27
THTƯỚNG CHÍNH PH_________ CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc _______________________________________ S: /QĐ-TTg Hà Ni, ngày tháng năm 2010 QUYT ĐỊNH Phê duyt Chương trình quc gia phát trin công nghthông tin Vit Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 _____________ THTƯỚNG CHÍNH PHCăn cLut Tchc Chính phngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cLut Công nghthông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cNghđịnh 71/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 5 năm 2007 ca Chính phquy định chi tiết và hướng dn thc hin mt sđiu ca Lut Công nghthông tin vcông nghip công nghthông tin; Căn cQuyết định s1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 ca Thtướng Chính phphê duyt Đề án “Đưa Vit Nam sm trthành nước mnh vcông nghthông tin và truyn thông”; Xét đề nghca Btrưởng BThông tin và Truyn thông, QUYT ĐỊNH: Điu 1. Phê duyt Chương trình quc gia phát trin công nghthông tin Vit Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (sau đây gi tt là Chương trình) nhm trin khai Đề án “Đưa Vit Nam sm trthành nước mnh vcông nghthông tin và truyn thông” vi các ni dung chyếu sau: I. QUAN ĐIM a) Phát trin công nghthông tin (phát trin CNTT) bao gm phát trin ngun nhân lc, phát trin công nghip phn cng, đin t, công nghip phn mm, công nghip ni dung svà dch vCNTT, là mt ngành kinh tế kthut mũi nhn có giá trgia tăng cao, va có tác dng xây dng htng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát trin, đóng vai trò quan trng trong chiến lược đưa Vit Nam cơ bn trthành mt nước công nghip theo hướng hin đại vào năm 2020. b) Tp trung ngun lc trong nước, kết hp vi thu hút đầu tư nước ngoài để phát trin công nghip phn mm, công nghip ni dung svà dch vCNTT; đẩy mnh thu hút đầu tư nước ngoài mt cách có chn lc theo hướng có giá trDtho 2.8

QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

  • Upload
    lytuong

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

Số: /QĐ-TTg Hà Nội, ngày tháng năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

_____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) nhằm triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

a) Phát triển công nghệ thông tin (phát triển CNTT) bao gồm phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT, là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, vừa có tác dụng xây dựng hạ tầng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

b) Tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc theo hướng có giá trị

Dự thảo 2.8

Page 2: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

2

gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử và công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

c) Doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp CNTT; Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi và một số dự án trọng điểm.

d) Các tỉnh, thành phố thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc Bộ và Miền Trung, đặc biệt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đóng vai trò đầu tàu trong phát triển công nghiệp CNTT.

e) Các yếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam trong thời gian tới là thị trường, doanh nghiệp, nhân lực, sản phẩm và đầu tư.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2015

a) Mục tiêu tổng quát

- Công nghiệp CNTT trở thành một trụ cột quan trọng để đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.

- Công nghiệp CNTT Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế, có đóng góp lớn cho GDP đất nước, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành kinh tế xã hội khác phát triển.

- Có đội ngũ doanh nghiệp mạnh có sức cạnh tranh cao, đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.

- Phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng cao về CNTT, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nền công nghiệp CNTT Việt Nam, tiến tới xuất khẩu nhân lực CNTT cho thị trường quốc tế.

- Phát triển được một số sản phẩm, dịch vụ CNTT trọng điểm mang thương hiệu Việt Nam, được sử dụng rộng rãi ở thị trường nội địa, có khả năng xuất khẩu.

- Thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài tạo giá trị gia tăng cao, trọng tâm là các dự án đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp hỗ trợ và các trung tâm cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt khoảng 18,5%/năm, trong đó ngành phần cứng tăng 18%/năm, ngành phần mềm 20%/năm, ngành nội dung số 20%/năm; doanh thu toàn ngành đạt 17 - 19 tỷ USD / năm, trong đó doanh thu phần cứng khoảng 12,5 tỷ USD, phần mềm khoảng 2,5 tỷ USD, nội dung số

Page 3: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

3

khoảng 2 tỷ USD và dịch vụ CNTT đạt khoảng 1 tỷ USD; tỷ trọng xuất khẩu chiếm trên 60% tổng doanh thu toàn ngành.

- Phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm thành ba trung tâm công nghiệp CNTT chủ lực của cả nước; ba thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng trở thành ba trung tâm sản xuất phần mềm, dịch vụ và nội dung số; hình thành ba cụm các địa phương mạnh về công nghiệp phần cứng, điện tử bao gồm cụm phía Bắc với Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, cụm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và cụm miền Trung gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

- Phát triển được 3 doanh nghiệp phần mềm có quy mô đạt 1000 người hoặc doanh thu 100 triệu USD/năm; có 2 doanh nghiệp nội dung số đạt doanh thu 100 triệu USD/năm; có 20 doanh nghiệp phần mềm được cấp chứng chỉ công nhận quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn CMMi.

- Đào tạo và chuẩn hóa số lượng lớn lao động có trình độ cao cho công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT.

- Phát triển được một số phần mềm chuyên ngành trong các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, tài chính, hàng không, giao thông, thông tin địa lý, quản lý đô thị, môi trường, giải pháp quản lý tổ chức doanh nghiệp lớn, và một số sản phẩm nội dung số như giải trí điện tử, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

- Thu hút được trên 5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp CNTT; có một số tập đoàn hàng đầu thế giới về CNTT đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.

