23
1 Skhác bit trong xây dng chính phđiện tca Trung Quc và Vit Nam. I. Mđầu: Tnhững năm đầu thp k90 ca thế ktrước, rt nhiều nước trên thế giới đã tiến hành trin khai chương trình xây dựng và phát trin Chính phđiệ n t, nhằm đáp ứng mt cách tt nht nhu cu ngày một tăng của xã hi, nâng cao năng lực và khnăng thích ứng, đồng thi gim bt chí phí hoạt động ca chính ph. Nó nhanh chóng trthành xu hướng toàn cu và được rt nhiu các quc gia trên thế gii tiến hành xây dng và phát trin và trong sđó có Việt Nam và Trung Quc. Trung Quc đã tiến hành xây dựng CPĐT theo cách “rất riêng” của mình, mc dù Trung Quc bắt đầu cải cách đổi mi tnhững năm 1978 và bắt đầu đặt nn móng tiến hành xây dựng CPĐT từ năm 1994 (sau các nước khác nhiều năm) nhưng đến nay đã đạt được nhng thành tích rất đáng khích lệ. Vit Nam, hiểu được tm quan trng ca chính phđiện tử, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu trin khai tsm và đạt được nhiu thành tích nhưng bên cạnh đó vẫn tn ti nhiu vấn đề cn phi gii quyết. Do đó việc hc hi và tham kho thành tu của các nước khác cũng là một cách quan trng và hiu qugiúp chính phđiện tnước ta ngày mt hoàn thin. Chng hạn như nước láng gingTrung Quc là một đối tượng tốt để chúng ta tìm hiu nghiên cu. Trong hơn hai thp kxây dng và phát tin chính phđiện t, Trung Quốc đã tìm ra cho mình mt ltrình riêng, đạt nhiu thành qunhưng cũng có không ít hạn chế. Trong khuôn khca bài viết chúng ta sxem xét nghiên cu vquá trình xây dng chính phđiện tcủa nước ta và Trung Quc. II. Quá trình xây dng chính phđiện thai nước 1. nh hưởng ca bi cnh kinh tế, chính tr, xã hội đối vi vic xây dng chính phđiện thai nước. Trong quá trình xây dng chính phđiện tcon đường hình thành phát trin chính phđiện tmi quc gia đều có nhng tiền đề thun li và khó khăn do ảnh hưởng ca kinh tế, chính tr, xã hi, văn hóa. Có thchia quá trình phát trin kinh tế ca Trung Quc thành hai giai đoạn. Giai đoạn thnht là tkhi thành lập nhà nước năm 1949 đến trước ci

Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

1

Sự khác biệt trong xây dựng chính phủ điện tử của

Trung Quốc và Việt Nam.

I. Mở đầu:

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, rất nhiều nước trên thế

giới đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện

tử, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày một tăng của xã hội, nâng cao

năng lực và khả năng thích ứng, đồng thời giảm bớt chí phí hoạt động của chính

phủ. Nó nhanh chóng trở thành xu hướng toàn cầu và được rất nhiều các quốc

gia trên thế giới tiến hành xây dựng và phát triển và trong số đó có Việt Nam và

Trung Quốc. Trung Quốc đã tiến hành xây dựng CPĐT theo cách “rất riêng” của

mình, mặc dù Trung Quốc bắt đầu cải cách đổi mới từ những năm 1978 và bắt

đầu đặt nền móng tiến hành xây dựng CPĐT từ năm 1994 (sau các nước khác

nhiều năm) nhưng đến nay đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Ở

Việt Nam, hiểu được tầm quan trọng của chính phủ điện tử, Đảng và Nhà nước

đã bắt đầu triển khai từ sớm và đạt được nhiều thành tích nhưng bên cạnh đó vẫn

tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do đó việc học hỏi và tham khảo thành

tựu của các nước khác cũng là một cách quan trọng và hiệu quả giúp chính phủ

điện tử nước ta ngày một hoàn thiện. Chẳng hạn như nước láng giềngTrung

Quốc là một đối tượng tốt để chúng ta tìm hiểu nghiên cứu. Trong hơn hai thập

kỉ xây dựng và phát tiển chính phủ điện tử, Trung Quốc đã tìm ra cho mình một

lộ trình riêng, đạt nhiều thành quả nhưng cũng có không ít hạn chế. Trong khuôn

khổ của bài viết chúng ta sẽ xem xét nghiên cứu về quá trình xây dựng chính

phủ điện tử của nước ta và Trung Quốc.

II. Quá trình xây dựng chính phủ điện tử ở hai nước

1. Ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đối với việc xây

dựng chính phủ điện tử ở hai nước.

Trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử con đường hình thành phát

triển chính phủ điện tử ở mỗi quốc gia đều có những tiền đề thuận lợi và khó

khăn do ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

Có thể chia quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc thành hai giai

đoạn. Giai đoạn thứ nhất là từ khi thành lập nhà nước năm 1949 đến trước cải

Page 2: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

2

cách mở cửa 1978.Đây là giai đoạn tiến hành khôi phục nền kinh tế sau chiến

tranh. Quan niệm phát triển kinh tế XHCN chỉ dựa trên một chế độ sở hữu: chế

độ công hữu hoàn toàn và quan hệ sản xuất XHCN có vai trò chủ đạo. Tiến hành

khôi phục kinh tế trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương

nghiệp và đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên trong giai đoạn này Trung quốc

mắc phải một số sai lầm tương đối nghiêm trọng ví dụ như xây dựng nền đại

công nghiệp hay cuộc Cách mạng văn hóa do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật không

phát triển, lao động thủ công chiếm đa số, năng suất lao động thấp, trình độ quản

lý bộc lộ nhiều yếu kém . Ở giai đoạn này mới chỉ manh nha xuất hiện nhu cầu

về ứng dụng công nghệ thông tin.Giai đoạn thứ hai là từ thời kỳ cải cách mở cửa

1978 đến nay mà người khởi xướng là Đặng Tiểu Bình với tư duy lấy: “Khoa

học kỹ thuật là LLSX thứ nhất”, “lấy Kinh tế làm cơ sở, lấy KHKT đặc biệt là

khoa học kỹ thuật cao để mở đường” . Có thể nói công cuộc cải cách mở của 30

năm qua của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu phi tường làm nức lòng

nhân dân trong nước và được cả thế giới ngưỡng mộ. Thực lực kinh tế, sức

mạnh tổng hợp và địa vị kinh tế của trung quốc được nâng cao rõ rệt. Nhằm tăng

cường sức mạnh của mình hơn nữa, Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng phát triển

khoa học công nghệ vào những năm 80. Năm 1994 internet xuất hiện ở Trung

Quốc nhưng còn chịu nhiều rào cản. Song nó là bước tiến quan trọng choTrung

Quốc trong (việc) xây dựng chính phủ điện tử sau này. Mặt khác, Trung Quốc

chuyển từ chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường,

xuất hiện sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó có sự phát triển

mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn tư nhân, hoặc nước ngoài đã

làm cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với nhịp độ siêu nhanh. Nó tạo nên

một tiềm lực kinh tế vững chắc cho sự phát triển của chính phủ điện tử ở quốc

gia này.

