37
Bản báo cáo tóm lược này do nhóm tác giả Nguyễn ị u Huyền (TCTK), Axel Demenet, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (IRD-DIAL) với sự hỗ trợ của Đào Ngọc Minh Nhung, Đinh Bá Hiến và Nguyễn Hữu Chí (TCTK). Liên hệ: Mireille Razafindrakoto (razafi[email protected]) Dự án TCTK/IRD-DIAL Tháng 12 - 2010 Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2009 Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) General Statistics Office THE WORLD BANK

Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội …...3 liệu điều tra Lao động và Việc làm các năm 2007 và 2009 (Nguyễn và cộng sự, 2010);

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản báo cáo tóm lược này do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (TCTK), Axel Demenet,Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (IRD-DIAL) với sự hỗ trợ của Đào Ngọc Minh Nhung,

Đinh Bá Hiến và Nguyễn Hữu Chí (TCTK).

Liên hệ: Mireille Razafindrakoto ([email protected])

Dự án TCTK/IRD-DIALTháng 12 - 2010

Sự năng động của khu vực phi chính thứcở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

giai đoạn 2007 – 2009

Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS)

General Statistics OfficeTHE WORLD BANK

2

Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2009

Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) 1

Giới thiệu Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nhằm mục đích thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Từ chương trình hợp tác này đã có hai loại điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức. Lần đầu tiên ở Việt Nam Điều tra Lao động và Việc làm cho phép thu thập số liệu lao động được phân loại theo khu vực thể chế và phân tách riêng được số liệu về khu vực phi chính thức. Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm về đặc tính của các hộ sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là của khu vực phi chính thức. Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này đã được phân tích chi tiết và các kết quả được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a). Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế phi chính thức. Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao gồm thông tin về khu vực phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007 (gồm 1.011 phiếu điều tra hoàn chỉnh ở Hà Nội và tương tự 1.020 phiếu ở TP Hồ Chí Minh); mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009 (gồm 787 phiếu ở Hà Nội và 1.254 phiếu ở TP. Hồ Chí Minh). Trong phần còn lại của bài phân tích tóm lược này, hộ sản xuất kinh doanh chính thức được hiểu là các đơn vị sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, không cấu thành dưới hình thức doanh nghiệp nhưng được đăng ký chính thức và hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức là những đơn vị sản xuất kinh doanh tương tự, nhưng không được đăng ký chính thức. Báo cáo tóm lược này trình bày những phát hiện chính những kết quả (cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích) thu được từ hai lần thực hiện cuộc điều tra về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích tập trung vào những biến động của khu vực phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dựa vào ưu thế của phương pháp điều tra riêng biệt này, trong phần thứ nhất của báo cáo chúng tôi tìm hiểu những sự biến động vĩ mô so sánh kết quả thu được từ hai lần điều tra mẫu đại diện, trong khi đó phần thứ hai tập trung vào phân tích sự năng động vi mô dựa vào dữ liệu điều tra lặp. Qua phân tích này, chúng tôi tìm hiểu sự chuyển đổi giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Phần thứ ba nhằm mục đích phân tích cảm nhận của các chủ hộ SXKD về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Phần cuối cùng của báo cáo tìm hiểu sự thay đổi liên quan đến những vấn đề mà các hộ SXKD phải đối mặt, mối quan hệ của họ với nhà nước cũng như triển vọng tương lai của họ. Trong phần kết luận, chúng tôi trình bày một số gợi ý rút ra được từ các phân tích và phát hiện về phương diện các chính sách kinh tế. Báo cáo này có thể được bổ sung bởi các phân tích trong hai bài viết cùng loạt chủ đề. Bài viết thứ nhất đề cập đến những điều chỉnh của thị trường lao động và nền kinh tế phi chính thức ở cấp độ quốc gia dựa vào số

1 Các cuộc điều tra HB&IS năm 2009 đã được Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp đồng tài trợ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến : Cục thống kê Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, Viện khoa học thống kê, Vụ Phương pháp Chế đọ thống kê, và bộ phận Công nghệ thông tin vì sự tham gia trong quá trình nghiên cứu và khảo sát ; bà Kirsty Mason (DFID) và bà Valerie Kozel vì sự hỗ trợ dành cho chúng tôi. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn bà Constance Torelli (INSEE) vì những đóng góp tích cực trong quá trình xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra.

3

liệu điều tra Lao động và Việc làm các năm 2007 và 2009 (Nguyễn và cộng sự, 2010); bài viết thứ hai là báo cáo tóm lược chính sách về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến khu vực phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Cling và cộng sự, 2010). Những sự biến động của khu vực phi chính thức từ phân tích theo tiếp cận vĩ mô Mục tiêu của phần này nhằm trình bày những đặc điểm nổi bật về sự biến động của khu vực phi chính thức trong khoảng thời gian giữa các năm 2007 và 2009. Phân tích sẽ tập trung vào sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cũng như những thay đổi về kết cấu. Cần lưu ý một thực tế là việc diễn giải ý nghĩa của các kết quả tính toán được là một nhiệm vụ không hề đơn giản do một số lý do sau: - Thứ nhất, trong điều kiện thiếu những thông tin sẵn có về sự biến động của khu vực phi chính thức, chúng ta khó có thể phân định được những thay đổi do ảnh hưởng của xu hướng biến động mang tính tự nhiên của khu vực này trong điều kiện nếu như không diễn ra cuộc khủng hoảng với những biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng; - Thứ hai, việc thực hiện phân tích so sánh theo thời gian đối với số liệu ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi về địa giới hành chính năm 2008. Sự sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số huyện liền kề ở Vĩnh Phúc, những nơi có các đặc điểm khác với “Hà Nội cũ”, đã dấn đến những thay đổi về mặt cấu trúc; - Thứ ba, do khu vực phi chính thức có đặc tính không đồng nhất với sự tồn tại của các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau, thực hiện những loại hoạt động khác nhau và được định hướng bởi những động cơ khác nhau (Cling và cộng sự, 2010), nên những thay đổi ở cấp độ vĩ mô không thể phản ánh được những đặc điểm biến động riêng biệt của mỗi khu vực hoặc nhóm hộ SXKD. - Cuối cùng, những biến động ở cấp độ vĩ mô được hình thành từ sự kết hợp của ba loại thay đổi: dừng hoạt động của một số hộ SXKD, sự thành lập của các hộ SXKD mới và sự năng động của các hộ SXKD đã hoạt động từ năm 2007 và vẫn còn tồn tại đến nay. Dựa vào số liệu điều tra lặp, phần thứ hai của báo cáo sẽ cung cấp phân tích sâu về sự biến động của các hộ SXKD đã tồn tại và được điều tra từ năm 2007. Phân tích trình bày trong phần này sẽ điểm lại những thay đổi và đưa ra một số lý giải ban đầu về xu hướng chung. Để có những đánh giá chi tiết và rõ ràng đối với bức tranh gồm nhiều hiện tượng khác nhau đang hiển hiện thì cần thực hiện phân tích sâu. Bức tranh tổng thể: khu vực phi chính thức vẫn có qui mô nổi trội

Khu vực phi chính thức vẫn có vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp việc làm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều tra Lao động và Việc làm năm 2009 đã thống kê được 3.326.000 việc làm ở Hà Nội và 3,670,000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, số việc làm khu vực phi chính thức chiếm 32% tổng số việc làm ở Hà Nội và 34% ở TP. Hồ Chí Minh (chiếm tương ứng 57% và 41% tổng số việc làm phi nông nghiệp ở mỗi thành phố). Những con số này khẳng định khu vực phi chính thức là nơi cung cấp việc làm hàng đầu ở cả hai thành phố. Trong thời gian giữa hai năm 2007 và 2009, số việc làm trong khu vực phi chính thức đã tăng 56.000 ở Hà Nội (tương ứng tăng 6%) và 206.000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh (tương ứng tăng 19%). Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ trọng việc làm thuộc khu vực này đã tăng 1 điểm phần trăm giữa hai năm 2007 và 2009 và đóng góp 40% số việc làm mới tạo ra. Ở Hà Nội, do có sự thay đổi về địa giới hành chính, mở rộng gần gấp hai diện tích vào năm 2008 nên đòi hỏi phân tách chi tiết số liệu. Trong khi đúng như nhận định ban đầu, việc làm ở khu vực mới sáp nhập của Hà Nội, có khuynh hướng “phi chính thức hóa” cao hơn, thì tỷ trọng khu vực phi chính thức trong lực lượng lao động của khu vực Hà Nội cũ (nếu như giữ nguyên địa giới) đã giảm nhẹ 1,5 điểm phần trăm (con số này cần được xem xét cẩn trọng vi cuộc điều tra đã không được thiết kế ở mức suy luận này). Tuy vậy, về mặt qui mô, khu vực phi chính thức đã có khuynh hướng tăng và vẫn là nơi cung cấp việc làm hàng đầu. Hơn nữa, nếu chỉ xét đên những việc làm mới được tạo ra năm 2009, thì đóng góp của khu vực phi chính thức cũng ở vị trí dẫn đầu với khoảng 30% số việc làm mới, ngang với mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong nước.

4

Số lượng đơn vị sản xuất đang tăng thêm. Năm 2009, ở Hà Nội có 725.000 hộ SXKD phi chính thức và con số tương ứng ở TP. Hồ Chí Minh là 967.000 hộ SXKD. Với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, số lượng hộ SXKD phi chính thức thống kê được đã tăng gấp 2,3 lần giữa hai năm 2007 và 2009. Nếu xét theo địa bàn Hà Nội mới, tốc độ tăng số hộ SXKD phi chính thức ước tính được là 23%2. Ở TP. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng số lượng hộ SXKD phi chính thức giữa hai năm là 29%. Với nhịp độ tăng tương đối nhanh như vậy không thể phủ nhận về tính chất thích hợp và sự năng động của khu vực này. Tuy nhiên, do không có những số liệu có thể so sánh với những thời kỳ khác hoặc với các quốc gia khác có những đặc điểm tương đồng, những đánh giá đưa ra phần nào bị hạn chế. Một mặt sự biến động này có thể chỉ là sự nhịp tăng thông thường về qui mô của khu vực phi chính thức theo khuynh hướng tăng nhân khẩu ở các thành phố. Sự mở rộng qui mô của khu vực này thậm chí có thể đã bị giảm chậm lại do mức tăng trưởng thấp hơn của nền kinh tế nói chung hay cụ thể hơn là sự thu hẹp của cầu. Mặt khác khu vực phi chính thức có thể đã biến động ngược với chu kỳ kinh tế, khác với các khu vực khác trong nền kinh tế. Sự gia tăng tỷ lệ lao động làm nhiều công việc giữa hai năm 2007 và 2009 quan sát được từ kết quả ĐT LĐ&VL (Nguyễn Hữu Chí và cộng sự, 2010), mà thực tế có thể đã dẫn đến sự nhân lên số lượng hộ SXKD, là bằng chứng cho nhận định này. Khủng hoảng kinh tế có thể đã có tác động thúc đẩy mở rộng qui mô của khu vực phi chính thức. Giả thuyết này được khẳng định bởi sự suy giảm tỷ lệ chính thức hóa. Nếu như năm 2007 tỷ trong hộ SXKD chính thức trong tổng số SXKD ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tương ứng là 19,5% và 25,4% thì đến năm 2009 tỷ trong này chỉ còn là 15,2% ở Hà Nội (14,3% nếu chỉ tính địa bàn Hà Nội trước khi mở rộng) và 17,6% ở TP. Hồ Chí Minh. Cuộc khủng hoảng diễn ra qua hai năm 2008-2009 đã tạo nên hiện tượng phi chính thức hóa có tác động đến hầu hết các ngành ở cả hai thành phố. Có sự khác biệt về mức độ của hiện tượng này theo loại hoạt động (với mức độ chính thức hóa cao hơn trong khu vực thương mại) và giữa hai thành phố. Tuy nhiên, khoảng cách đã giảm đi: tỷ lệ chính thức hóa giảm 7,8 điểm phần trăm ở TP. Hồ Chi Minh so với giảm 4,2 điểm phần trăm ở Hà Nội.

Bảng 1: Cơ cấu hộ SXKD và việc làm theo nhóm ngành kinh tế

Nhóm ngành

Hộ SXKD Hộ SXKD phi chính thức Tỷ trọng hộ SXKD

chính thức (%)

Cơ cấu hộ SXKD

phi chính thức (%)

Cơ cấu việc làm (%)

Hanoi 2007 2009 HN cũ

2009 HN mới

2007 2009 HN Cũ

2009 HN mới

2007

2009 HN cũ

2009 HN mới

Công nghiệp và xây dựng

11.6 7.3 6.9

18.2 18.3 24.8

27.8 24.8 37.3

Thương mại 29.1 21.9 19.8 37.3 30.1 40.3 32.6 26.9 33.5 Dịch vụ 12.7 11.7 15.1 44.5 51.6 34.9 39.6 48.4 29.2 Chung 19.5 14.3 15.3 100 100 100 100 100 100

TP. HCM 2007 2009

2007 2009

2007 2009

Công nghiệp và xây dựng

18.8 13.1

21.9 18.7

29.6 25.1

Thương mại 36.7 32.6 32.2 26.6 28.7 24.1 Dịch vụ 18.5 9.4 45.9 54.6 41.7 50.8 Chung 25.4 17.6 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Hà Nội cũ bao gồm toàn bộ địa bàn phân định bởi địa giới hành chính trước đây. Hà Nội mới tương ứng với toàn bộ địa bàn hiện nay (sau khi có sự sáp nhập mở rộng địa giới).

2 Dựa vào số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (LFS) chúng tôi có thể xác định được sự biến động về số lượng việc làm cũng như số hộ SXKD trên cả địa bàn Hà Nội “cũ” và “mới”. Đối với điều tra HB&IS, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được phân tích so sánh đối với Hà Nội cũ, bởi vì cuộc điều tra năm 2007 chỉ thực hiện thu thập thông tin trong phần địa bàn hạn chế thuộc Hà Nội trước đây. Nhìn chung, với cỡ mẫu nhỏ, khi diễn giải các kết quả điều tra từ số liệu các cuộc điều tra LFS và HB&IS năm 2009 đối với Hà Nội “cũ” cần hết sức thận trọng.

5

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thương mại và dịch vụ. Phân tích theo cơ cấu ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thuộc khu vực thứ ba. Khuynh hướng khu vực phi chính thức gồm chủ yếu các hoạt động thương mại và dịch vụ biểu hiện từ lần điều tra năm 2007 không những được khẳng định mà còn tăng thêm lên ở năm 2009. Các hộ SXKD dich vụ càng chiếm ưu thế hơn về số lượng ở TP. Hồ Chí Minh (với tỷ trọng 55% số hộ SXKD phi chính thức năm 2009 so với 46% số hộ năm 2007). Điều tương tự cũng diển ra ở Hà Nội nếu chỉ xét sự biến động trong phạm vi địa bàn thuộc địa giới hành chính cũ (với tỷ trọng tương ứng ở các năm là 52% và 45%). Tuy nhiên, việc tính thêm kết quả điều tra ở những khu vực lân cận đã làm thay đổi kết cấu chung của khu vực phi chính thức ở Hà Nội với sự lấn át hơn của các hoạt động sản xuất3 và thương mại ở những khu vực này (trong khi hoạt động dịch vụ ít phát triển hơn). Do vậy, hoạt động thương mại giữ vị trí số một với tỷ trọng 40% số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội, tiếp đến các hộ SXKD phi chính thức thuộc khu vực dịch vụ chiếm 35% và cuối cùng các hoạt động sản xuất (gồm cả xây dựng) giữ bộ phận không kém phần quan trọng với tỷ trọng 25% số hộ SXKD phi chính thức và 37% số việc làm phi chính thức. Tác động của khủng hoảng đến điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức: bức tranh đa sắc mầu

Kết quả phân tích số liệu ĐT LĐ&VL cho thấy thị trường lao động ở Việt Nam không phải chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, kết quả nhận được từ cuộc điều tra HB&IS đã cho thấy bức tranh đa dạng hơn về điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức. Cụ thể, ở hai thành phố đã diễn ra những xu hướng biến động khác nhau qua hai năm 2007 và 2009.

Bảng 2 : Qui mô bình quân của hộ SXKD và các điều kiện lao động

Nhóm ngành Số lao động bình quân

Tỷ lệ lao động làm công ăn lương (%)

Tỷ lệ lao động tạm thời* (%)

Tỷ lệ lao động không

có hợp đồng*

Hà Nội 2007 2009

HN cũ 2009 2007

2009 HN cũ

2009

2007 2009

HN cũ2009

2007 2009

HN cũ2009

Công nghiệp và xây dựng

2.2 1.8 2.3 37.9 18.1 37.8 34.2 8.8 7.3 41.5 59.7 36.4

Thương mại 1.3 1.2 1.3 3.5 4.7 1.4 23.8 13.5 3.5 92.1 71.8 90.5 Dịch vụ 1.3 1.3 1.3 9.0 7.5 7.7 25.0 18.8 12.9 71.8 60.2 73.6 Hộ SXKD phi chính thức

1.4 1.3 1.5 15.3 9.4 16.8 29.4 13.4 7.7 60.7 61.8 52.8

Hộ SXKD chính thức

2.3 2.2 2.3 31.4 41.4 41.0 9.8 16.8 21.0 62.2 30.0 40.6

Chung 1.6 1.5 1.6 19.7 16.4 22.0 21.4 14.7 12.0 61.3 49.6 48.9

HCMC 2007 2009 2007 2009 2007 2009 2007 2009

Công nghiệp và xây dựng

2.0 1.8 35.2 36.1 20.7 7.9 46.4 59.5

Thương mại 1.3 1.2 7.1 2.1 13.7 7.0 84.4 85.0 Dịch vụ 1.4 1.3 10.5 6.2 17.9 2.8 69.7 84.4 Hộ SXKD phi chính thức

1.5 1.4 16.9 12.7 18.3 5.7 61.9 73.6

Hộ SXKD chính thức

2.6 2.6 41.9 39.2 8.3 4.6 36.8 51.8

Chung 1.8 1.6 26.3 20.3 12.9 5.2 48.4 63.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Tỷ trọng được tính trên tổng số lao động phụ thuộc (không bao gồm chủ hộ SXKD)

3 Điều này có thể là do khu vực thuộc tỉnh Hà Tây trước đây bao gồm nhiều làng nghề với các đơn vị hoạt động sản xuất.

