34
SỔ TAY HƯỚNG DẪN BỒI THƯỜNG

SỔ TAY HƯỚNG DẪN BỒI THƯỜNG - ginet-vn.com · vùng bệnh, tuy nhiên bảo hiểm chỉ thanh toán cho các xét nghiệm có kết quả bất thường và liên

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỔ TAY HƯỚNG DẪN

BỒI THƯỜNG

NỘI DUNG

1. BẢO LÃNH THANH TOÁN

2. TRẢ TIỀN TRƯỚC, YÊU CẦU BỒI THƯỜNG SAU

3. MỘT SỐ LƯU Ý

4. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

1. BẢO LÃNH THANH TOÁN

Chỉ áp dụng tại các bệnh viện, phòng khám nằm trong

danh sách bảo lãnh của công ty bảo hiểm.

Quy trình bảo lãnh

1 • Xuất trình thẻ bảo hiểm và CMND/Giấy khai sinh cho

tiếp tân của Bệnh viện ngay khi nhập viện điều trị.

2

• Khi xuất viện ký tên xác nhận được Bảo lãnh (do Bệnh viện cung cấp) và thanh toán phần chi phí còn lại không được bảo lãnh.

3

• Lấy lại Giấy ra viện và các hóa đơn, chứng từ chưa được bảo lãnh để làm thủ tục yêu cầu bồi thường sau.

Một số trường hợp không được bảo lãnh

1. Ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, lễ tết

2. Không cung cấp đầy đủ thẻ bảo lãnh/giấy tờ tùy thân

3. NĐBH kết thúc bảo hiểm trước thời hạn ghi trên thẻ bảo lãnh

4. Các chi phí phát sinh không thuộc phạm vi bảo hiểm

5. Các trường hợp chưa đủ thông tin để xác nhận bảo lãnh,

cần xác minh thêm (vd: tình trạng bệnh chưa rõ ràng,…)

Lưu ý: Các trường hợp bị từ chối bảo lãnh do chưa đủ thông tin

không đồng nghĩa với việc từ chối bồi thường.

2. TRẢ TIỀN TRƯỚC, YÊU CẦU BỒI THƯỜNG SAU

Quy trình bồi thường

NĐBH lựa chọn cơ sở y tế hoạt động hợp pháp và phù hợp nhất để khám chữa bệnh

NĐBH tự chi trả chi phí trước cho bệnh viện/phòng khám và thu thập các hóa đơn, chứng từ liên quan

NĐBH gửi giấy yêu cầu bồi thường và các chứng từ cần thiết cho công ty bảo hiểm theo đúng thời hạn quy định

Hồ sơ bồi thường được giải quyết trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày công ty bảo hiểm nhận bộ hồ sơ đầy đủ

1

2

3

4

Các tình huống thường gặp

2.1. Điều trị nội trú, thai sản

2.2. Điều trị ngoại trú

2.3. Điều trị nha khoa

2.4. Điều trị tai nạn

2.5. Trường hợp trợ cấp lương

2.1. Điều trị nội trú, thai sản

1. Giấy yêu cầu bồi thường (có đóng dấu của công ty)

2. Giấy ra viện

3. Giấy chứng nhận phẫu thuật (trường hợp phải phẫu thuật)

4. Hóa đơn VAT

5. Bảng kê chi tiết viện phí

6. Đơn thuốc sau ra viện, chỉ định tái khám (nếu có)

Giấy ra viện (BV Xanh Pôn)

Giấy chứng nhận phẫu thuật (BV Tai mũi họng TW)

Bảng kê chi tiết viện phí (BV Quân đội 108)

2.2. Điều trị ngoại trú

1. Giấy yêu cầu bồi thường (có đóng dấu của công ty)

2. Sổ khám bệnh/phiếu khám bệnh (có đóng dấu bệnh viện)

3. Đơn thuốc (có đóng dấu bệnh viện)

4. Phiếu chỉ định xét nghiệm và kết quả xét nghiệm (nếu có)

5. Phiếu chỉ định VLTL và bảng lịch trình tập VLTL (nếu có)

6. Hóa đơn VAT/Hóa đơn bán lẻ

7. Bảng kê chi tiết chi phí trên hóa đơn (trường hợp hóa đơn

được xuât gộp chung nhiều khoản chi phí)

Sổ khám bệnh (BV Bạch Mai)

Chẩn đoán

bệnh

Dấu bệnh viện/

khoa khám bệnh

Đơn thuốc (BV 108 – BV Bạch Mai)

Chẩn đoán

bệnh

Chữ ký bác sĩ,

đóng dấu trên các

phần sửa, viết thêm

Dấu bệnh viện/

khoa khám bệnh

Phiếu chỉ định và kết quả xét nghiệm (BV Nhi TW)

Phiếu chỉ định và kết quả xét nghiệm (BV Phổi TW)

Phiếu chỉ định VLTL và bảng lịch trình tập VLTL

Hóa đơn bán lẻ

Họ tên đầy đủ người bệnh

Địa chỉ

Dấu đơn vị cấp hóa đơn

Lưu ý: Điền đầy đủ các trường thông tin trên

hóa đơn: Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng,

đơn giá, thành tiền, số tiền bằng số, số tiền

bằng chữ, ngày tháng năm, chữ ký, tên người

viết hóa đơn

Hóa đơn VAT

Dấu bệnh viện

Họ tên người bệnh

Địa chỉ

Chữ ký người bán

Hóa đơn VAT

HĐ chuyển đổi từ HĐ điện tử Hóa đơn đỏ truyền thống

Bảng kê hóa đơn tiền thuốc (BV Bạch Mai)