Page 3: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

3

3

Bản đồ Trung quốc

Bản đồ hành chính Trung quốc

Tuy nhiên kinh tế Trung Quốc phát triển không đồng đều, có sự chênh

lệch lớn giữa các vùng, đặc biệt là các vùng đặc khu kinh tế (như Hồng Kông-

Ma Cao, Bắc kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến…)và các khu vực miền núi, khu

tự trị (Nội Mông,…) . Chính vì vậy tuy kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng lại

không đồng đều dẫn đến nhiều khó khăn trong xây dựng chính phủ điện tử của

từng vùng đặc biệt là những vùng có trình độ phát triển thấp và bất ổn. do vậy

(Do vậy) việc xây dựng CPĐT đối với cả nước còn gặp nhiều khó khăn.

Cũng giống như TQ, nước ta cũng trải qua nhiều biến động trong suốt quá

trình phát triển kinh tế. Việt Nam từng phải trải qua thời kỳ kinh tế quan liêu bao

cấp sau đó chuyển sang nền kinh tế thị trường sau khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới

1986. Những cải cách của chính phủ đã làm cho bộ mặt kinh tế nước ta thay đổi

Page 4: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

4

rõ ràng, đời sống nhân dân được nâng cao. Thay vì chỉ có hai thành phần kinh tế

chủ yếu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hiện nay đã có thêm thành phần

kinh tế tư nhân kinh tế có đầu vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn chịu sự quản lý

của nhà nước. Chính sự xuất hiện của khu vực tư nhân tham gia vào nền kinh tế

làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn. Sự cạnh tranh của khu vực tư đòi

hỏi nhà nước phải đổi mới và không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý chính vì

vậy việc tham gia của công nghệ thông tin vào bộ máy quản lý là hết sức cần

thiết; đồng thời đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tác động qua lại giữa chính phủ

và doanh nghiệp.Qua đó có thể thấy sự phát triển của các doanh nghiệp tư là

một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của CPĐT. Tuy nhiên nền kinh tế

của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nội tại nước ta so với

các nước khác chưa thực sự vững mạnh dẫn đến việc triển khai xây dựng CPĐT

còn gặp nhiều khó khăn.

Từ những đặc điểm nền kinh tế trên ta thấy Việt Nam và Trung Quốc có

nhiều điểm giống và khác nhau: Cả 2 nước đều trải qua các giai đoạn khôi phục

và tiến hành cải cách nền kinh tế đều chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Song TQ tiến hành cải

cách trước chúng ta gần 10 năm, ( Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 còn chúng

ta tới năm 1986 mới tiến hành cải cách) do đó nền kinh tế Trung Quốc phát triển

nhanh hơn việc triển khai xây dựng CPĐT sớm hơn. Nếu Trung Quốc đang tiến

gần đến mốc trở thành nước phát triển thì Việt Nam còn là nước đang phát triển,

với chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nội tại thực sự chưa vững mạnh thì

Trung Quốclại có các doanh nghiệp lớn với các cụm kinh tế trọng điểm phát

triển vững mạnh dẫn đến Trung Quốc có thể tiến hành thuận lợi hơn nước ta.

Tiếp theo, về mặt xã hội: Đất nước Trung Quốc chưa thống nhất, Đài

Loan đòi tách ra khỏi và thành lập một quốc gia riêng. Chất lượng cuộc sống của

người dân Trung Quốc giữa các vùng chênh lệch lớn, tỷ lệ người nghèo cao. Bên

cạnh những khu vực phát triển thì nhiều khu vực vùng sâu, xa lại cực kì khó

khăn trong việc xây dựng CPĐT. Ví dụ như ở Tây Tạng không thể xây dựng

Page 5: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

5

được do tình trạng dân di cư. Hay tình trạng các khu tự trị như khu tự tri Nội

Mông,… cũng là một trở ngại lớn trong xây dựng CPĐT.

Nếu như TQ là một quốc gia chưa thống nhất thì Việt Nam là đất nước

thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nó tạo điều kiện

thuận lợi cho quản lý và tiến hành triển khai xây dựng CPĐT hơn so với Trung

Quốc.Đời sống của nhân dân đang được từng bước cải thiện, giảm tỉ lệ chênh

lệch phát triển giữa các vùng. Đảng, Nhà nước luôn tạo nhiều điều kiện thuận lợi

để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi. Do

đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực này để triển khai CPĐT đều

được triển khai. Ta thấy một điểm chung ở cả hai quốc gia vẫn cồn tồn tại tình

trạng chênh lệch phát triển giữa các vùng dân cư như trên đã gây khó khăn trong

triển khai xây dựng CPĐT.

Ngoài ra, vai trò lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng để giúp

xây dựng thành công chính phủ điện tử ở mỗi quốc gia do đó chúng ta sẽ cùng

tìm hiểu về mặt chính trị để thấy được vai trò của nhà nước.Ta thấy, Trung Quốc

là chế độ đa đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các

đảng nhỏ trong một mặt trận thống nhất. Đồng thời do thể chế một nước hai chế

độ nên ở hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao có chế độ chính trị

khác với phần còn lại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay ở Hồng

Kông và Ma Cao vẫn tồn tại chế độ đa đảng thực sự. Bên cạnh đó, Đài Loan

luôn muốn tách ra khỏi Trung Quốc. Chính vì thế tình hình chính trị ở TQ không

được ổn định, triển khai xây dựng CPĐT cũng không thể được thực hiện thống

nhất. Khác với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo

toàn diện đó là Đảng Cộng Sản VN, với phương châm Đảng lãnh đạo nhân dân

làm chủ và nhà nước tiến hành, điều này giúp cho các chính sách, chương trình,

đề án,… về phát triển CPĐT được tiến hành thống nhất, thông suốt từ trung

ương đến địa phương.

2. Mục tiêu xây dựng CPĐT của hai nước:

Page 6: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

6

Như trên chúng ta đã thấy, Trung Quốc hay Việt Nam thì đều có những

tiền đề khó khăn, thuận lợi của riêng mình, nhưng cùng chung mục đích phát

triển đất nước thì việc xây dựng CPĐT là một tất yếu khách quan. Nó là phương

tiện hoàn thành những mục tiêu lớn của xã hội, những mục tiêu không chỉ dừng

lại ở tính hiệu quả của các thủ tục của chính phủ mà còn là cải cách và phát triển

toàn diện. Đối với các nước đang phát triển có năm mục tiêu lớn thường được

đặt ra đối với CPĐT. Đó là: tạo môi trường kinh doanh tốt hơn; khách hàng trực

tuyến không phải xếp hàng; tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ

và sự tham gia rộng rãi của người dân; tiếp theo là nâng cao năng suất và tính

hiệu quả của các cơ quan chính phủ và cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc

sống nhất là cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa. Các mục tiêu trên không

được liệt kê theo thứ tự quan trọng vì mỗi một nước, Việt Nam hay Trung Quốc

đều cần phải xác định các ưu tiên của mình trong CPĐT. Có thể thấy, điều cốt

yếu trong các mục tiêu của CPĐT là cải tiến mối tác động qua lại giữa ba chủ

thể chính của xã hội là chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Theo ông Lê

Doãn Hợp - Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam đánh giá, ở Việt Nam chính

quyền điện tử đang có tiến bộ rõ và nhanh. Nhưng Chính phủ với doanh nghiệp

thì chưa thực hiện được nhiều và Chính phủ với công dân còn mờ nhạt. “Không

có công dân điện tử thì không có Chính phủ điện tử” - ông Lê Doãn Hợp

nói.Phải chăng chúng ta nên tham khảo khẩu hiệu “Chính phủ điện tử là "cầu nối

với trái tim" giữa chính phủ và công chúng” của nước láng giềng chúng ta,

Trung Quốc, để phát triển CPĐT hơn nữa? Ngoài ra, theo đánh giá chủ quan của

chúng tôi, Trung Quốc đã tiến hành mạnh mẽ và tốt hơn Việt Nam rất nhiều

trong việc cải tiến mối tác động giữa chính phủ doanh nghiệp và người dânthông

qua hàng loạt các dự án, chương trình lớn đem lại nhiều thành công, thúc đẩy

mọi mặt đất nước phát triển vàđiều này sẽ được giới thiệu bên dưới.

