12
S:298 PHÁT HÀNH NGÀY 17 Tháng 8 năm 2015 (Lưu Hành Nội Bộ) TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 8 năm 2015…..………….…............. 1 2. Lời dạy của Đức Pháp Chủ………………………………2 3. Một vài bài học rút ra từ bài giảng số 1….……..……… 2 Từ Minh Đạt. 4. Tin tức………………………………………………………4 5. Cười trong Đạo.....…..……………………..…………..…6 Châu Nhật Tân 6. Ý thức ở hiện tại.....…….……………………..……….… 7 Từ Thiện Khanh. 7. Cảm thấy đủ - Bài học từ kẹo Crunchy.……………….. 7 Nguyễn Hoàng Anh. 8. Môi trường sống – Tâm lý ảnh hưởng đến cái cách v à việc gieo nhân…………………………………………….… 8 Nguyễn Thị Bình. 9. Học Đạo…………………………………………….......… 8 Từ Minh Vi. 10. Làm việc thiện nghiệp………………………………..… 9 BBT TCQN. - “Phải dẹp bản ngã, phàm tánh của mình, đừng tự cao t ự đại. Danh hữu vi không đáng bao nhiêu, đạt được Hồng Ân ở vô vi mới là điều quan trọng”. - “Nếu lấy Huệ để trau dồi kinh nghiệm mà dẫn độ thì Pháp đạo mới lan rộng, nhưng ngược lại sẽ là hoen ố Đạo vì vô tình tạo ra sự vọng động và nghi vấn cho kẻ khác, khiến cho người có Huệ và người chưa Huệ đều cùng nhau bị tuột dốc.” (Bài số 4, QNP. xb 2 nd , 2010). LỜI ĐỨC NGÀI CHÂM NGÔN THÁNG 8 NĂM 2015. - Khi đã có điều không thuận lợi xuất hiện nơi con người hoặc hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước, trước khi thực hiện điều muốn làm ấy. - Đối với công việc lợi ích chung, sau khi nguyên cứu, hoạch định kỹ rồi đưa ra thực hiện. Trong quá trình thực hiện, tự dưng phát sinh sai sót liên tục nhất là vấn đề tài chánh cứ phải châm thêm vốn, cứ luôn có hao hụt,… thì phải biết bản chất của công việc lợi ích chung ấy xuất phát từ lợi ích ri êng. - Đời sống con người ngắn nên không thể nào tự cá nhân thấy được cả dòng chảy của lịch sử xuyên suốt trong 1 quá trình dài. Thế nên, để đời sau phát triển thì cần phải có những sự ghi nhận và truyền thụ lại từ thế hệ trước. Lịch sử luôn lập lại, nên sự truyền thụ ấy không chỉ thuần túy là vật chất mà là những kinh nghiệm truyền thụ lại cho thế hệ kế để chuẩn bị cho những sự lập lại của lịch sử. Vì vậy, điều quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tòa nhà nhân sinh bền vững và có tính lưu truyền liên tục thì người đời nay cần phải viết lại, viết chính xác nhất theo những gì mình biết, thấy, kể cả cái lỗi của mình để đóng góp thành những bài học kinh nghiệm cho đời sau. - Đời người chỉ là một tấn tuồng, đóng góp cho đời từ những bài học kinh nghiệm thành bại của bản thân, nên cũng không phải sợ người đời nguyền rủa những sai trái của mình qua chính những bài học kinh nghiệm của mình ghi nhận lại. Cao lắm thi ên hạ chỉ nguyền rủa một nhân vật nào đó mà sau khi hết cuộc đời, mình rxác nên cũng không còn là nhân vật ấy nữa. Bài học kinh nghiệm được để lại, sự đóng góp được để lại mà bản thân không được thiên hạ vinh danh thì đó cũng l à một hạnh Bồ Tát. Người có hạnh như vậy khó có thể bị trầm luân dầu đã từng tạo nên những sai trái. - Mình không cần phải là 1 cây thước thẳng cao vợi mà chỉ cần là 1 đoạn thẳng nhỏ nhưng đoạn nhỏ ấy phải là thật thẳng. Có như vậy, mình mới có thể đo được cái cong để chỉnh sửa cũng như đo và vẽ được cả 1 đường thẳng để l àm chuẩn cho cả trái địa cầu. Chùa Một Cột tại Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên đang từng bước được hình thành. Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Sinh hot 7-2015 part 3. - Sinh hot 7-2015 part 4. - Sinh hot 7-2015 part 5. - Sinh hot 7-2015 part 6. - Sinh hot 8-2015 part 1. Bài học: (Bấm vào link). - Mt nhc nhkhéo trên Facebook. - Sinh hot 8-2015 part 2 và nhng bài hc ph: Thn thông, Lch s, Quan sát…

Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Số:298 PHÁT HÀNH NGÀY

17 Tháng 8 năm 2015 (Lưu Hành Nội Bộ)

TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 8 năm 2015…..………….…............. 1 2. Lời dạy của Đức Pháp Chủ………………………………2 3. Một vài bài học rút ra từ bài giảng số 1….……..……… 2

Từ Minh Đạt. 4. Tin tức………………………………………………………4 5. Cười trong Đạo.....…..……………………..…………..…6

Châu Nhật Tân 6. Ý thức ở hiện tại.....…….……………………..……….… 7

Từ Thiện Khanh. 7. Cảm thấy đủ - Bài học từ kẹo Crunchy.……………….. 7

Nguyễn Hoàng Anh. 8. Môi trường sống – Tâm lý ảnh hưởng đến cái cách và việc gieo nhân…………………………………………….… 8

Nguyễn Thị Bình. 9. Học Đạo…………………………………………….......… 8

Từ Minh Vi. 10. Làm việc thiện nghiệp………………………………..… 9

BBT TCQN.

- “Phải dẹp bản ngã, phàm tánh của mình, đừng tự cao tự đại. Danh hữu vi không đáng bao nhiêu, đạt được Hồng Ân ở vô vi mới là điều quan trọng”.

- “Nếu lấy Huệ để trau dồi kinh nghiệm mà dẫn độ thì Pháp đạo mới lan rộng, nhưng ngược lại sẽ là hoen ố Đạo vì vô tình tạo ra sự vọng động và nghi vấn cho kẻ khác, khiến cho người có Huệ và người chưa Huệ đều cùng nhau bị tuột dốc.” (Bài số 4, QNP. xb 2nd, 2010).

LỜI ĐỨC NGÀI

CHÂM NGÔN THÁNG 8 NĂM 2015. - Khi đã có điều không thuận lợi xuất hiện nơi con người hoặc hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước, trước khi thực hiện điều muốn làm ấy. - Đối với công việc lợi ích chung, sau khi nguyên cứu, hoạch định kỹ rồi đưa ra thực hiện. Trong quá trình thực hiện, tự dưng phát sinh sai sót liên tục nhất là vấn đề tài chánh cứ phải châm thêm vốn, cứ luôn có hao hụt,… thì phải biết bản chất của công việc lợi ích chung ấy xuất phát từ lợi ích riêng. - Đời sống con người ngắn nên không thể nào tự cá nhân thấy được cả dòng chảy của lịch sử xuyên suốt trong 1 quá trình dài. Thế nên, để đời sau phát triển thì cần phải có những sự ghi nhận và truyền thụ lại từ thế hệ trước. Lịch sử luôn lập lại, nên sự truyền thụ ấy không chỉ thuần túy là vật chất mà là những kinh nghiệm truyền thụ lại cho thế hệ kế để chuẩn bị cho những sự lập lại của lịch sử. Vì vậy, điều quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tòa nhà nhân sinh bền vững và có tính lưu truyền liên tục thì người đời nay cần phải viết lại, viết chính xác nhất theo những gì mình biết, thấy, kể cả cái lỗi của mình để đóng góp thành những bài học kinh nghiệm cho đời sau. - Đời người chỉ là một tấn tuồng, đóng góp cho đời từ những bài học kinh nghiệm thành bại của bản thân, nên cũng không phải sợ người đời nguyền rủa những sai trái của mình qua chính những bài học kinh nghiệm của mình ghi nhận lại. Cao lắm thiên hạ chỉ nguyền rủa một nhân vật nào đó mà sau khi hết cuộc đời, mình rủ xác nên cũng không còn là nhân vật ấy nữa. Bài học kinh nghiệm được để lại, sự đóng góp được để lại mà bản thân không được thiên hạ vinh danh thì đó cũng là một hạnh Bồ Tát. Người có hạnh như vậy khó có thể bị trầm luân dầu đã từng tạo nên những sai trái. - Mình không cần phải là 1 cây thước thẳng cao vợi mà chỉ cần là 1 đoạn thẳng nhỏ nhưng đoạn nhỏ ấy phải là thật thẳng. Có như vậy, mình mới có thể đo được cái cong để chỉnh sửa cũng như đo và vẽ được cả 1 đường thẳng để làm chuẩn cho cả trái địa cầu.

Chùa Một Cột tại Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên đang từng bước được hình thành.

Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Sinh hoạt 7-2015 part 3. - Sinh hoạt 7-2015 part 4. - Sinh hoạt 7-2015 part 5. - Sinh hoạt 7-2015 part 6. - Sinh hoạt 8-2015 part 1.

Bài học: (Bấm vào link). - Một nhắc nhở khéo trên Facebook.

- Sinh hoạt 8-2015 part 2 và những bài học phụ : Thần thông, Lịch sử, Quan sát…

Page 2: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 1: Ngày Mồng 9 tháng 8 năm Kỷ Mùi (29 tháng 9 năm 1979).

Này các thầy! Các thầy được Bảo Pháp, đó là một đặc ân mà Đức Ngài đã trình, cầu xin Đức Vua Cha Chín Bệ, các Đấng Giáo Chủ Tam Tòa, Đức Mẫu Bề Trên, các Chư Vị Mẫu, các Chư Phật, Bồ Tát và các Đấng Cõi Thượng Thiên ban cho các thầy, để hộ độ, cảnh tỉnh chúng sanh trong thời mạt pháp này! (1). Nên nhớ, các thầy không phải là thầy thuốc giỏi, mà nhiệm vụ của các thầy là để thức giác chúng sanh! (2).

Điển Linh Quang và Tam Muội Chơn Hỏa mà các thầy sử dụng không phải để đưa các thầy vào bản ngã của “Ta”. (3).

Chính các thầy phải làm sao cho xứng đáng với Pháp Bảo đó, với nhiệm vụ của các thầy. Các thầy cố gắng lập công quả, đừng vì lợi lộc riêng tư, hoặc tự sửa chế Pháp Công Phu của Đức Ngài. (4). Các thầy lấy phương thức dẫn giải ở Ngũ Hành mà đem vào Pháp Bảo của Đức Ngài là một lỗi lầm lớn! (5). Một lần Ta vì các thầy mà nói:

Khi Hộ Bệnh và Dẫn Độ, các thầy không đúng vào Pháp Bảo và Pháp Lệnh.

Có thầy, khi Hộ Bệnh, dùng Tam Muội Chơn Hỏa cho dứt bệnh mà không cảnh tỉnh bệnh nhân. (6).

Có thầy dùng Pháp Hộ Bệnh biến chế qua lối khác. (7). Có thầy dùng Pháp Hộ Bệnh rồi nhận thù lao. (8). Có thầy dùng Pháp Lệnh để được biết bên kia Âm Giới. Có thầy lấy phương thức ở Ngũ Hành đem vào Pháp của

Đức Ngài. Như chữ Nam là chỗ này, chữ Mô là chỗ kia nằm trong Lục Hạp. Như vậy, các thầy ở lẩn quẩn dưới chân núi mà thôi. Vô tình các thầy đưa số đạo hữu không tách rời Ngũ Hành được, làm sao vào cõi Hư Vô.