2. Mục tiêu đến năm 2020

a) Công nghiệp CNTT Việt Nam đạt trình độ phát triển tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN; hình thành được các tập đoàn mạnh về CNTT, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới; công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng, điện tử cơ bản đáp ứng các nhu cầu sản xuất cho các doanh nghiệp CNTT hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Việt Nam có nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và trở thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cho thị trường quốc tế.

c) Hình thành một số trung tâm nghiên cứu phát triển, phòng thí nghiệm trọng điểm về CNTT, làm chủ một số công nghệ quan trọng, ứng dụng thành công vào sản xuất công nghiệp.

d) Phát triển một số sản phẩm phần mềm trên nền nguồn mở và chuẩn mở, có chức năng đáp ứng các nhu cầu của người dùng; phấn đấu 50% giá trị phần mềm trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước là phần mềm nguồn mở.

Page 4: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

4

III. NHIỆM VỤ

1. Phát triển, mở rộng thị trường

a) Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo 50% tổng chi Ngân sách hàng năm cho mua sắm CNTT của cơ quan mình dành cho phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT.

b) Các sản phẩm CNTT sử dụng trong cơ quan nhà nước phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư, bí mật nhà nước, an toàn an ninh thông tin và chủ quyền số quốc gia. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành danh mục các sản phẩm CNTT đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.

c) Thực hiện khoán chi hành chính trong mua sắm sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan, tổ chức sử dụng Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện việc khoán chi về CNTT.

d) Tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT Việt Nam, Bộ Công thương hàng năm bố trí ít nhất [ 15-20% ] tổng kinh phí Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho công nghiệp CNTT; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho công nghiệp CNTT, đặc biệt tại các thị trường quốc tế còn chưa khai thác như các nước Đông Nam Á, các nước Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Đại Dương.

e) Thành lập và đầu tư xây dựng Trung tâm thúc đẩy phần mềm nguồn mở có đủ biên chế và cơ sở vật chất để tư vấn, hỗ trợ người sử dụng, kiểm định và đánh giá các phần mềm nguồn mở, đề xuất các cơ chế, chính sách về phần mềm nguồn mở.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNTT, hình thành doanh nghiệp mạnh

a) Các Tập đoàn viễn thông nhà nước hàng năm dành [ 30% ] tổng vốn đầu tư phát triển để đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT.

b) Các doanh nghiệp CNTT mạnh của Việt Nam được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại Nhà nước, từ nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường tài chính quốc tế.

c) Nhà nước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mạnh về CNTT và có ảnh hưởng chi phối thị trường; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước phải ưu tiên đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mạnh về CNTT của Việt Nam.

Page 5: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

5

d) Giao cho một số doanh nghiệp mạnh về CNTT trong nước làm tổng thầu thực hiện một số dự án lớn về CNTT dùng nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn thực hiện điều khoản này.

e) Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế.

f) Phát triển doanh nghiệp mạnh tại ba cụm công nghiệp phần cứng, điện tử tại ba miền Bắc, Trung, Nam, trong đó tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng máy tính, điện tử.

g) Các doanh nghiệp mạnh được ưu tiên tham gia thực hiện các dự án thuộc Chương trình. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và hàng năm cập nhật danh mục các doanh nghiệp mạnh này.

3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

a) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tăng cường đào tạo tiếng Anh tại Khoa CNTT của một số trường Đại học trọng điểm; đến năm 2015, có ít nhất 30% số sinh viên tham gia học các môn chuyên ngành về CNTT bằng tiếng Anh tại các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM.

c) Cho phép sinh viên được vay vốn để tham gia các khóa đào tạo tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo có uy tín, do người nước ngoài giảng dạy và học văn bằng 2 về tiếng Anh. Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay học tiếng Anh đối với sinh viên CNTT. Bộ Giáo dục Đào tạo và Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư liên ngành quy định cụ thể cơ sở đào tạo tiếng Anh, đối tượng sinh viên, phương thức, điều kiện, thời hạn, lãi suất, trả nợ vay vốn và xử lý rủi ro để thực hiện điều khoản này.

d) Tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao kỹ năng quản trị tiên tiến cho các Giám đốc điều hành doanh nghiệp; đồng thời tổ chức huấn luyện kỹ năng kỹ thuật, quản trị dự án cho các cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp.

e) Tổ chức các khóa đào tạo lại, ngắn hạn theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp.

f) Phát triển các loại hình đào tạo phi chính quy, ngoài công lập theo hướng gắn kết chặt chẽ với sản xuất công nghiệp; kết hợp với ban hành các tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chất lượng nguồn nhân lực này.

g) Chuẩn hóa kỹ năng về nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp. Doanh nghiệp CNTT sử dụng nhiều nhân lực

Page 6: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

6

CNTT đạt chuẩn quốc gia được ưu tiên tham gia các dự án CNTT có nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4. Tập trung phát triển một số sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm

a) Huy động mọi nguồn lực để phát triển các sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm ban hành kèm theo Chương trình tại Phụ lục III, bảng A. Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ nghiên cứu, cập nhật danh mục sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

b) Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án, được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay nước ngoài cho từng trường hợp cụ thể.

