính Phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân

các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Văn phòng hội đồng nhân dân, Văn

phòng uỷ ban nhân dân các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh thành

phố trực thuộc TW; Văn phòng hội đồng nhân dân, Văn phòng uỷ ban nhân

dân, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận huyện, thành phố thị xã

thuộc tỉnh thành phố thuộc TW.

Page 49: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

42

Các đơn vị sự nghiệp bao gồm các đơn vị sự nghiệp có vai trò quan

trọng trong việc cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: giáo dục đào tạo,

y tế, văn hoá, thể thao, khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế... Căn cứ vào

nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gồm 3 loại: đơn vị có nguồn thu sự

nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị có nguồn

thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn

lại được ngân sách nhà nước cấp và đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn

vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức

năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Bên cạnh đó, có những CQNN do đặc thù chức năng, nhiệm vụ được

Nhà nước giao, có các hoạt động sự nghiệp như: các đơn vị giáo dục đào tạo

công lập, cơ sở y tế công lập, trung tâm văn hoá, thể thao công cộng,... Do

vậy, nội dung tài chính trong CQNN có hoạt động sự nghiệp gồm có thu tài

chính và các khoản chi đảm bảo hoạt động của các đơn vị này.

2.1.2.1. Hoạt động thu tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt

động sự nghiệp

* Nguồn thu tài chính từ NSNN

Tài chính từ NSNN trong mỗi CQNN là nguồn kinh phí được cấp từ

ngân sách (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương) cho các CQNN

nhằm đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

được cơ quan quản lý cấp trên giao. Các khoản thu do NSNN cấp hàng năm

được sử dụng toàn bộ để đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi không

thường xuyên của đơn vị. Các khoản thu từ ngân sách dựa trên cơ sở biên chế,

kể cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ NSNN hàng năm tính trên

biên chế và các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định

Tài chính từ NSNN của các CQNN còn có các khoản kinh phí từ ngân

sách cấp cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chương

Page 50: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

43

trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; các chương trình mục tiêu quốc

gia; các nhiệm vụ do CQNN có thẩm quyền đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất

được cấp có thẩm quyền giao; chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do

Nhà nước quy định; cho việc đầu tư xây dựng cơ bản; việc mua sắm tài sản,

các trang thiết bị; việc sửa chữa lớn các tải sản cố định phục vụ cho hoạt động

sự nghiệp và những khoản vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước

ngoài được cấp có thẩm quyền giao.

* Nguồn thu tài chính từ các hoạt động sự nghiệp

Tài chính từ các hoạt động sự nghiệp có thu của CQNN là những khoản

thu phí, lệ phí thuộc NSNN, những khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh

doanh và cung cấp dịch vụ được để lại đơn vị. Trong các khoản thu trên của

đơn vị, khoản thu từ phí và lệ phí chiếm tỷ lệ lớn.

Khoản thu phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp

các dịch vụ công cộng thuần tuý theo quy định của pháp luật và là khoản

tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng

đó. Khoản thu lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các

dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân

nhằm phục vụ cho công việc QLNN theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các CQNN còn bao gồm

các khoản thu từ những hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phù hợp với

lĩnh vực chuyên môn và chức năng của mỗi tổ chức. Những mức thu từ những

hoạt động này do thủ trưởng mỗi tổ chức được quyền quyết định dựa trên

những quy định pháp luật có liên quan và nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí.

Cụ thể, các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồm:

- Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc NSNN cho đơn vị sử dụng

theo quy định của Nhà nước.

- Thu từ dịch vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

- Thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Page 51: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

44

- Nguồn thu khác của đơn vị sự nghiệp: Nguồn vốn khấu hao cơ bản

tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản được để lại theo quy định; Nguồn

viện trợ, dự án tài trợ trong và ngoài nước; Nguồn vốn vay của các cá nhân, tổ

chức tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Nguồn vốn

tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

theo quy định của pháp luật; Lãi được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết;

Nguồn thu khác (nếu có).

* Nguồn thu tài chính khác của CQNN theo quy định của pháp luật: là

những khoản thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng và những khoản thu

khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý quá trình thu tại đơn vị cần đảm bảo tập trung đầy đủ kịp thời

các nguồn lực tài chính của CQNN để đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động

trong đơn vị. Điều này đòi hỏi CQNN phải xây dựng được các khoản thu hợp

lý đúng đắn theo quy định của các cơ quan chức năng, việc xây dựng kế

hoạch thu của mỗi tổ chức cần phải theo sát với tình hình thực tế của đơn vị,

quy trình thu phải hợp lý và khoa học, tổ chức bộ máy thu hợp lý gọn nhẹ và

hiệu quả. CQNN cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và có định kỳ đảm

bảo quá trình thu đúng, thu đủ.

2.1.2.2. Chi tài chính trong các cơ quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp

Trong CQNN các khoản chi được chia thành hai loại: Các khoản chi từ

NSNN và các khoản chi từ hoạt động sự nghiệp.

* Các khoản chi từ NSNN:

Một là, các khoản chi thường xuyên là các khoản chi nhằm đảm bảo

cho các hoạt động thường xuyên của CQNN gắn liền với chức năng quản lý

kinh tế - xã hội của nhà nước. Các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định

khá rõ nét do tính ổn định trong chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi CQNN

phải thực hiện. Các khoản chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm

vụ của CQNN được cấp có thẩm quyền giao, gồm: các khoản chi cho con

Page 52: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

45

người như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích

nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện

hành; các khoản chi hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng...). Các

khoản chi này đảm bảo kinh phí hoạt động cho các CQNN. Qui mô khoản chi

phụ thuộc vào bộ máy CQNN, tức là đội ngũ công chức, viên chức nhà nước

trong các cơ quan này. Bộ máy CQNN càng cồng kềnh thì khoản chi này càng

chiếm tỷ trọng cao và ngược lại.

Hai là, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ (khoản chi đặc thù của đơn

vị hay còn gọi là chi đặc thù của từng đơn vị) như chi thuốc, máu, dịch truyền

của ngành Y tế, chi biên soạn giáo trình tài liệu học tập của ngành Giáo dục -

Đào tạo, chi cho vận động viên, huấn luyện viên của ngành Thể dục thể thao...

nhằm nâng cao trình độ văn hoá, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho quần chúng

nhân dân; xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc; nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho quần chúng nhân dân cũng như

thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền các đường lối, chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, thông qua các khoản chi này, Nhà

nước có thể thực hiện quá trình phân phối lại thu nhập nhằm mục tiêu công

bằng xã hội.

Ba là, những khoản chi nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền

kinh tế. Bao gồm chi cho hoạt động khảo sát, thiết kế, thăm dò; hoạt động

tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật, hoạt động nông lâm nghiệp, thuỷ

lợi, công cộng,... Những hoạt động này mang tính chất phục vụ chứ không

nhằm mục đích kinh doanh lấy lãi, do đó các khoản chi này được đảm bảo bởi

kinh phí NSNN.

Bốn là, các khoản chi mua sắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng, duy

tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, cơ sở vật chất; trợ giá theo chính

sách của Nhà nước; phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu

quốc gia, dự án Nhà nước và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

Page 53: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

46

* Các khoản chi từ hoạt động sự nghiệp:

Một là, các khoản chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác

thu phí, lệ phí và hoạt động cung cấp dịch vụ của CQNN bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị

sự nghiệp.

- Chi cho hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ (kể cả chi nộp thuế,

trích khấu hao tài sản cố định theo quy định).

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí.

- Chi cho người lao động: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp

lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng…

- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đối với đơn vị sự nghiệp

khoa học.

- Chi mua sắm, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật

chất, nhà cửa, máy móc thiết bị…

- Chi thường xuyên khác.

Hai là, các khoản chi không thường xuyên gồm:

- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học (đơn vị sự nghiệp khác).

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy

hoạch, khảo sát…) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.

- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

- Chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm

trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

- Chi trả nợ vay (gốc và lãi vay) các cá nhân, tổ chức tín dụng.

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài.

Page 54: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

47

- Chi cho hoạt động liên doanh, liên kết.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

- Các khoản chi khác.

Các CQNN phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoản chi đáp ứng nhu

cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của tổ chức, quản

lý có hiệu quả các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên trong các

tổ chức.

Vì vậy, mỗi CQNN cần thiết xây dựng một chính sách chi hợp lý và

hiệu quả, xác định tính ưu tiên với mỗi khoản chi trong mỗi điều kiện hoàn

cảnh cụ thể, xây dựng quy trình cấp phát, kiểm soát và thành toán các khoản

chi một cách chặt chẽ khoa học, thực hiện việc kiểm tra quá trình chi và các

khoản chi đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. 2.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ HOẠT

ĐỘNG SỰ NGHIỆP

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý tài chính trong cơ quan nhà

nước có hoạt động sự nghiệp 2.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt

động sự nghiệp Quản lý tài chính được quan niệm là quá trình tổ chức, điều hành các

nguồn lực tài chính nhằm phát huy hiệu quả của tài chính đáp ứng nhu cầu

chủ thể quản lý và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý tài

chính, các vấn đề về: chủ thể quản lý, các nguồn tài chính được quản lý, công

cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi

hỏi phải được xác định đúng đắn. Quản lý tài chính trong CQNN có hoạt

động sự nghiệp là một nội dung của quản lý tài chính và là một mặt của quản

lý xã hội nói chung, do đó cần nhận thức đầy đủ về quản lý tài chính trong

CQNN có hoạt động sự nghiệp.

Quản lý tài chính trong CQNN là hoạt động của các chủ thể quản lý tài

chính thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các

Page 55: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

48

công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính trong

CQNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Chủ thể quản lý tài chính trong CQNN chính là bộ máy quản lý tài

chính, cụ thể là những cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm trực tiếp

hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động quản lý tài chính, bao gồm thủ trưởng

CQNN, đội ngũ cán bộ tài chính trong CQNN. Trách nhiệm quản lý tài chính

trong CQNN trước hết thuộc về trách nhiệm của thủ trưởng trong CQNN. Vì

quản lý tài chính là một nội dung quản lý chuyên ngành nên đội ngũ cán bộ làm

công tác tài chính kế toán của CQNN cũng thuộc nhóm chủ thể trực tiếp quản

lý hoạt động tài chính trong CQNN. Bên cạnh đó trưởng các bộ phận phòng,

ban trực thuộc CQNN cũng như mỗi cá nhân trong đơn vị cũng có những đóng

góp quan trọng tạo nên việc quản lý có hiệu quả tài chính trong CQNN.

Đối tượng quản lý của quản lý tài chính trong CQNN có hoạt động sự

nghiệp là hoạt động tài chính của những đơn vị này. Đó là các mối quan hệ

kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ

tiền tệ trong mỗi CQNN. Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như

những khoản thu tài chính từ NSNN, thu từ các hoạt động sự nghiệp, các

khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng,... của CQNN.

2.2.1.2. Đặc điểm của quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước về tôn giáo

Quản lý tài chính trong CQNN là sự tác động của các chủ thể quản lý

tài chính nhà nước vào quá trình hoạt động của CQNN. Đối với CQNN về tôn

giáo, do tính chất đặc thù và nhạy cảm của hoạt động tôn giáo nên quản lý tài

chính trong các cơ quan, đơn vị này cũng có những điểm riêng biệt. Cụ thể là:

* Tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ bảo đảm nguồn lực cho hoạt

động của Ban phục vụ công tác tôn giáo mang tính nhạy cảm, rộng khắp cả nước.

Theo Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ

quản lý, là cơ quan tương đương Tổng cục, có tư cách pháp nhân, con dấu

Page 56: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

49

hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Như vậy, từ một

cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động tương đối độc lập, Ban Tôn giáo Chính

phủ trở thành cơ quan trực thuộc Bộ, tương đương Tổng cục khiến cho những

hoạt động về tài chính nói riêng và những hoạt động về QLNN nói chung của

Ban Tôn giáo Chính phủ có những điểm khác biệt.

Trước hết, kinh phí hoạt động của Ban Tôn giáo là một nội dung trong

nguồn kinh phí của Bộ Nội vụ, được cấp chung với các hoạt động khác của

Bộ Nội vụ, trong khi hoạt động tôn giáo là một hoạt động đặc thù, phức tạp,

đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn. Về tài chính, Văn phòng Ban Tôn

giáo Chính phủ lập dự toán ngân sách hoạt động cho cả năm rồi báo cáo với

Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về dự toán thu chi ngân sách trong năm. Song do

nguồn kinh phí cấp từ NSNN thuộc nguồn ngân sách cấp cho Bộ Nội vụ nên

dự toán thu chi ngân sách thường chênh lệch lớn với ngân sách được phân bổ

từ Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Vì nguồn ngân sách là có hạn, thường không

đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính

phủ nên các chương trình, dự án của Ban với các tổ chức tôn giáo, với nghiên

cứu các tôn giáo còn hạn hẹp, thiếu chiều sâu. Mức lương dành cho các cán

bộ tôn giáo còn thấp so với nhu cầu, trong khi công tác tôn giáo mang tính

đặc thù, thường phải làm việc vào những ngày lễ, ngày nghỉ là những khoảng

thời gian mà các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động.

Đặc thù của hoạt động tôn giáo là có những nguồn kinh phí viện trợ từ

các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhưng những nguồn viện trợ này

thường đặt ra những vấn đề mang tính chất nhạy cảm chính trị. Xử lý thỏa

đáng những nguồn viện trợ tôn giáo là một yêu cầu quan trọng đối với Ban

Tôn giáo Chính phủ.

* Tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ gắn với nhiệm vụ QLNN về tôn

giáo và cung cấp dịch vụ công về tôn giáo Sự tồn tại và phát triển của Ban Tôn giáo Chính phủ đòi hỏi phải có các

nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thường của các đơn vị

Page 57: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

50

hành chính và sự nghiệp trực thuộc Ban. Các đơn vị hành chính có nhiệm vụ

phục vụ công tác QLNN về tôn giáo và thực hiện lợi ích công không đòi hỏi

người được phục vụ phải thù lao. Do đó, NSNN phải cấp phát kinh phí để duy

trì hoạt động của các đơn vị hành chính của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Hoạt động hành chính nhà nước về tôn giáo mang tính chất hàng hoá

công cộng thuần tuý, không thể xã hội hoá, mọi người được hưởng lợi từ

những dịch vụ quản lý hành chính nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Giá cả

của dịch vụ này được tính vào nguồn thuế thu được từ người dân. Do vậy

NSNN phải đảm bảo đủ kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của đơn vị

hành chính Ban Tôn giáo Chính phủ. Xét về nội dung, kinh phí NSNN cấp

cho các đơn vị hành chính thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ gồm có: kinh phí

hoạt động và các khoản chi đầu tư phát triển (chủ yếu là vốn xây dựng cơ

bản). Kinh phí hoạt động của các đơn vị hành chính do NSNN cấp thuộc về

chi thường xuyên nên nó có đặc điểm: mang tính ổn định cao; thể hiện tính

chất tiêu dùng; nội dung, cơ cấu chi, mức độ chi gắn liền với cơ cấu tổ chức

Ban Tôn giáo Chính phủ và chính sách của Chính phủ trong việc cung cấp các

hàng hoá công cộng về tôn giáo.

Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng được cấp phép thu một số khoản thu

về phí và lệ phí nhưng số thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính

đảm bảo cho các đơn vị hành chính của Ban Tôn giáo Chính phủ hoạt động

gần như do NSNN cấp toàn bộ. Nguồn tài chính ở đây được sử dụng để duy

trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính,

cung cấp các dịch vụ công về tôn giáo thuộc chức năng của cơ quan.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ là các đơn vị

thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng (in, xuất bản các loại kinh,

sách và các xuất bản phẩm tôn giáo; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn

hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo; thông tin và tuyên truyền chính

sách pháp luật về tôn giáo,...) và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình

thường của các tổ chức tôn giáo (đào tạo, bồi dưỡng với các chức sắc, chức

Page 58: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

51

việc và tín đồ thuộc các tôn giáo; tổ chức lễ hội,...). Hoạt động của các đơn vị

này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Do

hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu nên ở các đơn vị sự nghiệp số

thu thường không lớn và không ổn định hoặc không có thu nên thu nhập của

các đơn vị này chủ yếu do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần. Với các dịch vụ

kể trên, chi tiêu của các đơn vị này chính là nhằm phục vụ thực hiện các chức

năng của Nhà nước trong công tác tôn giáo.

2.2.2. Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính trong cơ quan nhà

nước có hoạt động sự nghiệp

Nội dung tài chính trong CQNN bao gồm có các nguồn tài chính từ

NSNN, tài chính từ hoạt động sự nghiệp có thu và các nguồn tài chính khác nên

quản lý tài chính trong CQNN cũng được thể hiện thông qua hoạt động quản lý

tài chính từ NSNN và quản lý tài chính từ các hoạt động sự nghiệp có thu.

2.2.2.1. Quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước

* Lập dự toán ngân sách hàng năm

Dự toán ngân sách CQNN gồm dự toán thu ngân sách và dự toán chi

ngân sách. Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán

đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực

tiễn các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch. Lập NSNN thực

chất là dự toán các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách.

Trong thực tế để phát huy vai trò tích cực của kế hoạch ngân sách,

trong thực tiễn, khi lập ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu nhất định:

+ Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu - chi NSNN dựa trên hệ thống

chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với thực tiễn

kinh tế - xã hội.

+ Xây dựng dự toán thu chi ngân sách tiến hành đúng với trình tự và

thời gian quy định.

+ Bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch

Page 59: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

52

giá trị thông qua việc thiết lập dự toán thu chi của NSNN trong bối cảnh cung

cầu giá cả có sự biến động.

* Chấp hành dự toán NSNN hàng năm:

Mục tiêu của chấp hành ngân sách là biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong

kế hoạch ngân sách từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Kiểm tra việc thực

hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của

Nhà nước. Thông qua chấp hành ngân sách mà tiến hành đánh giá sự phù hợp

của chính sách với thực tiễn. Chấp hành dự toán NSNN gồm có chấp hành dự

toán thu và chấp hành dự toán chi NSNN.

- Tổ chức chấp hành dự toán thu: Không ngừng bồi dưỡng phát triển

nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo tỷ lệ động viên

chung mà Quốc hội đã phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước đã

được hoạch định trong dự toán chi. Để tổ chức chấp hành dự toán thu phải

thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:

+ Xác lập, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp

vừa đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mức

động viên của nhà nước.

+ Nâng cao công tác tuyên truyền chính sách, chế độ thu làm mọi người

thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy thu theo nguyên tắc thống nhất, nâng cao

hiệu lực của bộ máy, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao.

- Tổ chức chấp hành dự toán chi nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn

kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các

chương trình kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch.

Để đạt được mục đích trên cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Thực hiện cấp kinh phí trên cơ sở thống nhất các định mức, tiêu

chuẩn, bổ sung những định mức mới, xoá bỏ những định mức lạc hậu.

+ Bảo đảm việc cấp kinh phí theo theo kế hoạch được duyệt

Page 60: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

53

+ Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản

kinh phí chi trả từ ngân sách phải do Kho bạc trực tiếp thanh toán.

* Quyết toán NSNN

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN.

Thông qua quyết toán NSNN cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh

tế - xã hội của Nhà nước trong thời gian qua. Quyết toán NSNN thực hiện các

việc sau:

- Soát xét, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán NSNN thông qua số liệu

kế toán, báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị dự toán.

- Phê duyệt quyết toán và tổng quyết toán NSNN theo báo cáo đã được

cơ quan kiểm toán Nhà nước kiểm toán.

Để đáp ứng yêu cầu trên, cần tập trung cải tiến, hoàn thiện các công

việc sau:

+ Soát xét lại toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán Ngân

sách, đảm bảo cho quyết toán nhanh gọn, chính xác trung thực.

+ Đổi mới quá trình lập, báo cáo phê chuẩn quyết toán và tổng quyết

toán NSNN theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, địa phương,

nâng cao vai trò của cơ quan tài chính, chính phủ và quyền lực của Quốc hội.

+ Nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết

toán và tổng quyết toán NSNN.

* Kiểm tra, kiểm soát ngân sách tại các CQNN

Cơ quan thanh tra tài chính cấp trên có nhiệm vụ thanh tra việc chấp

hành thu, chi và quản lý ngân sách. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra tài

chính cấp trên có quyền: yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình

các hồ sơ, các tài liệu kèm theo; yêu cầu các cơ quan có liên quan tham gia

phối hợp thực hiện thanh tra; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra

tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

các vi phạm theo quy định của pháp luật; khi tiếp nhận các kiến nghị của cơ

Page 61: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

54

quan Thanh tra tài chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý và thông báo kết

quả xử lý cho cơ quan Thanh tra tài chính.

Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của

mình. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra tài chính trong việc

thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách được quy định trong văn bản riêng của

Chính phủ.

2.2.2.2. Quản lý tài chính từ các hoạt động sự nghiệp

Quản lý tài chính từ các hoạt động sự nghiệp bao gồm quản lý nguồn

thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ công và quản lý quá trình sử dụng tài

chính phục vụ hoạt động sự nghiệp của các CQNN.

* Quản lý nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp. Yêu cầu đối với quản

lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

- Quản lý toàn diện từ hình thức, quy mô đến các yếu tố quyết định số

thu. Bởi vì, tất cả các hình thức, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu

đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của đơn vị sự

nghiệp. Nếu không quản lý toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát khoản thu, làm ảnh

hưởng không chỉ đến hiệu quả quản lý tài chính, mà còn ảnh hưởng nghiêm

trọng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp.

- Coi trọng công bằng xã hội, những người có điều kiện, hoàn cảnh và

mức thu nhập như nhau phải đóng góp như nhau. Đây là sự thể hiện yêu cầu

công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ

quan có thẩm quyền ban hành. Đơn vị sự nghiệp không được tự ý đặt ra các

khoản thu cũng như mức thu.

- Quản lý các nguồn thu theo kế hoạch, đảm bảo thu sát, thu đủ, tổ chức

tốt quá trình quản lý thu, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp.

- Đối với các đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu phải có biện pháp quản

lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn.

Page 62: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

55

* Quản lý chi từ hoạt động sự nghiệp

Hoạt động cung ứng dịch vụ công diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và

phức tạp nên các nhu cầu chi cho hoạt động sự nghiệp luôn gia tăng với tốc

độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên cần phải thực

hiện tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp. Để

đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi cho

hoạt động sự nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự

toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh

nghiệm việc thực hiện chi tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường

quản lý chi đối với các đơn vị sự nghiệp. Quản lý chi tài chính hoạt động sự

nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các đơn vị sự nghiệp

hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ

của Nhà nước.

2.2.3. Yêu cầu đối với quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước có

hoạt động sự nghiệp

2.2.3.1. Bảo đảm đúng nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ quan

nhà nước có hoạt động sự nghiệp

Tổ chức quản lý tài chính một cách đúng đắn có ý nghĩa hàng đầu đối

với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính. Hiệu quả

quản lý tài chính trong CQNN phần lớn phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lý

công tác của các chủ thể quản lý bao gồm các cơ quan tài chính từ Trung

ương xuống địa phương, cơ quan thuế nhà nước và bộ máy quản lý tài chính

trong các ngành kinh tế quốc dân.

Hoạt động của bộ máy quản lý Tài chính trong CQNN luôn luôn chịu

sự chi phối của tổ chức bộ máy chính quyền, nội dung, cơ chế hoạt động của

các khâu của Tài chính nhà nước và hướng tới thực hiện chức năng, nhiệm vụ

được giao. Do đó, quản lý tài chính trong CQNN phải đảm bảo các nguyên

tắc chủ yếu sau đây:

Page 63: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

56

* Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ

Trong hoạt động quản lý tài chính nhà nước và quản lý tài chính trong

CQNN, nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ là một nguyên tắc có tầm

quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích qua

huy động và phân bổ tài chính nhà nước để có được những hàng hoá, dịch vụ

công cộng có tính chất quốc gia. Đảm bảo tính thống nhất của nền tài

chính quốc gia là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động quản lý tài

chính của các CQNN, hoạt động thu, chi NSNN các cấp vào nền nếp, theo

đúng quỹ đạo quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, tạo nên mối liên hệ

gắn bó hữu cơ giữa các khâu của hệ thống tài chính nhà nước, làm cho hoạt

động quản lý tài chính của các CQNN phù hợp, phục vụ và thúc đẩy các hoạt

động kinh tế - xã hội.

Mặt khác, nó đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của các

CQNN, các tổ chức, cá nhân trong đảm bảo giải quyết các vấn đề cụ thể,

trong những hoàn cảnh và cơ sở cụ thể.

Tập trung ở đây không phải là quyền lực thực sự tập trung hết ở trung

ương mà trên cơ sở phát huy dân chủ thực sự trong tổ chức hoạt động ngân

sách của các cấp dự toán, các ngành, các đơn vị nhưng vẫn đảm bảo tính

thống nhất trong chính sách tài chính, ngân sách quốc gia. Nguyên tắc này

được quán triệt thông qua sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các CQNN

trong phân cấp quản lý ở cả ba khâu của chu trình ngân sách.

* Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương

và vùng lãnh thổ

Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống quản lý nói chung, quản lý

tài chính của các CQNN không thể tách khỏi nguyên tắc kết hợp quản lý

theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Tổ chức quản lý

theo chuyên ngành không chỉ đảm bảo quản lý thống nhất, chặt chẽ mọi

nguồn tài chính nhà nước về chính sách chế độ chi tiêu, định mức thu, chi tài

Page 64: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

57

chính, mà còn tạo điều kiện phát triển hình thức và phương pháp cấp phát,

quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm của ngành kinh tế kỹ thuật. Mặt

khác tổ chức quản lý theo ngành cần được kết hợp với phân cấp quản lý

cho địa phương và vùng lãnh thổ, thể hiện ở sự phân biệt quyền hạn, trách

nhiệm QLNN của cấp tỉnh, thành phố. Đó cũng là sự thể hiện và cụ thể hoá

nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế phù hợp với cơ cấu

ngành và cơ cấu lãnh thổ trong từng giai đoạn, và cũng là điều kiện bảo

đảm cho chính quyền địa phương phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo

của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý toàn diện trên phạm vi đơn

vị hành chính lãnh thổ.

Quán triệt nguyên tắc trên đây, bộ máy quản lý tài chính của các

CQNN cần phải được tổ chức vừa theo hệ thống chuyên ngành thống nhất

từ Trung ương xuống các địa phương trong cả nước, đồng thời chịu sự chỉ

đạo song trùng của các cấp chính quyền địa phương. Cần xác định rõ chức

năng, nhiệm vụ quản lý theo ngành của Bộ Tài chính và các cơ quan trung

ương đối với toàn bộ hoạt động tài chính nhà nước, đồng thời cần quy định

rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền và cơ quan tài chính địa

phương đối với hoạt động quản lý tài chính của các CQNN diễn ra trên địa

bàn lãnh thổ ở địa phương. Những yêu cầu này cần được quy định rõ

trong Luật NSNN, Luật Ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật khác

của Nhà nước về chức năng nhiệm vụ của các CQNN trung ương và địa

phương trong quản lý tài chính của các CQNN.

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là những vấn đề mang tính quy luật của mỗi chế

độ kinh tế - xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả

hoạt động của mọi hệ thống quản lý. Yêu cầu của nguyên tắc này vận

dụng vào việc quản lý tài chính của các CQNN thể hiện ở chỗ, một nguồn

tài chính được coi là có hiệu quả nếu nó được xây dựng để giúp cho việc

hoàn thành các mục tiêu quản lý với mức tối thiểu về chi phí.