Đời và Đạo như bóng với hình. Đời Tròn, Đạo Hiện, Pháp mới Ứng!

Nhiều lắm, nhiều lắm....! Các thầy phải chấm dứt ngay để tránh phạm vào Pháp Bảo: HẠNH GIỚI LUẬT!

Các vị Công Tào ghi điểm các thầy. Thần Thông đến các thầy, Đức Ngài ban cho các thầy khi tâm các thầy định. (9). Các thầy ở quả vị cao thấp, hoặc qua cõi khác, tùy nơi Hạnh Giới Luật của các thầy! Bảo Pháp nên giữ gìn cẩn thận!

Vừa qua, Sư Huynh chuyển mình cùng ba tiếng sấm nổ ở Thất Sơn, khai mở một kỷ nguyên mới mà các cõi đều mong cầu.

Ngũ Hành biến đổi, (10). chúng sanh sẽ ra sao? CHỈ CÓ TU!(11). Các thầy được quyền dẫn độ thiền (12). (Đổi lại là cách luyện Ngươn Thần: Tinh Khí Thần) tạo cho thân người được khỏe mạnh và thanh tịnh.

Các thầy chịu trách nhiệm khi dẫn đạo hữu vào Pháp rồi trình qua Sư Huynh để vào Định. Các thầy không có lực để điểm đưa Chơn Hồn đạo hữu đó vào cõi Thượng Thiên được. (13).

Các thầy nên độ chay ít nhất là mười ngày. Đến một ngày gần đây, Đức Ngài chỉ dẫn các thầy độ Ngọ, rồi dần dần độ Thanh Điển, chừng đó các thầy thoát khỏi Phàm Thai. (14).

Phương thức luyện Ngươn Thần bỏ những lời nguyện, chỉ lúc thở ra niệm Phật và thở ra cho hết. Hoặc niệm:

“Kính Lạy Đức Cha Bề Trên!”. (15). Mong các thầy Thanh Tịnh! Sư Huynh.

Đức Thầy Từ Minh Đạt chú thích vào ngày 17 tháng 8 năm 2015:

(1): Thế nên, trong kinh điển mới gọi, thời Mạt Pháp là thời đại Đại Ân Xá, dầu trong thời đại con người tiến dần tới đường hướng phi đạo đức, các chánh pháp dần tắt liệm trong dân gian, người đạt đạo dần sẽ ít đi nên chìa khóa và các lối đi chánh đáng, chánh pháp đều dần đến ngõ cụt (nên mới gọi là Mạt Pháp). Tuy vậy, với quy luật quân bình tự nhiên của thế giới, sự thiếu hụt càng nhiều thì ân điển cũng sẽ càng nhiều dầu không là diện rộng vì nhân tố để tiếp nhận càng bị giới hạn. Tuy vậy, ân điển sẽ có ở diện sâu, tức khả năng cũng như lực thực hiện sẽ đa dạng và hiệu quả. Một trong những ân điển ấy chính là Bảo Pháp để các pháp hữu sử dụng. Có được ân điển để rút ngắn đoạn đường thì ngược lại cũng nên có ý thức để xứng đáng với ân điển ấy. Như đã nói ở trên, nhân tố tiếp nhận ân điển có giới hạn nên người hành pháp phải tâm niệm một khi nhận được Pháp Báu thì nên có ý thức chia sẻ cho người khác, cho con người cùng hưởng được ân điển ấy qua hành động cảnh tỉnh chúng sanh như Đức Ngài đã đề cập.

(2): Khám bệnh hay, khám như thần thì không có nghĩa là trị bệnh giỏi. Nói đúng mọi thứ nhưng không có nghĩa là cho người ta có được mọi thứ. Thế nên, một vị thầy đúng không phải là người chuyên lôi kéo người khác cho thật đông, khoe khoang, biểu diễn, quảng cáo…. Nhằm làm cho người ta biết đến mình, theo mình… tất cả những thứ đó đều được xem là tà vạy nếu không thức giác cho chúng sanh. Con người ta thức giác, chỉ cần thức giác thì tự động nghiệp dĩ được đứng lại. Tai ương, nghiệp họa, bệnh tật,… tất cả đều được dừng chân một khi người ta thức giác, đó chính là cái “được” mà con người cần có. Và sự thức giác cho chúng sanh thì không có nghĩa phải làm cho chúng sanh theo mình tu học mà là tùy duyên, tùy hoàn cảnh, tùy mức độ,… của từng con người rồi quan sát họ và khai thị cho họ ở một điểm kẹt nào họ đang mắc phải dựa trên sự minh triết của bản thân.

(3): Điển Linh Quang và Tam Muội Chơn Hỏa không phải chỉ được sử dụng thuần túy ở vấn đề Hộ Bệnh mà có thể sử dụng ở toàn bộ các mặt trong đời sống như: Khoa Học, Hành Chính, Ngân Hàng, Chính Trị, Văn Hóa, Nghệ Thuật, Tâm Linh… Lẫn ngoài đời sống như: Các cảnh giới, các loại chúng sanh…. Lẫn guồng máy để tạo ra đời sống như: Sự sống chết, phân bố các sự tái sinh,… Nói chung sự sử dụng Bảo Pháp để vận hành Điển Linh Quang và Tam Muội Chơn Hỏa có thể bao gồm toàn bộ các mặt.

“Vận chuyển Càn Khôn tóm một xâu, Ba ngàn thế giới một tay thâu…” (Kệ của Đức Ngài)

Vận dụng càng lớn mà môi trường của nó lớn hơn cả môi trường sống của bản thân. Hiệu quả càng lớn mà tác dụng của nó lớn hơn cả sự tưởng tượng của bản thân thì tự khắc con người ta bị chính mình đưa mình vào cái Ngã nhiều hơn so với cái mà người ta tự có, tự nhiên có. Ví dụ: Một người sinh ra từ một gia đình, tộc họ thật giàu có, trong một môi trường chung quanh cũng thật giàu có, xã hội… đều giàu có thì người ấy đối với các vấn đề tiền của sẽ rất bình thường, hành động của người đó sẽ tự thấy rất sang cả một cách bình thường. Rất khác với người nghèo rồi do một lý do gì đó trở thành giàu có đột ngột, sống trong môi trường không phải ai cũng được giàu có đột ngột thì họ thường trở nên dị hợm, phách lối, lập dị, kênh kiệu… rất đáng ghét. Rồi bắt chước những người giàu có khác những cách sống, sinh hoạt,… mà ngay cả bản thân của họ cũng không biết để chi. Chẳng hạn như thấy người giàu khác ăn mặc đồ có hiệu, nhãn mác nổi tiếng thì họ cũng bắt chước như vậy mà chính họ cũng không biết những món đồ ấy có chỗ nào đặc biệt, chỗ nào đẹp,… hay thấy người giàu khác ăn những món ăn đắt tiền như: Ổ yến, Đông trùng hạ thảo,… rồi cũng bắt chước mua và ăn trước mặt mọi

Page 3: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 3 visit website: www.voviology.org

người để lộ vẻ sang cả nhưng ngay cả bản thân họ cũng không thấy những món ấy ngon ở chỗ nào? Bổ và tốt ở những điểm gì và có thật cơ thể của họ có nhận biết và tiếp nhận cái ngon hay bổ ấy không?... Thế nên, quan sát thấy người mới có được 1 chút mà tỏ thái độ kênh kiệu, phách lối… thì phải biết người ấy chả có chi là thật của người ấy cả, chỉ là vay mượn hay do hên mà có được. Vì thế, trong đời đại đại ân xá, các pháp hữu được ân điển mà có được những thứ hơn người thì càng nên luyện mình để cái được ân điển ấy trở thành thực sự là của mình. Và thước đo cái khả năng, cái “món đồ quý” ấy có thực sự là của mình không chính là cái tánh, cái hành vi đạo đức của mình phô bày lẫn không phô bày ra ngoài.

(4): Người càng giỏi, càng minh thì càng có những hành động hay giải quyết vấn đề rất ngắn gọn, đơn giản, không lề mề và rất là logic, khoa học. Qua đời sống cũng thấy rõ, chẳng hạn như trong nhà trường, người học sinh học càng giỏi thì sự học của học sinh nầy rất ít sự nhồi nhét, rất ít hành động phải ngồi học tối ngày sáng đêm, quên ăn, quên ngủ… mà sự học của họ rất nhẹ nhàng, ít áp lực nhưng họ luôn là học sinh giỏi. Không những vậy, ngoài việc học họ còn tham gia vào các sinh hoạt, làm việc trong gia đình, xã hội… ngay cả các thống kê từ các trường Đại Học nổi tiếng của Mỹ, học sinh giỏi thường là những người như vậy. Tuy vậy, các bậc cha mẹ chỉ cảm thấy yên tâm và vui khi thấy con của mình sáng trưa, chiều tối chi cũng ngồi học là chánh mà không phải là học và thành công là chánh. Pháp Tối Thượng cũng vậy, chỉ một ấn lệnh, phất tay là có thể đưa một chơn linh từ cõi ngục được siêu thăng một cách tích tắc mà nhiều khi người ngoài, nhìn bằng con mắt phàm phu thấy các vị thầy cao minh ấy chả có làm, chả có hành động chi cả, không thấy giống như người đời. Chẳng hạn như người đời, để giải quyết một chuyện chết trùng, để trấn ếm một trường hợp chết trùng, họ làm bao nhiêu loại phù phép, rồi nào tụng niệm, rồi nào vẽ hết loại bùa nầy, đến bùa nọ, rồi dán bùa nầy ở đâu, bùa kia ở đâu, từng lá bùa có từng cách dán… công việc rất là um sùm, tùm lum,… làm cho người xem phải khổ công, khổ luyện đủ hết và ông thầy có phép tắc đủ hết… Trong khi ấy, với Bảo Pháp, chỉ một cái phất tay là Thần Trùng phải Hồi Vị ngay tức khắc mà không cần phải làm chi cả. Nói dễ hiểu hơn, một ông thầy pháp khi trừ tà, nhảy lăng xăng, phun rượu, phun lửa, vẽ bùa, miệng hô liên tục “Thái Thượng Lão Quân Cấp Cấp Như Luật Lệnh”…. Còn ông Thái Thượng Lão Quân khi trừ tà, không lẽ ổng cũng phải đọc “Thái Thượng Lão Quân Cấp Cấp Như Luật Lệnh”? Nhưng không chừng, người ta lại chọn ông thầy pháp để trừ tà mà không thấy trước mắt là chính vị Thái Thượng Lão Quân, vì chả thấy ông Thái Thượng Lão Quân nầy “làm” cái chi cả. Cũng như nếu chọn người “đúng” theo ý của họ thì đại đồng con người sẽ chọn một viên chức trịnh trọng, lập bàn hương án, rồi đọc chiếu chỉ “Thừa Lệnh Hoàng Đế” mà bỏ qua chính vị Hoàng Đế ấy đang tới nhà mình vì khi cần hành động, có vị Hoàng Đế nào lại cần mở chiếu chỉ ra đọc “Thừa Lệnh Hoàng Đế”???? Thế nhưng, có thể do tranh thủ lòng tin của người thường (vì người thường thì hiếm có người giỏi) nên người ta thích phức tạp, phải thật là phức tạp thì mới thấy là có đang làm cái gì… từ đó nhiều vị biến chế nào là phun rượu, nào là cúng kiếng, nào là hương đăng hoa quả tụng niệm liên tục thiệt nhiều, thiệt um sùm và hoành tráng để cho người đời tin là công việc làm ấy có hiệu quả. Thế nên, sự việc nào càng phức tạp, càng lề mề, càng “mây mù” nhiều… thì là càng vô thực, hiệu suất thành công càng thấp.