6

Thứ nhất qui mô bình quân của các hộ SXKD phi chính thức đã không thay đổi (1,5 lao động ở Hà Nội và 1,4 lao động ở TP. Hồ Chí Minh). Đặc điểm khu vực này được cấu thành chủ yếu từ các đơn vị siêu nhỏ và việc tự làm vẫn thể hiện rõ. Số việc làm thuộc các hộ SXKD phi chính thức này ở Hà Nội là 1.093.000 và ở TP. Hồ Chí Minh là 1.323.000. Tỷ trong lao động làm công trong khu vực phi chính thức đã tăng đôi chut ở Hà Nội, từ 15,3% năm 2007 lên 16,8% năm 2009, trong khi đó tỷ trọng này lai có sự suy giảm rõ rệt ở TP. Hồ Chí Minh, từ 16,9% xuống còn 12,7%. Sự giảm đi rõ rệt của tỷ trọng bộ phận lao động làm tạm thời ở hai thành phố (từ 29,4% xuống 7,7% ở Hà Nội và từ 18,3% xuống 5,7% ở TP. Hồ Chí Minh) có thể được diễn giải là dấu hiệu tích cực về phương diện tính chất bảo đảm của việc làm. Bên cạnh đó biến động này cũng có thể phản ánh ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi đến khu vực phi chính thức. Trong điều kiện mức cầu thấp, các hộ SXKD có thể đã không còn đủ khả năng để thuê lao động làm công tạm thời. Do vậy những lao động này đã phải tự tìm công việc thông qua khởi tạo một hoạt động tự làm. Điều kiện lao động vẫn không được đảm bảo. Nhìn chung, điều kiện lao động không được đảm bảo vẫn là một đặc điểm cơ bản của khu vực phi chính thức. Các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, phân chia lợi nhuận, nghỉ phép được trả công gần như không tồn tại đối với việc làm trong khu vực này. Điều kiện lao động dường như còn kém hơn xét về thực trạng lao động thiếu được bảo vệ vì tỷ trọng lao động phụ thuộc không hề được đảm bảo bằng bất cứ một hình thức hợp đồng nào (văn bản hay thoả thuận) đã tăng lên. Điều này diễn ra đối với gần ba phần tư số lao động ở TP. Hồ Chí Minh năm 2009 so với tỷ lệ thấp hơn (62%) năm 2007. Nếu như tình hình xem ra có vẻ khả quan hơn ở Hà Nội với tỷ trọng lao động không được ký hợp đồng giảm từ 60,7% xuống 52,8% thì điều này thực tế là do tác động về cơ cấu. Những lao động ở Hà Tây hoặc ở các địa bàn mới khác của Hà Nội có thể được hưởng những điều kiện tốt hơn về hợp đồng so với những lao động ở địa bàn Hà Nội “cũ”. Nếu như phân tích chỉ được giới hạn với phần địa bàn Hà Nội nằm trong địa giới hành chính cũ thì không có sự thay đổi đáng kể của tỷ lệ lao động không được ký hợp đồng (tăng đôi chút từ 60,7% lên 61,8%). Một cách khác để đánh giá về điều kiện làm việc đó là dựa vào đặc điểm nơi kinh doanh của các hộ SXKD phi chính thức. Có một bộ phận khá lớn các hộ SXKD phi chính thức ở cả hai thành phố hoạt động trong điều kiện không có địa điểm kinh doanh cố định (chẳng hạn, người bán hàng rong, lái xe ôm, v. v.). Trong khi ở Hà nội tỷ lệ hộ SXKD phi chính thức không có địa điểm kinh doanh cố định đã giảm (từ 40% năm 2007 xuống còn 36% năm 2009 ở Hà Nội cũ, 31% năm 2009 nếu tính theo địa bàn Hà Nội mới). thì tỷ lệ này lại tăng lên ở TP. Hồ Chí Minh (từ 37% lên 41%). Điều này cho thấy tình hình hoạt động của các hộ SXKD ở thành phố miền nam đã trở nên bấp bênh hơn. Sự cải thiện chung về thu nhập. Thu nhập là một tiêu chí quan trọng cần xét đến khi đánh giá về sự cải thiện về điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức. Mức thu nhập bình quân tháng của lao động trong khu vực này ở Hà Nội năm 2009 là 3,6 triệu đồng trong khi mức thu nhập trung vị là 1,9 triệu đồng. Ở TP. Hồ Chí Minh các mức thu nhập tương ứng là 2,7 triệu đồng và 2 triệu đồng. Những con số này cho thấy những khoảng cách về thu nhập tồn tại ngay trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là giữa những lao động có vị thế khác nhau. Mức thu nhập bình quân không thể đại diện được cho tình hình thu nhập của đa số lao động trong khu vực này (xem hình 1 và 2). Điều này cùng đã diễn ra ở năm 2007, và thực tế là đã không có nhiều thay đổi về đặc điểm phân phối thu nhập của lao động trong khu vực này trong thời kỳ này. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra qua hai năm 2008 và 2009 có thể đã tác động tiêu cực đến thu nhập trong khu vực phi chính thức trong điều kiện mức độ cạnh tranh đã tăng lên do tăng thêm số lượng hộ SXKD đồng thời với sự hạn chế của sức cầu (Cling và các đồng tác giả, 2010c). Nhưng trên thực tế các kết quả thu được dường như không đồng nhất về phương diện này. Cụ thể, trong khi thu nhập bình quân của khu vực này ở TP. Hồ Chí Minh giảm đi thì trái lại ở Hà Nội lại tăng thêm. Ở mỗi thành phố, khoảng cách lớn giữa sự biến thiên về mức thu nhập bình quân và trung vị chính là chỉ báo phản ánh sự không đồng nhất cao trong biến động riêng của các hộ SXKD phi chính thức.

7

Hình 1 Phân phối thu nhập trong khu vực phi chính thức năm 2007 và 2009,

(Giá cố định năm 2007) Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Thu nhập năm 2009 được điều chỉnh do lạm phát. Đồ thị biểu diễn thu nhập điều chỉnh theo giá năm 2007. Hà Nội cũ bao gồm toàn bộ địa bàn phân định bởi địa giới hành chính trước đây. Hà Nội mới tương ứng với toàn bộ địa bàn hiện nay (sau khi có sự sáp nhập mở rộng địa giới).

Hình 2 Phân phối thu nhập trong khu vực phi chính thức theo vị thế công việc năm 2007 và 2009

(Giá cố định, 2007) Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Thu nhập năm 2009 được điều chỉnh do lạm phát. Đồ thị biểu diễn thu nhập điều chỉnh theo giá năm 2007. Ở Hà Nội, có thể nhận thấy sự tăng trưởng ấn tượng của thu nhập thực tế bình quân lao động (tốc độ tăng 22%). Sự giảm nhẹ của mức thu nhập trung vị được giải thích chủ yếu do tác động của thay đổi cơ cấu với việc tăng thêm những hộ SXKD có thu nhập thấp hơn ở Hà Tây cũng như ở các địa bàn lân cận khác mới được sáp nhập vào Hà Nội. Nếu như phân tích này chỉ giới hạn ở phần địa bàn thuộc Hà Nội trước đây thì mức trung vị thu nhập trong khu vực này cũng tăng, tuy nhiên với mức tăng không đáng kể (3.3%). Các chủ thuê lao động và lao động tự làm là những đối tượng nhận được nhiều lợi thế nhất trong sự cải thiện về thu nhập. Thù lao đối với lao động làm công ăn lương trong khu vực này cũng đã tăng lên, nhưng điều này chủ yếu là do tình trạng tốt hơn của những lao động này ở những khu vực mới của Hà Nội (ở địa bàn Hà Nội cũ, thu nhập bình quân của lao động làm công giảm 4% và mức thu nhập trung vị của nhóm này giảm 14%). Xét một cách tổng thể hơn, có thể nhận thấy hình thái biến động thu nhập của khu vực này ở Hà Nội được định hình bởi các hộ SXKD chính thức và khuynh hướng tăng thậm chí còn mạnh hơn. Điều này dường như cho thấy rằng các đơn vị sản xuất hiệu quả hơn đã gắng hoạt động tốt trong thời kỳ này và thúc đẩy làm tăng mức thu nhập bình quân trong khu vực hộ SKKD.

8

Bảng 3: Biến động mức thu nhập bình quân và trung vị của lao động

theo nhóm ngành và vị thế công việc

Hà Nội Hà Nội cũ TP. HCM

Nhóm ngành Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Công nghiệp và xây dựng

-13.1% 0.8% 9.8% 13.3% 10.5% 16.9%

Thương mại 88.4% -1.9% 86.5% 14.2% 8.3% 19.1%

Dịch vụ -14.7% -5.8% -6.5% -2.4% -16.9% 3.2% Hộ SXKD phi chính thức

17.0% -2.2% 21.7% 3.3% -3.5% 10.9%

Hộ SXKD chính thức

72.9% 5.8% 176.9% 27.5% -16.5% -8.8%

Chung 30.0% 0.8% 64.1% 10.0% -13.6% 8.6%

Hà Nội Hà Nội cũ TP. HCM

Vị thế công việc Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Thu nhập BQ tháng

Thu nhập trung vị

Chủ hộ SXKD 19.6% 54.9% 39,2% 94,7% -11.5% -11.8%

Tự làm 30.5% -2.3% 27,0% 7,0% -2.4% 11.4%

Làm công 12.6% 8.0% -4,0% -13,6% 2.8% 1.3% Học việc được trả lương

-0.4% 0.8% -2,0% -16,0%

-31.3% -15.5%

Đồng sở hữu -30.9% 27.0% -41,8% 27,0% -0.6% 5.0% Hộ SXKD phi chính thức

17.0% -2.2% 21,7% 3,3%

-3.5% 10.9%

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Ở TP. Hồ Chí Minh, nết xét về sự tiến triển của thu nhập, tình hình xem ra xấu đi đối với khu vực phi chính thức qua hai năm 2007 và 2009, với mức suy giảm 3,5%. Tuy nhiên mức thu nhập trung vị đã tăng một cách rõ rệt (10,9%). Trái với những gì đã diễn ra ở Hà Nội, những đơn vị sản xuất có mức thu nhập cao (với qui mô lớn hơn hoặc hoạt động hiệu quả hơn) đã biến động giảm hiệu quả hoạt động kéo theo mức thu nhập bình quân chung giảm xuống. Đó là những đơn vị chịu ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, giả thuyết này được khẳng định bởi những khuynh hướng biến động tiêu cực quan sát thấy ở các hộ SXKD chính thức. Cụ thể, mức thu nhập thực tế bình quân của các hộ SXKD thuộc nhóm này đã giảm 16,5% và mức thu nhập trung vị cũng giảm 8,8%. Ở thành phố này, các chủ hộ SXKD và ở một mức độ ít hơn đó là các lao động tự làm đã phải gánh chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng (cùng với nhóm giữ một bộ phận rất nhỏ bao gồm các lao động học việc được trả công), trong khi đó thu nhập của các lao động làm công đã cải thiện đôi chút (với mức thu nhập bình quân tăng 2,8% và thu nhập trung vị tăng 1,3%). Do các lao động làm công trong khu vực phi chính thức vốn đã nhận được mức tiền công rất thấp nên dường như không thể giảm thấp hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Cũng cần lưu ý rằng sự tăng lên của mức thu nhập phần nào do việc tăng thêm thời gian làm việc vốn đã nhiều trong khu vực này ở Hà Nội năm 2009 so với năm 2007. Số giờ làm việc bình quân mỗi tuần của lao động tăng từ 49,3 năm 2007 lên 51,5 năm 2009 nếu chỉ giới hạn phân tích so sánh trên phạm vi địa bàn Hà Nội cũ và nếu mở rộng so sánh cho cả ở địa bàn Hà Nội mới thì không nhận thấy có nhiều biến động về chỉ tiêu này. Ở TP. Hồ Chí Minh nếu không tính khu vực dịch vụ với đặc điểm mang tính ngoại lệ là có số giờ làm việc mỗi tuần ít, thì có thể nhận thấy sự tăng thêm đôi chút về thời gian làm việc. Cụ thể, thời gian làm việc bình quân của các hộ SXKD phi chính thức hoạt động trong các nhóm ngành sản xuất và thương mại đã tăng tương ứng 1,1 giờ và 1,2 giờ. Cường độ làm việc ở

9

mức cao năm 2009 (62,5 giờ/tuần, tương ứng với mức tăng 2,6 giờ so với năm 2007) của các hộ SXKD chính thức ở TP. Hồ Chí Minh phản ánh khó khăn mà họ phải đối mặt trong thời gian này. Nhìn chung, mặc dù mức thu nhập trong khu vực phi chính thức vẫn còn thấp, lao động trong khu vực này đã cố gắng thích nghi để tránh (hoặc hạn chế) những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thu nhập của họ. Tuy vậy, có một câu hỏi hiện còn bỏ ngỏ đó là liệu khu vực này có thể nâng cao hiệu quả để thu hẹp khoảng cách thu nhập với khu vực chính thức trong bối cảnh nếu như không diễn ra cuộc khủng hoảng. Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức

Mặc dù vai trò của khu vực phi chính thức về phương diện cung cấp việc làm đã được thừa nhận rộng rãi, mức độ đóng góp của khu vực này vào kết quả của nền kinh tế cũng như phản ứng của nó trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng vẫn còn là câu hỏi lớn cần xem xét. Tầm quan trọng ngày càng tăng thêm của khu vực phi chính thức về phương diện kết quả sản xuất. Doanh thu năm 2009 của toàn bộ khu vực phi nông nghiệp phi chính thức là 143.000 tỷ đồng ở Hà Nội và 138.000 tỷ đồng ở TP. Hồ Chí Minh (Bảng 4)4. Các hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã sản xuất được một khối lượng sản phẩm và dịch vụ tương ứng với 69.000 tỷ đồng và tạo ra 34.000 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Ở TP. Hồ Chí Minh, các hộ SXKD phi chính thức sản xuất được 72.000 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo ra được 40.000 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Mỗi nhóm ngành (sản xuất, thương mại, dịch vụ) tạo ra được khoảng một phần ba tổng giá trị tăng thêm trong khu vực này ở Hà Nội, trong khi một nửa tổng giá trị tăng thêm của khu vực này ở TP. Hồ Chí Minh là do các hộ SXKD dịch vụ tạo ra. Các hộ SXKD chính thức có vai trò ít quan trọng hơn so với các hộ SXKD phi chính thức về phương diện đóng góp vào giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm ở cả hai thành phố.

Bảng 4: Tổng doanh thu, sản lượng và giá trị sản xuất năm 2009

Mức tổng theo năm (tỷ đồng) Doanh thu Giá trị sản xuất Giá trị tăng thêm Nhóm ngành Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM Công nghiệp và xây dựng 37,004 15,859 36,873 15,833

11,684 9,877

Thương mại 83,837 74,507 12,980 12,914 11,452 10,474 Dịch vụ 22,173 47,421 19,501 42,763 10,825 20,033Hộ SXKD phi chính thức 143,014 137,787 69,353 71,510

33,962 40,384

Hộ SXKD chính thức 85,566 140,102 40,595 43,624 28,059 25,277Chung 228,580 277,889 109,948 115,134 62,021 65,662Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Sự gia tăng theo số nhân về số lượng các hộ SXKD trong khu vực phi chính thức (chí ít một phần là do việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội) và sự tăng thêm tỷ trọng đóng góp của khu vực này về phương diện việc làm không nhất thiết đồng nghĩa với sản lượng và giá trị tăng thêm của khu vực này cùng được mở rộng quy mô. Người ta thường cho rằng trong thời kỳ khủng hoảng quy mô sản lượng thường bị thu hẹp do có thêm nhiều hộ SXKD và lao động cùng cạnh tranh một cách khó khăn để chia sẻ một khối lượng nhu cầu hạn chế. Điều này đã không xảy ra ở hai thành phố. Cụ thể, tổng giá trị tăng thêm thực tế do khu vực phi chính thức ở Hà Nội tạo ra đã tăng lên đến gấp đôi và tốc độ tăng chỉ tiêu này ở TP. Hồ Chí Minh là 15% (Bảng 5). Biến động kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD chính thức ở TP Hồ Chí Minh lại

4 Do cuộc điều tra được thực hiện ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009 nên các kết quả phản ánh cho khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Ở TP. Hồ Chí Minh, cuộc điều tra được thực hiện vào tháng 12 năm 2009 do đó kết quả điều tra phản ánh cho thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009.

10

là một ngoại lệ, khác với những gì đã quan sát được trong bức tranh chung: giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của bộ phận này đã suy giảm tương ứng 43,6% và 37,4%.