c) Cho phép áp dụng hình thức Chỉ định thầu trong các dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước để mua sắm sản phẩm CNTT trọng điểm.

d) Miễn thuế suất thuế nhập khẩu hoặc áp dụng mức thuế suất sàn trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đối với các loại vật tư, trang thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm.

e) Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ quốc gia ưu tiên hỗ trợ các dự án sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm do các doanh nghiệp trong nước đầu tư, đặc biệt đối với các chi phí nghiên cứu phát triển, thiết kế, chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

5. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và tăng cường nguồn vốn

a) Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, cả từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, vốn ODA để đầu tư phát triển công nghiệp CNTT.

b) Trong chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, phải ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp CNTT; hàng năm bố trí ít nhất 20% kinh phí xúc tiến đầu tư quốc gia cho công nghiệp CNTT. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.

c) Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp CNTT, đặc biệt là vào lĩnh vực phần cứng máy tính, điện tử, thiết bị viễn thông; ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ, các dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao, tạo hiệu ứng lan tỏa ra khu vực nội địa giúp tạo lập vị thế trong chuối giá trị toàn cầu của sản phẩm Việt Nam; hạn chế các dự án có công nghệ lạc hậu, có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc chiếm dụng diện tích đất lớn.

Page 7: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

7

d) Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường tài chính quốc tế.

e) Các Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ưu tiên cho vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam.

f) Tập trung thu hút từ các các tập đoàn đa quốc gia về CNTT mở các trung tâm nghiên cứu phát triển, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu tại Việt Nam.

6. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển

a) Cho phép các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về viễn thông, CNTT được khấu trừ từ nguồn kinh phí hàng năm phải nộp ngân sách nhà nước các chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển về CNTT.

b) Các Bộ, ngành, địa phương bố trí ít nhất 20% kinh phí hàng năm dành cho khoa học công nghệ để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển về CNTT.

c) Trong ngân sách Nhà nước hàng năm đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp, đảm bảo tăng dần tỷ lệ đầu tư các cho doanh nghiệp CNTT, chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân.

d) Các doanh nghiệp mạnh về CNTT của Việt Nam được ưu tiên tuyển chọn tham gia các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

IV. QUY CHẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Quy định chung

a) Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất quản lý việc thực hiện Chương trình. Các Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ trong Chương trình chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện các nội dung được giao. Hàng năm, cơ quan chủ trì các nội dung thuộc Chương trình phải báo cáo tình hình thực hiện cho Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp, đề án, dự án và các nội dung khác thuộc Chương trình được quản lý và triển khai thực hiện theo quy định tại điều 1, mục IV của Chương trình này và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.

c) Chương trình này được ban hành với 5 Phụ lục kèm theo. Trong đó, Phụ lục I quy định một số nội dung thuộc Chương trình được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước; Phụ lục II phân bổ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn vốn đầu tư phát triển cho các nội dung được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước; Phụ lục III quy định danh mục các sản phẩm CNTT trọng điểm được hưởng các chính sách ưu đãi

Page 8: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

8

theo Chương trình; Phụ lục IV quy định danh mục các sản phẩm CNTT chuyên ngành do các Bộ ngành chủ trì thực hiện; Phụ lục V quy định quy định các nội dung thuộc Chương trình do các tỉnh/thành phố thực hiện.

d) Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 2347 tỷ đồng, được cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước và phân bổ cho các hạng mục theo như Phụ lục II và V ban hành kèm theo Chương trình này.

2. Quy trình thực hiện các Dự án điều tra, thống kê

a) Chương trình có ba Dự án điều tra, thống kê, bao gồm: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về doanh nghiệp; Điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực; Điều tra, khảo sát, dự báo tình hình thị trường cho công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam theo quy định tại Phụ lục I.

b) Định mức chi để lập kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và quản lý triển khai thực hiện các hạng mục điều tra khảo sát được áp dụng theo quy định pháp luật thống kê hiện hành và quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Quy trình thực hiện Đề án hỗ trợ đào tạo tiếng Anh

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt Đề án hỗ trợ đào tạo các môn học chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh tại một số trường đại học trọng điểm. Thời gian thực hiện Đề án là 5 năm (2011-2015).

b) Các trường đại học xây dựng đề án cấp trường và đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham gia Đề án chung. Kinh phí xây dựng đề án cấp trường được ngân sách nhà nước cấp với định mức không quá 40 triệu đồng/trường, được cấp từ nguồn vốn sự nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt danh sách các trường đại học trọng điểm được tham gia đề án cấp quốc gia. Số lượng các trường tham gia đề án không quá 15 trường.

c) Đối với các hạng mục mua sắm trang thiết bị, tài liệu, giáo trình giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh tại các trường công lập, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% từ nguồn vốn đầu tư phát triển. Đối với các hạng mục đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên CNTT, sau khi giáo viên được cấp chứng chỉ IELTS tối thiểu 7.5 điểm (hoặc tương đương) thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 80% chi phí tham dự 1 khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh và chi phí thi cấp chứng chỉ. Đối với các hạng mục đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên, sau khi sinh viên được cấp chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.0 điểm (hoặc tương đương) thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 10% chi phí tham dự 1 khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh và chi phí thi cấp chứng chỉ. Trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thì được vay vốn học tiếng Anh tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Page 9: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

9

4. Quy định thực hiện Dự án chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT

a) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT, cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn trong vòng từ 3-6 tháng và tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ đạt chuẩn nhân lực CNTT quốc gia.

b) Chứng chỉ chuẩn nhân lực CNTT quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho các cá nhân vượt qua được kỳ thi sát hạch chuẩn nhân lực CNTT quốc gia. Kỳ thi sát hạch được tổ chức 2 lần/năm.