(5): Luyện đơn, luyện hỏa hầu, tinh khí, huyền quang chi chi cũng là cách luyện ngũ hành chỉ có tác dụng gần như chỉ trong một đời, chỉ có tánh truyền đời (cho một giây chuyền ngắn) một khi người đắc các pháp trên biết cách vận dụng nó để làm khai mở tâm thức mà từ đó có thể chuyển thể chơn linh của mình thăng tiến. Còn như không biết cách vận dụng để làm khai mở tâm thức thì tất cả sự

đắc pháp trên sẽ hoàn không, sau khi con người chết thì tất cả “thần thông”, “ứng dụng” cũng như “hiệu quả” thu thập được qua sự đắc pháp ấy để trở thành vô nghĩa. Trên đời nầy có rất nhiều, rất nhiều Chư Thiên giáng sanh, có rất nhiều, rất nhiều cao nhân, thiền sư đắc pháp, đắc thần thông tái sanh… nhưng hỏi thử trên đời có bao nhiêu người thực có thần thông? Nhất là sau khi sanh ra tự có thần thông? Gần như không có! Thế nên, phải biết tất cả các pháp Ngũ Hành thì phải trả lại cho ngũ hành dầu rằng, ai cũng thừa biết thân xác là ngũ hành thì sự vay mượn, sự tập luyện chi chi cũng là những pháp của ngũ hành vì cũng từ những thân xác ngũ hành khác sáng lập. Thế nên, để đứng trong ngũ hành, dùng những thứ của ngũ hành để mong cầu đạt được những thứ ngoài ngũ hành thì phải cần học từ những chỉ dẫn từ minh sư mà các minh sư nầy phải được đến từ “ngoài ngũ hành” có như vậy mới biết cách đánh thức tâm thức, chơn linh của người là những yếu tố nằm ngoài của ngũ hành. Tựa như, cũng từ những nguyên liệu có sẵn trong quả đất, trong sức hút của trái đất, người ta thâu tóm, lấy ra và kết hợp để hình thành nên một chiếc phi thuyền, một vật dụng mà tất cả những bộ phận, nguyên liệu của nó đều có từ mặt đất, từ sức hút của mặt đất để thành một sản phẩm có thể đi ra khỏi sức hút ấy. Và dĩ nhiên, để biết cách kết hợp các vật liệu ấy lại với nhau không phải có từ những bộ đầu bình thường và “phàm phu” được. Sự vận dụng để khai mở cho bản thân phải cần minh sư “thoát phàm” để chỉ dẫn vì con người có những hạn chế như sau: - Luyện các pháp để đắc pháp thường chỉ được diễn ra ở những giai đoạn cuối đời. - Cơ hội để chuyển thể Chơn Linh của bàn thân thăng tiến chỉ có thể thực hiện khi tuổi còn trẻ, còn minh mẫn, vì ở tuổi đó người ta có nhiều va chạm nên có nhiều điểm kẹt được phô bày.

Tóm lại: Chuyển thể thì cần đắc pháp để chuyển thể nhưng khi đắc pháp thì không còn cơ hội để chuyển thể. May đó là sự biết cách để chuyển thể còn không có cơ hội để chuyển. Chứ còn lại, gần như đa số chúng sanh ở đây đều không biết cách chuyển thể, thế nên trên đời sống, Chư Thiên, thiền sư đắc pháp… chuyển sanh rất nhiều nhưng gần như không có 1 ai mang theo những thành quả “siêu phàm” đạt được từ tiền kiếp đến hiện kiếp cả. Sự “đắc pháp” thuần túy cũng không giúp gì được cho ai cả. Ví như một lực sĩ luyện tập cử tạ, đến một lúc nào đó tuổi trẻ của họ đi qua thì khả năng tập luyện ấy cũng phải bị đào thải mà không mang theo những thứ mình có đi cùng trọn kiếp. Tương tự như vậy, tất cả những gì người ta luyện qua công phu cũng cao nhất đạt được thành quả ở những ngày cuối đời và không thể mang theo cùng mình vĩnh viễn. Chỉ có quả vị mới đi theo cùng mình vĩnh viễn và những thành quả từ quả vị ấy, kể cả thần thông thì sẽ đi theo bản thân muôn đời, muôn kiếp cho dù anh linh của mình tái sinh ở bất kỳ thời nào, cõi nào đi chăng nữa. Được thọ ký, được ban Bảo Pháp có nghĩa giai đoạn trên đã được thông. Để hiểu rõ hơn về việc lồng các pháp vào pháp VVQN. Tương tự như vậy, Pháp Đạo VVQN, các pháp từ Đức Ngài chuyển vận, chúng ta có thể dùng để giải thích và mở khóa các pháp của ngũ hành chứ không phải lồng vào pháp của VVQN bởi những pháp ngũ hành khác rồi cho đó là hay, cho đó là mình biết nhiều, thực chất hành động đó vừa có hại, vừa làm cho chính mình bị nhiều giới hạn chứ không có chi là hay hết.

Ví dụ như vầy: Một người tốt nghiệp Tiến Sĩ Toán Học, có tên là A, đi xin việc làm, người phỏng vấn hỏi: - Ông có bằng cấp gì? Vị Tiến Sĩ kia trả lời: - Tôi có bằng Tiến Sĩ Toán Học. Tương tự có ông B cũng là Tiến Sĩ Toán Học, cũng đi xin việc làm và người phỏng vấn hỏi: - Ông có bằng cấp gì? Ông B, vị tiến sĩ Toán ấy trả lời: - Tôi có rất nhiều bằng. Nào là Tiến Sĩ Toán Học, bằng tốt nghiệp Mẫu Giáo hạn giỏi, giấy khen “bé khỏe bé ngoan”…

Page 4: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 4 visit website: www.voviology.org

Nếu là người nhận người làm thì các vị sẽ chọn vị Tiến Sĩ nào? Ông A? Hay ông B? Dĩ nhiên là ông A! Vì dầu ông B thực có nhiều bằng cấp như vậy, các vị có thấy rất là dị hợm, rất là lảng nhách phải không? Học với pháp Tối Thượng Vô Thừa mà phải kèm theo những “kỹ thuật” của các pháp ngũ hành khác, mà kèm cho thiệt nhiều vào để tưởng cho mình biết nhiều cho “có nhiều bằng cấp” rồi tưởng mình là hay! Dùng cặp mắt khác để xem ngược lại chính mình nếu mình trong trường hợp đó thấy có kỳ không? Rồi tưởng, mình tập thêm vì “sợ không kịp” vì các pháp đó VVQN đâu có? Nghĩ như vậy thì rất là lầm.

Một người đi gặp Đức Thái Thượng Lão Quân và nói: - Thưa Ngài, tui đi ra đường cứ bị tà ma đến ăn hiếp, Ngài có thể giúp cho tôi được không?

Đức Thái Thượng Lão Quân mới vẽ nguệch ngoạc một “là bùa” thực chất là 1 tấm giấy viết chữ “thằng nầy là đệ tử của ta, cấm mấy đứa bây được phép đụng tới” rồi ký tên “Thái Thượng Lão Quân” rồi bảo ông ấy phải dán “lá bùa” ấy lên áo thì ra đường không sợ tà ma quỷ quái nào có thể ăn hiếp. Thế thì riêng Đức Thái Thượng Lão Quân, khi đi ra đường, khi gặp tà ma, Ngài có cần cái “lá bùa” ấy cho chính Ngài không? Dĩ nhiên là không! Pháp VVQN cũng vậy! Cho là Pháp VVQN không có, thì không lẽ “tôi phải cần lá bùa của chính tôi”?

Tìm mọi cách để xin làm công dân của nước Mỹ, nghe nói chính sách của Mỹ đối với các công dân nước ngoài, nếu một ai muốn trở thành công dân của Mỹ thì cần vài trăm ngàn dollars hoặc cả triệu dollars để đầu tư vào Mỹ thì sẽ được nhận làm công dân, có quốc tịch… Thế rồi người mong cầu ấy chạy đôn, chạy đáo, làm việc… ky cóp có đủ số tiền ấy để có thể được nhận làm công dân Mỹ. Nhưng nếu tự dưng chính phủ Hoa Kỳ có một đặc cách gì đó, nhận người trên làm công dân thì thử hỏi người trên có cần chạy đôn, chạy đáo để có tiền xin làm công dân nữa không? Chắc chắn là không! Vì áp lực và nhu cầu đó đã được tháo gỡ. Đệ tử được thọ ký, tức đã được mở “Thiên Đàng Lộ”, đã được chấp nhận… thế nên, người ấy có cần phải khổ luyện để “mở” cái nầy, cái nọ không? Thế nên, các đệ tử đừng nên có những hành động dốt là đi học tùm lum rồi lấp ráp tùm lum mà tưởng đó là hay.

(6): Có thầy, khi Hộ Bệnh, dùng Tam Muội Chơn Hỏa cho dứt bệnh mà không cảnh tỉnh bệnh nhân. Nếu người hộ bệnh thực sự có lòng thương người, giúp người thì sẽ thấy kết luận của đời mình cho việc hộ bệnh là sẽ tiếc vì chỉ “giúp dứt bệnh mà không cảnh tỉnh bệnh nhân”!

(7): Tương tự như lời giải thích số (5). Biến chế để cho thấy có vẻ nhiều, có vẻ như là đang làm 1 cái gì đó. Người càng cảm thấy ít có nên mới càng làm như có nhiều thứ, người càng thiếu kiến thức nên mới diễn đạt sự việc cho thiệt rườm rà.

(8): Thù lao không chỉ là tiền bạc, quà cáp mà còn là mong mỏi nghe tiếng khen, tán thán, xưng tụng. Nhiều khi công việc mình làm, hiệu quả do mình tạo ra rồi người nhận lại nghĩ được nhận từ 1 người nào khác nên mình bỏ bụng và giận. Tư tưởng đó cũng được xem là mong mỏi nhận được “thù lao”. Hoặc Hộ Bệnh, giúp chuyện cho người mà bản thân mình cứ phải làm hao hụt của người dầu là một cách vô tình. Chẳng hạn đến nhà người giúp người, giúp xong thì ra về, trên đường đi vô tình đá bể cái ly, cái chén. Rồi lần khác, thấy xe của người sa lầy, đến đẩy phụ nhưng vô tình làm móp xe của người do cách đẩy của mình không đúng. Rồi lần khác, giúp người đào một cái hố, đào mạnh tay quá nên làm gẫy cái cuốc của người… cứ như vậy, cứ làm một chuyện thì kéo theo làm hư hại chuyện khác… dầu mình không cố ý làm chuyện hư hại đó nhưng là xuất phát từ tâm thức đòi thù lao mà chính ngay trí não cũng không nghĩ đến.

(9): Thần thông do tâm định thì không có tên, không phải là 1 món biểu diễn ảo thuật, có bài bản, có tên của trò diễn... mà là sự vô lượng, vô biên, tùy cơ mà ứng hiện, tùy sự cần thiết mà hình thành.