Bảng 5: Tốc độ tăng mức thực tế của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chính, 2007-2009

Chỉ tiêu tổng hợp theo năm

Sản lượng Giá trị tăng thêm Nhóm ngành Hà Nội* TP HCM Hà Nội* TP HCM Công nghiệp và xây dựng 143% 16,2% 156% 12,4% Thương mại 69% 7,6% 114% 6,1% Dịch vụ 49% 28,5% 49% 22,3% Hộ SXKD phi chính thức 93% 21,4% 97% 15,2% Hộ SXKD chính thức 108% -43,6% 184% -37,4% Chung 98% -15,5% 129% -12,9% Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Đã có sự thay đổi phạm vi của cuộc điều tra qua hai năm 2007 và 2009 với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội. Liệu chăng đã có sự trì trệ về hiệu quả của khu vực phi chính thức? Cần lưu ý rằng khuynh hướng biến động tăng ở cấp độ chỉ tiêu tổng hợp chung của khu vực phi chính thức có thể đã phản ánh chủ yếu khuynh hướng tăng về mặt nhân khẩu. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của khu vực này, cần thực hiện một phân tích chi tiết hơn về mức bình quân và trung vị của giá trị tăng thêm mỗi đơn vị sản xuất. Kết quả phân tích này cũng cho thấy một bức tranh đa sắc mầu, tương tự với những gì đã nhận thấy ở phần trên: hiệu quả của khu vực này ở Hà Nội năm 2009 cao hơn so với năm 2007 trong khi ở TP Hồ Chí Minh lại có sự suy giảm. Ở Hà Nội, nếu như chỉ giới hạn phân tích theo địa bàn cũ, kết quả không cho thấy sự thay đổi rõ rệt giá trị tăng thêm bình quân hộ SXKD (chỉ tăng 0,6%) và mức trung vị (đã tăng đôi chút, 2,3%). Sự suy giảm của chỉ tiêu này ở Hà Nội (xem Bảng 6) chủ yếu là do những ảnh hưởng về cơ cấu, cụ thể là các hộ SXKD phi chính thức ở những khu vực mới của Hà Nội có hiệu quả thấp hơn so với các hộ ở khu vực Hà Nội cũ. Hiệu quả cao của các hộ SXKD thuộc nhóm ngành thương mại đã giúp duy trì mức hiệu quả chung ở Hà Nội như vậy. Có thể nhận thấy những hộ SXKD lớn hơn (về qui mô và hiệu quả) đã ứng phó tốt hơn so với các hộ qui mô nhỏ. Thực tế là các hộ SXKD chính thức đã đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức 73% qua hai năm. Ở TP. Hồ Chí Minh, hiệu quả hoạt động của các hộ SXKD đã suy giảm rõ rệt, đặc biệt là đối với các hộ SXKD thuộc khu vực chính thức. Qua hai năm giá trị tăng thêm bình quân của các hộ SXKD thuộc khu vực phi chính thức đã giảm 14,2%, trong khi đó tốc độ giảm của chỉ tiêu này còn cao hơn đối với các hộ SXKD chính thức (giảm 26,6%). Sự ít thay đổi của mức trung vị về giá trị tăng thêm của các hộ SXKD cho thấy các hộ SXKD thuộc nhóm có hiệu quả cao hơn đã phải chịu đựng nhiều nhất những gánh nặng do cuộc khủng hoảng gây ra. Cũng giống như ở Hà Nội, các hộ SXKD phi chính thức thuộc nhóm ngành thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các đơn vị qui mô nhỏ, đã gắng gượng để hoạt động tốt hơn nhằm tránh những tác động tiêu cực. Ở Hà Nội, sự thay đổi về cấu trúc dường như đã dẫn đến biểu hiện về mức hiệu quả cao hơn: năng suất lao động đã tăng 16% năm 2009 so với năm 2007. Sự gia tăng tỷ trọng của khu vực thương mại và của tỷ trọng tiền công cao hơn mức lợi nhuận trong cấu thành của giá trị tăng thêm trong các hộ SXKD thuộc nhóm ngành sản xuất có thể lý giải cho sự tăng trưởng thu nhập của khu vực này ở thủ đô. Ở TP Hồ Chí Minh, chính hiệu quả của các đơn vị qui mô nhỏ, bộ phận chiếm đa số trong khu vực này, đã cho cho phép hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thu nhập. Ở thành phố này, các hộ SXKD chính thức cũng đã ứng phó bằng cách điều chỉnh lợi nhuận thay vào đó là tăng tỷ trọng tiền công.

11

Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức, 2007 và 2009 Giá trị tăng thêm bình quân một hộ SXKD và năng suất lao động

Hà Nội

Mức bình quân tháng năm 2009

(1,000 đồng)

Tốc độ tăng, 2007-2009

(theo mức thực tế) HN mới 2009 / HN cũ 2007

Tốc độ tăng, 2007-2009

(theo mức thực tế) HN cũ

Nhóm ngành Bình quân

Trung vị Bình quân Trung vị VA/L Bình quân Trung vị VA/L

Công nghiệp và xây dựng 5,997 3,245 -12,4% -24,8% -14,5% -11,9% -8,3% 8,0%

Thương mại 3,466 2,430 -7,0% 10,8% 86,0% 29,5% 11,8% 84,2%

Dịch vụ 3,746 2,350 -14,7% -10,4% -13,2% -9,2% -6,4% -7,0%

Hộ SXKD phi chính thức

4,192 2,518 -8,6% -3,1% 16,3% 0,6% 2,3% 20,5%

Hộ SXKD chính thức 19,318 6,410 73,1% -3,7% 69,6% 168,5% 10,5%169,5

%Chung 6,503 2,740 10,8% -12,2% 28,6% 40,5% -2,9% 61,5%

TP. Hồ Chí Minh

Mức bình quân tháng năm 2009

(1,000 đồng)

Tốc độ tăng, 2007-2009

(theo mức thực tế)

Nhóm ngành Bình quân Trung vị Bình quân Trung vị VA/L

Công nghiệp và xây dựng 5,194 2,627 -2,3% -6,4% 7,7%

Thương mại 3,701 2,390 -2,3% 10,7% 4,4%

Dịch vụ 3,365 2,515 -24,3% -4,2% -19,4%

Hộ SXKD phi chính thức 3,797 2,507 -14,2% 0,4% -6,5%

Hộ SXKD chính thức 11,149 7,425 -21,8% -24,8% -20,2%

Chung 5,083 3,000 -26,6% -8,0% -17,3% Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. VA/L là chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động tính bằng mức giá trị tăng thêm bình quân mỗi lao động. Nhìn chung, lao động trong khu vực phi chính thức đã gắng gượng để ứng phó một cách tốt nhất trong hoàn cảnh khó khăn. Tính chất linh hoạt cao của thị trường lao động, đặc biệt là trong khu vực phi chính thức và trong những đơn vị sản xuất qui mô nhỏ, chính là yêu tố tích cực làm hạn chế hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Sự hòa nhập của khu vực phi chính thức vào nền kinh tế Để đánh giá mức độ hòa nhập của khu vực phi chính thức vào kinh tế ở địa phương, chúng tôi đã xác định nơi tiêu thụ các sản phẩm của khu vực này. Các kết quả cho cho thấy khu vực này hoạt động tách rời, với rất ít những mối liên hệ trực tiếp với nền kinh tế chính thức.

Các mối quan hệ yếu hơn với khu vực phi chính thức. Khối lượng sản phẩm mà khu vực này cung cấp cho các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể, chỉ tương ứng 1,3% và 5,3% khối lượng sản phẩm tương ứng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm của khu vực này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình (khoảng 80% khối lượng sản phẩm của khu vực này ở mỗi thành phố), với tỷ trọng phụ vụ cho các hộ gia đình đã tăng 3,4 điểm phần trăm và 4,1điềm phần trăm qua hai năm 2007 và 2009 tương ứng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động cản trở mức độ hòa nhập của khu vực phi chính thức với phần còn lại của nền kinh tế. Những kết quả này phù hợp với thực tế là trong thời kỳ khủng hoảng các hộ gia đình có khuynh hướng tìm đến những sản phẩm giá rẻ và do vậy có thể đã có sự chuyển dịch trong tiêu dùng của các hộ gia đình tới các sản phẩm của khu vực phi chính thức thay vì của khu vực chính thức.

12

Chúng ta có thể cho rằng khu vực hộ SXKD phi chính thức thuộc nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội có mức độ hòa nhập cao hơn với việc bao gồm các làng nghề sau khi sáp nhập Hà Tây, nhưng điều này thực tế đã không diễn ra. Thực vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của mạng lưới của các hộ SXKD cùng hoạt động trong khu vực này qua việc tăng tỷ trọng khôi lượng sản phẩm giao dịch giữa các hộ SXKD năm 2009 so với 2007, đồng thời với việc giảm tỷ trọng quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp lớn.

Bảng 7: Nơi tiêu thụ chính sản phẩm của khu vực phi chính thức (tỷ trọng (%) trong tổng sản lượng )

Hà Nội 2007 2009

Nhóm ngành Hộ gia đình

Hộ SXKD

hoặc DN nhỏ

DN lớn Tổng

Hộ gia đình

Hộ SXKD

hoặc DN nhỏ

DN lớn Tổng

Công nghiệp và xây dựng 52,4 22,3 25,3 100 52,8 46,5 0,7 100 Thương mại 74,9 24,8 0,3 100 87,0 11,6 1,4 100 Dịch vụ 94,5 4,0 1,5 100 89,3 8,4 2,3 100 Hộ SXKD phi chính thức 75,4 18,8 5,8 100 78,8 19,9 1,3 100 Hộ SXKD chính thức 85,3 9,3 5,4 100 86,8 13,0 0,2 100 Chung 80,1 14,2 5,7 100 81,6 17,5 0,9 100

HCMC 2007 2009

Hộ gia đình

Hộ SXKD

hoặc DN nhỏ

DN lớn Tổng

Hộ gia đình

Hộ SXKD

hoặc DN nhỏ

DN lớn Tổng

Công nghiệp và xây dựng 41,8 51,0 7,2 100 43,7 32,7 23,6 100 Thương mại 73,9 22,7 3,4 100 84,5 14,4 1,1 100 Dịch vụ 96,7 2,8 0,5 100 90,4 4,1 5,5 100 Hộ SXKD phi chính thức 76,5 20,5 3,0 100 81,6 13,1 5,3 100 Hộ SXKD chính thức 74,2 19,4 6,4 100 61,8 37,0 1,2 100 Chung 75,1 19,8 5,1 100 71,7 25,0 3,3 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Các hộ sản xuất công nghiệp trong khu vực phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh có đặc điểm khác biệt đôi chút so với bức tranh chung phản ánh sự tăng thêm mức độ tách biệt với khu vực chính thức. Khu vực này xem ra đã tăng cường các mối liên hệ với khu vực chính thức bởi vì đã có khoảng gần một phần tư khối lượng sản phẩm của khu vực này được cung cấp cho các doanh nghiệp lớn trong năm 2009, so với chỉ có 7% ở năm 2007. Mối quan hệ mới hình thành của khu vực này đối với các doanh nghiệp lớn cũng có thể được nhận thấy trong nhóm ngành dịch vụ ở TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên bộ phận khách hàng chủ yếu của những hộ SXKD phi chính thức này vẫn là các hộ gia đình (tiêu thụ 90% khối lượng cung cấp).

Sự năng động vi mô của khu vực phi chính thức: những kết quả thu được từ các cuộc điều tra lặp Điều tra mẫu lặp là bộ phận đặc biệt nhất trong lược đồ điều tra của cuộc điều tra này. Cho đến nay, loại điều tra như vậy dựa trên cơ sở của mẫu điều tra đại diện cho khu vực phi chính thức chưa từng được thực hiện. Ưu điểm chính của phương pháp tiếp cận này đó là cho phép quan sát các hộ SXKD theo thời gian nhằm tìm hiểu sự năng động riêng của các hộ SXKD, điều mà theo lý thuyết không thể thực hiện được với dữ liệu điều tra chỉ tại một thời gian. Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích về khả năng tồn tại, duy trì hoạt động của các hộ SXKD, sự chuyển đổi giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức và hiệu quả kinh tế của các hộ SXKD, những trở ngại và nhu cầu được hỗ trợ của họ qua hai năm 2007 và 2009.

13

Sự năng động về nhân khẩu học Một trong những khó khăn cơ bản của điều tra lặp đó là kiểm soát sự mất mẫu. Quá trình mất mẫu có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân: chủ hộ SXKD từ chối trả lời, sự di cư, lỗi ghi chép thông tin (nhầm địa chỉ). Đó là toàn bộ những lý do quan trọng nhất mà chúng tôi ghi nhận được qua điều tra, biết rằng hoạt động của các hộ SXKD trong khu vực phi chính thức mang tính tạm thời rất cao và hơn nữa bối cảnh của cuộc khủng hoảng cũng làm tăng thêm mức độ năng động của hoạt động kinh doanh cũng như của các hộ gia đình. Đó cũng là lý do mà công tác tập huấn điều tra đã được thực hiện kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu mức độ mất mẫu. Đặc biệt, toàn bộ các hộ SXKD đã thay đổi địa chỉ trong cùng thành phố được tiếp tục tìm kiếm và cố gắng thu thập thông tin thông qua các thanh viên khác của hộ gia đình, hàng xóm, thậm chí đối với cả những trường hợp không còn hoạt động. Những trường hợp di cư đến nơi khác ngoài địa giới của hai thành phố được xác định không còn thuộc phạm vi xem xét. Nhờ vào qui trình cẩn thận và kỹ lưỡng này, tỷ lệ mất mẫu so với các cuộc điều tra khác là khá thấp (khoảng 10%) ở cả hai thành phố. Tỷ lệ này còn có thể thấp hơn nữa nếu chúng ta tính đến cả các hộ SXKD không được điều tra nhưng biết được thực tế các hộ này hiện vẫn tồn tại. Hơn nữa, những hộ SXKD không còn hoạt động tại thời điểm điều tra nhưng mới dừng hoạt động trong năm 2009 (với tỷ lệ tương ứng là 3% ở Hà Nội và 6% ở TP. Hồ Chí Minh) cũng được điều tra.

Bảng 8: Tỷ lệ mất mẫu và tỷ lệ dừng hoạt động, 2007-2009

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Nhóm ngành

Vẫn hoạt động (được điều tra)

Ngừng hoạt động

Tồn tại (không được

điều tra)

Không có

thông tin

Tổng

Vẫn hoạt động (được điều tra)

Ngừng hoạt động

Tồn tại (không được

điều tra)

Không có

thông tin

Tổng

Công nghiệp và xây dựng

78.4 13.1 2.8 5.7 100 59.9 26.1 1.4 12.6 100

Thương mại 80.6 12.5 2.5 4.4 100 70.1 18.8 1.3 9.8 100 Dịch vụ 71.9 17.1 1.8 9.2 100 68.2 20.0 0.3 11.5 100 Hộ SXKD phi chính thức

76.2 14.7 2.3 6.8 100 66.9 21.0 0.9 11.2 100

Hộ SXKD chính thức

73.3 12.4 5.9 8.4 100 73.7 13.9 2.9 9.5 100

Chung 75.7 14.2 3.0 7.1 100 68.7 19.2 1.4 10.7 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao. Với mục đích phân tích, thông tin về tỷ lệ chấm dứt hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ này khá cao : 14% ở Hà Nội và 19% ở TP. Hồ Chí Minh. Những con số này là những ước lượng thận trọng vì có một số lượng đáng kể các hộ SXKD điều tra năm 2007 nhưng không thể tìm được năm 2009, và một phần trong số đó có thể đã giải thể hoạt động. Với một giả thuyết mạnh là toàn bộ các hộ SXKD này đã giải thể hoạt động, thì tỷ lệ ngừng hoạt động có thể lên đến 21% ở Hà Nội và 32% ở TP. Hồ Chí Minh. Như vậy tỷ thực sự chắc chắn cũng ở gần mức độ đó. Điều này khẳng định những gì đã được nêu ở phần trên đó là tính chất dễ bị tổn thương cao của các hộ SXKD và cuộc khủng hoảng đã có tác động ở TP. Hồ Chí Minh mạnh hơn so với ở Hà Nội. Thực vậy, tỷ lệ chấm dứt hoạt động đối với các hộ SXKD phi chính thức cao hơn so với các hộ chính thức, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh (21% so với 14%), trong khi các con số này ở Hà Nội tương ứng là 15% và 12%. Do loại điều tra này chưa từng được thực hiện ở Việt Nam nên chúng tôi không thể xác định được liệu tỷ lệ chấm dứt hoạt động này là ở mức bình thường hay đã tăng thêm lên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, dựa vào số năm hoạt động bình quân của các hộ SXKD phi chính thức năm 2007 (7 năm ở Hà Nội và 8 năm ở TP. Hồ Chí Minh), chúng ta có thể suy luận rằng qua hai năm có gần 30% số hộ SXKD phi chính thức không còn tồn tại nữa và con số này ở TP. Hồ Chí Minh là 25%. Những con số này phản ánh tính chất bấp bênh rất cao của các hoạt động kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức (với giả thuyết rất gần với thực tế là tổng số hộ SXKD phi chính thức không thay đổi

14

qua hai năm). Tỷ lệ hộ SXKD phi chính thức chấm dứt hoạt động ước lượng được thấp hơn nhiều so với mức tính được ở Hà Nội trong khi tỷ lệ ở TP. Hồ Chí Minh nằm ở giữa khoảng ước lượng. Chúng ta có thể kết luận rằng cuộc khủng hoảng đã không gây nên tình trạng đóng cửa hàng loạt của các hộ SXKD, mà thậm chí tình hình có thể đã diễn ra ngược lại. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ tăng trưởng ở điều kiện bình thường, có thể có nhiều cơ hội việc làm hơn khiến nhiều chủ hộ SXKD có thể ngừng hoạt động để chuyển đổi sang công việc khác. Nếu như sự giải thể hoạt động rõ ràng là dấu hiệu tiêu cực về khả năng tồn tại của các hộ SXKD, thì điều này không hẳn cũng mang ý nghĩa như vậy đối với chủ hộ SXKD. Trong một số trường hợp, chủ hộ SXKD có thể đã lựa chọn sự thay đổi để có vị trí tốt hơn. Tuy nhiên, sự năng động theo hướng phát triển lên dường như khá hạn chế. Trong số các chủ hộ SXKD ngừng hoạt động, có tương ứng 17% ở Hà Nội và 13% ở TP. Hồ Chí Minh đã tìm được việc làm mới trong khu vực doanh nghiệp tư nhân và dưới 1% số chủ hộ SXKD ở mỗi thành phố tìm được việc làm trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có 6% số chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 1% số chủ hộ SXKD ở TP. Hồ Chí Minh tìm được vị trí mới trong khu vực công. Tỷ lệ chủ hộ ngừng hoạt động để rồi tiếp tục làm việc trong khu vực này thông qua thành lập hoặc sáp nhập với hộ SXKD khác ở Hà Nội và ở TP. Hồ Chí Minh lần lượt tương ứng là 19% và 18%. Trong khi đó bộ phận chủ yếu trong số các chủ hộ SXKD ngừng hoạt động đã không thể tìm được việc làm mới, cụ thể có 47% số chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 51% ở TP. Hồ Chí Minh không tiếp tục làm việc (lao động thoái chí hoặc trở thành những người không hoạt động kinh tế) và có 7% và 9% tương ứng ở mỗi thành phố đang tiếp tục tìm kiếm công việc. Tìm hiểu đặc điểm các hộ SXKD chấm dứt hoạt động cho thấy một số hình thái đáng quan tâm. Một kết quả không hề gây ngạc nhiên đó là hộ SXKD có qui mô càng lớn thì khả năng bị tổn thương thấp hơn. Tuy nhiên, chiều hướng của mối quan hệ có thể mang biêu hiện ngược lại, cụ thể là nhưng hộ SXKD đã phải gắng gượng để sống sót có thể có cơ hội để phát triển và mở rộng qui mô. Giả thuyết này được khẳng định bởi một thực tế là số năm hoạt động có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chấm dứt hoạt động. Bên cạnh đó, những hộ SXKD thuê lao động làm công có tỷ lệ chấm dứt hoạt động thấp hơn. Điều này phàn ánh rõ ở Hà Nội, nhưng không thực sự rõ rệt ở TP. Hồ Chí Minh. Xét về địa điểm kinh doanh, những hộ kinh doanh hoạt động ở trên phố hoặc trong các chợ ở Hà Nội có tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao hơn, trong khi đó ở TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao thuộc về những hộ hoạt động kinh doanh tại nơi ở.