Page 65: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

58

Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi bộ máy quản lý

tài chính của các CQNN phải phù hợp với tổ chức bộ máy hành chính và

phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa các cấp chính quyền nhà nước, ở

đây đòi hỏi phải có sự tương hợp giữa quyền hạn và trách nhiệm. Đồng thời

bộ máy quản lý phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nội dung và cơ chế

hoạt động của các khâu quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường.

Chuyển sang kinh tế thị trường, phạm vi, nội dung, cơ chế hoạt động của hệ

thống các khâu quản lý tài chính đã có nhiều thay đổi, ở đây đòi hỏi phải

thiết kế một bộ máy tổ chức gồm các bộ phận, các cá nhân phù hợp với yêu

cầu mới của hoạt động quản lý tài chính của các CQNN. Hơn nữa một vị trí

công tác hay một bộ phận trong cơ cấu tổ chức phải được xác định rõ ràng

mục tiêu cần phải đạt, nội dung hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn được

giao, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, cũng như những mối liên hệ với

các bộ phận công tác khác.

Để đạt được hiệu quả về mặt tổ chức còn cần phải thấy rõ giới hạn về

tầm quản lý, ở chỗ, ở mỗi cương vị quản lý đều có một số giới hạn nhất

định những người mà một cá nhân có thể quản lý có kết quả. Yêu cầu này

đòi hỏi phải thu gọn các đầu mối quản lý, tinh giản bộ máy, bớt khâu trung

gian, tạo cho bộ máy tổ chức quản lý có hiệu quả.

2.2.3.2. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức về quản lý tài chính

trong các cơ quan nhà nước Tiêu chuẩn, định mức sử dụng là một trong những căn cứ rất quan

trọng để các đơn vị sử dụng ngân sách quản lý điều hành kinh phí trong phạm

vi của đơn vị mình. Đồng thời, nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng

để cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, cơ quan

kiểm toán nhà nước thực hiện các phần việc liên quan đến xét duyệt, thẩm

định, hay kiểm tra chấp thuận tính hợp lệ, hợp lý của số kinh phí mà các đơn

vị dự toán đã sử dụng. Bởi vậy, các định mức sử dụng này phải được thể chế

hoá một cách rõ ràng, cụ thể và xác nhận thời gian có hiệu lực chung.

Page 66: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

59

Trong điều kiện hiện nay, cùng với tiến trình thực hiện từng bước cải

cách tài chính nhà nước, các định mức sử dụng thuộc chi thường xuyên của

CQNN đã có những thay đổi đáng kể, làm phân hoá các định mức sử dụng

thành 2 loại: các định mức bắt buộc chung và các định mức không bắt buộc

chung. Các định mức bắt buộc chung được áp dụng đối với các cơ quan

QLNN chưa được giao khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các

đơn vị sự nghiệp không có thu; và các khoản kinh phí không khoán của tất cả

các đơn vị đã được giao khoán. Các định mức bắt buộc chung nhất thiết phải

quản lý và sử dụng theo đúng các qui định của Luật NSNN và các văn bản

hướng dẫn thi hành luật này hiện đang có hiệu lực thi hành. Các định mức

không bắt buộc chung được áp dụng đối với các khoản kinh phí đã được giao

khoán cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã được khoán biên chế

và kinh phí quản lý hành chính và kinh phí thuộc hoạt động thường xuyên mà

đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao quyền tự chủ tài chính. Song, các định

mức sử dụng không bắt buộc chung này nhất thiết phải được qui định trong

qui chế chi tiêu nội bộ của từng CQNN và phải được tập thể công chức, viên

chức đơn vị nhất trí thông qua.

Việc quản lý tài chính trong CQNN theo tiêu chuẩn, định mức tài chính

là do nguồn ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của các cơ quan nhà

nước để thực hiện nhiệm vụ rất lớn, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn, định mức

tài chính sẽ dẫn đến bội chi ngân sách, gia tăng nợ công và gây mất ổn định

tài chính nền kinh tế. Mặt khác, quy định về định mức tài chính cũng góp

phần giúp cho các cơ quan nhà nước cân đối thu chi phù hợp với nhiệm vụ

được giao, tăng hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ

công trong điều kiện hạn hẹp nguồn tài chính. Các cơ quan nhà nước căn cứ

vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính

được sử dụng, quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu

cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị theo quy định của Chính phủ về

chế độ tài chính đối với các cơ quan nhà nước.

Page 67: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

60

2.2.3.3. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các hoạt động nghiệp vụ

của cơ quan nhà nước

Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính, sự

nghiệp được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN ở mỗi

ngành rất khác nhau. Nếu như ở cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động

nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tính hợp lệ, hợp lý của các loại giấy tờ

cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục và

đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn

vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh;...

Nguồn tài chính đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của CQNN

phải là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục

vụ cho hoạt động này. Ví dụ: Các chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về

năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về

thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên

cứu; chi phí để tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên

tiến về nghiên cứu và ứng dụng qui trình công nghệ của một số hoạt động

nào đó,...

Chính vì vậy, trong quá trình quản lý tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt

động chuyên môn nghiệp vụ tại mỗi đơn vị hành chính, sự nghiệp rất cần

phải có sự phân định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh một cách

rõ ràng, chuẩn xác. Qua đó, công tác thống kê, phân tích đánh giá tình hình

quản lý và sử dụng kinh phí ở mỗi đơn vị mới có thể lột tả được mức độ

quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được ở mức độ nào. Một

đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên có

hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị

đó luôn phải được ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu cầu chi cho con

người theo qui định.

Page 68: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

61

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của cơ quan

nhà nước có hoạt động sự nghiệp

2.2.4.1. Mô hình tổ chức quản lý của cơ quan nhà nước có hoạt động

sự nghiệp

Mỗi loại CQNN có mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ khác nhau,

nên qui mô tài chính và tổ chức quản lý tài chính cũng có những khác biệt. Đối

với cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không đòi

hỏi người được phục vụ phải thù lao nên NSNN phải cấp phát kinh phí để duy

trì hoạt động của các cơ quan này. Hiện nay, trong hoạt động hành chính nhà

nước, có được phép thu một số khoản nhỏ như phí, lệ phí và được coi là nguồn

bổ sung kinh phí, nhưng số thu còn rất ít, và chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp kinh

phí. Vì thế, quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước thực chất là

quản lý NSNN với các hoạt động quản lý thu - chi từ NSNN, cân đối ngân sách

đáp ứng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị.

Đối với các đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế thị trường, các sản

phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa

cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa

này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản

xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự

nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm

thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực

hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ

đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lãnh vực kinh tế hoạt động bình thường,

nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy

hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và

không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Vì hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp số

thu thường không lớn và không ổn định hoặc không có thu nên thu nhập của

Page 69: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

62

các đơn vị này chủ yếu do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần. Với các đơn vị

sự nghiệp đặc thù có số thu lớn thì mức cấp kinh phí cho mỗi đơn vị là bao

nhiêu tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà mỗi đơn vị phải đảm nhận và cơ chế quản

lý tài chính mà mỗi đơn vị thuộc hoạt động sự nghiệp đã đăng ký áp dụng với

cơ quan quản lý tài chính nhà nước và hiện đang có hiệu lực thi hành.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước ở mỗi thời kỳ là

khác nhau, chính vì vậy, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

nhà nước cũng có những thay đổi. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

cùng với yêu cầu ngày càng cao của người dân về dịch vụ hành chính, sự

nghiệp công bắt buộc nhà nước phải xem xét, rà soát lại và tiến hành cải cách

hành chính theo hướng "phục vụ" thay cho "áp đặt" dẫn đến sự thay đổi về

quy mô và tính chất hoạt động của các cơ quan nhà nước. Có những lĩnh vực

hành chính, sự nghiệp nhà nước sẽ tăng cường đầu tư, nhưng cũng có những

lĩnh vực nhà nước sẽ đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động những nguồn lực

từ trong dân. Điều đó làm thay đổi cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của

CQNN. Khi quy mô hoạt động của mỗi đơn vị mở rộng hay thu hẹp; chức

năng, nhiệm vụ thay đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi; số lượng lao

động nhiều hay ít... sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn thu, nhiệm vụ chi, và

theo đó tác động đến quản lý tài chính ở cơ quan nhà nước.

2.2.4.2. Thể chế và cơ chế tài chính của Nhà nước đối với các cơ

quan nhà nước

Thể chế bao gồm toàn bộ các CQNN với hệ thống quy định do Nhà

nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà

nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà

nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội. Thể chế tài

chính của Nhà nước là một hệ thống gồm Luật NSNN và các văn bản pháp

quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các CQNN sử dụng các nguồn tài

chính nhằm thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực được giao. Mặt khác,

Page 70: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

63

nó quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan

hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các CQNN.

Thể chế tài chính của Nhà nước đối với các CQNN bao gồm Luật

NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Trong đó, Luật

NSNN là văn kiện có tính chất cơ bản và quan trọng của Nhà nước nhằm thiết

lập khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc hình thành

và sử dụng nguồn tài chính từ NSNN.

Có thể khẳng định, thể chế tài chính là yếu tố ảnh hưởng tiên quyết và

mạnh mẽ đối với quản lý tài chính ở các CQNN. Nếu hệ thống pháp luật về

tài chính được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện cũng như

trình độ phát triển chung về kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương và

của các cơ quan nhà nước nói riêng thì điều đó sẽ tạo môi trường pháp lý

thuận lợi cho quá trình quản lý tài chính ở các CQNN. Ngược lại, nó sẽ cản

trở quá trình này, đồng thời làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác.

Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống tổng thể các phương pháp, các

hình thức và công cụ được vận hành để quản lý các hoạt động tài chính ở một

chủ thể nhất định nhằm đạt được nhưng mục tiêu đã định. Cơ chế quản lý tài

chính là sản phẩm chủ quan của con người trên cơ sở nhận thức vận động

khách quan của phạm trù tài chính trong từng giai đoạn lịch sử. Cơ chế quản

lý tài chính của Nhà nước đối với CQNN là toàn bộ các chính sách, chế độ chi

tài chính do Nhà nước ban hành mà các CQNN phải tuân thủ. Trong cơ chế

quản lý tài chính của Nhà nước, các nội dung về định mức chi tiêu, danh mục

được phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi

tài chính công... là công cụ để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các

nguồn lực tài chính công trong các cơ quan nhà nước. Chính vì thế, cơ chế quản

lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các

CQNN. Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính ở các CQNN.

Page 71: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

64

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho

việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt

động của đơn vị. Cơ chế này xây dựng nên khung pháp lý về mô hình quản lý

tài chính ở các CQNN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy

định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm

soát, đến quyết toán kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô

của Nhà nước và có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do

đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung

nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các

nguồn lực tài chính, giúp cho CQNN thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn

được giao. Ngược lại, nếu các định mức lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm

tra chồng chéo, phức tạp sẽ dẫn đến gia tăng chi phí quản lý tài chính, gây ra

tình trạng che giấu, hoặc không đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động

chuyên môn trong CQNN, là nguyên nhân cơ bản làm hao tổn NSNN, thất

thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác, mà không đạt được mục tiêu

chính trị, xã hội đã định.

2.2.4.3. Năng lực quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước

Năng lực quản lý tài chính trong CQNN bao gồm cơ cấu tổ chức bộ

máy quản lý tài chính và nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy quản lý tài

chính. Cơ cấu tổ chức hợp lý, linh hoạt và đội ngũ nhân lực có trình độ

chuyên môn cao sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính thống nhất, hiệu quả

và đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài chính đáp ứng

nhu cầu thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị.

* Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý tài chính của

một CQNN. Việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý một cách khoa học, phù

hợp với nhiệm vụ đặc thù của đơn vị, đảm bảo thông tin thông suốt, thuận lợi

trong việc kiểm tra, giám sát và phát huy được khả năng của mỗi người trong

Page 72: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

65

bộ máy sẽ là điều kiện để quản lý tài chính của đơn vị đi đúng hướng và đạt

hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc vào năng lực của người đứng đầu tổ

chức, đơn vị và cơ quan chuyên môn về tài chính. Ngược lại, nếu bộ máy

cồng kềnh, chức năng chồng chéo, sự phối hợp không đạt hiệu quả sẽ là

nguyên nhân làm trì trệ và cản trở hoạt động tài chính của toàn đơn vị.

* Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài chính

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong

CQNN là nhân tố chủ chốt tác động đến chất lượng quản lý trong mỗi đơn vị.

Đối với bộ phận quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng

ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài chính của đơn vị, qua đó ảnh

hưởng đến hoạt động của từng CQNN. Đơn vị nào có đội ngũ cán bộ, công

chức am hiểu sâu về tài chính, có năng lực quản lý, điều hành, thành thạo

nghiệp vụ, chuyên môn thì quản lý tài chính ở đơn vị đó đạt hiệu quả cao.

Nguồn kinh phí vừa được sử dụng đúng người, đúng việc vừa đạt mức chi phí

tối thiểu và tạo ra một nguồn thu từ việc sử dụng tiết kiệm NSNN nhằm phục

vụ nhu cầu chi tiêu cho đơn vị. Ngược lại, đơn vị nào có đội ngũ cán bộ, công

chức yếu kém thì quản lý tài chính ở đơn vị đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn,

nguy cơ thất thoát, sử dụng kinh phí sai chế độ chính sách rất cao, từ đó dẫn

đến mất ổn định và rối loạn trong đơn vị, có trường hợp vi phạm pháp luật về

quản lý NSNN, làm giảm hiệu quả hoạt động và uy tín của cơ quan, đơn vị.

2.2.4.4. Phân cấp quản lý ngân sách đối với quản lý tài chính trong

cơ quan nhà nước

Luật NSNN 2002 quy định nguyên tắc phân cấp trong hệ thống các

CQNN: cơ quan QLNN cấp trên ủy quyền cho cơ quan QLNN cấp dưới thực

hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên

cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Quy định phân cấp NSNN trong hệ

thống các CQNN đã làm tăng tính chủ động, tích cực của CQNN; góp phần

tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm

Page 73: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

66

giải trình. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các

đơn vị dự toán trong hệ thống CQNN từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong

lĩnh vực tài chính, xóa bỏ tình trạng đơn vị cấp dưới quy định một số khoản

thu từ hoạt động sự nghiệp trái với quy định pháp luật. Việc trao quyền nhiều

hơn cho CQNN cấp dưới trong quyết định các vấn đề về thu chi tài chính từ

NSNN cũng đòi hỏi đơn vị phải tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

trong thực hiện ngân sách.

Để tạo điều kiện cho các CQNN chủ động hơn trong quản lý nguồn tài

chính từ NSNN, tăng cường trách nhiệm của CQNN cấp dưới đối với nguồn

kinh phí được giao, Luật NSNN 2015 đã bổ sung quy định về phân cấp

NSNN giữa các CQNN: "Trường hợp cơ quan QLNN thuộc ngân sách cấp

trên uỷ quyền cho cơ quan QLNN thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm

vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được

uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ đó. Cơ quan nhận kinh phí uỷ quyền phải

quyết toán với cơ quan uỷ quyền khoản kinh phí này". Bên cạnh đó, các đơn

vị dự toán là đơn vị sự nghiệp công lập được chủ động sử dụng nguồn thu phí

và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động theo quy định của Chính phủ. Đối với đơn vị sự nghiệp công

lập và đơn vị hành chính thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử

dụng biên chế và kinh phí phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với

dự toán được giao tự chủ theo quy định của pháp luật.

Những thay đổi của Luật NSNN 2015 là nhân tố tích cực góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các CQNN, xây dựng và chấp hành

dự toán một cách khoa học, chất lượng hơn, phát huy vị trí, vai trò và trách

nhiệm của từng CQNN.

2.2.4.5. Các nhân tố về môi trường của hoạt động tài chính

Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bao gồm: môi trường

kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý.

Page 74: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

67

Về môi trường kinh tế cung cấp các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài

chính cho các hoạt động của cơ quan hành chính thông qua nguồn thu thuế,

phí, lệ phí vào NSNN. Môi trường kinh tế càng lành mạnh, các hoạt động

kinh tế sôi động, kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở

đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm,

giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Nguồn

thu vào NSNN càng gia tăng, tác động trực tiếp đến nguồn kinh phí được

phân bổ cho mỗi cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng tới việc thực hiện những chiến

lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, qua đó tác động đến

nhiệm vụ mà mỗi CQNN được giao. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở

để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển.

Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để

thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng

trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính

trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tích cực, là động lực để tiến

hành cải cách hành chính trong các CQNN, do đó ảnh hưởng rất lớn đến công

tác quản lý tài chính ở các đơn vị này. Môi trường pháp lý mạnh, hành lang

pháp lý thông thoáng sẽ vừa thúc đẩy, vừa ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực

có thể xảy ra trong quá trình quản lý tài chính ở CQNN.

Phát triển nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi quản lý

tài chính cần chuyển sang quản lý tri thức và quản lý dựa trên tri thức, khơi

dậy các năng lực sáng tạo, tạo ra tri thức mới và sử dụng có hiệu quả tri thức,

biến tri thức thành giá trị. Quản lý tài chính trong CQNN không chỉ tuân thủ

theo quy định của Luật Ngân sách, mà cần phải thay đổi đáp ứng yêu cầu

quản lý tài chính hiện đại, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo, rút gọn

các khâu trung gian trong quá trình quản lý, hạn chế lãng phí, chống tham

nhũng trong quản lý tài chính.

Page 75: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

68

Chương 3

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ

ĐẶC ĐIỂM CỦA BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

3.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của Ban Tôn giáo Chính phủ

Ban Tôn giáo Chính phủ hiện nay mà tiền thân là Ban Tôn giáo được

thành lập theo Nghị định 566/NĐ-CP ngày 02/8/1955 của Chính phủ. Theo

Nghị định này, Ban Tôn giáo là một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và

trực thuộc Thủ tướng phủ. Do yêu cầu của công tác QLNN về tôn giáo, Ban

Tôn giáo đã từng bước được kiện toàn theo thông tư số 60/TTg, ngày

11/6/1964 của Phủ Thủ tướng, Ban Tôn giáo được đổi thành Ban Tôn giáo

Phủ Thủ tướng. Đến ngày 27/3/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị

định số 85/NĐ-HĐBT về việc thành lập Ban Tôn giáo của Chính phủ.

Ngày 04/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP quy định

"Về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tôn giáo của Chính phủ".

Để tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác QLNN

về tôn giáo, ngày 01/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 235/1998/QĐ-TTg, trên cơ sở tiếp thu tinh thần Luật tổ chức Chính phủ,

ngày 13/8/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2003/NĐ-CP quy

định "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban

Tôn giáo Chính phủ có chức năng QLNN về hoạt động tôn giáo trong phạm

vi cả nước, là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ

với các tổ chức tôn giáo".

Ngày 08/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP

chuyển giao Ban Tôn giáo Chính phủ vào Bộ Nội vụ. Ngày 03/11/2009, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg quy định chức

Page 76: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

69

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ

trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 12/02/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 06/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.

Trải qua 60 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị,

Ban Bí thư, Chính phủ và Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Thủ tướng phủ trước kia

và Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và

trưởng thành, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị: tham mưu

cho Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách đối với tôn giáo; thực hiện

việc QLNN đối với các hoạt động tôn giáo; góp phần đấu tranh chống các

hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực xấu vào mục đích chính trị. Đặc

biệt là động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo tham gia và có những đóng góp

rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Vào năm 2002 và 2007, Nhà nước đã trao tặng Ban Tôn giáo Chính

phủ Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh, phần

thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho các thế hệ làm công tác tôn

giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.

3.1.2. Về tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ

3.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 06/2015/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng

Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức

năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn

giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn

giáo theo quy định của pháp luật. Ban Tôn giáo có 15 đơn vị trực thuộc, trong

đó có 10 đơn vị hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác

tôn giáo gồm: Vụ Công giáo, Vụ Phật giáo, Vụ Tin lành, Vụ Cao đài, Vụ Các

tôn giáo khác, Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Vụ Tổ chức cán

Page 77: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

70

bộ, Văn phòng Ban, Vụ công tác tôn giáo phía Nam. Có 05 đơn vị sự nghiệp

phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo gồm: Viện Nghiên

cứu chính sách tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Trung tâm Thông tin,

Trường nghiệp vụ công tác Tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo [83].

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ

Các đơn vị hành chính Các đơn vị sự nghiệp

Vụ

Công

giá

o

Vụ

Phật

giá

o

Vụ

Tin

lành

Vụ

Cao đà

i

Vụ

Các

tôn

giáo

khá

c

Vụ

Qua

n hệ

quố

c tế

Vụ

Pháp

chế

- Th

anh

tra

Vụ

Tổ c

hức

cán

bộ

Văn

phò

ng B

an

Vụ

công

tác

tôn

giáo

phí

a Nam

Việ

n N

ghiê

n cứ

u ch

ính

sách

tôn

giáo

Tạ

p ch

í Côn

g tá

c Tô

n gi

áo

Trun

g tâ

m T

hông

tin

Trườ

ng n

ghiệ

p vụ

côn

g tá

c Tô

n

giáo

N

hà x

uất bản

Tôn

giá

o

Hình 3.1: Sơ đồ các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ

Tính đến hết 30/6/2014, Ban Tôn giáo Chính phủ có 127 cán bộ, công

chức, viên chức. Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tốt nghiệp đại

học và trên đại học chiếm khoảng 70%, trong các đơn vị chuyên môn thì tỷ lệ

này chiếm đến 100%. Cơ cấu Lãnh đạo Ban hiện nay gồm: 03 đồng chí

(Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban), trong đó một Thứ trưởng Bộ Nội vụ

kiêm Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng

và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ. Bộ

trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị

của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách

nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được

phân công.

Page 78: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

71

Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của

Ban; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ

quan, đơn vị trực thuộc Ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ

chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp

của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ

Theo Quyết định số 06/2015/QĐ-TTg, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Theo

đó, Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng

tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ QLNN về lĩnh vực tôn giáo trong phạm

vi cả nước và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy

định của pháp luật. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo Chính

phủ được quy định như sau:

Một là, Ban Tôn giáo Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: (1) Dự án luật, pháp

lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo

nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tôn

giáo; (2) Chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương

trình hành động, đề án, dự án quan trọng về tôn giáo. Trình Bộ trưởng Bộ Nội

vụ xem xét, quyết định: Dự thảo Thông tư và các văn bản khác về công tác

tôn giáo; Kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về công tác tôn giáo. Đồng

thời, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án

sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.

Hai là, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tôn giáo

theo quy định của pháp luật; thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra

việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước;

Page 79: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

72

bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo

nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; bảo

đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm

phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực

hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Ba là, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải

quyết các vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Trong trường

hợp cần thiết, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo và xin ý kiến chỉ

đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội

vụ. Thẩm định hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo theo

quy định của pháp luật. Khen thưởng theo thẩm quyền và đề xuất với cấp có

thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức

tôn giáo, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo.

Bốn là, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ

chức chính trị - xã hội và tổ chức có liên quan khác: Thông tin, tuyên truyền,

vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Tham gia quản lý các khu

di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh liên quan đến tôn giáo. Thống

nhất quản lý về xuất bản các loại sách kinh; các ấn phẩm, giáo trình giảng

dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà

nước cho phép hoạt động theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm là, thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tôn giáo; hướng dẫn,

giúp đỡ các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, nhà tu hành thực hiện quan hệ

đối ngoại theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức

tôn giáo.

Sáu là, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo; tổng kết thực tiễn,

cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Page 80: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

73

Bảy là, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ

chức dịch vụ công trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Tám là, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tôn giáo

cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo thuộc các cơ quan Trung ương

và địa phương.

Chín là, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền

lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ

luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban theo

quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ [83].

3.1.3. Tính đặc thù của Ban Tôn giáo Chính phủ tác động đến quản

lý tài chính tại Ban

Tính đặc thù của Ban Tôn giáo Chính phủ thể hiện trong những nội

dung sau:

Một là, về mặt quản lý hành chính nhà nước, đối tượng quản lý của Ban

Tôn giáo là các chức sắc, chức việc. Song các chức sắc, chức việc của các tổ

chức tôn giáo không hưởng lương từ NSNN, mà được nhận phần hỗ trợ từ

phía giáo hội hoặc các nhà hảo tâm, từ thiện. Đồng thời, việc nâng lương, bổ

nhiệm, phong chức, đề bạt, luân chuyển, điều động chức sắc, chức việc thuộc

thẩm quyền của Giáo hội. Vì vậy, chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn

giáo hoàn toàn không phụ thuộc vào Ban Tôn giáo Chính phủ.

Hai là, Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên

truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn

giáo của Đảng và Nhà nước đối với các Tôn giáo; thẩm định hồ sơ trình cấp

có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. Nên

cơ cấu, tổ chức, bộ máy do Giáo hội của từng Tôn giáo qui định cụ thể do vậy

việc chia tách, sáp nhập, thành lập, giải tán các tổ chức tôn giáo chỉ chịu sự

điều chỉnh của Giáo hội.

Page 81: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

74

Ba là, do tính chất phức tạp, nhạy cảm của tôn giáo, đặc biệt, sự lợi

dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định trật tự an toàn

xã hội đòi hỏi Ban Tôn giáo Chính phủ phải thường xuyên giải quyết các

điểm nóng tôn giáo, thường xảy ra ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng

bào dân tộc ít người có trình độ dân trí chưa cao, đời sống kinh tế khó khăn,

kết cấu hạ tầng hạn chế, thiếu thốn.

Do tính đặc thù của công tác tôn giáo nên tác động rất lớn tới hoạt động

tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Cụ thể:

Công tác lập dự toán chi ngân sách hàng năm rất khó xác định được

kinh phí để giải quyết điểm nóng trong năm là bao nhiêu, các thông tin về an

ninh, tình báo tôn giáo là bí mật quốc gia nên rất khó tiếp cận, do vậy việc lập

dự toán thường không chính xác. Ban Tôn giáo đã thực hiện trích lập dự

phòng ngân sách để đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh phí giải quyết các điểm

nóng song hiệu quả không rõ nét vì nguồn kinh phí dự phòng theo quy định

Điều 9 Luật NSNN 2002 chỉ chiếm 2% đến 5% tổng dự toán chi ngân sách

hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đối với một số điểm nóng có tính

chất phức tạp như hoạt động của cái gọi là "Vương quốc Mông" ở Tây Bắc,

"Nhà nước Đêga Môngtana" ở Tây Nguyên, "Nhà nước Khmer Campuchia

Krôm (KKK)" ở Nam Bộ; các vụ khiếu kiện đất đai của một số tổ chức Công

giáo,... thì khoản kinh phí dự phòng của Ban Tôn giáo chỉ đáp ứng một phần rất

nhỏ cho công tác thâm nhập địa bàn, tìm hiểu tình hình tôn giáo.

Công tác chấp hành ngân sách của Ban Tôn giáo cũng gặp rất nhiều

khó khăn trong việc thu, chi cho các đối tượng tôn giáo. Các cá nhân, tổ chức

tôn giáo khi sử dụng các dịch vụ công như cấp phép và in ấn phẩm tôn giáo,

mua đồ dùng trong việc đạo, thông tin tuyên truyền cho các tôn giáo trong

những ngày lễ lớn,... thường không trực tiếp chi trả tiền. Nguồn kinh phí này

thường phải nhờ các nhà hảo tâm hoặc các tổ chức thiện nguyện nên nguồn

Page 82: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

75

thu từ các dịch vụ công này thường lâu, khó khăn và không ổn định, ít bị ràng

buộc bởi các hợp đồng hoặc những qui định của pháp luật. Việc quyết toán

ngân sách cũng gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là quyết toán các chứng từ thu, chi

từ hoạt động sự nghiệp. Vì các cá nhân, tổ chức tôn giáo không có hoá đơn,

không ký hợp đồng, thậm chí khi các chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo

nhận hỗ trợ hoặc giúp đỡ từ NSNN cũng không ký xác nhận, nên nhiều khoản

thu, chi rất khó quyết toán.

