173
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BXÂY DNG TRƯỜNG ĐẠI HC KIN TRÚC HÀ NI LÊ TRN PHONG QUN LÝ XÂY DNG HNGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHHÀ NI LUN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Ni - Năm 2017

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ TRẦN PHONG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,

CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - Năm 2017

Page 2: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ TRẦN PHONG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,

CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHÔ

HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Mã số: 62.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN

Hà Nội, 2017

Page 3: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

i

LỜI CẢM ƠN

------*------

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận án đã hoàn thành tại

trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến

đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu và động viên, tạo điều

kiện để tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa

Quản lý đô thị - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm, động viên, góp ý

kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ

Hà Nội và các đồng nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tạo điều

kiện về thời gian và những lời động viên quý báu giúp tác giả hoàn thành luận

án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới người thân trong gia đình đã

tạo điều kiện và động viên cho tôi hoàn thành luận án này.

Tác giả Lê Trần Phong

Page 4: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Lê Trần Phong

Page 5: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

iii

MỤC LỤC

TT Nội dung Số

trang

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii

Danh mục hình, sơ đồ viii

Danh mục bảng, biểu xii

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

4 Các phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn 4

6 Đóng góp mới của luận án 4

7 Giải thích thuật ngữ khoa học 4

8 Cấu trúc của luận án 7

I. PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1: Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

trong và ngoài nước.

8

1.1 Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại

các nước trên thế giới

8

1.1.1 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Liên Xô cũ 9

1.1.2 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Trung Quốc 9

1.1.3 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Nhật Bản 11

1.2 Tổng quan về công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi tại một số Thành phố ở Việt Nam

13

1.2.1 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố Hồ 13

Page 6: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

iv

Chí Minh

1.2.2 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại TP Đà Nẵng 17

1.2.3 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại TP Vũng Tàu 18

1.2.4 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố Hạ

Long – tỉnh Quảng Ninh

19

1.3 Thực trạng về công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

21

1.3.1 Giới thiệu về đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội 21

1.3.2 Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô

thị trung tâm Thành phố HN.

23

1.3.3 Những khó khăn, bất cập của quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố HN

36

1.4 Tổng quan về những công trình khoa học có liên quan đến luận án 39

1.5 Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu 42

Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

43

2.1 Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi với phát

triển đô thị

43

2.2 Các nguyên tắc xây dựng và quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi

44

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi.

45

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 46

2.3.2 Điều kiện kinh tế 47

2.3.3 Điều kiện địa chất công trình đến việc xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

47

2.3.4 Phân loại đường đô thị phục vụ cho công tác xây dựng hạ ngầm đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

59

2.3.5 Đặc điểm của các đường dây, cáp đi nổi 65

2.4 Các hình thức hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi 66

2.4.1 Chôn ngầm hệ thống các đường dây, đường ống một cách riêng l 67

2.4.2 Bố trí đường dây, cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật 68

2.4.3 Bố trí các đường dây và đường ống chung trong c ng một hào 70

2.4.4 Bố trí hệ thống dây và đường ống vào chung trong một tuy nen kỹ thuật 71

2.5 Tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi 76

Page 7: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

v

2.5.1 Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý 76

2.5.2 Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi 76

2.5.3 Phương pháp phân chia cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các

đường dây

76

2.5.4 Các hình thức tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi

77

2.5.5 Các công cụ hỗ trợ để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

81

2.6 Cơ sở pháp lý 82

2.6.1 Các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành ban

hành

83

2.6.2 Các văn bản do thành phố Hà Nội ban hành 88

2.7 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong

nước và thế giới.

92

2.7.1 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi của Thế

giới.

92

2.7.2 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi của

Việt Nam

94

Chương 3: Một số đề xuất về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội – Bàn luận kết quả nghiên cứu.

97

3.1 Quan điểm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi 97

3.2 Đề xuất quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi 97

3.2.1 Đề xuất bổ sung các nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi

97

3.2.2 Đề xuất định hướng hệ trục để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đô thị

trung tâm của Hà Nội

99

3.2.3 Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi 121

3.2.4 Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước và các cơ chế khuyến khích

các thành phần tham gia đầu tư, xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi của thành phố Hà Nội

134

3.3 Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

140

3.3.1 Đề xuất tổ chức bộ máy để quản lý công tác xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi

140

3.3.2 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi

142

3.3.3 Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu các đường dây, cáp đi nổi 143

Page 8: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

vi

3.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu 146

3.4.1 Bàn luận về định hướng hệ trục để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đô

thị trung tâm của Hà Nội

146

3.4.2 Bàn luận về quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

147

3.4.3 Bản luận về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi

148

III Kết luận và kiến nghị 149

Danh mục các bài báo đã công bố

Tài liệu tham khảo

Page 9: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTN Công trình ngầm

TP Thành phố

CSDL Cơ sở dữ liệu

ĐCCT Địa chất công trình

GIS Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic

Information System)

GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning

System)

GPR Công nghệ chụp ảnh dò tìm ngầm (Ground

Penetrating Radar)

HTKT Hạ tầng kỹ thuật

KGĐTN Không gian đô thị ngầm

UBND Ủy ban nhân dân

PA Phương án

EVN HCM Tổng công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh

Busadco Công ty thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu

KT Kỹ thuật

Page 10: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Hình ảnh các đường dây, cáp đi nổi tại phố Khâm Thiên – Hà

Nội

1

Hình 1.2 Sơ đồ nghiên cứu của luận án 7

Hình 1.3 Tuy nen kỹ thuật kết hợp với đường giao thông ở Thượng ải,

Trung uốc

10

Hình 1.4 Sơ đồ lộ trình ngầm hóa tại Nhật Bản 11

Hình 1.5 Đường trục chính công trình ngầm ở Tokyo, Nhật Bản 12

Hình 1.6 Bố trí các công trình HTKT ngầm trên đường phố tại Nhật Bản 13

Hình 1.7 Công trình ngầm hóa đường Lê Thánh Tôn (theo giải pháp cổ

điển

16

Hình 1.8 Công trình ngầm theo giải pháp cổ điển rất lộn xộn không có

trật tự

16

Hình 1.9 Lắp đặt cáp ngầm trên tuyến phố Thành phố Bà Rịa 18

Hình 1.10 Công tác ngầm hóa cáp điện và cáp thông tin tại TP Hạ Long 21

Hình 1.11 Sơ đồ đô thị trung tâm thành phố Hà Nội 22

Hình 1.12 Hình ảnh bảo dưỡng và sửa chữa điện 23

Hình 1.13 Lưới điện cao áp và trạm biến áp hiện có tại Hà Nội 26

Hình 1.14 Hiện trạng hệ thống cáp viễn thông, tổng đài 28

Hình 1.15 Sơ đồ các tuyến phố có công trình sử dụng hạ tầng kỹ thuật

chung

33

Hình 2.1 Đường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội 45

Hình 2.2 Sơ đồ phân bố và chiều dầy lớp đất lấp đô thị trung tâm Hà Nội 48

Hình 2.3 Mặt cắt ĐCCT theo tuyến IV - IV 51

Hình 2.4 Sơ đồ phân vùng cấu trúc nền ĐCCT đô thị trung tâm Hà Nội 58

Page 11: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

ix

Hình 2.5 Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 2 khối 60

Hình 2.6 Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 3 khối 60

Hình 2.7 Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 4 khối 60

Hình 2.8 Mặt cắt ngang đường đô thị kết hợp với đường cao tốc 61

Hình 2.9 Mặt cắt ngang đường phố chính dạng 4 khối 61

Hình 2.10 Sơ đồ phân loại đường đô thị trong phạm vi khu đô thị trung

tâm thành phố Hà Nội

64

Hình 2.11 Bố trí công trình ngầm riêng l trên mặt cắt ngang đường 67

Hình 2.12 Bố trí đường dây, cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật 69

ình Bố trí công trình ngầm trong c ng một hào 70

Hình 2.14 Cấu tạo điển hình của tuy nen thường, dạng hình tr n và chữ

nhật

72

ình Bố trí hệ thống đường dây, đường ống trong tuy nen kỹ thuật 73

ình Mô hình cơ cấu trực tuyến 78

ình Mô hình cơ cấu trực tuyến – tham mưu 79

ình 18 Mô hình cơ cấu chức năng 79

Hình 2.19 Mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng 80

Hình 3.1 Sở đồ các trục công trình kỹ thuật sử dụng chung như cống, cáp,

hào và tuy nen kỹ thuật xuyên tâm và vành đai TP à Nội

106

Hình 3.2 Mặt cắt ngang đường Phùng ưng 107

Hình 3.3 Mặt cắt ngang đường Giải Phóng 107

Hình 3.4 Sơ đồ phương án hướng tâm 01 107

Hình 3.5 Mặt cắt ngang đường Tôn Đức Thắng 108

Hình 3.6 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Lương Bằng 108

Hình 3.7 Mặt cắt ngang đường Tây Sơn 109

Page 12: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

x

Hình 3.8 Mặt cắt đường Nguyễn Trãi 109

Hình 3.9 Sơ đồ phương án hướng tâm 02 109

Hình 3.10 Mặt cắt đường Văn Cao 110

Hình 3.11 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Chí Thanh 110

Hình 3.12 Mặt cắt ngang đường Trần Duy ưng 111

Hình 3.13 Sơ đồ phương án hướng tâm 03 111

Hình 3.14 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Thái Học 112

Hình 3.15 Mặt cắt ngang đường Kim Mã 112

Hình 3.16 Mặt cắt ngang đường Xuân Thủy 113

Hình 3.17 Sơ đồ phương án hướng tâm 04 113

Hình 3.18 Mặt cắt ngang đường Lạc Long Quân 114

Hình 3.19 Mặt cắt đường Láng 114

Hình 3.20 Mặt cắt ngang đường Trường Chinh 115

Hình 3.21 Sơ đồ phương án vành đai 0 (đi theo đường vành đai R4) 115

Hình 3.22 Mặt cắt đường đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Vĩnh Tuy (theo quy

hoạch)

116

Hình 3.23 Mặt cắt đường Minh Khai 116

Hình 3.24 Mặt cắt đường Phạm Văn Đồng 117

Hình 3.25 Mặt cắt đường Phạm Hùng 117

Hình 3.26 Mặt cắt ngang đường Khuất Duy Tiến 117

Hình 3.27 Sơ đồ phương án vành đai 0 118

Hình 3.28 Sơ đồ đề xuất tuyến tuynen và hào kỹ thuật cho khu đô thị

trung tâm của Thành phố Hà Nội

118

Hình 3.29 Sơ đồ các bước thực hiện trong quy trình quản lý xây dựng 129

Page 13: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

xi

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi

Hình 3.30 Sơ đồ bước 1 công tác lập kế hoạch 130

Hình 3.31 Sơ đồ bước 2 công tác thiết kế 131

Hình 3.32 Sơ đồ bước 3 công tác chuẩn bị, xin phép đào đường và triển

khai thi công xây dựng

132

Hình 3.33 Sơ đồ công tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ 133

Hình 3.34 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý HTKT ngầm Hà Nội 142

Hình 3.35 Đề xuất cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu công trình HTKT ngầm 145

Page 14: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

xii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

STT Trang

Bảng 1.1 Bảng thống kê hiện trạng hệ thống hào, rãnh chôn cáp viễn

thông (lưới truyền dẫn) đô thị trung tâm

29

Bảng 2.1 Phân vùng cấu trúc nền và đánh giá điều kiện địa chất công

trình phục vụ xây dựng CTN loại nông đô thị trung tâm Hà

Nội

57

Bảng 2.2 Chức năng của đường sử dụng cho các khu vực 59

Bảng 2.3 Phân loại đường phố theo chức năng giao thông áp dụng cho

đô thị trung tâm Thành phố HN

63

Bảng 2.4 Khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây và đường ống kỹ

thuật ngầm

68

Bảng 5 uy định về bố trí các hệ thống 69

Bảng 2.6: Khoảng cách tối thiếu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

ngầm đô thị

84

Bảng 2.7 Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm đô thị không nằm trong tuy nen hoặc hào kỹ thuật

85

Bảng 3.1 Ký hiệu tên các trục đề xuất ngầm hóa 100

Page 15: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

1

Ầ ẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, Thủ đô Hà Nội đã và

đang đạt được những thành tựu to lớn về xây dựng, phát triển đô thị ô thị trung

tâm thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên gần 750 km2 bao gồm khu vực nội đô

(giới hạn từ khu vực tản ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sông Nhuệ ),

chuỗi đô thị phía ông đường vành đai 4 (khu vực phía nam sông Hồng) và chuỗi

đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Mê Linh – ông Anh; Yên Viên – Long Biên

– Gia Lâm). Vị tr và ranh giới đô thị trung tâm thành phố Hà Nội được xác định

cụ thể trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn

2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

ô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử,

dịch vụ y tế.... của thành phố Hà Nội và của cả nước ô thị trung tâm Thành phố

Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới đây đã, đang và vẫn sẽ là một

trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Tuy có tốc độ đô thị

hóa cao, nhưng bộ mặt thành phố Hà Nội vẫn chưa thực sự đẹp, cảnh quan kiến

trúc và đặc biệt mạng lưới đường dây, cáp đi nổi chằng chịt như mạng nhện trên

các cột treo cáp, trên cây xanh, trên đường phố hoặc gắn với công trình gây mất

mỹ quan đô thị.

Hình 1.1 Hình ảnh các đường dây, cáp đi nổi tại

phố Khâm Thiên – Hà Nội[nguồn tác giả]

Page 16: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

2

Mặt khác việc quản lý các đường dây, cáp đi nổi do quá nhiều cơ quan quản

lý (khoảng 20 đơn vị hiện là chủ sở hữu). Thành phố chưa ban hành quy trình quản

lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cho nên từ khâu kế hoạch đến thiết

kế, xin phép đào đường, thi công đưa vào vận hành, khai thác sử dụng còn nhiều

bất cập.

rong thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã tiến hành hạ ngầm đường dây,

cáp đi nổi ở một số tuyến phố trung tâm thành phố Hà Nội Việc hạ ngầm đường

dây, cáp đi nổi đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay Hà

Nội vẫn chưa có bản đồ hiện trạng các công trình ngầm, công tác lưu trữ cơ sở dữ

liệu và thông tin cập nhật các dữ liệu về công trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi c n nhiều hạn chế, chưa có qui chế phối hợp đa ngành và đặc biệt thiếu các

quy định cụ thể về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi ch nh vì

vậy công tác hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi tại Thủ đô Hà Nội đạt hiệu quả chưa

cao. Việc Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “ Quản lý xây dựng hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu

là cần thiết.

2. ục đích nghiên cứu:

Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng hạ

ngầm đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội, góp phần nâng

cao mỹ quan, cảnh quan kiến trúc đô thị, giảm thiểu tình trạng đào lên, lấp xuống

và an toàn cho người dân đô thị

3. hạm vi và đối tư ng nghiên cứu:

- Phạm vi: ô thị trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên khoảng

750 km2 (bao gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực nội đô mở rộng; chuỗi đô thị

phía Bắc sông Hồng; chuỗi đô thị ph a ông đường vành đai 4; hành lang dọc sông

Hồng và vành đai xanh sông Nhuệ - theo quy định quản lý quy hoạch chung xây

dựng Thủ đô Hà Nội)

- ối tư ng nghiên cứu: Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.

Page 17: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

3

- Thời gian: heo uy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030

và tầm nhìn 2050.

4. ác phư ng pháp nghiên cứu:

a) iều tra, khảo sát:

- iều tra điều kiện tự nhiên; địa giới hành chính; dân số; điều kiện hạ

tầng kỹ thuật .... tại khu đô thị trung tâm.

- iều tra thực trạng hạ tầng kỹ thuật, cụ thể là hệ thống các đường dây,

cáp đi nổi tại các tuyến đường thuộc khu đô thị trung tâm.

- iều tra công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại các tuyến

đường đang thi công thuộc khu đô thị trung tâm.

- iều tra thực trạng công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại khu đô thị trung tâm.

- Khảo sát sự tham gia của cộng đồng, người dân trong công tác thi

công xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

b) Phân tích, tổng h p: Dựa trên các tài liệu khoa học đã được công bố

cũng như kết quả nghiên cứu trước của các luận văn, luận án tổng hợp nhận diện

hoạt động và lựa chọn xu hướng mới trong lý thuyết.

c) Kế thừa và tham vấn ý kiến chuyên gia: Luận án tham vấn ý kiến

chuyên gia trong quá trình nghiên cứu luận án, kế thừa các nghiên cứu lý thuyết

quản lý đô thị, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi trong và ngoài nước.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã xin ý kiến, học hỏi kiến thức quý báu

của các chuyên gia đầu ngành về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án trong

nhiều lĩnh vực quản lý đô thị, H , H K : giao thông, cấp thoát nước, các cơ

quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức tư vấn thiết kế… để làm cơ sở định hướng

cho luận án.

d) hư ng pháp so sánh đối chiếu: Các kết quả đề xuất được đối chiếu,

so sánh với thực tế hiện trạng nội dung phân t ch đánh giá công tác quản lý xây

Page 18: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

4

dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố, từ đó chỉ ra

những cải thiện, hiệu quả của kết quả nghiên cứu;

5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện nội dung văn bản quản lý nhà

nước về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi; ổi mới và nâng

cao năng lực quản lý xây dựng ngầm hóa.

- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho các cơ quan quản lý và đơn vị thi công nắm bắt

được quy trình xây dựng hạ ngầm nhằm đảm bảo được tính thông suốt cũng như

tiết kiệm kinh phí và thời gian xây dựng ngầm, cụ thể:

+ ề xuất qui trình quản lý xây dựng hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi góp

phần bổ sung, hoàn thiện các qui định có liên quan đến quản lý xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi nói riêng và xây dựng công trình ngầm tại Thủ đô Hà

Nội nói chung.

+ Giải quyết được yêu cầu ngầm hóa đường dây, cáp đi nổi và giảm thiểu

tình trạng đào lên, lấp xuống, tai nạn giao thông…

+ Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi cho

các cơ quan có liên quan (Điện lực, Chiếu sáng, Thông tin, Bưu điện, Truyền hình,

Cấp nước, Thoát nước, Giao thông, Quy hoạch kiến trúc…) trong việc nâng cao

chất lượng tư vấn, thiết kế và phục vụ quản lý xây dựng công trình ngầm.

6. óng góp mới của luận án:

- ề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

- ề xuất định hướng hệ trục HTKT phục vụ cho việc xây dựng hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

- ề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần tham gia

đầu tư, xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm)

đi nổi của thành phố Hà Nội.

- ề xuất tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

7. Giải thích thuật ngữ khoa học:

Page 19: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

5

+ Không gian xây dựng ngầm đô thị’: là không gian dưới mặt đất được sử

dụng cho mục đ ch xây dựng công trình ngầm đô thị[5].

+ Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị’: bao gồm việc quy hoạch

không gian xây dựng ngầm và các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình

ngầm đô thị[5].

+ Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị’: là việc tổ chức không

gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm[5].

+ Công trình ngầm đô thị’: là những công trình được xây dựng dưới mặt đất

tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các

công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên

mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ

thuật [5].

+ ông trình công cộng ngầm’: là công trình phục vụ hoạt động công cộng

được xây dựng dưới mặt đất [5].

+ ông trình giao thông ngầm’: là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà

ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ

kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất)[5].

+ ông trình đầu mối kỹ thuật ngầm’: là các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas...

được xây dựng dưới mặt đất[5],

+ ông trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm: là các công trình

đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện,

thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [5].

+ hần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất: là tầng hầm (nếu

có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất [5].

+ Tuy nen kỹ thuật: là công trình ngầm theo tuyến có k ch thước lớn đủ để

đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì

các thiết bị, đường ống kỹ thuật [5].

Page 20: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

6

+ ào kỹ thuật: là công trình ngầm theo tuyến có k ch thước nhỏ để lắp đặt

các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [5].

+ ống, bể kỹ thuật: là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm

thông tin, viễn thông, cáp truyền dẫn t n hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu

sáng [5].

+ ông trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm: là các công trình

đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện,

thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [5].

+ Chỉ giới xây dựng công trình ngầm đặt nông: Không gian ngầm được

phép xây dựng công trình ngầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống

đến độ sâu cho phép với mái dốc thẳng đứng [41].

+ Chỉ giới công trình ngầm đặt sâu: Không gian ngầm được phép xây dựng

công trình ngầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ không vượt ra ngoài

chỉ giới kiểm soát an toàn[41].

+ ông trình đầu mối kỹ thuật ngầm: là các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas...

được xây dựng dưới mặt đất [5].

+ Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: là việc tổ chức không gian

xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm[5].

8. Cấu trúc của luận án:

Luận án gồm có 151 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội

dung của luận án gồm có 3 chương:

Chương I Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

tại đô thị trung tâm TP Hà Nội.

Chương II: Cơ sở khoa học về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi.

Chương III ề xuất các giải pháp về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội và bàn luận kết quả nghiên

cứu.

Page 21: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

7

Hình 1.2. Sơ đồ nghiên cứu của luận án

VẤ Ề NGHIÊN CỨU

THỰC TIỄN

TRO G ƯỚC

Ơ S

KHOA HỌC

KINH NGHIỆM

ƯỚC NGOÀI

TỔNG HỢP – PHÂN TÍCH

Ề XUẤT

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Page 22: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC

ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

1.1. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

tại các nước trên thế giới.

Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ

thuật đô thị được đầu tư xây dựng, nhiều tuyến đường đô thị được xây dựng mới,

cải tạo, nâng cấp theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị.

Sự phát triển kinh tế gắn kết với sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao

thông đô thị mà ở đó các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: đường dây, cáp (đi

nổi, ngầm) các ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng… là một phần không thể

tách rời của giao thông đô thị. Tuy nhiên, hình ảnh thường thấy ở nhiều đô thị tại

các nước đang phát triển và ở Việt Nam – mạng lưới đường dây, cáp đi nổi được

lắp đặt lộn xộn, đan xen chằng chịt làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy

cơ, nguy hiểm đến an toàn tính mạng con người và tài sản do các sự cố chập, cháy,

nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, nhiều nước phát triển cảnh quan của các đô thị khang trang

và hiện đại, Chính quyền các đô thị đã có chiến lược, chương trình đầu tư xây

dựng đồng bộ ngay từ khi quy hoạch xây dựng thành phố đặc biệt tại các thành phố

cũ, cải tạo và xây dựng mới. Việc kết hợp xây dựng các công trình giao thông với

xây dựng một hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung như hào, tuy nen

kỹ thuật được thực hiện từng bước để bố trí lắp đặt các đường dây, cáp đi nổi và

các đường ống kỹ thuật trong quá trình cải tạo, xây dựng các thành phố. Việc ngầm

hóa các đường dây, cáp đi nổi được cho là yêu cầu bắt buộc, mặt khác, việc làm

này đem lại hiệu quả lâu dài cả về quản lý và mỹ quan đô thị, nhưng chi phí đầu tư

xây dựng lại khá cao, chính vì vậy việc ngầm hóa cần phải được thực hiện theo

một lộ trình nhất định.

Việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong cống cáp, hào hoặc tuy nen kỹ

thuật sẽ kéo dài thời gian phục vụ của chúng, tạo ra điều kiện thuận lợi trong công

tác lắp đặt, khai thác và quản lý, đồng thời sẽ làm giảm đáng kể các hiện tượng đào

Page 23: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

9

lòng đường, hè phố, không gây trở ngại cho các phương tiện giao thông trên đường

và người đi bộ. Chính vì lẽ đó, nhiều thành phố trên thế giới đã nêu khẩu hiệu “Vì

một thành phố không bị đào bới” để kêu gọi sự quan tâm của mọi người về lĩnh

vực thiết kế - thi công các loại hào, tuynen kỹ thuật này, nhằm sắp xếp, bố trí các

đường dây, cáp đi nổi cùng với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong đô thị.

1.1.1 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Liên Xô cũ[22][65]:

Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay là đất nước phát triển và có bề

dày lịch sử trong phát triển đất nước. Đặc biệt là phát triển đô thị nói chung và phát

triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm nói riêng, việc quản lý xây dựng hạ ngầm các

đường dây cáp đi nổi được quan tâm và triển khai song song cùng các dự án làm

đường. Ngày nay đã có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi tiếng dưới lòng

đất, đặc biệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm là các tuy nen, hào kỹ thuật phục vụ

công tác ngầm hóa hệ thống các đường dây, cáp đi nổi. Tại quảng trường Arơbat

có bốn tầng hầm: tầng trên cùng dành cho người đi bộ, tầng hai cho ô tô nối với

đường vành đai Matxcơva, tầng ba dành cho tầu điện ngầm nối với các ga Kalinin

và Arơbát, tầng bốn dành cho tầu điện ngầm sâu hơn và hệ thống các đường ống

cấp thoát nước, cấp khí đốt, cấp nhiệt, điện thoại, cáp điện, cáp thông tin… vv. Tại

các công trình vượt ngầm ở nút giao thông, thường gồm hai bộ phận: phần hầm kín

và phần đường đào hở, thường kết hợp làm luôn hầm cho người đi bộ ở phía trên

trần của đường hầm kín, phần dưới làm đường ống kỹ thuật (collector) tuy nen

phục vụ cho việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện đại, đặc biệt là các đường dây, cáp đi nổi

được hạ ngầm đưa vào hệ thống HTKT ngầm ( có thể là tuy nen, hào, cống cáp..)

của Thành phố ở Liên Xô cũ đã góp phần đưa công tác sửa chữa, bảo dưỡng, khai

thác và sử dụng an toàn, thuận tiện và tránh việc đào lên lấp xuống tại các đô thị.

1.1.2 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Trung Quốc [16]

Trung Quốc đã đạt được những bước đại nhảy vọt về phát triển kinh tế, trong

đó đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đi kèm theo đó việc chỉnh trang cảnh

quan kiến trúc các tuyến phố đô thị. Đặc biệt hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại

Page 24: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

10

các tuyến phố cổ và cũ. Hiện nay nhiều thành phố của Trung Quốc đã không còn

những bó dây trên các cột điện, mà thay vào đó là hệ thống hào, tuy nen, cống cáp

hiện đại để bố trí các đường dây, cáp đi nổi.

Để đạt được những thành tựu phát triển to lớn trong phát triển kinh tế cũng như

cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã có những chiến lược, chính sách quy hoạch phát

triển các trọng điểm kinh tế phù hợp nhằm tập trung nguồn lực đầu tư cho phát

triển cơ sở hạ tầng đồng bộ. Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài

đầu tư vào các vùng khó khăn ở miền Trung và miền Tây của Trung Quốc. Chính

phủ tập trung xây dựng các đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải. Nhà nước

cho phép địa phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư xây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia

vào quy trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra nguồn vốn

thực hiện một trong những việc chỉnh trang đô thị là hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi.

Để chuẩn bị cho sự kiện Triển lãm Thế giới ở Thượng Hải, tổ chức vào năm

2010 (World Expo 2010 , một hệ thống tuy nen kỹ thuật kết hợp để bố trí các

đường dây, cáp đi nổi với đường kính khoảng 20 mét đã được đề xuất xây dựng.

Mục đích là tạo dựng hình ảnh mới về thành phố Thượng Hải, đảm bảo không gian

sống cho cư dân đô thị sạch sẽ hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân; xây

dựng thành một thành phố không dây điển hình của Châu với mục tiêu tiết kiệm

năng lượng giảm nh tối đa sự ảnh hưởng của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với môi

trường [16].

Hình 1.3 Tuy n n p n o n T n T n [16]

Page 25: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

11

1.1.3 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Nhật Bản[8][12][37]:

Ở Nhật Bản chương trình ngầm hóa nội đô được thực hiện theo từng giai

đoạn. Năm 1986 là năm khởi đầu cho chương trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi tại nội đô của các đô thị Nhật. Có 4 giai đoạn là:

Giai đoạn 1986-1990 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này tập trung chủ

yếu vào các Thành phố lớn có nhu cầu cao về điện. Giai đoạn đầu mỗi tuyến điện

lực hoặc viễn thông đi trong một cống cáp riêng.

Giai đoạn 1991-1994 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này mở rộng thêm ra

các Thành phố khác và các khu tham quan du lịch. Xây dựng trước hệ thống ngầm

tại những nơi có nhu cầu sử dụng điện cao. Ở giai đoạn này vẫn sử dụng giải pháp

mỗi tuyến điện lực hoặc viễn thông đi trong 1 cống cáp riêng.

Giai đoạn 1995-1998 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này tiếp tục mở rộng

ra các Thành phố, các khu du lịch khác và những khu xây dựng trước, có nhu cầu

sử dụng điện cao. Phương pháp ngầm hóa của giai đoạn này là sử dụng máng ngầm

dẫn điện một cách linh hoạt, gọi là phương pháp máng ống dẫn. Ở giai đoạn này sử

dụng phương thức thế hệ mới. Sử dụng nhiều tuyến điện lực hoặc tuyến viễn thông

đi chung trong một loại hào hoặc tuy nen kỹ thuật.

Hình 1.4 Sơ ồ lộ trình ngầm hóa tại Nh t B n[12]

Page 26: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

12

Giai đoạn 1999 - 2003 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này tiếp tục mở rộng

tới những khu nhà, khu trung tâm dịch vụ, thương mại... Phương pháp ngầm hóa

của giai đoạn này là sử dụng phương pháp máng ống dẫn. Giải pháp ngầm hóa của

giai đoạn này sử dụng phương pháp nhiều tuyến điến lực hoặc viễn thông đi chung

trong một loại ống dẫn.

Hình 1.5 Đ ng trục chính công trình ngầm Tokyo, Nh t B n[37]

Việc xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi được Chính phủ Nhật Bản

đặc biệt quan tâm, cụ thể bằng việc tích hợp cùng với hệ thống Metro. Mở đầu là

Page 27: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

13

việc xây dựng các tuyến Metro ở khu vực trung tâm thành phố, việc thực hiện theo

lộ trình đã được phê duyệt trước. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều khó khăn cần

phải giải quyết như: vấn đề huy động vốn đầu tư xây dựng, thông gió, hạn chế rủi

ro thiên tai, thảm họa. Để tránh tình trạng xây dựng không có quy hoạch tập trung,

người Nhật đã phải xem xét kế hoạch sử dụng theo các lớp, tầng đất ngầm.

Hình 1.6 B trí các công trình HTKT ngầm ên ng ph tại Nh t B n[nguồn:internet]

Như vậy kế hoạch ngầm hóa khu vực nội đô của Nhật Bản đi trước Việt Nam

tới hơn 20 năm. Những bài học của việc ngầm hóa khu vực nội đô của Nhật Bản sẽ

là những kinh nghiệm quý báu để các đô thị, các khu vực nội thành, nội thị ở Việt

Nam tham khảo và áp dụng.

1.2. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

tại một số Thành phố ở Việt Nam.

1.2.1 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố

Hồ Chí Minh [15] [37]

Page 28: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

14

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn và phát triển nhanh

của cả nước, thành phố có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển, như nhiều Thành

phố khác tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh có hệ thống đường dây, đường cáp (dây

điện, dây thông tin, dây chiếu sáng, cáp truyền hình …. chủ yếu đi nổi, được treo

trên cột điện hoặc cây làm mất mỹ quan, cảnh quan của thành phố và gây mất an

toàn giao thông cho người dân. Chính vì thế, bắt đầu từ những năm 1996 - 2000,

ngành điện TP.HCM đã bắt đầu tiến hành ngầm hóa các công trình xây dựng mới

lưới điện trung thế tại các tuyến đường chính khu vực nội thành.

Vào những năm 2003 - 2005, Thành phố bắt đầu xây dựng một số dự án

chỉnh trang đô thị, điển hình các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Nam Kỳ

Khởi Nghĩa...

Năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy

TP.HCM, ngành điện bắt đầu xây dựng kế hoạch ngầm hóa chỉnh trang đô thị.

Nhưng đến ngày 16/6/2011 mới hiện thực hóa bằng đề án ngầm hóa được UBND

Thành phố thông qua. Nội dung của đề án được tóm tắt như sau:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: tập trung ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế cùng với

dây thông tin trên các tuyến đường và hẻm đã được xây dựng ổn định theo qui

hoạch trên địa bàn của khu vực trung tâm Thành phố (toàn bộ quận 1 và quận 3).

Các quận nội thành khác, thực hiện từ 3 - 5 công trình trọng điểm. Đối với lưới

điện cao thế 110KV thực hiện ngầm hóa một số tuyến dây xuyên tâm thành phố

theo tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị kết hợp xử lý các điểm vi phạm hành lang an

toàn lưới điện, ưu tiên ngầm hóa tại các khu vực trung tâm.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế và dây

thông tin cho khu vực nội thành Thành phố gồm các quận trung tâm và các quận

lân cận (quận 4, 5,6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình . Đối

với các quận, huyện còn lại thực hiện ngầm hóa tại các khu trung tâm hành chính,

thương mại. Thực hiện ngầm hóa các tuyến dây cao thế 110KV tại khu vực các

quận nội thành, ưu tiên thực hiện đồng bộ đối với các dự án xây dựng mới, mở

rộng đường.

Page 29: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

15

+ Giai đoạn 2021-2025: cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện kết hợp với

đường dây, cáp thông tin tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô

thị mới, khu công nghiệp trên phạm vi toàn thành phố.

TP. Hồ Chí Minh chưa thành lập cơ quan chịu trách nhiệm chung về quản lý

xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn đó là:

- Sự ph i h p giữ á ơn ị v n hành: có 13 đơn vị vận hành và mỗi đơn vị

quản lý vận hành một hệ thống riêng biệt. Quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến khó

khăn trong khâu điều tra, thu thập thông tin, việc phối hợp giữa các đơn vị thường

thiếu đồng bộ, mỗi đơn vị mỗi quan điểm, mỗi ý kiến khác nhau nên việc thống

nhất rất khó khăn. Đôi khi không xác định được công trình đường dây, cáp của đơn

vị nào, đến khi xảy ra sự cố mới có đơn vị quản lý xuất hiện.

- Hệ th ng công trình n dây áp nổi và công trình HTKT ngầm dày ặc:

tại đường Trần Hưng Đạo và khu vực dân cư liền kế có hệ thống công trình ngầm

hiện hữu rất dày đặc, gồm cáp điện trung hạ thế, cáp thông tin liên lạc của một số

đơn vị, ống cấp thoát nước, …Việc điều tra khảo sát công trình thường không

chính xác, do đó khi thi công phải có biện pháp thăm dò. Mặc dù vậy đôi khi vẫn

không xác định được hết và khi thi công thì chạm phải công trình ngầm hiện hữu

gây sự cố. Việc xử lý sự cố này xảy ra rất thường xuyên, gây mất thời gian, ảnh

hưởng đến tiến độ thi công, ảnh hưởng đến vận hành của công trình hiện hữu và

ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

- Cấm ào: công trình đi qua một số đường giao thông cấm đào nên khi đào

đường tại các vị trí này phải tuân thủ qui trình xin phép đào đường riêng và thường

gặp khó khăn hơn.

- K ó ăn ừ n i dân: với dự án chỉnh trang đô thị, phần lớn người dân ủng

hộ nhiệt tình. Tuy nhiên, còn một số người dân gây khó khăn, khiếu nại các vị trí

lắp đặt công trình ngang qua lề đường trước nhà, mặc dù các thủ tục xây dựng

công trình đã được các cơ quan, ban, ngành cấp.

- Thi u kinh nghiệm sử dụng công nghệ m i: được biết công nghệ ống nhựa

soắn là công nghệ mới đã được lắp đặt nhiều tại Hàn Quốc và TP. Hà Nội, nhận

Page 30: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

16

thấy việc sử dụng ống soắn có nhiều ưu thế so với ống thẳng, công trình đã sử

dụng ống nhựa soắn. Tuy nhiên, do kinh nghiệm lắp đặt, giám sát chưa có kinh

nghiệm nên có một số khó khăn khi kéo cáp.

Hình 1.7 Công trình ngầm ó ng Lê Thánh Tôn (theo gi i pháp cổ ển)[37]

Hình 1.8 Công trình ngầm theo gi i pháp cổ ển rất lộn xộn không có tr t tự[37]

Trên cơ sở đề án được phê duyệt, vào các năm 2011 - 2013, các ngành đã

phối hợp thực hiện 31 dự án ngầm hóa với tổng khối lượng đạt 57,5 km lưới điện

trung thế, 97,3 km lưới điện hạ thế và 2,7 km lưới 110kv. Việc ngầm hóa đến đâu

tổ chức thu hồi trụ điện đến đó, góp phần đem lại diện mạo mỹ quan đô thị.

Trong 02 năm 2014 - 2015 EVN HCM thực hiện 126 công trình với tổng

khối lượng thực hiện ngầm hóa lưới điện là 426 km trung thế và 639 km hạ thế.

Tuy nhiên cũng chính vì việc thực hiện một cách riêng lẻ nên công tác ngầm

hóa các đường dây, cáp đi nổi tại TP.HCM chưa triệt để do mới chỉ ngầm hóa lưới

điện, chưa kết hợp ngầm hóa dây thông tin và chiếu sáng nên tình trạng “mạng

nhện” chưa được cải thiện.

Page 31: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

17

1.2.2 Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố

Đà Nẵng[11].

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung Ương, với diện tích

1285km2 và nằm ở vị trí chiến lược của cả nước, Đà Nẵng được coi là một trong

những thành phố quan tâm đầu tư, xây dựng theo quy hoạch phát triển kinh tế xã

hội nói chung và quản lý đô thị nói riêng. Đặc biệt trong vấn đề chỉnh trang cảnh

quan kiến trúc đô thị, các đường phố sạch đ p và hiện đại, mà ở đó vấn đề hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi là một trong những nhiệm vụ cần phải được triển khai

thực hiện. Với nhận thức và tầm quan trọng của việc hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi. Từ năm 2010 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện sắp xếp

các đường dây, cáp trên 443 đoạn/tuyến đường với tổng chiều dài hơn 242km.