Bảng 9: Tỷ lệ chấm dứt hoạt động theo loại hộ SXKD và đặc điểm chủ hộ SXKD (%)

Loại hộ SXKD Hà Nội TP HCM Chủ hộ SXKD Hà Nội TP HCM Nơi kinh doanh Giới tính Ngoài trời 16,5 17,7 Nam 15,6 18,0 Tại nơi ở 12,8 22,2 Nữ 13,0 20,1 Địa điểm riêng biệt 13,7 15,0

Trình độ học vấn Số năm hoạt động Tiểu học 15,8 17,9 0-2 năm 19,9 23,6 Trung học cơ sở 11,4 21,9 3-4 năm 18,3 21,3 Phổ thông trung học 17,0 15,8 5-8 năm 12,9 18,3 Cao đẳng/đại học 15,5 24,4 Hơn 8 năm 10,0 16,4

Động cơ thành lập hộ SXKD Qui mô Không tìm được VL chính thức 15,7 18,4 Tự làm 16,4 21,0 Không tìm được việc ở hộ SXKD 17,0 25,3 2-4 lao động 10,8 16,8 Để có thu nhập cao hơn 12,5 20,8 5 lao động trở lên 5,2 14,8 Để được độc lập 13,2 19,3

Theo truyền thống gia đình 4,5 10,0 Thuê lao động Khác 16,6 19,8 Không thuê lao động 15,0 19,3 Thuê lao động 9,3 18,4 Chung 14,2 19,2 Chung 14,2 19,2

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

15

Có thể nhận thấy một số điểm khác biệt về khu vực này giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, xét theo nhóm ngành, các hộ SXKD hoạt động cung cấp dịch vụ ở Hà Nội dễ bị tổn thương hơn, trong khi đó các hộ SXKD hoạt động trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao hơn. Nếu phân tích chi tiết hơn, các hoạt động vận tải, dịch vụ sửa chữa và dệt may dường như có khả năng chống chọi và tồn tại thấp. Thương mại bán buôn, xây dựng và dịch vụ sửa chữa là những hoạt động mà các hộ SXKD chịu nhiều ảnh hưởng nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Xét về đặc điểm của các chủ hộ SXKD, kết quả không cho thấy rõ mối liên hệ giữa tỷ lệ chấm dứt hoạt động với trình độ học vấn cũng như học nghề của chủ hộ SXKD. Điều này xuất phát từ một thực tế là những người có trình độ học vấn và được đào tạo thường gặp ít khó khăn hơn khi rời khỏi hoạt động trong khu vực này và tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm (hay tuổi đời hoạt động kinh doanh) và độ tuổi của chủ hộ SXKD lại có mối quan hệ với khả năng duy trì hoạt động. Quan sát này cũng có thể xuất phát từ thực tế là những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng chuyển đổi việc làm cao hơn. Cuối cùng, động cơ của chủ hộ SXKD khi khởi tạo hoạt động kinh doanh dường như cũng có những tác động đến tỷ lệ chấm dứt hoạt động. Có thể nhận thấy trong số những người chủ động lựa chọn công việc bằng việc khởi tạo hoạt động hộ kinh doanh nhằm để giữ nghề truyền thống của gia đình, và ở một mức độ nào đó là để được độc lập và có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ dừng hoạt động thường thấp hơn. Sự chuyển đổi giữa các khu vực chính thức và phi chính thức Nhiều hộ SXKD chính thức chuyển thành phi chính thức. Trong khi ở cấp độ chung, tỷ trọng tương ứng của các hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức và chính thức không thay đổi nhiều giữa hai năm, thì phân tích về sự năng động cho thấy có những sự chuyển đổi rõ rệt giữa các khu vực. Một mặt, có 15% hộ SXKD chính thức ở TP Hồ Chí Minh và có đến 31% những hộ như vậy ở Hà Nội đã gia nhập khu vực phi chính thức. Nhìn chung, qua hai năm đã có hơn 12% số hộ SXKD thay đổi vị thế và điều này càng cho thấy sự thiếu sót của các phương pháp đo lường tĩnh thường sử dụng. Do không có những chuẩn để so sánh, việc đánh giá những con số này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng là điều hợp lý nếu cho rằng một phần của quá trình phi chính thức hóa này (đặc biệt là ở Hà Nội) là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Điều đáng ngạc nhiên là tác động này lại biểu hiện rõ rệt hơn ở thủ đô Hà Nội, nơi mà mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ít nặng nề hơn.

Bảng 10: Các ma trận phản ánh sự chuyên đổi chính thức/ phi chính thức, 2007-2009

Hà Nội (2009) TP. Hồ Chí Minh (2009)

2007 Chính thức

Phi chính thức

Chung 2007

Chính thức

Phi chính thức

Chung

Chính thức 68.9 31.1 100 (18.8) Chính thức 84.7 15.3 100 (26.3) Phi chính thức 8.3 91.7 100 (81.2) Phi chính thức 10.2 89.8 100 (73.7) Chung 19.7 80.3 100 Chung 29.8 70.2 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Kết quả phân tích theo các nhóm ngành cũng cho thấy những hình thái chuyển dịch tương tự, với quá trình phi chính thức hóa với mức độ mạnh hơn ở Hà Nội so với ở TP. Hồ Chí Minh, trong khi mức độ chuyển đổi chính thức hóa của các hộ SXKD phi chính thức ở hai thành phố không khác biệt nhiều. Ngoài ra, khu vực dịch vụ có tỷ lệ phi chính thức hóa cao nhất, đặc biệt là ở Hà Nội, cứ hai hộ SXKD thì có một hộ (tỷ lệ 47,3%) chuyển thành phi chính thức. Trái lại, tỷ lệ chuyển đổi chính thức hóa diễn ra cao nhất đối với các hộ phi chính thức kinh doanh thương mại, tuy nhiên khác biệt ít rõ rệt hơn.

16

Bảng 11: Tỷ lệ chính thức hóa và phi chính thức hóa, 2007-2009

Tỷ lệ chính thức hóa Tỷ lệ phi chính thức hóa Loại hoạt động (2007) Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Công nghiệp và xây dựng 4.5 9.5 25.4 9.0 Thương mại 10.9 12.9 26.1 10.6 Dịch vụ 7.7 8.5 47.3 26.1 Chung 8.3 10.2 31.1 15.3 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Những hộ SXKD nào đã thay đổi tình trạng? Kết quả cho thấy một đặc điểm chung ở cả hai thành phố và phù hợp với dự liệu. Thứ nhất, khi so sánh với những hộ SXKD chính thức không thay đổi tình trạng, kết quả ở Bảng 12 cho thấy những hộ đã trở thành phi chính thức là những hộ mà ở năm 2007 có qui mô nhỏ hơn (xét về giá trị tăng thêm và số lao động), hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn và hoạt động mang tính tạm thời hơn (không có địa điểm kinh doanh độc lập). Thứ hai, trái lại, các hộ SXKD phi chính thức mới gia nhập vào khu vực chính thức có qui mô bình quân lớn hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn và đặc điểm hoạt động ít tạm thời hơn so với những hộ mà đến năm 2009 vẫn thuộc khu vực phi chính thức. Kết quả không cho thấy xuất hiện một dạng thức biểu hiện nào có liên quan đến tuổi của chủ hộ và điều này ẩn chứa bên trong đặc tính không đồng nhất giữa các hộ SXKD được hình thành ở cùng thời gian với sự tồn tại đồng thời của những hộ hoạt động hiệu quả và những hộ hoạt động trì trệ.

Bảng 12: Một số đặc điểm chính của hộ SXKD năm 2007 theo tình trạng chuyển đổi qua hai năm 2007-2009

Hanoi (2007) Ho Chi Minh City (2007)

Chuyển đổi 2007-2009 Giá trị tăng

thêm (Triệu đồng)

Số lao động

Có địa điểm KD

Tuổi Giá trị tăng thêm

(Triệu đồng)

Số lao động

Có địa điểm KD

Tuổi

Chính thức-Chính thức 101. 904 2.3 60.9 10.6 134.505 2.8 63.7 8.8

Chính thức-Phi chính thức 77.020 2.1 47.0 8.1 55.447 2.0 40.5 10.1

Phi chính thức-Chính thức 58.896 1.4 27.5 8.0 48.984 1.8 32.5 9.9

Phi chính thức-Phi chính thức 37.424 1.5 14.2 7.2 35.747 1.5 10.1 7.2Chung 49.536 1.62 23.0 7.7 58.734 1.8 24.4 9.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Sự năng động kinh tế Đặc điểm đối lập tùy theo trình trạng chuyển đổi. Phù hợp với những kết quả thu được từ phân tích số liệu chéo, cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng ở TP Hồ Chí Minh mạnh hơn so với ở Hà Nội. Cụ thể, kết quả phân tích số liệu điều tra lặp cho thấy có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ (tốc độ tăng giá trị tăng thêm thực tế là 13%) của các hộ SXKD ở Hà Nội giữa hai năm 2007 và 2009, trái lại kết quả hoạt động của các hộ ở TP. Hồ Chí Minh đã giảm đi (giá trị tăng thêm thực tế giảm 12%). Tuy nhiên, nếu như xét đến những sự chuyển dịch giữa các khu vực chính thức và phi chính thức thì bức tranh chung lại trở nên tương phản hơn nhiều. Ở TP. Hồ Chí Minh, những hộ SXKD phi chính thức đã chuyển đổi chính thức có tốc độ tăng trưởng cao hơn tất cả, đặc biệt những hộ này có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những hộ phi chính thức không chuyển đổi. Chẳng hạn, xét chỉ tiêu giá trị tăng thêm, kết quả cho thấy chỉ có những hộ SXKD đã chuyển đổi từ phi chính thức sang chính thức qua hai năm mới có kết quả tăng trưởng dương, với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 56%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rand và Torn (2010) về tác động có ý nghĩa cao của việc chính thức hóa hoạt động hiệu quả kinh tế, dù rằng mẫu phân tích trong nghiên cứu này không đại diện cho khu vực phi chính thức với sự thiên lệch rõ rệt về bộ phận đơn vị SXKD có địa điểm hoạt động kinh doanh riêng. Tuy nhiên, ở Hà Nội kết quả lại không thể hiện như vậy. Trong khi sự tăng trưởng doanh thu xem ra phù hợp với những kết luận trên, thì khi xét đến giá trị tăng thêm, kết quả cho thấy những hộ

17

đã chuyển đổi thành chính thức thực tế lại có hiệu quả không tăng, và thậm chí còn kém đi về lợi nhuận. Như vậy, có thể nói rằng việc chuyển đổi chính thức hóa đối với các hộ SXKD phi chính thức không phải là một giải pháp luôn phát huy tác dụng tốt nhất. Hiệu quả kinh tế không hẳn là điều lý giải duy nhất cho quá trình chuyển đổi chính thức hóa hoặc phi chính thức hóa của các hộ SXKD. Trên một phương diện khác, ở cả hai thành phố, những hộ SXKD chính thức đã chuyển thành phi chính thức hoạt động kém hơn nhiều (xét theo doanh thu) so với những hộ vẫn duy trì tình trạng chính thức, và điều này cho thấy rằng họ đã gặp những khó khăn. Ở Hà Nội, nhận định trên luôn phù hợp bất kể khi phân tích so sánh được thực hiện dựa vào chỉ tiêu kết quả nào, với sự suy giảm hiệu quả ở nhóm hộ chuyển đổi thành phi chính thức và sự tăng trưởng mạnh đối với nhóm không chuyển đổi. Nhưng một lần nữa kết quả lại cho thấy một bức tranh nhiều sắc mầu ở TP. Hồ Chí Minh. Những hộ SXKD chính thức đã chuyển đổi thành phi chính thức dường như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng ít hơn so với những hộ vẫn duy trình hoạt động trong khu vực chính thức. Trong trường hợp này có thể quá trình chuyển đổi phi chính thức hóa là cách thức để giảm những chi phí cố định và thích nghi với khủng hoảng. Dĩ nhiên là vần đề này cần được tìm hiểu rõ hơn. Tuy nhiên tới giờ điều cần nhấn mạnh đó chính là tính chất phức tạp trong lựa chọn chiến lược thực hiên chính thức hóa hoặc phi chính thức hóa của chủ hộ SXKD, trong điều kiện không hình thành rõ rệt những qui luật chung cũng như sự cần thiết phải xem xét những bối cảnh ở địa phương.

Bảng 13: Tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả chính của các hộ SXKD theo tình trạng chuyển đổi, 2007-2009

(mức bình quân) Doanh thu Giá trị tăng thêm Lợi nhuận Chuyển đổi 2007-2009 Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Chính thức-Chính thức 11.6 -12.4 18.8 -22.4 17.8 -27.1 Chính thức-Phi chính thức -11.9 -36.8 -20.6 -15.3 -20.8 -14.1 Phi chính thức-Chính thức 18.3 -10.5 15.6 -9.9 15.2 -8.9 Phi chính thức-Phi chính thức 52.6 19.9 16.7 56.2 8.7 35.8 Chung 16.1 -10.6 13.3 -12.3 12.0 -14.9 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Lưu ý: Chỉ số giảm phát 2007-2009 ở Hà Nội là 1.323 và ở TP Hồ Chí Minh là 1.316. Do có sự không đồng nhất cao giữa các hộ SXKD nên giá trị trung vị của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho phép nhìn nhận rõ hơn về sự biến động giữa hai năm 2007 và 2009 do tham số này ít chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất hơn. Thực vậy, dựa vào kết những kết quả này, những đánh giá nêu trên được khẳng định (xem Bảng A4). Những tác động của cuộc khủng hoảng đến các hộ SXKD Cảm nhận chung về tác động của khủng hoảng Sự cảm nhận và quan điểm của chủ hộ SXKD cũng là một chỉ báo tốt về môi trường kinh doanh của khu vực phi chính thức. Thông tin phản ánh cảm nhận về điều kiên kinh tế của các hộ SXKD được thu thập thông qua một mục câu hỏi định tính bổ sung trong điều tra HB&IS năm 2009. Các dự báo đã đánh giá quá mức tác động của khủng hoảng: tình trạng năm 2009 nhìn chung là khả quan. Dù đã xuất hiện những nỗi lo về cuộc khủng hoảng kinh tế, chỉ có một bộ phận nhỏ các hộ gia đình cảm nhận được sự suy giảm thực sự về tình trạng kinh tế. Thật đáng ngạc nhiên là chỉ có 11% trong số các chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 17% ở TP Hồ Chí Minh có cảm nhận là tình hình tồi tệ hơn năm trước đó. Thậm chí còn có thể ngạc nhiên hơn đó là có đến một nửa số hộ SXKD ở Hà Nội và 37,7% số hộ SXKD ở TP. Hồ Chí Minh tin rằng tình hình đã được cải thiện. Vẫn biết rằng cần hết sức thận trong khi phân tích các dữ liệu đo lường cảm nhận chủ quan, dẫu sao cũng có thể nhận thấy rằng những tác động của khủng hoảng đã không thực sự mạnh như đã dự tính. Tuy vậy, những kết quả này không thực sự gây ngạc nhiên bởi vì các hộ gia đình đã so sánh tình trạng của năm 2009 với năm 2008, và theo như đã trình bày ở trên, cuộc điều tra được thực hiện vào cuối năm 2009 khi mà nền kinh tế đang dần hồi phục. Nếu đánh giá tình hình chung mà không xét việc so sánh với năm 2008, kết quả

18

cho thấy tỷ lệ hộ SXKD có tâm lý bi quan là rất thấp, với chỉ 0,1% và 1,8% số hộ tương ứng ở mối thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh cho rằng tình hình đang diễn ra “rất tồi tệ”. Như vậy dường như là vào khoảng thời gian cuối năm 2009 cuộc khủng hoảng đã qua đi.

Bảng 15: Đánh giá về tình trạng kinh tế chung năm 2009 so với 2008 (Tỷ trọng số trường hợp trả lời theo mỗi mức độ)

Hà Nội TP. HCM Nhóm ngành Tốt hơn Không đổi Kém hơn Tốt hơn Không đổi Kém hơnCông nghiệp và xây dựng 52,7 38,3 9,0 29,6 52,7 17,7 Thương mại 51,2 36,8 12,0 38,2 43,5 18,4 Dịch vụ 40,7 49,3 10,0 38,1 46,4 15,5 Hộ SXKD phi chính thức 47,9 41,6 10,5 36,5 46,8 16,7 Hộ SXKD chính thức 54,9 34,3 10,8 43,1 41,3 15,6 Chung 49,0 40,5 10,6 37,7 45,8 16,5 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Mức độ tác động khác nhau theo thành phố và tình trạng của hộ SXKD. Xét đến cả sự so sánh theo các các năm và những đánh giá riêng, có thể nhận thấy hai dạng thức phân biệt:

- Thứ nhất, sự khác biệt giữa thành phố Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh: các hộ SXKD ở Hà Nội chịu ít tác động hơn so với ở TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy so với ở Hà Nội, có ít hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh hơn cảm nhận được sự cải thiện và cũng có nhiều hộ SXKD ở thành phố này hơn cảm thấy tình hình xấu đi, với khoảng cách chênh lệch bình quân về tỷ trọng ở mức 6 điểm phần trăm.

- Thứ hai, sự khác biệt giữa hộ SXKD chính thức và phi chính thức: giả thuyết của chúng tôi là tình trạng chung kém được bảo vệ của khu vực phi chính thức có thể dẫn đến mức độ nhạy cảm hơn của khu vực này đối với tác động của khủng hoảng. Vẫn dựa trên cơ sở đo lường cảm nhận, kết quả cho thấy có ít hộ SXKD phi chính thức cho rằng tình trạng kinh tế đã có sự cải thiện với mức chênh lệch về tỷ trọng là 7 điểm phần trăm.