(10): Ngũ hành biến đổi không chỉ là những hiện tượng thời tiết thay đổi mà toàn bộ những gì dính líu tới cái sống và cái chết. Hiện kiếp và sau cái chết. Tất cả đang tiến dần tới những hiện tượng bất ổn định với quy luật hằng có từ trước đến nay. Riêng quy luật của sau cái chết cũng trở thành bất ổn định. Chẳng hạn như cách đây khoảng vài ngàn năm, để một linh hồn có đủ hội duyên tại cõi đời để chuẩn bị cho một cuộc tái sanh thì mất trung bình 1200 năm, nhưng vào thời gian hiện tại có rất nhiều trường hợp vong linh người mất được tái sanh ngay sau cái chết. Trước đó, thời gian trung bình để một dòng điển phách biến mất toàn bộ thì mất khoảng 49 ngày thì ngày nay thời gian tan biến ấy lâu hơn (dòng điển phách tạm giống như hồn dại theo ý niệm dân gian – Thầy dùng từ tạm thời và sau khi thực hiện xong loạt nghiên cứu, giải phẩu về linh hồn thì mới có từ ngữ chính thức để chỉ ra cho từng trường hợp).

(11): Tu đối với Thầy là luyện Tâm và luyện Tánh. Hành các pháp thiền chỉ là sự luyện tập. Ăn chay, niệm Phật, tụng kinh… chỉ là luyện để cho biết”. Tuy nhiên, phải kết hợp với sự luyện tập, “luyện để cho biết” để có thêm năng lực để luyện Tâm và luyện Tánh.

(12): Tất cả các đệ tử đều có thể hướng dẫn người khác thiền các pháp: Sơ Thiền, Luyện Ngươn Thần, Ngọa Thiền.

(13): Vào Định không phải là luyện pháp thiền Đại Định thì được gọi là “vào Định”. Pháp thiền chỉ là phương pháp luyện thuần túy và người muốn có thể đạt kết quả của pháp thiền ấy một khi Chơn Linh của họ được đưa đến cõi giới (dòng điển – frequency) phù hợp với pháp Đại Định. Tựa như một người phải thi đậu vào đại học trước thì mới được vào học đại học đó. Không một ai có thể vào học các lớp ở đại học và không thông qua các thủ tục làm hồ sơ, thi cử vào đại học cả.

(15): Qua câu nguyện nầy cho thấy, khác với Phật Giáo thuần túy, VVQN có tin vào một Đấng Toàn Năng mà các tôn giáo gọi là Thượng Đế.

TIN TỨC: 16 tháng 7: Hai thầy Từ Hồng Lĩnh và Từ Túc Chính lên đường trở về Việt Nam. Trong mùa lao động lần nầy từ tháng 5-2015 cho đến tháng 7-2015 tổng cộng có 13 Huynh Trưởng tham gia: Từ Hồng Lĩnh, Từ Long Ngọc, Từ Minh Đức, Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Minh Quý, Từ Minh Tâm Hương, Từ Minh Tâm Thanh, Từ Tâm Nghĩa, Từ Thiện Tâm Anh, Từ Thiện Thanh Thủ, Từ Thiện Thuần Dương, Từ Tri Nguyên, Từ Túc Chính.

20 tháng 7: Một trận lũ quét đột ngột tràn qua khu vực Đạo Viện đã gây nhiều thiệt hại. Nhân đó, Đức Thầy và các pháp hữu công tác tại đây đã phát hiện thêm nhiều điều cần phải thực hiện để phụ trợ tánh bền vững cho hạ tầng cơ sở tại Đạo Viện. Nhân đó, thầy Từ Minh Tâm Đăng đã đề nghị và đích thân thực hiện hệ thống nước và thoát nước tại Đạo Viện.

13 tháng 8: Hệ thống đường nước trong khu vực Pháp Chủ Thiền Viện trên căn bản đã được thầy Từ Minh Tâm Đăng hoàn tất. Đây cũng là hệ thống nước được chính tay các pháp hữu thực hiện đầu tiên tại Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên.

15 tháng 8: Được sự phê chuẩn của Đức Thầy, anh Dương Ngọc Long đã bắt đầu kế hoạch thực hiện về hệ thống điện tại khu vực Pháp Chủ Thiền Viện tại Đạo Viện. Anh cũng là người đầu tiên tình nguyện thực hiện hệ thống điện cho Đạo Viện.

Page 5: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 5 visit website: www.voviology.org

HÌNH ẢNH SINH HOẠT: Photo by: Nguyễn Thị Bình.

Dầu là công việc tình nguyện, nhưng các pháp hữu làm việc tại Đạo Viện liên tục thường không có ngày nghỉ và mỗi ngày làm việc đến khi trời sụp tối.

Thầy Từ Minh Tâm Thanh và em Quốc đang đi bên hàng đèn năng lượng mặt trời vừa mới dựng.

Bức tường văn hóa đang được làm mái che. TẤT CẢ MỌI PHÁP HỮU DẦU MỚI THỌ PHÁP HAY ĐÃ THỌ PHÁP LÂU ĐỀU CÓ THỂ MANG SỰ HỌC CỦA MÌNH CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI BẰNG CÁCH TỰ MỞ RA MỘT NHÓM THIỀN. NHÓM THIỀN ẤY KHÔNG CẦN THIẾT MANG MỘT MÀU SẮC TÔN GIÁO NÀO VÌ NGƯỜI CÓ TÔN GIÁO HAY KHÔNG CÓ TÔN GIÁO ĐỀU CÓ THỂ HỌC THIỀN CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN.

Thầy Từ Minh Tâm Đăng với công trình thoát nước tại khu vực Văn Hóa Việt.

Đức Thầy đang hướng dẫn hai thầy: Từ Tâm Lượng, Từ Minh Quân về cách làm vách chùa Một Cột.

Đức Thầy đang thực hiện hệ thống điện cho Chùa Một Cột.

CHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN. TCQN vừa nhận được tin các pháp hữu:

Lương Mỹ Hạnh Thánh Danh Từ Tâm Thiện Hóa

Lìa thế ngày 12 tháng 8 năm 2015 Hưởng Dương 68 năm

TCQN mong các vị cùng chúng tôi cầu nguyện cho pháp hữu trên được mọi sự tốt lành và được tu học cho đến ngày thành quả.

Page 6: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 6 visit website: www.voviology.org

Hồ chung quanh chùa Một Cột đã được hoàn tất.

Ngoài Đào, Tre và Trúc còn được trồng chung quanh chùa Một Cột để tăng cảnh quang thêm vẻ Việt Nam.

Châu Nhật Tân. MÈO HOÀN MÈO: Tôi xem tướng cho X: - Mặt em có tướng Dâm! X phản đối: - Em mà… dâm gì Thầy? Thấy em ấy không vui nên tôi bào chữa: - À! Không phải “dâm” nhưng là “gian”... X cảm thấy đỡ quê hơn: - À! Thì vậy! Thấy không khí đã nhẹ trở lại nên tôi quay trở lại điểm ban đầu: - Gian nầy là “gian đẫm”

Gian đẫm nói lái lại là dâm đãng! Rốt cuộc cũng là dâm…

Page 7: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 7 visit website: www.voviology.org

Ý THỨC Ở HIỆN TẠI Từ Thiện Khanh.

Sự tu học hiện nay của người đời đang ở vào thời mạt hạ, sự dẫn dắt của các Bậc Chân Sư xuất hiện rất đa dạng, phương tiện vô cùng phong phú, chỉ cần người đời có sự ý thức quyết tâm tạo duyên lành đi vào hạnh nguyện là có sự tốt lành. Tôi nghĩ bước đầu của người học đạo chúng ta phải nghĩ ngay đến sự vô ngã, người vô ngã là người có tính vị tha, đó là đức hạnh của người sĩ phu. Nói về sự ý thức ở thời hiện tại tôi xin trích dẫn ý từ chính của Đức Ngài và Đức Thầy, trên phương diện giáo dẫn hàng đệ tử thực hành hạnh tu theo lề lối đời-đạo song tu, Thầy dạy : “Nhìn cách tu hiện nay của người đời chưa thể hiện hoàn toàn tâm Bi theo hạnh nguyện, còn ít nhiều đứng vào vị trí cá nhân, ít hòa mình vào hoàn cảnh của người để nâng đỡ nên ít có sự đồng cảm”. Ở sự tu học chúng ta nên đặt mình vào mọi hoàn cảnh và có sự ý thức xây dựng. Tôi có nghe lại từ một pháp hữu, Thầy không được hài lòng về sự tu học của chúng ta hiện nay, chưa ai thể hiện được sự đạt ngộ, chúng ta có sự kiểm lại lòng mình, mầm giác có được thành hình do tâm của người đời và đệ tử có sự ý thức, với hàng đệ tử chúng ta nên suy nghiệm lại lời Thầy. Đạo dù trải qua bao thế hệ nhưng đường hướng khai tâm dẫn dắt vẫn có sự thuyết phục rất thiết thực, với tâm thiện nguyện và cầu học từ những ý nghĩ thiện lành tôi tin rằng cây Đại Bi sẽ được đâm chồi nẩy lộc ra hoa kết trái, ngược lại nếu người đời không ý thức đắp bồi hưởng hết phước duyên thì sẽ có sự tận. Ca dao có câu “thiện có thiện báo, ác có ác báo” chỉ cần người đời có sự ý thức vun bồi là có sự tốt đẹp ở mai hậu. Con đường tu học đi đến giải thoát rất đa dạng, nếu người đời không gặp được chân sư khai nẻo thì khó mong đạt đạo. Pháp có nhiều phương tiện, do nơi tâm ngộ của từng người thể hiện, cần có sự hiểu biết và tín tâm thấy ra được tình người và lẽ sống. Chúng ta cùng phụ Thầy đem ánh sáng chơn lý đi vào đời soi tỏ cho nhau để cùng được bước vào ngưỡng cửa tâm linh, làm tốt cho đời làm đẹp cho Đạo, đó là sự mong đợi của vị thầy hướng dẫn. Mục đích chính của Đạo là xây dựng người tốt việc tốt. Sự tu học chúng ta cần trao đổi với nhau và học hỏi nhiều để có được sự hiểu biết, chúng ta đem sự hiểu biết của mình và huynh đệ cùng chung sức chung lòng phụ Thầy, tôi tin rằng ngọn đuốc ấy sẽ soi tỏ con đường thiên lý cho người đi sau. Nói về sự tu của người đời chúng ta là đang hành trình lội ngược lại với dòng sống của đời nên thường hay gặp nghịch cảnh, tôi cho đó là chuỗi nhân quả ta đã gieo trồng nên hiện nay phải gặp, có nghiệm ra chúng ta sẽ thấy, ta cố gắng vượt qua mới mong đạt thành tâm nguyện. Thầy dạy pháp Vô Vi Quy Nguyên dạy người đời về tình thương và sự tròn của con người, ta đem tính đức ấy đến với nhau để có được sự tốt đẹp và được đi lên con đường tiến hóa. Một sự thực đường hướng của Đạo có tính giáo dục từ gia đình ra xã hội, sở dĩ đời sống con người có khổ là do người đời chúng ta hành sử vượt ra ngoài đường hướng đạo đức, ở sự khổ hiện nay có số người thấy ra được nên có được sự thức ngộ, phong trào văn hóa được sự động viên. Đạo thể hiện bằng sự Từ-Bi, lời Thánh hiền chỉ dạy nghe nhẹ nhàng mà qua bao thế hệ tâm tánh của người đời chúng ta chưa gội rửa được hết

sự ô nhiểm, tham cầu, cái thức ấy theo ta từng kiếp tái sinh để rồi vào thời hiện tại chúng ta đang ở vào thời mạt hạ. Kính thưa chư hiền hữu vì sự thực dụng với tâm cầu học trao đổi để cùng tỏ ngộ xin chư hiền hữu cảm thông và cùng suy nghiệm lại lời Thầy.