Riêng năm 2015, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên

quan tiếp tục hạ ngầm 43 tuyến phố còn lại, cụ thể là các tuyến đường: Nguyễn

Hoàng, Thanh Thủy, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh,

Đỗ Thúc Tịnh, Trường Sơn, Trường Chinh, Lương Đình Của, Nguyễn Văn Huyên,

Nguyễn Phong Sắc, Lê Mai Ninh, Nguyễn Nhàn, Tố Hữu, Cách mạng tháng Tám,

Bùi Vịnh, Huy Cận, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Phan Vinh, Trần

Quang Khải, Nguyễn Văn Thoại, Dương Đình Nghệ, Hồ Nghinh, Dương Tự Minh,

Lê Hữu Trác, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Đại Nghĩa, Khu vực Mân Quang, Phạm

Như Xương, Âu Cơ, Nguyễn Bình Trọng, Vũ Trọng Phan, Đặng Dung, Tôn Đức

Thắng, Cù Chính Lan, Kỳ Đồng, Nguyễn Đức Trung, Thái Thị Bôi, Bế Văn Đàn,

Nguyễn Phước Nguyên, Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Tri Phương, Lê Trọng Tấn.

UBND TP Đà Năng cũng công bố 119 tuyến đường không được treo mới

cáp thông tin, đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý nghiêm các

hành vi kéo cáp treo trên địa bàn thành phố không đúng quy định. Giao Đài Phát

thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng phối hợp, thông báo kế hoạch việc sắp

xếp, ngầm hóa cáp thông tin của thành phố năm 2015

Việc sắp xếp các đường dây, cáp đi nổi trong các hào kỹ thuật đã góp phần

tạo nên mỹ quan đô thị của thành phố Đà Nẵng. Cùng với đó, UBND thành phố Đà

Page 32: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

18

Nẵng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp,

đơn vị sở hữu, sử dụng cáp thông tin tiếp tục thực hiện việc di dời, ngầm hóa đồng

bộ cáp thông tin tại các dự án, công trình cải tạo hoặc xây dựng mới;

1.2.3. Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại thành phố

Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [10].

Thành phố Vũng Tàu có diện tích khoảng 141,1 km2; TP Vũng Tàu là thành

phố du lịch của khu vực phía Nam. Trong những năm gần đây TP. Vũng Tàu tập

trung đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tổ chức triển khai việc ngầm

hóa các đường dây, cáp đi nổi. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu (không

kể xã đảo Long Sơn mới chỉ tập trung thực hiện việc hạ ngầm hệ thống điện trung

thế, còn hệ thống điện hạ thế vẫn đi nổi trên các trụ bê tông cốt thép, chưa được hạ

ngầm.

Hệ thống cáp thông tin trên địa bàn do các doanh nghiệp quản lý bao gồm:

Công ty Viễn thông Bà Rịa – Vũng Tàu (VNPT ; chi nhánh Viễn Thông Quân

Đội; Công ty truyền hình cáp Sài Gòn tourist; chi nhánh Viễn Thông Miền Nam

(FPT); Công ty truyền hình cáp Bà Rịa; Trung tâm viễn thông địa lực Bà Rịa –

Vũng Tàu(EVN .

Hình 1.9 Lắp ặt cáp ngầm trên tuy n ph Thành ph Bà Rịa [10]

Ngoài ra, trên một số tuyến đường còn hệ thống cáp thông tin của ngành

Quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh…

Page 33: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

19

Theo thông kê từ các doanh nghiệp quản lý hệ thống cáp thông tin trên đây

cho 168 tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu thì tổng chiều dài đường

dây, cáp là 1345,5 km các loại (không bao gồm hệ thống cáp thông tin của ngành

quân đội, công an).

Hệ thống cáp điện không được quản lý chặt chẽ, một số doanh nghiệp đã “kéo

chui” một cách tùy tiện, không được cấp phép, tiện đâu ngoắc đấy, buộc chằng sao

cho đạt được mục đích. Việc kéo chui vội vã không theo một tiêu chuẩn đã gây

mất mỹ quan đô thị và mất an toàn cho dân cư sinh sống dưới tuyến cáp. Hiện

tượng treo cáp của các doanh nghiệp chủ yếu để giảm chi phí, thời gian triển khai

nhanh.

Một thực trạng nữa là các công trình trên được xây lắp đặt giao cắt chồng

chéo lên nhau, đặc biệt còn có tình trạng sử dụng các tuyến cống, mương thoát

nước để luồn, neo cáp trong lòng cống, mương gây cản trở dòng chảy thoát nước,

ngập úng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống thoát nước.

Trước tình trạng các loại dây và cáp mắc chằng chịt trên cột điện, cây xanh đã

làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện, giao

thông trên địa bàn. Chính vì vậy UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định ứng

dụng hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn của Công ty Busadco để

ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh tại thành phố Vũng

Tàu. Có các dự án xây dựng hào kỹ thuật phục vụ ngầm hóa các công trình hạ tầng

kỹ thuật đường Trần Hưng Đạo, đường Thùy Vân, hẻm 239 Lê Hồng Phong

(TP.Vũng Tàu). Tại thành phố Bà Rịa thí điểm công trình hào kỹ thuật Busadco

cho tuyến cáp ngầm trung thế, hạ thế, cáp quang đường Võ Văn Kiệt: Dự án cải tạo

đường Hương Lộ 10, đường Nguyễn Tất Thành, đường trục chính Tân Hưng.

1.2.4. Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành

phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh[4].

Thành phố Hạ Long là thành phố du lịch và cũng là Thành phố được tỉnh

Quang Ninh đặc biệt chú trọng quan tâm về công tác phát triển đô thị nói chung và

công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi nói riêng.

Page 34: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

20

Theo thống kê sơ bộ của Phòng Quản lý đô thị TP Hạ Long, hiện nay trên địa

bàn thành phố có 2.134km đường dây điện và dây thông tin các loại, trong đó,

đường dây, cáp đi nổi là 1.826km và đường dây ngầm là 308km, các tuyến cáp đi

nổi hiện nay chủ yếu là treo, gá vào hệ thống cột điện, cây xanh. Các đường dây

không được treo thống nhất, thiếu ký hiệu riêng cho từng đơn vị dẫn đến chồng

chéo gây mất mỹ quan đô thị. Cũng theo thống kê, rà soát hiện đang có 8 đơn vị

quản lý tuyến dây điện và cáp thông tin trên địa bàn thành phố gồm: Điện lực

Quảng Ninh, Viễn thông Quảng Ninh; Công ty TNHH truyền hình cáp Alpha

Quảng Ninh, Chi nhánh Viettel tại Quảng Ninh, Công ty TNHH truyền hình cáp

SaigonTourist Quảng Ninh,... Trong 8 đơn vị trên thì Công ty Điện lực Quảng

Ninh hiện đang là đơn vị có số lượng đường dây lớn nhất lên tới 1.089km nhưng tỷ

lệ hạ ngầm của đơn vị gần như thấp nhất với 4,76%.

UBND thành phố Hạ Long xác định việc thực hiện hạ ngầm, sắp xếp đường

dây, cáp đi nổi tại một số tuyến đường trục chính trên địa bàn là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2012-2013. Do vậy, Thành phố đã từng bước

thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi để đáp ứng được tiêu chí đô thị loại I

trong năm 2013, bảo đảm thành phố xanh - sạch - đ p. Đồng thời việc đầu tư xây

dựng hạ ngầm sẽ khắc phục tình trạng đầu tư chồng chéo giữa các công trình hạ

tầng kỹ thuật tại các trục đường chính, tránh việc đào lấp nhiều lần gây lãng phí

trong đầu tư và bức xúc trong nhân dân”. Theo lộ trình trong kế hoạch đề ra, việc

ngầm hoá sẽ được thực hiện ở 7 tuyến phố chính thuộc trung tâm thành phố với

trên 12km đường dây và dự kiến sẽ mất khoảng trên 60 tỷ đồng được thực hiện từ

2013-2015. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay khi tiến hành hạ ngầm các

đường dây là do chi phí quá lớn, trung bình 1km hạ ngầm sẽ mất khoảng trên 5 tỷ

đồng. Mặt khác là do các tuyến đường dây này liên quan đến rất nhiều sở, ban,

ngành mà hiện nay, sự phối hợp của các sở, ban, ngành thành phố và các doanh

nghiệp viễn thông, truyền hình cáp... chưa chặt chẽ, nên công tác hạ ngầm thiếu

đồng bộ và hiện vẫn chưa được khởi động.

Page 35: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

21

Hình 1.10 Công tác ngầm ó áp ện và cáp thông tin tại TP Hạ Long[4]

Thực tế cho thấy, so với lưới điện nổi, lưới điện ngầm đã được xây dựng

không những nâng cao khả năng vận hành ổn định, hạn chế được phạm vi mất điện

trên diện rộng khi cắt điện công tác, giảm thiểu tối đa việc mất điện do sự cố thiên

tai, sét đánh, cây đổ… gây ra mà còn nâng cao tính an toàn sử dụng điện trong

nhân dân, loại bỏ được các điểm mất an toàn do vi phạm hành lang an toàn lưới

điện cao áp. Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc ngầm hoá lưới điện chính là

một trong những dự án quan trọng, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giúp TP Hạ

Long đạt chuẩn đô thị loại I.

1.3. Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội:

1.3.1 Giới thiệu về đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội [35]

Page 36: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

22

1.3.1.1 Chức năng: Là trung tâm chính trị hành chính hành chính, kinh tế, văn

hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố Hà Nội và cả

nước.

1.3.1.2. Phân vùng phát triển[35]:

- Nội đô lịch sử 80 vạn dân, quản lý và bảo tồn;

- Nội đô mở rộng: 85 – 90 vạn dân: Cải tạo – phát triển;

- Khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng: 1,2 -1,4 triệu dân; phát triển các

trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng.

- Khu vực mở rộng phía bắc sông Hồng: Dân số 1,7 triệu dân; chức năng giao

dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, giáo dục – y tế, du lịch sinh thái, giải trí

gắn với bảo tồn khu di tích cổ loa, trung tâm trưng bày hội trợ; trung tâm dịch vụ

triển lãm thương mại EXPO dịch vụ.

1.3.1.3. R n :

Hình 1.11 Sơ ồ ị trung tâm thành ph Hà Nội [35]

Diện tích đô thị trung tâm TP Hà Nội khoảng 756 km2; được chia làm 6 khu

vực để kiểm soát phát triển, gồm: Khu A: Khu vực nội đô lịch sử; Khu B: Khu vực

Page 37: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

23

nội đô mở rộng; Khu C: Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng; Khu D: Chuỗi đô thị

phía Đông đường vành đai 4; Khu E: Hành lang xanh sông Hồng; Khu F: vành đai

xanh sông Nhuệ và các nêm xanh.

1.3.2 Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại

đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Hình 1.12 Hình nh b o d ỡng và sửa chữ ện [nguồn: internet]

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Hà Nội là nơi

thường xuyên tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa lớn, đồng thời là nơi thu hút

hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội vẫn chưa được đ p

về kiến trúc cảnh quan, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết,

trong đó hệ thống đường dây, cáp đi nổi là điều cần phải triển khai thực hiện ngay.

Theo thống kê tại Hà Nội có khoảng 143.715km đường dây, cáp được bố trí,

xây dựng tại các đường phố, trong đó đi nổi khoảng 87 và đi ngầm chỉ chiếm

khoảng 13 . Các đường dây, cáp đi nổi thường treo trên các cột treo cáp mà trong

đó có khoảng 30 đã hư hỏng hoặc không sử dụng. Mạng lưới đường dây, cáp này

do quá nhiều cơ quan quản lý (khoảng 20 đơn vị hiện là chủ sở hữu [2].

Điều này đã không những gây mất mỹ quan, làm mất đi vẻ đ p của một đô

thị ngàn năm văn hiến mà còn gây mất an toàn cho người dân và bức xúc lớn trong

xã hội; Bên cạnh hệ thống dây nổi, hệ thống công trình kỹ thuật ngầm như hệ

thống cấp, thoát nước, các đoạn cáp điện lực, cáp quang, cáp chiếu sáng chôn

ngầm diễn ra một cách manh mún, thiếu sự quản lí thống nhất và quy hoạch dẫn

đến hiện tượng "mạnh ai nấy làm" và "đào lên, lấp xuống" diễn ra liên tục. Hơn

thế nữa, do thiếu quy hoạch và quản lí nên đa số các công trình ngầm này lại được

Page 38: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

24

bố trí ngay dưới lòng đường và trên vỉa hè gây ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức

giao thông mỗi khi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa. Ngoài ra, do công tác lưu trữ hồ sơ

không đầy đủ, thiếu chính xác đã gây khó khăn rất lớn cho công tác thi công các

công trình công cộng khác. Do vậy, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng cần

giải quyết để đạt được mục tiêu trên là phải ngầm hóa và tích hợp hệ thống dây với

các tiện ích đô thị khác.

Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác hạ ngầm và đã chỉ đạo về

việc ngầm hóa hệ thống dây nổi với tỷ lệ ngầm hóa triệt để hệ thống dây, cáp đi nổi

cho các tuyến đường mới và các khu đô thị mới phát triển nhằm tạo dựng môi

trường cảnh quan văn hóa Hà Nội đ p và hiện đại và từng bước xây dựng Hà Nội

thành một thủ đô văn minh, hiện đại. Để thực hiện yêu cầu này, ngày 4/6/2016,

UBND Thành phố Hà Nội đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với 4 doanh

nghiệp viễn thông và điện lực là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

(VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông

MobiFone và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội . Đây là cơ

sở cho việc phối hợp triển khai đồng bộ, hiệu quả hạ ngầm hệ thống đường dây

viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2016-

2020. Theo đó, 4 doanh nghiệp sẽ triển khai hạ ngầm đồng bộ hệ thống đường dây

viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố phù hợp với quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong đó, ưu tiên việc sử

dụng chung hạ tầng và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông, kết hợp với việc ngầm

hóa, chỉnh trang đô thị, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Đồng thời, tổ chức

quản lý, khai thác công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung theo

đúng quy định và hiệu quả. Tuy nhiên do thiếu cơ sở lý thuyết, định hình tuy nen,

hào kỹ thuật và tính chất phức tạp, khó khăn của các công trình ngầm và những đặc

thù rất riêng của đô thị cổ Hà Nội nên công tác triển khai thực tế gặp nhiều khó

khăn.

1.3.2.1 Hiện trạng hệ thống cấp điện thành phố Hà Nội.

Page 39: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

25

a) Đặc điểm: Hệ thống điện cao thế 220kv và 110kv chủ yếu đi nổi trên cột

thép; hệ thống điện trung áp gồm dây đi nổi trên cột bê tông và cáp ngầm (chôn

trực tiếp và trong hào kỹ thuật).

Hệ thống điện cao thế 220KV & 110KV chủ yếu đi nổi trên cột thép. Hệ

thống điện trung, hạ áp gồm dây nổi đi trên cột bê tông và cáp ngầm (chôn trực

tiếp, và trong hào kỹ thuật).

Chiều dài lưới điện cao áp (220KV & 110KV) hiện có: 301,8km

- Cáp ngầm: 18,4km, tỷ lệ ngầm hóa: 6%. Cụ thể:

+ Cáp 220KV (ngầm/nổi): 7,2km/60,4km, tỷ lệ: 12%.

+ Cáp 110KV (ngầm/nổi): 7,8km/240,8km, tỷ lệ 5%.

- Hình thức và cấu tạo chôn ngầm điện cao áp

+ Chôn chung hoặc chôn riêng

+ Vị trí chôn: dải phân cách giữa, vỉa hè.

+ Cấu tạo hào chôn B: 1m-3m; Sâu: 1,82,4m.

Tỷ lệ ngầm hóa lưới trung áp đạt trên 33%.

b) Cơ quan quản lý:

- S C n ơn à Nội: Quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát

triển hệ thống năng lượng (điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổ chức thực

hiện Luật Điện lực, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Luật Sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

Thực hiện cấp, quản lý, kiểm tra, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy

định; Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng

mua bán điện theo Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật

Điện lực; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả; Thẩm định kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, công trình sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thành phố;

- Tổn C n y l ện cao th Miền Bắc và Tổn C n y Đ ện lực Thành

ph Hà Nội: Quản lý và Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện,

Page 40: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

26

bán lẻ điện; Sửa chữa vận hành và hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi khi có yêu

cầu của UBND thành phố theo kế hoạch và lộ trình thực hiện; Giám sát lắp đặt

thiết bị công trình, xây dựng hoàn thiện công trình điện dân dụng công nghiệp,

đường dây tải điện và trạm biến áp; Sản xuất thiết bị điện; Lắp đặt hệ thống điện;

Xây lắp các công trình điện; Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 110KV; Xây

dựng đường dây và trạm biến áp không giới hạn quy mô cấp điện áp.

Hình 1.13: L ện cao áp và trạm bi n áp hiện có tại Hà Nội[nguồn Viện QHXD]

Từ nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhiệt điện Phả Lại có 5 đường dây 220

KV cấp điện cho khu vực Hà Nội.

Lưới điện phân phối Hà Nội hiện nay tồn tại 3 cấp điện áp 35, 10 và 6 KV.

Đến nay hệ thống lưới điện 110, 220 KV Hà Nội đã phát triển đến mức hoàn chỉnh

dựa trên 2 nguồn điện lớn là Hòa Bình và Phả Lại. Lưới điện 35, 10-6 KV về lâu

dài được xác định là chuyển đổi thành lưới 20 KV.

Page 41: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

27

Nhận xét: Lưới điện cao thế (110KV, 220KV) phần lớn đang đi nổi trên hệ

thống cột thép (cột thép hình và cột thép đơn thân gây mất mỹ quan đô thị và mất

an toàn (mất an toàn do nhiễm điện, dễ gây tai nạn lao động trong vận hành, sửa

chữa, khai thác, mất an toàn đối với con người và tài sản do đổ cột, đứt dây… .

Việc hạ ngầm đường dây điện còn hạn chế. Lưới điện trung hạ áp đã hạ ngầm được

đáng kể song vẫn còn nhiều tuyến chưa được thực hiện…

Đối với những đoạn tuyến điện đã xây dựng ngầm, hoặc ngầm hóa Chưa

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hiện đại hóa. Tuyến cáp ngầm 220kv Hà Đông – Thành

Công có vị trí nằm trong dải phân cách giữa đường Lê Văn Lương và một đoạn

nhỏ của phố Tố Hữu. Cáp ngầm không được bố trí trong hào kỹ thuật, hào bê tông

kiên cố; cáp được luồn trong ống nhựa xoắn cách điện rồi chôn trong hào đất giữa

dải phân cách giữa. Đối với các tuyến cáp ngầm trung hạ thế khác, ngoài một số

được bố trí trong hào kỹ thuật, cáp được luồn trong ống nhựa xoắn cách điện rồi

đặt trong hào đất dưới hè đường, thậm chí, hè đường không còn không gian bố trí

cáp điện ngầm nên tuyến cáp ngầm khi xây dựng phải luồn lách tránh các tuyến hạ

tầng kỹ thuật hiện có khác, hoặc chôn trong kết cấu mặt đường…

1.3.2.2 Hệ thống cáp thông tin – bưu điện và các tuyến truyền dẫn.

a) Đặc điểm: Hệ thống dây cáp viễn thông chủ yếu còn đi nổi trên cột, đi

chung với dây điện trung hạ áp. Có phần nhỏ dây cáp được kéo trong cống bể kỹ

thuật riêng hoặc đi chung trong hào kỹ thuật dùng chung.

b) Cơ quan quản lý: Các cơ quan quản lý gồm công ty VNPT Hà Nội; công ty

Mobifone Hà Nội; công ty Viễn thông quân đội Viettel với nhiệm vụ Thiết lập,

quản lý, khai thác và phát triển mạng lưới đường dây, cáp do đơn vị quản lý, cung

cấp các dịch vụ công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

c) Hiện trạng: Tổng số cáp truyền dẫn toàn thành phố trên 6280 km; Với lịch

sử từ năm 1954 đến nay trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, Hà Nội đã có

nhiều công trình bưu điện được hiện đại hóa, nhất là mạng lưới điện thoại. Tháng

10/1954, thành phố chỉ có 1 tổng đài điện 800 số 1200 đôi cáp. Sau đó ít lâu mạng

lưới đã được tự động hoá thành đa trạm gồm 5 tổng đài điện thoại tự động với

Page 42: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

28

dung lượng 13.200 số nhưng các mạng vẫn còn chắp vá, cơ bản vẫn dùng mạng

cống cáp cũ chỉ bổ xung được một ít cáp mới, Năm1990, mạng lưới điện thoại nổi

bật Hà Nội đã được số hoá với hệ thống tổng đài điện thoại tự động thống nhất

E10B có thể tự động gọi điện thoại cho bất kỳ thuê bao nào trong thành phố đi các

tỉnh có tổng đài điện thoại tự động và đi Quốc tế. Đến 4/1991 đã hoàn thành giai

đoạn 1 của hệ thống tổng đài E10B với tổng dung lượng 17.000 số.

Hình 1.14: Hiện trạng hệ th ng cáp viễn thông, tổn à [nguồn Viện QHXD]

Mạng lưới điện thoại Hà Nội bao gồm:

1. Mạng điện thoại nội hạt

2. Mạng điện báo Hà Nội .

3. Mạng thông tin chống bão lụt ở Hà Nội

4. Mạng thông tin liên tỉnh và đi Quốc tế.

Page 43: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

29

Mạng lưới điện thoại nội thành: Mạng lưới điện thoại nội thành có một trung

tâm đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng và một tổng đài phụ ở 16 Hùng Vương. Từ hai nơi

đó có mạng lưới cáp truyền dẫn đi đến các nhà cáp của từng khu cực chính trong

thành phố. Các tuyến cáp này đều là các tuyến cáp đồng trục 300 ly đến 600 ly. Từ

các nhà cáp, có mạng đồng cáp đồng trục nhỏ hơn 100ly đến 200ly dẫn đến các tủ

cáp.

Bảng 1.1: Bảng thống kê hiện trạng hệ thống hào, cống cáp để hạ ngầm cáp viễn thông

(lưới truyền dẫn đô thị trung tâm

TT Tên đường phố Hình thức bố trí dây

cáp

Chiều dài

đường phố (km)

Vị trí chôn

ngầm

Chiều dài

cáp (m)

1 Huỳnh Thúc Kháng cống bể chôn ngầm - hè 75

2 Nguyễn Chí Thanh -nt- 3717 hè 3588

3 Chùa Láng -nt- - hè 242

4 La Thành công trình ngầm

HTKT sử dụng chung - hè 766

5 Cầu Giấy -nt- 1865 hè 1865

6 Xuân Thủy -nt- 957 hè 957

7 Hồ Tùng Mậu -nt- 2096 hè 2096

8 Đường 32 đoạn từ Cầu

Diễn đến chợ Nhổn -nt- 3645

phân cách

giữa 3645

9 Kim Mã -nt- - hè 1692

10 Nguyễn Thái Học -nt- 1378 hè 1378

11 Tràng Thi -nt- 1676 hè 1676

12 Phan Chu Trinh cống bể chôn ngầm 681 hè 681

13 Lò Đúc -nt- - hè 802

14 Lý Thái Tổ công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 834 hè 835

15 Nguyễn Hữu Huân cống bể chôn ngầm 419 hè 419

16 Trần Nhật Duật -nt- 679 hè 679

17 Yên Phụ -nt- 1606 hè 1606

18 Yên Phụ -nt- 1110 hè 1110

19 Nghi Tàm công trình ngầm

HTKT sử dụng chung - hè 277

20 Xuân Diệu -nt- 1340 hè 1340

21 Âu Cơ -nt- 2146 hè 2146

22 An Dương Vương cống bể chôn ngầm 3513 hè 3513

23 Đường dẫn nam cầu

Thăng Long -nt- - lề 1430

24 Nguyễn Hoàng Tôn -nt- - hè 1445

25 Phạm Văn Đồng công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 4736 hè 4736

26 Hoàng Quốc Việt -nt- 2528 hè 2528

Page 44: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

30

TT Tên đường phố Hình thức bố trí dây

cáp

Chiều dài

đường phố (km)

Vị trí chôn

ngầm

Chiều dài

cáp (m)

27 Nguyễn Văn Huyên cống bể chôn ngầm - hè 414

28 Hoàng Hoa Thám -nt- 3450 hè 3450

29 Thanh Niên công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 1117 hè 1117

30 Hùng Vương cống bể chôn ngầm - hè 287

31 Hoàng Văn Thụ -nt- - hè 143

32 Độc Lập -nt- 444 hè 444

33 Điện Biên Phủ công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 1012 hè 1012

34 Lê Duẩn -nt- 2336 hè 2336

35 Giải Phóng -nt- 4659 hè 4659

36 Ngọc Hồi -nt- - hè 2661

37 Đại La cống bể chôn ngầm - hè 934

38 Kim Đồng -nt- 449 hè 449

39 Tân Mai -nt- 2987 hè 2987

40 Lĩnh Nam -nt- - hè 1733

41 Tôn Đức Thắng -nt- 1491 hè 1491

42 Nguyễn Lương Bằng công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 1143 hè 1143

43 Tây Sơn cống bể chôn ngầm 821 hè 821

44 Nguyễn Trãi công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 3387 hè 3387

45 Trần Phú - Hà Đông -nt- - hè 2066

46 Phan Bội Châu - Hà

Đông cống bể chôn ngầm - hè 350

47 Chiến Thắng -nt- - hè 670

48 Tố Hữu chôn trực tiếp trong

đất - hè 2933

49 Đại lộ Thăng Long công trình ngầm

HTKT sử dụng chung - hè 11685

50 Nguyễn Cơ Thạch -nt- - hè 288

51 Trần Vĩ cống bể chôn ngầm - hè 521

52 Lê Đức Thọ công trình ngầm

HTKT sử dụng chung - hè 860

53 Lưu Hữu Phước cống bể chôn ngầm - hè 311

54 Mễ Trì công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 1316 hè 1316

55 Châu Văn Liêm -nt- 764 hè 764

56 Lê Quang Đạo -nt- - hè 898

57 đường vào bưu điện

Ngọc Trục cống bể chôn ngầm 421 hè 421

58 Phạm Hùng hào kỹ thuật 3945 hè 3945

59 Khuất Duy Tiến -nt- 1929 hè 1929

60 Nguyễn Xiển -nt- 2944 hè 2944

61 Nghiêm Xuân Yêm -nt- 2240 hè 2240

62 Vành đai 3 đoạn từ BX. công trình ngầm 5646 hè 5646

Page 45: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

31

TT Tên đường phố Hình thức bố trí dây

cáp

Chiều dài

đường phố (km)

Vị trí chôn

ngầm

Chiều dài

cáp (m)

Nước Ngầm đến Lĩnh

Nam

HTKT sử dụng chung

63 cầu Chương Dương treo dọc cầu - cầu 1305

64 Nguyễn Văn Cừ công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 2900 hè 2900

65 Ngô Gia Tự -nt- 2778 hè 2778

66 Ngọc Thụy chôn trực tiếp trong

đất - lề 2039

67 Đường Long Biên -

Xuân Quan -nt- - lề 9599

68 Đa Tốn -nt- - lề 1035

69 đường thôn Đào Xuyên -

Gia Lâm -nt- - lề 3186

70

Đường 5 đoạn từ ngã tư

Châu Qùy đến thôn Kiên

Thành

công trình ngầm

HTKT sử dụng chung - lề 1893

71 Nguyễn Văn Linh cống bể chôn ngầm 5691 hè 5691

72 Nguyễn Đức Thuận -nt- 1036 hè 1036

73 Trần Duy Hưng công trình ngầm

HTKT sử dụng chung 1707 hè 1707

Cộng 143951

(Nguồn: S Thông tin truyền thông, Viện QHXD Hà Nội)

Nhận xét: Tuy mạng lưới cáp viễn thông đã được xây dựng ngầm và ngầm

hóa với khối lượng lớn, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tuyến viễn thông đi nổi trên cột

riêng, trên cột chung với các tuyến điện trung hạ áp, gây mất mỹ quan đô thị và an

toàn thông tin.

Hạ tầng viễn thông nói chung và hệ thống cống bể kỹ thuật do chính các nhà

mạng đầu tư xây dựng, nên chưa được khai thác chung cho tất cả các nhà mạng, do

đó gây lãng phí và khó khăn trong quản lý. Ngoài ra còn gây khó khăn trong việc

bố trí quỹ đất để bố trí hạ tầng viễn thông của nhiều nhà mạng khác nhau.

Hình thức cáp viễn thông hạ ngầm phần lớn đặt trong cống bể kỹ thuật (cáp

viễn thông kéo trong các ống nhựa chôn ngầm trong đất .

1.3.2.3. Hiện trạng mạng lưới cáp điện chiếu sáng và một số cáp, dây của

công trình khác tại Hà Nội

a. Cáp điện chiếu sáng[13]:

Đặc điểm: Thiết bị chiếu sáng được lắp đặt trên các cột, trong đó có cột

Page 46: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

32

sử dụng riêng cho chiếu sáng phục vụ chiếu sáng, còn lại là cột kết hợp với lưới

điện hạ thế. Chủng loại loại cột đèn chiếu sáng chủ yếu là: Cột bê tông ly tâm, cột

bê tông chữ H và cột thép. Hệ thống dây truyền tải chiếu sáng hiện nay sử dụng

thống nhất mạng 3 pha 4 dây. điện áp chủ yếu tại các trạm 380/220V trung tính

nối đất. Tiết diện dây dẫn hầu hết từ 4 -25mm2.

Cơ quan quản lý: Công ty TNHH Nhà nước MTV Chiếu sáng và thiết bị đô

thị(Hapulico).

Hiện trạng: Tổng chiếu dài tuyến chiếu sáng: Hiện có đã có 21,613 Km ,

Trong đó: Chiếu sáng đường, phố: 18,972 km, chiếm 87,78%; Chiếu sáng ngõ

xóm:2,641 km, chiếm 12,22%. Nhìn chung, hệ thống chiếu sáng công cộng thành

phố Hà Nội về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu phục vụ cho các hoạt

động giao thông, sinh hoạt của người dân, thể hiện ở một số điểm như sau:

Phạm vi chiếu sáng đã bao phủ kín các tuyến phố đô thị trung tâm, không

chỉ các tuyến đường phố lớn mà ngay cả các tuyến đường nhỏ trong các khu dân

cư, xóm ngõ khu vực Phố Cổ cũng đã được đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng

công cộng.

Tuy vậy so với yêu cầu phát triển của Thành phố, với chức năng nhiệm vụ,

đặc điểm, các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng hiện hành và yêu cầu việc ngầm hóa hệ

thống dây truyền dẫn điện, hệ thống chiếu sáng của khu vực đô thị trung tâm cần

có những nghiên cứu đặc biệt là phải phối hợp với kế hoạch ngầm hóa các đường

dây, cáp đi nổi của Thành phố Hà Nội.

b. Một số cáp, dây của một số công trình khác

Truyền hình cáp ngày càng được nhân rộng với rất nhiều các hãng khác nhau,

cạch tranh trên các địa bàn các quận nội thành của Hà Nội. Các tuyến cáp sẽ được

đi trên hè dọc các tuyến phố, độ chôn sâu từ 0,4 – 0,5m, có bố trí các ga kiểm tra

với khoảng cách 50-60m/ga.

Cáp truyền hình dưới sự quản lý của Đài truyền hình Việt Nam; Đài truyền

hình Hà Nội; đài truyền hình kỹ thuật số VTC; Đài truyền hình kỹ thuật số SCTV;

Ngoài ra có hệ thống cáp thông tin đặc biệt phục vụ cho Quân đội (Bộ Tư

Page 47: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

33

lênh thông tin); Công an và một số cơ quan đặc biệt khác... các tuyến ngầm này

đều đi trên hè phố, có độ chôn sâu 0,6-0,8m.

1.3.2.4 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung để hạ

ngầm các đường dây, cáp[2]:

Hiện có 363km hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên 162 tuyến

đường, phố trong đô thị trung tâm. Công tác điều tra hiện trạng cho thấy cơ sở dữ

liệu còn rất thiếu, nhiều đơn vị không có, hoặc không cung cấp tài liệu (VD: VNPT

Hà Nội tự đầu tư xây dựng và quản lý khoảng 2.163 tuyến công trình ngầm (cống

bể kỹ thuật trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã với tổng chiều dài cáp cống trên

21.470km).

Hình 1.15: Sơ ồ các tuy n ph có công trình sử dụng hạ tầng k thu t chung

[nguồn Viện QHXD].

Số liệu Sở Thông tin Truyền thông cung cấp đến tháng 12/2016 cho thấy, có

72/162 tuyến đường có hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật. Trong số đó có 64 tuyến

đường với chiều dài 201,6km (201.588,35m) có thông tin số liệu kích thước. 60

Hào KT đang XD tại ĐT Mỗ

Lao

Hào KT trên đường Nguyễn

Trãi

Hào KT trên đường vành

đai 3

Page 48: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

34

tuyến đường khảo sát được cụ thể vị trí bố trí hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật.

Thông tin tổng hợp như sau:

- Hào kỹ thuật: 21 tuyến đường, chiều dài: 85,8km (85.778,63m). Số lượng

đường theo hình thức bố trí như sau:

+ Đường bố trí hào KT dưới lòng đường và một bên hè: 01 đường

+ Đường bố trí hào KT một bên hè: 07 đường

+ Đường bố trí hào KT hai bên hè: 12 đường

- Cống bể kỹ thuật: 43 tuyến đường, chiều dài: 115,8km (115.809,72m). Số

lượng đường phố theo hình thức bố trí như sau:

+ Đường có cống, bể KT dưới lòng đường và hai bên hè: 01 đường

+ Đường có cống, bể KT dưới lòng đường và một bên hè: 03 đường

+ Đường có cống, bể KT dưới lòng đường (hoặc đê : 05 đường

+ Đường có cống, bể KT hai bên hè: 21 đường

+ Đường có cống, bể KT một bên hè: 09 đường

+ Đường không có thông tin cụ thể: 04 đường

Các đơn vị quản lý gồm có: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Tập

đoàn Viễn thông quân đội Viettel; UBND các quận huyện trên địa bàn; ban quản lý

duy tu hạ tầng giao thông – Sở Giao thông vận tải Hà Nội; ban quản lý hạ tầng Tả

ngạn. Công tác hạ ngầm: Ở Hà Nội, một số tuyến cáp điện lực trung và hạ thế, một

số tuyến cáp chiếu sáng, cáp quang, thông tin đã được thiết kế hạ ngầm ở một số

tuyến đường như Nguyễn Trãi, Lạc Long Quân, Nguyễn Phong Sắc, Phạm Hùng,

Tôn Thất Tùng, vv. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, không có

cơ sở tính toán, tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng như không có quy hoạch tổng thể các

công trình ngầm và không có cơ quan quản lí chung nên việc thiết kế, thi công các

tuyến cáp hạ ngầm diễn ra rất manh mún, không thống nhất về tiêu chuẩn, cũng

như không xem xét đến các ảnh hưởng bất lợi và mức độ thuận tiện lâu dài cho

công tác lắp đặt, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa. Một số đường dây, cáp được đặt trực

tiếp dưới hè đường, một số khác thì được hạ ngầm trong hệ thống cống bể hoặc

hào chữ nhật hầu hết thường được bố trí dưới lòng đường. Các hào kỹ thuật này

Page 49: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

35

trong quá trình khai thác, sử dụng được duy tu, bảo dưỡng mặt khác thường xuyên

ngập nước, bùn cặn vì vậy, hiệu quả sử dụng kém

Các công trình đường dây, cáp, đường ống như thoát nước, điện thoại, cáp

quang, cáp truyền hình, vv theo hình thức phân tán lắp đặt dưới lòng đường nhưng

lại xây dựng theo hình thức phân tán, manh mún, cục bộ nên không gộp lại với

nhau, mà mỗi công trình lại đi một đường riêng, chưa có sự tích hợp giữa các hệ

thống dây với các hệ thống tiện ích đô thị khác như hệ thống cấp, thoát nước. Do

vậy mà lòng đường thường xuyên bị đào xới để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các

công trình sẵn có hoặc lắp đặt các công trình mới. Ngoài ra, một số tuyến đường

tuy đã thiết kế hào kỹ thuật, thường ở dạng hào chữ nhật nhỏ, kích thước thường

trong khoảng 1.5x2.2m, nhưng do không có thiết kế rẽ nhánh đến các phụ tải (các

hộ dân) ở dọc theo tuyến đường nên việc sử dụng thực tế là rất hạn chế, kém hiệu

quả và gây tốn kém.

Công tác lập hồ sơ hoàn công và lưu trữ tài liệu, dữ liệu về công trình ngầm

không được chú trọng và cập nhật thường xuyên, cũng như sự thiếu chính xác dẫn

đến tình trạng dây cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước đan xen

chằng chịt với nhau, gây mất thời gian và sự cố khi cải tạo, sửa chữa các công trình

ngầm nói chung và khi duy tu sửa chữa đường nói riêng.

Quá trình cải tạo phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật không theo quy

hoạch tổng thể lâu dài và thiếu vốn đầu tư đồng bộ dẫn tới tình trạng phải đào bới

lòng đường, vỉa hè gây lãng phí lớn, ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan và trật tự đô

thị.

Hiện ở Hà Nội chưa có quy hoạch xây dựng công trình ngầm và cũng chưa có

một cơ quan nào được giao trách nhiệm quản lí khai thác các công trình ngầm, dẫn

đến tình trạng “đào lên lấp xuống” diễn ra thường xuyên gây lãng phí, làm hỏng

kết cấu đường và ảnh hưởng đến công tác tổ chức giao thông và gây ô nhiễm môi

trường. Điều này sẽ dẫn tới các ảnh hưởng xấu cho sự phát triển bền vững của Hà

Nội hiện tại và tương lai.

1.3.2.5 Công tác quản lý hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi [49][2]

Page 50: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

36

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước,

các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các đô

thị đã được đầu tư, xây dựng và cải tạo góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

dân cư đô thị. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại về công tác quản lý và sử dụng,

khai thác, vận hành cũng như sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do

đó ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan đô thị và công tác quản lý phát triển hạ tầng

kỹ thuật.

Hiện nay, hệ thống đường dây, đường cáp do nhiều Bộ, ngành, doanh nghiệp

tham gia đầu tư, quản lý vận hành và khai thác sử dụng, tuy nhiên việc phối hợp,

hợp tác giữa các đơn vị chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất và đồng bộ. Một số nơi xây

dựng hào, tuy nen kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ về hình thức, kích thước, cách bố

trí đường dây, cáp đường ống nên khó kết nối hoặc xây dựng manh mún, tự phát,

riêng lẻ gây khó khăn trong sử dụng khi kết nối hệ thống mới vào hệ thống hiện

hữu. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước – Nhà cung cấp dịch vụ - người

sử dụng chưa được nghiên cứu và quy định cụ thể.