Dù mang tính chủ quan, thông tin ghi nhận được từ đo lường cảm nhận vẫn có ý nghĩa giúp phác họa nên bức tranh chung về tác động của khủng hoảng với dấu hiệu cho thấy dường như có vẻ không như những dự liệu trước đây. Việc tìm hiểu những dữ liệu có thể so sánh được với các thông tin định lượng là bước phân tích cần thực hiện tiếp theo: nếu như tình hình năm 2009 được cảm nhận là tốt hơn năm 2008 thì xét trên một số phương diện những điều kiện khó khăn tuy vậy vẫn là một thực tế. Tác động đến lực lượng lao động Những tác động không nhiều đến số lượng lao động. Số lượng lao động làm thuê trong khu vực này tương đối thấp do đặc điểm tự nhiên của khu vực này bao gồm chủ yếu những đơn vị siêu nhỏ và tự làm. Nếu chúng ta dựa vào thông tin do các chủ hộ SXKD cung cấp thì kết quả cho thấy chỉ có sự dao động đôi chút, cụ thể phần lớn trong số họ cho biết là qui mô hộ SXKD của họ không có gì thay đổi so với năm 2008. Kết quả này phù hợp với những phát hiện từ kết quả đo lường định lượng của cuộc điều tra đã trình bày ở phần trên và cũng như với kết quả điều tra LĐ&VL đó là những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thị trường lao động Việt Nam đã được hạn chế. Tính chung chỉ có 15% số hộ SXKD ở Hà Nội sử dụng thêm lao động trong khi có 7% số hộ giảm số lao động. Trường hợp đặc thù của nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội với tỷ lệ hộ SXKD đã tăng qui mô rất cao (32,4%) có thể được coi là điểm nổi bật. Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ hộ SXKD giảm qui mô lao động cũng tương đương với tỷ lệ hộ đã tăng qui mô lao động, khoảng gần 7% tổng số hộ SXKD. Như vậy một lần nữa kết quả ghi nhận sự đối lập giữa hai thành phố. Mức chệnh lệch về tỷ lệ (giữa hộ SXKD đã tăng qui mô lao động với những hộ đã giảm qui mô lao động) cho thấy khả năng duy trì hoạt động của các hộ SXKD phi chính thức cao hơn so với các hộ chính thức (các mức tương ứng cho hai khu vực là 10,2% so với 4% ở Hà Nội và 0,5% so với -4% ở TP. Hồ Chí Minh).

19

Bảng 16: Biến động về qui mô lao động

(Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động)

Hà Nội TP HCM

Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Tăng Giảm Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 32,4 4,5 27,9 7,2 1,6 5,6 Thương mại 0,0 7,5 -7,5 0,0 0,0 0 Dịch vụ 5,8 7,0 -1,2 5,8 6,2 -0,4 Hộ SXKD phi chính thức 16,2 6,0 10,2 6,0 5,5 0,5 Hộ SXKD chính thức 12,3 8,3 4,0 6,5 10,9 -4,4 Chung 15,0 6,7 8,3 6,3 7,4 -1,1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

(1) Tỷ lệ hộ SXKD tăng qui mô lao động-Tỷ lệ hộ SXKD giảm qui mô lao động

Tăng số giờ làm việc. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta xem xét thời gian làm việc của lao động. Tuy nhiên, việc lý giải những thay đổi về thời gian làm việc khó tránh khỏi sự nhập nhằng: thời gian tăng lên có thể là do tác động của việc tăng cầu hoặc cũng có thể là chiến lược thích nghi với sự suy giảm về thu nhập. Ở Hà Nội, có một tỷ trọng khá cao (22%) trong số các hộ SXKD phi chính thức cho biết họ đã tăng thời gian làm việc, trong khi chỉ có 5,7% số hộ đã giảm thời gian làm việc. Ở TP Hồ Chí Minh, nơi cuộc khủng hoảng có tác động nhay cảm nhất, các tỷ trọng như trên lại thấp hơn, với 11,2% số hộ tăng thời gian làm việc và 4,2% số hộ giảm thời gian làm việc. Những khu vực có sự thay đổi nhiều nhất đó là khu vực hộ SXKD thuộc nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội và thuộc nhóm ngành thương mại ở TP Hồ Chí Minh, với mức chênh lệch chung (giữa các tỷ trọng hộ tăng – tỷ trọng hộ giảm) thời gian làm việc lần lượt tương ứng là +20,2% và +33,1%. Cùng với kết quả của phần thông tin định lượng đã cho thấy sự gia tăng về thời gian làm việc của lao động trong khu vực này ở cả hai thành phố, trong điều kiện thời gian làm việc của lao động trong khu vực này vốn đã ở mức cao, chúng ta có thể nhận thấy là các lao động này đã phải tăng thời gian làm việc để đối phó với rủi ro suy giảm thu nhập. Như vậy, phân tích về khối lượng lao động của các hộ SXKD cho thấy kết quả chuẩn đoán nhất quán với kết quả điều tra LĐ&VL. Ở cấp độ tổng thể không có sự bùng lên về thất nghiệp và bộ phận chủ yếu các hộ SXKD đã tăng cường hoặc giữ ổn định nguồn lao động, và điều này khẳng định rằng cuộc khủng hoảng đã có những ảnh hưởng không nhiều đến thị trường lao động.

Bảng 17: Biến động về số giờ làm việc một tuần của lao động làm thuê

(Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động)

Hà Nội TP HCM

Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Giảm Tăng Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 22,9 2,7 20,2 15,2 7,8 7,4 Thương mại 14,4 19,2 -4,8 33,1 0,0 33,1 Dịch vụ 23,1 6,8 13,3 2,6 3,5 -0,9 Hộ SXKD phi chính thức 22,2 5,7 16,5 11,2 5,2 6 Hộ SXKD chính thức 20,5 6,7 13,8 4,9 4,7 0,2 Chung 21,6 6,0 15,6 7,9 4,9 3

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. (1) Tỷ lệ hộ SXKD tăng thời gian làm việc-Tỷ lệ hộ SXKD giảm thời gian làm việc

20

Tác động của khủng hoảng đến điều kiện sống của hộ gia đình Tác động mạnh hơn về phương diện thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Mặc dù kết quả đã cho thấy có nhiều hộ SXKD phi chính thức cho biết đã phải tăng chi phí tiền công (47,4% số hộ SXKD) hơn so với những hộ SXKD giảm khoản chi phí này (chỉ 9,2%), kết quả phân tích về thu nhập của các hộ gia đình lại đối lập. Thứ nhất, khi tính đến giả thuyết về sự cứng nhắc theo khuynh hướng giảm của tiền công, co thể nhận thấy tỷ trọng hộ SXKD đã giảm chi phí tiền công là khá cao. Thứ hai, tỷ trọng hộ SXKD đã tăng tiền lương cho lao động có thể là đã không thấm tháp gì khi xét đến lạm phát ở mức cao trong năm. Thứ ba, tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức có sử dụng lao động làm công thực tế là thấp và điều này làm giảm vai trò của mức tăng tiền công có thể đã diễn ra. Hơn nữa, khi xem xét trực tiếp sự biến động thu nhập (xem Bảng 18), kết quả cho thấy thu nhập của gần một phần tư (23,3%) số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã đã giảm. Trong khi đó tỷ trọng này lên đến gần một nửa (45,6%) trong số các hộ SXKD phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh.

Bảng 18: Biến động về thu nhập của hộ gia đình (Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động)

Hà Nội TP HCM Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Giảm Tăng Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 46,2 19,7 26,5 11,7 41,1 -29,4 Thương mại 35,3 24,0 11,3 9,7 52,1 -42,4 Dịch vụ 25,3 24,9 0,4 10,6 44,0 -33,4 Hộ SXKD phi chính thức 34,5 23,3 11,3 10,6 45,6 -35 Hộ SXKD chính thức 28,7 29,7 -1,0 14,8 36,7 -21,9 Chung 33,6 24,2 9,4 11,3 44,1 -32,8 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

(1) Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng-Tỷ lệ hộ có thu nhập giảm Mặc dù cần phải lưu ý những hạn chế về sự không chính xác của dữ liệu định tính (chủ quan) khi đánh giá thay đổi về thu nhập, những kết quả này có khuynh hướng gần với những gì đã diễn ra trong thực tế, đặc biệt là mức độ khó khăn ở TP Hồ Chí Minh. Những kết quả phản ánh sự tương phản giữa hai thành phố cũng phù hợp với những phát hiện ở các phần trên. Tuy nhiên, điều có thể cảm nhận nhờ vào những thông tin định tính đó là mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng đã diễn ra: ngay cả ở Hà Nội, nơi thực tế đã có sự tăng lên về thu nhập, cứ bốn hộ SXKD thuộc các nhóm ngành thương mại hoặc dịch vụ thì có một hộ cho biết rằng thu nhập đã giảm. Về vấn đề này, bên cạnh một thực tế là việc phân tích biến động dựa vào mức bình quân đã làm nhòa đi tình trạng không đồng nhất, một lý giải khác đó là một lý do khác có thể cần tính đến đó là sự ước tính chưa đủ về lạm phát trong nguồn dữ liệu công bố chính thức. Giữa hai năm 2007 và 2009, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 28% trong khi giá của các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu (gạo và ngũ cốc) đã tăng 54%. Do quyền số của các mặt hàng này trong giỏ hàng tính chỉ số giá tiêu dùng là khoảng 10%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng của chính những mặt hàng này trong cơ cấu tiêu dùng của những người nghèo, nên giảm phát thu nhập theo chỉ số giá được công bố chính thức có thể đã dẫn đến việc ước tính mức thu nhập của khu vực phi chính thức cao hơn thực tế. Sự suy giảm các khoản tiền để dành và cắt giảm chi tiêu lương thực thực phầm. Các đo lường về tiêu dùng khẳng định lại những kết quả trên và cho phép : thứ nhất, nhấn mạnh thêm vào đặc trưng của của TP Hồ Chí Minh, nơi cuộc khủng hoảng có tác động trầm trọng hơn (37% số hộ gia đình có hoạt động trong khu vực phi chính thức đã phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực thực phẩm - Bảng 19) ; thứ hai, nêu bật sự phản ứng mạnh mẽ hơn của khu vực phi chính thức với tỷ lệ hộ gia đình cắt giảm chi tiêu nhiều hơn. Một điều cũng hết sức thú vị khi kết quả cho thấy ngân sách của các hộ gia đình dành cho y tế và giáo dục có đặc điểm ít co giãn khi phải thay đổi mức chi tiêu. Tuy nhiên, tỷ trọng các hộ gia đình có hoạt động trong khu vực phi chính thức đã phải cắt giảm chi tiêu cho y tế là khá cao (17%) chính là một dấu hiệu gây ấn tượng mạnh, và cũng có thể nhận thấy khá rõ tính chất yếu thế hơn của khu vực phi chính thức khi mà tỷ lệ này cao gần gấp hai lần so với các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh thuộc khu vực chính thức.

21

Xét về khoảng cách giữa kết quả định lượng về sự biến động với đo lường cảm nhận, có một dấu hiệu khác có thể nhận thấy từ sự suy giảm các khoản tiền để dành: số hộ gia đình có hoạt động kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức bị suy giảm phần tiền để dành nhiều hơn số hộ có tình hình ngược lại. Chênh lêch về tỷ trọng giữa hai nhóm hộ như vậy ở Hà Nội là +25.5 điểm phần trăm và +42,9 điểm phần trăm ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy có thể đã có sự suy giảm chung mức tiền để dành của các hộ gia đình.

Bảng 19: Cắt giảm chi tiêu của các hộ gia đình năm 2009 (Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động)

Nhóm ngành

Lương thực thực phẩm Y tế Giáo dục Khác

Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCMCông nghiệp và xây dựng

7,6 29,6 7,4 13,0 5,5 5,1 15,3 28,1

Thương mại 7,6 38,3 8,5 15,6 7,0 7,9 13,4 19,9 Dịch vụ 12,9 38,5 6,3 18,6 4,7 6,6 16,0 26,0 Hộ SXKD phi chính thức

9,5 36,8 7,5 16,7 5,8 6,7 14,8 24,8

Hộ SXKD chính thức 5,9 18,4 5,8 8,2 4,9 4,3 5,9 18,7

Chung 8,9 33,6 7,2 15,2 5,7 6,3 13,4 23,7 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng về mặt tổng thể không mạnh như đã dự tính nếu như dựa vào những thông tin thu được từ việc đo lường cảm nhận của các chủ hộ SXKD. Tuy vậy, những kết quả liên quan đến thu nhập và chi tiêu cần được nêu bật. Những cảm nhận khác biệt cũng cần được lưu ý về phương diện sự nhậy cảm đối với cuộc khủng hoảng: Hà Nội rõ ràng ít chịu tác động hơn, cũng tương tự như vậy đối với khu vực chính thức và trong số các hộ SXKD phi chính thức thuộc nhóm ngành công nghiệp cũng chịu ít tác động. Những khó khăn, mối quan hệ với Nhà nước và triển vọng Trong điều kiện không có những thông tin về các yếu tố quyết định sự lựa chọn việc đăng ký chính thức của các hộ SXKD, các dữ liệu thu được về loại hoạt động, qui mô lao động, sản lượng và mức đầu tư cũng như các ý kiến của chủ hộ cho phép tìm hiểu rõ hơn về cách thức họ vận hành hoạt động kinh doanh. Phần này chúng tôi tập trung vào những khó khăn mà các hộ SXKD phải đối mặt, mong muốn được trợ giúp của họ, mối quan hệ của khu vực này với các cơ quan Nhà nước cũng như triển vọng của các hộ SXKD. Phân tích được thực hiện dựa vào việc so sánh các số liệu thu thập được ở hai thành phố các năm 2007 và 2009 cũng như phần dữ liệu điều tra lặp kết nối giữa hai năm. Sự thay đổi về những vấn đề và mức độ khó khăn từ năm 2007 đến 2009 Cũng giống như ở năm 2007, tỷ lệ chủ hộ bày tỏ những điều phàn nàn trong kết quả của lần điều tra năm 2009 ở Hà Nội cao hơn so với ở TP. Hồ Chí Minh. Sự khác biệt này chính là điều nổi bật nhất bởi vì kết quả phân tích ở các phần trên đã cho thấy các hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng hơn so với ở Hà Nội. Những cách thức trả lời khác biệt của chủ hộ SXKD giữa hai thành phố và có thể thêm vào đó là sự thiên lệch của chọn mẫu (xem phần dưới) đã không thể được loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai thành phố về vấn đề này đã được rút ngắn. Cụ thể, năm 2009 có 65% số hộ SXKD ở Hà Nội cho biết rằng họ gặp vấn đề trong việc vận hành hoạt động kinh doanh, trong khi đó tỷ lệ này ở TP Hồ Chí Minh là 54%, nhìn lại năm 2007, các tỷ lệ này là 67% ở Hà Nội và 50% ở TP Hồ Chí Minh.

22

Hình 3: Sự thay đổi trong cảm nhận của các hộ SXKD về những khó khăn

Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Phải chăng đã có khuynh hướng phàn nàn cao hơn và những vấn đề được đề cập đến có tính chất gay gắt hơn? Môi trường kinh doanh dường như khó khăn hơn đối với các hộ SXKD: nếu như tỷ lệ hộ SXKD nêu lên ít nhất một vấn đề đã không thay đổi nhiều ở Hà Nội, thì tỷ lệ này thực sự đã thay đổi ở TP Hồ Chí Minh, tăng từ 45% năm 2007 lên 53% năm 2009; tuy nhiên, ở cả hai thành phố tỷ lệ hộ SXKD cho biết họ gặp những khó khăn chính và trầm trọng đã tăng lên (từ 16% lên đến 23% ở Hà Nội và từ 15% đến 19% ở TP. ồ Chí Minh; Bảng 20). Biết rằng các hộ SXKD thường miễn cưỡng khi biểu lộ những quan điểm mang tính phản đối, thì điều chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là kết quả thực tế cho thấy các chủ hộ SXKD đã nêu lên những khó khăn sâu sắc hơn. Những quan điểm mà các hộ SXKD chính thức bày tỏ hoàn toàn trái với trực giác, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh nơi nhìn chung khu vực này ít bày tỏ những điều phàn nàn ngay cả khi mà kết quả điều tra ghi nhận sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh. Hai lý do bổ sung cho nhau có thể cho phép lý giải cho nghịch lý hiện hữu này: thứ nhất, các hộ SXKD chính thức ở TP. Hồ Chí Minh quả thực có thể đã gặp tình thế khó khăn hơn, nhưng so với các hộ SXKD phi chính thức cũng như các hộ SXKD ở Hà Nội họ cũng đã có lợi thế cao hơn một cách tương đối; thứ hai, chúng ta không loại trừ khả năng

05

10152025303540

Informal Formal Total

%

Tỷ trọng hộ SXKD cho biết không gặp vấn đề gì

2007 2009

0

5

10

15

20

25

30

Informal Formal Total

%

Tỷ trọng hộ SXKD gặp ít nhất một vấn đề chính/nghiêm trọng

2007 2009

0

10

20

30

40

50

60

Informal Formal Total

%

Tỷ trọng hộ SXKD cho biết không gặp vấn đề gì

2007 2009

0

5

10

15

20

25

Informal Formal Total

%

Tỷ trọng hộ SXKD gặp ít nhất một vấn đề chính/nghiêm trọng

2007 2009

23

xảy ra một sự thiên lệch mẫu. Chúng ta cũng có thể cho rằng các hộ SXKD chính thức chịu tác động của cuộc khủng hoảng đã quyết định dừng hoạt động hoặc chuyển thành phi chính thức và những đơn vị này có thể đã được thay thế bằng những đơn vị có qui mô nhỏ hơn và ít có khuynh hướng phàn nàn hơn. Khi xem xét những khó khăn mà các hộ SXKD nêu ra, thì những vấn đề chủ yếu mà các hộ SXKD ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là về cạnh tranh (tương ứng 49% số hộ ở Hà Nội và 34% số hộ ở TP. Hồ Chí Minh nêu vấn đề này), thiếu khách hàng (tỷ lệ tương ứng 37% và 21%), thiếu không gian và địa điểm kinh doanh ổn định (tương ứng 26% và 19%), và vấn đề khó khăn về tài chính (thiếu vốn băng tiền: 19% và 18%; không tiếp cận được tín dụng: 15% và 18%; Hình 4). Thêm vào đó, có một tỷ trọng đáng kể (20%) các hộ SXKD ở Hà Nội đề cập đến những khó khăn liên quan đến ngồn nguyên liệu và 14% hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô.