Cảm thấy đủ, bài học từ kẹo crunchy ĐHLĐ 08/08/2015: Hôm nay, lần đầu tiên tôi được Thầy dẫn đi đấu giá tại General Auction, một trong những nơi đấu giá lớn tại Hoa Kỳ, tôi phấn khích lắm vì cũng muốn đi xem từ lâu rồi và cũng vì ở Việt Nam tôi không có được những trải nghiệm này. Chúng tôi có Châu Châu, MiMi và tôi đi trước để làm các thủ tục. Lúc đầu nghe điều khiển đấu giá, tôi cũng không hiểu gì cả vì họ nói nhanh, đôi khi còn làm tôi buồn ngủ nữa. Tôi có nói với Châu và Mi cái này nghe giống kêu lô tô ở Việt Nam ghê, nhưng nghe lâu rồi tôi quen và cảm thấy thích thú hơn. Một lúc sau Thầy đến cùng cô Hương, Trường, cô Bình và Quốc. Buổi đấu giá lần này vì Thầy muốn mua chiếc xe truck cho những chuyến làm việc ở Đạo Viện. Trước khi đấu giá Thầy nói với chúng tôi xe này cỡ $2000 thì sẽ mua. Trong khi chờ đến lược đấu, Quốc muốn mua kẹo ở cái máy bán tự động, mỗi cái kẹo ở đây giá $1, thấy vậy Thầy mới hỏi Quốc muốn cái nào? Quốc cười rồi chỉ cái Crunchy. Thầy nói Quốc xem nhé Thầy lấy cái kẹo ra mà không cần đụng vào máy. Sau đó Thầy bảo Quốc bỏ $1 vào máy rồi bấm nút, ngay lúc đó cả 2 cái kẹo cùng rớt xuống. Quốc tròn mắt nhìn Thầy khoái chí lắm vì thấy Thầy nói cho nó một cái kẹo mà. Sau đó Thầy hỏi tiếp Quốc còn muốn cái gì nữa? Quốc trả lời dạ không. Thầy khen Quốc giỏi vì Thầy chỉ muốn hỏi để mà thử xem, nếu như những đứa trẻ khác khi thấy được free thế nào nó cũng đòi thêm. Thầy khen Quốc giỏi vì nó biết đủ và không đòi thêm nữa. Sau đó chúng tôi ra đến nơi xe truck Thầy tính sẽ mua trước đó chờ đấu giá. Lúc đó mọi người đứng chung quanh xe nhiều lắm như là ai cũng muốn giành chiếc xe về phía mình. Châu Châu được Thầy hướng dẫn đấu giá lần này. Giá xe lên từ từ rồi dừng lại ở giá $2100 từ phía mình đưa ra, giá chỉ chênh lệch $100 so với giá ban đầu Thầy muốn. Bọn trẻ chúng tôi lúc đó reo lên hoan hô làm chung quanh ai cũng nhìn, vì khi người ta thắng thì không ai làm vậy cả, nhưng riêng với tôi thì thật sự là trong lòng vui lắm, cảm giác hân hoan thật lạ.

Khi về đến nhà Thầy giải thích cho mọi nghe vì sao giá có sự chênh lệch đó, vì với Thầy những việc này thường chính xác lắm nhưng khi có sự chênh lệch vậy thì chắc hẳn có điều gì đây không hoàn chỉnh. Thầy nói về bài

học của Quốc và đáng lý ra thì mình không nên lấy cả 2 cây kẹo vì 1 cái đâu phải là của mình. Thầy nói Thầy đã quên đi là nên phải bỏ tiền lại vào máy hoặc bỏ lại một cây kẹo. Đó cũng là lý do giá của chiếc xe truck có chênh lệch $100 như vậy. Cám ơn Thầy vì những bài học mà hôm nay tôi được chứng kiến, nếu với con mắt của người bình thường tôi sẽ không thấy được những điều như vậy. Nguyễn Hoàng Anh.

Page 8: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 8 visit website: www.voviology.org

Môi trường sống, tâm lý ảnh hưởng tới cái cách và việc gieo nhân - Người viết: Nguyễn Thị Bình.

Môi trường sống và yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp tới cái cách và viêc gieo nhân của một người, nếu không nhận thức được điều này thì đương nhiên dễ bị nhiễm và gieo nhân xấu ảnh hưởng tới cuộc đời ở hiện kiếp và các kiếp sau nữa. Chỉ có tu thì mới thay đổi cái “cách” của mình, số phận của mình triệt để mà thôi. Sau đây là những điều tôi cảm nhận ra được trong quá trình theo học nơi Đức thầy về việc tâm lý, môi trường sống ảnh hưởng tới cái cách và việc gieo nhân của một người.

Tâm lý: Nhân một ngày khi ngồi dùng cơm tối ở ĐHLĐ, mọi người có đề cặp tới vấn đề người lưỡng tính. Tức là có cả 2 giới tính nam và nữ trong họ. Ví như họ vừa có bộ phận sinh dục nam nhưng lại có ngực như nữ giới. Mọi người nói rằng sau này khi họ tới tuổi trưởng thành sẽ quyết định giữ giới tính nào, tôi nhận thấy tội cho họ vì không đơn giản chút nào. Họ đã gieo nhân gì để mà gặp nghiệp báo như thế? Nhưng dầu gì đi nữa thì mình cũng thấy khả năng chiều hướng xấu cho họ không những kiếp này mà còn các kiếp kế tiếp nếu họ không nhận thức và vượt qua những cái gọi là tâm lý và cách sống của họ. Nếu là người lưỡng tính thì ắt hẳn họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm sinh lý do bản thân và tác động của môi trường xung quanh. Có thể họ cảm thấy mình đơn lẻ, cô lập, và khác người. Họ dễ mặc cảm và sống tách rời, co lại với người khác. Và họ cũng phập phòng, lo sợ nếu người ngoài biết được có thể sẽ chê bai họ, tách biệt họ, cười cợt họ, nhất là khi ở tuổi vị thành niêm dễ bị bạn bè chế giễu. Điều này dễ tạo ra tâm lý tự ti, oán hận và những suy nghĩ lệch lạc, cách nhìn méo mó phiến diện trong họ. Một khi có tâm lý và cái nhìn lêch lạc này, sẽ ảnh hưỡng tới tính cách, hành vi ứng xử của họ và có khuynh hướng gieo nhân xấu. Trước đây trong một bài học về chánh và tà, Thầy đã bạt tai người học thọ hưởng bài học một cái thật mạnh để người này khắc ghi vào tiềm thức vị này về cái nhìn đúng đắn trong hành xử, nhưng kèm theo đó Thầy nói Thầy thương vị này, nên mới chỉ dậy. Nếu vị này không nhận ra mà lại oán giận Thầy thì là một tội rất nặng, khác nào vô tình lại gieo hạt giống oán giận vào trong tâm chính mình. Thầy nói để loại bỏ những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tâm lý, tới khả năng gieo nhân bất thiện.

Môi trường sống: Một ví dụ sau cho thấy được môi trường sống ảnh hưởng thế nào đến cái tâm của con người, và chỉ có con đường tu sửa thì mới có cái tâm, cái cách khác đi được. Nhân một bữa dùng cơm tối chung với Đức thầy ở ĐHLĐ, tình cờ có ba người đều ngồi cùng một dẫy liền nhau. Cả ba đều xinh đẹp, nhưng cả 3 đều có ánh mắt thiệt là sắc, thiệt là bén. Thầy rùng mình khi nhìn thấy ánh mắt này vì nó gợi Thầy nhớ về những sự kiện cách đây 300 năm. Thầy nói ở thời xưa hậu cung chính là “quốc hội”. Tất cả mọi quyền lực đều thể hiện ở đó. Một người bình thường chỉ xinh đẹp mà không có thế lực thì sẽ không thể lọt vào và tồn tại ở trong cung. Đứng sau một nhân vật là đại diện cho một thế lực tranh dành quyền lực, địa vị. Đó là chính trị, là quyền lực và để tồn tại trong môi trường như thế xu thế con người là phải có “nanh vuốt”. Ánh mắt thể hiện rất rõ điều này. Môi trường như thế thì khả năng tạo ra con người như thế, cái cách như thế để tồn tại hoặc chạy theo danh vọng, quyền lực là chuyện khó tránh. Tuy không phải cả ba đều ở trong môi trường là hậu cung nhưng cả 3 đều có ánh mắt sắc bén và sát khí. Sau 300 năm mà ánh mắt kia vẫn “bén”. Tuy vậy, nếu tu lâu thì ánh mắt đổi khác có cái tâm từ trong đó, ánh mắt có phần thay đổi, thay đổi cái “cách” của họ. Thay đổi cách là thay đổi cả số mệnh của một người. Cũng dạo gần đây ngày 8 tháng 2 năm 2015, nhân dịp đi swapmeet, một trong bộ ba này hỏi nhờ Thầy mua giùm cây gươm. Thầy nói vị này cần gươm để bảo vệ mình nhưng cái cách của người này cầm gươm sẽ dễ sinh chuyện vì còn nhiều sát khí,

chuyện từ bao kiếp trước mình nợ người ta thì người ta đòi thôi. Tuy qua kiếp này hình dạng, tiếng nói, tên tuổi đã đổi khác rồi thì sao mà tìm ra? Nhưng chính cái “cách” của mình nó cho họ biết: Tôi là người nợ mà họ đang tìm. Chỉ có cách để thay đổi hay “quỵt nợ” là đổi cái cách và chỉ có tu thì mới có thể đổi được cái cách mà thôi. Vì tu thì tâm sẽ mở rộng, tâm từ sẽ nẩy nở, hành vi đổi khác, nhân lành được gieo, kéo theo thay đổi cái “cách” và cái quả nhận được, thay đổi định mệnh của mình. Với cái cách tốt hơn thì chủ nợ cũng khó nhận ra, hoặc chủ nợ cũng có thể bị cảm hóa bởi cái tâm từ của con nợ, cục diện cũng thay đổi tốt cho cả 2. Nhìn chung, tôi cảm nhận được tâm lý và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cái nhân, cái cách được gieo trong tâm của mỗi người. Môi trường xấu, tâm lý xấu, dễ kéo theo cái nhân và cái cách xấu và quả xấu là chuyện đương nhiên. Điều đáng nói ở đây là cái “cách” của một người có khuynh hướng ảnh hưởng tới việc gieo nhân tương ứng của cái cách đó. Người có Cách xấu thì có khuynh hướng lại gieo nhân xấu, cách tốt thì có khuynh hướng lại gieo nhân tốt và cứ lặp đi lặp lại như thế, khó mà thoát ra vòng luẩn quẩn vay trả, trả vay được. Họ sẽ tiếp tục gieo nhân và nhận quả tương ứng, không những ở hiện kiếp mà còn mãi mãi về sau nếu họ không nhận thức ra được điều này và tu sửa. Thay đổi được cái cách sẽ thay đổi được định mệnh của mình. 14-2-2015.