Việc tranh chấp khi sử dụng chung cột điện nói riêng và cột treo cáp nói

chung giữa các ngành, các đơn vị tham gia sử dụng vẫn diễn ra thường mặc dù đã

có quy định.

Hà Nội đã ban hành quy định về quản lý, xây dựng công trình hạ tầng kỹ

thuật đô thị ngầm kèm theo quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 và

quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số

điều ban hành kèm theo quyết định số 56/2009/QĐ-UBND. Trong đó có phân công

trách nhiệm của từng cơ quan quản lý trong công tác ngầm hóa các đường dây, cáp

đi nổi nhưng chưa cụ thể do đó trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn cho các chủ

đầu tư khi tham gia thi công ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi.

1.3.3. Những khó khăn, bất cập của quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Page 51: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

37

Hiện tại thành phố Hà Nội chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm

chung về quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, đồng thời

cũng chưa có cơ chế quản lý và chế tài xử phạt nên một số đơn vị thông tin mới

phát triển như Viettel, FPT, truyền hình cáp Trung Ương, truyền hình cáp Hà Nội,

SaiGon Postel, Hanoi Telecom là hầu hết cáp được treo nổi trên các cột điện hoặc

cột treo cáp để thi công nhanh, giảm giá thành làm mất mỹ quan thành phố và mất

an toàn giao thông.

Chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm trong việc lưu trữ số liệu, tài liệu hiện

trạng về các công trình đường dây, cáp đi nổi tại Hà Nội.

Thiếu các cơ chế khuyến khích các đơn vị, chủ đầu tư tham gia công tác

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi.

Đội ngũ cán bộ, nhân lực quản lý cho công tác ngầm hóa nói riêng và công

tác quản lý HTKT ngầm nói chung còn thiếu và ít kinh nghiệm, dẫn đến tình trạng

các công trình thi công, thiết kế và vận hành còn chưa thật sự đảm bảo được chất

lượng và yêu cầu của lãnh đạo UBND Thành phố.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã được

đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế xã

hội. Các mạng cáp, đường dây đi nổi của điện lực, thông tin viễn thông truyền hình

cáp, internet, phát triển mạnh nhưng chưa được đầu tư đồng bộ với các công trình

ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị mà chủ yếu treo nổi trên các cột gây mất mỹ quan đô

thị không đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tại một số tuyến các

tủ, hộp, dây cáp thừa và cả cột điện lực, chiếu sáng sau khi hạ ngầm đường dây,

cáp các đơn vị không thu hồi gây mất an toàn và mỹ quan đô thị như tuyến phố

Nguyễn Trãi; Xuân Thủy; Giảng Võ – Láng Hạ ....

Công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi còn nhiều bất cập, chưa được

triển khai đồng bộ, chủ yếu do nguyên nhân:

- Cơ chế quản lý thiếu đồng bộ.

Page 52: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

38

- Năng lực triển khai của một số nhà thầu còn hạn chế; công tác giám sát của

chủ đầu tư còn chưa được thường xuyên.

- Trong qua trình thi công chưa tuân thủ theo các qui định, qui chuẩn chuyên

ngành Bưu chính Viễn thông.

- Thành phố giao cho ban quản lý dự án không có chuyên ngành về lĩnh vực

viễn thông làm chủ đầu tư dẫn đến tình trạng cáp thông tin, tủ hộp cáp lắp đặt lộn

xộn, không tuân theo qui chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật của ngành.

- Sự phối hợp giữa các Sở, ngành với các chủ đầu tư trong quá trình thi công

rất khó khăn.

- Thành phố chưa ban hành cơ chế thu hồi vốn đầu tư đường dây, cáp của

đơn vị sử dụng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị (tuy nen; hào; cống….

Do chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật nên việc

hạ ngầm hệ thống các đường dây cáp điện lực, cáp quang, các đường dây thông tin,

chiếu sáng... vv diễn ra một cách tự phát, manh mún, mỗi đoạn đường làm một

kiểu, không có tiêu chuẩn chung, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản

lí với các nhà cung cấp dịch vụ, cũng như giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau.

Do vậy, mà lòng đường và hè phố thường xuyên bị “đào lên lấp xuống” gây lãng

phí lớn, ô nhiễm môi trường và gây bức xúc trong nhân dân. Điều đó phản ánh

công tác lập quy hoạch, quản lí xây dựng thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ giữa các

cơ quan quản lí chuyên ngành với nhau. Hiện tại, các ngành có công trình chưa có

kế hoạch hạ ngầm hoặc đã có nhưng thiếu kinh phí đầu tư.

Công tác lưu trữ hồ sơ quản lý dữ liệu về công trình đã lắp đặt còn phân tán,

không đầy đủ, thiếu chính xác gây khó khăn rất lớn cho công tác thi công cải tạo,

sửa chữa đường và khi thi công xây dựng mới các công trình công cộng khác.

Kinh phí hạ ngầm các tuyến dây, cáp điện, thông tin... rất lớn. Các đơn vị

quản lý đều gặp khó khăn về tài chính để thực hiện hạ ngầm. Đặc biệt, hệ thống

dây của ngành điện chiếm tỉ trọng lớn. Hiện chưa có cơ chế chính sách phù hợp để

xã hội hóa công tác hạ ngầm, khuyến khích các đơn vị hạ ngầm và chưa có cơ chế

Page 53: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

39

khuyến khích khối tư nhân tham gia đầu tư hạ ngầm và quản lí khai thác các công

trình hạ ngầm

1.4. Tổng quan về những công trình khoa học có liên quan đến luận án

Đề tài: “N ên ứu hệ th ng tuy nen k thu t h p lý ể hiện ại phù h p

v i Hà Nội” đề tài cấp Thành phố mã số: 01C-04/07-2007-2, chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Trần Tuấn Hiệp.

Mục tiêu của đề tài là lập catalogue các dạng điển hình tuy nen kỹ thuật của

Hà Nội;

Kết quả của đề tài: Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ về hệ thống

tuy nen kỹ thuật nhằm hiện đại. Thiết lập được các catalogue các dạng điển hình

tuy nen kỹ thuật cho công trình ngầm để hạ ngầm đường dây đi nổi và công nghệ

thi công tuy nen ngầm.

Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất thiết kế dạng tuyen kỹ thuật và công nghệ thi

công tuy nen để sử dụng cho hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Hà Nội.

Tuy nhiên nghiên cứu chưa làm rõ các tiêu chí, điều kiện áp dụng cho các

khu vực phố cổ, phố cũ, khu vực đô thị cải tạo và các khu đô thị mới.

Đề tài: “Nghiên cứu định hướng quy hoạch và khai thác sử dụng

không gian ngầm đô thị Hà Nội”, mã số: TC-ĐT/05-06-2, chủ nhiệm PGS.TSKH.

Trần Mạnh Liểu.

Mục tiêu của đề tài khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng không

gian ngầm đô thị Hà Nội; dự báo các hiện tượng bất lợi có thể xảy ra trong quá

trình khai thác không gian Hà Nội; đề xuất các biện pháp quản lý khai thác nhằm

bảo vệ không gian ngầm.

Kết quả của đề tài:

+ Tổng quan về hệ thống công trình ngầm, đánh giá hiện trạng quản lý, khai

thác sử dụng không gian ngầm của Hà Nội với hệ thống công trình ngầm thoát

nước, cấp nước, hệ thống cáp thông tin – Bưu điện chôn ngầm Hà Nội; cơ sở hạ

tầng giao thông vận tại liên quan trực tiếp đến hệ thống công trình ngầm đô thị;

Page 54: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

40

+ Những đặc điểm cơ bản về điều kiện địa kỹ thuật môi trường đô thị Hà

Nội ảnh hưởng tới xây dựng công trình ngầm và khai thác sử dụng hợp lý không

gian ngầm đô thị.

+ Những đặc điểm cơ bản về điều kiện địa kỹ thuật môi trường đô thị Hà

Nội ảnh hưởng tới xây dựng công trình ngầm và khai thác sử dụng không gian

ngầm; nghiên cứu công nghệ thi công, đặc điểm phân bố, tính nhậy cảm và khả

năng ứng xử của các lớp đất đặc trưng phục vụ xây dựng và sử dụng công trình

ngầm;

+ Đánh giá dự báo các tai biến địa kỹ thuật môi trường do thi công xây dựng

và sử dụng công trình ngầm đô thị như quá trình xói ngầm, cát chảy và khả năng ô

nhiễm nước ngầm ở tầng nông và sâu.

+ Một số định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý không gian ngầm và đánh

giá điều kiện địa kỹ thuật môi trường phục vụ xây dựng các tuyến Metro tại Hà

Nội như công nghệ thi công các loại công trình ngầm và quản lý tổ chức khai thác

không gian ngầm đô thị Hà Nội, cơ sở dữ liệu của địa kỹ thuật môi trường phục vụ

quản lý khai thác sử dụng không gian ngầm.

Điều kiện về địa chất công trình, địa chất thủy văn đóng vai trò quan trọng

trong việc lựa chọn giải pháp và tuyến hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi. Kết quả

nghiên cứu này rất bổ ích để tác giả luận án tham khảo.

Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế quy hoạch xây dựng ngầm đô thị”. Đề tài

cấp Bộ Xây dựng năm 2008, chủ nhiệm đề tài TS.KTS. Nguyễn Trúc Anh.

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch công trình ngầm đã

có trong và ngoài nước; Xem xét các cơ sở pháp lý, quy định và yêu cầu tại Việt

Nam có liên quan tới vấn đề quy hoạch nói chung cũng như xây dựng ngầm và quy

hoạch không gian ngầm nói riêng; nghiên cứu các đồ án quy hoạch không gian

ngầm của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các hướng dẫn quy hoạch xây

dựng ngầm đô thị lồng ghép trong quy trình làm đồ án quy hoạch tại Hà Nội.

Kết quả của nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển không

gian ngầm đô thị, kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch xây dựng không gian ngầm

Page 55: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

41

đô thị và nghiên cứu thực trạng tình hình quy hoạch sử dụng khai thác không gian

ngầm trong nước tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; Cơ sở khoa học và pháp

lý thiết kế quy hoạch xây dựng ngầm đô thị và đề xuất dự thảo hướng dẫn lập quy

hoạch xây dựng ngầm đô thị từ quy hoạch chung cho đến quy hoạch chi tiết.

Hướng dẫn lập nhiệm vụ quy hoạch không gian ngầm trong quy hoạch

chung đô thị.

Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch không gian ngầm trong quy hoạch chi tiết

đô thị.

Kết quả nghiên cứu đề tài đã làm rõ nội dung quy hoạch không gian ngầm

trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên chưa đề xuất được các công

trình sử dụng chung như cống cáp, hào, tuy nen ... để làm cơ sở hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi.

Luận án tiến sĩ: “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên trục giao thông đô

thị theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030”, tác giả Phạm Quang

Huân.

Luận án đã trình bày thực trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung trên

trục giao thông tại Thủ đô Hà Nội, với các yếu tố kỹ thuật của trục đường giao

thông như hè đường, lề đường, lòng đường, phần phân cách; Đánh giá thực trạng

mô hình tổ chức, cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cơ quan quản lý. Đề

xuất tính toán hệ thống HTKT khung chạy trên không gian trục giao thông giải

quyết mối liên hệ giữa các yếu tố kỹ thuật của trục giao thông như hè đường, lòng

đường, phần phân cách với hệ thống HTKT khung. Xây dựng mô hình tổ chức

quản lý HTKT khung trên trục giao thông chính đô thị và đặc biệt chú trọng chức

năng kiểm tra, giám sát.

Đây là luận án chuyên ngành về hạ tầng giao thông, Luận án chỉ tập trung

nghiên cứu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung cho các trục đường giao thông tại

Hà Nội và chưa có sự kết nối, lồng ghép giữa hạ tầng kỹ thuật khung giao thông

với các công trình sử dụng chung để bố trí hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Page 56: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

42

Luận án tiến sĩ: “ Quản lý quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm tại các đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, tác giả Nguyễn Văn

Minh.

Luận án tập trung đề xuất các giải pháp tích hợp quy hoạch xây dựng công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm riêng lẻ trong đồ án quy hoạch chung xây dựng; đề

xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý công tác quy hoạch xây dựng công

trình ngầm, các giải pháp tích hợp là rất quan trọng là tiền đề để đầu tư xây dựng

đồng bộ, hiệu quả. Nội dung luận án bổ ích để tác giả tham khảo.

1.5. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu của luận án:

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò quan trọng và ảnh

hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của cư dân đô thị. Một có cảnh quan kiến trúc

đ p và hiện đại phải là một đô thị trong đó toàn bộ hệ thống đường dây, cáp đi nổi

phải được hạ ngầm trong cống cáp, hào kỹ thuật hoặc tuynen. Mức độ hiện đại của

hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá

trình độ phát triển của đô thị đó. Sau khi nghiên cứu tổng quan nói trên có thể rút

ra một số vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu như sau:

- Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong đó sự phối hợp

giữa các cơ quan quản lý, nhà đầu tư và nhà thầu là rất cần thiết.

- Cần làm rõ các trục HTKT cơ bản, để xây dựng các công trình sử dụng

chung nhằm góp phần hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình HTKT nói chung và dữ liệu các công

trình đường dây, cáp đi nổi phục vụ cho quản lý xây dựng hạ ngầm.

- Việc lập quy hoạch không gian ngầm là cần thiết trong tích hợp quy hoạch

hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở cho đầu tư xây dựng đồng bộ hiệu quả.

- Cần có một tổ chức, bộ máy để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi thống nhất và hiệu quả.

- Cần có một số chính sách huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Page 57: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

43

CHƢƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM

CÁC ĐƢỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI.

2.1 Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm đƣờng dây, cáp đi nổi

với phát triển đô thị [18][41]:

Việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại các đô thị nói chung và Hà Nội

nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà

nước. Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi được

thể hiện ở một số điểm như sau:

Thứ nhất: Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi là việc đầu tư có hiệu quả góp

phần xây dựng đô thị vững chắc, an toàn trước thiên tai: mưa bão, lũ lụt, sụt lún

công trình.

Hệ thống đường dây, cáp được hạ ngầm trong các hào, tuy nen hay cống cáp

sẽ giảm thiểu nhiều nhất những thiệt hại hệ thống đường dây, cáp treo trên cột do

cột điện bị đổ, gãy, cuốn trôi,.. điển hình như trong trận động đất tại Kobe-Osaka

(Nhật Bản) làm cho những cây cột điện bị hủy hoại dẫn đến ảnh hưởng rất lớn về

vật chất và tinh thần của người dân. Con số thống kê cụ thể những thiệt hại do

động đất gây ra: là tỷ lệ hư hại của đường dây cáp điện thoại của khu vực này lớn

nhất là đường dây đi nổi trên không 2,4% còn dây cáp ngầm thì chỉ bị 0,03%, bằng

gần 1/80 của đường dây trên không).

Tại Hà Nội, trận mưa dông ngày 13/6/2015 đã gây ra nhiều thiệt hại, theo

thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, cụ thể: hàng chục cột điện bị đổ, toàn thành

phố xảy ra 108 vụ sự cố trên hệ thống lưới điện, chủ yếu là các dây điện đi nổi trên

các quận, huyện nội thành của Thành phố, ngoài ra ảnh hưởng đến cáp điện và các

máy biến thế, tủ điện cùng nhiều phụ kiện của đường dây đi nổi.

Do đó việc chủ động hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ giảm thiểu những

thiệt hại và chủ động trong việc khắc phục những hậu quả xảy ra.

Thứ hai: việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi giúp tạo mỹ quan đô thị và

an toàn giao thông. Những người dân sống tại các đô thị chắc chắn sẽ không còn

phải bận tâm, lo lắng về những búi “mạng nhện”, “rác trời” giăng trên đầu mình,

không còn những tai nạn hay những chiếc thòng lọng bất thình lình từ trên trời rơi

Page 58: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

44

xuống gây nguy hiểm khi đi đường. Một minh chứng rõ ràng đó là diện mạo của

Thủ đô đã phong quang, thoáng đãng hơn khi chào sự kiện trọng đại “kỷ 1000 năm

Thăng Long” phần lớn tại trung tâm thành phố, đường phố đã không còn những

cột điện phải gánh trên đầu những búi rác khổng lồ, không còn những búi “mạng

nhện” mà thay vào đó là cảnh quan thành phố được khang trang hơn, đẹp hơn

trước mắt các du khách nước ngoài.

Thứ ba: Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ giúp hình thành không gian

đô thị thông thoáng và an toàn cho người tàn tật, hướng đến xây dựng xã hội bình

đẳng cho những người kém may mắn trong xã hội (người tàn tật). Nếu trước đây,

những cây cột điện làm cho diện tích không gian hè bị thu hẹp lại gây cản trở

người đi bộ và đặc biệt khó khăn cho người khuyết tật thì ngầm hóa sẽ cải thiện

được vấn đề này, đảm bảo không gian kích thước hè theo tiêu chuẩn.

Thứ tư: Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi góp phần đẩy mạnh phát triển

mạng lưới viễn thông. Cáp viễn thông khi được bảo vệ trong những sản phẩm

chuyên dụng sẽ làm cho hệ thống mạng viễn thông được truyền với tốc độ cao,

dung lượng lớn và ổn định hơn. Hạ ngầm giúp đa dạng hóa các dịch vụ công cộng

phù hợp với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin. Ngầm hóa sẽ giúp

cơ sở thông tin được truyền đi an toàn và có tính bảo mật cao hơn.

Như vậy, vai trò của việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi sẽ làm cho diện

mạo của các thành phố văn minh không thể có những “rác trời” hay những “điểm

đen” là những đường dây cáp điện, cáp thông tin chằng chịt, giăng mắc khắp nơi

như những “mạng nhện” trên các cây cột điện. Để không còn tồn tại những búi

“rác trời” hay những tai nạn bất ngờ cho sự an toàn của con người rất cần thiết “

phải xác định được lộ trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đồng thời phải có

những quy định về quản lý cũng như các cơ chế chính sách đồng bộ và hiệu quả.

2.2 Các nguyên tắc chung về quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp đi nổi [5].

Việc quản lý xây dựng các đường dây, cáp đi nổi phải tuân thủ các nguyên

tắc sau:

- Tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm, kế

Page 59: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

45

hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.

- Nhà nước khuyến khích việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các

đô thị. Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các

đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Việc thiết kế, xây dựng, cải tạo sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp nổi

trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:

+ Bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và an toàn chung

cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;

+ Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị;

+ Kết hợp sử dụng chung trong cống, bể kỹ thuật; hào hoặc tuy nen để tiết

kiệm sử dụng không gian ngầm.

- Đối với các đường phố đã xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc

hào, tuy nen kỹ thuật thì không được bố trí các đường cống nổi trên mặt đất. Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định về sử dụng chung hệ

thống cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật trên địa bàn mình quản lý.

Hình 2.1 Đường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội[nguồn tác giả]

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

Page 60: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

46

2.3.1 Điều kiện tự nhiên [6][49]

a) Vị trí địa lý: Quy mô diện tích khoảng 756km2; dân số 4,6 -5,4 triệu

người; Phía Bắc: Giáp sông Cà Lồ; Phía Đông: Giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên;

Phía Tây và Nam: Là đường vành đai 4

b) Địa hình, địa mạo: Đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội có cao độ địa

hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, và từ Tây sang Đông. Đặc điểm địa

hình - địa mạo khu vực nghiên cứu bao gồm 2 cấu trúc: đồng bằng tích tụ cao kiểu

tam giác châu, đồng bằng tích tụ thấp:

- Đồng bằng tích tụ cao phân bố chủ yếu ở huyện Đông Anh, phần còn lại

thuộc huyện Sóc Sơn, các xã Cổ nhuế, Xuân La, Xuân Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm,

cao độ 6-15m thay đổi theo chiều thấp dần về phía Đông Nam.

- Đồng bằng tích tụ thấp, bằng phẳng hơn, có nhiều ô trũng, ao đầm phân bố

chủ yếu ở phía Đông Nam của thành phố với cao độ 3-6m với xu thế chung thấp

dần về phía Nam.

Cho đến nay Hà Nội đang tập trung sử dụng và khai thác chủ yếu địa hình

đồng bằng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị. Thành phố

bị chia cắt bởi hệ sống sông, ngòi nên trong tương lai sẽ phải xây dựng nhiều cầu

lớn, hoặc hầm vượt sông. Mặt khác điều kiện về địa hình, địa mạo cũng ảnh hưởng

đến việc xây dựng các công trình HTKT đặc biệt hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

c) Thủy văn[22][23]

Đô thị trung tâm Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như: sông Hồng,

sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi,

sông Cà Lồ, v.v.... và hệ thống hồ ao chằng chịt. Hệ thống sông ngòi, bên cạnh

những nguồn lực rất lớn mang đến cho thành phố đó là sự phát triển của giao thông

thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí

hậu cho thành phố. Nó cũng là nơi gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm thiệt

hại lớn đến người và tài sản nhân dân Thủ đô.

Chế độ thủy văn cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng hạ ngầm đường dây,

cáp đi nổi, nội dung sẽ được phân tích kỹ ở mục 2.3.3.2.

Page 61: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

47

2.3.2 Điều kiện kinh tế[49].

Theo báo cáo kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội năm 2015: tăng trưởng kinh

tế đạt bình quân 10,73%, trong đó dịch vụ 10,35%, công nghiệp – xây dựng

12,78%; nông nghiệp 2,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành

dịch vụ, công nghiệp xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; lao động

nông nghiệp giảm, lao động các ngành phi nông nghiệp tăng lên.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt, liên tục vượt dự toán được giao

hàng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 25,3%

năm. Huy động nguôn lực cho đầu tư được chú trọng. Hà Nội là một trong những

địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, công tác xã hội

hóa đầu tư được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu xã hội trên

địa bàn tăng liên tục, bình quân đạt 33% năm.

Yếu tố kinh tế đặc biệt nguồn thu ngân sách tăng đóng vai trò quan trọng

trong việc đầu tư xây dựng lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung trong đó xây

dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi nói riêng.

2.3.3 Điều kiện địa chất công trình đến việc xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội[22][23][27].

Công tác xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi có thể coi đó là

những dạng công trình ngầm loại nông. Công tác khảo sát thiết kế, và phân tích

chất lượng của các lớp đất tại các khu vực dự kiến hạ ngầm là công việc quan

trọng. Quyết định phương pháp thi công, hình thức cũng như giá thành của công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Đối với công tác thiết kế, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, các

yếu tố cấu trúc và tính chất của môi trường địa chất đóng vai trò quyết định trong

nhiều vấn đề lớn kể từ việc xác định tính khả thi và giá thành công trình, đặc biệt

trong điều kiện tác động chồng chéo của hệ thống kỹ thuật đô thị đang hoạt động

và tính phức tạp của điều kiện địa chất công trình (ĐCCT).

Do vậy, đánh giá, phân vùng điều kiện ĐCCT làm cơ sở cho những công tác

tiếp theo từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng, vận hành khai thác ổn định,

Page 62: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

48

hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị Hà Nội là rất quan trọng, mà

trước tiên là tuy nen, hào kỹ thuật và cống cáp chứa các đường dây, cáp đi nổi.

2.3.3.1. Đặc điểm điều kiện ĐCCT Thành phố Hà Nội phục vụ xây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

Cấu trúc Địa chất – Địa chất công trình, đặc điểm phân bố và tính chất

của đất đá[22][27]:

Hình 2.2 Sơ đồ phân bố và chiều dầy lớp đất lấp đô thị trung tâm Hà Nội[22][27]

Để nghiên cứu khả năng ứng xử của môi trường địa chất trong quá trình thi

công cũng như khai thác và vận hành công trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi của đô thị trung tâm, trong phạm vi Hà Nội môi trường địa chất của Hà Nội

được chia thành 18 lớp đất đá[22][27], bao gồm cả lớp đất lấp như sau:

Page 63: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

49

Đất lấp (Ký hiệu T)

Đất lấp, có thành phần hỗn tạp, bao gồm cát, sét, gạch ngói, bê tông vỡ vụn,

rác thải và các loại chất thải đô thị khác. Đây là sản phẩm san lấp các hồ ao, đầm

lầy, các khu vực có địa hình trũng thấp khác và san nền cho các công trình xây

dựng. Lớp đất lấp này hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu, ở những nơi có chiều

dầy lớn, đất lấp gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng và môi trường đô thị

(lún mặt đất và công trình, ô nhiễm nước ngầm,.. ..). Thi công xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi qua lớp đất lấp sẽ gặp nhiều khó khăn như: sập thành hố

đào, nước chảy vào hố móng, cát chảy.

Theo tài liệu các hố khoan thu thập được, có thể xây dựng sơ đồ đẳng dầy

lớp đất lấp đô thị Trung tâm Hà Nội (Hình 2.4), theo đó, chiều dầy đấp lấp giao

động trung bình từ 1- 5m, cá biệt một số nơi lớn hơn 5m[23].

Phụ hệ tầng Thái Bình trên (ký hiệu aQ 23tb2): Đây là trầm tích sông phân bố

ở ngoài đê Sông Hồng và Sông Đuống, bao gồm: Lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4a

Lớp 1: Cát lòng sông và bãi cát di động

Lớp 2: Sét pha - cát pha, cát pha, cát bụi là trầm tích phân bố trên măt của

bãi nổi giữa sông và các bãi bồi thấp (bãi bồi III), chiều dầy trungbình 4-5m và lớn

hơn

Lớp 3: Sét pha, Sét pha – cát pha - cát mịn không đồng nhất phân bố ở phân

trên mặt cắt bãi bồi trung (bãi bồi IV), chiều dầy trung bình 5-10m và lớn hơn

Lớp 4a: Sét màu nâu, phân bố rộng rãi trên mặt của bãi bồi cao (bãi bồi V),

chiều dầy trung bình 4-7m

Phụ hệ tầng Thái bình dưới ( ký hiệu QIV3tb1 )

Lớp 4: Sét - sét pha màu nâu gụ, nâu vàng trạng thái dẻo cứng - dẻo mềm.

Phân bố rộng rãi ở trong đê và gần đê ở phía Bắc và phía Nam thành phố, chiều

dày biến đổi từ 1 - 12.5m, áp lực tính toán quy ước Ro = 1.65kG/cm2

Lớp 5: Sét màu nâu xám, trạng thái dẻo chảy - chảy lẫn ít hữu cơ, phân bố

rải rác ở phía bắc và gặp nhiều hơn ở phía nam ở dạng các túi bùn, chiều dày của

lớp ở phía bắc 0.5 - 12.8m, trung bình 6.7m, ở phía nam chiều dày thay đổi 1.2 -

20.4m, trung bình 12.2m, áp lực tính toán quy ước Ro = 0.75 kG/cm2

Page 64: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

50

Lớp 6: Sét pha xen kẹp cát pha màu nâu xám, trạng thái dẻo mềm, phân bố

chủ yếu ở phía nam thành phố thành các dải hẹp, trũng sâu, chiều dày thay đổi từ

0.3 -26.2m, trung bình 13.6m. ở phía Bắc chỉ gặp rất lẻ tẻ ở Gia Lâm, áp lực tính

toán quy ước Ro = 1.1 kG/cm2

Lớp 7: Cát hạt nhỏ màu xám xanh - xám nâu, trạng thái chặt vừa đôi chỗ cát

chứa sỏi nhỏ và lẫn cát pha, phân bố chủ yếu ở phía nam thành phố, còn phía bắc

chỉ gặp rất lẻ tẻ ở quận Long Biên, Gia Lâm chiều dày thay đổi mạnh từ 0.6 -

32.5m, trung bình 14.2m. Chiều sâu phân bố trung bình 16.5m, áp lực tính toán

quy ước Ro = 1.5 kG/cm2

Hệ tầng Hải Hưng (ký hiệu m, l, lb Q2 1-2

hh)

Lớp 8: Sét màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm - dẻo cứng, phân bố thành

những diện nhỏ nằm rải rác ở phía nam thành phố và huyện Gia Lâm. Chiều dày

tương đối ổn định (1.6 - 3.0m), độ sâu phân bố 3.0 - 6.0m, áp lực tính toán quy ước

Ro = 1.5 kG/cm2

Lớp 9: Bùn sét màu xám đen lẫn hữu cơ. Đây là lớp đất yếu chủ yếu của Hà

Nội, phân bố ở phía nam sông Hồng thành các dải lớn và một phần ở huyện Gia

Lâm. Chiều dày của lớp biến đổi rất mạnh và đột ngột từ 0.4 - 30.5m. áp lực tính

toán quy ước Ro = 0.55 kG/cm2

Hệ tầng Vĩnh Phúc (ký hiệu a, lb Q 13vp).

Lớp 10: Sét - sét pha màu nâu vàng, xám trắng, loang lổ, trạng thái nửa cứng

- dẻo cứng - dẻo mềm, phân bố tương đối rộng rãi ở Hà Nội, có mặt hầu hết ở mọi

nơi và là tầng "đánh dấu" của khu vực. ở phía bắc chúng lộ ra hoặc ngay gần trên

mặt đất, ở phía nam chúng " chìm" xuống sâu hơn (đến 30.5m ở huyện Thanh Trì).

Đây là tầng cách nước lý tưởng, cũng là tầng chịu lực tốt cho các công trình bề

mặt, chúng bị khoét thủng dọc theo Sông Hồng và vát mỏng ở trung tâm và phía

nam thành phố, áp lực tính toán quy ước Ro = 1.85 kG/cm2

Lớp 11: Sét pha màu xám đen lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy - chảy, phân

bố rất hạn chế tại các quận huyện của Hà Nội, bề dày không lớn từ 1.6 - 8.0m.

Chiều sâu phân bố tăng dần từ bắc xuống Nam, 3.4m ở Sóc Sơn, 17.9m ở Đông

Anh, 21.5m ở Từ Liêm, 36.2m ở Hoàn Kiếm, áp lực tính toán quy ước Ro = 0.90

Page 65: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

51

kG/cm2

Lớp 12: Cát pha- cát xen kẹp sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo, phân bố

rải rác khắp các quận huyện của Hà Nội với chiều sâu phân bố tăng dần từ bắc

xuống nam(6.0m ở Đông Anh, 12.8m ở Từ Liêm, 30.8m ở Thanh Trì). Chiều dày

3.4 - 7.5m, trung bình 5.1m, áp lực tính toán quy ước Ro = 1.3 kG/cm2.

Lớp 13: Cát hạt nhỏ- hạt trung lẫn sạn sỏi màu xám vàng, xám trắng, phân

bố rất rộng, hầu như có mặt ở khắp mọi nơi với chiều sâu phân bố tăng dần từ bắc

xuống Nam (8.1 - 8.2m ở Sóc Sơn, 37.6 - 38.7m ở Thanh Xuân). Chiều dày 4.7 -

24.2m, trung bình 10 - 15m, áp lực tính toán quy ước Ro = 2.0 kG/cm2

Hệ tầng Hà Nội và Lệ Chi không phân chia (ký hiệu a,ap,amQ1 1-2-3

)

Lớp 14: Sét pha- cát pha màu nâu xám, xám ghi, trạng thái dẻo - dẻo mềm,

đôi chỗ lẫn hữu cơ, sạn sỏi, phân bố cục bộ thành diện rất nhỏ ở phía nanm sông

Hồng, rất hạn chế ở một số khu vực thuộc Huyện Gia Lâm. Chiều dày của lớp 1.5 -

7m, phía trên là sét pha dẻo mềm đôi chỗ lẫn hữu cơ, phía dưới là cát pha dẻo đôi

chỗ lẫn sạn sỏi, áp lực tính toán quy ước Ro = 0.90 kG/cm2

Lớp 15: Cuội sỏi lẫn cát màu xám, xám vàng, phân bố rộng rãi khắp Hà Nội,

chiều dày rất lớn, trung bình 20 - 40m. Chiều sâu phân bố có hướng tăng dần từ

bắc xuống nam, 30 - 35m ở Sóc Sơn và Đông Anh, 35 - 40m ở Cầu Giấy và Tây

Hồ, 45 - 50m và lớn hơn ở Thanh Trì. áp lực tính toán quy ước Ro > 7 kG/cm2

Hệ tầng đá gốc và sản phẩm phong hoá tại chỗ (Ký hiệu N).

Lớp 16: cát, bột, sét kết phong hoá mạnh, chiều sâu phân bố tăng dần từ bắc

xuống nam, ở Sóc Sơn 20-30m ở Gia Lâm - Long Biên 65 –80m và sâu hơn, lớp

16 còn được ít nghiên cứu trong phạm vi Hà Nội.

Hình 2.3. Mặt cắt ĐCCT theo tuyến IV – IV[22][27]

Page 66: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

52

Do công trình ngầm phục vụ cho việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi là

công trình loại nông (thường chỉ nằm ở độ sâu 1-15m), do đó thường sẽ nằm ở lớp

đất sét pha, cát pha và cát mịn. Tuy nhiên điều kiện địa chất của Hà Nội là rất phức

tạp cần phân vùng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của ĐCCT đến công trình hạ

tầng kỹ thuật ngầm phục vụ cho công tác hạ ngầm để có thể lựa chọn và khiến cáo

cho công tác thi công xây dựng hạ ngầm.

2.3.3.2. Phân tích, đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn khu vực đô thị trung

tâm Thành phố Hà Nội phục vụ cho công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi[22].

Nước dưới đất khu vực Hà Nội tồn tại ở hai tầng chứa nước: tầng chứa nước

Holoxen - Qh (chủ yếu là lớp 7) và tầng chưa nước Pleixtxen - Qp(chủ yếu là các

lớp 13, 15). Hai tầng này ngăn cách nhau bởi lớp sét loang lổ (lớp 10).

Tầng chưa nước Qh.

- Độ sâu phân bố mặt lớp của tầng chứa nước Qh giao động từ 2m đến 18m,

trung bình 5,5m. chiều dầy biến đổi từ 3m đến 29,5m, trung bình 15,5m và hệ số

dẫn nước của tầng cũng thay đổi rất mạnh từ 17-775m2/ngày.

- Với đặc điểm phân bố và biến đổi như trên, các công trình ngầm đô thị loại

nông khi thi công sẽ gặp phải tầng chứa nước Qh. Đặc điểm bất đồng nhất của

chúng ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng CTN trong tầng cát này.

Tầng chứa nước Qp.

- Chiều sâu phân bố mặt lớp của tầng chứa nước Qp giao động trong khoảng

từ 11,5 đến 41,5m, trung bình 23,4m.

- Chiều sâu của đáy tầng biến động từ 39m – 94m, trung bình 65,5m.

- Chiều dầy trung bình của tầng 43,5m.

- Hệ số thấm của tầng thay đổi mạnh, độ dẫn nước của tầng thay đổi trong

khoảng lớn, Km biến đổi từ 220m2/ngày đến 3300m

2/ngày.

- Áp lực tầng chứa nước dâng cao ở phía Bắc (5-6m) và hạ thấp ở các tâm

phễu bơm hút nước ở phía Nam (-34m).

Như vậy các công trình sử dụng chung để bố trí hạ ngầm nếu nằm trọn trong

tầng chứa nước, giầu nước, áp lực lớn. Thì thi công sẽ rất phức tạp, nhiều vấn đề

Page 67: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

53

có thể phát sinh như: xói ngầm, nước chảy vào đường hầm, áp lực đât lên vỏ hầm,

khí độc.

2.3.3.3 Khả năng ứng xử của các lớp đất và xuất hiện tai biến khi xây dựng

hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi[22][68].

Các lớp đất loại cát (nhóm đất rời – ký hiệu R)[68]

Đất loại cát có khả năng hoá lỏng, khả năng thấm nước tốt, dẫn đến hiện

tượng và quá trình cát chảy, nước chảy vào hố móng, áp lực lên vỏ chống CTN.

Cường độ của những quá trình đó phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt của cát,

hệ số thấm, chiều dầy của lớp, chiều sâu phân bố của lớp, mực nước ngầm.

- Lớp 1: khi thi công hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi xung quanh lớp 1

vấn đề nước chảy vào hố móng là vô cùng quan trọng, phải có các giải pháp bơm

hút giảm áp.

- Lớp 2: Cát hạt bụi – hạt mịn – hạt nhỏ thuộc lớp 2 rất dễ hoá lỏng gây cát

chảy khi chịu tải trọng động, khi thi công ngầm hóa, Vấn đề cát chảy, cát đùn đẩy,

hoá lỏng, sập thành hố móng có thể xảy ra rất nghiêm trọng

- Lớp 3: Cát pha – cát mịn – cát nhỏ thuộc lớp 3, ít xẩy ra hoá lỏng-cát

chảy như lớp 2, nhưng vấn đề thấm vào hố móng lớn hơn lớp 2

- Lớp 7: Cát hạt nhỏ – hạt mịn thuộc lớp 7. Những vấn đề ĐCCT tương ứng

là hoá lỏng, cát chảy, xói ngầm (đặc biệt khu vực gần sông), nước chảy vào hố

móng, sập thành hố đào.

- Lớp 13: Cát hạt nhỏ - hạt trung lẫn sạn sỏi. những vấn đề ĐCCT liên quan

đến xây dựng CTN trong lớp 13 là những vấn đề truyền thống : Cát chảy, hoá lỏng,

nước chảy vào hố móng, sập thành hố đào,..

- Lớp 15: Cuội sỏi lẫn cát, cát pha, sét - là tầng cung cấp nước sinh hoạt cho

toàn thành phố Hà Nội, chỉ liên quan đến CTN loại sâu. Các hiện tượng cát chảy

trong tầng này ít xảy ra nhưng xói ngầm thì không thể tránh khỏi, nước chảy vào

hố móng và áp lực đất lên tường chắn CTN là rất lớn, cần đặc biệt lưu ý.

Các lớp đất loại sét (nhóm đất dính – ký hiệu D)

Đất loại sét trong khu vực Hà Nội tồn tại khá nhiều (lớp 2, 3 , 4a, 4,

6,8,10,11). Vai trò của các lớp đất sét trong xây dựng CTN phụ thuộc rất nhiều

Page 68: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

54

vào diện phân bố, đặc điểm biến đổi không gian của chúng, chiều dầy, mức độ cố

kết, khả năng chống thấm nước, khả năng phát sinh áp lực đất lên tường chắn và

vỏ chống của CTN. Vì vậy trong số các lớp đất loại sét kể trên, có ý nghĩa hơn cả

là các lớp 4a, 4,10.