Với những điều kiện và đặc thù của về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như

những mục tiêu với ưu tiên riêng của mỗi nước, Việt Nam và Trung Quốc đã

chọn cho mình một lộ trình riêng.

Page 7: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

7

3. Lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử của Trung Quốc và Việt Nam:

a) Giai đoạn 2003 đến 2006:

Bạn đã từng thấy cụm từ: “lưỡng võng, nhất trạm, tứ khố, thập nhị kim”

chưa? Mới nhìn thoạt có vẻ hài hước, đâu liên quan đến CPĐT?Nhưng màđây

chính là chìa khóa mở ra hướng phát triển mới cho CPĐT Trung Quốc, được đề

xuất từ cuối những năm 90 và những năm 2000. Trên trang báo china.com.vn và

baidu.com cũng đã đăng tải nội dung này với tiêu đề tương tự cụm từ trên và

giải thích. “Nhất trạm” là một cổng thông tin điện tử chính phủ. “Lưỡng võng”

đề cập đến một mạng intranet nội bộ chính phủ và Extranet. Còn “tứ khố” cụ thể

là việc xây dựng bốn cơ sở dữ liệu cơ bản vĩ mô: về nhân khẩu, địa vị pháp

nhân, địa lý không gian và tài nguyên thiên nhiên. Cuối cùng “thập nhị kim”, có

thể chia thành bốn tầng “2523” gồm: “2” đầu tiên đề cập đến việc cung cấp các

hỗ trợ cho quyết định vĩ mô, đó là dự án kim hoành (hệ thống thông tin kinh tế

vĩ mô quốc gia) và dự án kim thổ (khu vực vàng). “5” tiếp theo liên quan đến hệ

thống tài chính: kim tài (tài chính vàng), kim thuế (thuế vàng), kim tạp (thẻ

vàng), kim thẩm (kiểm toán vàng) và kim quan(hải quan vàng). Còn “2” sau đề

cập đến ổn định quốc gia và ổn định xã hội trong 2 dự án là dự án kim thuẫn

(盾- khiên chắn) và dự án kim bảo (保-bảo hộ, dự án bảo hiểm vàng). “3” cuối

cùng chỉ 3 dự án liên quan đến dân sinh của quốc gia gồm: dự án kim nông

(nông nghiệp vàng), kim thủy (thủy lợi vàng), và dự án kim chất (chất lượng

vàng). “Nhất trạm lưỡng võng tứ khố thập nhị kim” này bao gồm tất cả các khía

cạnh của việc xây dựng chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển nguồn lực

thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, hội nhập, công nghệ thông tin và các lĩnh vực

khác. Chúng thuộc về các mảng khác nhau, nhưng lại thâm nhập và hội nhập

nhau, tạo thành khung cơ bản cho việc xây dựng chính phủ điện tử. Ngoài các

dự án chính này, Trung Quốc còn tiếp tục triển khai thêm 7 dự án bổ trợ khác

như kim lữ (du lịch vàng), kim trí (trí tuệ vàng), kim tín (thống kê thông tin quốc

gia), kim an (an ninh vàng), kim vệ (y tế vàng), kim mậu (giao dịch vàng), kim

Page 8: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

8

kiều (cầu vàng). Đây cũng là một phần cơ bản xuyên suốt trong lộ trình xây

dựng và phát triển chính phủ điện tử ở Trung Quốc.

Do vậy, năm 2004:Chính phủ Trung Quốc đã đổi mới quản lý nhà

nước,định hướng chức năng chính phủ điện tử Trung. Đồng thời xây dựng an

ninh chính phủ điện tử, Extranet quốc gia và kho lưu trữ dựa trên dân số, kho

lưu trữ cơ sở tổ chức. Và tiếp tục triển khai dự án kim thuế (thuế vàng), kim tạp

(thẻ vàng), dự án kim thẩm (kiểm toán vàng), dự án kim thuẫn, kim bảo, kim

nông, và kim thủy. Mặt khác, còn thiết lập được môi trường pháp lý: Trung

Quốc đã ban hành một số luật và các quy định về máy tính và liên quan đến

Internet, trong đó có "Quy định Viễn thông", "điều kiện an ninh hệ thống máy

tính", "quyết định về bảo vệ an ninh Internet" . Như vậy, các luật và quy định

chủ yếu tập trung vào bảo mật máy tính và các khía cạnh khác của Internet, quy

định pháp luật có liên quan chính phủ điện tử chưa xuất hiện. Cho đến khi “Luật

cấp phép hành chính” được thực hiện (2004), luật đầu tiên xuất hiện trong các

quy định có liên quan đến chính phủ điện tử, chủ yếu thể hiện tại Điều 29 và

Điều 33. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính phủ điện tử quy định sự

công nhận đầu tiên về CPĐT và thúc đẩy việc thực hiện chính phủ điện tử. Và

đến ngày 28 tháng 8 năm 2004, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc đã thông

qua "Luật Chữ ký điện tử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa " để điều chỉnh chữ ký

điện tử, thiết lập hiệu lực pháp lý của chữ ký điện tử nhằm bảo vệ các quyền và

lợi ích hợp pháp của tất cả các bên liên quan. Đây là luật đầu tiên của Trung

Quốc về các ứng dụng chính phủ điện tử Trung Quốc với vai trò to lớn, sâu

rộng. Luật này được bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2005. Năm 2005 là năm đẩy

mạnh, tăng cường môi trường pháp lý cho Chính phủ điện tử với hàng loạt các

lệnh, quyết định, quy định,… từ trung ương đến địa phương. Nếu như ở Trung

Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng CPĐT kể trên thì Việt

Nam mới đang ở giai đoạn phổ cập tin học. Từ năm 2003 đến 2005, đây là giai

đoạn sơ khai đưa ứng dụng CNTT vào bộ máy quản lý của chính quyền, từng

bước xây dựng CPĐT tại Việt Nam, giúp tăng cường sự tiếp cận của người dân

Page 9: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

9

vào quản lý của chính phủ; cải cách, thay đổi lề lối làm việc quan liêu, nhiều

cửa, thiếu hiệu quả mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; phổ cập tin học

đến hầu hết các tỉnh, cơ quan, ban ngành cũng như thay đổi nhận thức của cán

bộ công chức nhà nước về tầm quan trọng của CNTT trong tương lai. Điều này

được thể hiện ở việc sau năm 2003, chính phủ và hầu hết các bộ ngành đều đã có

cổng thông tin điện tử riêng, cung cấp lượng lớn các văn bản pháp quy riêng

cũng như các thông tin cập nhật trong khu vực bộ - ngành trực tiếp quản lý. Tỷ

lệ truy cập Internet của VN ước tính khoảng 7,89% (theo thống kê của Bộ

BCVT tháng 3/2005), số thuê bao cố định và di động ước tính chiếm 12,35%.