Bên cạnh đó, quy định hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

cho tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam

cũng chỉ mang tính chất chung chung, áp dụng cho tất cả các chức sắc, chức

việc của các tôn giáo, không áp dụng định mức chi cho những đối tượng cụ

thể nên việc chi tiêu tuỳ tiện, khó kiểm soát.

Do đặc thù trong hoạt động tài chính của Ban nên quản lý tài chính ở

Ban Tôn giáo Chính phủ được chia thành hai mảng khác nhau: quản lý tài

chính từ nguồn NSNN và quản lý tài chính từ hoạt động sự nghiệp có thu.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

3.2.1. Thực trạng tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

Với đặc thù của công tác tôn giáo, để thực hiện những nhiệm vụ Đảng

và Nhà nước giao, Ban Tôn giáo Chính phủ cần có nguồn tài chính vững

mạnh, ổn định và quản lý một cách khoa học, hiệu quả. Quản lý tài chính tại

Ban Tôn giáo Chính phủ đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu

hoạt động quản lý hành chính và cung ứng dịch vụ công về tôn giáo.

* Hoạt động thu tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

Hoạt động thu tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ gồm có thu từ

NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp. Nguồn thu của Ban Tôn giáo Chính

phủ có xu hướng tăng lên qua các năm, một mặt do nhu cầu nhiệm vụ của

công tác tôn giáo ngày càng phức tạp và mở rộng phạm vi hoạt động. Tình

hình thu tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ thời gian qua như sau:

Page 83: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

76

Bảng 3.1: Tình hình thu tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu từ NSNN 98.557 28.943 38.188 35.530 49.171 113.741

Thu từ hoạt động SN 1.192 1.414 1.860 2.809 5.397 5.732

Thu viện trợ - - - 1.255 - -

Thu khác - - 172 - - -

Tổng thu 99.749 30.357 40.220 39.594 54.568 119.473 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [15],[16],[17], [18], [19], [20].

Năm 2008, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của Ban Tôn giáo Chính

phủ là xây dựng trụ sở làm việc của Ban và hỗ trợ các cơ sở tôn giáo trong

việc xây dựng trụ sở nên khoản thu từ NSNN năm 2008 của Ban tăng cao hơn

nhiều so với các năm 2009 đến 2012, đạt 98.557 triệu đồng.

Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng hợp các nguồn thu tài chính của Ban

Tôn giáo Chính phủ có xu hướng tăng lên, từ 30.357 triệu đồng năm 2009 đã

tăng gấp 3 lần lên 119.473 triệu đồng năm 2013 (trong đó, nguồn thu từ NSNN

tăng từ 28.943 triệu đồng năm 2009 lên 113.741 triệu đồng, tăng 2,93 lần;

nguồn ngoài NSNN tăng từ 1.414 triệu đồng lên 5.732 triệu đồng). Năm

2010, tài chính của Ban được bổ sung một nguồn kinh phí là 172 triệu đồng từ

việc thanh lý tài sản (02 xe con) [9], [10], [11], [12], [13], [14].

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Ban tăng trong giai đoạn 2008-

2013 do nhu cầu đối với các dịch vụ công về tôn giáo có xu hướng tăng lên.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo đã gắn kết chặt

chẽ hơn nữa quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức tôn giáo. Đồng

thời, sự quan tâm của người dân, của các tín đồ tôn giáo đối với các chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đòi hỏi Ban Tôn giáo Chính

phủ tăng cường cung ứng các dịch vụ như xuất bản các loại sách kinh; các ấn

Page 84: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

77

phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của các tổ chức

tôn giáo, đồ dùng trong việc lễ của các tôn giáo,...

Trong giai đoạn 2010-2011, thực hiện theo chương trình của "Thoả

thuận chi tiết điều 6, bản ghi nhớ (MOU)" giữa Viện liên kết toàn cầu Hoa Kỳ

(IGE) với Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban đã nhận một khoản viện trợ là 62.098

USD tương đương 1.255 triệu đồng để mở 06 cuộc hội nghị tập huấn nghiệp

vụ QLNN đối với đạo Tin lành. Nhìn chung, hoạt động thu tài chính của Ban

Tôn giáo Chính phủ chủ yếu từ nguồn NSNN (chiếm trung bình trên 94%

nguồn thu của Ban), mặt khác, Ban Tôn giáo là đơn vị dự toán cấp II trực

thuộc Bộ Nội vụ nên chưa thực sự chủ động trong việc chi tiêu các khoản đột

xuất phát sinh không được giao trong dự toán đầu năm như hỗ trợ giải quyết

các điểm nóng, các hoạt động lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự an ninh quốc

phòng; giải quyết kịp thời, chu đáo các chính sách cho cán bộ làm công tác

tôn giáo, chức sắc, chức việc ở những điểm nóng tôn giáo; nâng cao đời sống

vật chất của cán bộ công chức...[13], [14].

Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính tại Ban Tôn

giáo Chính phủ, nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị trực thuộc Ban

Tôn giáo Chính phủ hiện chưa phù hợp. Các đơn vị trực thuộc Ban được cấp

nguồn kinh phí từ ngân sách dựa trên các tiêu chí biên chế lao động, dự trù

mua sắm tài sản cố định của đơn vị và những nhiệm vụ chi đặc thù do Ban

Tôn giáo Chính phủ giao hàng năm. Do đó, có những đơn vị số lượng biên

chế thấp nhưng thường phát sinh các nhiệm vụ đột xuất về tôn giáo như Vụ

Công giáo, Vụ Quan hệ quốc tế (trước là Vụ Hợp tác quốc tế), Tạp chí Tôn

giáo có nguồn thu từ NSNN chưa đáp ứng yêu cầu công việc của từng đơn vị.

Vì vậy, các đơn vị này thường xuyên phải điều chỉnh dự toán ngân sách, thậm

chí có đơn vị đến gần cuối kỳ ngân sách (tháng 12 năm Dương lịch) vẫn báo

cáo điều chỉnh dự toán và bổ sung nguồn kinh phí.

Page 85: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

78

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 11-2013

Hình 3.2: Đánh giá nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị trực

thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ

* Hoạt động chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ Căn cứ vào hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ, nhiệm vụ chi ở

Ban gồm những nội dung sau: Chi cho hoạt động hành chính, cho cho hoạt động sự nghiệp; chi thường xuyên, chi đầu tư... Thực hiện nghiêm Luật NSNN 2002 và các văn bản pháp quy dưới luật về vấn đề quản lý và điều hành tài chính trong các CQNN, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể kế hoạch chi và danh mục chi theo thứ tự ưu tiên có sự giám sát của tập thể lãnh đạo Ban cũng như các cấp có thẩm quyền đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho các nhiệm vụ tôn giáo được giao.

Số liệu của Bảng 3.3 về tình hình chi tài chính của Ban cho thấy mức chi tài chính của Ban có sự biến động mạnh. Năm 2008, Ban Tôn giáo xây dựng trụ sở làm việc mới và chi hỗ trợ xây dựng cho các trung tâm đào tạo tôn giáo nên khoản chi cho đầu tư phát triển là 52.467 triệu đồng, cao hơn so với khoản chi thường xuyên của Ban. Năm 2013, mức chi tài chính của Ban tăng cao nhất so với các năm trước đó, trong đó chi thường xuyên của Ban là 91.991 triệu đồng, tăng 112% so với năm 2012. Mức chi tăng cao là do cơ quan Ban Tôn giáo được chuyển về địa điểm mới, nhu cầu về nhân viên văn phòng, đội ngũ bảo vệ, lao công, tạp vụ, và các chi phí duy tu, bảo dưỡng cơ

Page 86: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

79

sở vật chất ban đầu tăng lên đột biến khiến cho chi phí quản lý hành chính năm 2013 cao hơn năm 2012.

Bảng 3.2: Tình hình chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chi thường xuyên 46.090 28.943 38.188 37.487 43.308 91.991

Chi đầu tư phát triển 52.467 200 - 18.350 - 15.000

Chi chương trình mục

tiêu quốc gia - - - 356 6.500 6.750

Chi sự nghiệp có thu 1.014 1.203 1.632 2.625 2.423 2.675

Tổng chi 99.571 30.346 39.820 58.818 52.231 116.416

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [15],[16],[17], [18], [19], [20].

Giai đoạn 2008-2012, hoạt động chi tài chính của Ban có xu hướng

tăng không đáng kể, chủ yếu ở mục chi thường xuyên và chi cho hoạt động sự

nghiệp có thu. Phần chi cho đầu tư phát triển đã được tính toán rất kỹ lưỡng

cho các hạng mục cần thiết, đảm bảo hiệu quả. Điều này thể hiện đúng tinh

thần của Chính phủ giảm đầu tư công, vừa sát thực với yêu cầu thực tiễn của

Ban, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động QLNN và cung ứng dịch vụ

công về tôn giáo.

Cụ thể các kết quả chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ như sau:

Tổng chi tài chính năm 2009 là 30.346 triệu đồng, năm 2010 là 39.820

triệu đồng, tăng 31,2% so với năm 2009; năm 2011, chi tài chính của Ban là

58.818 triệu đồng, tăng 47,7% so với năm 2010; năm 2013 tăng chi tài chính

là 116.416 triệu đồng, cao hơn 123% so với năm 2012.

Tổng hợp số liệu thu - chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ có thể

thấy, dù phụ thuộc phần lớn vào nguồn NSNN, song Ban Tôn giáo đã có

những biện pháp để tăng thu tài chính dựa vào các hoạt động sự nghiệp của

Ban và giảm tối đa các hoạt động chi tài chính, góp phần ổn định cân đối thu -

Page 87: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

80

chi các năm, tạo cơ sở tài chính vững mạnh cho hoạt động của Ban [9], [10]

[11], [12], [13], [14].

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [15],[16],[17], [18], [19], [20].

Hình 3.3: Tình hình thu - chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008-2013

3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước

và từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ

3.2.2.1. Quản lý nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

* Lập dự toán ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 6/6/2003 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn Luật NSNN; Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC

ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính

sự nghiệp; dự toán thu chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo

Chính phủ; Ban Tôn giáo Chính phủ đã chỉ đạo phòng Tài chính - Kế toán

thuộc Văn phòng Ban lập dự toán ngân sách. Dự toán được đảm bảo xây dựng

trên cơ sở các nguồn thu được hưởng theo phân cấp, nguồn bổ sung cân đối của

Bộ Tài chính đã giao cho ngân sách của Ban Tôn giáo trong thời kỳ ổn định

ngân sách và nguồn bổ sung cho các chương trình mục tiêu, chế độ chính sách

mới. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán được dựa trên cơ sở

các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do chính phủ và Bộ Nội vụ quy

định. Đối với các khoản chi đầu tư phát triển trên cơ sở bố trí kế hoạch cho các

Page 88: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

81

dự án có đủ điều kiện, bố trí vốn phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ưu tiên

bố trí vốn để trả nợ và đầu tư cho các dự án đang thực hiện.

Bảng 3.3: Cơ sở tính chi quản lý nhà nước giai đoạn 2008-2013

Thực hiện TT Nội dung ĐVT

2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Biên chế được duyệt Người

2 Số cán bộ, công chức có mặt thực tế nt 90 90 100 110 155 170

- Biên chế nt 90 90 100 110 110 125

- Hợp đồng nt - - - 10 10 20

+ Dài hạn nt - - - - 25 25

+ Ngắn hạn nt

3 Tổng quỹ lương trđ 2.971 2.961 3.997 4.213 7.783 10.147

- Lương cán bộ trong chỉ tiêu biên chế nt 2.925 2.925 3.897 4.056 7.438 9.826

+ Từ NSNN theo quy định nt 2.925 2.925 3.897 4.056 7.438 9.826

+ Từ một phần nguồn thu được để

lại theo chế độ nt

+ Từ các nguồn khác theo chế độ

quy định nt

- Lương cán bộ hợp đồng ngoài chỉ

tiêu biên chế nt

- Tiền công nt 46 36 100 157 345 321

4 Mua sắm TSCĐ, sửa chữa lớn

TSCĐ trđ 4.857 134 200 478 750 2.800

5 Nhiệm vụ chi đặc thù trđ 10.550 10.721 12.450 15.197 27.750 19.244

6 Đoàn ra nước ngoài trđ 999 743 1.100 1.405 900 1.500

7 Đóng góp với các tổ chức quốc tế trđ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Dự toán chi NSNN tại Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008-2014

thể hiện cụ thể với các số liệu sau:

Page 89: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

82

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Hình 3.4: Tổng hợp dự toán chi NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008 - 2014

Số liệu của Hình 3 cho thấy, dự toán NSNN hàng năm của Ban Tôn

giáo Chính phủ điều chỉnh do tình hình hoạt động thực tế của Ban Tôn giáo.

Ban Tôn giáo Chính phủ là đơn vị dự toán thuộc Bộ Nội vụ nên Bộ trực tiếp

thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán cấp III thuộc Ban, trong đó

có Văn phòng Ban nên dự toán được giao có sự bổ sung, điều chỉnh làm nhiều

lần trong năm, gây ra khó khăn cho các đơn vị trong quản lý và điều hành các

nguồn tài chính của đơn vị. Trong dự toán NSNN thì phần chi cho con người

và chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 70-80% trong

tổng dự toán. Các khoản chi cho sự nghiệp khoa học - công nghệ và chi đầu

tư phát triển là những khoản chi không thường xuyên, nhưng nội dung chi

thường lớn. Chi đầu tư phát triển thường tập trung vào việc nâng cấp, đầu tư

xây mới các công trình trụ sở làm việc của ban, mua sắm trang thiết bị, máy

móc phục vụ hoạt động của Ban và các đơn vị trực thuộc. Những thay đổi từ

các khoản chi này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập dự toán

NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Page 90: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

83

Bảng 3.4: Nội dung lập dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Nội dung chi

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chi 98.557 28.943 38.188 73.924 49.171 113.741 122.812

1. Chi đầu tư phát triển

52.467 200 - 18.350 - 15.000 16.500

- Chi đầu tư XDCB 48.000 200 - 18.350 - 15.000 16.500

2. Chi thường xuyên

46.091 28.743 38.188 52.374 42.671 91.991 98.862

- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước

40 40 40 100 40 100 100

- Chi sự nghiệp kinh tế

3.250 1.190 1.500 2.000 4.136 5.417 5.958

- Chi QLNN 37.008 25.678 35.148 46.612 34.491 73.304 84.634

+ Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ

4.992 8.640 9.118 12.312 17.131 22.200 24.200

+ Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ

32.016 17.038 26.030 34.300 17.360 57.104 60.434

- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

5.793 1.835 1.500 3.662 3.890 7.170 7.670

- Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ

- - - - 750 - 500

3. Chi chương trình mục tiêu quốc gia

- - 3.200 6.500 6.750 7.450

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Page 91: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

84

Tổng hợp dự toán chi NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy xu

hướng tăng chi NSNN của Ban hàng năm. Năm 2010, dự toán chi ngân sách

của Ban là 38.188 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2009 (dự toán chi ngân

sách là 28.943 triệu đồng). Năm 2011, dự toán chi phí quản lý hành chính của

Ban tăng 19.146 triệu đồng do hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

của các đơn vị hành chính Ban Tôn giáo.

Dự án xây dựng trụ sở làm việc của Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Dự

án nhóm B được khởi công từ tháng 10/2005 và kết thúc vào năm 2009, trong

đó nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản được giải ngân theo từng hạng

mục công trình khi bàn giao song đến năm 2010, nguồn kinh phí đưa vào dự

toán để thanh toán khối lượng thực hiện năm 2009 không được bố trí nên đến

năm 2011, Ban đã phải đưa vào dự toán kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản

là 17.500 triệu đồng để thanh toán cho các đơn vị thi công. Mặt khác, cũng

trong năm 2010, Ban Tôn giáo Chính phủ chuyển trụ sở làm việc mới có diện

tích rộng hơn nhưng ở xa khu dân cư và trên địa bàn đang xây dựng nên cần

bổ sung thêm đội ngũ bảo vệ, lao công, tạp vụ và một bộ phận nhân viên văn

phòng giúp quản lý bảo hành duy trì hoạt động của cơ quan. Hơn nữa, nhu

cầu mua sắm thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên

môn và bảo đảm duy trì bộ máy hoạt động hành chính của Ban ngày càng

tăng lên khiến cho dự toán kinh phí hoạt động sự nghiệp kinh tế, kinh phí chi

hoạt động quản lý hành chính hàng năm có xu hướng tăng lên. Vì vậy, dự

toán chi NSNN năm 2011 của Ban tăng cao, gần gấp 2 lần so với dự toán chi

của năm 2011.

Năm 2013, chi phí quản lý hành chính dự toán tăng thêm 33.803 triệu

đồng nên dự toán chi NSNN của Ban tăng 131% so với năm 2012. Dự toán

chi NSNN hàng năm vẫn chủ yếu tăng do các yêu cầu về chi phí quản lý hành

chính tăng lên. Các khoản chi khác như chi trợ giá theo chính sách của Nhà

nước, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp

khoa học - công nghệ và chi chương trình mục tiêu quốc gia có tăng nhưng

Page 92: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

85

tác động không đáng kể đến tăng dự toán chi NSNN hàng năm của Ban.

* Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước Mục tiêu của chấp hành ngân sách tại Ban Tôn giáo Chính phủ là biến

các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách từ khả năng, dự kiến thành

hiện thực; Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định

mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành ngân sách,

Ban Tôn giáo tiến hành đánh giá sự phù hợp của công tác lập dự toán NSNN

với thực tiễn.

Mọi khoản thu, chi ngân sách tại Ban Tôn giáo Chính phủ đều được thực

hiện trong dự toán được giao, phân bổ chi tiết cho các đơn vị sử dụng ngân

sách và trực tiếp được kiểm soát qua KBNN. Do hoạt động đặc thù của Ban

Tôn giáo Chính phủ trong lĩnh vực tôn giáo nên ngoài những khoản thu từ hoạt

động sự nghiệp không bổ sung ngân sách thì Ban Tôn giáo không có khoản thu

vào NSNN. Do đó, chấp hành dự toán NSNN tại Ban chỉ gồm tổ chức thực

hiện dự toán NSNN. Công tác tổ chức thực hiện dự toán NSNN tại Ban Tôn

giáo Chính phủ đã được thực hiện trên các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, quản lý phân bổ và giao dự toán

Ban Tôn giáo Chính phủ đã căn cứ vào dự toán ngân sách được Bộ Tài

chính thống nhất phê chuẩn, Văn phòng Ban tổ chức thực hiện, tiến hành

phân bổ và giao dự toán chi tiết cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban

Tôn giáo Chính phủ.

Về phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, sau khi Ban Tôn giáo Chính phủ

giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp III tiến hành phân bổ và giao dự

toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên

tắc được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP,

ngày 06/6/2003 của Chính phủ. Dự toán chi thường xuyên được giao cho đơn vị

sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục NSNN, theo các

nhóm mục: Chi sự nghiệp khoa học-công nghệ; Chi sự nghiệp kinh tế; Chi quản lý

hành chính; Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Các khoản chi khác.

Page 93: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

86

Bảng 3.5: Phân bổ dự toán chi thường xuyên của Ban Tôn giáo Chính phủ

giai đoạn 2008 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng

Năm TT Các khoản chi

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chi 46.090 28.742 38.188 52.374 46.302 91.991 98.862

1 Chi quốc phòng an ninh - - - - - - -

2 Chi sự nghiệp kinh tế 3.250 1.500 1.500 2.000 3.500 5.417 5.958

3 Chi sự nghiệp KH-CN - - - - 750 - 500

4 Chi sự nghiệp giáo dục -

đào tạo và dạy nghề 5.793 1.835 1.500 3.661 4.890 7.170 7.670

5 Chi quản lý hành chính 32.153 25.677 35.148 46.612 37.122 79.304 84.634

Phần giao thực hiện tự chủ 4.992 8.639 9.118 12.312 16.122 22.200 24.200

Trong đó chi tiền lương: 4.000 2.925 3.897 3.897 6.355 7.712 8.521

Phần giao không thực hiện

tự chủ 27.159 17.038 26.030 34.300 21.000 57.104 60.434

6 Chi trợ giá 40 40 40 100 40 100 100

7 Chi khác (mua sắm TSCĐ) 4.857 - - - - - -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Đối với chi đầu tư phát triển, các khoản chi này được thực hiện trên

nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp

phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng,

đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán. Việc cấp phát thanh toán vốn

đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch.

Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức

độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt và

được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả.

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện giám đốc

bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.

Page 94: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

87

Bảng 3.6: Phân bổ dự toán cho mục tiêu chi đầu tư phát triển của

Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Năm TT

Chi đầu tư phát

triển 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chi 52.467 200 - 18.350 - 15.000 16.500

1 Chi đầu tư XDCB 48.000 200 - 18.350 - 15.000 16.500

2 Chi đề án 112 4.467 - - - - - -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Thứ hai, tổ chức điều hành và kiểm soát chi

Trong quá trình thực hiện dự toán, phòng Tài chính - Kế toán thuộc

Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ theo dõi, quản lý nguồn chi để tham mưu

cho Ban Tôn giáo Chính phủ điều hành chi ngân sách được đảm bảo đúng

luật. Đồng thời KBNN trung ương có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi

NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Các đơn vị sử dụng ngân sách đã căn cứ dự toán năm được giao thực

hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chi tiêu ngân sách

đã được các CQNN có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực

hiện nhiệm vụ, đảm bảo đúng nguyên tắc. Thực hiện đúng cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về kinh phí, biên chế. Tiết kiệm 10% chi hoạt động ngoài

lương và các khoản theo lương để thực hiện chính sách cải cách tiền lương

theo quy định. Luôn đề cao thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với chi đầu tư phát triển: Các chủ đầu tư căn cứ dự toán năm được

giao và được phòng Tài chính - Kế toán thông qua thẩm định về hồ sơ, cân

đối nguồn vốn và khối lượng thanh toán, phòng Tài chính - Kế toán nhập dự

toán theo từng công trình, chủ đầu tư thực hiện thanh toán theo đúng quy

định về quản lý chi đầu tư phát triển.

Page 95: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

88

Bảng 3.7: Nội dung chấp hành dự toán ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng Năm

STT Nội dung chi 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chi 98.557 28.943 38.188 37.842 49.808 113.741 122.812

I CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

52.467 200 - 18.350 - 15.000 16.500

Chi đầu tư XDCB

48.000 200 - 18.350 - 15.000 16.500

II CHI THƯỜNG XUYÊN

46.090 28.943 38.188 37.487 43.308 91.991 98.862

1 Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước

40 40 40 40 40 100 100

2 Chi sự nghiệp kinh tế

3.250 1.190 1.500 1.558 4.136 5.416 5.958

3 Chi QLNN 37.008 25.678 35.148 34.662 34.491 79.304 84.634

A. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ

4.992 8.640 9.118 14.680 17.131 22.200 24.200

B. Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ

32.016 17.038 26.030 19.982 17.360 57.104 60.434

4 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

5.793 1.835 1.500 2.157 3.890 7.170 7.670

5 Chi sự nghiệp KH-CN

- - - 1.000 750 - 500

III Chi chương trình mục tiêu quốc gia

- - - 356 6.500 6.750 7.450

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8].

Page 96: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

89

* Quản lý quyết toán các khoản chi từ NSNN

Quản lý quyết toán các khoản chi của NSNN là công việc cuối cùng

trong mỗi chu trình quản lý các khoản chi NSNN. Nó chính là quá trình kiểm

tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự

toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh

nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp sau. Hoạt động

quyết toán các khoản chi từ NSNN được tiến hành thuận lợi sẽ tạo cơ sở vững

chắc cho việc phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính

xác, trung thực và khách quan.

Hết năm ngân sách, các đơn vị dự toán, chủ đầu tư thuộc ngân sách

cấp III Ban Tôn giáo Chính phủ căn cứ số liệu thực hiện sau khi có xác

nhận của Kho bạc Nhà nước trung ương lập báo cáo quyết toán trình Phòng

Tài chính - Kế toán thẩm định. Sau khi thẩm định, Phòng Tài chính - Kế toán

lập báo cáo quyết toán ngân sách cấp II của Ban.

Để quản lý quyết toán ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban

Tôn giáo Chính phủ, Văn phòng Ban yêu cầu các đơn vị phải lập báo cáo

quyết toán hàng năm gửi Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện thẩm định để

Văn phòng Ban Tôn giáo duyệt quyết toán ngân sách.

Phòng Tài chính - Kế toán căn cứ báo cáo quyết toán ngân sách của các

cơ quan, đơn vị sự nghiệp, chủ đầu tư và báo cáo quyết toán thu chi, báo cáo

quyết toán tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi NSNN của các cơ quan, đơn

vị thuộc Ban Tôn giáo, trên cơ sở đó tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân

sách của Ban để Văn phòng Ban báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm

định, tổng hợp vào ngân sách đơn vị dự toán cấp II theo quy định, đồng thời

Văn phòng Ban trình lãnh đạo Ban Tôn giáo phê chuẩn quyết toán NSNN.

Page 97: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

90

Bảng 3.8: Quyết toán chi ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng Năm

2008 2009 2010 2011 TT

Nội dung quyết toán Số liệu

báo cáo Số liệu

được duyệt Số liệu báo cáo

Số liệu được duyệt

Số liệu báo cáo

Số liệu được duyệt

Số liệu báo cáo

Số liệu được duyệt

Tổng chi 98.557 98.557 28.943 28.943 38.188 38.188 37.842 37.842

I CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

52.467 52.467 200 200 - - 18.350 18.350

Chi đầu tư XDCB

48.000 48.000 200 200 - - 18.350 18.350

II CHI THƯỜNG XUYÊN

46.090 46.090 28.743 28.743 38.188 38.188 37.487 37.487

1

Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước

40 40 40 40 40 40 40 40

2 Chi sự nghiệp kinh tế

3.250 3.250 1.190 1.190 1.500 1.500 1.558 1.558

3 Chi QLNN 37.008 37.008 25.678 25.678 35.148 35.148 34.662 34.662

A. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ

4.992 4.992 8.640 8.640 9.118 9.118 14.680 14.680

B. Kinh phí giao nhng không thực hiện chế độ tự chủ

32.016 32.016 17.038 17.038 26.030 26.030 19.982 19.982

4 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

5.793 5.793 1.835 1.835 1.500 1.500 2.157 2.157

5 Chi SN khoa học - công nghệ

- - - - - - 1.000 1.000

III Chi chương trình mục tiêu quốc gia

- - - - - - 356 356

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [9], [10], [11], [12], [13], [14].

Page 98: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

91

Quá trình quyết toán ngân sách giai đoạn 2008-2011 đã phát hiện

những khoản chi vượt chế độ quy định, như: chi hội nghị, tiếp khách, chi phí

phòng nghỉ khi đi công tác, việc tính khấu hao tài sản cố định và đăng ký tiền

lương của hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa đúng theo các quy định đối

với hoạt động sự nghiệp... Thông qua đó, các sai phạm này đã được chấn

chỉnh kịp thời.

Công tác quyết toán chi NSNN tại Ban vẫn còn tồn tại một số yếu tố

tác động tiêu cực đến quá trình quản lý ngân sách và tình hình sử dụng kinh

phí: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, thường xuyên, liên tục; chứng

từ phát sinh ở nhiều địa điểm, phản ánh nhiều hoạt động khác nhau ở các bộ

phận và do nhiều nhân viên thực hiện với tinh thần trách nhiệm và trình độ

chuyên môn khác nhau nên việc hạch toán nhầm lẫn, sai sót các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh là khó tránh khỏi. Do đó, hiệu quả đem lại từ việc tự kiểm

tra tài chính, kế toán tại Ban Tôn giáo Chính phủ chưa được như mong muốn.