- Lớp 4a: Sét trạng thái dẻo cứng – dẻo. Các hố đào liên quan đến lớp đất 4a

thường rất ổn định.

- Lớp 4: Sét-sét pha trạng thái dẻo cứng-dẻo mềm, là lớp chắn nước chống

thấm tốt, nằm ngay trên mặt đất vì vậy đối với những công trình loại nông và đào

mở, lớp 4 có vai trò chống đỡ thành hố đào rất tốt trong phạm vi độ sâu phân bố

của chúng.

- Lớp 10: Sét - sét pha màu nâu vàng, xám trắng, loang lổ, trạng thái nửa

cứng - dẻo cứng- dẻo mềm . ở phía bắc chúng lộ ra hoặc ngay gần trên mặt đất, ở

phía nam chúng chìm xuống sâu hơn. Đây là tầng cách nước lý tưởng, cũng là tầng

chịu lực tốt cho các công trình bề mặt, có thể chon là tầng đặt móng cho các CTN

đô thị.

Các lớp đất yếu (nhóm đát yếu – ký hiệu Y)

Các lớp đất yếu tồn tại trong khu vực Hà Nội bao gồm: lớp 5, lớp 9, lớp 11.

Chúng phân bố không đồng đều, thường hay tạo thành các túi bùn lớn với chiều

dầy không ổn định tạo nên đặc điểm bất đồng nhất của môi trường địa chất hà nội.

Ba vấn đề lớn cần quan tâm khi thi công xây dưng CTN đô thị Hà Nội nếu gặp

phải đất yếu: áp lực ngang lên thành hố đào và vỏ chống của công trình ngầm;

Lún mặt đất và các công trình lân cận trong vùng ảnh hưởng; Xuất hiện ma sát âm

tác dụng lên móng và vỏ chống cống ngầm. Trên các bản đồ phân bố đất yếu sẽ

trình bày diện phân bố của chúng, độ sâu mặt lớp và quy luật biến đổi chiều dầy

từng lớp

Như vậy:

- Môi trường địa chất Hà Nội là rất phức tạp bởi sự tồn tại của nhiều các lớp

đất với sự rất khác biệt về nguồn gốc, thành phần, tính chất, diện và chiều dầy phân

bố, khả năng ứng xử, trong đó sự tồn tại của tính yếu và tính nhậy cảm của các lớp

Page 69: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

55

đất quyết định đến khả năng ứng xử của MTĐC khi thi công xây dựng và sử dụng

vận hành các đường dây, cáp đi nổi sau khi hạ ngầm.

- Cần thiết hệ thống hoá, phân vùng đánh giá mức độ phức tạp của điều kiện

ĐKTMT đô thị Hà Nội phục vụ cho quy hoạch và xây dựng các loại công trình có

độ sâu đặt móng khác nhau

2.3.3.4. Phân vùng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện ĐCCT đến

xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị đô thị trung tâm Hà Nội loại

nông[22][27].

Nguyên tắc phân vùng:

- Phân vùng địa chất công trình là phân chia môi trường địa chất nghiên cứu

thành các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn ở các cấp bậc khác nhau với các đặc điểm đồng

nhất chung về điều kiện địa chất công trình phục vụ cho mục tiêu cụ thể nào đó ( ở

đây là phục vụ xây dựng các công trình ngầm đô thị loại nông đến 20m)[70].

- Phân vùng địa chất công trình phải dự trên các chỉ tiêu (dấu hiệu) phản ánh

những quy luật quan trọng nhất biến đổi điều kiện địa chất công trình trong không

gian ảnh hưởng đến việc xây dựng công trình ngầm loại nông đô thị.

- Các đơn vị lãnh thổ được phân chia theo một chỉ tiêu phân chia nào đó

phải thuộc cùng một cấp bậc phân chia.

- Các chỉ tiêu phân chia lãnh thổ phải được lựa chọn sao cho bất kỳ một

điểm nào ( đơn vị lãnh thổ nào) chỉ thuộc một trong các phạm trù phân chia.

- Các chỉ tiêu phân chia lãnh thổ được lựa chọn khác nhau ở mỗi cấp bậc

phân chia khác nhau và mỗi đơn vị lãnh thổ đã phân chia ở cùng cấp.

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và kết quả phân vùng[66][68]

Cơ sở hệ thống : Điều kiện địa chất công trình lãnh thổ là một hệ thống

thống nhất các yếu tố về địa hình-địa mạo, cấu trúc địa chất, địa chất thuỷ văn, tính

chất cơ lý của đất đá, các quá trình địa chất động lực, vv. Tất cả các yếu tố này đều

có quan hệ nhân quả với nhau, một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo các yếu tố khác thay

đổi. Vì vậy ở những cấp bậc phân chia đầu tiên có thể lựa chọn các chỉ tiêu (dấu

hiệu) khống chế được đa số các yếu tố địa chất công trình khác ảnh hưởng đến xây

dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Sự thay đổi của yếu tố đó sẽ làm thay đổi

Page 70: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

56

ngột hàng loạt các yếu tố khác. Tiếp theo đó ở các bước phân chia chi tiết hơn sẽ

tìm và lựa chọn các chỉ tiêu phân chia tương ứng khác. Đó là cách tiếp cận hệ

thống từ chung tới riêng, từ các chỉ tiêu quan trọng nhất đến các chỉ tiêu kém quan

trọng hơn cho phép phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị lãnh thổ, mà

trong phạm vi phân chia đó điều kiện điều kiện địa chất công trình phục vụ cho xây

dựng công trình ngầm loại nông tương đối đồng nhất, các nhiệm vụ khảo sát địa

chất công trình, các phương pháp khảo sát cũng như các phương pháp thi công xây

dựng công trình ngầm loại nông tương đối đồng dạng.

Với cách đặt vấn đề như trên dấu hiệu quan trọng nhất để phân vùng lãnh

thổ là cấu trúc các lớp đất đá đến độ sâu 20m, như vậy khu vực đô thị trung tâm Hà

Nội (không kể phần đất nằm giữa hai con đê sông Hồng và sông Đuống không

được quy hoạch xây dựng ngầm và lớp đất lấp chưa có thành phần và tính chất xác

định) có thể chia thành 4 loại cấu trúc nền địa chất công trình là : Cấu trúc nền 1

nhóm lớp; Cấu trúc nền 2 nhóm lớp; Cấu trúc nền 3 nhóm lớp; Cấu trúc nền 4

nhóm lớp.

Trong mỗi loại cấu trúc dựa vào đặc điểm sắp xếp không gian giữa các lớp

đất dính, đất rời, đất yếu lại có thể phân chia các dạng cấu trúc nền khác nhau. Kết

quả phân vùng cấu trúc nền địa chất công trình phục vụ xây dựng CTN loại nông

được trình bày ở bảng 1.

Đánh giá điều kiện ĐCCT các loại cấu trúc nền đã phân chia phục vụ

xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi (đến độ sâu ảnh hưởng 20m)

Mức độ thuận tiện cho xây dựng các công trình hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:

- Tính phức tạp của công tác khảo sát địa chất công trình.

- Khả năng mất ổn định về độ bền và biến dạng của các đất xung quanh công

trình dự định xây dựng.

- Tính phức tạp của các giải pháp và công nghệ xây dựng.

Dựa vào quy luật phân bố các dạng đất trong phạm vi thành phố và các phân

tích đánh giá theo các tiêu chuẩn trên cho mức độ thuận tiên xây dựng các công

trình ngầm, toàn khu vực đô thị trung tâm Hà Nội có thể được phân chia thành các

Page 71: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

57

khu theo các mức độ thuận tiện cho công tác xây dựng các công trình ngầm loại

nông tại bảng 2.1 và hình 2.4.

Bảng 2.1. Phân vùng cấu trúc nền và đánh giá điều kiện địa chất công trình

phục vụ xây dựng CTN loại nông đô thị trung tâm Hà Nội[22][23].

Loại cấu

trúc nền

Dạng

cấu trúc

nền

Đặc điẻm

sắp xếp các

lớp đất dính

(D), rời (R),

yếu (Y)

Đặc điểm phân bố không gian các lớp

đất khu vực Hà Nội Đánh giá

Một nhóm

lớp (I)

I.A D

Lớp 10

Rất thuận lợi Lớp 4/ lớp10

Lớp 4/ Lớp 8 /Lớp 10

I.B Y Lớp 5 Đặc biệt không

thuận lợi Lớp 5/ Lớp 9

Hai nhóm

lớp (II)

II.A D/Y

Lớp 4/ lớp5

Không thuận lợi

Lớp 4/ lớp9

Lớp 8 / Lớp 9

Lớp 4/ Lớp 8 /Lớp 9

II.B Y/R Lớp 9/ Lớp 12 Rất không thuận lợi

Ba nhóm

lớp (III)

III.A D/R/D Lớp 4/ Lớp 7 /Lớp 10 Tương đối thuận lợi

III.B D/Y/D

Lớp 4/ Lớp 9 /Lớp 10

ít thuận lợi Lớp 8/ Lớp 9 /Lớp 10

Lớp 4/ Lớp 5 /Lớp 8 /Lớp 10

III.C Y/D/Y Lớp 5/ Lớp 8 /Lớp 9 không thuận lợi

Bốn nhóm

lớp (IV) IV D/Y/R/Y Lớp 4/ Lớp 5 /Lớp 7 /Lớp 9 không thuận lợi

Page 72: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

58

Hình 2.4. Sơ đồ phân vùng cấu trúc nền ĐCCT đô thị trung tâm Hà Nội[22][27]

Tóm lại:

- Khu vực rất thuận lợi cho xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

dưới 15-20m phân bố chủ yếu tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm; Khu vực tương đối

thuận lợi chiếm toàn bộ phần còn lại của huyện Đông Anh, phần lớn diện tích

huyện Gia Lâm và phía nam Thanh Trì, Tây nam quận Từ liệm Bắc và Nam; Khu

vực không thuận lợi, ít thuận lợi phân bố trên địa phận huyện Thanh trì và các

quận trung tâm, nội thành cũ.

Page 73: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

59

- Bản đồ phân vùng cấu trúc nền và đánh giá điều kiện ĐCCT phục vụ xây

dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Hà Nội là cơ sở cho

những công tác nghiên cứu và triển khai tiếp theo từ khảo sát, thiết kế, thi công và

quản lý sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm loại nông, mà trước hết là hệ

thống tuy nen hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

- Các lớp đất khuyến nghị được chọn đặt móng cho các công trình ngầm loại

nông là các lớp đất loại sét (không kể lớp sét 4a nằm ở ngoài đê), bao gồm: sét –

sét pha hệ tầng Vĩnh Phúc (lớp 10); sét – sét pha hệ tầng Thái Bình (lớp 4).

2.3.4. Phân loại đƣờng đô thị phục vụ cho xây dựng hạ ngầm đƣờng dây,

cáp đi nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội [21][40].

Phân loại đường đô thị là một trong những nội dung quan trong của luận án,

việc xác định rõ được chiều rộng mặt cắt đường, chất lượng và chức năng của các

loại đường trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp cho việc đề xuất các tuyến trục chính, trục

phụ để phục vụ cho việc xây dựng hạ ngầm cũng như lựa chọn được giải pháp thi

công cho hợp lý tránh ảnh hưởng đến lưu thông của tuyến đường đó.

Phân loại đường bộ theo chức năng [40]:

Hệ thống phân loại cũng nhằm phản ánh được đặc tính; khu vực đô thị có về

mật độ và đặc tính đất đai sử dụng, mật độ đường phố và đường bộ, đặc tính mô

hình giao thông và cách thức mà các yếu tố này liên quan đến nhau. Các loại chức

năng chính được sử dụng cho các khu vực được trình bày ở bảng dưới.

Bảng 2.2 Chức năng của đường sử dụng cho các khu vực[40]

Khu vực ngoài đô thị Khu vực đô thị

Hệ thống đường trục chính Hệ thống đường phố chính đô thị

Hệ thống đường gom Hệ thống đường phố gom

Hệ thống đường địa phương Hệ thống đường phố nội bộ

Về mặt cắt ngang đường đô thị: Phạm vi mặt cắt ngang đô thị là không gian

nằm trong chỉ giới đường đỏ, có thể bao gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe

chạy (các làn đường xe chạy, các làn đường phụ), lề đường, dải an toàn, dải đi bộ,

dải phân cách (dải phân cách giữa, dải phân cách ngoài), dải đất trồng cây, dải bố

Page 74: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

60

trí các thiết bị khác. Tùy theo mục đích sử dụng, loại đường phố mà có thể đầy đủ

hoặc không đầy đủ các bộ phận trên.

Căn cứ vào chức năng của đường phố và vào chiều rộng đặc biệt là hè phố,

dải phân cách và chiều rộng phần đường xe chạy để lựa chọn các tuyến chính,

tuyến phụ bố trí hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Một số dạng mặt cắt ngang tham khảo của đường đô thị có kiểm soát đấu nối

Hình 2.5. Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 2 khối

Hình 2.6. Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 3 khối

Hình 2.7. Mặt cắt ngang đường đô thị dạng 4 khối

Page 75: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

61

Cao tèc ®« thÞ Cao tèc ®« thÞ

§­êng phè §­êng phè

Hình 2.8. Mặt cắt ngang đường đô thị kết hợp với đường cao tốc

Hình 2.9. Mặt cắt ngang đường phố chính dạng 4 khối

Bảng phân loại đường lựa chọn cho thành phố Hà Nội theo chức năng phục

vụ cho việc nghiên cứu đề xuất các tuyến hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô

thị trung tâm chi tiết tại bảng 2.3.

Như vậy, việc phân loại đường đã giúp cho tác giả có thể căn cứ để lựa chọn

được những giải pháp hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi. Theo đó trong đường đô

thị trung tâm thành phố có thể phân ra 3 loại:

- Loại 1: Đường trục chính: (đường cao tốc đô thị; đường phố chính chủ

yếu; đường phố chính thứ yếu) đường loại này có thể ưu tiên xem xét lựa chọn trục

tuy nen kỹ thuật đi qua.

- Loại 2: Đường phố gom: bao gồm đường phố khu vực; đường vận tải đô

thị, đường này có thể xem xét xây dựng các tuyến hào kỹ thuật.

Page 76: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

62

- Loại 3: Đường phố nội bộ: Đường phố nội bộ, đường xe đạp, đường đi bộ

do chức năng của đường là đường gom và đường nội bộ do đó nên kích thước cũng

như chiều rộng hạn chế, do đó cần tính toán giải pháp phù hợp lựa chọn hình thức

ngầm hóa.

Page 77: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

63

Bảng 2.3: Phân loại đường phố theo chức năng giao thông áp dụng cho đô thị trung tâm Thành phố HN.[40]

STT

Loại đường phố theo chức

năng

Chức năng Đường phố nối

liên hệ (*)

Tính chất giao thông Ưu tiên rẽ

vào khu nhà Tính chất

dòng Tốc độ

Dòng xe

thành phần

Lưu lượng

xem xét (**)

1 Đƣờng trục chính Có chức năng giao thông cơ động cao.

a- Đường cao tốc đô thị

Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục.

Đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn.Th-

ường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị

trung tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng,

nhà ga lớn, đô thị vệ tinh...

Trục chính đô thị

Không gián

đoạn,

Không giao

cắt

Cao và rất

cao

Tất cả các

loại xe ôtô

và xe môtô

(hạn chế)

50000

-

70000

Không

được phép

b-Đường phố chính chủ yếu

Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa

toàn đô thị. Đáp ứng lưu lượng và KNTH cao. Nối liền

các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung

lớn, các công trình cấp đô thị Trục chính đô thị

Không gián

đoạn trừ nút

giao thông

có bố trí tín

hiệu giao

thông điều

khiển

Cao Tất cả các

loại xe -

Tách riêng

đường, làn

xe đạp

20000

-

50000 Không nên

trừ các khu

dân cư có

quy mô lớn

c-Đường phố chính thứ yếu

Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn.

Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công

nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực.

Cao và

trung bình

20000

-

30000

2 Đƣờng phố gom Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận trung gian

a-Đường phố khu vực

Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực, liên hệ giữa

các đơn vị ở, khu dân cư, và nối ra đường phố chính Đường phố chính

Giao thông

không liên

tục

Trung bình Tất cả các

loại xe

10000

-

20000

Cho phép

b-Đường vận tải đô thị

Là đường gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá,

nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục

chính

Trục chính đô thị Trung bình

Chỉ dành

riêng cho

xe tải, xe

khách.

- Không cho

phép

3 Đƣờng phố nội bộ Có chức năng giao thông tiếp cận thuận lợi

a-Đường phố nội bộ

Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi khu dân cư,

đơn vị ở, khu công nghiệp, khu công trình công cộng

hay thương mại…, và nối ra đường phố gom.

Đường phố gom

Đường nội bộ Giao thông

gián đoạn

Thấp

Xe con, xe

2 bánh là

chủ yếu

Thấp

Được ưu

tiên

b-Đường xe đạp Là đường chuyên dụng được liên hệ nội bộ trong khu

chức năng.

Đường nội bộ

Thấp Xe đạp -

c-Đường đi bộ - Bộ hành -

Page 78: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

64

Hình 2.10 Sơ đồ phân loại đường đô thị trong phạm vi đô thị trung tâm thành

phố Hà Nội[21].

Page 79: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

65

2.3.5 Đặc điểm cơ bản các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị [42].

Hệ thống các đường dây, cáp đi nổi là một trong những loại cộng trình hạ

tầng kỹ thuật ngầm đô thị nó có những đặc điểm như:

2.3.5.1. Tính hệ thống

HTKT ngầm là tập hợp của nhiều chuyên ngành kỹ thuật, giữa chúng có

những mắt xích quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau và có những yêu cầu đối với

nhau trong các quan hệ đó…

HTKT ngầm gồm nhiều hạng mục khác nhau nhưng cùng chung một mục

đích là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và phát triển sản xuất. Mỗi chuyên

ngành hạ tầng kỹ thuật đáp ứng những nhu cầu riêng của đô thị cũng như KCN và

tạo đà hỗ trợ cho nhau phát triển.

Ngay bản thân từng chuyên ngành HTKT cũng đòi hỏi tính đồng bộ cao từ

tổng thể đến chi tiết, từ công trình đầu mối đến các tuyến, từ các tuyến chính đến

các tuyến nhánh, từ tuyến nhánh đến hộ tiêu dung.

2.3.5.2 . Tính kinh tế

Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là CTHTKTN thường tốn

nhiều kinh phí. Kinh phí bỏ ra ban đầu lớn, nhưng thu hồi phải có thời gian.

Đầu tư xây dựng HTKT ngầm là đầu tư cho phát triển song luôn đòi hỏi phải

đi trước một bước, nguồn vốn thường chiếm tỷ trọng từ 25-40% tổng ngân sách

quốc gia. Hiệu quả đầu tư không cao do không thu hồi vốn vay ngay mà đòi hỏi

phải có thời gian. Do vậy tính hấp dẫn đầu tư hạn chế.

Trong đầu tư cơ sở hạ tầng còn đòi hỏi cân nhắc về thời cơ, thời điểm, vị trí,

đảm bảo tiết kiệm kinh phí do không phải cải tạo, thay đổi sau này. Đầu tư HTKT

ngầm sẽ tăng giá trị đất đai, tạo sức hấp dẫn, thuận lợi cho môi trường đầu tư và

phát triển kinh tế.

2.3.5.3. Tính xã hội:

Hạ tầng kỹ thuật đô thị mang tính xã hội cao và là một hoại hình dịch vụ

công cộng phục vụ đa dạng.

Page 80: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

66

2.3.5. 4. Tính phức tạp

Phức tạp trong công nghệ - kỹ thuật và cả trong quản lý bởi nó bao hàm tập

hợp nhiều chuyên ngành kỹ thuật ; mỗi chuyên ngành có những yêu cầu riêng về

kỹ thuật, công nghệ và quản lý.

Các công trình HTKT ngầm và nổi phân bố hầu hết trên khắp đô thị và đối

tượng phục vụ lại rất đa dạng, làm tăng tính phức tạp của hệ thống.

2.3.5.5. Tính không gian và thời gian

HTKT ngầm có tuổi thọ dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã

hội. Kết cấu hạ tầng trước khi xây dựng thường được tính toán nhu cầu phát triển

trong tương lai nên có khả năng đáp ứng trong thời gian dài.

2.3.5.6. Tính an ninh quốc phòng

HTKT ngầm gắn bó mật thiết giữa xây dựng, phát triển và bảo vệ thành quả

phát triển. Vì vậy trong quá trình phát triển HTKT ngầm phải đặt vấn đề an ninh

quốc gia và có các giải pháp trong thiết kế, quy hoạch, xây dựng, quản lý để đảm

bảo tính chất quan trọng này.

2.4 Các h nh th c hạ ngầm đƣờng dây, cáp đi nổi tại các đô thị [41][17].

Các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm bao gồm:

- Công trình đường dây: Đường dây (cáp) thông tin liên lạc, cáp truyền hình,

cáp quan, cáp điện lực cao áp, hạ áp, đường dây điện chiếu sáng công cộng ….

- Công trình đường ống: Đường ống thoát nước (nước mưa, nước thải), cấp

nước, cấp nhiệt, cấp gas ….

Việc bố trí các đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm được áp dụng theo các

hình thức sau:

- Bố trí riêng rẽ đường dây, đường ống dưới mặt đất.

- Bố trí đường dây, đường cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật.

- Bố trí đường dây, cáp và đường ống kỹ thuật trong một hào.

- Bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật trong tuy nen (hầm).

Page 81: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

67

2.4.1 Chôn ngầm hệ thống các đƣờng dây, đƣờng ống một cách riêng

l [41][17]

các đô thị hiện đại để đảm bảo mỹ quan đô thị và đảm bảo an toàn, người ta

có xu hướng hạ ngầm hệ thống các đường dây và đường ống. Mức độ hạ ngầm tùy

thuộc vào trình độ phát triển của đô thị đó, chúng có thể được chôn thẳng trực tiếp

dưới đất hoặc tích hợp vào chung trong hào kỹ thuật hoặc tuy nen kỹ thuật. Việc

bố trí hạ ngầm một cách riêng lẻ hệ thống các đường dây và đường ống là hình

thức phổ biến ở các đô thị đang phát triển. Hình thức bố trí này đơn giản, có chi

phí thấp và thường được áp dụng khi số lượng hệ thống dây và đường ông không

nhiều. Việc hạ ngầm trực tiếp các hệ thống dây và đường ống xuống đất một Cách

riêng rẽ, tuy có ưu điểm là chi phí ban đầu nhỏ, nhưng có nhược điểm là rất khó

quản lý, đường và h phố thường xuyên bị đào lên, lấp xuống. Ngoài ra, nó còn

gây khó khăn khi xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật mới do không xác định

được chính xác vị trí, độ sâu các đường dây đường ống này và trong nhiều trường

hợp việc thi công các công trình thường gây ra sự cố cho các hệ thống đường dây,

đường ống.

H nh 2. Bố trí công tr nh ngầm ri ng l tr n mặt cắt ngang đường 41][17]

Page 82: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

68

Các loại đường dây cần hạ ngầm bao gồm: đường dây điện cao thế, đường

dây điện hạ thế, đường dây điện chiếu sáng, các hệ thống cáp thông tin, cáp truyền

hình, cáp quang. Khi hạ ngầm một cách riêng lẻ, các đường dây, cáp này phải tuân

thủ một số quy định để đảm bảo an toàn cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình

khai thác và đảm bảo an toàn cho dân cư đô thị.. Khoảng cách tối thiểu giữa các

đường dây và đường ống được quy định trong QCVN 01-2008, cụ thể như sau:

Bảng 2.4 Khoảng cách tối thiểu gi a các đường dây và đường ống k thuật

ngầm[41]

Loại đƣờng ống Đƣờng ống

cấp nƣớc

Cống thoát

nƣớc thải

Cống thoát

nƣớc mƣa Cáp điện

Cáp thông

tin

Kênh

mƣơng

thoát nƣớc,

tuy nen

Khoảng cách theo chiều ngang

Đường ống cấp nước 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 1,5

Cống thoát nước thải 1,0 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5 2,0

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0

Tuy nen, hố kỹ thuật 1,5 1,0 1,0 2,0 - -

Khoảng cách theo chiều đứng

Đường ống cấp nước - 1,0 0,5 0,5 0,5

Cống thoát nước thải 1,0 - 0,4 0,5 0,5

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 - 0,5 0,5

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,5 -

2.4.2 Bố trí đƣờng dây, cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật[41]

Bể cáp là tên gọi chung chỉ một khoang ngầm đưới mặt đất dùng để lắp đặt

cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp. Cống cáp là những đường đoạn ống được

ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc để nổi để bảo vệ và dẫn cáp.

Cống cáp được phân chia theo số lớp ống nhựa trong một cống số lượng ống

nhựa trong một cống cáp thường không quá 12. Nếu số ống nhựa lớn hơn 12 thì

tùy điều kiện cụ thể mà thiết kế loại cống cáp phủ hợp hoặc tăng số lớp ống nhựa

Page 83: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

69

trong một cống, nhưng số lớp không qua 5 lớp và phải bảo đảm thi công và bảo

dưỡng tốt.

Độ chôn sâu tối thiểu từ mặt đường đến lớp ống trên cùng: Đối với dưới hè

là 500mm; đối với dưới đường là 700mm;

Hình 2.12 Bố trí đường dây, cáp trong cống, bể cáp k thuật[41]

Dạng bố trí này đã được áp dụng tại các nước đang phát triển. Ưu điểm là

chí phí ban đầu thấp, thi công nhanh phù hợp với những khu vực chưa phát triển,

khi số lượng đường dây, đường ống còn ít.

Vị trí bố trí bể cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo

đảm an toàn, mỹ quan đô thị không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông

và người qua lại. Không xây dựng bể cáp ở các vị trí đường giao nhau.

Bảng 2.5 . Quy định về bố trí các hệ thống[41]

Số lớp ống

nhựa trong một

cống cáp

Số ống nhựa

trong một cống cáp

Kích thước cống cáp (mm)

Miệng Đáy

1 2 450 350

1 3 600 500

1 4 750 650

2 4 450 350

2 6 600 500

2 8 750 650

3 9 600 500

3 12 750 650

4 16 750 650

5 20 750 650

Page 84: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

70

2.4.3 Bố trí các đƣờng dây và đƣờng ống chung trong c ng một hào [41]

Do việc bố trí hệ thống các đường dây và đường ống một cách riêng rẽ trên

phải tuân thủ quy định về cự ly tối thiểu nên trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó

khăn khi bố trí chúng trên mặt cắt ngang và cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đào lên,

lấp xuống để lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa trong quá trình khai thác. Chính vì lý

do đó mà phương pháp này chỉ được sử dụng khi trình độ phát triển của đô thị

chưa cao và số lượng đường dây và đường ống hạ ngầm không nhiều. Để khắc

phục các yếu điểm trên, người ta đào một hào rộng trên vỉa h rồi cho đặt tất cả các

đường dây và đường ống ngầm vào đó cùng một lúc. Phương pháp này chỉ có thể

thực hiện được khi xây dựng đường phố đồng bộ. Khoảng cách giữa các đường

ống có thể được rút ngắn hơn, và có thể được tính theo công thức sau:

L = h + 0.4 (m)

Trong đó: h là độ chênh cao giữa hai đường ống đặt gần nhau (m)

Hình thức chôn các đường dây và đường ống chung trong cùng một hào này

chỉ có tính chất tạm thời hoặc khi không có đủ điều kiện về kinh tế. Việc chôn trực

tiếp này gây nhiều khó khăn cho công tác duy tu, bảo dưỡng và lắp đặt, bổ sung

các cơ sở hạ tầng mới; gây khó khăn cho công tác quản lý, vv. Do vậy, chúng chỉ

được áp dụng ở những khu vực chưa phát triển hoặc không có điều kiện kinh tế mà

thôi.

H nh 2.13: Bố trí công tr nh ngầm trong cùng một hào. 1. ng cấp nhiệt 2. ng

cấp nước 3. ng cấp khí đốt 4. Cống thoát nước b n[41][17]

Page 85: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

71

2.4.4 Bố trí hệ thống dây và đƣờng ống vào chung trong một tuy nen kỹ

thuật[41].

Sự phát triển đô thị và sự gia tăng nhu cầu sử dụng các cơ sở vật chất mới đã

dẫn đến sự gia tăng về các kết cấu hạ tầng đô thị. Các kết cấu hạ tầng đô thị này lại

thường được bố trí ngầm ở dưới lòng đất và thường chạy dọc theo đường giao

thông; trong khi không gian ngầm lại thường bị giới hạn bởi chiều rộng của đường.

Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu sử dụng các tiện nghi đô thị và công tác duy tu,

bảo dưỡng chúng tăng rất nhanh dẫn đến tình trạng thiếu hụt không gian ngầm đô

thị, và trong một số trường hợp thì việc bố trí không gian để lắp đặt các tiện ích, cơ

sở vật chất đô thị mới là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, việc đặt các hệ thống kỹ

thuật có chức năng khác nhau (đường điện, nước, cáp thông tin, cấp nhiệt, ga,..vv),

dù có tách riêng từng loại, nhưng do sự tiếp xúc trực tiếp các loại đường ống với

đất sẽ làm giảm thời gian phục vụ của chúng và gây hiện tượng đào bới lòng

đường, h phố trong quá trình lắp đặt, sửa chữa. Điều này sẽ làm cho việc khai

thác hệ thống thiết bị kỹ thuật này trở nên tốn kém, lãng phí. Ngoài ra, việc duy tu

bảo dưỡng các tiện ích s n có và việc lắp đặt các tiện ích mới thường gây xáo trộn

hoặc cản trở giao thông đô thị. Hiện nay, hình thức tiên tiến nhất là đặt chúng vào

chung trong một tuynen kỹ thuật, trong đó thường đặt các đường ống cấp, thoát

nước có áp, đường ống cấp ga, khí đốt, cáp điện lực và đường dây thông tin. Đây

là phương pháp tiên tiến nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giao thông

vì không phải đào mặt đường khi bảo dưỡng, sửa chữa.

Hệ thống tuynen kỹ thuật có thể có nhiều dạng, có loại kết hợp cả hệ thống

cống thoát nước sinh hoạt và nước mưa, cùng với hệ thống cấp ga, khí đốt với hệ

thống đường ống cấp nước và cáp điện lực, thông tin; có loại tách riêng hệ thống

cáp điện lực, thông tin với hệ thống cấp, thoát nước và ga, khí đốt. Cấu tạo của

tuynen kỹ thuật bao gồm: Tuynen kỹ thuật có kích thước và không gian đủ rộng để

nhân viên kỹ thuật có thể đi lại bình thường để kiểm tra hệ thống hoặc đảm bảo

cho ít nhất là 1 nhân viên và xe chuyên dụng có thể vào làm việc. Do đó kích thước

tối thiểu của tuy nen kỹ thuật thường là 0.9m x 1.9 m. Ngoài ra, trong tuy nen kỹ

thuật thường phải bố trí hệ thống thiết bị chiếu sáng, thông gió và phải bảo đảm

Page 86: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

72

các điều kiện cần thiết để hệ thống điện, thông tin làm việc bình thường, không bị

nhiễu, cũng như phải đảm bảo về mặt an toàn cháy nổ.

Về hình dạng, có rất nhiều dạng như: hình chữ nhật, hình chữ nhật có nắp

đậy, hình thang, hình tròn và hình ovan. Tuy nhiên, chỉ có hai dạng là được dùng

phổ biến là, dạng mặt cắt chữ nhật và hình tròn vì dễ thi công. Dạng mặt cắt hình

chữ nhật phù hợp với những khu vực có điều kiện về mặt bằng thi công, mật độ

xây dựng thấp; mặt cắt hình tròn phù hợp với những khu vực có điều kiện về mặt

bằng thi công hạn chế, mật độ xây dựng cao như ở trong khu trung tâm thành phố

do phương pháp thi công thích hợp nhất là phương pháp thi công đào kín bằng các

thiết bị khoan hầm.

H nh 2.14 Cấu tạo điển h nh của tuy nen thường, dạng h nh tr n và ch nhật ( .

Cáp vi n thông 2. Cáp điện trung thế 3. Cáp điện cao thế 4. Không gian dự tr

5. ng cấp nước sạch 6. ng thoát nước)[41]

Tuỳ theo quy mô xây dựng và loại tuyến kỹ thuật nào được yêu cầu sử dụng

trên mặt đất, bên trong tuynen sẽ bố trí tổ hợp của nhiều tuyến ống kỹ thuật khác

nhau hoặc chỉ một tuyến duy nhất. Hệ thống tuynen kỹ thuật có khả năng giải

quyết vấn đề chỗ chứa các tuyến ống kỹ thuật hiệu quả nhất và chúng là một trong

những tiêu chí chủ yếu để đánh giá mức độ hiện đại của một đô thị. Việc sử dụng

hệ thống tuy nen kỹ thuật có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

- Góp phần làm thông thoáng đô thị và làm nổi bật kiến trúc cảnh quan. Vì

vậy xây dựng các tuyến điện - cáp trên mặt đất thường được bố trí ở trên cao nên

Page 87: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

73

làm mất vẻ mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho công tác chữa cháy khi có hoả

hoạn;

- Tiết kiệm diện tích xây dựng công trình trên mặt đất, tránh đền bù giải

phóng mặt bằng và đào phá đường không có kế hoạch;

- Thống nhất các tuyến kỹ thuật với nhau, rất thuận lợi cho công tác quản lý;

- Nhân viên kỹ thuật dễ dàng vào trong tuynen nhờ các cửa chính ra - vào,

hố thăm. Do đó giảm nguy cơ phá hỏng đến các công trình ngầm xung quanh, cũng

như dễ dàng biết chính xác vị trí các đường ống kỹ thuật bên trong nên tiết kiệm

thời gian và chi phí để phát hiện đường ống có sự cố kỹ thuật;

H nh 2.15 Bố trí hệ thống đường dây, đường ống trong tuy nen k thuật ( . Thoát

nước mưa 2. Thoát nước thải 3. iếng thăm 4. Cáp điện 5. Cáp thông tin 6.

ng cấp nước 7. ng cấp nhiệt)[41][17]

- Công tác duy tu, sửa chữa và nâng cấp tuyến được tiến hành một cách dễ

dàng thuận lợi;

- Các tuyến đường ống kỹ thuật bố trí bên trong tuynen: được cách ly an

toàn và được vỏ hầm bảo vệ nên chúng sẽ có tuổi thọ sử dụng lâu dài, đảm bảo an

toàn sử dụng; do đó có thể sử dụng đường ống dẫn có vỏ bằng vật liệu rẻ tiền hơn

so với tuyến ống được chôn ngầm;

Page 88: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

74

- Đặc biệt đối với tuyến cáp thông tin - viễn thông, việc bố trí tuynen kỹ

thuật sẽ giảm tối đa khả năng bị gây nhiễu sóng;

- Tuynen kỹ thuật có dự trữ không gian cho nhu cầu phát triển tương lai, nên

chi phí đầu tư khi nâng cấp mở rộng quy mô tuyến tương đối thấp;

Lợi ích cơ bản của hệ thống tuy nen kỹ thuật là nhằm giảm thiểu việc đào

đường, h phố để sửa chữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật so với việc lắp đặt riêng

từng loại một.

Để đảm bảo thuận tiện cho công tác duy tu, bảo dưỡng hoặc lắp đặt và để

giảm thiểu đến giao thông, chúng thường được thi công lắp đặt dưới mặt đường

hoặc trên vỉa h . Tuy nhiên, việc chọn loại nào phụ thuộc không những vào loại

hình dịch vụ được chứa trong hầm, kích thước đường kính của các loại đường dây,

đường ống dịch vụ, các yêu cầu về lắp đặt, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều

kiện mặt bằng của đường và h phố. Hệ thống tuy nen kỹ thuật ngầm thường được

sử dụng ở khu trung tâm các thành phố, nơi có mật độ xây dựng cao. Chúng

thường được thi công đồng thời với công tác thi công đường.

Việc đưa các hệ thống đường dây và đường ống vào chung trong một hào

hoặc tuy nen kỹ thuật sẽ kéo dài thời gian phục vụ của chúng, tạo điều kiện thuận

lợi trong công tác lắp đặt, khai thác và quản lí, đồng thời sẽ làm giảm đáng kể các

hiện tượng đào xới lòng đường, h phố, không gây trở ngại cho các phương tiện

giao thông trên đường và người đi bộ. Điều đó giải quyết được nhu cầu sử dụng

không gian ngầm đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác duy tu bảo dưỡng,

lắp đặt mới, cũng như hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đối với môi trường và xã

hội.

Chính vì lý do đó mà ở các đô thị của các nước phát triển hệ thống tuy nen

kỹ thuật được sử dụng rộng rãi với khẩu hiệu “Vì một thành phố không bị đào bới”

đã được đưa ra để kêu gọi sự quan tâm của mọi người về lĩnh vực thiết kế - thi

công các loại hào, tuy nen kỹ thuật, thậm chí ở Nhật Bản, hệ thống tuy nen kỹ

thuật còn được thiết kế không chỉ nhằm đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị,

cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng tới người dân đô thị, mà còn nhằm giảm tối đa sự

Page 89: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

75

gián đoạn cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và làm nơi trú ẩn cho người dân

Nhật Bản khi có thảm họa động dất hoặc chiến tranh.

Về mặt lịch sử, công trình ngầm kỹ thuật đô thị đầu tiên được xây dựng ở

Anh cách đây 140 năm (1866) để chứa đường ống nước uống và nước thải. Con

người có thể đi lại được trong đường hầm này và hiện nay nó vẫn được sử

dụng[62]. Tiếp theo đó, hệ thống công trình ngầm kỹ thuật đô thị ở Paris được xây

dựng. Chúng được tích hợp thêm các đường ống khí đốt gas, cáp điện và đường

ống khí hơi nén. Ban đầu, CTN- KTĐT thường hay được sử dụng ở các trường đại

học, bệnh viện, công viên giải trí, doanh trại quân đội và nhà máy điện nguyên tử.

Đến nay, hệ thống công trình ngầm kỹ thuật đô thị đã được phát triển ở nhiều đô

thị lớn, đặc biệt là các nước phát triển. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

- Tuyến tuynen kỹ thuật dài 7.4km trong thành phố Taukuba Science ở Nhật

Bản, tuyến được xây dựng để chứa các ống vận chuyển nước thải, ống cung cấp hệ

thống điều hoà và nước nóng, cáp điện năng, cáp điện thoại, cáp thông tin.