Bảng kê hóa đơn tiền xét nghiệm (BV Nhi TW)

2.3. Điều trị nha khoa

1. Giấy yêu cầu bồi thường (có đóng dấu công ty)

2. Sổ khám bệnh/Phiếu khám/Phiếu điều trị (có dấu bệnh viện)

3. Đơn thuốc/Chỉ định điều trị (có dấu bệnh viện)

4. Phim chụp x-quang

5. Chỉ định xét nghiệm và các kết quả xét nghiệm (nếu có)

6. Hóa đơn VAT

7. Bảng kê chi tiết chi phí trên hóa đơn (trường hợp hóa đơn

được xuất gộp chung nhiều khoản chi phí)

Phiếu khám bệnh/Đơn thuốc (BV Răng hàm mặt TW)

Dấu bệnh viện

Chẩn đoán bệnh

Hướng điều trị:

nhổ + đơn thuốc

Dấu bệnh viện

Phiếu khám bệnh/Đơn thuốc (Phòng khám nha)

Dấu phòng khám

Chẩn đoán bệnh

Hướng điều trị

2.4. Điều trị tai nạn

1. Giấy yêu cầu bồi thường (có đóng dấu của công ty)

2. Biên bản tường trình tai nạn (có xác nhận của công ty hoặc

công an trong trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng)

3. Bản copy giấy phép lái xe, giấy tờ xe (trong trường hợp

người bị tai nạn là người điều khiển xe)

4. Các chứng từ y tế, hóa đơn như đối với trường hợp điều trị

nội trú/ngoại trú

2.5. Trường hợp trợ cấp lương

1. Giấy ra viện

2. Chỉ định nghỉ của bác sĩ/Giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

3. Bảng chấm công/Bản xác nhận ngày nghỉ thực tế Nhân sự

4. Hợp đồng lao động hoặc thông báo tăng lương nếu mức

lương được bảo hiểm không được cung cấp cụ thể trên hợp

đồng hoặc chưa được cập nhật

3. MỘT SỐ LƯU Ý

3. MỘT SỐ LƯU Ý

1. Đóng dấu bệnh viện/khoa khám bệnh (dấu tròn hoặc dấu

vuông đều được) trên sổ khám bệnh/phiếu khám, đơn thuốc.

2. Trên sổ khám, đơn thuốc cần ghi rõ chẩn đoán/kết luận bệnh

rõ ràng của bác sĩ, ngày khám chữa bệnh, chữ ký bác sĩ.

3. Đơn thuốc ghi rõ tên thuốc, số lượng. Đối với các bệnh mãn

tính, số lượng thuốc kê đơn không dùng quá 30 ngày theo

quy định của Bộ y tế.

4. Mỗi đơn thuốc chỉ có giá trị mua thuốc trong vòng 05 ngày kể

từ ngày Bác sĩ kê đơn.

5. Tất cả các phần gạch xóa, sửa chữa trên sổ/phiếu khám,

đơn thuốc phải có chữ ký bác sĩ xác nhận bên cạnh và đóng

dấu của bệnh viện/phòng khám trên phần sửa chữa đó.

3. MỘT SỐ LƯU Ý

6. Đề nghị xuất hóa đơn tài chính (VAT) nếu các chi phí phát

sinh từ cùng 1 cơ sở khám bệnh và có giá trị từ 200.000

VNĐ trở lên). Việc tách số tiền trên 200.000 VNĐ thành các

hoá đơn bán lẻ và xuất hóa đơn sau 30 ngày không được

bảo hiểm chấp nhận.

7. Trường hợp không xin được hóa đơn VAT ngay lúc khám

chữa bệnh, cần quay lại bệnh viện bổ sung ngay trong 10

ngày (hiện tại UIC đang quy định 10 ngày, các công ty bảo

hiểm khác là 30 ngày). Khách hàng cần chụp ảnh lại các

phiếu thu hoặc bảng kê chi tiết nếu bệnh viện thu lại các

chứng từ này sau khi xuất hóa đơn VAT.

8. Chấp nhận hóa đơn bán lẻ có dấu của nhà thuốc/ bệnh viện

với chi phí không quá 200.000 VNĐ.

3. MỘT SỐ LƯU Ý

9. Trường hợp hóa đơn được xuât gộp chung nhiều khoản chi phí thì phải có bảng kê chi tiết chi phí kèm theo. Một số bệnh viện sẽ thu lại bảng kê sau khi xuất hóa đơn VAT. Vì vậy, khách hàng cần chụp ảnh lại các bảng kê này.

10. Việc khám/chữa bệnh cần có phác đồ điều trị của bác sĩ (thông thường thể hiện bằng đơn thuốc). Một số công ty bảo hiểm sẽ từ chối thanh toán hồ sơ bồi thường nếu không có phác đồ điều trị của bác sĩ cụ thể.

11. Các xét nghiệm cần có chỉ định của bác sĩ (ghi trên sổ khám bệnh hoặc có phiếu chỉ định in riêng). Bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện nhiều loại xét nghiệm để đánh giá và khoanh vùng bệnh, tuy nhiên bảo hiểm chỉ thanh toán cho các xét nghiệm có kết quả bất thường và liên quan đến kết luận bệnh sau cùng.

4. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Địa chỉ gửi hồ sơ bồi thường

Công ty TNHH GINET Việt Nam

• Phía Bắc: Phòng 3A, Tầng 11, Tòa nhà HAREC, Số 4A Láng Hạ,

phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

SĐT: 024 7108 0668

• Phía Nam: 100 - 102 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1,

thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 028 7108 0688