3.2.2.2. Quản lý nguồn tài chính từ hoạt động sự nghiệp Ban Tôn giáo Chính phủ có 5 đơn vị sự nghiệp là Trường Nghiệp vụ

công tác tôn giáo; Trung tâm Thông tin; Viện nghiên cứu chính sách Tôn

giáo; Tạp chí Công tác Tôn giáo; Nhà xuất bản Tôn giáo. Các đơn vị sự

nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ được áp dụng cơ chế tự chủ về tài

chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ

trong những thời điểm khác nhau. Đối với Tạp chí Công tác Tôn giáo, từ năm

2009 đến nay, đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính. Các đơn vị còn lại

là Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo, Viện nghiên cứu chính sách Tôn giáo,

Nhà xuất bản Tôn giáo và Trung tâm Thông tin của Ban Tôn giáo trước năm

2012 hoạt động do NSNN đảm bảo từ kinh phí của Ban, do Văn phòng Ban

quản lý. Từ năm 2012, tất cả các đơn vị sự nghiệp của Ban này được áp dụng

thống nhất cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp.

Hàng năm, các đơn vị đã báo cáo thu, chi đối với các hoạt động sự

nghiệp về phòng Tài chính - Kế toán của Văn phòng Ban. Trên cơ sở các số

Page 99: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

92

liệu của các đơn vị sự nghiệp, phòng Tài chính - Kế toán đã tổng hợp tình thu

chi từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị

sự nghiệp thuộc Ban Tôn giáo.

* Quản lý các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp

Hàng năm, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp

trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ

của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ

chi tiêu tài chính, khung giá các dịch vụ công về tôn giáo do nhà nước quy

định, các đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp theo đúng

chế độ quy định.

Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ

xuất phát từ việc cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng (in, xuất bản các loại

kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập

khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo; thông tin và tuyên

truyền chính sách pháp luật về tôn giáo,...) và các dịch vụ nhằm duy trì sự

hoạt động bình thường của các tổ chức tôn giáo (đào tạo, bồi dưỡng với các

chức sắc, chức việc và tín đồ thuộc các tôn giáo; tổ chức lễ hội,...). Riêng đối

với Trung tâm thông tin và Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo là đơn vị sự

nghiệp công lập không có thu nên các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của

Ban Tôn giáo Chính phủ là tổng hợp các nguồn thu sự nghiệp tại ba đơn vị

Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Nhà xuất

bản Tôn giáo.

Thu từ hoạt động in, xuất bản các loại kinh, sách và các xuất bản

phẩm tôn giáo là nguồn thu chủ đạo, quyết định một phần nguồn thu tài

chính của Ban. Ngoài các lĩnh vực in, xuất bản, các đơn vị sự nghiệp của

Ban Tôn giáo Chính phủ còn kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến xuất

nhập khẩu các văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo cung cấp cho

các tín đồ, các tổ chức tôn giáo. Trong những năm qua, Ban đã linh hoạt

trong việc xây dựng đơn giá in ấn, xuất bản một cách hợp lý, chi tiết, linh

Page 100: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

93

hoạt cho từng đối tượng. Ngoài nguồn thu chủ đạo là hoạt động in ấn, xuất

bản, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ còn từ

lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng với các chức sắc, chức việc và tín đồ thuộc các

tôn giáo; tổ chức lễ hội song kinh phí không cao.

Tất cả các nguồn thu này sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

(nộp thuế giá trị gia tăng) đều được bổ sung vào chi thường xuyên của đơn

vị, phần còn lại trích lập vào các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ tiền lương

tăng thêm, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Bảng 3.9: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ở Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013

- Thu hoạt động sản xuất và

cung ứng dịch vụ 1.135 1.344 1.765 2.619 5.167 5.435

- Thu khác 57 70 95 190 230 297

Tổng cộng 1.192 1.414 1.860 2.809 5.397 5.732 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [15],[16],[17], [18], [19], [20].

Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, quyền tự do ngôn

luận của những người có đạo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm trong thực

tiễn đã khiến cho hoạt động xuất bản ấn phẩm tôn giáo phát triển và tạo ra

nguồn thu sự nghiệp quan trọng của Ban Tôn giáo Chính phủ. Tạp chí Công

tác tôn giáo với nội dung phong phú, sinh động, nhiều bài viết nghiên cứu

công phu, đặt ra nhiều vấn đề cụ thể, thiết thực đối với công tác tôn giáo hiện

nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Tạp chí được xuất bản 1 kỳ 1

tháng, với số lượng phát hành trung bình trên 10.000 bản/lần, đã và đang phục

vụ các đối tượng độc giả là cán bộ làm công tác tôn giáo, cán bộ trong hệ

thống chính trị các cấp các ngành, các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, tín đồ

các tôn giáo và bạn đọc có quan tâm. Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp của Ban

Tôn giáo phối hợp trong việc tham gia xuất bản các ấn phẩm chuyên đề và Sổ

Page 101: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

94

tay công tác tôn giáo, phục vụ tích cực cho công tác của Ban, của Ngành và

của độc giả.

Nhà xuất bản Tôn giáo, theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân tôn giáo,

trong giai đoạn 2008-2013 đã xuất bản được 895 ấn phẩm tôn giáo với

4.600.000 bản in, trong đó riêng Kinh thánh hơn 800,000 bản. Kinh thánh

được in bằng các tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ở vùng dân tộc thiểu số. Chỉ riêng năm 2013 đã

cấp phép khoảng 1.100 xuất bản phẩm với số lượng bản in từ 2.300.000 đến

2.500.000 bản, mang lại nguồn thu cho hoạt động sự nghiệp hơn 5 tỷ đồng.

Năm 2014, nhà xuất bản Tôn giáo ước tính đã ấn hành 720 đầu sách của các

tổ chức tôn giáo với 1.200.000 bản in và 180 xuất bản phẩm tôn giáo với số

lượng 97.800 bản. Số lượng sách do các tổ chức tôn giáo xuất bản hàng năm

tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng và thể loại, đáp ứng nhu

cầu kinh sách của các tổ chức tôn giáo, đảm bảo nội dung tôn giáo trên cơ sở

tôn trọng đức tin giáo lý, giáo luật, giáo lễ của từng tôn giáo, góp phần phát

huy các giá trị tích cực trong văn hoá và đạo đức của các tôn giáo và tạo ra

nguồn thu không nhỏ cho các hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính

phủ [15], [16], [17], [18], [19], [20].

* Quản lý chi từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ

Dự toán chi từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ bao

gồm dự toán các khoản chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ công về tôn giáo

theo quy định của Nhà nước. Việc xây dựng dự toán chi phải tuân thủ theo

đúng chính sách chế độ định mức đã quy định, các khoản chi phải gắn với

hoạt động của đơn vị và đòi hỏi tính chính xác và hiệu quả sử dụng. Với đặc

thù là một CQNN có nguồn thu từ cung cấp dịch vụ công về tôn giáo, Ban

Tôn giáo Chính phủ có nguồn thu từ xuất bản ấn phẩm tôn giáo, cung cấp các

đồ dùng trong việc đạo, thông tin tuyên truyền về hoạt động tôn giáo, dịch vụ

quảng cáo, thu cho thuê mặt bằng, thu tài trợ. Bằng các nguồn thu này, Ban đã

chi phí trực tiếp cho các hoạt động của mình, thực hiện nghĩa vụ với NSNN,

Page 102: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

95

đồng thời bổ sung quỹ tiền lương tăng thêm của đơn vị, trích quỹ khen thưởng

phúc lợi và quỹ phát triển.

Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn chi từ hoạt động sự nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân

phối năm trước chuyển sang 0 12 21 115 134 18

Tổng chi trong năm 1.014 1.203 1.632 2.625 2.423 2.675

- Giá vốn hàng bán 9 22 23 14 47 51

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý 1.005 1.181 1.609 2.611 2.376 2.624

Chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm 178 223 249 299 3.108 3.075

Nộp NSNN 10 25 42 46 300 305

- Hoạt động sản xuất và cung ứng

dịch vụ 10 25 42 46 300 305

Trích lập các quỹ 156 177 92 119 615 634

Quỹ khen thưởng 190 190

Quỹ phúc lợi 118 404 419

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 1 21 25

Nộp cấp trên - - - - 1 5

Bổ sung nguồn kinh phí - - - - 2.191 2.131

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ [15],[16],[17], [18], [19], [20].

Từ các số liệu về hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh

doanh tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Tôn giáo, có thể thấy, tình hình chi

tại các đơn vị Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo; Tạp chí Công tác Tôn

giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân của

tình hình này xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành

tôn giáo, nhu cầu xuất bản ấn phẩm tôn giáo, các hoạt động thông tin, tuyên

truyền tôn giáo. Bên cạnh đó, Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo đã chủ

động xây dựng và mở hội nghị tập huấn nghiệp vụ QLNN đối với đạo Tin

lành theo chương trình " Thoả thuận chi tiết điều 6, bản ghi nhớ (MUO)" giữa

Page 103: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

96

Viện liên kết toàn cầu Hoa Kỳ (IGE) với Ban Tôn giáo Chính phủ, thực hiện

nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tôn giáo và góp phần tăng cường sự liên kết về

tôn giáo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ.

Năm 2011 và 2012, do nguồn thu sự nghiệp của Ban lớn hơn rất nhiều

so với các năm trước nên sau khi nộp NSNN và cấp trên, trích nộp vào các

quỹ và chuyển một phần sang năm sau, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chuyển

phần lớn khoản chênh lệch thu chi trong năm vào bổ sung nguồn kinh phí cho

hoạt động sự nghiệp của năm sau để giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Năm

2011, Ban Tôn giáo đã bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động sự nghiệp sang

năm 2012 là 2.191 triệu đồng; năm 2012 bổ sung nguồn kinh phí là 2.131

triệu đồng cho hoạt động sự nghiệp của năm 2013. Đây là những nỗ lực đáng

ghi nhận đối với hoạt động quản lý tài chính của Ban trong điều kiện nguồn

kinh phí cấp cho các hoạt động sự nghiệp có thu ở mức thấp, các dịch vụ công

về tôn giáo được Nhà nước quy định theo khung giá nên nguồn thu không đủ

bù đắp cho chi phí hoạt động.

3.2.2.3. Kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính * Về kiểm toán các khoản thu, chi tài chính

Công tác kiểm toán ngân sách thuộc nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.

Đối với Ban Tôn giáo Chính phủ định kỳ hai năm một lần cơ quan Kiểm toán

nhà nước hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo

quyết toán NSNN cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

Qua công tác kiểm toán đã kịp thời nhắc nhở, uốn nắn giúp cho tốt hơn trong

công tác điều hành, quản lý trong lĩnh vực tài chính.

Sau khi có kết luận kiểm toán, nếu phải điều chỉnh quyết toán NSNN

thì cơ quan tài chính lập báo cáo điều chỉnh quyết toán NSNN, báo cáo cấp có

thẩm quyền phê chuẩn.

* Về kiểm tra các khoản thu, chi tài chính Công tác kiểm tra về tài chính được thực hiện thường xuyên từ khâu

lập, phân bổ và chấp hành dự toán. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai

Page 104: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

97

phạm trong quá trình điều hành các khoản thu, chi tài chính, bảo đảm việc sử

dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, đối tượng; đồng thời xem xét những

vấn đề còn tồn tại trong việc lập, phân bổ và chấp hành dự toán để kịp thời

điều chỉnh, bổ sung nhằm thực hiện tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài

chính. Ban Tôn giáo Chính phủ đã chỉ đạo và thường xuyên tổ chức kiểm tra

định kỳ việc quản lý, sử dụng tài chính của Ban, đảm bảo thu, chi tài chính

đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức, theo dự toán được giao.

Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về

thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý các khoản thu, chi từ hoạt động sự

nghiệp hàng năm theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm về

kết luận thanh tra của mình. Trong các năm qua thanh tra tài chính đã có các

cuộc thanh tra, kiểm tra trong việc chấp hành dự toán thu, chi tài chính. Qua

kiểm tra đã xuất toán, thu hồi nộp vào NSNN các khoản sai phạm. Công tác

kiểm tra đã làm rõ những sai phạm về nguyên tắc, chế độ, chính sách, pháp

luật của nhà nước, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm tồn tại của

các đơn vị và cá nhân trong quản lý tài chính của cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra các Vụ, các đơn vị sự nghiệp kết hợp cùng với Văn phòng

Ban thường xuyên thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, điều tra xử

lý những vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách của các cơ

quan, đơn vị trực thuộc Ban.

3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý tài chính người ta thường

đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ

chức bộ máy và cán bộ quản lý tài chính, cùng với các mối quan hệ giữa cấp

trên, cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Phòng

Tài chính - Kế toán trực thuộc Văn phòng Ban Tôn giáo chịu sự lãnh đạo và

trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng phụ trách Tài chính - Kế

toán về công tác quản lý tài sản, tài chính công. Đội ngũ cán bộ, công chức làm

việc tại phòng Tài chính - Kế toán bao gồm 06 chức danh, cụ thể:

Page 105: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

98

- Trưởng phòng: Phụ trách chung; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hạch

toán kế toán; kiểm tra, kiểm soát nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí, tài sản.

- Phó phòng (1 người): Lập dự toán tháng, quý, năm; kế toán nguồn

kinh phí, vốn, quỹ; theo dõi công tác kế toán đơn vị cấp dưới; lập báo cáo tài

chính và phân tích quyết toán tài chính.

- Kế toán viên có 3 người, trong đó 1 người phụ trách kế toán kinh phí

đầu tư xây dựng cơ bản (1 phần của kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ) và kế

toán vật tư, tài sản; một người phụ trách kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh

toán, kế toán các khoản thu, kế toán các khoản chi; một người theo dõi các

đơn vị sự nghiệp.

- Thủ quỹ (1 người) kiêm nhiệm, văn thư, lập hồ sơ, quản lý lưu trữ tài

liệu kế toán (thuộc Phòng Tài chính - Kế toán).

Nguồn:Ban Tôn giáo Chính phủ [38]. Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính của

Phòng Tài chính - Kế toán Ban Tôn giáo Chính phủ Các cán bộ, công chức thuộc phòng Tài chính - Kế toán của Ban Tôn

giáo Chính phủ đều có trình độ đào tạo đại học, đúng chuyên ngành công tác

và trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đây là điểm thuận lợi cơ bản,

góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng quản lý NSNN tại Ban Tôn

giáo Chính phủ. Chấp hành Luật NSNN 2002 và các Nghị định của Chính

phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ về quản lý NSNN, Ban Tôn giáo Chính phủ đã

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Kế toán kinh phí ĐT XDCB và vật

tư, tài sản

Kế toán vốn, thanh toán và kế toán thu,

chi

Thủ quỹ, thư, lập hồ sơ, quản lý lưu trữ tài

liệu kế toán

Theo dõi các đơn vịsự nghiệp

Page 106: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

99

thực hiện chủ động trong quản lý, điều hành NSNN; trong việc lập dự toán

NSNN, phòng Tài chính - Kế toán đã lập dự phòng ngân sách và dự trữ tài

chính nhằm giải quyết các vấn đề đột xuất phát sinh về tôn giáo. Việc trao

quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban trong việc quyết

định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của

các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong việc quản lý, khai thác nguồn thu cũng

như sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Tại các đơn vị sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ, phụ trách bộ

phận tài chính - kế toán có 13 người đều trong độ tuổi từ 25-40 tuổi, có trình

độ trung cấp kế toán trở lên, trong đó có 04 người có trình độ trung cấp, 9

người có trình độ đại học. Cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Cán bộ phụ trách tài chính của các đơn vị sự nghiệp

ở Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013 STT TÊN ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI TRÌNH ĐỘ

1 Phòng Tài chính - kế toán của Ban

6 02 nam

04 nữ 40-50 ĐH

2 Nhà Xuất bản Tôn giáo 3 1 nam

2 nữ 30-40

2 ĐH 1TC

3 Trường Nghiệp vụ công tác Tôn giáo

3 1 nam

2 nữ 25-35

2 ĐH 1 TC

4 Tạp chí Công tác Tôn giáo 2 2 nữ 25-35 1 ĐH 1 TC

5 Trung tâm thông tin 3 1 nam

2 nữ 25-30

2 ĐH 1 TC

6 Viện Nghiên cứu chính sách Tôn giáo

2 2 nữ 25-30 ĐH

Cộng 19

Nguồn:Ban Tôn giáo Chính phủ [38].

Số liệu từ bảng 3.11 cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở

các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo chưa đồng đều về mặt trình độ

(4 người có trình độ trung cấp và 9 người có trình độ đại học). Tuổi đời trung

Page 107: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

100

bình của các cán bộ tài chính tại đơn vị sự nghiệp tương đối trẻ, trong độ tuổi

25-40 tuổi, kinh nghiệm công tác từ 3-10 năm. Cơ cấu giới tính khá mất cân

đối với 3 nam và 10 nữ. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ tài

chính, kế toán tại các đơn vị sự nghiệp của Ban tác động lớn đến hiệu quả

quản lý tài chính của đơn vị. Độ tuổi trẻ là điều kiện thuận lợi tiếp cận với

cách thức quản lý tài chính hiện đại song mặt khác, lại gặp khó khăn về kinh

nghiệm quản lý, điều hành ngân sách. Bản thân từng kế toán viên cũng chưa

thực sự nỗ lực tự đào tạo, cập nhật kiến thức mới; còn lúng túng trong công

tác chuyên môn, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, chưa am hiểu

sâu về công tác quản lý tài chính. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO

CHÍNH PHỦ

3.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

3.3.1.1. Kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính Chấp hành Luật NSNN 2002 và các Nghị định của Chính phủ, hướng

dẫn của Bộ Nội vụ về quản lý NSNN, Ban Tôn giáo Chính phủ đã thực hiện

chủ động trong quản lý, điều hành NSNN; trong việc lập dự toán NSNN,

phòng Tài chính - Kế toán đã lập dự phòng ngân sách và dự trữ tài chính

nhằm giải quyết các vấn đề đột xuất phát sinh về tôn giáo. Việc trao quyền

chủ động cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban trong việc quyết định

phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ

quan, đơn vị sự nghiệp trong việc quản lý, khai thác nguồn thu cũng như sử

dụng ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Dự toán ngân sách hàng

năm được cơ quan sử dụng đúng mục đích quản lý, đúng nhiệm vụ chuyên

môn và nhiệm vụ chính trị được giao. Việc triển khai phân bổ dự toán được

thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi thường xuyên. Đối với

nguồn kinh phí tự chủ của Ban, Ban đã chủ động thực hiện các biện pháp cắt

giảm chi tiêu như: giảm các cuộc hội nghị, các chuyến công tác được rút ngắn

Page 108: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

101

về thời gian và số người đi, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của từng chuyến

công tác. Đặc biệt đối với các chuyến công tác nước ngoài, quá trình thẩm

định, xét duyệt về nội dung công tác, thời gian và số lượng người đi, kinh phí

chuyến đi được tiến hành chặt chẽ, đúng thủ tục. Ban Tôn giáo Chính phủ chủ

động xây dựng nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo và

chức sắc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam như: hỗ trợ kinh phí mua sắm, sửa

chữa cơ sở thờ tự và các hoạt động khác của các tổ chức giáo hội để nhằm vận

động, thuyết phục, hướng dẫn họ thực hiện đúng chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, hạn chế thấp nhất các điểm nóng, các

hoạt động lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự an ninh quốc phòng.

Công khai quyết toán NSNN đã từng bước đi vào nền nếp và phát huy

tác dụng. Công tác kiểm tra nội bộ, cấp trên đối với cấp dưới, cùng với việc

phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, nhân dân,… góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống

tham nhũng.

Quy trình, phương thức, thủ tục hành chính trong lập, chấp hành,

quyết toán NSNN đã được cải tiến, giảm thiểu các thủ tục hành chính và các

công việc sự vụ không cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý

NSNN, song vẫn đảm bảo các yêu cầu của công tác quản lý, điều hành

NSNN. Công tác quản lý, kiểm soát NSNN; thanh tra, kiểm toán được tăng

cường và chú trọng, nên đã từng bước nâng cao được kỷ cương, kỷ luật tài

chính trong quản lý NSNN.

Đối với các hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo, để đảm bảo hoàn

thành nhiệm vụ tài chính, thanh quyết toán nguồn thu - chi sự nghiệp theo quy

định và theo số thực tế được giao, các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng quy chế

chi tiêu nội bộ phù hợp theo các mức chi theo quy định của pháp luật, và đảm

bảo tiết kiệm nhất. Do đó, việc kiểm soát chi tiêu tài chính được quan tâm

đúng mực, nhưng vẫn đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động trong từng đơn vị nâng cao đời sống. Phần thu nhập tăng thêm của cán

Page 109: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

102

bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp, đơn

vị hành chính trực thuộc Ban phần lớn do các biện pháp tiết kiệm chi tiêu, cụ

thể như: chi tiêu thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền lương, các khoản trích

theo lương, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp làm

thêm giờ; chi cho hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: thanh toán dịch vụ công cộng

như tiền điện nước, vệ sinh môi trường, thanh toán vật tư văn phòng, thanh

toán thông tin tuyên truyền liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi phí

nghiệp vụ chuyên môn cho từng ngành, sửa chữa; các khoản chi khác. Thực

hiện tốt công tác kiểm soát thu chi tài chính, lập và quản lý sổ sách, chứng từ

kế toán, hoàn thành nghĩa vụ về thuế, thu lại và đóng thuế thu nhập cá nhân

của của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ban Tôn giáo với

nhà nước.

3.3.1.2. Kết quả đạt được trong từng khâu của quá trình quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ

* Về phân bổ và giao dự toán NSNN

Ngay từ khi nhận được Quyết định giao dự toán chi NSNN và các nguồn

kinh phí bổ sung trong năm, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tiến hành phân bổ và

giao dự toán chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng tổng mức

phân bổ dự toán tại các Quyết định và theo đúng các nội dung nguồn tài chính

được giao. Văn phòng Ban cũng đã gửi bảng tổng hợp phân bổ dự toán của Ban

Tôn giáo Chính phủ và công khai việc phân bổ, điều chỉnh dự toán chi NSNN

qua các đợt giao dự toán của Bộ Nội vụ trong năm để các đơn vị dự toán cấp III

nắm rõ. Kịp thời hướng dẫn các đơn vị trong việc lập dự toán chi NSNN, triển

khai thực hiện chế độ mới theo đúng quy định của Nhà nước. Dự toán hàng

năm được giao từ Quý III năm trước đã giúp cho các đơn vị chủ động trong

công tác xây dựng dự toán, đảm bảo có đủ kinh phí cho các đơn vị hoạt động

ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt là các nhu cầu chi an sinh xã hội

(lương, phụ cấp lương,…) và các nhu cầu chi cần thiết cấp bách khác khi

chưa được cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán NSNN.

Page 110: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

103

Thực hiện chuyển từ việc cấp phát ngân sách theo hạn mức kinh phí

sang cấp phát theo dự toán, chuyển từ việc giao dự toán chi tiết theo từng mục

sang giao dự toán theo nhóm mục,… Qua đó, đã cải cách mạnh mẽ thủ tục

hành chính trong khâu chấp hành NSNN, tiết kiệm thời gian và công sức cho

các đơn vị chủ quản; đồng thời, các đơn vị chi tiêu cũng sớm được phân bổ và

giao dự toán để chủ động chi tiêu ngay từ những ngày đầu năm ngân sách.

Các đơn vị dự toán cấp III về cơ bản đã chấp hành đúng các quy định

về công tác quản lý, sử dụng tài chính hiện hành. Các khoản chi đều bám sát

Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện nghiêm túc chế độ tự chủ về tài chính và

kinh phí quản lý hành chính nên đã góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm chi

tiêu để có nguồn kinh phí tiết kiệm trích lập quỹ phúc lợi và chi thu nhập tăng

thêm. Qua đó, đã nâng cao đời sống vật chất và kịp thời động viên, khuyến

khích cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị

trực thuộc Ban Tôn giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Về kiểm soát và điều hành NSNN:

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong Ban, ngay từ đầu mỗi

năm ngân sách, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị

hành chính, sự nghiệp tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí và tài

sản được giao một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện chi trong

phạm vi dự toán được giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy

định; chủ động thực hiện rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội,

khánh tiết, hội nghị, hội thảo, chi phí công tác thực tế cơ sở và công tác nước

ngoài; rà soát các dự án đầu tư, đảm bảo phân bổ tập trung, chống dàn trải,

chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các

nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã

hội. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn

vị trực thuộc, kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu

quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án,

nhiệm vụ sử dụng NSNN.

Page 111: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

104

Đối với tổ chức quản lý chi thường xuyên: phòng Tài chính - Kế toán

đã thực hiện quản lý một cách chặt chẽ, hạn chế những khoản phát sinh và

đảm bảo tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo quy định của Chính phủ và Bộ

Tài chính, tạo nguồn ngân sách dự phòng cho các hoạt động phát sinh trong

năm. Chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện đối với các khoản chi

mua sắm để thay thế trang thiết bị, xe ô tô, ngừng thực hiện và hủy bỏ kinh

phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán của các đơn vị nhưng chưa phê

duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu trước quý III hàng năm.

Đối với chi ứng trước dự toán NSNN: phòng Tài chính - Kế toán đã

chủ động về nguồn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi phát sinh cần thiết

cấp bách, đặc biệt là một số chương trình, dự án, nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực đặc thù của công tác tôn giáo như giải quyết điểm nóng tôn giáo; thông tin,

tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách mới về tôn

giáo cho chức sắc, chức việc các tôn giáo, cán bộ QLNN các địa phương;...

Đối với tổ chức quản lý chi ĐTXDCB, phòng Tài chính - Kế toán, Văn

phòng Ban đã thực hiện tương đối tốt trình tự thủ tục xây dựng cơ bản theo

Luật Xây dựng. Các khâu từ lập dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án

đầu tư, giao thầu, đấu thầu, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán công

trình được thực hiện tương đối theo quy định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

được cấp trực tiếp cho mỗi chủ đầu tư theo từng công trình để thanh quyết

toán; Toàn bộ quá trình cấp phát vốn được thực hiện dưới sự kiểm soát dự

toán của phòng Tài chính - Kế toán và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước

nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích và đúng nguồn vốn đầu tư.

* Kiểm tra, kiểm toán quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ Nhằm đảm bảo sự thống nhất, công tác thanh tra, kiểm tra quá trình

quản lý ngân sách được phân cấp và chấp hành theo quy định của Bộ Tài

chính, Văn phòng Ban cùng với Vụ Pháp chế - Thanh tra của Ban và các cơ

quan chức năng thường xuyên phối hợp, giám sát từ khâu lập dự toán ngân

sách phân bổ và chấp hành dự toán của các đơn vị hành chính và sự nghiệp

Page 112: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

105

của Ban. Quá trình kiểm tra đã phát hiện những sai phạm, những vấn đề đặt ra

xuất phát từ thực tế các khâu, các lĩnh vực nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế của

phân bổ cũng như quản lý nguồn chi tài chính: một mặt, chấn chỉnh kịp thời

trong quá trình điều hành quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng tài chính đúng

đối tượng, mục đích và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Mặt khác, đối với

công tác kiểm tra thường xuyên và định kỳ các khâu của quy trình quản lý

ngân sách đảm bảo dự toán được giao.

Giai đoạn 2008 - 2013, thanh tra tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ

đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong việc chấp hành quản lý thu -

chi ngân sách và thu - chi từ hoạt động sự nghiệp. Đặc biệt một số cuộc thanh

tra đột xuất đã kịp thời phát hiện những bất cập trong công tác quản lý thu,

chi ngân sách về: nguyên tắc, chế độ, chính sách,... Thông qua đó, kiến nghị

kịp thời giải pháp uốn nắn, sửa chữa, khắc phục. Chính vì vậy, đã không để

xảy ra những vi phạm lớn trong công tác quản lý ngân sách.