Học đạo Từ Minh Vi. 7./ Hỏi: Vậy ta đến với Thiêng Liêng bằng cách nào? Đáp: Ngôn từ dành cho tâm linh luôn khó cho việc hiểu, cho dù đó là ngôn từ được mượn từ thế giới này. Từ “đến với” mà bạn vừa dùng dù chưa chính xác nhưng cũng tạm chấp nhận được. Thiêng Liêng là bao trùm, rộng khắp, bất biến, không hình tướng. Còn ta thì đang sống trong thế giới hữu hạn, biến đổi và có hình tướng nên rất khó có nhận thức đúng về Thiêng Liêng. Đa phần là hiểu nhầm. Hỏi: Nhưng phải có cách nào đó. Đáp: Có nhiều cách. Rất nhiều người đi trước đã vạch ra những cách thức giúp ta đi vào Thiêng Liêng, nhưng ta tiếp cận cách thức đó nặng về kỹ thuật hơn về tâm linh, nói nôm na là nặng về phần xác hơn là về phần hồn. Do vậy mà các cách thức đó trở thành tầm thường, mất đi tính thiêng liêng của nó. Hỏi: Xin cho ví dụ. Đáp: Thờ cúng, nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc, hội họa, cách thức tôn thờ Đấng đạo sư, tôn thờ Thầy dạy đạo, tụng chú, niệm Phật, quán chiếu, thiền định, .... Hỏi: Như vậy là rất nhiều. Đáp: Nếu chỉ biết ôm cái xác, còn cái hồn ở đâu không biết thì có thể hồi sinh cho cái xác đó được không? Hỏi: Nói như vậy .... Đáp: Với tâm trí, mọi điều đều có thể Chỉ một điều không thể: “Đó là Ai?”

Thầy Từ Minh Đăng tuy sức khỏe kém nhưng làm việc tại Đạo Viện rất cần cù và nhẫn nại.

Page 9: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 9 visit website: www.voviology.org

LÀM VIỆC THIỆN NGHIỆP (tiếp theo) Đòi hỏi Trí phóng khoáng, tư tưởng sáng tạo, Minh Trí, Trí Giác,… và để vọng niệm bản ngã của mình xuống mới có khả năng nâng cao phẩm chất thiện. Và, có khả năng nhìn ra được tâm ý bất thiện, tư tưởng thấp kém nằm tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm mà lâu nay không biết, chúng từ từ lộ ra theo khả năng tự tri sâu, giúp tránh tạo bất thiện nghiệp.

5.4.Thứ 4: Nhìn theo nghề nghiệp. LVTN còn có ý nhắc nhở: Việc làm hàng ngày, nhất là sinh kế hay nghề nghiệp, nó chiếm nhiều thời gian và sức lực trong đời người, và là một trong những nguồn tạo nghiệp:

5.41.Thí dụ: Làm đồ tể. Từ nhiều năm nay, mỗi ngày anh B đều giết một vài con lợn lấy thịt đem ra chợ bán. Anh ta biết mình giết lợn như vậy là không nên, nhưng chưa biết làm cách nào khác để mưu sinh. Đây là một dạng tạo nghiệp bất thiện. Qua câu chuyện nầy: - Một là: Nếu ngay bây giờ bỏ làm đồ tể thì chưa biết mình làm

gì để sống qua ngày: Có thể đây là Nghiệp sát sanh của anh ta. - Hai là: Nếu chưa thể bỏ làm đồ tể được, thì khi giết lợn: Mình

Không Có Tâm Giết, Không Có Tâm Sát.

Thí dụ: Giết lợn thì giết chết liền để lợn không có đau: Là mình không có tâm ác. Nghĩa là, làm đồ tể là có Nghiệp của mình, đành phải làm nhưng không có Tâm Sát.

Nhìn chung: Làm đồ tể là không nên. Tuy nhiên, để có thể giảm bớt phần nghiệp bất thiện như trường hợp của anh B: Làm nghề đồ tể còn có cái Tâm. Nên huấn luyện cho mình: Tuy sát sanh nhưng không có Tâm sát – Tâm không có sát.

Ghi chú: Ngoài ra, chúng ta biết: Có không ít người không dùng chay vì đã quen dùng thịt, chẳng hạn như, thịt lợn, thịt bò. Có người ăn chay một buổi hay một ngày, vừa ăn xong một chút là cảm thấy xót bụng – thân thể mệt mỏi, và nhớ đến thèm ăn thịt. Trong trường hợp nầy: - Mình không sát sanh nhưng mình không ăn chay. - Mình mua thịt về nhà nấu ăn là có “giảm bớt” một phần nghiệp

của mình (thay vì phải sát sanh để lấy thịt nấu ăn).

5.42.Đức Thầy dạy về nghề nghiệp: Buổi sinh hoạt đạo tại Đại Hùng Linh Điện vào đầu tháng 01. 2014, Đức Thầy đã dạy một vài việc làm nên tránh:

(1) Về địa lý: Những người làm nghề nầy, thường lấy đầu nầy – nối đầu kia, lấy cái nầy – bỏ cái kia, nhằm đem lại lợi ích nào đó theo ý muốn: Là một cách tạo nên sự thay đổi bất thường. Tất cả đều có cái giá phải trả. Đức Thầy đã có làm rồi, đã trải qua rồi, và thấy rằng làm nghề nầy để kiếm sống là không nên. Trên thực tế, vài vị quen biết đã từng làm nghề nầy có tiết lộ: Sống bằng nghề địa lý, phong thủy, thường thì không có hậu. Mặc dầu làm vô nhiều tiền nhưng rồi ra đi cũng nhanh, có hôm trong người không một đồng xu. Ngoài ra, tương tự như về địa lý: Lấy tử vi làm nghề kiếm sống là không nên.

(2) Về thuốc men: Làm về thuốc men (trị bệnh) theo cách buôn bán – kinh doanh

(business) để kiếm lợi nhuận: Đều phải trả giá hết. Tức là, nhận hậu quả xấu do việc mua bán thuốc vì lợi nhuận. Cho nên, mua bán thuốc men trên thị trường để kiếm sống cũng không nên làm.

5.43.Nhìn chung về nghề nghiệp: Nên chọn nghề chân chánh: Nghề nghiệp trong sinh kế có ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần – đạo đức – tâm linh. Người học đạo nên chọn nghề chân chánh, chính đáng, không trái luân lý đạo đức ở đời, có lợi cho bản thân, gia đình, xã hội, và chúng sinh: Là LVTN.

Thí dụ về phần đời: Luật pháp cho phép người dân được quyền bán rượu. Nhưng, rượu uống vào gây say, có hại sức khỏe, ảnh hưởng không tốt đến trí,… Mặt khác, người say có thể làm việc xấu – ác. Cho nên, luật pháp cho phép bán, người dân có quyền bán những ai cần, nhưng nên tùy theo người uống ít hoặc uống nhiều, tùy lúc – tùy cảnh. Chẳng hạn: - Người uống ít không làm chuyện bậy: Có thể bán cho họ. - Người uống nhiều rồi làm chuyện bậy: Không nên bán cho người

nầy.

Nhìn chung: Có một số nghề không nên làm vì tạo bất thiện nghiệp. Tuy nhiên, nghề liên quan đến nghiệp – có nghiệp của mình. Do đó, trong trường hợp đành phải làm, nên làm với Tâm thiện lành, không làm với Tâm xấu – ác.

Nên học đạo làm người: Từ vài điều vừa nêu chúng ta nhận thức được: Trước khi chọn nghề nghiệp sinh kế, nên học đạo làm người, hoặc vừa làm nghề vừa học tập sống đạo đức. Nó là hành lang nhắc nhở chúng ta: Không được phép làm việc bất thiện, không làm điều gì có ảnh

hưởng ngược lại LVTN. Làm việc gì, dầu việc nhỏ hay việc lớn, điều trước hết nên nghĩ

đến tu thân, sửa chữa bản thân cho hoàn hảo dần.

Thí dụ: Theo y học cổ truyền phương đông, trong đó có Việt Nam, các vị lương y trước khi hành nghề đều được học về Y Đức hay Tâm Đức của người thầy thuốc trị bệnh cứu người giúp đời.

Ngoài ra, có được việc làm hay nghề nghiệp chân chánh: Nếu phù hợp với chí hướng tu tập theo Chánh Pháp càng tốt. Nếu không phù hợp cũng tốt. Vì sao ? Có thể coi đây là phương tiện để sống – học hỏi – tu tập, thí dụ, trui rèn ý chí – đào luyện tâm tánh – tạo duyên lành với người chung quanh đến với Chánh Pháp tu học.

5.5.Nhìn chung về nhận diện LVTN: Ngoài việc thiện – việc bất thiện dễ nhận diện, có trường hợp khá phức tạp, khó phân định. Tuy nhiên, nhìn theo sự tiếp thu học hỏi + tu tập + tiến hóa, chung quy lại cho dễ hiểu, có thể nhận diện LVTN:

5.51.Nhìn theo Chánh Pháp: Việc làm nào hợp với Chánh Pháp, chẳng hạn như hợp với Bát

Chánh Đạo: Là việc thiện, việc lành. Việc làm nào trái với Chánh Pháp, chẳng hạn như không hợp với

Bát Chánh Đạo: Là việc bất thiện.

Thí dụ: Anh A là người có tài năng và đức độ, anh thường làm việc tốt vì tha nhân không điều kiện: (1) Thấy vậy, bạn tạo cơ hội trợ giúp anh ta phát huy tài năng

và đức độ đó vì lợi ích của anh ta và nhiều người chung quanh: Là việc làm chánh đáng, một dạng LVTN.

(2) Hoặc, bạn tìm cách phát huy tài năng và đức độ của anh ta dùng vào việc làm vì lợi ích của riêng bạn. Là việc làm do tính vị kỷ hướng dẫn, do tinh thần chiếm hữu vì tư tâm – tư lợi.

Page 10: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 10 visit website: www.voviology.org

(3) Hoặc, bạn tìm vài sơ xuất của anh A để che lấp việc làm tốt nầy với lý do rõ ràng, khiến cho nhiều người hiểu lầm về anh ta: Là việc làm không chánh, một dạng làm việc bất thiện do ganh tỵ.

5.52.Nhìn theo nội tâm động – tịnh: Việc làm, hay sự tu tập nào dẫn đến Tâm trong sạch, thanh tịnh:

Là việc thiện. Việc làm, hay sự tu tập nào dẫn đến Tâm ô nhiễm, vọng động:

Là việc bất thiện.

Thí dụ: Anh A đến với VVQN Pháp tu học đã lâu. Tuy thân bước vào Pháp tu tập nhưng nội tâm có lòng nghi – không biết mình tu tập theo Pháp nầy chánh hoặc tà? Như vậy nội tâm không an, có sự lo lắng – nghi hoặc: Là một dạng, trước hết là bất thiện với chính mình. Như vậy nên làm sao? Đến với Pháp tu tập: (1) Một là: Nếu chưa biết rõ thì đừng nên nghi. Mà nên, dùng Trí tìm hiểu cho rõ + dùng tu tập để mở Trí và Hạnh thông sáng hơn theo khả năng có được, v.v… (2) Hai là: Nên đến với Pháp bằng Trí + Hiểu Biết + Tâm Hướng Đạo hiện diện trong Tu Tập, trong Nhân Cách hay Đức Hạnh với khả năng cho phép. (3) Được như vậy: Trí và Tín mới có thể tăng trưởng dần theo sự tu tập tinh tấn, và Tâm bất an sẽ tiêu giảm dần, tạm gọi là thiện. Còn bằng như, tu tập về lâu mà Trí + Tín chưa mở ra, thì nên xem lại: Có thể mình tu tập theo bề ngoài hoặc tu tập không đúng, cũng có thể Pháp mình đang tập không phải Chánh Pháp.

Nhìn chung: Mỗi chúng ta, hay chúng sinh thức tâm tu học đều có thể LVTN, mức độ tùy theo khả năng. Chẳng hạn: Người mới tu tập nên giữ gìn Giới cấm, tập thực hành Bát Chánh. Người hành đạo vì lợi ích của chúng sinh nên tập hành Nhẫn Nhục, Thiền Định, Trí Huệ,… đều thuộc dạng làm việc thiện – việc lành.