- Tuyến tuynen kỹ thuật dài 1,8km của Trường Đại học Utah State ở Mỹ, bên

trong hầm gồm tuyến cáp viễn thông, cáp điện, gas, cấp hơi nước. Vỏ hầm dạng

hình chữ nhật đúc s n, kích thước tiết diện bên trong hầm 3m x 3m[54].

- Tuyến điện ngầm 230kV nối từ trạm điện Lardprao đến trạm Vibhavadi ở

BangKok. Tuyến dài khoảng 7km, vỏ hầm hình tròn đường kính trong của vỏ là

2,6m. Các đơn nguyên vỏ hầm được đúc s n tại nhà máy và được thi công bằng áp

lực. Thời gian xây dựng từ năm 1999 - 2002.

- Hongkong có 4 tuyến tuynen kỹ thuật bố trí chính ở trung tâm thành phố:

Wah Fu-Bowen dài 3,1km, Nam Fung - Parker dài 5,7km. Tin Wan - Wah Fu và

Cyberport - Wah Fu đều dài 0,8km. Hai tuyến Wah Fu và Nam Fung đều cho xe

chuyên dụng vào hoạt động. Tuyến Wah Fu - Bowen có mặt cắt ngang dạng vòm,

kích thước 8m x 4,5m (rộng x cao) và được xây dựng hoàn thành vào năm 1993.

- Tuyến tuy nen kỹ thuật kết hợp với tuyến tàu điện nhanh Xinyi and Sonshan

MRT rapid transit ở thủ đô Đài Bắc, Đài Loan[55].

Page 90: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

76

2.5 Tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

Để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi, nhà quản lý cần có

cơ cấu tổ chức và cơ chế quy định mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu

quản lý nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu đã định.

2.5.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ ch c quản lý [26].

Cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi là tổng

hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có chuyên môn hóa và có trách

nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau,

đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi, để phát triển xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đòi hỏi một cơ cấu

quản lý thích hợp. Khi xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần đảm bảo các yêu

cầu cơ bản sau:

- Tổ chức cần có tính tối ưu.

- Tổ chức cần có tính linh hoạt.

- Tổ chức cần có tính tin cậy.

- Tổ chức cần có tính kinh tế.

2.5.2. Nguyên tắc cơ bản tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi.

Các đường dây, cáp đi nổi là các công trình hạ tầng kỹ thuật, vì vậy cần phải

đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Phải được chuyên môn hóa cao bảo đảm tính thống nhất.

- Phải thống nhất và tập trung, dân chủ, phân công, phân cấp rõ ràng.

2.5.3. Phƣơng pháp phân chia cơ cấu tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm

các đƣờng dây, cáp đi nổi[26].

Sự phân chia công việc và giao việc cho một nhóm chuyên môn nào đó của

quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi gọi là sự phân chia bộ phận.

Hiện nay tồn tại nhiều cách phân chia bộ phận, nhưng có bốn kiểu phân chia bộ

phận là: phân chia theo chức năng, phân chia theo địa lý, phân chia theo kết quả

hoạt động của hệ thống, phân chia theo ma trận.

Page 91: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

77

- Phân chia theo bộ phận chức năng: là việc hình thành một bộ phận trong đó

có các thành viên phải hoạt động theo một chức năng nào đó tùy thuộc vào lĩnh

vực mà họ thành thạo và những nguồn lực mà họ có được nhằm hoàn thành những

nhiệm vụ nhất định.

- Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý: có nghĩa là giao cho một nhóm

thành viên thực hiện toàn bộ chức năng của tổ chức tại một địa bàn nhất định dưới

sự điều khiển của một người quản lý. Phân chia bộ phận theo địa lý cho phép một

hệ thống trải rộng phạm vi hoạt động của mình đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng

của đối tượng phục vụ tại những địa bàn khác nhau trên cơ sở mục tiêu thống nhất

của toàn bộ tổ chức.

- Phân chia bộ phận theo kết quả hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật đô thị: Cách phân chia này dựa vào sản phẩm hay kết quả dịch vụ; trong đó

hệ thống được chia thành các đơn vị hoặc các bộ phận tương đối độc lập, tự chủ,

có khả năng hoạt động như một tổ chức hoàn chỉnh để sản xuất hoặc triển khai

dịch vụ.

- Phân chia bộ phận theo ma trận: dựa trên một hệ thống quyền hạn và hỗ trợ

đa chiều. Nói cách khác, mỗi bộ phận chỉ phải chịu sự quản lý theo chức năng (của

đơn vị chủ quản). Có hai tuyến quyền hạn trong một ma trận. Một tuyến thẳng

đứng theo đơn vị chức năng và một tuyến nằm ngang theo sản phẩm hoặc dự án.

Do đó, việc phân chia bộ phận kiểu ma trận sẽ xuất hiện thêm người quản lý là

giám đốc quản lý dự án.

2.5.4. Các hình th c tổ ch c quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp đi nổi.

Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý, các hình thức tổ chức quản lý

cũng được nhiều nhà quản lý nghiên cứu. Theo một cách tiếp cận mới, cơ cấu tổ

chức quản lý được phân loại như sau: cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu chức năng,

cơ cấu trực tuyến – chức năng, cơ cấu phi hình thức.

Page 92: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

78

2.5.4.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến [26].

Cơ cấu tổ chức trực tuyến là hình thức đơn giản nhất và thường áp dụng ở

nhiều hệ thống. cơ cấu này mỗi bộ phận trung gian có một cấp trên và một hay

nhiều cấp dưới. Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến được thể hiện trong hình 2.16.

Hình 2.16. Mô h nh cơ cấu trực tuyến [26]

Toàn bộ vấn đề được giải quyết bằng một kênh liên hệ theo đường thẳng.

Cấp lãnh đạo điều hành và trực tiếp chịu trách nhiệm về sự tồn tại của hệ thống.

Cơ cấu trực tuyến chủ yếu được áp dụng cho những hệ thống vừa và nhỏ,

sản phẩm không phức tạp, tính chất sản xuất liên tục.

Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến là người lãnh đạo hệ

thống thực hiện tất cả các chức năng quản lý, các mối liên hệ trong tổ chức được

thực hiện theo đường thẳng. Người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận mện lệnh qua

một cấp trên trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó mà thôi.

Cơ cấu trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ

trưởng, người quản lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động của

thành viên cấp dưới.

Cơ cấu trực tuyến còn tồn tại một số nhược điểm như: đòi hỏi người lãnh

đạo phải có kiến thức tổng hợp, hạn chế việc sử dụng chuyên gia, việc trao đổi

thông tin với các đơn vị ngang quyền chậm trễ và vòng vèo.

Để khắc phục nhược điểm của cơ cấu trực tuyến, người ta còn thiết kế cơ

cấu trực tuyến – tham mưu. Đây vẫn là cơ cấu trực tuyến nhưng có thêm một bộ

phận tham mưu giúp việc (xem hình 2.17). Tuy nhiên nhược điểm là tốc độ ra

quyết định chậm vì thêm người để bàn bạc nên người lãnh đạo phải cân nhắc lâu

hơn.

Page 93: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

79

Hình 2.17. Mô h nh cơ cấu trực tuyến – tham mưu 26]

2.5.4.2. Cơ cấu chức năng [26].

Cơ cấu chức năng là cơ cấu mà những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho

các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người

đứng đầu các phân hệ. Mỗi phân hệ được chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện

một chức năng nhất định. Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận mệnh

lệnh từ người quản lý cao nhất hệ thống và từ những người lãnh đạo các chức năng

khác nhau (xem hình 2.18)

Hình 2.18. Mô h nh cơ cấu chức năng 26]

Cơ cấu chức năng thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải

quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt được

gánh nặng về quản trị cho người lãnh đạo cao nhất của hệ thống.

Cơ cấu chức năng có nhược điểm chủ yếu là người quản lý hệ thống phải

điều phối, kết hợp các hoạt động của những người lãnh đạo chức năng. Vì khối

lượng công tác quản lý lớn cho nên người lãnh đạo hệ thống khó có thể phối hợp

được tất cả các mệnh lệnh của họ, dẫn đến tính trạng người thừa hành trong một

lúc có thể phải thừa nhận nhiều mệnh lệnh, thậm chí các mệnh lệnh mâu thuẩn

nhau, trái ngược nhau.

Page 94: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

80

2.5.4.3. Cơ cấu trực tuyến – chức năng [26].

Để khắc phục nhược điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng, hiện

nay kiểu cơ cấu liên hợp (trực tuyến chức năng) được áp dụng rộng rãi và phổ biến

ở nhiều hệ thống (xem hình 2.19)

Hình 2.19. Mô h nh cơ cấu trực tuyến – chức năng 26]

cơ cấu này người lãnh đạo cấp cao của hệ thóng được trợ giúp của các cán

bộ quản lý chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực

hiện quyết định. Người quản lý cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công

việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi hệ thống, việc truyền mệnh lệnh vẫn

theo tuyến đã quy định, các cán bộ quản lý ở các phân hệ chức năng vẫn phát huy

được tài năng của mình, tuy họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi thành

viên trong hệ thống.

2.5.4.4. Cơ cấu phi hình thức [26].

Các hình thức cơ cấu quản lý đã nêu trên mang tính chính thức. Cơ cấu

chính thức gắn liền với vai trò nhiệm vụ của các phần tử trong hệ thống được tổ

chức một cách chính thức.

Cơ cấu không chính thức là toàn bộ những cuộc tiếp xúc, khai thác cá nhân,

các nhóm ngoài phạm vi cơ cấu chính thức của hệ thống. Cơ cấu không chính thức

có vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Nó không định hình và thay đổi, luôn luôn

tồn tại cùng với cơ cấu chính thức. Nó có tác động nhất định, đôi khi rất đáng kể

đến hoạt động của hệ thống.

Cơ cấu phi hình thức là cơ cấu kết hợp cả hai hình thức chính thức và không

chính thức (các cá nhân không chính thức nằm ở ngoài tổ chức)

Page 95: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

81

2.5.5 Các công cụ hỗ trợ để quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp đi nổi[18][58].

Một trong những công cụ hỗ trợ quản lý xây dựng ngầm hóa các đường dây,

cáp đi nổi là hệ thống CSDL và các công nghệ hỗ trợ được phát triển bằng cách kết

hợp các công nghệ thu thập, xây dựng và phân tích thông tin địa lý công trình, điển

hình là công nghệ chụp ảnh dò tìm ngầm GPR (Ground Penetrating Radar), hệ

thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) và hệ thống thông tin địa

lý GIS (Geographic Information System). Dựa vào các công nghệ này phát triển

các chương trình (module) phân tích trợ giúp trong quá trình quy hoạch và quản lý

mạng lưới các công trình ngầm và nổi.

Xác định được vị trí và đặc điểm để ngầm hóa đường dây, cáp đi nổi sẽ hạn

chế sự cố hư hại và tai nạn gây thiệt hại về con người, tài sản và sự giải phóng các

chất hóa học độc hại (như gas) ra môi trường sống. Đồng thời còn giảm thiểu sự trì

hoãn công trình do phải thiết kế lại và tránh được việc di dời công trình ngầm hóa

một cách không cần thiết. Bản đồ hệ thống công trình ngầm hóa góp phần cắt giảm

những xung đột giữa các hệ thống dịch vụ, việc biết đích xác vị trí các hệ thống

đường dây/ống ngầm sẽ giúp cho nhà thầu tránh khỏi tình trạng bị trì hoãn trong

thi công gây ra do cắt, phá hỏng hoặc phát hiện ra đường ống/dây ngầm không biết

trước.

Các phương pháp khảo sát quan trắc công trình ngầm hóa hiện nay bao gồm

việc sử dụng các phương pháp khảo sát truyền thống như khảo sát ốp xét (offset),

máy dò từ trường và công nghệ GPR. Ứng dụng căn bản của GPR là do thám mặt

đất để tạo ra các hình ảnh và phân tích kết cấu công trình. Những phương pháp

khảo sát này không có khả năng gắn thông tin vị trí vào các điểm khảo sát đồng

thời mà đây là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để tổng hợp và phân tích dữ liệu

không gian. Trong khảo sát GPR truyền thống người ta lập lưới bằng tay để xác

định tọa độ vị trí các điểm khảo sát. Tuy phương pháp này cung cấp cơ sở số liệu

tọa độ địa lý để phân tích nhưng số liệu mang tính cục bộ và không có khả năng

gắn kết với các nguồn dữ liệu khác. Các phương pháp thu nhận thông tin vị trí các

Page 96: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

82

điểm khảo sát GPR một cách đồng thời rất quan trọng cho thu thập và phân tích dữ

liệu một cách hiệu quả. Trong các phương pháp này thì GPS là một phương pháp

xác định tọa độ vị trí khảo sát hết sức chính xác, dễ dàng và hiệu quả về mặt chi

phí, cho nên nó khá thông dụng hiện nay. Các bản đồ thể hiện vị trí các điểm khảo

sát GPR rất quan trọng trong quy hoạch và quản lý bởi nó cho phép trình bày bằng

hình ảnh rất dễ nhận diện và rất dễ hiểu. GIS là kỹ thuật (công cụ) thường sử dụng

để trình bầy dữ liệu ở trên máy tính. Một hệ thống kết hợp cả 3 công nghệ (GPR,

GPS và GIS) sẽ mang lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho thực hiện bất cứ một dự án

quy mô lớn, cụ thể là các công trình ngầm hóa.

Áp dụng ứng dụng kết hợp công nghệ GPR, GPS và GIS làm phương tiện

phát triển một hệ thống quản lý công trình ngầm hóa. Việc phát triển hệ thống quản

lý công trình ngầm hóa này có liên quan đến việc xây dựng hệ CSDL công trình

ngầm hóa. Hệ thống tổng hợp này sẽ cung cấp những mô hình hình ảnh hóa về vị

trí và tình trạng của công trình ngầm hóa, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc

ra các quyết định trong quá trình quy hoạch cả hệ thống mạng lưới công trình

ngầm hóa và quá trình khai thác bảo dưỡng duy tu công trình ngầm hóa.

2.6 Cơ sở pháp lý

nước ta quy hoạch không gian xây dựng công trình ngầm cũng đã được

nghiên cứu trong quá trình lập quy hoạch nhưng mới chỉ dừng lại trong việc lập

bản đồ “ tổng hợp đường dây đường ống” và thực tế việc xây dựng vẫn trong tình

trạng xây dựng riêng rẽ, không thống nhât, không đồng bộ. Trước tốc độ phát triển

nhanh tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để đảm

bảo sự phát triển đồng bộ và phát triển bền vững. Nhà nước đã ban hành một số

văn bản liên quan trưc tiếp đến việc quản lý, thi công và sử dụng khai thác công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 về xây

dựng ngầm đô thị; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng năm

2008(QCVN01-2008); năm 2009 Luật Quy hoạch đô thị được thông qua và sau đó

là một loạt các văn bản dưới Luật như Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ban hành

ngày 7/4/2010 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị; quy chuẩn quốc gia

Page 97: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

83

các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN 7/2010/BXD) nay là QCVN

07/2016/BXD; thông tư số 28/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009 ban hành quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị. Mặt khác các văn bản pháp luật có

liên quan đến công trình ngầm và công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cũng

đã có trong một số luật và các văn bản hướng dẫn luật như sau:

2.6.1 Các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban,

ngành ban hành:

Các công trình ngầm nói chung và hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi nói

riêng ở nước ta còn mới mẻ, do đó hệ thống văn bản pháp lý liên quan nói chung

chưa đầy đủ, nhưng là tiền đề cho việc nghiên cứu quản lý xây dựng hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi.

Luật Đất đai (luật số 45/2013/QH13): Do quốc hội ban hành ngày

29/11/2013, quản lý không gian ngầm nói chung và hệ thống hạ tầng kỹ thuật

ngầm nói riêng chưa đề cấp nên điều này sẽ khó khăn trong việc đầu tư xây dựng

vì có thể nằm bên dưới đất công như lòng đường, vỉa h , sông hồ, công viên.

Luật Thủ đô (luật số 25/2012/QH13): do Quốc hội thông qua ngày

21/11/2012 là tiền đề cho việc khai thác và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ

thuật ngầm với các quy định: việc cải tạo chỉnh trang các đường giao thông quan

trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang

công trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn cảnh quan, kiến trúc đặc trưng đô thị;

quy định về việc ưu tiên sử dụng quỹ đất cho xây dựng, phát triển các công trình

công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sau khi di dời các cơ sở sản

xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan… ra khỏi nội đô[33].

Luật Quy hoạch đô thị (luật số 30/2009/QH12): Được Quốc hội thông

quan ngày 17/6/2009, trong đó có nêu không gian ngầm được sử dụng để phục vụ

cho việc xây dựng và sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hệ thống

hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: 1. Giao thông đô thị; 2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây

dựng đô thị; 3. Cấp nước đô thị; 4. Thoát nước thải đô thị; 5. Cấp năng lượng và

chiếu sáng đô thị; 6. Thông tin liên lạc; và 7. Xử lý chất thải rắn và nghĩa trang

(Điều 38, Luật Quy hoạch 2009).

Page 98: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

84

Đặc biệt đối với việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi thì trong Luật có

qui định tại điều 66 như sau:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch xây dựng tuy nen hoặc hào kỹ

thuật để từng bước hạ ngầm các công trình đường dây kỹ thuật.

2. Khi tiến hành đầu tư xây dựng đường phố mới, cải tạo mở rộng các đường

phố cũ trong đô thị phải đồng thời kết hợp với việc xây dựng hào và tuy nen kỹ

thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống ngầm.

Với các đô thị mới, khu đô thị mới (điều 67):

1. Khi xây dựng tuy nen hoặc hào kỹ thuật phải theo quy hoạch đô thị và

phải được xây dựng đồng thời với việc xây dựng đường đô thị.

2. Các công trình đường dây, đường ống trong đô thị mới, khu đô thị mới

phải được bố trí, lắp đặt trong các hào và tuy nen kỹ thuật.

3. Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đồng

bộ theo quy hoạch và tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển đô thị.

Điều 68:

Việc xây dựng tuy nen và hào kỹ thuật phải đảm bảo không ảnh hưởng đến

việc sử dụng không gian trên mặt đất; an toàn trong khai thác, vận hành, sửa chữa

và bảo dưỡng[32].

Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý sử dụng chung công trình hạ

tầng kỹ thuật: Do chính phủ ban hành ngày 24/9/2012, có một số các quy định liên

quan đến hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi như sau[7]:

Điều 11. Quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường

ống trong công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

1. Dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống là các thông tin

cơ bản được thể hiện thống nhất bằng các ký hiệu, màu sắc theo quy định để nhận

biết, phân biệt được từng loại đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình

hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

2. Thông tin cơ bản của dấu hiệu nhận biết bao gồm chủ sở hữu; tính chất và

chủng loại đường dây, cáp và đường ống.

Page 99: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

85

3. Đơn vị có các đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ

tầng kỹ thuật sử dụng chung chịu trách nhiệm đánh dấu dấu hiệu nhận biết theo

quy định.

4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và

Truyền thông quy định về đấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống được

lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Điều 12. Sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật

1. Loại công trình tham gia sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ

thuật:

a) Công trình sử dụng chung cống cáp bao gồm: Đường dây, cáp viễn thông,

điện lực và chiếu sáng công cộng;

b) Công trình sử dụng chung hào kỹ thuật: Đường dây, cáp viễn thông, điện

lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng;

c) Công trình sử dụng chung tuy nen kỹ thuật: Đường dây, cáp viễn thông,

điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng

lượng; đường ống thoát nước (nếu có).

2. Việc sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.

3. Các đường dây, cáp, đường ống phải lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo kết cấu

và có dấu hiệu nhận biết theo quy định, đồng thời bảo đảm thuận tiện trong quá

trình quản lý vận hành và bảo dưỡng.

Mục 1, điều 13 Các công trình đường dây, cáp và đường ống; cột treo cáp

(dây dẫn); cống cáp; hào, tuy nen kỹ thuật khi kết hợp sử dụng chung phải phù hợp

với từng loại công trình đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm;

cầu đường bộ và cầu đường sắt[7].

Nghị định 39/2010/ NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô

thị: Do Chính phủ ban hành ngày 07/4/2010; Điều 6: Hỗ trợ và ưu đãi để xây dựng

công trình ngầm đô thị có nêu Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích

đầu tư xây dựng là Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật;

Page 100: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

86

Mục 4 hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại các đô thị trong đó điều 23: Có

nêu nguyên tắc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Điều 24. Hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi :

1. Việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng

một trong các hình thức sau: cống, bể kỹ thuật; hào và tuy nen kỹ thuật.

2. Nhà thầu xây dựng thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải bảo

đảm an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường

dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ

quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.

4. Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi nổi trên địa

bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để thực

hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của Uỷ ban nhân cấp

tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch và

triển khai thực hiện việc hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn do

mình quản lý[5].

QCXDVN 01-2008 do Bộ Xây dựng ban hành có một số quy định liên

quan đến công tác ngầm hóa như sau[34]:

Trường hợp 1: Tích hợp hệ thống các đường dây, cáp và đường ống chung

trong tuy nen kỹ thuật thì, khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật

ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật được quy định như ở

bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6: Khoảng cách tối thiếu gi a các hệ thống hạ tầng k thuật ngầm đô

thị[34]

Loại đƣờng ống Đƣờng ống

cấp nƣớc

Cống thoát nƣớc thải,

thoát nƣớc mƣa

Cáp

điện

Cáp

thông tin

Đường ống cấp nước 0,8 1,0 0,5 0,5

Cống thoát nước thải,

thoát nước mưa 1,0 0,4 0,5 0,5

Page 101: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

87

Cáp điện 0,5 0,5 0,1 0,5

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,1

Trường hợp 2: Nếu hệ đường dây, cáp và đường ống chỉ chôn ngầm, mà

không tích hợp chung trong tuy nen hoặc hào thì phải tuân thủ một số quy định về

khoảng cách an toàn giữa các loại đường dây và đường ống sau:

- Khi bố trí đường ống cấp nước sinh hoạt song song với đường ống thoát

nước bẩn, khoảng cách giữa các đường ống không được nhỏ hơn 1,5m, khi đường

kính ống cấp nước 200mm khoảng cách đó không được nhỏ hơn 3m và khi đường

kính ống cấp nước lớn hơn 200mm thì trên đoạn ống đi song song đường ống cấp

nước phải làm bằng kim loại.

- Khoảng cách giữa các đường ống cấp nước có đường kính lớn hơn 300mm

và với cáp thông tin không được nhỏ hơn 1m.

- Nếu bố trí một số đường ống cấp nước song song với nhau khoảng cách

giữa chúng không được nhỏ hơn 0,7m khi đường kính ống 300mm; không được

nhỏ hơn 1m khi đường ống 4001.000mm; không được nhỏ hơn 1,5m khi đường

kính ống trên 1.000mm. Khoảng cách giữa các đường ống có áp lực khác cũng áp

dụng tiêu chuẩn tương tự.

Bảng 2.7 Khoảng cách tối thiểu gi a các công tr nh hạ tầng k thuật ngầm đô thị

không nằm trong tuy-nen hoặc hào k thuật (m)[34]

Loại đƣờng ống

Đƣờng

ống cấp

nƣớc

Cống

thoát

nƣớc

thải

Cống

thoát

nƣớc

mƣa

Cáp

điện

Cáp

thông

tin

Kênh thoát

nƣớc, tuy nen

Khoảng cách theo chiều ngang

Đường ống cấp nước 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 1,5

Cống thoát nước thải 1 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 0,4 0,5 0,5 1,0

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5 2,0

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,5 - 1,0

Tuynel, hào kỹ thuật 1,5 1,0 1,0 2,0 1 -

Khoảng cách theo chiều đ ng

Page 102: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

88

Loại đƣờng ống

Đƣờng

ống cấp

nƣớc

Cống

thoát

nƣớc

thải

Cống

thoát

nƣớc

mƣa

Cáp

điện

Cáp

thông

tin

Kênh thoát

nƣớc, tuy nen

Đường ống cấp nước - 1,0 0,5 0,5 0,5

Cống thoát nước thải 1,0 - 0,4 0,5 0,5

Cống thoát nước mưa 0,5 0,4 - 0,5 0,5

Cáp điện 0,5 0,5 0,5 0,1 0,5

Cáp thông tin 0,5 0,5 0,5 0,5 -

2.6.2 Các văn bản do Thành phố Hà Nội ban hành:

Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND kí ngày 27/3/2009 về việc ban hành

quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo

sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Hà Nội bao gồm 5 chương và 18

điều, trong đó, đề xuất các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng như: các quy định

về thiết kế, thi công công trình ngầm và cấp phép xây dựng, giấy phép cải tạo.

Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND kí ngày 23/06/2014, về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 56/2009/QĐ-

UBND ngày 27/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý, xây dựng công

trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp lại các đường

dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 3 điều trong đó đã sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND. Trong đó, sửa đổi bổ

sung về việc cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và

giấy phép cải tạo, sắp xếp đường dây đi nổi; Quản lý, lưu trữ hồ sơ và công tác

quản lý, bảo trì công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường dây, cáp và hệ

thống cột để phù hợp với điều kiện thực tế và theo các quy định của trung ương về

cấp phép xây dựng và công trình hạ tầng kĩ thuật ngầm.

Page 103: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

89

Tuy nhiên quy định này chưa thật cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc tính các

trình tự phải thực hiện nhưng giải pháp chưa rõ ràng, chưa có tính rằng buộc, quy

định thời gian cũng như áp dụng cho công trình ngầm hạ tầng kĩ thuật đô thị.

Quyết định số 4252/ QĐ- UBND, ngày 12/8/2014 về việc ban hành giá

cho thuê (tạm thời) công trình ngầm hạ tầng kĩ thuật sử dụng chung (tuy nen, hào,

cống bể kỹ thuật) trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 2 điều và phần phụ lục k m

theo. Trong đó ban hành giá cho thuê công trình hạ tầng kĩ thuật sử dụng chung

trên địa ban thành phố Hà Nội và việc tổ chức thực hiện công tác này.

Nhận xét: Để có căn cứ bổ sung vào các quy định cũng như các văn bản của

UBND Thành phố đi vào được thực tiễn, giúp cho các chủ đầu tư cũng như các cơ

quan quản lý nhà nước liên quan trong công tác quản lý, khai thác, cấp phép thi

công tác đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị, Hà Nội

cần triển khai thêm các nhiệm vụ:

Đẩy mạnh công tác lập và công bố quy hoạch, kế hoạch hạ ngầm đồng bộ

các đường dây viễn thông, cáp điện lực trung, hạ áp đi nổi trên các tuyến phố Hà

Nội, làm cơ sở để các đơn vị tham gia đăng ký đầu tư xây dựng công trình ngầm hạ

tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung theo phương thức xã hội hóa. Trước mắt từ nay

đến hết năm 2020, tập trung hạ ngầm đồng bộ tại các tuyến phố chính trong 4 quận

nội thành cũ: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng;

Chủ trì, phối hợp các bên làm việc với các doanh nghiệp viễn thông, điện

lực… trên địa bàn Thành phố để xác định nhu cầu hạ ngầm đường dây kỹ thuật

trên các tuyến phố, làm cơ sở để xác định quy mô đầu tư của hệ thống công trình

ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung;

Chủ trì xây dựng và ban hành điều chỉnh, bổ sung các cơ chế về quản lý,

xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung trên địa bàn thành

phố Hà Nội;

Đưa các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị vào

danh mục kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trên địa bàn Thành

phố Hà Nội. Trong đó, thành phố xem xét hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng hoặc

chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn,

Page 104: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

90

nhưng tối đa không được vượt quá 50% mức hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách trung

ương cho xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật theo từng thời điểm.

Việc quyết định tỷ lệ % hỗ trợ sẽ căn cứ dựa trên phân cấp, phân loại công trình

ngầm đô thị. Các tổ chức và cá nhân sở hữu, khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi

nổi trên địa bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh

phí để thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của

UBND thành phố;

Tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan cho các

đơn vị tham gia trong quá trình đầu tư, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật

đô thị. Thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư, xây

dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung theo quy định pháp

luật.

Quy định quản lý các công trình sử dụng chung HTKT theo đồ án quy

hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 [49].

- Đối với đô thị cũ cải tạo chỉnh trang bao gồm đô thị trung tâm từ vành đai 4

trở vào, khu vực Long Biên, Sơn Tây: cải tạo hạ ngầm tập trung vào các đường

dây điện, đường dây viễn thông nổi. Từng bước xây dựng hệ thống tuynel, hào,

cống bể cáp trong ranh giới toàn bộ đô thị.

- Đối với các khu chức năng, khu đô thị xây mới phải xây dựng hệ thống hạ

tầng kỹ thuật ngầm, đồng bộ với hệ thống giao thông. Cấm xây dựng mới đường

dây nổi tại các khu trung tâm đô thị, khu vực di sản kiến trúc, tuyến phố chính.

Quy định về hệ thống tuynel, cống, bể cáp:

Các tuynel chính cấp đô thị: chứa các đường ống có kích thước lớn, đường

điện cao thế, đường ống cấp nước, viễn thông phải đảm bảo kích thước cho con

người hoặc máy móc đi lại vận hành và sửa chữa.

Các tuynel nhánh xây dựng dọc theo các trục đường chính đến đường phân

khu vực. Các tuyến cống bể cáp phục vụ nhu cầu dọc theo tuyến đường phải được

xây dựng đồng bộ với các đường giao thông khi xây mới hoặc khi cải tạo tuyến

phố.

Page 105: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

91

Cấp điện

Quy định về kết cấu lưới điện: ưu tiên các công nghệ như cáp ngầm cao áp

đến 220kV, trạm biến áp kín GIS, đường dây nhiều hơn 2 mạch một tuyến…,thống

nhất cấp điện áp trung áp theo tiêu chuẩn 22kV với cấu trúc mạch vòng kín vận

hành hở.

Quy định về quản lý không gian công trình điện: lưới điện trung thế, hạ thê

trong trung tâm đô thị và các khu vực phát triển mới đồng bộ phải đi ngầm trong

tuynel hoặc mương cáp, riêng đô thị trung tâm yêu cầu ngầm hóa đến cấp điện áp

220KV. Khuyến khích các khu vực hiện hữu cải tạo, khu vực ngoại thị, vùng nông

thôn xây dựng hệ thống điện ngầm đồng bộ với các công trình hạ tầng đô thị. Với

các đường dây cao thế 110kV, 220kV đi nổi quản lý chặt chẽ hành lang tuyến, cấm

xâm phạm và xây dựng các công trình kiên cố vi phạm quy chuẩn.

Chiếu sáng đô thị

Quy định về chiếu sáng chức năng: hệ thống chiếu sáng đường đảm bảo tỷ lệ

100% mạng lưới đường đô thị, 80-90% ngõ xóm đươc chiếu sáng tiết kiệm và hiệu

quả. Xây dựng hệ thống điều kiển trung tâm cho chiếu sáng đường, khuyến khích

điều kiển đến từng vị trí đ n. Khôngsử dụng các loại đ n hiệu suất thấp cho chiếu

sáng đô thị như đ n sợi đốt, đ n thủy ngân cao áp.

Quy định về chiếu sáng cảnh quan: trung tâm hành chính, chính trị, phố

thương mại, di tích có giá trị, công trình cao tầng điểm nhấn, quảng trường và

không gian mở gắn với hoạt động có đông người phải được chiếu sáng cảnh quan.

Khuyến khích chiếu sáng lễ hội theo ngày lễ, dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần tại

khu vực thương mại và giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng tập trung đông người.

Chiếu sáng thông tin tín hiệu, quảng cáo tại các tuyến phố chính hướng tâm vào đô

thị.

Hạn chế chiếu sáng cảnh quan tại các khu vực nghỉ ngơi, khu ở, khu trường

học, bệnh viện, khu công nghiệp; Cấm chiếu sáng tập trung quá quy định theo quy

chuẩn… để tránh ô nhiễm ánh sáng.

Phát triển các công nghệ mới cho chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm năng

lượng như đ n dùng pin mặt trời, đ n LED…

Page 106: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

92

Hệ thống thông tin li n lạc

Quy định về hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin: ứng dụng công

nghệ mới để tích hợp với các thiết bị viễn thông nhằm cung cấp đa dịch vụ, đảm

bảo an toàn thông tin, bảo vệ an ninh quốc phòng. Hướng về một thủ đô có hệ

thống điều hành chính quyền điện tử, xã hội tin học. Đảm bảo hạ tầng thông tin

liên lạc có tính thống nhất, đồng bộ với các hạ tầng kỹ thuật khác.

Công trình thông tin – liên lạc công cộng: được ưu tiên sử dụng không gian

xây dựng. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi công

2.7. Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

trong nƣớc và thế giới.

2.7.1 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

của Thế giới.

2.7.1.1 Kinh nghiệm của Nga [22][23].

Các đô thị tại Nga được xây và phát triển dựa trên quy hoạch xây dựng đô

thị được lập, thẩm định và phê duyệt thông qua cấp chính quyền đô thị. Trong nội

dung quy hoạch phát triển đô thị, nội dung về tổ chức không gian ngầm đô thị

(trong đó có CTHTKTN) và công tác ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi được

nghiên cứu quy hoạch một cách khoa học và phù hợp với điều kiện phát triển kinh

tế từng giai đoạn của đô thị. Chính quyền đô thị thành lập đơn vị quản lý phát triển

đô thị có trách nhiệm quản lý xây dựng và phát triển tuân thủ theo quy hoạch được

phê duyệt. Bên cạnh đó, chính quyền đô thị cũng thiết lập kế hoạch phát triển đô

thị nói chung và công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi nói riêng theo từng

giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật... để quản lý.

Thành tựu quản lý về quản lý quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

của Nga thể hiện rõ nét trong quá trình quản lý và xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi thành phố Matxcova. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, chính

quyền đô thị Matxcova xây dựng quy hoạch phát triển đô thị, trong đó định hướng

phát triển ngầm hóa theo từng giai đoạn . Giai đoạn đầu từ năm 1931 - 1935, chính

quyền đô thị tập trung xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên dài 20km kết nối các

điểm tập trung dân cư trong đô thị trong đó kết hợp hạ ngầm các đường dây, cáp đi

Page 107: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

93

nổi theo tuyến. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và phát triển của đô thị, mạng

lưới tàu điện ngầm được phát triển và xây dựng ở các giai đoạn quy hoạch tiếp

theo, đến những năm 80 tàu điện ngầm trở thành mạng hoàn chỉnh với các tuyến

vành đai và hướng tâm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại trong đô thị kéo theo mạng

lưới hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cũng hoàn thiện theo cùng hệ thống tuy

nen kỹ thuật và tới các vùng lân cận với tổng chiều dài hơn 300 km.

2.7.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản [8][12][37]

Tại Nhật Bản, Việc triển khai xây dựng ngầm hóa được làm khá bài bản.

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về lập, lựa chọn,

thẩm định, phê duyệt, công bố kế hoạch ngầm hóa. Chính quyền các đô thị thành

lập các cơ quan quản lý thống nhất về HTKTN để triển khai quy hoạch xây dựng

và quản lý xây dựng ngầm hóa theo các giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế và

khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản còn có quy định về quản lý và khai thác

hệ thống hào và tuy nen đô thị theo các độ sâu khác nhau, quy định sự phối hợp và

các đối tượng phải lắp đặt trong hệ thống hào và tuy nen.

Như vậy kinh nghiệm của Nhật Bản là họ rất quan tâm đến các văn bản pháp

quy và quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư và

đơn vị thi công. Đặc biệt là Nhật Bản xác định được lộ trình cũng như kinh phí đầu

tư theo từng giai đoạn và phù hợp với điều kiện kinh tế của tường thời điểm.

2.7.1.3 Kinh nghiệm của Hồng Kông [64]

Hệ thống tuy nen tại Hongkong được xây dựng tuân thủ theo quy hoạch về

không gian ngầm được phê duyệt. Hệ thống tuy nen được xây dựng dọc theo hè

phố của các tuyến đường và trong tuy nen bố trí các loại đường ống cấp nước,

thoát nước (tầng dưới cùng), cấp điện, thông tin… trên các giá đỡ.

Công tác quản lý quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật hay hệ

thống tuy nen để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Hongkong được giao cho

các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý thống nhất từ khâu

quy hoạch, đầu tư, xây dựng đến sửa chữa, mở rộng, bảo dưỡng, bảo hành. Mỗi khi

có nhu cầu, các đơn vị cần lắp đặt các đường ống, đường dây chỉ cần liên hệ với

Page 108: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

94

các doanh nghiệp quản lý tuy nen, sẽ được cung cấp đường ống theo mã tầng, mã

số, có sơ đồ toàn hệ thống, theo quy định của doanh nghiệp quản lý. Cách một

khoảng đường, thường là đầu nối qua đường, hệ thống tuy nen có một hầm công

tác rộng 1,5 x 1,5 mét để công nhân có thể đứng bảo dưỡng các đường ống và hệ

thống tuy nen. Khi không còn nhu cầu, các đơn vị chủ quản của các đường dây,

đường ống chỉ cần cắt thuê bao với doanh nghiệp quản lý tuy nen. Như thế sẽ tránh

việc các đơn vị bỏ mặc đường dây, đường ống không còn sử dụng như hiện nay

vẫn thấy ở Việt Nam.

2.7.1.4 Nhận xét kinh nghiệm chung t nh h nh thực tiễn và nghiên c u về

quản lý xây dựng ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi các nƣớc trên thế giới:

- Để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hệ thống hào, tuy nen phục vụ hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi. Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

phải được lập trên phạm vi toàn bộ thành phố hoặc cho từng vùng. Quy hoạch này

phải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, lãnh thổ,

các chiến lược, chương trình đồng thời trong quy hoạch phải xác định được kế

hoạch và nguồn lực cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện.

- Việc xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải đi trước một bước để

tạo tiền đề thực hiện kế hoạch ngầm hóa và cũng là điều kiện quyết định cho sự

phát triển và phải được phát triển đồng bộ, hiện đại.

- Không một nhà nước nào có thể đầu tư hết tất cả trong công tác hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi và cũng không có tư nhân nào có thể làm được việc này, vì

đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro. Do đó đa dạng hóa các

hình thức đầu tư là cần thiết. Hợp tác nhà nước – Tư nhân sẽ là một mô hình hợp lý

và phù hợp với thực tế của Việt Nam. Vì vậy để thực hiện tốt thì Việt Nam cần

sớm ban hành các hành lang pháp lý đồng bộ để hướng dẫn thực hiện.