Bên cạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của Ban (giữa Văn

phòng Ban với các đơn vị sự nghiệp) còn có các hoạt động thanh tra, kiểm tra,

kiểm toán của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước để đảm bảo

hiệu quả kinh tế của phân bổ cũng như quản lý nguồn chi ngân sách.

* Quyết toán ngân sách nhà nước Quyết toán ngân sách được thực hiện theo một quy trình thống nhất có

sự chỉ đạo và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, các đơn vị chức năng trong

quy trình bộ máy. Thông thường theo năm ngân sách, chủ đầu tư cũng như

các đơn vị dự toán cấp II và III của Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ

căn cứ vào kết quả và số liệu thực hiện có chứng thực của Kho bạc nhà nước

trung ương lập báo cáo tổng hợp quyết toán để trình phòng Tài chính - Kế

toán Ban kiểm tra, thẩm định. Kết quả kiểm tra, thẩm định sẽ là cơ sở làm căn

cứ lập báo cáo quyết toán ngân sách III của Ban Tôn giáo. Đối với quyết toán

ngân sách của các đơn vị sự nghiệp: Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp chỉ đạo

kế toán đơn vị sự nghiệp lập báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị theo

Page 113: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

106

thời gian quy định gửi phòng Tài chính - Kế toán thực hiện thẩm định để trình

lên Văn phòng Ban phê duyệt.

Thời gian tổ chức xét duyệt quyết toán thu chi tài chính của đơn vị dự

toán cấp III Ban Tôn giáo Chính phủ được thực hiện vào Quý I của năm sau.

Qua đó, Lãnh đạo Ban và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ban có thể nắm

tình hình cụ thể về công tác kế toán, quyết toán của đơn vị để có biện pháp

chấn chỉnh trong năm ngân sách tiếp theo, nhằm đảm bảo cho hoạt động tài

chính của các đơn vị ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định của pháp

luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Phòng Tài chính - Kế toán của Văn phòng Ban căn cứ báo cáo tổng hợp

kết quả báo cáo quyết toán ngân sách của các chủ đầu tư, cơ quan đơn vị hành

chính, sự nghiệp để lập báo cáo quyết toán thu - chi tài chính và báo cáo quyết

toán tình hình thực hiện đầu tư phát triển ngân sách trình Bộ Nội vụ góp ý, bổ

sung, chỉnh sửa hoàn thiện và phê chuẩn báo cáo Bộ Tài chính thẩm định,

tổng hợp vào ngân sách theo quy định. Như vậy, với cơ chế phối hợp nhịp

nhàng, phân công rõ trách nhiệm và có sự giám sát chặt chẽ, công tác quyết

toán ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ được thực hiện thông suốt. Các

báo cáo có góp ý ngay từ khi lập báo cáo, thông qua các cấp có thẩm quyền

đảm bảo tính khách quan, thực tiễn góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ tôn

giáo được giao.

* Công khai tài chính Việc thực hiện công khai tài chính - ngân sách của Ban Tôn giáo Chính

phủ những năm gần đây cơ bản là tốt. Dự toán, quyết toán NSNN hàng năm

sau khi được Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phê chuẩn đều được lập báo cáo công

khai và thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật. Việc công khai

dự toán, quyết toán NSNN hàng năm được thực hiện bằng nhiều hình thức

như gửi báo cáo cho lãnh đạo các đơn vị hành chính, sự nghiệp sử dụng ngân

sách của Ban đồng thời gửi cho các kế toán trực tiếp phụ trách công tác tài

chính - kế toán; ngoài ra báo cáo công khai dự toán, quyết toán NSNN cho

Page 114: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

107

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban trong Hội nghị cán bộ,

công chức, viên chức hàng năm. Vì vậy đã tạo được một môi trường tài chính

dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao của các cơ quan, đơn vị

sử dụng NSNN trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.

3.3.1.3. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính từ

hoạt động sự nghiệp

Về cơ bản, Ban Tôn giáo Chính phủ đã thực hiện đúng chế độ tài chính

sự nghiệp mà nhà nước quy định, cố gắng tận dụng mọi nguồn lực tài chính

hiện có tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban để phục vụ công tác phát triển

hoạt động sự nghiệp, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công về tôn giáo,

đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và

người dân có nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo. Công tác quản lý tài chính hoạt

động sự nghiệp của Ban đã đạt được một số kết quả sau:

* Về mở rộng hoạt động khai thác nguồn thu sự nghiệp:

Ban Tôn giáo Chính phủ đã chủ động đa dạng hoá các hoạt động sự

nghiệp, từ đó mở rộng các nguồn thu sự nghiệp. Song song với doanh thu

xuất bản ấn phẩm tôn giáo ngày một tăng thì nguồn thu từ công tác đào tạo,

bồi dưỡng chức sắc, chức việc tôn giáo, dịch vụ cung cấp các đồ dùng trong

việc đạo cũng ngày càng phát triển và tăng lên không ngừng. Các ấn phẩm tôn

giáo có nội dung khá phong phú, sinh động, nhiều bài viết nghiên cứu công

phu, đặt ra nhiều vấn đề cụ thể, thiết thực đối với công tác tôn giáo hiện nay

cả về phương diện lý luận và thực tiễn đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng

như cán bộ làm công tác tôn giáo, cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp các

ngành, các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, tín đồ các tôn giáo và bạn đọc có

quan tâm. Cung cấp, triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN

tôn giáo, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; tổ chức xây dựng, quản lý,

vận hành hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và Trang

Page 115: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

108

thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ bằng tiếng Việt và tiếng Anh

giúp nâng cao hiệu quả QLNN về công tác tôn giáo, tăng cường hợp tác tôn

giáo giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc và các tổ chức tôn giáo lớn trên

thế giới.

Ngoài nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp nói trên, Ban Tôn giáo

Chính phủ còn huy động được nguồn tài trợ từ các chương trình hợp tác quốc

tế với Viện liên kết toàn cầu Hoa Kỳ (IGE), Liên minh Châu Âu, Toà thánh

Vatican, các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước,... dành cho các hoạt động

nghiên cứu tôn giáo, đào tạo cán bộ tôn giáo, hỗ trợ hoạt động của các tôn

giáo, tín đồ tôn giáo tại Việt Nam.

* Về thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao

động trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban.

Với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Ban ngày càng được nâng

cao đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên

chức của Ban, thu nhập bình quân cán bộ, công chức, viên chức tăng lên đáng

kể. Việc cố gắng nâng cao chất lượng xuất bản, dịch vụ cung cấp đồ dùng

trong việc đạo, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động dịch

vụ công về tôn giáo cùng với quản lý hiệu quả các khoản chi sự nghiệp đồng

nghĩa với việc tăng thu nhập cho người lao động, là động lực kinh tế tích cực

để người lao động phấn đấu tăng năng suất lao động, sản xuất các dịch vụ tôn

giáo chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chủ động xây dựng một số

quy trình, quy chế quản lý tài chính nội bộ như quy chế chi tiêu nội bộ, quy

chế chi trả tiền thù lao nhuận bút, quy chế định giá sản phẩm tôn giáo... đã

đem lại nhiều tác dụng thiết thực cho công tác quản lý tài chính ở Ban. Các

nguồn thu đã được phòng Tài chính - Kế toán tính toán, xác định phù hợp với

tình hình thực tế và đã được quản lý, theo dõi đầy đủ, chi tiết theo từng nguồn

kinh phí, không có sự thất thoát khoản thu. Các khoản chi sự nghiệp được

Page 116: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

109

quản lý chi tiết, cụ thể theo từng mục chi, nguồn chi, đã có sự kiểm soát về

định lượng chi cũng như giá cả của các khoản chi, một số quy trình kiểm soát

nội bộ đã được thiết lập, hoá đơn chứng từ được tập hợp và lưu trữ tương đối

đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý. Công tác kiểm tra trước, trong và sau quá trình

thực hiện kế hoạch tài chính đã được bản thân đơn vị tổ chức thực hiện với

các mức độ khác nhau, nhờ đó đã góp phần lành mạnh hoá, minh bạch hoá tài

chính của đơn vị.

3.3.2. Những hạn chế trong quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

3.3.2.1. Hạn chế trong thực hiện các khâu của quản lý ngân sách

nhà nước

* Về lập dự toán NSNN:

Công tác lập dự toán thu - chi từ NSNN tại các đơn vị hành chính, sự

nghiệp thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ được đánh giá chưa thực sự phù hợp

với tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao hàng năm. Các cán bộ kế toán, tài

chính của Ban gặp nhiều khó khăn trong dự trù thu - chi NSNN hàng năm

đảm bảo yêu cầu đúng, đủ và hiệu quả. Công tác dự báo chi còn yếu, thiếu

phương pháp khoa học, thiên về đánh giá, dự báo mang tính cảm tính. Dự

toán chi NSNN vẫn mang tính chất bao cấp, nặng về phân chia, chưa có

những khoản mục chi mạnh, đủ tầm để tạo hiệu quả cao trong công tác tôn

giáo; thiếu những lựa chọn ưu tiên chi mang tính chiến lược. Mặt khác, do

tính chất của công tác tôn giáo khó dự báo, các chương trình, dự án khảo sát

tôn giáo ngày càng nhiều, đan xen qua các năm, các chương trình hợp tác

quốc tế ngày càng mở rộng cả về phạm vi và mức độ nên việc tính toán định

mức phân bổ chi NSNN cho các nhiệm vụ của đơn vị dễ bị chồng lấn, có

những khoản chi được phân bổ nhiều lần, song có những khoản chi không

được phân bổ trong dự toán. Vì vậy, hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi

NSNN của Ban Tôn giáo Chính phủ không cao, làm gia tăng số lần điều chỉnh

dự toán trong năm của đơn vị.

Page 117: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

110

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 11/2013

Hình 3.6: Đánh giá hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi NSNN của

Ban Tôn giáo Chính phủ

Đối với cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của Ban Tôn giáo

Chính phủ: việc quy định Phòng Tài chính - Kế toán của Ban thẩm tra trước

khi giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc (kiểm tra trước) theo đúng chế độ,

tiêu chuẩn, định mức chi đã nâng cao trách nhiệm của Phòng Tài chính - Kế

toán trong phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị trực thuộc theo dự toán

ngân sách được giao. Song, quá trình tổ chức thực hiện giao dự toán chưa đáp

ứng được yêu cầu dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách thường chậm nhận

được quyết định giao dự toán trước Quý IV hàng năm.

Mặt khác, căn cứ để xác định mức phân bổ ngân sách trong một số lĩnh

vực chưa khoa học, như chi cho các nhiệm vụ đặc thù của công tác tôn giáo.

Định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ đặc thù của công tác tôn giáo

ở cơ sở thường dựa trên đặc điểm tình hình địa phương như tổng số NSNN

cấp hàng năm, thu ngân sách của địa phương hàng năm, mà chưa quan tâm

đầy đủ đến tính chất, mức độ, phạm vi hoạt động của các tôn giáo tại địa

phương. Điều đó dẫn đến có những địa phương nhận được mức hỗ trợ đặc thù

cao, có địa phương nhận mức hỗ trợ đặc thù không đáp ứng nhu cầu hoạt

động của địa phương; có tổ chức tôn giáo huy động được nguồn tài chính lớn

Page 118: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

111

từ dân cư song vẫn nhận được mức hỗ trợ đặc thù cao hơn các tổ chức tôn

giáo khác trên cùng địa bàn.

Hiện nay, theo quy định của Luật NSNN 2002, mới chỉ có hệ thống

định mức phân bổ ngân sách về chi thường xuyên, còn thiếu các định mức

phân bổ ngân sách đối với chi đầu tư phát triển nên tình trạng đầu tư dàn trải,

thiếu hiệu quả, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Tôn giáo Chính

phủ vẫn còn tồn tại. Nhu cầu và mức chi thực tế tại Ban Tôn giáo Chính phủ

lớn hơn nhiều so với định mức phân bổ ngân sách nên gánh nặng chi của các

lĩnh vực vẫn còn khá lớn, phạm vi hệ thống định mức phân bổ chưa bao quát

hết các lĩnh vực chi thường xuyên của NSNN. Đồng thời, các định mức phân

bổ ngân sách còn thiếu sự linh hoạt và lạc hậu với sự biến động của giá cả thị

trường. Để đảm bảo chi tài chính một cách hiệu quả, Ban Tôn giáo Chính phủ

phải tính toán và sử dụng một phần nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bù đắp

cho sự chênh lệch giữa định mức phân bổ và chi tiêu thực tế.

Công tác tôn giáo phát sinh ngày càng gia tăng theo từng năm, năm sau

cao hơn năm trước cả về số vụ việc và tính chất phức tạp, thường xuyên của

hoạt động tôn giáo. Điều đó đòi hỏi công tác chỉ đạo phải được tăng cường,

trong đó công tác kiểm tra, giám sát, thực tế xuống địa phương phải được

thực hiện thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, Ban Tôn giáo Chính phủ thường

xuyên cử các đoàn thăm hỏi các ngày lễ trọng tôn giáo, chức sắc các tôn giáo,

hỗ trợ hoạt động các tôn giáo mới được công nhận và thực hiện chính sách trợ

cấp cho đối tượng chức sắc tôn giáo gặp khó khăn. Số lượng chức sắc, chức

việc tôn giáo và các tổ chức tôn giáo mới được công nhận tăng lên hàng năm

đòi hỏi phải tăng cường quản lý và kèm theo một nguồn kinh phí lớn cần

được đáp ứng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trên được

phân bổ trong dự toán NSNN hạn chế, không đáp ứng đủ cho nhiệm vụ của

công tác tôn giáo. Điều này khiến cho hoạt động chi NSNN chưa thực sự chủ

động, linh hoạt và một số khoản chi kém hiệu quả.

Page 119: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

112

* Về điều chỉnh dự toán ngân sách:

Công tác lập dự toán chi ngân sách hàng năm rất khó xác định được

kinh phí để giải quyết điểm nóng trong năm là bao nhiêu, các thông tin về an

ninh, tình báo tôn giáo là bí mật quốc gia nên rất khó tiếp cận, do vậy Ban

Tôn giáo Chính phủ thường xuyên phải điều chỉnh dự toán ngân sách. Có

những đơn vị, đến giữa Quý IV vẫn báo cáo điều chỉnh dự toán do các sự kiện

tôn giáo phát sinh đột xuất, không thể chuyển vào dự toán của năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm, Ban Tôn

giáo đã thực hiện trích lập dự phòng ngân sách để đáp ứng kịp thời nhu cầu

kinh phí giải quyết các điểm nóng song hiệu quả chưa rõ nét vì nguồn kinh

phí dự phòng theo quy định Điều 9 Luật NSNN 2002 chỉ chiếm 2% đến 5%

tổng dự toán chi ngân sách hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ, tương

đương từ 1-2 tỷ đồng. Đối với một số điểm nóng có tính chất phức tạp như

hoạt động của cái gọi là "Vương quốc Mông" ở Tây Bắc, "Nhà nước Đêga

Môngtana" ở Tây Nguyên, "Nhà nước Khmer Campuchia Krôm (KKK)" ở Nam

Bộ; các vụ khiếu kiện đất đai của một số tổ chức Công giáo,... thì khoản kinh phí

dự phòng của Ban Tôn giáo chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho công tác điều tra,

thâm nhập địa bàn, tìm hiểu tình hình tôn giáo. Vì vậy, gây khó khăn, bị động

đối với các đơn vị dự toán, chủ đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị

được giao; giảm hiệu quả trong việc quản lý nguồn lực và gây khó khăn trong

việc bố trí nguồn để thanh toán, chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị.

Dự toán ngân sách hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ có xu hướng

điều chỉnh qua từng năm, chủ yếu là điều chỉnh tăng trong lĩnh vực chi sự

nghiệp. Kinh phí bố trí cho các đơn vị sự nghiệp của Ban phục vụ hoạt động

của 05 đơn vị sự nghiệp Ban Tôn giáo Chính phủ và các dự án khảo sát tôn

giáo, chương trình hợp tác quốc tế về tôn giáo. Nguồn kinh phí này thay đổi

theo tình hình thực hiện các dự án và theo nhu cầu cung cấp dịch vụ công về

tôn giáo dẫn đến việc điều chỉnh dự toán NSNN hàng năm của Ban.

Page 120: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

113

* Về kiểm soát chi và điều hành ngân sách

Dù đã thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm soát chi NSNN hàng năm theo

hướng dẫn của Bộ Nội vụ, song Ban Tôn giáo Chính phủ vẫn chưa tiến hành

kiểm soát cam kết chi NSNN đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực

thuộc. Vì vậy, một mặt làm công tác quản lý chi NSNN chưa hiệu quả và

chưa nâng cao được trách nhiệm, kỷ luật tài chính đối với cơ quan tài chính

của Ban, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN.

Các quy định hướng dẫn về chi ứng trước dự toán NSNN chưa cụ thể,

rõ ràng như: tiêu chí để xác định những loại dự án, nhiệm vụ nào là cấp bách,

cần phải đẩy nhanh tiến độ; chưa quy định cụ thể năm thu hồi vốn ứng trước

(nên vốn ứng trước có thể được thu hồi trong năm sau hoặc trong nhiều năm

sau); việc quy định tổng mức chi ứng trước trong dự toán năm sau là chưa có

cơ sở khoa học và thực tiễn, còn khá cao so với thực tế khả năng cân đối

NSNN hiện tại,...

Ban Tôn giáo Chính phủ đã thực hiện chế độ công khai dự toán, quyết

toán, kết quả kiểm toán ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các

tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí, song chưa quy định việc đánh giá giải

trình và thuyết minh số liệu công khai, nên dẫn đến việc công khai còn thiếu

minh bạch. Bên cạnh đó, hiện cũng chỉ mới quy định công khai về dự toán và

quyết toán NSNN, chưa công khai về tình hình thực hiện dự toán ngân sách

của các cấp và các đơn vị dự toán ngân sách, nên việc công khai NSNN chưa

đầy đủ.

Chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản thường bị chia nhỏ, chi

dàn trải. Nguyên nhân một phần do sản phẩm xây dựng cơ bản dở dang hàng

năm lớn, một phần vốn thu vào ngân sách chậm, thủ tục đầu tư xây dựng cơ

bản phức tạp, dự án và nguồn vốn đầu tư cho dự án không đi song song với

nhau. Điều đó đã dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án cũng đồng nghĩa

với lãng phí, thất thoát, vi phạm điều lệ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Page 121: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

114

Bên cạnh đó, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục

công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất

lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định.

Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ

biến. Các đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện các chế độ chính sách chi

tiêu một cách nghiêm túc, nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân,

chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông

tin tuyên truyền, liên lạc, chi công tác phí trong nước, hội nghị, chi các đoàn

đi công tác nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam… Các khoản

chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ

hoá đơn theo quy định.

3.3.2.2. Hạn chế trong quản lý tài chính từ hoạt động sự nghiệp

Phòng Tài chính - Kế toán của Ban mới chỉ quản lý thống nhất và tập

trung khai thác nguồn thu từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Chưa có

biện pháp quản lý chặt chẽ và thống nhất tất cả các nguồn thu của các đơn vị

trực thuộc, đặc biệt là các nguồn thu từ chương trình có tài trợ, chương trình

mục tiêu dự án. Nhiều nguồn thu như cung cấp đồ dùng trong việc đạo, đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ tôn giáo tại các địa phương không phải là điểm nóng

tôn giáo, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN về tôn giáo…

chưa được quan tâm.

Chất lượng công tác lập kế hoạch chi của các đơn vị có hoạt động chi

sự nghiệp thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ chưa cao, còn thiếu tính dự báo nên

trong quá trình thực hiện phát sinh thêm rất nhiều so với kế hoạch giao. Cuối

năm hầu hết các đơn vị đều đề nghị bổ sung và điều chỉnh kế hoạch. Thậm

chí, có năm, có đơn vị đến tháng 12 mới điều chỉnh kế hoạch năm làm cho

việc thực hiện kế hoạch năm của đơn vị không còn ý nghĩa. Đơn vị cũng khó

có thể tính chính xác số chênh lệch thu chi từ hoạt động sự nghiệp trong năm

và phần chênh lệch thu - chi được để lại sang năm kế tiếp.

Page 122: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

115

Hệ thống định mức hao phí lao động và đơn giá cho các hoạt động đào

tạo, bồi dưỡng, xuất bản ấn phẩm tôn giáo vẫn chưa hợp lý. Các khoản chi

cho con người, chi nhuận bút, chi thù lao biên tập, thông tin tuyên truyền liên

lạc, vật tư văn phòng phẩm, công tác phí, và các chi phí sửa chữa phục vụ

công tác chuyên môn, thuê mướn như thuê máy chủ,... còn thấp so với mức

giá trên thị trường.

Quản lý một số yếu tố chi còn lỏng lẻo, tính toán chi phí khấu hao chưa

đầy đủ, chưa đúng quy định; diễn biến thu, chi trên sổ kế toán chưa phù hợp

với thực tế, độ tin cậy của chứng từ chưa cao và còn phát sinh nhiều khoản

chi không cần thiết như chi hội nghị, chi mua sắm tài sản phục vụ cho công

tác chuyên môn, thiết bị tin học và các tài sản khác phục vụ cho công tác văn

phòng. Công tác hạch toán kế toán chưa đáp ứng đủ yêu cầu của nhà quản lý,

chưa thực hiện tốt chức năng thông tin, giám sát của mình.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài chính ở

Ban Tôn giáo Chính phủ

3.3.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Hệ thống NSNN theo Luật NSNN 2002 hiện mang tính lồng ghép,

NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nên quy trình

ngân sách khá phức tạp; thời gian xây dựng dự toán ngân sách tương đối dài,

nhưng thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại ngắn, phụ thuộc lẫn nhau, nên hiệu

quả hạn chế, trách nhiệm của từng cấp chưa thực sự rõ ràng, nhất là chưa thực

sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Quy định về phạm vi thu, chi ngân sách

của các đơn vị thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ chưa rõ ràng, đặc biệt là việc để

lại chi từ nguồn thu phí, lệ phí cho các cơ quan hành chính chưa đáp ứng được

nguyên tắc đầy đủ của NSNN; việc quản lý các khoản phí, lệ phí của dịch vụ

công về tôn giáo chưa thống nhất giữa các mục và giữa các đơn vị.

Bên cạnh đó, các cơ chế quản lý NSNN cũng chưa quy định rõ yêu cầu

hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách khi

Page 123: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

116

quyết toán ngân sách phải gửi kèm thuyết minh kết quả thực hiện ngân sách

và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cấp mình; chưa có quy

định về việc các cơ quan, đơn vị khi phân công quản lý các chương trình, dự

án lớn, trọng điểm của Ban Tôn giáo tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện

ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của chương trình, dự án. Điều đó

dẫn đến có những hoạt động chi NSNN không theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ

được giao trong năm hoặc chi NSNN vượt quá phần ngân sách dự toán cho

nhiệm vụ được giao.

Hệ thống các văn bản pháp luật tài chính của Nhà nước đối với các sự

nghiệp có thu luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể

của Việt Nam và thông lệ quốc tế nên việc nắm bắt, hiểu và vận dụng cho

đúng chế độ tương đối khó khăn. Luận án nghiên cứu về quản lý tài chính tại

Ban Tôn giáo Chính phủ trong thời gian thực hiện các quy định tại Nghị định

số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Quyết định số

19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày

14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi

hành từ ngày 06/4/2015, thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, với mục đích

tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này khiến cho việc phân tích, đánh giá quản

lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt là đánh giá các hoạt động tài

chính từ nguồn thu - chi sự nghiệp không còn mang lại hiệu quả như mong

đợi. Luận án chưa có điều kiện để so sánh, đánh giá tính hiệu quả của hoạt

động tài chính tại các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện Nghị định số

16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, không phù

hợp thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên và cho con người. Các

định mức chi tiêu hiện chưa tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi

phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị hành chính,

Page 124: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

117

sự nghiệp của Ban Tôn giáo. Theo quan điểm của một số cán bộ làm công tác

tôn giáo, chức sắc, chức việc các tôn giáo, định mức chi hỗ trợ các tôn giáo

chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 11/2013

Hình 3.7: Nhận xét về định mức chi hỗ trợ các tôn giáo

Từ mô hình 3.5, có thể thấy, 41% người được hỏi cho rằng định mức

này chưa phù hợp. Đa số các ý kiến chưa phù hợp là những chức sắc, chức

việc của các tôn giáo. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các định

mức chi hỗ trợ được cố định, trong khi mức giá cả sinh hoạt đã cao hơn thời

điểm 2005 nhiều lần khiến cho các định mức trở nên lạc hậu. Mặt khác, quy

định chi hỗ trợ đối với các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc còn mang

tính chất chung áp dụng cho tất cả các chức sắc, chức việc của các tôn giáo,

không áp dụng định mức chi cho những đối tượng cụ thể nên việc chi tiêu tùy

tiện, khó kiểm soát. Điều kiện kinh tế đặc thù của mỗi tổ chức tôn giáo, trình

độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền trong cả nước có sự chênh

lệch tương đối, trong khi mức chi hỗ trợ NSNN thì đồng đều nên không mang

lại hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa, Nhà nước đã khoán chi cho các đơn vị

sự nghiệp, nhưng lại quản lý rất chặt các mục chi, gây rất nhiều khó khăn cho

các đơn vị trong việc tự chủ về mặt tài chính, làm cho đơn vị sự nghiệp không

linh hoạt trong việc sử dụng kinh phí nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì

Page 125: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

118

vậy, các đơn vị thiếu căn cứ để lập kế hoạch chi trong khi các cơ quan quản lý

không có căn cứ duyệt dự toán.

Hoạt động tôn giáo ngày càng phức tạp và có những diễn biến trái

chiều, nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Việc khiếu kiện, khiếu nại

liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn giáo tiếp tục gia tăng

hàng năm về số lượng với diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều địa phương như

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số hệ

phái đạo Tin lành chưa được công nhận về tổ chức thường xuyên tiến hành

các hoạt động truyền đạo trái phép và có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để chống

phá Nhà nước. Một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí ở ngoài nước tiếp tục

lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo phối hợp với một số lực

lượng phản động trong nước tiếp tục kích động, lôi kéo đồng bào tham gia các

hoạt động diễn biến hòa bình, gây mất trật tự an ninh quốc phòng. Tính đặc

thù, nhạy cảm, phức tạp của công tác tôn giáo đã tác động rất lớn đến quản lý

tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Nguồn kinh phí cấp từ NSNN hàng

năm không đủ đối với các hoạt động thường xuyên của Ban.