6. Vài lợi ích của LVTN: LVTN đem lại vài lợi ích chính như: Không làm việc bất thiện nghiệp, trưởng dưỡng Bản Chất Thiện, mở Tâm mở Trí, góp phần tiêu trừ nghiệp, chuyển đổi vận mệnh, v.v… Dưới đây xin nêu vài trường hợp tượng trưng:

6.1.LVTN không làm việc bất thiện nghiệp: LVTN hàm ý nhắc nhở: Không tiếp tục làm việc xấu nếu có, không tạo thêm việc xấu. Xấu, chỉ cho “xấu – ác – bậy” từ tư tưởng đến hành động. Nghĩa là, không làm việc bất thiện nghiệp.

6.11.Thí dụ về ý nghĩ: Ý nghĩ lấy cắp: Anh A thường có ý nghĩ lấy cắp của tha nhân. Cho nên, mỗi khi có cơ hội, ý nghĩ nầy là động cơ thúc đẩy hành động lấy cắp. Nơi đây: - Một là: Tạo nghiệp xấu. Dẫn đến, hình thành nghiệp lực xấu. Ý

nghĩ nầy phát triển lòng tham trở thành bình thường trong đời sống cá nhân. Do đó, khi cần thiết không ngại tỏ ra người có phẩm giá nhân cách và đạo đức để phỉnh gạt người.

- Hai là: Ý nghĩ nầy thường tái diễn sẽ huân tập nội tâm phát triển “dòng tâm thức lấy cắp” ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống về sau. Thí dụ như đối với việc mình làm: (1) Không nghĩ đến chánh – tà. (2) Không biết do lòng tà thúc giục. (3) Không biết vướng vào vòng oan trái – nghiệp báo. (4) Mà là, làm theo cái Thức sai khiến.

Ý nghĩ giúp người: Bằng như ngược lại: Anh A thường nuôi dưỡng ý nghĩ giúp đỡ người nghèo. Cho nên, mỗi khi có cơ hội, ý nghĩ nầy là động cơ cho hành động giúp đỡ. Nơi đây:

- Một là: Tạo nghiệp lành. Dẫn đến, phát triển thiện nghiệp gia tăng. Ý nghĩ nầy thường có mặt sẽ huân tập vào tâm phát triển “tình thương và vị tha”, có thể làm thay đổi tư tưởng hay quan niệm sống vị kỷ, mở rộng tâm hồn thanh cao – rộng lượng hơn.

- Hai là: Ý nghĩ nầy có khả năng làm tiêu giảm lòng ham muốn, tham lam, tranh nhau hơn thua. Dẫn đến, nội tâm an – sạch – thanh hơn, đời sống trở nên trong sạch và chân thật hơn.

Ngoài ra, ý nghĩ nầy còn là động cơ kêu gọi nhiều người khác trợ giúp người nghèo. Cho nên, trong ý nghĩ, lời kêu gọi, hay hành động giúp đỡ người nghèo: Có ý chí chiếm vị thế quan trọng. Chẳng hạn, quyết tâm giúp đỡ người nghèo là có sự hiện hữu của ý chí, nhẫn nại làm, thời tiềm lực tạo thiện nghiệp càng gia tăng.

Nhìn chung: Hiểu được hậu quả việc làm từ hai mặt “tốt – xấu” nầy, người LVTN tự ý thức không làm việc bất thiện nghiệp, ngoại trừ trường hợp chưa đủ khả năng thấy biết hoặc vô tình không biết là việc bất thiện. Nơi đây, chúng ta học được: LVTN thì tâm ý xấu ác không có cơ hội phát sinh: Dừng lại

tạo thêm bất thiện nghiệp. LVTN là phương tiện trui rèn Tánh thiện lành: Con người hiền

lương.

6.12.Vài điều nên lưu tâm: Làm việc thiện lành, giúp người – giúp đời, dù làm việc lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, nếu như – thí dụ: - Làm mà kể lể cho người khác biết là mình làm thế nầy, khiến cho

người nhận cảm nhận sự “thọ ân”. - Làm vì phước báu cho bản thân, gia đình, dòng họ, cho đời sau. - Làm mà có hậu ý, dầu là thiện ý, thí dụ: Họ sẽ giúp lại mình,

người khác kính mến mình, tạo danh thơm tiếng tốt,… - Hoặc, nếu như vừa làm việc thiện, vừa làm việc bất thiện: Trước

hết, là người tự dối mình.

Tất cả đều có hậu quả: “Thiện nghiệp” không mấy tốt đẹp nầy là chướng ngại nâng cao tâm thức. Tất cả đều không phải LVTN chân chánh. Điều nầy gợi nhắc chúng ta: Đối với tha nhân: Người LVTN nên khiêm nhường, giữ lễ, chân

thật, cởi mở,… trong quan hệ hay giao thiệp. Đối với bản thân: Người LVTN không nên suy tính đo lường lợi

– hại, được – mất, hơn – thiệt vì lợi ích của bản thân trong việc làm giúp người.

6.13.Nhìn chung về không làm việc bất thiện nghiệp: Người LVTN thường nghĩ + làm việc thiện lành, không nghĩ + không làm việc bất thiện, là một cách: Giữ gìn Giới hạnh + Gạn lọc tâm ý xấu tái diễn: Do đó, không

hành động tạo nghiệp bất thiện. Đi vào cuộc sống với tâm ý, tư tưởng, và hành động lành; góp

phần nâng cao tâm thức an định + trong sạch + thanh cao.

6.2.LVTN trưởng dưỡng Bản Chất Thiện: Tập LVTN là tập làm việc thiện, việc lành. Tập hoài là huân tập hoài dần dần đến luôn luôn làm việc thiện lành: Là một cách huân tập Tánh Thiện – trưởng dưỡng Bản Chất Thiện.

6.21.Tánh – Bản Chất: Mỗi chúng ta sinh ra đời đã có Tánh rồi, nhưng biểu hiện trong đời sống có khác: Tánh tốt – Tánh xấu, Tánh lành – Tánh dữ, Tánh thiện – Tánh ác. Nghĩa là, bản chất bên trong mỗi người mỗi khác. Thí dụ: - Anh B thường hay lấy cắp là việc bất thiện nghiệp: Biểu hiện của

Tánh xấu, tức là có bản chất xấu. Nếu như tiếp tục lấy cắp là nuôi dưỡng bản chất xấu + phát triển Tánh xấu tăng trưởng.

Page 11: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 11 visit website: www.voviology.org

- Một vị Sư thường làm lành là LVTN: Là biểu hiện của Tánh tốt, tức là có bản chất tốt. Nếu như tiếp tục làm lành là nuôi dưỡng bản chất lành + phát triển Tánh lành tăng trưởng.

6.22.Áp dụng vào đời sống (1): Phát triển con người thiện. Người LVTN là người có Hạnh tốt, không làm việc xấu, trừ phi không hay biết. Dẫn đến, nâng cao tâm tánh thiện lành + hướng thượng.

Thí dụ: Anh A khi làm việc gì, thấy chánh và đúng, hợp với Bát Chánh Đạo thì làm, bằng như ngược lại thì không làm. Anh ta thường quan tâm và làm việc giúp người nghèo có cuộc sống khó khăn, đem lại phần nào sự an vui cho họ. Nơi đây: - Tập LVTN là phương tiện trau dồi Hạnh thiện – huân tu đức

Tánh thiện lành phát triển, và tạo cho Tâm Tánh nhuần nhuyễn đi vào Hành động thiện lành.

- Tập hoài, từ từ huân tập thấm sâu vào Tâm trở thành Bản Tánh nó thiện – Bản Chất con người thiện.

Nhìn chung: (1) Có ý thức LVTN là khởi điểm làm việc thiện lành. (2) Thực hành LVTN là nuôi dưỡng tâm ý thiện lành phát triển, tạo nên phẩm chất tốt trong đời sống mà đào luyện con người thiện lành trong chính mình.

6.23.Áp dụng vào đời sống (2): Vài hạnh tế nhị. Trong cuộc sống, hay mối quan hệ với tha nhân, người LVTN có thể học kinh nghiệm người xưa hầu tránh bất thiện. Dưới đây, xin nêu vài thí dụ tiêu biểu: (1) Với người làm lỗi với mình: Nếu cần thì nêu ra góp ý, không thì thôi. Không vì làm lỗi đó mà bắt bẻ việc sai trái khác của họ, cũng không chê bai hay giận hờn họ. (2) Với người làm việc thiện: Là con người ai cũng có điểm xấu. Do đó, đối với tha nhân làm việc thiện, người LVTN không nêu điểm xấu riêng tư của họ với ý che lấp công hạnh của họ, hay làm giảm giá trị con người họ. (3) Với người có phẩm chất đức hạnh hơn mình: Người LVTN không ganh tỵ, cũng không vì một vài làm lỗi nhỏ nếu có của họ mà vạch ra cho thiên hạ biết với ý chê bai. (4) Với người có tài năng và đức độ: Người LVTN không ngại thỉnh hỏi ý kiến, tiếp thu lẽ phải, học hỏi và nâng cao hiểu biết đạo lý chân chánh. (5) Với người xấu ác: Người xấu ác không ngại việc làm sai trái, không chánh, để hại người hay lợi mình. Do đó, người LVTN: - Trước hết, nên xét bản thân mình cách trung thực là có như họ

không? - Kế đến, bản thân mình dầu có hoàn hảo hơn người, cũng không

đem “ý thức làm việc thiện nghiệp” nói với họ. Bởi vì, nêu việc thiện lành hay đạo đức nhân nghĩa với họ là một cách: Một là, tự mình nâng giá trị mình lên + cái ngã có cơ hội khởi dậy tự cao. Hai là, một cách hạ thấp giá trị nhân phẩm người ta xuống, là điều không nên.

(6) Với chính mình (1): Nếu bạn là vị hướng dẫn đạo, nên tự nhắc nhở mình, chẳng hạn như: Không nên nói lời khéo còn làm thì khác đi. Không nên làm việc gặp khó khăn thì nản lòng, còn làm việc được thành tựu thì tự đắc. Không nên lãng phí thời gian vào việc vô ích,… (7) Với chính mình (2): Nương theo lời Đức Khổng Tử, chúng ta nên tự nhắc nhở: Bản thân chưa hoàn thiện với chính mình về điểm nào đó, hay chưa làm được việc thiện nào đó với tha nhân, thì không nên yêu cầu người khác làm việc đó. Có chăng, là nêu ra như bài học để cùng học, cùng tu tập, hay cùng làm với nhau.

Mấy điểm nầy đều thuộc dạng làm thiện – làm lành, hoặc trợ lực cho việc thiện lành, bằng như ngược lại là bất thiện. Người LVTN nên lưu tâm, bằng cách: Một là: Tách rời làm việc bất thiện từ thô thiển đến tế nhị trong

mọi trạng thái sinh hoạt theo khả năng nhận thức có được. Hai là: Gạn lọc, chỉnh đốn từ trong tư tưởng hay tâm ý bất thiện

vừa phát sinh nếu có, dừng nó lại trước khi đi vào hành động hay lời nói.

Ba là: Nên quan sát + tự xét chính mình để có được tự biết mình sâu sắc. Có xét mình + có tự biết mình mới có thể biết người, ngõ hầu tránh việc bất thiện cho mình và cho người.

Và bốn là: Người LVTN nên dè chừng “thấy mình là người thiện lành”. Vì sao? Đó là khởi điểm của vọng niệm bản ngã làm khởi dậy tự cao lừa dẫn, nếu thiếu cảnh giác.