5. Quy trình triển khai Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia

a) Các nội dung xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp CNTT Việt Nam (mục 7, Phụ lục I) không bao gồm các hoạt động trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho công nghiệp CNTT được quy định tại Điều 1, phần III, mục 1, điểm d và Điều 1, phần III, mục 5, điểm b.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp CNTT giai đoạn 2011-2015. Nguyên tắc xây dựng quy chế là Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh phí triển khai thực hiện. Riêng các nội dung do cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi về đề án để các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội, các doanh nghiệp CNTT đề xuất nội dung triển khai và đăng ký tham gia Chương trình.

d) Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập với đại diện các Bộ, ngành liên quan sẽ thẩm định các nội dung được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện. Định mức hỗ trợ cụ thể từ Ngân sách Nhà nước cho từng nội dung do Hội đồng thẩm định quyết định.

e) Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt nội dung và kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp CNTT Việt Nam.

6. Quy trình triển khai Đề án cung cấp máy tính giá rẻ

a) Máy tính giá rẻ là máy tính có cấu hình tối thiểu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của đối tượng sử dụng và được nhà nước trợ giá để có giá thành thấp. Đối tượng được cung cấp máy tính giá rẻ gồm có các hộ dân nông thôn, các cơ sở đào tạo, giáo viên, học sinh sinh viên và các cơ quan nhà nước.

b) Căn cứ trên giá thành sản xuất, Nhà nước hỗ trợ tối đa 30% chi phí sản xuất máy tính cho các hộ dân nông thôn, hỗ trợ tối đa 20% chi phí sản xuất máy tính

Page 10: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

10

cho các cơ sở đào tạo, giáo viên và học sinh sinh viên. Đối với các cơ quan nhà nước, cho phép Chỉ định thầu để mua sắm máy tính giá rẻ.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xác định quy mô dự án, xây dựng đề án và tổ chức triển khai sản xuất và cung cấp máy tính giá rẻ đến các đối tượng sử dụng. Nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp tham gia sản xuất máy tính giá rẻ là tổ chức đấu thầu trong nước, ưu tiên doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự án.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đàm phán với các tập đoàn CNTT quốc tế để có giá thành rẻ đối với các linh kiện máy tính, đặc biệt là bộ vi xử lý cung cấp cho dự án. Hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên các máy tính giá rẻ phải sử dụng các sản phẩm phần mềm nguồn mở.

7. Quy trình triển khai Dự án hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế

a) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt dự án hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh phí thực hiện.

b) Định mức hỗ trợ của Nhà nước được quy định tùy theo chuẩn quốc tế áp dụng. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định cụ thể định mức hỗ trợ cho từng loại chứng chỉ nhưng tối đa không quá 65% tổng chi phí để được cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp.

8. Quy trình thực hiện Đề án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm

a) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm. Nguyên tắc là Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 1, phần III, mục 4 của Chương trình này.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về đề án và các chính sách ưu đãi của Nhà nước để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đăng ký tham gia đề án. Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng thẩm định do một Thứ trưởng làm Chủ tịch với đại diện các Bộ, ngành liên quan để thẩm định đề án, dự án sản xuất các sản phẩm CNTT trọng điểm. Các định mức ưu đãi cụ thể của Nhà nước cho từng dự án do Hội đồng thẩm định đề xuất và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt nhưng không được vượt quá định mức ưu đãi quy định tại Điều 1, phần III, mục 1 của Chương trình này.

c) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí cho công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về đề án và công tác thẩm định, mời chuyên gia phản biện các đề án, dự án do doanh nghiệp đề xuất tham gia đề án.

Page 11: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

11

9. Quy định thực hiện Đề án phát triển sản phẩm CNTT chuyên ngành

a) Sản phẩm CNTT chuyên ngành là sản phẩm CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, nội dung số đáp ứng các yêu cầu đặc thù của một ngành, lĩnh vực chuyên môn cụ thể, được sử dụng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp với đặc thù hoạt động giống nhau. Dự án sản xuất sản phẩm CNTT chuyên ngành phải đảm bảo hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, giữ vững an toàn an ninh thông tin và chủ quyền số quốc gia.

b) Các cơ quan chủ trì (Bộ, ngành quy định tại Phụ lục IV) chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt đề án sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp về chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

c) Nội dung của đề án phải đảm bảo nguyên tắc là cơ quan chủ trì chỉ đưa ra hồ sơ yêu cầu, doanh nghiệp triển khai phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm CNTT chuyên ngành được hưởng các chính sách ưu đãi tương tự như sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm được quy định tại Điều 1, phần III, mục 4 của Chương trình này. Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như tư vấn, bảo hành, bảo trì sản phẩm CNTT được hưởng mức ưu đãi tương tự như doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo quy định hiện hành.