2.7.2 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

của Việt Nam.

Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại một số

Thành phố ở Việt Nam đã được trình bày tại mục 1.2 từ thực trạng có thể rút ra

một số kinh nghiệm như sau:

Page 109: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

95

2.7.2.1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản hoàn tất

việc ngầm hóa hệ thống lưới điện trung và hạ thế khu vực nội, đối với các quận

huyện còn lại việc ngầm hóa sẽ thực hiện tại các khu vực hành chính, khu công

nghiệp. Đến năm 2025 cơ bản hoàn tất ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi tại các

khu vực hành chính, khu công nghiệp tại các huyện nội thành. Ngoài việc ngầm

hóa các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn dự kiến

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi tại các ngõ, hẻm trên địa bàn. Dự kiến năm

2017 hạ ngầm tại 8 tuyến hẻm tại quận trung tâm thành phố và đến năm 2018 sẽ

thực hiện ngầm hóa tại 29 tuyến hẻm. Mặt khác thành Thành phố Hồ Chí Minh đã

phê duyệt đề án ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố từ năm

2011, trong đề án đã phân thành các giai đoạn thực hiện cụ thể đồng thời giao

nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư phối hợp thực hiện. Tuy nhiên

do nhiều yếu tố như hiện trạng công trình đường dây, cáp đi nổi do nhiều cơ quan

quản lý, sự phối hợp chưa chặt chẽ, chưa có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm.

Mặt khác kinh phí khó khăn nên việc triển khai thực hiện đề án châm, chưa đạt

được mục tiêu đề ra.

2.7.2.2 Tại Thành phố Đà N ng

Cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà N ng đã tổ chức việc

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi từ năm 2010, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt

việc xây dựng dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên một số tuyến phố

chính đô thị, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch

sắp xếp hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi để các doanh nghiệp thực hiện và nhân

dân nắm bắt được để giám sát thực hiện đồng thời có những quyết định xử lý

nghiêm các hành vi treo, kéo cáp không đúng vị trí quy định.

2.7.2.3 Thành phố Vũng Tàu

Trong những năm qua Thành phố Vũng Tàu đã xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi, đã ưu tiên hạ ngầm các đường điện trung thế và bố trí hạ ngầm

trong các hào kỹ thuật bê tông cốt thép đúc s n do doanh nghiệp địa phương sản

xuất và chế tạo. Việc cho phép thí điểm xây dựng hào kỹ thuật bê tông cốt thép

Page 110: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

96

không chỉ ở thành phố Vũng Tàu mà còn mở rộng đến thành phố Bà Rịa và một số

thị trấn trên địa bàn góp phần cải tạo và chỉnh trang đô thị.

Page 111: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

97

CHƢƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM

CÁC ĐƢỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

HÀ NỘI – BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1 Quan điểm quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

Các đề xuất về công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

trong luận án đƣợc xây dựng dựa trên những quan điểm sau:

- Kế thừa và học tập các kinh nghiệm của các nƣớc có điều kiện đặc thù tƣơng

tự nhƣ Việt Nam.

- Hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi khuyến khích bố trí trong các hào hoặc

tuynen kỹ thuật trên các trục đƣờng chính đô thị.

- Quy trình xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phù hợp với điều

kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và năng lực quản lý của Hà Nội.

- Tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phải đảm bảo

tinh gọn, chuyên môn hóa cao và hiệu quả.

- Sử dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi tại Hà Nội.

3.2 Đề xuất về quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

3.2.1 Đề xuất bổ sung các nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi:

Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010, về quản lý không gian xây

dựng ngầm đô thị đã có những nội dung quy định về không gian ngầm, nguyên tắc

hạ ngầm (điều 23) và việc hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi (điều 24). Luận án

đề xuất bổ sung cụ thể một số nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp dùng cho các đô thị nói chung và cho đô thị trung tâm Hà Nội nói riêng

nhƣ sau:

Nguyên tắc 1: Hạ ngầm đƣờng dây, cáp đi nổi phải đƣợc thực hiện theo một

hệ thống tích hợp đa chức năng hiện đại.

Ngày nay cung cấp dịch vụ tiện ích đô thị ngày càng phát triển cả về quy mô

lẫn số lƣợng bởi các nhà cung cấp, ngƣời tiêu thụ và các loại hình dịch vụ.

Page 112: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

98

Không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại thì hệ thống các

đƣờng dây, cáp đi nổi phải đƣợc hạ ngầm. Việc hạ ngầm cần đƣợc thực hiện trong

các công trình ngầm sử dụng chung theo hƣớng tích hợp đa chức năng.

Nguyên tắc 2: Công tác xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phải

đƣợc thực hiện triệt để và đồng bộ.

Xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi muốn đạt khi hạ ngầm phải

bảo đảm các yêu cầu, đó là:

Triệt để - đồng bộ về hệ thống có nghĩa là hệ thống phải đƣợc xây dựng

đồng bộ cho toàn khu vực và cho toàn đô thị với cả 3 hệ thống: hệ thống trục

chính, hệ thống mạng trục thứ cấp và hệ mạng trục nhánh.

Triệt để - đồng bộ về phạm vi hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi và các

hình thức cung cấp dịch vụ.

Đối với trang thiết bị cho hệ thống ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi phải

đồng bộ, bảo đảm an ninh, an toàn về truyền dẫn, phòng chống cháy nổ, chống

ngập úng.

Nguyên tắc 3: Xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phải xác định

ƣu tiên ngay trong kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đô thị hay quy hoạch

giao thông đô thị.

- Kế hoạch xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phải đƣợc hoạch

định ngay từ bƣớc quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đô thị. Muốn đạt đƣợc

hiệu quả cao, việc xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi phải đi trƣớc một

bƣớc và đồng thời với việc xây dựng mạng lƣới đƣờng đô thị. Trong trƣờng hợp

cải tạo nâng cấp đƣờng đô thị, việc xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể phù hợp các giai đoạn thi công xây dựng đƣờng

và phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của mỗi đô thị.

- Việc xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đồng bộ đòi hỏi phải có

sự tham gia của đa ngành, đặc biệt giữa nhà quản lý và doanh nghiệp.

- Xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đồng bộ rất phức tạp đòi hỏi

sự phối hợp chặt chẽ nhà quản lý với doanh nghiệp.

Page 113: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

99

Nguyên tắc 4: Phải xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng các phần mềm tiên

tiến để quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

Xây dựng cơ sở dữ liệu công trình ngầm nói chung và thông tin về các

đƣờng dây, cáp đi nổi đóng vai trò quan trọng, cơ sở dữ liệu về công trình ngầm đô

thị tuân thủ theo thông tƣ số 11/2010/TT-BXD, ngày 17/8/2010 của Bộ Xây dựng

hƣớng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị. Tuy nhiên để phục vụ

cho công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi cần có ứng dụng

công nghệ thông tin nhƣ: GIS, GPR, GPS để quản lý xây dựng, khai thác và sử

dụng cơ sở dữ liệu góp phần quan trọng trong quản lý xây dựng hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi. Cơ sở dữ liệu về các đƣờng dây, cáp đi nổi bao gồm:

1. Dữ liệu hiện trạng đƣờng dây, cáp đi nổi:

a) Các thông tin về cáp, loại, qui mô của đƣờng dây, cáp đi nổi.

b) Thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại.. của chủ sở hữu hoặc cơ quan

quản lý đƣờng dây, cáp.

c) Bản vẽ hiện trạng mạng lƣới đƣờng dây, cáp đi nổi đƣợc lập trên các

tuyến phố đô thị trong đó có thể hiện rõ các dấu hiệu nhận biết các đƣờng

dây, cáp.

2. Dữ liệu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là quy hoạch thông tin liên

lạc, quy hoạch cấp điện, chiếu sáng đô thị và các quy hoạch khác có liên quan:

a) Số lƣợng, loại dây, cáp sẽ đƣợc lắp đặt theo qui hoạch.

b) Vị trí, qui mô công trình sử dụng chung cống cáp, hào, tuynen để bố trí hạ

ngầm đƣờng dây, cáp đi nổi.

c) Các công trình đấu nối kỹ thuật có liên quan.

3.2.2 Đề xuất định hƣớng hệ trục để hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đô thị

trung tâm của Hà Nội.

Trong thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những trục đƣờng đƣợc

xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

3.2.2.1 Các tiêu chí xác định hệ trục để hạ ngầm:

Page 114: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

100

- Trong phạm vi vành đai 4 trở vào phải hạ ngầm toàn bộ tuyến điện, cáp

truyền thông, chiếu sáng, cáp đèn tín hiệu giao thông.

- Đối với các tuyến đã ngầm hóa rồi nhƣng chƣa thực hiện theo đúng quy

chuẩn và tiêu chuẩn quy định, chƣa có sự phối hợp giữa các chủ đầu tƣ hoặc đơn vị

quản lý các đƣờng dây, cáp hạ ngầm. Tính kết nối hệ thống chƣa đảm bảo vẫn

đƣợc rà soát, đánh giá và có kế hoạch cải tạo, thay thế hoặc duy tu.

- Nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tế nhƣ điều kiện kinh tế, xã hội; điều

kiện tự nhiên và trình độ phát triển khoa học…. của thành phố Hà Nội.

- Hạn chế tối đa việc bố trí tuynen, hào kỹ thuật, cống cáp dƣới phần đƣờng

xe chạy.

- Về mặt cắt ngang đƣờng phố với chiều rộng hè phố (B):

+ Đối với các tuyến đƣờng có 2 m ≤ B hè < 5 m: chỉ nên sử dụng cống cáp và

bể kỹ thuật.

+ Đối với tuyến đƣờng có B hè ≥ 5 m sử dụng hào kỹ thuật

+ Đối với tuyến đƣờng phố có B hè ≥ 8 m có thể xem xét sử dụng tuynen

hoặc hào kỹ thuật.

Để xác lập hệ trục chính nhằm xây dựng các công trình phục vụ hạ ngầm tại

đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội căn cứ đặc điểm hệ thống đƣờng điển hình tại

đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội, trƣớc hết cần quy định ký hiệu tên mạng lƣới

đƣờng theo nhƣ bảng 3.1. Tuy nhiên một số các tuyến đƣờng đã đƣợc ngầm hóa

nhƣng đảm bảo tính kết nối, đồng bộ cũng nhƣ thuận tiện trong công tác quản lý,

bảo dƣỡng và số hóa các dữ liệu cơ sở của hệ thống do đó cần sơ đồ hóa để có kế

hoạch cải tạo, nâng cấp, thay thế lại theo đề xuất của luận án.

Bảng 3.1 Ký hiệu tên các trục đề xuất ngầm hóa

1 Tuyến N1 (Đê Yên Phụ-Nghi Tàm- Âu Cơ- An Dương Vương)

2 Tuyến N3 (Hàng Đậu- Phan Đình Phùng- Hoàng Hoa Thám-

Hoàng Quốc Việt)

3 Tuyến N4 (Đƣờng 32) ( Nguyễn Thái Học-Kim Mã- Cầu Giấy- Xuân Thuỷ-

Hồ Tùng Mậu)

4 Tuyến N5 ( Nguyễn Chí Thanh- Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng

Long)

5 Tuyến N6 ( Giảng Võ- Láng Hạ- Lê Văn Lương)

Page 115: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

101

6 Tuyến N7 (QL.06) ( Tôn Đức Thắng- Nguyễn

Lương Bằng- Tây Sơn- Nguyễn Trãi)

7 Tuyến N8 (QL. 1A) ( Phùng Hưng-Lê Duẩn- Giải Phóng)

8 Tuyến N9 ( Hàng Bài- Phố Huế- Bạch Mai- Trương Định)

9 Tuyến N10 ( Phan Chu Trinh- Lò Đúc- Kim Ngưu)

10 Tuyến N11 (Đê Sg Hồng) ( Trần Nhật Duật- Trần Quang Khải- Trần Khánh

Dư – Nguyễn Khoái)

11 Tuyến R1 ( Thanh Niên- Hùng Vương- Nguyễn Thái Học-

Tràng Thi- Tràng Tiền)

12 Tuyến R2 ( Liễu Giai- Nguyễn Chí Thanh- La Thành- Đại Cồ

Việt- Trần Khát Trân)

13 Tuyến R3 ( Huỳnh Thúc Kháng- Thái Hà- Chùa Bộc- Lê Thanh

Nghị- Thanh Nhàn- Lạc Trung)

14 Tuyến R4a ( Lạc Long Quân- Đường Bưởi- Đường Láng)

(Trường Chinh- Đại La- Minh Khai) 15 Tuyến R4b

16 Tuyến R6 (Vành đai 3) ( Phạm Văn Đồng- Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến)

3.2.2.2 Các yêu cầu về hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung

tâm TP. Hà Nội

a. Về mặt cắt ngang đƣờng thuận lợi cho việc đặt trục kỹ thuật phục vụ công

tác ngầm hóa: Mặt cắt ngang tuyến đƣờng dự định đặt trục kỹ thuật phục vụ công

tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi là một tiêu chí quan trọng bởi nó ảnh hƣởng

tới tính khả thi của việc xây dựng trục. Mỗi một mặt cắt ngang có mức độ thuận

tiện cho việc xây dựng hệ thống trục khác nhau. Việc thuận lợi phải đƣợc xét dựa

trên cả không gian ngầm và nổi.

Hai bên các tuyến đƣờng trong đô thị chủ yếu là các công trình xây dựng,

đặc biệt là ở Hà Nội nơi rất nhiều tuyến đƣờng có hè nhỏ (chỉ khoảng < 2m). Việc

xây dựng các tuyến trục kỹ thuật phục vụ công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi

nổi phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến kết cấu móng các công trình hai bên

đƣờng, vì vậy tính chất các công trình hai bên đƣờng quyết định không gian ngầm

cho phép đặt trục. Các tuyến trục có thể đi dọc theo tim đƣờng hoặc nắn chỉnh cục

bộ ở những vị trí chuyển hƣớng. Trục có thể đặt dƣới phần xe chạy, dải phân cách

hoặc vỉa hè. Nhìn chung bề rộng mặt cắt ngang càng lớn thì việc xây dựng hệ

Page 116: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

102

thống trục càng dễ dàng, trong những trƣờng hợp cần thiết việc nắn chỉnh tuyến

cũng dễ thực hiện hơn.

Trong các loại mặt cắt, dạng mặt cắt có dải phân cách lớn (nhƣ đƣờng

Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hƣng – Đại lộ Thăng Long) có ƣu điểm hơn cả.

Việc đặt trục ở dải phân cách cho phép giảm chiều sâu đặt, giảm thiểu những xung

đột với các hệ thống, công trình khác nhƣ: cây xanh, hệ thống thoát nƣớc…

b. Thi công thuận lợi: Chi phí thi công thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

chi phí đầu tƣ xây dựng hệ thống trục kỹ thuật phục vụ công tác hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi. Vì vậy đây là tiêu chuẩn hàng đầu khi cân nhắc lựa chọn

phƣơng án. Khi xây dựng các tuyến trục, công nghệ thi công thƣờng áp dụng là

đào hố hoặc khoan ngầm. Những yếu tố của các tuyến đƣờng ảnh hƣởng đến việc

thi công trục ngầm đƣợc xem xét dựa trên sự một số khía cạnh nhƣ:

+ Các phƣơng pháp thi công có thể áp dụng

+ Mặt bằng thi công (bề rộng mặt đƣờng, lề đƣờng, dải phân cách…)

+ Khả năng phân luồng, phân tuyến trƣờng hợp cần cấm đƣờng tạm thời

phục vụ thi công.

+ Các công trình xây dựng, mặt bằng hai bên tuyến đƣờng.

+ Sự thuận lợi cho việc sử dụng các loại máy móc thi công.

Thi công đào hở thƣờng đƣợc áp dụng với những đƣờng có mặt cắt ngang

lớn, cho phép thi công trên một phần diện tích mặt đƣờng mà không ảnh hƣởng

đến việc lƣu thông của các phƣơng tiện hoặc với những đƣờng cho phép cấm

đƣờng trong quá trình thi công. Thích hợp nhất cho phƣơng pháp thi công đào hở

là các mặt cắt ngang có dải phân cách rộng, việc thi công không ảnh hƣởng đến các

hệ thống công trình hiện có cũng nhƣ tình hình giao thông. Phƣơng pháp thi công

đào hở khá đơn giản, giảm chi phí xây lắp, vì thế, đây là sự lựa chọn đầu tiên với

các mặt cắt đƣờng thuận lợi cho việc áp dụng phƣơng pháp này đặc biệt với các

trục kỹ thuật mặt cắt không quá lớn.

Tuy thi công đào hố có giá thành rẻ, nhƣng ở Hà Nội, nơi có nhiều tuyến

đƣờng chật hẹp không cho phép áp dụng phƣơng pháp này. Vì vậy thi công khoan

Page 117: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

103

ngầm là sự lựa chọn duy nhất và bắt buộc trong một số trƣờng hợp. Thi công

khoan ngầm cũng cần phải đảm bảo mặt bằng thi công trên mặt đất tại một số vị trí

cần thiết vì vậy trong tất cả các trƣờng hợp thi công, mặt bằng thi công luôn đƣợc

cân nhắc.

Ngoài ra, hệ thống đƣờng theo quy hoạch của thành phố Hà Nội đang trong

quá trình xây dựng, các tuyến trục kỹ thuật phục vụ công tác hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi đƣợc xây dựng theo những tuyến đƣờng này sẽ rất thuận tiện. Việc

kết hợp thi công cùng tuyến đƣờng sẽ giảm đƣợc đáng kể chi phí và đẩy nhanh tiến

độ thi công.

c. Sự giới hạn về không gian ngầm, sự phối hợp các CTN: Tuy không có hệ

thống công trình ngầm hiện đại, nhƣng Hà Nội hiện đang có một số công trình

ngầm đơn lẻ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: cấp, thoát nƣớc, chiếu sáng,

các công trình phục vụ an ninh quốc phòng. Mặt khác, thời gian gần đây một số dự

án các công trình ngầm cũng đã đƣợc lên kế hoạch hoặc đang trong quá trình thực

hiện nhƣ: hệ thống tàu điện ngầm, các bãi đỗ xe ngầm…

Các tuyến trục kỹ thuật phục vụ công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

chủ yếu đƣợc đặt ngầm, vì vậy cân nhắc về qũy không gian ngầm là thực sự cần

thiết. Giải pháp thƣờng đƣợc áp dụng cho các tuyến trục kỹ thuật ngầm hóa bị hạn

chế về không gian ngầm là phải kéo dài hoặc hạ thấp cao độ đặt, điều này dẫn đến

sự tăng cao chi phí đầu tƣ. Với tiêu chuẩn này những phƣơng án không bị hạn chế

về không gian ngầm tỏ ra có ƣu thế.

Khi lập các dự án đầu tƣ xây dựng công trình ngầm cần đƣợc xem xét khả

năng kết hợp xây dựng đƣờng hầm đa công năng nhƣ metro, tuy nen truyền tải,

…và các công trình ngầm đô thị khác.

d. Điều kiện địa chất vùng đặt trục hạ ngầm: Điều kiện địa chất khu vực xây

dựng các công trình kỹ thuật sử dụng chung nhƣ cống cáp, hào, tuynen kỹ thuật..

ảnh hƣởng đến việc lựa chọn kết cấu móng cũng nhƣ chi phí thi công… Mỗi loại

địa chất khác nhau đòi hỏi phƣơng án thi công khác nhau. Những hiện tƣợng địa

chất phức tạp có thể sẽ làm gia tăng rất nhiều chi phí đầu tƣ.

Page 118: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

104

đ. Sự ảnh hƣởng đến các công trình đô thị lân cận: Xây dựng hệ thống công

trình kỹ thuật sử dụng chung nhƣ cống cáp, hào, tuynen kỹ thuật có thể làm ảnh

hƣởng đến sự an toàn của nền móng các công trình lân cận, đặc biệt là trong quá

trình thi công. Đặc biệt các công trình về an ninh quốc phòng, di tích lịch sử… Xét

về khía cạnh này, những phƣơng án trục công trình kỹ thuật ngầm đi qua khu vực

càng ít các công trình lân cận thì càng thuận lợi.

e. Sự thuận lợi cho việc xây dựng phát triển mạng lƣới tuyến trục chính hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi: Hệ tuyến chính là xƣơng sống của mạng lƣới trục

kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trong đô thị. Khi nghiên cứu xây dựng

tuyến trục chính, phải đảm bảo tính kết nối với trục thứ cấp, hệ đƣờng nhành đƣợc

dễ dàng, thuận tiện.

Việc phát triển mạng lƣới phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống các tuyến đƣờng

đô thị hiện có sự liên kết với tuyến đƣờng đặt trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi trục chính. Hà Nội là một đô thị có mật độ đƣờng thấp và không

đều, các tuyến đƣờng khác nhau có sự liên kết với hệ thống còn lại ở mức độ khác

nhau. Những phƣơng án trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đi qua

khu đô thị có mật độ mạng lƣới đƣờng lớn sẽ đảm bảo sự phát triển, liên kết tốt

hơn.

Chi phí xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi cụ thể là xây dựng hệ

thống trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đô thị khá lớn vì vậy quá

trình đầu tƣ xây dựng thƣờng đƣợc tiến hành qua nhiều giai đoạn, các giai đoạn

phải đảm bảo đƣợc tính kế thừa, phát triển. Tuy nhiên, tuyến chính đi qua khu vực

trung tâm thành phố cho phép giảm bớt chi phí đầu tƣ cho các tuyến thứ cấp vì

không phải đầu tƣ cho tuyến thứ cấp dài. Trong khi đó nếu xây dựng trục kỹ thuật

hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi ở mép khu vực nội thành thì việc phát triển

mạng thứ cấp sẽ khó khăn hơn. Khi đề xuất nghiên cứu hệ thống trục kỹ thuật hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi bao giờ nhà thiết kế cũng phải xét đến sự phát

triển của hệ thống trong tƣơng lai, đặc biệt là sự liên kết đấu nối với các khu vực

phụ cận. Hà Nội là một đô thị có phạm vi phát triển không ngừng, trong tƣơng lai

Page 119: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

105

rất nhiều vùng sẽ trở thành các thành phố vệ tinh xung quanh. Từ quan điểm đó,

các phƣơng án đề xuất đƣợc xem xét trên phƣơng diện mở rộng hƣớng phát triển

với các vùng khác. Những phƣơng án xây dựng trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi trục chính theo hƣớng phù hợp với hƣớng phát triển mở rộng thành

phố Hà Nội sau này sẽ có ƣu điểm hơn.

f. An ninh quốc phòng và kinh phí đầu tƣ: Trong bất kỳ thời đại nào, quốc

gia nào, đảm bảo an ninh quốc phòng luôn là vấn đề quan trọng. Hà Nội là thủ đô

của Việt Nam, nơi có nhiều trung tâm đầu não của cả nƣớc, việc xây dựng hệ

thống trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trục chính đảm nhiệm thêm

chức năng phục vụ đảm bảo an ninh quốc phòng là điều rất cần thiết. Các phƣơng

án trục kỹ thuật hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trục chính đi qua khu vực trung

tâm, gần với các cơ quan trung ƣơng sẽ phát huy tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm yêu cầu nguồn lực tài

chính lớn. Kinh phí đầu tƣ luôn là vấn đề đƣợc cân nhắc kỹ khi lựa chọn phƣơng

án xây dựng tuy nen trục chính.

Rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng trục kỹ thuật hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi: kích thƣớc, chiều dài và chiều sâu đặt trục,

phƣơng pháp thi công…Trong đó, phƣơng pháp thi công có thể áp dụng ảnh hƣởng

khá nhiều đến chi phí đầu tƣ, vì vậy những phƣơng án cho phép thi công đào trần

chiếm ƣu thế lớn. Vùng lân cận ngoại vi Hà Nội chƣa xây dựng các công trình đô

thị lớn chính là điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn thi công đồng bộ cùng dự án

giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị khác theo phƣơng pháp đào lộ thiên.

3.2.2.2 Đề xuất hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cho đô thị trung tâm

thành phố Hà Nội theo trục hướng tâm:

Theo khảo sát của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn

Thành phố tuynen kỹ thuật rất ít, hiện chỉ có tại các tuyến phố Kim Mã; Liễu Giai;

Nguyễn Chí Thanh và đƣờng vai đai 3. Tuy nhiên chƣa có sự kết nối giữa các

tuyến với nhau và việc sử dụng cũng nhƣ vận hành chƣa thật hiệu quả. Do vậy,

việc đề xuất và thiết lập cho đô thị trung tâm Thành phố một hệ trục công trình kỹ

Page 120: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

106

thuật sử dụng chung nhƣ cống, cáp, hào và tuynen kỹ thuật là cần thiết. Trên cơ sở

các tiêu chí đã đƣợc đề xuất ở trên, kết hợp với việc nghiên cứu bản đồ mạng lƣới

đƣờng trục của Hà Nội ta có thể xác lập một số phƣơng án trục chính hƣớng tâm

hệ trục công trình kỹ thuật sử dụng chung nhƣ cống, cáp, hào và tuynen kỹ thuật

ngầm (gọi tắt là trục công trình kỹ thuật ngầm).

Hình 3.1 Sơ đồ các trục công trình kỹ thuật sử dụng chung như cống, cáp, hào và

tuy nen kỹ thuật xuyên tâm và vành đai TP Hà Nội

Phƣơng án hƣớng tâm 01: Trục công trình kỹ thuật ngầm trục chính đƣợc

đặt dọc theo đƣờng hƣớng tâm N8, (hƣớng bắc – nam) [hƣớng phát triển: QL.1A –

QL. 3]. Tuyến đi theo trục hƣớng tâm N8 gồm các đƣờng Phùng Hƣng–Lê Duẩn–

Giải Phóng từ nội thành rồi phát triển về hƣớng Nam theo quốc lộ 1A, về hƣớng

Bắc theo quốc lộ 3.

Page 121: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

107

Hình 3.2 Mặt cắt ngang đường Phùng Hưng

Hình 3.3 Mặt cắt ngang đường Giải Phóng

Hình 3.4. Sơ đồ phương án hướng tâm 01 (đi theo đường hướng tâm N8)

Page 122: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

108

Phân tích : Các tuyến đƣờng dự định đặt trục có mặt cắt khá rộng, thuận lợi

cho việc bố trí trục công trình kỹ thuật ngầm. Các tuyến này đi qua khu vực trung

tâm, thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới trục thứ cấp. Xây dựng hệ thống trục

công trình kỹ thuật ngầm theo các tuyến đƣờng này (theo quốc lộ 1A) thuận lợi

cho việc đấu nối với các khu vực phụ cận trong tƣơng lai.

Hƣớng phát triển của đƣờng trục: trục chính sau khi vƣợt sông Hồng qua cầu

Long Biên có thể kết nối và đi theo đƣờng cao tốc Hà Nội –Thái Nguyên (hƣớng

Bắc-Nam) xuyên qua Hà Nội từ Thanh trì đến Sóc Sơn. Nhƣ vậy khả năng cung

ứng phục vụ khá tốt.

Phƣơng án hƣớng tâm 02: Trục công trình kỹ thuật ngầm trục chính đƣợc

đặt dọc theo đƣờng hƣớng tâm N7, (hƣớng TB – ĐN) [hƣớng phát triển: QL.6 –

QL. 5]. Gồm các đƣờng Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lƣơng Bằng - Tây Sơn –

Nguyễn Trãi trong phạm vi nội thành. Tuyến phát triển về hƣớng Tây-Bắc theo

quốc lộ 6 và về hƣớng Đông – Nam theo quốc lộ 5.

Hình 3.5 Mặt cắt ngang đường Tôn Đức Thắng

Hình 3.6 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Lương Bằng

Page 123: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

109

Hình 3.7 Mặt cắt ngang đường Tây Sơn

Hình 3.8 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Trãi

Hình 3.9 Sơ đồ phương án hướng tâm 02 (đi theo đường hướng tâm N7)

Page 124: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

110

Phân tích: Phƣơng án chạy theo trục hƣớng tâm N7, dựa trên các tuyến

đƣờng thẳng, đi qua khu vực trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc phát triển

mạng lƣới trục công trình kỹ thuật ngầm. Tuy nhiên, chỉ có đoạn tuyến qua đƣờng

Nguyễn Trãi có mặt cắt ngang rộng, các tuyến còn lại có mặt cắt ngang hẹp, không

thuận lợi cho việc bố trí hệ trục công trình kỹ thuật ngầm.

Phƣơng án hƣớng tâm 03: Trục công trình kỹ thuật ngầm đƣợc đặt dọc theo

đƣờng hƣớng tâm N5, (hƣớng T – Đ) [hƣớng phát triển: Láng – Đại Lộ Thăng

Long – QL. 5]Tuyến đi theo trục giao thông hƣớng tâm N5 gồm các đƣờng Văn

Cao – Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hƣng – Đại Lộ Thăng Long.

Phƣơng án này phát triển về hƣớng Đông theo quốc lộ 5 và phát triển về hƣớng

Tây theo đƣờng Đại Lộ Thăng Long.

Hình 3.10 Mặt cắt ngang đường Văn Cao

Hình 3.11 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Chí Thanh

Page 125: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

111

Hình 3.12 Mặt cắt đường Trần Duy Hưng

Hình 3.13 Sơ đồ phương án hướng tâm 03 (đi theo đường hướng tâm N5)

Page 126: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

112

Phân tích: Phƣơng án này đi theo đƣờng cao tốc Đại Lộ Thăng Long, qua

cầu Long Biên sang cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, xuyên trung tâm Hà Nội theo

hƣớng Đông-Tây. Tuyến có ƣu điểm nổi bật bởi các tuyến giao thông đều là trục

cao tốc mới, có mặt cắt ngang lớn và có dải phân cách giữa rộng. Điều kiện lập

tuyến trục ngầm thuận lợi.

Theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, trung tâm hành chính Quốc gia

đặt tại Mỹ Đình, Hòa Lạc là đô thị khoa học và công nghệ - giáo dục lớn, do vậy

việc xây dựng hệ thống tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trục chính theo

phƣơng án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là phƣơng án trục chính ngầm

có ƣu thế và kiến nghị lựa chọn.

Phƣơng án hƣớng tâm 04: Trục công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đƣợc đặt

dọc theo đƣờng hƣớng tâm N4, (hƣớng TB – Đ) [hƣớng phát triển: QL.32 –

QL.5]Tuyến trục đi theo đƣờng hƣớng tâm N4, QL.32 gồm các đƣờng Nguyễn

Thái Học – Kim Mã – Xuân Thủy. Tuyến phát triển về hƣớng Bắc -Tây Bắc theo

quốc lộ 32 và về hƣớng Đông theo quốc lộ 5.

Hình 3.14 Mặt cắt ngang đường Nguyễn Thái Học

Hình 3.15 Mặt cắt ngang đường Kim Mã

Page 127: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

113

Hình 3.16 Mặt cắt ngang đường Xuân Thủy

Hình 3.17 Sơ đồ phương án hướng tâm 04 (đi theo đường hướng tâm N4)

Page 128: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

114

Phân tích: Phƣơng án 04 đi theo trục đƣờng hƣớng tâm N4, các tuyến

đƣờng có mặt cắt ngang khá lớn, thuận lợi cho việc bố trí trục hạ tầng kỹ thuật

ngầm. Các tuyến đƣờng này đi qua khu trung tâm, vì vậy thuận lợi cho việc bố trí

hệ trục thứ cấp và nhờ đó có phạm vi phục vụ rộng. Phƣơng án này có thể lựa chọn

để bố trí hệ thống tuyến trục chính. Tuy nhiên quốc lộ 32 chạy ven rìa đông bắc

của Thủ đô nên phạm vi phục vụ bị hạn chế.

Kết luận: qua phân tích trên, tuyến trục hƣớng tâm có ƣu thế là tuyến Đông-

Tây (QL.5 – Đại Lộ Thăng Long)

3.2.2.3 Đề xuất hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi cho đô thị trung tâm

thành phố Hà Nội theo các tuyến vành đai:

Các phƣơng án bố trí trục đi theo trục giao thông vành đai gồm các tuyến nhƣ

sau:

Phƣơng án vành đai 05, (PA 05): Tuyến trục đi theo đường R4 (đƣờng vành

đai giao thông 2) gồm các đƣờng Lạc Long Quân - Bƣởi – Láng – Trƣờng Chinh

– Đại La –Minh Khai.

Hình 3.18 Mặt cắt ngang đường Lạc Long Quân

Hình 3.19 Mặt cắt đường Láng

Page 129: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

115

Hình 3.20 Mặt cắt ngang đường Trường Chinh

Hình 3.21 Sơ đồ phương án vành đai 05 (đi theo đường vành đai R4)

Page 130: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

116

Hình 3.22 Mặt cắt đường đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Vĩnh Tuy (theo quy hoạch)

Hình 3.23 Mặt cắt ngang đường Minh Khai

Phân tích: Phƣơng án trục vành đai 05 đi theo đƣờng giao thông vành đai 2 có

mặt cắt ngang đƣờng hạn chế, vỉa hè hẹp. Đặc biệt tuyến đƣờng này đi qua khu

vực có mật độ đƣờng thấp, lƣu lƣợng phƣơng tiện khá lớn. Đƣờng vành đai 2 là

đƣờng bao khu vực nội đô hẹp, mật độ đô thị hóa cao, công trình dày đặc, rất khó

khăn cho việc xây dựng hệ trục hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Phƣơng án vành đai 06 (PA 06): Tuyến trục PA 06 đi theo đƣờng giao

thông vành đai 2.5, gồm đƣờng đang quy hoạch kẹp giữa đƣờng vành đai 2 và

đƣờng vành đai 3 (tức R4 và R6 theo quy ƣớc).

Phân tích: Tuyến trục theo PA 06 đi theo đƣờng vành đai giao thông 2.5;

Hiện tại một số đoạn của tuyến đƣờng này đã và đang đƣợc xây dựng, mặt cắt

ngang đƣờng không lớn, mật độ công trình cao, khó khăn trong việc thiết lập trục

Page 131: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

117

tuy nen.

Phƣơng án vành đai 07, (PA 07): Phƣơng án trục CTN 07 đi theo đƣờng

vành đai giao thông 3: gồm các đƣờng đô thị quan trọng: Khuất Duy Tiến – Phạm

Hùng – Phạm Văn Đồng.

Hình 3.24 Mặt cắt ngang đường Phạm Văn Đồng

Hình 3.25 Mặt cắt ngang đường Phạm Hùng

Hình 3.26 Mặt cắt đường cắt ngang Khuất Duy Tiến

Page 132: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

118

Hình 3.27 Sơ đồ phương án vành đai 07 (đi theo đường vành đai R6)

Phân tích: Trục vành đai 07 đi theo đƣờng vành đai giao thông vành đai 3,

đây là trục giao thông vành đai quan trọng nhất hiện nay của Hà Nội. Phƣơng án

này phần lớn đi theo các tuyến đƣờng có mặt cắt ngang đƣờng và bề rộng vỉa hè

lớn. Đặc biệt các tuyến đƣờng Phạm Hùng và Khuất Duy Tiến có bề rộng dải phân

cách lớn, rất thuận lợi cho việc bố trí hệ thống trục hạ tầng kỹ thuật ngầm chính.

Hơn nữa vị trí tuyến đƣờng rất thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới trục thứ cấp

và phù hợp với sự phát triển thành phố trong tƣơng lai. Về góc độ quy hoạch tổng

thể đô thị Hà Nội, đƣờng vành đai 3 cũng là ranh giới của khu vực nội đô, khu vực

sẽ hạn chế phát triển. Đây là phƣơng án trục ngầm theo tuyến vành đai hợp lý và

đƣợc kiến nghị lựa chọn.

Nhƣ vậy: Từ những phân tích trên, kiến nghị lựa chọn trục chính vành đai là

tuyến đi theo đƣờng R6 (đƣờng vành đai 3) ƣu tiên triển khai trƣớc.

Page 133: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

119

Qua phân tích các phƣơng án trên, đề xuất của luận án tuyến trục hạ tầng kỹ

thuật ngầm phục vụ cho công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi cho khu đô

thị trung tâm của Hà Nội nhƣ sau:

- Phƣơng án đề xuất kết hợp giữa phƣơng án đƣờng vành đai và phƣơng án

đƣờng xuyên tâm. Có thể phát triển và nối ra các tuyến đƣờng cao tốc và qua các

khu đô thị mới của Hà Nội nhƣ khu trung tâm hành chính Quốc gia Mỹ Đình; khu

đô thị công nghệ cao Láng –Hòa Lạc; vùng đô thị nam Hà Nội và bắc Hà Nội.

- Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống trục hạ tầng kỹ thuật ngầm chính theo

phƣơng án và thực hiện từng bƣớc theo lộ trình kết hợp với việc thi công một số

tuyến đƣờng cũng nhƣ các khu đô thị mới tạo ra hệ trục chính có vị trí thuận lợi

cho việc phát triển mạng lƣới thứ cấp, khả năng cung ứng phục vụ lớn cũng nhƣ

thực hiện tốt chức năng an ninh quốc phòng của thủ đô.

3.2.2.4 Đấu nối hệ thống tuy nen, hào, cống bể kỹ thuật để hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi:

Nút giao có thể làm nơi quản lý, vận hành, sửa chữa – duy tu – bảo dƣỡng và

điều khiển hệ thống đƣờng cáp, đƣờng ống đi qua.

Theo cấp của từng nút giao có thể chia là 4 loại

- Nút giao giữa các tuynen

- Nút giao giữa tuynen với hào kỹ thuật

- Nút giao giữa các hào kỹ thuật

- Nút giao giữa hào kỹ thuật và cống bể kỹ thuật

a) Các yêu cầu kỹ thuật

Đấu nối kỹ thuật: Việc đấu nối giữa công trình ngầm với các công trình hạ

tầng kỹ thuật chung của đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vị trí đấu nối phải phù hợp với quy hoạch xây dựng.

- Phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình.

- Đáp ứng yêu cầu đồng bộ.

- Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định đối với từng loại công trình.