6.24.Nhìn chung về trưởng dưỡng Bản Chất Thiện: LVTN là phương tiện huân tập Tâm thiện, trưởng dưỡng Tánh thiện phát triển: (1) Ở hữu vi là Hạnh thiện – dấu hiệu người có Hạnh tốt. (2) Ở vô vi là trưởng dưỡng phẩm chất Thiện cho Tâm – cho Tánh. Nghĩa là: Chuyển hóa Tâm xấu – Tánh xấu trở nên tốt hơn. Chuyển nội tâm hướng thiện – hướng thượng, và chuyển tâm linh

đi lên – tiến hóa hơn.

Bằng như ngược lại: Tu học, mà không nghĩ đến – không hành động thiện lành, hoặc coi thường việc làm bất thiện dù nhỏ. Như vậy, là một cách nuôi dưỡng tư tâm – tư lợi – tư dục, và sự tu học tương tự như lớp áo bên ngoài. Điều nầy nói lên: - Ý nghĩa tác thiện trong chính mình chưa có. - Tiềm ẩn nuôi dưỡng tính vị kỷ + bảo vệ “cái ngã –cái tôi” của

mình. - Hiện hữu “chất bất thiện” chi phối từ bên trong con người.

6.3.LVTN là phương tiện mở Tâm Cho: LVTN thể hiện qua làm việc thiện, việc lành, việc nhân nghĩa, v.v… là phương tiện mở Tâm Cho và Tâm Xả:

6.31.Thí dụ về việc đời: Anh A thường dành ra một số tiền của mỗi kỳ lương dùng vào việc giúp đỡ người nghèo: Là một dạng LVTN. Nơi đây: (1) Về mở Tâm Cho: Phát tâm giúp đỡ người nghèo là một cách

mở Tâm Cho đem lại phần an vui và phúc lợi cho người. (2) Về mở Tâm Xả: Phát tâm giúp đỡ người nghèo không điều

kiện là một cách mở Tâm Xả. Chẳng hạn như, xả lý trí so đo tính toán được – mất , xả phần nào lòng tham hay tính vị kỷ tích trữ tiền của,…

Ngoài ra, phát tâm giúp người nghèo là một cách làm phước đức hay tạo âm đức, nuôi dưỡng lòng thương người, tôn trọng điều hay lẽ phải ở đời,…

Nhìn chung: Giúp người chính là giúp mình tập mở Tâm Cho + Tâm Xả Thiện Nghiệp tăng trưởng. Đây còn là phần tinh hoa của đời sống nội tâm. Dẫn đến, chuyển Tâm rộng mở hướng Thiện và hướng Thượng + chuyển Tâm Linh tiến hóa hơn.

6.32.Thí dụ về sinh hoạt đạo: Vài pháp hữu trong nhóm đạo A: Các vị nầy thường phụ giúp vị Huynh Trưởng làm những việc cần thiết vì sinh hoạt của nhóm đạo. Đây là một dạng LVTN, và việc làm nầy là cơ hội:

Một là: Tập Tâm Xả. Các vị nương vào việc làm: Tập xả bớt việc làm vì tư tâm – tư lợi, tập xả lý trí phân biệt người thân hay xa lạ mà làm vì lợi ích nhóm đạo. Tập xả thời Tâm được an, sạch, thanh, trong sáng hơn.

Page 12: Số 298 - voviology.orgvoviology.org/files/298.pdf · hoàn cảnh nằm trong công việc mà mình muốn làm thì phải giải quyết điều không thuận lợi ấy trước,

Tạp Chí Quy Nguyên số 298 trang 12 visit website: www.voviology.org

Hai là: Tập trau sửa thân tâm. Các vị nương vào việc làm: Một là, dụng Trí vào việc làm nhằm phát triển Trí. Hai là, qua việc làm, quan sát nội tâm để tự tri – nhất là khuyết điểm để sửa chữa. Ba là, bằng việc làm là một dạng tạo âm đức, vun bồi hạnh lành. Các vị nương vào việc làm để huấn luyện Thân và Tâm theo chiều hướng Đạo. Các vị đem khả năng ra làm việc cần thiết cho nhóm đạo theo sự hướng dẫn của Huynh Trưởng. Nơi đây: Các vị phát tâm LVTN: Là mở Tâm Cho. Các vị LVTN: Là thực hành Tâm Cho. Trong LVTN có Thức Tâm tu tập + đào luyện Tâm Cho.

6.33.Nhìn chung về mở Tâm Cho: LVTN là phương tiện mở Tâm Cho: Cho từ Tâm mở ra, trong Cho có Xả, hành Cho và Xả cần đến Bi + Trí + Dũng. Thí dụ: (1) Trước hết, LVTN cần có Trí thấy biết làm việc tốt – xấu, lành

– dữ, thiện – ác, chánh – tà, ngõ hầu tránh vấp phải làm việc bất thiện nghiệp.

(2) Kế là, LVTN là phương tiện thực hành Tâm Cho: Là có cái Dũng nội tại mở Tâm Xả. Chẳng hạn, Xả tính vị kỷ, Xả tinh thần chiếm hữu, Xả lý trí so đo phân biệt mà hành Cho không điều kiện. Ngay đây, là Bi cho mình.

(3) Cho người + Xả tự thân, thời các tạp niệm bất thiện tan biến, lòng cảm thông, lòng độ lượng và tình thương vị tha mở ra đem lại niềm an vui hay phúc lợi cho người. Ngay đây, là Bi cho mình và Bi cho người.

Tâm Cho và Tâm Xả cùng tương quan hỗ trợ qua lại lẫn nhau và cùng phát triển. Dẫn đến, Tâm được an – sạch – thanh: Là phần tinh hoa của đời sống nội tâm, dự phần chuyển Tâm tiến hóa + chuyển Tâm Linh hướng thượng. (Xem tiếp phần sau: 9.3.LVTN và Tâm Cho – Từ Bi).

6.4.Nhìn chung về vài lợi ích của LVTN: Chúng ta tập LVTN thì: Việc xấu, việc sai trái, việc không đúng đắn dần dần sẽ không còn và tách rời cuộc đời. Cho nên, điều quan trọng là: Đủ Trí thấy biết là LVTN. Đủ Dũng và Hạnh thực hành LVTN. Đủ tự tin việc mình làm đem lại hiệu quả thiện lành Vững ý chí quyết tâm tiếp tục làm việc thiện lành. Nếu có gặp khó khăn, coi đó là phương tiện tập LVTN. Dẫn đến: Chuyển Tâm – Tánh tiến hóa hơn, Tâm Linh trong sáng – hướng thượng hơn.

7. Vài nhận thức về LVTN: Phần dưới đây xin nêu ra vài trường hợp tượng trưng về LVTN có liên quan đến sự sinh hoạt, tu học hay hành đạo:

7.1.Lời người xưa: Lời Đức Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Ý nói: Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì đừng đem điều đó đến với người.

Nương vào lời nầy, có thể nhận diện LVTN: “Điều gì” mình không muốn người khác làm cho mình, “Điều gì” nầy có thể được coi là bất thiện. Thí dụ: - Bạn không muốn người chung quanh đố kỵ về việc làm tốt vừa

rồi của mình. - Trái lại, nếu bạn đố kỵ về việc làm tốt của tha nhân: Là việc

làm bất thiện nghiệp.

Nên dè chừng: Tuy nhiên, cách nhận diện nầy đôi khi có phần chủ quan theo quan

niệm sống, theo cách nhìn, theo khả năng thấy biết sự việc, đôi khi có sự ảnh hưởng của tình cảm đời. Do đó, nên dè chừng. Thí dụ về quan niệm sống: - Anh A có chí hướng cao trong tu học và nếu có cơ hội sẽ nói lên

các bạn cùng biết. - Trái lại, anh B cũng có chí hướng tương tự như anh A nhưng

không muốn nói ra, cũng không muốn cho ai biết, dù có cơ hội.

Bài học được mở ra: Qua đây chúng ta học được: Người tu học nên có chí hướng tập LVTN. Nhưng, điều quan trọng không hẳn là LVTN, mà là: Ý chí kiên định và bền tâm nhẫn nại với đời sống nội tâm và hành

động hướng đến LVTN. Nghĩa là, Tâm và Hành đi đôi, LVTN là cái dụng của Tâm – do

Tâm dẫn đường. Nơi đây: LVTN có nguồn lực thiện lành từ bên trong con

người mở ra, có năng lực nâng cao tâm thức + chuyển tâm và tâm linh tiến hóa hơn.

7.2.Dùng Pháp Lệnh: 7.21.Lời giáo huấn: Đức Ngài và Đức Thầy đều có dạy mà đại ý: Các pháp hữu VVQN luôn luôn cẩn ngôn, nhất là các vị được phép dùng Ấn Lệnh và Pháp Lệnh: Mỗi lời phát ra là Lệnh được thi hành. Do đó, càng phải cẩn ngôn và dè chừng Khẩu nghiệp + Ý nghiệp khi phát Lệnh.

Đức Thầy đã từng nhắc nhở chúng ta: Thí dụ, để hành sử hay giải quyết sự việc nên dùng đến Chánh Trí ngõ hầu tránh được sai trái hay làm lỗi. Do đó, đối với các pháp hữu được phép dùng Pháp Lệnh nên lưu tâm đến hiệu quả và hậu quả hiện tại + về sau, đồng thời tránh tạo nghiệp xấu. Trên thực tế, trước khi dùng đến Pháp Lệnh, chúng ta nên xét đến ba (03) phương diện chính:

7.22.Một là: Người dùng Pháp Lệnh. Nên cầu nguyện trước + sau đó mới kính xin Lệnh Pháp (nhờ Chư Vị trợ giúp): Là biểu hiện hạnh khiêm tốn của người hành pháp + lòng thành kính tin vào sự giúp đỡ của Chư Vị. Và, hiệu quả có được hay không do Chư Vị xét và hành.

Bằng như: Dùng Lệnh Pháp trước + sau đó mới “cầu nguyện”: Là biểu hiện sự ra lệnh Chư Vị làm theo ý của mình. Nơi đây, bản ngã của mình lộ ra, và thường thì không có kết quả. Lời cầu nguyện nên chân chánh, hợp với Bát Chánh, Minh Trí, hay Chánh Trí: Mới có thể có hiệu quả tốt. Còn như, lời cầu nguyện theo tư tâm – theo ý riêng, đây là cái ta của mình, thường thì không có hiệu quả, trái lại còn tự đánh mất đức hạnh + dấu hiệu của nguồn sống tâm linh suy giảm.

Có trường hợp: Việc làm, việc kính xin Lệnh Pháp mình thấy là đúng và cần cho Pháp Đạo vào thời điểm đó – giai đoạn đó, nhưng xét về lâu dài thời hậu quả không tốt. Do đó, nên nhìn theo Chánh Trí – dùng Lệnh Pháp với Chánh Trí, không dùng Lệnh Pháp với trí đời – trí thấy biết đúng nhất thời hay giai đoạn.

7.23.Hai là: Đối tượng dùng Pháp Lệnh. Người được xin Lệnh Pháp: Quan trọng là lòng tin vào Ơn Trên – Thiêng Liêng. Không có lòng tin thì khó có được trợ giúp trong Vô Vi. Tuy nhiên, có lòng tin không chưa đủ: Có lòng tin mà không có phần nào hiểu biết vào những gì mình

tin: Có thể là mê tín. Sự tin nầy chưa hẳn có được trợ giúp. Do đó, nên có phần nào sự sáng, sự thấu hiểu cho chính mình với những gì mình tin.

(Còn tiếp)