10. Quy định thực hiện các nội dung phát triển công nghiệp CNTT tại các địa phương

a) Hàng năm trước ngày 30/6, UBND các tỉnh/thành phố có tên trong Phụ lục V đăng ký nội dung thực hiện và nhu cầu vốn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong hồ sơ đăng ký, các địa phương phải bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương chiếm ít nhất 20% tổng nhu cầu vốn của nội dung cần thực hiện. Trên cơ sở đăng ký của các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định từng nội dung thực hiện, cân đối các hạng mục thuộc Chương trình và gửi đề xuất hỗ trợ vốn cho Bộ Kế hoạch Đầu tư để đưa vào dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm.

b) Trong quá trình thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm điều phối các nội dung về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư để hình thành ba trung tâm công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT và ba cụm công nghiệp phần cứng, điện tử tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Các nội dung phát triển ba cụm công nghiệp phần cứng, điện tử phải đảm bảo tính hài hòa, có mối liên kết giữa chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất theo hướng tối ưu hóa lợi thế so sánh của từng địa phương.

c) Đối với nội dung phát triển nguồn nhân lực cho ba cụm công nghiệp phần cứng, điện tử, tập trung phát triển nguồn nhân lực cấp trung và cấp thấp. Thành lập một số cơ sở đào tạo tại các địa phương trên cơ sở Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện. Khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia tham gia đóng góp xây dựng trường, cung cấp giáo trình đào tạo và cử các cán bộ có kỹ năng chuyên môn tham gia đào tạo.

Page 12: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

12

11. Quy trình thực hiện các nội dung khác

Các nội dung khác thuộc Chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Trong quá trình thực hiện, phải lồng ghép với các Kế hoạch ứng dụng CNTT, đảm bảo ứng dụng CNTT phải tạo thị trường cho công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch Nhà nước hàng năm cho Chương trình, đảm bảo triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và các địa phương có tên trong quyết định này nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp và các dự án thuộc Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UB Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Page 13: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

13

Phụ lục I

DANH MỤC MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TTg ngày …./…/……..)

STT Nội dung Cơ quan

chủ trì 1 Các hoạt động quản lý và điều hành Chương trình

- Thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Chương trình - Nghiên cứu, tham quan, điều tra, khảo sát học tập kinh

nghiệm trong và ngoài nước - Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình - Chi hoạt động thường xuyên, thù lao trách nhiệm cho các

thành viên Ban Điều hành Chương trình, Cơ quan thường trực

- Chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chung của Chương trình

Bộ Thông tin và

Truyền thông

2 Dự án chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp - Cung cấp các khóa đào tạo theo chuẩn: + Xây dựng bộ tài liệu đào tạo

+ Điều tra, khảo sát các cơ sở đào tạo tại ba miền Bắc Trung Nam

để phục vụ đề án

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở đào

tạo

+ Mua bản quyền tài liệu, giáo trình giảng dạy, phần mềm mô

phỏng và các vật dụng thí nghiệm khác

+ Thuê chuyên gia trong và ngoài nước am hiểu sản xuất công

nghiệp tham gia giảng dạy

- Tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ: + Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm sát hạch

+ Xây dựng ngân hàng đề thi

+ Tổ chức cấp chứng chỉ

Bộ Thông tin và

Truyền thông

3 Đề án hỗ trợ giảng dạy các môn học chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh tại một số trường Đại học trọng điểm về CNTT - Xây dựng đề án - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, đánh giá

Chương trình - Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho

giáo viên và sinh viên CNTT - Nâng cấp trang thiết bị giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh - Mua sắm tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp Bộ Thông

Page 14: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

14

CNTT Việt Nam - Chi phí thuê chuyên gia thẩm định, phản biện và đánh giá

hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các nội dung xây dựng thương hiệu

- Thu thập số liệu, biên soạn và phát hành tài liệu, ấn phẩm về công nghiệp CNTT Việt Nam.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm về công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam ở trong và ngoài nước

- Tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức các chương trình truyền thông, quảng bá trên các kênh truyền hình, phương tiện truyền thông có uy tín ở trong và ngoài nước.

tin và Truyền thông

5 Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế - Nghiên cứu các quy trình sản xuất, quản lý chất lượng trong

công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

- Hỗ trợ doanh nghiệp thuê tư vấn xây dựng quy trình và áp dụng chuẩn

- Hỗ trợ chi phí đánh giá, cấp chứng chỉ - Chi phí quản lý dự án, bao gồm: lập dự án, thẩm định dự án,

đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện dự án, theo dõi, giám sát và nghiệm thu

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá

Bộ Thông tin và

Truyền thông

6 Đề án cung cấp máy tính giá rẻ cho các cơ quan chính quyền tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giáo viên, sinh viên, học sinh và các hộ dân nông thôn - Xây dựng đề án cung cấp máy tính giá rẻ - Tổ chức tiếp xúc với các doanh nghiệp CNTT trong và

ngoài nước để sản xuất máy tính giá rẻ - Thuê chuyên gia tư vấn, phản biện và thẩm định dự án - Tổ chức các hội nghị, hội thảo đóng góp ý kiến cho đề án - Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế

về sản xuất và cung cấp máy tính giá rẻ - Trợ giá sản xuất để có máy tính giá rẻ

Bộ Thông tin và

Truyền thông

7 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm - Tổ chức hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, quảng bá về