Ban Tôn giáo Chính phủ được Chính phủ cho phép sử dụng kinh phí

đặc thù như Quân đội và Công an, do vậy khi sáp nhập vào Bộ Nội vụ, việc

báo cáo chi phí cho các hoạt động đặc thù tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn,

phải tách bóc các khoản chi phí trong toàn bộ các chi phí chung là rất phức

tạp. Trong những trường hợp phát sinh các điểm nóng tôn giáo, Ban Tôn giáo

Chính phủ thường phải tự ứng trước kinh phí để chủ động xử lý vụ việc rồi

sau đó mới thực hiện các thủ tục tài chính để cấp kinh phí bổ sung. Trong khi,

nguồn tiền cấp bổ sung cho hoạt động tôn giáo đặc thù do Thủ tướng trực tiếp

chỉ đạo Bộ Tài chính cấp cho Ban Tôn giáo Chính phủ, nhưng vì là đơn vị

trực thuộc Bộ Nội vụ nên Ban Tôn giáo phải thực hiện báo cáo quyết toán tài

chính nguồn kinh phí này đối với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Do đó, Ban Tôn

giáo Chính phủ đang thực hiện song song hai hình thức phân bổ ngân sách. Là

Page 126: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

119

đơn vị dự toán cấp II, được phân bổ nguồn kinh phí theo dự toán ngân sách

của Bộ Nội vụ, nhưng trong trường hợp đặc biệt có sự chỉ đạo trực tiếp của

Thủ tưởng Chính phủ như giải quyết các điểm nóng tôn giáo, quan hệ hợp tác

quốc tế về tôn giáo cấp Chính phủ, thực hiện các chương trình dự án tôn giáo

trọng điểm quốc gia thì nguồn kinh phí được trực tiếp phân bổ từ Bộ Tài

chính, tách biệt với nguồn kinh phí phân bổ từ Bộ Nội vụ, tức là Ban Tôn giáo

Chính phủ được coi như đơn vị dự toán cấp I. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến

các hoạt động quản lý tài chính khác, làm mất cân đối thu - chi trong ngắn

hạn, giảm hiệu quả quản lý tài chính.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Về cơ chế quản lý tài chính

Mặc dù được tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc song thời

gian được áp dụng cơ chế tự chủ về về tài chính theo Nghị định số

43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ không đồng đều:

Đối với Tạp chí Công tác Tôn giáo, từ năm 2009 đến nay, đơn vị được

giao quyền tự chủ về tài chính. Các đơn vị còn lại là Trường Nghiệp vụ công

tác tôn giáo, Viện nghiên cứu chính sách Tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo và

Trung tâm Thông tin của Ban Tôn giáo trước năm 2012 hoạt động do NSNN

đảm bảo từ kinh phí của Ban, do Văn phòng Ban quản lý. Từ năm 2012, tất cả

các đơn vị sự nghiệp của Ban này được áp dụng thống nhất cơ chế tự chủ về

tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự chồng chéo, thiếu

thống nhất về các chế độ chi tài chính, gây khó khăn trong việc kiểm soát các

khoản chi của Ban Tôn giáo và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó,

cơ chế tự chủ tài chính là một cơ chế hoàn toàn mới mẻ và khác hẳn với cơ

chế quản lý bao cấp tồn tại lâu, nên quản lý tài chính và cơ cấu tổ chức còn

cồng kềnh, chồng chéo, thụ động; chưa thoát khỏi sự ràng buộc của NSNN.

Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP

quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với nguyên tắc các đơn

Page 127: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

120

vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao, góp

phần khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ

thuộc vào NSNN. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thống nhất trong quản

lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ song

để tổ chức thực hiện, làm quen, thích nghi với cơ chế quản lý tài chính mới thì

Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cần phải có một

khoảng thời gian nhất định.

* Về kiểm soát hệ thống quy chế chi tiêu

Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Ban Tôn giáo và các

đơn vị sự nghiệp trực thuộc tuy đã được xây dựng khá chi tiết, rõ ràng nhưng

vẫn chưa đầy đủ. Một số khoản chi thường xuyên phát sinh, nhưng chưa được

quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, mà thực hiện theo quyết định

của thủ trưởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá

trình quản lý tài chính.

Chưa xây dựng được kế hoạch chi tiêu trung hạn và dài hạn nên thiếu

căn cứ trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, việc phân bổ nguồn lực không

tập trung được cho việc thực hiện các chiến lược, bị cắt khúc.

Việc rà soát các văn bản quy định về lĩnh vực tài chính tại các đơn vị và

do đơn vị ban hành chưa được tiến hành kịp thời, cho nên đơn vị vẫn tiếp tục

thực hiện chi tiêu theo những quy định đã lạc hậu hoặc được ban hành không

đúng thẩm quyền, gây ảnh hưởng không tốt đến việc chấp hành NSNN. Ngoài

ra, việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các văn bản về chế độ, quy định mới

của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán tại Ban còn chưa kịp thời, gây

khó khăn trong quá trình thực hiện.

Việc kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính ở Ban chưa được tiến hành

thường xuyên, kịp thời; công tác tự kiểm tra tài chính - kế toán của Ban cũng

chưa được quan tâm đúng mức.

* Về công khai tài chính, thanh tra, kiểm tra tài chính

Page 128: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

121

Một số lĩnh vực quản lý chưa có quy định cụ thể về công khai tài chính,

việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và

đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức, có

nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công

chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý tài chính tại các

đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban. Tình trạng quản lý tài chính tại các đơn

vị sự nghiệp mới hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính chưa được quan tâm

chỉ đạo quyết liệt nên vẫn còn những khoản thu chi sai mục đích, qua nhiều

năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và theo chuyên

đề tại các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ. Sự phối hợp thanh tra,

kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa

kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý tài chính một

cách đúng mức để nâng cao ý thức chấp hành quy định quản lý tài chính của

các đơn vị trực thuộc.

* Về nguồn nhân lực làm công tác tài chính

Bộ máy tài chính - kế toán tại Ban hiện được tổ chức chưa thực sự phù

hợp, Phòng Tài chính - Kế toán vẫn nằm trong bộ phận quản lý hành chính -

Văn phòng Ban (một phòng trực thuộc), vừa là đơn vị cấp II lại vừa là đơn vị

cấp III, vừa là đơn vị giao dự toán, kiểm tra, giám sát nhưng cũng là đơn vị

trực tiếp thu, chi, do vậy rất khó kiểm soát các hoạt động tài chính của Ban

một cách khách quan, độc lập. Phòng Tài chính - Kế toán được bố trí 06 công

chức, trong đó có 02 công chức có kinh nghiệm dưới 05 năm. Với khối lượng

công việc như hiện tại, Phòng Tài chính - Kế toán cần được bổ sung thêm

biên chế để hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ. Chất lượng công chức

không đồng đều, một số công chức chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết để giải

quyết công việc độc lập, công tác tham mưu còn hạn chế, chưa chủ động

nghiên cứu, đề xuất ý kiến để giải quyết công việc.

Page 129: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

122

Mô hình tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp hiện chưa có sự thống

nhất. Theo qui định, mỗi đơn vị tối thiểu phải có 03 chức danh là kế toán

trưởng, kế toán thanh toán, thủ quĩ, nhưng có nhiều đơn vị, chức danh kế toán

vẫn là kiêm nhiệm hoặc không có kế toán trưởng trong thời gian dài. Mặt

khác, nhân sự làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thường xuyên có

sự thay đổi do điều động, luân chuyển vị trí công tác nên cán bộ làm công tác

tài chính gặp khó khăn trong tiếp cận, làm quen với quá trình quản lý tài chính

tại đơn vị mới.

Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức

quản lý NSNN còn tồn tại, là kết quả của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối

với ngành tài chính (một số lĩnh vực ấn định thu-chi, cơ chế xin cho...).

Những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách xuất phát từ chủ quan

trong quản lý, điều hành ngân sách gây ra, thậm chí có cán bộ tài chính biết

một số khoản chi NSNN chưa đúng pháp luật, không có hiệu quả nhưng vì lợi

ích cục bộ của cơ quan, đơn vị, lợi ích cá nhân vẫn quyết định dự trù, phân bổ

và triển khai thực hiện kinh phí từ NSNN dẫn đến chi ngân sách thiếu tập

trung, dàn trải, quá thời gian quy định.

Page 130: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

123

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

4.1. BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

4.1.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến quản lý tài chính ở Ban Tôn

giáo Chính phủ

4.1.1.1. Tình hình tôn giáo tác động đến công tác tôn giáo và quản lý

tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến tôn giáo ngày

càng mạnh mẽ khiến cho đời sống tôn giáo trên thế giới biến động với nhiều

biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

* Các phong trào "tôn giáo hóa chính trị" và "chính trị hóa tôn giáo"

Tại Việt Nam, hoạt động của một số hiện tượng tôn giáo mới đang diễn

ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, tác

động trực tiếp đến quá trình thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của

Đảng và Nhà nước nói chung và hoạt động quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo

Chính phủ nói riêng. Cụ thể là hiện tượng đạo Hà Mòn ở Tây Nguyên. Theo

kết quả Dự án khảo sát thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Công

giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2012, hiện tượng đạo Hà Mòn ở Tây

Nguyên vốn là một nhánh tách ra từ Công giáo, nhưng lại biến tướng thành

một thứ tôn giáo mang màu sắc dị đoan, mê tín thể hiện: người sáng lập, điều

hành và đối tượng theo chủ yếu là tín đồ đạo Công giáo; nội dung tuyên

truyền được lấy từ Kinh thánh, giáo lý, giáo luật và những tín điều Công giáo

(phần nói về Đức mẹ Maria) nhưng biên soạn lại với những điều mê tín, lừa

mị. Trong quá trình hoạt động, "Hà Mòn" đã bị bọn Fulro lợi dụng vào mục

đích phản động; tuyên truyền gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc trong khu

Page 131: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

124

vực, giữa tín đồ Công giáo và người theo "hiện tượng Hà Mòn"; tập hợp lực

lượng gây mất ổn định về an ninh ở một số địa bàn. Mục đích của bọn Fulro

là phát triển, nhân rộng "Hà Mòn" để nhà nước phải công nhận là "tôn giáo

riêng" và tiếp tục lợi dụng tôn giáo này. Những hiện tượng tôn giáo lạ đòi hỏi

Ban Tôn giáo Chính phủ phải thường xuyên bám sát địa bàn các địa phương,

thực hiện các chuyến khảo sát, thực tế nắm bắt tình hình tôn giáo để có chính

sách, biện pháp phù hợp và nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện các

hoạt động điều tra, khảo sát [33].

* Các thế lực thù địch với vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam

Ngày 14/11/2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo đưa

Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo

(CPC). Từ năm 2006 đến nay, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức nhiều đoàn

cán bộ chính quyền và chức sắc các tôn giáo lớn ở Việt Nam đi thăm và làm

việc tại Hoa Kỳ, tiếp xúc trực tiếp với nhiều quan chức cao cấp, các tổ chức

tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Đồng thời,

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng tiếp đón nhiều đoàn ngoại giao Hoa Kỳ và

Châu Âu khảo sát thực tế về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Những hoạt

động này đã góp phần khẳng định chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và

Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo phát triển

trong khối đại đoàn kết dân tộc và phù hợp với luật pháp; khẳng định luật

pháp Việt Nam không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng tự do

tôn giáo để tiến hành các hoạt động chính trị chống lại Nhà nước và lợi ích

cùa nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn ráo riết tiến hành các

hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Việt Nam. Một trong những

nguyên nhân chính là sự cấu kết giữa các thế lực thù địch trong nước và ngoài

nước, là sự cộng tác tích cực của một số phần tử cực đoan trong nước và sự

hậu thuẫn cùa một số cá nhân và tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực tôn

Page 132: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

125

giáo và nhân quyền của Hoa Kỳ và Châu Âu. Với khu vực Tây Nguyên, do bị

kẻ xấu lợi dụng, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Gia Lai, Đắc

Lắc, Đắc Nông gây lộn xộn, biểu tình chống đối chính quyền, chống lại người

thi hành công vụ, phá hoại tài sản Nhà nước và công dân. Với người Khmer ở

Nam Bộ, các tổ chức Khmer Krôm ở Campuchia hoạt động rất tích cực nhằm

đòi lại "đất đai", giải phóng người Khmer ở Nam Bộ, vu cáo Nhà nước Việt

Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo, yêu cầu Liên Hợp Quốc

công nhận Nhà nước Khmer Krôm.

Các phần tử trong các tôn giáo trong nước và ngoài nước đã có sự liên

kết chặt chẽ trong các hoạt động chống đối chính quyền, vu cáo Đảng Cộng

sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền.

Đó là những hoạt động cực đoan cùa một số thành phần trong cái gọi là "Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất", của nhóm "Tăng Đoàn Huế"; sự chống

đối của Nguyễn Văn Lý; nhóm Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải; nhiều vụ

việc khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự trước đây đã hiến tặng cho chính

quyền,... Sự phát triển đạo Tin Lành một cách bất thường ở các khu vực Tây

Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; sự chống đối tích cực của các nhóm Tin

Lành tư gia ở TP. Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ; ... sự gia tăng hoạt

động của nhóm Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, Trần Hữu Duyên,

Nguyễn Vãn Điền,…

Trong dịp tổ chức Đại lễ Phật Đản (Vesak 2014) tại Việt Nam, các

nhóm thuộc "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" đã lợi dụng dịp này để

phát tán "Thông bạch", kêu gọi tăng ni phật tử cầu nguyện cho Việt

Nam "thoát họa ngoại xâm, nhân dân thoát cảnh nô lệ", đòi "tự do tôn giáo, tự

do dân chủ, nhân quyền" và đấu tranh khôi phục "Giáo hội" [34].

Để ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch đối với Nhà nước

Việt Nam thông qua hoạt động tôn giáo trong giai đoạn tới, đòi hỏi Ban Tôn

giáo Chính phủ phải tăng cường hơn nữa công tác QLNN về tôn giáo, nâng

Page 133: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

126

cao năng lực của đội ngũ cán bộ tôn giáo, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối

với cán bộ tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo, quản lý nguồn tài chính một

cách chủ động, linh hoạt, đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các nhiệm vụ tôn giáo

thường niên và đột xuất.

4.1.1.2. Quan điểm, chính sách với tôn giáo và công tác tôn giáo của

Đảng và Nhà nước ta

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc

trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhà nước Việt Nam

thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử

vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do

tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để

hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà

nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm chủ

quyền, an ninh quốc gia.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp

chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền,

nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ

thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm

công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công

tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm

có đông đồng bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động

quần chúng.

Page 134: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

127

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp

pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công

nhận, hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào

tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng

cơ sở thờ tự tôn giáo,.. của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc

truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến

pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt

động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm

các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái

phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

4.1.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai đoạn tới

- Thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao về công tác tôn

giáo: thực hiện Nghị quyết số 25 của BCH Trung ương Đảng khóa IX về công

tác tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số

công tác đối với đạo Tin lành; triển khai thực hiện các nội dung của Pháp lệnh

tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo theo quy định của

pháp luật, đăng ký chương trình, nội dung hoạt động tôn giáo hàng năm và

đột xuất, chuẩn bị và tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đặc biệt là đối với các tổ chức

tôn giáo mới được công nhận tư cách pháp nhân; tạo điều kiện, giúp đỡ, đảm

bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các ngày lễ trọng của các tôn giáo.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương thống nhất

xử lý, giải quyết dứt điểm những vụ việc liên quan đến tôn giáo như: bàn giao

và quản lý đất đai dành cho tôn giáo; các điểm nóng tôn giáo; các vụ khiến

kiện liên quan đến tôn giáo và tín đồ các tôn giáo,...

- Hoàn thiện, củng cố bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ theo Quyết

định số 06/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban Tôn giáo Chính phủ; hoàn thiện tổ chức bộ

Page 135: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

128

máy và nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị sự nghiệp như: Nhà xuất

bản Tôn giáo;Tạp chí công tác Tôn giáo; Trung tâm thông tin; Viện Nghiên

cứu chính sách Tôn giáo; Trường nghiệp vụ công tác tôn giáo. Nâng cao chất

lượng trang thông tin điện tử của Ban Tôn giáo đảm bảo nội dung phong phú,

nhanh, chính xác, đúng quy định. Giải quyết việc xuất bản in ấn kinh sách, ấn

phẩm tôn giáo đúng pháp luật.

- Tăng cường đối ngoại tôn giáo, tập trung phối hợp với các bộ, ngành

ở Trung ương và địa phương qua các kênh ngoại giao nhà nước và đối ngoại

nhân dân góp phần tích cực phối hợp đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bảo

vệ và đấu tranh nhân quyền, chống lại các hoạt động của các thế lực thù địch

và các phần tử chống đối trên cơ sở khẳng định chính sách tôn trọng và đảm

bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Giải quyết các vụ việc tôn giáo phức tạp, nhạy

cảm do các nhóm, đối tượng chống đối lợi dụng kích động nhân dân; nắm tình

hình, hướng dẫn giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ các tôn

giáo tránh việc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lợi dụng vào những

mục đích xấu. Hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo

tham gia các hoạt động đối ngoại tôn giáo thông quan việc tham dự hội nghị,

hội thảo, diễn đàn tôn giáo quốc tế; giải quyết thủ tục xuất cảnh cho chức sắc,

nhà tu hành tham gia các khóa đào tạo tôn giáo và các hoạt động quốc tế có

liên quan đến tôn giáo.

- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức

sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo, mở

rộng loại hình đào tạo, tăng số lượng chiêu sinh. Phối hợp với các trường đào

tạo tôn giáo, chính quyền địa phương để phổ biến chính sách, pháp luật về tôn

giáo của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ làm công tác tôn giáo, chức sắc,

chức việc và tín đồ các tôn giáo.

- Chỉ đạo hướng dẫn việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở

đào tạo, thờ tự tôn giáo. Vận động, khuyến khích các tổ chức tôn giáo tích cực

Page 136: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

129

tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, góp phần vào thực hiện mục

tiêu "tốt đời, đẹp đạo", xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ

4.1.2.1. Hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ

theo cơ chế tài chính mới * Luật NSNN 2015 [89]:

Luật NSNN 2015 đã được xây dựng và Quốc Hội thông qua. Luật có

những điểm mới tác động rất lớn đến quản lý tài chính của các CQNN, trong

đó có Ban Tôn giáo Chính phủ. Cụ thể là:

Về nguyên tắc quản lý NSNN: NSNN được quản lý thống nhất, tập

trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng, bình

đẳng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ

quan quản lý nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải

được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN. Các khoản thu ngân sách thực

hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp

luật. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có

thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định..

Về công khai, minh bạch của NSNN và vai trò của giám sát NSNN.

Luật NSNN 2015 có riêng Điều 15 để quy định về nội dung, hình thức, thời

hạn công khai quá trình lập dự toán, dự thảo ngân sách, dự toán, chấp hành,

quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu

cầu về nội dung công khai, phạm vi công khai, hình thức công khai và trách

nhiệm phải thực hiện công khai.

Về lập dự toán NSNN hàng năm: Dự toán NSNN phải tổng hợp theo

từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi

dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự

phòng ngân sách. Đối với các cơ quan trực thuộc Bộ như Ban Tôn giáo Chính

Page 137: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

130

phủ, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm gồm các nội dung: mục

tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu của ngành, cơ quan, đơn vị; dự báo

các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản lý, yêu cầu

về chi ngân sách để thực hiện; thể hiện nguyên tắc và cách thức xác định, sắp

xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách và

dự kiến phân bổ kinh phí trong tổng mức trần chi tiêu được cơ quan có thẩm

quyền xác định trước; các giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi ngân

sách và trần chi tiêu trong thời hạn 3 năm.

* Nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định

cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định, đơn vị sự nghiệp công lập

được quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị,

kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; tham dự đấu

thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị sự

nghiệp công được cấp có thẩm quyền giao; liên doanh, liên kết với các tổ

chức, cá nhân để cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội

theo quy định của pháp luật...

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về giá, phí và lộ

trình tính giá dịch vụ công về tôn giáo. Theo đó, đối với loại dịch vụ công về

tôn giáo không sử dụng kinh phí NSNN thì đơn vị sự nghiệp được tự xác

định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường. Đối với loại dịch vụ công về tôn

giáo sử dụng kinh phí NSNN thì Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ sự

nghiệp công và Nhà nước định giá; đồng thời quy định lộ trình tính giá dịch

vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của

người dân [48].

4.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Tôn

giáo Chính phủ Cơ chế quản lý tài chính đối với Ban và các đơn vị trực thuộc phải được

hoàn thiện và đổi mới theo phương châm nhất quán với các chủ trương, chính

Page 138: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

131

sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý tài chính nói chung, đồng

thời đảm bảo nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm do Đảng và Nhà

nước giao về công tác tôn giáo, đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động tôn giáo

như xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở đào tạo, thờ tự tôn giáo,...

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về tôn giáo, hạn chế các tác động

tiêu cực, những điểm nóng tôn giáo. Để hoàn thành tốt chủ trương, chính sách

tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, phương hứng hoàn thiện quản lý tài chính

tại Ban Tôn giáo Chính phủ đòi hỏi phải làm tốt những nội dung sau:

* Hoàn thiện quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban Tôn giáo Chính phủ

Mục tiêu của quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban Tôn giáo Chính

phủ trong thời gian tới là không ngừng củng cố nâng cao hiệu quả quản lý,

đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban và các cơ quan, đơn vị trực thuộc,

hoàn thiện các mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác tôn giáo,

góp phần nâng cao chất lượng công tác tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ

và các tỉnh, thành phố.

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý NSNN tại Ban Tôn giáo Chính phủ phải

quán triệt đường lối, chính sách về tôn giáo và pháp luật về quản lý tài chính

nói chung và nhiệm vụ của Ban Tôn giáo nói riêng.

Thứ hai, tập trung cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu

và nhiệm vụ chi của NSNN tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, đa

dạng hóa nguồn thu, mở rộng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu tại các đơn vị

sự nghiệp để đảm bảo tính ổn định lâu dài của thu ngân sách.

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách tại Ban Tôn giáo

Chính phủ, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển.

Thứ tư, hoàn thiện quản lý NSNN phải đi đôi với hoàn thiện bộ máy,

tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý NSNN. Nâng cao trình

độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính. Hoàn thiện

chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình

về kết quả của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Page 139: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

132

Thứ năm, thực hiện chuyển đổi cơ chế phân bổ chi thường xuyên từ

NSNN sang cơ chế nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống

định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ

đối với các đơn vị sự nghiệp.

Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính khuyến khích việc huy

động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự nghiệp công trong

lĩnh vực tôn giáo, nhất là sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng đối với chức

sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, nghiên cứu khoa học tôn giáo.

Thứ bảy, cần nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý

lao động, biên chế và tài chính, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý,

tinh giản biên chế, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Thứ tám, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước và cung ứng dịch vụ công liên

quan đến tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị trực thuộc.

Thứ chín, nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát

tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực

tài chính, tài sản quốc gia.

Thứ mười, cần tạo nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động tôn giáo

tại Ban Tôn giáo Chính phủ.

Hiện nay, Ban Tôn giáo là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ nên tài

chính hàng năm do Bộ Nội vụ phân bổ, nhu cầu tài chính cho công tác tôn

giáo thường lớn hơn rất nhiều so với nguồn kinh phí được phân bổ. Trong

trường hợp phát sinh các điểm nóng, xung đột tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính

phủ phải ứng trước kinh phí hoạt động và tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự

toán trong năm, hoặc bổ sung dự toán cho năm tiếp theo. Đặc biệt, có những

trường hợp, nguồn kinh phí xử lý điểm nóng tôn giáo do Chính phủ trực tiếp

giao Bộ Tài chính phân bổ về Ban, tạo ra sự không thống nhất trong quản lý

Page 140: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

133

tài chính của Ban. Vì vậy, với hoạt động đặc thù của mình, Ban Tôn giáo

Chính phủ cần phải được chủ động về tài chính cho công tác tôn giáo đặc thù.

Nguồn tài chính này có thể là nguồn kinh phí NSNN cấp dự phòng hàng năm

cho nhiệm vụ đặc thù, được bổ sung thường xuyên và linh hoạt. Bộ Tài chính

giao trực tiếp cho Ban Tôn giáo Chính phủ quản lý nguồn tài chính và có

trách nhiệm báo cáo, giải trình với cấp có thẩm quyền nhằm tạo sự chủ động,

linh hoạt về tài chính cho các nhiệm vụ tôn giáo đặc thù.

* Hoàn thiện quản lý nguồn tài chính từ hoạt động sự nghiệp của Ban

Tôn giáo Chính phủ

Đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ công về tôn giáo là thúc đẩy các

hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phát triển mạnh mẽ dưới sự quản lý của Nhà

nước, phục vụ nhân dân tốt hơn cả về số lượng và chất lượng dịch vụ; nâng

cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công về tôn giáo, thúc đẩy sự

cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; xóa bỏ tình trạng bao cấp

tràn lan; huy động được các nguồn lực của xã hội để từ đó tái cơ cấu và sử

dụng hiệu quả nguồn ngân sách. Cụ thể:

Một là, Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cần

nghiên cứu, bổ sung và đề xuất các quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, quản

lý biên chế và cơ chế quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Trong đó,

về biên chế, nghiên cứu theo hướng có quy định tổng mức biên chế hoặc ràng

buộc điều kiện để đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm trong quản lý số lượng biên

chế. Về cơ chế tài chính, cần có quy định về tổng hợp các nguồn thu của đơn vị

sự nghiệp, trong đó nguồn NSNN đặt hàng cũng được coi là một nguồn thu, để

phân loại và quy định mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công.

Hai là, cần xây dựng những quy định mức trần tối đa về lương căn cứ

kết quả hoạt động và dịch vụ cung cấp của đơn vị sự nghiệp, đơn vị được

quyết định mức chi trả tiền lương theo mức độ tự chủ, nhưng không quá trần

Page 141: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

134

tối đa nhằm giúp các đơn vị sự nghiệp tự chủ trong việc trả lương cho cán bộ,

viên chức, người lao động và tránh việc sử dụng lao động quá khả năng chi

trả của đơn vị.

Ba là, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức một cách chính

đáng từ các hoạt động dịch vụ công về tôn giáo của đơn vị và tiết kiệm chi từ

nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp. Chủ động tăng nguồn

thu, mở rộng và tăng cường chất lượng các hoạt động dịch vụ công về tôn giáo

(tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức

tôn giáo trong nước và nước ngoài; phối hợp quản lý các khu di tích văn hoá

lịch sử, danh lam thắng cảnh liên quan đến tôn giáo; xuất bản các loại sách

kinh, các ấn phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của

các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động,...) để cải thiện và

tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động của Ban Tôn giáo Chính

phủ một cách hợp lý.

Bốn là, đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các hoạt

động sự nghiệp công về tôn giáo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó

khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi, biên giới và hải đảo;

Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các chức sắc, nhà tu hành và đồng bào các tôn

giáo thuộc nhóm đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng nghèo để được

tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công về tôn giáo với chất lượng

cao hơn.

Năm là, hoàn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm

vụ cung ứng dịch vụ công với các đơn vị sự nghiệp công về tôn giáo thuộc

Ban Tôn giáo Chính phủ. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống định

mức và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Cùng

với đó, đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công;

Từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp,

phù hợp với thị trường và khả năng của NSNN.

Page 142: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

135

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO

CHÍNH PHỦ

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

4.2.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành

ngân sách đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong

lĩnh vực tài chính ngân sách. Giải pháp trước mắt là cần cơ cấu tổ chức, chức

năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính, rà soát đánh giá lại toàn bộ nhân lực

quản lý tài chính cả về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến

hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh

gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của

cơ chế mới.

Công tác tuyển dụng nhân lực quản lý tài chính cần phải thực hiện

nghiêm túc, trong đó chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được

đặt lên hàng đầu. Quá trình tuyển dụng nên thông qua tổ chức thi tuyển nhân

viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan,...

để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho công tác

tài chính, kế toán. Đối với nguồn nhân lực làm công tác kế toán tại Ban và các

đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được quy

định, từng bước chấn chỉnh việc tiếp nhận, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức

danh kế toán nhằm tạo ổn định cho bộ máy kế toán, đảm bảo chất lượng

chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính kế toán tại các đơn vị

kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán.