Đồng thời gian với Trung Quốc năm 2005, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành luật

Giao dịch điện tử. Qua đây ta thấy Trung Quốc đã phát triển nhanh hơn ta rất

nhiều, họ đã đưa được công nghệ thông tin vào đổi mới cải cách thủ tục hành

chính không những thế họ còn xây dựng được các dự án rất thiết thực. Trong khi

nước ta chỉ ở giai đoạn sơ khai của việc xây dựng chính phủ điện tử thì Trung

Quốc đã bước vào giai đoạn vận hành chính phủ điện tử.

Năm 2006, ở Việt Nam đây là giai đoạn Quốc hội chính thức ban hành

Luật Công nghệ thông tin quy định cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, nội dung

ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Việt Nam

cũng nhận được nhiều đánh giá khả quan của các chuyên gia về khả năng triển

khai thành công Chính phủ điện tử do có tỷ lệ Internet/Dân cư tăng nhanh, ngân

sách dành để phát triển CNTT lớn (7.3% GDP) hay chỉ số nguồn nhân lực được

đánh giá cao trên thế giới. Tuy vậy, thực trạng ứng dụng CNTT trong bộ máy

quản lý của chính phủ lại còn khá nhiều vướng mắc.Tháng 1/2006, Thủ Tướng

đã khai trương trang web CP và kênh thông tin dành cho CP

(www.vietnam.gov.vn và www.chinhphu.vn). Đây là giai đoạn có bước tiến phát

triển hơn trước khi chúng ta đã chính thức có trang web của chính phủ đây là cơ

sở để ra đời cổng thông tin điện tử chính phủ. Đồng thời đây cũng là giai đoạn

tiến hành các công việc về mặt pháp luật để triển khai xây dựng chính phủ điện

tử. Trong khi đó, năm 1992 chính phủ Trung Quốc đã tự động hóa văn phòng,

Page 10: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

10

năm 1998, Trung Quốc đã có trang web chính phủ đầu tiên dù còn hạn chế và

đến năm này 2006, xác lập cổng thông tin chính phủ điện tử cộng hòa nhân dân

Trung Hoa. So với thời kỳ trước ta đã có bước tiến rõ rệt nhưng so với Trung

Quốc giai đoạn này thì họ đã đạt được nhiều thành công trong việc hoạt động

của chính phủ điện tử. Với Trung Quốc đây là năm đầu tiên trong lần thứ 10 của

kế hoạch năm năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia: Trung Quốc tiếp tục

tăng cường cải cách chính trị,hệ thống kinh tế thị trường và chuyển đổi dần chức

năng của chính phủ. Bước vào một giai đoạn quan trọng, chính phủ điện tử nêu

ra những vấn đề mới, yêu cầu mới, sự phát triển của chính phủ điện tử đang đối

mặt với một cơ hội lịch sử mới. Trọng tâm của chính phủ điện tử được đặt trong

đổi mới thể chế để thúc đẩy sự tương tác tích cực của công nghệ thông tin và

"chính quyền", nâng cao hiệu quả, trình độ phát triển và hợp lý việc sử dụng tài

nguyên thông tin của chính phủ. Đồng thời cải thiện các quy định phát triển

chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả tổ chức. Chính phủ điện tử đã tạo được

một bước tiến mới trong việc nâng cao hiệu quả hành chính, tăng cường thị

trường, cải thiện quản lý xã hội, nâng cao năng lực dịch vụ công cộng và chất

lượng các trang web hồ sơ của chính phủ Trung Quốc, mua sắm chính phủ điện

tử. Trong năm 2006 này, Trung Quốc đã ghi nhận những thành công đáng kể

của dự án kim quan (hải quan vàng): Hải quan vàng của Trung Quốc (giao dịch

G2B) đã được Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Li Langquing đề xuất vào năm

1993 để tạo ra một hệ thống truyền thông số liệu tích hợp kết nối các công ty

thương mại quốc tế, ngân hàng với các cơ quan thuế và hải quan. Mục đích của

hệ thống này là đẩy nhanh tiến độ giải quyết cac thủ tục hải quan và nâng cao

năng lực của các ngành có liên quan trong việc thu thuế và quyết toán thuế. Dự

án Hải quan vàng cho phép các công ty nộp bảng kê khai về xuất nhập khẩu.

Một trong những khái niệm hấp dẫn của dự án là hệ thống theo dõi số liệu điện

tử cho phép các cơ quan hải quan kiểm tra dãy số liệu trên mạng nhằm hỗ trợ

việc quản lý về mặt hải quan và ngăn chặn các hành động bất hợp pháp. Hệ

thống này cho phép ngành Hải quan Trung Quốc giải quyết các trường hợp buôn

lậu và phạm pháp với tổng giá trị khoảng 80 tỷ nhân dân tệ (96 triệu đô la) và

Page 11: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

11

tăng việc thu thuế lên 71 tỷ nhân dân tệ (86 triệu đô la Mỹ). Dù vậy, ta thấy Việt

Nam tuy đi sau nhưng đã học tập kinh nghiệm nhanh chóng và tự mở lối đi cho

sự phát triển CPĐT nước ta.

b) Giai đoạn 2007 – 2008:

Cùng với bước ngoặc lớn ở năm 2006 - sự ra đời của bộ luật công nghệ

thông tin, năm 2007 nước ta tiếp tục đat đước những bước đi mới trong công

cuôc xây dựng chính phủ điện tử. Nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ

quan quản lý của Đảng và Nhà nước có những bước thay đổi mạnh mẽ. Đây

cũng là năm chính phủ lên kế hoạch triển khai đề án Chương trình ứng dụng

CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2007-2010 (chương

trình 64). Trong thời gian này, Việt Nam nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành,

cung cấp dịch vụ hành chính công, và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, phát

triển nguồn nhân lực CNTT. Có thể nói 2007 là một bước ngoặc lớn trong cuộc

cách mạng xây dựng chính phủ điện tử ở nước ta, là tiền đề cho các giai đoạn

xậy dựng sau này thành công. Với những thành công đạt được năm 2006, năm

2007 tiếp tục đáng dấu những chuyển biến mới triệc xây dựng chính phủ điện tử

ở Trung Quốc. Đó là tiếp tục nâng cao dịch vụ và ứng dụng khuân khổ của chính

phủ điện tử, tư nhân hóa để thúc đẩy các dịch vụ của chính phủ điện tử vào một

giai đoạn mới, đồng thời đẩy mạnh mục tiêu phổ biến mạng lưới và dịch vụ

chính phủ điện tử ở khắp mọi nơi. Trung Quốc chú trọng phát triển và sử dụng

tài nguyên thông tin dịch vụ nông thôn, phát triển và sử dụng các nguồn tài

nguyên môi trường pháp lý thông tin của chính phủ. Trong năm này Trung Quốc

có các dự án lớn như: đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thiện mạng lưới extranet