Chương trình và chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm

- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, hàng năm cập nhật danh mục sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm

- Thẩm định, đánh giá các dự án đăng ký tham gia sản xuất

Bộ Thông tin và

Truyền thông

Page 15: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

15

sản phẩm CNTT trọng điểm 8 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT chuyên

ngành - Xây dựng đề án sản xuất sản phẩm CNTT chuyên ngành - Xây dựng hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật, tài liệu mô tả yêu

cầu của sản phẩm - Tổ chức đấu thầu, các hoạt động có liên quan và chi phí

quản lý dự án - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, công tác thông tin tuyên

truyền về sản phẩm CNTT chuyên ngành

Bộ quản lý ngành như Phụ lục IV

9 Dự án phát triển Khu CNTT tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Bắc Ninh - Chi phí quản lý dự án - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm hệ thống trang

thiết bị - Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư - Xây dựng trang thông tin điện tử của Khu CNTT tập trung - Cập nhật trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và

Truyền thông

10 Dự án điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp phần

cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT - Thuê chuyên gia xây dựng hệ thống biểu mẫu điều tra thống

kê doanh nghiệp CNTT - Hỗ trợ chi phí đi lại, công tác phí cho điều tra viên - Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác điều tra thống kê - Xây dựng cơ sở dữ liệu và công cụ kết xuất số liệu thống kê

qua website - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công bố số

liệu điều tra thống kê

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục thống kê)

chủ trì, phối hợp Bộ

Thông tin và Truyền

thông, các Hiệp hội

11 Dự án điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Thuê chuyên gia xây dựng các biểu mẫu điều tra thống kê - Tổ chức các đoàn công tác đi điều tra, khảo sát tình hình

đào tạo tại các cơ sở đào tạo chính quy - Tổ chức các đoàn công tác đi điều tra, khảo sát tình hình

đào tạo tại các cơ sở đào tạo phi chính quy - Điều tra, khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh

nghiệp CNTT Việt Nam - Mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê

về nhân lực cho công nghiệp CNTT Việt Nam - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công bố số

liệu điều tra thống kê

Bộ Thông tin và

Truyền thông

Page 16: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

16

12 Dự án điều tra, khảo sát, dự báo tình hình thị trường cho công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Tổ chức các đoàn khảo sát, thu thập thông tin về thị trường

cho sản phẩm CNTT trong khối các cơ quan chính phủ. - Nghiên cứu, khảo sát, thống kê nhu cầu mua sắm sản phẩm

CNTT tại các hộ gia đình Việt Nam. - Tổ chức các chuyến khảo sát một số thị trường gia công ở

nước ngoài cho công nghiệp phần mềm Việt Nam. - Tổ chức các chuyến khảo sát một số thị trường xuất khẩu

cho công nghiệp phần cứng, điện tử Việt Nam. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công bố số

liệu điều tra thống kê. - Thuê các tổ chức tư vấn đánh giá, dự báo về thị trường

CNTT.

Bộ Thông tin và

Truyền thông

13 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy dịch vụ CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập trung tâm - Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm

việc của trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ

cho trung tâm

Bộ Thông tin và

Truyền thông

14 Đề án thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập trung tâm - Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm

việc của trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ

cho trung tâm

Bộ Thông tin và

Truyền thông

15 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy phần mềm nguồn mở Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập trung tâm - Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm

việc của trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ

cho trung tâm

Bộ Thông tin và

Truyền thông

16 Đề án thành lập Trung tâm thông tin về công nghiệp CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập trung tâm - Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm

việc của trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ

cho trung tâm

Bộ Thông tin và

Truyền thông

Page 17: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

17

Phụ lục II

PHÂN BỔ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TTg ngày …./…/……..)

BẢNG A: NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

STT Nội dung Tổng

kinh phí (tỷ

đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Các hoạt động quản lý và điều hành Chương trình - Thông tin, tuyên truyền về

các hoạt động của Chương trình

- Nghiên cứu, tham quan, điều tra, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước

- Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình

- Chi hoạt động thường xuyên, thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Điều hành Chương trình, Cơ quan thường trực

- Chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chung của Chương trình

20 4 5 3 3 5

2 Đề án chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp - Cung cấp các khóa đào tạo

theo chuẩn: + Điều tra, khảo sát các cơ sở đào

tạo tại ba miền Bắc Trung Nam

để phục vụ đề án

- Tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ:

+ Xây dựng ngân hàng đề thi

+ Tổ chức cấp chứng chỉ

20 3 6 3 3 5

3 Đề án hỗ trợ giảng dạy các 2 0.5 0.5 0.2 0.3 0.5

Page 18: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

18

môn học chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh - Xây dựng đề án - Tổ chức các hội nghị, hội

thảo, sơ kết, tổng kết, đánh giá Chương trình

4 Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghiệp CNTT Việt Nam - Chi phí thuê chuyên gia thẩm

định, phản biện và đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các nội dung xây dựng thương hiệu

10 1 2 2 2 3

5 Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế - Nghiên cứu các quy trình sản

xuất, quản lý chất lượng trong công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

- Chi phí quản lý dự án, bao gồm: lập dự án, thẩm định dự án, đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện dự án, theo dõi, giám sát và nghiệm thu