4.2.1.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

Một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý, điều hành tài chính

đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực

tài chính. Quản lý tài chính là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý,

điều hành tài chính trong CQNN luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực

Page 143: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

136

tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công

chức làm việc trong lĩnh vực này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, nhất là thực hiện các chủ trương,

chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh. Công tác đào tạo nâng cao năng

lực, trình độ của cán bộ công chức trong lĩnh vực tài chính cần phải gắn với

đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Luật

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng để góp

phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính trong các đơn vị Ban

Tôn giáo Chính phủ. Nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ quản lý tài chính

phải được coi là trách nhiệm của Đảng bộ Ban Tôn giáo Chính phủ và các

đơn vị trực thuộc. Cụ thể là:

Thứ nhất, Đảng bộ Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị trực thuộc

cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo

đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính của Văn

phòng Ban và các đơn vị sự nghiệp qua các lớp lý luận chính trị trung, cao

cấp, QLNN, thạc sĩ chuyên ngành kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán…

Thứ hai, xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý tài chính bằng

cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu

công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo

kiến thức về QLNN, về kinh tế thị trường, ngọai ngữ, tin học… Gắn việc đào

tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài

chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm

cho họ yên tâm công tác. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của

cán bộ quản lý tài chính và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm sai trong

quản lý thu chi tài chính.

Thứ ba, Ban Tôn giáo Chính phủ cần tăng cường phối hợp và xin ý

kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về hướng dẫn chuyên môn nghiệp

Page 144: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

137

vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của

Ban và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, Ban Tôn giáo Chính phủ cần quan

tâm tốt hơn nữa về chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức làm

tốt công tác quản lý tài chính; thực hiện tốt việc tổ chức thi, xét tuyển công

chức, viên chức như việc ưu tiên bằng cấp thạc sĩ, đại học chính quy

trường quốc lập, tuyển dụng làm việc phải đúng ngành, có năng lực để tạo

nguồn phát triển hiệu quả cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau này.

4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy chế tài chính mới phù hợp với

điều kiện hiện nay

Quy chế tài chính là một yếu tố quan trong việc tạo ra động lực tích cực

khai thác nguồn thu, quản lý chi tiêu tài sản của đơn vị. Thực hiện cơ chế tự

chủ tài chính thống nhất nhằm tăng tính chủ động trong việc khai thác các

nguồn thu từ NSNN và hoạt động sự nghiệp về tôn giáo đòi hỏi phải xây dựng

một quy chế cho phù hợp với cơ chế tài chính này, đặc biệt là quy định về

quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi

chế độ cho con người, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí...

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng và lập dự toán ngân sách

nhà nước

Về xây dựng dự toán NSNN cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng

trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về tôn giáo,

thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi

thông các nguồn lực cho công tác tôn giáo, tăng mức và tỷ trọng NSNN đầu

tư cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo thực hiện

tốt nhiệm vụ tôn giáo. Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập

dự toán NSNN, việc xây dựng và lập dự toán chi ngân sách của Ban cần căn

cứ dự toán phân bổ ngân sách. Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách về chi

đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên bố trí vốn để thanh toán khối lượng công

trình xây dựng trụ sở mới và sửa chữa trụ sở cũ. Xây dựng dự toán chi thường

Page 145: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

138

xuyên cần phải chú trọng đối với lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi

sự nghiệp kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn và các nguồn kinh phí tự chủ không

được giao thấp hơn mức dự toán do Bộ Nội vụ giao; Những khoản chi thường

xuyên không có định mức phân bổ, dự toán năm kế hoạch được xây dựng trên

cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm báo cáo, dự kiến nhiệm vụ

năm kế hoạch, số kiểm tra ngân sách năm kế hoạch được thông báo và chế độ,

tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

4.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp

Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ để nâng

cao hiệu quả quản lý tài chính cần nâng cao tính chủ động và quyền hạn trách

nhiệm của các đơn vị, đồng thời tạo điều kiện tập trung nguồn lực để thực

hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ là:

Một là, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công về tôn giáo được

đảm bảo phần lớn bằng NSNN nên không đặt yêu cầu về lợi nhuận, song để

nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả QLNN về tôn giáo thì cần

phải tăng cường nguồn thu đáp ứng nhu cầu của hoạt động sự nghiệp. Đối với

Nhà xuất bản Tôn giáo cần mở rộng liên kết với các đơn vị xuất bản ấn phẩm

tôn giáo. Trường Nghiệp vụ tôn giáo tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tôn giáo

với cán bộ, các tổ chức tôn giáo, thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính

sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo, Viện Nghiên cứu chính sách tôn

giáo chủ động xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế đối với các tổ chức

tôn giáo quốc tế, các chính phủ để có được thêm nguồn thu từ các dự án tài

trợ. Tạp chí Công tác tôn giáo nâng cao chất lượng các ấn phẩm tôn giáo để

đáp ứng nhu cầu của cán bộ, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và người đọc

quan tâm đến vấn đề tôn giáo, để các ấn phẩm tôn giáo trở thành cẩm nang

không thể thiếu của mỗi người. Các đơn vị sự nghiệp của Ban cần thảo luận,

bàn bạc công khai, dân chủ, trong đơn vị về việc xây dựng kế hoạch và các

Page 146: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

139

phương án thực hiện nhằm mở rộng hoạt động, phát triển nguồn thu sự

nghiệp; tâm tư, nguyện vọng của người lao động; đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi cho khách hàng tham gia vào nâng cao chất lượng dịch vụ;…

Hai là, đổi mới cơ chế tự chủ trong công tác quản lý, sử dụng nguồn tài

chính và tài sản: Cần tăng cường quản lý việc sử dụng nguồn tài chính để

nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp và hoạt động sự

nghiệp của Ban. Ngoài ra, cần tập trung quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết

kiệm, hiệu quả, đảm bảo thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm chống lãng

phí của Nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp và Văn phòng Ban Tôn giáo cần tiếp

tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình

hình thay đổi cơ chế chính sách và thực tế... Tăng mức trích lập chênh lệch

thu chi từ hoạt động sự nghiệp vào quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, tạo sự chủ

động trong chi tiêu tiền lương, tiền thưởng, thu nhập tăng thêm.

Ba là, hoàn thiện công tác xét duyệt phân bổ kinh phí: Hàng năm,

Phòng Tài chính - Kế toán của Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện nhiệm vụ

xét duyệt phân bổ kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp

cần dựa trên nhiệm vụ hàng năm của đơn vị để lựa chọn và đề xuất danh mục

những nhiệm vụ cần thiết, nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài, nhiệm vụ

trước mắt. Trên cơ sở đó, Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện phân bổ kinh phí

vừa đáp ứng nhu cầu của từng đơn vị vừa đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn

kinh phí hoạt động và hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ của

các đơn vị.

Bốn là, hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán: Ban Tôn giáo

Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cần rà soát để hoàn thiện quy

chế chi tiêu nội bộ, bổ sung, cập nhật những văn bản tài chính mới, sửa đổi

những quy định chưa phù hợp, thay thế những văn bản đã bị bãi bỏ. Bổ sung,

chỉnh sửa các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất

lượng công việc của cán bộ viên chức và người lao động. Hàng năm sau khi

Page 147: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

140

kiểm tra, xét duyệt quyết toán tài chính năm cho đơn vị cần phải ra thông báo

kết quả kiểm tra, xét duyệt theo đúng tinh thần Thông tư số 01/2007/TT-BTC

ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính.

4.2.3. Tăng cường quản lý thu chi tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

4.2.3.1. Hoàn thiện việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách phải chủ động bám sát các chi

tiêu đã được Ban Tôn giáo Chính phủ quyết định. Các hoạt động đột xuất

ngoài dự toán phải được cân nhắc, tính toán cẩn thận trước khi quyết định, với

phương châm tìm được nguồn bổ sung mới quyết định chi. Ưu tiên chi thường

xuyên cho các khoản chi phục vụ hoạt động của bộ máy quản lý và các đối

tượng chính sách xã hội như các khoản chi lương, phụ cấp lương, các khoản

bảo đảm xã hội. Biện pháp cần thiết để chấn chỉnh là:

Một là, tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc Nhà nước.

Toàn bộ các khoản chi từ NSNN phải được kiểm soát qua kho bạc Nhà

nước Trung ương. Kho bạc Nhà nước cần cương quyết từ chối thanh toán

đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo Luật NSNN, theo văn bản

hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa quá

trình quản lý chi ngân sách. Trong lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế cần thực

hiện bằng hình thức lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị thụ

hưởng từ ngân sách, để làm cho ngân sách của Ban sử dụng có hiệu quả,

không lãng phí, tiết kiệm, chi đúng theo quy định của Nhà nước về tiêu

chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu, giảm tối thiểu quyết toán ngân sách sai,

tránh tình trạng xuất toán thu hồi khoản chi năm trước, để quyết toán ngân

sách Ban ngày càng tốt hơn nữa.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của lãnh đạo

Ban đối với quản lý chi ngân sách nhà nước: việc tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng và vai trò điều hành của lãnh đạo Ban trong quản lý chi tiêu ngân sách

là vấn đề hết sức quan trọng. Các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo Ban và đơn vị có

Page 148: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

141

trách nhiệm quản lý ngân sách và chi tiêu, đảm bảo đúng định mức của Nhà

nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi ngân sách theo

đúng chế độ. Đảng bộ phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo thực hiện

các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp

phần nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cần

phải đưa nội dung quản lý chi ngân sách vào chương trình công tác thường kỳ

hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể.

4.2.3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung bảo đảm cho

việc chấp hành ngân sách nghiêm minh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành

vi vi phạm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Mặc dù có nhiều

cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính,

nhưng vi phạm pháp luật vẫn luôn xảy ra. Vì vậy, cần chấn chỉnh công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát cả về phương diện tổ chức và hoạt động, phân

định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan, khắc phục tình

trạng chồng chéo, giẫm đạp lên nhau trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân

thủ và chấp hành ngân sách của đơn vị. Mặt khác, cần bảo đảm đủ điều kiện

và xác lập cơ chế hoạt động phù hợp, có chính sách ưu đãi đối với cơ quan

này, đồng thời tăng cường trách nhiệm, xử lý nghiêm minh những trường hợp

vi phạm của các tổ chức, cá nhân khi thực thi chức năng thanh tra, kiểm tra,

giám sát các hoạt động về tài chính ngân sách. Để tăng cường công tác thanh

tra, kiểm tra quản lý ngân sách của Ban Tôn giáo Chính phủ cần tập trung các

giải pháp sau:

Thứ nhất, xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh

tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: công tác xây

dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn

vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của các đơn vị sự nghiệp.

Thứ hai, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ

Page 149: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

142

cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức

mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước mà còn nhiều

kiến thức tổng hợp khác.

Thứ ba, phải đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi

ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng

thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được

thanh tra.

Thứ năm, xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà

kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào

nề nếp, răn đe sai phạm.

4.2.3.3. Thực hiện công khai tài chính Thực hiện công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát của nhân dân, trong việc sử dụng ngân sách. Đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách tiết

kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong CQNN, làm lành mạnh hóa

nền tài chính, tạo ra sự tin tưởng trong cộng đồng, từ đó thực hiện tốt đoàn kết nội bộ. Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị dự toán thực

hiện đúng, kịp thời chế độ công khai tài chính, ngân sách cụ thể như sau: Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp thực hiện

chế độ công khai NSNN theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC

ngày 06/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện

công khai tài chính, Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ

Tài chính hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp của NSNN đối với cá nhân, dân cư.

Page 150: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

143

Các đơn vị dự toán và các đơn vị được NSNN hỗ trợ thực hiện công

khai theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị

dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ.

4.2.3.4. Hoàn thiện quản lý thu, chi từ hoạt động sự nghiệp tại Ban

Tôn giáo Chính phủ

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ là Nhà xuất

bản Tôn giáo, Tạp chí công tác Tôn giáo, Trung tâm thông tin, Viện Nghiên

cứu chính sách Tôn giáo, Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo đều được giao

quyền tự chủ về tài chính. Để tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ công

chức,viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp nói trên, đòi hỏi các

đơn vị phải thực hiện nghiêm cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-

CP, mở rộng các hoạt động dịch vụ ở một số hoạt động sự nghiệp có thu như

xuất bản ấn phẩm tôn giáo, thông tin, tuyên truyền về công tác tôn giáo, cung

cấp các đồ dùng, lễ phẩm cho việc đạo,... Các đơn vị sử dụng ngân sách chủ

động hơn trong quá trình quản lý, sử dụng và điều hành ngân sách từ khâu lập

dự toán đến chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, thực hiện rút dự toán ngân

sách theo định mức chi tiêu đã được Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ban Tôn

giáo Chính phủ ban hành, hướng dẫn. Tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm

vụ đảm bảo đúng nguyên tắc trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán,

quyết toán kinh phí ngân sách.

Một là, quản lý tốt và khai thác nguồn thu từ hoạt động xuất bản ấn

phẩm tôn giáo và cung cấp các đồ dùng cho việc đạo: Đối với các ấn phẩm

tôn giáo liên kết với các đối tác cần tăng cường tìm kiếm khách hàng, các đơn

vị liên kết xuất bản, kiểm duyệt kỹ nội dung tài liệu, có chế độ ưu đãi đối với

các đơn vị liên kết xuất bản số lượng lớn, thường xuyên.

Hai là, quản lý và khai thác tốt nguồn thu từ hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ quản lý về tôn giáo, các chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo.

Page 151: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

144

Tăng cường hợp tác với các tổ chức tôn giáo, các Chính phủ và các chương

trình tôn giáo quốc tế để tăng nguồn viện trợ cho các chương trình đào tạo,

bồi dưỡng.

Ba là, xây dựng định mức chi theo đặc thù của các đơn vị trong Ban

Tôn giáo Chính phủ: chi nhuận bút, chi đào tạo, bồi dưỡng, chi công tác phí,...

đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tránh tình trạng đối với các đơn vị ở

khối quản lý định mức này hợp lý nhưng đối với các đơn vị sự nghiệp có thu

định mức này quá thấp so với thực tế phát sinh.

Bốn là, hoàn thiện chế độ kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi. Xây

dựng quy chế, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra dựa trên cơ sở Quyết định

số 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đồng thời tuyên truyền và phổ biến

rộng rãi tới mọi cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng về sự cần

thiết của công tác này. Thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra trên cơ sở các

quy định của nhà nước và kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên đã được

xây dựng. Thông qua công tác tự kiểm tra để tạo nên nề nếp, tính kỷ luật

trong công tác tài chính - kế toán của các đơn vị sự nghiệp, từ đó nâng cao ý

thức của mọi người trong việc sử dụng kinh phí, tài sản của nhà nước, giảm

thiểu những sai sót.

Năm là, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tất cả các chỉ tiêu

tài chính hình thành một hệ thống thông tin tốt, kịp thời nhằm tăng cường sự

kiểm tra, giám sát của tất cả mọi người đối với công tác quản lý tài chính, là

điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu trong mỗi đơn vị.

4.2.4. Cải tiến công tác kế toán, kiểm toán, thanh tra

Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính nội bộ Ban Tôn giáo

Chính phủ nhằm nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành

pháp luật và tuân thủ các quy định quản lý tài chính trong bộ máy QLNN,

qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp đơn vị

khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chi tiêu công, nâng cao hiệu quả tài

Page 152: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

145

chính. Đồng thời hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ cũng giúp Bộ

Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ phát hiện những yếu kém trong hoạt động

quản lý hành chính và sự nghiệp công về tôn giáo; xác định nguyên nhân,

trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo

thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý. Kịp thời

phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý

đối với Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị trực thuộc để kiến nghị với

Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các CQNN có thẩm quyền về những biện pháp

khắc phục, hoàn thiện.

Công tác kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ của Ban Tôn giáo Chính

phủ phải phải tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách

quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; tăng cường phối hợp có hiệu

quả giữa các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra

và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát,

kiểm tra, thanh tra; không làm cản trở hoạt động của các tổ chức, đơn vị là đối

tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác; Không

trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa

các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ phải được thực hiện

có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những khâu, lĩnh vực có nhiều rủi ro,

dễ nảy sinh sai phạm. Các nội dung kiểm tra, giám sát lồng ghép một cách

khoa học trong mỗi cuộc thanh tra, góp phần tiết kiệm chi phí và nhân lực.

Các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra Tài chính đảm bảo đầy đủ chứng

lý, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Thông qua

những kết luận, kiến nghị, Ban Tôn giáo Chính phủ cần có những đề xuất

sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về tài chính, góp phần nâng cao hiệu

quả, hiệu lực QLNN đối với công tác tôn giáo, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật

tài chính.

Page 153: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

146

4.2.5. Hiện đại hóa quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ

4.2.5.1. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tài chính

Vì khối lượng công việc quản lý tài chính hàng năm rất lớn nên việc

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính của Ban Tôn

giáo Chính phủ có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc đảm bảo tính kịp thời,

thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cho người quản lý có quy

trình và nắm bắt các số liệu về tài chính, tài sản của các đơn vị trong ngành

một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Để nâng cao chất lượng công tác quản

lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ, những giải pháp về ứng dụng công

nghệ thông tin cần thực hiện trong giai đoạn tới như sau:

- Thiết lập đồng bộ, thống nhất hạ tầng truyền thông theo yêu cầu của

ngành Tài chính từ Văn phòng Ban đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đáp

ứng các yêu cầu triển khai các ứng dụng tập trung của ngành. Phối kết hợp

với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ

để làm đầu mối cùng triển khai dự án trên.

- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT

trong lĩnh vực tài chính được coi là yếu tố mang tính quyết định. Ban Tôn

giáo Chính phủ cần thực hiện chương trình phổ cập ứng dụng công nghệ

thông tin thường xuyên tới 100% đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính phục vụ

trao đổi công việc chuyên môn, tập huấn các chương trình tác nghiệp trong

khâu triển khai phần mềm quản lý tài chính. Kết hợp với Cục Tin học và

Thống kê tài chính, Bộ Tài chính mở các khóa đào tạo chuyên sâu về CNTT

theo chuẩn quốc tế, đào tạo lại, cập nhật kiến thức công nghệ mới cho lãnh

đạo Ban, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cán bộ làm công tác

quản lý tài chính.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông thống nhất, kết nối 100% các

đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban nhằm phục vụ các hoạt động quản lý tài

chính quan trọng hàng ngày về thu chi ngân sách và hoạt động sự nghiệp, trao

Page 154: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

147

đổi dữ liệu nghiệp vụ đảm bảo tính an toàn bảo mật theo tiêu chuẩn chung của

Bộ Tài chính.

- Áp dụng phần mềm hệ thống Quản lý thuế Thu nhập cá nhân nhằm hỗ

trợ tối đa các chức năng cơ bản trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, nâng cao

hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế.

4.2.5.2. Áp dụng quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán

chi hành chính

Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán chi hành

chính nhằm tạo thế chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc bố trí cán bộ

công chức, sử dụng kinh phí, xóa bỏ cơ chế "xin, cho", trao quyền cho đơn vị

có trách nhiệm quản lý sử dụng, tinh giản được bộ máy kiểm tra, xét duyệt

biên chế, xét duyệt kinh phí, theo dõi chi NSNN, tạo điều kiện từng bước tăng

thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan hành chính (nhưng không làm

tăng tổng quỹ tiền lương). Những giải pháp cần thực hiện đối với quản lý tài

chính theo khoán chi hành chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ là:

- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính theo cơ

chế xác lập các tiêu chí, định mức hợp lý, sát thực tế để cải tiến việc xây dựng

và phân bổ ngân sách. Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức

khoán chi hành chính kết hợp với cải cách hành chính tạo tiền đề để thực hiện

việc giao quyền chủ động sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế cho đơn vị,

qua đó từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức, bố trí theo

chuyên môn được đào tạo và theo nhiệm vụ đã được rà soát, xác định lại,

nhằm khắc phục sự chồng chéo trong nội bộ.

- Quy định rõ ràng, cụ thể việc giao quyền tự chủ trong các cơ quan,

đơn vị; tiến tới xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế

bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ

quan hành chính.

Page 155: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

148

- Thực hiện giao kinh phí tự chủ đối với những khoản chi nghiệp vụ

đặc thù khi đã xác định rõ khối lượng công việc theo tiêu chuẩn, chế độ, định

mức; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền

lương tối đa bằng 1 lần so với mức tiền lương, cấp bậc chức vụ… Cho phép

cơ quan thực hiện tự chủ được quyết định phương án chi trả tăng thêm thu

nhập cho từng công chức hoặc cho từng bộ phận, phòng, ban trên nguyên tắc

gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người, thay vì chi trả thu nhập

tăng thêm theo kiểu cào bằng, bình quân như hiện nay. Bảo đảm thu nhập cho

cán bộ, công chức khi thực hiện thí điểm khoán được nâng cao hơn so với

mức tiền lương hiện hưởng do Nhà nước quy định.

- Công tác quán triệt tư tưởng, tạo tâm lý an tâm, đồng tình trong cán

bộ công chức khi thực hiện khoán cần được quan tâm hàng đầu. Việc giải

quyết chính sách đối với cán bộ dôi dư phải vận dụng nhiều biện pháp phù

hợp, linh hoạt sáng tạo.

- Tổ chức lao động khoa học, cải tiến phương thức làm việc theo hướng

nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, đồng thời tăng cường ý thức cộng đồng,

tạo không khí thi đua lành mạnh trong đơn vị, từ đó loại bỏ được thái độ thờ ơ

vô trách nhiệm của cán bộ công chức.

4.2.5.3. Ứng dụng mô hình quản lý tài chính theo kết quả đầu ra

Những hạn chế trong quản lý tài chính ở các CQNN nói chung và ở

Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng có một phần nguyên nhân là thiếu sự gắn kết

giữa mục tiêu của đơn vị thụ hưởng ngân sách với các ưu tiên phát triển kinh tế

- xã hội chung của đất nước. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của

Ban Tôn giáo Chính phủ, một giải pháp quan trọng là ứng dụng mô hình quản

lý tài chính theo kết quả đầu ra nhằm giải quyết những yếu kém trong khâu lập

dự toán ngân sách như lập ngân sách mang tính lịch sử - tăng giảm thiếu căn cứ

khoa học; tách biệt ngân sách đầu tư với ngân sách thường xuyên; thiếu minh

bạch trong phân bổ ngân sách; lập ngân sách theo đầu vào; thiếu sự điều phối

Page 156: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

149

mang tính chiến lược ở tầm trung - dài hạn… Để quản lý tài chính theo kết quả

đầu ra đạt hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Đánh giá những đặc điểm quan trọng của tôn giáo và công tác tôn

giáo trong điều kiện tình hình hiện nay. Đây là giai đoạn khởi đầu trong công

tác lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Ban Tôn giáo Chính phủ cần phải xác

định và phân tích những khuynh hướng tôn giáo mới, chính sách về tôn giáo

của Đảng và Nhà nước ta, mối liên hệ và các sự kiện tôn giáo trong và ngoài

nước mà Ban đang hoạt động để cung cấp những thông tin cơ bản từ đó lựa

chọn và ưu tiên hóa các mục tiêu trong tiến trình soạn, lập ngân sách.

- Xác định các kết quả đầu ra cần đạt được phù hợp với nhiệm vụ và

năng lực của mình. Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực

thuộc không nên lựa chọn quá nhiều mục tiêu và kết quả vượt quá so với khả

năng nguồn lực, cần tập trung vào nhiệm vụ cấp thiết, trước mắt và những

nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài. Dựa trên những kết quả đã xác định, đơn

vị lập kế hoạch phân bổ nguồn lực nhằm hướng vào thực hiện các đầu ra

trong khoảng thời gian từ 3-5 năm.

- Lựa chọn các đầu ra tốt nhất để hướng vào việc đạt được các kết quả

đã lựa chọn trong thời gian 3-5 năm. Đơn vị cần ưu tiên trên cơ sở dựa vào sự

đánh giá tính hiệu quả và chi phí của mỗi đầu ra. Đầu ra và mối liên kết của

nó sẽ tạo nên sự gắn kết giữa lập kế hoạch và quá trình soạn lập ngân sách

thông qua các quyết định bên trong để làm thế nào với nguồn lực giới hạn thì

có thể thực hiện kế hoạch hiệu quả nhất.

- Xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực

hiện kế hoạch. Đánh giá năng lực của Ban và các đơn vị sự nghiệp trong việc

cung cấp các sản phẩm đầu ra về xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách tôn

giáo, các dịch vụ công về tôn giáo nhằm đạt được kết quả lựa chọn. Ban Tôn

giáo Chính phủ cũng cần xác định rõ về các kết quả mong đợi, các đầu ra có

thể cung cấp và năng lực của đơn vị mình.

Page 157: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

150

- Để lập ngân sách theo kết quả đầu ra thì vấn đề quan trọng là hệ thống

báo cáo của đơn vị về tình hình sử dụng ngân sách như thế nào. Hệ thống báo

cáo gồm: báo cáo kết quả, báo cáo đầu ra, báo cáo chi phí đầu ra. Báo cáo kết

quả giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa đầu ra và kết quả; xác định các kết quả

phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả thống nhất với mục tiêu của Nhà

nước hay không; có phát sinh những kết quả không mong đợi từ các đầu ra

của đơn vị hay không. Đây cũng là cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách và

phân bổ nguồn lực.

- Phải có những quy định cụ về tiêu chuẩn hiệu quả trong các đơn vị sử

dụng ngân sách. Xây dựng đầy đủ và khoa học các tiêu chí đánh giá hoạt

động nhất là các tiêu chuẩn, định mức số lượng và chất lượng kết quả trong

từng lĩnh vực tạo cơ sở chuẩn mực cho việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám

sát của các CQNN có thẩm quyền là điều rất quan trọng và không thể thiếu.

Những khoản chi tiêu thường xuyên của Ban Tôn giáo Chính phủ là những

khoản chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng QLNN về tôn giáo,

tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn

xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi tiêu thường xuyên của Ban cũng

phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ

được giao. Đây thực sự là một vấn đề rất khó khăn khi triển khai áp dụng

phương thức quản lý mới vì đặc điểm của việc quản lý và kiểm soát chi

NSNN nói chung khó đo lường bằng các chỉ tiêu định lượng.

- Gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người lãnh

đạo trong quản lý tài chính theo kết quả đầu ra Khi đo lường, đánh giá công

việc thực hiện phải gắn kết việc đo lường với trách nhiệm và quyền hạn của

người ra quyết định. Quyền hạn và trách nhiệm phải gắn bó với nhau để vừa

có thể tạo ra và tối đa hóa động lực phát triển, vừa điều tiết việc sử dụng

quyền hạn đó theo đúng mục tiêu. Người quản lý phải có trách nhiệm đối với

các kết quả thực hiện của mình khi họ được trao quyền quyết định và tính linh

Page 158: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

151

hoạt để chuyển nguồn lực từ hoạt động kém hiệu quả sang hoạt động có hiệu

quả hơn để vừa tạo động lực cần thiết, vừa có thể kiểm soát được hoạt động

của đơn vị nhằm đạt các mục tiêu đặt ra.

- Kết hợp kiểm tra quá trình thực hiện đầu ra với đánh giá kết quả để

đảm bảo quyết định đưa ra là hợp lý. Đánh giá và kiểm tra là những yếu tố

quan trọng của quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, chúng có sự hỗ trợ qua

lại lẫn nhau. Kiểm tra qua các dữ liệu thường chỉ cung cấp cho người quản lý

biết các vấn đề thực hiện kết quả đầu ra, nhưng không có phân tích thêm, do

vậy không đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Còn đánh giá, phân

tích mối quan hệ giữa nguyên nhân, kết quả và đầu ra để đưa ra những khuyến

nghị hành động, là sự bổ sung hữu ích nhằm đơn giản hóa cách thức giám sát

công việc thực hiện qua dữ liệu.