Hình 4: Những vấn đề chính các hộ SXKD phải đối mặt

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Những hạn chế về khả năng tiếp cận các đơn hàng lớn và nguồn tín dụng trở thành vấn đề then chốt. Trước thực tế là những ràng buộc về tín dụng và luồng tiền giao dịch có mối quan hệ với nhau, nên nếu như các khó khăn này được gộp chung vào một nhóm thì kết quả cho thấy đây là vấn đề khó khăn số một đối với các hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh và có mức độ quan trọng thứ ba đối với các hộ SXKD ở Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng trong số những khó khăn chính mà các hộ SXKD nêu ra, tỷ trọng hộ SXKD gặp khó khăn về tiếp cận nguồn tín dụng đã tăng lên cả ở hai thành phố (đồng thời cũng cần ghi nhận sự gia tăng khó khăn trong cạnh tranh đối với các hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh). Các kết quả này cho thấy hai vấn đề này đã trở nên trầm trọng hơn đối với các hộ SXKD. Cũng tương ứng với những khó khăn mà các hộ SXKD đã nêu ra, ba loại nhu cầu được trợ giúp mà các hộ SXKD mong muốn nhất ở năm 2009 đó là: tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ tìm kiếm đơn hàng lớn và thông tin về thị trường, trong đó nhu cầu tìm kiếm đơn hàng được các hộ SXKD ở Hà Nội mong muốn nhất, trong khi nhu cầu tiếp cận nguồn tín dụng lại được nhấn mạnh ở TP Hồ Chí Minh (xem Hình 5). Tỷ trọng số hộ SXKD nêu lên những khó khăn về tiếp cận các đơn hàng lớn và các khoản vay đã tăng lên ở năm 2009 so với năm 2007. Do vậy, mong muốn sự hỗ trợ trở nên tập trung nhiều hơn vào các nhu cầu này: tiếp cận đến các nguồn vốn vay được coi là ưu tiên hàng đầu đối với 40% số hộ mong muốn nhận được sự hỗ trợ ở TP Hồ Chí Minh (tỷ lệ tương ứng ở Hà Nội là 15%); nhu cầu hỗ trợ tìm kiếm đơn hàng lớn được mong muốn nhiều nhất ở Hà Nội, với 47% số hộ SXKD (tỷ lệ này ở TP Hồ Chí Minh là 32%).

0%10%20%30%40%50%60%

Competition

Lack of customer

Cashflow problem &

credit access

Unsuitable premise

Raw materials

Macro-economic

policy

Formal Informal Total

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Competition

Lack of customer

Cashflow problem &

credit access

Unsuitable premise

Raw materials

Macro-economic

policy

Formal Informal Total

24

Hình 5: Nhu cầu được hỗ trợ chính của các hộ SXKD

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả

Mức cầu thấp về tín dụng. Tỷ trọng hộ SXKD đã thực sự tìm đến và đề nghị vay vốn rất thấp dường như trái ngược với những gì họ đã bày tỏ về những khó khăn liên quan đến tiếp cận tín dụng. Tỷ trọng hộ SXKD đã tìm đến tổ chức tín dụng và đề nghị vay vốn hầu như không thay đổi ở TP Hồ Chí Minh (vẫn khoảng 8%), trong khi đó tỷ trọng này đã tăng lên đôi chút ở Hà Nội, từ 9% năm 2007 lên 12% năm 2009 (Bảng 10). Tuy nhiên, tỷ trọng hộ SXKD được nhận khoản vay thấp hơn trước ở TP Hồ Chí Minh (5% số hộ SXKD đề nghị vay năm 2009 so với 7% năm 2007) cho thấy họ phải đối mặt với mức độ khó khăn nhiều hơn khi vay vốn.

Bảng 20: Nhu cầu vay vốn và khả năng nhận được vốn vay của khu vực phi chính thức  

Nhóm ngành

Đã đề nghị vay vốn

(%)

Nhận được khoản vay

(%)

Lý do không vay vốn năm 2009 (%)

2007 2009 2007 2009 Thủ tục

quá phức tạp

Lãi suất quá cao

Thế chấp quá nhiều

Không phù hợp nhu cầu

Không muốn vay

Hà Nội Công nghiệp và xây dựng 16.0 13.8 16.0 10.6 14.4 7.5 1.9 2.0 59.0 Thương mại 8.6 9.5 5.5 6.8 16.2 7.8 3.9 2.7 56.8 Dịch vụ 3.8 6.2 2.3 4.6 10.2 8.6 5.6 2.4 63.5

Hộ SXKD phi chính thức 7.8 9.4 6.0 7.0 13.7 8.0 4.0 2.4 59.7 Hộ SXKD chính thức 14.4 27.7 11.6 25.2 13.0 5.7 0.9 1.8 49.5 Chung 9.1 12.2 7.1 9.7 13.6 7.6 3.5 2.3 58.1 TP. Hồ Chí Minh Công nghiệp và xây dựng 6.4 3.7 4.9 1.8 15.6 7.1 14.1 4.8 52.8 Thương mại 4.7 9.2 3.9 7.1 18.1 9.2 15.1 3.9 38.7 Dịch vụ 5.6 5.2 3.6 2.6 12.8 14.1 15.9 2.0 46.4

Hộ SXKD phi chính thức 5.5 6.0 4.0 3.6 14.7 11.5 15.3 3.0 45.5 Hộ SXKD chính thức 16.7 17.0 15.5 10.0 13.8 6.4 10.6 2.7 47.7

Chung 8.3 7.9 6.9 4.7 14.6 10.6 14.5 3.0 45.9 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả

0%

10%

20%

30%

40%

50%Big orders

Market information

Access to loan

Assistance for supply

Modern machines

Technical training

Formal Informal Total

0%5%

10%15%20%25%30%

Big orders

Market information

Access to loan

Assistance for supply

Modern machines

Technical training

Formal Informal Total

25

Nhu cầu vay vốn thấp thực chất có thể đã phát sinh từ sự thích nghi của các hộ SXKD vào bối cảnh thực tế: với ít khả năng thành công, các hộ SXKD không thực sự nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, tỷ trọng hộ SXKD khẳng định rằng họ thực sự không có nhu cầu vay vốn đã giảm ở cả hai thành phố (giảm từ 69% xuống 58% ở Hà Nội và từ 60% xuống 46% ở TP Hồ Chí Minh). Khi giải thích lý do khiến các hộ SXKD không tìm đến tín dụng ngân hàng, các hộ SXKD ở Hà Nội nhấn mạnh nhiều hơn đến thủ tục phức tạp (tỷ trong hộ nêu lên lý do này tăng từ 8% năm 2007 lên 14% năm 2009), trong khi đó lãi suất cao là lý do mà các hộ SXKD ở TP. Hồ Chí Minh nêu lên (tỷ trọng tăng từ 5% năm 2007 lên 11% năm 2009). Tiếp cận đến nguồn tín dụng có thể thúc đẩy quá trình chính thức hóa. Việc tiếp cận tín dụng là vấn đề thiết yếu nhất đối với các hộ SXKD vì dường như đó là điều kiện có thể giúp họ chính thức hóa hoạt động kinh doanh. Phân tích dựa vào dữ liệu điều tra lặp cho thấy, trong số những hộ SXKD đã chuyển đổi thành chính thức năm 2009 tỷ trọng số trường hợp đã nhận được khoản tín dụng từ năm 2007 cao hơn so với tỷ trọng này trong số những hộ SXKD vẫn duy trì tình trạng phi chính thức ở năm 2009 (tương ứng là 11% so với 7% ở Hà Nội ; xem Bảng 21). Có một tỷ trọng đáng kể trong nhóm những hộ đã chuyển đổi chính thức hóa cũng đã tiếp cận được tín dụng ở năm 2009 (tương ứng là 16% ở Hà Nội và 15% ở TP Hồ Chí Minh). Các tỷ trọng này thực tế cao hơn so với con số tương ứng của nhóm các hộ SXKD vốn đã chính thức từ năm 2007.

Bảng 21: Nhu cầu vay vốn và khả năng nhận được vốn vay theo tình trạng chuyển đổi (%)

Dữ liệu điều tra lặp 2007-2009  

Hà Nội TP Hồ Chí Minh 2007 2009 2007 2009

Đã đề nghị

vay vốn

Nhận được khoản vay

Đã đề nghị

vay vốn

Nhận được khoản vay

Đã đề nghị

vay vốn

Nhận được khoản vay

Đã đề nghị

vay vốn

Nhận được khoản vay

Chính thức-Chính thức

18.4 15.3 15.3 14.2 18.8 17.9 17.6 12.1

Chính thức-Phi chính thức

11.0 9.8 8.6 3.8 8.6 8.6 12.3 7.0

Phi chính thức-Chính thức

14.3 11.1 20.7 15.6 10.3 4.3 17.1 14.8

Phi chính thức-Phi chính thức

8.6 6.6 8.0 6.1 6.2 4.8 9.0 5.6

Chung 10.4 8.2 9.9 7.7 9.4 7.9 11.7 7.8 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Hầu như không có tổ chức hỗ trợ. Khu vực phi chính thức dường như phải tự xoay xở hoàn toàn: khu vực này không những không tiếp cận được đến tín dụng ngân hàng mà còn không nhận được sự hỗ trợ của bất kỳ tổ chức nào (các thể chế hỗ trợ của nhà nước cũng như của tư nhân). Các thể chế tài chính vi mô, công cụ chính cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp vi mô trên thế giới, hiện hoạt động chưa hiệu quả ở Việt Nam. Dưới 2% số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội và (3% ở TP Hồ Chí Minh) cho biết rằng họ đã nhận được khoản vay từ những tổ chức như vậy dù trên thực tế có đến 21% hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội (và 15% ở TP Hồ Chí Minh) đã từng nghe nói đến loại hình tổ chức tín dụng này. Ngoài ra, khu vực này cũng không hề nhận được sự hỗ trợ nào về các mặt đào tạo kỹ thuật, nâng cao năng lực, tiếp cận thị trường, nguồn thông tin, v.v của bất kỳ tổ chức nào khác. Ở Hà Nội, chỉ 5% số hộ SXKD biết đến sự tồn tại của các tổ chức hỗ trợ khác ngoài các thể chế tài chính vi mô và có dưới 1% đã từng liên hệ với các tổ chức này (con số tương ứng ở TP Hồ Chí minh là 7% và 2%).

26

Các hộ SXKD đã không được hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ nằm trong gói kích thích kinh tế do Chính phủ thực hiện năm 2009. Chúng ta hẳn đã mong đợi rằng các giải pháp này đã hướng tới và cung cấp sự hỗ trợ cho khu vực phi chính thức, nơi là điểm đến của hầu hết những lao động mất việc do cắt giảm nhân công cũng như của những lao động mới gia nhập vào thị trường nhưng không thể tìm được việc làm trong khu vực chính thức. Nhưng trên thực tế những giải pháp hỗ trợ này còn chưa được như mong đợi. Các chính sách hỗ trợ chung đã không với tới được khu vực phi chính thức: chỉ có ít hơn 3% số hộ SXKD được cung cấp khoản vay với lãi suất ưu đãi trong năm 2009 (Bảng 22); ở Hà Nội chỉ có 3% và ở TP HCM chỉ có 4% số hộ gia đình có hoạt động hộ kinh doanh nhận được hỗ trợ bằng tiền nhân dịp tết nguyên đán; và tỷ trọng những hộ như vậy nhận được quà tặng của chính quyền địa phương là không đáng kể (chỉ 1% ở Hà Nội và 2% ở TP Hồ Chí Minh).

Bảng 22: Hỗ trợ của Nhà nước dành cho các hộ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng

(%)

Cho vay ưu đãi

Hồ trợ bằng tiền trong dịp tết

Quà tặng của chính quyền địa phương

Hồ trợ khác

Hanoi HCMC Hanoi HCMC Hanoi HCMC Hanoi HCMC Hộ SXKD phi chính thức

1.3 3.0 3.0 4.5 0.9 1.8 0.4 1.4

Hộ SXKD chính thức

3.6 0.7 1.3 3.32 0.7 0.8 - 0.2

Chung 1.7 2.6 2.7 4.3 0.9 1.6 0.3 1.2 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Mối quan hệ giữa khu vực phi chính thức và Nhà nước Khu vực phi chính thức về cơ bản dường như chưa được Nhà nước quan tâm: không hề có chính sách hỗ trợ nào hướng trực tiếp đến khu vực này ở Việt Nam. Thực trạng này cũng là điều dễ hiểu một khi sự tồn tại của khu vực phi chính thức có nguồn gốc từ chiến lược chủ động tránh khỏi những ràng buộc về luật pháp theo như đã khái quát trong trường phái “pháp gia” (De Soto, 1989). Thực vậy, các hộ SXKD dường như muốn tự nỗ lực và dựa vào khả năng xoay xở của bản thân họ. Sự suy giảm tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ (từ 67% năm 2007 xuống còn 49% năm 2009 ở Hà Nội và từ 46% xuống 44% ở TP Hồ Chí Minh) là một bằng chứng nổi bật. Nhưng một lần nữa, những phát hiện này có lẽ cần được giải thích như là một sự thích nghi với hoàn cảnh. Giả thuyết đưa ra chiến lược lảng tránh ràng buộc pháp lý của các hộ SXKD phi chính thức được loại trừ vì thực tế chỉ có một bộ phận hết sức tối thiểu trong số các hộ SXKD phi chính thức (thấp hơn 2%) từ chối hợp tác với cơ quan của Nhà nước một cách công khai. Hơn nữa, có một bộ phận không nhỏ các hộ SXKD phi chính thức (15% ở Hà Nội và 19% ở TP Hồ Chí Minh) thậm chí cho biết họ sẵng sàng thực hiện việc đăng ký kinh doanh.

Bảng 23: Những lý do khiến các hộ SXKD phi chính thức không có đăng ký kinh doanh

%

Lý do không có đăng ký kinh doanh

Thủ tục quá phức

tạp

Chi phí cao

Đang trong

quá trình thực hiện

Không bắt buộc

Không biết phải đăng

Không muốn hợp tác với

cơ quan Nhà nước

Lý do khác

Chung

Hà Nội 2007 1.7 0.6 0.9 72.0 17.7 2.3 4.8 100 Hà Nội 2009 2.8 0.3 0.5 75.7 14.1 1.1 5.4 100

TP HCM 2007 0.8 1.5 1.2 79.1 7.3 0.1 10.0 100 TP HCM 2009 1.7 0.5 0.6 76.7 14.1 0.6 5.6 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả

27

Qui định pháp luật về đăng ký kinh doanh không rõ ràng. Nguyên nhân chính lý giải tại sao các hộ SXKD phi chính thức không đăng ký liên quan đến sự thờ ơ đến những yêu cầu bắt buộc thuộc về luật pháp (Bảng 23). Năm 2009, khoảng 76% số hộ SXKD phi chính thức nghĩ rằng việc đăng ký đối với họ là không bắt buộc và 14% khẳng định rằng họ không biết rằng liệu họ có phải đăng ký hay không. Cling và cộng sự (2010) cũng đã chỉ ra rằng một bộ phận rất lớn trong số họ chắc hẳn thuộc diện bắt buộc phải đăng ký hoạt động kinh doanh nếu như những qui định pháp lý có hiệu lực chặt chẽ. Tuy nhiên tiêu chí áp dụng để xác định liệu một hộ SXKD có phải đăng ký hay không rất thiếu rõ ràng. Do vậy, không ai ngạc nhiên trước thực tế là hầu như không có hộ SXKD phi chính thức nào (tỷ lệ thấp hơn 1%) biến đến ngưỡng thu nhập qui định các hộ SXKD phải thực hiện việc đăng ký. Ngay cả đối với các hộ SXKD chính thức, chỉ có một bộ phận nhỏ (10% ở Hà Nội và 20% ở TP Hồ Chí Minh) cho biết rằng họ nắm được các qui định pháp luật về đăng ký kinh doanh, và những hiểu biết của họ về vấn đề này thực ra rất hạn chế bởi vì những ngưỡng thu nhập buộc phải đăng ký mà họ đã nêu ra khác nhau rất nhiều, biến thiên từ 2 triệu đồng lên 15 triệu đồng một tháng. Nên chăng cần khuyến khích hơn việc đăng ký kinh doanh? Những quan điểm của các hộ SXKD chính thức cho thấy những lợi thế tiềm năng của việc thực hiện đăng ký. Có một bộ phận lớn nhận ra rằng việc đăng ký kinh doanh là tích cực : chỉ có 5% trong số họ cho rằng việc đăng ký không đem lại lợi thế gì (Bảng 24). Theo quan điểm mà các hộ SXKD chính thức nêu ra thì lợi ích lớn nhất của việc thực hiện đăng ký đó là để tránh khỏi những phiền nhiễu (tỷ trọng tương ứng là 57% ở Hà Nội và 68% ở TP Hồ Chí Minh). Hai điều lợi thế khác của việc đăng ký, dù kém phần quan trọng hơn nhiều lý do thứ nhất, đó là có thể có tiếp cận được địa điểm kinh doanh tốt hơn cũng như đến nguồn tín dụng. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra lặp có khuynh hướng khẳng định những lợi thế cụ thể của việc đăng ký hoạt động. Những hộ SXKD phi chính thức năm 2007 nhưng đã chuyển đổi thành chính thức năm 2009 có quan điểm khác hẳn với những hộ SXKD vẫn duy trì tình trạng phi chính thức ở năm 2009. Chẳng hạn, ở Hà Nội có 26% trong số những hộ SXKD đã chuyển đổi như vậy nhấn mạnh về khả năng tiếp cận vốn tín dụng dễ hơn, trong khi đó chỉ có 11% những hộ SXKD vẫn duy trì tình trạng phi chính thức cảm nhận được điều này. Tương tự, tỷ trọng số hộ SXKD cho rằng họ tránh được những phiền nhiều tương ứng cho hai nhóm hộ nêu trên lần lượt là 43% so với 19%. Chỉ có 2% số hộ như vậy cho rằng không có lợi thế gì khi thực hiện đăng ký kinh doanh (xem bảng A8).