11 2 3 2 2 2

6 Đề án cung cấp máy tính giá rẻ cho các cơ quan chính quyền tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giáo viên, sinh viên, học sinh và các hộ dân nông thôn - Xây dựng đề án cung cấp

máy tính giá rẻ - Tổ chức tiếp xúc với các

doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước để sản xuất máy tính giá rẻ

- Thuê chuyên gia tư vấn, phản biện và thẩm định dự án

5 2 3

7 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm - Nghiên cứu, điều tra, khảo

12 2 2 3 3 2

Page 19: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

19

sát, hàng năm cập nhật danh mục sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm

- Thẩm định, đánh giá các dự án đăng ký tham gia sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm

8 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT chuyên ngành - Xây dựng đề án sản xuất sản

phẩm CNTT chuyên ngành - Xây dựng hồ sơ thiết kế, hồ

sơ kỹ thuật, tài liệu mô tả yêu cầu của sản phẩm

- Tổ chức đấu thầu, các hoạt động có liên quan và chi phí quản lý dự án

8

1 2 2 2 1

9 Dự án phát triển Khu CNTT tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Bắc Ninh - Chi phí quản lý dự án - Cập nhật trang thông tin điện

tử

18 3 4 4 4 3

10 Dự án điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Thuê chuyên gia xây dựng hệ

thống biểu mẫu điều tra thống kê doanh nghiệp CNTT

- Hỗ trợ chi phí đi lại, công tác phí cho điều tra viên

2 0.5 0.6 0.3 0.3 0.3

11 Dự án điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Thuê chuyên gia xây dựng

các biểu mẫu điều tra thống kê

- Tổ chức các đoàn công tác đi điều tra, khảo sát tình hình

2 0.4 0.5 0.4 0.4 0.3

Page 20: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

20

đào tạo tại các cơ sở đào tạo chính quy

- Tổ chức các đoàn công tác đi điều tra, khảo sát tình hình đào tạo tại các cơ sở đào tạo phi chính quy

12 Dự án điều tra, khảo sát, dự báo tình hình thị trường cho công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Tổ chức các đoàn khảo sát,

thu thập thông tin về thị trường cho sản phẩm CNTT trong khối các cơ quan chính phủ.

6 1 2 1 1 1

13 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy dịch vụ CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập

trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo

và xây dựng đội ngũ cán bộ cho trung tâm

6 2 1 1 1 1

14 Đề án thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập

trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo

và xây dựng đội ngũ cán bộ cho trung tâm

6 2 1 1 1 1

15 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy phần mềm nguồn mở Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập

trung tâm - Tuyển dụng biên chế, đào tạo

và xây dựng đội ngũ cán bộ cho trung tâm

6 2 1 1 1 1

16 Đề án thành lập Trung tâm thông tin về công nghiệp CNTT Việt Nam - Xây dựng đề án thành lập

trung tâm

6 2 1 1 1 1

Page 21: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

21

- Tuyển dụng biên chế, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ cho trung tâm

I TỔNG CỘNG 140 28.4 34.6 24.9 25 27.1

BẢNG B: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

STT Nội dung Tổng

kinh phí (tỷ đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Đề án chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp - Cung cấp các khóa đào tạo

theo chuẩn: + Xây dựng bộ tài liệu đào tạo

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua

sắm trang thiết bị cho cơ sở

đào tạo

+ Mua bản quyền tài liệu, giáo

trình giảng dạy, phần mềm mô

phỏng và các vật dụng thí

nghiệm khác

+ Thuê chuyên gia trong và

ngoài nước am hiểu sản xuất công nghiệp tham gia giảng

dạy

- Tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ:

+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm sát hạch

47 8 10 12 9 8

2 Đề án hỗ trợ giảng dạy các môn học chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh - Tổ chức các khóa đào tạo

nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên CNTT

- Nâng cấp trang thiết bị giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh

- Mua sắm tài liệu giảng dạy

20 4 5 5 3 3

Page 22: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

22

bằng tiếng Anh 3 Đề án xây dựng thương hiệu

quốc gia cho công nghiệp CNTT Việt Nam - Thu thập số liệu, biên soạn

và phát hành tài liệu, ấn phẩm về công nghiệp CNTT Việt Nam.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm về công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam ở trong và ngoài nước

- Tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức các chương trình truyền thông, quảng bá trên các kênh truyền hình, phương tiện truyền thông có uy tín ở trong và ngoài nước.

50 14 10 8 8 10

4 Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế - Hỗ trợ doanh nghiệp thuê tư

vấn xây dựng quy trình và áp dụng chuẩn

- Hỗ trợ chi phí đánh giá, cấp chứng chỉ

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá

120 20 30 30 30 10

5 Đề án cung cấp máy tính giá rẻ cho các cơ quan chính quyền tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giáo viên, sinh viên, học sinh và các hộ dân nông thôn - Tổ chức các hội nghị, hội

thảo đóng góp ý kiến cho đề

880 100 200 250 250 80

Page 23: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

23

án - Tổ chức các chuyến khảo

sát, học tập kinh nghiệm quốc tế về sản xuất và cung cấp máy tính giá rẻ

- Trợ giá sản xuất máy tính giá rẻ

6 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT trọng điểm - Tổ chức hội nghị, hội thảo,

tuyên truyền, quảng bá về Chương trình và chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm

12 2 3 3 2 2

7 Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp CNTT chuyên ngành - Tổ chức các hội nghị, hội

thảo, công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm CNTT chuyên ngành

20 3 4 4 5 4

8 Dự án phát triển Khu CNTT tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Bắc Ninh - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng và mua sắm hệ thống trang thiết bị

- Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư

- Xây dựng trang thông tin điện tử của Khu CNTT tập trung

450 50 100 150 100 50

9 Dự án điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Xây dựng và cập nhật cơ sở

dữ liệu các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác điều tra thống

7 1 2 2 1 1

Page 24: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

24

kê - Xây dựng cơ sở dữ liệu và

công cụ kết xuất số liệu thống kê qua website

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công bố số liệu điều tra thống kê

10 Dự án điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Điều tra, khảo sát nhu cầu

nguồn nhân lực của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam

- Mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về nhân lực cho công nghiệp CNTT Việt Nam

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công bố số liệu điều tra thống kê

6 1 2 1 1 1

11 Dự án điều tra, khảo sát, dự báo tình hình thị trường cho công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam. - Nghiên cứu, khảo sát, thống

kê nhu cầu mua sắm sản phẩm CNTT tại các hộ gia đình Việt Nam.

- Tổ chức các chuyến khảo sát một số thị trường gia công ở nước ngoài cho công nghiệp phần mềm Việt Nam.

- Tổ chức các chuyến khảo sát một số thị trường xuất khẩu cho công nghiệp phần cứng, điện tử Việt Nam.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, công

15 2 4 4 3 2

Page 25: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

25

bố số liệu điều tra thống kê. - Thuê các tổ chức tư vấn

đánh giá, dự báo về thị trường CNTT

12 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy dịch vụ CNTT Việt Nam - Mua sắm trang thiết bị, xây

dựng cơ sở vật chất và trụ sở làm việc của trung tâm

80 5 30 45

13 Đề án thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam - Mua sắm trang thiết bị, xây

dựng cơ sở vật chất và trụ sở làm việc của trung tâm

100 10 50 40

14 Đề án thành lập Trung tâm thúc đẩy phần mềm nguồn mở Việt Nam - Mua sắm trang thiết bị, xây

dựng cơ sở vật chất và trụ sở làm việc của trung tâm

95 15 45 35

15 Đề án thành lập Trung tâm thông tin về công nghiệp CNTT Việt Nam - Mua sắm trang thiết bị, xây

dựng cơ sở vật chất và trụ sở làm việc của trung tâm

35 5 15 15

II TỔNG CỘNG 1957 242 514 608 417 176

Page 26: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

26

Phụ lục III

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CNTT TRỌNG ĐIỂM ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TTg ngày …./…/……..)

STT Nội dung 1 Trò chơi trực tuyến thuần Việt

2 Công cụ tìm kiếm Tiếng Việt 3 Dịch vụ mạng xã hội 4 Phần mềm quản lý thông tin địa lý (GIS) 5 Điện thoại di động thương hiệu Việt 6 Máy tính xách tay thương hiệu Việt 7 Máy tính để bàn thương hiệu Việt 8 Sản phẩm thiết bị đầu cuối 3G

Phụ lục IV

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CNTT CHUYÊN NGÀNH DO CÁC BỘ NGÀNH CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TTg ngày …./…/……..)

STT Nội dung Bộ, ngành 1 Phần mềm điều hành tác nghiệp văn phòng cho

cơ quan nhà nước (Bộ, ngành, UBND các cấp) Bộ Thông tin và Truyền thông

2 Cung cấp cổng thông tin điện tử cho cơ quan nhà nước (Bộ, ngành, UBND các cấp)

Bộ Thông tin và Truyền thông

3 Phần mềm học tập điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Phần mềm quản lý thư viện Bộ Giáo dục và Đào tạo

5 Phần mềm quản lý bệnh viện Bộ Y tế 6 Phần mềm cung cấp dịch vụ y tế trên mạng Bộ Y tế 7 Phần mềm tác nghiệp cho các Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước 8 Phần mềm tích hợp quản lý hồ sơ nhà đất cấp

quận, huyện Bộ Tài nguyên Môi trường

9 Phần mềm quản lý, vận hành Nhà máy điện Bộ Công thương

Page 27: QUYẾT ÐỊNH Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công

27

Phụ lục V

DANH MỤC MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH DO CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỌNG ĐIỂM THỰC HIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TTg ngày …/…/……)

STT Nội dung Tỉnh/thành phố Ngân sách Trung ương hỗ

trợ (tỷ đồng) 1 Phát triển các Khu CNTT tập

trung và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dành riêng cho công nghiệp CNTT

Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng

150

2 Đào tạo nhân lực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

TPHCM 30

3 Đào tạo nhân lực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

Hà Nội 25

4 Đào tạo nhân lực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT

Đà Nẵng 8

5 Phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư cho cụm công nghiệp phần cứng, điện tử phía Bắc

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương

20

6 Phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư cho cụm công nghiệp phần cứng, điện tử phía Nam

TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương

30

7 Phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư cho cụm công nghiệp phần cứng, điện tử miền Trung

Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế

7