chính phủ điện tử, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và không gian địa lý để

xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, xây dựng kho lưu trữ, phát triển hệ thống

thông tin, trong đó chú trọnghệ thống thông tin y tế công cộng Quốc gia, và dự

án Quốc gia về chia sẻ tài nguyên thông tin văn hóa. Mặt khác, năm 2007 cũng

đánh dấu bước tiến quan trọng của dự án kim thuế (thuế vàng), là một trong

"mười hai" dự án của chính phủ điện tử Trung Quốc, khởi đầu từ nửa đầu năm

Page 12: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

12

1994 với thí điểm ở nhiều địa phương và đến năm này đã đạt được nhiều thành

tựu, Ủy ban Phát triển và Cải cách Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phê duyệt báo

cáo khả thi của giai đoạn ba, và quyết định đầu tư ngân sách đánh dấu sự ra mắt

chính thức của dự án thuế vàng. Tại sao Trung Quốc lại thực hiện dự án này? Có

thể lý giải ngắn gọn điều này qua các chức năng chính của dự án kim thuế như

sau: Thứ nhất, tăng giá trị thuế phòng, khống chế thuế giả (ngụy thuế) và kiểm

soát hệ thống tiền mở (khai phiếu). Thứ hai là xây dựng hệ thống phòng chống

thuế giả, thứ ba là tăng giá trị kê hạch thuế chéo (giao xoa). Thứ tư là xây dựng

hệ thống hiệp tra hóa đơn. Đồng thời tiếp tục phát triển các dự án như dự án kim

tài, kim bảo, kim thủy, kim chất, kim thổ. Ta thấy, năm 2007 hai nước đã có

nhưng bước đi mới trong cuộc cách mạng xây dựng chính phủ điện tử. Tuy

nhiên có một điểm khác biết cơ bản của hai nước đó là Trung Quốc đã bước vào

quá trình xây dựng chính phủ điện tủ bằng các dự án cụ thể thì lúc này Việt Nam

mới chỉ dừng lại ở việc liên kế hoách triển khai đề án mà chưa có những bước đi

cụ thể nào cả. Từ đây ta nhận thấy rằng qua trình xây dựng chính phủ điện tử ở

nước ta còn chậm so với các nước trong khu vực, Đảng và Nhà nước cần nhìn

nhận từ những cái đạt được của các nước khác từ đó rút kinh nghiệm cho việc

xây dựng trong nước, có thế mới đạt được kết quả cao và gặt được nhiều thành

công.

Bước vào năm 2008 cả hai nước điều có những chuyển biến cũng như

thành công mới trong công cuôc xây dựng chính phủ điện tử. Ở Việt Nam, năm

2008 được đánh giá là một năm mà các đề án xây dựng không còn nằm trên

giấy nữa mà đã có nhưng hoat động cụ thể. Nếu như các giai đoan trước đây

việc xây dựng chính phủ điện tủ mới chỉ dừng lại ở tin học hóa hoat động hành

chính thì bước vào năm 2008 việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và cải cách

các thủ tục hành chính theo hướng xây dựng dịch vụ công trực tuyến mới là

hướng phát triển chủ đạo. Cụ thể trong giai đoạn này là sự ra đời của đề án 30 ,

đề án vềmột cơ sở dữ liệu chung trong Thủ tục hành chính đang được thực hiện

ở các cấp chính quyền sẽ được tập hợp để phục vụ giai đoạn rà soát, qua đó các

Page 13: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

13

cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp tham gia góp ý trực tiếp nhằm sửa

đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây cản

trở cho hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân. Đến cuối năm 2010 đề ánh

này đã đạt được những thành công rực rỡ. Đồng thời, năm 2008 tiếp tục đánh

dấu sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc xây dựng chính phủ điện

tử. Sau sự chuyển giao thế kỷ với sự phát triển nhanh chóng, chính phủ điện tử

của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới, cải thiện đáng kể và toàn diện

năng lực dịch vụ của chính phủ điện tử và phát huy hiệu quả các hướng dịch vụ

của chính phủ điện tử ngày càng rõ ràng. Đó chính là sự thúc đẩy việc xây dựng

chính phủ hướng tới dịch vụ. Đồng thời nâng cao năng lực dịch vụ công, tăng

cường trang web chính phủ về các dịch vụ công, xây dựng cơ sở dữ liệu thông

tin cơ bản và quản lý vĩ mô về hệ thống thông tin. Mặt khác Trung Quốc cũng

tăng cường các dự án kim tài , kim tạp (thẻ vàng), kim thuẫn, kim bảo, kim chất,

kim thủy, kim thổ, kim tín, và dự án kim lữ. Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng

an ninh tối thiểu cho hệ thống thông tin quốc gia cũng như xây dựng dự án

Internet Trung Quốc thế hệ mới (CNGI).Năm 2008 là năm Việt Nam mới bắt

đâu bước vào những giai đoạn cụ thể của cách mạng xây dựng chính phủ điện

từ, thì Trung Quốc đã thu được những kết qua bước đầu và đang trong quá trình

dần hoàn thiện mô hình chính phủ điện tử của mình. Việt Nam có thể dựa vào

kết qua của Trung Quốc từ đó học hỏi những cái đạt được, cái thành công của họ

cho quá trình xây dựng trong nước. Đồng thời nhìn nhận những điểm chưa đạt

để rút kính nghiệm tránh mắc phải.

c) Giai đoạn 2009 – 2010:

Sang năm 2009 nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách

thức do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 nhưng hoạt động

ứng dụng CNTT trong khối cơ quan chính phủ của Việt Nam đã có bước thay

đổi lớn về nhận thức và cách thức tiến hành. Về nhận thức, phiên bản nâng cấp

Website lên Cổng điện tử được chọn, sau khi được Hội đồng thẩm định đánh giá

cao và nhất trí thông qua, đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP ký Quyết định

Page 14: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

14

số 09/2009/QĐ-VPCP, ngày 05/01/2009 phê duyệt Phương án Kỹ thuật – Kinh

tế (tổng thể) triển khai Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Giao diện Cổng thông

tin điện tử (TTĐT) Chính phủ sẽ kế thừa công nghệ Cổng (Oracle Portal) của

Website CP và gồm hệ thống Bản đồ điện tử Hành chính Việt Nam tích hợp vào

Cổng TTĐT Chính phủ, sử dụng công nghệ GIS để thể hiện được đầy đủ nội

dung bản đồ của các cấp hành chính Việt Nam (quốc gia; tỉnh/thành phố;

quận/huyện/thị xã; xã/phường/thị trấn). Cùng với việc xây dựng giải pháp đảm

bảo an toàn thông tin và an ninh hệ thống cách thức tiến hành sẽ dựa trên kế

hoạch chủ động của các bộ ngành và địa phương thay vì dựa theo kế hoạch

thống nhất từ Trung ương xuống như cách làm trước đây. Đây chính là bước

tiến quan trọng trong tầm nhìn của Chính phủ đối với vấn đề chính phủ điện tử

(CPĐT) khi đặt người dân vào vị trí trung tâm bởi lẽ muốn thực hiện CPĐT

thành công phải tìm hiểu nhu cầu thực của người dân trong từng địa phương

khác nhau. Về phía Trung Quốc tuy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhưng do đã có được những tiền đề phát trển

CPĐT từ rất sớm và đạt được một số thành tựu nhất định nên giai đoạn 2009 vẫn

là năm tiếp tục tăng cường sự phát triển và sử dụng tài nguyên thông tin của

chính phủ, nỗ lực thúc đẩy xây dựng chính phủ theo hướng dịch vụ extranet

chính phủ giúp các giao dịch giữa các doanh nghiệp đảm bảo thương mại điện tử

được an toàn. Việc phát triển sử dụng các trang web của chính phủ, tích hợp

mạng lưới giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, hệ thống kinh doanh

chặt chẽ góp phần cung cấp các nguồn thông tin xây dựng, tài nguyên thông tin.

Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn công bố hệ thống thông tin của chính quyền,

hệ thống trao đổi thông tin kiểm toán quốc gia dựa vào mạng diện rộng của

chính phủ. CPĐT đã thực sự trở thành một phương tiện quan trọng đối với chính

phủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp nâng cao hiệu quả hành

chính. Không những vậy Trung Quốc còn ứng dụng công nghệ thông tin trong

phân tích mua sắm chính phủ, xây dựng hệ thống dịch vụ công chính phủ điện

tử, có tiến bộ trong quản lý và xây dựng hệ thống thông tin kinh tế vĩ mô, phát

triển công nghệ cao nhằm tích hợp thông tin doanh nghiệp và mô hình kinh

Page 15: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

15

doanh dịch vụ. Năm 2009 đã đánh dấu một mốc quan trọng – 16 năm triển khai

dự án kim tạp (dự án thẻ vàng) mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Thật vây, “Dự

án thẻ vàng” đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có số người

sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất, phát triển nghiệp vụ thẻ ngân hàng nhanh nhất

và có những tiềm lực lớn nhất để phát triển, đóng vai trò to lớn trong việc thúc

đẩy phát triển thương mại điện tử. Ban đầu, từ năm 1993, Trung Quốc chính

thức khởi động “Dự án thẻ vàng” để điện tử hóa lưu thông tiền tệ, giải quyết vấn

đề liên kết ngân hàng và liên kết các mạng ngân hàng. Đến năm 2000, Trung

Quốc bước đầu xây dựng được hệ thống giao dịch trao đổi thẻ ngân hàng và

trung tâm trao đổi thông tin tại 18 thành phố lớn. “Dự án thẻ vàng” đã thu được

những thắng lợi đầu tiên. Tháng 3/2002, Trung Quốc giải quyết được vấn đề liên

kết thẻ ngân hàng và liên kết mạng ngân hàng trên phạm vi rộng lớn, thúc đẩy

mạnh việc phát triển mạng thương mại điện tử, giải quyết được những thách

thức mới của thị trường tài chính thời mở cửa. Sau khi được Quốc vụ viện Trung

Quốc cho phép, tổ chức liên kết thẻ ngân hàng - khối liên kết ngân hàng Trung

Quốc - chính thức được thành lập, qua đó đưa ngành thẻ ngân hàng Trung Quốc

bước vào giai đoạn phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chóng mới. Tính đến

năm 2009 này, dự án đã giúp hình thành một mạng lưới chấp nhận thẻ thanh

toán ngân hàng quy mô lớn tại Trung Quốc; đồng thời mở rộng mạng lưới chấp

nhận thẻ thanh toán tới 67 quốc gia và khu vực trên thế giới. Như vậy, việc xây

dựng CPĐT của Trung Quốc đã tiến trước Việt Nam một bước khi trong năm

2009 ta mới bắt đầu có cổng thông tin điện tử chính phủ thì Trung Quốc đã có

và đang hoàn thiện các dịch vụ cung ứng, nâng cao chất lượng hoạt động của

các trang web chính phủ, và thu về nhiều thành tích từ các dự án đã sớm được

triển khai thực hiện từ trước.

Từ thực tế trên, sang năm 2010 nước ta tiếp tục nâng cấp và cải thiện chất

lượng các dịch vụ công được tích hợp trong cổng thông tin điện tử chính phủ

bằng việc triển khai Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg về “Ứng dụng CNTT –TT

trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010” và tổng kết thực hiện chỉ thị

Page 16: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

16

số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, kế hoạch quốc gia về “Ứng dụng CNTT-TT

trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015” với tổng đầu tư hơn 40 triệu

USD vào 20 dự án quốc gia cũng được thông qua. Nhằm thúc đẩy sự phát triển

công nghệ thông tin và truyền thông trong nước hướng tới xây dựng chính phủ

điện tử đạt hiệu quả cao phục vụ người dân và các doanh nghiệp cũng như các

bộ cơ quan nhà nước. Tổng kết lại giai đoạn 2008-2010, tiến trình triển khai

CPĐT đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong năm 2010, tỷ lệ bộ có

website đạt 100%, đối với cấp tỉnh, thành phố; con số này cũng đạt đến 98.4%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trung bình dịch vụ công trực tuyến ở cấp Bộ cũng đạt 76.6%,

tăng mạnh so với mức 46.9% của năm 2009; ở cấp địa phương, con số này tuy

khiêm tốn hơn nhưng cũng rất đáng khích lệ đó là 55.6%. Còn Trung Quốc năm

2010 vẫn tiếp tục tập trung vào việc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử nhằm

xây dựng một chính phủ hướng dịch vụ trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa. Đồng thời đẩy nhanh việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế

hội nhập bằng việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà

nước trên các lĩnh kinh tế. Từ đó tạo nền tảng trong xây dựng cổng thông tin

chính phủ và các thông tin chính phủ mở phục vụ người dân và đăc biệt là các

doanh nghệp trong và ngoài nước tốt hơn. Điều đó càng có ý nghĩa khi Trung

Quốc là một nền kinh tế lớn và năng động mà chỉ cần một sai sót nhỏ trong quản

lý cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của “người khổng lồ” này. Nhờ vậy chính

phủ điện tử với mô hình phát triển kinh tế đã tạo động lực phát triển doanh

nghiệp và ngành công nghiệp CNTT quốc gia về đô thị và nông thôn. Trung

Quốc đã từng bước khắc phục những sai lầm trong xây dựng chính phủ điện tử

khi trước kia chỉ chú trọng vào phát triển các website mà không tập trung cung

cấp thông tin và nhu cầu thực của người dân thì nay sự tương tác giữa chính

quyền và người dân qua mạng đã được khuyến khích. Từ phân tích trên ta có thể

thấy năm 2010 cả ta và Trung Quốc đều có những chuyển biến tích cực trong

công cuộc xây dựng và hoàn thiện chính phủ điện tử phục vụ tốt hơn nhu cầu

thực tiễn của nền kinh tế-xã hội bất chấp những khó khăn mà nền kinh tế đang

đối mặt. Như vậy công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển như vũ

Page 17: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

17

bão tác động đến mọi lĩnh vực đời sống, làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế,

văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển công nghệ bưu chính viễn thông hay