Page 134: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

120

b) Đấu nối không gian: Việc đấu nối không gian giữa các công trình ngầm và

giữa công trình ngầm với công trình trên mặt đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Vị trí đấu nối phải theo quy hoạch xây dựng

- Bảo đảm an toàn cho các công trình

- Bảo đảm thuận lợi khi sử dụng và thoát hiểm khi cần thiết

c) Nguyên tắc thiết kế nút giao

- Mặt bằng nút giao đƣợc thiết kế đủ lớn để chứa các thiết bị kỹ thuật, để

cho các hoạt động vận hành, sửa chữa.

- Nút giao đƣợc xây dựng bằng bê tông cốt thép có khả năng ổn định,

chống thấm; đồng thời, phải đảm bảo an toàn và bảo mật cho các thiết bị

điều khiển tại nút

- Hệ thống đƣờng dây, đƣờng ống trong nút giao đƣợc đặt trên giá đỡ tiêu

chuẩn và phân hƣớng theo quy định. Giá đỡ cách tƣờng ≥ 10cm. Bán

kính cong ≥ 30cm.

Nút giao giữa các tuynen: Là nơi giao cắt giữa các tuynel có cùng hình

dạng tiết diện: hình chữ nhật (hoặc vuông), hình tròn, và giữa các tuynel có nhiều

hình dạng tiết diện: hình tròn, elip, chữ nhật (hoặc vuông)…

- Kích thƣớc nút giao B(rộng),L(dài),H(cao): rộng hơn tuynen có tiết diện

lớn nhất ở giao cắt ≥3m

Nút giao giữa tuy nel và hào: Là nơi giao cắt của 2 và chuyển cấp của hệ

thống đƣờng dây, đƣờng ống từ tuynel sang hào kỹ thuật. Gồm 2 loại

- Nút giao giữa tuynel vuông và hào: tại nút giao này có thể đấu nối trực

tiếp hào với tuynel

- Nút giao giữa tuynel tròn và hào: tại nút giao này khó khăn trong đấu

nối trực tiếp. Do vậy phải đấu nối thông qua phòng đấu nối.

Nút giao giữa các hào (hoặc cống bể kỹ thuật): Là nơi giao cắt của hệ

thống hào. Nên sử dụng 1 loại hào có kích thƣớc để tiện sản xuất, thi công và giảm

giá thành trung tâm của Thành phố Hà Nội.

Page 135: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

121

3.2.3 Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

Bƣớc 1. Công tác lập kế hoạch.

Bƣớc 2. Công tác thiết kế.

Bƣớc 3: Công tác chuẩn bị, xin phép đào đƣờng và triển khai thi công xây

dựng.

Bƣớc 4. Công tác quản lý vận hành khai thác và lƣu trữ hồ sơ.

3.2.3.1. Bước 1: Công tác lập kế hoạch:

- Kế hoạch chi tiết của từng công trình ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi

phải phù hợp với kế hoạch tổng thể của UBND đã phê duyệt. Trong trƣờng hợp có

thay đổi phát sinh so với kế hoạch tổng thể đã phê duyệt thì phải có văn bản chấp

thuận của cơ quan có thẩm quyền.

- Kế hoạch ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi sẽ đƣợc các chủ sở hữu các

đối tƣợng đƣờng dây, cáp đi nổi gửi kế hoạch về trung tâm quản lý hạ tầng kỹ

thuật ngầm để xem xét và chấp thuận bằng văn bản, thông báo đến các tổ chức, cá

nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Đặc biệt cần gửi đến Sở Giao thông vận tải

để có kế hoạch phối hợp trong công tác duy tu sửa chữa đƣờng giao thông và để bố

trí kế hoạch ngầm hóa hệ thống chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông, camera

quan sát giao thông.

- Sau khi các sở ngành liên quan có văn bản chấp thuận. Đơn vị thực hiện

ngầm hóa cung cấp kế hoạch nêu trên về Ủy ban nhân dân quận, huyện tại các

tuyến đƣờng có kế hoạch ngầm hóa để phối hợp các công trình khác để cùng triển

khai thực hiện.

- Đối với kế hoạch của ngành điện hoặc thông tin .. thì đơn vị khác xem xét

phối hợp đồng bộ thực hiện ngầm hóa chung. Trong trƣờng hợp chƣa thể thực hiện

ngầm hóa thì các đơn vị phải tiến hành đặt các ống cáp ngầm cho các tuyến đƣờng

có kế hoạch hạ ngầm hóa nhƣ trên sao cho đồng bộ với tiến độ thi công.

- Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và các đơn vị

quản lý công trình hạ tầng liên quan:

Page 136: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

122

a. Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm xem xét chấp thuận bằng văn

bản đối với các kế hoạch ngầm hóa do các chủ đầu tƣ đệ trình, thông báo đến các

tổ chức cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

b. Sở Giao thông vận tải, các ban quản lý dự án giao thông đô thị khu vực:

Hàng năm công bố các tuyến đƣờng cấm đào, kế hoạch xây dựng sửa chữa nâng

cấp các tuyến đƣờng giao thông để các đơn vị chủ động phối hợp điều chỉnh, kế

hoạch ngầm hóa của mình sao cho đồng bộ với kế hoạch của Sở. Mặt khác trong

vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ xin cấp phép thi công đào đƣờng,

giải quyết xong thủ tục cấp phép thi công đào đƣờng cho các công trình ngầm hóa.

Sở Giao thông vận tải sẽ cấp phép đào đƣờng trên cơ sở tiến độ thi công do

chủ đầu tƣ lập. Thời gian của một giấy phép thi công không quá 30 ngày. Đơn vị

thi công phải hoàn thiện lại nhƣ cũ mặt đƣờng cho mỗi giấy phép thi công và phải

đƣợc Sở Giao thông vận tải nghiệm thu thì mới đƣợc cấp phép đoạn đƣờng tiếp

theo.

c. Các Sở, ban ngành khác, UBND các quận, huyện, phƣờng, xã, các phòng

quản lý đô thị tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tƣ thực hiện việc triển khai

đầu tƣ xây dựng các dự án ngầm hóa đã đƣợc xem xét và chấp thuận.

d. Các đơn vị quản lý công trình hạ tầng liên quan:

Các đơn vị quản lý các công trình hạ tầng liên quan trên địa bàn thành phố

có trách nhiệm xem xét và cung cấp thông tin, số liệu các công trình hạ tầng, công

trình ngầm của mình quản lý cho chủ đầu tƣ dự án và Trung tâm quản lý hạ tầng

kỹ thuật ngầm (ví dụ nhƣ các công trình cấp nƣớc, thoát nƣớc, dây chiếu sáng,

camera giám sát giao thông …..)

e. Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm Hà Nội chủ trì lập danh sách đại

diện các đơn vị quản lý có các công trình ngầm trên địa bàn thành phố để trình

UBND thành phố lập tổ công tác ngầm hóa. Tổ công tác ngầm hóa có trách nhiệm

phối hợp với chủ đầu tƣ liên quan và các đơn vị thi công để xử lý các ảnh hƣởng,

xung đột giữa các công trình ngầm liên quan (nếu có). Tổ công tác này sẽ tồn tại

Page 137: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

123

trong suốt quá trình ngầm hóa theo kế hoạch ngầm hóa đã đƣợc UBND Thành phố

phê duyệt.

f. Ủy ban nhân dân quận, huyện, phƣờng, xã tại các tuyến đƣờng có trong kế

hoạch thực hiện ngầm hóa:

- Xem xét đƣa quy hoạch hạ tầng điện lực và viễn thông vào các đồ án quy

hoạch khu đô thị, khu dân cƣ mới trên địa bàn; chỉ đạo chủ đầu tƣ các dự án xây

dựng khu dân cƣ, khu đô thị mới, các dự án cải tạo mở rộng đƣờng, ngõ, dự án

nâng cấp đƣờng giao thông trên địa bàn có đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ

thuật ngầm để đơn vị điện lực và viễn thông bố trí cáp ngầm.

- Quý 1 hàng năm thông báo kế hoạch cải tạo chỉnh trang vỉa hè, cải tạo mở

rộng thẻm; sửa chữa, nâng cấp mở rộng đƣờng giao thông của năm tiếp theo đến

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm để có ý kiến chỉ đạo đến các đơn vị viễn

thông, tổng công ty điện lực Hà Nội phối hợp thực hiện. Đơn vị chủ đầu tƣ chủ

động lên kế hoạch và điều chỉnh tuyến ngầm hóa đồng bộ với các dự án cải tạo

chỉnh trang vỉa hè, mở rộng đƣờng, ngõ; dự án sửa chữa, nâng cấp đƣờng giao

thông.

- Thực hiện cấp phép và tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ đầu tƣ và các đơn vị

trong thực hiện công tác ngầm hóa lƣới điện và dây thông tin trên các tuyến đƣờng

theo kế hoạch (giữ gìn trật tự và điều phối công tác giao thông trên địa bàn…..)

3.2.3.2 Bƣớc 2. Công tác thiết kế:

- Việc kết hợp thiết kế và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm giữa

cáp điện và cáp thông tin nên ƣu tiên. Trong trƣờng hợp vỉa hè không đủ không

gian, diện tích để thiết kế ngầm hóa thì đƣợc phép sử dụng lòng đƣờng để thiết kế

ngầm hóa.

- Chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm chọn lựa đơn vị tƣ vấn đủ năng lực theo

đúng quy định hiện hành.

- Đơn vị tƣ vấn thiết kế phải tiến hành khảo sát, thiết kế đúng quy định hiện

hành của nhà nƣớc.

- Tuân thủ quy hoạch đô thị,

Page 138: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

124

- Bảo đảm tối đa việc sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:

+ Đối với chủ đầu tư: sau khi có văn bản chấp thuận đồng ý phƣơng án

ngầm hóa của Trung tâm quản lý hạ tầng ngầm chủ đầu tƣ tiến hành cuộc họp các

bên liên quan để lấy ý kiến sơ bộ về công trình: khu vực ngầm hóa; hƣớng tuyến,

chiều dài tuyến, số lƣợng và loại mƣơng cáp, hào kỹ thuật và hầm cáp, kích cỡ ống

… chủ đầu tƣ tiếp nhận các thông tin, nhu cầu đăng ký sơ bộ (nếu có) của các đơn

vị trong cuộc họp để tổng hợp, hoàn chỉnh thiết kế. Sau thời gian không quá 20

ngày chủ đầu tƣ phải cung cấp cho các đơn vị liên quan bản vẽ, thiết kế cơ sở

hƣớng tuyến hạ ngầm cáp (đã điều chính nếu có) để các đơn vị có căn cứ tiến hành

thực hiện việc thống kê nhu cầu đăng ký dung lƣợng và đóng góp ý kiến.

+ Đối với đơn vị liên quan: Sau khi nhận đƣợc các văn bản của chủ đầu tƣ,

đơn vị bắt buộc phải có văn bản gửi chủ đầu tƣ để cung cấp số liệu. Sau thời gian

15 ngày mà không có văn bản trả lời xem nhƣ không có nhu cầu sử dụng chung hạ

tầng ngầm.

+ Đối với đơn vị tư vấn thiết kế: Các đơn vị tƣ vấn thiết kế cần phải có sự

phối hợp, thống nhất với nhau trong việc thiết kế bố trí hệ thống hào kỹ thuật hoặc

tuynen và số lƣợng ống đặt ngầm và ngƣợc lại.

3.2.3.3. Bƣớc 3 Công tác chuẩn bị, xin phép đào đƣờng và triển khai thi

công xây dựng.

1. Công tác chuẩn bị:

a. Chủ đầu tƣ phải tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công đáp ứng đầy đủ năng

lực, kinh nghiệm theo đúng quy định hiện hành.

b. Công tác bàn giao mặt bằng thi công: Chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế

có trách nhiệm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công theo đúng quy định hiện

hành. Thành phần tham gia gồm các đại diện: Chủ đầu tƣ, tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn

giám sát, đại diện ban quản lý giao thông đô thị liên quan (nếu thi công trên địa

bàn do ban quản lý phụ trách); phòng quản lý đô thị phƣờng, xã, quận, huyện, đơn

vị thi công.

Page 139: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

125

2. Công tác xin phép đào đƣờng:

+ Khi thi công đào và tái lập tạm thời mƣơng cáp, đơn vị chủ đầu tƣ chủ trì

phối hợp cùng đơn vị thi công liên hệ với Sở Giao thông vận tải; phòng Quản lý đô

thị, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan để xin thủ tục cấp phép đào đƣờng

theo đúng quy định của Thành phố.

+ Sau 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ xin cấp phép đào đƣờng, Sở Giao

thông vận tải, UBND quận, huyện, phƣờng, xã sẽ xem xét cấp giấy phép đào

đƣờng một lần cho một công trình.

+ Việc thi công đào và tái lập sẽ đƣợc thực hiện tƣờng đoạn ngắn sao cho ít

ảnh hƣởng giao thông nhất (đối với thi công hạ ngầm trong nội đô), sau khi tái lập

từng đoạn, đơn vị giám sát tái lập mặt đƣờng sẽ kiểm tra, nghiệm thu trƣớc khi tiếp

tục đào và tái lập đoạn tiếp theo ngay tại hiện trƣờng.

3. Triển khai thi công xây dựng:

a. Công tác lập kế hoạch tạm ngừng cung cấp dịch vụ để phục vụ thi công:

Đơn vị thi công phải lập kế hoạch, đăng ký tạm cắt dịch vụ chi tết và phối hợp với

ngành chủ quản đối tƣợng để thông báo và tạm cắt dịch vụ cung cấp.

b. Đối với các sự cố khách quan trong thi công: Chủ đầu tƣ chủ trì mới các

thành viên liên quan đến các tổ công tác phối hợp xử lý kịp thời trong quá trình thi

công.

c. Phối hợp cắt, tháo dỡ, thu hồi cáp và các vật tƣ thiết bị, phụ kiện treo trên

những tuyến đƣờng đã đƣợc hạ ngầm cáp điện và thông tin:

- Sau khi thực hiện hoàn tất việc ngầm hóa theo đúng kế hoạch và phƣơng

án đƣợc duyệt, đơn vị chủ đầu tƣ phải thông báo cho các đơn vị phối hợp thực hiện

việc tháo dỡ thu hồi cáp và các vật tƣ, phụ kiện khác nhƣ hộp tập điểm, măng sông

nội cáp, phụ kiện … treo trên cột.

- Phối hợp với ngành điện thu hồi cột điện hiện hữu sau khi đã ngầm hóa

lƣới điện, Sau thời gian 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn (theo thông báo) dây, cáp

vẫn chƣa đƣợc thu hồi thì chủ đầu tƣ sẽ kiểm tra thực tế cùng các đơn vị chủ quản

dịch vụ liên quan lập biên bản ghi rõ những đơn vị không thực hiện việc tháo dõ,

Page 140: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

126

thu hồi cáp thông tin, tập điểm măng sông, phụ kiện … theo đúng quy định và có

văn bản báo cáo Trung tâm quản lý hạ tầng ngầm xem xét xử lý trách nhiệm đối

với những đơn vị đó.

Trình tự tiến hành việc cắt và tháo dỡ :

+ Tất cả các đơn vị điện lực và viễn thông phải có mặt tại các vị trí dự kiến

cắt cáp, đơn vị nào vắng thì sẽ không có quyền khiếu nại.

+ Trƣớc khi cắt cáp 01 giờ, các đơn vị viên thông có trách nhiệm kiểm tra lại

số lƣợng, chủng loại và thẻ nhận dạng cáp treo trên cột của đơn vị.

+ Lập biên bản tại hiện trƣờng ghi nhận chủng loại, số lƣợng và công tác tác

treo thẻ nhận dạng của từng đơn vị, đối chiếu với số lƣợng đã đƣợc các đơn vị

cung cấp.

+ Các đơn vị chủ quản sau khi đã cắp cáp treo trên cột cần cử bảo vệ dây,

cáp đã cắt và các phụ kiện không để xảy ra mất cắp cáp.

+ Cán bộ giám sát công trình do chủ đầu tƣ phân công và chủ sở hữu dây,

cáp chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ công việc của đơn vị khi thi công phối hợp

cắt, thao dỡ, thu hôi cắp và các hộp tập điểm tren trên những tuyến đƣờng đã đƣợc

hạ ngầm cáp, dây đi nổi.

Trong quá trình thi công cắt, tháo dỡ cáp đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải thực hiện đúng địa điểm và thời gian theo lịch thi công đã đƣợc các

đơn vị thống nhất.

+ Đảm bảo đầy đủ và đúng trình tự quy định. Không để xảy ra tình trang mất

cáp, dây thuê bao và các vật tƣ phụ kiện sau khi tháo dỡ, xác nhận khối lƣợng tháo

dỡ.

+ Cán bộ giám sát và chủ sở hữu dây cáp chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp

xảy ra giám đoạn thông tin do cắt, tháo dỡ cáp và dây thuê bao không theo kế

hoạch, không đúng quy trình.

4. Trách nhiệm của các bên có liên quan đến triển khai thi công ngầm hóa:

+Chủ đầu tư: Trƣớc khi khởi công 7 ngày, chủ đầu tƣ phải thông báo bằng

văn bản với đầy đủ các thông tin liên quan (thời gian, địa điểm, danh sách cán bộ

Page 141: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

127

giám sát công trình ….) đến các đơn vị liên quan và UBND quận, huyện, phƣờng,

xã nơi có tuyến đƣờng hạ ngầm cáp để phối hợp kiểm tra giám sát trong quá trình

thi công.

Chủ đầu tƣ phải cử giám sát công trình thực hiện giám sát đơn vị thi công và

yêu cầu đơn vị thi công phải thực hiện đúng với kế hoạch đã đƣợc thống nhất. Chủ

đầu tƣ liên đới chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp đơn vị thi công thực hiện không

đúng kế hoạch dẫn đến việc mất thông tin liên lạc, hƣ hại tài sản của đơn vị khác.

+ Đơn vị thi công: Thực hiện đúng các bƣớc trong kế hoạch đã đƣợc thống

nhất, trƣờng hợp đơn vị thi công thực hiện không đúng kế hoạch dẫn đến việc mất

thông tin liên lạc hoặc hƣ hại tài sản sẽ phải phối hợp khắc phục hậu quả, chịu

trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và bị xử lý theo quy định pháp luật do vi phạm

của đơn vị mình.

+ Đơn vị là cơ quan chủ quản của các đối tượng đường dây, cáp đi nổi:

Cử nhận sự cùng tham gia thực hiện, phối hợp và hỗ trợ tối đa cho đơn vị thi

công trong suốt quá trình thi công ngầm hóa lƣới điện và dây thông tin để đảm bảo

xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

Thực hiện các nội dung phần công việc đã đƣợc thỏa thuận trong phƣơng án,

đảm bảo hoàn tất phần công việc của đơn vị mình theo tiến độ chung của công

trình.

Các trƣờng hợp gián đoạn, mất thông tin liên lạc do hồ sơ quản lý không đầy

đủ, không có nhân sự phối hợp, không nhận dạng đƣợc cáp, dây của đơn vị quản lý

thì các đơn vị này phải tự gánh chịu thiệt hại.

+ UBND quận, huyện và thị xã: Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực

hiện công trình, trong trƣờng hợp công trình có quy mô, phạm vi liên quan đến dự

án khác nhƣ cải tạo vỉa hè, cấp nƣớc, thoát nƣớc, chiếu sáng…. Mà UBND đang

quản lý thì thông báo và cung cấp các thông tin liên quan cho chủ đầu tƣ công trình

ngầm hóa để chuẩn bị và phối hợp nhằm hạn chế việc đào đƣờng nhiều lần tại một

khu vực.

Page 142: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

128

3.2.3.4. Bước 4 Công tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ:

Một đơn vị trực thuộc UBND Thành phố (Trung tâm quản lý công trình hạ

tầng kỹ thuật ngầm) sẽ đƣợc giao quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công

trình ngầm sau khi thi công xong. Bên đơn vị chủ đầu tƣ sẽ bàn giao cho Trung

tâm để quản lý vận hành.

Trung tâm sẽ thực hiện đánh dấu, quy định về màu sắc, vị trí đối với mỗi cáp

của các đơn vị khác nhau để có thể tiện trong công tác quản lý, vận hành và bảo

dƣỡng.

Cơ sở dữ liệu quản lý lƣu trữ hồ sơ

Chƣơng trình quản lý cơ sở dữ liệu của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm là rất cần thiết cho công tác khai thác và sử dụng chúng, đặc biệt trong giai

đoạn lập dự án đầu tƣ và thiết kế cơ sở.

Để xây dựng lập chƣơng trình quản lý dữ liệu này, cần thiết phải xây dựng

phần mềm quản lý việc thu thập các dữ liệu và cập nhật các dữ liệu đóng vai trò

quan trọng. Đây là một công việc rất khó khăn vì tốn nhiều thời gian thu thập và

nhập do dữ liệu không đƣợc quản lý tập trung mà ở rải rác hoặc là ở các đơn vị

quản lý dự án, công trình hoặc ở các cơ quan quản lý các cấp khác nhau. Chính vì

vậy cần phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Page 143: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

129

Hình 3.29 Sơ đồ các bước thực hiện trong quy trình quản lý xây dựng ngầm hóa

đường dây, cáp đi nổi.

BƢỚC 1: CÔNG TÁC

LẬP KẾ HOẠCH

BƢỚC 2: CÔNG TÁC

THIẾT KẾ

BƢỚC 3: CÔNG TÁC CHUẨN

BỊ, XIN PHÉP ĐÀO ĐƢỜNG

VÀ TRIỂN KHAI THI CÔNG

XÂY DỰNG

BƢỚC 4: CÔNG TÁC QUẢN

LÝ VẬN HÀNH KHAI THÁC

VÀ LƢU TRỮ HỒ SƠ

Page 144: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

130

Hình 3.30 Sơ đồ bước 1 công tác lập kế hoạch

BƢỚC 1:

CÔNG TÁC

LẬP KẾ

HOẠCH

Kế hoạch ngầm hóa của đơn vị gửi về Trung

tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm Hà Nội

Gửi hồ sơ đến

Sở Giao thông

vận tải

Trung tâm quản lý hạ

tầng kỹ thuật ngầm Hà

Nội thông qua hế hoạch

ngầm hóa; Sở Thông

tin và truyền thông và

Sở Công thƣơng cho ý

kiến thỏa thuận về mặt

chuyên môn

Không

thống

nhất

Sở Giao thông vận tải phối hợp trong công

tác duy tu, bảo dƣỡng và để bố trí kế hoạch

vốn trong việc ngầm hóa hệ thống chiếu

sáng công cộng, đèn tín hiệu và camera

quan sát giao thông

- Đơn vị ngầm hóa cung cấp kế

hoạch về Ủy ban nhân dân các quận,

huyện, phƣờng, xã tại các tuyến

đƣờng có kế hoạch hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi để phối hợp

các công trình khác để cùng triển khai

thực hiện.

- Thông báo chi tiết để Tổ dân

phố tổ chức giám sát công đồng.

BƢỚC 2: CÔNG TÁC

THIẾT KẾ

Page 145: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

131

Hình 3.3.1 Sơ đồ công tác thiết kế

Chủ đầu tƣ tổ chức lựa chọn đơn vị tƣ vấn

thiết kế theo quy định

Chủ đầu tƣ phải tiến hành cuộc họp các bên

liên quan để lấy ý kiến sơ bộ về công trình với

các nội dung chủ yếu nhƣ: Khu vực ngầm hóa,

hƣớng tuyến, chiều dài tuyến, số lƣợng dự

kiến, số lƣợng và loại hầm cáp, kích cỡ ống,

thời gian dự kiến thi công

Nhiều nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận

đƣợc văn bản yêu cầu và bản vẽ (nếu có), các

đơn vị bắt buộc phải có văn bản gửi chủ đầu tƣ

để cung cấp số liệu (kèm theo bản cam kết),

nội dung đóng góp ý kiến, thông tin về ngƣời

đại diện có thẩm quyền, số điện thoại liên hệ

Đơn vị tƣ vấn thiết kế và chủ đầu tƣ cập nhật

số liệu để hoàn chỉnh thiết kế bản vẽ thi công

Sở Thông tin và Truyền

thông; Sở Công thƣơng có

văn bản thoả hiệp thiết kế

công trình

KHÔNG

Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công

Bƣớc 3: Công tác chuẩn bị, xin

phép đào đƣờng và triển khai thi

công xây dựng

Đồng ý

BƢỚC 2: CÔNG TÁC THIẾT

KẾ

Page 146: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

132

Hình 3.3.2 Sơ đồ Công tác chuẩn bị, xin phép đào đường và triển khai thi công xây dựng

Bƣớc 3: Công tác chuẩn

bị, xin phép đào đƣờng

và triển khai thi công xây

dựng

Đơn vị tổ chức thi công

triển khai thi công

ngầm hóa lƣới điện

Trƣớc khi khởi công 10 ngày, chủ đầu tƣ phải thông báo bằng văn bản

cho các đơn vị liên quan biết ngày khởi công, danh sách cán bộ giám sát

công trình cho UBND quận, huyện, phƣờng xã nơi có tuyến đƣờng hạ

ngầm để phối hợp, kiếm tra, giám sát trong quá trình thi công

Gặp giao chéo với hệ

thống hạ tầng ngầm

hiện hữu(điện, nƣớc…)

Chủ đầu tƣ tổ chức mời tổ xử lý

công trình ngầm liên quan để phối

hợp để giải quyết phục vụ thi

công.

Thi công đào

Hoàn trả cống cáp, mặt đƣờng

Đơn vị giám sát

Tổ chức nghiệm thu và chuyển bƣớc thi công

Tổ chức thi công

kéo cáp Đơn vị thi công lập kế hoạch chi tiết thời gian

đăng ký cắt điện, dịch vụ viễn thông … và phối

hợp với ngành điện để đăng ký cắt điện phục vụ

thi công

Tổ chức thi công đấu nối hoàn tất công trình

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình đƣa vào sử dụng

Phối hợp cắt, tháo dỡ, thu hồi cáp và các hộp kỹ thuật treo trên

các tuyến đƣờng đã đƣợc ngầm hóa

Không

đạt

Đạt

Page 147: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

133

Hình 3.33 Sơ đồ công tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ

Bƣớc 4: Công

tác quản lý

vận hành khai

thác và lƣu

trữ hồ sơ

Sau khi đƣợc nghiệm thu các công trình ngầm hóa; chủ

đầu tƣ tiến hành thống kê, cập nhật các hồ sơ, bản vẽ thể

hiện vị trí, hƣớng tuyến, khối lƣợng, chủng loại cáp thông

tin, cáp điện, cáp chiếu sáng, cáp đèn tín hiệu giao thông

..vv… kéo ngầm trong các hầm, hào, tuynen cung cấp cho

các đơn vị liên quan lƣu trữ.

UBND quận, huyện,

thị xã hƣớng dẫn tổ

chức cá nhân quản

lý, sử dụng, khai thác

công trình hạ tầng kỹ

thuật ngầm.

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ

thuật ngầm nhận hồ sơ hoàn công

và phối hợp với các Sở, ban,

ngành liên quan hƣớng dẫn các tổ

chức, cá nhân quản lý, sử dụng và

khai thác công trình hạ tầng kỹ

thuật ngầm.

Sở Giao thông vận

tải; Sở Xây dựng; Sở

Thông tin truyền

thông nhận hồ sơ

hoàn công dự án để

hƣớng dẫn tổ chức,

phòng ban đơn vị

thuộc Sở biết và sử

dụng khai thác công

trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm.

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm lƣu

trữ, cập nhật mới các số liệu, cung cấp các

thông tin hiện trạng về các công trình hiện hữu

cho các dự án tiếp theo.

Page 148: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

134

3.2.4 Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nƣớc và các cơ chế khuyến

khích các thành phần tham gia đầu tƣ, xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp

đi nổi của thành phố Hà Nội.

3.2.4.1. Giải pháp về quản lý nhà nước

- Để quản lý tốt và phát huy có hiệu quả công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp

đi nổi cần đảm bảo một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất và đồng bộ. Các

thuật ngữ, định nghĩa và quy định chung mang tính ràng buộc cần chuẩn hóa,

thống nhất và đầy đủ theo qui định bao gồm: Luật, Nghị định, Thông tƣ, Chƣơng

trình phát triển, các dự án, kế hoạch triển khai, Quy chế quản lý theo các dự án

đƣợc duyệt. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp quy cần có những quy định chung

về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí lựa chọn giải pháp thi công và các tiêu chí lựa

chọn hình thức hạ ngầm. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng của

các tỉnh, thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng có những hƣớng dẫn cụ thể phù

hợp với đặc trƣng, điều kiện kinh tế của từng địa phƣơng cũng nhƣ các doanh

nghiệp trên địa bàn, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện cần phải tuân thủ

các quy chuẩn, kỹ thuật và quy hoạch đô thị đã đƣợc phê duyệt. Đây chính là một

trong những giải pháp quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi có

hiệu quả mà một số nƣớc trên thế giới đã áp dụng nhằm tạo tính thống nhất nhƣng

linh hoạt cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

ngầm.

- Cần có sự thống nhất nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp sở hữu đối tƣợng đƣợc

ngầm hóa nhƣ điện, chiếu sáng, thông tin, truyền thông….

- Các văn bản pháp lý ban hành phải trên nguyên tắc thống nhất giữa các Bộ,

Ban, Ngành và tổ chức liên quan; từ đó triển khai thực hiện mới thực sự hiệu quả;

xóa bỏ sự chồng chéo và thiếu tính liên ngành nhƣ giai đoạn hiện nay. Tính liên

thông, phân cấp và phân quyền trong công tác quản lý cần rõ ràng và minh bạch

nhằm hạn chế các thủ tục hành chính, lãng phí nhân lực và vật lực trong công tác

quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi. Thông qua giải pháp sử dụng

Page 149: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

135

công nghệ thông tin về quản lý hệ thống ngầm hóa, góp phần nâng cao hiệu quả

của quản lý, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.

- Nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong công tác quản lý công trình

hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị; bên cạnh đó cần tăng cƣờng triển khai thực hiện các

giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trong đó

cần hoàn thiện các chế tài về quản lý và phát triển không gian công trình ngầm.

Góp phần tạo sự kết nối thuận tiện giữa không gian trên mặt đất và không gian

công trình ngầm. Sự thống nhất về quản lý và phân công triển khai thực hiện các

công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm góp phần đồng bộ hóa hệ thống, đơn giản hóa

công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và nâng cao đƣợc khả năng quản lý và lƣu trữ

thông tin.

- Hoàn thiện Chính phủ điện tử: Xây dựng công tác quản lý theo định hƣớng

chính phủ điện tử tại thành phố Hà Nội để thực hiện. Nghị quyết 36a/NQ-CP, ngày

14/10/2015 với: “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lƣợng,

hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp

ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng

của Liên hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên

môi trƣờng mạng”. Chính vì vậy, việc đƣa công nghệ thông tin vào trong công tác

quản lý xây dựng hạ ngầm không những giúp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc nắm

bắt đƣợc thông tin, cơ sở dữ liệu về đƣờng điện, thông tin, truyền thông, chiếu sáng

và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc góp phần cung cấp thông tin tốt hơn cho

ngƣời dân, doanh nghiệp.

- Xã hội hóa công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi:

Để nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý xây dựng ngầm hóa có sự tham gia

của doanh nghiệp, cần thiết thành lập một cơ quan trực thuộc UBND Thành phố có

chức năng và nhiệm vụ làm đầu mối. Bên cạnh đó, công tác phát triển hệ thống

công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm không thể chỉ dựa vào nguồn lực của nhà nƣớc;

sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đóng vài trò vô cùng to lớn và hiệu quả khi đƣợc

Page 150: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

136

phát huy. Tuyên truyền và vận động ngƣời dân tham gia giám sát cũng nhƣ tạo

điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi công cũng là giải pháp nhằm tăng cƣờng sự

đóng góp của ngƣời dân và đồng thời tăng cƣờng ý thức bảo vệ theo tinh thần “nhà

nƣớc và nhân dân cùng làm”.

- Quản lý sự phát triển các khu đô thị mới và kiểm soát các khu ở hiện hữu:

Quá trình đô thị hóa là tất yếu của Hà Nội, chính vì vậy, sự đồng bộ và đƣợc kiểm

soát trong quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật ngầm và kiến trúc cảnh quan, tạo sự

an toàn cho ngƣời dân tại các khu đô thị mới góp phần không nhỏ vào mục tiêu

chiến lƣợc phát triển tổng thể thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Việc

triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội cũng

nhƣ thi công xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi cần luôn gắn với quy

hoạch đô thị và công tác ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi phải đƣợc thực hiện

trƣớc khi thi công các dự án đối với các khu đô thị mới.

- Quản lý, giám sát, thi công, duy trì, vận hành hệ thống công trình hạ ngầm

các đƣờng dây, cáp đi nổi có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến sự thành

công của công tác này trong đó phải lƣu ý đến quy trình thực hiện công tác hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi bao gồm:

+ Quy trình về thi công hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi, trong đó, cần

chú trọng đến công tác phối kết hợp và tính liên thông giữa các cơ quan ban ngành

có liên quan;

+ Quy định về quản lý, vận hành, bảo quản và bảo dƣỡng hệ thống công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong đó có các đƣờng dây, cáp đƣợc hạ ngầm.

3.2.4.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách của Hà Nội trong công tác xây

dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

1. Cơ chế quản lý tập trung: Toàn bộ dữ liệu chung về công trình HTKT

ngầm phải do Trung tâm quản lý HTKT ngầm Hà Nội quản lý. Công trình HTKT

ngầm sau khi thi công xong sẽ đƣợc các nhà cung cấp (các chủ loại hình dịch vụ

cung cấp truyển tải) ký hợp đồng thuê bao lắp đặt các hệ thống dịch vụ của mình;

Page 151: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

137

các chủ thuê bao chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống các thực thể

truyền tải của mình.

2. Cơ chế đầu tƣ và khai thác:

Trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung đầu tƣ xây dựng các hệ thống

tuynen, hào kỹ thuật…tại các khu vực đô thị trung tâm của Thành phố nhằm thống

nhất hệ thống HTKT ngầm của thành phố một cách khép kín và ổn định. Việc huy

động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu chính

phủ) và nhiều hình thức đầu tƣ nhƣ (đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp, PPP…) để

đầu tƣ xây dựng các công trình HTKT ngầm là thiết yếu, quan trọng tại khu vực đô

thị trung tâm góp phần làm cho cảnh quan kiến trúc đƣờng phố ngày một đẹp hơn.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch vận động xúc tiến đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm;

trong đó xác định cơ cấu đầu tƣ, dự án động lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của

Hà Nội.

Vì đây là công trình sử dụng chung HTKT do đó chủ đầu tƣ giao cho Trung

tâm quản lý HTKT ngầm, nếu các công ty tƣ nhân có đủ tiềm lực tài chính, công

nghệ và có sự đồng ý của Thành phố cũng có thể làm chủ đầu tƣ một số công trình

HTKT ngầm để thực hiện công tác ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi. Sau khi

công trình HTKT ngầm đƣợc hoàn thành, các công ty sử dụng dịch vụ công cộng

(điện, nƣớc, gas, thông tin liên lạc….) sẽ đƣợc phép sử dụng hệ thống hào, cống,

tuynen kỹ thuật.. để lắp đặt hệ thống đƣờng ống/dây cung cấp dịch vụ của mình.

Hàng năm các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho việc sử dụng dịch

vụ, tỷ lệ thuận với doanh thu từ dịch vụ và phí bảo dƣỡng công trình ngầm (an

ninh, chiếu sáng, sửa chƣa rò rỉ….) cho các đơn vị cung cấp dịch vụ (Trung tâm

quản lý HTKT ngầm hoặc công ty tƣ nhân có là chủ đầu tƣ). Ngoài ra, các doanh

nghiệp sử dụng dịch vụ cũng phải chịu một phần chi phí xây dựng ban đầu cùng

với chủ đầu tƣ. Mức đóng góp này đƣợc quyết định dựa trên tính toán doanh thu

của các nhà sử dụng dịch vụ và dựa vào sự thỏa thuận giữa chủ đầu tƣ và các nhà

sử dụng dịch vụ thông qua hệ thống HTKT ngầm.

3. Cơ chế tín dụng:

Page 152: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

138

Cơ chế chính sách tín dụng áp dụng cho các dự án đầu tƣ phát triển đô thị

nói chung hiện nay còn rất hạn chế, phần lớn tập trung vào phân mảng nhà ở dành

cho nhà ở xã hội (nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp). Các chính sách nhà ở xã hội này

đã phát huy đƣợc hiệu quả và đạt đƣợc mục đích ban đầu. Việc đề xuất hệ thống cơ

chế chính sách tín dụng áp dụng cho các dự án hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

cần phải đảm bảo hai yếu tố sau:

Tuân thủ các văn bản pháp lý về tín dụng hiện hành;

Tạo ƣu thế về tín dụng cho các dự án ngầm hóa theo thứ tự ƣu tiên

dựa trên phân loại và phân cấp công trình ngầm hóa đô thị.

Ngoài các văn bản hiện hành về tín dụng đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ nói

chung bao gồm: (1) Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12; (2) Các nghị định

về tín dụng đầu tƣ: Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu

tƣ và xuất khẩu của nhà nƣớc; Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 bổ

sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP; Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày

17/10/2013 sửa đổi Nghị định số 54/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng

ban hành 4 thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ nhà nƣớc; (3)

Các quy định về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng: Nghị định số 138/2007/NĐ-CP

ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng và

Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013, sửa đổi Nghị định số 138/2007/NĐ-

CP, Hà Nội cần ban hành hƣớng dẫn, quy định riêng và cụ thể về tín dụng đầu tƣ

của nhà nƣớc áp dụng riêng đối với các dự án hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

trong đó các quy định về cho vay đầu tƣ, hỗ trợ sau đầu tƣ, nguồn vốn thực hiện tín

dụng đầu tƣ, trách nhiệm của các cơ quan đối với các dự án ngầm hóa. Cần xây

dựng danh mục các dự án hạ ngầm đƣợc cho vay tín dụng.

Đối với cho vay đầu tƣ ở địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đƣợc giao cho

Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội trong đó lĩnh vực cho vay có bao gồm: Hạ

tầng kỹ thuật (đƣờng giao thông, bãi đỗ xe, điện, nƣớc, chiếu sáng, cáp thông

tin...). Nhƣ vậy, các dự án đầu tƣ xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đã

nằm trong danh mục đƣợc cho vay tín dụng đầu tƣ. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện

Page 153: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

139

thuận lợi cho việc vay tín dụng của các dự án đầu tƣ ngầm hóa trên địa bàn thành

phố Hà Nội.