Bảng 24: Nhận thức của hộ SXKD ở năm 2009 về lợi ích của việc đăng ký  

(%) Tiếp cận vốn vay

Tiếp cận thị trường

Bán SP cho DN

lớn

Quảng cáo

Đối mặt ít phiền hà hơn

Khác Không có lợi ích gì

Chung

Hà Nội Hộ SXKD phi chính thức 13.0 15.7 8.5 1.8 24.3 7.1 29.6 100 Hộ SXKD chính thức 16.1 16.4 5.0 1.0 56.5 0.0 5.0 100 Chung 13.4 15.8 8.0 1.6 29.2 6.0 25.8 100

Hộ SXKD năm 2007 5.2 11.0 3.9 1.3 39.4 2.8 36.4 100 TP Hồ Chí Minh

Hộ SXKD phi chính thức 7.7 10.3 2.5 0.7 36.4 6.1 36.4 100 Hộ SXKD chính thức 7.9 13.5 4.4 0.0 68.3 0.9 4.9 100 Chung 7.7 10.8 2.8 0.6 42.0 5.2 30.9 100

Hộ SXKD năm 2007 3.3 11.5 3.1 0.6 35.2 6.1 40.2 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Dựa vào kết quà phân tích số liệu chéo có thể nhận thấy, các hộ SXKD chính thức ở một mức độ thấp hơn có chung quan điểm với các hộ SXKD chính thức. Tuy nhiên, một điểm tích cực cần được nêu bật đó chính là tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức cho rằng việc đăng ký kinh doanh không đem lại lợi ích gì đã giảm (từ 45% năm 2007 xuống 30% năm 2009 ở Hà Nội và từ 49% xuống 36% ở TP Hồ Chí Minh). Số hộ SXKD phi chính thức nhấn mạnh lợi ích của đăng ký kinh doanh đó là dễ tiếp cận hơn đến vốn vay và ký được hợp đồng với các doanh nghiệp lớn cũng tăng thêm ở năm 2009. Điều này

28

cho thấy rằng các hộ SXKD đã có nhận thức tốt hơn về hiệu quả và tiềm năng của việc đăng ký kinh doanh. Khuynh hướng này là cơ sở cho việc tăng cường những nỗ lực về phương diện cung cấp thông tin và xây dựng những giải pháp hỗ trợ cụ thể để đưa ra những khuyến khích cụ thể thúc đẩy các hộ SXKD phi chính thức thực hiện đăng ký kinh doanh. Liệu những hộ SXKD đã nộp thuế có sẵn sàng thực hiện việc đăng ký? Không đăng ký kinh doanh không nhất thiết đồng nghĩa với việc hộ SXKD không nộp thuế vì thực tế là đã có 27% số hộ SXKD phi chính thức đã nộp ít nhất một loại thuế nào đó (Bảng 25). Tỷ lệ hộ nộp thuế ở TP HCM là 13%, thấp hơn nhiều so với ở Hà Nội song cũng không phải là con số không đáng kể. Tìm hiểu về mức độ sẵn sàng nộp thuế theo hình thức thường xuyên hơn của các hộ SXKD thì chỉ có một phần tư số hộ SXKD phi chính thức ở cả hai thành phố sẵn sàng thực hiện một cách tự nguyện. Phân tích số liệu điều tra lặp cho thấy những kết quả thú vị khi những hộ SXKD phi chính thức năm 2007 nhưng đã chuyển đổi thành chính thức năm 2009 khác biệt rất rõ về ý thức nộp thuế so với những hộ vẫn duy trì tình trạng phi chính thức. Cụ thể là hầu hết những hộ SXKD này đã thể hiện mong muốn nộp thuế từ năm 2007 và trong số họ có một bộ phận với tỷ trọng khá cao các hộ đã thay đổi quan điểm và bày tỏ sự sẵn lòng nộp thuế ở năm 2009. Ngược lại, gần một nửa số hộ SXKD chính thức năm 2007 chuyển thành phi chính thức năm 2009 cũng đã thay đổi quan điểm và cho biết họ không sẵn sàng nộp thuế. Bởi vì quyết định của hộ SXKD trở thành chính thức hoặc phi chính thức có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các kết quả này cho phép khẳng định rằng khả năng sinh lời càng cao hoặc qui mô càng lớn thì hộ SXKD càng sẵn sàng nộp thuế.

Bảng 25: Mức độ sẵn sàng nộp thuế của khu vực phi chính thức (% số hộ SXKD)

Nộp ít nhất một

loại thuế Sẵn sàng nộp thuế

Sẵn sàng nộp thuế (%) Số liệu điều tra lặp

2009 2009 Hà Nội TP HCM

Nhóm ngành Hà NộiTP

HCM Hà Nội

TP HCM

Tình trạng chuyển đổi 2007 2009 2007 2009

Công nghiệp và xây dựng

8.9 2.3 20.0 20.5

Thương mại 47.2 27.0 25.9 26.0 Chính thức-Chính thức

96.6 93.0 93.2 97.0

Dịch vụ 17.5 10.0 22.6 24.2 Chính thức-Phi chính thức

95.1 42.9 86.4 46.4

Hộ SXKD phi chính thức

27.3 13.1 23.3 24.0 Phi chính thức-Chính thức

49.5 68.5 46.1 87.6

Hộ SXKD chính thức

79.8 91.4 86.4 92.6 Phi chính thức-Phi chính thức

23.7 22.8 25.3 20.4

Chung 35.3 26.9 33.0 36.1 Chung 39.3 36.2 44.5 43.6 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Chúng tôi đã nhấn mạnh ở phần trên về thực tế là các chính sách công đã không hỗ trợ được cho khu vực phi chính thức. Cần có kết luận khác hơn đối với trường hợp ở Hà Nội khi xét đến chính sách thuế của các hộ SXKD trong khu vực này. Thực tế cho thấy tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức (ngay cả các hộ chính thức) đã nộp thuế năm 2009 đã giảm so với tỷ trọng này ở năm 2007 (từ 36% xuống 27%) có thể là dẫn chứng cho thấy tác động phần nào của chính sách miễn giảm thuế thực hiện trong khuôn khổ gói kích thích kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Triển vọng chung của khu vực hộ SXKD Phân tích về những điều mong đợi của chủ hộ SXKD về tương lai hoạt động kinh doanh của họ có thể giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố khiến họ làm việc trong khu vực này, về lựa chọn chính thức hóa hoạt động hay không và cũng để tìm hiểu liệu chăng làm việc trong khu vực này là sự lựa chọn tự nguyện hay tạm thời do thiếu cơ hội việc làm khác.

29

Kết quả cho thấy không có sự thay đổi đáng kể giữa hai năm 2007 và 2009 về những mong đợi của các chủ hộ SXKD (Bảng 26). Mặc dù tâm lý bi quan vẫn bao trùm trong khu vực này ở cả hai thành phố, cũng giống như năm 2007, các chủ sản xuất kinh doanh phi chính thức ở TP Hồ Chí Minh bi quan về tương lai hơn so với những chủ kinh doanh thuộc khu vực này ở Hà Nội (tương ứng chỉ có 29% số chủ hộ SXKD phi chính thức ở TP Hồ Chí Minh và 45% chủ hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội cảm thấy hoạt động kinh doanh của họ có triển vọng). Khoảng cách đang mở rộng thêm giữa hai thành phố xét về triển vọng của các hộ SXKD có thể là do mức độ tác động mạnh hơn của cuộc khủng hoảng ở TP Hồ Chí Minh. Phù hợp với những phát hiện này, kết quả điều tra cũng đã cho thấy tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức tìm cách thay đổi hoạt động ở TP Hồ Chí Minh là 25%, cao hơn so với ở Hà Nội (20%). Phần lớn các chủ kinh doanh không muốn rời khu vực hộ SXKD. Thực tế cho thấy một điều đáng lưu tâm đó là bộ phận chủ yếu trong số các chủ hộ SXKD phi chính thức có tâm lý bi quan đã không thể hiện mong muốn thay đổi hoạt động. Điều đáng chú ý hơn nữa đó là hơn một nửa trong số những chủ hộ SXKD muốn thay đổi hoạt động dự định tiếp tục hoạt động trong khu vực hộ SXKD [tỷ lệ này là 12% trong số chủ hộ SXKD dự định thay đổi hoạt động ở Hà Nội (gồm 20% trong tổng số chủ hộ SXKD) và tương 15% trong số 25% ở TP Hồ Chí Minh]. Dường như quan điểm thực dụng hoặc sự cam chịu xuất hiện phổ biến trong các chủ hộ SCKD phi chính thức: họ tự thích nghi với tình cảnh thiếu cơ hội việc làm trong các khu vực khác; chỉ có tương ứng 4% và 6% chủ hộ kinh doanh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mong muốn chuyển sang khu vực doanh nghiệp tư nhân, và chỉ có ít hơn 3% mong muốn tìm việc làm trong khu vực công. Chủ hộ SXKD bày tỏ nhiều mong muốn hơn về tương lai con cái của họ, ngay cá khi họ có tâm lý cam chịu về tương lai của bản thân. Vể triển vọng trong tương lai xa hơn, kết quả cho thấy chỉ có một bộ phận nhỏ các chủ hộ SXKD phi chính thức (khoảng 15% ở Hà Nội cũng như ở TP Hồ Chí Minh) cảm thấy trong tương lai con cái họ cũng làm việc trong khu vực này. Điều họ mong muốn nhiều nhất là con cái họ được làm trong khu vực công (54% ở Hà Nội và 43% ở TP Hồ Chí Minh), tiếp đến là khu vực doanh nghiệp tư nhân (12% ở Hà Nội và 23% ơt TP Hồ Chí Minh) và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (11% ở Hà Nội và 13% ở TP Hồ Chí Minh).

Bảng 26: Triển vong của chủ hộ SXKD trong tương lai (% số chủ hộ SXKD)

Nhóm ngành

Chủ hộ SXKD cho rằng hoạt động của họ có triển vọng

Chủ hộ SXKD muốn thay đổi

hoạt động

Chủ hộ SXKD muốn con cái tiếp tục hoạt động kinh doanh

của mình Hà Nội TP. HCM 2009 Hà Nội TP. HCM 2007 2009 2007 2009 Hà Nội TPHCM 2007 2009 2007 2009

Công nghiệp và xây dựng

64.0 56.5 42.6 36.6 18.9 28.2 33.5 23.9 23.5 14.7

Thương mại 44.2 39. 3 26.7 24.4 21.7 23.8 18.1 13.9 14.6 10.5 Dịch vụ 31.7 43.3 28.2 29.3 18.4 24.0 15 14.4 16.4 16.7Hộ SXKD phi chính thức

42.2 45.0 30.9 29.3 19.9 24.7 19.5 16.6 17.4 14.7

Hộ SXKD chính thức

73.4 67.2 64.3 69.0 5.6 8.0 37.1 39.4 42.4 43.4

Chung 48.3 48.4 39.4 36.3 17.7 21.8 22.9 20.0 23.7 19.7Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của tác giả Những chủ hộ SXKD đã chính thức hóa hoạt động tin tưởng nhiều hơn vào triển vọng tương lai. Các chủ hộ kinh doanh chính thức lạc quan hơn về triển vọng của họ. Theo đó, chỉ có một bộ phận nhỏ trong số họ thể hiện mong muốn thay đổi hoạt động (tỷ lệ tương ứng là 6% ở Hà Nội và 8% ở TP Hồ Chí Minh). Hơn nữa phân tích dữ liệu điều tra lặp (cho phép tìm hiểu cùng một hộ SXKD cả ở năm 2007 và 2009) cho thấy những hộ SXKD phi chính thức năm 2007 đã chuyển thành chính thức năm 2009 thường có nhiều tin tưởng hơn vào tương lai (xem bảng A10). Trong số họ, nếu như chỉ có

30

39% tin tưởng vào tương lai hoạt động kinh doanh của mình ở năm 2007 thì đến năm 2009 có tới 58% có suy nghĩ như vậy (các con số tương ứng ở Hà Nội là 52% năm 2007 và 62% năm 2009). Tuy nhiên, mối liên hệ này cũng có thể mang xu hướng ngược lại, nghĩa là quyết định chính thức hóa hoạt động của chủ hộ SXKD cũng có thể bắt nguồn từ việc họ có tâm lý lạc quan hơn về tương lai. Do đó, một môi trường kinh doanh đảm bảo hơn đối với các hộ SXKD phi chính thức, đem đến sự tin tưởng nhiều hơn về sự bền vững của hoạt động kinh doanh, có thể góp phần thúc đẩy quá trình chính thức hóa trong khu vực này. Kết luận Phân tích trên cho phép rút ra một số gợi ý. Thứ nhất, về phương diện các đặc tính thống kê của điều tra HB&IS và về vấn đề tích hợp số liệu của cuộc điều tra vào hệ thống tài khoản quốc gia:

Điểm thứ nhất cần nhấn mạnh đó là tính nhất quán của các cuộc điều tra HB&IS. Đánh giá về sự nhất quán này có thể căn cứ theo ba phương diện: giữa kết quả điều tra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; qua thời gian; giữa kết quả thu được từ dữ liệu chéo và điều tra lặp. Từ năm 2007, việc thực hiện các cuộc điều tra HB&IS đã cung cấp các con số chặt chẽ về mặt kết cấu và thể hiện những khác biệt đầy ý nghĩa (xét về cả không gian và thời gian). Thêm vào đó, các mục khảo sát cảm nhận chủ quan được bổ sung trong phiếu điều tra năm 2009 cũng đem đến những kết quả tương thích với các dữ liệu chính;

Từ kết quả hai lần thực hiện thành công ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (các năm 2007 và 2009), Tổng cục Thống kê nên tiến tới thực hiện cuộc điều tra HB&IS ở cấp độ quốc gia để có thể có lần đâu tiên thu được thông tin đầy đủ, toàn vẹn hơn về khu vực phi chính thức ở Việt Nam. Cũng như ở nhưng nơi khác trên thế giới và phù hợp với những khuyến nghị quốc tế, phương pháp điều tra hỗn hợp (hộ gia đình - doanh nghiệp) có hiệu quả cao, cho phép tiết kiệm chi phí khi thu thập thông tin về khu vực phi chính thức. Đây là ưu điểm quan trọng nhất bởi vì cho đến nay không có phương pháp điều tra nào khác có thể bù đắp được những khoảng trống thông tin về khu vực phi chính thức và bản thân khu vực này là một bộ phận có qui mô lớn trong nền kinh tế của Việt Nam xét cả về phương diện việc làm và khối lượng sản phẩm tạo ra;

Kết quả điều tra HB&IS cần được sử dụng làm nguồn dữ liệu cho phép tính đầy đủ hơn về phạm vi của chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Nếu không tính đến điều này thì có thể dẫn đến việc ước tính không đầy đủ đóng góp của của khu vực phi chính thức trong các tài khoản quốc gia. Cùng với sáu quốc gia tiên phong khác đang phát triển trong lĩnh vực đo lường thống kê khu vực này, Việt Nam sẽ tham gia vào dự án quốc tế về việc tích hợp khu vực kinh tế phi chinh thức vào hệ thống tài khoản quốc gia. Dự án này sẽ cung cấp cơ hội thuận lợi để thiết kế khung tham chiếu hợp nhất và các ứng dụng thực chứng về phương diện này;

Tổng kết về các cuộc điều tra đã thực hiện cho thấy việc thu thập thông tin về khu vực phi

chính thức nên được thể chế hóa. Điều tra HB&IS cần được đưa vào chương trình điều tra quốc gia (qui định về thời gian thực hiện, phạm vi, các kết quả dự kiến, các qui định có tính thể chế, nguồn kinh phí) nhằm đảm bảo khả năng nắm bắt hợp lý và toàn diện thông tin về khu vực này theo thời gian;

Cuối cùng, bản thân khái niệm về kinh tế phi chính thức (bao hàm khu vực và việc làm) - khái niệm chưa được biết đến rộng rãi dù rằng kinh tế phi chính thức giữ bộ phận quan trọng - cần có được sự thừa nhận tồn tại và công nhận chính thức, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận thức và dành nhiều sự quan tâm hơn. Việc thông qua một khái niệm chung, được củng cố bằng sự đồng thuận là điều thiết yếu nhằm có thể xác định các chính sách mục tiêu.

31

Về phương diện phân tích, kết quả thực tế cho thấy khu vực phi chính thức là một bộ phận cấu thành lớn, thậm chí đã mở rộng thêm qui mô trong thời kỳ khủng hoảng, trong nền kinh tế Việt Nam. Bất kể giả thuyết mà chúng ta đặt ra về sự phát triên trong những năm tới như thế nào, khu vực này sẽ vẫn tồn tại. Dù mang tính linh hoạt nội tại, khu vực phi chính thức đã chịu ảnh hưởng rõ rệt từ tình trạng kinh tế khó khăn qua các năm 2008 và 2009. Đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh nơi có khuynh hướng suy giảm thể hiện rõ rệt với những hệ quả bất lợi tác động lên phúc lợi và tình trạng nghèo của hộ gia đình, và điều này càng cho thấy sự cần thiết xem xét những bối cảnh địa phương đa dạng. Mức độ dễ bị tổn hại cao hơn của trung tâm kinh tế của Việt Nam so với Hà Nội có thể được lý giải bởi chính đặc điểm của cú sốc có tác động mạnh hơn đến đô thị lớn với hoạt động kinh tế mở hơn. Từ kết quả phân tích có thể rút ra một số gợi ý chính sách như sau:

Dù nhận thức về khu vực phi chính thức đã tăng lên trong thời gian gần đây, khu vực phi chính thức hiện vẫn được xem là đối tượng chưa được quan tâm nhiều về phương diện chính sách, ít được chính quyền địa phương quan tâm. Khu vực này không được hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ tạm thời trong gói kích thích nhằm xoa dịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Vấn đề cần được lưu tâm hơn cả đó là tình trạng nghèo đang dần thay đổi diên mạo chuyển từ đặc trưng chủ yếu thiên về khu vực nông thôn và nông nghiệp sang nghèo khu vực phi chính thức ở thành thị.

Thực tế không ai nắm rõ được đối tượng kinh doanh nào thuộc diện bắt buộc phải đăng ký.