CPĐT vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với chính phủ của từng nước. Vì

nếu xây dựng CPĐT thành công sẽ thúc đẩy phát triển nền hành chính công vừa

tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả. Ngược lại, làm không tốt sẽ

làm lãng phí ngân sách nhà nước( như thất bại đề án 112) mất lòng tin của

người dân vào chính phủ điện tử và nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác. Vì vậy

mỗi quốc gia cần xác định rõ mục tiêu và phương hướng thực hiện sao cho phù

hợp với tình hình đất nước và nền kinh tế chính trị-xã hội của mình.

d) Giai đoạn 2011 – 2013:

Trải qua quá trình thực hiện CPĐT từ năm 2003- 2010 thì cả Việt Nam và

Trung Quốc đều đạt được những kết quả nhất định cả về thành công cũng như

còn nhiều hạn chế . việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý hành chính nhà

nước , kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong nước cũng như

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển,

góp phần tăng trưởng kinh tế của nước nhà.Về phía Việt Nam nhận thức được

vai trò và xu thế phát triển tất yếu của chính phủ điện tử, Đảng và chính phủ

Việt nam đang thực hiện mạnh mẽ chương trình cải cách hành chính, hiện đại

hóa cơ quan Chính phủ, triển khai thực hiện các quá trình tin học hóa, nâng cao

chất lượng dịch vụ, xây dựng một chính phủ thực sự của dân do dân vì dân với

năng lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng cao, từng bước xóa bỏ quan

liêu,tham nhũng,tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Tiêu biểu như năm 2011 việt nam xây dựng CPĐT đạt được một kết quả

đáng ghi nhận : Theo báo cáo xếp hạng của Liên hiệp Quốc (2010), Việt Nam đã

có những bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan chính

phủ, cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho công dân (cải thiện vị trí từ 126

năm 2006 lên 90 trong năm 2010; xếp thứ 6/10 trong các nước ASEAN), và việc

đánh giá xếp hạng dựa trên các chỉ số chính như sự sẵn sàng điện tử, đánh giá

web, nhân lực và hạ tầng cơ sở trong nước cũng rất khả quan. Bên cạnh những

Page 18: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

18

thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cụ thể: Việc triển khai

CPĐT – CCHC vẫn còn nhiều chống chéo, khúc mắc, thủ tục hành chính còn

phức tạp, ở nhiều địa phương, CNTT –TT vẫn chưa thể phát huy tối đa vai trò

của mình. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển CPĐT- CCHC

ở Việt Nam trong năm 2011. Mặc dù dân số đông gấp 10 lần dân sốViệt Nam,

tuy nhiên dân cư phân bố không đồng đều, trình độ phát triển không đồng nhất

nên chính phủ Trung Quốc lại càng chú trọng đến hoàn cảnh từng vùng: Trung

Quốc tiếp tục xây dựng và nâng cao CPĐT địa phương. Không chỉ phát triển hệ

thống thông tin ứng dụng với nông nghiệp mà còn phát triển trung tâm dữ liệu

chính quyền địa phương, đổi mới mạng chính trị và quản lý chính quyền địa

phương . Ngoài ra, còn sử dụng chính phủ điện tử phát triển du lịch địa phương

(dự án kim lữ). Đồng thời, quản lý đổi mới thúc đẩy chia sẻ thông tin và hợp tác

kinh doanh, phối hợp để thúc đẩy chia sẻ thông tin hợp tác của chính phủ và

doanh nghiệp và thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn dữ liệu khẩn cấp để

nâng cao năng lực quản lý của chính phủ.

Năm 2012 là một năm toàn cầu hòa về việc áp dụng CPĐT trên thế giới,

Việt Nam là một trong những nước đang đẩy mạnh tiếp tục phát triển ứng dụng

CNTT vào các hoạt động hành chính cũng như xây dựng CPĐT. Điều này được

thể hiện qua các con số khá ấn tượng như 96,6% các bộ ngành có website riêng,

100% các tỉnh thành phố có cổng thông tin điện tử, 83.6% các thông tin chỉ đạo

ban hành được đưa lên mạng (theo báo cáo của IDG về chính phủ điện tử 2012).

Đồng thời, chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015 về

CPĐT, hướng tới bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông

tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia, xây dựng hệ

thống thông tin quốc gia, hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô

quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp,

thực hiện hiệu quả, định hướng đồng bộ và thống nhất việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong các cơ quan nhà nước. CPĐT của Việt Nam được cải thiện và từ

vị trí thứ 90 năm 2010 tiến lên vị trí thứ 83 năm 2012, đứng thứ 4 trong khu vực

Page 19: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

19

Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Malaysia và Brunei( theo báo cáo của Liên hợp

quốc về CPĐT). Phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so

với mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực, nổi bật là chỉ số về cơ

sở hạ tầng, nguồn lực con người hay chỉ số CPĐT. Năm 2012 Việt Nam đứng

thứ 83 còn Trung Quốc xếp thứ 78 trên bảng xếp hạng chính phủ điện tử thế giới

của Liên Hợp Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã trải qua các năm với nhiều biến

động lên xuống thất thường ( năm 2003 là 74, năm 2005 tăng lên thành 57, sau

đó có xu hướng giảm xuống 65 vào năm 2008 và 72 vào năm 2010) nhưng nhìn

chung, CPĐT của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu hơn so với Việt

Nam, bước tiến cũng nhanh hơn. Năm 2012 Trung quốc đã rất táo bạo và coi

việc triển khai chương trình CPĐT ở nước này khi đưa ra chủ đề của năm 2012

là " Đánh giá của Trung Quốc về phát triển Chính phủ điện tử trong quá khứ

Mười năm và triển vọng của nó trong tương lai gần ". Chủ đề này đã nhanh

chóng được hưởng ứng tại Trung Quốc và nó đã mang lại những kết quả rất khả

quan, cho thấy CPĐT đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của

Trung Quốc, đặc biệt là cải thiện khả năng của chính phủ kiểm soát kinh tế vĩ

mô, quản trị thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công cộng. Cụ thể là các vấn

đề về cơ chế, chia sẻ thông tin và hợp tác kinh doanh, an ninh thông tin, và tỷ lệ

nội địa hóa thấp, do đó làm rõ các yêu cầu của nỗ lực hơn nữa vào các khía cạnh

bảo lãnh tổ chức, quản lý vĩ mô, ứng dụng định hướng, dịch vụ công nghệ và an

ninh thông tin. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các dự án: dự án kim nông (nông

nghiệp vàng), dự án kim thẩm (kiểm toán vàng), dự án kim quan (hải quan

vàng), dự án (thuế vàng) dự án kim chất (chất lượng vàng) và dự án thông tin về

bảo hiểm sức khỏe nhân dân. Quốc gia này cũngxây dựng các nguồn tài nguyên

dữ liệu thống kê quốc gia, quản lý thông tin dân số. Các dự án cho thấy sự tiến

bộ và hướng đi mới của chính phủ điện tử trong lĩnh vực trọng điểm quốc gia.

Đồng thời, CPĐT Trung Quốc giải quyết vấn đề tăng cường ảnh hưởng của

chính phủ và xây dựng các đám mây chính phủ điện tử tại tòa án Bắc Kinh và

các thông tin cơ sở dữ liệu trung tâm của nguồn tài nguyên chính phủ điện tử,

vv...