Page 159: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

152

KẾT LUẬN

Ngân sách nhà nước nói chung và tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà nước và các cơ quan QLNN để quản lý lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm trong đời sống xã hội của nước ta nhằm đáp ứng những mục tiêu ổn định chính trị - xã hội theo định hướng XHCN. Vì vậy, tăng cường quản lý hoạt động tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công về tôn giáo.

Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với các CQNN trong lĩnh vực đặc thù như ban Tôn giáo Chính phủ vẫn còn những điểm chưa phù hợp, nhất là trong bối cảnh các hoạt động tôn giáo ngày càng trở nên phức tạp cả về các loại hình tôn giáo, loại hình hoạt động, quy mô địa bàn hoạt động và số lượng các tín đồ cũng như việc hay bị các thế lực phản động lợi dụng kích động. Do vậy, việc đảm bảo tài chính cho các hoạt động của Ban Tôn giáo Chỉnh phủ gặp nhiều thách thức. Mặt khác, công tác tài chính tại Ban Tôn giáo có đặc thù vừa quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính vừa quản lý tài chính đối với hoạt động sự nghiệp nên quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ được chia thành hai mảng khác nhau: quản lý NSNN và quản lý tài chính hoạt động sự nghiệp. Phân tích hoạt động quản lý tài chính ở hai mảng riêng biệt tại Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy sự phức tạp trong công tác tài chính đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao của những cán bộ tài chính. Hoạt động tôn giáo phức tạp và đặc thù nên đòi hỏi nguồn tài chính của Ban phải vững mạnh, được hình thành từ nhiều nguồn ngoài NSNN mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Ban Tôn giáo Chính phủ.

Thông qua các số liệu đã trình bày và phân tích cho thấy nhu cầu về nguồn kinh phí nhằm duy trì hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ tương đối lớn, trong đó có rất nhiều các khoản chi đặc thù như hỗ trợ đối với các chức sắc, chức việc các tôn giáo hay chi hỗ trợ điều tra, khảo sát với các tôn

Page 160: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

153

giáo đòi hỏi một nguồn kinh phí không nhỏ, trong thời gian dài. Vì vậy việc cân đối thu chi từ ngân sách đối với các hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ là rất khó khăn. Đối với hoạt động sự nghiệp, do nhu cầu về các dịch vụ công về tôn giáo ngày càng gia tăng nên nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có xu hướng tăng lên song vì đây là những dịch vụ công nên nguồn thu theo quy định của Nhà nước không cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu về kinh phí hoạt động tại các đơn vị này.

Mục tiêu của quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ trong thời gian tới là không ngừng củng cố nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, hoàn thiện các mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác tôn giáo, góp phần nâng cao chất lượng công tác tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai đoạn tới, nghiên cứu sinh đã xây dựng những phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ với những nội dung cụ thể:

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ - Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban

Tôn giáo Chính phủ - Phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn tài chính từ hoạt động sự

nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ - Hiện đại hoá quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ Trong khuôn khổ giới hạn của luận án, khả năng trình độ của nghiên

cứu sinh, việc nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính tại một đơn vị đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, phương pháp tiếp cận. Nghiên cứu sinh hy vọng tiếp tục nhận được những góp ý về mặt chuyên môn của các nhà khoa học, nhà chuyên môn và những người quan tâm đến công tác quản lý tài chính nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.

Page 161: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

154

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Hữu Nhường (2010), "Giới thiệu về chính sách tôn giáo ở Singapore và Malaysia", Tạp chí Công tác Tôn giáo, (10), tr.51-54.

2. Nguyễn Hữu Nhường (2012), "Xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (2), tr.53-55.

3. Nguyễn Hữu Nhường (2012), "Xây dựng giá trị văn hoá để phát triển doanh nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr.32-34.

4. Nguyễn Hữu Nhường (2014), "Về quyền tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), tr.6-8.

5. Nguyễn Hữu Nhường (2014), "Đẩy lùi yếu kém trong đầu tư công", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr.11-13.

Page 162: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn Ái (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính

công trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài nhánh số 67

thuộc đề tài cấp nhà nước - Mã số DTDLNN/2003/09.

2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2008, Hà Nội.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2009, Hà Nội.

4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2010, Hà Nội.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2011, Hà Nội.

6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2012, Hà Nội.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2013, Hà Nội.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm

2014, Hà Nội.

9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm

2008, Hà Nội.

10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm

2009, Hà Nội.

11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm

2010, Hà Nội.

12. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm

2011, Hà Nội.

Page 163: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

156

13. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm

2012, Hà Nội.

14. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN

năm 2013, Hà Nội.

15. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2008, Hà Nội.

16. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2009, Hà Nội.

17. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2010, Hà Nội

18. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2011, Hà Nội.

19. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2012, Hà Nội.

20. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự

nghiệp năm 2013, Hà Nội.

21. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2008, Hà Nội.

22. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2009, Hà Nội.

23. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2010, Hà Nội.

24. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2011, Hà Nội.

25. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2012, Hà Nội.

26. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp

năm 2013, Hà Nội.

Page 164: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

157

27. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2008, Hà Nội.

28. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2009, Hà Nội.

29. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2010, Hà Nội.

30. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2011, Hà Nội.

31. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2012, Hà Nội.

32. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và

quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm

2013, Hà Nội.

33. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo Khảo sát thực trạng đồng bào

dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo, Hà Nội.

34. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo Khảo sát thực trạng Phật giáo

vùng biên giới hải đảo các tỉnh duyên hải Miền Trung và Nam Bộ,

Hà Nội.

35. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Phương hướng, nhiệm vụ công tác tôn

giáo giai đoạn 2011-2016 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

36. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác

QLNN về tôn giáo năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm

2013, Hà Nội.

Page 165: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

158

37. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín

ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo.

38. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Phòng Tài chính - Kế toán, Hà Nội.

39. Ban Tôn giáo Chính phủ và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(2011), Tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo: những vấn đề lý luận

và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp

với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

40. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2011), Chủ tịch

Hồ Chí Minh với Phật giáo, Nxb Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh.

41. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm

2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6

tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi

hành luật NSNN, Hà Nội.

42. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm

2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với CQNN thực hiện chế

độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí

quản lý hành chính, Hà Nội.

43. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71 hướng đẫn thực hiện Nghị định

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

với ĐVSN công lập, Hà Nội.

44. Bộ Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với CQNN,

đơn vị sự nghiệp công lập, Nxb Tài chính, Hà Nội.

45. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

46. Chính phủ (2005), Quyết định 16/2005/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí hoạt

động cho các tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại

Việt Nam, Hà Nội.

Page 166: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

159

47. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với ĐVSN công lập, Hà Nội.

48. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của

đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

49. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi

tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Hà Nội.

50. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hoá tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất

nước Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.

51. Lê Sĩ Dược (2000), Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong công

cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Nguyễn Tất Đạt (2011), Mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Phật

giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách

hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Phạm Ngọc Hiến (2003), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Đề tài khoa

học mã số 2000-98-083, Học viện Hành chính chủ trì, Hà Nội.

55. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang

giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh

tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng, ĐH Ngân hàng

thành phố Hồ Chí Minh.

56. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quản lý tài chính công: Lý luận và

thực tiễn, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

57. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình Quản lý Tài chính nhà nước, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

58. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình Tài chính học, Nxb Tài chính, Hà Nội.

59. Học viện Tài chính (2003), Quản lý tài chính công: những vấn đề lý luận

và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

Page 167: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

160

60. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (2005), Báo cáo phát triển

Việt Nam 2004: Quản lý và điều hành, Hà Nội.

61. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ

kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

62. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

63. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

64. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực

hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên

ngành Quản lý kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

65. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý

luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

66. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

67. Nguyễn Quang Hưng (2015), Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường

xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà

nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

68. Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong

các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh

tế, Đại học Thương mại.

69. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (Đồng chủ biên) (2010), Giáo

trình Quản lý Tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp

công, , Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

70. Bùi Đức Luận (2003), "Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ

trương, chính sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây", Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, (10).

Page 168: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

161

71. Nguyễn Đức Lữ (2005), "Quá trình hoàn thiện chủ trương chính sách về

tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong 60 năm (1945 - 2005)",

Tạp chí Công tác tôn giáo, (3).

72. Nguyễn Đức Lữ (2006), "Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong văn

kiện của Đại hội X của Đảng" Tạp chí Công tác tôn giáo, (9).

73. Bùi Tuấn Minh (2012), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh

phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính,

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành kế toán, Học viện Tài chính, Hà Nội.

74. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2013), Tài chính công và cải cách quản lý

tài chính ở Trung Quốc: Quản lý đặc thù với Kho bạc và thị

trường trái phiếu (Public Finance And Financial Management Reforms In China: Treasury Management And Bond Market

Specialists), Hà Nội.

75. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ

Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

76. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công, Ban chỉ đạo cải cách hành

chính của chính phủ, Hà Nội.

77. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước; thực trạng, nguyên nhân; giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2010), Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848-1883), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

79. Nguyễn Hoài Sanh (2013), Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề

lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ

Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam, Hà Nội.

80. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

Page 169: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

162

81. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 134/2009/QĐ-TTg Quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ, Hà Nội.

82. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 10/2014/QĐ-TTg Quy định hỗ

trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam, Hà Nội.

83. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 06/2015/QĐ-TTg Quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ, Hà Nội.

84. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010), Hoàn thiện chuyển đổi cơ chế quản lý tài

chính tại Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian qua, Luận văn

Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

85. Trần Trí Trinh (2008), Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án

tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

86. Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội (2000), Quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

87. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội

88. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

89. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước,

Hà Nội

90. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Dự thảo Luật tín ngưỡng và tôn

giáo, Hà Nội.

91. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

92. Đặng Nghiêm Vạn (2003), "Để có cái nhìn mới về tôn giáo và công tác

tôn giáo", Tạp chí Cộng sản, (19).

93. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

Page 170: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

163

94. Website của Chính phủ, http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/, [Truy cập

ngày 10/6/2015].

95. Website của Bộ Tài chính, http://www.mof.gov.vn/, [Truy cập ngày

02/4/2015]

96. Website của Ban Tôn giáo Chính phủ, http://www.btgcp.gov.vn, [Truy cập

ngày 06/3/2015].

Tài liệu tiếng Anh:

97. Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska, Jim Brumby (2010), A

Diagnostic Framework for Assessing Public Investment

Management, World Bank.

98. Chris Edwards (2009), "Cẩm nang người làm chính sách" - Viện nghiên

cứu CATO (Handbook for policymakers ) tại trang

http://object.cato.org /sites/cato.org/files/serials/files/cato-handbook

-policymakers/2009/9 /hb111-4.pdf, [Truy cập ngày 07/8/2015].

99. Chritopher Pass, Bryan Lowes, Leslie Davies (1994), Từ điển kinh tế Anh

- Việt, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau.

100. Eugene Tan (2008), Keeping God in Place": How Religion is Managed

in Singapore, Publisher: Singapore Management University.

101. Harvey S. Rosen (2000), Tài chính công, Irwin McGraw-Hill, xuất bản

lần thứ 5.

102. Laurel Kendall and Nguyen Van Huy (2007), Vietnam: Journeys of

Body, Mind, and Spirit, Publisher: American Museum of Natural

History and Vietnam Museum of Ethnology.

103. Ministry of Strategy and Finance (2013), 2012 Modularization of

Korea’s Development Experience: Korean Experience of

Financial Management Information System: Construction,

Operation, and Results", Publisher: Yonsei University.

Page 171: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

164

104. Myengkyo Seo (2013), State Management of Religion in Indonesia

(Routledge Religion in Contemporary Asia Series, Publisher:

Routledge, USA.

105. Philip Taylor (2004), Goddess on the Rise: Pilgrimage and Popular

Religion in Vietnam, Publisher: the Department of Anthropology,

Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian

National University

106. Philip Taylor (2007), Modernity and Re-enchantment: Religion in Post-

revolutionary Vietnam, Publisher: Institute of Southeast Asian Studies.

107. Roben H. Haveman, Jonh Bascom (2000), "Tài chính công", Online

Encyclopedia 2000, tại trang http://encarta.msn.com, [Truy cập

ngày 05/07/2015].

108. Wolfgang Streeck and Daniel Mertens (2011), Fiscal austerity and

public investment: Is the possible the enemy of the necessary?,

Max Planck Institute for the Study of Societies.

Page 172: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2009

Đơn vị: Triệu đồng

SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ ĐẦU KỲ Kỳ này Lũy kế từ đầu năm SỐ DƯ CUỐI KỲ Số hiệu TK

TÊN TÀI KHOẢN Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG

111 Tiền mặt 56 10,284 10,314 10,340 10,314 26

211 Tài sản cố định hữu hình 9,024 6,689 5,659 15,713 5,659 10,054

213 TSCĐ vô hình 275 275 275 214 Hao mòn TSCĐ 5,017 727 2,065 727 7,081 6,354 312 Tạm ứng 5,622 8,211 8,269 8,772 8,269 503

332 Các khoản phải nộp theo lương 23 652 674 674 674 19

333 Các khoản phải nộp nhà nước 2 2 2 2

334 Phải trả công chức, viên chức 2,656 2,656 2,656 2,656

336 Tạm ứng kinh phí 582 8,567 8,495 8,567 9,076 509 342 Thanh toán nội bộ 160 160 160 160

461 Nguồn kinh phí hoạt động 46,365 46,309 20,919 46,309 67,284 20,975

462 Nguồn kinh phí dự án 1,550 1,550 1,190 1,550 2,740 1,190

466 Nguồn kinh phí đã 4,007 3,621 3,588 3,621 7,595 3,974

Page 173: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

hình thành TSCĐ 511 Các khoản thu 2 2 2 2 2 661 Chi phí hoạt động 46,309 25,240 50,594 71,550 50,594 20,955 662 Chi dự án 1,550 1,190 1,550 2,740 1,550 1,190 Cộng 57,523 57,523 116,136 116,136 173,659 173,659 33,003 33,003

B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

008 Dự toán chi hoạt động 6,620 25,819 20,919 32,439 20,919 11,520

009 Dự toán chi chương trình dự án 82 1,500 1,190 1,582 1,190 392

Cộng 6,701 27,319 22,109 34,020 22,109 11,911 Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38]

.

Page 174: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Phụ lục 2: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng

SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ ĐẦU KỲ

Kỳ này Lũy kế từ đầu năm SỐ DƯ CUỐI KỲ Số

hiệu TK

TÊN TÀI KHOẢN

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG

111 Tiền mặt 26 13,934 13,902 13,961 13,902 59

112 Tiền gửi ngân hàng 600 600 600 600 0

211 Tài sản cố định hữu hình 10,054 294 10,347 10,347

213 TSCĐ vô hình 275 275 275

214 Hao mòn TSCĐ 6,354 991 7,345 7,345

312 Tạm ứng 503 11,584 11,220 12,908 12,041 867

332 Các khoản phải nộp theo lương 881 880 1010 1009 1

333 Các khoản phải nộp nhà nước 5 5 5 5

334 Phải trả công chức, viên chức 3,132 3,132 3,907 3,907

336 Tạm ứng kinh phí 509 8,346 8,753 8,346 9,262 917

342 Thanh toán nội bộ 171 171 216 216

Page 175: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

461 Nguồn kinh phí hoạt động 20,975 253,143 23,307 253,143 44,282 -208,861

462 Nguồn kinh phí dự án 1,190 16,671 1,319 16,671 2,509 -14,162

466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 3,974 991 292 991 4,268 3,277

511 Các khoản thu 4 4 4 4

521 Thu chưa qua ngân sách 600 600 600

661 Chi phí hoạt động 20,955 23,508 25,332 44,463 2,533 -2,088

662 Chi dự án 1,190 1,903 16,671 3,093 1,667 -13,577

Cộng 33,003 33,003 335,168 335,168 369,941 369,941 -210,883 -210,883

B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

008 Dự toán chi hoạt động 10,852 27,394 23,307 38,246 23,307 14,939

009 Dự toán chi chương trình dự án 391 1,500 1,319 1,891 1,319 573

Cộng 11,243 28,894 24,626 40,138 24,626 15,512

Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38]

Page 176: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Phụ lục 3: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng

SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ ĐẦU KỲ

Kỳ này Lũy kế từ đầu năm SỐ DƯ CUỐI KỲ Số

hiệu TK

TÊN TÀI KHOẢN

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG

111 Tiền mặt 59 16,690 16,744 16,749 16,744 5

112 Tiền gửi ngân hàng 1 655 655 656 655 1

211 Tài sản cố định hữu hình 10,347 107 229 10,455 229 10,226

213 TSCĐ vô hình 275 275 275

214 Hao mòn TSCĐ 7,345 212 812 212 8,157 7,945

312 Tạm ứng 867 12,718 12,901 13,585 12,901 684

332 Các khoản phải nộp theo lương 1 1,023 1,024 1,152 1,152

333 Các khoản phải nộp nhà nước 19 19 24 24

334 Phải trả công chức, viên chức 3,820 3,820 4,685 4,685

336 Tạm ứng kinh phí 917 10,803 11,120 10,803 12,037 1,234

342 Thanh toán nội bộ 178 178 258 258

Page 177: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

461 Nguồn kinh phí hoạt động 142,367 23,330 32,737 23,330 56,069 32,739

462 Nguồn kinh phí dự án 1,319 1,319 2,813 1,319 4,132 2,813

466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 3,277 829 107 829 3,384 2,556

511 Các khoản thu

521 Thu chưa qua ngân sách 600 1,256 655 1,256 1,256

5212 Tiền, hàng viện trợ 600 1,256 655 1,256 1,256

661 Chi phí hoạt động 23,337 33,369 23,421 56,707 23,421 33,286

662 Chi dự án 1,903 2,257 1,349 4,160 1,349 2,811

Cộng 36,790 36,790 108,586 108,586 146,453 146,453 47,287 47,287

B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

008 Dự toán chi hoạt động 14,067 63,757 56,067 77,824 56,067 21,757

009 Dự toán chi chương trình dự án 573 2,707 2,876 3,279 2,876 403

Cộng 14,640 66,464 58,943 81,103 58,943 22,160

Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38].

Page 178: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Phụ lục 4: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2012

Đơn vị: Triệu đồng SỐ PHÁT SINH

SỐ DƯ ĐẦU KỲ Kỳ này Lũy kế từ đầu năm

SỐ DƯ CUỐI KỲ Số hiệu TK

TÊN TÀI KHOẢN

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A B 1 2 3 4 5 6 7 8

A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG

111 Tiền mặt 4 24,699 24,664 24,703 24,664 40

112 Tiền gửi ngân hàng 539 539 539 539

153 Công cụ, dụng cụ 94 94 94 94

211 Tài sản cố định hữu hình 10,226 1,996 2,029 12,222 2,029 10,192

213 TSCĐ vô hình 275 1,382 160 1,657 160 1,496

214 Hao mòn TSCĐ 7,945 2,147 1,271 2,147 9,216 7,068

312 Tạm ứng 684 17,044 17,626 17,728 17,626 102

332 Các khoản phải nộp theo lương 1,182 1,175 1,182 1,175 7

333 Các khoản phải nộp nhà nước 450 450 450 450

334 Phải trả công chức, viên chức 3,896 3,896 3,896 3,896

Page 179: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

336 Tạm ứng kinh phí 1,234 16,489 15,377 16,489 16,611 122

342 Thanh toán nội bộ 200 200 200 200

461 Nguồn kinh phí hoạt động 32,739 32,736 47,509 32,736 80,247 47,511

462 Nguồn kinh phí dự án 2,813 2,811 1,391 2,811 4,205 1,393

466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2,556 1,313 3,378 1313 5,933 4,621

521 Thu chưa qua ngân sách 539 539 539

661 Chi phí hoạt động 33,286 47,113 32,895 80,399 32,895 47,504

662 Chi dự án 2,811 1,912 2,811 4,724 2,811 1,912

Cộng 47,287 47,287 156,004 156,004 203,291 203,291 61,255 61,255

B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

005 Dụng cụ lâu bền đang sử dụng 9 9 9

008 Dự toán chi hoạt động 5,137 47,420 47,509 52,557 47,509 5,048

009 Dự toán chi chương trình dự án 4,037 1,500 1,391 1,903 1,391 511

Cộng 55,410 49,014 48,900 54,554 48,900 5,654

Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38].

Page 180: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Phụ lục 5: Nghiên cứu quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ

Chương trình phỏng vấn cá nhân

PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CÁ NHÂN

(Dành cho cán bộ làm công tác tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo)

"Thưa ông/bà

Nhằm mục đích nghiên cứu về tài chính và quản lý tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ, chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến đánh giá, phản hồi của Ông/Bà về vấn đề tài chính đối với công tác tôn giáo. Những thông tin trao đổi ở đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Mọi ý kiến của Ông/Bà sẽ được giữ kín và không để lộ tên trong các báo cáo của cuộc nghiên cứu này. Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hy vọng rằng Ông/Bà sẽ thấy cuộc trao đổi này bổ ích và lý thú. Không có câu trả lời nào là sai cả và vì thế xin Ông/Bà cho biết những suy nghĩ của mình một cách chân thực"

Mã số phiếu ........................................................................................................................................

Thời gian .............................................................................................................................................

Địa bàn:

1.Tỉnh/Thành phố .........................................................................................................................

2.Huyện/Quận ..............................................................................................................................

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người trả lời ...................................................................................................................

a.Giới tính:....................1.Nam……. 2.Nữ….....(khoanh tròn phương án lựa chọn)

b.Năm sinh…………………………………

c.Dân tộc………………………………….

e. Trình độ học vấn: Nếu chưa từng đi học ghi "0"

Lớp 1-12 (ghi số cho lớp học cuối cùng):

13. Trung cấp

14. Đại học hoặc hơn

99. Không biết

f. Chức vụ trong hệ thống chính quyền hoặc các tổ chức tôn giáo:

1. Cấp tỉnh/thành phố:……………………………………………..

Page 181: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

2. Cấp Huyện/Quận:………………………………………………

g.Ông/bà hiện đang tham gia tôn giáo nào sau đây (khoanh tròn các phương án lựa chọn):

1. Phật giáo

2. Công giáo

3. Tin lành

4. Cao Đài

5. Hòa Hảo

6. Các tôn giáo khác

PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO

Câu 1: Ông/Bà đánh giá các khoản chi hỗ trợ các tôn giáo có phù hợp với thực tế không? (khoanh tròn các phương án lựa chọn:

1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 3. Chưa phù hợp 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 2:. Theo ông/bà, nội dung chi hỗ trợ đột xuất giải quyết các vụ việc tôn giáo, điểm nóng tôn giáo có đáp ứng nhu cầu thực tế hay không?

1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 3. Chưa phù hợp 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 3: Theo ông/bà, có nên tách riêng khoản chi hỗ trợ đột xuất giải quyết các vụ việc tôn giáo, điểm nóng tôn giáo ra khỏi dự toán chi hàng năm không? (chỉ chọn 1 phương án)

1. Có 2. Không 3. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 4: Ông/ bà đánh giá về tính hiệu quả của khoản chi hỗ trợ đối với các tổ chức tôn giáo (khoanh tròn các phương án lựa chọn):

1. Hiệu quả cao

2. Khá hiệu quả

3. Chưa hiệu quả

4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…..........................................................

Page 182: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Câu 5: Ông/bà đánh giá về nhu cầu tài chính đối với công tác tôn giáo trong thời gian tới?

1. Rất lớn 2. Không thay đổi 3. Ít hơn 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 6: Cơ chế tài chính từ Ban Tôn giáo Chính phủ đối với tổ chức tôn giáo nơi Ông/Bà tham gia/quản lý như thế nào? (khoanh tròn vào phương án lựa chọn)

1. Cứng nhắc, nhiều thủ tục hành chính

2. Linh hoạt, giảm bớt các thủ tục hành chính

3. Thuận tiện, phù hợp

4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…..........................................................

Câu 7: Ông/Bà đánh giá thế nào về nguồn tài chính quyên góp cho tôn giáo từ các cá nhân, tổ chức xã hội ? (Chỉ chọn 1 phương án)

1. Rất tốt

2. Tương đối tốt

3. Bình thường

4. Không tốt

5. Kém

Câu 8: Ông (Bà) có ý kiến gì đổi mới cơ chế tài chính hỗ trợ đối với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo hiện nay?

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian cho chương trình khảo sát!

Page 183: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Nghiên cứu quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ

Chương trình phỏng vấn cá nhân

PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CÁ NHÂN

(Dành cho cán bộ làm công tác tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ)

"Thưa ông/bà

Nhằm mục đích nghiên cứu về tài chính và quản lý tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ, chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến đánh giá, phản hồi của Ông/Bà về vấn đề tài chính đối với công tác tôn giáo. Những thông tin trao đổi ở đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Mọi ý kiến của Ông/Bà sẽ được giữ kín và không để lộ tên trong các báo cáo của cuộc nghiên cứu này. Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hy vọng rằng Ông/Bà sẽ thấy cuộc trao đổi này bổ ích và lý thú. Không có câu trả lời nào là sai cả và vì thế xin Ông/Bà cho biết những suy nghĩ của mình một cách chân thực"

Mã số phiếu ........................................................................................................................................

Thời gian .............................................................................................................................................

Địa bàn:

1.Tỉnh/Thành phố .........................................................................................................................

2.Huyện/Quận ..............................................................................................................................

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên người trả lời ...................................................................................................................

a.Giới tính:....................1.Nam……. 2.Nữ….....(khoanh tròn phương án lựa chọn)

b.Năm sinh…………………………………

c.Dân tộc………………………………….

e. Trình độ học vấn:

1. Trung cấp 2. Cao đẳng 3. Đại học 4. Sau đại học

f. Chức vụ trong đơn vị:..................................................................................................

g.Ông/bà hiện đang tham gia tôn giáo nào sau đây (khoanh tròn các phương án lựa chọn):

1. Phật giáo

2. Công giáo

Page 184: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

3. Tin lành

4. Cao Đài

5. Hòa Hảo

6. Các tôn giáo khác

7. Không

PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO

Câu 1: Ông/Bà đánh giá nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ có phù hợp với thực tế không? (khoanh tròn các phương án lựa chọn:

1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 3. Chưa phù hợp 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 2: Theo Ông/Bà, việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ như thế nào? (khoanh tròn vào phương án lựa chọn)

1. Vẫn chưa giảm bớt các thủ tục hành chính

2. Thuận tiện, phù hợp với điều kiện của đơn vị

3. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 3: Ông/Bà đánh giá thế nào về cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị hành chính trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ?

1. Rất tốt

2. Tương đối tốt

3. Bình thường

4. Không tốt

5. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…...........................................................

Câu 4: Theo ông/bà, nguồn tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ khi thực hiện Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg có bất cập không? (chỉ chọn 1 phương án)

1. Có 2. Không 3. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Page 185: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/11/4/nguyen_huu_nhuong_vi.pdf · Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

Câu 5:. Theo ông/bà, cơ chế tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ có phù hợp với đặc thù của hoạt động tôn giáo hiện nay không?

1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 3. Chưa phù hợp 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 6: Ông/ bà đánh giá về tính hiệu quả của công tác lập dự toán thu - chi tài chính tại các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)

1. Hiệu quả cao

2. Khá hiệu quả

3. Chưa hiệu quả

4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 7: Ông/bà đánh giá về nhu cầu tài chính đối với công tác tôn giáo trong thời gian tới?

1. Rất lớn 2. Không thay đổi 3. Ít hơn 4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 8: Theo Ông/Bà, để đảm bảo nhu cầu tài chính cho công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, có nên tách Ban Tôn giáo Chính phủ trở thành đơn vị dự toán cấp I trực thuộc Chính phủ không?

1. Có 2. Không 3. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………….…............................................................

Câu 9: Ông/Bà có ý kiến gì đổi mới cơ chế tài chính cho Ban Tôn giáo Chính phủ hiện nay?

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian cho chương trình khảo sát!