Ranh giới không rõ ràng giữa hộ SXKD chính thức và phi chính thức cùng với sự kém minh bạch vô hình chung đã tạo ra một vùng xám thuận lợi cho hình thành các quan hệ và thỏa hiệp phi chính thức gồm cả vấn đề phiền nhiễu. Việc ban hành các qui định rõ ràng có thể góp phần giảm thiểu các quyết định thiếu đồng bộ và gây ảnh hưởng không tốt của các cán bộ cơ quan công quyền, đồng thời cũng cho phép tăng cường hiệu lực của các qui định về luật pháp trên một cơ sở rõ ràng;

Chính thức và phi chính thức không phải là những trạng thái cuối cùng, không thay đổi:

phương pháp tiếp cận động cho thấy một phần không nhỏ các hộ SXKD phi chính thức đã chuyển đổi thành chính thức và ngược lại. Với những lợi thế của việc chính thức hóa (tiếp cận tín dụng, tránh sự phiền nhiễu, hiệu quả kinh doanh cao hơn, v. v.), cần ban hành các chính sách khuyến khích để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của các hộ SXKD từ phi chính thức sang chính thức.

Việc tiếp cận dễ dàng hơn đến nguồn tín dụng cũng có thể giúp tăng cường khả năng trạng bị

và nâng cao năng suất của các hộ SXKD. Điều này trở nên quan trong hơn cả bởi vì có xu hướng tăng thêm các hộ SXKD phi chính thức gặp trở ngại về tín dụng. Đặc biệt, các thể chế chế tài chính vi mô, hiện còn ít thấy ở Việt Nam, cần được tăng cường manh mẽ hơn như ở các nước đang phát triển khác;

Trái với những dự tính, khu vực phi chính thức chỉ hòa nhập một phần không nhiều vào nền kinh tế. Mối quan hệ đôi chút với khu vực chính thức thông qua quan hệ nhận thầu lại và thực hiện các hợp đồng lớn thậm chí đã giảm đi qua hai năm 2007 và 2009. Theo đó, vấn đề này cũng là một trong những nhu cầu chính cần được hỗ trợ của các hộ SXKD phi chính thức. Do vậy, cần quan tâm thêm đến các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường, đặc biệt là thông qua việc cung cấp thông tin thị trường.

Về phương diện nguồn lực con người, cần quan tâm đến hai loại chính sách. Một mặt, cần xây dựng các chương trình đào tạo với chương trình được thiết kế đặc thù phù hợp với những điều kiện của khu vực phi chính thức nhằm góp phần tăng mức sinh lợi về kỹ năng. Cho đến nay ở Việt Nam những chương trình như vây dẫu đã tăng triển khai có thể vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Mặt khác, cần thực hiện các chính sách bảo vệ nguồn lao động nhằm hạn chế tính chất bấp bênh và dễ bị tốn thương của lao động trong khu vực phi chính thức. Việc xem xét lại và điều chỉnh thích ứng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể là cần thiết.

32

Tài liệu tham khảo

Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto M. and Roubaud F. (2010a), The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City, Editions The Gioi, Hanoi.

Cling J.-P., Nguyễn Hữu Chí, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010b), How deep was the impact of the economic crisis in Vietnam? A focus on the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City, Policy Brief, Hanoi: GSO-IRD.

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010c), “Assessing the Potential Impact of the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of Economics & Development, June, vol. 38, pp. 16-25.

De Soto H. (1989), The Other Path: The Invisible Revolution in the Third World, New York: Harper and Row.

Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010), Vietnam labour market and informal economy in a time of crisis and recovery 2007-2009 ; Main findings of the Labour Force Surveys (LFS), Hanoi: GSO/IRD.

Rand J. and Torn N. (2010), “The Benefits of Formalization: Evidence from Vietnamese SMEs”, World Development (forthcoming).

Razafindrakoto M., Roubaud F. and Le Van Duy (2008), “Measuring the Informal Sector in Viet Nam: Situation and Prospects”, Statistical Scientific Information N°CS-02, Special Issue on Informal Sector, Hanoi, May.

Razafindrakoto M. and Roubaud F. (2003), “Two Original Poverty Monitoring Tools: The 1-2-3 Surveys and the Rural Observatories” in Cling J.-P., Razafindrakoto M. and Roubaud F., New International Poverty Reduction Strategies, London: Routledge, p.313-339.

World Bank (2006), Vietnam Development Report 2006: Business, Hanoi: The World Bank.

33

PHỤ LỤC

Bảng A1: Việc làm chính theo khu vực thể chế, các năm 2007 và 2009 Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Khu vực thể chế 2007 2009 mới 2009 cũ Tỷ lệ đóng

góp 2007 2009 Tỷ lệ đóng

góp Khu vực công 28,5 17,8 28,0 15,3 19,6 13,9 8,6 Doanh nghiệp nước ngoài 4,5 4,0 7,2 10,6 6,5 8,3 10,3 Doanh nghiệp trong nước 13,7 12,6 18,4 27,8 19,0 26,1 34,9 Hộ SXKD chính thức 8,8 7,8 8,4 11,6 17,7 14,5 13,6 Khu vực KTPCT 29,7 31,8 28,2 27,4 32,9 33,8 31,7 Nông nghiệp 13,5 26,0 9,8 7,3 3,5 3,4 0,9 Chung 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: ĐT LĐ&VL2007 & 2009, TCTK; tính toán của các tác giả. Việc làm chung không chính xác bằng tổng việc làm phân theo khu vực vì có gần 1 % việc làm không thể phân vào nhóm nào. Số liệu năm 2007 được điều chỉnh theo kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 2009. Tỷ lệ đóng góp được tính theo tổng số việc làm được tạo ra trong năm 2009.

Bảng A2: Hộ SXKD,việc làm chính thức và phi chính thức theo ngành kinh tế ở Hà Nội

Hộ SXKD Hộ SXKD phi chính thức

Ngành kinh tế

Số hộ SXKD

Tỷ lệ HN mới/HN cũ giai đoạn

2007-2009 %

Số hộ SXKD

Tỷ lệ HN mới/HN cũ giai đoạn

2007-2009 %

Số việc làm

Tỷ lệ HN mới/HN cũ giai đoạn

2007-2009 %

Công nghiệp và xây dựng 193 401 193 179 983 208 407 451 216Dệt may, da giầy 38 821 161 37 068 178 77 227 298Công nghiệp chế biến thực phẩm và chế biến khác 124 507 245 114 507 277 216 948 261Xây dựng 30 073 99 28 408 94 113 276 129Thương mại 364 735 116 292 498 144 366 398 143Bán buôn 39 248 87 32 009 197 44 636 198Bán lẻ trong cửa hàng 172 551 89 122 227 115 151 754 110Bán lẻ ngoài cửa hàng 152 936 169 138 262 165 170 008 167Dịch vụ 298 047 82 252 895 77 318 780 74Khách sạn, lưu trú 98 491 50 86 754 53 113 703 33Sửa chữa 36 516 189 32 905 198 39 535 207Vận tải 67 942 53 59 278 41 61 160 40Dịch vụ khác 95 098 131 73 958 122 104 382 151Chung 856 183 115 725 376 126 1 092 629 136

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Phạm vi của cuộc điều tra đã thay đổi trong năm 2009 so với năm 2007 (do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính).

34

Bảng A2: Hộ SXKD, việc làm chính thức và phi chính thức theo ngành kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh

Hộ SXKD Hộ SXKD phi chính thức

Ngành kinh tế

Số hộ SXKD

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2009 (%)

Số hộ SXKD

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2009 (%)

Số việc làm

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2009 (%)

Công nghiệp và xây dựng 208 347 3,3 181 091 10,5 331 752 0,3Dệt may, da giầy 95 953 -9,8 85 779 -5,0 142 595 -11,0Công nghiệp chế biến thực phẩm và chế biến khác 67 049 -16,6 49 967 -15,3 85 876 -14,6Xây dựng 45 345 203,5 45 345 211,9 103 281 47,7Thương mại 382 299 0,2 257 693 6,7 319 530 -0,4Bán buôn 35 718 -5,8 29 250 15,0 37 201 -29,8Bán lẻ trong cửa hàng 139 863 -36,6 77 048 -39,7 100 203 -37,2Bán lẻ ngoài cửa hàng 206 718 68,4 151 395 71,5 182 126 68,2Dịch vụ 583 561 38,3 528 597 53,7 672 103 44,2Khách sạn, lưu trú 195 677 29,2 175 665 40,4 271 294 29,5Sửa chữa 58 864 15,3 52 473 23,2 63 732 21,1Vận tải 137 842 28,9 132 849 35,2 135 234 33,5Dịch vụ khác 191 178 70,0 167 610 114,8 201 843 96,5Chung 1 174 207 16,8 967 381 29,1 1 323 385 18,4

Nguồn: Điều tra HB&IS, TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Bảng A3: Thu nhập bình quân tháng của khu vực kinh tế phi chính thức năm 2009

ĐVT: Nghìn đồng Hà Nội Hà Nội cũ TP. Hồ Chí Minh

Nhóm ngành kinh tế Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Công nghiệp và xây dựng 2.642 2.000 3.337 2.248 2.790 2.000Thương mại 5.471 1.726 5.415 2.010 2.929 1.990Dịch vụ 2.879 1.940 3.156 2.011 2.618 2.000Khu vựcKTPCT 3.660 1.940 3.808 2.050 2.736 2.000Hộ SXKD chính thức 8.229 2.100 13.175 2.530 4.106 1.800Chung 4.648 2.000 5.866 2.184 3.125 2.000 Hà Nội Hà Nội cũ TP. Hồ Chí Minh

Vị thế công việc Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Bình quân hàng tháng

Trung vị hàng tháng

Chủ thuê lao động 6.978 6.330 8.117 7.960 6.792 4.407Tự làm 4.754 2.240 4.626 2.453 3.104 2.325Lao động gia đình không hưởng lương - - - - 16.000 -Lao động hưởng lương 2.016 2.000 1.720 1.600 1.762 1.600Học việc hưởng lương 1.186 1.200 1.167 1.000 1.002 1.000Học việc không hưởng lương - - - - - -Đồng sở hữu 2.469 2.184 2.081 2.184 4.292 3.540Khu vựcKTPCT 3.660 1.940 3.808 2.050 2.736 2.000Hộ SXKD chính thức 8.229 2.100 13.175 2.530 4.106 1.800Chung 4.648 2.000 5.866 2.184 3.125 2.000

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.. Hà Nội cũ là Hà Nội theo địa giới hành chính cũ, trong khi Hà Nội mới tương ứng với địa giới hành chính thực tế năm 2009.

35

Table A4: Tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả chủ yếu theo tình trạng chuyển đổi 2007-2009

(Trung vị)

Doanh thu Giá trị tăng thêm Lợi nhuận Loại chuyển đổi: Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM

Chính thức-Chính thức 51.5 2.0 43.4 -14.8 37.2 -6.7 Chính thức – Phi chính thức -32.7 -36.6 -14.1 -15.9 -18.8 0.0 Phi chính thức – Chính thức 70.0 54.5 9.9 27.0 3.5 27.3 Phi chính thức – Phi chính thức 28.8 -4.2 12.1 -8.9 12.2 -9.6

Chung hộ SXKD 18.4 -5.9 13.4 1.1 11.4 3.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007&2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Lưu ý : Tốc dộ tăng thực tế, giảm phát giai đoạn 2007-2009 là 1,323 tại Hà Nội và 1,316 tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảng A5: Đánh giá tình hình kinh tế chung của Việt Nam (% trả lời cho từng phương án)

Hà Nội

Nhóm ngành kinh tế

Rất tốt Tốt Không tốt không xấu

Xấu Rất xấu Cân bằng (1)

Công nghiệp và xây dựng 2,6 45,2 43,4 8,7 - 39,1 Thương mại 3,3 35,6 53,2 7,9 - 31,0 Dịch vụ 2,7 34,9 55,5 7,0 - 30,6

Khu vực KTPCT 2,9 37,7 51,6 7,8 - 32,8 Hộ SXKD chính thức 2,6 46,7 43,6 6,7 0,7 41,9 Chung hộ SXKD 2,9 39,0 50,4 7,6 0,1 34,2

TP. Hồ Chí Minh Nhóm ngành kinh tế

Rất tốt Tốt Không tốt không xấu

Xấu Rất xấu Cân bằng (1)

Công nghiệp và xây dựng 2,5 30,2 58,0 7,3 2,0 23,4 Thương mại 3,9 30,3 51,8 11,2 2,8 20,2 Dịch vụ 3,6 35,3 48,2 11,2 1,6 26,1

Khu vực KTPCT 3,5 33,0 51,0 10,5 2,0 24 Hộ SXKD chính thức 5,4 41,7 41,8 10,5 0,6 36 Chung hộ SXKD 3,8 34,6 49,4 10,5 1,8 26,1

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. (1) Cân bằng là phần trăm khác biệt giữa câu trả lời giữa [“Rất tốt”+”Tốt”] - [“Xấu”+”Rất xấu”].

Table A6: Sự thay đổi của mức lương, giai đoạn 2008-2009 (% trả lời cho từng phương án)

Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Nhóm ngành kinh tế Tăng Giảm Cân bằng (1) Tăng Giảm Cân bằng (1)Công nghiệp và xây dựng 64.4 7.4 36.3 43.7 4.6 39.1 Thương mại 13.1 26.9 -13.8 78.2 4.6 73.6 Dịch vụ 29.9 6.9 23.0 15.7 14.5 1.2 Khu vực KTPCT 47.4 9.2 38.2 34.6 8.9 25.7 Hộ SXKD chính thức 38.2 21.1 18.1 27.4 9.4 18.0 Chung hộ SXKD 44.4 13.1 31.3 30.8 9.2 21.6 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

(1) Tỷ lệ có mức lương tăng-Tỷ lệ có mức lương giảm

36

Bảng A7: Sự thay đổi của tiết kiệm và khoản nợ, giai đoạn 2008-2009 (Cân bằng của từng khoản: Tăng-Giảm)

Sự thay đổi của tiết kiệm Sự thay đổi của khoản nợ

Nhóm ngành kinh tế Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Hà Nội TP. Hồ Chí MinhCông nghiệp và xây dựng -15,1 -43,1 -3,7 -2,9 Thương mại -27,8 -52,2 -10,2 2,5 Dịch vụ -30,4 -41,9 -9,8 -3,4 Khu vực KTPCT -25,5 -44,9 -8,5 -1,7 Hộ SXKD chính thức -27,3 -33,9 -0,7 -1,6 Chung hộ SXKD -25,8 -42,9 -7,2 -1,7 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Bảng A8: Lợi ích của việc đăng ký và sự sẵn sàng phải đăng ký trong khu vực phi chính thức theo tình trạng chuyển đổi, số liệu lặp 2007-2009

 

Sẵn sàng đăng ký

(kinh

doanh) %

Lợi ích chính của việc đăng ký (%)

Sẵn sàng đăng ký

(kinh

doanh) %

Lợi ích chính của việc đăng ký (%)

Tiếp cận

nguồn vay

Tiếp cận thị

trường

Giảm phiền

Không có lợi ích gì

Tiếp cận

nguồn vay

Tiếp cận thị trường

Giảm phiền

Không có lợi ích gì

Hà Nội, năm 2007 TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 Phi chính thức-Chính thức

25,8 7,8 8,3 45,7 31,8 47,6 6,8 14,0 33,2 32,0

Phi chính thức- Phi chính thức

15,0 6,3 10,1 29,9 47,2 18,1 2,7 10,0 29,5 48,8

Chung hộ SXKD 5,9 10,8 38,5 37,8 3,5 12,2 36,4 38,0

Hà Nội, năm 2009 TP. Hồ Chí Minh, năm 2009 Chính thức-Chính thức

- 9,3 21,6 51,1 7,8 - 4,8 17,1 63,3 6,5

Phi chính thức-Chính thức

11,9 11,9 17,7 32,2 18,6 29,0 7,4 9,7 46,0 29,0

Phi chính thức-Chính thức

- 25,9 19,9 43,2 2,6 - 7,1 16,1 63,8 13,0

Phi chính thức-Phi chính thức

8,1 11,0 12,8 19,2 40,0 16,3 9,8 9,7 33,0 35,9

Chung hộ SXKD 11,9 14,7 25,8 32,0 8,4 11,9 42,6 27,3 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2007&2009, số liệu lặp, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Bảng A9: Sự sẵn sàng nộp thuế của khu vực phi chính thức theo tình trạng chuyển đổi,

(số liệu lặp 2007-2009)

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2007&2009, số liệu lặp, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.

Trả ít nhất một loại thuế (%) Sẵn sàng nộp thuế (%)

Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội TP. Hồ Chí

Minh

2007 2009 2007 2009 2007 2009 2007 2009

Chính thức-Chính thức 91,3 93,5 87,5 94,4 96,6 93,0 93,2 97,0 Chính thức –phi chính thức 91,1 37,0 80,9 48,7 95,1 42,9 86,4 46,4 Phi chính thức –chính thức 50,1 76,9 28,0 77,1 49,5 68,5 46,1 87,6 Phi chính thức-Phi chính thức 36,0 31,2 14,3 12,3 23,7 22,8 25,3 20,4

Chung hộ SXKD 47,4 42,8 34,3 37,0 39,3 36,2 44,5 43,6

37

Bảng A10: Triển vọng trong tương lai của các chủ hộ SXKD phi chính thức theo tình trạng chuyển đổi (số liệu lặp2007-2009)

  Ngành kinh tế

Chủ hộ SXKD cho rằng hộ SXKD của họ có tương lai

Chủ hộ SXKD muốn con cái theo nghề

Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM

2007 2009 2007 2009 2007 2009 2007 2009 Chính thức-Chính thức 81,1 73,5 68,3 69,4 40,2 39,4 42,5 46,4 Chính thức–Phi chính thức 62,0 57,5 51,3 44,2 34,4 20,4 35,6 25,1 Phi chính thức–Chính thức 51,9 62,3 38,7 57,9 23,7 18,6 25,6 28,7 Phi chính thức-Phi chính thức 43,4 52,7 31,6 26,8 20,6 16,5 16,7 15,4

Chung hộ SXKD 49,9 56,4 41,1 39,3 24,2 19,8 23,9 23,7 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, 2007&2009, TCTK-VKHTK/IRD-DIAL, tính toán của các tác giả.