Page 20: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

20

Năm 2013 là năm bản lề ở việt Nam trong triển khai Chương trình Quốc

gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước (2011 –

2015). Đảng và chính phủ và nhân dân Việt Nam đang cố gắng hết mình xây

dựng và áp dụng CNTT vào các hoạt động hành chính. Tiếp tục tăng cường ứng

dụng công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ

quan Chính phủ; thiết lập hệ thống thông tin quốc gia toàn diện, minh bạch; cải

tiến dịch vụ công và gắn kết với người dân, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng

một Chính phủ điện tử hiệu quả hơn. Song hành cùng với sự phát triển CPĐT

của Việt Nam thì ở Trung Quốc, chính phủ điện tử phát triển theo hướng hợp lý,

có trật tự và tích cực. Trong việc xây dựng chính phủ điện tử và ứng dụng, bởi

sự quan tâm quá nhiều đến các ứng dụng riêng của chính phủ, dường như bỏ bê

tương đối của các dịch vụ công và quản lý xã hội. Trong năm này, Trung Quốc

tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc xây dựng CPĐT, thúc đẩy sự

phát triển chung, đồng bộ các dự án CPĐT, coi trọng nhu cầu phân tích CPĐT,

thúc đẩy mạnh mẽ việc chia sẻ thông tin liên ngành, và đồng thời tăng cường

quản lý chất lượng các dự án CPĐT. Thời gian qua Trung Quốc đã đạt được

nhiều thành tựu trong xây dựng CPĐT, và Việt Nam cũng vậy, sau 3 năm triển

khai Chương trình quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ

quan Nhà nước (2011-2015) và Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà

nước (2011-2020), Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng.

III. Kết luận:

Nhìn nhận đánh giá việc xây dựng chính phủ điện tử Trung Quốc sẽ đem

lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm hơn. Chính phủ điện tử Việt Nam

cần phát triển chính phủ điện tử lấy người dân làm trung tâm, rút ngắn khoảng

cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng dụng CNTT

nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả hỗ trợ

của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu

hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Việc này Trung Quốc cũng đã

sớm triển khai và đã thu được kết quả tốt, Việt Nam phải chăng cũng cần tích

Page 21: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

21

cực hơn nữa về mặt này? Bên cạnh đó cần ban hành tiêu chuẩn về CNTT thúc

đẩy tương tác liên thông, công nghệ được chuẩn hóa, thông tin được cấu trúc và

lưu trữ thống nhất, qua đó hình thành một môi trường tích hợp các thành phần

dữ liệu, hệ thống và tiến trình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện

với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ các thành phần trùng lặp. Mặt khác cần đảm

bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin cậy dịch vụ. Xây

dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại về thiếu tính minh

bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên các trang thông tin

điện tử, theo dõi và quản lý hoạt động của người sử dụng trên trang thông tin

điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an toàn thông tin trên môi

trường Internet. Trên đây tuy chỉ là những thông tin tương đối khái quát song

cũng mang lại cho ta cách nhìn cơ bản, toàn diện hơn về chính phủ điện tử

Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời là những bài học và kinh nghiệm thực tiễn

có thể hữu ích cho nghiên cứu hoàn thiện CPĐT Việt Nam.

Page 22: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

22

IV. Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ điện tử Nhà xuất bản bưu điện

2. Thông tin và số liệu thống kê về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2013

Nhà xuất bản thông tin và truyền thông 3. Giáo trình chính phủ điện tử

http://voer.edu.vn 4. Tạp chí khoa học công nghệ : Chính phủ điện tử

http://www.dostbinhdinh.org.vn 5. 《2014联合国电子政务调查报告》:我国排名上升8位

http://politics.people.com.cn 6. 汪玉凯:2012年中国电子政务展望

http://www.e-gov.org.cn 7. 电子政务建设的目的和意义

http://www.qingfeng.gov.cn 8. 电子政务运行机制

wiki.mbalib.com/wiki/电子政务运行机制 9. Chính phủ điện tử Việt Nam có giậm chân tại chỗ

http://www.huecit.vn

10. Báo cáo tổng kết 10 năm – đồng hành cùng tiến trình phát triển chính phủ điện tử Việt Nam.

http://egov.org.vn 11. So sánh mô hình vận hành chính phủ điện tử

http://www.diap.gov.vn 12. Xu hướng phát triển chính phủ điện tử trên thế giới

http://cio.gov.vn 13. 完善我国电子政务政策法律体系

http://www.cnii.com.cn 14. 中国电子政务法规环境研究

http://www.cia.org.cn 15. 电子政务立法现状与对比

http://lw.3edu.net 16. 我国电子政务与信息立法的必要性与可行性

http://www.hefei.gov.cn

17. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI NĂM 2008 http://www.chinhphu.vn

18. Chính phủ điện tử: Có quyết tâm sẽ thực hiện được http://www.xoffice.vn

19. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015

http://www.chinhphu.vn

20. 何谓“两网一站四库十二金”? http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/356204.htm

21. 国家信息化领导小组关于我国电子政务建设的指导意见 http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/283233.htm

22. China e-government references http://transpacifica.net/china-e-government-references

23. BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI NĂM 2009 VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2010

http://www.chinhphu.vn 24. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010

http://chinhphu.vn 25. Dự án thẻ vàng - Nhân tố đưa Trung Quốc vào nhóm quốc gia có tiềm

lực phát triển thẻ ngân hàng mạnh nhất http://mk.com.vn/home/?act=tintuc_chitiet&muc=22&tin=548

26. 十二金工程 http://baike.baidu.com/view/1541471.htm

27. 何谓“两网一站四库十二金”?

http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/356204.htm 28. 中华人民共和国电子签名法

http://www.baike.com 29. 行政许可法

Page 23: Sự khác biệt trong xây dựng CPĐT của Trung Quốc và Việt Nam · để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân vùng núi

23

http://www.baike.com

30. 政府网站 http://baike.baidu.com/view/356442.htm

31. Kinh tế Trung Quốc quá trình chuyển đổi thần kì

http://www.vjol.info/index.php/ssir/article/view/1155/1076

32. Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

http://vi.wikipedia.org 33. Các khu vực tự trị tại Trung Quốc

http://vi.wikipedia.org 34. Nội Mông

http://vi.wikipedia.org

35. Chế độ chính trị Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa

http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter2/chapter20101.htm

36. Danh sách chính đảng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

http://vi.wikipedia.org 37. 金税三期工程

http://baike.baidu.com/view/4818146.htm

38. 国家税务总局副局长介绍金税三期工程 http://www.chinatax.gov.cn

39. 金税工程 http://baike.baidu.com/view/101610.htm

40. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH

PHỦ http://chinhphu.vn

41. E-government faulted in review

http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2010-01/13/content_9310664.htm

42. 国家发展改革委关于加强和完善国家电子政务工程建设理的意见

http://politics.people.com.cn/n/2013/0506/c70731-21376928.html

43 Đỗ Thúy Quỳnh , Bùi Thị Bích Quyên: “Bàn luận về CPDT TQ”

44 Nền kinh tế tri thức Trung Quốc- Ngô Quý Tùng, NXB Chính trị quốc gia 1996