4. Cơ chế chính sách Thuế:

Hiện nay, nƣớc ta đã xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật về Thuế khá đầy đủ,

bao gồm: Luật Thuế, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn, văn bản bổ sung, sửa đổi,

vv. Đã có một số quy định tuy chƣa thật cụ thể nhƣng cũng có đề cập đến hạ tầng

kỹ thuật ngầm đô thị.

Theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 45/2013/QH13 và Nghị định

43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014, quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi

hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đất xây dựng

HTKT(ngầm hóa hệ thống đƣờng dây, cáp đi nổi) không sử dụng vào mục đích

kinh doanh thì không bị tính thuế trong trƣờng hợp sử dụng vào mục đích kinh

doanh thì bị tính thuế. Mặt khác quan điểm huy động tối đa các nguồn lực đầu tƣ

xây dựng ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác

giả xin đề xuất một số chính sách thuế đối với công trình HTKT ngầm:

Diện tích đất tính thuế đƣợc quy định nhƣ sau: Đối với công trình xây dựng

dƣới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 1/3 diện tích đất xây dựng chia cho

tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; nếu công

trình đặt sâu trên 30m thì không cần thỏa thuận đối với các công trình hiện hữu bên

trên.

Đất công trình xây dựng dƣới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,02%;

Cần đƣa danh mục các dự án ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi vào danh

mục các dự án khuyến khích đầu tƣ và miễn giảm tối đã thuế cho dự án. Dự án

HTKT ngầm thuộc đối tƣợng giảm 50% thuế;

Thành phố Hà Nội cũng cần áp dụng chính sách miễn tiền thuế đất đối với

phần diện tích đất phục vụ cho công trình xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi

nổi, các công trình sử dụng HTKT ngầm chung bao gồm (điện, cáp thông tin, chiếu

sáng, đèn tín hiệu…).

Page 154: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

140

3.3 Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

3.3.1 Đề xuất tổ chức bộ máy để quản lý công tác xây dựng hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi.

Việc thành lập một cơ quan là đầu mối, chuyên ngành, có nhiệm vụ và chức

năng đầy đủ, phù hợp với đặc thù của từng địa phƣơng trong công tác ngầm hóa

các đƣờng dây, cáp đi nổi là cần thiết và phù hợp, do đó Thành phố Hà Nội cần

thành lập một trung tâm với tên gọi: Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm Hà

Nội. Trung tâm này trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, với chức năng quản lý

nhà nƣớc, lƣu trữ dữ liệu, đề xuất phát triển quy hoạch, kiểm tra và cấp phép các

hoạt động xây dựng mới, di dời, tái lập ảnh hƣởng đến các công trình hiện hữu.

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm:

- Có trách nhiệm thu thập, lƣu trữ dữ liệu các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm để phục vụ công tác nghiên cứu quy hoạch, khảo sát, thiết kế và quản lý

không gian ngầm của thành phố Hà Nội.

- Đƣợc cấp kinh phí lúc đầu để thu thập dữ liệu (từ nguồn ngân sách theo

thông tƣ số 11/2010/TT-BXD). Kinh phí này có thể dùng để mua phần mềm quản

lý, các thông tin chƣa đƣợc cập nhật từ các đơn vị quản lý sử dụng công trình hạ

tầng kỹ thuật ngầm.

- Đƣợc thu lệ phí khi cung cấp thông tin về công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

cho các đơn vị có yêu cầu (phí khai thác sẽ tuân thủ quy định nhà nƣớc về thu phí

và sẽ do các cơ quan chức năng của thành phố đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành

phố phê duyệt). Việc thu phí này cũng hạn chế đƣợc việc cung cấp thông tin tràn

lan về các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm của thành phố nhằm đáp ứng công tác

bảo mật.

- Là cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với công tác xây dựng các công trình hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi:

+ Cấp phép thi công hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

+ Kiểm tra công tác tái lập và theo dõi chất lƣợng.

Page 155: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

141

- Đƣợc quyền giữ tiền ký quỹ của đơn vị thi công và trả lại khi hết thời gian

bảo hành.

- Trong thời gian bảo hành, nếu phát hiện sai sót có quyền yêu cầu chủ đầu

tƣ và nhà thầu thi công phải sửa chữa. nếu sau 3 lần yêu cầu không thực hiện thì có

thể dùng tiền ký quỹ để thực hiện sửa chữa.

- Các đơn vị xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi sau khi hoàn tất và lập hồ sơ cùng bản vẽ hoàn công công

trình phải nộp một bản cho cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý sử dụng công trình hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi.

- Đƣợc cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý hạ ngầm các đƣờng dây, cáp

đi nổi (có trả lệ phí).

- Đƣợc thực hiện nâng cấp xây dựng mới hệ thống, bảo trì theo kế hoạch của

chuyên ngành.

- Đƣợc quản lý vận hành công trình hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi

thuộc chuyên ngành trong phạm vi quy định vùng bảo vệ công trình chuyên ngành.

- Tuân thủ theo quy định đƣợc hƣớng dẫn và kiểm soát bởi cơ quan quản lý

hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

- Nộp các lệ phí hoặc ký quỹ theo quy định khi thực hiện xây mới, hạ ngầm

các đƣờng dây, cáp đi nổi hoặc nâng cấp cải tạo công trình do mình quản lý.

- Thực hiện công tác giám sát (theo quy định) các nhà thầu thi công xây

dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi chuyên ngành do đơn vị quản lý.

- Thực hiện hoặc yêu cầu nhà thầu thi công sửa chữa các công trình lân cận

do việc thi công công trình của ngành mình gây ra.

- Nộp hồ sơ hoàn công và các thông tin liên quan cho cơ quan quản lý hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi sau khi hoàn tất công trình để làm dữ liệu quản lý.

Chính sách tài chính cho đơn vị quản lý công trình hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp đi nổi.

Page 156: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

142

- Đƣợc cấp kinh phí một lần ngay khi thành lập để thu thập dữ liệu các

công trình hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

- Đƣợc phép thu tiền khi cung cấp thông tin về các công trình hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi trong địa bàn thành phố.

- Đƣợc phép dùng tiền đã thu để duy trì hoạt động và cập nhật thông tin về

các hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi vào kho dữ liệu.

Hình 3.34 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý HTKT ngầm Hà Nội

3.3.2 Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi:

Vấn đề hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi hiện nay không mới đối với các

đô thị lớn tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên việc thực hiện

theo một cách trình tự, khoa học, logic thì khó. Đặc biệt khi rà soát các văn bản

quản lý nhà nƣớc thì cũng chƣa cụ thể hoặc là chƣa đề cập chi tiết và cụ thể. Do đó

nên cần có những khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc cho

các cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi về lĩnh vực HTKT ngầm nói

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ

HOẠCH

PHÒNG

KINH

DOANH

PHÒNG

QUẢN LÝ

CƠ SỞ DỮ

LIỆU VÀ GIS

VĂN

PHÒNG

PHÒNG

THẨM

ĐỊNH

PHÒNG

QUẢN LÝ

DỰ ÁN

PHÒNG

KỸ

THUẬT

Page 157: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

143

chung và công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi nói riêng cho các Sở, ngành,

quận huyện và các cán bộ thuộc các đợn vị cung cấp dịch vụ liên quan.

Đối với lãnh đạo các đơn vị cần thiết phải tham gia các khóa học đào tạo,

bồi dƣỡng, trang bị các kiến thức về quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng

hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi nói riêng. Cụ thể, cần nắm đƣợc quy trình quản

lý hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi. Quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia; các quyết

định, nghị định và các thông tƣ đã đƣợc ban hành thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Ngoài việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ về trình độ chuyên

môn, đạo đức và tính chuyên nghiệp cao thì việc đẩy mạnh công tác cải cách các

thủ tục hành chính, quy trách nhiệm về một đầu mối thực hiện đúng tất cả các

khâu: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và

ứng dụng tin học trong quản lý. Thực hiện kết quả cơ chế phối hợp liên cấp, liên

ngành; thực hiện chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu và cán bộ chủ chốt các

cấp.

3.3.3 Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu các đƣờng dây, cáp đi nổi.

Đề xuất kết hợp GIS với GPS và GPR trong quản lý xây dựng hạ ngầm các

đƣờng dây, cáp đi nổi đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Ngày nay các công trình dịch vụ công cộng (nhƣ cáp thông tin, điện thoại,

điện lực, cáp truyền thông, đƣờng ống cấp nƣớc sạch, thoát nƣớc thải, nƣớc mƣa,

hơi nóng, v.v.. ) có nhu cầu phải hạ ngầm. Do vậy mà việc xác định vị trí của các

công trình này hết sức quan trọng và cấp thiết để đảm bảo tính an toàn cho các hoạt

động khác diễn ra nhƣ là giao thông trên đƣờng, xây dựng nhà cửa, đƣờng xá và

các công trình khác. Khi tiến hành xây dựng nhà cửa, đƣờng xá thì phải biết đƣợc

thông tin về nền đất và các công trình HTKT ngầm bên dƣới để làm quy hoạch và

thiết kế thích hợp. Hiện nay đang phổ biến một số kỹ thuật lập bản đồ các CTN

nhƣ là kết hợp bản vẽ CAD với các thiết bị dò tìm từ trƣờng cầm tay. Tuy nhiên

mức độ thực hiện mới chỉ dừng ở mức manh mún, lẻ tẻ, không có sự hiệp đồng

giữa những đơn vị liên đới. Do đó dẫn đến sự chồng chéo trong khảo sát, dựng và

Page 158: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

144

quản lý bản đồ, hồ sơ công trình ngầm giữa các tổ chức tƣ vấn, nhà thầu và nhà

quản lý trên cùng một khu vực.

Do đó cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung, hình 3.35 mô tả kết cấu

tổng thể của một hệ thống CSDL công trình ngầm hóa đề xuất. Quản lý công trình

ngầm hóa chia làm 2 nhóm:

- Dựng bản đồ hay còn gọi là đồ họa (Mapping)

- Quản lý công trình (QLCT).

Hệ thống GIS lƣu động (Mobile GIS) là công cụ chủ yếu để xây dựng bản

đồ. Có thể dùng một trong 2 loại kỹ thuật sau để lập bản đồ. Thứ nhất và cơ bản

nhất là kỹ thuật chụp ảnh. Phƣơng pháp này cho phép thu thập đƣợc 3 nhóm thông

tin lƣu trữ trong hệ thống GIS: tọa độ, hình ảnh và thông tin thuộc tính của vật thể

hoặc chi tiết. Nhóm thông tin về tọa độ và thuộc tính của công trình ngầm sẽ đƣợc

phối hợp với nhau trong hệ thống CSDL công trình ngầm hóa. Nhóm thông tin

hình ảnh cũng đƣợc lƣu lại để cung cấp thông tin bổ sung. Kỹ thuật thứ hai là sử

dụng GPS để dựng bản đồ hệ thống công trình ngầm. Trong quá trình khảo sát hệ

thống bằng thiết bị GPS lƣu động cầm tay sẽ cho phép thu thập đƣợc các thông tin

về vị trí tọa độ và các thuộc tính của bộ phận công trình hoặc hệ thống. Hệ thống

GIS lƣu động có thể kiểm soát đƣợc cả hai loại kỹ thuật trên. Nó cho phép trao đổi,

cập nhật thông tin ngay tại hiện trƣờng giữa thiết bị khảo sát thu thập thông tin và

hệ thống GIS lƣu động.

Quản lý công trình (QLCT) là bộ phận thứ hai của đề xuất. Trong QLCT có

một bộ phận gọi là thuật toán dùng để giải quyết 4 vấn đề lớn trong quản lý công

trình ngầm hóa là:

Tuổi thọ của công trình ngầm (đƣờng dây/ống) là bao lâu?

Công tác kiểm tra, khám nghiệm công trình cần tiến hành vào lúc nào?

Công tác duy tu bảo dƣỡng cần tiến hành vào lúc nào?

Công tác thay thế, nâng cấp cần tiến hành vào lúc nào?

Việc xây dựng thuật toán này cũng hết sức quan trọng trong công tác quản

lý công trình. Dựa vào khái niệm tổng thể thuật toán để thu thập những thông tin

Page 159: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

145

cần thiết đƣa vào phân tích để có đƣợc câu trả lời nhanh và tin cậy. Các thông tin

cần thiết này sẽ là cở sở để thiết kế hệ cơ sở dữ liệu (CSDL Design).

Việc thiết kế xây dựng hệ thống bản đồ này có 3 yêu cầu cơ bản sau đây cần

phải đƣợc thỏa mãn để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống:

Chuyển đổi và truyền dẫn thông tin số từ thiết bị khảo sát hiện trƣờng (data

collection) đến hệ thống CSDL công trình ngầm hóa phải nhanh và thuận tiện;

Thông tin (để dựng bản đồ) thu thập phải chính xác. Ví dụ thông tin tọa độ

(vị trí) công trình phải có độ sai số nhỏ tính bằng cm;

Hệ thống CSDL công trình ngầm hóa phải có giao diện đơn giản, thuận

tiện đối với ngƣời sử dụng.

Hình 3.35 : Đề xuất cấu trúc hệ thống CSDL CT HTKT ngầm

QUAN TRẮC

HÌNH ẢNH

GPS GPS QUA MẠNG

VIỄN THÔNG

CƠ SỞ DỮ LIỆU

THIẾT KẾ

THIẾT KẾ THUẬT

TOÁN

QUẢN LÝ TIỆN ÍCH

BẢN ĐỒ QUẢN LÝ TÀI SẢN

BIỂU

TƢỢNG

TỌA

ĐỘ

TỌA

ĐỘ

KẾT CẤU

HIỆN CÓ

BIỂU MẪU

MỚI

VÒNG

ĐỜI

KIỂM

DUYỆT

SỰ KHÔI

PHỤC

SỰ THAY

THẾ

ĐÓNG GÓP

THÔNG TIN

CẬP NHẬT

TRỰC

TUYẾN

THU THẬP DỮ LIỆU

HIỆN TRẠNG

Page 160: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

146

3.4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi ở nƣớc ta còn mới và

sẽ không tránh đƣợc những khó khăn khi triển khai trong thực tế. Do đó rất cần

những nghiên cứu bài bản nghiên cứu từ tổng quan tình hình trong và ngoài nƣớc,

có đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về quản lý và cơ chế phối hợp triển

khai từ công tác lập kế hoạch, công tác thiết kế, công tác thi công và quản lý vận

hành khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Nhằm khắc phục những vấn

đề nều trên, tác giả để xuất các vấn đề trong công tác xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi, cụ thể:

1. Đề xuất định hƣớng hệ trục để hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi đô thị

trung tâm của Hà Nội.

2. Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

3. Đề xuất về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp

đi nổi.

Đây là các vấn đề lớn, liên quan đến nhiều các cơ quan, các đề xuất trong

luận án khi áp dụng trong điều kiện thực tiễn của Hà Nội sẽ còn có những khó

khăn ban đầu, do đó cần xem xét và bình luận về các đề xuất nói trên.

3.4.1. Bàn luận về định hƣớng hệ trục để hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi

nổi đô thị trung tâm của Hà Nội:

Cùng với việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội, cùng

với nó là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông đô thị và rất cần thiêt phải

thiết lập quy hoạch tổng thể tuyến hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi làm cơ sở

cho phát triển thủ đô văn minh, hiện đại, đồng bộ, bền vững.

Hiện nay, Hà Nội đã, đang và sẽ vẫn triển khai công tác hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi. Một số tuyến phố đã hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi. Tuy nhiên

việc triển khai hạ ngầm chƣa đƣợc bài bản, chƣa khoa học học và chƣa thực hiện

theo một quy trình cũng nhƣ các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các hệ

thống đƣờng điện, đƣờng cáp truyền thông …và đặc biệt là tính kết nối các tuyến

với nhau là chƣa có, chƣa có giải pháp kết nối với trục nhanh và hệ trục chính. Do

Page 161: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

147

đó việc triển khai thi công hệ trục chính từ đó phát triển ra các nhánh là hƣớng đi

đúng và hợp lý. Với quan điểm nhƣ này, có thể áp dụng cho các đô thị khác trong

cả nƣớc.

Hệ trục chính tuynen, hào kỹ thuật và cống cáp ngầm kiến nghị bao gồm các

tuyển HTKT ngầm hiện đại đi dọc theo các đƣờng cao tốc đô thị: đƣờng vành đai 3

+ (đƣờng cao tốc Láng-Hòa Lạc + đƣờng cao tốc Hà Nội-Hải Phòng) + (đƣờng cao

tốc Hà Nội-Vinh+cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên).

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam và cụ thể với Hà Nôi,

có thể cân nhăc lựa chọn tuy nen dạng chữ nhật có kích thƣớc cao: 2,5 – 3,5 m;

rộng: 2,0-3,0 m trong điều kiện cho phép thi công đào trần, dĩ nhiên phải là tuy nen

hiện đại, đồng bộ. Khi bắt buộc phải thi công ngầm bằng công nghệ TBM hoặc

tƣơng tự, có thể nên lựa chọn công trình kỹ thuật ngầm sử dụng chung (hào, cống

cáp, tuynen kỹ thuật) mặt cắt tròn với khẩu độ 3,5-7,5 m tùy thuộc mục đích sử

dụng. (hào, cống cáp, tuynen kỹ thuật) chỉ có thể vân hành tốt khi đƣợc lắp đặt một

hệ thống các thiết bị phụ trợ với công nghệ tiên tiến, hiên đại, đồng bộ.

Việc xây dựng hệ trục chính công trình ngầm trục chính phải đƣợc tiến hành

đồng bộ với xây dựng hệ thống hào kỹ thuật của hệ trục thứ cấp và đƣờng ống của

hệ nhánh; khi đó mới có thể đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật của toàn hệ thống.

Nội dung nghiên cứu của luận án liên quan đến chiến lƣợc hạ ngầm hệ

đƣờng dây nổi, bao gồm cả về cơ sở hạ tầng là định hƣớng hệ trục ngầm; dạng

(hào, cống cáp, tuynen kỹ thuật) điển hình hợp lý. Dĩ nhiên với phạm vi rộng lớn

nhƣ vậy luận án chỉ hạn chế đề xuất những vấn đề có tính định hƣớng làm cơ sở

khoa học cho thực tế triển khai cụ thể công tác hạ ngầm. Và việc thực hiện các

tuyến ngầm hóa còn căn cứ nhiều vào các yếu tố nhƣ điều kiện đặc thù của từng

khu vực

3.4.2. Bàn luận về quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp đi nổi.

Hiện nay công tác hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trên địa bàn Hà Nội

thiếu các hƣớng dẫn, chƣa ban hành quy trình quản lý xây dựng ngầm hóa các

Page 162: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

148

đƣờng dây, cáp đi nổi. Nhƣ vậy, cần hình dung trong công tác ngầm hóa có bao

nhiêu giao đoạn, giai đoạn nào chiếm thời gian cũng nhƣ công sức nhiều để việc

thực hiện dự án mới đảm bảo đƣợc về mặt tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng công trình,

hiểu đƣợc vấn đề nhƣ thế Luận án đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm

gồm có 4 bƣớc chính.

Bƣớc 1. Công tác lập kế hoạch.

Bƣớc 2. Công tác thiết kế.

Bƣớc 3: Công tác chuẩn bị, xin phép đào đƣờng và triển khai thi công xây

dựng.

Bƣớc 4. Công tác quản lý vận hành khai thác và lƣu trữ hồ sơ.

Với các bƣớc nêu trên đã bao gồm đầy đủ các bƣớc thực hiện công tác hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi trên địa bàn. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc hiệu

quả công tác ngầm hóa đòi hỏi cần có sự phối hợp thật tốt giữa các Sở, ban, ngành

và địa phƣơng nơi dự án triển khai trên địa bàn. Ngầm hóa chỉ có thể thành công

khi đƣợc triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, hiện đại và triệt để phù hợp với

điều kiện cụ thể của đô thị.

3.4.3. Bản luận về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng hạ ngầm các đƣờng

dây, cáp đi nổi.

Luận án đề xuất thành lập Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm Hà

Nội. Trung tâm này trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, với chức năng quản lý

nhà nƣớc, lƣu trữ dữ liệu, đề xuất phát triển quy hoạch, kiểm tra và cấp phép các

hoạt động xây dựng mới, di dời, tái lập ảnh hƣởng đến các công trình hiện hữu.

Về tổ chức của Trung tâm có giám đốc; phó giám đốc và các phòng chuyên

môn nghiệp vụ, có chức năng và con ngƣời theo quy định hiện hành.

- Về các phòng ban thuộc Trung tâm, cụ thể:

+ Phòng Kế hoạch: Có chức năng giúp giám đốc trung tâm trong công tác lập

kế hoạch đâu tƣ xây dựng

+ Phòng Quản lý cơ sở dữ liệu GIS có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác

quản lý cơ sở dữ liệu, cập nhật các cơ sở dữ liệu, thông tin về công trình ngầm hóa

Page 163: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

149

các đƣờng dây, cáp đi nổi trên địa bàn. Cung cấp thông tin về các đƣờng dây, cáp

đi nổi trên địa bàn.

+ Phòng Thẩm định có chức năng giúp giám đốc trung tâm trong công tác

thẩm định hồ sơ xin phép hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

+ Phòng Quản lý dự án: Có chức năng quản lý dự án ngầm hóa trong công tác

thi công, chất lƣợng công trình và phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đến

dự án ngầm hóa.

+ Phòng Kinh doanh: Có chức năng giúp giám đốc Trung tâm trong việc khai

thác quản lý thông tin về việc hạ ngầm các đƣờng dây, kinh doanh khai thác thông

tin về hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

+ Văn phòng Trung tâm: Có chức năng giúp giám đốc trung tâm tổng hợp,

xây dựng và triển khai thực hiện công tác kế hoạch của Trung tâm; thực hiện công

tác tổ chức cán bộ, hành chính, văn thƣ, quản trị đối với các hoạt động của Trung

tâm.

Luận án đề xuất thành lập bộ máy quản lý thành lập Trung tâm với quan

điểm tập trung một đầu mối, với bộ máy quản lý đơn giản, thống nhất, hiệu quả và

phù hợp với Thủ đô chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, vận hành khai thác

công trình hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi tránh đƣợc việc quản lý phức tạp,

chồng chéo. Tuy nhiên, để mô hình cơ cấu tổ chức mà tác giả đề xuất làm việc

hiệu quả, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện. Do đó vấn đề

đặt ra là cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ. Giá trị nghiên cứu trong

luận án này chính là giải pháp đề xuất bổ sung bộ máy quản lý phức tạp, chồng

chéo thành một bộ máy quản lý đơn giản, thống nhất, hiệu quả và phù hợp với

Thủ đô

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:

Luận án đã nghiên cứu các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về công tác hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý xây dựng hạ

Page 164: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

150

ngầm trên địa bàn cả nƣớc, cùng với các cơ sở pháp lý cũng nhƣ thực tiễn, từ đó

rút ra đƣợc những kinh nghiệm và đề xuất đƣợc các giải pháp phục vụ cho công tác

hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

Qua quá trình nghiên cứu luận án đã đƣa ra vấn đề và kết luận sau:

1. Đô thị Hà Nội hiện đang phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, để đô thị

phát triển bền vững yêu cầu công tác quản lý xây dựng và phát triển kinh tế đô thị

phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển không gian của đô thị và phải có tính

kết nối giữa công trình nổi bên trên và các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cụ thể

là hệ thống ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi.

2. Vấn đề quản lý công trình ngầm nói chung và quản lý hệ thống hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi nói riêng là vấn đề lớn và mới tại nƣớc ta. Trong

nhƣng năm gần đây Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh kéo theo

nhu cầu sử dụng không gian ngầm và hạ tầng kỹ thuật ngầm lớn. Thực trạng về

công tác lập kế hoạch, thiết kế, thi công vận hành cho đến công tác quản lý, cấp

phép xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi tại nƣớc ta còn nhiều bất cập,

cần có những nghiên cứu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá

trình ngầm hóa.

3. Môi trƣờng địa chất Hà Nội là rất phức tạp bởi sự tồn tại của nhiều

các lớp đất với sự rất khác biệt về nguồn gốc, thành phần, tính chất, diện và chiều

dầy phân bố, khả năng ứng xử, trong đó sự tồn tại của tính yếu và tính nhậy cảm

của các lớp đất quyết định đến khả năng ứng xử của MTĐC khi thi công xây dựng

và sử dụng công trình hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi. Luận án đã nghiên cứu

và đƣa ra đƣợc bản đồ phần vùng lớp đất lấp để từ đó làm căn cứ kết luận đƣợc

khu vực rất thuận lợi cho xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi dƣới 15-

20m phân bố chủ yếu tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm; Khu vực tƣơng đối thuận lợi

chiếm toàn bộ phần còn lại của huyện Đông Anh, phần lớn diện tích huyện Gia

Lâm và phía Nam huyện Thanh Trì, Tây Nam quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ

Liêm; Khu vực không thuận lợi, ít thuận lợi phân bố trên địa phận huyện Thanh Trì

và các quận trung tâm, nội thành cũ.

Page 165: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

151

4. Luận án đã đề xuất bổ sung một số nguyên tắc về xây dựng hạ ngầm

các đƣờng dây, cáp đi nổi cho các đô thị nói chung và đô thị trung tâm nói riêng.

5. Dựa trên sơ đồ phân loại đƣờng đô thị, theo chức năng cụ thể với 3

loại đƣờng điền hình trong khu vực đô thị trung tâm là đƣờng trục chính, đƣờng

phố gom và đƣờng phố nội bộ luận án đề xuất hệ trục để ngầm hóa các đƣờng dây,

cáp đi nổi. Từ đó làm cơ sở định hƣớng các trục đƣờng phố để phục vụ công tác hạ

ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

6. Luận án cũng đã đề xuất đƣợc quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm

các đƣờng dây, cáp đi nổi giúp cho chủ đầu tƣ, đơn vị thi công và cơ quan quản lý

nắm rõ đƣợc trách nhiệm và các bƣớc thực hiện của dự án.

7. Đề xuất thành lập bộ máy và nâng cao năng lực quản lý để thực hiện

công tác xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây, cáp đi nổi.

8. Đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện cơ chế chính sách

khuyến khích các thành phần tham gia đầu tƣ, xây dựng hạ ngầm các đƣờng dây,

cáp (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm) đi nổi của thành phố Hà Nội.

KIẾN NGHỊ:

Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức lập và phê duyệt đồ án quy

hoạch không gian ngầm của Hà Nội trong đó cụ thể hóa nội dung quy hoạch hạ

tầng kỹ thuật ngầm để cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành có cơ sở

pháp lý trong việc cấp phép cho các dự án ngầm hóa, cũng nhƣ các chủ đầu tƣ có

căn cứ lên kế hoạch ngầm hóa các đƣờng dây, cáp đi nổi.

Cần nhanh chóng thành lập Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm, để có

thể thống nhất một cơ quan làm đầu mối trong công tác quản lý, khai thác, vận

hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm của Hà Nội.

Page 166: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. KS. Lê Trần Phong - “ Quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng” - Tạp

chí Xây dựng - Bộ Xây dựng; tháng 5 năm 2008.

2. TS. Đinh Tuấn Hải; ThS. Lê Trần Phong - “ Đánh giá thực trạng hệ thống cấp

điện, cấp nước nông thôn Hà Nội” - Tạp chí Kiến trúc và Xây dựng - Trường

đại học Kiến trúc Hà Nội; số 17, tháng 3 năm 2015.

3. ThS. Lê Trần Phong - “ Thực trạng công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi tại Hà Nội” - Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - Viện Quy hoạch đô thị và

Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, số 73 năm 2015.

4. ThS. Lê Trần Phong; PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu; KS. Nguyễn Văn

Thương – “ Ảnh hưởng của yếu tố địa chất công trình đến xây dựng các công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cụ thể với tuynen chứa các đường dây, cáp đi nổi)

đô thị trung tâm Hà Nội. – Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng; tháng 12 năm

2016.

5. ThS. Lê Trần Phong “ Một số giải pháp quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại các đô thị” – Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - Viện Quy hoạch

đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, số 88 năm 2017.

Page 167: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Trúc Anh, TS. Nguyễn Tuấn Hải (2012), Quy hoạch và phát triển

không gian ngầm đô thị Việt Nam – Hội thảo quy hoạch và quản lý phát

triển không gian ngầm đô thị, TP Hồ Chí Minh.

2. Báo cáo số 431/BC-STTTT, ngày 07/6/2011, Tình hình thực hiện Quyết

định số 56/QĐ-UBND về quản lý xây dựng công trình ngầm đô thị và cải

tạo, sắp xếp lại đường dây, cáp đi nổi tại thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2011.

3. Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật 2011 – Ngân hàng Thế giới “ Đánh giá đô thị hóa

ở Việt Nam”.

4. Báo Quảng Ninh (2013), Hạ ngầm đường dây điện trên địa bàn: TP Hạ

Long cần sự phối hợp đồng bộ, www.baoquangninh.com.vn.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định Chính phủ số

39/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010, về quản lý không gian xây dựng ngầm

đô thị, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Quyết định số 1259/QĐ-

TTg, ngày 26/7/2011, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến

năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Nghị định Chính phủ số

72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012, về quản lý và sử dụng chung công trình

hạ tầng kỹ thuật, Hà Nội.

8. Chương trình ngầm hóa công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Nhật

Bản(2012).

9. Nguyễn Văn Công (2012), Công tác quản lý chất lượng công trình ngầm

đô thị - kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát

triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

10. Công ty Thoát nước và phát triển đô thị (2013) - Báo cáo nghiên cứu ứng

dụng hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn BUSADCO trong

Page 168: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

Bà Rịa – Vũng Tàu, 2013.

11. Đề án ngầm hóa lưới điện Tp.Đà Nẵng đến năm 2020, Tổng Công ty Điện

lực Miền Trung.

12. Lưu Đức Hải (2012), Đô thị ngầm và không gian ngầm đô thị, Nhà xuất

bản xây dựng, Hà Nội.

13. Nguyễn Tiến Hòa (2007), Nghiên cứu giải pháp nâng cấp, cải tạo nhằm

nâng cao tính thẩm mỹ và chất lượng hệ thống chiếu sáng công cộng các

tuyến phố cổ Thành phố Hà Nội; Hà Nội.

14. Hồ Ngọc Hùng (2009), Giao thông trong quy hoạch đô thị, NXB Khoa học

kĩ thuật.

15. Hội thảo về ngầm hóa lưới điện (2012), Tổng công ty Điện lực Thành phố

Hồ Chí Minh.

16. Hội thảo về dịch vụ kỹ thuật cho việc quy hoạch không gian ngầm Đô thị

mới Nhơn Trạch (2012), Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và Nông thôn.

17. Trần Thị Hường (chủ biên), Nguyễn Lâm Quảng, Nguyễn Quốc Hùng, Bùi

Khắc Toàn, Cù Huy Đấu, (2010), Hoàn thiện kỹ thuật khu đất xây dựng đô

thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

18. Trần Tuấn Hiệp (2007), Nghiên cứu hệ thống tuynen kỹ thuật hợp lý để

hiện đại phù hợp với Hà Nội, Báo cáo đề tài khoa học cấp Thành phố Hà

Nội.

19. Đỗ Đình Long (2002), Các giải pháp nâng cao chất lượng hè-vỉa và hoàn

trả mặt đường trong công tác cải tạo sửa chữa đường, hè nội đô Hà Nội,

Báo cáo đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội.

20. Nguyễn Tố Lăng, (2004), Quản lý phát triển đô thị bền vững một số bài

học kinh nghiệm, Tài liệu giảng dạy sau đại học - Trường đại học Kiến trúc

Hà Nội.

Page 169: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

21. Trần Danh Lợi (2014) Nghiên cứu phân loại đường đô thị nhằm đề xuất

các giải pháp tổ chức giao thông đặc thù cho thành phố Hà Nội – đề tài

cấp thành phố Hà Nội.

22. Trần Mạnh Liểu (2006), Nghiên cứu định hướng quy hoạch quản lý sử

dụng và khai thác không gian ngầm đô thị Hà Nội - Đề tài cấp thành phố

Hà Nội.

23. Trần Mạnh Liểu (2005), Đánh giá, dự báo trạng thái địa kỹ thuật môi

trường đô thị và kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tai biến, ô nhiễm môi

trường địa chất một số khu đô thị Hà Nội, Đề tài Bộ Xây dựng.

24. MAKốPSKI. L. V – Công trình ngầm giao thông đô thị – TS. Nguyễn Đức

Nguôn dịch, GS. TSKH Nguyễn Văn Quảng hiệu đính – NXB Xây dựng,

2004.

25. Phạm Trọng Mạnh (1999),“Giáo trình khoa học Quản lý”, nhà xuất bản

xây dựng.

26. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Nxb Xây Dựng, Hà

Nội.

27. Lê Trần Phong; Trần Mạnh Liểu; Nguyễn Văn Thương – “ Ảnh hưởng của

yếu tố địa chất công trình đến xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm (cụ thể với tuynen chứa các đường dây, cáp đi nổi) đô thị trung tâm

Hà Nội. – Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng; tháng 12 năm 2016.

28. Lương Tú Quyên - Nghiên cứu thiết kế hệ thống công trình bãi đỗ xe ngầm

công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đề tài cấp TP Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Đức Nguôn – Tổ chức khai thác không gian

ngầm (theo kinh nghiệm nước ngoài) – NXB Xây dựng 2006.

30. Quốc hội (2003), Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về tổ chức hội

đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.

32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà

Nội.

Page 170: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Thủ đô, Hà Nội.

34. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01-2008.

35. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn

2050.

36. Quyết định số 519/QĐ-TTg, ngày 31/3/2016 của Thủ tướng chính phủ phê

duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm

nhìn 2050.

37. Đinh Ngọc Sang, ThS. Nguyễn Hoàng Minh Vũ, ThS. Trương Công Đính

– Bài học kinh nghiệm trong việc ngầm hóa điện và thông tin trên đường

Trần Hưng Đạo (TP.MCM) – Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển

không gian ngầm đô thị, TP Hồ Chí Minh, 28/7/2012.

38. Bùi Khắc Toàn (chủ biên), Trần Thị Hường, Vũ Hoàng Điệp (2009), Kỹ

thuật hạ tầng đô thị, Nxb Xây dựng.

39. Đoàn Thế Tường - Các dạng nền tại đô thị Hà Nội, thánh phố HCM và

đánh giá chúng phục vụ xây dựng công trình ngầm - APAVE, 2008.

40. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 104 - 2007), Đường đô thị -

yêu cầu thiết kế, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

41. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị,

NXB Xây dựng, Hà Nội.

42. Nguyễn Hồng Tiến (2012) – Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát

triển đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

43. UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày

17/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội

44. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND của

UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, xây dựng

công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường

dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà nội, Hà Nội.

Page 171: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

45. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 6541/QĐ-UBND ngày

15/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định, vị trí, chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng Hà

Nội.

46. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày

26/2/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính Hà Nội;

47. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày

20/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội.

48. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 36/2010/QĐ-UBND ngày

16/08/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường.

49. UBND thành phố Hà Nội,(2016), Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch

chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050.

50. Vũ Thị Vinh,(2009), Quy hoạch mạng lưới GTĐT, NXB Xây dựng.

51. World Bank (2012), “Báo cáo đánh giá đô thị hóa tại Việt Nam”, Hà Nội.

Tiếng Anh:

52. Abramson L., Cochran j., Handewith H., MacBriar T. Predicted and

actual risks in construction of the Mercer Street tunnel, 1994.

53. American Public Works Associations, 1971. Feasibility of Utility Tunnels

in Urban Areas – A Comprehensive Examination of the Technical, Legal,

and Economic Aspects of Placing Urban Utilities in Tunnel Structures.

Special Report No. 39, APWA-SR-39, prepared in cooperation with

Stanford Research Institute.

54. Beverly Kuhn, Debbie Jasek, Robert Brydia, Angelia Parham, Brooke

Ullman, and Byron Blaschke, 2002. Utility Corridor Structures and other

Page 172: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Utility Accommodation Alternatives in TXDOT Right of Way. Research

Report No. 4149-1, sponsorred by Texas Department of Transportation

Research and Technology Implementation Office: Austin , Texas.

55. C.D.F. Rogers and D.V.L. Hunt, 2006. Sustainable Utility Infrastructure

via Multi-Utility Tunnels. Presented at the First International Construction

Speciality Conference, Canada .

56. Cano-Hurtado and J. Canto-Perrello, 1999. Sustainable Development of

Urban Underground Space for Utilities. Tunnelling and Underground

Space Technology.

57. Daniel Resendiz & Miguel P.Romo Soft-Ground Tunnel A.A.Balkema /

Rotterdam.

58. G. Baiden, Y. Bissiri, S. Louma, G. Henrich (2013), Mapping utility

infrastructure via underground GPS positioning with autonomous

telerobotics, Laurentian University, Canada.

59. Jorge Curiel-Esparza, Julian Canto-Perello, and Maria A. Calvo, 2004.

Establishing sustainable strategies in urban underground engineering.

Science and Engineering Ethics.

60. Martin Herrenknecht / Dr. Ulrich Rehm TBM technology. 2005.

61. Petrenko Ye. V., Petrenko I.Ye., Udovichenko V.M. Economical issues of

investment appeal in underground construction.World underground space,

No1-2, 2003.

62. Thomas Telfort, London, 1996. Malcolm Puller Deep excavation. A

practical manual.

63. Tomlinson, M. J. (1996) Foundation Design and Construction, Longman

Co., London.

64. Jing – Wei Zhao, Fang – Le Peng, Tian – Qing Wang, Xia – Yun Zhang,

Bing – Nan Jiang (2015), Advances in master planning of urban space

(USS) in China, Tongji University, China.

Page 173: QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,hau.edu.vn/StoreData/PageData/5013/Toan van luan an NCS... · 2017-11-20 · Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Tiếng Nga

65. Левченко А . Н., Ленер В. Г. Организаия освоения подзмного

пространства . москва 2002.

66. Руководство по комплексному освоению подземного пространства

крупных городов. Россиская Академия архитектуры и

строительных наук. 2004.

67. Бондарик Г К Экологическая проблема и природно технические

системы. Москва, 2004.

68. Герасимова А С Проблемы устойчивости геологической среды к

техногенным воздействиямю. а о Геоинформарк, М 1994

69. Голодковская Г А Геологическая среда промышленных регионов. М,

Недра, 1989.

70. ГОСТ 12. 1. 012. 78 Вибрация. М, Стандарта, 1978.